SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 4
Baixar para ler offline
Những lỗi nhỏ nhưng dễ bị CSGT phạt
Không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường cấm, đường ngược chiều hay không đội
mũ bảo hiểm… là những lỗi thường gặp của người tham gia giao thông. Hiểu rõ
quy định xử phạt sẽ giúp người tham gia giao thông tránh vi phạm và đảm bảo
quyền lợi của mình.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm
Lỗi này áp dụng cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, kể cả xe máy
điện. Theo đó, tại Điểm i và Điểm k Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày
13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài dây mũ theo đúng quy định, đội mũ
bảo hộ lao động.
Lỗi không xi-nhan, đèn tín hiệu khi rẽ
Theo điều Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 Xử phạt người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự
xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn
đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điểu khiển xe vượt xe hoặc chuyển
làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông.
Đối với người điều khiển ôtô sẽ áp dụng theo Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
ngày 13/11/2013. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi
cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm
i Khoản 4 Điều này. Ngoài ra, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với
người điều khiển xe chạy ở làn dừng khẩn cấp…chuyển làn đường không đúng nơi cho
phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
Hầu hết người điều khiển ô tô mắc phải lỗi này do xi nhan tự nhả khi đang vào cua gặp
vật cản, vì vậy, người điều khiển phương tiện cần lưu ý.
Lỗi đi vào đường cấm, đường ngược chiều
Theo quy định tại điểm b, khoản 4, và điểm b, khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-
CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường
sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì ô tô đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 800.000 đồng
đến 1.200.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng. Riêng
các khu vực nội thành ở Hà Nội, TPHCM người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1.400.000
– 2.000.000 đồng và giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Trường hợp xe tải có nhu cầu vào
tuyến phố có biển báo cấm phải xin phép và được CSGT, Sở GTVT cấp phép.
Đối với người đi xe gắn máy, theo quy định tại điểm i khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều
6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì xe máy đi vào đường
cấm bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe 01 tháng
Lỗi lấn làn, đè vạch, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu
Lỗi này hay thường gặp nhất đối với người tham gia giao thông do nhiều nguyên nhân
như không quen đường, không tập trung khi lái xe hoặc do tránh xe đi bên cạnh…
Đối với ô tô đè vạch liền sẽ bị xử phạt theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013 của
Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ. Theo đó người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền: 100 – 200 nghìn
đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài Gòn, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Một số
trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 5 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với
300 – 500 nghìn đồng.
Áp dụng Điểm i, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 171/2013 đối với người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và
các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Những lỗi nhỏ nhưng dễ bị CSGT phạt

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Destaque (20)

Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 

Những lỗi nhỏ nhưng dễ bị CSGT phạt

  • 1. Những lỗi nhỏ nhưng dễ bị CSGT phạt Không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường cấm, đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm… là những lỗi thường gặp của người tham gia giao thông. Hiểu rõ quy định xử phạt sẽ giúp người tham gia giao thông tránh vi phạm và đảm bảo quyền lợi của mình. Lỗi không đội mũ bảo hiểm Lỗi này áp dụng cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, kể cả xe máy điện. Theo đó, tại Điểm i và Điểm k Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài dây mũ theo đúng quy định, đội mũ bảo hộ lao động. Lỗi không xi-nhan, đèn tín hiệu khi rẽ Theo điều Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điểu khiển xe vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông.
  • 2. Đối với người điều khiển ôtô sẽ áp dụng theo Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này. Ngoài ra, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy ở làn dừng khẩn cấp…chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc. Hầu hết người điều khiển ô tô mắc phải lỗi này do xi nhan tự nhả khi đang vào cua gặp vật cản, vì vậy, người điều khiển phương tiện cần lưu ý. Lỗi đi vào đường cấm, đường ngược chiều Theo quy định tại điểm b, khoản 4, và điểm b, khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì ô tô đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng. Riêng các khu vực nội thành ở Hà Nội, TPHCM người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1.400.000 – 2.000.000 đồng và giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Trường hợp xe tải có nhu cầu vào tuyến phố có biển báo cấm phải xin phép và được CSGT, Sở GTVT cấp phép.
  • 3. Đối với người đi xe gắn máy, theo quy định tại điểm i khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì xe máy đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng Lỗi lấn làn, đè vạch, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu Lỗi này hay thường gặp nhất đối với người tham gia giao thông do nhiều nguyên nhân như không quen đường, không tập trung khi lái xe hoặc do tránh xe đi bên cạnh… Đối với ô tô đè vạch liền sẽ bị xử phạt theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Theo đó người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền: 100 – 200 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài Gòn, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Một số trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 5 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với 300 – 500 nghìn đồng. Áp dụng Điểm i, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 171/2013 đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.