SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 33
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại Hội An
Hệ thống các nhà cổ
Về phong cách kiến trúc thì những ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài. Một ngôi
nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố. Những ngôi nhà như vậy rất thuận tiện cho
việc làm ăn, buôn bán. Ngói của nhà cổ thường được lợp bằng ngói âm dương (
hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước ) đây là sự kết hợp
giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Những ngôi nhà này là nhân chứng sống
đông nhất, chân xác nhất về sự nảy nở của những đô thị cổ thương mại truyền
thống.
Về kết cấu của ngôi nhà thì thường được chia ra làm nhiều gian, mỗi gian có chức
năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến
sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu
là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long,
hoa quả, bát bửu, dải lụa… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu
tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Hệ thống các hội quán
Hội quán Phúc Kiến
Phuc Kien
Địa chỉ : 46 Trần Phú – Hội An
Được xây dựng từ năm 1690, do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An
sinh sống và xây dựng theo kiến trúc tuyệt vời được chạm trổ rất tinh xảo và đây
cũng là một di tích có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử là nơi thờ Thiên Hậu Thánh
Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.
Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt
nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục,
nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa
gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ
đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh
Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc
Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống
mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ
lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán
Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không
gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về
sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương
và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất
và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào
năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán
Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc
đô thị cổ Hội An.
Trước kia Hội quán được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 đã
được xây lại bằng gạch và mái gói. So với các Hội quán khách ở Hội An như Quảng
Đông, Triều Châu, Hải Nam … thì Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất
Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của
người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu
lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường
Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh–
hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện. bước vào bên trong
du khách có thể nhìn thấy hồ cá hình hoa mai với hòn nam bộ hình tượng cá chép
hóa rồng. tiếp đến là cổng tam qua với các đường nét kiến trúc vô cùng độc đáo,
sau đó là sân trước với rất nhiều chậu hoa cây cảnh, nơi đây có ba hồ cá xếp theo
hàng ngang, 2 hồ hình chữ nhật đối xứng nhau qua hồ cá hình tròn đặt chính giữa
sân, hồ cá phía bên trái có hòn nam bộ là mô hình Vạn Lý Trường Thành,là biểu
tượng của đất nước Trung Hoa.Chính điện là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ
thần cứu người đi biển gặp nạn), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh
thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng,
lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có
giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị
tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc
triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn
giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An Người dân và du khách đến với hội quán để
thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và người ta tương truyền rằng nơi này rất linh
thiêng, Hội Quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến
đây cầu tự,…. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch),
Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại Hội
quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong
và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử
– văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Hội quán Quảng Đông
hoi-quan-quang-dong
Địa chỉ : số 176 đường Trần Phú, TP Hội An
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) xây dựng
vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau
năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Nghệ thuật sử dụng hài hòa
các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội
quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện
vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m,
1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc… Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm
lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình,
thu hút nhiều người tham gia.
Hội quán Quảng Đông Hội An là nơi quy tụ sinh hoạt cộng đồng, thờ phụng tín
ngưỡng của hội Hoa Kiều Quảng Đông sinh sống và làm việc buôn bán tại thương
cảng Hội An sầm uất một thời. Được xây dựng năm 1885, Hội quán Quảng Đông
Hội An có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa các chất liệu gỗ, đá và trang
trí rất tinh tế. Là một công trình khép kín, Hội quán có cổng tam quan, có sân
rộng để trưng cây cảnh vừa tạo cảnh đẹp vừa mang lại sự xanh mát cho không
gian trong Hội quán, đi vào là phương đình, nhà đông, nhà tây, sân trời cùng
chính điện. Bên trong Hội quán có các hiện vật quý như hoành phi, lư trầm, đôn
sứ men ngọc Trung Quốc…vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ. Khi mới được
xây dựng, Hội quán Quảng Đông thờ bà Thiên Hậu và Đức Khổng Tử nhưng sau
này thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hàng năm nơi Hội quán tổ chức lễ hội lớn vào
dịp Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch), ngày vía Quan Công (24/6 âm lịch).
Những ngày bình thường Hội quán bình yên hơn, cùng với sự trầm lắng của Chùa
Cầu góp phần làm cho phố cổ Hội An thêm cổ kính. Nếu các bạn đến tham quan
Hội Quan Quảng Đông Hội An nếu đúng dịp lễ hội náo nhiệt và đông đúc, du khách
sẽ có dịp biết thêm nhiều điều thú vị về nơi này.
Hội quán Triều Châu
hoi-quan-trieu-chau
Địa chỉ : số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn. Hội quán Triều Châu được Hoa
kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín
ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự
sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi
gió.
Hội quán Triều Châu là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ được
chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết trang trí bằng gỗ theo truyền thuyết dân
gian, và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp, thể hiện sự khéo léo
tài hoa của người nghệ nhân xưa. Tổng thể Hội quán Triều Châu được xây dựng
theo lối kiến trúc nội công ngọai quốc:
Mặt tiền hội quán được lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ các đồ án
trang trí như: cá chép hóa rồng, hồ điệp, tứ linh...
Nhà tiền điện chủ yếu bằng gỗ và đá. Bên trong kiến trúc theo kiểu chồng rường,
phần thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi. Cạnh các rường chính còn gắn
những mảng chạm lộng, chạm lủng theo các môtíp bức bình phong, long mã,
chim muông... Bờ nóc, bờ hồi được tạo dáng cong vuốt, mềm mại với kết cấu đa
tầng, giữa các tầng được đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật...
Chính điện rộng lớn gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và các vì chồng
rường giả thủ đặt trưng. Các con-ke trang trí được điêu khắc thành các hình thân
rồng đầu cá. Các cánh cửa chính đều được làm bằng gỗ, chạm trổ nhiều đồ án
cát tường như: thái bình hữu tượng, sư tử hý tiền... Gian giữa chính điện có khám
thờ cũng được chạm trổ công phu, lộng lẫy.
Nối liền giữa nhà tiền điện với chính điện là nơi tiếp khách, chuẩn bị các phẩm vật
để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên
tiêu (rằm tháng giêng), Hội quán Triều Châu đều tổ chức lễ cầu phước và cúng
giỗ tiền hiền.
Đến thăm Hội quán Triều Châu ở phố cổ, là dịp để thưởng lãm vẻ trầm lắng của
những nét kiến trúc hội quán đặc trưng, và biết thêm nhiều điều về cộng đồng
thương nhân Triều Châu vào thời thương cảng Hội An xưa.
Hệ thống bảo tàng
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An
bao-tang-lich-su-van-hoa-
1
2
3
Địa chỉ : số 10B, đường Trần Hưng Đạo, tp. Hội An
Bảo tàng hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ,
đồng, sắt, giấy, gỗ …có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị – thương
cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công
nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II – TK XV) và văn hóa Ðại Việt,
Ðại Nam (TK XV – XIX). Với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng
sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô, Bảo tàng
Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển
của vùng đất Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV –
giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này phần nào nói lên vai trò Hội An
với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong – Việt
Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong
tuần. Riêng ngày 25 hàng tháng, bảo tàng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên
môn nghiệp vụ.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
bao-tang-van-hoa-dan-gian-hoi-an
Địa chỉ : số 33 Nguyễn Thái Học – Hội An
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An được bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày
24/3/2005
Đây là ngôi nhà cổ điển hình trong Đô thị cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 09m,
gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.
Ở tầng 1, gồm các hoạt động trình diễn khá sống động minh hoạ cho những giá
trị Văn hoá Dân gian Hội An. Bảo tàng được coi là thiết chế văn hoá đặc biệt và
hiếm hoi trong khu vực. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động
trình diễn Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi
vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp
của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất
Hội An.
Ở tầng 2, Bảo tàng trưng bày 490 hiện vật, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ
thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền
thống và sinh hoạt dân gian.
Bảo tàng mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần, riêng ngày 20
hàng tháng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
bao-tang-van-hoa-sa-huynh
Địa chỉ : số 149 đường Trần Phú – TP Hội An
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn
hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung
Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá
Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát,
khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân
Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994.
Các thành tựu của nền văn hóa Sa huỳnh thể hiện qua các cổ vật được trưng bày
trong bảo tàng có thể chia ra các lĩnh vực :
Trồng trọt: Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng…
được trưng bày ở đây phản ánh một sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông
nghiệp của cư dân Sa Huỳnh.
Đánh cá và đi biển : Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1
TCN) có trong các mộ chum được trưng bày ở Bảo tàng chứng tỏ họ đã có một
nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển.
Trang sức và kỹ thuật làm đồ thủy tinh : Những vật trang sức chế tác từ đá, mã
não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này
sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Người ta đã tìm thấy
khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và
Đài Loan.
Đồ gốm : Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm
gia dụng đều đợc tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể
hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm. Trong bảo tàng còn trưng bày khá
nhiều đồ gốm từ các vật dụng gắn liền với đời sống hằng ngày của con người như
nồi, niêu… đến các vật dụng mang đậm chất mỹ thuật như bình gốm, dĩa…
Đến với bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An du khách sẽ được tóm lược về một
chặng đường phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực của nền
văn hóa Sa Huỳnh một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt
Nam. Văn hóa Sa Huỳnh cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo (Đồng Nai)
đã tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam. Ở đây còn lưu lại
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An
bao-tang-gom-su-mau-dich-hoi-an
Địa chỉ: Số 80 Trần Phú, Hội An.
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên
đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18.
Đây là một ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng vào
khoảng năm 1920. Ở đây, chúng ta có thể thấy được tổng thể không gian điển
hình của kiến trúc nhà cổ ở Hội An được chia làm 3 phần: nhà trước, nhà sau và
nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh được
bố trí phía sau cùng. Nhà được tu bổ vào năm 1994 và từ đó được sử dụng làm
Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch.
Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn
Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… minh chứng cho vai trò quan trọng
của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế
kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã
từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Các làng nghề
Làng gốm Thanh Hà
lang-gom-thanh-ha
Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, thuộc địa bàn phường Cẩm Hà, làng
gốm Thanh Hà ở Hội An có tuổi đời đã ngót 500 năm, nổi tiếng với những sản
phẩm gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh
sách “thổ sản quốc gia”.
Đến đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi
bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề,
có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác
phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét
phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất
sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu
khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới
có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các
tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu
chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu
gạch đỏ.
Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại,
bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và
phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng
cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như
mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he...
Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống.
Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu
thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn
tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh
tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng
Nam nói chung.
Hiện nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với
phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành
một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu,
nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng
Đông Nam Á nói chung.
Hằng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 7 âm lịch, người dân làng gốm Thanh Hà
lại trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ nghề tại khu miếu Nam Diêu, nhằm tri ân công
đức tổ tiên đã gầy dựng, truyền nghề cho con cháu. Phần lễ với rước kiệu Tổ nghề
gốm, được bảo tồn hàng trăm năm qua. Phần hội với các trò chơi dân gian như
thi chuốt gốm, tạo mẫu, nặn tò he, nấu cơm niêu, đập nồi, kéo co... thu hút đông
đảo người dân và du khách tham gia.
Giá vé Làng gốm Thanh Hà : 15.000 vnđ/ người/ lượt. Mỗi vé có giá trị trong vòng
24 giờ. Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên, liên hệ thuyết minh
viên tại nơi bán vé. Giá vé bao gồm:
 Xem các nghệ nhân chuốt gốm.
 Tham quan di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu.
 Tham quan di tích Đình Xuân Mỹ.
 Tham gia trổ tài chuốt gốm và nặn con thổi.
 Được tặng một sản phẩm con thổi bằng gốm.
Làng rau Trà Quế
lang-rau-tra-que
tra-que
Địa chỉ: Cẩm Hà, tp. Hội An, Quảng Nam
Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc phường Cẩm Hà, Tp Hội An.
Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với hơn 20 loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ,
bón bằng các loại rong lấy từ dưới sông. Nhờ vậy đã tạo ra loại rau có hương vị
đặc biệt, làm nên bản sắc độc đáo cho các món ăn Hội An.
Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà
còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Giữa tiết trời xuân
ấm áp, chúng tôi đến làng nghề truyền thống Trà Quế để thưởng thức dư vị ngan
ngát thơm nồng của các loại rau và xem người làng rau… làm du lịch.
Điều đặc biệt tạo nên chất lượng cho rau trồng nơi đây là việc người dân không
hề sử dụng các hóa chất độc hại, kích thích tăng trưởng. Chính điều đó giúp đảm
bảo chất lượng tốt nhất cho rau trồng. Với một chuyến tham quan ngắn tới làng
Trà Quế, du khách có thể tận mắt nhìn thấy cách những người nông dân trồng
rau theo cách này.
Các món ăn trứ danh Hội An như mì Quảng, cao lầu, cơm gà… thiếu đi rau Trà
Quế thì độ ngon giảm đi rất nhiều. Đây là lý do vì sao cứ phải về Hội An mới thấy
những món này đặc sắc hơn hẳn, phần vì rau Trà Quế hiện nay trồng không đủ
để bán ra ngoài Hội An.
Hàng năm, vào ngày 7 tháng Giêng, dân làng Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông,
cầu nguyện cho một thời tiết tốt và mùa thu hoạch thành công. Du khách sẽ cảm
thấy nuối tiếc khi tới đây mà không được chiêm ngưỡng cuộc sống của người dân,
cũng như những phong tục đặc biệt của địa phương. Một chuyến tham quan làng
Trà Quế sẽ có ý nghĩa rất lớn và duy nhất, đặc biệt với những người đam mê
nhiếp ảnh như anh.
Làng Mộc Kim Bồng
kim-bong
langmockimbong
Địa chỉ: Đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, Xã Cẩm Kim, tp. Hội An, Quảng
Nam.
Hình thành từ thế kỷ 15, đến cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nghề mộc Kim Bồng
bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18,
nghề phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng với ba nhóm nghề rõ rệt: mộc xây dựng
các công trình kiến trúc đô thị, mộc dân dụng và nghề đóng tàu, thuyền mộc.
Làng rất nổi tiếng vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài
hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch
quốc tế này.
Du khách chỉ mất 10 phút đi phà từ phố cổ Hội An qua làng mộc Kim Bồng thuộc
xã đảo Cẩm Kim. Bước chân lên vùng đất này đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt
vang lên từ hai bờ Đông Tây. Những âm thanh đó đã trở nên một phần không thế
thiếu trong đời sống của người dân bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.
Ngày nay, dấu ấn mộc Kim Bồng còn thể hiện rõ nét trên các ngôi nhà cổ, chùa,
hội quán, nhà thờ tộc ở Hội An với những đường nét chạm trổ tinh vi, đẹp mắt.
Cũng như ngày xưa, mộc Kim Bồng chuyên về xây dựng nhà cửa và đóng tàu.
Cùng với sự phát triển du lịch, một bộ phận nghệ nhân mộc Kim Bồng chuyển
sang làm mộc mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch. Đó là các loại tượng gỗ và đồ
dùng phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
Gỗ để làm tượng trước tiên phải được phơi khô để tránh cho tượng bị nứt nẻ sau
này. Sau đó gỗ sẽ được cưa theo hình dáng và kích thước tương ứng với sản phẩm
cần làm. Đối với loại tượng có kích thước lớn thì người thợ ghép nhiều khúc gỗ lại
với nhau đó là dùng bột gỗ để trít các khe hở. Tiếp theo là giai đoạn tạo dáng.
Người thợ dùng đục đẽo để tạo dáng tổng quát của tượng sau đó sẽ đi dần vào
các chi tiết như tay chân, mắt, mũi, miệng... Cuối cùng là giai đoạn đánh bóng
tượng. Tượng sau khi được đánh bóng trông sẽ đẹp mắt hơn nhờ vào mặt gỗ nhẵn
thín sạch sẽ, nổi rõ từng vân gỗ.
Các nhân vật được tạc tượng thường là một nhân vật thuộc tín ngưỡng dân gian
như : Quan công, Phúc Lộc Thọ, Đạt ma sư tổ, Thập bán la hán, Bồ tác Di lặc...
Sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với đô thi - thương cảng Hội An rất lớn.
Nhiều thế hệ thợ mộc Kim Bồng không những đã để lại dấu vết tài nghệ tuyệt vời
của mình ở các di tích Đô Thị cổ Hội An mà còn trong nhiều di tích khác ở Đà
Nẵng, Huế và thành phố Sai gon... Sản phẩm dân dụng của nghề mộc Kim Bồng
từ xưa đến nay không những có mặt ở nhiều nơi trong nước mà còn vượt đại
dương theo thuyền buôn có mặt ở các nước xa xôi. Hầu như tất cả những ngôi
nhà cổ ở phố cổ Hội An đều có bàn tay của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.
Chùa Cầu
chua-cau
Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, tp. Hội An, Quảng Nam
Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong
thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn
tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa
đến.
“Du hành trên đất Hội An
Lạ thay cảnh sắc chứa chan tình người
Đẹp thay ánh mắt nụ cười
Chùa Cầu in bóng rạng ngời nước non”
Đến với phố cổ Hội An, du khách không chỉ cảm thấy thích thú với cảnh sắc, mây
trời, sự thân thiện mến khách của con người nơi đây, mà du khách không khỏi
trầm trồ khen ngợi trước sự tài tình, độc đáo trong kiến trúc của những ngôi nhà
cổ. Nhưng có lẽ độc và lạ nhất, tạo nên ấn tượng, thu hút đặc biệt với du khách
đó chính là kiến trúc của Chùa Cầu Hội An.
Cây cầu với thiết kế ‘thượng gia hạ kiều’, có nghĩa trên là nhà dưới là cầu, do các
thương gia người Nhật Bản cho xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Chiếc cầu
có chiều dài 18m, có vòm mái cong, được lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.
Đây là kiến trúc khá đặc sắc và ấn tượng. Một trong những điểm du lịch không
thể bỏ qua của Hội An.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành
lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và
cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến
trúc Việt - điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một
nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu
là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh
vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ
năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác.
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế
Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể
hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong
cầu mọi điều tốt đẹp.
Chùa Ông
chua-ong
Địa chỉ số 24 đường Trần Phú – Hội An
Chùa Ông còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được
người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế
kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm
kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện
rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng
tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng
Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt
oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn
có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công
và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con
ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được
Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể
không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và
những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công
Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của
Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm.
Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân
Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa
trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn
đến ngày nay.
Ngoài những kiến trúc độc đáo, Chùa ông còn có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa lịch sử
to lớn. Là nơi lưu giữ các các cổ vật từ thời xa xưa. Dù đã trải qua nhiều đợt trùng
tu và sửa chữa lại nhưng chùa vẫn giữ được nét nguyên sơ ban đầu. Chùa ông là
một di sản văn hóa cần được bảo tồn và gìn giữ.
Giếng cổ Bá Lễ
gieng-co-ba-le
Giếng cổ Bá Lễ nằm trong con hẻm nhỏ mà người dân quen gọi là hẻm Bá Lễ, vị
trí ở khoảng giữa đường Phan Châu Trinh, gần rạp phim Hội An.
Giếng có dạng hình vuông, diện tích khoảng 10m2, sâu khoảng 12m, được xây
bằng gạch mà không cần dùng vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng
bản, tồn tại cả ngàn năm nay. Đặc biệt, giếng cổ Bá Lễ không bao giờ cạn, nước
giếng lại rất trong, sạch và ngọt. Hầu như gia đình nào ở phố cổ cũng thuê hoặc
tự chở vài thùng nước từ giếng này về dự trữ để nấu ăn.
Giếng Bá Lễ không chỉ là nguồn sống cho những gia đình gánh nước thuê mà còn
cho hàng trăm hộ dân khác, từ những gánh hàng rong đến những nhà hàng sang
trọng. Những món đặc sản của Hội An như cao lầu, mì quảng, xí mà… đều không
thể ngon, đúng vị đặc trưng nếu dùng nước giếng khác để chế biến.
Nước giếng Bá Lễ còn dùng để phục vụ du khách. Nhiều người khi đến Hội An đều
mong muốn uống một ngụm nước giếng này thử hương vị thế nào. Vì lẽ đó, một
gia đình ở đường Nguyễn Thái Học, con đường dẫn vào giếng Bá Lễ trang bị sẵn
một chum nước giếng với dòng chữ “Nước giếng dành cho du khách”. “Món đặc
sản” này thu hút nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế đến thưởng thức.
Theo nhiều người già ở Hội An thì giếng Bá Lễ có từ thời của người Chăm xưa
(khoảng từ thế kỷ thứ VIII-IX). Chất liệu làm giếng cổ bằng gạch mà không dùng
vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, tồn tại cả ngàn năm nay.
Không phải giếng bình thường như ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, giếng
Chămpa Hội An được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh
hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 10 thế kỷ trước. Qua nhiều
nguồn tư liệu cho biết, người Chămpa xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu
hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến
cảng thị Hội An. Điều kỳ lạ là cho đến hôm nay, người Hội An vẫn sử dụng hầu
hết các giếng cổ này vì giếng rất trong, sạch và ngọt. Điều này thể hiện trình độ
chọn đất hay sự am hiểu về phong thuỷ rất cao.
Có thể nói, giếng cổ Bá Lễ đã tạo thêm một nét độc đáo trong văn hóa Hội An,
góp phần tô đậm thêm cái hồn xưa cũ cho nơi đây. Vào sáng sớm hay chiều tối,
những đôi quang gánh hoặc xe ba gác vẫn chở nước giếng toả đi khắp các ngả
đường phố Hội.
Biển Cửa Đại
bien-cua-dai
Cách trung tâm Hội An khoảng 5km, bãi biển Cửa Đại yên bình và mang nét trầm
tĩnh như chính cái hồn của phố cổ Hội An. Nền cát ở bãi biển Cửa Đại không trắng
tinh như cát ở bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng, Bãi Sao của Phú Quốc mà cũng
không ngả vàng như ở biển Mũi Né của Phan Thiết…lớp cát mịn và trắng ngà hơi
đậm dường như làm tăng sự mênh mông và kéo dài mãi của những dải cát.
Những cơn gió biển từ biển xanh thẫm đến tận chân trời thỉnh thoảng dạt vào
từng cơn như đẩy những đợt sóng lăn tăn vào bờ nhanh hơn. Điều đặc biệt ở bãi
biển Cửa Đại là rất sạch, cho dù bạn dừng chân ở đoạn nào trong suốt chiều dài
7km của bãi biển nơi đây, chẳng khi nào phải than phiền bởi tất cả đều rất sạch
và trong lành. Ngay cả khi du lịch biển Hội An khá phá triển, những khách sạn
gần biển, những khu nghỉ dưỡng liên tục xuất hiện, bãi biển Cửa Đại vẫn thế –
vẫn là khoảng không gian bình yên, tĩnh lặng, rất sạch và rất trong lành.
Biển An Bàng
bien-an-bang
Biển An Bàng vẫn giữ được vẻ hoang sơ của mình
Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang
CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại
hơn một km. Bãi Biển An Bàng, thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm Phố
Cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông; có chiều dài khoảng 4km với cảnh quan tự
nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Vì mới được hình thành nên Bãi
Biển An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch.
Đảo Cù lao Chàm
dao-cu-lao-cham
Với 8 hòn đảo nhỏ trải dài theo hình cánh cung xanh mướt, Cù lao Chàm là một
trong nhiều quần đảo hoang sơ mới được đưa vào khai thác trong vài năm gần
đây ở Quảng Nam. Những ai lần đầu đến với Cù lao Chàm chắc đều bị hòn đảo
này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh
của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu
trời xanh thẳm…

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfLuanvan84
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...jackjohn45
 
Cẩm nang du lịch Huế
Cẩm nang du lịch Huế Cẩm nang du lịch Huế
Cẩm nang du lịch Huế Long Nguyen
 
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhất
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhấtChia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhất
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhấtThiện Nguyễn Minh
 
lich-su-my-thuat-the-gioi
 lich-su-my-thuat-the-gioi lich-su-my-thuat-the-gioi
lich-su-my-thuat-the-gioithanh han
 

Mais procurados (9)

Lang tam hue
Lang tam hueLang tam hue
Lang tam hue
 
Khơ me
Khơ meKhơ me
Khơ me
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdf
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
 
Cẩm nang du lịch Huế
Cẩm nang du lịch Huế Cẩm nang du lịch Huế
Cẩm nang du lịch Huế
 
Co thanh hue
Co thanh hueCo thanh hue
Co thanh hue
 
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhất
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhấtChia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhất
Chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội đầy đủ nhất
 
lich-su-my-thuat-the-gioi
 lich-su-my-thuat-the-gioi lich-su-my-thuat-the-gioi
lich-su-my-thuat-the-gioi
 
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNGTHIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
 

Destaque

Resume SBC with Reference Page
Resume SBC with Reference PageResume SBC with Reference Page
Resume SBC with Reference PageVan Welton
 
Introduction to the 2014 digital rural futures conference special
Introduction to the 2014 digital rural futures conference specialIntroduction to the 2014 digital rural futures conference special
Introduction to the 2014 digital rural futures conference specialHelen Farley
 
Capital budgeting by huzaifah irshaad
Capital budgeting by huzaifah irshaad Capital budgeting by huzaifah irshaad
Capital budgeting by huzaifah irshaad HuzaifaIrshaad
 
Curso online Electrocardiografía para enfermería
Curso online Electrocardiografía para enfermeríaCurso online Electrocardiografía para enfermería
Curso online Electrocardiografía para enfermeríaiLabora
 
Actividad 4
Actividad 4Actividad 4
Actividad 4Satur11
 

Destaque (9)

Resume SBC with Reference Page
Resume SBC with Reference PageResume SBC with Reference Page
Resume SBC with Reference Page
 
Types of PCR
Types of PCR Types of PCR
Types of PCR
 
Introduction to the 2014 digital rural futures conference special
Introduction to the 2014 digital rural futures conference specialIntroduction to the 2014 digital rural futures conference special
Introduction to the 2014 digital rural futures conference special
 
Capital budgeting by huzaifah irshaad
Capital budgeting by huzaifah irshaad Capital budgeting by huzaifah irshaad
Capital budgeting by huzaifah irshaad
 
Curso online Electrocardiografía para enfermería
Curso online Electrocardiografía para enfermeríaCurso online Electrocardiografía para enfermería
Curso online Electrocardiografía para enfermería
 
Tema 10
Tema 10Tema 10
Tema 10
 
Zain Cash for Business
Zain Cash for Business Zain Cash for Business
Zain Cash for Business
 
Actividad 4
Actividad 4Actividad 4
Actividad 4
 
Comic Xadú - Mayo
Comic Xadú - MayoComic Xadú - Mayo
Comic Xadú - Mayo
 

Semelhante a Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an

đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóajackjohn45
 
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdfKhám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdfBò Cạp Vàng
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfLuanvan84
 
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxTunNguynMinh53
 
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdf
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdfChùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdf
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdfBò Cạp Vàng
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfBò Cạp Vàng
 
các di tích lịch sử ở huế.docx
các di tích lịch sử ở huế.docxcác di tích lịch sử ở huế.docx
các di tích lịch sử ở huế.docxMoinhatThoitiet
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Trẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keoTrẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keoKelsi Luist
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vnPham Long
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfBò Cạp Vàng
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMTìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMBò Cạp Vàng
 

Semelhante a Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an (20)

đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
 
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdfKhám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdf
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdfChùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdf
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương - Nơi linh thiêng cổ kính.pdf
 
Csvh
CsvhCsvh
Csvh
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
 
các di tích lịch sử ở huế.docx
các di tích lịch sử ở huế.docxcác di tích lịch sử ở huế.docx
các di tích lịch sử ở huế.docx
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Trẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keoTrẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keo
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1165 - vanhien.vn
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Hanoi.pptx
Hanoi.pptxHanoi.pptx
Hanoi.pptx
 
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMTìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
 

Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an

  • 1. Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại Hội An Hệ thống các nhà cổ Về phong cách kiến trúc thì những ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài. Một ngôi nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố. Những ngôi nhà như vậy rất thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Ngói của nhà cổ thường được lợp bằng ngói âm dương ( hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước ) đây là sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Những ngôi nhà này là nhân chứng sống đông nhất, chân xác nhất về sự nảy nở của những đô thị cổ thương mại truyền thống. Về kết cấu của ngôi nhà thì thường được chia ra làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An. Hệ thống các hội quán Hội quán Phúc Kiến
  • 2. Phuc Kien Địa chỉ : 46 Trần Phú – Hội An Được xây dựng từ năm 1690, do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống và xây dựng theo kiến trúc tuyệt vời được chạm trổ rất tinh xảo và đây cũng là một di tích có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ
  • 3. lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó. Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Trước kia Hội quán được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 đã được xây lại bằng gạch và mái gói. So với các Hội quán khách ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam … thì Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh– hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện. bước vào bên trong du khách có thể nhìn thấy hồ cá hình hoa mai với hòn nam bộ hình tượng cá chép hóa rồng. tiếp đến là cổng tam qua với các đường nét kiến trúc vô cùng độc đáo, sau đó là sân trước với rất nhiều chậu hoa cây cảnh, nơi đây có ba hồ cá xếp theo hàng ngang, 2 hồ hình chữ nhật đối xứng nhau qua hồ cá hình tròn đặt chính giữa sân, hồ cá phía bên trái có hòn nam bộ là mô hình Vạn Lý Trường Thành,là biểu tượng của đất nước Trung Hoa.Chính điện là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn
  • 4. giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và người ta tương truyền rằng nơi này rất linh thiêng, Hội Quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự,…. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại Hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. Hội quán Quảng Đông
  • 5. hoi-quan-quang-dong Địa chỉ : số 176 đường Trần Phú, TP Hội An Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m,
  • 6. 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc… Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia. Hội quán Quảng Đông Hội An là nơi quy tụ sinh hoạt cộng đồng, thờ phụng tín ngưỡng của hội Hoa Kiều Quảng Đông sinh sống và làm việc buôn bán tại thương cảng Hội An sầm uất một thời. Được xây dựng năm 1885, Hội quán Quảng Đông Hội An có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa các chất liệu gỗ, đá và trang trí rất tinh tế. Là một công trình khép kín, Hội quán có cổng tam quan, có sân rộng để trưng cây cảnh vừa tạo cảnh đẹp vừa mang lại sự xanh mát cho không gian trong Hội quán, đi vào là phương đình, nhà đông, nhà tây, sân trời cùng chính điện. Bên trong Hội quán có các hiện vật quý như hoành phi, lư trầm, đôn sứ men ngọc Trung Quốc…vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ. Khi mới được xây dựng, Hội quán Quảng Đông thờ bà Thiên Hậu và Đức Khổng Tử nhưng sau này thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hàng năm nơi Hội quán tổ chức lễ hội lớn vào dịp Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch), ngày vía Quan Công (24/6 âm lịch). Những ngày bình thường Hội quán bình yên hơn, cùng với sự trầm lắng của Chùa Cầu góp phần làm cho phố cổ Hội An thêm cổ kính. Nếu các bạn đến tham quan Hội Quan Quảng Đông Hội An nếu đúng dịp lễ hội náo nhiệt và đông đúc, du khách sẽ có dịp biết thêm nhiều điều thú vị về nơi này. Hội quán Triều Châu
  • 7. hoi-quan-trieu-chau Địa chỉ : số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn. Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió.
  • 8. Hội quán Triều Châu là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ được chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết trang trí bằng gỗ theo truyền thuyết dân gian, và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp, thể hiện sự khéo léo tài hoa của người nghệ nhân xưa. Tổng thể Hội quán Triều Châu được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngọai quốc: Mặt tiền hội quán được lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ các đồ án trang trí như: cá chép hóa rồng, hồ điệp, tứ linh... Nhà tiền điện chủ yếu bằng gỗ và đá. Bên trong kiến trúc theo kiểu chồng rường, phần thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi. Cạnh các rường chính còn gắn những mảng chạm lộng, chạm lủng theo các môtíp bức bình phong, long mã, chim muông... Bờ nóc, bờ hồi được tạo dáng cong vuốt, mềm mại với kết cấu đa tầng, giữa các tầng được đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật... Chính điện rộng lớn gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và các vì chồng rường giả thủ đặt trưng. Các con-ke trang trí được điêu khắc thành các hình thân rồng đầu cá. Các cánh cửa chính đều được làm bằng gỗ, chạm trổ nhiều đồ án cát tường như: thái bình hữu tượng, sư tử hý tiền... Gian giữa chính điện có khám thờ cũng được chạm trổ công phu, lộng lẫy. Nối liền giữa nhà tiền điện với chính điện là nơi tiếp khách, chuẩn bị các phẩm vật để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), Hội quán Triều Châu đều tổ chức lễ cầu phước và cúng giỗ tiền hiền. Đến thăm Hội quán Triều Châu ở phố cổ, là dịp để thưởng lãm vẻ trầm lắng của những nét kiến trúc hội quán đặc trưng, và biết thêm nhiều điều về cộng đồng thương nhân Triều Châu vào thời thương cảng Hội An xưa. Hệ thống bảo tàng
  • 9. Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An bao-tang-lich-su-van-hoa-
  • 10. 1
  • 11. 2
  • 12. 3 Địa chỉ : số 10B, đường Trần Hưng Đạo, tp. Hội An Bảo tàng hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ …có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II – TK XV) và văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam (TK XV – XIX). Với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô, Bảo tàng Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV – giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này phần nào nói lên vai trò Hội An với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong – Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
  • 13. Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Riêng ngày 25 hàng tháng, bảo tàng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An bao-tang-van-hoa-dan-gian-hoi-an Địa chỉ : số 33 Nguyễn Thái Học – Hội An Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An được bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày 24/3/2005 Đây là ngôi nhà cổ điển hình trong Đô thị cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 09m, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Ở tầng 1, gồm các hoạt động trình diễn khá sống động minh hoạ cho những giá trị Văn hoá Dân gian Hội An. Bảo tàng được coi là thiết chế văn hoá đặc biệt và hiếm hoi trong khu vực. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi
  • 14. vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An. Ở tầng 2, Bảo tàng trưng bày 490 hiện vật, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian. Bảo tàng mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần, riêng ngày 20 hàng tháng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh bao-tang-van-hoa-sa-huynh Địa chỉ : số 149 đường Trần Phú – TP Hội An
  • 15. Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994. Các thành tựu của nền văn hóa Sa huỳnh thể hiện qua các cổ vật được trưng bày trong bảo tàng có thể chia ra các lĩnh vực : Trồng trọt: Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng… được trưng bày ở đây phản ánh một sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp của cư dân Sa Huỳnh. Đánh cá và đi biển : Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN) có trong các mộ chum được trưng bày ở Bảo tàng chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển. Trang sức và kỹ thuật làm đồ thủy tinh : Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Người ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Đồ gốm : Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều đợc tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm. Trong bảo tàng còn trưng bày khá nhiều đồ gốm từ các vật dụng gắn liền với đời sống hằng ngày của con người như nồi, niêu… đến các vật dụng mang đậm chất mỹ thuật như bình gốm, dĩa… Đến với bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An du khách sẽ được tóm lược về một chặng đường phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực của nền văn hóa Sa Huỳnh một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt
  • 16. Nam. Văn hóa Sa Huỳnh cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo (Đồng Nai) đã tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam. Ở đây còn lưu lại Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An bao-tang-gom-su-mau-dich-hoi-an Địa chỉ: Số 80 Trần Phú, Hội An. Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Đây là một ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng vào khoảng năm 1920. Ở đây, chúng ta có thể thấy được tổng thể không gian điển hình của kiến trúc nhà cổ ở Hội An được chia làm 3 phần: nhà trước, nhà sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh được bố trí phía sau cùng. Nhà được tu bổ vào năm 1994 và từ đó được sử dụng làm Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
  • 17. Các làng nghề Làng gốm Thanh Hà lang-gom-thanh-ha Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, thuộc địa bàn phường Cẩm Hà, làng gốm Thanh Hà ở Hội An có tuổi đời đã ngót 500 năm, nổi tiếng với những sản phẩm gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh sách “thổ sản quốc gia”. Đến đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác
  • 18. phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ. Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he... Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung. Hiện nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung. Hằng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 7 âm lịch, người dân làng gốm Thanh Hà lại trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ nghề tại khu miếu Nam Diêu, nhằm tri ân công đức tổ tiên đã gầy dựng, truyền nghề cho con cháu. Phần lễ với rước kiệu Tổ nghề gốm, được bảo tồn hàng trăm năm qua. Phần hội với các trò chơi dân gian như
  • 19. thi chuốt gốm, tạo mẫu, nặn tò he, nấu cơm niêu, đập nồi, kéo co... thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Giá vé Làng gốm Thanh Hà : 15.000 vnđ/ người/ lượt. Mỗi vé có giá trị trong vòng 24 giờ. Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên, liên hệ thuyết minh viên tại nơi bán vé. Giá vé bao gồm:  Xem các nghệ nhân chuốt gốm.  Tham quan di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu.  Tham quan di tích Đình Xuân Mỹ.  Tham gia trổ tài chuốt gốm và nặn con thổi.  Được tặng một sản phẩm con thổi bằng gốm. Làng rau Trà Quế lang-rau-tra-que
  • 20. tra-que Địa chỉ: Cẩm Hà, tp. Hội An, Quảng Nam Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc phường Cẩm Hà, Tp Hội An. Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với hơn 20 loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng các loại rong lấy từ dưới sông. Nhờ vậy đã tạo ra loại rau có hương vị đặc biệt, làm nên bản sắc độc đáo cho các món ăn Hội An. Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Giữa tiết trời xuân ấm áp, chúng tôi đến làng nghề truyền thống Trà Quế để thưởng thức dư vị ngan ngát thơm nồng của các loại rau và xem người làng rau… làm du lịch.
  • 21. Điều đặc biệt tạo nên chất lượng cho rau trồng nơi đây là việc người dân không hề sử dụng các hóa chất độc hại, kích thích tăng trưởng. Chính điều đó giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất cho rau trồng. Với một chuyến tham quan ngắn tới làng Trà Quế, du khách có thể tận mắt nhìn thấy cách những người nông dân trồng rau theo cách này. Các món ăn trứ danh Hội An như mì Quảng, cao lầu, cơm gà… thiếu đi rau Trà Quế thì độ ngon giảm đi rất nhiều. Đây là lý do vì sao cứ phải về Hội An mới thấy những món này đặc sắc hơn hẳn, phần vì rau Trà Quế hiện nay trồng không đủ để bán ra ngoài Hội An. Hàng năm, vào ngày 7 tháng Giêng, dân làng Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông, cầu nguyện cho một thời tiết tốt và mùa thu hoạch thành công. Du khách sẽ cảm thấy nuối tiếc khi tới đây mà không được chiêm ngưỡng cuộc sống của người dân, cũng như những phong tục đặc biệt của địa phương. Một chuyến tham quan làng Trà Quế sẽ có ý nghĩa rất lớn và duy nhất, đặc biệt với những người đam mê nhiếp ảnh như anh. Làng Mộc Kim Bồng
  • 23. langmockimbong Địa chỉ: Đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, Xã Cẩm Kim, tp. Hội An, Quảng Nam. Hình thành từ thế kỷ 15, đến cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng với ba nhóm nghề rõ rệt: mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, mộc dân dụng và nghề đóng tàu, thuyền mộc. Làng rất nổi tiếng vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế này. Du khách chỉ mất 10 phút đi phà từ phố cổ Hội An qua làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim. Bước chân lên vùng đất này đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông Tây. Những âm thanh đó đã trở nên một phần không thế thiếu trong đời sống của người dân bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.
  • 24. Ngày nay, dấu ấn mộc Kim Bồng còn thể hiện rõ nét trên các ngôi nhà cổ, chùa, hội quán, nhà thờ tộc ở Hội An với những đường nét chạm trổ tinh vi, đẹp mắt. Cũng như ngày xưa, mộc Kim Bồng chuyên về xây dựng nhà cửa và đóng tàu. Cùng với sự phát triển du lịch, một bộ phận nghệ nhân mộc Kim Bồng chuyển sang làm mộc mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch. Đó là các loại tượng gỗ và đồ dùng phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. Gỗ để làm tượng trước tiên phải được phơi khô để tránh cho tượng bị nứt nẻ sau này. Sau đó gỗ sẽ được cưa theo hình dáng và kích thước tương ứng với sản phẩm cần làm. Đối với loại tượng có kích thước lớn thì người thợ ghép nhiều khúc gỗ lại với nhau đó là dùng bột gỗ để trít các khe hở. Tiếp theo là giai đoạn tạo dáng. Người thợ dùng đục đẽo để tạo dáng tổng quát của tượng sau đó sẽ đi dần vào các chi tiết như tay chân, mắt, mũi, miệng... Cuối cùng là giai đoạn đánh bóng tượng. Tượng sau khi được đánh bóng trông sẽ đẹp mắt hơn nhờ vào mặt gỗ nhẵn thín sạch sẽ, nổi rõ từng vân gỗ. Các nhân vật được tạc tượng thường là một nhân vật thuộc tín ngưỡng dân gian như : Quan công, Phúc Lộc Thọ, Đạt ma sư tổ, Thập bán la hán, Bồ tác Di lặc... Sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với đô thi - thương cảng Hội An rất lớn. Nhiều thế hệ thợ mộc Kim Bồng không những đã để lại dấu vết tài nghệ tuyệt vời của mình ở các di tích Đô Thị cổ Hội An mà còn trong nhiều di tích khác ở Đà Nẵng, Huế và thành phố Sai gon... Sản phẩm dân dụng của nghề mộc Kim Bồng từ xưa đến nay không những có mặt ở nhiều nơi trong nước mà còn vượt đại dương theo thuyền buôn có mặt ở các nước xa xôi. Hầu như tất cả những ngôi nhà cổ ở phố cổ Hội An đều có bàn tay của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng. Chùa Cầu
  • 25. chua-cau Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, tp. Hội An, Quảng Nam Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến. “Du hành trên đất Hội An Lạ thay cảnh sắc chứa chan tình người Đẹp thay ánh mắt nụ cười Chùa Cầu in bóng rạng ngời nước non”
  • 26. Đến với phố cổ Hội An, du khách không chỉ cảm thấy thích thú với cảnh sắc, mây trời, sự thân thiện mến khách của con người nơi đây, mà du khách không khỏi trầm trồ khen ngợi trước sự tài tình, độc đáo trong kiến trúc của những ngôi nhà cổ. Nhưng có lẽ độc và lạ nhất, tạo nên ấn tượng, thu hút đặc biệt với du khách đó chính là kiến trúc của Chùa Cầu Hội An. Cây cầu với thiết kế ‘thượng gia hạ kiều’, có nghĩa trên là nhà dưới là cầu, do các thương gia người Nhật Bản cho xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Chiếc cầu có chiều dài 18m, có vòm mái cong, được lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Đây là kiến trúc khá đặc sắc và ấn tượng. Một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua của Hội An. Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt - điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp. Chùa Ông
  • 27. chua-ong Địa chỉ số 24 đường Trần Phú – Hội An Chùa Ông còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông. Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con
  • 28. ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa. Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay. Ngoài những kiến trúc độc đáo, Chùa ông còn có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa lịch sử to lớn. Là nơi lưu giữ các các cổ vật từ thời xa xưa. Dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu và sửa chữa lại nhưng chùa vẫn giữ được nét nguyên sơ ban đầu. Chùa ông là một di sản văn hóa cần được bảo tồn và gìn giữ. Giếng cổ Bá Lễ
  • 29. gieng-co-ba-le Giếng cổ Bá Lễ nằm trong con hẻm nhỏ mà người dân quen gọi là hẻm Bá Lễ, vị trí ở khoảng giữa đường Phan Châu Trinh, gần rạp phim Hội An. Giếng có dạng hình vuông, diện tích khoảng 10m2, sâu khoảng 12m, được xây bằng gạch mà không cần dùng vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, tồn tại cả ngàn năm nay. Đặc biệt, giếng cổ Bá Lễ không bao giờ cạn, nước giếng lại rất trong, sạch và ngọt. Hầu như gia đình nào ở phố cổ cũng thuê hoặc tự chở vài thùng nước từ giếng này về dự trữ để nấu ăn. Giếng Bá Lễ không chỉ là nguồn sống cho những gia đình gánh nước thuê mà còn cho hàng trăm hộ dân khác, từ những gánh hàng rong đến những nhà hàng sang trọng. Những món đặc sản của Hội An như cao lầu, mì quảng, xí mà… đều không thể ngon, đúng vị đặc trưng nếu dùng nước giếng khác để chế biến.
  • 30. Nước giếng Bá Lễ còn dùng để phục vụ du khách. Nhiều người khi đến Hội An đều mong muốn uống một ngụm nước giếng này thử hương vị thế nào. Vì lẽ đó, một gia đình ở đường Nguyễn Thái Học, con đường dẫn vào giếng Bá Lễ trang bị sẵn một chum nước giếng với dòng chữ “Nước giếng dành cho du khách”. “Món đặc sản” này thu hút nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế đến thưởng thức. Theo nhiều người già ở Hội An thì giếng Bá Lễ có từ thời của người Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII-IX). Chất liệu làm giếng cổ bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, tồn tại cả ngàn năm nay. Không phải giếng bình thường như ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, giếng Chămpa Hội An được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 10 thế kỷ trước. Qua nhiều nguồn tư liệu cho biết, người Chămpa xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An. Điều kỳ lạ là cho đến hôm nay, người Hội An vẫn sử dụng hầu hết các giếng cổ này vì giếng rất trong, sạch và ngọt. Điều này thể hiện trình độ chọn đất hay sự am hiểu về phong thuỷ rất cao. Có thể nói, giếng cổ Bá Lễ đã tạo thêm một nét độc đáo trong văn hóa Hội An, góp phần tô đậm thêm cái hồn xưa cũ cho nơi đây. Vào sáng sớm hay chiều tối, những đôi quang gánh hoặc xe ba gác vẫn chở nước giếng toả đi khắp các ngả đường phố Hội. Biển Cửa Đại
  • 31. bien-cua-dai Cách trung tâm Hội An khoảng 5km, bãi biển Cửa Đại yên bình và mang nét trầm tĩnh như chính cái hồn của phố cổ Hội An. Nền cát ở bãi biển Cửa Đại không trắng tinh như cát ở bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng, Bãi Sao của Phú Quốc mà cũng không ngả vàng như ở biển Mũi Né của Phan Thiết…lớp cát mịn và trắng ngà hơi đậm dường như làm tăng sự mênh mông và kéo dài mãi của những dải cát. Những cơn gió biển từ biển xanh thẫm đến tận chân trời thỉnh thoảng dạt vào từng cơn như đẩy những đợt sóng lăn tăn vào bờ nhanh hơn. Điều đặc biệt ở bãi biển Cửa Đại là rất sạch, cho dù bạn dừng chân ở đoạn nào trong suốt chiều dài 7km của bãi biển nơi đây, chẳng khi nào phải than phiền bởi tất cả đều rất sạch và trong lành. Ngay cả khi du lịch biển Hội An khá phá triển, những khách sạn gần biển, những khu nghỉ dưỡng liên tục xuất hiện, bãi biển Cửa Đại vẫn thế – vẫn là khoảng không gian bình yên, tĩnh lặng, rất sạch và rất trong lành. Biển An Bàng
  • 32. bien-an-bang Biển An Bàng vẫn giữ được vẻ hoang sơ của mình Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km. Bãi Biển An Bàng, thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông; có chiều dài khoảng 4km với cảnh quan tự nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Vì mới được hình thành nên Bãi Biển An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch. Đảo Cù lao Chàm
  • 33. dao-cu-lao-cham Với 8 hòn đảo nhỏ trải dài theo hình cánh cung xanh mướt, Cù lao Chàm là một trong nhiều quần đảo hoang sơ mới được đưa vào khai thác trong vài năm gần đây ở Quảng Nam. Những ai lần đầu đến với Cù lao Chàm chắc đều bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm…