SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 59
Baixar para ler offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

HUỲNH THỊ KIM ÁNH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC SIÊU THỊ
BIGC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

HUỲNH THỊ KIM ÁNH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC SIÊU THỊ
BIGC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các
siêu thị BigC Việt Nam” được thực hiện dựa vào quá trình thu thập và nghiên cứu
của bản thân tôi và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Cơ sở lý luận được tôi tham khảo từ các tài liệu thu thập được của các giáo
trình, sách báo, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết
quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Người viết
Huỳnh Thị Kim Ánh
MỤC LỤC

TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ............... 5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................... 5
1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ................................................................................ 7
1.2.1 Theo báo cáo COSO 1992........................................................................... 8
1.2.2 Theo báo cáo COSO 2004........................................................................... 9
1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2004................................10
1.3.1 Môi trường kiểm soát.................................................................................10
1.3.1.1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức...........................................10
1.3.1.2 Cam kết về năng lực ......................................................................11
1.3.1.3 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán.........................................11
1.3.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ...........11
1.3.1.5 Cơ cấu tổ chức ...............................................................................12
1.3.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm.............................................12
1.3.1.7 Chính sách nhân sự........................................................................12
1.3.2 Thiết lập mục tiêu ......................................................................................12
1.3.3 Nhận dạng sự kiện .....................................................................................14
1.3.4 Đánh giá rủi ro...........................................................................................14
1.3.5 Đối phó rủi ro.............................................................................................16
1.3.6 Hoạt động kiểm soát ..................................................................................16
1.3.6.1 Soát xét của nhà quản lý cấp cao...................................................17
1.3.6.2 Quản trị hoạt động .........................................................................17
1.3.6.3 Phân chia trách nhiệm hợp lý ........................................................17
1.3.6.4 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin...............................................17
1.3.6.5 Kiểm soát vật chất .........................................................................18
1.3.6.6 Phân tích rà soát.............................................................................18
1.3.7 Thông tin và truyền thông..........................................................................18
1.3.8 Giám sát .....................................................................................................19
1.3.9 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB .......................19
1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB...................................20
1.4.1 Lợi ích của hệ thống KSNB......................................................................20
1.4.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ....................................................20
1.5. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ chi phối đến hệ thống KSNB ..........21
Kết luận chương 1 .....................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM ....27
2.1 Giới thiệu khái quát về BigC Việt Nam..............................................................27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.....................................28
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của văn phòng chính .....................31
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các siêu thị BigC.....................32
2.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................................33
2.2.1 Phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát..................................................33
2.2.1.1 Phạm vi khảo sát...........................................................................33
2.2.1.2 Đối tượng khảo sát .......................................................................33
2.2.1.3 Phương pháp khảo sát...................................................................34
2.2.2 Kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .....................................35
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................35
2.2.2.2 Thiết lập mục tiêu..................................................................................49
2.2.2.3 Nhận dạng sự kiện .................................................................................50
2.2.2.4 Phân tích rủi ro ......................................................................................51
2.2.2.5 Đối phó rủi ro ........................................................................................53
2.2.2.6 Hoạt động kiểm soát..............................................................................54
2.2.2.7 Thông tin truyền thông ..........................................................................65
2.2.2.8 Giám sát.................................................................................................68
2.2.3 Đánh giá hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................75
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM......76
3.1 Các quan điểm hoàn thiện...................................................................................76
3.1.1 Nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả .........................................................76
3.1.2 Kiểm soát việc tuân thủ các quy trình hiện hành......................................76
3.1.3 Hạn chế các gian lận phát sinh trong quá trình hoạt động........................76
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................77
3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát .............................................................77
3.2.2 Hoàn thiện thiết lập mục tiêu....................................................................79
3.2.3 Hoàn thiện đánh giá rủi ro ........................................................................80
3.2.3.1 Hoàn thiện nhận dạng sự kiện......................................................81
3.2.3.2 Hoàn thiện phân tích rủi ro ..........................................................81
3.2.3.3 Hoàn thiện đối phó rủi ro .............................................................84
3.2.4 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ...............................................................85
3.2.5 Hoàn thiện thông tin truyền thông............................................................86
3.2.6 Hoàn thiện giám sát ..................................................................................86
3.3 Một số kiến nghị với Ban giám đốc và Giám đốc các cửa hàng
BigC Việt Nam ..................................................................................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
1. BCTC Báo cáo tài chính
2. KSNB Kiểm soát nội bộ
3. KTNB Kiểm toán nội bộ
4. GĐ Giám đốc
5. TTTM Trung tâm thu mua
Tiếng Anh
1. AICPA American Institute of Certified Public Accountants (Hiệp hội kế toán
viên công chứng Hoa Kỳ)
2. CAP Committee on Auditing Procedure (Ủy ban thủ tục kiểm toán)
3. COBIT Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục
tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các thủ tục có liên quan)
4. COSO Committee of Sponsoring Organization
5. ERM Enterprise Risk management Framework (Hệ thống quản trị rủi ro
doanh nghiệp)
6. FED Federal Reserve Bulletin (Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ)
7. ISA International Standards on Auditing (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế)
8. ISACA Information System Audit and Control Association (Hiệp hội về kiểm
soát và kiểm toán hệ thống thông tin)
9. SAP Statement Auditing Procedure (Thủ tục kiểm toán)
10. SAS Statement on Auditing Standard (Chuẩn mực kiểm toán)
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
Danh mục các Bảng
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa COSO 1992 và COSO 2004
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về tính trung thực và giá trị đạo đức
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về cam kết năng lực
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát yếu tố cơ cấu tổ chức
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về phân định quyền hạn và trách nhiệm
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về nhận dạng sự kiện
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về phân tích rủi ro
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về đối phó rủi ro
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về quản trị hoạt động
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát về soát xét của nhà quản lý cấp cao
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về phân chia trách nhiệm hợp lý
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về kiểm soát quá trình xử lý thông tin
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về kiểm soát vật chất
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát về phân tích rà soát
Bảng 2.17 Kết quả khảo sát về thông tin truyền thông
Bảng 2.18 Kết quả khảo sát về giám sát
Bảng 3.1 Bảng quy định ước tính xác suất xảy ra rủi ro
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Hệ thống KSNB theo COSO 2004
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hệ thống các siêu thị BigC và Công ty quản lý tương ứng
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cấu trúc BigC Việt Nam
Danh mục các phụ lục
Phụ lục 1 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế trong những năm gần đây, hoạt động kinh
doanh bán lẻ cũng ngày càng phát triển. Minh chứng cho sự phát triển này là sự
xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực bán
lẻ tại Việt Nam, theo đó là hệ thống các siêu thị với quy mô khác nhau ra đời. Sự
phát triển ồ ạt, nhanh và mạnh của hoạt động bán lẻ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường, đòi hỏi các công ty hoạt động trong lĩnh vực này phải không ngừng
đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hiện nay nhiều Công ty bán lẻ chỉ
tập trung vào việc phát triển thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng doanh số
mà quên đi việc xây dựng một bộ máy kinh doanh bền vững thông qua hệ thống
kiểm soát nội bộ. Và kết quả là sự phát triển quá nhanh về quy mô không đi kèm
với sự phát triển trong hệ thống kiểm soát nội bộ dẫn đến những rủi ro về gian lận,
thất thoát tài sản, hàng hóa, giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Với 25 siêu thị quy mô lớn trải dài từ Nam ra Bắc cùng với một hệ thống các
cửa hàng kinh doanh tiện lợi, hệ thống siêu thị BigC được đánh giá là một trong
những hệ thống kinh doanh bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Sự phát triển ồ ạt
về số lượng các cửa hàng kéo theo các rủi ro, gian lận mới phát sinh, và khả năng
đối phó rủi ro trở thành một thách thức đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Công
ty. Yêu cầu được đặt ra là sự phát triển về quy mô kinh doanh phải đi kèm với sự
phát triển vững mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ, đủ sức ngăn ngừa, phát hiện
các rủi ro, gian lận.
Với lý do như vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ
thống KSNB tại các siêu thị BigC Việt Nam”. Cụ thể, đề tài được xây dựng trên
phương diện hoàn thiện hệ thống đã có sẵn để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động
kinh doanh trong môi trường mới.
2. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về hệ thống KSNB
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về hệ thống KSNB tại các loại hình
doanh nghiệp khác nhau, các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng là tổng
2
thể doanh nghiệp hoặc được thực hiện trên phạm vi hẹp là một chu trình cụ thể. Ở
đây tác giả xin được lực chọn 2 nghiên cứu đã thực hiện về hệ thống KSNB gần
đây: nghiên cứu thứ nhất là nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ về hệ thống KSNB tại
tập đoàn Tín Nghĩa và nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ về hệ thống KSNB tại các
doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam.
Ở nghiên cứu hệ thống KSNB cho một tập đoàn lớn, với nhiều công ty con và
công ty liên kết. Đây là nét tương đồng giữa nghiên cứu này với nghiên cứu của tác
giả trong luận văn, BigC cũng bao gồm nhiều cửa hàng, nhiều bộ phận trực thuộc.
Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hữu ích để hoàn thiện
hệ thống KSNB tại Tập đoàn Tín Nghĩa như: thực hiện chương trình đào tạo về
KSNB cho tất cả các bộ phận, công ty trong tập đoàn; xây dựng bộ quy chuẩn đạo
đức riêng với từng đặc thù ngành nghề trong tập đoàn; khắc phục tình trạng kiêm
nghiệm ở một số công ty con, một số bộ phận tại văn phòng chính hay thường
xuyên thực hiện khảo sát cho nhân viên về hệ thống KSNB.
Trong khi đó, ở nghiên cứu hệ thống KSNB tại các công ty viễn thông tại Việt
Nam. Tác giả đã thực hiện khảo sát hệ thống KSNB tại các công ty viễn thông lớn
tại Việt Nam như Mobifone, Vinaphone hay Viettel. Tác giả cũng đã đưa ra một số
các giải pháp hữu ích như: khắc phục tình trạng bất kiêm nhiệm ở một số công ty
viễn thông; thực hiện đánh giá thường xuyên và định kỳ các rủi ro, tiếp cận các rủi
ro một cách có hệ thống hay hoạt động của Ban kiểm soát nên được độc lập với Ban
giám đốc.
Tất cả các nghiên cứu này đã giúp tác giả có những cái nhìn toàn diện hơn, sâu
rộng hơn và đa dạng hơn về hệ thống KSNB, để từ đó phát triển mục tiêu nghiên
cứu về hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận, nghiên cứu nhằm hệ thống hóa lại những lý luận cơ bản về
KSNB và những lý luận mở rộng trên khía cạnh quản trị rủi ro doanh nghiệp được
trình bày trong báo cáo COSO 1992 và COSO 2004.
3
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu hướng đến mục tiêu đánh giá thực trạng hệ thống
KSNB tại BigC Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB, đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro cho doanh nghiệp và hướng đến sự phát triển
bền vững.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận chung về KSNB theo báo cáo COSO
2004 và thực tiễn hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
dựa vào các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004, chứ không
đi sâu vào phân tích một quy trình nghiệp vụ cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu là sự kết hợp giữa
phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được
thể hiện bằng việc nghiên cứu các tài liệu nội bộ của Công ty, trong khi phương
pháp định lượng trong nghiên cứu được thể hiện thông qua thống kê mô tả để rút ra
thực trạng về KSNB.
Các công cụ nghiên cứu được sử dụng bao gồm: bảng câu hỏi khảo sát, kết quả
phỏng vấn, phân tích và tổng hợp.
Dữ liệu thu thập là kết quả từ việc phỏng vấn, gửi bảng câu hỏi khảo sát đối với
các vị trí liên quan tại văn phòng chính BigC Việt Nam và 25 siêu thị.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, về mặt xã hội nói chung đề tài mở ra một cái
nhìn mới hơn cho người đọc về hệ thống KSNB tại các siêu thị, vốn ít được nghiên
cứu trước đây. Về mặt nội bộ BigC Việt Nam, đề tài là nghiên cứu đầu tiên về hệ
thống KSNB cho BigC Việt Nam, giúp Ban giám đốc có cái nhìn toàn diện nhất,
tổng quan nhất về thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam. Từ đó, đề tài
mong muốn đóng góp những giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB này, giúp hạn
chế rủi ro và xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả.
4
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương chính, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống KSNB
Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hệ thống KSNB được ra đời thông qua hoạt động của các công ty kiểm toán độc
lập. Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài
chính, các kiểm toán viên đã sớm nhận thức rằng không cần thiết, cũng như không
thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn
mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ do đơn vị
được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để lập BCTC. Lúc
này, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB.
Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và bắt đầu từ cuộc cách mạng
công nghiệp. Đến năm 1905, Robert Montgomery đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề
liên quan đến KSNB trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”. Năm
1929, thuật ngữ KSNB được đề cập một cách chính thức trong công bố của Cục Dữ
trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin- FED). Cũng trong năm này, Hiệp
hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA- American Institute of Certified
Public Accountants) đã định nghĩa KSNB “…là các biện pháp và cách thức được
chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác,
cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách”.
Sau sự kiện phá sản của Công ty Mc Kesson & Robbins, việc nghiên cứu và đánh
giá về KSNB ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong một cuộc kiểm toán. Năm
1949, công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB được công bố bởi AICPA với nhan
đề “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp
và đối với kiểm toán viên độc lập”. Hàng loạt các chuẩn mực kiểm toán được ban
hành đã đề cập đến các khía cạnh và khái niệm khác nhau của KSNB như báo cáo
về thủ tục kiểm toán 29 (SAP- Statement Auditing Procedure) về “ phạm vi xem xét
KSNB của kiểm toán viên độc lập”, SAP 33, SAP54 về “tìm hiểu và đánh giá
KSNB”. Nhìn chung trong suốt một quá trình phát triển của thuật ngữ KSNB từ
năm 1958 đến trước giữa thập niên 1970, khái niệm KSNB đã có những bước phát
6
triển đáng kể, không còn bị bó hẹp là khái niệm liên quan đến thủ tục bảo vệ tài sản
và ghi chép sổ sách kế toán, tuy nhiên cũng ghi nhận rằng, trong giai đoạn này,
KSNB chỉ dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên độc lập
trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC.
Vào những thập niên 1970-1980 đứng trước sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của
nhiều quốc gia, số lượng các công ty tăng nhanh đồng thời số vụ gian lận cũng
không ngừng gia tăng, rất nhiều các tranh luận về các tiêu chuẩn đánh giá tính hữu
hiệu của KSNB diễn ra. Kết quả là, năm 1985 Ủy ban COSO được thành lập dưới
sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp, sự ra đời của Ủy ban COSO đánh dấu một
bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của khái niệm KSNB. COSO đã
chính thức sử dụng từ KSNB để thay thế cho thuật ngữ kiểm soát nội bộ về kế toán.
Năm 1988, SAS 55 ra đời với nội dung “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán
báo cáo tài chính”, trong đó đưa ra 3 bộ phận của KSNB là môi trường kiểm soát,
hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Đến năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo năm 1992, đây là tài liệu đầu tiên
trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ
thống. Báo cáo COSO đưa ra 5 bộ phận của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Thông
qua báo cáo COSO, khái niệm KSNB đã được mở rộng ra mang tính quản trị,
không còn là một vấn đề liên quan đến BCTC, mà còn trên cả phương diện hoạt
động và tuân thủ.
Từ sau giai đoạn báo cáo COSO ra đời đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu
chuyên sâu về KSNB trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Năm 2001,
COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM –
Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo COSO 1992, và cho ra
đời báo cáo COSO 2004 về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Năm 2006, COSO nghiên
cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hướng
dẫn cho các công ty đại chúng có quy mô nhỏ”. Phát triển theo hướng công nghệ
thông tin, năm 1996 bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ
7
thông tin và các lĩnh vực liên quan” (COBIT – Control Objectives for Information
and Related Technology) do Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin
(ISACA – Information System Audit and Control Association) ban hành. Trên
phương diện kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ cũng chuyển
sang sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB như: SAS 78
(1995), SAS 94 (2001). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International
Standard on Auditing) cũng sử dụng COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB
trong quá trình kiểm toán BCTC, cụ thể như: ISA 315, ISA 265.
Nhìn chung, qua một quá trình phát triển lâu dài từ lúc khai sinh đến nay, khái
niệm về KSNB đã không ngừng được mở rộng và nâng cao. Trong đó sự ra đời của
báo cáo COSO đánh dấu một bước ngoặc quan trọng, từ những khái niệm sơ khai
về kiểm soát tiền, KSNB ngày nay được mở rộng trên phương diện quản trị rủi ro
doanh nghiệp, là công cụ đắc lực cho ban quản trị của bất kỳ công ty nào nhằm tối
thiểu hóa rủi ro.
1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ
Từ khi khai sinh đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về KSNB, theo các giai
đoạn phát triển mà các định nghĩa cũng có những thay đổi nhất định. Sau đây là một
số định nghĩa về KSNB theo từng giai đoạn phát triển:
Năm 1929, KSNB được FED định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài
sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để
phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên.
Năm 1936, AICPA định nghĩa KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp
nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng
như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách kế toán.
Năm 1958, khái niệm KSNB được CAP chia thành 2 khái niệm nhỏ là kiểm soát
nội bộ về kế toán và kiểm soát nội bộ về quản lý. Trong đó, KSNB về kế toán bao
gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ
tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán. KSNB về quản lý bao gồm kế hoạch
tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt
8
động và sự tuân thủ chính sách quản trị. Hai khái niệm này tồn tại trong một giai
đoạn khá lâu từ năm 1958 đến những năm giữa thập niên 1970.
1.2.1 Theo báo cáo COSO 1992
Năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã chính thức sử dụng khái niệm KSNB thay vì
kiểm soát nội bộ kế toán và kiểm soát quản lý như trước đây. Theo COSO 1992,
KSNB được định nghĩa như sau:
“ Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp
lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây”
Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
Sự tin cậy của báo cáo tài chính
Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”
Trong định nghĩa trên, có 4 khái niệm được tập trung làm rõ:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình: các hoạt động của doanh nghiệp là một quá
trình từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và giám sát, các doanh nghiệp cần kiểm
soát các hoạt động này thông qua KSNB. KSNB không phải là một sự kiện hay một
tình huống mà là một chuỗi các hoạt động trong tổ chức, hiện diện trong mọi bộ
phận, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với các hoạt động của tổ chức.
Con người: khái niệm này nhấn mạnh rằng KSNB được thiết kế và vận hành bởi
con người, đó là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên
trong đơn vị. Nhưng mặt khác, KSNB chỉ là công cụ mà các nhà quản lý sử dụng để
quản lý hoạt động của tổ chức, không có chức năng thay thế nhà quản lý.
Đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý
trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, không thể đảm bảo tuyệt đối.
Các mục tiêu: mỗi doanh nghiệp đều có các mục tiêu cần thực hiện, các mục tiêu
này có thể là mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp hoặc mục tiêu riêng cho từng
bộ phận, từng hoạt động. Có thể chia thành 3 nhóm mục tiêu như sau:
Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc
sử dụng các nguồn lực;
9
Nhóm mục tiêu về BCTC: nhấn mạnh đến tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy
của BCTC;
Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy
định.
Tuy nhiên, hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt
được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của BCTC, sự tuân thủ pháp luật
và các quy định. Đối với các mục tiêu về hoạt động, hệ thống KSNB chỉ cung cấp
sự đảm bảo hợp lý rằng các nhà quản lý với vai trò giám sát, với hành động kịp thời
sẽ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu.
1.2.2 Theo báo cáo COSO 2004
Báo cáo COSO 2004 được phát triển từ COSO 1992 theo hướng quản trị rủi ro
doanh nghiệp nhưng không mang tính chất thay thế báo cáo COSO 1992, trong đó
quản trị rủi ro doanh nghiệp được định nghĩa:” là một quá trình, chịu sự chi phối
bởi ban quản trị và toàn thể nhân viên của doanh nghiệp, được áp dụng trong việc
thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định
các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, và quản trị rủi ro trong
giới hạn rủi ro chấp nhận được, để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các
mục tiêu của doanh nghiệp.
Định nghĩa này phản ánh các khái niệm cơ bản. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là:
Là một quá trình diễn ra liên tục và xuyên suốt trong doanh nghiệp;
Chịu tác động bởi tất cả nhân viên các cấp của doanh nghiệp;
Được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược;
Áp dụng trên toàn doanh nghiệp, ở mọi cấp độ và đơn vị, và bao gồm việc xem
xét danh mục cấp độ rủi ro doanh nghiệp;
Được thiết kế để xác định các rủi ro tiềm tàng, nếu chúng xảy ra, sẽ ảnh hưởng
tới doanh nghiệp và để quản trị rủi ro trong giới hạn rủi ro chấp nhận được;
Có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho ban quản trị và ban giám đốc doanh
nghiệp;
10
Hướng đến đạt được các mục tiêu chung hoặc riêng lẻ nhưng không chồng chéo
nhau.
1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004
Về mặt lý luận, COSO 2004 là một bước phát triển mở rộng của COSO 1992,
không mang tính chất thay thế cho COSO 1992 mà chỉ đi sâu về phương diện quản
trị rủi ro doanh nghiệp.
Theo Báo cáo COSO 2004, hệ thống KSNB bao gồm 8 bộ phận: môi trường
kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro,hoạt
động kiểm soát, thông tin- truyền thông và giám sát.
Cụ thể như sau:
1.3.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý
thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống
KSNB. Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống KSNB và là nền tảng cho
các thành phần khác trong hệ thống KSNB, quyết định đến hiệu quả của hệ thống
KSNB.
Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố: tính chính trực và các giá trị đạo đức;
cam kết về năng lực, triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý; cách thức
phân định quyền hạn và trách nhiệm, chính sách nhân sự; và sự quan tâm và chỉ đạo
của hội đồng quản trị.
1.3.1.1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức: được thể hiện qua văn hóa của tổ
chức. Văn hóa của tổ chức bao gồm các chuẩn mực về cách ứng xử và các giá trị
đạo đức, cách truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn. Nhà quản lý cao cấp đóng
một vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa của tổ chức và thiết lập nền
tảng đạo đức cho tổ chức. Người quản lý của các doanh nghiệp cần chấp nhận quan
điểm rằng hành động tuân thủ nguyên tắc đạo đức là phương thức kinh doanh đúng
đắn. Muốn xây dựng một văn hóa tổ chức tốt, các nhân viên trung thực và tuân thủ
các giá trị đạo đức của doanh nghiệp, thì trước hết nhà quản lý phải là tấm gương
11
lớn về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phải công khai minh bạch.
Khi xây dựng tính trung thực và các giá trị đạo đức, cần chú ý đến hai vấn đề
chính: áp lực và cơ hội; xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức. Để các
nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ tính chính trực và các giá trị đạo đức, cần
giảm thiếu các áp lực và cơ hội phát sinh gian lận. Mặt khác, để đảm bảo cho tính
trung thực và các giá trị đạo đức được thực hiện tại doanh nghiệp, việc xây dựng và
truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức là một yêu cầu cần thiết, giúp toàn thể nhân
viên trong doanh nghiệp hiểu rõ về văn hóa của doanh nghiệp mình.
Tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của môi trường kiểm
soát, có tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của
KSNB.
1.3.1.2 Cam kết về năng lực: Năng lực phản ánh kiến thức và kỹ năng cần thiết
để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Nhà quản lý cần xác định rõ yêu cầu về
năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức
và kỹ năng.
1.3.1.3 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Tính hữu hiệu của môi trường
kiểm soát phụ thuộc vào sự độc lập của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán với
Ban điều hành, kinh nghiệm và vị trí của các thành viên trong Hội đồng quản trị,
mức độ tham gia, mức độ giám sát và các hành động của hội đồng quản trị đối với
hoạt động công ty.
1.3.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Tác động
đến cách thức doanh nghiệp được điều hành. Một doanh nghiệp hoạt động trong
môi trường có rủi ro thấp sẽ có quan điểm khác về KSNB so với doanh nghiệp hoạt
động trong một môi trường có rủi ro cao, doanh nghiệp có rủi ro cao hơn sẽ chú
trọng xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn để đủ sức hạn chế,
phát hiện và đối phó với các rủi ro có thể phát sinh. Triết lý quản lý và phong cách
điều hành của nhà quản lý còn thể hiện thông qua thái độ, quan điểm của nhà quản
12
lý về việc lập và trình bày BCTC, việc lựa chọn các chính sách kế toán, các ước
tính kế toán, và việc phân nhiệm kế toán viên.
1.3.1.5 Cơ cấu tổ chức: là hệ thống phân công trách nhiệm và quyền hạn tại một
doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức thích hợp cần chú ý đến các nội dung: xác định
rõ quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu đối với từng hoạt động, xác định cấp bậc cần
báo cáo thích hợp. Xây dựng cô cấu tổ chức phải phù hợp với quy mô, bản chất
hoạt động của doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược để
đạt được các mục tiêu của mình.
1.3.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm: là việc xác định mức độ tự chủ,
quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề,
trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan. Doanh nghiệp cần cụ thể hóa
quyền hạn và trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận, công ty thành viên…
trong doanh nghiệp, giúp mỗi thành phần hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm của
mình là gì trong việc thực hiện các chiến lược để đạt được các mục tiêu.
1.3.1.7 Chính sách nhân sự: được biểu hiện thông qua việc tuyển dụng, hướng
nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn , động viên, khen thưởng và kỷ luật. Đây cũng là
thông điệp của doanh nghiệp về yêu cầu đối với tính chính trực, hành vi đạo đức và
năng lực mà doanh nghiệp mong đợi từ nhân viên.
1.3.2 Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu: mục tiêu phải có trước khi doanh nghiệp xác định các sự kiện
tiềm năng ảnh hưởng đến thành quả của mình. Quản trị rủi ro doanh nghiệp đảm
bảo rằng việc quản trị có một quá trình để thiết lập mục tiêu và các mục tiêu được
lựa chọn phải hỗ trợ và tương ứng với sứ mệnh của doanh nghiệp, mong muốn rủi
ro của doanh nghiệp, có thể là một quy trình chính thức hay không chính thức và
mục tiêu có thể được trình bày rõ ràng hay được hiểu ngầm. Có 2 mức độ mục tiêu:
mục tiêu toàn đơn vị và mục tiêu từng bộ phận:
Mục tiêu toàn đơn vị: mục tiêu này thường được thể hiện thông qua sứ mạng của
tổ chức và các cam kết về giá trị của tổ chức với xã hội. Dựa vào đây, đơn vị sẽ có
13
đánh giá để xây dựng một chiến lược tổng thể, từ đó phân bổ nguồn lực của doanh
nghiệp một cách hợp lý nhất.
Mục tiêu từng bộ phận: trước hết phải xuất phát từ chiến lược tổng thể của doanh
nghiệp. Các mục tiêu này được thiết lập cho các hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản xuất…Những mục tiêu của từng bộ phận này
phải có sự kết nối với mục tiêu chung của doanh nghiệp và có sự kết nối lẫn nhau
để nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Xét trên phương diện phân loại mục tiêu, có 3 loại mục tiêu chính: mục tiêu hoạt
động, mục tiêu BCTC và mục tiêu tuân thủ. Trong đó,
Mục tiêu hoạt động: gắn liền với việc hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của đơn vị,
mục đích chủ yếu cho sự tồn tại của đơn vị. Bao gồm những mục tiêu chi tiết, có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả
trong việc đạt được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.
Mục tiêu BCTC: hướng đến việc công bố BCTC trung thực và đáng tin cậy.
Mục tiêu tuân thủ: đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh
của mình phải tuân thủ với các luật lệ và quy định của quốc gia nơi doanh nghiệp
đang hoạt động. Mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược và biện pháp kinh
doanh riêng nhưng nhất thiết phải phù hợp với luật lệ và quy định trong môi trường
pháp lý mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Một mục tiêu theo cách phân loại này có thể hỗ trợ hay trùng lắp với một mục
tiêu khác, nhưng xét một cách toàn diện các mục tiêu phải đều không độc lập mà
phải bổ sung, hỗ trợ và liên kết lẫn nhau. Sự sắp xếp, phân loại mục tiêu còn phụ
thuộc vào từng tình huống cụ thể. Điều quan trọng nhất của các mục tiêu từng bộ
phận là phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được mục tiêu chung của toàn doanh
nghiệp.
Một hệ thống KSNB hữu hiệu nên cung cấp sự đảm bảo hợp lý giúp đơn vị đạt
được mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và mục tiêu tuân thủ. Trong đó, mục tiêu
tuân thủ và mục tiêu BCTC dựa vào những tiêu chuẩn được thiết lập một cách độc
lập từ bên ngoài, việc đạt được các mục tiêu này phần lớn nằm trong tầm kiểm soát
14
của doanh nghiệp. Trong khi mục tiêu hoạt động lại không như vậy, trước hết mục
tiêu hoạt động không dựa vào các tiêu chuẩn bên ngoài mà dựa vào các tiêu chuẩn
bên trong; tiếp theo một đơn vị có thể thực hiện được mục tiêu theo cách dự kiến
ban đầu nhưng cũng có thể thay đổi do sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của
đối thủ cạnh tranh, từ đó mà mục tiêu hoạt động sẽ có sự thay đổi nhất định. Hay
nói cách khác, việc đạt được các mục tiêu hoạt động không hoàn toàn thuộc tầm
kiểm soát của doanh nghiệp.
Từ các mục tiêu đã xác định, nhà quản lý tiến hành nhận dạng và phân tích các
rủi ro có thể phát sinh làm cho doanh nghiệp có nguy cơ không đạt được các mục
tiêu đã đề ra, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro. Quá trình này được lặp đi
lặp lại và là nhân tố để KSNB hữu hiệu.
1.3.3 Nhận dạng sự kiện
Nhận dạng sự kiện: các sự kiện bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp phải được xác định, phân biệt giữa rủi ro và cơ
hội. Cơ hội được chuyển ngược trở lại thành chiến lược hay quy trình thiết lập mục
tiêu của doanh nghiệp. Nhận dạng sự kiện là một quá trình lặp đi lặp lại và thường
nằm trong quá trình lập kế hoạch của một doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc rủi
ro có thể chia thành 2 loại: rủi ro phát sinh từ các nhân tố bên ngoài và rủi ro phát
sinh từ các nhân tố bên trong. Việc nhận dạng những nhân tố bên ngoài và bên
trong làm gia tang rủi ro cho đơn vị sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của việc
đánh giá rủi ro. Từ các nhân tố chính được nhận diện, các nhà quản lý sẽ có các
biên pháp để đối phó với chúng và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Ngoài ra, các rủi
ro còn được nhận dạng theo mức độ hoạt động, xem xét các rủi roc hung của toàn
đơn vị cũng như các rủi ro của từng hoạt động. Đánh giá đúng đắn rủi ro ở mức độ
hoạt động sẽ góp phần duy trì rủi ro ở mức độ toàn đơn vị một cách hợp lý. Sau khi
nhận dạng các rủi ro, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích rủi ro.
1.3.4 Đánh giá rủi ro
Mỗi doanh nghiệp tùy vào môi trường kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của
mình, luôn phải đối diện với rất nhiều các rủi ro xuất phát từ môi trường bên ngoài
15
lẫn môi trường bên trong doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả là mỗi doanh nghiệp
phải tự nhân biết và đối phó với các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp mình. Vì
vậy đánh giá rủi ro là yêu cầu quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến
việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Điều kiện tiên quyết để
đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu, các mục tiêu ở các mức độ khác nhau nhưng
phải nhất quán. Đồng thời, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp luôn vận
động không ngừng, điều này đòi hỏi cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro của doanh
nghiệp cũng phải vận động và phù hợp với những thay đổi từ môi trường.
Muốn đánh giá rủi ro trước hết bản thân các doanh nghiệp cần xác định cho mình
các mục tiêu, xác định mục tiêu không phải là một nhân tố của KSNB nhưng là điều
kiện tiên quyết để KSNB có thể thực hiện được.
Rủi ro được phân tích, xem xét khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, từ đó làm
cơ sở để xác định các rủi ro này nên được quản lý như thế nào. Rủi ro được đánh
giá trên hai khía cạnh là tiềm tàng và hiện hữu.
Mức độ Rủi ro= mức độ thiệt hại trong trường hợp phát sinh rủi ro x xác suất xảy
ra rủi ro. Do đó, khi phân tích rủi ro cần phân tích cả 2 yếu tố mức độ thiệt hại và
xác xuất xảy ra. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để thực hiện phân tích rủi
ro nhưng nhìn chung thường bao gồm 3 bước tuần tự theo mô tả sau:
Để quản trị rủi ro của doanh nghiệp, các nhà quản lý có rất nhiều các hành động
khác nhau tùy thuộc vào kết quả phân tích rủi ro, trong trường hợp rủi ro có mức độ
ảnh hưởng lớn và xác suất xảy ra cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung chú ý
để giải quyết rủi ro, nhưng ngược lại mức độ rủi ro thấp thì doanh nghiệp có thể
Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro
Đánh giá xác suất xảy ra rủi ro
Xem xét phương pháp quản trị rủi ro
16
chọn thái độ chấp nhận rủi ro. Các quyết định về ứng phó với rủi ro của doanh
nghiệp cần phải được cân nhắc đến mức độ cân bằng giữa chi phí phải bỏ ra để
quản trị rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra từ rủi ro.
1.3.5 Đối phó rủi ro
Đối phó rủi ro: Ban quản trị lựa chọn các phương án đối phó rủi ro khác nhau.
Có 4 cách đối phó rủi ro chính: né tránh, chấp nhận, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro.
Việc lựa chọn cách đối phó nào tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của doanh
nghiệp. Khi lựa chọn các phương án đối phó rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét đến
vấn đề chi phí, doanh nghiệp cần thực hiện bài toán về lợi ích và chi phí. Những
trường hợp chi phí cao hơn thiệt hại của rủi ro gây ra thì doanh nghiệp có thể chọn
phương án chấp nhận rủi ro hoặc xem xét đến việc chia sẻ rủi ro. Các biện pháp về
giảm thiếu rủi ro thông thường sẽ được tiến hành khi chi phí thấp hơn thiệt hại của
rủi ro gây ra.
1.3.6 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục, đảm bảo cho các chỉ
thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó
với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn
tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Hoạt động kiểm soát bao
gồm: chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Trong đó,
Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện
các thủ tục kiểm soát. Còn thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực thi
chính sách kiểm soát. Để nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, cần theo
dõi kết quả của việc áp dụng hoạt động kiểm soát và có các biện pháp điều chỉnh
thích hợp.
Có nhiều loại hoạt động kiểm soát khác nhau trong một doanh nghiệp, nếu xét về
mục đích có thể chia hoạt động kiểm soát thành 3 loại: kiểm soát phòng ngừa, kiểm
soát phát hiện và kiểm soát bù đắp. Về chức năng có thể chia hoạt động kiểm soát
phổ biến trong doanh nghiệp như sau:
• Soát xét của nhà quản lý cấp cao
17
• Quản trị hoạt động
• Phân chia trách nhiệm hợp lý
• Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
• Kiểm soát vật chất
• Phân tích rà soát
1.3.6.1 Soát xét của nhà quản lý cấp cao
Là việc soát xét của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp như so sánh kết quả thực
tế với dự toán, dự báo, với kỳ trước hay với đối thủ cạnh tranh. Các chương trình
quan trọng của doanh nghiệp đòi hỏi phải được soát xét để xác định mức độ hoàn
thành.
1.3.6.2 Quản trị hoạt động
Người quản lý ở cấp trung gian sẽ soát xét các báo cáo về hiệu quả của từng bộ
phận mà mình phụ trách so với dự toán/kế hoạch đã đề ra. Việc soát xét phải tập
trung vào cả 3 mục tiêu của KSNB.
1.3.6.3 Phân chia trách nhiệm hợp lý
Phân chia trách nhiệm hợp lý là một kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện
hiệu quả, giúp giảm thiểu các cơ hội dẫn đến sai sót cũng như gian lận đồng thời
giúp phát hiện chúng một cách kịp thời nhất. Phân chia trách nhiệm hợp lý đòi hỏi
phải đảm bảo 2 yêu cầu:
• Không để một cá nhân nắm tất cả các khâu của một quy trình nghiệp vụ từ lúc
phát sinh cho đến khi kết thúc.
• Phải có sự tách biệt giữa các chức năng sau: chức năng xét duyệt nghiệp vụ và
chức năng bảo quản tài sản, chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản,
chức năng phê duyệt nghiệp vụ và chức năng kế toán.
1.3.6.4 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin được chia thành 2 loại chính: kiểm soát chung
và kiểm soát ứng dụng. Trong đó,
Kiểm soát chung: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho tất cả các hệ thống ứng dụng
để đảm bảo cho các hệ thống này hoạt động liên tục và ổn định. Bao gồm: kiểm
18
soát hoạt động của trung tâm dữ liệu, các phần mềm hệ thống, kiểm soát truy cập và
kiểm soát các hệ thống ứng dụng.
Kiểm soát ứng dụng: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho từng hệ thống cụ thể, phải
đảm bảo dữ liệu được nhập và xử lý một các chính xác, đầy đủ cũng như phát hiện
các dữ liệu không hợp lý hay chưa được sự xét duyệt của nhà quản lý. Kiểm soát
ứng dụng tập trung vào việc kiểm soát dữ liệu đầu vào, kiểm soát quá trình xử lý và
cuốicùng là kiểm soát dữ liệu đầu ra.
1.3.6.5 Kiểm soát vật chất
Kiểm soát vật chất là các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo cho tài sản của doanh
nghiệp được bảo vệ một cách chặt chẽ. Kiểm soát vật chất nhằm đảm bảo cho sự
tồn tại, chất lượng hay tình trạng của các tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh ổn định của doanh nghiệp.
1.3.6.6 Phân tích rà soát
Phân tích rà soát là việc so sánh giữa kết quả thực hiện với số liệu dự toán hay
giữa các thông tin tài chính và phi tài chính nhằm phát hiện các biến động bất
thường để nhà quản lý có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Các doanh nghiệp
thường sử dụng các chỉ số hay tính các chênh lệch để phân tích rà soát, từ đó đưa ra
các biện pháp chỉnh sửa như một hoạt động kiểm soát.
1.3.7 Thông tin và truyền thông
Để thực hiện các trách nhiệm của mình, mọi cá nhân trong doanh nghiệp để phải
có các thông tin cần thiết, vì vậy các thông tin này phải được xác định, thu thập và
truyền đạt tới các cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp.
Thông qua hệ thống thông tin của doanh nghiệp, các thông tin được truyền đạt tới
tất cả các nhân viên nhưng vấn đề quan trọng nhất là các thông tin được cung cấp
phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và có chất lượng. Chất lượng của một
thông tin phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời các yếu tố: thích hợp, kịp thời, cập nhật
và chính xác. Một hệ thống thông tin tốt cần có các đặc điểm:
• Hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh
• Hỗ trợ cho sáng kiến mang tính chiến lược
19
• Tích hợp với hoạt động kinh doanh
• Phối hợp với hệ thống thông tin mới và cũ
Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có
liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Truyền thông phải đảm bảo truyền đạt
được vai trò và trách nhiệm của các cá nhân đối với KSNB thông qua các kênh trao
đổi thông tin như: từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên,
giữa các nhân viên, giữa các phòng ban với nhau…Ngoài ra, truyền thông cũng đòi
hỏi phải có sự trao đổi thông tin hữu hiệu giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên
ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý…
1.3.8 Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian, bao
gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát thường xuyên được thực
hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, trong khi phạm vi
và mức độ thường xuyên của giám sát định kỳ phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro,
sự hữu hiệu của hoạt động giám sát thường xuyên. Xét về phương diện hiệu quả, do
hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện hàng ngày gắn liền với công việc
của các cá nhân trong doanh nghiệp nên có hiệu quả cao hơn giám sát định kỳ.
Giám sát thường xuyên có tác dụng phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận, điểm
yếu của hệ thống KSNB ngay khi chúng có nguy cơ xảy ra thay vì phát hiện khi đã
xảy ra như giám sát định kỳ.
1.3.9 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB
Hệ thống KSNB theo COSO 1992 bao gồm 5 thành phần nêu trên, các thành
phần không đứng độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau nhằm
giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các trong hệ thống KSNB có sự
tương tác đa chiều, tác động qua lại lẫn nhau và có sự bù trừ lẫn nhau. Nhà quản lý
có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau cho từng mục tiêu nhất định, và
cũng có các trường hợp mức độ kiểm soát cho mục tiêu này sẽ là không cao nhưng
lại có ý nghĩa lớn trong việc kiểm soát một mục tiêu khác. Nhà quản lý cũng cần
đánh giá các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu. Hệ thống thông tin
20
truyền thông xuyên suốt là một điều kiện cần để thu thập các thông tin cần thiết cho
việc đánh giá rủi ro cũng như giúp nhà quản trị đánh giá tính hiệu quả của các hoạt
động kiểm soát mình đề ra. Kết quả từ quá trình giám sát lại là một thước đo cho
mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát và
cũng là một nguồn thông tin để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn đe dọa đến các mục tiêu
của doanh nghiệp. Với các đặc điểm tương tác, hỗ trợ và bù trữ lẫn nhau này của
các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB đã làm cho hệ thống KSNB ở mỗi doanh
nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, quy
mô và văn hóa doanh nghiệp đó, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng
cho mình một hệ thống KSNB phù hợp nhất với doanh nghiệp mình, như vậy mới
phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của KSNB trong việc đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp.
1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
1.4.1 Lợi ích của hệ thống KSNB
Xây dựng một hệ thống KSNB vững mạnh là một trong những điều kiện tiên
quyết để một doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình trong quá trình hoạt động
trên cả mặt ngắn hạn lẫn dài hạn. Một số lợi ích nổi bật của hệ thống KSNB:
+ Ngăn ngừa các sai sót và gian lận, giúp phát hiện các sai sót và gian lận một
cách kịp thời để từ đó phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của sai sót, gian lận, áp
dụng các biện pháp đối phó phù hợp nhất;
+ Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp lý của
BCTC;
+ Đảm bảo các quy định, nội quy doanh nghiệp được tuân thủ, các hoạt động
tuân thủ đúng pháp luật.
Từ những điều này sẽ giúp doanh nghiệp là một khối thống nhất, vận hành nhịp
nhàng, hiệu quả trong tất cả các phòng ban, bộ phận nhằm hướng đến một mục tiêu
chung nhất của doanh nghiệp.
1.4.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
21
Bên cạnh các ưu điểm, lợi ích của mình, hệ thống KSNB cũng có các hạn chế
sau:
Sự lạm quyền lực của nhà quản lý. Ban giám đốc và nhà quản lý cấp cao lạm
dụng quyền lực chi phối hệ thống KSNB của mình để đưa ra các quyết định không
tuân thủ pháp luật, đi ngược lại mục tiêu của hệ thống KSNB, từ đó làm cho hệ
thống KSNB không còn hữu hiệu.
Những sai lầm của nhân viên. Các sai lầm này mang tính tiềm tàng từ bản thân
tính cách của mỗi nhân viên như: thiếu chú ý, đãng trí, sai sót về tính toán hoặc
không rõ yêu cầu công việc…
Sự thông đồng giữa nhân viên trong doanh nghiệp hoặc với đối tượng bên ngoài
dẫn đến xảy ra gian lận.
Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Nếu lợi ích đạt được không đủ để bù đắp
phần chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát thì các nhà quản lý thường có khuynh
hướng bỏ qua một hoặc một số biện pháp kiểm soát trong hệ thống KSNB.
Các yếu tố bất thường. Hệ thống KSNB được thiết kế và xây dựng nhằm vào
các rủi ro dự kiến, nên đối với các rủi ro từ các sự kiện bất thường thì hệ thống trở
nên bị vô hiệu hóa.
Tính lạc hậu của hệ thống KSNB. Những thay đổi quá nhanh của thị trường, tổ
chức, đặc điểm kinh doanh làm cho các thủ tục kiểm soát trong hệ thống KSNB trở
nên lạc hậu, không phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, do vậy không phát huy
được tính hiệu quả và hữu hiệu của hệ thống.
1.5 Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB
Mỗi doanh nghiệp hoạt đều có những đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình, những đặc trưng này sẽ là căn cứ cho việc xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ phù hợp nhất với doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra
của doanh nghiệp nhằm đạt đến một mục tiêu chung. BigC cũng không loại trừ như
vậy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức siêu thị, BigC vừa
22
mang những đặc trưng chung của kinh doanh siêu thị nhưng cũng có những đặc
trưng riêng xuất phát từ cấu trúc hệ thống. Cụ thể:
Thứ nhất, lĩnh vực bán lẻ là lĩnh vực luôn vận động không ngừng, phát triển theo
nhu cầu của xã hội, của người tiêu dùng và chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều
yếu tố thị trường khác nhau: thị hiếu, sự phát triển xã hội, kết cấu dân số, thu nhập
bình quân, vị trí địa lý…Tất cả các yếu tố tác động đều có những rủi ro kèm theo
tác động đến doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một cơ chế ứng phó
rủi ro linh hoạt, hiệu quả, phản ứng nhanh nhất. Yếu tố này đòi hỏi BigC phải xây
dựng một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, trong đó khâu nhận dạng sự kiện rủi ro,
đánh giá rủi ro là 2 khâu quan trọng nhất. Trong số rất nhiều các rủi ro từ các biến
động hằng ngày của thị trường bán lẻ, các thay đổi về mặt quy định, thị hiếu hay
nhu cầu xã hội, có những rủi ro cần được chú trọng giải quyết trước mắt, nhưng
cũng có những rủi ro có thể được chia sẻ hoặc doanh nghiệp có thể né tránh.
Thứ hai, BigC là một hệ thống siêu thị bán lẻ thuộc tập đoàn đa quốc gia, hoạt
động trên phạm vi toàn cầu, vì vậy áp dụng COSO 2004 là một yêu cầu tất yếu để
thống nhất với xu hướng phát triển chung trên thế giới. Mặt khác, với đặc điểm này
đòi hỏi hệ thống KSNB của BigC phải được xây dựng mang tính chuẩn hóa cao, sự
khác nhau trong tư duy hoạt động kinh doanh, triết lý và phong cách lão đạo của đội
ngũ nhân sự nước ngoài và nhân viên Việt Nam, môi trường Việt Nam cũng là một
trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.
Thứ ba, số lượng các siêu thị ngày càng tăng lên, hệ thống CNTT ngày càng phát
triển, yếu tố con người tham gia vào hệ thống ngày càng nhiều. Và đây là tất cả các
nguyên nhân làm cho rủi ro không ngừng phát sinh, để hoạt động nhịp nhàng nhất,
giải quyết nhanh các rủi ro thì quản trị rủi ro doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết
đối với BigC. Hệ thống KSNB đặc biệt chú trọng đến các thủ tục kiểm soát hệ
thống CNTT, sự phức tạp của các hệ thống kéo theo những rủi ro về mặt kỹ thuật
mang tính khách quan nhưng cũng sẽ có những yếu tố mang tính chủ quan. Vì vậy,
đòi hỏi các thủ tục kiểm soát phải ngày càng chặt chẽ, ngày càng được nâng cấp
một cách hữu hiệu để kiểm soát tốt các rủi ro có thể phát sinh. Mặt khác, sự gia
23
tăng của số lượng siêu thị dẫn đến số lượng nhân sự gia tăng, chính sách nhân sự
cần được chú trọng, cơ cấu tổ chức phải đơn giản, hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng
giữa các bộ phận, các cửa hàng lẫn nhau.
Thứ tư, đặc điểm nổi bật lớn nhất trong hoạt động của các siêu thị BigC là sự đa
dạng về chủng loại mặt hàng, điều này là một lợi thế cạnh tranh cho BigC trên thị
trường bán lẻ nhưng đồng thời là một khó khăn về mặt nội bộ trong việc quản lý,
kiểm soát các khâu đặt hàng, nhận hàng, và lưu kho sản phẩm. KSNB đặc biệt chú
trọng đến yếu tố bất kiêm nhiệm, việc quản lý chứng từ, phê duyệt chứng từ trong
các khâu nhận hàng, đặt hàng, bán hàng và chuyển giao.
Thứ năm, hoạt động kinh doanh siêu thị tại Việt Nam gắn liền với việc thu tiền
trực tiếp từ khách hàng, do đó doanh số chủ yếu của hệ thống siêu thị BigC là tiền
mặt. Điều này tạo tính thanh khoản cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc xây dựng
các quy trình, thủ tục quản lý phần tiền mặt này là một thách thức cho hệ thống
kiểm soát nội bộ. Điều này đòi hỏi yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong KSNB ở BigC
phải được đặt lên hàng đầu.
Thứ sáu, chủ yếu các hoạt động đặt hàng, bán hàng, thu tiền… phải được thực
hiện nhanh, chính xác và đồng bộ. Do vậy, hệ thống thông tin của BigC rất phức
tạp với một loạt các phần mềm quản lý lớn như: VLP quản lý doanh số, hoạt động
bán hàng tại cửa hàng; VLL quản lý các chương trình khuyến mãi, thẻ khách hàng
thân thiết; Gold quản lý việc đặt hàng, nhận hàng, bán hàng; và SAP quản lý về mặt
tài chính, kế toán, nhân sự. Vấn đề được đặt ra là làm cách nào để đảm bảo cho các
hệ thống này hoạt động một cách chính xác, ổn định và đồng bộ, cũng như làm thế
nào để giám sát hoạt động của các hệ thống này một cách tốt nhất?
Thứ bảy, BigC có một đội ngũ nhân viên đông đảo, tính đến tháng 12/2012 tổng
số nhân viên của BigC vào khoảng hơn 8.000 người. Việc quản lý đội ngũ nhân
viên này cũng như duy trì văn hóa công ty, mục tiêu làm việc là một khó khăn cho
ban giám đốc nói riêng và cả hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung.
Thứ tám, như đã nói ở phần giới thiệu, hệ thống siêu thị BigC về mặt pháp lý là
những công ty hoàn toàn độc lập nhau, hạch toán và kê khai thuế độc lập, mỗi công
24
ty quản lý từ 1-3 siêu thị BigC. Sự phức tạp về mặt pháp lý cũng kéo theo những
phức tạp trong quy trình lập báo cáo tài chính (BCTC) của mỗi công ty độc lập và
toàn hệ thống các siêu thị BigC.
Thứ chín, hoạt động bán lẻ của siêu thị BigC đòi hỏi trung tâm thu mua phải liên
hệ trực tiếp, tiếp xúc với nhà cung cấp để thỏa thuận giá cả, chủng loại hàng hóa,
thiết kế mẫu mã, tỷ lệ chiết khấu…Điều này kéo theo các tiêu cực liên quan đến
đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên thu mua trong việc tính toán các khoản hoa
hồng, chiết khấu.
Và thứ mười, số lượng khách hàng lớn và tập trung vào những giờ cao điểm là
một đặc điểm của các siêu thị BigC, nhưng đây cũng là một thách thức cho hệ
thống an ninh, bảo vệ cũng như là cơ hội cho các gian lận, thông đồng giữa thu
ngân, bảo vệ để biển thủ tiền bán hàng.
Nhìn chung với các đặc trưng như trên, hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam trước
hết phải chú trọng đến các yếu tố thuộc môi trường kiểm soát, trong đó tập trung
vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công ty, mặt khác cũng đòi hỏi phải
chú trọng đến các việc xây dựng một chính sách nhân sự hiệu quả để phát huy hết
năng lực nhân viên, một cơ cấu tổ chức hợp lý để tạo thuận lợi cho việc trao đổi
thông tin giữa các bộ phận, các siêu thị lẫn nhau. Bên cạnh đó với số lượng nghiệp
vụ nhiều, số lượng khách hàng lớn cũng như chủng loại sản phẩm đa dạng, đòi hỏi
hệ thống KSNB phải tập trung vào các hoạt động kiểm soát hệ thống tin học, đảm
bảo xây dựng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa và phát hiện các gian
lận, sai sót phát sinh.
25
Sơ đồ 1.1 HỆ THỐNG KSNB THEO COSO 2004
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Mức độ toàn
đơn vị
Mức độ hoạt
động
NHẬN DẠNG
SỰ KIỆN
Soát xét của
nhà quản lý
cấp cao
Phân chia
trách nhiệm
hợp lý
Kiểm soát quá
trình trình xử
lý thông tin
Kiểm soát vật
chất
Phân tích rà
soát
HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT
Giám sát
thường xuyên
Giám sát định
kỳ
GIÁM SÁT
Giá trị đạo đức
và tính chính
trực
Cam kết về
năng lực
Hội đồng quản
trị và Ủy ban
kiểm toán
Triết lý quản
lý và phong
cách điều hành
Cơ cấu tổ chức
Phân định
quyền hạn và
trách nhiệm
Chính sách và
Thủ tục nguồn
nhân lực
MÔI TRƯỜNG
KIỂM SOÁT
Mục tiêu
chiến lược
Mục tiêu hoạt
động
Mục tiêu
BCTC
Mục tiêu tuân
thủ
XÁC ĐỊNH
MỤC TIÊU
Mức độ ảnh
hưởng
Xác suất xảy
ra
ĐÁNH GIÁ
RỦI RO
Chấp nhận
rủi ro
Chuyển
nhượng rủi ro
Né tránh rủi
ro
Giảm nhẹ rủi
ro
ĐỐI PHÓ RỦI
RO
Thông tin
Truyền thông
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
Quản trị hoạt
động
26
Kết luận chương 1
Hệ thống KSNB là công cụ đắc lực cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp trên tổng thể hay từng bộ phận. Mỗi doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho
mình một hệ thống KSNB với những đặc trưng riêng, có thể tập trung vào thành
phần này hay thành phần khác của hệ thống KSNB, nhưng cốt lõi là hệ thống
KSNB đó phải thực sự đủ mạnh để giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, phát hiện và đối
phó với các rủi ro phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Hệ thống KSNB vẫn còn chứa đựng những hạn chế tiềm tàng đòi hỏi khi xây
dựng các nhà quản lý cần xem xét, quan tâm đến các hạn chế này để có những biện
pháp giảm thiểu những ảnh hưởng của nó đến hệ thống KSNB tại doanh nghiệp.
Theo xu hướng phát triển hiện đại ngày này khi mà môi trường kinh doanh trở
nên phức tạp, hệ thống KSNB được xây dựng theo khuynh hướng quản trị rủi ro
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phản ứng linh hoạt, nhanh nhất và hiệu quả nhất
với sự kiện làm phát sinh rủi ro cho doanh nghiệp. Và COSO 2004 chính là nền
tảng để xây dựng một hệ thống KSNB như vậy. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh
giá thực trạng hệ thống KSNB tại hệ thống siêu thị BigC Việt Nam.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về BigC Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với hơn 200.000
nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina,
Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Năm 1998, tập đoàn
Casino chính thức gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam dưới thương hiệu BigC.
Cửa hàng BigC đầu tiên được hình thành thông qua việc mua lại siêu thị Cora Đồng
Nai và đổi tên thành BigC Đồng Nai trực thuộc quản lý của Công ty TNHH EBD.
Sau 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Casino đã xây dựng được một hệ
thống gồm 25 siêu thị BigC trải dài trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Mỗi siêu
thị BigC được chia làm 2 phần hoạt động kinh doanh: phần kinh doanh siêu thị bán
lẻ và phần cho thuê hành lang thương mại.
Phương châm hoạt động của BigC là luôn mong muốn đem lại cho khách hàng
không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa
dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ
khách hàng thật hiệu quả. Hiện tại, mỗi cửa hàng BigC có khoảng hơn 40.000 mặt
hàng khác nhau được chia thành 5 ngành hàng chính: thực phẩm tươi sống, thực
phẩm khô, hàng may mặc và phụ kiện, hàng điện gia dụng, vật dụng trang trí nội
thất. Ngoài ra, hoạt động thương mại của BigC còn tạo sự khác biệt thông qua khu
vực cho thuê hành lang thương mại. Khu vực này có thể chia ra thành 4 nhóm
chính: ăn uống, giải trí, dịch vụ và những loại cửa hàng khác (nhà sách, cửa hàng
quần áo, điện thoại, điện tử…).
BigC Việt Nam hoạt động với tầm nhìn “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng” và
nhiệm vụ “Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng
quý Khách Hàng” theo năm giá trị: R-S-T-I-C, cụ thể:
+ Trách nhiệm (Responsibility);
+ Tương trợ (Solidarity);
28
+ Minh bạch (Transparency);
+ Đổi mới (Innovation);
+ Sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction);
BigC Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu
Việt Nam với mạng lưới cửa hàng rộng khắp toàn quốc, cung cấp đa dạng các
chủng loại hàng hóa với giá hợp lý nhất, hỗ trợ các dịch vụ tối ưu nhất.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Về mặt pháp lý, hệ thống siêu thị BigC thuộc nhiều công ty khác nhau và hoàn
toàn độc lập, điểm chung giữa các công ty này là đều có siêu thị mang thương hiệu
BigC, các công ty này hạch toán độc lập không phụ thuộc lẫn nhau. Chi tiết tại sơ
đồ 2.1
Về mặt quản lý nội bộ, hệ thống siêu thị BigC được quản lý bởi văn phòng chính
là công ty TNHH dịch vụ EB (viết tắt là EBS) theo các quy định, chuẩn mực, hệ
thống kiểm soát nội bộ thống nhất. Sau đây gọi chung hệ thống các siêu thị BigC
Việt Nam là BigC Việt Nam.
Trên phương diện quản lý nội bộ, cơ cấu tổ chức của BigC Việt Nam như sau:
(sơ đồ 2.2)
29
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ BIGC VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ TƯƠNG ỨNG
Công ty TNHH
Escape BigC An
Lạc
BigC An Lạc
BigC Miền Đông
BigC Hoàng Văn Thụ
Công ty TNHH
EB Phú Thạnh
BigC Phú Thạnh
BigC Trường Chinh
Công ty TNHH
Escape BigC
Đồng Nai
BigC Đồng Nai
BigC Tân Hiệp
Hệ thống các công ty và siêu thị khu vực miền Nam
Công ty TNHH
EBG
BigC Gò Vấp
Công ty TNHH
EB Bình Dương
BigC Bình Dương
Công ty TNHH
EB Cần Thơ
BigC Cần Thơ
Công ty TNHH
EB Đà Lạt
BigC Đà Lạt
Hệ thống các công ty và siêu thị khu vực miền Bắc & Trung
Công ty TNHH
Escape BigC
Thăng Long
BigC Thăng Long
BigC Mê Linh
BigC Long Biên
BigC The Garden
Công ty TNHH
EB Hải Dương BigC Hải Dương
Công ty TNHH
EB Vinh BigC Vinh
Công ty TNHH
EB Thanh Hóa BigC Thanh Hóa
Công ty TNHH
EB Nam Định
BigC Nam Định
Công ty TNHH
EB Vĩnh Phúc
BigC Vĩnh Phúc
Công ty TNHH
Escape Business
Huế
BigC Huế
Công ty TNHH
EB Ninh Bình
BigC Ninh Bình
Công ty TNHH
Escape Đà Nẵng
BigC Đà Nẵng
Công ty TNHH
Escape BigC Hải
Phòng
BigC Hải Phòng
BigC Việt Trì
30
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BIGC VIỆT NAM
Quỹ trung
tâm tại các
cửa hàng
Giám đốc
các cửa hàng
Trưởng
ngành hàng
Trưởng quầyNhân viên
quầy
Bộ phận
dự án
Bộ phận
mở rộng
Hành
lang
thương
mại
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận an
ninh toàn quốc
An ninh,
bảo vệ
cửa hàng
Bộ phận
Marketing
Bộ phận vệ
sinh an toàn
thực phẩm
Bộ phận phát
triển sản
phẩmBộ phận
IT
Bộ phận
Chuỗi
cung
ứng
Bộ phận
tổ chức
BAN ĐIỀU HÀNH (COMEX)
TỔNG GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN PR
GĐ TRUNG TÂM THU MUA
Ngành
hàng
tươi
sống
Hàng
tiêu
dùng
nhanh
Hàng
gia
dụng
Hàng
may
mặc
Hàng
điện tử,
điện
lạnh
GĐ CÔNG TY VIỆT NHẬT
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG
GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO
GĐ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ BIGC
Bộ phận
quản lý thu
ngân toàn
quốc
Chuỗi cửa
hàng BigC
Miền Nam
Chuỗi cửa
hàng BigC
Miền Bắc &
Trung
GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH
Bộ phận
quản lý kế
toán toàn
Bộ phận
kiểm soát tài
chính
Bộ phận
quản lý rủi
ro
Bộ phận
Kiểm toán &
KSNB
Nhóm KSNB Nhóm KTNB
Hệ thống các kho vận
của BigC
Bộ phận
quản lý chi
phí chung
Trưởng Bộ phận nhận hàng
ở các cửa hàng Kế toán các công ty
31
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của Văn phòng Chính
Văn phòng chính bao gồm các bộ phận hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tại hệ
thống các siêu thị BigC. Cụ thể bao gồm các bộ phận:
 Trung tâm thu mua: với chức năng
+ Phân tích, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp hàng hóa cho hệ thống siêu
thị BigC;
+ Thực hiện ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nhà cung cấp được
lựa chọn;
+ Phân tích, đánh giá doanh số của từng chủng loại sản phẩm, từng ngành hàng;
+ Nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới;
+ Theo dõi, quản lý và đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Nghiên cứu, triển khai các chương trình Marketing trên toàn hệ thống.
 Bộ phận nhân sự: có chức năng quản lý các hoạt động tuyển dụng, thăng tiến,
lương, nghĩa vụ và các phúc lợi nhân viên.
 Bộ phận đào tạo: chịu trách nhiệm liên hệ với các bộ phận khác nhau nhằm
thực hiện các chương trình đào tạo cho BigC Việt Nam.
 Bộ phận tổ chức và chuỗi cung ứng: chức năng chính của bộ phận bao gồm:
+ Tổ chức, vận hành, theo dõi và giám sát hệ thống IT cho tất cả cửa hàng BigC;
+ Thực hiện vai trò của chuỗi cung ứng, quản lý hoạt động vận chuyển, logistic,
hoạt động nhận hàng tại các cửa hàng;
+ Soạn thảo, ban hành các quy trình làm việc liên quan đến tất cả các bộ phận,
các cửa hàng BigC;
+ Quản lý hệ thống kho vận trên toàn quốc.
 Bộ phận hành chính & tài chính:
+ Thực hiện các chức năng quản lý, giám sát tình hình tài chính kế toán của tất
cả các siêu thị BigC;
+ Xây dựng, thiết lập ngân sách năm;
+ Thực hiện các báo cáo nội bộ cho tập đoàn Casino;
32
+ Thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ để đánh giá rủi ro, gian lận liên quan đến
hoạt động kinh doanh;
+ Theo dõi việc thực hiện các quy trình hiện hành tại chuỗi siêu thị BigC, và các
bộ phận hỗ trợ khác.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các siêu thị BigC.
Với chức năng chính là thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ, cung cấp hàng
hóa cho khách hàng, các cửa hàng BigC được cơ cấu đứng đầu là giám đốc cửa
hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc hoạt động siêu thị BigC. Mỗi cửa
hàng được chia thành 4 khu vực: khu vực đặt hàng và nhận hàng, khu vực Quỹ
trung tâm, khu vực an ninh& bảo vệ và khu vực bán hàng. Cụ thể:
 Khu vực đặt hàng và nhận hàng chịu trách nhiệm tính toán, kiểm soát lượng
hàng nhập vào cửa hàng, quản lý kho tại cửa hàng. Khu vực này được đặt dưới sự
quản lý của trưởng bộ phận đặt hàng & nhận hàng cửa hàng và chịu sự quản lý trực
tiếp của Phụ trách bộ phận tổ chức ở Văn phòng chính.
 Khu vực bán hàng có chức năng theo dõi các hoạt động bán hàng tại siêu thị về
mặt doanh số, chủng loại...dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc cửa hàng. Khu
vực này cũng chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với trung tâm thu mua ở văn phòng
chính và các bộ phận khác khi có vấn đề phát sinh liên quan đến việc bán hàng tại
cửa hàng.
 Khu vực an ninh & bảo vệ là khu vực quan trọng trong cửa hàng, làm nhiệm vụ
theo dõi các hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi cửa hàng, nhằm hạn chế
thấp nhất mất mát về hàng hóa cho cửa hàng. Khu vực này hoạt động dưới sự giám
sát, chỉ đạo trực tiếp của trưởng bộ phận an ninh toàn quốc thuộc giám đốc hoạt
động của cửa hàng;
 Khu vực quỹ trung tâm là nơi quản lý toàn bộ hoạt động thu ngân tại cửa hàng,
các chương trình dịch vụ khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của phụ trách thu
ngân toàn quốc đặt dưới sự giám sát của giám đốc hoạt động siêu thị BigC.
Ngoài ra, trong hệ thống hoạt động của các siêu thị BigC còn có sự hỗ trợ của bộ
phận kỹ thuật toàn quốc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phụ trách kỹ thuật thuộc
33
bộ phận dự án, Công ty Việt Nhật. Bộ phận này làm nhiệm vụ đảm bảo hệ thống
điện, điện lạnh, âm thanh…. luôn hoạt động một cách thông suốt.
2.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
2.2.1 Phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát
2.2.1.1 Phạm vi khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát cho 12 bộ phận tại văn phòng chính (thuộc Công ty
TNHH Dịch vụ EB) và 25 siêu thị BigC (thuộc 17 công ty độc lập). Cụ thể các
phòng ban khảo sát tại văn phòng chính bao gồm:
+ Trung tâm thu mua;
+ Bộ phận nhân sự;
+ Bộ phận đào tạo;
+ Bộ phận Tổ chức, IT & Chuỗi Cung ứng;
+ Bộ phận Tài chính;
+ Bộ phận Kiểm soát & Kiểm toán nội bộ;
+ Bộ phận Rủi ro;
+ Bộ phận quản lý Chi phí chung;
+ Bộ phận Quản lý kế toán;
+ Bộ phận An ninh toàn quốc;
+ Bộ phận Thu ngân toàn quốc;
+ Bộ phận Vệ sinh An toàn thực phẩm.
Hệ thống câu hỏi tiến hành khảo sát được chia theo từng yếu tố cấu thành hệ
thống KSNB theo báo cáo COSO 2004, chi tiết tham khảo tại phụ lục số 01 – Kết
quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi.
2.2.1.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm:
+ Giám đốc bộ phận;
+ Phó giám đốc bộ phận;
+ Giám đốc cửa hàng;
+ Phó giám đốc cửa hàng;
34
+ Kế toán trưởng các công ty;
+ Nhân viên kế toán;
+ Chuyên viên kiểm soát kế toán;
+ Chuyên viên kiểm soát nội bộ;
+ Chuyên viên kiểm toán nội bộ;
+ Một số nhân viên quản lý khác.
2.2.1.3 Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát được áp dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định
tính. Các tài liệu nghiên cứu định tính bao gồm: các quy định, chuẩn mực, nội quy,
sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán cùng với các thông tin tài chính kế toán
trên các BCTC, báo cáo tập đoàn…Phương pháp định lượng được thể hiện ở kết
quả khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế cho từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
theo COSO 2004, và được thực hiện khảo sát theo từng phương pháp khác nhau đối
với từng đối tượng được khảo sát. Mỗi một nội dung câu hỏi được chọn lựa để gửi
đến những đối tượng phù hợp. (Chi tiết số lượng câu mẫu khảo sát gửi đi cho từng
câu hỏi và số lượng kết quả nhận về tại phụ lục 01) Cụ thể, phương pháp gửi bảng
câu hỏi khảo sát như sau:
+ Đối với các giám đốc, phó giám đốc cửa hàng, kế toán trưởng các công ty
ngoài Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi được gửi qua thư điện tử; và kết quả nhận được
thông qua thư điện tử.
+ Đối với các đối tượng khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc cửa hàng, kế
toán trưởng các công ty tại Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi cũng được gửi thông qua
thư điện tử nhưng kết quả thu thập được thông qua phỏng vấn bằng điện thoại.
+ Trong trường hợp một số các giám đốc bộ phận, phó giám đốc bộ phận, nhân
viên quản lý…tại văn phòng chính, bảng câu hỏi khảo sát được in và ghi nhận kết
quả thông qua trao đổi trực tiếp.
Các kết quả khảo sát được tổng hợp, phân tích và đánh giá đề từ đó đưa ra các
giải pháp thích hợp
35
Cụ thể kết quả khảo sát được phân tích từ mục 2.3 dưới đây
2.2.2 Kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát
Tính trung thực và giá trị đạo đức:
Yếu tố tính trung thực và các giá trị đạo đức tại BigC Việt Nam được nghiên cứu
và tìm hiểu thông qua các tài liệu nội bộ như tài liệu về văn hóa doanh nghiệp, triết
lý kinh doanh, các tài liệu về chương trình đào tạo nhân viên mới về hình ảnh BigC,
quy định về cam kết nghề nghiệp chung của BigC và quy định về cam kết nghề
nghiệp của một số bộ phận như Trung tâm thu mua, Kiểm toán nội bộ. Đồng thời,
để đánh giá được thực trạng về yếu tố này, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thông
qua bảng câu hỏi với 6 câu hỏi.
Tính trung thực và các giá trị đạo đức trong hoạt động kinh doanh được phát
triển thành yếu tố cơ bản trong văn hóa công ty, được thể hiện qua năm (5) giá trị
siêu thị BigC:
 Sự hài lòng của khách hàng- Customer Satisfaction
 Trách nhiệm- Responsibility: thể hiện trách nhiệm với khách hàng, với nhân
viên, với đối tác và với cộng đồng.
 Tương trợ- Solidarity
 Minh bạch- Transparency
 Đổi mới- Innovation
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng BigC đã thực hiện rất tốt việc xây dựng một
văn hóa doanh nghiệp, phổ biến văn hóa đó đến toàn thể nhân viên, quản lý và theo
dõi việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp thông qua các cam kết chung về đạo đức
nghề nghiệp. Kết quả khảo sát như sau:
36
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về tính trung thực và giá trị đạo đức
NỘI DUNG
Có Không
Số
phiếu
Tỷ lệ Số
phiếu
Tỷ
lệ
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
+ Tính trung trực và giá trị đạo đức
01. Tập đoàn có ban hành các quy định chung về
đạo đức nghề nghiệp cho toàn bộ nhân viên
không?
74 100% 0 0%
02. Tập đoàn có ban hành các quy định cụ thể về
đạo đức nghề nghiệp cho một số bộ phận nhạy
cảm không (như TTTM, KTNB, Vệ sinh an toàn
thực phẩm, PR…)?
7 39% 11 61%
03. Tập đoàn có quy định các hình thức xử lý những
vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay không ?
74 100% 0 0%
04. Các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức (nếu có)
có được thực hiện đúng trong thực tế hay
không?
74 100% 0 0%
05. Tập đoàn có truyền đạt và hướng dẫn đến toàn
thể nhân viên các quy tắc phân biệt hành vi vi
phạm đạo đức và hành vi được phép hay không?
74 100% 0 0%
06. Để đạt được các mục tiêu đề ra, có tồn tại các áp
lực và cơ hội nào cho nhân viên trong tập đoàn
thực hiện trái quy định không?
52 100% 0 0%
Các chỉ tiêu 1,3,4 và 5 đều có kết quả khảo sát thực hiện tốt 74/74 phiếu, bộ quy
chuẩn đạo đức chung của BigC Việt Nam đều được tất cả các nhân viên ký cam kết
hàng năm và được áp dụng thực hiện để xử lý các hành vi vi phạm những nguyên
tắc đạo đức chung. Ngoài ra, hoạt động của một số phòng ban tại văn phòng chính
mang tính nhạy cảm về thông tin, dễ phát sinh các gian lận cũng như đòi hỏi những
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cụ thể, như: Trung tâm thu mua, phòng kiểm toán
nội bộ, phòng IT, phòng an toàn chất lượng sản phẩm…Do vậy yêu cầu đặt ra là
ngoài các quy chuẩn đạo đức chung này, đòi hỏi phải có những bộ quy chuẩn đạo
đức nghề nghiệp cụ thể cho các phòng ban có tính nhạy cảm cao. Bộ các quy chuẩn
đạo đức nghề nghiệp này sẽ là kim chỉ nam làm việc cho nhân viên các phòng ban.
Hiện nay BigC chỉ mới xây dựng được bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể
cho một số ít các phòng ban như: Trung tâm thu mua, bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì
37
vậy, chỉ tiêu 02 cho kết quả không có các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể ở
mức 11/74 phiếu thăm dò.
Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên thu mua nhấn mạnh đến
các yếu tố: trung thực, liêm chính, công bằng và vì lợi ích của công ty. Bảng quy
chuẩn đạo đức này là yêu cầu bắt buộc các chuyên viên thu mua cam kết hằng năm
với công ty và được phổ biến rộng rãi cho tất cả các nhà cung cấp giao dịch với
BigC được biết, từ đó tạo ra một kênh giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp
của các chuyên viên thu mua. Trong khi đó, bộ phận kiểm toán nội bộ của BigC
chịu sự chi phối của cam kết đạo đức nghề nghiệp riêng theo chuẩn của bộ phận
kiểm toán tập đoàn Casino, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố: bí mật và trung thực,
không vì lợi ích cá nhân….
Tuy nhiên, hiện nay tại BigC Việt Nam việc ký cam kết các quy định đạo đức
nghề nghiệp này vẫn còn mang tính hình thức, đa phần các nhân viên không đọc
hoặc không hiểu hết ý nghĩa của các quy định trong đạo đức nghề nghiệp này, chỉ
một số nhân viên thuộc các bộ phận tại văn phòng chính ý thức được các quy định
về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc của mình, phần đông các nhân
viên ở cửa hàng chưa có ý thức tuân thủ các quy định này, chỉ xem các quy định
này như những thủ tục hành chính cần phải thực hiện đối với bộ phận nhân sự.
Thông qua kết quả khảo sát cũng nhận thấy một thực trạng rằng vẫn còn tồn tại
các áp lực cũng như các cơ hội cho nhân viên thực hiện trái với quy định của đạo
đức nghề nghiệp. Chỉ tiêu 06 thể hiện rõ kết quả này, với 52/52 phiếu trả lời “có tồn
tại áp lực và cơ hội”. Cụ thể, trung tâm thu mua và các cửa hàng luôn bị áp lực về
mặt doanh số, đòi hỏi tất cả các nhân viên luôn ở trong tình trạng chạy theo doanh
thu để hưởng lợi từ các khoản tiền thưởng. Mặt khác, vấn đề chiết khấu đối với
chuyên viên thu mua cũng là một cơ hội cho các gian lận xảy ra.
Cam kết về năng lực
Yếu tố cam kết về năng lực được tìm hiểu thông qua bảng câu hỏi khảo sát là chủ
yếu, đồng thời có sự kết hợp từ kết quả thu thập và tổng hợp được từ các báo cáo
kiểm toán nội bộ thường niên cho hệ thống các cửa hàng BigC Việt Nam.
38
Kết quả khảo sát cho thấy các quy định về năng lực nhân viên ở BigC có hiện
hữu nhưng chưa mang tính toàn diện và hiệu quả.
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về cam kết năng lực
NỘI DUNG
Có Không
Số
phiếu
Tỷ
lệ
Số
phiếu
Tỷ
lệ
1.MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
+ Cam kết về năng lực
01. Tập đoàn có lập bảng mô tả công việc cho từng
vị trí chức danh cụ thể hay không
46 62% 28 38%
02. Đối với từng vị trí làm việc cụ thể, Tập đoàn có
nêu rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và
trình độ chuyên môn cần thiết hay không?
52 100% 0 0%
03. Nhân viên có đủ kỹ năng, trình độ thực hiện
nhiệm vụ công việc hay không
24 44% 30 56%
04. Tập đoàn có các quy định xử lý trong trường
hợp nhân viên không đáp ứng đủ năng lực hay
không?
32 62% 20 38%
05. Có thực hiện sa thải hoặc thuyên chuyển công
việc đối với những nhân viên không đủ năng lực
trên thực tế hay không?
52 100% 0 0%
06. Có tiến hành đánh giá công việc định kỳ hay
không?
52 100% 0 0%
Chỉ tiêu 01 nhấn mạnh đến việc phân chia công việc, trách nhiệm cho từng nhân
viên BigC, kết quả khảo sát cho thấy có 28/74 ý kiến không có bảng mô tả công
việc cụ thể cho từng chức danh, trong khi có 44/74 ý kiến khẳng định có bảng mô tả
này. Chủ yếu kết quả cho thấy, các vị trí nhân sự tại các bộ phận hỗ trợ hoạt động
cửa hàng như: IT, nhân sự, tài chính, kế toán, trung tâm thu mua… đều có bảng mô
tả công việc cụ thể, trách nhiệm, giới hạn công việc tương ứng. Trong khi đó, tại
các cửa hàng BigC, hầu như các vị trí nhân sự không có bảng mô tả công việc cụ
thể, giới hạn công việc…. Các phân công công việc chủ yếu bằng thỏa thuận giữa
BigC và nhân viên khi tuyển dụng và làm việc theo thói quen từ trước. Tình trạng
này dẫn đến việc né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc giữa các vị trí nhân viên
trong cửa hàng khi có sự cố phát sinh. Đồng thời, việc phân chia giới hạn công
việc, trách nhiệm giải quyết các vấn đề giữa nhân sự các cửa hàng và nhân sự các
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmPhuquy Nguyen
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...NOT
 
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...Nghiên Cứu Định Lượng
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngDương Hà
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
 
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
 

Semelhante a Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam

Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...TieuNgocLy
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp VinacominQuản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacominlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Semelhante a Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam (20)

Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAYLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính t...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt CườngĐề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hotĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNIĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp VinacominQuản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  HUỲNH THỊ KIM ÁNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC SIÊU THỊ BIGC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  HUỲNH THỊ KIM ÁNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC SIÊU THỊ BIGC VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  • 3. Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các siêu thị BigC Việt Nam” được thực hiện dựa vào quá trình thu thập và nghiên cứu của bản thân tôi và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Cơ sở lý luận được tôi tham khảo từ các tài liệu thu thập được của các giáo trình, sách báo, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Người viết Huỳnh Thị Kim Ánh
  • 4. MỤC LỤC  TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ............... 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................... 5 1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ................................................................................ 7 1.2.1 Theo báo cáo COSO 1992........................................................................... 8 1.2.2 Theo báo cáo COSO 2004........................................................................... 9 1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2004................................10 1.3.1 Môi trường kiểm soát.................................................................................10 1.3.1.1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức...........................................10 1.3.1.2 Cam kết về năng lực ......................................................................11 1.3.1.3 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán.........................................11 1.3.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ...........11 1.3.1.5 Cơ cấu tổ chức ...............................................................................12 1.3.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm.............................................12 1.3.1.7 Chính sách nhân sự........................................................................12 1.3.2 Thiết lập mục tiêu ......................................................................................12 1.3.3 Nhận dạng sự kiện .....................................................................................14 1.3.4 Đánh giá rủi ro...........................................................................................14 1.3.5 Đối phó rủi ro.............................................................................................16 1.3.6 Hoạt động kiểm soát ..................................................................................16 1.3.6.1 Soát xét của nhà quản lý cấp cao...................................................17 1.3.6.2 Quản trị hoạt động .........................................................................17
  • 5. 1.3.6.3 Phân chia trách nhiệm hợp lý ........................................................17 1.3.6.4 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin...............................................17 1.3.6.5 Kiểm soát vật chất .........................................................................18 1.3.6.6 Phân tích rà soát.............................................................................18 1.3.7 Thông tin và truyền thông..........................................................................18 1.3.8 Giám sát .....................................................................................................19 1.3.9 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB .......................19 1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB...................................20 1.4.1 Lợi ích của hệ thống KSNB......................................................................20 1.4.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ....................................................20 1.5. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ chi phối đến hệ thống KSNB ..........21 Kết luận chương 1 .....................................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM ....27 2.1 Giới thiệu khái quát về BigC Việt Nam..............................................................27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.....................................28 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của văn phòng chính .....................31 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các siêu thị BigC.....................32 2.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................................33 2.2.1 Phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát..................................................33 2.2.1.1 Phạm vi khảo sát...........................................................................33 2.2.1.2 Đối tượng khảo sát .......................................................................33 2.2.1.3 Phương pháp khảo sát...................................................................34 2.2.2 Kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .....................................35 2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................35 2.2.2.2 Thiết lập mục tiêu..................................................................................49 2.2.2.3 Nhận dạng sự kiện .................................................................................50 2.2.2.4 Phân tích rủi ro ......................................................................................51 2.2.2.5 Đối phó rủi ro ........................................................................................53
  • 6. 2.2.2.6 Hoạt động kiểm soát..............................................................................54 2.2.2.7 Thông tin truyền thông ..........................................................................65 2.2.2.8 Giám sát.................................................................................................68 2.2.3 Đánh giá hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................75 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM......76 3.1 Các quan điểm hoàn thiện...................................................................................76 3.1.1 Nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả .........................................................76 3.1.2 Kiểm soát việc tuân thủ các quy trình hiện hành......................................76 3.1.3 Hạn chế các gian lận phát sinh trong quá trình hoạt động........................76 3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam .................................77 3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát .............................................................77 3.2.2 Hoàn thiện thiết lập mục tiêu....................................................................79 3.2.3 Hoàn thiện đánh giá rủi ro ........................................................................80 3.2.3.1 Hoàn thiện nhận dạng sự kiện......................................................81 3.2.3.2 Hoàn thiện phân tích rủi ro ..........................................................81 3.2.3.3 Hoàn thiện đối phó rủi ro .............................................................84 3.2.4 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ...............................................................85 3.2.5 Hoàn thiện thông tin truyền thông............................................................86 3.2.6 Hoàn thiện giám sát ..................................................................................86 3.3 Một số kiến nghị với Ban giám đốc và Giám đốc các cửa hàng BigC Việt Nam ..................................................................................................87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................88 KẾT LUẬN..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt 1. BCTC Báo cáo tài chính 2. KSNB Kiểm soát nội bộ 3. KTNB Kiểm toán nội bộ 4. GĐ Giám đốc 5. TTTM Trung tâm thu mua Tiếng Anh 1. AICPA American Institute of Certified Public Accountants (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ) 2. CAP Committee on Auditing Procedure (Ủy ban thủ tục kiểm toán) 3. COBIT Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các thủ tục có liên quan) 4. COSO Committee of Sponsoring Organization 5. ERM Enterprise Risk management Framework (Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp) 6. FED Federal Reserve Bulletin (Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ) 7. ISA International Standards on Auditing (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế) 8. ISACA Information System Audit and Control Association (Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin) 9. SAP Statement Auditing Procedure (Thủ tục kiểm toán) 10. SAS Statement on Auditing Standard (Chuẩn mực kiểm toán)
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC Danh mục các Bảng Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa COSO 1992 và COSO 2004 Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về tính trung thực và giá trị đạo đức Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về cam kết năng lực Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát Bảng 2.4 Kết quả khảo sát yếu tố cơ cấu tổ chức Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về phân định quyền hạn và trách nhiệm Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về nhận dạng sự kiện Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về phân tích rủi ro Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về đối phó rủi ro Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về quản trị hoạt động Bảng 2.12 Kết quả khảo sát về soát xét của nhà quản lý cấp cao Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về phân chia trách nhiệm hợp lý Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về kiểm soát quá trình xử lý thông tin Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về kiểm soát vật chất Bảng 2.16 Kết quả khảo sát về phân tích rà soát Bảng 2.17 Kết quả khảo sát về thông tin truyền thông Bảng 2.18 Kết quả khảo sát về giám sát Bảng 3.1 Bảng quy định ước tính xác suất xảy ra rủi ro Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1 Hệ thống KSNB theo COSO 2004 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hệ thống các siêu thị BigC và Công ty quản lý tương ứng Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cấu trúc BigC Việt Nam Danh mục các phụ lục Phụ lục 1 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh bán lẻ cũng ngày càng phát triển. Minh chứng cho sự phát triển này là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, theo đó là hệ thống các siêu thị với quy mô khác nhau ra đời. Sự phát triển ồ ạt, nhanh và mạnh của hoạt động bán lẻ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đòi hỏi các công ty hoạt động trong lĩnh vực này phải không ngừng đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hiện nay nhiều Công ty bán lẻ chỉ tập trung vào việc phát triển thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng doanh số mà quên đi việc xây dựng một bộ máy kinh doanh bền vững thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Và kết quả là sự phát triển quá nhanh về quy mô không đi kèm với sự phát triển trong hệ thống kiểm soát nội bộ dẫn đến những rủi ro về gian lận, thất thoát tài sản, hàng hóa, giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường. Với 25 siêu thị quy mô lớn trải dài từ Nam ra Bắc cùng với một hệ thống các cửa hàng kinh doanh tiện lợi, hệ thống siêu thị BigC được đánh giá là một trong những hệ thống kinh doanh bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các cửa hàng kéo theo các rủi ro, gian lận mới phát sinh, và khả năng đối phó rủi ro trở thành một thách thức đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Yêu cầu được đặt ra là sự phát triển về quy mô kinh doanh phải đi kèm với sự phát triển vững mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ, đủ sức ngăn ngừa, phát hiện các rủi ro, gian lận. Với lý do như vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các siêu thị BigC Việt Nam”. Cụ thể, đề tài được xây dựng trên phương diện hoàn thiện hệ thống đã có sẵn để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong môi trường mới. 2. Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về hệ thống KSNB Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về hệ thống KSNB tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng là tổng
  • 10. 2 thể doanh nghiệp hoặc được thực hiện trên phạm vi hẹp là một chu trình cụ thể. Ở đây tác giả xin được lực chọn 2 nghiên cứu đã thực hiện về hệ thống KSNB gần đây: nghiên cứu thứ nhất là nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ về hệ thống KSNB tại tập đoàn Tín Nghĩa và nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam. Ở nghiên cứu hệ thống KSNB cho một tập đoàn lớn, với nhiều công ty con và công ty liên kết. Đây là nét tương đồng giữa nghiên cứu này với nghiên cứu của tác giả trong luận văn, BigC cũng bao gồm nhiều cửa hàng, nhiều bộ phận trực thuộc. Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hữu ích để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Tín Nghĩa như: thực hiện chương trình đào tạo về KSNB cho tất cả các bộ phận, công ty trong tập đoàn; xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức riêng với từng đặc thù ngành nghề trong tập đoàn; khắc phục tình trạng kiêm nghiệm ở một số công ty con, một số bộ phận tại văn phòng chính hay thường xuyên thực hiện khảo sát cho nhân viên về hệ thống KSNB. Trong khi đó, ở nghiên cứu hệ thống KSNB tại các công ty viễn thông tại Việt Nam. Tác giả đã thực hiện khảo sát hệ thống KSNB tại các công ty viễn thông lớn tại Việt Nam như Mobifone, Vinaphone hay Viettel. Tác giả cũng đã đưa ra một số các giải pháp hữu ích như: khắc phục tình trạng bất kiêm nhiệm ở một số công ty viễn thông; thực hiện đánh giá thường xuyên và định kỳ các rủi ro, tiếp cận các rủi ro một cách có hệ thống hay hoạt động của Ban kiểm soát nên được độc lập với Ban giám đốc. Tất cả các nghiên cứu này đã giúp tác giả có những cái nhìn toàn diện hơn, sâu rộng hơn và đa dạng hơn về hệ thống KSNB, để từ đó phát triển mục tiêu nghiên cứu về hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý luận, nghiên cứu nhằm hệ thống hóa lại những lý luận cơ bản về KSNB và những lý luận mở rộng trên khía cạnh quản trị rủi ro doanh nghiệp được trình bày trong báo cáo COSO 1992 và COSO 2004.
  • 11. 3 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu hướng đến mục tiêu đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro cho doanh nghiệp và hướng đến sự phát triển bền vững. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận chung về KSNB theo báo cáo COSO 2004 và thực tiễn hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam dựa vào các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004, chứ không đi sâu vào phân tích một quy trình nghiệp vụ cụ thể. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được thể hiện bằng việc nghiên cứu các tài liệu nội bộ của Công ty, trong khi phương pháp định lượng trong nghiên cứu được thể hiện thông qua thống kê mô tả để rút ra thực trạng về KSNB. Các công cụ nghiên cứu được sử dụng bao gồm: bảng câu hỏi khảo sát, kết quả phỏng vấn, phân tích và tổng hợp. Dữ liệu thu thập là kết quả từ việc phỏng vấn, gửi bảng câu hỏi khảo sát đối với các vị trí liên quan tại văn phòng chính BigC Việt Nam và 25 siêu thị. 6. Những đóng góp mới của đề tài Với mục tiêu nghiên cứu như trên, về mặt xã hội nói chung đề tài mở ra một cái nhìn mới hơn cho người đọc về hệ thống KSNB tại các siêu thị, vốn ít được nghiên cứu trước đây. Về mặt nội bộ BigC Việt Nam, đề tài là nghiên cứu đầu tiên về hệ thống KSNB cho BigC Việt Nam, giúp Ban giám đốc có cái nhìn toàn diện nhất, tổng quan nhất về thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam. Từ đó, đề tài mong muốn đóng góp những giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB này, giúp hạn chế rủi ro và xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả.
  • 12. 4 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương chính, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về hệ thống KSNB Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam
  • 13. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Hệ thống KSNB được ra đời thông qua hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập. Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính, các kiểm toán viên đã sớm nhận thức rằng không cần thiết, cũng như không thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ do đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để lập BCTC. Lúc này, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB. Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp. Đến năm 1905, Robert Montgomery đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến KSNB trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”. Năm 1929, thuật ngữ KSNB được đề cập một cách chính thức trong công bố của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin- FED). Cũng trong năm này, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA- American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa KSNB “…là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách”. Sau sự kiện phá sản của Công ty Mc Kesson & Robbins, việc nghiên cứu và đánh giá về KSNB ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong một cuộc kiểm toán. Năm 1949, công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB được công bố bởi AICPA với nhan đề “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Hàng loạt các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã đề cập đến các khía cạnh và khái niệm khác nhau của KSNB như báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP- Statement Auditing Procedure) về “ phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên độc lập”, SAP 33, SAP54 về “tìm hiểu và đánh giá KSNB”. Nhìn chung trong suốt một quá trình phát triển của thuật ngữ KSNB từ năm 1958 đến trước giữa thập niên 1970, khái niệm KSNB đã có những bước phát
  • 14. 6 triển đáng kể, không còn bị bó hẹp là khái niệm liên quan đến thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán, tuy nhiên cũng ghi nhận rằng, trong giai đoạn này, KSNB chỉ dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC. Vào những thập niên 1970-1980 đứng trước sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nhiều quốc gia, số lượng các công ty tăng nhanh đồng thời số vụ gian lận cũng không ngừng gia tăng, rất nhiều các tranh luận về các tiêu chuẩn đánh giá tính hữu hiệu của KSNB diễn ra. Kết quả là, năm 1985 Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp, sự ra đời của Ủy ban COSO đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của khái niệm KSNB. COSO đã chính thức sử dụng từ KSNB để thay thế cho thuật ngữ kiểm soát nội bộ về kế toán. Năm 1988, SAS 55 ra đời với nội dung “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính”, trong đó đưa ra 3 bộ phận của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Đến năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo năm 1992, đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo COSO đưa ra 5 bộ phận của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Thông qua báo cáo COSO, khái niệm KSNB đã được mở rộng ra mang tính quản trị, không còn là một vấn đề liên quan đến BCTC, mà còn trên cả phương diện hoạt động và tuân thủ. Từ sau giai đoạn báo cáo COSO ra đời đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về KSNB trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo COSO 1992, và cho ra đời báo cáo COSO 2004 về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng có quy mô nhỏ”. Phát triển theo hướng công nghệ thông tin, năm 1996 bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ
  • 15. 7 thông tin và các lĩnh vực liên quan” (COBIT – Control Objectives for Information and Related Technology) do Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA – Information System Audit and Control Association) ban hành. Trên phương diện kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB như: SAS 78 (1995), SAS 94 (2001). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standard on Auditing) cũng sử dụng COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB trong quá trình kiểm toán BCTC, cụ thể như: ISA 315, ISA 265. Nhìn chung, qua một quá trình phát triển lâu dài từ lúc khai sinh đến nay, khái niệm về KSNB đã không ngừng được mở rộng và nâng cao. Trong đó sự ra đời của báo cáo COSO đánh dấu một bước ngoặc quan trọng, từ những khái niệm sơ khai về kiểm soát tiền, KSNB ngày nay được mở rộng trên phương diện quản trị rủi ro doanh nghiệp, là công cụ đắc lực cho ban quản trị của bất kỳ công ty nào nhằm tối thiểu hóa rủi ro. 1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ Từ khi khai sinh đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về KSNB, theo các giai đoạn phát triển mà các định nghĩa cũng có những thay đổi nhất định. Sau đây là một số định nghĩa về KSNB theo từng giai đoạn phát triển: Năm 1929, KSNB được FED định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên. Năm 1936, AICPA định nghĩa KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách kế toán. Năm 1958, khái niệm KSNB được CAP chia thành 2 khái niệm nhỏ là kiểm soát nội bộ về kế toán và kiểm soát nội bộ về quản lý. Trong đó, KSNB về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán. KSNB về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt
  • 16. 8 động và sự tuân thủ chính sách quản trị. Hai khái niệm này tồn tại trong một giai đoạn khá lâu từ năm 1958 đến những năm giữa thập niên 1970. 1.2.1 Theo báo cáo COSO 1992 Năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã chính thức sử dụng khái niệm KSNB thay vì kiểm soát nội bộ kế toán và kiểm soát quản lý như trước đây. Theo COSO 1992, KSNB được định nghĩa như sau: “ Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây” Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động Sự tin cậy của báo cáo tài chính Sự tuân thủ pháp luật và các quy định” Trong định nghĩa trên, có 4 khái niệm được tập trung làm rõ: Kiểm soát nội bộ là một quá trình: các hoạt động của doanh nghiệp là một quá trình từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và giám sát, các doanh nghiệp cần kiểm soát các hoạt động này thông qua KSNB. KSNB không phải là một sự kiện hay một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động trong tổ chức, hiện diện trong mọi bộ phận, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với các hoạt động của tổ chức. Con người: khái niệm này nhấn mạnh rằng KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, đó là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. Nhưng mặt khác, KSNB chỉ là công cụ mà các nhà quản lý sử dụng để quản lý hoạt động của tổ chức, không có chức năng thay thế nhà quản lý. Đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, không thể đảm bảo tuyệt đối. Các mục tiêu: mỗi doanh nghiệp đều có các mục tiêu cần thực hiện, các mục tiêu này có thể là mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp hoặc mục tiêu riêng cho từng bộ phận, từng hoạt động. Có thể chia thành 3 nhóm mục tiêu như sau: Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực;
  • 17. 9 Nhóm mục tiêu về BCTC: nhấn mạnh đến tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy của BCTC; Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. Tuy nhiên, hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của BCTC, sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Đối với các mục tiêu về hoạt động, hệ thống KSNB chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các nhà quản lý với vai trò giám sát, với hành động kịp thời sẽ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. 1.2.2 Theo báo cáo COSO 2004 Báo cáo COSO 2004 được phát triển từ COSO 1992 theo hướng quản trị rủi ro doanh nghiệp nhưng không mang tính chất thay thế báo cáo COSO 1992, trong đó quản trị rủi ro doanh nghiệp được định nghĩa:” là một quá trình, chịu sự chi phối bởi ban quản trị và toàn thể nhân viên của doanh nghiệp, được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, và quản trị rủi ro trong giới hạn rủi ro chấp nhận được, để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Định nghĩa này phản ánh các khái niệm cơ bản. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là: Là một quá trình diễn ra liên tục và xuyên suốt trong doanh nghiệp; Chịu tác động bởi tất cả nhân viên các cấp của doanh nghiệp; Được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược; Áp dụng trên toàn doanh nghiệp, ở mọi cấp độ và đơn vị, và bao gồm việc xem xét danh mục cấp độ rủi ro doanh nghiệp; Được thiết kế để xác định các rủi ro tiềm tàng, nếu chúng xảy ra, sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và để quản trị rủi ro trong giới hạn rủi ro chấp nhận được; Có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho ban quản trị và ban giám đốc doanh nghiệp;
  • 18. 10 Hướng đến đạt được các mục tiêu chung hoặc riêng lẻ nhưng không chồng chéo nhau. 1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004 Về mặt lý luận, COSO 2004 là một bước phát triển mở rộng của COSO 1992, không mang tính chất thay thế cho COSO 1992 mà chỉ đi sâu về phương diện quản trị rủi ro doanh nghiệp. Theo Báo cáo COSO 2004, hệ thống KSNB bao gồm 8 bộ phận: môi trường kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro,hoạt động kiểm soát, thông tin- truyền thông và giám sát. Cụ thể như sau: 1.3.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống KSNB. Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống KSNB và là nền tảng cho các thành phần khác trong hệ thống KSNB, quyết định đến hiệu quả của hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố: tính chính trực và các giá trị đạo đức; cam kết về năng lực, triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý; cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm, chính sách nhân sự; và sự quan tâm và chỉ đạo của hội đồng quản trị. 1.3.1.1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức: được thể hiện qua văn hóa của tổ chức. Văn hóa của tổ chức bao gồm các chuẩn mực về cách ứng xử và các giá trị đạo đức, cách truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn. Nhà quản lý cao cấp đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa của tổ chức và thiết lập nền tảng đạo đức cho tổ chức. Người quản lý của các doanh nghiệp cần chấp nhận quan điểm rằng hành động tuân thủ nguyên tắc đạo đức là phương thức kinh doanh đúng đắn. Muốn xây dựng một văn hóa tổ chức tốt, các nhân viên trung thực và tuân thủ các giá trị đạo đức của doanh nghiệp, thì trước hết nhà quản lý phải là tấm gương
  • 19. 11 lớn về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải công khai minh bạch. Khi xây dựng tính trung thực và các giá trị đạo đức, cần chú ý đến hai vấn đề chính: áp lực và cơ hội; xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức. Để các nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ tính chính trực và các giá trị đạo đức, cần giảm thiếu các áp lực và cơ hội phát sinh gian lận. Mặt khác, để đảm bảo cho tính trung thực và các giá trị đạo đức được thực hiện tại doanh nghiệp, việc xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức là một yêu cầu cần thiết, giúp toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ về văn hóa của doanh nghiệp mình. Tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của môi trường kiểm soát, có tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của KSNB. 1.3.1.2 Cam kết về năng lực: Năng lực phản ánh kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Nhà quản lý cần xác định rõ yêu cầu về năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. 1.3.1.3 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát phụ thuộc vào sự độc lập của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán với Ban điều hành, kinh nghiệm và vị trí của các thành viên trong Hội đồng quản trị, mức độ tham gia, mức độ giám sát và các hành động của hội đồng quản trị đối với hoạt động công ty. 1.3.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Tác động đến cách thức doanh nghiệp được điều hành. Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có rủi ro thấp sẽ có quan điểm khác về KSNB so với doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường có rủi ro cao, doanh nghiệp có rủi ro cao hơn sẽ chú trọng xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn để đủ sức hạn chế, phát hiện và đối phó với các rủi ro có thể phát sinh. Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý còn thể hiện thông qua thái độ, quan điểm của nhà quản
  • 20. 12 lý về việc lập và trình bày BCTC, việc lựa chọn các chính sách kế toán, các ước tính kế toán, và việc phân nhiệm kế toán viên. 1.3.1.5 Cơ cấu tổ chức: là hệ thống phân công trách nhiệm và quyền hạn tại một doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức thích hợp cần chú ý đến các nội dung: xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu đối với từng hoạt động, xác định cấp bậc cần báo cáo thích hợp. Xây dựng cô cấu tổ chức phải phù hợp với quy mô, bản chất hoạt động của doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược để đạt được các mục tiêu của mình. 1.3.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm: là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan. Doanh nghiệp cần cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận, công ty thành viên… trong doanh nghiệp, giúp mỗi thành phần hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là gì trong việc thực hiện các chiến lược để đạt được các mục tiêu. 1.3.1.7 Chính sách nhân sự: được biểu hiện thông qua việc tuyển dụng, hướng nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn , động viên, khen thưởng và kỷ luật. Đây cũng là thông điệp của doanh nghiệp về yêu cầu đối với tính chính trực, hành vi đạo đức và năng lực mà doanh nghiệp mong đợi từ nhân viên. 1.3.2 Thiết lập mục tiêu Thiết lập mục tiêu: mục tiêu phải có trước khi doanh nghiệp xác định các sự kiện tiềm năng ảnh hưởng đến thành quả của mình. Quản trị rủi ro doanh nghiệp đảm bảo rằng việc quản trị có một quá trình để thiết lập mục tiêu và các mục tiêu được lựa chọn phải hỗ trợ và tương ứng với sứ mệnh của doanh nghiệp, mong muốn rủi ro của doanh nghiệp, có thể là một quy trình chính thức hay không chính thức và mục tiêu có thể được trình bày rõ ràng hay được hiểu ngầm. Có 2 mức độ mục tiêu: mục tiêu toàn đơn vị và mục tiêu từng bộ phận: Mục tiêu toàn đơn vị: mục tiêu này thường được thể hiện thông qua sứ mạng của tổ chức và các cam kết về giá trị của tổ chức với xã hội. Dựa vào đây, đơn vị sẽ có
  • 21. 13 đánh giá để xây dựng một chiến lược tổng thể, từ đó phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Mục tiêu từng bộ phận: trước hết phải xuất phát từ chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Các mục tiêu này được thiết lập cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản xuất…Những mục tiêu của từng bộ phận này phải có sự kết nối với mục tiêu chung của doanh nghiệp và có sự kết nối lẫn nhau để nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Xét trên phương diện phân loại mục tiêu, có 3 loại mục tiêu chính: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và mục tiêu tuân thủ. Trong đó, Mục tiêu hoạt động: gắn liền với việc hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, mục đích chủ yếu cho sự tồn tại của đơn vị. Bao gồm những mục tiêu chi tiết, có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc đạt được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Mục tiêu BCTC: hướng đến việc công bố BCTC trung thực và đáng tin cậy. Mục tiêu tuân thủ: đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình phải tuân thủ với các luật lệ và quy định của quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược và biện pháp kinh doanh riêng nhưng nhất thiết phải phù hợp với luật lệ và quy định trong môi trường pháp lý mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một mục tiêu theo cách phân loại này có thể hỗ trợ hay trùng lắp với một mục tiêu khác, nhưng xét một cách toàn diện các mục tiêu phải đều không độc lập mà phải bổ sung, hỗ trợ và liên kết lẫn nhau. Sự sắp xếp, phân loại mục tiêu còn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Điều quan trọng nhất của các mục tiêu từng bộ phận là phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Một hệ thống KSNB hữu hiệu nên cung cấp sự đảm bảo hợp lý giúp đơn vị đạt được mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và mục tiêu tuân thủ. Trong đó, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu BCTC dựa vào những tiêu chuẩn được thiết lập một cách độc lập từ bên ngoài, việc đạt được các mục tiêu này phần lớn nằm trong tầm kiểm soát
  • 22. 14 của doanh nghiệp. Trong khi mục tiêu hoạt động lại không như vậy, trước hết mục tiêu hoạt động không dựa vào các tiêu chuẩn bên ngoài mà dựa vào các tiêu chuẩn bên trong; tiếp theo một đơn vị có thể thực hiện được mục tiêu theo cách dự kiến ban đầu nhưng cũng có thể thay đổi do sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của đối thủ cạnh tranh, từ đó mà mục tiêu hoạt động sẽ có sự thay đổi nhất định. Hay nói cách khác, việc đạt được các mục tiêu hoạt động không hoàn toàn thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Từ các mục tiêu đã xác định, nhà quản lý tiến hành nhận dạng và phân tích các rủi ro có thể phát sinh làm cho doanh nghiệp có nguy cơ không đạt được các mục tiêu đã đề ra, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro. Quá trình này được lặp đi lặp lại và là nhân tố để KSNB hữu hiệu. 1.3.3 Nhận dạng sự kiện Nhận dạng sự kiện: các sự kiện bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp phải được xác định, phân biệt giữa rủi ro và cơ hội. Cơ hội được chuyển ngược trở lại thành chiến lược hay quy trình thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp. Nhận dạng sự kiện là một quá trình lặp đi lặp lại và thường nằm trong quá trình lập kế hoạch của một doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro có thể chia thành 2 loại: rủi ro phát sinh từ các nhân tố bên ngoài và rủi ro phát sinh từ các nhân tố bên trong. Việc nhận dạng những nhân tố bên ngoài và bên trong làm gia tang rủi ro cho đơn vị sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của việc đánh giá rủi ro. Từ các nhân tố chính được nhận diện, các nhà quản lý sẽ có các biên pháp để đối phó với chúng và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Ngoài ra, các rủi ro còn được nhận dạng theo mức độ hoạt động, xem xét các rủi roc hung của toàn đơn vị cũng như các rủi ro của từng hoạt động. Đánh giá đúng đắn rủi ro ở mức độ hoạt động sẽ góp phần duy trì rủi ro ở mức độ toàn đơn vị một cách hợp lý. Sau khi nhận dạng các rủi ro, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích rủi ro. 1.3.4 Đánh giá rủi ro Mỗi doanh nghiệp tùy vào môi trường kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của mình, luôn phải đối diện với rất nhiều các rủi ro xuất phát từ môi trường bên ngoài
  • 23. 15 lẫn môi trường bên trong doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả là mỗi doanh nghiệp phải tự nhân biết và đối phó với các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp mình. Vì vậy đánh giá rủi ro là yêu cầu quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu, các mục tiêu ở các mức độ khác nhau nhưng phải nhất quán. Đồng thời, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp luôn vận động không ngừng, điều này đòi hỏi cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro của doanh nghiệp cũng phải vận động và phù hợp với những thay đổi từ môi trường. Muốn đánh giá rủi ro trước hết bản thân các doanh nghiệp cần xác định cho mình các mục tiêu, xác định mục tiêu không phải là một nhân tố của KSNB nhưng là điều kiện tiên quyết để KSNB có thể thực hiện được. Rủi ro được phân tích, xem xét khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở để xác định các rủi ro này nên được quản lý như thế nào. Rủi ro được đánh giá trên hai khía cạnh là tiềm tàng và hiện hữu. Mức độ Rủi ro= mức độ thiệt hại trong trường hợp phát sinh rủi ro x xác suất xảy ra rủi ro. Do đó, khi phân tích rủi ro cần phân tích cả 2 yếu tố mức độ thiệt hại và xác xuất xảy ra. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để thực hiện phân tích rủi ro nhưng nhìn chung thường bao gồm 3 bước tuần tự theo mô tả sau: Để quản trị rủi ro của doanh nghiệp, các nhà quản lý có rất nhiều các hành động khác nhau tùy thuộc vào kết quả phân tích rủi ro, trong trường hợp rủi ro có mức độ ảnh hưởng lớn và xác suất xảy ra cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung chú ý để giải quyết rủi ro, nhưng ngược lại mức độ rủi ro thấp thì doanh nghiệp có thể Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro Đánh giá xác suất xảy ra rủi ro Xem xét phương pháp quản trị rủi ro
  • 24. 16 chọn thái độ chấp nhận rủi ro. Các quyết định về ứng phó với rủi ro của doanh nghiệp cần phải được cân nhắc đến mức độ cân bằng giữa chi phí phải bỏ ra để quản trị rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra từ rủi ro. 1.3.5 Đối phó rủi ro Đối phó rủi ro: Ban quản trị lựa chọn các phương án đối phó rủi ro khác nhau. Có 4 cách đối phó rủi ro chính: né tránh, chấp nhận, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro. Việc lựa chọn cách đối phó nào tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Khi lựa chọn các phương án đối phó rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét đến vấn đề chi phí, doanh nghiệp cần thực hiện bài toán về lợi ích và chi phí. Những trường hợp chi phí cao hơn thiệt hại của rủi ro gây ra thì doanh nghiệp có thể chọn phương án chấp nhận rủi ro hoặc xem xét đến việc chia sẻ rủi ro. Các biện pháp về giảm thiếu rủi ro thông thường sẽ được tiến hành khi chi phí thấp hơn thiệt hại của rủi ro gây ra. 1.3.6 Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục, đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Hoạt động kiểm soát bao gồm: chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Trong đó, Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát. Còn thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát. Để nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, cần theo dõi kết quả của việc áp dụng hoạt động kiểm soát và có các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Có nhiều loại hoạt động kiểm soát khác nhau trong một doanh nghiệp, nếu xét về mục đích có thể chia hoạt động kiểm soát thành 3 loại: kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát bù đắp. Về chức năng có thể chia hoạt động kiểm soát phổ biến trong doanh nghiệp như sau: • Soát xét của nhà quản lý cấp cao
  • 25. 17 • Quản trị hoạt động • Phân chia trách nhiệm hợp lý • Kiểm soát quá trình xử lý thông tin • Kiểm soát vật chất • Phân tích rà soát 1.3.6.1 Soát xét của nhà quản lý cấp cao Là việc soát xét của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp như so sánh kết quả thực tế với dự toán, dự báo, với kỳ trước hay với đối thủ cạnh tranh. Các chương trình quan trọng của doanh nghiệp đòi hỏi phải được soát xét để xác định mức độ hoàn thành. 1.3.6.2 Quản trị hoạt động Người quản lý ở cấp trung gian sẽ soát xét các báo cáo về hiệu quả của từng bộ phận mà mình phụ trách so với dự toán/kế hoạch đã đề ra. Việc soát xét phải tập trung vào cả 3 mục tiêu của KSNB. 1.3.6.3 Phân chia trách nhiệm hợp lý Phân chia trách nhiệm hợp lý là một kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện hiệu quả, giúp giảm thiểu các cơ hội dẫn đến sai sót cũng như gian lận đồng thời giúp phát hiện chúng một cách kịp thời nhất. Phân chia trách nhiệm hợp lý đòi hỏi phải đảm bảo 2 yêu cầu: • Không để một cá nhân nắm tất cả các khâu của một quy trình nghiệp vụ từ lúc phát sinh cho đến khi kết thúc. • Phải có sự tách biệt giữa các chức năng sau: chức năng xét duyệt nghiệp vụ và chức năng bảo quản tài sản, chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản, chức năng phê duyệt nghiệp vụ và chức năng kế toán. 1.3.6.4 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin Kiểm soát quá trình xử lý thông tin được chia thành 2 loại chính: kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng. Trong đó, Kiểm soát chung: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho tất cả các hệ thống ứng dụng để đảm bảo cho các hệ thống này hoạt động liên tục và ổn định. Bao gồm: kiểm
  • 26. 18 soát hoạt động của trung tâm dữ liệu, các phần mềm hệ thống, kiểm soát truy cập và kiểm soát các hệ thống ứng dụng. Kiểm soát ứng dụng: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho từng hệ thống cụ thể, phải đảm bảo dữ liệu được nhập và xử lý một các chính xác, đầy đủ cũng như phát hiện các dữ liệu không hợp lý hay chưa được sự xét duyệt của nhà quản lý. Kiểm soát ứng dụng tập trung vào việc kiểm soát dữ liệu đầu vào, kiểm soát quá trình xử lý và cuốicùng là kiểm soát dữ liệu đầu ra. 1.3.6.5 Kiểm soát vật chất Kiểm soát vật chất là các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp được bảo vệ một cách chặt chẽ. Kiểm soát vật chất nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, chất lượng hay tình trạng của các tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. 1.3.6.6 Phân tích rà soát Phân tích rà soát là việc so sánh giữa kết quả thực hiện với số liệu dự toán hay giữa các thông tin tài chính và phi tài chính nhằm phát hiện các biến động bất thường để nhà quản lý có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số hay tính các chênh lệch để phân tích rà soát, từ đó đưa ra các biện pháp chỉnh sửa như một hoạt động kiểm soát. 1.3.7 Thông tin và truyền thông Để thực hiện các trách nhiệm của mình, mọi cá nhân trong doanh nghiệp để phải có các thông tin cần thiết, vì vậy các thông tin này phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới các cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp. Thông qua hệ thống thông tin của doanh nghiệp, các thông tin được truyền đạt tới tất cả các nhân viên nhưng vấn đề quan trọng nhất là các thông tin được cung cấp phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và có chất lượng. Chất lượng của một thông tin phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời các yếu tố: thích hợp, kịp thời, cập nhật và chính xác. Một hệ thống thông tin tốt cần có các đặc điểm: • Hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh • Hỗ trợ cho sáng kiến mang tính chiến lược
  • 27. 19 • Tích hợp với hoạt động kinh doanh • Phối hợp với hệ thống thông tin mới và cũ Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Truyền thông phải đảm bảo truyền đạt được vai trò và trách nhiệm của các cá nhân đối với KSNB thông qua các kênh trao đổi thông tin như: từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên, giữa các nhân viên, giữa các phòng ban với nhau…Ngoài ra, truyền thông cũng đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin hữu hiệu giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý… 1.3.8 Giám sát Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian, bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, trong khi phạm vi và mức độ thường xuyên của giám sát định kỳ phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro, sự hữu hiệu của hoạt động giám sát thường xuyên. Xét về phương diện hiệu quả, do hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện hàng ngày gắn liền với công việc của các cá nhân trong doanh nghiệp nên có hiệu quả cao hơn giám sát định kỳ. Giám sát thường xuyên có tác dụng phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận, điểm yếu của hệ thống KSNB ngay khi chúng có nguy cơ xảy ra thay vì phát hiện khi đã xảy ra như giám sát định kỳ. 1.3.9 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB Hệ thống KSNB theo COSO 1992 bao gồm 5 thành phần nêu trên, các thành phần không đứng độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các trong hệ thống KSNB có sự tương tác đa chiều, tác động qua lại lẫn nhau và có sự bù trừ lẫn nhau. Nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau cho từng mục tiêu nhất định, và cũng có các trường hợp mức độ kiểm soát cho mục tiêu này sẽ là không cao nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc kiểm soát một mục tiêu khác. Nhà quản lý cũng cần đánh giá các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu. Hệ thống thông tin
  • 28. 20 truyền thông xuyên suốt là một điều kiện cần để thu thập các thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro cũng như giúp nhà quản trị đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát mình đề ra. Kết quả từ quá trình giám sát lại là một thước đo cho mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát và cũng là một nguồn thông tin để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn đe dọa đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Với các đặc điểm tương tác, hỗ trợ và bù trữ lẫn nhau này của các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB đã làm cho hệ thống KSNB ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, quy mô và văn hóa doanh nghiệp đó, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống KSNB phù hợp nhất với doanh nghiệp mình, như vậy mới phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của KSNB trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 1.4.1 Lợi ích của hệ thống KSNB Xây dựng một hệ thống KSNB vững mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình trong quá trình hoạt động trên cả mặt ngắn hạn lẫn dài hạn. Một số lợi ích nổi bật của hệ thống KSNB: + Ngăn ngừa các sai sót và gian lận, giúp phát hiện các sai sót và gian lận một cách kịp thời để từ đó phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của sai sót, gian lận, áp dụng các biện pháp đối phó phù hợp nhất; + Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC; + Đảm bảo các quy định, nội quy doanh nghiệp được tuân thủ, các hoạt động tuân thủ đúng pháp luật. Từ những điều này sẽ giúp doanh nghiệp là một khối thống nhất, vận hành nhịp nhàng, hiệu quả trong tất cả các phòng ban, bộ phận nhằm hướng đến một mục tiêu chung nhất của doanh nghiệp. 1.4.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
  • 29. 21 Bên cạnh các ưu điểm, lợi ích của mình, hệ thống KSNB cũng có các hạn chế sau: Sự lạm quyền lực của nhà quản lý. Ban giám đốc và nhà quản lý cấp cao lạm dụng quyền lực chi phối hệ thống KSNB của mình để đưa ra các quyết định không tuân thủ pháp luật, đi ngược lại mục tiêu của hệ thống KSNB, từ đó làm cho hệ thống KSNB không còn hữu hiệu. Những sai lầm của nhân viên. Các sai lầm này mang tính tiềm tàng từ bản thân tính cách của mỗi nhân viên như: thiếu chú ý, đãng trí, sai sót về tính toán hoặc không rõ yêu cầu công việc… Sự thông đồng giữa nhân viên trong doanh nghiệp hoặc với đối tượng bên ngoài dẫn đến xảy ra gian lận. Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Nếu lợi ích đạt được không đủ để bù đắp phần chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát thì các nhà quản lý thường có khuynh hướng bỏ qua một hoặc một số biện pháp kiểm soát trong hệ thống KSNB. Các yếu tố bất thường. Hệ thống KSNB được thiết kế và xây dựng nhằm vào các rủi ro dự kiến, nên đối với các rủi ro từ các sự kiện bất thường thì hệ thống trở nên bị vô hiệu hóa. Tính lạc hậu của hệ thống KSNB. Những thay đổi quá nhanh của thị trường, tổ chức, đặc điểm kinh doanh làm cho các thủ tục kiểm soát trong hệ thống KSNB trở nên lạc hậu, không phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, do vậy không phát huy được tính hiệu quả và hữu hiệu của hệ thống. 1.5 Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ ảnh hưởng đến hệ thống KSNB Mỗi doanh nghiệp hoạt đều có những đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, những đặc trưng này sẽ là căn cứ cho việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp nhất với doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp nhằm đạt đến một mục tiêu chung. BigC cũng không loại trừ như vậy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức siêu thị, BigC vừa
  • 30. 22 mang những đặc trưng chung của kinh doanh siêu thị nhưng cũng có những đặc trưng riêng xuất phát từ cấu trúc hệ thống. Cụ thể: Thứ nhất, lĩnh vực bán lẻ là lĩnh vực luôn vận động không ngừng, phát triển theo nhu cầu của xã hội, của người tiêu dùng và chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố thị trường khác nhau: thị hiếu, sự phát triển xã hội, kết cấu dân số, thu nhập bình quân, vị trí địa lý…Tất cả các yếu tố tác động đều có những rủi ro kèm theo tác động đến doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một cơ chế ứng phó rủi ro linh hoạt, hiệu quả, phản ứng nhanh nhất. Yếu tố này đòi hỏi BigC phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, trong đó khâu nhận dạng sự kiện rủi ro, đánh giá rủi ro là 2 khâu quan trọng nhất. Trong số rất nhiều các rủi ro từ các biến động hằng ngày của thị trường bán lẻ, các thay đổi về mặt quy định, thị hiếu hay nhu cầu xã hội, có những rủi ro cần được chú trọng giải quyết trước mắt, nhưng cũng có những rủi ro có thể được chia sẻ hoặc doanh nghiệp có thể né tránh. Thứ hai, BigC là một hệ thống siêu thị bán lẻ thuộc tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trên phạm vi toàn cầu, vì vậy áp dụng COSO 2004 là một yêu cầu tất yếu để thống nhất với xu hướng phát triển chung trên thế giới. Mặt khác, với đặc điểm này đòi hỏi hệ thống KSNB của BigC phải được xây dựng mang tính chuẩn hóa cao, sự khác nhau trong tư duy hoạt động kinh doanh, triết lý và phong cách lão đạo của đội ngũ nhân sự nước ngoài và nhân viên Việt Nam, môi trường Việt Nam cũng là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Thứ ba, số lượng các siêu thị ngày càng tăng lên, hệ thống CNTT ngày càng phát triển, yếu tố con người tham gia vào hệ thống ngày càng nhiều. Và đây là tất cả các nguyên nhân làm cho rủi ro không ngừng phát sinh, để hoạt động nhịp nhàng nhất, giải quyết nhanh các rủi ro thì quản trị rủi ro doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết đối với BigC. Hệ thống KSNB đặc biệt chú trọng đến các thủ tục kiểm soát hệ thống CNTT, sự phức tạp của các hệ thống kéo theo những rủi ro về mặt kỹ thuật mang tính khách quan nhưng cũng sẽ có những yếu tố mang tính chủ quan. Vì vậy, đòi hỏi các thủ tục kiểm soát phải ngày càng chặt chẽ, ngày càng được nâng cấp một cách hữu hiệu để kiểm soát tốt các rủi ro có thể phát sinh. Mặt khác, sự gia
  • 31. 23 tăng của số lượng siêu thị dẫn đến số lượng nhân sự gia tăng, chính sách nhân sự cần được chú trọng, cơ cấu tổ chức phải đơn giản, hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các cửa hàng lẫn nhau. Thứ tư, đặc điểm nổi bật lớn nhất trong hoạt động của các siêu thị BigC là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, điều này là một lợi thế cạnh tranh cho BigC trên thị trường bán lẻ nhưng đồng thời là một khó khăn về mặt nội bộ trong việc quản lý, kiểm soát các khâu đặt hàng, nhận hàng, và lưu kho sản phẩm. KSNB đặc biệt chú trọng đến yếu tố bất kiêm nhiệm, việc quản lý chứng từ, phê duyệt chứng từ trong các khâu nhận hàng, đặt hàng, bán hàng và chuyển giao. Thứ năm, hoạt động kinh doanh siêu thị tại Việt Nam gắn liền với việc thu tiền trực tiếp từ khách hàng, do đó doanh số chủ yếu của hệ thống siêu thị BigC là tiền mặt. Điều này tạo tính thanh khoản cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc xây dựng các quy trình, thủ tục quản lý phần tiền mặt này là một thách thức cho hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này đòi hỏi yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong KSNB ở BigC phải được đặt lên hàng đầu. Thứ sáu, chủ yếu các hoạt động đặt hàng, bán hàng, thu tiền… phải được thực hiện nhanh, chính xác và đồng bộ. Do vậy, hệ thống thông tin của BigC rất phức tạp với một loạt các phần mềm quản lý lớn như: VLP quản lý doanh số, hoạt động bán hàng tại cửa hàng; VLL quản lý các chương trình khuyến mãi, thẻ khách hàng thân thiết; Gold quản lý việc đặt hàng, nhận hàng, bán hàng; và SAP quản lý về mặt tài chính, kế toán, nhân sự. Vấn đề được đặt ra là làm cách nào để đảm bảo cho các hệ thống này hoạt động một cách chính xác, ổn định và đồng bộ, cũng như làm thế nào để giám sát hoạt động của các hệ thống này một cách tốt nhất? Thứ bảy, BigC có một đội ngũ nhân viên đông đảo, tính đến tháng 12/2012 tổng số nhân viên của BigC vào khoảng hơn 8.000 người. Việc quản lý đội ngũ nhân viên này cũng như duy trì văn hóa công ty, mục tiêu làm việc là một khó khăn cho ban giám đốc nói riêng và cả hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung. Thứ tám, như đã nói ở phần giới thiệu, hệ thống siêu thị BigC về mặt pháp lý là những công ty hoàn toàn độc lập nhau, hạch toán và kê khai thuế độc lập, mỗi công
  • 32. 24 ty quản lý từ 1-3 siêu thị BigC. Sự phức tạp về mặt pháp lý cũng kéo theo những phức tạp trong quy trình lập báo cáo tài chính (BCTC) của mỗi công ty độc lập và toàn hệ thống các siêu thị BigC. Thứ chín, hoạt động bán lẻ của siêu thị BigC đòi hỏi trung tâm thu mua phải liên hệ trực tiếp, tiếp xúc với nhà cung cấp để thỏa thuận giá cả, chủng loại hàng hóa, thiết kế mẫu mã, tỷ lệ chiết khấu…Điều này kéo theo các tiêu cực liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên thu mua trong việc tính toán các khoản hoa hồng, chiết khấu. Và thứ mười, số lượng khách hàng lớn và tập trung vào những giờ cao điểm là một đặc điểm của các siêu thị BigC, nhưng đây cũng là một thách thức cho hệ thống an ninh, bảo vệ cũng như là cơ hội cho các gian lận, thông đồng giữa thu ngân, bảo vệ để biển thủ tiền bán hàng. Nhìn chung với các đặc trưng như trên, hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam trước hết phải chú trọng đến các yếu tố thuộc môi trường kiểm soát, trong đó tập trung vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công ty, mặt khác cũng đòi hỏi phải chú trọng đến các việc xây dựng một chính sách nhân sự hiệu quả để phát huy hết năng lực nhân viên, một cơ cấu tổ chức hợp lý để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận, các siêu thị lẫn nhau. Bên cạnh đó với số lượng nghiệp vụ nhiều, số lượng khách hàng lớn cũng như chủng loại sản phẩm đa dạng, đòi hỏi hệ thống KSNB phải tập trung vào các hoạt động kiểm soát hệ thống tin học, đảm bảo xây dựng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận, sai sót phát sinh.
  • 33. 25 Sơ đồ 1.1 HỆ THỐNG KSNB THEO COSO 2004 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mức độ toàn đơn vị Mức độ hoạt động NHẬN DẠNG SỰ KIỆN Soát xét của nhà quản lý cấp cao Phân chia trách nhiệm hợp lý Kiểm soát quá trình trình xử lý thông tin Kiểm soát vật chất Phân tích rà soát HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Giám sát thường xuyên Giám sát định kỳ GIÁM SÁT Giá trị đạo đức và tính chính trực Cam kết về năng lực Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán Triết lý quản lý và phong cách điều hành Cơ cấu tổ chức Phân định quyền hạn và trách nhiệm Chính sách và Thủ tục nguồn nhân lực MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT Mục tiêu chiến lược Mục tiêu hoạt động Mục tiêu BCTC Mục tiêu tuân thủ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Mức độ ảnh hưởng Xác suất xảy ra ĐÁNH GIÁ RỦI RO Chấp nhận rủi ro Chuyển nhượng rủi ro Né tránh rủi ro Giảm nhẹ rủi ro ĐỐI PHÓ RỦI RO Thông tin Truyền thông THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Quản trị hoạt động
  • 34. 26 Kết luận chương 1 Hệ thống KSNB là công cụ đắc lực cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trên tổng thể hay từng bộ phận. Mỗi doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho mình một hệ thống KSNB với những đặc trưng riêng, có thể tập trung vào thành phần này hay thành phần khác của hệ thống KSNB, nhưng cốt lõi là hệ thống KSNB đó phải thực sự đủ mạnh để giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, phát hiện và đối phó với các rủi ro phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Hệ thống KSNB vẫn còn chứa đựng những hạn chế tiềm tàng đòi hỏi khi xây dựng các nhà quản lý cần xem xét, quan tâm đến các hạn chế này để có những biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng của nó đến hệ thống KSNB tại doanh nghiệp. Theo xu hướng phát triển hiện đại ngày này khi mà môi trường kinh doanh trở nên phức tạp, hệ thống KSNB được xây dựng theo khuynh hướng quản trị rủi ro doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phản ứng linh hoạt, nhanh nhất và hiệu quả nhất với sự kiện làm phát sinh rủi ro cho doanh nghiệp. Và COSO 2004 chính là nền tảng để xây dựng một hệ thống KSNB như vậy. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại hệ thống siêu thị BigC Việt Nam.
  • 35. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI BIGC VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu khái quát về BigC Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Năm 1998, tập đoàn Casino chính thức gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam dưới thương hiệu BigC. Cửa hàng BigC đầu tiên được hình thành thông qua việc mua lại siêu thị Cora Đồng Nai và đổi tên thành BigC Đồng Nai trực thuộc quản lý của Công ty TNHH EBD. Sau 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Casino đã xây dựng được một hệ thống gồm 25 siêu thị BigC trải dài trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Mỗi siêu thị BigC được chia làm 2 phần hoạt động kinh doanh: phần kinh doanh siêu thị bán lẻ và phần cho thuê hành lang thương mại. Phương châm hoạt động của BigC là luôn mong muốn đem lại cho khách hàng không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Hiện tại, mỗi cửa hàng BigC có khoảng hơn 40.000 mặt hàng khác nhau được chia thành 5 ngành hàng chính: thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc và phụ kiện, hàng điện gia dụng, vật dụng trang trí nội thất. Ngoài ra, hoạt động thương mại của BigC còn tạo sự khác biệt thông qua khu vực cho thuê hành lang thương mại. Khu vực này có thể chia ra thành 4 nhóm chính: ăn uống, giải trí, dịch vụ và những loại cửa hàng khác (nhà sách, cửa hàng quần áo, điện thoại, điện tử…). BigC Việt Nam hoạt động với tầm nhìn “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng” và nhiệm vụ “Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng” theo năm giá trị: R-S-T-I-C, cụ thể: + Trách nhiệm (Responsibility); + Tương trợ (Solidarity);
  • 36. 28 + Minh bạch (Transparency); + Đổi mới (Innovation); + Sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction); BigC Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mạng lưới cửa hàng rộng khắp toàn quốc, cung cấp đa dạng các chủng loại hàng hóa với giá hợp lý nhất, hỗ trợ các dịch vụ tối ưu nhất. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Về mặt pháp lý, hệ thống siêu thị BigC thuộc nhiều công ty khác nhau và hoàn toàn độc lập, điểm chung giữa các công ty này là đều có siêu thị mang thương hiệu BigC, các công ty này hạch toán độc lập không phụ thuộc lẫn nhau. Chi tiết tại sơ đồ 2.1 Về mặt quản lý nội bộ, hệ thống siêu thị BigC được quản lý bởi văn phòng chính là công ty TNHH dịch vụ EB (viết tắt là EBS) theo các quy định, chuẩn mực, hệ thống kiểm soát nội bộ thống nhất. Sau đây gọi chung hệ thống các siêu thị BigC Việt Nam là BigC Việt Nam. Trên phương diện quản lý nội bộ, cơ cấu tổ chức của BigC Việt Nam như sau: (sơ đồ 2.2)
  • 37. 29 Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ BIGC VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ TƯƠNG ỨNG Công ty TNHH Escape BigC An Lạc BigC An Lạc BigC Miền Đông BigC Hoàng Văn Thụ Công ty TNHH EB Phú Thạnh BigC Phú Thạnh BigC Trường Chinh Công ty TNHH Escape BigC Đồng Nai BigC Đồng Nai BigC Tân Hiệp Hệ thống các công ty và siêu thị khu vực miền Nam Công ty TNHH EBG BigC Gò Vấp Công ty TNHH EB Bình Dương BigC Bình Dương Công ty TNHH EB Cần Thơ BigC Cần Thơ Công ty TNHH EB Đà Lạt BigC Đà Lạt Hệ thống các công ty và siêu thị khu vực miền Bắc & Trung Công ty TNHH Escape BigC Thăng Long BigC Thăng Long BigC Mê Linh BigC Long Biên BigC The Garden Công ty TNHH EB Hải Dương BigC Hải Dương Công ty TNHH EB Vinh BigC Vinh Công ty TNHH EB Thanh Hóa BigC Thanh Hóa Công ty TNHH EB Nam Định BigC Nam Định Công ty TNHH EB Vĩnh Phúc BigC Vĩnh Phúc Công ty TNHH Escape Business Huế BigC Huế Công ty TNHH EB Ninh Bình BigC Ninh Bình Công ty TNHH Escape Đà Nẵng BigC Đà Nẵng Công ty TNHH Escape BigC Hải Phòng BigC Hải Phòng BigC Việt Trì
  • 38. 30 Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BIGC VIỆT NAM Quỹ trung tâm tại các cửa hàng Giám đốc các cửa hàng Trưởng ngành hàng Trưởng quầyNhân viên quầy Bộ phận dự án Bộ phận mở rộng Hành lang thương mại Bộ phận kỹ thuật Bộ phận an ninh toàn quốc An ninh, bảo vệ cửa hàng Bộ phận Marketing Bộ phận vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ phận phát triển sản phẩmBộ phận IT Bộ phận Chuỗi cung ứng Bộ phận tổ chức BAN ĐIỀU HÀNH (COMEX) TỔNG GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN PR GĐ TRUNG TÂM THU MUA Ngành hàng tươi sống Hàng tiêu dùng nhanh Hàng gia dụng Hàng may mặc Hàng điện tử, điện lạnh GĐ CÔNG TY VIỆT NHẬT GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC VÀ CHUỖI CUNG ỨNG GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO GĐ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ BIGC Bộ phận quản lý thu ngân toàn quốc Chuỗi cửa hàng BigC Miền Nam Chuỗi cửa hàng BigC Miền Bắc & Trung GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH Bộ phận quản lý kế toán toàn Bộ phận kiểm soát tài chính Bộ phận quản lý rủi ro Bộ phận Kiểm toán & KSNB Nhóm KSNB Nhóm KTNB Hệ thống các kho vận của BigC Bộ phận quản lý chi phí chung Trưởng Bộ phận nhận hàng ở các cửa hàng Kế toán các công ty
  • 39. 31 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của Văn phòng Chính Văn phòng chính bao gồm các bộ phận hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tại hệ thống các siêu thị BigC. Cụ thể bao gồm các bộ phận:  Trung tâm thu mua: với chức năng + Phân tích, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp hàng hóa cho hệ thống siêu thị BigC; + Thực hiện ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nhà cung cấp được lựa chọn; + Phân tích, đánh giá doanh số của từng chủng loại sản phẩm, từng ngành hàng; + Nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới; + Theo dõi, quản lý và đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm; + Nghiên cứu, triển khai các chương trình Marketing trên toàn hệ thống.  Bộ phận nhân sự: có chức năng quản lý các hoạt động tuyển dụng, thăng tiến, lương, nghĩa vụ và các phúc lợi nhân viên.  Bộ phận đào tạo: chịu trách nhiệm liên hệ với các bộ phận khác nhau nhằm thực hiện các chương trình đào tạo cho BigC Việt Nam.  Bộ phận tổ chức và chuỗi cung ứng: chức năng chính của bộ phận bao gồm: + Tổ chức, vận hành, theo dõi và giám sát hệ thống IT cho tất cả cửa hàng BigC; + Thực hiện vai trò của chuỗi cung ứng, quản lý hoạt động vận chuyển, logistic, hoạt động nhận hàng tại các cửa hàng; + Soạn thảo, ban hành các quy trình làm việc liên quan đến tất cả các bộ phận, các cửa hàng BigC; + Quản lý hệ thống kho vận trên toàn quốc.  Bộ phận hành chính & tài chính: + Thực hiện các chức năng quản lý, giám sát tình hình tài chính kế toán của tất cả các siêu thị BigC; + Xây dựng, thiết lập ngân sách năm; + Thực hiện các báo cáo nội bộ cho tập đoàn Casino;
  • 40. 32 + Thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ để đánh giá rủi ro, gian lận liên quan đến hoạt động kinh doanh; + Theo dõi việc thực hiện các quy trình hiện hành tại chuỗi siêu thị BigC, và các bộ phận hỗ trợ khác. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các siêu thị BigC. Với chức năng chính là thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ, cung cấp hàng hóa cho khách hàng, các cửa hàng BigC được cơ cấu đứng đầu là giám đốc cửa hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc hoạt động siêu thị BigC. Mỗi cửa hàng được chia thành 4 khu vực: khu vực đặt hàng và nhận hàng, khu vực Quỹ trung tâm, khu vực an ninh& bảo vệ và khu vực bán hàng. Cụ thể:  Khu vực đặt hàng và nhận hàng chịu trách nhiệm tính toán, kiểm soát lượng hàng nhập vào cửa hàng, quản lý kho tại cửa hàng. Khu vực này được đặt dưới sự quản lý của trưởng bộ phận đặt hàng & nhận hàng cửa hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Phụ trách bộ phận tổ chức ở Văn phòng chính.  Khu vực bán hàng có chức năng theo dõi các hoạt động bán hàng tại siêu thị về mặt doanh số, chủng loại...dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc cửa hàng. Khu vực này cũng chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với trung tâm thu mua ở văn phòng chính và các bộ phận khác khi có vấn đề phát sinh liên quan đến việc bán hàng tại cửa hàng.  Khu vực an ninh & bảo vệ là khu vực quan trọng trong cửa hàng, làm nhiệm vụ theo dõi các hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi cửa hàng, nhằm hạn chế thấp nhất mất mát về hàng hóa cho cửa hàng. Khu vực này hoạt động dưới sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của trưởng bộ phận an ninh toàn quốc thuộc giám đốc hoạt động của cửa hàng;  Khu vực quỹ trung tâm là nơi quản lý toàn bộ hoạt động thu ngân tại cửa hàng, các chương trình dịch vụ khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của phụ trách thu ngân toàn quốc đặt dưới sự giám sát của giám đốc hoạt động siêu thị BigC. Ngoài ra, trong hệ thống hoạt động của các siêu thị BigC còn có sự hỗ trợ của bộ phận kỹ thuật toàn quốc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phụ trách kỹ thuật thuộc
  • 41. 33 bộ phận dự án, Công ty Việt Nhật. Bộ phận này làm nhiệm vụ đảm bảo hệ thống điện, điện lạnh, âm thanh…. luôn hoạt động một cách thông suốt. 2.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam 2.2.1 Phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát 2.2.1.1 Phạm vi khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát cho 12 bộ phận tại văn phòng chính (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ EB) và 25 siêu thị BigC (thuộc 17 công ty độc lập). Cụ thể các phòng ban khảo sát tại văn phòng chính bao gồm: + Trung tâm thu mua; + Bộ phận nhân sự; + Bộ phận đào tạo; + Bộ phận Tổ chức, IT & Chuỗi Cung ứng; + Bộ phận Tài chính; + Bộ phận Kiểm soát & Kiểm toán nội bộ; + Bộ phận Rủi ro; + Bộ phận quản lý Chi phí chung; + Bộ phận Quản lý kế toán; + Bộ phận An ninh toàn quốc; + Bộ phận Thu ngân toàn quốc; + Bộ phận Vệ sinh An toàn thực phẩm. Hệ thống câu hỏi tiến hành khảo sát được chia theo từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004, chi tiết tham khảo tại phụ lục số 01 – Kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi. 2.2.1.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát bao gồm: + Giám đốc bộ phận; + Phó giám đốc bộ phận; + Giám đốc cửa hàng; + Phó giám đốc cửa hàng;
  • 42. 34 + Kế toán trưởng các công ty; + Nhân viên kế toán; + Chuyên viên kiểm soát kế toán; + Chuyên viên kiểm soát nội bộ; + Chuyên viên kiểm toán nội bộ; + Một số nhân viên quản lý khác. 2.2.1.3 Phương pháp khảo sát Phương pháp khảo sát được áp dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính. Các tài liệu nghiên cứu định tính bao gồm: các quy định, chuẩn mực, nội quy, sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán cùng với các thông tin tài chính kế toán trên các BCTC, báo cáo tập đoàn…Phương pháp định lượng được thể hiện ở kết quả khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế cho từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2004, và được thực hiện khảo sát theo từng phương pháp khác nhau đối với từng đối tượng được khảo sát. Mỗi một nội dung câu hỏi được chọn lựa để gửi đến những đối tượng phù hợp. (Chi tiết số lượng câu mẫu khảo sát gửi đi cho từng câu hỏi và số lượng kết quả nhận về tại phụ lục 01) Cụ thể, phương pháp gửi bảng câu hỏi khảo sát như sau: + Đối với các giám đốc, phó giám đốc cửa hàng, kế toán trưởng các công ty ngoài Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi được gửi qua thư điện tử; và kết quả nhận được thông qua thư điện tử. + Đối với các đối tượng khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc cửa hàng, kế toán trưởng các công ty tại Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi cũng được gửi thông qua thư điện tử nhưng kết quả thu thập được thông qua phỏng vấn bằng điện thoại. + Trong trường hợp một số các giám đốc bộ phận, phó giám đốc bộ phận, nhân viên quản lý…tại văn phòng chính, bảng câu hỏi khảo sát được in và ghi nhận kết quả thông qua trao đổi trực tiếp. Các kết quả khảo sát được tổng hợp, phân tích và đánh giá đề từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp
  • 43. 35 Cụ thể kết quả khảo sát được phân tích từ mục 2.3 dưới đây 2.2.2 Kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại BigC Việt Nam 2.2.2.1 Môi trường kiểm soát Tính trung thực và giá trị đạo đức: Yếu tố tính trung thực và các giá trị đạo đức tại BigC Việt Nam được nghiên cứu và tìm hiểu thông qua các tài liệu nội bộ như tài liệu về văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, các tài liệu về chương trình đào tạo nhân viên mới về hình ảnh BigC, quy định về cam kết nghề nghiệp chung của BigC và quy định về cam kết nghề nghiệp của một số bộ phận như Trung tâm thu mua, Kiểm toán nội bộ. Đồng thời, để đánh giá được thực trạng về yếu tố này, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi với 6 câu hỏi. Tính trung thực và các giá trị đạo đức trong hoạt động kinh doanh được phát triển thành yếu tố cơ bản trong văn hóa công ty, được thể hiện qua năm (5) giá trị siêu thị BigC:  Sự hài lòng của khách hàng- Customer Satisfaction  Trách nhiệm- Responsibility: thể hiện trách nhiệm với khách hàng, với nhân viên, với đối tác và với cộng đồng.  Tương trợ- Solidarity  Minh bạch- Transparency  Đổi mới- Innovation Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng BigC đã thực hiện rất tốt việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp, phổ biến văn hóa đó đến toàn thể nhân viên, quản lý và theo dõi việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp thông qua các cam kết chung về đạo đức nghề nghiệp. Kết quả khảo sát như sau:
  • 44. 36 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về tính trung thực và giá trị đạo đức NỘI DUNG Có Không Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT + Tính trung trực và giá trị đạo đức 01. Tập đoàn có ban hành các quy định chung về đạo đức nghề nghiệp cho toàn bộ nhân viên không? 74 100% 0 0% 02. Tập đoàn có ban hành các quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp cho một số bộ phận nhạy cảm không (như TTTM, KTNB, Vệ sinh an toàn thực phẩm, PR…)? 7 39% 11 61% 03. Tập đoàn có quy định các hình thức xử lý những vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay không ? 74 100% 0 0% 04. Các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức (nếu có) có được thực hiện đúng trong thực tế hay không? 74 100% 0 0% 05. Tập đoàn có truyền đạt và hướng dẫn đến toàn thể nhân viên các quy tắc phân biệt hành vi vi phạm đạo đức và hành vi được phép hay không? 74 100% 0 0% 06. Để đạt được các mục tiêu đề ra, có tồn tại các áp lực và cơ hội nào cho nhân viên trong tập đoàn thực hiện trái quy định không? 52 100% 0 0% Các chỉ tiêu 1,3,4 và 5 đều có kết quả khảo sát thực hiện tốt 74/74 phiếu, bộ quy chuẩn đạo đức chung của BigC Việt Nam đều được tất cả các nhân viên ký cam kết hàng năm và được áp dụng thực hiện để xử lý các hành vi vi phạm những nguyên tắc đạo đức chung. Ngoài ra, hoạt động của một số phòng ban tại văn phòng chính mang tính nhạy cảm về thông tin, dễ phát sinh các gian lận cũng như đòi hỏi những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cụ thể, như: Trung tâm thu mua, phòng kiểm toán nội bộ, phòng IT, phòng an toàn chất lượng sản phẩm…Do vậy yêu cầu đặt ra là ngoài các quy chuẩn đạo đức chung này, đòi hỏi phải có những bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho các phòng ban có tính nhạy cảm cao. Bộ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp này sẽ là kim chỉ nam làm việc cho nhân viên các phòng ban. Hiện nay BigC chỉ mới xây dựng được bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho một số ít các phòng ban như: Trung tâm thu mua, bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì
  • 45. 37 vậy, chỉ tiêu 02 cho kết quả không có các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể ở mức 11/74 phiếu thăm dò. Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên thu mua nhấn mạnh đến các yếu tố: trung thực, liêm chính, công bằng và vì lợi ích của công ty. Bảng quy chuẩn đạo đức này là yêu cầu bắt buộc các chuyên viên thu mua cam kết hằng năm với công ty và được phổ biến rộng rãi cho tất cả các nhà cung cấp giao dịch với BigC được biết, từ đó tạo ra một kênh giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên thu mua. Trong khi đó, bộ phận kiểm toán nội bộ của BigC chịu sự chi phối của cam kết đạo đức nghề nghiệp riêng theo chuẩn của bộ phận kiểm toán tập đoàn Casino, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố: bí mật và trung thực, không vì lợi ích cá nhân…. Tuy nhiên, hiện nay tại BigC Việt Nam việc ký cam kết các quy định đạo đức nghề nghiệp này vẫn còn mang tính hình thức, đa phần các nhân viên không đọc hoặc không hiểu hết ý nghĩa của các quy định trong đạo đức nghề nghiệp này, chỉ một số nhân viên thuộc các bộ phận tại văn phòng chính ý thức được các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc của mình, phần đông các nhân viên ở cửa hàng chưa có ý thức tuân thủ các quy định này, chỉ xem các quy định này như những thủ tục hành chính cần phải thực hiện đối với bộ phận nhân sự. Thông qua kết quả khảo sát cũng nhận thấy một thực trạng rằng vẫn còn tồn tại các áp lực cũng như các cơ hội cho nhân viên thực hiện trái với quy định của đạo đức nghề nghiệp. Chỉ tiêu 06 thể hiện rõ kết quả này, với 52/52 phiếu trả lời “có tồn tại áp lực và cơ hội”. Cụ thể, trung tâm thu mua và các cửa hàng luôn bị áp lực về mặt doanh số, đòi hỏi tất cả các nhân viên luôn ở trong tình trạng chạy theo doanh thu để hưởng lợi từ các khoản tiền thưởng. Mặt khác, vấn đề chiết khấu đối với chuyên viên thu mua cũng là một cơ hội cho các gian lận xảy ra. Cam kết về năng lực Yếu tố cam kết về năng lực được tìm hiểu thông qua bảng câu hỏi khảo sát là chủ yếu, đồng thời có sự kết hợp từ kết quả thu thập và tổng hợp được từ các báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên cho hệ thống các cửa hàng BigC Việt Nam.
  • 46. 38 Kết quả khảo sát cho thấy các quy định về năng lực nhân viên ở BigC có hiện hữu nhưng chưa mang tính toàn diện và hiệu quả. Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về cam kết năng lực NỘI DUNG Có Không Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ 1.MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT + Cam kết về năng lực 01. Tập đoàn có lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí chức danh cụ thể hay không 46 62% 28 38% 02. Đối với từng vị trí làm việc cụ thể, Tập đoàn có nêu rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết hay không? 52 100% 0 0% 03. Nhân viên có đủ kỹ năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ công việc hay không 24 44% 30 56% 04. Tập đoàn có các quy định xử lý trong trường hợp nhân viên không đáp ứng đủ năng lực hay không? 32 62% 20 38% 05. Có thực hiện sa thải hoặc thuyên chuyển công việc đối với những nhân viên không đủ năng lực trên thực tế hay không? 52 100% 0 0% 06. Có tiến hành đánh giá công việc định kỳ hay không? 52 100% 0 0% Chỉ tiêu 01 nhấn mạnh đến việc phân chia công việc, trách nhiệm cho từng nhân viên BigC, kết quả khảo sát cho thấy có 28/74 ý kiến không có bảng mô tả công việc cụ thể cho từng chức danh, trong khi có 44/74 ý kiến khẳng định có bảng mô tả này. Chủ yếu kết quả cho thấy, các vị trí nhân sự tại các bộ phận hỗ trợ hoạt động cửa hàng như: IT, nhân sự, tài chính, kế toán, trung tâm thu mua… đều có bảng mô tả công việc cụ thể, trách nhiệm, giới hạn công việc tương ứng. Trong khi đó, tại các cửa hàng BigC, hầu như các vị trí nhân sự không có bảng mô tả công việc cụ thể, giới hạn công việc…. Các phân công công việc chủ yếu bằng thỏa thuận giữa BigC và nhân viên khi tuyển dụng và làm việc theo thói quen từ trước. Tình trạng này dẫn đến việc né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc giữa các vị trí nhân viên trong cửa hàng khi có sự cố phát sinh. Đồng thời, việc phân chia giới hạn công việc, trách nhiệm giải quyết các vấn đề giữa nhân sự các cửa hàng và nhân sự các