SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 30
Baixar para ler offline
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO DỤC MẦM NON
NĂM HỌC 2019-2020
Quảng Bình, tháng 11/2019
2
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NỘI DUNG 2
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON
NĂM HỌC 2019- 2020
A. DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ
Nội dung: Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở GDMN
I. Mục tiêu
Giúp cán bộ quản lý hiểu được sự cần thiết phải thực hiện quy tắc ứng xử văn
hóa trong cơ sở GDMN; nắm được các yêu cầu, cách thức triển khai thực hiện, điều
kiện cần đảm bảo để triển khai có hiệu quả quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở
GDMN.
II. Yêu cầu đối với học viên:
Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT
ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử
trong cơ sở GDMN, cơ sở Giáo dục Phổ thông, cơ sở Giáo dục Thường xuyên; tài
liệu bồi dưỡng hè,…
Nghiên cứu kỹ về đối tượng, mục đích, nội dung, nguyên tắc xây dựng bộ quy
tắc ứng xử và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của các lớp, của đội ngũ,
của trẻ cũng như cha mẹ trẻ, của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
của nhà trường để xây dựng bộ quy tắc ứng xử cụ thể, phù hợp và đảm bảo triển
khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong trường mầm non.
III. Thời gian: 40 tiết (Trong đó: Lý thuyết 25 tiết, thực hành 15 tiết).
IV. Nội dung cụ thể:
1. Sự cần thiết phải thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm
non (CSGDMN)
1.1. Hoạt động 1: Ứng xử văn hóa học dường và vai trò của ứng xử văn hóa khi
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo
dục (CSGD)
1.1.1. Ứng xử văn hóa học đường
3
a. Quan niệm về văn hóa
Khái niệm về văn hóa được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, tùy vào góc
độ tiếp cận riêng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chính vì vậy, tại Hội
nghị quốc tế tại Mê-hi-cô (1982) do UNESCO chủ trì hơn 1000 đại biểu là những
nhà văn hóa, đại diện cho hơn 100 nước đã đưa ra 200 định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Trong tuyên bố chung, Hội nghị chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng hòa những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội”.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu tượng (kí hiệu) chi
phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng.
Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng
theo cộng đồng ấy.
Trong phạm vi của tài liệu này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa theo
nghĩa hẹp. Yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ thống những giá trị. Mỗi nền văn hóa
chọn một giá trị nào đó để định hướng nên giá trị ở đây là giá trị xã hội. Từ hệ giá trị
xã hội, người ta xây dựng các chuẩn mực xã hội. Đó là những quy định về cách ứng
xử trong đời sống xã hội và trong tư duy, được xác định và phê chuẩn về mặt xã hội.
Trong xã hội, có các loại chuẩn mực: luật pháp, đạo đức, thẩm mỹ, phong tục, truyền
thống, chính trị. Bất kỳ chuẩn mực xã hội nào cũng có ba thuộc tính: tính lợi ích
(gốc), tính bắt buộc và được thực hiện trên thực tiễn.
Chuẩn mực xã hội là phương tiện để định hướng hành vi, kiểm tra, điều chỉnh
hành vi của cá nhân. Nó quy định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện
và các hình thức ứng xử trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và là những mẫu
mực, mô hình hành vi thực tế của con người.
Văn hóa bao giờ cũng được hình thành trong quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ. Vì vậy, văn hóa bao giờ cũng có bề dày, chiều sâu và phải thường
xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại, phân bố các giá trị: các giá trị đạo đức
ngày càng được coi trọng và mở rộng; giá trị thẩm mỹ trở thành nhu cầu thiết yếu
4
trong đời sống xã hội, cái đẹp xuất hiện cùng với cái hữu ích trong toàn bộ đời sống
con người.
Tính giá trị được duy trì bằng truyền thống văn hóa (đó là cơ chế tích lũy và
truyền đạt kinh nghiệm qua không gian, thời gian). Truyền thống văn hóa là những
giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới khuôn mẫu đã được xã hội tích lũy và được
tồn tại nhờ giáo dục. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những
giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hiện hành. Các giá trị này tạo thành
hệ thống chuẩn mực mà con người hướng đến. Nhờ đó, văn hóa đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
b. Quan niệm về ứng xử
Ứng xử là sự tiếp nhận kích thích và ứng phó lại trong hoàn cảnh, tình huống
nào đó. Ví dụ: Một trẻ thể hiện sự mệt mỏi trong lúc đi dã ngoại. Đây là một kích
thích mà giáo viên phải tiếp nhận và phải ứng phó với tình huống này để có thể hoàn
thành một chuyến đi dã ngoại tốt nhất cho trẻ. Trong quá trình ứng xử, giáo viên có
những hành vi cụ thể như xoa bóp cho trẻ, cõng trẻ đi tiếp hoặc là gọi xe đi bệnh
viện…Những hành vi này đều có tính mục đích nhất định. Như vậy, trong khái niệm
ứng xử, hành vi là mức độ thể hiện thực tế, hiện thực nhất của ứng xử để cho việc
ứng xử hiệu quả. Ứng xử là những phản ứng khi bị một yếu tố nào trong môi trường
kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và
tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp cơ thể thích nghi với
hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan tức là các yếu tố bên ngoài kích thích
cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được thì gọi là ứng xử.
Ứng xử có đặc điểm sau:
- Ứng xử được thực hiện bởi cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có điều kiện sinh
học khác nhau, đặc điểm các giác quan khác nhau, thao tác hành vi phản ứng theo
những tốc độ, cường độ, nhịp độ khác nhau. Ví dụ, với tình huống trẻ bị đau bụng
khi đi dã ngoại, mỗi giáo viên sẽ có cách ứng xử, hành xử khác nhau. Có giáo viên
nhanh chóng xác định nguyên nhân và giải quyết bằng cách gọi điện cho đồng
nghiệp đưa trẻ về phòng y tế, cũng có giáo viên bị bối rối, khó khăn trong việc đưa
5
ra quyết định xử lý tình huống. Sự ứng xử, hành vi khác nhau này phụ thuộc vào khí
chất, tính cách, năng lực và thậm chí là kinh nghiệm của giáo viên.
- Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nhất định,
chịu sự chế ước của các chuẩn mực, khuôn mẫu của các quan hệ đó.
- Ứng xử của cá nhân là sự giao thoa có tính nghệ thuật giữa cái tự nhiên và
cái xã hội trong bản chất con người. Điều này thể hiện tính văn hóa trong việc ứng
xử của con người.
- Trong ứng xử, người ta chú ý đến nội dung tâm lý hơn là nội dung công
việc. Người ta giao tiếp để đạt mục đích nào đó như kinh tế, văn hóa hay giáo dục,
nhưng trong ứng xử- người ta quan tâm đến cái ý của cá nhân được biểu hiện như
thế nào qua hành vi cử chỉ…cái tình, cái lý phối hợp qua nghệ thuật giao tiếp. Như
vậy, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công việc còn thước đo của ứng xử là thái độ
của cá nhân và những thuật biểu hiện thái độ đó qua hành vi giao tiếp. Trong giao
tiếp, người ta quan tâm đến cái ý thức của một quá trình tiếp xúc nhưng trong ứng
xử người ta quan tâm cả cái ý thức và vô thức.
- Ứng xử mang tính chất tình huống còn giao tiếp là một quá trình. Trong giao
tiếp xảy ra hàng loạt các tình huống khác nhau buộc chủ thể phải ứng xử với cái kích
thích trong đó. Khi chủ thể giải quyết được hàng loạt các tình huống đó sẽ giúp cho
quá trình giao tiếp đạt mục đích mong muốn.
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu ứng xử là những phản ứng, hành vi
của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích
thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân,
xã hội trong những tình huống nhất định.
Ứng xử văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục mầm non là những phản ứng
hành vi của con người trong quá trình giao tiếp với các đối tượng phù hợp với những
chuẩn mực xã hội trong cơ sở giáo dục mầm non. Đó được hiểu là những quy tắc
ứng xử giữa các đối tượng với nhau phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong cơ sở
giáo dục mầm non.
6
1.1.2. Vai trò của ứng xử văn hóa trong xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục mầm non
Ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục mầm non nhằm xây dựng đội ngũ
nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa.
Thời gian qua, do những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tác động tiêu
cực của môi trường mạng đã dẫn tới một bộ phận thanh niên nói chung, học sinh nói
riêng có ứng xử lệch chuẩn, một số giáo viên thiếu chuẩn mực trong ứng xử, cá biệt
có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, tình trạng bạo lực học đường diễn biến phức
tạp, làm ảnh hưởng đến thể chất tinh thần trẻ mầm non và học sinh, ảnh hưởng đến
môi trường giáo dục. Thông tư 06/2019/TT- BGDĐT lần đầu tiên quy định quy tắc
ứng xử trong cơ sở giáo dục, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, hành vi cách
thức ứng xử của các chủ thể trong cơ sở giáo dục được ban hành chính thức, dưới
dạng văn bản quy phạm pháp luật nên hiệu lực thi hành sẽ cao hơn các văn bản chỉ
đạo trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư sẽ là một thiết chế quan trọng
để các nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng văn hóa trường
học; trong đó xác định vai trò, trách nhiệm, quy định ứng xử cụ thể cho tất cả các
chủ thể, nhất là vai trò nêu gương của cán bộ quản lý trường học, giáo viên.
Ứng xử văn hóa nhằm xây dựng văn hóa học đường đảm bảo môi trường giáo
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.
Bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên, phụ huynh, người học và khách đến cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã
hội, thuần phong mỹ tục, ngăn ngừa hành vi tiêu cực.
1.2. Hoạt động 2: Thực trạng ứng xử văn hóa học đường ở các cơ sở giáo dục
mầm non hiện nay
1.2.1.Các quy định pháp lý có liên quan đến ứng xử văn hóa ở các cơ sở giáo
dục mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở giáo dục mầm non triển khai giáo dục kĩ năng ứng xử cho học sinh; xây dựng và
thực hiện Bộ quy tắc ứng xử; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-
7
Học sinh tích cực’’ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của
ngành và các hoạt động giáo dục. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong
trường học giai đoạn 2018-2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa
ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán
bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn
thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân
thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt
Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều
này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả
xã hội quan tâm.
Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non; công văn số 5569/BGDĐT- NGCBQLGD ngày
06/12/2018 hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày
08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó, Điều 6-Tiêu chuẩn 3- Xây dựng môi trường
giáo dục- Tiêu chí 9- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
đã chỉ rõ giáo viên mầm non phải thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử, trong nhà
trường và không ngừng chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử
trong nhà trường. Cụ thể thể hiện ở các mức sau:
- Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử
trong nhà trường;
- Mức khá: Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các
biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực
học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà
trường;
- Mức tốt: Chia sẽ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi
trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội, đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân
thiện đối với trẻ em.
8
Thông tư số 25/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; công văn số
5568/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 06/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 25/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 ban
hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, Điều 6-Tiêu
chuẩn 3- Xây dựng môi trường giáo dục- Tiêu chí 12- Xây dựng văn hóa nhà trường
đã quy định rõ người cán bộ quản lý cần tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy
tắc ứng xử, trong nhà trường, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các trường vi
phạm nội quy. Cụ thể thể hiện ở các mức sau:
- Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà
trường theo quy định;
- Mức khá: Xây dựng các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng
xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà
trường;
- Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện
và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường.
Tiêu chí 13- Thực hiện dân chủ trong nhà trường
- Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
theo quy định;
- Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà
trường để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những
cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời
những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường;
- Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện quy
chế dân chủ trong nhà trường
Ngày 28/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2019/TT-
BGDĐT về việc quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo
dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Bộ quy tắc nhằm: điều chỉnh cách ứng
xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần
9
phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều
kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục, ngăn nừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu
cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục; xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học
đường.
1.2.2. Thực trạng tồn tại trong ứng xử văn hóa học đường ở các cơ sở giáo dục
mầm non
Hiện nay, ở hầu hết các trường mầm non, giáo viên là người chăm sóc và giáo
dục trẻ ở trường. Giáo viên có vai trò rất lớn, vừa là người “mẹ” thứ 2 chăm lo cho
trẻ từ việc ăn, ngủ, đến các hoạt động sinh hoạt khác vừa là người thầy giáo dục trẻ
phát triển toàn diện các mặt thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường.
Trên thực tế, hầu hết các giáo viên đã đảm nhiệm tốt vai trò của mình với trẻ, đã tạo
cho trẻ sự tin tưởng, gần gũi, thân thiết, trang bị cho trẻ nhiều kiến thức. Tuy nhiên,
còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ như: Một số giáo
viên chưa thực sự hiểu trẻ, lắng nghe trẻ, dành cho trẻ sự quan tâm chăm sóc đặc
biệt; một số giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm và tự tin; trong
quá trình ứng xử với trẻ, đôi khi giáo viên chưa xử lý triệt để các tình huống nên
nhiều khi khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng, không công bằng; số lượng trẻ đông, giáo
viên phải làm quá nhiều việc nên nhiều lúc giáo viên chưa thỏa mãn hết các nhu cầu
của trẻ, không chú ý đến những trạng thái xúc cảm của trẻ; một số giáo viên còn
chưa hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ,
chưa thực sự yêu thương trẻ, cho nên thực tế còn xảy ra một số hiện tượng như đánh
trẻ, ngược đãi trẻ…
Công nghệ thông tin phát triển làm cho quan hệ giao tiếp giữa các thành viên
trong nhà trường và trong xã hội hạn chế. Mặt khác, công nghệ thông tin phát triển,
việc chia sẽ các thông tin lên mạng, một số sự việc được thổi phồng, sai lệch với
thực tế khiến cộng đồng mạng bình luận, nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan,
thiếu căn cứ.
Trong chăm sóc, giáo dục trẻ thì mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường có
10
nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc và giáo dục trẻ, còn gia đình có nhiệm vụ cung cấp
thông tin về trẻ, tham gia các hoạt động của trường mầm non, phối hợp cùng nhà
trường, cộng đồng, hỗ trợ nhà trường và phụ huynh tham gia vào quá trình chăm
sóc, giáo dục trẻ. Hiện nay, công tác này được nhà trường, phụ huynh và cộng đồng
làm khá tốt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Hoạt động
phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa thường xuyên, tích cực,
mang lại hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhà trường chủ yếu gặp gỡ phụ huynh trong
những buổi họp phụ huynh, chưa chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp với phụ huynh.
Phụ huynh chưa tham gia vào nhiều hoạt động của trường, của lớp, dường như phụ
huynh mới chỉ đứng ngoài trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường. Cộng đồng
chưa phát huy hết vai trò, thế mạnh của mình trong việc phối hợp với nhà trường,
chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của giáo dục mầm non…
Đặc biệt, hiện nay, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà trường chưa
thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Từ thực trạng trên cho thấy, cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể về
những quy tắc ứng xử trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
2. Yêu cầu và cách thức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ
sở giáo dục mầm non
2.1. Hoạt động 3: Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo
dục mầm non
2.1.1.Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với hiệu trưởng, giáo viên mầm
non, nhân viên khi thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non.
2.1.1.1. Một số yêu cầu chung cho các đối tượng khi thực hiện Bộ quy tắc ứng
xử trong cơ sở giáo dục mầm non
Tất cả các đối tượng trong cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện nghiêm túc
quy tắc ứng xử văn hóa, bao gồm: CBQL, giáo viên mầm non, nhân viên, người học,
cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục mầm non.
11
Các đối tượng trong cơ sở giáo dục mầm non cần nắm chắc nội dung để thực
hiện theo đúng các nội dung Bộ quy tắc ứng xử đề ra.
Việc thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa không nên mang tính chất hình
thức mà các cá nhân cần tự giác thực hiện, xác định đây là việc làm thường xuyên và
lâu dài, qua đó hình thành và làm lan tỏa nếp văn hóa ứng xử chuẩn mực trong cơ sở
giáo dục mầm non.
2.1.1.2. Một số yêu cầu cụ thể đối với hiệu trưởng, giáo viên mầm non, nhân
viên trong nhà trường
Thực hiện các quy tắc ứng xử bao gồm: Việc thực hiện các quy định của pháp
luật, thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người
khác; trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục, không được
mặc trang phục phản cảm, không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, chất
cấm; không tuyên truyền những thông tin, hình ảnh phản cảm, không gian lận, dối
trá; không làm tổn hại đến sức khỏe, nhân phẩm, uy tín của người khác và của tập
thể.
Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bao gồm: Cách thức ứng xử của
cán bộ quản lý với người học, với giáo viên, nhân viên, với cha mẹ người học và với
khách đến cơ sở giáo dục. Cán bộ quản lý cần phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ
hiểu trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền
hà.
Ứng xử của giáo viên bao gồm: Ứng xử của giáo viên với trẻ, với cán bộ quản
lý, với đồng nghiệp, nhân viên, với cha mẹ người học và với khách đến cơ sở giáo
dục. Khi giáo viên ứng xử với trẻ cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, luôn
mẫu mực, bao dung, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ, không xúc phạm, gây tổn
thương, bạo hành, xâm hại, thờ ơ, né tránh...
Ứng xử của nhân viên bao gồm: Ứng xử của nhân viên với người học, với cán
bộ quản lý, với đồng nghiệp, với cha mẹ người học và với khách đến cơ sở giáo dục.
Nhân viên sử dụng ngôn ngữ đúng mực, trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ, thân thiện,
không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà…
12
2.1.2. Cách triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa tại các cơ sở giáo dục
mầm non
2.1.2.1.Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục quy định cụ
thể Bộ quy tắc ứng xử để thực hiện trong cơ sở giáo dục. 100% các cơ sở giáo dục
mầm non cần xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử đảm bảo các nguyên tắc:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần
phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thể hiện được các giá trị cốt lõi: nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác,
trong đó, tôn trọng mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với
người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.
- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, phát triển phẩm
chất đạo đức của trẻ; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
- Dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa
mỗi vùng miền, phù hợp với Bộ quy tắc ứng xử tại địa phương.
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ quy tắc ứng xử phải được thảo
luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số cán bộ quản
lý, giáo viên mầm non, nhân viên trong cơ sở giáo dục.
Cách thức xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non:
- Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu kỹ các văn bản hiện hành, xây dựng
dự thảo quy tắc ứng xử, các thành viên trong nhà trường đọc, góp ý, thảo luận.
- Sửa chữa và đưa dự thảo lần 2 sau đó thông qua hội đồng và thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non,
các thành viên trong nhà trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nhắc nhở các cá
nhân nghiêm túc thực hiện theo các quy định trong bộ quy tắc ứng xử.
- Cuối năm học, nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng
những cá nhân thực hiện tốt, phê bình những cá nhân vi phạm các quy định.
13
- Nếu thấy Bộ quy tắc chưa phù hợp, cơ sở giáo dục mầm non có thể điều
chỉnh để phù hợp hơn.
2.1.2.2.Đổi mới các hình thức tuyên truyền
- Công khai Bộ quy tắc ứng xử trên cổng thông tin điện tử và niêm yết tại
bảng tin của đơn vị; đồng thời, tùy theo từng đối tượng, trích quy tắc ứng xử để niêm
yết tại các vị trí thích hợp như lớp học, phòng tổ chuyên môn, phòng hội đồng,
phòng tiếp dân,… để mọi người dễ đọc, dễ thực hiện; tuyên truyền, quán triệt nội
dung Bộ quy tắc ứng xử trong các cuộc họp, họp nhà trường, hội nghị, chuyên đề,…
- Nhà trường cần tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ thông qua nhiều hình thức như tuyên
truyền qua mạng xã hội, qua email và trang điện tử của nhà trường để nâng cao nhận
thức cho các đối tượng và từ đó nghiêm túc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử.
2.1.2.3. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của Bộ quy tắc ứng
xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non
- Vào đầu năm học, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha
mẹ trẻ kí cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử của đơn vị.
- Phát động phong trào xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, văn minh, phòng, chống bạo lực học đường; tôn vinh, lan tỏa nếp sống
đẹp, ứng xử có văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Mỗi nhà trường cần bổ sung việc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa vào quy
chế làm việc; đưa quy tắc ứng xử vào nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh
hoạt chi bộ, đưa kết quả việc thực hiện quy tắc ứng xử vào tiêu chí đánh giá, bình
xét cán bộ hằng tháng, hằng năm theo quy định đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Bên
cạnh đó, tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có khả năng thuyết trình,
chuyển tải thông tin làm báo cáo và tuyên truyền nội dung các quy tắc ứng xử đến
các tổ chức, cá nhân.
- Nhà trường cần thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân,
tập thể trong triển khai Bộ quy tắc ứng xử theo quy định. Tăng cường kiểm tra việc
thực hiện quy tắc ứng xử, quy định rõ trách nhiệm và có biện pháp kiên quyết xử lý
14
các công chức, viên chức, người lao động vi phạm các quy định của quy tắc ứng xử.
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt bộ quy
tắc. Hằng năm, tổ chức đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và sơ, tổng kết, báo
cáo kết quả thực hiện bộ quy tắc của đơn vị với cấp quản lý trực tiếp.
- Việc áp dụng chế tài xử phạt là cần thiết, nhưng để giải quyết câu chuyện
văn hóa ứng xử văn hóa một cách bền vững thì “chìa khóa” còn nằm ở tính gương
mẫu từ trên xuống dưới. Người lớn làm gương cho trẻ nhỏ, lãnh đạo làm gương cho
nhân viên. Nếu những người trên gương mẫu thì những người dưới sẽ tự giác làm
theo.
Trong quá trình thực hiện, mỗi cơ sở giáo dục cần căn cứ vào tình hình thực tế
của nhà trường để lựa chọn các hình thức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn
hóa phù hợp và đạt hiệu quả.
2.2. Hoạt động 4. Thực hành triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong
cơ sở giáo dục mầm non
Học viên thực hành 2 vấn đề:
2.2.1. Trình bày Bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở trường mình đang công tác.
2.2.2. Trình bày cơ chế xử phạt khi giáo viên mầm non, nhân viên vi phạm
quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non.
3. Điều kiện cần đảm bảo để triển khai thực hiện thành công quy tắc ứng xử
văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non
3.1. Hoạt động 5: Các điều kiện cần đảm bảo để triển khai quy tắc ứng xử văn
hóa trong cơ sở giáo dục mầm non
3.1.1. Vai trò của cán bộ quản lý các cấp
- Rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản liên quan đến quy tắc ứng xử
văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ các cơ sở giáo
dục và khen thưởng các tấm gương điển hình trong việc xây dựng ứng xử văn hóa.
15
- Xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục các cấp, giáo viên mầm non, nhân viên trong các cơ sở giáo dục
mầm non.
- Xây dựng chuyên đề, tài liệu, giáo dục tổ chức các hoạt động về giáo dục
văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo giáo viên trong cơ sở đào tạo sư phạm để
xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn
hóa.
3.1.2. Nhận thức về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân
viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường cần luôn luôn năm
được vai trò và sự cần thiết phải thực hiện ứng xử văn hóa trong cơ sở và tích cực
tuyên truyền đến mọi người cùng thực hiện tốt ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Khi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát hiện ra một
cá nhân hay tập thể không chấp hành quy định về ứng xử văn hóa trong nhà trường
cần nhắc nhở, báo cáo cấp trên trong những trường hợp cấp thiết để tất cả mọi người
đều nghiêm túc thực hiện.
3.1.3. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc triển khai ứng xử văn
hóa của Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng cần phải lập kế hoạch triển khai ứng xử văn hóa trong nhà
trường. Trong bản kế hoạch đó phải xác định rõ mục tiêu cần đạt cho cả năm học,
mỗi học kỳ, từ đó, xác định rõ cách thức triển khai để đạt mục tiêu đề ra, xác định
các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.
- Hiệu trưởng cần tổ chức và chỉ đạo việc triển khai ứng xử văn hóa trong nhà
trường như: phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng giáo viên, nhân viên trong nhà
trường nghiêm túc thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường; Xây dựng các quy
tắc, quy định cần tuân thủ và xây dựng cơ chế xử lý nếu giáo viên, nhân viên trong
nhà trường vi phạm quy định. Từ đó, hiệu trưởng chỉ đạo để giáo viên, nhân viên
16
trong nhà trường thực hiện theo kế hoạch đề ra từ việc thực hiện các nhiệm vụ và
chấp hành các quy định của nhà trường đến việc tuyên truyền cho cha mẹ và cộng
đồng cùng thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường.
3.1.4. Sự đồng thuận và quyết tâm của tập thể nhà trường trong việc thực hiện
ứng xử văn hóa
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần nghiêm túc và
quyết tâm thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường thì sẽ tạo nên sự đồng thuận
trong tập thể nhà trường, tạo nên môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần luôn luôn thực hiện
tốt về phê và tự phê đối với những trường hợp vi phạm các quy định quy tắc ứng xử
trong các cơ sở giáo dục mầm non.
3.1.5. Sự ủng hộ của cha, mẹ và cộng đồng đối với thực hiện ứng xử văn hóa
- Đối với gia đình: có trách nhiệm chính giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực
trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng. Phối hợp với nhà trường cập nhật,
trao đổi thông tin tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tích cực tham
gia trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan. Tích cực
tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong
ứng xử văn hóa. Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình
cho trẻ em mầm non trong từng năm học.
- Đối với cộng đồng địa phương:
+ Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung
quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học
theo thẩm quyền.
+ Có trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên
địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho trẻ tại cộng đồng; hỗ trợ
người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ.
17
+ Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành
một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm.
+ Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ
chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường.
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà
trường; có hình thức động viên khen thưởng các trường học làm tốt; xử lý đối với
các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.
+ Phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công
tác tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường.
B. DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Nội dung: Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường
mầm non
I. Mục tiêu
- Giúp giáo viên nắm bắt được quy trình tổ chức hoạt động và vai trò của
giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non;
- Có kỹ năng trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục theo
hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương.
II. Yêu cầu đối với học viên:
Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Chương trình Giáo dục Mầm non,
hướng dẫn thực hiện chương trình theo các độ tuổi, tài liệu chuyên đề xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tài liệu bồi dưỡng hè,…
Nghiên cứu để nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi; bám sát
chương trình của Bộ, kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn và căn cứ vào
tình hình thực tiễn của lớp, của trẻ để xây dựng kế hoạch và tăng cường tổ chức các
hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, đạt hiệu quả.
III. Thời gian: 40 tiết (Trong đó: Lý thuyết 25 tiết, thực hành 15 tiết).
IV. Nội dung cụ thể:
18
1. Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non
1.1. Khái niệm “giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non”
Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một
cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa
người được giáo dục và nhà giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh
nghiệm xã hội của loài người.
Trải nghiệm là hiện tượng phổ biến trong đời sống con người. Trải nghiệm
vừa được sử dụng với nghĩa là kinh nghiệm (danh từ) và vừa là hoạt động (động từ).
Khái niệm “trải nghiệm” được hiểu là quá trình hoạt động, qua đó, cá nhân được
tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến
thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân.
Giáo dục trẻ mầm non là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo
viên và trẻ, trong đó trẻ là chủ thể hoạt động nên luôn chủ động, tự giác, tích cực
hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo
dục giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực thực tiễn.
Quá trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải quyết
các tình huống trong thực tiễn, Trong quá trình này, những kiến thức, kỹ năng, thái
độ của trẻ sẽ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy được tính độc lập,
sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu
được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm từ thực tiễn.
Trong giáo dục, trải nghiệm được coi là xu hướng, cách tiếp cận giáo dục có
hiệu quả và mang tính thực tế. Các nhà tâm lí, giáo dục L.S Vygotxhy {6}, J.Piaget
{5}, J.Deway {9}… cho rằng, quá trình giáo dục và quá trình sống luôn thống nhất,
không tách rời nhau, cho nên giáo dục tốt nhất là học tập trong cuộc sống. Trong
cuộc sống, con người không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến
kinh nghiệm của mình. Do vậy, việc “học qua kinh nghiệm” xảy ra khi một người
tham gia trải nghiệm nhìn lại, đánh giá, xác định lại cái gì là hữu ích hay quan trọng
cần nhớ và sử dụng để thực hiện các hoạt động khác tương ứng. Từ đó, khái niệm
được hiểu như sau:
19
Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là phương thức sử dụng
các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các
hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm
nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành kinh nghiệm riêng của
bản thân.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là quá
trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập
của trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ
năng, thái độ, tạo thành năng lực thực tiễn.
1.2. Vai trò của giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non
- Giáo dục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập,
sáng tạo sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề do
tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, quá trình giáo dục tạo ra nhiều cơ hội để thể
hiện khả năng, năng lực thực tiễn của trẻ.
- Các chủ đề giáo dục theo hướng trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích
hợp cao. Với việc lựa chọn các chủ đề hấp dẫn, gắn với môi trường tự nhiên, cuộc
sống xã hội gần gũi với trẻ sẽ tạo môi trường để trẻ được tự do trải nghiệm, qua đó
phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Các hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú,được tổ
chức ở nhiều địa điểm khác nhau và thường gắn với các hoàn cảnh thực tiễn của
cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ, gây được sự tò mò, mong
muốn khám phá để thõa mãn nhu cầu nhận thức, cũng như tạo cơ hội cho trẻ luyện
tập các kỹ năng và hình thành thái độ tích cực của trẻ.
- Qua trải nghiệm, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh
và phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trải
nghiệm thực tế. Đó là quá trình trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra
những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau.
20
- Trẻ được tham dự và sử dụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật, hiện
tượng trong thực tiễn để tích lũy các kinh nghiệm, từ đó khái quát thành hiểu biết
theo cách riêng của mình. Trẻ sẽ được nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm trực tiếp, giao tiếp,
tương tác cùng bạn bè và giáo viên, do vậy, có thể huy động tính tích của trẻ ở các
khâu của quá trình giáo dục.
1.3. Quy trình học tập theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non
Với việc nhấn mạnh kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và phát triển,
các nhà tâm lý, giáo dục cho rằng học tập theo hướng trải nghiệm là quá trình học
theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Do
vậy, quy trình học tập qua trải nghiệm của trẻ mầm non gồm 4 giai đoạn theo trình
tự: Trải nghiệm thực tế- Chia sẻ kinh nghiệm- Rút ra kinh nghiệm cho bản thân- Vận
dụng kinh nghiệm vào cuộc sống.
Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế. Trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động do giáo viên tổ chức theo các chủ đề, các sự kiện có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống hằng ngày. Sự trải nghiệm có chất lượng cao hay hấp phụ thuộc vào mức
độ tham gia của trẻ, chất lượng của tình huống cụ thể, thực tế mà chúng được trải
nghiệm.
Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm
của trẻ cần được chia sẻ với người khác thì mới được khắc sâu, được ghi nhận, điều
chỉnh, chính xác hóa và từ đó, mới đọng lại nơi trẻ những dấu ấn cảm xúc tốt đẹp.
Qúa trình này sẽ tạo điều kiện để phát triển tiến trình suy nghĩ của trẻ từ cấp độ thấp
(ghi nhận thông tin) đến cấp độ cao (tìm hiểu nguyên nhân mối quan hệ) và được cụ
thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi.
Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trẻ học kiến thức và kinh
nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới. Những kiến thức, kinh nghiệm trẻ đúc kết
được dựa trên việc phân tích, đánh giá kinh nghiệm có được qua các giai đoạn trước
đó.
21
Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. Trẻ sử dụng những
kiến thức và kinh ngiệm vừa mới lĩnh hội các bối cảnh hoặc sự việc mới và kinh
nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao.
Tóm lại, quy trình học tập theo hướng trải nghiệm là một chuỗi logíc của bốn
giai đoạn. Kết quả của giai đoạn trước là điểm khởi đầu, điểm tựa của giai đoạn sau.
Kiến thức, kinh nghiệm mới hình thành được đưa vào kiểm nghiệm trong tình huống
mới và nó lại trở thành kinh nghiệm có sẵn, kinh nghiệm cụ thể và là khởi đầu của
một chu trình trải nghiệm mới. Thời gian cần thiết để thực hiện mỗi giai đoạn thay
đổi tùy vào đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm của trẻ các lứa tuổi và với mỗi trẻ.
2. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non
Việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non bao
gồm các công việc mà hoạt động giáo dục cần có là: lựa chọn chủ đề/đề tài, xác định
mục tiêu, lựa chọn nội dung, chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ, tiến hành hoạt
động và đánh giá kết quả. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt về tổ chức hoạt động
giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non so với hoạt động giáo dục truyền
thống. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn điều này:
Bảng 1: So sánh việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm
cho trẻ mầm non và hoạt động giáo dục truyền thống
Nội dung so sánh Hoạt động giáo dục truyền
thống
Hoạt động giáo dục theo
hướng trải nghiệm
Cách tiếp cận Học - thực hành (vận dụng). Khám phá - học (rút ra kinh
nghiệm).
Vị trí trẻ Bị động, bị áp đặt nhiều hơn là
được tự chủ.
Chủ động, tích cực, sáng tạo.
Vị trí
giáo viên
Giữ vai trò chính. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ.
Mục tiêu Coi trọng kiến thức, hạn chế kỹ
năng, thái độ.
Phối hợp kiến thức, kỹ năng, thái
độ để giải quyết vấn đề thực tế.
22
Nội dung Theo chủ đề (giáo viên lựa
chọn và ấn định trước).
Theo chủ đề (trẻ được tham gia
lựa chọn cùng giáo viên và có
thể chuyển đổi nếu trẻ không
hứng thú).
Phương pháp Các phương pháp truyền thống
(trực quan, dùng lời chiếm ưu
thế hơn thực hành trải nghiệm).
Các phương pháp tích cực (khám
phá trải nghiệm chiếm ưu thế).
Hình thức Coi trọng hoạt động học hơn
các hoạt động khác (giáo viên
đầu tư nhiều cho hoạt động
học).
Tận dụng ưu thế các hoạt động
để tạo môi trường trải nghiệm đa
dạng.
Phương tiện Tăng cường sử dụng tranh ảnh,
đồ chơi có sẵn.
Tăng cường sử dụng vật liệu tự
nhiên, phế liệu và các thiết bị
hiện đại để thu thập thông tin
chính xác
Để khai thác được lợi thế trên đây của hoạt động giáo dục theo hướng trải
nghiệm cho trẻ mầm non, cần hiểu rõ các bước của quá trình tổ chức hoạt động dưới
đây.
1. Lựa chọn chủ đề/đề tài
Việc lựa chọn chủ đề/đề tài hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ
cần thực hiện dựa vào Chương trình GDMN có tính đến các hiện tượng tự nhiên, các
sự kiện xã hội diễn ra xung quanh trẻ. Cần xác định chủ đề/đề tài hoạt động giáo dục
hấp dẫn, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ nhằm định hướng trẻ đến đối tượng
trải nghiệm.
2. Xác định mục tiêu hoạt động
Ưu thế nổi trội của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là năng lực của
trẻ sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể
trong các tình huống thực tế. Tham gia hoạt động, trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức,
hình thành kỹ năng và thái độ tích cực với đối tượng trải nghiệm. Do vậy, cần xác
định rõ các mục tiêu đó.
Ví dụ: Chủ đề “Nước”, đề tài “Chìm- nổi”, mục tiêu cho trẻ 3-4 tuổi được xác
định như sau:
Kiến thức:
23
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của nước và một số đồ vật gần gũi xung quanh;
- Trẻ biết được một số vật cho vào nước sẽ nổi hoặc chìm (thấy- không thấy)
trên mặt nước.
Kỹ năng:
- Trẻ quan sát và phân biệt được một số vật gần gũi xung quanh;
- Trẻ thực hiện được thao tác đặt một vật nhẹ nhàng trên mặt nước;
- Trẻ có thể làm các vật nổi trên nước di chuyển bằng các cách khác nhau;
- Trẻ trả lời được về hiện tượng xảy ra.
Thái độ:
- Trẻ hứng thú chơi với nước, với các vật liệu thí nghiệm;
- Trẻ vui vẻ, thoải mái suốt cả quá trình trải nghiệm;
Trẻ phối hợp sử dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết được các
vấn đề thực tế trong các hoạt động mà trẻ được tham gia.
3. Xác định nội dung hoạt động
Dựa trên chủ đề, mục tiêu để xác định nội dung cho phù hợp với các lứa tuổi.
Nội dung là các hoạt động cụ thể mà trẻ có thể thực hiện trong quá trình trải nghiệm
và việc thực hiện nó đảm bảo cho trẻ lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, hình thành
thái độ cần thiết.
Ví dụ: Đề tài “Chìm- nổi”, nội dung các hoạt động cụ thể trẻ cần thực hiện là:
- Quan sát hiện tượng (xem video, xem giáo viên thực hiện);
- Thực hiện thí nghiệm khám phá vật chìm-nổi (thả vật vào nước, làm vật di
chuyển);
- Tham gia trò chơi củng cố kiến thức, kỹ năng về hiện tượng (vận động, học
tập);
- Tham gia đàm thoại, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc và đúc kết kinh nghiệm (đã
làm gì? Làm thế nào? Có thích không?);
24
- Tham gia hoạt động có sử dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội được (sử dụng
nước, hoạt động nghệ thuật).
Sự phong phú, đa dạng trong nội dung hoạt động sẽ kích thích hứng thú cho
trẻ và tạo ra nhiều tình huống giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, nhưng việc xác định nội
dung trải nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm lứa tuổi, kinh nghiệm tham gia
hoạt động của trẻ. Do vậy, lúc đầu nên đưa ra nội dung một hoạt động chính và một
số hoạt động có liên quan mà việc thực hiện nó không đòi hỏi các kỹ năng mới, khó.
Khi trẻ đã có kỹ năng tham gia hoạt động, có thể tăng thêm số lượng hoạt động. Tuy
nhiên, cần lưu ý đến thời gian tham gia trải nghiệm của trẻ, không gian diễn ra hoạt
động để xác định số lượng hoạt động kế tiếp cũng như các hoạt động tiến hành đồng
thời cùng thời gian cho phù hợp với từng lứa tuổi.
4. Chuẩn bị môi trường hoạt động
Khi chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, cần thực hiện các nguyên tắc, yêu
cầu chung về lựa chọn địa điểm, tạo không gian, lựa chọn và bố trí đồ dùng, đồ chơi,
vật liệu…cũng như trang trí môi trường. Tuy nhiên, với mỗi hoạt động cụ thể có
những đặc điểm riêng, cần tính đến trong quá trình chuẩn bị môi trường cho phù
hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động và tránh lãng phí.
Ngoài các yêu cầu chung về việc chuẩn bị môi trường cho hoạt động giáo dục,
cần coi trọng các yêu cầu sau đây khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, đảm bảo cho
trẻ thực sự là chủ thể tích cực của hoạt động:
Thứ nhất, để kích thước trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, cần khuyến
khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cũng như
sắp xếp bố trí, trang trí môi trường diễn ra các hoạt động trải nghiệm. Quá trình tham
gia chuẩn bị môi trường không chỉ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kỹ năng mà
quan trọng hơn là hình thành thái độ, thói quen tự phục vụ bản thân và có trách
nhiệm được giao.
Thứ hai, để đảm bảo cho mọi trẻ được tham gia hoạt động, cần có đủ các
phương tiện hoạt động cho trẻ hoạt động theo nhóm, cá nhân dựa trên: số lượng các
hoạt động cụ thể mà trẻ tham gia và trình tự diễn ra nội dung hoạt động; số trẻ và số
25
nhóm trẻ tham gia trải nghiệm; nôi dung các hoạt động cụ thể; số tài liệu, dụng cụ,
vật liệu, trang bị được bố trí trước và trong quá trình trẻ hoạt động và sắp xếp ở vị trí
thuận lợi, dễ sử dụng.
Thứ ba, cần ưu tiên lựa chọn các vật liệu, phế liệu để đảm bảo cho trẻ có cơ
hội rèn luyện các kỹ năng thông qua quá trình xây dựng ý tưởng, thiết kế, thi công
để tạo ra các sản phẩm sáng tạo có liên quan đến chủ đề trải nghiệm. Đồng thời, cần
bước đầu cho trẻ làm quen với việc sử dụng các thiết bị đo lường, điện tử (kính lúp,
ống nhòm, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây, la bàn, lực kế, cân… và robot) để thu thập
thông tin chính xác và giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình trải nghiệm.
Thứ tư, cần phác thảo sơ đồ bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định
hướng nội dung các hoạt động để tạo tâm thế cho trẻ và dễ hình dung toàn bộ quá
trình hoạt động. Ngoài ra, cần thiết kế các chỉ dẫn, quy trình khám phá, thực hành sử
dụng vật liệu tạo ra sản phẩm… để gián tiếp chỉ dẫn hành động cho trẻ nhằm giảm
đến mức tối thiểu sự trợ giúp trực tiếp trẻ từ phía giáo viên.
Thứ năm, để có thể tổ chức được tất cả các hoạt động giáo dục ở trường mầm
non theo hướng trải nghiệm thường xuyên, nên coi trọng chất lượng các trải nghiệm
của trẻ thay vì tổ chức “hoạt động trải nghiệm” cho trẻ một cách hình thức, chuẩn bị
rất “hoành tráng” mang tính phô trương, hình thức, làm tiêu tốn thời gian, công sức
của giáo viên, kinh phí của nhà trường, phụ huynh.
5. Tổ chức các hoạt động theo quy trình trải nghiệm cho trẻ
5.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ
Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình giáo dục theo hướng trải nghiệm. Ở
giai đoạn này, trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do giáo viên tổ chức để
tích lũy các kinh nghiệm sống khác nhau. Giáo viên là người tổ chức hoat động cho
trẻ trải nghiệm. Các hoạt động của trẻ càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và thực tế
thì càng kích thích sự tham gia tích cực của trẻ, càng tạo được nhiều tình huống cho
trẻ quan sát, thực hành, giao tiếp, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt
động…
26
Hoạt động trải nghiệm diễn ra theo kế hoạch chuẩn bị trước, bao gồm các
phần sau:
Phần mở đầu:
Kích thích hứng thú cho trẻ thông qua việc định hướng trẻ vào chủ đề/đề tài
trải nghiệm; giới thiệu những người tham gia; nội dung, vị trí, thời gian tiến hành
hoạt động.
Phần trọng tâm
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động: tự lựa chọn hoạt động theo ý thích,
có thể rủ bạn, tự do sử dụng các đồ dùng, đồ chơi vật liệu để thể hiện ý tưởng hoạt
động theo ý thích. Giáo viên các lớp có thể hỗ trợ, hướng dẫn những trẻ chưa tự lựa
chọn được hoạt động, chưa tìm được vị trí thích hợp để hoạt động, đưa ra những gợi
ý để trẻ lựa chọn hoặc hướng dẫn trẻ giải quyết các mâu thuẩn khi chọn nhóm chơi,
chọn công việc để làm, chọn vị trí…sao cho mọi trẻ đều bận rộn với một công việc
nào đó, hứng thú với một đối tượng nào đó.
Trong quá trình trải nghiệm của trẻ, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát hành vi,
định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ. Cụ
thể:
Thứ nhất, quan sát hành vi, hoạt động của trẻ
Khi bước vào môi trường hoạt động của trẻ, giáo viên cần dành thời gian để
quan sát hành vi của trẻ. Cần kết hợp quan sát tổng thể cả lớp và quan sát cá nhân,
việc quan sát tổng thể cần thực hiện trước để xác định mức độ hứng thú và sự phù
họp với môi trường hoạt động đối với trẻ trên bình diện chung. Sau khi đã biết chắc
rằng phần lớn trẻ đã tỏ ra thích thú với các hoạt động tự chọn, giáo viên sẽ tiến hành
quan sát riêng từng trẻ để xác định mức độ phát triển cụ thể của chúng.
Trong quá trình quan sát, giáo viên cần làm rõ thời gian hoạt động của trẻ,
mức độ hứng thú của trẻ, từ ngữ trẻ sử dụng trong giao tiếp với bạn. Khi quan sát trẻ
làm, nghe trẻ nói và suy nghĩ tại sao trẻ làm và nói như vậy, cố gắng tìm cách trả lời.
Cần tập trung vào hai quan hệ tương tác của trẻ: đó là tương tác của trẻ với các đối
tượng hoạt động và tương tác của trẻ với bạn và mọi người xung quanh.
27
Về tương tác của trẻ với đối tượng (đồ dùng, đồ chơi, vật liệu…), cần xác
định xem: Trẻ đã sử dụng các dụng cụ, vật liệu gì? Có đa dạng không? Có dùng
nhiều lần không?Trong thời gian bao lâu? Trẻ đã tạo được sản phẩm gì? Có đáp ứng
mục đích không? Trẻ tham gia bao nhiêu hoạt động?...Trẻ có hứng thú, chủ động,
tich cực trong các hoạt động không?...
Về tương tác của trẻ với bạn, cần xác định xem: Trẻ có thích chơi cùng bạn
không? Nhiều lần trao đổi với bạn không?Khả năng hợp tác như thế nào? Có hay
xung đột với bạn không? Thái độ, lời nói, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, hành vi của trẻ
trong các hoạt động như thế nào?
Có thể sử dụng bảng quan sát dưới đây để thu thập thông tin về trẻ
Bảng 2: Nội dung quan sát trẻ trong hoạt động trải nghiệm thực tế
Nội dung quan sát
Các chỉ báo
Kết quả quan sát
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1. Lựa chọn - Chủ động lựa chọn.
- Chọn theo bạn.
- Không biết lựa chọn.
2. Tiến hành hoạt động - Hoạt động tích cực.
- Ngừng hoạt động.
- Chuyển đổi hoạt động.
3. Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng.
- Phối hợp nhiều dụng cụ.
- Làm hư hỏng dụng cụ.
- Không có dụng cụ.
4. Tương tác với bạn - Chơi trong nhóm bạn.
- Giúp đỡ bạn.
- Trao đổi với bạn.
- Chơi một mình.
- Trêu chọc, ẩu đả, phá phách…
Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3hG7uXJ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
28
5. Kết quả hoạt động - Tự thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện được nhiệm vụ sau
khi được hướng dẫn, giúp đỡ.
- Không thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp
- Giáo viên tác động đến trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ chủ động, tự giác, tích cực
và trợ giúp vừa đủ để chúng có thể tự giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Khuyến khích, động viên trẻ hoạt động. Việc khuyến khích động viên trẻ
tích cực hoạt động luôn cần thiết cho bất kỳ lứa tuổi và giai đoạn phát triển nào của
trẻ. Cách thức tác động này dựa trên đặc điểm của trẻ nhỏ là chưa có kinh nghiệm
trong hoạt động; chưa đánh giá đúng bản thân về năng lực hoạt động; động cơ thúc
đẩy trẻ hoạt động tích cực thường không xuất phát từ nhu cầu bên trong mà chịu ảnh
hưởng của các tác động bên ngoài có liên quan đến xúc cảm tích cực của trẻ (tích
cực, cố gắng là vì muốn được cô khen chứ không phải vì hứng thú hoạt động, hoặc
là do muốn khẳng định bản thân không thua kém bạn…). Cho dù hoạt động của trẻ
được thúc đẩy bởi bất kỳ động cơ tích cực bên trong hay bên ngoài thì đều có tác
động tốt đến sự phát triển của trẻ và cần được người lớn khuyến khích.
- Đưa ra lời đề nghị nhằm định hướng hoạt động của trẻ. Để giúp trẻ tích cực
hoạt động thoã mãn nhu cầu của chúng, giáo viên cần có sự hỗ trợ trẻ cụ thể hơn,
nhằm định hướng hoạt động của trẻ, giúp trẻ phát triển hoạt động của chúng lên mức
độ cao hơn. Tuy nhiên, sự đề nghị của giáo viên không được áp đặt ý tưởng, hoặc
cách thức hoạt động cho trẻ, nó cũng không dừng lại ở một lời nói như một sự khen
ngợi chung, không có tác dụng giúp trẻ hoạt động tốt hơn. Những lời đề nghị của
giáo viên có tác dụng thúc đẩy hoạt động của trẻ phải được thực hiện như sau:
Những lời đề nghị của giáo viên phải phù hợp với việc trẻ đang làm, có ảnh
hưởng cụ thể đến những điều họ nhìn thấy trong hành vi của trẻ. Nó có tác dụng thúc
đẩy trẻ trả lời theo cách có thể làm sáng tỏ kinh nghiệm của trẻ;
Khi đặt câu hỏi hay đưa ra lời đề nghị, giáo viên nên sử dụng các câu hỏi
”mở” nhằm thúc đẩy hoạt động của trẻ theo cách của chúng một cách hợp lý, chứ
không nên dùng những lời nhận xét chung chung. Có thể dùng những lời nói mô tả
29
chi tiết những việc trẻ đang làm, làm rõ cách thức mà chúng đang thực hiện và từ đó,
khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá;
Khi đưa ra lời đề nghị với trẻ, cần tránh so sánh trẻ này với trẻ khác, nhưng lại
có thể so sánh kết quả hoạt động của ngày hôm trước với hôm sau của mỗi trẻ. Điều
này là cần thiết để khuyến khích trẻ phát triển hoạt động của chúng lên mức độ cao
hơn, đồng thời, không làm tổn thương đến trẻ.
- Không can thiệp vào hoạt động của trẻ. Không phải lúc nào giáo viên cũng
tác động đến trẻ trong quá trình quan sát. Họ cần nhiều thời gian để quan sát trẻ,
lắng nghe trẻ nói và ghi chép chi tiết những lời nói và hành động của trẻ. Sau đó,
giáo viên có thể chọn thời điểm thích hợp để đưa ra lời nhận xét nhằm khuyến khích
động viên trẻ hoặc những lời đề nghị hợp lý. Không nên can thiệp vào hoạt động
của trẻ khi trẻ đang say mê làm việc. Cách tiếp cận này có thể làm gián đoạn suy
nghĩ cua trẻ, làm mất ý tưởng mới đang nảy sinh ở chúng.
Thứ ba, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ
Trong môi trường hoạt động của trẻ, giáo viên không chỉ quan sát, hỗ trợ trẻ
kịp thời mà còn phải tác động đến trẻ bằng hành vi mẫu mực của bản thân thể hiện
trước trẻ.
Hành vi của giáo viên là chuẩn mực cho trẻ noi theo. Trong môi trường hoạt
động, hành vi của giáo viên là chuẩn mực cho trẻ bắt chước. Tất cả mọi lời nói, hành
động, tình cảm của họ được thể hiện qua hành vi chính là điều họ mong muốn có
trong hành vi trẻ.
Giáo viên cần thể hiện vai trò là người tham gia tích cực. Giáo viên cần đặt họ
vào vị trí của trẻ và trở thành người bạn cùng chơi với trẻ, tiến hành những hoạt
động mà trẻ vẫn làm.
Trong quá trình đó, họ phải tự đặt ra các câu hỏi: Trẻ sẽ làm gì với các vật liệu
mới? Làm thế nào để trẻ có thể tự tìm ra cách thức sử dụng các vật liệu này? Để giúp
trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, cần hỗ trợ chúng như thế nào? Hỏi trẻ như thế nào
để trẻ dễ hiểu và có thể trả lời được; Cần làm gì để thu hút sự quan tâm của nhiều trẻ
vào một hoạt động?...
Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3hG7uXJ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
30
Giáo viên thể hiện sự quan tâm đến bản thân, trẻ và môi trường. Để thể hiện
sự quan tâm đến bản thân, giáo viên phải luôn tỏ ra vẻ vui vẻ,tự tin,hứng thú với
công việc. Họ phải thể hiện sự hấp dẫn trẻ về cách ăn mặc như quần áo gọn
gàng,sạch đẹp, thể hiện sự tôn trọng trẻ, muốn mặc đẹp trước trẻ; thể hiện sự quan
tâm đến sức khỏe bằng cách luôn giữ mình cho tỉnh táo, thể hiện sự nhiệt tình, hăng
hái.
Thể hiện sự quan tâm đến trẻ bằng cách luôn tỏ ra vui mừng về những kết quả
hoạt động của trẻ, lắng nghe trẻ nói một cách chăm chú; trả lời các câu hỏi của trẻ;
quan tâm đến quần áo, đồ vật mới của trẻ…Ngoài ra, cần luôn quan tâm đến sức
khỏe của trẻ, những thứ mà trẻ yêu thích, những vấn đề xảy ra với trẻ, với gia đình
có liên quan đến trẻ.
Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm đến môi trường bằng các việc làm như:
luôn giữ gìn sạch sẽ gọn gàng trong lớp, ngoài sân; nhiệt tình tham gia làm vệ sinh
môi trường hoạt động; tham gia trồng cây, chăm sóc cây, các con vật; thể hiện sự
hứng thú với việc trang trí lớp học, ngoài sân…luôn muốn làm mới môi trường và
khuyến khích trẻ cùng tham gia.
Phần kết thúc
Giáo viên sẽ tổng kết kết quả đã đạt được của trẻ và sử dụng các hình thức
khen thưởng phù hợp với đặc thù từng loại hoạt động như: trao phần thưởng có giá
trị tinh thần, trưng bày kết quả hoạt động ở phòng truyền thống, trong lớp, thông báo
trên bảng tin của trường, lớp, thông báo cho phụ huynh…
Hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng, dụng cụ, vật liệu và sản phẩm hoạt động của
trẻ vào vị trí nhất định và quét dọn môi trường sạch sẽ.
Cảm ơn sự tham gia của các thành viên và định hướng về các hoạt động tiếp
theo.
Có thể nói, giai đoạn trải nghiệm thực tế rất quan trọng trong việc quyết định
hiệu quả của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Nếu việc lựa chọn và tổ
chức các hoạt động cho trẻ trỉa nghiệm ở giai đoạn này không có hiệu quả sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến giai đoạn sau.
6993446

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...luanvantrust
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...nataliej4
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngLuận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kos
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang KosMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kos
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kosluanvantrust
 

Mais procurados (20)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc HưngĐề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
 
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...
Quản trị kênh phân phối tại Công ty kinh doanh thời trang Hoà Thọ thuộc công ...
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
 
Chia Sẻ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đánh Giá Trong Giáo Dục Mầm Non
Chia Sẻ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đánh Giá Trong Giáo Dục Mầm NonChia Sẻ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đánh Giá Trong Giáo Dục Mầm Non
Chia Sẻ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đánh Giá Trong Giáo Dục Mầm Non
 
BÀI MẪU Luận văn: Chất lượng dịch vụ đào tạo sinh viên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Chất lượng dịch vụ đào tạo sinh viên, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Chất lượng dịch vụ đào tạo sinh viên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Chất lượng dịch vụ đào tạo sinh viên, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngLuận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
 
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kos
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang KosMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kos
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Thời Trang Kos
 

Semelhante a Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020

Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongKhác Sẽ
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietLuan Van Viet
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...HanaTiti
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdfbichbich123
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docxSinhvinPhngCngtc
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Khanh Le
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020 (20)

Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van vietDac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
Dac diem cua qua trinh giao duc tai luan van viet
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sin...
Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sin...Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sin...
Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sin...
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
1. CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
Luận văn: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực ...
 
Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10Tapchiso22 pdf 10
Tapchiso22 pdf 10
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020

  • 1. 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2019-2020 Quảng Bình, tháng 11/2019
  • 2. 2 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NỘI DUNG 2 DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON NĂM HỌC 2019- 2020 A. DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ Nội dung: Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở GDMN I. Mục tiêu Giúp cán bộ quản lý hiểu được sự cần thiết phải thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở GDMN; nắm được các yêu cầu, cách thức triển khai thực hiện, điều kiện cần đảm bảo để triển khai có hiệu quả quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở GDMN. II. Yêu cầu đối với học viên: Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN, cơ sở Giáo dục Phổ thông, cơ sở Giáo dục Thường xuyên; tài liệu bồi dưỡng hè,… Nghiên cứu kỹ về đối tượng, mục đích, nội dung, nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng xử và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của các lớp, của đội ngũ, của trẻ cũng như cha mẹ trẻ, của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của nhà trường để xây dựng bộ quy tắc ứng xử cụ thể, phù hợp và đảm bảo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong trường mầm non. III. Thời gian: 40 tiết (Trong đó: Lý thuyết 25 tiết, thực hành 15 tiết). IV. Nội dung cụ thể: 1. Sự cần thiết phải thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN) 1.1. Hoạt động 1: Ứng xử văn hóa học dường và vai trò của ứng xử văn hóa khi xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục (CSGD) 1.1.1. Ứng xử văn hóa học đường
  • 3. 3 a. Quan niệm về văn hóa Khái niệm về văn hóa được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, tùy vào góc độ tiếp cận riêng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chính vì vậy, tại Hội nghị quốc tế tại Mê-hi-cô (1982) do UNESCO chủ trì hơn 1000 đại biểu là những nhà văn hóa, đại diện cho hơn 100 nước đã đưa ra 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tuyên bố chung, Hội nghị chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng hòa những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu tượng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo cộng đồng ấy. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp. Yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ thống những giá trị. Mỗi nền văn hóa chọn một giá trị nào đó để định hướng nên giá trị ở đây là giá trị xã hội. Từ hệ giá trị xã hội, người ta xây dựng các chuẩn mực xã hội. Đó là những quy định về cách ứng xử trong đời sống xã hội và trong tư duy, được xác định và phê chuẩn về mặt xã hội. Trong xã hội, có các loại chuẩn mực: luật pháp, đạo đức, thẩm mỹ, phong tục, truyền thống, chính trị. Bất kỳ chuẩn mực xã hội nào cũng có ba thuộc tính: tính lợi ích (gốc), tính bắt buộc và được thực hiện trên thực tiễn. Chuẩn mực xã hội là phương tiện để định hướng hành vi, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Nó quy định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các hình thức ứng xử trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và là những mẫu mực, mô hình hành vi thực tế của con người. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành trong quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Vì vậy, văn hóa bao giờ cũng có bề dày, chiều sâu và phải thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại, phân bố các giá trị: các giá trị đạo đức ngày càng được coi trọng và mở rộng; giá trị thẩm mỹ trở thành nhu cầu thiết yếu
  • 4. 4 trong đời sống xã hội, cái đẹp xuất hiện cùng với cái hữu ích trong toàn bộ đời sống con người. Tính giá trị được duy trì bằng truyền thống văn hóa (đó là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian, thời gian). Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới khuôn mẫu đã được xã hội tích lũy và được tồn tại nhờ giáo dục. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hiện hành. Các giá trị này tạo thành hệ thống chuẩn mực mà con người hướng đến. Nhờ đó, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. b. Quan niệm về ứng xử Ứng xử là sự tiếp nhận kích thích và ứng phó lại trong hoàn cảnh, tình huống nào đó. Ví dụ: Một trẻ thể hiện sự mệt mỏi trong lúc đi dã ngoại. Đây là một kích thích mà giáo viên phải tiếp nhận và phải ứng phó với tình huống này để có thể hoàn thành một chuyến đi dã ngoại tốt nhất cho trẻ. Trong quá trình ứng xử, giáo viên có những hành vi cụ thể như xoa bóp cho trẻ, cõng trẻ đi tiếp hoặc là gọi xe đi bệnh viện…Những hành vi này đều có tính mục đích nhất định. Như vậy, trong khái niệm ứng xử, hành vi là mức độ thể hiện thực tế, hiện thực nhất của ứng xử để cho việc ứng xử hiệu quả. Ứng xử là những phản ứng khi bị một yếu tố nào trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được thì gọi là ứng xử. Ứng xử có đặc điểm sau: - Ứng xử được thực hiện bởi cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có điều kiện sinh học khác nhau, đặc điểm các giác quan khác nhau, thao tác hành vi phản ứng theo những tốc độ, cường độ, nhịp độ khác nhau. Ví dụ, với tình huống trẻ bị đau bụng khi đi dã ngoại, mỗi giáo viên sẽ có cách ứng xử, hành xử khác nhau. Có giáo viên nhanh chóng xác định nguyên nhân và giải quyết bằng cách gọi điện cho đồng nghiệp đưa trẻ về phòng y tế, cũng có giáo viên bị bối rối, khó khăn trong việc đưa
  • 5. 5 ra quyết định xử lý tình huống. Sự ứng xử, hành vi khác nhau này phụ thuộc vào khí chất, tính cách, năng lực và thậm chí là kinh nghiệm của giáo viên. - Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nhất định, chịu sự chế ước của các chuẩn mực, khuôn mẫu của các quan hệ đó. - Ứng xử của cá nhân là sự giao thoa có tính nghệ thuật giữa cái tự nhiên và cái xã hội trong bản chất con người. Điều này thể hiện tính văn hóa trong việc ứng xử của con người. - Trong ứng xử, người ta chú ý đến nội dung tâm lý hơn là nội dung công việc. Người ta giao tiếp để đạt mục đích nào đó như kinh tế, văn hóa hay giáo dục, nhưng trong ứng xử- người ta quan tâm đến cái ý của cá nhân được biểu hiện như thế nào qua hành vi cử chỉ…cái tình, cái lý phối hợp qua nghệ thuật giao tiếp. Như vậy, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công việc còn thước đo của ứng xử là thái độ của cá nhân và những thuật biểu hiện thái độ đó qua hành vi giao tiếp. Trong giao tiếp, người ta quan tâm đến cái ý thức của một quá trình tiếp xúc nhưng trong ứng xử người ta quan tâm cả cái ý thức và vô thức. - Ứng xử mang tính chất tình huống còn giao tiếp là một quá trình. Trong giao tiếp xảy ra hàng loạt các tình huống khác nhau buộc chủ thể phải ứng xử với cái kích thích trong đó. Khi chủ thể giải quyết được hàng loạt các tình huống đó sẽ giúp cho quá trình giao tiếp đạt mục đích mong muốn. Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu ứng xử là những phản ứng, hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định. Ứng xử văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục mầm non là những phản ứng hành vi của con người trong quá trình giao tiếp với các đối tượng phù hợp với những chuẩn mực xã hội trong cơ sở giáo dục mầm non. Đó được hiểu là những quy tắc ứng xử giữa các đối tượng với nhau phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong cơ sở giáo dục mầm non.
  • 6. 6 1.1.2. Vai trò của ứng xử văn hóa trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục mầm non Ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục mầm non nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa. Thời gian qua, do những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tác động tiêu cực của môi trường mạng đã dẫn tới một bộ phận thanh niên nói chung, học sinh nói riêng có ứng xử lệch chuẩn, một số giáo viên thiếu chuẩn mực trong ứng xử, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, tình trạng bạo lực học đường diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến thể chất tinh thần trẻ mầm non và học sinh, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Thông tư 06/2019/TT- BGDĐT lần đầu tiên quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, hành vi cách thức ứng xử của các chủ thể trong cơ sở giáo dục được ban hành chính thức, dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật nên hiệu lực thi hành sẽ cao hơn các văn bản chỉ đạo trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư sẽ là một thiết chế quan trọng để các nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng văn hóa trường học; trong đó xác định vai trò, trách nhiệm, quy định ứng xử cụ thể cho tất cả các chủ thể, nhất là vai trò nêu gương của cán bộ quản lý trường học, giáo viên. Ứng xử văn hóa nhằm xây dựng văn hóa học đường đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường. Bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, người học và khách đến cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, ngăn ngừa hành vi tiêu cực. 1.2. Hoạt động 2: Thực trạng ứng xử văn hóa học đường ở các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay 1.2.1.Các quy định pháp lý có liên quan đến ứng xử văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục mầm non triển khai giáo dục kĩ năng ứng xử cho học sinh; xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-
  • 7. 7 Học sinh tích cực’’ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của ngành và các hoạt động giáo dục. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; công văn số 5569/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 06/12/2018 hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó, Điều 6-Tiêu chuẩn 3- Xây dựng môi trường giáo dục- Tiêu chí 9- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đã chỉ rõ giáo viên mầm non phải thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử, trong nhà trường và không ngừng chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. Cụ thể thể hiện ở các mức sau: - Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; - Mức khá: Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; - Mức tốt: Chia sẽ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội, đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.
  • 8. 8 Thông tư số 25/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; công văn số 5568/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 06/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 25/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, Điều 6-Tiêu chuẩn 3- Xây dựng môi trường giáo dục- Tiêu chí 12- Xây dựng văn hóa nhà trường đã quy định rõ người cán bộ quản lý cần tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử, trong nhà trường, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các trường vi phạm nội quy. Cụ thể thể hiện ở các mức sau: - Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quy định; - Mức khá: Xây dựng các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà trường; - Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường. Tiêu chí 13- Thực hiện dân chủ trong nhà trường - Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; - Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường; - Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường Ngày 28/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT về việc quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Bộ quy tắc nhằm: điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần
  • 9. 9 phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục, ngăn nừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục; xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. 1.2.2. Thực trạng tồn tại trong ứng xử văn hóa học đường ở các cơ sở giáo dục mầm non Hiện nay, ở hầu hết các trường mầm non, giáo viên là người chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường. Giáo viên có vai trò rất lớn, vừa là người “mẹ” thứ 2 chăm lo cho trẻ từ việc ăn, ngủ, đến các hoạt động sinh hoạt khác vừa là người thầy giáo dục trẻ phát triển toàn diện các mặt thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường. Trên thực tế, hầu hết các giáo viên đã đảm nhiệm tốt vai trò của mình với trẻ, đã tạo cho trẻ sự tin tưởng, gần gũi, thân thiết, trang bị cho trẻ nhiều kiến thức. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ như: Một số giáo viên chưa thực sự hiểu trẻ, lắng nghe trẻ, dành cho trẻ sự quan tâm chăm sóc đặc biệt; một số giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm và tự tin; trong quá trình ứng xử với trẻ, đôi khi giáo viên chưa xử lý triệt để các tình huống nên nhiều khi khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng, không công bằng; số lượng trẻ đông, giáo viên phải làm quá nhiều việc nên nhiều lúc giáo viên chưa thỏa mãn hết các nhu cầu của trẻ, không chú ý đến những trạng thái xúc cảm của trẻ; một số giáo viên còn chưa hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chưa thực sự yêu thương trẻ, cho nên thực tế còn xảy ra một số hiện tượng như đánh trẻ, ngược đãi trẻ… Công nghệ thông tin phát triển làm cho quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường và trong xã hội hạn chế. Mặt khác, công nghệ thông tin phát triển, việc chia sẽ các thông tin lên mạng, một số sự việc được thổi phồng, sai lệch với thực tế khiến cộng đồng mạng bình luận, nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan, thiếu căn cứ. Trong chăm sóc, giáo dục trẻ thì mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường có
  • 10. 10 nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc và giáo dục trẻ, còn gia đình có nhiệm vụ cung cấp thông tin về trẻ, tham gia các hoạt động của trường mầm non, phối hợp cùng nhà trường, cộng đồng, hỗ trợ nhà trường và phụ huynh tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiện nay, công tác này được nhà trường, phụ huynh và cộng đồng làm khá tốt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Hoạt động phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa thường xuyên, tích cực, mang lại hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhà trường chủ yếu gặp gỡ phụ huynh trong những buổi họp phụ huynh, chưa chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp với phụ huynh. Phụ huynh chưa tham gia vào nhiều hoạt động của trường, của lớp, dường như phụ huynh mới chỉ đứng ngoài trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường. Cộng đồng chưa phát huy hết vai trò, thế mạnh của mình trong việc phối hợp với nhà trường, chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của giáo dục mầm non… Đặc biệt, hiện nay, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà trường chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Từ thực trạng trên cho thấy, cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những quy tắc ứng xử trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. 2. Yêu cầu và cách thức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Hoạt động 3: Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non 2.1.1.Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với hiệu trưởng, giáo viên mầm non, nhân viên khi thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non. 2.1.1.1. Một số yêu cầu chung cho các đối tượng khi thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non Tất cả các đối tượng trong cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, bao gồm: CBQL, giáo viên mầm non, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục mầm non.
  • 11. 11 Các đối tượng trong cơ sở giáo dục mầm non cần nắm chắc nội dung để thực hiện theo đúng các nội dung Bộ quy tắc ứng xử đề ra. Việc thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa không nên mang tính chất hình thức mà các cá nhân cần tự giác thực hiện, xác định đây là việc làm thường xuyên và lâu dài, qua đó hình thành và làm lan tỏa nếp văn hóa ứng xử chuẩn mực trong cơ sở giáo dục mầm non. 2.1.1.2. Một số yêu cầu cụ thể đối với hiệu trưởng, giáo viên mầm non, nhân viên trong nhà trường Thực hiện các quy tắc ứng xử bao gồm: Việc thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác; trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục, không được mặc trang phục phản cảm, không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm; không tuyên truyền những thông tin, hình ảnh phản cảm, không gian lận, dối trá; không làm tổn hại đến sức khỏe, nhân phẩm, uy tín của người khác và của tập thể. Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bao gồm: Cách thức ứng xử của cán bộ quản lý với người học, với giáo viên, nhân viên, với cha mẹ người học và với khách đến cơ sở giáo dục. Cán bộ quản lý cần phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Ứng xử của giáo viên bao gồm: Ứng xử của giáo viên với trẻ, với cán bộ quản lý, với đồng nghiệp, nhân viên, với cha mẹ người học và với khách đến cơ sở giáo dục. Khi giáo viên ứng xử với trẻ cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, luôn mẫu mực, bao dung, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ, không xúc phạm, gây tổn thương, bạo hành, xâm hại, thờ ơ, né tránh... Ứng xử của nhân viên bao gồm: Ứng xử của nhân viên với người học, với cán bộ quản lý, với đồng nghiệp, với cha mẹ người học và với khách đến cơ sở giáo dục. Nhân viên sử dụng ngôn ngữ đúng mực, trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ, thân thiện, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà…
  • 12. 12 2.1.2. Cách triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa tại các cơ sở giáo dục mầm non 2.1.2.1.Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non Căn cứ quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục quy định cụ thể Bộ quy tắc ứng xử để thực hiện trong cơ sở giáo dục. 100% các cơ sở giáo dục mầm non cần xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử đảm bảo các nguyên tắc: - Tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc. - Thể hiện được các giá trị cốt lõi: nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trong đó, tôn trọng mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình. - Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, phát triển phẩm chất đạo đức của trẻ; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của người đứng đầu cơ sở giáo dục. - Dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền, phù hợp với Bộ quy tắc ứng xử tại địa phương. - Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, nhân viên trong cơ sở giáo dục. Cách thức xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non: - Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu kỹ các văn bản hiện hành, xây dựng dự thảo quy tắc ứng xử, các thành viên trong nhà trường đọc, góp ý, thảo luận. - Sửa chữa và đưa dự thảo lần 2 sau đó thông qua hội đồng và thực hiện. - Trong quá trình thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, các thành viên trong nhà trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nhắc nhở các cá nhân nghiêm túc thực hiện theo các quy định trong bộ quy tắc ứng xử. - Cuối năm học, nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt, phê bình những cá nhân vi phạm các quy định.
  • 13. 13 - Nếu thấy Bộ quy tắc chưa phù hợp, cơ sở giáo dục mầm non có thể điều chỉnh để phù hợp hơn. 2.1.2.2.Đổi mới các hình thức tuyên truyền - Công khai Bộ quy tắc ứng xử trên cổng thông tin điện tử và niêm yết tại bảng tin của đơn vị; đồng thời, tùy theo từng đối tượng, trích quy tắc ứng xử để niêm yết tại các vị trí thích hợp như lớp học, phòng tổ chuyên môn, phòng hội đồng, phòng tiếp dân,… để mọi người dễ đọc, dễ thực hiện; tuyên truyền, quán triệt nội dung Bộ quy tắc ứng xử trong các cuộc họp, họp nhà trường, hội nghị, chuyên đề,… - Nhà trường cần tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền qua mạng xã hội, qua email và trang điện tử của nhà trường để nâng cao nhận thức cho các đối tượng và từ đó nghiêm túc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử. 2.1.2.3. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non - Vào đầu năm học, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ kí cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử của đơn vị. - Phát động phong trào xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, văn minh, phòng, chống bạo lực học đường; tôn vinh, lan tỏa nếp sống đẹp, ứng xử có văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Mỗi nhà trường cần bổ sung việc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa vào quy chế làm việc; đưa quy tắc ứng xử vào nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, đưa kết quả việc thực hiện quy tắc ứng xử vào tiêu chí đánh giá, bình xét cán bộ hằng tháng, hằng năm theo quy định đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có khả năng thuyết trình, chuyển tải thông tin làm báo cáo và tuyên truyền nội dung các quy tắc ứng xử đến các tổ chức, cá nhân. - Nhà trường cần thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai Bộ quy tắc ứng xử theo quy định. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy định rõ trách nhiệm và có biện pháp kiên quyết xử lý
  • 14. 14 các công chức, viên chức, người lao động vi phạm các quy định của quy tắc ứng xử. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt bộ quy tắc. Hằng năm, tổ chức đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và sơ, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện bộ quy tắc của đơn vị với cấp quản lý trực tiếp. - Việc áp dụng chế tài xử phạt là cần thiết, nhưng để giải quyết câu chuyện văn hóa ứng xử văn hóa một cách bền vững thì “chìa khóa” còn nằm ở tính gương mẫu từ trên xuống dưới. Người lớn làm gương cho trẻ nhỏ, lãnh đạo làm gương cho nhân viên. Nếu những người trên gương mẫu thì những người dưới sẽ tự giác làm theo. Trong quá trình thực hiện, mỗi cơ sở giáo dục cần căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường để lựa chọn các hình thức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp và đạt hiệu quả. 2.2. Hoạt động 4. Thực hành triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non Học viên thực hành 2 vấn đề: 2.2.1. Trình bày Bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở trường mình đang công tác. 2.2.2. Trình bày cơ chế xử phạt khi giáo viên mầm non, nhân viên vi phạm quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non. 3. Điều kiện cần đảm bảo để triển khai thực hiện thành công quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non 3.1. Hoạt động 5: Các điều kiện cần đảm bảo để triển khai quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non 3.1.1. Vai trò của cán bộ quản lý các cấp - Rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản liên quan đến quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non. - Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ các cơ sở giáo dục và khen thưởng các tấm gương điển hình trong việc xây dựng ứng xử văn hóa.
  • 15. 15 - Xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên mầm non, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Xây dựng chuyên đề, tài liệu, giáo dục tổ chức các hoạt động về giáo dục văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo giáo viên trong cơ sở đào tạo sư phạm để xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa. 3.1.2. Nhận thức về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường cần luôn luôn năm được vai trò và sự cần thiết phải thực hiện ứng xử văn hóa trong cơ sở và tích cực tuyên truyền đến mọi người cùng thực hiện tốt ứng xử văn hóa trong nhà trường. - Khi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát hiện ra một cá nhân hay tập thể không chấp hành quy định về ứng xử văn hóa trong nhà trường cần nhắc nhở, báo cáo cấp trên trong những trường hợp cấp thiết để tất cả mọi người đều nghiêm túc thực hiện. 3.1.3. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc triển khai ứng xử văn hóa của Hiệu trưởng - Hiệu trưởng cần phải lập kế hoạch triển khai ứng xử văn hóa trong nhà trường. Trong bản kế hoạch đó phải xác định rõ mục tiêu cần đạt cho cả năm học, mỗi học kỳ, từ đó, xác định rõ cách thức triển khai để đạt mục tiêu đề ra, xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. - Hiệu trưởng cần tổ chức và chỉ đạo việc triển khai ứng xử văn hóa trong nhà trường như: phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường; Xây dựng các quy tắc, quy định cần tuân thủ và xây dựng cơ chế xử lý nếu giáo viên, nhân viên trong nhà trường vi phạm quy định. Từ đó, hiệu trưởng chỉ đạo để giáo viên, nhân viên
  • 16. 16 trong nhà trường thực hiện theo kế hoạch đề ra từ việc thực hiện các nhiệm vụ và chấp hành các quy định của nhà trường đến việc tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng cùng thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường. 3.1.4. Sự đồng thuận và quyết tâm của tập thể nhà trường trong việc thực hiện ứng xử văn hóa Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần nghiêm túc và quyết tâm thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường thì sẽ tạo nên sự đồng thuận trong tập thể nhà trường, tạo nên môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần luôn luôn thực hiện tốt về phê và tự phê đối với những trường hợp vi phạm các quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non. 3.1.5. Sự ủng hộ của cha, mẹ và cộng đồng đối với thực hiện ứng xử văn hóa - Đối với gia đình: có trách nhiệm chính giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng. Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tích cực tham gia trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan. Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa. Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho trẻ em mầm non trong từng năm học. - Đối với cộng đồng địa phương: + Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền. + Có trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho trẻ tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • 17. 17 + Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm. + Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường. + Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà trường; có hình thức động viên khen thưởng các trường học làm tốt; xử lý đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa. + Phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường. B. DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Nội dung: Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non I. Mục tiêu - Giúp giáo viên nắm bắt được quy trình tổ chức hoạt động và vai trò của giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non; - Có kỹ năng trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương. II. Yêu cầu đối với học viên: Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Chương trình Giáo dục Mầm non, hướng dẫn thực hiện chương trình theo các độ tuổi, tài liệu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tài liệu bồi dưỡng hè,… Nghiên cứu để nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi; bám sát chương trình của Bộ, kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn và căn cứ vào tình hình thực tiễn của lớp, của trẻ để xây dựng kế hoạch và tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp, đạt hiệu quả. III. Thời gian: 40 tiết (Trong đó: Lý thuyết 25 tiết, thực hành 15 tiết). IV. Nội dung cụ thể:
  • 18. 18 1. Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non 1.1. Khái niệm “giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non” Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người được giáo dục và nhà giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Trải nghiệm là hiện tượng phổ biến trong đời sống con người. Trải nghiệm vừa được sử dụng với nghĩa là kinh nghiệm (danh từ) và vừa là hoạt động (động từ). Khái niệm “trải nghiệm” được hiểu là quá trình hoạt động, qua đó, cá nhân được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Giáo dục trẻ mầm non là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ là chủ thể hoạt động nên luôn chủ động, tự giác, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực thực tiễn. Quá trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, Trong quá trình này, những kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ sẽ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy được tính độc lập, sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong giáo dục, trải nghiệm được coi là xu hướng, cách tiếp cận giáo dục có hiệu quả và mang tính thực tế. Các nhà tâm lí, giáo dục L.S Vygotxhy {6}, J.Piaget {5}, J.Deway {9}… cho rằng, quá trình giáo dục và quá trình sống luôn thống nhất, không tách rời nhau, cho nên giáo dục tốt nhất là học tập trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến kinh nghiệm của mình. Do vậy, việc “học qua kinh nghiệm” xảy ra khi một người tham gia trải nghiệm nhìn lại, đánh giá, xác định lại cái gì là hữu ích hay quan trọng cần nhớ và sử dụng để thực hiện các hoạt động khác tương ứng. Từ đó, khái niệm được hiểu như sau:
  • 19. 19 Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập của trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành năng lực thực tiễn. 1.2. Vai trò của giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non - Giáo dục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, quá trình giáo dục tạo ra nhiều cơ hội để thể hiện khả năng, năng lực thực tiễn của trẻ. - Các chủ đề giáo dục theo hướng trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp cao. Với việc lựa chọn các chủ đề hấp dẫn, gắn với môi trường tự nhiên, cuộc sống xã hội gần gũi với trẻ sẽ tạo môi trường để trẻ được tự do trải nghiệm, qua đó phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. - Các hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú,được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau và thường gắn với các hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ, gây được sự tò mò, mong muốn khám phá để thõa mãn nhu cầu nhận thức, cũng như tạo cơ hội cho trẻ luyện tập các kỹ năng và hình thành thái độ tích cực của trẻ. - Qua trải nghiệm, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trải nghiệm thực tế. Đó là quá trình trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau.
  • 20. 20 - Trẻ được tham dự và sử dụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong thực tiễn để tích lũy các kinh nghiệm, từ đó khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình. Trẻ sẽ được nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm trực tiếp, giao tiếp, tương tác cùng bạn bè và giáo viên, do vậy, có thể huy động tính tích của trẻ ở các khâu của quá trình giáo dục. 1.3. Quy trình học tập theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non Với việc nhấn mạnh kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và phát triển, các nhà tâm lý, giáo dục cho rằng học tập theo hướng trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Do vậy, quy trình học tập qua trải nghiệm của trẻ mầm non gồm 4 giai đoạn theo trình tự: Trải nghiệm thực tế- Chia sẻ kinh nghiệm- Rút ra kinh nghiệm cho bản thân- Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế. Trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do giáo viên tổ chức theo các chủ đề, các sự kiện có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Sự trải nghiệm có chất lượng cao hay hấp phụ thuộc vào mức độ tham gia của trẻ, chất lượng của tình huống cụ thể, thực tế mà chúng được trải nghiệm. Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm của trẻ cần được chia sẻ với người khác thì mới được khắc sâu, được ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và từ đó, mới đọng lại nơi trẻ những dấu ấn cảm xúc tốt đẹp. Qúa trình này sẽ tạo điều kiện để phát triển tiến trình suy nghĩ của trẻ từ cấp độ thấp (ghi nhận thông tin) đến cấp độ cao (tìm hiểu nguyên nhân mối quan hệ) và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi. Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trẻ học kiến thức và kinh nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới. Những kiến thức, kinh nghiệm trẻ đúc kết được dựa trên việc phân tích, đánh giá kinh nghiệm có được qua các giai đoạn trước đó.
  • 21. 21 Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. Trẻ sử dụng những kiến thức và kinh ngiệm vừa mới lĩnh hội các bối cảnh hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao. Tóm lại, quy trình học tập theo hướng trải nghiệm là một chuỗi logíc của bốn giai đoạn. Kết quả của giai đoạn trước là điểm khởi đầu, điểm tựa của giai đoạn sau. Kiến thức, kinh nghiệm mới hình thành được đưa vào kiểm nghiệm trong tình huống mới và nó lại trở thành kinh nghiệm có sẵn, kinh nghiệm cụ thể và là khởi đầu của một chu trình trải nghiệm mới. Thời gian cần thiết để thực hiện mỗi giai đoạn thay đổi tùy vào đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm của trẻ các lứa tuổi và với mỗi trẻ. 2. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non bao gồm các công việc mà hoạt động giáo dục cần có là: lựa chọn chủ đề/đề tài, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ, tiến hành hoạt động và đánh giá kết quả. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt về tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non so với hoạt động giáo dục truyền thống. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn điều này: Bảng 1: So sánh việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non và hoạt động giáo dục truyền thống Nội dung so sánh Hoạt động giáo dục truyền thống Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm Cách tiếp cận Học - thực hành (vận dụng). Khám phá - học (rút ra kinh nghiệm). Vị trí trẻ Bị động, bị áp đặt nhiều hơn là được tự chủ. Chủ động, tích cực, sáng tạo. Vị trí giáo viên Giữ vai trò chính. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ. Mục tiêu Coi trọng kiến thức, hạn chế kỹ năng, thái độ. Phối hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết vấn đề thực tế.
  • 22. 22 Nội dung Theo chủ đề (giáo viên lựa chọn và ấn định trước). Theo chủ đề (trẻ được tham gia lựa chọn cùng giáo viên và có thể chuyển đổi nếu trẻ không hứng thú). Phương pháp Các phương pháp truyền thống (trực quan, dùng lời chiếm ưu thế hơn thực hành trải nghiệm). Các phương pháp tích cực (khám phá trải nghiệm chiếm ưu thế). Hình thức Coi trọng hoạt động học hơn các hoạt động khác (giáo viên đầu tư nhiều cho hoạt động học). Tận dụng ưu thế các hoạt động để tạo môi trường trải nghiệm đa dạng. Phương tiện Tăng cường sử dụng tranh ảnh, đồ chơi có sẵn. Tăng cường sử dụng vật liệu tự nhiên, phế liệu và các thiết bị hiện đại để thu thập thông tin chính xác Để khai thác được lợi thế trên đây của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non, cần hiểu rõ các bước của quá trình tổ chức hoạt động dưới đây. 1. Lựa chọn chủ đề/đề tài Việc lựa chọn chủ đề/đề tài hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ cần thực hiện dựa vào Chương trình GDMN có tính đến các hiện tượng tự nhiên, các sự kiện xã hội diễn ra xung quanh trẻ. Cần xác định chủ đề/đề tài hoạt động giáo dục hấp dẫn, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ nhằm định hướng trẻ đến đối tượng trải nghiệm. 2. Xác định mục tiêu hoạt động Ưu thế nổi trội của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là năng lực của trẻ sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong các tình huống thực tế. Tham gia hoạt động, trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ tích cực với đối tượng trải nghiệm. Do vậy, cần xác định rõ các mục tiêu đó. Ví dụ: Chủ đề “Nước”, đề tài “Chìm- nổi”, mục tiêu cho trẻ 3-4 tuổi được xác định như sau: Kiến thức:
  • 23. 23 - Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của nước và một số đồ vật gần gũi xung quanh; - Trẻ biết được một số vật cho vào nước sẽ nổi hoặc chìm (thấy- không thấy) trên mặt nước. Kỹ năng: - Trẻ quan sát và phân biệt được một số vật gần gũi xung quanh; - Trẻ thực hiện được thao tác đặt một vật nhẹ nhàng trên mặt nước; - Trẻ có thể làm các vật nổi trên nước di chuyển bằng các cách khác nhau; - Trẻ trả lời được về hiện tượng xảy ra. Thái độ: - Trẻ hứng thú chơi với nước, với các vật liệu thí nghiệm; - Trẻ vui vẻ, thoải mái suốt cả quá trình trải nghiệm; Trẻ phối hợp sử dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết được các vấn đề thực tế trong các hoạt động mà trẻ được tham gia. 3. Xác định nội dung hoạt động Dựa trên chủ đề, mục tiêu để xác định nội dung cho phù hợp với các lứa tuổi. Nội dung là các hoạt động cụ thể mà trẻ có thể thực hiện trong quá trình trải nghiệm và việc thực hiện nó đảm bảo cho trẻ lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ cần thiết. Ví dụ: Đề tài “Chìm- nổi”, nội dung các hoạt động cụ thể trẻ cần thực hiện là: - Quan sát hiện tượng (xem video, xem giáo viên thực hiện); - Thực hiện thí nghiệm khám phá vật chìm-nổi (thả vật vào nước, làm vật di chuyển); - Tham gia trò chơi củng cố kiến thức, kỹ năng về hiện tượng (vận động, học tập); - Tham gia đàm thoại, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc và đúc kết kinh nghiệm (đã làm gì? Làm thế nào? Có thích không?);
  • 24. 24 - Tham gia hoạt động có sử dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội được (sử dụng nước, hoạt động nghệ thuật). Sự phong phú, đa dạng trong nội dung hoạt động sẽ kích thích hứng thú cho trẻ và tạo ra nhiều tình huống giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, nhưng việc xác định nội dung trải nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm lứa tuổi, kinh nghiệm tham gia hoạt động của trẻ. Do vậy, lúc đầu nên đưa ra nội dung một hoạt động chính và một số hoạt động có liên quan mà việc thực hiện nó không đòi hỏi các kỹ năng mới, khó. Khi trẻ đã có kỹ năng tham gia hoạt động, có thể tăng thêm số lượng hoạt động. Tuy nhiên, cần lưu ý đến thời gian tham gia trải nghiệm của trẻ, không gian diễn ra hoạt động để xác định số lượng hoạt động kế tiếp cũng như các hoạt động tiến hành đồng thời cùng thời gian cho phù hợp với từng lứa tuổi. 4. Chuẩn bị môi trường hoạt động Khi chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, cần thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu chung về lựa chọn địa điểm, tạo không gian, lựa chọn và bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật liệu…cũng như trang trí môi trường. Tuy nhiên, với mỗi hoạt động cụ thể có những đặc điểm riêng, cần tính đến trong quá trình chuẩn bị môi trường cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động và tránh lãng phí. Ngoài các yêu cầu chung về việc chuẩn bị môi trường cho hoạt động giáo dục, cần coi trọng các yêu cầu sau đây khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, đảm bảo cho trẻ thực sự là chủ thể tích cực của hoạt động: Thứ nhất, để kích thước trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cũng như sắp xếp bố trí, trang trí môi trường diễn ra các hoạt động trải nghiệm. Quá trình tham gia chuẩn bị môi trường không chỉ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là hình thành thái độ, thói quen tự phục vụ bản thân và có trách nhiệm được giao. Thứ hai, để đảm bảo cho mọi trẻ được tham gia hoạt động, cần có đủ các phương tiện hoạt động cho trẻ hoạt động theo nhóm, cá nhân dựa trên: số lượng các hoạt động cụ thể mà trẻ tham gia và trình tự diễn ra nội dung hoạt động; số trẻ và số
  • 25. 25 nhóm trẻ tham gia trải nghiệm; nôi dung các hoạt động cụ thể; số tài liệu, dụng cụ, vật liệu, trang bị được bố trí trước và trong quá trình trẻ hoạt động và sắp xếp ở vị trí thuận lợi, dễ sử dụng. Thứ ba, cần ưu tiên lựa chọn các vật liệu, phế liệu để đảm bảo cho trẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng thông qua quá trình xây dựng ý tưởng, thiết kế, thi công để tạo ra các sản phẩm sáng tạo có liên quan đến chủ đề trải nghiệm. Đồng thời, cần bước đầu cho trẻ làm quen với việc sử dụng các thiết bị đo lường, điện tử (kính lúp, ống nhòm, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây, la bàn, lực kế, cân… và robot) để thu thập thông tin chính xác và giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình trải nghiệm. Thứ tư, cần phác thảo sơ đồ bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạt động để tạo tâm thế cho trẻ và dễ hình dung toàn bộ quá trình hoạt động. Ngoài ra, cần thiết kế các chỉ dẫn, quy trình khám phá, thực hành sử dụng vật liệu tạo ra sản phẩm… để gián tiếp chỉ dẫn hành động cho trẻ nhằm giảm đến mức tối thiểu sự trợ giúp trực tiếp trẻ từ phía giáo viên. Thứ năm, để có thể tổ chức được tất cả các hoạt động giáo dục ở trường mầm non theo hướng trải nghiệm thường xuyên, nên coi trọng chất lượng các trải nghiệm của trẻ thay vì tổ chức “hoạt động trải nghiệm” cho trẻ một cách hình thức, chuẩn bị rất “hoành tráng” mang tính phô trương, hình thức, làm tiêu tốn thời gian, công sức của giáo viên, kinh phí của nhà trường, phụ huynh. 5. Tổ chức các hoạt động theo quy trình trải nghiệm cho trẻ 5.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình giáo dục theo hướng trải nghiệm. Ở giai đoạn này, trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do giáo viên tổ chức để tích lũy các kinh nghiệm sống khác nhau. Giáo viên là người tổ chức hoat động cho trẻ trải nghiệm. Các hoạt động của trẻ càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và thực tế thì càng kích thích sự tham gia tích cực của trẻ, càng tạo được nhiều tình huống cho trẻ quan sát, thực hành, giao tiếp, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động…
  • 26. 26 Hoạt động trải nghiệm diễn ra theo kế hoạch chuẩn bị trước, bao gồm các phần sau: Phần mở đầu: Kích thích hứng thú cho trẻ thông qua việc định hướng trẻ vào chủ đề/đề tài trải nghiệm; giới thiệu những người tham gia; nội dung, vị trí, thời gian tiến hành hoạt động. Phần trọng tâm Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động: tự lựa chọn hoạt động theo ý thích, có thể rủ bạn, tự do sử dụng các đồ dùng, đồ chơi vật liệu để thể hiện ý tưởng hoạt động theo ý thích. Giáo viên các lớp có thể hỗ trợ, hướng dẫn những trẻ chưa tự lựa chọn được hoạt động, chưa tìm được vị trí thích hợp để hoạt động, đưa ra những gợi ý để trẻ lựa chọn hoặc hướng dẫn trẻ giải quyết các mâu thuẩn khi chọn nhóm chơi, chọn công việc để làm, chọn vị trí…sao cho mọi trẻ đều bận rộn với một công việc nào đó, hứng thú với một đối tượng nào đó. Trong quá trình trải nghiệm của trẻ, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát hành vi, định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ. Cụ thể: Thứ nhất, quan sát hành vi, hoạt động của trẻ Khi bước vào môi trường hoạt động của trẻ, giáo viên cần dành thời gian để quan sát hành vi của trẻ. Cần kết hợp quan sát tổng thể cả lớp và quan sát cá nhân, việc quan sát tổng thể cần thực hiện trước để xác định mức độ hứng thú và sự phù họp với môi trường hoạt động đối với trẻ trên bình diện chung. Sau khi đã biết chắc rằng phần lớn trẻ đã tỏ ra thích thú với các hoạt động tự chọn, giáo viên sẽ tiến hành quan sát riêng từng trẻ để xác định mức độ phát triển cụ thể của chúng. Trong quá trình quan sát, giáo viên cần làm rõ thời gian hoạt động của trẻ, mức độ hứng thú của trẻ, từ ngữ trẻ sử dụng trong giao tiếp với bạn. Khi quan sát trẻ làm, nghe trẻ nói và suy nghĩ tại sao trẻ làm và nói như vậy, cố gắng tìm cách trả lời. Cần tập trung vào hai quan hệ tương tác của trẻ: đó là tương tác của trẻ với các đối tượng hoạt động và tương tác của trẻ với bạn và mọi người xung quanh.
  • 27. 27 Về tương tác của trẻ với đối tượng (đồ dùng, đồ chơi, vật liệu…), cần xác định xem: Trẻ đã sử dụng các dụng cụ, vật liệu gì? Có đa dạng không? Có dùng nhiều lần không?Trong thời gian bao lâu? Trẻ đã tạo được sản phẩm gì? Có đáp ứng mục đích không? Trẻ tham gia bao nhiêu hoạt động?...Trẻ có hứng thú, chủ động, tich cực trong các hoạt động không?... Về tương tác của trẻ với bạn, cần xác định xem: Trẻ có thích chơi cùng bạn không? Nhiều lần trao đổi với bạn không?Khả năng hợp tác như thế nào? Có hay xung đột với bạn không? Thái độ, lời nói, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, hành vi của trẻ trong các hoạt động như thế nào? Có thể sử dụng bảng quan sát dưới đây để thu thập thông tin về trẻ Bảng 2: Nội dung quan sát trẻ trong hoạt động trải nghiệm thực tế Nội dung quan sát Các chỉ báo Kết quả quan sát Lần 1 Lần 2 Lần 3 1. Lựa chọn - Chủ động lựa chọn. - Chọn theo bạn. - Không biết lựa chọn. 2. Tiến hành hoạt động - Hoạt động tích cực. - Ngừng hoạt động. - Chuyển đổi hoạt động. 3. Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng. - Phối hợp nhiều dụng cụ. - Làm hư hỏng dụng cụ. - Không có dụng cụ. 4. Tương tác với bạn - Chơi trong nhóm bạn. - Giúp đỡ bạn. - Trao đổi với bạn. - Chơi một mình. - Trêu chọc, ẩu đả, phá phách… Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3hG7uXJ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 28. 28 5. Kết quả hoạt động - Tự thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện được nhiệm vụ sau khi được hướng dẫn, giúp đỡ. - Không thực hiện nhiệm vụ. Thứ hai, định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp - Giáo viên tác động đến trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ chủ động, tự giác, tích cực và trợ giúp vừa đủ để chúng có thể tự giải quyết các vấn đề đặt ra. - Khuyến khích, động viên trẻ hoạt động. Việc khuyến khích động viên trẻ tích cực hoạt động luôn cần thiết cho bất kỳ lứa tuổi và giai đoạn phát triển nào của trẻ. Cách thức tác động này dựa trên đặc điểm của trẻ nhỏ là chưa có kinh nghiệm trong hoạt động; chưa đánh giá đúng bản thân về năng lực hoạt động; động cơ thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực thường không xuất phát từ nhu cầu bên trong mà chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài có liên quan đến xúc cảm tích cực của trẻ (tích cực, cố gắng là vì muốn được cô khen chứ không phải vì hứng thú hoạt động, hoặc là do muốn khẳng định bản thân không thua kém bạn…). Cho dù hoạt động của trẻ được thúc đẩy bởi bất kỳ động cơ tích cực bên trong hay bên ngoài thì đều có tác động tốt đến sự phát triển của trẻ và cần được người lớn khuyến khích. - Đưa ra lời đề nghị nhằm định hướng hoạt động của trẻ. Để giúp trẻ tích cực hoạt động thoã mãn nhu cầu của chúng, giáo viên cần có sự hỗ trợ trẻ cụ thể hơn, nhằm định hướng hoạt động của trẻ, giúp trẻ phát triển hoạt động của chúng lên mức độ cao hơn. Tuy nhiên, sự đề nghị của giáo viên không được áp đặt ý tưởng, hoặc cách thức hoạt động cho trẻ, nó cũng không dừng lại ở một lời nói như một sự khen ngợi chung, không có tác dụng giúp trẻ hoạt động tốt hơn. Những lời đề nghị của giáo viên có tác dụng thúc đẩy hoạt động của trẻ phải được thực hiện như sau: Những lời đề nghị của giáo viên phải phù hợp với việc trẻ đang làm, có ảnh hưởng cụ thể đến những điều họ nhìn thấy trong hành vi của trẻ. Nó có tác dụng thúc đẩy trẻ trả lời theo cách có thể làm sáng tỏ kinh nghiệm của trẻ; Khi đặt câu hỏi hay đưa ra lời đề nghị, giáo viên nên sử dụng các câu hỏi ”mở” nhằm thúc đẩy hoạt động của trẻ theo cách của chúng một cách hợp lý, chứ không nên dùng những lời nhận xét chung chung. Có thể dùng những lời nói mô tả
  • 29. 29 chi tiết những việc trẻ đang làm, làm rõ cách thức mà chúng đang thực hiện và từ đó, khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá; Khi đưa ra lời đề nghị với trẻ, cần tránh so sánh trẻ này với trẻ khác, nhưng lại có thể so sánh kết quả hoạt động của ngày hôm trước với hôm sau của mỗi trẻ. Điều này là cần thiết để khuyến khích trẻ phát triển hoạt động của chúng lên mức độ cao hơn, đồng thời, không làm tổn thương đến trẻ. - Không can thiệp vào hoạt động của trẻ. Không phải lúc nào giáo viên cũng tác động đến trẻ trong quá trình quan sát. Họ cần nhiều thời gian để quan sát trẻ, lắng nghe trẻ nói và ghi chép chi tiết những lời nói và hành động của trẻ. Sau đó, giáo viên có thể chọn thời điểm thích hợp để đưa ra lời nhận xét nhằm khuyến khích động viên trẻ hoặc những lời đề nghị hợp lý. Không nên can thiệp vào hoạt động của trẻ khi trẻ đang say mê làm việc. Cách tiếp cận này có thể làm gián đoạn suy nghĩ cua trẻ, làm mất ý tưởng mới đang nảy sinh ở chúng. Thứ ba, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ Trong môi trường hoạt động của trẻ, giáo viên không chỉ quan sát, hỗ trợ trẻ kịp thời mà còn phải tác động đến trẻ bằng hành vi mẫu mực của bản thân thể hiện trước trẻ. Hành vi của giáo viên là chuẩn mực cho trẻ noi theo. Trong môi trường hoạt động, hành vi của giáo viên là chuẩn mực cho trẻ bắt chước. Tất cả mọi lời nói, hành động, tình cảm của họ được thể hiện qua hành vi chính là điều họ mong muốn có trong hành vi trẻ. Giáo viên cần thể hiện vai trò là người tham gia tích cực. Giáo viên cần đặt họ vào vị trí của trẻ và trở thành người bạn cùng chơi với trẻ, tiến hành những hoạt động mà trẻ vẫn làm. Trong quá trình đó, họ phải tự đặt ra các câu hỏi: Trẻ sẽ làm gì với các vật liệu mới? Làm thế nào để trẻ có thể tự tìm ra cách thức sử dụng các vật liệu này? Để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, cần hỗ trợ chúng như thế nào? Hỏi trẻ như thế nào để trẻ dễ hiểu và có thể trả lời được; Cần làm gì để thu hút sự quan tâm của nhiều trẻ vào một hoạt động?... Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3hG7uXJ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 30. 30 Giáo viên thể hiện sự quan tâm đến bản thân, trẻ và môi trường. Để thể hiện sự quan tâm đến bản thân, giáo viên phải luôn tỏ ra vẻ vui vẻ,tự tin,hứng thú với công việc. Họ phải thể hiện sự hấp dẫn trẻ về cách ăn mặc như quần áo gọn gàng,sạch đẹp, thể hiện sự tôn trọng trẻ, muốn mặc đẹp trước trẻ; thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe bằng cách luôn giữ mình cho tỉnh táo, thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái. Thể hiện sự quan tâm đến trẻ bằng cách luôn tỏ ra vui mừng về những kết quả hoạt động của trẻ, lắng nghe trẻ nói một cách chăm chú; trả lời các câu hỏi của trẻ; quan tâm đến quần áo, đồ vật mới của trẻ…Ngoài ra, cần luôn quan tâm đến sức khỏe của trẻ, những thứ mà trẻ yêu thích, những vấn đề xảy ra với trẻ, với gia đình có liên quan đến trẻ. Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm đến môi trường bằng các việc làm như: luôn giữ gìn sạch sẽ gọn gàng trong lớp, ngoài sân; nhiệt tình tham gia làm vệ sinh môi trường hoạt động; tham gia trồng cây, chăm sóc cây, các con vật; thể hiện sự hứng thú với việc trang trí lớp học, ngoài sân…luôn muốn làm mới môi trường và khuyến khích trẻ cùng tham gia. Phần kết thúc Giáo viên sẽ tổng kết kết quả đã đạt được của trẻ và sử dụng các hình thức khen thưởng phù hợp với đặc thù từng loại hoạt động như: trao phần thưởng có giá trị tinh thần, trưng bày kết quả hoạt động ở phòng truyền thống, trong lớp, thông báo trên bảng tin của trường, lớp, thông báo cho phụ huynh… Hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng, dụng cụ, vật liệu và sản phẩm hoạt động của trẻ vào vị trí nhất định và quét dọn môi trường sạch sẽ. Cảm ơn sự tham gia của các thành viên và định hướng về các hoạt động tiếp theo. Có thể nói, giai đoạn trải nghiệm thực tế rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Nếu việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ trỉa nghiệm ở giai đoạn này không có hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn sau. 6993446