SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 60
Câu 1: Định nghĩa khốixây là gì?
Trả lời:
-Tập hợp của các viên gạch hoặc đá
-Các viên này sắp xếp thành lớp và hàng
-Giữa chúng (viên gạch đá) là mạch hay mạch vữa
-Theo quy luật nhất đinh (không trùng mạch) để đảm bảo chịu lực (ứng lực nén)
và không bị dịch chuyển
-Khối xây chính là kết cấu xây nhìn theo khía cạch cách thức chế tạo nên kết cấu
xây.
Câu 2 : Cấu tạo cơ bản của khối xây?
Trả lời:
-Cấu tạo của khối xây bao gồm các lớp xây
-Mỗi lớp xây được xậy bởi một lớp gạch ( lớp dọc hoặc lớp ngang ) + mạch đứng +
mạch dọc ( tuân theo quy tắc : không trùng mạch )
-Lớp gạch bao gồm 2 loại:
 Lớp dọc : toàn hàng dọc
 Lớp ngang : có chứa hàng ngang
-Mạch vữa bao gồm 2 loại :
 Mạch đứng :nằm giữa các viên gạch theo phương chịu lực nén
 Mạch nằm : nằm giữa các viên gạch theo phương vuông góc với phương
chịu lực nén
-Ta có cấu tạo cơ bản của khối xây như hình sau:
Câu 3 : Các loạivật liệu tạo nên khối xây (xét về cường độ chịu lực) bao gồm
những gì?
Trả lời:
a.Phầnchịu lực:
 Đá hộc (đá vôi thiên nhiên không định hình), đá đẽo (đá thiên nhiên: đá
vôi, đá ong được đẽo gọt).
 Gạch: gạch nung (gạch chỉ đặc và lỗ, gạch lỗ…), gạch không nung (gạch
silicat, gạch xỉ…)
b.Chất kết dính : xi măng.
c.Cốtliệu nhỏ : cát.
d.Nước.
Câu 5 : Lớp xây là gì?
Trả lời:
Lớp xây là một bộ phận của khối xây.
Lớp xây = lớp gạch đá + một mạch nằm + một mạch đứng.
Câu 6: Cấu tạo của lớp xây ?
Trả lời:
Cấu tạo của lớp xây bao gồm : một lớp gạch đá + một lớp mạch nằm + một
lớp mạch đứng.
Câu 7: Trong lớp xây có thể có mấy hàng gạch?
Trả lời
Trong mỗi lớp xây có một lớp gạch.
Lớp gạch bao gồm :
 Lớp ngang
 Lớp dọc
Như vậy trong mỗi lớp xây có thể có nhiểu hàng gạch tùy thuôc vào kích
thước khối xây,
được sắp xếp theo các lớp gạch dọc , gạch ngang khác nhau
Câu 8 : Hàng gạchdọc là hàng như thế nào? Vẽ hình.
Trả lời :
Viên gạch đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên
dọc.
Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc.
Hình vẽ :
Câu 9:Hàng gạchngang là hàng như thế nào? Vẽ hình.
Trả lời:
Viên gạch đá có bề ngang được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là
viên ngang.
Hàng gồm toàn viên ngang, gọi là hàng ngang.
Hình vẽ :
Câu 10:Lớp xây dọc là lớp xây như thế nào?
Trả lời:
Các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp theo cùng một hướng gọi là
lớp xây dọc (lớp
Dọc thuần túy )
Câu 11:Lớp xây ngang là lớp xây như thế nào?
Trả lời:
Các lớp xây có tồn tại một hay nhiều hàng gạch ngang có thể gọi là lớp
ngang.
Câu 12:Đặt trong lớp xây, hàng trèn là những hàng có vị trí ở đâu?
Trả lời:
Hàng nằm bên trong lõi khối xây gọi là hàng trèn.
Câu 13:Đặt trong lớp xây, hàng ngoàilà những hàng có vị trí ở đâu?
Trả lời:
Hàng nằm giáp mặt bên khối xây gọi là hàng ngoài.
Câu 14 : Có mấy loạimạch vữa trong khối xây?
Trả lời:
Có 2 loại mạch vữa trong khối xây bao gồm :
 Mạch đứng : mạch giữa các lớp gạch đá,đặt theo phương của lực
nén
 Mạch nằm : mạch giữa các lớp gạch đá, đặt theo phương vuông
góc với phương lực nén
Câu 15:Mạchđứng là mạch thế nào và có mấy loại?
Trả lời:
Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp (chỉ nằm trong nội bộ
một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu lực nén gọi là các mạch vữa đứng.
Mạch vữa đứng gồm có 2 loại là mạch vữa đứng dọc và mạch vữa đứng ngang:
 Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là
mạch vữa đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc).
 Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của
một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang).
Câu 16:Mạch nằm là mạch thế nào?
Trả lời:
Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song
với mặt lớp và vuông góc với phương của lực nén, gọi là mạch vữa nằm.
Câu 17:Mạch dọc là mạch thế nào?
Trả lời:
Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa
đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc).
Câu 18:Mạch ngang là mạch thế nào?
Trả lời:
Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp
xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang).
Câu 19:Trong cấu tạo khối xây, các mạch vữa đứng của các lớp xây phải có vị
trí như thế nào so với nhau?
Trả lời:
Trong cấu tạo khối xây, để đảm bảo cho khối xây chịu lực nén ép tốt như
một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của các phần khối xây, thì các
mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây phải không được nối liên thông với
nhau thành tuyến thẳng hàng hay gần thẳng hàng dọc theo phương chịu lực nén.
Hiện tượng các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây nối liên thông liên tiếp
nhau thành tuyến dọc theo phương chịu lực gọi là hiện tượng trùng mạch
Câu 20 : Lớp xây trong một khối xây đặc biệt dạng vòm có tư thế nằm như
thế nào ? vẽ hình minh họa.
Trả lời:
Lớp xây nằm vuông góc với trục vòm là phương chịu ứng suất nén dù tải
trọng là thẳng đứng (mạch đứng là mạch dọc trục vòm và không trùng mạch, mạch
nằm nằm giữa các lớp dù không nằm ngang)
Hình vẽ minh họa :
Câu 21:Khối xây vòm chịu lực gì?
Trả lời:
Khối xây vòm chịu tải trọng thẳng đứng thường chỉ xuất hiện ứng lực nén
dọc theo phương trục vòm.
Câu 22:Lớp xây của một khối xây đặc biệt loạikhối xây tường chắn chịu áp
lực ( tường bể ) có tư thế nằm như thế nào ?
Trả lời :
Khối xây tường chắn (bể, chắn đất, chắn gió) chịu áp lực ngang là chủ yếu:
thường có các lớp xây nằm thẳng đứng hướng vuông góc với áp lực ngang (thành
lớp trong ngoài), mạch nằm nằm kẹp giữa các lớp cũng thẳng đứng vuông góc với
áp lực ngang. Mạch đứng nằm dọc theo áp lực ngang nhưng chạy zic-zắc (không
trùng mạch, và ngăn ngừa thấm đốivới tường bể).
Câu 23 : Khối xây tường chắn chịu áp lực bể chịu lực như thế nào? Vẽ hình.
Trả lời :
Khối xây tường bể thường chịu áp lực theo phương ngang vuông góc với tường bể.
Hình vẽ minh họa :
Câu 24:Phân loạikhối xây theo kếtcấu xây?
Trả lời:
 Kết cấu móng
 Kết cấu tường
 Kết cấu vòm
 Kết cấu đê, kè
 Kết cấu trụ
Câu 25 : Phân loại khối xây theo cốtliệu khối xây?
Trả lời:
 Khối xây đá hộc (đá vôi thiên nhiên không định hình), đá đẽo
(đá thiên nhiên: đá vôi, đá ong được đẽo gọt).
 Khối xây gạch: gạch nung (gạch chỉ đặc và lỗ, gạch lỗ…), gạch
không nung (gạch silicat, gạch xỉ…).
Câu 26 : Phân loại khỗi xây theo vữa xây ( vật liệu kết dính )?
Trả lời:
 Khối xây vữa xi măng cát :loại khối xây dung vữa gồm cát là cốt
liệu và xi măng là chất kết dính.
 Khối xây vữa tam hợp:loại này dùng vữa xây có thành phần kết
dính gồm hỗn hợp của hai hay nhiều chất kết dính như vôi kết hợp
với xi măng hay vôi truyền thống
 Khối xây vữa vôi :thành phần vữa gồm cốt liệu là cát và chất kết
dính là vôi
Câu 27:Định nghĩa đợt xây ?
Trả lời:
Đợi xây là đơn vị thành phần của khối xây chia theo chiều cao của khối xây.
Câu 28:Kích thước tối đa của đợi xây là bao nhiêu?
Trả lời:
Kịch thước tối đa của đợi xây ứng với độ cao 1.5m.
Câu 29:Tại sao phải chia nhỏ khối xây thành những đợt xây?
Trả lời:
Cần chia nhỏ các khối xây thành các đợt xây ( chia theo điều kiện thực hiện
khối xây )
 Tầm cao công tác của người thợ xây trung bình khoảng 1.5m
 Khối xây vừa được xây dựng chưa có khả năng chịu lực ngay mà
cần có thời gian để vữa đông cứng.
Câu 30 :Mỏ xây là gì?
Trả lời:
Mỏ xây là gián đoạn kỹ thuật trong khối xây theo phương mặt bằng, giữa 2 phân
đoạn xây.
Câu 31 : Có mấy loạimỏ xây? Vẽ hình .
Trả lời :
Có 3 kiểu mỏ xây, gồm : Mỏ dật, mỏ nanh , mỏ hốc.
Hình vẽ :
Câu 32:Đặc điểm của từng loại mỏ xây ?
Trả lời:
Mỏ dật:
 Chất lượng tốt, mạch vữa no đầy
 Xóa sự khác biệt sau-trước
 Khối xây đồng nhất
 Diện xây giảm khi lên cao => giảm năng suất
 Nên sử dụng ở tầm thấp hoặc trung bình
Mỏ nanh, mỏ hốc:
 Diện xây không đổi=> năng suất ổn định
 Mạch vữa không đảm bảo no đầy
 Các lớp gạch đồng mức của 2 phần cũ-mới có thể không ngang
bằng khiến giảm chất lượng khối xây.
Áp dụng khi không sử dụng được mỏ dật
Câu 33 : Điều kiện áp dụng từng loại mỏ xây ?
Trả lời:
Dựa vào đặc điểm của từng loại mỏ xây, ta thấy điều kiện áp dụng các loại mỏ xây:
Mỏ dật chất lượng tốt ở điều kiện tầm thấp và trung bình,,nên được áp dụng ở
vị trí thi công thấp và trung bình. Chỉ khi không thể sử dụng mỏ dật mới dùng các
loại mỏ kia.
Khi phân đoạn xây mới nối tiếp với phân đoạn xây có từ trước thì nên sử dụng
kết hợp mỏ dật và mỏ nanh. Mỏ dật ở những lớp xây thấp bên dưới, mỏ nanh cài
vào nhau cho những lớp xây bên trên. Khi phân đoạn xây mới nối tiếp với phân
đoạn xây cũ,trên tầm cao hơn thì ở phân đoạn cũ để mỏ hốc cònphân đoạn mới
được nối vào đó bằng mỏ nanh , tầm trung bình và thấp để mỏ dật lien kết với
nhau.
Câu 34 : Cữ xây là gì?
Trả lời:
Cữ xây là chiều dày trung bình của lớp xây.
Chiều dày cữ xây = chiều dày lớp gạch đá + chiều dày lớp vữa.
Câu 35:Độ lớn của một cữ xây đá hộc là bao nhiêu?
Trả lời:
Mạch vữa trong xây đá trong khoảng 1.5 – 2.5 cm.
Chiều dày đá biến thiên nhiều : từ 250-400 cm.
Nên độ dày cữ xây đá được lấy xấp xỉ bằng độ dày đá xây, bỏ qua chiều dày lớp
vữa.
Câu 36 : Độ lớn một cữ xây gạchchỉ bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Chiêu dày trung bình lớp vữa trong xây gạch khoảng 0.8-1.2cm
Chiều dày gạch chỉ khoảng 6.5 cm
Nên cữ xây gạch chỉ khoảng : 7.3-7.7 cm ( hay 73-77 mm)
Câu 37 : Để đảm bảo cho cữ xây, người ta phải dùng dụng cụ gì?
Trả lời:
Để đảm bảo cho cữ xây, người ta sử dụng dây lèo ngang.
Câu 38 : Thế nào là hiện tượng trùng mạch? Vẽ hình.
Trả lời:
Định nghĩa: sự trùng mạch là hiện tượng các mạch vữa đứng trong các lớp
xây liên tiếp nối liền với nhau, tạo thành một tuyến nhiều mạch đứng thẳng
hàng (hoặc gần như thẳng hàng) dọc theo phương của ứng lực nén (tức
vuông góc với lớp xây).
Hình vẽ :
Câu 39:Tác hại của trùng mạch đối với khối xây? Vẽ hình.
Trả lời:
Trùng mạch làm khối xây có cách mạch đứng song song với nhau, làm tách
biệt các hàng gạch dọc không có sự liên kết giữa các hàng gạch dọc. Do đó
hiện tượng trùng mạch làm giảm khả năng chịu lực (có thể làm mất ) của
khối xây.
Câu 40 : Cáchsử lý trùng mạch trong khối xây nói chung? Vẽ hình.
Trả lời:
Tạo ra các viên khóa mạch
Viên khóa mạch là viên vắt ngang ở trên mạch đứng đang cần khóa.
Chiều kích thước vắt ngang qua mạch đứng cần khóa là chiều khóa mạch.
Độ vươn sang 2 bên trái phải của mạch đứng bằng một nửa chiều khóa mạch
gọi là độ lệch mạch.
Cụ thể:
 Gạch kích thước nhân tạo: chiều dài gạch L gấp đôi chiều ngang
gạch B
 Nên nếu chiều khóa mạch là chiều dài gạch, thì độ khóa mạch
DLM = 0,5 chiều dài gạch L
 Nếu chiều khóa mạch là chiều ngang gạch, thì độ khóa mạch
DLM = 0,25 chiều dài gạch L
 Có thể có 4 trường hợp các lớp xây khóa mạch lẫn nhau trong xây
gạch: lớp dọc trên lớp dọc (DLM = 0,5L>0,25L), còn(lớp dọc
trên lớp ngang, ngang trên dọc, ngang trên ngang) đều có (DLM
= 0,25L)
 Vậy Độ lệch mach xây gach > hay = 0,25L . Chỉ nên dùng các
viên gạch nguyên (phổ biến) cùng 2 loại mẩu 0,5L (nửa) và 0,75L
(khi thật cần thiết)
 Mạch dọc có thể cho phép trùng mạch tới 5 lớp, Mạch ngang
không được phép trùng.
Hình vẽ :
Câu 41:Cách xử lý trùng mạch trong khối xây đá hộc? (vẽ hình)
Trả lời:
Trong khối xây gạch đá để xử lý hiện tượng trùng mạch thì ta phải ngắt sự nối liền
các mạch vữa đứng bởi những viên đá khóa mạch. Dọc theo phương tải trọng nén,
ta phải dùng những viên đá khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa
đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên khóa mạch, vuông góc với mạch đứng,
được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra.
Các viên đá khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất
cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới.
Hình thể hiện việc sử dụng một viên đá lớp trên đặtvắt ngang qua mạch vữa đứng
lớp dưới để xử lý hiện tượng trùng mạch.
Câu 42: Cách xử lý trùng mạch trong khối xây gạch? (vẽ hình)
Trả lời:
 Trong khối xây gạch để xử lý hiện tượng trùng mạch thì ta phải ngắt sự nối
liền các mạch vữa đứng bởi những viên gạch gạch khóa mạch lớp trên. Dọc
theo phương tải trọng nén, ta phải dùng những viên gạch khóa mạch đặt vắt
ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên
gạch khóa mạch, vuông góc với mạch đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch
đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra. Các viên gạch khóa
mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất cả các mạch
vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới.
 Chiều sâu liên kết của các viên khóa vào mỗi phần khối xây bằng ½ cạnh
vuông góc với dãy mạch đứng của viên này. Nếu một bên cắm nông hơn thì
viên đó sẽ không thành viên khóa, dẫn tới liên kết này không đảm bảo, nên
vẫn coi là trùng mạch. Đối với gạch chỉ chiều sâu liên kết các viên khóa là
¼ gạch (=1/2 bề ngang) khi bề dài viên khóa nằm dọc theo mạch đứng, ½
gạch khi bề dài viên khóa nằm ngang mạch đứng.
 Các viên gạch khóa tập trung thành lớp gạch, có các mạch đứng so le với
các mạch đứng lớp dưới 1/4 – 1/2 bề dài viên gạch. Như vậy để không
trùng mạch, khi xây phải chú ý đặt so le tất cả các mạch đứng của lớp xây
trên với các mạch đứng lớp dưới một khoảng không nhỏ hơn 1/4 bề dài
viên gạch.
 Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn
hơn hay bằng một phần tư chiều dài viên gạch, ≥ L/4.
Đối với xây gạch, do gạch là vật liệu nhân tạo, để dễ ràng xử lý trùng mạch khi
xây, con người thường sản xuất gạch theo một mo-dul là: bề dài viên gạchLxấp sỉ
bằng hailần bề ngang viên gạch2B,L ≈ 2B. Vậy nên trong khối xây gạch chỉ có 4
trường hợp sau xảy ra:
 Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp dọc (các lớp dọc thuần túy, chồng lên
nhau), thì độ lệch mạch D/2 = L/2 , một nửa bề dài viên gạch.
 Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 =
L/4, một phần tư bề dài viên gạch.
 Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4,
một phần tư bề dài viên gạch.
 Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp dọc, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4,
một phần tư bề dài viên gạch.
Câu 43:Yêu cầu xử lý trùng mạch
trong mạch dọc và mạch ngang của
khối xây gạchcó gì khác nhau?
Sự khác nhau thể hiện ở chỗ:
Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có
thể cho phép trùng mạch tới năm lớp, tuy
nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt
nhất. Còn đối với mạch vữa đứng ngang
(mạch ngang) thì không cho phép trùng
mạch (mỗi lớp trên phải khóa ngay mọi
mạch ngang của lớp dưới liền kề).
Câu 44:Trong xử lý trùng mạch, ngoàiđa số các viên gạchnguyên, có thể cho
phép sử dụng tới mấy loại viên mẩu (gọi theo chiều dài viên mẩu so với chiều
dài viên nguyên)?
Trong xử lý trùng mạch, ngoài đa số các viên gạch nguyên, có thể cho phép sử
dụng tới 2 loại viên mẩu đó là viên 3/4L và viên 1/2L.
Câu 45:Có nên dùng toàn bộ các viên gạchmẩu ¾ và gạch nửa để xây hay là
phải dùng đa số các viên gạch là viên nguyên để xây các khối xây gạch chỉ?
Không nên vì những viên ¾ và ½ gạch chỉ là các viên gạch được chặt ra kích thước
không đều, không chuẩn. Mặt khác xây những viên này sẽ làm cho số lượng mạch
vữa đứng tăng lên, ngoài ra kích thước của các viên này không chênh lệch nhiều so
với kích thước mạch vữa do vậy khó kiểm soát được trùng mạch.
Do vậy dùng gạch nguyên vẫn là tốt nhất, kích thước đồng đều, theo quy chuẩn rất
tiện lợi khi xây.
Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng thì người ta mới chặt gạch ½ hoặc ¾ để
xây, còn trong điều kiện bình thường thì ta dùng chủ yếu là gạch nguyên để xây.
Câu 46: Định nghĩa phân đoạn xây (vẽ hình)?
Phân đoạn xây là đơn vị thành phần của khối xây được chia ra theo các phương
mặt bằng, sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt
năng xuất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ
đội khác.
Câu 47: Trong mỗi đợt xây có thể có mấy phân đoạn xây?
Trả lời:
Trong một đợt xây có thể có một hay nhiều phân đoạn xây. Điều này phụ
thuộc vào cách bố trí tổ đội xây và cách phân chia mặt bằng. Xây hết các
phân đoạn trong một đợt xây thì mới quay về xây tiếp phân đoạn đầu tiên
của đợt tiếp trên, sau khi đã bắc giáo công tác.
Câu 48: Tại sao phải chia khối xây theo phân đoạn?
Trả lời:
Ta chia khối xây theo phân đoạn là để đảm bảo năng suất của tổ đội xây. Vì
khối xây rất lớn mà năng suất tổ đội xây là có hạn vì vậy ta phải chia phân
đoạn hợp lý để đảm bảo khối lượng công tác trong 8 giờ của tổ đội xây được
phù hợp với phân đoạn được chia. Phân đoạn xây phải được chia làm sao
cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt năng xuất
ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ đội
khác.
Câu 49: Theo độ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khối xây, có những
yêu cầu kỹ thuật (hay còn gọi là những nguyên tắc xây) nào?
Trả lời :
Có những nguyên tắc xây sau:
1. Khối xây không bị trùng mạch
2. Mọi mạch vữa phải no đầy
3. Khối xây phải thẳng đứng (về tổng thể)
4. Mặt trên mỗi mỗi lớp phải bằng phẳng và ngang bằng
5. Mặt bên khối xây phải phẳng
6. Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông
Câu 50: Độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch vữa (nằm, dọc,
ngang) trong khối xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Trong khối xây gạch chỉ thì độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại
mạch vữa khoảng 0.8 – 1.2 cm.
Câu 51: Độ dầy tiêu chuẩn (khi xây xong) của các loại mạch vữa (nằm, dọc,
ngang) trong khối xây đá hộc là khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Trong khối xây đá hộc thì độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch
vữa nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 cm.
Câu 52:Độ đầy của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây
gạch chỉ là khoảng bao nhiêu và tại sao phải dầy như thế?
Trả lời:
 Độ dày của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây gạch
chỉ dày khoảng 0.8-1.2 cm… Tại vì tất cả các mạch vữa trong khối xây
phải được trèn đầy và ép ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Nếu không
đầy mạch, sẽ làm giảm yếu cục bộ khối xây.
 Mặt khác, cường độ vữa xây thường thấp hơn hay ngang bằng cường độ
của gạch đá và lại phát triển dần theo thời gian (không có ngay được tại
thời điểm thực hiện xây), nên mạch vữa quá dầy cũng làm yếu khối xây.
Trong quá trình xây, khi rải vữa mạch nằm thì chiều dầy của dải vữa thường
khoảng 15mm (dày hơn độ dày mạch vữa thông thường 10mm) vì 2 lí do
sau:
 Để đảm bảo rằng khi ta dúi gạch thì một lượng vữa mạch nằm sẽ được
chuyển vào trong mạch đứng ngang.
 Khi ta dùng bay gõ gạch xuống thì một lượng vữa thừa sẽ phòi ra 2 bên
và lượng vữa này sẽ được miết sạch để trít vào các mạch vữa đứng.
Do vậy độ dày của lớp vữa mạch nằm khi rải vữa phải dày hơn bình thường.
Câu 53: Để làm đầy mạch nằm cần phải làm gì?
Trả lời:
Để làm đầy mạch nằm thì khi trát vữa lên bề mặt lớp dưới ta phải đảm bảo
lượng vữa vào mạch phải đủ nhiều, diện rải vữa lớn hơn bề mặt tiếp xúc của
viên gạch, sau đó dùng bay gõ viên gạch xuống và dùng bay miết vữa.
Câu 54: Các thao tác cần thiết và vừa đủ (không thừa) để tạo các mạch vữa
đứng (dọc và ngang)?
Trả lời:
Mạch vữa đứng và ngang có thể tạo bằng phương pháp sau:
- Sau khi rải vữa mạch nằm xong, thì dùng dao vét vữa từ mạch này lên đầu
viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phần mạch đứng ngang.
- Cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa vừa rải của mạch nằm theo hướng dọc
theo hàng gạch, với một góc nghiêng 5 – 10 độ so với mặt bằng, để đẩy vữa
từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng ngang giữa viên đang xây và viên đã
xây trước.
- Sau khi đặt, gõ và chỉnh gạch xong thì vữa thừa từ mạch nằm phè sang hai
bên tường phải vét gọn và đổ vào các mạch vữa đứng ngang và dọc để làm
đầy các mạch này.
Câu 55: Tại sao khi rải vữa, cần vét gọn 2 bên mép dải vữa để dải vữa có tiết
diện hình thang?
Trả lời:
Ta phải dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang,
nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường, khi gõ chỉnh gạch.
Câu 56: Tại sao các khối xây thông thường cần phải thẳng đứng về tổng thể?
Trả lời:
Do đặc tính chịu lực của khối xây là chịu kéo và chịu uốn kém, nó chịu nén
tốt nhất theo phương vuông góc với lớp xây của nó. Do chịu néntốt, nên
khối xây càng thẳng đứng thì nó chịu nén càng đúng tâm và càng đỡ mất ổn
định hơn. Do vậy ta phải có yêu cầu về khối xây phải thẳng đứng về tổng
thể.
Câu 57:Các khối xây có mặt bên yêu cầu thực sự thẳng đứng (như tường hay
trụ) yêu cầu thẳng đứng tổng thể trên được đảm bảo bằng các dụng cụ gì? Và
làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc này trong xây tường hay trụ?
Trả lời:
- Để đảm bảo độ thẳng đứng của các khối xây mặt bên thì ta phải sử dụng
dụng cụ là quả dọi, hoặc sử dụng hệ thống lèo cải tiến.
- Để đảm bảo được độ thẳng đứng của các khối xây thì ta treo quả dọi ở đầu
trên của khối xây rồi dóng quả dọi xuống. Quan sát và đo khoảng cách từ
mép khối xây đến dây dọi tại 2 vị trí ở phía trên khối xây và phía dưới khối
xây, nếu 2 khoảng cách này xấp xỉ bằng nhau thì đảm bảo khối xây là thẳng
đứng, nếu 2 khoảng cách này mà lại tương đối lệch nhau thì khối xây trên
không thẳng đứng.
Câu 58: Sai số cho phép về độ thẳng đứng trong công việc xây các khối xây
tường hay trụ là khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Sai số cho phép về độ thẳng đứng trong công việc xây các khối xây tường
hay trụ là khoảng 1mm.
Câu 59: Các khối xây có mặt bên nằm nghiêng (móng, đê, đập,...) nguyên tắc
thẳng đứng tổng thể được đảm bảo như thế nào (vẽ hình nguyên lý làm việc
và cấu tạo của khối xây móng)?
Trả lời:
Trường hợp các khối xây có mặt bên nằm nghiêng, (không thẳng đứng) như
các khối xây móng, khối xây đê, đập,..., để các khối xây này làm việc trong
trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được xây rật cấp theo bậc thang
thành các tiết diện tổng thể dạng hình thang cân, trên nhỏ dưới đế to, để hợp
lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế.
Câu 60: Các khối xây đặc biệt như khối xây vòm, nguyên tắc thẳng đứng tổng
thể được thay thế bằng yêu cầu gì (vẽ hình)?
Trả lời:
Đối với khối xây đặc biệt như khối xây vòm thì do nguyên lý làm việc là
chịu lực hướng tâm nên ta thay thế yêu cầu nguyên tắc thẳng đứng bằng
nguyên tắc là lớp xây vòm phải vuông góc với
phương tiếp tuyến trục vòm tại mỗi vị trí (vuông
góc với phương trục vòm).
Câu 61:Tại sao các lớp xây trong khối xây thông thường cần phải được ngang
bằng (tức vuông góc với phương của tải trọng nén) (vẽ hình giải thích)?
Trả lời:
Nếu lớp xây nằm nghiêng, mỗi viên gạch trong lớp đó sẽ chịu tác độngbởi
một tải trọng nén xiên so với mặt trên viên gach. Tải trọng này, phân thành
hai lực thành phần, một theo phương vuông góc với mặt trên viên gạch, tạo
nén tốt lên mạch vữa nằm và các lớp dưới (phát huy hết ưu điểm của kết cấu
xây gạch đá), nhưng thành phần còn lại, hướng dọc theo mạch vữa nằm, gây
hiện tượng trượt tách giữa các lớp xây, ảnh hưởng xấu tới kết cấu thống nhất
của khối xây. Nếu các lớp xây ngang bằng thì thì tải trọng nén chỉ còn thành
phần thứ nhất, khi đó phát huy được ưu điểm của kết cấu xây gạch đá, mà
không phát sinh lực trượt không tốt giữa các lớp xây.
Câu 62: Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng?
Trả lời:
Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng bao gồm:
1. Dây xây
2. Thước cữ.
3. Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng
4. Dao xây
5. Bay
Câu 63: Để lớp xây dưới cùng ngang bằng cần phải làm gì?
Trả lời:
Nền nhà thường không bằng, để các lớp xây được ngang bằng, ngay tại lớp
xây đầu tiên ta dùng ni vô để kiểm tra độ thăng bằng của cả hai mỏ góc hai
đầu, và điều chỉnh chúng bằng độ dầy mỏng của lớp gạch và mạch vữa nằm
dưới cùng (nếu độ chênh lệch giữa 2 đầu là lớn thì đối với tường dày ≥ 220
thì ta có thể dựng bề ngang các viên gạch tại đầu thấp trong lớp này lên, gọi
là xây vỉa).
Câu 64: Để các lớp xây bên trên (không phải lớp dưới cùng) ngang bằng cần
phải làm gì?
Trả lời:
Các lớp xây bên trên thì có thể không cần kiểm tra độ thăng bằng bằng nivo,
nhưng được điều chỉnh độ ngang bằng, bởi chiều cao như nhau (75-77mm)
của vạch cữ hay thước di động tại mỏ góc hai đầu phân đoạn xây, và bởi độ
thăng bằng của lớp xây ngay bên dưới.
Câu 65: Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, loại khối xây nổi như khối xây
tường cần phải kiểm tra độ ngang bằng của các lớp xây nằm tại các mức cao
độ nào?
Trả lời:
Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc thì loại khối xây nổi như khối xây tường
cần phải kiểm tra độ ngang bằng của các lớp xây nằm tại các mức cao độ
đặc biệt như:bậu cửa sổ, lanh tô cửa, góc tường và trần (ta dùng ni-vô để
kiểm tra).
Câu 66:Các góc của các khối xây tường hoặc khối xây trụ phải vuông vì sao,
dụng cụ nào đảm bảo yêu cầu này?
Trả lời:
Các góc của các khối xây tường hay trụ cần phải vuông góc, để khi thực hiện
các công tác hoàn thiện (lát, ốp,...), bề mặt lát nền hay ốp tường hoặc trụ
được đẹp không méo tại vị trí các góc đó.
Thước góc sẽ giúp kiểm tra xem các khối xây tường hoặc khối xây trụ có
vuông hay không.
Câu 67: Mặt bên của các khối xây nổi trên mặt đất phải phẳng để làm gì?
Trả lời:
Mặt bên (mặt biên) khối xây phải phẳng không lồi lõm cục bộ làm khối xây
chịu lực tốt hơn, đồng thời đẹp hơn vàtiết kiệm vật liệu, nhân công hoàn
thiện.
Câu 68: Dụng cụ nào được dùng để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối
xây nổi?
Trả lời:
Để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây nổi ta dùng dụng cụ là thước
tầm.
Câu 69:Có mấy nhóm dụng cụ theo chức năng của các nhóm, tên gọi của các
nhóm dụng cụ này là gì?
Trả lời:
Có 4 nhóm dụng cụ theo chức năng chính của các nhóm:
1. Dụng cụ định hướng khối xây
2. Dụng cụ kiểm tra khối xây
3. Dụng cụ thực hiện xây chính
4. Dụng cụ phù nề.
Câu 70:Nhóm dụng cụ dẫn hướng gồmmấy phân nhóm, mỗi phân nhóm gồm
những dụng cụ nào (vẽ hình minh họa mỗi dụng cụ)? Chức năng của từng
dụng cụ dẫn hướng?
Trả lời:
Nhóm dụng cụ dẫn hướng gồm có 2 phân nhóm đó là:
- Hệ thống định hướng tổng thể khối xây trong suốt mỗi đợt xây.
- Dụng cụ định hướng cho từng lớp xây.
Hệ thống định hướng tổng thể khối xây hay còn gọi là hệ lèo bao gồm:
- Cột lèo.
- Dây lèo xiên.
- Dây lèo ngang.
- Dây lèo đứng.
Hệ thống dụng cụ định hướng cho từng lớp xây:
- Dây xây
- Thước cữ
Câu 71: Dọi là dụng cụ kiểm tra đảm bảo yêu cầu gì của công việc xây (vẽ
hình cấu tạo và cách sử dụng dọi)?
Trả lời:
Dọi là dụng cụ để dựng thẳng đứng và kiểm tra độ
thẳng đứng so với mặt đất đối với dây lèo đứng, cột
lèo; kiểmtra độ thẳng đứng của mặt bên yêu cầu thẳng
đứng của các khối xây trụ hay tường, kiểm tra độ thẳng
đứng tổngthể của các khối xây.
Câu 72: Ni vô là loại dụng cụ
kiểm tra yêu cầu kỹ thuật gì?
Trả lời:
Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ ngang
bằng của mỗi lớp xây sau khi xây.
Câu 73: Có mấy loại ni vô đặc tính và cách sử dụng của từng loại ni vô (vẽ
hình nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng các loại ni vô)?
Trả lời:
Có 2 loại nivo hiện nay đang được sử dụng rộng rãi:
1. Nivo dây:
Nivo dây dựa vào nguyên lý bình thông nhau để đo cao độ của 2 điểm với
nhau. Ta điều chỉnh nivo sao cho thoát hết bọt khí và đảm bảo rằng mực
nước ở 2 nhánh của dây nivo là bằng nhau. Sau đó ta đặt nhánh thứ nhất của
nivo và điều chỉnh sao cho mực nước trong nhánh ngang bằng với điểm thứ
nhất, nhánh còn lại ta đưa lên so sánh với điểm thứ 2. Ta phải đảm bảo rằng
mực nước trong nivo là cân bằng không dao động lên xuống.
Sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Nếu điểm thứ 2 ngang bằng với mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì 2
điểm cần đo có cao độ bằng nhau.
- Nếu điểm thứ 2 thấp hơn mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì điểm thứ
2 thấp hơn điểm thứ nhất.
- Nếu điểm thứu 2 cao hơn mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì điểm thứ
2 cao hơn điểm thứ nhất.
2. Nivo thước:
Nivo thước dựa vào nguyên tắc cân bằng bọt thủy. Đặt thước nivo bắt ngang
qua 2 điểm cần đo và theo dõi bọt thủy trong ống, ta có 3 trường hợp sau:
- Bọt thủy nằm ở chính giữa, điều này chứng tỏ là 2 điểm đã nằm ngang cùng
một cao độ.
- Bọt thủy nghiêng về phía điểm 1, điều này chứng tỏ là điểm 1 cao hơn điểm
2.
- Bọt thủy nghiêng về phía điểm 2, điều này chứng tỏ là điểm 2 cao hơn điểm
1.
Câu 74:Thước tầm, thước cữ, thước góc (tức e ke, hay thước thợ) thuộc nhóm
dụng cụ nào? Đặc tính và cách sử dụng của chúng (vẽ hình)?
Trả lời:
Thước tầm, thước cữ, thước góc thuộc nhóm dụng cụ kiểm tra khối xây.
Thước tầm có cấu tạo như hình vẽ:
Thước tầm làm bằng gỗ hay hợp kim nhôm dài 2.0 – 2.5m, dùng để kiểm tra độ
phẳng của mặt bên khối xây. Để kiểm tra độ phẳng của mặt, người ta dùng thước
tầm xoa lên mặt.
Thước cữ có cấu tạo như hình vẽ:
Hình vẽ thước cữ:
Làm bằng gỗ hay kim loại trên có gắn hoặc khắc vạch cữ xây, dùng để điều chỉnh
độ dầy các lớp xây. Ngoài ra, nếu thước cữ dài và thật thẳng thì có thể dùng nó
thay cho dây lèo đứng.
Thước góc có cấu tạo như hình vẽ:
Thước góc dùng để bắt góc khối xây (kiểm tra độ vuông của góc tường)
Câu 75: Dao xây, bay, búa xây là những dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ chức
năng gì? Đặc tính và cách sử dụng chúng như thế nào (vẽ hình cấu tạo của
mỗi loại dụng cụ này)?
Trả lời:
Dao xây, bay và búa xây là những dụng
cụ thuộc nhóm dụng cụ chức năng xây
chính.
- Dao xây dùng để tạo mạch vữa
(xúc vữa, rải vữa trước khi đặtgạch, vét
vữa thừa, trèn và miết mạch vữa khi đã
đặt gạchxong), chặt gạch và đặt gạch (gõ và chỉnh gạch theo dây xây vàdây
lèo). Các chức năng này của dao xây cũng có ở bay nên cóthể dùng bay thay
cho dao xây và ngược lại. Dao xây thích hợpcho việc chặt chém các loại
gạch nguyên khối thành các viênmẩu
thích hợp, nên thường được dụng làm
dụng cụ duy nhấtthay cho bay và búa
xây khi xây gạch.
- Bay cũng có các chức năng
tương tự như dao xây là: để tạomạch
vữa và đặt gạch. Chức năng chặt chém
gạch đá nguyênkhối thành các viên
mẩu thích hợp, của bay là kém hơn. Chúngkhông thể chặt được các loại gạch
bloc lớn, có cường độ cao vàđặc biệt là đá xây.
Nên bay chỉ thích hợp để chém các loại gạchcỡ
nhỏ, có cường độ vừa phải như gạch chỉ, khi đó
bay có thể làdụng cụ xây chính duy nhất thay cho
dao xây. Còn gạch đá cỡlớn muốn pha nhỏ khi
xây, phải dùng dao xây (khi xây gạch),hay dùng
kết hợp bay với búa xây (khi xây đá). Bay hoặc
daoxây thường được người thợ nề cầm ở tay thuận
khi xây. Khi xâycác khối xây có bề mặt lớp lớn và
chạy dài, để tăng năng suấtcó thể rải vữa bằng
xẻng.
-
- Búa xây là loại dụng cụ chuyên dùng để
xây đá, công dụng làđể pha nhỏ dựa theo thớ đá,
các khối đá nguyên khối với hình dạng bất kỳ
thành các viên đá có hình dạng (khốivuông vức,
phiến, nêm hay trứng) và kích thước phù hợp với
yêu cầu đặc thù của từng vị trí mỗi viên đá xây trongkhối xây. Búa xây là
dụng cụ chuyên để thao tác với đá xây trong khối xây đá. Khi xây đá kết hợp
búa xây vớibay (dụng cụ để thao tác với vữa: xúc vữa, phất vữa trèn mạch
và miết mạch vữa).
Câu 76: Các dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào mấy phân
nhóm, mỗi phân nhóm gồm những dụng cụ nào (vẽ hình cấu tạo từng dụng
cụ)?
Trả lời:
Dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào vào thành 4 phân nhóm sau:
 Dụng cụ đong đếm vật liệu: hộc đong vật liệu theo thể tích, xô, thúng (đong
cát, vôi, xi măng, nước,...),
 Dụng cụ nhào trộn vữa: xẻng, cuốc,...
 Dụng cụ để vận chuyển vật liệu (vữa, gạch đá): xe cút kít, xe cải tiến,...
 Dụng cụ chứa đựng vật liệu khi xây: hộc chứa vữa,... Giáo công tác
Câu 77: Các cách dùng dọi để dựng các dây lèo đứng được thực hiện như thế
nào?
Trả lời:
Ta dùng quả dọi buộc vào dây lèo đứng, sau đó từ từ hạ quả dọi xuống cách
đất khoảng 5cm hoặc có thể cho quả dọi xuống chạm khẽ vào mặt đất, sau
đó đánh dấu lại điểm chạm đó. Sau đó ta tháo quả dọi ra khỏi dây lèo đứng
và đặt viên bắt mỏ đè lên dây lèo đứng tại vị trí đã đánh dấu. Cuối cùng ta
lại dùng dây dọi để kiểm tra lại một lần nữa xem dây lèo đứng đã thẳng
đứng hay chưa bằng cách đo khoảng cách giữa dây dọi và dây lèo đứng tại 2
vị trí. Nếu 2 khoảng cách này bằng nhau thì dây lèo đứng đảm bảo thẳng
đứng, còn nếu không ta phải hiệu chỉnh cho đến khi nào, 2 khoảng cách đó
bằng nhau thì thôi.
Câu 78: Có mấy loại dây lèo?
Trả lời:
Có 3 loại dây lèo đó là:
- Dây lèo đứng
- Dây lèo ngang
- Dây lèo xiên
Câu 79:Dây lèo xiên thường được sử dụng ở trong công việc xây các khối xây
nào (vẽ hình minh họa từng trường hợp sử dụng dây lèo xiên)?
Trả lời:
Dây lèo xiên thường được sử dụng trong những công việc xây mặt bên của
các khối xây có mặt bên nằm nghiêng như các khối xây đê đập.
Trong các công trình xây dựng dân dụng thì dây lèo xiên còn dùng trong việc dựng
các đoạn nghiêng ở mái nhà của tường đầu hồi. Như hình vẽ trang tiếp theo
Dây lèo xiên còn ứng dụng trong việc xây dựng cầu thang. (hình vẽ trang tiếp theo)
Câu 80:Mặt phẳng lèo là các mặt gì trong công việc xây?
Trả lời:
Mặt phẳng lèo đóng vai trò là các mặt phẳng giới hạn biên của khối xây.
Khối xây được giới hạn trong phạm vi các mặt phẳng lèo.
Câu 80:Mặt phẳng lèo là mặt gì trong công việc xây ?
Trả lời:
Mặt phẳng lèo trong việc xây là mặt phẳng được giới hạn bởi các dây lèo đứng và
dây lèo ngang mà trong quá trình xây mỗi đợt xây, các mặt biên của quá trình xây
được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này.
Câu 81:Các mặt phẳng lèo được cấu tạp từ các loại dụng cụ gì?
Trả lời:
Mặt phẳng lèo được cấu tạo từ các dây lèo đứng, dây lèo ngang và dây lèo xiên.
Ngoài ra còn có các cộtlèo để cố định các dây lèo ngang. Một mặt phẳng lèo có
thể gồm 2 trong 3 loại dây lèo.
Câu 82:Các mặt phẳng lèo để làm gì?
Trả lời:
Mặt phẳng lèo có tác dụng trong quá trình xây mỗi đợt xây các mặt bieencuar quá
trình xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này.
Câu 83:Dây xây là loại dụng cụ định hướng gì? Đặc tính của nó như thế nào?
Trả lời:
Dây xây là loại dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xây. Dây xây làm
hai nhiệm vụ vừa điiều chỉnh mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây
trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng
đồng thời kết hợp cùng với các dụng cụ dầy (cữ xây) của lớp xây.
Câu 84. Vị trí của dây xây như thế nào với mặt phẳng lèo và các dây lèo?
Trả lời:
Dây xây thuộc mặt phẳng lèo và song song với dây lèo đứng, vuông gọc với dây
lèo ngang.
Câu 85. Dây xây định hướng cáigì cho mỗi lớp xây?
Trả lời:
Dây xây định hướng mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng
với mặt phẳng lèo đồng thời điiểu chỉnh cao độ của toàn bộ lớp xây được ngang
bằng.
Câu 86. Dây lèo ngang được ghim vào đâu?
Trả lời:
Dây lèo ngang được ghim vào 2 cộtlèo ở 2 đầu, ở cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với
sàn công tác (cao hơn chiều cao của một đợt xây, nhưng trong tầm với của người
thợ).
Câu 87. Chức năng của dây lèo ngang để làm gì, trong công việc xây khối xây
tường?
Trả lời:
Chức năng của dây lèo ngang để là nơi căng giữ dây lèo đứng.
Câu 88. Để đảm bảo độ chính xác của hệ lèo khi dẫn hướng tổng thể và để
thuận tiện khi dựng hệ lèo thì dây lèo ngang thường được căng ở độ cao nào?
Trả lời:
Cao khoảng 1,8-2 m so với sàn công tác.
Câu 89. Tại sao khi dùng dây lèo đứng xây các khốixây thẳng đứng (như
tường, trụ) cầnxây tạm các viên bắt mỏ tại các vị trí các đầu góc phân đoạn
của mỗi lớp xây?
Trả lời:
Tại vì để đảm bảo độ căng của các dây lèo đứng thì đầu trên của dây lèo đứng
được treo buộc vào lèo ngang đầu dưới được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới
cùng của viên bắt mỏ lớp dưới cùng.
Câu 90. Cột lèo cải tiến có mấy chức năng (vẽ hình cấu tạo của cộtlèo cải
tiến)?
Trả lời:
Cột lèo cải tiến có các chức năng sau:
-Là chỗ căng dây lèo và dây xây
-Là chỗ chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi
-Điều chỉnh độ đồng đều và độ ngang bằng của các lớp xây
s
Câu 91. Tại sao khi dùng cộtlèo cảitiến thay cho dây lèo đứng thì không cần
xây tạm các viên bắt mỏ góc ở hai đầu mỗi phân đoạn?
Trả lời:
Tại vì cộtlèo cải tiến được làm từ các thanh trụ thẳng tương đốichuẩn (như thước
tầm làm cột lèo), thì khi được dọi đứng cộtlèo loại này có thể thay thế cho dây lèo
đứng ở các vị trí bắt mỏ tại hai đầu mỗi phan đoạnnên không cần phải leo giữ các
dây lèo đứng bằng các viên bắt mỏ nữa vì thế có thể bỏ các viên bắt mỏ đi.
Câu 92. Tại vị trí góc tường hay trụ, người thợ xây phải chú ý xây bám dây
theo mấy loại dây dẫn hướng?
Trả lời:
2 loại:
-Dây xây
-Dây lèo đứng
Câu 93. Xây bám dây xây nghĩa là như thế nào?
Trả lời:
Xây bám dây xây là sau khi đặt viên gạch vào vị trí thì dùng dao xây gõ vào mặt
trên viên gạch sao cho mặt trên lớp xây (cũng là mặt trên mỗi viên gạch trong lớp)
được chỉnh ngang bằng độ cao dây xây. Các viên gạch ở hàng biên của mỗi lớp
luôn được chỉnh mặt bên song song cáchđều với dây xây một khoảng hở bằng bề
ngang dây xây(1 mm).
Câu 94. Làm thế nào để điều chỉnh các hàng trên của lớp xây nhiều hàng gạch
theo dây xây?
Trả lời:
Dùng dao xây gõ vào mặt trên viên gạch theo một góc nghiêng hướng vào phía cần
chỉnh ngang, không được phép gõ ngang tường trành làm long mạch vữa đặc biệt
với tường 110, vì tường đang xây thường không chịu được lực xô ngang.
Câu 95. Để dây được căng và ngang bằng thì nó được ghim 2 đầu vào đâu và
chiều dài căng dây xây (và cũng là chiều dài phân đoạn) tối đa là bao nhiêu để
dây xây không bị võng?
Trả lời:
Tối đa là 12 m để dây xây không bị võng.
Câu 96. Góc tường và trụ phải xây bám dây lèo đứng là như thế nào?
Trả lời:
Là cạnh góc ngoài của viên gạch tại góc của tường hay trụ song songvà cách đều
dây lèo đứng một khe hở bằng một thân dây(khoảng 1 mm).
Câu 97. Gạchchỉ tiêu chuẩn là loại gachnhư thế nào?
Trả lời:
Là gạch đá sét nung, cường độ Rn > 75kg/cm2, kích thước thông thường
220x105x60.
Câu 98. Có mấy loại phẩm cấp gạchchỉ có thể dùng được trong khối xây gạch
chỉ?
Trả lời:
3 loại:
-Gạch loại A-chính phẩm(tiêu chuẩn)
-Gạch loại B(thứ phẩm)
-Gạch loại C( thứ phẩm)
Câu 99.Gạchchỉ loại B là loại gạchchỉ như thế nào?
Trả lời:
Là loại gạch chỉ non, đúng kích thước nhưng không đạt cường độ tiêu chuẩn R<75
kg/cm2.
Câu 100. GạchloạiB được dùng cho những khối xây nào?
Trả lời:
Gạch loại B dùng để xây ở bộ phận ít chịu lực và thời tiết (như vách ngăn phòng,
nhà tam,vv,..).
Câu 101. Gạchchỉ loại C là loại như thế nào?
Trả lời:
Là loại gạch chỉ già phồng rộp cong vênh, nhưng cường độ cao R>75kg/cm2.
Câu 102. GạchloạiC được dùng cho những khối xây nào?
Trả lời:
Gạch loại C được dùng trong xây móng (khai thác khả năng chịu lực mà không cần
chú ý đến hình dáng khối xây.
Câu 103. Tạisao phải xếp gạchtại vị trí bãi tập kết, còntại phân đoạn xây thì
không được xếp kiểu mà phải để rải ra theo tuyến vừa đủ theo nhịp độ xây?
Trả lời:
Vì số lượng gạch nhiều và nhiều phân đoạn xây nê phải xếp kiêu ở bãi tập kết, và
xếp kiêu để kiểm tra số lượng một cách dễ dàng. Tại phân đoạn xây không nên xếp
kiêu mà rải gạch theo tuyến xây đủ lượng xây để đảm bảo cho công tác xây.
Câu 104. Xếp kiêu gạch10 như thế nào (vẽ hình các loạilớp kiêu 10)?
Trả lời:
Gạch xếp hiểu kiêu 10 là được xếp thành kiêu cao 20-25 tầng (khoảng 1,5 m). Lớp
trên so le (khóa mạch) với lớp dưới. Số lượng viên gạch trong 1 lớp là 10 viên.
Câu 105. Độ cao của mõi kiêu là bao nhiêu, mỗi kiêu có khoảng bao nhiêu lớp,
tương ứng với khoảng bao nhiêu gạch/kiêu?
Trả lời:
Độ cao mỗi kiêu khoảng 1,5 m, cao khoảng 20-25 lớp, và tương ứng có thể là 8,
10, 12, 20 viên, nhưng thường là 10 viên.
Câu 106.Vữa vôi là loại vữa như thế nào?
Trả lời:
Vữa vôi là loại vữa gồm cát và vôi được trộn với nước.
Câu 107. Cáchtrộn thủ công vữa vôi từ vôi bột như thế nào?
Trả lời:
Khi trộn vữa vôi bằng vôi bộtthì phải quây cát thành khay tròn trước, đổ nước vaò
giữa trước rồi mới cho vôi vào, vì vôi cần phản ứng trương nở nước (tôi) tăng thể
tích rất nhiều. Sau khi vôi đã trở thành dung dịch mới nạo dần bờ be cát và trộn
đều vôi nước thành vữa.
Câu 108.Cáchtrộn thủ công vữa tôi từ vôi nước như thế nào?
Trả lời:
Nếu vữa dùng vôi tôi (nước), thì tương tự như vôi bột, chỉ khác là vôi tôi được đổ
đồng thời với nước vào giữa vòng cát hoặc xi măng cát và được hòa nhuyễn thành
nước trước khi trộn đều thành vữa.
Câu 109. Vữa tam hợp (ba ta) là loạivữa hư thế nào?
Trả lời:
Là vữa có thành phần cát và xi măng và vôi trộn đều với nước.
Câu 110. Cáchtrộn vữa tam hợp như thế nào?
Trả lời:
Cát được đổ thành đống sau đố trộn đều với xi măng vào.
Khi trộn vữa tam hợp bằng vôi bột thì phải quây đống cát-xi măng thành khay tròn
trước, đổ nước vào giữa rồi mới cho vôi bộtvào, vì vôi cần phản ứng trương nở
với nước (tôi) tăng thể tích rất nhiều. Sau khi vôi đã trở thành dung dịch vôi nước
mới nạo dần bờ be hỗn hợp cát – xi măng và trộn đều với vôi nước thành vữa.
Khi trộn vôi tam hợp bằng vôi tôi thì phải quây đống cát – xi măng thành khay tròn
trước, vôi tôi được đổ đồng thời với nước vào giữa dòng và được hòa nhuyễn thành
nước. Sau đó trộn đều nên ta được vũa tam hợp.
Câu 111. Vữa xi măng cáy là loại vữa như thế nào?
Trả lời:
Vữa xi măng cát có thành phần là cát và xi măngtrộn đều với nước.
Câu 112. Cáchtrộn thủ công vữa xi măng cát như thế nào?
Trả lời:
Để giảm bớt bụi khi trộn vữa ta đổ cát ẩm trùm lên xi măng rồi trộn đều theo đúng
cấp phối, rồi bới rộng thành khay tròn rồi tiếp theo đổ lượng nước được đong chính
xác để đảm bảo độ sụt của vữa vao giữa và đảo đều trộn thành vữa.
Câu 113. Mác vữa là gì?
Trả lời:
Là cường độ nén trung bình của các mẫu lập phương 70,7x70,7x70,7 mm, ở tuổi
28 ngày, theo TCVN 3121-1979.
Câu 114. Có các loạicấp mác vữa nào?
Mác vữa có những loại sau :2,4(vữa vôi), 10, 25,50,75,100,125,150.
Câu 115. Trong dải phân bố mác vữa thì vữa vôi có thể đạt những mác nào?
Trả lời:
Vữa vôi chỉ có thể đạt tới mác 2 hoặc 4.
Câu 116. Trong dải phân bố mác vữa thì vữa tam hợp và vữa xi măng có thể
đạt tới những mác nào?
Trả lời:
Vữa tam hợp và vữa xi măng có thể đạt tới các mác từ 10 đến 150.
Câu 117. Cấpphối vữa là gì?
Trả lời:
Là hàm lượng (thành phần) các vật liệu thành phần để tạo ra 1 m3 vữa.
Câu 118. Để tìm ra cấpphối vữa đối với các vật liệu ngoàicông trường cho ra
được đúng mác vữa thiết kế, thì thí nghiệm cấp phối để làm gì?
Trả lời:
Để tìm đugns mác vữa thì trong phòng thí nghiệm ta tiến hành đúc thử và nén các
mẫu vữa lập phương 70,7x70,7x70,7 mm, ở tuổi 28 theo TCVN 3121-1979.
Câu 119. Tổ chức mặt bằng phân đoạn thi công một cáchkhoa học như thế
nào?
Trả lời:
Mặt bằng thi công thường được chia thành ba dải thi công kiền kề nhau:
 Dải thứ nhất: là dải sản phẩm, là vị trí mà phân đoạn xây tường sau khi
xây xong sẽ nằm ở đó. Hệ thống dây lèo cột lèo và dây xây được cang ở
đây, về phíamặt tường bên kia đốixứng với mặt tường người thợ xây.
Như vậy, để khi xây người thợ không chạm vào làm lệch hệ thống định
hướng gồm: cọtlèo, dây lèo, dây xây,để tường không bị khuyết tật.
 Dải ở giữa: là giải công tác, là nơi người thợ đứng để thao tác xây, nơi để
vật liệu gạch và vữa xây ngay. Thường thì gạch và vữa mỗi thứ để ột bên
người thợ xây (vữa đặt phía tay cầm dao xây của thợ). Không gian thao
tác tối thiểu của mỗi người thợ xây là 1m. Khi xây những đợt xây trên
cao, hệ thống giáo công tác được lắp dựng trong dải không gian này để
người thợ đứng lên trên xây.
 Dải ngoài cùng: Là dải vận chuyển tạo thành tuyến đường vân chuyển
gạch từ nơi tập kết và vữa từ nơi trộn về để xây.
Câu 120. Tuyến không gian sản phẩm nằm ở đâu trong mặt phẳng phân đoạn
xây, vị trí của nó được xác định bởi gì?
Trả lời:
Tuyến không gian sản phẩm nằm ở dải thứ nhất trong mặt bằng phân đoạn, vị trí
của nó được xác định bởi hệ thống dây lèo, cột lèo, dây xây.
Câu 121.Trongtuyến sản phẩm chứa những gì?
Trả lời:
-Đây là vị trí mà sau khi xây xong phân đoạntường sẽ nằm ở đó.
-Trong tuyến sản phẩm có:Hệ thống dây lèo cộtlèo,dây xây sẽ được căng ở
đây,về phía bên kia của mặt tường.
Câu 122.Hệ lèo thường được dựng ở vị trí nào của tuyến sản phẩm?
Trả lời:
-Tại 2 điểm góc biên của trục tường trên mặt nền ta dựng 2 cộtlèo,góc của cột
lèo trùng vs 2 điểm trên.
Câu 123.Vịtrí tuyến công tác nằm ở đâu trong mặt bằng phân đoạn xây?
Trả lời:
-Tuyến công tác nằm ở chính giữa của phân đọa xây.Hai bên là tuyến sản
phẩm và tuyến vận chuyển.
Câu 124.Tuyếncông tác chứa những thứ gì?Vị trí người đứng xây trong tuyến
công tác so với khối xây,so với vật liệu xây ngay,so với hệ thống dẫn hướng
tổng thể (hệ lèo) như thế nào?
Trả lời:
-Tuyến công tác là nơi để vật liệu:gạch và vữa để xây ngay.Vữa để phíabên tay
cầm dao xây còn gạch để phía bên tay cònlại của người đứng xây.Cột lèo ở 2 đầu
so vs người xây,con dây xây ở phía bên kia của mặt tường so với người xây.
Câu 125.Không giancần thiết để 1 người thợ xây thao tác công việc đạt năng
suất nhất là bao nhiêu m2
?
Trả lời:
-Tối thiểu là 1m2,và chiếm khoảng 1m chiều dài phân đoạn xây.
Câu 126.Mỗicông nhân cầnphải đảm nhiệm 1 đoạn tuyến sản phẩm là bao
nhiêu khi chỉ đứng tại 1 vị trí?
Trả lời:
-1m
Câu 127.Biênchế tổ đội công nhân tối thiểu cho công tác xây(công việc xây tại
mỗi phân đoạn)là bao nhiêu,thường mấy thợ cả,mấythợ phụ?
Trả lời:
-5 người:2 thợ cả,1 thợ chính và 2 thợ phụ.
Câu 128.Trongcông việc xây,giáo công tác dùng để làm gì?
Trả lời:
-Dùng để cho người thợ xây có thể xây các phân đoạn trên cao,thương cao trên
1,5m
Câu 129.Vịtrí của giáo công tác nằm ở đâu trong mặt bằng xây?
Trả lời:
-giáo công tác nằm ở tuyến công tac trong mặt bằng xây.
Câu 130.Cónên xếp vật liệu ùn ứ 1 lần,kiêu gạchthành chồng cao ở phân
đoạn xây ko?Vìsao?
Trả lời:
-Không.Vì như vậy sẽ gây khó khăn cho trong việc lấy vật liệu và làm khó
khăn trong thao tác của người thợ xây.Chúng ta nên rải đều vật liệu trên toàn bộ
tuyến xây,phân đoạn xây.
Câu 131.Đểcấpvật liệu dần vào tuyến công tác trong phân đoạn xây phù hợp
với nhịp độ xây thì tuyến không gian vận chuyển phải nằm ở đâu?
Trả lời:
-Tuyến không gian vận chuyển nằm ở dải ngoài cùng.
Câu 132.Cáchdựng hệ dây lèo và dây xây như thế nào?
Trả lời:
-Cách dựng hệ lèo: Tại hai điểm góc biên của trục tường, được xác định sẵn
trên nền, ta dựng hai cột lèo, góc cộtlèo trùng với hai điểm trên. Dùng dọichỉnh
cho hai cột lèo này đứng thật thẳng đứng theo cả hai phương : phương trục tường
và phương góc với tường. Khi trục tường được chia thành nhiều phân đoạn tường,
để các phân đoạn xây nối nhau thẳng hàng trên cùng một trục, qua hai đầu trên của
hai cột lèo, dọc theo mép biên tường định xây, ta buộc một dây lèo ngang bằng
thép. Trên dây lèo ngang có treo các lèo đứng trung gian, được dọiđứng theo cả
hai phương giống như với cột lèo và ghim đầu dưới vào mạch vữa nằm dưới cùng.
Nếu phân đoạn tường trung giang có các góc tường, góc trụ liền tường, thì chân
các điểm góc này trên nền phải nằm trên hình chiếu của lèo ngang trên nền, do các
phân đoạn cùng trên một trục, và tại các điểm này ta ghim đầu dưới các dây lèo
đứng trung gian hay thước cữ góc vào đó. Đầu trên của các dây lèo đứng hay thước
cữ góc này được treo buộc vào lèo ngang và được điều chỉnh bằng dọi cho thẳng
đứng với đầu dưới theo cả hai mặt : mặt tường và mặt vuông góc. Tại mỗi đầu mỏ
của một phân đoạn phải có một dây lèo đứng. Khoảng cách giữa các lèo đứng
không quá 12m để dây xây không vị võng. Sau khi xây xong những viên góc hoặc
mỏ của một, hai lớp dưới cùng, đầu dưới của tất cả các dây lèo đứng được ghim
vào mạch vữa ngang dưới cùng và được kiểm tra lại bằng dọi.
Hệ thống lèo trên sẽ định hướng cho cả một đợt xây cho nên sau khi dựng xong
phải giữ ổn định không xê dịch hệ này cho đến khi xây đợt mới.
-Cách căng dây xây: Dây xây luôn nằm trong mặt phẳng dây lèo đứng và lèo
ngang, nhưng do luôn phải thay đổi vị trí theo từng lớp xây, nên nó phải được cằng
vào bên trong lèo đứng, nằm cùng phía với tường và người xây so với hệ lèo, để
tránh va chạm lạm sai lệch dây lèo đứng trong khi lên dây
Nếu dùng thước cữ góc hay cộtlèo, ta móc mỗi đầu dây xây vào vạch cữ trên
thước cữ hay thước cữ di động trên cộtlèo. Trường hợp chỉ dùng lèo đứng trong
phân đoạn xây , thì tại mỏ góc hai đầu phân đoạn phải định vị trước và xây tạm
trước một, hai lớp tường tại vị trí này gọi là xây bắt mỏ, để lấy chỗ cắm dây lèo
đứng và dây xây. Khi xây tường dùng lèo đứng luông phải xây bắt mỏ góc trước
một đến hai lớp trên để lấy chỗ ghim dây xây. Sau khi đã căng ngang bằng dây xây
vào hai mỏ góc hai đầu, thì phải chỉnh chính xác mép biên các viên mỏ góc trong
cùng một lớp xây bắt mỏ cho song song với dây xây.
Câu 133.Tạisao có thể nói rằng dây xây có tính động,cònhệ lèo có tính chất
tĩnh?
Trả lời:
-Vì hệ lèo có tính chất định hướng cho cả 1 đợi xây,ko được xê dịch nên hệ lèo
có tính chất tĩnh.Còndây xây chỉ định hướng cho 1 lớp xây,khi hết lớp dây thì ta
lại dịch chuyển dây xây lên lớp bên trên nên dây xây có tính chất động.
134.Quy trình xây cơ bản gồm mấy bước?là những bước nào?
-Gồm 3 bước:
Bước 1: Tổ chức phân đoạn xây.
Bước 2:Thiết lập hệ thống lèo và dây xây định hướng cho khối xây.
Bước 3:Rải vữa và đặt gạch.
Câu 135.Nêucấutạo của khối xây tường 110(Vẽ hình)?
Trả lời:
-Tường 110 là tường có kíchbề rộng là 110mm,gần bằng kích thước bề rộng
của 1 viên gạch.
Như vậy để xây tường 110 ta chỉ cần xây các hàng 1 viên gạch,sao cho không
trùng mạch đứng.
Câu 136.Cáchxâytường đơn 110(vẽ hình)?
Trả lời:
-Bước 1:chuẩn bị vật liệu xây
-Bước 2:thiết lập hệ lèo và dây xây
-Bước 3: +xây lớp thứ nhất thẳng theo dây xây,lớp thứ nhất là các viên gạch
được gắn với sàn bằng mạch nằm và gắn với nhau bằng mạch đứng ở hai đầu.
+sau khi xây xong lớp thứ nhất,chỉnh dây xây lên cao và xây lớp thứ
2 tương tự lớp đầu.Trong quá trình xây những lớp tiếp theo cần chú ý tránh trùng
mạch.
Câu 137.Nêucấutạo của khối xây tường 110 bổ trụ(vẽ hình)?
Trả lời:
- Cấu tạo tường tự như tường 110 chỉ khác là để tăng khả năng chịu lực của
tường 110 biến tường này thành tường chịu lực, người ta thường xây kèm vào
tường 110 các trụ cách nhau ≤ 3m, (2,5 ÷ 3 m).
Câu 138.Cáchxâytường 110 bổ trụ(vẽ hình)?
Trả lời:
-Kỹ thuật xây loại này tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật chung, các
bước tiến hành cơ bản của công tác xây. Ngoài ra, có thêm một số kỹ thuật bổ xung
sau :
+Trong tường 110 bổ trụ, để đảm bảo các lớp xây luôn bám dây xây
làm cho lớp xây được ngang bằng, thì trụ phải xây đồng thời với tường theo từng
lớp một.
Câu 139.Cáchxử lý hiện tượng trùng mạch tại trụ xây liền tường?
Trả lời:
- Tại vị trí trụ dễ xẩy ra hiện tượng trùng mạch trụ, nên ta phải xử lý hiện tượng
này bằng cáchxây trèn vào đó các mẩu gạch ¾ để khoảng cách giữa các mạch
đứng là ¼ viên. Trường hợp tường 110 bổ trụ 220x220 có cáchxây tại vị trí trụ
như sau :
Câu 140.Cáchđảm bảo cho trụ liền tường đứng thẳng đứng(vẽ hình)?
Trả lời:
-Để trụ đứng thẳng ta bổ sung thêm dây xây ở góc trụ.
Hai dây lèo đứng bổ xung giúp cho việc xây trụ được thẳng đứng.
Câu 141.Nêucấutao của khối xây gạch220(vẽ hình)?
Trả lời:
-Tường đôi 220 là tường chịu lực.Tường gồm 2 lớp tường 110 sát nhau,và
được gắn với nhau bằng các mạch đứng dọc.
Câu 142.Nêucác kiểulớp ngang khóa mạch dọc(vẽ hình)?
Trả lời:
-Có 3 kiểu xây lớp ngang khóa mạch dọc:
+xây 1 hàng dọc 1 hàng ngang.
+xây 3 hàng học 1 hàng ngang.
+xây 5 hàng dọc 1 hàng ngang.
Câu 143.Sosánhvề năng suất và cường độ giữa các kiểu lớp ngang khóa mạch
dọc trong khối xâu tường đôi(tường 220)?
Trả lời:
-Xây 1 dọc 1 ngang:năng suất thấp nhất nhưng cường độ cao nhất(coi là
100%).
-Xây 3 dọc 1 ngang:năng suất nhanh hơn (tầm 110%)nhưng cường độ giảm
chỉ còn khoảng 95% so vs xây 1 dọc 1 ngang.
-Xây 5 dọc 1 ngang:năng suất đạt từ 115-120%,nhưng cường độ khối xây thấp
chỉ khoảng 90%.
Câu 144.Tínhnăng chịu lực của tường đôi.?
Trả lời:
-Tường đôi là tường có khả năng chịu lực tốt nhất.
Câu 145.Cáchxâytường 220 (vẽ hình)?
Trả lời:
Bước 1: chuẩn bị vật liệu:gạch và vữa xây được chuyển đến và phân phối dọc
tuyến công tác.
Bước 2: thiết lập hệ thống lèo định hướng và dây xây định hướng(đối với
tường 220 ta dùng 2 dây xây ở 2 phía của tường)
Bước 3:Tiến hành xây:
+ Dải vữa : cần phải đủ lượng vữa, diện dải ít nhất phải lớn
hơn chiều dài viên gạch đảm bảo cho mạch vữa nằm được no vữa, khi dải
vữa chiều dày của dải vữa tạo nên mạch nằm, thường khoảng 15mm.
Dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang, nhằm
làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường. Cần lưu ý sau khi dải vữa
mạch nằm xong, thì dùng dao vét từ mạch này lên đầu viên gạch đã xây
trước trong hàng, nhằm tạo một phân mạch ngang.
+ Đặt gạch :mặt bên viên gạch bằng vói dây xây, dúi viên gạch
nghiêng 5 – 10o
+ Ngoài ra : Cần xử lý trùng mạch dọc.
Câu 146.Cách xử lý trùng mạch dọc ở góc tường đôi (vẽ hình) ?
Trả lời :
Ở góc tường góc tường 220 dễ xảy ra hiện tượng trùng các mạch ngang và
dọc. để xử lý hiện tượng này tại góc tường 220 ta sử dụng các viên gạch
mẩu, loại 3/4 viên, để xây góc. Cách xây như sau :
Câu 147.Cấutạo góc tường chắn chịu áp lực ngang dầy 220 (tường bể) khác gì
so với cấu tạo tường 220 chịu lực thẳng đứng ?
Trả lời :
-Các lớp xây cần gắn kết chặt chẽ với nhau hơn,các lỗ hở ở giữa các lớp xây
cũng phải hạn chế
Câu 148.Cáchđảm bảo cho 2 mặt tường bên ở vị trí các lớp xây dọc được
phẳng và cáchđều nhau 220?
Trả lời:
-ta sử dụng hệ thống 2 dây xây song song ở mỗi lớp xây.
Câu 149.Đốivới các lớp ngang ta có nhất thiết phải dùng 2 dây xây không?Vì
sao?
Trả lời:
-Không.Vì trong lớp ngang chiều dài viên gạch đã xấp xỉ 220mm,nên ta chỉ cần
đặt 1 đầu viên gạch vào sát dây xây.
Câu 150. Định nghĩa về giáo công tác?
Trả lời :
-Dàn giáo công tác là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các
lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ
cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn
tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các
tầng nhà,...). Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao
một cách an toàn. Dàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn
được gọi là (dàn) giáo thi công hay (dàn) giáo xây dựnghoặc giáo thi công
ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác
như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa
chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...)
Câu 151.Sosánh(sự giống và khác nhau) về chức năng, yêu cầu cầncó và cấu
tạo của giàn giáo công tác so với giáo chống cốppha.?
Trả lời:
-về chức năng:
+giống nhau:cả giáo công tác và giáo chống cốp pha đều có mục đính tạo
nên 1 mặt phẳng để đỡ bê tông khi đổ hoặc để công nhân có thể công tác ở trên cao
+khác nhau:giáo chống cốp pha có thể tạo nên mặt phẳng ngang,mặt phẳng
thẳng đứng còn giáo công tác chỉ tạo nên mặt bằng nằm ngang để côngnhân có thể
đứng trên đó.
-về yêu cầu cần có:
-về cấu tạo
Câu 152.Cóbao nhiêu kiểu giáo công tác?Kể tên?(vẽ hình từng kiểu)
Trả lời:
-Các loại giàn giáo công tác:
1. Dàn giáo công tác kiểu hệ thanh đỡ sàn ( giáo ống).
2. Dàn giáo công tác kiểu hệ khung đỡ sàn (giáo khung).
3. Dàn giáo công tác kiểu dây treo sàn (giáo treo)
4. Dàn giáo công tác kiểu tự hành.
5. Sàn công tác kiểu xe thang tự hành.
6. Sàn công tác kiểu dầm sàn conson.
7. Thang chống tựa
8. Thang treo
Câu 153. Nêu nguyên lý làm việc của các kiểu giáo công tác sau: giáo thanh,
giáo khung, giáo treo, giáo công tác kiểu thang, giáo công tác kiểu dầm conson
(vẽ hình từng loại)?
Trả lời :
1. Giáo thanh :Sử dụng hệ thanh tạo thành kết cấu giàn không gian vững
chắc để chống đỡ tải trọng bên trên
2. Giáo khung :Sử dụng hệ các khung liên kết với nhau tạo thành khung
không gian vững chắc chống đỡ tải trọng bên trên
3. Giáo treo :Sử dụng hệ thông dàn giáo treo lên trên công trình trong trường
hợp không sử dụng được dàn giáo như bình thường.
Câu 154. Trong xây dựng, theo đặc điểm công việc, thường có mấy hình thức
sử dụng giáo công tác (kéo theo cách lắp giáo tương ứng), những cách lắp
dựng và sử dụng này là những hình thức nào?
Câu 155. Lắp giáo công tác ngoài nhà (lắp liên hoàn) khác biệt gì so với lắp
giáo công tác thi công trong từng tầng?
Trả lời :
- Lắp giáo công tác ngoài nhà (lắp liên hoàn) và lắp giáo công tác thi công
trong từng tầng về cơ bản là giống nhau về kết cấu các loại giàn giáo, các cấu
kiện bộ phận và các lắp dựng dàn giáo.
- Chỉ khác nhau :
+ là của dàn giáo công tác ngoài nhà được dựng quanh chu vi nhà, neo vào
công trình, có độ cao cao hơn là giáo công tác thi công từng tầng, và được
dựng từ mặt đất độ cao theo bám theo công trình.
+ Còn giáo công tác thi công trong từng tầng được dừng bên trên kết cấu vừa
hoàn thành để thi công các hạng mục bên trong công trình và thực hiện công
tác cho kết cấu tiếp theo.
Câu 156. Nêucấu tạo của các thành phần giáo công tác kiểu khung cơ bản (vẽ
hình), nêu chức năng của các thành phần cấu tạo này?
Trả lời :
Các thành phần cơ bản :
- Khung giáo, là thành phần chịu lực chính. Khung giáo được hàn thành
khung hình chữ, từ thép ống. Bề rộng khung là 1,25 m. có hai loại cỡ giáo
với chiều cao khác nhau là : 1,53 m và 1,73 m. trên khung giáo có các gióng
thanh lên xuống , có cọc chôt liên kết các tâng khung với nhau, cao 1,1 m,
có các tai thép trong để liên kết khung với các cặp giằng. Các khung giáo
được lông với nhau, bằng cọc cốt, thành chông khung.
- Giằng giáo dùng để liên kết các khung giáo thành hệ không gian . chúng
thường làm bằng thép ống nhỏ, thép trong, hoặc thép góc nhỏ. Chúng được
liên kết với nhau bằng chốt khớp ở giữa thành từng cặp đôi để chịu kéo.
Chiều dài mỗi thanh khoảng 2,0 m. trong mỗi tầng của một khoang giáo,
nằm giữa hai chông khung giáo, phải có hai cặp giằng liên kết hai khung
giáo trong tầng giáo với nhau.
- Sàn công tác, nơi công nhân làm việc và để vật liệu, thường được lắp ở trên
thanh ngang của khung giáo. Ngoài ra sàn công tác còn có tác dụng, làm
cứng hóa hệ giáo trong mặt phẳng sàn công tác. Để tiện vận chuyển và lắp
đặt, sàn công tác làm bằng các mảng nhỏ kích thước 0,4x1,6 m. các tấm nhỏ
này đều có móc để liên kết. mỗi khoang giáo có 2 sàn công tác.
- Kích chân dùng để điều chỉnh độ cao và độ thăng bằng của hệ thống giáo.
Có cấu tạo tương tự như kích chân của giáo chống tổ hợp, nhưng nhỏ hơn.
Chúng được lồng vào chân các khung giáo tầng dưới cùng, chịu toàn bộ tải
trọng từ hệ giáo chuyền xuống. Mỗi chồng khung cần 2 chân kích.
Câu 158.Trong việc dùng giáo khung, tại sao khi lắp giáo công tác liên hoàn
ngoài nhà, ngoài các thành phần cơ bản, còn phải lắp đầy đủ các thành phần
giáo công tác bổ sung như: Lan can, hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn
vật rơi, lưới chắn bụi. Khi thi công trong từng tầng có cần phải lắp hết các
thành phần giáo công tác bổ sung không?
Trả lời :
Trong việc dung giáo khung, khi lắp giáo công tác lên hoàn nhà. Ngoài các
thành phần giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi tại vì khi lắp giáo
công tác liên hoàn ngoài nhà thường làm ở độ cao lớn nên yêu cầu phải an toàn cao
vì vậy cần hệ thống lan can bảo vệ và hệ thống liên kết vào công trình để cho
khung giáo ổn đỉnhvà chắc chắn và ở độ cao đó khi có vật rơ sẽ gây nguy hiểm đối
với người ở dưới, khi có bụi rơi nhiều sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi rộng do đó
cần đến lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi và các thành phần này không trở ngại cho
việc thi công. Còn khi thi côngtrong từng tâng ở độ cao thấp có thể không cần đến,
hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi và các thành phần
này gây trở ngại cho việc thi công.
Câu 159 : Nêu cấu tạo các kiểuliên kếtgiáo công tác ngoài vào công trình (vẽ
hình). Mật độ liên kếtgiáo vào công trình để đảm bảo an toàn phải là khoảng
bao nhiêu?
Câu 160 : Số lượng thành phần của một bộ giáo công tác kiểu khung tiêu
chuẩn do nhà sản xuất giáo sản xuất định hình sẵn?
Trả lời :
Thành phần một bộ giáo công tác cơ bản (tương ứng với 100 m2 mặt đứng
quy ước, cho loại khung 1.53 m hoặc 120 m3 mặt đứng quy ước, cho loại
khung 1,73 m), gồm : ( 6 tầng x6 khoang)
1. 42 khung giáo
2. 72 cặp giằng giáo
3. 14 kích chân
4. 12 sàn công tác.
Ngoài ra có thể có thêm : 04 bánh xe di động, 06 thang bộ lên xuống.
Câu 161 : Những thành phần cấu tạo nào của giáo công tác thường không
được sản xuất định hình trước theo bộ giáo, mà cần phải cấu tạo thêm theo
điều kiện thực tế ở công trường, các thành phần cấu tạo này thuộc nhóm các
thành phần cơ bản hay bổ sung?
Trả lời :
Các thành phần cấu tạo của giáo công tác ko được sản xuất định hình trước
theo bộ giáo, chúng thuộc nhóm các thành phần bổ sung :
1. Thang bộ lên xuống
2. Hệ lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới : lưới ngang chắn người và vật rơi
thẳng, lưới đứng chắn vật bắn ngang.
3. Bạt chắn bụi
4. Dầm con-son dỡ hệ giỡ khi bắc giỡ từ tầng nhà lưng chừng.
5. Hệ bánh xe di động.
Câu 162 : Nêu các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc đơn lẻ
trong từng tầng nhà?
Trả lời :
1. Đặt chân kích
2. Lắp khung giằng tầng một
3. Lắp nửa số sàn giáo công tác, của mỗi khoang giáo vào tầng một
4. Cân bằng tầng một, điều chỉnh độ cao của chân kích
5. Đứng lên tầng dưới đã lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên
6. Chuyển nửa số sàn công tác, của mỗi khoang giáo, từ ngoài hoặc tầng
giáo cách một tầng về phía dưới, lên lắp ở tầng vừa mới lắp khung giằng
7. Đến tầng công tác, chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang, lên
lắp ở tầng này.
Câu 163.Nêucác bước lắp dựng giáo công tác kiểukhung làm việc ngoàinhà?
Trả lời :
Các bước lắp dựng giáo công tác :
1. Đặt chân kích
2. Lắp khung giằng tầng một
3. Lắp nửa số sàn giáo công tác, của mỗi khoang giáo vào tầng một
4. Cân bằng tầng một, điều chỉnh độ cao của chân kích
5. Đứng lên tầng dưới đã lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên
6. Chuyển nửa số sàn công tác, của mỗi khoang giáo, từ ngoài hoặc tầng
giáo cách một tầng về phía dưới, lên lắp ở tầng vừa mới lắp khung giằng
7. Cứ một tầng nhà (tương đương 2-3 tầng khung giáo), khi thi công xong
các kết cấu chính, phải lắp đặt một lớp neo giáo vào công trình, theo
phương ngang. Mật độ neo giáo khoảng 10 m2 mặt đứng/01 neo. Như vậy
trong một lớp neo, khoảng cách các neo là khoảng hai khoang giáo.
8. Đến tầng công tác, chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang, lên
lắp ở tầng này.
9. Lắp lan can bảo vệ.
10.Lắp hệ thống lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới : lưới ngang chắn người và
vật rơi thẳng lưới đứng chắn bắn ngang.
11.Lắp bạt chống bụi ra ngoài lưới bảo vệ đứng móc vào thành lan lan và hệ
khung giằng giáo phía ngoài.
thực tập công nhân 33

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
The Light
 

Mais procurados (20)

Sổ tay chọn máy thi công xây dựng-Nguyến Tiến Thu
Sổ tay chọn máy thi công xây dựng-Nguyến Tiến ThuSổ tay chọn máy thi công xây dựng-Nguyến Tiến Thu
Sổ tay chọn máy thi công xây dựng-Nguyến Tiến Thu
 
5. thiet ke ket cau loi vach ts cao duy khoi
5. thiet ke ket cau loi vach   ts cao duy khoi5. thiet ke ket cau loi vach   ts cao duy khoi
5. thiet ke ket cau loi vach ts cao duy khoi
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
 
Chuong 4 nm
Chuong 4 nmChuong 4 nm
Chuong 4 nm
 
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
 
CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 2 CƠ KẾT CẤU 1
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá TầmGiáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
 
Bài tập Thiết kế Kết Cấu Thép - Trần Thị Thôn
Bài tập Thiết kế Kết Cấu Thép - Trần Thị ThônBài tập Thiết kế Kết Cấu Thép - Trần Thị Thôn
Bài tập Thiết kế Kết Cấu Thép - Trần Thị Thôn
 
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngThiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
 
Phan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nenPhan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nen
 
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳngđồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
 
Tính toán tải trọng Gió cho Nhà cao tầng theo TCVN
Tính toán tải trọng Gió cho Nhà cao tầng theo TCVNTính toán tải trọng Gió cho Nhà cao tầng theo TCVN
Tính toán tải trọng Gió cho Nhà cao tầng theo TCVN
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
 
Bài tập kết cấu thép 1 UTC có giải
Bài tập kết cấu thép 1 UTC có giảiBài tập kết cấu thép 1 UTC có giải
Bài tập kết cấu thép 1 UTC có giải
 
thuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móngthuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móng
 

Destaque

Destaque (20)

Cau hoi bao cao ttcn
Cau hoi bao cao ttcnCau hoi bao cao ttcn
Cau hoi bao cao ttcn
 
03.co so quy hoach
03.co so quy hoach03.co so quy hoach
03.co so quy hoach
 
06. don vi o
06. don vi o06. don vi o
06. don vi o
 
07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi
 
04.co cau chuc nang do t hhi
04.co cau chuc nang do t hhi04.co cau chuc nang do t hhi
04.co cau chuc nang do t hhi
 
Adiestramiento
AdiestramientoAdiestramiento
Adiestramiento
 
Arun CV123
Arun CV123Arun CV123
Arun CV123
 
resume jaggu
resume jagguresume jaggu
resume jaggu
 
Paragraph3
Paragraph3Paragraph3
Paragraph3
 
BCCS_Toppan_Tech
BCCS_Toppan_TechBCCS_Toppan_Tech
BCCS_Toppan_Tech
 
Presentacion residuos hospitalarios
Presentacion residuos hospitalariosPresentacion residuos hospitalarios
Presentacion residuos hospitalarios
 
Monografia de alejandra
Monografia de alejandraMonografia de alejandra
Monografia de alejandra
 
Merchant banking
Merchant bankingMerchant banking
Merchant banking
 
Grimms Marchen Munich Found
Grimms Marchen Munich FoundGrimms Marchen Munich Found
Grimms Marchen Munich Found
 
2559 project3334
2559 project33342559 project3334
2559 project3334
 
Margaret Johns / Graphic Designer
Margaret Johns / Graphic Designer Margaret Johns / Graphic Designer
Margaret Johns / Graphic Designer
 
แบบร่างโครงงาน
แบบร่างโครงงานแบบร่างโครงงาน
แบบร่างโครงงาน
 
Figuras literarias
Figuras literariasFiguras literarias
Figuras literarias
 
Computador
ComputadorComputador
Computador
 
Paragraph1
Paragraph1Paragraph1
Paragraph1
 

Semelhante a thực tập công nhân 33

Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà BạnBí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
Kiến Trúc KISATO
 
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
Đức Phí
 
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdfSách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
style tshirt
 
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdfSách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
style tshirt
 
Thực tập công nhân
Thực tập công nhânThực tập công nhân
Thực tập công nhân
robinking277
 
Bai giang cau tao kien truc18
Bai giang  cau tao kien truc18Bai giang  cau tao kien truc18
Bai giang cau tao kien truc18
Duy Vọng
 
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhàMột số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
Lơ Đãng
 
Www.xaydung360.vn [bản trial] hoi dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
Www.xaydung360.vn [bản trial]  hoi   dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...Www.xaydung360.vn [bản trial]  hoi   dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
Www.xaydung360.vn [bản trial] hoi dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
Van Truong
 

Semelhante a thực tập công nhân 33 (19)

Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà BạnBí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
Bí Quyết Chọn Kết Cấu Móng Phù Hợp Với Công Trình Nhà Bạn
 
Cau hoi on tap ket cau thep go
Cau hoi on tap ket cau thep goCau hoi on tap ket cau thep go
Cau hoi on tap ket cau thep go
 
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
0 b0be sg2mwzluy0etr3nrn3fqtve
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Sử dụng tôn định hình
Sử dụng tôn định hìnhSử dụng tôn định hình
Sử dụng tôn định hình
 
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốtBài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
 
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdfSách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn trong Cấu tạo kiến trúc.pdf
 
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdfSách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
Sách hướng dẫn học Cấu tạo kiến trúc.pdf
 
Thiết kế lỗ mở trên dầm
Thiết kế lỗ mở trên dầmThiết kế lỗ mở trên dầm
Thiết kế lỗ mở trên dầm
 
Đề tài: Khu giảng đường C1 trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, HAY
Đề tài: Khu giảng đường C1 trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, HAYĐề tài: Khu giảng đường C1 trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, HAY
Đề tài: Khu giảng đường C1 trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, HAY
 
Thực tập công nhân
Thực tập công nhânThực tập công nhân
Thực tập công nhân
 
Luận văn Thạc sĩ Hiệu bộ trường THCS huyện An Lão, Hải Phòng
Luận văn Thạc sĩ Hiệu bộ trường THCS huyện An Lão, Hải PhòngLuận văn Thạc sĩ Hiệu bộ trường THCS huyện An Lão, Hải Phòng
Luận văn Thạc sĩ Hiệu bộ trường THCS huyện An Lão, Hải Phòng
 
Luận văn Thạc sĩ Nhà làm việc khu hiệu bộ trường THCS huyện An Lão – Hải Phòng
 Luận văn Thạc sĩ Nhà làm việc khu hiệu bộ trường THCS huyện An Lão – Hải Phòng Luận văn Thạc sĩ Nhà làm việc khu hiệu bộ trường THCS huyện An Lão – Hải Phòng
Luận văn Thạc sĩ Nhà làm việc khu hiệu bộ trường THCS huyện An Lão – Hải Phòng
 
Bai giang cau tao kien truc18
Bai giang  cau tao kien truc18Bai giang  cau tao kien truc18
Bai giang cau tao kien truc18
 
Bai giang ket cau btct version1
Bai giang ket cau btct version1Bai giang ket cau btct version1
Bai giang ket cau btct version1
 
Giao trinh cau tao kien truc
Giao trinh cau tao kien trucGiao trinh cau tao kien truc
Giao trinh cau tao kien truc
 
Cong ty nhom kinh cao cap Toan Cau - chia se tai lieu giao trinh kien truc
Cong ty nhom kinh cao cap Toan Cau - chia se tai lieu giao trinh kien trucCong ty nhom kinh cao cap Toan Cau - chia se tai lieu giao trinh kien truc
Cong ty nhom kinh cao cap Toan Cau - chia se tai lieu giao trinh kien truc
 
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhàMột số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
 
Www.xaydung360.vn [bản trial] hoi dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
Www.xaydung360.vn [bản trial]  hoi   dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...Www.xaydung360.vn [bản trial]  hoi   dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
Www.xaydung360.vn [bản trial] hoi dap thiet ke va thi cong kc nha cao tang...
 

thực tập công nhân 33

  • 1. Câu 1: Định nghĩa khốixây là gì? Trả lời: -Tập hợp của các viên gạch hoặc đá -Các viên này sắp xếp thành lớp và hàng -Giữa chúng (viên gạch đá) là mạch hay mạch vữa -Theo quy luật nhất đinh (không trùng mạch) để đảm bảo chịu lực (ứng lực nén) và không bị dịch chuyển -Khối xây chính là kết cấu xây nhìn theo khía cạch cách thức chế tạo nên kết cấu xây. Câu 2 : Cấu tạo cơ bản của khối xây? Trả lời: -Cấu tạo của khối xây bao gồm các lớp xây -Mỗi lớp xây được xậy bởi một lớp gạch ( lớp dọc hoặc lớp ngang ) + mạch đứng + mạch dọc ( tuân theo quy tắc : không trùng mạch ) -Lớp gạch bao gồm 2 loại:  Lớp dọc : toàn hàng dọc  Lớp ngang : có chứa hàng ngang -Mạch vữa bao gồm 2 loại :  Mạch đứng :nằm giữa các viên gạch theo phương chịu lực nén  Mạch nằm : nằm giữa các viên gạch theo phương vuông góc với phương chịu lực nén -Ta có cấu tạo cơ bản của khối xây như hình sau:
  • 2. Câu 3 : Các loạivật liệu tạo nên khối xây (xét về cường độ chịu lực) bao gồm những gì? Trả lời: a.Phầnchịu lực:  Đá hộc (đá vôi thiên nhiên không định hình), đá đẽo (đá thiên nhiên: đá vôi, đá ong được đẽo gọt).  Gạch: gạch nung (gạch chỉ đặc và lỗ, gạch lỗ…), gạch không nung (gạch silicat, gạch xỉ…) b.Chất kết dính : xi măng. c.Cốtliệu nhỏ : cát. d.Nước. Câu 5 : Lớp xây là gì? Trả lời:
  • 3. Lớp xây là một bộ phận của khối xây. Lớp xây = lớp gạch đá + một mạch nằm + một mạch đứng. Câu 6: Cấu tạo của lớp xây ? Trả lời: Cấu tạo của lớp xây bao gồm : một lớp gạch đá + một lớp mạch nằm + một lớp mạch đứng. Câu 7: Trong lớp xây có thể có mấy hàng gạch? Trả lời Trong mỗi lớp xây có một lớp gạch. Lớp gạch bao gồm :  Lớp ngang  Lớp dọc Như vậy trong mỗi lớp xây có thể có nhiểu hàng gạch tùy thuôc vào kích thước khối xây, được sắp xếp theo các lớp gạch dọc , gạch ngang khác nhau Câu 8 : Hàng gạchdọc là hàng như thế nào? Vẽ hình. Trả lời : Viên gạch đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên dọc. Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc. Hình vẽ : Câu 9:Hàng gạchngang là hàng như thế nào? Vẽ hình.
  • 4. Trả lời: Viên gạch đá có bề ngang được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên ngang. Hàng gồm toàn viên ngang, gọi là hàng ngang. Hình vẽ : Câu 10:Lớp xây dọc là lớp xây như thế nào? Trả lời: Các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp theo cùng một hướng gọi là lớp xây dọc (lớp Dọc thuần túy ) Câu 11:Lớp xây ngang là lớp xây như thế nào? Trả lời: Các lớp xây có tồn tại một hay nhiều hàng gạch ngang có thể gọi là lớp ngang. Câu 12:Đặt trong lớp xây, hàng trèn là những hàng có vị trí ở đâu? Trả lời: Hàng nằm bên trong lõi khối xây gọi là hàng trèn. Câu 13:Đặt trong lớp xây, hàng ngoàilà những hàng có vị trí ở đâu? Trả lời: Hàng nằm giáp mặt bên khối xây gọi là hàng ngoài. Câu 14 : Có mấy loạimạch vữa trong khối xây? Trả lời: Có 2 loại mạch vữa trong khối xây bao gồm :
  • 5.  Mạch đứng : mạch giữa các lớp gạch đá,đặt theo phương của lực nén  Mạch nằm : mạch giữa các lớp gạch đá, đặt theo phương vuông góc với phương lực nén Câu 15:Mạchđứng là mạch thế nào và có mấy loại? Trả lời: Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp (chỉ nằm trong nội bộ một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu lực nén gọi là các mạch vữa đứng. Mạch vữa đứng gồm có 2 loại là mạch vữa đứng dọc và mạch vữa đứng ngang:  Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc).  Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang). Câu 16:Mạch nằm là mạch thế nào? Trả lời: Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song với mặt lớp và vuông góc với phương của lực nén, gọi là mạch vữa nằm. Câu 17:Mạch dọc là mạch thế nào? Trả lời: Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc). Câu 18:Mạch ngang là mạch thế nào? Trả lời: Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang). Câu 19:Trong cấu tạo khối xây, các mạch vữa đứng của các lớp xây phải có vị trí như thế nào so với nhau? Trả lời: Trong cấu tạo khối xây, để đảm bảo cho khối xây chịu lực nén ép tốt như
  • 6. một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của các phần khối xây, thì các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây phải không được nối liên thông với nhau thành tuyến thẳng hàng hay gần thẳng hàng dọc theo phương chịu lực nén. Hiện tượng các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây nối liên thông liên tiếp nhau thành tuyến dọc theo phương chịu lực gọi là hiện tượng trùng mạch Câu 20 : Lớp xây trong một khối xây đặc biệt dạng vòm có tư thế nằm như thế nào ? vẽ hình minh họa. Trả lời: Lớp xây nằm vuông góc với trục vòm là phương chịu ứng suất nén dù tải trọng là thẳng đứng (mạch đứng là mạch dọc trục vòm và không trùng mạch, mạch nằm nằm giữa các lớp dù không nằm ngang) Hình vẽ minh họa : Câu 21:Khối xây vòm chịu lực gì? Trả lời: Khối xây vòm chịu tải trọng thẳng đứng thường chỉ xuất hiện ứng lực nén dọc theo phương trục vòm. Câu 22:Lớp xây của một khối xây đặc biệt loạikhối xây tường chắn chịu áp lực ( tường bể ) có tư thế nằm như thế nào ?
  • 7. Trả lời : Khối xây tường chắn (bể, chắn đất, chắn gió) chịu áp lực ngang là chủ yếu: thường có các lớp xây nằm thẳng đứng hướng vuông góc với áp lực ngang (thành lớp trong ngoài), mạch nằm nằm kẹp giữa các lớp cũng thẳng đứng vuông góc với áp lực ngang. Mạch đứng nằm dọc theo áp lực ngang nhưng chạy zic-zắc (không trùng mạch, và ngăn ngừa thấm đốivới tường bể). Câu 23 : Khối xây tường chắn chịu áp lực bể chịu lực như thế nào? Vẽ hình. Trả lời : Khối xây tường bể thường chịu áp lực theo phương ngang vuông góc với tường bể. Hình vẽ minh họa : Câu 24:Phân loạikhối xây theo kếtcấu xây? Trả lời:  Kết cấu móng  Kết cấu tường  Kết cấu vòm  Kết cấu đê, kè  Kết cấu trụ
  • 8. Câu 25 : Phân loại khối xây theo cốtliệu khối xây? Trả lời:  Khối xây đá hộc (đá vôi thiên nhiên không định hình), đá đẽo (đá thiên nhiên: đá vôi, đá ong được đẽo gọt).  Khối xây gạch: gạch nung (gạch chỉ đặc và lỗ, gạch lỗ…), gạch không nung (gạch silicat, gạch xỉ…). Câu 26 : Phân loại khỗi xây theo vữa xây ( vật liệu kết dính )? Trả lời:  Khối xây vữa xi măng cát :loại khối xây dung vữa gồm cát là cốt liệu và xi măng là chất kết dính.  Khối xây vữa tam hợp:loại này dùng vữa xây có thành phần kết dính gồm hỗn hợp của hai hay nhiều chất kết dính như vôi kết hợp với xi măng hay vôi truyền thống  Khối xây vữa vôi :thành phần vữa gồm cốt liệu là cát và chất kết dính là vôi Câu 27:Định nghĩa đợt xây ? Trả lời: Đợi xây là đơn vị thành phần của khối xây chia theo chiều cao của khối xây. Câu 28:Kích thước tối đa của đợi xây là bao nhiêu? Trả lời: Kịch thước tối đa của đợi xây ứng với độ cao 1.5m. Câu 29:Tại sao phải chia nhỏ khối xây thành những đợt xây? Trả lời: Cần chia nhỏ các khối xây thành các đợt xây ( chia theo điều kiện thực hiện khối xây )  Tầm cao công tác của người thợ xây trung bình khoảng 1.5m
  • 9.  Khối xây vừa được xây dựng chưa có khả năng chịu lực ngay mà cần có thời gian để vữa đông cứng. Câu 30 :Mỏ xây là gì? Trả lời: Mỏ xây là gián đoạn kỹ thuật trong khối xây theo phương mặt bằng, giữa 2 phân đoạn xây. Câu 31 : Có mấy loạimỏ xây? Vẽ hình . Trả lời : Có 3 kiểu mỏ xây, gồm : Mỏ dật, mỏ nanh , mỏ hốc. Hình vẽ : Câu 32:Đặc điểm của từng loại mỏ xây ? Trả lời: Mỏ dật:  Chất lượng tốt, mạch vữa no đầy  Xóa sự khác biệt sau-trước  Khối xây đồng nhất  Diện xây giảm khi lên cao => giảm năng suất  Nên sử dụng ở tầm thấp hoặc trung bình Mỏ nanh, mỏ hốc:
  • 10.  Diện xây không đổi=> năng suất ổn định  Mạch vữa không đảm bảo no đầy  Các lớp gạch đồng mức của 2 phần cũ-mới có thể không ngang bằng khiến giảm chất lượng khối xây. Áp dụng khi không sử dụng được mỏ dật Câu 33 : Điều kiện áp dụng từng loại mỏ xây ? Trả lời: Dựa vào đặc điểm của từng loại mỏ xây, ta thấy điều kiện áp dụng các loại mỏ xây: Mỏ dật chất lượng tốt ở điều kiện tầm thấp và trung bình,,nên được áp dụng ở vị trí thi công thấp và trung bình. Chỉ khi không thể sử dụng mỏ dật mới dùng các loại mỏ kia. Khi phân đoạn xây mới nối tiếp với phân đoạn xây có từ trước thì nên sử dụng kết hợp mỏ dật và mỏ nanh. Mỏ dật ở những lớp xây thấp bên dưới, mỏ nanh cài vào nhau cho những lớp xây bên trên. Khi phân đoạn xây mới nối tiếp với phân đoạn xây cũ,trên tầm cao hơn thì ở phân đoạn cũ để mỏ hốc cònphân đoạn mới được nối vào đó bằng mỏ nanh , tầm trung bình và thấp để mỏ dật lien kết với nhau. Câu 34 : Cữ xây là gì? Trả lời: Cữ xây là chiều dày trung bình của lớp xây. Chiều dày cữ xây = chiều dày lớp gạch đá + chiều dày lớp vữa. Câu 35:Độ lớn của một cữ xây đá hộc là bao nhiêu? Trả lời: Mạch vữa trong xây đá trong khoảng 1.5 – 2.5 cm. Chiều dày đá biến thiên nhiều : từ 250-400 cm.
  • 11. Nên độ dày cữ xây đá được lấy xấp xỉ bằng độ dày đá xây, bỏ qua chiều dày lớp vữa. Câu 36 : Độ lớn một cữ xây gạchchỉ bằng bao nhiêu? Trả lời: Chiêu dày trung bình lớp vữa trong xây gạch khoảng 0.8-1.2cm Chiều dày gạch chỉ khoảng 6.5 cm Nên cữ xây gạch chỉ khoảng : 7.3-7.7 cm ( hay 73-77 mm) Câu 37 : Để đảm bảo cho cữ xây, người ta phải dùng dụng cụ gì? Trả lời: Để đảm bảo cho cữ xây, người ta sử dụng dây lèo ngang. Câu 38 : Thế nào là hiện tượng trùng mạch? Vẽ hình. Trả lời: Định nghĩa: sự trùng mạch là hiện tượng các mạch vữa đứng trong các lớp xây liên tiếp nối liền với nhau, tạo thành một tuyến nhiều mạch đứng thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) dọc theo phương của ứng lực nén (tức vuông góc với lớp xây). Hình vẽ : Câu 39:Tác hại của trùng mạch đối với khối xây? Vẽ hình. Trả lời:
  • 12. Trùng mạch làm khối xây có cách mạch đứng song song với nhau, làm tách biệt các hàng gạch dọc không có sự liên kết giữa các hàng gạch dọc. Do đó hiện tượng trùng mạch làm giảm khả năng chịu lực (có thể làm mất ) của khối xây. Câu 40 : Cáchsử lý trùng mạch trong khối xây nói chung? Vẽ hình. Trả lời: Tạo ra các viên khóa mạch Viên khóa mạch là viên vắt ngang ở trên mạch đứng đang cần khóa. Chiều kích thước vắt ngang qua mạch đứng cần khóa là chiều khóa mạch. Độ vươn sang 2 bên trái phải của mạch đứng bằng một nửa chiều khóa mạch gọi là độ lệch mạch. Cụ thể:  Gạch kích thước nhân tạo: chiều dài gạch L gấp đôi chiều ngang gạch B  Nên nếu chiều khóa mạch là chiều dài gạch, thì độ khóa mạch DLM = 0,5 chiều dài gạch L  Nếu chiều khóa mạch là chiều ngang gạch, thì độ khóa mạch DLM = 0,25 chiều dài gạch L  Có thể có 4 trường hợp các lớp xây khóa mạch lẫn nhau trong xây gạch: lớp dọc trên lớp dọc (DLM = 0,5L>0,25L), còn(lớp dọc trên lớp ngang, ngang trên dọc, ngang trên ngang) đều có (DLM = 0,25L)  Vậy Độ lệch mach xây gach > hay = 0,25L . Chỉ nên dùng các viên gạch nguyên (phổ biến) cùng 2 loại mẩu 0,5L (nửa) và 0,75L (khi thật cần thiết)  Mạch dọc có thể cho phép trùng mạch tới 5 lớp, Mạch ngang không được phép trùng. Hình vẽ :
  • 13. Câu 41:Cách xử lý trùng mạch trong khối xây đá hộc? (vẽ hình) Trả lời: Trong khối xây gạch đá để xử lý hiện tượng trùng mạch thì ta phải ngắt sự nối liền các mạch vữa đứng bởi những viên đá khóa mạch. Dọc theo phương tải trọng nén, ta phải dùng những viên đá khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên khóa mạch, vuông góc với mạch đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra. Các viên đá khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới. Hình thể hiện việc sử dụng một viên đá lớp trên đặtvắt ngang qua mạch vữa đứng lớp dưới để xử lý hiện tượng trùng mạch. Câu 42: Cách xử lý trùng mạch trong khối xây gạch? (vẽ hình) Trả lời:  Trong khối xây gạch để xử lý hiện tượng trùng mạch thì ta phải ngắt sự nối liền các mạch vữa đứng bởi những viên gạch gạch khóa mạch lớp trên. Dọc theo phương tải trọng nén, ta phải dùng những viên gạch khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên
  • 14. gạch khóa mạch, vuông góc với mạch đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra. Các viên gạch khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới.  Chiều sâu liên kết của các viên khóa vào mỗi phần khối xây bằng ½ cạnh vuông góc với dãy mạch đứng của viên này. Nếu một bên cắm nông hơn thì viên đó sẽ không thành viên khóa, dẫn tới liên kết này không đảm bảo, nên vẫn coi là trùng mạch. Đối với gạch chỉ chiều sâu liên kết các viên khóa là ¼ gạch (=1/2 bề ngang) khi bề dài viên khóa nằm dọc theo mạch đứng, ½ gạch khi bề dài viên khóa nằm ngang mạch đứng.  Các viên gạch khóa tập trung thành lớp gạch, có các mạch đứng so le với các mạch đứng lớp dưới 1/4 – 1/2 bề dài viên gạch. Như vậy để không trùng mạch, khi xây phải chú ý đặt so le tất cả các mạch đứng của lớp xây trên với các mạch đứng lớp dưới một khoảng không nhỏ hơn 1/4 bề dài viên gạch.  Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay bằng một phần tư chiều dài viên gạch, ≥ L/4. Đối với xây gạch, do gạch là vật liệu nhân tạo, để dễ ràng xử lý trùng mạch khi xây, con người thường sản xuất gạch theo một mo-dul là: bề dài viên gạchLxấp sỉ bằng hailần bề ngang viên gạch2B,L ≈ 2B. Vậy nên trong khối xây gạch chỉ có 4 trường hợp sau xảy ra:  Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp dọc (các lớp dọc thuần túy, chồng lên nhau), thì độ lệch mạch D/2 = L/2 , một nửa bề dài viên gạch.
  • 15.  Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch.  Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch.
  • 16.  Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp dọc, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch. Câu 43:Yêu cầu xử lý trùng mạch trong mạch dọc và mạch ngang của khối xây gạchcó gì khác nhau? Sự khác nhau thể hiện ở chỗ: Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có thể cho phép trùng mạch tới năm lớp, tuy nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt nhất. Còn đối với mạch vữa đứng ngang (mạch ngang) thì không cho phép trùng mạch (mỗi lớp trên phải khóa ngay mọi
  • 17. mạch ngang của lớp dưới liền kề). Câu 44:Trong xử lý trùng mạch, ngoàiđa số các viên gạchnguyên, có thể cho phép sử dụng tới mấy loại viên mẩu (gọi theo chiều dài viên mẩu so với chiều dài viên nguyên)? Trong xử lý trùng mạch, ngoài đa số các viên gạch nguyên, có thể cho phép sử dụng tới 2 loại viên mẩu đó là viên 3/4L và viên 1/2L. Câu 45:Có nên dùng toàn bộ các viên gạchmẩu ¾ và gạch nửa để xây hay là phải dùng đa số các viên gạch là viên nguyên để xây các khối xây gạch chỉ? Không nên vì những viên ¾ và ½ gạch chỉ là các viên gạch được chặt ra kích thước không đều, không chuẩn. Mặt khác xây những viên này sẽ làm cho số lượng mạch vữa đứng tăng lên, ngoài ra kích thước của các viên này không chênh lệch nhiều so với kích thước mạch vữa do vậy khó kiểm soát được trùng mạch. Do vậy dùng gạch nguyên vẫn là tốt nhất, kích thước đồng đều, theo quy chuẩn rất tiện lợi khi xây. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng thì người ta mới chặt gạch ½ hoặc ¾ để xây, còn trong điều kiện bình thường thì ta dùng chủ yếu là gạch nguyên để xây. Câu 46: Định nghĩa phân đoạn xây (vẽ hình)? Phân đoạn xây là đơn vị thành phần của khối xây được chia ra theo các phương mặt bằng, sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt năng xuất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ đội khác.
  • 18. Câu 47: Trong mỗi đợt xây có thể có mấy phân đoạn xây? Trả lời: Trong một đợt xây có thể có một hay nhiều phân đoạn xây. Điều này phụ thuộc vào cách bố trí tổ đội xây và cách phân chia mặt bằng. Xây hết các phân đoạn trong một đợt xây thì mới quay về xây tiếp phân đoạn đầu tiên của đợt tiếp trên, sau khi đã bắc giáo công tác. Câu 48: Tại sao phải chia khối xây theo phân đoạn? Trả lời: Ta chia khối xây theo phân đoạn là để đảm bảo năng suất của tổ đội xây. Vì khối xây rất lớn mà năng suất tổ đội xây là có hạn vì vậy ta phải chia phân đoạn hợp lý để đảm bảo khối lượng công tác trong 8 giờ của tổ đội xây được phù hợp với phân đoạn được chia. Phân đoạn xây phải được chia làm sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt năng xuất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ đội khác. Câu 49: Theo độ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khối xây, có những yêu cầu kỹ thuật (hay còn gọi là những nguyên tắc xây) nào? Trả lời : Có những nguyên tắc xây sau: 1. Khối xây không bị trùng mạch 2. Mọi mạch vữa phải no đầy 3. Khối xây phải thẳng đứng (về tổng thể) 4. Mặt trên mỗi mỗi lớp phải bằng phẳng và ngang bằng 5. Mặt bên khối xây phải phẳng
  • 19. 6. Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông Câu 50: Độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch vữa (nằm, dọc, ngang) trong khối xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu? Trả lời: Trong khối xây gạch chỉ thì độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch vữa khoảng 0.8 – 1.2 cm. Câu 51: Độ dầy tiêu chuẩn (khi xây xong) của các loại mạch vữa (nằm, dọc, ngang) trong khối xây đá hộc là khoảng bao nhiêu? Trả lời: Trong khối xây đá hộc thì độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch vữa nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 cm. Câu 52:Độ đầy của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu và tại sao phải dầy như thế? Trả lời:  Độ dày của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây gạch chỉ dày khoảng 0.8-1.2 cm… Tại vì tất cả các mạch vữa trong khối xây phải được trèn đầy và ép ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Nếu không đầy mạch, sẽ làm giảm yếu cục bộ khối xây.  Mặt khác, cường độ vữa xây thường thấp hơn hay ngang bằng cường độ của gạch đá và lại phát triển dần theo thời gian (không có ngay được tại thời điểm thực hiện xây), nên mạch vữa quá dầy cũng làm yếu khối xây. Trong quá trình xây, khi rải vữa mạch nằm thì chiều dầy của dải vữa thường khoảng 15mm (dày hơn độ dày mạch vữa thông thường 10mm) vì 2 lí do sau:  Để đảm bảo rằng khi ta dúi gạch thì một lượng vữa mạch nằm sẽ được chuyển vào trong mạch đứng ngang.  Khi ta dùng bay gõ gạch xuống thì một lượng vữa thừa sẽ phòi ra 2 bên và lượng vữa này sẽ được miết sạch để trít vào các mạch vữa đứng. Do vậy độ dày của lớp vữa mạch nằm khi rải vữa phải dày hơn bình thường. Câu 53: Để làm đầy mạch nằm cần phải làm gì?
  • 20. Trả lời: Để làm đầy mạch nằm thì khi trát vữa lên bề mặt lớp dưới ta phải đảm bảo lượng vữa vào mạch phải đủ nhiều, diện rải vữa lớn hơn bề mặt tiếp xúc của viên gạch, sau đó dùng bay gõ viên gạch xuống và dùng bay miết vữa. Câu 54: Các thao tác cần thiết và vừa đủ (không thừa) để tạo các mạch vữa đứng (dọc và ngang)? Trả lời: Mạch vữa đứng và ngang có thể tạo bằng phương pháp sau: - Sau khi rải vữa mạch nằm xong, thì dùng dao vét vữa từ mạch này lên đầu viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phần mạch đứng ngang. - Cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa vừa rải của mạch nằm theo hướng dọc theo hàng gạch, với một góc nghiêng 5 – 10 độ so với mặt bằng, để đẩy vữa từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng ngang giữa viên đang xây và viên đã xây trước. - Sau khi đặt, gõ và chỉnh gạch xong thì vữa thừa từ mạch nằm phè sang hai bên tường phải vét gọn và đổ vào các mạch vữa đứng ngang và dọc để làm đầy các mạch này. Câu 55: Tại sao khi rải vữa, cần vét gọn 2 bên mép dải vữa để dải vữa có tiết diện hình thang? Trả lời: Ta phải dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang, nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường, khi gõ chỉnh gạch. Câu 56: Tại sao các khối xây thông thường cần phải thẳng đứng về tổng thể? Trả lời: Do đặc tính chịu lực của khối xây là chịu kéo và chịu uốn kém, nó chịu nén tốt nhất theo phương vuông góc với lớp xây của nó. Do chịu néntốt, nên khối xây càng thẳng đứng thì nó chịu nén càng đúng tâm và càng đỡ mất ổn định hơn. Do vậy ta phải có yêu cầu về khối xây phải thẳng đứng về tổng thể.
  • 21. Câu 57:Các khối xây có mặt bên yêu cầu thực sự thẳng đứng (như tường hay trụ) yêu cầu thẳng đứng tổng thể trên được đảm bảo bằng các dụng cụ gì? Và làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc này trong xây tường hay trụ? Trả lời: - Để đảm bảo độ thẳng đứng của các khối xây mặt bên thì ta phải sử dụng dụng cụ là quả dọi, hoặc sử dụng hệ thống lèo cải tiến. - Để đảm bảo được độ thẳng đứng của các khối xây thì ta treo quả dọi ở đầu trên của khối xây rồi dóng quả dọi xuống. Quan sát và đo khoảng cách từ mép khối xây đến dây dọi tại 2 vị trí ở phía trên khối xây và phía dưới khối xây, nếu 2 khoảng cách này xấp xỉ bằng nhau thì đảm bảo khối xây là thẳng đứng, nếu 2 khoảng cách này mà lại tương đối lệch nhau thì khối xây trên không thẳng đứng. Câu 58: Sai số cho phép về độ thẳng đứng trong công việc xây các khối xây tường hay trụ là khoảng bao nhiêu? Trả lời: Sai số cho phép về độ thẳng đứng trong công việc xây các khối xây tường hay trụ là khoảng 1mm. Câu 59: Các khối xây có mặt bên nằm nghiêng (móng, đê, đập,...) nguyên tắc thẳng đứng tổng thể được đảm bảo như thế nào (vẽ hình nguyên lý làm việc và cấu tạo của khối xây móng)? Trả lời: Trường hợp các khối xây có mặt bên nằm nghiêng, (không thẳng đứng) như các khối xây móng, khối xây đê, đập,..., để các khối xây này làm việc trong trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được xây rật cấp theo bậc thang thành các tiết diện tổng thể dạng hình thang cân, trên nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế.
  • 22. Câu 60: Các khối xây đặc biệt như khối xây vòm, nguyên tắc thẳng đứng tổng thể được thay thế bằng yêu cầu gì (vẽ hình)? Trả lời: Đối với khối xây đặc biệt như khối xây vòm thì do nguyên lý làm việc là chịu lực hướng tâm nên ta thay thế yêu cầu nguyên tắc thẳng đứng bằng nguyên tắc là lớp xây vòm phải vuông góc với phương tiếp tuyến trục vòm tại mỗi vị trí (vuông góc với phương trục vòm).
  • 23. Câu 61:Tại sao các lớp xây trong khối xây thông thường cần phải được ngang bằng (tức vuông góc với phương của tải trọng nén) (vẽ hình giải thích)? Trả lời: Nếu lớp xây nằm nghiêng, mỗi viên gạch trong lớp đó sẽ chịu tác độngbởi một tải trọng nén xiên so với mặt trên viên gach. Tải trọng này, phân thành hai lực thành phần, một theo phương vuông góc với mặt trên viên gạch, tạo nén tốt lên mạch vữa nằm và các lớp dưới (phát huy hết ưu điểm của kết cấu xây gạch đá), nhưng thành phần còn lại, hướng dọc theo mạch vữa nằm, gây hiện tượng trượt tách giữa các lớp xây, ảnh hưởng xấu tới kết cấu thống nhất của khối xây. Nếu các lớp xây ngang bằng thì thì tải trọng nén chỉ còn thành phần thứ nhất, khi đó phát huy được ưu điểm của kết cấu xây gạch đá, mà không phát sinh lực trượt không tốt giữa các lớp xây. Câu 62: Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng? Trả lời: Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng bao gồm: 1. Dây xây 2. Thước cữ. 3. Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng 4. Dao xây 5. Bay
  • 24. Câu 63: Để lớp xây dưới cùng ngang bằng cần phải làm gì? Trả lời: Nền nhà thường không bằng, để các lớp xây được ngang bằng, ngay tại lớp xây đầu tiên ta dùng ni vô để kiểm tra độ thăng bằng của cả hai mỏ góc hai đầu, và điều chỉnh chúng bằng độ dầy mỏng của lớp gạch và mạch vữa nằm dưới cùng (nếu độ chênh lệch giữa 2 đầu là lớn thì đối với tường dày ≥ 220 thì ta có thể dựng bề ngang các viên gạch tại đầu thấp trong lớp này lên, gọi là xây vỉa). Câu 64: Để các lớp xây bên trên (không phải lớp dưới cùng) ngang bằng cần phải làm gì? Trả lời: Các lớp xây bên trên thì có thể không cần kiểm tra độ thăng bằng bằng nivo, nhưng được điều chỉnh độ ngang bằng, bởi chiều cao như nhau (75-77mm) của vạch cữ hay thước di động tại mỏ góc hai đầu phân đoạn xây, và bởi độ thăng bằng của lớp xây ngay bên dưới. Câu 65: Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, loại khối xây nổi như khối xây tường cần phải kiểm tra độ ngang bằng của các lớp xây nằm tại các mức cao độ nào? Trả lời: Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc thì loại khối xây nổi như khối xây tường cần phải kiểm tra độ ngang bằng của các lớp xây nằm tại các mức cao độ đặc biệt như:bậu cửa sổ, lanh tô cửa, góc tường và trần (ta dùng ni-vô để kiểm tra). Câu 66:Các góc của các khối xây tường hoặc khối xây trụ phải vuông vì sao, dụng cụ nào đảm bảo yêu cầu này? Trả lời: Các góc của các khối xây tường hay trụ cần phải vuông góc, để khi thực hiện các công tác hoàn thiện (lát, ốp,...), bề mặt lát nền hay ốp tường hoặc trụ được đẹp không méo tại vị trí các góc đó. Thước góc sẽ giúp kiểm tra xem các khối xây tường hoặc khối xây trụ có vuông hay không. Câu 67: Mặt bên của các khối xây nổi trên mặt đất phải phẳng để làm gì?
  • 25. Trả lời: Mặt bên (mặt biên) khối xây phải phẳng không lồi lõm cục bộ làm khối xây chịu lực tốt hơn, đồng thời đẹp hơn vàtiết kiệm vật liệu, nhân công hoàn thiện. Câu 68: Dụng cụ nào được dùng để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây nổi? Trả lời: Để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây nổi ta dùng dụng cụ là thước tầm. Câu 69:Có mấy nhóm dụng cụ theo chức năng của các nhóm, tên gọi của các nhóm dụng cụ này là gì? Trả lời: Có 4 nhóm dụng cụ theo chức năng chính của các nhóm: 1. Dụng cụ định hướng khối xây 2. Dụng cụ kiểm tra khối xây 3. Dụng cụ thực hiện xây chính 4. Dụng cụ phù nề. Câu 70:Nhóm dụng cụ dẫn hướng gồmmấy phân nhóm, mỗi phân nhóm gồm những dụng cụ nào (vẽ hình minh họa mỗi dụng cụ)? Chức năng của từng dụng cụ dẫn hướng? Trả lời: Nhóm dụng cụ dẫn hướng gồm có 2 phân nhóm đó là: - Hệ thống định hướng tổng thể khối xây trong suốt mỗi đợt xây. - Dụng cụ định hướng cho từng lớp xây. Hệ thống định hướng tổng thể khối xây hay còn gọi là hệ lèo bao gồm: - Cột lèo. - Dây lèo xiên. - Dây lèo ngang. - Dây lèo đứng. Hệ thống dụng cụ định hướng cho từng lớp xây: - Dây xây - Thước cữ
  • 26.
  • 27. Câu 71: Dọi là dụng cụ kiểm tra đảm bảo yêu cầu gì của công việc xây (vẽ hình cấu tạo và cách sử dụng dọi)? Trả lời: Dọi là dụng cụ để dựng thẳng đứng và kiểm tra độ thẳng đứng so với mặt đất đối với dây lèo đứng, cột lèo; kiểmtra độ thẳng đứng của mặt bên yêu cầu thẳng đứng của các khối xây trụ hay tường, kiểm tra độ thẳng đứng tổngthể của các khối xây. Câu 72: Ni vô là loại dụng cụ kiểm tra yêu cầu kỹ thuật gì? Trả lời: Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ ngang bằng của mỗi lớp xây sau khi xây. Câu 73: Có mấy loại ni vô đặc tính và cách sử dụng của từng loại ni vô (vẽ hình nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng các loại ni vô)? Trả lời: Có 2 loại nivo hiện nay đang được sử dụng rộng rãi: 1. Nivo dây:
  • 28. Nivo dây dựa vào nguyên lý bình thông nhau để đo cao độ của 2 điểm với nhau. Ta điều chỉnh nivo sao cho thoát hết bọt khí và đảm bảo rằng mực nước ở 2 nhánh của dây nivo là bằng nhau. Sau đó ta đặt nhánh thứ nhất của nivo và điều chỉnh sao cho mực nước trong nhánh ngang bằng với điểm thứ nhất, nhánh còn lại ta đưa lên so sánh với điểm thứ 2. Ta phải đảm bảo rằng mực nước trong nivo là cân bằng không dao động lên xuống. Sẽ xảy ra các trường hợp sau: - Nếu điểm thứ 2 ngang bằng với mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì 2 điểm cần đo có cao độ bằng nhau. - Nếu điểm thứ 2 thấp hơn mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì điểm thứ 2 thấp hơn điểm thứ nhất. - Nếu điểm thứu 2 cao hơn mực nước trong nhánh thứ 2 của nivo thì điểm thứ 2 cao hơn điểm thứ nhất. 2. Nivo thước:
  • 29. Nivo thước dựa vào nguyên tắc cân bằng bọt thủy. Đặt thước nivo bắt ngang qua 2 điểm cần đo và theo dõi bọt thủy trong ống, ta có 3 trường hợp sau: - Bọt thủy nằm ở chính giữa, điều này chứng tỏ là 2 điểm đã nằm ngang cùng một cao độ. - Bọt thủy nghiêng về phía điểm 1, điều này chứng tỏ là điểm 1 cao hơn điểm 2. - Bọt thủy nghiêng về phía điểm 2, điều này chứng tỏ là điểm 2 cao hơn điểm 1. Câu 74:Thước tầm, thước cữ, thước góc (tức e ke, hay thước thợ) thuộc nhóm dụng cụ nào? Đặc tính và cách sử dụng của chúng (vẽ hình)? Trả lời: Thước tầm, thước cữ, thước góc thuộc nhóm dụng cụ kiểm tra khối xây. Thước tầm có cấu tạo như hình vẽ: Thước tầm làm bằng gỗ hay hợp kim nhôm dài 2.0 – 2.5m, dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt bên khối xây. Để kiểm tra độ phẳng của mặt, người ta dùng thước tầm xoa lên mặt. Thước cữ có cấu tạo như hình vẽ: Hình vẽ thước cữ:
  • 30. Làm bằng gỗ hay kim loại trên có gắn hoặc khắc vạch cữ xây, dùng để điều chỉnh độ dầy các lớp xây. Ngoài ra, nếu thước cữ dài và thật thẳng thì có thể dùng nó thay cho dây lèo đứng. Thước góc có cấu tạo như hình vẽ: Thước góc dùng để bắt góc khối xây (kiểm tra độ vuông của góc tường) Câu 75: Dao xây, bay, búa xây là những dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ chức năng gì? Đặc tính và cách sử dụng chúng như thế nào (vẽ hình cấu tạo của mỗi loại dụng cụ này)? Trả lời: Dao xây, bay và búa xây là những dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ chức năng xây chính. - Dao xây dùng để tạo mạch vữa (xúc vữa, rải vữa trước khi đặtgạch, vét vữa thừa, trèn và miết mạch vữa khi đã
  • 31. đặt gạchxong), chặt gạch và đặt gạch (gõ và chỉnh gạch theo dây xây vàdây lèo). Các chức năng này của dao xây cũng có ở bay nên cóthể dùng bay thay cho dao xây và ngược lại. Dao xây thích hợpcho việc chặt chém các loại gạch nguyên khối thành các viênmẩu thích hợp, nên thường được dụng làm dụng cụ duy nhấtthay cho bay và búa xây khi xây gạch. - Bay cũng có các chức năng tương tự như dao xây là: để tạomạch vữa và đặt gạch. Chức năng chặt chém gạch đá nguyênkhối thành các viên mẩu thích hợp, của bay là kém hơn. Chúngkhông thể chặt được các loại gạch bloc lớn, có cường độ cao vàđặc biệt là đá xây. Nên bay chỉ thích hợp để chém các loại gạchcỡ nhỏ, có cường độ vừa phải như gạch chỉ, khi đó bay có thể làdụng cụ xây chính duy nhất thay cho dao xây. Còn gạch đá cỡlớn muốn pha nhỏ khi xây, phải dùng dao xây (khi xây gạch),hay dùng kết hợp bay với búa xây (khi xây đá). Bay hoặc daoxây thường được người thợ nề cầm ở tay thuận khi xây. Khi xâycác khối xây có bề mặt lớp lớn và chạy dài, để tăng năng suấtcó thể rải vữa bằng xẻng. - - Búa xây là loại dụng cụ chuyên dùng để xây đá, công dụng làđể pha nhỏ dựa theo thớ đá, các khối đá nguyên khối với hình dạng bất kỳ thành các viên đá có hình dạng (khốivuông vức, phiến, nêm hay trứng) và kích thước phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng vị trí mỗi viên đá xây trongkhối xây. Búa xây là dụng cụ chuyên để thao tác với đá xây trong khối xây đá. Khi xây đá kết hợp búa xây vớibay (dụng cụ để thao tác với vữa: xúc vữa, phất vữa trèn mạch và miết mạch vữa). Câu 76: Các dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào mấy phân nhóm, mỗi phân nhóm gồm những dụng cụ nào (vẽ hình cấu tạo từng dụng cụ)?
  • 32. Trả lời: Dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào vào thành 4 phân nhóm sau:  Dụng cụ đong đếm vật liệu: hộc đong vật liệu theo thể tích, xô, thúng (đong cát, vôi, xi măng, nước,...),  Dụng cụ nhào trộn vữa: xẻng, cuốc,...  Dụng cụ để vận chuyển vật liệu (vữa, gạch đá): xe cút kít, xe cải tiến,...  Dụng cụ chứa đựng vật liệu khi xây: hộc chứa vữa,... Giáo công tác Câu 77: Các cách dùng dọi để dựng các dây lèo đứng được thực hiện như thế nào? Trả lời: Ta dùng quả dọi buộc vào dây lèo đứng, sau đó từ từ hạ quả dọi xuống cách đất khoảng 5cm hoặc có thể cho quả dọi xuống chạm khẽ vào mặt đất, sau đó đánh dấu lại điểm chạm đó. Sau đó ta tháo quả dọi ra khỏi dây lèo đứng và đặt viên bắt mỏ đè lên dây lèo đứng tại vị trí đã đánh dấu. Cuối cùng ta lại dùng dây dọi để kiểm tra lại một lần nữa xem dây lèo đứng đã thẳng đứng hay chưa bằng cách đo khoảng cách giữa dây dọi và dây lèo đứng tại 2 vị trí. Nếu 2 khoảng cách này bằng nhau thì dây lèo đứng đảm bảo thẳng đứng, còn nếu không ta phải hiệu chỉnh cho đến khi nào, 2 khoảng cách đó bằng nhau thì thôi. Câu 78: Có mấy loại dây lèo? Trả lời: Có 3 loại dây lèo đó là: - Dây lèo đứng - Dây lèo ngang - Dây lèo xiên Câu 79:Dây lèo xiên thường được sử dụng ở trong công việc xây các khối xây nào (vẽ hình minh họa từng trường hợp sử dụng dây lèo xiên)? Trả lời: Dây lèo xiên thường được sử dụng trong những công việc xây mặt bên của các khối xây có mặt bên nằm nghiêng như các khối xây đê đập.
  • 33. Trong các công trình xây dựng dân dụng thì dây lèo xiên còn dùng trong việc dựng các đoạn nghiêng ở mái nhà của tường đầu hồi. Như hình vẽ trang tiếp theo Dây lèo xiên còn ứng dụng trong việc xây dựng cầu thang. (hình vẽ trang tiếp theo)
  • 34. Câu 80:Mặt phẳng lèo là các mặt gì trong công việc xây? Trả lời: Mặt phẳng lèo đóng vai trò là các mặt phẳng giới hạn biên của khối xây. Khối xây được giới hạn trong phạm vi các mặt phẳng lèo. Câu 80:Mặt phẳng lèo là mặt gì trong công việc xây ? Trả lời: Mặt phẳng lèo trong việc xây là mặt phẳng được giới hạn bởi các dây lèo đứng và dây lèo ngang mà trong quá trình xây mỗi đợt xây, các mặt biên của quá trình xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này. Câu 81:Các mặt phẳng lèo được cấu tạp từ các loại dụng cụ gì? Trả lời: Mặt phẳng lèo được cấu tạo từ các dây lèo đứng, dây lèo ngang và dây lèo xiên. Ngoài ra còn có các cộtlèo để cố định các dây lèo ngang. Một mặt phẳng lèo có thể gồm 2 trong 3 loại dây lèo.
  • 35. Câu 82:Các mặt phẳng lèo để làm gì? Trả lời: Mặt phẳng lèo có tác dụng trong quá trình xây mỗi đợt xây các mặt bieencuar quá trình xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này. Câu 83:Dây xây là loại dụng cụ định hướng gì? Đặc tính của nó như thế nào? Trả lời: Dây xây là loại dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xây. Dây xây làm hai nhiệm vụ vừa điiều chỉnh mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng đồng thời kết hợp cùng với các dụng cụ dầy (cữ xây) của lớp xây. Câu 84. Vị trí của dây xây như thế nào với mặt phẳng lèo và các dây lèo? Trả lời: Dây xây thuộc mặt phẳng lèo và song song với dây lèo đứng, vuông gọc với dây lèo ngang. Câu 85. Dây xây định hướng cáigì cho mỗi lớp xây? Trả lời: Dây xây định hướng mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng với mặt phẳng lèo đồng thời điiểu chỉnh cao độ của toàn bộ lớp xây được ngang bằng. Câu 86. Dây lèo ngang được ghim vào đâu? Trả lời: Dây lèo ngang được ghim vào 2 cộtlèo ở 2 đầu, ở cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với sàn công tác (cao hơn chiều cao của một đợt xây, nhưng trong tầm với của người thợ). Câu 87. Chức năng của dây lèo ngang để làm gì, trong công việc xây khối xây tường?
  • 36. Trả lời: Chức năng của dây lèo ngang để là nơi căng giữ dây lèo đứng. Câu 88. Để đảm bảo độ chính xác của hệ lèo khi dẫn hướng tổng thể và để thuận tiện khi dựng hệ lèo thì dây lèo ngang thường được căng ở độ cao nào? Trả lời: Cao khoảng 1,8-2 m so với sàn công tác. Câu 89. Tại sao khi dùng dây lèo đứng xây các khốixây thẳng đứng (như tường, trụ) cầnxây tạm các viên bắt mỏ tại các vị trí các đầu góc phân đoạn của mỗi lớp xây? Trả lời: Tại vì để đảm bảo độ căng của các dây lèo đứng thì đầu trên của dây lèo đứng được treo buộc vào lèo ngang đầu dưới được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới cùng của viên bắt mỏ lớp dưới cùng. Câu 90. Cột lèo cải tiến có mấy chức năng (vẽ hình cấu tạo của cộtlèo cải tiến)? Trả lời: Cột lèo cải tiến có các chức năng sau: -Là chỗ căng dây lèo và dây xây -Là chỗ chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi -Điều chỉnh độ đồng đều và độ ngang bằng của các lớp xây
  • 37. s Câu 91. Tại sao khi dùng cộtlèo cảitiến thay cho dây lèo đứng thì không cần xây tạm các viên bắt mỏ góc ở hai đầu mỗi phân đoạn? Trả lời: Tại vì cộtlèo cải tiến được làm từ các thanh trụ thẳng tương đốichuẩn (như thước tầm làm cột lèo), thì khi được dọi đứng cộtlèo loại này có thể thay thế cho dây lèo đứng ở các vị trí bắt mỏ tại hai đầu mỗi phan đoạnnên không cần phải leo giữ các dây lèo đứng bằng các viên bắt mỏ nữa vì thế có thể bỏ các viên bắt mỏ đi. Câu 92. Tại vị trí góc tường hay trụ, người thợ xây phải chú ý xây bám dây theo mấy loại dây dẫn hướng? Trả lời: 2 loại: -Dây xây -Dây lèo đứng Câu 93. Xây bám dây xây nghĩa là như thế nào? Trả lời:
  • 38. Xây bám dây xây là sau khi đặt viên gạch vào vị trí thì dùng dao xây gõ vào mặt trên viên gạch sao cho mặt trên lớp xây (cũng là mặt trên mỗi viên gạch trong lớp) được chỉnh ngang bằng độ cao dây xây. Các viên gạch ở hàng biên của mỗi lớp luôn được chỉnh mặt bên song song cáchđều với dây xây một khoảng hở bằng bề ngang dây xây(1 mm). Câu 94. Làm thế nào để điều chỉnh các hàng trên của lớp xây nhiều hàng gạch theo dây xây? Trả lời: Dùng dao xây gõ vào mặt trên viên gạch theo một góc nghiêng hướng vào phía cần chỉnh ngang, không được phép gõ ngang tường trành làm long mạch vữa đặc biệt với tường 110, vì tường đang xây thường không chịu được lực xô ngang. Câu 95. Để dây được căng và ngang bằng thì nó được ghim 2 đầu vào đâu và chiều dài căng dây xây (và cũng là chiều dài phân đoạn) tối đa là bao nhiêu để dây xây không bị võng? Trả lời: Tối đa là 12 m để dây xây không bị võng. Câu 96. Góc tường và trụ phải xây bám dây lèo đứng là như thế nào? Trả lời: Là cạnh góc ngoài của viên gạch tại góc của tường hay trụ song songvà cách đều dây lèo đứng một khe hở bằng một thân dây(khoảng 1 mm). Câu 97. Gạchchỉ tiêu chuẩn là loại gachnhư thế nào? Trả lời: Là gạch đá sét nung, cường độ Rn > 75kg/cm2, kích thước thông thường 220x105x60. Câu 98. Có mấy loại phẩm cấp gạchchỉ có thể dùng được trong khối xây gạch chỉ? Trả lời:
  • 39. 3 loại: -Gạch loại A-chính phẩm(tiêu chuẩn) -Gạch loại B(thứ phẩm) -Gạch loại C( thứ phẩm) Câu 99.Gạchchỉ loại B là loại gạchchỉ như thế nào? Trả lời: Là loại gạch chỉ non, đúng kích thước nhưng không đạt cường độ tiêu chuẩn R<75 kg/cm2. Câu 100. GạchloạiB được dùng cho những khối xây nào? Trả lời: Gạch loại B dùng để xây ở bộ phận ít chịu lực và thời tiết (như vách ngăn phòng, nhà tam,vv,..). Câu 101. Gạchchỉ loại C là loại như thế nào? Trả lời: Là loại gạch chỉ già phồng rộp cong vênh, nhưng cường độ cao R>75kg/cm2. Câu 102. GạchloạiC được dùng cho những khối xây nào? Trả lời: Gạch loại C được dùng trong xây móng (khai thác khả năng chịu lực mà không cần chú ý đến hình dáng khối xây. Câu 103. Tạisao phải xếp gạchtại vị trí bãi tập kết, còntại phân đoạn xây thì không được xếp kiểu mà phải để rải ra theo tuyến vừa đủ theo nhịp độ xây? Trả lời: Vì số lượng gạch nhiều và nhiều phân đoạn xây nê phải xếp kiêu ở bãi tập kết, và xếp kiêu để kiểm tra số lượng một cách dễ dàng. Tại phân đoạn xây không nên xếp kiêu mà rải gạch theo tuyến xây đủ lượng xây để đảm bảo cho công tác xây.
  • 40. Câu 104. Xếp kiêu gạch10 như thế nào (vẽ hình các loạilớp kiêu 10)? Trả lời: Gạch xếp hiểu kiêu 10 là được xếp thành kiêu cao 20-25 tầng (khoảng 1,5 m). Lớp trên so le (khóa mạch) với lớp dưới. Số lượng viên gạch trong 1 lớp là 10 viên. Câu 105. Độ cao của mõi kiêu là bao nhiêu, mỗi kiêu có khoảng bao nhiêu lớp, tương ứng với khoảng bao nhiêu gạch/kiêu? Trả lời: Độ cao mỗi kiêu khoảng 1,5 m, cao khoảng 20-25 lớp, và tương ứng có thể là 8, 10, 12, 20 viên, nhưng thường là 10 viên. Câu 106.Vữa vôi là loại vữa như thế nào? Trả lời: Vữa vôi là loại vữa gồm cát và vôi được trộn với nước.
  • 41. Câu 107. Cáchtrộn thủ công vữa vôi từ vôi bột như thế nào? Trả lời: Khi trộn vữa vôi bằng vôi bộtthì phải quây cát thành khay tròn trước, đổ nước vaò giữa trước rồi mới cho vôi vào, vì vôi cần phản ứng trương nở nước (tôi) tăng thể tích rất nhiều. Sau khi vôi đã trở thành dung dịch mới nạo dần bờ be cát và trộn đều vôi nước thành vữa. Câu 108.Cáchtrộn thủ công vữa tôi từ vôi nước như thế nào? Trả lời: Nếu vữa dùng vôi tôi (nước), thì tương tự như vôi bột, chỉ khác là vôi tôi được đổ đồng thời với nước vào giữa vòng cát hoặc xi măng cát và được hòa nhuyễn thành nước trước khi trộn đều thành vữa. Câu 109. Vữa tam hợp (ba ta) là loạivữa hư thế nào? Trả lời: Là vữa có thành phần cát và xi măng và vôi trộn đều với nước. Câu 110. Cáchtrộn vữa tam hợp như thế nào? Trả lời: Cát được đổ thành đống sau đố trộn đều với xi măng vào. Khi trộn vữa tam hợp bằng vôi bột thì phải quây đống cát-xi măng thành khay tròn trước, đổ nước vào giữa rồi mới cho vôi bộtvào, vì vôi cần phản ứng trương nở với nước (tôi) tăng thể tích rất nhiều. Sau khi vôi đã trở thành dung dịch vôi nước mới nạo dần bờ be hỗn hợp cát – xi măng và trộn đều với vôi nước thành vữa. Khi trộn vôi tam hợp bằng vôi tôi thì phải quây đống cát – xi măng thành khay tròn trước, vôi tôi được đổ đồng thời với nước vào giữa dòng và được hòa nhuyễn thành nước. Sau đó trộn đều nên ta được vũa tam hợp. Câu 111. Vữa xi măng cáy là loại vữa như thế nào? Trả lời: Vữa xi măng cát có thành phần là cát và xi măngtrộn đều với nước.
  • 42. Câu 112. Cáchtrộn thủ công vữa xi măng cát như thế nào? Trả lời: Để giảm bớt bụi khi trộn vữa ta đổ cát ẩm trùm lên xi măng rồi trộn đều theo đúng cấp phối, rồi bới rộng thành khay tròn rồi tiếp theo đổ lượng nước được đong chính xác để đảm bảo độ sụt của vữa vao giữa và đảo đều trộn thành vữa. Câu 113. Mác vữa là gì? Trả lời: Là cường độ nén trung bình của các mẫu lập phương 70,7x70,7x70,7 mm, ở tuổi 28 ngày, theo TCVN 3121-1979. Câu 114. Có các loạicấp mác vữa nào? Mác vữa có những loại sau :2,4(vữa vôi), 10, 25,50,75,100,125,150. Câu 115. Trong dải phân bố mác vữa thì vữa vôi có thể đạt những mác nào? Trả lời: Vữa vôi chỉ có thể đạt tới mác 2 hoặc 4. Câu 116. Trong dải phân bố mác vữa thì vữa tam hợp và vữa xi măng có thể đạt tới những mác nào? Trả lời: Vữa tam hợp và vữa xi măng có thể đạt tới các mác từ 10 đến 150. Câu 117. Cấpphối vữa là gì? Trả lời: Là hàm lượng (thành phần) các vật liệu thành phần để tạo ra 1 m3 vữa. Câu 118. Để tìm ra cấpphối vữa đối với các vật liệu ngoàicông trường cho ra được đúng mác vữa thiết kế, thì thí nghiệm cấp phối để làm gì? Trả lời:
  • 43. Để tìm đugns mác vữa thì trong phòng thí nghiệm ta tiến hành đúc thử và nén các mẫu vữa lập phương 70,7x70,7x70,7 mm, ở tuổi 28 theo TCVN 3121-1979. Câu 119. Tổ chức mặt bằng phân đoạn thi công một cáchkhoa học như thế nào? Trả lời: Mặt bằng thi công thường được chia thành ba dải thi công kiền kề nhau:  Dải thứ nhất: là dải sản phẩm, là vị trí mà phân đoạn xây tường sau khi xây xong sẽ nằm ở đó. Hệ thống dây lèo cột lèo và dây xây được cang ở đây, về phíamặt tường bên kia đốixứng với mặt tường người thợ xây. Như vậy, để khi xây người thợ không chạm vào làm lệch hệ thống định hướng gồm: cọtlèo, dây lèo, dây xây,để tường không bị khuyết tật.  Dải ở giữa: là giải công tác, là nơi người thợ đứng để thao tác xây, nơi để vật liệu gạch và vữa xây ngay. Thường thì gạch và vữa mỗi thứ để ột bên người thợ xây (vữa đặt phía tay cầm dao xây của thợ). Không gian thao tác tối thiểu của mỗi người thợ xây là 1m. Khi xây những đợt xây trên cao, hệ thống giáo công tác được lắp dựng trong dải không gian này để người thợ đứng lên trên xây.  Dải ngoài cùng: Là dải vận chuyển tạo thành tuyến đường vân chuyển gạch từ nơi tập kết và vữa từ nơi trộn về để xây. Câu 120. Tuyến không gian sản phẩm nằm ở đâu trong mặt phẳng phân đoạn xây, vị trí của nó được xác định bởi gì? Trả lời: Tuyến không gian sản phẩm nằm ở dải thứ nhất trong mặt bằng phân đoạn, vị trí của nó được xác định bởi hệ thống dây lèo, cột lèo, dây xây. Câu 121.Trongtuyến sản phẩm chứa những gì? Trả lời: -Đây là vị trí mà sau khi xây xong phân đoạntường sẽ nằm ở đó.
  • 44. -Trong tuyến sản phẩm có:Hệ thống dây lèo cộtlèo,dây xây sẽ được căng ở đây,về phía bên kia của mặt tường. Câu 122.Hệ lèo thường được dựng ở vị trí nào của tuyến sản phẩm? Trả lời: -Tại 2 điểm góc biên của trục tường trên mặt nền ta dựng 2 cộtlèo,góc của cột lèo trùng vs 2 điểm trên. Câu 123.Vịtrí tuyến công tác nằm ở đâu trong mặt bằng phân đoạn xây? Trả lời: -Tuyến công tác nằm ở chính giữa của phân đọa xây.Hai bên là tuyến sản phẩm và tuyến vận chuyển. Câu 124.Tuyếncông tác chứa những thứ gì?Vị trí người đứng xây trong tuyến công tác so với khối xây,so với vật liệu xây ngay,so với hệ thống dẫn hướng tổng thể (hệ lèo) như thế nào? Trả lời: -Tuyến công tác là nơi để vật liệu:gạch và vữa để xây ngay.Vữa để phíabên tay cầm dao xây còn gạch để phía bên tay cònlại của người đứng xây.Cột lèo ở 2 đầu so vs người xây,con dây xây ở phía bên kia của mặt tường so với người xây. Câu 125.Không giancần thiết để 1 người thợ xây thao tác công việc đạt năng suất nhất là bao nhiêu m2 ? Trả lời: -Tối thiểu là 1m2,và chiếm khoảng 1m chiều dài phân đoạn xây. Câu 126.Mỗicông nhân cầnphải đảm nhiệm 1 đoạn tuyến sản phẩm là bao nhiêu khi chỉ đứng tại 1 vị trí? Trả lời: -1m
  • 45. Câu 127.Biênchế tổ đội công nhân tối thiểu cho công tác xây(công việc xây tại mỗi phân đoạn)là bao nhiêu,thường mấy thợ cả,mấythợ phụ? Trả lời: -5 người:2 thợ cả,1 thợ chính và 2 thợ phụ. Câu 128.Trongcông việc xây,giáo công tác dùng để làm gì? Trả lời: -Dùng để cho người thợ xây có thể xây các phân đoạn trên cao,thương cao trên 1,5m Câu 129.Vịtrí của giáo công tác nằm ở đâu trong mặt bằng xây? Trả lời: -giáo công tác nằm ở tuyến công tac trong mặt bằng xây. Câu 130.Cónên xếp vật liệu ùn ứ 1 lần,kiêu gạchthành chồng cao ở phân đoạn xây ko?Vìsao? Trả lời: -Không.Vì như vậy sẽ gây khó khăn cho trong việc lấy vật liệu và làm khó khăn trong thao tác của người thợ xây.Chúng ta nên rải đều vật liệu trên toàn bộ tuyến xây,phân đoạn xây. Câu 131.Đểcấpvật liệu dần vào tuyến công tác trong phân đoạn xây phù hợp với nhịp độ xây thì tuyến không gian vận chuyển phải nằm ở đâu? Trả lời: -Tuyến không gian vận chuyển nằm ở dải ngoài cùng. Câu 132.Cáchdựng hệ dây lèo và dây xây như thế nào? Trả lời: -Cách dựng hệ lèo: Tại hai điểm góc biên của trục tường, được xác định sẵn trên nền, ta dựng hai cột lèo, góc cộtlèo trùng với hai điểm trên. Dùng dọichỉnh
  • 46. cho hai cột lèo này đứng thật thẳng đứng theo cả hai phương : phương trục tường và phương góc với tường. Khi trục tường được chia thành nhiều phân đoạn tường, để các phân đoạn xây nối nhau thẳng hàng trên cùng một trục, qua hai đầu trên của hai cột lèo, dọc theo mép biên tường định xây, ta buộc một dây lèo ngang bằng thép. Trên dây lèo ngang có treo các lèo đứng trung gian, được dọiđứng theo cả hai phương giống như với cột lèo và ghim đầu dưới vào mạch vữa nằm dưới cùng. Nếu phân đoạn tường trung giang có các góc tường, góc trụ liền tường, thì chân các điểm góc này trên nền phải nằm trên hình chiếu của lèo ngang trên nền, do các phân đoạn cùng trên một trục, và tại các điểm này ta ghim đầu dưới các dây lèo đứng trung gian hay thước cữ góc vào đó. Đầu trên của các dây lèo đứng hay thước cữ góc này được treo buộc vào lèo ngang và được điều chỉnh bằng dọi cho thẳng đứng với đầu dưới theo cả hai mặt : mặt tường và mặt vuông góc. Tại mỗi đầu mỏ của một phân đoạn phải có một dây lèo đứng. Khoảng cách giữa các lèo đứng không quá 12m để dây xây không vị võng. Sau khi xây xong những viên góc hoặc mỏ của một, hai lớp dưới cùng, đầu dưới của tất cả các dây lèo đứng được ghim vào mạch vữa ngang dưới cùng và được kiểm tra lại bằng dọi. Hệ thống lèo trên sẽ định hướng cho cả một đợt xây cho nên sau khi dựng xong phải giữ ổn định không xê dịch hệ này cho đến khi xây đợt mới. -Cách căng dây xây: Dây xây luôn nằm trong mặt phẳng dây lèo đứng và lèo ngang, nhưng do luôn phải thay đổi vị trí theo từng lớp xây, nên nó phải được cằng vào bên trong lèo đứng, nằm cùng phía với tường và người xây so với hệ lèo, để tránh va chạm lạm sai lệch dây lèo đứng trong khi lên dây Nếu dùng thước cữ góc hay cộtlèo, ta móc mỗi đầu dây xây vào vạch cữ trên thước cữ hay thước cữ di động trên cộtlèo. Trường hợp chỉ dùng lèo đứng trong phân đoạn xây , thì tại mỏ góc hai đầu phân đoạn phải định vị trước và xây tạm trước một, hai lớp tường tại vị trí này gọi là xây bắt mỏ, để lấy chỗ cắm dây lèo đứng và dây xây. Khi xây tường dùng lèo đứng luông phải xây bắt mỏ góc trước một đến hai lớp trên để lấy chỗ ghim dây xây. Sau khi đã căng ngang bằng dây xây vào hai mỏ góc hai đầu, thì phải chỉnh chính xác mép biên các viên mỏ góc trong cùng một lớp xây bắt mỏ cho song song với dây xây. Câu 133.Tạisao có thể nói rằng dây xây có tính động,cònhệ lèo có tính chất tĩnh?
  • 47. Trả lời: -Vì hệ lèo có tính chất định hướng cho cả 1 đợi xây,ko được xê dịch nên hệ lèo có tính chất tĩnh.Còndây xây chỉ định hướng cho 1 lớp xây,khi hết lớp dây thì ta lại dịch chuyển dây xây lên lớp bên trên nên dây xây có tính chất động. 134.Quy trình xây cơ bản gồm mấy bước?là những bước nào? -Gồm 3 bước: Bước 1: Tổ chức phân đoạn xây. Bước 2:Thiết lập hệ thống lèo và dây xây định hướng cho khối xây. Bước 3:Rải vữa và đặt gạch. Câu 135.Nêucấutạo của khối xây tường 110(Vẽ hình)? Trả lời: -Tường 110 là tường có kíchbề rộng là 110mm,gần bằng kích thước bề rộng của 1 viên gạch. Như vậy để xây tường 110 ta chỉ cần xây các hàng 1 viên gạch,sao cho không trùng mạch đứng.
  • 48. Câu 136.Cáchxâytường đơn 110(vẽ hình)? Trả lời: -Bước 1:chuẩn bị vật liệu xây -Bước 2:thiết lập hệ lèo và dây xây -Bước 3: +xây lớp thứ nhất thẳng theo dây xây,lớp thứ nhất là các viên gạch được gắn với sàn bằng mạch nằm và gắn với nhau bằng mạch đứng ở hai đầu. +sau khi xây xong lớp thứ nhất,chỉnh dây xây lên cao và xây lớp thứ 2 tương tự lớp đầu.Trong quá trình xây những lớp tiếp theo cần chú ý tránh trùng mạch. Câu 137.Nêucấutạo của khối xây tường 110 bổ trụ(vẽ hình)? Trả lời: - Cấu tạo tường tự như tường 110 chỉ khác là để tăng khả năng chịu lực của tường 110 biến tường này thành tường chịu lực, người ta thường xây kèm vào tường 110 các trụ cách nhau ≤ 3m, (2,5 ÷ 3 m). Câu 138.Cáchxâytường 110 bổ trụ(vẽ hình)? Trả lời:
  • 49. -Kỹ thuật xây loại này tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật chung, các bước tiến hành cơ bản của công tác xây. Ngoài ra, có thêm một số kỹ thuật bổ xung sau : +Trong tường 110 bổ trụ, để đảm bảo các lớp xây luôn bám dây xây làm cho lớp xây được ngang bằng, thì trụ phải xây đồng thời với tường theo từng lớp một. Câu 139.Cáchxử lý hiện tượng trùng mạch tại trụ xây liền tường? Trả lời: - Tại vị trí trụ dễ xẩy ra hiện tượng trùng mạch trụ, nên ta phải xử lý hiện tượng này bằng cáchxây trèn vào đó các mẩu gạch ¾ để khoảng cách giữa các mạch đứng là ¼ viên. Trường hợp tường 110 bổ trụ 220x220 có cáchxây tại vị trí trụ như sau :
  • 50. Câu 140.Cáchđảm bảo cho trụ liền tường đứng thẳng đứng(vẽ hình)? Trả lời: -Để trụ đứng thẳng ta bổ sung thêm dây xây ở góc trụ. Hai dây lèo đứng bổ xung giúp cho việc xây trụ được thẳng đứng. Câu 141.Nêucấutao của khối xây gạch220(vẽ hình)? Trả lời:
  • 51. -Tường đôi 220 là tường chịu lực.Tường gồm 2 lớp tường 110 sát nhau,và được gắn với nhau bằng các mạch đứng dọc. Câu 142.Nêucác kiểulớp ngang khóa mạch dọc(vẽ hình)? Trả lời: -Có 3 kiểu xây lớp ngang khóa mạch dọc: +xây 1 hàng dọc 1 hàng ngang. +xây 3 hàng học 1 hàng ngang. +xây 5 hàng dọc 1 hàng ngang.
  • 52. Câu 143.Sosánhvề năng suất và cường độ giữa các kiểu lớp ngang khóa mạch dọc trong khối xâu tường đôi(tường 220)? Trả lời: -Xây 1 dọc 1 ngang:năng suất thấp nhất nhưng cường độ cao nhất(coi là 100%). -Xây 3 dọc 1 ngang:năng suất nhanh hơn (tầm 110%)nhưng cường độ giảm chỉ còn khoảng 95% so vs xây 1 dọc 1 ngang. -Xây 5 dọc 1 ngang:năng suất đạt từ 115-120%,nhưng cường độ khối xây thấp chỉ khoảng 90%. Câu 144.Tínhnăng chịu lực của tường đôi.? Trả lời: -Tường đôi là tường có khả năng chịu lực tốt nhất. Câu 145.Cáchxâytường 220 (vẽ hình)? Trả lời: Bước 1: chuẩn bị vật liệu:gạch và vữa xây được chuyển đến và phân phối dọc tuyến công tác. Bước 2: thiết lập hệ thống lèo định hướng và dây xây định hướng(đối với tường 220 ta dùng 2 dây xây ở 2 phía của tường)
  • 53. Bước 3:Tiến hành xây: + Dải vữa : cần phải đủ lượng vữa, diện dải ít nhất phải lớn hơn chiều dài viên gạch đảm bảo cho mạch vữa nằm được no vữa, khi dải vữa chiều dày của dải vữa tạo nên mạch nằm, thường khoảng 15mm. Dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang, nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường. Cần lưu ý sau khi dải vữa mạch nằm xong, thì dùng dao vét từ mạch này lên đầu viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phân mạch ngang. + Đặt gạch :mặt bên viên gạch bằng vói dây xây, dúi viên gạch nghiêng 5 – 10o + Ngoài ra : Cần xử lý trùng mạch dọc. Câu 146.Cách xử lý trùng mạch dọc ở góc tường đôi (vẽ hình) ? Trả lời : Ở góc tường góc tường 220 dễ xảy ra hiện tượng trùng các mạch ngang và dọc. để xử lý hiện tượng này tại góc tường 220 ta sử dụng các viên gạch mẩu, loại 3/4 viên, để xây góc. Cách xây như sau : Câu 147.Cấutạo góc tường chắn chịu áp lực ngang dầy 220 (tường bể) khác gì so với cấu tạo tường 220 chịu lực thẳng đứng ? Trả lời : -Các lớp xây cần gắn kết chặt chẽ với nhau hơn,các lỗ hở ở giữa các lớp xây cũng phải hạn chế
  • 54. Câu 148.Cáchđảm bảo cho 2 mặt tường bên ở vị trí các lớp xây dọc được phẳng và cáchđều nhau 220? Trả lời: -ta sử dụng hệ thống 2 dây xây song song ở mỗi lớp xây. Câu 149.Đốivới các lớp ngang ta có nhất thiết phải dùng 2 dây xây không?Vì sao? Trả lời: -Không.Vì trong lớp ngang chiều dài viên gạch đã xấp xỉ 220mm,nên ta chỉ cần đặt 1 đầu viên gạch vào sát dây xây. Câu 150. Định nghĩa về giáo công tác? Trả lời : -Dàn giáo công tác là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...). Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là (dàn) giáo thi công hay (dàn) giáo xây dựnghoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...) Câu 151.Sosánh(sự giống và khác nhau) về chức năng, yêu cầu cầncó và cấu tạo của giàn giáo công tác so với giáo chống cốppha.? Trả lời: -về chức năng: +giống nhau:cả giáo công tác và giáo chống cốp pha đều có mục đính tạo nên 1 mặt phẳng để đỡ bê tông khi đổ hoặc để công nhân có thể công tác ở trên cao
  • 55. +khác nhau:giáo chống cốp pha có thể tạo nên mặt phẳng ngang,mặt phẳng thẳng đứng còn giáo công tác chỉ tạo nên mặt bằng nằm ngang để côngnhân có thể đứng trên đó. -về yêu cầu cần có: -về cấu tạo Câu 152.Cóbao nhiêu kiểu giáo công tác?Kể tên?(vẽ hình từng kiểu) Trả lời: -Các loại giàn giáo công tác: 1. Dàn giáo công tác kiểu hệ thanh đỡ sàn ( giáo ống). 2. Dàn giáo công tác kiểu hệ khung đỡ sàn (giáo khung). 3. Dàn giáo công tác kiểu dây treo sàn (giáo treo) 4. Dàn giáo công tác kiểu tự hành. 5. Sàn công tác kiểu xe thang tự hành. 6. Sàn công tác kiểu dầm sàn conson. 7. Thang chống tựa 8. Thang treo Câu 153. Nêu nguyên lý làm việc của các kiểu giáo công tác sau: giáo thanh, giáo khung, giáo treo, giáo công tác kiểu thang, giáo công tác kiểu dầm conson (vẽ hình từng loại)? Trả lời : 1. Giáo thanh :Sử dụng hệ thanh tạo thành kết cấu giàn không gian vững chắc để chống đỡ tải trọng bên trên
  • 56. 2. Giáo khung :Sử dụng hệ các khung liên kết với nhau tạo thành khung không gian vững chắc chống đỡ tải trọng bên trên 3. Giáo treo :Sử dụng hệ thông dàn giáo treo lên trên công trình trong trường hợp không sử dụng được dàn giáo như bình thường. Câu 154. Trong xây dựng, theo đặc điểm công việc, thường có mấy hình thức sử dụng giáo công tác (kéo theo cách lắp giáo tương ứng), những cách lắp dựng và sử dụng này là những hình thức nào? Câu 155. Lắp giáo công tác ngoài nhà (lắp liên hoàn) khác biệt gì so với lắp giáo công tác thi công trong từng tầng? Trả lời : - Lắp giáo công tác ngoài nhà (lắp liên hoàn) và lắp giáo công tác thi công trong từng tầng về cơ bản là giống nhau về kết cấu các loại giàn giáo, các cấu kiện bộ phận và các lắp dựng dàn giáo. - Chỉ khác nhau : + là của dàn giáo công tác ngoài nhà được dựng quanh chu vi nhà, neo vào công trình, có độ cao cao hơn là giáo công tác thi công từng tầng, và được dựng từ mặt đất độ cao theo bám theo công trình. + Còn giáo công tác thi công trong từng tầng được dừng bên trên kết cấu vừa hoàn thành để thi công các hạng mục bên trong công trình và thực hiện công tác cho kết cấu tiếp theo. Câu 156. Nêucấu tạo của các thành phần giáo công tác kiểu khung cơ bản (vẽ hình), nêu chức năng của các thành phần cấu tạo này? Trả lời : Các thành phần cơ bản : - Khung giáo, là thành phần chịu lực chính. Khung giáo được hàn thành khung hình chữ, từ thép ống. Bề rộng khung là 1,25 m. có hai loại cỡ giáo với chiều cao khác nhau là : 1,53 m và 1,73 m. trên khung giáo có các gióng thanh lên xuống , có cọc chôt liên kết các tâng khung với nhau, cao 1,1 m, có các tai thép trong để liên kết khung với các cặp giằng. Các khung giáo được lông với nhau, bằng cọc cốt, thành chông khung.
  • 57. - Giằng giáo dùng để liên kết các khung giáo thành hệ không gian . chúng thường làm bằng thép ống nhỏ, thép trong, hoặc thép góc nhỏ. Chúng được liên kết với nhau bằng chốt khớp ở giữa thành từng cặp đôi để chịu kéo. Chiều dài mỗi thanh khoảng 2,0 m. trong mỗi tầng của một khoang giáo, nằm giữa hai chông khung giáo, phải có hai cặp giằng liên kết hai khung giáo trong tầng giáo với nhau. - Sàn công tác, nơi công nhân làm việc và để vật liệu, thường được lắp ở trên thanh ngang của khung giáo. Ngoài ra sàn công tác còn có tác dụng, làm cứng hóa hệ giáo trong mặt phẳng sàn công tác. Để tiện vận chuyển và lắp đặt, sàn công tác làm bằng các mảng nhỏ kích thước 0,4x1,6 m. các tấm nhỏ này đều có móc để liên kết. mỗi khoang giáo có 2 sàn công tác. - Kích chân dùng để điều chỉnh độ cao và độ thăng bằng của hệ thống giáo. Có cấu tạo tương tự như kích chân của giáo chống tổ hợp, nhưng nhỏ hơn. Chúng được lồng vào chân các khung giáo tầng dưới cùng, chịu toàn bộ tải trọng từ hệ giáo chuyền xuống. Mỗi chồng khung cần 2 chân kích. Câu 158.Trong việc dùng giáo khung, tại sao khi lắp giáo công tác liên hoàn ngoài nhà, ngoài các thành phần cơ bản, còn phải lắp đầy đủ các thành phần giáo công tác bổ sung như: Lan can, hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi. Khi thi công trong từng tầng có cần phải lắp hết các thành phần giáo công tác bổ sung không? Trả lời : Trong việc dung giáo khung, khi lắp giáo công tác lên hoàn nhà. Ngoài các thành phần giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi tại vì khi lắp giáo công tác liên hoàn ngoài nhà thường làm ở độ cao lớn nên yêu cầu phải an toàn cao vì vậy cần hệ thống lan can bảo vệ và hệ thống liên kết vào công trình để cho khung giáo ổn đỉnhvà chắc chắn và ở độ cao đó khi có vật rơ sẽ gây nguy hiểm đối với người ở dưới, khi có bụi rơi nhiều sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi rộng do đó cần đến lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi và các thành phần này không trở ngại cho việc thi công. Còn khi thi côngtrong từng tâng ở độ cao thấp có thể không cần đến, hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi và các thành phần này gây trở ngại cho việc thi công. Câu 159 : Nêu cấu tạo các kiểuliên kếtgiáo công tác ngoài vào công trình (vẽ hình). Mật độ liên kếtgiáo vào công trình để đảm bảo an toàn phải là khoảng bao nhiêu?
  • 58. Câu 160 : Số lượng thành phần của một bộ giáo công tác kiểu khung tiêu chuẩn do nhà sản xuất giáo sản xuất định hình sẵn? Trả lời : Thành phần một bộ giáo công tác cơ bản (tương ứng với 100 m2 mặt đứng quy ước, cho loại khung 1.53 m hoặc 120 m3 mặt đứng quy ước, cho loại khung 1,73 m), gồm : ( 6 tầng x6 khoang) 1. 42 khung giáo 2. 72 cặp giằng giáo 3. 14 kích chân 4. 12 sàn công tác. Ngoài ra có thể có thêm : 04 bánh xe di động, 06 thang bộ lên xuống. Câu 161 : Những thành phần cấu tạo nào của giáo công tác thường không được sản xuất định hình trước theo bộ giáo, mà cần phải cấu tạo thêm theo điều kiện thực tế ở công trường, các thành phần cấu tạo này thuộc nhóm các thành phần cơ bản hay bổ sung? Trả lời : Các thành phần cấu tạo của giáo công tác ko được sản xuất định hình trước theo bộ giáo, chúng thuộc nhóm các thành phần bổ sung : 1. Thang bộ lên xuống 2. Hệ lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới : lưới ngang chắn người và vật rơi thẳng, lưới đứng chắn vật bắn ngang. 3. Bạt chắn bụi 4. Dầm con-son dỡ hệ giỡ khi bắc giỡ từ tầng nhà lưng chừng. 5. Hệ bánh xe di động. Câu 162 : Nêu các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc đơn lẻ trong từng tầng nhà? Trả lời : 1. Đặt chân kích 2. Lắp khung giằng tầng một 3. Lắp nửa số sàn giáo công tác, của mỗi khoang giáo vào tầng một 4. Cân bằng tầng một, điều chỉnh độ cao của chân kích 5. Đứng lên tầng dưới đã lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên 6. Chuyển nửa số sàn công tác, của mỗi khoang giáo, từ ngoài hoặc tầng giáo cách một tầng về phía dưới, lên lắp ở tầng vừa mới lắp khung giằng
  • 59. 7. Đến tầng công tác, chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang, lên lắp ở tầng này. Câu 163.Nêucác bước lắp dựng giáo công tác kiểukhung làm việc ngoàinhà? Trả lời : Các bước lắp dựng giáo công tác : 1. Đặt chân kích 2. Lắp khung giằng tầng một 3. Lắp nửa số sàn giáo công tác, của mỗi khoang giáo vào tầng một 4. Cân bằng tầng một, điều chỉnh độ cao của chân kích 5. Đứng lên tầng dưới đã lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên 6. Chuyển nửa số sàn công tác, của mỗi khoang giáo, từ ngoài hoặc tầng giáo cách một tầng về phía dưới, lên lắp ở tầng vừa mới lắp khung giằng 7. Cứ một tầng nhà (tương đương 2-3 tầng khung giáo), khi thi công xong các kết cấu chính, phải lắp đặt một lớp neo giáo vào công trình, theo phương ngang. Mật độ neo giáo khoảng 10 m2 mặt đứng/01 neo. Như vậy trong một lớp neo, khoảng cách các neo là khoảng hai khoang giáo. 8. Đến tầng công tác, chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang, lên lắp ở tầng này. 9. Lắp lan can bảo vệ. 10.Lắp hệ thống lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới : lưới ngang chắn người và vật rơi thẳng lưới đứng chắn bắn ngang. 11.Lắp bạt chống bụi ra ngoài lưới bảo vệ đứng móc vào thành lan lan và hệ khung giằng giáo phía ngoài.