SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 101
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân



CHƢƠNG 1: NHẬN XÉT CHUNG
1.1 Điểm mạnh

         Nhìn chung, bài làm của nhóm tác giả đã đánh giá khá đầy đủ những chỉ tiêu thể hiện
         kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gỗ Đông Dương cũng như
         đưa ra được những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
         Bài làm có thể hiện bảng biểu số liệu đầy đủ, có vẽ biểu đồ mặc dù chưa nhiều nhưng
         cũng giúp người đọc có cái nhìn trực quan về tình hình công ty.
         Bố cục bài làm rõ ràng chia theo các phần khá đầy đủ. Bao gồm việc phân tích các
         khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuân, kết cấu tài sản vốn, đưa ra được các giải pháp
         nhằm khắc phục các điểm còn tồn tại của công ty
         Phần nhận xét khá đầy đủ ý, nhận xét đầy đủ tình hình biến động qua các năm của các
         chỉ tiêu theo các con số tương đối, tuyệt đối
         Có số liệu so sánh với những công ty trong ngành khác, làm cho bài làm đầy đủ ý và dễ
         dàng so sánh cũng như đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
1.2 Hạn chế
         Bài làm còn thiếu phần giới thiệu về công ty gỗ Đông Dương, lịch sử hình thành,
         những thành tựu đạt được, kết quả kinh doanh hiện tại ... giúp cho người đọc có cái
         nhìn sơ lược về công ty mà nhóm chuẩn bị phân tích.
         Nên phân lại bố cục đưa phần giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
         hoạt động của công ty thành một phần riêng. Trong đó phân tích những nhân tố khách
         quan, chủ quan tác động đến từng khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận => Từ đó dễ
         dàng đưa ra giải pháp cho những khoản mục đó.
         Không ghi rõ đơn vị tính khi đưa ra các bảng biểu số liệu. Điều này khiến người đọc
         không hình dung được giá trị các con số mà bài tiểu luận đưa ra, gây khó khăn trong
         việc so sánh các giá trị đó với các doanh nghiệp khác hay với mức trung bình chung
         của ngành
         Bài làm còn khá ít biểu đồ minh hoạ. Một số phần chỉ toàn sử dụng bảng số liệu, các số
         liệu lại không được nhấn manh (tô đâm…) gây khó khăn cho người đọc trong việc hình
         dung các khoản mục. Nhóm đã không sử dụng được công cụ vốn được xem là rất hiệu
         quả này cho bài tiểu luận của mình, biểu đồ mặc dù có nhưng không đủ cho cả bố cục
         của bài
         Một vài phần tính toán còn sai, các lỗi sai rải đều trong suốt bài tiểu luân, điều này rất
         nguy hiểm vì tính toán sai dẫn đến nhận xét sai, từ đó đưa ra kết luận sai về tình hình

                                                                                                 1
Nhóm 8                                                          GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gỗ Đông Dương. 1 bài tiểu luận phân tích
         kinh doanh thành công phải xuất phát từ cái gốc là số liệu xử lý chính xác.
         Phần trình bày (canh lề, chỉnh dòng, format font chữ) bài làm không được đồng nhất
         giữa các phần.
CHƢƠNG 2: NHẬN XÉT RIÊNG

2.1 Kết quả kinh doanh
2.1.1 Doanh thu
         Phải nhận xét về tổng doanh thu trước. Chưa đưa ra cái nhìn tổng quát về doanh thu.
         Cách tính giá trị tương đối không tương đồng với cách nhận xét. Ví dụ : Trong các tính
         con số tương đối của khoản mục doanh thu BH&CCDV năm 2007/2006 là 169.16%,
         khi nhận xét thì lại đưa ra con số 69.16% => Phải đồng nhất cách tính
         Nhận xét của nhóm tác giả về “Tỷ trọng của doanh thu BH & CCDV có xu hướng tăng
         lên” là sai khi mặc dù năm 2007 tỷ trọng của nó tăng lên so với 2006 nhưng đến năm
         2008, tỷ trọng của khoản mục doanh thu này lại không có nhiều biến động nếu không
         nói là giảm khá nhẹ so với năm 2007
         Chưa nhận xét tình hình biến động về tỷ trọng qua từng năm doanh thu khác, chỉ đưa ra
         những con số về tỷ trọng của năm 2006
         Chưa đưa ra được kết luận về xu hướng biến động của những khoản mục doanh thu
         trong tương lai
2.1.2 Chi phí
         Phần tính toán của tổng chi phí là sai vì không được tính phần chi phí thuế thu nhập
         doanh nghiệp hiện hành vào trong tổng chi phí kinh doanh. Điều này kéo theo xử lý số
         liệu của phần hiệu quả kinh doanh của nhóm tác giả cũng sai.
         Cách tính tóan số liệu với cách nhận xét số liệu chưa thống nhất Vd: Giá vốn hàng bán:
         năm 2007 có mức tăng tương đối là 69.23% so với năm 2006, trong khi đó số liệu lại
         tính là 169.23%
         Chưa nhận xét chung về tổng chi phí biến động qua các năm mà đi vào phân tích các
         khoản mục chi phí thành phần nên chưa thấy được các chi phí thành phần thay đổi
         khiến tổng chi phí thay đổi như thế nào.
         Trong phần nhận xét giá vốn hàng bán “Năm 2008: tăng lên đến 6,209,890 ngàn đồng,
         tương ứng mức tăng 31.88% so với năm 2007”, nhóm chưa đưa ra mức tăng tuyệt đối




                                                                                             2
Nhóm 8                                                          GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         Trong phần nhận xét chi phí bán hàng “Năm 2007: tăng từ 41,143.62 ngàn đồng lên
         60,451 ngàn đồng, tăng 46.93%; Năm 2008: tăng lên 121,108 ngàn đồng, tăng đến
         100.51%” nhóm thiếu đưa ra là tăng so với năm nào và chưa đưa ra mức tăng tuyệt đối.
         Phần nhận xét chi phí tài chính: “Năm 2007: có sự gia tăng rất nhanh từ 170.06 ngàn
         đồng lên 34,722.46 ngàn đồng, tăng gấp 200 lần chi phí tài chính năm 2006” => chưa
         đưa ra mức tăng tương đối khi so sánh 2007 với 2006. Ngòai ra khi nhận xét chi phí tài
         chính năm 2008 thì ghi sai số liệu năm 2007 chi phí tài chính là 34,722.46 chứ không
         phải 43,722.46
         Phần tính toán cơ cấu các khoản mục chi phí là sai (do nhóm đã tính chi phí thuế thu
         nhập doanh nghiệp vào tổng chi phí kinh doanh) đồng thời nhóm cũng chưa nhận xét sự
         biến động tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán cũng như chi phí khác.
2.1.3 Lợi nhuận
         Chưa phân tích cụ thể tình hình biến động lợi nhuận sau thuế qua các năm, tăng giảm
         như thế nào trước khi tiến hành phân tích các khoản mục khác, dẫn đến việc chưa rút ra
         được các kết luận tổng quan về lợi nhuận của công ty. Từ đó chưa thấy được công ty
         làm ăn có hiệu quả hay không, việc sản xuất kinh doanh có đem lại lợi nhuận hay
         không
         Cách tính không đồng nhất với cách nhận xét “ Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động bán
         hàng tăng từ 101,781.22 ngàn đồng lên 227,678 ngàn đồng, tăng 123.69%” trong khi đó
         số liệu tính trên bảng là 223.69%
         Lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác : khi nhận xét chưa đưa ra các con số tương đối
         để dễ hình dung lượng tăng giảm có mạnh hay không
         Chưa đưa ra số liệu về tỷ trọng lợi nhuận tài chính năm 2006 là bao nhiêu, dẫn đến
         chưa cho thấy được vai trò của hoạt động tài chính đối với công ty
         Chưa đưa ra kết luận về xu hướng chung của biến động tỷ trọng các khoản mục lợi
         nhuận
2.1.4 Kết cấu vốn và nguồn vốn
     Biến động TS
    Bảng phân tích TSNH:
         Chưa thấy đưa ra số liệu tuyệt đối khi nhận xét mức biến động tiền, khỏan phải thu,
         hàng tồn kho. Tất cả toàn là các chỉ số % nên chưa thấy được độ lớn của các khoản đó.
         Nhận xét mức biến động của TSNH mà không đưa ra số liệu



                                                                                             3
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


    Bảng Tình hình khỏan phải thu và bảng hàng tồn kho : nhận xét chưa đầy đủ và còn rất
     sơ sài
    Bảng Tài sản dài hạn: chưa có rút ra kết luận cho công ty rằng công ty đang có xu hướng
     cắt giảm đầu tư tài sản dài hạn
     Biến động nguồn vốn
    Bảng 2 Nguồn vốn của công ty: Chưa nhận xét biến động của vốn chủ sở hữu
    Bảng Nợ phải trả: nợ ngắn hạn còn thiếu số liệu tương đối, nợ dài hạn: số liệu “nợ dài
     hạn không đáng kể chỉ có 0.11 triệu đồng (năm 2006)” không thấy trên bảng số liệu
    Bảng các khỏan đi chiếm dụng: bảng số liệu tính sai phần tỷ trọng và nhóm tác giả cũng
     không nhận xét phần tỷ trọng của các khỏan mục
         Khoản mục phải trả người lao động: nhận xét chưa đầy đủ
         Nên tách riêng 2 phần này nhận xét “Thuế và các khoản phải nộp NN” và” các khoản
         phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” và 2 mục này cũng nhận xét thiếu
    Bảng Vốn chủ sở hữu: tính tóan số liệu sai ở phần tỷ trọng và phần tính tổng
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận
         Đối với các tỷ suất lợi nhuận, nên tính theo lợi nhuận trước thuế mặc dù trong bài tác
         giả có tính đúng tỷ suất lợi nhuận trước thuế /tổng doanh thu nhưng lại không có nhận
         xét tỷ suất này, đồng thời phải xét từng hoạt động riêng của doanh nghiệp như hoạt
         động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác để có cách
         đánh giá hiệu quả khách quan hơn trong từng hoạt động
         Nên tính tỷ suất lợi nhuận khác/doanh thu khác, tỷ suất lợi nhuận tài chính/doanh thu
         tài chính, tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV/doanh thu BH&CCDV, tỷ suất lợi nhuận trước
         thuế/tổng doanh thu
         Tương tự đối với chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh. Trong phần tính toán
         này, tổng chi phí kinh doanh đã xác định sai tổng chi phí kinh doanh lúc này ta không
         tính chi phí thuế vào nên phần tính toán này sai hết. Nên tính tỷ suất lợi nhuận khác/chi
         phí khác, tỷ suất lợi nhuận tài chính/chi phí tài chính, tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV/chi
         phí BH&CCDV để thấy hiệu quả cụ thể ở từng khỏan mục
         Đối với các chỉ số ROE, ROA phải xét bình quân vốn chủ sở hữu và tài sản khi tính
         toán. Mặc khác, phải lấy con số lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế để có cách
         đánh giá sâu hơn.
2.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn

                                                                                                4
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         Bảng số liệu tỷ suất tổng doanh thu / tổng vốn KD: tính sai vì sai số liệu tổng DT và
         vốn KD phải lấy bình quân
         Bảng mức sinh lời của Vốn LĐ: nên tính tóan mức tăng giảm tuyệt đối qua các năm,
         chưa có nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn lưu động, chưa xét đến tình hiệu quả
         trong việc sử dụng nguồn vốn này
         Tính toán về tổng doanh thu của nhóm tác giả là sai khi nhóm đưa ra số liệu của doanh
         thu thuần
2.2.3 Hiệu suất chi phí
         Tất cả phần tính toán của hiệu quả sử dụng chi phí là sai do nhóm tác giả chỉ lấy số liệu
         của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế và tính luôn cả chi phí thuế thu nhập doanh
         nghiệp vào trong tổng chi phí kinh doanh.
         Thiếu so sánh mức tăng giảm Tsp1, Tsp2 về tuyệt đối và tương đối qua cá năm
         Phần nhận xét về hiệu suất chi phí còn khá sơ sài, chưa thấy rõ được khoản mục chi phí
         nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả về mặt doanh thu lẫn lợi nhuận qua 3 năm,
         khoản mục chi phí nào doanh nghiệp kiểm soát khá tốt, khoản mục chi phí nào doanh
         nghiệp không thể kiểm soát được Do đó nên tính tóan các tỷ suất chi phí ở từng khỏan
         mục Họat động BH&CCDV, họat động tài chính, Họat động khác
2.2.4 Phần vòng quay
         Các bảng vòng quay : nên tính mức tăng giảm tuyệt đối qua các năm
         Bảng vòng quay hàng tồn kho: số liệu hàng tồn kho bq sai
         Chưa thấy tính các chỉ số vòng quay tài sản, vòng quay TSDH, vòng quay TSCĐ

2.2.5 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ
         Phần tỷ suất tài trợ: tính tóan sai do phải tính bq nguồn vốn CSH và tổng nguốn vốn,
         nhận xét sơ xài, chưa đủ
         Tỷ suất thanh tóan ngắn hạn, tỷ suất thanh tóan ngay: khi nhận xét chưa đưa số liệu
         vào, nhận xét sơ xài. Bảng 2 (tỷ suất thanh toán ngay) đưa ra bảng số liệu mà không
         thấy nhận xét

         Phải tính theo bình quân các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tổng nguồn vốn. Chưa nhận xét
         tình hình tăng giảm tuyệt đối, tương đối của chỉ số này qua các năm.
         Phần nhật xét về tỷ suất thanh toán ngắn hạn còn rất sơ sài
2.3 Nguyên nhân



                                                                                                5
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         Nhóm tác giả tuy có lồng nguyên nhân vào phần nhận xét nhưng vẫn còn khá sơ sài,
         chưa thấy được nguyên nhân chung, chưa phân ra nguyên nhân khách quan và chủ quan
2.4 Giải pháp
         Chưa đưa ra được những giải pháp chung nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh
         nghiệp
         Những giải pháp tăng doanh thu còn sơ sài, thiếu nhiều ý quan trọng
         Chưa phân ra từng loại khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giải
         pháp đưa ra còn rất sơ sài.
         Chưa có giải pháp cho chi phí tài chính và chi phí khác




                                                                                            6
Nhóm 8                                                           GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


           PHẦN 2: SỬA LẠI BÀI TÁC GIẢ

           CHƢƠNG 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

           1.1 Phân tích doanh thu

                                                                                      Đvt: 1,000 đồng

                                                                       So sánh 2007 với 2006     So sánh 2008 với 2007
CHỈ TIÊU                     2006           2007           2008
                                                                                       Tƣơng                     Tƣơng
                                                                        Tuyệt đối                Tuyệt đối
                                                                                       đối(%)                    đối(%)

CCDV                       3,102,990.2     5,248,946      7,068,094     2,145,955.8      69.16     1,819,148       34.66
                            22,983.16         51,132        198,762       28,148.84     122.48      147,630       288.72

                          3,080,007.04     5,197,814      6,869,332    2,117,806.96      68.76     1,671,518       32.16

                              3,532.05       1,630.85       2,192.68       -1,901.2     -53.83          561.83     34.45
Doanh thu khác                  40.03              50        310.48            9.97      24.91          260.48    520.95
Tổng doanh thu            3,083,579.12   5,199,494.85   6,871,835.16    2,115,915.7      68.62   1,672,340.3       32.16
                     Nhìn chung, tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng qua các năm. Nhưng
           tốc độ tăng này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong năm 2006 tổng doanh thu đạt được là
           3.083 tỷ đồng, năm 2007 đạt 5.199 tỷ đồng tăng 2.115 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 68.62%.
           Trong năm 2008 doanh thu đạt 6.871 tỷ đồng tăng 1.672 tỷ đồng tương ứng với mức tăng
           32.16% so với năm 2007.

                     Trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp gồm có doanh thu thuần về BH&CCDV,
           doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong đó ta thấy rõ tốc độ tăng của hoạt
           động doanh thu thuần về BH&CCDV khá giống như tốc độ tăng của tổng doanh thu qua các
           năm.

                  Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH & CCDV)

                     Doanh thu thuần BH & CCDV có mức tăng trưởng khá qua các năm nhưng với tốc độ
           tăng năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trước. Cụ thể:

                 -   Năm 2007, doanh thu này tăng từ 3,080,007.04 ngàn đồng (2006) lên 5,197,814 ngàn
                     đồng, tăng 2,117,806.96 ngàn đồng, tương ứng 68.76% so với năm 2006

                                                                                                           7
Nhóm 8                                                          GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


   -   Năm 2008, doanh thu này tăng từ 5,197,814 ngàn đồng (2007) lên 6,869,332 ngàn đồng,
       tăng 1,671,518 ngàn đồng, tương ứng 32.16% so với năm 2007

       Việc doanh thu tăng qua các năm là một dấu hiệu tốt nhưng ta có thể nhận thấy, tốc độ
tăng trưởng doanh thu thuần giảm dần qua các nămvà chênh lệch ngày một tăng. Nguyên nhân là
do các khoản giảm trừ đang có xu hướng tăng và tốc độ tăng năm sau hơn cao tốc độ tăng năm
trước rất nhiều. Cụ thể:

   -   Năm 2007, các khoản giảm trừ tăng 122.47% so với năm 2006, tăng từ 22,893.16 ngàn
       đồng lên 51,132 ngàn đồng;
   -   Năm 2008, tăng 288.72% so với năm 2007, từ 51,132 ngàn đồng lên 198,762 ngàn đồng.

       Các khoản giảm trừ, nếu là hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thì có liên đến chất
lượng sản phẩm. Còn nếu là chiết khấu thương mại, thì có thể do Doanh nghiệp có chính sách
chiết khấu theo số lượng, hoặc theo phương thức thanh toán (ưu tiên trả ngay bằng tiền mặt).
Trong trường hợp đó, đây là một công cụ để khuyến khích khách hàng mua hàng, đẩy nhanh tiến
độ bán hàng của Công ty. Một trường hợp khác là do bên đối tác, lợi dụng một tình huống bất lợi
cho doanh nghiệp (đã giao hàng, hàng hoá giao không đúng yêu cầu, …), để gây sức ép giảm giá
lên doanh nghiệp. Và trường hợp cuối cùng là do thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp với doanh
thu được xác định trong kỳ báo cáo. Do đó, khi các khoản giảm trừ tăng nhiều như vậy, công ty
nên xem xét nguyên nhân của sự gia tăng này, để có thể đánh giá chính xác tình hình bán hàng
của doanh nghiệp. Nếu chủ yếu là hàng bán bị trả lại, DN cần có biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm, quy cách, mẫu mã. Nếu chủ yếu là do chiết khấu giảm giá, DN cần đánh giá lại hiệu
quả của chính sách bán hàng của mình, việc giảm giá có thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng hay
không? Mức giảm giá có được bù đắp đủ bởi mức tăng khối lượng bán hay không?

    Doanh thu từ hoạt động tài chính

       Trong 3 năm, doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động mạnh.

   -   Năm 2007, doanh thu này giảm từ 3,532.05 ngàn đồng xuống 1,630.85 ngàn đồng, giảm
       1,901.2 ngàn đồng, tương ứng mức giảm 53.83% so với năm 2006
   -   Năm 2008, doanh thu này tăng lên 2,192.68 ngàn đồng, tương ứng mức tăng tuyệt đối là
       561.83 ngàn đồng, và tương đối là 34,35% so với năm 2007. Tuy nhiên, doanh thu từ




                                                                                             8
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


       hoạt động tài chính trong năm 2008, dù đã tăng, nhưng vẫn chưa đạt mức của năm 2006,
       thấp hơn 1,339.37 ngàn đồng.
    Doanh thu khác

       Doanh thu từ hoạt động khác, tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu,
nhưng đang có sự gia tăng rất lớn trong giai đoạn 2006 – 2008.

   -   Năm 2007, doanh thu này tăng 24.9% so với năm 2006, tăng từ 40.03 ngàn đồng lên 50
       ngàn đồng;
   -   Năm 2008, mức tăng lên tới 520.95%, từ 50 ngàn đồng lên 310.48 ngàn đồng.

       Tuy nhiên, công ty cũng nên chú ý không để doanh thu này tăng quá nhiều vì doanh thu
khác của công ty thường bao gồm các khoản từ thanh lý tài sản, các khoản nợ khó đòi đã khóa
sổ, các khoản nợ không xác định được chủ. Doanh thu khác trong công ty gia tăng có nghĩa là
dòng vốn trong công ty bị chiếm dụng khá lâu. Ngoài ra, doanh thu này còn bao gồm các hoạt
động không thể kiểm soát được, các hoạt động này mà tăng thì khó xác định được kết quả kinh
doanh đúng thực trạng hiện tại của công ty hay chưa. Công ty cần giảm các khoản doanh thu
khác và tăng doanh thu tài chính, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là hoạt động
kinh doanh chủ lực cũng như dễ kiểm soát hơn.


                      Doanh thu qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng)
                                       CCDV                               nh   Doanh thu khác

                                                                       6,869,332
           7,000,000.00

           6,000,000.00
                                                 5,197,814
           5,000,000.00

           4,000,000.00
                           3,080,007
           3,000,000.00

           2,000,000.00

           1,000,000.00
                                  3,532 40            1,630.8550               2,192 310
                    0.00
                              2006                   2007                  2008

                                                                                                9
Nhóm 8                                                                GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


                                                                                           Đvt: 1,000 đồng

                                              2006                       2007                       2008
                                                        Tỷ                           Tỷ                           Tỷ
                                                      trọng                        trọng                        trọng
                                        Giá trị        (%)          Giá trị         (%)        Giá trị           (%)
                                     3,080,007.04       99.88        5,197,814     99.97     6,869,332.00        99.96
                                          3,532.05       0.11         1,630.85      0.03         2,192.68         0.03
Doanh thu khác                               40.03     0.0013                 50   0.001           310.48       0.0045
Tổng doanh thu                  3,083,579.12                     5,199,494.85                6,871,835.16
            Doanh thu thuần BH & CCDV

                 Chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu tổng doanh thu. Tỷ trọng bình quân giai
        đoạn 2006 – 2008 là 99.94%. Trong đó, mức thấp nhất là năm 2006 (99.88%) và cao nhất là năm
        2007 (99.97%).

            Doanh thu từ hoạt động tài chính

                 Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2006, chiếm 0.11%, nhưng sau khi doanh thu
        này giảm đột biến trong năm 2007, tỷ trọng giảm xuống còn 0.031%. Đến năm 2008, mặc dù
        doanh thu này có tăng lên về giá trị, nhưng các khoản mục doanh thu khác cũng tăng lên, nên tỷ
        trọng năm 2008 gần như không đổi (0.032%). Công ty không thực hiện đầu tư tài chính, nên
        doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu là từ lãi tiền gửi (tiền cho vay) và lãi chênh lệch tỷ giá.

            Doanh thu khác

                 Doanh thu khác luôn chiếm một tỷ trọng và giá trị rất thấp năm 2006 đạt 40 ngàn đồng
        chiếm tỷ trọng 0.0013% sang năm 2007 mặc dù giá trị có tăng lên nhưng tỷ trọng của nó đã giảm
        sút đi 0.001%, và năm 2008 giá trị và tỷ trọng của nó đã tăng lên chiếm 0.0045%. Doanh thu
        khác là các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của DN




                                                                                                           10
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


           1.2 Phân tích chi phí

                                                                                                Đvt: 1,000 đồng


                                                                   So sánh 2007 với 2006         So sánh 2008 với 2007
                                                                                 Tƣơng                         Tƣơng
     Chỉ tiêu            2006          2007           2008         Tuyệt đối     đối(%)          Tuyệt đối    đối(%)
Giá vốn hàng bán      2,782,492.7     4,708,868      6,209,890    1,926,375.23       69.2         1,501,022        31.9
Chi phí bán hàng        41,143.62        60,451        121,208       19,307.38       46.9            60,757       100.5
Chi phí quản lý
doanh nghiệp           154,589.43       200,817        219,650       46,227.57           29.9        18,833          9.4
Chi phí tài chính           170.6     34,722.46        122,526       34,551.86        20253.1     87,803.54        252.9
Chi phí khác                 2.01             -          373.5           -2.01              -         373.5            -
Tổng chi phí          2,978,398.4   5,004,858.4    6,673,647.5    2,026,460.03           68.0     1,668,789         33.3
           Phân tích theo chiều ngang:

                    Nhìn chung tổng chi phí của doanh nghiệp qua các năm đều tăng và tốc độ tăng đang có
           xu hướng giảm lại. Năm 2006 tổng chi phí là gần 3 tỷ đồng, năm 2007 là 5.004 tỷ đồng tăng
           2.026 tỷ tương ứng với 68%, năm 2008 tổng chi phí là 6.673 tỷ đồng tăng 1.668 tỷ đồng tương
           ứng với 33.3%. Trong kết cấu tổng chi phí của doanh nghiệp gồm có giá vốn hàng bán, chi phí
           bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác.

                    Trong giai đoạn 2006 – 2008, tất cả các loại chi phí phát sinh của công ty đều gia tăng.
           Trong đó, 3 khoản mục chi phí có tốc độ gia tăng bình quân mạnh nhất là Giá vốn hàng bán
           (50.56%), Chi phí bán hàng (73.72%) và Chi phí tài chính (10,203%). Cụ thể:

                Giá vốn hàng bán:
               -    Năm 2007: tăng từ 2,782,492.77 ngàn đồng lên 4,708,868 ngàn đồng, tương ứng mức
                    tăng tuyệt đối 1,926,375.23 ngàn đồng và mức tăng tương đối là 69.23% so với năm
                    2006.
               -    Năm 2008: tăng lên đến 6,209,890 ngàn đồng, tương ứng mức tăng 31.88% so với năm
                    2007.
                Chi phí bán hàng:
               -    Năm 2007: tăng từ 41,143.62 ngàn đồng lên 60,451 ngàn đồng, tăng 46.93% so với năm
                    2006
               -    Năm 2008: tăng lên 121,108 ngàn đồng, tăng đến 100.51% so với năm 2007
                Chi phí tài chính:

                                                                                                              11
Nhóm 8                                                                    GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


  -     Năm 2007: có sự gia tăng rất nhanh từ 170.06 ngàn đồng lên 34,722.46 ngàn đồng, tăng
        gấp 200 lần chi phí tài chính năm 2006;
  -     Nhưng qua năm 2008 chi phí này cũng có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn năm
        2007 (tuy vẫn còn cao) 252.87%, từ 43,722.46 ngàn đồng lên 122,526 ngàn đồng.
  -     Trong chi phí tài chính này, doanh nghiệp không dùng để trã lãi vay qua các năm vì thế
        có thể chi phí này tăng qua các năm là do chi phí doanh nghiệp chuyển quyền sử dụng
        đất, thuê đất hoặc là lỗ do chênh lêch tỷ giá...
   Các loại chi phí khác (Chi phí quản lý doanh nghiệp &Chi phí thuế DN hiện hành) đều
        tăng nhưng tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước.

  -     Khoản mục chi phí khác của doanh nghiệp rất thấp năm 2006 là 2 ngàn đồng đến năm
        2007 khoản mục này không có, tuy nhiên đến năm 2008 con số này đã tăng lên đến 373
        ngàn đồng.

  -     Điều này cho thấy khả năng quản lý dòng chi phí khác của doanh nghiệp chưa được hiệu
        quả cho lắm khi năm 2008 đã tăng lên khá mạnh, việc dự trù dự báo cũng như kiểm soát
        chi phí khác cần phải được thực hiện hiệu quả để tránh tình trạng những chi phí không
        cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp lại tăng mạnh gây lãng phí làm gia tăng tổng
        chi phí trong những năm tiếp theo.


              Chi phí kinh doanh qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng)
         Giá vốn hàng bán   Chi phí bán hàng   Chi phí quản lý doanh nghiệp   Chi phí tài chính   Chi phí khác


      7,000,000.00

      6,000,000.00

      5,000,000.00

      4,000,000.00

      3,000,000.00

      2,000,000.00

      1,000,000.00

             0.00           2006                             2007                     2008




                                                                                                           12
Nhóm 8                                                                   GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


                                     2006                          2007                          2008
     Chỉ tiêu                                  Tỷ                            Tỷ                            Tỷ
                          Giá trị                        Giá trị                       Giá trị
                                            trọng(%)                      trọng(%)                      trọng(%)
Giá vốn hàng bán       2,782,492.77         93.42%     4,708,868.00       94.09%     6,209,890.00       93.05%
 Chi phí bán hàng        41,143.62           1.38%      60,451.00          1.21%     121,208.00          1.82%
Chi phí quản lý DN      154,589.43           5.19%     200,817.00          4.01%     219,650.00          3.29%
 Chi phí tài chính           170.6           0.01%      34,722.46          0.69%     122,526.00          1.84%
   Chi phí khác              2.01            0.00%          -                -          373.5            0.01%
  Tổng chi phí         2,978,398.43         100.00%    5,004,858.46       100.00%    6,673,647.50       100.00%
 Phân tích theo chiều dọc:

        Chi phí giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí kinh doanh của
 doanh nghiệp. Chi phí này có những biến đổi khá thất thường trong 3 năm. Năm 2006 chiếm tỷ
 trọng là 93.42%, sang đến năm 2007 tỷ trọng đã tăng lên thành 94.09%. Mặc dù năm 2008 giá trị
 của giá vốn hàng bán tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm sút so với tỷ trọng năm 2009 chỉ
 đạt 93.05% thấp hơn cả trong năm 2008. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gia tăng về tỷ
 trọng những khoản mục khác trong chi phí.

        Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp đứng thứ 2 trong tổng cơ cấu chi phí lại giảm
 dần qua 3 năm. Năm 2006 chi phí này chiếm tỷ trọng 5.19%, năm 2007 chiếm 4.01% và sang
 đến năm 2008 chỉ chiếm 3.29%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm dần tốc độ tăng
 cũng như tỷ trọng khoản mục này trong tổng kết cấu chi phí

        Tỷ trọng của chi phí tài chính càng ngày càng tăng mạnh qua các năm, nếu như trong
 năm 2006 chi phí này chỉ chiếm 0.01% trong tổng chi phí thì sang năm 2007 con số này đã tăng
 lên thành 0.69% và sang đến năm 2008 đã lên đến 1.84%

        Nói tóm lại, qua sự biến động của các loại chi phí, chúng ta có thể thấy công ty đang tập
 trung nhiều hơn vào công tác bán hàng nên chi phí bán hàng gia tăng khá nhanh. Bên cạnh đó,
 công ty cũng đang từng bước kiểm soát được chi phí tài chính. Năm 2007, chi phí này tăng với
 tốc độ quá lớn, trong khi doanh thu tài chính lại giảm. Điều này cho thấy, công ty còn rất yếu
 kém trong việc quản lý các hoạt động đầu tư tài chính. Năm 2008, chi phí tài chính có tăng
 nhưng tốc độ tăng ít hơn nhiều năm 2007 và doanh thu tài chính cũng tăng trở lại. Qua đó, ta có
 thể thấy công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm soát hoạt động đầu tư tài chính. Tuy

                                                                                                         13
Nhóm 8                                                          GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


          nhiên tốc độ tăng của chi phí tài chính (252.87%) vẫn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tài
          chính (34.45%). Do đó, công ty cần có những biện pháp kiểm soát chi phí tài chính tốt hơn nữa.
          Một điều đáng mừng, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có tăng
          nhưng tốc độ tăng giảm dần, cho thấy công ty cũng đang kiểm soát tốt những loại chi phí này.

          1.3 Phân tích lợi nhuận
          Theo kết cấu lợi nhuận
                                                                                        Đvt: 1,000 đồng
                                                                      So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2009
 Kết cấu lợi nhuận của
                               2006         2007          2008                       Tƣơng                     Tƣơng
         công ty                                                       Tuyệt đối                 Tuyệt đối
                                                                                     đối(%)                    đối(%)

1. Lợi nhuận từ hoạt
động KD                      105,142.66    194,586.38   198,250.68       89,443.72     85.07        3,664.30     1.88

Lợi nhuận từ hoạt động
BH&CCDV                      101,781.22       227,678      318,584      125,896.78    123.69       90,906.00    39.93

Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính                          3,361.44    -33,091.62 -120,333.32       -36,453.06   -884.45      -87,241.70 263.64

2. Lợi nhuận khác                 38.02            50        -63.03          11.98     31.51         -113.03 -26.06

Tổng lợi nhuận trƣớc
thuế                         105,180.68    194,636.38   198,187.65       89,455.70     85.05        3,551.27     1.82

Tổng lợi nhuận sau thuế       75,730.09    140,138.20   142,695.11       64,408.11     85.05        2,556.91     1.82




                                                                                                         14
Nhóm 8                                                                      GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân




                                   Lợi nhuận qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng)
                                 Lợi nhuận BH&CCDV            Lợi nhuận tài chính         Lợi nhuận khác
                                 Tổng lợi nhuận trước thuế    Tổng lợi nhuận sau thuế


                 350,000.00                                                                          318,584

                 300,000.00
                                                                 227,678
                 250,000.00
                                                                               194,636.38                         198,187.65
                 200,000.00
                                                                                    140,138.20                           142,695.11
                 150,000.00                 105,180.68
                              101,781.22
                 100,000.00                      75,730.09

                  50,000.00
                                   3,361.44
                                         38.02                                50
                       0.00
                                                                                                                -63.03
                 -50,000.00                                          -33,091.62
                                    2006                                2007                                   2008
                -100,000.00
                                                                                                       -120,333.32
                -150,000.00




                                                               2006                           2007                          2008

          Kết cấu lợi nhuận của công ty               Giá trị        Tỷ trọng       Giá trị      Tỷ trọng             Giá trị     Tỷ trọng

1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh                105,142.66        99.96% 194,586.38              99.97% 198,250.68 100.03%

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ                                             101,781.22        96.77%        227,678          116.97%          318,584 160.75%

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính                      3,361.44          3.19% -33,091.62             -17.00% -120,333.32 -60.72%

2. Lợi nhuận khác                                            38.02     0.04%                50         0.03%             -63.03    -0.03%

Tổng lợi nhuận trước thuế                           105,180.68          100% 194,636.38                 100% 198,187.65               100%



                    Nhìn vào bảng biểu ta thấy, trong lợi nhuận của công ty thì chiếm tỷ trọng chủ yếu là lợi
            nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác

                                                                                                                           15
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, mà còn thua lỗ dẫn tới góp phần vào việc giảm lợi nhuận của công
ty.

       Năm 2006, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 96.77%, lợi
nhuận tài chính chiếm 3.19% và lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng là 0.04%. Một mặc là do doanh
thu thuần từ hoạt động bán hàng năm 2008 là 3,080,007.04 ngàn đồng chiếm tới 99.88% trong
cơ cấu doanh thu. Các hoạt động tài chính và hoạt động khác của công ty chưa thật sự có hiệu
quả.. Đây là năm duy nhất cả 3 thành phần trong kết cấu lợi nhuận công ty đều dương

       Trong 2 năm sau, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu
hướng tăng nhanh. Năm 2007, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã
tăng lên chiếm tới 116.97%, trong khi đó tỷ trọng lợi nhuận khác vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ và
có giảm nhẹ so với năm 2006, từ 0.04% xuống 0.03%. Đối với tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
tài chính vì thua lỗ nên đã giảm xuống đến mức âm trong cơ cấu lợi nhuận. Điều này chứng tỏ
hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả hơn cả năm 2006.

       Sang năm 2008, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục
tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lợi nhuận 160.75%. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
tài chính không cải thiện hơn năm 2007 mà còn trên đà giảm mạnh và sâu từ -17% (2007) xuống
-60.72% (2008) ,con số này rất đáng báo động để công ty đề ra các biện pháp kiểm soát chi phí
và cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Thêm vào đó, tỷ trọng lợi nhuận khác đều giảm rất
nhiều không những bù đắp dược cho chi phí khác mà còn thua lỗ từ 0.03% (2007) xuống -0.03%
(2008). Như vậy có thể thấy rô, lợi nhuận mà công ty có được qua các năm chủ yếu có được là
do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Đây là hoạt động duy nhất mang lại lợi nhuận vào năm
2008, nhằm bù đắp cho các hoạt động kinh doanh còn lại của công ty. Đối với hoạt động tài
chính và hoạt động khác không những không đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn góp phần
làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm.

       Nguyên nhân chính ở đây là do công ty quá tập trung vào hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ, chưa quan tâm đúng mức vào hoạt đọng tài chính để kiểm soát chi phí tài chính
cũng như các chi phí khác.

Theo từng khoản mục
       Nhìn chung, khoản lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Sau 2 năm, lợi nhuân sau
thuế tăng gấp 1,9 lần, bình quân mỗi năm lợi nhuân sau thuế tăng 33,5 triệu dồng, với tốc độ tăng

                                                                                              16
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


trung bình hằng năm là 37.26%. Nhưng năm 2008 lợi nhuận lại tăng nhưng không đáng kể, hay
nói cách khác tốc độ gia tăng giảm mạnh. Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với
năm 2006 tăng 185,05%, từ 75,730.09 ngàn đồng lên 140,138.20 ngàn đồng. Trong khi có con số
này ở năm 2008 so với năm 2007 là một con số khiêm tốn tăng1.82 % , từ 140,138.20 ngàn đống
(2007) lên 142,696.11 ngàn đồng (năm 2008) tương ứng tăng 2,5 triệu trong 1 năm.

       Tuy nhiên, sự gia tăng lôi nhuận sau thuế dễ dàng nhận thấy chủ yếu là do sự gia tăng của
lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận này sau 2 năm cũng tăng hơn
3,1 lần với con số trung bình 108,4 triệu đồng , và tốc độ tăng 76% hăng năm. Cũng giống như
tình trạng của lợi nhuận sau thuế, thì lợi nhuân từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc
độ tăng giảm mạnh vào năm 2008. Ta thấy năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng từ
101,781.22 ngàn đồng lên 227,678 ngàn đồng, tăng 123.69% nhưng sang năm 2008 mặc dầu lợi
nhuận vẫn tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm đáng kể, chỉ đạt 39.9% so với năm 2007 từ 227,678
ngàn đồng lên 318,584 ngàn đồng. Đây cũng là khoản mục lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu tổng lợi nhuận.

       Trong khi đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm liên tục trong 2 năm và có xu hướng
giảm ngày càng mạnh. Trong vòng 2 năm mà thua lỗ trong hoạt động tài chính gần 37 lần, trung
bình hẳng năm lỗ gần 62 triệu, tương ứng với tốc độ giảm bình quân là 498%. Nếu như năm
2006 hoạt động tài chính có lợi nhuận khá thấp là hơn 3 triệu, thì năm 2007 Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính lỗ 33,091.62 ngàn đồng, giảm 36,453.06 ngàn đồng, tương ứng với tốc độ sụt
giảm là 884.4%. Sang năm 2008 tình hình này không cải thiện mà tiếp tục cho kết quả âm, mặc
dù tốc độ giảm 263.6% có phần khả quan hơn, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn số này lại
cao hơn so với năm trước đó, giảm 87,247 ngàn đồng từ -33,091 ngàn đồng vào năm 2007 xuống
-120,333 ngàn đồng vào năm 2008. Nguyên nhân có thể do công ty chưa quản lý tốt các hoạt
động đầu tư tài chính cũng như việc kiểm soát chi tài chính nên kết quả là lợi nhuận từ hoạt động
tài chinh vẫn cho kết qua âm.

         Xét lợi nhuận khác, đây là phân chiếm tỷ trọng ít nhất trong kết cấu lợi nhuận. Xét 2 năm
qua thì nhìn chung lợi nhuận khác sụt giảm và âm, giảm 1,65 lần, với tốc độ giảm hằng năm là
28.78%. Tuy nhiên vào năm 2007 lợi nhuận khác có sự gia tăng và giữ vững được con số dương
so với năm 2006, lợi nhuận khác tăng từ 38 ngàn đồng lên 50 ngàn đồng, tăng 31.5%. Nhưng
năm 2008 lại giảm rất nhiều và dẫn đến lỗ 63.03 ngàn đồng, tương ứng giảm tới 226%.


                                                                                               17
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


          1.4 Phân tích tài sản-nguồn vốn

          1.4.1Về tài sản

                                                                                          Đvt: 1,000 đồng
                                                                                                 Quan hệ cơ cấu
                      Năm        Năm         Năm          2007/2006          2008/2007
   TÀI SẢN
                      2006       2007        2008                                             2006     2007     2008
                                                       Giá trị     %      Giá trị     %
Tài sản    ngắn
                   1,072,700 1,434,347 1,830,674 361,647           33.7 396,327      27.63      96.2     99.2    99.5
hạn
Tài sản dài hạn       42,289     11,544        9,007   -30,745    -72.7    -2,467   -21.37       3.8      0.8     0.5
TỔNG TS            1,114,989 1,445,891 1,839,751 330,902          29.68 393,861      27.24      100      100      100
                  Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tài sản ngắn hạn tăng giá trị trong khi tài sản dài hạn lại
          giảm giá trị trong cả 2 năm 2007 và 2008. Cụ thể như sau:

                  Tài sản ngắn hạn sau 2 năm tăng 1,7 lần có giá trị tăng tuyệt đối trung bình mỗi năm là
          378,987 ngàn đồng, tốc đỗ tăng trung bình là 30.63% hằng năm. Điều đáng chú ý đây là năm sau
          giá trị cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng tương đối lại giảm dần. Năm 2007, tài sản ngắn
          hạn tăng 361,647 ngàn đồng tương đương 33.7% so với năm 2006. Đến năm 2006, các mức tăng
          tương ứng là 396,327 ngàn đồng và chỉ đạt tốc độ tăng là 27.63%. Ta thấy tốc độ ở đây có phần
          giảm nhẹ so với năm trước đó.

                  Ngược lại, tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm sau 2 năm. Giá trị giảm gần 4,7 lần,
          tương ứng với giá trị tuyệt đối bình quân hằng năm là 16,606 ngàn đồng, và tốc độ trung bình
          mỗi năm giảm 53,8%. Xét trong từng năm thì năm 2007 có mức giảm mạnh, tài sản dài hạn giảm
          30,745 ngàn đồng, từ 42,289 ngàn đồng xuống 11,544 ngàn đồng tương ứng 72.7% so với năm
          2006. Năm 2008 giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ có mức giảm nhẹ hơn năm trước, giảm 2,467 ngàn
          đồng tương ứng từ 11,544 ngàn đồng xuống 9,007 ngàn đồng, với tốc độ giảm 21.37% so với
          năm 2007.

                  Nhưng nhìn chung, tổng tài sản của Công ty vẫn tăng đều qua các năm với mức tăng
          tuyệt đối bình quân 2 năm là 362,382 ngàn đồng, giá trị tổng tài sản năm 2008 gấp 1.65 lần năm
          2006, tương đương tốc độ trung bình hằng năm tăng 28.5%.
                  Ta thấy năm 2007 , tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ giảm của tài sản dài
          hạn (33.7% < 72.7%) so với năm 2006 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 29.68% , trong khi đó năm


                                                                                                        18
Nhóm 8                                                               GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         2008 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn 27.63% > 21.37%
         so với năm 2007, giá trị tổng tài sản lại tiếp tục tăng với tốc đô gần xấp xỉ tốc độ tăng của tài sản
         ngắn hạn.Như vậy ta có thể khẩng định giá trị tông tài sản chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào giá
         trị tài sản ngắn hạn. Trong khi năm 2007 mặc dù giá trị tài sản dài hạn giảm khá mạnh nhưng do
         tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong năm 2006 (96.2%) nên với tỷ lệ tăng thấp cũng đủ
         bù đắp giá trị sụt giảm của tài sản dài hạn.
                 Nhìn vào biểu đố cho ta thay kết quả rõ ràng hơn, tỷ trọng của giá trị tài sản ngắn hạn
         trong tổng giá trị tài sản tăng qua các năm, từ 96.2% (2006), lên 99.2% (2007) và đạt 99.5%
         (2008). Còn tài sản dài hạn thì ngược lại, giảm dần tỷ trọng từ 3.8% (2006), xuống 0.8% (2007)
         và đến năm 2006 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ còn 0.5%.
                 Như vậy, tài sản ngắn hạn gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng tài sản. Công ty co
         xu hướng sử dụng nhiểu tài sản ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh và ngày càng cắt giảm tài
         sàn dai hạn.
                 Để tìm hiểu rõ hơn, tài sản ngắn hạn cũng như g tài sản dài hạn trong thời gian qua bị tác
         động bởi các yếu tố nào, chúng tối sẽ tiếp tục phân tích kỹ hơn những phần tiếp theo .

         1.4.1.1 Tài sản ngắn hạn
                                                                                            Đvt: 1,000 đồng


                                                          2007/2006            2008/2007           Quan hệ Cơ cấu
                   Năm         Năm          Năm
 CHỈ TIÊU          2006        2007         2008                                                 2006     2007       2008
                                                        Giá trị     %       Giá trị     %
TSNH             1,072,700 1,434,347 1,830,674          361,647     33.7    396,327 27.63%      100% 100% 100%
Tiền              178,197      290,063     499,927      111,866   62.78     209,863     72.35     16.6    20.22      27.31
ĐTTC     ngắn
                          0           0            0          0         0         0         0         0          0      0
hạn
Khoản phải thu    107,706      120,162     210,092       12,457   11.57      89,930     74.84    10.04     8.38      11.48
Hàng tồn kho      749,568      988,276 1,085,361        238,708   31.85      97,085      9.82    69.88     68.9       59.3
TSNH khác          37,229       35,845       35,294     (1,384)   (3.72)      (551)    (1.54)     3.47       2.5      1.93
                 Tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn ngoại trừ TSNH khác đều có tốc độ tăng trưởng
         qua các năm là dương. Trong đó, tiền và khoản phải thu có tốc độ tăng năm sau cao hơn năm
         trước, còn hàng tồn kho thì có tốc độ tăng giảm mạnh không đêu qua 2 năm. Cụ thể sự biến động
         từng khoản mục như sau:

                                                                                                           19
Nhóm 8                                                           GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


       Tiền có tốc độ tăng khá cao 2.8 lần trong cả 2 năm, bình quân hằng năm tăng 160,864
ngàn đồng ứng với tốc độ trung bình mỗi năm là 67,49%. Trong đó, năm 2007 tăng với tốc độ
62.78% so với năm 2006 tương dương với khoản tiền là 111,866 ngàn đồng. Sang năm 2008 tốc
độ tăng cao hơn đạt 72.35% so với năm 2007 ứng với khoản tiền là 209,863 ngàn đồng.

       Khoản phải thu tăng đáng kể trong 2 năm qua 1.95 lần, bình quân mỗi năm tăng 51,193
ngàn đồng ứng với tốc độ bình quân là 39,66%. Tuy nhiên trong năm 2007 khoản phải thu chỉ
tăng khoản 11.57% so với năm 2006 tương ứng với số tiền là 12,457 ngàn đồng nhưng con số
này lại tăng đột biến vào năm 2008 , tăng 74.84% từ 120,162 ngàn đồng năm 2007 lên đến
210,092 ngàn đồng năm 2008.

       Trong khi đó, hàng tồn kho mặc dù tăng khá trong giai đoạn 2006-2008, tăng 1,44 lần đạt
tốc độ bình quân 20.33% ứng với 167,696 ngàn đồng mỗi năm. Tuy nhiên tốc độ gia tăng có
biến động mạnh , năm 2007 tăng 31.85% so với năm 2006 nhưng tốc độ này đã giảm xuống còn
9.82% trong năm 2007.

       Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ dần và đều đặn qua các năm.

Xét cơ cấu trong tái sản ngắn hạn ta nhận thấy nhƣ sau:

       Hàng tồn kho chiếm giữ tỷ trọng cao nhất trong tất cả các khoản mục của tài sản ngắn
hạn, trung bình chiếm khoản 65% hằng năm trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2006 là năm mà
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất là 69.88% trong các năm nghiên cứu, và tốc độ tăng
trưởng luôn luôn dương trong 2 năm 2007 và 2008, đã giúp Hàng tồn kho duy trì giá trị lớn nhất
của mình trong tổng TS ngắn hạn. Tuy nhiên do tốc độ tăng có phần khiêm tốn so với các khoản
mục khác cho nên tỷ trọng đã có xu hướng giảm nhẹ, và xuống còn 59.3% (2008).

       Trong khi đó, với việc duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả 2 năm, tốc độ tăng năm
sau cao hơn năm trước nên tiền mặt đã tăng dần tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn, từ 16.6% năm
2006 lên 27.31% năm 2008.

       Xét khoản mục khoản phải thu, do tốc độ tăng trưởng năm 2007 là thấp nhất so với Tiền
và Hàng tồn kho nên tỷ trọng của nó đã giảm từ 10.04% vào năm 2006 xuống 8.38% vào năm
2007. Nhưng đến năm 2008, với tốc độ tăng mạnh 74.84% - mức cao nhất so với tốc độ tăng của
các khoản mục khác– nên tỷ trọng đã tăng lên đến 11.48% vào năm 2006



                                                                                             20
Nhóm 8                                                                    GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


                  Các tài sản ngắn hạn khác dù có giảm nhưng múc giảm không đáng kể, thêm vào đó yếu
           tố này chiếm tỷ trong khá nhỏ trong giá trị tài sản ngắn hạn cho nên ảnh hưởng của nó không
           nhiều đến sự thay đổi của giá trị tài sản ngắn hạn.

                  Như vậy, ảnh hưởng của giá trị tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho, sau
           đó là tiền và khoản phải thu. Ta thấy rõ trong năm 2008, mặc dù 2 khoản mục tiền và khoản phải
           thu tăng rất cao đều trên 70%, nhưng hàn tồn kho chỉ tăng 9.82% cho nên tổng giá trị tài sản
           ngắn hạn chỉ tăng 27.63% .Công ty không quan tâm đến việc đầu tư vào hoạt động vào tài chính
           ngắn hạn, cho nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng vào tổng giá trị tài sản ngắn hạn

                  Đặc biệt là trong tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn, có 2 khoản mục có sự biến động
           khá mạnh trong giai đoạn 2007 – 2008, đó là khoản phải thu và hàng tồn kho. Để hiểu rõ hơn,
           chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích 2 khoản mục này dưới đây:

           1.4.1.1.1 Các khoản phải thu
                                                                                                 Đvt: 1,000 đồng
                                                                     2007/2006           2008/2007         Quan hệ Cơ cấu
        TÀI SẢN                 Năm         Năm         Năm
                                                                     Chênh lệch         Chênh lệch
                                2006        2007        2008                                             2006   2007     2008
                                                                   Giá trị    %        Giá trị   %
                                                                   12,457
Khoản phải thu                107,706 120,162 210,092                        11.57     89,930 74.84       100     100     100

Phải thu khách hàng           100,411 146,272 235,850              45,861    45.67 89,578 61.24 93.23           98.95     99.2
Trả trước cho người bán                0           0           0         0        0         0        0      0        0      0
Phải thu theo tiến độ kế
                                       0           0           0         0        0         0        0      0        0      0
hoạch
Phải thu khác                    7,295      1,549       1,901      -5,746 -78.76          352 22.72      6.77    1.05     0.08
Dự phòng các khoản phải                                                 -                                                    -
                                       0   -27,659     -27,659                              0        0      0   -23.02
thu khó đòi                                                        27,659                                                13.17
                  Nhìn vào bản biểu ta thấy khoản phải thu bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi yếu tố phải thu
           khách hàng , khoản mục này còn bù trừ cho dự phòng các khoảng phải thu khó đòi. Phải thu
           khách hàng tăng đều cả trong tương đối, lẫn tuyệt đối, và tỷ trọng. Cụ thể tốc độ tăng trung bình
           hằng năm 53,35% , bình quân mỗi năm tăng 67,719 ngàn đồng dẫn tới sau 2 năm tài sản của
           khoản mục phải thu khách hàng tăng 2.35 lần. Có thể nói phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng



                                                                                                                21
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


      tuyệt trong khoản phải thu với tỷ trọng năm 2006 là 93,23% sang năm 2007 thì chiếm 112.06%
      vào năm 2008.

               Tuy nhiên, ta thấy tốc dộ tăng của phải thu khách hàng lẫn giá trị tuyệt đối của nó tăng
      cao hơn giá tri chung của khoản phải thu. Nguyên nhân do khoản phải thu phải chịu ảnh hưởng
      của việc giảm nhẹ của phải thu khác cộng với việc tăng trích lập dự phòng các khoản thu khó
      đòi. Khoản thu khác năm 2007 giảm khá mạnh so với năm trước, giảm 5,746 ngàn đồng, tương
      ứng với 78.76%. Trong khi đó công ty lại trích lập dự phòng khó đòi là 27,659 ngàn đồng so với
      con số 0 cho khoản này vào năm trước đó. Cho nên, dù phải thu khách hàng tăng 45,67% thì giá
      trị khoản phải thu chỉ tăng 11.57%. Xét trong năm 2008, thì cả 2 khoản mục phải thi khách hàng
      va phải thu khác đều tăng khá cao, so với năm 2007, cụ thể phải thu khách hàng là 61.24% còn
      phải thu khác là 22.72% ,bù trừ cho dự phòng các khoản thu khó đòi thì tổng khoản phải thu vẫn
      tăng rất cao 74.84%.

               Như vậy, qua phân tích ở trên thì chúng ta thấy rõ nguyên nhân làm cho khoản phải thu
      biến dộng khá mạnh về tốc độ gia tăng như vậy qua 2 năm. Đó là tác động cộng hưởng của cả 3
      yếu tố cấu thành nên tài sản khoản phải thu.

      1.4.1.1.2 Tình hình hàng tồn kho

                                                                                     Đvt: 1,000 đồng
                                                                            2007/2006           2008/2007
          TÀI SẢN                  Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008              Chênh lệch          Chênh lệch
                                                                         Giá trị     %       Giá trị         %
Hàng tồn kho                         749,568     988,276    1,085,361 238,708 31.85%         97,085         9.82%
Hàng tồn kho                         749,568    1,029,276   1,130,361 279,708      37.32% 101,085           9.82%
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho              0     -41,000     -45,000   -41,000               -4,000 -9,75%
               Nhìn chung, giá trị hàng tồn kho của Công ty là khá cao, chiếm trung bình đến gần 65 %
      tài sản ngắn hạn hằng năm. Sự thay đổi giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào 2 yếu tố là hàng tồn
      kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

               Năm 2007 tổng hàng tồn kho tăng cao do sự gia tăng mạnh trong yếu tố hàng tồn kho.
      Thế nhưng, tổng giá trị hàng tồn kho sỡ dĩ tăng thấp hơn yếu tố hàng tồn kho ( 31.85% so với
      37.72%) vào năm 2007 , là do công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi đó
      vào băm 2006 giá trị này bằng 0. Sang năm 2008, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm nhẹ

                                                                                                       22
Nhóm 8                                                                GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         (4,000 ngàn đồng), trong khi đó nó chiếm tỷ lệ hập trong hàng tồn kho cho nên no không ảnh
         hương đáng kể đến tốc độ tăng của tổng giá trị hàng tồn kho. Mà ta thấy ở đây tốc độ tăng hàng
         tồn kho bị giảm do chính bản thân của nỏ giảm phần thặng dư so với năm trước.

                  Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho tăng, trong khi doanh số bán hàng cũng tăng chứng tỏ công
         ty có thể chủ động nguồn hàng về số lượng và chất lượng, đảm bảo đáp úng các đơn đặt hàng
         nhanh chóng, đay có thể là dậu hiệu tốt. Tuy nhiên chưa chắc chắn, vậy muốn đánh giá cơ cấu
         hàng tồn kho như vậy là tốt hay xấu, ta phải kết hợp tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

         1.4.1.2 Tài sản dài hạn
                                                                                               Đvt: 1,000 đồng
                                                        2007/2006              2008/2007
                                                                                                     Quan hệ Cơ cấu
                                                       Chênh lệch              Chênh lệch
                           Năm      Năm      Năm
      TÀI SẢN              2006     2007     2008                                                  2006    2007      2008
                                                      Giá trị        %       Giá trị       %
TSDH                      42,289 11,544 9,077         -30,745       -72.7     (2,467) (21.37)       100     100       100
Tài sản cố định           32,641    7,282 4,816       -25,359       -77.7     (2,467) (33.87)      77.18 63.08 53.06
ĐTTC dài hạn                    0        0       0              0        0             0       0      0          0      0
Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang                     0        0       0              0                      0       0      0          0      0
Chi phí trả trước dài
hạn                        5,107         0       0     -5,107       -100               0       0   12.08         0      0
Tài sản dài hạn khác       4,541    4,261 4,261          -297       -6.16              0       0   10.74   36.9 46.94
                  Dựa vào bảng, ta nhận thấy sự sụt giảm giá trị tài sản dài hạn trong giai đoạn 2006 – 2008
         là do sự sụt giảm đồng loạt của tất cả các khoản mục. Cả 3 khoản mục cấu thành tài sản dài hạn
         đều giảm giá trị tuyệt đối và tương đối, trong đó:

                  Tài sản cố định qua 2 năm giảm 6,7 lần tương ứng trung bình giảm 13,913 ngàn đồng
         mỗi năm. Cụ thể năm 2007 giảm 25,359 ngàn đồng, tương đương với tốc độ giảm khá cao 77.7%
         so với năm 2006. Sang năm 2008 thì tài sản cố định tiếp tục giảm nhưng mức giảm thấp hơn hẳn
         giảm 2,467 ngàn đồng, tương đương 33.87% so với năm 2007




                                                                                                            23
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         Trong khi chi phí trả trước dài hạn cắt giảm hoàn toàn trong 2 năm 2007 và 2008. Đặc
biệt vào năm 2007 thì công ty đã thực hiện cắt giảm hẳn khoản mục chi phí trả trước cho khách
hàng vơi mức giảm 100% so với năm 2006, nghĩa là chi phí trả trước này bằng 0 năm 2007.

         Tài sản dài hạn khác giảm nhẹ 6.16% vào năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên nó tiếp
tục giữ ổn định qua năm sau.

Xét kết cấu cấu thành tài sản dài hạn ta có những nhận xét sau:

         Sự sụt giảm của tài sản dài hạn qua các năm chủ yếu do sự sụt giảm của giá trị tài sản cố
định tác động, cụ thể như sau:

         Năm 2006, tài sản dài hạn được cấu thành bởi 3 yêu tố tài sản cố định, chi phí trả trước
dài hạn, và tài sản dài hạn khác. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất 77.18% ( cao
nhất qua các năm), sau đó là chi phí trả trước dài hạn chiếm 12.08% và tài sản dài hạn khác
chiếm 10.74%.

         Nhưng sang năm 2007, thì trong kết cấu này chỉ còn lại 2 yếu tố, chi phí trả trước dài
hạn được loại bỏ hẳn. Nguyên nhân có chi phí trả trước dài hạn bị cắt bỏ làm tỷ trọng giảm hẳn
hoàn toàn trong kết cấu tài sản dài hạn,tài sản dài hạn khác lại giảm nhẹ 297 ngàn đồng. Trong
khi đó tài sản cố định giảm mạnh cả về giả trị lẫn tốc độ, lại chiếm tỷ trọng khá cao cho nên dẫn
tới tổng giá trị tài sản dài hạn giảm gần như tương đương với tốc độ của tài sản cố định. Diều này
cũng dẫn tới tỷ trọng của tài sản cố định năm 2007 giảm sụt chỉ còn 63.08%

         Sang năm 2008, tài sản dài hạn chỉ còn 2 yếu tố tạo thành, nhưng trong đó chỉ có tài sản
cố định là có sự thay đổi, tiếp tục sụt giảm khá cao 33.87% so với năm 2007. Tuy nhiên tài sản
dài hạn khác lại không thay đổi so với giá trị năm trước đó cho nên tỷ trọng của 2 yếu tố này tiến
đến xấp xỉ nhau, tài sản cố định chiếm 53.06%, tài sản dài hạn khác chiếm 46.94%.

         Như vậy, ta có thể khẳng định tài sản dài hạn sụt giảm chủ yếu do tác động của sự sụt
giảm khá mạnh từ tài sản cố định. Các loại tài sản cấu thành khác do chiếm tỷ trọng nhỏ cho
nên ảnh hưởng không rõ nét tới giá trị của tài sản dài hạn. Từ đây, ta khẳng định rằng công ty co
xu hướng cắt giảm đầu tư vào tài snr dài hạn mà chủ yếu là không đầu tư trang bị máy móc mới,
đặc biệt là thực hiện chính sách khấu hao tài sản cố định nhanh, nhằm thu hồi vốn bỏ ra ban dàu
nhanh.



                                                                                               24
Nhóm 8                                                                   GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         1.4.2 Về nguồn vốn

                   2006                  2007                      2008               Chênh lệch         Chênh lệch


Chỉ tiêu                   Tỷ                    Tỷ
                                                                     Tỷ trọng
             Giá trị      trọng    Giá trị      trọng    Giá trị                   2007/2006    %      2008/1009    %
                                                                          (%)
                          (%)                   (%)

Nợ phải
            397,903     35.69     658,666       45.55   1,009,832         54.89     260,763    65.53    351,166    53.31
   trả

Vốn chủ                 64.31
            717,086                787,224      54.45    829,919          45.11      70,138    9,78     42,697     5.42
 sở hữu

 Tổng
 nguồn 1,114,989          100     1,445,891     100     1,839,751         100       330,901    29.68    393,860    27,24
  vốn

                Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy giá trị nợ phải trả và vốn chỉ sở hữu tăng qua các năm
         dẫn đến tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần. Qua 2 năm tổng nguồn vốn tăng 1.65 lần, trung
         bình mỗi năm tăng 362,380 ngàn đồng tốc độ bình quân là 28.45%. Ta thấy ở đây tổng nguồn
         vốn có xu hướng tăng đều qua các năm. Thật vậy, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 330,901 ngàn
         đồng tăng 29.68% so với năm 2006, trong khi đồ năm 2008 tổng nguồn vốn tăng hiều hơn thời
         kỳ trước là 393,860 ngàn đồng, nhưng tốc độ có phần giảm sút đôi chút 27.24%. Tuy nhiên, giá
         trị tặng dư lẫn, tốc độ tăng của 2 yếu tố kết cấu tổng nguồn vốn không đều nhau. Cụ thể:

                Nợ phải trả có xu hướng tăng khá nhanh, qua 2 năm đã tăng 2.53 lần, bình quân mỗi năm
         tăng 59.3% ứng với trung bình tăng 305,964 ngàn đồng hằng năm. Trong đó, năm 2007 nợ phải
         trả tăng 260,763 ngàn đồng ứng với tốc độ tăng 65.53%. Sang năm 2008, nợ phải tăng nhiều hơn
         thời kỳ trước, tăng 351,166 ngàn đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng co xu hướng giảm nhẹ qua năm
         2008 chỉ tăng 53.31% so với năm 2007.

                Vốn chủ sở hữu qua 2 năm tăng khá nhẹ 1.16 lần, bình quân mỗi năm tăng 56,417 ngàn
         đồng, ứng với tốc độ 7.5% hằng năm. Tuy nhiên tốc độ cũng có xu hướng giảm vào năm 2008
         so vời 2007.


                                                                                                             25
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


         Xét cơ cấu tỷ trọng qua các năm ta thấy có sự thay đổi và hoán vị trí cho nhau vào năm
2008. Nhìn vào bảng biểu, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần. Cụ
thể:

         Trong năm 2006, vốn chủ sở hửu chiếm tỷ trọng 64% vượt trội so với nợ phải trả chiếm
36%. Tuy nhiên, năm 2007 đã có sự thay đổi, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 29.68% so với năm
2006 và đạt 1,445,891 ngàn đồng. Dễ dàng nhận thấy nguồn vốn tăng thêm này chủ yếu là do
tăng phần nợ phải trả. Nếu như cuối năm 2006, nợ phải trả chỉ chiếm 35.69% tổng nguồn vốn
tương đương với 397,903 ngàn đồng triệu đồng thì đến cuối năm 2007 đã tăng lên 45.55% đạt
658,666 ngàn đồng, tăng 65.53%. Chính do tốc độ tăng của nợ phải trả tăng cao, trong khi đó
vốn chủ sở hữu tăng khá khiêm tốn cho nên tỷ trọng đóng góp của 2 yêu tố này gần tương đương
nhau vào năm 2007 ( 45.55% của nợ phải trả so vơi 54.55%) của vốn chủ sở hửu.

         Sang năm 2008, nợ phải trả chính thức soán ngôi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nguồn vốn với tỷ trọng lên tới 55 với mức tăng 53.31% trong khi đó vốn chủ sở hửu chỉ tăng
5.42%

         Như vậy, ta có thể kêt luận, sự gia tăng của tỏng nguồn vốn chủ yếu do sự gia tăng nhanh
của nợ phải trả, và nợ phải trả co xu hướng tăng nhanh trong cơ câu tỷ trọng trong nguồn vốn.
Hay nói cách khác, công ty có xu hướng sử dụng ngày cáng tăng các nguồn vốn tín dụng cho
hoạt động kinh doanh của mình, tạo đòn bẩy mạnh mẽ trong kinh doanh. Tuy nhiên sứ dụng quá
nhiều nợ phải trả gây rủi ro cao, cho nên cơ cấu nguồn vốn của công ty thực cụ đã hợp lý chưa ,
thì chung tôi sẽ phân tích ở phần hiệu quả trong kinh doanh.

1.4.2.1 Kết cấu nợ
                                                                                 Đvt: 1,000 đồng
Chỉ           2006              2007             2008             Chênh lệch         Chênh lệch
tiêu                                                              2007/2006          2008/2007
                     Tỷ                Tỷ    Giá trị      Tỷ    Tuyệt    Tƣơng     Tuyệt    Tƣơng
         Giá trị           Giá trị
                   trọng             trọng              trọng    đối      đối       đối      đối
                                                          100              65.53              53.31
Nợ   397,903         100 658,666       100 1,009,832        -
                                                              260,763          -
                                                                                 351,166          -
ngắn       0                   (0)                                 (0)                 0
                       -                 -        (0)
hạn
Nợ dài
hạn

Tổng 397,903         100 658,666       100 1,009,832     100 330,901       29.68 393,860      27.24


                                                                                              26
Nhóm 8                                                                    GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


              Ta thấy, trong nợ phải trả, công ty hoàn toàn chỉ chỉ sử dụng nợ ngăn hạn. Nợ phải
       trả của công ty hoàn toàn là khoản nợ ngắn hạn. Sự thay đổi của nợ phải trả hằng năm phụ thuộc
       tuyệt đối vào nợ ngăn hạn. Nợ ngắn hạn phải trả chính là các khoản mà công ty đi chiếm dụng
       ngắn hạn vốn các đơn vị kinh doanh khác.

              Xét trong nợ ngắn hạn của công ty chịu ảnh hưởng của các khoản mục nào, chúng tôi sẽ
       phân tích sâu hơn ở bên dưới

                                                                                               Đvt: 1,000 đồng
                                                                                       Chênh lệch          Chênh lệch
                          2006                 2007                 2008               2007/2006           2008/2007
                               Tỷ                   Tỷ                       Tỷ
                             trọng                trọng                    trọng      Tuyệt     Tƣơng    Tuyệt     Tƣơng
   Chỉ tiêu        Giá trị    (%)       Giá trị    (%)        Giá trị       (%)        đối       đối      đối       đối
Phải trả ngƣời
     bán           391,063   98.28      631,527   95.88      960,882       95.15     240,464    61.49    329,355   52.15



  Ngƣời mua
 trả tiền trƣớc      0            -      4,130        0.63    9,157        0.91       4,130       _       5,027    121.7
 Thuế và các
khoản phải nộp
     NN              64          0.02   10,538        1.60    15,124       1.50       10,474    16322     4,586    43.51
 Phải trả NLĐ       3,056        0.77    486          0.07    10,208       1.01       -2,570    -84.11    9,722    2000.4
Chi phí phải trả    267          0.07     0            -        0            -         -267      -100     254        -
Các khoản phải
 trả, phải nộp
   ngắn hạn         3,454        0.87   11,986        1.82    14,462       1.43       8,532     247.03    2,477    20.66
     Tổng          397,903       100    658,666       100    1,009,832     54.89     330,901    65.53    393,860   53.31
              Phải trả ngƣời bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngăn hạn của công ty, và
       có xu hướng giảm nhẹ tỷ trọng qua 2 năm. Đặc biệt trong năm 2006 phải trả người bán chiếm tỷ
       trọng gần như tuyệt đối 98.28% thì đến cuối năm 2008 thì tỷ trọng giảm nhẹ nhưng không đáng
       kể chiếm 95.15% mặc dù phải trả người bán tăng 329,354 ngàn đồng và tăng 52.15% so với
       khoản phải trả người bán trong năm 2007. Nguyên nhân thay đổi tỷ trọng còn có sự đóng góp
       của các yếu tố khác, đặc biệt là khoản mục thuế và các khoản phải nộp cho nhà nhươc tăng quá
       cao trong năm 2007, nên nâng mức tỷ trọng khoản mục này lên làm giảm tỷ trọng của phải trả

                                                                                                            27
Nhóm 8                                                          GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


người bán. Ta thấy là khoản ảnh hưởng lớn nhất đến sự gia tăng của nợ phải trả, hay nói cách
khác nợ phải trả phụ thuộc chủ yếu vào khoản mục này. Tốc độ tăng của phải trả người bán gần
như tương dồng với tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh
là do trong năm công ty hoạt động tốt, có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa,
thành phẩm của công ty bán ra với số lượng lớn và công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp.
Điều này một phần chứng tỏ uy tín của công ty đối với người cung cấp.

       Ngƣời mua trả tiền trƣớc có sự biến động lớn trong 2 năm và tăng lên đáng kể. Cụ thể
là: vào cuối năm 2006, khoản này bằng 0, nhưng sang năm 2007 đã tăng lên 4,130 ngàn đồng và
tới cuối năm 2008 con số này đã đạt tới 9,157 ngàn đồng tức tăng thêm 121.7% so với năm 2007.
Điều này thể hiện công ty hoạt động có uy tín, cung như mặt hàng của công ty có chất lượng cao
được người mua tin dùng hay là mặt hàng quý hiếm trên thị trường cho nên có các khoản trả
trước của người mua ngày càng tăng trong cơ cấu tỷ trọng từ 0% năm 2006 lên 0.91% vào năm
2008, tuy nhiên vẫn chưa đóng góp đáng kể vào thay đổi của tổng nợ phải trả.

       Khoản phải trả ngƣời lao động tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại có hướng gia
tăng vào năm 2008. Tuy nhiên, sự gia tăng này không ổn định vì năm 2007, khoản phải trả cho
người lao động giảm mạnh -84.11% so với năm 2006. Khiến cho tỷ trọng giảm sút mạnh mẽ
xuống còn 0.07% ( năm 2006 là 0.77%). Nhưng sang nam8 2008, ta lại chứng kiến sự thay đổi
bất thường và đột ngột của khoản phải trả cho người lao động. Khoản náy tăng đột biến với tốc
độ 2000% so với năm trước, dẫn đến tỷ trọng theo đà tăng theo chiếm tỷ trọng 1.01%- cao nhất
qua các năm của khoản mục này. Do sự thay đỏi chiếm dụng khoản nợ này khá lớn, cho nên
công ty cần phải chú ý điều chỉnh cho hợp lý nhằm tránh gây ra hiện tượng công nhân biểu tình
bãi công.

       Thuế và các khoản phải nộp NN biến động lớn, tăng nhanh sau 2 năm. Nếu như năm
2006 khoản muc này chỉ có 64 ngàn đồng, thì cuối năm 2008 thì lên đến 15,124 ngàn đồng, gấp
236 lần. Đặc biệt vào năm 2007, thuế tăng rất cao với tốc độ lên đến 16322%, năm 2008 thì tốc
độ giảm nhanh chỉ còn 43.53%. Bởi do tăng cao như vậy mà sau 2 năm khoản mục này nâng cao
tỷ trọng, chiếm vị trí thứ 2 trong tổng nợ phải trả, trong khi năm 2006 nó chỉ chiếm 0.02% thì
năm 2008 đã lên 1.5%. Vì vậy cho nên nó góp phần kéo nhẹ tỷ trọng của khoản phải trả người
bán xuồng.



                                                                                           28
Nhóm 8                                                                   GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


                    Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng nợ phải
            trả vào năm 2006 khoảng 0.87% , tăng khá cao qua 2 năm, đặc biệt là vào năm 2007 các khoản
            phải trả ngắn hạn khác tăng dột biến lên 8,532 ngàn đồng đồng, tương ứng với mức tăng
            247.03%.

                    Do tăng liên tục như vậy cho nên tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng theo cuối năm
            2008 chiếm 1,43%

                    Nhìn chung, ngoại trừ sự sụt giảm không đáng kể của chi phí phải trả thì hầu hết các
            khoản trong tổng nợ phải trả của công ty đều tăng làm cho tổng nợ phải trả tăng cao trên 50%.

            1.4.2.2 Kết cấu vốn chủ sở hữu
                                                                                                 Đvt: 1,000 đồng
                                                                                           Chênh lệch        Chênh lệch
                              2006                 2007                 2008
                                                                                           2007/2006         2008/2007
    Chỉ tiêu                           Tỷ                   Tỷ                   Tỷ
                                                                                         Tuyệt   Tương     Tuyệt      Tương
                        Giá trị      trọng   Giá trị      trọng   Giá trị      trọng
                                                                                          đối    đối (%)    đối       đối (%)
                                      (%)                  (%)                  (%)
Vốn CSH                 659,899   92.03      659,899   83.83      659,899   79.51          0        -        0           -
Quỹ đầu    tư    phát
                          0            -       0            -       0            -         0        -        0           -
triển
Quỹ dự phòng      tài
                          0            -       0            -       0            -         0        -        0           -
chính
Quỹ khen thưởng           0            -       0            -       0            -         0        -        0           -


Lợi nhuận        chưa
                        57,187       7.97    127,325   16.17      170,019   20.49       70,138   122.65    42,694     33.53
phân phối


          Tổng          717,086      100     787,224      100     829,919      100      70,138    9.78     42,695      5.42

                    Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhẹ qua các
            năm, chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên. Điều này thể hiện công ty đang làm ăn
            thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh tốt.

                    Vốn đầu tư của chủ sở hữu được giữ ổn định trong 3 năm với giá trị 659.899 ngàn đồng,
            tuy nhiên tỷ trọng của nó lại có xu hướng giảm do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên, cụ thể,
            năm 2006 vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 92.03% nhưng sụt giảm đều xuống còn 83.83% năm

                                                                                                                 29
Nhóm 8                                                             GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


          2007 và chỉ còn 79.51% vào năm 2008. Mặc dù sụt giảm như vậy những vốn đầu tư vẫn nắm vai
          trò quan trọng trong tổng cơ cấu vổn chủ sở hữu do tỷ trọng lớn của nó

                 Lợi nhuận chưa phân phối liên tục tăng trong 3 năm, từ mức 57.187 ngàn đồng năm
          2006, lợi nhuận đã vọt lên 127.325 ngàn đồng năm 2007 rồi 170.019 ngàn đồng năm 2008. Với
          mức tăng ấn tượng như vậy (122.65% năm 2007 và 33.53% năm 2008), lợi nhuận chưa phân
          phối ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhìn chung thì
          con số 20.49% mà lợi nhuận chưa phân phối đạt được vào năm 2008 vẫn chưa thực sự cao và nó
          đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

                 Công ty không hề trích lập các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen
          thưởng phúc lợi. Điều này có thể dẫn đến 1 số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phát triển lâu dài. Sự
          hiện diện của các quỹ đó là điều cần thiết và công ty cần phải chú trọng hơn về vấn đề này.

          CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
          2.1 Tỷ suất lợi nhuận
          2.1.1 Hệ số lãi gộp

                                                                                             Đvt: 1,000 đồng
        Năm                 2006          2007         2008              2007/2006                   2008/2007
Doanh thu thuần về
BH&CCDV                3,080,007.04     5,197,814    6,869,332    2,117,806.96     68.76%      1,671,518        32.16%

Giá vốn hàng bán       2,782,492.77     4,708,868    6,209,890    1,926,375.23     69.23%      1,501,022        31.88%
Lãi gộp về
BH&CCDV                297,514.27       488,946      659,442      191,431.73       64.34%        170,496        34.87%
Hệ số lãi gộp                   9.66%       9.41%         9.6%        -0.00253      -2.62%         0.00193       2.05%
                 Hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện
          khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác như là chi phí bán hàng, chi phí quản lý... để đạt
          được lợi nhuận.

                 Năm 2006 hệ số này là 9.66%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 9.66
          đồng dùng để trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi. Đến năm 2007, hệ số lãi gộp là 9.41%,
          điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã giảm
          đi 0.253 đồng tương ứng với mức giảm nhẹ 2.62% nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn
          hàng bán tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần.

                                                                                                           30
Nhóm 8                                                            GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


        Sang đến năm 2008, tình hình chuyển biến tích cực hơn khi hệ số lãi gộp đã tăng trở lại
đạt 9.66% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã
tăng lên 0.193 đồng tương ứng với mức tăng 2.05%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn
hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đang có những biện pháp
tốt làm giảm tốc độ tăng của giá thành làm lãi gộp tăng với tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tăng của
doanh thu

2.1.2                                    (ROS)

                                                                                     Đvt: 1,000 đồng

                                                                                  Tốc độ           Tốc độ
   Chỉ tiêu             2006             2007              2008                 tăng(giảm)       tăng(giảm)
                                                                                 2007/2006        2008/2007

                       105,180.68       194,636.38        198,187.65                 85.050%           1.825%

                        75,730.09       140,138.20        142,695.11                 85.050%           1.825%
                     3,083,579.11     5,199,494.85       6,871,835.16
thu(DT)                                                                              68.619%           32.164%
Tổng LN trƣớc
thuế/DT                   3.411%            3.743%            2.884%                 9.744%         -22.956%
Tổng LN sau
thuế/DT                   2.456%            2.695%            2.077%                 9.744%         -22.956%
                                                                            :


                                                                                :
   -
                                                                        .
   -
                                                 3.742                                       .
   -
                                                                                 .

                                        &cung c



                                                                                                  31
Nhóm 8                                                              GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân




                                                .
           2.1.2.1 Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
                                                                                           Đvt: 1,000 đồng
      Chỉ tiêu              2006          2007           2008            2007/2006                 2008/2007

Lợi nhuận BH&CCDV        101,781.22    227,678        318,584     125,896.78      123.69% 90,906            39.93%

Doanh thu BH&CCDV        3,080,007     5,197,814      6,869,332   2,117,806.96     68.76% 1,671,518         32.16%
Lợi nhuận
BH&CCDV/Doanh thu
BH&CCDV                       3.30%         4.38%         4.64% 0.0108             32.55% 0.0026             5.88%
                  Tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV trên doanh thu BH&CCDV:

                  Tỷ suất lợi nhuận này vào năm 2006 đạt 3,3 %, nghĩa là cứ trong 100 đồng doanh thu
           BH&CCDV mà công ty kiếm được thì lợi nhuận BH&CCDV sẽ là 3,3 đồng .

                  Đến năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận này đã tăng lên và đạt mức 4.38%, đồng nghĩa với
           100 đồng doanh thu mang về thì công ty kiếm được 4.38 đồng lợi nhuận, như vậy trong năm
           2007 thì lợi nhuận đã tăng thêm 1.08 đồng so với năm 2006 (32.55%). Nguyên nhân tỷ suất lợi
           nhuận này tăng lên là do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.

                  Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận này đã tiếp tục tăng vào năm 2010 đạt 4,64%, lúc này thì lợi
           nhuận mà công ty kiếm được trong 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 0.26 đồng (tương ứng
           5.88%) so với năm 2009. Như vậy tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV trên doanh thu BH&CCDV
           đang có xu hướng tăng dần khi xét trong giai đọan từ năm 2008 đến 2010, cho thấy hoạt động
           BH&CCDV của công ty đang khá tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận này lại
           đang có xu hướng tăng chậm lại. Doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân và có những biện
           pháp khắc phục vấn đền trên

           2.1.2.2 Hoạt động tài chính
                                                                                           Đvt: 1,000 đồng
       Chỉ tiêu                          2008                         2009                           2010
Lợi nhuận tài chính                                 3,361.44              -33,091.62                        -120,333.32

                                                                                                            32
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai
Kinh te thuong mai

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentatulavt01
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelHướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelKiến Trúc KISATO
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepbimatlathutinh
 
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]chulua
 
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinhHiển Quang
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhhuongmuathu0105
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...nataliej4
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 

Mais procurados (20)

Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Cổ tức
Cổ tứcCổ tức
Cổ tức
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for student
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
 
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelHướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
 
Quan tri tai chinh ch 1
Quan tri tai chinh  ch 1Quan tri tai chinh  ch 1
Quan tri tai chinh ch 1
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiep
 
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]530  _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
530 _11.5_phan_tich_bao_cao_tai_chinh[1]
 
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 

Semelhante a Kinh te thuong mai

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động             Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động Viet Len Xanh
 
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Nguyễn Công Huy
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdf
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdfChapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdf
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdfchy24062k4
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdf
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdfC1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdf
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdfcatran31211020048
 

Semelhante a Kinh te thuong mai (20)

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhPhương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động             Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động
Báo cáo dự toán ngân sách hoạt động
 
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM  TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
Đề tài tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DƯỢC ...
 
Luanvan
LuanvanLuanvan
Luanvan
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdf
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdfChapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdf
Chapter 3 Phân tích báo cáo tài chính và các mô hình tài chính.pdf
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdf
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdfC1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdf
C1_Gioi thieu ve phan tich tai chinh (1).pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây DựngCơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
 

Kinh te thuong mai

  • 1. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân CHƢƠNG 1: NHẬN XÉT CHUNG 1.1 Điểm mạnh Nhìn chung, bài làm của nhóm tác giả đã đánh giá khá đầy đủ những chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gỗ Đông Dương cũng như đưa ra được những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bài làm có thể hiện bảng biểu số liệu đầy đủ, có vẽ biểu đồ mặc dù chưa nhiều nhưng cũng giúp người đọc có cái nhìn trực quan về tình hình công ty. Bố cục bài làm rõ ràng chia theo các phần khá đầy đủ. Bao gồm việc phân tích các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuân, kết cấu tài sản vốn, đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục các điểm còn tồn tại của công ty Phần nhận xét khá đầy đủ ý, nhận xét đầy đủ tình hình biến động qua các năm của các chỉ tiêu theo các con số tương đối, tuyệt đối Có số liệu so sánh với những công ty trong ngành khác, làm cho bài làm đầy đủ ý và dễ dàng so sánh cũng như đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp 1.2 Hạn chế Bài làm còn thiếu phần giới thiệu về công ty gỗ Đông Dương, lịch sử hình thành, những thành tựu đạt được, kết quả kinh doanh hiện tại ... giúp cho người đọc có cái nhìn sơ lược về công ty mà nhóm chuẩn bị phân tích. Nên phân lại bố cục đưa phần giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty thành một phần riêng. Trong đó phân tích những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến từng khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận => Từ đó dễ dàng đưa ra giải pháp cho những khoản mục đó. Không ghi rõ đơn vị tính khi đưa ra các bảng biểu số liệu. Điều này khiến người đọc không hình dung được giá trị các con số mà bài tiểu luận đưa ra, gây khó khăn trong việc so sánh các giá trị đó với các doanh nghiệp khác hay với mức trung bình chung của ngành Bài làm còn khá ít biểu đồ minh hoạ. Một số phần chỉ toàn sử dụng bảng số liệu, các số liệu lại không được nhấn manh (tô đâm…) gây khó khăn cho người đọc trong việc hình dung các khoản mục. Nhóm đã không sử dụng được công cụ vốn được xem là rất hiệu quả này cho bài tiểu luận của mình, biểu đồ mặc dù có nhưng không đủ cho cả bố cục của bài Một vài phần tính toán còn sai, các lỗi sai rải đều trong suốt bài tiểu luân, điều này rất nguy hiểm vì tính toán sai dẫn đến nhận xét sai, từ đó đưa ra kết luận sai về tình hình 1
  • 2. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gỗ Đông Dương. 1 bài tiểu luận phân tích kinh doanh thành công phải xuất phát từ cái gốc là số liệu xử lý chính xác. Phần trình bày (canh lề, chỉnh dòng, format font chữ) bài làm không được đồng nhất giữa các phần. CHƢƠNG 2: NHẬN XÉT RIÊNG 2.1 Kết quả kinh doanh 2.1.1 Doanh thu Phải nhận xét về tổng doanh thu trước. Chưa đưa ra cái nhìn tổng quát về doanh thu. Cách tính giá trị tương đối không tương đồng với cách nhận xét. Ví dụ : Trong các tính con số tương đối của khoản mục doanh thu BH&CCDV năm 2007/2006 là 169.16%, khi nhận xét thì lại đưa ra con số 69.16% => Phải đồng nhất cách tính Nhận xét của nhóm tác giả về “Tỷ trọng của doanh thu BH & CCDV có xu hướng tăng lên” là sai khi mặc dù năm 2007 tỷ trọng của nó tăng lên so với 2006 nhưng đến năm 2008, tỷ trọng của khoản mục doanh thu này lại không có nhiều biến động nếu không nói là giảm khá nhẹ so với năm 2007 Chưa nhận xét tình hình biến động về tỷ trọng qua từng năm doanh thu khác, chỉ đưa ra những con số về tỷ trọng của năm 2006 Chưa đưa ra được kết luận về xu hướng biến động của những khoản mục doanh thu trong tương lai 2.1.2 Chi phí Phần tính toán của tổng chi phí là sai vì không được tính phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào trong tổng chi phí kinh doanh. Điều này kéo theo xử lý số liệu của phần hiệu quả kinh doanh của nhóm tác giả cũng sai. Cách tính tóan số liệu với cách nhận xét số liệu chưa thống nhất Vd: Giá vốn hàng bán: năm 2007 có mức tăng tương đối là 69.23% so với năm 2006, trong khi đó số liệu lại tính là 169.23% Chưa nhận xét chung về tổng chi phí biến động qua các năm mà đi vào phân tích các khoản mục chi phí thành phần nên chưa thấy được các chi phí thành phần thay đổi khiến tổng chi phí thay đổi như thế nào. Trong phần nhận xét giá vốn hàng bán “Năm 2008: tăng lên đến 6,209,890 ngàn đồng, tương ứng mức tăng 31.88% so với năm 2007”, nhóm chưa đưa ra mức tăng tuyệt đối 2
  • 3. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Trong phần nhận xét chi phí bán hàng “Năm 2007: tăng từ 41,143.62 ngàn đồng lên 60,451 ngàn đồng, tăng 46.93%; Năm 2008: tăng lên 121,108 ngàn đồng, tăng đến 100.51%” nhóm thiếu đưa ra là tăng so với năm nào và chưa đưa ra mức tăng tuyệt đối. Phần nhận xét chi phí tài chính: “Năm 2007: có sự gia tăng rất nhanh từ 170.06 ngàn đồng lên 34,722.46 ngàn đồng, tăng gấp 200 lần chi phí tài chính năm 2006” => chưa đưa ra mức tăng tương đối khi so sánh 2007 với 2006. Ngòai ra khi nhận xét chi phí tài chính năm 2008 thì ghi sai số liệu năm 2007 chi phí tài chính là 34,722.46 chứ không phải 43,722.46 Phần tính toán cơ cấu các khoản mục chi phí là sai (do nhóm đã tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào tổng chi phí kinh doanh) đồng thời nhóm cũng chưa nhận xét sự biến động tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán cũng như chi phí khác. 2.1.3 Lợi nhuận Chưa phân tích cụ thể tình hình biến động lợi nhuận sau thuế qua các năm, tăng giảm như thế nào trước khi tiến hành phân tích các khoản mục khác, dẫn đến việc chưa rút ra được các kết luận tổng quan về lợi nhuận của công ty. Từ đó chưa thấy được công ty làm ăn có hiệu quả hay không, việc sản xuất kinh doanh có đem lại lợi nhuận hay không Cách tính không đồng nhất với cách nhận xét “ Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng từ 101,781.22 ngàn đồng lên 227,678 ngàn đồng, tăng 123.69%” trong khi đó số liệu tính trên bảng là 223.69% Lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác : khi nhận xét chưa đưa ra các con số tương đối để dễ hình dung lượng tăng giảm có mạnh hay không Chưa đưa ra số liệu về tỷ trọng lợi nhuận tài chính năm 2006 là bao nhiêu, dẫn đến chưa cho thấy được vai trò của hoạt động tài chính đối với công ty Chưa đưa ra kết luận về xu hướng chung của biến động tỷ trọng các khoản mục lợi nhuận 2.1.4 Kết cấu vốn và nguồn vốn Biến động TS  Bảng phân tích TSNH: Chưa thấy đưa ra số liệu tuyệt đối khi nhận xét mức biến động tiền, khỏan phải thu, hàng tồn kho. Tất cả toàn là các chỉ số % nên chưa thấy được độ lớn của các khoản đó. Nhận xét mức biến động của TSNH mà không đưa ra số liệu 3
  • 4. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân  Bảng Tình hình khỏan phải thu và bảng hàng tồn kho : nhận xét chưa đầy đủ và còn rất sơ sài  Bảng Tài sản dài hạn: chưa có rút ra kết luận cho công ty rằng công ty đang có xu hướng cắt giảm đầu tư tài sản dài hạn Biến động nguồn vốn  Bảng 2 Nguồn vốn của công ty: Chưa nhận xét biến động của vốn chủ sở hữu  Bảng Nợ phải trả: nợ ngắn hạn còn thiếu số liệu tương đối, nợ dài hạn: số liệu “nợ dài hạn không đáng kể chỉ có 0.11 triệu đồng (năm 2006)” không thấy trên bảng số liệu  Bảng các khỏan đi chiếm dụng: bảng số liệu tính sai phần tỷ trọng và nhóm tác giả cũng không nhận xét phần tỷ trọng của các khỏan mục Khoản mục phải trả người lao động: nhận xét chưa đầy đủ Nên tách riêng 2 phần này nhận xét “Thuế và các khoản phải nộp NN” và” các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” và 2 mục này cũng nhận xét thiếu  Bảng Vốn chủ sở hữu: tính tóan số liệu sai ở phần tỷ trọng và phần tính tổng 2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh 2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận Đối với các tỷ suất lợi nhuận, nên tính theo lợi nhuận trước thuế mặc dù trong bài tác giả có tính đúng tỷ suất lợi nhuận trước thuế /tổng doanh thu nhưng lại không có nhận xét tỷ suất này, đồng thời phải xét từng hoạt động riêng của doanh nghiệp như hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác để có cách đánh giá hiệu quả khách quan hơn trong từng hoạt động Nên tính tỷ suất lợi nhuận khác/doanh thu khác, tỷ suất lợi nhuận tài chính/doanh thu tài chính, tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV/doanh thu BH&CCDV, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng doanh thu Tương tự đối với chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh. Trong phần tính toán này, tổng chi phí kinh doanh đã xác định sai tổng chi phí kinh doanh lúc này ta không tính chi phí thuế vào nên phần tính toán này sai hết. Nên tính tỷ suất lợi nhuận khác/chi phí khác, tỷ suất lợi nhuận tài chính/chi phí tài chính, tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV/chi phí BH&CCDV để thấy hiệu quả cụ thể ở từng khỏan mục Đối với các chỉ số ROE, ROA phải xét bình quân vốn chủ sở hữu và tài sản khi tính toán. Mặc khác, phải lấy con số lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế để có cách đánh giá sâu hơn. 2.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn 4
  • 5. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Bảng số liệu tỷ suất tổng doanh thu / tổng vốn KD: tính sai vì sai số liệu tổng DT và vốn KD phải lấy bình quân Bảng mức sinh lời của Vốn LĐ: nên tính tóan mức tăng giảm tuyệt đối qua các năm, chưa có nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn lưu động, chưa xét đến tình hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này Tính toán về tổng doanh thu của nhóm tác giả là sai khi nhóm đưa ra số liệu của doanh thu thuần 2.2.3 Hiệu suất chi phí Tất cả phần tính toán của hiệu quả sử dụng chi phí là sai do nhóm tác giả chỉ lấy số liệu của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế và tính luôn cả chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào trong tổng chi phí kinh doanh. Thiếu so sánh mức tăng giảm Tsp1, Tsp2 về tuyệt đối và tương đối qua cá năm Phần nhận xét về hiệu suất chi phí còn khá sơ sài, chưa thấy rõ được khoản mục chi phí nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả về mặt doanh thu lẫn lợi nhuận qua 3 năm, khoản mục chi phí nào doanh nghiệp kiểm soát khá tốt, khoản mục chi phí nào doanh nghiệp không thể kiểm soát được Do đó nên tính tóan các tỷ suất chi phí ở từng khỏan mục Họat động BH&CCDV, họat động tài chính, Họat động khác 2.2.4 Phần vòng quay Các bảng vòng quay : nên tính mức tăng giảm tuyệt đối qua các năm Bảng vòng quay hàng tồn kho: số liệu hàng tồn kho bq sai Chưa thấy tính các chỉ số vòng quay tài sản, vòng quay TSDH, vòng quay TSCĐ 2.2.5 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ Phần tỷ suất tài trợ: tính tóan sai do phải tính bq nguồn vốn CSH và tổng nguốn vốn, nhận xét sơ xài, chưa đủ Tỷ suất thanh tóan ngắn hạn, tỷ suất thanh tóan ngay: khi nhận xét chưa đưa số liệu vào, nhận xét sơ xài. Bảng 2 (tỷ suất thanh toán ngay) đưa ra bảng số liệu mà không thấy nhận xét Phải tính theo bình quân các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tổng nguồn vốn. Chưa nhận xét tình hình tăng giảm tuyệt đối, tương đối của chỉ số này qua các năm. Phần nhật xét về tỷ suất thanh toán ngắn hạn còn rất sơ sài 2.3 Nguyên nhân 5
  • 6. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Nhóm tác giả tuy có lồng nguyên nhân vào phần nhận xét nhưng vẫn còn khá sơ sài, chưa thấy được nguyên nhân chung, chưa phân ra nguyên nhân khách quan và chủ quan 2.4 Giải pháp Chưa đưa ra được những giải pháp chung nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp Những giải pháp tăng doanh thu còn sơ sài, thiếu nhiều ý quan trọng Chưa phân ra từng loại khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giải pháp đưa ra còn rất sơ sài. Chưa có giải pháp cho chi phí tài chính và chi phí khác 6
  • 7. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân PHẦN 2: SỬA LẠI BÀI TÁC GIẢ CHƢƠNG 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Phân tích doanh thu Đvt: 1,000 đồng So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Tƣơng Tƣơng Tuyệt đối Tuyệt đối đối(%) đối(%) CCDV 3,102,990.2 5,248,946 7,068,094 2,145,955.8 69.16 1,819,148 34.66 22,983.16 51,132 198,762 28,148.84 122.48 147,630 288.72 3,080,007.04 5,197,814 6,869,332 2,117,806.96 68.76 1,671,518 32.16 3,532.05 1,630.85 2,192.68 -1,901.2 -53.83 561.83 34.45 Doanh thu khác 40.03 50 310.48 9.97 24.91 260.48 520.95 Tổng doanh thu 3,083,579.12 5,199,494.85 6,871,835.16 2,115,915.7 68.62 1,672,340.3 32.16 Nhìn chung, tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong năm 2006 tổng doanh thu đạt được là 3.083 tỷ đồng, năm 2007 đạt 5.199 tỷ đồng tăng 2.115 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 68.62%. Trong năm 2008 doanh thu đạt 6.871 tỷ đồng tăng 1.672 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 32.16% so với năm 2007. Trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp gồm có doanh thu thuần về BH&CCDV, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong đó ta thấy rõ tốc độ tăng của hoạt động doanh thu thuần về BH&CCDV khá giống như tốc độ tăng của tổng doanh thu qua các năm.  Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH & CCDV) Doanh thu thuần BH & CCDV có mức tăng trưởng khá qua các năm nhưng với tốc độ tăng năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trước. Cụ thể: - Năm 2007, doanh thu này tăng từ 3,080,007.04 ngàn đồng (2006) lên 5,197,814 ngàn đồng, tăng 2,117,806.96 ngàn đồng, tương ứng 68.76% so với năm 2006 7
  • 8. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân - Năm 2008, doanh thu này tăng từ 5,197,814 ngàn đồng (2007) lên 6,869,332 ngàn đồng, tăng 1,671,518 ngàn đồng, tương ứng 32.16% so với năm 2007 Việc doanh thu tăng qua các năm là một dấu hiệu tốt nhưng ta có thể nhận thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần giảm dần qua các nămvà chênh lệch ngày một tăng. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ đang có xu hướng tăng và tốc độ tăng năm sau hơn cao tốc độ tăng năm trước rất nhiều. Cụ thể: - Năm 2007, các khoản giảm trừ tăng 122.47% so với năm 2006, tăng từ 22,893.16 ngàn đồng lên 51,132 ngàn đồng; - Năm 2008, tăng 288.72% so với năm 2007, từ 51,132 ngàn đồng lên 198,762 ngàn đồng. Các khoản giảm trừ, nếu là hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thì có liên đến chất lượng sản phẩm. Còn nếu là chiết khấu thương mại, thì có thể do Doanh nghiệp có chính sách chiết khấu theo số lượng, hoặc theo phương thức thanh toán (ưu tiên trả ngay bằng tiền mặt). Trong trường hợp đó, đây là một công cụ để khuyến khích khách hàng mua hàng, đẩy nhanh tiến độ bán hàng của Công ty. Một trường hợp khác là do bên đối tác, lợi dụng một tình huống bất lợi cho doanh nghiệp (đã giao hàng, hàng hoá giao không đúng yêu cầu, …), để gây sức ép giảm giá lên doanh nghiệp. Và trường hợp cuối cùng là do thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp với doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo. Do đó, khi các khoản giảm trừ tăng nhiều như vậy, công ty nên xem xét nguyên nhân của sự gia tăng này, để có thể đánh giá chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp. Nếu chủ yếu là hàng bán bị trả lại, DN cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, quy cách, mẫu mã. Nếu chủ yếu là do chiết khấu giảm giá, DN cần đánh giá lại hiệu quả của chính sách bán hàng của mình, việc giảm giá có thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng hay không? Mức giảm giá có được bù đắp đủ bởi mức tăng khối lượng bán hay không?  Doanh thu từ hoạt động tài chính Trong 3 năm, doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động mạnh. - Năm 2007, doanh thu này giảm từ 3,532.05 ngàn đồng xuống 1,630.85 ngàn đồng, giảm 1,901.2 ngàn đồng, tương ứng mức giảm 53.83% so với năm 2006 - Năm 2008, doanh thu này tăng lên 2,192.68 ngàn đồng, tương ứng mức tăng tuyệt đối là 561.83 ngàn đồng, và tương đối là 34,35% so với năm 2007. Tuy nhiên, doanh thu từ 8
  • 9. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân hoạt động tài chính trong năm 2008, dù đã tăng, nhưng vẫn chưa đạt mức của năm 2006, thấp hơn 1,339.37 ngàn đồng.  Doanh thu khác Doanh thu từ hoạt động khác, tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, nhưng đang có sự gia tăng rất lớn trong giai đoạn 2006 – 2008. - Năm 2007, doanh thu này tăng 24.9% so với năm 2006, tăng từ 40.03 ngàn đồng lên 50 ngàn đồng; - Năm 2008, mức tăng lên tới 520.95%, từ 50 ngàn đồng lên 310.48 ngàn đồng. Tuy nhiên, công ty cũng nên chú ý không để doanh thu này tăng quá nhiều vì doanh thu khác của công ty thường bao gồm các khoản từ thanh lý tài sản, các khoản nợ khó đòi đã khóa sổ, các khoản nợ không xác định được chủ. Doanh thu khác trong công ty gia tăng có nghĩa là dòng vốn trong công ty bị chiếm dụng khá lâu. Ngoài ra, doanh thu này còn bao gồm các hoạt động không thể kiểm soát được, các hoạt động này mà tăng thì khó xác định được kết quả kinh doanh đúng thực trạng hiện tại của công ty hay chưa. Công ty cần giảm các khoản doanh thu khác và tăng doanh thu tài chính, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là hoạt động kinh doanh chủ lực cũng như dễ kiểm soát hơn. Doanh thu qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng) CCDV nh Doanh thu khác 6,869,332 7,000,000.00 6,000,000.00 5,197,814 5,000,000.00 4,000,000.00 3,080,007 3,000,000.00 2,000,000.00 1,000,000.00 3,532 40 1,630.8550 2,192 310 0.00 2006 2007 2008 9
  • 10. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Đvt: 1,000 đồng 2006 2007 2008 Tỷ Tỷ Tỷ trọng trọng trọng Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 3,080,007.04 99.88 5,197,814 99.97 6,869,332.00 99.96 3,532.05 0.11 1,630.85 0.03 2,192.68 0.03 Doanh thu khác 40.03 0.0013 50 0.001 310.48 0.0045 Tổng doanh thu 3,083,579.12 5,199,494.85 6,871,835.16  Doanh thu thuần BH & CCDV Chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu tổng doanh thu. Tỷ trọng bình quân giai đoạn 2006 – 2008 là 99.94%. Trong đó, mức thấp nhất là năm 2006 (99.88%) và cao nhất là năm 2007 (99.97%).  Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2006, chiếm 0.11%, nhưng sau khi doanh thu này giảm đột biến trong năm 2007, tỷ trọng giảm xuống còn 0.031%. Đến năm 2008, mặc dù doanh thu này có tăng lên về giá trị, nhưng các khoản mục doanh thu khác cũng tăng lên, nên tỷ trọng năm 2008 gần như không đổi (0.032%). Công ty không thực hiện đầu tư tài chính, nên doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu là từ lãi tiền gửi (tiền cho vay) và lãi chênh lệch tỷ giá.  Doanh thu khác Doanh thu khác luôn chiếm một tỷ trọng và giá trị rất thấp năm 2006 đạt 40 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 0.0013% sang năm 2007 mặc dù giá trị có tăng lên nhưng tỷ trọng của nó đã giảm sút đi 0.001%, và năm 2008 giá trị và tỷ trọng của nó đã tăng lên chiếm 0.0045%. Doanh thu khác là các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 10
  • 11. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 1.2 Phân tích chi phí Đvt: 1,000 đồng So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 Tƣơng Tƣơng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối đối(%) Tuyệt đối đối(%) Giá vốn hàng bán 2,782,492.7 4,708,868 6,209,890 1,926,375.23 69.2 1,501,022 31.9 Chi phí bán hàng 41,143.62 60,451 121,208 19,307.38 46.9 60,757 100.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 154,589.43 200,817 219,650 46,227.57 29.9 18,833 9.4 Chi phí tài chính 170.6 34,722.46 122,526 34,551.86 20253.1 87,803.54 252.9 Chi phí khác 2.01 - 373.5 -2.01 - 373.5 - Tổng chi phí 2,978,398.4 5,004,858.4 6,673,647.5 2,026,460.03 68.0 1,668,789 33.3 Phân tích theo chiều ngang: Nhìn chung tổng chi phí của doanh nghiệp qua các năm đều tăng và tốc độ tăng đang có xu hướng giảm lại. Năm 2006 tổng chi phí là gần 3 tỷ đồng, năm 2007 là 5.004 tỷ đồng tăng 2.026 tỷ tương ứng với 68%, năm 2008 tổng chi phí là 6.673 tỷ đồng tăng 1.668 tỷ đồng tương ứng với 33.3%. Trong kết cấu tổng chi phí của doanh nghiệp gồm có giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Trong giai đoạn 2006 – 2008, tất cả các loại chi phí phát sinh của công ty đều gia tăng. Trong đó, 3 khoản mục chi phí có tốc độ gia tăng bình quân mạnh nhất là Giá vốn hàng bán (50.56%), Chi phí bán hàng (73.72%) và Chi phí tài chính (10,203%). Cụ thể:  Giá vốn hàng bán: - Năm 2007: tăng từ 2,782,492.77 ngàn đồng lên 4,708,868 ngàn đồng, tương ứng mức tăng tuyệt đối 1,926,375.23 ngàn đồng và mức tăng tương đối là 69.23% so với năm 2006. - Năm 2008: tăng lên đến 6,209,890 ngàn đồng, tương ứng mức tăng 31.88% so với năm 2007.  Chi phí bán hàng: - Năm 2007: tăng từ 41,143.62 ngàn đồng lên 60,451 ngàn đồng, tăng 46.93% so với năm 2006 - Năm 2008: tăng lên 121,108 ngàn đồng, tăng đến 100.51% so với năm 2007  Chi phí tài chính: 11
  • 12. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân - Năm 2007: có sự gia tăng rất nhanh từ 170.06 ngàn đồng lên 34,722.46 ngàn đồng, tăng gấp 200 lần chi phí tài chính năm 2006; - Nhưng qua năm 2008 chi phí này cũng có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn năm 2007 (tuy vẫn còn cao) 252.87%, từ 43,722.46 ngàn đồng lên 122,526 ngàn đồng. - Trong chi phí tài chính này, doanh nghiệp không dùng để trã lãi vay qua các năm vì thế có thể chi phí này tăng qua các năm là do chi phí doanh nghiệp chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất hoặc là lỗ do chênh lêch tỷ giá...  Các loại chi phí khác (Chi phí quản lý doanh nghiệp &Chi phí thuế DN hiện hành) đều tăng nhưng tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước. - Khoản mục chi phí khác của doanh nghiệp rất thấp năm 2006 là 2 ngàn đồng đến năm 2007 khoản mục này không có, tuy nhiên đến năm 2008 con số này đã tăng lên đến 373 ngàn đồng. - Điều này cho thấy khả năng quản lý dòng chi phí khác của doanh nghiệp chưa được hiệu quả cho lắm khi năm 2008 đã tăng lên khá mạnh, việc dự trù dự báo cũng như kiểm soát chi phí khác cần phải được thực hiện hiệu quả để tránh tình trạng những chi phí không cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp lại tăng mạnh gây lãng phí làm gia tăng tổng chi phí trong những năm tiếp theo. Chi phí kinh doanh qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng) Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính Chi phí khác 7,000,000.00 6,000,000.00 5,000,000.00 4,000,000.00 3,000,000.00 2,000,000.00 1,000,000.00 0.00 2006 2007 2008 12
  • 13. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng(%) trọng(%) trọng(%) Giá vốn hàng bán 2,782,492.77 93.42% 4,708,868.00 94.09% 6,209,890.00 93.05% Chi phí bán hàng 41,143.62 1.38% 60,451.00 1.21% 121,208.00 1.82% Chi phí quản lý DN 154,589.43 5.19% 200,817.00 4.01% 219,650.00 3.29% Chi phí tài chính 170.6 0.01% 34,722.46 0.69% 122,526.00 1.84% Chi phí khác 2.01 0.00% - - 373.5 0.01% Tổng chi phí 2,978,398.43 100.00% 5,004,858.46 100.00% 6,673,647.50 100.00% Phân tích theo chiều dọc: Chi phí giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này có những biến đổi khá thất thường trong 3 năm. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 93.42%, sang đến năm 2007 tỷ trọng đã tăng lên thành 94.09%. Mặc dù năm 2008 giá trị của giá vốn hàng bán tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm sút so với tỷ trọng năm 2009 chỉ đạt 93.05% thấp hơn cả trong năm 2008. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gia tăng về tỷ trọng những khoản mục khác trong chi phí. Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp đứng thứ 2 trong tổng cơ cấu chi phí lại giảm dần qua 3 năm. Năm 2006 chi phí này chiếm tỷ trọng 5.19%, năm 2007 chiếm 4.01% và sang đến năm 2008 chỉ chiếm 3.29%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm dần tốc độ tăng cũng như tỷ trọng khoản mục này trong tổng kết cấu chi phí Tỷ trọng của chi phí tài chính càng ngày càng tăng mạnh qua các năm, nếu như trong năm 2006 chi phí này chỉ chiếm 0.01% trong tổng chi phí thì sang năm 2007 con số này đã tăng lên thành 0.69% và sang đến năm 2008 đã lên đến 1.84% Nói tóm lại, qua sự biến động của các loại chi phí, chúng ta có thể thấy công ty đang tập trung nhiều hơn vào công tác bán hàng nên chi phí bán hàng gia tăng khá nhanh. Bên cạnh đó, công ty cũng đang từng bước kiểm soát được chi phí tài chính. Năm 2007, chi phí này tăng với tốc độ quá lớn, trong khi doanh thu tài chính lại giảm. Điều này cho thấy, công ty còn rất yếu kém trong việc quản lý các hoạt động đầu tư tài chính. Năm 2008, chi phí tài chính có tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn nhiều năm 2007 và doanh thu tài chính cũng tăng trở lại. Qua đó, ta có thể thấy công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm soát hoạt động đầu tư tài chính. Tuy 13
  • 14. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân nhiên tốc độ tăng của chi phí tài chính (252.87%) vẫn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tài chính (34.45%). Do đó, công ty cần có những biện pháp kiểm soát chi phí tài chính tốt hơn nữa. Một điều đáng mừng, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần, cho thấy công ty cũng đang kiểm soát tốt những loại chi phí này. 1.3 Phân tích lợi nhuận Theo kết cấu lợi nhuận Đvt: 1,000 đồng So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2009 Kết cấu lợi nhuận của 2006 2007 2008 Tƣơng Tƣơng công ty Tuyệt đối Tuyệt đối đối(%) đối(%) 1. Lợi nhuận từ hoạt động KD 105,142.66 194,586.38 198,250.68 89,443.72 85.07 3,664.30 1.88 Lợi nhuận từ hoạt động BH&CCDV 101,781.22 227,678 318,584 125,896.78 123.69 90,906.00 39.93 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3,361.44 -33,091.62 -120,333.32 -36,453.06 -884.45 -87,241.70 263.64 2. Lợi nhuận khác 38.02 50 -63.03 11.98 31.51 -113.03 -26.06 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 105,180.68 194,636.38 198,187.65 89,455.70 85.05 3,551.27 1.82 Tổng lợi nhuận sau thuế 75,730.09 140,138.20 142,695.11 64,408.11 85.05 2,556.91 1.82 14
  • 15. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Lợi nhuận qua 3 năm (Đvt: 1,000 đồng) Lợi nhuận BH&CCDV Lợi nhuận tài chính Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận sau thuế 350,000.00 318,584 300,000.00 227,678 250,000.00 194,636.38 198,187.65 200,000.00 140,138.20 142,695.11 150,000.00 105,180.68 101,781.22 100,000.00 75,730.09 50,000.00 3,361.44 38.02 50 0.00 -63.03 -50,000.00 -33,091.62 2006 2007 2008 -100,000.00 -120,333.32 -150,000.00 2006 2007 2008 Kết cấu lợi nhuận của công ty Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 105,142.66 99.96% 194,586.38 99.97% 198,250.68 100.03% Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 101,781.22 96.77% 227,678 116.97% 318,584 160.75% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3,361.44 3.19% -33,091.62 -17.00% -120,333.32 -60.72% 2. Lợi nhuận khác 38.02 0.04% 50 0.03% -63.03 -0.03% Tổng lợi nhuận trước thuế 105,180.68 100% 194,636.38 100% 198,187.65 100% Nhìn vào bảng biểu ta thấy, trong lợi nhuận của công ty thì chiếm tỷ trọng chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác 15
  • 16. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, mà còn thua lỗ dẫn tới góp phần vào việc giảm lợi nhuận của công ty. Năm 2006, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 96.77%, lợi nhuận tài chính chiếm 3.19% và lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng là 0.04%. Một mặc là do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng năm 2008 là 3,080,007.04 ngàn đồng chiếm tới 99.88% trong cơ cấu doanh thu. Các hoạt động tài chính và hoạt động khác của công ty chưa thật sự có hiệu quả.. Đây là năm duy nhất cả 3 thành phần trong kết cấu lợi nhuận công ty đều dương Trong 2 năm sau, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên chiếm tới 116.97%, trong khi đó tỷ trọng lợi nhuận khác vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có giảm nhẹ so với năm 2006, từ 0.04% xuống 0.03%. Đối với tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tài chính vì thua lỗ nên đã giảm xuống đến mức âm trong cơ cấu lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả hơn cả năm 2006. Sang năm 2008, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lợi nhuận 160.75%. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tài chính không cải thiện hơn năm 2007 mà còn trên đà giảm mạnh và sâu từ -17% (2007) xuống -60.72% (2008) ,con số này rất đáng báo động để công ty đề ra các biện pháp kiểm soát chi phí và cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Thêm vào đó, tỷ trọng lợi nhuận khác đều giảm rất nhiều không những bù đắp dược cho chi phí khác mà còn thua lỗ từ 0.03% (2007) xuống -0.03% (2008). Như vậy có thể thấy rô, lợi nhuận mà công ty có được qua các năm chủ yếu có được là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Đây là hoạt động duy nhất mang lại lợi nhuận vào năm 2008, nhằm bù đắp cho các hoạt động kinh doanh còn lại của công ty. Đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác không những không đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn góp phần làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm. Nguyên nhân chính ở đây là do công ty quá tập trung vào hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chưa quan tâm đúng mức vào hoạt đọng tài chính để kiểm soát chi phí tài chính cũng như các chi phí khác. Theo từng khoản mục Nhìn chung, khoản lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Sau 2 năm, lợi nhuân sau thuế tăng gấp 1,9 lần, bình quân mỗi năm lợi nhuân sau thuế tăng 33,5 triệu dồng, với tốc độ tăng 16
  • 17. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân trung bình hằng năm là 37.26%. Nhưng năm 2008 lợi nhuận lại tăng nhưng không đáng kể, hay nói cách khác tốc độ gia tăng giảm mạnh. Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng 185,05%, từ 75,730.09 ngàn đồng lên 140,138.20 ngàn đồng. Trong khi có con số này ở năm 2008 so với năm 2007 là một con số khiêm tốn tăng1.82 % , từ 140,138.20 ngàn đống (2007) lên 142,696.11 ngàn đồng (năm 2008) tương ứng tăng 2,5 triệu trong 1 năm. Tuy nhiên, sự gia tăng lôi nhuận sau thuế dễ dàng nhận thấy chủ yếu là do sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận này sau 2 năm cũng tăng hơn 3,1 lần với con số trung bình 108,4 triệu đồng , và tốc độ tăng 76% hăng năm. Cũng giống như tình trạng của lợi nhuận sau thuế, thì lợi nhuân từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc độ tăng giảm mạnh vào năm 2008. Ta thấy năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng từ 101,781.22 ngàn đồng lên 227,678 ngàn đồng, tăng 123.69% nhưng sang năm 2008 mặc dầu lợi nhuận vẫn tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm đáng kể, chỉ đạt 39.9% so với năm 2007 từ 227,678 ngàn đồng lên 318,584 ngàn đồng. Đây cũng là khoản mục lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm liên tục trong 2 năm và có xu hướng giảm ngày càng mạnh. Trong vòng 2 năm mà thua lỗ trong hoạt động tài chính gần 37 lần, trung bình hẳng năm lỗ gần 62 triệu, tương ứng với tốc độ giảm bình quân là 498%. Nếu như năm 2006 hoạt động tài chính có lợi nhuận khá thấp là hơn 3 triệu, thì năm 2007 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính lỗ 33,091.62 ngàn đồng, giảm 36,453.06 ngàn đồng, tương ứng với tốc độ sụt giảm là 884.4%. Sang năm 2008 tình hình này không cải thiện mà tiếp tục cho kết quả âm, mặc dù tốc độ giảm 263.6% có phần khả quan hơn, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn số này lại cao hơn so với năm trước đó, giảm 87,247 ngàn đồng từ -33,091 ngàn đồng vào năm 2007 xuống -120,333 ngàn đồng vào năm 2008. Nguyên nhân có thể do công ty chưa quản lý tốt các hoạt động đầu tư tài chính cũng như việc kiểm soát chi tài chính nên kết quả là lợi nhuận từ hoạt động tài chinh vẫn cho kết qua âm. Xét lợi nhuận khác, đây là phân chiếm tỷ trọng ít nhất trong kết cấu lợi nhuận. Xét 2 năm qua thì nhìn chung lợi nhuận khác sụt giảm và âm, giảm 1,65 lần, với tốc độ giảm hằng năm là 28.78%. Tuy nhiên vào năm 2007 lợi nhuận khác có sự gia tăng và giữ vững được con số dương so với năm 2006, lợi nhuận khác tăng từ 38 ngàn đồng lên 50 ngàn đồng, tăng 31.5%. Nhưng năm 2008 lại giảm rất nhiều và dẫn đến lỗ 63.03 ngàn đồng, tương ứng giảm tới 226%. 17
  • 18. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 1.4 Phân tích tài sản-nguồn vốn 1.4.1Về tài sản Đvt: 1,000 đồng Quan hệ cơ cấu Năm Năm Năm 2007/2006 2008/2007 TÀI SẢN 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Tài sản ngắn 1,072,700 1,434,347 1,830,674 361,647 33.7 396,327 27.63 96.2 99.2 99.5 hạn Tài sản dài hạn 42,289 11,544 9,007 -30,745 -72.7 -2,467 -21.37 3.8 0.8 0.5 TỔNG TS 1,114,989 1,445,891 1,839,751 330,902 29.68 393,861 27.24 100 100 100 Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tài sản ngắn hạn tăng giá trị trong khi tài sản dài hạn lại giảm giá trị trong cả 2 năm 2007 và 2008. Cụ thể như sau: Tài sản ngắn hạn sau 2 năm tăng 1,7 lần có giá trị tăng tuyệt đối trung bình mỗi năm là 378,987 ngàn đồng, tốc đỗ tăng trung bình là 30.63% hằng năm. Điều đáng chú ý đây là năm sau giá trị cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng tương đối lại giảm dần. Năm 2007, tài sản ngắn hạn tăng 361,647 ngàn đồng tương đương 33.7% so với năm 2006. Đến năm 2006, các mức tăng tương ứng là 396,327 ngàn đồng và chỉ đạt tốc độ tăng là 27.63%. Ta thấy tốc độ ở đây có phần giảm nhẹ so với năm trước đó. Ngược lại, tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm sau 2 năm. Giá trị giảm gần 4,7 lần, tương ứng với giá trị tuyệt đối bình quân hằng năm là 16,606 ngàn đồng, và tốc độ trung bình mỗi năm giảm 53,8%. Xét trong từng năm thì năm 2007 có mức giảm mạnh, tài sản dài hạn giảm 30,745 ngàn đồng, từ 42,289 ngàn đồng xuống 11,544 ngàn đồng tương ứng 72.7% so với năm 2006. Năm 2008 giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ có mức giảm nhẹ hơn năm trước, giảm 2,467 ngàn đồng tương ứng từ 11,544 ngàn đồng xuống 9,007 ngàn đồng, với tốc độ giảm 21.37% so với năm 2007. Nhưng nhìn chung, tổng tài sản của Công ty vẫn tăng đều qua các năm với mức tăng tuyệt đối bình quân 2 năm là 362,382 ngàn đồng, giá trị tổng tài sản năm 2008 gấp 1.65 lần năm 2006, tương đương tốc độ trung bình hằng năm tăng 28.5%. Ta thấy năm 2007 , tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn (33.7% < 72.7%) so với năm 2006 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 29.68% , trong khi đó năm 18
  • 19. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 2008 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn 27.63% > 21.37% so với năm 2007, giá trị tổng tài sản lại tiếp tục tăng với tốc đô gần xấp xỉ tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.Như vậy ta có thể khẩng định giá trị tông tài sản chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị tài sản ngắn hạn. Trong khi năm 2007 mặc dù giá trị tài sản dài hạn giảm khá mạnh nhưng do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong năm 2006 (96.2%) nên với tỷ lệ tăng thấp cũng đủ bù đắp giá trị sụt giảm của tài sản dài hạn. Nhìn vào biểu đố cho ta thay kết quả rõ ràng hơn, tỷ trọng của giá trị tài sản ngắn hạn trong tổng giá trị tài sản tăng qua các năm, từ 96.2% (2006), lên 99.2% (2007) và đạt 99.5% (2008). Còn tài sản dài hạn thì ngược lại, giảm dần tỷ trọng từ 3.8% (2006), xuống 0.8% (2007) và đến năm 2006 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ còn 0.5%. Như vậy, tài sản ngắn hạn gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng tài sản. Công ty co xu hướng sử dụng nhiểu tài sản ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh và ngày càng cắt giảm tài sàn dai hạn. Để tìm hiểu rõ hơn, tài sản ngắn hạn cũng như g tài sản dài hạn trong thời gian qua bị tác động bởi các yếu tố nào, chúng tối sẽ tiếp tục phân tích kỹ hơn những phần tiếp theo . 1.4.1.1 Tài sản ngắn hạn Đvt: 1,000 đồng 2007/2006 2008/2007 Quan hệ Cơ cấu Năm Năm Năm CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % TSNH 1,072,700 1,434,347 1,830,674 361,647 33.7 396,327 27.63% 100% 100% 100% Tiền 178,197 290,063 499,927 111,866 62.78 209,863 72.35 16.6 20.22 27.31 ĐTTC ngắn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 hạn Khoản phải thu 107,706 120,162 210,092 12,457 11.57 89,930 74.84 10.04 8.38 11.48 Hàng tồn kho 749,568 988,276 1,085,361 238,708 31.85 97,085 9.82 69.88 68.9 59.3 TSNH khác 37,229 35,845 35,294 (1,384) (3.72) (551) (1.54) 3.47 2.5 1.93 Tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn ngoại trừ TSNH khác đều có tốc độ tăng trưởng qua các năm là dương. Trong đó, tiền và khoản phải thu có tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, còn hàng tồn kho thì có tốc độ tăng giảm mạnh không đêu qua 2 năm. Cụ thể sự biến động từng khoản mục như sau: 19
  • 20. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Tiền có tốc độ tăng khá cao 2.8 lần trong cả 2 năm, bình quân hằng năm tăng 160,864 ngàn đồng ứng với tốc độ trung bình mỗi năm là 67,49%. Trong đó, năm 2007 tăng với tốc độ 62.78% so với năm 2006 tương dương với khoản tiền là 111,866 ngàn đồng. Sang năm 2008 tốc độ tăng cao hơn đạt 72.35% so với năm 2007 ứng với khoản tiền là 209,863 ngàn đồng. Khoản phải thu tăng đáng kể trong 2 năm qua 1.95 lần, bình quân mỗi năm tăng 51,193 ngàn đồng ứng với tốc độ bình quân là 39,66%. Tuy nhiên trong năm 2007 khoản phải thu chỉ tăng khoản 11.57% so với năm 2006 tương ứng với số tiền là 12,457 ngàn đồng nhưng con số này lại tăng đột biến vào năm 2008 , tăng 74.84% từ 120,162 ngàn đồng năm 2007 lên đến 210,092 ngàn đồng năm 2008. Trong khi đó, hàng tồn kho mặc dù tăng khá trong giai đoạn 2006-2008, tăng 1,44 lần đạt tốc độ bình quân 20.33% ứng với 167,696 ngàn đồng mỗi năm. Tuy nhiên tốc độ gia tăng có biến động mạnh , năm 2007 tăng 31.85% so với năm 2006 nhưng tốc độ này đã giảm xuống còn 9.82% trong năm 2007. Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ dần và đều đặn qua các năm. Xét cơ cấu trong tái sản ngắn hạn ta nhận thấy nhƣ sau: Hàng tồn kho chiếm giữ tỷ trọng cao nhất trong tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn, trung bình chiếm khoản 65% hằng năm trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2006 là năm mà hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất là 69.88% trong các năm nghiên cứu, và tốc độ tăng trưởng luôn luôn dương trong 2 năm 2007 và 2008, đã giúp Hàng tồn kho duy trì giá trị lớn nhất của mình trong tổng TS ngắn hạn. Tuy nhiên do tốc độ tăng có phần khiêm tốn so với các khoản mục khác cho nên tỷ trọng đã có xu hướng giảm nhẹ, và xuống còn 59.3% (2008). Trong khi đó, với việc duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả 2 năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước nên tiền mặt đã tăng dần tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn, từ 16.6% năm 2006 lên 27.31% năm 2008. Xét khoản mục khoản phải thu, do tốc độ tăng trưởng năm 2007 là thấp nhất so với Tiền và Hàng tồn kho nên tỷ trọng của nó đã giảm từ 10.04% vào năm 2006 xuống 8.38% vào năm 2007. Nhưng đến năm 2008, với tốc độ tăng mạnh 74.84% - mức cao nhất so với tốc độ tăng của các khoản mục khác– nên tỷ trọng đã tăng lên đến 11.48% vào năm 2006 20
  • 21. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Các tài sản ngắn hạn khác dù có giảm nhưng múc giảm không đáng kể, thêm vào đó yếu tố này chiếm tỷ trong khá nhỏ trong giá trị tài sản ngắn hạn cho nên ảnh hưởng của nó không nhiều đến sự thay đổi của giá trị tài sản ngắn hạn. Như vậy, ảnh hưởng của giá trị tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho, sau đó là tiền và khoản phải thu. Ta thấy rõ trong năm 2008, mặc dù 2 khoản mục tiền và khoản phải thu tăng rất cao đều trên 70%, nhưng hàn tồn kho chỉ tăng 9.82% cho nên tổng giá trị tài sản ngắn hạn chỉ tăng 27.63% .Công ty không quan tâm đến việc đầu tư vào hoạt động vào tài chính ngắn hạn, cho nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng vào tổng giá trị tài sản ngắn hạn Đặc biệt là trong tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn, có 2 khoản mục có sự biến động khá mạnh trong giai đoạn 2007 – 2008, đó là khoản phải thu và hàng tồn kho. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích 2 khoản mục này dưới đây: 1.4.1.1.1 Các khoản phải thu Đvt: 1,000 đồng 2007/2006 2008/2007 Quan hệ Cơ cấu TÀI SẢN Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 12,457 Khoản phải thu 107,706 120,162 210,092 11.57 89,930 74.84 100 100 100 Phải thu khách hàng 100,411 146,272 235,850 45,861 45.67 89,578 61.24 93.23 98.95 99.2 Trả trước cho người bán 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Phải thu theo tiến độ kế 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 hoạch Phải thu khác 7,295 1,549 1,901 -5,746 -78.76 352 22.72 6.77 1.05 0.08 Dự phòng các khoản phải - - 0 -27,659 -27,659 0 0 0 -23.02 thu khó đòi 27,659 13.17 Nhìn vào bản biểu ta thấy khoản phải thu bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi yếu tố phải thu khách hàng , khoản mục này còn bù trừ cho dự phòng các khoảng phải thu khó đòi. Phải thu khách hàng tăng đều cả trong tương đối, lẫn tuyệt đối, và tỷ trọng. Cụ thể tốc độ tăng trung bình hằng năm 53,35% , bình quân mỗi năm tăng 67,719 ngàn đồng dẫn tới sau 2 năm tài sản của khoản mục phải thu khách hàng tăng 2.35 lần. Có thể nói phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 21
  • 22. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân tuyệt trong khoản phải thu với tỷ trọng năm 2006 là 93,23% sang năm 2007 thì chiếm 112.06% vào năm 2008. Tuy nhiên, ta thấy tốc dộ tăng của phải thu khách hàng lẫn giá trị tuyệt đối của nó tăng cao hơn giá tri chung của khoản phải thu. Nguyên nhân do khoản phải thu phải chịu ảnh hưởng của việc giảm nhẹ của phải thu khác cộng với việc tăng trích lập dự phòng các khoản thu khó đòi. Khoản thu khác năm 2007 giảm khá mạnh so với năm trước, giảm 5,746 ngàn đồng, tương ứng với 78.76%. Trong khi đó công ty lại trích lập dự phòng khó đòi là 27,659 ngàn đồng so với con số 0 cho khoản này vào năm trước đó. Cho nên, dù phải thu khách hàng tăng 45,67% thì giá trị khoản phải thu chỉ tăng 11.57%. Xét trong năm 2008, thì cả 2 khoản mục phải thi khách hàng va phải thu khác đều tăng khá cao, so với năm 2007, cụ thể phải thu khách hàng là 61.24% còn phải thu khác là 22.72% ,bù trừ cho dự phòng các khoản thu khó đòi thì tổng khoản phải thu vẫn tăng rất cao 74.84%. Như vậy, qua phân tích ở trên thì chúng ta thấy rõ nguyên nhân làm cho khoản phải thu biến dộng khá mạnh về tốc độ gia tăng như vậy qua 2 năm. Đó là tác động cộng hưởng của cả 3 yếu tố cấu thành nên tài sản khoản phải thu. 1.4.1.1.2 Tình hình hàng tồn kho Đvt: 1,000 đồng 2007/2006 2008/2007 TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Hàng tồn kho 749,568 988,276 1,085,361 238,708 31.85% 97,085 9.82% Hàng tồn kho 749,568 1,029,276 1,130,361 279,708 37.32% 101,085 9.82% Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 -41,000 -45,000 -41,000 -4,000 -9,75% Nhìn chung, giá trị hàng tồn kho của Công ty là khá cao, chiếm trung bình đến gần 65 % tài sản ngắn hạn hằng năm. Sự thay đổi giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào 2 yếu tố là hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Năm 2007 tổng hàng tồn kho tăng cao do sự gia tăng mạnh trong yếu tố hàng tồn kho. Thế nhưng, tổng giá trị hàng tồn kho sỡ dĩ tăng thấp hơn yếu tố hàng tồn kho ( 31.85% so với 37.72%) vào năm 2007 , là do công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi đó vào băm 2006 giá trị này bằng 0. Sang năm 2008, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm nhẹ 22
  • 23. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân (4,000 ngàn đồng), trong khi đó nó chiếm tỷ lệ hập trong hàng tồn kho cho nên no không ảnh hương đáng kể đến tốc độ tăng của tổng giá trị hàng tồn kho. Mà ta thấy ở đây tốc độ tăng hàng tồn kho bị giảm do chính bản thân của nỏ giảm phần thặng dư so với năm trước. Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho tăng, trong khi doanh số bán hàng cũng tăng chứng tỏ công ty có thể chủ động nguồn hàng về số lượng và chất lượng, đảm bảo đáp úng các đơn đặt hàng nhanh chóng, đay có thể là dậu hiệu tốt. Tuy nhiên chưa chắc chắn, vậy muốn đánh giá cơ cấu hàng tồn kho như vậy là tốt hay xấu, ta phải kết hợp tỷ số vòng quay hàng tồn kho. 1.4.1.2 Tài sản dài hạn Đvt: 1,000 đồng 2007/2006 2008/2007 Quan hệ Cơ cấu Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm TÀI SẢN 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % TSDH 42,289 11,544 9,077 -30,745 -72.7 (2,467) (21.37) 100 100 100 Tài sản cố định 32,641 7,282 4,816 -25,359 -77.7 (2,467) (33.87) 77.18 63.08 53.06 ĐTTC dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí trả trước dài hạn 5,107 0 0 -5,107 -100 0 0 12.08 0 0 Tài sản dài hạn khác 4,541 4,261 4,261 -297 -6.16 0 0 10.74 36.9 46.94 Dựa vào bảng, ta nhận thấy sự sụt giảm giá trị tài sản dài hạn trong giai đoạn 2006 – 2008 là do sự sụt giảm đồng loạt của tất cả các khoản mục. Cả 3 khoản mục cấu thành tài sản dài hạn đều giảm giá trị tuyệt đối và tương đối, trong đó: Tài sản cố định qua 2 năm giảm 6,7 lần tương ứng trung bình giảm 13,913 ngàn đồng mỗi năm. Cụ thể năm 2007 giảm 25,359 ngàn đồng, tương đương với tốc độ giảm khá cao 77.7% so với năm 2006. Sang năm 2008 thì tài sản cố định tiếp tục giảm nhưng mức giảm thấp hơn hẳn giảm 2,467 ngàn đồng, tương đương 33.87% so với năm 2007 23
  • 24. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Trong khi chi phí trả trước dài hạn cắt giảm hoàn toàn trong 2 năm 2007 và 2008. Đặc biệt vào năm 2007 thì công ty đã thực hiện cắt giảm hẳn khoản mục chi phí trả trước cho khách hàng vơi mức giảm 100% so với năm 2006, nghĩa là chi phí trả trước này bằng 0 năm 2007. Tài sản dài hạn khác giảm nhẹ 6.16% vào năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên nó tiếp tục giữ ổn định qua năm sau. Xét kết cấu cấu thành tài sản dài hạn ta có những nhận xét sau: Sự sụt giảm của tài sản dài hạn qua các năm chủ yếu do sự sụt giảm của giá trị tài sản cố định tác động, cụ thể như sau: Năm 2006, tài sản dài hạn được cấu thành bởi 3 yêu tố tài sản cố định, chi phí trả trước dài hạn, và tài sản dài hạn khác. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất 77.18% ( cao nhất qua các năm), sau đó là chi phí trả trước dài hạn chiếm 12.08% và tài sản dài hạn khác chiếm 10.74%. Nhưng sang năm 2007, thì trong kết cấu này chỉ còn lại 2 yếu tố, chi phí trả trước dài hạn được loại bỏ hẳn. Nguyên nhân có chi phí trả trước dài hạn bị cắt bỏ làm tỷ trọng giảm hẳn hoàn toàn trong kết cấu tài sản dài hạn,tài sản dài hạn khác lại giảm nhẹ 297 ngàn đồng. Trong khi đó tài sản cố định giảm mạnh cả về giả trị lẫn tốc độ, lại chiếm tỷ trọng khá cao cho nên dẫn tới tổng giá trị tài sản dài hạn giảm gần như tương đương với tốc độ của tài sản cố định. Diều này cũng dẫn tới tỷ trọng của tài sản cố định năm 2007 giảm sụt chỉ còn 63.08% Sang năm 2008, tài sản dài hạn chỉ còn 2 yếu tố tạo thành, nhưng trong đó chỉ có tài sản cố định là có sự thay đổi, tiếp tục sụt giảm khá cao 33.87% so với năm 2007. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác lại không thay đổi so với giá trị năm trước đó cho nên tỷ trọng của 2 yếu tố này tiến đến xấp xỉ nhau, tài sản cố định chiếm 53.06%, tài sản dài hạn khác chiếm 46.94%. Như vậy, ta có thể khẳng định tài sản dài hạn sụt giảm chủ yếu do tác động của sự sụt giảm khá mạnh từ tài sản cố định. Các loại tài sản cấu thành khác do chiếm tỷ trọng nhỏ cho nên ảnh hưởng không rõ nét tới giá trị của tài sản dài hạn. Từ đây, ta khẳng định rằng công ty co xu hướng cắt giảm đầu tư vào tài snr dài hạn mà chủ yếu là không đầu tư trang bị máy móc mới, đặc biệt là thực hiện chính sách khấu hao tài sản cố định nhanh, nhằm thu hồi vốn bỏ ra ban dàu nhanh. 24
  • 25. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 1.4.2 Về nguồn vốn 2006 2007 2008 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị 2007/2006 % 2008/1009 % (%) (%) (%) Nợ phải 397,903 35.69 658,666 45.55 1,009,832 54.89 260,763 65.53 351,166 53.31 trả Vốn chủ 64.31 717,086 787,224 54.45 829,919 45.11 70,138 9,78 42,697 5.42 sở hữu Tổng nguồn 1,114,989 100 1,445,891 100 1,839,751 100 330,901 29.68 393,860 27,24 vốn Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy giá trị nợ phải trả và vốn chỉ sở hữu tăng qua các năm dẫn đến tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần. Qua 2 năm tổng nguồn vốn tăng 1.65 lần, trung bình mỗi năm tăng 362,380 ngàn đồng tốc độ bình quân là 28.45%. Ta thấy ở đây tổng nguồn vốn có xu hướng tăng đều qua các năm. Thật vậy, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 330,901 ngàn đồng tăng 29.68% so với năm 2006, trong khi đồ năm 2008 tổng nguồn vốn tăng hiều hơn thời kỳ trước là 393,860 ngàn đồng, nhưng tốc độ có phần giảm sút đôi chút 27.24%. Tuy nhiên, giá trị tặng dư lẫn, tốc độ tăng của 2 yếu tố kết cấu tổng nguồn vốn không đều nhau. Cụ thể: Nợ phải trả có xu hướng tăng khá nhanh, qua 2 năm đã tăng 2.53 lần, bình quân mỗi năm tăng 59.3% ứng với trung bình tăng 305,964 ngàn đồng hằng năm. Trong đó, năm 2007 nợ phải trả tăng 260,763 ngàn đồng ứng với tốc độ tăng 65.53%. Sang năm 2008, nợ phải tăng nhiều hơn thời kỳ trước, tăng 351,166 ngàn đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng co xu hướng giảm nhẹ qua năm 2008 chỉ tăng 53.31% so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu qua 2 năm tăng khá nhẹ 1.16 lần, bình quân mỗi năm tăng 56,417 ngàn đồng, ứng với tốc độ 7.5% hằng năm. Tuy nhiên tốc độ cũng có xu hướng giảm vào năm 2008 so vời 2007. 25
  • 26. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Xét cơ cấu tỷ trọng qua các năm ta thấy có sự thay đổi và hoán vị trí cho nhau vào năm 2008. Nhìn vào bảng biểu, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần. Cụ thể: Trong năm 2006, vốn chủ sở hửu chiếm tỷ trọng 64% vượt trội so với nợ phải trả chiếm 36%. Tuy nhiên, năm 2007 đã có sự thay đổi, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 29.68% so với năm 2006 và đạt 1,445,891 ngàn đồng. Dễ dàng nhận thấy nguồn vốn tăng thêm này chủ yếu là do tăng phần nợ phải trả. Nếu như cuối năm 2006, nợ phải trả chỉ chiếm 35.69% tổng nguồn vốn tương đương với 397,903 ngàn đồng triệu đồng thì đến cuối năm 2007 đã tăng lên 45.55% đạt 658,666 ngàn đồng, tăng 65.53%. Chính do tốc độ tăng của nợ phải trả tăng cao, trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng khá khiêm tốn cho nên tỷ trọng đóng góp của 2 yêu tố này gần tương đương nhau vào năm 2007 ( 45.55% của nợ phải trả so vơi 54.55%) của vốn chủ sở hửu. Sang năm 2008, nợ phải trả chính thức soán ngôi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn với tỷ trọng lên tới 55 với mức tăng 53.31% trong khi đó vốn chủ sở hửu chỉ tăng 5.42% Như vậy, ta có thể kêt luận, sự gia tăng của tỏng nguồn vốn chủ yếu do sự gia tăng nhanh của nợ phải trả, và nợ phải trả co xu hướng tăng nhanh trong cơ câu tỷ trọng trong nguồn vốn. Hay nói cách khác, công ty có xu hướng sử dụng ngày cáng tăng các nguồn vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh của mình, tạo đòn bẩy mạnh mẽ trong kinh doanh. Tuy nhiên sứ dụng quá nhiều nợ phải trả gây rủi ro cao, cho nên cơ cấu nguồn vốn của công ty thực cụ đã hợp lý chưa , thì chung tôi sẽ phân tích ở phần hiệu quả trong kinh doanh. 1.4.2.1 Kết cấu nợ Đvt: 1,000 đồng Chỉ 2006 2007 2008 Chênh lệch Chênh lệch tiêu 2007/2006 2008/2007 Tỷ Tỷ Giá trị Tỷ Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng Giá trị Giá trị trọng trọng trọng đối đối đối đối 100 65.53 53.31 Nợ 397,903 100 658,666 100 1,009,832 - 260,763 - 351,166 - ngắn 0 (0) (0) 0 - - (0) hạn Nợ dài hạn Tổng 397,903 100 658,666 100 1,009,832 100 330,901 29.68 393,860 27.24 26
  • 27. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Ta thấy, trong nợ phải trả, công ty hoàn toàn chỉ chỉ sử dụng nợ ngăn hạn. Nợ phải trả của công ty hoàn toàn là khoản nợ ngắn hạn. Sự thay đổi của nợ phải trả hằng năm phụ thuộc tuyệt đối vào nợ ngăn hạn. Nợ ngắn hạn phải trả chính là các khoản mà công ty đi chiếm dụng ngắn hạn vốn các đơn vị kinh doanh khác. Xét trong nợ ngắn hạn của công ty chịu ảnh hưởng của các khoản mục nào, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn ở bên dưới Đvt: 1,000 đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tỷ Tỷ Tỷ trọng trọng trọng Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng Chỉ tiêu Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) đối đối đối đối Phải trả ngƣời bán 391,063 98.28 631,527 95.88 960,882 95.15 240,464 61.49 329,355 52.15 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 0 - 4,130 0.63 9,157 0.91 4,130 _ 5,027 121.7 Thuế và các khoản phải nộp NN 64 0.02 10,538 1.60 15,124 1.50 10,474 16322 4,586 43.51 Phải trả NLĐ 3,056 0.77 486 0.07 10,208 1.01 -2,570 -84.11 9,722 2000.4 Chi phí phải trả 267 0.07 0 - 0 - -267 -100 254 - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 3,454 0.87 11,986 1.82 14,462 1.43 8,532 247.03 2,477 20.66 Tổng 397,903 100 658,666 100 1,009,832 54.89 330,901 65.53 393,860 53.31 Phải trả ngƣời bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngăn hạn của công ty, và có xu hướng giảm nhẹ tỷ trọng qua 2 năm. Đặc biệt trong năm 2006 phải trả người bán chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối 98.28% thì đến cuối năm 2008 thì tỷ trọng giảm nhẹ nhưng không đáng kể chiếm 95.15% mặc dù phải trả người bán tăng 329,354 ngàn đồng và tăng 52.15% so với khoản phải trả người bán trong năm 2007. Nguyên nhân thay đổi tỷ trọng còn có sự đóng góp của các yếu tố khác, đặc biệt là khoản mục thuế và các khoản phải nộp cho nhà nhươc tăng quá cao trong năm 2007, nên nâng mức tỷ trọng khoản mục này lên làm giảm tỷ trọng của phải trả 27
  • 28. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân người bán. Ta thấy là khoản ảnh hưởng lớn nhất đến sự gia tăng của nợ phải trả, hay nói cách khác nợ phải trả phụ thuộc chủ yếu vào khoản mục này. Tốc độ tăng của phải trả người bán gần như tương dồng với tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh là do trong năm công ty hoạt động tốt, có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa, thành phẩm của công ty bán ra với số lượng lớn và công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp. Điều này một phần chứng tỏ uy tín của công ty đối với người cung cấp. Ngƣời mua trả tiền trƣớc có sự biến động lớn trong 2 năm và tăng lên đáng kể. Cụ thể là: vào cuối năm 2006, khoản này bằng 0, nhưng sang năm 2007 đã tăng lên 4,130 ngàn đồng và tới cuối năm 2008 con số này đã đạt tới 9,157 ngàn đồng tức tăng thêm 121.7% so với năm 2007. Điều này thể hiện công ty hoạt động có uy tín, cung như mặt hàng của công ty có chất lượng cao được người mua tin dùng hay là mặt hàng quý hiếm trên thị trường cho nên có các khoản trả trước của người mua ngày càng tăng trong cơ cấu tỷ trọng từ 0% năm 2006 lên 0.91% vào năm 2008, tuy nhiên vẫn chưa đóng góp đáng kể vào thay đổi của tổng nợ phải trả. Khoản phải trả ngƣời lao động tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại có hướng gia tăng vào năm 2008. Tuy nhiên, sự gia tăng này không ổn định vì năm 2007, khoản phải trả cho người lao động giảm mạnh -84.11% so với năm 2006. Khiến cho tỷ trọng giảm sút mạnh mẽ xuống còn 0.07% ( năm 2006 là 0.77%). Nhưng sang nam8 2008, ta lại chứng kiến sự thay đổi bất thường và đột ngột của khoản phải trả cho người lao động. Khoản náy tăng đột biến với tốc độ 2000% so với năm trước, dẫn đến tỷ trọng theo đà tăng theo chiếm tỷ trọng 1.01%- cao nhất qua các năm của khoản mục này. Do sự thay đỏi chiếm dụng khoản nợ này khá lớn, cho nên công ty cần phải chú ý điều chỉnh cho hợp lý nhằm tránh gây ra hiện tượng công nhân biểu tình bãi công. Thuế và các khoản phải nộp NN biến động lớn, tăng nhanh sau 2 năm. Nếu như năm 2006 khoản muc này chỉ có 64 ngàn đồng, thì cuối năm 2008 thì lên đến 15,124 ngàn đồng, gấp 236 lần. Đặc biệt vào năm 2007, thuế tăng rất cao với tốc độ lên đến 16322%, năm 2008 thì tốc độ giảm nhanh chỉ còn 43.53%. Bởi do tăng cao như vậy mà sau 2 năm khoản mục này nâng cao tỷ trọng, chiếm vị trí thứ 2 trong tổng nợ phải trả, trong khi năm 2006 nó chỉ chiếm 0.02% thì năm 2008 đã lên 1.5%. Vì vậy cho nên nó góp phần kéo nhẹ tỷ trọng của khoản phải trả người bán xuồng. 28
  • 29. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng nợ phải trả vào năm 2006 khoảng 0.87% , tăng khá cao qua 2 năm, đặc biệt là vào năm 2007 các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng dột biến lên 8,532 ngàn đồng đồng, tương ứng với mức tăng 247.03%. Do tăng liên tục như vậy cho nên tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng theo cuối năm 2008 chiếm 1,43% Nhìn chung, ngoại trừ sự sụt giảm không đáng kể của chi phí phải trả thì hầu hết các khoản trong tổng nợ phải trả của công ty đều tăng làm cho tổng nợ phải trả tăng cao trên 50%. 1.4.2.2 Kết cấu vốn chủ sở hữu Đvt: 1,000 đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng đối đối (%) đối đối (%) (%) (%) (%) Vốn CSH 659,899 92.03 659,899 83.83 659,899 79.51 0 - 0 - Quỹ đầu tư phát 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - triển Quỹ dự phòng tài 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - chính Quỹ khen thưởng 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Lợi nhuận chưa 57,187 7.97 127,325 16.17 170,019 20.49 70,138 122.65 42,694 33.53 phân phối Tổng 717,086 100 787,224 100 829,919 100 70,138 9.78 42,695 5.42 Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên. Điều này thể hiện công ty đang làm ăn thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh tốt. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được giữ ổn định trong 3 năm với giá trị 659.899 ngàn đồng, tuy nhiên tỷ trọng của nó lại có xu hướng giảm do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên, cụ thể, năm 2006 vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 92.03% nhưng sụt giảm đều xuống còn 83.83% năm 29
  • 30. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 2007 và chỉ còn 79.51% vào năm 2008. Mặc dù sụt giảm như vậy những vốn đầu tư vẫn nắm vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu vổn chủ sở hữu do tỷ trọng lớn của nó Lợi nhuận chưa phân phối liên tục tăng trong 3 năm, từ mức 57.187 ngàn đồng năm 2006, lợi nhuận đã vọt lên 127.325 ngàn đồng năm 2007 rồi 170.019 ngàn đồng năm 2008. Với mức tăng ấn tượng như vậy (122.65% năm 2007 và 33.53% năm 2008), lợi nhuận chưa phân phối ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhìn chung thì con số 20.49% mà lợi nhuận chưa phân phối đạt được vào năm 2008 vẫn chưa thực sự cao và nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không hề trích lập các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi. Điều này có thể dẫn đến 1 số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phát triển lâu dài. Sự hiện diện của các quỹ đó là điều cần thiết và công ty cần phải chú trọng hơn về vấn đề này. CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1 Tỷ suất lợi nhuận 2.1.1 Hệ số lãi gộp Đvt: 1,000 đồng Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần về BH&CCDV 3,080,007.04 5,197,814 6,869,332 2,117,806.96 68.76% 1,671,518 32.16% Giá vốn hàng bán 2,782,492.77 4,708,868 6,209,890 1,926,375.23 69.23% 1,501,022 31.88% Lãi gộp về BH&CCDV 297,514.27 488,946 659,442 191,431.73 64.34% 170,496 34.87% Hệ số lãi gộp 9.66% 9.41% 9.6% -0.00253 -2.62% 0.00193 2.05% Hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác như là chi phí bán hàng, chi phí quản lý... để đạt được lợi nhuận. Năm 2006 hệ số này là 9.66%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 9.66 đồng dùng để trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi. Đến năm 2007, hệ số lãi gộp là 9.41%, điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã giảm đi 0.253 đồng tương ứng với mức giảm nhẹ 2.62% nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. 30
  • 31. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Sang đến năm 2008, tình hình chuyển biến tích cực hơn khi hệ số lãi gộp đã tăng trở lại đạt 9.66% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã tăng lên 0.193 đồng tương ứng với mức tăng 2.05%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đang có những biện pháp tốt làm giảm tốc độ tăng của giá thành làm lãi gộp tăng với tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu 2.1.2 (ROS) Đvt: 1,000 đồng Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 tăng(giảm) tăng(giảm) 2007/2006 2008/2007 105,180.68 194,636.38 198,187.65 85.050% 1.825% 75,730.09 140,138.20 142,695.11 85.050% 1.825% 3,083,579.11 5,199,494.85 6,871,835.16 thu(DT) 68.619% 32.164% Tổng LN trƣớc thuế/DT 3.411% 3.743% 2.884% 9.744% -22.956% Tổng LN sau thuế/DT 2.456% 2.695% 2.077% 9.744% -22.956% : : - . - 3.742 . - . &cung c 31
  • 32. Nhóm 8 GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân . 2.1.2.1 Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Đvt: 1,000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận BH&CCDV 101,781.22 227,678 318,584 125,896.78 123.69% 90,906 39.93% Doanh thu BH&CCDV 3,080,007 5,197,814 6,869,332 2,117,806.96 68.76% 1,671,518 32.16% Lợi nhuận BH&CCDV/Doanh thu BH&CCDV 3.30% 4.38% 4.64% 0.0108 32.55% 0.0026 5.88% Tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV trên doanh thu BH&CCDV: Tỷ suất lợi nhuận này vào năm 2006 đạt 3,3 %, nghĩa là cứ trong 100 đồng doanh thu BH&CCDV mà công ty kiếm được thì lợi nhuận BH&CCDV sẽ là 3,3 đồng . Đến năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận này đã tăng lên và đạt mức 4.38%, đồng nghĩa với 100 đồng doanh thu mang về thì công ty kiếm được 4.38 đồng lợi nhuận, như vậy trong năm 2007 thì lợi nhuận đã tăng thêm 1.08 đồng so với năm 2006 (32.55%). Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận này tăng lên là do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận này đã tiếp tục tăng vào năm 2010 đạt 4,64%, lúc này thì lợi nhuận mà công ty kiếm được trong 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 0.26 đồng (tương ứng 5.88%) so với năm 2009. Như vậy tỷ suất lợi nhuận BH&CCDV trên doanh thu BH&CCDV đang có xu hướng tăng dần khi xét trong giai đọan từ năm 2008 đến 2010, cho thấy hoạt động BH&CCDV của công ty đang khá tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận này lại đang có xu hướng tăng chậm lại. Doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục vấn đền trên 2.1.2.2 Hoạt động tài chính Đvt: 1,000 đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Lợi nhuận tài chính 3,361.44 -33,091.62 -120,333.32 32