SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 116
Baixar para ler offline
TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ
(SUBJECT ACCESS TO INFORMATION)




                  LÂM VĨNH-THẾ
                   Project Director
                      LEAF-VN
(Library & Education Assistance Foundation for Vietnam)
                  Librarian Emeritus
              University of Saskatchewan
                      CANADA




LEAF-VN (Hội Hỗ Trợ Thư Viện Và Giáo Dục Việt Nam)

              Great Falls, Virginia, U.S.A.
LEAF-VN (HỘI HỖ TRỢ THƯ              TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
VIỆN VÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM)            KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN


                   Đồng Tổ Chức và Bảo Trợ



           TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CHUYÊN ĐỀ

        TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ
        (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION)




                         Người Trình Bày:

                        LÂM VĨNH-THẾ
                         Project Director
                            LEAF-VN
      (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam)
                        Librarian Emeritus
                    University of Saskatchewan
                            CANADA



                       Tháng 9 Năm 2010


                        © by Lam Vinh-The, 2010
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………….……………………….… iii

DẪN NHẬP …………………………………………………………………………………………………… 1

PHẦN I. Tổ Chức Thông Tin (Information Organization) …..……..………………….…… 1
1. Trên bình diện khái niệm (Conceptual Organization) ………..……………………………………….. 1

1.1. Có kiểm soát và Không có Kiểm soát (Controlled and Uncontrolled Systems)... ….…….………….. 1
1.2. Tiền Kết hợp và Hậu Kết hợp (Pre-coordinate and Post-coordinate Systems) ……………………… 2
1.3. Liệt kê và Phân tích – Tổng hợp (Enumerative and Analytico-synthetic Systems) ……..…………... 5

2. Trên bình diện thực hành (Practical Organization) …………………………………..……………….. 6

2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems) ………………………………………..……...…….. 6
  2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification - DDC) ………..…...…. 6
  2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress
       Classification - LCC) …………………………………………………………………….……………….. 9
  2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC) …..………………....………...……. 16

2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems) ...………………….………………….. 18
 2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject
       Headings - LCSH) …………….……………………………………………………… …………….... 18
 2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ khác (Sears, Canadian Subject Headings, RVM,
       RAMEAU và MeSH) …………………………………………………………………………….……… 21
     2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears ……………………………………………………………………………..... 21
     2.2.2.2. Các Bảng TĐCĐ Canada và TĐCĐ RVM ………………………………………………….... 24
     2.2.2.3. Bảng TĐCĐ Rameau …………………......…………………………………………….....….... 24
     2.2.2.4. Bảng TĐCĐ Y Khoa (MeSH) ……………………………………………………………….… 25

2.3. Các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri).....………………………………………………………………...…….. 26
   2.3.1. Bảng Từ Mô Tả của UNESCO (UNESCO Thesaurus) ……….……...……………………...…... 28
   2.3.2. Bảng Từ Mô Tả CIS (CIS Thesaurus) ……………………….……...………………………...…… 29

2.4. Các Hệ Thống Bảng Chỉ Mục và Toát Yếu (Indexing and Abstracting Systems) …….……...…….. 29

PHẦN II. Nhược Điểm Của Các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin (Weaknesses
 of Information Organization Systems) ……………………………...…………..………………. 32
3. Đánh Giá Các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin : Nghiên Cứu Cranfield: Truy Hồi và
   Chính Xác (Evaluation of Information Retrieval Systems: The Cranfield Research
   Project : Recall and Precision) …………………………………………………………………….…..… 32

4. Các Hệ Thống Không Có Kiểm Soát (Uncontrolled Systems) .………………………………...…... 34

4.1. Các Bộ Máy Tìm Tin của Mạng INTERNET (INTERNET’s Search Engines)…..………………….... 34
4.2. Các Bộ Phận Truy Cập Theo Từ Khóa của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC’s
       Keyword Search Features) ……………………………………………………………..……….……... 38


i   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
5. Các Hệ Thống Có Kiểm Soát (Controlled Systems) …………………………………………...…….. 42
5. 1. Nhược điểm nội tại (Internal weaknesses) …………………………………………………..……...... 42
   5.1.1. Nhược điểm của Hệ Thống Phân Loại (Weaknesses of Classification Systems…..…..……... 42
   5.1.2. Nhược điểm của Hệ Thống TĐCĐ, đặc biệt của LCSH (Weaknesses of Subject
                 Headings, especially of LCSH) ………………………………………………………….... 44
   5.1.3. . Ứng Dụng Theo Lối Diện Cho Từ Vựng Chủ Đề (FAST = Faceted Application
                of Subject Terminology)……………………………………………………………………… 46
5. 2. Nhược điểm ngoại lai (External weaknesses) ...…..…………………………………………………... 49
   5.2.1. Nhược điểm do Biên Mục Chủ Đề (Weaknesses by Subject Cataloging)…. ………………….. 49
   5.2.2. Nhược điểm do Mục Lục Trực Tuyến (Weaknesses by OPAC) …….……………..……….…... 50

PHẦN III. Các Cố Gắng Cải Thiện Truy Cập (Access Improvement
   Measures)……………………………………………………………………...………….……..…..… 55
6. Các Biện Pháp Nội Bộ Trong Thư Viện (In-Library Measures)………………………………...…… 55
6.1. Các Hồ Sơ Đứng (Vertical Files) ...……..…………………………………………………...………….…55
6.2. Các Sưu Tập Đặc Biệt (Special Collections)....... …………………………………………………...…. 56
6.3. Các Cơ Sở Dữ Liệu, bao gồm cả CSDL về Luận Văn, về Thư Khố Định
     Chế (Special Databases, including In-house Online Dissertations, Institutional
     Repositories)….. ……………………………………………………………………………….……….….. 57
  6.3.1. CSDL Luận Văn Trực Tuyến của Đại Học (In-house Online Dissertations)....………...…...…... 62
  6.3.2. Thư Khố Định Chế (Institutional Repositories)…... ……………………………….….…….....…... 63
6.4. Huấn Luyện Sử Dụng Thư Viện (Library Use Instruction)…... ………………………………...….….. 67
6.5. Các Nhân Sự Đặc Biệt, Bao Gồm Cả Các Quản Thủ Thư Viện Liên Lạc Phân Khoa
     (Staff Specialization, including Faculty Liaison Librarians)……….….………………………………… 71

7. Các Biện Pháp Mang Tính Hệ Thống (System-Related Measures).………………………………... 74
7.1. Kiểm soát Tiêu Đề Chuẩn (Authority Control)….....………………………………………………..…… 74

7.2. Cải thiện Giao Diện của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC Interface Improvement)…...….………...…. 81
 7.2.1. Tìm Tin Căn Bản (Basic Search)…... ……………………………………………………….….. …. 81
    7.2.1.1. Tác động hỗ tương (Interactive)...……..….………………………………………………….… 82
   7.2.1.2. Đặt cơ sở trên Web (Web-based)….………………………………………………………...…. 85
 7.2.2. Tìm Tin Nâng Cao (Advanced Search)…………………...…………………………………………. 89

7.3. Biên Mục Chủ Đề Tăng Cường, (Upgraded Subject Cataloging, TOC Projects)….. ………….…… 91

Kết Luận:….. ……………………………………………………………………….… …… 99

Thư tịch Tài Liệu Tham Khảo …..……………………...………..……………………………….... 101




                                                Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   ii
LỜI NÓI ĐẦU

       Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề “Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề” này là một
tiếp nối trong chương trình hoạt động chuyên môn của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo
Dục Việt Nam (LEAF-VN = The Library and Education Assistance Foundation for Viet-
nam; trang nhà tại URLsau đây: http://www.leaf-vn.org/) sau những hoạt động liên tiếp
trong hơn 10 năm qua như sau:

               1998: Thuyết trình về đề tài “Vấn Đề Phát Triển Thư Viện Tại Việt
                 Nam : Chuẩn Hóa Là Điều Khẩn Thiết Nhất” tại Hội Nghị Quốc Tế NIT
                 ’98 tại Hà Nội, Việt Nam (10th International Conference on New Informa-
                 tion Technology, March 24-26, 1998, Hanoi, Vietnam) (http://www.leaf-
                 vn.org/StandardizationUVN.htm)
               1999-2001: Chuyển dịch tài liệu The Concise AACR2 của tác giả Mi-
                 chael Gorman sang tiếng Việt
               2002: ấn hành bản dịch tài liệu này với nhan đề Bộ Quy Tắc Biên Mục
                 Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988; 1.800 bản và 800 CD đã được chuyển về Việt
                 Nam để trao tặng cho công đồng thư viện trong nước qua sự phân phối
                 của Thư Viện Quốc Gia
               2004: 3 Khóa Huấn Luyện AACR2 đã được tổ chức tại Hà Nội (2 Khóa)
                 và Thành phố Hồ Chí Minh (1 Khóa) cho các đồng nghiệp trong nước với
                 tài liệu Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-
                 Mỹ Rút Gọn, hơn 600 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp
                 và truy cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http://
                 www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html)
               2005: Hội Thảo Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về đề tài Dịch Vụ
                 Thư Viện Đại Học : Kinh Nghiệm của Đại Học Saskatchewan, Can-
                 ada (http://www.leaf-vn.org/SeminarinHanoi-rev.pdf)
               2006-2009: Tài trợ cho 10 Thư Viện Làng rải rác khắp Việt Nam để tăng
                 cường sưu tập tài liệu thư viện và máy điện toán để phục vụ việc truy tìm
                 thông tin. (http://www.leaf-vn.org/VillageLibraryPoject-07-VNver1.pdf)
               2008: Góp ý vào Chương Trình Huấn Luyện của Khoa Thư Viện – Thông
                 Tin, Trường Đại Học Sài Gòn
               2009, Tháng 1: Gửi bài tham luận về đề tài Tiêu Đề Đề Mục Trong
                 Công Tác Biên Mục và Hệ Thống LCSH để đóng góp cho Khóa Hội
                 Thảo Toàn Quốc “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings” tại
                 Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-
                 Rev.pdf)


iii   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
   2009, Tháng 2: Thuyết trình về đề tài Đào Tạo Ngành Thư Viện –
                Thông Tin Tại Canada tại Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Đào Tạo
                Nghiệp Vụ Chuẩn Hóa Ngành Thư Viện – Thông Tin” do Đại Học Sài
                Gòn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://http://www.leaf-vn.org/
                DaoTaoNganhTVTTCanada.pdf)
              2009, Tháng 11 và Tháng 12: 2 Khóa Huấn Luyện về Tiêu Đề Chủ Đề
                của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ chí Minh
                dưới dự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia Việt Nam và Hội Thư Viện Việt
                Nam, hơn 300 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp và truy
                cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http://
                www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html)

Đây là lần đầu tiên Hội LEAF-VN chính thức cộng tác với Khoa Thư Viện – Thông Tin
của Trường Đại Học Sài Gòn trong công tác huấn luyện. Mọi việc khởi đầu vào Tháng
2-2010 khi Tiến sĩ Trưởng Khoa Nguyễn Văn Bằng gửi điện thư cho người viết yêu
cầu giúp giảng dạy cho một chuyên đề. Người viết đã thảo một Đề Cương cho
chuyên đề này và chuyển cho Tiến sĩ Trưởng Khoa cứu xét. Sau khi nghiên cứu Đề
Cương, thảo luận với các tổ chức thư viện trong nước và các nhà tài trợ, Tiến sĩ
Trưởng Khoa đã trình lên Ban Giám Hiệu của Trường Đại Học Sài Gòn và được nhà
Trường chấp thuận cho Khoa tổ chức một Khóa Huấn Luyện Toàn Quốc theo chuyên
đề này. Với tư cách Ùy Viên Dự Án của Hội LEAF-VN, người viết đã soạn thảo một
Dự Án hợp tác giữa Hội LEAF-VN và Khoa Thư Viện – Thông Tin của Trường Đại Học
Sài Gòn để thực hiện Khóa Tập Huấn Chuyên Đề này. Dự Án hợp tác này sau đó đã
được Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, chấp thuận.

       Chuyên đề Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề này là một đề tài hoàn toàn
thích hợp trong tình hình phát triển hiện nay của cộng đồng thư viện Việt Nam sau hơn
một thập niên xây dựng các chuẩn quốc tế về biên mục và phân loại như AACR2,
MARC 21, Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey và Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề
LCSH. Các giảng viên ngành thư viện – thông tin cũng như các cán bộ thư viện
chuyên về biên mục và phân loại (nhất là của các thư viên đại học) trong nước cần
được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về các hệ thống tổ chức thông tin theo chủ
đề cũng như nắm được những bước phát triển mới của các hệ thống thư mục trực
tuyến trong môi trường bùng nổ của mạng toàn cầu INTERNET cùng với những tiến
bộ nhanh chóng của công nghệ Web. Những kiến thức này sẽ giúp cho cộng đồng
thư viện Việt Nam có đầy đủ khả năng để kiện toàn và phát triển những kỹ năng đã có
để có thể đáp ứng được với những đòi hỏi ngày càng phức tạp của sự hội nhập vào
cộng đồng thư viện thế giới.

      Trong thời gian soạn thảo tài liệu này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của
một số vị như sau:

         Giáo Sư Hồi Hưu Pauline Atherton Cochrane của Viên Đại Học UIUC
           (Professor Emerita, University of Illinois – Urbana-Champaign), ân sư của

                                           Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   iv
người viết trong thời gian người viết theo học tại Trường Đại Học Syra-
                cuse, tiểu bang New York, Hoa Kỳ (1971-1973); Giáo sư Cochrane, một
                nhà nghiên cứu nổi tiếng về Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề (mà
                người đọc sẽ có dịp làm quen với những công trình nghiên cứu trong tài
                liệu này) đã góp ý với người viết trong việc soạn thảo Đề Cương
              Cô Sandra K. Roe, Quản Thủ Thư Viện Đại Học Tiểu Bang Illinois
                (Illinois State University), Tổng Biên Tập (Editor-In-Chief) của Tạp chí
                Cataloging & Classification Quarterly (CCQ), là tạp chí hàng đầu của Hoa
                Kỳ về chuyên ngành biên mục và phân loại; Cô Roe đã giúp tìm giúp
                người viết một số bài báo cần thiết, nhất là những số báo cũ của CCQ

               Tiến sĩ John Celli, nguyên Trưởng Ban Biên Mục Trong Ấn Phẩm (CIP =
                Cataloging-In-Publication) của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, đã nhanh
                chóng tái đăng ký, và tài trợ luôn cả chi phí, cho việc truy dụng Classifi-
                cation Web rất cần thiết trong việc soạn thảo tài liệu này
              Bà Huyền Tôn Nữ Liên Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, Chuyên Viên
                của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC= Library of Congress), cũng tìm giúp
                người viết một số tài liệu trong sưu tập của LC
              Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám Đốc Thư Viện của Trường Đại Học
                Khoa Học Tư Nhiện, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng
                tìm giùm một số thông tin cần thiết cho bài viết
      Người viết cũng xin được cảm tạ sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh để cho Khóa
Huấn Luyện Chuyên Đề được hình thành của những vị sau đây:

              Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin,
                Trường Đại Học Sài Gòn

              Tiến sĩ Nguyễn Văn Bằng, Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường
                Đại Học Sài Gòn
              Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN

              Các Hội viên của Hội LEAF-VN: Ông Hoàng Ngọc Hữu, Ông Thạch
                Phan, Ông Lê Phước Bình và Bà Ngọc Mỹ Guidarelli
              Tiến sĩ Charles Nguyễn, Giáo sư Khoa Trưởng, Trường Kỹ Sư, Viện Đại
                Học Công Giáo Hoa Kỳ (Dean & Professor, School of Engineering,
                Catholic University of America)

      Ngoài sự đóng góp vừa kể trên, riêng Ông Hoàng Ngọc Hữu, Sales Support
Representative của NETAPP còn là người đã thiết kế đĩa CD cho tài liệu này và niêm
yết những tài liệu cần thiết lên trang nhà của Hội LEAF-VN về Khóa Huấn Luyện này.

v   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Người viết muốn dành một lời cảm tạ đặc biệt cho sự đóng góp vào tài liệu này
của Cô Phạm Thị Lệ-Hương, Thư Ký của Hội LEAF-VN, Quản thủ Thư viện Hồi hưu
của Đại Học Cộng Đồng Modesto, tiểu bang California, Hoa Kỳ (Librarian Emerita,
Modesto Junior College, California, USA). Trong suốt quá trình soạn thảo tài liệu này,
Cô Lệ-Hương đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để: 1) Góp ý về nội dung của bài viết, về các
từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt; 2) Tra cứu giùm người viết một số từ điển chuyên
ngành cần thiết; 3) Nêu ý kiến để người viết chọn lựa các lối trình bày các Ghi Chú
cũng như Bảng Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo; 4) Đọc và sửa chữa những chữ đánh
máy sai và lên trang bài viết bằng MS Publisher và Adobe Professional. Sự trao đổi ý
kiến giữa Cô Lệ-Hương và người viết diễn ra gần như hàng ngày bằng điện thư cũng
như bằng điện thoại viễn liên qua hệ thống Skype.

       Tài liệu này đã được viết ra và đọc dò lại rất nhiều lần nhưng chắc cũng không
tránh khỏi còn có những sai sót. Người viết rất mong nhận được lời phê bình, góp ý
của mọi người và xin được cám ơn trước.


Hamilton, Ontario, Canada
01-06-2010

Lâm Vĩnh-Thế




                                          Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   vi
DẪN NHẬP
       Thông thường, người sử dụng thư viện tìm thông tin theo hai phương thức
chính sau đây: 1) Tìm một tài liệu cụ thể nào đó mà họ đã có biết hoặc nghe qua
trước; theo lối này, họ có thể tìm tài liệu ấy hoặc theo Tên Tác Giả hoặc theo Nhan
Đề; 2) Tìm bất cứ một tài liệu nào về một Chủ Đề (hay Đề Mục hay Đề Tài). Phương
thức thứ nhì này, tức là Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề, là phương thức chính
của những người sử dụng thư viện do yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập hay
nghiên cứu. Các cuộc nghiên cứu về việc sử dụng mục lục trực tuyến cho thấy là
phương thức này, chiếm hơn phân nửa (52%) số lần tra cứu mục lục của người sử
dụng thư viện.1

      Chuyên Đề này, được trình bày nhằm cung cấp cho những người tham dự kiến
thức chuyên sâu về ba khía cạnh của việc Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề:

                     Cách tổ chức các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề
                     Các nhược điểm của các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin Theo Chủ Đề
                     Các biện pháp nhằm cải thiện các nhược điểm này.

PHẦN I. TỔ CHỨC THÔNG TIN (INFORMATION ORGANIZATION)

       Kết quả của việc truy dụng thông tin theo chủ đề tùy thuộc rất nhiều vào cách tổ
chức thông tin. Việc tổ chức các hệ thống thông tin có thể thực hiện theo nhiều
phương thức khác nhau, dựa trên những khái niệm như “có kiểm soát hay không có
kiểm soát,” “kết hợp các từ trước khi truy cập hay khi truy cập,” “theo loại liệt kê hay
theo loại phân tích – tổng hợp.” Mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phương thức.

1. Trên Bình Diện Khái Niệm (Conceptual Organization)
      1.1. Có Kiểm Soát và Không Kiểm Soát (Controlled and Uncon-
            trolled Systems)

       Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ đồng nghĩa, và các tác giả có thể
sử dụng nhiều từ hay cụm từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, một đề tài. Trong khi
đó, một trong những mục tiêu chính của bất cứ loại hình tổ chức thông tin nào cũng là
tập hợp các biểu ghi cho các tài liệu viết về cùng một chủ đề lại chung một chỗ. Yêu
cầu này, đưa đến khái niệm “có kiểm soát,” nghĩa là chỉ dùng một từ hay một cụm từ
để chỉ một chủ đề mà thôi; tất cả những từ hay cụm từ tương đương sẽ được tham
chiếu về từ hay cụm từ đã được chọn. Kết quả sau cùng của công tác này, là các
bảng từ vựng có kiểm soát (Controlled vocabularies). Đây là khái niệm được áp
dụng triệt để trong các hệ thống Tiêu Đề Chủ Đề (TĐCĐ; Subject Headings systems),

1
    Matthews, J. R. Public access to online catalogs. 2nd. ed. New York : Neal-Schuman, 1985, tr. 8.

1     Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
các hệ thống Bảng Chỉ Mục (Indexing systems), các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri). Ưu
điểm của phương thức này là tạo ra được sự nhất quán trong hệ thống tổ chức
thông tin và giúp cho việc truy dụng thông tin đạt được kết quả cao. Nhược điểm
của nó cũng không phải là ít. Trước hết, những người sử dụng các bảng từ vựng có
kiểm soát này (những nhân viên thư viện làm công tác biên mục chủ đề -- subject
catalogers -- , hay những người thực hiện các bảng chỉ mục – indexers) -- phải được
huấn luyện lâu dài và đầy đủ, tạo ra nhiều tốn kém. Ngoài ra việc điều chỉnh, cập nhật
các bảng từ vựng này (vì các bước phát triển mới về ngôn ngữ cũng như thuật ngữ
diễn ra liên tục) cũng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.2 Một điểm nữa cũng cần
được lưu ý là: các bảng từ vựng này được làm ra gần như là chỉ để cho các biên mục
viên chủ đề và các người làm bảng dẫn/bảng chỉ mục sử dụng; các người sử dụng thư
viện để tìm thông tin (library users hay end users) không quen thuộc với chúng và gặp
nhiều khó khăn. Gần đây đã có những công trình nghiên cứu kêu gọi việc thực hiện
các bảng từ vựng (đặc biệt là loại hình Bảng Từ Mô Tả—Thesauri--) dành cho người
sử dụng thư viện hơn là dành cho nhân viên thư viện.3 Ngoài ra, các loại từ vựng có
kiểm soát này cũng có những nhược điểm nội tại sẽ được trình bày sau.

        Ngược lại với khái niệm “có kiểm soát” này là khái niệm “không có kiểm
soát.” Theo lối này, tất cả các từ hay cụm từ được tác giả sử dụng (nghĩa là lấy ra từ
văn bản của bài viết hay tác phẩm) sẽ được sử dụng để truy tìm thông tin. Khái niệm
này được áp dụng triệt để trong các chương trình điện toán tìm tin trong mạng Internet
(Internet’s Search Engines). Người ta thường gọi các loại từ này là “từ
khóa” (keywords). Trong các mục lục trực tuyến (OPAC = Online Public Access Cata-
log ) với biểu ghi MARC (MAchine Readable Cataloging) ta cũng thấy các từ khóa này
được đưa vào Trường 653 (Index Term – Uncontrolled). Các từ này đa số được lấy ra
từ nhan đề (Title), bảng mục lục (Table of Contents), hay toát yếu (Abstract hoặc Sum-
mary) của tài liệu. Vì thiếu sự “kiểm soát,” nhược điểm của phương thức này là không
bảo đảm được sự chính xác của việc tìm tin. Ưu điểm của nó là dễ thực hiện, người
làm công tác này không cần phải được huấn luyện tốn kém, và người sử dụng (hay
tìm tin) cũng không gặp khó khăn nhiều.

1.2. Tiền Kết Hợp và Hậu Kết Hợp (Pre-coordinate and Post-
      coordinate Systems)
      Việc tìm tin trong các hệ thống tổ chức thông tin bao giờ cũng đòi hỏi một sự
kết hợp các từ hay cụm từ để đạt đến kết quả mong muốn. Việc này không thể thực

2
  Schwartz, Candy. Sorting out the Web: approaches to subject access. Westport, Conn. : Ablex Pub-
lishing, 2001. Ở tr. 85, tác giả viết như sau: “… since the editorial process of revising a controlled vo-
cabulary can be time-consuming = … bởi vì tiến trình hiệu đính trong việc duyệt lại một bảng tự vựng có
kiểm soát có thể mất nhiều thời gian.”
3
  Schwartz, sđd, ở tr. 86, tác giả viết như sau: “… some researchers have called for a focus on thesauri
for searchers rather than (or in addition to) indexers = một số nhà nghiên cứu đã kêu gọi đặt trọng tâm
vào các bảng từ mô tả dành cho người tìm tin hơn là (hay là thêm vào) cho các người làm bảng chỉ
mục.”


                                                    Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế       2
hiện được khi sử dụng các hệ thống TĐCĐ hay các hệ thống phân loại vì sự kết hợp
các từ đã hoàn tất ở công tác biên mục chủ đề hay phân loại. Người tìm tin phải
theo đúng các từ hay cụm từ trong các bảng TĐCĐ, không thể thay đổi bằng
cách tự kềt hợp các từ lại theo ý muốn của mình được. Lối kết hợp từ trong các
bảng TĐCĐ do đó được gọi là Tiền kết hợp (Pre-coordinate) vì sự kết hợp các từ đã
xảy ra TRƯỚC rồi, trong giai đoạn công tác biên mục và phân loại. Từ đó các chuyên
gia trong ngành thư viện – thông tin đã khai sinh ra thêm từ Hậu kết hợp (Post-
coordinate) để chỉ việc kết hợp từ diễn ra khi người sử dụng tìm tin vì sự kết hợp này
xảy ra SAU khi công tác biên mục chủ đề và phân loại đã hoàn tất.

        Khái niệm “Hậu kết hợp” được dần dà hoàn thiện từ giữa thập niên 1950 với
những nghiên cứu ứng dụng của Tiến sĩ Mortimer Taube (1910-1965) khi ông cùng
một số cộng sự viên thành lập công ty Documentation Inc. và thực hiện một số nghiên
cứu về các phương pháp mới trong việc tìm tin cho Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật Của
Không Lực Hoa Kỳ (United States Armed Services Technical Information Agency.) Họ
được giao phó công tác làm bảng chỉ mục (indexing) cho một khối lượng khổng lồ các
báo cáo khoa học và kỹ thuật mà quân lực Hoa Kỳ đã cho thực hiện trong thời gian Đệ
Nhị Thế Chiến. Hệ thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ không thể đáp ứng
nổi những đòi hỏi của công tác này. Tiến sĩ Taube phải nghĩ ra một phương pháp mới
và ông đã gọi công tác này là “Làm chỉ mục theo lối kết hợp” (“Coordinate Index-
ing,”) và các từ mà ông sử dụng trong hệ thống mới này được ông gọi dưới tên “Từ
đơn” (“Uniterm.” )

       Hệ thống Uniterm rất đơn giản: nội dung của tài liệu được mô tả bằng các từ
đơn gọi là Uniterm; các từ này được chọn ra từ tài liệu và được đánh máy vào phía
trên của các thẻ thư mục theo đúng tiêu chuẩn của giai đoạn đó (tức là có khổ 3 x 5
inches = 7,5 x 12,5 cm.), bên dưới là 10 cột đánh số từ 0 đến 9; trong các cột này sẽ
ghi các con số đăng ký (accession number) của tài liệu; các số đăng ký này sẽ ghi
trong cột theo con số cuối cùng của số đăng ký, thí dụ, nếu tài liệu có số đăng ký là
953 thì nó sẽ được ghi vào cột số 3. Khi tìm tin, người sử dụng sẽ phối hợp các từ lại,
sau đó so sánh các thẻ Uniterm để tìm xem các số đăng ký nào cùng hiện diện trên
các thẻ Uniterm; tài liệu mang số đăng ký đó sẽ đáp ứng việc tìm tin.

        Lấy một thí dụ thật đơn giản để minh họa hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết
hợp (Coordinate Indexing) này: một người sử dụng hệ thống Uniterm muốn tìm một tài
liệu theo chủ đề (do chính người đó kết hợp các từ lại) là Environmental Protection
(Bảo vệ Mội Trường); người đó sẽ lấy ra 2 thẻ Uniterm, 1 thẻ mang Uniterm là Envi-
ronmental và 1 thẻ mang Uniterm là Protection; so sánh 2 thẻ Uniterm này, người đó
thấy như sau:
           Environmental                               Protection

       0 1 2 3 4 5 6 7 8 9                      0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
       _______________________________         _______________________________
         21         315       248                    42       315         109



3   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Điều này có nghĩa là tài liệu mang số đăng ký 315 sẽ là tài liệu có nội dung đáp
ứng đúng chủ đề Environmental Protection mà người đó muốn tìm.

         Hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này trong một thời gian ngắn
đã được đưa vào áp dụng tại nhiều cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ để làm bảng chỉ
mục cho nhiều sưu tập tài liệu rất lớn.4 Một số trong các cơ quan vừa kể bắt đầu sử
dụng máy móc (thẻ đục lỗ -- punched cards – và máy tính điện tử IBM – IBM electronic
computer) để làm công tác này. Dần dà những người sử dụng hệ thống Uniterm đều
nhận ra nó không hoàn hảo như người ta tưởng. Chủ yếu là vì khi xây dựng hệ thống
Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này, Tiến sĩ Taube đã không lưu ý đến khía
cạnh cú pháp (syntax) và ngữ cảnh (context) của các từ. Lấy một thí dụ để minh họa:
2 tài liệu sau đây bàn về 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau: 1) The History of Philoso-
phy (Lịch sử của triết học) và 2) The Philosophy of History (Triết học (hay Triết
lý) của lịch sử). Nếu áp dụng một cách máy móc hệ thống Uniterm, thì khi ta tạo ra 2
thẻ Uniterm cho 2 từ History và Philosophy thì chắc chắn 2 thẻ này đều chứa số
đăng ký của cả 2 tài liệu này. Khi một người tìm tin phối hợp 2 thẻ Uniterm này thì sẽ
tìm ra cả 2 tài liệu này. Nhưng nếu đề tài mà người này tìm là Lịch sử triết học thì tài
liệu số 1 là đúng mà tài liệu số 2 là sai, và ngược lại. Kết quả sai lầm này được gọi
bằng nhiều từ khác nhau: “noise,” [thông tin nhiễu] “false retrievals” [tìm tin sai], “false
answers,” [trả lời sai] “false drops,” [kết quả sai], “false coordination.” [kết hợp sai].
Nhiều cuộc nghiên cứu để đánh giá hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn
đã diễn ra trong những năm cuối thập niên 1950. Tiến sĩ Taube nhìn nhận nhược
điểm này và đề nghị các biện pháp sửa chữa trong một bài viết của ông đăng trong
tạp chí American Documentation. Trong bài viết này, ông đồng ý với các cuộc
nghiên cứu nói trên và bàn thêm về các từ “Link = Nối Kết” để chỉ các mối tương quan
(relationships) giữa các từ, và từ “Role = Vai Trò” để chỉ các loại chức năng hay ngữ
cảnh của các từ. Ông cho rằng cần quan tâm nhiều hơn đối với các “Links” [Nối Kết]
vì “Links”, tuy có thể loại trừ được các “noise” [thông tin nhiễu] nhưng cũng loại bỏ
luôn cả những thông tin hữu ích. Và vì thế ông dành phần lớn bài viết để bàn về các
“Links.” 5 Toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết
4
  Weinstein, Shirley Jane và Raymond J. Drozda, “Adaptation of coordinate indexing system to a gen-
eral literature and patent file : machine posting,” trong American documentation, v. 10, no. 2 (Apr. 1959),
tr. 122-129. Ở tr. 122 tác giả viết như sau: “… application to very large files of documents maintained by
various Government agencies. These included the Technical Information Division (TID) of the Library of
Congress, and the Document Service Center in Dayton; the Armed Services Technical Information
Agency; the Atomic Energy Commission; the Naval Ordnance Test Station; and the National Security
Agency = …áp dụng vào nhiều sưu tập tài liệu lớn giữ tại nhiều cơ quan khác nhau của Chính phủ.
Những cơ quan này gồm có Khối Thông Tin Kỹ Thuật của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và Trung Tâm
Dịch Vụ Tài Liệu tại Dayton; Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật của Quân Đội; Ủy Ban Nguyên Tử Năng;
Trạm Thử Nghiệm Quân Nhu Hải Quân; và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia.”
5
  Taube, Mortimer, “Notes on the use of roles and links in coordinate indexing,” trong American docu-
mentation, v. 12, no. 2 (Apr. 1961), tr. 98-100. Ở tr. 98, ông viết như sau: “It is to avoid problems of this
kind that there has been advanced in the past several years the doctrine of “roles and links” as a method
of supplying syntactical connectives in addition to logical connectives in an indexing system. This paper
is concerned with showing that whereas the use of roles can eliminate noise without loss of information,
the use of links which has been proposed in the literature may eliminate noise only by eliminating useful


                                                      Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế        4
hợp với từ đơn đã được đúc kết lại trong Vol. 7 của bộ Tùng thư (Series) “Rutgers
series on systems for the intellectual organization of information.” 6 Các kinh
nghiệm thâu lượm được từ hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn trong
thập niên 1950 này đã là nền tảng cho việc hình thành và phát triển của các hệ thống
tìm tin lớn (information retrieval systems) như DIALOG, BRS (Bibliographic Retrieval
Services) của các thập niên 1960 và 1970 sau đó. Lý thuyết về “nối kết và vai trò” đã
bị vượt qua, người ta không còn sử dụng các từ này nữa, mà tiến đến việc sử dụng
các khái niệm cụ thể hơn, thí dụ như “proximity search” [Tìm các từ gần nhau],
“adjacency search,” [Tìm các từ kế bên nhau] v.v. Ngày nay tất cả các bộ máy tra cứu
(Search engines) như Yahoo, Google trên mạng toàn cầu Internet cũng như các mục
lục trực tuyến (OPAC) của các thư viện đều có sử dụng các khái niệm này. Chúng ta
sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong Phần II.

      1.3. Liệt Kê và Phân Tích – Tổng Hợp (Enumerative and Analytico-
            synthetic Systems)

Riêng trong việc tổ chức các hệ thống phân loại (Classification systems) trong một thời
gian khá dài, từ những thập niên cuối của thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20, người ta
vẫn sử dụng lối liệt kê (Enumerative systems). Theo lối này, tất cả mọi ký hiệu phân
loại cho các chủ đề đã được phân định rõ ràng, sắp xếp theo một hệ thống đã được
quy định trước, và liệt kê ra đầy đủ trong bảng phân loại đã được in ra. Đó là các Hệ
thống Phân loại Thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification – DDC), Hệ thống
Phân loại Thập phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification – UDC), Hệ thống
Phân loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification – LCC),
và Hệ thống Phân loại Mở rộng (Expansive Classification – EC). Những người làm
công tác Phân loại chỉ có việc chọn ra ký hiệu phân loại nào thích hợp nhất cho chủ đề
của tài liệu đang được phân loai. Các hệ thống phân loại theo lối liệt kê này vẫn tiếp
tục được sử dụng khắp nơi trên thế giới cho đến ngày hôm nay; lý do chính là vì sự
tiện lợi trong việc áp dụng chúng trong công tác phân loại.




5 (t.t.)
      information. Hence, the discussion of roles will bevery brief, and the balance of this paper will be
devoted to a discussion of links. = Chính là để tránh các vấn đề loại này mà trong nhiều năm qua người
ta đã phát triển lý thuyết về “vai trò và nối kết” như là một phương pháp nhằm cung cấp các từ nối mang
tính cú pháp thêm vào bên cạnh các từ nối lô-gích trong một hệ thống làm bảng chỉ mục. Bài viết này
quan tâm đến việc cho thấy là trong khi việc sử dụng các vai trò có thể loại bỏ được nhiễu âm mà không
làm mất mát thông tin thì việc sử dụng các nối kết chỉ có thể loại bỏ được nhiễu âm bằng cách loại bỏ
luôn các thông tin hữu ích. Do đó, việc thảo luận về các vai trò sẽ rất ngắn, và phần còn lại của bài viết
này sẽ dành cho việc thảo luận về các nối kết.”
6
   Costello, John C., Jr. Coordinate indexing. New Brunswick, N.J. : Rutgers University, Graduate
School of Library Service, 1966. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa-
tion / edited by Susan Artandi ; v. 7). Phần thảo luận về Roles và Links được trình bày trong các trang
98-114.


5     Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Năm 1933, Tiến sĩ Shiyali Ramamrita Ranganathan (người Ấn Độ, 1892-1972)
cho xuất bản ấn bản đầu tiên (ấn bản cuối cùng trước khi tác giả qua đời là Ấn bản
thứ 6, năm 1960) của một hệ thống phân loại mới do chính ông sáng tạo ra: đó là Hệ
thống Phân loại Hai Chấm (Colon Classification – CC). Hệ thống này đã được ông
thai nghén từ lúc còn theo học ngành Thư Viện Học tại trường Đại Học London của
nước Anh (School of Librarianship of the University College, London), ông đã phát
triển thêm và hoàn thiện trong chuyến hải trình từ Anh quốc về Ấn Độ, và được ông
mang ra áp dụng để phân loại sưu tập của Đại Học Madras, nơi ông được bổ nhiệm
làm Thư Viện Trưởng. Đây là hệ thống phân loại theo lối diện (Faceted classifica-
tion system) đầu tiên trên thế giới. Được mang tên là Hệ thống Phân loại Hai
Chấm vì sử dụng dấu Hai Chấm trong ký hiệu phân loại; tuy nhiên dấu Hai Chấm
không phải là dấu duy nhất sử dụng trong hệ thống.

       Tuy trên tổng thể CC cũng là một hệ thống phân loại theo lối liệt kê, nhưng CC
đã giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới. Theo Tiến sĩ Ranganathan, một chủ đề có
thể được trình bày trong một hay nhiều Diện khác nhau, nhưng không đi ra ngoài 5
loại Diện căn bản (mà ông gọi là Fundamental Categories) như sau: Personality (Chủ
thể – P), Matter (Vật chất – M), Energy (Năng lượng – E), Space (Không gian – S), và
Time (Thời gian – T), gọi chung là PMEST. Khi phân tích một chủ đề, phân loại viên
sẽ xét xem nó được trình bày theo những Diện nào; sau đó tìm ký hiệu cho từng Diện
đó, và tổng hợp lại thành ký hiệu phân loại cho chủ đề. Do đó, phương pháp tạo ra ký
hiệu phân loại này đã được gọi là Phân tích – Tổng hợp. Chính đây mới là đóng góp
quan trọng nhất của Tiến sĩ Ranganathan vào ngành Thư Viện Học của cả thế giới.
Hiện nay Hệ thống Phân Loại LCC và nhất là DDC đã mang khá nhiều đặc tính phân
tích – tổng hợp này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này khi xem xét các hệ
thống phân loại trong phần bên dưới.

2. Trên Bình Diện Thực Hành (Practical Organization)
    2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems)
         2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal
               Classification - DDC)
      Hệ thống DDC được ông Melvil Dewey (1851-1931), nhà thư viện học nổi tiếng của
Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, xuất bản lần đầu vào năm 1876, chỉ có 44 trang mà thôi.7 Bản quyền
hiện nay do OCLC (Online Computer Library Center) nắm giữ. Ấn bản mới nhất là ấn
bản thứ 22, xuất bản vào năm 2003, gồm tất cả 4 quyển, tổng cộng trên 4000 trang.
Bên cạnh ấn bản toàn văn này (Unabridged edition), còn có ấn bản rút gắn (Abridged
edition) dành cho các thư viện nhỏ (có sưu tập khoảng 20.000 cuốn) sử dụng. Ấn bản
rút ngắn mới nhất là ấn bản 14, xuất bản năm 2004. DDC đã được dịch từ Anh ngữ

7
 Husain, Shabahat. Dewey Decimal Classification : a complete survey of twenty two editions. Delhi :
B.R. Publishing, 2004. Ở tr. 6, tác giả viết như sau: “The first edition of DC published in 1876, consisted
of only 44 pages, of which twelve pages were devoted to introduction, twelve pages as table or schedule
and eighteen pages of index = Ấn bản đầu tiên của DC xuất bản năm 1876, chỉ gồm có 44 trang, trong
đó mười hai trang dành cho dẫn nhập, mười hai trang là bảng phân loại và mười tám trang là bảng chỉ
mục.”

                                                    Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế        6
sang 35 ngôn ngữ khác nhau (trong đó có tiếng Việt) và được
                             sử dụng tại 135 quốc gia trên thế giới.8 Đây là hệ thống phân
                             loại nổi tiếng nhất trong loại “Liệt Kê,” và sử dụng từ vựng có
                             kiểm soát. Hiện nay, DDC còn có thể được truy dụng bằng cả
                             đĩa CD và trên mạng Web.

                                   Toàn bộ cấu trúc của DDC được thực hiện bằng số Á-
                             Rập như sau:

                                        Bảng Tóm lược Thứ nhất (First summary) gồm 10
                                          Môn loại/[Lớp] chính (Main Classes):
Melvil Dewey, (1851-1931)
       (Hình Inernet)                         000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát
                                              100 Triết học & Tâm lý học
                                              200 Tôn giáo
                                              300 Khoa học xã hội
                                              400 Ngôn ngữ
                                              500 Khoa học
                                              600 Công nghệ
                                              700 Nghệ thuật & vui chơi, giải trí
                                              800 Văn học
                                              900 Lịch sử & địa lý

           Bảng Tóm lược Thứ nhì (Second summary), gồm 100 Phân mục/[Phân
             lớp] (Divisions), với mỗi Môn loại/[Lớp] chính được chia thành 10 Phân mục/
             [Phân lớp].

           Bảng Tóm lược Thứ ba (Third summary), gồm 1000 Phân đoạn
             (Sections), với mỗi Phân mục/[Phân lớp] được chia thành 10 Phân đoạn.
             Các Phân đoạn lại sẽ được chia thành 10 theo các chủ đề cụ thể với một
             dấu chấm thập phân. Việc phân chia theo lối thập phân như thế, trên lý
             thuyết, có thể thực hiện đến vô tận. Lấy một thí dụ để minh họa:

                  500    Khoa học tự nhiên và toán học
                  510        Toán học
                  516              Hình học
                  516.2                   Hình học Euclide
                  516.22                         Hình học phẳng
                  516.23                         Hình học không gian


8
 Introduction to Dewey Decimal Classification, truy cập trực tuyến miễn phí tại URLsau đây:
http://www.oclc.org/dewey/versions/ddc22print/intro.pdf . Bản dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL Bản
dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL này: http://www.leaf-vn.org/ddc21expandUVN.htm


7   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
   Ngoài các ký hiệu phân loại đã được định sẵn trước và liệt kê ra đầy
                  đủ trong Bảng chính (Schedules), DDC còn có thêm bảy Bảng phụ
                  (Tables) như sau:

             Bảng 1: Tiểu phân mục chung
             Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người
             Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học
             Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ
             Bảng 5: Các nhóm chủng tộc
             Bảng 6: Dùng để cấu tạo ký hiệu cho các Phân mục/[Phân lớp] 490 và 890
             Bảng 7: Các nhóm người

       Với ấn bản thứ 22, DDC đã hủy bỏ Bảng 7, chỉ còn lại 6 Bảng phụ. Đối với ấn
bản rút gắn mới nhất thứ 14, DDC thu gọn lại còn 4 Bảng phụ mà thôi, như sau:

             Bảng 1: Tiểu phân mục chung
             Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người
             Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học
                     cụ thể
             Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ

       Các ký hiệu trong các Bảng phụ này có thể được kết hợp, theo hướng dẫn
trong Bảng chính, với các ký hiệu trong Bảng chính để tạo thành ký hiệu phân loại cho
các chủ đề cụ thể và chi tiết hơn. Điều này cho thấy DDC không còn đơn thuần mang
tính “Liệt Kê” nữa mà đã phần nào mang tính “Phân tích - Tổng hợp.” Lấy một thí
du:

              345 Luật hình sự
             345.3-.9     Của các quốc gia
                          Thêm vào chỉ số cơ bản 345 ký hiệu 3-9 từ Bảng 2, vd, luật
                          Hình sự của Hoa Kỳ là 345.73
             Vậy sử dụng ký hiệu 597 dành cho Việt Nam ở Bảng 2, ta sẽ có ký hiệu
             sau đây cho Luật hình sự Việt Nam: 345.597

      Còn một cách kết hợp ký hiệu phân loại nữa: đó là các ghi chú về phạm vi
(scope notes) và các hướng dẫn cụ thể được đưa vào khắp nơi trong Bảng chính.
Lấy một thí dụ:

      495.922        Tiếng Việt
         .9227       Các biến thể về địa lý và lịch sử, các biến thể phi địa lý hiện đại
                        Chỉ số được tạo lập theo chỉ dẫn dưới 420 - 490




                                            Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   8
Một đặc điểm đáng lưu ý nữa của DDC là Bảng chỉ mục quan hệ (Relative In-
dex). Theo ông Dewey đây mới đúng thật là đóng góp của ông.9 Vì DDC sắp xếp các
ký hiệu phân loại theo môn loại và ngành học nên một chủ đề có thể xếp vào nhiều
chỗ trong Bảng chính tùy theo khía cạnh của đề tài. Bảng chỉ mục quan hệ sẽ giúp
người sử dụng tìm thấy được tất cả các ký hiệu phân loại cho chủ đề đó rải rác khắp
nơi trong Bảng chính. Lấy một thí dụ để minh họa:

        Công viên
                        dịch vụ xã hội                    363.6
                        hành chính công                   353.7
                        kiến trúc cảnh quan               712
                        kinh tế học đất đai               333.78
                        luật pháp                         346.04
                        quy hoạch vùng                    711

        2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
              (Library of Congress Classification – LCC)

        Vào năm 1899, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress; từ đây sẽ gọi
tắt là LC), dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Herbert Putnam (1861-1955), tân Thư Viện
Trưởng (1899-1939), bắt đầu áp dụng một hệ thống phân loại mới, dựa một phần trên
hệ thống Expansive Classification (EC) của ông Charles Ammi Cutter (1837-1903 ).

                                          Trong thời gian từ 1899 đến năm 1920 lần lượt các
                                   bảng phân loại cho từng bộ môn được ấn hành. Hệ
                                   thống phân loại này mang tên là Hệ Thống Phân Loại của
                                   Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress Classification; từ
                                   đây sẽ gọi tắt là LCC). LCC hiện nay được phần lớn các
                                   thư viện đại học và khảo cứu (academic and research li-
                                   braries) tại Hoa Kỳ và một số quốc gia sử dụng.

                                          Giống như DDC, LCC cũng là một hệ thống phân
                                   loại mang tính Liệt kê, và dùng từ vựng có kiểm soát.
                                   Nhưng trái hẳn với DDC dựa trên một hệ thống thuần túy
                                   lý thuyết, LCC đã được nhân viên của LC sắp xếp và
    Charles Ammi Cutter            phát triển dựa trên chính bộ sưu tập tài liệu của LC
        (1837-1903)                lúc đó đã lên đến một triệu cuốn. Về mặt ký hiệu, LCC
        (Hình Inernet)             sử dụng cả mẫu tự (chữ cái) La Tinh (đôi khi cả 3 mẫu tự)

9
  Wynar, Bohdan S. Introduction to cataloging and classification. 8th ed. / Arlene G. Taylor. Engle-
wood, Colo. : Libraries Unlimited, 1992. Ở tr. 328, tác giả viết như sau: “What Dewey did claim as origi-
nal, and with some justification, was his “Relative Index,” compiled as a key to the “diverse material” in-
cluded in his tables = Cái mà Dewey thật sự cho là nguyên thủy, và có thể bào chữa được, là việc biên
soạn bảng “Chỉ mục quan hệ” như là chìa khóa để tìm đến các “tài liệu đa dạng” bao gồm trong các
bảng [phân loại] của ông.”


9   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
và số Á Rập nên sự phân chia các môn loại được rộng rãi hơn DDC rất nhiều. Toàn
bộ hệ thống của LCC như sau:
            A            Tác phẩm tổng quát
            B-BJ         Triết học
            BL-BX        Tôn giáo
            C-F          Lịch sử
            C            Các ngành phụ thuộc
            D            Lịch sử Thế giới và Cựu Thế Giới
            E-F          Lịch sử Châu Mỹ
            G            Địa lý. Nhân chủng học. Phong tục, v.v.
            H-L          Khoa học xã hội
            H            Tổng quát
            HA           Thống kê học
            HB-HJ        Kinh tế học
            HM-HX        Xã hội học
            J            Chính trị học
            K            Luật (Tổng quát)
            KD           Luật của Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan (Ireland)
            KE           Luật của Canada
            KF           Luật của Hoa Kỳ
            KPV          Luật của Việt Nam
            L            Giáo Dục
            M            Âm nhạc
            N            Nghệ thuật
            P            Ngôn ngữ và Văn học
            P-PA         Ngôn ngữ học. Các Ngôn ngữ và Văn học cổ điển.
            PA Phụ lục
                        Văn học Byzantine và Hy Lạp hiện đại. Văn học La tinh
                        Trung cổ và Hiện đại
            PB-PH       Ngôn ngữ Châu Âu hiện đại
            PG          Văn học Nga
            PJ-PM       Ngôn ngữ và Văn học Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương.
                        Ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ. Ngôn ngữ nhân tạo
            P-PM Phụ lục
                        Bảng chỉ mục cho các Ngôn ngữ và Thổ ngữ
            PN, PR, PS, PZ
                        Văn học tổng quát. Văn học Anh và Văn học Mỹ. Tiểu
                        thuyết Anh ngữ. Văn học thiếu nhi
            PQ Phần 1 Văn học Pháp
            PQ Phần 2 Văn học Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
            PT Phần 1 Văn học Đức
            PT Phần 2 Văn học Hòa Lan và Bắc Âu



                                      Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   10
Q               Khoa học tổng quát
                QA              Toán học
                QB-QE           Các khoa học vật lý
                QB              Thiên văn học
                QC              Vật lý học
                QD              Hóa học
                QE              Địa chất học
                QH-QR           Các khoa sinh vật học
                QH              Lịch sử tự nhiên. Sinh vật học tổng quát. Tế bào học
                QK              Thực vật học
                QL              Động vật học
                QM              Cơ thể học con người
                QP              Sinh lý học
                QR              Vi trùng học. Vi sinh học
                R               Y khoa
                S               Nông nghiệp
                T               Công nghệ
                U               Khoa học quân sự
                V               Khoa học hải quân
                Z               Thư tịch học và Thư viện học

        Bảng phân loại của từng bộ môn chính và phụ đã được xuất bản riêng, tổng
cộng trên 10.000 trang.10 Theo thông tin trên Internet của LC tại URL sau đây:
http://www.loc.gov/cds/classif.html thì hiện nay toàn bộ LCC gồm tất cả 42 quyển. Tuy
được soạn thảo và xuất bản riêng biệt, tất cả các bảng phân loại này đều mang những
đặc tính chung thống nhất về bố cục của bảng phân loại, về cách phân chia trong
bảng, về ký hiệu và về các bảng phụ.

      Về bố cục, tất cả các bảng phân loại cho từng môn loại đều theo một dàn bài
như sau:
             Ghi chú mở đầu (prefatory note): trình bày lịch sử phát triển của bảng
               phân loại cũng như nói rõ về phạm vi của bảng phân loại
             Bảng tóm tắt (synopsis) gồm một danh sách các môn loại phụ với ký
               hiệu gồm 2 mẫu tự
             Bảng tóm lược (outline) với nhiều chi tiết hơn Bảng tóm tắt
             Bảng phân loại (schedule)
             Các Bảng phụ (tables), nếu có
             Bảng chỉ mục (index) thật chi tiết
             Các trang phụ đính (supplementary pages) ghi lại các thay đổi, thêm
               bớt trong Bảng phân loại

10
   Immroth, John Phillip. Immroth’s Guide to the Library of Congress Classification. 3rd ed. / by Lois
Mai Chan. Littleton, Colo. : Libraries Unlimited, 1980. Ở tr. 41, tác giả ghi như sau: “The schedules for
L.C. Classification published so far comprise 34 individual volumes for the main classes and subclasses.
A full set of schedules contains over 10,000 pages. = Các bảng phân loại của LC được xuất bản cho
đến nay gồm 34 quyển cho các môn loại chính và phụ. Một bộ đầy đủ chứa trên 10.000 trang.” .

11   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Lấy một thí dụ từ Bảng Q (Khoa học) để minh họa:

                         Bảng Tóm tắt (Synopsis)

            Q      Khoa học (Tổng quát)
            QA     Toán học
            QB     Thiên văn học
            QC     Vật lý học
            QD     Hóa học
            QE     Địa chất học
            QH     Lịch sử tự nhiên (Tổng quát). Sinh học (Tổng quát)
            QK     Thực vật học
            QL     Động vật học
            QM     Cơ thể học con người
            QP     Sinh lý học
            QR     Vi sinh học

                         Bảng Tóm lược (Outline)
                      (Một phần nhỏ của Bảng Q thôi)

            Q      Khoa học

                     1-295      Tổng quát
                   300-380      Điều khiển học
                   350-380        Lý thuyết tin học
            QA                  Toán học

                     1-99       Tổng quát
                     76-76.8    Máy tính. Khoa học máy tính
                   101-141.8    Số học
                   150-271      Đại số học
                   273-280      Xác xuất. Thống kê toán học
                   300-455      Phân tích
                   440-699      Hình học. Lượng giác. Địa hình học
                   801-939      Cơ học phân tích

            QB                  Thiên văn học

                   1-139 Tổng quát
                 145-237 Thiên văn học thực hành và Thiên văn học hình
                                 Cầu
                 275-343 Trắc địa học
                 351-421 Thiên văn học lý thuyết và Cơ học thiên thể
                  500-903 Thiên văn học mô tả
                 981-991 Vũ trụ học
                                 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   12
Bảng Phân Loại (Schedule)
                                    (Phần mở đầu của Bảng Q thôi)

                              Q       Khoa học (Tổng quát)
                                      Về Khoa học ứng dụng và công nghệ, xem T

                                             Tạp chí định kỳ. Theo ngôn ngữ xuất bản
                              1. A1A-Z         Đa ngữ
                                . A3Z          Anh ngữ
                              2                Pháp ngữ
                              3                Đức ngữ
                              4                Các ngôn ngữ khác (không A-Z)
                              9              Niên giám
                                              Tác phẩm tập hợp (không liên tục), xem
                                              Q111-113
                                             Hội đoàn
                                               Bao gồm cả tác phẩm về hội đoàn, các ấn
                                               phẩm liên tục của hội đoàn
                              10               Quốc tế
                                             Châu Mỹ
                              11                    Hoa Kỳ
                              21                    Canada
                              22             Châu Mỹ La Tinh
                              23                    Mexico
                              25                    Trung Mỹ
                              29                    Tây Ấn
                              33                    Nam Mỹ
                                              Châu Âu
                              41                    Anh quốc
                              42                    Cộng Hòa Tiệp Khắc

       Nói chung, các Bảng Phân loại đều theo một cách phân chia giống nhau gồm 7
điểm, thường được gọi là “Bảy điểm của Martel,” như sau:

               1) Các Phân mục hình thức tổng quát (General form divisions): Ấn phẩm
                  định kỳ, Hội Đoàn, Sưu tập, Tự điển, v.v.
               2) Lý thuyết, triết lý
               3) Lịch sử
               4) Các tác phẩm tổng quát, các khảo luận
               5) Luật lệ, quy tắc, quan hệ giữa các nước (sau này, khi Bảng Phân loại
                  K cho Luật ra đời, các đề tài có liên quan đến luật pháp được chuyển
                  về Bảng K)
               6) Học tập và giảng dạy
               7) Các chủ đề, và các tiểu phân mục của các chủ đề đi từ tổng quát đến
                  chuyên biệt
13   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Bảng phụ (Table)

       LCC sử dụng rất nhiều Bảng phụ để giảm bớt sự lập đi lập lại trong các Bảng
phân loại (Giảm bớt đi tính Liệt kê). Nói chung có hai loại Bảng phụ:11

                1) Bảng phụ có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều Bảng Phân loại;
                      trong loại này có thể kể các Bảng phụ sau đây:
                        Bảng Địa lý bằng số Cutter (Geographic table based on Cutter
                          numbers)
                        Bảng Tiểu sử (Biography table)
                        Bảng Dịch phẩm (Translation table)
                2) Bảng phụ chỉ được áp dụng một cách giới hạn; trong loại này có hai
                      tiểu loại:
                        Bảng phụ được áp dụng cho toàn bộ một môn loại chính hay
                          các môn loại phụ, thí dụ như: Bảng Tác giả (Author table, trong
                          Bảng P cho Ngôn ngữ và Văn học), Bảng Hình thức (Form ta-
                          ble, trong Bảng K, Luật), và Bảng Địa lý (Geographic table,
                          trong Bảng H, Khoa học xã hội, và Bảng S, Canh nông)
                        Bảng phụ ngay bên trong Bảng phân loại (Table for internal
                          subarrangement)

                                Ký hiệu phân loại (Notation)

      Về ký hiệu phân loại, LCC sử dụng hình thức hỗn hợp vừa mẫu tự (chữ cái)
vừa số Á Rập; hai loại ký hiệu sau đây được sử dụng nhiều nhất:

                1) Loại thứ nhất:                                            nhất
                        Số phân loại (Class number):
                               một, hai hay ba mẫu tự viết hoa
                               nguyên số từ 1 đến 9999
                               có thể có số thập phân
                        Số sách (Item number):
                               số Cutter dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính (Main
                                  entry)
                               năm xuất bản

11
   Chan, Lois Mai. A Guide to the Library of Congress Classification. 5th ed. Englewood, Colo. : Li-
braries Unlimited, 1999. Ở tr. 91, tác giả ghi như sau: “The Library of Congress (LC) Classification
makes heavy use of tables, which provide a way to represent the sorts of subject subdivision that occur
over and over in the schedules. The use of such tables is an economical way of achieving specificity in
class numbers without inflating the size of individual schedules = Hệ thống Phân Loại của Thư Viện
Quốc Hội Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều Bảng phụ; các bảng này cung cấp một cách giải quyết đối với việc
lập đi lập lại về cách phân chia các chủ đề trong các Bảng Phân loại. Việc sử dụng các Bảng phụ như
thế là cách tiện lợi vì có thể giúp thực hiện được tính cụ thể cho các ký hiệu mà không làm cho các
Bảng Phân loại trở nên quá dài dòng.”

                                                  Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế     14
Thí dụ:
                                     DC
                                     729
                                     .T76
                                     1996

                      Cho tác phẩm “City on the Seine : Paris in the time of Richelieu
                      and Louis XIV,” của tác giả Andrew Trout, xuất bản năm 1996

                      DC: Lich sử Pháp
                      729: Paris trong các thế kỷ 17 và 18
                      T76: Số Cutter cho tên tác giả Trout được dùng làm Tiểu dẫn
                            chính/dẫn mục chính trong biểu ghi
                      1996: Năm xuất bản của tác phẩm

               2) Loại thứ nhì:

                      Số phân loại (Class number):
                             một, hai, hay ba mẫu tự viết hoa
                             nguyên số từ 1 đến 9999
                             có thể có số thập phân
                             số Cutter thứ nhất, dựa trên khía cạnh của chủ đề
                                (đề tài, nơi chốn, hay hình thức)
                      Số sách (Item number):
                             số Cutter thứ nhì, dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục
                                chính
                             năm xuất bản

                      Thí dụ:

                              N
                              6530
                              .L8
                              G47
                              1996

         Cho tác phẩm “Complementary visions of Louisiana art,” của tác giả Wil-
                   liam Gerdts, xuất bản năm 1996.

                      N:      Nghệ thuật
                      6530:   Tại Hoa Kỳ
                      .L8     Số Cutter thứ nhất cho tiểu bang Louisiana
                      G47     Số Cutter thứ nhì cho tác giả Gerdts
                      1996    Năm xuất bản


15   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC)
       Đây là hệ thống phân loại đầu tiên theo lối diện và mang tính phân tích -
tổng hợp. Hệ thống phân loại này (CC) chỉ được sử dụng tại Ấn Độ, trong các thư
viện đại học của 10 tỉnh bang của Liên Bang Ấn Độ, trong tất cả thư viện công cộng và
cao đẳng của 2 tỉnh bang Madras và Maharashtra, và một số thư viện công cộng tại
một số tỉnh bang khác.12

                                    Cũng giống như LC, CC sử dụng các mẫu tự cho các
                                  Môn loại chính như sau:

                                                   z     Tác phẩm tổng quát [chữ z thường]
                                                   1     Kiến thức nhân loại
                                                   2     Thư viện học
                                                   3     Môn học về sách
                                                   4     Báo chí học
                                                   B     Tóan học
                                                   C     Vật lý
                                                   D     Kỹ sư
                                                   E     Hóa học
 Tiến sĩ Shiyali Ramamrita
                                                   F     Công nghệ
 Ranganathan (1892-1972)
        (Hình Inernet)                             G     Sinh học
                                                   H     Địa chất học
                                                   I     Thực vật học
                                                   J     Canh nông
                                                   K     Động vật học
                                                   L     Y khoa
                                                   M      Thủ công
                                                   Δ (Delta) Huyền bí học [ký hiệu chữ Hy Lạp]
                                                   N     Mỹ thuật
                                                   O     Văn học
                                                   P     Ngôn ngữ học
                                                   R     Tôn giáo
                                                   S     Tâm lý học
                                                   T     Giáo dục
                                                   U     Địa lý


12
   Ranganathan, S.R. The Colon Classification. New Brunswick, N.J. : Graduate School of Library Ser-
vice, Rutgers University, 1965. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa-
tion ; v. 4). Ở tr. 23, tác giả ghi như sau: “The Colon Classification is in use in the universities of ten
Constituent States of India. Almost all the public libraries and the college libraries in the States of Ma-
dras and Maharashtra use it. It is also in use in some public libraries in other states. = Hệ Thống Phân
Loại Hai Chấm được sử dụng tại các đại học của 10 Tỉnh Bang của Ấn Độ. Gần như tất cả các thư viện
công cộng và cao đẳng tại các tỉnh bang Madras và Maharashtra sử dụng nó. Nó cũng được sử dụng
tại một số thư viện công cộng tại các tỉnh bang khác.”

                                                    Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế       16
V        Lịch sử
                                                  W        Chính trị học
                                                  X        Kinh tế học
                                                  Y        Xã hội học
                                                  Z        Luật [chữ Z hoa]
      Khi tạo ra ký hiệu phân loại cho một tài liệu, phân loại viên phải thực hiện các
bước như sau:

                 quyết định xem Chủ đề nằm trong Môn Loại chính nào.
                 
                 định cái Diện chính của Chủ đề
                 
                 phân tích các Diện của chủ đề theo công thức PMEST cho các Diện
                 
                      Personality (Chủ thể; Diện này là đặc tính căn bản và nổi bật
                        nhất của Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu phẩy (,))
                      Matter (Vật chất; Diện này chỉ vật liệu làm nên Chủ đề; dấu nối
                        sẽ là dấu chấm phẩy (;))
                      Energy (Năng lượng; Diện này chỉ các hành động xảy ra liên
                        quan đến Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu hai chấm (:))
                      Space (Không gian; Diện này chỉ nơi chốn hiện diện của Chủ
                        đề; dấu nối sẽ là dấu chấm (.))
                      Time (Thời gian; Diện này chỉ thời gian xảy ra của Chủ đề; dấu
                        nối sẽ là dấu trích câu đơn(‘)
               tìm ký hiệu cho từng Diện
               tổng hợp các ký hiệu lại theo đúng công thức PMEST, với các dấu
                 nối cần thiết
     Không bắt buộc mỗi Chủ đề phải có đầy đủ tất cả các Diện MEST; nhưng ngược
lại, một Chủ đề có thể có một số Diện có thể được lập lại. Lấy một thí dụ để minh họa:

       Với chủ đề: “Quản lý giáo dục tiểu học tại Anh Quốc trong thập niên 1950,”
ký hiệu phân loại sẽ như sau:13

        Môn loại chính:           Giáo dục, ký hiệu T

        P:                        Tiểu học, ký hiệu 15
        M:                        Không có
        E:                        Quản lý, ký hiệu 8
        S:                        Anh Quốc ký hiệu 56
        T:                        Thập niên 1950, ký hiệu N5

        Tổng hợp các ký hiệu lại theo công thức PMEST ta có ký hiệu như sau:

                                  T,15:8.56‘N5

13
   “A Tribute to S. R. Ranganathan, the Father of Indian library science. Part 2: Contribution to Indian
and international library science,” trong Essays of an information scientist, v. 7(1984), tr. 49. Bài viết có
thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.garfield.library.upenn.edu/essays/v7p045y1984.pdf

17   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
CC là hệ thống phân loại duy nhứt có thể tạo ra được ký hiệu phân loại chính
xác đến mức như vậy.

2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems)
      2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library
            of Congress Subject Headings – LCSH)

       Hệ thống LCSH là hệ thống TĐCĐ lớn nhất hiện nay trên thế giới. LCSH được
xuất bản trên giấy nhưng cũng có thể truy cập trực tuyến (online access) trên Mạng
Classification Web của LC. Về tài liệu in thì ấn bản mới nhứt của LCSH là ấn bản thứ
31 (2008-2009), gồm tất cả 6 quyển.14 LCSH là hệ thống tiêu biểu nhất cho các hệ
thống tổ chức thông tin mang tính “kiểm soát, tiền hợp và liệt kê.”

      Cũng giống như LCC, LCSH đã được tạo ra dựa trên bộ sưu tập của LC nên
mang rất nhiều tính thực tiễn, dựa trên 4 nguyên tắc chỉ đạo sau đây:

                                         Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu
                                           tập (Literary warrant): TĐCĐ được tạo ra hoàn
                                           toàn dựa trên sự hiện hữu của tài liệu trong
                                           sưu tập của LC

                                         Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc
                                           giả (User and usage): xem độc giả là tiêu điểm
                                           của công tác biên mục, có nghĩa là TĐCĐ
                                           được chọn phải phù hợp với suy nghĩ và thói
                                           quen của độc giả

                                         Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhất (Uniform
                                           heading): mỗi một Chủ đề chỉ được trình bày
                                           bằng một TĐCĐ mà thôi; những từ không
LCSH ấn bản thứ 31 (2008-2009)
     (Hình Phạm Lệ-Hương)                  được chọn làm TĐCĐ (từ đồng nghĩa, từ bình
                                           dân và từ khoa học, từ cổ và từ hiện đại, v.v.)
                                           sẽ được làm tham chiếu về TĐCĐ đã được
                                           chọn (từ vựng kiểm soát)

                                         Nguyên tắc vể tiêu đề duy nhất (Unique
                                           heading): mỗi TĐCĐ chỉ dùng để trình bày một
                                           ý niệm hay một từ mà thôi; các từ đồng âm dị
                                           nghĩa phải có ghi chú về nghĩa trong ngoặc
                                           đơn

14
   Lâm, Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương. Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.
Great Falls, Va. : LEAF-VN, 2009. Tài liệu nầy có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây:
http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html

                                             Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế    -
                                                                                             18
Toàn bộ hệ thống tham chiếu của LCSH có thể được minh họa như sau:

                                             Từ Rộng Hơn
                                            (Broader Term)
                                                 BT




                                             Tiêu Đề Chủ Đề      Từ Có Liên Quan
                 Từ Không Chọn
               (Term NOT Selected)          (Subject Heading)     (Related Term)
                      USE                     UF = Used For             RT




                                              Từ Hẹp Hơn
                                            (Narrower Term)
                                                  NT




     Thí dụ:

                   Persian Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, 1991]
                         UF    Desert Storm, Operation, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc,
                                   1991]
                               Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh, 1991]
                               Operation Desert Storm, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc,
                                   1991]
                               War in the Gulf, 1991 [Chiến tranh trong vùng Vịnh, 1991]
                         RT    Iraq-Kuwait Crisis, 1990-1991 [Khủng hoảng Irac-Kuwait,
                                   1990-1991]
                         BT    Iraq—History—1958– [Irac — Lịch sử — 1958- ]
                               Persian Gulf Region—History [Vùng Vịnh Ba Tư — Lịch sử]
                               United States—History, Military—20th century [Hoa Kỳ --
                                   Lịch sử quân sự — Thế kỷ 20]

        Về phương diện hình thức, LCSH sử dụng 3 loại Tiêu đề chính:

                      Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings)
                      Tiêu đề chỉ hình thức (Form headings)
                      Tiêu đề chỉ tên (Name headings)

19   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Tiêu đề chỉ đề tài chiếm tuyệt đại đa số trong LCSH và có nhiều cấu trúc khác
nhau:
               Tiêu đề từ đơn: thí dụ, Catalogs [Mục lục]
               Tiêu đề cụm từ: thí dụ, Space flights [Chuyến bay không gian],
                 Boards of trade [Hội đồng mậu dịch]
               Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm: thí dụ, Education and state [Giáo dục
                 và nhà nước], Care of sick animals [Săn sóc động vật ốm]
               Tiêu đề đảo ngược: thí dụ, Chemistry, Organic [Hóa học hữu cơ],
                 Education, Elementary [Giáo dục tiểu học]

       Tiêu đề chỉ hình thức gần như là một biệt lệ và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong
LCSH, và được sử dụng để mô tả hình thức thư tịch thay vì nội dung của tác phẩm, thí
dụ, Encyclopedias and dictionaries [Từ điển bách khoa và Từ điển], hoặc để chỉ
thể loại văn chương hay nghệ thuật, thí dụ, Painting, Chinese [Tranh, Trung Hoa],
Short stories [Truyện ngắn].

        Về Tiêu đề chỉ tên thì có 2 điều cần ghi nhớ: 1) Trừ một vài trường hợp đặc
biệt, loại Tiêu đề này KHÔNG được in ra trong LCSH; đa số là do chính biên mục viên
phải tự tạo ra; 2) Khi tạo ra tiêu đề loại này, biên mục viên phải theo đúng Chuẩn An-
glo-American Cataloging Rules (AACR2). Loại Tiêu đề này được dùng để chỉ tên
người, tên hội đoàn, và địa danh, thí dụ:

                 Tên người: Nguyễn, Du, 1765-1820
                 Tên hội đoàn: Viện sử học (Vietnam)
                 Địa danh: Great Britain [Anh Quốc]

        Ngoài ra, LCSH còn sử dụng một hệ thống Tiểu phân mục (Subdivisions, viết
tắt là TPM) rất đầy đủ để có thể diễn tả được tất cả các khía cạnh của chủ đề; có tất
cả 4 loại TPM như sau:

               TPM đề tài (topical subdivisions), thí dụ:
                   France – Foreign relations [Pháp quốc -- Ngoại giao]
               TPM địa lý (geographical subdivisions), thí dụ:
                   Music – Germany [Âm nhạc -- Đức quốc] (trực tiếp)
                   Music – Austria – Vienna [Âm nhạc – Áo quốc – Vienna] (gián
                   tiếp)
               TPM thời gian (chronological subdivisions), thí dụ:
                   Vietnam – History – 1858-1945 [Việt Nam -- Lịch sử -- 1858-
                   1945]
               TPM hình thức (form subdivisions), thí dụ:
                   Cosmology – Encyclopedias [Vũ trụ học -- Từ điển bách
                   khoa]

      Khi phải dùng nhiều loại TPM trong cùng một TĐCĐ chính thì LCSH có chủ
trương áp dụng một trong hai thứ tự sau đây cho các TPM:

                                         Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   20
   Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ địa danh thì thứ tự của các TPM sẽ
                    như sau:

                      Địa danh – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức
                      Great Britain – Civilization – 17th century—Sources
                      [Anh quốc – Văn minh -- Thế kỷ 17 -- Nguồn liệu]

                  Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ đề tài thì thứ tự của các TPM sẽ như
                    sau:

                       Đề tài – TPM địa lý – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức
                       Nobility – Great Britain – History – 16th century – Sources
                       [Giới quý tộc – Anh quốc -- Lịch sử -- Thế kỷ 16 -- Nguồn liệu]

        Ngoài ra, từ năm 1974, LCSH còn tạo ra một số TPM có thể được áp dụng rộng
rãi gọi là TPM phù động tự do (TPMPĐTD -- free-floating subdivisions), trong đó có 2
loại sau đây là quan trọng nhất:

                TPMPĐTD dùng cho một số tiêu đề đặc thù (Free-floating subdivi-
                  sions under specific types of headings): thí dụ theo tiêu đề tên người,
                  tên các hạng người và các nhóm chủng tộc, và theo tiêu đề địa danh
                TPMPĐTD theo tiêu đề mẫu (Free-floating subdivisions controlled by
                  pattern headings): thí dụ theo Tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học và
                  Công nghệ, v.v.

       (Đề nghị đọc thêm chi tiết về LCSH trong Tài liệu huấn luyện về LCSH, Hệ
Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tr. 4-27, dưới dạng đĩa CD đã
phân phối tại các Khóa Huấn Luyện của LEAF-VN vào tháng 11 và 12 năm 2009 tại
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoặc truy cập trực tuyến tại địa chỉ Internet của Hội Hỗ
Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam (The Library & Education Assistance Foundation
for Vietnam – LEAF-VN) sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html)

   2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ Khác (Sears, Canadian Subject Head-
ings, RVM, RAMEAU và MeSH)
       Ngoài LCSH còn có một số hệ thống TĐCĐ khác cũng được áp dụng rộng rãi
tại Bắc Mỹ. Tất cả đều được cấu tạo theo những nguyên tắc căn bản của LCSH, và
đều nhỏ hơn LCSH rất nhiều. Đó là các bảng Sears, Canadian Subject Headings
(TĐCĐ Canada), Répertoire de vedettes-matière (Bảng TĐCĐ -- RVM), RAMEAU
(Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié) và Medical
Subject Headings (Bảng TĐCĐ Y Khoa -- MeSH).

     2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears:

       Khác với LCSH thường được sử dụng trong các thư viện đại học và cao đẳng,

21   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
Bảng Sears được sử dụng trong các thư viện trường học và
                                  công cộng. Ấn bản đầu tiên của Bảng Sears xuất hiện vào
                                  năm 1923.15 Ấn bản mới nhất đang được sử dụng hiện nay
                                  là ấn bản thứ 19, xuất bản năm 2007 (ấn bản 20 sẽ phát
                                  hành vào tháng 7-2010).

                                     Bảng Sears dựa vào 2 nguyên tắc sau đây:

                                           Nguyên Tắc về Tiêu Đề Duy Nhất (Unique Head-
                                             ing) của LCSH: dùng một TĐCĐ, và một mà thôi,
                                             cho tất cả tài liệu về một đề tài; tất cả những từ
Sears List of Subject headings,
19th ed. 2007                                không được sử dụng sẽ có tham chiếu về TĐCĐ
(Hinh trích từ website                       đã chọn
Barnes&Noble)
                                           Nguyên Tắc về Tiêu Đề Đặc Thù (Specific Head-
                                             ing): sử dụng TĐCĐ chính xác cho đề tài chứ
                                             không dùng một TĐCĐ rộng hơn; thật ra đây chỉ là
                                             một hệ luận của Nguyên Tắc Về Tiêu Đề Đồng
                                             Nhất (Uniform Heading) của LC mà thôi.

     Bảng Sears cũng dùng 4 loại Tiểu phân mục (TPM) giống như LC: TPM đề tài,
TPM hình thức, TPM địa lý, và TPM thời gian.

      Một đặc điểm của Bảng Sears là có kèm theo mỗi TĐCĐ ký hiệu phân loại của
DDC. Với ấn bản 19, ký hiệu phân loại này được lấy ra từ ấn bản 14 của DDC rút
ngắn vì đó là hệ thống phân loại thường được sử dụng trong các thư viện trường học
và công cộng.

      Nói chung, Bảng Sears đơn giản hơn LCSH rất nhiều. Lấy một thí dụ để minh
họa sự khác biệt lớn lao giữa Bảng Sears và LCSH

         BẢNG TĐCĐ SEARS

         Colloids 541 [Chất keo]
             BT    Physical chemistry [Hóa lý]

        (Trích dẫn: Sears List of Subject Headings / Editor: Joseph Miller ; associate
editor: Barbara A. Bristow. 19th ed. New York : H. W. Wilson, 2007.)

15
   Wynar, sđd, tr. 437. “Minnie Earl Sears prepared the first edition of this work in response to demands
for a list of subject headings that was more suitable to the needs of the small library than the A.L.A. and
the Library of Congress lists. Published in 1923, the List of Subject Headings for Small Libraries was
based on the headings used by nine small libraries that were known to be well cataloged = Minnie Earl
Sears đã soạn thảo ấn bản đầu tiên của tác phẩm này để đáp ứng với những yêu cầu về một bảng tiêu
đề chủ đề thích hợp với nhu cầu của một thư viên nhỏ hơn là các bảng của A.L.A. [viết tắt cho chữ
American Library Association, tức Hội Thư Viện Hoa Kỳ] và bảng của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Xuất
bản năm 1923, Bảng Tiêu Đề Chủ Đề Cho Các Thư Viện Nhỏ đã dựa trên các tiêu đề chủ đề được
dùng trong chín thư viện nhỏ có tiếng là được biên mục tốt.”

                                                   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế        22
BẢNG TĐCĐ LCSH

       Colloids [Chất keo]
        [QD 549 (Chemistry = Hóa học)]
        [QP 525 (Physiology = Sinh học)]
             UF [Use For = Dùng cho]
                   Dispersoids [Chất keo phân tán ]
                   Gels [Chất sệt]
                   Hydrogels [Chất sệt khuếch tán trong nước]
                   Sols [Chất sệt ở thể lỏng]
             RT [Related term = Từ liên quan]
                   Micelles [Mi-xen]
                   Particles [Hạt]
                   Rheology [Lưu biến học ]
             BT [Broader term = Từ rộng hơn]
                   Amorphous substances [Các chất vô định hình]
                   Chemistry, Physical and theoretical [Hóa học, Vật lý và lý
                          thuyết]
                   Diffusion [Khuếch tán]
                   Matter – Properties [Vật chất – Tính chất]
                   Solution (Chemistry) [Dung dịch (Hóa học)]
                   Surface chemistry [Hóa học mặt phẳng]
                   NT [Narrower term = Từ hẹp hơn]
                   Aerogels [Chất sệt ở thể khí]
                   Aerosols [Chất sệt ở thể khí]
                   Azeotropes [Hỗn hợp đồng sôi]
                   Biocolloids [Chất keo sinh học]
                   Colloidal crystals [Tinh thể keo]
                   Colloidal gold [Vàng keo]
                   Colloidal silver [Bạc keo]
                   Dialysis [Sự thẩm tách]
                   Foam [Bọt]
                   Gelation [Đặc lại]
                   Ground water – Colloid content [Nước ngầm -- Chất keo]
                   Hydrocolloids [Chất keo nước]
                   Metallic soaps [Xà phòng kim loại]
                   Nanofluids [Tinh thể nano lỏng]
                   Polymer colloids [Chất keo pô-ly-me]
                   Sephadex [Sephadex]
                   Silica gels [Chất keo si-lic]
                   Soil colloids [Chất keo trong đất]
                   Thixotropy [Hiện tượng súc biến tan]
                   Xerogels [Chất keo khô]

              (Trích dẫn: từ Trang Web của Classification web của LC tại URL sau đây:
               http://www.classificationweb.net)

23   Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
2.2.2.2. Bảng TĐCĐ Canada, và Bảng TĐCĐ RVM:

       Bảng TĐCĐ Canada (Canadian Subject Headings) (sau đây sẽ gọi tắt là CSH)
cung cấp TĐCĐ bằng tiếng Anh cho những chủ đề về chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh
tế và xã hội có liên hệ đến Canada. Nó hoàn toàn tương hợp (compatible) với LCSH.

        Hiện CSH bao gồm khoảng 6000 TĐCĐ chuẩn, do cơ quan liên bang Library
and Archives Canada [Thư Viện và Văn Khố Canada] xây dựng, bảo quản và phát
triển, và có thể được truy cập miễn phí tại URL sau đây:
http://www.collectionscanada.gc.ca/csh/index-e.html

      Lấy một thí dụ để minh họa:

      Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm Vimy (Pháp)]
       EQ Monument commémoratif du Canada à Vimy (Pas-de-Calais, France)
             [Đài kỷ niệm của Canada tại Vimy (Pas-de-Calais, Pháp)]
       UF Canadian National Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm quốc gia
             Canada Vimy (Pháp)]
           Vimy Ridge Memorial (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)]
           Vimy Ridge Monument (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)]
        BT World War, 1914-1918 – Monuments – Canada [Thế chiến, 1914-1918 –
             Đài kỷ niệm – Canada]
           World War, 1914-1918 – Monuments – France [Thế chiến, 1914-1918 –
             Đài kỷ niệm – Pháp]

       Bảng TĐCĐ Répertoire de vedettes-matière (RVM) cung cấp TĐCĐ bằng
tiếng Pháp cho tất cả các loại chủ đề. RVM hiện bao gồm khoảng 200.000 TĐCĐ,
được bảo quản và phát triển dưới sự hợp tác của Library and Archives Canada và
Thư Viện Đại Học Laval. Việc truy cập RVM đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký với
Thư Viện Đại Học Laval và trả lệ phí (fee-based service). Muốn biết thêm chi tiết có
thể vào xem tại URLnầy: http://www.collectionscanada.gc.ca/rvm/index-e.htm

   2.2.2.3. Bảng TĐCĐ RAMEAU:
       RAMEAU (Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié
= Bảng phân phối thống nhất tiêu đề chuẩn bách khoa và theo mẫu tự) là hệ thống
TĐCĐ bằng tiếng Pháp của Thư Viện Quốc Gia Pháp (TVQGP, Bibliothèque nation-
ale de France, được viết tắt là BNF). RAMEAU được TVQGP khởi sự từ năm 1980,
dựa trên RVM của Đại Học Laval, thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Theo thống kê
vào cuối Tháng 12 Năm 2009, RAMEAU đã có được 160.703 TĐ chuẩn, trong đó có
99.014 TĐ tương đương với LCSH. Hệ thống RAMEAU hiện do cơ quan Centre na-
tional RAMEAU (Trung tâm quốc gia RAMEAU) bảo quản và phát triển trong khuôn
khổ cộng tác chặt chẽ với RVM. Thông tin về RAMEAU có thể truy cập trực tuyến tại
URL sau đây: http://rameau.bnf.fr/

                                         Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế   24
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010
Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010

[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.docNuioKila
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfNuioKila
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam nataliej4
 
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...HanaTiti
 
Tai lieu huong_dan_ho_tro
Tai lieu huong_dan_ho_troTai lieu huong_dan_ho_tro
Tai lieu huong_dan_ho_troLê Đại-Nam
 
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...HanaTiti
 
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHHModule 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHHThao Linh Dao
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docmokoboo56
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doctcoco3199
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doctcoco3199
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNuioKila
 
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doc
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.docLuận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doc
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doctcoco3199
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...sividocz
 
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuPhan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuDuy Vọng
 
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuPhan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuViet Nam
 

Semelhante a Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010 (20)

[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
 
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
 
Tai lieu huong_dan_ho_tro
Tai lieu huong_dan_ho_troTai lieu huong_dan_ho_tro
Tai lieu huong_dan_ho_tro
 
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...
Tổ chức, quản lý khai thác nguồn lực thông tin Trung tâm thông tin – thư viện...
 
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ tìm kiếm (Mã nguồn mở) Lucene
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ tìm kiếm (Mã nguồn mở) LuceneLuận văn: Nghiên cứu công nghệ tìm kiếm (Mã nguồn mở) Lucene
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ tìm kiếm (Mã nguồn mở) Lucene
 
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHHModule 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH
Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
 
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.docLuận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
Luận Văn Thư Viện Cộng Đồng Thành Phố Hải Phòng.doc
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
 
Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
 
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doc
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.docLuận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doc
Luận Văn Tìm Kiếm Ảnh Trong Tập Dữ Liệu Ảnh Lớn Dựa Trên Đặc Trưng.doc
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
 
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...
Luận Văn Xây Dựng Trang Web Cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Và Du Lịch Cộng Đồng C...
 
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuPhan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
 
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tuPhan loai tin_tuc_bao_dien_tu
Phan loai tin_tuc_bao_dien_tu
 
Nguyen dinhnghi do-an
Nguyen dinhnghi do-anNguyen dinhnghi do-an
Nguyen dinhnghi do-an
 

Truy capthongtintheochude lv-the-final-9-2010

  • 1. TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION) LÂM VĨNH-THẾ Project Director LEAF-VN (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam) Librarian Emeritus University of Saskatchewan CANADA LEAF-VN (Hội Hỗ Trợ Thư Viện Và Giáo Dục Việt Nam) Great Falls, Virginia, U.S.A.
  • 2. LEAF-VN (HỘI HỖ TRỢ THƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN VIỆN VÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM) KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN Đồng Tổ Chức và Bảo Trợ TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CHUYÊN ĐỀ TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION) Người Trình Bày: LÂM VĨNH-THẾ Project Director LEAF-VN (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam) Librarian Emeritus University of Saskatchewan CANADA Tháng 9 Năm 2010 © by Lam Vinh-The, 2010
  • 3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………….……………………….… iii DẪN NHẬP …………………………………………………………………………………………………… 1 PHẦN I. Tổ Chức Thông Tin (Information Organization) …..……..………………….…… 1 1. Trên bình diện khái niệm (Conceptual Organization) ………..……………………………………….. 1 1.1. Có kiểm soát và Không có Kiểm soát (Controlled and Uncontrolled Systems)... ….…….………….. 1 1.2. Tiền Kết hợp và Hậu Kết hợp (Pre-coordinate and Post-coordinate Systems) ……………………… 2 1.3. Liệt kê và Phân tích – Tổng hợp (Enumerative and Analytico-synthetic Systems) ……..…………... 5 2. Trên bình diện thực hành (Practical Organization) …………………………………..……………….. 6 2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems) ………………………………………..……...…….. 6 2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification - DDC) ………..…...…. 6 2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification - LCC) …………………………………………………………………….……………….. 9 2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC) …..………………....………...……. 16 2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems) ...………………….………………….. 18 2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings - LCSH) …………….……………………………………………………… …………….... 18 2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ khác (Sears, Canadian Subject Headings, RVM, RAMEAU và MeSH) …………………………………………………………………………….……… 21 2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears ……………………………………………………………………………..... 21 2.2.2.2. Các Bảng TĐCĐ Canada và TĐCĐ RVM ………………………………………………….... 24 2.2.2.3. Bảng TĐCĐ Rameau …………………......…………………………………………….....….... 24 2.2.2.4. Bảng TĐCĐ Y Khoa (MeSH) ……………………………………………………………….… 25 2.3. Các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri).....………………………………………………………………...…….. 26 2.3.1. Bảng Từ Mô Tả của UNESCO (UNESCO Thesaurus) ……….……...……………………...…... 28 2.3.2. Bảng Từ Mô Tả CIS (CIS Thesaurus) ……………………….……...………………………...…… 29 2.4. Các Hệ Thống Bảng Chỉ Mục và Toát Yếu (Indexing and Abstracting Systems) …….……...…….. 29 PHẦN II. Nhược Điểm Của Các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin (Weaknesses of Information Organization Systems) ……………………………...…………..………………. 32 3. Đánh Giá Các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin : Nghiên Cứu Cranfield: Truy Hồi và Chính Xác (Evaluation of Information Retrieval Systems: The Cranfield Research Project : Recall and Precision) …………………………………………………………………….…..… 32 4. Các Hệ Thống Không Có Kiểm Soát (Uncontrolled Systems) .………………………………...…... 34 4.1. Các Bộ Máy Tìm Tin của Mạng INTERNET (INTERNET’s Search Engines)…..………………….... 34 4.2. Các Bộ Phận Truy Cập Theo Từ Khóa của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC’s Keyword Search Features) ……………………………………………………………..……….……... 38 i Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 4. 5. Các Hệ Thống Có Kiểm Soát (Controlled Systems) …………………………………………...…….. 42 5. 1. Nhược điểm nội tại (Internal weaknesses) …………………………………………………..……...... 42 5.1.1. Nhược điểm của Hệ Thống Phân Loại (Weaknesses of Classification Systems…..…..……... 42 5.1.2. Nhược điểm của Hệ Thống TĐCĐ, đặc biệt của LCSH (Weaknesses of Subject Headings, especially of LCSH) ………………………………………………………….... 44 5.1.3. . Ứng Dụng Theo Lối Diện Cho Từ Vựng Chủ Đề (FAST = Faceted Application of Subject Terminology)……………………………………………………………………… 46 5. 2. Nhược điểm ngoại lai (External weaknesses) ...…..…………………………………………………... 49 5.2.1. Nhược điểm do Biên Mục Chủ Đề (Weaknesses by Subject Cataloging)…. ………………….. 49 5.2.2. Nhược điểm do Mục Lục Trực Tuyến (Weaknesses by OPAC) …….……………..……….…... 50 PHẦN III. Các Cố Gắng Cải Thiện Truy Cập (Access Improvement Measures)……………………………………………………………………...………….……..…..… 55 6. Các Biện Pháp Nội Bộ Trong Thư Viện (In-Library Measures)………………………………...…… 55 6.1. Các Hồ Sơ Đứng (Vertical Files) ...……..…………………………………………………...………….…55 6.2. Các Sưu Tập Đặc Biệt (Special Collections)....... …………………………………………………...…. 56 6.3. Các Cơ Sở Dữ Liệu, bao gồm cả CSDL về Luận Văn, về Thư Khố Định Chế (Special Databases, including In-house Online Dissertations, Institutional Repositories)….. ……………………………………………………………………………….……….….. 57 6.3.1. CSDL Luận Văn Trực Tuyến của Đại Học (In-house Online Dissertations)....………...…...…... 62 6.3.2. Thư Khố Định Chế (Institutional Repositories)…... ……………………………….….…….....…... 63 6.4. Huấn Luyện Sử Dụng Thư Viện (Library Use Instruction)…... ………………………………...….….. 67 6.5. Các Nhân Sự Đặc Biệt, Bao Gồm Cả Các Quản Thủ Thư Viện Liên Lạc Phân Khoa (Staff Specialization, including Faculty Liaison Librarians)……….….………………………………… 71 7. Các Biện Pháp Mang Tính Hệ Thống (System-Related Measures).………………………………... 74 7.1. Kiểm soát Tiêu Đề Chuẩn (Authority Control)….....………………………………………………..…… 74 7.2. Cải thiện Giao Diện của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC Interface Improvement)…...….………...…. 81 7.2.1. Tìm Tin Căn Bản (Basic Search)…... ……………………………………………………….….. …. 81 7.2.1.1. Tác động hỗ tương (Interactive)...……..….………………………………………………….… 82 7.2.1.2. Đặt cơ sở trên Web (Web-based)….………………………………………………………...…. 85 7.2.2. Tìm Tin Nâng Cao (Advanced Search)…………………...…………………………………………. 89 7.3. Biên Mục Chủ Đề Tăng Cường, (Upgraded Subject Cataloging, TOC Projects)….. ………….…… 91 Kết Luận:….. ……………………………………………………………………….… …… 99 Thư tịch Tài Liệu Tham Khảo …..……………………...………..……………………………….... 101 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế ii
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề “Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề” này là một tiếp nối trong chương trình hoạt động chuyên môn của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam (LEAF-VN = The Library and Education Assistance Foundation for Viet- nam; trang nhà tại URLsau đây: http://www.leaf-vn.org/) sau những hoạt động liên tiếp trong hơn 10 năm qua như sau:  1998: Thuyết trình về đề tài “Vấn Đề Phát Triển Thư Viện Tại Việt Nam : Chuẩn Hóa Là Điều Khẩn Thiết Nhất” tại Hội Nghị Quốc Tế NIT ’98 tại Hà Nội, Việt Nam (10th International Conference on New Informa- tion Technology, March 24-26, 1998, Hanoi, Vietnam) (http://www.leaf- vn.org/StandardizationUVN.htm)  1999-2001: Chuyển dịch tài liệu The Concise AACR2 của tác giả Mi- chael Gorman sang tiếng Việt  2002: ấn hành bản dịch tài liệu này với nhan đề Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988; 1.800 bản và 800 CD đã được chuyển về Việt Nam để trao tặng cho công đồng thư viện trong nước qua sự phân phối của Thư Viện Quốc Gia  2004: 3 Khóa Huấn Luyện AACR2 đã được tổ chức tại Hà Nội (2 Khóa) và Thành phố Hồ Chí Minh (1 Khóa) cho các đồng nghiệp trong nước với tài liệu Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh- Mỹ Rút Gọn, hơn 600 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp và truy cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http:// www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html)  2005: Hội Thảo Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về đề tài Dịch Vụ Thư Viện Đại Học : Kinh Nghiệm của Đại Học Saskatchewan, Can- ada (http://www.leaf-vn.org/SeminarinHanoi-rev.pdf)  2006-2009: Tài trợ cho 10 Thư Viện Làng rải rác khắp Việt Nam để tăng cường sưu tập tài liệu thư viện và máy điện toán để phục vụ việc truy tìm thông tin. (http://www.leaf-vn.org/VillageLibraryPoject-07-VNver1.pdf)  2008: Góp ý vào Chương Trình Huấn Luyện của Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường Đại Học Sài Gòn  2009, Tháng 1: Gửi bài tham luận về đề tài Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục và Hệ Thống LCSH để đóng góp cho Khóa Hội Thảo Toàn Quốc “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings” tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe- Rev.pdf) iii Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 6.  2009, Tháng 2: Thuyết trình về đề tài Đào Tạo Ngành Thư Viện – Thông Tin Tại Canada tại Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Đào Tạo Nghiệp Vụ Chuẩn Hóa Ngành Thư Viện – Thông Tin” do Đại Học Sài Gòn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://http://www.leaf-vn.org/ DaoTaoNganhTVTTCanada.pdf)  2009, Tháng 11 và Tháng 12: 2 Khóa Huấn Luyện về Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ chí Minh dưới dự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia Việt Nam và Hội Thư Viện Việt Nam, hơn 300 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp và truy cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http:// www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html) Đây là lần đầu tiên Hội LEAF-VN chính thức cộng tác với Khoa Thư Viện – Thông Tin của Trường Đại Học Sài Gòn trong công tác huấn luyện. Mọi việc khởi đầu vào Tháng 2-2010 khi Tiến sĩ Trưởng Khoa Nguyễn Văn Bằng gửi điện thư cho người viết yêu cầu giúp giảng dạy cho một chuyên đề. Người viết đã thảo một Đề Cương cho chuyên đề này và chuyển cho Tiến sĩ Trưởng Khoa cứu xét. Sau khi nghiên cứu Đề Cương, thảo luận với các tổ chức thư viện trong nước và các nhà tài trợ, Tiến sĩ Trưởng Khoa đã trình lên Ban Giám Hiệu của Trường Đại Học Sài Gòn và được nhà Trường chấp thuận cho Khoa tổ chức một Khóa Huấn Luyện Toàn Quốc theo chuyên đề này. Với tư cách Ùy Viên Dự Án của Hội LEAF-VN, người viết đã soạn thảo một Dự Án hợp tác giữa Hội LEAF-VN và Khoa Thư Viện – Thông Tin của Trường Đại Học Sài Gòn để thực hiện Khóa Tập Huấn Chuyên Đề này. Dự Án hợp tác này sau đó đã được Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, chấp thuận. Chuyên đề Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề này là một đề tài hoàn toàn thích hợp trong tình hình phát triển hiện nay của cộng đồng thư viện Việt Nam sau hơn một thập niên xây dựng các chuẩn quốc tế về biên mục và phân loại như AACR2, MARC 21, Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey và Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề LCSH. Các giảng viên ngành thư viện – thông tin cũng như các cán bộ thư viện chuyên về biên mục và phân loại (nhất là của các thư viên đại học) trong nước cần được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về các hệ thống tổ chức thông tin theo chủ đề cũng như nắm được những bước phát triển mới của các hệ thống thư mục trực tuyến trong môi trường bùng nổ của mạng toàn cầu INTERNET cùng với những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ Web. Những kiến thức này sẽ giúp cho cộng đồng thư viện Việt Nam có đầy đủ khả năng để kiện toàn và phát triển những kỹ năng đã có để có thể đáp ứng được với những đòi hỏi ngày càng phức tạp của sự hội nhập vào cộng đồng thư viện thế giới. Trong thời gian soạn thảo tài liệu này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của một số vị như sau:  Giáo Sư Hồi Hưu Pauline Atherton Cochrane của Viên Đại Học UIUC (Professor Emerita, University of Illinois – Urbana-Champaign), ân sư của Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế iv
  • 7. người viết trong thời gian người viết theo học tại Trường Đại Học Syra- cuse, tiểu bang New York, Hoa Kỳ (1971-1973); Giáo sư Cochrane, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề (mà người đọc sẽ có dịp làm quen với những công trình nghiên cứu trong tài liệu này) đã góp ý với người viết trong việc soạn thảo Đề Cương  Cô Sandra K. Roe, Quản Thủ Thư Viện Đại Học Tiểu Bang Illinois (Illinois State University), Tổng Biên Tập (Editor-In-Chief) của Tạp chí Cataloging & Classification Quarterly (CCQ), là tạp chí hàng đầu của Hoa Kỳ về chuyên ngành biên mục và phân loại; Cô Roe đã giúp tìm giúp người viết một số bài báo cần thiết, nhất là những số báo cũ của CCQ  Tiến sĩ John Celli, nguyên Trưởng Ban Biên Mục Trong Ấn Phẩm (CIP = Cataloging-In-Publication) của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, đã nhanh chóng tái đăng ký, và tài trợ luôn cả chi phí, cho việc truy dụng Classifi- cation Web rất cần thiết trong việc soạn thảo tài liệu này  Bà Huyền Tôn Nữ Liên Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, Chuyên Viên của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC= Library of Congress), cũng tìm giúp người viết một số tài liệu trong sưu tập của LC  Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám Đốc Thư Viện của Trường Đại Học Khoa Học Tư Nhiện, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng tìm giùm một số thông tin cần thiết cho bài viết Người viết cũng xin được cảm tạ sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh để cho Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề được hình thành của những vị sau đây:  Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường Đại Học Sài Gòn  Tiến sĩ Nguyễn Văn Bằng, Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường Đại Học Sài Gòn  Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN  Các Hội viên của Hội LEAF-VN: Ông Hoàng Ngọc Hữu, Ông Thạch Phan, Ông Lê Phước Bình và Bà Ngọc Mỹ Guidarelli  Tiến sĩ Charles Nguyễn, Giáo sư Khoa Trưởng, Trường Kỹ Sư, Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (Dean & Professor, School of Engineering, Catholic University of America) Ngoài sự đóng góp vừa kể trên, riêng Ông Hoàng Ngọc Hữu, Sales Support Representative của NETAPP còn là người đã thiết kế đĩa CD cho tài liệu này và niêm yết những tài liệu cần thiết lên trang nhà của Hội LEAF-VN về Khóa Huấn Luyện này. v Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 8. Người viết muốn dành một lời cảm tạ đặc biệt cho sự đóng góp vào tài liệu này của Cô Phạm Thị Lệ-Hương, Thư Ký của Hội LEAF-VN, Quản thủ Thư viện Hồi hưu của Đại Học Cộng Đồng Modesto, tiểu bang California, Hoa Kỳ (Librarian Emerita, Modesto Junior College, California, USA). Trong suốt quá trình soạn thảo tài liệu này, Cô Lệ-Hương đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để: 1) Góp ý về nội dung của bài viết, về các từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt; 2) Tra cứu giùm người viết một số từ điển chuyên ngành cần thiết; 3) Nêu ý kiến để người viết chọn lựa các lối trình bày các Ghi Chú cũng như Bảng Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo; 4) Đọc và sửa chữa những chữ đánh máy sai và lên trang bài viết bằng MS Publisher và Adobe Professional. Sự trao đổi ý kiến giữa Cô Lệ-Hương và người viết diễn ra gần như hàng ngày bằng điện thư cũng như bằng điện thoại viễn liên qua hệ thống Skype. Tài liệu này đã được viết ra và đọc dò lại rất nhiều lần nhưng chắc cũng không tránh khỏi còn có những sai sót. Người viết rất mong nhận được lời phê bình, góp ý của mọi người và xin được cám ơn trước. Hamilton, Ontario, Canada 01-06-2010 Lâm Vĩnh-Thế Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế vi
  • 9. DẪN NHẬP Thông thường, người sử dụng thư viện tìm thông tin theo hai phương thức chính sau đây: 1) Tìm một tài liệu cụ thể nào đó mà họ đã có biết hoặc nghe qua trước; theo lối này, họ có thể tìm tài liệu ấy hoặc theo Tên Tác Giả hoặc theo Nhan Đề; 2) Tìm bất cứ một tài liệu nào về một Chủ Đề (hay Đề Mục hay Đề Tài). Phương thức thứ nhì này, tức là Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề, là phương thức chính của những người sử dụng thư viện do yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập hay nghiên cứu. Các cuộc nghiên cứu về việc sử dụng mục lục trực tuyến cho thấy là phương thức này, chiếm hơn phân nửa (52%) số lần tra cứu mục lục của người sử dụng thư viện.1 Chuyên Đề này, được trình bày nhằm cung cấp cho những người tham dự kiến thức chuyên sâu về ba khía cạnh của việc Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề:  Cách tổ chức các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề  Các nhược điểm của các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin Theo Chủ Đề  Các biện pháp nhằm cải thiện các nhược điểm này. PHẦN I. TỔ CHỨC THÔNG TIN (INFORMATION ORGANIZATION) Kết quả của việc truy dụng thông tin theo chủ đề tùy thuộc rất nhiều vào cách tổ chức thông tin. Việc tổ chức các hệ thống thông tin có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, dựa trên những khái niệm như “có kiểm soát hay không có kiểm soát,” “kết hợp các từ trước khi truy cập hay khi truy cập,” “theo loại liệt kê hay theo loại phân tích – tổng hợp.” Mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phương thức. 1. Trên Bình Diện Khái Niệm (Conceptual Organization) 1.1. Có Kiểm Soát và Không Kiểm Soát (Controlled and Uncon- trolled Systems) Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ đồng nghĩa, và các tác giả có thể sử dụng nhiều từ hay cụm từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, một đề tài. Trong khi đó, một trong những mục tiêu chính của bất cứ loại hình tổ chức thông tin nào cũng là tập hợp các biểu ghi cho các tài liệu viết về cùng một chủ đề lại chung một chỗ. Yêu cầu này, đưa đến khái niệm “có kiểm soát,” nghĩa là chỉ dùng một từ hay một cụm từ để chỉ một chủ đề mà thôi; tất cả những từ hay cụm từ tương đương sẽ được tham chiếu về từ hay cụm từ đã được chọn. Kết quả sau cùng của công tác này, là các bảng từ vựng có kiểm soát (Controlled vocabularies). Đây là khái niệm được áp dụng triệt để trong các hệ thống Tiêu Đề Chủ Đề (TĐCĐ; Subject Headings systems), 1 Matthews, J. R. Public access to online catalogs. 2nd. ed. New York : Neal-Schuman, 1985, tr. 8. 1 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 10. các hệ thống Bảng Chỉ Mục (Indexing systems), các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri). Ưu điểm của phương thức này là tạo ra được sự nhất quán trong hệ thống tổ chức thông tin và giúp cho việc truy dụng thông tin đạt được kết quả cao. Nhược điểm của nó cũng không phải là ít. Trước hết, những người sử dụng các bảng từ vựng có kiểm soát này (những nhân viên thư viện làm công tác biên mục chủ đề -- subject catalogers -- , hay những người thực hiện các bảng chỉ mục – indexers) -- phải được huấn luyện lâu dài và đầy đủ, tạo ra nhiều tốn kém. Ngoài ra việc điều chỉnh, cập nhật các bảng từ vựng này (vì các bước phát triển mới về ngôn ngữ cũng như thuật ngữ diễn ra liên tục) cũng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.2 Một điểm nữa cũng cần được lưu ý là: các bảng từ vựng này được làm ra gần như là chỉ để cho các biên mục viên chủ đề và các người làm bảng dẫn/bảng chỉ mục sử dụng; các người sử dụng thư viện để tìm thông tin (library users hay end users) không quen thuộc với chúng và gặp nhiều khó khăn. Gần đây đã có những công trình nghiên cứu kêu gọi việc thực hiện các bảng từ vựng (đặc biệt là loại hình Bảng Từ Mô Tả—Thesauri--) dành cho người sử dụng thư viện hơn là dành cho nhân viên thư viện.3 Ngoài ra, các loại từ vựng có kiểm soát này cũng có những nhược điểm nội tại sẽ được trình bày sau. Ngược lại với khái niệm “có kiểm soát” này là khái niệm “không có kiểm soát.” Theo lối này, tất cả các từ hay cụm từ được tác giả sử dụng (nghĩa là lấy ra từ văn bản của bài viết hay tác phẩm) sẽ được sử dụng để truy tìm thông tin. Khái niệm này được áp dụng triệt để trong các chương trình điện toán tìm tin trong mạng Internet (Internet’s Search Engines). Người ta thường gọi các loại từ này là “từ khóa” (keywords). Trong các mục lục trực tuyến (OPAC = Online Public Access Cata- log ) với biểu ghi MARC (MAchine Readable Cataloging) ta cũng thấy các từ khóa này được đưa vào Trường 653 (Index Term – Uncontrolled). Các từ này đa số được lấy ra từ nhan đề (Title), bảng mục lục (Table of Contents), hay toát yếu (Abstract hoặc Sum- mary) của tài liệu. Vì thiếu sự “kiểm soát,” nhược điểm của phương thức này là không bảo đảm được sự chính xác của việc tìm tin. Ưu điểm của nó là dễ thực hiện, người làm công tác này không cần phải được huấn luyện tốn kém, và người sử dụng (hay tìm tin) cũng không gặp khó khăn nhiều. 1.2. Tiền Kết Hợp và Hậu Kết Hợp (Pre-coordinate and Post- coordinate Systems) Việc tìm tin trong các hệ thống tổ chức thông tin bao giờ cũng đòi hỏi một sự kết hợp các từ hay cụm từ để đạt đến kết quả mong muốn. Việc này không thể thực 2 Schwartz, Candy. Sorting out the Web: approaches to subject access. Westport, Conn. : Ablex Pub- lishing, 2001. Ở tr. 85, tác giả viết như sau: “… since the editorial process of revising a controlled vo- cabulary can be time-consuming = … bởi vì tiến trình hiệu đính trong việc duyệt lại một bảng tự vựng có kiểm soát có thể mất nhiều thời gian.” 3 Schwartz, sđd, ở tr. 86, tác giả viết như sau: “… some researchers have called for a focus on thesauri for searchers rather than (or in addition to) indexers = một số nhà nghiên cứu đã kêu gọi đặt trọng tâm vào các bảng từ mô tả dành cho người tìm tin hơn là (hay là thêm vào) cho các người làm bảng chỉ mục.” Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 2
  • 11. hiện được khi sử dụng các hệ thống TĐCĐ hay các hệ thống phân loại vì sự kết hợp các từ đã hoàn tất ở công tác biên mục chủ đề hay phân loại. Người tìm tin phải theo đúng các từ hay cụm từ trong các bảng TĐCĐ, không thể thay đổi bằng cách tự kềt hợp các từ lại theo ý muốn của mình được. Lối kết hợp từ trong các bảng TĐCĐ do đó được gọi là Tiền kết hợp (Pre-coordinate) vì sự kết hợp các từ đã xảy ra TRƯỚC rồi, trong giai đoạn công tác biên mục và phân loại. Từ đó các chuyên gia trong ngành thư viện – thông tin đã khai sinh ra thêm từ Hậu kết hợp (Post- coordinate) để chỉ việc kết hợp từ diễn ra khi người sử dụng tìm tin vì sự kết hợp này xảy ra SAU khi công tác biên mục chủ đề và phân loại đã hoàn tất. Khái niệm “Hậu kết hợp” được dần dà hoàn thiện từ giữa thập niên 1950 với những nghiên cứu ứng dụng của Tiến sĩ Mortimer Taube (1910-1965) khi ông cùng một số cộng sự viên thành lập công ty Documentation Inc. và thực hiện một số nghiên cứu về các phương pháp mới trong việc tìm tin cho Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật Của Không Lực Hoa Kỳ (United States Armed Services Technical Information Agency.) Họ được giao phó công tác làm bảng chỉ mục (indexing) cho một khối lượng khổng lồ các báo cáo khoa học và kỹ thuật mà quân lực Hoa Kỳ đã cho thực hiện trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến. Hệ thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ không thể đáp ứng nổi những đòi hỏi của công tác này. Tiến sĩ Taube phải nghĩ ra một phương pháp mới và ông đã gọi công tác này là “Làm chỉ mục theo lối kết hợp” (“Coordinate Index- ing,”) và các từ mà ông sử dụng trong hệ thống mới này được ông gọi dưới tên “Từ đơn” (“Uniterm.” ) Hệ thống Uniterm rất đơn giản: nội dung của tài liệu được mô tả bằng các từ đơn gọi là Uniterm; các từ này được chọn ra từ tài liệu và được đánh máy vào phía trên của các thẻ thư mục theo đúng tiêu chuẩn của giai đoạn đó (tức là có khổ 3 x 5 inches = 7,5 x 12,5 cm.), bên dưới là 10 cột đánh số từ 0 đến 9; trong các cột này sẽ ghi các con số đăng ký (accession number) của tài liệu; các số đăng ký này sẽ ghi trong cột theo con số cuối cùng của số đăng ký, thí dụ, nếu tài liệu có số đăng ký là 953 thì nó sẽ được ghi vào cột số 3. Khi tìm tin, người sử dụng sẽ phối hợp các từ lại, sau đó so sánh các thẻ Uniterm để tìm xem các số đăng ký nào cùng hiện diện trên các thẻ Uniterm; tài liệu mang số đăng ký đó sẽ đáp ứng việc tìm tin. Lấy một thí dụ thật đơn giản để minh họa hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp (Coordinate Indexing) này: một người sử dụng hệ thống Uniterm muốn tìm một tài liệu theo chủ đề (do chính người đó kết hợp các từ lại) là Environmental Protection (Bảo vệ Mội Trường); người đó sẽ lấy ra 2 thẻ Uniterm, 1 thẻ mang Uniterm là Envi- ronmental và 1 thẻ mang Uniterm là Protection; so sánh 2 thẻ Uniterm này, người đó thấy như sau: Environmental Protection 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 _______________________________ _______________________________ 21 315 248 42 315 109 3 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 12. Điều này có nghĩa là tài liệu mang số đăng ký 315 sẽ là tài liệu có nội dung đáp ứng đúng chủ đề Environmental Protection mà người đó muốn tìm. Hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này trong một thời gian ngắn đã được đưa vào áp dụng tại nhiều cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ để làm bảng chỉ mục cho nhiều sưu tập tài liệu rất lớn.4 Một số trong các cơ quan vừa kể bắt đầu sử dụng máy móc (thẻ đục lỗ -- punched cards – và máy tính điện tử IBM – IBM electronic computer) để làm công tác này. Dần dà những người sử dụng hệ thống Uniterm đều nhận ra nó không hoàn hảo như người ta tưởng. Chủ yếu là vì khi xây dựng hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này, Tiến sĩ Taube đã không lưu ý đến khía cạnh cú pháp (syntax) và ngữ cảnh (context) của các từ. Lấy một thí dụ để minh họa: 2 tài liệu sau đây bàn về 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau: 1) The History of Philoso- phy (Lịch sử của triết học) và 2) The Philosophy of History (Triết học (hay Triết lý) của lịch sử). Nếu áp dụng một cách máy móc hệ thống Uniterm, thì khi ta tạo ra 2 thẻ Uniterm cho 2 từ History và Philosophy thì chắc chắn 2 thẻ này đều chứa số đăng ký của cả 2 tài liệu này. Khi một người tìm tin phối hợp 2 thẻ Uniterm này thì sẽ tìm ra cả 2 tài liệu này. Nhưng nếu đề tài mà người này tìm là Lịch sử triết học thì tài liệu số 1 là đúng mà tài liệu số 2 là sai, và ngược lại. Kết quả sai lầm này được gọi bằng nhiều từ khác nhau: “noise,” [thông tin nhiễu] “false retrievals” [tìm tin sai], “false answers,” [trả lời sai] “false drops,” [kết quả sai], “false coordination.” [kết hợp sai]. Nhiều cuộc nghiên cứu để đánh giá hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn đã diễn ra trong những năm cuối thập niên 1950. Tiến sĩ Taube nhìn nhận nhược điểm này và đề nghị các biện pháp sửa chữa trong một bài viết của ông đăng trong tạp chí American Documentation. Trong bài viết này, ông đồng ý với các cuộc nghiên cứu nói trên và bàn thêm về các từ “Link = Nối Kết” để chỉ các mối tương quan (relationships) giữa các từ, và từ “Role = Vai Trò” để chỉ các loại chức năng hay ngữ cảnh của các từ. Ông cho rằng cần quan tâm nhiều hơn đối với các “Links” [Nối Kết] vì “Links”, tuy có thể loại trừ được các “noise” [thông tin nhiễu] nhưng cũng loại bỏ luôn cả những thông tin hữu ích. Và vì thế ông dành phần lớn bài viết để bàn về các “Links.” 5 Toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết 4 Weinstein, Shirley Jane và Raymond J. Drozda, “Adaptation of coordinate indexing system to a gen- eral literature and patent file : machine posting,” trong American documentation, v. 10, no. 2 (Apr. 1959), tr. 122-129. Ở tr. 122 tác giả viết như sau: “… application to very large files of documents maintained by various Government agencies. These included the Technical Information Division (TID) of the Library of Congress, and the Document Service Center in Dayton; the Armed Services Technical Information Agency; the Atomic Energy Commission; the Naval Ordnance Test Station; and the National Security Agency = …áp dụng vào nhiều sưu tập tài liệu lớn giữ tại nhiều cơ quan khác nhau của Chính phủ. Những cơ quan này gồm có Khối Thông Tin Kỹ Thuật của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và Trung Tâm Dịch Vụ Tài Liệu tại Dayton; Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật của Quân Đội; Ủy Ban Nguyên Tử Năng; Trạm Thử Nghiệm Quân Nhu Hải Quân; và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia.” 5 Taube, Mortimer, “Notes on the use of roles and links in coordinate indexing,” trong American docu- mentation, v. 12, no. 2 (Apr. 1961), tr. 98-100. Ở tr. 98, ông viết như sau: “It is to avoid problems of this kind that there has been advanced in the past several years the doctrine of “roles and links” as a method of supplying syntactical connectives in addition to logical connectives in an indexing system. This paper is concerned with showing that whereas the use of roles can eliminate noise without loss of information, the use of links which has been proposed in the literature may eliminate noise only by eliminating useful Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 4
  • 13. hợp với từ đơn đã được đúc kết lại trong Vol. 7 của bộ Tùng thư (Series) “Rutgers series on systems for the intellectual organization of information.” 6 Các kinh nghiệm thâu lượm được từ hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn trong thập niên 1950 này đã là nền tảng cho việc hình thành và phát triển của các hệ thống tìm tin lớn (information retrieval systems) như DIALOG, BRS (Bibliographic Retrieval Services) của các thập niên 1960 và 1970 sau đó. Lý thuyết về “nối kết và vai trò” đã bị vượt qua, người ta không còn sử dụng các từ này nữa, mà tiến đến việc sử dụng các khái niệm cụ thể hơn, thí dụ như “proximity search” [Tìm các từ gần nhau], “adjacency search,” [Tìm các từ kế bên nhau] v.v. Ngày nay tất cả các bộ máy tra cứu (Search engines) như Yahoo, Google trên mạng toàn cầu Internet cũng như các mục lục trực tuyến (OPAC) của các thư viện đều có sử dụng các khái niệm này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong Phần II. 1.3. Liệt Kê và Phân Tích – Tổng Hợp (Enumerative and Analytico- synthetic Systems) Riêng trong việc tổ chức các hệ thống phân loại (Classification systems) trong một thời gian khá dài, từ những thập niên cuối của thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20, người ta vẫn sử dụng lối liệt kê (Enumerative systems). Theo lối này, tất cả mọi ký hiệu phân loại cho các chủ đề đã được phân định rõ ràng, sắp xếp theo một hệ thống đã được quy định trước, và liệt kê ra đầy đủ trong bảng phân loại đã được in ra. Đó là các Hệ thống Phân loại Thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification – DDC), Hệ thống Phân loại Thập phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification – UDC), Hệ thống Phân loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification – LCC), và Hệ thống Phân loại Mở rộng (Expansive Classification – EC). Những người làm công tác Phân loại chỉ có việc chọn ra ký hiệu phân loại nào thích hợp nhất cho chủ đề của tài liệu đang được phân loai. Các hệ thống phân loại theo lối liệt kê này vẫn tiếp tục được sử dụng khắp nơi trên thế giới cho đến ngày hôm nay; lý do chính là vì sự tiện lợi trong việc áp dụng chúng trong công tác phân loại. 5 (t.t.) information. Hence, the discussion of roles will bevery brief, and the balance of this paper will be devoted to a discussion of links. = Chính là để tránh các vấn đề loại này mà trong nhiều năm qua người ta đã phát triển lý thuyết về “vai trò và nối kết” như là một phương pháp nhằm cung cấp các từ nối mang tính cú pháp thêm vào bên cạnh các từ nối lô-gích trong một hệ thống làm bảng chỉ mục. Bài viết này quan tâm đến việc cho thấy là trong khi việc sử dụng các vai trò có thể loại bỏ được nhiễu âm mà không làm mất mát thông tin thì việc sử dụng các nối kết chỉ có thể loại bỏ được nhiễu âm bằng cách loại bỏ luôn các thông tin hữu ích. Do đó, việc thảo luận về các vai trò sẽ rất ngắn, và phần còn lại của bài viết này sẽ dành cho việc thảo luận về các nối kết.” 6 Costello, John C., Jr. Coordinate indexing. New Brunswick, N.J. : Rutgers University, Graduate School of Library Service, 1966. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa- tion / edited by Susan Artandi ; v. 7). Phần thảo luận về Roles và Links được trình bày trong các trang 98-114. 5 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 14. Năm 1933, Tiến sĩ Shiyali Ramamrita Ranganathan (người Ấn Độ, 1892-1972) cho xuất bản ấn bản đầu tiên (ấn bản cuối cùng trước khi tác giả qua đời là Ấn bản thứ 6, năm 1960) của một hệ thống phân loại mới do chính ông sáng tạo ra: đó là Hệ thống Phân loại Hai Chấm (Colon Classification – CC). Hệ thống này đã được ông thai nghén từ lúc còn theo học ngành Thư Viện Học tại trường Đại Học London của nước Anh (School of Librarianship of the University College, London), ông đã phát triển thêm và hoàn thiện trong chuyến hải trình từ Anh quốc về Ấn Độ, và được ông mang ra áp dụng để phân loại sưu tập của Đại Học Madras, nơi ông được bổ nhiệm làm Thư Viện Trưởng. Đây là hệ thống phân loại theo lối diện (Faceted classifica- tion system) đầu tiên trên thế giới. Được mang tên là Hệ thống Phân loại Hai Chấm vì sử dụng dấu Hai Chấm trong ký hiệu phân loại; tuy nhiên dấu Hai Chấm không phải là dấu duy nhất sử dụng trong hệ thống. Tuy trên tổng thể CC cũng là một hệ thống phân loại theo lối liệt kê, nhưng CC đã giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới. Theo Tiến sĩ Ranganathan, một chủ đề có thể được trình bày trong một hay nhiều Diện khác nhau, nhưng không đi ra ngoài 5 loại Diện căn bản (mà ông gọi là Fundamental Categories) như sau: Personality (Chủ thể – P), Matter (Vật chất – M), Energy (Năng lượng – E), Space (Không gian – S), và Time (Thời gian – T), gọi chung là PMEST. Khi phân tích một chủ đề, phân loại viên sẽ xét xem nó được trình bày theo những Diện nào; sau đó tìm ký hiệu cho từng Diện đó, và tổng hợp lại thành ký hiệu phân loại cho chủ đề. Do đó, phương pháp tạo ra ký hiệu phân loại này đã được gọi là Phân tích – Tổng hợp. Chính đây mới là đóng góp quan trọng nhất của Tiến sĩ Ranganathan vào ngành Thư Viện Học của cả thế giới. Hiện nay Hệ thống Phân Loại LCC và nhất là DDC đã mang khá nhiều đặc tính phân tích – tổng hợp này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này khi xem xét các hệ thống phân loại trong phần bên dưới. 2. Trên Bình Diện Thực Hành (Practical Organization) 2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems) 2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification - DDC) Hệ thống DDC được ông Melvil Dewey (1851-1931), nhà thư viện học nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, xuất bản lần đầu vào năm 1876, chỉ có 44 trang mà thôi.7 Bản quyền hiện nay do OCLC (Online Computer Library Center) nắm giữ. Ấn bản mới nhất là ấn bản thứ 22, xuất bản vào năm 2003, gồm tất cả 4 quyển, tổng cộng trên 4000 trang. Bên cạnh ấn bản toàn văn này (Unabridged edition), còn có ấn bản rút gắn (Abridged edition) dành cho các thư viện nhỏ (có sưu tập khoảng 20.000 cuốn) sử dụng. Ấn bản rút ngắn mới nhất là ấn bản 14, xuất bản năm 2004. DDC đã được dịch từ Anh ngữ 7 Husain, Shabahat. Dewey Decimal Classification : a complete survey of twenty two editions. Delhi : B.R. Publishing, 2004. Ở tr. 6, tác giả viết như sau: “The first edition of DC published in 1876, consisted of only 44 pages, of which twelve pages were devoted to introduction, twelve pages as table or schedule and eighteen pages of index = Ấn bản đầu tiên của DC xuất bản năm 1876, chỉ gồm có 44 trang, trong đó mười hai trang dành cho dẫn nhập, mười hai trang là bảng phân loại và mười tám trang là bảng chỉ mục.” Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 6
  • 15. sang 35 ngôn ngữ khác nhau (trong đó có tiếng Việt) và được sử dụng tại 135 quốc gia trên thế giới.8 Đây là hệ thống phân loại nổi tiếng nhất trong loại “Liệt Kê,” và sử dụng từ vựng có kiểm soát. Hiện nay, DDC còn có thể được truy dụng bằng cả đĩa CD và trên mạng Web. Toàn bộ cấu trúc của DDC được thực hiện bằng số Á- Rập như sau:  Bảng Tóm lược Thứ nhất (First summary) gồm 10 Môn loại/[Lớp] chính (Main Classes): Melvil Dewey, (1851-1931) (Hình Inernet) 000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát 100 Triết học & Tâm lý học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học 600 Công nghệ 700 Nghệ thuật & vui chơi, giải trí 800 Văn học 900 Lịch sử & địa lý  Bảng Tóm lược Thứ nhì (Second summary), gồm 100 Phân mục/[Phân lớp] (Divisions), với mỗi Môn loại/[Lớp] chính được chia thành 10 Phân mục/ [Phân lớp].  Bảng Tóm lược Thứ ba (Third summary), gồm 1000 Phân đoạn (Sections), với mỗi Phân mục/[Phân lớp] được chia thành 10 Phân đoạn. Các Phân đoạn lại sẽ được chia thành 10 theo các chủ đề cụ thể với một dấu chấm thập phân. Việc phân chia theo lối thập phân như thế, trên lý thuyết, có thể thực hiện đến vô tận. Lấy một thí dụ để minh họa: 500 Khoa học tự nhiên và toán học 510 Toán học 516 Hình học 516.2 Hình học Euclide 516.22 Hình học phẳng 516.23 Hình học không gian 8 Introduction to Dewey Decimal Classification, truy cập trực tuyến miễn phí tại URLsau đây: http://www.oclc.org/dewey/versions/ddc22print/intro.pdf . Bản dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL Bản dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL này: http://www.leaf-vn.org/ddc21expandUVN.htm 7 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 16.  Ngoài các ký hiệu phân loại đã được định sẵn trước và liệt kê ra đầy đủ trong Bảng chính (Schedules), DDC còn có thêm bảy Bảng phụ (Tables) như sau: Bảng 1: Tiểu phân mục chung Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ Bảng 5: Các nhóm chủng tộc Bảng 6: Dùng để cấu tạo ký hiệu cho các Phân mục/[Phân lớp] 490 và 890 Bảng 7: Các nhóm người Với ấn bản thứ 22, DDC đã hủy bỏ Bảng 7, chỉ còn lại 6 Bảng phụ. Đối với ấn bản rút gắn mới nhất thứ 14, DDC thu gọn lại còn 4 Bảng phụ mà thôi, như sau: Bảng 1: Tiểu phân mục chung Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ Các ký hiệu trong các Bảng phụ này có thể được kết hợp, theo hướng dẫn trong Bảng chính, với các ký hiệu trong Bảng chính để tạo thành ký hiệu phân loại cho các chủ đề cụ thể và chi tiết hơn. Điều này cho thấy DDC không còn đơn thuần mang tính “Liệt Kê” nữa mà đã phần nào mang tính “Phân tích - Tổng hợp.” Lấy một thí du: 345 Luật hình sự 345.3-.9 Của các quốc gia Thêm vào chỉ số cơ bản 345 ký hiệu 3-9 từ Bảng 2, vd, luật Hình sự của Hoa Kỳ là 345.73 Vậy sử dụng ký hiệu 597 dành cho Việt Nam ở Bảng 2, ta sẽ có ký hiệu sau đây cho Luật hình sự Việt Nam: 345.597 Còn một cách kết hợp ký hiệu phân loại nữa: đó là các ghi chú về phạm vi (scope notes) và các hướng dẫn cụ thể được đưa vào khắp nơi trong Bảng chính. Lấy một thí dụ: 495.922 Tiếng Việt .9227 Các biến thể về địa lý và lịch sử, các biến thể phi địa lý hiện đại Chỉ số được tạo lập theo chỉ dẫn dưới 420 - 490 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 8
  • 17. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa của DDC là Bảng chỉ mục quan hệ (Relative In- dex). Theo ông Dewey đây mới đúng thật là đóng góp của ông.9 Vì DDC sắp xếp các ký hiệu phân loại theo môn loại và ngành học nên một chủ đề có thể xếp vào nhiều chỗ trong Bảng chính tùy theo khía cạnh của đề tài. Bảng chỉ mục quan hệ sẽ giúp người sử dụng tìm thấy được tất cả các ký hiệu phân loại cho chủ đề đó rải rác khắp nơi trong Bảng chính. Lấy một thí dụ để minh họa: Công viên dịch vụ xã hội 363.6 hành chính công 353.7 kiến trúc cảnh quan 712 kinh tế học đất đai 333.78 luật pháp 346.04 quy hoạch vùng 711 2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification – LCC) Vào năm 1899, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress; từ đây sẽ gọi tắt là LC), dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Herbert Putnam (1861-1955), tân Thư Viện Trưởng (1899-1939), bắt đầu áp dụng một hệ thống phân loại mới, dựa một phần trên hệ thống Expansive Classification (EC) của ông Charles Ammi Cutter (1837-1903 ). Trong thời gian từ 1899 đến năm 1920 lần lượt các bảng phân loại cho từng bộ môn được ấn hành. Hệ thống phân loại này mang tên là Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress Classification; từ đây sẽ gọi tắt là LCC). LCC hiện nay được phần lớn các thư viện đại học và khảo cứu (academic and research li- braries) tại Hoa Kỳ và một số quốc gia sử dụng. Giống như DDC, LCC cũng là một hệ thống phân loại mang tính Liệt kê, và dùng từ vựng có kiểm soát. Nhưng trái hẳn với DDC dựa trên một hệ thống thuần túy lý thuyết, LCC đã được nhân viên của LC sắp xếp và Charles Ammi Cutter phát triển dựa trên chính bộ sưu tập tài liệu của LC (1837-1903) lúc đó đã lên đến một triệu cuốn. Về mặt ký hiệu, LCC (Hình Inernet) sử dụng cả mẫu tự (chữ cái) La Tinh (đôi khi cả 3 mẫu tự) 9 Wynar, Bohdan S. Introduction to cataloging and classification. 8th ed. / Arlene G. Taylor. Engle- wood, Colo. : Libraries Unlimited, 1992. Ở tr. 328, tác giả viết như sau: “What Dewey did claim as origi- nal, and with some justification, was his “Relative Index,” compiled as a key to the “diverse material” in- cluded in his tables = Cái mà Dewey thật sự cho là nguyên thủy, và có thể bào chữa được, là việc biên soạn bảng “Chỉ mục quan hệ” như là chìa khóa để tìm đến các “tài liệu đa dạng” bao gồm trong các bảng [phân loại] của ông.” 9 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 18. và số Á Rập nên sự phân chia các môn loại được rộng rãi hơn DDC rất nhiều. Toàn bộ hệ thống của LCC như sau: A Tác phẩm tổng quát B-BJ Triết học BL-BX Tôn giáo C-F Lịch sử C Các ngành phụ thuộc D Lịch sử Thế giới và Cựu Thế Giới E-F Lịch sử Châu Mỹ G Địa lý. Nhân chủng học. Phong tục, v.v. H-L Khoa học xã hội H Tổng quát HA Thống kê học HB-HJ Kinh tế học HM-HX Xã hội học J Chính trị học K Luật (Tổng quát) KD Luật của Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan (Ireland) KE Luật của Canada KF Luật của Hoa Kỳ KPV Luật của Việt Nam L Giáo Dục M Âm nhạc N Nghệ thuật P Ngôn ngữ và Văn học P-PA Ngôn ngữ học. Các Ngôn ngữ và Văn học cổ điển. PA Phụ lục Văn học Byzantine và Hy Lạp hiện đại. Văn học La tinh Trung cổ và Hiện đại PB-PH Ngôn ngữ Châu Âu hiện đại PG Văn học Nga PJ-PM Ngôn ngữ và Văn học Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương. Ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ. Ngôn ngữ nhân tạo P-PM Phụ lục Bảng chỉ mục cho các Ngôn ngữ và Thổ ngữ PN, PR, PS, PZ Văn học tổng quát. Văn học Anh và Văn học Mỹ. Tiểu thuyết Anh ngữ. Văn học thiếu nhi PQ Phần 1 Văn học Pháp PQ Phần 2 Văn học Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha PT Phần 1 Văn học Đức PT Phần 2 Văn học Hòa Lan và Bắc Âu Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 10
  • 19. Q Khoa học tổng quát QA Toán học QB-QE Các khoa học vật lý QB Thiên văn học QC Vật lý học QD Hóa học QE Địa chất học QH-QR Các khoa sinh vật học QH Lịch sử tự nhiên. Sinh vật học tổng quát. Tế bào học QK Thực vật học QL Động vật học QM Cơ thể học con người QP Sinh lý học QR Vi trùng học. Vi sinh học R Y khoa S Nông nghiệp T Công nghệ U Khoa học quân sự V Khoa học hải quân Z Thư tịch học và Thư viện học Bảng phân loại của từng bộ môn chính và phụ đã được xuất bản riêng, tổng cộng trên 10.000 trang.10 Theo thông tin trên Internet của LC tại URL sau đây: http://www.loc.gov/cds/classif.html thì hiện nay toàn bộ LCC gồm tất cả 42 quyển. Tuy được soạn thảo và xuất bản riêng biệt, tất cả các bảng phân loại này đều mang những đặc tính chung thống nhất về bố cục của bảng phân loại, về cách phân chia trong bảng, về ký hiệu và về các bảng phụ. Về bố cục, tất cả các bảng phân loại cho từng môn loại đều theo một dàn bài như sau:  Ghi chú mở đầu (prefatory note): trình bày lịch sử phát triển của bảng phân loại cũng như nói rõ về phạm vi của bảng phân loại  Bảng tóm tắt (synopsis) gồm một danh sách các môn loại phụ với ký hiệu gồm 2 mẫu tự  Bảng tóm lược (outline) với nhiều chi tiết hơn Bảng tóm tắt  Bảng phân loại (schedule)  Các Bảng phụ (tables), nếu có  Bảng chỉ mục (index) thật chi tiết  Các trang phụ đính (supplementary pages) ghi lại các thay đổi, thêm bớt trong Bảng phân loại 10 Immroth, John Phillip. Immroth’s Guide to the Library of Congress Classification. 3rd ed. / by Lois Mai Chan. Littleton, Colo. : Libraries Unlimited, 1980. Ở tr. 41, tác giả ghi như sau: “The schedules for L.C. Classification published so far comprise 34 individual volumes for the main classes and subclasses. A full set of schedules contains over 10,000 pages. = Các bảng phân loại của LC được xuất bản cho đến nay gồm 34 quyển cho các môn loại chính và phụ. Một bộ đầy đủ chứa trên 10.000 trang.” . 11 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 20. Lấy một thí dụ từ Bảng Q (Khoa học) để minh họa: Bảng Tóm tắt (Synopsis) Q Khoa học (Tổng quát) QA Toán học QB Thiên văn học QC Vật lý học QD Hóa học QE Địa chất học QH Lịch sử tự nhiên (Tổng quát). Sinh học (Tổng quát) QK Thực vật học QL Động vật học QM Cơ thể học con người QP Sinh lý học QR Vi sinh học Bảng Tóm lược (Outline) (Một phần nhỏ của Bảng Q thôi) Q Khoa học 1-295 Tổng quát 300-380 Điều khiển học 350-380 Lý thuyết tin học QA Toán học 1-99 Tổng quát 76-76.8 Máy tính. Khoa học máy tính 101-141.8 Số học 150-271 Đại số học 273-280 Xác xuất. Thống kê toán học 300-455 Phân tích 440-699 Hình học. Lượng giác. Địa hình học 801-939 Cơ học phân tích QB Thiên văn học 1-139 Tổng quát 145-237 Thiên văn học thực hành và Thiên văn học hình Cầu 275-343 Trắc địa học 351-421 Thiên văn học lý thuyết và Cơ học thiên thể 500-903 Thiên văn học mô tả 981-991 Vũ trụ học Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 12
  • 21. Bảng Phân Loại (Schedule) (Phần mở đầu của Bảng Q thôi) Q Khoa học (Tổng quát) Về Khoa học ứng dụng và công nghệ, xem T Tạp chí định kỳ. Theo ngôn ngữ xuất bản 1. A1A-Z Đa ngữ . A3Z Anh ngữ 2 Pháp ngữ 3 Đức ngữ 4 Các ngôn ngữ khác (không A-Z) 9 Niên giám Tác phẩm tập hợp (không liên tục), xem Q111-113 Hội đoàn Bao gồm cả tác phẩm về hội đoàn, các ấn phẩm liên tục của hội đoàn 10 Quốc tế Châu Mỹ 11 Hoa Kỳ 21 Canada 22 Châu Mỹ La Tinh 23 Mexico 25 Trung Mỹ 29 Tây Ấn 33 Nam Mỹ Châu Âu 41 Anh quốc 42 Cộng Hòa Tiệp Khắc Nói chung, các Bảng Phân loại đều theo một cách phân chia giống nhau gồm 7 điểm, thường được gọi là “Bảy điểm của Martel,” như sau: 1) Các Phân mục hình thức tổng quát (General form divisions): Ấn phẩm định kỳ, Hội Đoàn, Sưu tập, Tự điển, v.v. 2) Lý thuyết, triết lý 3) Lịch sử 4) Các tác phẩm tổng quát, các khảo luận 5) Luật lệ, quy tắc, quan hệ giữa các nước (sau này, khi Bảng Phân loại K cho Luật ra đời, các đề tài có liên quan đến luật pháp được chuyển về Bảng K) 6) Học tập và giảng dạy 7) Các chủ đề, và các tiểu phân mục của các chủ đề đi từ tổng quát đến chuyên biệt 13 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 22. Bảng phụ (Table) LCC sử dụng rất nhiều Bảng phụ để giảm bớt sự lập đi lập lại trong các Bảng phân loại (Giảm bớt đi tính Liệt kê). Nói chung có hai loại Bảng phụ:11 1) Bảng phụ có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều Bảng Phân loại; trong loại này có thể kể các Bảng phụ sau đây:  Bảng Địa lý bằng số Cutter (Geographic table based on Cutter numbers)  Bảng Tiểu sử (Biography table)  Bảng Dịch phẩm (Translation table) 2) Bảng phụ chỉ được áp dụng một cách giới hạn; trong loại này có hai tiểu loại:  Bảng phụ được áp dụng cho toàn bộ một môn loại chính hay các môn loại phụ, thí dụ như: Bảng Tác giả (Author table, trong Bảng P cho Ngôn ngữ và Văn học), Bảng Hình thức (Form ta- ble, trong Bảng K, Luật), và Bảng Địa lý (Geographic table, trong Bảng H, Khoa học xã hội, và Bảng S, Canh nông)  Bảng phụ ngay bên trong Bảng phân loại (Table for internal subarrangement) Ký hiệu phân loại (Notation) Về ký hiệu phân loại, LCC sử dụng hình thức hỗn hợp vừa mẫu tự (chữ cái) vừa số Á Rập; hai loại ký hiệu sau đây được sử dụng nhiều nhất: 1) Loại thứ nhất: nhất Số phân loại (Class number):  một, hai hay ba mẫu tự viết hoa  nguyên số từ 1 đến 9999  có thể có số thập phân Số sách (Item number):  số Cutter dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính (Main entry)  năm xuất bản 11 Chan, Lois Mai. A Guide to the Library of Congress Classification. 5th ed. Englewood, Colo. : Li- braries Unlimited, 1999. Ở tr. 91, tác giả ghi như sau: “The Library of Congress (LC) Classification makes heavy use of tables, which provide a way to represent the sorts of subject subdivision that occur over and over in the schedules. The use of such tables is an economical way of achieving specificity in class numbers without inflating the size of individual schedules = Hệ thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều Bảng phụ; các bảng này cung cấp một cách giải quyết đối với việc lập đi lập lại về cách phân chia các chủ đề trong các Bảng Phân loại. Việc sử dụng các Bảng phụ như thế là cách tiện lợi vì có thể giúp thực hiện được tính cụ thể cho các ký hiệu mà không làm cho các Bảng Phân loại trở nên quá dài dòng.” Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 14
  • 23. Thí dụ: DC 729 .T76 1996 Cho tác phẩm “City on the Seine : Paris in the time of Richelieu and Louis XIV,” của tác giả Andrew Trout, xuất bản năm 1996 DC: Lich sử Pháp 729: Paris trong các thế kỷ 17 và 18 T76: Số Cutter cho tên tác giả Trout được dùng làm Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính trong biểu ghi 1996: Năm xuất bản của tác phẩm 2) Loại thứ nhì: Số phân loại (Class number):  một, hai, hay ba mẫu tự viết hoa  nguyên số từ 1 đến 9999  có thể có số thập phân  số Cutter thứ nhất, dựa trên khía cạnh của chủ đề (đề tài, nơi chốn, hay hình thức) Số sách (Item number):  số Cutter thứ nhì, dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính  năm xuất bản Thí dụ: N 6530 .L8 G47 1996 Cho tác phẩm “Complementary visions of Louisiana art,” của tác giả Wil- liam Gerdts, xuất bản năm 1996. N: Nghệ thuật 6530: Tại Hoa Kỳ .L8 Số Cutter thứ nhất cho tiểu bang Louisiana G47 Số Cutter thứ nhì cho tác giả Gerdts 1996 Năm xuất bản 15 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 24. 2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC) Đây là hệ thống phân loại đầu tiên theo lối diện và mang tính phân tích - tổng hợp. Hệ thống phân loại này (CC) chỉ được sử dụng tại Ấn Độ, trong các thư viện đại học của 10 tỉnh bang của Liên Bang Ấn Độ, trong tất cả thư viện công cộng và cao đẳng của 2 tỉnh bang Madras và Maharashtra, và một số thư viện công cộng tại một số tỉnh bang khác.12 Cũng giống như LC, CC sử dụng các mẫu tự cho các Môn loại chính như sau: z Tác phẩm tổng quát [chữ z thường] 1 Kiến thức nhân loại 2 Thư viện học 3 Môn học về sách 4 Báo chí học B Tóan học C Vật lý D Kỹ sư E Hóa học Tiến sĩ Shiyali Ramamrita F Công nghệ Ranganathan (1892-1972) (Hình Inernet) G Sinh học H Địa chất học I Thực vật học J Canh nông K Động vật học L Y khoa M Thủ công Δ (Delta) Huyền bí học [ký hiệu chữ Hy Lạp] N Mỹ thuật O Văn học P Ngôn ngữ học R Tôn giáo S Tâm lý học T Giáo dục U Địa lý 12 Ranganathan, S.R. The Colon Classification. New Brunswick, N.J. : Graduate School of Library Ser- vice, Rutgers University, 1965. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa- tion ; v. 4). Ở tr. 23, tác giả ghi như sau: “The Colon Classification is in use in the universities of ten Constituent States of India. Almost all the public libraries and the college libraries in the States of Ma- dras and Maharashtra use it. It is also in use in some public libraries in other states. = Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm được sử dụng tại các đại học của 10 Tỉnh Bang của Ấn Độ. Gần như tất cả các thư viện công cộng và cao đẳng tại các tỉnh bang Madras và Maharashtra sử dụng nó. Nó cũng được sử dụng tại một số thư viện công cộng tại các tỉnh bang khác.” Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 16
  • 25. V Lịch sử W Chính trị học X Kinh tế học Y Xã hội học Z Luật [chữ Z hoa] Khi tạo ra ký hiệu phân loại cho một tài liệu, phân loại viên phải thực hiện các bước như sau: quyết định xem Chủ đề nằm trong Môn Loại chính nào.  định cái Diện chính của Chủ đề  phân tích các Diện của chủ đề theo công thức PMEST cho các Diện   Personality (Chủ thể; Diện này là đặc tính căn bản và nổi bật nhất của Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu phẩy (,))  Matter (Vật chất; Diện này chỉ vật liệu làm nên Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu chấm phẩy (;))  Energy (Năng lượng; Diện này chỉ các hành động xảy ra liên quan đến Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu hai chấm (:))  Space (Không gian; Diện này chỉ nơi chốn hiện diện của Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu chấm (.))  Time (Thời gian; Diện này chỉ thời gian xảy ra của Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu trích câu đơn(‘)  tìm ký hiệu cho từng Diện  tổng hợp các ký hiệu lại theo đúng công thức PMEST, với các dấu nối cần thiết Không bắt buộc mỗi Chủ đề phải có đầy đủ tất cả các Diện MEST; nhưng ngược lại, một Chủ đề có thể có một số Diện có thể được lập lại. Lấy một thí dụ để minh họa: Với chủ đề: “Quản lý giáo dục tiểu học tại Anh Quốc trong thập niên 1950,” ký hiệu phân loại sẽ như sau:13 Môn loại chính: Giáo dục, ký hiệu T P: Tiểu học, ký hiệu 15 M: Không có E: Quản lý, ký hiệu 8 S: Anh Quốc ký hiệu 56 T: Thập niên 1950, ký hiệu N5 Tổng hợp các ký hiệu lại theo công thức PMEST ta có ký hiệu như sau: T,15:8.56‘N5 13 “A Tribute to S. R. Ranganathan, the Father of Indian library science. Part 2: Contribution to Indian and international library science,” trong Essays of an information scientist, v. 7(1984), tr. 49. Bài viết có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.garfield.library.upenn.edu/essays/v7p045y1984.pdf 17 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 26. CC là hệ thống phân loại duy nhứt có thể tạo ra được ký hiệu phân loại chính xác đến mức như vậy. 2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems) 2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings – LCSH) Hệ thống LCSH là hệ thống TĐCĐ lớn nhất hiện nay trên thế giới. LCSH được xuất bản trên giấy nhưng cũng có thể truy cập trực tuyến (online access) trên Mạng Classification Web của LC. Về tài liệu in thì ấn bản mới nhứt của LCSH là ấn bản thứ 31 (2008-2009), gồm tất cả 6 quyển.14 LCSH là hệ thống tiêu biểu nhất cho các hệ thống tổ chức thông tin mang tính “kiểm soát, tiền hợp và liệt kê.” Cũng giống như LCC, LCSH đã được tạo ra dựa trên bộ sưu tập của LC nên mang rất nhiều tính thực tiễn, dựa trên 4 nguyên tắc chỉ đạo sau đây:  Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant): TĐCĐ được tạo ra hoàn toàn dựa trên sự hiện hữu của tài liệu trong sưu tập của LC  Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc giả (User and usage): xem độc giả là tiêu điểm của công tác biên mục, có nghĩa là TĐCĐ được chọn phải phù hợp với suy nghĩ và thói quen của độc giả  Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhất (Uniform heading): mỗi một Chủ đề chỉ được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi; những từ không LCSH ấn bản thứ 31 (2008-2009) (Hình Phạm Lệ-Hương) được chọn làm TĐCĐ (từ đồng nghĩa, từ bình dân và từ khoa học, từ cổ và từ hiện đại, v.v.) sẽ được làm tham chiếu về TĐCĐ đã được chọn (từ vựng kiểm soát)  Nguyên tắc vể tiêu đề duy nhất (Unique heading): mỗi TĐCĐ chỉ dùng để trình bày một ý niệm hay một từ mà thôi; các từ đồng âm dị nghĩa phải có ghi chú về nghĩa trong ngoặc đơn 14 Lâm, Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương. Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Great Falls, Va. : LEAF-VN, 2009. Tài liệu nầy có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế - 18
  • 27. Toàn bộ hệ thống tham chiếu của LCSH có thể được minh họa như sau: Từ Rộng Hơn (Broader Term) BT Tiêu Đề Chủ Đề Từ Có Liên Quan Từ Không Chọn (Term NOT Selected) (Subject Heading) (Related Term) USE UF = Used For RT Từ Hẹp Hơn (Narrower Term) NT Thí dụ: Persian Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, 1991] UF Desert Storm, Operation, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc, 1991] Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh, 1991] Operation Desert Storm, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc, 1991] War in the Gulf, 1991 [Chiến tranh trong vùng Vịnh, 1991] RT Iraq-Kuwait Crisis, 1990-1991 [Khủng hoảng Irac-Kuwait, 1990-1991] BT Iraq—History—1958– [Irac — Lịch sử — 1958- ] Persian Gulf Region—History [Vùng Vịnh Ba Tư — Lịch sử] United States—History, Military—20th century [Hoa Kỳ -- Lịch sử quân sự — Thế kỷ 20] Về phương diện hình thức, LCSH sử dụng 3 loại Tiêu đề chính:  Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings)  Tiêu đề chỉ hình thức (Form headings)  Tiêu đề chỉ tên (Name headings) 19 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 28. Tiêu đề chỉ đề tài chiếm tuyệt đại đa số trong LCSH và có nhiều cấu trúc khác nhau:  Tiêu đề từ đơn: thí dụ, Catalogs [Mục lục]  Tiêu đề cụm từ: thí dụ, Space flights [Chuyến bay không gian], Boards of trade [Hội đồng mậu dịch]  Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm: thí dụ, Education and state [Giáo dục và nhà nước], Care of sick animals [Săn sóc động vật ốm]  Tiêu đề đảo ngược: thí dụ, Chemistry, Organic [Hóa học hữu cơ], Education, Elementary [Giáo dục tiểu học] Tiêu đề chỉ hình thức gần như là một biệt lệ và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong LCSH, và được sử dụng để mô tả hình thức thư tịch thay vì nội dung của tác phẩm, thí dụ, Encyclopedias and dictionaries [Từ điển bách khoa và Từ điển], hoặc để chỉ thể loại văn chương hay nghệ thuật, thí dụ, Painting, Chinese [Tranh, Trung Hoa], Short stories [Truyện ngắn]. Về Tiêu đề chỉ tên thì có 2 điều cần ghi nhớ: 1) Trừ một vài trường hợp đặc biệt, loại Tiêu đề này KHÔNG được in ra trong LCSH; đa số là do chính biên mục viên phải tự tạo ra; 2) Khi tạo ra tiêu đề loại này, biên mục viên phải theo đúng Chuẩn An- glo-American Cataloging Rules (AACR2). Loại Tiêu đề này được dùng để chỉ tên người, tên hội đoàn, và địa danh, thí dụ:  Tên người: Nguyễn, Du, 1765-1820  Tên hội đoàn: Viện sử học (Vietnam)  Địa danh: Great Britain [Anh Quốc] Ngoài ra, LCSH còn sử dụng một hệ thống Tiểu phân mục (Subdivisions, viết tắt là TPM) rất đầy đủ để có thể diễn tả được tất cả các khía cạnh của chủ đề; có tất cả 4 loại TPM như sau:  TPM đề tài (topical subdivisions), thí dụ: France – Foreign relations [Pháp quốc -- Ngoại giao]  TPM địa lý (geographical subdivisions), thí dụ: Music – Germany [Âm nhạc -- Đức quốc] (trực tiếp) Music – Austria – Vienna [Âm nhạc – Áo quốc – Vienna] (gián tiếp)  TPM thời gian (chronological subdivisions), thí dụ: Vietnam – History – 1858-1945 [Việt Nam -- Lịch sử -- 1858- 1945]  TPM hình thức (form subdivisions), thí dụ: Cosmology – Encyclopedias [Vũ trụ học -- Từ điển bách khoa] Khi phải dùng nhiều loại TPM trong cùng một TĐCĐ chính thì LCSH có chủ trương áp dụng một trong hai thứ tự sau đây cho các TPM: Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 20
  • 29.  Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ địa danh thì thứ tự của các TPM sẽ như sau: Địa danh – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức Great Britain – Civilization – 17th century—Sources [Anh quốc – Văn minh -- Thế kỷ 17 -- Nguồn liệu]  Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ đề tài thì thứ tự của các TPM sẽ như sau: Đề tài – TPM địa lý – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức Nobility – Great Britain – History – 16th century – Sources [Giới quý tộc – Anh quốc -- Lịch sử -- Thế kỷ 16 -- Nguồn liệu] Ngoài ra, từ năm 1974, LCSH còn tạo ra một số TPM có thể được áp dụng rộng rãi gọi là TPM phù động tự do (TPMPĐTD -- free-floating subdivisions), trong đó có 2 loại sau đây là quan trọng nhất:  TPMPĐTD dùng cho một số tiêu đề đặc thù (Free-floating subdivi- sions under specific types of headings): thí dụ theo tiêu đề tên người, tên các hạng người và các nhóm chủng tộc, và theo tiêu đề địa danh  TPMPĐTD theo tiêu đề mẫu (Free-floating subdivisions controlled by pattern headings): thí dụ theo Tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học và Công nghệ, v.v. (Đề nghị đọc thêm chi tiết về LCSH trong Tài liệu huấn luyện về LCSH, Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tr. 4-27, dưới dạng đĩa CD đã phân phối tại các Khóa Huấn Luyện của LEAF-VN vào tháng 11 và 12 năm 2009 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoặc truy cập trực tuyến tại địa chỉ Internet của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam (The Library & Education Assistance Foundation for Vietnam – LEAF-VN) sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html) 2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ Khác (Sears, Canadian Subject Head- ings, RVM, RAMEAU và MeSH) Ngoài LCSH còn có một số hệ thống TĐCĐ khác cũng được áp dụng rộng rãi tại Bắc Mỹ. Tất cả đều được cấu tạo theo những nguyên tắc căn bản của LCSH, và đều nhỏ hơn LCSH rất nhiều. Đó là các bảng Sears, Canadian Subject Headings (TĐCĐ Canada), Répertoire de vedettes-matière (Bảng TĐCĐ -- RVM), RAMEAU (Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié) và Medical Subject Headings (Bảng TĐCĐ Y Khoa -- MeSH). 2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears: Khác với LCSH thường được sử dụng trong các thư viện đại học và cao đẳng, 21 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 30. Bảng Sears được sử dụng trong các thư viện trường học và công cộng. Ấn bản đầu tiên của Bảng Sears xuất hiện vào năm 1923.15 Ấn bản mới nhất đang được sử dụng hiện nay là ấn bản thứ 19, xuất bản năm 2007 (ấn bản 20 sẽ phát hành vào tháng 7-2010). Bảng Sears dựa vào 2 nguyên tắc sau đây:  Nguyên Tắc về Tiêu Đề Duy Nhất (Unique Head- ing) của LCSH: dùng một TĐCĐ, và một mà thôi, cho tất cả tài liệu về một đề tài; tất cả những từ Sears List of Subject headings, 19th ed. 2007 không được sử dụng sẽ có tham chiếu về TĐCĐ (Hinh trích từ website đã chọn Barnes&Noble)  Nguyên Tắc về Tiêu Đề Đặc Thù (Specific Head- ing): sử dụng TĐCĐ chính xác cho đề tài chứ không dùng một TĐCĐ rộng hơn; thật ra đây chỉ là một hệ luận của Nguyên Tắc Về Tiêu Đề Đồng Nhất (Uniform Heading) của LC mà thôi. Bảng Sears cũng dùng 4 loại Tiểu phân mục (TPM) giống như LC: TPM đề tài, TPM hình thức, TPM địa lý, và TPM thời gian. Một đặc điểm của Bảng Sears là có kèm theo mỗi TĐCĐ ký hiệu phân loại của DDC. Với ấn bản 19, ký hiệu phân loại này được lấy ra từ ấn bản 14 của DDC rút ngắn vì đó là hệ thống phân loại thường được sử dụng trong các thư viện trường học và công cộng. Nói chung, Bảng Sears đơn giản hơn LCSH rất nhiều. Lấy một thí dụ để minh họa sự khác biệt lớn lao giữa Bảng Sears và LCSH BẢNG TĐCĐ SEARS Colloids 541 [Chất keo] BT Physical chemistry [Hóa lý] (Trích dẫn: Sears List of Subject Headings / Editor: Joseph Miller ; associate editor: Barbara A. Bristow. 19th ed. New York : H. W. Wilson, 2007.) 15 Wynar, sđd, tr. 437. “Minnie Earl Sears prepared the first edition of this work in response to demands for a list of subject headings that was more suitable to the needs of the small library than the A.L.A. and the Library of Congress lists. Published in 1923, the List of Subject Headings for Small Libraries was based on the headings used by nine small libraries that were known to be well cataloged = Minnie Earl Sears đã soạn thảo ấn bản đầu tiên của tác phẩm này để đáp ứng với những yêu cầu về một bảng tiêu đề chủ đề thích hợp với nhu cầu của một thư viên nhỏ hơn là các bảng của A.L.A. [viết tắt cho chữ American Library Association, tức Hội Thư Viện Hoa Kỳ] và bảng của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Xuất bản năm 1923, Bảng Tiêu Đề Chủ Đề Cho Các Thư Viện Nhỏ đã dựa trên các tiêu đề chủ đề được dùng trong chín thư viện nhỏ có tiếng là được biên mục tốt.” Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 22
  • 31. BẢNG TĐCĐ LCSH Colloids [Chất keo] [QD 549 (Chemistry = Hóa học)] [QP 525 (Physiology = Sinh học)] UF [Use For = Dùng cho] Dispersoids [Chất keo phân tán ] Gels [Chất sệt] Hydrogels [Chất sệt khuếch tán trong nước] Sols [Chất sệt ở thể lỏng] RT [Related term = Từ liên quan] Micelles [Mi-xen] Particles [Hạt] Rheology [Lưu biến học ] BT [Broader term = Từ rộng hơn] Amorphous substances [Các chất vô định hình] Chemistry, Physical and theoretical [Hóa học, Vật lý và lý thuyết] Diffusion [Khuếch tán] Matter – Properties [Vật chất – Tính chất] Solution (Chemistry) [Dung dịch (Hóa học)] Surface chemistry [Hóa học mặt phẳng] NT [Narrower term = Từ hẹp hơn] Aerogels [Chất sệt ở thể khí] Aerosols [Chất sệt ở thể khí] Azeotropes [Hỗn hợp đồng sôi] Biocolloids [Chất keo sinh học] Colloidal crystals [Tinh thể keo] Colloidal gold [Vàng keo] Colloidal silver [Bạc keo] Dialysis [Sự thẩm tách] Foam [Bọt] Gelation [Đặc lại] Ground water – Colloid content [Nước ngầm -- Chất keo] Hydrocolloids [Chất keo nước] Metallic soaps [Xà phòng kim loại] Nanofluids [Tinh thể nano lỏng] Polymer colloids [Chất keo pô-ly-me] Sephadex [Sephadex] Silica gels [Chất keo si-lic] Soil colloids [Chất keo trong đất] Thixotropy [Hiện tượng súc biến tan] Xerogels [Chất keo khô] (Trích dẫn: từ Trang Web của Classification web của LC tại URL sau đây: http://www.classificationweb.net) 23 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế
  • 32. 2.2.2.2. Bảng TĐCĐ Canada, và Bảng TĐCĐ RVM: Bảng TĐCĐ Canada (Canadian Subject Headings) (sau đây sẽ gọi tắt là CSH) cung cấp TĐCĐ bằng tiếng Anh cho những chủ đề về chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội có liên hệ đến Canada. Nó hoàn toàn tương hợp (compatible) với LCSH. Hiện CSH bao gồm khoảng 6000 TĐCĐ chuẩn, do cơ quan liên bang Library and Archives Canada [Thư Viện và Văn Khố Canada] xây dựng, bảo quản và phát triển, và có thể được truy cập miễn phí tại URL sau đây: http://www.collectionscanada.gc.ca/csh/index-e.html Lấy một thí dụ để minh họa: Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm Vimy (Pháp)] EQ Monument commémoratif du Canada à Vimy (Pas-de-Calais, France) [Đài kỷ niệm của Canada tại Vimy (Pas-de-Calais, Pháp)] UF Canadian National Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm quốc gia Canada Vimy (Pháp)] Vimy Ridge Memorial (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)] Vimy Ridge Monument (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)] BT World War, 1914-1918 – Monuments – Canada [Thế chiến, 1914-1918 – Đài kỷ niệm – Canada] World War, 1914-1918 – Monuments – France [Thế chiến, 1914-1918 – Đài kỷ niệm – Pháp] Bảng TĐCĐ Répertoire de vedettes-matière (RVM) cung cấp TĐCĐ bằng tiếng Pháp cho tất cả các loại chủ đề. RVM hiện bao gồm khoảng 200.000 TĐCĐ, được bảo quản và phát triển dưới sự hợp tác của Library and Archives Canada và Thư Viện Đại Học Laval. Việc truy cập RVM đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký với Thư Viện Đại Học Laval và trả lệ phí (fee-based service). Muốn biết thêm chi tiết có thể vào xem tại URLnầy: http://www.collectionscanada.gc.ca/rvm/index-e.htm 2.2.2.3. Bảng TĐCĐ RAMEAU: RAMEAU (Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié = Bảng phân phối thống nhất tiêu đề chuẩn bách khoa và theo mẫu tự) là hệ thống TĐCĐ bằng tiếng Pháp của Thư Viện Quốc Gia Pháp (TVQGP, Bibliothèque nation- ale de France, được viết tắt là BNF). RAMEAU được TVQGP khởi sự từ năm 1980, dựa trên RVM của Đại Học Laval, thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Theo thống kê vào cuối Tháng 12 Năm 2009, RAMEAU đã có được 160.703 TĐ chuẩn, trong đó có 99.014 TĐ tương đương với LCSH. Hệ thống RAMEAU hiện do cơ quan Centre na- tional RAMEAU (Trung tâm quốc gia RAMEAU) bảo quản và phát triển trong khuôn khổ cộng tác chặt chẽ với RVM. Thông tin về RAMEAU có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://rameau.bnf.fr/ Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 24