SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1168 ngày 10.03.2016
Ảnh:tấnviệt
TrìnhChính phủphê duyệt
Hiệpđịnhvề việc xâydựng
TrungtâmVăn hóagiữa
ViệtNam và TrungQuốc
(Tr.4)
- Phátđộngcuộcthisángtác
mẫubiểutrưngnămAPEC2017
(Tr.2)
- Thíđiểmsử dụng
xe4bánhchạynănglượngđiện
chở khách dulịch
(Tr.3)
- Lễ hội hoa Anhđào
tạithành phốHạLong
(Tr.9)
- Tạo môitrườngantoàn,
thân thiện cho kháchdu lịch
(Tr.20)
trong số này
Kiểm tra công tác
tổ chức lễ hội
tại Phú Thọ
Ngày 02.3, đoàn công tác của Bộ
VHTTDL do Thứ trưởng Nguyễn
Ngọc Thiện làm Trưởng đoàn đã có
buổi kiểm tra thực tế tại Di tích lịch sử
Đền Hùng cùng một số di tích trên địa
bàn và làm việc với tỉnh Phú Thọ về
công tác tổ chức và quản lý lễ hội xuân
2016. Tiếp và làm việc với đoàn về
phía tỉnh Phú Thọ có ông Hà Kế San -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban
Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội
Đền Hùng năm 2016.
(Xem tiếp trang 5)
Chiều 04.3, Ban Chỉ đạo quốc gia Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ
5 - năm 2016 (ABG5) đã có cuộc họp về công tác chuẩn bị và tổ chức ABG5 tại
Đà Nẵng với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch
Ủy ban Olympic Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chuẩn bị và tổ chức
ABG5 cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.
Hội nghị tập trung thảo luận vào 6 nội dung chính, bao gồm: Công tác chuẩn bị tổ
chứcABG5. Báo cáo dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tinABG5. Công tác
vận động tài trợABG5. Công tác chuẩn bị của TP. Đà Nẵng và dự án chuẩn bị cơ sở
vật chất tổ chứcABG5. Kịch bản lễ khai mạc, bế mạcABG5. Công tác chuẩn bị của
các Tiểu ban. (Xem tiếp trang 3)
Nhằm quảng bá du lịch, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác với bạn bè
quốc tế, từ ngày 23-26.3.2016, Việt Nam sẽ tham gia Hội chợ du lịch quốc
tế MITT lần thứ 23 năm 2016 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Mát-
xcơ-va (Liên bang Nga).
Gian hàng của du lịch Việt Nam tại hội chợ MITT năm nay có diện tích
72m2 do Tổng cục Du lịch phối hợp với Viet NamAirlines chủ trì xây dựng,
với sự tham gia của một số địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du
lịch và các nghệ sĩ trong nước. (Xem tiếp trang 4)
HọpBanChỉđạoquốcgiaĐạihộiThểthao
bãibiểnChâuÁlầnthứ5-năm2016
BộtrưởngHoàngTuấnAnhphátbiểuchỉđạocuộchọp
Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hội chợ du lịch
quốc tế MITT Nga 2016
Quản lý nhà nước
2 số 1168 l 10.03.2016
Sáng 03.3, tại Hà Nội, Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ
VHTTDL) phối hợp với Ủy ban quốc
gia APEC 2017 phát động cuộc thi
sáng tác mẫu biểu trưng năm APEC
2017 tại Việt Nam. Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng
đầu ở khu vực và thế giới. Năm 2013,
tại Bali (Indonesia), Hội nghị cấp cao
APEC đã quyết định Việt Nam là Chủ
tịch Hội nghị cấp caoAPEC lần thứ 25
năm 2017. Việc đăng cai tổ chức năm
APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại
từ nay đến năm 2020, thể hiện quyết
tâm hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng
tầm đối ngoại đa phương của Việt
Nam. Để sự kiện mang tầm quốc tế này
được tổ chức thành công, Bộ VHTTDL
giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ
chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng
năm APEC 2017 tại Việt Nam. Cuộc
thi được tổ chức với mong muốn lựa
chọn được mẫu thiết kế thể hiện nổi bật
5 thành tố nền tảng của Diễn đàn
APEC thế kỷ XXI gồm: Năng động,
hành động, sáng tạo, đoàn kết, hướng
tới tương lai. Bên cạnh đó, mẫu biểu
trưng cũng thể hiện được nét đặc trưng,
bản sắc của Việt Nam, hình ảnh một
Việt Nam năng động, giàu tiềm năng
phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế
sâu rộng.
Tác phẩm dự thi phải đáp ứng yêu
cầu về hình ảnh, thể hiện được tinh
thần và ý nghĩa hợp tác APEC, nét đặc
trưng và bản sắc của Việt Nam, các
yếu tố gắn với nội dung năm APEC
2017... Bên cạnh đó, mẫu biểu trưng
cũng phải thỏa mãn được yêu cầu về
kỹ thuật như: Màu sắc đơn giản, dễ
nhận biết, dễ ghi nhớ, thuận tiện cho
việc in ấn, tuyên truyền; có các thông
số chính xác về màu sắc, kích thước,
hình dáng; sử dụng được ở dạng đơn
sắc (đen trắng). Cuộc thi dành cho tất
cả các họa sĩ chuyên nghiệp, không
chuyên trong cả nước. Ban Tổ chức
nhận hồ sơ dự thi đến hết ngày
04.4.2016. Kết thúc cuộc thi sẽ có 1
giải Nhất, 2 giải Khuyến khích được
trao kèm giấy chứng nhận giải thưởng
và tiền thưởng. Thông tin chi tiết về
cuộc thi được đăng tải trên Website:
www.ape.gov.vn.
h.Phượng
Phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng năm APEC 2017
Chiều 04.3, tại Hà Nội, Chương
trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức
trao giải cuộc thi làm phim chung tay
xóa bỏ định kiến giới. Đây là một trong
những hoạt động nằm trong khuôn khổ
chiến dịch “Bình thường hay bất
thường” do Dự án “Nâng cao năng lực
lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển
khai hội nhập quốc tế” của Bộ Ngoại
giao và Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) khởi động. Cuộc thi
nhằm khuyến khích các nhà làm phim
sản xuất những bộ phim ngắn, sáng tạo
về những định kiến giới tiêu cực, những
cách nhìn mới, nhằm thúc đẩy bình
đẳng ở nơi làm việc, trong gia đình và
xã hội nói chung.
Tiến sĩ Pratibha Mehta - Điều phối
viên Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn
mạnh: “Thông qua các bộ phim được
sản xuất trong khuôn khổ chiến dịch
“Bình thường hay bất thường” và cuộc
thi mà chúng ta được xem hôm nay, các
định kiến giới được phản ánh rõ ràng,
cũng như những tiêu chuẩn kép mà mọi
người đặt ra cho phụ nữ và đàn ông, cho
trẻ em trai và trẻ em gái, được đưa ra
ánh sáng”.
Tiến sĩ Pratibha Mehta cho biết:
“Theo báo cáo của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc về lãnh đạo nữ ở
Việt Nam, có rất ít phụ nữ ở các chức vụ
cao cấp trong Chính phủ và còn rất thấp
so với mục tiêu đặt ra. Trong khu vực
công, vẫn còn rất ít phụ nữ ở các vị trí
cấp cao: Phụ nữ chỉ giữ 9% vị trí Bộ
trưởng và tương đương, 8% ở các vị trí
Thứ trưởng và tương đương; 7% ở các
vị trí cấp Vụ trưởng và tương đương”.
Tiến sĩ Pratibha Mehta kêu gọi mọi
người tham gia cam kết để cùng tạo nên
những điều bình thường mới vì một xã
hội bình đẳng và công bằng hơn “Tôi tin
tưởng mạnh mẽ rằng mỗi cam kết đều sẽ
mang lại sự thay đổi và tập hợp lại chúng
ta có thể làm nên một xã hội công bằng”.
Trong thời gian này, Ban Tổ chức đã
nhận được kịch bản của hơn 50 cá nhân
và nhóm làm phim gửi đến tham dự.
Trong số đó, 9 kịch bản tốt nhất được
nhận tài trợ để sản xuất thành phim. Kết
quả cuộc thi gồm: Giải Nhất thuộc về bộ
phim “Con yêu mẹ” của Nguyễn
Phương Phi; Giải Nhì thuộc về bộ phim
“Hãy để con giúp cha” của Ngô Thùy
Trang; Giải Ba thuộc về bộ phim “Cô
lập” của Nguyễn Hoàng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao
các giải: Diễn viên xuất sắc nhất: Vũ
Hoàng Linh Chi trong phim “Con yêu
mẹ”; Kịch bản xuất sắc nhất thuộc về bộ
phim “Điều kỳ diệu từ chiếc khăn” của
tác giả Nguyễn Thị Hồng Quyên; Khán
giả bình chọn nhiều nhất thuộc về bộ
phim “Xin lỗi con” của Ngọc Diễm.
Chiến dịch “Bình thường hay bất
thường” hướng đến mục tiêu bình đẳng
cho tất cả mọi người, để không ai, bất
kỳ định kiến xã hội nào cản trở và tất cả
mọi người có thể phát huy tối đa tiềm
năng của mình. Chiến dịch sử dụng các
đoạn phim, khắc họa những tình huống
khi các vai trò truyền thống của nam
giới và nữ giới được hoán đổi cho nhau,
đặt ra cho người xem câu hỏi “bình
thường hay bất thường”, qua đó có
những quan điểm và hành vi đúng đắn.
Yến nhi
Trao giải cuộc thi làm phim chung tay xóa bỏ định kiến giới
Quản lý nhà nước
3số 1168 l 10.03.2016
Ông Vương Bích Thắng - Tổng
cục trưởng Tổng cục Thể dục thể
thao, Phó Trưởng ban Thường trực
BTC ABG5 báo cáo sơ bộ về các
công việc đã triển khai trong thời
gian qua. Cụ thể, về công tác chuyên
môn kỹ thuật đã xác định chính thức
4 cụm luyện tập, thi đấu của từng
môn trong ABG5. Trình Hội đồng
Olympic Châu Á (OCA) phê duyệt
điều lệ thi đấu 14 môn, 22 phân môn
trong chương trình ABG5. Xây dựng
chương trình, lịch thi đấu các môn
thi. Tập huấn các đội tuyển chuẩn bị
tham dự ABG5.
Đến thời điểm này đã có 21 quốc
gia, vùng lãnh thổ đăng ký sơ bộ
tham dự ABG5 với khoảng 3.002 vận
động viên và 1.175 quan chức, cán
bộ, huấn luyện viên tham gia. Theo
ông Thắng, khi các đoàn đăng ký đầy
đủ, dự kiến sẽ có hơn 6.000 người
tham dự ABG5, bao gồm các VĐV,
HLV, cán bộ đoàn đến từ các đoàn thể
thao của quốc gia và vùng lãnh thổ
Châu Á.
Hội nghị cũng nghe các Tiểu ban
báo cáo cụ thể về công tác thông tin-
truyền thông; giao thông, hậu cần,
dịch vụ công cộng; lễ tân, khánh tiết;
công tác tài chính, cơ sở vật chất, vận
động tài trợ; công tác y tế và kiểm tra
dopping; an ninh… Đại diện TP. Đà
Nẵng cũng báo cáo về công tác chuẩn
bị của địa phương đến thời điểm này,
đặc biệt là công tác hậu cần, lo nơi ăn
ở cho các VĐV, đại biểu tham gia với
dự kiến số lượng từ 4.000-4.500
người. Trình bày phối cảnh các cụm
thi đấu, luyện tập cho các môn thi
trong chương trình.
Ông Lê Khánh Hải - Thứ trưởng
Bộ VHTTDL, Trưởng BTC ABG5 đã
đánh giá cao công tác chuẩn bị của
các Tiểu ban. Đồng thời nhấn mạnh
việc tổ chức tốt, thành công ABG5 là
cơ hội để OCA xem xét và đề nghị
Ủy ban Olympic quốc tế tổ chức Đại
hội Thể thao bãi biển quốc tế tại Việt
Nam. Ông cho biết OCA cũng trân
trọng và đánh giá cao công tác đăng
cai, tiến trình tổ chức các đại hội, hội
nghị quốc tế của Việt Nam.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn
Anh nhấn mạnh thời gian từ nay đến
khi diễn ra Đại hội không còn nhiều,
trong khi đó khối lượng công việc là
rất lớn nên các Tiểu ban, bộ phận liên
quan bám sát, phải làm việc trên tinh
thần hết sức khẩn trương, nghiêm túc
thực hiện triển khai đúng các tiến
trình đã đề ra. Bộ trưởng kết luận và
đề xuất một số vấn đề cần tập trung
triển khai trong thời gian tới như sau:
Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt dự toán
kinh phí chuẩn bị và tổ chức ABG5
theo đề nghị của Ban chỉ đạo và Bộ
VHTTDL, đồng thời cho phép hỗ trợ
giá ăn, ở cho các quan chức và các
đoàn nước ngoài tham dự đại hội.
Bộ trưởng cũng đề nghị các Bộ,
ngành, đơn vị liên quan, các tiểu ban
căn cứ vào kế hoạch tổng thể của
BTC và chức năng, nhiệm vụ được
giao chủ động triển khai các công
việc chuẩn bị; cùng phối hợp chặt
chẽ, khẩn trương triển khai các
phương án, công việc theo nhiệm vụ
đã được phân công để Đại hội đảm
bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
Về phía TP. Đà Nẵng, Bộ trưởng
đề nghị địa phương chủ động triển
khai công tác tuyên truyền của Đại
hội gắn với việc quảng bá hình ảnh
đất nước, du lịch Đà Nẵng, tăng
cường hình thức tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng,
trực quan tại các địa điểm thi đấu và
khu vực công cộng; chỉnh trang đô
thị, đường phố. Phối hợp với BTC
Trung ương xây dựng phương án bố
trí các khách sạn đủ tiêu chuẩn, đồng
thời cóhình thức hỗ trợ giá thuê
phòng dịch vụ cho BTC ABG5 đáp
ứng tiêu chuẩn tổ chức. Nhất trí giao
TP. Đà Nẵng hợp đồng sơ bộ với các
khách sạn, cơ sở lưu trú để đảm bảo
công tác ăn ở, hậu cần cho các đoàn
VĐV tham gia.
tổng hợP
HọpBanChỉđạoquốcgia... (Tiếp theo trang 1)
Mới đây, Bộ VHTTDL đã có ý
kiến đối với đề nghị của Bộ Giao
thông vận tải cho phép thí điểm sử
dụng xe 4 bánh chạy năng lượng điện
(xe điện) vận chuyển khách du lịch tại
Quảng Nam, Kiên Giang.
Bộ VHTTDL thống nhất với đề
xuất của Bộ Giao thông vận tải đề
nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép
thí điểm sử dụng xe điện vận chuyển
khách du lịch trong phạm vi hẹp tại
các trung tâm du lịch thuộc các tỉnh
Quảng Nam, Kiên Giang nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi
trường du lịch.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị giao
UBND các tỉnh Quảng Nam, Kiên
Giang phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải xác định phạm vi tuyến đường,
số lượng xe điện được phép hoạt động
trên địa bàn; ban hành quy chế quản
lý hoạt động của xe điện trên địa bàn
nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ
khách du lịch, an toàn trật tự giao
thông, văn minh đô thị và thân thiện
với môi trường.
t. hằng
Thí điểm sử dụng xe 4 bánh chạy năng lượng điện chở khách
du lịch
4 số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số
21/TTr-BVHTTDL gửi Chính phủ
về việc Phê duyệt Hiệp định giữa
Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
về việc xây dựng Trung tâm Văn hóa
nước này tại nước kia. Được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại văn
bản số 1889/QĐ-TTg ngày
05.11.2015 của Văn phòng Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt
Nam - Hoàng Tuấn Anh, thay mặt
Chính phủ Việt Nam cùng Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương
Nghị đã ký Hiệp định giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa về việc xây
dựng Trung tâm Văn hóa nước này
tại nước kia. Việc ký kết Hiệp định
nói trên là cơ sở pháp lý để Việt Nam
và Trung Quốc tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa, góp phần
tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết
lẫn nhau giữa nhân dân hai nước,
góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối
tác họp tác chiến lượt toàn diện của
hai nước đi vào chiều sâu.
Thực hiện Luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005, sau khi tổng hợp ý kiến các
Bộ/ngành liên quan, Bộ VHTTDL
báo cáo Chính phủ như sau: Đánh
giá tác động của Hiệp định: Việc
thực hiện nội dung của Hiệp định
nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên
lĩnh vực văn hóa, góp phần tăng
cường giao lưu, hữu nghị và hiểu
biết lẫn nhau giữa hai quốc gia, hai
dân tộc, góp phần đẩy mạnh quan hệ
đối tác, họp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam-Trung Quốc. Trung tâm
Văn hóa Việt Nam tại Bắc Kinh sẽ
đóng góp hiệu quả trong việc đa
dạng hóa quảng bá, giới thiệu hình
ảnh Việt Nam tại Trung Quốc nói
chung và phía bắc Trung Quốc nói
riêng, là ngôi nhà chung, nơi gặp gỡ
của kiều bào, lưu học sinh Việt Nam
sinh sống, học tập và làm việc tại
Trung Quốc.
Bộ VHTTDL kiến nghị Hiệp
định xây dựng Trung tâm Văn hóa
được ký nhân danh Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Việc phê duyệt “Hiệp định giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
về việc thành lập Trung tâm văn hóa
nước này tại nước kia” là cần thiết
thực hiện Luật Ký kết, gia nhập và
thực hiện điều ước quốc tế năm
2005. Về việc áp dụng Hiệp định:
Khi có hiệu lực, Hiệp định có thể áp
dụng trực tiếp, toàn bộ mà không
đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay
ban hành mới văn bản quy phạm
pháp luật trong nước để thực hiện
Hiệp định.
Căn cứ vào Luật Ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005, để có cơ sở trình Chính phủ
phê duyệt Hiệp định đã ký chính
thức ngày 05.11.2015, Bộ VHTTDL
đã có văn bản lấy ý kiến của Bộ
Ngoại giao và Bộ Tư pháp đối với
việc phê duyệt Hiệp định. Các Bộ
đều nhất trí đối với đề xuất của Bộ
VHTTDL về việc phê duyệt Hiệp
định. Tiếp thu đề nghị của Bộ Tư
pháp, Bộ VHTTDL đã bổ sung dự
thảo kế hoạch và thời gian thực hiện
Hiệp định. Bộ VHTTDL đề nghị
Chính phủ phê duyệt “Hiệp định
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa về việc thành lập Trung tâm văn
hóa nước này tại nước kia”; Giao Bộ
Ngoại giao làm thủ tục thông báo với
phía Trung Quốc về việc các thủ tục
pháp lý trong nước đã hoàn tất để
Hiệp định chính thức có hiệu lực.
Đ.Anh
Trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định về việc xây dựng
Trung tâm Văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
Tại hội chợ, ngoài tham gia các sự
kiện chung, đoàn Việt Nam sẽ tổ chức
nhiều sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch
Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Trong
đó, đáng chú ý là chương trình họp báo
giới thiệu điểm đến du lịch Việt Nam
diễn ra vào chiều 23.3.2016, dự kiến sẽ
có sự tham gia của 100 khách mời là
các doanh nghiệp du lịch và báo chí
quốc tế. Trong thời gian tham dự hội
chợ, Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức gặp
gỡ, tiếp các đối tác là cơ quan quản lý
du lịch một số quốc gia, hiệp hội du
lịch Nga cùng các doanh nghiệp quốc
tế. Bên cạnh đó, nhiều chương trình
biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ được tổ
chức ngay tại gian hàng nhằm thu hút
đông đảo du khách đến tham quan và
tìm hiểu về du lịch Việt Nam.
Được tổ chức thường niên tại Mát-
xcơ-va từ năm 1994, MITT thu hút sự
tham gia của các cơ quan du lịch quốc
gia, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch và bất động sản du lịch
đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn thế giới. Đây là hội chợ du
lịch quốc tế có quy mô lớn nhất của Nga
và được đánh giá là một trong 5 sự kiện
hàng đầu của ngành Du lịch thế giới.
t.hà
QuảngbádulịchViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
5số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 02.3, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 681/QĐ-BVHTTDL về
việc ban hành Kế hoạch tổ chức Lớp
tập huấn công tác cải cách hành chính
năm 2016.
Nội dung tập huấn bao gồm: Nhiệm
vụ của Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2016-
2020; Chủ trương, quan điểm của Đảng
về cải cách hành chính nhà nước và quá
trình thực hiện của Chính phủ; Kết quả
triển khai công tác cải cách hành chính
Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2015;
Hướng dẫn lập kế hoạch cải cách hành
chính giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch
cải cách hành chính hàng năm; hướng
dẫn theo dõi, đánh giá thực hiện công
tác cải cách hành chính và xây dựng báo
cáo cải cách hành chính; Giải pháp nâng
cao chất lượng tuyên truyền công tác cải
cách hành chính; Phổ biến, triển khai
Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-
BVHTTDL-BNV ngày 11.12.2015
giữa BộVHTTDLvà Bộ Nội vụ về việc
quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh...
Thành phần tham gia lớp tập huấn
là các cán bộ, công chức các Sở
VHTTDLtừ Đà Nẵng trở vào, bao gồm
32 tỉnh/thành.
Lớp tập huấn công tác cải cách hành
chính năm 2016 nhằm mục đích bồi
dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần
thiết về cải cách hành chính; tăng cường
năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
chuyên trách cải cách hành chính, đáp
ứng yêu cầu tham mưu, triển khai, theo
dõi công tác cải cách hành chính của
các cơ quan, đơn vị. Sau khi được tập
huấn, các cán bộ, công chức chuyên
trách cải cách hành chính có thêm kiến
thức, kỹ năng và điều kiện tham gia có
hiệu quả vào công tác cải hành chính
của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày
vào tháng 3 năm 2016 tại Nha Trang,
Khánh Hòa. h.Quân
Kế hoạch tổ chức Lớp tập huấn công tác cải cách hành chính
năm 2016
Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo
cáo tóm tắt công tác quản lý và tổ chức
các lễ hội trên địa bàn tỉnh; công tác quản
lý các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng,
dịch vụ văn hóa; chuẩn bị tổ chức Giỗ
Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng năm
2016. Theo đó, tỉnh Phú Thọ có 260 lễ
hội, trong đó, Lễ hội Đền Hùng là lễ hội
có quy mô tổ chức lớn nhất. Công tác
quản lý và tổ chức các lễ hội, đặc biệt là
lễ hội dân gian ngày càng được quan
tâm, quản lý chặt chẽ và từng bước đi
vào nền nếp… Tuy nhiên, yếu tố mang
tính bạo lực, phản cảm, thương mại hóa
lễ hội vẫn còn xảy ra ở một số lễ hội
truyền thống như: Lễ hội Phết Hiền
Quan, Lễ hội Chọi trâu Phù Ninh…
Chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương-
Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Khu di tích
lịch sử Đền Hùng đã chủ động chuẩn bị
cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết,
chỉnh trang khuôn viên, lắp đặt bổ sung
hệ thống biển bảng hướng dẫn; phối hợp
với các cơ quan liên quan đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, đảm bảo an toàn
cho du khách…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá
cao sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, của tỉnh Phú Thọ trong
công tác quản lý các lễ hội trên địa bàn
và công tác chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng
Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016,
đồng thời đề nghị tỉnh Phú Thọ cần có
kế hoạch, phương án cụ thể nhằm làm
tốt công tác tổ chức, quản lý lễ hội, đẩy
lùi những mặt hạn chế trong một vài lễ
hội trên địa bàn, đảm bảo lễ hội diễn ra
vui tươi, an toàn đúng quy định của Nhà
nước, tạo không khí phấn khởi trong
nhân dân.
thu hằng
Kiểmtracôngtáctổchứclễhội… (Tiếp theo trang 1)
Tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương
quốc Bỉ, Cơ quan Hợp tác phát triển Bỉ,
Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng
giới và trao quyền cho phụ nữ (UN
Women) vừa tổ chức trao giải Cuộc thi
vẽ tranh hý họa về bình đẳng giới. Đây
là lần đầu tiên Cuộc thi vẽ tranh hý họa
về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt
Nam. Các tác phẩm xuất sắc của cuộc
thi sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam, 30 Lý Thường Kiệt, Hà
Nội từ ngày 01-10.3.2016.
Ban tổ chức đã nhận được 116 tác
phẩm của các tác giả trên 18 tuổi từ
khắp các vùng miền Việt Nam. Qua
vòng loại, 81 tác phẩm hợp lệ đã được
công bố trên trang mạng xã hội của
cuộc thi để người xem bình chọn. Các
tác phẩm đã nhận được tổng cộng hơn
10.000 lượt bình chọn của người xem.
Cuối cùng 40 tác phẩm xuất sắc
nhất được lực chọn. Ban tổ chức đã
trao giải cho tác giả đạt giải Nhất:
Nguyễn Vũ Xuân Lan (TP. Hồ Chí
Minh); Giải Nhì: Nguyễn Duy Thanh
đồng thời nhận được giải khán giả bình
chọn nhiều nhất (Hà Nội); Giải Ba:
Trần Thu Hương (Hà Nội). Tác giả đạt
giải Nhất sẽ có chuyến tham quan Bỉ,
Vương quốc của tranh hý họa và hoạt
hình. Bên cạnh việc tham quan những
thành phố Bỉ, người đoạt giải Nhất còn
có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những
họa sĩ chuyên nghiệp và nhà xuất bản
nổi tiếng của Bỉ.
hải Phong
Trao giải Cuộc thi vẽ tranh hý họa về bình đẳng giới Hà Nội
6 số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Theo ngành du lịch tỉnh Hậu
Giang, trong 2 tháng đầu năm 2016,
địa phương đón khoảng 70.000 lượt
du khách đến tham quan, trong đó
khách quốc tế hơn 2.000 lượt người,
doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng, tăng
mạnh so cùng kỳ năm 2015.
Các nhà làm du dịch cho biết,
lượng du khách đến Hậu Giang tăng
mạnh do Hậu Giang đã và đang tập
trung phát triển du lịch hướng đến
một ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương. Ngoài ra, tỉnh cũng như các
nhà làm du lịch đã mạnh dạn đầu tư,
nâng cấp các điểm du lịch, kiện toàn
hệ thống nhà hàng, khách sạn, điểm
ăn uống, vui chơi; đẩy mạnh đào tạo,
tập huấn, hướng dẫn đội ngũ làm du
lịch theo hướng chuyên nghiệp; tăng
cường tuyên truyền, quảng bá, xây
dựng, thiết kế các sản phẩm, tour,
tuyến du lịch theo hướng liên kết
nhiều tỉnh/thành.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho
biết, các loại hình du lịch sinh thái,
miệt vườn, du lịch xanh, du lịch gắn
với di tích, tâm linh… đang phát huy
lợi thế, được nhiều du khách tìm
đến. Đặc biệt, trong dịp Tết năm
nay, tại các điểm du lịch miệt vườn
“hút” du khách, nhất là khách nước
ngoài.
Theo Sở VHTTDL Hậu Giang,
hàng năm vào những tháng sau Tết
Nguyên đán là thời điểm vào mùa
khô, thời tiết nóng nên lượng du
khách chọn Hậu Giang là điểm đến
hấp dẫn bởi Hậu Giang là vùng nước
ngọt, có các điểm du lịch sinh thái
khung cảnh hữu tình, thoáng mát. Từ
lợi thế này, tỉnh chỉ đạo ngành du
lịch, các địa phương, người làm du
lịch liên tục đổi mới “chiến lược”
giữ chân du khách. Đặc biệt là thời
điểm này, lượng du khách còn nhiều,
nên cần có kế hoạch khai thác một
cách hợp lý, theo phương châm “hài
lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Theo chiến lược quy hoạch, Hậu
Giang xác định du lịch trở thành một
trong những ngành kinh tế có đóng
góp quan trọng cho sự phát triển của
tỉnh, giải quyết việc làm và tăng thu
nhập cho người dân. Tỉnh ủy Hậu
Giang đã ban hành Nghị quyết số 09-
NQ/TU về phát triển du lịch Hậu
Giang từ nay đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh
tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tăng
cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu
tư, trong đó tập trung quảng bá trên
các website điện tử; đồng thời nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch,
củng cố hoạt động của các khu, điểm
du lịch, giới thiệu tiềm năng để thu
hút khách.
Hậu Giang phấn đấu đến năm
2020 đón 500.000 lượt du khách với
doanh thu 200 tỷ đồng và năm 2030
đón 1,2 triệu lượt du khách với
doanh thu 440 tỷ đồng.
t.Lâm
Hậu Giang: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Ngày 01.3.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 662/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban Soạn
thảo Đề án ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn gồm: bà Đặng Thị
Bích Liên - Thứ trưởng Bộ
VHTTDL làm Trưởng Ban; ông
Nguyễn Đăng Chương - Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,
Phó Trưởng Ban thường trực; ông
Phạm Đình Thắng - Phó Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,
Phó Trưởng Ban; 08 Ủy viên và 02
Thư ký.
- Ngày 02.3.2016, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 683/QĐ-
BVHTTDL,thànhlậpBansoạnthảovà
Tổ biên tập Đề án “Hoàn thiện thể chế
tronglĩnhvựcvănhóa,giađình”doThứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng
Ban,ôngHoàngMinhThái-Vụtrưởng
Vụ Pháp chế làm Phó Trưởng Ban, 12
Thành viên và 09Tổ viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 694/QĐ-BVHTTDL ngày
03.3.2016, cho phép Sở VHTTDL
Gia Lai phối hợp với Viện Khảo cổ
học Việt Nam và Viện Khảo cổ - Dân
tộc học thuộc Viện Hàn lâm khoa
học Cộng hòa Liên bang Nga tại
Novosibirsk khai quật tại di tích Rộc
Tưng thuộc xã Xuân An, thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai. Thời gian khai
quật: Từ ngày 04.3-26.4.2016, diện
tích khai quật 300m2. Những hiện
vật thu được trong quá trình khai
quật phải được tạm nhập vào Bảo
tàng tỉnh Gia Lai để giữ gìn, bảo
quản; Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở
VHTTDL tỉnh Gia Lai có trách
nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo
Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án
bảo vệ và phát huy giá trị những hiện
vật đó.
- Ngày 03.3.2016, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 705/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Dàn nhạc
Giao hưởng Việt Nam mời nhạc
trưởng Kah Chun Wong (người
Singapore) và nghệ sỹ kèn clarinet
Nguyễn Minh Hoàng đến tập
luyện và biểu diễn chương trình
hòa nhạc đặt vé trước số 89. Thời
gian: ngày 24.3.2016 tại Nhà hát
Lớn Hà Nội.
thtt
VăN BảN MớI
7số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 05.3, tỉnh Tiền Giang tổ
chức hội nghị tổng kết 5 năm thực
hiện đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ
nuôi dạy con tốt”, giai đoạn 2011-
2015. Đề án tập trung hướng dẫn các
kiến thức về nuôi dạy con theo khoa
học (dinh dưỡng cho trẻ em, chăm
sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em,
sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ khi
mang thai...); quyền và nghĩa vụ của
trẻ em và việc bảo đảm thực hiện
quyền và nghĩa vụ của trẻ em; giáo
dục gia đình, phương pháp dạy con.
Tỉnh Tiền Giang đã chọn hai xã
Yên Luông và Vĩnh Hựu, huyện
Gò Công Tây, để làm điểm thực
hiện đề án; sau đó nhân rộng ra
173/173 xã, phường, thị trấn trong
tỉnh. Theo Ban Chỉ đạo đề án, qua
triển khai thực hiện, đề án đã tác
động trực tiếp đến các đối tượng có
liên quan trong việc chăm sóc, giáo
dục và nuôi dạy con theo từng độ
tuổi; góp phần đem lại thành công
về nhiều mặt cho đề án. Theo đó, tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng giảm nhanh và bền vững, trẻ
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm
2010 là 14,4%, giảm xuống 11,1%
vào năm 2015; trẻ suy dinh dưỡng
thể thấp còi, năm 2010 là 27%, đến
năm 2015 còn 24,6%. Bên cạnh đó,
tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai trên
địa bàn giảm đáng kể, năm 2010 là
4,5% đến năm 2015 là 1,3%...
m.Cường
Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, trong
tháng 02.2016, tổng lượt khách đến Đà
Nẵng đạt gần 326.000 lượt, tăng
13,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó khách quốc tế đạt gần
126.000 lượt, tăng 27,1%; khách nội
địa đạt gần 200.000 lượt, tăng 6,9% so
với cùng kỳ năm 2015. Tính từ đầu
năm 2016 đến nay, tổng lượt khách
tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt
gần 655.000 lượt, tăng 21,4%; trong
đó khách quốc tế tăng 30,6% và khách
nội địa tăng 15,8% so với cùng kỳ năm
2015. Tổng doanh thu từ hoạt động du
lịch của thành phố đạt gần 1.900 tỷ
đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
Để đạt được kết quả trên, ngay từ
đầu năm 2016, Sở đã tham mưu cho
thành phố triển khai các hoạt động
liên kết 3 địa phương Đà Nẵng -
Quảng Nam - Thừa Thiên Huế năm
2016, tổ chức Hội nghị giới thiệu
điểm đến cho các hãng lữ hành Đức
tại Đà Nẵng, tăng cường quảng bá du
lịch, triển khai kế hoạch đầu tư khai
thác tour, tuyến đường thủy nội địa
trên địa bàn… V.Sơn
Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ
(08.3), vào ngày 06.3, tại Nhà hát
Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà
Nội), các nghệ sĩ của Nhà hát Kịch
Việt Nam sẽ trình diễn vở kịch
“Dòng đời”, tác giả Chu Thơm, đạo
diễn NSND Tuấn Hải.
Vở diễn xoay quanh một vụ bắt
cóc trẻ em với mục đích tống tiền mà
thủ phạm lại chính là cha ruột đứa
trẻ. Phiệt - một đại gia có tiếng nhưng
vỡ nợ, bết bát sau mùa World Cup, đã
cố tình bắt cóc chính con đẻ mình với
nhiều lý do thấp hèn. Anh ta yêu cầu
Mẫn - cảnh sát hình sự điều tra án
một cách bí mật và đổ thừa cho Mẫn
vốn là người yêu cũ của Hường - vợ
Phiệt hiện nay, là cha đứa trẻ. Điều
này đã gây nhiều mâu thuẫn hiểu lầm
cho Lan, vợ Mẫn. Cuối cùng, Mẫn và
đồng đội của mình bằng nghiệp vụ và
sự mưu trí dũng cảm đã phá án thành
công, giải cứu được đứa trẻ, vạch trần
tội lỗi xấu xa của Phiệt đồng thời bảo
vệ chính hạnh phúc gia đình mình
đang suýt đứng trên bờ vực tan vỡ.
Vở diễn có sự góp mặt của các
nghệ sĩ: NSƯT Xuân Bắc, NSƯT
Ánh Hồng; các nghệ sĩ: Dũng Nam,
Khuất Quỳnh Hoa, Trịnh Nhật, Thùy
Hương, Ngân Hoa, Xuân Nam,
Thanh Thúy, Lưu Hoàng, Ngô
Thuận, Thái An, Thế Nguyên, Huy
Hoàng, Minh Tùng, Phương Nam,
Thanh Hường, Vi Nam.
NSND Tuấn Hải cho biết, vở kịch
“Dòng đời” là câu chuyện giữa cuộc
sống đời thường nhưng mang một
thông điệp xã hội nhiều ý nghĩa.
“Nếu trong chiến tranh, bom nổ
chậm của quân thù cướp đi bao
xương máu của đồng bào thì giữa
thời bình lại tiềm ẩn vô vàn những
thứ “bom nổ chậm” có thể kích nổ
bất cứ lúc nào làm tan vỡ tình yêu,
hạnh phúc gia đình; hủy hoại cuộc
sống, sự nghiệp của cá nhân và ảnh
hưởng đến sự bình yên của xã hội.
Nguyên nhân không ai khác mà
chính con người với tất cả sự vô tâm
vô tình, tham lam ích kỷ, sự tha hóa
biến chất và những dục vọng bất
chính đã vô tình hay hữu ý tạo ra thứ
hiểm họa khôn lường đó, thứ hiểm
họa mang tên “Bom nổ chậm” -
NSND Tuấn Hải nhấn mạnh.
thế hùng
Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở“Dòng đời”
Tuyên truyền kỹ năng nuôi dạy con tốt
Du khách tới Đà Nẵng tăng mạnh
8 số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Thông tin này được ông Nguyễn
Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện
Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội
Chùa Hương (Hà Nội) cho biết tại buổi
làm việc cùng đoàn kiểm tra liên ngành
thành phố Hà Nội ngày 03.3.
Mặc dù, Ban Tổ chức lễ hội Chùa
Hương đã quyết liệt xử lý, dẹp bỏ
nhưng hiện tượng đeo bám, chèo kéo
khách vẫn diễn ra. Ngay trong ngày
đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đi
kiểm tra lễ hội Chùa Hương vẫn có đối
tượng đeo bám từ quận Hà Đông, mời
chào khách đi dịch vụ xuồng đò.
Liên tiếp trên dọc đường đi, các đối
tượng khác cũng tiếp cận đoàn kiểm tra
để mời chào. Ông Nguyễn Văn Hậu
cũng khẳng định, thời gian tới, Ban tổ
chức lễ hội Chùa Hương sẽ phối hợp
với các cơ quan, đơn vị chức năng khắc
phục những vấn đề còn tồn tại, đưa lễ
hội vào nền nếp.
Một mặt, trong quá trình kiểm tra,
đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố
Hà Nội cũng ghi nhận hiện tượng đặt
tiền giọt dầu không đúng nơi quy định
có giảm nhưng chưa triệt để. Mặc dù
Ban tổ chức đặt các hòm công đức và
có hướng dẫn nhưng tại các ban thờ,
khách vẫn đặt tràn lan, thậm chí nhét
cả vào tay tượng phật.
Mùa lễ hội năm nay, thời tiết thuận
lợi nên du khách trẩy hội Chùa Hương
đông hơn các năm khác. Đến thời điểm
này (gần 3 tuần sau khai hội) đã có 70
vạn lượt khách trẩy hội chùa Hương,
tăng 9 vạn khách so với cùng kỳ năm
trước.
Nhìn chung, công tác tổ chức lễ hội
năm nay có nhiều chuyển biến, các
hiện tượng tiêu cực giảm đáng kể các
so với các mùa lễ hội khác. Ban tổ chức
lắp đặt các bảng hướng dẫn thực hiện
nếp sống văn minh nơi thờ tự để du
khách thực hiện, hiện tượng đổi tiền lẻ
hầu như không còn.
Trước những điểm di tích quan
trọng như: Chùa Thiên Trù, động
Hương Tích… Ban tổ chức lễ hội còn
bố trí nhân viên và lắp đặt hệ thống loa
phát thanh hướng dẫn, nhắc nhở khách
hành hương không lễ chín, không dâng
cúng đồ mã; đốt vàng mã đúng nơi quy
định.
Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương đã
chuẩn bị gần 4.500 chiếc đò, tập huấn
cho bà con chấp hành tốt luật giao
thông đường thủy và yêu cầu ký cam
kết không ép khách, ép giá, vòi vĩnh
đòi thêm tiền của du khách. Cũng do
lượng đò hoạt động đông nên không có
tình trạng ùn ứ khách tại bến Yến. Chủ
phương tiện xuồng, đò còn thực hiện
giữ gìn vệ sinh môi trường và nhắc nhở
du khách bỏ rác đúng nơi quy định.
h.Yến
Xử lý nghiêm các đối tượng chèo kéo khách tại Chùa Hương
Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần 3
với chủ đề “TP Hồ Chí Minh - Thành
phố áo dài” diễn ra từ ngày 05-20.3.
Chương trình khai mạc lễ hội diễn ra
vào Ngày Quốc tế phụ nữ (08.3) tại Nhà
Văn hóa Thanh niên thành phố để lại
nhiều ấn tượng trong khán giả bởi tiết
mục đồng diễn áo dài với sự tham gia
của khoảng 1.000 sinh viên. Lễ hội năm
nay có nhiều điểm mới, nếu như những
năm trước lễ hội áo dài chỉ diễn ra trong
2 ngày tại một địa điểm nhất định, thì
năm nay lễ hội kéo dài hơn 2 tuần với
các hoạt động nghệ thuật phong phú,
đặc sắc tại nhiều địa điểm trên địa bàn
thành phố, gồm Bảo tàng TP. Hồ Chí
Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng
Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng áo dài,
Thư viện Khoa học Tổng hợp, Công
viên tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi,
Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa
Phụ nữ, Nhà văn hóa Sinh viên thành
phố. Trong suốt tháng ba, thành phố
vận động người dân mặc áo dài trong
các sinh hoạt đời thường như đi làm,
dạo phố, dự lễ tiệc... nhằm làm nổi bật
nét đẹp và giá trị sử dụng của áo dài;
hành trình “Thành phố áo dài - Thành
phố tôi yêu” với chủ đề “Áo dài Việt -
Du lịch Việt” từ Nhà Văn hóa sinh viên
đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho
sinh viên (mặc áo dài, di chuyển bằng
xe đạp), kết hợp tuyên truyền, vận động
người dân “Chung tay vì môi trường du
lịch”. Cùng với đó, lễ hội diễn các nhiều
hoạt động theo chủ đề về áo dài, cụ thể
như chủ đề “Lịch sử áo dài” với hàng
loạt các hoạt động diễn ra từ 05-20.3,
gồm các buổi nói chuyện chuyên đề về
áo dài; triển lãm ảnh “Áo dài qua các
thời kỳ”; hội chợ áo dài... tại Nhà Văn
hóa Thanh niên, Nhà văn hóa phụ nữ,
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo
tàng áo dài, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ.
ĐứC minh
Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần 3
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 646/QĐ-BVHTTDLvề việc tổ
chức Liên hoan phim Pháp ngữ năm
2016 do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ
(OIF) và Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL)
phối hợp tổ chức. Theo đó, Liên hoan
phim Pháp ngữ năm 2016 sẽ diễn ra từ
ngày 17-31.3 tại Hà Nội, TP. Huế
(Thừa Thiên Huế) và Thành phố Hồ
Chí Minh.
Sẽ có 8 bộ phim nước ngoài và 1 bộ
phim của Việt Nam được trình chiếu tại
Liên hoan gồm: “Miền đất nghiệt ngã”,
“Ngày quạ đen”, “Tình bạn bất diệt”
(Pháp); “Những đứa trẻ ở Kinshasa”,
“Đàn chim di cư” (Bỉ); “Thảm đỏ”
(Thụy Sĩ); “Bản hòa ca của một nền
văn hóa trường tồn”(Canada);
“Asmaa” (Ai Cập) và “Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh” (Việt Nam).
Đ.Anh
Liên hoan phim Pháp ngữ năm 2016
9số 1168 l 10.03.2016
Quản lý nhà nước
Lễ hội Hoa Ban 2016 sẽ chính thức
diễn ra từ ngày 13-15.3 cùng với lễ
công bố quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát
triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên
Phủ - Pá Khoang tại TP. Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên do Ban Chỉ đạo
Tây Bắc, Bộ VHTTDL cùng các đơn
vị liên quan phối hợp với UBND tỉnh
Điện Biên tổ chức.
Lễ hội sẽ có sự tham dự của 8 tỉnh
Tây Bắc mở rộng (Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ,
Hà Giang) và Thanh Hóa, Nghệ An,
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội…
Tại lễ hội sẽ diễn ra Triển lãm văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
tỉnh Điện Biên. Triển lãm trưng bày
những hình ảnh, không gian sinh hoạt
văn hóa, hiện vật, thể hiện nét đặc
trưng độc đáo mang tính đại diện của
các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên
thông qua một số Lễ hội truyền thống
tiêu biểu.
Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ có
màn giao lưu các môn thể thao, trò chơi
dân gian (tung Còn, Tù Lu) và giải
bóng đá 11 người giữa 8 tỉnh Tây Bắc
mở rộng với 03 tỉnh Bắc Lào và Thái
Lan (mỗi tỉnh 10 người).
Ngoài ra còn một số hoạt động
khác như: Trưng bày Triển lãm ảnh,
sản phẩm, quà tặng du lịch; trưng
bày giới thiệu sách về Điện Biên,
Tây Bắc; thi và giới thiệu ẩm thực
“Hương sắc Điện Biên”, hội thảo
phát triển sản phẩm du lịch trên địa
bàn tỉnh.
Lễ hội hoa ban Điện Biên sẽ kết
thúc với màn diễu hành văn hóa đường
phố với chủ đề: “Qua miền Tây Bắc
xem hội Hoa Ban” và Lễ bế mạc vào
ngày 15.3.2016 tại Quảng trường 07.5,
TP. Điện Biên Phủ.
n.thAnh
Tối 04.3, tại Trung tâm Văn hóa,
Thể thao thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên
Quang, Tổng cục Thể dục thể thao
phối hợp với Sở VHTTDL Tuyên
Quang tổ chức Lễ khai mạc giải vô
địch các Câu lạc bộ Pencak Silat toàn
quốc năm 2016.
Tham gia giải vô địch các Câu lạc
bộ toàn quốc năm nay có 306 vận
động viên nam, nữ của 42 câu lạc bộ
Pencak Silat đến từ 24 tỉnh/thành,
ngành trên toàn quốc gồm: Thanh
Hóa, An Giang, Bình Dương, Tiền
Giang, Quảng Ngãi, Bình Phước, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng,
Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hà
Giang, Nghệ An, Quảng Nam, Lào
Cai, Quân đội, Hưng Yên, Hà Nội,
Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh,
Công an nhân dân và đội chủ nhà
Tuyên Quang.
Các vận động viên sẽ tham gia
tranh tài 26 bộ huy chương, trong đó
có 20 bộ huy chương nội dung đấu
đối kháng và 6 bộ huy chương nội
dung biểu diễn. Giải vô địch các Câu
lạc bộ PencakSilat toàn quốc năm
2016 là dịp để các võ sĩ thi đấu cọ xát,
giao lưu, học hỏi và tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó,
giải đấu này còn là nơi để Đội tuyển
Quốc gia tìm kiếm hạt giống, đào tạo
vận động viên Pencak Silat cho thể
thao đỉnh cao nước nhà.
Giải sẽ kết thúc vào ngày 09.3.
nAm Anh
Lễ hội Hoa Ban 2016
“Lễ hội hoaAnh đào Hạ Long 2016
với chủ đề “Hội nhập - Hợp tác và Phát
triển”, sẽ khai mạc vào lúc 20 giờ, ngày
18.3 tại Quảng trường 30.10, phường
Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Lễ hội
diễn ra đến 21giờ 30 ngày 21.3”.
Năm nay, chương trình khai mạc lễ
hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật
Việt-Nhật sẽ có sự tham dự của các
nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Nhật
Bản; số lượng cây hoa Anh đào là
khoảng 50 cây; có 40 gian hàng trưng
bày, giới thiệu và bán các sản phẩm du
lịch, thương mại, văn hóa, ẩm thực,
thời trang, hàng gia dụng... của Việt
Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong
khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt
động khác như: Tổ chức hội nghị hợp
tác xúc tiến và đầu tư phát triển về du
lịch, thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản; giới thiệu di sản thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long; các chương
trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và
một số trò chơi dân gian...
Thông qua lễ hội nhằm tiếp tục thúc
đẩy mối quan hệ ngoại giao, hợp tác
hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và các
địa phương, cơ quan, tổ chức, hiệp hội
văn hóa của Nhật Bản; thu hút sự tham
gia của đông đảo doanh nghiệp Việt
Nam, Nhật Bản, nhân dân và khách du
lịch; giới thiệu hình ảnh Quốc hoaAnh
đào và văn hóa Nhật Bản tới nhân dân
Quảng Ninh và khách du lịch; giới
thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về
du lịch, thương mại và văn hóa Hạ
Long-Quảng Ninh đến với nhân dân
Nhật Bản và du khách quốc tế. Qua đó,
tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư về
du lịch, thương mại giữa các doanh
nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
t.Lâm
Lễ hội hoa Anh đào tại thành phố Hạ Long
Khai mạc giải vô địch các CLB Pencak Silat toàn quốc
10 số 1168 l 10.03.2016
Sự kiện vấn đề
Diễn ra từ ngày 08 đến 16.3, Giải xe
đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng -
cúp Biwase 2016, gồm 9 chặng; điểm
xuất phát từ Bình Dương đi qua các tỉnh
Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa-Vũng Tàu và quay trở về Bình
Dương với tổng chiều dài 795km.Thông
tin trên được ông Ngô Văn Lui, Trưởng
Ban tổ chức Giải cho biết tại buổi họp
báo ngày 02.3.
Tham dự giải, ngoài 8 đội đua
trong nước gồm: Biwase Bình Dương,
Bảo vệ thực vật An Giang, Cần Thơ,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí
Minh, Gạch và phân bón Con Voi
Bình Dương, Công ty cổ phần tập
đoàn Lộc Trời An Giang, còn có 6 đội
đua nước ngoài là Thái Lan,
Kazakhstan, Malaysia, Nhật Bản,
Indonesia và Philippines; trong đó, đội
Nhật Bản được đánh giá khá mạnh so
với các đối thủ.
Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương
Chiều 03.3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ
ký kết và công bố huấn luyện viên
trưởng Đội tuyển bóng đá nam quốc gia
và U23 quốc gia.
Theo bản ký kết, ông Nguyễn Hữu
Thắng chính thức trở thành huấn luyện
viên trưởng Đội tuyển bóng đá nam
Quốc gia và U23 quốc gia trong thời
gian 2 năm 2016-2017. Các nhiệm vụ
quan trọng của tân huấn luyện viên
trưởng này là dẫn dắt Đội tuyển bóng đá
nam quốc gia tiếp tục cuộc hành trình
Vòng loại World Cup 2018, đồng thời
cũng là Vòng loại ASIAN Cup 2019;
tham dự Giải vô địch Đông Nam Á 2016
(AFF Suzuki Cup 2016) và cùng Đội
tuyển U23 quốc gia tranh tài tại SEA
Games 29 sẽ diễn ra vào năm 2017 tại
Malaysia.
Theo kế hoạch, Đội tuyển bóng đá
nam quốc gia sẽ hội quân trở lại vào 14.3
tới tại Hà Nội. Tân huấn luyện viên
Nguyễn Hữu Thắng và các học trò sẽ có
quỹ thời gian 10 ngày để chuẩn bị cho
cuộc đón tiếp đội khách đến từ Đài Bắc
(Trung Quốc) diễn ra trên sân nhà Mỹ
Đình (Hà Nội) vào ngày 24.3. Đây cũng
chính là trận đấu ra mắt khán giả hâm
mộ của tân huấn luyện viên trưởng
Nguyễn Hữu Thắng.
Là người trực tiếp đàm phán với
huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng,
Tổng Thư ký VFF - Lê Hoài Anh đánh
giá cao khả năng, nhiệt huyết, bản lĩnh
và tinh thần trách nhiệm của tân huấn
luyện viên trưởng này; đồng thời tin
tưởng huấn luyện viên Nguyễn Hữu
Thắng sẽ tạo nên sức sống mới cho cả
hai Đội tuyển tại các đấu trưởng khu vực
và châu lục trong thời gian tới, đáp ứng
sự kỳ vọng của đông đảo người hâm mộ.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh khẳng
định: VFF cam kết sẽ tiếp tục quan tâm
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để tân huấn luyện viên trưởng hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Về phần mình, huấn luyện viên
trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho rằng:
Với bất kỳ Huấn luyện viên nào, việc
nằm quyền dẫn dắt Đội tuyển quốc gia
đều là vinh dự lớn. Tuy nhiên, đi cùng
với đó là trách nhiệm và áp lực lớn từ
công luận, thành tích Đội tuyển và chính
bản thân mỗi huấn luyện viên.Tôi đã sẵn
sàng dẫn dắt Đội tuyển hướng tới một
thành tích cao nhất trên đấu trường khu
vực và châu lục.
Huấn luyện viên Nguyễn Hữu
Thắng được đánh giá là một trong
những cầu thủ hay nhất của lứa “thế hệ
vàng” những năm 1990 của bóng đá
Việt Nam, từng khoác áo Đội tuyển
quốc gia tham dự các giải đấu lớn của
khu vực và châu lục. Đáng nhớ nhất là
kỳ SEA Games 18 được tổ chức tại
Thái Lan năm 1995, Nguyễn Hữu
Thắng đã thể hiện là tầm lá chắn vững
chắc bên hành lang cánh phải, góp công
lớn cho tấm Huy chương Bạc quý giá
cho Đội tuyển ở đấu trường khu vực.
Chia tay sự nghiệp cầu thủ, năm
2001, Nguyễn Hữu Thắng quyết định
chuyển sang lĩnh vực huấn luyện viên.
Phải đến năm 2009, cựu tuyển thủ này
mới chính thức dẫn dắt Câu lạc bộ Hà
Nội T&T. Đến năm 2010, huấn luyện
viên này trở về dẫn dắt Câu lạc bộ Sông
Lam Nghệ An và gặt hái được nhiều
thành công như: Vô địch Cup quốc gia
2010, vô địch V.League năm 2011…
Yến nhi
Đội tuyển bóng đá nam quốc gia có huấn luyện viên mới
Trong ngày thi đấu chung kết nội
dung 25m súng ngắn diễn ra chiều ngày
07.3 tại ISSFWorld Cup 2016 tổ chức tại
Bangkok (Thái Lan), nam xạ thủ Hà
Minh Thành của đoàn Việt Nam đã thi
đấu khá ấn tượng và giành tấm HCĐ.
ĐâylàlầnđầutiênVĐVnàycóđượcmột
huychươngthiđấuhệthốngCúpthếgiới.
Mặcdùkhôngđượcđánhgiácaonhư
đối thủ, ngay từ 3 loạt bắn đầu tiên Minh
Thành đã bị dẫn điểm, nhưng đến loạt
thứ tứ, Hà Minh Thành bám sát số điểm
của Kim Jun Hong kém 1 điểm (8-9).
Đến sau loạt bắn thứ năm, Hà Minh
Thành, được 15 điểm trong khi Kim Jun
Hongđượctới17điểm.Tuyvậy,đếnloạt
bắn thứ sáu, Hà Minh Thành đã được
tổng cộng 20 điểm, bằng Kim Jun Hong.
Với kết quả này, Hà Minh Thành giành
quyền đi tiếp đồng nghĩa với việc giành
tấm HCĐ tại giải. Giành HCV là xạ thủ
TrungQuốcZhangFushengvới26điểm.
Với tấm HCĐ của Hà Minh Thành,
Bắn súng Việt Nam đang xếp hạng 12
với 2 HCĐ. Dẫn đầu là Trung Quốc với
5 HCV, 3 HCB, 3 HCĐ.
tr.Quỳnh
Hà Minh Thành lần đầu tiên giành HCĐ World Cup Bắn súng
Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng
11số 1168 l 10.03.2016
Sự kiện vấn đề
Chùa Bút Tháp, thôn Bút Tháp, xã
Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc
Ninh) được Bộ VHTTDL và UBND
tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tư trên 43
tỷ đồng để trùng tu tôn tạo các hạng mục.
Với các giá trị đặc biệt về lịch sử - văn
hóa nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu
khắc, Chùa BútTháp đã được Chính phủ
xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Triển khai thi công từ cuối năm
2015, đến nay nhiều hạng mục quan
trọng của dự án đã được hoàn tất. Theo
đó, các hạng mục được tu bổ trong dịp
này bao gồm: Tổng thể sân vườn, tam
quan, gác chuông, tam bảo, nhà trung,
phủ thờ, cổng phụ, nhà bia, hành lang,
hậu đường với tổng kinh phí đầu tư 17,7
tỷ đồng. Cổng tam quan, một trong
những hạng mục quan trọng của dự án
bảo tồn di tích Chùa Bút Tháp đã cơ bản
hoàn thành. Đây là hạng mục quan
trọng, là mặt tiền của dự án đồng thời
bao gồm nhiều chi tiết khó, phức tạp…
lột tả được kiến trúc độc đáo của Chùa
BútTháp. Chính vì vậy, để đảm bảo tiến
độ cũng như khôi phục đúng theo
nguyên mẫu, đơn vị thi công là Công ty
TNHH MTV Mỹ thuật Trung ương đã
cử những nghệ nhân có tên tuổi nhất
tham gia hoàn thiện.
Anh Đỗ Quốc Thắng - Công ty
TNHH MTVMỹThuậtTrung ương cho
biết: Các nội dung tu bổ đều dựa trên cơ
sở nguyên mẫu, giữ nguyên cấu trúc
tổng thể công trình, thay thế các cấu kiện
bị hư hỏng bằng vôi vữa truyền thống và
gỗ lim chất lượng… Trong quá trình
triển khai dự án, đơn vị chủ đầu tư, đơn
vị thi công, tư vấn giám sát, chính quyền,
nhân dân địa phương và trụ trì Chùa Bút
Tháp phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm
đúng tiến độ, mỹ thuật công trình.
Là dự án có ý nghĩa quan trọng bởi
không chỉ là Di sản văn hóa quốc gia đặc
biệt với nhiều kiến trúc độc đáo vô nhị
mà trong nhiều năm trở lại đây, Chùa
Bút Tháp đã trở thành biểu tượng của
vùng đất bên kia sông Đuống.
Thầy Thích Thanh Đông - trụ trì
Chùa BútTháp cho biết: Bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc
biệt Chùa BútTháp là việc làm cấp thiết,
không chỉ gìn giữ một di sản văn hóa
quý báu của dân tộc mà còn góp phần
khai thác các giá trị văn hóa lịch sử phục
vụ phát triển du lịch.
Sau khi công trình trùng tu, tôn tạo
Chùa Bút Tháp hoàn thành, kết hợp với
các di tích như Lăng và Đền thờ Kinh
Dương Vương, Chùa Dâu, Thành cổ
Luy Lâu, Đền và Lăng Sĩ Nhiếp… cùng
với việc đầu tư toàn bộ kết cấu hạ tầng
giao thông, cảnh quan môi trường sẽ góp
phần làm rạng rỡ thêm văn hóa vùng
Kinh Bắc đậm đà bản sắc dân tộc. Qua
đó, nhằm giáo dục truyền thống văn
hiến, cách mạng quý báu trên quê hương
Bắc Ninh.
Vũ minh
Theo Sở VHTTDL Đắk Lắk, trong
các năm từ 2012-2015, tỉnh đã phục
dựng hàng chục nghi lễ, lễ hội truyền
thống của đồng bào Ê đê, M’nông,
J’rai, Xê Đăng... nhằm góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa
các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nhiều nghi lễ đặc sắc của đồng bào
các dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm
phục dựng như: Lễ cầu mùa của đồng
bào Ê Đê ở buônTrinh, phườngAn Lạc,
thị xã Buôn Hồ; lễ cầu mưa tại buôn Cư
Phiăng, xã Hòa Phong, huyện Krông
Bông; lễ cúng thần lúa dân tộc M’nông
Gar, buôn Jiê Jút, xã Đắk Phơi, huyện
Lắk; lễ cúng sức khỏe cho voi của dân
tộc M’nông, buôn Jun, thị trấn Liên
Sơn, huyện Lắk. Phòng Văn hóa các
huyện Cư Kuin, Krông Na, Buôn Đôn,
các già làng, trưởng buôn khảo sát, tổ
chức một số nghi lễ, lễ hội truyền thống
của dân tộc như: Lễ cúng bến nước, lễ
cúng sức khỏe, lễ cúng vào nhà mới…
Tỉnh cũng mở lớp tập huấn sưu tầm
nghi lễ-lễ hội cho 36 học viên là cán bộ
Phòng Văn hóa 15 huyện, thị xã, thành
phố; trang bị kiến thức, kinh nghiệm tổ
chức nghi lễ, lễ hội truyền thống của
đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ
làm công tác văn hóa, xã hội ở cơ sở.
Theo Sở VHTTDL Đắk Lắk, hầu
hết nghi lễ, lễ hội truyền thống được
phục dựng đáp ứng nhu cầu đời sống
văn hóa tâm linh của đồng bào các dân
tộc bản địa tại Đắk Lắk; từng bước
khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ.
t.Lâm
Đắk Lắk phục dựng nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống
Bắc Ninh: Đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo Chùa Bút Tháp
mở rộng 2016 được tổ chức với một lộ
trình dài và đa dạng. Đặc biệt, đây là lần
đầu tiên tại giải, các cua rơ nữ phải thực
hiện chinh phục 3 ngọn đèo Bảo Lộc,
Prem (Lâm Đồng) và đèo Vĩnh Hy ở
chặng đua từ Nha Trang về Phan Rang.
Theo đánh giá của một số nhà
chuyên môn, ở cuộc đua năm nay, đội
chủ giải Biwase Bình Dương sẽ gặp
một số khó khăn nhỏ do 2 tay đua chủ
lực từng khoác áo đội tuyển quốc gia
Nguyễn Thùy Dung và Nguyễn Phan
Ngọc Trang không còn thi đấu. Nhưng
đây cũng là cơ hội để các tay đua trẻ thể
hiện mình.
Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình
Dương mở rộng 2016 là giải đua truyền
thống nằm trong hệ thống thi đấu quốc
gia dành riêng cho nữ và là cơ hội tốt
nhất để các vận động viên xe đạp nữ của
Việt Nam được cọ xát với các đối thủ
mạnh các nước trong khu vực. Qua đó,
nâng cao trình độ và kinh nghiệm
chuyên môn để chuẩn bị cho các giải đua
xe đạp toàn quốc trong năm 2016, SEA
Games 29 và giải Châu Á.
A.tùng
12 số 1168 l 10.03.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 04.3, tại Nhà hát tuồng
Nguyễn Hiển Dĩnh, Sở VHTTDL Đà
Nẵng đã tổ chức buổi gặp mặt, tôn vinh
các nghệ nhân, nghệ sĩ được phong
tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ
sĩ Ưu tú.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông
Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, Lãnh
đạo thành phố và nhân dân ghi nhận,
đánh giá cao tinh thần lao động sáng
tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ. Những
người đã góp phần củng cố, bảo tồn,
phát huy và làm rạng rỡ các hoạt động
biểu diễn, sân khấu nghệ thuật của
thành phố. Lãnh đạo và nhân dân thành
phố mong rằng các văn nghệ sĩ được
trao tặng danh hiệu cao quý của Nhà
nước tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt
trong hoạt động nghệ thuật, đồng thời
hỗ trợ, giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ trưởng
thành, kế tục truyền thống của các thế
hệ đi trước; tiếp tục hoạt động và cống
hiến nhiều hơn nữa để có những tác
phẩm, tiết mục có giá trị nghệ thuật
cao, xứng tầm với những thành tựu to
lớn khác của thành phố...
UBND thành phố cũng yêu cầu các
ngành chức năng tiếp tục thực hiện tốt
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về “Xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước”,
Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục xây dựng và phát triển văn hóa,
nghệ thuật trong thời kỳ mới” và
“Chiến lược phát triển văn hóa đến
năm 2020”, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các văn nghệ sĩ phát huy tài năng,
hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm cao
quý của mình, tiếp tục những đóng góp
to lớn hơn nữa cho thành phố...
Trong dịp này, thành phố Đà Nẵng
có 16 văn nghệ sĩ được trao tặng danh
hiệu cao quý của Nhà nước, trong đó
có 6 Nghệ nhân Ưu tú (Nghệ nhân
thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn
dân gian) ở các xã Hòa Liên, Hòa
Phong huyện Hòa Vang và phường An
Hải Đông, quận Sơn Trà; 6 Nghệ sĩ Ưu
tú đang công tác tại Đoàn ca múa nhạc
Quảng Nam-Đà Nẵng và Nhà hát
tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.
mạnh huân
Mới đây, tạp chí Du lịch nổi tiếng
của Anh - Wanderlust đã bình chọn 5
hang động kỳ ảo nhất trên thế giới.
Động Phong Nha (Quảng Bình) cũng
vinh dự lọt vào danh sách này.
Để vào hệ thống 9 hang dài
44,5km này, du khách phải đi qua một
con sông ngầm nối với sông Son. Tuy
nhiên, ở 1,5km ban đầu, du khách có
thể thuê thuyền vào hang. Ngoài ra,
tại đây du khách có thể tham gia các
hoạt động thú vị như leo núi, chèo
thuyền kayak...
Vào các tháng 3, 4, 5, du khách
đến đây còn có cơ hội được chiêm
ngưỡng những đàn bướm bay lượn
vô cùng đẹp mắt. Hiện nay, Động
Phong Nha là một trong những điểm
du lịch nổi tiếng thu hút khách của
Quảng Bình.
Ngoài Phong Nha, Top 5 Hang
động được Wanderlust bình chọn là
đáng kinh ngạc nhất thế giới còn có:
Hang động Waitomo, New Zealand;
Hang đá vôi India (Mỹ); Hang Dan-yr-
Ogof (Wales); Eisriesenwelt, (Áo).
hà Phương
Đà Nẵng: Tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ được phong tặng
danh hiệu nhà nước
Động Phong Nha lọt Top 5 hang động kỳ ảo nhất thế giới
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần
thứ V năm 2016 với chủ đề “Đặc sản
Nam Bộ hướng đến hội nhập” sẽ diễn
ra tại thành phố Cần Thơ từ ngày 15-
19.4, do Trung tâm Xúc tiến đầu tư -
Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần
Thơ phối hợp với Sở VHTTDL Cần
Thơ tổ chức. Lễ hội có quy mô 150
gian hàng với hơn 200 loại bánh dân
gian và các món ăn đặc sản vùng miền
do các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất
thủ công, các doanh nghiệp sản xuất
bánh dân gian, các nhà hàng, khách sạn
Nam Bộ trực tiếp chế biến và trình
diễn. Đặc biệt, lễ hội năm nay có sự
tham gia của 10 nước ASEAN, các
nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có các
hoạt động như: Trình diễn nghệ thuật
làm bánh và phục vụ các món bánh dân
gian; triển lãm các loại bánh dân gian
Nam Bộ và đặc sản các vùng miền. Tại
lễ hội còn diễn ra cuộc thi làm bánh
ngon; các trò chơi dân gian, biểu diễn
đờn ca tài tử và viết thư pháp; chương
trình Lễ hội đường phố và quảng bá
điểm đến du lịch - ẩm thực Cần Thơ;
biểu diễn nhạc cụ truyền thống và múa
dân gian các nước ASEAN.
Lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị ẩm thực dân gian
Nam bộ, góp phần giới thiệu, quảng bá
các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng
được làm từ các loại rau, củ, quả, ngũ
cốc... của Nam Bộ đến du khách trong
nước và quốc tế; tạo điều kiện cho
người dân và du khách đến tham quan,
mua sắm, vui chơi, giải trí.
n.thAnh
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V
13số 1168 l 10.03.2016
thông tin trao đổi
Mỗi độ xuân về, Lễ hội Yên Tử lại
trở thành điểm hẹn để các phật tử, du
khách trên khắp mọi miềnTổ quốc hành
hương về, tỏ lòng thành kính bái
ngưỡng Phật hoàng Trần Nhân Tông,
người sáng lập nên thiền pháiTrúc Lâm,
dòng thiền đầu tiên và duy nhất có sưTổ
là Hoàng đế Việt Nam.
Duxuâncõithiêng
SauTết BínhThân tới nay, mỗi ngày
Yên Tử đón hàng vạn lượt khách du
khách, phật tử từ khắp nơi về đây lễ
chùa, vãn cảnh… Ông Lê Tiến Dũng -
Quyền Trưởng Ban quản lý di tích và
rừng quốc gia Yên Tử cho biết, để đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông,
năm nay, các lực lượng chức năng của
TP. Uông Bí đã phối hợp với Công ty cổ
phần Phát triển Tùng Lâm tăng cường
quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh và
văn minh lễ hội, tạo ấn tượng tốt đẹp đối
với du khách. “Chúng tôi đảm bảo duy
trì lực lượng giữ gìn an ninh trật tự trong
suốt 3 tháng lễ hội, đặc biệt là những
ngày cuối tuần, lượng du khách đi lễ
thường đông hơn, chúng tôi cũng huy
động hàng trăm công an tham gia giữ
gìn an ninh trong lễ hội, đảm bảo không
để xảy ra tình trạng trộm cắp, móc túi,
cờ bạc trá hình… để du khách có một
chuyến du xuân thoải mái”, ông Lê
Tiến Dũng nói. Quả thực, trong những
ngày đầu năm mới, đặc biệt là những
dịp cuối tuần, dòng người đổ về trảy hội
xuân Yên Tử ngày càng đông. Mặc dù
rất đông người, nhưng dòng người
được hướng dẫn xếp hàng để vào ga
cáp treo. Tại những ngã ba đường,
những tấm biển chỉ dẫn lên xuống được
làm bằng gỗ, trông rất gần gũi, thân
thiện và đẹp mắt. Dọc tuyến đường lên
Chùa Hoa Yên, lên Chùa Đồng luôn
sạch sẽ. Du khách cũng không phải
chịu cảnh người bán hàng chèo kéo
khách, không có dịch vụ đổi tiền lẻ tràn
lan như nhiều nơi khác.
Khách du lịch thích cảm giác khi
đến Yên Tử, bởi đến đây họ như thấy
mình đến gần hơn với cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ, được tận hưởng cảm giác
nhẹ nhàng của người đi lễ Phật. Năm
nay đến Yên Tử, du khách khá ngạc
nhiên vì nhiều khu vực đang được quy
hoạch lại, đang trong quá trình tu sửa,
tuy nhiên, tuy nhiên họ vẫn thấy thoải
mái và dễ chịu, bởi không phải chịu
cảnh bán hàng rong chèo kéo khách,
không có ăn mày, đường đi lối lại sạch
sẽ, hàng quán gọn gàng, lề lối…”.
Năm nay, TP. Uông Bí quy hoạch lại
khu trung tâm lễ hội, nên toàn bộ khu
vực bến xe cũ được chuyển ra phía bên
ngoài, việc đi lại của du khách xa hơn.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại, Công ty Phát
triển Tùng Lâm đã đưa 40 xe điện vào
phục vụ đưa đón du khách từ bãi đỗ xe
đến khu vực ga cáp treo. Để đảm bảo
cho du khách đi lễ hội an toàn, thuận
tiện, Công ty đã lên kế hoạch cụ thể để
giảm sự chờ đợi của du khách. Theo đó,
Công ty đưa 40 xe điện vào đưa đón du
khách từ bến xe vào ga cáp treo. Vào
những ngày cao điểm, Công ty có
phương án tăng giờ phục vụ để phục vụ
giảm ùn tắc, nếu khách quá đông, ga cáp
treo sẽ vận hành cả đêm để phục vụ du
khách một cách tốt nhất.
Với mục đích để du khách đến Yên
Tử được tận hưởng cảm giác du xuân,
lễ Phật thật thanh thản, Ban tổ chức
thường xuyên bố trí lực lượng thu dọn
rác dọc tuyếnYênTử, đồng thời tổ chức
tuyên truyền bằng băng rôn, tăng cường
thêm các thùng rác dọc đường đi, vệ
sinh viên vừa dọn rác, vừa nhẹ nhàng
nhắc nhở du khách không vứt rác bừa
bãi để giữ gìn vệ sinh chung…
Pháttriểndulịchtâmlinh
Theo thống kê, TP. Uông Bí có gần
30ditíchlịchsửvănhóa,danhthắnggắn
liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Trong đó, có 2 di
tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc
biệt gồm đình Đền Công và Khu di tích
và rừng quốc gia Yên Tử. Bên cạnh đó
còn có 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm
chùa Ba Vàng, chùa Hang Son, đình và
chùa LạcThanh.Với hệ thống các di tích
thắng cảnh đặc sắc, TP. Uông Bí đã xác
địnhmụctiêuxâydựngnơiđâytrởthành
một trong những trung tâm du lịch tâm
linhcủatỉnhQuảngNinhvàcủacảnước.
Ông Nguyễn Anh Tú - Phó Bí thư
Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP. Uông Bí
cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký
quyếtđịnhcôngnhậntuyến,điểmdulịch
trênđịabànTP.UôngBí,gắnkếtYênTử
với các di tích lịch sử và các điểm du lịch
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP.
Uông Bí như chùa Ba Vàng, chùa Phổ
Am, đình Đền Công, chùa Long Khánh,
miếu Cổ Linh, thác Lựng Xanh, hồYên
Trung… Trong thời gian tới, TP. Uông
Bí cố gắng phấn đấu đưa Uông Bí trở
thànhtrungtâmdulịchtâmlinh,sinhthái
củatoàntỉnh,trêncơsởgắnkết,khaithác
tối ưu tiềm năng khu du lịch danh thắng
Yên Tử với Ngọa Vân, cụm di tích nhà
Trần Đông Triều, quần thể di tích Bạch
Đằng Quảng Yên, Rừng quốc gia Yên
Tử và vườn thuốc quốc gia. Đồng thời
phối hợp với các cơ quan chức năng của
Trung ương và địa phương đề nghị
UNESCO vinh danh Đức vua - Phật
hoàngTrần NhânTông là danh nhân văn
hóa thế giới, quần thể di tích lịch sử văn
hóa và danh thắng Yên Tử là Di sản văn
hóa thế giới.
Để thực hiện được các mục tiêu này,
TP. Uông Bí đang tập trung triển khai
các giải pháp phát triển du lịch, lập quy
hoạch và xúc tiến đầu tư, xây dựng các
sản phẩm du lịch, phát triển mở rộng các
tuyến điểm du lịch, kết nối điểm du lịch
YênTử với các điểm du lịch khác tại địa
phương trong và ngoài tỉnh Quảng
Ninh… Định hướng đến năm 2030,
Uông Bí sẽ phát triển du lịch bền vững
theo hướng du lịch tâm linh, du lịch sinh
thái, du lịch khám phá, trải nghiệm cộng
đồng, du lịch xanh và bền vững…
thế hùng
Đưa Yên Tử thành trung tâm du lịch tâm linh
14 số 1168 l 10.03.2016
Sự kiện vấn đề
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt có nguồn gốc từ lâu đời, đang có
một chỗ đứng đặc biệt, có sức lan tỏa
và ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng
trong xã hội đương đại. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do mà việc bảo vệ, phát huy
giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội
đương đại đang gặp rất nhiều khó khăn.
Tín ngưỡng của người Việt Theo
GS.TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn
hóa tín ngưỡng Việt Nam, Ủy viên Hội
đồng Di sản quốc gia, qua nhiều cuộc
hội thảo, các học giả, các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước đều cho rằng:
Tín ngưỡng thờ Mẫu (cũng có thể gọi
là đạo Mẫu) là tín ngưỡng bản địa có
nguồn gốc từ lâu đời, đã từng tồn tại
trong thời kỳ lâu dài của lịch sử chế độ
phong kiến. Ngày nay, đạo Mẫu vẫn
tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế thị trường và đô thị
hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đạo
Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt chứa đựng trong đó những giá trị
đặc biệt, riêng có ở Việt Nam. Thứ
nhất, đó là một tín ngưỡng đa văn hóa.
Trong đạo Mẫu không phân biệt dân
tộc, điều này thể hiện ở việc có rất
nhiều các vị thần linh trong đạo Mẫu là
những người dân tộc thiểu số. Trong tín
ngưỡng thờ Mẫu, người Việt Nam đã
nhân hóa và nữ tính hóa tự nhiên, coi
tự nhiên là một mẹ có thể che chở,
mang lại những điều tốt lành cho con
người. Chính việc thiêng hóa tự nhiên
giúp cho con người hòa đồng với tự
nhiên và bảo vệ tự nhiên một cách hữu
hiệu hơn. Cũng chỉ có đạo Mẫu của
Việt Nam, mới hướng con người và
niềm tin của con người vào thế giới
hiện tại, cầu mong sức khỏe, tiền tài và
quan lộc, chứ không hướng về thế giới
sau khi chết như các đạo khác. Những
giá trị rất đặc biệt này của đạo Mẫu
được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa
nước ngoài đánh giá cao.
Bên cạnh đó, đạo Mẫu còn gắn bó
với cội nguồn và lịch sử dân tộc. Trong
số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn
thờ thì hầu hết là những nhân vật lịch
sử, có công với dân tộc như Trần Hưng
Đạo - Đức Thánh Trần, Mẹ Âu Cơ -
Mẫu Thượng Ngàn, Lê Khôi hay
Nguyễn Xí - Ông Hoàng Mười, Trạng
nguyên Phùng Khắc Khoan - Ông
Hoàng Bơ, bà Lê Chân - Thánh Mẫu
Bát Nàn… GS.TS Ngô Đức Thịnh cho
rằng, có lẽ vì là tín ngưỡng hiện sinh,
hướng đến những ước vọng trong cuộc
sống hiện tại, nên xã hội càng hiện đại
thì đạo Mẫu càng phát triển, ngày càng
nhiều có người thực hành nghi lễ cầu
xin sức khỏe, tài lộc… Trong quá trình
thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ
Hầu đồng là một nghi lễ rất điển hình
và quan trọng, bởi người ta tin rằng,
nghi thức lên đồng có thể giúp con
người giao tiếp được với các đấng thần
linh, thông qua các ông đồng hay bà
đồng (thường gọi là thanh đồng). Thực
hành sao cho đúng Tại một cuộc hội
thảo mới đây về việc thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương
đại, PGS.TS Từ Thị Loan - Quyền
Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật
quốc gia Việt Nam đánh giá: “Ở Việt
Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu có một chỗ
đứng đặc biệt, có sức lan tỏa lớn và
ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng
trong xã hội đương đại”. Không chỉ
riêng bà Loan, mà hầu hết các ý kiến
tham luận trong hội thảo đều nhìn nhận
giá trị cũng như sức sống mãnh liệt của
tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
Hội thảo cũng đưa ra một con số
thống kê đáng kinh ngạc, chỉ tính riêng
quần thể Phủ Dầy ở xã Kim Thái,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng đã
tập trung tới 20 di tích gắn với tín
ngưỡng thờ Mẫu. Theo TS Trần Hữu
Sơn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam,
do hoạt động theo cơ chế dân gian rất
linh hoạt, nên tín ngưỡng thờ Mẫu có
thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh của
xã hội ngày nay, vì thế tín ngưỡng này
ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau một
thời gian dài bị dị nghị, cấm đoán, bị
gắn mác “mê tín dị đoan”… đến nay,
việc thực hành nghi lễ hầu đồng trong
tín ngưỡng thờ Mẫu đã được công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,
và tín ngưỡng thờ Mẫu đã được xây
dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại. Chính vì vậy, việc nhận
thức, đánh giá lại những giá trị văn hóa,
bản sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam là thực sự cần thiết.
Phải thừa nhận rằng, ở nhiều nơi,
nhiều người đang lợi dụng việc thực
hành nghi lễ Hầu đồng để trục lợi, đã
gây nhiều điều tiếng xấu cho nghi lễ
mang đậm tính văn hóa này. Nguyên
nhân chủ yếu là do người dân chưa
hiểu biết đầy đủ về việc thực hành nghi
lễ, dẫn đến việc bị lợi dụng… Theo
GS.TS Ngô Đức Thịnh, điều đáng lo
ngại, thậm chí là nguy hiểm hiện nay
là việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
đang rất phân tán, theo kiểu mạnh ai
nấy làm, không có một tổ chức nào
hướng dẫn, quản lý, việc thực hành
cũng không theo một khuôn mẫu nào,
nên rất dễ bị lợi dụng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong
điều kiện ngày càng nhiều người tin và
thực hành theo tín ngưỡng thờ Mẫu
như hiện nay, để tránh những sai lệch,
chúng ta cần tổ chức, định hướng và
hướng dẫn lại việc thực hành nghi lễ để
tránh tình trạng một số cá nhân lợi
dụng việc thực hành nghi lễ để trục lợi.
Đồng quan điểm này, GS.TS Ngô Đức
Thịnh cho rằng, cùng với việc tổ chức,
định hướng và hướng dẫn việc thực
hành nghi lễ, một trong những
việc quan trọng cần làm ngay, để đưa
việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
(Xem tiếp trang 19)
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại
15số 1168 l 10.03.2016
nhân tố mới
Hơn 20 năm rong ruổi từ Nam ra
Bắc, người cựu binh già Bùi Đình
Thu, ở khu 9, xã Chí Tiên, huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã thu thập
hàng nghìn kỷ vật quý thời chiến tranh
và trưng bày tại “bảo tàng” gia đình.
Những chiếc bi-đông đựng nước,
chiếc áo trấn thủ cũ sờn, chiếc máy
thông tin quân sự 15W cho đến những
chiếc mũ tai bèo đã ngả màu thời
gian… đươc ông Thu hàng ngày lau
chùi tỉ mỉ, bảo quản cẩn thận. Nhiều
kỷ vật còn được ông ghi chép cẩn
thận tên, xuất xứ của từng hiện vật
vào cuốn sổ tay. Bùi ngùi ông cho
chúng tôi xem một chiếc ca đựng
nước bằng nhôm có khắc dòng chữ
“Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”. Ông cho biết đây là kỷ vật của
một chiến sĩ đã hi sinh trong chiến
dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm
1972, quê ở xã Năng Yên, huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, gia đình tặng
lại để ông trưng bày tại “bảo tàng”.
Tháng 02.1972, ông Thu nhập ngũ
khi vừa tròn 20 tuổi, cái tuổi đẹp nhất
của đời người. Sau ba tháng huấn
luyện tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên, ông cùng đồng đội được lệnh
hành quân thần tốc vào chiến trường
miền Nam, rồi tham gia nhiều trận
đánh sinh tử với quân thù. Cuối tháng
4.1974, trong một trận chiến đấu vô
cùng ác liệt với quân địch tại Núi
Bông, thuộc mặt trận Bình-Trị-Thiên,
ông bị thương được chuyển về tuyến
sau điều trị. Năm 1975, ông xuất ngũ
về quê và sau đó được hưởng chế độ
thương binh với thương tật hạng 4/4.
Xuất phát từ tình cảm với đồng
chí, đồng đội, niềm đam mê sưu tầm
kỷ vật kháng chiến, mong muốn ngôi
nhà của mình trở thành một “bảo
tàng” nhỏ để các cựu chiến binh, các
cháu học sinh và người dân quanh
vùng đến tham quan, học tập truyền
thống. Từ năm 1995 trở lại đây, ông
Thu đã dùng khoản trợ cấp thương
binh cùng với chiếc xe máy cà tàng,
ba lô, cơm nắm, muối rang lên đường
rong ruổi khắp các tỉnh/thành từ miền
xuôi đến miền ngược, trong Nam,
ngoài Bắc để sưu tầm kỷ vật kháng
chiến. Có những chuyến ông đi cả
tháng trời từ Bắc vào Nam, vừa để
thăm lại chiến trường xưa, tìm gặp
đồng đội cũ, vừa kết hợp sưu tầm, tìm
mua bằng được những kỷ vật chiến
tranh. Hễ ai mách ở đâu đang lưu giữ
kỷ vật kháng chiến có giá trị, ông đều
tìm đến, thuyết phục họ bán cho ông
bằng được.
Sau hơn 20 năm lặn lội khắp các
miền quê trong cả nước, ông Thu đã
sưu tầm được hơn 2.000 kỷ vật kháng
chiến với đủ các chủng loại khác
nhau, cả của ta và của địch. Trong số
những hiện vật ông sưu tầm được còn
có nhiều cuốn sách quý, những số báo
ra đời từ đầu thế kỷ XX như “Hồn
nước”, “Cứu quốc”, “Tiến lên”;
những số báo Nhân Dân, Quân đội
nhân dân thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhiều
hiện vật có giá trị lịch sử, gây xúc
động mạnh cho người xem như: Cờ
giải phóng, ra-đi-ô, bình tông, áo trấn
thủ, mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi,
bản đồ tác chiến của lính Mỹ, những
lá đơn tình nguyện lên đường giết
giặc được viết bằng máu của các thế
hệ thanh niên trong những năm kháng
chiến; những bức thư của chiến sĩ gửi
về từ chiến trường, từ quê nhà gửi ra
tiền tuyến; những trang nhật ký, đồ
dùng cá nhân của những người lính
đã hy sinh… Tất cả đều được ông giữ
gìn, bảo quản cẩn thận như những tài
sản quý của gia đình.
Dốc lòng vào việc sưu tầm kỷ vật
chiến tranh, nhiều lúc gia đình cựu
chiến binh Bùi Đình Thu cũng lâm
vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Đã có
không ít người yêu thích cổ vật đến
tìm mua với giá hàng chục triệu đồng
nhưng ông đều từ chối. Ước muốn
giản dị của ông là để những kỷ vật
này cho các em học sinh, sinh viên,
thầy, cô giáo, các nhà nghiên cứu đến
tham quan, học tập miễn phí. Càng
thấy vui hơn, vì mấy năm gần đây, bảo
tàng gia đình ông thu hút rất nhiều
trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
đến tham quan. Một số nhà nghiên cứu
văn hóa gần xa nghe tiếng về “Bảo
tàng ông Thu” cũng đến đề nghị ông
tạo điều kiện giúp nghiên cứu, tìm
hiểu… Ông Thu bày tỏ: Những lớp
người tham gia kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ sẽ dần ra đi nhưng
những kỷ vật, những câu chuyện, kỷ
niệm, những hiện vật và anh linh của
các anh hùng liệt sĩ sẽ sống mãi, nhất
là khi chúng ta biết lưu giữ những kỷ
vật, trân trọng quá khứ. Ước nguyện
lớn nhất của tôi là được cấp ủy, chính
quyền địa phương, đồng đội tiếp tục
quan tâm, giúp đỡ sưu tầm, lưu giữ
thêm nhiều kỷ vật kháng chiến. Tôi
làm việc này không đơn thuần là sự
đam mê mà mong muốn phát triển
thành một bảo tàng nhỏ, thành “địa chỉ
đỏ” để những “hiện vật biết nói” ngày
càng phát huy hiệu quả trong giáo dục
truyền thống cho các thế hệ hôm nay
và mai sau, nhất là với lớp trẻ.
Đồng chí Nguyễn Tiến Tấn - Bí
thư Đảng ủy xã Chí Tiên, huyện
Thanh Ba khẳng định: Ở miền quê
trung du miền núi chúng tôi có được
gian trưng bày kỷ vật kháng chiến
như vậy là quý lắm. Đây là những
hiện vật rất có giá trị về lịch sử, là
“bảo tàng sống” để bà con nhân dân,
thanh niên địa phương và các cháu
học sinh tham quan, giáo dục truyền
thống. Cấp ủy, chính quyền địa
phương luôn ủng hộ, tạo điều kiện
thuận lợi để khu trưng bày của ông
Thu ngày một phong phú hơn.
t.t.n
Người cựu chiến binh tự lập“bảo tàng”kỷ vật chiến tranh
16 số 1168 l 10.03.2016
nhân tố mới
Nặng lòng vơi nghệ thuật rối, rồi
mong muốn nghệ thuật rối phát triển,
nên NSND Nguyễn Tiến Dũng - Phó
Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam
luôn nghĩ cách đưa nghệ thuật Múa rối
đến gần hơn với công chúng. Anh đã
dành rất nhiều thời gian, công sức để
nghiên cứu, làm mới những vở rối nước,
làm sống lại rối cạn, rối dây… với
những vở diễn có nội dung hấp dẫn.
Những vở diễn của anh đều dành được
thành tích cao, được khán giả trong và
ngoài nước yêu thích.
Từnghệsĩkịchđếnnghệsĩrối
NSND Nguyễn Tiến Dũng sinh ra
trong một gia đình có truyền thống làm
rối. Bố anh là một trong 7 người đặt nền
móng cho việc thành lập Nhà hát Múa
rối Việt Nam. Từ nhỏ, Dũng đã theo bố
cùng các cô chú đi khắp nơi biểu diễn,
từ Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam
Ninh… xem bố làm thấy hay, về nhà,
cậu bé Dũng cũng tự làm những con rối,
thả xuống ao, rủ các bạn trong khu tập
thể biểu diễn cho nhau xem. Thấy các
con thích rối, bố anh đã tập hợp con em
trong khu tập thể, thành lập một nhóm
rối “nhí” thường xuyên tổ chức biểu
diễn ở trong trường học…
Gắn bó với rối từ nhỏ, nhưng lớn
lên, Dũng lại thi vào chuyên ngành kịch
nói. Ra trường, anh về công tác tại Nhà
hát Kịch quân đội. Tại đây, anh gặp và
yêu một bạn diễn cùng đơn vị. Sau khi
lập gia đình, cả 2 vợ chồng làm trong
ngành quân đội, mỗi năm đi biểu diễn
mấy tháng rất vất vả. Đúng lúc anh đang
băn khoăn, nghệ sĩ Ngô Quỳnh Giao hỏi
có muốn về Nhà hát Múa rối không, nên
anh đã đồng ý chuyển về.
Là con nhà nòi, biết đến nghệ thuật
Múa rối từ khi còn nhỏ, nhưng khi
chính thức đặt chân vào làm rối chuyên
nghiệp, Nguyễn Tiến Dũng vẫn thấy
khó quá. Nghệ thuật Múa rối có những
kỹ thuật, kỹ năng và tính đặc thù, khác
hẳn với kịch nói, nên anh thấy chống
chếnh và có phần hoang mang. Khi đó,
nhà hát đang thiếu diễn viên, nên anh
phải tham gia diễn ngay, không có
nhiều thời gian để học hỏi.Anh chia sẻ:
“Lúc đó tôi lo lắm. Đang là diễn viên
có triển vọng, bố lại là nghệ sĩ rối có
tiếng, nếu mình làm không tốt thì xấu
hổ lắm. Nghĩ vậy nên tôi tự đặt cho
mình quyết tâm, nhất định phải làm
được, và phải cố gắng làm thật tốt”.
Trong điều kiện bắt buộc phải đứng
lên, nghệ sĩ trẻ Nguyễn Tiến Dũng lao
vào học tập. Anh lục tìm giáo trình dạy
học ngày xưa của bố để tự học, tự điều
khiển các con rối. Ban ngày đi tập với
các cô chú, tối về lại tự tập ở nhà. Cũng
may là anh đã được tiếp xúc với rối, biết
rối từ nhỏ, nên nhanh chóng tiếp cận và
hoàn thành vai diễn của mình.
Sau một thời gian lăn lộn với kịch
nói, đảm nhiệm nhiều vai diễn và có sự
trưởng thành từ kịch, đến khi diễn rối,
những kinh nghiệm từ diễn kịch rất
thuận lợi cho anh khi diễn rối.Anh cũng
nhận thấy, do diễn viên rối học chuyên
ngành kịch hát dân tộc, cơ bản là truyền
nghề, vai mẫu, nên có một khoảng trống
về đào tạo diễn kịch, về tư duy nhân vật.
Đặc trưng của rối là diễn bằng con rối,
đã là giả, diễn xuất lại giả nữa thì sẽ
hỏng, khán giả không có cảm xúc khi
xem, nghệ thuật rối sẽ không đi vào lòng
khán giả được. Mang những băn khoăn
của mình trao đổi với các nghệ sĩ, anh
nhận được sự tán thành và hưởng ứng
của mọi người. Thế rồi, vừa dựng vở,
anh vừa đem những kiến thức mình học
được từ kịch nói truyền lại cho các em,
mang những cảm xúc từ nội tâm nhân
vật, khóc thật, cười thật, vui thật… áp
dụng vào trong vở diễn, đem lại những
cảm xúc chân thật cho khán giả.
Đưacốttruyệnvàorối
Lăn lộn với rối, rồi “mê” rối, nên
Nguyễn Tiến Dũng rất trăn trở với nghệ
thuật rối. Anh luôn muốn tìm cách để
Múa rối đến gần hơn với công chúng.
Anh nhận thấy, lâu nay chúng ta chưa
có nhiều vở diễn dài, có nội dung cốt
truyện sâu sắc, nên chưa để lại nhiều dấu
ấn trong lòng công chúng. Mong mỏi sẽ
đưa rối đi lên, NguyễnTiến Dũng đi học
thêm khóa đạo diễn, rồi tìm cách thực
hiện mơ ước của mình. Kết thúc khóa
học, anh bỏ tiền dựng vở rối A la đanh,
lấy cốt truyện từ câu truyện cổ tích nước
ngoài làm bài thi tốt nghiệp. Vở diễn
thành công ngoài sức tưởng tượng, được
nhiều người trong nghề khen ngợi khiến
anh rất phấn khởi, tự tin hơn. Sau thành
công của vở A la đanh, anh dựng thêm
nhiều vở rối khác từ cốt truyện nước
ngoài như Tôn Ngộ Không, Nàng Bạch
Tuyết và bảy chú lùn…Vở diễn nào của
anh cũng thành công, để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng công chúng. Anh tiếp tục
xây dựng vở rối cạn “Nhịp điệu quê
hương”.Vởdiễnđượcdàndựngdựatrên
một số làn điệu dân ca, gắn bó với cuộc
sống người nông dân Việt Nam. Mỗi trò
diễn là một bức tranh đa sắc, phong phú
vớinhữngcảnhmòcua,bắtốc,chăntrâu,
hát Xẩm, múa hoa sen, Chầu Văn… Vở
diễnlàchươngtrìnhrốicạnđậmchấtdân
gian, nhưng vẫn đầy hơi thở thời đại, đã
mang đến sự bất ngờ, thích thú cho khán
giả. Năm 2014, vở diễn được mang đi
tham gia biểu diễn tại Lễ hội Múa rối thế
giới ở Thái Lan (Harmony World Pupet
Carnival), đã vượt qua 856 vở diễn của
160 đoàn đến từ hơn 80 quốc gia để
giành giải chính duy nhất. Sau rối cạn,
Nguyễn Tiến Dũng lại bắt tay vào thử
nghiệm với rối dây, một loại hình Múa
rối tưởng chừng đã bị lãng quên từ lâu.
Anh dựng vở rối dây “Vũ điệu hoa
quỳnh” của tác giả Nguyễn Thùy Trang.
Vởdiễnkểmộtcâuchuyệnđầytínhnhân
văn: Hoa quỳnh vì “quá xinh đẹp”, nên
bị con bướm cùng lũ sâu độc ác bắt đem
nộp cho chúa đất, vốn là một tên độc ác
khét tiếng trong vùng. Nhưng rồi, trước
Đưa hơi thở thời đại vào nghệ thuật rối
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 

Mais procurados (19)

Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây NguyênQuản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Apr news info nov-dec 2017
Apr news info nov-dec 2017Apr news info nov-dec 2017
Apr news info nov-dec 2017Scout
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen inHán Nhung
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Apr news info nov-dec 2017
Apr news info nov-dec 2017Apr news info nov-dec 2017
Apr news info nov-dec 2017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến n...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
167
167167
167
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 

Mais de Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

Mais de Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1168 ngày 10.03.2016 Ảnh:tấnviệt TrìnhChính phủphê duyệt Hiệpđịnhvề việc xâydựng TrungtâmVăn hóagiữa ViệtNam và TrungQuốc (Tr.4) - Phátđộngcuộcthisángtác mẫubiểutrưngnămAPEC2017 (Tr.2) - Thíđiểmsử dụng xe4bánhchạynănglượngđiện chở khách dulịch (Tr.3) - Lễ hội hoa Anhđào tạithành phốHạLong (Tr.9) - Tạo môitrườngantoàn, thân thiện cho kháchdu lịch (Tr.20) trong số này Kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại Phú Thọ Ngày 02.3, đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực tế tại Di tích lịch sử Đền Hùng cùng một số di tích trên địa bàn và làm việc với tỉnh Phú Thọ về công tác tổ chức và quản lý lễ hội xuân 2016. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh Phú Thọ có ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016. (Xem tiếp trang 5) Chiều 04.3, Ban Chỉ đạo quốc gia Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 - năm 2016 (ABG5) đã có cuộc họp về công tác chuẩn bị và tổ chức ABG5 tại Đà Nẵng với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chuẩn bị và tổ chức ABG5 cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Hội nghị tập trung thảo luận vào 6 nội dung chính, bao gồm: Công tác chuẩn bị tổ chứcABG5. Báo cáo dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tinABG5. Công tác vận động tài trợABG5. Công tác chuẩn bị của TP. Đà Nẵng và dự án chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chứcABG5. Kịch bản lễ khai mạc, bế mạcABG5. Công tác chuẩn bị của các Tiểu ban. (Xem tiếp trang 3) Nhằm quảng bá du lịch, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác với bạn bè quốc tế, từ ngày 23-26.3.2016, Việt Nam sẽ tham gia Hội chợ du lịch quốc tế MITT lần thứ 23 năm 2016 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Mát- xcơ-va (Liên bang Nga). Gian hàng của du lịch Việt Nam tại hội chợ MITT năm nay có diện tích 72m2 do Tổng cục Du lịch phối hợp với Viet NamAirlines chủ trì xây dựng, với sự tham gia của một số địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các nghệ sĩ trong nước. (Xem tiếp trang 4) HọpBanChỉđạoquốcgiaĐạihộiThểthao bãibiểnChâuÁlầnthứ5-năm2016 BộtrưởngHoàngTuấnAnhphátbiểuchỉđạocuộchọp Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế MITT Nga 2016
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1168 l 10.03.2016 Sáng 03.3, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) phối hợp với Ủy ban quốc gia APEC 2017 phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng năm APEC 2017 tại Việt Nam. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực và thế giới. Năm 2013, tại Bali (Indonesia), Hội nghị cấp cao APEC đã quyết định Việt Nam là Chủ tịch Hội nghị cấp caoAPEC lần thứ 25 năm 2017. Việc đăng cai tổ chức năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại từ nay đến năm 2020, thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam. Để sự kiện mang tầm quốc tế này được tổ chức thành công, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng năm APEC 2017 tại Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức với mong muốn lựa chọn được mẫu thiết kế thể hiện nổi bật 5 thành tố nền tảng của Diễn đàn APEC thế kỷ XXI gồm: Năng động, hành động, sáng tạo, đoàn kết, hướng tới tương lai. Bên cạnh đó, mẫu biểu trưng cũng thể hiện được nét đặc trưng, bản sắc của Việt Nam, hình ảnh một Việt Nam năng động, giàu tiềm năng phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tác phẩm dự thi phải đáp ứng yêu cầu về hình ảnh, thể hiện được tinh thần và ý nghĩa hợp tác APEC, nét đặc trưng và bản sắc của Việt Nam, các yếu tố gắn với nội dung năm APEC 2017... Bên cạnh đó, mẫu biểu trưng cũng phải thỏa mãn được yêu cầu về kỹ thuật như: Màu sắc đơn giản, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, thuận tiện cho việc in ấn, tuyên truyền; có các thông số chính xác về màu sắc, kích thước, hình dáng; sử dụng được ở dạng đơn sắc (đen trắng). Cuộc thi dành cho tất cả các họa sĩ chuyên nghiệp, không chuyên trong cả nước. Ban Tổ chức nhận hồ sơ dự thi đến hết ngày 04.4.2016. Kết thúc cuộc thi sẽ có 1 giải Nhất, 2 giải Khuyến khích được trao kèm giấy chứng nhận giải thưởng và tiền thưởng. Thông tin chi tiết về cuộc thi được đăng tải trên Website: www.ape.gov.vn. h.Phượng Phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng năm APEC 2017 Chiều 04.3, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức trao giải cuộc thi làm phim chung tay xóa bỏ định kiến giới. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Bình thường hay bất thường” do Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” của Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khởi động. Cuộc thi nhằm khuyến khích các nhà làm phim sản xuất những bộ phim ngắn, sáng tạo về những định kiến giới tiêu cực, những cách nhìn mới, nhằm thúc đẩy bình đẳng ở nơi làm việc, trong gia đình và xã hội nói chung. Tiến sĩ Pratibha Mehta - Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Thông qua các bộ phim được sản xuất trong khuôn khổ chiến dịch “Bình thường hay bất thường” và cuộc thi mà chúng ta được xem hôm nay, các định kiến giới được phản ánh rõ ràng, cũng như những tiêu chuẩn kép mà mọi người đặt ra cho phụ nữ và đàn ông, cho trẻ em trai và trẻ em gái, được đưa ra ánh sáng”. Tiến sĩ Pratibha Mehta cho biết: “Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc về lãnh đạo nữ ở Việt Nam, có rất ít phụ nữ ở các chức vụ cao cấp trong Chính phủ và còn rất thấp so với mục tiêu đặt ra. Trong khu vực công, vẫn còn rất ít phụ nữ ở các vị trí cấp cao: Phụ nữ chỉ giữ 9% vị trí Bộ trưởng và tương đương, 8% ở các vị trí Thứ trưởng và tương đương; 7% ở các vị trí cấp Vụ trưởng và tương đương”. Tiến sĩ Pratibha Mehta kêu gọi mọi người tham gia cam kết để cùng tạo nên những điều bình thường mới vì một xã hội bình đẳng và công bằng hơn “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng mỗi cam kết đều sẽ mang lại sự thay đổi và tập hợp lại chúng ta có thể làm nên một xã hội công bằng”. Trong thời gian này, Ban Tổ chức đã nhận được kịch bản của hơn 50 cá nhân và nhóm làm phim gửi đến tham dự. Trong số đó, 9 kịch bản tốt nhất được nhận tài trợ để sản xuất thành phim. Kết quả cuộc thi gồm: Giải Nhất thuộc về bộ phim “Con yêu mẹ” của Nguyễn Phương Phi; Giải Nhì thuộc về bộ phim “Hãy để con giúp cha” của Ngô Thùy Trang; Giải Ba thuộc về bộ phim “Cô lập” của Nguyễn Hoàng. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao các giải: Diễn viên xuất sắc nhất: Vũ Hoàng Linh Chi trong phim “Con yêu mẹ”; Kịch bản xuất sắc nhất thuộc về bộ phim “Điều kỳ diệu từ chiếc khăn” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Quyên; Khán giả bình chọn nhiều nhất thuộc về bộ phim “Xin lỗi con” của Ngọc Diễm. Chiến dịch “Bình thường hay bất thường” hướng đến mục tiêu bình đẳng cho tất cả mọi người, để không ai, bất kỳ định kiến xã hội nào cản trở và tất cả mọi người có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Chiến dịch sử dụng các đoạn phim, khắc họa những tình huống khi các vai trò truyền thống của nam giới và nữ giới được hoán đổi cho nhau, đặt ra cho người xem câu hỏi “bình thường hay bất thường”, qua đó có những quan điểm và hành vi đúng đắn. Yến nhi Trao giải cuộc thi làm phim chung tay xóa bỏ định kiến giới
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1168 l 10.03.2016 Ông Vương Bích Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Trưởng ban Thường trực BTC ABG5 báo cáo sơ bộ về các công việc đã triển khai trong thời gian qua. Cụ thể, về công tác chuyên môn kỹ thuật đã xác định chính thức 4 cụm luyện tập, thi đấu của từng môn trong ABG5. Trình Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) phê duyệt điều lệ thi đấu 14 môn, 22 phân môn trong chương trình ABG5. Xây dựng chương trình, lịch thi đấu các môn thi. Tập huấn các đội tuyển chuẩn bị tham dự ABG5. Đến thời điểm này đã có 21 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký sơ bộ tham dự ABG5 với khoảng 3.002 vận động viên và 1.175 quan chức, cán bộ, huấn luyện viên tham gia. Theo ông Thắng, khi các đoàn đăng ký đầy đủ, dự kiến sẽ có hơn 6.000 người tham dự ABG5, bao gồm các VĐV, HLV, cán bộ đoàn đến từ các đoàn thể thao của quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á. Hội nghị cũng nghe các Tiểu ban báo cáo cụ thể về công tác thông tin- truyền thông; giao thông, hậu cần, dịch vụ công cộng; lễ tân, khánh tiết; công tác tài chính, cơ sở vật chất, vận động tài trợ; công tác y tế và kiểm tra dopping; an ninh… Đại diện TP. Đà Nẵng cũng báo cáo về công tác chuẩn bị của địa phương đến thời điểm này, đặc biệt là công tác hậu cần, lo nơi ăn ở cho các VĐV, đại biểu tham gia với dự kiến số lượng từ 4.000-4.500 người. Trình bày phối cảnh các cụm thi đấu, luyện tập cho các môn thi trong chương trình. Ông Lê Khánh Hải - Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng BTC ABG5 đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của các Tiểu ban. Đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức tốt, thành công ABG5 là cơ hội để OCA xem xét và đề nghị Ủy ban Olympic quốc tế tổ chức Đại hội Thể thao bãi biển quốc tế tại Việt Nam. Ông cho biết OCA cũng trân trọng và đánh giá cao công tác đăng cai, tiến trình tổ chức các đại hội, hội nghị quốc tế của Việt Nam. Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh thời gian từ nay đến khi diễn ra Đại hội không còn nhiều, trong khi đó khối lượng công việc là rất lớn nên các Tiểu ban, bộ phận liên quan bám sát, phải làm việc trên tinh thần hết sức khẩn trương, nghiêm túc thực hiện triển khai đúng các tiến trình đã đề ra. Bộ trưởng kết luận và đề xuất một số vấn đề cần tập trung triển khai trong thời gian tới như sau: Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức ABG5 theo đề nghị của Ban chỉ đạo và Bộ VHTTDL, đồng thời cho phép hỗ trợ giá ăn, ở cho các quan chức và các đoàn nước ngoài tham dự đại hội. Bộ trưởng cũng đề nghị các Bộ, ngành, đơn vị liên quan, các tiểu ban căn cứ vào kế hoạch tổng thể của BTC và chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các công việc chuẩn bị; cùng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương triển khai các phương án, công việc theo nhiệm vụ đã được phân công để Đại hội đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. Về phía TP. Đà Nẵng, Bộ trưởng đề nghị địa phương chủ động triển khai công tác tuyên truyền của Đại hội gắn với việc quảng bá hình ảnh đất nước, du lịch Đà Nẵng, tăng cường hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực quan tại các địa điểm thi đấu và khu vực công cộng; chỉnh trang đô thị, đường phố. Phối hợp với BTC Trung ương xây dựng phương án bố trí các khách sạn đủ tiêu chuẩn, đồng thời cóhình thức hỗ trợ giá thuê phòng dịch vụ cho BTC ABG5 đáp ứng tiêu chuẩn tổ chức. Nhất trí giao TP. Đà Nẵng hợp đồng sơ bộ với các khách sạn, cơ sở lưu trú để đảm bảo công tác ăn ở, hậu cần cho các đoàn VĐV tham gia. tổng hợP HọpBanChỉđạoquốcgia... (Tiếp theo trang 1) Mới đây, Bộ VHTTDL đã có ý kiến đối với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải cho phép thí điểm sử dụng xe 4 bánh chạy năng lượng điện (xe điện) vận chuyển khách du lịch tại Quảng Nam, Kiên Giang. Bộ VHTTDL thống nhất với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm sử dụng xe điện vận chuyển khách du lịch trong phạm vi hẹp tại các trung tâm du lịch thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi trường du lịch. Bộ VHTTDL cũng đề nghị giao UBND các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định phạm vi tuyến đường, số lượng xe điện được phép hoạt động trên địa bàn; ban hành quy chế quản lý hoạt động của xe điện trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch, an toàn trật tự giao thông, văn minh đô thị và thân thiện với môi trường. t. hằng Thí điểm sử dụng xe 4 bánh chạy năng lượng điện chở khách du lịch
  • 4. 4 số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 21/TTr-BVHTTDL gửi Chính phủ về việc Phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc xây dựng Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia. Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1889/QĐ-TTg ngày 05.11.2015 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam - Hoàng Tuấn Anh, thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc xây dựng Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia. Việc ký kết Hiệp định nói trên là cơ sở pháp lý để Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, góp phần tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác họp tác chiến lượt toàn diện của hai nước đi vào chiều sâu. Thực hiện Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, sau khi tổng hợp ý kiến các Bộ/ngành liên quan, Bộ VHTTDL báo cáo Chính phủ như sau: Đánh giá tác động của Hiệp định: Việc thực hiện nội dung của Hiệp định nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, góp phần tăng cường giao lưu, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia, hai dân tộc, góp phần đẩy mạnh quan hệ đối tác, họp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Bắc Kinh sẽ đóng góp hiệu quả trong việc đa dạng hóa quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam tại Trung Quốc nói chung và phía bắc Trung Quốc nói riêng, là ngôi nhà chung, nơi gặp gỡ của kiều bào, lưu học sinh Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc. Bộ VHTTDL kiến nghị Hiệp định xây dựng Trung tâm Văn hóa được ký nhân danh Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Việc phê duyệt “Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm văn hóa nước này tại nước kia” là cần thiết thực hiện Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Về việc áp dụng Hiệp định: Khi có hiệu lực, Hiệp định có thể áp dụng trực tiếp, toàn bộ mà không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật trong nước để thực hiện Hiệp định. Căn cứ vào Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, để có cơ sở trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định đã ký chính thức ngày 05.11.2015, Bộ VHTTDL đã có văn bản lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đối với việc phê duyệt Hiệp định. Các Bộ đều nhất trí đối với đề xuất của Bộ VHTTDL về việc phê duyệt Hiệp định. Tiếp thu đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ VHTTDL đã bổ sung dự thảo kế hoạch và thời gian thực hiện Hiệp định. Bộ VHTTDL đề nghị Chính phủ phê duyệt “Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm văn hóa nước này tại nước kia”; Giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục thông báo với phía Trung Quốc về việc các thủ tục pháp lý trong nước đã hoàn tất để Hiệp định chính thức có hiệu lực. Đ.Anh Trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định về việc xây dựng Trung tâm Văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc Tại hội chợ, ngoài tham gia các sự kiện chung, đoàn Việt Nam sẽ tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là chương trình họp báo giới thiệu điểm đến du lịch Việt Nam diễn ra vào chiều 23.3.2016, dự kiến sẽ có sự tham gia của 100 khách mời là các doanh nghiệp du lịch và báo chí quốc tế. Trong thời gian tham dự hội chợ, Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức gặp gỡ, tiếp các đối tác là cơ quan quản lý du lịch một số quốc gia, hiệp hội du lịch Nga cùng các doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức ngay tại gian hàng nhằm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về du lịch Việt Nam. Được tổ chức thường niên tại Mát- xcơ-va từ năm 1994, MITT thu hút sự tham gia của các cơ quan du lịch quốc gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và bất động sản du lịch đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây là hội chợ du lịch quốc tế có quy mô lớn nhất của Nga và được đánh giá là một trong 5 sự kiện hàng đầu của ngành Du lịch thế giới. t.hà QuảngbádulịchViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
  • 5. 5số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Ngày 02.3, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 681/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Lớp tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2016. Nội dung tập huấn bao gồm: Nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016- 2020; Chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách hành chính nhà nước và quá trình thực hiện của Chính phủ; Kết quả triển khai công tác cải cách hành chính Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2015; Hướng dẫn lập kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; hướng dẫn theo dõi, đánh giá thực hiện công tác cải cách hành chính và xây dựng báo cáo cải cách hành chính; Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền công tác cải cách hành chính; Phổ biến, triển khai Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 11.12.2015 giữa BộVHTTDLvà Bộ Nội vụ về việc quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh... Thành phần tham gia lớp tập huấn là các cán bộ, công chức các Sở VHTTDLtừ Đà Nẵng trở vào, bao gồm 32 tỉnh/thành. Lớp tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2016 nhằm mục đích bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần thiết về cải cách hành chính; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu tham mưu, triển khai, theo dõi công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị. Sau khi được tập huấn, các cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính có thêm kiến thức, kỹ năng và điều kiện tham gia có hiệu quả vào công tác cải hành chính của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày vào tháng 3 năm 2016 tại Nha Trang, Khánh Hòa. h.Quân Kế hoạch tổ chức Lớp tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2016 Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo cáo tóm tắt công tác quản lý và tổ chức các lễ hội trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, dịch vụ văn hóa; chuẩn bị tổ chức Giỗ Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016. Theo đó, tỉnh Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó, Lễ hội Đền Hùng là lễ hội có quy mô tổ chức lớn nhất. Công tác quản lý và tổ chức các lễ hội, đặc biệt là lễ hội dân gian ngày càng được quan tâm, quản lý chặt chẽ và từng bước đi vào nền nếp… Tuy nhiên, yếu tố mang tính bạo lực, phản cảm, thương mại hóa lễ hội vẫn còn xảy ra ở một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội Phết Hiền Quan, Lễ hội Chọi trâu Phù Ninh… Chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết, chỉnh trang khuôn viên, lắp đặt bổ sung hệ thống biển bảng hướng dẫn; phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo an toàn cho du khách… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý các lễ hội trên địa bàn và công tác chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016, đồng thời đề nghị tỉnh Phú Thọ cần có kế hoạch, phương án cụ thể nhằm làm tốt công tác tổ chức, quản lý lễ hội, đẩy lùi những mặt hạn chế trong một vài lễ hội trên địa bàn, đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn đúng quy định của Nhà nước, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân. thu hằng Kiểmtracôngtáctổchứclễhội… (Tiếp theo trang 1) Tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ, Cơ quan Hợp tác phát triển Bỉ, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vừa tổ chức trao giải Cuộc thi vẽ tranh hý họa về bình đẳng giới. Đây là lần đầu tiên Cuộc thi vẽ tranh hý họa về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam. Các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 30 Lý Thường Kiệt, Hà Nội từ ngày 01-10.3.2016. Ban tổ chức đã nhận được 116 tác phẩm của các tác giả trên 18 tuổi từ khắp các vùng miền Việt Nam. Qua vòng loại, 81 tác phẩm hợp lệ đã được công bố trên trang mạng xã hội của cuộc thi để người xem bình chọn. Các tác phẩm đã nhận được tổng cộng hơn 10.000 lượt bình chọn của người xem. Cuối cùng 40 tác phẩm xuất sắc nhất được lực chọn. Ban tổ chức đã trao giải cho tác giả đạt giải Nhất: Nguyễn Vũ Xuân Lan (TP. Hồ Chí Minh); Giải Nhì: Nguyễn Duy Thanh đồng thời nhận được giải khán giả bình chọn nhiều nhất (Hà Nội); Giải Ba: Trần Thu Hương (Hà Nội). Tác giả đạt giải Nhất sẽ có chuyến tham quan Bỉ, Vương quốc của tranh hý họa và hoạt hình. Bên cạnh việc tham quan những thành phố Bỉ, người đoạt giải Nhất còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những họa sĩ chuyên nghiệp và nhà xuất bản nổi tiếng của Bỉ. hải Phong Trao giải Cuộc thi vẽ tranh hý họa về bình đẳng giới Hà Nội
  • 6. 6 số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Theo ngành du lịch tỉnh Hậu Giang, trong 2 tháng đầu năm 2016, địa phương đón khoảng 70.000 lượt du khách đến tham quan, trong đó khách quốc tế hơn 2.000 lượt người, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng, tăng mạnh so cùng kỳ năm 2015. Các nhà làm du dịch cho biết, lượng du khách đến Hậu Giang tăng mạnh do Hậu Giang đã và đang tập trung phát triển du lịch hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng như các nhà làm du lịch đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch, kiện toàn hệ thống nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống, vui chơi; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, hướng dẫn đội ngũ làm du lịch theo hướng chuyên nghiệp; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xây dựng, thiết kế các sản phẩm, tour, tuyến du lịch theo hướng liên kết nhiều tỉnh/thành. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho biết, các loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch xanh, du lịch gắn với di tích, tâm linh… đang phát huy lợi thế, được nhiều du khách tìm đến. Đặc biệt, trong dịp Tết năm nay, tại các điểm du lịch miệt vườn “hút” du khách, nhất là khách nước ngoài. Theo Sở VHTTDL Hậu Giang, hàng năm vào những tháng sau Tết Nguyên đán là thời điểm vào mùa khô, thời tiết nóng nên lượng du khách chọn Hậu Giang là điểm đến hấp dẫn bởi Hậu Giang là vùng nước ngọt, có các điểm du lịch sinh thái khung cảnh hữu tình, thoáng mát. Từ lợi thế này, tỉnh chỉ đạo ngành du lịch, các địa phương, người làm du lịch liên tục đổi mới “chiến lược” giữ chân du khách. Đặc biệt là thời điểm này, lượng du khách còn nhiều, nên cần có kế hoạch khai thác một cách hợp lý, theo phương châm “hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Theo chiến lược quy hoạch, Hậu Giang xác định du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TU về phát triển du lịch Hậu Giang từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, trong đó tập trung quảng bá trên các website điện tử; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, củng cố hoạt động của các khu, điểm du lịch, giới thiệu tiềm năng để thu hút khách. Hậu Giang phấn đấu đến năm 2020 đón 500.000 lượt du khách với doanh thu 200 tỷ đồng và năm 2030 đón 1,2 triệu lượt du khách với doanh thu 440 tỷ đồng. t.Lâm Hậu Giang: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ngày 01.3.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 662/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn gồm: bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL làm Trưởng Ban; ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Trưởng Ban thường trực; ông Phạm Đình Thắng - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Trưởng Ban; 08 Ủy viên và 02 Thư ký. - Ngày 02.3.2016, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 683/QĐ- BVHTTDL,thànhlậpBansoạnthảovà Tổ biên tập Đề án “Hoàn thiện thể chế tronglĩnhvựcvănhóa,giađình”doThứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban,ôngHoàngMinhThái-Vụtrưởng Vụ Pháp chế làm Phó Trưởng Ban, 12 Thành viên và 09Tổ viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 694/QĐ-BVHTTDL ngày 03.3.2016, cho phép Sở VHTTDL Gia Lai phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ - Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga tại Novosibirsk khai quật tại di tích Rộc Tưng thuộc xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Thời gian khai quật: Từ ngày 04.3-26.4.2016, diện tích khai quật 300m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Gia Lai để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. - Ngày 03.3.2016, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 705/QĐ- BVHTTDL, cho phép Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng Kah Chun Wong (người Singapore) và nghệ sỹ kèn clarinet Nguyễn Minh Hoàng đến tập luyện và biểu diễn chương trình hòa nhạc đặt vé trước số 89. Thời gian: ngày 24.3.2016 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. thtt VăN BảN MớI
  • 7. 7số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Ngày 05.3, tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, giai đoạn 2011- 2015. Đề án tập trung hướng dẫn các kiến thức về nuôi dạy con theo khoa học (dinh dưỡng cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai...); quyền và nghĩa vụ của trẻ em và việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em; giáo dục gia đình, phương pháp dạy con. Tỉnh Tiền Giang đã chọn hai xã Yên Luông và Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, để làm điểm thực hiện đề án; sau đó nhân rộng ra 173/173 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Theo Ban Chỉ đạo đề án, qua triển khai thực hiện, đề án đã tác động trực tiếp đến các đối tượng có liên quan trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy con theo từng độ tuổi; góp phần đem lại thành công về nhiều mặt cho đề án. Theo đó, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh và bền vững, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm 2010 là 14,4%, giảm xuống 11,1% vào năm 2015; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, năm 2010 là 27%, đến năm 2015 còn 24,6%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai trên địa bàn giảm đáng kể, năm 2010 là 4,5% đến năm 2015 là 1,3%... m.Cường Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, trong tháng 02.2016, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt gần 326.000 lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó khách quốc tế đạt gần 126.000 lượt, tăng 27,1%; khách nội địa đạt gần 200.000 lượt, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt gần 655.000 lượt, tăng 21,4%; trong đó khách quốc tế tăng 30,6% và khách nội địa tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố đạt gần 1.900 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2016, Sở đã tham mưu cho thành phố triển khai các hoạt động liên kết 3 địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế năm 2016, tổ chức Hội nghị giới thiệu điểm đến cho các hãng lữ hành Đức tại Đà Nẵng, tăng cường quảng bá du lịch, triển khai kế hoạch đầu tư khai thác tour, tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn… V.Sơn Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ (08.3), vào ngày 06.3, tại Nhà hát Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội), các nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ trình diễn vở kịch “Dòng đời”, tác giả Chu Thơm, đạo diễn NSND Tuấn Hải. Vở diễn xoay quanh một vụ bắt cóc trẻ em với mục đích tống tiền mà thủ phạm lại chính là cha ruột đứa trẻ. Phiệt - một đại gia có tiếng nhưng vỡ nợ, bết bát sau mùa World Cup, đã cố tình bắt cóc chính con đẻ mình với nhiều lý do thấp hèn. Anh ta yêu cầu Mẫn - cảnh sát hình sự điều tra án một cách bí mật và đổ thừa cho Mẫn vốn là người yêu cũ của Hường - vợ Phiệt hiện nay, là cha đứa trẻ. Điều này đã gây nhiều mâu thuẫn hiểu lầm cho Lan, vợ Mẫn. Cuối cùng, Mẫn và đồng đội của mình bằng nghiệp vụ và sự mưu trí dũng cảm đã phá án thành công, giải cứu được đứa trẻ, vạch trần tội lỗi xấu xa của Phiệt đồng thời bảo vệ chính hạnh phúc gia đình mình đang suýt đứng trên bờ vực tan vỡ. Vở diễn có sự góp mặt của các nghệ sĩ: NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Ánh Hồng; các nghệ sĩ: Dũng Nam, Khuất Quỳnh Hoa, Trịnh Nhật, Thùy Hương, Ngân Hoa, Xuân Nam, Thanh Thúy, Lưu Hoàng, Ngô Thuận, Thái An, Thế Nguyên, Huy Hoàng, Minh Tùng, Phương Nam, Thanh Hường, Vi Nam. NSND Tuấn Hải cho biết, vở kịch “Dòng đời” là câu chuyện giữa cuộc sống đời thường nhưng mang một thông điệp xã hội nhiều ý nghĩa. “Nếu trong chiến tranh, bom nổ chậm của quân thù cướp đi bao xương máu của đồng bào thì giữa thời bình lại tiềm ẩn vô vàn những thứ “bom nổ chậm” có thể kích nổ bất cứ lúc nào làm tan vỡ tình yêu, hạnh phúc gia đình; hủy hoại cuộc sống, sự nghiệp của cá nhân và ảnh hưởng đến sự bình yên của xã hội. Nguyên nhân không ai khác mà chính con người với tất cả sự vô tâm vô tình, tham lam ích kỷ, sự tha hóa biến chất và những dục vọng bất chính đã vô tình hay hữu ý tạo ra thứ hiểm họa khôn lường đó, thứ hiểm họa mang tên “Bom nổ chậm” - NSND Tuấn Hải nhấn mạnh. thế hùng Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở“Dòng đời” Tuyên truyền kỹ năng nuôi dạy con tốt Du khách tới Đà Nẵng tăng mạnh
  • 8. 8 số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Thông tin này được ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) cho biết tại buổi làm việc cùng đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội ngày 03.3. Mặc dù, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương đã quyết liệt xử lý, dẹp bỏ nhưng hiện tượng đeo bám, chèo kéo khách vẫn diễn ra. Ngay trong ngày đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đi kiểm tra lễ hội Chùa Hương vẫn có đối tượng đeo bám từ quận Hà Đông, mời chào khách đi dịch vụ xuồng đò. Liên tiếp trên dọc đường đi, các đối tượng khác cũng tiếp cận đoàn kiểm tra để mời chào. Ông Nguyễn Văn Hậu cũng khẳng định, thời gian tới, Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đưa lễ hội vào nền nếp. Một mặt, trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Hà Nội cũng ghi nhận hiện tượng đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định có giảm nhưng chưa triệt để. Mặc dù Ban tổ chức đặt các hòm công đức và có hướng dẫn nhưng tại các ban thờ, khách vẫn đặt tràn lan, thậm chí nhét cả vào tay tượng phật. Mùa lễ hội năm nay, thời tiết thuận lợi nên du khách trẩy hội Chùa Hương đông hơn các năm khác. Đến thời điểm này (gần 3 tuần sau khai hội) đã có 70 vạn lượt khách trẩy hội chùa Hương, tăng 9 vạn khách so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, công tác tổ chức lễ hội năm nay có nhiều chuyển biến, các hiện tượng tiêu cực giảm đáng kể các so với các mùa lễ hội khác. Ban tổ chức lắp đặt các bảng hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự để du khách thực hiện, hiện tượng đổi tiền lẻ hầu như không còn. Trước những điểm di tích quan trọng như: Chùa Thiên Trù, động Hương Tích… Ban tổ chức lễ hội còn bố trí nhân viên và lắp đặt hệ thống loa phát thanh hướng dẫn, nhắc nhở khách hành hương không lễ chín, không dâng cúng đồ mã; đốt vàng mã đúng nơi quy định. Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương đã chuẩn bị gần 4.500 chiếc đò, tập huấn cho bà con chấp hành tốt luật giao thông đường thủy và yêu cầu ký cam kết không ép khách, ép giá, vòi vĩnh đòi thêm tiền của du khách. Cũng do lượng đò hoạt động đông nên không có tình trạng ùn ứ khách tại bến Yến. Chủ phương tiện xuồng, đò còn thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định. h.Yến Xử lý nghiêm các đối tượng chèo kéo khách tại Chùa Hương Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần 3 với chủ đề “TP Hồ Chí Minh - Thành phố áo dài” diễn ra từ ngày 05-20.3. Chương trình khai mạc lễ hội diễn ra vào Ngày Quốc tế phụ nữ (08.3) tại Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố để lại nhiều ấn tượng trong khán giả bởi tiết mục đồng diễn áo dài với sự tham gia của khoảng 1.000 sinh viên. Lễ hội năm nay có nhiều điểm mới, nếu như những năm trước lễ hội áo dài chỉ diễn ra trong 2 ngày tại một địa điểm nhất định, thì năm nay lễ hội kéo dài hơn 2 tuần với các hoạt động nghệ thuật phong phú, đặc sắc tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố, gồm Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng áo dài, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Công viên tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi, Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Phụ nữ, Nhà văn hóa Sinh viên thành phố. Trong suốt tháng ba, thành phố vận động người dân mặc áo dài trong các sinh hoạt đời thường như đi làm, dạo phố, dự lễ tiệc... nhằm làm nổi bật nét đẹp và giá trị sử dụng của áo dài; hành trình “Thành phố áo dài - Thành phố tôi yêu” với chủ đề “Áo dài Việt - Du lịch Việt” từ Nhà Văn hóa sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho sinh viên (mặc áo dài, di chuyển bằng xe đạp), kết hợp tuyên truyền, vận động người dân “Chung tay vì môi trường du lịch”. Cùng với đó, lễ hội diễn các nhiều hoạt động theo chủ đề về áo dài, cụ thể như chủ đề “Lịch sử áo dài” với hàng loạt các hoạt động diễn ra từ 05-20.3, gồm các buổi nói chuyện chuyên đề về áo dài; triển lãm ảnh “Áo dài qua các thời kỳ”; hội chợ áo dài... tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa phụ nữ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng áo dài, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ. ĐứC minh Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần 3 Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 646/QĐ-BVHTTDLvề việc tổ chức Liên hoan phim Pháp ngữ năm 2016 do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) phối hợp tổ chức. Theo đó, Liên hoan phim Pháp ngữ năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 17-31.3 tại Hà Nội, TP. Huế (Thừa Thiên Huế) và Thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ có 8 bộ phim nước ngoài và 1 bộ phim của Việt Nam được trình chiếu tại Liên hoan gồm: “Miền đất nghiệt ngã”, “Ngày quạ đen”, “Tình bạn bất diệt” (Pháp); “Những đứa trẻ ở Kinshasa”, “Đàn chim di cư” (Bỉ); “Thảm đỏ” (Thụy Sĩ); “Bản hòa ca của một nền văn hóa trường tồn”(Canada); “Asmaa” (Ai Cập) và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (Việt Nam). Đ.Anh Liên hoan phim Pháp ngữ năm 2016
  • 9. 9số 1168 l 10.03.2016 Quản lý nhà nước Lễ hội Hoa Ban 2016 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 13-15.3 cùng với lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên do Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ VHTTDL cùng các đơn vị liên quan phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức. Lễ hội sẽ có sự tham dự của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang) và Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội… Tại lễ hội sẽ diễn ra Triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên. Triển lãm trưng bày những hình ảnh, không gian sinh hoạt văn hóa, hiện vật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo mang tính đại diện của các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên thông qua một số Lễ hội truyền thống tiêu biểu. Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ có màn giao lưu các môn thể thao, trò chơi dân gian (tung Còn, Tù Lu) và giải bóng đá 11 người giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với 03 tỉnh Bắc Lào và Thái Lan (mỗi tỉnh 10 người). Ngoài ra còn một số hoạt động khác như: Trưng bày Triển lãm ảnh, sản phẩm, quà tặng du lịch; trưng bày giới thiệu sách về Điện Biên, Tây Bắc; thi và giới thiệu ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”, hội thảo phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lễ hội hoa ban Điện Biên sẽ kết thúc với màn diễu hành văn hóa đường phố với chủ đề: “Qua miền Tây Bắc xem hội Hoa Ban” và Lễ bế mạc vào ngày 15.3.2016 tại Quảng trường 07.5, TP. Điện Biên Phủ. n.thAnh Tối 04.3, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Tuyên Quang tổ chức Lễ khai mạc giải vô địch các Câu lạc bộ Pencak Silat toàn quốc năm 2016. Tham gia giải vô địch các Câu lạc bộ toàn quốc năm nay có 306 vận động viên nam, nữ của 42 câu lạc bộ Pencak Silat đến từ 24 tỉnh/thành, ngành trên toàn quốc gồm: Thanh Hóa, An Giang, Bình Dương, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Nam, Lào Cai, Quân đội, Hưng Yên, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Công an nhân dân và đội chủ nhà Tuyên Quang. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài 26 bộ huy chương, trong đó có 20 bộ huy chương nội dung đấu đối kháng và 6 bộ huy chương nội dung biểu diễn. Giải vô địch các Câu lạc bộ PencakSilat toàn quốc năm 2016 là dịp để các võ sĩ thi đấu cọ xát, giao lưu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, giải đấu này còn là nơi để Đội tuyển Quốc gia tìm kiếm hạt giống, đào tạo vận động viên Pencak Silat cho thể thao đỉnh cao nước nhà. Giải sẽ kết thúc vào ngày 09.3. nAm Anh Lễ hội Hoa Ban 2016 “Lễ hội hoaAnh đào Hạ Long 2016 với chủ đề “Hội nhập - Hợp tác và Phát triển”, sẽ khai mạc vào lúc 20 giờ, ngày 18.3 tại Quảng trường 30.10, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Lễ hội diễn ra đến 21giờ 30 ngày 21.3”. Năm nay, chương trình khai mạc lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt-Nhật sẽ có sự tham dự của các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Nhật Bản; số lượng cây hoa Anh đào là khoảng 50 cây; có 40 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch, thương mại, văn hóa, ẩm thực, thời trang, hàng gia dụng... của Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động khác như: Tổ chức hội nghị hợp tác xúc tiến và đầu tư phát triển về du lịch, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; giới thiệu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và một số trò chơi dân gian... Thông qua lễ hội nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và các địa phương, cơ quan, tổ chức, hiệp hội văn hóa của Nhật Bản; thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, nhân dân và khách du lịch; giới thiệu hình ảnh Quốc hoaAnh đào và văn hóa Nhật Bản tới nhân dân Quảng Ninh và khách du lịch; giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thương mại và văn hóa Hạ Long-Quảng Ninh đến với nhân dân Nhật Bản và du khách quốc tế. Qua đó, tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư về du lịch, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. t.Lâm Lễ hội hoa Anh đào tại thành phố Hạ Long Khai mạc giải vô địch các CLB Pencak Silat toàn quốc
  • 10. 10 số 1168 l 10.03.2016 Sự kiện vấn đề Diễn ra từ ngày 08 đến 16.3, Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng - cúp Biwase 2016, gồm 9 chặng; điểm xuất phát từ Bình Dương đi qua các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và quay trở về Bình Dương với tổng chiều dài 795km.Thông tin trên được ông Ngô Văn Lui, Trưởng Ban tổ chức Giải cho biết tại buổi họp báo ngày 02.3. Tham dự giải, ngoài 8 đội đua trong nước gồm: Biwase Bình Dương, Bảo vệ thực vật An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh, Gạch và phân bón Con Voi Bình Dương, Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời An Giang, còn có 6 đội đua nước ngoài là Thái Lan, Kazakhstan, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Philippines; trong đó, đội Nhật Bản được đánh giá khá mạnh so với các đối thủ. Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương Chiều 03.3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết và công bố huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá nam quốc gia và U23 quốc gia. Theo bản ký kết, ông Nguyễn Hữu Thắng chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 quốc gia trong thời gian 2 năm 2016-2017. Các nhiệm vụ quan trọng của tân huấn luyện viên trưởng này là dẫn dắt Đội tuyển bóng đá nam quốc gia tiếp tục cuộc hành trình Vòng loại World Cup 2018, đồng thời cũng là Vòng loại ASIAN Cup 2019; tham dự Giải vô địch Đông Nam Á 2016 (AFF Suzuki Cup 2016) và cùng Đội tuyển U23 quốc gia tranh tài tại SEA Games 29 sẽ diễn ra vào năm 2017 tại Malaysia. Theo kế hoạch, Đội tuyển bóng đá nam quốc gia sẽ hội quân trở lại vào 14.3 tới tại Hà Nội. Tân huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng và các học trò sẽ có quỹ thời gian 10 ngày để chuẩn bị cho cuộc đón tiếp đội khách đến từ Đài Bắc (Trung Quốc) diễn ra trên sân nhà Mỹ Đình (Hà Nội) vào ngày 24.3. Đây cũng chính là trận đấu ra mắt khán giả hâm mộ của tân huấn luyện viên trưởng Nguyễn Hữu Thắng. Là người trực tiếp đàm phán với huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng, Tổng Thư ký VFF - Lê Hoài Anh đánh giá cao khả năng, nhiệt huyết, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của tân huấn luyện viên trưởng này; đồng thời tin tưởng huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng sẽ tạo nên sức sống mới cho cả hai Đội tuyển tại các đấu trưởng khu vực và châu lục trong thời gian tới, đáp ứng sự kỳ vọng của đông đảo người hâm mộ. Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh khẳng định: VFF cam kết sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tân huấn luyện viên trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Về phần mình, huấn luyện viên trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho rằng: Với bất kỳ Huấn luyện viên nào, việc nằm quyền dẫn dắt Đội tuyển quốc gia đều là vinh dự lớn. Tuy nhiên, đi cùng với đó là trách nhiệm và áp lực lớn từ công luận, thành tích Đội tuyển và chính bản thân mỗi huấn luyện viên.Tôi đã sẵn sàng dẫn dắt Đội tuyển hướng tới một thành tích cao nhất trên đấu trường khu vực và châu lục. Huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng được đánh giá là một trong những cầu thủ hay nhất của lứa “thế hệ vàng” những năm 1990 của bóng đá Việt Nam, từng khoác áo Đội tuyển quốc gia tham dự các giải đấu lớn của khu vực và châu lục. Đáng nhớ nhất là kỳ SEA Games 18 được tổ chức tại Thái Lan năm 1995, Nguyễn Hữu Thắng đã thể hiện là tầm lá chắn vững chắc bên hành lang cánh phải, góp công lớn cho tấm Huy chương Bạc quý giá cho Đội tuyển ở đấu trường khu vực. Chia tay sự nghiệp cầu thủ, năm 2001, Nguyễn Hữu Thắng quyết định chuyển sang lĩnh vực huấn luyện viên. Phải đến năm 2009, cựu tuyển thủ này mới chính thức dẫn dắt Câu lạc bộ Hà Nội T&T. Đến năm 2010, huấn luyện viên này trở về dẫn dắt Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An và gặt hái được nhiều thành công như: Vô địch Cup quốc gia 2010, vô địch V.League năm 2011… Yến nhi Đội tuyển bóng đá nam quốc gia có huấn luyện viên mới Trong ngày thi đấu chung kết nội dung 25m súng ngắn diễn ra chiều ngày 07.3 tại ISSFWorld Cup 2016 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), nam xạ thủ Hà Minh Thành của đoàn Việt Nam đã thi đấu khá ấn tượng và giành tấm HCĐ. ĐâylàlầnđầutiênVĐVnàycóđượcmột huychươngthiđấuhệthốngCúpthếgiới. Mặcdùkhôngđượcđánhgiácaonhư đối thủ, ngay từ 3 loạt bắn đầu tiên Minh Thành đã bị dẫn điểm, nhưng đến loạt thứ tứ, Hà Minh Thành bám sát số điểm của Kim Jun Hong kém 1 điểm (8-9). Đến sau loạt bắn thứ năm, Hà Minh Thành, được 15 điểm trong khi Kim Jun Hongđượctới17điểm.Tuyvậy,đếnloạt bắn thứ sáu, Hà Minh Thành đã được tổng cộng 20 điểm, bằng Kim Jun Hong. Với kết quả này, Hà Minh Thành giành quyền đi tiếp đồng nghĩa với việc giành tấm HCĐ tại giải. Giành HCV là xạ thủ TrungQuốcZhangFushengvới26điểm. Với tấm HCĐ của Hà Minh Thành, Bắn súng Việt Nam đang xếp hạng 12 với 2 HCĐ. Dẫn đầu là Trung Quốc với 5 HCV, 3 HCB, 3 HCĐ. tr.Quỳnh Hà Minh Thành lần đầu tiên giành HCĐ World Cup Bắn súng Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng
  • 11. 11số 1168 l 10.03.2016 Sự kiện vấn đề Chùa Bút Tháp, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tư trên 43 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo các hạng mục. Với các giá trị đặc biệt về lịch sử - văn hóa nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, Chùa BútTháp đã được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Triển khai thi công từ cuối năm 2015, đến nay nhiều hạng mục quan trọng của dự án đã được hoàn tất. Theo đó, các hạng mục được tu bổ trong dịp này bao gồm: Tổng thể sân vườn, tam quan, gác chuông, tam bảo, nhà trung, phủ thờ, cổng phụ, nhà bia, hành lang, hậu đường với tổng kinh phí đầu tư 17,7 tỷ đồng. Cổng tam quan, một trong những hạng mục quan trọng của dự án bảo tồn di tích Chùa Bút Tháp đã cơ bản hoàn thành. Đây là hạng mục quan trọng, là mặt tiền của dự án đồng thời bao gồm nhiều chi tiết khó, phức tạp… lột tả được kiến trúc độc đáo của Chùa BútTháp. Chính vì vậy, để đảm bảo tiến độ cũng như khôi phục đúng theo nguyên mẫu, đơn vị thi công là Công ty TNHH MTV Mỹ thuật Trung ương đã cử những nghệ nhân có tên tuổi nhất tham gia hoàn thiện. Anh Đỗ Quốc Thắng - Công ty TNHH MTVMỹThuậtTrung ương cho biết: Các nội dung tu bổ đều dựa trên cơ sở nguyên mẫu, giữ nguyên cấu trúc tổng thể công trình, thay thế các cấu kiện bị hư hỏng bằng vôi vữa truyền thống và gỗ lim chất lượng… Trong quá trình triển khai dự án, đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, chính quyền, nhân dân địa phương và trụ trì Chùa Bút Tháp phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm đúng tiến độ, mỹ thuật công trình. Là dự án có ý nghĩa quan trọng bởi không chỉ là Di sản văn hóa quốc gia đặc biệt với nhiều kiến trúc độc đáo vô nhị mà trong nhiều năm trở lại đây, Chùa Bút Tháp đã trở thành biểu tượng của vùng đất bên kia sông Đuống. Thầy Thích Thanh Đông - trụ trì Chùa BútTháp cho biết: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Chùa BútTháp là việc làm cấp thiết, không chỉ gìn giữ một di sản văn hóa quý báu của dân tộc mà còn góp phần khai thác các giá trị văn hóa lịch sử phục vụ phát triển du lịch. Sau khi công trình trùng tu, tôn tạo Chùa Bút Tháp hoàn thành, kết hợp với các di tích như Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, Chùa Dâu, Thành cổ Luy Lâu, Đền và Lăng Sĩ Nhiếp… cùng với việc đầu tư toàn bộ kết cấu hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường sẽ góp phần làm rạng rỡ thêm văn hóa vùng Kinh Bắc đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, nhằm giáo dục truyền thống văn hiến, cách mạng quý báu trên quê hương Bắc Ninh. Vũ minh Theo Sở VHTTDL Đắk Lắk, trong các năm từ 2012-2015, tỉnh đã phục dựng hàng chục nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào Ê đê, M’nông, J’rai, Xê Đăng... nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhiều nghi lễ đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm phục dựng như: Lễ cầu mùa của đồng bào Ê Đê ở buônTrinh, phườngAn Lạc, thị xã Buôn Hồ; lễ cầu mưa tại buôn Cư Phiăng, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông; lễ cúng thần lúa dân tộc M’nông Gar, buôn Jiê Jút, xã Đắk Phơi, huyện Lắk; lễ cúng sức khỏe cho voi của dân tộc M’nông, buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Phòng Văn hóa các huyện Cư Kuin, Krông Na, Buôn Đôn, các già làng, trưởng buôn khảo sát, tổ chức một số nghi lễ, lễ hội truyền thống của dân tộc như: Lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe, lễ cúng vào nhà mới… Tỉnh cũng mở lớp tập huấn sưu tầm nghi lễ-lễ hội cho 36 học viên là cán bộ Phòng Văn hóa 15 huyện, thị xã, thành phố; trang bị kiến thức, kinh nghiệm tổ chức nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác văn hóa, xã hội ở cơ sở. Theo Sở VHTTDL Đắk Lắk, hầu hết nghi lễ, lễ hội truyền thống được phục dựng đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc bản địa tại Đắk Lắk; từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. t.Lâm Đắk Lắk phục dựng nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống Bắc Ninh: Đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo Chùa Bút Tháp mở rộng 2016 được tổ chức với một lộ trình dài và đa dạng. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên tại giải, các cua rơ nữ phải thực hiện chinh phục 3 ngọn đèo Bảo Lộc, Prem (Lâm Đồng) và đèo Vĩnh Hy ở chặng đua từ Nha Trang về Phan Rang. Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn, ở cuộc đua năm nay, đội chủ giải Biwase Bình Dương sẽ gặp một số khó khăn nhỏ do 2 tay đua chủ lực từng khoác áo đội tuyển quốc gia Nguyễn Thùy Dung và Nguyễn Phan Ngọc Trang không còn thi đấu. Nhưng đây cũng là cơ hội để các tay đua trẻ thể hiện mình. Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng 2016 là giải đua truyền thống nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia dành riêng cho nữ và là cơ hội tốt nhất để các vận động viên xe đạp nữ của Việt Nam được cọ xát với các đối thủ mạnh các nước trong khu vực. Qua đó, nâng cao trình độ và kinh nghiệm chuyên môn để chuẩn bị cho các giải đua xe đạp toàn quốc trong năm 2016, SEA Games 29 và giải Châu Á. A.tùng
  • 12. 12 số 1168 l 10.03.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 04.3, tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Sở VHTTDL Đà Nẵng đã tổ chức buổi gặp mặt, tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ sĩ Ưu tú. Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, Lãnh đạo thành phố và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ. Những người đã góp phần củng cố, bảo tồn, phát huy và làm rạng rỡ các hoạt động biểu diễn, sân khấu nghệ thuật của thành phố. Lãnh đạo và nhân dân thành phố mong rằng các văn nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động nghệ thuật, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ trưởng thành, kế tục truyền thống của các thế hệ đi trước; tiếp tục hoạt động và cống hiến nhiều hơn nữa để có những tác phẩm, tiết mục có giá trị nghệ thuật cao, xứng tầm với những thành tựu to lớn khác của thành phố... UBND thành phố cũng yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các văn nghệ sĩ phát huy tài năng, hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm cao quý của mình, tiếp tục những đóng góp to lớn hơn nữa cho thành phố... Trong dịp này, thành phố Đà Nẵng có 16 văn nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước, trong đó có 6 Nghệ nhân Ưu tú (Nghệ nhân thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian) ở các xã Hòa Liên, Hòa Phong huyện Hòa Vang và phường An Hải Đông, quận Sơn Trà; 6 Nghệ sĩ Ưu tú đang công tác tại Đoàn ca múa nhạc Quảng Nam-Đà Nẵng và Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. mạnh huân Mới đây, tạp chí Du lịch nổi tiếng của Anh - Wanderlust đã bình chọn 5 hang động kỳ ảo nhất trên thế giới. Động Phong Nha (Quảng Bình) cũng vinh dự lọt vào danh sách này. Để vào hệ thống 9 hang dài 44,5km này, du khách phải đi qua một con sông ngầm nối với sông Son. Tuy nhiên, ở 1,5km ban đầu, du khách có thể thuê thuyền vào hang. Ngoài ra, tại đây du khách có thể tham gia các hoạt động thú vị như leo núi, chèo thuyền kayak... Vào các tháng 3, 4, 5, du khách đến đây còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những đàn bướm bay lượn vô cùng đẹp mắt. Hiện nay, Động Phong Nha là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách của Quảng Bình. Ngoài Phong Nha, Top 5 Hang động được Wanderlust bình chọn là đáng kinh ngạc nhất thế giới còn có: Hang động Waitomo, New Zealand; Hang đá vôi India (Mỹ); Hang Dan-yr- Ogof (Wales); Eisriesenwelt, (Áo). hà Phương Đà Nẵng: Tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nhà nước Động Phong Nha lọt Top 5 hang động kỳ ảo nhất thế giới Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V năm 2016 với chủ đề “Đặc sản Nam Bộ hướng đến hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Cần Thơ từ ngày 15- 19.4, do Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ phối hợp với Sở VHTTDL Cần Thơ tổ chức. Lễ hội có quy mô 150 gian hàng với hơn 200 loại bánh dân gian và các món ăn đặc sản vùng miền do các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất thủ công, các doanh nghiệp sản xuất bánh dân gian, các nhà hàng, khách sạn Nam Bộ trực tiếp chế biến và trình diễn. Đặc biệt, lễ hội năm nay có sự tham gia của 10 nước ASEAN, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động như: Trình diễn nghệ thuật làm bánh và phục vụ các món bánh dân gian; triển lãm các loại bánh dân gian Nam Bộ và đặc sản các vùng miền. Tại lễ hội còn diễn ra cuộc thi làm bánh ngon; các trò chơi dân gian, biểu diễn đờn ca tài tử và viết thư pháp; chương trình Lễ hội đường phố và quảng bá điểm đến du lịch - ẩm thực Cần Thơ; biểu diễn nhạc cụ truyền thống và múa dân gian các nước ASEAN. Lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực dân gian Nam bộ, góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng được làm từ các loại rau, củ, quả, ngũ cốc... của Nam Bộ đến du khách trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho người dân và du khách đến tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí. n.thAnh Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V
  • 13. 13số 1168 l 10.03.2016 thông tin trao đổi Mỗi độ xuân về, Lễ hội Yên Tử lại trở thành điểm hẹn để các phật tử, du khách trên khắp mọi miềnTổ quốc hành hương về, tỏ lòng thành kính bái ngưỡng Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập nên thiền pháiTrúc Lâm, dòng thiền đầu tiên và duy nhất có sưTổ là Hoàng đế Việt Nam. Duxuâncõithiêng SauTết BínhThân tới nay, mỗi ngày Yên Tử đón hàng vạn lượt khách du khách, phật tử từ khắp nơi về đây lễ chùa, vãn cảnh… Ông Lê Tiến Dũng - Quyền Trưởng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, năm nay, các lực lượng chức năng của TP. Uông Bí đã phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh và văn minh lễ hội, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. “Chúng tôi đảm bảo duy trì lực lượng giữ gìn an ninh trật tự trong suốt 3 tháng lễ hội, đặc biệt là những ngày cuối tuần, lượng du khách đi lễ thường đông hơn, chúng tôi cũng huy động hàng trăm công an tham gia giữ gìn an ninh trong lễ hội, đảm bảo không để xảy ra tình trạng trộm cắp, móc túi, cờ bạc trá hình… để du khách có một chuyến du xuân thoải mái”, ông Lê Tiến Dũng nói. Quả thực, trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là những dịp cuối tuần, dòng người đổ về trảy hội xuân Yên Tử ngày càng đông. Mặc dù rất đông người, nhưng dòng người được hướng dẫn xếp hàng để vào ga cáp treo. Tại những ngã ba đường, những tấm biển chỉ dẫn lên xuống được làm bằng gỗ, trông rất gần gũi, thân thiện và đẹp mắt. Dọc tuyến đường lên Chùa Hoa Yên, lên Chùa Đồng luôn sạch sẽ. Du khách cũng không phải chịu cảnh người bán hàng chèo kéo khách, không có dịch vụ đổi tiền lẻ tràn lan như nhiều nơi khác. Khách du lịch thích cảm giác khi đến Yên Tử, bởi đến đây họ như thấy mình đến gần hơn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, được tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng của người đi lễ Phật. Năm nay đến Yên Tử, du khách khá ngạc nhiên vì nhiều khu vực đang được quy hoạch lại, đang trong quá trình tu sửa, tuy nhiên, tuy nhiên họ vẫn thấy thoải mái và dễ chịu, bởi không phải chịu cảnh bán hàng rong chèo kéo khách, không có ăn mày, đường đi lối lại sạch sẽ, hàng quán gọn gàng, lề lối…”. Năm nay, TP. Uông Bí quy hoạch lại khu trung tâm lễ hội, nên toàn bộ khu vực bến xe cũ được chuyển ra phía bên ngoài, việc đi lại của du khách xa hơn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, Công ty Phát triển Tùng Lâm đã đưa 40 xe điện vào phục vụ đưa đón du khách từ bãi đỗ xe đến khu vực ga cáp treo. Để đảm bảo cho du khách đi lễ hội an toàn, thuận tiện, Công ty đã lên kế hoạch cụ thể để giảm sự chờ đợi của du khách. Theo đó, Công ty đưa 40 xe điện vào đưa đón du khách từ bến xe vào ga cáp treo. Vào những ngày cao điểm, Công ty có phương án tăng giờ phục vụ để phục vụ giảm ùn tắc, nếu khách quá đông, ga cáp treo sẽ vận hành cả đêm để phục vụ du khách một cách tốt nhất. Với mục đích để du khách đến Yên Tử được tận hưởng cảm giác du xuân, lễ Phật thật thanh thản, Ban tổ chức thường xuyên bố trí lực lượng thu dọn rác dọc tuyếnYênTử, đồng thời tổ chức tuyên truyền bằng băng rôn, tăng cường thêm các thùng rác dọc đường đi, vệ sinh viên vừa dọn rác, vừa nhẹ nhàng nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi để giữ gìn vệ sinh chung… Pháttriểndulịchtâmlinh Theo thống kê, TP. Uông Bí có gần 30ditíchlịchsửvănhóa,danhthắnggắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó, có 2 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt gồm đình Đền Công và Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử. Bên cạnh đó còn có 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm chùa Ba Vàng, chùa Hang Son, đình và chùa LạcThanh.Với hệ thống các di tích thắng cảnh đặc sắc, TP. Uông Bí đã xác địnhmụctiêuxâydựngnơiđâytrởthành một trong những trung tâm du lịch tâm linhcủatỉnhQuảngNinhvàcủacảnước. Ông Nguyễn Anh Tú - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP. Uông Bí cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký quyếtđịnhcôngnhậntuyến,điểmdulịch trênđịabànTP.UôngBí,gắnkếtYênTử với các di tích lịch sử và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP. Uông Bí như chùa Ba Vàng, chùa Phổ Am, đình Đền Công, chùa Long Khánh, miếu Cổ Linh, thác Lựng Xanh, hồYên Trung… Trong thời gian tới, TP. Uông Bí cố gắng phấn đấu đưa Uông Bí trở thànhtrungtâmdulịchtâmlinh,sinhthái củatoàntỉnh,trêncơsởgắnkết,khaithác tối ưu tiềm năng khu du lịch danh thắng Yên Tử với Ngọa Vân, cụm di tích nhà Trần Đông Triều, quần thể di tích Bạch Đằng Quảng Yên, Rừng quốc gia Yên Tử và vườn thuốc quốc gia. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đề nghị UNESCO vinh danh Đức vua - Phật hoàngTrần NhânTông là danh nhân văn hóa thế giới, quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử là Di sản văn hóa thế giới. Để thực hiện được các mục tiêu này, TP. Uông Bí đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển du lịch, lập quy hoạch và xúc tiến đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển mở rộng các tuyến điểm du lịch, kết nối điểm du lịch YênTử với các điểm du lịch khác tại địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh… Định hướng đến năm 2030, Uông Bí sẽ phát triển du lịch bền vững theo hướng du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, trải nghiệm cộng đồng, du lịch xanh và bền vững… thế hùng Đưa Yên Tử thành trung tâm du lịch tâm linh
  • 14. 14 số 1168 l 10.03.2016 Sự kiện vấn đề Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có nguồn gốc từ lâu đời, đang có một chỗ đứng đặc biệt, có sức lan tỏa và ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng trong xã hội đương đại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc bảo vệ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại đang gặp rất nhiều khó khăn. Tín ngưỡng của người Việt Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, qua nhiều cuộc hội thảo, các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu (cũng có thể gọi là đạo Mẫu) là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời, đã từng tồn tại trong thời kỳ lâu dài của lịch sử chế độ phong kiến. Ngày nay, đạo Mẫu vẫn tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường và đô thị hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt chứa đựng trong đó những giá trị đặc biệt, riêng có ở Việt Nam. Thứ nhất, đó là một tín ngưỡng đa văn hóa. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, điều này thể hiện ở việc có rất nhiều các vị thần linh trong đạo Mẫu là những người dân tộc thiểu số. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt Nam đã nhân hóa và nữ tính hóa tự nhiên, coi tự nhiên là một mẹ có thể che chở, mang lại những điều tốt lành cho con người. Chính việc thiêng hóa tự nhiên giúp cho con người hòa đồng với tự nhiên và bảo vệ tự nhiên một cách hữu hiệu hơn. Cũng chỉ có đạo Mẫu của Việt Nam, mới hướng con người và niềm tin của con người vào thế giới hiện tại, cầu mong sức khỏe, tiền tài và quan lộc, chứ không hướng về thế giới sau khi chết như các đạo khác. Những giá trị rất đặc biệt này của đạo Mẫu được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nước ngoài đánh giá cao. Bên cạnh đó, đạo Mẫu còn gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc. Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ thì hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc như Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần, Mẹ Âu Cơ - Mẫu Thượng Ngàn, Lê Khôi hay Nguyễn Xí - Ông Hoàng Mười, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan - Ông Hoàng Bơ, bà Lê Chân - Thánh Mẫu Bát Nàn… GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng, có lẽ vì là tín ngưỡng hiện sinh, hướng đến những ước vọng trong cuộc sống hiện tại, nên xã hội càng hiện đại thì đạo Mẫu càng phát triển, ngày càng nhiều có người thực hành nghi lễ cầu xin sức khỏe, tài lộc… Trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ Hầu đồng là một nghi lễ rất điển hình và quan trọng, bởi người ta tin rằng, nghi thức lên đồng có thể giúp con người giao tiếp được với các đấng thần linh, thông qua các ông đồng hay bà đồng (thường gọi là thanh đồng). Thực hành sao cho đúng Tại một cuộc hội thảo mới đây về việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại, PGS.TS Từ Thị Loan - Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đánh giá: “Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu có một chỗ đứng đặc biệt, có sức lan tỏa lớn và ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng trong xã hội đương đại”. Không chỉ riêng bà Loan, mà hầu hết các ý kiến tham luận trong hội thảo đều nhìn nhận giá trị cũng như sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Hội thảo cũng đưa ra một con số thống kê đáng kinh ngạc, chỉ tính riêng quần thể Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng đã tập trung tới 20 di tích gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Theo TS Trần Hữu Sơn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, do hoạt động theo cơ chế dân gian rất linh hoạt, nên tín ngưỡng thờ Mẫu có thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh của xã hội ngày nay, vì thế tín ngưỡng này ngày càng phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau một thời gian dài bị dị nghị, cấm đoán, bị gắn mác “mê tín dị đoan”… đến nay, việc thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và tín ngưỡng thờ Mẫu đã được xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính vì vậy, việc nhận thức, đánh giá lại những giá trị văn hóa, bản sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Phải thừa nhận rằng, ở nhiều nơi, nhiều người đang lợi dụng việc thực hành nghi lễ Hầu đồng để trục lợi, đã gây nhiều điều tiếng xấu cho nghi lễ mang đậm tính văn hóa này. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa hiểu biết đầy đủ về việc thực hành nghi lễ, dẫn đến việc bị lợi dụng… Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, điều đáng lo ngại, thậm chí là nguy hiểm hiện nay là việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đang rất phân tán, theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có một tổ chức nào hướng dẫn, quản lý, việc thực hành cũng không theo một khuôn mẫu nào, nên rất dễ bị lợi dụng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện ngày càng nhiều người tin và thực hành theo tín ngưỡng thờ Mẫu như hiện nay, để tránh những sai lệch, chúng ta cần tổ chức, định hướng và hướng dẫn lại việc thực hành nghi lễ để tránh tình trạng một số cá nhân lợi dụng việc thực hành nghi lễ để trục lợi. Đồng quan điểm này, GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng, cùng với việc tổ chức, định hướng và hướng dẫn việc thực hành nghi lễ, một trong những việc quan trọng cần làm ngay, để đưa việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Xem tiếp trang 19) Tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại
  • 15. 15số 1168 l 10.03.2016 nhân tố mới Hơn 20 năm rong ruổi từ Nam ra Bắc, người cựu binh già Bùi Đình Thu, ở khu 9, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã thu thập hàng nghìn kỷ vật quý thời chiến tranh và trưng bày tại “bảo tàng” gia đình. Những chiếc bi-đông đựng nước, chiếc áo trấn thủ cũ sờn, chiếc máy thông tin quân sự 15W cho đến những chiếc mũ tai bèo đã ngả màu thời gian… đươc ông Thu hàng ngày lau chùi tỉ mỉ, bảo quản cẩn thận. Nhiều kỷ vật còn được ông ghi chép cẩn thận tên, xuất xứ của từng hiện vật vào cuốn sổ tay. Bùi ngùi ông cho chúng tôi xem một chiếc ca đựng nước bằng nhôm có khắc dòng chữ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ông cho biết đây là kỷ vật của một chiến sĩ đã hi sinh trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, quê ở xã Năng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, gia đình tặng lại để ông trưng bày tại “bảo tàng”. Tháng 02.1972, ông Thu nhập ngũ khi vừa tròn 20 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Sau ba tháng huấn luyện tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ông cùng đồng đội được lệnh hành quân thần tốc vào chiến trường miền Nam, rồi tham gia nhiều trận đánh sinh tử với quân thù. Cuối tháng 4.1974, trong một trận chiến đấu vô cùng ác liệt với quân địch tại Núi Bông, thuộc mặt trận Bình-Trị-Thiên, ông bị thương được chuyển về tuyến sau điều trị. Năm 1975, ông xuất ngũ về quê và sau đó được hưởng chế độ thương binh với thương tật hạng 4/4. Xuất phát từ tình cảm với đồng chí, đồng đội, niềm đam mê sưu tầm kỷ vật kháng chiến, mong muốn ngôi nhà của mình trở thành một “bảo tàng” nhỏ để các cựu chiến binh, các cháu học sinh và người dân quanh vùng đến tham quan, học tập truyền thống. Từ năm 1995 trở lại đây, ông Thu đã dùng khoản trợ cấp thương binh cùng với chiếc xe máy cà tàng, ba lô, cơm nắm, muối rang lên đường rong ruổi khắp các tỉnh/thành từ miền xuôi đến miền ngược, trong Nam, ngoài Bắc để sưu tầm kỷ vật kháng chiến. Có những chuyến ông đi cả tháng trời từ Bắc vào Nam, vừa để thăm lại chiến trường xưa, tìm gặp đồng đội cũ, vừa kết hợp sưu tầm, tìm mua bằng được những kỷ vật chiến tranh. Hễ ai mách ở đâu đang lưu giữ kỷ vật kháng chiến có giá trị, ông đều tìm đến, thuyết phục họ bán cho ông bằng được. Sau hơn 20 năm lặn lội khắp các miền quê trong cả nước, ông Thu đã sưu tầm được hơn 2.000 kỷ vật kháng chiến với đủ các chủng loại khác nhau, cả của ta và của địch. Trong số những hiện vật ông sưu tầm được còn có nhiều cuốn sách quý, những số báo ra đời từ đầu thế kỷ XX như “Hồn nước”, “Cứu quốc”, “Tiến lên”; những số báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, gây xúc động mạnh cho người xem như: Cờ giải phóng, ra-đi-ô, bình tông, áo trấn thủ, mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, bản đồ tác chiến của lính Mỹ, những lá đơn tình nguyện lên đường giết giặc được viết bằng máu của các thế hệ thanh niên trong những năm kháng chiến; những bức thư của chiến sĩ gửi về từ chiến trường, từ quê nhà gửi ra tiền tuyến; những trang nhật ký, đồ dùng cá nhân của những người lính đã hy sinh… Tất cả đều được ông giữ gìn, bảo quản cẩn thận như những tài sản quý của gia đình. Dốc lòng vào việc sưu tầm kỷ vật chiến tranh, nhiều lúc gia đình cựu chiến binh Bùi Đình Thu cũng lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Đã có không ít người yêu thích cổ vật đến tìm mua với giá hàng chục triệu đồng nhưng ông đều từ chối. Ước muốn giản dị của ông là để những kỷ vật này cho các em học sinh, sinh viên, thầy, cô giáo, các nhà nghiên cứu đến tham quan, học tập miễn phí. Càng thấy vui hơn, vì mấy năm gần đây, bảo tàng gia đình ông thu hút rất nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến tham quan. Một số nhà nghiên cứu văn hóa gần xa nghe tiếng về “Bảo tàng ông Thu” cũng đến đề nghị ông tạo điều kiện giúp nghiên cứu, tìm hiểu… Ông Thu bày tỏ: Những lớp người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sẽ dần ra đi nhưng những kỷ vật, những câu chuyện, kỷ niệm, những hiện vật và anh linh của các anh hùng liệt sĩ sẽ sống mãi, nhất là khi chúng ta biết lưu giữ những kỷ vật, trân trọng quá khứ. Ước nguyện lớn nhất của tôi là được cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng đội tiếp tục quan tâm, giúp đỡ sưu tầm, lưu giữ thêm nhiều kỷ vật kháng chiến. Tôi làm việc này không đơn thuần là sự đam mê mà mong muốn phát triển thành một bảo tàng nhỏ, thành “địa chỉ đỏ” để những “hiện vật biết nói” ngày càng phát huy hiệu quả trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau, nhất là với lớp trẻ. Đồng chí Nguyễn Tiến Tấn - Bí thư Đảng ủy xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba khẳng định: Ở miền quê trung du miền núi chúng tôi có được gian trưng bày kỷ vật kháng chiến như vậy là quý lắm. Đây là những hiện vật rất có giá trị về lịch sử, là “bảo tàng sống” để bà con nhân dân, thanh niên địa phương và các cháu học sinh tham quan, giáo dục truyền thống. Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để khu trưng bày của ông Thu ngày một phong phú hơn. t.t.n Người cựu chiến binh tự lập“bảo tàng”kỷ vật chiến tranh
  • 16. 16 số 1168 l 10.03.2016 nhân tố mới Nặng lòng vơi nghệ thuật rối, rồi mong muốn nghệ thuật rối phát triển, nên NSND Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam luôn nghĩ cách đưa nghệ thuật Múa rối đến gần hơn với công chúng. Anh đã dành rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, làm mới những vở rối nước, làm sống lại rối cạn, rối dây… với những vở diễn có nội dung hấp dẫn. Những vở diễn của anh đều dành được thành tích cao, được khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Từnghệsĩkịchđếnnghệsĩrối NSND Nguyễn Tiến Dũng sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm rối. Bố anh là một trong 7 người đặt nền móng cho việc thành lập Nhà hát Múa rối Việt Nam. Từ nhỏ, Dũng đã theo bố cùng các cô chú đi khắp nơi biểu diễn, từ Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam Ninh… xem bố làm thấy hay, về nhà, cậu bé Dũng cũng tự làm những con rối, thả xuống ao, rủ các bạn trong khu tập thể biểu diễn cho nhau xem. Thấy các con thích rối, bố anh đã tập hợp con em trong khu tập thể, thành lập một nhóm rối “nhí” thường xuyên tổ chức biểu diễn ở trong trường học… Gắn bó với rối từ nhỏ, nhưng lớn lên, Dũng lại thi vào chuyên ngành kịch nói. Ra trường, anh về công tác tại Nhà hát Kịch quân đội. Tại đây, anh gặp và yêu một bạn diễn cùng đơn vị. Sau khi lập gia đình, cả 2 vợ chồng làm trong ngành quân đội, mỗi năm đi biểu diễn mấy tháng rất vất vả. Đúng lúc anh đang băn khoăn, nghệ sĩ Ngô Quỳnh Giao hỏi có muốn về Nhà hát Múa rối không, nên anh đã đồng ý chuyển về. Là con nhà nòi, biết đến nghệ thuật Múa rối từ khi còn nhỏ, nhưng khi chính thức đặt chân vào làm rối chuyên nghiệp, Nguyễn Tiến Dũng vẫn thấy khó quá. Nghệ thuật Múa rối có những kỹ thuật, kỹ năng và tính đặc thù, khác hẳn với kịch nói, nên anh thấy chống chếnh và có phần hoang mang. Khi đó, nhà hát đang thiếu diễn viên, nên anh phải tham gia diễn ngay, không có nhiều thời gian để học hỏi.Anh chia sẻ: “Lúc đó tôi lo lắm. Đang là diễn viên có triển vọng, bố lại là nghệ sĩ rối có tiếng, nếu mình làm không tốt thì xấu hổ lắm. Nghĩ vậy nên tôi tự đặt cho mình quyết tâm, nhất định phải làm được, và phải cố gắng làm thật tốt”. Trong điều kiện bắt buộc phải đứng lên, nghệ sĩ trẻ Nguyễn Tiến Dũng lao vào học tập. Anh lục tìm giáo trình dạy học ngày xưa của bố để tự học, tự điều khiển các con rối. Ban ngày đi tập với các cô chú, tối về lại tự tập ở nhà. Cũng may là anh đã được tiếp xúc với rối, biết rối từ nhỏ, nên nhanh chóng tiếp cận và hoàn thành vai diễn của mình. Sau một thời gian lăn lộn với kịch nói, đảm nhiệm nhiều vai diễn và có sự trưởng thành từ kịch, đến khi diễn rối, những kinh nghiệm từ diễn kịch rất thuận lợi cho anh khi diễn rối.Anh cũng nhận thấy, do diễn viên rối học chuyên ngành kịch hát dân tộc, cơ bản là truyền nghề, vai mẫu, nên có một khoảng trống về đào tạo diễn kịch, về tư duy nhân vật. Đặc trưng của rối là diễn bằng con rối, đã là giả, diễn xuất lại giả nữa thì sẽ hỏng, khán giả không có cảm xúc khi xem, nghệ thuật rối sẽ không đi vào lòng khán giả được. Mang những băn khoăn của mình trao đổi với các nghệ sĩ, anh nhận được sự tán thành và hưởng ứng của mọi người. Thế rồi, vừa dựng vở, anh vừa đem những kiến thức mình học được từ kịch nói truyền lại cho các em, mang những cảm xúc từ nội tâm nhân vật, khóc thật, cười thật, vui thật… áp dụng vào trong vở diễn, đem lại những cảm xúc chân thật cho khán giả. Đưacốttruyệnvàorối Lăn lộn với rối, rồi “mê” rối, nên Nguyễn Tiến Dũng rất trăn trở với nghệ thuật rối. Anh luôn muốn tìm cách để Múa rối đến gần hơn với công chúng. Anh nhận thấy, lâu nay chúng ta chưa có nhiều vở diễn dài, có nội dung cốt truyện sâu sắc, nên chưa để lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng. Mong mỏi sẽ đưa rối đi lên, NguyễnTiến Dũng đi học thêm khóa đạo diễn, rồi tìm cách thực hiện mơ ước của mình. Kết thúc khóa học, anh bỏ tiền dựng vở rối A la đanh, lấy cốt truyện từ câu truyện cổ tích nước ngoài làm bài thi tốt nghiệp. Vở diễn thành công ngoài sức tưởng tượng, được nhiều người trong nghề khen ngợi khiến anh rất phấn khởi, tự tin hơn. Sau thành công của vở A la đanh, anh dựng thêm nhiều vở rối khác từ cốt truyện nước ngoài như Tôn Ngộ Không, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn…Vở diễn nào của anh cũng thành công, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Anh tiếp tục xây dựng vở rối cạn “Nhịp điệu quê hương”.Vởdiễnđượcdàndựngdựatrên một số làn điệu dân ca, gắn bó với cuộc sống người nông dân Việt Nam. Mỗi trò diễn là một bức tranh đa sắc, phong phú vớinhữngcảnhmòcua,bắtốc,chăntrâu, hát Xẩm, múa hoa sen, Chầu Văn… Vở diễnlàchươngtrìnhrốicạnđậmchấtdân gian, nhưng vẫn đầy hơi thở thời đại, đã mang đến sự bất ngờ, thích thú cho khán giả. Năm 2014, vở diễn được mang đi tham gia biểu diễn tại Lễ hội Múa rối thế giới ở Thái Lan (Harmony World Pupet Carnival), đã vượt qua 856 vở diễn của 160 đoàn đến từ hơn 80 quốc gia để giành giải chính duy nhất. Sau rối cạn, Nguyễn Tiến Dũng lại bắt tay vào thử nghiệm với rối dây, một loại hình Múa rối tưởng chừng đã bị lãng quên từ lâu. Anh dựng vở rối dây “Vũ điệu hoa quỳnh” của tác giả Nguyễn Thùy Trang. Vởdiễnkểmộtcâuchuyệnđầytínhnhân văn: Hoa quỳnh vì “quá xinh đẹp”, nên bị con bướm cùng lũ sâu độc ác bắt đem nộp cho chúa đất, vốn là một tên độc ác khét tiếng trong vùng. Nhưng rồi, trước Đưa hơi thở thời đại vào nghệ thuật rối