SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 37
Baixar para ler offline
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, do thời gian có hạn cộng với
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, mặc dù
cố gắng song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những sai sót.Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, của các cán bộ thư viện để khóa
luận của tôi hoàn chỉnh hơn.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Các thầy cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh chị cán bộ Thư viện Đại học Thủy Lợi
đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình viêt khóa luận và
thực tập tại thư viện.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo-TS Chu Ngọc
Lâm, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả khóa luận
Trương Thị Thanh Nhàn
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AACR Quy tắc biên mục Anh- Mỹ
( Anglo- American Catologuing Rules)
DDC Khung phân loại DDC
( Dewey Decimal Access Catalogues)
ĐHTL Đại học Thủy lợi
LAN Mạng cục bộ ( Local area network)
MACR 21 Biên mục máy đọc được
( Machine Readable Cataloguing)
OPAC Mục lục truy cập công cộng trực tuyến
(Online Public Access Catalog)
TTTV Thông tin- Thư viện
2
MỤC LỤC
3
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học, xã hội và công nghệ thông tin. Đặc biệt có sự thay đổi và phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đây là thời kỳ bùng nổ thông tin rộng lớn,
toàn diện, chưa từng có từ trước đến nay, với một lượng thông tin khổng lồ không
ngừng gia tăng, đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tổ chức, quản lý, khai thác một
cách hiệu quả. Đó là cơ sở, động lực cho sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực
của xã hội loài người. Đóng vai trò chủ đạo, các trung tâm thư viện đã và đang trở
thành cơ quan quản lý, tổ chức và cung cấp thông tin phục vụ cho mọi đối tượng
người dùng tin.
Hòa với xu thế phát triển chung của thời đại và các trung tâm thông tin- thư
viện, Thư viện Đại học Thủy Lợi Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình
trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Do đó, cán bộ thư viện luôn coi
việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của
mình, là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của thư viện.Tổ chức sắp xếp, bảo
quản tài liệu không khó nhưng làm sao để lấy được tài liệu trong khoảng thời gian
ngắn nhất, đồng thời vẫn bảo quản tốt tài liệu, tạo thuận lợi cho việc sử dụng thì
đó lại là một vấn đề lớn.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Thư viện trường ĐHTL trong
những năm qua đã quan tâm đến việc tổ chức, xây dựng và bảo quản vốn tài liệu
của Thư viện để phục vụ đắc lực cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của
cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường ĐHTL nói riêng và cho sự nghiệp đất
nước nói chung. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài: “ Công tác tổ chức và bảo quản
4
vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy Lợi ’’ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
- Mô tả thực trạng công tác tổ chức và bảo quản tại thư viện Đại học Thủy lợi. Qua
đó, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp có
tính khả thi, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn
tài liệu.
Nhiệm vụ:
-Để thực hiện tốt cho việc nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề
sau:
+ Giới thiệu về thư viện ĐHTL
+ Nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
với Thư viện ĐHTL
+ Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện
ĐHTL
+ Phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức và bảo quản vốn
tài liệu tại thư viện ĐHTL
+ Đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và
bảo quản vốn tài liệu.
3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Liên quan đến vấn đề tổ chức và bảo quản vốn tài liệu đã được nghiên cứu
tại nhiều thư viện lớn ở Việt Nam như: Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học
Giao thông vận tải , Thư viện Trường Đại học văn hóa, Thư viện Trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2,….Nhưng tại Thư viện ĐHTL đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy tôi chọn vấn đề: “ Tổ
5
chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần vào việc tăng cường công tác tổ
chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Trường ĐHTL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện
ĐHTL
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện
ĐHTL trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà
* Phương pháp luận :
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta
về hoạt động TT-TV.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu, phân tích tài liệu
+ Quan sát
+ Phỏng vấn
+ Thống kê số liệu
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm phong phú thêm lý luận chung về
công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện
Về mặt thực tiễn: Khóa luận đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn chỉnh
công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện ĐHTL, nhằm đáp ứng tốt
hơn nữa yêu cầu tìm kiếm của người sử dụng.
6
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, Khóa luận bao gồm các chương sau:
Chương 1: Thư viện Đại học Thủy lợi với vấn đề tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại
học Thủy lợi.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức
và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Thủy lợi
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI VỚI VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
1.1.Giới thiệu về Thư viện Đại học Thủy lợi
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Đại học Thủy lợi
Ngay sau khi thành lập Trường Đại học Thủy lợi được thành lập, năm 1959,
Thư viện cũng ra đời và phát triển đồng hành với sự phát triển của trường.Từ đó
đến nay, Thư viện đã trải qua hơn 50 năm phát triển và từng gắn với những lịch sử
phát triển của trường và những thăng trầm của đất nước. Quá trình hình thành và
phát triển của thư viện có thể chia thành 5 giai đoạn chính:
• Giai đoạn 1959-1965
Những ngày mới thành lập, tổ Thư viện không có cơ sở tập trung mà được nhà
trường bố trí tại tầng 1 nhà Hành chính và thêm một phòng đầu hồi tầng 2 với 3
cán bộ. Đối tượng phục vụ của Thư viện trong giai đoạn này là học viên lớp
chuyên tu và chính khóa 1, 2, 3, 4, 5 và 6 thuộc 3 ngành đào tạo là Thủy công,
Thủy nông và Thủy văn.
• Giai đoạn 1965-1975
Từ tháng 6 năm 1965 đến năm 1973, Thư viện cùng với toàn trường sơ tán 2
lần tại tỉnh Bắc Giang.
Từ năm 1968, Thư viện đã có những đổi mới ban đầu về nghiệp vụ, sách đã
được phân loại theo chuyên môn và bắt đầu có phích sách.
Năm 1970, Thư viện bắt đầu xây dựng hệ thống giá sách, các sách chuyên môn
và tạp chí được phân loại và sắp xếp theo khổ sách và theo ngôn ngữ.
Đến năm 1975, tổng số cán bộ tại tổ Thư viện là 6 người.
• Giai đoạn từ 1975-1989
8
Từ năm 1975, Thư viện có những cố gắng rất lớn để tăng cường và đa dạng
hóa nguốn tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Lúc này nhân lực của Thư
viện cũng được tăng lên, nâng tổng số cán bộ là 11 người.
• Từ năm 1989-2005
Tháng 10 năm 1989, tổ Thư viện thuộc phòng đào tạo đã chính thức trở thành
một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu theo quyết định số 200 QĐ/ TC ngày
28/10/1989.Kể từ đó, Thư viện mang một trọng trách mới của một trung tâm
không ngừng phấn đấu để đáp ứng cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Trường
Đại học Thủy Lợi
Năm 1990,Thư viện được chuyển lên tầng 5 nhà Hành chính với tổng diện tích
là 490 m2
. Đến năm 1997, Thư viện bắt đầu thực hiện quản lý sách trên máy tính
bằng phần mềm CDS/ ISIS for DOS, sau đó đổi sang WINSIS do UNESCO cung
cấp miễn phí thông qua Trung tâm Khoa học và công nghệ Quốc gia.
Đến cuối năm 2004, hầu như toàn bộ giáo trình đã được “ mới hóa”, gần như “
xóa sổ “ các tài liệu rôneo typo từ năm 1987 về trước.
• Giai đoạn 2005 đến nay
Tháng 6-2005, PGS.TS Nguyễn Hữu Thái nghỉ hưu. ThS. Nguyễn Thị Phương
Trà được bổ nhiệm làm giám đốc Thư viện. Cuối tháng 6/ 2005, toàn bộ 3 tầng
của tòa nhà A45 đã được giao cho Thư viện với tổng diện tích sử dụng 2.080 m2
.
Năm 2006, Thư viện đã được trang bị hoàn toàn mới về cơ sở vật chất tương
đối đồng bộ cho hệ thống các phòng đọc, phòng tự học, phòng sách, báo, tài liệu
tiếng việt và ngoại văn bằng nguồn kinh phí của Trường. Thêm vào đó, Thư viện
cũng được dự án Đan Mạch hỗ trợ kinh phí để trang bị cổng từ, các thiết bị an
ninh Thư viện và các thiết bị phụ trợ ( máy in mã vạch, thiết bị đọc mã vạch cố
định và di động, máy in thẻ nhựa…), mạng LAN và hệ thống máy tính cho hoạt
động nghiệp vụ và cho sinh viên tra cứu. Về nhân sự đến nay, Thư viện đã có 18
cán bộ, công nhân viên và đang từng bước trở thành thư viện hiện đại. Các cán bộ
9
được đào tạo về chuyên môn thư viện, thủy lợi, ngoại ngữ, ngoại thương, công
nghệ thông tin và một số ngành khác.
Tháng 8/2006, phần mềm quản lý Thư viện Libol được nâng cấp lên phiên bản
6.0. Từ tháng 7/2006, Thư viện bắt đầu hồi cố lần lượt các kho sách.
Kể từ ngày thành lập, chỉ là một tổ Thư viện vơi vài cán bộ và cơ sở vật chất,
còn nhiều thiếu thốn, trải qua hơn 50 năm thăng trầm với bao gian khổ thời chiến
tranh, khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất nhưng Thư viện vẫn luôn hoàn thành
nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực cho sự trưởng thành và vững mạnh của
Nhà trường. Đặc biệt 20 năm kể từ khi được tách ra hoạt động độc lập
( 28/10/1989- 28/10/2009), Thư viện Đại học Thủy Lợi đã có những bước tiến
không ngừng để nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác nghiệp vụ cũng như
hiệu quả phục vụ. Đó là sự phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo và
cán bộ nhân viên Thư viện.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1..1.2.1. Chức năng
Thư viện có chức năng giúp hiệu trưởng về:
+ Quản lý công tác Thư viện
+ Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách
báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn và hằng năm về việc bổ sung, cập nhật
tài liệu, giáo trình, sách, báo và tạp chí với các chủ đề phù hợp, đáp ứng yêu cầu
giảng dạy, nghiên cứu và học tập của nhà trường.
- Quản lý công tác biên soạn và in ấn giáo trình, tài liệu học tập và giảng dạy của
nhà trường
10
- Công tác nghiệp vụ thông tin bao gồm: Tập hợp, phân loại tài liệu theo chuẩn
quốc gia và quốc tế, cập nhật, xử lý và bảo quản thông tin trên máy tính, tổ chức
khai thác và truyền thông đến độc giả.
- Phục vụ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí và các loại tài
liệu khác cho độc giả tại thư viện
- Phục vụ cho mượn về nhà gồm: sách, giáo trình, bài giảng, tìa liệu tham khảo,
báo, tạp chí và các loại tài liệu khác
- Lưu trữ, bảo quản và tu bổ sách và các loại tài liệu khác.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và cơ sở vật chất của thư viện theo
hướng hiện đại hóa
- Tham mưu và giúp việc hiệu trưởng về công tác thư viện ở địa bàn xa trường:
Trung tâm ĐH2, Cơ sở 2….
- Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do Đại học Thủy Lợi xuất bản; các
luận án tiến sĩ, thạc sĩ được bảo vệ tại Đại học Thủy Lợi và của giáo viên học tập
tại nước ngoài; báo cáo tổng kết của các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp
trường do giảng viên, cán bộ Đại học Thủy Lợi thực hiện được nghiệm thu đánh
giá.
1.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
1.1.3.1. Cơ sở vật chất
Thư viện ĐHTL đến nay đã có trụ sở, cơ sở vật chất tương đối khang
trang, hiện đang tọa lạc tại tòa nhà A45 , trong khuôn viên trường ĐHTL, với diện
tích sử dụng khoảng 2.080m2
. Thư viện hiện được bố trí, sắp xếp như sau:
+ 01 Kho Giáo trình: 195 m2
+ 01 Phòng Giáo trình; 130m 2
+ 04 Kho tài liệu tham khảo:
11
Kho ngoại văn: 65m2
Kho mở: 410m2
Phòng báo- tạp chí: 30m2
Kho lưu trữ: 70m2
+ 03 Phòng khai thác đa phương tiện ( Multimedia room): 195m2
+ 03 Phòng đọc lớn và sân tự học của sinh viên, tổng diện tích 400m2
có sức chứa
khoảng 1.000 chỗ.
+ 04 Phòng làm việc của cán bộ thư viện, phòng máy chủ, phòng họp…..
Thư viện Đại học Thủy Lợi hiện có 1 không gian khép kín, biệt lập và yên
tĩnh. Các phòng đọc, kho sách với bàn quầy, giá sách, bàn ghế mới; các trang thiết
bị điện tử, an ninh thư viện khá hiện đại, hệ thống đèn, quạt hợp lý, có điều hòa
không khí, máy hút ẩm…
1.1.3.2. Trang thiết bị
Thư viện được lắp đặt các thiết bị điện tử, mạng LAN và các thiết bị an ninh
thư viện khá hiện đại:
- Phần mềm quản lý Thư viện Libol 6.0 để quản lý vốn tài liệu, quản lý bạn
đọc, phục vụ tra cứu, mượn trả tài liệu và các hoạt động nghiệp vụ khác…
- Mạng LAN kết nối với Internet theo đường Leaseline của trường, có 2 điểm
kết nối Wifi; 3 severs và 4 swichs CICO
- Hệ thống máy tính nối mạng:
+ 20 terminals phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin
+ 90 PCs trong phòng multimedia
+ 21 PCs cho các cán bộ làm nghiệp vụ
+ 05 máy in Lazer; 02 máy photocopy
12
- Hệ thống an ninh Thư viện:
+ Cổng từ 3M
+ Các loại tem từ dung cho sách, băng, đĩa….
+ 01 máy khử từ/ nạp lại từ cho sách và các loại tài liệu
+ 01 máy khử từ/ nạp lại từ cho băng đĩa
+ 11 máy in hóa đơn phục vụ mượn/ trả
+ 11 đầu đọc mã vạch cố định
+ 01 đầu đọc mã vạch di động
+ 01 máy in mã vạch
+ 01 máy in thẻ nhựa
+ 01 máy ảnh kỹ thuật số
- Hệ thống kiểm soát thẻ ra vào/ ra tự động bằng thẻ Proximity.
1.1.4. Thành phần vốn tài liệu của Thư viện ĐHTL
Thư viện ĐHTL là một thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật, có vốn
tài liệu phong phú, đa dạng. Trong đó bao gồm: Tài liệu truyền thống và tài liệu
điện tử
Tài liệu truyền thống:
Là tài liệu chứa các thông tin dưới dạng giấy. Bao gồm các văn bản, các
loại tài liệu quý hiếm khác như sách đồng, sách lá cọ, sách thẻ tre,…
Tài liệu truyền thống được lưu trữ trên giá, bảo quản vật mang tin vật lý
sách, báo, tạp chí ….ở một không gian cụ thể. Do tồn tại dưới một dạng vật lý cụ
thể có thể bảo quản được, thông tin trong tài liệu truyền thống có độ ổn định và
bền vững cao hơn thông tin chứa trong các nguồn tài liệu điện tử. Tuy nhiên dung
lượng thông tin chứa trong các tài liệu truyền thống không lớn bằng tài liệu điện
13
tử. Mặt khác, tài liệu dạng giấy cũng chịu tác động của nhiều yếu tố vật lý như độ
ẩm, ánh sang, oxy hóa,…. gây khó khăn cho việc tổ bảo quản cũng như tổ chức tài
lệu. Vì vậy mà kinh phí cho việc bảo quản cho tài liệu truyền thống thường tốn
kém.
Mặt khác, mức độ cập nhật thông tin trong tài liệu truyền thống rất chậm,
không thường xuyên. Thông tin trong tài liệu truyền thống chỉ có thể lưu trữ dưới
dạng thông tin tĩnh, vì vậy tài liệu truyền thống không có khả năng truy cập từ xa,
bị giới hạn về không gian và thời gian. Người dùng tin muốn dùng tài liệu thì phải
trực tiếp đến thư viện.
Dưới đây là những tài liệu truyền thống tiêu biểu của Thư viện ĐHTL:
- Sách:
Đây là loại tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong kho tài liệu của Thư viện, gồm
các loại sau:
- Sách Giáo trình: Trên 500 đầu/ 214.639 bản là tổng số giáo trình có thể đáp
ứng cho nhu cầu mượn sách của sinh viên đăng ký hơn 300 môn học được
mở trên toàn trường.
- Tài liệu tham khảo tiếng việt có khoảng 4703 đầu/ 18465 bản
- Tìa liệu tham khảo tiếng nước ngoài: khoảng 9213 đầu/ 17265 bản
- Luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm nghiên
cứu khoa học của giáo viên, cán bộ, học viên, cao học trong trường thực
hiện.
- CSDL thư mục: Các biểu ghi thư mục giáo trình, tài liệu tham khảo, luận
án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học
- Tờ rơi, kỷ yếu: Phát hành trên 2000 tờ rơi và trên 250 bản kỷ yếu
Tài liệu điện tử:
14
Là tài liệu có chứa thông tin ở dạng số, được trình bày và lưu trữ trên các
vật mang tin điện tử: CD-ROM, băng đĩa,…và để truy cập tới chúng phải thông
qua máy tính và mạng máy tính điện tử.
Nguồn thông tin điện tử được tạo thành bởi các thông tin điện tử hay còn
gọi là thông tin số hóa bao gồm:
+ Các CSDL chuyên ngành, đa ngành lưu trữ trên đĩa từ, băng từ, đĩa quang
CD-ROM
+ Các CSDL trực tuyến do các cơ quan thông tin xây dựng, các website trên
Ỉnternet, các bản tin điện tử,…..
Mật độ thông tin trong các tài liệu điện tử rất cao. Xuất phát từ công nghệ nén
và lưu trữ trên các vật từ tính quang học nên dung lượng lưu trữ trên chúng rất lớn.
Nguồn tài liệu có khả năng truy cập từ xa, không giới hạn về thời gian và
không gian, người dùng tin có thể tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi thông qua
mạng máy tính. Cùng một thời điểm, nguồn tài liệu điện tử cho phép nhiều người
cùng truy cập hay sử dụng một tài liệu thông tin.
Bên cạnh những ưu điểm, tài liệu điện tử cũng có một số hạn chế cần phải lưu
ý. Tính ổn định và thông tin trong tài liệu điện tử không cao và không đồng nhất,
có thông tin tồn tại lâu dài như trên đĩa CD-ROM, có thông tin vòng đời ngắn như
các tập tin, các bài báo trên mạng Internet. Theo thống kê, Thư viện ĐHTL có
khoảng:
- Khoảng trên 600 đĩa CD, VCD, DVD dữ liệu, trong đó có 192 luận văn,
luận án.
- Trên 400 đầu sách tiếng anh được số hóa
- Gần 100 đầu giáo trình tiếng việt do các giảng viên trong trường biên soạn
và được chuyển đổi thành giáo trình điện tử
- 342 bài giảng của các môn học cung cấp miễn phí cho sinh viên.
15
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng nhu cầu tin
của bạn đọc ngày càng cao, Thư viện đã và đang từng bước hiện đại hóa ứng dụng
tin học vào các hoạt động thư viện.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
1.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Thư viện Đại học Thủy Lợi
1.1.5.2. Đội ngũ cán bộ
Hiện nay, Thư viện Đại học Thủy Lợi có 18 cán bộ. Trong đó, có 2 thạc sĩ;
13 người có trình độ đại học trong đó có 4 người tốt nghiệp chuyên ngành Thư
viện; 2 kỹ sư tin học và đại học các ngành khác.
Thư viện có cơ cấu và chức năng quản lý riêng biệt:
- Ban giám đốc: 2 người
16
Ban Giám đốc
Khối
nghiệp
vụ
Khối
phục vụ
bạn đọc
Bộ phận
kỹ thuật
và tin học
Phòng
Nghiệp vụ
P
Phòng
Đọc mở
ă
Phòng
Ngoại
văn
Phòng
Giáo
trình
Phòng
Báo-
tạp chí
Phòng
Multi-
media
Giải đáp
thông tin
K
Kỹ
thuật
mạng
U
Website
- Khối nghiệp vụ thư viện và quản trị mạng ( hiện có 5 người):
+ Công tác xuất bản, bổ sung( 1 người)
+ Công tác biên mục, tạo các ấn phẩm thư viện ( 3 người)
+ Quản trị mạng LAN và hệ thống servers + PCs ( 1 người)
- Khối phục vụ bạn đọc ( hiện có 13 người)
+ Phòng Giáo trình ( 5 người)
+ Kho mở ( 4 người)
+ Kho ngoại văn ( 1 người)
+ Phòng báo chí ( 1 người)
+ Hướng dẫn thông tin ( 2 người)
1.1.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Thư viện Đại học Thủy Lợi có số lượng người dùng tin đông đảo và đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy thư viện không ngừng đi lên. Người dùng tin tại
thư viện được chia thành các nhóm chính:
- Giảng viên, cán bộ trong trường
- Sinh viên chính quy, tại chức, học viên cao học và nghiên cứu sinh tại
trường
- Ngoài ra, Thư viện còn cung cấp giáo trình, tìa liệu tham khảo cho một số
cơ sở đào tạo tại chức xa trường như Cơ sở 2, Đại học 2 và một số trường
Đại học khác.
+ Nhóm cán bộ giảng dạy, quản lý, chuyên viên: Với hơn 400 người trong
tổng số bạn đọc của Thư viện. Tuy nhiên, họ đóng vai trò nòng cốt của xã hội,
là “ nguyên khí của quốc gia”. Họ vừa là đối tượng sử dụng thư viện, vừa là
người tạo ra nguồn thông tin có giá trị khoa học cao cho Thư viện. Với đặc thù
là hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà cụ thể là kỹ thuật thủy lợi,
17
nhu cầu tin của họ chuyên sâu. Họ quan tâm tới những thông tin mới kịp thời.
Bên cạnh tài liệu tiếng việt, họ rất quan tâm tài liệu nước ngoài như: Anh,
Pháp, Nhật….những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển trên thế giới.
+ Nhóm sinh viên chính quy, tại chức chủ yếu là các học viên cao học và
nghiên cứu sinh. Nhiệm vụ chính của họ là học tập và họ là đối tượng người
dùng tin chủ yếu của Thư viện. Với mô hình đào tạo theo hình thức tín chỉ, đòi
hỏi họ phải học, đọc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn có trong các taì liệu
dạng truyền thống cũng như hiện đại: Tài liệu tham khảo, báo, tạp chí khoa
học, luận án, luận văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến, bài giảng điện tử…..
Mỗi nhóm người dùng tin lại có những đặc điểm tâm lý, ngành nghề khác
nhau, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tin khác nhau của họ. Việc phân chia người
dùng tin thành những nhóm nhỏ, giúp thư viện quản lý bạn đọc tốt hơn. Qua
đó, việc bổ sung nguồn tin sẽ đi sát và phù hợp với nhu cầu từng nhóm người
dùng tin, giúp cho Thư viện có những chính sách ưu đãi, kế hoạch xây dựng và
phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, trên cơ sở nắm vững từng loại nhu
cầu. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện đối với mọi đối
tượng người dùng tin khi tới Thư viện.
1.2 Những vấn đề về tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
1.2.1. Tổ chức vốn tài liệu Thư viện
Vốn tài liệu thư viện có vai trò rất quan trọng trong hoạt động TT-TV. Vốn
tài liệu là tiền đề, là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện. Toàn bộ vốn tài
liệu thư viện cần được tổ chức một cách khoa học, hệ thống nhằm đạt được các
mục tiêu:
+ Tạo ra một trật tự hợp lý trong kho tài liệu.
+ Bảo quản chúng được thuận tiện lâu dài.
+ Tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng.
18
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu.
Thông thường các cơ quan thông tin- thư viện có thể tổ chức một số dạng kho tài
liệu như sau:
a. Kho tổng hợp: Là loại kho tài liệu được tổ chức theo các chuyên ngành tri thức
khác nhau, phục vụ cho các đối tượng bạn đọc với những trình độ khác nhau. Kho
tổng hợp thường được tổ chức trong các thư viện công cộng, thư viện đa ngành.
b. Kho chuyên biệt: Là kho tài liệu được tổ chức theo chuyên ngành khoa học nhất
định, một loại hình tài liệu, một ngôn ngữ nhất định. Kho chuyên biệt thường được
tổ chức trong các thư viện khoa học, thư viện chuyên ngành, thư viện kỹ thuật.
Căn cứ vào khối lượng vốn tài liệu, chế độ và đối tượng phục vụ, các kho
tổng hợp và chuyên biệt lại chia ra thành kho chính và kho phụ, kho dự trữ trao
đổi và kho lưu động.
c. Kho chính: Là kho trong đó chứa đựng tất cả các loại tài liệu Thư viện, là kho
tổng hợp nhất, đầy đủ nhất, phong phú nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tin
của bạn đọc. Để quản lý, bảo quản và sử dụng, Kho chính lại có thể phân chia
thành những bộ phận khác nhau: Bộ phận sách ngoại văn, quốc văn, tài liệu địa
chí, báo, tạp chí, tài liệu điện tử….
d. Kho phụ: Là loại kho tài liệu được tổ chức một cách gọn nhẹ với một số lượng
sách báo hạn chế nhưng lại được bạn đọc sử dụng thường xuyên. Vốn tài liệu này
được rút ra từ kho chính, gồm những sách mới nhất, hay nhất, tốt nhất, hấp dẫn
nhất, được bạn đọc quan tâm nhiều và hay hỏi mượn nhất. Kho phụ được tổ chức
nhằm phục vụ nhanh chóng, kịp thời bạn đọc, lại tiết kiệm thời gian công sức của
cán bộ thư viện.
Trong quá trình phục vụ tài liệu tại kho phụ, Thư viện xem xét những tài
liệu nào cũ, nát hoặc ít được sử dụng cần tu sửa lại chuyển về kho chính, hoặc đề
nghị thanh lý, và bổ sung thường xuyên những tài liệu mới.
19
Thư viện có thể tổ chức 2 loại kho phòng đọc và phòng mượn. Các kho phụ
thường được tổ chức theo hình thức kho mở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tìm kiếm tài liệu cho cán bộ thư viện và bạn đọc.
e. Kho sách lưu động
Kho sách lưu động được tổ chức để phục vụ bạn đọc ngoài thư viện, những người
không có điều kiện đến được Thư viện trung tâm. Sách của Thư viện trung tâm
chuyển về các Thư viện chi nhánh hoặc các điểm giao nhận sách theo định kỳ. Sau
một thời gian quy trình ( 3- 6 tháng), Thư viện trung tâm sẽ chuyển đến sách mới,
thu hồi lại sách cũ.
g. Kho dự trữ trao đổi
Kho dự trữ trao đổi được tổ chức tại phòng bổ sung trao đổi. Tài liệu của
kho này không phục vụ bạn đọc mà để phục vụ công tác trao đổi tài liệu trong
nước, quốc tế, hoặc bổ sung vào kho sách thư viện thay thế cho những sách đã cũ
nát, thất thoát. Trao đổi tài liệu giữa các thư viện là hình thức bổ sung quan trọng,
bởi có tài liệu không thể mượn được ngoài thị trường mà chỉ có thông qua con
đường hợp tác trao đổi.
Kho tài liệu được tổ chức sắp xếp theo nội dung hoặc theo hình thức của tài
liệu.
* Sắp xếp theo nội dung bao gồm: Sắp xếp tài liệu theo môn loại tri thức, theo đề
tài, theo chủ đề.
* Sắp xếp theo hình thức bao gồm: Sắp xếp theo chữ cái tên tài liệu, tên tác giả,
theo thời gian xuất bản tài liệu, theo địa lý, theo ngôn ngữ, theo số đăng ký cá biệt,
theo ký hiệu xếp giá.
Mỗi hình thức sắp xếp tài liệu đều có những ưu điểm, hạn chế khác nhau vì
thế trong tổ chức kho tài liệu người ta thường kết hợp các hình thức sắp xếp tài
liệu với nhau để phát huy những ưu điểm của từng hình thức sắp xếp tài liệu.
20
Để tổ chức kho tài liệu hiệu quả ,Thư viện Đại học Thủy lợi đã áp dụng 2
hình thức chủ yếu là kho đóng và kho mở.
* Kho mở: Là hình thức tổ chức kho tài liệu mà bạn đọc có thể trực tiếp tìm kiếm
tài liệu trong kho qua sự hướng dẫn của cán bộ thư viện hoặc qua các bảng biểu
chỉ dẫn. Đây là hình thức tổ chức kho tài liệu khá phổ biến trong các thư viện hiện
nay. Trong kho mở tài liệu thường được sắp xếp theo môn loại.
* Kho đóng: Là hình thức tổ chức kho mà bạn đọc muốn sử dụng tài liệu thư viện
phải ghi phiếu yêu cầu và thông qua cán bộ thư viện để mượn tài liệu.. Trong kho
đóng, tài liệu thường được sắp xếp theo khổ, theo đăng ký cá biệt, theo thời gian
xuất bản tài liệu.
Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí trên, Thư viện phải phát huy được hết các
nguồn lực của mình.
1.2.2. Bảo quản vốn tài liệu
Bảo quản vốn tài liệu thư viện là hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của tài
liệu, tránh sự mất mát, hư hỏng tài liệu, đảm bảo tính thông tin đầy đủ của tài liệu,
phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu ,học tập một cách toàn diện và lâu dài.
Thuật ngữ bảo tồn ( Conservation) và Bảo quản ( Preservation) nhiều khi
được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các tài liệu chuyên môn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Hội thư viện Mỹ ( American Library
Association ( ALA), thì thuật ngữ Bảo tồn được dung với nghĩa chung hơn và bao
quát hơn, còn Bảo quản tài liệu được định nghĩa một cách chuyên sâu hơn. Bảo
tồn nghĩa là giữ lại không để nó mất đi. Bảo quản nghĩa là gìn giữ cho khỏi hư
hỏng hoặc hủy hoại.
Có nhiều định nghĩa về bảo quản tài liệu trong thư viện. Theo IFLA bảo
quản là những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ các tài liệu
thư viện và lưu trữ khỏi bị hư hỏng ( hoặc gây thiệt hại hoặc hủy hoại), bao gồm
những phương pháp và kỹ thuật do đội ngũ chuyên môn đề ra.
21
Hội thư viện Mỹ cho rằng bảo quản là những hành động liên hệ đến việc
bảo trì tài liệu thư viện hoặc tài liệu thuộc văn khố để sử dụng, dưới hình thức
nguyên thủy của nó hoặc dưới một hình thức khác có thể dung được.
Kế thừa và phát triển các quan điểm trên, tôi cho rằng bảo quản tài liệu là
những hoạt động với mục đích lưu giữ, duy trì sự tồn tại của tài liệu của thư viện,
phục vụ cho việc sử dụng trước mắt và lâu dài, nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn sự
hư hỏng của tài liệu, kéo dài tuổi thọ của chúng, đảm bảo nội dung thông tin trong
tài liệu không bị mất đi.
Bản chất của tài liệu là thông tin chứa trong nó, hình thức tài liệu là dạng vật lý
có chứa thông tin của tài liệu. Như vậy có thể hiểu bảo quản tài liệu là tìm cách
duy trì dạng vật lý có chứa thông tin của tài liệu. Nói cách khác, bảo quản hướng
tới cả hình thức và nội dung của tài liệu.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội nhu
cầu thông tin cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Sách báo và các tài liệu khác
nhập vào Thư viện gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi những người làm công tác Thư
viện cần có một chương trình bảo quản đồng bộ, toàn diện và lâu dài trước tác
động của thiên nhiên, con người và sự lão hóa của bản thân tài liệu đó.Vấn đề bảo
quản vốn tài liệu đặt ra cho tất cả mọi loại hình thư viện, cho mọi loại tài liệu có
trong thư viện.
Có thể nói, vấn đề bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu thư viện, chống lại mọi tác
động phân hủy tài liệu, đang là mối quan tâm nghề nghiệp tất yếu và là vấn đề cấp
bách của các thư viện toàn thế giới. Bởi bảo quản vốn tài liệu không chỉ nâng cao
chất lượng hoạt động của thư viện, mà còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của các cơ quan thông tin- thư viện.
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến công
tác bảo quản vốn tài liệu, làm cho công tác ngày càng trở nên khó khăn và phức
tạp.
22
Cũng như tất cả các thư viện khác, tại thư viện Đại học Thủy Lợi vấn đề bảo
quản vốn tài liệu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bên cạnh việc tổ chức vốn tài
liệu phục vụ và đáp ứng nhu cầu bạn đọc, còn có nhiệm vụ bảo quản và giữ gìn lâu
dài vốn tài liệu đó, nhằm thực hiện mọi chức năng và nhiệm vụ của mình.
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư
viện ĐHTL
Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan TTTV có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Trong quá trình tổ chức vốn tài liệu các thư viện
đồng thời phải giải quyết hai vấn đề mâu thuẫn nhau nhưng có mối quan hệ
biện chứng với nhau đó là sử dụng tích cực vốn tài liệu của thư viện và bảo
quản chúng lâu dài. Tổ chức vốn tài liệu khoa học làm cho vốn tài liệu nói
chung và từng cuốn sách nói riêng được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Bảo
quản vốn tài liệu tốt sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm ngân sách cho
Thư viện cho việc bổ sung, phục hồi và phục chế các tài liệu bị mất mát hư
hỏng. Nhiệm vụ của công tác tổ chức vốn tài liệu là phải điều hòa được công
tác đó, đảm bảo việc luân chuyển tài liệu một cách nhanh chóng tới người dùng
tin, thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc trong thời gian ngắn nhất. Đòng thời vốn tài
liệu cũng được bảo quản lâu dài vì đây được coi là tài sản chung của xã hội,
góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.
Tổ chức vốn tài liệu là nghiên cứu việc phân bổ, sắp xếp các sách để giữ
gìn lâu dài và thuận tiện cho việc sử dụng. Công tác này có ý nghĩa đối với tất
cả các hoạt động của các cơ quan thông tin- thư viện.. Việc phân bổ tài liệu,
quy định trật tự sắp xếp trong kho tài liệu được tiến hành với mục đích là để
tận dụng, sử dụng đến mức tối đa và bảo quản tốt nhất những tài liệu trong thư
viện.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kho tài liệu, Thư viện
Đại học Thủy Lợi đã đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với công tác tổ chức và
bảo quản vốn tài liệu. Với đặc thù là thư viện trường đại học chuyên về các
23
lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kỹ thuật thủy lợi, nội dung tài liệu luôn được cập
nhật, ngôn ngữ tài liệu đa dạng phong phú, chú trọng phát triển cả những tài
liệu nước ngoài để đáp ứng được mọi nhu cầu tin của người dùng tin. Để làm
được điều này, đòi hỏi Thư viện phải tổ chức được kho sách hợp lý, đúng đắn,
bảo đảm đầy đủ các yếu tố để hình thành nên kho sách thư viện, phù hợp với
chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cầu của một
kho sách được tổ chức, sắp xếp khoa học đó là phải dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và
dễ bảo quản. Đảm bảo thông tin đến với người đọc nhanh chóng, chính xác,
kịp thời và tiết kiệm diện tích kho.
Ý thức được vai trò to lớn của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu,
Thư viện ĐHTL trong những năm qua đã có những tích cực đổi mới công tác
này, nhằm tạo ra một không gian vốn tài liệu vừa phong phú vừa hợp lý, và
bảo quản được vốn tài liệu một cách tốt nhất. Với nỗ lực mang tài liệu gần hơn
đến với bạn đọc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thư viện, đáp ứng ngày
càng cao của người dùng tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thời kỳ của sự bùng nổ thông tin thì công tác tổ chức và bảo quản vốn tài
liệu là một khâu quan trọng không thể thiếu để hoàn thành nhiệm vụ này.
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN
TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI.
2.1.Phương thức tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tài liệu sau khi được xử lý, sẽ được phân chia về các kho và sắp xếp theo
một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích và tính chất sử dụng. Mỗi loại hình
kho đều phải phù hợp với đặc điểm vốn tài liệu và đặc điểm nhu cầu tin của người
sử dụng. Dù được tổ chức theo hình thức kho nào cũng đều phải đảm bảo mục
đích cuối cùng là: Phục vụ tốt cho người sử dụng
Là một thư viện có vốn tài liệu phong phú, số lượng độc giả đa dạng, Thư
viện ĐHTL luôn quan tâm đến vấn đề tổ chức vốn tài liệu và coi đó là vấn đề then
chốt. Do vậy, công việc đưa ra đối với mỗi Thư viện là tổ chức, sắp xếp tài liệu
như thế nào để vừa đạt mục đích sử dụng cao vừa bảo quản được vốn tài liệu lâu
dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kho tài liệu, Thư viện Đại học
Thủy lợi đã tổ chức kho tài liệu của mình một cách khoa học, hợp lý nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu.
Cũng giống như các Thư viện thuộc các trường Đại học khác, toàn bộ vốn
tài liệu của Thư viện Đại học Thủy lợi được tổ chức thành hai loại kho cơ bản: kho
đóng và kho mở.
2.1.1. Kho đóng
Mặc dù kho mở ngày càng chiếm ưu thế nhưng những ưu điểm của kho
đóng vẫn không thể phủ nhận được, vì thế mà nó vẫn phù hợp trong các cơ quan
thông tin- thư viện hiện nay.
Kho đóng là hình thức phục vụ bạn đọc thông qua đối tượng trung gian là
cán bộ thư viện. kho đóng là kho độc giả đến mượn tài liệu, phải tra cứu hệ thống
mục lục truyền thống hoặc mục lục đọc máy, phải ghi phiếu yêu cầu và mượn qua
thủ thư. Độc giả không được trực tiếp vào kho tài liệu.
25
Ưu điểm:
+ Tổ chức kho đóng sẽ tiết kiệm được diện tích kho giá sách.
+ Tài liệu dễ dàng được bảo quản, kiểm kê nên dễ dàng nhận biết số lượng tài
liệu mất mát hư hỏng trong quá trình kiểm kên từ đó có chính sách bổ sung tài
liệu.
+ Các tài liệu được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt và được sắp xếp từ trên xuống
dưới, từ trái qua phải, trên mỗi giá đều có phiếu chỉ dẫn nên cán bộ rất dễ tìm và
cất tài liệu.
+ Tổ chức kho đóng sẽ tránh được tình trạng mất mát tài liệu, xé tài liệu do bạn
đọc gây nên.
Nhược điểm:
+ Bạn đọc không được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu nên độ chính xác trong tài
liệu thông tin còn hạn chế. Do không được trực tiếp tiếp cận với tài liệu mình cần
mà phải mất thời gian tìm tài liệu trên máy sau đó mới viết phiếu yêu cầu, phải
mất thời gian chờ đợi cán bộ vào kho lấy sách, vì vậy mà không tạo được hứng thú
cho bạn đọc, nên bạn đọc tới rất ít.
+ Cán bộ thư viện vất vả trong việc tìm kiếm sách khi phải thường xuyên vào kho
lấy sách đặc biệt là lúc bạn đọc đông.
Với những ưu điểm trên, đồng thời dựa vào điều kiện thực tế, Thư viện Đại học
Thủy lợi chỉ tiến hành tổ chức kho đóng cho kho lưu của thư viện..
* Kho lưu của Thư viện ĐHTL
Kho lưu là kho sách được thành lập theo chủ trương cần lưu trữ từ 1 đến 2
bản của mỗi tên sách nhằm bảo tồn vốn tài liệu cho Thư viện chống tình trạng mất
sách của Thư viện.
Kho này có diện tích là 70 m2
gồm những sách có năm xuất bản cũ, ít được
bạn đọc sử dụng trong một thời gian dài, sách bản thừa và sách từ kho mở chuyển
26
lên. Đối với tài liệu tham khảo tối đa cho mỗi bản lưu là hai bản, giáo trình thì tất
cả các đầu sách đều được lưu lại một bản.
Đối tượng phục vụ của kho lưu trữ là: Cán bộ, giảng viên muốn tìm hiểu
các tài liệu cũ để viết sách, các sinh viên năm cuối, học viên cao học muốn nghiên
cứu tham khảo thêm tài liệu để làm đồ án, luận án, luận văn cho mình.
Tài liệu trong kho được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt, xếp theo quy tắc từ
trái qua phải, từ trên xuống dưới, trên mỗi giá đều có chỉ dẫn nên cán bộ thư viện
rất dễ tìm và cất tài liệu.
Ký hiệu xếp giá của kho lưu là sự kết hợp giữa các yếu tố sau:
Tên cơ quan Thư viện + mã vạch + số đăng kí cá biệt
Với cách sắp xếp này cán bộ có thể dễ dàng lấy được tài liệu nhanh chóng,
tiết kiệm được diện tích kho nhưng hình thức không đẹp, những tài liệu đứng cạnh
nhau không có mối quan hệ về nội dung và tác giả. Chẳng hạn, các tài liệu khoa
học kỹ thuật lại được xếp cạnh các tài liệu khoa học xã hội, tác giả người việt lại
xếp cạnh tác giả nước ngoài, vì vậy mà khó khăn cho việc tìm tài tài liệu cũng như
là giới thiệu tài liệu đó cho độc giả.. Số đăng kí cá biệt là kí hiệu xếp giá nên khi
sổ đăng kí cá biệt bị sai lệch,cán bộ sẽ không tìm được tài liệu trong kho dẫn đến
tài liệu không đến tay được bạn đọc.
2.1.2. Kho mở.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì kho mở ngày càng chiếm ưu thế vì
những lợi thế mà chúng mang lại cho bạn đọc ngày càng nhiều. Vì thế để phục vụ
cho nhu cầu học tập nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên Thư viện ĐHTL
đã và đang tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở ngày càng nhiều.
Kho mở là cách tổ chức tài liệu theo kiểu mở, theo đúng nghĩa của nó, tức
là tiếp cận tài liệu trực tiếp. Với hình thức tổ chức này bạn đọc được trực tiếp tìm
kiếm những tài liệu mình thích trong kho tài liệu của thư viện.
27
Ưu điểm:
+ Kho mở cho phép bạn đọc tìm tài liệu được chính xác theo yêu cầu cầu của
bản thân, vì phương pháp này cho phép người đọc trực tiếp tiếp xúc với tài liệu.
Tạo điều kiện cho người tìm tin tự do tìm kiếm lựa chọn trực tiếp trên giá mà
không phải qua bất kỳ một khâu trung gian nào.
+ Với hình thức phục vụ này, bạn đọc sẽ dễ dàng tìm thấy những tài liệu mà
mình cần, cũng có thể nảy sinh những nhu cầu thông tin mới.
+ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu cho bạn đọc vì không phải thông qua khâu
trung gian là cán bộ thư viện, cũng như việc tra tìm tài liệu trên hệ thống tra cứu,
viết phiếu yêu cầu, chờ đợi nhận tài liệu từ cán bộ thư viện.
+ Bên cạnh đó, cũng tiết kiệm được thời gian, công sức cho cán bộ thư viện vì
không phải vào kho lấy tài liệu cho bạn đọc
+ Tài liệu trong kho mở thường được sắp xếp theo nội dung, hay chủ đề, do đó
giúp bạn đọc thuận tiện cho việc nghiên cứu và học tập tài liệu theo từng chuyên
đề, theo các chuyên ngành khoa học ( tổ chức theo kí hiệu phân loại), hay cùng
một tác giả ( sắp xếp theo mã hóa tên tác giả), hoặc theo thời gian ( nếu sắp xếp
theo thứ tự thời gian xuất bản của tài liệu)
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Thư viện trong việc lựa chọn sách, báo triển lãm
theo từng chủ đề, hoặc biên soạn các bản thư mục, giới thiệu thông tin, giúp đỡ
thiết thực trong việc thông báo có hệ thống cho các cán bộ khoa học, các chuyên
môn những thành tựu mới nhất về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Ngoài những ưu điểm trên, việc tổ chức sắp xếp tài liệu theo hình thức kho mở
còn có những hạn chế sau:
+ Việc sắp xếp tài liệu tốn diện tích kho, giá vì phải để chỗ dự trữ trên giá cho
tài liệu mới nhập về và lối đi rộng rãi giữa các giá để bạn đọc có thể đi lại chọn tài
liệu dễ dàng
28
+ Khó quản lý tài liệu, bảo quản tài liệu kém, sách nhanh bị rách nát, hư hỏng,
mất mát. Do tần suất bạn đọc cao và bạn đọc không có ý thức bảo quản tài liệu
+ Cán bộ mất thời gian chỉnh lý, sắp xếp tài liệu lên giá, vì sau mỗi buổi phục
vụ tài liệu bị xáo trộn
+ Phải có hệ thống an ninh bảo vệ tài liệu như camera, hệ thống cổng từ,…
+ Trong kho mở tài liệu được sắp xếp thường không có tính thẩm mỹ cao vì tài
liệu có kích thước khác nhau và luôn bị bạn đọc xê dịch khi tìm kiếm. Do vậy mà
công tác phục vụ bạn đọc trong kho mở rất đặc biệt do tính sắp xếp của tài liệu nên
đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức cơ bản về khung phân loại và cách cấu tạo
kí hiệu xếp giá, kí hiệu tác giả để sắp xếp vào đúng vị trí. Vì vậy, việc sắp xếp tài
liệu ở đây ở đây khó hơn nhiều so với kho đóng. Bạn đọc không phải sắp xếp tài
liệu lên giá sau khi sử dụng. Tuy nhiên tổ chức kho sách theo hình thức kho mở là
hình thức phục vụ bạn đọc than thiện, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc.
Bằng những nỗ lực vốn có của mình, Thư viện Đại học Thủy lợi đã và đang
tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Thư viện.. Tổ
chức vốn tài liệu theo hình thức kho mở chính là một trong những điểm nhấn đó.
Vì vậy mà hầu hết các phòng của Thư viện Đại học Thủy lợi hiện nay đều tiến
hành tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở:
- Phòng Giáo trình ( ở tầng 1)
- Phòng Báo, tạp chí ( tầng 1)
- Phòng Ngoại văn ( tầng 2)
- Phòng đọc mở ( phòng tài liệu tham khảo tiếng việt – tầng 3)
• Phòng Giáo trình
29
Phòng mượn giáo trình là phòng phục vụ bạn đọc đặc trưng của Thư viện Thủy
lợi. Đây là kho tài liệu lớn nhất của Thư viện, với 628 đầu, 306.944 bản ( theo số
liệu thống kê năm 2012), phản ánh đầy đủ sô lượng, loại hình sách giáo trình các
môn học cơ sở và chuyên ngành. Thư viện luôn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của
sinh viên đầu mỗi học kỳ.
Tài liệu trong phòng giáo trình được sắp xếp theo các khoa tương ứng với các
ngành đào tạo của trường, bao gồm:
- Sách chính trị
- Sách cơ bản
- Khoa công trình
- Khoa kỹ thuật tài nguyên nước
- Khoa kinh tế
- Khoa thủy văn
- Khoa môi trường
- Khoa cơ khí
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa năng lượng
- Khoa kỹ thuật bờ biển.
Với cách tổ chức như trên tương ứng với các giá là các khoa và tài liệu được
sắp xếp thành các khu riêng biệt. Những tài liệu có tần suất sử dụng lớn, chẳng
hạn như các sách giáo trình cơ bản thì được ưu tiên sắp xếp ở bên ngoài để cán bộ
thư viện linh hoạt khi lấy tài liệu để phục vụ. Trong mỗi tài liệu lại được sắp xếp
theo thứ tự chữ cái A, B, C,….tên giáo trình. Mặc dù được sắp xếp trên giá với
từng khoa nhưng mỗi cuốn sách đều có một ký hiệu xếp giá riêng. Nếu ở phòng
mở ký hiệu xếp giá được dán ở gáy của tài liệu thì ở phòng giáo trình không xếp
30
theo ký hiệu xếp giá mà chỉ sắp xếp theo loại giáo trình. Trường hợp cùng một tên
sách, nhưng có số tác giả và số tập khác nhau thì ứng với mỗi loại sẽ phân ra, để
dễ nhận biết và sắp xếp sách.
Phòng giáo trình của Thư viện không có chỉ dẫn cụ thể về các tài liệu tại mỗi
đầu khoa, nên đòi hỏi cán bộ thư viện phải có nhiều kinh nghiệm trong việc xếp
giá, xác định dễ dàng vị trí của tài liệu để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt
nhất.
Hằng ngày, phòng giáo trình tiếp nhận 500 lượt bạn đọc vào mượn tài liệu
phục vụ nghiên cứu, lượng sinh viên đông nhất đặc biệt là vào đầu hoặc cuối học
kỳ. Hiện nay, công tác mượn trả phòng giáo trình được thực hiện trên máy tính với
sự hỗ trợ của phần mềm Libol 6.0. Phòng cho phép sinh viên mượn sách về nhà
trong vòng 1 học kỳ, khoảng 150 ngày. Sinh viên làm mất sách thì phải đền theo
quy định của Thư viện.
• Phòng Báo, tạp chí
Báo, tạp chí là loại tài liệu mang tính cập nhật thông tin nhanh, thời sự cao và
được xuất bản theo ngày, tuần, tháng, quý nên lượng bạn đọc tới phòng báo, tạp
chí cũng khá đông. Phòng báo, tạp chí được bố trí ngay tầng 1, vì vậy nó rất thuận
tiện cho sinh viên đến đọc cũng như mượn tài liệu.
Phòng báo, tạp chí hiện có khoảng 25 đầu báo, 71 đầu tạp chí.
+ Đối với các báo ngày: Thư viện sắp xếp ngay tại quầy để tiện cho bạn đọc tìm
kiếm, cập nhật thông tin kịp thời.
+ Đối với các báo tuần và các tạp chí: Thư viện tổ chức sắp xếp trưng bày trên
các ô giá.
Để thuận tiện cho bạn đọc tìm kiếm báo, tạp chí, cán bộ thư viện đã lập bảng danh
mục ghi đầy đủ các tên báo, tạp chí, tương ứng với các ô trên giá. Trên mỗi ô
trưng bày cũng được đánh số thứ tự theo bảng danh mục để thuận tiện cho bạn đọc
tìm kiếm.
31
+ Khu vực báo, tạp chí nước ngoài: Từ ô số 1 đến ô số 20. Đây là nguồn chủ
yếu được biếu tặng.
+ khu vực báo, tạp chí chuyên ngành thủy lợi: Từ ô 21 đến ô 40
+ Khu vực báo, tạp chí về công nghệ thông tin
+ Khu vực báo, tạp chí về văn hóa, nghệ thuật và xã hội.
Đặc biệt, để tránh nhầm lẫn, cán bộ thư viện còn dán cả số của ô lên trang
bìa của ấn phẩm và đựt báo, tạp chí lên trưng bày ở trước mặt mỗi ô. Với cách làm
này, cán bộ không phải vất vả trong việc kiểm kê, bạn đọc có thể dễ dàng tìm
được những tài liệu mà mình cần.
Trong mỗi ô báo chỉ xếp các số mới nhất của ấn phẩm định kỳ đó. Khi có
số báo mới, Thư viện lại tiến hành rút đi những báo cũ nhất trong các số đã trưng
bày. Bạn đọc sẽ được tiếp cận với những số báo, tạp chí mới mang tính cập nhật,
còn muốn có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu sâu, cần những số báo cũ thì cần phải
ghi phiếu chờ đợi cán bộ phục vụ.
Phòng báo, tạp chí hiện nay vẫn chưa áp dụng phần mềm Libol vào công
tác xử lý nghiệp vụ nên số lượng bao, tạp chí chỉ đóng dấu, phân loại, dán số và
vào máy ghi trên phần mềm excel. Sau khi xử lý xong sẽ đua ra phục vụ độc giả.
Tại phòng báo, tạp chí, bạn đọc có thể đọc tài liệu tại chỗ và cũng có thể mượn về
nhà.
+ Đối với hình thức đọc tại chỗ: Bạn đọc có thể tự lựa chọn tài liệu mình cần
sau đó mang ra đọc tại bàn.
+ Đối với trường hợp, bạn đọc muốn mượn báo, tạp chí về nhà: Bạn đọc phải
đăng kí với thủ thư, số lượng mượn là 2 cuốn trong thời gian là 4 ngày.
Nhìn chung cách sắp xếp, tổ chức các ấn phẩm định kỳ ở phòng báo, tạp chí
rấtkhoa học. Bạn đọc có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin hàng ngày, không phải
chờ đợi láy báo, tạp chí, không phải tới hàng báo mới biết những thông tin mới
32
nhất. Đây là hình thức phục vụ được khá nhiều bạn đọc ưa thích. Tuy nhiên với
việc để bạn đọc tự sắp xếp tài liệu sau khi đọc xong cũng dễ gây nên tình trạng
lộn xộn, nhầm lẫn ảnh hưởng tới việc tìm kiếm thông tin.
• Phòng Ngoại văn
Dựa vào hình thức, ngôn ngữ của tài liệu cũng như nhu cầu tìm tin, khả năng
nghiên cứu và học tập bằng tiếng nước ngoài nên Thư viện Đại học Thủy lợi đã tổ
chức ra phòng ngoại văn để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên
và sinh viên trong trường.
Phòng ngoại văn được tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở. Phòng ngoại
văn lưu trữ khoảng 7.807 đầu/ 12.509 bản các tài liệu tham khảo bằng tiếng anh và
các ngộn ngữ khác ( tiếng Pháp, tiếng Nga,….) thuộc các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn sách hỗ trợ tiếng nước
ngoài…..
Nguồn sách chủ yếu tại phòng ngoại văn là do các tổ chức tài trợ như: Dự án
Hà Lan, DANIDA của chính phủ vương quốc Đan Mạch, quỹ Châu Á…..và các tổ
chức cá nhân tài trợ trong và ngoài nước.
Cũng giống như phòng giáo trình và phòng đọc mở, phòng ngoại văn cũng sử
dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn 14 để sắp xếp tài liệu lên giá. Tài liệu
còn được sắp xếp theo môn loại và trong từng môn loại lại được sắp xếp theo chật
tự chữ cái ABC của tên tác giả hoặc tên tài liệu. Sau đó tài liệu lại được sắp xếp
theo dấu hiệu năm xuất bản của tài liệu.
Ngoài ra, để giúp cho việc tra cứu của bạn đọc được dễ dàng và thuận tiện hơn,
cán bộ thư viện ở kho này còn sử dụng hệ thống trợ ký hiệu với những màu sắc
khác nhau:
+ Hình tròn màu trắng: Sách quỹ Châu Á
+ Hình tròn màu xanh: Sách ĐaniĐa
33
+ Hình chữ nhật màu hồng nhạt: Sách dự án Hà Lan
+ Hình tròn vàng: Sách chương trình tiên tiến
+ Hình chữ nhật màu xanh lá cây: Sách đã được số hóa
+ Hình chữ nhật màu vàng: Sách Canada
+ Hình chữ nhật màu da cam: Sách bản quyền
+ Hình tròn đỏ: Sách Mêkong
Với đặc thù trên, khi cầm một cuốn sách trên tay, cán bộ phòng ngoại văn
có thể trả lời cho bạn đọc nhiều câu hỏi khác nhau ( tài liệu nhập từ nguồn nào? đã
được số hóa hay chưa?,…) mà không cần phải tra tìm bằng máy tính.
Do đặc thù tài liệu ở phòng này là tiếng nước ngoài nên đối tượng đến sử
dụng sách này không nhiều, tuy nhiên với chiến lược của nhà trường, với những
thay đổi về chương trình đào tạo mà trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc
ngày đến phòng mượn tài liệu, học tập và nghiên cứu ngày càng tăng. Cụ thể:
+ Năm 2009: 93 lượt/ năm ( mượn 153 quyển)
+ Năm 2010: 106 lượt/ năm ( mượn 257 quyển)
+ Năm 2011: 128 lượt/ năm ( mượn 203 quyển)
Bạn đọc chủ yếu của phòng ngoại văn là cán bộ, giảng viên, nghiên cứu
sinh, học viên cao học, sinh viên của chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên có
nhu cầu học tập nghiên cứu.
Tài liệu trong phòng này được mượn về trong vòng 2 tuần, mỗi lần được mượn
2 cuốn, đến hạn trả mà độc giả có nhu cầu cần thì có thể đến gia hạn thêm nếu
chưa có bạn đọc nào đăng ký mượn.
• Phòng đọc Mở ( Phòng tài liệu tham khảo tiếng việt)
Để thư viện ngày càng hoạt động hiệu quả, cũng như đáp ứng tốt yêu cầu của
độc giả ngày càng lớn, Thư viện ĐHTL đã tiến hành tổ chức phòng đọc mở tại
34
tầng 3 để đảm bảo cho việc phục vụ nhanh chóng cũng như bảo quản vốn tài liệu
được lâu dài, đặc biệt giúp cho người dùng tin có thể tim tài liệu được nhanh nhất.
Được tổ chức từ tháng 3 năm 2006, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng
như các hệ thống thiết bị an ninh ( chỉ từ, cổng từ, máy in, ….) Phòng đọc mở đã
đạt các chuẩn về tổ chức kho mang xu hướng ngày càng hiện đại hóa.
Phòng bao gồm hai khu vực, một bên là kho sách, phần còn lại là 90 chỗ ngồi
cho sinh viên tự học.
Không như phòng báo, tạp chí, tại phòng này tài liệu sau khi bạn đọc sử dụng
xong được trả tại quầy thủ thư chứ bạn đọc không được xếp lên giá. Vì lượng sách
luân chuyển trong phòng này rất lớn nên khi nào tài liệu nhiều mà vắng bạn đọc
thì cán bộ sẽ tranh thủ đi cất, không quan trọng là đầu hay cuối buổi làm việc..
Cách làm này mang tính linh hoạt, hiệu quả, sách không những được cất nhanh và
đúng vị trí, mặt khác cũng đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc.
Tất cả các tài liệu trong kho mở đều được dán chỉ từ và có hệ thống cổng từ
kiểm soát, nên giảm được tình trạng thất thoát sách một cách đáng kể.
Khi bạn đọc muốn vào phòng để đọc sách thì phải trình thẻ cho cán bộ thư viện
để kiểm tra xem bạn đọc đó có được sử dụng dịch vụ hay không, nếu như bạn đọc
đang quá hạn các tài liệu ở bất kỳ phòng nào thì cũng không được sử dụng phòng
này. Bạn đọc không được mang đồ dạc vào phòng mà phải gửi dồ và nhận chìa
khóa gửi đồ.
Quy trình tổ chức:
- Đối với trường hợp mươn/ trả tài liệu:
+ Khi bạn đọc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc tự do lựa chọn tài liệu ở trong kho
mang ra quầy bàn của cán bộ thư viện để làm thủ tục cho mượn về. Cán bộ thực
hiện việc cho mượn trên phần mềm Libol, vào phần ghi mượn( mượn về) để làm
thủ tục mượn cho bạn đọc, in phiếu mượn và cho bạn đọc ký vào phiếu mượn
sách. Cán bộ Thư viện làm công đoạn cuối cùng là đưa tài liệu lên máy khử từ để
35
Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3w6AixI
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
bạn đọc có thể mang tài liệu ra khỏi phòng. Tài liệu ở phòng này mỗi lần bạn đọc
chỉ được mượn 2 cuốn và thời gian mượn là 10 ngày, thời gian gia hạn là 3 ngày.
Đối với những tài liệu có dán tem hồng và luận văn, luận án thì bạn đọc không
được mượn về chỉ được đọc tại chỗ hoặc các bạn có thể photo những tài liệu này.
+ Khi bạn đọc đến trả tài liệu thì cán bộ sẽ làm thủ tục ghi trả. Tài liệu được trả sẽ
đưa lên máy nạp từ và mang vào kho xếp lên giá để phục vụ tiếp. Nếu như bạn đọc
quá hạn trả sách thì bạn đọc sẽ phải chịu phạt theo quy định.
+ Trường hơp, bạn đọc không tìm được tài liệu hoặc không biết tài liệu đó ở giá
sách nào thì thủ thư sẽ hướng dẫn bạn đọc tra tìm trên OPAC.
+ Khi lấy bất kỳ cuốn sách nào trên giá để đọc thì khi đọc xong các bạn không
được tự ý xếp sách lên giá mà phải để đúng nơi quy định, việc này tránh tình trạng
các bạn xếp tài liệu lộn xộn sang các giá khác.
- Sắp xếp kho:
Vì đây là kho mở nên tài liệu trong kho được sắp xếp khá chạt chẽ và logic
thuận tiện cho cán bộ thư viện cũng như thuận tiện cho bạn đọc tra tìm mà không
cần sự trợ giúp của cán bộ.
Tài liệu luận văn, luận án thì được sắp xếp theo số ĐKCB. Các tài liệu khác thì
được sắp xếp theo môn loại dựa trên khung phân loại DDC ấn bản 14 rút gọn của
Thư viện Quốc hội Mỹ.
Cách sắp xếp tài liệu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ở mỗi giá đều có chỉ
chỗ từ lớp lớn cho đến lớp nhỏ để hướng dẫn cho các bạn cuốn sách này được đặt
chỗ nào, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm tài liệu được dễ dàng hơn.
2.2. Công tác bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL
Cùng với việc thu thập, phát triển và tổ chức vốn tài liệu thì vấn đề bảo
quản vốn tài liệu cũng được Thư viện ĐHTL rất quan tâm.
36
Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3w6AixI
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Bảo quản tài liệu thư viện không chỉ là hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của
tài liệu mà còn nhằm tránh sự mất mát, hư hỏng tài liệu, đảm bảo tính thông tin
đầy đủ của tài liệu, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, học tập một cách toàn
diện và lâu dài.
Với mục tiêu như trên, hiện nay công tác bảo quản vốn tài liệu của Thư
viện bao gồm nhiều hoạt động để loại trừ yếu tố lý- hóa- sinh học gây ra những
tổn hại cho tài liệu. Trong quá trình xây dựng, Thư viện đã đảm bảo những tiêu
chuẩn cụ thể của kho tài liệu, thiết lập môi trường bảo quản và lựa chọn các vật
mang tin thích hợp để lưu giữ tài liệu.
Các hệ thống như quạt thông gió, đèn, máy điều hòa, máy hút ẩm, rèm cửa,
….giúp khống chế nhiệt độ và độ ẩm trong kho. Những công việc này, đã và đang
được cán bộ Thư viện ĐHTL thực hiện với cả tinh thần ,trách nhiệm và lương tâm
nghề nghiệp của mình.
2.2.1. Những nhân tố hủy hoại tài liệu
Có thể nói, công tác bảo quản vốn tài liệu hiện nay đã và đang được cán bộ
Thư viện ĐHTL hết sức chú trọng, tuy nhiên dưới tác động mạnh mẽ của các nhân
tố xung quanh, vốn tài liệu tại Thư viện đang bị đe dọa và làm giá trị vốn có của
chúng. Tình trạng này do một số tác nhân sau:
2.2.1.1. Sự tác động của môi trường tự nhiên:
* Nhiệt độ
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối không thích hợp có thể làm tổn hại nghiêm
trọng đến tuổi thọ của các tài liệu lưu trữ làm từ giấy. Nhiều người cho rằng nhiệt
độ có ảnh hưởng lớn nhất lên các tài liệu lưu trữ ( như ảnh hưởng của nó đến con
người), song thực tế độ ẩm tương đối cũng góp phần quan trọng không kém vào
quá trình hủy hoại đối với giấy.
Điều quan trọng cần nhận biết rằng nhiệt độ và độ ẩm tương đối có mối
quan hệ tương tác, một thay đổi trong yếu tố này có thể dẫn đến sự thay đổi trong
37
4119042

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Lục Vân Tiên
Lục Vân TiênLục Vân Tiên
Lục Vân TiênLong Nguyen
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais procurados (20)

đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAYLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAYLuận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Lục Vân Tiên
Lục Vân TiênLục Vân Tiên
Lục Vân Tiên
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông AnaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng ViệtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
 
BÀI MẪU Tiểu luận môn về thư viện trường học, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận môn về thư viện trường học, HAYBÀI MẪU Tiểu luận môn về thư viện trường học, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận môn về thư viện trường học, HAY
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu lên men giấm trái cây theo phương pháp hồi lưu cố định v...
Luận văn: Nghiên cứu lên men giấm trái cây theo phương pháp hồi lưu cố định v...Luận văn: Nghiên cứu lên men giấm trái cây theo phương pháp hồi lưu cố định v...
Luận văn: Nghiên cứu lên men giấm trái cây theo phương pháp hồi lưu cố định v...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
 
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...
Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải khu công nghiệp vĩnh lộc tp.hcm để phục vụ mụ...
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Ngành Quản Lý Đất Đai, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Ngành Quản Lý Đất Đai, 9 Điễm Dễ Làm NhấtKho 200 Đề Tài Khóa Luận Ngành Quản Lý Đất Đai, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Ngành Quản Lý Đất Đai, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
 

Semelhante a Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi

Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333jackjohn45
 
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Luckyboy Nguyễn
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...nataliej4
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...PinkHandmade
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anNguyễn Thị Chi
 
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...nataliej4
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06nthuyen
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội nataliej4
 
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...HanaTiti
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docsividocz
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...nataliej4
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...NuioKila
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...NuioKila
 

Semelhante a Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi (20)

Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
 
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
 
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hìnhBáo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
 
Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
 
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
Nghiên Cứu, Ứng Dụng Phương Pháp Giảng Dạy Mới Môn Học Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam...
 
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.docCông tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
 
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Lưu Trữ Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Yên
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Lưu Trữ Trên Địa Bàn Tỉnh Phú YênQuản Lý Nhà Nước Về Công Tác Lưu Trữ Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Yên
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Lưu Trữ Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Yên
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Último (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, do thời gian có hạn cộng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, mặc dù cố gắng song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những sai sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, của các cán bộ thư viện để khóa luận của tôi hoàn chỉnh hơn. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Các thầy cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh chị cán bộ Thư viện Đại học Thủy Lợi đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình viêt khóa luận và thực tập tại thư viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo-TS Chu Ngọc Lâm, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả khóa luận Trương Thị Thanh Nhàn 1
  • 2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AACR Quy tắc biên mục Anh- Mỹ ( Anglo- American Catologuing Rules) DDC Khung phân loại DDC ( Dewey Decimal Access Catalogues) ĐHTL Đại học Thủy lợi LAN Mạng cục bộ ( Local area network) MACR 21 Biên mục máy đọc được ( Machine Readable Cataloguing) OPAC Mục lục truy cập công cộng trực tuyến (Online Public Access Catalog) TTTV Thông tin- Thư viện 2
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội và công nghệ thông tin. Đặc biệt có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đây là thời kỳ bùng nổ thông tin rộng lớn, toàn diện, chưa từng có từ trước đến nay, với một lượng thông tin khổng lồ không ngừng gia tăng, đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tổ chức, quản lý, khai thác một cách hiệu quả. Đó là cơ sở, động lực cho sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của xã hội loài người. Đóng vai trò chủ đạo, các trung tâm thư viện đã và đang trở thành cơ quan quản lý, tổ chức và cung cấp thông tin phục vụ cho mọi đối tượng người dùng tin. Hòa với xu thế phát triển chung của thời đại và các trung tâm thông tin- thư viện, Thư viện Đại học Thủy Lợi Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Do đó, cán bộ thư viện luôn coi việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của mình, là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của thư viện.Tổ chức sắp xếp, bảo quản tài liệu không khó nhưng làm sao để lấy được tài liệu trong khoảng thời gian ngắn nhất, đồng thời vẫn bảo quản tốt tài liệu, tạo thuận lợi cho việc sử dụng thì đó lại là một vấn đề lớn. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Thư viện trường ĐHTL trong những năm qua đã quan tâm đến việc tổ chức, xây dựng và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện để phục vụ đắc lực cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường ĐHTL nói riêng và cho sự nghiệp đất nước nói chung. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài: “ Công tác tổ chức và bảo quản 4
  • 5. vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy Lợi ’’ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: - Mô tả thực trạng công tác tổ chức và bảo quản tại thư viện Đại học Thủy lợi. Qua đó, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu. Nhiệm vụ: -Để thực hiện tốt cho việc nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: + Giới thiệu về thư viện ĐHTL + Nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu với Thư viện ĐHTL + Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL + Phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện ĐHTL + Đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu. 3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài Liên quan đến vấn đề tổ chức và bảo quản vốn tài liệu đã được nghiên cứu tại nhiều thư viện lớn ở Việt Nam như: Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Giao thông vận tải , Thư viện Trường Đại học văn hóa, Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2,….Nhưng tại Thư viện ĐHTL đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy tôi chọn vấn đề: “ Tổ 5
  • 6. chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần vào việc tăng cường công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Trường ĐHTL. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL - Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà * Phương pháp luận : Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta về hoạt động TT-TV. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Nghiên cứu, phân tích tài liệu + Quan sát + Phỏng vấn + Thống kê số liệu 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm phong phú thêm lý luận chung về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện Về mặt thực tiễn: Khóa luận đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn chỉnh công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện ĐHTL, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu tìm kiếm của người sử dụng. 6
  • 7. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Khóa luận bao gồm các chương sau: Chương 1: Thư viện Đại học Thủy lợi với vấn đề tổ chức và bảo quản vốn tài liệu Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi. Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Thủy lợi 7
  • 8. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI VỚI VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU 1.1.Giới thiệu về Thư viện Đại học Thủy lợi 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Đại học Thủy lợi Ngay sau khi thành lập Trường Đại học Thủy lợi được thành lập, năm 1959, Thư viện cũng ra đời và phát triển đồng hành với sự phát triển của trường.Từ đó đến nay, Thư viện đã trải qua hơn 50 năm phát triển và từng gắn với những lịch sử phát triển của trường và những thăng trầm của đất nước. Quá trình hình thành và phát triển của thư viện có thể chia thành 5 giai đoạn chính: • Giai đoạn 1959-1965 Những ngày mới thành lập, tổ Thư viện không có cơ sở tập trung mà được nhà trường bố trí tại tầng 1 nhà Hành chính và thêm một phòng đầu hồi tầng 2 với 3 cán bộ. Đối tượng phục vụ của Thư viện trong giai đoạn này là học viên lớp chuyên tu và chính khóa 1, 2, 3, 4, 5 và 6 thuộc 3 ngành đào tạo là Thủy công, Thủy nông và Thủy văn. • Giai đoạn 1965-1975 Từ tháng 6 năm 1965 đến năm 1973, Thư viện cùng với toàn trường sơ tán 2 lần tại tỉnh Bắc Giang. Từ năm 1968, Thư viện đã có những đổi mới ban đầu về nghiệp vụ, sách đã được phân loại theo chuyên môn và bắt đầu có phích sách. Năm 1970, Thư viện bắt đầu xây dựng hệ thống giá sách, các sách chuyên môn và tạp chí được phân loại và sắp xếp theo khổ sách và theo ngôn ngữ. Đến năm 1975, tổng số cán bộ tại tổ Thư viện là 6 người. • Giai đoạn từ 1975-1989 8
  • 9. Từ năm 1975, Thư viện có những cố gắng rất lớn để tăng cường và đa dạng hóa nguốn tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Lúc này nhân lực của Thư viện cũng được tăng lên, nâng tổng số cán bộ là 11 người. • Từ năm 1989-2005 Tháng 10 năm 1989, tổ Thư viện thuộc phòng đào tạo đã chính thức trở thành một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu theo quyết định số 200 QĐ/ TC ngày 28/10/1989.Kể từ đó, Thư viện mang một trọng trách mới của một trung tâm không ngừng phấn đấu để đáp ứng cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Thủy Lợi Năm 1990,Thư viện được chuyển lên tầng 5 nhà Hành chính với tổng diện tích là 490 m2 . Đến năm 1997, Thư viện bắt đầu thực hiện quản lý sách trên máy tính bằng phần mềm CDS/ ISIS for DOS, sau đó đổi sang WINSIS do UNESCO cung cấp miễn phí thông qua Trung tâm Khoa học và công nghệ Quốc gia. Đến cuối năm 2004, hầu như toàn bộ giáo trình đã được “ mới hóa”, gần như “ xóa sổ “ các tài liệu rôneo typo từ năm 1987 về trước. • Giai đoạn 2005 đến nay Tháng 6-2005, PGS.TS Nguyễn Hữu Thái nghỉ hưu. ThS. Nguyễn Thị Phương Trà được bổ nhiệm làm giám đốc Thư viện. Cuối tháng 6/ 2005, toàn bộ 3 tầng của tòa nhà A45 đã được giao cho Thư viện với tổng diện tích sử dụng 2.080 m2 . Năm 2006, Thư viện đã được trang bị hoàn toàn mới về cơ sở vật chất tương đối đồng bộ cho hệ thống các phòng đọc, phòng tự học, phòng sách, báo, tài liệu tiếng việt và ngoại văn bằng nguồn kinh phí của Trường. Thêm vào đó, Thư viện cũng được dự án Đan Mạch hỗ trợ kinh phí để trang bị cổng từ, các thiết bị an ninh Thư viện và các thiết bị phụ trợ ( máy in mã vạch, thiết bị đọc mã vạch cố định và di động, máy in thẻ nhựa…), mạng LAN và hệ thống máy tính cho hoạt động nghiệp vụ và cho sinh viên tra cứu. Về nhân sự đến nay, Thư viện đã có 18 cán bộ, công nhân viên và đang từng bước trở thành thư viện hiện đại. Các cán bộ 9
  • 10. được đào tạo về chuyên môn thư viện, thủy lợi, ngoại ngữ, ngoại thương, công nghệ thông tin và một số ngành khác. Tháng 8/2006, phần mềm quản lý Thư viện Libol được nâng cấp lên phiên bản 6.0. Từ tháng 7/2006, Thư viện bắt đầu hồi cố lần lượt các kho sách. Kể từ ngày thành lập, chỉ là một tổ Thư viện vơi vài cán bộ và cơ sở vật chất, còn nhiều thiếu thốn, trải qua hơn 50 năm thăng trầm với bao gian khổ thời chiến tranh, khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất nhưng Thư viện vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực cho sự trưởng thành và vững mạnh của Nhà trường. Đặc biệt 20 năm kể từ khi được tách ra hoạt động độc lập ( 28/10/1989- 28/10/2009), Thư viện Đại học Thủy Lợi đã có những bước tiến không ngừng để nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác nghiệp vụ cũng như hiệu quả phục vụ. Đó là sự phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ nhân viên Thư viện. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 1..1.2.1. Chức năng Thư viện có chức năng giúp hiệu trưởng về: + Quản lý công tác Thư viện + Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 1.1.2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn và hằng năm về việc bổ sung, cập nhật tài liệu, giáo trình, sách, báo và tạp chí với các chủ đề phù hợp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập của nhà trường. - Quản lý công tác biên soạn và in ấn giáo trình, tài liệu học tập và giảng dạy của nhà trường 10
  • 11. - Công tác nghiệp vụ thông tin bao gồm: Tập hợp, phân loại tài liệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế, cập nhật, xử lý và bảo quản thông tin trên máy tính, tổ chức khai thác và truyền thông đến độc giả. - Phục vụ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí và các loại tài liệu khác cho độc giả tại thư viện - Phục vụ cho mượn về nhà gồm: sách, giáo trình, bài giảng, tìa liệu tham khảo, báo, tạp chí và các loại tài liệu khác - Lưu trữ, bảo quản và tu bổ sách và các loại tài liệu khác. - Quản lý, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và cơ sở vật chất của thư viện theo hướng hiện đại hóa - Tham mưu và giúp việc hiệu trưởng về công tác thư viện ở địa bàn xa trường: Trung tâm ĐH2, Cơ sở 2…. - Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do Đại học Thủy Lợi xuất bản; các luận án tiến sĩ, thạc sĩ được bảo vệ tại Đại học Thủy Lợi và của giáo viên học tập tại nước ngoài; báo cáo tổng kết của các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp trường do giảng viên, cán bộ Đại học Thủy Lợi thực hiện được nghiệm thu đánh giá. 1.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 1.1.3.1. Cơ sở vật chất Thư viện ĐHTL đến nay đã có trụ sở, cơ sở vật chất tương đối khang trang, hiện đang tọa lạc tại tòa nhà A45 , trong khuôn viên trường ĐHTL, với diện tích sử dụng khoảng 2.080m2 . Thư viện hiện được bố trí, sắp xếp như sau: + 01 Kho Giáo trình: 195 m2 + 01 Phòng Giáo trình; 130m 2 + 04 Kho tài liệu tham khảo: 11
  • 12. Kho ngoại văn: 65m2 Kho mở: 410m2 Phòng báo- tạp chí: 30m2 Kho lưu trữ: 70m2 + 03 Phòng khai thác đa phương tiện ( Multimedia room): 195m2 + 03 Phòng đọc lớn và sân tự học của sinh viên, tổng diện tích 400m2 có sức chứa khoảng 1.000 chỗ. + 04 Phòng làm việc của cán bộ thư viện, phòng máy chủ, phòng họp….. Thư viện Đại học Thủy Lợi hiện có 1 không gian khép kín, biệt lập và yên tĩnh. Các phòng đọc, kho sách với bàn quầy, giá sách, bàn ghế mới; các trang thiết bị điện tử, an ninh thư viện khá hiện đại, hệ thống đèn, quạt hợp lý, có điều hòa không khí, máy hút ẩm… 1.1.3.2. Trang thiết bị Thư viện được lắp đặt các thiết bị điện tử, mạng LAN và các thiết bị an ninh thư viện khá hiện đại: - Phần mềm quản lý Thư viện Libol 6.0 để quản lý vốn tài liệu, quản lý bạn đọc, phục vụ tra cứu, mượn trả tài liệu và các hoạt động nghiệp vụ khác… - Mạng LAN kết nối với Internet theo đường Leaseline của trường, có 2 điểm kết nối Wifi; 3 severs và 4 swichs CICO - Hệ thống máy tính nối mạng: + 20 terminals phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin + 90 PCs trong phòng multimedia + 21 PCs cho các cán bộ làm nghiệp vụ + 05 máy in Lazer; 02 máy photocopy 12
  • 13. - Hệ thống an ninh Thư viện: + Cổng từ 3M + Các loại tem từ dung cho sách, băng, đĩa…. + 01 máy khử từ/ nạp lại từ cho sách và các loại tài liệu + 01 máy khử từ/ nạp lại từ cho băng đĩa + 11 máy in hóa đơn phục vụ mượn/ trả + 11 đầu đọc mã vạch cố định + 01 đầu đọc mã vạch di động + 01 máy in mã vạch + 01 máy in thẻ nhựa + 01 máy ảnh kỹ thuật số - Hệ thống kiểm soát thẻ ra vào/ ra tự động bằng thẻ Proximity. 1.1.4. Thành phần vốn tài liệu của Thư viện ĐHTL Thư viện ĐHTL là một thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật, có vốn tài liệu phong phú, đa dạng. Trong đó bao gồm: Tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử Tài liệu truyền thống: Là tài liệu chứa các thông tin dưới dạng giấy. Bao gồm các văn bản, các loại tài liệu quý hiếm khác như sách đồng, sách lá cọ, sách thẻ tre,… Tài liệu truyền thống được lưu trữ trên giá, bảo quản vật mang tin vật lý sách, báo, tạp chí ….ở một không gian cụ thể. Do tồn tại dưới một dạng vật lý cụ thể có thể bảo quản được, thông tin trong tài liệu truyền thống có độ ổn định và bền vững cao hơn thông tin chứa trong các nguồn tài liệu điện tử. Tuy nhiên dung lượng thông tin chứa trong các tài liệu truyền thống không lớn bằng tài liệu điện 13
  • 14. tử. Mặt khác, tài liệu dạng giấy cũng chịu tác động của nhiều yếu tố vật lý như độ ẩm, ánh sang, oxy hóa,…. gây khó khăn cho việc tổ bảo quản cũng như tổ chức tài lệu. Vì vậy mà kinh phí cho việc bảo quản cho tài liệu truyền thống thường tốn kém. Mặt khác, mức độ cập nhật thông tin trong tài liệu truyền thống rất chậm, không thường xuyên. Thông tin trong tài liệu truyền thống chỉ có thể lưu trữ dưới dạng thông tin tĩnh, vì vậy tài liệu truyền thống không có khả năng truy cập từ xa, bị giới hạn về không gian và thời gian. Người dùng tin muốn dùng tài liệu thì phải trực tiếp đến thư viện. Dưới đây là những tài liệu truyền thống tiêu biểu của Thư viện ĐHTL: - Sách: Đây là loại tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong kho tài liệu của Thư viện, gồm các loại sau: - Sách Giáo trình: Trên 500 đầu/ 214.639 bản là tổng số giáo trình có thể đáp ứng cho nhu cầu mượn sách của sinh viên đăng ký hơn 300 môn học được mở trên toàn trường. - Tài liệu tham khảo tiếng việt có khoảng 4703 đầu/ 18465 bản - Tìa liệu tham khảo tiếng nước ngoài: khoảng 9213 đầu/ 17265 bản - Luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm nghiên cứu khoa học của giáo viên, cán bộ, học viên, cao học trong trường thực hiện. - CSDL thư mục: Các biểu ghi thư mục giáo trình, tài liệu tham khảo, luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học - Tờ rơi, kỷ yếu: Phát hành trên 2000 tờ rơi và trên 250 bản kỷ yếu Tài liệu điện tử: 14
  • 15. Là tài liệu có chứa thông tin ở dạng số, được trình bày và lưu trữ trên các vật mang tin điện tử: CD-ROM, băng đĩa,…và để truy cập tới chúng phải thông qua máy tính và mạng máy tính điện tử. Nguồn thông tin điện tử được tạo thành bởi các thông tin điện tử hay còn gọi là thông tin số hóa bao gồm: + Các CSDL chuyên ngành, đa ngành lưu trữ trên đĩa từ, băng từ, đĩa quang CD-ROM + Các CSDL trực tuyến do các cơ quan thông tin xây dựng, các website trên Ỉnternet, các bản tin điện tử,….. Mật độ thông tin trong các tài liệu điện tử rất cao. Xuất phát từ công nghệ nén và lưu trữ trên các vật từ tính quang học nên dung lượng lưu trữ trên chúng rất lớn. Nguồn tài liệu có khả năng truy cập từ xa, không giới hạn về thời gian và không gian, người dùng tin có thể tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi thông qua mạng máy tính. Cùng một thời điểm, nguồn tài liệu điện tử cho phép nhiều người cùng truy cập hay sử dụng một tài liệu thông tin. Bên cạnh những ưu điểm, tài liệu điện tử cũng có một số hạn chế cần phải lưu ý. Tính ổn định và thông tin trong tài liệu điện tử không cao và không đồng nhất, có thông tin tồn tại lâu dài như trên đĩa CD-ROM, có thông tin vòng đời ngắn như các tập tin, các bài báo trên mạng Internet. Theo thống kê, Thư viện ĐHTL có khoảng: - Khoảng trên 600 đĩa CD, VCD, DVD dữ liệu, trong đó có 192 luận văn, luận án. - Trên 400 đầu sách tiếng anh được số hóa - Gần 100 đầu giáo trình tiếng việt do các giảng viên trong trường biên soạn và được chuyển đổi thành giáo trình điện tử - 342 bài giảng của các môn học cung cấp miễn phí cho sinh viên. 15
  • 16. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc ngày càng cao, Thư viện đã và đang từng bước hiện đại hóa ứng dụng tin học vào các hoạt động thư viện. 1.1.5. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ tổ chức Thư viện Đại học Thủy Lợi 1.1.5.2. Đội ngũ cán bộ Hiện nay, Thư viện Đại học Thủy Lợi có 18 cán bộ. Trong đó, có 2 thạc sĩ; 13 người có trình độ đại học trong đó có 4 người tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện; 2 kỹ sư tin học và đại học các ngành khác. Thư viện có cơ cấu và chức năng quản lý riêng biệt: - Ban giám đốc: 2 người 16 Ban Giám đốc Khối nghiệp vụ Khối phục vụ bạn đọc Bộ phận kỹ thuật và tin học Phòng Nghiệp vụ P Phòng Đọc mở ă Phòng Ngoại văn Phòng Giáo trình Phòng Báo- tạp chí Phòng Multi- media Giải đáp thông tin K Kỹ thuật mạng U Website
  • 17. - Khối nghiệp vụ thư viện và quản trị mạng ( hiện có 5 người): + Công tác xuất bản, bổ sung( 1 người) + Công tác biên mục, tạo các ấn phẩm thư viện ( 3 người) + Quản trị mạng LAN và hệ thống servers + PCs ( 1 người) - Khối phục vụ bạn đọc ( hiện có 13 người) + Phòng Giáo trình ( 5 người) + Kho mở ( 4 người) + Kho ngoại văn ( 1 người) + Phòng báo chí ( 1 người) + Hướng dẫn thông tin ( 2 người) 1.1.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin Thư viện Đại học Thủy Lợi có số lượng người dùng tin đông đảo và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thư viện không ngừng đi lên. Người dùng tin tại thư viện được chia thành các nhóm chính: - Giảng viên, cán bộ trong trường - Sinh viên chính quy, tại chức, học viên cao học và nghiên cứu sinh tại trường - Ngoài ra, Thư viện còn cung cấp giáo trình, tìa liệu tham khảo cho một số cơ sở đào tạo tại chức xa trường như Cơ sở 2, Đại học 2 và một số trường Đại học khác. + Nhóm cán bộ giảng dạy, quản lý, chuyên viên: Với hơn 400 người trong tổng số bạn đọc của Thư viện. Tuy nhiên, họ đóng vai trò nòng cốt của xã hội, là “ nguyên khí của quốc gia”. Họ vừa là đối tượng sử dụng thư viện, vừa là người tạo ra nguồn thông tin có giá trị khoa học cao cho Thư viện. Với đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà cụ thể là kỹ thuật thủy lợi, 17
  • 18. nhu cầu tin của họ chuyên sâu. Họ quan tâm tới những thông tin mới kịp thời. Bên cạnh tài liệu tiếng việt, họ rất quan tâm tài liệu nước ngoài như: Anh, Pháp, Nhật….những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển trên thế giới. + Nhóm sinh viên chính quy, tại chức chủ yếu là các học viên cao học và nghiên cứu sinh. Nhiệm vụ chính của họ là học tập và họ là đối tượng người dùng tin chủ yếu của Thư viện. Với mô hình đào tạo theo hình thức tín chỉ, đòi hỏi họ phải học, đọc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn có trong các taì liệu dạng truyền thống cũng như hiện đại: Tài liệu tham khảo, báo, tạp chí khoa học, luận án, luận văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến, bài giảng điện tử….. Mỗi nhóm người dùng tin lại có những đặc điểm tâm lý, ngành nghề khác nhau, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tin khác nhau của họ. Việc phân chia người dùng tin thành những nhóm nhỏ, giúp thư viện quản lý bạn đọc tốt hơn. Qua đó, việc bổ sung nguồn tin sẽ đi sát và phù hợp với nhu cầu từng nhóm người dùng tin, giúp cho Thư viện có những chính sách ưu đãi, kế hoạch xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, trên cơ sở nắm vững từng loại nhu cầu. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện đối với mọi đối tượng người dùng tin khi tới Thư viện. 1.2 Những vấn đề về tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 1.2.1. Tổ chức vốn tài liệu Thư viện Vốn tài liệu thư viện có vai trò rất quan trọng trong hoạt động TT-TV. Vốn tài liệu là tiền đề, là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện. Toàn bộ vốn tài liệu thư viện cần được tổ chức một cách khoa học, hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu: + Tạo ra một trật tự hợp lý trong kho tài liệu. + Bảo quản chúng được thuận tiện lâu dài. + Tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng. 18
  • 19. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu. Thông thường các cơ quan thông tin- thư viện có thể tổ chức một số dạng kho tài liệu như sau: a. Kho tổng hợp: Là loại kho tài liệu được tổ chức theo các chuyên ngành tri thức khác nhau, phục vụ cho các đối tượng bạn đọc với những trình độ khác nhau. Kho tổng hợp thường được tổ chức trong các thư viện công cộng, thư viện đa ngành. b. Kho chuyên biệt: Là kho tài liệu được tổ chức theo chuyên ngành khoa học nhất định, một loại hình tài liệu, một ngôn ngữ nhất định. Kho chuyên biệt thường được tổ chức trong các thư viện khoa học, thư viện chuyên ngành, thư viện kỹ thuật. Căn cứ vào khối lượng vốn tài liệu, chế độ và đối tượng phục vụ, các kho tổng hợp và chuyên biệt lại chia ra thành kho chính và kho phụ, kho dự trữ trao đổi và kho lưu động. c. Kho chính: Là kho trong đó chứa đựng tất cả các loại tài liệu Thư viện, là kho tổng hợp nhất, đầy đủ nhất, phong phú nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tin của bạn đọc. Để quản lý, bảo quản và sử dụng, Kho chính lại có thể phân chia thành những bộ phận khác nhau: Bộ phận sách ngoại văn, quốc văn, tài liệu địa chí, báo, tạp chí, tài liệu điện tử…. d. Kho phụ: Là loại kho tài liệu được tổ chức một cách gọn nhẹ với một số lượng sách báo hạn chế nhưng lại được bạn đọc sử dụng thường xuyên. Vốn tài liệu này được rút ra từ kho chính, gồm những sách mới nhất, hay nhất, tốt nhất, hấp dẫn nhất, được bạn đọc quan tâm nhiều và hay hỏi mượn nhất. Kho phụ được tổ chức nhằm phục vụ nhanh chóng, kịp thời bạn đọc, lại tiết kiệm thời gian công sức của cán bộ thư viện. Trong quá trình phục vụ tài liệu tại kho phụ, Thư viện xem xét những tài liệu nào cũ, nát hoặc ít được sử dụng cần tu sửa lại chuyển về kho chính, hoặc đề nghị thanh lý, và bổ sung thường xuyên những tài liệu mới. 19
  • 20. Thư viện có thể tổ chức 2 loại kho phòng đọc và phòng mượn. Các kho phụ thường được tổ chức theo hình thức kho mở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu cho cán bộ thư viện và bạn đọc. e. Kho sách lưu động Kho sách lưu động được tổ chức để phục vụ bạn đọc ngoài thư viện, những người không có điều kiện đến được Thư viện trung tâm. Sách của Thư viện trung tâm chuyển về các Thư viện chi nhánh hoặc các điểm giao nhận sách theo định kỳ. Sau một thời gian quy trình ( 3- 6 tháng), Thư viện trung tâm sẽ chuyển đến sách mới, thu hồi lại sách cũ. g. Kho dự trữ trao đổi Kho dự trữ trao đổi được tổ chức tại phòng bổ sung trao đổi. Tài liệu của kho này không phục vụ bạn đọc mà để phục vụ công tác trao đổi tài liệu trong nước, quốc tế, hoặc bổ sung vào kho sách thư viện thay thế cho những sách đã cũ nát, thất thoát. Trao đổi tài liệu giữa các thư viện là hình thức bổ sung quan trọng, bởi có tài liệu không thể mượn được ngoài thị trường mà chỉ có thông qua con đường hợp tác trao đổi. Kho tài liệu được tổ chức sắp xếp theo nội dung hoặc theo hình thức của tài liệu. * Sắp xếp theo nội dung bao gồm: Sắp xếp tài liệu theo môn loại tri thức, theo đề tài, theo chủ đề. * Sắp xếp theo hình thức bao gồm: Sắp xếp theo chữ cái tên tài liệu, tên tác giả, theo thời gian xuất bản tài liệu, theo địa lý, theo ngôn ngữ, theo số đăng ký cá biệt, theo ký hiệu xếp giá. Mỗi hình thức sắp xếp tài liệu đều có những ưu điểm, hạn chế khác nhau vì thế trong tổ chức kho tài liệu người ta thường kết hợp các hình thức sắp xếp tài liệu với nhau để phát huy những ưu điểm của từng hình thức sắp xếp tài liệu. 20
  • 21. Để tổ chức kho tài liệu hiệu quả ,Thư viện Đại học Thủy lợi đã áp dụng 2 hình thức chủ yếu là kho đóng và kho mở. * Kho mở: Là hình thức tổ chức kho tài liệu mà bạn đọc có thể trực tiếp tìm kiếm tài liệu trong kho qua sự hướng dẫn của cán bộ thư viện hoặc qua các bảng biểu chỉ dẫn. Đây là hình thức tổ chức kho tài liệu khá phổ biến trong các thư viện hiện nay. Trong kho mở tài liệu thường được sắp xếp theo môn loại. * Kho đóng: Là hình thức tổ chức kho mà bạn đọc muốn sử dụng tài liệu thư viện phải ghi phiếu yêu cầu và thông qua cán bộ thư viện để mượn tài liệu.. Trong kho đóng, tài liệu thường được sắp xếp theo khổ, theo đăng ký cá biệt, theo thời gian xuất bản tài liệu. Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí trên, Thư viện phải phát huy được hết các nguồn lực của mình. 1.2.2. Bảo quản vốn tài liệu Bảo quản vốn tài liệu thư viện là hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu, tránh sự mất mát, hư hỏng tài liệu, đảm bảo tính thông tin đầy đủ của tài liệu, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu ,học tập một cách toàn diện và lâu dài. Thuật ngữ bảo tồn ( Conservation) và Bảo quản ( Preservation) nhiều khi được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các tài liệu chuyên môn. Tuy nhiên, theo ý kiến của Hội thư viện Mỹ ( American Library Association ( ALA), thì thuật ngữ Bảo tồn được dung với nghĩa chung hơn và bao quát hơn, còn Bảo quản tài liệu được định nghĩa một cách chuyên sâu hơn. Bảo tồn nghĩa là giữ lại không để nó mất đi. Bảo quản nghĩa là gìn giữ cho khỏi hư hỏng hoặc hủy hoại. Có nhiều định nghĩa về bảo quản tài liệu trong thư viện. Theo IFLA bảo quản là những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ các tài liệu thư viện và lưu trữ khỏi bị hư hỏng ( hoặc gây thiệt hại hoặc hủy hoại), bao gồm những phương pháp và kỹ thuật do đội ngũ chuyên môn đề ra. 21
  • 22. Hội thư viện Mỹ cho rằng bảo quản là những hành động liên hệ đến việc bảo trì tài liệu thư viện hoặc tài liệu thuộc văn khố để sử dụng, dưới hình thức nguyên thủy của nó hoặc dưới một hình thức khác có thể dung được. Kế thừa và phát triển các quan điểm trên, tôi cho rằng bảo quản tài liệu là những hoạt động với mục đích lưu giữ, duy trì sự tồn tại của tài liệu của thư viện, phục vụ cho việc sử dụng trước mắt và lâu dài, nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn sự hư hỏng của tài liệu, kéo dài tuổi thọ của chúng, đảm bảo nội dung thông tin trong tài liệu không bị mất đi. Bản chất của tài liệu là thông tin chứa trong nó, hình thức tài liệu là dạng vật lý có chứa thông tin của tài liệu. Như vậy có thể hiểu bảo quản tài liệu là tìm cách duy trì dạng vật lý có chứa thông tin của tài liệu. Nói cách khác, bảo quản hướng tới cả hình thức và nội dung của tài liệu. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội nhu cầu thông tin cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Sách báo và các tài liệu khác nhập vào Thư viện gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi những người làm công tác Thư viện cần có một chương trình bảo quản đồng bộ, toàn diện và lâu dài trước tác động của thiên nhiên, con người và sự lão hóa của bản thân tài liệu đó.Vấn đề bảo quản vốn tài liệu đặt ra cho tất cả mọi loại hình thư viện, cho mọi loại tài liệu có trong thư viện. Có thể nói, vấn đề bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu thư viện, chống lại mọi tác động phân hủy tài liệu, đang là mối quan tâm nghề nghiệp tất yếu và là vấn đề cấp bách của các thư viện toàn thế giới. Bởi bảo quản vốn tài liệu không chỉ nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, mà còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ quan thông tin- thư viện. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản vốn tài liệu, làm cho công tác ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. 22
  • 23. Cũng như tất cả các thư viện khác, tại thư viện Đại học Thủy Lợi vấn đề bảo quản vốn tài liệu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bên cạnh việc tổ chức vốn tài liệu phục vụ và đáp ứng nhu cầu bạn đọc, còn có nhiệm vụ bảo quản và giữ gìn lâu dài vốn tài liệu đó, nhằm thực hiện mọi chức năng và nhiệm vụ của mình. 1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan TTTV có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong quá trình tổ chức vốn tài liệu các thư viện đồng thời phải giải quyết hai vấn đề mâu thuẫn nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau đó là sử dụng tích cực vốn tài liệu của thư viện và bảo quản chúng lâu dài. Tổ chức vốn tài liệu khoa học làm cho vốn tài liệu nói chung và từng cuốn sách nói riêng được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Bảo quản vốn tài liệu tốt sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm ngân sách cho Thư viện cho việc bổ sung, phục hồi và phục chế các tài liệu bị mất mát hư hỏng. Nhiệm vụ của công tác tổ chức vốn tài liệu là phải điều hòa được công tác đó, đảm bảo việc luân chuyển tài liệu một cách nhanh chóng tới người dùng tin, thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc trong thời gian ngắn nhất. Đòng thời vốn tài liệu cũng được bảo quản lâu dài vì đây được coi là tài sản chung của xã hội, góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Tổ chức vốn tài liệu là nghiên cứu việc phân bổ, sắp xếp các sách để giữ gìn lâu dài và thuận tiện cho việc sử dụng. Công tác này có ý nghĩa đối với tất cả các hoạt động của các cơ quan thông tin- thư viện.. Việc phân bổ tài liệu, quy định trật tự sắp xếp trong kho tài liệu được tiến hành với mục đích là để tận dụng, sử dụng đến mức tối đa và bảo quản tốt nhất những tài liệu trong thư viện. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kho tài liệu, Thư viện Đại học Thủy Lợi đã đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu. Với đặc thù là thư viện trường đại học chuyên về các 23
  • 24. lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kỹ thuật thủy lợi, nội dung tài liệu luôn được cập nhật, ngôn ngữ tài liệu đa dạng phong phú, chú trọng phát triển cả những tài liệu nước ngoài để đáp ứng được mọi nhu cầu tin của người dùng tin. Để làm được điều này, đòi hỏi Thư viện phải tổ chức được kho sách hợp lý, đúng đắn, bảo đảm đầy đủ các yếu tố để hình thành nên kho sách thư viện, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cầu của một kho sách được tổ chức, sắp xếp khoa học đó là phải dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ bảo quản. Đảm bảo thông tin đến với người đọc nhanh chóng, chính xác, kịp thời và tiết kiệm diện tích kho. Ý thức được vai trò to lớn của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, Thư viện ĐHTL trong những năm qua đã có những tích cực đổi mới công tác này, nhằm tạo ra một không gian vốn tài liệu vừa phong phú vừa hợp lý, và bảo quản được vốn tài liệu một cách tốt nhất. Với nỗ lực mang tài liệu gần hơn đến với bạn đọc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thư viện, đáp ứng ngày càng cao của người dùng tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ của sự bùng nổ thông tin thì công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là một khâu quan trọng không thể thiếu để hoàn thành nhiệm vụ này. 24
  • 25. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI. 2.1.Phương thức tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi Tài liệu sau khi được xử lý, sẽ được phân chia về các kho và sắp xếp theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích và tính chất sử dụng. Mỗi loại hình kho đều phải phù hợp với đặc điểm vốn tài liệu và đặc điểm nhu cầu tin của người sử dụng. Dù được tổ chức theo hình thức kho nào cũng đều phải đảm bảo mục đích cuối cùng là: Phục vụ tốt cho người sử dụng Là một thư viện có vốn tài liệu phong phú, số lượng độc giả đa dạng, Thư viện ĐHTL luôn quan tâm đến vấn đề tổ chức vốn tài liệu và coi đó là vấn đề then chốt. Do vậy, công việc đưa ra đối với mỗi Thư viện là tổ chức, sắp xếp tài liệu như thế nào để vừa đạt mục đích sử dụng cao vừa bảo quản được vốn tài liệu lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kho tài liệu, Thư viện Đại học Thủy lợi đã tổ chức kho tài liệu của mình một cách khoa học, hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu. Cũng giống như các Thư viện thuộc các trường Đại học khác, toàn bộ vốn tài liệu của Thư viện Đại học Thủy lợi được tổ chức thành hai loại kho cơ bản: kho đóng và kho mở. 2.1.1. Kho đóng Mặc dù kho mở ngày càng chiếm ưu thế nhưng những ưu điểm của kho đóng vẫn không thể phủ nhận được, vì thế mà nó vẫn phù hợp trong các cơ quan thông tin- thư viện hiện nay. Kho đóng là hình thức phục vụ bạn đọc thông qua đối tượng trung gian là cán bộ thư viện. kho đóng là kho độc giả đến mượn tài liệu, phải tra cứu hệ thống mục lục truyền thống hoặc mục lục đọc máy, phải ghi phiếu yêu cầu và mượn qua thủ thư. Độc giả không được trực tiếp vào kho tài liệu. 25
  • 26. Ưu điểm: + Tổ chức kho đóng sẽ tiết kiệm được diện tích kho giá sách. + Tài liệu dễ dàng được bảo quản, kiểm kê nên dễ dàng nhận biết số lượng tài liệu mất mát hư hỏng trong quá trình kiểm kên từ đó có chính sách bổ sung tài liệu. + Các tài liệu được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt và được sắp xếp từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, trên mỗi giá đều có phiếu chỉ dẫn nên cán bộ rất dễ tìm và cất tài liệu. + Tổ chức kho đóng sẽ tránh được tình trạng mất mát tài liệu, xé tài liệu do bạn đọc gây nên. Nhược điểm: + Bạn đọc không được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu nên độ chính xác trong tài liệu thông tin còn hạn chế. Do không được trực tiếp tiếp cận với tài liệu mình cần mà phải mất thời gian tìm tài liệu trên máy sau đó mới viết phiếu yêu cầu, phải mất thời gian chờ đợi cán bộ vào kho lấy sách, vì vậy mà không tạo được hứng thú cho bạn đọc, nên bạn đọc tới rất ít. + Cán bộ thư viện vất vả trong việc tìm kiếm sách khi phải thường xuyên vào kho lấy sách đặc biệt là lúc bạn đọc đông. Với những ưu điểm trên, đồng thời dựa vào điều kiện thực tế, Thư viện Đại học Thủy lợi chỉ tiến hành tổ chức kho đóng cho kho lưu của thư viện.. * Kho lưu của Thư viện ĐHTL Kho lưu là kho sách được thành lập theo chủ trương cần lưu trữ từ 1 đến 2 bản của mỗi tên sách nhằm bảo tồn vốn tài liệu cho Thư viện chống tình trạng mất sách của Thư viện. Kho này có diện tích là 70 m2 gồm những sách có năm xuất bản cũ, ít được bạn đọc sử dụng trong một thời gian dài, sách bản thừa và sách từ kho mở chuyển 26
  • 27. lên. Đối với tài liệu tham khảo tối đa cho mỗi bản lưu là hai bản, giáo trình thì tất cả các đầu sách đều được lưu lại một bản. Đối tượng phục vụ của kho lưu trữ là: Cán bộ, giảng viên muốn tìm hiểu các tài liệu cũ để viết sách, các sinh viên năm cuối, học viên cao học muốn nghiên cứu tham khảo thêm tài liệu để làm đồ án, luận án, luận văn cho mình. Tài liệu trong kho được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt, xếp theo quy tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, trên mỗi giá đều có chỉ dẫn nên cán bộ thư viện rất dễ tìm và cất tài liệu. Ký hiệu xếp giá của kho lưu là sự kết hợp giữa các yếu tố sau: Tên cơ quan Thư viện + mã vạch + số đăng kí cá biệt Với cách sắp xếp này cán bộ có thể dễ dàng lấy được tài liệu nhanh chóng, tiết kiệm được diện tích kho nhưng hình thức không đẹp, những tài liệu đứng cạnh nhau không có mối quan hệ về nội dung và tác giả. Chẳng hạn, các tài liệu khoa học kỹ thuật lại được xếp cạnh các tài liệu khoa học xã hội, tác giả người việt lại xếp cạnh tác giả nước ngoài, vì vậy mà khó khăn cho việc tìm tài tài liệu cũng như là giới thiệu tài liệu đó cho độc giả.. Số đăng kí cá biệt là kí hiệu xếp giá nên khi sổ đăng kí cá biệt bị sai lệch,cán bộ sẽ không tìm được tài liệu trong kho dẫn đến tài liệu không đến tay được bạn đọc. 2.1.2. Kho mở. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì kho mở ngày càng chiếm ưu thế vì những lợi thế mà chúng mang lại cho bạn đọc ngày càng nhiều. Vì thế để phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên Thư viện ĐHTL đã và đang tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở ngày càng nhiều. Kho mở là cách tổ chức tài liệu theo kiểu mở, theo đúng nghĩa của nó, tức là tiếp cận tài liệu trực tiếp. Với hình thức tổ chức này bạn đọc được trực tiếp tìm kiếm những tài liệu mình thích trong kho tài liệu của thư viện. 27
  • 28. Ưu điểm: + Kho mở cho phép bạn đọc tìm tài liệu được chính xác theo yêu cầu cầu của bản thân, vì phương pháp này cho phép người đọc trực tiếp tiếp xúc với tài liệu. Tạo điều kiện cho người tìm tin tự do tìm kiếm lựa chọn trực tiếp trên giá mà không phải qua bất kỳ một khâu trung gian nào. + Với hình thức phục vụ này, bạn đọc sẽ dễ dàng tìm thấy những tài liệu mà mình cần, cũng có thể nảy sinh những nhu cầu thông tin mới. + Tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu cho bạn đọc vì không phải thông qua khâu trung gian là cán bộ thư viện, cũng như việc tra tìm tài liệu trên hệ thống tra cứu, viết phiếu yêu cầu, chờ đợi nhận tài liệu từ cán bộ thư viện. + Bên cạnh đó, cũng tiết kiệm được thời gian, công sức cho cán bộ thư viện vì không phải vào kho lấy tài liệu cho bạn đọc + Tài liệu trong kho mở thường được sắp xếp theo nội dung, hay chủ đề, do đó giúp bạn đọc thuận tiện cho việc nghiên cứu và học tập tài liệu theo từng chuyên đề, theo các chuyên ngành khoa học ( tổ chức theo kí hiệu phân loại), hay cùng một tác giả ( sắp xếp theo mã hóa tên tác giả), hoặc theo thời gian ( nếu sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản của tài liệu) + Tạo điều kiện thuận lợi cho Thư viện trong việc lựa chọn sách, báo triển lãm theo từng chủ đề, hoặc biên soạn các bản thư mục, giới thiệu thông tin, giúp đỡ thiết thực trong việc thông báo có hệ thống cho các cán bộ khoa học, các chuyên môn những thành tựu mới nhất về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài những ưu điểm trên, việc tổ chức sắp xếp tài liệu theo hình thức kho mở còn có những hạn chế sau: + Việc sắp xếp tài liệu tốn diện tích kho, giá vì phải để chỗ dự trữ trên giá cho tài liệu mới nhập về và lối đi rộng rãi giữa các giá để bạn đọc có thể đi lại chọn tài liệu dễ dàng 28
  • 29. + Khó quản lý tài liệu, bảo quản tài liệu kém, sách nhanh bị rách nát, hư hỏng, mất mát. Do tần suất bạn đọc cao và bạn đọc không có ý thức bảo quản tài liệu + Cán bộ mất thời gian chỉnh lý, sắp xếp tài liệu lên giá, vì sau mỗi buổi phục vụ tài liệu bị xáo trộn + Phải có hệ thống an ninh bảo vệ tài liệu như camera, hệ thống cổng từ,… + Trong kho mở tài liệu được sắp xếp thường không có tính thẩm mỹ cao vì tài liệu có kích thước khác nhau và luôn bị bạn đọc xê dịch khi tìm kiếm. Do vậy mà công tác phục vụ bạn đọc trong kho mở rất đặc biệt do tính sắp xếp của tài liệu nên đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức cơ bản về khung phân loại và cách cấu tạo kí hiệu xếp giá, kí hiệu tác giả để sắp xếp vào đúng vị trí. Vì vậy, việc sắp xếp tài liệu ở đây ở đây khó hơn nhiều so với kho đóng. Bạn đọc không phải sắp xếp tài liệu lên giá sau khi sử dụng. Tuy nhiên tổ chức kho sách theo hình thức kho mở là hình thức phục vụ bạn đọc than thiện, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc. Bằng những nỗ lực vốn có của mình, Thư viện Đại học Thủy lợi đã và đang tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Thư viện.. Tổ chức vốn tài liệu theo hình thức kho mở chính là một trong những điểm nhấn đó. Vì vậy mà hầu hết các phòng của Thư viện Đại học Thủy lợi hiện nay đều tiến hành tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở: - Phòng Giáo trình ( ở tầng 1) - Phòng Báo, tạp chí ( tầng 1) - Phòng Ngoại văn ( tầng 2) - Phòng đọc mở ( phòng tài liệu tham khảo tiếng việt – tầng 3) • Phòng Giáo trình 29
  • 30. Phòng mượn giáo trình là phòng phục vụ bạn đọc đặc trưng của Thư viện Thủy lợi. Đây là kho tài liệu lớn nhất của Thư viện, với 628 đầu, 306.944 bản ( theo số liệu thống kê năm 2012), phản ánh đầy đủ sô lượng, loại hình sách giáo trình các môn học cơ sở và chuyên ngành. Thư viện luôn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của sinh viên đầu mỗi học kỳ. Tài liệu trong phòng giáo trình được sắp xếp theo các khoa tương ứng với các ngành đào tạo của trường, bao gồm: - Sách chính trị - Sách cơ bản - Khoa công trình - Khoa kỹ thuật tài nguyên nước - Khoa kinh tế - Khoa thủy văn - Khoa môi trường - Khoa cơ khí - Khoa công nghệ thông tin - Khoa năng lượng - Khoa kỹ thuật bờ biển. Với cách tổ chức như trên tương ứng với các giá là các khoa và tài liệu được sắp xếp thành các khu riêng biệt. Những tài liệu có tần suất sử dụng lớn, chẳng hạn như các sách giáo trình cơ bản thì được ưu tiên sắp xếp ở bên ngoài để cán bộ thư viện linh hoạt khi lấy tài liệu để phục vụ. Trong mỗi tài liệu lại được sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C,….tên giáo trình. Mặc dù được sắp xếp trên giá với từng khoa nhưng mỗi cuốn sách đều có một ký hiệu xếp giá riêng. Nếu ở phòng mở ký hiệu xếp giá được dán ở gáy của tài liệu thì ở phòng giáo trình không xếp 30
  • 31. theo ký hiệu xếp giá mà chỉ sắp xếp theo loại giáo trình. Trường hợp cùng một tên sách, nhưng có số tác giả và số tập khác nhau thì ứng với mỗi loại sẽ phân ra, để dễ nhận biết và sắp xếp sách. Phòng giáo trình của Thư viện không có chỉ dẫn cụ thể về các tài liệu tại mỗi đầu khoa, nên đòi hỏi cán bộ thư viện phải có nhiều kinh nghiệm trong việc xếp giá, xác định dễ dàng vị trí của tài liệu để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Hằng ngày, phòng giáo trình tiếp nhận 500 lượt bạn đọc vào mượn tài liệu phục vụ nghiên cứu, lượng sinh viên đông nhất đặc biệt là vào đầu hoặc cuối học kỳ. Hiện nay, công tác mượn trả phòng giáo trình được thực hiện trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm Libol 6.0. Phòng cho phép sinh viên mượn sách về nhà trong vòng 1 học kỳ, khoảng 150 ngày. Sinh viên làm mất sách thì phải đền theo quy định của Thư viện. • Phòng Báo, tạp chí Báo, tạp chí là loại tài liệu mang tính cập nhật thông tin nhanh, thời sự cao và được xuất bản theo ngày, tuần, tháng, quý nên lượng bạn đọc tới phòng báo, tạp chí cũng khá đông. Phòng báo, tạp chí được bố trí ngay tầng 1, vì vậy nó rất thuận tiện cho sinh viên đến đọc cũng như mượn tài liệu. Phòng báo, tạp chí hiện có khoảng 25 đầu báo, 71 đầu tạp chí. + Đối với các báo ngày: Thư viện sắp xếp ngay tại quầy để tiện cho bạn đọc tìm kiếm, cập nhật thông tin kịp thời. + Đối với các báo tuần và các tạp chí: Thư viện tổ chức sắp xếp trưng bày trên các ô giá. Để thuận tiện cho bạn đọc tìm kiếm báo, tạp chí, cán bộ thư viện đã lập bảng danh mục ghi đầy đủ các tên báo, tạp chí, tương ứng với các ô trên giá. Trên mỗi ô trưng bày cũng được đánh số thứ tự theo bảng danh mục để thuận tiện cho bạn đọc tìm kiếm. 31
  • 32. + Khu vực báo, tạp chí nước ngoài: Từ ô số 1 đến ô số 20. Đây là nguồn chủ yếu được biếu tặng. + khu vực báo, tạp chí chuyên ngành thủy lợi: Từ ô 21 đến ô 40 + Khu vực báo, tạp chí về công nghệ thông tin + Khu vực báo, tạp chí về văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Đặc biệt, để tránh nhầm lẫn, cán bộ thư viện còn dán cả số của ô lên trang bìa của ấn phẩm và đựt báo, tạp chí lên trưng bày ở trước mặt mỗi ô. Với cách làm này, cán bộ không phải vất vả trong việc kiểm kê, bạn đọc có thể dễ dàng tìm được những tài liệu mà mình cần. Trong mỗi ô báo chỉ xếp các số mới nhất của ấn phẩm định kỳ đó. Khi có số báo mới, Thư viện lại tiến hành rút đi những báo cũ nhất trong các số đã trưng bày. Bạn đọc sẽ được tiếp cận với những số báo, tạp chí mới mang tính cập nhật, còn muốn có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu sâu, cần những số báo cũ thì cần phải ghi phiếu chờ đợi cán bộ phục vụ. Phòng báo, tạp chí hiện nay vẫn chưa áp dụng phần mềm Libol vào công tác xử lý nghiệp vụ nên số lượng bao, tạp chí chỉ đóng dấu, phân loại, dán số và vào máy ghi trên phần mềm excel. Sau khi xử lý xong sẽ đua ra phục vụ độc giả. Tại phòng báo, tạp chí, bạn đọc có thể đọc tài liệu tại chỗ và cũng có thể mượn về nhà. + Đối với hình thức đọc tại chỗ: Bạn đọc có thể tự lựa chọn tài liệu mình cần sau đó mang ra đọc tại bàn. + Đối với trường hợp, bạn đọc muốn mượn báo, tạp chí về nhà: Bạn đọc phải đăng kí với thủ thư, số lượng mượn là 2 cuốn trong thời gian là 4 ngày. Nhìn chung cách sắp xếp, tổ chức các ấn phẩm định kỳ ở phòng báo, tạp chí rấtkhoa học. Bạn đọc có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin hàng ngày, không phải chờ đợi láy báo, tạp chí, không phải tới hàng báo mới biết những thông tin mới 32
  • 33. nhất. Đây là hình thức phục vụ được khá nhiều bạn đọc ưa thích. Tuy nhiên với việc để bạn đọc tự sắp xếp tài liệu sau khi đọc xong cũng dễ gây nên tình trạng lộn xộn, nhầm lẫn ảnh hưởng tới việc tìm kiếm thông tin. • Phòng Ngoại văn Dựa vào hình thức, ngôn ngữ của tài liệu cũng như nhu cầu tìm tin, khả năng nghiên cứu và học tập bằng tiếng nước ngoài nên Thư viện Đại học Thủy lợi đã tổ chức ra phòng ngoại văn để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong trường. Phòng ngoại văn được tổ chức phục vụ theo hình thức kho mở. Phòng ngoại văn lưu trữ khoảng 7.807 đầu/ 12.509 bản các tài liệu tham khảo bằng tiếng anh và các ngộn ngữ khác ( tiếng Pháp, tiếng Nga,….) thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn sách hỗ trợ tiếng nước ngoài….. Nguồn sách chủ yếu tại phòng ngoại văn là do các tổ chức tài trợ như: Dự án Hà Lan, DANIDA của chính phủ vương quốc Đan Mạch, quỹ Châu Á…..và các tổ chức cá nhân tài trợ trong và ngoài nước. Cũng giống như phòng giáo trình và phòng đọc mở, phòng ngoại văn cũng sử dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn 14 để sắp xếp tài liệu lên giá. Tài liệu còn được sắp xếp theo môn loại và trong từng môn loại lại được sắp xếp theo chật tự chữ cái ABC của tên tác giả hoặc tên tài liệu. Sau đó tài liệu lại được sắp xếp theo dấu hiệu năm xuất bản của tài liệu. Ngoài ra, để giúp cho việc tra cứu của bạn đọc được dễ dàng và thuận tiện hơn, cán bộ thư viện ở kho này còn sử dụng hệ thống trợ ký hiệu với những màu sắc khác nhau: + Hình tròn màu trắng: Sách quỹ Châu Á + Hình tròn màu xanh: Sách ĐaniĐa 33
  • 34. + Hình chữ nhật màu hồng nhạt: Sách dự án Hà Lan + Hình tròn vàng: Sách chương trình tiên tiến + Hình chữ nhật màu xanh lá cây: Sách đã được số hóa + Hình chữ nhật màu vàng: Sách Canada + Hình chữ nhật màu da cam: Sách bản quyền + Hình tròn đỏ: Sách Mêkong Với đặc thù trên, khi cầm một cuốn sách trên tay, cán bộ phòng ngoại văn có thể trả lời cho bạn đọc nhiều câu hỏi khác nhau ( tài liệu nhập từ nguồn nào? đã được số hóa hay chưa?,…) mà không cần phải tra tìm bằng máy tính. Do đặc thù tài liệu ở phòng này là tiếng nước ngoài nên đối tượng đến sử dụng sách này không nhiều, tuy nhiên với chiến lược của nhà trường, với những thay đổi về chương trình đào tạo mà trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc ngày đến phòng mượn tài liệu, học tập và nghiên cứu ngày càng tăng. Cụ thể: + Năm 2009: 93 lượt/ năm ( mượn 153 quyển) + Năm 2010: 106 lượt/ năm ( mượn 257 quyển) + Năm 2011: 128 lượt/ năm ( mượn 203 quyển) Bạn đọc chủ yếu của phòng ngoại văn là cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên có nhu cầu học tập nghiên cứu. Tài liệu trong phòng này được mượn về trong vòng 2 tuần, mỗi lần được mượn 2 cuốn, đến hạn trả mà độc giả có nhu cầu cần thì có thể đến gia hạn thêm nếu chưa có bạn đọc nào đăng ký mượn. • Phòng đọc Mở ( Phòng tài liệu tham khảo tiếng việt) Để thư viện ngày càng hoạt động hiệu quả, cũng như đáp ứng tốt yêu cầu của độc giả ngày càng lớn, Thư viện ĐHTL đã tiến hành tổ chức phòng đọc mở tại 34
  • 35. tầng 3 để đảm bảo cho việc phục vụ nhanh chóng cũng như bảo quản vốn tài liệu được lâu dài, đặc biệt giúp cho người dùng tin có thể tim tài liệu được nhanh nhất. Được tổ chức từ tháng 3 năm 2006, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng như các hệ thống thiết bị an ninh ( chỉ từ, cổng từ, máy in, ….) Phòng đọc mở đã đạt các chuẩn về tổ chức kho mang xu hướng ngày càng hiện đại hóa. Phòng bao gồm hai khu vực, một bên là kho sách, phần còn lại là 90 chỗ ngồi cho sinh viên tự học. Không như phòng báo, tạp chí, tại phòng này tài liệu sau khi bạn đọc sử dụng xong được trả tại quầy thủ thư chứ bạn đọc không được xếp lên giá. Vì lượng sách luân chuyển trong phòng này rất lớn nên khi nào tài liệu nhiều mà vắng bạn đọc thì cán bộ sẽ tranh thủ đi cất, không quan trọng là đầu hay cuối buổi làm việc.. Cách làm này mang tính linh hoạt, hiệu quả, sách không những được cất nhanh và đúng vị trí, mặt khác cũng đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc. Tất cả các tài liệu trong kho mở đều được dán chỉ từ và có hệ thống cổng từ kiểm soát, nên giảm được tình trạng thất thoát sách một cách đáng kể. Khi bạn đọc muốn vào phòng để đọc sách thì phải trình thẻ cho cán bộ thư viện để kiểm tra xem bạn đọc đó có được sử dụng dịch vụ hay không, nếu như bạn đọc đang quá hạn các tài liệu ở bất kỳ phòng nào thì cũng không được sử dụng phòng này. Bạn đọc không được mang đồ dạc vào phòng mà phải gửi dồ và nhận chìa khóa gửi đồ. Quy trình tổ chức: - Đối với trường hợp mươn/ trả tài liệu: + Khi bạn đọc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc tự do lựa chọn tài liệu ở trong kho mang ra quầy bàn của cán bộ thư viện để làm thủ tục cho mượn về. Cán bộ thực hiện việc cho mượn trên phần mềm Libol, vào phần ghi mượn( mượn về) để làm thủ tục mượn cho bạn đọc, in phiếu mượn và cho bạn đọc ký vào phiếu mượn sách. Cán bộ Thư viện làm công đoạn cuối cùng là đưa tài liệu lên máy khử từ để 35 Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3w6AixI Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. bạn đọc có thể mang tài liệu ra khỏi phòng. Tài liệu ở phòng này mỗi lần bạn đọc chỉ được mượn 2 cuốn và thời gian mượn là 10 ngày, thời gian gia hạn là 3 ngày. Đối với những tài liệu có dán tem hồng và luận văn, luận án thì bạn đọc không được mượn về chỉ được đọc tại chỗ hoặc các bạn có thể photo những tài liệu này. + Khi bạn đọc đến trả tài liệu thì cán bộ sẽ làm thủ tục ghi trả. Tài liệu được trả sẽ đưa lên máy nạp từ và mang vào kho xếp lên giá để phục vụ tiếp. Nếu như bạn đọc quá hạn trả sách thì bạn đọc sẽ phải chịu phạt theo quy định. + Trường hơp, bạn đọc không tìm được tài liệu hoặc không biết tài liệu đó ở giá sách nào thì thủ thư sẽ hướng dẫn bạn đọc tra tìm trên OPAC. + Khi lấy bất kỳ cuốn sách nào trên giá để đọc thì khi đọc xong các bạn không được tự ý xếp sách lên giá mà phải để đúng nơi quy định, việc này tránh tình trạng các bạn xếp tài liệu lộn xộn sang các giá khác. - Sắp xếp kho: Vì đây là kho mở nên tài liệu trong kho được sắp xếp khá chạt chẽ và logic thuận tiện cho cán bộ thư viện cũng như thuận tiện cho bạn đọc tra tìm mà không cần sự trợ giúp của cán bộ. Tài liệu luận văn, luận án thì được sắp xếp theo số ĐKCB. Các tài liệu khác thì được sắp xếp theo môn loại dựa trên khung phân loại DDC ấn bản 14 rút gọn của Thư viện Quốc hội Mỹ. Cách sắp xếp tài liệu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ở mỗi giá đều có chỉ chỗ từ lớp lớn cho đến lớp nhỏ để hướng dẫn cho các bạn cuốn sách này được đặt chỗ nào, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm tài liệu được dễ dàng hơn. 2.2. Công tác bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện ĐHTL Cùng với việc thu thập, phát triển và tổ chức vốn tài liệu thì vấn đề bảo quản vốn tài liệu cũng được Thư viện ĐHTL rất quan tâm. 36 Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3w6AixI Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. Bảo quản tài liệu thư viện không chỉ là hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu mà còn nhằm tránh sự mất mát, hư hỏng tài liệu, đảm bảo tính thông tin đầy đủ của tài liệu, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, học tập một cách toàn diện và lâu dài. Với mục tiêu như trên, hiện nay công tác bảo quản vốn tài liệu của Thư viện bao gồm nhiều hoạt động để loại trừ yếu tố lý- hóa- sinh học gây ra những tổn hại cho tài liệu. Trong quá trình xây dựng, Thư viện đã đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể của kho tài liệu, thiết lập môi trường bảo quản và lựa chọn các vật mang tin thích hợp để lưu giữ tài liệu. Các hệ thống như quạt thông gió, đèn, máy điều hòa, máy hút ẩm, rèm cửa, ….giúp khống chế nhiệt độ và độ ẩm trong kho. Những công việc này, đã và đang được cán bộ Thư viện ĐHTL thực hiện với cả tinh thần ,trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình. 2.2.1. Những nhân tố hủy hoại tài liệu Có thể nói, công tác bảo quản vốn tài liệu hiện nay đã và đang được cán bộ Thư viện ĐHTL hết sức chú trọng, tuy nhiên dưới tác động mạnh mẽ của các nhân tố xung quanh, vốn tài liệu tại Thư viện đang bị đe dọa và làm giá trị vốn có của chúng. Tình trạng này do một số tác nhân sau: 2.2.1.1. Sự tác động của môi trường tự nhiên: * Nhiệt độ Nhiệt độ và độ ẩm tương đối không thích hợp có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến tuổi thọ của các tài liệu lưu trữ làm từ giấy. Nhiều người cho rằng nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất lên các tài liệu lưu trữ ( như ảnh hưởng của nó đến con người), song thực tế độ ẩm tương đối cũng góp phần quan trọng không kém vào quá trình hủy hoại đối với giấy. Điều quan trọng cần nhận biết rằng nhiệt độ và độ ẩm tương đối có mối quan hệ tương tác, một thay đổi trong yếu tố này có thể dẫn đến sự thay đổi trong 37 4119042