SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 21
Baixar para ler offline
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn
thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An” ngoài sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời
động viên sâu sắc từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Võ Thị Cẩm
Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này.
Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Vinh,
khoa Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng sống
trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích
để hoàn thành bài luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Nghĩa Thái, Ban XĐGN xã
Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa Thái, các cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái,
CLB phụ nữ xóm Viên Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành
bài khóa luận này.
Khóa luận này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi đến gia đình và
bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người đã luôn ở
bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Vũ Thị Phương Hảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH BAN CHỈ HUY
CLB CÂU LẠC BỘ
CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CTXHCN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
KHKT KHOA HỌC KỸ THUẬT
LHPN LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
NĐPV NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
NHCS NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
NPV NGƯỜI PHỎNG VẤN
NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
NVXH NHÂN VIÊN XÃ HỘI
SV SINH VIÊN
TC THÂN CHỦ
UBND ỦY BAN NHÂN DÂN
XĐGN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………........……………0
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………….........………………0
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................
.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................
.........................................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...........................................................
.........................................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................
.........................................................................................................................3
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................
.........................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
.........................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................
.........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................
.........................................................................................................................8
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................
.........................................................................................................................8
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN..........................................
.........................................................................................................................8
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài..........................................................
.......................................................................................................................10
1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber.............................
.......................................................................................................................10
1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow..............................................
.......................................................................................................................15
1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu............................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan..............................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân.........................................................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân.........................................................................
.......................................................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................
.......................................................................................................................19
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................
.......................................................................................................................19
1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................
.......................................................................................................................22
1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ.......................................................................
.......................................................................................................................22
1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái........................................................................
.......................................................................................................................23
4
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN
TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP............
.......................................................................................................................25
2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An.......................................................................................25
2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu.......................................
.......................................................................................................................25
2.1.2. Thu thập thông tin....................................................................................
.......................................................................................................................27
2.1.3. Chẩn đoán................................................................................................
.......................................................................................................................32
2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu.................................................................................
.......................................................................................................................39
2.1.5. Triển khai kế hoạch..................................................................................
.......................................................................................................................42
2.1.6. Lượng giá.................................................................................................
.......................................................................................................................52
2.1.7. Kết thúc vấn đề.........................................................................................
.......................................................................................................................52
2.2. Những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện tiến trình CTXHCN với phụ
nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - Nghệ An....................................
.......................................................................................................................53
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................
.......................................................................................................................56
1. Kết luận..........................................................................................................
.......................................................................................................................56
2. Khuyến nghị...................................................................................................
.......................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................
.......................................................................................................................60
PHỤ LỤC..........................................................................................................
.......................................................................................................................62
A. QUAN SÁT...................................................................................................
.......................................................................................................................62
B. MỘT SỐ BẢN PHỎNG VẤN SÂU..............................................................
.......................................................................................................................64
C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP VỚI
THÂN CHỦ.......................................................................................................
.......................................................................................................................74
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn
cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào.
Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự
cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản
của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 đã
mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu
lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những
nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo
ra cơ hội chưa từng có cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhiều
năm (1991 – 2000) với mức tăng trưởng khá cao khoảng 7,5- 8,4% (Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN) cùng với một loạt các chính sách
cởi mở của Đảng và nhà nước đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát
triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế
đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa
đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Báo
cáo "Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ" tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30%
năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các xã nghèo, xã
đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn, đáng kể nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất
lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được cải thiện, nhất là nhóm hộ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và phụ nữ.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt
Nam vẫn là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo
7
ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền
vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này
gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở
nước ta vẫn còn đầy cam go và thách thức.
Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn
thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn
gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự
ti, ít giao tiếp xã hội và chịu sự kỳ thị của cộng đồng… Bởi vậy, hạn chế tình
trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng
đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách
nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng
những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác
xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã
hội đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương
pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần
cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và
các phương pháp này trong thực tiễn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình
CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc
ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ
bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc
8
sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên
XĐGN, ổn định cuộc sống.
Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng
giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp
giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là
những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo nhằm
tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây
dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối
họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống.
Nghiên cứu hướng tới 3 mục đích cơ bản sau đây:
- Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến
trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo.
- Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân
chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Tiến trình CTXHCN hỗ trợ một phụ nữ nghèo đơn thân ở xã Nghĩa
Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Chị: Đặng Thị L – một phụ nữ nghèo đơn thân ở xóm Viên Thái -
xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.
- Cán bộ chính sách, Hội phụ nữ xã Nghĩa Thái.
9
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm Viên Thái -
xã Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An.
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2011 - tháng 5/2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho
nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác
động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó, giúp thân chủ
nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để
giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực
của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực tế hoạt động giảm
nghèo cho phụ nữ tại xã Nghĩa Thái cần phải được xem xét nghiên cứu và
thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhiều biến
chuyển hết sức phức tạp và những sự biến động đó đã tác động ở những mức
độ khác nhau đến hoạt động này.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thực hành
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có
sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn
mới (Danh sách hộ nghèo năm 2011, danh sách các khẩu được hưởng chính
sách hỗ trợ trực tiếp… lập ngày 3/12/2010 của UBND xã Nghĩa Thái), các
báo cáo kinh tế chính trị của xã năm 2010 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2011), báo cáo của LHPN xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ…để làm tư liệu
trong quá trình hoàn thành đề tài.
10
5.2.1.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể
thấy được những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nghèo để có những
định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ họ. Cụ thể, tác giả đã tiến hành
quan sát một số khía cạnh sau:
- Quan sát hoàn cảnh gia đình: cơ sở vật chất như nhà ở, các vật dụng
trong nhà, ruộng vườn…
- Quan sát thái độ của thân chủ thông qua giao tiếp với thân chủ
- Quan sát hành vi của thân chủ thông qua chăm sóc con cái và qua
những công việc mà thân chủ thực hiện.
5.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích
tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu
những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ
nữ nghèo tại địa phương.
Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 trường
hợp bao gồm: 1 thân chủ, 1 phó chủ tịch xã Nghĩa Thái - trưởng ban XĐGN,
1 chủ tịch hội LHPN xã, 1 chi hội trưởng câu lạc bộ phụ nữ xóm.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những
thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn
lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những
nguyện vọng và mong muốn của họ… những thông tin này sẽ là căn cứ để
đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả từ nghiên cứu định lượng.
11
5.2.2. Phương pháp thực hành: phương pháp CTXH cá nhân
Tiến trình công tác xã hội cá nhân.
Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa
NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua mối
quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan
điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp
thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu
cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải
thiện điều kiện sống của mình.
Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động
do NVXH và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là những bước
chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ có những bước
kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể
mô hình hóa tiến trình như sau:
Tiếp cận đối tượng
và xác định vấn đề
Kết thúc Thu thập thông tin
Lượng giá Chẩn đoán
Trị liệu Lên kế hoạch trị liệu
Nhìn vào mô hình trên ta thấy, tiến trình CTXHCN bao gồm 7 bước đó là:
Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu.
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán
12
Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu
Bước 5: Trị liệu
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc
Phụ nữ nghèo đơn thân là những người có chức năng xã hội suy giảm
do nhiều nguyên nhân như: sức khỏe suy yếu, kinh tế khó khăn, quan hệ xã
hội mâu thuẫn… Do đó việc vận dụng phương pháp CTXHCN vào đối tượng
này sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp họ hiểu rõ được
chính họ hoặc hoàn cảnh sống của họ, xác định lại mối tương quan với những
người xung quanh… Từ đó, NVCTXH sẽ đóng vai trò là người định hướng,
hỗ trợ giúp thân chủ tăng cường khả năng huy động và vận dụng các nguồn
lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình.
Hơn nữa, phụ nữ nghèo đơn thân là những người luôn có những mặc
cảm, tự ti trong cuộc sống. Họ chỉ nhìn thấy sự yếu kém và luôn có những cái
nhìn tiêu cực về bản thân cũng như bối cảnh xung quanh mình. Do vậy,
NVCTXH cần phân tích để họ nhìn thấy những điểm mạnh, những mặt tích
cực của bản thân và những nguồn lực mà họ có thể huy động để họ có thêm
động lực vươn lên thay đổi cuộc sống.
Như vậy, trong suốt tiến trình CTXHCN, NVCTXH luôn đóng vai trò
hỗ trợ, “không làm thay, làm hộ, làm cho” mà cần khơi gợi những tiềm năng
để thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình.
13
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN.
Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo đời sống cho những
người lao động nghèo khổ. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” và đặt nó
lên hàng đầu. Người kêu gọi Chính phủ và toàn dân chống lại giặc đói với lý
do: “Chúng ta dành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì
độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi
mà dân được ăn no, mặc đủ…”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
XĐGN nhất là trong thời kỳ mới.
Trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng: “Vấn đề lương thực
phải được giải quyết một cách căn bản”. Đây là chủ trương quan trọng liên
quan đến an ninh lương thực và tấn công vào đói nghèo “Về lương thực thực
phẩm” khá nổi tiếng ở nước ta trong những năm đầu đổi mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “Đảm bảo vững chắc
nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói
giáp hạt ở một số vùng”. Tức là tập trung vào giải quyết cơ bản đói nghèo
tuyệt đối và đói nghèo “Về lương thực thực phẩm”.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ đói nghèo là một trong
những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản
lâu dài và nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt chương trình XĐGN nhất là đối với vùng
căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN
bằng nhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài…” đồng thời lần đầu tiên đưa ra
14
chỉ tiêu XĐGN đến năm 2000 và các năm tới: “Giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn
khoảng 10% đến năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2– 3 năm đầu
của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa cơ bản hộ đói kinh niên”.
Đại hội IX của Đảng đã nhận thức sâu sắc về XĐGN, Đặt XĐGN
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 nhấn mạnh làm
tốt công tác XĐGN sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã
hội, góp phần ổn định từng bước phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong
xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, đến Đại hội này, Đảng và Nhà nước đã chủ
trương XĐGN một cách bền vững và gắn liền với phát triển. Mục tiêu chiến
lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 mà Đại hội IX đề ra là: “Cơ bản xóa đói,
giảm mạnh số hộ nghèo, cơ bản phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn
hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”.
Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ cấp về điều kiện sản xuất, nâng cao
kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và
cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách nhà nước với sự
giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho
người nghèo, hộ nghèo nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình
trạng tái nghèo”.
Như vậy, có thể nói rằng, chủ trương quan điểm của nhà nước ta về
XĐGN thể hiện rất rõ quan điểm có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt và nhất
quán của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển nhằm hướng tới phát triển bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh”.
15
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber
Xã hội học hiện đại, kể cả xã hội học hiện đại phương Tây nói chung
đều thừa nhận có hai ông tổ của lý thuyết phân tầng xã hội - đó là Karl Marx
và Max Weber. Bởi lý thuyết của ông tổng hợp lại đã cung cấp cho người ta
những nhận thức rất cơ bản về tiền đề và điều kiện (hay những nhân tố về
kinh tế, chính trị, văn hóa) dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và
tầng lớp khác nhau.
a. Lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx (1818- 1883)
Karl Marx là nhà triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận của phong
trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa cộng sản khoa học.
Theo tập thể các tác giả cuốn Nhập môn xã hội học (Tony Bilton và
cộng sự) - một cuốn sách giáo khoa tốt nhất, tổng hợp nhất và có giá trị nổi
bật, thì “Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một trong
những tiếp cận lý thuyết phân tầng bao quát mạnh mẽ nhất. Cũng lúc đó, cách
giải thích về xã hội của ông là một cách giải thích bị tranh luận gay gắt nhất
trong mọi học thuyết xã hội, bởi vì nó không chỉ là lý thuyết xã hội học, mà
cũng là một triết lý về con người và mộ cương lĩnh cho sự thay đổi cách mạng
trong xã hội…Các nhà xã hội học khác nhau đã chấp nhận những quan điểm
khác nhau đó, những người khác thì ở lưng chừng, nhưng điều chắc chắn là
bất cứ lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn của Marx cách lý giải về giai
cấp…. Với Marx mối quan hệ giai cấp là chìa khóa mọi mặt của xã
hội”[43,56].
Marx cho rằng, sản xuất của cải vật chất là hoạt động trước tiên của
con người và nó phải đến trước mọi hoạt động khác. Chừng nào mà xã hội có
thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để sinh sống thì giai cấp mới có thể
16
xuất hiện. Bất cứ xã hội có giai cấp nào đều xây dựng trên mối quan hệ giữa
những người bóc lột - kẻ bị bóc lột.
Lịch sử xã hội “văn minh” theo Marx là lịch sử của những hình thức
khác nhau về sự bóc lột và thống trị giai cấp. Theo ông: “Mọi xã hội đều bao
hàm sự bóc lột giai cấp trên cơ sở những quan hệ sản xuất, chính cái này mà
Marx gọi là phương thức sản xuất. Chìa khóa để tìm hiểu một xã hội nhất định
là khám phá ra trong đó phương thức sản xuất nào chiếm ưu thế. Tiếp đó
chúng ta biết được mô hình cơ bản của những mối quan hệ xã hội và chính trị
và có thể đánh ra xung đột và những tiềm năng thay đổi nào đã được gắn bó
với xã hội” [43,57].
Thật ra, Marx không đưa ra một chỉ dẫn riêng về các nhân tố dẫn đến
phân tầng xã hội, nhưng qua tác phẩm tiêu biểu của ông - từ Bản thảo kinh tế-
triết học 1844 đến Tuyên ngôn Cộng sản, từ Phê phán khoa học chính trị kinh
tế đến bộ Tư bản đồ sộ, ta có thể thấy trong quan niệm của Marx, sự phân
chia cốt yếu giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định đều bắt nguồn từ
quyền sở hữu tài sản đối với các phương tiện sản xuất.
Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa có quyền thu lấy toàn bộ tài sản
thặng dư do nông dân sản xuất ra trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của lãnh
chúa. Trong xã hội tư bản, nhà tư bản có quyền chỉ huy lao động và chiếm
hữu phần thặng dư do công nhân tạo ra. Theo Marx, nhà tư sản có quyền đó
“Không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay những phẩm chất con người
của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản [14, 89].
Như vậy, nêu bật nhân tố hàng đầu của phân tầng xã hội là quyền sở
hữu tài sản Marx (và cả F. Engel) còn lưu ý đến yếu tố phân công lao động xã
hội mà bản thân nhân tố này lại có mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng
sản xuất xã hội và do đó với quyền sở hữu tài sản.
17
Điều đó giải thích tại sao trong khi phân tích hai giai cấp chủ yếu
trong xã hội là tư sản vô sản vào thời đại của mình, ông không hề bỏ qua các
giai tầng xã hội khác như: giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ, những người
sản xuất nhỏ, tầng lớp tăng lữ, tầng lớp tri thức xuất thân từ các giai cấp khác
nhau; tầng lớp công nhân “quý tộc”, tầng lớp vô sản “lưu manh” trong bản
thân giai cấp công nhân…[43, 108].
b. Lý thuyết phân tầng xã hội của Marx Weber (1864- 1992)
Marx Weber là kinh tế học, nhà sử học đặc biệt ông còn được tôn
vinh là một nhà xã hội học bách khoa toàn thư.
Marx Weber cũng là một người Đức nhưng thuộc thế hệ hậu sinh của
Marx, ông đã đưa ra lý thuyết phân tầng của mình, trong đó vừa có điểm “vay
mượn” của Marx vừa có những điểm phát triển thêm.
Ý kiến của Weber khác với Marx theo nhiều cách. Ông bác bỏ mục
đích và chính sách của các nhà xã hội chủ nghĩa Đức vì coi chủ nghĩa cộng
sản là một Utopia không thể đạt tới. Bao quát hơn, ông bác bỏ ý kiến cho rằng
các nhà xã hội học có thể khái quát hóa các cấu trúc xã hội bằng cách sử dụng
sự phân tích các phương thức sản xuất. Với Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử,
đều độc nhất và phức tạp.
Mặc dù không tán thành mục tiêu chính trị của Marx, hơn nữa ông
còn phê phán, bác bỏ quan niệm của Marx cho rằng những quan hệ kinh tế
luôn luôn là yếu tố giải thích cấu trúc xã hội và động lực đầu tiên của sự thay
đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo có một ảnh hưởng độc về
mặt lịch sử và rằng lĩnh vực chính trị thường là lực lượng kiểm soát cốt yếu
trong những thay đổi xã hội song khi bàn đến cơ cấu xã hội dưới chủ nghĩa tư
bản, Weber cũng phải thừa nhận rằng chính những quan hệ kinh tế đã tạo nên
cơ sở của sự bất bình đẳng, tức là tạo tiền đề và điều kiện cho sự phân chia xã
hội thành các giai cấp khác nhau. Chỉ có điều “Weber nhấn mạnh tầm quan
18
trọng của thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn là tài sản. Với ông
nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng
thị trường - đấy là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao
động. Những khác biệt trong phần thưởng giữa các nghề nghiệp kết quả từ kỹ
năng hiếm hoi mà nhóm nghề nghiệp cần giữ. Nếu kỹ năng được quá cầu thì
tiền thưởng sẽ cao” [43, 65]. Và người có điều kiện để thuê những kỹ năng ấy
không ai khác ngoài những người nắm giữ, sở hữu tài sản trong tay.
Weber còn đưa ra khái niệm “cơ may đời sống”, thuật ngữ này dùng
để chỉ tất cả các phần thưởng và lợi thế nào do khả năng thị trường đem đến.
Những cơ may đời sống bao gồm thu nhập, bảo hiểm, phụ cấp,… Bởi vậy,
chúng ta có thể phân biệt những nhóm có khả năng thị trường tương tự và
những nhóm này có thể gọi là giai cấp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy chúng ta có thể thấy rằng Weber đồng
ý với Marx là những nét kinh tế cốt yếu của chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu
các phương tiện sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao động. Sự
khác biệt cốt yếu là Marx nhấn mạnh yếu tố kinh tế còn Weber nhấn mạnh
yếu tố phi kinh tế.
Nếu có những điểm mới trong lý thuyết phân tầng của Weber thì
những điểm đó được thể hiện chủ yếu trong tiểu luận “Giai cấp, địa vị và
đảng”. Ở tác phẩm này, Weber cho rằng sự bất bình đẳng trong xã hội có thể
không dựa trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế, nhưng lại dựa trên uy tín hay
quyền lực chính trực được huy động thông qua một đảng. Ngoài ra, theo
Weber, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giai cấp lao động có thể
phân chia thành từng tầng lớp: có kỹ năng, bán kỹ năng và không có kỹ năng,
mà các kỹ năng này thực chất là trình độ học vấn và tay nghề - lại đưa đến sự
khác biệt về cơ may đời sống thể hiện ở mức thu nhập, phụ cấp, tiền thưởng…
19
Tuy nhiên, khi đánh giá học thuyết của Weber thì có một số vấn đề
trong sự giải thích của ông: không thể có tiêu chuẩn để phân chia lực lượng –
lao động thành giai cấp và phân tầng. Nói một cách khác, sự phân tích của
Weber về khả năng thị trường sẽ đặt mỗi cá nhân vào một giai cấp riêng rẽ.
Một cách quan trọng hơn, những tiếp cận của Weber có xu hướng tập trung
vào công việc, coi nhẹ của cải như một yếu tố cốt yếu trong cấu trúc giai cấp.
Từ các lý thuyết phân tầng của Marx và Weber, xã hội học hiện đại đã
rút ra ba nhân tố cơ bản dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và
tầng lớp là: Sở hữu tài sản; trí tuệ; quyền lực.
Như vậy, cả Marx và Weber đều coi xã hội phương Tây là xã hội tư
bản và cả hai đều thống nhất là những nét phân biệt cốt yếu của điều đó là sự
sở hữu tư nhân về các tài sản sản xuất và một thị trường lao động. Chính vì lẽ
đó mà tập thể tác giả cuốn nhập môn xã hội học đã đưa ra kết luận rằng những
tư tưởng của Marx và Weber có thể phối hợp một phần để tạo nên mô hình ba
giai cấp chính trong xã hội tư bản hiện đại. Tầng lớp trên ít ỏi gồm những ai
nắm được tư liệu sản xuất. Giai cấp này trùng với giai cấp tư sản của Marx.
Tuy nhiên, những người không sở hữu các tài sản sản xuất không thể được mô
tả tất thảy như là vô sản. Người nghèo theo lý thuyết phân tầng không chỉ bị rơi
xuống tầng đáy của thang bậc phân tầng xã hội mà gần như ở ngoài lề của hệ
thống thứ bậc đó. Lớp nghèo bị coi là giai cấp dưới trong hệ thống phân tầng,
có địa vị xã hội thấp kém, không có quyền lực, uy tín, không sở hữu của cải và
ở bên lề thị trường lao động.
Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ vận dụng lý thuyết phân tầng của
K. Marx và M.Weber về quyền sở hữu tài sản, phân công lao động, khả năng
thị trường lao động, cơ may đời sống, uy tín xã hội… để phân tích và thấy rõ
những đặc trưng của người nghèo từ đó đưa ra các giải pháp tích cực để xây
dụng mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhanh chóng rút ngắn ranh giới của sự
20
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54278
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca NhanXhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
mai vân
 

Mais procurados (20)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.docBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOTĐề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo thị xã Hà Tiên, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đLuận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
 
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca NhanXhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 

Semelhante a Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An

Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdfMu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
namTrn192
 

Semelhante a Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An (20)

Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người NhậtKhóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
 
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdfMu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.docGiáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAYLuận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 

Mais de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Mais de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Último (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Võ Thị Cẩm Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Vinh, khoa Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng sống trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích để hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Nghĩa Thái, Ban XĐGN xã Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa Thái, các cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái, CLB phụ nữ xóm Viên Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Khóa luận này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi đến gia đình và bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Vũ Thị Phương Hảo
  • 2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH BAN CHỈ HUY CLB CÂU LẠC BỘ CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI CTXHCN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN KHKT KHOA HỌC KỸ THUẬT LHPN LIÊN HIỆP PHỤ NỮ NĐPV NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NHCS NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH NPV NGƯỜI PHỎNG VẤN NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NVXH NHÂN VIÊN XÃ HỘI SV SINH VIÊN TC THÂN CHỦ UBND ỦY BAN NHÂN DÂN XĐGN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN…………………………………………………........……………0 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………….........………………0 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ .........................................................................................................................1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... .........................................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... .........................................................................................................................3 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................. .........................................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... .........................................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ .........................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... .........................................................................................................................8 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................ .........................................................................................................................8 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN.......................................... .........................................................................................................................8 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài.......................................................... .......................................................................................................................10
  • 4. 1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber............................. .......................................................................................................................10 1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.............................................. .......................................................................................................................15 1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu............................................ .......................................................................................................................17 1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan.............................................. .......................................................................................................................17 1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân......................................................................... .......................................................................................................................17 1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân......................................................................... .......................................................................................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................ .......................................................................................................................19 1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................. .......................................................................................................................19 1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................ .......................................................................................................................22 1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ....................................................................... .......................................................................................................................22 1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái........................................................................ .......................................................................................................................23 4
  • 5. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP............ .......................................................................................................................25 2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.......................................................................................25 2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu....................................... .......................................................................................................................25 2.1.2. Thu thập thông tin.................................................................................... .......................................................................................................................27 2.1.3. Chẩn đoán................................................................................................ .......................................................................................................................32 2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu................................................................................. .......................................................................................................................39 2.1.5. Triển khai kế hoạch.................................................................................. .......................................................................................................................42 2.1.6. Lượng giá................................................................................................. .......................................................................................................................52 2.1.7. Kết thúc vấn đề......................................................................................... .......................................................................................................................52 2.2. Những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - Nghệ An.................................... .......................................................................................................................53 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ .......................................................................................................................56
  • 6. 1. Kết luận.......................................................................................................... .......................................................................................................................56 2. Khuyến nghị................................................................................................... .......................................................................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... .......................................................................................................................60 PHỤ LỤC.......................................................................................................... .......................................................................................................................62 A. QUAN SÁT................................................................................................... .......................................................................................................................62 B. MỘT SỐ BẢN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................. .......................................................................................................................64 C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP VỚI THÂN CHỦ....................................................................................................... .......................................................................................................................74 6
  • 7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra cơ hội chưa từng có cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhiều năm (1991 – 2000) với mức tăng trưởng khá cao khoảng 7,5- 8,4% (Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN) cùng với một loạt các chính sách cởi mở của Đảng và nhà nước đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Báo cáo "Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ" tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn, đáng kể nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được cải thiện, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và phụ nữ. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo 7
  • 8. ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở nước ta vẫn còn đầy cam go và thách thức. Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp xã hội và chịu sự kỳ thị của cộng đồng… Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù. Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc 8
  • 9. sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên XĐGN, ổn định cuộc sống. Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống. Nghiên cứu hướng tới 3 mục đích cơ bản sau đây: - Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo. - Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Tiến trình CTXHCN hỗ trợ một phụ nữ nghèo đơn thân ở xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Chị: Đặng Thị L – một phụ nữ nghèo đơn thân ở xóm Viên Thái - xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. - Cán bộ chính sách, Hội phụ nữ xã Nghĩa Thái. 9
  • 10. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm Viên Thái - xã Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An. Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2011 - tháng 5/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó, giúp thân chủ nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực tế hoạt động giảm nghèo cho phụ nữ tại xã Nghĩa Thái cần phải được xem xét nghiên cứu và thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhiều biến chuyển hết sức phức tạp và những sự biến động đó đã tác động ở những mức độ khác nhau đến hoạt động này. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thực hành 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn mới (Danh sách hộ nghèo năm 2011, danh sách các khẩu được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp… lập ngày 3/12/2010 của UBND xã Nghĩa Thái), các báo cáo kinh tế chính trị của xã năm 2010 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011), báo cáo của LHPN xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ…để làm tư liệu trong quá trình hoàn thành đề tài. 10
  • 11. 5.2.1.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể thấy được những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nghèo để có những định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ họ. Cụ thể, tác giả đã tiến hành quan sát một số khía cạnh sau: - Quan sát hoàn cảnh gia đình: cơ sở vật chất như nhà ở, các vật dụng trong nhà, ruộng vườn… - Quan sát thái độ của thân chủ thông qua giao tiếp với thân chủ - Quan sát hành vi của thân chủ thông qua chăm sóc con cái và qua những công việc mà thân chủ thực hiện. 5.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa phương. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 trường hợp bao gồm: 1 thân chủ, 1 phó chủ tịch xã Nghĩa Thái - trưởng ban XĐGN, 1 chủ tịch hội LHPN xã, 1 chi hội trưởng câu lạc bộ phụ nữ xóm. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những nguyện vọng và mong muốn của họ… những thông tin này sẽ là căn cứ để đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả từ nghiên cứu định lượng. 11
  • 12. 5.2.2. Phương pháp thực hành: phương pháp CTXH cá nhân Tiến trình công tác xã hội cá nhân. Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua mối quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động do NVXH và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể mô hình hóa tiến trình như sau: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề Kết thúc Thu thập thông tin Lượng giá Chẩn đoán Trị liệu Lên kế hoạch trị liệu Nhìn vào mô hình trên ta thấy, tiến trình CTXHCN bao gồm 7 bước đó là: Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu. Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Chẩn đoán 12
  • 13. Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu Bước 5: Trị liệu Bước 6: Lượng giá Bước 7: Kết thúc Phụ nữ nghèo đơn thân là những người có chức năng xã hội suy giảm do nhiều nguyên nhân như: sức khỏe suy yếu, kinh tế khó khăn, quan hệ xã hội mâu thuẫn… Do đó việc vận dụng phương pháp CTXHCN vào đối tượng này sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp họ hiểu rõ được chính họ hoặc hoàn cảnh sống của họ, xác định lại mối tương quan với những người xung quanh… Từ đó, NVCTXH sẽ đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ giúp thân chủ tăng cường khả năng huy động và vận dụng các nguồn lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình. Hơn nữa, phụ nữ nghèo đơn thân là những người luôn có những mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Họ chỉ nhìn thấy sự yếu kém và luôn có những cái nhìn tiêu cực về bản thân cũng như bối cảnh xung quanh mình. Do vậy, NVCTXH cần phân tích để họ nhìn thấy những điểm mạnh, những mặt tích cực của bản thân và những nguồn lực mà họ có thể huy động để họ có thêm động lực vươn lên thay đổi cuộc sống. Như vậy, trong suốt tiến trình CTXHCN, NVCTXH luôn đóng vai trò hỗ trợ, “không làm thay, làm hộ, làm cho” mà cần khơi gợi những tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình. 13
  • 14. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN. Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo đời sống cho những người lao động nghèo khổ. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” và đặt nó lên hàng đầu. Người kêu gọi Chính phủ và toàn dân chống lại giặc đói với lý do: “Chúng ta dành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ…”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về XĐGN nhất là trong thời kỳ mới. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng: “Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách căn bản”. Đây là chủ trương quan trọng liên quan đến an ninh lương thực và tấn công vào đói nghèo “Về lương thực thực phẩm” khá nổi tiếng ở nước ta trong những năm đầu đổi mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “Đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng”. Tức là tập trung vào giải quyết cơ bản đói nghèo tuyệt đối và đói nghèo “Về lương thực thực phẩm”. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ đói nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt chương trình XĐGN nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài…” đồng thời lần đầu tiên đưa ra 14
  • 15. chỉ tiêu XĐGN đến năm 2000 và các năm tới: “Giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn khoảng 10% đến năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2– 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa cơ bản hộ đói kinh niên”. Đại hội IX của Đảng đã nhận thức sâu sắc về XĐGN, Đặt XĐGN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 nhấn mạnh làm tốt công tác XĐGN sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định từng bước phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, đến Đại hội này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương XĐGN một cách bền vững và gắn liền với phát triển. Mục tiêu chiến lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 mà Đại hội IX đề ra là: “Cơ bản xóa đói, giảm mạnh số hộ nghèo, cơ bản phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ cấp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo”. Như vậy, có thể nói rằng, chủ trương quan điểm của nhà nước ta về XĐGN thể hiện rất rõ quan điểm có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. 15
  • 16. 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài 1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber Xã hội học hiện đại, kể cả xã hội học hiện đại phương Tây nói chung đều thừa nhận có hai ông tổ của lý thuyết phân tầng xã hội - đó là Karl Marx và Max Weber. Bởi lý thuyết của ông tổng hợp lại đã cung cấp cho người ta những nhận thức rất cơ bản về tiền đề và điều kiện (hay những nhân tố về kinh tế, chính trị, văn hóa) dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp khác nhau. a. Lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx (1818- 1883) Karl Marx là nhà triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận của phong trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Theo tập thể các tác giả cuốn Nhập môn xã hội học (Tony Bilton và cộng sự) - một cuốn sách giáo khoa tốt nhất, tổng hợp nhất và có giá trị nổi bật, thì “Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một trong những tiếp cận lý thuyết phân tầng bao quát mạnh mẽ nhất. Cũng lúc đó, cách giải thích về xã hội của ông là một cách giải thích bị tranh luận gay gắt nhất trong mọi học thuyết xã hội, bởi vì nó không chỉ là lý thuyết xã hội học, mà cũng là một triết lý về con người và mộ cương lĩnh cho sự thay đổi cách mạng trong xã hội…Các nhà xã hội học khác nhau đã chấp nhận những quan điểm khác nhau đó, những người khác thì ở lưng chừng, nhưng điều chắc chắn là bất cứ lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn của Marx cách lý giải về giai cấp…. Với Marx mối quan hệ giai cấp là chìa khóa mọi mặt của xã hội”[43,56]. Marx cho rằng, sản xuất của cải vật chất là hoạt động trước tiên của con người và nó phải đến trước mọi hoạt động khác. Chừng nào mà xã hội có thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để sinh sống thì giai cấp mới có thể 16
  • 17. xuất hiện. Bất cứ xã hội có giai cấp nào đều xây dựng trên mối quan hệ giữa những người bóc lột - kẻ bị bóc lột. Lịch sử xã hội “văn minh” theo Marx là lịch sử của những hình thức khác nhau về sự bóc lột và thống trị giai cấp. Theo ông: “Mọi xã hội đều bao hàm sự bóc lột giai cấp trên cơ sở những quan hệ sản xuất, chính cái này mà Marx gọi là phương thức sản xuất. Chìa khóa để tìm hiểu một xã hội nhất định là khám phá ra trong đó phương thức sản xuất nào chiếm ưu thế. Tiếp đó chúng ta biết được mô hình cơ bản của những mối quan hệ xã hội và chính trị và có thể đánh ra xung đột và những tiềm năng thay đổi nào đã được gắn bó với xã hội” [43,57]. Thật ra, Marx không đưa ra một chỉ dẫn riêng về các nhân tố dẫn đến phân tầng xã hội, nhưng qua tác phẩm tiêu biểu của ông - từ Bản thảo kinh tế- triết học 1844 đến Tuyên ngôn Cộng sản, từ Phê phán khoa học chính trị kinh tế đến bộ Tư bản đồ sộ, ta có thể thấy trong quan niệm của Marx, sự phân chia cốt yếu giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định đều bắt nguồn từ quyền sở hữu tài sản đối với các phương tiện sản xuất. Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa có quyền thu lấy toàn bộ tài sản thặng dư do nông dân sản xuất ra trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa. Trong xã hội tư bản, nhà tư bản có quyền chỉ huy lao động và chiếm hữu phần thặng dư do công nhân tạo ra. Theo Marx, nhà tư sản có quyền đó “Không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay những phẩm chất con người của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản [14, 89]. Như vậy, nêu bật nhân tố hàng đầu của phân tầng xã hội là quyền sở hữu tài sản Marx (và cả F. Engel) còn lưu ý đến yếu tố phân công lao động xã hội mà bản thân nhân tố này lại có mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất xã hội và do đó với quyền sở hữu tài sản. 17
  • 18. Điều đó giải thích tại sao trong khi phân tích hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là tư sản vô sản vào thời đại của mình, ông không hề bỏ qua các giai tầng xã hội khác như: giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tăng lữ, tầng lớp tri thức xuất thân từ các giai cấp khác nhau; tầng lớp công nhân “quý tộc”, tầng lớp vô sản “lưu manh” trong bản thân giai cấp công nhân…[43, 108]. b. Lý thuyết phân tầng xã hội của Marx Weber (1864- 1992) Marx Weber là kinh tế học, nhà sử học đặc biệt ông còn được tôn vinh là một nhà xã hội học bách khoa toàn thư. Marx Weber cũng là một người Đức nhưng thuộc thế hệ hậu sinh của Marx, ông đã đưa ra lý thuyết phân tầng của mình, trong đó vừa có điểm “vay mượn” của Marx vừa có những điểm phát triển thêm. Ý kiến của Weber khác với Marx theo nhiều cách. Ông bác bỏ mục đích và chính sách của các nhà xã hội chủ nghĩa Đức vì coi chủ nghĩa cộng sản là một Utopia không thể đạt tới. Bao quát hơn, ông bác bỏ ý kiến cho rằng các nhà xã hội học có thể khái quát hóa các cấu trúc xã hội bằng cách sử dụng sự phân tích các phương thức sản xuất. Với Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử, đều độc nhất và phức tạp. Mặc dù không tán thành mục tiêu chính trị của Marx, hơn nữa ông còn phê phán, bác bỏ quan niệm của Marx cho rằng những quan hệ kinh tế luôn luôn là yếu tố giải thích cấu trúc xã hội và động lực đầu tiên của sự thay đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo có một ảnh hưởng độc về mặt lịch sử và rằng lĩnh vực chính trị thường là lực lượng kiểm soát cốt yếu trong những thay đổi xã hội song khi bàn đến cơ cấu xã hội dưới chủ nghĩa tư bản, Weber cũng phải thừa nhận rằng chính những quan hệ kinh tế đã tạo nên cơ sở của sự bất bình đẳng, tức là tạo tiền đề và điều kiện cho sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau. Chỉ có điều “Weber nhấn mạnh tầm quan 18
  • 19. trọng của thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn là tài sản. Với ông nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường - đấy là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động. Những khác biệt trong phần thưởng giữa các nghề nghiệp kết quả từ kỹ năng hiếm hoi mà nhóm nghề nghiệp cần giữ. Nếu kỹ năng được quá cầu thì tiền thưởng sẽ cao” [43, 65]. Và người có điều kiện để thuê những kỹ năng ấy không ai khác ngoài những người nắm giữ, sở hữu tài sản trong tay. Weber còn đưa ra khái niệm “cơ may đời sống”, thuật ngữ này dùng để chỉ tất cả các phần thưởng và lợi thế nào do khả năng thị trường đem đến. Những cơ may đời sống bao gồm thu nhập, bảo hiểm, phụ cấp,… Bởi vậy, chúng ta có thể phân biệt những nhóm có khả năng thị trường tương tự và những nhóm này có thể gọi là giai cấp. Như vậy, chúng ta có thể thấy chúng ta có thể thấy rằng Weber đồng ý với Marx là những nét kinh tế cốt yếu của chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu các phương tiện sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao động. Sự khác biệt cốt yếu là Marx nhấn mạnh yếu tố kinh tế còn Weber nhấn mạnh yếu tố phi kinh tế. Nếu có những điểm mới trong lý thuyết phân tầng của Weber thì những điểm đó được thể hiện chủ yếu trong tiểu luận “Giai cấp, địa vị và đảng”. Ở tác phẩm này, Weber cho rằng sự bất bình đẳng trong xã hội có thể không dựa trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế, nhưng lại dựa trên uy tín hay quyền lực chính trực được huy động thông qua một đảng. Ngoài ra, theo Weber, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giai cấp lao động có thể phân chia thành từng tầng lớp: có kỹ năng, bán kỹ năng và không có kỹ năng, mà các kỹ năng này thực chất là trình độ học vấn và tay nghề - lại đưa đến sự khác biệt về cơ may đời sống thể hiện ở mức thu nhập, phụ cấp, tiền thưởng… 19
  • 20. Tuy nhiên, khi đánh giá học thuyết của Weber thì có một số vấn đề trong sự giải thích của ông: không thể có tiêu chuẩn để phân chia lực lượng – lao động thành giai cấp và phân tầng. Nói một cách khác, sự phân tích của Weber về khả năng thị trường sẽ đặt mỗi cá nhân vào một giai cấp riêng rẽ. Một cách quan trọng hơn, những tiếp cận của Weber có xu hướng tập trung vào công việc, coi nhẹ của cải như một yếu tố cốt yếu trong cấu trúc giai cấp. Từ các lý thuyết phân tầng của Marx và Weber, xã hội học hiện đại đã rút ra ba nhân tố cơ bản dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp là: Sở hữu tài sản; trí tuệ; quyền lực. Như vậy, cả Marx và Weber đều coi xã hội phương Tây là xã hội tư bản và cả hai đều thống nhất là những nét phân biệt cốt yếu của điều đó là sự sở hữu tư nhân về các tài sản sản xuất và một thị trường lao động. Chính vì lẽ đó mà tập thể tác giả cuốn nhập môn xã hội học đã đưa ra kết luận rằng những tư tưởng của Marx và Weber có thể phối hợp một phần để tạo nên mô hình ba giai cấp chính trong xã hội tư bản hiện đại. Tầng lớp trên ít ỏi gồm những ai nắm được tư liệu sản xuất. Giai cấp này trùng với giai cấp tư sản của Marx. Tuy nhiên, những người không sở hữu các tài sản sản xuất không thể được mô tả tất thảy như là vô sản. Người nghèo theo lý thuyết phân tầng không chỉ bị rơi xuống tầng đáy của thang bậc phân tầng xã hội mà gần như ở ngoài lề của hệ thống thứ bậc đó. Lớp nghèo bị coi là giai cấp dưới trong hệ thống phân tầng, có địa vị xã hội thấp kém, không có quyền lực, uy tín, không sở hữu của cải và ở bên lề thị trường lao động. Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ vận dụng lý thuyết phân tầng của K. Marx và M.Weber về quyền sở hữu tài sản, phân công lao động, khả năng thị trường lao động, cơ may đời sống, uy tín xã hội… để phân tích và thấy rõ những đặc trưng của người nghèo từ đó đưa ra các giải pháp tích cực để xây dụng mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhanh chóng rút ngắn ranh giới của sự 20
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54278 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562