SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Người hướng dẫn : THS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ
Sinh viên thực hiện : VŨ ĐĂNG KHÁNH
Mã số sinh viên : 1405QTNA034
Khóa học : 2014 – 2018
Lớp : 1405QTNA
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những gì em viết trong đề tài là đúng, chính xác. Các
số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và đã được
công bố theo đúng quy định, các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là do em
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn. Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Sinh viên thực hiện
Vũ Đăng Khánh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt tại trường, được sự dạy dỗ,
chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực – Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội đã cho em hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành
Quản trị nhân lực. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý
thầy cô trong trường đã dìu dắt chúng em, cho chúng em hành trang vào đời
vì ngày mai lập nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thị Hải Hà đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉnh sửa, giải đáp các thắc mắc và khó khăn mà em gặp phải trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ,
công nhân viên làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại đơn vị và
trong thời gian nghiên cứu hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Quý thầy cô để bài
khóa luận của em được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn nữa.
Em xin kính chúc Quý thầy cô nhà trường, cùng toàn thể cán bộ, công
nhân viên tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe
và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
8. Kết cấu khóa luận ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm nhân lực ........................................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực ................................................ 6
1.1.3. Khái niệm công tác đào tạo và phát triển nhân lực ...................................... 8
1.2. Mục đích của hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực........................... 8
1.3. Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực.......................................... 9
1.4. Ý nghĩa công tác đào tạo và phát triển nhân lực...................................... 10
1.5. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh
nghiệp...................................................................................................................... 11
1.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo............................................................................. 11
1.5.2. Xác định mục tiêu đào tạo............................................................................ 14
1.5.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo......................................................................... 14
1.5.4. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo............ 14
1.5.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên..................................................................... 15
1.5.6. Dự tính chi phí đào tạo................................................................................. 15
1.5.7. Đánh giá chương trình đào tạo..................................................................... 16
1.6. Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực.................................... 17
1.6.1. Các phương pháp đào tạo trong công việc.................................................. 17
1.6.2. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc ................................................. 18
1.7. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển
nhân lực trong doanh nghiệp.............................................................................. 20
1.7.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp............................. 20
1.7.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp .............................. 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM
2.1. Khái quát về công ty TNHH Điện Stanley................................................. 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.......................................... 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Công ty..............................................29
2.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty........................................................................ 30
2.1.4. Đặc điểm nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam giai đoạn
2014 - 2017.............................................................................................................. 28
2.2.Thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện
Stanley Việt Nam .................................................................................................. 30
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo............................................................................. 30
2.2.2. Lập kế hoạch đào tạo.................................................................................... 32
2.2.3. Phê duyệt chế độ đào tạo hàng năm............................................................ 37
2.2.4. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo ........................................................ 37
2.2.5.Theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện...................................................... 38
2.2.6. Cập nhật và theo dõi đào tạo của cá nhân................................................... 38
2.2.7. Tổng kết và đánh giá hiệu quả khóa đào tạo............................................... 38
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển
nhân lực tại Công ty ............................................................................................. 40
2.3.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 40
2.3.2. Nhân tố bên ngoài......................................................................................... 40
2.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở Công ty 41
2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 41
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân..................................................................... 41
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN
STANLEY VIỆT NAM
3.1. Định hướng của Công ty trong 5 năm tới.................................................. 44
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty.............................................................. 44
3.1.2. Định hướng công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty trong 5
năm tới..................................................................................................................... 45
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại
công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.............................................................. 46
3.2.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực............. 46
3.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo một cách chính xác, khách quan46
3.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù công việc48
3.2.4. Mở rộng các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực............................... 51
3.2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo, phát triển................ 51
3.2.6. Làm tốt công tác bố trí sử dụng lao động sau khi được đào tạo................ 51
3.2.7.Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả đào tạo và phát triển chi tiết, chính xác . 53
3.2.8. Hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với người lao động sau đào tạo................54
3.2.9. Nâng cao cơ sở vật chất cho học tập. .......................................................... 54
3.2.10. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động............................. 56
3.3. Một số khuyến nghị....................................................................................... 57
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của VNS ..............................................................27
Bảng 1.1: Bảng phân biệt giữa đào tạo và phát triển nhân lực......................... 7
Bảng 2.1: Mục tiêu đào tạo cho các đối tượng được đào tạo tại Công ty.......32
Bảng 2.2: Đơn vị, giáo viên đào tạo của công ty đối với từng phương pháp
đào tạo .............................................................................................................35
Bảng 2.3: Số lượng đào tạo của Công ty qua 3 năm.......................................39
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính ...................................................28
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi......................................................29
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn..............................30
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
BP Bộ phận
CBCNV Cán bộ công nhân viên
GĐ Giám đốc
GĐHC Giám đốc hành chính
HCNS Hành chính nhân sự
NXB Nhà xuất bản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNS Stanley Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và trình độ
nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nào thì con
người cũng đứng ở vị trí trung tâm. Nếu một doanh nghiệp không quan tâm hoặc
quan tâm không đúng mức nhân lực của mình thì tức là đã tự loại mình ra khỏi
thương trường. Nhân lực thực sự đã trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chìa khóa
dẫn đến sự thành công của mỗi một doanh nghiệp. Quan tâm đến sự phát triển của
nhân lực sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp có cơ hội để phát triển.
Song bên cạnh đó cũng gặp những thách thức đòi hỏi phải có nhân lực thích ứng.
Mặt khác chất lượng nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá là còn thấp, chưa
đáp ứng được mục tiêu phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo và nâng
cao trình độ tay nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết. Đó
cũng chính là lý do vì sao mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm đều
chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Quá trình đào tạo,
phát triển nhân lực đem lại lợi ích lâu dài cho người lao động, doanh nghiệp và xã
hội. Trong quá trình đào tạo, mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt về kiến
thức, tiếp thu những kỹ năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn,
mở rộng tầm hiểu biết... để không những có thể hoàn thành tốt công việc được giao
mà còn có thể thích ứng với những biến đổi của môi trường xung quanh. Thực tế đã
chứng minh, một doanh nghiệp phát triển tốt, ổn định trước hết phải có đội ngũ lao
động có trình độ tay nghề cao. Như vậy việc đào tạo, phát triển là thật sự cần thiết
và không thể thiếu được trong các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có
chiến lược đào tạo cho phù hợp.
Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam là công ty liên doanh với nước ngoài
chuyên sản xuất và lắp ráp các loại đèn, linh kiện đèn dành cho xe ô tô, xe gắn máy.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh,
thực trạng nhân lực của Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam trong những năm
gần đây, em nhận thấy công tác đào tạo và phát triển nhân lực luôn luôn giữ một vai
trò quan trọng và trở thành công tác thường xuyên được quan tâm đúng mức. Hiện
nay công ty đã và đang tích cực tiến hành áp dụng một số biện pháp cách thức để
phát triển đội ngũ nhân lực của mình. Những thành quả thu được từ công tác đào tạo
và phát triển nhân lực đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của công ty
2
như hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi
trường kinh doanh thay đổi…thì công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong công
ty còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế đồng thời công tác đào tạo cũng đòi hỏi cần
nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, làm thế nào để hoàn thiện, nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong công ty nhằm nâng cao trình
độ cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng
kịp thời với sự thay đổi? Từ những lý do trên em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề
tài: “Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại
Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh
nghiệp đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu của các tác giả khác nhau, điều này cho
thấy tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nhân lực trong mỗi tổ chức, có thể kể
đến một số đề tài như:
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực: “Công tác đào tạo nhân lực ở công ty cổ
phần Licogi 166” của tác giả Lê Thị Diệu Hằng năm 2015. Tác giả đã phân tích
được thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại công ty, từ đó đưa ra những đánh giá
chung về việc thực hiện công tác này, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
Luận văn thạc sĩ: “Đào tạo và phát triển nhân lực tại Tổng công ty Điện lực
thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đăng Thắng năm 2013 nghiên cứu tình hình
đào tạo và phát triển nhân lực sản xuất kinh doanh điện để tìm ra các giải pháp hoàn
thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, cải thiện năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh cho EVN HANOI.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực: “Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty
trách nhiệm hữu hạn thương mại VHC” của tác giả Nguyễn Trung Dũng năm 2015.
Đề tài nhằm đưa ra những giải pháp có lợi trong đào tạo nguồn nhân lực của công
ty. Từ đó mang lại hiệu quả về sử dụng nhân lực cũng như hiệu quả về kinh tế cho
doanh nghiệp.
Luận án thạc sĩ quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành” của tác giả Bùi Thị
Ngọc Tân năm 2011 trên cơ sở phân tích thực trạng về nguồn nhân lực, về công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty đã đề xuất những giải pháp mang
3
tính khả thi cao nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nêu trên còn rất nhiều các công trình
nghiên cứu liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực nhưng tựu chung
lại, các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu một góc độ nhỏ của công tác
đào tạo và phát triển nhân lực trong phạm vi giới hạn của doanh nghiệp mà đề tài đó
nghiên cứu. Trên tinh thần học hỏi những kinh nghiệm từ các tài liệu tham khảo
cùng với việc khảo sát thực tế tại công ty, từ đó có những sáng kiến về giải pháp
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley
Việt Nam. Khóa luận nghiên cứu vấn đề này với mục đích góp phần nghiên cứu
hoàn chỉnh vấn đề và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn công tác đào
tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực, đưa ra những ý kiến,
quan điểm chung nhất. Từ đó tổng hợp và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi,
có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở Công
ty TNHH Stanley Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực của công
ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nhân lực ở công ty TNHH Điện
Stanley Việt Nam thông qua quy trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân
lực đang thực hiện tại công ty.
- Thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH ĐIện Stanley Việt Nam
- Tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề cốt lõi; từ đó đưa ra các giải pháp
khả thi, mang tính ứng dụng cao nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
nhân lực ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt
Nam
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty
4
TNHH Điện Stanley Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017
Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu công tác đào tạo và
phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley còn
nhiều hạn chế và bất cập
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty được hoàn thiện sẽ góp
phần nâng cao chất lượng nhân lực từ đó đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh
doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các phòng ban thuộc
Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Thu thập thông tin trực tiếp tại Công ty
TNHH Điện Stanley Việt Nam, tham khảo và thống kê tài liệu lưu trữ của các năm
trước, các văn bản lưu hành nội bộ của Công ty qua sự hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ
và tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiến hành phân tích, tổng hợp các thông
tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo. Những thông tin bao
gồm các bài báo, các văn bản liên quan tới công tác nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Bên cạnh đó còn dựa
trên báo cáo tổng kết của Công ty.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các tài liệu từ các phòng ban thuộc Công
ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Thống kê những kiến thức từ các bài giảng, giáo
trình, tài liệu từ các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên internet và
các bài khóa luận tốt nghiệp, các bài nghiên cứu khoa học từ các năm trước.
8. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia ra
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty
TNHH Điện Stanley Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân
lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nhân lực
Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy
theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực.
Trong hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của loài người, năng lực lao động của
con người có tác dụng chi phối chủ yếu, là nhân tố có tính quyết định đối với sự
phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Sự phân công lao động xã hội càng sâu sắc,
xã hội hóa nền sản xuất càng cao thì tính chất xã hội hóa sức lao động của mỗi con
người càng nhiều hơn.
Nói đến nhân lực là nói đến con người, đã có nhiều quan điểm nói tới nhân
lực, một quan niệm phản ánh chung nhất: Nhân lực là toàn bộ khả năng thể lực và
trí lực của con người tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể
chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Nhân lực là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể
con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá
trình lao động – con người có sức lao động.
Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay
xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo cả doanh nghiệp) tức là tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá
trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và TS. Nguyễn Đắc Hưng lại cho rằng:
“Nhân lực chỉ người lao động kỹ thuật được đào tạo trong nguồn nhân lực ở một
trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của người
lao động kỹ thuật được cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói
quen làm việc.” Cách hiểu này cho phép xác định cơ cấu nhân lực của cộng đồng và
của quốc gia một cách cụ thể, thuận lợi cho việc xác định các mục tiêu đào tạo nhân
lực. [1;25]
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiệp thì “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi
con người, mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” [12;7]
Nói tóm lại: Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một
6
tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến
thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển
trong doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực
a) Đào tạo nhân lực
+ Đào tạo nhân lực:
- Là tất cả các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ
chức.
- Là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn chỉnh các kĩ năng, rèn luyện các
phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu
cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai.
- Là quá trình bù đắp những thiếu hụt trong kiến thức, truyền đạt những kỹ
năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, những công việc được
giao.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2000, Tập 1: “Đào tạo là
quá trình tác động đến con người, nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận được một sự phân công lao động nhất
định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn
minh của loài người” [8;735].
Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS. Trần Xuân Cầu -
PGS.TS. Mai Quốc Chánh chủ biên, in năm 2008 thì: “Đào tạo (hay còn được gọi là
đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động
có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá
trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là
những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để thực
hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn” [2;153].
Cũng về vấn đề này, trong Quản trị nhân sự của TS. Nguyễn Hữu Thân lại
đưa ra khái niệm về đào tạo như sau: “Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục
đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc hiện hành”
[10;285]
Đào tạo trong tổ chức có bốn dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo
bổ sung và đào tạo nâng cao.
Từ những khái niệm, quan điểm trên về đào tạo, có thể hiểu: Đào tạo nhân
7
lực là quá trình tác động, dạy và rèn luyện con người thông qua việc tổ chức truyền
thụ tri thức và những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người để gây dựng họ trở
thành người có hiểu biết đạt đến một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định,
có khả năng đảm nhận một sự phân công lao động xã hội trong thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội.
b) Phát triển nhân lực:
+ Là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những
khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra những thay đổi hành vi nghề nghiệp của
người lao động.
+ Xét về nội dung, Phát triển nhân lực gồm có 3 hoạt động: giáo dục, đào tạo
và phát triển.
 Gíáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một
nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.
 Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện
có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Là quá trình làm cho người lao
động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao
trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả.
 Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
những định hướng tương lai của tổ chức.
Bảng 1.1: Bảng phân biệt giữa đào tạo và phát triển nhân lực
Tiêu chí Đào tạo Phát triển
Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai
Phạm vi Cá nhân Cá nhân và tổ chức
Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
Mục đích
Khắc phục sự thiếu hụt
về kiến thức và kĩ năng
hiện tại
Chuẩn bị cho tương lai
Phát triển nhân lực là một trong những vấn đề cơ bản nhất của quản trị nhân
lực. Theo từ điển tiếng việt phổ thông thì “ Phát triển là sự vận động tiến lên theo
chiều hướng tăng lên”, từ định nghĩa trên có thể hiểu phát triển nhân lực ở doanh
nghiệp là sự phát triển yếu tố con người và công việc trong doanh nghiệp. Phát triển
nhân lực trong doanh nghiệp thực chất là phát triển về số lượng và chất lượng người
8
lao động phù hợp với mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Số lượng nhân lực trong mỗi doanh nghiệp là số lượng người lao động cần
có để tham gia vào các hoạt động kinh doanh thuộc tổ chức của doanh nghiệp. Số
lượng lao động này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô sản xuất, công nghệ mà
doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh, năng lực cụ thể của người lao
động, tính chất ngành nghề kinh doanh,...
Chất lượng nhân lực thực chất là năng lực của người lao động, năng lực này
được thể hiện thông qua nhiều yếu tố như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ học
vấn, ý thức kỷ luật,....Xét đến cùng thì phát triển nhân lực về mặt chất lượng là làm
cho con người phát triển cao hơn so với hiện tại. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau của doanh nghiệp, mục tiêu phát triển nhân lực có thể tập trung
vào số lượng hay chất lượng, hoặc cả số lượng và chất lượng, hoặc mục tiêu phát
triển nhân lực chỉ đơn giản là việc nâng cao năng lực về một mặt nào đó của người
lao động như năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, trình độ học vấn,...
1.1.3. Khái niệm công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực là hệ thống các biện pháp được sử
dụng nhằm tác động lên quá trình học tập giúp con người tiếp thu các kiến thức, kĩ
năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công
việc cá nhân. Đó là tổng thể các hoạt động có tổ chức được thực hiện trong thời
gian nhất định nhằm đem lại sự thay đổi cho người lao động đối với công việc của
họ theo chiều hướng tốt hơn.
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực là việc thực hiện các hoạt động để
duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức, là điều kiện để các tổ chức có
thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó, trong các tổ chức,
công tác đào tạo và phát triển nhân lực phải được thực hiện một cách có tổ chức và
kế hoạch.
1.2. Mục đích của hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực
Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung thì
mục tiêu của đào tạo và phát triển của nhân lực trong tổ chức là:
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên
thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhận công
việc mới.
- Cập nhập các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng
thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
9
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương
pháp quản lý sao cho phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật
và môi trường kinh doanh.
- Giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà
quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và công
đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của
doanh nghiệp có hiệu quả.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều
khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các
chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng
thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển
giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và
thay thế cho cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng
chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được
những thành tích tốt hơn, muốn được trao nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có
cơ hội thăng tiến hơn.
1.3. Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nhân lực luôn được coi là một nội dung quan trọng
trong chính sách quản trị nhân lực của tổ chức. Bởi nó có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của cá nhân người lao động và tổ chức.
a) Đối với tổ chức:
- Trước hết đào tạo giúp người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả thực hiện công việc được giao. Nhờ đó giá thành sản phẩm sẽ hạ, khả năng
bán hàng hóa và dịch vụ sẽ tốt hơn, thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ được mở rộng
và tổ chức có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận.
- Hơn nữa thông qua đào tạo khả năng tự tiến hành công việc một cách độc
lập và tự giác của người lao động sẽ tăng, tổ chức giảm được chi phí lao động cho
việc giám sát quá trình làm việc của người lao động.
- Nhờ có đào tạo tổ chức sẽ duy trì và nâng cao được chất lượng nguồn nhân
lực của mình, sẽ có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Điều đó
giúp tổ chức nâng cao tính ổn định và tính năng động trong các hoạt động của mình,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý
10
trong hoạt động của tổ chức.
- Cuối cùng nhờ hoạt động đào tạo tổ chức có thể tạo ra được đội ngũ nhân
viên giỏi, duy trì được đội ngũ nhân viên đó và thu hút được nhân viên giỏi đến với
tổ chức nhờ đó có thể tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đồng thời hoạt động
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp tổ chức chuẩn bị đội ngũ cán bộ, chuyên
môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết để
đảm nhiệm những vị trí trống.
b) Đối với người lao động:
- Khi hiệu quả lao động của người lao động tăng và doanh nghiệp có doanh
thu cao thì kéo theo thù lao của người lao động cũng tăng lên.
- Nhờ có hoạt động đào tạo mà mức độ hài lòng của người lao động đối với
công việc cũng tăng, người lao động sẽ gắn bó hơn với tổ chức.
- Thông qua đào tạo người lao động có tính chuyên nghiệp cao hơn, các nhu
cầu và nguyện vọng của họ sẽ đáp ứng tốt hơn. Nói cách khác đào tạo đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo “thương hiệu cá nhân” cho người lao động, giúp cho họ có
chỗ đứng và vị thế vững chắc trên thị trường lao động với mức giá công lao động
cao.
- Đồng thời cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có
thể áp dụng được các máy móc, thiết bị hiện đại trong doanh nghiệp; giúp người lao
động có cách nhìn, tư duy mới về công việc, và phát huy tính sáng tạo của người lao
động.
1.4. Ý nghĩa công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối
với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, xã hội và cá
nhân nói riêng.
a) Đối với cá nhân:
 Giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng
thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Từ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp
của người lao động.
 Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thaỉ
trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội.
 Thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động.
 Nhà quản trị được tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại.
 Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
11
b) Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến
lược của tổ chức. Chất lượng nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất
của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức,
chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp
thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nhân lực
thành công sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
- Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang
bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám
sát được.
- Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động.
- Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nhân lực.
- Giảm bớt được tai nạn lao động.
- Duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực.
- Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý vào doanh nghiệp.
- Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có
nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
c) Đối với nền kinh tế xã hội:
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Cung cấp nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
- Tạo ra công dân tốt cho xã hội.
- Thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội.
1.5. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.
1.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo
- Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong
muốn trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động
trong doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm
làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có
12
phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ,
nhân viên cụ thể
Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, bộ phận nào, kỹ năng nào, loại
lao động nào, bao nhiêu người cần đào tạo. Nhu cầu đào tạo xác định dựa trên cơ sở
nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần thiết cho
việc thực hiện công việc và trình độ kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động.
Xác định rõ nhu cầu của việc đào tạo và phát triển nhân lực nó tuỳ thuộc vào
chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, hay
nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với
mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên được
xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp.
Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thức
cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt
động đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu
cầu của từng đối tượng. Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo. Không
có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương
trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với
mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí
ảnh hưởng có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân lực là
nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác
động của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên.
- Căn cứ để xác định
+ Yêu cầu công việc hiện tại và tương lai
Là dựa vào mong muốn của cán bộ công nhân viên do sự thay đổi của khoa
học công nghệ, sự thăng tiến của cán bộ công nhân viên có nhu cầu đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ hay mở mang tri thức.
+ Trình độ hiện có của nhân viên
Là dựa vào phân tích công việc và khả năng của nhân viên khi mà doanh
nghiệp tiến hành phân tích công việc và kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của nhân viên thì nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực được phát sinh.
+ Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc
 Phân tích công việc
Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ
các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Khóa luận quản trị nhân lực.

Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Semelhante a Khóa luận quản trị nhân lực. (20)

Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
Đề tài: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho n...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Đề tài công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty sắt thép, 2018
Đề tài công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty sắt thép, 2018Đề tài công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty sắt thép, 2018
Đề tài công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty sắt thép, 2018
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
 
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
 
Tạo động lực lao động tại công ty sản xuất và thương mại Vĩnh Thành
Tạo động lực lao động tại công ty sản xuất và thương mại Vĩnh ThànhTạo động lực lao động tại công ty sản xuất và thương mại Vĩnh Thành
Tạo động lực lao động tại công ty sản xuất và thương mại Vĩnh Thành
 
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAYĐề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty xuất nhập khẩu Viettel
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty xuất nhập khẩu ViettelLuận văn: Tạo động lực lao động tại công ty xuất nhập khẩu Viettel
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty xuất nhập khẩu Viettel
 
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đĐề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
 
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 

Mais de ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

Mais de ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Último

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Último (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Khóa luận quản trị nhân lực.

  • 1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Người hướng dẫn : THS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ Sinh viên thực hiện : VŨ ĐĂNG KHÁNH Mã số sinh viên : 1405QTNA034 Khóa học : 2014 – 2018 Lớp : 1405QTNA HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những gì em viết trong đề tài là đúng, chính xác. Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố theo đúng quy định, các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là do em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Sinh viên thực hiện Vũ Đăng Khánh
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt tại trường, được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cho em hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành Quản trị nhân lực. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý thầy cô trong trường đã dìu dắt chúng em, cho chúng em hành trang vào đời vì ngày mai lập nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thị Hải Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉnh sửa, giải đáp các thắc mắc và khó khăn mà em gặp phải trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại đơn vị và trong thời gian nghiên cứu hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn nữa. Em xin kính chúc Quý thầy cô nhà trường, cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 8. Kết cấu khóa luận ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm nhân lực ........................................................................................ 5 1.1.2. Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực ................................................ 6 1.1.3. Khái niệm công tác đào tạo và phát triển nhân lực ...................................... 8 1.2. Mục đích của hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực........................... 8 1.3. Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực.......................................... 9 1.4. Ý nghĩa công tác đào tạo và phát triển nhân lực...................................... 10 1.5. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp...................................................................................................................... 11 1.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo............................................................................. 11 1.5.2. Xác định mục tiêu đào tạo............................................................................ 14 1.5.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo......................................................................... 14 1.5.4. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo............ 14 1.5.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên..................................................................... 15
  • 5. 1.5.6. Dự tính chi phí đào tạo................................................................................. 15 1.5.7. Đánh giá chương trình đào tạo..................................................................... 16 1.6. Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực.................................... 17 1.6.1. Các phương pháp đào tạo trong công việc.................................................. 17 1.6.2. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc ................................................. 18 1.7. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.............................................................................. 20 1.7.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp............................. 20 1.7.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp .............................. 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM 2.1. Khái quát về công ty TNHH Điện Stanley................................................. 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.......................................... 25 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Công ty..............................................29 2.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty........................................................................ 30 2.1.4. Đặc điểm nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017.............................................................................................................. 28 2.2.Thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam .................................................................................................. 30 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo............................................................................. 30 2.2.2. Lập kế hoạch đào tạo.................................................................................... 32 2.2.3. Phê duyệt chế độ đào tạo hàng năm............................................................ 37 2.2.4. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo ........................................................ 37 2.2.5.Theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện...................................................... 38 2.2.6. Cập nhật và theo dõi đào tạo của cá nhân................................................... 38 2.2.7. Tổng kết và đánh giá hiệu quả khóa đào tạo............................................... 38 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty ............................................................................................. 40 2.3.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 40 2.3.2. Nhân tố bên ngoài......................................................................................... 40
  • 6. 2.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở Công ty 41 2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 41 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân..................................................................... 41 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM 3.1. Định hướng của Công ty trong 5 năm tới.................................................. 44 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty.............................................................. 44 3.1.2. Định hướng công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty trong 5 năm tới..................................................................................................................... 45 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.............................................................. 46 3.2.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực............. 46 3.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo một cách chính xác, khách quan46 3.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù công việc48 3.2.4. Mở rộng các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực............................... 51 3.2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo, phát triển................ 51 3.2.6. Làm tốt công tác bố trí sử dụng lao động sau khi được đào tạo................ 51 3.2.7.Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả đào tạo và phát triển chi tiết, chính xác . 53 3.2.8. Hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với người lao động sau đào tạo................54 3.2.9. Nâng cao cơ sở vật chất cho học tập. .......................................................... 54 3.2.10. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động............................. 56 3.3. Một số khuyến nghị....................................................................................... 57 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của VNS ..............................................................27 Bảng 1.1: Bảng phân biệt giữa đào tạo và phát triển nhân lực......................... 7 Bảng 2.1: Mục tiêu đào tạo cho các đối tượng được đào tạo tại Công ty.......32 Bảng 2.2: Đơn vị, giáo viên đào tạo của công ty đối với từng phương pháp đào tạo .............................................................................................................35 Bảng 2.3: Số lượng đào tạo của Công ty qua 3 năm.......................................39 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính ...................................................28 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi......................................................29 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn..............................30
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ BP Bộ phận CBCNV Cán bộ công nhân viên GĐ Giám đốc GĐHC Giám đốc hành chính HCNS Hành chính nhân sự NXB Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn VNS Stanley Việt Nam
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và trình độ nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nào thì con người cũng đứng ở vị trí trung tâm. Nếu một doanh nghiệp không quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức nhân lực của mình thì tức là đã tự loại mình ra khỏi thương trường. Nhân lực thực sự đã trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi một doanh nghiệp. Quan tâm đến sự phát triển của nhân lực sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp có cơ hội để phát triển. Song bên cạnh đó cũng gặp những thách thức đòi hỏi phải có nhân lực thích ứng. Mặt khác chất lượng nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá là còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết. Đó cũng chính là lý do vì sao mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Quá trình đào tạo, phát triển nhân lực đem lại lợi ích lâu dài cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Trong quá trình đào tạo, mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, tiếp thu những kỹ năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, mở rộng tầm hiểu biết... để không những có thể hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể thích ứng với những biến đổi của môi trường xung quanh. Thực tế đã chứng minh, một doanh nghiệp phát triển tốt, ổn định trước hết phải có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao. Như vậy việc đào tạo, phát triển là thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo cho phù hợp. Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam là công ty liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất và lắp ráp các loại đèn, linh kiện đèn dành cho xe ô tô, xe gắn máy. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng nhân lực của Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam trong những năm gần đây, em nhận thấy công tác đào tạo và phát triển nhân lực luôn luôn giữ một vai trò quan trọng và trở thành công tác thường xuyên được quan tâm đúng mức. Hiện nay công ty đã và đang tích cực tiến hành áp dụng một số biện pháp cách thức để phát triển đội ngũ nhân lực của mình. Những thành quả thu được từ công tác đào tạo và phát triển nhân lực đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của công ty
  • 10. 2 như hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh thay đổi…thì công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong công ty còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế đồng thời công tác đào tạo cũng đòi hỏi cần nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, làm thế nào để hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong công ty nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi? Từ những lý do trên em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm qua, vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu của các tác giả khác nhau, điều này cho thấy tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nhân lực trong mỗi tổ chức, có thể kể đến một số đề tài như: Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực: “Công tác đào tạo nhân lực ở công ty cổ phần Licogi 166” của tác giả Lê Thị Diệu Hằng năm 2015. Tác giả đã phân tích được thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại công ty, từ đó đưa ra những đánh giá chung về việc thực hiện công tác này, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Luận văn thạc sĩ: “Đào tạo và phát triển nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đăng Thắng năm 2013 nghiên cứu tình hình đào tạo và phát triển nhân lực sản xuất kinh doanh điện để tìm ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, cải thiện năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho EVN HANOI. Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực: “Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại VHC” của tác giả Nguyễn Trung Dũng năm 2015. Đề tài nhằm đưa ra những giải pháp có lợi trong đào tạo nguồn nhân lực của công ty. Từ đó mang lại hiệu quả về sử dụng nhân lực cũng như hiệu quả về kinh tế cho doanh nghiệp. Luận án thạc sĩ quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành” của tác giả Bùi Thị Ngọc Tân năm 2011 trên cơ sở phân tích thực trạng về nguồn nhân lực, về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty đã đề xuất những giải pháp mang
  • 11. 3 tính khả thi cao nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh các công trình nghiên cứu nêu trên còn rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực nhưng tựu chung lại, các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu một góc độ nhỏ của công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong phạm vi giới hạn của doanh nghiệp mà đề tài đó nghiên cứu. Trên tinh thần học hỏi những kinh nghiệm từ các tài liệu tham khảo cùng với việc khảo sát thực tế tại công ty, từ đó có những sáng kiến về giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Khóa luận nghiên cứu vấn đề này với mục đích góp phần nghiên cứu hoàn chỉnh vấn đề và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực, đưa ra những ý kiến, quan điểm chung nhất. Từ đó tổng hợp và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở Công ty TNHH Stanley Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam - Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nhân lực ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam thông qua quy trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực đang thực hiện tại công ty. - Thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH ĐIện Stanley Việt Nam - Tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề cốt lõi; từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, mang tính ứng dụng cao nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam b) Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty
  • 12. 4 TNHH Điện Stanley Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 6. Giả thuyết nghiên cứu - Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley còn nhiều hạn chế và bất cập - Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty được hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhân lực từ đó đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các phòng ban thuộc Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Thu thập thông tin trực tiếp tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, tham khảo và thống kê tài liệu lưu trữ của các năm trước, các văn bản lưu hành nội bộ của Công ty qua sự hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiến hành phân tích, tổng hợp các thông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo. Những thông tin bao gồm các bài báo, các văn bản liên quan tới công tác nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Bên cạnh đó còn dựa trên báo cáo tổng kết của Công ty. - Phương pháp thống kê: Thống kê các tài liệu từ các phòng ban thuộc Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Thống kê những kiến thức từ các bài giảng, giáo trình, tài liệu từ các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên internet và các bài khóa luận tốt nghiệp, các bài nghiên cứu khoa học từ các năm trước. 8. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia ra làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
  • 13. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nhân lực Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực. Trong hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của loài người, năng lực lao động của con người có tác dụng chi phối chủ yếu, là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Sự phân công lao động xã hội càng sâu sắc, xã hội hóa nền sản xuất càng cao thì tính chất xã hội hóa sức lao động của mỗi con người càng nhiều hơn. Nói đến nhân lực là nói đến con người, đã có nhiều quan điểm nói tới nhân lực, một quan niệm phản ánh chung nhất: Nhân lực là toàn bộ khả năng thể lực và trí lực của con người tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nhân lực là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động. Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo cả doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và TS. Nguyễn Đắc Hưng lại cho rằng: “Nhân lực chỉ người lao động kỹ thuật được đào tạo trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của người lao động kỹ thuật được cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc.” Cách hiểu này cho phép xác định cơ cấu nhân lực của cộng đồng và của quốc gia một cách cụ thể, thuận lợi cho việc xác định các mục tiêu đào tạo nhân lực. [1;25] Theo PGS.TS. Nguyễn Tiệp thì “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” [12;7] Nói tóm lại: Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một
  • 14. 6 tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển trong doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực a) Đào tạo nhân lực + Đào tạo nhân lực: - Là tất cả các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức. - Là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn chỉnh các kĩ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai. - Là quá trình bù đắp những thiếu hụt trong kiến thức, truyền đạt những kỹ năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, những công việc được giao. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2000, Tập 1: “Đào tạo là quá trình tác động đến con người, nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận được một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [8;735]. Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS. Trần Xuân Cầu - PGS.TS. Mai Quốc Chánh chủ biên, in năm 2008 thì: “Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn” [2;153]. Cũng về vấn đề này, trong Quản trị nhân sự của TS. Nguyễn Hữu Thân lại đưa ra khái niệm về đào tạo như sau: “Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc hiện hành” [10;285] Đào tạo trong tổ chức có bốn dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao. Từ những khái niệm, quan điểm trên về đào tạo, có thể hiểu: Đào tạo nhân
  • 15. 7 lực là quá trình tác động, dạy và rèn luyện con người thông qua việc tổ chức truyền thụ tri thức và những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người để gây dựng họ trở thành người có hiểu biết đạt đến một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định, có khả năng đảm nhận một sự phân công lao động xã hội trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. b) Phát triển nhân lực: + Là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra những thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. + Xét về nội dung, Phát triển nhân lực gồm có 3 hoạt động: giáo dục, đào tạo và phát triển.  Gíáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.  Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Là quá trình làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả.  Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Bảng 1.1: Bảng phân biệt giữa đào tạo và phát triển nhân lực Tiêu chí Đào tạo Phát triển Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai Phạm vi Cá nhân Cá nhân và tổ chức Thời gian Ngắn hạn Dài hạn Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kĩ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai Phát triển nhân lực là một trong những vấn đề cơ bản nhất của quản trị nhân lực. Theo từ điển tiếng việt phổ thông thì “ Phát triển là sự vận động tiến lên theo chiều hướng tăng lên”, từ định nghĩa trên có thể hiểu phát triển nhân lực ở doanh nghiệp là sự phát triển yếu tố con người và công việc trong doanh nghiệp. Phát triển nhân lực trong doanh nghiệp thực chất là phát triển về số lượng và chất lượng người
  • 16. 8 lao động phù hợp với mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Số lượng nhân lực trong mỗi doanh nghiệp là số lượng người lao động cần có để tham gia vào các hoạt động kinh doanh thuộc tổ chức của doanh nghiệp. Số lượng lao động này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô sản xuất, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh, năng lực cụ thể của người lao động, tính chất ngành nghề kinh doanh,... Chất lượng nhân lực thực chất là năng lực của người lao động, năng lực này được thể hiện thông qua nhiều yếu tố như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ học vấn, ý thức kỷ luật,....Xét đến cùng thì phát triển nhân lực về mặt chất lượng là làm cho con người phát triển cao hơn so với hiện tại. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp, mục tiêu phát triển nhân lực có thể tập trung vào số lượng hay chất lượng, hoặc cả số lượng và chất lượng, hoặc mục tiêu phát triển nhân lực chỉ đơn giản là việc nâng cao năng lực về một mặt nào đó của người lao động như năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, trình độ học vấn,... 1.1.3. Khái niệm công tác đào tạo và phát triển nhân lực Công tác đào tạo và phát triển nhân lực là hệ thống các biện pháp được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập giúp con người tiếp thu các kiến thức, kĩ năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc cá nhân. Đó là tổng thể các hoạt động có tổ chức được thực hiện trong thời gian nhất định nhằm đem lại sự thay đổi cho người lao động đối với công việc của họ theo chiều hướng tốt hơn. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực là việc thực hiện các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức, là điều kiện để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó, trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển nhân lực phải được thực hiện một cách có tổ chức và kế hoạch. 1.2. Mục đích của hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung thì mục tiêu của đào tạo và phát triển của nhân lực trong tổ chức là: - Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhận công việc mới. - Cập nhập các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
  • 17. 9 - Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh. - Giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả. - Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp. - Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. - Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được những thành tích tốt hơn, muốn được trao nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có cơ hội thăng tiến hơn. 1.3. Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực Đào tạo và phát triển nhân lực luôn được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách quản trị nhân lực của tổ chức. Bởi nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân người lao động và tổ chức. a) Đối với tổ chức: - Trước hết đào tạo giúp người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao. Nhờ đó giá thành sản phẩm sẽ hạ, khả năng bán hàng hóa và dịch vụ sẽ tốt hơn, thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ được mở rộng và tổ chức có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận. - Hơn nữa thông qua đào tạo khả năng tự tiến hành công việc một cách độc lập và tự giác của người lao động sẽ tăng, tổ chức giảm được chi phí lao động cho việc giám sát quá trình làm việc của người lao động. - Nhờ có đào tạo tổ chức sẽ duy trì và nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực của mình, sẽ có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Điều đó giúp tổ chức nâng cao tính ổn định và tính năng động trong các hoạt động của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý
  • 18. 10 trong hoạt động của tổ chức. - Cuối cùng nhờ hoạt động đào tạo tổ chức có thể tạo ra được đội ngũ nhân viên giỏi, duy trì được đội ngũ nhân viên đó và thu hút được nhân viên giỏi đến với tổ chức nhờ đó có thể tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đồng thời hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp tổ chức chuẩn bị đội ngũ cán bộ, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm những vị trí trống. b) Đối với người lao động: - Khi hiệu quả lao động của người lao động tăng và doanh nghiệp có doanh thu cao thì kéo theo thù lao của người lao động cũng tăng lên. - Nhờ có hoạt động đào tạo mà mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc cũng tăng, người lao động sẽ gắn bó hơn với tổ chức. - Thông qua đào tạo người lao động có tính chuyên nghiệp cao hơn, các nhu cầu và nguyện vọng của họ sẽ đáp ứng tốt hơn. Nói cách khác đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo “thương hiệu cá nhân” cho người lao động, giúp cho họ có chỗ đứng và vị thế vững chắc trên thị trường lao động với mức giá công lao động cao. - Đồng thời cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng được các máy móc, thiết bị hiện đại trong doanh nghiệp; giúp người lao động có cách nhìn, tư duy mới về công việc, và phát huy tính sáng tạo của người lao động. 1.4. Ý nghĩa công tác đào tạo và phát triển nhân lực Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, xã hội và cá nhân nói riêng. a) Đối với cá nhân:  Giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Từ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp của người lao động.  Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thaỉ trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội.  Thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động.  Nhà quản trị được tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại.  Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
  • 19. 11 b) Đối với doanh nghiệp: Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nhân lực thành công sẽ mang lại những lợi ích sau: - Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. - Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được. - Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động. - Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nhân lực. - Giảm bớt được tai nạn lao động. - Duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực. - Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý vào doanh nghiệp. - Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. - Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. c) Đối với nền kinh tế xã hội: Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. - Cung cấp nhân lực chất lượng cao cho xã hội. - Tạo ra công dân tốt cho xã hội. - Thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội. 1.5. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. 1.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo - Xác định nhu cầu đào tạo Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong muốn trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp. Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có
  • 20. 12 phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, nhân viên cụ thể Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, bộ phận nào, kỹ năng nào, loại lao động nào, bao nhiêu người cần đào tạo. Nhu cầu đào tạo xác định dựa trên cơ sở nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc và trình độ kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động. Xác định rõ nhu cầu của việc đào tạo và phát triển nhân lực nó tuỳ thuộc vào chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thức cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt động đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của từng đối tượng. Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo. Không có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân lực là nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên. - Căn cứ để xác định + Yêu cầu công việc hiện tại và tương lai Là dựa vào mong muốn của cán bộ công nhân viên do sự thay đổi của khoa học công nghệ, sự thăng tiến của cán bộ công nhân viên có nhu cầu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hay mở mang tri thức. + Trình độ hiện có của nhân viên Là dựa vào phân tích công việc và khả năng của nhân viên khi mà doanh nghiệp tiến hành phân tích công việc và kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên thì nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực được phát sinh. + Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc  Phân tích công việc Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối