SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 80
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1
2012
CHƯƠNG I
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN NHƯ XUÂN - THANH HOÁ
Thời gian tực tập : 02 tuần
Từ 20/07/2012 đến 02/08/2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2
2012
PHẦN I
GIỚI THIỆU
Bệnh viện Đa Khoa Như Xuân là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt là
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện. Bệnh viện hiện đặt tại thị trấn Yên
Cát trung tâm của huyện, Huyện Như Xuân cách thành phố Thanh Hóa 57km về
phía Tây Nam dân cư sống dọc theo Quốc lộ 47A và 15A, đây là một vị trí thuận
lợi về giao thông, góp phần không nhỏ đến chăm sóc sứ khoẻ cho nhân dân trong
huyện và một số huyện lân cận.
Cùng vối đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt
huyết, vừa hồng vừa chuyên và hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố,
khang trang. Hàng năm bệnh viện Đa khoa Như Xuân đã khám chữa bệnh cho
hàng nghìn lượt bệnh nhân, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, vì là một đơn vị tuyến huyện nên bệnh viện Đa Khoa Như
Xuân còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn và thiết bị máy móc, y
cụ, y tế phục vụ cho công tác khám và điều trị một số bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một khoa có
vị trí quan trọng với chuyên môn làm nhiệm vụ hậu cần cho nghành y tế nói
chung và phân phối thuốc tân dược, đông y, hoá chất, dụng cụ y tế ... Khoa Dược
bệnh viện Đa Khoa Như Xuân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu về thuốc men, y cụ y tế phục vụ cho điều trị nội ngoại trú, góp phần
không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3
2012
PHẦN II
NỘI DUNG
2.1 - Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện
2.1.1 - Tổ chức
* Khoa Dược gồm có
- Tổ kho - Bảo quản cấp phát thuốc
- Tổ tiếp liệu - Dược chính
- Pha chế thuốc dùng ngoài – kiểm nghiệm
- Bán thuốc
- Thống kê kế toán dược
* Biên chế
- Khoa dược bệnh viện gồm có 6 cán bộ công nhân viên bao gồm:
+ Một dược sỹ đại học: Trưởng khoa
+ Ba Dược sỹ trung học: Một phó khoa, Hai nhân viên
+ Hai Dược tá
2.1.2 - Nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện
2.1.2.1 - Nhiệm vụ và quyền hạn củ trưởng khoa
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc Bệnh viện trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp
Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao
* Nhiệm vụ
- Căn cứ kế hoạch của Bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình
Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y
đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”;
- Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và
quy chế Bệnh viện;
- Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học
do Giám đốc phân công;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
2012
- Làm nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên
môn quản lý;
- Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia chăm
sóc sức khoẻ ban đầu và tuyến dưới;
- Kiểm tra sát sao việc việc thực hiện quy chế Bệnh viện, quy định kỹ thật bệnh
viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc
thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động;
- Định kỳ sơ kết tổng kết công tác báo cáo Giám đốc, những diễn biến bất
thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
* Quyền hạn
- Chủ trì giao ban hàng ngày và dự giao ban bệnh viện;
- Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc;
- Nhận xét các thanh viên trong khoa kể cả học viên thực tập về tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ khả năng chuyên môn, báo cáo Giám đốc bệnh viện xét
đề bạt, đào tạo nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.
2.1.2.2 - Chức trách trưởng khoa dược
- Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa còn có nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
* Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác dược;
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm trong bệnh viện;
- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn
quản lý sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và đúng theo
quy định hiện hành;
- Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập khẩu thuốc, hoá chất, sinh phẩm, đảm bảo
theo đúng chất lượng quy chế công tác khoa Dược và quy định của Nhà nước;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5
2012
- Thông tin kịp thời các loại thuốc, hoá chất, sinh phẩm mới, hướng dẫn sử dụng
an toàn, hợp lý có hiệu quả các loại thuốc, hoá chất và sinh phẩm cho các khoa
trong bệnh viện;
*Quyền hạn
- Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa;
- Kiểm tra việc sử dụng an toàn hợp lý thuốc, hoá chất, sinh phẩm trong bệnh
viện.
2.1.2.3 - Nhiệm vụ và quyền hạn của phó khoa
- Thay thế trưởng khoa đi vắng;
- Giúp đỡ trưởng khoa theo dõi, giám sát đôn đốc các cán bộ nhân viên trong
khoa làm tốt nhiệm vụ;
- Cùng trưởng khoa tổ chức lãnh đạo cấp phát thuốc y cụ cho các khoa phòng
trong bệnh viện có kế hoạch sử dụng, theo dõi thuốc men, y cụ;
- Cùng trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo, trực tiếp tham gia công tác khoa
học kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong khoa, tham gia
giảng dạy chuyên môn trong bệnh viện tuyên cơ sở và công tác hướng dẫn sử
dụng thuốc;
- Cùng trưởng khoa đôn đốc việc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn, công
tác phòng hoá, phòng chống bão lũ, công tác bảo mật và các chương trình y tế;
- Cùng trưởng khoa thực hiện chế độ báo cáo thống kê lên cấp trên theo đúng quy
định;
- Tham gia cùng trưởng khoa họp giao ban tại bệnh viên.
2.1.2.4 - Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể
a) Thủ kho
- Tổ chức quản lý thuốc men, y cụ ở kho chính cũng như kho lẻ và kho y cụ của
bệnh viện;
- Hàng ngày có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám, các khoa
lâm sàng;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
2012
- Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào xuất ra hàng tháng, hàng
quý và báo cáo gửi kế toán thống kê;
- Khi cấp thuốc thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ: 3 kiểm tra, 3
đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn dùng, nồng độ thuốc.
b) Nhóm pha chế
- Chịu trách nhiệm pha chế các thuốc thường, các dung dịch sát khuẩn ngoài da;
- Ví dụ: Xanhmethylen, thuốc đỏ, than hoạt, natriclorid, nước cất, grycerin bonat,
cồn 70 cồn iod 1%, cồn iod 3%, cồn iod 5%;
- Cất nước phục vụ cho pha chế và các nhu cầu khác của các khoa điều trị, khoa
lâm sàng, sấy hấp y cụ, bông, băng gạc;
c) Bộ phận cấp phát thuốc
Gồm có: Kho chính cấp phát nội viện
Kho cấp phát ngoại viên
Kho y cụ
Kho hoá chất
- Kho chính cấp phát nội viện: Thực hiện cấp phát cho kho cấp phát ngoại viện,
các xã cấp phát thuốc cho các chương trình phòng chống bệnh xã hội, chương
trình chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Kho cấp phát ngoại viện: Thực hiện cấp phát cho bảo hiểm y tế, các gia đình
thương binh liệt sỹ, các hộ nghèo;
- Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y cụ y tế;
- Kho hoá chất: Cấp phát hoá chất xét nghiệm phục vụ cho công tác chăm sóc
khám chữa bệnh của toàn đơn vị.
d) Thống kê
- Hàng ngày có nhiệm vụ tổng kết số chứng từ cấp phát trong ngày, số lượng
thuốc, y cụ đã sử dụng. Số lượng nhập, xuất, tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê
báo cáo lên Ban giám đốc về số lượng nhập xuất thuốc trong định mức của bệnh
viện.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
2012
e) Bộ phận pha chế
* Nhiệm vụ và quyền hạn của người dược sỹ pha chế thuốc
- Nhiệm vụ
+ Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy
chế công tác khoa Dược, quy chế sử dụng thuốc và quy chế chống nhiễm khuẩn
bệnh viện;
+ Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công;
+ Thực hiện pha chế theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm bảo chất lượng
thuốc và an toàn cho người sử dụng;
+ Kiểm tra chất lượng nước cất, nguyên phụ liệu và bán thành phẩm để đảm bảo
chất lượng thuốc theo đúng quy định;
+ Đảm bảo pha chế kịp thời các đơn thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý các đơn ghi
trẻ em;
+ Chỉ đạo kiểm tra, sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế
nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm;
+ Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và các học viên theo sự phân công của trưởng
khoa;
+ Tham gia thường trực;
- Quyền hạn
Được pha chế các loại thuốc, hoá chất, thuốc độc theo quy định danh mục thuốc
được pha chế ở bệnh viện
* Phòng pha chế thuốc
- Phòng pha chế phải đảm bảo dây truyền một chiều, bảo đảm quy chế vệ sinh vô
khuẩn, có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn;
- Dược sỹ làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ và chuyên
môn theo đúng quy định khi vào phòng pha chế;
- Pha chế thuốc thường
+ Có khu vực và phòng pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
2012
+ Có trang bị tủ lạnh, tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu pha chế tránh
nhầm lẫn;
+ Nước cất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN;
+ Hoá chất phải đảm bảo chất lượng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo;
+ Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành y tế, sử dụng đúng kỹ thuật;
+ Trước khi pha chế phải soát lại đơn thuốc, công thức chai và nhãn thuốc vào sổ
pha chế đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế, dược sỹ phải báo cáo
cho bác sỹ kê đơn biết;
+ Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng tên hoá chất đã
dùng và phải dán nhãn ngay;
- Pha chế thuốc vô khuẩn
+ Ngoài những quy định của nguồn pha chế thuốc cần chú ý;
+ Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ thật cần thiết;
+ Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hay bằng thép inox;
+ Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hoá học;
+ Tủ đựng nguyên liệu bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn;
+ Người pha chế, dụng cụ pha chế phải vô khuẩn;
+ Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm;
+ Nghiêm cấm khi pha chế nhiều thuốc trong cùng một buồng pha chế.
* Cán bộ pha chế
- Phải đảm bảo sức khoẻ, không có bệnh truyền nhiểm, không bị nghi vấn chính
trị, có đạo đức tốt;
- Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định;
- Phải là dược sỹ Đại học pha chế lần đầu, sau đó có thể là Dược sỹ trung học
phụ trách;
- Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình
phụ trách pha chế;
- Phải mang đầy đủ trang phục khi pha chế như: đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo
tiệt trùng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9
2012
f) Các nhân viên trong khoa dược
- Mỗi cán bộ nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ
quy chế, chế độ của ngành;
- Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát cũng như pha chế.
2.2.5 – Sơ đồ tổ chức khoa Dược
2.1.3 - Chế độ chức trách công tác Dược tại bệnh viện
2.1.3.1 - Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Dược tại bệnh viện
a) Mục tiêu công tác
- Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ chất lượng cho người bệnh.
KHOA DƯỢC
Tổ pha chế Tổ cấp phát
Dược chính
thống kê
Kho chính Kho lẻ Kho y cụ Kho hoá chất
Các khoa phòng điều trị
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
2012
- Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn, có hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở tuân
thủ các quy chế về sử dụng thuốc, quy chế công tác khoa Dược bệnh viện, quy
định hội đồng thuốc và điều trị, các pháp quy có liên quan như: kê đơn, điều trị,
pha chế, kho thuốc, cấp phát thuốc;
b) Nhiệm vụ của công tác Dược bệnh viện
- Tổ chức các dịch vụ cung ứng và bảo vệ thuốc, hoá chất, bông băng…
- Pha chế các loại thuốc theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm góp phần phục vụ
người bệnh đạt hiệu quả cao;
- Tổ chức giáo dục, đào tạo và tư vấn về thuốc trong phạm vị được giao;
- Nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc;
- Tham gia vào việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia, các công việc khác,
tạo điều kiện đưa công tác Dược của bệnh viện phát triển.
2.1.4 - Hội đồng thuốc
2.1.4.1 - Quy định chung
- Các bệnh viện phải có hội đồng thuốc;
- Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn
đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh. Thực hiện chính sách quốc gia
về thuốc.
2.1.4.2 - Thành phần của hội đồng thuốc
- Hội đồng thuốc và điểu trị gồm có 5 – 15 tuỳ theo bệnh viện, hoạt động theo
chế độ kiểm nghiệm do Giám đốc bệnh viện thành lập;
- Thành phần hội đồng thuốc gồm có
+ Chủ tịch hội đồng thuốc là Phó Giám đốc bệnh viện: Phụ trách chuyên môn;
+ Thư ký hội đồng là Dược sỹ Đại học Trưởng khoa Dược;
+ Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều
dưỡng). Trưởng phòng tài chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên, bệnh
viện hạng một và bệnh viện hạng hai có thêm dược lý.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
2012
2.1.4.3 - Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thuốc
- Hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho Giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hoá phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện
bệnh viện;
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật, làm hồ sơ bệnh án và
kê đơn điều trị của bệnh viện;
- Giám sát việc thực hiện quy chế chuẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn
điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác Dược;
- Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm và sai sót trong dùng thuốc;
- Thông tin về thuốc theo dõi các ứng dụng thuốc mới trong điều trị;
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá (điều
dưỡng) trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá
điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.
2.1.4.4 – Cách thức làm việc
- Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường do Giám đốc bệnh
viện yêu cầu. Chủ tịch hội đồng triệu tập;
- Chuẩn bị nội dung
+ Phó chủ tịch kiêm uỷ viên hội đồng thuốc chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các
cuộc họp của Hội đồng;
+ Tài liệu được giữ cho các thành viên hội đồng nghiên cứu;
+ Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến ghi biên bản, uỷ viên thường
trực tổng hợp trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và quy định thực hiện;
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9, và
tháng 12.
2.2 - Thực tập tại các khâu công tác trong khoa
2.2.1 – Công tác cấp phát thuốc
2.2.1.1 - Nhiệm vụ của người dược sỹ cấp phát thuốc
a) Nhiệm vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
12
2012
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy
chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc;
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công: Trực tiếp
giữ và cấp phát thuốc, các thuốc thường, thuốc độc bảng A – B, thuốc gây nghiện
theo đúng quy chế công tác dược;
- Hướng dẫn phân công các thành viên, làm việc tại kho nắm vững nội dung công
việc, quy chế công tác kho dược;
- Kiểm tra chặt chẽ xuất nhập theo quy chế công tác khoa Dược đảm bảo cho an
toàn tuyệt đối;
- Tham gia hướng dẫn kỹ thuật viên dược, dược sỹ trung học, dược tá học tập
nâng cao nghiệp vụ;
- Nắm vững số lượng, hàm lượng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt hoá, hoá
chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị;
- Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp phát;
- Tham gia nghiên cứu khoa Dược và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên theo sự phân công.
b) Quyền hạn
- Bảo quản, xuất nhập thuốc, hoá chất và y dụng cụ theo quy định;
- Hướng dẫn, phân công các thành viên được giao nhiệm vụ về công tác bảo
quản, sắp xếp trong kho;
2.2.2.2 – Công tác cấp phát thuốc
- Thực hiện cấp phát khẩn trương theo y lệnh hàng ngày.;
- Đảm bảo cơ sở thuốc và dụng cụ đã được Giám đốc duyệt;
- Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc bảo đảm chất lượng thuốc;
- Nếu có thuốc thay thế mới phải thông báo cho các bác sỹ điều trị biết để khi sử
dụng không bị lúng túng nhất là về tên thuốc, thành phần, tác dụng chính, tác
dụng phụ, thành phần áp dụng điều trị;
- Có trách nhiệm cùng bác sỹ điều trị hướng dẫn và điều trị thực hiện sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13
2012
- Thuốc nhập về kho phải đảm bảo chất lượng hạn dùng theo tiêu chuẩn quy
định;
- Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện.
* Ba kiểm tra
+ Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng, không được
giao thuốc khi chưa rõ nội dung;
+ Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan;
+ Kiểm tra liều lượng, cách dùng để phát hiện sai sót của người kê đơn, viết
phiếu;
* Ba đối chiếu
+ Đối chiếu tên thuốc ở phiếu với nhãn;
+ Đối chiếu nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao;
+ Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ở đơn phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Cán bộ cấp phát thuốc trước khi phát phải xem kỹ phiếu lĩnh, phiếu lĩnh thuốc
phải viết rõ ràng, không viết tắt, không tẩy xoá và phải được trưởng khoa ký
duyệt. Phiếu lĩnh thuốc độc A – B phải có mẫu riêng theo đúng quy chế (2 bản).
Sau khi cấp phát thuốc đầy đủ phải ký nhận, mỗi phiếu phải có đầy đủ chữ ký
(giữa người giao nhận). Mỗi phiếu thuốc thường chỉ được chữa 02 khoản nếu quá
thi không được phát.
2.2.2.3 – Công tác cấp phát tại kho chính và kho lẻ
a) Kho chính
Kho phải được thiêt kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng loại
đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng đủ phương tiện bảo
quản và an toàn chống mất trộm;
- Kho cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, phòng khám.
- Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp có đủ giá kệ, sếp theo chủng
loại, dễ lấy, dễ kiểm tra;
quản cấp phát đúng quy chế;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
14
2012
- Phải thực hiện 5 chống: Nhầm lẫn, mối mọt, chuột dán, quá hạn, trộm cắp, thảm
hoạ (cháy nổ, ngập lụt);
- Cấm hút thuốc lá, để điện, bật lửa, chất cháy nổ vào kho;
- Vệ sinh kho sạch sẽ, không di chuyển dụng cụ cứu hoả, dụng cụ có điện ra khỏi
nơi quy định, không để tường bị phát hoả;
- Phải để riêng từng loại thuốc, ghi sổ kiểm soát, hạn dùng;
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu;
- Thực hiện đúng quy định của kho, ra vào giờ làm việc.
b) Kho lẻ
- Tủ đựng thuốc phải gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp theo đúng quy chế, thuốc độc
A – B, thuốc gây nghiện phải để trong tủ riêng có khoá chắc chắn;
- Thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng dẫn tâm thần thực hiện cấp
phát theo đúng quy chế thuốc độc;
- Phiếu lĩnh theo mẫu phải ký tên sau khi giao nhận thuốc;
- Trước khi giao thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu;
- Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp phát lẻ;
- Thủ kho cấp phát kho lẻ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, số lượng
thuốc giao cho người bệnh và phải chịu hình thức kỹ luật trước những chất
lượng, hạn dùng.
2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản thuốc
2.2.2.1 - Nhiệm vụ của người thủ kho
- Bảo quản hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước;
- Kiểm soát hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước;
- Kiểm soát hàng nhập xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không
sửa chữa, tẩy xoá hàng nhập trước xuất, chú ý hạn sử dụng;
- Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi đối chiếu số lượng chính xác;
- Lưu giữ phiếu nhập đúng chế độ hiện hành Nhà nước;
- Thường xuyên kiểm tra hàng tồn sổ sách, cập nhập định kỳ báo cáo tình hình
tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lý;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
2012
- Có trách nhiệm phòng gian, bảo mật, khi phát hiện có vấn đề nghi vấn trong
xuất nhập và an toàn hàng hoá phải báo cáo ngay cho trưởng phòng, hoặc trưởng
kho và Giám đốc bệnh viện, chú ý phòng chống cháy nổ, phòng bão lũ, chống
mối mọt, chốn chuột, chống quá hạn sử dụng;
- Người không có nhiệm vụ không được vào kho, các thủ kho chỉ được vào kho
vào giờ làm việc, khi có việc cần thiết của thủ trưởng đơn vị yêu cầu;
- Hết giờ làm việc phải khoá cửa kho.
2.2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản
- Kho Dược phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng
loại đảm bảo cao ráo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện
bảo quản và an toàn chống mất trộm;
- Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp đủ giá kệ, sắp xếp theo đúng
chủng loại dễ thấy, dễ lấy;
- Hoá chất để riêng không chung với thành phẩm độc sắp xếp để dễ tìm, dễ thấy,
mặt hàng dễ vỡ để riêng, kháng sinh phải để riêng;
- Thuốc độc phải để riêng:
+ Thuốc độc A – B đựng trong ngăn tủ riêng, có khoá chắc chắn đúng quy định
có 2 lần của, có 2 lần khoá;
+ Thuốc hướng tâm thần để riêng;
+ Thuốc giảm độc A – B, thuốc thường phải để trong lọ, hộp thuốc thích hợp,
phải để riêng để tránh nhầm lẫn;
- Có bản theo dõi hạn dung của thuốc;
- Các kiện hàng, lọ hộp đựng thuốc được để trên giá cách mặt đất 30 cm, cách
tường nhà 15 – 20 cm;
- Phải có từng thẻ kho riêng cho từng loại thuốc có ghi sổ kiểm soát của thuốc;
- Không đem các chất dễ cháy, dễ bắt lửa vào kho, không để các chất tương kỵ bị
phát hoả cạnh nhau;
- Thực hiện 5 chống
+ Chống nhầm lẫn;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16
2012
+ Chống quá hạn;
+ Chống mối mọt, chuột dán;
+ Chống trộm cắp;
+ Chống thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt).
2.2.3 – Công tác thống kê, kế toán dược trong bệnh viện
2.2.3.1 - Lập sổ sách thanh toán, thống kê báo cáo
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vận dụng, y tế tiêu hao, bông
băng, cồn gạc;
- Lưu trữ chứng từ đơn thuốc theo quy định;
- Thanh toán thuốc
+ Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá chất
dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập
và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán;
+ Khoa điều trị tổng hợp số thuốc, hoá chất, vận dụng y tế tiêu hao đã phát, sử
dụng cho từng bệnh theo quy chế ra viện rồi chuyển phòng tài chính kế toán
thanh toán viện phí;
+ Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn báo cáo sử dụng thuốc,
hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao
động thương binh xã hội;
- Thống kê báo cáo sử dụng thuốc
+ Khoa dược báo cáo hàng ngày, hàng tháng theo quy định hoặc báo cáo đề xuất
khi cần thiết;
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc thông qua và ký duyệt;
+ Phải ghi đầy đủ đúng cột mục, đúng y lệnh theo báo cáo;
+ Thống kê báo cáo đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao của các chương trình y tế;
+ Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc, thực hiện hàng tháng.
Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
17
2012
+ Phải đối chiếu hàng tháng sau kiểm kê (ngày 25 hàng tháng) giữa bộ phần
thống kê với kho thuốc, các thuốc sử dụng cho người nghèo về số lượng, số tiền
kho, số lượng thuốc nhập để tính ra tổng số thuốc đó.
2.2.3.2 – Công tác kiểm tra
- Trưởng khoa Dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra;
- Hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
- Kiểm tra các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
(phòng nghiệp vụ y tế - dược) và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), khi cần thiết có
sự chủ trì của Giám đốc bệnh viện.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
18
2012
2.2.3.3 - Một số mẫu sổ sách thống kê khoa Dược
Đơn vị…………..
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày…….tháng……..năm…….
Nợ……………..số………………...
Có:…………………
- Họ tên người giao hàng:…………………………………………………..
- Theo…………………số…………ngày……..Tháng…..năm…..của…….
…..…………………………………………………………………………..
- Nhập kho tại:……………………………………………………………...
Số
TT
Tên nhãn hiệu theo
quy cách phẩm chất
vật tư (sản phẩm,
hàng hoá)
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Theo
chứng
từ
thực
nhập
Cộng
Cộng thành tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………
Nhập, ngày……tháng….năm…….
Giám đốc Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) Hoặc bộ phận có nhu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Mẫu số: 02 – VT
QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Của Bộ trưởng Bộ tài chính
Mẫu số: 02 – VT
QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Của Bộ trưởng Bộ tài chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19
2012
Trang bìa
Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng
từ
Số lượng
nhập
Số lượng
xuất
Số hư hỏng Còn lại Ghi chú
SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B
NĂM……….
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
20
2012
Trang bìa
v
Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng
từ
Số lượng
nhập
Số lượng
xuất
Số hư hỏng Còn lại Ghi chú
SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
NĂM……….
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21
2012
Trang bìa
Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng
từ
Số lượng
nhập
Số lượng
xuất
Số hư hỏng Còn lại Ghi chú
SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN
NĂM……….
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22
2012
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN
THẺ KHO CHI TIẾT
Tên thuốc, hàm lượng:………………………………..Đơn vị tính:…………………………
Ngày
tháng
Số chứng từ
Nội dung
Số lượng nhập Xuất
bệnh viện
Xuất cấp
ngoại trú
Tổng
xuất
Đủ hao Đơn vị Số tồn
Nhập Xuất Nhập Thu hồi
SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN
BẢNG KÊ CẤP THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
Ngày…………..tháng…………năm……
Tổng số chứng từ…………
Số
TT
Tên thuốc, hàm
lượng, chủng loại
Đơn vị Số lượng
Tổng
cộng
Số
TT
Tên thuốc, hàm
lượng, chủng loại
Đơn
vị
Số lượng
Tổng
cộng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23
2012
SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN
BẢNG KÊ CẤP PHÁT THUỐC ĐÔNG Y HÀNG NGÀY
Ngày……….tháng………năm……….
(Tính theo ngày viết phiếu lĩnh thuốc)
TT Tên vị thuốc đông y
Số lượng cấp phát
hang ngày
Tổng số TT Tên vị thuốc đông y
Số lượng cấp phát
hang ngày
Tổng số
THẺ KHO CHI TIẾT THÁNG…..NĂM…..
Tên thuốc – Hàm lượng, vật tư y tế…………………………………..
TT
Ngày
tháng
Đơn
vị tính
Cấp
cứu
Nhi
Ngoại
Sản Mắt RHM TMH Nội Lây Đông y Lưu TPPK
TP
trực
XN KV
Tổng
xuất
Tồn đầu kỳ: Số lượng………...Đơn giá………………
Nhập trong kỳ: Số lượng……..Đơn giá……………..
Nhập thu hồi: Số lượng……….Đơn giá…………….
Hư hao……..
Số lượng…….
Đơn vị……….
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
24
2012
2.3 - Tổ chức quản lý chuyên môn về Dược trong bệnh viện
2.3.1 - Chế độ quản lý chuyên môn
- Khoa dược phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ quy chế
Dược chính trong bệnh viện;
- Phải nắm được toàn bộ cơ chế thuốc trong bệnh tủ trực của hai khoa nội nhi và
ngoại sản;
- Trưởng khoa Dược làm công tác Dược lâm sàng, giám sát kiểm tra sử dụng thuốc
an toàn hợp lý, kinh tế hiệu quả;
- Phó khoa theo dõi, quản lý trang thiết bị vật tư y tế hoá chất sử dụng trong toàn
viện;
- Bộ phận thống kê quyết toán toàn bộ thuốc nhập xuất tồn trong viện, làm báo cáo
sử dụng thuốc cho các khoa trong phòng, có liên quan và báo cáo lên trưởng khoa
trực tiếp quản lý;
- Dược sỹ phụ trách khoa là Dược sỹ Đại học giữ, nhập, xuất, bảo quản thuốc đúng
quy chế kho (thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu…) hàng tháng báo cáo
hạn dùng của thuốc cho trưởng khoa;
- Giữ cấp phát thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện theo sự uỷ quyển của thủ trưởng;
- Dược tá cấp phát thuốc lẻ theo quy chế sử dụng thuốc cấp theo đơn, phiếu lĩnh
thuốc theo quy định;
- Bộ phận pha chế thuốc dùng ngoài (một số thuốc cho bệnh viện: Xanhmethylen,
than hoạt, cồn iod 1%, 3%, 5%);
- Hàng ngày khoa Dược giao ban với trưởng khoa để nắm tình hình sử dụng thuốc
của bệnh viện;
- Hàng tháng khoa dược tổ chức đi kiểm tra về cơ sở thuốc độc tại các tủ trực, kiểm
tra quy chế Dược chính và việc cấp phát đến tay người bệnh;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
25
2012
- Cuối tháng hàng tháng vào ngày 25 tổ chức kiểm kê trong tháng về số lượng
thuốc sử dụng;
- Kiểm kê sử dụng thuốc hàng ngày, hàng tháng hoặc kiểm kê đột xuất (nếu có);
- Hội đồng kiểm kê gồm:
+ Giám đốc
+ Trưởng khoa
+ Kế toán, thống kê
+ Thủ kho
- Kho Dược bệnh viện cùng y vụ hướng dẫn các khoa lập kế hoạch, dự trù thuốc
men, y cụ khoa Dược tổng hợp, xây dựng tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung cho
bệnh viện;
- Thông báo cho các khoa thực hiện quy chế, nội quy;
+ Phiếu lĩnh thuốc, y cụ phải thông qua trưởng phòng điều trị, phiếu lĩnh phải hợp
lý, phải là y tá trở lên đi lĩnh thuốc;
+ Lĩnh y cụ dụng cụ phải có tang vật tiêu hao;
+ Thuốc quý hiếm phải do Hội đồng thuốc quyết định;
+ Lĩnh máy móc phải được bệnh viện trưởng quyết định.
- Khoa Dược kết hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện để thực hiện chế độ
dự trù, kiểm nhập, chế độ kiểm kê tài sản, kỹ thuật, chuyên môn, chế độ thanh
toán, thống kê báo cáo, bàn giao, chế độ cấp phát, nhập xuất… trên cơ sở khoa
học.
2.3.1.1 - Chế độ thuốc độc
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc A – B;
- Dự trù hàng năm thông qua sở y tế, bênh viện đa khoa Như Xuân đăng ký hợp
đồng với công ty cấp Nhà nước;
- Bảo quản xuất nhập theo quy chế thuốc độc.
2.3.1.2 – Quy chế sử dụng thuốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
26
2012
- Phát thuốc theo đúng y lệnh đơn thuốc;
- Đảm bảo thuốc chất lượng, thuốc tốt, có hạn dùng;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả kinh tế;
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
2.3.1.3 – Quy chế kiểm nhập
- Thuốc đưa vào kho phải có Hội đồng kiểm nhập thuốc xác định nồng độ, hàm
lượng, chất lượng, hạn sử dụng của thuốc;
- Kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng thuốc tồn đọng để có
đề xuất, biện pháp khác phục, xây dựng kế hoạch tiếp thu.
2.3.1.4 - Thống kê báo cáo
- Khoa Dược thực hiện báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc theo quy chế
báo cáo đột xuất;
- Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc bệnh viện thông qua, ký duyệt;
- Báo cáo theo mẫu quy định.
2.3.1.5 – Bàn giao
- Khi thay đổi người quản lý thuốc, vật tư, ban Giám đốc ký duyệt bằng văn bản bổ
nhiệm;
- Khoa Dược tổ chức bàn giao giữa hai bên có Hội đồng giám sát lập biên bản cụ
thể, rõ ràng và lưu giữ theo quy định.
2.3.1.6 – Tư vấn sử dụng thuốc
- Thường xuyên nắm bắt các thông tin về thuốc để kịp thời tư vấn cho các y bác sỹ
trong các khoa phòng tại bệnh viện.
2.3.2 - Chế độ quản lý chuyên môn về dược
- Khoa Dược có nhiệm vụ quản lý tất cả các công tác quản lý chuyên môn và
Dược trong toàn đơn vị;
- Dự trù mua thuốc, hoá chất, vật dụng cụ y tế tiêu hao;
- Thực hiện kiểm kê hàng hoá (vào ngày 25 hàng tháng) đối với tất cả các khoa;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
27
2012
- Lập sổ sách thanh toán thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra;
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm nhằm nâng cao chất lượng an toàn cho người
dùng thuốc;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia góp ý kiến về các buổi họp
chuyên môn và bàn giao;
- Quản lý công tác chuyên môn và bàn giao;
- Chỉ đạo công tác chuyên môn về dược;
- Trong khoa Dược trưởng khoa giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và
hiệu quả. Hiệu quả dược sỹ tư vấn cùng bác sỹ điều trị một số bệnh nặng, chịu
trách nhiệm thông tin về thuốc.
Triển khai theo dõi mạng lưới và phản ứng có hại của thuốc, giới thiệu
thuốc mới.
2.3.3 – Nguyên tắc phòng ngừa phản ứng có hại tác dụng phục của thuốc
Theo định nghĩa của của giám sát thuốc của WTO thì phản ứng có hại của
thuốc (ADR) là: “ Một phản ứng độc hại không những không được định trước và
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chuẩn đoán hay chữa bệnh
hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” Định nghĩa này không bao gồm những
phản ứng do dùng sai thuốc, sai liều, dùng thuốc liều cao có chủ định hoặc vô hình.
Có thể ngăn ngừa phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc nếu tuân thủ
theo nguyên tắc sau:
- Không bao giờ kê đơn bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định rõ ràng biện minh
cho việc đơn kê thuốc đó;
- Nếu người bệnh mang thai, rất hạn chế dùng thuốc;
- Hỏi người bệnh về dị ứng. Dị ứng mắc trước đó là một yếu tố dự đoán đáng tin
cậy nguy cơ dị ứng thuốc;
- Hỏi người bệnh xem trước đó đã dùng thuốc nào chưa kể cả thuốc tự dùng. Sử
dụng thuốc trước đó cũng có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng và bất ngờ;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
28
2012
- Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc nếu có thể;
- Tuổi tác, các bệnh gan, thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hoá và khả năng đào
thải thuốc ở những người bệnh này cần dùng liều thấp hơn bình thường;
- Cùng cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng và giáo dục bệnh nhân, cả về bệnh và về
cách sử dụng thuốc đã kê đơn;
- Khi có nguy cơ là các thuốc được kê đơn có thể gây phản ứng có hại, phải giáo
dục người bệnh và cách nhận biết các triệu chứng sớm như vậy vấn đề phản ứng có
hại có thể điều trị sớm ở mức có thể.
2.4 - Danh mục một số thuốc trong khoa Dược
2.4.1 - Thuốc gây tê tại chỗ
2.4.1.1 Procain Hydroclorid
a. Biệt Dược (BD): Novocain, Syncain
b. Dạng thuốc và nồng độ (DT – NĐ): Dạng dung dịch 1%, 2%,3%, 5%
- ống tiêm 2ml/3%
- Thuốc mỡ 5%, 10%
c. Công dụng (CD): Tác dụng gây tê ngắn, yếu, thời gian xuất hiện tác dụng
chậm hơn Lindocain. Nên phải phối hợp với Epinephrin để kéo dài tác dụng và có
làm giãn mạch.
d. Tác dụng phụ (TDP): Có thể gây dị ứng như: (hạ huyết áp, suy yếu toàn
thân). Làm giảm của Sulfamid kháng khuẩn nếu dùng đồng thời với Procain
e. Chỉ định (CĐ): Gây tê theo đường tiêm để giảm đau khi bị bong gân, sai
khớp, chấn thương dùng phối hợp với các thuốc khác để chống lão hoá ở người cao
tuổi.
(Vitamin H*
, H*
).
f. Chống chỉ định (CCĐ): Phối hợp với Sulfamid kháng khuẩn, người mẩn
cảm với thuốc.
g. Cách dùng, liều dùng (CD- LD):
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
29
2012
- Gây tê thấm: dùng dung dịch Novocain 0,25 – 5%
- Phong bế thân kinh ngoại vi: 0,5 – 2%
- Gây tê tuỷ sống: Novocain 5%.
- Liều dùng tuỳ từng trường hợp và nồng độ dung dịch như thuốc tiêm
Novocain 0,05g/ml (dd1%) hoặc 0,06g/2ml (dd 3%).
2.4.1.2 - Lidocain Hydroclorid:
a. BD: Solcain, Sylocain.
b. DT: ống tiêm 2ml, 10ml dd 2%.
c. TD: Tác dụng gây tê bề mặt mạnh hơn Procain nhưng yếu hơn Cocain, tác dụng
gây tê qua đường tiêm nhanh, kéo dài nhưng độc hơn Procain. Thuốc có gây giãn
mạch nên phối hợp với Ephedrin để kéo dài tác dụng và còn có tác dụng chống
loạn nhịp tim khi tiêm tĩnh mạch.
d. TDP: Liều cao gây rối loạn cảm giác, chóng mặt, loạn thị, tai, buồn nôn, nếu ngộ
độc nặng gây co giật, suy hô hấp, hôn mê.
e. CĐ: Gây tê trong chuyên khoa, gây tê vùng. gây tê thấm, gây tê ngoài màng
cứng.
f. CCĐ: Tương đối với các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cao huyết áp, trẻ em dưới 30
tháng tuổi.
g. Cách dùng - liều dùng: Gây tê trong chuyên khoa dd 2%;
- Gây tê vùng và ngoài màng cứng: dung dịch 1.5%;
- Gây tê thấm: dung dịch 0,5%;
- Dạng xịt: Lidocain Spraygay tê để giảm đau ngoài da;
Liều dùng tuỳ vào từng trường hợp.
* Chú ý: Không dùng Lidocain hydroclorid phôi hợp với Ephedrin để gây tê ở đầu
các chi hoặc giảm đau tuỷ sống vì có nguy cơ hoại tử vùng tê.
2.4.2 - Thuốc ngủ - an thần - chống co giật
2.4.2.1 - Clorpromazin
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
30
2012
a. BD: Largactil, Aminazin, Plegomazin.
b.DT - HL: - Viên bao đường: 25mg, 100mg;
- Thuốc đạn: 25mg, 50mg;
- ống tiêm: 25mg/5ml.
c. TD: Chống rối loạn tân thần, chống, co thắt, chống nôn
d.TDP: Gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, gây khô miệng, táo bón, mẩn đỏ ngứa,
giảm bạch cầu, hạ huyết áp thể đứng, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm tình dục.
e. CĐ: Các trường hợp rối loạn tâm thần (trạng thái thao cuồng, tinh thần phân
lập), co giật, sản giật.
f. CCĐ: Viêm gan, viêm thận, bệnh về máu, bệnh Glaucom.
g. CD- LD: - Uống: 25- 50mg/ lần x 1-3 lần/ ngày
- Tiêm bắp sâu: 25- 50mg/ ngày
-Tiêm tĩnh mạch: 25mg pha trong 10 – 20 ml Glucose 5% hoặc Natriclorid
0,9%;
- Nạp hậu môn: 100mg cách 8h đặt 1 lần
- Liều tối đa của Aminazin:
+ Uống, tiêm bắp: 0,15g/lần – 0,50g/ ngày;
+ Tiêm tĩnh mạch: 0,06g/lần – 0,20g/ ngày;
2.4.2.2 - Rotunda
a. BD: Rotundin
b. DT- HL: Viên nén 30mg
c. TD: An thần gây ngủ với liều thấp mà độ dung nạp lại rất cao. Điều hoà nhịp
tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn do đó làm giảm các cơn đau do co thắt đường ruột và
tử cung.
d. CĐ: Các trường hợp lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến
mất ngủ, hoặc giấc ngủ đến chậm, dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân
quen thuốc.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
31
2012
- Giảm đau trong các trường hợp đau do co thắt ở đường tiêu hoá, tử cung,
đau dây thần kinh, đau đầu, cao huyết áp, đau cơ, xương, khớp và sốt cao gây co
giật..
e. CCĐ: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
f. CD - LD: - An thần gây ngủ: Uống: Người lớn 30mg/ lần x2-3 lần/ ngày;
- Trẻ em > 1 tuổi 2mg/ kg thể trọng 2-3 lần/ ngày;
- Giảm đau liều tăng gấp đối với liều gây ngủ.
2.4.3 - Hạ sốt- giảm đau- chống viêm
2.4.3.1 - Acid Acetyl Salicylic
a. BD: Aspirin pH8 , Asperic, Acetysal
b. DT - HL: - Viên nén: 0,1g; 0,3g; 0,5g
- Viên nén bao phim tan trong ruột: 0,5g
- Viên nén sủi: 0,5g.
c. TD: Hạ sốt, giảm đau, chống viêm, tăng thải trừ uric, Làm giảm hiện tượng đông
vón tiểu cầu, làm giảm khả năng tổng hợp Prothombin. Nên thuốc ảnh hưởng đến
quá trình đông máu, dùng ngoài có tác dụng trị nấm và hắc lào.
d. TDP: Kích ứng niêm mạc dạ dày – tá tràng và có thể gây chảy máu kéo dài.
e. CĐ: Hạ sốt trong các trường hợp sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau răng, đau
mình, thấp khớp cấp và mãn tính, dùng ngoài trị nấm và hắc lào.
f. CCĐ: Người có tiền sử dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh lao, phong, ra nhiều
mồ hôi, các tạng dễ chảy máu, sốt xuất huyết.
g. CD - LD: - Trị cảm cúm, nhức đầu, đau răng: 0,1 – 2g/ ngày x 2-3lần;
- Trị thấp khớp: Uống 4 – 6g ngày/ nhiều lần;
- Viêm tắc tĩnh mạch: 0,5 – 1,0g/ ngày/ 2-3lần.
2.4.3.2 - Paracetamol
a. BD: Panadol, Acetaminophen,
b. DT - HL: - Viên nén 0,1g; 0,3g; 0,5g;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
32
2012
- Viên sủi bọt: 0,5g;
- Thuốc đạn: 150mg; 300mg; 600mg;
- ống tiêm: 5ml/ 1g.
c. TD: Hạ sốt, giảm đau mạnh, xuất hiện nhanh kéo dài, hạ nhiệt êm dịu, không
gây kích ứng đường tiêu hoá và ít gây biến do dị ứng.
d. CĐ: Sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau dây thần kinh, đau gân đau cơ.
e. CCĐ: Bệnh nhân bị đau gan thận.
f. CD - LD: - Người lớn uống: 0,3 – 0,5g/ lần x 1-3 lần/ ngày;
- Trẻ em dùng theo tuổi.
2.4.3.3 - Tiffy
a. DT - HL: Viên nén 560mg( Paracetamol 500mg + Clopheniramine maleat 2mg
+ phenylpropanolamin HCL 15mg + tá dược).
b. CĐ: Giảm đau, hạ sốt, thông mũi do cảm lạnh hay cảm cúm, giảm đau đầu, đau
nhức xương khớp do viêm.
c. CCĐ: Người mẫn cảm với thuốc, mắc bệnh thận, bệnh mạch vành, cao huyết áp,
bệnh suy gan thận nặng.
d. LD: - Người lớn: uống: 1- 2 viên/ lần x 2lần/ ngày;
- Trẻ em: uống 1viên/ lần x 2lần/ ngày;
Chú ý: Không dùng thuốc khi đang điều khiển máy móc tàu xe.
2.4.3.4 - Cảm xuyên hương
a. BD: Cảm khung chỉ
b. DT: Viên nang
c. CĐ: Điều trị các trường hợp cảm cúm nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt xuất huyết.
d. LD: - Người lớn uống: 2-3 viên/ lần x 2 lần/ ngày;
- Trẻ em uống: 1 viên/ lần x 2-3 lần /ngày.
2.4.5 - Thuốc chữa tim - mạch, lợi tiểu
2.4.5.1 - Digitoxin
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
33
2012
a. BD: Carditoxin, Digitanin
b. DT – HL: Viên nén 0,1mg, ống tiêm 1ml/ 0,2mg.
c. CĐ: Suy tim, loạn nhịp, nhịp nhanh, mạch nhanh kèm rung nhĩ.
d. CCĐ: Suy tim kèm mạch chậm, tổn thương hoặc thoái hoá cơ tim.
e. CD - LD: Người lớn: uống: 0,1 – 0,2mg, lần x 2-3 lần/ ngày. Tiêm bắp: DD
0,2mg/ ngày.
- Trẻ em: Uống 5-10mg/ kg thể trọng/ ngày x 2-3 lần.
2.4.5.2 - Procanainmid
a. BD: Novocainamid, Pronestyl
b. DT - HL: Viên nén 205mg; 500mg;
- ống tiêm hoặc lọ 5ml/ 500mg; 10ml/ 100mg.
c. CĐ: Chống loạn nhịp tim, nhịp thất nhanh, ngoại tâm thu thất.
d. CCĐ: Mẫn cảm vói thuốc, hen phế quản, suy thận, suy tim nặng, rối loạn dẫn
truyền, ngộ độc Dogitanin giảm Kali huyết.
e. CD- LD: Người lớn: Uống 0,25– 0,05g/lần cách 4giờ uống tiếp 1 lần nữa;
- Cấp cứu: Cứ 6h tiêm tĩnh mạch 0,20- 1,00g hoặc tiêm bắp 0,5 – 1,0g.
Liều duy trì 0,25- 2mg/ phút.
2.4.5.3 - Propranolol
a. BD: Detasol, Inderal
b. DT - HL: - Viên nén: 20 – 40mg;
- ống tiêm: 2ml/1mg; 2ml/5mg.
c. CĐ: Đau thắt ngực, cao huyết áp mạch nhanh kịch phát, rối loạn nhịp tim, cường
tuyến giáp.
d. CCĐ: - Tuyệt đối với các trường hợp hen, suy tim kèm xung huyết, Bloc nhĩ
thất, mạch chậm;
- Tương đối: Phụ nữ có thai, người loét dạ dày - tá tràng, ruột.
e. CD- LD:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
34
2012
- Tăng tuyến giáp: Người lớn uống 100mg/ mg/ lần x 2lần/ ngày trước bữa ăn;
- Chữa đau thắt ngực: Người lớn uống 50-120mg/ lần x 2lần/ ngày.
2.4.6 - Thuốc chữa thiếu máu - cầm máu
2.4.6.1 - Sắt II Oxalat
a. BD: Furoic, Sắt protoxalat.
b. DT - HL: Viên bao: 0,2g. Viên nén: 0,05g
c. CĐ: Thiếu máu nhược sắc(do thiếu sắt), mất máu sau phẩu thuật, phụ nữ sau khi
sinh, nhiễm giun sán, sốt do Plasmodium.
d. TDP: Gây táo bón, buồn nôn, loét đương tiêu hoá.
e. CCĐ: Loét dạ dày- tá tràng, loét ruột, chứng khó tiêu, tạng dễ chảy máu.
2.4.6.2 - Acid folic
a. BD: VitaminB9, Vitamin L1, Foldine
b. DT - HL: -Viên nén: 1mg; 3mg; 5mg;
- ống tiêm 1ml/ 1mg
c. CĐ: Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu to(do thiếu hụt acid folic), giảm bạch
cầu, chứng mất bạch cầu hạt.
d. CCĐ: Dùng đơn thuần cho các trường hợp thiếu máu ác tính.
e. CD - LD: Người lớn và trẻ em: Uống 0,5- 1mg/ ngày;
- Trường hợp nặng: ống 5mg/ lần x 2-3 lần/ ngày.
2.4.6.3 - Vitamin B12
a. BD: Dodecavit, Cyanocobalamin
b. DT - HL: ống tiêm: 100; 200; 500; 1000mcg.
c. CĐ: Thiếu máu ác tính sau khi mổ, sinh đẻ, cắt bỏ dạ dày, viêm dây thần kinh,
chống thoái hoá mỡ, trẻ em chậm lớn.
d. CCĐ: Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân, ung thư mẫn cảm với vitamin B12.
e. CD - LD: - Thiếu máu ác tính: Tiêm bắp 200mcg/ lần cách ngày tiêm 1 lần x 10-
20 ngày.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
35
2012
- Đau dây thần kinh: Tiêm bắp 500 – 1000mcg/ lần/ 1tuần.
2.4.6.4 - Glucose
a. BD: D- Glucose, Dextrose
b. DT- HL: - Dạng tiêm: 5ml; 10ml; chai 250ml;
- Dung dịch truyền 5%; 20%; 30%.
c. CĐ: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất máu, mất nước, truỵ mạch, nhiễm độc
nhiễm khuẩn, bệnh về đường tiêu hoá, không ăn uống được.
d. CCĐ: Không được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da các dung dịch Glucose dùng để
truyền.
e. CD - LD: - Trường hợp mất máu, mất nước nhiều, truỵ tim, nhiễm khuẩn, ngộ
độc Cyanid. Truyền dưới da hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 250 – 1000ml/ ngày;
- Trường hợp bị ngộ độc thuốc ngủ, nhiễm khuẩn cấp, viêm gan hoặc
xơ gan cấp, sốc và truỵ mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm 50 – 100ml/ ngày.
2.4.7 - Thuốc chữa ho hen phế quản
2.4.7.1 - Terpin - codein
a. BD: Terpincod
b. DT: Viên nén: 10mg, 15mg
c. TD: Tác dụng của 2 thành phần:
- Terpinhydrat: Có tác dụng long đờm;
- Codein phosphat: Có tác dụng giảm ho.
d. CĐ: Chữa ho, viêm phế quản, giãn phế quản, phù phổi.
e. LD: Người lớn: uống 1viên/ lần x 3-4 viên/ ngày.
2.4.7.2 - Slaska
a. DT - HL: Chai siro 100ml
b. TD: Tuyên thế thanh nhiệt, bình suyễn, trị phế vị nhiệt gây ra ho, khí suyễn.
c. CĐ: Trị các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày, đờm đặc, rát cổ.
d. CD - LD: - Người lớn uống 15ml/ lần x 2- 3lần/ ngày;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
36
2012
- Trẻ em tuỳ theo tuổi.
2.4.7.3 - Ho PH
2.4.7.4 - Bổ phế chỉ khái lộ
a. DT: Siro chai 100ml, viên ngậm.
b. CĐ: Ho gió, ho lâu ngày, giảm ho, đờm đặc, rát cổ.
c. CD - LL: Người lớn: Uống 15ml/ lần x 3 lần/ ngày, Trẻ em tuỳ theo tuổi.
2.4.8 - Thuốc chữa dạ dày- tá tràng.
2.4.8.1 - Cimetidin
a. BD: Gastromet, Tagamet, Ranitidin
b. DT- HL: Viên nén 150mg; 200mg; 300mg.
c. CĐ: Loét dạ dày- tá tràng đã dược xác địmh do thừa acid dịch vị, các ổ loét mà
đã dùng các thuốc kháng acid mà không đỡ hoặc khi có chống chỉ định với phẩu
thuật.
d. CCĐ: Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy thận, suy gan nặng, dùng phối
hợp với thuốc chống đông máu.
e.CD- LD: Người bị loét dạ dày – tá tràng: 200mg/ lần x 4 lần/ ngày x 6 tháng.
2.4.8.2 - Tràng vị khang.
a. DT - HL: Gói bột 8 g
b. CĐ: Đặc trị viêm đại tràng mạn tính: có triệu chứng: Miệng đắng, ăn không
ngon, buồn nôn, chướng hơi, đau bụng;
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc do ăn thức ăn kém vệ sinh gây bội nhiễm
đường tiêu hoá;
- Viên dạ dày cấp và mạn tính: đau bụng, buồn nôn, nôn và ợ chua.
c. CD - LL: - Người lớn 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày;
+ Điều trị viêm đại tràng mỗi đợt điều trị 12 ngày x 3- 5 đợt;
+ Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính: Đợt điều trị là 12 ngày x 2-3 đợt;
+ Điều trị nhiễm độc thức ăn uống : 2- 3 ngày.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
37
2012
2.4.9 - Thuốc nhuận tràng, tẩy lợi mật
2.4.9.1 - Magnesi sulfat
a. BD: Salamarum;
b. DT- HL: Gói bột 5g, 30g.
c. CĐ: Tẩy khi bị ngộ độc thức ăn hoặc ăn không tiêu, nhuận tràng khi bị táo bón,
chống co giật khi bị động kinh liên tục, sản giật.
d. CCĐ: Không dùng cho người bị mất nước, kiệt sức, người có bệnh cấp tính ở dạ
dày- tá tràng hoặc ruột, phụ nữ có thai hoặc thời kỳ kinh nguyệt.
e. CD- LD:- Người lớn:
+ Nhuận tràng lợi mật: uống 2-5g/ lần;
+ Tẩy uống 20- 30g /l trước bữa ăn;
- Trẻ em: Nhuận tràng, lợi mật: uống 0,5 - 1g/ 1 tuổi. Tẩy uống 2g/ buổi
tối.
2.4.9.2 - Sobitol
a. BD: Hexilotl; Sorbostyl
b. DT- HL:- Gói bột 5g;
- Thuốc tiêm 10%/ 20ml.
c. CĐ: Táo bón, chậm tiêu, đầy bụng, viêm túi mật, di chứng phẩu thuật, đường
dẫn mật, mất trương lực ruột, tắc mật sau khi phẩu thuật.
c. CD - LD: - Người lớn
+ Uống 1-2 gói với nước đun sôi để nguội uống trước bữa ăn;
+ Tiêm tĩnh mạch: 1-3 ống/ ngày;
- Trẻ em uống 2 – 5g/ ngày.
* Chú ý: Tránh tiêm thuốc nếu bị tắc ruột do nguyên nhân cơ học.
2.4.10 - Thuốc chống tiêu chảy và lỵ
2.4.10.1 - Oresol
a. DT- HL:Gói bột 27,9g
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
38
2012
b. CĐ: Bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt, sốt xuất huyết.
c. CD- LD: Hoà cả gói vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho uống trong ngày và
uống theo nhu cầu của người bệnh hoặc theo chỉ dẫn trên gói thuốc.
2.4.10.2 - Biosubtyl.
a. DT: Gói bột 2g
b. CĐ: Bị ỉa chảy viêm ruột mãn tính, rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, trẻ em đi
phân sống, cung cấp men tiêu hoá và chống loạn khuẩn ruột.
c. LD:- Người lớn: Uống 2g/ngày, dạng thuốc bột đông khô 1g/ gói chứa 105
chủng Bacillus subtilis sống, khi uống hoà tan vào ít nước đã đun sôi để nguội;
- Trẻ em: Uống 1g/ ngày, cách dùng như trên.
* Chú ý: Trong thời gian uống thuốc không được dùng kháng sinh, sulfamid
kháng khuẩn.
2.4.10.3 - Berberin
a. BD: Fuzoik
b. DT - HL: viên nén 0,1g và 0,5g
c. TD: Kháng sinh thực vật có tác dụng với trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn và
tăng tiết mật, tăng nhu động ruột.
d. TDP: Kích thích co bóp tử cung.
e. CĐ: Lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, viêm ống mật và một số nhiễm
khuẩn do tụ cầu, liên cầu khuẩn.
f. CCĐ: Phụ nữ có thai vì gây kích thích co bóp tử cung.
g. CD - LD: - Người lớn: Uống 0,10 – 0,20g/ lần x 2-3 lần/ ngày;
- Trẻ em: Mỗi tuổi uống 0,01g/ lần x 2-3 lần/ ngày.
2.4.11 - Thuốc tẩy giun sán
2.4.11.1 - Piperazin
a. DT-HL: Viên nén 0,2g; 0,3g; 0,5g.
b. TD: Gây liệt cơ giun, hiệu lực tốt với giun đua giun kim.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
39
2012
c. CĐ: Tẩy giun đũa, giun kim.
d. CCĐ: Suy thận, viêm gan kéo dài, tiền sử động kinh hoặc thần kinh, phụ nữ có
thai 3 tháng đầu.
e. CD - LD: + Người lớn uống 1,00g/ lần x 3 lần/ ngày;
+ Trẻ em tuỳ theo tuổi.
2.4.11.2 - Mebendazol
a. DT-HL: Viên nén 0,1g/ vỉ 6 viên; 0,5g/ vỉ 4 viên.
b. TD: Là thuốc tẩy giun phổ rộng, tác dụng với giun kim đạt 95%, giun đũa 98%,
giun móc đạt 96%, giun tóc đạt 68%.
c. TDP: Gây buồn nôn, đi lỏng.
d. CĐ: Tẩy giun đũa, tóc, móc, kim.
e. CCĐ: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
g. CD - LD: Trẻ em và người lớn uống liều như nhau;
- Tẩy giun kim: uống 100mg/ lần, sau 1 tuần uống tiếp 100mg nữa;
- Tẩy giun đũa, móc, tóc: uống 100mg/ lần x 3lần/ ngày x 3ngày;
*Chú ý: Kiêng uống rượu trong và sau ngày dùng thuốc 24h. Không dùng đồng
thời với các thuốc tẩy giun khác, phụ nữ có thai.
2.4.12 - Thuốc chữa lao và phong
2.4.12.1 - Rifampicin
a. BD :Rifampicin AMP,Rifam*,Rifacine.
b. DT : - Viên nang 150mg; 300mg; 450mg;
- Lọ bột tiêm đông khô 300, 600mg;
- Dịch treo uống dung dịch 2%;
c. TD: Rifampicin là hoạt phổ khang khuẩn rộng, tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn
lao, phong và một số vi khuẩn gram(+) như tụ cầu, liên cầu, nhất là tràng cầu.
d. TDP: Có thể gây dị ứng ngoài da, nhức đầu, chóng mặt, ảnh hưởng tới chức
phận gan, vàng da, giảm bạch cầu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
40
2012
e. CĐ: Chữa các thể lao, nhiễm khuẩn nặng gram(+) như tụ cầu, liên cầu, tràng cầu
hoặc gram(-)như lậu cầu, màng não cầu, trực khuẩn mủ xanh, bệnh do Bucella và
bệnh phong.
f. CCĐ: Người suy gan, vàng da, phụ nữ có thai.
g. LD: + Người lớn: Uống 1 lần trước bữa ăn ít nhất 30 - 60 phút với liều 10mg/kg
thể trọng/ 24 giờ hoặc tiêm bắp 1,00g/24 giờ, chia ra làm 2 lần;
+ Trẻ em: Uống 1 lần xa bữa ăn;
Mới sinh đến 1 tháng tuổi uống 10mg/kg thể trọng/ 24 giờ;
Từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi uống 15mg/ kg thể trọng/24 giờ;
Từ 8 tuổi trở lên uống 10mg/ kg thể trọng/ 24 giờ;
h. BQ: Rifampicin nguyên chât, viên Rifampicin 150mg, 300mg, 450mg, thuốc
tiêm bột Rifampicin 300mg, 600mg bảo quản thuốc độc bảng B, để nơi khô mát,
chống nóng, chống ẩm tuyệt đối, theo dõi hạn dùng.
2.4.12.2 - Streptomycin
a. BD: Novoostep, Servistep;
b. DT: Lọ thuốc bột tiêm: 0.5-1g; 5g;
c. CĐ: - Điều trị các thể lao cấp tính, lao mãn tính ít công hiệu hơn được phối hợp
với các thuốc chữa lao khác;
- Trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, bệnh phổi, ho gà, lậu.
d. CD,LD: - Tiêm bắp:+ Người lớn ;0,5-1g/ ngày, tối đa0,5g/ lần, 2g trong ngày;
+ Trẻ em: 20mg/kg thể trọng/ ngày;
- Tiêm tủy sống, tiêm màng bụng, tiêm màng phổi;
*Lưu ý: Thử phản ứng trước khi tiêm;
e. TDP: Độc với tai và thận, khi dùng lâu dài với người cao tuổi có thể dẫn tới điếc.
f. CCĐ: Dị ứng với Streptomycin, viêm dây thần kinh thính giác.
g. BQ: Thuốc độc bảng B.
2.4.13 -Thuốc dùng cho mắt - mũi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
41
2012
2.4.13.1 - Cloramfenicol
a. BD: Cloromyxetin;
b. DT: Dung dịch 0,4% đóng lọ 8ml. thuốc mỡ 1% đóng tuýp 5g;
c. CĐ: Nhiễm khuẩn ở mắt gây viêm mí mắt, viêm kết mạc, giác mạc, viêm mống
mắt;
d. LD: Nhỏ 1-2 giọt/ lần 4-6 lần/ ngày. Thuốc mỡ tra 2-3 lần/ ngày.
2.4.13.2 - Tetracyclin
a. DT : Thuốc mỡ 1% đóng tuýp 5g;
b. CĐ: Chủ yếu chữa mắt hột các nhiễm khuẩn nặng ở mắt như: viêm kết mạc, loét
giác mạc;
c. LD: Chữa mắt hột: Tra 1 lần vào buổi tối* 6 ngày/ tháng và dùng trong 6 tháng.
2.4.14.3 - Naphazolin
a. DT: lọ 10ml dung dịch 0,5%, 1%;
b. TD: Chống xung huyết ở viêm mạc mũi;
c. CĐ: Viêm mũi, ngạt mũi, tắc mũi;
d. LD: Nhỏ mũi ngày 3-4 lần;
e. CCĐ: Trẻ em < 15 tuổi.
2.4.13.4 - Sulfarin
a. DT: Lọ 10ml có Sulfacylum và Ephedrin. Có tác dụng co mạch;
b. CĐ: Viêm mũi, tắc mui, sổ mũi, sát khuẩn mũi nhẹ;
c. LD: Nhỏ mũi 3-4 lần/ ngày;
d. BQ: Thuốc giảm độc B.
2.4.14 - Thuốc kháng sinh
2.4.14.1 - Penicillin G
a. TC: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng dễ tan trong nước, dễ phân hủy
ở môi trương acid và kiềm;
b. BD: Penicillin G, Potapen, Crystapen G, Specilline G;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
42
2012
c. DT: Thuốc tiêm: ống và lọ thuốc bột 200000 UI; 400000 UI; 500000 UI;
1000000 UI;
d. CĐ: Có tác dụng với liên cầu khuẩn, phế cầu, tạ cầu;
- Viêm màng não mủ, viêm màng trong tim, thấp khớp cấp, uốn ván;
- Các nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, sinh dục;
e. CD: Tiêm bắp và tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch;
f. LD: - Người lớn: 2-4 triệu UI/ 24 giờ, 4-6 giờ/ lần. Trong trường hợp nặng 10-
20 triệu UI/ ngày;
- Trẻ em: 50000 UI/ kg/ ngày. 2-4 lần/ ngày;
g. CCĐ: Mẩn ngứa ngoài da, sốc phản vệ ( choáng váng, da tái nhợt, tụt huyết áp,
trụy tim mạch, có thể tử vong)
* Chú ý: Thử phản ứng trước khi tiêm;
2.4.14.2 - Amoxyclin
a. BD: Clamoxyl, Ospamox;
b. DT: - Viên nang trụ: 250mg, 500mg, 1000mg;
- Gói thuốc bột: 250mg;
- Dịch treo để uống ( hỗn dịch) 125mg/ 5ml; 250mg/ 5ml;
c. TD, CĐ: Trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng, gan, mật, tiết niệu,
ngoài da ( mụn nhọt, đầu đinh, áp xe).
- Viêm màng não mủ, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết;
d. CD, LD: Chỉ để uống
- Người lớn; 1-1,5g/ ngày/ 2-3 lần
- Trẻ em: 20 - 50mg/ kg/ ngày/ 2-3 lần;
2.4.14.3 - Cloramphenicol
a. BD: Clorocid, Cloromyxetin, Tyomyxin;
b. DT: - Viên nén, viên bọc đường, viên nang trụ: 100, 250mg;
- Bột tiêm: 1g;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
43
2012
- Thuốc bột dùng ngoài;
- Thuốc tra mắt ; dạng dung dịch, dạng mỡ;
c. TC: Bột trắng có vị rất đắng, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa ít được dùng tiêm;
d. CĐ: Điều trị thương hàn và phó thương hàn, nhiễm khuẩn và niệu đạo;
e. TDP: Gây suy tủy, bất sản tủy dẫn đến thiếu máu, gây giảm bạch cầu, tiểu cầu;
f. CCĐ: Mẫn cảm với thuốc, phụ nỡ có thai, trẻ sơ sinh, người có bệnh ở cơ quan
tạo máu, người suy gan;
g. CD, LD: - Uống 0,25g/ lần, ngày 4 lần;
- Tiêm bắp 1-3g/ ngày;
- Nhỏ mắt từ 2-4 lần/ ngày;
2.4.15 Vitamin
2.4.15.1 - Vitamin A
a. BD: Retinol
b. DT: - Viên nén bọc 50000 UI;
- Viên nang mềm 5000 UI;
- Dịch treo uống 150000 = 30 giọt;
- Ống tiêm 1ml có 100000 UI; 2ml có 500000UI.
c. CĐ: Bệnh khô mắt, quáng gà Trẻ em chậm lớn,bệnh trứng cá, da khô, móng tay
móng chân khô, vết thương bỏng.
d. CD - LD:
- Uống
+ Người lớn 2-6 viên(50000UI)/ ngày hoặc 20- 60 giọt/ ngày;
+ Trẻ em < 15 tuổi 1- 3 viên(50000UI)/ ngày hoặc 10 - 30 giọt/ ngày;
- Tiêm: tiêm bắp sâu + người lớn 6 tháng tiêm một lần. Trẻ em cứ ba đến sáu tháng
tiêm một ống 100.000UI.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
44
2012
Mẫu một toa thuốc
Viên nang Comazil
Qui cách: Vỉ 10 viên nang, Hộp 10 vỉ
Thành phần:
Xuyên khung ( Rhizoma Ligustici walichii ) 126,0 mg
Bạch chỉ ( Radix Angelicae ) 174,0 mg
Hương phụ ( Rhizoma Cyperus ) 126.0 mg
Quế ( Cortex Cinnamomi ) 6,0 mg
Gừng ( Zingiberis officinalis ) 16,0 mg
Cam thảo bắc ( Radix Glycyrrhizace ) 5,0 mg
Tá dược: Talc, Magnesi stearat... và một số chất khác vừa đủ.
Chỉ định: Dùng trong các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi cho người lớn và trẻ
em.
Chống chỉ định: Thuốc có nguồn gốc thảo dược chứa nhiều tinh dầu. Quá trình bào chế
với kỹ thuật công nghệ cao nên đã giữ được nguyên vẹn dược chất, vì vậy những người âm
hư hỏa vượng và một số người cao huyết áp, phụ nữ có thai biểu hiện trạng thái âm hư hỏa
vượng không nên dùng.
Tương tác thuốc: Không
Liều dùng và cách dùng:
Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.
Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Tác dụng không mong muốn: Không
Sử dụng quá liều: Không
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc sản xuất theo TCCS
Để xa tầm với của trẻ em
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.
Hoặc điện thoại vào số máy: 04.8643360-máy lẻ 122, 120 để được tư vấn.
Công ty Cp Dược TW Mediplantex
358 đường Giải phóng - Hà Nội - Việt Nam
ĐT: ( 084 )-04-8643360 - Fax: 04.8641584
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
45
2012
Mẫu vỉ thuốc ( mặt nhôm )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
46
2012
Mẫu một nhãn đầu hòm
Công ty CP dược Trung ương Mediplantex
( Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company )
dexamethason
Số lượng: 240 Hộp x 10 vỉ x 10 viên
[ Quantity ]
Số lô: 050406
[Lot No]
Hạn dùng 06/2012
[Exp.Date]
Số đăng ký: VNA- 4067- 01
[ Reg.No]
Ngàyđónggói:.............
Ngườiđónggói:............
358 đường Giải Phóng – Hà Nội – Việt Nam
GMP
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
47
2012
Mẫu nhãn chai rượu thuốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
48
2012
PHẦN III
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại khoa Dược bệnh viện đa khoa Như Xuân. Được
sự đồng ý và giúp đỡ của Giám đốc bệnh viện cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của các cán bộ trong khoa em đã được thực tập tại khoa từ ngày 20/07 đến
02/08/2012
Qua thời gian thực tập em đã nắm vững được mô hình tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của khoa Dược, chế độ quản lý chuyên môn, chế độ quản lý kinh tế về
Dược và qua đó em cũng đã nắm được cách sắp xếp và bảo quản thuốc cũng như
công tác thống kê, kế toán của kho trong bệnh viện.
Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại khoa em thấy mình vẫn còn mắc một
số sai sót và trình độ vẫn còn thấp. Nhưng nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các cán bộ công nhân viên trong khoa đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình trong quá trình đi thực tập.
Qua đợt thực tập này em đã được học hỏi, mở mang thêm kiến thức thực tế
về chuyên môn Dược và chế độ làm việc của một người Dược sỹ trung học sau khi
ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa Như Xuân
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên khoa Dược đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho
em được đến và học tập tại khoa Dược của bệnh viện trong thời gian qua.
Ngày 02 tháng 08 năm 2012
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
LÊ ĐÌNH SƠN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
49
2012
CHƯƠNG II
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM I
Thời gian thực tập: 2 tuần
Từ ngày: 03/08 – 16/08/2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
50
2012
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU
Công ty CP dược phẩm I là một công ty trong sạch vững mạnh, với đội ngũ
công nhân viên tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Công ty luôn luôn thực hiện tốt
nhiệm vụ xuất nhập khẩu và phân phối thuốc, hoá chất, y cụ y tế thiết yếu phục vụ
cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong thành phố và một số vùng lân
cận.
Công ty được đặt tại số 114 ngõ Thái Thịnh I - quận Đống Đa – Hà Nội. Với
một vị trí thuận lợi như vậy Công ty có thể xuất nhập khẩu các nguyên phụ liệu
dùng làm thuốc hoá chất và các thiết bị y tế một cách nhanh chóng thuận tiện góp
phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Như chúng ta đã biết thuốc là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật,
khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho người, nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, phục hồi điều chỉnh chức năng cơ thể làm giảm triệu chứng bệnh,
chẩn đoán phục hồi hoặc năng cao sức khoẻ. Trong buôn bán kinh doanh thuốc là
một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Có thể nói thuốc là con dao hai lưỡi nó có thể giúp con người khỏi bệnh
nhưng cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con
người. Nên chúng ta cần nắm rõ về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc để
giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả an toàn và hợp lý nhất. Vì vậy những kiến
thức mà chúng ta được học và ở trường vẫn chưa đủ, mà cần phải bổ sung thêm
kiến thức ngoài thực tế tại các nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý thuốc. Do vậy trong
quá trình đi thực tập tại các cơ sở là rất quan trọng nó không chỉ giúp ta hoàn thành
nhiệm vụ trong quá trình đi thực tập mà còn giúp ta hiểu biết và rút ra được một số
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
51
2012
kinh nghiệm trong công tác phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, phục hồi chức
năng cho người bệnh.
PHẦN HAI
NỘI DUNG
2.1 Mô hình tổ chức
2.1.1 Mô hình tổ chức của Công ty.
Tổ chức của Công ty gồm có.
- Ban giám đốc gồm :
+ Giám đốc Công ty là: DSĐH phụ trách chung.
+ Phó giám đốc là: DSĐH phụ trách kinh doanh.
- Các phòng ban trực thuộc.
+ Phòng tổ chức lao động, tiền lương
+ Phòng kế toán.
+ Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm.
+ Phòng kế hoạch.
+ Hệ thống kho (thủ kho, kho chính, phụ)
2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ
- Chức năng nhiệm vụ của công ty Dược là kinh doanh phân phối những sản phẩm
thuộc lĩnh vực y tế như thuốc tân dược, dược liệu hoá chất dụng cụ y tế để phục vụ
cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho toần thể nhân dân.
- Thu mua nguyên phụ liệu, hoá chất phục vụ cho việc sản xuất của công ty.
- Tham gia vào mạng lưới mua bán, trao đổi hàng hoá thuộc lĩnh vực y tế với các
công ty và cơ sở trong nước, tuân thủ hai nguyên tắc: Hai bên cùng có lợi và phù
hợp với quy chế chế độ đã ban hành.
- Đóng vai trò chủ đạo trên thị trường thuốc trong Quận và Thành Phố.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
52
2012
+ Tổ chức xây dựng hệ thống, mạng lưới bán buôn, bán lẻ cho các hiệu thuốc và
bệnh viện nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trong và ngoài Thành Phố, phân
phối đến các đại lý tư và quầy của cơ quan.
+ Cung cấp đầy đủ thuốc men, y cụ cho các trung tâm bệnh viện theo các hợp đồng
để phục vụ cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện.
+ Phối hợp với trạm kiểm nghiệm sở y tế trong việc chỉ đạo kiểm tra quản lý thuốc
trên địa bàn của công ty.
+ Quản lý dược hạch toán kinh tế nhằm đảm bảo đời sống cho công nhân và bảo
toàn phát triển vốn nộp cho ngân sách Nhà nước theo luật định.
* Nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên trong công ty.
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách chung và điều hành mọi hoạt động của
công ty, giám sát quản lý hành chính bộ máy chung, có quyền quyết định mọi
nguồn vốn và lời lãi của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ dự trú hàng hoá thuộc lĩnh vực
kinh doanh thuốc, các dụng cụ y tế và phân phối thuốc đến từng đơn vị.
- Trưởng phòng tổ chức: Đảm nhiệm về công tác tổ chức hành chính, mô hình hoạt
động của công ty biên chế công nhân viên, các hợp đồng lao động và các cuộc họp
của công ty.
- Phòng kế toán: Bao gồm kế toán trưởng thủ quỹ và các kế toán viên có nhiệm vụ
hạch toán toàn bộ công tác tài chính của công ty, hư hao, tiền lương, tiền thưởng
các khoản chi phí đóng góp và mọi hoạt động của công ty.
- Phòng kế hoạch cung tiêu: Có nhiệm vụ cùng với ban Giám đốc đề ra kế hoạch
thu mua, sản xuất mua hàng trao đổi thuốc men y cụ và đáp ứng kịp thời nguyên
phi liệu cho sản xuất và kinh doanh đạt kết quả.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi khâu
sản xuất mặt hàng của công ty nhất là các mặt chất lượng, vệ sinh đảm bảo an toàn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
53
2012
khi hàng sản xuất ra khỏi xưởng. Phải có phiếu kiểm nghiệm với từng lô hàng sản
xuất và nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất.
- Các trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về kinh doanh, sản xuất nhu cầu sử
dụng thuốc của các trung tâm y tế, bệnh viện giá cả thuốc trên thị trường và các
vấn đề kỹ thuật.
- Nhân viên bán hàng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và hoàn thành
khoản doanh thu trong từng tháng , quý, năm.
- Thủ kho: Có nhiệm vụ bảo quản, quản lý cấp phát thuốc hoá chất y cụ trong kho
theo quy chế và quy định. Mỗi khi cấp phát hàng hoá phảicó sổ lưu ghi rõ số
lượng, mặt hàng ngày sản xuất.
2.2. Kho và các sắp xếp trong kho, cách bảo quản.
2.2.1.Hệ thống kho
- Kho khô ráo, thoáng, được sắp xếp khoa học, thuận tiên cho công tác xuất nhập,
vận chuyển, bảo vệ.
- Trưởng kho là DSTH
- Thủ kho có trình độ dược tá trở lên, coa đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc
bệnh truyền nhiễm.
2.2.2. Đối với thủ kho.
- Không để người không có nhiệm vụ vào kho.
- Khi xuất hàng phải kiểm tra đầy đủ thủ tục, đối chiếu chính xác mới xuất hàng ra
khỏi kho.
- Phải thường xuyên kiểm tra, hàng hoá xếp gọn gàng cao ráo để trên trên , vệ sinh
kho sạch sẽ, chống ẩm mốc, ảnh hưởng tới chất lượng thuốc.
- Chấp hành nghiêm chỉnh trong quy định quy chế chức năng, nhiệm vụ của mình
trong chuyên môn.
- Không tự ý cho vay mượn, chịu, giữ hàng hoá, tư trang vào kho.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
54
2012
- Phải cảnh giác, tự kiểm tra, ra khỏi kho phải khoá phát hiện có gì khả nghi phải
báo cáo lãnh đạo.
- Khi ra về phải kiểm tra, tắt quạt, điện , đèn, dán băng đảm bảo ở cửa, chìa khoá
để đúng nơi quy định.
- Khi thủ kho đi vắng, họp hội đồng thay thế đúng quy định, giải quyết trường hợp
thật cần thiết.
2.2.3. Đối với khách hàng
- Khách hàng giao nhậ hàng phải đầy đủ, thủ tục, hoá đơn phiếu xuất kho hợp lệ.
- Phục tùng mọi quy định chung dưới sự hướng dẫn của thủ kho.
- Không tự ý đi lại trong kho.
- Khi gặp khó khăn, vướng mắc với thủ kho phải báo cáo lãnh đạo để giải quyết.
- Hàng hoá giao nhập kho không đổi đi, đổi lại, ra khỏi kho thiếu hụt thủ kho
không chịu trách nhiệm.
2.2.4. Xuất kho
- Xuất thuốc cho các đối tượng theo đúng lịch của phòng nghiệp vụ đã duyệt, có
chữ ký lãnh đạo.
- Phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
2.2.5. Sơ đồ hệ thống kho và các chế độ bảo quản thuốc và y cụ y tế.
2.2.5.1- Sơ đồ hệ thống kho
- Hệ thống kho được chia làm 5 khu:
+ Khu bảo quản thuốc dễ cháy nổ: Đặt ở phía cuối có nỗ cửa thoát hiểm để tiện
cho công tác cấp cứu, xử trí khi có sự cố xảy ra.Phía bên ngoài có bình cứu hoả.
+ Khu nhà lạnh: Bảo quản các thuốc dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao
+ Khu bảo quản thuốc thường: thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản
các thuốc thường y cụ y tế.
+ Khu bảo quản hoá chất, tiền chất dùng làm thuốc.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
55
2012
+ Khu bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được quản lý nghiêm
ngặt. Dùng để bảo quản cả thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được ghi trong
danh mục của Bộ y tế.
- Trong kho có đầy đủ các thiết bị bảo quản: quạt thông gió, quạt trần, máy điều
hoà, tủ lạnh, bình cứu hoả…cùng các phương tiện vận chuyển thường trực bên
ngoài kho để phục vụ cho công tác vận chuyển, bốc xếp.
2.2.5.2- Chế độ bảo quản thuốc trong kho và y cụ y tế.
- Các y cụ khi nhận về được kiểm tra và để nguyên đồ bao gói để vào kho ở khu
vực mát, có ánh sáng thích hợp.
- Đối với dụng cụ bằng kim loại phảI giữ nguyên Vaselin để ngăn cách oxy, không
khí hoặc bảo quản trong túi nilon tránh han gỉ.
- Dụng cụ bằng cao su để nơi tránh ánh sáng, không chồng lên nhau hoặc để vật
nặng lên làm chảy dính và biến dạng.
- Dụng cụ thủy tinh để trong hòm kín có vật ngăn cách giữa hai dụng cụ. Đối với
dụng cụ thuỷ tinh dùng đo lường chính xác hoặc mặt kính, vật kính được bảo quản
trong bình hút ẩm, tránh ánh sáng và để nơi khô mát. Khi lấy hoặc di chuyển phải
nhẹ nhàng tránh nứt vỡ.
- Các thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế đối với từng loại thuốc.
- Với thuốc hết hạn phải thông báo để có hướng giải quyết.
- Phải thực hiện chế độ 5 chống:
+ Chống mối mọi, chuột cắn
+Chống ẩm mốc
+Chống nhầm lẫn, hư hao
+Chống cháy nổ
+Chống để quá hạn dùng.
2.2.6. Khi thuốc có biệt dược mới đưa về thủ kho cần phải nhận thức để tránh
nhầm lẫn theo các bước sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
56
2012
+ Bước 1: Thuốc gì (xem thành phần)
+Bước 2: Thuốc nước nào sản xuất
+ Bước 3: Dạng thuốc
+ Bước 4: Tác dụng, công dụng chữa bệnh, chống chỉ định.
+ Bước 5: Thuốc còn hiệu lực hay không
2.2.7. Các chế độ quản lý chuyên môn
- Thực hiện tôt các chế độ quản lý bảo quản thuốc thường, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần theo đúng quy định của Bộ y tế.
- Có dự trù hợp lý.
- Báo cáo đầy đủ rõ ràng tránh thiếu hụt, nhầm lẫn.
- Biện pháp chống nhầm lẫn:
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chế độ chuyên môn;
+ Vai trò của thủ trưởng đơn vị;
+ Bồi dưỡng trình độ chuyên môn;
+ Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định;
+ Thống kê theo dõi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
57
2012
2.3.Hồ sơ, sổ sách quản lý tại các phòng ban.
2.3.1 Sổ ghi chép thuốc thường
- Bìa 1.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỔ GHI CHÉP THUỐC THƯỜNG
Tên đơn vị: Công ty CP dược phẩm I
- Bìa 2.
Chứng nhận sổ này gồm có:….. Trang
Đã đóng dấu giáp lai từ trang……..đến….
Trang
Ngày……tháng…..năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Danh mục
STT Tên thuốc Trang STT Tên thuốc Trang
1 Thuốc gây nghiện
2 Thuốc hướng tâm
thần
3 Thuốc thường
Nội dung số……………
Tên thuốc………………
Đơn vị…………………
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
58
2012
1. Mẫu dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
Hiệu thuốc số 1
Số…./…../KH
BÁO CÁO SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN
(Báo cáo cả quý và cả năm)
Kính gửi: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
STT
Tên thuốc
nồng độ hàm
lượng
ĐV
SL tồn
kho kỳ
trước
SL nhập
trong
quý năm
SL
hư
hỏng
Tồn
kho
cuối kỳ
Ghi
chú
Ngày…..tháng…..năm…..
Thủ kho Phòng KHNV Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
59
2012
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
HIỆU THUỐC SỐ 1
SỐ.....................………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
DỰ TRÙ THUỐC GÂY NGHIỆN
STT
Tên thuốc -
nồngđộ.
Hàm lượng
ĐV
Số
lượng
tồn kho
năm
trước
Số
lượng
nhập
năm
sau
Phần báo cáo năm
trước
Dự
trù
Tổng
Số
Tổng
số
xuất
trong
năm
Tồn
kho
cuối
năm
TỔNG
CỘNG
Ngày ….tháng…..năm….
Ngày….tháng…..năm…..
NGƯỜI LẬP DỰ TRÙ GIÁM ĐỐC KÝ DUYỆT CN HIỆU THUỐC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
60
2012
HIỆU THUỐC SỐ 1
Số….../...../KH
BÁO CÁO SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
(Báo cáo cả quý và cả năm)
Kính gửi: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
S
T
T
Tên
thuốc
NĐ -
HL
ĐV
SL tồn
kho
kỳ
trước
chuyển
sang
SL nhập
trong quý
- năm
Tổ
ng
số
SL
nhập
trong
quý
- năm
SL
hư
hỏng
Tồn
kho
cuối
kỳ
Ghi
trú
Ngày…...tháng……năm….
THỦ KHO PHÒNG KHNV THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
61
2012
HIỆU THUỐC SỐ 1
Số 01/DT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Dự trù thuốc hướng tâm thần
S
T
T
Tên
thuốc
NĐ -
HL
Đ
V
SL tồn
năm
trước
SL đã
nhập
trong
năm
Tổ
ng
số
SL
đã
xuấ
t
bán
SL tồn
kho
hiện
nay
SL
dự
trù
SL
duỵ
êt
SL
chưa
mua
Ngày…tháng….năm….
TỔNG CỘNG DUYỆT CỦA BAN GIÁM
TM HIỆU THUỐC
NGƯỜI LẬP DỰ TRÙ ĐỐC CÔNG TY DƯỢC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
62
2012
SỔ GHI CHÉP XUẤT-NHẬP THUỐC THƯỜNG Ở
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
Tênthuốc……………………………..Đơnvị………………………………..
Ngày
tháng
Họ tên địa chỉ thuốc
số chứng từ
Họ tên địa chỉ
người bệnh
Nhập Xuất
tồn
Ghi chú
Hoá đơn giá trị gia tăng
(Sử dụng cho khách hàng mua buôn, các cơ quan, đơn vị mua thuốc tại cửa hàng)
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2 (Giao cho khách hàng)
Ngày…. tháng….. năm……
Mẫu số 01 GTGT - 3LL
DS/29 - HN
N0
…………
Đơnvịbánhàng………………. Số tài khoản…………….
Địachỉ……………………….. MS:…………….
TT Tên hàng hoá dịch
vụ
ĐV Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
Cộng tiền hàng Tiền thuế GTGT ( %) Tổng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ 
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
63
2012
BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Ngày ……. tháng…….năm.......
Danh
mục
ĐVT
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Nhập trong
kỳ
Tồn kho cuối
kỳ
Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền
B C 1 2 3 4 5 6 7 8
Người lập biểu Ngày….tháng….năm…..
Chủ nhiệm hiệu thuốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÁO CÁO BÁN HÀNG THÁNG…..NĂM…....
STT Danh mục thuốc Đơn vị, đơn
giá
Tồn kho đầu
kỳ báo cáo
Nhập trong
kỳ báo cáo
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
64
2012
THỰC HIỆN BÁN RA TRONG THÁNG
(Trong đó chia theo thành phần)
Tổng doanh
số bán ra
trong kỳ báo
cáo
Bánlẻ
trực
tiếp
Bánchocơ
quanxí
nghiệp
Bán cho
bệnh viện,
bệnh xá
Bán cho y
tế xã
phường
Tồnkhoảng
kỳ báo cáo
BÁO CÁO TÌNH TRẠNG PHẨM CHẤT HÀNG HOÁ
T
T
Danh
mục
ĐV
T
Đơn
giá
Hàng vỡ tự
nhiên
Hàng vỡ do
vận chuyển
Hàng vỡ do
bảo quản
Cộng hỏng
vỡ hàng
tháng
Lượn
g
Tiề
n
Lượn
g
Tiền Lượn
g
Tiề
n
Lượ
ng
Tiề
n
Tổng
giá trị
nhóm
hàng
Tân
dược
Cao
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
65
2012
dán
Bông
băng
Y cụ
Thuốc
nam
thuốc
bắc
Nguyê
n liệu
hoá
chất
Dược
liệu
Mặt
hàng
cụ thể
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
66
2012
PHIẾU NHẬP KHO
- Căn cứ lệnh điều động số …..ngày…..tháng……năm……....
- Họ và tên người vận chuyển ………… hợp đồng số ………..
- Phương tiện vận chuyển ……………………………………..
- Xuất tại kho:………………………………………………....
- Nhập tại kho:……………………………………………… ..
TT
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất, vật tư, sản
phẩm, hàng hoá
Mã
số
Đơn vị
tính
Sốlượng Đơngiá Thành
tiền
Xuất ngày……....tháng…………năm……..
Nhập ngày:……..tháng…………năm……...
Người lập biểu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
(Ký) (Ký) (Ký) (Ký)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
67
2012
HOÁ ĐƠN PHIẾU NHẬP KHO
Số…………………………………………………………….
Ngày……..tháng……..năm………....định khoản…………..
Lý do tiêu thụ:……………………………………………….
Theo hợp đồng nhập tại kho…………có…………………….
Đặcđiểm
vật tư
Tên nhãn hiệu,
quy cách vật tư
sản phẩm
Đơnvị
tính
Số
lượng
Thành
tiền
Ghi chú
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
68
2012
SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐK ĐƯỜNGSẮT MS:17/BV – 01
Số………………
Đơn thuốc
ĐT: ……………..
- Họ và tên:……………………………….Tuổi……..Nam/Nữ…..
- Địa chỉ:………………………………….ĐT……………………
- Căn bệnh:………………………………………………………..
- Cộng khoản:………………………………………………
Ngày…….tháng……năm….
BÁC SỸ KHÁM BỆNH
Họvà tên: ……………………
Khi khám lại xin mang theo đơn này.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
69
2012
IV. Một số mô hình sản xuất kinh doanh
* Một số máy phục vụ sản xuất
1. Máy nghiền búa: 1 cái
2. Máy roco: 1 cái
3. Máy vày rung: 1 cái
4. Máy thái: 1 cái
5. Máy nhào trộn: 1 cái
6. Máy sát hạt cỡ nhỏ: 1 cái
7. Máy dập viên: 1 cái
8. Hệ thống máy bao.
9. Các bình hút chân không.
DANH MỤC THUỐC LƯU HÀNH TẠI CÔNG TY
TT Tên thuốc, hàm lượng Dạng
thuốc
Tên khác, biệt dược
thay thế
1. Thuốc gây mê tại chỗ
1 Procain hydroclorid 2-3% ống Novocain, Syncain
2 Lidocain 2% Lọ, ống
2. Thuốc chữa cảm cúm, hạ số giảm đau
3 Acid acetyl salicylic 0.1g, 0.3g
0.5g
Viên Aspirin pH8
4 Ibuprofen 200mg Viên Apo-Ibuprofen, Beufen
5 Paracetamol 0.1g, 0.3g, 0.5g Viên Paradol,Acetaminofen,
Efferangan.
6 Seda Viên Sedapa
7 Cảm Xuyên hương Viên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
70
2012
8 Hỗn hợp thần kinh Viên
9 Codacmin Viên
3. Thuốc chống dị ứng
10 Clopheniramin Viên Chlopheniramin
11 Epinephrin 1mg/1ml ống tiêm Adrenalin, Tonogen
12 Promethazin10mg, 25mg Viên Phenergan, Pipolphen
4. Thuốc giải độc
13 Atropin sulfat 0.25mg/ml ống tiêm
14 Methionin 0.25g Viên
15 Glucoza bột gói
5.Thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh
16 Diazepam 5mg Viên Senduxen, Valium
17 Carbamazepin 200mg Viên Tegretal, Tegretol
18 Phenobarbital 0.1g; 0.01g Viên Gardenal, Luminal
19 Clopromazin Viên Lacgtil, Aminazin
20 Rhotuda Viên
21 Siro Brocan 100ml Chai
6. Các kháng sinh, Sulfamid và hoá trị liệu chống nhiễm trùng
22 Benzyl Penicillin 500.000 đơn vi; 1
triệu đơn vị
Viên,
ống
Penicillin G
23 Phenoxymethyl Penicillin 200.000;
400.000đvị
Viên Penicillin V, Ospen
24 Ampicillin 0.25g; 0.50g Viên Totafen, Standacillin
25 Amoxycilin 0.25g; 0.50g Viên Amoxil,Clamoxil
26 Cloxacilin 0.25g; 0.50g Viên Cloxapen
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
71
2012
27 Tetracyclin 0.25g Viên Tetracyl
28 Doxycylin 100mg Viên Dosil, Doxacin
29 Cloramphenicol 0.25g Viên Cloromcetin,
Clorocil
30 Erythromycin 0.25g; 0.50g Viên Erythrocin, Eryc
31 Cefalexin 0.25g; 0.50g Viên Cefacin, Ceporex
32 Gentamycin 40mg; 80mg ống Gentacin, Gental
33 Cefotaxim 1.048g ống Claforan, Cefotax
34 Ceftriaxon 0.25g, 0.50g Viên Rocephin, Acantex
35 Lincomycin 0.25g; 0.3g; 0.5g Viên,
ống tiêm
Lincocine, Albiotic
36 Nystatin100000;250000; 500000UI Viên Nistan, Nystafungin
37 Norfloxacin 200mg; 400mg Viên Baccidan, Floxacin
38 Ciprofloxacin 0.25g; 0.5g Viên Ciflor,Cipro,
Ciproxacin
39 Sulfacetamid natri Viên Colir, Optin
40 Sulfađimiin 0.5g Viên Sulfdimerazin
41 Sulfamethoxazol+Trimethoprim0,48g Viên Co-trimoxazol,
Biseptol,
42 Metronidazol 0,25g; 0.5g Viên Kalion, Flagyl
43 Sulfaguanidin 0,5g Viên Ganidan, Guanicid
7. Thuốc tim mạch
44 Glycerin trinitrat 0,5mg Viên Nitroglyxerin
45 Spactein 0,05g ống
7. Thuốc chống tăng huyết áp
46 Hydroclorothiazid 25mg; 50mg Viên Hypothiazid, Unazid
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
72
2012
47 Methyldopa 0.25g Viên Aldomet, Dopegyt
48 Nifedifin 10mg Viên Adalat, Corifar
49 Furosemid 40mg Viên Lasix, Frusemid
8. Thuốc ngoài da
50 Mỡ Crysophanic 3% Tuýp
51 Cồn ASA Lọ
52 Cồn hắc lào BSI Lọ
53 Mỡ Acid Salycylic và acid benzoic Tuyp Mỡ Benzosaly
54 Mecurochrom Lọ Thuốc đỏ
55 Metylrosanilin Lọ Dung dịch tím
Genitan 1%
56 Flucinolon acetonid Tuýp Flucina, Cinalon,
Flucor
57 Diethyl phtalat Lọ, tuýp DEP
58 Ketoconazie 200 mg Tuýp
59 Nizoran Tuýp
60 Tomax Tuýp
61 Kederfa Tuýp
9. Thuốc khử trùng
62 Hydrogen perocid 20ml lọ Nước oxy già
63 Cồn Iod 1%; 3%; 5% Lọ
64 Thuốc tím 1g gói Kalipe manganat
10 . Thuốc chữa đau dạ dày tá tràng
65 Cimetidin 200mg Viên Tagamet, Ranitidin
66 Magnesi hydroxyd 500mg Viên Maalox, Gastrofugit
67 Kavet Viên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
73
2012
68 Natribicarbonat 100g gói Nabica
69 Motinium M Viên
70 Drotaverin Viên No - Spa, Nospafar
71 Gastrotas Viên
72 Tràng vị khang Gói,
Viên
73 Đại tràng hoàn PH Gói
11. Thuốc rối loạn tiêu hoá
74 Oresol ORS Gói Oral Rehydrationsale
75 Biosubtyl Gói Antibio, Lactomin
76 Smecta Gói
77 Berberin 0,01g, 0,05g Viên Fuzoic
78 Nanidixic acid Viên
79 Loperamin Viên
12. Hormon và các chất tương tự
80 Dexamethasol 0,5g Viên Dexa, Dexacort
81 Prednisolon 5mg Viên Panacort
82 Insulin ống
13. Thuốc nhỏ mắt - mũi
83 Cloramphenicol 0,4% Lọ Clorocid
84 Sunfacyclin Lọ SMP 10%
85 Osla Lọ
86 Naphacoluya Lọ
87 V Roto Lọ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
74
2012
88 Mỡ tetracyclin 1% Tuýp
89 Mỡ Hydrocortison 1% Týup
90 Sunfarin1% Lọ
91 Otinin Lọ xịt
92 Naphazolin 0,05%, 0,1% Lọ Otrivin, Omeli
14. Thuốc đường hô hấp
* Thuốc chữa ho và hen
93 Ephedrin 0,01g Viên
94 Sabutamol 200mcg Khídung,Viên Acrolin
95 Theophilin Viên
96 Tecpincodein Viên
97 Tecpincod Viên
98 Eugica Viên
99 Acemuc Gói
100 Strepsil Viên ngâm
101 Siro ho 100ml Chai
102 Bổ phế chỉ khái lộ Chai
103 Atusin Viên, chai
104 bạch long thuỷ Chai
105 Alatka Chai
106 Và một số thuốc ho nước khác
15. Thuốc điều chỉnh điện giải
107 Kaliclorid 600mg Viên Kaliclorua,
Kaleorid
108 Glucoza 3%; 30%; 5ml ống
109 Calci clorid 10ml ống Calciclorua
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
75
2012
16. Thuốc bổ - Vitamin và khoáng chất
110 Viên sắt 0,05g Viên Sắt sulfat, Sắt
oxalat
111 Acid Folic 1mg Viên VitaminB9,
VitaminL1
112 Vitamin B1 Viên Thiamin, Betamin
113 Vitamin B2 Viên Riboflavin, Flavol
114 Vitamin B6 Viên Bedoxin, Nerovit
115 Vitamin PP Viên Vitamin B3,
116 Vitamin C Viên Ascorvit, Cevit
117 Vitamin B12 Viên Hydroxycobalamin
118 Phytomenadion- Vitamin K Viên, ống Vitamin K 0,05mg
119 Retinol palmitat Viên Vitamin A
120 Vitamin A-D Viên Dầu cá
121 Poly vitamin Viên
122 Vitamin E Viên E- nat, Erevit
123 Vitamin D Viên Aldevit, Vigatol
124 Cốm calci gói
125 Philatop 5ml ống
126 Cốm bổ trẻ em Gói
127 Bổ thận âm Gói
128 Bổ thận dương Gói
129 Thang thuốc bổ Thang
130 Homtamin Ginseng Viên
131 Pharmaton Viên Đạm
132 Munty vitamin Viên Vitamin tổng hợp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
76
2012
133 Vitamin 3B Viên
17. Thuốc nhuận gan, lợi mật
134 Boganic Viên
135 Thionin Viên
136 Bobina Viên
137 Lysin Viên
18. Thuốc khác
138 Nước cất pha tiêm 2ml, 5ml ống
139 Sanvigin Viên Răng miệng
140 T -B Chai Nước súc miệng
141 Cao xoa các loại
142 Dầu xoa các loại
143 Chè thuốc các loại
19. Y dụng cụ
144 Bông băng các loại
145 Gạc các loại
146 Đo nhiệt độ, máy đo huyết áp,
ống nghe tim, phổi…..
Tổng cộng: 146 danh mục thuốc và y cụ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
77
2012
MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
Phân
xưởng
Sản xuất
Phòng
KT
Phòng
KHKD
Phòng
KTTV
Phòng
TCHC
3 hiệu
thuốc
Phòng
kho
CT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Kế hoạch nhập
thuốc CT dược cấp
Tổ dược
liệu
Tổ bao
viên
Tổ đóng
gói một
Tổ đóng
hai gói
Tổ viên nén
nang
Hiệu thuốc số 1
Hiệu thuốc số 2
Hiệu thuốc số 3
SP được bán ra trong TP
và các tỉnh
Giới thiệu
quảng cáo
Các hiệu thuốc có quầy
bán buôn-bán lẻ
Bc tot nghiep
Bc tot nghiep
Bc tot nghiep

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6hieu anh
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teTu Sắc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾOnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngYenPhuong16
 
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNSỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNOnTimeVitThu
 
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020Nguyen Thanh Tu Collection
 
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốcluận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốcanh hieu
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mais procurados (20)

Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Minh Hà, đại học Đại Nam, 2020!
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Minh Hà, đại học Đại Nam, 2020!Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Minh Hà, đại học Đại Nam, 2020!
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Minh Hà, đại học Đại Nam, 2020!
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng NgọcĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
 
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y te
 
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại nhà thuốc Thanh Bình.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại nhà thuốc Thanh Bình.docxBáo cáo thực tập ngành dược tại nhà thuốc Thanh Bình.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại nhà thuốc Thanh Bình.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Quận Thủ Đức
Báo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Quận Thủ ĐứcBáo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Quận Thủ Đức
Báo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Quận Thủ Đức
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
 
Báo cáo thực tập Khoa dược tại bệnh viện thủ đức
Báo cáo thực tập Khoa dược tại bệnh viện thủ đứcBáo cáo thực tập Khoa dược tại bệnh viện thủ đức
Báo cáo thực tập Khoa dược tại bệnh viện thủ đức
 
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNSỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
 
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020
Bai 6 gdp good distribution practices thuc hanh tot phan phoi thuoc nam 2020
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Phương Hồng
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Phương HồngBáo cáo thực tập tại nhà thuốc Phương Hồng
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Phương Hồng
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc GPP Thiên Phát 4.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc GPP Thiên Phát 4.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc GPP Thiên Phát 4.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc GPP Thiên Phát 4.docx
 
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốcluận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
 

Destaque

Chuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidChuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidHA VO THI
 
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
bai bao cao thuc tap bv quan 11
bai bao cao thuc tap bv quan 11bai bao cao thuc tap bv quan 11
bai bao cao thuc tap bv quan 11Hana Yuki
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Lớp kế toán trưởng
 
Qt 04. gpp bq kscl
Qt 04. gpp bq ksclQt 04. gpp bq kscl
Qt 04. gpp bq ksclmrcam88
 
Qt 02. gpp ban theo don
Qt 02. gpp ban theo donQt 02. gpp ban theo don
Qt 02. gpp ban theo donmrcam88
 
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM HA VO THI
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngChân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngHA VO THI
 
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh việnCác kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh việnHA VO THI
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm HA VO THI
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2HA VO THI
 
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)HA VO THI
 

Destaque (15)

Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
Phiếu theo dõi xuất nhập thuốcPhiếu theo dõi xuất nhập thuốc
Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
 
Chuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidChuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoid
 
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1178 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
bai bao cao thuc tap bv quan 11
bai bao cao thuc tap bv quan 11bai bao cao thuc tap bv quan 11
bai bao cao thuc tap bv quan 11
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Qt 04. gpp bq kscl
Qt 04. gpp bq ksclQt 04. gpp bq kscl
Qt 04. gpp bq kscl
 
Qt 02. gpp ban theo don
Qt 02. gpp ban theo donQt 02. gpp ban theo don
Qt 02. gpp ban theo don
 
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM
NCDLS_Ứng dụng CNTT tại Khoa Dược - BV Quận 11, Tp HCM
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
 
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàngChân dung dược sĩ dược lâm sàng
Chân dung dược sĩ dược lâm sàng
 
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh việnCác kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
 
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
 

Semelhante a Bc tot nghiep

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC nataliej4
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAO
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAODOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAO
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ OnTimeVitThu
 
SE-DƯỢC-XHH.pptx
SE-DƯỢC-XHH.pptxSE-DƯỢC-XHH.pptx
SE-DƯỢC-XHH.pptxHngTuyt6
 
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108OnTimeVitThu
 
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptxNguynonTr
 
Quy che bv_97
Quy che bv_97Quy che bv_97
Quy che bv_97Duoc Vang
 
Quy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienQuy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienNguyen Tam
 
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdfnguynqu208598
 
Sop ra le_thuoc_doc_te_bao
Sop ra le_thuoc_doc_te_baoSop ra le_thuoc_doc_te_bao
Sop ra le_thuoc_doc_te_baoAn Phạm
 
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptx
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptxQUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptx
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptxMrThanhvinh
 
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_201302 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013nhatoiso421
 
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiem
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiemChuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiem
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiemNguyen Thanh Tu Collection
 
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdf
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdfKIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdf
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Semelhante a Bc tot nghiep (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAO
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAODOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAO
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỂM CAO
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao BằngBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Cao Bằng
 
SE-DƯỢC-XHH.pptx
SE-DƯỢC-XHH.pptxSE-DƯỢC-XHH.pptx
SE-DƯỢC-XHH.pptx
 
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN 108
 
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx
11 CÔNG TÁC DƯỢC Bệnh Viện_gửi sv22.pptx
 
Quy che bv_97
Quy che bv_97Quy che bv_97
Quy che bv_97
 
Quy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienQuy Che Benh Vien
Quy Che Benh Vien
 
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf
1. chất lượng thuốc - ĐBCLT (1).pdf
 
Sop ra le_thuoc_doc_te_bao
Sop ra le_thuoc_doc_te_baoSop ra le_thuoc_doc_te_bao
Sop ra le_thuoc_doc_te_bao
 
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptx
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptxQUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptx
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (1).pptx
 
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_201302 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013
02 gsp 2013_qd 02_quyet_dinhhopnhat_byt_ngay 04_10_2013
 
Quy che bv 97
Quy che bv 97Quy che bv 97
Quy che bv 97
 
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiem
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiemChuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiem
Chuong 1 dai cuong bo mon hoa phan tich kiem nghiem
 
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdf
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdfKIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdf
KIEM NGHIEM THUOC KHOA DUOC DUNG CHO SINH VIEN DUOC NAM THU 4.pdf
 
Bao cao 14.3 lich
Bao cao 14.3   lichBao cao 14.3   lich
Bao cao 14.3 lich
 
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
Thực hành tốt bảo quản thuốc – 2701 2001 qd-byt (v)
 
2701 2001 qð_byt-gsp
2701 2001 qð_byt-gsp2701 2001 qð_byt-gsp
2701 2001 qð_byt-gsp
 
Tài liệu hướng dẫn GSP
Tài liệu hướng dẫn GSPTài liệu hướng dẫn GSP
Tài liệu hướng dẫn GSP
 

Mais de Tu Sắc

1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
Hoa phantich2
Hoa phantich2Hoa phantich2
Hoa phantich2Tu Sắc
 
Ds kythuat sxdp_t2_w
Ds kythuat sxdp_t2_wDs kythuat sxdp_t2_w
Ds kythuat sxdp_t2_wTu Sắc
 
Ds kythuat sxdp_t1_w
Ds kythuat sxdp_t1_wDs kythuat sxdp_t1_w
Ds kythuat sxdp_t1_wTu Sắc
 
Sinh ly hoc tap 2
Sinh ly hoc tap 2Sinh ly hoc tap 2
Sinh ly hoc tap 2Tu Sắc
 
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngVai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngTu Sắc
 

Mais de Tu Sắc (20)

1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1174 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1169 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1164 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1159 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1154 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1149 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1144 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1139 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1134 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1129 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1000 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
330 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
Hoa phantich2
Hoa phantich2Hoa phantich2
Hoa phantich2
 
Ds kythuat sxdp_t2_w
Ds kythuat sxdp_t2_wDs kythuat sxdp_t2_w
Ds kythuat sxdp_t2_w
 
Ds kythuat sxdp_t1_w
Ds kythuat sxdp_t1_wDs kythuat sxdp_t1_w
Ds kythuat sxdp_t1_w
 
Sinh ly hoc tap 2
Sinh ly hoc tap 2Sinh ly hoc tap 2
Sinh ly hoc tap 2
 
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngVai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
 

Bc tot nghiep

  • 1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 2012 CHƯƠNG I BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NHƯ XUÂN - THANH HOÁ Thời gian tực tập : 02 tuần Từ 20/07/2012 đến 02/08/2012
  • 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 2012 PHẦN I GIỚI THIỆU Bệnh viện Đa Khoa Như Xuân là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt là chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện. Bệnh viện hiện đặt tại thị trấn Yên Cát trung tâm của huyện, Huyện Như Xuân cách thành phố Thanh Hóa 57km về phía Tây Nam dân cư sống dọc theo Quốc lộ 47A và 15A, đây là một vị trí thuận lợi về giao thông, góp phần không nhỏ đến chăm sóc sứ khoẻ cho nhân dân trong huyện và một số huyện lân cận. Cùng vối đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, vừa hồng vừa chuyên và hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố, khang trang. Hàng năm bệnh viện Đa khoa Như Xuân đã khám chữa bệnh cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, vì là một đơn vị tuyến huyện nên bệnh viện Đa Khoa Như Xuân còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn và thiết bị máy móc, y cụ, y tế phục vụ cho công tác khám và điều trị một số bệnh hiểm nghèo. Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một khoa có vị trí quan trọng với chuyên môn làm nhiệm vụ hậu cần cho nghành y tế nói chung và phân phối thuốc tân dược, đông y, hoá chất, dụng cụ y tế ... Khoa Dược bệnh viện Đa Khoa Như Xuân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ y tế phục vụ cho điều trị nội ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện.
  • 3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 2012 PHẦN II NỘI DUNG 2.1 - Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện 2.1.1 - Tổ chức * Khoa Dược gồm có - Tổ kho - Bảo quản cấp phát thuốc - Tổ tiếp liệu - Dược chính - Pha chế thuốc dùng ngoài – kiểm nghiệm - Bán thuốc - Thống kê kế toán dược * Biên chế - Khoa dược bệnh viện gồm có 6 cán bộ công nhân viên bao gồm: + Một dược sỹ đại học: Trưởng khoa + Ba Dược sỹ trung học: Một phó khoa, Hai nhân viên + Hai Dược tá 2.1.2 - Nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện 2.1.2.1 - Nhiệm vụ và quyền hạn củ trưởng khoa Dưới sự lãnh đạo của giám đốc Bệnh viện trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao * Nhiệm vụ - Căn cứ kế hoạch của Bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện; - Kiểm tra, đôn đốc cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”; - Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế Bệnh viện; - Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do Giám đốc phân công;
  • 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 2012 - Làm nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn quản lý; - Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tuyến dưới; - Kiểm tra sát sao việc việc thực hiện quy chế Bệnh viện, quy định kỹ thật bệnh viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động; - Định kỳ sơ kết tổng kết công tác báo cáo Giám đốc, những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. * Quyền hạn - Chủ trì giao ban hàng ngày và dự giao ban bệnh viện; - Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc; - Nhận xét các thanh viên trong khoa kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khả năng chuyên môn, báo cáo Giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. 2.1.2.2 - Chức trách trưởng khoa dược - Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau: * Nhiệm vụ - Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác dược; - Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm trong bệnh viện; - Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn quản lý sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và đúng theo quy định hiện hành; - Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập khẩu thuốc, hoá chất, sinh phẩm, đảm bảo theo đúng chất lượng quy chế công tác khoa Dược và quy định của Nhà nước;
  • 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5 2012 - Thông tin kịp thời các loại thuốc, hoá chất, sinh phẩm mới, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý có hiệu quả các loại thuốc, hoá chất và sinh phẩm cho các khoa trong bệnh viện; *Quyền hạn - Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa; - Kiểm tra việc sử dụng an toàn hợp lý thuốc, hoá chất, sinh phẩm trong bệnh viện. 2.1.2.3 - Nhiệm vụ và quyền hạn của phó khoa - Thay thế trưởng khoa đi vắng; - Giúp đỡ trưởng khoa theo dõi, giám sát đôn đốc các cán bộ nhân viên trong khoa làm tốt nhiệm vụ; - Cùng trưởng khoa tổ chức lãnh đạo cấp phát thuốc y cụ cho các khoa phòng trong bệnh viện có kế hoạch sử dụng, theo dõi thuốc men, y cụ; - Cùng trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo, trực tiếp tham gia công tác khoa học kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong khoa, tham gia giảng dạy chuyên môn trong bệnh viện tuyên cơ sở và công tác hướng dẫn sử dụng thuốc; - Cùng trưởng khoa đôn đốc việc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn, công tác phòng hoá, phòng chống bão lũ, công tác bảo mật và các chương trình y tế; - Cùng trưởng khoa thực hiện chế độ báo cáo thống kê lên cấp trên theo đúng quy định; - Tham gia cùng trưởng khoa họp giao ban tại bệnh viên. 2.1.2.4 - Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể a) Thủ kho - Tổ chức quản lý thuốc men, y cụ ở kho chính cũng như kho lẻ và kho y cụ của bệnh viện; - Hàng ngày có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám, các khoa lâm sàng;
  • 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 2012 - Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào xuất ra hàng tháng, hàng quý và báo cáo gửi kế toán thống kê; - Khi cấp thuốc thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ: 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn dùng, nồng độ thuốc. b) Nhóm pha chế - Chịu trách nhiệm pha chế các thuốc thường, các dung dịch sát khuẩn ngoài da; - Ví dụ: Xanhmethylen, thuốc đỏ, than hoạt, natriclorid, nước cất, grycerin bonat, cồn 70 cồn iod 1%, cồn iod 3%, cồn iod 5%; - Cất nước phục vụ cho pha chế và các nhu cầu khác của các khoa điều trị, khoa lâm sàng, sấy hấp y cụ, bông, băng gạc; c) Bộ phận cấp phát thuốc Gồm có: Kho chính cấp phát nội viện Kho cấp phát ngoại viên Kho y cụ Kho hoá chất - Kho chính cấp phát nội viện: Thực hiện cấp phát cho kho cấp phát ngoại viện, các xã cấp phát thuốc cho các chương trình phòng chống bệnh xã hội, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản; - Kho cấp phát ngoại viện: Thực hiện cấp phát cho bảo hiểm y tế, các gia đình thương binh liệt sỹ, các hộ nghèo; - Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y cụ y tế; - Kho hoá chất: Cấp phát hoá chất xét nghiệm phục vụ cho công tác chăm sóc khám chữa bệnh của toàn đơn vị. d) Thống kê - Hàng ngày có nhiệm vụ tổng kết số chứng từ cấp phát trong ngày, số lượng thuốc, y cụ đã sử dụng. Số lượng nhập, xuất, tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên Ban giám đốc về số lượng nhập xuất thuốc trong định mức của bệnh viện.
  • 7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 2012 e) Bộ phận pha chế * Nhiệm vụ và quyền hạn của người dược sỹ pha chế thuốc - Nhiệm vụ + Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa Dược, quy chế sử dụng thuốc và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện; + Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công; + Thực hiện pha chế theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng; + Kiểm tra chất lượng nước cất, nguyên phụ liệu và bán thành phẩm để đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy định; + Đảm bảo pha chế kịp thời các đơn thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý các đơn ghi trẻ em; + Chỉ đạo kiểm tra, sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm; + Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và các học viên theo sự phân công của trưởng khoa; + Tham gia thường trực; - Quyền hạn Được pha chế các loại thuốc, hoá chất, thuốc độc theo quy định danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện * Phòng pha chế thuốc - Phòng pha chế phải đảm bảo dây truyền một chiều, bảo đảm quy chế vệ sinh vô khuẩn, có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn; - Dược sỹ làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ và chuyên môn theo đúng quy định khi vào phòng pha chế; - Pha chế thuốc thường + Có khu vực và phòng pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau;
  • 8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 2012 + Có trang bị tủ lạnh, tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu pha chế tránh nhầm lẫn; + Nước cất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN; + Hoá chất phải đảm bảo chất lượng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo; + Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành y tế, sử dụng đúng kỹ thuật; + Trước khi pha chế phải soát lại đơn thuốc, công thức chai và nhãn thuốc vào sổ pha chế đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế, dược sỹ phải báo cáo cho bác sỹ kê đơn biết; + Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng tên hoá chất đã dùng và phải dán nhãn ngay; - Pha chế thuốc vô khuẩn + Ngoài những quy định của nguồn pha chế thuốc cần chú ý; + Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ thật cần thiết; + Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hay bằng thép inox; + Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hoá học; + Tủ đựng nguyên liệu bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn; + Người pha chế, dụng cụ pha chế phải vô khuẩn; + Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm; + Nghiêm cấm khi pha chế nhiều thuốc trong cùng một buồng pha chế. * Cán bộ pha chế - Phải đảm bảo sức khoẻ, không có bệnh truyền nhiểm, không bị nghi vấn chính trị, có đạo đức tốt; - Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định; - Phải là dược sỹ Đại học pha chế lần đầu, sau đó có thể là Dược sỹ trung học phụ trách; - Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình phụ trách pha chế; - Phải mang đầy đủ trang phục khi pha chế như: đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo tiệt trùng.
  • 9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9 2012 f) Các nhân viên trong khoa dược - Mỗi cán bộ nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ quy chế, chế độ của ngành; - Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát cũng như pha chế. 2.2.5 – Sơ đồ tổ chức khoa Dược 2.1.3 - Chế độ chức trách công tác Dược tại bệnh viện 2.1.3.1 - Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Dược tại bệnh viện a) Mục tiêu công tác - Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ chất lượng cho người bệnh. KHOA DƯỢC Tổ pha chế Tổ cấp phát Dược chính thống kê Kho chính Kho lẻ Kho y cụ Kho hoá chất Các khoa phòng điều trị
  • 10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 10 2012 - Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn, có hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở tuân thủ các quy chế về sử dụng thuốc, quy chế công tác khoa Dược bệnh viện, quy định hội đồng thuốc và điều trị, các pháp quy có liên quan như: kê đơn, điều trị, pha chế, kho thuốc, cấp phát thuốc; b) Nhiệm vụ của công tác Dược bệnh viện - Tổ chức các dịch vụ cung ứng và bảo vệ thuốc, hoá chất, bông băng… - Pha chế các loại thuốc theo quy định của Nhà nước; - Thực hiện việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm góp phần phục vụ người bệnh đạt hiệu quả cao; - Tổ chức giáo dục, đào tạo và tư vấn về thuốc trong phạm vị được giao; - Nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc; - Tham gia vào việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia, các công việc khác, tạo điều kiện đưa công tác Dược của bệnh viện phát triển. 2.1.4 - Hội đồng thuốc 2.1.4.1 - Quy định chung - Các bệnh viện phải có hội đồng thuốc; - Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh. Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc. 2.1.4.2 - Thành phần của hội đồng thuốc - Hội đồng thuốc và điểu trị gồm có 5 – 15 tuỳ theo bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiểm nghiệm do Giám đốc bệnh viện thành lập; - Thành phần hội đồng thuốc gồm có + Chủ tịch hội đồng thuốc là Phó Giám đốc bệnh viện: Phụ trách chuyên môn; + Thư ký hội đồng là Dược sỹ Đại học Trưởng khoa Dược; + Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng). Trưởng phòng tài chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên, bệnh viện hạng một và bệnh viện hạng hai có thêm dược lý.
  • 11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 2012 2.1.4.3 - Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thuốc - Hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho Giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hoá phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện; - Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị của bệnh viện; - Giám sát việc thực hiện quy chế chuẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác Dược; - Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm và sai sót trong dùng thuốc; - Thông tin về thuốc theo dõi các ứng dụng thuốc mới trong điều trị; - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá (điều dưỡng) trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. 2.1.4.4 – Cách thức làm việc - Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường do Giám đốc bệnh viện yêu cầu. Chủ tịch hội đồng triệu tập; - Chuẩn bị nội dung + Phó chủ tịch kiêm uỷ viên hội đồng thuốc chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các cuộc họp của Hội đồng; + Tài liệu được giữ cho các thành viên hội đồng nghiên cứu; + Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến ghi biên bản, uỷ viên thường trực tổng hợp trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và quy định thực hiện; + Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9, và tháng 12. 2.2 - Thực tập tại các khâu công tác trong khoa 2.2.1 – Công tác cấp phát thuốc 2.2.1.1 - Nhiệm vụ của người dược sỹ cấp phát thuốc a) Nhiệm vụ
  • 12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 12 2012 - Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc; - Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công: Trực tiếp giữ và cấp phát thuốc, các thuốc thường, thuốc độc bảng A – B, thuốc gây nghiện theo đúng quy chế công tác dược; - Hướng dẫn phân công các thành viên, làm việc tại kho nắm vững nội dung công việc, quy chế công tác kho dược; - Kiểm tra chặt chẽ xuất nhập theo quy chế công tác khoa Dược đảm bảo cho an toàn tuyệt đối; - Tham gia hướng dẫn kỹ thuật viên dược, dược sỹ trung học, dược tá học tập nâng cao nghiệp vụ; - Nắm vững số lượng, hàm lượng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt hoá, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị; - Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp phát; - Tham gia nghiên cứu khoa Dược và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên theo sự phân công. b) Quyền hạn - Bảo quản, xuất nhập thuốc, hoá chất và y dụng cụ theo quy định; - Hướng dẫn, phân công các thành viên được giao nhiệm vụ về công tác bảo quản, sắp xếp trong kho; 2.2.2.2 – Công tác cấp phát thuốc - Thực hiện cấp phát khẩn trương theo y lệnh hàng ngày.; - Đảm bảo cơ sở thuốc và dụng cụ đã được Giám đốc duyệt; - Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc bảo đảm chất lượng thuốc; - Nếu có thuốc thay thế mới phải thông báo cho các bác sỹ điều trị biết để khi sử dụng không bị lúng túng nhất là về tên thuốc, thành phần, tác dụng chính, tác dụng phụ, thành phần áp dụng điều trị; - Có trách nhiệm cùng bác sỹ điều trị hướng dẫn và điều trị thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế;
  • 13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 2012 - Thuốc nhập về kho phải đảm bảo chất lượng hạn dùng theo tiêu chuẩn quy định; - Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện. * Ba kiểm tra + Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng, không được giao thuốc khi chưa rõ nội dung; + Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan; + Kiểm tra liều lượng, cách dùng để phát hiện sai sót của người kê đơn, viết phiếu; * Ba đối chiếu + Đối chiếu tên thuốc ở phiếu với nhãn; + Đối chiếu nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao; + Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ở đơn phiếu với số thuốc sẽ giao. - Cán bộ cấp phát thuốc trước khi phát phải xem kỹ phiếu lĩnh, phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt, không tẩy xoá và phải được trưởng khoa ký duyệt. Phiếu lĩnh thuốc độc A – B phải có mẫu riêng theo đúng quy chế (2 bản). Sau khi cấp phát thuốc đầy đủ phải ký nhận, mỗi phiếu phải có đầy đủ chữ ký (giữa người giao nhận). Mỗi phiếu thuốc thường chỉ được chữa 02 khoản nếu quá thi không được phát. 2.2.2.3 – Công tác cấp phát tại kho chính và kho lẻ a) Kho chính Kho phải được thiêt kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng loại đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm; - Kho cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, phòng khám. - Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp có đủ giá kệ, sếp theo chủng loại, dễ lấy, dễ kiểm tra; quản cấp phát đúng quy chế;
  • 14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 14 2012 - Phải thực hiện 5 chống: Nhầm lẫn, mối mọt, chuột dán, quá hạn, trộm cắp, thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt); - Cấm hút thuốc lá, để điện, bật lửa, chất cháy nổ vào kho; - Vệ sinh kho sạch sẽ, không di chuyển dụng cụ cứu hoả, dụng cụ có điện ra khỏi nơi quy định, không để tường bị phát hoả; - Phải để riêng từng loại thuốc, ghi sổ kiểm soát, hạn dùng; - Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu; - Thực hiện đúng quy định của kho, ra vào giờ làm việc. b) Kho lẻ - Tủ đựng thuốc phải gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp theo đúng quy chế, thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện phải để trong tủ riêng có khoá chắc chắn; - Thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng dẫn tâm thần thực hiện cấp phát theo đúng quy chế thuốc độc; - Phiếu lĩnh theo mẫu phải ký tên sau khi giao nhận thuốc; - Trước khi giao thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu; - Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp phát lẻ; - Thủ kho cấp phát kho lẻ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, số lượng thuốc giao cho người bệnh và phải chịu hình thức kỹ luật trước những chất lượng, hạn dùng. 2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản thuốc 2.2.2.1 - Nhiệm vụ của người thủ kho - Bảo quản hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước; - Kiểm soát hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước; - Kiểm soát hàng nhập xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa, tẩy xoá hàng nhập trước xuất, chú ý hạn sử dụng; - Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi đối chiếu số lượng chính xác; - Lưu giữ phiếu nhập đúng chế độ hiện hành Nhà nước; - Thường xuyên kiểm tra hàng tồn sổ sách, cập nhập định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lý;
  • 15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 2012 - Có trách nhiệm phòng gian, bảo mật, khi phát hiện có vấn đề nghi vấn trong xuất nhập và an toàn hàng hoá phải báo cáo ngay cho trưởng phòng, hoặc trưởng kho và Giám đốc bệnh viện, chú ý phòng chống cháy nổ, phòng bão lũ, chống mối mọt, chốn chuột, chống quá hạn sử dụng; - Người không có nhiệm vụ không được vào kho, các thủ kho chỉ được vào kho vào giờ làm việc, khi có việc cần thiết của thủ trưởng đơn vị yêu cầu; - Hết giờ làm việc phải khoá cửa kho. 2.2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản - Kho Dược phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng loại đảm bảo cao ráo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm; - Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp đủ giá kệ, sắp xếp theo đúng chủng loại dễ thấy, dễ lấy; - Hoá chất để riêng không chung với thành phẩm độc sắp xếp để dễ tìm, dễ thấy, mặt hàng dễ vỡ để riêng, kháng sinh phải để riêng; - Thuốc độc phải để riêng: + Thuốc độc A – B đựng trong ngăn tủ riêng, có khoá chắc chắn đúng quy định có 2 lần của, có 2 lần khoá; + Thuốc hướng tâm thần để riêng; + Thuốc giảm độc A – B, thuốc thường phải để trong lọ, hộp thuốc thích hợp, phải để riêng để tránh nhầm lẫn; - Có bản theo dõi hạn dung của thuốc; - Các kiện hàng, lọ hộp đựng thuốc được để trên giá cách mặt đất 30 cm, cách tường nhà 15 – 20 cm; - Phải có từng thẻ kho riêng cho từng loại thuốc có ghi sổ kiểm soát của thuốc; - Không đem các chất dễ cháy, dễ bắt lửa vào kho, không để các chất tương kỵ bị phát hoả cạnh nhau; - Thực hiện 5 chống + Chống nhầm lẫn;
  • 16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 16 2012 + Chống quá hạn; + Chống mối mọt, chuột dán; + Chống trộm cắp; + Chống thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt). 2.2.3 – Công tác thống kê, kế toán dược trong bệnh viện 2.2.3.1 - Lập sổ sách thanh toán, thống kê báo cáo - Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vận dụng, y tế tiêu hao, bông băng, cồn gạc; - Lưu trữ chứng từ đơn thuốc theo quy định; - Thanh toán thuốc + Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá chất dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán; + Khoa điều trị tổng hợp số thuốc, hoá chất, vận dụng y tế tiêu hao đã phát, sử dụng cho từng bệnh theo quy chế ra viện rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí; + Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn báo cáo sử dụng thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động thương binh xã hội; - Thống kê báo cáo sử dụng thuốc + Khoa dược báo cáo hàng ngày, hàng tháng theo quy định hoặc báo cáo đề xuất khi cần thiết; + Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc thông qua và ký duyệt; + Phải ghi đầy đủ đúng cột mục, đúng y lệnh theo báo cáo; + Thống kê báo cáo đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao của các chương trình y tế; + Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc, thực hiện hàng tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định;
  • 17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 2012 + Phải đối chiếu hàng tháng sau kiểm kê (ngày 25 hàng tháng) giữa bộ phần thống kê với kho thuốc, các thuốc sử dụng cho người nghèo về số lượng, số tiền kho, số lượng thuốc nhập để tính ra tổng số thuốc đó. 2.2.3.2 – Công tác kiểm tra - Trưởng khoa Dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra; - Hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất; - Kiểm tra các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (phòng nghiệp vụ y tế - dược) và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), khi cần thiết có sự chủ trì của Giám đốc bệnh viện.
  • 18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18 2012 2.2.3.3 - Một số mẫu sổ sách thống kê khoa Dược Đơn vị………….. PHIẾU NHẬP KHO Ngày…….tháng……..năm……. Nợ……………..số………………... Có:………………… - Họ tên người giao hàng:………………………………………………….. - Theo…………………số…………ngày……..Tháng…..năm…..của……. …..………………………………………………………………………….. - Nhập kho tại:……………………………………………………………... Số TT Tên nhãn hiệu theo quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ thực nhập Cộng Cộng thành tiền (viết bằng chữ):………………………………………………… Nhập, ngày……tháng….năm……. Giám đốc Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) Hoặc bộ phận có nhu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu số: 02 – VT QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Của Bộ trưởng Bộ tài chính Mẫu số: 02 – VT QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Của Bộ trưởng Bộ tài chính
  • 19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 2012 Trang bìa Nội dung: SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B Trang:…………. Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:…………………………. STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng từ Số lượng nhập Số lượng xuất Số hư hỏng Còn lại Ghi chú SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B NĂM……….
  • 20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20 2012 Trang bìa v Nội dung: SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN Trang:…………. Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:…………………………. STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng từ Số lượng nhập Số lượng xuất Số hư hỏng Còn lại Ghi chú SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN NĂM……….
  • 21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 2012 Trang bìa Nội dung: SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN Trang:…………. Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:…………………………. STT Ngày, tháng Lý do nhập - xuất Số chứng từ Số lượng nhập Số lượng xuất Số hư hỏng Còn lại Ghi chú SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN KHOA NHƯ XUÂN SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN NĂM……….
  • 22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22 2012 BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN THẺ KHO CHI TIẾT Tên thuốc, hàm lượng:………………………………..Đơn vị tính:………………………… Ngày tháng Số chứng từ Nội dung Số lượng nhập Xuất bệnh viện Xuất cấp ngoại trú Tổng xuất Đủ hao Đơn vị Số tồn Nhập Xuất Nhập Thu hồi SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN BẢNG KÊ CẤP THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ Ngày…………..tháng…………năm…… Tổng số chứng từ………… Số TT Tên thuốc, hàm lượng, chủng loại Đơn vị Số lượng Tổng cộng Số TT Tên thuốc, hàm lượng, chủng loại Đơn vị Số lượng Tổng cộng
  • 23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 2012 SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ XUÂN BẢNG KÊ CẤP PHÁT THUỐC ĐÔNG Y HÀNG NGÀY Ngày……….tháng………năm………. (Tính theo ngày viết phiếu lĩnh thuốc) TT Tên vị thuốc đông y Số lượng cấp phát hang ngày Tổng số TT Tên vị thuốc đông y Số lượng cấp phát hang ngày Tổng số THẺ KHO CHI TIẾT THÁNG…..NĂM….. Tên thuốc – Hàm lượng, vật tư y tế………………………………….. TT Ngày tháng Đơn vị tính Cấp cứu Nhi Ngoại Sản Mắt RHM TMH Nội Lây Đông y Lưu TPPK TP trực XN KV Tổng xuất Tồn đầu kỳ: Số lượng………...Đơn giá……………… Nhập trong kỳ: Số lượng……..Đơn giá…………….. Nhập thu hồi: Số lượng……….Đơn giá……………. Hư hao…….. Số lượng……. Đơn vị……….
  • 24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 24 2012 2.3 - Tổ chức quản lý chuyên môn về Dược trong bệnh viện 2.3.1 - Chế độ quản lý chuyên môn - Khoa dược phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ quy chế Dược chính trong bệnh viện; - Phải nắm được toàn bộ cơ chế thuốc trong bệnh tủ trực của hai khoa nội nhi và ngoại sản; - Trưởng khoa Dược làm công tác Dược lâm sàng, giám sát kiểm tra sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kinh tế hiệu quả; - Phó khoa theo dõi, quản lý trang thiết bị vật tư y tế hoá chất sử dụng trong toàn viện; - Bộ phận thống kê quyết toán toàn bộ thuốc nhập xuất tồn trong viện, làm báo cáo sử dụng thuốc cho các khoa trong phòng, có liên quan và báo cáo lên trưởng khoa trực tiếp quản lý; - Dược sỹ phụ trách khoa là Dược sỹ Đại học giữ, nhập, xuất, bảo quản thuốc đúng quy chế kho (thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu…) hàng tháng báo cáo hạn dùng của thuốc cho trưởng khoa; - Giữ cấp phát thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện theo sự uỷ quyển của thủ trưởng; - Dược tá cấp phát thuốc lẻ theo quy chế sử dụng thuốc cấp theo đơn, phiếu lĩnh thuốc theo quy định; - Bộ phận pha chế thuốc dùng ngoài (một số thuốc cho bệnh viện: Xanhmethylen, than hoạt, cồn iod 1%, 3%, 5%); - Hàng ngày khoa Dược giao ban với trưởng khoa để nắm tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện; - Hàng tháng khoa dược tổ chức đi kiểm tra về cơ sở thuốc độc tại các tủ trực, kiểm tra quy chế Dược chính và việc cấp phát đến tay người bệnh;
  • 25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25 2012 - Cuối tháng hàng tháng vào ngày 25 tổ chức kiểm kê trong tháng về số lượng thuốc sử dụng; - Kiểm kê sử dụng thuốc hàng ngày, hàng tháng hoặc kiểm kê đột xuất (nếu có); - Hội đồng kiểm kê gồm: + Giám đốc + Trưởng khoa + Kế toán, thống kê + Thủ kho - Kho Dược bệnh viện cùng y vụ hướng dẫn các khoa lập kế hoạch, dự trù thuốc men, y cụ khoa Dược tổng hợp, xây dựng tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung cho bệnh viện; - Thông báo cho các khoa thực hiện quy chế, nội quy; + Phiếu lĩnh thuốc, y cụ phải thông qua trưởng phòng điều trị, phiếu lĩnh phải hợp lý, phải là y tá trở lên đi lĩnh thuốc; + Lĩnh y cụ dụng cụ phải có tang vật tiêu hao; + Thuốc quý hiếm phải do Hội đồng thuốc quyết định; + Lĩnh máy móc phải được bệnh viện trưởng quyết định. - Khoa Dược kết hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện để thực hiện chế độ dự trù, kiểm nhập, chế độ kiểm kê tài sản, kỹ thuật, chuyên môn, chế độ thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao, chế độ cấp phát, nhập xuất… trên cơ sở khoa học. 2.3.1.1 - Chế độ thuốc độc - Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc A – B; - Dự trù hàng năm thông qua sở y tế, bênh viện đa khoa Như Xuân đăng ký hợp đồng với công ty cấp Nhà nước; - Bảo quản xuất nhập theo quy chế thuốc độc. 2.3.1.2 – Quy chế sử dụng thuốc
  • 26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 26 2012 - Phát thuốc theo đúng y lệnh đơn thuốc; - Đảm bảo thuốc chất lượng, thuốc tốt, có hạn dùng; - Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả kinh tế; - Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. 2.3.1.3 – Quy chế kiểm nhập - Thuốc đưa vào kho phải có Hội đồng kiểm nhập thuốc xác định nồng độ, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng của thuốc; - Kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng thuốc tồn đọng để có đề xuất, biện pháp khác phục, xây dựng kế hoạch tiếp thu. 2.3.1.4 - Thống kê báo cáo - Khoa Dược thực hiện báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc theo quy chế báo cáo đột xuất; - Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc bệnh viện thông qua, ký duyệt; - Báo cáo theo mẫu quy định. 2.3.1.5 – Bàn giao - Khi thay đổi người quản lý thuốc, vật tư, ban Giám đốc ký duyệt bằng văn bản bổ nhiệm; - Khoa Dược tổ chức bàn giao giữa hai bên có Hội đồng giám sát lập biên bản cụ thể, rõ ràng và lưu giữ theo quy định. 2.3.1.6 – Tư vấn sử dụng thuốc - Thường xuyên nắm bắt các thông tin về thuốc để kịp thời tư vấn cho các y bác sỹ trong các khoa phòng tại bệnh viện. 2.3.2 - Chế độ quản lý chuyên môn về dược - Khoa Dược có nhiệm vụ quản lý tất cả các công tác quản lý chuyên môn và Dược trong toàn đơn vị; - Dự trù mua thuốc, hoá chất, vật dụng cụ y tế tiêu hao; - Thực hiện kiểm kê hàng hoá (vào ngày 25 hàng tháng) đối với tất cả các khoa;
  • 27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 27 2012 - Lập sổ sách thanh toán thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra; - Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm nhằm nâng cao chất lượng an toàn cho người dùng thuốc; - Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia góp ý kiến về các buổi họp chuyên môn và bàn giao; - Quản lý công tác chuyên môn và bàn giao; - Chỉ đạo công tác chuyên môn về dược; - Trong khoa Dược trưởng khoa giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Hiệu quả dược sỹ tư vấn cùng bác sỹ điều trị một số bệnh nặng, chịu trách nhiệm thông tin về thuốc. Triển khai theo dõi mạng lưới và phản ứng có hại của thuốc, giới thiệu thuốc mới. 2.3.3 – Nguyên tắc phòng ngừa phản ứng có hại tác dụng phục của thuốc Theo định nghĩa của của giám sát thuốc của WTO thì phản ứng có hại của thuốc (ADR) là: “ Một phản ứng độc hại không những không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chuẩn đoán hay chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, sai liều, dùng thuốc liều cao có chủ định hoặc vô hình. Có thể ngăn ngừa phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc nếu tuân thủ theo nguyên tắc sau: - Không bao giờ kê đơn bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định rõ ràng biện minh cho việc đơn kê thuốc đó; - Nếu người bệnh mang thai, rất hạn chế dùng thuốc; - Hỏi người bệnh về dị ứng. Dị ứng mắc trước đó là một yếu tố dự đoán đáng tin cậy nguy cơ dị ứng thuốc; - Hỏi người bệnh xem trước đó đã dùng thuốc nào chưa kể cả thuốc tự dùng. Sử dụng thuốc trước đó cũng có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng và bất ngờ;
  • 28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 28 2012 - Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc nếu có thể; - Tuổi tác, các bệnh gan, thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hoá và khả năng đào thải thuốc ở những người bệnh này cần dùng liều thấp hơn bình thường; - Cùng cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng và giáo dục bệnh nhân, cả về bệnh và về cách sử dụng thuốc đã kê đơn; - Khi có nguy cơ là các thuốc được kê đơn có thể gây phản ứng có hại, phải giáo dục người bệnh và cách nhận biết các triệu chứng sớm như vậy vấn đề phản ứng có hại có thể điều trị sớm ở mức có thể. 2.4 - Danh mục một số thuốc trong khoa Dược 2.4.1 - Thuốc gây tê tại chỗ 2.4.1.1 Procain Hydroclorid a. Biệt Dược (BD): Novocain, Syncain b. Dạng thuốc và nồng độ (DT – NĐ): Dạng dung dịch 1%, 2%,3%, 5% - ống tiêm 2ml/3% - Thuốc mỡ 5%, 10% c. Công dụng (CD): Tác dụng gây tê ngắn, yếu, thời gian xuất hiện tác dụng chậm hơn Lindocain. Nên phải phối hợp với Epinephrin để kéo dài tác dụng và có làm giãn mạch. d. Tác dụng phụ (TDP): Có thể gây dị ứng như: (hạ huyết áp, suy yếu toàn thân). Làm giảm của Sulfamid kháng khuẩn nếu dùng đồng thời với Procain e. Chỉ định (CĐ): Gây tê theo đường tiêm để giảm đau khi bị bong gân, sai khớp, chấn thương dùng phối hợp với các thuốc khác để chống lão hoá ở người cao tuổi. (Vitamin H* , H* ). f. Chống chỉ định (CCĐ): Phối hợp với Sulfamid kháng khuẩn, người mẩn cảm với thuốc. g. Cách dùng, liều dùng (CD- LD):
  • 29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 29 2012 - Gây tê thấm: dùng dung dịch Novocain 0,25 – 5% - Phong bế thân kinh ngoại vi: 0,5 – 2% - Gây tê tuỷ sống: Novocain 5%. - Liều dùng tuỳ từng trường hợp và nồng độ dung dịch như thuốc tiêm Novocain 0,05g/ml (dd1%) hoặc 0,06g/2ml (dd 3%). 2.4.1.2 - Lidocain Hydroclorid: a. BD: Solcain, Sylocain. b. DT: ống tiêm 2ml, 10ml dd 2%. c. TD: Tác dụng gây tê bề mặt mạnh hơn Procain nhưng yếu hơn Cocain, tác dụng gây tê qua đường tiêm nhanh, kéo dài nhưng độc hơn Procain. Thuốc có gây giãn mạch nên phối hợp với Ephedrin để kéo dài tác dụng và còn có tác dụng chống loạn nhịp tim khi tiêm tĩnh mạch. d. TDP: Liều cao gây rối loạn cảm giác, chóng mặt, loạn thị, tai, buồn nôn, nếu ngộ độc nặng gây co giật, suy hô hấp, hôn mê. e. CĐ: Gây tê trong chuyên khoa, gây tê vùng. gây tê thấm, gây tê ngoài màng cứng. f. CCĐ: Tương đối với các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cao huyết áp, trẻ em dưới 30 tháng tuổi. g. Cách dùng - liều dùng: Gây tê trong chuyên khoa dd 2%; - Gây tê vùng và ngoài màng cứng: dung dịch 1.5%; - Gây tê thấm: dung dịch 0,5%; - Dạng xịt: Lidocain Spraygay tê để giảm đau ngoài da; Liều dùng tuỳ vào từng trường hợp. * Chú ý: Không dùng Lidocain hydroclorid phôi hợp với Ephedrin để gây tê ở đầu các chi hoặc giảm đau tuỷ sống vì có nguy cơ hoại tử vùng tê. 2.4.2 - Thuốc ngủ - an thần - chống co giật 2.4.2.1 - Clorpromazin
  • 30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 30 2012 a. BD: Largactil, Aminazin, Plegomazin. b.DT - HL: - Viên bao đường: 25mg, 100mg; - Thuốc đạn: 25mg, 50mg; - ống tiêm: 25mg/5ml. c. TD: Chống rối loạn tân thần, chống, co thắt, chống nôn d.TDP: Gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, gây khô miệng, táo bón, mẩn đỏ ngứa, giảm bạch cầu, hạ huyết áp thể đứng, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm tình dục. e. CĐ: Các trường hợp rối loạn tâm thần (trạng thái thao cuồng, tinh thần phân lập), co giật, sản giật. f. CCĐ: Viêm gan, viêm thận, bệnh về máu, bệnh Glaucom. g. CD- LD: - Uống: 25- 50mg/ lần x 1-3 lần/ ngày - Tiêm bắp sâu: 25- 50mg/ ngày -Tiêm tĩnh mạch: 25mg pha trong 10 – 20 ml Glucose 5% hoặc Natriclorid 0,9%; - Nạp hậu môn: 100mg cách 8h đặt 1 lần - Liều tối đa của Aminazin: + Uống, tiêm bắp: 0,15g/lần – 0,50g/ ngày; + Tiêm tĩnh mạch: 0,06g/lần – 0,20g/ ngày; 2.4.2.2 - Rotunda a. BD: Rotundin b. DT- HL: Viên nén 30mg c. TD: An thần gây ngủ với liều thấp mà độ dung nạp lại rất cao. Điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn do đó làm giảm các cơn đau do co thắt đường ruột và tử cung. d. CĐ: Các trường hợp lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ, hoặc giấc ngủ đến chậm, dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân quen thuốc.
  • 31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 31 2012 - Giảm đau trong các trường hợp đau do co thắt ở đường tiêu hoá, tử cung, đau dây thần kinh, đau đầu, cao huyết áp, đau cơ, xương, khớp và sốt cao gây co giật.. e. CCĐ: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. f. CD - LD: - An thần gây ngủ: Uống: Người lớn 30mg/ lần x2-3 lần/ ngày; - Trẻ em > 1 tuổi 2mg/ kg thể trọng 2-3 lần/ ngày; - Giảm đau liều tăng gấp đối với liều gây ngủ. 2.4.3 - Hạ sốt- giảm đau- chống viêm 2.4.3.1 - Acid Acetyl Salicylic a. BD: Aspirin pH8 , Asperic, Acetysal b. DT - HL: - Viên nén: 0,1g; 0,3g; 0,5g - Viên nén bao phim tan trong ruột: 0,5g - Viên nén sủi: 0,5g. c. TD: Hạ sốt, giảm đau, chống viêm, tăng thải trừ uric, Làm giảm hiện tượng đông vón tiểu cầu, làm giảm khả năng tổng hợp Prothombin. Nên thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu, dùng ngoài có tác dụng trị nấm và hắc lào. d. TDP: Kích ứng niêm mạc dạ dày – tá tràng và có thể gây chảy máu kéo dài. e. CĐ: Hạ sốt trong các trường hợp sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau răng, đau mình, thấp khớp cấp và mãn tính, dùng ngoài trị nấm và hắc lào. f. CCĐ: Người có tiền sử dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh lao, phong, ra nhiều mồ hôi, các tạng dễ chảy máu, sốt xuất huyết. g. CD - LD: - Trị cảm cúm, nhức đầu, đau răng: 0,1 – 2g/ ngày x 2-3lần; - Trị thấp khớp: Uống 4 – 6g ngày/ nhiều lần; - Viêm tắc tĩnh mạch: 0,5 – 1,0g/ ngày/ 2-3lần. 2.4.3.2 - Paracetamol a. BD: Panadol, Acetaminophen, b. DT - HL: - Viên nén 0,1g; 0,3g; 0,5g;
  • 32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 32 2012 - Viên sủi bọt: 0,5g; - Thuốc đạn: 150mg; 300mg; 600mg; - ống tiêm: 5ml/ 1g. c. TD: Hạ sốt, giảm đau mạnh, xuất hiện nhanh kéo dài, hạ nhiệt êm dịu, không gây kích ứng đường tiêu hoá và ít gây biến do dị ứng. d. CĐ: Sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau dây thần kinh, đau gân đau cơ. e. CCĐ: Bệnh nhân bị đau gan thận. f. CD - LD: - Người lớn uống: 0,3 – 0,5g/ lần x 1-3 lần/ ngày; - Trẻ em dùng theo tuổi. 2.4.3.3 - Tiffy a. DT - HL: Viên nén 560mg( Paracetamol 500mg + Clopheniramine maleat 2mg + phenylpropanolamin HCL 15mg + tá dược). b. CĐ: Giảm đau, hạ sốt, thông mũi do cảm lạnh hay cảm cúm, giảm đau đầu, đau nhức xương khớp do viêm. c. CCĐ: Người mẫn cảm với thuốc, mắc bệnh thận, bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh suy gan thận nặng. d. LD: - Người lớn: uống: 1- 2 viên/ lần x 2lần/ ngày; - Trẻ em: uống 1viên/ lần x 2lần/ ngày; Chú ý: Không dùng thuốc khi đang điều khiển máy móc tàu xe. 2.4.3.4 - Cảm xuyên hương a. BD: Cảm khung chỉ b. DT: Viên nang c. CĐ: Điều trị các trường hợp cảm cúm nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt xuất huyết. d. LD: - Người lớn uống: 2-3 viên/ lần x 2 lần/ ngày; - Trẻ em uống: 1 viên/ lần x 2-3 lần /ngày. 2.4.5 - Thuốc chữa tim - mạch, lợi tiểu 2.4.5.1 - Digitoxin
  • 33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 33 2012 a. BD: Carditoxin, Digitanin b. DT – HL: Viên nén 0,1mg, ống tiêm 1ml/ 0,2mg. c. CĐ: Suy tim, loạn nhịp, nhịp nhanh, mạch nhanh kèm rung nhĩ. d. CCĐ: Suy tim kèm mạch chậm, tổn thương hoặc thoái hoá cơ tim. e. CD - LD: Người lớn: uống: 0,1 – 0,2mg, lần x 2-3 lần/ ngày. Tiêm bắp: DD 0,2mg/ ngày. - Trẻ em: Uống 5-10mg/ kg thể trọng/ ngày x 2-3 lần. 2.4.5.2 - Procanainmid a. BD: Novocainamid, Pronestyl b. DT - HL: Viên nén 205mg; 500mg; - ống tiêm hoặc lọ 5ml/ 500mg; 10ml/ 100mg. c. CĐ: Chống loạn nhịp tim, nhịp thất nhanh, ngoại tâm thu thất. d. CCĐ: Mẫn cảm vói thuốc, hen phế quản, suy thận, suy tim nặng, rối loạn dẫn truyền, ngộ độc Dogitanin giảm Kali huyết. e. CD- LD: Người lớn: Uống 0,25– 0,05g/lần cách 4giờ uống tiếp 1 lần nữa; - Cấp cứu: Cứ 6h tiêm tĩnh mạch 0,20- 1,00g hoặc tiêm bắp 0,5 – 1,0g. Liều duy trì 0,25- 2mg/ phút. 2.4.5.3 - Propranolol a. BD: Detasol, Inderal b. DT - HL: - Viên nén: 20 – 40mg; - ống tiêm: 2ml/1mg; 2ml/5mg. c. CĐ: Đau thắt ngực, cao huyết áp mạch nhanh kịch phát, rối loạn nhịp tim, cường tuyến giáp. d. CCĐ: - Tuyệt đối với các trường hợp hen, suy tim kèm xung huyết, Bloc nhĩ thất, mạch chậm; - Tương đối: Phụ nữ có thai, người loét dạ dày - tá tràng, ruột. e. CD- LD:
  • 34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 34 2012 - Tăng tuyến giáp: Người lớn uống 100mg/ mg/ lần x 2lần/ ngày trước bữa ăn; - Chữa đau thắt ngực: Người lớn uống 50-120mg/ lần x 2lần/ ngày. 2.4.6 - Thuốc chữa thiếu máu - cầm máu 2.4.6.1 - Sắt II Oxalat a. BD: Furoic, Sắt protoxalat. b. DT - HL: Viên bao: 0,2g. Viên nén: 0,05g c. CĐ: Thiếu máu nhược sắc(do thiếu sắt), mất máu sau phẩu thuật, phụ nữ sau khi sinh, nhiễm giun sán, sốt do Plasmodium. d. TDP: Gây táo bón, buồn nôn, loét đương tiêu hoá. e. CCĐ: Loét dạ dày- tá tràng, loét ruột, chứng khó tiêu, tạng dễ chảy máu. 2.4.6.2 - Acid folic a. BD: VitaminB9, Vitamin L1, Foldine b. DT - HL: -Viên nén: 1mg; 3mg; 5mg; - ống tiêm 1ml/ 1mg c. CĐ: Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu to(do thiếu hụt acid folic), giảm bạch cầu, chứng mất bạch cầu hạt. d. CCĐ: Dùng đơn thuần cho các trường hợp thiếu máu ác tính. e. CD - LD: Người lớn và trẻ em: Uống 0,5- 1mg/ ngày; - Trường hợp nặng: ống 5mg/ lần x 2-3 lần/ ngày. 2.4.6.3 - Vitamin B12 a. BD: Dodecavit, Cyanocobalamin b. DT - HL: ống tiêm: 100; 200; 500; 1000mcg. c. CĐ: Thiếu máu ác tính sau khi mổ, sinh đẻ, cắt bỏ dạ dày, viêm dây thần kinh, chống thoái hoá mỡ, trẻ em chậm lớn. d. CCĐ: Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân, ung thư mẫn cảm với vitamin B12. e. CD - LD: - Thiếu máu ác tính: Tiêm bắp 200mcg/ lần cách ngày tiêm 1 lần x 10- 20 ngày.
  • 35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 35 2012 - Đau dây thần kinh: Tiêm bắp 500 – 1000mcg/ lần/ 1tuần. 2.4.6.4 - Glucose a. BD: D- Glucose, Dextrose b. DT- HL: - Dạng tiêm: 5ml; 10ml; chai 250ml; - Dung dịch truyền 5%; 20%; 30%. c. CĐ: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất máu, mất nước, truỵ mạch, nhiễm độc nhiễm khuẩn, bệnh về đường tiêu hoá, không ăn uống được. d. CCĐ: Không được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da các dung dịch Glucose dùng để truyền. e. CD - LD: - Trường hợp mất máu, mất nước nhiều, truỵ tim, nhiễm khuẩn, ngộ độc Cyanid. Truyền dưới da hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 250 – 1000ml/ ngày; - Trường hợp bị ngộ độc thuốc ngủ, nhiễm khuẩn cấp, viêm gan hoặc xơ gan cấp, sốc và truỵ mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm 50 – 100ml/ ngày. 2.4.7 - Thuốc chữa ho hen phế quản 2.4.7.1 - Terpin - codein a. BD: Terpincod b. DT: Viên nén: 10mg, 15mg c. TD: Tác dụng của 2 thành phần: - Terpinhydrat: Có tác dụng long đờm; - Codein phosphat: Có tác dụng giảm ho. d. CĐ: Chữa ho, viêm phế quản, giãn phế quản, phù phổi. e. LD: Người lớn: uống 1viên/ lần x 3-4 viên/ ngày. 2.4.7.2 - Slaska a. DT - HL: Chai siro 100ml b. TD: Tuyên thế thanh nhiệt, bình suyễn, trị phế vị nhiệt gây ra ho, khí suyễn. c. CĐ: Trị các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày, đờm đặc, rát cổ. d. CD - LD: - Người lớn uống 15ml/ lần x 2- 3lần/ ngày;
  • 36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 36 2012 - Trẻ em tuỳ theo tuổi. 2.4.7.3 - Ho PH 2.4.7.4 - Bổ phế chỉ khái lộ a. DT: Siro chai 100ml, viên ngậm. b. CĐ: Ho gió, ho lâu ngày, giảm ho, đờm đặc, rát cổ. c. CD - LL: Người lớn: Uống 15ml/ lần x 3 lần/ ngày, Trẻ em tuỳ theo tuổi. 2.4.8 - Thuốc chữa dạ dày- tá tràng. 2.4.8.1 - Cimetidin a. BD: Gastromet, Tagamet, Ranitidin b. DT- HL: Viên nén 150mg; 200mg; 300mg. c. CĐ: Loét dạ dày- tá tràng đã dược xác địmh do thừa acid dịch vị, các ổ loét mà đã dùng các thuốc kháng acid mà không đỡ hoặc khi có chống chỉ định với phẩu thuật. d. CCĐ: Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy thận, suy gan nặng, dùng phối hợp với thuốc chống đông máu. e.CD- LD: Người bị loét dạ dày – tá tràng: 200mg/ lần x 4 lần/ ngày x 6 tháng. 2.4.8.2 - Tràng vị khang. a. DT - HL: Gói bột 8 g b. CĐ: Đặc trị viêm đại tràng mạn tính: có triệu chứng: Miệng đắng, ăn không ngon, buồn nôn, chướng hơi, đau bụng; - Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc do ăn thức ăn kém vệ sinh gây bội nhiễm đường tiêu hoá; - Viên dạ dày cấp và mạn tính: đau bụng, buồn nôn, nôn và ợ chua. c. CD - LL: - Người lớn 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày; + Điều trị viêm đại tràng mỗi đợt điều trị 12 ngày x 3- 5 đợt; + Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính: Đợt điều trị là 12 ngày x 2-3 đợt; + Điều trị nhiễm độc thức ăn uống : 2- 3 ngày.
  • 37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 37 2012 2.4.9 - Thuốc nhuận tràng, tẩy lợi mật 2.4.9.1 - Magnesi sulfat a. BD: Salamarum; b. DT- HL: Gói bột 5g, 30g. c. CĐ: Tẩy khi bị ngộ độc thức ăn hoặc ăn không tiêu, nhuận tràng khi bị táo bón, chống co giật khi bị động kinh liên tục, sản giật. d. CCĐ: Không dùng cho người bị mất nước, kiệt sức, người có bệnh cấp tính ở dạ dày- tá tràng hoặc ruột, phụ nữ có thai hoặc thời kỳ kinh nguyệt. e. CD- LD:- Người lớn: + Nhuận tràng lợi mật: uống 2-5g/ lần; + Tẩy uống 20- 30g /l trước bữa ăn; - Trẻ em: Nhuận tràng, lợi mật: uống 0,5 - 1g/ 1 tuổi. Tẩy uống 2g/ buổi tối. 2.4.9.2 - Sobitol a. BD: Hexilotl; Sorbostyl b. DT- HL:- Gói bột 5g; - Thuốc tiêm 10%/ 20ml. c. CĐ: Táo bón, chậm tiêu, đầy bụng, viêm túi mật, di chứng phẩu thuật, đường dẫn mật, mất trương lực ruột, tắc mật sau khi phẩu thuật. c. CD - LD: - Người lớn + Uống 1-2 gói với nước đun sôi để nguội uống trước bữa ăn; + Tiêm tĩnh mạch: 1-3 ống/ ngày; - Trẻ em uống 2 – 5g/ ngày. * Chú ý: Tránh tiêm thuốc nếu bị tắc ruột do nguyên nhân cơ học. 2.4.10 - Thuốc chống tiêu chảy và lỵ 2.4.10.1 - Oresol a. DT- HL:Gói bột 27,9g
  • 38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 38 2012 b. CĐ: Bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt, sốt xuất huyết. c. CD- LD: Hoà cả gói vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho uống trong ngày và uống theo nhu cầu của người bệnh hoặc theo chỉ dẫn trên gói thuốc. 2.4.10.2 - Biosubtyl. a. DT: Gói bột 2g b. CĐ: Bị ỉa chảy viêm ruột mãn tính, rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, trẻ em đi phân sống, cung cấp men tiêu hoá và chống loạn khuẩn ruột. c. LD:- Người lớn: Uống 2g/ngày, dạng thuốc bột đông khô 1g/ gói chứa 105 chủng Bacillus subtilis sống, khi uống hoà tan vào ít nước đã đun sôi để nguội; - Trẻ em: Uống 1g/ ngày, cách dùng như trên. * Chú ý: Trong thời gian uống thuốc không được dùng kháng sinh, sulfamid kháng khuẩn. 2.4.10.3 - Berberin a. BD: Fuzoik b. DT - HL: viên nén 0,1g và 0,5g c. TD: Kháng sinh thực vật có tác dụng với trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn và tăng tiết mật, tăng nhu động ruột. d. TDP: Kích thích co bóp tử cung. e. CĐ: Lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, viêm ống mật và một số nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu khuẩn. f. CCĐ: Phụ nữ có thai vì gây kích thích co bóp tử cung. g. CD - LD: - Người lớn: Uống 0,10 – 0,20g/ lần x 2-3 lần/ ngày; - Trẻ em: Mỗi tuổi uống 0,01g/ lần x 2-3 lần/ ngày. 2.4.11 - Thuốc tẩy giun sán 2.4.11.1 - Piperazin a. DT-HL: Viên nén 0,2g; 0,3g; 0,5g. b. TD: Gây liệt cơ giun, hiệu lực tốt với giun đua giun kim.
  • 39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 39 2012 c. CĐ: Tẩy giun đũa, giun kim. d. CCĐ: Suy thận, viêm gan kéo dài, tiền sử động kinh hoặc thần kinh, phụ nữ có thai 3 tháng đầu. e. CD - LD: + Người lớn uống 1,00g/ lần x 3 lần/ ngày; + Trẻ em tuỳ theo tuổi. 2.4.11.2 - Mebendazol a. DT-HL: Viên nén 0,1g/ vỉ 6 viên; 0,5g/ vỉ 4 viên. b. TD: Là thuốc tẩy giun phổ rộng, tác dụng với giun kim đạt 95%, giun đũa 98%, giun móc đạt 96%, giun tóc đạt 68%. c. TDP: Gây buồn nôn, đi lỏng. d. CĐ: Tẩy giun đũa, tóc, móc, kim. e. CCĐ: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi. g. CD - LD: Trẻ em và người lớn uống liều như nhau; - Tẩy giun kim: uống 100mg/ lần, sau 1 tuần uống tiếp 100mg nữa; - Tẩy giun đũa, móc, tóc: uống 100mg/ lần x 3lần/ ngày x 3ngày; *Chú ý: Kiêng uống rượu trong và sau ngày dùng thuốc 24h. Không dùng đồng thời với các thuốc tẩy giun khác, phụ nữ có thai. 2.4.12 - Thuốc chữa lao và phong 2.4.12.1 - Rifampicin a. BD :Rifampicin AMP,Rifam*,Rifacine. b. DT : - Viên nang 150mg; 300mg; 450mg; - Lọ bột tiêm đông khô 300, 600mg; - Dịch treo uống dung dịch 2%; c. TD: Rifampicin là hoạt phổ khang khuẩn rộng, tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao, phong và một số vi khuẩn gram(+) như tụ cầu, liên cầu, nhất là tràng cầu. d. TDP: Có thể gây dị ứng ngoài da, nhức đầu, chóng mặt, ảnh hưởng tới chức phận gan, vàng da, giảm bạch cầu.
  • 40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 40 2012 e. CĐ: Chữa các thể lao, nhiễm khuẩn nặng gram(+) như tụ cầu, liên cầu, tràng cầu hoặc gram(-)như lậu cầu, màng não cầu, trực khuẩn mủ xanh, bệnh do Bucella và bệnh phong. f. CCĐ: Người suy gan, vàng da, phụ nữ có thai. g. LD: + Người lớn: Uống 1 lần trước bữa ăn ít nhất 30 - 60 phút với liều 10mg/kg thể trọng/ 24 giờ hoặc tiêm bắp 1,00g/24 giờ, chia ra làm 2 lần; + Trẻ em: Uống 1 lần xa bữa ăn; Mới sinh đến 1 tháng tuổi uống 10mg/kg thể trọng/ 24 giờ; Từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi uống 15mg/ kg thể trọng/24 giờ; Từ 8 tuổi trở lên uống 10mg/ kg thể trọng/ 24 giờ; h. BQ: Rifampicin nguyên chât, viên Rifampicin 150mg, 300mg, 450mg, thuốc tiêm bột Rifampicin 300mg, 600mg bảo quản thuốc độc bảng B, để nơi khô mát, chống nóng, chống ẩm tuyệt đối, theo dõi hạn dùng. 2.4.12.2 - Streptomycin a. BD: Novoostep, Servistep; b. DT: Lọ thuốc bột tiêm: 0.5-1g; 5g; c. CĐ: - Điều trị các thể lao cấp tính, lao mãn tính ít công hiệu hơn được phối hợp với các thuốc chữa lao khác; - Trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, bệnh phổi, ho gà, lậu. d. CD,LD: - Tiêm bắp:+ Người lớn ;0,5-1g/ ngày, tối đa0,5g/ lần, 2g trong ngày; + Trẻ em: 20mg/kg thể trọng/ ngày; - Tiêm tủy sống, tiêm màng bụng, tiêm màng phổi; *Lưu ý: Thử phản ứng trước khi tiêm; e. TDP: Độc với tai và thận, khi dùng lâu dài với người cao tuổi có thể dẫn tới điếc. f. CCĐ: Dị ứng với Streptomycin, viêm dây thần kinh thính giác. g. BQ: Thuốc độc bảng B. 2.4.13 -Thuốc dùng cho mắt - mũi
  • 41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 41 2012 2.4.13.1 - Cloramfenicol a. BD: Cloromyxetin; b. DT: Dung dịch 0,4% đóng lọ 8ml. thuốc mỡ 1% đóng tuýp 5g; c. CĐ: Nhiễm khuẩn ở mắt gây viêm mí mắt, viêm kết mạc, giác mạc, viêm mống mắt; d. LD: Nhỏ 1-2 giọt/ lần 4-6 lần/ ngày. Thuốc mỡ tra 2-3 lần/ ngày. 2.4.13.2 - Tetracyclin a. DT : Thuốc mỡ 1% đóng tuýp 5g; b. CĐ: Chủ yếu chữa mắt hột các nhiễm khuẩn nặng ở mắt như: viêm kết mạc, loét giác mạc; c. LD: Chữa mắt hột: Tra 1 lần vào buổi tối* 6 ngày/ tháng và dùng trong 6 tháng. 2.4.14.3 - Naphazolin a. DT: lọ 10ml dung dịch 0,5%, 1%; b. TD: Chống xung huyết ở viêm mạc mũi; c. CĐ: Viêm mũi, ngạt mũi, tắc mũi; d. LD: Nhỏ mũi ngày 3-4 lần; e. CCĐ: Trẻ em < 15 tuổi. 2.4.13.4 - Sulfarin a. DT: Lọ 10ml có Sulfacylum và Ephedrin. Có tác dụng co mạch; b. CĐ: Viêm mũi, tắc mui, sổ mũi, sát khuẩn mũi nhẹ; c. LD: Nhỏ mũi 3-4 lần/ ngày; d. BQ: Thuốc giảm độc B. 2.4.14 - Thuốc kháng sinh 2.4.14.1 - Penicillin G a. TC: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng dễ tan trong nước, dễ phân hủy ở môi trương acid và kiềm; b. BD: Penicillin G, Potapen, Crystapen G, Specilline G;
  • 42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 42 2012 c. DT: Thuốc tiêm: ống và lọ thuốc bột 200000 UI; 400000 UI; 500000 UI; 1000000 UI; d. CĐ: Có tác dụng với liên cầu khuẩn, phế cầu, tạ cầu; - Viêm màng não mủ, viêm màng trong tim, thấp khớp cấp, uốn ván; - Các nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, sinh dục; e. CD: Tiêm bắp và tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch; f. LD: - Người lớn: 2-4 triệu UI/ 24 giờ, 4-6 giờ/ lần. Trong trường hợp nặng 10- 20 triệu UI/ ngày; - Trẻ em: 50000 UI/ kg/ ngày. 2-4 lần/ ngày; g. CCĐ: Mẩn ngứa ngoài da, sốc phản vệ ( choáng váng, da tái nhợt, tụt huyết áp, trụy tim mạch, có thể tử vong) * Chú ý: Thử phản ứng trước khi tiêm; 2.4.14.2 - Amoxyclin a. BD: Clamoxyl, Ospamox; b. DT: - Viên nang trụ: 250mg, 500mg, 1000mg; - Gói thuốc bột: 250mg; - Dịch treo để uống ( hỗn dịch) 125mg/ 5ml; 250mg/ 5ml; c. TD, CĐ: Trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng, gan, mật, tiết niệu, ngoài da ( mụn nhọt, đầu đinh, áp xe). - Viêm màng não mủ, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết; d. CD, LD: Chỉ để uống - Người lớn; 1-1,5g/ ngày/ 2-3 lần - Trẻ em: 20 - 50mg/ kg/ ngày/ 2-3 lần; 2.4.14.3 - Cloramphenicol a. BD: Clorocid, Cloromyxetin, Tyomyxin; b. DT: - Viên nén, viên bọc đường, viên nang trụ: 100, 250mg; - Bột tiêm: 1g;
  • 43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 43 2012 - Thuốc bột dùng ngoài; - Thuốc tra mắt ; dạng dung dịch, dạng mỡ; c. TC: Bột trắng có vị rất đắng, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa ít được dùng tiêm; d. CĐ: Điều trị thương hàn và phó thương hàn, nhiễm khuẩn và niệu đạo; e. TDP: Gây suy tủy, bất sản tủy dẫn đến thiếu máu, gây giảm bạch cầu, tiểu cầu; f. CCĐ: Mẫn cảm với thuốc, phụ nỡ có thai, trẻ sơ sinh, người có bệnh ở cơ quan tạo máu, người suy gan; g. CD, LD: - Uống 0,25g/ lần, ngày 4 lần; - Tiêm bắp 1-3g/ ngày; - Nhỏ mắt từ 2-4 lần/ ngày; 2.4.15 Vitamin 2.4.15.1 - Vitamin A a. BD: Retinol b. DT: - Viên nén bọc 50000 UI; - Viên nang mềm 5000 UI; - Dịch treo uống 150000 = 30 giọt; - Ống tiêm 1ml có 100000 UI; 2ml có 500000UI. c. CĐ: Bệnh khô mắt, quáng gà Trẻ em chậm lớn,bệnh trứng cá, da khô, móng tay móng chân khô, vết thương bỏng. d. CD - LD: - Uống + Người lớn 2-6 viên(50000UI)/ ngày hoặc 20- 60 giọt/ ngày; + Trẻ em < 15 tuổi 1- 3 viên(50000UI)/ ngày hoặc 10 - 30 giọt/ ngày; - Tiêm: tiêm bắp sâu + người lớn 6 tháng tiêm một lần. Trẻ em cứ ba đến sáu tháng tiêm một ống 100.000UI.
  • 44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 44 2012 Mẫu một toa thuốc Viên nang Comazil Qui cách: Vỉ 10 viên nang, Hộp 10 vỉ Thành phần: Xuyên khung ( Rhizoma Ligustici walichii ) 126,0 mg Bạch chỉ ( Radix Angelicae ) 174,0 mg Hương phụ ( Rhizoma Cyperus ) 126.0 mg Quế ( Cortex Cinnamomi ) 6,0 mg Gừng ( Zingiberis officinalis ) 16,0 mg Cam thảo bắc ( Radix Glycyrrhizace ) 5,0 mg Tá dược: Talc, Magnesi stearat... và một số chất khác vừa đủ. Chỉ định: Dùng trong các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi cho người lớn và trẻ em. Chống chỉ định: Thuốc có nguồn gốc thảo dược chứa nhiều tinh dầu. Quá trình bào chế với kỹ thuật công nghệ cao nên đã giữ được nguyên vẹn dược chất, vì vậy những người âm hư hỏa vượng và một số người cao huyết áp, phụ nữ có thai biểu hiện trạng thái âm hư hỏa vượng không nên dùng. Tương tác thuốc: Không Liều dùng và cách dùng: Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên. Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Tác dụng không mong muốn: Không Sử dụng quá liều: Không Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Thuốc sản xuất theo TCCS Để xa tầm với của trẻ em Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc. Hoặc điện thoại vào số máy: 04.8643360-máy lẻ 122, 120 để được tư vấn. Công ty Cp Dược TW Mediplantex 358 đường Giải phóng - Hà Nội - Việt Nam ĐT: ( 084 )-04-8643360 - Fax: 04.8641584
  • 45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 45 2012 Mẫu vỉ thuốc ( mặt nhôm )
  • 46. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 46 2012 Mẫu một nhãn đầu hòm Công ty CP dược Trung ương Mediplantex ( Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company ) dexamethason Số lượng: 240 Hộp x 10 vỉ x 10 viên [ Quantity ] Số lô: 050406 [Lot No] Hạn dùng 06/2012 [Exp.Date] Số đăng ký: VNA- 4067- 01 [ Reg.No] Ngàyđónggói:............. Ngườiđónggói:............ 358 đường Giải Phóng – Hà Nội – Việt Nam GMP
  • 47. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 47 2012 Mẫu nhãn chai rượu thuốc
  • 48. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 48 2012 PHẦN III KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại khoa Dược bệnh viện đa khoa Như Xuân. Được sự đồng ý và giúp đỡ của Giám đốc bệnh viện cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong khoa em đã được thực tập tại khoa từ ngày 20/07 đến 02/08/2012 Qua thời gian thực tập em đã nắm vững được mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược, chế độ quản lý chuyên môn, chế độ quản lý kinh tế về Dược và qua đó em cũng đã nắm được cách sắp xếp và bảo quản thuốc cũng như công tác thống kê, kế toán của kho trong bệnh viện. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại khoa em thấy mình vẫn còn mắc một số sai sót và trình độ vẫn còn thấp. Nhưng nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ công nhân viên trong khoa đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình đi thực tập. Qua đợt thực tập này em đã được học hỏi, mở mang thêm kiến thức thực tế về chuyên môn Dược và chế độ làm việc của một người Dược sỹ trung học sau khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa Như Xuân cùng toàn thể cán bộ công nhân viên khoa Dược đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho em được đến và học tập tại khoa Dược của bệnh viện trong thời gian qua. Ngày 02 tháng 08 năm 2012 NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO LÊ ĐÌNH SƠN
  • 49. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 49 2012 CHƯƠNG II BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM I Thời gian thực tập: 2 tuần Từ ngày: 03/08 – 16/08/2012
  • 50. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 50 2012 PHẦN MỘT GIỚI THIỆU Công ty CP dược phẩm I là một công ty trong sạch vững mạnh, với đội ngũ công nhân viên tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Công ty luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ xuất nhập khẩu và phân phối thuốc, hoá chất, y cụ y tế thiết yếu phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong thành phố và một số vùng lân cận. Công ty được đặt tại số 114 ngõ Thái Thịnh I - quận Đống Đa – Hà Nội. Với một vị trí thuận lợi như vậy Công ty có thể xuất nhập khẩu các nguyên phụ liệu dùng làm thuốc hoá chất và các thiết bị y tế một cách nhanh chóng thuận tiện góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Như chúng ta đã biết thuốc là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho người, nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi điều chỉnh chức năng cơ thể làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán phục hồi hoặc năng cao sức khoẻ. Trong buôn bán kinh doanh thuốc là một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Có thể nói thuốc là con dao hai lưỡi nó có thể giúp con người khỏi bệnh nhưng cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Nên chúng ta cần nắm rõ về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc để giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả an toàn và hợp lý nhất. Vì vậy những kiến thức mà chúng ta được học và ở trường vẫn chưa đủ, mà cần phải bổ sung thêm kiến thức ngoài thực tế tại các nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý thuốc. Do vậy trong quá trình đi thực tập tại các cơ sở là rất quan trọng nó không chỉ giúp ta hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình đi thực tập mà còn giúp ta hiểu biết và rút ra được một số
  • 51. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 51 2012 kinh nghiệm trong công tác phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh. PHẦN HAI NỘI DUNG 2.1 Mô hình tổ chức 2.1.1 Mô hình tổ chức của Công ty. Tổ chức của Công ty gồm có. - Ban giám đốc gồm : + Giám đốc Công ty là: DSĐH phụ trách chung. + Phó giám đốc là: DSĐH phụ trách kinh doanh. - Các phòng ban trực thuộc. + Phòng tổ chức lao động, tiền lương + Phòng kế toán. + Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm. + Phòng kế hoạch. + Hệ thống kho (thủ kho, kho chính, phụ) 2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ - Chức năng nhiệm vụ của công ty Dược là kinh doanh phân phối những sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế như thuốc tân dược, dược liệu hoá chất dụng cụ y tế để phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho toần thể nhân dân. - Thu mua nguyên phụ liệu, hoá chất phục vụ cho việc sản xuất của công ty. - Tham gia vào mạng lưới mua bán, trao đổi hàng hoá thuộc lĩnh vực y tế với các công ty và cơ sở trong nước, tuân thủ hai nguyên tắc: Hai bên cùng có lợi và phù hợp với quy chế chế độ đã ban hành. - Đóng vai trò chủ đạo trên thị trường thuốc trong Quận và Thành Phố.
  • 52. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 52 2012 + Tổ chức xây dựng hệ thống, mạng lưới bán buôn, bán lẻ cho các hiệu thuốc và bệnh viện nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trong và ngoài Thành Phố, phân phối đến các đại lý tư và quầy của cơ quan. + Cung cấp đầy đủ thuốc men, y cụ cho các trung tâm bệnh viện theo các hợp đồng để phục vụ cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện. + Phối hợp với trạm kiểm nghiệm sở y tế trong việc chỉ đạo kiểm tra quản lý thuốc trên địa bàn của công ty. + Quản lý dược hạch toán kinh tế nhằm đảm bảo đời sống cho công nhân và bảo toàn phát triển vốn nộp cho ngân sách Nhà nước theo luật định. * Nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên trong công ty. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách chung và điều hành mọi hoạt động của công ty, giám sát quản lý hành chính bộ máy chung, có quyền quyết định mọi nguồn vốn và lời lãi của công ty. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ dự trú hàng hoá thuộc lĩnh vực kinh doanh thuốc, các dụng cụ y tế và phân phối thuốc đến từng đơn vị. - Trưởng phòng tổ chức: Đảm nhiệm về công tác tổ chức hành chính, mô hình hoạt động của công ty biên chế công nhân viên, các hợp đồng lao động và các cuộc họp của công ty. - Phòng kế toán: Bao gồm kế toán trưởng thủ quỹ và các kế toán viên có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ công tác tài chính của công ty, hư hao, tiền lương, tiền thưởng các khoản chi phí đóng góp và mọi hoạt động của công ty. - Phòng kế hoạch cung tiêu: Có nhiệm vụ cùng với ban Giám đốc đề ra kế hoạch thu mua, sản xuất mua hàng trao đổi thuốc men y cụ và đáp ứng kịp thời nguyên phi liệu cho sản xuất và kinh doanh đạt kết quả. - Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi khâu sản xuất mặt hàng của công ty nhất là các mặt chất lượng, vệ sinh đảm bảo an toàn
  • 53. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 53 2012 khi hàng sản xuất ra khỏi xưởng. Phải có phiếu kiểm nghiệm với từng lô hàng sản xuất và nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất. - Các trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về kinh doanh, sản xuất nhu cầu sử dụng thuốc của các trung tâm y tế, bệnh viện giá cả thuốc trên thị trường và các vấn đề kỹ thuật. - Nhân viên bán hàng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và hoàn thành khoản doanh thu trong từng tháng , quý, năm. - Thủ kho: Có nhiệm vụ bảo quản, quản lý cấp phát thuốc hoá chất y cụ trong kho theo quy chế và quy định. Mỗi khi cấp phát hàng hoá phảicó sổ lưu ghi rõ số lượng, mặt hàng ngày sản xuất. 2.2. Kho và các sắp xếp trong kho, cách bảo quản. 2.2.1.Hệ thống kho - Kho khô ráo, thoáng, được sắp xếp khoa học, thuận tiên cho công tác xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ. - Trưởng kho là DSTH - Thủ kho có trình độ dược tá trở lên, coa đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm. 2.2.2. Đối với thủ kho. - Không để người không có nhiệm vụ vào kho. - Khi xuất hàng phải kiểm tra đầy đủ thủ tục, đối chiếu chính xác mới xuất hàng ra khỏi kho. - Phải thường xuyên kiểm tra, hàng hoá xếp gọn gàng cao ráo để trên trên , vệ sinh kho sạch sẽ, chống ẩm mốc, ảnh hưởng tới chất lượng thuốc. - Chấp hành nghiêm chỉnh trong quy định quy chế chức năng, nhiệm vụ của mình trong chuyên môn. - Không tự ý cho vay mượn, chịu, giữ hàng hoá, tư trang vào kho.
  • 54. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 54 2012 - Phải cảnh giác, tự kiểm tra, ra khỏi kho phải khoá phát hiện có gì khả nghi phải báo cáo lãnh đạo. - Khi ra về phải kiểm tra, tắt quạt, điện , đèn, dán băng đảm bảo ở cửa, chìa khoá để đúng nơi quy định. - Khi thủ kho đi vắng, họp hội đồng thay thế đúng quy định, giải quyết trường hợp thật cần thiết. 2.2.3. Đối với khách hàng - Khách hàng giao nhậ hàng phải đầy đủ, thủ tục, hoá đơn phiếu xuất kho hợp lệ. - Phục tùng mọi quy định chung dưới sự hướng dẫn của thủ kho. - Không tự ý đi lại trong kho. - Khi gặp khó khăn, vướng mắc với thủ kho phải báo cáo lãnh đạo để giải quyết. - Hàng hoá giao nhập kho không đổi đi, đổi lại, ra khỏi kho thiếu hụt thủ kho không chịu trách nhiệm. 2.2.4. Xuất kho - Xuất thuốc cho các đối tượng theo đúng lịch của phòng nghiệp vụ đã duyệt, có chữ ký lãnh đạo. - Phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. 2.2.5. Sơ đồ hệ thống kho và các chế độ bảo quản thuốc và y cụ y tế. 2.2.5.1- Sơ đồ hệ thống kho - Hệ thống kho được chia làm 5 khu: + Khu bảo quản thuốc dễ cháy nổ: Đặt ở phía cuối có nỗ cửa thoát hiểm để tiện cho công tác cấp cứu, xử trí khi có sự cố xảy ra.Phía bên ngoài có bình cứu hoả. + Khu nhà lạnh: Bảo quản các thuốc dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao + Khu bảo quản thuốc thường: thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản các thuốc thường y cụ y tế. + Khu bảo quản hoá chất, tiền chất dùng làm thuốc.
  • 55. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 55 2012 + Khu bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được quản lý nghiêm ngặt. Dùng để bảo quản cả thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được ghi trong danh mục của Bộ y tế. - Trong kho có đầy đủ các thiết bị bảo quản: quạt thông gió, quạt trần, máy điều hoà, tủ lạnh, bình cứu hoả…cùng các phương tiện vận chuyển thường trực bên ngoài kho để phục vụ cho công tác vận chuyển, bốc xếp. 2.2.5.2- Chế độ bảo quản thuốc trong kho và y cụ y tế. - Các y cụ khi nhận về được kiểm tra và để nguyên đồ bao gói để vào kho ở khu vực mát, có ánh sáng thích hợp. - Đối với dụng cụ bằng kim loại phảI giữ nguyên Vaselin để ngăn cách oxy, không khí hoặc bảo quản trong túi nilon tránh han gỉ. - Dụng cụ bằng cao su để nơi tránh ánh sáng, không chồng lên nhau hoặc để vật nặng lên làm chảy dính và biến dạng. - Dụng cụ thủy tinh để trong hòm kín có vật ngăn cách giữa hai dụng cụ. Đối với dụng cụ thuỷ tinh dùng đo lường chính xác hoặc mặt kính, vật kính được bảo quản trong bình hút ẩm, tránh ánh sáng và để nơi khô mát. Khi lấy hoặc di chuyển phải nhẹ nhàng tránh nứt vỡ. - Các thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế đối với từng loại thuốc. - Với thuốc hết hạn phải thông báo để có hướng giải quyết. - Phải thực hiện chế độ 5 chống: + Chống mối mọi, chuột cắn +Chống ẩm mốc +Chống nhầm lẫn, hư hao +Chống cháy nổ +Chống để quá hạn dùng. 2.2.6. Khi thuốc có biệt dược mới đưa về thủ kho cần phải nhận thức để tránh nhầm lẫn theo các bước sau:
  • 56. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 56 2012 + Bước 1: Thuốc gì (xem thành phần) +Bước 2: Thuốc nước nào sản xuất + Bước 3: Dạng thuốc + Bước 4: Tác dụng, công dụng chữa bệnh, chống chỉ định. + Bước 5: Thuốc còn hiệu lực hay không 2.2.7. Các chế độ quản lý chuyên môn - Thực hiện tôt các chế độ quản lý bảo quản thuốc thường, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần theo đúng quy định của Bộ y tế. - Có dự trù hợp lý. - Báo cáo đầy đủ rõ ràng tránh thiếu hụt, nhầm lẫn. - Biện pháp chống nhầm lẫn: + Nâng cao tinh thần trách nhiệm; + Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chế độ chuyên môn; + Vai trò của thủ trưởng đơn vị; + Bồi dưỡng trình độ chuyên môn; + Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định; + Thống kê theo dõi
  • 57. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 57 2012 2.3.Hồ sơ, sổ sách quản lý tại các phòng ban. 2.3.1 Sổ ghi chép thuốc thường - Bìa 1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỔ GHI CHÉP THUỐC THƯỜNG Tên đơn vị: Công ty CP dược phẩm I - Bìa 2. Chứng nhận sổ này gồm có:….. Trang Đã đóng dấu giáp lai từ trang……..đến…. Trang Ngày……tháng…..năm…. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Danh mục STT Tên thuốc Trang STT Tên thuốc Trang 1 Thuốc gây nghiện 2 Thuốc hướng tâm thần 3 Thuốc thường Nội dung số…………… Tên thuốc……………… Đơn vị…………………
  • 58. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 58 2012 1. Mẫu dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I Hiệu thuốc số 1 Số…./…../KH BÁO CÁO SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN (Báo cáo cả quý và cả năm) Kính gửi: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I STT Tên thuốc nồng độ hàm lượng ĐV SL tồn kho kỳ trước SL nhập trong quý năm SL hư hỏng Tồn kho cuối kỳ Ghi chú Ngày…..tháng…..năm….. Thủ kho Phòng KHNV Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 59. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 59 2012 CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I HIỆU THUỐC SỐ 1 SỐ.....................……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc DỰ TRÙ THUỐC GÂY NGHIỆN STT Tên thuốc - nồngđộ. Hàm lượng ĐV Số lượng tồn kho năm trước Số lượng nhập năm sau Phần báo cáo năm trước Dự trù Tổng Số Tổng số xuất trong năm Tồn kho cuối năm TỔNG CỘNG Ngày ….tháng…..năm…. Ngày….tháng…..năm….. NGƯỜI LẬP DỰ TRÙ GIÁM ĐỐC KÝ DUYỆT CN HIỆU THUỐC
  • 60. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 60 2012 HIỆU THUỐC SỐ 1 Số….../...../KH BÁO CÁO SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN (Báo cáo cả quý và cả năm) Kính gửi: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I S T T Tên thuốc NĐ - HL ĐV SL tồn kho kỳ trước chuyển sang SL nhập trong quý - năm Tổ ng số SL nhập trong quý - năm SL hư hỏng Tồn kho cuối kỳ Ghi trú Ngày…...tháng……năm…. THỦ KHO PHÒNG KHNV THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
  • 61. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 61 2012 HIỆU THUỐC SỐ 1 Số 01/DT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc Dự trù thuốc hướng tâm thần S T T Tên thuốc NĐ - HL Đ V SL tồn năm trước SL đã nhập trong năm Tổ ng số SL đã xuấ t bán SL tồn kho hiện nay SL dự trù SL duỵ êt SL chưa mua Ngày…tháng….năm…. TỔNG CỘNG DUYỆT CỦA BAN GIÁM TM HIỆU THUỐC NGƯỜI LẬP DỰ TRÙ ĐỐC CÔNG TY DƯỢC
  • 62. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 62 2012 SỔ GHI CHÉP XUẤT-NHẬP THUỐC THƯỜNG Ở CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I Tênthuốc……………………………..Đơnvị……………………………….. Ngày tháng Họ tên địa chỉ thuốc số chứng từ Họ tên địa chỉ người bệnh Nhập Xuất tồn Ghi chú Hoá đơn giá trị gia tăng (Sử dụng cho khách hàng mua buôn, các cơ quan, đơn vị mua thuốc tại cửa hàng) Hoá đơn (GTGT) Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ngày…. tháng….. năm…… Mẫu số 01 GTGT - 3LL DS/29 - HN N0 ………… Đơnvịbánhàng………………. Số tài khoản……………. Địachỉ……………………….. MS:……………. TT Tên hàng hoá dịch vụ ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền Cộng tiền hàng Tiền thuế GTGT ( %) Tổng tiền thanh toán Số tiền viết bằng chữ Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
  • 63. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 63 2012 BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN MẶT HÀNG CHỦ YẾU Ngày ……. tháng…….năm....... Danh mục ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Nhập trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền B C 1 2 3 4 5 6 7 8 Người lập biểu Ngày….tháng….năm….. Chủ nhiệm hiệu thuốc (Ký, ghi rõ họ tên) BÁO CÁO BÁN HÀNG THÁNG…..NĂM….... STT Danh mục thuốc Đơn vị, đơn giá Tồn kho đầu kỳ báo cáo Nhập trong kỳ báo cáo
  • 64. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 64 2012 THỰC HIỆN BÁN RA TRONG THÁNG (Trong đó chia theo thành phần) Tổng doanh số bán ra trong kỳ báo cáo Bánlẻ trực tiếp Bánchocơ quanxí nghiệp Bán cho bệnh viện, bệnh xá Bán cho y tế xã phường Tồnkhoảng kỳ báo cáo BÁO CÁO TÌNH TRẠNG PHẨM CHẤT HÀNG HOÁ T T Danh mục ĐV T Đơn giá Hàng vỡ tự nhiên Hàng vỡ do vận chuyển Hàng vỡ do bảo quản Cộng hỏng vỡ hàng tháng Lượn g Tiề n Lượn g Tiền Lượn g Tiề n Lượ ng Tiề n Tổng giá trị nhóm hàng Tân dược Cao
  • 65. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 65 2012 dán Bông băng Y cụ Thuốc nam thuốc bắc Nguyê n liệu hoá chất Dược liệu Mặt hàng cụ thể
  • 66. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 66 2012 PHIẾU NHẬP KHO - Căn cứ lệnh điều động số …..ngày…..tháng……năm…….... - Họ và tên người vận chuyển ………… hợp đồng số ……….. - Phương tiện vận chuyển …………………………………….. - Xuất tại kho:……………………………………………….... - Nhập tại kho:……………………………………………… .. TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Sốlượng Đơngiá Thành tiền Xuất ngày……....tháng…………năm…….. Nhập ngày:……..tháng…………năm……... Người lập biểu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập (Ký) (Ký) (Ký) (Ký)
  • 67. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 67 2012 HOÁ ĐƠN PHIẾU NHẬP KHO Số……………………………………………………………. Ngày……..tháng……..năm………....định khoản………….. Lý do tiêu thụ:………………………………………………. Theo hợp đồng nhập tại kho…………có……………………. Đặcđiểm vật tư Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư sản phẩm Đơnvị tính Số lượng Thành tiền Ghi chú
  • 68. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 68 2012 SỞ Y TẾ HÀ NỘI BỆNH VIỆN ĐK ĐƯỜNGSẮT MS:17/BV – 01 Số……………… Đơn thuốc ĐT: …………….. - Họ và tên:……………………………….Tuổi……..Nam/Nữ….. - Địa chỉ:………………………………….ĐT…………………… - Căn bệnh:……………………………………………………….. - Cộng khoản:……………………………………………… Ngày…….tháng……năm…. BÁC SỸ KHÁM BỆNH Họvà tên: …………………… Khi khám lại xin mang theo đơn này.
  • 69. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 69 2012 IV. Một số mô hình sản xuất kinh doanh * Một số máy phục vụ sản xuất 1. Máy nghiền búa: 1 cái 2. Máy roco: 1 cái 3. Máy vày rung: 1 cái 4. Máy thái: 1 cái 5. Máy nhào trộn: 1 cái 6. Máy sát hạt cỡ nhỏ: 1 cái 7. Máy dập viên: 1 cái 8. Hệ thống máy bao. 9. Các bình hút chân không. DANH MỤC THUỐC LƯU HÀNH TẠI CÔNG TY TT Tên thuốc, hàm lượng Dạng thuốc Tên khác, biệt dược thay thế 1. Thuốc gây mê tại chỗ 1 Procain hydroclorid 2-3% ống Novocain, Syncain 2 Lidocain 2% Lọ, ống 2. Thuốc chữa cảm cúm, hạ số giảm đau 3 Acid acetyl salicylic 0.1g, 0.3g 0.5g Viên Aspirin pH8 4 Ibuprofen 200mg Viên Apo-Ibuprofen, Beufen 5 Paracetamol 0.1g, 0.3g, 0.5g Viên Paradol,Acetaminofen, Efferangan. 6 Seda Viên Sedapa 7 Cảm Xuyên hương Viên
  • 70. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 70 2012 8 Hỗn hợp thần kinh Viên 9 Codacmin Viên 3. Thuốc chống dị ứng 10 Clopheniramin Viên Chlopheniramin 11 Epinephrin 1mg/1ml ống tiêm Adrenalin, Tonogen 12 Promethazin10mg, 25mg Viên Phenergan, Pipolphen 4. Thuốc giải độc 13 Atropin sulfat 0.25mg/ml ống tiêm 14 Methionin 0.25g Viên 15 Glucoza bột gói 5.Thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh 16 Diazepam 5mg Viên Senduxen, Valium 17 Carbamazepin 200mg Viên Tegretal, Tegretol 18 Phenobarbital 0.1g; 0.01g Viên Gardenal, Luminal 19 Clopromazin Viên Lacgtil, Aminazin 20 Rhotuda Viên 21 Siro Brocan 100ml Chai 6. Các kháng sinh, Sulfamid và hoá trị liệu chống nhiễm trùng 22 Benzyl Penicillin 500.000 đơn vi; 1 triệu đơn vị Viên, ống Penicillin G 23 Phenoxymethyl Penicillin 200.000; 400.000đvị Viên Penicillin V, Ospen 24 Ampicillin 0.25g; 0.50g Viên Totafen, Standacillin 25 Amoxycilin 0.25g; 0.50g Viên Amoxil,Clamoxil 26 Cloxacilin 0.25g; 0.50g Viên Cloxapen
  • 71. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 71 2012 27 Tetracyclin 0.25g Viên Tetracyl 28 Doxycylin 100mg Viên Dosil, Doxacin 29 Cloramphenicol 0.25g Viên Cloromcetin, Clorocil 30 Erythromycin 0.25g; 0.50g Viên Erythrocin, Eryc 31 Cefalexin 0.25g; 0.50g Viên Cefacin, Ceporex 32 Gentamycin 40mg; 80mg ống Gentacin, Gental 33 Cefotaxim 1.048g ống Claforan, Cefotax 34 Ceftriaxon 0.25g, 0.50g Viên Rocephin, Acantex 35 Lincomycin 0.25g; 0.3g; 0.5g Viên, ống tiêm Lincocine, Albiotic 36 Nystatin100000;250000; 500000UI Viên Nistan, Nystafungin 37 Norfloxacin 200mg; 400mg Viên Baccidan, Floxacin 38 Ciprofloxacin 0.25g; 0.5g Viên Ciflor,Cipro, Ciproxacin 39 Sulfacetamid natri Viên Colir, Optin 40 Sulfađimiin 0.5g Viên Sulfdimerazin 41 Sulfamethoxazol+Trimethoprim0,48g Viên Co-trimoxazol, Biseptol, 42 Metronidazol 0,25g; 0.5g Viên Kalion, Flagyl 43 Sulfaguanidin 0,5g Viên Ganidan, Guanicid 7. Thuốc tim mạch 44 Glycerin trinitrat 0,5mg Viên Nitroglyxerin 45 Spactein 0,05g ống 7. Thuốc chống tăng huyết áp 46 Hydroclorothiazid 25mg; 50mg Viên Hypothiazid, Unazid
  • 72. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 72 2012 47 Methyldopa 0.25g Viên Aldomet, Dopegyt 48 Nifedifin 10mg Viên Adalat, Corifar 49 Furosemid 40mg Viên Lasix, Frusemid 8. Thuốc ngoài da 50 Mỡ Crysophanic 3% Tuýp 51 Cồn ASA Lọ 52 Cồn hắc lào BSI Lọ 53 Mỡ Acid Salycylic và acid benzoic Tuyp Mỡ Benzosaly 54 Mecurochrom Lọ Thuốc đỏ 55 Metylrosanilin Lọ Dung dịch tím Genitan 1% 56 Flucinolon acetonid Tuýp Flucina, Cinalon, Flucor 57 Diethyl phtalat Lọ, tuýp DEP 58 Ketoconazie 200 mg Tuýp 59 Nizoran Tuýp 60 Tomax Tuýp 61 Kederfa Tuýp 9. Thuốc khử trùng 62 Hydrogen perocid 20ml lọ Nước oxy già 63 Cồn Iod 1%; 3%; 5% Lọ 64 Thuốc tím 1g gói Kalipe manganat 10 . Thuốc chữa đau dạ dày tá tràng 65 Cimetidin 200mg Viên Tagamet, Ranitidin 66 Magnesi hydroxyd 500mg Viên Maalox, Gastrofugit 67 Kavet Viên
  • 73. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 73 2012 68 Natribicarbonat 100g gói Nabica 69 Motinium M Viên 70 Drotaverin Viên No - Spa, Nospafar 71 Gastrotas Viên 72 Tràng vị khang Gói, Viên 73 Đại tràng hoàn PH Gói 11. Thuốc rối loạn tiêu hoá 74 Oresol ORS Gói Oral Rehydrationsale 75 Biosubtyl Gói Antibio, Lactomin 76 Smecta Gói 77 Berberin 0,01g, 0,05g Viên Fuzoic 78 Nanidixic acid Viên 79 Loperamin Viên 12. Hormon và các chất tương tự 80 Dexamethasol 0,5g Viên Dexa, Dexacort 81 Prednisolon 5mg Viên Panacort 82 Insulin ống 13. Thuốc nhỏ mắt - mũi 83 Cloramphenicol 0,4% Lọ Clorocid 84 Sunfacyclin Lọ SMP 10% 85 Osla Lọ 86 Naphacoluya Lọ 87 V Roto Lọ
  • 74. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 74 2012 88 Mỡ tetracyclin 1% Tuýp 89 Mỡ Hydrocortison 1% Týup 90 Sunfarin1% Lọ 91 Otinin Lọ xịt 92 Naphazolin 0,05%, 0,1% Lọ Otrivin, Omeli 14. Thuốc đường hô hấp * Thuốc chữa ho và hen 93 Ephedrin 0,01g Viên 94 Sabutamol 200mcg Khídung,Viên Acrolin 95 Theophilin Viên 96 Tecpincodein Viên 97 Tecpincod Viên 98 Eugica Viên 99 Acemuc Gói 100 Strepsil Viên ngâm 101 Siro ho 100ml Chai 102 Bổ phế chỉ khái lộ Chai 103 Atusin Viên, chai 104 bạch long thuỷ Chai 105 Alatka Chai 106 Và một số thuốc ho nước khác 15. Thuốc điều chỉnh điện giải 107 Kaliclorid 600mg Viên Kaliclorua, Kaleorid 108 Glucoza 3%; 30%; 5ml ống 109 Calci clorid 10ml ống Calciclorua
  • 75. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 75 2012 16. Thuốc bổ - Vitamin và khoáng chất 110 Viên sắt 0,05g Viên Sắt sulfat, Sắt oxalat 111 Acid Folic 1mg Viên VitaminB9, VitaminL1 112 Vitamin B1 Viên Thiamin, Betamin 113 Vitamin B2 Viên Riboflavin, Flavol 114 Vitamin B6 Viên Bedoxin, Nerovit 115 Vitamin PP Viên Vitamin B3, 116 Vitamin C Viên Ascorvit, Cevit 117 Vitamin B12 Viên Hydroxycobalamin 118 Phytomenadion- Vitamin K Viên, ống Vitamin K 0,05mg 119 Retinol palmitat Viên Vitamin A 120 Vitamin A-D Viên Dầu cá 121 Poly vitamin Viên 122 Vitamin E Viên E- nat, Erevit 123 Vitamin D Viên Aldevit, Vigatol 124 Cốm calci gói 125 Philatop 5ml ống 126 Cốm bổ trẻ em Gói 127 Bổ thận âm Gói 128 Bổ thận dương Gói 129 Thang thuốc bổ Thang 130 Homtamin Ginseng Viên 131 Pharmaton Viên Đạm 132 Munty vitamin Viên Vitamin tổng hợp
  • 76. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 76 2012 133 Vitamin 3B Viên 17. Thuốc nhuận gan, lợi mật 134 Boganic Viên 135 Thionin Viên 136 Bobina Viên 137 Lysin Viên 18. Thuốc khác 138 Nước cất pha tiêm 2ml, 5ml ống 139 Sanvigin Viên Răng miệng 140 T -B Chai Nước súc miệng 141 Cao xoa các loại 142 Dầu xoa các loại 143 Chè thuốc các loại 19. Y dụng cụ 144 Bông băng các loại 145 Gạc các loại 146 Đo nhiệt độ, máy đo huyết áp, ống nghe tim, phổi….. Tổng cộng: 146 danh mục thuốc và y cụ.
  • 77. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 77 2012 MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM I HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN Phân xưởng Sản xuất Phòng KT Phòng KHKD Phòng KTTV Phòng TCHC 3 hiệu thuốc Phòng kho CT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Kế hoạch nhập thuốc CT dược cấp Tổ dược liệu Tổ bao viên Tổ đóng gói một Tổ đóng hai gói Tổ viên nén nang Hiệu thuốc số 1 Hiệu thuốc số 2 Hiệu thuốc số 3 SP được bán ra trong TP và các tỉnh Giới thiệu quảng cáo Các hiệu thuốc có quầy bán buôn-bán lẻ