SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 7
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

                 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu 1: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì?
          Vì sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử đó?


Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp để nó thực
hiện bước chuyển cách mạng từ hình thái KT - XH đang tồn tại sang hình thái KT - XH cao hơn, tiến
bộ hơn.


   1) Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện khi phương thức sản xuất TBCN không khắc phục
được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.
   Xoá bỏ phương thức sản xuất TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng
1 XH mới - xã hội XHCN & cộng sản chủ nghĩa.
   Về thực chất, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tiến hành
cách mạng XHCN, thể hiện qua 2 giai đoạn: Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành chính
quyền về tay giai cấp công nhân & Sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
   Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, thiết lập chính quyền của nhân dân để tiến hành cải tạo XH cũ, xây dựng xã hội XHCN ở VN.


   2) Vì sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử đó?
        Địa vị kinh tế - xã hội trong xã hội TBCN
   Giai cấp công nhân là bộ phận rất quan trọng, quyết định nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận
cấu thành nên lực lượng sản xuất TBCN; đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, có trình độ xã hội
hoá cao; tiêu biểu cho xu hướng phát triển của XH loài người; là nhân tố quyết định phá vỡ quan hệ
sản xuất chiếm hữu tư nhân TBCN, xây dựng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức
sản xuất TBCN.
   Trong xã hội TBCN, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất; họ bán sức lao động cho giai
cấp TS và bị giai cấp TS bóc lột giá trị thặng dư; họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối
các kết quả lao động của chính họ. Vì sự sống còn, giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh lật đổ sự
thống trị của giai cấp TS để giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn XH.
   Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu xã hội không có
bóc lột, nên lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, tạo điều kiện
cho việc thực hiện liên minh. Do đó, họ có khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân lao động bị áp bức
làm cách mạng xoá bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa -
nơi không còn áp bức, bóc lột.



                                                                                                   1
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

         Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
    Giai cấp tiên phong CM & có tinh thần CM triệt để
    o   Giai cấp tiên phong CM vì họ đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến ngày càng hiện đại và
    mang tính xã hội hóa cao. Đồng thời cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột đã tôi luyện và cung
    cấp cho giai cấp công nhân những tri thức xã hội-chính trị cần thiết cho một giai cấp tiên tiến.
    o   Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện ở mục tiêu cách mạng của mình là xóa bỏ
    tận gốc chế độ người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, giải phóng mình và giải
    phóng toàn nhân loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân hoàn toàn có thể thực
    hiện được mục tiêu đó vì nó có nền tảng lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác-Lênin.
    Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
    o   Ý thức đó được hình thành do lao động trong nền công nghiệp hiện đại, với điều kiện sản xuất
    tập trung, sự phân công lao động tỉ mỉ nên buộc công nhân phải có tác phong công nghiệp và từ
    tác phong công nghịêp hình thành nên ý thức tổ chức kỷ luật.
    o   Mặt khác, do giai cấp công nhân thường xuyên phải đương đầu với bộ máy đàn áp khổng lồ
    và nhiều thủ đoạn thâm độc của giai cấp tư sản. Do vậy, để đấu tranh chống lại bộ máy ấy, giai
    cấp công nhân phải đoàn kết, tổ chức chặt chẽ và có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
    Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
Do giai cấp công nhân ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều có địa vị KT - XH giống nhau, vì vậy
họ có mục tiêu đấu tranh chung. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản cũng là một lực lượng quốc tế nên muốn
giành được thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết quốc tế.


Câu 2: Phân tích quy luật hình thành, phát triển, vai trò lãnh đạo của ĐCS trong tiến
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?


    1) Quy luật hình thành, phát triển
ĐCS là đội tiên phong, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân. ĐCS bao gồm những
người tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đấu tranh triệt để và trung thành vì
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.


         ĐCS ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân
o   Có áp bức giai cấp thì có đấu tranh giai cấp. Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã tiến
hành những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. Những cuộc đấu tranh ban
đầu diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát vì mục đích kinh tế, do thiếu một lý luận cách mạng và một tổ
chức tiên phong lãnh đạo nên đều thất bại. Chính sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra đòi
hỏi phải có lý luận tiên tiến dẫn đường để tổ chức, giáo dục, giác ngộ giai cấp công nhân về sứ mệnh
lịch sử của mình, để vạch cho giai cấp công nhân đường lối và phương pháp cách mạng khoa học.
Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công nhân.



                                                                                                       2
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

o   Chủ nghĩa Mác ra đời đã nhanh chóng thâm nhập vào phong trào công nhân, trở thành hệ tư
tưởng, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân. Mặt khác, thông qua phong trào công nhân chủ nghĩa
Mác được kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện.
o   Khi chủ nghĩa Mác ra đời chỉ có một bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân tiếp thu được nó.
Bộ phận này đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, giáo dục, giác ngộ và tổ
chức công nhân đấu tranh, Đảng Cộng sản ra đời từ quá trình hoạt động cụ thể ấy.


        ĐCS là sản phẩm của lịch sử
Được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện cụ thể. Ở nhiều nước thuộc địa,
nửa thuộc địa, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước.


    2) Vai trò lãnh đạo
    Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử
của mình.
    Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhờ có lý luận
tiên phong của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã vận dụng vào điều kiện cụ thể để đề ra đường lối chiến
lược, sách lược, một cương lĩnh cách mạng đúng đắn cho cả quá trình cách mạng cũng như cho
từng giai đoạn cách mạng.
    Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân mới tập trung được sức
mạnh trong nước và quốc tế trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử.
    Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Đây là nơi tổ chức, lôi cuốn,
giáo dục, động viên giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động thực hiện cương lĩnh cách
mạng đã đề ra.
 Như vậy, chỉ có dưới sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới có
được sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động; mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu
tranh tự giác, đảm bảo cho cách mạng XHCN thắng lợi.


Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, xã hội XHCN (CNXH) là xã hội như
thế nào? Quan điểm đó được ĐCSVN vận dụng vào điều kiện lịch sử của VN ra sao?


    1) Đặc trưng cơ bản của xã hội Xã hội chủ nghĩa (CNXH)
    Cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội XHCN là nền đại công nghiệp.
    CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
    Xã hội XHCN là 1 chế độ XH tạo ra được cách tổ chức lao động & kỷ luật lao động mới.
    Xã hội XHCN là 1 chế độ XH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc
cơ bản nhất.


                                                                                                 3
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

   Xã hội XHCN là 1 XH mà ở đó nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân
rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
   Xã hội XHCN là 1 XH đã thực hiện được giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện
bình đẳng XH, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.


        Kết luận
   Xã hội XHCN là một xã hội thay thế CNTB; một xã hội có đặc điểm là chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu, không có tình trạng người bóc lột người, nền sản xuất được kế hoạch hóa trên
phạm vi toàn xã hội; là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội CSCN.
   Xã hội XHCN không phải là một chế độ xã hội trái ngược với CNTB mà phải là một chế độ xã hội
phủ định biện chứng CNTB: kế thừa những mặt tích cực tiến bộ của CNTB; phủ định những mặt hạn
chế của nó.
   Xã hội XHCN là một chế độ xã hội phát triển hơn CNTB: giàu có và tốt đẹp hơn CNTB.
   Xã hội XHCN là một chế độ xã hội khác về chất so với CNTB trên cả ba lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội.


   2) Quan điểm được vận dụng ở Việt Nam
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là:
   Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
   Do nhân dân làm chủ.
   Có nền kinh tế phat triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại & quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
   Có nền văn hoa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
   Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất cong, co cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát
triển toàn diện.
   Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
   Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
   Có quan hệ hữu nghị va hợp tác với các nước trên thế giới.



Câu 4: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?
        Trong những nội dung đó, nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao?


   1) Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
Cơ sở xây dựng Cương lĩnh là những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc; là sự
tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu
sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc. Nội dung Cương lĩnh gồm:




                                                                                                   4
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

        Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
   Các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và
quyền lợi như nhau trong các sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; không một dân tộc nào
được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp mỗi
nước và luật pháp quốc tế.
   Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được PL bảo vệ và
được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình
độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
   Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức bóc lột của các
nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong
quan hệ quốc tế.
 Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây
dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.


        Các dân tộc được quyền tự quyết
   Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát
triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình.
   Quyền dân tộc tự quyết gồm: Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập &
Quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
   Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng trên lập trường của giai cấp công
nhân: “Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực đế quốc, phản động lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước, đòi ly khai chia rẻ dân tộc.


        Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
   Thể bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân.
   Phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo
cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.


   2) Nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao?
“Liên hiệp công nhân tất cả cả dân tộc” là quan trọng nhất, là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân
tộc của Lênin.
   Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết, tập hợp các tầng lớp
nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới, quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách
giải quyết quyền dân tộc tự quyết & quyền bình đẳng dân tộc.
   Là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp
bức trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.


                                                                                                  5
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086



Câu 5: Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong CNXH?
        Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình cách mạng XHCN


   1) Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
        Nguyên nhân nhận thức
Trong quá trình xây dựng CNXH, nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học
chưa lý giải được, mà trình độ dân trí chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự
phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến
một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.


        Nguyên nhân kinh tế
Trong quá trình xây dựng CNXH, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích
khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người
dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.


        Nguyên nhân tâm lý
Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần,
ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy,
dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay
theo tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh.


        Nguyên nhân chính trị - xã hội
Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân
dân. Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một
bộ phận quần chúng.


        Nguyên nhân văn hoá
Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng
đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối
sống của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất
phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.


Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của
những điều kiện kinh tế - xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.



                                                                                                     6
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086

   2) Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình cách mạng XHCN
   Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới  yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
   Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân
theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa vụ và quyền lợi
như nhau.
   Thực hiện đoàn kết những người có với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo
hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi
chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
   Phân biệt rõ 2 mặt chính trị & tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín
ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm
chống lại sự nghiệp CM, sự nghiệp xây dựng CNXH. Đây là việc cần thiết, bởi tôn giáo nào cũng gồm
2 mặt này và phân biệt để tránh hai khuynh hướng hữu khuynh hoặc tả khuynh trong giải quyết vấn
đề tôn giáo.
   Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác
nhau, vai trò & tác động của từng tôn giáo đối với đời sống XH khác nhau  Cần có quan điểm lịch
sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.




                                                                                                7

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10thapxu
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmdreamteller
 
Bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngBạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngsen_sensen2003
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngHuỳnh Nhã
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độĐức Lê
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)jangvi
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMLee Ein
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)CongDoanVan1
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânLTrng72
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐào Trần
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2thientamthien
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptEBOOKBKMT
 

Mais procurados (20)

so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngBạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạng
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởng
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
 

Destaque

Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10ctt
 
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...Jenny Hương
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiDép Tổ Ong
 
thuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuthuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuVõ Tuấn
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếthelenhuynh9
 

Destaque (7)

Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10
 
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...
Triết: phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và các bieenjphaps nâng cao năng s...
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
thuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuthuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chu
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 

Semelhante a đề Cương cnxhkh

Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩadinhtrongtran39
 
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘILÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhan
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhanChuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhan
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhannang_xanh91
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhlekimhuong
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNTín Nguyễn-Trương
 
CHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docxCHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docxPhngThi38
 
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptx
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptxNHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptx
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptxthuyn15
 
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Semelhante a đề Cương cnxhkh (20)

Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
 
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
 
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘILÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docxBài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhan
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhanChuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhan
Chuong7sumenhlichsucuagiaicapcongnhan
 
One
OneOne
One
 
Kinh điển chính trị.docx
Kinh điển chính trị.docxKinh điển chính trị.docx
Kinh điển chính trị.docx
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
 
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
 
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.docTiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
 
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAYBài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
 
CHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docxCHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docx
 
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptx
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptxNHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptx
NHÓM 6 - CHỦ ĐỀ 2.pptx
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
 

đề Cương cnxhkh

  • 1. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Câu 1: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Vì sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử đó? Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ hình thái KT - XH đang tồn tại sang hình thái KT - XH cao hơn, tiến bộ hơn. 1) Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện khi phương thức sản xuất TBCN không khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Xoá bỏ phương thức sản xuất TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng 1 XH mới - xã hội XHCN & cộng sản chủ nghĩa. Về thực chất, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tiến hành cách mạng XHCN, thể hiện qua 2 giai đoạn: Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân & Sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thiết lập chính quyền của nhân dân để tiến hành cải tạo XH cũ, xây dựng xã hội XHCN ở VN. 2) Vì sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử đó?  Địa vị kinh tế - xã hội trong xã hội TBCN Giai cấp công nhân là bộ phận rất quan trọng, quyết định nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành nên lực lượng sản xuất TBCN; đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, có trình độ xã hội hoá cao; tiêu biểu cho xu hướng phát triển của XH loài người; là nhân tố quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân TBCN, xây dựng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản xuất TBCN. Trong xã hội TBCN, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất; họ bán sức lao động cho giai cấp TS và bị giai cấp TS bóc lột giá trị thặng dư; họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Vì sự sống còn, giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp TS để giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn XH. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu xã hội không có bóc lột, nên lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, tạo điều kiện cho việc thực hiện liên minh. Do đó, họ có khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân lao động bị áp bức làm cách mạng xoá bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa - nơi không còn áp bức, bóc lột. 1
  • 2. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086  Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Giai cấp tiên phong CM & có tinh thần CM triệt để o Giai cấp tiên phong CM vì họ đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến ngày càng hiện đại và mang tính xã hội hóa cao. Đồng thời cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột đã tôi luyện và cung cấp cho giai cấp công nhân những tri thức xã hội-chính trị cần thiết cho một giai cấp tiên tiến. o Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện ở mục tiêu cách mạng của mình là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu đó vì nó có nền tảng lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác-Lênin. Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao o Ý thức đó được hình thành do lao động trong nền công nghiệp hiện đại, với điều kiện sản xuất tập trung, sự phân công lao động tỉ mỉ nên buộc công nhân phải có tác phong công nghiệp và từ tác phong công nghịêp hình thành nên ý thức tổ chức kỷ luật. o Mặt khác, do giai cấp công nhân thường xuyên phải đương đầu với bộ máy đàn áp khổng lồ và nhiều thủ đoạn thâm độc của giai cấp tư sản. Do vậy, để đấu tranh chống lại bộ máy ấy, giai cấp công nhân phải đoàn kết, tổ chức chặt chẽ và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế Do giai cấp công nhân ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều có địa vị KT - XH giống nhau, vì vậy họ có mục tiêu đấu tranh chung. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản cũng là một lực lượng quốc tế nên muốn giành được thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết quốc tế. Câu 2: Phân tích quy luật hình thành, phát triển, vai trò lãnh đạo của ĐCS trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? 1) Quy luật hình thành, phát triển ĐCS là đội tiên phong, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân. ĐCS bao gồm những người tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đấu tranh triệt để và trung thành vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.  ĐCS ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân o Có áp bức giai cấp thì có đấu tranh giai cấp. Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã tiến hành những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. Những cuộc đấu tranh ban đầu diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát vì mục đích kinh tế, do thiếu một lý luận cách mạng và một tổ chức tiên phong lãnh đạo nên đều thất bại. Chính sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra đòi hỏi phải có lý luận tiên tiến dẫn đường để tổ chức, giáo dục, giác ngộ giai cấp công nhân về sứ mệnh lịch sử của mình, để vạch cho giai cấp công nhân đường lối và phương pháp cách mạng khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công nhân. 2
  • 3. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086 o Chủ nghĩa Mác ra đời đã nhanh chóng thâm nhập vào phong trào công nhân, trở thành hệ tư tưởng, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân. Mặt khác, thông qua phong trào công nhân chủ nghĩa Mác được kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. o Khi chủ nghĩa Mác ra đời chỉ có một bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân tiếp thu được nó. Bộ phận này đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, giáo dục, giác ngộ và tổ chức công nhân đấu tranh, Đảng Cộng sản ra đời từ quá trình hoạt động cụ thể ấy.  ĐCS là sản phẩm của lịch sử Được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện cụ thể. Ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 2) Vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhờ có lý luận tiên phong của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã vận dụng vào điều kiện cụ thể để đề ra đường lối chiến lược, sách lược, một cương lĩnh cách mạng đúng đắn cho cả quá trình cách mạng cũng như cho từng giai đoạn cách mạng. Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân mới tập trung được sức mạnh trong nước và quốc tế trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử. Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Đây là nơi tổ chức, lôi cuốn, giáo dục, động viên giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động thực hiện cương lĩnh cách mạng đã đề ra.  Như vậy, chỉ có dưới sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới có được sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động; mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, đảm bảo cho cách mạng XHCN thắng lợi. Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, xã hội XHCN (CNXH) là xã hội như thế nào? Quan điểm đó được ĐCSVN vận dụng vào điều kiện lịch sử của VN ra sao? 1) Đặc trưng cơ bản của xã hội Xã hội chủ nghĩa (CNXH) Cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội XHCN là nền đại công nghiệp. CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Xã hội XHCN là 1 chế độ XH tạo ra được cách tổ chức lao động & kỷ luật lao động mới. Xã hội XHCN là 1 chế độ XH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất. 3
  • 4. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086 Xã hội XHCN là 1 XH mà ở đó nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Xã hội XHCN là 1 XH đã thực hiện được giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện bình đẳng XH, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.  Kết luận Xã hội XHCN là một xã hội thay thế CNTB; một xã hội có đặc điểm là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, không có tình trạng người bóc lột người, nền sản xuất được kế hoạch hóa trên phạm vi toàn xã hội; là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội CSCN. Xã hội XHCN không phải là một chế độ xã hội trái ngược với CNTB mà phải là một chế độ xã hội phủ định biện chứng CNTB: kế thừa những mặt tích cực tiến bộ của CNTB; phủ định những mặt hạn chế của nó. Xã hội XHCN là một chế độ xã hội phát triển hơn CNTB: giàu có và tốt đẹp hơn CNTB. Xã hội XHCN là một chế độ xã hội khác về chất so với CNTB trên cả ba lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. 2) Quan điểm được vận dụng ở Việt Nam Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là: Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Do nhân dân làm chủ. Có nền kinh tế phat triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại & quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Có nền văn hoa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất cong, co cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Có quan hệ hữu nghị va hợp tác với các nước trên thế giới. Câu 4: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin? Trong những nội dung đó, nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao? 1) Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin Cơ sở xây dựng Cương lĩnh là những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc; là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc. Nội dung Cương lĩnh gồm: 4
  • 5. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086  Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong các sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được PL bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản. Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.  Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.  Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết gồm: Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập & Quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng trên lập trường của giai cấp công nhân: “Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc, phản động lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, đòi ly khai chia rẻ dân tộc.  Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Thể bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân. Phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. 2) Nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao? “Liên hiệp công nhân tất cả cả dân tộc” là quan trọng nhất, là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của Lênin. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới, quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết & quyền bình đẳng dân tộc. Là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ. 5
  • 6. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086 Câu 5: Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong CNXH? Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình cách mạng XHCN 1) Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội  Nguyên nhân nhận thức Trong quá trình xây dựng CNXH, nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, mà trình độ dân trí chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.  Nguyên nhân kinh tế Trong quá trình xây dựng CNXH, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.  Nguyên nhân tâm lý Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh.  Nguyên nhân chính trị - xã hội Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.  Nguyên nhân văn hoá Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ. Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới. 6
  • 7. ĐỒNG THỊ PHƯƠNG TRINH – K094051086 2) Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình cách mạng XHCN Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới  yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Thực hiện đoàn kết những người có với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Phân biệt rõ 2 mặt chính trị & tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp CM, sự nghiệp xây dựng CNXH. Đây là việc cần thiết, bởi tôn giáo nào cũng gồm 2 mặt này và phân biệt để tránh hai khuynh hướng hữu khuynh hoặc tả khuynh trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò & tác động của từng tôn giáo đối với đời sống XH khác nhau  Cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. 7