SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 131
Baixar para ler offline
SMCT P1

GIỚI THIỆU
 KHÍ NÉN

THỰC HÀNH


             1
MỤC LỤC

MỤC LỤC
1 - GIỚI THIỆU VỀ KHÍ NÉN                                                     5
       Khí nén được dùng làm gì?                                              5
       Đặc tính của khí nén                                                   6
2 - HỆ THỐNG KHÍ NÉN CƠ BẢN                                                   7
       Bộ phận sản suấtkhí                                                    7
       Bộ phận tiêu thụ khí                                                   8
3 - LÝ THUYẾT VỀ KHÍ NÉN                                                      9
       Đơn vị                                                                 9
                   Các đơn vị thuộc hệ inch                                   10
                   Áp xuất                                                    10
       Đặc tính của gas                                                       11
                   Định luật Boyles                                           11
                   Định luật Charles                                          12
                   Định luật Gay Lussac                                       12
                   Dòng chảy                                                  12
                     Phương Trình Bernoulli                                   12
                   Độ ẩm không khí                                            13
                     Độ ẩm Tương Đối                                          13
4 - KHÍ NÉN VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI                                             15
       Máy nén khí                                                            15
                   Máy nén kiểu piston                                        15
                                     Máy nén kiểu piston một cấp              15
                                     Máy nén kiểu piston hai cấp              16
                                     Máy nén kiểu màng (diaphragm)            16
                   Máy nén kiểu xoay                                          17
                                     Máy nén khí kiểu cánh gạt                17
                                     Máy nén khí kiểu trục vít                17
                   Các định mức của máy nén khí                               17
                                     Hiệu suất thể tích                       18
                                     Hiệu suất nhiệt và tổng hiệu suất        18
       Các thiết bị phụ của máy nén khí                                       18
                   Bồn chứa                                                   18
                                     Tính kích thước bồn                      19
                   Bộ lọc đầu vào                                             19
       Bộ khử nước trong khí nén                                              19
                   Bộ làm mát                                                 19
                                     Làm mát bằng không khí                   19
                                     Làm mát bằng nước                        20
                   Bộ sấy khô khí                                             20
                                     Sấy khô kiểu hấp thụ (tách nước)         20
                                     Sấy khô kiểu hấp thụ (hâp thụ nước)      21
                                     Sấy khô kiểu làm lạnh (hâp thụ nước)     21
                                     Bộ lọc thô (cho đường ống chính)         22
       Hệ thống phân phối                                                     23
                   phân phối dạng tia                                         23
                   Phân phối dạng mạch vòng                                   23
                   Đường phân phối thứ cấp                                    24
                                     xả tự động
                                                                              24
                 Tính toán cho khí nén                                        25
                                   vật liệu đường ống                         28
                                                    Chuẩn của đường ống gas   28
                                                    Đường ống Inox            28
                                                    Đường ống đồng            28
                                                    Đường ống cao su          28
                                                    Đường ống nhựa            29
                                   Thiết bị đấu nối                           29




                                                                                   2
MỤC LỤC


5 – XỬ LÝ KHÍ NÉN                                        31
               Bộ lọc                                    31
               Bộ lọc Standard                           31
               Bộ lọc tinh                               32
               Bộ lọc siêu tinh                          32
               Lựa chọn bộ lọc                           33
     Chất lượng khí                                      33
               Các cấp độ lọc                            33
     Điều chỉnh áp lực                                   35
               Bộ điều áp chuẩn                          35
               Bộ điều áp trợ lực bằng khí               37
               Bộ lọc + điều áp                          38
               Tính toán chọn lựa bộ điều áp             38
     Bôi trơn cho khí nén                                39
               Bộ bôi trơn tuyến tính                    39
     Bộ F.R.L                                            40
               Chọn đúng kích cỡ và lắp đặt              40

6 – CƠ CẤU THỰC HIỆN                                     41
     Xi lanh tuyến tính                                  41
                 Xi lanh tác động đơn                    41
                 Xi lanh tác động kép                    41
                      Cấu trúc xi lanh                   42
                     Bộ đệm                              42
                 Các loại xi lanh đặc biệt               43
                      Hai trục                           43
                     Song hành                           44
                      Nhiều vị trí                       44
                      Có khóa hành trình                 45
                 Phương pháp lắp xi lanh                 46
                     Khớp nối mềm                        46
                 Lực của xi lanh                         47
                 Hệ số tải                               48
                 Sức bền uốn                             48
                 Lưu lượng và sự tiêu thụ khí            48
                 Điều khiển tốc độ                       49
     Các cơ cấu thực hiện đặc biệt                       50
                 Xi lanh không trục                      50
                 Thiết bị trượt                          51
                 Xi lanh trục rỗng                       51
                 Tay gắp khí                             52
                 Cơ cấu quay                             52
                     Loại thanh răng và bánh răng        52
                     Loại cánh xoay                      52
7- VAN ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG                                  54
     Chức năng của van                                   54
          Ổn định đơn và ổn định kép                     55
     Phân loại van                                       55
          Van ti                                         55
          Van trượt                                      58
               Van ống                                   58
                    Làm kín bằng chất đàn hồi            58
                 Làm kín bằng kim loại                   59
                 Van đĩa trượt                           59
                 Van xoay                                60



                                                              3
Phương thức tác động van                            61
          Tác động bằng cơ khí                            61
               Chú ý khi sử dụng cơ cấu con lăn đòn bẩy   61
          Tác động bằng tay                               61
          Tác động bằng khí                               62
          Gián tiếp và trực tiếp                          64
          Tác động bằng lực điện từ                       64
      Phương thức lắp đặt van                             66
           Lắp ống trực tiếp                              66
           Bộ đế van                                      66
           Đế phụ                                         66
           Nhóm đế phụ                                    67
      Tính toán chọn van                                  67
      Các loại van phụ                                    69
           Van không hồi                                  69
            Bộ điều tốc                                   69
            Van thoi                                      70
            Van xả nhanh                                  70

8- CÁC MẠCH CƠ BẢN                                        71
   Giới thiệu                                             71
    Các chức năng cơ bản                                  71
       Khuyếch đại lưu lượng                              71
       Đảo tín hiệu                                       72
       Mạch lựa chọn                                      72
       Chức năng nhớ                                      73
    Chức năng thời gian                                   73
       Trễ trước khi bật                                  74
       Trễ sau khi tắt                                    74
       Xung kích mở                                       74
       Xung kích xả                                       75
    Điều khiển xi lanh                                    77
       Điều khiển bằng tay                                77
            Xi lanh tác động đơn                          77
                  Điều khiển hướng và tốc độ              77
                  Điều khiển từ 2 điểm: chức năng OR      77
                  Khóa lẫn : chức năng AND                78
                  Hoạt động nghịch đảo: chức năng NOT     78
           Xi lanh tác động kép                           79
                  Điều khiển hướng                        79
                  Giữ vị trí cuối                         79
      Dò tìm vị trí xi lanh                               80
                  Tự động hồi                             80
                  Hành trình lập lại                      81
      Điều khiển chuỗi                                    81
            Cách mô tả 1 chuỗi                            81
            Chuỗi của 2 xi lanh                           81
                  Chu kỳ đơn / Chu kỳ lặp lại             84
            Xung đột lệnh                                 84
                  Giải quyết bằng xung                    84
                   Tay gắp: Điều khiển áp lực             84
                  Hệ thống bậc thang                      85
PHU LỤC                                                   88

Ký hiệu                                                   88
      Thiết bị xử lý khí                                  88
      Cơ cấu thực hiện                                    89
      Van                                                 89

                                                               4
1 GiỚI THIỆU KHÍ NÉN TRONG THỰC TẾ

Hệ thống năng lượng lưu chất là hệ mà năng lượng truyền và điều khiển bởi áp lực của
     khí hay chất lỏng.
Đối với khí nén thì năng lượng là nguồn khí lấy từ mô trường, nó bị nén bởi máy nén
     nhằm giảm thể tích và tăng áp lực.
Khí nén chủ yếu dùng để tác động lên van hay piston.
Để điều khiển khí nén chính xác, cần có đầy đủ kiến thức về thiết bị khí nén và chức
     năng của chúng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
Dù hiện nay các hệ thống điều khiển chuỗi lập trình được hay điều khiển logic được sử
     dụng nhiều nhưng vẫn cần nắm các chức năng của thiết bị khí trong hệ thống.


KHÍ NÉN ĐƯỢC DÙNG LÀM GÌ?
ứng dụng của khí nén hầu như không giới hạn, từ ứng dụng trong nhãn khoa dùng áp
suất thấp để thử áp trong nhãn cầu và vô số chuyển động thẳng và quay trong máy
 robot đến những thiết bị cần áp lực cao như việc khoan bêtông chẳng hạn.
Sau đây là danh sách ứng dụng của khí nén về tính đa dạng điều khiển khí nén
trong công nghiệp, ngày càng được mở rộng liên tục.
    Hoạt động hệ thống van bằng khí, nước hay hóa chất.
    Hoạt động của các cửa nặng hoặc nóng.
    Mở cửa máng xả trong tòa nhà, nhà máy thép, hầm mỏ và công nghiệp hóa chất
    Búa đóng cọc và nghiền bê tông và rải đá dăm
    Nâng và di chuyển trong máy dập khuôn
    Crop spray và vận hành thiết bị máy kéo
    Phun sơn
    Giữ và di chuyển trong sản suất đồ gỗ và trang trí nội thất
    Giữ đồ gá và cố định thiết bị lắp ráp của máy móc và công cụ
    Giữ để dán keo, dán nhiệt hay hàn nối plastics
    Giữ để hàn hay brazing
    Giữ và định hình trong uốn ống, vẽ hay dát mỏng
    Spot trong máy hàn
    Trát vữa
    Vận hành lưỡi dao máy xén
    Máy rót và đóng chai
    Máy chế biến gỗ drive và feed
    Bộ thiết bị thử nghiệm
    Máy công cụ, vận hành hay nạp liệu
    Robot khí nén
    Đồng hồ tự động
    Bộ tác khí và nâng chân không các tấm mỏng
    Khoan trong nha khoa
    Và nhiều ứng dụng khác nữa…
                                                                                        5
ĐẶC TÍNH CỦA KHÍ NÉN

     Một số đặc điểm quan trọng tại sao khí nén được dùng rộng rãi:
Có sẵn
     Hầu hết các xưởng và nhà máy cộng nghiệp có cung cấp khí nén trong những khu
     vực làm việc và máy nén lưu động có thể phục vụ cho trường hơp ở xa.
Tích trữ được
     Dễ dàng dự trữ được khối năng lượng lớn khi cần
Thiết kế và điều khiển đơn giản
     Thiết bị khí nén thì Thiết kế và điều khiển đơn giản và dễ dàng mở rộng trong hệ
     thống tự động và điều khiển tương đối đơn giản.
Chuyển động dễ lựa chọn
     Có thể tác động thẳng hay góc xoay với sự thay đổi vận tốc đơn giản và liên tục
Kinh tế
     Chi phí lắp đặt thấp do thiết bị đơn giản, và chi phí bảo trì cũng thấp do tuổi thọ cao
     mà không cần bảo dưỡng.
Tin cậy
     Các thiết bị khí nén đều có tuổi thọ cao nên có tác động tốt đến độ tin cậy của hệ
     thống
Chịu đựng được điều kiện môi trường
     Chịu được môi trường nhiệt độ cao, bụi và gỉ sét trong khi đó các loại khác có thể
     hư hỏng rồi.
Môi trường trong sạch
     Nếu được trang bị thiết bị xả khí thích hợp có thể được lắp đặt ở phòng sạch
An toàn
     Không gây cháy trong môi trường có nguy cơ cháy cao, hệ thống không bị ảnh
     hưởng về việc quá tải vì bộ tác động chỉ có ngừng hay là chạy nó không sinh ra
     nhiệt




                                                                                           6
2       HỆ THỐNG KHÍ NÉN CƠ BẢN

Xilanh khí nén, bộ tác động quay, và mô tơ khí nén tạo ra lực và chuyển động hầu hết
         trong các hệ thống khí nén. Để dịch chuyển, giữ, định hình và xử lý vật liệu.
Để vận hành và điểu khiển bộ tác động này, cần những thiết bị khí nén khác, như là: bộ
         xử lý khí để chuẩn bị không khí nén và van điều khiển áp xuất, lưu lượng và
         hướng chuyển động của bộ tác động.
Hệ thống khí nén cơ bản, hình 2.1, gồm 2 phần chính
•        Phần tạo khí nén và phân phối
•        Phần tiêu thụ khí nén




                          Hình 2.1 Hệ thống khí nén cơ bản


HỆ THỐNG NÉN KHÍ

Các thành phần và chức năng chính là.
1- máy nén khí
khí được lấy từ áp suất khí quyển được nén và cho ra ở áp suất cao hơn cho hệ thống
         khí nén. Thực vậy, nó chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng khí nén.
2- mô tơ điện
Cung cấp năng lượng cơ cho máy nén. Nó chuyển từ điện an8ng sang cơ năng
3- công tắc áp suất
Điều khiển mô tơ điện bằng sensor áp suất ở trong bồn. nó được cài đặt ở áp suất lớn
         nhất khi đó sẽ ngắt mô tơ và khi rớt xuống áp suất thấp nhất nó sẽ khởi động
         mô tơ.
4- Van 1 chiều
Cho phép không khí đi từ máy nén khí đi vào bồn và ngăn không khí chạy ngược lại khi
         máy nén khí tắt.
                                                                                         7
5- bồn chứa
Tích trữ không khí được nén. Kích thước tùy thuộc vào dung lượng của máy nén khí thể
          tích càng lớn khoảng thời gian máy nén khí chạy càng dài
6- đồng hồ
Hiển thị áp suất của bồn
7- van xả tự động
Xả nước động trong bồn mà không cần giám sát.
8- Van an toàn
Xả không khí nếu áp xuất của bồn tăng trên áp suất cho phép
9- bộ làm nguội không khí khô
Làm mát không khí xuống vài độ trên điểm động nước của hầu hết không khí ẩm, điều
          này tránh có nước trong hệ thống ống
10- bộ lọc
Trong đường ống chính, bộ lọc này phải có độ sụt áp thấp nhất và khả năng loại bỏ hơi
          sương. Nó giữ đường ống khỏi bụi, nước và dầu.

HỆ THỐNG TIÊU THỤ KHÍ

1.      Lấy khí: Đối với thiết bị tiêu thụ, khí được lấy phía trên đường ống chính để các
        chất lắng đọng (chủ yếu là hơi nước) nằm lại ống chính , chất này sẽ chảy về
        phía đường ống thấp phía dưới rồi vào bộ xả tự động.

2.      Tự động xả nước: mỗi đường ống nghiêng dốc nên có 1 bộ xả ở phía cuối.
        Phương pháp hiệu quả nhất là Tự động xả, nó ngăn được nước ứ động trong
        ống mà làm khô bằng tay có thể bỏ sót.

3.      Các thiết bị phục vụ khí: tạo ra khí sạch với áp lực tối ưu nhất và đôi khi cấp
        dầu bôi trơn vào để kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị cần bôi trơn.

4.      Van điều khiển hướng: Thay đổi ngõ vào và ra của xi lanh nhằm điều khiển
        hướng chuyển động.

5.      Cơ cấu thực hiện: chuyển đội năng lượng khí nén thành năng lượng động
        năng. Nó có thể là xi lanh chuyển động thẳng, xi lanh chuyển động quay hay
        các thiết bị khí khác.

6.      Bộ điều khiển tốc độ: Cho phép điều khiển tốc độ đơn giản và dễ dàng nhất.
Ta sẽ đề cập kỹ hơn các thiết bị này ở các phần 4 7.




                                                                                          8
3. LÝ THUYẾT VỀ KHÍ NÉN

 ĐƠN VỊ
 Hệ thống đo lường quốc tế đã được thon6ng qua năm 1960, riêng Mỹ, Anh, Nhật vẫn
         còn sử dụng hệ đo lường theo theo Anh.

    Đại lượng         Ký hiệu         Đơn vị SI           Tên                 Ghi chú

                                    1. ĐƠN VỊ CƠ BẢN
Trọng lượng         m                 kg          Kilogram
Chiều dài           s                 m           Mét
Thời gian           t                 s           Giây
Nhiệt độ (kelvin)   T                 K           Kelvin                 0oC = 273,16 K
Nhiệt độ (oC)       t, θ              o
                                        C         Độ C


                                  2. ĐƠN VỊ TÍNH TOÁN
Bán kính            r                 m           Mét
Góc                 α,β,Ɣ,Ɛ,φ,δ       1           Radian
Diện tích           A, S              m2          Mét vuông
Thể tích            V                 m3          Mét khối
Tốc độ              v                 m s -1      Mét / giây
Tốc độ góc          ω                 s -1        Radian / giây
Gia tốc             a                 m s -2      Mét / giây b.phương
Quán tính           J                 m2 kg
Lực                 F                 N           Newton                 = kg.m.s-2
Trọng lực           G                 N           Gia tốc trọng lực      9.80665 m. s-2
Công                W                 J           Jun=newton.mét
Thế năng            E, W              J           Jun
Động năng           E, W              J           Jun                    0.5. m.v2
Momen               M                 J           Jun
Công suất           P                 W           watt                   = J.s-1
                           3. ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TỚI KHÍ NÉN
Áp lực              p                Pa           Pascal                 =N.m-2
Thể tích chuẩn      Vn               m3n          Mét khối chuẩn         ở q=0oC ,
                                                                         p=760mm Hg
Lưu lượng khí       Q                m3n.s-1      Mét khối chuẩn/ giây
Năng lượng, Công    E, W             N.M          Jun                    Pa.m3=N.m
Công suất           P                W            Watt                   p.Q=N.m.s-1=W


                           Bảng 3.1 Đơn vị SI dùng trong khí nén
                                                                                          9
Bảng 3.2 Các đơn vị số lượng theo hệ Mười

   Số             Tên             Ký hiệu           Số           Tên        Ký hiệu

   10-1           Deci            d                 101          Deka          da
   10-2           Centi           c                 102          Hecto         h
   10-3           Mili            m                 103          Kilo          k
   10-6           Micro           µ                 106          Mega          M



ĐƠN VỊ KHÔNG THEO HỆ MÉT
                                              Bảng 3.3


Đại lượng         Đơn vị              Đơn vị Anh(e)       m       e        e        m
                  mét(m)

Khối lượng         kg                 Pound               2.205            0.4535
                   g                  ounce               0.03527          28.3527

Chiều dài          m                  foot                3.3281           0.3048
                   m                  yard                1.094            0.914
                   mm                 inch                0.03637          25.4
                  o                   o
Nhiệt độ              C                   F               1.8oC + 32       (oF-32)/1.8

Diện tích          m2                 sq.ft               10.76            0.0929
                   cm2                sq.inch             0.155            6.4516

Thể tích           m3                 cu.yard             1.308            0.7645
                   cm3                cu.inch              0.06102         16.388
                   dm3                cu.ft                0.03531         28.32


Lưu lượng         m 3n/phút           scfm                35.31            0.02832
                  dm3n/p,( l/p)       scfm                0.03531          28.32
Lực               N                   pound force(lbf.)   0.2248           4.4484

Áp lực             bar                Lbf./sq.inch(psi)   14.5             0.06895


ÁP LỰC
Đơn vị tính áp lực trong hệ SI là Pascal (Pa)
         1Pa = 1 N/m2
Đơn vị này rất nhỏ so với giá trị sử dụng thực tế, vì vậy để tranh con số quá lớn người ta
         dùng 1 đơn vị khác – Bar.
         1bar = 100 000 Pa = 100 kPa
                                                                                         10
Hình 3.4 Các hệ chỉ thị áp lực khác nhau:




 Áp lực khí được cho là quá áp khi nó lớn hơn áp lực môi trường và được gọi là áp lực
                                 khí nén (gauge pressure – GA)
Áp lực khí cũng biểu diễn ở dạng áp lực tuyệt đối, tham chiếu với môi trường chân
         không. Áp lực dưới áp lực môi trường gọi là thấp áp.

Có nhiều cách để biểu diễn áp lực như ở hình 3.4, tham chiếu áp lực môi trường chuẩn
        p=1013mbar.


ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI KHÍ

Định luật Boyles:
“ Ở nhiệt độ không đổi, áp suất của 1 lượng khí cho trước tỉ lệ nghịch với thể tích của
         nó.”




                           Hình 3.5 minh họa định luật Boyles
                                                                                          11
Nếu thể tích V1 =1 m3 ở áp lực tuyệt đối 100kPa ( 1 bar ABS) được nén với nhiệt độ
         không đổi xuống thể tích V2 = 0.5 m3 thì :
         p1 . V1 = p2 . V2             p2 = (p1.V1) / V2

nên       p2 = (100kPa. 1m3) / (0.5m3) = 200kPa (2 bar ABS)
Tiếp tục, nếu V1 ở 100kPa được nén tới V3 = 0.2 m3 thì áp lực sẽ là :
          p3 = (p1.V1) / V3 = 100kPa.1m3 / 0.2m3 = 500kPa (5 bar ABS)

Định luật Charles:
“Ở áp suất không đổi, thể tích của 1 lượng khí cho trước sẽ tăng lên 1/273 khi nhiệt độ
        tăng lên 1 oC.”

Định luật Gay Lussac:
“ Ở áp suất không đổi, thể tích khí tăng tỉ lệ theo nhiệt độ.”
Do đó        V1 / V2 = T1 / T2 và V2 = V1.T2 / V.

Hay có thể đổi lại : “ Với thể tích không đổi, áp suất tỉ lệ với nhiệt độ”
Nên          p2.p2 / T1.T2          và p2= p1 ( T1/T2)

Trong các công thức trên phải dùng nhiệt độ Kelvin K= oC = 273.
Từ các mối quan hệ trên ta có:
              (p1. V1) / T1 = (p2.V2) / T2 = hằng số.
Định luật này đưa ra lý thuyết cơ bản để tính toán thiết kế hay lựa chọn thiết bị khí nén
         khi quan tâm đến sự thay đổi nhiệt độ.
Đôi khí cần tham chiếu các dữ liệu của thể tích khí với thể tích khí chuẩn (m3n), khối
         lượng 1.293 kg ở 0oC.

LƯU LƯỢNG
Đại lượng cơ bản của lưu lượng là Q, mét khối/ giây (m3n/s). Thực tế người ta dùng
        lít/phút hay dm3/phút. Đối với hệ Anh, dùng đơn vị scfm ( cubic foot / phút).

Biểu thức Bernolli
“Chất lỏng có trọng lượng riêng nhất định chảy ngang trong ống có đường kính ống
         thay đổi thì tổng năng lượng ở điểm 1 và điểm 2 là như nhau.”
 hay : p1 + 1/2p.v12 = p2+1/2p.v22
Biểu thức này cũng đúng đối với chất khí khi tốc độ dòng chảy không vượt quá 330m/s.




                                                                                        12
ĐỘ ẨM CỦA KHÍ
 Không khí luôn chứa một lượng hơi nước . Lượng hơi nước tồn tại phụ thuộc vào độ ẩm
         và nhiệt độ.
 Khi không khí bị làm lạnh nó sẽ đạt đến một điểm nào đó được gọi là điểm bảo hòa hơi
         nước, còn gọi là điểm sương. Khi bị làm lạnh hơn nữa, tất cả lượng hơi nước
         sẽ không thể duy trì tiếp được, 1 lượng hơi dư thừa sẽ hình thành những giọt
         nhỏ gọi là chất ngưng tụ.
 Lượng nước thực tế có thể lưu trữ trong khí phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ; 1 m3 khí
         nén cũng chỉ có thể chứa cùng lượng hơi nước có trong 1 m3 khí quyển.
 Bảng dưới đây sẽ chỉ ra lượng nước chứa trong 1 mét khối khí ở 1 dảy nhiệt độ từ -30
         tới +80oC.

   Nhiệt độ oC           0      5      10     15         20     25      30      35       40

g/m3n (standard)       4.98    6.99   9.86   13.76   18.99     25.94   35.12   47.19   63.03

g/m3 ( môi trường)     4.98    6.86   9.51   13.04   17.69     23.76   31.64   41.83   54.108

   Nhiệt độ oC           0      -5     -10    -15        -20    -25     -30     -35     -40

g/m3n (standard)       4.98    3.36   2.28   1.52    1         0.64    0.45    0.25    0.15

g/m3 ( môi trường)     4.98    3.42   2.37   1.61    1.08      0.7     0.4     0.29    0.18


                     Bảng 3.6 Bảo hòa hơi nước trong khí( điểm sương)

 Tỉ lệ độ ẩm:
 Tỉ lệ giữa lượng nước chứa thực tế với điểm sương gọi là tỉ lệ độ ẩm, no tính theo phần
           trăm.
           r.h = (lượng nước thực tế / điểm sương) x 100%.

 Ví dụ 1: nhiệt độ 25 oC, r.h = 65%. Hỏi lượng nước trong 1m3 là bao nhiêu?
 Điểm sương ở 25oC = 24g/m3.0.65= 15.6 g/m3.
 Khi khí được nén, dung tích chúa hơi nước bị giảm xuống, vì vậy nước sẽ bị gnu7ng tụ
          trừ phi nhiệt độ tăng.

 Ví dụ 2: 10m3 khí quyển ở 15oC với r.h=65% được nén lên 6 bar. Nhiệt độ tăng cho
          phép là 25oC. Boa nhiêu nước sẽ ngưng tụ?
 Từ bảng 3.5 , ở 15oC, 10 m3 khí có thể chứa tối đa 13.04g/m3 * 10m3 = 130.4g.
 Do r.h=65%, lượng nước chứa trong khí là 130.4g * 0.65 = 84.9g (a)
 Thể tích khí nén giảm có thể tính như sau:
 p1. V1 = p2.V2     (p1/p2).V1 = V2     V2 = (1.013bar / (6+1.013)) * 10m3 = 1.44 m3
 Từ bảng 3.5 : 1.44 m3 khí ở 25 oC có thể chứa tối đa 23.76g * 1.44 = 34.2g. (b)




                                                                                        13
Lượng nước ngưng tụ bằng tổng lượng nước trong khí trừ đi thể tích mà khí nén có thể hấp
    thu; vậy từ (a) và (b) ta có 84.9 – 34.2 = 50.6g là lượng nước ngưng tụ
Lượng nước ngưng tụ này nên được tách khỏi khí nén trước khi cấp vào hệ thống để tránh
    gây hỏng hóc cho thiết bị.




Hình 3.7 Điểm sương trong dãy nhiệt độ từ -30 tới +80oC. Đường đậm chỉ ra tập các điểm
     sương của thể tích khí phụ thuộc nhiệt độ, đường nhạt ứng với thể tích khí chuẩn.




                                                                                    14
4. NÉN VÀ PHÂN PHỐI KHÍ.

MÁY NÉN KHÍ

Máy nén khí chuyển năng lượng cơ từ động cơ điện hay động cơ đốt trong thành tếh năng
    của khí nén.
Máy nén chia thành 2 loại chính: loại chuyển động thẳng và loại quay.




                      Hình 4.1 Các loại máy nén sử dụng cho khí nén.

MÁY NÉN CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN
Máy nén piston một cấp:
Khí lấy từ môi trường và nén đến áp lực yêu cầu trong 1 hành trình đơn. Piston di chuyển
     xuống làm tăng thể tích và giảm áp suất xuống thấp hơn áp suất khí quyển làm cho khí ở
     môi trường ngoài lọt vào xi lanh qua cửa vào. Sau khi xuống hết, piston di chuyển lên, lỗ
     vào đóng bị khi khí bị nén lại, lỗ ra mở ra đưa khí vào bình chứa.
Loại máy nén này được sử dụng rộng rã trong hệ thống khí có áp lực từ 3-5 bar.




                                Hình 4.2 Máy nén piston đơn
                                                                                        15
Máy nén piston 2 cấp
Ở máy nén piston đơn, khi khí nén hơn 6 bar, nhiệt độ tỏa ra rất lớn làm giảm hiệu suất
    làm việc. Vì vậy mà máy nén khí dùng trong công nghiệp thường là loại kép. Khí lấy
    từ áp suất khí quyển được nén qua 2 cấp để tạo ra áp lực cuối cùng.




                             Hình 4.3 Máy nén piston kép

Nếu áp lực cuối cùng là 7 bar, thì cấp đầu tiên thường nén lên khoảng 3 bar, sau đó nó
     được làm lạnh và đưa vào cấp nén thứ 2 để nâng lên.
Khí nén đưa vào cấp xilanh nén thứ 2 đã được giảm nhiệt nhiều do đã qua bộ làm mát
     bên trong nên hiệu suất tăng hơn so với máy nén đơn. Nhiệt độ cuối cùng của khí
     ra cỡ 120oC.

Máy nén khí loại màn chắn.
Máy nén khí loại màn chắn cấp khí nén cỡ 5 bar, hoàn toàn không có lẫn dầu nên được
    sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
Màn chắn tạo ra sự thay đổi thể tích trong buồng nén. Điều này giúp khí vào khi hành
    trình xuống và nén khi hành trình lên.




                             Hình 4.4 Máy nén màn chắn                               16
MÁY NÉN KHÍ LOẠI QUAY:

Máy nén quay loại cánh trượt:
Loại này có rotor gắn lệch tâm và các cánh của nó có thể trượt trong những khe quanh trục
     rotor. Khi rotor quay, lực ly tâm giữ các cánh tiếp xúc với vách stator và không gian
     giữa 2 cánh liền kề sẽ giảm dần làm tăng áp lực từ cửa vào và tao ra khí nén.




                                            Hình 4.5
Việc bôi trơn và làm kín thực hiện bằng cách thêm dầu vào luồng khí gần cửa vào. Dầu cũng
                          có tác dụng làm mát han chế nhiệt ra cỡ 190oC.
Máy nén khi loại trục vít:
Gồm 2 trục rotor ăn khớp và quay ngược chiều nhau. Khoảng không giữa 2 trục rotor giảm
     dần doc theo trục điều này làm khi kẹt giữa 2 trục bị nén lại. Nó được bôi trơn và làm
     kín bằng dầu nên phải tách dầu ở đầu ra.
Loại này có thể đạt được tốc độ lưu lượng
     liên tục cao vượt mức 400m3/phút ở áp lực
     10 bar.
Loại này có ưu điểm hơn loại máy nén van quay
     vì nó tạo ra nguồn khí cấp liên tục, không
      có xung.

                                                                     Hình 4.6
ĐÁNH GIÁ MÁY NÉN:
Dung lượng máy nén xác định bởi Lưu lượng khí chuẩn, m3n/s hay dm3n/s hay l/m. Đối với
     máy nén piston, nó được tính bởi:
Q (l/m)= diện tích dm2 x chiều dài hành trình dm x số xi lanh tầng đầu x rpm
Trong trường hợp máy nén 2 tầng, chỉ tính tầng xilanh đầu tiên.
Hiệu suất khí cấp thường thấp hơn do tổn hao nhiệt và thể tích.
Khí nén trong xi lanh không thể xả hết khi hết hành trình nén, có vài khoảng trống không
     dùng được ta gọi là vùng thể tích chết.
Tổn thất nhiệt xảy ra do trong quá trình nén, nhiệt độ khí tăng lên cao do đó thể tích khí tăng
     và giảm đi khi ra nhiệt độ môi trường.
                                                                                           17
Hiệu suất thể tích:
Hệ số (Lượng khí cấp / lượng khí chiếm chỗ) chính là hiệu suất thể tích, tính theo phần trăm.
Nó thay đổi tùy theo kích cỡ, loại và kết cấu máy, số tầng nén và áp lực cuối cùng. Hiệu suất
     máy nén 2 tầng thấp hơn máy nén 1 tầng vì ở mỗi xi lanh đều có vùng thể tích chết.

Hiệu suất nhiệt và hiệu suất tổng hợp:
Bên cạnh các tổn hao nói trên còn có tổn hao do nhiệt làm giảm hiệu suất nén khí. Các tổn
     hao này hơn nữa còn làm giảm hiệu suất tổng quát, phụ thuộc vào hệ số nén và tải.
     Máy nén làm việc gần hết dung tích sẽ làm gia tăng nhiệt và giảm hiệu suất. Ở máy nén
     2 cấp, hệ số nén mỗi cấp thấp, khí được nén riêng biệt ở cấp 1 rồi qua bộ làm mát sau
     đó vào cấp nén cuối cùng.
Ví dụ: Nếu khí quyển được lấy vào cấp nén 1 và nén xuống còn 1/3 thể tích đầu, áp lực cửa
     ra cỡ 3 bar. Nhiệt sinh ra thấp tương ứng khi nén mức thấp. Sau đó khí qua bộ làm mát
     rồi vào cấp nén thứ 2 và tiếp tục giảm 1/3 thể tích. Áp lực tuyệt đối cuối cùng sẽ là 9
     bar.
Khi nén trực tiếp cùng lượng khí đó từ áp lực môi trường lên áp lực tuyệt đối 9 bar, nhiệt độ
     sinh ra sẽ rất cao và hiệu suất tổng quát sẽ giảm mạnh.
Sơ đồ hình 4.7 so sánh hiệu suất tổng quát tiêu biểu của máy nén 1 cấp và 2 cấp với áp lực
     cuối cùng khác nhau.




                               Hình 4.7 Sơ đồ hiệu suất tổng quát
Đối với áp suất cuối cùng thấp, loại 1 cấp tốt hơn do hiệu suất thể tích cao hơn. Khi cần áp
     lực cuối lớn thì loại 2 cấp có ưu điểm hơn.
Năng lượng tiêu thụ đặc biệt dùng để tính hiệu suất tổng quát và có thể dùng để ước
     lượng giá thành sản xuất khí nén. Trung bình, 1 kW điện sẽ tạo được 120-150l/phút ở
     áp lực làm 7 bar. ( =0.12…0.15m3n/min/kW). Thông số chính xác cần thiết lập dựa theo
     kích cỡ và loại máy nén.


CÁC PHỤ KIỆN CHO MÁY NÉN

BÌNH TÍCH KHÍ:
Bình tích khí là một bình chịu được áp suất cao, làm từ thép tấm, đặt theo hướng thẳng
     đứng hay nằm ngang ngay sau bộ làm mát, dùng để tích trữ khí nén; do đó hạn chế
     được dao động lưu lượng.


                                                                                        18
Chức năng chính của bình tích khí là trữ khí để tránh quá tải cho máy nén và giảm thiểu dao
     động của máy nén khi phải nhận và không nhận tải, nó cũng làm mát và làm ngưng tụ 1
     phần hơi dầu và nước lẫn trong khí. Ta nên đặt bình chứa ở nơi thoáng mát.
Nên gắn vào bình van an toàn, đồng hồ áp lực, bộ xả và nắp đậy kiểm tra-vệ sinh.
Tính toán lựa chọn bình chứa:
Bình chứa được chịn dựa vào lượng khí đến từ máy nén, kích thước hệ thống, yêu cầu
     nguồn khí không đổi hay thay đổi.
Máy nén điều khiển bằng điện trong các nhà máy công nghiệp thường được đóng ngắt giữa
     2 mức áp lực min và max, gọi là điều khiển tự động. Để tránh dao động quá mức thì nó
     cần 1 bình chứa có lượng thể tích nhỏ nhất định.
Máy nén di động dùng động cơ nổ không dừng lại khi đạt tới áp lực max, lúc này van hút của
     máy nén sẽ mở và khí sẽ tự do ra vào xi lanh mà không bị nén. Độ chênh áp giữa lúc có
     tải và không tải là rất nhỏ. Trong trường hợp này chỉ cần dùng bình chứa nhỏ.
Trong công nghiệp, quy tắc chon bình chứa như sau:
     Dung tích bình chứa = khí nén ra từ máy nén / phút
Ví dụ: Máy nén có lưu lượng ra là 18m3n/min, áp lực đường ống trung bình là 7 bar. Do đó
     khí nén ra trên mỗi phút là: 18000 / 7 – tương đương 2500 lít
Vậy cần chọn bình có dung tích 2750 lít.

BỘ LỌC ĐẦU VÀO:
Không khí bình thường chứa tới 40 triệu phần tử rắn/m3 như bụi, phấn… Nếu khí này được
     nén lên 7 bar thì lượng tạp chất này sẽ lên 320 triệu/m3 . Vì vậy để máy nén hoạt động
     tin cậy, bền thì bộ lọc phải có hiệu suất cao nhằm ngăn sự bào mòn ở piston và xi lanh.
Bộ lọc cũng không nên quá mịn, những phần tử nhỏ (2-5µm) bị giữ lại làm trở kháng bộ lọc
     tăng cao nên giảm lượng khí hữu ích.
Khí lấy vào máy nén càng sạch và khô càng tốt, đường kính ống nên lớn. Khi dùng bộ giảm
     âm thì nên đặt nó phía sau bộ lọc.


KHỬ NƯỚC TRONG KHÍ NÉN
BỘ LÀM MÁT:
Sau khi nén, khí sẽ có nhiệt độ cao và khi giảm xuống nhiệt độ môi trường, lượng nước trong
     khí sẽ tích tụ trong đường ống. Cách tốt nhất để ngăn hiện tượng này là làm mát khí
     ngay sau khi nén. Bộ làm mát có thể dùng nước hay khí để trao đổi nhiệt.
Làm mát bằng khí
Khí nén chạy qua một mạng lưới các ống tản nhiệt được làm mát nhờ quạt gió. Loại tiêu biểu
     được vẽ trên hình 4.8. Nhiệt độ khí nén ra chỉ nên cao hơn 15oC so với môi trường
     xung quanh.




                                                                                        19
Làm mát bằng nước
Cơ bản là một vỏ thép có chứa các đường ống, nước nằm một phía và khí nằm một phía của
    ống, cả nước và khí đều chạy tuần hoàn và có hướng ngược chiều nhau. Nguyên lý vẽ
    ra ở hình 4.9




                                         Hình 4.9.
Bộ làm lạnh cần đảm bảo khí ra chỉ hơn 10oC so với nước làm mát.
Nên gắn thêm bộ tự động xả để xả chất ngưng tụ.
Bộ làm mát cũng nên trang bị van an toàn, đồng hồ áp lực và nhiệt kế cho khí và nước.

BỘ LÀM KHÔ:
Các bộ làm mát thường làm lạnh khí xuống 10-15oC, điều kiện nhiệt làm việc của khí là nhiệt
     môi trường ( khoảng 20 oC), điều này có nghĩa sẽ không còn nước ngưng tụ khi làm việc
     nữa. Tuy nhiên nhiệt độ khí ra cũng có thể cao hơn nhiệt môi trường nơi mà các ống dẫn
     đi qua, chẳng hạn vào buổi tối. Khi đó khí bị làm lạnh hơn nữa và nước sẽ bị ngưng tụ.
Phương pháp làm khô khí được dùng là giảm điểm sương, điểm mà nhiệt độ tại đó làm khí
     bảo hòa hơi nước hoàn toàn. Điểm sương càng thấp thì lượng hơi ẩm trong khí càng ít.
Có 3 loại làm khô khí: 2 loại dạng hấp thụ và 1 loại dạng làm lạnh.
Loại làm khô dạng hấp thụ ( chất hấp thu bị rã ra):
Khí nén bị đẩy qua chất hấp thu như phấn dehydrat,
     megie-clorua, lithium-clorua, canxi-clorua ở
     dạng rắn, húng sẽ hấp thu nước rồi ngưng tụ
      ở đáy bình chờ xả ra.
Các chất hấp thu cần bộ sung thêm thường
     xuyên khi mà điểm sương tăng.
     Điểm sương ở 5oC, 7 bar là đạt yêu cầu.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí ban đầu
     và vận hành thấp, nhưng nhiệt độ vào không
     được quá 30oC., các chất này có tính ăn mòn
     rất cao nên đòi hỏi phải được lọc cẩn thận
     tránh để lọt vào hệ thống khí nén.




                                                                  Hình 4.10
                                                                                        20
Làm khô dạng hấp thu (chất hấp thu được tái sử dụng)
Các hóa chất như silica dạng gel, alumi hoạt tính dạng hạt chứa trong bầu đặt thẳng dứng sẽ
     hấp thu hơi ẩm trong khí nén. Khi chất hấp thu bảo hòa , nó sẽ được tái chế lại bằng khí
     khô, nhiệt hay tự làm khô như hình 4.11.
Khi nén ẩm được cấp vào van điều khiển hướng và đi vào cột hấp thu1. khi khô sẽ thoát ra
     cửa ra.
Khoảng 10-20% khí khô sẽ qua vòi O2 và cột 2 theo chiều ngược lại để tái chế nó. Khí tái chế
     sau đó sẽ thải ra ngoài.
Van điều khiển hướng sẽ chuyển đổi định kỳ, được điều khiển bởi timer, cho phép làm khô khí
     ở 1 cột và tái tạo ở cột kia, đảm bảo khí luôn khô.
Điểm sương cực thấp vẫn có thể áp dụng phương pháp này, ví dụ -40oC.
Chỉ thị màu có thể kết hợp với làm khô để hiển thị mức độ bảo hòa. Bộ lọc tinh cần gắn ở cửa
     ra để lọc các bụi từ chất làm khô. Chi phí ban đầu và vận hành cao nhưng bảo trì ít tốn
     kém.




                                         Hình 4.11
Làm khô dạng làm lạnh
Đây là thiết bị kết hợp 1 mạch làm lạnh là 2 vùng trao đổi nhiệt.
Khí ẩm ở nhiệt độ cao được tiền làm lạnh ở vùng trao đổi nhiệt 1, truyền 1 phần nhiệt cho khí
     lạnh ở cửa ra. Sau đó nó tiếp tục được làm lạnh bởi công chất lạnh trong mạch máy lạnh
     ở vùng 2. Vào thời điểm này hơi nước và dầu ngưng tụ rồi tự động xả ra ngoài.
Khí khô lạnh sẽ quay về vùng trao đổi nhiệt 1 và nhận nhiệt từ khí vào, điều này sẽ ngăn tụ
     sương ở cửa ra, tăng thể tích khí và giảm độ ẩm.

                                                                                       21
Nhiệt độ ra có thể đạt 2oC với phương pháp hiện đại dù chỉ cần 5oC là thỏa yêu cầu của tất
     cả ứng dụng khí nén. Nhiệt độ đầu vào có thể lên 60oC nhưng để lợi về kinh tế thì nhiệt
     đầu vào càng thấp càng tốt.
Nhìn chung thì chi phí cho bộ làm khô chiếm 10-20 % chi phí máy nén.



                                                  1.   Vùng trao đổi nhiệt giữa khí vào và
                                                       khí ra
                                                  2.   Vùng trao đổi nhiệt giữa khí vào sau
                                                       khi qua vùng 1 với công chất lạnh
                                                       ( freon)
                                                  3.   Quạt làm lạnh công chất.
                                                  4.   Máy nén công chất
                                                  5.   Van tiết lưu ( làm lạnh công chất)
                                                  6.   Bộ lọc khí
                                                  7.   Bộ tự động xả



                         Hình 4.12 Nguyên lý làm khô bằng làm lạnh

Bộ lọc đường ống chính:
Bộ lọc dung tích lớn nên đặt ngay sau bình tích khí để tách tạp chất, hơi dầu, và nước ra khỏi
     khí nén.
Bộ lọc phải có độ sụt áp thấp nhất và có khả năng tách hơi dầu từ máy nén để tránh bị tích tụ
     trong đường ống, nó không có đĩa chia khí để tách nước như bộ lọc chuẩn. Bộ xả gắn
     kèm hay tích hợp sẵn trên bộ lọc sẽ xả chất ngưng tụ thường xuyên.
Bộ lọc thường là loại có phin lọc thay thế nhanh.




                             Hình 4.13 Bộ lọc đường ống chính.
                                                                                        22
PHÂN PHỐI KHÍ

Hệ thống phân phối chính được lắp đặt để truyền khí đến các khu tiêu thụ khác nhau.
     Cần phải đặt các van cách ly để chia ống khí chính thành những đoạn và để giới
     hạn khu vực cần tắt/đóng trong khi sửa chữa hay bảo trì.
 có 2 sơ đồ phân phối chính: phân phối cụt và phân phối mạch vòng.

PHÂN PHỐI CỤT




Để hỗ trợ cho thoát nước, đường ống lắp đặt nên cho độ nghiêng 1/100 theo hướng
    dòng chảy và nên lắp đủ đầu thoát. ở một khoảng cách thích hợp, đường ống
    chính nên trở về độ cao ban đầu bằng cách dùng 2 đoạn nối có góc nối thích hợp
    và ở đó nên bố trí đầu thoát ở điểm thấp nhất.

PHÂN PHỐI MẠCH VÒNG




                                                                                      23
Trong phân phối mạch vòng đường ống chính cấp từ 2 phía tới nơi tiêu thụ khí nhiều,
     điều này sẽ giảm thiểu hụt áp suất.
Tuy nhiên nước đọng sẽ đi theo mọi hướng, nên cung cấp đủ van xả tự động để thoát
     nước ra.

ĐƯỜNG ỐNG THỨ CẤP
Nếu bộ làm mát và khô khí lắp đặt không hiệu quả, khí nén trong đường phân phối chính
    do tiếp xúc lạnh bề mặt nên nước và dầu sẽ đọng lại theo đường ống.
Đường nhánh được tách ở trên đỉnh đường ống chính để ngăn nước trong đường ống
    chính đi vào và đáy của đường ống nên có chỗ thoát.
Điểm thoát được cấp từ điểm nhánh được đặt ở vị trí thích hợp dọc theo đường ống ở
    những điểm thấp. Những điểm xả này có thể xả bằng tay hay dùng van xả tự động.
Dùng van xả tự động thì chi phí lắp đặt cao, nhưng bù lại tiết kiệm được chi phí nhân
    công. Nếu dùng van xả bằng tay bị sao lãng lại dẫn tới rắc rối do chứa các chất bẩn
    trong ống.




                       Hình 4.16 Khớp nối lấy khí (a) và nước (b)
Dùng van xả tự động
Có 2 loại van xả tự động, xem hình 4.17 và 4.18
Trong loại xả dạng phao hình 4.17, ống dẫn nổi và bên trong được nối với không khí
     thông qua bộ lọc, van an toàn đặt trong hốc ở trong lò xo để đẩy piston và có 1 trục
    cho vận hành bằng tay.




                                                                                       24
Các chất ngưng đọng tụ lại ở dưới đáy van xả và khi nó dâng lên đủ cao nó sẽ nâng
     phao lên, áp suất trong van truyền tới piston chuyển qua 1 bên để mở van xả và
     tống nước ra. Khi đó phao sẽ xuống thấp và sẽ đóng khí cấp cho piston.
Van an toàn dùng để giới hạn áp suất sau piston khi phao đóng họng lại, giá trị cài đặt
     ban đầu bảo đảm đồng bộ với thời gian của piston để ngăn khí xả ra qua chức
     năng xả của van an toàn.
Trong hình 4.18 là loại dùng điều khiển bằng điện mà ở mỗi thời gian nhất định nó sẽ xả
     nước ngưng đọng bằng cách quay bánh cam để tác động cần van.
Điều này đưa ra thuận lợi là có thể hoạt động mọi hướng và chống sốc tốt nó rất thích
     hợp với máy nén khi di động và hệ thống khí nén trong xe buýt, xe tải.




                             Hình 4.18 động cơ tự động xả

TÍNH TOÁN KHÍ NÉN CHO ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH
Chi phí cho đường ống chí chính là một phần chi phí ban đầu khá cao cho lắp đặt khí
     nén. Nếu giảm đường kính ống, sẽ hạ được chi phí đầu tư, nhưng tăng độ sụt áp
     trong hệ thống, chi phí vận hành sẽ tăng và sẽ tăng vượt mức chi phí đầu tư cho
     đường ống lớn hơn.
Chi phí nhân công cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí và chi phí này thay đổi rất
     ít với lắp đặt các loại đường ống khác nhau, chẳng hạn việc lắp đặt đường ống
     kích thước 25mm chi phí cũng giống như lắp đường ống 50mmnhưng lưu lượng
     đường ống 50m sẽ gấp 4 lần đường ống 25mm
Trong hệ thống mạch vòng, điểm tách của bất kỳ đường cấp nào cũng dược cấp bởi 2
     đường dẫn . Khi tính toán đường ống người ta chỉ tính như là 1 đường cung cấp
     duy nhất mà thôi.
Tính toán đường ống chính và nhánh chỉ quan tâm đến vận tốc, thông thường vận tốc
     khoảng 6 m/s, trong khi ở những nhánh phụ với áp suất 6 bar và độ dài khoảng vài
     mét vận tốc có thể đến 20 m/s. độ sụt áp từ máy nén khí đến đường ống nhánh
     không được vượt quá 0.3 bar. Nomogram (hình 4.19) cho phép ta xác định đường
     ống yêu cầu.
Các vị trí van và góc bẻ sẽ gây ra ma sát thêm, những ma sát này sẽ được cộng thêm
     ứng với độ dài đường ống tương đương để tính tổng tổn thất áp suất. Trong bảng
     4.20 cho đường ống tương đương ứng với mỗi khớp nối được dùng.
                                                                                     25
Ví dụ (a) xác định đường ống để có lưu lượng 16800 l/m với sụt áp không quá 0.3 bar
       trong 125 m ống. Dùng máy nén khí 2 cấp sẽ tự động chạy khi dưới 8 bar và tắt ở
       10 bar ; áp suất trung bình 9 bar.
  Sụt áp cho phép 30 Kpa trên 125m tương đương với 30/125 = 0.24 Kpa/m
  Trong nomogram 4.19: vẽ đường 9 bar trên đường áp suất đi qua 0.24 Kpa/m trên đường
       sụt áp và cắt đường tham chiếu ở X
  Nối điểm X với 0.28 m3/s và vẽ đường thẳng cắt đường kích thước đường ống là khoảng
       61mm.
  Với đường ống tối thiểu là 61mm có thể dùng ống 65mm ( xem bảng 4.21) có đường ống
       68mm thỏa mãn tính toán với 1 ít trừ hao
  Ví dụ (b) nếu đường ống dài 125m trong ví dụ (a) có 1 số khớp nối trong đường ống,
       chẳng hạn 2 co, 2 góc bẻ 900 , 6 Tee và 2 van cửa, sẽ cần đường ống lớn hơn để
       giới hạn sụt áp ở 30 KPa

  Trong bảng 4.20, cột đường kính 65mm ta tìm được đường thẳng ống tương ứng:
  2 co                       2*1.37 m      = 2.74 m
  2 góc bẻ 900               2*0.76 m      = 1.52 m
  6 Tee                      6*0.67 m      = 4.02 m
  2 van cửa                  2*0.49 m      = 0.98 m
                                             9.26 m
  12 khớp nối có độ ma sát thêm ứng với 10m ống
  Vì vậy chiều dài tác động của ống sẽ là 135m và tổn thất cho phép trên 1 mét là:
       30KPa/135m = 0.22 Kpa/m
  Tham khảo nomogram trong hình 4.19. đường kính ống cắt khoảng 65mm I.D vậy đường
       kính danh định là 65mm, đường kính bên trong thực của ống 68mm sẽ đáp ứng
  Chú ý: khả năng mở rộng cần phải được xem xét khi tính toán lắp đặt đường ống chính
       mới.

  Bảng 4.20 Chiều dài tương ứng cho các loại khớp nối chính:

Loại khớp nối                           Kích thước lỗ trong ống (mm)
                    15     20     25      30    40     50      65      80    100   125
Elbow               0.3    0.4    0.5     0.7   0.8    1.1     1.4     1.8   2.4   3.2
90* Bend (long)     0.1    0.2    0.2     0.4   0.5    0.6     0.8     0.9   1.2   1.5

90* Elbow           1.0    1.2    1.6     1.8   2.2    2.6     3.0     3.9   5.4   7.1

180* Bend           0.5    0.6    0.8     1.1   1.2    1.7     2.0     2.6   3.7   4.1

Globe Valve         0.8    1.1    1.4     2.0   2.4    3.4     4.0     5.2   7.3   9.4
Gate Valve          0.1    0.1    0.2     0.3   0.3    0.4     0.5     0.6   0.9   1.2
Standard Tee        0.1    0.2    0.2     0.4   0.4    0.5     0.7     0.9   1.2   1.5
Side Tee            0.5    0.7    0.9     1.4   1.6    2.1     2.7     3.7   4.1   6.4

                                                                                   26
Hình 4.19 Nomogram để lựa chọn đường kính lỗ chính




                                                     27
Vật liệu đường ống

Đường ống gas chuẩn (SGP)
Đường ống khí chính thường bằng thép hay bằng sắt. Nó thường có màu đen hay được
       tráng kẽm mà ít bị mòn. Loại ống này có thể được vặn thích ứng với một số loại
       khớp nối. Đối với đường kính trên 80mm dùng mặt bích để nối sẽ kinh tế hơn
       dùng ren. Một số thông số của đường ống gas chuẩn bằng gang (SGP).

               Bề rộng lỗ trong      Đường kính       Độ dầy      Khối lượng
                                      ngoài mm         mm           Kg/m
               A            B
               6           1/8           10.5           2.0          0.419
               8           1/4           13.8           2.3          0.652
               10          3/8           17.3           2.3          0.851
               15          1/2           21.7           2.8          1.310
               20          3/4           27.2           2.8          1.680
               25           1            34.0           3.2          2.430
               32         1 1/4          42.7           3.5          3.380
               40         1 1/2          48.6           3.5          3.890
               50           2            60.3           3.65         5.100
               65         2 1/2          76.1           3.65         6.510
               75           3            88.9           4.05         8.470
              100           4           114.3           4.5         12.100

Ống inox
Chủ yếu được dùng khi đường kính lớn trong ống chính thẳng.

Ống đồng
Có thể dùng ống đồng đường kính lên đến 40mm ở nơi môi trường ăn mòn, chịu nhiệt
        và độ cứng cao. Được dùng với khớp nối và ống tôi luyện chất lượng cao dễ
        dàng cho việc lắp đặt.

Ống cao su
ống cao su rất phù hợp với loại hoạt động cầm tay vì nó linh động và dễ chuyển cho
        người vận hành. Sau đây là kích thước các đường ống:
ống cao su chủ yếu được dùng cho những thiết bị hay những ứng dụng khác mà ống có
        thể để gần thiết bị




                                                                                    28
Bề rộng lỗ trong,      Đường kính             Độ dầy       Khối lượng
               inches             ngoài mm               mm            Kg/m
          1/8                  9.2                3.2              8.04
          1/4                  10.3               6.3              31.2
          3/8                  18.5               9.5              70.9
          1/2                  21.7               12.7             127
          5/8                  24.10              15.9             199
          3/4                  29.0               19.0             284
          1                    35.4               25.4             507
          1 1/4                45.8               31.8             794
          1 1/2                52.1               38.1             1140
          1 3/4                60.5               44.5             1560
          2                    66.8               50.8             2030
          2 1/4                81.1               57.1             2560
          2 1/2                90.5               63.5             3170



Ống PVC hay ống nhựa
Thường được dùng để nối các thiết bị khí nén với nhau trong giới hạn nhiệt độ làm việc,
        rất thuận lợi trong việc lắp đặt, cho phép cắt ngắn, đấu nối dễ dàng bằng fitting.
Nếu yêu cầu làm việc uyển chuyển hơn hay thường xuyên chuyển động thì sử dụng loại
        nhựa mềm hơn hay loại polyurethane nhưng áp suất làm việc an toàn thấp
        hơn.

Các khớp nối trong hệ thống
Trong hệ thống các thiết bị khí nén được nối với nhau bằng nhiều cách hình 4.23 chỉ
        cách nối nhanh tiêu biểu. ống chỉ cần nhấn vào nó sẽ tự động giữ chắc lại và
        kín
Loại INSERT cho ta lực giữ tốt hơn bên trong và ngoài ống. ống được ép lại bởi 1 ống
        bọc khi đai ốc được xiết vào. Đoạn ống được nhấn vào sẽ giảm đường kính
        bên trong do đó gia tăng đáng kể lực cản.
Loại PUSH-IN có lực giữ chặt lớn và dùng vòng đệm kín đặc biệt bảo đảm làm kín cho
        áp suất và chân không. Không gây thêm cản lực vì nối ống không bị ép nên
        đường trong của ống không thay đổi.
Loại SELF SEALING có 1 cơ cấu bên trong để khí không thoát ra sau khi rút ống ra nó
        cũng có thể được dùng cho môi trường không có đồng
a)      Nếu không đẩy ống vào, van 1 chiều sẽ chặn không cho khí thoát ra
b)      Khi ống được nhét vào sẽ đẩy van 1 chiều ra cho khí đi vào.


                                                                                        29
Hình 4.21 loại khớp nối nhét vào trong lòng ống




Hình 4.22 khớp nối loại đẩy vào có khuỷu chặn




        Hình 4.23 khớp nối tự làm kín




                                                  30
5     XỬ LÝ KHÍ
Như trình bày ở trên, không khí mang bụi và hơi ẩm. Sau khi nén, hơi ẩm sẽ động lại
         trong bồn chứa và bộ làm mát khí, nhưng vẫn còn 1 số cò sót lại sẽ đi vào hệ
         thống. Hơn nữa những phần tử carbon hóa của dầu, lớp rỉ của thành ống và
         những vật bên ngoài khác xâm nhập vào sẽ gây hỏng vòng đệm và hình thành
         những chất dính. Tất cả những điều này có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị khí
         nén như làm mòn thiết bị, làm giãn nở vòng đệm, gây rỉ sét và làm đứng van.
Để loại những cạn bẩn này, khí cần phải được làm càng sạch càng tốt. Bộ xử lý khí
         cũng bao gồm van điều áp và bộ bôi trơn.


BỘ LỌC
Bộ lọc chuẩn
Bộ lọc chuẩn bao gồm bộ tách nước và bộ lọc. Nếu khí không được tách nước trước sẽ
         có 1 lượng nước đáng kể và bộ lọc sẽ những vật rắn lại như bụi và cặn rỉ sét:




               Hình 5.1 Loại bộ lọc tách nước tiêu biểu và bộ tự động xả



                                                                                    31
Lưới lọc sẽ lược những phần tử nhỏ hơn như bụi, vỉ sét thành ống và dầu trước khi đi ra
         bộ lọc. Những lưới lọc chuẩn sẽ lược bỏ tất những thành phần bụi nhỏ đến 5
         micro. Lưới lọc dễ dàng tháo ra lau chùi để sử dụng lại một số lần trước khi
         thay thế do vượt tổn thất áp suất.
Thân bộ lọc thường làm bằng polycabon. Để an toàn nó được bảo vệ thép. Trong mội
         trường hóa chất độc hại nên sử dụng vật liệu đặc biệt. Khi sử dụng chỗ nào
         gần nhiệt độ cao, tia lửa ..vv nên sử dụng loại thân bằng thép.
Nếu nước ngưng tụ lớn nên dùng van xả tự động
Trong hình 5.1 bên phải dùng van xả tự động loại phao được gắn sẵn trong bộ lọc
         chuẩn.

Bộ lọc tinh
Bộ lọc tinh dùng để lọc hơi dầu. Bộ lọc tinh không có tấm làm lệch hướng (deflector
          plate).
Khí được cấp từ ngõ vào chảy qua tâm lưới lọc rồi đi ra qua cộng outlet.
Bụi bẩn bị ngăn lại ở lưới lọc, hơi dầu và nước chuyển thành chất lỏng bởi sự tác động
          hợp nhất trong vật liệu lưới lọc, hình thành giọt nhỏ chảy đọng xuống dưới đáy.




                              Hình 5.2 Bộ lọc tinh tiêu biểu

Bộ lọc cực tinh
Bộ lọc cực tinh sẽ lọc hầu như tất cả nước và dầu cũng như những vật rất nhỏ đến 0.01
         micro, nó cung cấp bảo vệ tối đa các thiết bị đo lường chính xác dùng khí nén,
         sơn tĩnh điện, lau và làm khô trong lắp ráp điện tử.
Nguyên lý hoạt động cũng giống như bộ lọc tinh, nhưng lưới lọc có thêm 1 lớp nữa có
         hiệu suất lọc cao hơn.

                                                                                       32
Lựa chọn bộ lọc
Để tính toán bộ lọc nên dựa vào yêu cầu ứng dụng cụ thể và phụ thuộc vào 2 yếu tố:-
a)       Lưu lượng tối đa của thiết bị dùng khí nén
b)       Tổn thất áp suất tối đa cho phép trong hệ thống
Các nhà sản suất sẽ cung cấp biểu đồ lưu lượng / áp suất để có thể tính chính xác
cần chú ý rằng dùng bộ lọc chuẩn cho những ứng dụng có thể không hiệu suất do có tốc độ
         thấp hơn.


CHẤT LƯỢNG KHÍ NÉN

Các tầng lọc
Trong hình 5.3 minh họa cho các loại tầng lọc về độ sạch cho những ứng dụng khác nhau.
Khí từ máy nén qua bộ làm mát có gắn van xả tự động để loại nước ngưng tụ và các cặn
        bẩn. Nước ngưng tụ càng nhiều thì khí càng nguội trong bồn chứa. Có thể gắn
        thêm các van xả ở vị trí đường ống thấp.




Hệ thống chia làm 3 phần chính:
Nhánh (1 và 2) khí được cấp trực tiếp từ bồn. Nhánh (3 – 6) dùng khí đã được xử lý bởi bộ
         làm khô khí loại làm lạnh. Nhánh 7 được gắn thêm 1 bộ làm khô khí nữa, loại hấp
         thụ.
Bộ lọc chuẩn trong nhánh phụ 1 và 2 được gắn thêm van xả tự động để loại bỏ nước ngưng
         tụ, nhánh 2 có độ sạch cao hơn do được gắn thêm bộ lọc tinh. Nhánh 3 – 5 dùng bộ
         sấy khô khí bằng chất làm lạnh, vì vậy ở nhánh 3 không cần dùng van xả tự động,
         nhánh 4 cần lọc thêm nữa và nhánh 5 cho mức độ sạch hơn nữa do dùng thêm bộ
         lọc tin và cực tinh.
Nhánh 6 gắn thêm bộ lọc khử mùi. Trong nhánh 7dùng loại sấy khô khí kiểu hấp thụ để loại
         bỏ mọi nguy cơ nước ngưng tụ khi ở nhiêt độ thấp.
Những ứng dụng tiêu biểu xem trong bảng 5.4                                           33
                                                                                   33
Số   Khả năng lọc…             ứng dụng                       Ví dụ tiêu biểu
1    Thành phần bụi > 5µ.      ở những nơi mà chấp nhận       Dùng ở xưởng như
     Hơi dầu > 99%. Độ ẩm      không sạch lắm và có độ        kẹp, thổi và những
     bão hòa <96%              ẩm và hơi dầu                  tác động đơn giản.
2    Thành phần bụi > 0.3µ.    ở những nơi cần sạch,          Những thiết bị tác
     Hơi dầu > 99.9%. Độ ẩm    nhưng chấp nhận1 số nước       động và điều khiển
     bão hòa <99%              ngưng dộng                     dùng trong công
                                                              nghiệp, máy bơm
                                                              và công cụ

3    Độ ẩm tới điểm đọng       ở những nơi cần sạch,          Giống như mục (1)
     sương của không khí -17   nhưng chấp nhận1 số nước       nhưng khí được
     0
       C. Hơn trong mục (1)    ngưng tụ                       khô hơn, dùng cho
                                                              phun sơn.

4    Thành phần bụi > 0.3µ.    Không có hơi ẩm, có thể        Điều khiển qui trình,
     Hơi dầu > 99.9%. Độ ẩm    chấp nhận những bụi và         đo lường thiết bị,
     lên đến điểm động         hơi dầu rất nhỏ.               phun sơn chất
     sương không khí -17 0C.                                  lượng cao, làm mát
                                                              lò đúc và phun
                                                              khuôn ép
5    Thành phần bụi > 0.1µ.    Khí trong sạch, đặc biệt nơi   Thiết bị khí nén đo
     Hơi dầu > 99.9999%. Độ    yêu cầu trong sạch hoàn        lường chính xác,
     ẩm giống mục (4)          toàn.                          phun sơn tĩnh điện,
                                                              lắp ráp thiết bị điện
                                                              tử.
6    Giống mục (5), thêm       Khí hoàn toàn trong sạch       Dùng trong dược
     phần lọc khử mùi          như mục (5), nhưng yêu         phẩm, đóng gói
                               cầu khử mùi khí.               thức ăn công
                                                              nghiệp, trong giao
                                                              thông và khí để thở
7    Tất cả như mục (6)        ở những nơi tránh nguy cơ      Làm khô thiết bị
     nhưng nhiệt độ đọng       ngưng tụ trong quá trình       điện tử, kho thuố,
     sương là < -30 0C         giãn nở ở nhiệt độ thấp        những thiết bị đo
                                                              lường hàng hải, vận
                                                              chuyển bột phấn.




                                                                                34
ĐIỀU ÁP

Điều áp rất cần thiết vì khi áp suất vượt trên mứ định mức, sẽ gây ra hao mòn nhanh
         chóng. Khi áp suất quá thấp thì không kinh tế do hiệu suất làm việc thấp.

Van điều áp chuẩn
Van điều áp có cấu trúc dạng màng hay piston để cân bằng áp suất đầu ra với lực lò xo
         (điều chỉnh được)
Áp suất đầu ra được chỉnh bằng núm vặn nén lò xo xuống để mở van chính cho phép
         dòng chảy từ áp suất đầu vào P1 qua ngõ ra áp suất P2.




                               Hình 5.5 Nguyên lý bộ điều áp
Khi mạch nối đầu ra ở áp suất cài đặt, nò sẽ tác động vào màng ngăn 1 lực để chống lại
          lò xo. Khi áp suất định mức đầu ra giảm, P2 sẽ tăng lên, điều này lực tác động
          lên màng sẽ tăng lên để nén lò xo lại, màng ngăn nâng lên và van sẽ đóng lại
          cho đến khi lực lò xo cân bằng lại. Khí chạy qua van sẽ giảm cho đến khi đáp
          ứng được áp suất tiêu thụ khi đó áp suất sẽ được duy trì.
Khi áp suất tiêu thụ tăng, P2 sẽ giảm. Do giảm lực tác động lên màng để chống lại lực lò
          xo, màng và van sẽ giảm cho đến khi lực lò xo cân bằng lại. Điều này làm tăng
          dòng chảy qua van cho đến khi đáp ứng được áp suất tiêu thụ
Khi không có tiêu thụ van sẽ đóng lại. Nếu áp suất đầu ra tăng trên mức cài đặt nên thực
          hiện:
-chỉnh lại van cho áp suất ra thấp hơn
-do lực đẩy bên ngoài của xi lanh tác động lại.
Màng ngăn sẽ được nâng lên mở chốt xả cho áp xuất vượt có thể thoát ra lỗ xả ở trên
          thân van.



                                                                                      35
Hình 5.6 Bộ điều áp có chức năng xả
Khi lưu lượng khí cao, van sẽ mở nhiều. Do đó lò xo sẽ dài ra và sẽ yếu hơn và sự cân
          bằng giữa áp suất P2 trên diện tích màng và lò xo sẽ xảy ra ở mức thấp hơn.
          Điều này có thể chỉnh lại bằng cách tạo thêm buồng chứa thứ 3 mà được thông
          với đầu ra. Trong ống thông này vận tốc khí sẽ lớn. Như đã mô tả trong mục 3
          áp suất tĩnh cũng thấp (Bernoulli). Vì bây giờ P3 ở áp suất tĩnh thấp hơn sự
          cân bằng sẽ chống lại lò xo giãn thêm khi dòng chảy cao.




                Hình 5.7 Nguyên lý của bộ điều chỉnh áp có bù lưu lượng
Hiệu suất có thể được cải thiện khi thêm 1 đường nối và vạt chéo 1 góc hướng quay về
        phía cửa khí ra (ngay góc trên trong khoang chứa lò xo hồi). (hình 5.7)
Vẫn còn điều bất tiện trong van điều áp trong hình 5.7. Nếu áp suất P1 tăng, lực tác
        động vào đáy van sẽ lớn hơn và sẽ làm van đóng chặt hơn. Điều này có nghĩa
        là áp suất đầu vào tăng thì áp đầu ra sẽ giảm và ngược lại. Có thể khắc phục
        điều này bằng cách tạo tiết diện bề mặt cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Điều
        này chứng minh trong hình 5.8



                                                                                   36
Các thành phần quan trọng trong van điều áp:
1 – trục điều chỉnh
2 – lò xo chỉnh áp
3 – mặt đế để xả khí
4 – màng ngăn
5 – ngăn bù lưu lượng
6 - ống nối bù lưu lượng
7 – Van
8 – vòng đệm bù áp suất
9 – lò xo van
10 - vòng đệm bù lưu lượng




                                              Hình 5.8 Bộ điều áp bù lưu lượng toàn phần

Van điều tiết hỗ trợ khí tác động (Pilot operated Regulator)
Loại van này cho độ chính xác hơn khi điều áp ở lưu lượng chảy lớn.
Sự chính xác này bằng cách thay lò xo chỉnh áp của loại điều áp chuẩn bởi đường áp
         suất khí tác động phụ trợ được dẫn trong van.
Van điều tiết pilot trên đầu van chỉ cung cấp và xả khí trong khi chỉnh khí ra. Do đó lò xo
         sẽ không giãn ra khi ở dòng lưu lượng cao.




                          Hình 5.9 Bộ điều áp trợ khí tác động                           37
Bộ lọc + Van điều áp
Bộ lọc và van điều áp được thiết kế hợp bộ trong filter regulator để tiết kiệm không gian
          lắp đặt.
Tính toán van điều áp ; những đặc điểm của van
Chọn Kích thước van điều áp sao cho đáp ứng yêu cầu ứng dụng với áp suất thay đổi
          tối thiểu so với dải lưu lượng
Các nhà sản xuất đưa ra biểu đồ liên quan đến đặc tính lưu lượng của thiết bị. Quan
          trọng nhất là biểu đồ lưu lượng / áp suất. Trong hình 5.11 cho thấy rằng áp
          suất P2 giảm khi lưu lượng tăng lên. Trong đường đặc tuyến có 3 phần riêng
          biệt:
I đường quá độ, van mới hé mở, chưa cho phép điều tiết lưu lượng
II đoạn được điều áp
III dải bão hòa; van đả mở hết, không chỉnh được nữa.




     Hình 5.11 Đường đặc tính
     Lưu lượng/Áp lực cơ bản




                                                      Hình 5.10 Bộ lọc + điều áp tiêu biểu




                                                                                        38
BÔI TRƠN KHÍ NÉN

Các thiết bị khí nén hiện đại không cần thiết bôi trơn nữa. Chúng được bôi mỡ sẵn đáp ứng
          được suốt tuổi thọ hoạt động của chúng.
Tuổi thọ hoạt động của những thiết bị này hầu như đáp ứng được chu kỳ làm việc cao của
          máy móc.
Ưu điểm của hệ thống không bôi trơn là:
a) Tiết kiệm chi phí mua thiết bị, dầu bôi trơn và nhân công trong việc châm dầu.
b) Hệ thống sạch hơ và vệ sinh hơn; nhất là trong công nghiệp dược và thực phẩm.
c) Môi trường không có dầu, trong lành hơn và làm việc an toàn hơn.
Tuy nhiên vẫn còn một vài thiết bị yêu cầu bôi trơn, để bảo đảm chúng được bôi trơn liên tục,
          người ta cho một số dầu vào khí nén bằng bộ châm dầu.

Bộ châm dầu tỉ lệ
Trong bộ châm dầu, do sự so lệch áp suất giữa đầu vào và ra nó sẽ hút dầu từ bình chứa
           vào nắp cung cấp.
Với kích thước cố định, lưu lượng càng cao sẽ tạo sụt áp càng lớn và hút dầu càng nhiều và
           sẽ gây đầy dầu trong khí nén.
Trái lại giảm lưu lượng sẽ không đủ sụt áp gây ra không đủ dầu trong khí nén.
Để khắc phục tình trạng này bộ châm dầu sẽ có bộ phận tự điều chỉnh để cho ra lượng dầu
           ổn định.
Khi qua bộ châm dầu theo 2 đường. Một chảy qua lá chắn đi ra ngõ outlet, một đi qua van 1
           chiều đi vào bình chứa.
Khi không có dòng chảy, áp suất trên bề mặt dầu, ống dẫn và cửa cấp đều bằng nhau. Do đó
           dầu sẽ không được hút ra
Khi có khíchạy qua bộ châm, sự ngăn cản lá chắn sẽ tạo ra sụt áp giữa ngõ vào rà ngõ ra.
           Dòng chảy càng lớn sụt áp càng cao
Khi đó cửa cấp được nối với 1 ống mao dẫn tới vùng áp suất thấp ngay sau cửa chắn. Áp
           suất ở cửa cấp nhỏ hơn áp suất trong bình.
Sự so lệch áp suất này đẩy dầu vào ống đi qua van dẫn dầu 1 chiều và chảy đều đặn vào
           cửa cấp.
Khi đã ở trong cửa cấp, dầu sẽ đi qua ống mao dẫn hòa vào dòng chảy ở nơi có vận tốc lớn
           nhất. Dầu sẽ tách ra thành những phần tử nhỏ trộn đồng nhất vào khí nén trong
           dòng xoáy tạo ra bởi cửa chắn.
Cửa chắn được làm bằng vật liệu mềm dẻo để có thể uốn được khi lưu lượng tăng, mở rộng
           dòng chảy, tự động điều chỉnh sụt áp suất và duy trì tỉ lệ trộn nhất định.
Điều chỉnh lưu lượng cho phép điều chỉnh lượng dầu khi áp suất hụt. Van dẫn dầu 1 chiều sẽ
           giữ lại dầu ở phần trên của ống nếu dòng chảy ngưng lại.
Van 1 chiều cho phép tự điều chỉnh khí mà không cần ngắt nguồn.
Tỉ lệ lượng dầu cung cấp tùy thuộc vào điều kiện vận hành, nhưng chung chung có thể chỉnh
           1 hay 2 giọt trong 1 chu kỳ máy hoạt động.



                                                                                       39
Hình 5.12 Bộ châm dầu tỉ lệ


Bộ F.R.L
Các bộ lọc, van điều áp và bộ châm dầu được kết hợp với nhau thành hợp bộ, được nối với
         nhau bằng vòng đệm và kẹp. Các gá gắn và phụ kiện được thiết kế gần làm cho
         việc gắn chúng dễ dàng.

Tính toán lắp đặt:
Hợp bộ này phải được tính toán lại để đáp ứng được lưu lượng tối đa cho hệ thống. Các nhà
        sản xuất thường cung cấp những thông tin này.




                               Hình 5.13 Bộ F.R.L tiêu biểu                         40
6 CƠ CẤU CHẤP HÀNH

Công được thực hiện bởi cơ cấu chấp hành khí nén có thể là chuyển động thẳng hay
       xoay. Chuyển động thẳng thường dùng loại xi lanh psiton, chuyển động xoay
       qua lại góc xoay có thể lên đế 2700 bởi loại cơ cấu cánh gạt hay bánh răng và
       chuyển động quay liên tục.


Xi lanh chuyển động thẳng:
Các xi lanh khí với nhiều kiểu thiết kế khác nhau là các phần tử mạnh mẽ nhất, thông
         dụng nhất được sử dụng trong mạch khí điều khiển.Có 2 loại cơ bản :
         a.) Xi lanh tác động đơn với 1 ngõ khí vào, tạo lực tác động theo 1 hướng (kéo
         vào hoặc đẩy ra).
         b.) Xi lanh tác động kép với 2 ngõ vào, tạo lực kéo ra và đẩy vào. Sơ đồ một số
         loại xi- lanh thực hiện được mô tả ở phần Appendix.

Xi lanh tác động đơn:
Xi lanh tác động đơn chỉ tạo lực đẩy theo 1 hướng duy nhất. Trục piston sẽ được trả lại
          bởi lò xo gắn sẵn hoặc bằng 1 tác động bên ngoài nào đó như: tải trọng,
          chuyển động cơ khí… Nó có thể là loại “kéo ra” hoặc “đẩy vào”.




                    Hình 6.1 Xi lanh tác động đơn tiêu biểu, Loại đẩy.

Xi lanh tác động đơn được sử dụng để giữ, đóng dấu, đẩy ra…So với xi lanh tác động
          kép cùng loại, mức tiêu thụ khí của nó thấp hơn một chút vì không cần tạo lực
          hồi về do đã có lực hồi của lò xo , tuy nhiên nó có thể đòi hỏi lỗ xi lanh to hơn.
          Đồng thời chiều dài và sức căng của lò xo phải phù hợp.

Xi lanh tác động kép:
Với loại cơ cấu thực hiện này, lực kéo và đẩy được tạo ra khi mà áp lực khí được cấp
          thay đổi đến các phía đối lập của piston. Lực thực tế tạo ra khi kéo về sẽ bị
          giảm đi do diện tích thực của piston nhỏ hơn, chỉ xét đến khi tải của xi lanh
          không đổi ở cả 2 phía.
                                                                                          41
Hình 6.2 Xi lanh tác động kép

Cấu tạo của xi lanh:
Ống xi lanh thường làm từ loại ống đúc được làm cứng và mịn bề mặt làm việc bên
         trong để giảm thiểu tối đa ma sát và độ bào mòn. Phần đuôi đậy làm bằng hợp
         kim nhôm hay kim loại mềm được giữ bởi thanh nối; đối với xi lanh nhỏ, có thể
         gắn vào ống bằng vít hay các khớp vặn. Nhôm, đồng thau, đồng thiếc hay thép
         không rỉ được dùng lam ống xi lanh.




              Hình 6.3 Các chi tiết của xi lanh tác động kép có bộ đệm khí

Bộ đệm hãm:
Xi lanh khí có thể hoạt động ở tốc độ rất cao và có thể tạo ra lực chấn động lớn ở cuối
         quá trình chuyển động. Những xi lanh nhỏ thường có các bộ đệm gắn sẵn như
         đệm cao su, nhằm hấp thu chấn động và ngăn ngừa hư hỏng bên trong xi lanh.
         Đối với các xi lanh lớn, sức va chạm có thể được hấp thu bởi bộ đệm khí bằng
         cách làm piston chậm lại ở giai đoạn gần cuối quá trình chuyển động. Bộ đệm
         này sẽ khóa đường khí xả tự do khi đến giai đoạn gần cuối trước khi cho phép
         xả ra một cách chậm hơn qua 1 van kim điều chỉnh được.
                                                                                     42
Hình 6.4 Lý thuyết của bộ đệm khí

Đường khí xả bình thường ở ngõ ra bị đóng lại khi bộ đệm khí chạm vào vành chặn của
         nó, khí xả chỉ có thể thoát ra theo ngã có thể điều chỉnh được sức cản. Lượng
         khí bị khóa được nén tới áp suất tương đối cao sẽ cản lực quán tính của piston
         lại.
Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại, vành chặn của bộ đệm khí sẽ mở cho khí
         vào. Tuy nhiên nó vẫn cản trở luồng khí và làm trễ sự gia tốc của piston
Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại, vành chặn của bộ đệm khí sẽ mở cho khí
         vào. Tuy nhiên nó vẫn cản trở luồng khí và làm trễ sự gia tốc của piston. Do đó
         quá trình đệm càng ngắn càng tốt.
Để gia tốc tải nặng hay piston tốc độ cao, yêu cầu bên trong xi lanh phải có 1 bộ giảm
         chấn.Nếu tốc độ piston vượt hơn 500mm/s , phải có bộ dừng cơ khí bên trong.

Các loại xi lanh đặc biệt:

Hai trục:




Hình 6.7 mô tả việc sử dụng loại xi lanh này để dịch chuyển một cái bàn dài. Hai đầu
         piston gắn chặt vào 2 tấm vách, đóng vai trò dẫn hướng cho chuyển động; xi
         lanh chuyển động cùng với bàn.



                                                                                       43
Hình 6.6 Ứng dụng tiêu biểu của xi lanh hai trục

Xi lanh song hành:
Xi lanh song hành gồm 2 xi lanh tác động kép nối đồng trục piston với nhau tạo thành 1
         xi lanh duy nhất. Lực đẩn ra gần như được nhân đôi do đồng thời 2 xi lanh đều
         tác động, 2 xi lanh này phải là xi lanh tiêu chuẩn và có cùng đường kính ống.
         Nó giúp tạo được lực lớn hơn với xi lanh có cùng đường kính, điều này hữu ích
         khi không gian lắp đặt bị hạn chế.




                          Hình 6.7 Nguyên lý xi lanh song hành

Xi lanh nhiều vị trí:
Hai điểm đầu cuối của 1 xi lanh tiêu chuẩn chỉ cho ta được 2 vị trí cố định. Nếu cần
         nhiều hơn 2 vị trí, ta có thể kết hợp 2 xi lanh tác động kép lại.
Có 2 cách để nối:
1.       Để có được 3 vị trí thì cách sau là khả dĩ, nó cho phép ta cố định vỏ xi lanh lại.
         Cách này rất thích hợp cho các chuyển động theo phương thẳng đứng.
2.        Cách thứ 2 là gắn 2 xi lanh chụm đuôi lại với nhau. Cách này cho ta 4 vị trí
         khác nhau nhưng vỏ xi lanh không gắn chặt được. Nếu ta nối 3 xi lanh lại sẽ có
         được 8 vị trí, nối 4 xi lanh lại sẽ có 16 vị trí.




                                                                                         44
Hình 6.8 Hai loại tiêu biểu của xi lanh nhiều vị trí

Phanh hãm khóa xi lanh:
Xi lanh có thể được gắn 1 đầu phanh hãm tại vùng cuối vỏ tiêu chuẩn. Nó bó trục piston
         tại bất kỳ vị trí nào. Việc hãm thực hiện bằng cơ khí nên đảm bảo trục piston
         được giữ chặt , thậm chí khi đang mang tải nặng.




                        Hình 6.9 Loại xi lanh có khóa tiêu biểu




                                                                                    45
Lắp đặt xi lanh:
Để đảm bảo xi lanh được lắp đặt đúng, nhà sản xuất đưa ra một số các lắp thỏa mãn
        mọi yêu cầu bao gồm cả chuyển động quay sử dụng khớp nối xoay.




                      Hình 6.10 Các phương pháp gắn khác nhau

Khớp nối mềm:
Đối với các trường hợp bị lệch trục không tránh khỏi giữa trục piston và đối tượng tác
         động, khớp nối mềm phải được gắn ở cuối trục piston.




                                Hình 6.11 Khớp nối mềm


                                                                                         46
Lực tác động của xi lanh
Xi lanh chuyển động tịnh tiến có các loại đường kính chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 4393 và
         ISO 497 R10 :
            8,10,12,16,20,25,32,40,50,63,80,100,125,140,160,200,150,320 mm.
Lực tạo ra ở xi lanh phụ thộc vào đường kính của piston, áp lực khí hoạt động và độ ma
         sát. Đối với piston cố định, ta có thể dùng công thức lý thuyết sau để tính:
Lực(N) = Diện tích piston(m2) x áp lực khí(N/m2) hoặc
Lực(lbf) = Diện tích piston(in2) x áp lực khí(lbf/in2)

Đối với xi lanh tác động kép :
Lực đẩy ra: FE= ∏/4 . D2 x pg                     (D= đường kính piston, pg= áp suất)
Lực kéo vào: FR= ∏/4 . (D2 – d2) x pg             (d= đường kính trục piston)

Đối với xi lanh tác động đơn:
Lực đẩy ra: FE s= ∏/4 . D2 x pg - FS              (FS= lực lò xo tại cuối kỳ chuyển động)
Ví dụ: Xác định đường kính lý thuyết của 1 xi lanh làm việc ở áp lực 6 bar, có thể tạo ra
          lực 1600N.
Từ công thức:      FE= ∏/4 . D2 x pg

Ta suy ra D=      (4.FE ) / ( ∏ . pg)   =   (4.1600) / ( ∏.60000) = 0.0583m = 58.3 mm

Vậy một xi lanh đường kính 63 mm sẽ được chọn, ta chọn lớn hơn để có lực mạnh hơn
        nhằm thắng lực cản ma sát.
Thực tế hơn, ta dùng các đồ thị tương tự như hình 6.12 để chọn xi lanh.




Hình 6.12 Lực lý thuyết của xi lanh khí, từ 2.5   30mm và từ 32     300 mm cho các áp
                                                                                    47
        lực làm việc 10, 7 ,5 bar
Hệ số tải:
Hệ số =( Lực yêu cầu / Lực lý thuyết) x 100%
Xi lanh không nên có hệ số tải lớn hơn 85%. Nếu đòi hỏi điều khiển tốc độ chính xác hay
         lực tải thay đổi trong dãi rộng thì hệ số chỉ nên khoảng 70 %.

Sức bền uốn:
Khi lực ép quá mức tác động lên xi lanh sẽ phải tính đến. Lực ép quá mức này xuất hiện
         khi có:
1-. Ứng suất nén
2-. Bộ phận chịu sức ép, có nghĩa là xi lanh dài và thon nhỏ.
Sức bền uốn phụ thuộc nhiều vào cách gắn giữ xi lanh. Có 4 cách:
1.       Gắn chặt 1 đầu, đầu kia thả lỏng.
2.       Dạng xoay ở 2 đầu.
3.       1 đầu giữ chặt, 1 đầu xoay.
4.       Giữ chặt cả 2 đầu.
Cần quan tâm đến những điều kiện trên khi xi lanh nâng tải theo hướng thẳng đứng hay
         đẩy tải, xi lanh sẽ là đối tượng chịu lực ép. Nên kiểm tra Bảng sức bền uốn
         trong catalogue khi dùng xi lanh đẩy tải và hành trình xi lanh bằng 3 (lỗ xi lanh
         hơn 50mm) hay 5 đường kính lỗ.

Lưu lượng và sự tiêu thụ khí:
Có 2 cách để diễn tả thuật ngữ tiêu thụ khí của một xi lanh hay của hệ thống khí.
Thứ nhất là mức tiêu thụ trung bình trong một giờ, cách này dùng để tính gía thành năng
          lượng trên tổng giá thành của sản phẩm.
Thứ hai là theo mức tiêu thụ cao nhất mà một xi lanh đòi hỏi nhằm xác định chính xác
          cỡ van hay đúng cỡ bộ F.R.L cho hệ thống.
Mức tiêu thụ của xi lanh xác định bởi:
        Diện tích piston x chiều dài di chuyển x số lần di chuyển.
Khi xi lanh đổi chiều, khí được thải ra ngoài môi trường. Lượng khí tiêu thụ này được
          dùng để đánh giá dung lượng máy nén và hệ thống nguồn cấp.
 Bảng 6.13 Lưu khí tiêu thụ lý thuyết của xi lanh tác động kép đường kính 20 100 mm
                                Đơn vị lít/100mm hành trình
                                            Áp lực làm việc - Bar

 Đg kính piston     2            3             4             5           6            7

      20           0.09         0.13         0.16           0.19        0.22        0.25

      25           0.15         0.20         0.25           0.30        0.35        0.40

      32           0.24         0.33         0.40           0.48        0.56        0.64

      40           0.38         0.51         0.64           0.75        0.88        1.00

      50           0.6          0.80         1.00           1.20        1.40        1.60

      63           0.95         1.25         1.55           1.87        2.20        2.50

      80           1.5          2.00         2.55           3.00        3.50        4.00

      100          2.4          3.20         4.00           4.80        5.60        6.40
                                                                                          48
Cần lưu ý rằng số liệu trên bảng 6.13 trên không bao gồm ” thể tích chết” tại mỗi cuối kỳ
         chuyển động. Đối với xi lanh lớn, ta phải chú ý tới nó, nhưng trong trường hợp
         xi lanh tác động kép, khoảng trống thể tích phụ trội được bù một cách thỏa
         đáng cho phần thể tích trục piston đã bị bỏ qua khi tính thể tích tiêu thụ.
 Mức khí tiêu thụ ở bảng 6.13 chỉ ra các giá trị tiêu thụ khí trung bình trong mỗi chu trình
         chuyển động. Tổng mức tiêu thụ của các xi lanh trên máy thể hiện giá thành
         năng lượng.
 Để chọn đúng kích thước cho từng xi lanh riêng biệt , ta cần một thông số khác: lưu
         lượng cực đại. Thông số này phụ thuộc vào tốc độ tối đa của xi lanh. Cộng tối
         đa các lưu lượng cực đại của tất cả xi lanh trong hệ thống sẽ giúp ta chọn bộ
         FRL đúng cỡ.
 Bảng 6.14 đưa các giá trị thực của lưu lượng, việc lực chọn kích cỡ van sẽ dựa vào đó.
         Giá trị này cao hơn giá trị lý thuyết do nó còn bao gồm áp lực rơi trên ống nối
         và khớp nối. Ngoài ra thì tốc độ cuối cùng cao hơn tốc độ trung bình trong suốt
         chiều dài chuyển động và suy giảm thể tích khí do nhiệt độ thấp , tạo bởi sự
         giãn nở nhanh khi khí đạt tốc độ cao, cũng được bù vào.
 Chọn van dựa trên số liệu cho trong bảng 6.14, theo phương pháp đã đề cập ở phần 7-
         Van, ta sẽ đảm bảo yêu cầu về tốc độ trung bình được thỏa mãn.

                                       Tốc độ trung bình của xi lanh mm/s

Đg kinh xilanh   100    200     300     400      500      600      700      800    900    1000
     mm
     20          16     32       49      66      84       112      120      139    159    180

     25          25     50       76     103      131      175      188      217    248    279

     32          40     82      125     169      214      286      308      357    406    457

     40          63     128     195     266      334      447      481      557    635    714

     50          99     201     305     413      523      699      752      870    992    1116

     63          157    318     487     658      830     1110     1193      1382   1575   1772

     80          253    511     782     1057    1340     1792     1926      2230   2541   2860

     100         395    804     1223    1653    2094     2801     3011      3487   3973   4471


 Điều khiển tốc độ:
 Tốc độ của xi lanh xác định bởi lực phụ trội phía sau piston, phía trên tải. Nếu tốc độ cần
         phải điều chỉnh đến một giá trị nào đó thì hệ số tải không được đạt đến 85%.
         Hệ số tải càng thấp thì việc điều chỉnh tốc độ càng dễ thực hiện, đặc biệt khi tải
         là đối tượng biến động. Điều khiển tốc độ một cách tích cực được thực hiện
         bằng cách điều tiết khí xả của xi lanh, đó được coi lá bộ điều khiển tốc độ; nó
         bao gồm 1 van chặn cho phép khí tự do vào xi lanh và 1 van kim điều chỉnh
         được. Một ví dụ về bộ điều khiển tốc độ được cho ở phần Van trong chương
         các van phụ.

                                                                                          49
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen
Khinen

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Cac mach dieu khien dc
Cac mach dieu khien dcCac mach dieu khien dc
Cac mach dieu khien dc
Quang Duong
 
Tai lieu thi nghiem may dien
Tai lieu thi nghiem may dienTai lieu thi nghiem may dien
Tai lieu thi nghiem may dien
Giang Nguyen Ba
 
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tuan Nguyen
 
Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04
thuongtnut
 
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220vMạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
Son Dang
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Vita Howe
 
Bai tap dien tu cong suat nguyen binh
Bai tap dien tu cong suat  nguyen binhBai tap dien tu cong suat  nguyen binh
Bai tap dien tu cong suat nguyen binh
PS Barcelona
 

Mais procurados (20)

Giáo trình nguồn
Giáo trình nguồnGiáo trình nguồn
Giáo trình nguồn
 
Armature reaction
Armature reactionArmature reaction
Armature reaction
 
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số _08304012092019
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số _08304012092019Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số _08304012092019
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số _08304012092019
 
Cac mach dieu khien dc
Cac mach dieu khien dcCac mach dieu khien dc
Cac mach dieu khien dc
 
Truyen dien dong
Truyen dien dongTruyen dien dong
Truyen dien dong
 
Tai lieu thi nghiem may dien
Tai lieu thi nghiem may dienTai lieu thi nghiem may dien
Tai lieu thi nghiem may dien
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suatTom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
Tom tat bai_giang_dien_tu_cong_suat
 
Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Xích Tải (Kèm File Autocad Full)
Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Xích Tải (Kèm File Autocad Full) Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Xích Tải (Kèm File Autocad Full)
Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Xích Tải (Kèm File Autocad Full)
 
Bài giảng Khí cụ điện.pptx
Bài giảng Khí cụ điện.pptxBài giảng Khí cụ điện.pptx
Bài giảng Khí cụ điện.pptx
 
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
 
Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường
 
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
 
Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04
 
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220vMạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
Mạch nghịch lưu 1 pha 12 v to 220v
 
An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí vũ như văn, 157 trang
An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí   vũ như văn, 157 trangAn toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí   vũ như văn, 157 trang
An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí vũ như văn, 157 trang
 
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
 
Types of single phase induction motor
Types of single phase induction motorTypes of single phase induction motor
Types of single phase induction motor
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
 
Bai tap dien tu cong suat nguyen binh
Bai tap dien tu cong suat  nguyen binhBai tap dien tu cong suat  nguyen binh
Bai tap dien tu cong suat nguyen binh
 

Mais de Hiệp Phan Văn (16)

Q gx developer_e
Q gx developer_eQ gx developer_e
Q gx developer_e
 
Huong dan lap_rap_cac_mach_vi_xu_ly_(noi_dung_hoan_chinh_final_2005_)
Huong dan lap_rap_cac_mach_vi_xu_ly_(noi_dung_hoan_chinh_final_2005_)Huong dan lap_rap_cac_mach_vi_xu_ly_(noi_dung_hoan_chinh_final_2005_)
Huong dan lap_rap_cac_mach_vi_xu_ly_(noi_dung_hoan_chinh_final_2005_)
 
Linh kien dien tu can tho uni
Linh kien dien tu   can tho uniLinh kien dien tu   can tho uni
Linh kien dien tu can tho uni
 
Chuongiv
ChuongivChuongiv
Chuongiv
 
Phuluc
PhulucPhuluc
Phuluc
 
Bia
BiaBia
Bia
 
Trang bi dien thang may
Trang bi dien thang mayTrang bi dien thang may
Trang bi dien thang may
 
448 cong nghe_cnc_5745
448 cong nghe_cnc_5745448 cong nghe_cnc_5745
448 cong nghe_cnc_5745
 
Loi noi dau
Loi noi dauLoi noi dau
Loi noi dau
 
Tai lieu tham khao
Tai lieu tham khaoTai lieu tham khao
Tai lieu tham khao
 
Header
HeaderHeader
Header
 
Phan iv
Phan ivPhan iv
Phan iv
 
Phan i
Phan iPhan i
Phan i
 
Muc luc
Muc lucMuc luc
Muc luc
 
Phan iii
Phan iiiPhan iii
Phan iii
 
Sua chuathietbidien dientugiadung
Sua chuathietbidien dientugiadungSua chuathietbidien dientugiadung
Sua chuathietbidien dientugiadung
 

Khinen

  • 1. SMCT P1 GIỚI THIỆU KHÍ NÉN THỰC HÀNH 1
  • 2. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 - GIỚI THIỆU VỀ KHÍ NÉN 5 Khí nén được dùng làm gì? 5 Đặc tính của khí nén 6 2 - HỆ THỐNG KHÍ NÉN CƠ BẢN 7 Bộ phận sản suấtkhí 7 Bộ phận tiêu thụ khí 8 3 - LÝ THUYẾT VỀ KHÍ NÉN 9 Đơn vị 9 Các đơn vị thuộc hệ inch 10 Áp xuất 10 Đặc tính của gas 11 Định luật Boyles 11 Định luật Charles 12 Định luật Gay Lussac 12 Dòng chảy 12 Phương Trình Bernoulli 12 Độ ẩm không khí 13 Độ ẩm Tương Đối 13 4 - KHÍ NÉN VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 15 Máy nén khí 15 Máy nén kiểu piston 15 Máy nén kiểu piston một cấp 15 Máy nén kiểu piston hai cấp 16 Máy nén kiểu màng (diaphragm) 16 Máy nén kiểu xoay 17 Máy nén khí kiểu cánh gạt 17 Máy nén khí kiểu trục vít 17 Các định mức của máy nén khí 17 Hiệu suất thể tích 18 Hiệu suất nhiệt và tổng hiệu suất 18 Các thiết bị phụ của máy nén khí 18 Bồn chứa 18 Tính kích thước bồn 19 Bộ lọc đầu vào 19 Bộ khử nước trong khí nén 19 Bộ làm mát 19 Làm mát bằng không khí 19 Làm mát bằng nước 20 Bộ sấy khô khí 20 Sấy khô kiểu hấp thụ (tách nước) 20 Sấy khô kiểu hấp thụ (hâp thụ nước) 21 Sấy khô kiểu làm lạnh (hâp thụ nước) 21 Bộ lọc thô (cho đường ống chính) 22 Hệ thống phân phối 23 phân phối dạng tia 23 Phân phối dạng mạch vòng 23 Đường phân phối thứ cấp 24 xả tự động 24 Tính toán cho khí nén 25 vật liệu đường ống 28 Chuẩn của đường ống gas 28 Đường ống Inox 28 Đường ống đồng 28 Đường ống cao su 28 Đường ống nhựa 29 Thiết bị đấu nối 29 2
  • 3. MỤC LỤC 5 – XỬ LÝ KHÍ NÉN 31 Bộ lọc 31 Bộ lọc Standard 31 Bộ lọc tinh 32 Bộ lọc siêu tinh 32 Lựa chọn bộ lọc 33 Chất lượng khí 33 Các cấp độ lọc 33 Điều chỉnh áp lực 35 Bộ điều áp chuẩn 35 Bộ điều áp trợ lực bằng khí 37 Bộ lọc + điều áp 38 Tính toán chọn lựa bộ điều áp 38 Bôi trơn cho khí nén 39 Bộ bôi trơn tuyến tính 39 Bộ F.R.L 40 Chọn đúng kích cỡ và lắp đặt 40 6 – CƠ CẤU THỰC HIỆN 41 Xi lanh tuyến tính 41 Xi lanh tác động đơn 41 Xi lanh tác động kép 41 Cấu trúc xi lanh 42 Bộ đệm 42 Các loại xi lanh đặc biệt 43 Hai trục 43 Song hành 44 Nhiều vị trí 44 Có khóa hành trình 45 Phương pháp lắp xi lanh 46 Khớp nối mềm 46 Lực của xi lanh 47 Hệ số tải 48 Sức bền uốn 48 Lưu lượng và sự tiêu thụ khí 48 Điều khiển tốc độ 49 Các cơ cấu thực hiện đặc biệt 50 Xi lanh không trục 50 Thiết bị trượt 51 Xi lanh trục rỗng 51 Tay gắp khí 52 Cơ cấu quay 52 Loại thanh răng và bánh răng 52 Loại cánh xoay 52 7- VAN ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG 54 Chức năng của van 54 Ổn định đơn và ổn định kép 55 Phân loại van 55 Van ti 55 Van trượt 58 Van ống 58 Làm kín bằng chất đàn hồi 58 Làm kín bằng kim loại 59 Van đĩa trượt 59 Van xoay 60 3
  • 4. Phương thức tác động van 61 Tác động bằng cơ khí 61 Chú ý khi sử dụng cơ cấu con lăn đòn bẩy 61 Tác động bằng tay 61 Tác động bằng khí 62 Gián tiếp và trực tiếp 64 Tác động bằng lực điện từ 64 Phương thức lắp đặt van 66 Lắp ống trực tiếp 66 Bộ đế van 66 Đế phụ 66 Nhóm đế phụ 67 Tính toán chọn van 67 Các loại van phụ 69 Van không hồi 69 Bộ điều tốc 69 Van thoi 70 Van xả nhanh 70 8- CÁC MẠCH CƠ BẢN 71 Giới thiệu 71 Các chức năng cơ bản 71 Khuyếch đại lưu lượng 71 Đảo tín hiệu 72 Mạch lựa chọn 72 Chức năng nhớ 73 Chức năng thời gian 73 Trễ trước khi bật 74 Trễ sau khi tắt 74 Xung kích mở 74 Xung kích xả 75 Điều khiển xi lanh 77 Điều khiển bằng tay 77 Xi lanh tác động đơn 77 Điều khiển hướng và tốc độ 77 Điều khiển từ 2 điểm: chức năng OR 77 Khóa lẫn : chức năng AND 78 Hoạt động nghịch đảo: chức năng NOT 78 Xi lanh tác động kép 79 Điều khiển hướng 79 Giữ vị trí cuối 79 Dò tìm vị trí xi lanh 80 Tự động hồi 80 Hành trình lập lại 81 Điều khiển chuỗi 81 Cách mô tả 1 chuỗi 81 Chuỗi của 2 xi lanh 81 Chu kỳ đơn / Chu kỳ lặp lại 84 Xung đột lệnh 84 Giải quyết bằng xung 84 Tay gắp: Điều khiển áp lực 84 Hệ thống bậc thang 85 PHU LỤC 88 Ký hiệu 88 Thiết bị xử lý khí 88 Cơ cấu thực hiện 89 Van 89 4
  • 5. 1 GiỚI THIỆU KHÍ NÉN TRONG THỰC TẾ Hệ thống năng lượng lưu chất là hệ mà năng lượng truyền và điều khiển bởi áp lực của khí hay chất lỏng. Đối với khí nén thì năng lượng là nguồn khí lấy từ mô trường, nó bị nén bởi máy nén nhằm giảm thể tích và tăng áp lực. Khí nén chủ yếu dùng để tác động lên van hay piston. Để điều khiển khí nén chính xác, cần có đầy đủ kiến thức về thiết bị khí nén và chức năng của chúng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Dù hiện nay các hệ thống điều khiển chuỗi lập trình được hay điều khiển logic được sử dụng nhiều nhưng vẫn cần nắm các chức năng của thiết bị khí trong hệ thống. KHÍ NÉN ĐƯỢC DÙNG LÀM GÌ? ứng dụng của khí nén hầu như không giới hạn, từ ứng dụng trong nhãn khoa dùng áp suất thấp để thử áp trong nhãn cầu và vô số chuyển động thẳng và quay trong máy robot đến những thiết bị cần áp lực cao như việc khoan bêtông chẳng hạn. Sau đây là danh sách ứng dụng của khí nén về tính đa dạng điều khiển khí nén trong công nghiệp, ngày càng được mở rộng liên tục. Hoạt động hệ thống van bằng khí, nước hay hóa chất. Hoạt động của các cửa nặng hoặc nóng. Mở cửa máng xả trong tòa nhà, nhà máy thép, hầm mỏ và công nghiệp hóa chất Búa đóng cọc và nghiền bê tông và rải đá dăm Nâng và di chuyển trong máy dập khuôn Crop spray và vận hành thiết bị máy kéo Phun sơn Giữ và di chuyển trong sản suất đồ gỗ và trang trí nội thất Giữ đồ gá và cố định thiết bị lắp ráp của máy móc và công cụ Giữ để dán keo, dán nhiệt hay hàn nối plastics Giữ để hàn hay brazing Giữ và định hình trong uốn ống, vẽ hay dát mỏng Spot trong máy hàn Trát vữa Vận hành lưỡi dao máy xén Máy rót và đóng chai Máy chế biến gỗ drive và feed Bộ thiết bị thử nghiệm Máy công cụ, vận hành hay nạp liệu Robot khí nén Đồng hồ tự động Bộ tác khí và nâng chân không các tấm mỏng Khoan trong nha khoa Và nhiều ứng dụng khác nữa… 5
  • 6. ĐẶC TÍNH CỦA KHÍ NÉN Một số đặc điểm quan trọng tại sao khí nén được dùng rộng rãi: Có sẵn Hầu hết các xưởng và nhà máy cộng nghiệp có cung cấp khí nén trong những khu vực làm việc và máy nén lưu động có thể phục vụ cho trường hơp ở xa. Tích trữ được Dễ dàng dự trữ được khối năng lượng lớn khi cần Thiết kế và điều khiển đơn giản Thiết bị khí nén thì Thiết kế và điều khiển đơn giản và dễ dàng mở rộng trong hệ thống tự động và điều khiển tương đối đơn giản. Chuyển động dễ lựa chọn Có thể tác động thẳng hay góc xoay với sự thay đổi vận tốc đơn giản và liên tục Kinh tế Chi phí lắp đặt thấp do thiết bị đơn giản, và chi phí bảo trì cũng thấp do tuổi thọ cao mà không cần bảo dưỡng. Tin cậy Các thiết bị khí nén đều có tuổi thọ cao nên có tác động tốt đến độ tin cậy của hệ thống Chịu đựng được điều kiện môi trường Chịu được môi trường nhiệt độ cao, bụi và gỉ sét trong khi đó các loại khác có thể hư hỏng rồi. Môi trường trong sạch Nếu được trang bị thiết bị xả khí thích hợp có thể được lắp đặt ở phòng sạch An toàn Không gây cháy trong môi trường có nguy cơ cháy cao, hệ thống không bị ảnh hưởng về việc quá tải vì bộ tác động chỉ có ngừng hay là chạy nó không sinh ra nhiệt 6
  • 7. 2 HỆ THỐNG KHÍ NÉN CƠ BẢN Xilanh khí nén, bộ tác động quay, và mô tơ khí nén tạo ra lực và chuyển động hầu hết trong các hệ thống khí nén. Để dịch chuyển, giữ, định hình và xử lý vật liệu. Để vận hành và điểu khiển bộ tác động này, cần những thiết bị khí nén khác, như là: bộ xử lý khí để chuẩn bị không khí nén và van điều khiển áp xuất, lưu lượng và hướng chuyển động của bộ tác động. Hệ thống khí nén cơ bản, hình 2.1, gồm 2 phần chính • Phần tạo khí nén và phân phối • Phần tiêu thụ khí nén Hình 2.1 Hệ thống khí nén cơ bản HỆ THỐNG NÉN KHÍ Các thành phần và chức năng chính là. 1- máy nén khí khí được lấy từ áp suất khí quyển được nén và cho ra ở áp suất cao hơn cho hệ thống khí nén. Thực vậy, nó chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng khí nén. 2- mô tơ điện Cung cấp năng lượng cơ cho máy nén. Nó chuyển từ điện an8ng sang cơ năng 3- công tắc áp suất Điều khiển mô tơ điện bằng sensor áp suất ở trong bồn. nó được cài đặt ở áp suất lớn nhất khi đó sẽ ngắt mô tơ và khi rớt xuống áp suất thấp nhất nó sẽ khởi động mô tơ. 4- Van 1 chiều Cho phép không khí đi từ máy nén khí đi vào bồn và ngăn không khí chạy ngược lại khi máy nén khí tắt. 7
  • 8. 5- bồn chứa Tích trữ không khí được nén. Kích thước tùy thuộc vào dung lượng của máy nén khí thể tích càng lớn khoảng thời gian máy nén khí chạy càng dài 6- đồng hồ Hiển thị áp suất của bồn 7- van xả tự động Xả nước động trong bồn mà không cần giám sát. 8- Van an toàn Xả không khí nếu áp xuất của bồn tăng trên áp suất cho phép 9- bộ làm nguội không khí khô Làm mát không khí xuống vài độ trên điểm động nước của hầu hết không khí ẩm, điều này tránh có nước trong hệ thống ống 10- bộ lọc Trong đường ống chính, bộ lọc này phải có độ sụt áp thấp nhất và khả năng loại bỏ hơi sương. Nó giữ đường ống khỏi bụi, nước và dầu. HỆ THỐNG TIÊU THỤ KHÍ 1. Lấy khí: Đối với thiết bị tiêu thụ, khí được lấy phía trên đường ống chính để các chất lắng đọng (chủ yếu là hơi nước) nằm lại ống chính , chất này sẽ chảy về phía đường ống thấp phía dưới rồi vào bộ xả tự động. 2. Tự động xả nước: mỗi đường ống nghiêng dốc nên có 1 bộ xả ở phía cuối. Phương pháp hiệu quả nhất là Tự động xả, nó ngăn được nước ứ động trong ống mà làm khô bằng tay có thể bỏ sót. 3. Các thiết bị phục vụ khí: tạo ra khí sạch với áp lực tối ưu nhất và đôi khi cấp dầu bôi trơn vào để kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị cần bôi trơn. 4. Van điều khiển hướng: Thay đổi ngõ vào và ra của xi lanh nhằm điều khiển hướng chuyển động. 5. Cơ cấu thực hiện: chuyển đội năng lượng khí nén thành năng lượng động năng. Nó có thể là xi lanh chuyển động thẳng, xi lanh chuyển động quay hay các thiết bị khí khác. 6. Bộ điều khiển tốc độ: Cho phép điều khiển tốc độ đơn giản và dễ dàng nhất. Ta sẽ đề cập kỹ hơn các thiết bị này ở các phần 4 7. 8
  • 9. 3. LÝ THUYẾT VỀ KHÍ NÉN ĐƠN VỊ Hệ thống đo lường quốc tế đã được thon6ng qua năm 1960, riêng Mỹ, Anh, Nhật vẫn còn sử dụng hệ đo lường theo theo Anh. Đại lượng Ký hiệu Đơn vị SI Tên Ghi chú 1. ĐƠN VỊ CƠ BẢN Trọng lượng m kg Kilogram Chiều dài s m Mét Thời gian t s Giây Nhiệt độ (kelvin) T K Kelvin 0oC = 273,16 K Nhiệt độ (oC) t, θ o C Độ C 2. ĐƠN VỊ TÍNH TOÁN Bán kính r m Mét Góc α,β,Ɣ,Ɛ,φ,δ 1 Radian Diện tích A, S m2 Mét vuông Thể tích V m3 Mét khối Tốc độ v m s -1 Mét / giây Tốc độ góc ω s -1 Radian / giây Gia tốc a m s -2 Mét / giây b.phương Quán tính J m2 kg Lực F N Newton = kg.m.s-2 Trọng lực G N Gia tốc trọng lực 9.80665 m. s-2 Công W J Jun=newton.mét Thế năng E, W J Jun Động năng E, W J Jun 0.5. m.v2 Momen M J Jun Công suất P W watt = J.s-1 3. ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TỚI KHÍ NÉN Áp lực p Pa Pascal =N.m-2 Thể tích chuẩn Vn m3n Mét khối chuẩn ở q=0oC , p=760mm Hg Lưu lượng khí Q m3n.s-1 Mét khối chuẩn/ giây Năng lượng, Công E, W N.M Jun Pa.m3=N.m Công suất P W Watt p.Q=N.m.s-1=W Bảng 3.1 Đơn vị SI dùng trong khí nén 9
  • 10. Bảng 3.2 Các đơn vị số lượng theo hệ Mười Số Tên Ký hiệu Số Tên Ký hiệu 10-1 Deci d 101 Deka da 10-2 Centi c 102 Hecto h 10-3 Mili m 103 Kilo k 10-6 Micro µ 106 Mega M ĐƠN VỊ KHÔNG THEO HỆ MÉT Bảng 3.3 Đại lượng Đơn vị Đơn vị Anh(e) m e e m mét(m) Khối lượng kg Pound 2.205 0.4535 g ounce 0.03527 28.3527 Chiều dài m foot 3.3281 0.3048 m yard 1.094 0.914 mm inch 0.03637 25.4 o o Nhiệt độ C F 1.8oC + 32 (oF-32)/1.8 Diện tích m2 sq.ft 10.76 0.0929 cm2 sq.inch 0.155 6.4516 Thể tích m3 cu.yard 1.308 0.7645 cm3 cu.inch 0.06102 16.388 dm3 cu.ft 0.03531 28.32 Lưu lượng m 3n/phút scfm 35.31 0.02832 dm3n/p,( l/p) scfm 0.03531 28.32 Lực N pound force(lbf.) 0.2248 4.4484 Áp lực bar Lbf./sq.inch(psi) 14.5 0.06895 ÁP LỰC Đơn vị tính áp lực trong hệ SI là Pascal (Pa) 1Pa = 1 N/m2 Đơn vị này rất nhỏ so với giá trị sử dụng thực tế, vì vậy để tranh con số quá lớn người ta dùng 1 đơn vị khác – Bar. 1bar = 100 000 Pa = 100 kPa 10
  • 11. Hình 3.4 Các hệ chỉ thị áp lực khác nhau: Áp lực khí được cho là quá áp khi nó lớn hơn áp lực môi trường và được gọi là áp lực khí nén (gauge pressure – GA) Áp lực khí cũng biểu diễn ở dạng áp lực tuyệt đối, tham chiếu với môi trường chân không. Áp lực dưới áp lực môi trường gọi là thấp áp. Có nhiều cách để biểu diễn áp lực như ở hình 3.4, tham chiếu áp lực môi trường chuẩn p=1013mbar. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI KHÍ Định luật Boyles: “ Ở nhiệt độ không đổi, áp suất của 1 lượng khí cho trước tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.” Hình 3.5 minh họa định luật Boyles 11
  • 12. Nếu thể tích V1 =1 m3 ở áp lực tuyệt đối 100kPa ( 1 bar ABS) được nén với nhiệt độ không đổi xuống thể tích V2 = 0.5 m3 thì : p1 . V1 = p2 . V2 p2 = (p1.V1) / V2 nên p2 = (100kPa. 1m3) / (0.5m3) = 200kPa (2 bar ABS) Tiếp tục, nếu V1 ở 100kPa được nén tới V3 = 0.2 m3 thì áp lực sẽ là : p3 = (p1.V1) / V3 = 100kPa.1m3 / 0.2m3 = 500kPa (5 bar ABS) Định luật Charles: “Ở áp suất không đổi, thể tích của 1 lượng khí cho trước sẽ tăng lên 1/273 khi nhiệt độ tăng lên 1 oC.” Định luật Gay Lussac: “ Ở áp suất không đổi, thể tích khí tăng tỉ lệ theo nhiệt độ.” Do đó V1 / V2 = T1 / T2 và V2 = V1.T2 / V. Hay có thể đổi lại : “ Với thể tích không đổi, áp suất tỉ lệ với nhiệt độ” Nên p2.p2 / T1.T2 và p2= p1 ( T1/T2) Trong các công thức trên phải dùng nhiệt độ Kelvin K= oC = 273. Từ các mối quan hệ trên ta có: (p1. V1) / T1 = (p2.V2) / T2 = hằng số. Định luật này đưa ra lý thuyết cơ bản để tính toán thiết kế hay lựa chọn thiết bị khí nén khi quan tâm đến sự thay đổi nhiệt độ. Đôi khí cần tham chiếu các dữ liệu của thể tích khí với thể tích khí chuẩn (m3n), khối lượng 1.293 kg ở 0oC. LƯU LƯỢNG Đại lượng cơ bản của lưu lượng là Q, mét khối/ giây (m3n/s). Thực tế người ta dùng lít/phút hay dm3/phút. Đối với hệ Anh, dùng đơn vị scfm ( cubic foot / phút). Biểu thức Bernolli “Chất lỏng có trọng lượng riêng nhất định chảy ngang trong ống có đường kính ống thay đổi thì tổng năng lượng ở điểm 1 và điểm 2 là như nhau.” hay : p1 + 1/2p.v12 = p2+1/2p.v22 Biểu thức này cũng đúng đối với chất khí khi tốc độ dòng chảy không vượt quá 330m/s. 12
  • 13. ĐỘ ẨM CỦA KHÍ Không khí luôn chứa một lượng hơi nước . Lượng hơi nước tồn tại phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ. Khi không khí bị làm lạnh nó sẽ đạt đến một điểm nào đó được gọi là điểm bảo hòa hơi nước, còn gọi là điểm sương. Khi bị làm lạnh hơn nữa, tất cả lượng hơi nước sẽ không thể duy trì tiếp được, 1 lượng hơi dư thừa sẽ hình thành những giọt nhỏ gọi là chất ngưng tụ. Lượng nước thực tế có thể lưu trữ trong khí phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ; 1 m3 khí nén cũng chỉ có thể chứa cùng lượng hơi nước có trong 1 m3 khí quyển. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra lượng nước chứa trong 1 mét khối khí ở 1 dảy nhiệt độ từ -30 tới +80oC. Nhiệt độ oC 0 5 10 15 20 25 30 35 40 g/m3n (standard) 4.98 6.99 9.86 13.76 18.99 25.94 35.12 47.19 63.03 g/m3 ( môi trường) 4.98 6.86 9.51 13.04 17.69 23.76 31.64 41.83 54.108 Nhiệt độ oC 0 -5 -10 -15 -20 -25 -30 -35 -40 g/m3n (standard) 4.98 3.36 2.28 1.52 1 0.64 0.45 0.25 0.15 g/m3 ( môi trường) 4.98 3.42 2.37 1.61 1.08 0.7 0.4 0.29 0.18 Bảng 3.6 Bảo hòa hơi nước trong khí( điểm sương) Tỉ lệ độ ẩm: Tỉ lệ giữa lượng nước chứa thực tế với điểm sương gọi là tỉ lệ độ ẩm, no tính theo phần trăm. r.h = (lượng nước thực tế / điểm sương) x 100%. Ví dụ 1: nhiệt độ 25 oC, r.h = 65%. Hỏi lượng nước trong 1m3 là bao nhiêu? Điểm sương ở 25oC = 24g/m3.0.65= 15.6 g/m3. Khi khí được nén, dung tích chúa hơi nước bị giảm xuống, vì vậy nước sẽ bị gnu7ng tụ trừ phi nhiệt độ tăng. Ví dụ 2: 10m3 khí quyển ở 15oC với r.h=65% được nén lên 6 bar. Nhiệt độ tăng cho phép là 25oC. Boa nhiêu nước sẽ ngưng tụ? Từ bảng 3.5 , ở 15oC, 10 m3 khí có thể chứa tối đa 13.04g/m3 * 10m3 = 130.4g. Do r.h=65%, lượng nước chứa trong khí là 130.4g * 0.65 = 84.9g (a) Thể tích khí nén giảm có thể tính như sau: p1. V1 = p2.V2 (p1/p2).V1 = V2 V2 = (1.013bar / (6+1.013)) * 10m3 = 1.44 m3 Từ bảng 3.5 : 1.44 m3 khí ở 25 oC có thể chứa tối đa 23.76g * 1.44 = 34.2g. (b) 13
  • 14. Lượng nước ngưng tụ bằng tổng lượng nước trong khí trừ đi thể tích mà khí nén có thể hấp thu; vậy từ (a) và (b) ta có 84.9 – 34.2 = 50.6g là lượng nước ngưng tụ Lượng nước ngưng tụ này nên được tách khỏi khí nén trước khi cấp vào hệ thống để tránh gây hỏng hóc cho thiết bị. Hình 3.7 Điểm sương trong dãy nhiệt độ từ -30 tới +80oC. Đường đậm chỉ ra tập các điểm sương của thể tích khí phụ thuộc nhiệt độ, đường nhạt ứng với thể tích khí chuẩn. 14
  • 15. 4. NÉN VÀ PHÂN PHỐI KHÍ. MÁY NÉN KHÍ Máy nén khí chuyển năng lượng cơ từ động cơ điện hay động cơ đốt trong thành tếh năng của khí nén. Máy nén chia thành 2 loại chính: loại chuyển động thẳng và loại quay. Hình 4.1 Các loại máy nén sử dụng cho khí nén. MÁY NÉN CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN Máy nén piston một cấp: Khí lấy từ môi trường và nén đến áp lực yêu cầu trong 1 hành trình đơn. Piston di chuyển xuống làm tăng thể tích và giảm áp suất xuống thấp hơn áp suất khí quyển làm cho khí ở môi trường ngoài lọt vào xi lanh qua cửa vào. Sau khi xuống hết, piston di chuyển lên, lỗ vào đóng bị khi khí bị nén lại, lỗ ra mở ra đưa khí vào bình chứa. Loại máy nén này được sử dụng rộng rã trong hệ thống khí có áp lực từ 3-5 bar. Hình 4.2 Máy nén piston đơn 15
  • 16. Máy nén piston 2 cấp Ở máy nén piston đơn, khi khí nén hơn 6 bar, nhiệt độ tỏa ra rất lớn làm giảm hiệu suất làm việc. Vì vậy mà máy nén khí dùng trong công nghiệp thường là loại kép. Khí lấy từ áp suất khí quyển được nén qua 2 cấp để tạo ra áp lực cuối cùng. Hình 4.3 Máy nén piston kép Nếu áp lực cuối cùng là 7 bar, thì cấp đầu tiên thường nén lên khoảng 3 bar, sau đó nó được làm lạnh và đưa vào cấp nén thứ 2 để nâng lên. Khí nén đưa vào cấp xilanh nén thứ 2 đã được giảm nhiệt nhiều do đã qua bộ làm mát bên trong nên hiệu suất tăng hơn so với máy nén đơn. Nhiệt độ cuối cùng của khí ra cỡ 120oC. Máy nén khí loại màn chắn. Máy nén khí loại màn chắn cấp khí nén cỡ 5 bar, hoàn toàn không có lẫn dầu nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Màn chắn tạo ra sự thay đổi thể tích trong buồng nén. Điều này giúp khí vào khi hành trình xuống và nén khi hành trình lên. Hình 4.4 Máy nén màn chắn 16
  • 17. MÁY NÉN KHÍ LOẠI QUAY: Máy nén quay loại cánh trượt: Loại này có rotor gắn lệch tâm và các cánh của nó có thể trượt trong những khe quanh trục rotor. Khi rotor quay, lực ly tâm giữ các cánh tiếp xúc với vách stator và không gian giữa 2 cánh liền kề sẽ giảm dần làm tăng áp lực từ cửa vào và tao ra khí nén. Hình 4.5 Việc bôi trơn và làm kín thực hiện bằng cách thêm dầu vào luồng khí gần cửa vào. Dầu cũng có tác dụng làm mát han chế nhiệt ra cỡ 190oC. Máy nén khi loại trục vít: Gồm 2 trục rotor ăn khớp và quay ngược chiều nhau. Khoảng không giữa 2 trục rotor giảm dần doc theo trục điều này làm khi kẹt giữa 2 trục bị nén lại. Nó được bôi trơn và làm kín bằng dầu nên phải tách dầu ở đầu ra. Loại này có thể đạt được tốc độ lưu lượng liên tục cao vượt mức 400m3/phút ở áp lực 10 bar. Loại này có ưu điểm hơn loại máy nén van quay vì nó tạo ra nguồn khí cấp liên tục, không có xung. Hình 4.6 ĐÁNH GIÁ MÁY NÉN: Dung lượng máy nén xác định bởi Lưu lượng khí chuẩn, m3n/s hay dm3n/s hay l/m. Đối với máy nén piston, nó được tính bởi: Q (l/m)= diện tích dm2 x chiều dài hành trình dm x số xi lanh tầng đầu x rpm Trong trường hợp máy nén 2 tầng, chỉ tính tầng xilanh đầu tiên. Hiệu suất khí cấp thường thấp hơn do tổn hao nhiệt và thể tích. Khí nén trong xi lanh không thể xả hết khi hết hành trình nén, có vài khoảng trống không dùng được ta gọi là vùng thể tích chết. Tổn thất nhiệt xảy ra do trong quá trình nén, nhiệt độ khí tăng lên cao do đó thể tích khí tăng và giảm đi khi ra nhiệt độ môi trường. 17
  • 18. Hiệu suất thể tích: Hệ số (Lượng khí cấp / lượng khí chiếm chỗ) chính là hiệu suất thể tích, tính theo phần trăm. Nó thay đổi tùy theo kích cỡ, loại và kết cấu máy, số tầng nén và áp lực cuối cùng. Hiệu suất máy nén 2 tầng thấp hơn máy nén 1 tầng vì ở mỗi xi lanh đều có vùng thể tích chết. Hiệu suất nhiệt và hiệu suất tổng hợp: Bên cạnh các tổn hao nói trên còn có tổn hao do nhiệt làm giảm hiệu suất nén khí. Các tổn hao này hơn nữa còn làm giảm hiệu suất tổng quát, phụ thuộc vào hệ số nén và tải. Máy nén làm việc gần hết dung tích sẽ làm gia tăng nhiệt và giảm hiệu suất. Ở máy nén 2 cấp, hệ số nén mỗi cấp thấp, khí được nén riêng biệt ở cấp 1 rồi qua bộ làm mát sau đó vào cấp nén cuối cùng. Ví dụ: Nếu khí quyển được lấy vào cấp nén 1 và nén xuống còn 1/3 thể tích đầu, áp lực cửa ra cỡ 3 bar. Nhiệt sinh ra thấp tương ứng khi nén mức thấp. Sau đó khí qua bộ làm mát rồi vào cấp nén thứ 2 và tiếp tục giảm 1/3 thể tích. Áp lực tuyệt đối cuối cùng sẽ là 9 bar. Khi nén trực tiếp cùng lượng khí đó từ áp lực môi trường lên áp lực tuyệt đối 9 bar, nhiệt độ sinh ra sẽ rất cao và hiệu suất tổng quát sẽ giảm mạnh. Sơ đồ hình 4.7 so sánh hiệu suất tổng quát tiêu biểu của máy nén 1 cấp và 2 cấp với áp lực cuối cùng khác nhau. Hình 4.7 Sơ đồ hiệu suất tổng quát Đối với áp suất cuối cùng thấp, loại 1 cấp tốt hơn do hiệu suất thể tích cao hơn. Khi cần áp lực cuối lớn thì loại 2 cấp có ưu điểm hơn. Năng lượng tiêu thụ đặc biệt dùng để tính hiệu suất tổng quát và có thể dùng để ước lượng giá thành sản xuất khí nén. Trung bình, 1 kW điện sẽ tạo được 120-150l/phút ở áp lực làm 7 bar. ( =0.12…0.15m3n/min/kW). Thông số chính xác cần thiết lập dựa theo kích cỡ và loại máy nén. CÁC PHỤ KIỆN CHO MÁY NÉN BÌNH TÍCH KHÍ: Bình tích khí là một bình chịu được áp suất cao, làm từ thép tấm, đặt theo hướng thẳng đứng hay nằm ngang ngay sau bộ làm mát, dùng để tích trữ khí nén; do đó hạn chế được dao động lưu lượng. 18
  • 19. Chức năng chính của bình tích khí là trữ khí để tránh quá tải cho máy nén và giảm thiểu dao động của máy nén khi phải nhận và không nhận tải, nó cũng làm mát và làm ngưng tụ 1 phần hơi dầu và nước lẫn trong khí. Ta nên đặt bình chứa ở nơi thoáng mát. Nên gắn vào bình van an toàn, đồng hồ áp lực, bộ xả và nắp đậy kiểm tra-vệ sinh. Tính toán lựa chọn bình chứa: Bình chứa được chịn dựa vào lượng khí đến từ máy nén, kích thước hệ thống, yêu cầu nguồn khí không đổi hay thay đổi. Máy nén điều khiển bằng điện trong các nhà máy công nghiệp thường được đóng ngắt giữa 2 mức áp lực min và max, gọi là điều khiển tự động. Để tránh dao động quá mức thì nó cần 1 bình chứa có lượng thể tích nhỏ nhất định. Máy nén di động dùng động cơ nổ không dừng lại khi đạt tới áp lực max, lúc này van hút của máy nén sẽ mở và khí sẽ tự do ra vào xi lanh mà không bị nén. Độ chênh áp giữa lúc có tải và không tải là rất nhỏ. Trong trường hợp này chỉ cần dùng bình chứa nhỏ. Trong công nghiệp, quy tắc chon bình chứa như sau: Dung tích bình chứa = khí nén ra từ máy nén / phút Ví dụ: Máy nén có lưu lượng ra là 18m3n/min, áp lực đường ống trung bình là 7 bar. Do đó khí nén ra trên mỗi phút là: 18000 / 7 – tương đương 2500 lít Vậy cần chọn bình có dung tích 2750 lít. BỘ LỌC ĐẦU VÀO: Không khí bình thường chứa tới 40 triệu phần tử rắn/m3 như bụi, phấn… Nếu khí này được nén lên 7 bar thì lượng tạp chất này sẽ lên 320 triệu/m3 . Vì vậy để máy nén hoạt động tin cậy, bền thì bộ lọc phải có hiệu suất cao nhằm ngăn sự bào mòn ở piston và xi lanh. Bộ lọc cũng không nên quá mịn, những phần tử nhỏ (2-5µm) bị giữ lại làm trở kháng bộ lọc tăng cao nên giảm lượng khí hữu ích. Khí lấy vào máy nén càng sạch và khô càng tốt, đường kính ống nên lớn. Khi dùng bộ giảm âm thì nên đặt nó phía sau bộ lọc. KHỬ NƯỚC TRONG KHÍ NÉN BỘ LÀM MÁT: Sau khi nén, khí sẽ có nhiệt độ cao và khi giảm xuống nhiệt độ môi trường, lượng nước trong khí sẽ tích tụ trong đường ống. Cách tốt nhất để ngăn hiện tượng này là làm mát khí ngay sau khi nén. Bộ làm mát có thể dùng nước hay khí để trao đổi nhiệt. Làm mát bằng khí Khí nén chạy qua một mạng lưới các ống tản nhiệt được làm mát nhờ quạt gió. Loại tiêu biểu được vẽ trên hình 4.8. Nhiệt độ khí nén ra chỉ nên cao hơn 15oC so với môi trường xung quanh. 19
  • 20. Làm mát bằng nước Cơ bản là một vỏ thép có chứa các đường ống, nước nằm một phía và khí nằm một phía của ống, cả nước và khí đều chạy tuần hoàn và có hướng ngược chiều nhau. Nguyên lý vẽ ra ở hình 4.9 Hình 4.9. Bộ làm lạnh cần đảm bảo khí ra chỉ hơn 10oC so với nước làm mát. Nên gắn thêm bộ tự động xả để xả chất ngưng tụ. Bộ làm mát cũng nên trang bị van an toàn, đồng hồ áp lực và nhiệt kế cho khí và nước. BỘ LÀM KHÔ: Các bộ làm mát thường làm lạnh khí xuống 10-15oC, điều kiện nhiệt làm việc của khí là nhiệt môi trường ( khoảng 20 oC), điều này có nghĩa sẽ không còn nước ngưng tụ khi làm việc nữa. Tuy nhiên nhiệt độ khí ra cũng có thể cao hơn nhiệt môi trường nơi mà các ống dẫn đi qua, chẳng hạn vào buổi tối. Khi đó khí bị làm lạnh hơn nữa và nước sẽ bị ngưng tụ. Phương pháp làm khô khí được dùng là giảm điểm sương, điểm mà nhiệt độ tại đó làm khí bảo hòa hơi nước hoàn toàn. Điểm sương càng thấp thì lượng hơi ẩm trong khí càng ít. Có 3 loại làm khô khí: 2 loại dạng hấp thụ và 1 loại dạng làm lạnh. Loại làm khô dạng hấp thụ ( chất hấp thu bị rã ra): Khí nén bị đẩy qua chất hấp thu như phấn dehydrat, megie-clorua, lithium-clorua, canxi-clorua ở dạng rắn, húng sẽ hấp thu nước rồi ngưng tụ ở đáy bình chờ xả ra. Các chất hấp thu cần bộ sung thêm thường xuyên khi mà điểm sương tăng. Điểm sương ở 5oC, 7 bar là đạt yêu cầu. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí ban đầu và vận hành thấp, nhưng nhiệt độ vào không được quá 30oC., các chất này có tính ăn mòn rất cao nên đòi hỏi phải được lọc cẩn thận tránh để lọt vào hệ thống khí nén. Hình 4.10 20
  • 21. Làm khô dạng hấp thu (chất hấp thu được tái sử dụng) Các hóa chất như silica dạng gel, alumi hoạt tính dạng hạt chứa trong bầu đặt thẳng dứng sẽ hấp thu hơi ẩm trong khí nén. Khi chất hấp thu bảo hòa , nó sẽ được tái chế lại bằng khí khô, nhiệt hay tự làm khô như hình 4.11. Khi nén ẩm được cấp vào van điều khiển hướng và đi vào cột hấp thu1. khi khô sẽ thoát ra cửa ra. Khoảng 10-20% khí khô sẽ qua vòi O2 và cột 2 theo chiều ngược lại để tái chế nó. Khí tái chế sau đó sẽ thải ra ngoài. Van điều khiển hướng sẽ chuyển đổi định kỳ, được điều khiển bởi timer, cho phép làm khô khí ở 1 cột và tái tạo ở cột kia, đảm bảo khí luôn khô. Điểm sương cực thấp vẫn có thể áp dụng phương pháp này, ví dụ -40oC. Chỉ thị màu có thể kết hợp với làm khô để hiển thị mức độ bảo hòa. Bộ lọc tinh cần gắn ở cửa ra để lọc các bụi từ chất làm khô. Chi phí ban đầu và vận hành cao nhưng bảo trì ít tốn kém. Hình 4.11 Làm khô dạng làm lạnh Đây là thiết bị kết hợp 1 mạch làm lạnh là 2 vùng trao đổi nhiệt. Khí ẩm ở nhiệt độ cao được tiền làm lạnh ở vùng trao đổi nhiệt 1, truyền 1 phần nhiệt cho khí lạnh ở cửa ra. Sau đó nó tiếp tục được làm lạnh bởi công chất lạnh trong mạch máy lạnh ở vùng 2. Vào thời điểm này hơi nước và dầu ngưng tụ rồi tự động xả ra ngoài. Khí khô lạnh sẽ quay về vùng trao đổi nhiệt 1 và nhận nhiệt từ khí vào, điều này sẽ ngăn tụ sương ở cửa ra, tăng thể tích khí và giảm độ ẩm. 21
  • 22. Nhiệt độ ra có thể đạt 2oC với phương pháp hiện đại dù chỉ cần 5oC là thỏa yêu cầu của tất cả ứng dụng khí nén. Nhiệt độ đầu vào có thể lên 60oC nhưng để lợi về kinh tế thì nhiệt đầu vào càng thấp càng tốt. Nhìn chung thì chi phí cho bộ làm khô chiếm 10-20 % chi phí máy nén. 1. Vùng trao đổi nhiệt giữa khí vào và khí ra 2. Vùng trao đổi nhiệt giữa khí vào sau khi qua vùng 1 với công chất lạnh ( freon) 3. Quạt làm lạnh công chất. 4. Máy nén công chất 5. Van tiết lưu ( làm lạnh công chất) 6. Bộ lọc khí 7. Bộ tự động xả Hình 4.12 Nguyên lý làm khô bằng làm lạnh Bộ lọc đường ống chính: Bộ lọc dung tích lớn nên đặt ngay sau bình tích khí để tách tạp chất, hơi dầu, và nước ra khỏi khí nén. Bộ lọc phải có độ sụt áp thấp nhất và có khả năng tách hơi dầu từ máy nén để tránh bị tích tụ trong đường ống, nó không có đĩa chia khí để tách nước như bộ lọc chuẩn. Bộ xả gắn kèm hay tích hợp sẵn trên bộ lọc sẽ xả chất ngưng tụ thường xuyên. Bộ lọc thường là loại có phin lọc thay thế nhanh. Hình 4.13 Bộ lọc đường ống chính. 22
  • 23. PHÂN PHỐI KHÍ Hệ thống phân phối chính được lắp đặt để truyền khí đến các khu tiêu thụ khác nhau. Cần phải đặt các van cách ly để chia ống khí chính thành những đoạn và để giới hạn khu vực cần tắt/đóng trong khi sửa chữa hay bảo trì. có 2 sơ đồ phân phối chính: phân phối cụt và phân phối mạch vòng. PHÂN PHỐI CỤT Để hỗ trợ cho thoát nước, đường ống lắp đặt nên cho độ nghiêng 1/100 theo hướng dòng chảy và nên lắp đủ đầu thoát. ở một khoảng cách thích hợp, đường ống chính nên trở về độ cao ban đầu bằng cách dùng 2 đoạn nối có góc nối thích hợp và ở đó nên bố trí đầu thoát ở điểm thấp nhất. PHÂN PHỐI MẠCH VÒNG 23
  • 24. Trong phân phối mạch vòng đường ống chính cấp từ 2 phía tới nơi tiêu thụ khí nhiều, điều này sẽ giảm thiểu hụt áp suất. Tuy nhiên nước đọng sẽ đi theo mọi hướng, nên cung cấp đủ van xả tự động để thoát nước ra. ĐƯỜNG ỐNG THỨ CẤP Nếu bộ làm mát và khô khí lắp đặt không hiệu quả, khí nén trong đường phân phối chính do tiếp xúc lạnh bề mặt nên nước và dầu sẽ đọng lại theo đường ống. Đường nhánh được tách ở trên đỉnh đường ống chính để ngăn nước trong đường ống chính đi vào và đáy của đường ống nên có chỗ thoát. Điểm thoát được cấp từ điểm nhánh được đặt ở vị trí thích hợp dọc theo đường ống ở những điểm thấp. Những điểm xả này có thể xả bằng tay hay dùng van xả tự động. Dùng van xả tự động thì chi phí lắp đặt cao, nhưng bù lại tiết kiệm được chi phí nhân công. Nếu dùng van xả bằng tay bị sao lãng lại dẫn tới rắc rối do chứa các chất bẩn trong ống. Hình 4.16 Khớp nối lấy khí (a) và nước (b) Dùng van xả tự động Có 2 loại van xả tự động, xem hình 4.17 và 4.18 Trong loại xả dạng phao hình 4.17, ống dẫn nổi và bên trong được nối với không khí thông qua bộ lọc, van an toàn đặt trong hốc ở trong lò xo để đẩy piston và có 1 trục cho vận hành bằng tay. 24
  • 25. Các chất ngưng đọng tụ lại ở dưới đáy van xả và khi nó dâng lên đủ cao nó sẽ nâng phao lên, áp suất trong van truyền tới piston chuyển qua 1 bên để mở van xả và tống nước ra. Khi đó phao sẽ xuống thấp và sẽ đóng khí cấp cho piston. Van an toàn dùng để giới hạn áp suất sau piston khi phao đóng họng lại, giá trị cài đặt ban đầu bảo đảm đồng bộ với thời gian của piston để ngăn khí xả ra qua chức năng xả của van an toàn. Trong hình 4.18 là loại dùng điều khiển bằng điện mà ở mỗi thời gian nhất định nó sẽ xả nước ngưng đọng bằng cách quay bánh cam để tác động cần van. Điều này đưa ra thuận lợi là có thể hoạt động mọi hướng và chống sốc tốt nó rất thích hợp với máy nén khi di động và hệ thống khí nén trong xe buýt, xe tải. Hình 4.18 động cơ tự động xả TÍNH TOÁN KHÍ NÉN CHO ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH Chi phí cho đường ống chí chính là một phần chi phí ban đầu khá cao cho lắp đặt khí nén. Nếu giảm đường kính ống, sẽ hạ được chi phí đầu tư, nhưng tăng độ sụt áp trong hệ thống, chi phí vận hành sẽ tăng và sẽ tăng vượt mức chi phí đầu tư cho đường ống lớn hơn. Chi phí nhân công cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí và chi phí này thay đổi rất ít với lắp đặt các loại đường ống khác nhau, chẳng hạn việc lắp đặt đường ống kích thước 25mm chi phí cũng giống như lắp đường ống 50mmnhưng lưu lượng đường ống 50m sẽ gấp 4 lần đường ống 25mm Trong hệ thống mạch vòng, điểm tách của bất kỳ đường cấp nào cũng dược cấp bởi 2 đường dẫn . Khi tính toán đường ống người ta chỉ tính như là 1 đường cung cấp duy nhất mà thôi. Tính toán đường ống chính và nhánh chỉ quan tâm đến vận tốc, thông thường vận tốc khoảng 6 m/s, trong khi ở những nhánh phụ với áp suất 6 bar và độ dài khoảng vài mét vận tốc có thể đến 20 m/s. độ sụt áp từ máy nén khí đến đường ống nhánh không được vượt quá 0.3 bar. Nomogram (hình 4.19) cho phép ta xác định đường ống yêu cầu. Các vị trí van và góc bẻ sẽ gây ra ma sát thêm, những ma sát này sẽ được cộng thêm ứng với độ dài đường ống tương đương để tính tổng tổn thất áp suất. Trong bảng 4.20 cho đường ống tương đương ứng với mỗi khớp nối được dùng. 25
  • 26. Ví dụ (a) xác định đường ống để có lưu lượng 16800 l/m với sụt áp không quá 0.3 bar trong 125 m ống. Dùng máy nén khí 2 cấp sẽ tự động chạy khi dưới 8 bar và tắt ở 10 bar ; áp suất trung bình 9 bar. Sụt áp cho phép 30 Kpa trên 125m tương đương với 30/125 = 0.24 Kpa/m Trong nomogram 4.19: vẽ đường 9 bar trên đường áp suất đi qua 0.24 Kpa/m trên đường sụt áp và cắt đường tham chiếu ở X Nối điểm X với 0.28 m3/s và vẽ đường thẳng cắt đường kích thước đường ống là khoảng 61mm. Với đường ống tối thiểu là 61mm có thể dùng ống 65mm ( xem bảng 4.21) có đường ống 68mm thỏa mãn tính toán với 1 ít trừ hao Ví dụ (b) nếu đường ống dài 125m trong ví dụ (a) có 1 số khớp nối trong đường ống, chẳng hạn 2 co, 2 góc bẻ 900 , 6 Tee và 2 van cửa, sẽ cần đường ống lớn hơn để giới hạn sụt áp ở 30 KPa Trong bảng 4.20, cột đường kính 65mm ta tìm được đường thẳng ống tương ứng: 2 co 2*1.37 m = 2.74 m 2 góc bẻ 900 2*0.76 m = 1.52 m 6 Tee 6*0.67 m = 4.02 m 2 van cửa 2*0.49 m = 0.98 m 9.26 m 12 khớp nối có độ ma sát thêm ứng với 10m ống Vì vậy chiều dài tác động của ống sẽ là 135m và tổn thất cho phép trên 1 mét là: 30KPa/135m = 0.22 Kpa/m Tham khảo nomogram trong hình 4.19. đường kính ống cắt khoảng 65mm I.D vậy đường kính danh định là 65mm, đường kính bên trong thực của ống 68mm sẽ đáp ứng Chú ý: khả năng mở rộng cần phải được xem xét khi tính toán lắp đặt đường ống chính mới. Bảng 4.20 Chiều dài tương ứng cho các loại khớp nối chính: Loại khớp nối Kích thước lỗ trong ống (mm) 15 20 25 30 40 50 65 80 100 125 Elbow 0.3 0.4 0.5 0.7 0.8 1.1 1.4 1.8 2.4 3.2 90* Bend (long) 0.1 0.2 0.2 0.4 0.5 0.6 0.8 0.9 1.2 1.5 90* Elbow 1.0 1.2 1.6 1.8 2.2 2.6 3.0 3.9 5.4 7.1 180* Bend 0.5 0.6 0.8 1.1 1.2 1.7 2.0 2.6 3.7 4.1 Globe Valve 0.8 1.1 1.4 2.0 2.4 3.4 4.0 5.2 7.3 9.4 Gate Valve 0.1 0.1 0.2 0.3 0.3 0.4 0.5 0.6 0.9 1.2 Standard Tee 0.1 0.2 0.2 0.4 0.4 0.5 0.7 0.9 1.2 1.5 Side Tee 0.5 0.7 0.9 1.4 1.6 2.1 2.7 3.7 4.1 6.4 26
  • 27. Hình 4.19 Nomogram để lựa chọn đường kính lỗ chính 27
  • 28. Vật liệu đường ống Đường ống gas chuẩn (SGP) Đường ống khí chính thường bằng thép hay bằng sắt. Nó thường có màu đen hay được tráng kẽm mà ít bị mòn. Loại ống này có thể được vặn thích ứng với một số loại khớp nối. Đối với đường kính trên 80mm dùng mặt bích để nối sẽ kinh tế hơn dùng ren. Một số thông số của đường ống gas chuẩn bằng gang (SGP). Bề rộng lỗ trong Đường kính Độ dầy Khối lượng ngoài mm mm Kg/m A B 6 1/8 10.5 2.0 0.419 8 1/4 13.8 2.3 0.652 10 3/8 17.3 2.3 0.851 15 1/2 21.7 2.8 1.310 20 3/4 27.2 2.8 1.680 25 1 34.0 3.2 2.430 32 1 1/4 42.7 3.5 3.380 40 1 1/2 48.6 3.5 3.890 50 2 60.3 3.65 5.100 65 2 1/2 76.1 3.65 6.510 75 3 88.9 4.05 8.470 100 4 114.3 4.5 12.100 Ống inox Chủ yếu được dùng khi đường kính lớn trong ống chính thẳng. Ống đồng Có thể dùng ống đồng đường kính lên đến 40mm ở nơi môi trường ăn mòn, chịu nhiệt và độ cứng cao. Được dùng với khớp nối và ống tôi luyện chất lượng cao dễ dàng cho việc lắp đặt. Ống cao su ống cao su rất phù hợp với loại hoạt động cầm tay vì nó linh động và dễ chuyển cho người vận hành. Sau đây là kích thước các đường ống: ống cao su chủ yếu được dùng cho những thiết bị hay những ứng dụng khác mà ống có thể để gần thiết bị 28
  • 29. Bề rộng lỗ trong, Đường kính Độ dầy Khối lượng inches ngoài mm mm Kg/m 1/8 9.2 3.2 8.04 1/4 10.3 6.3 31.2 3/8 18.5 9.5 70.9 1/2 21.7 12.7 127 5/8 24.10 15.9 199 3/4 29.0 19.0 284 1 35.4 25.4 507 1 1/4 45.8 31.8 794 1 1/2 52.1 38.1 1140 1 3/4 60.5 44.5 1560 2 66.8 50.8 2030 2 1/4 81.1 57.1 2560 2 1/2 90.5 63.5 3170 Ống PVC hay ống nhựa Thường được dùng để nối các thiết bị khí nén với nhau trong giới hạn nhiệt độ làm việc, rất thuận lợi trong việc lắp đặt, cho phép cắt ngắn, đấu nối dễ dàng bằng fitting. Nếu yêu cầu làm việc uyển chuyển hơn hay thường xuyên chuyển động thì sử dụng loại nhựa mềm hơn hay loại polyurethane nhưng áp suất làm việc an toàn thấp hơn. Các khớp nối trong hệ thống Trong hệ thống các thiết bị khí nén được nối với nhau bằng nhiều cách hình 4.23 chỉ cách nối nhanh tiêu biểu. ống chỉ cần nhấn vào nó sẽ tự động giữ chắc lại và kín Loại INSERT cho ta lực giữ tốt hơn bên trong và ngoài ống. ống được ép lại bởi 1 ống bọc khi đai ốc được xiết vào. Đoạn ống được nhấn vào sẽ giảm đường kính bên trong do đó gia tăng đáng kể lực cản. Loại PUSH-IN có lực giữ chặt lớn và dùng vòng đệm kín đặc biệt bảo đảm làm kín cho áp suất và chân không. Không gây thêm cản lực vì nối ống không bị ép nên đường trong của ống không thay đổi. Loại SELF SEALING có 1 cơ cấu bên trong để khí không thoát ra sau khi rút ống ra nó cũng có thể được dùng cho môi trường không có đồng a) Nếu không đẩy ống vào, van 1 chiều sẽ chặn không cho khí thoát ra b) Khi ống được nhét vào sẽ đẩy van 1 chiều ra cho khí đi vào. 29
  • 30. Hình 4.21 loại khớp nối nhét vào trong lòng ống Hình 4.22 khớp nối loại đẩy vào có khuỷu chặn Hình 4.23 khớp nối tự làm kín 30
  • 31. 5 XỬ LÝ KHÍ Như trình bày ở trên, không khí mang bụi và hơi ẩm. Sau khi nén, hơi ẩm sẽ động lại trong bồn chứa và bộ làm mát khí, nhưng vẫn còn 1 số cò sót lại sẽ đi vào hệ thống. Hơn nữa những phần tử carbon hóa của dầu, lớp rỉ của thành ống và những vật bên ngoài khác xâm nhập vào sẽ gây hỏng vòng đệm và hình thành những chất dính. Tất cả những điều này có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị khí nén như làm mòn thiết bị, làm giãn nở vòng đệm, gây rỉ sét và làm đứng van. Để loại những cạn bẩn này, khí cần phải được làm càng sạch càng tốt. Bộ xử lý khí cũng bao gồm van điều áp và bộ bôi trơn. BỘ LỌC Bộ lọc chuẩn Bộ lọc chuẩn bao gồm bộ tách nước và bộ lọc. Nếu khí không được tách nước trước sẽ có 1 lượng nước đáng kể và bộ lọc sẽ những vật rắn lại như bụi và cặn rỉ sét: Hình 5.1 Loại bộ lọc tách nước tiêu biểu và bộ tự động xả 31
  • 32. Lưới lọc sẽ lược những phần tử nhỏ hơn như bụi, vỉ sét thành ống và dầu trước khi đi ra bộ lọc. Những lưới lọc chuẩn sẽ lược bỏ tất những thành phần bụi nhỏ đến 5 micro. Lưới lọc dễ dàng tháo ra lau chùi để sử dụng lại một số lần trước khi thay thế do vượt tổn thất áp suất. Thân bộ lọc thường làm bằng polycabon. Để an toàn nó được bảo vệ thép. Trong mội trường hóa chất độc hại nên sử dụng vật liệu đặc biệt. Khi sử dụng chỗ nào gần nhiệt độ cao, tia lửa ..vv nên sử dụng loại thân bằng thép. Nếu nước ngưng tụ lớn nên dùng van xả tự động Trong hình 5.1 bên phải dùng van xả tự động loại phao được gắn sẵn trong bộ lọc chuẩn. Bộ lọc tinh Bộ lọc tinh dùng để lọc hơi dầu. Bộ lọc tinh không có tấm làm lệch hướng (deflector plate). Khí được cấp từ ngõ vào chảy qua tâm lưới lọc rồi đi ra qua cộng outlet. Bụi bẩn bị ngăn lại ở lưới lọc, hơi dầu và nước chuyển thành chất lỏng bởi sự tác động hợp nhất trong vật liệu lưới lọc, hình thành giọt nhỏ chảy đọng xuống dưới đáy. Hình 5.2 Bộ lọc tinh tiêu biểu Bộ lọc cực tinh Bộ lọc cực tinh sẽ lọc hầu như tất cả nước và dầu cũng như những vật rất nhỏ đến 0.01 micro, nó cung cấp bảo vệ tối đa các thiết bị đo lường chính xác dùng khí nén, sơn tĩnh điện, lau và làm khô trong lắp ráp điện tử. Nguyên lý hoạt động cũng giống như bộ lọc tinh, nhưng lưới lọc có thêm 1 lớp nữa có hiệu suất lọc cao hơn. 32
  • 33. Lựa chọn bộ lọc Để tính toán bộ lọc nên dựa vào yêu cầu ứng dụng cụ thể và phụ thuộc vào 2 yếu tố:- a) Lưu lượng tối đa của thiết bị dùng khí nén b) Tổn thất áp suất tối đa cho phép trong hệ thống Các nhà sản suất sẽ cung cấp biểu đồ lưu lượng / áp suất để có thể tính chính xác cần chú ý rằng dùng bộ lọc chuẩn cho những ứng dụng có thể không hiệu suất do có tốc độ thấp hơn. CHẤT LƯỢNG KHÍ NÉN Các tầng lọc Trong hình 5.3 minh họa cho các loại tầng lọc về độ sạch cho những ứng dụng khác nhau. Khí từ máy nén qua bộ làm mát có gắn van xả tự động để loại nước ngưng tụ và các cặn bẩn. Nước ngưng tụ càng nhiều thì khí càng nguội trong bồn chứa. Có thể gắn thêm các van xả ở vị trí đường ống thấp. Hệ thống chia làm 3 phần chính: Nhánh (1 và 2) khí được cấp trực tiếp từ bồn. Nhánh (3 – 6) dùng khí đã được xử lý bởi bộ làm khô khí loại làm lạnh. Nhánh 7 được gắn thêm 1 bộ làm khô khí nữa, loại hấp thụ. Bộ lọc chuẩn trong nhánh phụ 1 và 2 được gắn thêm van xả tự động để loại bỏ nước ngưng tụ, nhánh 2 có độ sạch cao hơn do được gắn thêm bộ lọc tinh. Nhánh 3 – 5 dùng bộ sấy khô khí bằng chất làm lạnh, vì vậy ở nhánh 3 không cần dùng van xả tự động, nhánh 4 cần lọc thêm nữa và nhánh 5 cho mức độ sạch hơn nữa do dùng thêm bộ lọc tin và cực tinh. Nhánh 6 gắn thêm bộ lọc khử mùi. Trong nhánh 7dùng loại sấy khô khí kiểu hấp thụ để loại bỏ mọi nguy cơ nước ngưng tụ khi ở nhiêt độ thấp. Những ứng dụng tiêu biểu xem trong bảng 5.4 33 33
  • 34. Số Khả năng lọc… ứng dụng Ví dụ tiêu biểu 1 Thành phần bụi > 5µ. ở những nơi mà chấp nhận Dùng ở xưởng như Hơi dầu > 99%. Độ ẩm không sạch lắm và có độ kẹp, thổi và những bão hòa <96% ẩm và hơi dầu tác động đơn giản. 2 Thành phần bụi > 0.3µ. ở những nơi cần sạch, Những thiết bị tác Hơi dầu > 99.9%. Độ ẩm nhưng chấp nhận1 số nước động và điều khiển bão hòa <99% ngưng dộng dùng trong công nghiệp, máy bơm và công cụ 3 Độ ẩm tới điểm đọng ở những nơi cần sạch, Giống như mục (1) sương của không khí -17 nhưng chấp nhận1 số nước nhưng khí được 0 C. Hơn trong mục (1) ngưng tụ khô hơn, dùng cho phun sơn. 4 Thành phần bụi > 0.3µ. Không có hơi ẩm, có thể Điều khiển qui trình, Hơi dầu > 99.9%. Độ ẩm chấp nhận những bụi và đo lường thiết bị, lên đến điểm động hơi dầu rất nhỏ. phun sơn chất sương không khí -17 0C. lượng cao, làm mát lò đúc và phun khuôn ép 5 Thành phần bụi > 0.1µ. Khí trong sạch, đặc biệt nơi Thiết bị khí nén đo Hơi dầu > 99.9999%. Độ yêu cầu trong sạch hoàn lường chính xác, ẩm giống mục (4) toàn. phun sơn tĩnh điện, lắp ráp thiết bị điện tử. 6 Giống mục (5), thêm Khí hoàn toàn trong sạch Dùng trong dược phần lọc khử mùi như mục (5), nhưng yêu phẩm, đóng gói cầu khử mùi khí. thức ăn công nghiệp, trong giao thông và khí để thở 7 Tất cả như mục (6) ở những nơi tránh nguy cơ Làm khô thiết bị nhưng nhiệt độ đọng ngưng tụ trong quá trình điện tử, kho thuố, sương là < -30 0C giãn nở ở nhiệt độ thấp những thiết bị đo lường hàng hải, vận chuyển bột phấn. 34
  • 35. ĐIỀU ÁP Điều áp rất cần thiết vì khi áp suất vượt trên mứ định mức, sẽ gây ra hao mòn nhanh chóng. Khi áp suất quá thấp thì không kinh tế do hiệu suất làm việc thấp. Van điều áp chuẩn Van điều áp có cấu trúc dạng màng hay piston để cân bằng áp suất đầu ra với lực lò xo (điều chỉnh được) Áp suất đầu ra được chỉnh bằng núm vặn nén lò xo xuống để mở van chính cho phép dòng chảy từ áp suất đầu vào P1 qua ngõ ra áp suất P2. Hình 5.5 Nguyên lý bộ điều áp Khi mạch nối đầu ra ở áp suất cài đặt, nò sẽ tác động vào màng ngăn 1 lực để chống lại lò xo. Khi áp suất định mức đầu ra giảm, P2 sẽ tăng lên, điều này lực tác động lên màng sẽ tăng lên để nén lò xo lại, màng ngăn nâng lên và van sẽ đóng lại cho đến khi lực lò xo cân bằng lại. Khí chạy qua van sẽ giảm cho đến khi đáp ứng được áp suất tiêu thụ khi đó áp suất sẽ được duy trì. Khi áp suất tiêu thụ tăng, P2 sẽ giảm. Do giảm lực tác động lên màng để chống lại lực lò xo, màng và van sẽ giảm cho đến khi lực lò xo cân bằng lại. Điều này làm tăng dòng chảy qua van cho đến khi đáp ứng được áp suất tiêu thụ Khi không có tiêu thụ van sẽ đóng lại. Nếu áp suất đầu ra tăng trên mức cài đặt nên thực hiện: -chỉnh lại van cho áp suất ra thấp hơn -do lực đẩy bên ngoài của xi lanh tác động lại. Màng ngăn sẽ được nâng lên mở chốt xả cho áp xuất vượt có thể thoát ra lỗ xả ở trên thân van. 35
  • 36. Hình 5.6 Bộ điều áp có chức năng xả Khi lưu lượng khí cao, van sẽ mở nhiều. Do đó lò xo sẽ dài ra và sẽ yếu hơn và sự cân bằng giữa áp suất P2 trên diện tích màng và lò xo sẽ xảy ra ở mức thấp hơn. Điều này có thể chỉnh lại bằng cách tạo thêm buồng chứa thứ 3 mà được thông với đầu ra. Trong ống thông này vận tốc khí sẽ lớn. Như đã mô tả trong mục 3 áp suất tĩnh cũng thấp (Bernoulli). Vì bây giờ P3 ở áp suất tĩnh thấp hơn sự cân bằng sẽ chống lại lò xo giãn thêm khi dòng chảy cao. Hình 5.7 Nguyên lý của bộ điều chỉnh áp có bù lưu lượng Hiệu suất có thể được cải thiện khi thêm 1 đường nối và vạt chéo 1 góc hướng quay về phía cửa khí ra (ngay góc trên trong khoang chứa lò xo hồi). (hình 5.7) Vẫn còn điều bất tiện trong van điều áp trong hình 5.7. Nếu áp suất P1 tăng, lực tác động vào đáy van sẽ lớn hơn và sẽ làm van đóng chặt hơn. Điều này có nghĩa là áp suất đầu vào tăng thì áp đầu ra sẽ giảm và ngược lại. Có thể khắc phục điều này bằng cách tạo tiết diện bề mặt cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Điều này chứng minh trong hình 5.8 36
  • 37. Các thành phần quan trọng trong van điều áp: 1 – trục điều chỉnh 2 – lò xo chỉnh áp 3 – mặt đế để xả khí 4 – màng ngăn 5 – ngăn bù lưu lượng 6 - ống nối bù lưu lượng 7 – Van 8 – vòng đệm bù áp suất 9 – lò xo van 10 - vòng đệm bù lưu lượng Hình 5.8 Bộ điều áp bù lưu lượng toàn phần Van điều tiết hỗ trợ khí tác động (Pilot operated Regulator) Loại van này cho độ chính xác hơn khi điều áp ở lưu lượng chảy lớn. Sự chính xác này bằng cách thay lò xo chỉnh áp của loại điều áp chuẩn bởi đường áp suất khí tác động phụ trợ được dẫn trong van. Van điều tiết pilot trên đầu van chỉ cung cấp và xả khí trong khi chỉnh khí ra. Do đó lò xo sẽ không giãn ra khi ở dòng lưu lượng cao. Hình 5.9 Bộ điều áp trợ khí tác động 37
  • 38. Bộ lọc + Van điều áp Bộ lọc và van điều áp được thiết kế hợp bộ trong filter regulator để tiết kiệm không gian lắp đặt. Tính toán van điều áp ; những đặc điểm của van Chọn Kích thước van điều áp sao cho đáp ứng yêu cầu ứng dụng với áp suất thay đổi tối thiểu so với dải lưu lượng Các nhà sản xuất đưa ra biểu đồ liên quan đến đặc tính lưu lượng của thiết bị. Quan trọng nhất là biểu đồ lưu lượng / áp suất. Trong hình 5.11 cho thấy rằng áp suất P2 giảm khi lưu lượng tăng lên. Trong đường đặc tuyến có 3 phần riêng biệt: I đường quá độ, van mới hé mở, chưa cho phép điều tiết lưu lượng II đoạn được điều áp III dải bão hòa; van đả mở hết, không chỉnh được nữa. Hình 5.11 Đường đặc tính Lưu lượng/Áp lực cơ bản Hình 5.10 Bộ lọc + điều áp tiêu biểu 38
  • 39. BÔI TRƠN KHÍ NÉN Các thiết bị khí nén hiện đại không cần thiết bôi trơn nữa. Chúng được bôi mỡ sẵn đáp ứng được suốt tuổi thọ hoạt động của chúng. Tuổi thọ hoạt động của những thiết bị này hầu như đáp ứng được chu kỳ làm việc cao của máy móc. Ưu điểm của hệ thống không bôi trơn là: a) Tiết kiệm chi phí mua thiết bị, dầu bôi trơn và nhân công trong việc châm dầu. b) Hệ thống sạch hơ và vệ sinh hơn; nhất là trong công nghiệp dược và thực phẩm. c) Môi trường không có dầu, trong lành hơn và làm việc an toàn hơn. Tuy nhiên vẫn còn một vài thiết bị yêu cầu bôi trơn, để bảo đảm chúng được bôi trơn liên tục, người ta cho một số dầu vào khí nén bằng bộ châm dầu. Bộ châm dầu tỉ lệ Trong bộ châm dầu, do sự so lệch áp suất giữa đầu vào và ra nó sẽ hút dầu từ bình chứa vào nắp cung cấp. Với kích thước cố định, lưu lượng càng cao sẽ tạo sụt áp càng lớn và hút dầu càng nhiều và sẽ gây đầy dầu trong khí nén. Trái lại giảm lưu lượng sẽ không đủ sụt áp gây ra không đủ dầu trong khí nén. Để khắc phục tình trạng này bộ châm dầu sẽ có bộ phận tự điều chỉnh để cho ra lượng dầu ổn định. Khi qua bộ châm dầu theo 2 đường. Một chảy qua lá chắn đi ra ngõ outlet, một đi qua van 1 chiều đi vào bình chứa. Khi không có dòng chảy, áp suất trên bề mặt dầu, ống dẫn và cửa cấp đều bằng nhau. Do đó dầu sẽ không được hút ra Khi có khíchạy qua bộ châm, sự ngăn cản lá chắn sẽ tạo ra sụt áp giữa ngõ vào rà ngõ ra. Dòng chảy càng lớn sụt áp càng cao Khi đó cửa cấp được nối với 1 ống mao dẫn tới vùng áp suất thấp ngay sau cửa chắn. Áp suất ở cửa cấp nhỏ hơn áp suất trong bình. Sự so lệch áp suất này đẩy dầu vào ống đi qua van dẫn dầu 1 chiều và chảy đều đặn vào cửa cấp. Khi đã ở trong cửa cấp, dầu sẽ đi qua ống mao dẫn hòa vào dòng chảy ở nơi có vận tốc lớn nhất. Dầu sẽ tách ra thành những phần tử nhỏ trộn đồng nhất vào khí nén trong dòng xoáy tạo ra bởi cửa chắn. Cửa chắn được làm bằng vật liệu mềm dẻo để có thể uốn được khi lưu lượng tăng, mở rộng dòng chảy, tự động điều chỉnh sụt áp suất và duy trì tỉ lệ trộn nhất định. Điều chỉnh lưu lượng cho phép điều chỉnh lượng dầu khi áp suất hụt. Van dẫn dầu 1 chiều sẽ giữ lại dầu ở phần trên của ống nếu dòng chảy ngưng lại. Van 1 chiều cho phép tự điều chỉnh khí mà không cần ngắt nguồn. Tỉ lệ lượng dầu cung cấp tùy thuộc vào điều kiện vận hành, nhưng chung chung có thể chỉnh 1 hay 2 giọt trong 1 chu kỳ máy hoạt động. 39
  • 40. Hình 5.12 Bộ châm dầu tỉ lệ Bộ F.R.L Các bộ lọc, van điều áp và bộ châm dầu được kết hợp với nhau thành hợp bộ, được nối với nhau bằng vòng đệm và kẹp. Các gá gắn và phụ kiện được thiết kế gần làm cho việc gắn chúng dễ dàng. Tính toán lắp đặt: Hợp bộ này phải được tính toán lại để đáp ứng được lưu lượng tối đa cho hệ thống. Các nhà sản xuất thường cung cấp những thông tin này. Hình 5.13 Bộ F.R.L tiêu biểu 40
  • 41. 6 CƠ CẤU CHẤP HÀNH Công được thực hiện bởi cơ cấu chấp hành khí nén có thể là chuyển động thẳng hay xoay. Chuyển động thẳng thường dùng loại xi lanh psiton, chuyển động xoay qua lại góc xoay có thể lên đế 2700 bởi loại cơ cấu cánh gạt hay bánh răng và chuyển động quay liên tục. Xi lanh chuyển động thẳng: Các xi lanh khí với nhiều kiểu thiết kế khác nhau là các phần tử mạnh mẽ nhất, thông dụng nhất được sử dụng trong mạch khí điều khiển.Có 2 loại cơ bản : a.) Xi lanh tác động đơn với 1 ngõ khí vào, tạo lực tác động theo 1 hướng (kéo vào hoặc đẩy ra). b.) Xi lanh tác động kép với 2 ngõ vào, tạo lực kéo ra và đẩy vào. Sơ đồ một số loại xi- lanh thực hiện được mô tả ở phần Appendix. Xi lanh tác động đơn: Xi lanh tác động đơn chỉ tạo lực đẩy theo 1 hướng duy nhất. Trục piston sẽ được trả lại bởi lò xo gắn sẵn hoặc bằng 1 tác động bên ngoài nào đó như: tải trọng, chuyển động cơ khí… Nó có thể là loại “kéo ra” hoặc “đẩy vào”. Hình 6.1 Xi lanh tác động đơn tiêu biểu, Loại đẩy. Xi lanh tác động đơn được sử dụng để giữ, đóng dấu, đẩy ra…So với xi lanh tác động kép cùng loại, mức tiêu thụ khí của nó thấp hơn một chút vì không cần tạo lực hồi về do đã có lực hồi của lò xo , tuy nhiên nó có thể đòi hỏi lỗ xi lanh to hơn. Đồng thời chiều dài và sức căng của lò xo phải phù hợp. Xi lanh tác động kép: Với loại cơ cấu thực hiện này, lực kéo và đẩy được tạo ra khi mà áp lực khí được cấp thay đổi đến các phía đối lập của piston. Lực thực tế tạo ra khi kéo về sẽ bị giảm đi do diện tích thực của piston nhỏ hơn, chỉ xét đến khi tải của xi lanh không đổi ở cả 2 phía. 41
  • 42. Hình 6.2 Xi lanh tác động kép Cấu tạo của xi lanh: Ống xi lanh thường làm từ loại ống đúc được làm cứng và mịn bề mặt làm việc bên trong để giảm thiểu tối đa ma sát và độ bào mòn. Phần đuôi đậy làm bằng hợp kim nhôm hay kim loại mềm được giữ bởi thanh nối; đối với xi lanh nhỏ, có thể gắn vào ống bằng vít hay các khớp vặn. Nhôm, đồng thau, đồng thiếc hay thép không rỉ được dùng lam ống xi lanh. Hình 6.3 Các chi tiết của xi lanh tác động kép có bộ đệm khí Bộ đệm hãm: Xi lanh khí có thể hoạt động ở tốc độ rất cao và có thể tạo ra lực chấn động lớn ở cuối quá trình chuyển động. Những xi lanh nhỏ thường có các bộ đệm gắn sẵn như đệm cao su, nhằm hấp thu chấn động và ngăn ngừa hư hỏng bên trong xi lanh. Đối với các xi lanh lớn, sức va chạm có thể được hấp thu bởi bộ đệm khí bằng cách làm piston chậm lại ở giai đoạn gần cuối quá trình chuyển động. Bộ đệm này sẽ khóa đường khí xả tự do khi đến giai đoạn gần cuối trước khi cho phép xả ra một cách chậm hơn qua 1 van kim điều chỉnh được. 42
  • 43. Hình 6.4 Lý thuyết của bộ đệm khí Đường khí xả bình thường ở ngõ ra bị đóng lại khi bộ đệm khí chạm vào vành chặn của nó, khí xả chỉ có thể thoát ra theo ngã có thể điều chỉnh được sức cản. Lượng khí bị khóa được nén tới áp suất tương đối cao sẽ cản lực quán tính của piston lại. Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại, vành chặn của bộ đệm khí sẽ mở cho khí vào. Tuy nhiên nó vẫn cản trở luồng khí và làm trễ sự gia tốc của piston Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại, vành chặn của bộ đệm khí sẽ mở cho khí vào. Tuy nhiên nó vẫn cản trở luồng khí và làm trễ sự gia tốc của piston. Do đó quá trình đệm càng ngắn càng tốt. Để gia tốc tải nặng hay piston tốc độ cao, yêu cầu bên trong xi lanh phải có 1 bộ giảm chấn.Nếu tốc độ piston vượt hơn 500mm/s , phải có bộ dừng cơ khí bên trong. Các loại xi lanh đặc biệt: Hai trục: Hình 6.7 mô tả việc sử dụng loại xi lanh này để dịch chuyển một cái bàn dài. Hai đầu piston gắn chặt vào 2 tấm vách, đóng vai trò dẫn hướng cho chuyển động; xi lanh chuyển động cùng với bàn. 43
  • 44. Hình 6.6 Ứng dụng tiêu biểu của xi lanh hai trục Xi lanh song hành: Xi lanh song hành gồm 2 xi lanh tác động kép nối đồng trục piston với nhau tạo thành 1 xi lanh duy nhất. Lực đẩn ra gần như được nhân đôi do đồng thời 2 xi lanh đều tác động, 2 xi lanh này phải là xi lanh tiêu chuẩn và có cùng đường kính ống. Nó giúp tạo được lực lớn hơn với xi lanh có cùng đường kính, điều này hữu ích khi không gian lắp đặt bị hạn chế. Hình 6.7 Nguyên lý xi lanh song hành Xi lanh nhiều vị trí: Hai điểm đầu cuối của 1 xi lanh tiêu chuẩn chỉ cho ta được 2 vị trí cố định. Nếu cần nhiều hơn 2 vị trí, ta có thể kết hợp 2 xi lanh tác động kép lại. Có 2 cách để nối: 1. Để có được 3 vị trí thì cách sau là khả dĩ, nó cho phép ta cố định vỏ xi lanh lại. Cách này rất thích hợp cho các chuyển động theo phương thẳng đứng. 2. Cách thứ 2 là gắn 2 xi lanh chụm đuôi lại với nhau. Cách này cho ta 4 vị trí khác nhau nhưng vỏ xi lanh không gắn chặt được. Nếu ta nối 3 xi lanh lại sẽ có được 8 vị trí, nối 4 xi lanh lại sẽ có 16 vị trí. 44
  • 45. Hình 6.8 Hai loại tiêu biểu của xi lanh nhiều vị trí Phanh hãm khóa xi lanh: Xi lanh có thể được gắn 1 đầu phanh hãm tại vùng cuối vỏ tiêu chuẩn. Nó bó trục piston tại bất kỳ vị trí nào. Việc hãm thực hiện bằng cơ khí nên đảm bảo trục piston được giữ chặt , thậm chí khi đang mang tải nặng. Hình 6.9 Loại xi lanh có khóa tiêu biểu 45
  • 46. Lắp đặt xi lanh: Để đảm bảo xi lanh được lắp đặt đúng, nhà sản xuất đưa ra một số các lắp thỏa mãn mọi yêu cầu bao gồm cả chuyển động quay sử dụng khớp nối xoay. Hình 6.10 Các phương pháp gắn khác nhau Khớp nối mềm: Đối với các trường hợp bị lệch trục không tránh khỏi giữa trục piston và đối tượng tác động, khớp nối mềm phải được gắn ở cuối trục piston. Hình 6.11 Khớp nối mềm 46
  • 47. Lực tác động của xi lanh Xi lanh chuyển động tịnh tiến có các loại đường kính chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 4393 và ISO 497 R10 : 8,10,12,16,20,25,32,40,50,63,80,100,125,140,160,200,150,320 mm. Lực tạo ra ở xi lanh phụ thộc vào đường kính của piston, áp lực khí hoạt động và độ ma sát. Đối với piston cố định, ta có thể dùng công thức lý thuyết sau để tính: Lực(N) = Diện tích piston(m2) x áp lực khí(N/m2) hoặc Lực(lbf) = Diện tích piston(in2) x áp lực khí(lbf/in2) Đối với xi lanh tác động kép : Lực đẩy ra: FE= ∏/4 . D2 x pg (D= đường kính piston, pg= áp suất) Lực kéo vào: FR= ∏/4 . (D2 – d2) x pg (d= đường kính trục piston) Đối với xi lanh tác động đơn: Lực đẩy ra: FE s= ∏/4 . D2 x pg - FS (FS= lực lò xo tại cuối kỳ chuyển động) Ví dụ: Xác định đường kính lý thuyết của 1 xi lanh làm việc ở áp lực 6 bar, có thể tạo ra lực 1600N. Từ công thức: FE= ∏/4 . D2 x pg Ta suy ra D= (4.FE ) / ( ∏ . pg) = (4.1600) / ( ∏.60000) = 0.0583m = 58.3 mm Vậy một xi lanh đường kính 63 mm sẽ được chọn, ta chọn lớn hơn để có lực mạnh hơn nhằm thắng lực cản ma sát. Thực tế hơn, ta dùng các đồ thị tương tự như hình 6.12 để chọn xi lanh. Hình 6.12 Lực lý thuyết của xi lanh khí, từ 2.5 30mm và từ 32 300 mm cho các áp 47 lực làm việc 10, 7 ,5 bar
  • 48. Hệ số tải: Hệ số =( Lực yêu cầu / Lực lý thuyết) x 100% Xi lanh không nên có hệ số tải lớn hơn 85%. Nếu đòi hỏi điều khiển tốc độ chính xác hay lực tải thay đổi trong dãi rộng thì hệ số chỉ nên khoảng 70 %. Sức bền uốn: Khi lực ép quá mức tác động lên xi lanh sẽ phải tính đến. Lực ép quá mức này xuất hiện khi có: 1-. Ứng suất nén 2-. Bộ phận chịu sức ép, có nghĩa là xi lanh dài và thon nhỏ. Sức bền uốn phụ thuộc nhiều vào cách gắn giữ xi lanh. Có 4 cách: 1. Gắn chặt 1 đầu, đầu kia thả lỏng. 2. Dạng xoay ở 2 đầu. 3. 1 đầu giữ chặt, 1 đầu xoay. 4. Giữ chặt cả 2 đầu. Cần quan tâm đến những điều kiện trên khi xi lanh nâng tải theo hướng thẳng đứng hay đẩy tải, xi lanh sẽ là đối tượng chịu lực ép. Nên kiểm tra Bảng sức bền uốn trong catalogue khi dùng xi lanh đẩy tải và hành trình xi lanh bằng 3 (lỗ xi lanh hơn 50mm) hay 5 đường kính lỗ. Lưu lượng và sự tiêu thụ khí: Có 2 cách để diễn tả thuật ngữ tiêu thụ khí của một xi lanh hay của hệ thống khí. Thứ nhất là mức tiêu thụ trung bình trong một giờ, cách này dùng để tính gía thành năng lượng trên tổng giá thành của sản phẩm. Thứ hai là theo mức tiêu thụ cao nhất mà một xi lanh đòi hỏi nhằm xác định chính xác cỡ van hay đúng cỡ bộ F.R.L cho hệ thống. Mức tiêu thụ của xi lanh xác định bởi: Diện tích piston x chiều dài di chuyển x số lần di chuyển. Khi xi lanh đổi chiều, khí được thải ra ngoài môi trường. Lượng khí tiêu thụ này được dùng để đánh giá dung lượng máy nén và hệ thống nguồn cấp. Bảng 6.13 Lưu khí tiêu thụ lý thuyết của xi lanh tác động kép đường kính 20 100 mm Đơn vị lít/100mm hành trình Áp lực làm việc - Bar Đg kính piston 2 3 4 5 6 7 20 0.09 0.13 0.16 0.19 0.22 0.25 25 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 32 0.24 0.33 0.40 0.48 0.56 0.64 40 0.38 0.51 0.64 0.75 0.88 1.00 50 0.6 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 63 0.95 1.25 1.55 1.87 2.20 2.50 80 1.5 2.00 2.55 3.00 3.50 4.00 100 2.4 3.20 4.00 4.80 5.60 6.40 48
  • 49. Cần lưu ý rằng số liệu trên bảng 6.13 trên không bao gồm ” thể tích chết” tại mỗi cuối kỳ chuyển động. Đối với xi lanh lớn, ta phải chú ý tới nó, nhưng trong trường hợp xi lanh tác động kép, khoảng trống thể tích phụ trội được bù một cách thỏa đáng cho phần thể tích trục piston đã bị bỏ qua khi tính thể tích tiêu thụ. Mức khí tiêu thụ ở bảng 6.13 chỉ ra các giá trị tiêu thụ khí trung bình trong mỗi chu trình chuyển động. Tổng mức tiêu thụ của các xi lanh trên máy thể hiện giá thành năng lượng. Để chọn đúng kích thước cho từng xi lanh riêng biệt , ta cần một thông số khác: lưu lượng cực đại. Thông số này phụ thuộc vào tốc độ tối đa của xi lanh. Cộng tối đa các lưu lượng cực đại của tất cả xi lanh trong hệ thống sẽ giúp ta chọn bộ FRL đúng cỡ. Bảng 6.14 đưa các giá trị thực của lưu lượng, việc lực chọn kích cỡ van sẽ dựa vào đó. Giá trị này cao hơn giá trị lý thuyết do nó còn bao gồm áp lực rơi trên ống nối và khớp nối. Ngoài ra thì tốc độ cuối cùng cao hơn tốc độ trung bình trong suốt chiều dài chuyển động và suy giảm thể tích khí do nhiệt độ thấp , tạo bởi sự giãn nở nhanh khi khí đạt tốc độ cao, cũng được bù vào. Chọn van dựa trên số liệu cho trong bảng 6.14, theo phương pháp đã đề cập ở phần 7- Van, ta sẽ đảm bảo yêu cầu về tốc độ trung bình được thỏa mãn. Tốc độ trung bình của xi lanh mm/s Đg kinh xilanh 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 mm 20 16 32 49 66 84 112 120 139 159 180 25 25 50 76 103 131 175 188 217 248 279 32 40 82 125 169 214 286 308 357 406 457 40 63 128 195 266 334 447 481 557 635 714 50 99 201 305 413 523 699 752 870 992 1116 63 157 318 487 658 830 1110 1193 1382 1575 1772 80 253 511 782 1057 1340 1792 1926 2230 2541 2860 100 395 804 1223 1653 2094 2801 3011 3487 3973 4471 Điều khiển tốc độ: Tốc độ của xi lanh xác định bởi lực phụ trội phía sau piston, phía trên tải. Nếu tốc độ cần phải điều chỉnh đến một giá trị nào đó thì hệ số tải không được đạt đến 85%. Hệ số tải càng thấp thì việc điều chỉnh tốc độ càng dễ thực hiện, đặc biệt khi tải là đối tượng biến động. Điều khiển tốc độ một cách tích cực được thực hiện bằng cách điều tiết khí xả của xi lanh, đó được coi lá bộ điều khiển tốc độ; nó bao gồm 1 van chặn cho phép khí tự do vào xi lanh và 1 van kim điều chỉnh được. Một ví dụ về bộ điều khiển tốc độ được cho ở phần Van trong chương các van phụ. 49