SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 22
BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG
HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ

NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH
XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ
ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY
LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ
HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG
HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ

NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH
XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ
ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY
CCHHUUYYÊÊNN NNGGÀÀNNHH:: KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ
MMÃÃ SSỐỐ:: 6600 3311 0011 0022
NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC:: PPGGSS.. TTSS NNGGUUYYỄỄNN TTRRỌỌNNGG XXUUÂÂNN
HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở
HUYỆN DUY TIÊN TỈNHHÀ NAM - CƠ SỞ LÝLUẬN 11
1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 11
1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên tỉnh Hà Nam 21
1.3. Kinh nghiệm xây dựngnông thôn mới về kinh tế ở một số
địa phươngtrongnước vàbàihọc rút ra đối với huyện Duy
Tiên tỉnh Hà Nam 24
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA 37
2.1. Thành tưu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở
huyện Duy Tiên thời gian qua 37
2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam vừa qua 54
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUXÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN
DUY TIÊN, TỈNHHÀ NAM THỜIGIAN TỚI 57
3.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về
kinh tế ở huyện Duy Tiên trong thời gian tới 57
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnhHà Nam thời gian tới 67
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Xây dựng
nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ
phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là:
Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc
điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ
gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn
diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh -
quốc phòng. Trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là một nội dung
đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để xây dựng các nội dung khác. Mục
tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam, kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, những năm qua huyện Duy Tiên đang
tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng về kinh tế nói riêng và
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô
hình kinh tế có hiệu quả, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân
được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường;
dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao... Những thành
tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững
chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Tiên nói
chung, về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức về
xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ
thôn xã còn nhiều hạn chế; nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới nói
chung, phát triển kinh tế nói riêng còn hạn hẹp; đời sống của người dân nông
thôn còn nhiều khó khăn... Làm thế nào để phát huy được những ưu điểm,
khắc phục được những hạn chế, yếu điểm trong xây dựng nông thôn mới nói
chung, về kinh tế nói riêng ở Duy Tiên là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời
thỏa đáng. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, học viên chọn đề tài:“Xây
dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng nông thôn mới đã thu hút rộng rãi sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước trên từng khía cạnh
và phạm vi khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
Các sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đế đề tài:
TS. Mai Thanh Cúc (2005) Giáotrình pháttriển nông thôn. NXB Nông
nghiệp Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bầy khá đầy đủ
và sâu sắc những vấn đề lý luận chung về nông thôn Việt Nam như: Khái niệm
nông thôn, vai trò vị trí của nông thôn, thực trạng nông thôn nước ta hiện nay...
Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…
GS. Phạm Xuân Nam (1997) “Phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã
hội. Đây là một côngtrìnhchuyênsâu nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong
công trình này tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển
kinh tế - xã hộinông thônở nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn
đề phân tầng xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành
tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức
chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
TS. Đặng Đình Ân (2008) “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp,
những vấn đề đang đặt ra” Nhà xuất bản Tri thức. Cuốn sách là tập hợp các
bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “Tam nông” của Viện Nghiên
cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía
cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá
thực trạng, vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi mới cho Nông
dân, nông thôn & nông nghiệp.
GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủyếu thúcđẩy
công nghiệphoá, hiệnđạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình này tác giả
trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn; đồng thời, đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển
dịchcơ cấukinh tế, tập trung đi sâuphân tíchsự phát triển công nghiệp, tiểu thủ
côngnghiệp; tình hìnhứng dụngtiến bộ khoahọc côngnghệ trong nông nghiệp,
nông thôn;quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra quan
điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra kiến nghị với
Đảng và Nhà nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng.
TS. Nguyễn Từ (2008) “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó
đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Trong công trình này các tác giả đã
tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư
trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng
cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải
pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những
quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển
và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam
để hội nhập thành công.
PGS,TS. Lê Đình Thắng (2000) Chính sách phát triển nông nghiệp
và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích khá toàn diện và sâu xắc vị
trí vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế
nông thôn ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau
Nghị quyết 10, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất
những phương hướng, giải pháp cơ bản để tiếp tục đổi mới, phát triển nông
nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
Chu Tiến Quang (2001) Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải
pháp (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ
vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam và cho rằng, việc làm cho người lao
động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu. Từ đó đưa ra
phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm
về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội
dung của công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp giải quyết
việc làm và khuyến nghị một số chính sách cụ thể về việc làm, chống thất
nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình khoa học
này tác giả đã trình bày một cáchkhá sâu sắc thực trạng nông nghiệp nông thôn
ở đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó tác giả đưa ra những biện pháp chủ yếu
để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
GS,TS. Phùng Hữu Phú (2009), Đô thị hóa ở Việt Nam - từ góc nhìn
nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả
cho rằng từ lâu nay, vấn đề đô thị hóa tuy có bàn đến nhưng chưa được quan
tâm đúng tầm, trong khi trên thực tế, làn sóng đô thị đang từng ngày, từng
giờ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đô
thị hóa đã làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những khu công nghiệp, khu
chế xuất, trung tâm dịch vụ... từ đó tạo nhiều cơ hội cho người nông dân có
thêm ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, đời sống văn hóa tinh thần được
nâng lên rõ rệt. Song quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thách
thức, nhất là vấn đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, sự ùn tắc lao động nông nghiệp, văn hóa, môi trường suy thoái...
Từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khái
quát nhằm đảm bảo cho quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đi đúng
quy luật khách quan của nó.
Các luận án, luận văn đề cập đến xây dựng nông thôn mới:
Nguyễn Trọng Uyên (2007) “Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu
Long” Luận án tiến sỹ kinh tế, trong công trình khoa học này tác giả đã luận
giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chỉ ra những tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cả phương diện thành tựu tồn tại
hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng
bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Nguyễn Tuấn Khanh (2011) “Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Công
trình này được tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế. Tác giả đã trình
bày khá sâu xắc lý luận xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, đồng thời
tác giả đã đi sâu khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc
Kạn trong thời gian vừa qua trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc
Kạn trong thời gian tới.
Các bài viết đăng trên tạp chí đề cập đến xây dựng nông thôn mới:
Hoàng Thế Anh (2010) Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông
ở Trung quốc, Tạp chí kinh tế nông thôn.
Phan Thanh Huyền (2011) Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Hàn
Quốc, Báo điện tử của Báo kinh tế nông thôn http://www.kinhtenongthon.com.vn;
Trên cơ sở phân tích những thành tựu quá trình xây dựng nông thôn
mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ kinh nghiệm
xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; chỉ ra các bài học kinh
nghiệm đối với nước ta trong quá trình tổ chức xây dựng nông thôn mới.
Tóm lại: Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề
khác nhau, về lý luận, thực tiễn, giải pháp xây dựng nông thôn mới. Đây là
những tài liệu quan trọng mà tác giả tham khảo kế thừa, phát triển trong triển
khai nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên, các công trình trên chưa phân
tích sâu nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Các nội dung như:
Quan niệm về xây dựng nông thôn mới về kinh tế là gì; vai trò của xây dựng
nông thôn mới về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; các giải pháp xây
dựng nông thôn mới về kinh tế... chưa được bàn đến. Đặc biệt, đến nay vẫn
chưacó côngtrìnhnào nghiên cứuvấn đề “Xây dựng nông thôn mới về kinh tế
ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”, dướigóc độ kinh tế chính trị mã số
60 31 01 02 một cáchtổngthể. Vì vậy, luận văn không trùng lắp với bất cứ một
công trình khoa học nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
*Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay; từ đó đề xuất quan
điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian tới, tạo cơ sở nền tảng thực hiện
thắng lợi các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực khác.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới về kinh
tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng nông thôn mới về kinh tế.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xã thuộc huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Về thời gian: nghiên cứu, khảo sát từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam, các văn kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới, và
các vấn đề có liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin; đồng thời, đề tài
sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, phương pháp
trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích tổng
hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phầncung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đề ra các
giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Đềtài có thểlà tài liệu tham khảo cho các địaphươngcóđiềukiện kinh tế,
xã hộitươngtự huyện Duy Tiên vận dụngvào xây dựngnôngthônmớicủa mình.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
XÂY DỰNGNÔNGTHÔNMỚIVỀ KINHTẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN
TỈNH HÀ NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
1.1.1. Khái niệm về nông thôn, xây dựng nông thôn mới về kinh tế
* Khái niệm nông thôn
Thực tiễn phát triển của thế giới đã chứng minh, sẽ không thể có một
nước công nghiệp nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn nghèo nàn và lạc
hậu, cư dân nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thấp kém. Lịch
sử hình thành các cộng đồng tộc người ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều
bắt đầu từ nông thôn.
Việt Nam là quốc gia với baphần tư diện tích là nông nghiệp, dân số có
đến trên 70% sốngở nông thôn. Chínhvì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng phát
triển nông thôn có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của toàn xã hội. Thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, với sự đóng góp công sức của nông dân,
những năm quan nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Với
nghị quyếtđúng đắncủa Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị
cao củacán bộ, ban, ngànhở Trung ương, các cấp chínhquyềnở cơ sở, việc xây
dựng nông thôn theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách
mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc người, về văn hoá, là nơi bào tồn, lưu giữ các phong tục, tập
quán của cộng đồng. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá
trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân
về chính trị, kinh tế và văn hóa... Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta
hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân
trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại
đang gặp khó khăn trong đời sống kinh tế và ít được hưởng lợi các thành quả
của cách mạng.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn.
Có quan điểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà
ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan điểm cho rằng
dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp
cận thị trường để xác định vùng nông thôn.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông thôn - Khu vực dân cư tập trung chủ
yếu làm nghề nông - Hay, là vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu
bằng nông nghiệp [63, Tr.50]
Khái niệm về nông thôn trong văn bản chính thức của Bộ Nông
nghiệp và PTNT tại Thông tư Số: 54/TT-BNNPTNT ra ngày 21-8- 2009 đã
quy định rõ: Vùng, khu vực nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã.
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện
sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự phát triển hài hoà giữa các
vùng, miền trong cả nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các
vùng còn gặp nhiểu khó khăn. Nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất
ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng nền nông nghiệp
phát triển toàn diện theo hướng hiện dại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn.
Theo đó, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một
yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới còn là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách
mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Nông thôn mới còn
thực hiện chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất
công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người
và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống
sinh thái, luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung
dưỡng thiên nhiên. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông
hóa, phố hóa các làng quê truyền thống.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác
định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,
văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [20, tr.36].
Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải
là thị trấn, thị tứ... Nông thôn mới là phần lãnh thổ sinh sống chủ yếu làm
nghề nông của tập hợp dân cư, tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt
động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường văn minh, sạch đẹp, hạ tầng
hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá
trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn đảm bảo
an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi
trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ
hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian
xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực
của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản
xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa
gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “Mỗi làng một nghề”.
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa và phát triển các quan niệm về xây
dựng nông thôn mới, tác giả đưa ra quan niệm xây dựng nông thôn mới về
kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay như sau:
Xâydựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp mà
Đảngbộ, chínhquyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người
dân nôngthôntiến hànhnhằmtạora sự pháttriển mớivề kinh tế, nâng cao thu
nhậpvà đờisống vậtchất, tình thần của dân cư, bảo đảm thực hiện thắng lợi
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, có thể hiểu xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được đặt trong khuôn khổ quá trình phát triển chung
của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trên toàn quốc, song có chú ý đến
những yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và những lợi thế về nguồn
nhân lực, vị trí địa lý của Huyện và Tỉnh cho xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh. Theo cách hiểu và hướng tiếp cận của tác giả, thì xây dựng
nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay phải
được xem xét đầy đủ cụ thể trên tất cả các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam là công việc, nhiệm vụ của
nhiều lực lượng, nhiều tổ chức và toàn thể người dân ở nông thôn. Mỗi lực
lượng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình này, cụ thể:
Đảng bộ các cấp là người lãnh đạo, đề ra chủ trương, mục tiêu và
biện pháp thực hiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng nông
thôn mới của huyện, trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là vấn đề
cơ bản. Tổ chức triển khai sự lãnh đạo và kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của
mình đối với tất cả các lực lượng chịu sự lãnh đạo ở các cấp, các ngành và
các xã trong huyện. Để thực hiện được trọng trách này, vấn đề cấp thiết hiện
là cần phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng các cấp trong huyện. Đặc biệt là năng lực quán triệt và cụ thể hóa
nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sát
với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mình; năng
lực vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh
tổnghợp trongthực hiện các mục tiêu, chương trình đã đề ra. Khắc phục triệt để
tìnhtrạnglàm theo phongtrào, không tính đến hiệu quả đạt được trên thực tiễn.
Chính quyền địa phương là người tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung, mục tiêu, yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa
phương mình. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xây dựng nông
thôn mới về kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế ở địa phương mình có phù hợp và có tính khả thi hay không?
Tính chủ động trong việc sử dụng tổng hợp các giải pháp để phát huy tối đa
tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế; khả năng
điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh từ các hoạt động kinh tế ở địa
phươngmình thôngqua các côngcụvà chínhsách kinh tế; tính năng động, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của bộ máy công quyền ở các địa
phương trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển kinh tế đã đề ra.
Các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn gồm: Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh; HộiNông dân…là những tổ chức có chức năng tập
hợp và phát huy sức mạnh của mọi người dân ở nông thôn trong việc thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở địa phương mình. Đồng thời,
đây cũng là diễn đàn để mọi người dân thuộc các độ tuổi, giới tính, tầng lớp khác
nhau ở nông thôn thực hiện quyền dân chủ của mình, tham gia hiến kế cho Đảng và
chính quyền địa phương những nội dung và biện pháp thực hiện một cách có hiệu
quả và thiết thực. Vì vậy, quan tâm xây dựng các tổ chức này vững mạnh chính là
đã xây dựng được một “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với người dân
nông thôn, là cơ sở để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong
suốt quá trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế.
Người dân nông thôn là lực lượng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả
thực hiện của chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở tất cả các xã
trong huyện. Vai trò của người dân ở đây không chỉ được thể hiện thông qua
việc trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế ở địa phương mà cao hơn, họ còn
là những chủ nhân thực sự của của các mô hình kinh tế mới, các kế hoạch phát
triển kinh tế ở địa phương mình. Vì vậy, quy tụ và phát huy sức mạnh của “lực
lượng cách mạng” đông đảo này là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm
thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói
riêng của tất cả các xã trong huyện. Chỉ khi nào người dân thấy được lợi ích
thực sự từ các mô hình, các chương trình xây dựng nông thôn mới thì khi đó họ
mới tự giác tham gia với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
Thứ hai, phương thức tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam
được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau: thông qua hoạt động
đầu tư của nhà nước (nằm trong chương trình quốc gia về xây dựng nông
thôn mới); thông qua phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và các tổ
chức đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương, những người trực tiếp sinh
sống ở nông thôn, con em của các gia đình ở nông thôn đang công tác, làm
ăn ở xa quê; thông qua đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư từ các nguồn khác
nhau cho phát triển kinh tế: thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tài
trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên suy
cho cùng là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản
xuất ở tất cả các địa phương trong huyện. Bảo đảm cho việc khai thác sử
dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế mà trước hết là trong sản
xuất nông nghiệp. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiến bộ và
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa
phương thông qua việc thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh trên các
lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở nông thôn.
Nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy
Tiên gồm:xây dựngquy hoạchvà kế hoạchpháttriển kinh tế củahuyện theo các
tiêu chí của nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã trong
huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông
nghiệp; pháttriển đồngbộ, toàndiện và cân đối các ngành, các thành phần kinh
tế ở nông thôn, trongđó, coitrọngphát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với công
nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp; phát triển các loại hình
dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực trongnông nghiệp; xây dựng các hình thức tổ chức quản lý sản
xuất phù hợp và các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại,
phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương trong huyện.
Thứ tư, mục đích xây dựng nông thôn mới về kinh tế là:
Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của khu vực nông
nghiệp, nông dân và nông thôn để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn; giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân. Tạo cơ sở nền tảng để
thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác trong xây dựng nông thôn mới về văn
hóa – xã hội; xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn;
bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn và đảm bảo
quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
1.1.2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 sửa đổi một số tiêu
chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, bộ tiêu chí có 3 cấp
độ: Xã nông thôn mới, Huyện nông thôn mới và Tỉnh nông thôn mới. Trong
đó Xã nông thôn mới có 19 tiêu chí cụ thể, còn đối với Huyện nông thôn
mới căn cứ vào tỷ lệ số xã thuộc Huyện đạt nông thôn mới (75% số xã đạt
19 tiêu chí nông thôn mới) và Tỉnh nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số Huyện
thuộc tỉnh đạt nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới). 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã là:.
Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị, để đánh giá mức độ đạt
được trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế, cần căn cứ vào các tiêu chí
cụ thể sau:
Thứ nhất, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện
tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư; hạ tầng
kinh tế - xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ… theo chuẩn nông thôn mới.
Nội dung quy hoạch đi vào ba vấn đề trọng tâm. (1) Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho
bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống
thủy lợi kết hợp với giao thông; (2). Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội – môi trường theo chuẩn mới, bao gồm bố trí mạng lưới giao thông, điện,
trườnghọc các cấp, trạm xá, trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu
thể thao thôn, bưuđiệnvà hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý
rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ
nước sinhthái. (3) Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dâncưhiện có theo hướngvănminh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Như vậy, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là nhằm đánh giá các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đưa ra định hướng phát triển về kinh tế -
xã hội, về không gian nông thôn, về cơ sở hạ tầng, mạng lưới dân cư,. Khai
thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng
bất lợi của thời tiết, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Lập đồ án quy hoạch chung là khâu quan trọng trong quy trình thực hiện
kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800 ngày 04/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đồ án quy hoạch chung vừa là cẩm
nang vừa là căn cứ khoa học để các địa phương triển khai thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, đồng thời đầu tư đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là việc lập
Quy hoạch phải trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và
phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa phương. Yêu cầu của Quy hoạch
là phải xác định được tính chất và mục tiêu cần đạt, khai thác được những
tiềm năng còn tiềm ẩn nhằm phát huy hết các nguồn lực sẵn có để tạo ra của
cải vật chất cho địa phương.
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Phấn đấu đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn
(các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số
xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa)
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí
nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51653
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (11)

Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 

Semelhante a Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay

Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...luanvantrust
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxKimNhung43
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Semelhante a Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT! Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Último

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay

  • 1. BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ  NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
  • 2. BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ  NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY CCHHUUYYÊÊNN NNGGÀÀNNHH:: KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ MMÃÃ SSỐỐ:: 6600 3311 0011 0022 NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC:: PPGGSS.. TTSS NNGGUUYYỄỄNN TTRRỌỌNNGG XXUUÂÂNN HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN TỈNHHÀ NAM - CƠ SỞ LÝLUẬN 11 1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 11 1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam 21 1.3. Kinh nghiệm xây dựngnông thôn mới về kinh tế ở một số địa phươngtrongnước vàbàihọc rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam 24 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA 37 2.1. Thành tưu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian qua 37 2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam vừa qua 54 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN, TỈNHHÀ NAM THỜIGIAN TỚI 57 3.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên trong thời gian tới 57 3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnhHà Nam thời gian tới 67 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là một nội dung đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để xây dựng các nội dung khác. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh
  • 5. uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, những năm qua huyện Duy Tiên đang tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng về kinh tế nói riêng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao... Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Tiên nói chung, về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức về xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ thôn xã còn nhiều hạn chế; nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới nói chung, phát triển kinh tế nói riêng còn hạn hẹp; đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn... Làm thế nào để phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, yếu điểm trong xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng ở Duy Tiên là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời thỏa đáng. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, học viên chọn đề tài:“Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề xây dựng nông thôn mới đã thu hút rộng rãi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước trên từng khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
  • 6. Các sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đế đề tài: TS. Mai Thanh Cúc (2005) Giáotrình pháttriển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bầy khá đầy đủ và sâu sắc những vấn đề lý luận chung về nông thôn Việt Nam như: Khái niệm nông thôn, vai trò vị trí của nông thôn, thực trạng nông thôn nước ta hiện nay... Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn… GS. Phạm Xuân Nam (1997) “Phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã hội. Đây là một côngtrìnhchuyênsâu nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong công trình này tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hộinông thônở nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. TS. Đặng Đình Ân (2008) “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra” Nhà xuất bản Tri thức. Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “Tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng, vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi mới cho Nông dân, nông thôn & nông nghiệp. GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủyếu thúcđẩy công nghiệphoá, hiệnđạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình này tác giả trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
  • 7. nông thôn; đồng thời, đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển dịchcơ cấukinh tế, tập trung đi sâuphân tíchsự phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp; tình hìnhứng dụngtiến bộ khoahọc côngnghệ trong nông nghiệp, nông thôn;quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng. TS. Nguyễn Từ (2008) “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Trong công trình này các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam để hội nhập thành công. PGS,TS. Lê Đình Thắng (2000) Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích khá toàn diện và sâu xắc vị trí vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
  • 8. Chu Tiến Quang (2001) Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam và cho rằng, việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu. Từ đó đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp giải quyết việc làm và khuyến nghị một số chính sách cụ thể về việc làm, chống thất nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bày một cáchkhá sâu sắc thực trạng nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó tác giả đưa ra những biện pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn GS,TS. Phùng Hữu Phú (2009), Đô thị hóa ở Việt Nam - từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả cho rằng từ lâu nay, vấn đề đô thị hóa tuy có bàn đến nhưng chưa được quan tâm đúng tầm, trong khi trên thực tế, làn sóng đô thị đang từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đô thị hóa đã làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm dịch vụ... từ đó tạo nhiều cơ hội cho người nông dân có thêm ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt. Song quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thách thức, nhất là vấn đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự ùn tắc lao động nông nghiệp, văn hóa, môi trường suy thoái... Từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khái
  • 9. quát nhằm đảm bảo cho quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đi đúng quy luật khách quan của nó. Các luận án, luận văn đề cập đến xây dựng nông thôn mới: Nguyễn Trọng Uyên (2007) “Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long” Luận án tiến sỹ kinh tế, trong công trình khoa học này tác giả đã luận giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chỉ ra những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cả phương diện thành tựu tồn tại hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới. Nguyễn Tuấn Khanh (2011) “Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Công trình này được tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế. Tác giả đã trình bày khá sâu xắc lý luận xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, đồng thời tác giả đã đi sâu khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn trong thời gian vừa qua trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn trong thời gian tới. Các bài viết đăng trên tạp chí đề cập đến xây dựng nông thôn mới: Hoàng Thế Anh (2010) Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung quốc, Tạp chí kinh tế nông thôn. Phan Thanh Huyền (2011) Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Hàn Quốc, Báo điện tử của Báo kinh tế nông thôn http://www.kinhtenongthon.com.vn; Trên cơ sở phân tích những thành tựu quá trình xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ kinh nghiệm
  • 10. xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; chỉ ra các bài học kinh nghiệm đối với nước ta trong quá trình tổ chức xây dựng nông thôn mới. Tóm lại: Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, về lý luận, thực tiễn, giải pháp xây dựng nông thôn mới. Đây là những tài liệu quan trọng mà tác giả tham khảo kế thừa, phát triển trong triển khai nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên, các công trình trên chưa phân tích sâu nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Các nội dung như: Quan niệm về xây dựng nông thôn mới về kinh tế là gì; vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; các giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế... chưa được bàn đến. Đặc biệt, đến nay vẫn chưacó côngtrìnhnào nghiên cứuvấn đề “Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”, dướigóc độ kinh tế chính trị mã số 60 31 01 02 một cáchtổngthể. Vì vậy, luận văn không trùng lắp với bất cứ một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn *Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay; từ đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian tới, tạo cơ sở nền tảng thực hiện thắng lợi các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực khác. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian qua. - Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian tới.
  • 11. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng nông thôn mới về kinh tế. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xã thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Về thời gian: nghiên cứu, khảo sát từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới, và các vấn đề có liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài được hoàn thành dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin; đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn Đề tài góp phầncung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đề ra các giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Đềtài có thểlà tài liệu tham khảo cho các địaphươngcóđiềukiện kinh tế, xã hộitươngtự huyện Duy Tiên vận dụngvào xây dựngnôngthônmớicủa mình. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. Chương 1 XÂY DỰNGNÔNGTHÔNMỚIVỀ KINHTẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 1.1.1. Khái niệm về nông thôn, xây dựng nông thôn mới về kinh tế * Khái niệm nông thôn Thực tiễn phát triển của thế giới đã chứng minh, sẽ không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn nghèo nàn và lạc hậu, cư dân nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thấp kém. Lịch sử hình thành các cộng đồng tộc người ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều bắt đầu từ nông thôn. Việt Nam là quốc gia với baphần tư diện tích là nông nghiệp, dân số có đến trên 70% sốngở nông thôn. Chínhvì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng phát triển nông thôn có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của toàn xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với sự đóng góp công sức của nông dân, những năm quan nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Với nghị quyếtđúng đắncủa Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao củacán bộ, ban, ngànhở Trung ương, các cấp chínhquyềnở cơ sở, việc xây dựng nông thôn theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hoá, là nơi bào tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa... Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân
  • 13. trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp khó khăn trong đời sống kinh tế và ít được hưởng lợi các thành quả của cách mạng. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn. Có quan điểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan điểm cho rằng dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường để xác định vùng nông thôn. Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông thôn - Khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông - Hay, là vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp [63, Tr.50] Khái niệm về nông thôn trong văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư Số: 54/TT-BNNPTNT ra ngày 21-8- 2009 đã quy định rõ: Vùng, khu vực nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. * Khái niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự phát triển hài hoà giữa các vùng, miền trong cả nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn gặp nhiểu khó khăn. Nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện dại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn. Theo đó, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
  • 14. tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới còn là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [20, tr.36]. Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị trấn, thị tứ... Nông thôn mới là phần lãnh thổ sinh sống chủ yếu làm nghề nông của tập hợp dân cư, tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn đảm bảo an ninh tốt, quản lý dân chủ. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian
  • 15. xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “Mỗi làng một nghề”. Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa và phát triển các quan niệm về xây dựng nông thôn mới, tác giả đưa ra quan niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay như sau: Xâydựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp mà Đảngbộ, chínhquyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân nôngthôntiến hànhnhằmtạora sự pháttriển mớivề kinh tế, nâng cao thu nhậpvà đờisống vậtchất, tình thần của dân cư, bảo đảm thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, có thể hiểu xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được đặt trong khuôn khổ quá trình phát triển chung của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trên toàn quốc, song có chú ý đến những yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và những lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí địa lý của Huyện và Tỉnh cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Theo cách hiểu và hướng tiếp cận của tác giả, thì xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay phải được xem xét đầy đủ cụ thể trên tất cả các khía cạnh sau: Thứ nhất, chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Cũng như các địa phương khác trong cả nước, xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam là công việc, nhiệm vụ của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức và toàn thể người dân ở nông thôn. Mỗi lực lượng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình này, cụ thể: Đảng bộ các cấp là người lãnh đạo, đề ra chủ trương, mục tiêu và biện pháp thực hiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng nông
  • 16. thôn mới của huyện, trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là vấn đề cơ bản. Tổ chức triển khai sự lãnh đạo và kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của mình đối với tất cả các lực lượng chịu sự lãnh đạo ở các cấp, các ngành và các xã trong huyện. Để thực hiện được trọng trách này, vấn đề cấp thiết hiện là cần phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp trong huyện. Đặc biệt là năng lực quán triệt và cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sát với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mình; năng lực vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổnghợp trongthực hiện các mục tiêu, chương trình đã đề ra. Khắc phục triệt để tìnhtrạnglàm theo phongtrào, không tính đến hiệu quả đạt được trên thực tiễn. Chính quyền địa phương là người tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu, yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xây dựng nông thôn mới về kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương mình có phù hợp và có tính khả thi hay không? Tính chủ động trong việc sử dụng tổng hợp các giải pháp để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế; khả năng điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh từ các hoạt động kinh tế ở địa phươngmình thôngqua các côngcụvà chínhsách kinh tế; tính năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của bộ máy công quyền ở các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển kinh tế đã đề ra. Các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh; HộiNông dân…là những tổ chức có chức năng tập hợp và phát huy sức mạnh của mọi người dân ở nông thôn trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở địa phương mình. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để mọi người dân thuộc các độ tuổi, giới tính, tầng lớp khác nhau ở nông thôn thực hiện quyền dân chủ của mình, tham gia hiến kế cho Đảng và
  • 17. chính quyền địa phương những nội dung và biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả và thiết thực. Vì vậy, quan tâm xây dựng các tổ chức này vững mạnh chính là đã xây dựng được một “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với người dân nông thôn, là cơ sở để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Người dân nông thôn là lực lượng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả thực hiện của chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở tất cả các xã trong huyện. Vai trò của người dân ở đây không chỉ được thể hiện thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế ở địa phương mà cao hơn, họ còn là những chủ nhân thực sự của của các mô hình kinh tế mới, các kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương mình. Vì vậy, quy tụ và phát huy sức mạnh của “lực lượng cách mạng” đông đảo này là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng của tất cả các xã trong huyện. Chỉ khi nào người dân thấy được lợi ích thực sự từ các mô hình, các chương trình xây dựng nông thôn mới thì khi đó họ mới tự giác tham gia với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Thứ hai, phương thức tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau: thông qua hoạt động đầu tư của nhà nước (nằm trong chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới); thông qua phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương, những người trực tiếp sinh sống ở nông thôn, con em của các gia đình ở nông thôn đang công tác, làm ăn ở xa quê; thông qua đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau cho phát triển kinh tế: thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ ba, nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên suy
  • 18. cho cùng là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất ở tất cả các địa phương trong huyện. Bảo đảm cho việc khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế mà trước hết là trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiến bộ và phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa phương thông qua việc thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở nông thôn. Nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên gồm:xây dựngquy hoạchvà kế hoạchpháttriển kinh tế củahuyện theo các tiêu chí của nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông nghiệp; pháttriển đồngbộ, toàndiện và cân đối các ngành, các thành phần kinh tế ở nông thôn, trongđó, coitrọngphát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trongnông nghiệp; xây dựng các hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp và các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương trong huyện. Thứ tư, mục đích xây dựng nông thôn mới về kinh tế là: Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân. Tạo cơ sở nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác trong xây dựng nông thôn mới về văn hóa – xã hội; xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn; bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
  • 19. 1.1.2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, bộ tiêu chí có 3 cấp độ: Xã nông thôn mới, Huyện nông thôn mới và Tỉnh nông thôn mới. Trong đó Xã nông thôn mới có 19 tiêu chí cụ thể, còn đối với Huyện nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số xã thuộc Huyện đạt nông thôn mới (75% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới) và Tỉnh nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số Huyện thuộc tỉnh đạt nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới). 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã là:. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị, để đánh giá mức độ đạt được trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế, cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể sau: Thứ nhất, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư; hạ tầng kinh tế - xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… theo chuẩn nông thôn mới. Nội dung quy hoạch đi vào ba vấn đề trọng tâm. (1) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông; (2). Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới, bao gồm bố trí mạng lưới giao thông, điện, trườnghọc các cấp, trạm xá, trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu
  • 20. thể thao thôn, bưuđiệnvà hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinhthái. (3) Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dâncưhiện có theo hướngvănminh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Như vậy, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là nhằm đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đưa ra định hướng phát triển về kinh tế - xã hội, về không gian nông thôn, về cơ sở hạ tầng, mạng lưới dân cư,. Khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Lập đồ án quy hoạch chung là khâu quan trọng trong quy trình thực hiện kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800 ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đồ án quy hoạch chung vừa là cẩm nang vừa là căn cứ khoa học để các địa phương triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời đầu tư đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là việc lập Quy hoạch phải trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa phương. Yêu cầu của Quy hoạch là phải xác định được tính chất và mục tiêu cần đạt, khai thác được những tiềm năng còn tiềm ẩn nhằm phát huy hết các nguồn lực sẵn có để tạo ra của cải vật chất cho địa phương. Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Phấn đấu đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa) Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
  • 21.
  • 22. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51653 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562