SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 78
MỤC LỤC




          1
I. PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT
  I.1. Xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước
        Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới
 ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không
 tham gia vào quá trình này. Đối với các nước đang và kém phát triển
 (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt
 nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy
 tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và
 hợp tác quốc tế. Trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã
 nêu rõ quan điểm của Đảng: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
 theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo
 độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc
 gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường" . Đây là một chủ trương lớn

 trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo
 quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là
 một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu
 vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi
 nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường
 để phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trong quan hệ kinh tế quốc
 tế.



        Quá trình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đã bước đầu mang lại
 những thành công quan trọng cho Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập quan
 hệ ngoại giao với 167 nước, mở rộng quan hệ thương mại với gần 200
 nước, là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, ký hiệp định kinh tế -




                                        2
thương mại, tranh thủ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và các công ty
thuộc 77 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đáng chú ý là Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa kỳ đã được ký kết ngày 13/7/2000; tranh
thủ được viện trợ phát triển của hơn 45 nước và định chế tài chính quốc
tế; tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đưa hội
nhập quốc tế lên một tầm cao mới với những mốc đánh dấu quan trọng.
Đặc biệt trong tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Việt Nam đã có những bước đi tích cực như đã đàm phán xong với đối
tác quan trọng là EU và đang trong quá trình đàm phán với Mỹ và các
đối tác khác với quyết tâm gia nhập WTO vào năm 2005.



      Trong xu hướng hội nhập và phát triển đó, chúng ta cũng đối mặt
với nhiều thách thức. Có thể nhận thấy bốn thách thức lớn đối với Việt
Nam và với cộng đồng doanh nghiệp như sau:

      - Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một xu thế khách
quan và diễn ra nhanh chóng. EU đã quyết định mở rộng khối liên minh
kinh tế thêm 10 nước thành viên vào tháng 4/2004 với số dân trên 500
triệu người và GDP của khối khoảng 10.000 tỷ USD. Khu vực mậu dịch
tự do châu Mỹ gồm khối NAFTA và một số nước Mecosur có 33 nước
tham gia với số dân khoảng 911 triệu người và GDP của khu vực mậu
dịch tự do này khoảng 11.000 tỷ USD. WTO đã phát động được vòng
đàm phán mới Doha dự kiến kết thúc vào 1/1/2005 với nhiều yêu cầu tự
do hoá thương mại nhanh hơn. Các công ty đa quốc gia phát triển mạnh,
riêng 70.000 công ty loại này đã chiếm 1/3 thương mại toàn cầu, đóng
vai trò chi phối nhiều loại hàng hoá và giá cả, kỹ thuật, vốn…




                                  3
- Lộ trình thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2002 đưa 5.550 dòng
thuế và cắt giảm ngay xuống mức 20%; 1/7/2003 chúng ta phải tiếp tục
giảm thuế nhập khẩu xuống dưới 20% cho 755 mặt hàng thuộc nhóm
loại trừ tạm thời và sẽ tiếp tục giảm thuế theo lộ trình đến 2006 thì chỉ
còn thuế suất 0-5%. Từ 1/1/2004 sẽ tiếp tục cắt giảm nhóm nhạy cảm
gồm 55 mặt hàng. Sau đó sẽ cắt giảm nhóm loại trừ hoàn toàn gồm 158
mặt hàng. Nhóm nhạy cảm và loại trừ hoàn toàn có lộ trình dài hơn.
Song đến năm 2015 thuế nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN
sẽ bằng 0%. Các nhà sản xuất Việt nam phải tính tới chiến lược sản
phẩm cho thị trường chung của ASEAN. Nghĩa là hàng hoá sản xuất ra
để tiêu thụ ở Việt Nam và các nước ASEAN trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt và không còn được bảo hộ bởi các hàng rào thuế và phi thuế
nữa. Gỡ bỏ bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, nhiều hàng hoá của ta phải
cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập ngay trên thị trường Việt
Nam.

       - Thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và những
cam kết để gia nhập WTO đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải mở cửa, tự
do hoá và hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Sân chơi quốc tế hứa
hẹn nhiều sự đụng đầu cạnh tranh gay gắt hơn của hàng hoá và dịch vụ
nước ta.

       - Việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo thuận lợi cho hàng hoá
Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó càng
bất lợi cho hàng hoá nước ta khi chưa gia nhập WTO. Theo lộ trình,
Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc 2012-2015 sẽ thực
hiện. Như vậy hàng hoá nước ta không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với
hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Việt Nam mà còn cạnh tranh với




                                  4
thế yếu hơn trên thị trường của nước thứ ba (nước nhập khẩu hàng hoá
  của cả Trung Quốc và Việt Nam).

        Những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị cho
  mình nội lực nếu không muốn bị bỏ rơi trong cuộc cạnh tranh mang tính
  quốc tế này.


   I.2. Tác dụng của CNTT đối với hội nhập và phát triển doanh
      nghiệp
        CNTT có một vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của
  doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày
  nay. Có thể nhận thấy tác dụng của CNTT đối với hội nhập và phát triển
  của doanh nghiệp như sau:

       - Giúp tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hợp tác
với đối tác và khách hàng. Mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác là nhu
cầu tất yếu của doanh nghiệp. Với các đặc tính ưu việt nổi bật và không bị
giới hạn về không gian, thời gian, CNTT thực sự là một công cụ xúc tiến
thương mại hiệu quả đối với doanh nghiệp.
      - Hạ giá thành sản phẩm : CNTT có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí từ khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đến sản xuất, quản lý, lưu
thông phân phối, hậu mãi ...
      - Nâng cao chất lượng : nhờ CNTT doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt
hơn, nhanh hơn nhu cầu khách hàng, học hỏi kinh nghiệm của các doanh
nghiệp thành công và từ đó cải tiến mẫu mã sản phẩm, đưa ra được những
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.


        Đối với các doanh nghiệp Việt nam, ngoài các lợi ích trên chúng
  ta còn nhận thấy sự cần thiết của CNTT trên một số khía cạnh sau :

      - Phần lớn doanh nghiệp Việt nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn
chế nguồn lực. CNTT là công cụ tốt giúp tiết kiệm các nguồn lực như :
nhân lực, tài chính, văn phòng, thời gian ...



                                    5
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nếu ứng
dụng CNTT tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm
bắt thông tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế
giới .
      - CNTT có tốc độ phát triển rất nhanh vì thế tuy đi sau nhưng doanh
nghiệp Việt nam có thể tiếp cậncác thành tựu tiên tiến và có nhiều sự lựa
chọn trong ứng dụng CNTT của mình đảm bảo hiệu quả cao.


   I.3. Doanh nghiệp Việt Nam và yêu cầu của hội nhập kinh tế
        Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ
  phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần
  đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp
  phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực
  vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng
  trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham
  gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói,
  giảm nghèo...



        Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được
  103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối
  hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm
  2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng
  GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm
  30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh
  nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%



        Hiện nay Việt Nam có khoảng 150.000 doanh nghiệp đăng ký
  kinh doanh nhưng có tới 96% doanh nghiệp Việt Nam được coi là doanh



                                    6
nghiệp nhỏ và vừa. Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp
chỉ có 74 lao động và 22,9 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 là 83
người và 26 tỷ đồng vốn. Như vậy xu hướng quy mô nhỏ càng tăng
trong 3 năm qua, bởi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất
nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ.



      Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, lực lượng lao động trẻ là
to lớn, sẵn sàng vào làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức
lương chưa phải là cao. Thực tế 3 năm qua, doanh nghiệp đã tiếp nhận
mới mỗi năm gần 70 vạn lao động, riêng năm 2002 tiếp nhận trên 1 triệu
người. Song thực trạng là không ít doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có
tay nghề cao, lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống, phải chăng
đây là vấn đề chất lượng lao động. Ta có đủ và thừa về mặt số lượng,
nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề của người lao động.
Theo số liệu Tổng điều tra cơ sở Kinh tế - hành chính sự nghiệp
1/7/2002 thì cơ cấu trình độ tay nghề của lao động khu vực doanh
nghiệp như sau:

      - Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 12,8%.

      - Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 29,2%.

      - Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%.

      - Không được đào tạo chiếm 50,6%.



      Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm thì lao động là cán
bộ khoa học kỹ thuật năm 2000 chiếm 8,1%; năm 2002 còn 6,8% và
những lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cũng có xu hướng



                                 7
giảm tương đối. Như vậy lao động được thu hút vào khu vực doanh
nghiệp ngày càng tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ
thuật, lao động được đào tạo lại giảm, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào
tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh
tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt đối với lao
động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà
nước thuộc địa phương quản lý thì lao động không được đào tạo chiếm
từ 55 - 75%.



      Về các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin, nhìn chung
các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ
thuật công nghệ, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi
trường đầu tư, nhưng khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và doanh nghiệp nhà nước. Theo tự đánh giá của doanh nghiệp thì
năm 2002 có tới 48% số doanh nghiệp cho là khó khăn của họ là thông
tin thị trường, 72% có khó khăn về kỹ thuật công nghệ thấp kém.



      Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có tổ chức và chính sách phù hợp để
phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin cho
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.



      Từ các yếu tố trên dẫn tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp còn thấp tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, 1 đồng vốn
hoạt động trong 1 năm tạo ra 0,043 đồng lãi (4,3%). Điều này dẫn tới




                                  8
làm giảm sút năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo
báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) vừa công bố, thứ hạng của Việt Nam đã giảm 17 bậc so với năm
ngoái. WEF sử dụng chỉ số về "cạnh tranh tăng trưởng" để xếp hạng các
nước. Tính theo chỉ số này, Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước. Trong
khi thứ hạng của Việt Nam năm 2003 là 60/102 nước. Mặc dù bản báo
cáo được thực hiện qua việc điều tra chỉ đối với 100 doanh nghiệp đang
hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 3-6% là DN có vốn FDI, 70% là
DN nhỏ nên kết quả có thể chưa phản ánh bức tranh tổng quát. Tuy
nhiên, Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được đánh giá là một
trong những công cụ kiểm tra hàng đầu về điều kiện cạnh tranh của các
nền kinh tế toàn cầu với sự cộng tác của 109 viện nghiên cứu đối tác
(trong đó có Viện nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương-CIEM). Họ
có những đánh giá độc lập của mình và khó có thể nghi ngờ tính khách
quan của báo cáo. Rõ ràng, thứ hạng như vậy của Việt Nam cũng đáng
để chúng ta suy nghĩ nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như
ngày nay.



      Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới và
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mở cửa hội nhập tạo ra những cơ hội
rất to lớn cho mọi doanh nghiệp, nhưng thành công chỉ đến với những
doanh nghiệp có năng lực đón nhận những cơ hội đó. Tính linh hoạt, chủ
động là điều không thể thiếu cho sự thành công đó. Doanh nghiệp cần
có sự thay đổi căn bản trong nhận thức hành động của mình. Các doanh
nghiệp cần nhận thức rằng hội nhập không phải lúc nào cũng bằng
phẳng, trái lại đó là quá trình đầy rủi ro. Điều quan trọng để hội nhập




                                 9
thành công là xây dựng năng lực mới. Năng lực đó không phải là khả
năng dự báo, dự đoán tốt, mà trên thực tế điều này khó có thể thực hiện
được mà phải là tính linh hoạt cao, khả năng thích ứng nhanh với một
môi trường biến đổi nhanh chóng.



      Ứng dụng các công nghệ mới là một trong những giải pháp mà
hiện này được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng giúp cho việc nâng cao
năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh toàn cầu có sự chuyển biến rõ rệt
do những thành tựu của CNTT đem lại thì đó là một giải pháp hữu hiệu
cho các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu khoảng cách về mặt công
nghệ qua đó từng bước hội nhập với nền kinh tế tri thức.


I.4. Tình hình ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam
      Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với các doanh
nghiệp đặc biệt là trong quá trình hội nhập như ngày nay, các doanh
nghiệp đã từng bước có những bước đi tích cực trong việc ứng dụng
CNTT vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên
trên thực tế tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn
khá nhỏ lẻ, chưa áp dụng trên quy mô lớn và chưa có hiệu ứng lan
truyền cao.



      Trong công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp thì hầu hết các doanh
nghiệp đã sử dụng các ứng dụng văn phòng cho các mục đích soạn thảo
văn bản, bảng tính điện tử, trình diễn, thư điện tử… Nhìn chung các
công việc này vẫn chỉ được tiến hành riêng rẽ và tự phát tại văn phòng
của các doanh nghiệp, chưa trở thành tiêu chuẩn thống nhất trong toàn



                                 10
bộ doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp có các hệ thống lưu trữ tài liệu,
văn bản điện tử. Các chương trình tiện ích khác như lập lịch công tác,
quản lý xe, phòng họp… đã được sử dụng nhưng không phổ biến.



      Trong lĩnh vực vận hành sản xuất kinh doanh, một mặt ta thấy
một số doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng, xuơng sống của nền kinh
tế như VT, NH, HK… đã sử dụng CNTT-TT ở mức độ khá cao để vận
hành sản xuất, cung ứng dịch vụ, mặt khác khá nhiều ứng dụng tự động
hóa trong SX, thiết kế, bán hàng…cũng đã được vận dụng CNTT có
hiệu quả. Tuy nhiên đại đa số các doanh nghiệp vẫn vận hành hoạt động
sản xuất và kinh doanh theo cách không có sự trợ giúp của CNTT. Chỉ
có 12% số doanh nghiệp trong diện khảo sát đã áp dụng CNTT là có sử
dụng các phần mềm trong việc vận hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, 88% vẫn chưa sử dụng.

      Trong ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì
vẫn còn ở giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai. Theo thống kê thì
hiện nay chúng ta có khoảng 5% tổng số doanh nghiệp có website tuy
nhiên hầu hết các trang web của doanh nghiệp là các trang web tĩnh, ít
được cập nhật chủ yếu là đăng tải các thông tin giới thiệu doanh nghiệp
chứ chưa tiến hành giao dịch được. Trình độ hạn chế của người sử dụng
cùng với thói quen kinh doanh cũ khiến cho việc ứng dụng CNTT trong
xúc tiến thương mại xét trên bình diện chung của các doanh nghiệp Việt
Nam còn khá nhiều bất cập.



      Mức độ đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp còn
rất hạn chế chỉ chiếm từ 0.05% tới 0.08% doanh thu. Việc đầu tư cho



                                 11
nhân lực CNTT của các doanh nghiệp cũng là một vấn đề tồn tại. Rất ít
các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo cụ thể cho nhân viên của mình.
Việc cập nhật, nâng cao kiến thức trong các doanh nghiệp thường được
tiến hành một cách bị động.



      Đối với từng hiệp hội ngành hàng, mặc dù đã có những bước đi
ban đầu trong việc ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ các thành viên của
hiệp hội tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều những bất cập trong công tác
này. Có thể nhận thấy một số vấn đề nổi cộm như sau:

      + Công tác hỗ trợ ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến
xuất khẩu của các doanh nghiệp còn khá manh mún và tự phát. Hầu hết
các hiệp hội chưa có các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể
trong cả năm hoạt động.

      + Trong các chương trình xúc tiến thương mại của các hiệp hội thì
kế hoạch và kinh phí dành cho việc đi hội chợ, triển lãm, khảo sát thị
trường, học tập kinh nghiệm chiếm tỷ trọng lớn, kinh phí dành cho hoạt
động ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hầu như
không có hoặc có rất ít.

      + Bản thân đội ngũ các các bộ của các hiệp hội số lượng còn
mỏng, trình độ còn hạn chế đặc biệt là về CNTT và ngoại ngữ. Đây
cũng là rào cản rất lớn cho việc triển khai các chương trình ứng dụng
CNTT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các thành viên.

      + Bản thân các doanh nghiệp thành viên hưởng lợi từ các chương
trình hỗ trợ ứng dụng CNTT vào trong công tác xúc tiến xuất khẩu chưa
nhiều. Điều này một phần bắt nguồn từ các hoạt động cụ thể chưa được




                                 12
triển khai một cách khoa học và hợp lý. Các hiệp hội chưa thực sự là
đơn vị dẫn dắt, tổ chức và hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên tham
gia vào hoạt động còn mới mẻ và đầy tiềm năng này.



      Qua phân tích trên có thể nhận thấy CNTT có một vai trò to lớn
đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập
quốc tế như ngày nay. Trên bình diện quốc gia chúng ta đã có những
chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNTT và hỗ trợ
các doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh
nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa có một chương trình
quy mô quốc gia hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng CNTT. Tại
Hội thảo quốc gia lần thứ II về Công nghệ thông tin-truyền thông
(08/2004) Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã gợi ý bốn định hướng lớn
cho sự nỗ lực của cả Chính phủ và doanh nghiệp trong đó có gợi ý “Cần
có biện pháp, các chương trình tuyên truyền, khuyến khích có hiệu quả,
làm nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của lĩnh vực CNTT-TT vào
hoạt động của các doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ lệ ứng
dụng và ứng dụng có hiệu quả CNTT-TT trong các doanh nghiệp nhà nước đạt
100% (hiện nay mới đạt 90%) và tỷ lệ đầu tư cho ứng dụng CNTT-TT hàng

năm đạt 1%/ tổng doanh thu. Chính vì thế việc ra đời một đề án “Hỗ trợ
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển”
trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng CNTT
tạo thế và lực cho hội nhập kinh tế quốc tế.




                                  13
II. PHẦN II.        NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
  II.1.      HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CNTT
      II.1.1. Tổ chức điều tra khảo sát nghiên cứu
          II.1.1.1. Mục tiêu
          Nghiên cứu, điều tra về nhu cầu, thực trạng, khả năng ứng dụng
  Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt nam qua đó phân tích
  các khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp Việt nam khi ứng dụng
  Công nghệ thông tin đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đẩy
  mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển .

          II.1.1.2. Nội dung
          - Nghiên cứu, điều tra nhu cầu, thực trạng, khả năng ứng dụng
  Công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam

          + Điều tra về thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin của doanh
  nghiệp Việt Nam và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế của các
  ứng dụng Công nghệ thông tin.

          + Điều tra nhu cầu thực tế ứng dụng Công nghệ thông tin trong
  doanh nghiệp trên các mặt kinh doanh, sản xuất, tổ chức điều hành và
  quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp Công nghệ thông tin
  trọn gói hoặc đặc thù phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tư
  vấn cho các doanh nghiệp sản xuất các ứng dụng, các đối tác xây dựng
  sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam

          + Điều tra về khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm tìm
  hiểu và đánh giá về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, đưa ra các biện
  pháp hợp lý và tư vấn trợ giúp doanh nghiệp về nguồn nhân lực, về hệ
  thống thiết bị kỹ thuật, . . .




                                    14
- Lập báo cáo phân tích các khó khăn thuận lợi của doanh nghiệp
  Việt Nam khi ứng dụng Công nghệ thông tin, đồng thời đề xuất các biện
  pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội
  nhập và phát triển. Báo cáo này sẽ trợ giúp cho Chính phủ trong việc
  hoạch định các chính sách, các chương trình hỗ trợ thúc đẩy sự phát
  triển Công nghệ thông tin Việt Nam, sẽ là kim chỉ nam để các doanh
  nghiệp sản xuất sản phẩm Công nghệ thông tin quyết định khi định
  hướng thị trường.

         II.1.1.3. Ngân sách


         Bảng phân bổ kinh phí thực hiện qua các năm 2005-2010

         Đơn vị tính: VND

Các năm     Kinh phí thực Ngân sách Nhà          Đối tác        Doanh
                hiện          nước                              nghiệp
  2005      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
  2006      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
  2007      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
  2008      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
  2009      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
  2010      400.000.000      200.000.000      50.000.000     150.000.000
Tổng cộng   2.400.000.000    1.200.000.000    300.000.00     900.000.000
                                              0

         II.1.1.4. Kết quả đạt được
         Thu thập, nghiên cứu thông tin được 30.000 doanh nghiệp

         Phân tích số liệu và báo cáo được 600 cuốn danh bạ và tập san




                                   15
II.1.2. Các hoạt động nâng cao nhận thức :
         II.1.2.1. Mục tiêu
         Tuyên truyền về tác dụng và hiệu quả của Công nghệ thông tin đối với doanh
nghiệp

         II.1.2.2. Nôi dung
         - Tổ chức các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo về sự cần thiết ứng
dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển. (theo từng loại hình doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh, theo các địa phương) . Chương trình
này bao gồm những hoạt động sau :



         + Hợp tác với các hiệp hội ngành hàng, với địa phương tổ chức
hội thảo, hội nghị về Ứng dụng Công nghệ thông tin vào doanh nghiệp
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tin học hoá công tác quản lý, ứng dụng Công
nghệ thông tin vào sản xuất và tiếp cận với Thương mại điện tử



         + Hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin
giới thiệu các sản phẩm Công nghệ thông tin gồm: Phần cứng, phần
mềm, các giải pháp, các tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng



         + Hợp tác với các trường đại học, các nhà nghiên cứu, các trung
tâm công nghệ cao, . . . xây dựng báo cáo chuyên đề về công nghệ mới
ứng dụng và phát triển điện tử hoá doanh nghiệp.



         + Tổ chức diễn đàn trao đổi giữa nhà sản xuất với người tiêu
dùng, giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người tiêu dùng với



                                       16
nhau, để tìm ra nhu cầu thực tế nhằm từng bước điện tử hoá doanh
nghiệp, đồng thời đây cũng là diễn đàn để trợ giúp các doanh nghiệp
tháo gỡ khó khăn và trao đổi kinh nghiệm khi ứng dụng Công nghệ
thông tin



      + Tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt nam tham dự các hội thảo
hội nghị quốc tế về kinh nghiệm triển khai công nghệ mới vào doanh
nghiệp



      - Biên soạn các tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp điện tử hoá doanh
nghiệp :



      + Biên soạn các tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu về các giải
pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp theo các loại
hình doanh nghiệp, các ngành hàng . Toàn bộ các tài liệu hỗ trợ doanh
nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ được đặt tại Khu trưng bầy các
ứng dung Công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp,

      + Biên soạn các cẩm nang về thông tin kinh tế phục vụ hội nhập :
Hồ sơ thị trường nước ngoài, Hồ sơ xúc tiến và phát triển các vùng, địa
phương trong nước, Hồ sơ xúc tiến và phát triển ngành hàng và Danh bạ
doanh nghiệp, Bên cạnh đó, biên soạn và phân tích về thông tin thị
trường, giá cả, thông tin bạn hàng, cơ hội giao thương … thể hiện bằng
nhiều hình thức ứng dụng Công nghệ thông tin khác nhau ( Website,
CD, ấn phẩm, …) , truyền tải bằng nhiều con đường khác nhau
( Internet, bưu điện, trực tiếp, . . . ) nhằm cung cấp cho doanh nghiệp




                                 17
những thông tin kịp thời, hữu ích nhất. Toàn bộ các cẩm nang này sẽ
được tập hợp tại Trung tâm dữ liệu thông tin kinh tế chuyên ngành



      - Tổ chức các hoạt động giao lưu, lễ hội, cuộc thi tìm hiểu …
nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, tác dụng của CNTT đối với phát
triển và hội nhập của doanh nghiệp



      + Hợp tác với các trường đại học CNTT, các đối tác, các nhà khoa
học phổ biến các công nghệ mới cho từng loại hình doanh nghiệp



      + Hợp tác với các cơ quan chức năng, các tạp chí tin học thẩm
định chất lượng sản phẩm Công nghệ thông tin trước khi đưa vào ứng
dụng tại doanh nghiệp Việt Nam



      + Hợp tác với các cơ quan ban ngành tổ chức lễ hội “ Công nghệ
thông tin với doanh nghiệp”. Lễ hội này sẽ diễn ra trong 1 tuẩn là một
trong những hoạt động khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ
thông tin vào thực tế. Trong lễ hội này sẽ trao giải thưởng cho các doanh
nghiệp điện tử hoá toàn bộ, trao giải cho các ý tưởng sáng tạo về ứng
dụng Công nghệ thông tin vào doanh nghiệp, trao giải cho doanh nghiệp
thắng cuộc trong cuộc thi “ Tìm hiểu Công nghệ thông tin ứng dụng
trong doanh nghiệp” và nhiều hoạt động hội thảo hội nghị, giao lưu.

      - Xây dựng các tiêu chí, qui trình, tổ chức bình xét và trao giải
thưởng cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT hiệu quả, các CIO doanh
nghiệp. Hiện tại ở nước ta, đã và đang hình thành các hệ thống thông tin



                                 18
và cơ sở hạ tầng về Công nghệ thông tin ở hầu khắp các đơn vị quản lý
và sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần phải có mô hình thống nhất tổ chức
quản lý các hệ thống thông tin cũng như cơ sở hạ tầng về Công nghệ
thông tin đó. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn và
hàng năm về tin học hoá, gắn chặt với các chương trình và quá trình cải
cách hành chính và kinh tế, đồng thời bộ phận này có trách nhiệm thống
nhất quản lý, khai thác và phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông
tin, quy hoạch về mặt trang thiết bị kỹ thuật Công nghệ thông tin theo
tiêu chuẩn chung, lập kế hoạch kỹ thuật- tài chính và tổ chức nội dung
thông tin, xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu để có thể khai thác phục
vụ các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh trong môi trường quốc
gia và liên mạng quốc gia. Đối với doanh nghiệp, CIO sẽ là người lãnh
đạo phụ trách hệ thống thông tin. Người lãnh đạo này trước hết cần có
phẩm chất tổng hợp của người lãnh đạo, có trách nhiệm tìm hiểu, khai
thác khả năng của thông tin và Công nghệ thông tin để kết hợp với các
sản phẩm, dịch vụ phát huy được vai trò của Công nghệ thông tin như
một ưu thế trong chiến lược phát triển đặc biệt là trong môi trường có
cạnh tranh. Có thể xem đó là người cố vấn then chốt cho người lãnh đạo
cao nhất doanh nghiệp, có trách nhiệm đề xuất cơ cấu tổ chức cho phù
hợp với việc ứng dụng Công nghệ thông tin và phát hiện các vấn đề có
thể xảy ra nếu không tuân thủ các quy trình nhất định. CIO sẽ làm cho
ứng dụng Công nghệ thông tin thành sức mạnh cạnh tranh và động lực
sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường quốc gia và hội nhập
cạnh tranh quốc tế.

      - Tiến hành các chương trình liên kết nhằm tăng cường hiểu biết
và hợp tác giữa các doanh nghiệp ứng dụng CNTT và các doanh nghiệp
cung ứng sản phẩm dịch vụ CNTT. Thiết lập thẻ thành viên với nhiều



                                19
ưu đãi cho các thành viên tham gia chương trình nhằm khuyến khích
  động viên các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong cả nước.



          II.1.2.3. Ngân sách


Các năm        Kinh phí thực     Ngân sách      Nhà tài trợ    Doanh nghiệp
                   hiện          Nhà nước
2005           3.320.000.000    1.698.000.00    610.500.000     1.011.500.000
                                      0
-
2006           3.000.000.000    1.500.000.00    450.000.000     1.050.000.000
                                      0
2007           2.800.000.000    1.400.000.00    420.000.000      980.000.000
                                      0
2008           2.600.000.000    1.300.000.00    390.000.000      910.000.000
                                      0
2009           2.500.000.000    1.250.000.00    375.000.000      875.000.000
                                      0
2010           2.000.000.000    1.000.000.00    350.000.000      650.000.000
                                      0
Tổng cộng      16.220.000.00    8.148.000.00    2.595.500.00    5.476.500.000
                     0                0               0

          II.1.2.4. Kết quả đạt được
         Tổ chức được 54 cuộc hội thảo

         Tổ chức 72 cuộc giới thiệu các sản phẩm CNTT

         Tổ chức 30 báo cáo chuyên đề

         Tổ chức 90 diễn đàn trao đổi

         Tổ chức 18 đoàn đi nước ngoài

         Nghiên cứu được 3.000 cuốn cẩm nang thông tin kinh tế hội nhập


       II.1.3. Các hoạt động thông tin tư vấn về CNTT cho doanh nghiệp :
          II.1.3.1. Mục tiêu




                                   20
Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp thông
qua Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp, các khu trưng bày ứng
dụng CNTT doanh nghiệp, các database về ứng dụng CNTT cho các
doanh nghiệp để họ tìm hiểu về các ứng dụng CNTT, kinh nghiệm ứng
dụng, các bài học thành công và thất bại trong ứng dụng CNTT, các điều
kiện cần và đủ khi ứng dụng CNTT của từng loại hình doanh nghiệp và
từ đó có thể lựa chọn cho mình một giải pháp tốt nhất.



       II.1.3.2. Nội dung
      - Hợp tác với hội tin học Việt nam, các tổ chức, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin xây dựng “Cổng giao dịch
tin học hỗ trợ doanh nghiệp”, Cổng giao dịch này sẽ gắn kết với Sàn
giao dịch Thương mại điện tử Việt Nam ( http://www.vnemart.com.vn), đây
là Trung tâm hội chợ triển lãm tuyên truyền giới thiệu về hàng hóa, dịch
vụ, sản phẩm, giải pháp của Doanh nghiệp tin học trong và ngoài nước,
đồng thời đây cũng là Trung tâm giao dịch thương mại : công cụ giúp
các doanh nghiệp trong lĩnh vực tin học thực hiện việc trao đổi, đàm
phán với khách hàng , ngoài ra tại đây còn là Trung tâm thông tin hỗ trợ
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin : cung cấp
cho các doanh nghiệp các thông tin về thị trường (cả trong và ngoài
nước), về công nghệ mới, và các thông tin tiện ích khác : hội chợ triển
lãm, địa chỉ cần liên hệ ...Qua Cổng giao dịch này doanh nghiệp ứng
dụng Công nghệ thông tin có thể nắm bắt công nghệ nhanh nhất và lựa
chọn cho doanh nghiệp mình những sản phẩm phù hợp nhất.




                                 21
- Xây dựng Khu trưng bầy các ứng dung Công nghệ thông tin
phục vụ doanh nghiệp. Đây thực chất là một nơi giao dịch thực của các
doanh nghiệp Công nghệ thông tin với doanh nghiệp ứng dụng . Tại đây
sẽ diễn ra các hoạt động hội thảo, hội nghị, các cuộc toạ đàm, đàm phán
ký kết hợp đồng, thẩm định và tư vấn doanh nghiệp,….Tại khu trưng
bầy sẽ trưng bầy và giới thiệu toàn bộ các sản phẩm thực của doanh
nghiệp Công nghệ thông tin trong nước và thế giới. Khu trưng bầy các
ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ được đặt tại trụ sở của tất cả các CN.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam trên toàn quốc, đầu mối
của doanh nghiệp Việt nam.



       - Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới trong
CNTT      nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và lựa chọn công nghệ
phù hợp



      - Tư vấn lựa chọn giải pháp CNTT phù hợp với đặc thù hoạt
động, nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Với các nhu cầu doanh
nghiệp sẽ có các buổi toạ đàm, buổi thuyết trình cụ thể vơi nhiều các
giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lụa chọn giải pháp tốt nhất



       - Hướng dẫn lập, triển khai và giám sát các dự án CNTT . Đây là
việc khó khăn đối với doanh nghiệp do vậy cần có những chuyên gia tư
vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình lập dự án, lựa chọn giải pháp,
triển khai ứng dụng, đào tạo chuyên viên và giám sát dự án.




                                 22
II.1.3.3. Ngân sách


 Các năm          Kinh phí       Ngân sách      Nhà tài trợ    Doanh nghiệp
                 thực hiện       Nhà nước
2005            1.700.000.00    820.000.000     210.000.000      670.000.000
                      0
-
2006            1.000.000.00    500.000.000     100.000.000      400.000.000
                      0
2007            900.000.000     450.000.000     90.000.000       360.000.000
2008              800.000.000   400.000.000     80.000.000       320.000.000
2009              800.000.000   400.000.000     80.000.000       320.000.000
2010              800.000.000   400.000.000     80.000.000       320.000.000
Tổng cộng       6.000.000.00    2.970.000.00    640.000.000       2.390.000
                      0               0

         II.1.3.4. Kết quả đạt được
         - Cho ra đời và hoạt động của “Cổng giao dịch tin học hỗ trợ
  doanh nghiệp”

         - Xây dựng Khu trưng bầy các ứng dung Công nghệ thông tin
  phục vụ doanh nghiệp.

         - Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới trong
  CNTT:

       II.1.4. Đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp
         II.1.4.1. Mục đích
         - Hiện nay một trong những rào cản chính cản trở sự phát triển
  của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT là thiếu đội ngũ
  chuyên gia về CNTT. Đây là một thực tế mà cho tới hiện nay chúng ta
  vẫn chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết. Bên cạnh đó một thực tế là
  số doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta chiếm tới 96% tổng số doanh




                                   23
nghiệp cả nước. Đây là đội ngũ có nhu cầu đào tạo ứng dụng CNTT lớn
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy việc xây dựng một
kế hoạch tổng thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

      - Nằm trong tổng thể đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển” chương trình đào tạo nhân

lực ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít với
các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được nêu trong đề án.



       II.1.4.2. Nội dung
       II.1.4.2.1. Các chương trình đào tạo chung về ứng dụng CNTT
                 cho doanh nghiệp (đặc biệt chú trọng cho các lãnh đạo
                 doanh nghiệp)


                       - Các chương trình đào tạo ứng dụng CNTT
          trong công tác quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ quản lý,
          lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm: đào tạo về quản lý kinh
          doanh tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị marketing,
          quản trị kế toán-tài chính, quản trị nhân sự, quản lý kỹ thuật-
          công nghệ, tư vấn về marketing, đào tạo quản lý dự án CNTT,
          quản trị tài nguyên doanh nghiệp (EPR).

                       - Các chương trình trên được giảng dậy và đào
          tạo dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của CNTT sẽ khiến
          cho công tác giảng dậy được sinh động, phong phú, dễ tiếp
          thu và sử dụng.




                                 24
II.1.4.2.2.   Các chương trình đào tạo ứng dụng CNTT theo
                 chuyên ngành
                       - Xây dựng các chương trình đào tạo ứng dụng
         CNTT theo các chuyên ngành như: tài chính-kế toán, xây
         dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ, bảo hiểm…

                       - Xây dựng các chương trình đào tạo theo các
         modun cụ thể như: tin học văn phòng, thương mại điện tử,
         ngôn ngữ lập trình và các công cụ phát triển phần mềm, phần
         mềm kế toán doanh nghiệp, phân tích và thiết kế hệ thống,
         quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị điều hành, quản trị mạng, quản
         trị mạng Internet, sử dụng dịch vụ mạng Internet...

                       - Các chương trình được xây dựng trên cở sở
         nghiên cứu đánh giá các đặc thù của từng chuyên ngành


         II.1.4.2.3.   Các chương trình đào tạo nâng cao
                       - Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao
         dành cho các CIO trong doanh nghiệp

                       - Ứng dụng thực tế vào trong hoạt động của
         doanh nghiệp chứng minh vai trò của CIO trong xu thế phát
         triển và ứng dụng CNTT như ngày nay.



      II.1.4.3. Ngân sách
      - Các khoá đào tạo theo nội dung chương trình được tổ chức trên
cả nước, cho nên ở mỗi địa phương các chi phí sẽ có sự khác nhau.

      - Cơ sở tính toán:




                                 25
+ Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính
  quy định chế độ chi tiêu hội nghị

         + Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính
  về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức đi công tác trong nước

         + Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài
  chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
  chức nhà nước.

         + Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài
  chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi xây dựng chương trình
  khung và biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo.

         + Thực tế triển khai các khoá đào tạo theo kinh nghiệm và đánh
  giá của VCCI.

         - Dự kiến chi phí cho mỗi khoá đào tạo như sau:

                   Các khoản mục                           Thành tiền (VND)

A. Chi cho giảng viên và học viên (mục I+II)                       25,550,000
I. Chi cho giảng viên                                              5,150,000
1. Tiền thù lao (240,000 đ/ngày x 5 ngày)                           1,200,000
2. Chi phương tiện di chuyển                                        2,000,000
3. Tiền ở (100,000 đ/ngày x 6ngày x 2 người)                        1,200,000
4. Tiền ăn (50,000 đ/ngày x 7ngày x 2 người)                            700,000
5. Tiền nước uống (10,000 đ/ngày x 5ngày)                                50,000
II. Chi cho học viên                                              20,400,000
1. Tiền chứng chỉ (5,000 đ/c x 30 người)                                150,000
2. Tiền tàu xe (50,000 đ x 30.000)                                  1,500,000
3. Tiền ở (80,000 đ/ngày x 5 ngày x 30 người)                      12,000,000
4. Tiền ăn (40,000 đ/ngày x 5 ngày x 30 người)                      6,000,000




                                       26
5. Tiền nước uống (5,000 đ/ngày x 30 người x 5ngày)                            750,000

B. Chi phí cho tổ chức lớp học                                               6,990,000
1. Thuê địa điểm (500,000 x 5 ngày)                                          2,500,000
2. Thuê thiết bị giảng dạy (300,000 x 5 ngày)                                1,500,000
3. Chi phương tiện đi lại cho 2 cán bộ quản lý lớp học                       1,000,000
4. Chi tiền ở cho 2 cán bộ quản lý (60,000 đ/ngày x 7
ngày x 2 người)                                                                840,000
5. Chi tiên ăn cho 2 cán bộ quản lý (25,000 đ/ngày x 7
ngày x 2 người)                                                                350,000
6. Chi phí quản lý khóa học                                                    500,000
7. Chi phí cho văn phòng phẩm (10,000 x 30 người)                              300,000

C. Biên soạn giáo trình                                                      1,500,000
Biên soạn in ấn giáo trình (500 đ x 100 trang x 30
người)                                                                       1,500,000

D. Dự phòng (5%)                                                             1,448,000

Tổng chi phí (A + B + C + D)                                                35,488,000


          - Chi phí tổ chức một khoá đào tạo 35.488.000 VND



          Phân bổ theo các năm từ 2005-2010 như sau:

Năm      Khoá     Chi phí dự       Ngân sách         Nhà tài trợ        Doanh
          đào         kiến         Nhà nước                            nghiệp
          tạo
2005     72       2.555.136.000   1.022.054.400      511.027.200    1.022.054.400
2006     72       2.555.136.000   1.022.054.400      511.027.200    1.022.054.400
2007     120      4.258.560.000   1.703.424.000      851.712.000    1.703.424.000
2008     120      4.258.560.000   1.703.424.000      851.712.000    1.703.424.000
2009     120      4.258.560.000   1.703.424.000      851.712.000    1.703.424.000
2010     72       2.555.136.000   1.022.054.400      511.027.200    1.022.054.400
Tổng     576      20.441.088.00   8.176.435.200      4.088.217.60   8.176.435.200




                                       27
cộng            0                                0


         - Số lượng các khoá đào tạo: 576 khoá đào tạo trong 06 năm

         - Tổng chi phí cho công tác đào tạo trong cả chương trình là
  20.441.088.000 VND trong đó tỷ lệ được phân bổ như sau:

         + Nhà nước hỗ trợ 40% tổng kinh phí: 8.176.435.200 VND

         + Các nhà tài trợ hỗ trợ 20% tổng kinh phí: 4.088.217.600 VND

             + Doanh nghiệp tham gia các khoá học đóng góp 40% tổng kinh phí:
  8.176.435.200 VND

         II.1.4.2. Kết quả đạt được
         - Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong hoạt động sản
  xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

         - Đạt mục tiêu trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào trong
  hoạt động kinh doanh và đào tạo 20% tổng số doanh nghiệp có CIO



       II.1.5. Góp phần tạo môi trường phát triển ứng dụng CNTT trong
           doanh nghiệp
          II.1.5.1. Mục tiêu


         - Hiện nay Việt Nam đang có những bước đi tích cực nhằm tạo ra
  một môi trường cho phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Đã
  xuất hiện một số chương trình, dự án tạo lập môi trường ứng dụng
  CNTT cho cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay các chương
  trình này vẫn trọng tâm dừng ở việc xây dựng chính sách. Chính vì vậy
  việc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là những người




                                      28
hưởng lợi và tham gia chủ đạo vào chương trình hỗ trợ ứng dụng CNTT
có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thực hiện chương trình.


       II.1.5.2. Nội dung
          II.1.5.2.1.   Tham gia xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT
                 trong doanh nghiệp, các chương trình về xác thực điện
                 tử, chữ ký điện tử…
                        - Tham gia cùng với các bộ ban ngành, các cơ
          quan hữu quan về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT
          trong doanh nghiệp như các chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử
          (EDI), về chữ ký điện tử, thanh toán điện tử. Xây dựng dự án
          mạng giá trị gia tăng trong đó ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ
          liệu điện tử vào việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào
          hoạt động kinh doanh.

                        - Phối kết hợp với các tổ chức quốc tế trong việc
          xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT. Tham gia các đoàn
          khảo sát nước ngoài trong việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế
          về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT trong doanh
          nghiệp. Trong khuôn khổ của chương trình xây dựng một
          chương trình khảo sát thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp
          Việt Nam trong việc ứng dụng các chuẩn CNTT trong doanh
          nghiệp.



          II.1.5.2.2.   Phối hợp với các chương trình tin học hoá khác
                 của cả nước như: tin học hoá quản lý hành chính, tin




                                  29
học hoá giáo dục, y tế… để tạo sự phối hợp đồng bộ
        giữa doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan.
              - Trong nội dung của chương trình phối hợp này
tổ chức các chương trình hội thảo giữa các chương trình tin
học hoá chuyên ngành để tạo sự kết nối với các chương trình
trên.

              - Tổ chức việc kết nối các chương trình tin học
hoá trong cả nước để tạo tính hệ thống trong hoạt động của
các chương trình và có tính liên kết cao.



II.1.5.2.3.   Thu thập, tổng hợp các ý kiến góp ý của doanh
        nghiệp để kiến nghị lên Chính phủ các chính sách chế
        độ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh
        nghiệp
              *Các biện pháp thu thập ý kiến đóng góp của
doanh nghiệp

              - Biện pháp 1: Xây dựng các chuyên mục trên
các website của VCCI nhằm lấy ý kiến đóng góp của các
doanh nghiệp.

              Yêu cầu của biện pháp này:

              + Lựa chọn website thích hợp có uy tín và được
cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nhiều

              + Giải pháp kỹ thuật lấy ý kiến của doanh nghiệp
phải thân thiện và dễ dùng




                        30
+ Form thông tin súc tích, ngắn gọn có tính mở
cao.

             + Sử dụng các biện pháp khuyến khích doanh
nghiệp tham gia điều tra như: tặng quà cho các phiếu điều tra
chất lượng, hỗ trợ tham gia ứng dụng CNTT như Thương mại
điện tử…

             - Biện pháp 2: Điều tra theo mẫu

             + Điều tra gián tiếp: Xây dựng form điều tra sau
đó tiến hành gửi form điều tra này theo đường bưu điện xuống
cho các doanh nghiệp. Với hệ thống của VCCI trong cả 3
miền chúng ta có thể triển khai được trên toàn quốc

             + Điều tra trực tiếp: Sử dụng đội ngũ cộng tác
viên để tiến hành điều tra xác xuất doanh nghiệp theo loại
hình doanh nghiệp, quy mô ngành nghề

             - Trong các biện pháp trên chú trọng đầu tư vào
biện pháp 1 vì các lý do sau đây:

             + Sử dụng CNTT trong điều tra qua đó giúp giảm
chi phí điều tra, giảm thời gian điều tra

             + Có thể tiến hành điều tra với số lượng lớn các
doanh nghiệp trong cả nước

             + Thuận tiện trong công tác điều tra cho các đối
tượng được điều tra

             * Tổng hợp các thông tin điều tra: Sau khi có số
liệu điều tra sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin đã điều tra
được. Làm các bản báo cáo phân tích dựa trên kết quả điều tra



                        31
để gửi lên Chính phủ hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp.



II.1.5.2.4.   Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng
       CNTT
              - CNTT là một lĩnh vực mới trong đó các quốc
gia tiên tiến đã đi trước chúng ta. Việt Nam đang trong giai
đoạn đầu của việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

              - CNTT là một lĩnh vực có sự phát triển như vũ
bão, công nghệ thay đổi liên tục khiến cho chúng ta phải có
phương pháp tiếp cận khoa học mới có thể theo kịp các nước
tiên tiến trên thế giới.

              - Chính vì thế mà việc hợp tác quốc tế có một vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong
doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
như hiện nay của Việt Nam.

              - Nội dung của việc tăng cường hợp tác quốc tế

              + Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế
trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các dự án về CNTT cho Việt
Nam

              + Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài
trong việc học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai và ứng
dụng CNTT trong doanh nghiệp

              + Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài
trong việc trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ



                           32
tìm hiểu khảo sát đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong
              cộng đồng doanh nghiệp mỗi nước.

                            Kinh phí thực hiện các chương trình hợp tác quốc
              tế này nằm trong kinh phí quảng bá của VCCI và của Trung
              tâm giao dịch Thương mại điện tử



          II.1.5.3. Ngân sách



          a/ Chương trình khảo sát thị trường về việc áp dụng các chuẩn
  ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và học hỏi kinh nghiệm điển hình
  ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp kết hợp với việc khảo sát thị
  trường nước ngoài và tìm kiếm đối tác.

          - Tổng số lượng người tham gia chương trình khảo sát trong 05
  ngày là 134 người chia làm 03 đợt cho 03 miền (trung bình mỗi tỉnh
  thành trong cả nước có 02 người tham gia cộng với 02 chuyên viên của
  VCCI trong mỗi đợt)

          - Cơ sở tính toán chi phí: Mức tính toán chi phí dựa trên cơ sở
  Thông tư 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính về chế độ
  phụ cấp lưu trú đối với cán bộ công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân
  sách Nhà nước đài thọ.

                                                                  Đơn vị tính: USD

     Hạng mục chi phí            Dự trù          Nhà nước    Đối tác,      Doanh
       (cho 01 người)            chi phí          hỗ trợ    nhà tài trợ    nghiệp
                                                  (50%)       (30%)         đóng
                                                                            (20%)
1. Chi phí vé máy bay khứ hồi   750             375         225           150




                                           33
2. Chi phí làm hộ chiếu, visa     50            25              15          10
3. Tiền ở trong 04 ngày           160           80              48          32
(40USDx4)
4. Tiền ăn trong 05 ngày          250           125             75          50
(50USDx5)
5. Chi phí di chuyển              90            45              27          18
6. Lệ phí sân bay (Việt Nam-      25            12,5            7,5         5
Hàn Quốc)
7. Chi phí giao dịch với các      800           400             240         160
đối tác Hàn Quốc
(200USDx4)
Tổng chi phí                      2.125         1062.5


          - Tổng kinh phí: 2.125x134=284.750 USD (tương đương
   4.493.355.000VND)

          - Tổng cộng kinh phí Nhà nước dự kiến hỗ trợ là:
   1062.5USDx134=142.375USD (tương đương 2.246.677.500 VND)

          Phân bổ kinh phí theo hàng năm: thực hiện trong 03 năm 2005-
   2007

Năm Tổng kinh phí               Nhà nước hỗ trợ          Các nhà tài Doanh nghiệp
                                                         trợ, đối tác
2005    1.497.785.000           748.892.500              449.335.500    299.557.000
2006    1.497.785.000           748.892.500              449.335.500    299.557.000
2007    1.497.785.000           748.892.500              449.335.500    299.557.000
Tổng    4.493.355.000           2.246.677.500            1.348.006.5    898.671.000
cộng                                                     00


          b/ Kinh phí tổ chức hội thảo phối hợp với các chương trình tin
   học hoá trong cả nước

          - Dự kiến tổ chức 10 cuộc hội thảo phối kết hợp với các chương
   trình tin học hoá trong cả nước.



                                          34
- Dự trù chi phí tổ chức một cuộc hội thảo như sau:

               Hạng mục chi phí                   Dự kiến      Nhà nước
                                                   chi phí      (50%)
1. Thuê hội trường                                   500000       250000
2. Thuê thiết bị trình chiếu                         400000       200000
3. Chi phí tài liệu (500đx40trangx200người)        4000000       2000000
4. Chi phí giải lao giữa giờ                       2000000       1000000
(10000đx200người)
5. Chi phí các diễn giả gồm thù lao, ăn, ở, đi    16000000       8000000
lại (4000000x5người)
6. Chi phí tổ chức, giao dịch, đi lại             10000000       5000000



         Tổng chi phí cho một cuộc hội thảo là 32.900.000 VND trong đó
  Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, doanh nghiệp góp 30% và các nhà tài trợ
  góp 20%




                                        35
Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chương trình là:

         32.900.000x50%x10=164.500.000 VND



         Phân bổ chi phí hàng năm như sau:

Năm            Tổng        Nhà nước          Các nhà tài    Doanh nghiệp
       kinh phí             hỗ trợ           trợ, đối tác
2005 65.800.000         32.900.000         13.160.000       19.740.000
2006 65.800.000         32.900.000         13.160.000       19.740.000
2007 65.800.000         32.900.000         13.160.000       19.740.000
2008 65.800.000         32.900.000         13.160.000       19.740.000
2009 65.800.000         32.900.000         13.160.000       19.740.000
Tổng 329.000.000        164.500.000        65.800.000       98.700.000
cộng


         c/ Kinh phí cho giải pháp thu thập, tổng hợp các ý kiến đóng góp
  của doanh nghiệp kiến nghị lên Chính phủ

         - Dự kiến sẽ tổ chức 04 cuộc điều tra trong toàn bộ dự án. Mỗi
  cuộc điều tra tiến hành điều tra được 500 doanh nghiệp trong địa bàn cả
  nước

         - Chi phí cho mỗi cuộc điều tra dự kiến như sau:

               Hạng mục chi phí               Dự kiến chi     Nhà nước
                                                  phí           (50%)
1. Xây dựng giải pháp phần mềm trên          30,000,000     15,000,000
mạng
2. Xây dựng giải pháp phần mềm thống kê 10,000,000          5,000,000
3. Quảng bá thu hút doanh nghiệp tham   15,000,000          7,500,000
gia điều tra




                                      36
4. Quà tặng cho doanh nghiệp                10,000,000     5,000,000
(20.000đx500DN)
5. Phân tích dữ liệu                        10,000,000     5,000,000
6. Tổng hợp báo cáo                         5,000,000      2,500,000


         - Tổng cộng mỗi cuộc điều tra là 80.000.000 VND trong đó kinh
  phí Nhà nước hỗ trợ 50% , các nhà tài trợ hỗ trợ 50%

         - Tổng cộng kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho toàn bộ chương trình là
  160.000.000 VND



         Phân bổ kinh phí hàng năm như sau:

Năm       Tổng kinh phí      Nhà nước hỗ trợ     Các nhà tài trợ, đối tác
2005           80.000.000         40.000.000                  40.000.000
2006           80.000.000         40.000.000                  40.000.000
2007           80.000.000         40.000.000                  40.000.000
2008           80.000.000         40.000.000                  40.000.000
Tổng
               320.000.000         160.000.000                160.000.000
cộng


          II.1.5.4. Kết quả đạt được




         - Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong
  việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh

         - Gắn kết và tạo tính thống nhất trong việc triển khai các chương
  trình tin học hoá trên phạm vi quốc gia




                                   37
- Đề xuất những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp lên Chính
phủ giúp cho việc hoạch định chính sách tạo cơ chế thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh
doanh.

        - Thúc đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế qua đó học hỏi kinh nghiệm
của các đối tác nước ngoài và thu hút dự án về Việt Nam.



II.2.       ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP HỘI
    NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
   II.2.1. Xây dựng Trung tâm thông tin kinh tế phục vụ hội nhập và
          phát triển
         II.2.1.1. Sự cần thiết
        - Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin, hơn nữa nền
kinh tế thế giới đang đã và đang phát triển rất phức tạp, vì vậy thông tin
đóng vai trò tối quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế. Phần lớn doanh
nghiệp của các nước phát triển coi thông tin là một tài sản có tác động
lớn đến sự thành bại và phát triển của mình. Ở nước ta, một số doanh
nghiệp cũng đã có được nhận thức như vậy, tuy nhiên con số này có lẽ
là không đáng kể trong tổng số hơn 150.000 doanh nghiệp tính đến cuối
năm 2004. Một ví dụ nhỏ về hậu quả của việc thiếu thông tin là thiệt hại
của một loạt các công ty xuất khẩu gạo trong năm vừa qua do không
nắm được tình hình biến động về giá. Chính vì vậy, VCCI với vai trò là
tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cần có công cụ để nâng
cao nhận thức cho doanh nghiệp về vấn đề này.

        - Những nghiên cứu của VCCI cho thấy:




                                  38
+ Hiện nay, Việt Nam chưa có một nguồn thông tin nào tổng hợp
được nhiều lĩnh vực, phân loại chi tiết và đầy đủ, có sự tham gia cộng
tác của các cơ quan Chính phủ, tổ chức xúc tiến thương mại... dành cho
doanh nghiệp

      + Những cơ sở dữ liệu thông tin thường ở một số hình thức khó
tiếp cận đối với doanh nghiệp

      + Các hình thức thể hiện thông tin đến doanh nghiệp thường
không đảm bảo tính cập nhật thường xuyên

      + Để xúc tiến thương mại đầu tư, chỉ cung cấp thông tin cho
doanh nghiệp Việt Nam là không đủ. Doanh nghiệp nước ngoài có nhu
cầu thông tin về Việt Nam rất lớn. Lượng thông tin cập nhật được cung
cấp bằng tiếng nước ngoài hiện nay rất ít, và không tập trung, điều này
không đáp ứng được nhu cầu nói trên



      II.2.1.2. Mục tiêu
      - Từ những yếu tố trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam nhận thấy cần phải có một Trung tâm thông tin phục vụ doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển. Mục tiêu của Trung tâm
là:

      + Trở thành một đầu mối thông tin đáng tin cậy và tổng hợp đầy
đủ các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam

      + Trở thành một trung tâm thông tin tầm cỡ quốc gia để các đơn
vị cung cấp thông tin có liên quan cung cấp thông tin cho doanh nghiệp




                                 39
+ Trở thành một đầu mối thông tin về doanh nghiệp cho các cơ
quan quản lý

       + Xây dựng các phương thức tiếp cận với doanh nghiệp thật đa
dạng, chủ yếu dựa trên Công nghệ thông tin và truyền thông như: Cổng
thông tin điện tử trực tuyến; bản tin điện tử; bản tin qua SMS; tra cứu
thông tin qua mạng, điện thoại cố định, điện thoại di động; các cơ sở dữ
liệu thông tin trên đĩa CD-ROM...



      II.2.1.3. Nội dung
      - Trong khuôn khổ Đề án, Trung tâm thông tin sẽ được xây dựng
với quy mô lớn, bao gồm các kho thông tin, dữ liệu trên nhiều lĩnh vực.
Những kho thông tin này sẽ được liên kết với nhau và kết nối với các
Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành và
các cơ quan có liên quan. Những kho thông tin này sẽ được cung cấp tới
doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới những hình thức khác nhau:

      +Thông qua Internet

      + Thông qua WAP

      + Thông qua SMS

      Những hoạt động của Trung tâm bao gồm:



      A. Xây dựng một cổng thông tin trên Internet với nội dung và
dịch vụ phong phú, đa dạng, tương tác với người sử dụng. Đây sẽ là
một đầu mối thông tin lớn của Việt Nam trên Internet, bao gồm
những lĩnh vực thông tin như:




                                 40
Môi trường kinh doanh và đầu tư: Những thông tin về môi trường
     kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu phục vụ nhu cầu thông tin
     của các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam với những
     đầu mục thông tin:

I.            Việt Nam đất nước con người

1             Địa lý

2             Dân số

3             Tài nguyên thiên nhiên

4             Lịch sử

5             Quan hệ quốc tế

6             Bộ máy chính trị



II.           Kinh tế Việt Nam

1             Tổng quan

2             Các ngành kinh tế chính

3             Tình hình phát triển hiện nay



III.          Môi trường kinh doanh

1             Môi trường luật pháp

2             Luật sở hữu trí tuệ

3             Ngân hàng và tài chính

4             Quản lý ngoại hối

5             Thị trường vốn




                                         41
6     Quyền sử dụng đất

7     Chính sách thương mại

8     Báo cáo tài chính và kiểm toán

9     Quảng cáo

10    Bảo hiểm

11    Lao động

12    Hạ tầng cơ sở



IV.   Môi trường đầu tư nước ngoài

1     Mười năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

2     Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 năm tới

3     Các loại hình và phương thức đầu tư cơ bản

4     Thuế và các chính sách ưu đãi về thuế

5     Các quy định về ngoại hối

6     Chuyển giao công nghệ

7     Các chính sách ưu đãi đặc biệt

8     Các hiệp định quốc tế liên quan



VI.   Thủ tục cấp phép đầu tư

1     Chuẩn bị dự án

2     Phân loại dự án

3     Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư

4     Tiêu chí thẩm định




                                  42
5       Quá trình thẩm định

6       Các cơ quan cấp giấy phép



VII.    Thực hiện dự án

1       Quyền sử dụng đất

2       Thủ tục xây dựng

3       Thiết bị và vật liêu nhập khẩu

4       Các giấy phép khác

5       Sửa đổi Giấy phép đầu tư



VIII.   Các quy định về đi lại và cư trú

1       Nhập cư

2       Tiền tệ

3       Giao thông

4       Nhà ở

5       Y tế



IX.     Tập quán kinh doanh

1       Gặp gỡ đàm phán

2       Cử chỉ giao tiếp

3       Mất mặt

4       Nụ cười

5       Chiêu đãi và đàm đạo




                                    43
6     Giao tiếp trong kinh doanh

7     Quà tặng

8     Giờ làm việc



X.    Thâm nhập thị trường

1     Làm bài tập

2     Xác định và lên khung dự án

3     Cân nhắc các vấn đề liên quan/Lên kế hoạch cho dự án

4     Tìm một cố vấn giỏi

5     Dành thời gian để tìm đối tác

6     Xem xét các luật định có liên quan

7     Thương lượng

8     Quá trình cấp phép

9     Các mẹo nhỏ để có được một sự tiếp cận suôn sẻ

10    Cân nhắc các loại hình phân phối



XI.   Quản lý

1     Tuyển nhân viên

2     Đào tạo

3     Giao việc

4     Cách khuyến khích nhân viên

5     Cách khiển trách nhân viên




                                   44
45
 Thông tin thương mại, xuất nhập khẩu

      Hệ thống thông tin phục vụ thương mại và xuất nhập khẩu, được
chọn lọc kỹ lưỡng

          Thông tin về tình hình đầu tư

      Đây sẽ là kho thông tin và dữ liệu thống kê về tình hình đầu tư
trong nhiều năm

          Hồ sơ các thị trường trọng điểm

      Các hồ sơ này sẽ là một kho thông tin tổng hợp, chất lượng, cung
cấp cái nhìn tổng quan nhất và những thông tin quan trọng nhất về một
thị trường cụ thể. Các doanh nghiệp khi tiếp cận một thị trường sẽ coi
đây là một cuốn cẩm nang không thể thiếu

      Các hồ sơ dự kiến được xây dựng trong chương trình gồm có:

      o Bắc Mỹ

      o EU

      o Trung Quốc

      o Nhật Bản

      o Nga

      o Châu Úc

      o Châu Phi

      o Châu Mỹ-latin

      o ASEAN




                                46
Thông tin trong hồ sơ được xây dựng dựa trên khung thông tin
như sau:

      I. TỔNG QUAN

      1. Thông tin chung:

      Diện tích

      Dân số

      Các thành phố lớn của từng nước

      Ngôn ngữ chính của từng nước

      Lực lượng lao động

      Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường không (số km,
các tuyến chính, các cảng chính)

      2. Một số nét khái quát



      II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ

      1. Các chỉ số kinh tế chính:

      Đơn vị tiền tệ (theo từng nước trong khu vực)

      Tỷ giá hối đoái

      Tỷ lệ thất nghiệp

      Các chỉ số GDP

      Các chỉ số về đầu tư (FDI, ODA)

      Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính

      Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng chính trong tổng GDP




                                   47
Một số đặc điểm nổi bật về thương mại và tiêu dùng (nếu có)



2. Những lưu ý về xuất nhập khẩu



III. Thông tin về ngành hàng cụ thể

Đặc điểm sản phẩm: định nghĩa nhóm sản phẩm và mã số HS

Tiêu thụ:

Quy mô thị trường

Phân đoạn thị trường

Đặc điểm và xu hướng tiêu dùng

Sản xuất

Xuất nhập khẩu

Các nhóm sản phẩm XNK chính

Tổng kim ngạch XNK của từng mặt hàng và của ngành hàng

Kênh phân phối: với các nước đang phát triển và Việt Nam

Giả cả: bán buôn, bán lẻ



IV. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM

Kim ngạch thương mại song phương

Các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương

Tác động và triển vọng sau khi ký thỏa thuận thương mại




                           48
V. CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC

           Các số liệu thống kê thương mại cụ thể

           Bảng mã số HS

           Biểu thuế (thuế XNK cho từng mặt hàng, các thuế khác: VAT,
     tiêu thụ đặc biệt…)

           Địa chỉ hữu ích: địa chỉ các tổ chức liên quan đến tiêu chuẩn nhãn
     mác, chất lượng, vệ sinh, môi trường, các tổ chức xúc tiến thương mại,
     các cơ quan tổ chức hội chợ triển lãm….

           Danh sách các nhà xuất nhập khẩu: địa chỉ, tel, fax, email, website

           Các chính sách, hiệp định thương mại mà quốc gia đã ký kết.




          Văn bản và thông tin về chính sách, pháp luật

           Các doanh nghiệp luôn cần biết những thông tin và có nhu cầu tra
     cứu các văn bản chính sách, pháp luật, nhất là trong quá trình hội nhập
     kinh tế quốc tế. Kho thông tin dự kiến ban đầu khoảng 20.000 trang này
     hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu. Kho thông tin này sẽ liên tục được
     cập nhật ngay khi có bất kỳ văn bản mới và sẽ được loại bỏ ngay những
     văn bản hết hiệu lực. Dưới đây là khung thông tin dự kiến cho kho thông
     tin này:



I.        Pháp luật thương mại Việt Nam



                                      49
I.1   Chính sách quản lý xuất nhập khẩu

I.1.1 Chủ thể kinh doanh

      Doanh nghiệp Việt Nam

      Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

      Doanh nghiệp khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt

      Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp

      Hộ kinh doanh cá thể

I.1.2 Chính sách mặt hàng

      Hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu do Bộ
Thương mại quản lý

      Hàng xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành

      Hàng hoá xuất nhập khẩu phi thương mại

I.2   Chính sách thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu

      Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

      Thuế giá trị gia tăng

      Thuế tiêu thụ đặc biệt

      Thu chênh lệch giá và các khoản thu khác

      Lệ phí hải quan

      Thủ tục thu nộp tiền thuế và thu khác

      Thuế thu nhập doanh nghiệp




                                   50
I.3    Thủ tục hải quan và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về hải quan

       Thủ tục hải quan

       Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải
quan

I.4    Chất lượng hàng hoá, giám định hàng hoá và ghi nhãn hàng
hoá

       Chất lượng hàng hoá

       Giám định hàng hoá

       Ghi nhãn hàng hoá

I.5    Thanh toán và quản lý ngoại tệ

I.6    Phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu

       Gia công, đại lý, uỷ thác

       Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh

       Hàng đổi hàng, hàng trả nợ, hàng viện trợ

       Cửa hàng miễn thuế

       Thuê máy móc thiết bị của nước ngoài

       Các phương thức khác

I.7    Các quy định khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

       Hỗ trợ khen thưởng

       Đấu thầu

       Kiểm tra, kiểm soát và chống buôn lậu




                                   51
Khuyến khích đầu tư trong nước

I.8    Cơ chế giải quyết tranh chấp



II.    Pháp luật và tập quán thương mại quốc tế

II.1   Các công ước quốc tế

       Công ước về mua bán hàng hoá quốc tế

       Công ước về vận tải hàng hải quốc tế

       Công ước về thanh toán quốc tế

       Công ước về trọng tài và hoà giải

II.2   Tập quán thương mại quốc tế

       Incoterms 2000

       Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2000

       Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 500)

       Hướng dẫn sử dụng điều lệ và thực hành tín dụng chứng từ (UCP
500)

       Bất khả kháng và khó khăn trở ngại

       Các quy tắc thống nhất về nhờ thu ICC522

       Các quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín
dụng chứng từ ICC 525

       Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng của ICC 352

       Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu của ICC 458

       Quy tắc quốc tế về thư tín dụng dự phòng của ICC 590




                                   52
II.3       Hiệp định song phương và đa phương

           Hiệp định chung

           Hiệp định về thương mại và thanh toán

           Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

           Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật

           Hiệp định liên quan đến hàng hoá và thuế

           Hiệp định về vận tải

III.       Pháp luật thương mại các thị trường quốc tế

III.1 Tổng quan thị trường

III.2 Quy định pháp luật về thương mại

III.3 Hàng hoá và chính sách thuế

III.4 Pháp luật về giải quyết tranh chấp




             Phân tích, đánh giá, bình luận

             Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam và một số thị trường
              trọng điểm

             Thông tin về một số ngành hàng trọng điểm

             Các sự kiện chính trị, kinh tế

             Bản tin pháp luật/kinh tế/thương mại... theo yêu cầu

             Danh bạ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

             Danh bạ các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài tại Việt Nam



                                        53
     Danh bạ các đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

          Danh bạ các địa chỉ cần biết khi kinh doanh

          Đào tạo trực tuyến về các kiến thức có liên quan như: Nghiệp
           vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu, kiến thức pháp luật, thương
           mại điện tử, quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp...

         Các doanh nghiệp có thể đầu tư cho cán bộ tham gia các khóa học
trực tuyến để tiết kiệm chi phí, thời gian.

     Diễn đàn doanh nghiệp

         Diễn đàn là nơi doanh nghiệp trao đổi, thảo luận của doanh
nghiệp và là nơi Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có thể lấy ý kiến
doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp phục vụ công tác quản
lý



         Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin thông qua WAP

         Hệ thống này là một hình thức giao tiếp hiện đại khác của kho
thông tin với doanh nghiệp thông qua giao thức ứng dụng không dây.
Ngày nay, điện thoại di động rất phổ biến nên WAP có thể giúp các
doanh nhân tra cứu thông tin mà không cần có máy tính. Hệ thống này
sẽ được tích hợp với hệ thống cổng thông tin trên Internet, sử dụng cùng
một cơ sở dữ liệu



         Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin qua SMS

         Tra cứu thông tin qua SMS đối với đa số người dùng điện thoại di
động là rất tiện lợi bởi có thể tra cứu mọi lúc, mọi nơi, với chi phí thấp.



                                    54
Dịch vụ GTGT trên điện thoại di động đã được nhiều đơn vị tổ chức
thực hiện thành công và được người sử dụng chấp nhận.



      Thông tin phục vụ tra cứu qua SMS dự kiến bao gồm:

          Giá cả thị trường

          Bản tin pháp luật

          Bản tin xuất nhập khẩu

          Các danh bạ (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nhập
            khẩu...)

          Các số liệu thống kê (kinh tế xã hội, thương mại xuất nhập
            khẩu...)



      II.2.1.4. Ngân sách



      - Tổng kinh phí dự kiến xây dựng Trung tâm thông tin kinh tế
phục vụ hội nhập và phát triển là: 27.747.880.000 VND

      - Trong đó Nhà nước hỗ trợ: 8.324.364.000 VND

      - Doanh nghiệp đóng góp: 11.099.152.000 VND

      - Các nhà tài trợ, đối tác đóng góp: 8.324.364.000 VND



      Chi tiết phân bổ chi phí từng năm như sau:




                                55
56
57
58
59
II.2.1.5.   Kết quả đạt được



      Dự kiến tới 2010 sẽ đạt được một số kết quả như sau:

      - Tiếp cận được khoảng 250.000 doanh nghiệp trong cả nước và
60.000 doanh nghiệp nước ngoài

      - Đạt khoảng 20 triệu lượt truy cập và đặt hàng thông tin qua
Internet

      - 5 triệu lượt truy cập và yêu cầu thông tin qua WAP

      - 10 triệu tin nhắn SMS yêu cầu thông tin từ hệ thống




                                 60
Mô hình Trung tâm thông tin kinh tế phục vụ hội nhập và phát triển




                               61
II.2.2. Xây dựng Trung tâm giao dịch TMĐT thương mại điện tử


       II.2.2.1. Sự cần thiết
      - Trong bối cảnh hiện nay, thị trường ngày càng được mở rộng cùng
sự hội nhập, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế
giới, nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá trên thế giới ngày càng tăng là một thế
mạnh của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, tuy
nhiên chúng ta chưa có các công cụ và các kênh thực sự hiệu quả nhằm
giới thiệu, quảng bá, phân phối hàng hóa của Việt Nam trên thị trường
trong nước và quốc tế; năng lực tài chính còn yếu do việc tổ chức quảng bá
sản phẩm, hàng hóa ở nước ngoài, đặc biệt tại các quốc gia phát triển là rất
tốn kém; các tổ chức đại diện thương mại phục vụ hoạt động xúc tiến, tiêu
thụ sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài còn ít, hoạt động rời rạc và thiếu
tính hệ thống; khả năng tiếp cận các nguồn thông tin còn yếu do chưa tận
dụng được các lợi thế của Công nghệ thông tin.



      - Do vậy, sự ra đời của Trung tâm giao dịch thương mại điện tử
(TMĐT) sẽ góp phần giải quyết phần lớn các khó khăn của doanh nghiệp
về marketing, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, góp phần giúp doanh nghiệp giảm
thiểu thời gian và chi phí giao dịch, tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để đẩy
mạnh hợp tác thương mại, mua bán hàng hoá.




                                   62
- Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ là một cầu nối giao thương, hỗ trợ
các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm
thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ đối tác và thử
nghiệm tiến hành các giao dịch trực tuyến. Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ
trở thành đầu mối về hàng hóa của Việt Nam buôn bán với thế giới, sẽ là
cửa ngõ thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tìm mua các sản phẩm
của nước ngoài, sẽ kết nối các địa phương, các hiệp hội, các thị trường
trọng điểm bởi sự tập trung với số lượng lớn các doanh nghiệp, sản phẩm
và dịch vụ của Việt Nam cũng như của nước ngoài và thông qua đó giúp
doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế,
đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tiếp cận
và thực hiện thành công thương mại điện tử.



       II.2.2.2. Mục tiêu


      a. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về thương
mại điện tử

      - Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
thương mại quốc tế. Thương mại điện tử có những lợi ích tiềm tàng, giúp
người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm
chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu thời sản xuất, tạo dựng và củng
cố quan hệ bạn hàng, giúp tạo điều kiện dành thêm phương tiện để mở rộng
quy mô và công nghệ sản xuất. Trên bình diện quốc gia, phát triển thương
mại điện tử giúp một quốc gia sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá như một
xu hướng tất yếu không thể đảo ngược, và bằng cách đó, các nước đang
phát triển có thể tạo được một bước tiến nhảy vọt. Chính vì vậy, nâng cao


                                  63
nhận thức của các doanh nghiệp về thương mại điện tử là một trong những
mục tiêu hàng đầu phải thực hiện.

      b. Giúp doanh nghiệp Việt Nam tuyên truyền và giới thiệu về doanh
nghiệp, sản phẩm trên mạng Internet

      - Thông qua Trung tâm giao dịch TMĐT, doanh nghiệp Việt Nam có
thể chủ động giới thiệu và quảng bá rộng rãi về doanh nghiệp và sản phẩm
của mình, không cần phụ thuộc nhiều vào các kênh tiếp thị truyền thống
như thông qua các đại diện thương mại, các đại lý hay các nhà trung gian,...
Hơn nữa, bằng việc thống kê lượng người và thời gian khách hàng lui tới
các Website của mình, nhà cung cấp có thể đánh giá được mức độ ưa thích
sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu,... của khách hàng, từ đó có những phương án
chỉnh lý kịp thời để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, bám
sát nhu cầu thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu và
thị hiếu tiêu dùng.

      c. Cung cấp các công cụ trợ giúp giao dịch trực tuyến nhằm giảm
bớt chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việt nam trên thị
trường quốc tế

      - Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ cung cấp các tiện ích, các form giao
dịch được lập sẵn trợ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, đàm
phán, giúp rút ngắn thời gian giao dịch và giúp giảm thiếu chi phí phát sinh
trong quá trình giao dịch.

      + Giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng.

      Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi
phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần




                                    64
như được loại bỏ hẳn). Các nhân viên được giải phóng khỏi nhiều công
đoạn sự vụ, tập trung vào nghiên cứu phát triển.

      + Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị:

      Bằng phương tiện Internet/ Web, một nhân viên bán hàng có thể giao
dịch được với rất nhiều khách hàng. Catalogue điện tử (electronic
catalogue) trên Web không những chuyển tải được nội dung và hình ảnh
phong phú hơn mà còn thường xuyên được bổ sung, cập nhật so với
catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và nhanh lỗi thời.

      + Giảm chi phí giao dịch:

      Thông qua Internet/ Web, các bên đối tác sẽ giảm được đáng kể thời
gian và chi phí giao dịch từ các khâu quảng cáo, chào hàng, đàm phán đến
đặt hàng, ký kết hợp đồng,... Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7%
thời gian giao dịch qua fax, bằng khoảng 0,5% phần nghìn thời gian giao
dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao
dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán qua
Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.

      + Giảm thời gian, chi phí để tìm kiếm đối tác và thị trường

      Chỉ cần ngồi một chỗ, một nhân viên ở trình độ trung bình cũng có
thể vào Internet để tìm kiếm các bạn hàng hay các thị trường vẫn còn để
ngỏ. Đặc biệt, thông qua các “cổng chợ chung” của Việt Nam cho từng mặt
hàng, các doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí
trong việc tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của mình ra nước ngoài bởi vì
khi đó các doanh nghiệp và người tiêu dùng nước ngoài thay vì phải nhớ
tên hàng chục nghìn trang Web nhỏ lẻ, chỉ cần vào “một cửa ngõ”, “một




                                   65
chợ ảo” chung là có thể tìm được mọi thông tin về doanh nghiệp, sản
phẩm, thị trường,... mà mình cần.

       + Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác:

       Thông qua mạng, các thành tố tham gia thương mại điện tử (người
tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ) có thể đối thoại trực tiếp và liên tục
với nhau (liên lạc trực tuyến), gần như không có khoảng cách không gian
và thời gian, nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh
chóng và liên tục, tạo điều kiện tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới đồng
thời duy trì và củng cố các quan hệ khách hàng.

       d. Đào tạo kiến thức trên mạng Internet

       Khi truy cập vào Trung tâm giao dịch TMĐT, mọi thông tin cần thiết
có liên quan tới các nhóm ngành hàng, các kiến thức về nghiệp vụ thương
mại, kiến thức về thương mại điện tử sẽ được đặt ở những nơi thích hợp để
các doanh nghiệp có thể dễ dàng đọc được. Không chỉ có các kiến thức cơ
bản về các lĩnh vực đó mà Trung tâm giao dịch TMĐT còn cung cấp các
thông tin thời sự cập nhật hàng ngày liên quan đến các vấn đề doanh
nghiệp quan tâm để thực sự mang tính hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thông
tin.

       e. Chuẩn bị cho thương mại điện tử tại Việt Nam

       Từ trước đến nay tại Việt Nam cũng đã có một vài dự án về thương
mại điện tử nhưng thực sự chưa có dự án nào có quy mô lớn và mang tính
thực tiễn cao để doanh nghiệp và cộng đồng người dân Việt Nam có cái
nhìn tổng thể và khái niệm về thương mại điện tử. Trung tâm giao dịch
TMĐT sẽ là dự án thương mại điện tử ở Việt Nam đầu tiên có quy mô lớn
và mang tính thực tiễn cao hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp.


                                       66
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final
De an CNTT final

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Nguyễn Công Huy
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdfAnhThiPhan1
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docNguyễn Công Huy
 
On tap qtkdqt
On tap qtkdqtOn tap qtkdqt
On tap qtkdqtSơn Lê
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiếnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcGin Lavender
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngvananhvimaru
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọHọa My
 

Mais procurados (19)

Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (69).doc
 
DA131.Doc
DA131.DocDA131.Doc
DA131.Doc
 
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
Đề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hayĐề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hay
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
 
On tap qtkdqt
On tap qtkdqtOn tap qtkdqt
On tap qtkdqt
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
 
CS - Bài 3
CS - Bài 3CS - Bài 3
CS - Bài 3
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thương
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
 

Semelhante a De an CNTT final

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Nguyễn Công Huy
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Lớp kế toán trưởng
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ OnTimeVitThu
 

Semelhante a De an CNTT final (20)

Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
 
QT162.doc
QT162.docQT162.doc
QT162.doc
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáoChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
 

Último

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

De an CNTT final

  • 2. I. PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT I.1. Xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ quan điểm của Đảng: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường" . Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trong quan hệ kinh tế quốc tế. Quá trình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đã bước đầu mang lại những thành công quan trọng cho Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, mở rộng quan hệ thương mại với gần 200 nước, là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, ký hiệp định kinh tế - 2
  • 3. thương mại, tranh thủ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và các công ty thuộc 77 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đáng chú ý là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ đã được ký kết ngày 13/7/2000; tranh thủ được viện trợ phát triển của hơn 45 nước và định chế tài chính quốc tế; tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đưa hội nhập quốc tế lên một tầm cao mới với những mốc đánh dấu quan trọng. Đặc biệt trong tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã có những bước đi tích cực như đã đàm phán xong với đối tác quan trọng là EU và đang trong quá trình đàm phán với Mỹ và các đối tác khác với quyết tâm gia nhập WTO vào năm 2005. Trong xu hướng hội nhập và phát triển đó, chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức. Có thể nhận thấy bốn thách thức lớn đối với Việt Nam và với cộng đồng doanh nghiệp như sau: - Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng. EU đã quyết định mở rộng khối liên minh kinh tế thêm 10 nước thành viên vào tháng 4/2004 với số dân trên 500 triệu người và GDP của khối khoảng 10.000 tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ gồm khối NAFTA và một số nước Mecosur có 33 nước tham gia với số dân khoảng 911 triệu người và GDP của khu vực mậu dịch tự do này khoảng 11.000 tỷ USD. WTO đã phát động được vòng đàm phán mới Doha dự kiến kết thúc vào 1/1/2005 với nhiều yêu cầu tự do hoá thương mại nhanh hơn. Các công ty đa quốc gia phát triển mạnh, riêng 70.000 công ty loại này đã chiếm 1/3 thương mại toàn cầu, đóng vai trò chi phối nhiều loại hàng hoá và giá cả, kỹ thuật, vốn… 3
  • 4. - Lộ trình thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2002 đưa 5.550 dòng thuế và cắt giảm ngay xuống mức 20%; 1/7/2003 chúng ta phải tiếp tục giảm thuế nhập khẩu xuống dưới 20% cho 755 mặt hàng thuộc nhóm loại trừ tạm thời và sẽ tiếp tục giảm thuế theo lộ trình đến 2006 thì chỉ còn thuế suất 0-5%. Từ 1/1/2004 sẽ tiếp tục cắt giảm nhóm nhạy cảm gồm 55 mặt hàng. Sau đó sẽ cắt giảm nhóm loại trừ hoàn toàn gồm 158 mặt hàng. Nhóm nhạy cảm và loại trừ hoàn toàn có lộ trình dài hơn. Song đến năm 2015 thuế nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN sẽ bằng 0%. Các nhà sản xuất Việt nam phải tính tới chiến lược sản phẩm cho thị trường chung của ASEAN. Nghĩa là hàng hoá sản xuất ra để tiêu thụ ở Việt Nam và các nước ASEAN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và không còn được bảo hộ bởi các hàng rào thuế và phi thuế nữa. Gỡ bỏ bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, nhiều hàng hoá của ta phải cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập ngay trên thị trường Việt Nam. - Thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và những cam kết để gia nhập WTO đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải mở cửa, tự do hoá và hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Sân chơi quốc tế hứa hẹn nhiều sự đụng đầu cạnh tranh gay gắt hơn của hàng hoá và dịch vụ nước ta. - Việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo thuận lợi cho hàng hoá Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó càng bất lợi cho hàng hoá nước ta khi chưa gia nhập WTO. Theo lộ trình, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc 2012-2015 sẽ thực hiện. Như vậy hàng hoá nước ta không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Việt Nam mà còn cạnh tranh với 4
  • 5. thế yếu hơn trên thị trường của nước thứ ba (nước nhập khẩu hàng hoá của cả Trung Quốc và Việt Nam). Những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị cho mình nội lực nếu không muốn bị bỏ rơi trong cuộc cạnh tranh mang tính quốc tế này. I.2. Tác dụng của CNTT đối với hội nhập và phát triển doanh nghiệp CNTT có một vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay. Có thể nhận thấy tác dụng của CNTT đối với hội nhập và phát triển của doanh nghiệp như sau: - Giúp tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hợp tác với đối tác và khách hàng. Mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Với các đặc tính ưu việt nổi bật và không bị giới hạn về không gian, thời gian, CNTT thực sự là một công cụ xúc tiến thương mại hiệu quả đối với doanh nghiệp. - Hạ giá thành sản phẩm : CNTT có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí từ khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đến sản xuất, quản lý, lưu thông phân phối, hậu mãi ... - Nâng cao chất lượng : nhờ CNTT doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt hơn, nhanh hơn nhu cầu khách hàng, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công và từ đó cải tiến mẫu mã sản phẩm, đưa ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với các doanh nghiệp Việt nam, ngoài các lợi ích trên chúng ta còn nhận thấy sự cần thiết của CNTT trên một số khía cạnh sau : - Phần lớn doanh nghiệp Việt nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế nguồn lực. CNTT là công cụ tốt giúp tiết kiệm các nguồn lực như : nhân lực, tài chính, văn phòng, thời gian ... 5
  • 6. - Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nếu ứng dụng CNTT tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới . - CNTT có tốc độ phát triển rất nhanh vì thế tuy đi sau nhưng doanh nghiệp Việt nam có thể tiếp cậncác thành tựu tiên tiến và có nhiều sự lựa chọn trong ứng dụng CNTT của mình đảm bảo hiệu quả cao. I.3. Doanh nghiệp Việt Nam và yêu cầu của hội nhập kinh tế Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8% Hiện nay Việt Nam có khoảng 150.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng có tới 96% doanh nghiệp Việt Nam được coi là doanh 6
  • 7. nghiệp nhỏ và vừa. Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 74 lao động và 22,9 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 là 83 người và 26 tỷ đồng vốn. Như vậy xu hướng quy mô nhỏ càng tăng trong 3 năm qua, bởi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ. Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, lực lượng lao động trẻ là to lớn, sẵn sàng vào làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức lương chưa phải là cao. Thực tế 3 năm qua, doanh nghiệp đã tiếp nhận mới mỗi năm gần 70 vạn lao động, riêng năm 2002 tiếp nhận trên 1 triệu người. Song thực trạng là không ít doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống, phải chăng đây là vấn đề chất lượng lao động. Ta có đủ và thừa về mặt số lượng, nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề của người lao động. Theo số liệu Tổng điều tra cơ sở Kinh tế - hành chính sự nghiệp 1/7/2002 thì cơ cấu trình độ tay nghề của lao động khu vực doanh nghiệp như sau: - Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 12,8%. - Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 29,2%. - Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%. - Không được đào tạo chiếm 50,6%. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm thì lao động là cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2000 chiếm 8,1%; năm 2002 còn 6,8% và những lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cũng có xu hướng 7
  • 8. giảm tương đối. Như vậy lao động được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo lại giảm, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt đối với lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý thì lao động không được đào tạo chiếm từ 55 - 75%. Về các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin, nhìn chung các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư, nhưng khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Theo tự đánh giá của doanh nghiệp thì năm 2002 có tới 48% số doanh nghiệp cho là khó khăn của họ là thông tin thị trường, 72% có khó khăn về kỹ thuật công nghệ thấp kém. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có tổ chức và chính sách phù hợp để phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ các yếu tố trên dẫn tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, 1 đồng vốn hoạt động trong 1 năm tạo ra 0,043 đồng lãi (4,3%). Điều này dẫn tới 8
  • 9. làm giảm sút năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, thứ hạng của Việt Nam đã giảm 17 bậc so với năm ngoái. WEF sử dụng chỉ số về "cạnh tranh tăng trưởng" để xếp hạng các nước. Tính theo chỉ số này, Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước. Trong khi thứ hạng của Việt Nam năm 2003 là 60/102 nước. Mặc dù bản báo cáo được thực hiện qua việc điều tra chỉ đối với 100 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 3-6% là DN có vốn FDI, 70% là DN nhỏ nên kết quả có thể chưa phản ánh bức tranh tổng quát. Tuy nhiên, Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được đánh giá là một trong những công cụ kiểm tra hàng đầu về điều kiện cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu với sự cộng tác của 109 viện nghiên cứu đối tác (trong đó có Viện nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương-CIEM). Họ có những đánh giá độc lập của mình và khó có thể nghi ngờ tính khách quan của báo cáo. Rõ ràng, thứ hạng như vậy của Việt Nam cũng đáng để chúng ta suy nghĩ nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mở cửa hội nhập tạo ra những cơ hội rất to lớn cho mọi doanh nghiệp, nhưng thành công chỉ đến với những doanh nghiệp có năng lực đón nhận những cơ hội đó. Tính linh hoạt, chủ động là điều không thể thiếu cho sự thành công đó. Doanh nghiệp cần có sự thay đổi căn bản trong nhận thức hành động của mình. Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng hội nhập không phải lúc nào cũng bằng phẳng, trái lại đó là quá trình đầy rủi ro. Điều quan trọng để hội nhập 9
  • 10. thành công là xây dựng năng lực mới. Năng lực đó không phải là khả năng dự báo, dự đoán tốt, mà trên thực tế điều này khó có thể thực hiện được mà phải là tính linh hoạt cao, khả năng thích ứng nhanh với một môi trường biến đổi nhanh chóng. Ứng dụng các công nghệ mới là một trong những giải pháp mà hiện này được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng giúp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh toàn cầu có sự chuyển biến rõ rệt do những thành tựu của CNTT đem lại thì đó là một giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu khoảng cách về mặt công nghệ qua đó từng bước hội nhập với nền kinh tế tri thức. I.4. Tình hình ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với các doanh nghiệp đặc biệt là trong quá trình hội nhập như ngày nay, các doanh nghiệp đã từng bước có những bước đi tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ lẻ, chưa áp dụng trên quy mô lớn và chưa có hiệu ứng lan truyền cao. Trong công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng các ứng dụng văn phòng cho các mục đích soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình diễn, thư điện tử… Nhìn chung các công việc này vẫn chỉ được tiến hành riêng rẽ và tự phát tại văn phòng của các doanh nghiệp, chưa trở thành tiêu chuẩn thống nhất trong toàn 10
  • 11. bộ doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp có các hệ thống lưu trữ tài liệu, văn bản điện tử. Các chương trình tiện ích khác như lập lịch công tác, quản lý xe, phòng họp… đã được sử dụng nhưng không phổ biến. Trong lĩnh vực vận hành sản xuất kinh doanh, một mặt ta thấy một số doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng, xuơng sống của nền kinh tế như VT, NH, HK… đã sử dụng CNTT-TT ở mức độ khá cao để vận hành sản xuất, cung ứng dịch vụ, mặt khác khá nhiều ứng dụng tự động hóa trong SX, thiết kế, bán hàng…cũng đã được vận dụng CNTT có hiệu quả. Tuy nhiên đại đa số các doanh nghiệp vẫn vận hành hoạt động sản xuất và kinh doanh theo cách không có sự trợ giúp của CNTT. Chỉ có 12% số doanh nghiệp trong diện khảo sát đã áp dụng CNTT là có sử dụng các phần mềm trong việc vận hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, 88% vẫn chưa sử dụng. Trong ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì vẫn còn ở giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai. Theo thống kê thì hiện nay chúng ta có khoảng 5% tổng số doanh nghiệp có website tuy nhiên hầu hết các trang web của doanh nghiệp là các trang web tĩnh, ít được cập nhật chủ yếu là đăng tải các thông tin giới thiệu doanh nghiệp chứ chưa tiến hành giao dịch được. Trình độ hạn chế của người sử dụng cùng với thói quen kinh doanh cũ khiến cho việc ứng dụng CNTT trong xúc tiến thương mại xét trên bình diện chung của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhiều bất cập. Mức độ đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp còn rất hạn chế chỉ chiếm từ 0.05% tới 0.08% doanh thu. Việc đầu tư cho 11
  • 12. nhân lực CNTT của các doanh nghiệp cũng là một vấn đề tồn tại. Rất ít các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo cụ thể cho nhân viên của mình. Việc cập nhật, nâng cao kiến thức trong các doanh nghiệp thường được tiến hành một cách bị động. Đối với từng hiệp hội ngành hàng, mặc dù đã có những bước đi ban đầu trong việc ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ các thành viên của hiệp hội tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều những bất cập trong công tác này. Có thể nhận thấy một số vấn đề nổi cộm như sau: + Công tác hỗ trợ ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp còn khá manh mún và tự phát. Hầu hết các hiệp hội chưa có các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể trong cả năm hoạt động. + Trong các chương trình xúc tiến thương mại của các hiệp hội thì kế hoạch và kinh phí dành cho việc đi hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm chiếm tỷ trọng lớn, kinh phí dành cho hoạt động ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hầu như không có hoặc có rất ít. + Bản thân đội ngũ các các bộ của các hiệp hội số lượng còn mỏng, trình độ còn hạn chế đặc biệt là về CNTT và ngoại ngữ. Đây cũng là rào cản rất lớn cho việc triển khai các chương trình ứng dụng CNTT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các thành viên. + Bản thân các doanh nghiệp thành viên hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ ứng dụng CNTT vào trong công tác xúc tiến xuất khẩu chưa nhiều. Điều này một phần bắt nguồn từ các hoạt động cụ thể chưa được 12
  • 13. triển khai một cách khoa học và hợp lý. Các hiệp hội chưa thực sự là đơn vị dẫn dắt, tổ chức và hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên tham gia vào hoạt động còn mới mẻ và đầy tiềm năng này. Qua phân tích trên có thể nhận thấy CNTT có một vai trò to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế như ngày nay. Trên bình diện quốc gia chúng ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNTT và hỗ trợ các doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa có một chương trình quy mô quốc gia hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng CNTT. Tại Hội thảo quốc gia lần thứ II về Công nghệ thông tin-truyền thông (08/2004) Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã gợi ý bốn định hướng lớn cho sự nỗ lực của cả Chính phủ và doanh nghiệp trong đó có gợi ý “Cần có biện pháp, các chương trình tuyên truyền, khuyến khích có hiệu quả, làm nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của lĩnh vực CNTT-TT vào hoạt động của các doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ lệ ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả CNTT-TT trong các doanh nghiệp nhà nước đạt 100% (hiện nay mới đạt 90%) và tỷ lệ đầu tư cho ứng dụng CNTT-TT hàng năm đạt 1%/ tổng doanh thu. Chính vì thế việc ra đời một đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển” trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng CNTT tạo thế và lực cho hội nhập kinh tế quốc tế. 13
  • 14. II. PHẦN II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN II.1. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CNTT II.1.1. Tổ chức điều tra khảo sát nghiên cứu II.1.1.1. Mục tiêu Nghiên cứu, điều tra về nhu cầu, thực trạng, khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt nam qua đó phân tích các khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp Việt nam khi ứng dụng Công nghệ thông tin đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển . II.1.1.2. Nội dung - Nghiên cứu, điều tra nhu cầu, thực trạng, khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam + Điều tra về thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế của các ứng dụng Công nghệ thông tin. + Điều tra nhu cầu thực tế ứng dụng Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp trên các mặt kinh doanh, sản xuất, tổ chức điều hành và quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp Công nghệ thông tin trọn gói hoặc đặc thù phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất các ứng dụng, các đối tác xây dựng sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam + Điều tra về khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm tìm hiểu và đánh giá về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp hợp lý và tư vấn trợ giúp doanh nghiệp về nguồn nhân lực, về hệ thống thiết bị kỹ thuật, . . . 14
  • 15. - Lập báo cáo phân tích các khó khăn thuận lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng Công nghệ thông tin, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển. Báo cáo này sẽ trợ giúp cho Chính phủ trong việc hoạch định các chính sách, các chương trình hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển Công nghệ thông tin Việt Nam, sẽ là kim chỉ nam để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Công nghệ thông tin quyết định khi định hướng thị trường. II.1.1.3. Ngân sách Bảng phân bổ kinh phí thực hiện qua các năm 2005-2010 Đơn vị tính: VND Các năm Kinh phí thực Ngân sách Nhà Đối tác Doanh hiện nước nghiệp 2005 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 2006 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 2007 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 2008 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 2009 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 2010 400.000.000 200.000.000 50.000.000 150.000.000 Tổng cộng 2.400.000.000 1.200.000.000 300.000.00 900.000.000 0 II.1.1.4. Kết quả đạt được Thu thập, nghiên cứu thông tin được 30.000 doanh nghiệp Phân tích số liệu và báo cáo được 600 cuốn danh bạ và tập san 15
  • 16. II.1.2. Các hoạt động nâng cao nhận thức : II.1.2.1. Mục tiêu Tuyên truyền về tác dụng và hiệu quả của Công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp II.1.2.2. Nôi dung - Tổ chức các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo về sự cần thiết ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển. (theo từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, theo các địa phương) . Chương trình này bao gồm những hoạt động sau : + Hợp tác với các hiệp hội ngành hàng, với địa phương tổ chức hội thảo, hội nghị về Ứng dụng Công nghệ thông tin vào doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tin học hoá công tác quản lý, ứng dụng Công nghệ thông tin vào sản xuất và tiếp cận với Thương mại điện tử + Hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin giới thiệu các sản phẩm Công nghệ thông tin gồm: Phần cứng, phần mềm, các giải pháp, các tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng + Hợp tác với các trường đại học, các nhà nghiên cứu, các trung tâm công nghệ cao, . . . xây dựng báo cáo chuyên đề về công nghệ mới ứng dụng và phát triển điện tử hoá doanh nghiệp. + Tổ chức diễn đàn trao đổi giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người tiêu dùng với 16
  • 17. nhau, để tìm ra nhu cầu thực tế nhằm từng bước điện tử hoá doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là diễn đàn để trợ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và trao đổi kinh nghiệm khi ứng dụng Công nghệ thông tin + Tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt nam tham dự các hội thảo hội nghị quốc tế về kinh nghiệm triển khai công nghệ mới vào doanh nghiệp - Biên soạn các tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp điện tử hoá doanh nghiệp : + Biên soạn các tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu về các giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp, các ngành hàng . Toàn bộ các tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ được đặt tại Khu trưng bầy các ứng dung Công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp, + Biên soạn các cẩm nang về thông tin kinh tế phục vụ hội nhập : Hồ sơ thị trường nước ngoài, Hồ sơ xúc tiến và phát triển các vùng, địa phương trong nước, Hồ sơ xúc tiến và phát triển ngành hàng và Danh bạ doanh nghiệp, Bên cạnh đó, biên soạn và phân tích về thông tin thị trường, giá cả, thông tin bạn hàng, cơ hội giao thương … thể hiện bằng nhiều hình thức ứng dụng Công nghệ thông tin khác nhau ( Website, CD, ấn phẩm, …) , truyền tải bằng nhiều con đường khác nhau ( Internet, bưu điện, trực tiếp, . . . ) nhằm cung cấp cho doanh nghiệp 17
  • 18. những thông tin kịp thời, hữu ích nhất. Toàn bộ các cẩm nang này sẽ được tập hợp tại Trung tâm dữ liệu thông tin kinh tế chuyên ngành - Tổ chức các hoạt động giao lưu, lễ hội, cuộc thi tìm hiểu … nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, tác dụng của CNTT đối với phát triển và hội nhập của doanh nghiệp + Hợp tác với các trường đại học CNTT, các đối tác, các nhà khoa học phổ biến các công nghệ mới cho từng loại hình doanh nghiệp + Hợp tác với các cơ quan chức năng, các tạp chí tin học thẩm định chất lượng sản phẩm Công nghệ thông tin trước khi đưa vào ứng dụng tại doanh nghiệp Việt Nam + Hợp tác với các cơ quan ban ngành tổ chức lễ hội “ Công nghệ thông tin với doanh nghiệp”. Lễ hội này sẽ diễn ra trong 1 tuẩn là một trong những hoạt động khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin vào thực tế. Trong lễ hội này sẽ trao giải thưởng cho các doanh nghiệp điện tử hoá toàn bộ, trao giải cho các ý tưởng sáng tạo về ứng dụng Công nghệ thông tin vào doanh nghiệp, trao giải cho doanh nghiệp thắng cuộc trong cuộc thi “ Tìm hiểu Công nghệ thông tin ứng dụng trong doanh nghiệp” và nhiều hoạt động hội thảo hội nghị, giao lưu. - Xây dựng các tiêu chí, qui trình, tổ chức bình xét và trao giải thưởng cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT hiệu quả, các CIO doanh nghiệp. Hiện tại ở nước ta, đã và đang hình thành các hệ thống thông tin 18
  • 19. và cơ sở hạ tầng về Công nghệ thông tin ở hầu khắp các đơn vị quản lý và sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần phải có mô hình thống nhất tổ chức quản lý các hệ thống thông tin cũng như cơ sở hạ tầng về Công nghệ thông tin đó. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về tin học hoá, gắn chặt với các chương trình và quá trình cải cách hành chính và kinh tế, đồng thời bộ phận này có trách nhiệm thống nhất quản lý, khai thác và phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, quy hoạch về mặt trang thiết bị kỹ thuật Công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn chung, lập kế hoạch kỹ thuật- tài chính và tổ chức nội dung thông tin, xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu để có thể khai thác phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh trong môi trường quốc gia và liên mạng quốc gia. Đối với doanh nghiệp, CIO sẽ là người lãnh đạo phụ trách hệ thống thông tin. Người lãnh đạo này trước hết cần có phẩm chất tổng hợp của người lãnh đạo, có trách nhiệm tìm hiểu, khai thác khả năng của thông tin và Công nghệ thông tin để kết hợp với các sản phẩm, dịch vụ phát huy được vai trò của Công nghệ thông tin như một ưu thế trong chiến lược phát triển đặc biệt là trong môi trường có cạnh tranh. Có thể xem đó là người cố vấn then chốt cho người lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp, có trách nhiệm đề xuất cơ cấu tổ chức cho phù hợp với việc ứng dụng Công nghệ thông tin và phát hiện các vấn đề có thể xảy ra nếu không tuân thủ các quy trình nhất định. CIO sẽ làm cho ứng dụng Công nghệ thông tin thành sức mạnh cạnh tranh và động lực sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường quốc gia và hội nhập cạnh tranh quốc tế. - Tiến hành các chương trình liên kết nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa các doanh nghiệp ứng dụng CNTT và các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ CNTT. Thiết lập thẻ thành viên với nhiều 19
  • 20. ưu đãi cho các thành viên tham gia chương trình nhằm khuyến khích động viên các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong cả nước. II.1.2.3. Ngân sách Các năm Kinh phí thực Ngân sách Nhà tài trợ Doanh nghiệp hiện Nhà nước 2005 3.320.000.000 1.698.000.00 610.500.000 1.011.500.000 0 - 2006 3.000.000.000 1.500.000.00 450.000.000 1.050.000.000 0 2007 2.800.000.000 1.400.000.00 420.000.000 980.000.000 0 2008 2.600.000.000 1.300.000.00 390.000.000 910.000.000 0 2009 2.500.000.000 1.250.000.00 375.000.000 875.000.000 0 2010 2.000.000.000 1.000.000.00 350.000.000 650.000.000 0 Tổng cộng 16.220.000.00 8.148.000.00 2.595.500.00 5.476.500.000 0 0 0 II.1.2.4. Kết quả đạt được Tổ chức được 54 cuộc hội thảo Tổ chức 72 cuộc giới thiệu các sản phẩm CNTT Tổ chức 30 báo cáo chuyên đề Tổ chức 90 diễn đàn trao đổi Tổ chức 18 đoàn đi nước ngoài Nghiên cứu được 3.000 cuốn cẩm nang thông tin kinh tế hội nhập II.1.3. Các hoạt động thông tin tư vấn về CNTT cho doanh nghiệp : II.1.3.1. Mục tiêu 20
  • 21. Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp thông qua Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp, các khu trưng bày ứng dụng CNTT doanh nghiệp, các database về ứng dụng CNTT cho các doanh nghiệp để họ tìm hiểu về các ứng dụng CNTT, kinh nghiệm ứng dụng, các bài học thành công và thất bại trong ứng dụng CNTT, các điều kiện cần và đủ khi ứng dụng CNTT của từng loại hình doanh nghiệp và từ đó có thể lựa chọn cho mình một giải pháp tốt nhất. II.1.3.2. Nội dung - Hợp tác với hội tin học Việt nam, các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin xây dựng “Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp”, Cổng giao dịch này sẽ gắn kết với Sàn giao dịch Thương mại điện tử Việt Nam ( http://www.vnemart.com.vn), đây là Trung tâm hội chợ triển lãm tuyên truyền giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, giải pháp của Doanh nghiệp tin học trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là Trung tâm giao dịch thương mại : công cụ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực tin học thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách hàng , ngoài ra tại đây còn là Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin : cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về thị trường (cả trong và ngoài nước), về công nghệ mới, và các thông tin tiện ích khác : hội chợ triển lãm, địa chỉ cần liên hệ ...Qua Cổng giao dịch này doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin có thể nắm bắt công nghệ nhanh nhất và lựa chọn cho doanh nghiệp mình những sản phẩm phù hợp nhất. 21
  • 22. - Xây dựng Khu trưng bầy các ứng dung Công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp. Đây thực chất là một nơi giao dịch thực của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin với doanh nghiệp ứng dụng . Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động hội thảo, hội nghị, các cuộc toạ đàm, đàm phán ký kết hợp đồng, thẩm định và tư vấn doanh nghiệp,….Tại khu trưng bầy sẽ trưng bầy và giới thiệu toàn bộ các sản phẩm thực của doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong nước và thế giới. Khu trưng bầy các ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ được đặt tại trụ sở của tất cả các CN. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam trên toàn quốc, đầu mối của doanh nghiệp Việt nam. - Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới trong CNTT nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và lựa chọn công nghệ phù hợp - Tư vấn lựa chọn giải pháp CNTT phù hợp với đặc thù hoạt động, nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Với các nhu cầu doanh nghiệp sẽ có các buổi toạ đàm, buổi thuyết trình cụ thể vơi nhiều các giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lụa chọn giải pháp tốt nhất - Hướng dẫn lập, triển khai và giám sát các dự án CNTT . Đây là việc khó khăn đối với doanh nghiệp do vậy cần có những chuyên gia tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình lập dự án, lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng, đào tạo chuyên viên và giám sát dự án. 22
  • 23. II.1.3.3. Ngân sách Các năm Kinh phí Ngân sách Nhà tài trợ Doanh nghiệp thực hiện Nhà nước 2005 1.700.000.00 820.000.000 210.000.000 670.000.000 0 - 2006 1.000.000.00 500.000.000 100.000.000 400.000.000 0 2007 900.000.000 450.000.000 90.000.000 360.000.000 2008 800.000.000 400.000.000 80.000.000 320.000.000 2009 800.000.000 400.000.000 80.000.000 320.000.000 2010 800.000.000 400.000.000 80.000.000 320.000.000 Tổng cộng 6.000.000.00 2.970.000.00 640.000.000 2.390.000 0 0 II.1.3.4. Kết quả đạt được - Cho ra đời và hoạt động của “Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp” - Xây dựng Khu trưng bầy các ứng dung Công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp. - Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới trong CNTT: II.1.4. Đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp II.1.4.1. Mục đích - Hiện nay một trong những rào cản chính cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT là thiếu đội ngũ chuyên gia về CNTT. Đây là một thực tế mà cho tới hiện nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết. Bên cạnh đó một thực tế là số doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta chiếm tới 96% tổng số doanh 23
  • 24. nghiệp cả nước. Đây là đội ngũ có nhu cầu đào tạo ứng dụng CNTT lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy việc xây dựng một kế hoạch tổng thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. - Nằm trong tổng thể đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển” chương trình đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít với các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được nêu trong đề án. II.1.4.2. Nội dung II.1.4.2.1. Các chương trình đào tạo chung về ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp (đặc biệt chú trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp) - Các chương trình đào tạo ứng dụng CNTT trong công tác quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm: đào tạo về quản lý kinh doanh tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị marketing, quản trị kế toán-tài chính, quản trị nhân sự, quản lý kỹ thuật- công nghệ, tư vấn về marketing, đào tạo quản lý dự án CNTT, quản trị tài nguyên doanh nghiệp (EPR). - Các chương trình trên được giảng dậy và đào tạo dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của CNTT sẽ khiến cho công tác giảng dậy được sinh động, phong phú, dễ tiếp thu và sử dụng. 24
  • 25. II.1.4.2.2. Các chương trình đào tạo ứng dụng CNTT theo chuyên ngành - Xây dựng các chương trình đào tạo ứng dụng CNTT theo các chuyên ngành như: tài chính-kế toán, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ, bảo hiểm… - Xây dựng các chương trình đào tạo theo các modun cụ thể như: tin học văn phòng, thương mại điện tử, ngôn ngữ lập trình và các công cụ phát triển phần mềm, phần mềm kế toán doanh nghiệp, phân tích và thiết kế hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị điều hành, quản trị mạng, quản trị mạng Internet, sử dụng dịch vụ mạng Internet... - Các chương trình được xây dựng trên cở sở nghiên cứu đánh giá các đặc thù của từng chuyên ngành II.1.4.2.3. Các chương trình đào tạo nâng cao - Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao dành cho các CIO trong doanh nghiệp - Ứng dụng thực tế vào trong hoạt động của doanh nghiệp chứng minh vai trò của CIO trong xu thế phát triển và ứng dụng CNTT như ngày nay. II.1.4.3. Ngân sách - Các khoá đào tạo theo nội dung chương trình được tổ chức trên cả nước, cho nên ở mỗi địa phương các chi phí sẽ có sự khác nhau. - Cơ sở tính toán: 25
  • 26. + Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu hội nghị + Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức đi công tác trong nước + Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. + Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo. + Thực tế triển khai các khoá đào tạo theo kinh nghiệm và đánh giá của VCCI. - Dự kiến chi phí cho mỗi khoá đào tạo như sau: Các khoản mục Thành tiền (VND) A. Chi cho giảng viên và học viên (mục I+II) 25,550,000 I. Chi cho giảng viên 5,150,000 1. Tiền thù lao (240,000 đ/ngày x 5 ngày) 1,200,000 2. Chi phương tiện di chuyển 2,000,000 3. Tiền ở (100,000 đ/ngày x 6ngày x 2 người) 1,200,000 4. Tiền ăn (50,000 đ/ngày x 7ngày x 2 người) 700,000 5. Tiền nước uống (10,000 đ/ngày x 5ngày) 50,000 II. Chi cho học viên 20,400,000 1. Tiền chứng chỉ (5,000 đ/c x 30 người) 150,000 2. Tiền tàu xe (50,000 đ x 30.000) 1,500,000 3. Tiền ở (80,000 đ/ngày x 5 ngày x 30 người) 12,000,000 4. Tiền ăn (40,000 đ/ngày x 5 ngày x 30 người) 6,000,000 26
  • 27. 5. Tiền nước uống (5,000 đ/ngày x 30 người x 5ngày) 750,000 B. Chi phí cho tổ chức lớp học 6,990,000 1. Thuê địa điểm (500,000 x 5 ngày) 2,500,000 2. Thuê thiết bị giảng dạy (300,000 x 5 ngày) 1,500,000 3. Chi phương tiện đi lại cho 2 cán bộ quản lý lớp học 1,000,000 4. Chi tiền ở cho 2 cán bộ quản lý (60,000 đ/ngày x 7 ngày x 2 người) 840,000 5. Chi tiên ăn cho 2 cán bộ quản lý (25,000 đ/ngày x 7 ngày x 2 người) 350,000 6. Chi phí quản lý khóa học 500,000 7. Chi phí cho văn phòng phẩm (10,000 x 30 người) 300,000 C. Biên soạn giáo trình 1,500,000 Biên soạn in ấn giáo trình (500 đ x 100 trang x 30 người) 1,500,000 D. Dự phòng (5%) 1,448,000 Tổng chi phí (A + B + C + D) 35,488,000 - Chi phí tổ chức một khoá đào tạo 35.488.000 VND Phân bổ theo các năm từ 2005-2010 như sau: Năm Khoá Chi phí dự Ngân sách Nhà tài trợ Doanh đào kiến Nhà nước nghiệp tạo 2005 72 2.555.136.000 1.022.054.400 511.027.200 1.022.054.400 2006 72 2.555.136.000 1.022.054.400 511.027.200 1.022.054.400 2007 120 4.258.560.000 1.703.424.000 851.712.000 1.703.424.000 2008 120 4.258.560.000 1.703.424.000 851.712.000 1.703.424.000 2009 120 4.258.560.000 1.703.424.000 851.712.000 1.703.424.000 2010 72 2.555.136.000 1.022.054.400 511.027.200 1.022.054.400 Tổng 576 20.441.088.00 8.176.435.200 4.088.217.60 8.176.435.200 27
  • 28. cộng 0 0 - Số lượng các khoá đào tạo: 576 khoá đào tạo trong 06 năm - Tổng chi phí cho công tác đào tạo trong cả chương trình là 20.441.088.000 VND trong đó tỷ lệ được phân bổ như sau: + Nhà nước hỗ trợ 40% tổng kinh phí: 8.176.435.200 VND + Các nhà tài trợ hỗ trợ 20% tổng kinh phí: 4.088.217.600 VND + Doanh nghiệp tham gia các khoá học đóng góp 40% tổng kinh phí: 8.176.435.200 VND II.1.4.2. Kết quả đạt được - Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Đạt mục tiêu trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh và đào tạo 20% tổng số doanh nghiệp có CIO II.1.5. Góp phần tạo môi trường phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp II.1.5.1. Mục tiêu - Hiện nay Việt Nam đang có những bước đi tích cực nhằm tạo ra một môi trường cho phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Đã xuất hiện một số chương trình, dự án tạo lập môi trường ứng dụng CNTT cho cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay các chương trình này vẫn trọng tâm dừng ở việc xây dựng chính sách. Chính vì vậy việc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là những người 28
  • 29. hưởng lợi và tham gia chủ đạo vào chương trình hỗ trợ ứng dụng CNTT có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thực hiện chương trình. II.1.5.2. Nội dung II.1.5.2.1. Tham gia xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, các chương trình về xác thực điện tử, chữ ký điện tử… - Tham gia cùng với các bộ ban ngành, các cơ quan hữu quan về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp như các chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), về chữ ký điện tử, thanh toán điện tử. Xây dựng dự án mạng giá trị gia tăng trong đó ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử vào việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh. - Phối kết hợp với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT. Tham gia các đoàn khảo sát nước ngoài trong việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của chương trình xây dựng một chương trình khảo sát thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng các chuẩn CNTT trong doanh nghiệp. II.1.5.2.2. Phối hợp với các chương trình tin học hoá khác của cả nước như: tin học hoá quản lý hành chính, tin 29
  • 30. học hoá giáo dục, y tế… để tạo sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan. - Trong nội dung của chương trình phối hợp này tổ chức các chương trình hội thảo giữa các chương trình tin học hoá chuyên ngành để tạo sự kết nối với các chương trình trên. - Tổ chức việc kết nối các chương trình tin học hoá trong cả nước để tạo tính hệ thống trong hoạt động của các chương trình và có tính liên kết cao. II.1.5.2.3. Thu thập, tổng hợp các ý kiến góp ý của doanh nghiệp để kiến nghị lên Chính phủ các chính sách chế độ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp *Các biện pháp thu thập ý kiến đóng góp của doanh nghiệp - Biện pháp 1: Xây dựng các chuyên mục trên các website của VCCI nhằm lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp. Yêu cầu của biện pháp này: + Lựa chọn website thích hợp có uy tín và được cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nhiều + Giải pháp kỹ thuật lấy ý kiến của doanh nghiệp phải thân thiện và dễ dùng 30
  • 31. + Form thông tin súc tích, ngắn gọn có tính mở cao. + Sử dụng các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia điều tra như: tặng quà cho các phiếu điều tra chất lượng, hỗ trợ tham gia ứng dụng CNTT như Thương mại điện tử… - Biện pháp 2: Điều tra theo mẫu + Điều tra gián tiếp: Xây dựng form điều tra sau đó tiến hành gửi form điều tra này theo đường bưu điện xuống cho các doanh nghiệp. Với hệ thống của VCCI trong cả 3 miền chúng ta có thể triển khai được trên toàn quốc + Điều tra trực tiếp: Sử dụng đội ngũ cộng tác viên để tiến hành điều tra xác xuất doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp, quy mô ngành nghề - Trong các biện pháp trên chú trọng đầu tư vào biện pháp 1 vì các lý do sau đây: + Sử dụng CNTT trong điều tra qua đó giúp giảm chi phí điều tra, giảm thời gian điều tra + Có thể tiến hành điều tra với số lượng lớn các doanh nghiệp trong cả nước + Thuận tiện trong công tác điều tra cho các đối tượng được điều tra * Tổng hợp các thông tin điều tra: Sau khi có số liệu điều tra sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin đã điều tra được. Làm các bản báo cáo phân tích dựa trên kết quả điều tra 31
  • 32. để gửi lên Chính phủ hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp. II.1.5.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng CNTT - CNTT là một lĩnh vực mới trong đó các quốc gia tiên tiến đã đi trước chúng ta. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp - CNTT là một lĩnh vực có sự phát triển như vũ bão, công nghệ thay đổi liên tục khiến cho chúng ta phải có phương pháp tiếp cận khoa học mới có thể theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. - Chính vì thế mà việc hợp tác quốc tế có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc như hiện nay của Việt Nam. - Nội dung của việc tăng cường hợp tác quốc tế + Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các dự án về CNTT cho Việt Nam + Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai và ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp + Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ 32
  • 33. tìm hiểu khảo sát đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp mỗi nước. Kinh phí thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế này nằm trong kinh phí quảng bá của VCCI và của Trung tâm giao dịch Thương mại điện tử II.1.5.3. Ngân sách a/ Chương trình khảo sát thị trường về việc áp dụng các chuẩn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và học hỏi kinh nghiệm điển hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp kết hợp với việc khảo sát thị trường nước ngoài và tìm kiếm đối tác. - Tổng số lượng người tham gia chương trình khảo sát trong 05 ngày là 134 người chia làm 03 đợt cho 03 miền (trung bình mỗi tỉnh thành trong cả nước có 02 người tham gia cộng với 02 chuyên viên của VCCI trong mỗi đợt) - Cơ sở tính toán chi phí: Mức tính toán chi phí dựa trên cơ sở Thông tư 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp lưu trú đối với cán bộ công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách Nhà nước đài thọ. Đơn vị tính: USD Hạng mục chi phí Dự trù Nhà nước Đối tác, Doanh (cho 01 người) chi phí hỗ trợ nhà tài trợ nghiệp (50%) (30%) đóng (20%) 1. Chi phí vé máy bay khứ hồi 750 375 225 150 33
  • 34. 2. Chi phí làm hộ chiếu, visa 50 25 15 10 3. Tiền ở trong 04 ngày 160 80 48 32 (40USDx4) 4. Tiền ăn trong 05 ngày 250 125 75 50 (50USDx5) 5. Chi phí di chuyển 90 45 27 18 6. Lệ phí sân bay (Việt Nam- 25 12,5 7,5 5 Hàn Quốc) 7. Chi phí giao dịch với các 800 400 240 160 đối tác Hàn Quốc (200USDx4) Tổng chi phí 2.125 1062.5 - Tổng kinh phí: 2.125x134=284.750 USD (tương đương 4.493.355.000VND) - Tổng cộng kinh phí Nhà nước dự kiến hỗ trợ là: 1062.5USDx134=142.375USD (tương đương 2.246.677.500 VND) Phân bổ kinh phí theo hàng năm: thực hiện trong 03 năm 2005- 2007 Năm Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ Các nhà tài Doanh nghiệp trợ, đối tác 2005 1.497.785.000 748.892.500 449.335.500 299.557.000 2006 1.497.785.000 748.892.500 449.335.500 299.557.000 2007 1.497.785.000 748.892.500 449.335.500 299.557.000 Tổng 4.493.355.000 2.246.677.500 1.348.006.5 898.671.000 cộng 00 b/ Kinh phí tổ chức hội thảo phối hợp với các chương trình tin học hoá trong cả nước - Dự kiến tổ chức 10 cuộc hội thảo phối kết hợp với các chương trình tin học hoá trong cả nước. 34
  • 35. - Dự trù chi phí tổ chức một cuộc hội thảo như sau: Hạng mục chi phí Dự kiến Nhà nước chi phí (50%) 1. Thuê hội trường 500000 250000 2. Thuê thiết bị trình chiếu 400000 200000 3. Chi phí tài liệu (500đx40trangx200người) 4000000 2000000 4. Chi phí giải lao giữa giờ 2000000 1000000 (10000đx200người) 5. Chi phí các diễn giả gồm thù lao, ăn, ở, đi 16000000 8000000 lại (4000000x5người) 6. Chi phí tổ chức, giao dịch, đi lại 10000000 5000000 Tổng chi phí cho một cuộc hội thảo là 32.900.000 VND trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, doanh nghiệp góp 30% và các nhà tài trợ góp 20% 35
  • 36. Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chương trình là: 32.900.000x50%x10=164.500.000 VND Phân bổ chi phí hàng năm như sau: Năm Tổng Nhà nước Các nhà tài Doanh nghiệp kinh phí hỗ trợ trợ, đối tác 2005 65.800.000 32.900.000 13.160.000 19.740.000 2006 65.800.000 32.900.000 13.160.000 19.740.000 2007 65.800.000 32.900.000 13.160.000 19.740.000 2008 65.800.000 32.900.000 13.160.000 19.740.000 2009 65.800.000 32.900.000 13.160.000 19.740.000 Tổng 329.000.000 164.500.000 65.800.000 98.700.000 cộng c/ Kinh phí cho giải pháp thu thập, tổng hợp các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp kiến nghị lên Chính phủ - Dự kiến sẽ tổ chức 04 cuộc điều tra trong toàn bộ dự án. Mỗi cuộc điều tra tiến hành điều tra được 500 doanh nghiệp trong địa bàn cả nước - Chi phí cho mỗi cuộc điều tra dự kiến như sau: Hạng mục chi phí Dự kiến chi Nhà nước phí (50%) 1. Xây dựng giải pháp phần mềm trên 30,000,000 15,000,000 mạng 2. Xây dựng giải pháp phần mềm thống kê 10,000,000 5,000,000 3. Quảng bá thu hút doanh nghiệp tham 15,000,000 7,500,000 gia điều tra 36
  • 37. 4. Quà tặng cho doanh nghiệp 10,000,000 5,000,000 (20.000đx500DN) 5. Phân tích dữ liệu 10,000,000 5,000,000 6. Tổng hợp báo cáo 5,000,000 2,500,000 - Tổng cộng mỗi cuộc điều tra là 80.000.000 VND trong đó kinh phí Nhà nước hỗ trợ 50% , các nhà tài trợ hỗ trợ 50% - Tổng cộng kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho toàn bộ chương trình là 160.000.000 VND Phân bổ kinh phí hàng năm như sau: Năm Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ Các nhà tài trợ, đối tác 2005 80.000.000 40.000.000 40.000.000 2006 80.000.000 40.000.000 40.000.000 2007 80.000.000 40.000.000 40.000.000 2008 80.000.000 40.000.000 40.000.000 Tổng 320.000.000 160.000.000 160.000.000 cộng II.1.5.4. Kết quả đạt được - Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh - Gắn kết và tạo tính thống nhất trong việc triển khai các chương trình tin học hoá trên phạm vi quốc gia 37
  • 38. - Đề xuất những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp lên Chính phủ giúp cho việc hoạch định chính sách tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh. - Thúc đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế qua đó học hỏi kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài và thu hút dự án về Việt Nam. II.2. ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN II.2.1. Xây dựng Trung tâm thông tin kinh tế phục vụ hội nhập và phát triển II.2.1.1. Sự cần thiết - Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin, hơn nữa nền kinh tế thế giới đang đã và đang phát triển rất phức tạp, vì vậy thông tin đóng vai trò tối quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế. Phần lớn doanh nghiệp của các nước phát triển coi thông tin là một tài sản có tác động lớn đến sự thành bại và phát triển của mình. Ở nước ta, một số doanh nghiệp cũng đã có được nhận thức như vậy, tuy nhiên con số này có lẽ là không đáng kể trong tổng số hơn 150.000 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2004. Một ví dụ nhỏ về hậu quả của việc thiếu thông tin là thiệt hại của một loạt các công ty xuất khẩu gạo trong năm vừa qua do không nắm được tình hình biến động về giá. Chính vì vậy, VCCI với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cần có công cụ để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về vấn đề này. - Những nghiên cứu của VCCI cho thấy: 38
  • 39. + Hiện nay, Việt Nam chưa có một nguồn thông tin nào tổng hợp được nhiều lĩnh vực, phân loại chi tiết và đầy đủ, có sự tham gia cộng tác của các cơ quan Chính phủ, tổ chức xúc tiến thương mại... dành cho doanh nghiệp + Những cơ sở dữ liệu thông tin thường ở một số hình thức khó tiếp cận đối với doanh nghiệp + Các hình thức thể hiện thông tin đến doanh nghiệp thường không đảm bảo tính cập nhật thường xuyên + Để xúc tiến thương mại đầu tư, chỉ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam là không đủ. Doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thông tin về Việt Nam rất lớn. Lượng thông tin cập nhật được cung cấp bằng tiếng nước ngoài hiện nay rất ít, và không tập trung, điều này không đáp ứng được nhu cầu nói trên II.2.1.2. Mục tiêu - Từ những yếu tố trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận thấy cần phải có một Trung tâm thông tin phục vụ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển. Mục tiêu của Trung tâm là: + Trở thành một đầu mối thông tin đáng tin cậy và tổng hợp đầy đủ các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam + Trở thành một trung tâm thông tin tầm cỡ quốc gia để các đơn vị cung cấp thông tin có liên quan cung cấp thông tin cho doanh nghiệp 39
  • 40. + Trở thành một đầu mối thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý + Xây dựng các phương thức tiếp cận với doanh nghiệp thật đa dạng, chủ yếu dựa trên Công nghệ thông tin và truyền thông như: Cổng thông tin điện tử trực tuyến; bản tin điện tử; bản tin qua SMS; tra cứu thông tin qua mạng, điện thoại cố định, điện thoại di động; các cơ sở dữ liệu thông tin trên đĩa CD-ROM... II.2.1.3. Nội dung - Trong khuôn khổ Đề án, Trung tâm thông tin sẽ được xây dựng với quy mô lớn, bao gồm các kho thông tin, dữ liệu trên nhiều lĩnh vực. Những kho thông tin này sẽ được liên kết với nhau và kết nối với các Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. Những kho thông tin này sẽ được cung cấp tới doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới những hình thức khác nhau: +Thông qua Internet + Thông qua WAP + Thông qua SMS Những hoạt động của Trung tâm bao gồm: A. Xây dựng một cổng thông tin trên Internet với nội dung và dịch vụ phong phú, đa dạng, tương tác với người sử dụng. Đây sẽ là một đầu mối thông tin lớn của Việt Nam trên Internet, bao gồm những lĩnh vực thông tin như: 40
  • 41. Môi trường kinh doanh và đầu tư: Những thông tin về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu phục vụ nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam với những đầu mục thông tin: I. Việt Nam đất nước con người 1 Địa lý 2 Dân số 3 Tài nguyên thiên nhiên 4 Lịch sử 5 Quan hệ quốc tế 6 Bộ máy chính trị II. Kinh tế Việt Nam 1 Tổng quan 2 Các ngành kinh tế chính 3 Tình hình phát triển hiện nay III. Môi trường kinh doanh 1 Môi trường luật pháp 2 Luật sở hữu trí tuệ 3 Ngân hàng và tài chính 4 Quản lý ngoại hối 5 Thị trường vốn 41
  • 42. 6 Quyền sử dụng đất 7 Chính sách thương mại 8 Báo cáo tài chính và kiểm toán 9 Quảng cáo 10 Bảo hiểm 11 Lao động 12 Hạ tầng cơ sở IV. Môi trường đầu tư nước ngoài 1 Mười năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 năm tới 3 Các loại hình và phương thức đầu tư cơ bản 4 Thuế và các chính sách ưu đãi về thuế 5 Các quy định về ngoại hối 6 Chuyển giao công nghệ 7 Các chính sách ưu đãi đặc biệt 8 Các hiệp định quốc tế liên quan VI. Thủ tục cấp phép đầu tư 1 Chuẩn bị dự án 2 Phân loại dự án 3 Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư 4 Tiêu chí thẩm định 42
  • 43. 5 Quá trình thẩm định 6 Các cơ quan cấp giấy phép VII. Thực hiện dự án 1 Quyền sử dụng đất 2 Thủ tục xây dựng 3 Thiết bị và vật liêu nhập khẩu 4 Các giấy phép khác 5 Sửa đổi Giấy phép đầu tư VIII. Các quy định về đi lại và cư trú 1 Nhập cư 2 Tiền tệ 3 Giao thông 4 Nhà ở 5 Y tế IX. Tập quán kinh doanh 1 Gặp gỡ đàm phán 2 Cử chỉ giao tiếp 3 Mất mặt 4 Nụ cười 5 Chiêu đãi và đàm đạo 43
  • 44. 6 Giao tiếp trong kinh doanh 7 Quà tặng 8 Giờ làm việc X. Thâm nhập thị trường 1 Làm bài tập 2 Xác định và lên khung dự án 3 Cân nhắc các vấn đề liên quan/Lên kế hoạch cho dự án 4 Tìm một cố vấn giỏi 5 Dành thời gian để tìm đối tác 6 Xem xét các luật định có liên quan 7 Thương lượng 8 Quá trình cấp phép 9 Các mẹo nhỏ để có được một sự tiếp cận suôn sẻ 10 Cân nhắc các loại hình phân phối XI. Quản lý 1 Tuyển nhân viên 2 Đào tạo 3 Giao việc 4 Cách khuyến khích nhân viên 5 Cách khiển trách nhân viên 44
  • 45. 45
  • 46.  Thông tin thương mại, xuất nhập khẩu Hệ thống thông tin phục vụ thương mại và xuất nhập khẩu, được chọn lọc kỹ lưỡng  Thông tin về tình hình đầu tư Đây sẽ là kho thông tin và dữ liệu thống kê về tình hình đầu tư trong nhiều năm  Hồ sơ các thị trường trọng điểm Các hồ sơ này sẽ là một kho thông tin tổng hợp, chất lượng, cung cấp cái nhìn tổng quan nhất và những thông tin quan trọng nhất về một thị trường cụ thể. Các doanh nghiệp khi tiếp cận một thị trường sẽ coi đây là một cuốn cẩm nang không thể thiếu Các hồ sơ dự kiến được xây dựng trong chương trình gồm có: o Bắc Mỹ o EU o Trung Quốc o Nhật Bản o Nga o Châu Úc o Châu Phi o Châu Mỹ-latin o ASEAN 46
  • 47. Thông tin trong hồ sơ được xây dựng dựa trên khung thông tin như sau: I. TỔNG QUAN 1. Thông tin chung: Diện tích Dân số Các thành phố lớn của từng nước Ngôn ngữ chính của từng nước Lực lượng lao động Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường không (số km, các tuyến chính, các cảng chính) 2. Một số nét khái quát II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ 1. Các chỉ số kinh tế chính: Đơn vị tiền tệ (theo từng nước trong khu vực) Tỷ giá hối đoái Tỷ lệ thất nghiệp Các chỉ số GDP Các chỉ số về đầu tư (FDI, ODA) Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng chính trong tổng GDP 47
  • 48. Một số đặc điểm nổi bật về thương mại và tiêu dùng (nếu có) 2. Những lưu ý về xuất nhập khẩu III. Thông tin về ngành hàng cụ thể Đặc điểm sản phẩm: định nghĩa nhóm sản phẩm và mã số HS Tiêu thụ: Quy mô thị trường Phân đoạn thị trường Đặc điểm và xu hướng tiêu dùng Sản xuất Xuất nhập khẩu Các nhóm sản phẩm XNK chính Tổng kim ngạch XNK của từng mặt hàng và của ngành hàng Kênh phân phối: với các nước đang phát triển và Việt Nam Giả cả: bán buôn, bán lẻ IV. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM Kim ngạch thương mại song phương Các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương Tác động và triển vọng sau khi ký thỏa thuận thương mại 48
  • 49. V. CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC Các số liệu thống kê thương mại cụ thể Bảng mã số HS Biểu thuế (thuế XNK cho từng mặt hàng, các thuế khác: VAT, tiêu thụ đặc biệt…) Địa chỉ hữu ích: địa chỉ các tổ chức liên quan đến tiêu chuẩn nhãn mác, chất lượng, vệ sinh, môi trường, các tổ chức xúc tiến thương mại, các cơ quan tổ chức hội chợ triển lãm…. Danh sách các nhà xuất nhập khẩu: địa chỉ, tel, fax, email, website Các chính sách, hiệp định thương mại mà quốc gia đã ký kết.  Văn bản và thông tin về chính sách, pháp luật Các doanh nghiệp luôn cần biết những thông tin và có nhu cầu tra cứu các văn bản chính sách, pháp luật, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kho thông tin dự kiến ban đầu khoảng 20.000 trang này hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu. Kho thông tin này sẽ liên tục được cập nhật ngay khi có bất kỳ văn bản mới và sẽ được loại bỏ ngay những văn bản hết hiệu lực. Dưới đây là khung thông tin dự kiến cho kho thông tin này: I. Pháp luật thương mại Việt Nam 49
  • 50. I.1 Chính sách quản lý xuất nhập khẩu I.1.1 Chủ thể kinh doanh Doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp Hộ kinh doanh cá thể I.1.2 Chính sách mặt hàng Hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại quản lý Hàng xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành Hàng hoá xuất nhập khẩu phi thương mại I.2 Chính sách thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt Thu chênh lệch giá và các khoản thu khác Lệ phí hải quan Thủ tục thu nộp tiền thuế và thu khác Thuế thu nhập doanh nghiệp 50
  • 51. I.3 Thủ tục hải quan và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan Thủ tục hải quan Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan I.4 Chất lượng hàng hoá, giám định hàng hoá và ghi nhãn hàng hoá Chất lượng hàng hoá Giám định hàng hoá Ghi nhãn hàng hoá I.5 Thanh toán và quản lý ngoại tệ I.6 Phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu Gia công, đại lý, uỷ thác Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh Hàng đổi hàng, hàng trả nợ, hàng viện trợ Cửa hàng miễn thuế Thuê máy móc thiết bị của nước ngoài Các phương thức khác I.7 Các quy định khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Hỗ trợ khen thưởng Đấu thầu Kiểm tra, kiểm soát và chống buôn lậu 51
  • 52. Khuyến khích đầu tư trong nước I.8 Cơ chế giải quyết tranh chấp II. Pháp luật và tập quán thương mại quốc tế II.1 Các công ước quốc tế Công ước về mua bán hàng hoá quốc tế Công ước về vận tải hàng hải quốc tế Công ước về thanh toán quốc tế Công ước về trọng tài và hoà giải II.2 Tập quán thương mại quốc tế Incoterms 2000 Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2000 Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 500) Hướng dẫn sử dụng điều lệ và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500) Bất khả kháng và khó khăn trở ngại Các quy tắc thống nhất về nhờ thu ICC522 Các quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ ICC 525 Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng của ICC 352 Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu của ICC 458 Quy tắc quốc tế về thư tín dụng dự phòng của ICC 590 52
  • 53. II.3 Hiệp định song phương và đa phương Hiệp định chung Hiệp định về thương mại và thanh toán Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật Hiệp định liên quan đến hàng hoá và thuế Hiệp định về vận tải III. Pháp luật thương mại các thị trường quốc tế III.1 Tổng quan thị trường III.2 Quy định pháp luật về thương mại III.3 Hàng hoá và chính sách thuế III.4 Pháp luật về giải quyết tranh chấp  Phân tích, đánh giá, bình luận  Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam và một số thị trường trọng điểm  Thông tin về một số ngành hàng trọng điểm  Các sự kiện chính trị, kinh tế  Bản tin pháp luật/kinh tế/thương mại... theo yêu cầu  Danh bạ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước  Danh bạ các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài tại Việt Nam 53
  • 54. Danh bạ các đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài  Danh bạ các địa chỉ cần biết khi kinh doanh  Đào tạo trực tuyến về các kiến thức có liên quan như: Nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu, kiến thức pháp luật, thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp... Các doanh nghiệp có thể đầu tư cho cán bộ tham gia các khóa học trực tuyến để tiết kiệm chi phí, thời gian. Diễn đàn doanh nghiệp Diễn đàn là nơi doanh nghiệp trao đổi, thảo luận của doanh nghiệp và là nơi Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có thể lấy ý kiến doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin thông qua WAP Hệ thống này là một hình thức giao tiếp hiện đại khác của kho thông tin với doanh nghiệp thông qua giao thức ứng dụng không dây. Ngày nay, điện thoại di động rất phổ biến nên WAP có thể giúp các doanh nhân tra cứu thông tin mà không cần có máy tính. Hệ thống này sẽ được tích hợp với hệ thống cổng thông tin trên Internet, sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin qua SMS Tra cứu thông tin qua SMS đối với đa số người dùng điện thoại di động là rất tiện lợi bởi có thể tra cứu mọi lúc, mọi nơi, với chi phí thấp. 54
  • 55. Dịch vụ GTGT trên điện thoại di động đã được nhiều đơn vị tổ chức thực hiện thành công và được người sử dụng chấp nhận. Thông tin phục vụ tra cứu qua SMS dự kiến bao gồm:  Giá cả thị trường  Bản tin pháp luật  Bản tin xuất nhập khẩu  Các danh bạ (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu...)  Các số liệu thống kê (kinh tế xã hội, thương mại xuất nhập khẩu...) II.2.1.4. Ngân sách - Tổng kinh phí dự kiến xây dựng Trung tâm thông tin kinh tế phục vụ hội nhập và phát triển là: 27.747.880.000 VND - Trong đó Nhà nước hỗ trợ: 8.324.364.000 VND - Doanh nghiệp đóng góp: 11.099.152.000 VND - Các nhà tài trợ, đối tác đóng góp: 8.324.364.000 VND Chi tiết phân bổ chi phí từng năm như sau: 55
  • 56. 56
  • 57. 57
  • 58. 58
  • 59. 59
  • 60. II.2.1.5. Kết quả đạt được Dự kiến tới 2010 sẽ đạt được một số kết quả như sau: - Tiếp cận được khoảng 250.000 doanh nghiệp trong cả nước và 60.000 doanh nghiệp nước ngoài - Đạt khoảng 20 triệu lượt truy cập và đặt hàng thông tin qua Internet - 5 triệu lượt truy cập và yêu cầu thông tin qua WAP - 10 triệu tin nhắn SMS yêu cầu thông tin từ hệ thống 60
  • 61. Mô hình Trung tâm thông tin kinh tế phục vụ hội nhập và phát triển 61
  • 62. II.2.2. Xây dựng Trung tâm giao dịch TMĐT thương mại điện tử II.2.2.1. Sự cần thiết - Trong bối cảnh hiện nay, thị trường ngày càng được mở rộng cùng sự hội nhập, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá trên thế giới ngày càng tăng là một thế mạnh của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, tuy nhiên chúng ta chưa có các công cụ và các kênh thực sự hiệu quả nhằm giới thiệu, quảng bá, phân phối hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; năng lực tài chính còn yếu do việc tổ chức quảng bá sản phẩm, hàng hóa ở nước ngoài, đặc biệt tại các quốc gia phát triển là rất tốn kém; các tổ chức đại diện thương mại phục vụ hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài còn ít, hoạt động rời rạc và thiếu tính hệ thống; khả năng tiếp cận các nguồn thông tin còn yếu do chưa tận dụng được các lợi thế của Công nghệ thông tin. - Do vậy, sự ra đời của Trung tâm giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) sẽ góp phần giải quyết phần lớn các khó khăn của doanh nghiệp về marketing, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để đẩy mạnh hợp tác thương mại, mua bán hàng hoá. 62
  • 63. - Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ là một cầu nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ đối tác và thử nghiệm tiến hành các giao dịch trực tuyến. Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ trở thành đầu mối về hàng hóa của Việt Nam buôn bán với thế giới, sẽ là cửa ngõ thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tìm mua các sản phẩm của nước ngoài, sẽ kết nối các địa phương, các hiệp hội, các thị trường trọng điểm bởi sự tập trung với số lượng lớn các doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam cũng như của nước ngoài và thông qua đó giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tiếp cận và thực hiện thành công thương mại điện tử. II.2.2.2. Mục tiêu a. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về thương mại điện tử - Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Thương mại điện tử có những lợi ích tiềm tàng, giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu thời sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, giúp tạo điều kiện dành thêm phương tiện để mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất. Trên bình diện quốc gia, phát triển thương mại điện tử giúp một quốc gia sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá như một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược, và bằng cách đó, các nước đang phát triển có thể tạo được một bước tiến nhảy vọt. Chính vì vậy, nâng cao 63
  • 64. nhận thức của các doanh nghiệp về thương mại điện tử là một trong những mục tiêu hàng đầu phải thực hiện. b. Giúp doanh nghiệp Việt Nam tuyên truyền và giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm trên mạng Internet - Thông qua Trung tâm giao dịch TMĐT, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động giới thiệu và quảng bá rộng rãi về doanh nghiệp và sản phẩm của mình, không cần phụ thuộc nhiều vào các kênh tiếp thị truyền thống như thông qua các đại diện thương mại, các đại lý hay các nhà trung gian,... Hơn nữa, bằng việc thống kê lượng người và thời gian khách hàng lui tới các Website của mình, nhà cung cấp có thể đánh giá được mức độ ưa thích sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu,... của khách hàng, từ đó có những phương án chỉnh lý kịp thời để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, bám sát nhu cầu thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. c. Cung cấp các công cụ trợ giúp giao dịch trực tuyến nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việt nam trên thị trường quốc tế - Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ cung cấp các tiện ích, các form giao dịch được lập sẵn trợ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, đàm phán, giúp rút ngắn thời gian giao dịch và giúp giảm thiếu chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. + Giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần 64
  • 65. như được loại bỏ hẳn). Các nhân viên được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, tập trung vào nghiên cứu phát triển. + Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị: Bằng phương tiện Internet/ Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web không những chuyển tải được nội dung và hình ảnh phong phú hơn mà còn thường xuyên được bổ sung, cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và nhanh lỗi thời. + Giảm chi phí giao dịch: Thông qua Internet/ Web, các bên đối tác sẽ giảm được đáng kể thời gian và chi phí giao dịch từ các khâu quảng cáo, chào hàng, đàm phán đến đặt hàng, ký kết hợp đồng,... Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng khoảng 0,5% phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. + Giảm thời gian, chi phí để tìm kiếm đối tác và thị trường Chỉ cần ngồi một chỗ, một nhân viên ở trình độ trung bình cũng có thể vào Internet để tìm kiếm các bạn hàng hay các thị trường vẫn còn để ngỏ. Đặc biệt, thông qua các “cổng chợ chung” của Việt Nam cho từng mặt hàng, các doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí trong việc tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của mình ra nước ngoài bởi vì khi đó các doanh nghiệp và người tiêu dùng nước ngoài thay vì phải nhớ tên hàng chục nghìn trang Web nhỏ lẻ, chỉ cần vào “một cửa ngõ”, “một 65
  • 66. chợ ảo” chung là có thể tìm được mọi thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường,... mà mình cần. + Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác: Thông qua mạng, các thành tố tham gia thương mại điện tử (người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ) có thể đối thoại trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tuyến), gần như không có khoảng cách không gian và thời gian, nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục, tạo điều kiện tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới đồng thời duy trì và củng cố các quan hệ khách hàng. d. Đào tạo kiến thức trên mạng Internet Khi truy cập vào Trung tâm giao dịch TMĐT, mọi thông tin cần thiết có liên quan tới các nhóm ngành hàng, các kiến thức về nghiệp vụ thương mại, kiến thức về thương mại điện tử sẽ được đặt ở những nơi thích hợp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng đọc được. Không chỉ có các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực đó mà Trung tâm giao dịch TMĐT còn cung cấp các thông tin thời sự cập nhật hàng ngày liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp quan tâm để thực sự mang tính hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thông tin. e. Chuẩn bị cho thương mại điện tử tại Việt Nam Từ trước đến nay tại Việt Nam cũng đã có một vài dự án về thương mại điện tử nhưng thực sự chưa có dự án nào có quy mô lớn và mang tính thực tiễn cao để doanh nghiệp và cộng đồng người dân Việt Nam có cái nhìn tổng thể và khái niệm về thương mại điện tử. Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ là dự án thương mại điện tử ở Việt Nam đầu tiên có quy mô lớn và mang tính thực tiễn cao hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. 66