SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 57
Baixar para ler offline
Giáo trình Sinh lý trẻ Mầm non
Hoàng thị khuyến= ĐHSP Đồng Tháp
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng và phát triển của
cơ thể. Trên cơ sở đó nhận thức và phân tích các hiện tượng trong tâm lý học, giáo dục học,
dinh dưỡng học và các bộ môn phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ.
• Vận dụng vệ sinh các hệ cơ quan, phòng tránh bệnh tật
Chương 1. CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên biết được một số vấn đề cơ bản:
• Tầm quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo.
• Chương trình môn học, nội dung, phương pháp học tập bộ môn.
• Cơ sở việc chăm sóc nuôi dạy trẻ.
BÀI 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ MÔN
I. Khái niệm về giải phẫu, sinh lý người
1. Giải phẫu người.
Là một môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và các qui luật phát triển của cơ thể
người, cũng như các cơ quan trong cơ thể.
Nghiên cứu mối tương quan của các bộ phận với nhau, trong cơ thể, thấy được sự thống nhất
trong cơ thể; và thấy được sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường nhờ hệ thần kinh. Từ đó tìm ra
những biện pháp tác động đến môi trường làm ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể.
2. Sinh lý người.
Là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động chức năng của các cơ quan, các hệ cơ quan và toàn
cơ thể.
Nghiên cứu các qui luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể.
Giải phẫu và sinh lý người có liên quan mật thiết với nhau. Muốn hiểu được chức phận của một
cơ quan nào đó trong cơ thể, thì phải biết cấu tạo cơ quan đó.
1
Ngày nay với những thành tựu của sinh học phân tử, sinh lý học còn đề cập đến hoạt động chức
năng của tế bào, của phân tử.
II. Tầm quan trọng của bộ môn trong trường CĐSP nhà trẻ – mẫu giáo.
1. Mục đích của bộ môn giải phẫu sinh lý trẻ
- Giúp sinh viên hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn. Về cấu tạo và
chức phận của từng cơ quan trong cơ thể.
- Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi trong các giai đoạn tuổi khác nhau của trẻ.
- Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cho cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một
cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển cơ thể trẻ.
- Cung cấp những kiến thức cơ sở, để tiếp thu kiến thức của các môn khác như: Tâm lý học,
giáo dục học, các bộ môn phương pháp…
2. Mối quan hệ giữa giải phẫu sinh lý trẻ với các môn khoa học khác.
- Giải phẫu sinh lý trẻ em có liên quan đến nhiều khoa học khác nghiên cứu về con người như:
Y học, tâm lý học, thể dục thể thao…
- Y học: giúp người thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị và ngăn ngừa phù hợp.
Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và sinh lý
của nó, đặc biệt trên cơ sở sự phát triển của não bộ và của hệ thần kinh. Giải phẫu “sinh lý trẻ là cơ sở
của tâm lý trẻ em, tâm lý học xây dựng thượng tầng của hoạt động thần kinh”
Paplop.
- Giải phẫu, sinh lý trẻ em còn là môn cơ sở cho các môn cơ sở cho các khoa học khác như
giáo dục học, giáo dục thể chất, phương pháp toán, văn học tiếng Việt v.v…
- Những kiến thức về giải phẫu sinh lý được xây dựng dựa trên một số qui luật hoá. Hiện tượng
trao đổi khí, tính chất đệm của máu, sự vận chuyển máu trong tim…
Tóm lại: giải phẫu sinh lý trẻ là một môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều môn khoa
học khác trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ. Nắm vững những kiến thức về giải phẫu sinh lý trẻ sẽ
giúp cho người học, cô giáo mầm non học tốt hơn và làm tốt nhiệm vụ của mình.
2
BÀI 2. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM.
I. Giới thiệu chung về cơ thể trẻ em
- Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và trưởng thành.
+ Lớn: Sự phát triển về thể chất.
+ Trưởng thành: Sự phát triển về tinh thần vận động.
Sự phát triển về thể chất và tinh thần vận động có liên quan chặt chẽ với nhau, làm cho cơ thể
trẻ, dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.
- Điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ.
Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, cơ thể còn yếu. Những thay đổi của môi
trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
- “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Mọi đặc tính giải phẫu sinh lý của trẻ em không
phải của người lớn thu nhỏ lại.
II. Các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em
Sự phát triển cơ thể trẻ em chia làm 6 thời kỳ.
1. Thời kỳ phát triển trong tử cung.
Bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời (270 – 280 ngày)
Chia 2 Giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu) là giai đoạn hình thành thai nhi.
- Giai đoạn phát triến sau thai (6 tháng cuối) thai nhi lớn nhanh cả về cân nặng và chiều cao.
Đặc điểm:
- Sự hình thành và phát triển của thai nhi.
- Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, tinh thần tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi
có thai đều ảnh hưởng trực tiếp của thai nhi.
Vì vậy bảo vệ sức khoẻ các bà mẹ có thai là thiết thực bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
2. Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh).
- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ.
- Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động và thích nghi dần.
+ Trẻ bắt đầu thở bằng phổi.
+ Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.
+ Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh.
+ Hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày.
3
Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý: Bong da, vàng da, sụt cân,
rụng rốn.
Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu.
3. Thời kỳ bú mẹ: (1-12 tháng)
- Cơ thể lớn nhanh.
Trẻ 12 tháng: cân nặng 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần lúc đẻ. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Tinh thần vận động phát triển nhanh lúc mới đẻ chỉ có một phản xạ bẩm sinh cuối thời lý này
trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện, trẻ nói và hiểu được nhiều điều.
- Hệ thống cơ xương phát triển nhanh 1 tuổi trẻ đã đi được.
- Chức năng các hệ cơ quan còn yếu: Hệ tiêu hoá, hệ thống miễn dịch còn kém.
4. Thời kỳ răng sữa ( 12 – 60 tháng )
Chia 2 giai đoạn
Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi.
Tuổi mẫu giáo: 3 -6 tuổi .
- Trẻ chậm lớn hơn thời ký bú mẹ chức năng các bộ phận hoàn thiện dần.
- Chức năng vận động phát triển nhanh.
- Hệ thống thần kinh phát triển mạnh các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, phong phú, tốc
độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh.
Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh.
5. Thời kỳ thiếu niên (7-15 tuổi)
Chia 2 giai đoạn:
Tuổi học nhỏ: 7-12 tuổi
Lớn: 12-15 tuổi
Cấu tạo và chức phận các bộ phận hoàn chỉnh:
Hệ thống cơ phát triển mạnh.
Hệ thần kinh hoàn thiện về cấu tạo.
Chức phận não phát triển mạnh, phức tạp, vỏ não chiếm ưu thế dần.
Răng sữa, được thay bằng răng vĩnh viễn.
6. Thời kỳ dậy thì:
- Giới hạn khác nhau tuỳ theo giới môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Nữ 13, 14 – 17, 18 tuổi.
Nam 15, 16 – 19, 20 tuổi.
- Cơ thể trưởng thành nhanh, các bắp thịt phát triển mạnh.
4
Có biến đổi nhiều về sinh lý và tâm lý.
Hệ thống nội tiết có nhiều biến đổi. Bộ phận máy sinh dục bắt đầu hoạt động.
Hệ thống thần kinh có nhiều biến đổi không ổn định dễ mất thăng bằng
5
BÀI 3. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Ở TRẺ EM
Để đánh giá sự phát triển về thể chất cơ thể dựa vào một chỉ số thông thường: Cân nặng, chiều
cao, vòng đầu, vòng ngực, tỉ lệ các phần của cơ thể.
I. Sự phát triển cân nặng
Trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình 2800g – 3000g.
1. Thời kỳ bú mẹ: 1- 12 tháng.
Cân nặng tăng rất nhanh. 6 tháng đầu tăng nhanh hơn 6 tháng sau (100g/tháng), tăng trung bình
(500 – 600g/tháng).
P = Pss + 500 ( 600 )g x n
Pss: Trọng lượng sơ sinh
n: số tháng tuổi.
500 – 600g: Trung bình mỗi tháng trẻ tăng.
2. Trẻ trên 1 tuổi:
Trẻ 1 tuổi có trọng lượng trung bình là 9 kg. Trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg.
P = 9 + 1,5 ( N – 1 ) (kg)
N: số tuổi
II. Sự phát triển chiều cao
Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình: 48 – 50 cm.
1. Trẻ dưới 1 tuổi
Trong năm đầu chiều cao phát triển nhanh, nhưng không đồng đều từng tháng.
Trẻ 1-3 tháng tăng 3,5 cm/tháng
Trẻ 3-6 tháng tăng 2,0 cm/tháng
Trẻ 6-9 tháng tăng 1,5 cm/tháng
Trẻ 9-12 tháng tăng 1 cm/tháng
Trẻ 1 tuổi có chiều cao trung bình là 75 cm
2. Trẻ 1-6 tuổi.
Chiều cao tăng nhanh nhưng so với trẻ bú mẹ thì chậm hơn nhiều. Trung bình mỗi năm tăng 5
cm…
H = 75 cm + 5 cm (N-1)
6
N: số tuổi.
III. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực.
1. Vòng đầu:
Trẻ mới đẻ vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2 cm.
Vòng đầu tăng nhanh trong năm đầu: những năm sau tăng chậm.
Trẻ sơ sinh: 32-24 cm
1 tuổi: 46 cm
2 tuổi 48 cm
3 tuổi 49 cm
7 tuổi 51 cm
2. Vòng ngực:
- Trẻ sơ sinh vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1-2 cm.
Sau khi sinh vòng ngực tăng rất nhanh. Trẻ 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu: Sau đó vòng
ngực lớn dần và vượt vòng đầu.
Trẻ 2-6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm.
IV. Tỷ lệ các phần của cơ thể
1. Chiều cao đầu so với chiều cao cơ thể
Trẻ sơ sinh bằng1/4 chiều cao cơ thể.
Trẻ 2 tuổi bằng 1/5 chiều cao cơ thể.
Trẻ 6 tuổi bằng 1/6 chiều cao cơ thể
Trẻ 12 tuổi bằng 1/7 chiều cao cơ thể.
Người lớn bằng 1/8 chiều cao cơ thể.
2. Chiều cao của thân
Chiều cao của thân so với chiều cao toàn thân của trẻ nhỏ tương đối cao. Tỉ lệ này giảm dần
theo lứa tuổi.
7
Trẻ sơ sinh chiều cao thân bằng 45% chiều cao cơ thể, đến tuổi dậy thì chỉ còn 38%.
3. Tỉ lệ các chi so với chiều cao cơ thể.
Chi của trẻ em tương đối ngắn so với chiều cao cơ thể.
Càng lớn tỉ lệ này càng giảm dần. Trẻ sơ sinh có chiều dài chi bằng 1/3 chiều cao cơ thể. Đến
tuổi trưởng thành chi dưới bằng 50% chiều cao; chi trên bằng 45% chiều cao.
V. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em.
1. Yếu tố bên trong:
- Các yếu tố nội tiết như vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận…
- Vai trò của hệ thần kinh.
- Yếu tố di truyền.
- Các tật bẩm sinh đều làm cơ thể trẻ chậm lớn.
2. Yếu tố bên ngoài:
- Vai trò của dinh dưỡng: Nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển nhanh và ngược lại.
- Các yếu tố bệnh tật: Trẻ mắc bệnh tật sẽ chậm lớn, chậm phát triển.
- Vai trò giáo dục, luyện tập, làm cho trẻ phát triển cân đối.
- Ảnh hưởng của khí hậu và môi trường sống.
3. Bảo vệ sức khoẻ trẻ em:
Để làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe trẻ em cần thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ
em:
1. Theo dõi, biểu đồ tăng trưởng.
2. Bù nước, bằng đường uống.
3. Bảo đảm cho trẻ bú mẹ đầy đủ
4. Tiêm chủng phòng bệnh mở rộng
5. Kế hoạch hoá gia đình
6. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
7. Giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ.
VI. Theo dõi sự phát triển thể chất bằng biểu đồ tăng trưởng
Biểu đồ tăng trưởng
1. Biểu đồ tăng trưởng là gì?
8
- Biều đồ tăng trưởng (biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi) là đồ thị thể hiện chiều hướng
phát triển cân nặng của một đứa trẻ tương ứng với độ tuổi của nó.
Cân nặng là là một phản ứng tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của em.
2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng.
- Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng.
- Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, điều chỉnh chế độ
ăn và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp khi cần thiết.
3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng.
- Cân đều đặn cho trẻ hàng tháng bằng một loại cân nhất định.
- Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng (trục ngang là tuổi, trục dọc là cân nặng)
- Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, nếu đường biểu diễn đi lên là tốt, nằm ngang (-) trẻ
không lên cân là nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời.
- Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó.
9
BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN VÀ VẬN ĐỘNG TRẺ EM
I. Khái niệm tâm vận động (tinh thần và vận động)
Tâm – vận động bao gồm sự vận động, phối hợp vận động, khả năng nghe nói, sự nhận thức xã
hội.
Sự phát triển tâm – vận động của trẻ diễn ra song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh và
của cả cơ thể.
Để đánh giá sự phát triển tâm – vận động của trẻ căn cứ vào 4 tiêu chuẩn:
- Các động tác vận động của trẻ.
- Sự khéo léo kết hợp các động tác.
- Sự phát triển về lời nói.
- Quan hệ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh.
II. Sự phát triển tâm – vận động của trẻ.
1. Trẻ sơ sinh:
- Vận động là những cử động tự phát, không chủ động, không phối hợp hai bên.
- Có các phản xạ tự nhiên: bú, mút tay.
- Trẻ ngủ nhiều, nhưng đã biết:
+ Nghe: có tiếng động to trẻ giật mình.
+ Nếm: không thích chất đắng, khi bị ép nhắm mắt lại, thích ngọt.
+ Ngửi: có thể ngửi mùi sữa mẹ, tìm vú mẹ khi được bế.
2. Trẻ 3 tháng:
- Lấy được từ ngửa sang nghiêng, nhắc được cằm khi nằm sấp, có thể đón được vật khi người
lớn đưa và tự cầm đồ chơi đưa vào miệng.
- Chưa tự điều chỉnh được các động tác.
- Chú ý nhìn vào vật và nhìn theo vật di động.
- Thể hiện sự vui thích: cười khi được hỏi chuyện .
3. Trẻ 6 tháng:
- Ngồi vững, trườn ra phía trước và xung quanh.
- Giơ tay lấy đồ chơi nhanh, giữ trong tay lâu, có thể chuyển từ tay này sang tay kia, nhặt một
vật nhỏ bằng cả 5 ngón tay.
- Bập bẹ hai âm thanh rõ a, ạ.
- Biết lạ, quen; phân biệt được bố mẹ và người lạ.
10
4. Trẻ 9 tháng:
- Tự ngồi vững, bò giỏi, có thể đứng lên khi có thanh vịn.
- Nhặt vật nhỏ bằng hai ngón tay (cái và trỏ), đập hai tay vào nhau.
- Biết phát âm: “bà, bà” “má, má”.
- Có cảm xúc vui mừng, sợ hãi.
5. Trẻ 12 tháng:
- Đứng vững, bắt đầu tập đi, dùng tay giữ thăng bằng.
- Sử dụng các ngón tay dễ dàng.
- Hiểu đựơc lời nói đơn giản, phát được hai âm: “bà ơi”, mẹ đâu”. Nhắc lại được những âm
người lớn dạy nhưng chưa rõ.
- Thể hiện ý thích rõ: chỉ tay, đòi những vật mình thích.
6. Trẻ 18 tháng:
- Đi nhanh, chạy được
- Tự cầm bát, thìa khi ăn, xếp đồ chơi (xếp khối vuông thành nhà)
- Nói được câu ngắn.
- Phân biệt, nhận biết một số bộ phận trên cơ thể.
- Điều chỉnh được một số phản xạ: gọi người lớn khi đi tiểu.
7. Trẻ 24 tháng:
- Lên được cầu thang một mình nhảy được một chân.
- Tự mặt quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về.
- Vẽ được hình tròn, đường thẳng.
- Nói được câu dài, có thể hát được bài hát ngắn.
8. Trẻ 3 tuổi:
- Đi nhanh, chạy leo được bậc cửa.
- Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo hơn, trẻ có thể tập múa, vẽ.
- Lời nói phát triển, vốn từ phong phú có thể tới 1000 từ.
- Trẻ thích sống sinh hoạt tập thể.
9. Trẻ 4-6 tuổi:
- Vận động khéo léo, nhanh nhẹn.
- Tinh thần phát triển nhanh, tiếng nói phát triển mạnh, trẻ nói đúng ngữ pháp.
11
- Thích tìm hiểu môi trường xung quanh thích sinh hoạt tập thể.
- Trẻ có khả năng học tập, tiếp xúc sự giáo dục.
12
Chương 2: HỆ THẦN KINH
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên phải nắm được một số vấn đề cơ bản về:
• Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
• Phản xạ, các loại thần kinh, giấc ngủ.
BÀI 1. GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH
I. Một số khái niệm
1. Tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh.
Tế bào thần kinh là những tế bào được biệt hoá cao thích nghi với chức năng phát sinh xung
động dẫn truyền xung động.
a. Thân:
Có hình dáng và kích thước khác nhau: Hình sao, hình tháp, hình que, hình cầu…
Thân có chứa các thể Niss là những hạt màu xám, chứa ARN có chức năng tổng hợp Prôtêin
Thân tế bào thần kinh tạo nên chất xám của hệ thần kinh.
b. Đuôi gai (đột nhánh)
Là những tua bào tương ngắn và phân nhánh nhiều ở gần thân mỗi tế bào thần kinh có nhiều
đuôi gai.
c. Sợi trục
Là một tua bào tương dài từ vài µ đến vài chục cm, đầu tận cùng chia nhiều nhánh.
Bọc quanh sợi trục là vỏ Schwann các tế bào Schwann xếp cạnh nhau và cuốn quanh sợi trục.
Giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier
Giữa các lớp của tế bào Schwann có chất myelin (là một phótpho lipit màu trắng, có tính cách
điện) đó là sợi có myelin.
13
Các sợi có myelin tập trung lại tạo thành chất trắng của hệ thần kinh.
d. Xy nạp:
Là nơi tiếp xúc giữa các đầu tận cùng sợi trục của một tế bào thần kinh với đuôi gai hoặc thân
của tế bào thần kinh khác.
Cấu tạo của Xynap gồm:
- Nhánh tận cùng (thuộc đốt trục một tế bào thần kinh)
- Cúc tận cùng
- Khe Xynap
- Màng sau xy nap (thuộc đuôi gai hoặc của tế bào thần kinh khác)
e. Sự dẫn truyền xung động thần kinh ở tế bào thần kinh.
Trên sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều.
Từ sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều.
- Từ sợi trục tới đuôi gai của chính tế bào ấy (chiều nghịch).
- Ở sợi không myelin: Xung động thần kinh được dẫn truyền liên tiếp.
- Ở sợi có myelin xung động được dẫn truyền theo lối nhảy cách qua các eo ranvire.
- Trong một bó sợi trục, xung động được dẫn truyền riêng trong từng sợi.
- Tại xynap: Xung động chỉ được dẫn truyền theo chiều thuận: từ cúc qua khe xynap tới
màng sau xynap.
2. Phản xạ
a. Khái niệm
Phản xạ là một phản ứng của cơ thể qua trung ương thần kinh để trả lời lại kích thích nhận
được.
Ví dụ: Sờ tay vào lửa rụt tay lại, thức ăn vào miệng chảy nước bọt.
b. Cung phản xạ
- Cung phản xạ là con đường mà luồng xung động thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua
trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
Một cung phản xạ gồm 5 khâu
14
1. Cơ quan thụ cảm
2. Dây thần kinh hướng tâm
3. Trung ương thần kinh
4. Dây thần kinh li tâm.
5. Cơ quan phản ứng.
- Một cung phản xạ thường gồm: 3 tế bào thần kinh: Hướng tâm, trung gian, li tâm.
c. Vòng phản xạ
- Sau khi trả lời kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy ngược
về hệ thần kinh trung ương (đường liên hệ ngược). Từ trung ương thần kinh, có quá trình phân tích và
đưa ra lệnh mới bổ xung, điều chỉnh
Đường đi của phản xạ là một đường vòng xoay trôn ốc.
II. Vai trò của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh giúp cho cơ thể tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên
trong bên ngoài cơ thể.
- Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Điều chỉnh sự hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự thống nhất hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể.
- Trên cơ sở đó giúp cho cơ thể thích nghi với những điều kiện biến đổi của môi trường.
- Riêng đối với con người nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh (bán cầu đại não, đặt biệt là vỏ
não), con người có tư duy và tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con
người.
III. Giới thiệu đại cương cấu tạo – chức phận từng phần của hệ thần kinh
Căn cứ vào chức năng thì gồm:
- Hệ thần kinh động vật (có xương): Điều khiển hoạt động của các cơ xương và một số cơ
quan: lưỡi, hầu, tiêu hoá, bài tiết, sinh dục.
- Hai hệ thần kinh này đều gồm: Trung ương thần kinh và bộ phận ngoại biên.
+ Trung ương thần kinh: Tuỷ sống và não bộ.
Tuỷ sống và não bộ có chung một màng bọc gọi là mạng não tuỷ. Màng não tuỷ có 3 lớp:
màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
Lớp màng nhện có dịch não tuỷ.
+ Bộ phận bên ngoài biên: gồm 12 đuôi dây thần kinh não, 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
Hạch thần kinh: mỗi hạch lớp nằm trong khoang bụng và 2 chuỗi hạch nằm 2 bên cột sống.
1. Tuỷ sống:
15
Vị trí và hình dạng của tuỷ sống
I.Tuỷ sống trong cột sống: 1.Vị trí đốt sống cổ; 2.Vị trí đốt thắt lưng
II.Tuỷ sống nhìn trước và các dây thần kinh tuỷ: 3.Phình cổ; 4.Phình thắt lưng.
Nằm trong cột sống, từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2 (người lớn), thắt lưng 3 (trẻ sơ sinh),
gồm 31 đốt tuỷ xương.
- Cắt ngang tuỷ sống: có 2 miền.
+ Chất xám:
Là tập hợp thân và tua ngắn của tế bào thần kinh
Là trung khu của các phản xạ không điều kiện đơn giản, cơ thân, chi, một số cơ quan bài tiết
mồ hôi, sinh dục…
+ Chất trắng:
Cấu tạo bởi các sợi thần kinh có bọc myelin, tao nên đường dẫn truyền xung động thần kinh
nối liền các trung khu thần kinh với nhau; từ các trung khu tới các cơ quan, từ các cơ quan tới trung
khu.
- Dây thần kinh tuỷ
+ Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
+ Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm rễ sau (rễ cảm giác) và rễ trước (rễ vận động). Gần nơi 2 rễ họp
lại có một chỗ phình to (thuộc rễ sau) đó là hạch gai.
- Tuỷ sống mang tính chất phân đoạn, mỗi đốt tuỷ chi phối cảm giác và vận động của một vùng
nhất định của cơ thể…
2. Thân não (trụ não)
Gồm hành tuỷ, cầu não, não giữa và não trung gian
Tính chất phân đốt còn nhưng không rõ.
- Cấu tạo miền trắng và chất xám.
+ Chất xám: là các trung khu thần kinh
+ Chất trắng làm thành các đường dẫn truyền thần kinh.
16
Thân não: Là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng liên quan đến sự sống còn của cơ thể liên
quan chức năng điều hoà các quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
- Ở thân não có các đường dẫn truyền thần kinh, đảm bảo mối liên lạc giữa tuỷ sống và các
phần khác của não
- Dây thần kinh não:
Có 12 đôi dây thần kinh não xuất phát từ mặt dưới của bộ não tới các cơ quan đầu, mặt, cổ.
+ Gồm các dây cảm giác: I ( khứu giác) II (Thị giác) VIII (thính giác).
+ Các đôi dây vận động: III, IV, VI (dây vận động mắt, XI (cơ gai sống cổ), XII (cơ lưỡi)
+ Dây pha: đôi…V (vận động và cảm giác mắt hàm), VII (vận động và cảm giác hầu, thanh
quản các cơ quan ở khoang ngực, bụng).
3. Tiểu não:
- Nằm sau cầu não và hành tuỷ.
- Tiểu não ở người là phát triển và hoàn thiện nhất.
- Cấu tạo: gồm: thuỳ giun ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên.
+ Chất trắng nằm trong
+ Chất xám nằm ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não nhiều thuỳ và tiểu thuỳ.
- Chức năng:
+ Điều hoà, phối hợp những trạng thái vận động của cơ thể, đảm bảo tính chính xác của các cử
động.
+ Điều hoà trạng thái tế bào thần kinh ở võ não.
4. Bán cầu đại não.
Mặt ngoài của bán cầu đại não có nhiều rãnh, bề mặt vỏ não có 4 thùy, nếp nhăn.
Diện tích bề mặt lớp vỏ bán cầu đại não của người lớn chừng 2500cm2
.
- Cấu tạo:
+ Vỏ não: gồm lớp chất xám dày 2-4 mm gồm 14-17 tỉ tế bào thần kinh. Các tế bào này có
nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Các tế bào vỏ não sắp xếp thành 6 lớp khác nhau. Mỗi loại tế
17
bào vỏ não có những chức năng khác nhau: cảm giác, vận động, liên lạc. Căn cứ vào câu trúc và chức
năng của các tế bào, nhiều tác giả đã xác định được trên vỏ não có khoảng 50 vùng khác nhau (Theo
Bradman). Trong đó có những vùng chỉ có ở người mới có: vùng hiểu chủ viết, hiểu tiếng nói.
+ Dưới vỏ não: chất trắng nằm dưới lớp vỏ tạo thành những đường dẫn truyền thần kinh hướng
tâm, ly tâm, các đường dẫn truyền liên hợp cùng bên dẫn truyền chéo.
- Chức năng:
Bán cầu đại não có các chức năng cảm giác, vận động, thực vật. Trung tâm của những hoạt
động tình cảm, tâm lý, trí khôn v.v… được gọi chung là hoạt động thần kinh cấp cao
5. Hệ thần kinh thực vật
- Chức năng:
+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng: tim, phổi, dạ dày, gan, ruột, bàng quan, nội
tiết…
+ Điều khiển quá trình trao đổi chất trong cơ xương, trong tế bào thần kinh
- Cấu tạo:
Gồm 3 bộ phận trung ương: nằm trong tuỷ sống và thân não.
+ Từ trung ương các dây thần kinh qua các hạch thần kinh tới các cơ quan.
+ Các hạch thần kinh hai bên tuỷ sống, hoặc ở thành cơ quan.
+ Các sợi thần kinh từng bộ phận trung ương tới hạch thần kinh tới các cơ quan gọi là sợi sau
hạch.
- Cung phản xạ thực vật 3 tế bào thần kinh:
+ Tế bào cảm giác: từ các cơ quan về trung tâm
+ Sợi trước hạch: từ các trung tâm tới hạch thực vật (có bao mielin mỏng).
+ Sợi sau hạch: từ hạch thực vật tới các cơ quan.
- Dựa vào một số đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý chia hệ thần kinh thực vật thành 2 bộ
phận: hệ giao cảm:
+ Hệ giao cảm:
Trong bộ phận trung ương nằm trong tuỷ sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3.
Các hạch thần kinh nằm hai bên cột sống và ở cổ có đám rối tim . Ngực có đám rối mặt trời.
Sợi trước hạch ngắn, có bọc mielin.
+ Hệ phó giao cảm :
Bộ phận trung ương nằm ở thân não, và đoạn cung của tuỷ sống.
Các hạch thần kinh nằm gần hoặc ngay trên thành các cơ quan, sợi trước hạch dài, sợi sau hạch
ngắn .
Từ đoạn của tuỷ sống có các sợi đi tới đám rối hạ vị, rồi tới các hạch nằm trên thành của cơ
quan hố chậu bé.
+ Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập nhau.
Ví dụ: hệ giao cảm có tác dụng tăng nhịp và lực co của tim, hệ phó giao cảm có tác dụng
ngược lại .
18
19
Bài 2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THẦN KINH
Trong bào thai hệ thần kinh được phát triển rất sớm
Khoảng 3 tháng trước khi ra đời hệ thần kinh đã có cấu tạo đầy đủ để đảm bảo thực hiện các
chức phận đối với cơ thể .
1. Sự biến đổi về hình thể, trọng lượng của não và tuỷ sống .
Não bộ và tuỷ sống được phát triển từ lúc mới sinh.
a. Trọng lượng
Trẻ sơ sinh có trọng lượng não 380 – 400 g chiếm khoảng trọng lượng cơ thể, (người lớn 1/40
-1/50 ).
Tuỷ sống trẻ sơ sinh: 3- 4 g
Trẻ 1 tuổi 3 tuổi 6 tuổi
Não bộ tăng 2 lần 3 lần 1250g
Tuỷ sống tăng 3 lần 4 lần 16g.
Từ 7 tuổi trọng lượng của não tăng lên chậm. 9 tuổi 1300g
b. Cấu tạo
* Não bộ
- Hình thể: trẻ sơ sinh về hình thái giải phẫu của não tương tự như người lớn.
Sự phát triển thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi về tế bào học và chức năng tinh vi cầu não.
+ Số lượng các tế bào thần kinh tăng lên không đáng kể. Các tế bào lớn lên và phân hoá nhanh
tạo nên các lớp ở vỏ não bán cầu đại não, đồng thời làm cho diện tích của lớp vỏ bán cầu đại não tăng
lên nhanh. Tới 2 tuổi vỏ não tăng lên 2,5 lần
+ Trẻ sơ sinh vỏ não đã có các rãnh lớn chia bề mặt vỏ não thành các tuỳ.
+ Sau khi cùng với sự tăng diện tích bề mặt của lớp vỏ, xuất hiện thêm nhiều rãnh nhỏ, các
rãnh lớn dần dần đạt độ sâu như người lớn. 7- 14 tuổi bề mặt cũa vỏ não tương tự như người lớn.
- Các tế bào vỏ não phân hoá tạo nên các lớp tế bào vỏ não, các vùng, các miền. Sự phát triển
của các lớp tế bào vỏ não song song với sự phát triển của các hệ cơ quan làm xuất hiện một số vùng
mới trên vỏ não: vùng hiểu tiếng nói , hiểu chữ viết.
* Tiểu não : phát triển muộn hơn bán cầu đại não nhưng với tốc độ nhanh hơn
1-2 tuổi có cấu tạo, khối lượng, kích thước tương tự như người lớn.
* Tuỷ sống:
Sự phân bố của tuỷ sống trong cột sống biến đổi theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh tuỷ sống kết thúc ở
đốt thắt lưng thứ 3 (chiếm 30% chiều cao cơ thể; đến 1 tuổi chiếm 27%, 5 tuổi 21%). Người lớn tuỷ
sống kết thúc ở đốt thắt lưng thứ 2 (dài khoảng 50 cm).
20
2. Sự myelin hoá các sợi thần kinh:
- Sự myelin hoá các dây thần kinh, não và tuỷ bắt đầu từ tháng thứ 4 giai đoạn thai.
- Các dây thần kinh não hoạt động sớm hơn thì được myelin hoá trước, theo sự phức tạp hoá
của hoạt động thần kinh.
- Não bộ. Đường dẫn truyền hướng li tâm và miền thụ cảm myelin hoá trước, tiếp theo là các
đường dẫn truyền li tâm, miền vận động. Các sợi dẫn truyền liên kết và phối hợp myelin hoá muộn
nhất. 12-18 tháng sự myelin hoá dây thần kinh não kết thúc.
- Tuỷ sống:
Rễ thần kinh vận động được myelin hoá trước, tiếp là các dây thần kinh pha, muộn nhất là rễ
thần kinh cảm giác. Sự myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ 3. Khi trẻ 3 tuổi quá trình myelin hoá kết
thúc, các màng myelin tiếp tục phát triển nhiều năm nữa.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi của hệ thần kinh.
- Sự biến đổi cấu tạo của hệ thần kinh phụ thuộc theo lứa tuổi, liên quan tới 2 yếu tố chủ yếu:
+ Sự phát triển của các chức năng vận động. Cuối tuổi thứ nhất đầu tuổi thứ 2 vùng vận động
trên não phát triển mạnh, 2,5 -3 tuổi tốc độ phát triển chậm lại rõ.
+ Sự tri giác những biến đổi của môi trường bên ngoài và bên trong.
- Sự phát triển về chức năng của hệ thần kinh liên quan tới đặc điểm cấu tạo của chúng theo
lứa tuổi.
- Đồng thời đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh lại được quyết định bởi đặc điểm hoạt động của
nó trong từng lứa tuổi khác nhau.
21
BÀI 3: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
I.Hưng phấn và ức chế:
1. Hưng phấn:
- Hưng phấn là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
- Tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn: tích cực đáp ứng với kích thích.
- Tế bào thần kinh của võ não hưng phấn: tham gia xây dựng phản xạ có điều kiện.
2. Ức chế:
- Ức chế là một trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
- Tế bào thần kinh ở trạng thái ức chế: tạm thời mất hoặc giảm khả năng đáp ứng kích thích.
- Tế bào thần kinh võ não ức chế: giảm hoặc xoá bỏ những phản xạ đã được hình thành.
Làm thay đổi phản ứng của cơ thể phù hợp với điều kiện biến đổi của môi trường.
3. Một vài quy luật diễn biến của hưng phấn và ức chế:
a. Khuyếch tán và tập trung
- Mỗi kích thích tác động vào cơ thể đều có điểm đại diện trên vỏ não.
- Mỗi kích thích tác động làm xuất hiện một điểm hưng phấn hoặc ức chế.
- Khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm trên vỏ não, đều không tồn tại một cách
cố định, mà sẽ lan toả ra xung quanh điểm xuất phát rời lại thu trở về điểm xuất phát và sau cùng sẽ
lặn mất.
Quá trình toả ra: Khuyếch tán.
Quá trình thu trở về: tập trung.
- Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm cho quá trình khuyếch tán nhanh
hay chậm.
- Khi có 2 điểm hưng phấn gần nhau thì điểm hưng phấn yếu hơn bị hút về điểm hưng phấn
mạnh.
b. Hiện tượng cảm ứng:
* Hiện tượng cảm ứng trong không gian khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm
trên vỏ não, ở các điểm quanh đó đều xuất hiện quá trình ức chế (hoặc hưng phấn).
* Hiện tượng cảm ứng trong thời gian: khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm,
ngay sau khi hưng phấn (hoặc ức chế) kết thúc thì ức chế (hoặc hưng phấn) sẽ xuất hiện.
- Ức chế gây hưng phấn: là hiện tượng cảm ứng dương tính.
- Hưng phấn gây xuất hiện ức chế là hiện tượng cảm ứng âm tính.
22
II. Phản xạ có điều kiện:
1. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện.
a. Thí nghiệm của Paplop.
Cho chó ăn: con chó tiết nước bọt.
Bật đèn rồi cho ăn: con chó tiết nước bọt lặp lại nhiều lần.
Bật đèn (chưa cho ăn) con chó tiết nước bọt (đây là phản xạ có điều kiện).
b. Cơ chế:
- Khi cho chó ăn thức ăn chạm vào lưỡi xuất hiện một xung động thần kinh về trung khu ăn
uống tại hành tuỷ, làm trung khu ăn uống hưng phấn. Từ trung khu ăn uống hưng phấn đựơc truyền
về tuyến nước bọt gây tiết nước bọt, phản xạ không điều kiện. Đồng thời từ trung khu ăn uống ở
thành tuỷ có một xung động gởi lên điểm đại diện trên vỏ não làm điểm đại diện hưng phấn
- Khi có ánh đèn, bộ phận nhận cảm ở mắt tiếp nhận kích thích và cũng gây hưng phấn tại điểm
đại diện thị giác trên vỏ não.
- Kết hợp bật đèn và cho ăn: Trên vỏ não củng xuất hiện hai điểm hưng phấn
Do hiện tượng lan tỏa hưng phấn ở hai điểm đại diện này sẽ lan tỏa sang nhau
Hưng phấn ở điểm đại diện ăn uống có ý nghĩa sinh học lớn hơn điểm đại diện thị giác. Vì vậy
hưng phấn ở điểm ăn uống hút hưng phấn ở điểm đại diện thị giác về phía mình. Qua nhiều lần bật
đèn + cho ăn đường liên lạc thần kinh giữa hai điểm đại diện được hình thành và củng cố
Vì vậy sau đó chỉ cần bật đèn chưa cho ăn, hưng phấn ở điểm đại diện thị giác theo đường liên
lạc tạm thời lang tỏa sang điểm đại diện ăn uống làm điểm đại diện ăn uống hưng phấn kết quả nước
bọt được tiết ra.
Nhưng nếu cứ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì phản xạ này sẽ mất đi
c. Khái niệm
- Phản xạ có điều kiện là một phản xạ mới được thành lập trong quá trình sống, dựa trên cơ sở
một đường liên lạc thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não
- Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường
d. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
23
- Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện.
Tác nhân tín hiệu đi trước tác nhân củng cố, tác nhận tín hiệu có cường độ nhỏ hơn tác nhân
củng cố.
- Vỏ não nguyên vẹn, các bộ phận nhận cảm phải lành mạnh
- Tránh tác nhân phá rối
- Muốn phản xạ có điều kiện duy trì cần thường xuyên củng cố bằng tác nhân củng cố.
2. So sánh phản có điều kiện và phản xạ không có điều kiện
* Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện điều là những phản ứng của cơ thể với
môi trường, giúp cho cơ thể thích ghi với môi trường điều là hoạt động của hệ thần kinh
* Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm sai khác nhau như sau.
- Phản xạ không điều kiện: mang tính chất + bẩm sinh. Đó là di sản của loài để lại cho mỗi cá
thể, giúp cho cơ thể bước đầu có thể chống đỡ với những thay đổi chủ yếu của môi trường để tồn tại.
+ Bền vững: khó thay đổi, không phụ thuộc vào ý muốn.
+ Tác nhân kích thích xác định: phản xạ chỉ xảy ra khi có tác nhân kích thích đúng và tác nhân
đúng chỗ.
+ Cung phản xạ đã có sẵn và có trung ương nằm ở thân não và tuỷ sống.
- Phản xạ có điều kiện:
+ Tập nhiễm: phản xạ có điều kiện được thành lập ngay trong đời sống cá thể.
+ Không bền vững: phản xạ có điều kiện là phản ứng thích nghi với một nhân tố mới mất đi thì
phản xạ có điều kiện mất đi.
+ Tác nhân kích thích: không cần thích đáng mỗi thay đổi của môi trường đều có thể trở thành
tác nhân gây phản xạ.
+ Cung phản xạ đóng mở ở phần cao nhất của hệ thần kinh: vỏ bán cầu đại não.
3. Phân loại phản xạ có điều kiện:
* Dựa vào phản xạ không điều kiện:
+ Phản xạ có điều kiện tiêu hoá.
+ Phản xạ có điều kiện tự vệ.
+ Phản xạ có điều kiện sinh dục ……..
* Dựa vào điều kiện xuất hiện và tính chất của kích thích có điều kiện.
a. Phản xạ có điều kiện tự nhiên:
Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững, tồn tại suốt đời. Do kích thích có điều kiện và
kích thích không điều kiện luôn đi với nhau làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên
được củng cố.
b. Phản xạ có điều kiện nhân tạo:
24
- Là những phản xạ có điều kiện không bền vững, thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất
định của đời sống.
- Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện không thường xuyên đi đôi với nhau.
Đường liên lạc tạm thời ít được củng cố.
c. Phản ứng có điều kiện cảm thụ ngoài và cảm thụ trong:
Kích thích có điều kiện tác động lên các bộ phận cảm thụ ngoài (hoặc cảm thụ bên trong) được
củng cố bằng kích thích không điều kiện.
d. Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian:
Tác nhân thời gian trở thành tác nhân gây phản xạ có điều kiện.
Loại phản xạ này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở sinh lý của việc sắp xếp trật tự trong sinh hoạt
hàng ngày, cơ sở của thói quen đúng giờ.
e. Phản xạ có điều kiện nhiều cấp.
- Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện: đó là phản xạ có
điều kiện cấp 1.
- Phản xạ có điều kiện cấp 1 làm cơ sở để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 2 và dùng phản
xạ có điều kiện cấp 2 để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 3 v.v … cứ như vậy ta có thể xây dựng
được các phản xạ cấp 5, cấp 6.v.v…
Ví dụ:
Vắt chanh vào lưỡi, tiết nước bọt (phản xạ không điều kiện )
Thấy vắt chanh vào cốc – tiết nước bọt – phản xạ có điều kiện cấp 1
Nhìn thấy chanh – Tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 2.
Hình vẽ quả chanh – tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 3.
……..
Có thể xây dựng được phản xạ có điều kiện cấp 3 ở động vật. Riêng ở con người (em bé) có thể
xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 5 hay cấp 6.
Nhờ có các phản xạ có điều kiện cấp cao mà vỏ não có thể tổng hợp, khái quát, trừu tượng
hoá… các sự vật cụ thể, học nói, học viết, học ngoại ngữ và nhiều hoạt động tinh thần khác.
4. Động hình - cơ sở của thói quen.
- Các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện trong vỏ não sau khi kết thúc đều để lại dấu
vết ở vỏ não.
- Các phản xạ, trình tự diễn biến của các phản xạ cũng để lại dấu vết trên võ não.
- Các phản xạ liên tiếp diễn ra trong một thời gian nhất định, để lại trên vỏ não những dấu vết
của trình tự diễn biến liên hệ chặt chẽ với nhau thành một khối dấu vết (đó là định hình).
- Khối dấu vết không cố định mà rất linh hoạt do đường liên lạc tạm thời luôn thay đổi, mang
tính chất động. Theo Paplop: Định hình đó là định hình động học - gọi tắt là động hình.
25
Động hình là thói quen trong đời sống, giúp cho người thích ứng mau chóng với hoàn cảnh
sống, giảm năng lượng không cần thiết cho hệ thần kinh.
Ví dụ: thói quen 5 giờ sáng dậy – tập thể dục – rửa mặt – ăn sáng – đi học. Các hoạt động này
diễn ra thường xuyên, trở thành nhu cầu của cơ thể
Mặt khác: động hình làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán, máy móc rập khuôn, ít sáng tạo
III. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người
1. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
a. Khái niệm hoạt động thần kinh cấp cao
- Hoạt động của hệ thần kinh nhằm thực hiện sự thống nhất các chức năng của cơ thể và các
điều kiện sống của nó, đó là hoạt động thần kinh cấp cao (thần kinh cao cấp)
- Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm những phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều
kiện. Những phản xạ này thống nhất với nhau tạo nên hành vi của cơ thể
- Hoạt động thần kinh cao cấp là hoạt động của phần cao cấp của hệ thần kinh, đó là các bán
cầu đại não.
- Hoạt động thần kinh cấp cao nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với điều kiện sống của
nó.
b. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
- Khác với động vật hoạt động thần kinh cấp cao ở người mang tính phức tạp, phong phú.
- Hoạt động thần kinh cấp cao của con người không chỉ bao gồm những phản xạ có điều kiện
và phản xạ không điều kiện mà còn có cả hình thức cấp cao của tâm lý – ý thức
- Động vật phản ánh thực tại xã hội một cách đơn giản, trực tiếp.
- Con người phản ánh thực tại xã hội bằng não bộ trong những khái niệm, những quy luật.
- Con người phân biệt những tổ hợp tác nhân kích thích tốt hơn – động vật phân biệt những tác
nhân kích thích riêng lẻ tốt hơn.
- Sự thống nhất phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo nên những hành động có
ý chí, có ý thức, có mục đích.
- Con người có những phản xạ có điều kiện mới đảm bảo cho sự phát âm, viết từ, phản ứng với
từ ra đời của hệ thống tín hiệu thứ 2.
2. Hệ thống tín hiệu 1 và 2:
- Hệ thống tín hiệu 1
Những tác nhân kích thích tác dụng trực tiếp lên các thụ quan làm xuất hiện các xung động
thần kinh đi lên vỏ não (phần cao của hệ thần kinh), là những tín hiệu cụ thể xuất phát từ bản thân
của sự vật. Đó là hệ thống tín hiệu 1.
- Hệ thống tín hiệu 2: là những kích thích xuất phát từ các bộ phận phát âm (âm thanh phát ra
từ cổ họng ) đi tới vỏ não – bao gồm những kích thích bằng lời.
26
Lời nói là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất.
Tác dụng của hệ thống tín hiệu thứ 2 :
+ Thay thế những tín hiệu trực tiếp.
+ Lời nói có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá hiện thực (hệ thống tín hiệu 1), đi sâu vào
bản chất của sự vật và hiện tượng.
+ Từ đó hình thành những khái niệm, quy luật của thế giới vận động và phát triển.
+ Nhờ hệ thống tín hiệu thứ 2 xuất hiện một hình thức mới, cao cấp của các đường liên hệ thần
kinh tạm thời trên não bộ, tạo nên sự tư duy cao cấp của con người.
IV. Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ:
a. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ:
- Truyền thông tin trong hệ thần kinh của trẻ nằm trung gian giữa hai hình thức: truyền tin bằng
thần kinh và truyền tin bằng thể dịch.
+ Các sợi thần kinh chưa myelin hoá xong, tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh còn chậm.
+ Sự dẫn truyền xung động trong hệ thần kinh còn chậm và chưa chính xác, vì vậy các vận
động của trẻ giai đoạn đầu mang tính toàn cục, hoặc từng mảng.
- Mối liên hệ của vỏ não và dưới vỏ chưa chặt chẽ.
- Trẻ nhỏ hành động bằng tình cảm là chính.
b. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện ở trẻ.
* Trẻ sơ sinh:
- Chỉ có những phản xạ không điều kiện
- Sau khi sinh từ 7-9 ngày phản xạ có điều kiện ăn uống được hình thành, song khó khăn và
không ổn định, vì thời gian thức ngắn.
- 2- 4 tháng những phản xạ có điều kiện định hướng được hình thành. Cần có sự kết hợp giữa
các kích thích thụ quan ở bên trong với các kích thích xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác.
- 6 tháng có thể phân biệt được chính xác kích thích cơ học, mùi, vị, nhiệt.
“Ngôn ngữ” trở thành tác nhân kích thích có điều kiện, xuất hiện những phản xạ có điều kiện
với “ ngôn ngữ”. Trẻ bắt chước được lời nói của người xung quanh.
- 1 tuổi: có khả năng phân biệt tốt những kích thích thị giác, phân biệt được hình dạng, sự vận
động, màu sắc khác nhau.
Trẻ có thể nói được 5 -10 từ. Nhưng cần có sự kết hợp giữa “từ với tác nhân kích thích trực
tiếp, hệ thống tín hiệu 1”
Dạy trẻ “con gà”, “quả bóng” phải có những vật cụ thể.
Trẻ tư duy cụ thể.
- 1,5 – 2 tuổi: Những phản xạ vận động có điều kiện với các tác nhân kích thích đơn lẻ được
thành lập nhanh chóng và bền vững ngay.
27
- Từ 2,5 tuổi: hoạt động thần kinh cấp cao được hoàn thiện rõ. Các phản xạ có điều kiện đơn
giản và phức tạp được hình thành dể dàng và nhanh chóng. Xoá các phản xạ cũ cũng dễ dàng và
nhanh chóng. Trẻ dễ nhớ, mau quên.
Vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là ngôn ngữ
ngày càng nhiều, chiếm ưu thế ngày càng rõ.
Ngôn ngữ của trẻ phản ánh được hoạt động của nó.
- Sự kết hợp kích thích bằng lời làm cho hoạt động của trẻ trở nên có mục đích, có ý thức.
Tư duy của trẻ từ tư duy cụ thể với tư duy hình tượng và dần dần hinh thành tư duy trừu tượng
28
BÀI 4: CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH.
I. Cơ sở khoa học của sự phân chia:
1. Hy Pocrat:
Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài: đặc tính, thái độ của mỗi người trước sự vật hiện tượng.
Chia 4 loại hình thần kinh:
- Âu sầu
- Nóng nảy
- Hăng hái
- Bình thản.
2. Paplop
Dựa vào bản chất của hoạt động thần kinh.
- Dựa vào cường độ của quá trình hưng phấn ức chế.
- Cùng một tác nhân kích thích mỗi cá thể có phản ứng khác nhau, có khả năng chịu đựng
cường độ kích thích khác nhau.
Chia 2 loại thần kinh: mạnh và yếu
- Dựa vào tính cân bằng của các quá trình thần kinh: mối tương quan giữa hưng phấn và ức
chế.
Chia loại hình thần kinh mạnh thành 2 loại: thăng bằng và không thăng bằng.
- Dựa vào tính linh hoạt của hưng phấn và ức chế. Chia loại thăng bằng thành 2 loại là linh hoạt
và lỳ.
II. Các loại hình hoạt động thần kinh:
Các loại hình thần kinh:
1. Loại yếu
- Hưng phấn và ức chế đều kém, ức chế mạnh hơn hưng phấn.
- Không chịu được những kích thích mạnh, kéo dài.
- Thành lập phản xạ có điều kiện và động hình khó.
- Xoá những phản xạ có điều kiện và động hình cũ khó.
* Biểu hiện ở trẻ
Nhút nhát, yếu đuối, hoạt động vận động ít, không bền vững.
* Biện pháp sư phạm: động viên, khuyến khích trẻ.
Hình thành lòng tự tin, tính mạnh dạn.
29
2. Loại mạnh, không thăng bằng
- Hưng phấn và ức chế đều mạnh.
- Hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế.
- Phản xạ có điều kiện thành lập dễ nhưng xoá khó khăn.
- Nhiệt tình, hăng hái, không điều độ.
* Biểu hiện ở trẻ.
Hăng hái, nghịch ngợm, dễ phát khùng, thiếu kỷ luật, khó bảo.
* Biện pháp sư phạm.
Giáo dục tính kiên trì. Tự kiềm chế.
3. Loại mạnh, thăng bằng, linh hoạt
- Hưng phấn và ức chế đều mạnh, ngang bằng nhau
- Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, từ ức chế sang hưng phấn dể dàng, nhanh.
- Các phản xạ có điều kiện được thành lập dễ, khi điều kiện thay đổi dễ xoá những phản xạ cũ.
* Biểu hiện: có nghị lực, sẵn sàng vuợt khó khăn, tự chủ được mình, hăng hái, dễ lạc quan, dễ
bi quan khi gặp khó khăn.
4. Loại mạnh, thăng bằng, lỳ.
Hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế và từ ức chế
sang hưng phấn diễn ra chậm chạp.
* Biểu hiện: điềm đạm, bình tĩnh , chín chắn.
Có nhiều nghị lực, nhưng rất điều độ, ít nổi nóng nhưng lâu nguôi giận.
Bảo thủ, khó chuyển, lề mề.
Các loại hình thần kinh phụ thuộc:
- Các yếu tố di truyền trong hệ thần kinh
- Tác dụng của môi trưòng
Khi môi trường thay đổi cũng có thể làm thay đổi loại hình hoạt động thần kinh.
30
BÀI 5. GIẤC NGỦ
I. Bản chất sinh lý của giấc ngủ.
1. Các giai đoạn từ thức sang ngủ.
- Mỗi giai đoạn của giấc ngủ được qui định bằng sự đáp ứng của cơ thể với mỗi tác nhân kích
thích có cường độ khác nhau.
- Từ thức sang ngủ, cơ thể trải qua các giai đoạn sau đây:
a. Giai đoạn san bằng
- Các kích thích đều có tác dụng gần như nhau, không còn khác nhau như lúc thức.
b. Giai đoạn trái ngược
- Các kích thích có tác dụng yếu trở thành tác dụng mạnh và ngược lại.
c. Giai đoạn cực kỳ trái ngược
- Các kích thích gây phản xạ thì gây ức chế và kích thích gây ức chế lại gây phản xạ.
d. Giai đoạn ức chế hoàn toàn
- Các kích thích có tác dụng lúc thức đều không gây đáp ứng trả lời của cơ thể.
- Các tế bào vỏ não hầu như ở trạng thái ức chế.
2. Bản chất sinh lý của giấc ngủ.
- Giấc ngủ là kết quả của hiện tượng mệt mỏi tự nhiên sau một đợt thức kéo dài.
- Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế bảo vệ hay mang tính phòng chống.
- Theo Paplop bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các
cấu trúc dưới vỏ não.
3. Những thay đổi của cơ thể khi ngủ.
Cơ thể không liên lạc với môi trường qua đường thần kinh như bình thường.
Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức độ thấp.
Các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng.
Bắp cơ mềm, đa số cơ xương giãn.
4. Các yếu tố gây ngủ
- Tất cả các yếu tố gây ức chế, đều có thể gây ngủ
31
- Sự khuyếch tán ức chế trên vỏ não trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ có thể do 3 nguyên
nhân
+ Khả năng làm việc của các vùng trên vỏ não bị giảm sút có xu thế chuyển sang ức chế
+ Sự loại trừ kích thích bên ngoài làm tế bào thần kinh giảm khả năng hưng phấn, dễ chuyển
sang ức chế.
+ Giấc ngủ là một phản xạ có điều kiện. Ví dụ: ngủ đúng giờ.
II. Giấc ngủ của trẻ.
1. Giấc ngủ của trẻ nhỏ
a. Trẻ sơ sinh:
Thức ngủ không có chu kỳ. Ngủ nhiều (20/24h
trong một ngày) nhưng không sâu, không yên.
Thức ngắn, không yên, được tạo bởi những nguồn kích thích bên trong, mạnh nhất là hiện tượng đói.
b. Cuối sơ sinh
- Xuất hiện những khoảng thức yên tĩnh, ngắn ngủi.
- Khả năng làm việc của vỏ não tăng dần tạo tiền đề kéo dài trạng thái thức của trẻ.
Thức tích cực chỉ có thể có khi trẻ có khả năng tập trung thị giác và thính giác.
+ Trẻ hình thành nhịp điệu thức ngủ hàng ngày do ảnh hưởng của điều kiện sống.
Ban ngày số lượng nguồn kích thích nhiều và cao, do đó giấc ngủ tập trung vào ban đêm.
Trẻ càng lớn sự chuyển tiếp các trạng thái chủ yếu ngủ- thức – ăn càng trở nên nhịp nhàng. Thời
gian thức ngày càng kéo dài.
Sự chuyển tiếp nhịp nhàng các trạng thái ngủ - thức - ăn có ý nghĩa:
Hoạt động của cơ thể theo một nhịp điệu nhất định. Đảm bảo hình thành những định hình, tiết
kiệm năng lượng thần kinh, đảm bảo thay đổi kịp thời giữa hoạt động và nghỉ ngơi.
2. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ
Thức và ngủ là 2 trạng thái có liên quan: Trạng thái thức tích cực sẽ đảm bảo cho giấc ngủ say và
ngược lại giấc ngủ say đủ độ dài đảm bảo trạng thái thức tích cực.
- Trong giấc ngủ quá trình đồng hóa chiếm ưu thế, tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể, đặc
biệt vào não, phục hồi sức làm việc của cơ thể.
a. Thời gian ngủ của trẻ
- Thời gian ngủ chiếm 1/3 đời người phân bố không đồng điều ở các lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ, thời
gian ngủ càng nhiều giấc ngủ ngắn.
Trẻ sơ sinh : 20-21 h
/ ngày
Trẻ 6 tháng 14 h
/ ngày
32
Trẻ 12 tháng 13 h
/ ngày
Trẻ 3,4 tuổi 12 h
/ ngày
Trẻ 5-7 tuổi 11 h
/ ngày
Trẻ 10 tuổi 10h
/ngày
Người lớn 7-8 h
/ ngày
Già 3-4 h
/ ngày
Càng lớn số lần ngủ trong ngày càng giảm
- Thời gian ngủ ở trường mầm non.
Trẻ 6-12 tháng 4-5 h
Trẻ 12-18 tháng 4 h
Trẻ 18-36 tháng 3 h
Trẻ 3 – 5 tuổi 3 h
Trẻ 5 – 6 tuổi 2 h
40
b. Tổ chức giấc ngủ
- Cần tổ chức giấc ngủ và thức theo chế độ vào cuối tháng thứ nhất đầu tháng thứ 2 vì:
+ Nhịp điệu thức ngủ đã được hình thành.
+ Cơ quan phân tích đã thiết lập được những phản xạ có điều kiện.
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng lúc, đều, sâu, đủ giờ, đủ số lần để trẻ nghỉ ngơi và khôi phục hoàn
toàn năng lượng đã tiêu hao.
Biện pháp :
- Xây dựng các phản xạ có điều kiện của giấc ngủ.
- Tạo môi trường yên tĩnh
- Không khí phòng ngủ: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Giường chiếu sạch sẽ.
- Tư thế nằm thoải mái
- Tránh những kích thích không cần thiết: ăn quá no, ăn uống những chất kích thích, căng
thẳng thần kinh
33
Chương 3: CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH
Mục tiêu cụ thể
• SV nắm cấu tạo và hoạt động của cơ quan phân tích
• Vệ sinh các hệ cơ quan
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ QUAN PHÂN TÍCH
I. Khái niệm về cơ quan phân tích
1. Cấu tạo:
Cơ quan phân tích là một hệ thống nhất gồm 3 phần.
* Cơ quan nhận cảm:
- Là một tổ chức nhạy cảm (các đầu tận cùng, các tế bào thần kinh) đã được chuyên môn
hóa, có khả năng nhạy cảm với một loại kích thích nhất định.
Ví dụ:
- Mắt tiếp nhận ánh sáng
- Tai tiếp nhận âm thanh
- Tổ chức nhạy cảm này có thể cấu tạo riêng rẽ trong một cơ quan riêng (mắt, tai); hoặc
xen kẽ trong lớp niêm mạc của một số cơ quan (vị giác, khứu giác) hoặc rãi rác trên
bề mặt cơ thể (xúc giác).
* Bộ phận dẫn truyền là các dây thần kinh hưóng tâm làm nhiệm vụ vận chuyển hưng phấn từ
các cơ quan nhận cảm tới bộ phận trung ương.
* Bộ phận trung ương: Nằm trên vỏ não
Mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não
- Cơ quan nhận cảm nối liền với bộ phận dẫn truyền tạo nên cơ quan cảm giác ( hay giác
quan).
2. Vai trò:
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể tiếp nhận được những thông tin từ môi trường từ đó có
những đáp ứng kịp thời.
- Mỗi cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết một đặc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng.
- Sự phối hợp của các cơ quan phân tích, sự hoạt động phức tạp trên vỏ não cho chúng ta một
thông tin đầy đủ về sự vật và hiện tượng.
- Khi một giác quan bị tổn thương mất khả năng nhận kích thích, các giác quan khác được
tăng cường có tác dụng thay thế một phần giác quan tổn thương.
34
- Riêng đối với con người nhờ có hệ thống tín hiệu thứ hai, con người tiếp nhận được thông
tin là kho kinh nghiệm và kiến thức của người khác của các thế hệ đã qua. Con người không thể chờ
đợi kích thích, mà con người chủ động tìm kích thích đó là cơ sở để con người tìm hiểu thiên nhiên,
phát hiện những quy luật của thiên nhiên.
II. Các loại cơ quan phân tích trong cơ thể .
- Cơ quan phân tích thị giác, thính giác: bộ phận nhận cảm có cấu tạo riêng biệt.
- Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác: bộ phận nhân cảm nằm rải rác hoặc tập trung trong
lớp niêm mạc của cơ quan khác.
- Cơ quan phân tích xúc giác: bộ phận nhận cảm nằm rải rác trên bề mặt cơ thể.
- Cơ quan phân tích bên trong.
Bài 2: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I. Sơ lược cấu tạo cơ quan phân tích thị giác.
1. Bộ phận nhận cảm:Cầu mắt
- Nằm trong hốc mắt, giống như hình cầu, đường kính trung bình 25 mm
Sơ đồ cấu tạo mắt.
* Lớp màng bọc gồm màng sợi, màng mạch, màng thần kinh.
- Màng sợi: Cứng ¾ phía sau màu trắng ( củng, mô ) ¼ phía trước hơi lồi trong suốt cho ánh
sáng đi qua.
- Màng mạch: Trong màng sợi, chứa nhiều mạch máu nhỏ và sắc tố
Phía trước màng mạch, sau giác mạc là lòng đen
+ Lòng đen cấu tạo bởi cơ trơn: có 2 loại cơ vòng và cơ phóng xạ giữa hai lỗ con ngươi
(đồng tử), sự co giãn của cơ này làm thu hẹp hay giãn đồng tử thay đổi lượng ánh sáng đi qua Lòng
đen chứa sắc tố quyết định màu sắc của mắt
Sau lòng đen có một thấu kính lồi hai mặt, trong suốt, có thể thay đổi độ cong, là thể thuỷ tinh
(nhân mắt). Thể thuỷ tinh gắn chặt vào thể mi. Khoảng trống giữa giác mạc và lòng đen, giữa thuỷ
tinh thể và lòng đen chứa chất dịch và thể dịch. Trong lòng cầu mắt chứa chất keo trong suốt gọi là
thể pha lê.
- Màng thần kinh (võng mạc) gồm những tế bào thần kinh sắp xếp 3 lớp.
35
+ Lớp tế bào nón (7 triệu tế bào) và 130 triệu tế bào que.
Tế bào nón nằm tập trung nhiều ở điểm vàng (nằm trên võng mạc, trên trục quang học của
mắt), là những tế bào cảm thụ
+ Lớp tế bào lưỡng cực
+ Lớp tế bào đa cực: các sợi dọc của tế bào đa cực hợp lại thành dây thần kinh thị giác, xuyên
qua màng mạch và củng mạc về não
Nơi tập hợp các sợi trục của lớp tế bào đa cực không có tế bào cảm thụ -đó là điểm mù.
2. Đường dẫn truyền thị giác:
Dây thần kinh thị giác xuất phát từ điểm mù đến vỏ não ( Thuỳ chẩm) là dây thần kinh não số
2.
Dây thần kinh thị giác gồm bó sợi cùng bên và bó sợi chéo, dây xung động thần kinh đi sang
nữa bên đối diện.
3. Bộ phận trung ương:
Trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm
4. Các phần hỗ trợ cho mắt:
Gồm mi mắt, tuyến lệ, cơ, gân, mô mỡ có tác dụng bảo vệ, giúp cho sự vận động của mắt.
- Ngoài dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số 2) và dây thần kinh vận động của mắt
(III, IV, VI,), cơ trơn của mắt còn nhận các sợi của hệ thần kinh dinh dưỡng.
II. Chức năng cơ quan phân tích thị giác:
1.Thu nhận hình ảnh.
- Kích thích tự nhiên với mắt là ánh sáng, có bước sóng từ 0,1 đến 0,8µm
- Giác mạc, thuỷ tinh thể thuỷ dịch, thể pha lê là môi trường chiết quang.
- Khi nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường chiết quang sẽ khúc xạ và hội
tụ trên võng mạc tạo nên võng mạc một ảnh của vật nhỏ hơn vật và ngừng chiều với vật
- Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác (sờ) và sự tích luỹ
kinh nghiệm sống, chúng ta nhận được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và sự chuyển
động v.v…
2. Sự điều tiết của mắt.
- Khi khoáng cách từ vật đến mắt thích hợp, ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc đó là lúc nhìn
vật rõ.
- Khoảng cách từ vật đến mắt xa ( gần) hơn bình thường, ảnh của vật ở trước (hoặc sau) võng
mạc, ta nhìn vạt không rõ. Để nhìn rõ vật thể thuỷ tinh có khả năng thay đổ độ phồng (xẹp hoặc
phồng) để ảnh của vật rơi vào võng mạc.
36
- Khả năng thay đổi độ phồng của thuỷ tinh thế là sự điều tiết của mắt.
Nếu mắt luôn luôn phải điều tiết sẽ bị mệt mỏi, nếu kéo dài dẫn đến cận thị hoặc viễn thị.
Trong chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thay đổi
sự tập trung nhìn của trẻ, tránh các tật của mắt.
3. Cơ chế thu nhận ánh sáng.
- Cơ chế cảm thụ kích thích ánh sáng là một hiện tượng quang hoá học.
Tế bào nón là tế bào que là những tế bào nhận cảm ánh sáng, khi hưng phấn thì gây cảm giác
thị giác.
Trong tế bào que chứa chất nhạy sáng rodopxin
Rodopxin có phần protit là opxin và nhóm ngoại là retinen (dẫn xuất của vitamin A).
Khi có ánh sáng tác động lên tế bào que thì xảy ra một phản ứng sau:
Ngoài ánh sáng
Rô đốp xin → ốpxin + retinen
Khi retinen tách khỏi opxin làm xuất hiện hưng phấn gây cảm giác thị giác.
- Trong bóng tối Rôđốp xin được tổng hợp, từ ốpxin và Retinen. Retinen được tổng hợp từ
Vitamin A qua nhiều giai đoạn.Vì vậy đối với những người làm việc bằng mắt nhiều cần được bổ
sung lượng vitamin A cần thiết:
Tế bào nón phụ trách việc nhìn ban ngày và màu sắc.
Tế bào que phụ trách nhìn lúc tối và ban đêm.
* Cơ chế nhìn màu
- Ánh sáng tự nhiên có thể phân tích thành 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím. Mỗi màu ứng với một bước sóng nhất định. Nếu trộn các màu đỏ với những tỷ lệ khác nhau cho
những màu sắc khác nhau, nếu trộn chúng với một tỷ lệ nhất định hoặc trộn 3 màu đỏ, lục, tím sẽ
được màu trắng.
- Tế bào nón có khả năng thu nhận màu sắc.
- Cơ chế thu nhận màu sắc được giải thích theo thuyết của Hemhon: Ở người có 3 loại, tế bào
nón, mỗi loại nhận cảm nhất với một bước sóng nhất định, ứng với 3 màu tím, đỏ, lục. Sự hưng phấn
của 3 loại tế bào này theo những tỷ lệ khác nhau cho chúng ta cảm giác màu khác nhau.
III. Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ
- Mắt trẻ sơ sinh có trọng lượng 2-4g ( người lớn 6-8g). Trọng lượng tăng chủ yếu trong năm
đầu, 3-4 tuổi có trọng lượng tương tự người lớn.
- Hốc mắt còn nóng, mắt hơi lồi về phía trước.
- Trẻ sơ sinh mắt có màu xanh sám, vì lòng đen chứa ít sắc tố, sau vào tháng có màu bình
thường.
- Trẻ sơ sinh cầu mắt có đường kính trước sau ngắn (kém người lớn 25 – 35%). Thủy tinh thể
có khả năng đàn hồi lớn song mức độ hội tụ kém. Vì vậy ở khoảng cách từ vật đến mắt bình thường
ảnh cùa vật rơi sau võng mạc. Trẻ thường nhìn xa (viễn thị tự nhiên). Nếu trẻ thường xuyên nhìn ở
khoảng cách bình thường như người lớn, mắt luôn phải điều tiết dễ dẫn đến cận thị.
37
Trẻ càng lớn đường kính cầu mắt tăng lên (3 tuổi đạt 94%) độ đàn hồi của thủy thể giảm dần,
độ hội tụ tăng lên, sự viễn thị tự nhiên cũng giảm dần.
- Trẻ sơ sinh đã có phản ứng lại ánh sáng, 3-4 tháng trẻ đã có thể theo dõi được vật di chuyển
chậm.
- 6 tháng: phân biệt được sự khác nhau giữa người lạ và người quen.
- 1 năm: nhận dạng được đồ vật
- 30 tháng: nhận biết được một số màu cơ bản đỏ, vàng, xanh, đen, trắng.
- 5 tuổi: phân biệt một số màu trung gian càng lớn khả năng thu nhận và phân biệt những kích
thích (hình dạng, màu sắc) càng phong phú phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập.
- Tuyến lệ hoạt động ngay từ sau khi sinh-nhưng phản xạ tăng cường tiết nước mắt xuất hiện
khi trẻ được 3-5 tháng.
38
BÀI 3. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác
1. Tai cơ quan nhận cảm
Gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
a. Tai ngoài:
Gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ. Màng nhĩ mỏng, nhưng chắc, ngăn cách ống tai và xoang
tai giữa
Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận và dẫn âm thanh vào tai giữa.
Vành tai của trẻ phát triển mạnh trong 2-3 năm đầu, sau đó tốc độ phát triển chậm lại.
Ống tai của trẻ nhỏ có hình khe phần giữa hẹp. Ống tai phát triển mạnh trong năm đầu , 6 tuổi
đạt kích thước như người lớn
Ống tai của trẻ sơ sinh chứa đầy chất như bã đậu.
Da của tai bao phủ những lông nhỏ và chứa tuyến tiết chất nhờn, có tác dụng bảo vệ và sát
trùng.
b. Tai giữa:
Nằm trong hốc xương thái dương
Trong đó có 3 xương nhỏ nối với nhau, xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa nối
liền với mặt trong màng nhĩ, xương bàn đạp tuỳ vào màng căng của bầu, thông với tai trong.
- Xoang tai giữa thông với hầu qua ống ostat, ống ostat đảm bảo sự cân bằng áp lực không
khí trong tai giữa và bên ngoài. Ở trẻ sơ sinh ống tai ostat ngắn, rộng, nằm ngang (dài 19 mm, đường
kính 3 mm ) (người trưởng thành dài 35- 48mm, đường kính 1mm) 6 tuổi, ống ostat có đường kính
như người lớn, do ống ostat có đặc điểm trên nên trẻ rất dễ bị viêm tai giữa, đặc biệt khi các bệnh
nhiễm trùng ở họng hầu
- Trẻ sơ sinh trong khoang tai giữa chứa đầy chất dịch đó được thay bằng không khí.
c. Tai trong:
Có cấu tạo phức tạp : gồm mê lô xương và mê lô màng nằm trong mê lô xương, giữa mê lô
xương chứa ngoại dịch
39
- Ba ống màng khuyên hướng theo ba chiều trong không gian và thông với bộ định tiền định có
tác dụng giúp cho ta cảm giác thăng bằng và chuyển động trong không gian.
- Ốc tai: Là phần xoắn gồm hai vòng rưỡi quanh một trục ngang, ốc tai có một đầu thông với
tiền đình, một đầu bịt kín.
Ốc tai là bộ phận thu nhận cảm giác âm thanh
Trong ốc tai xương có ốc tai màng, giữa ốc tai xương và ốc tai màng chứa ngoại dịch, trong ốc
tai màng chứa nội dịch.
- Ốc tai màng có hình tháp 3 cạnh, một cạnh dính liền với vách ốc tai xương và hai cạnh khác
tạo bởi mạng Raysne và màng cơ sở chia ốc tai thành 3 khoang là vin tiền đình, ốc tai màng và vin
nhĩ. Vin nhĩ và vin tiền đỉnh thông với nhau ở phần đỉnh ốc.
Gồm nhiều sợi liên kết chặng ngang, độ dài các sợi tăng phần về phía đỉnh ốc
Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, làm nhiệm vụ thu nhận kích thích âm thanh. Đó là những
tế bào thính giác có tiêm mao.
Phía trên cơ quan coocti có màng che.
2. Bộ phận dẫn truyền.
Tế bào thính giác được nối với tế bào lưỡng cực. Đột trục của tế bào lưỡng cực tập hợp lại tạo
thành dây thần kinh thính giác ( Dây thần kinh não số VIII), đi về vùng thính giác.
3. Bộ phận trung ương.
Vùng thính giác ở vùng thái dương
II. Chức năng cơ quan phân tích thính giác
- Thu nhận những kích thích là âm thanh truyền về vùng thính giác trên não bộ, phân tích
những kích thích đó.
- Tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước qua ngôn ngữ
- Thưởng thức một dạng nghệ thuật được xây dựng bằng âm thanh.
1. Cơ chế thu nhận âm thanh.
a. Sự truyền âm thanh
Âm thanh được thu nhận dưới dạng sóng âm.
Sóng âm được truyền từ tai ngoài vào tai giữa, sau khi được chuỗi xương tai khuếch đại, màng
căng cửa bầu rung động làm ngoại dịch rung động và truyền sang nội dịch. Các dây tương ứng trên
màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện một luồng xung
thần kinh, truyền vào dây thần kinh tính giác về vỏ não. Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não giúp
chúng ta nhận biết và phân biệt được âm thanh
b. Cơ chế thu nhận âm thanh
40
- Âm thanh có độ cao khác nhau, được đặc trưng bởi những sóng âm có tần số khác nhau.
- Trên màng cơ sở, các sợi có độ căng và chiều dài không đồng đều, mỗi sợi có giao động cộng
hưởng với một sóng âm tương ứng. Nghĩa là các âm thanh có tần số xác định làm rung động phần
tương ứng của màng cơ sở.
- Theo HemHolz các sợi ngắn cộng hưởng với các âm cao, các sợi dài cộng hưởng với các âm
thấp.
Tai người, có thể thu nhận được sóng âm có tấn số từ 16- 20000 Hz, phân biệt rõ với các âm
thanh có tần số từ 200 đến 2000Hz
Sự phân biệt tính chất của âm thanh (cường độ, âm sắc) phụ thuộc số lượng và vị trí của các tế
bào thính giác bị kích thích
2. Đặc điểm thu nhận âm thanh của trẻ
Trẻ sơ sinh: Cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác đã đủ điều kiện để thực hiện chức năng.
Trẻ đã có phản ứng với âm thanh (giật mình khi có tiếng động lớn), có khả năng thu nhận âm thanh
với tần số cao hơn người lớn (32000 Hz). Song khả năng thu nhận âm thanh chưa tốt vì chất dịch
trong tai giữa chưa được thay thế hoàn toàn bằng không khí.
Trẻ càng lớn khả năng thu nhận và nhận biệt âm thanh ngày càng tăng.
Trẻ 3-4 tháng: có thể phân biệt được âm thanh có độ cao khác nhau phân biệt người lạ người
quen qua âm thanh.
8-9 tháng: Trẻ có thể hiểu được những từ riêng biệt
12 tháng: có thể phân biệt được âm sắc có khả năng tập trung thính giác (có thể chú ý nghe một
lát).
18 tháng: thích nghe hát và âm nhạc
30 tháng: thích và hiểu được câu chuyện đơn giản.
36 tháng: có thể được phân biệt được giai điệu của bài hát.
Khả năng nghe và phân biệt âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập
41
BÀI 4:CƠ QUAN PHÂN TÍCH XÚC GIÁC, VỊ GIÁC, KHỨU GIÁC
I. Cơ quan phân tích xúc giác
1. Cấu tạo:
Cơ quan thụ cảm giác: Là đầu mút của các dây thần kinh nằm rãi rác trên da và niêm mạc.
Có 3 loại cơ quan thụ cảm xúc giác.
- Thụ cảm xúc giác: Tiếp thu những kích thích cơ học
- Cho ta cảm giác về hình dạng, độ lớn tính chất bề mặt, áp lực của vật.
- Thụ cảm về nhiệt độ – Thu nhận những kích thích về nhiệt.
- Thụ cảm về đau đớn
Từ cơ quan thụ cảm xung động thần kinh truyền về vùng cảm giác vận động (thuỳ đỉnh), theo
dây thần kinh hướng tâm.
2. Chức năng.
Cơ quan thụ cảm giác đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức thế giới xung quanh, là
nguồn gốc của các phản xạ tự vệ. Trong một mức độ nào đó nó thay thế cho cơ quan thụ cảm bị thiếu.
Đối với trẻ xúc giác có vai trò rất quan trọng.
- Kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh.
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, Vì vậy cần tạo cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thật nhiều tiếp xúc
thân thể – bế – ôm ấp, chăm sóc, hôn trẻ, xoa nắn và uốn chân tay khi chăm sóc trẻ.
- Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào điều kiện luyện tập
tự nhiên hay nhân tạo.
-Trẻ sơ sinh đã có cảm giác đau, tới 18 tháng tuổi trẻ có thể chỉ vào chỗ đau, 4 tuổi có thể nói
đau chỗ nào mà không cần chỉ
- Cảm giác về nhiệt độ: Ở trẻ nhỏ chưa thể phân biệt được nóng, lạnh, tới 3 tuổi trẻ có thể phân
biệt được giữa ấm và lạnh, 6 tuổi có thể đoán được nhiệt độ của nước.
- Cảm giác về tiếp xúc
- Cảm giác của trẻ sơ sinh có phản ứng khi ta chạm vào chân trẻ, 3 tháng khóc khi bị ướt, 9
tháng thích cầm thức ăn, bằng tay, thích được ôm ấp, 2 năm có thể lần giở 1 trang một lần trong cuốn
sách, 4 tuổi có thể nhận ra đồ vật trong một cái túi, 6 tuổi phân biệt được tính chất bề mặt của vật.
II. Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác
1. Cơ quan phân tích khứu giác.
Cơ quan thụ cảm khứu giác là những tế bào khứu giác, nằm trong màng nhầy của khoang
mũi, thu nhận những kích thích bằng hơi.
42
Tiếp xúc với tế bào khứu giác, có đầu tận cùng thần kinh của các sợi thần kinh hướng tâm (dây
thần kinh khứu giác) dẫn truyền xung động thần kinh về vùng khứu giác dưới thùy trán.
Ở trẻ nhỏ khoang mũi còn nhỏ hẹp, do đó cảm giác khứu giác còn kém, chỉ có khả năng
phản ứng với những mùi mạnh. Trẻ càng lớn độ nhạy bén với kích thích tăng dần tới 6 tuổi, sau đó
dần dần bị giảm sút. Khả năng phân biệt các mùi tăng dần theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự luyện tập.
2. Cơ quan phân tích vị giác
Cơ quan thụ cảm vị giác là các vị thể vị giác nằm trên bề mặt của lưỡi, hầu, vòm miệng.
Vị thể vị giác có hình trứng, đường kích 40mm, cao 80mm, gồm những tế bào vị giác
chính thức, xung quanh là những tế bào đệm. Tiếp xúc với các chổi vị giác nó tận cùng với các sợi
thần kinh vị giác, dẫn truyền xung động thần kinh về vùng vị giác trên thùy đỉnh.
Trên bề mặt của lưỡi có những vùng nhận cảm riêng với một trong 4 vị là chua, đắng,
ngọt, mặn. Đầu lưỡi tập trung nhiều loại vị thể vị giác. Các vị thể vị giác tiếp nhận, những kích thích
hóa học trong khoang miệng, nhờ đó ta có thể nhận biết được chất lượng của thức ăn đưa vào miệng
có thể phân biệt chất lượng thức ăn đưa vào miệng.
Tính nhạy cảm của cơ quan phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu cầu đòi hỏi của cơ thể
đối với thức ăn. Trong thời gian ăn tính nhạy cảm chung giảm dần, tính nhạy cảm phân biệt lại tăng
lên.
Khi bị rối loạn tiêu hóa tính nhạy cảm vị giác giảm sút rõ, ở trẻ biểu hiện không chịu ăn.
Hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác có ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan phân
tích vị giác và ngược lại. Khi cảm giác khứu giác tạm thời mất hoặc giảm làm cho cảm giác vị giác bị
rối loạn
Sự phối hợp khứu giác và vị giác giúp cơ thể có cảm giác đầy đủ hơn về chất lượng của
thức ăn, bản chất của không khí xung quanh.
43
Chương 4: HỆ VẬN ĐỘNG
Mục tiêu cụ thể
• Sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản về cấu tạo , chức phận và tiến hoá của hệ
vận động
• Rèn luyện tư thế đúng cho trẻ
BÀI 1: VAI TRÒ HỆ VẬN ĐỘNG
Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ. Hệ xương cùng với hệ cơ, dây chằng là nhiệm vụ chống
đỡ và bảo vệ cơ thể. Ngoài ra hệ xương cùng với hệ cơ, thần kinh thực hiện chức năng chống đỡ.
Hệ xương là một cái khung cứng là chỗ dựa cho phần mềm vì vậy làm cho cơ thể có một hình
dạng nhất định .
Hệ xương đảm bảo các tư thế của cơ thể, chuyển dịch từng phần cơ thể và đảm bảo sự chuyển
dịch cơ thể trong không gian. Các xương còn tạo nên các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan bên
trong .
Thí dụ: Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống.
Bộ xương người trưởng thành chiến 1/5 trọng lượng cơ thể, ở trẻ em chiếm 1/7 trọng lượng cơ
thể.
Xương người lớn rất cứng rắn .
Hệ cơ có vai trò trong việc vận chuyển, sinh sản, dinh dưỡng và sự biểu thị tình cảm thông qua
sự co rút của cơ, vì cơ quan sinh sản, cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn đều được cấu tạo bằng cơ
nên sự co rút của cơ quan tuần hoàn vận chuyển được máu, cơ quan tiêu hoá vận chuyển và biến đổi
được thức ăn, cơ quan sinh sản bảo vệ và nuôi dưỡng được thai nhi. Hệ cơ có vai trò trong việc phát
thanh để phát ra tiếng nói.
Hệ cơ có vai trò quyết định hình dạng cơ thể.
44
BÀI 2: HỆ XƯƠNG
I. Cấu tạo và thành phần hoá học của xương
1. Cấu tạo
Các loại xương
Bộ xương người gồm nhiều loại xương, có cấu tạo khác nhau
Loại xương dẹp (xương sọ, xương sườn). Cấu tạo gồm ba lớp hai lớp xương đặc ở mặt ngoài,
ở giữa là lớp xương xốp
Loại xương ngắn: (xương ngón tay, ngón chân) trong thành phần của xương ngắn chủ yếu là
xương xốp, mặt ngoài bao phủ lớp xương đặc mỏng .
Loại xương dài: Hai đầu xương dài có cấu tạo giống xương ngắn. Thân xương cấu tạo bằng
xương đặc làm cho thành xương dày, giữa thân xương có ống tuỷ, trong có chứa tuỷ xương .
Cấu tạo của xương
Lớp màng xương: Bao bọc bên ngoài là một lớp mô sợi mỏng đàn hồi gồm hai lớp
Lớp ngoài: Làm nhiệm vụ bảo vệ
Lớp trong: Chứa tế bào sinh xương gọi là tầng sinh xương
Mô xương. Khi quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có nhiều hệ thống tấm xương và hệ thống
have.
Có ba hệ thống tấm.
Hệ thống chung.
Hệ thống trung gian.
Hệ thống have.
2. Thành phần hoá học của xương
Trong xương có 1/3 chất cốt giao (Hữu cơ) và 2/3 chất vô cơ chủ yếu là muối CaCO3,
Ca3(PO4)2.
Tính đàn hồi của xương là do hữu cơ vì nếu ta ngâm một mảnh xương vào dung dịch axit HCl
hay axit HNO3 các muối vô cơ trong xương bị hoà tan chất còn lại chất hữu cơ. Xương vẫn giữ
nguyên hình dạng nhưng mất tính cứng rắn có thể bị gập lại dễ dàng .
45
Trong xương chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp chặt chẽ với nhau. Cơ thể càng trưởng thành
thì tỉ lệ chất hữu cơ càng giảm chất vô cơ càng tăng. Nên bộ xương người trưởng thành ít mềm dẻo so
với bộ xương trẻ em. Người già khi bị ngã xương dễ gẫy.
Cấu tạo và thành phần hoá học xương trẻ em .
Đặc điểm cấu tạo
Xương trẻ em chưa phát triển, còn tổ chức sụn
Xương trẻ em cấu tạo bằng các mạng lưới, các lá xương ít ống have, có nhiều huyết quản, quá
trình hình thành và phát triển của xương nhanh nên khi trẻ bị gẫy xương chóng liền. Sự hình thành và
phát triển của xương đến năm 20 – 25 tuổi mới kết thúc.
Điểm cốt hoá xuất hiện ở xương theo lứa tuổi. Nên dựa vào điểm cốt hoá để xác định được
tuổi của trẻ và đánh giá được mức độ phát triển của xương.
Thí dụ:
Trẻ 3 – 6 tháng thường xuất hiện điểm cốt hoá ở xương cả, xương móc.
3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang.
5-7 tuổi xuất hiện cốt điểm cốt hoá ở xương thuyền.
- Bộ xương trẻ em khác với xương người lớn, xương đầu to, thân dài, chân tay, ngắn xương
sống thẳng, lồng ngực tròn.
- Thành phần:
Trong thành phần xương trẻ sơ sinh nhiều nước, ít muối khoáng. Khi lớn lượng nước giàu.
Đến năm 12 tuổi thành phần cấu tạo xương gần giống người lớn.
II. Sự hình thành và phát triển của mô xương.
1. Sự hình thành mô xương:
Mô xương được hình thành từ mô hình kết bằng hai cách.
Từ mô liên kết -> Mô xương (xương sơ cấp)
Sụn -> xương (xương thứ cấp)
a. Sự hình thành mô xương sơ cấp.
Tại mô liên kết xuất hiện những tế bào xương, đồng thời chúng tạo ra các gian bào của mô
xương. Chất gian bào rộng và ngấm muối Ca. kết quả mô liên kết chuyển thành mô xương.
b.Sự hình thành mô xương thứ cấp:
46
Từ mô sụn chuyển thành mô xương có hai cách: cốt hoá nội sụn và cốt hoá ngoại sụn.
- Cốt hoá nội sụn (tế bào xương bắt đầu xuất hiện trong lòng sụn) đồng thời trong lòng sụn có
sự lắng đọng muối Ca, mô sụn bị huỷ hoại dần thay vào đó là mô xương chúng tạo các đòn xương,
các đòn xương phát triển theo chiều hướng và đan vào nhau giữa các đòn xương có các xoang trong
đó có chứa tuỷ đỏ xương.
- Cốt hoá ngoại sụn: xảy ra cũng giống cốt hoá nội sụn chỉ khác tế bào tạo xương bắt đầu trên
mặt mô sụn.
Sự cốt hoá ngoại sụn diễn ra nhanh hơn cốt hoá nội sụn.
2. Sự phát triển của xương:
Bộ xương người gồm nhiều loại xương. Mỗi xương được phát triển theo một hướng khác
nhau:.
- Các xương dẹp như xương hộp sọ, xương mặt, các xương này lớn lên tập trung các mô xương
ở bề mặt và ở bờ xương làm cho xương lớn về chiều dài, rộng.
- Các xương dài như xương đùi, xương cánh tay. Các xương này lớn lên là nhờ phần sụn nối
giữa thân xương và đầu xương. Mô xương bắt đầu hình thành ở chính giữa thân xương ở bên trong
sụn và trên bề mặt sụn. Dần dần sự cốt hoá lan ra khắp toàn bộ thân xương. Lớp sụn nằm giữa đầu
xương và thân xương bị huỷ hoại dần nhưng không bị mất hẳn vì ở giữa tấm sụn lại tạo nên những tế
bào sụn mới.
III. Giới thiệu bộ xương người:
Bộ xương người có khoảng 200 chiếc xương chia làm ba phần: xương sọ, xương thân, xương
chi.
47
1. Sương sọ:
Xương sọ chia thành hai phần là sọ não và sọ mặt.
+ Sọ não là một hộp xương lớn, trong đó chia não bộ. Sọ não do một xương trán, 2 xương thái
dương, 2 xương đỉnh, một xương chẳm, một xương bướm, một xương sàng tạo lên. Các xương này
thông với nhau bằng khớp bất động.
Sọ mặt tạo nên khung xương của phần trên các cơ quan hô hấp và tiêu hoá.
2. Xương thân, gồm cột sống và lồng ngực:
+ Cột sống gồm 33 -34 đốt sống, 7 đốt sống, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng dính lại
thành một khối, 4-5 đốt cụt.
Mỗi đột sống có thân đốt sống ở phía trước cung đốt sống và một số mấu ở phía sau. Một số
mẫu dùng làm sợi bám của cơ, một số mẫu khác dùng để khớp với các mẫu của các đốt lân cận.
Chính giữa thân xương là ống tuỷ sống do các lỗ đột sống tạo nên.
Cột sống của người có bốn điểm cong, cổ, ngực, thắt lưng cùng nó liên quan mật thiết với tư
thế đứng thẳng của con người, đó là đặc điểm của con người khác với động vật.
+ Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt ngực và xương ức tạo nên; do đôi xương sườn
trên dính vào xương ức bởi một đoạn sụn (đoạn sụn của đôi xương sườn, 8,9,10 dính liền với đôi thứ
7). Đôi sườn thứ 11, 12 không nối với xương ức một đầu tự do. Lồng ngực bảo vệ phổi, tim và các cơ
quan phần ngực. Ở người lồng ngực rộng chiều ngang và hẹp theo chiều trước sau nó liên quan tới
dáng đứng thẳng và sự giữ thăng bằng của cơ thển.
3. Xương tay chân:
- Xương này gồm xương cánh tay ( khớp động với xương bả vai), xương cẳng tay (xương trụ ở
phía trong và xương quay ở phía ngoài), xương bàn tay:
- Có 5 xương cổ tay, 5 xương đốt bàn tay, xương đốt ngón tay.
- Xương chân, xương chậu, xương đùi và chắc nhất cơ thể. Xương cẳng chân gồm hai xương,
xương chày ở trong xương mác ở ngoài và xương bàn chân gồm ba phần: 7 xương cổ chân, năm
xương bàn chân và xương ngón chân.
4. Các khớp xương:
Có ba loại khớp, khớp bất động, khớp bán động, khớp động.
48
- Khớp bất động. Được tạo lên bởi sự dính liền các xương lại với nhau các xương trong khớp
không có sự cử động.
Thí dụ: ở trẻ con trong năm đầu xương chân gồm ba xương riêng lẽ nối với nhau bởi sụn dần
dần sụn được thay bằng xương, các xương dính liền lại với nhau.
Ở hộp sọ khớp bất động được tạo nên do những chỗ lồi của xương này đặt vào chỗ lõm tương
ứng của xương đối diện (khớp răng cưa)
- Khớp bán động – các xương trong khớp có vận động nhưng hạn chế)
Thí dụ: khớp giữa các đốt ngón, đốt sống.
Khớp động: là loại khớp điển hình, hình cho phép xương cử động rộng rãi.
+ Bao khớp: cấu tạo từ mô liên kết dày tạo thành bao bám vào hai bờ của diện khớp.
+ Diện khớp: chỗ tiếp xúc giữa hai xương.
Phần lớn các xương nối với nhau theo kiểu khớp động:
IV. Đặc điểm phát triển xương trẻ em:
1. Xương sọ:
Hộp sọ trẻ em tương đối to, so với kích thước cơ thể, to so với người lớn. Hộp sọ phát triển
trong năm đầu.
Từ lúc mới đẻ có hai thóp trước và sau. Thóp trước có kích thước mỗi chiều 2-3 cm, trung bình
kín lúc 12 tháng, muộn nhất là 18 tháng. Thóp sau nhỏ hơn, sau 3 tháng thì kín, nhờ có khóp mà hộp
sọ và não mớp phát triển được. Bệnh não bé thóp đóng sớm. Bệnh còi xương thóp đóng chậm.
Các xoang trên trán, xoang sàng trên ba tuổi mới phát triển. Nếu trẻ dưới ba tuổi không bị
viêm xoang.
2. Xương cột sống:
49
Xương cột sống chưa ổn dịnh, lúc sơ sinh rất thẳng khi biết ngẩng đầu (2-3 tháng), cột sóng
(vùng cổ) cong về phía trước. Khi trẻ biết ngồi (6 tháng) cột sống cong về phía sau. Trẻ biết đi (một
năm) cột sống vùng lưng cong về phía trước. Đến bảy tuổi cột sống có hai đoạn uống cong vĩnh viễn
ở cổ và ngực, đến tuổi dậy thì thêm đoạn cong ở vùng thắt lưng.
Do cột sống lúc đầu nhiều sụn chưa cố định do đó nên cho trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học
không đúng tư thế trẻ dễ bị gù và vẹo cột sống.
3. Xương lồng ngực:
Ở trẻ nhỏ xương lồng ngực tròn, đường kính trước sau bằng đường kính ngang, xương sườn
còn nằm ngang.
Càng lớn lồng ngực càng dẹp dần, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau xương
sườn chế chỉ theo hướng dốc nghiêng. Do cấu trúc như vậy nên trẻ nhỏ lồng ngực di động kém, lúc
thở chỉ có cơ hoành di động xương sườn ít di động.
4. Xương chi:
Trẻ mới đẻ xương chỉ hơi cong đến 1-2 tháng thì hết.
5. Xương chậu:
Khung xương chậu gồm 2 xương chậu, xương cùng có xương cụt. Dưới 6-7 tuổi khung chậu
trẻ trai, trẻ gái không khác nhau. Sau này khung chậu trẻ gái phát triển hơn. Khung chậu tiếp tục phát
triển đến năm 20-21 tuổi thì dừng lại. Đối với các em gái khung chậu kém phát triển có thể khó khăn
lúc đó.
6. Răng:
Trẻ phát triển bình thường thì bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 4-6 khi trẻ 2 tuổi có đủ 20 răng.
Công thức tính số răng.
50
Số răng = số tháng – 4
Từ 5-7 tuổi mọc răng hàm. Từ 6-7 tuổi thay răng sửa bằng răng vĩnh viễn. Tổng số răng vĩnh
viễn là 32 chiếc .
Trẻ bị còi xương răng mọc chậm, men răng xấu.
51
BÀI 3: HỆ CƠ
1. Giới thiệu cấu tạo cơ:
Có ba loại cơ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
a. Cơ vân: Chiếm 42% trọng lượng cơ thể, cơ vân trong cơ thể có ở chi trên, chỉ dưới, bao bọc
toàn thân.
- Hình dạng cơ vân phong phú: có cơ dài, có ngắn, cơ rộng.
- Cấu tạo: Mỗi một cơ có gân cơ và bụng cơ, gân cơ nổi, với xương. Trong bụng cơ có nhiều
sợi cơ, tập trung thành bó xếp song song với trục dọc của bắp cơ.
I.Tế bào cơ trong bó cơ: 1.Bắp cơ; 2.Bó sợi cơ; 3.Nhân; 4.Sợi cơ (tế bào cơ); 5.Các tơ cơ;
6.Đĩa sáng; 7.Đĩa tối .
II.Tế bào cơ có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh: 8.Tơ cơ dày; 9.Tơ cơ mảnh.
* Cấu tạo một sơi cơ:
+ Ngoài là màng bao bọc
+ Trong nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ.
+ Giữa là nhân có nhiều nhân.
Mỗi sợi cơ là một hỗn bào.
* Cấu tạo một tơ cơ:
Nếu quan sát tơ cơ dưới kính hiển vi trên mỗi một tơ cơ có đoạn tối (đĩa tối) nằm xen kẽ đoạn
sáng (đĩa sáng) chúng tạo nên các vân gọi là cơ vân.
52
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển nataliej4
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMSoM
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤNSoM
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triểnYen Luong-Thanh
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMSoM
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON nataliej4
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếĐiều Dưỡng
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Hoangbibi
 
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNGSỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNGSoM
 

Mais procurados (20)

Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤN
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triển
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.
 
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNGSỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
SỰ PHÁT TRIỄN TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
 

Semelhante a Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non

Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Linda Julie
 
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006) phan thị ngọc...
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006)   phan thị ngọc...đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006)   phan thị ngọc...
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006) phan thị ngọc...thuvienso24h
 
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Le Khac Thien Luan
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treLe Khac Thien Luan
 
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...jackjohn45
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)youngunoistalented1995
 
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Phiều Phơ Tơ Ráp
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278jackjohn45
 
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gapSoM
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPSoM
 
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnPhương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnvuchinh6
 
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docx
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docxBệnh án nhi bại não- Bs Viên.docx
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docxssuser2e0a17
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...HanaTiti
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 

Semelhante a Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non (20)

Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
 
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006) phan thị ngọc...
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006)   phan thị ngọc...đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006)   phan thị ngọc...
đặC điểm giải phẫu sinh lý trẻ em (nxb đại học quốc gia 2006) phan thị ngọc...
 
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
 
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
Kinh nghiệm giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trư...
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
 
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)
Các thời kỳ của tuổi trẻ (Nhi khoa)
 
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
Các Thời Kỳ của Tuổi Trẻ - Ths.Bs. Phạm Diệp Thùy Dương (BV. Nhi Đồng 2)
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
 
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
 
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnPhương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
 
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docx
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docxBệnh án nhi bại não- Bs Viên.docx
Bệnh án nhi bại não- Bs Viên.docx
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
YHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptxYHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptx
 
Mo dau
Mo dauMo dau
Mo dau
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Último (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non

  • 1. Giáo trình Sinh lý trẻ Mầm non Hoàng thị khuyến= ĐHSP Đồng Tháp Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Trên cơ sở đó nhận thức và phân tích các hiện tượng trong tâm lý học, giáo dục học, dinh dưỡng học và các bộ môn phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ. • Vận dụng vệ sinh các hệ cơ quan, phòng tránh bệnh tật Chương 1. CHƯƠNG MỞ ĐẦU Mục tiêu cụ thể Sinh viên biết được một số vấn đề cơ bản: • Tầm quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo. • Chương trình môn học, nội dung, phương pháp học tập bộ môn. • Cơ sở việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. BÀI 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ MÔN I. Khái niệm về giải phẫu, sinh lý người 1. Giải phẫu người. Là một môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và các qui luật phát triển của cơ thể người, cũng như các cơ quan trong cơ thể. Nghiên cứu mối tương quan của các bộ phận với nhau, trong cơ thể, thấy được sự thống nhất trong cơ thể; và thấy được sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường nhờ hệ thần kinh. Từ đó tìm ra những biện pháp tác động đến môi trường làm ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể. 2. Sinh lý người. Là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động chức năng của các cơ quan, các hệ cơ quan và toàn cơ thể. Nghiên cứu các qui luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể. Giải phẫu và sinh lý người có liên quan mật thiết với nhau. Muốn hiểu được chức phận của một cơ quan nào đó trong cơ thể, thì phải biết cấu tạo cơ quan đó. 1
  • 2. Ngày nay với những thành tựu của sinh học phân tử, sinh lý học còn đề cập đến hoạt động chức năng của tế bào, của phân tử. II. Tầm quan trọng của bộ môn trong trường CĐSP nhà trẻ – mẫu giáo. 1. Mục đích của bộ môn giải phẫu sinh lý trẻ - Giúp sinh viên hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn. Về cấu tạo và chức phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi trong các giai đoạn tuổi khác nhau của trẻ. - Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cho cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển cơ thể trẻ. - Cung cấp những kiến thức cơ sở, để tiếp thu kiến thức của các môn khác như: Tâm lý học, giáo dục học, các bộ môn phương pháp… 2. Mối quan hệ giữa giải phẫu sinh lý trẻ với các môn khoa học khác. - Giải phẫu sinh lý trẻ em có liên quan đến nhiều khoa học khác nghiên cứu về con người như: Y học, tâm lý học, thể dục thể thao… - Y học: giúp người thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị và ngăn ngừa phù hợp. Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và sinh lý của nó, đặc biệt trên cơ sở sự phát triển của não bộ và của hệ thần kinh. Giải phẫu “sinh lý trẻ là cơ sở của tâm lý trẻ em, tâm lý học xây dựng thượng tầng của hoạt động thần kinh” Paplop. - Giải phẫu, sinh lý trẻ em còn là môn cơ sở cho các môn cơ sở cho các khoa học khác như giáo dục học, giáo dục thể chất, phương pháp toán, văn học tiếng Việt v.v… - Những kiến thức về giải phẫu sinh lý được xây dựng dựa trên một số qui luật hoá. Hiện tượng trao đổi khí, tính chất đệm của máu, sự vận chuyển máu trong tim… Tóm lại: giải phẫu sinh lý trẻ là một môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều môn khoa học khác trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ. Nắm vững những kiến thức về giải phẫu sinh lý trẻ sẽ giúp cho người học, cô giáo mầm non học tốt hơn và làm tốt nhiệm vụ của mình. 2
  • 3. BÀI 2. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM. I. Giới thiệu chung về cơ thể trẻ em - Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và trưởng thành. + Lớn: Sự phát triển về thể chất. + Trưởng thành: Sự phát triển về tinh thần vận động. Sự phát triển về thể chất và tinh thần vận động có liên quan chặt chẽ với nhau, làm cho cơ thể trẻ, dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. - Điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, cơ thể còn yếu. Những thay đổi của môi trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. - “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Mọi đặc tính giải phẫu sinh lý của trẻ em không phải của người lớn thu nhỏ lại. II. Các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em Sự phát triển cơ thể trẻ em chia làm 6 thời kỳ. 1. Thời kỳ phát triển trong tử cung. Bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời (270 – 280 ngày) Chia 2 Giai đoạn: - Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu) là giai đoạn hình thành thai nhi. - Giai đoạn phát triến sau thai (6 tháng cuối) thai nhi lớn nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Đặc điểm: - Sự hình thành và phát triển của thai nhi. - Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, tinh thần tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng trực tiếp của thai nhi. Vì vậy bảo vệ sức khoẻ các bà mẹ có thai là thiết thực bảo vệ sức khoẻ trẻ em. 2. Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh). - Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ. - Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động và thích nghi dần. + Trẻ bắt đầu thở bằng phổi. + Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai. + Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh. + Hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày. 3
  • 4. Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý: Bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn. Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu. 3. Thời kỳ bú mẹ: (1-12 tháng) - Cơ thể lớn nhanh. Trẻ 12 tháng: cân nặng 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần lúc đẻ. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cao. - Tinh thần vận động phát triển nhanh lúc mới đẻ chỉ có một phản xạ bẩm sinh cuối thời lý này trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện, trẻ nói và hiểu được nhiều điều. - Hệ thống cơ xương phát triển nhanh 1 tuổi trẻ đã đi được. - Chức năng các hệ cơ quan còn yếu: Hệ tiêu hoá, hệ thống miễn dịch còn kém. 4. Thời kỳ răng sữa ( 12 – 60 tháng ) Chia 2 giai đoạn Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi. Tuổi mẫu giáo: 3 -6 tuổi . - Trẻ chậm lớn hơn thời ký bú mẹ chức năng các bộ phận hoàn thiện dần. - Chức năng vận động phát triển nhanh. - Hệ thống thần kinh phát triển mạnh các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, phong phú, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh. 5. Thời kỳ thiếu niên (7-15 tuổi) Chia 2 giai đoạn: Tuổi học nhỏ: 7-12 tuổi Lớn: 12-15 tuổi Cấu tạo và chức phận các bộ phận hoàn chỉnh: Hệ thống cơ phát triển mạnh. Hệ thần kinh hoàn thiện về cấu tạo. Chức phận não phát triển mạnh, phức tạp, vỏ não chiếm ưu thế dần. Răng sữa, được thay bằng răng vĩnh viễn. 6. Thời kỳ dậy thì: - Giới hạn khác nhau tuỳ theo giới môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế xã hội. Nữ 13, 14 – 17, 18 tuổi. Nam 15, 16 – 19, 20 tuổi. - Cơ thể trưởng thành nhanh, các bắp thịt phát triển mạnh. 4
  • 5. Có biến đổi nhiều về sinh lý và tâm lý. Hệ thống nội tiết có nhiều biến đổi. Bộ phận máy sinh dục bắt đầu hoạt động. Hệ thống thần kinh có nhiều biến đổi không ổn định dễ mất thăng bằng 5
  • 6. BÀI 3. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Ở TRẺ EM Để đánh giá sự phát triển về thể chất cơ thể dựa vào một chỉ số thông thường: Cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, tỉ lệ các phần của cơ thể. I. Sự phát triển cân nặng Trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình 2800g – 3000g. 1. Thời kỳ bú mẹ: 1- 12 tháng. Cân nặng tăng rất nhanh. 6 tháng đầu tăng nhanh hơn 6 tháng sau (100g/tháng), tăng trung bình (500 – 600g/tháng). P = Pss + 500 ( 600 )g x n Pss: Trọng lượng sơ sinh n: số tháng tuổi. 500 – 600g: Trung bình mỗi tháng trẻ tăng. 2. Trẻ trên 1 tuổi: Trẻ 1 tuổi có trọng lượng trung bình là 9 kg. Trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg. P = 9 + 1,5 ( N – 1 ) (kg) N: số tuổi II. Sự phát triển chiều cao Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình: 48 – 50 cm. 1. Trẻ dưới 1 tuổi Trong năm đầu chiều cao phát triển nhanh, nhưng không đồng đều từng tháng. Trẻ 1-3 tháng tăng 3,5 cm/tháng Trẻ 3-6 tháng tăng 2,0 cm/tháng Trẻ 6-9 tháng tăng 1,5 cm/tháng Trẻ 9-12 tháng tăng 1 cm/tháng Trẻ 1 tuổi có chiều cao trung bình là 75 cm 2. Trẻ 1-6 tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhưng so với trẻ bú mẹ thì chậm hơn nhiều. Trung bình mỗi năm tăng 5 cm… H = 75 cm + 5 cm (N-1) 6
  • 7. N: số tuổi. III. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực. 1. Vòng đầu: Trẻ mới đẻ vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2 cm. Vòng đầu tăng nhanh trong năm đầu: những năm sau tăng chậm. Trẻ sơ sinh: 32-24 cm 1 tuổi: 46 cm 2 tuổi 48 cm 3 tuổi 49 cm 7 tuổi 51 cm 2. Vòng ngực: - Trẻ sơ sinh vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1-2 cm. Sau khi sinh vòng ngực tăng rất nhanh. Trẻ 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu: Sau đó vòng ngực lớn dần và vượt vòng đầu. Trẻ 2-6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm. IV. Tỷ lệ các phần của cơ thể 1. Chiều cao đầu so với chiều cao cơ thể Trẻ sơ sinh bằng1/4 chiều cao cơ thể. Trẻ 2 tuổi bằng 1/5 chiều cao cơ thể. Trẻ 6 tuổi bằng 1/6 chiều cao cơ thể Trẻ 12 tuổi bằng 1/7 chiều cao cơ thể. Người lớn bằng 1/8 chiều cao cơ thể. 2. Chiều cao của thân Chiều cao của thân so với chiều cao toàn thân của trẻ nhỏ tương đối cao. Tỉ lệ này giảm dần theo lứa tuổi. 7
  • 8. Trẻ sơ sinh chiều cao thân bằng 45% chiều cao cơ thể, đến tuổi dậy thì chỉ còn 38%. 3. Tỉ lệ các chi so với chiều cao cơ thể. Chi của trẻ em tương đối ngắn so với chiều cao cơ thể. Càng lớn tỉ lệ này càng giảm dần. Trẻ sơ sinh có chiều dài chi bằng 1/3 chiều cao cơ thể. Đến tuổi trưởng thành chi dưới bằng 50% chiều cao; chi trên bằng 45% chiều cao. V. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em. 1. Yếu tố bên trong: - Các yếu tố nội tiết như vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… - Vai trò của hệ thần kinh. - Yếu tố di truyền. - Các tật bẩm sinh đều làm cơ thể trẻ chậm lớn. 2. Yếu tố bên ngoài: - Vai trò của dinh dưỡng: Nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển nhanh và ngược lại. - Các yếu tố bệnh tật: Trẻ mắc bệnh tật sẽ chậm lớn, chậm phát triển. - Vai trò giáo dục, luyện tập, làm cho trẻ phát triển cân đối. - Ảnh hưởng của khí hậu và môi trường sống. 3. Bảo vệ sức khoẻ trẻ em: Để làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe trẻ em cần thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ em: 1. Theo dõi, biểu đồ tăng trưởng. 2. Bù nước, bằng đường uống. 3. Bảo đảm cho trẻ bú mẹ đầy đủ 4. Tiêm chủng phòng bệnh mở rộng 5. Kế hoạch hoá gia đình 6. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em. 7. Giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ. VI. Theo dõi sự phát triển thể chất bằng biểu đồ tăng trưởng Biểu đồ tăng trưởng 1. Biểu đồ tăng trưởng là gì? 8
  • 9. - Biều đồ tăng trưởng (biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi) là đồ thị thể hiện chiều hướng phát triển cân nặng của một đứa trẻ tương ứng với độ tuổi của nó. Cân nặng là là một phản ứng tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của em. 2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng. - Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng. - Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, điều chỉnh chế độ ăn và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp khi cần thiết. 3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng. - Cân đều đặn cho trẻ hàng tháng bằng một loại cân nhất định. - Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng (trục ngang là tuổi, trục dọc là cân nặng) - Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, nếu đường biểu diễn đi lên là tốt, nằm ngang (-) trẻ không lên cân là nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời. - Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó. 9
  • 10. BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN VÀ VẬN ĐỘNG TRẺ EM I. Khái niệm tâm vận động (tinh thần và vận động) Tâm – vận động bao gồm sự vận động, phối hợp vận động, khả năng nghe nói, sự nhận thức xã hội. Sự phát triển tâm – vận động của trẻ diễn ra song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh và của cả cơ thể. Để đánh giá sự phát triển tâm – vận động của trẻ căn cứ vào 4 tiêu chuẩn: - Các động tác vận động của trẻ. - Sự khéo léo kết hợp các động tác. - Sự phát triển về lời nói. - Quan hệ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh. II. Sự phát triển tâm – vận động của trẻ. 1. Trẻ sơ sinh: - Vận động là những cử động tự phát, không chủ động, không phối hợp hai bên. - Có các phản xạ tự nhiên: bú, mút tay. - Trẻ ngủ nhiều, nhưng đã biết: + Nghe: có tiếng động to trẻ giật mình. + Nếm: không thích chất đắng, khi bị ép nhắm mắt lại, thích ngọt. + Ngửi: có thể ngửi mùi sữa mẹ, tìm vú mẹ khi được bế. 2. Trẻ 3 tháng: - Lấy được từ ngửa sang nghiêng, nhắc được cằm khi nằm sấp, có thể đón được vật khi người lớn đưa và tự cầm đồ chơi đưa vào miệng. - Chưa tự điều chỉnh được các động tác. - Chú ý nhìn vào vật và nhìn theo vật di động. - Thể hiện sự vui thích: cười khi được hỏi chuyện . 3. Trẻ 6 tháng: - Ngồi vững, trườn ra phía trước và xung quanh. - Giơ tay lấy đồ chơi nhanh, giữ trong tay lâu, có thể chuyển từ tay này sang tay kia, nhặt một vật nhỏ bằng cả 5 ngón tay. - Bập bẹ hai âm thanh rõ a, ạ. - Biết lạ, quen; phân biệt được bố mẹ và người lạ. 10
  • 11. 4. Trẻ 9 tháng: - Tự ngồi vững, bò giỏi, có thể đứng lên khi có thanh vịn. - Nhặt vật nhỏ bằng hai ngón tay (cái và trỏ), đập hai tay vào nhau. - Biết phát âm: “bà, bà” “má, má”. - Có cảm xúc vui mừng, sợ hãi. 5. Trẻ 12 tháng: - Đứng vững, bắt đầu tập đi, dùng tay giữ thăng bằng. - Sử dụng các ngón tay dễ dàng. - Hiểu đựơc lời nói đơn giản, phát được hai âm: “bà ơi”, mẹ đâu”. Nhắc lại được những âm người lớn dạy nhưng chưa rõ. - Thể hiện ý thích rõ: chỉ tay, đòi những vật mình thích. 6. Trẻ 18 tháng: - Đi nhanh, chạy được - Tự cầm bát, thìa khi ăn, xếp đồ chơi (xếp khối vuông thành nhà) - Nói được câu ngắn. - Phân biệt, nhận biết một số bộ phận trên cơ thể. - Điều chỉnh được một số phản xạ: gọi người lớn khi đi tiểu. 7. Trẻ 24 tháng: - Lên được cầu thang một mình nhảy được một chân. - Tự mặt quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về. - Vẽ được hình tròn, đường thẳng. - Nói được câu dài, có thể hát được bài hát ngắn. 8. Trẻ 3 tuổi: - Đi nhanh, chạy leo được bậc cửa. - Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo hơn, trẻ có thể tập múa, vẽ. - Lời nói phát triển, vốn từ phong phú có thể tới 1000 từ. - Trẻ thích sống sinh hoạt tập thể. 9. Trẻ 4-6 tuổi: - Vận động khéo léo, nhanh nhẹn. - Tinh thần phát triển nhanh, tiếng nói phát triển mạnh, trẻ nói đúng ngữ pháp. 11
  • 12. - Thích tìm hiểu môi trường xung quanh thích sinh hoạt tập thể. - Trẻ có khả năng học tập, tiếp xúc sự giáo dục. 12
  • 13. Chương 2: HỆ THẦN KINH Mục tiêu cụ thể Sinh viên phải nắm được một số vấn đề cơ bản về: • Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh • Phản xạ, các loại thần kinh, giấc ngủ. BÀI 1. GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH I. Một số khái niệm 1. Tế bào thần kinh Tế bào thần kinh là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Tế bào thần kinh là những tế bào được biệt hoá cao thích nghi với chức năng phát sinh xung động dẫn truyền xung động. a. Thân: Có hình dáng và kích thước khác nhau: Hình sao, hình tháp, hình que, hình cầu… Thân có chứa các thể Niss là những hạt màu xám, chứa ARN có chức năng tổng hợp Prôtêin Thân tế bào thần kinh tạo nên chất xám của hệ thần kinh. b. Đuôi gai (đột nhánh) Là những tua bào tương ngắn và phân nhánh nhiều ở gần thân mỗi tế bào thần kinh có nhiều đuôi gai. c. Sợi trục Là một tua bào tương dài từ vài µ đến vài chục cm, đầu tận cùng chia nhiều nhánh. Bọc quanh sợi trục là vỏ Schwann các tế bào Schwann xếp cạnh nhau và cuốn quanh sợi trục. Giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier Giữa các lớp của tế bào Schwann có chất myelin (là một phótpho lipit màu trắng, có tính cách điện) đó là sợi có myelin. 13
  • 14. Các sợi có myelin tập trung lại tạo thành chất trắng của hệ thần kinh. d. Xy nạp: Là nơi tiếp xúc giữa các đầu tận cùng sợi trục của một tế bào thần kinh với đuôi gai hoặc thân của tế bào thần kinh khác. Cấu tạo của Xynap gồm: - Nhánh tận cùng (thuộc đốt trục một tế bào thần kinh) - Cúc tận cùng - Khe Xynap - Màng sau xy nap (thuộc đuôi gai hoặc của tế bào thần kinh khác) e. Sự dẫn truyền xung động thần kinh ở tế bào thần kinh. Trên sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều. Từ sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều. - Từ sợi trục tới đuôi gai của chính tế bào ấy (chiều nghịch). - Ở sợi không myelin: Xung động thần kinh được dẫn truyền liên tiếp. - Ở sợi có myelin xung động được dẫn truyền theo lối nhảy cách qua các eo ranvire. - Trong một bó sợi trục, xung động được dẫn truyền riêng trong từng sợi. - Tại xynap: Xung động chỉ được dẫn truyền theo chiều thuận: từ cúc qua khe xynap tới màng sau xynap. 2. Phản xạ a. Khái niệm Phản xạ là một phản ứng của cơ thể qua trung ương thần kinh để trả lời lại kích thích nhận được. Ví dụ: Sờ tay vào lửa rụt tay lại, thức ăn vào miệng chảy nước bọt. b. Cung phản xạ - Cung phản xạ là con đường mà luồng xung động thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. Một cung phản xạ gồm 5 khâu 14
  • 15. 1. Cơ quan thụ cảm 2. Dây thần kinh hướng tâm 3. Trung ương thần kinh 4. Dây thần kinh li tâm. 5. Cơ quan phản ứng. - Một cung phản xạ thường gồm: 3 tế bào thần kinh: Hướng tâm, trung gian, li tâm. c. Vòng phản xạ - Sau khi trả lời kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy ngược về hệ thần kinh trung ương (đường liên hệ ngược). Từ trung ương thần kinh, có quá trình phân tích và đưa ra lệnh mới bổ xung, điều chỉnh Đường đi của phản xạ là một đường vòng xoay trôn ốc. II. Vai trò của hệ thần kinh - Hệ thần kinh giúp cho cơ thể tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên trong bên ngoài cơ thể. - Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. - Điều chỉnh sự hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự thống nhất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. - Trên cơ sở đó giúp cho cơ thể thích nghi với những điều kiện biến đổi của môi trường. - Riêng đối với con người nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh (bán cầu đại não, đặt biệt là vỏ não), con người có tư duy và tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người. III. Giới thiệu đại cương cấu tạo – chức phận từng phần của hệ thần kinh Căn cứ vào chức năng thì gồm: - Hệ thần kinh động vật (có xương): Điều khiển hoạt động của các cơ xương và một số cơ quan: lưỡi, hầu, tiêu hoá, bài tiết, sinh dục. - Hai hệ thần kinh này đều gồm: Trung ương thần kinh và bộ phận ngoại biên. + Trung ương thần kinh: Tuỷ sống và não bộ. Tuỷ sống và não bộ có chung một màng bọc gọi là mạng não tuỷ. Màng não tuỷ có 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Lớp màng nhện có dịch não tuỷ. + Bộ phận bên ngoài biên: gồm 12 đuôi dây thần kinh não, 31 đôi dây thần kinh tuỷ. Hạch thần kinh: mỗi hạch lớp nằm trong khoang bụng và 2 chuỗi hạch nằm 2 bên cột sống. 1. Tuỷ sống: 15
  • 16. Vị trí và hình dạng của tuỷ sống I.Tuỷ sống trong cột sống: 1.Vị trí đốt sống cổ; 2.Vị trí đốt thắt lưng II.Tuỷ sống nhìn trước và các dây thần kinh tuỷ: 3.Phình cổ; 4.Phình thắt lưng. Nằm trong cột sống, từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2 (người lớn), thắt lưng 3 (trẻ sơ sinh), gồm 31 đốt tuỷ xương. - Cắt ngang tuỷ sống: có 2 miền. + Chất xám: Là tập hợp thân và tua ngắn của tế bào thần kinh Là trung khu của các phản xạ không điều kiện đơn giản, cơ thân, chi, một số cơ quan bài tiết mồ hôi, sinh dục… + Chất trắng: Cấu tạo bởi các sợi thần kinh có bọc myelin, tao nên đường dẫn truyền xung động thần kinh nối liền các trung khu thần kinh với nhau; từ các trung khu tới các cơ quan, từ các cơ quan tới trung khu. - Dây thần kinh tuỷ + Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ. + Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm rễ sau (rễ cảm giác) và rễ trước (rễ vận động). Gần nơi 2 rễ họp lại có một chỗ phình to (thuộc rễ sau) đó là hạch gai. - Tuỷ sống mang tính chất phân đoạn, mỗi đốt tuỷ chi phối cảm giác và vận động của một vùng nhất định của cơ thể… 2. Thân não (trụ não) Gồm hành tuỷ, cầu não, não giữa và não trung gian Tính chất phân đốt còn nhưng không rõ. - Cấu tạo miền trắng và chất xám. + Chất xám: là các trung khu thần kinh + Chất trắng làm thành các đường dẫn truyền thần kinh. 16
  • 17. Thân não: Là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng liên quan đến sự sống còn của cơ thể liên quan chức năng điều hoà các quá trình dinh dưỡng của cơ thể. - Ở thân não có các đường dẫn truyền thần kinh, đảm bảo mối liên lạc giữa tuỷ sống và các phần khác của não - Dây thần kinh não: Có 12 đôi dây thần kinh não xuất phát từ mặt dưới của bộ não tới các cơ quan đầu, mặt, cổ. + Gồm các dây cảm giác: I ( khứu giác) II (Thị giác) VIII (thính giác). + Các đôi dây vận động: III, IV, VI (dây vận động mắt, XI (cơ gai sống cổ), XII (cơ lưỡi) + Dây pha: đôi…V (vận động và cảm giác mắt hàm), VII (vận động và cảm giác hầu, thanh quản các cơ quan ở khoang ngực, bụng). 3. Tiểu não: - Nằm sau cầu não và hành tuỷ. - Tiểu não ở người là phát triển và hoàn thiện nhất. - Cấu tạo: gồm: thuỳ giun ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. + Chất trắng nằm trong + Chất xám nằm ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não nhiều thuỳ và tiểu thuỳ. - Chức năng: + Điều hoà, phối hợp những trạng thái vận động của cơ thể, đảm bảo tính chính xác của các cử động. + Điều hoà trạng thái tế bào thần kinh ở võ não. 4. Bán cầu đại não. Mặt ngoài của bán cầu đại não có nhiều rãnh, bề mặt vỏ não có 4 thùy, nếp nhăn. Diện tích bề mặt lớp vỏ bán cầu đại não của người lớn chừng 2500cm2 . - Cấu tạo: + Vỏ não: gồm lớp chất xám dày 2-4 mm gồm 14-17 tỉ tế bào thần kinh. Các tế bào này có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Các tế bào vỏ não sắp xếp thành 6 lớp khác nhau. Mỗi loại tế 17
  • 18. bào vỏ não có những chức năng khác nhau: cảm giác, vận động, liên lạc. Căn cứ vào câu trúc và chức năng của các tế bào, nhiều tác giả đã xác định được trên vỏ não có khoảng 50 vùng khác nhau (Theo Bradman). Trong đó có những vùng chỉ có ở người mới có: vùng hiểu chủ viết, hiểu tiếng nói. + Dưới vỏ não: chất trắng nằm dưới lớp vỏ tạo thành những đường dẫn truyền thần kinh hướng tâm, ly tâm, các đường dẫn truyền liên hợp cùng bên dẫn truyền chéo. - Chức năng: Bán cầu đại não có các chức năng cảm giác, vận động, thực vật. Trung tâm của những hoạt động tình cảm, tâm lý, trí khôn v.v… được gọi chung là hoạt động thần kinh cấp cao 5. Hệ thần kinh thực vật - Chức năng: + Điều hoà hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng: tim, phổi, dạ dày, gan, ruột, bàng quan, nội tiết… + Điều khiển quá trình trao đổi chất trong cơ xương, trong tế bào thần kinh - Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận trung ương: nằm trong tuỷ sống và thân não. + Từ trung ương các dây thần kinh qua các hạch thần kinh tới các cơ quan. + Các hạch thần kinh hai bên tuỷ sống, hoặc ở thành cơ quan. + Các sợi thần kinh từng bộ phận trung ương tới hạch thần kinh tới các cơ quan gọi là sợi sau hạch. - Cung phản xạ thực vật 3 tế bào thần kinh: + Tế bào cảm giác: từ các cơ quan về trung tâm + Sợi trước hạch: từ các trung tâm tới hạch thực vật (có bao mielin mỏng). + Sợi sau hạch: từ hạch thực vật tới các cơ quan. - Dựa vào một số đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý chia hệ thần kinh thực vật thành 2 bộ phận: hệ giao cảm: + Hệ giao cảm: Trong bộ phận trung ương nằm trong tuỷ sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3. Các hạch thần kinh nằm hai bên cột sống và ở cổ có đám rối tim . Ngực có đám rối mặt trời. Sợi trước hạch ngắn, có bọc mielin. + Hệ phó giao cảm : Bộ phận trung ương nằm ở thân não, và đoạn cung của tuỷ sống. Các hạch thần kinh nằm gần hoặc ngay trên thành các cơ quan, sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn . Từ đoạn của tuỷ sống có các sợi đi tới đám rối hạ vị, rồi tới các hạch nằm trên thành của cơ quan hố chậu bé. + Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập nhau. Ví dụ: hệ giao cảm có tác dụng tăng nhịp và lực co của tim, hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại . 18
  • 19. 19
  • 20. Bài 2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THẦN KINH Trong bào thai hệ thần kinh được phát triển rất sớm Khoảng 3 tháng trước khi ra đời hệ thần kinh đã có cấu tạo đầy đủ để đảm bảo thực hiện các chức phận đối với cơ thể . 1. Sự biến đổi về hình thể, trọng lượng của não và tuỷ sống . Não bộ và tuỷ sống được phát triển từ lúc mới sinh. a. Trọng lượng Trẻ sơ sinh có trọng lượng não 380 – 400 g chiếm khoảng trọng lượng cơ thể, (người lớn 1/40 -1/50 ). Tuỷ sống trẻ sơ sinh: 3- 4 g Trẻ 1 tuổi 3 tuổi 6 tuổi Não bộ tăng 2 lần 3 lần 1250g Tuỷ sống tăng 3 lần 4 lần 16g. Từ 7 tuổi trọng lượng của não tăng lên chậm. 9 tuổi 1300g b. Cấu tạo * Não bộ - Hình thể: trẻ sơ sinh về hình thái giải phẫu của não tương tự như người lớn. Sự phát triển thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi về tế bào học và chức năng tinh vi cầu não. + Số lượng các tế bào thần kinh tăng lên không đáng kể. Các tế bào lớn lên và phân hoá nhanh tạo nên các lớp ở vỏ não bán cầu đại não, đồng thời làm cho diện tích của lớp vỏ bán cầu đại não tăng lên nhanh. Tới 2 tuổi vỏ não tăng lên 2,5 lần + Trẻ sơ sinh vỏ não đã có các rãnh lớn chia bề mặt vỏ não thành các tuỳ. + Sau khi cùng với sự tăng diện tích bề mặt của lớp vỏ, xuất hiện thêm nhiều rãnh nhỏ, các rãnh lớn dần dần đạt độ sâu như người lớn. 7- 14 tuổi bề mặt cũa vỏ não tương tự như người lớn. - Các tế bào vỏ não phân hoá tạo nên các lớp tế bào vỏ não, các vùng, các miền. Sự phát triển của các lớp tế bào vỏ não song song với sự phát triển của các hệ cơ quan làm xuất hiện một số vùng mới trên vỏ não: vùng hiểu tiếng nói , hiểu chữ viết. * Tiểu não : phát triển muộn hơn bán cầu đại não nhưng với tốc độ nhanh hơn 1-2 tuổi có cấu tạo, khối lượng, kích thước tương tự như người lớn. * Tuỷ sống: Sự phân bố của tuỷ sống trong cột sống biến đổi theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh tuỷ sống kết thúc ở đốt thắt lưng thứ 3 (chiếm 30% chiều cao cơ thể; đến 1 tuổi chiếm 27%, 5 tuổi 21%). Người lớn tuỷ sống kết thúc ở đốt thắt lưng thứ 2 (dài khoảng 50 cm). 20
  • 21. 2. Sự myelin hoá các sợi thần kinh: - Sự myelin hoá các dây thần kinh, não và tuỷ bắt đầu từ tháng thứ 4 giai đoạn thai. - Các dây thần kinh não hoạt động sớm hơn thì được myelin hoá trước, theo sự phức tạp hoá của hoạt động thần kinh. - Não bộ. Đường dẫn truyền hướng li tâm và miền thụ cảm myelin hoá trước, tiếp theo là các đường dẫn truyền li tâm, miền vận động. Các sợi dẫn truyền liên kết và phối hợp myelin hoá muộn nhất. 12-18 tháng sự myelin hoá dây thần kinh não kết thúc. - Tuỷ sống: Rễ thần kinh vận động được myelin hoá trước, tiếp là các dây thần kinh pha, muộn nhất là rễ thần kinh cảm giác. Sự myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ 3. Khi trẻ 3 tuổi quá trình myelin hoá kết thúc, các màng myelin tiếp tục phát triển nhiều năm nữa. 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi của hệ thần kinh. - Sự biến đổi cấu tạo của hệ thần kinh phụ thuộc theo lứa tuổi, liên quan tới 2 yếu tố chủ yếu: + Sự phát triển của các chức năng vận động. Cuối tuổi thứ nhất đầu tuổi thứ 2 vùng vận động trên não phát triển mạnh, 2,5 -3 tuổi tốc độ phát triển chậm lại rõ. + Sự tri giác những biến đổi của môi trường bên ngoài và bên trong. - Sự phát triển về chức năng của hệ thần kinh liên quan tới đặc điểm cấu tạo của chúng theo lứa tuổi. - Đồng thời đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh lại được quyết định bởi đặc điểm hoạt động của nó trong từng lứa tuổi khác nhau. 21
  • 22. BÀI 3: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO I.Hưng phấn và ức chế: 1. Hưng phấn: - Hưng phấn là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh. - Tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn: tích cực đáp ứng với kích thích. - Tế bào thần kinh của võ não hưng phấn: tham gia xây dựng phản xạ có điều kiện. 2. Ức chế: - Ức chế là một trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh. - Tế bào thần kinh ở trạng thái ức chế: tạm thời mất hoặc giảm khả năng đáp ứng kích thích. - Tế bào thần kinh võ não ức chế: giảm hoặc xoá bỏ những phản xạ đã được hình thành. Làm thay đổi phản ứng của cơ thể phù hợp với điều kiện biến đổi của môi trường. 3. Một vài quy luật diễn biến của hưng phấn và ức chế: a. Khuyếch tán và tập trung - Mỗi kích thích tác động vào cơ thể đều có điểm đại diện trên vỏ não. - Mỗi kích thích tác động làm xuất hiện một điểm hưng phấn hoặc ức chế. - Khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm trên vỏ não, đều không tồn tại một cách cố định, mà sẽ lan toả ra xung quanh điểm xuất phát rời lại thu trở về điểm xuất phát và sau cùng sẽ lặn mất. Quá trình toả ra: Khuyếch tán. Quá trình thu trở về: tập trung. - Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm cho quá trình khuyếch tán nhanh hay chậm. - Khi có 2 điểm hưng phấn gần nhau thì điểm hưng phấn yếu hơn bị hút về điểm hưng phấn mạnh. b. Hiện tượng cảm ứng: * Hiện tượng cảm ứng trong không gian khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm trên vỏ não, ở các điểm quanh đó đều xuất hiện quá trình ức chế (hoặc hưng phấn). * Hiện tượng cảm ứng trong thời gian: khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm, ngay sau khi hưng phấn (hoặc ức chế) kết thúc thì ức chế (hoặc hưng phấn) sẽ xuất hiện. - Ức chế gây hưng phấn: là hiện tượng cảm ứng dương tính. - Hưng phấn gây xuất hiện ức chế là hiện tượng cảm ứng âm tính. 22
  • 23. II. Phản xạ có điều kiện: 1. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện. a. Thí nghiệm của Paplop. Cho chó ăn: con chó tiết nước bọt. Bật đèn rồi cho ăn: con chó tiết nước bọt lặp lại nhiều lần. Bật đèn (chưa cho ăn) con chó tiết nước bọt (đây là phản xạ có điều kiện). b. Cơ chế: - Khi cho chó ăn thức ăn chạm vào lưỡi xuất hiện một xung động thần kinh về trung khu ăn uống tại hành tuỷ, làm trung khu ăn uống hưng phấn. Từ trung khu ăn uống hưng phấn đựơc truyền về tuyến nước bọt gây tiết nước bọt, phản xạ không điều kiện. Đồng thời từ trung khu ăn uống ở thành tuỷ có một xung động gởi lên điểm đại diện trên vỏ não làm điểm đại diện hưng phấn - Khi có ánh đèn, bộ phận nhận cảm ở mắt tiếp nhận kích thích và cũng gây hưng phấn tại điểm đại diện thị giác trên vỏ não. - Kết hợp bật đèn và cho ăn: Trên vỏ não củng xuất hiện hai điểm hưng phấn Do hiện tượng lan tỏa hưng phấn ở hai điểm đại diện này sẽ lan tỏa sang nhau Hưng phấn ở điểm đại diện ăn uống có ý nghĩa sinh học lớn hơn điểm đại diện thị giác. Vì vậy hưng phấn ở điểm ăn uống hút hưng phấn ở điểm đại diện thị giác về phía mình. Qua nhiều lần bật đèn + cho ăn đường liên lạc thần kinh giữa hai điểm đại diện được hình thành và củng cố Vì vậy sau đó chỉ cần bật đèn chưa cho ăn, hưng phấn ở điểm đại diện thị giác theo đường liên lạc tạm thời lang tỏa sang điểm đại diện ăn uống làm điểm đại diện ăn uống hưng phấn kết quả nước bọt được tiết ra. Nhưng nếu cứ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì phản xạ này sẽ mất đi c. Khái niệm - Phản xạ có điều kiện là một phản xạ mới được thành lập trong quá trình sống, dựa trên cơ sở một đường liên lạc thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não - Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường d. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện 23
  • 24. - Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện. Tác nhân tín hiệu đi trước tác nhân củng cố, tác nhận tín hiệu có cường độ nhỏ hơn tác nhân củng cố. - Vỏ não nguyên vẹn, các bộ phận nhận cảm phải lành mạnh - Tránh tác nhân phá rối - Muốn phản xạ có điều kiện duy trì cần thường xuyên củng cố bằng tác nhân củng cố. 2. So sánh phản có điều kiện và phản xạ không có điều kiện * Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện điều là những phản ứng của cơ thể với môi trường, giúp cho cơ thể thích ghi với môi trường điều là hoạt động của hệ thần kinh * Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm sai khác nhau như sau. - Phản xạ không điều kiện: mang tính chất + bẩm sinh. Đó là di sản của loài để lại cho mỗi cá thể, giúp cho cơ thể bước đầu có thể chống đỡ với những thay đổi chủ yếu của môi trường để tồn tại. + Bền vững: khó thay đổi, không phụ thuộc vào ý muốn. + Tác nhân kích thích xác định: phản xạ chỉ xảy ra khi có tác nhân kích thích đúng và tác nhân đúng chỗ. + Cung phản xạ đã có sẵn và có trung ương nằm ở thân não và tuỷ sống. - Phản xạ có điều kiện: + Tập nhiễm: phản xạ có điều kiện được thành lập ngay trong đời sống cá thể. + Không bền vững: phản xạ có điều kiện là phản ứng thích nghi với một nhân tố mới mất đi thì phản xạ có điều kiện mất đi. + Tác nhân kích thích: không cần thích đáng mỗi thay đổi của môi trường đều có thể trở thành tác nhân gây phản xạ. + Cung phản xạ đóng mở ở phần cao nhất của hệ thần kinh: vỏ bán cầu đại não. 3. Phân loại phản xạ có điều kiện: * Dựa vào phản xạ không điều kiện: + Phản xạ có điều kiện tiêu hoá. + Phản xạ có điều kiện tự vệ. + Phản xạ có điều kiện sinh dục …….. * Dựa vào điều kiện xuất hiện và tính chất của kích thích có điều kiện. a. Phản xạ có điều kiện tự nhiên: Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững, tồn tại suốt đời. Do kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện luôn đi với nhau làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên được củng cố. b. Phản xạ có điều kiện nhân tạo: 24
  • 25. - Là những phản xạ có điều kiện không bền vững, thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của đời sống. - Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện không thường xuyên đi đôi với nhau. Đường liên lạc tạm thời ít được củng cố. c. Phản ứng có điều kiện cảm thụ ngoài và cảm thụ trong: Kích thích có điều kiện tác động lên các bộ phận cảm thụ ngoài (hoặc cảm thụ bên trong) được củng cố bằng kích thích không điều kiện. d. Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian: Tác nhân thời gian trở thành tác nhân gây phản xạ có điều kiện. Loại phản xạ này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở sinh lý của việc sắp xếp trật tự trong sinh hoạt hàng ngày, cơ sở của thói quen đúng giờ. e. Phản xạ có điều kiện nhiều cấp. - Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện: đó là phản xạ có điều kiện cấp 1. - Phản xạ có điều kiện cấp 1 làm cơ sở để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 2 và dùng phản xạ có điều kiện cấp 2 để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 3 v.v … cứ như vậy ta có thể xây dựng được các phản xạ cấp 5, cấp 6.v.v… Ví dụ: Vắt chanh vào lưỡi, tiết nước bọt (phản xạ không điều kiện ) Thấy vắt chanh vào cốc – tiết nước bọt – phản xạ có điều kiện cấp 1 Nhìn thấy chanh – Tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 2. Hình vẽ quả chanh – tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 3. …….. Có thể xây dựng được phản xạ có điều kiện cấp 3 ở động vật. Riêng ở con người (em bé) có thể xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 5 hay cấp 6. Nhờ có các phản xạ có điều kiện cấp cao mà vỏ não có thể tổng hợp, khái quát, trừu tượng hoá… các sự vật cụ thể, học nói, học viết, học ngoại ngữ và nhiều hoạt động tinh thần khác. 4. Động hình - cơ sở của thói quen. - Các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện trong vỏ não sau khi kết thúc đều để lại dấu vết ở vỏ não. - Các phản xạ, trình tự diễn biến của các phản xạ cũng để lại dấu vết trên võ não. - Các phản xạ liên tiếp diễn ra trong một thời gian nhất định, để lại trên vỏ não những dấu vết của trình tự diễn biến liên hệ chặt chẽ với nhau thành một khối dấu vết (đó là định hình). - Khối dấu vết không cố định mà rất linh hoạt do đường liên lạc tạm thời luôn thay đổi, mang tính chất động. Theo Paplop: Định hình đó là định hình động học - gọi tắt là động hình. 25
  • 26. Động hình là thói quen trong đời sống, giúp cho người thích ứng mau chóng với hoàn cảnh sống, giảm năng lượng không cần thiết cho hệ thần kinh. Ví dụ: thói quen 5 giờ sáng dậy – tập thể dục – rửa mặt – ăn sáng – đi học. Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, trở thành nhu cầu của cơ thể Mặt khác: động hình làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán, máy móc rập khuôn, ít sáng tạo III. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người 1. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người. a. Khái niệm hoạt động thần kinh cấp cao - Hoạt động của hệ thần kinh nhằm thực hiện sự thống nhất các chức năng của cơ thể và các điều kiện sống của nó, đó là hoạt động thần kinh cấp cao (thần kinh cao cấp) - Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm những phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Những phản xạ này thống nhất với nhau tạo nên hành vi của cơ thể - Hoạt động thần kinh cao cấp là hoạt động của phần cao cấp của hệ thần kinh, đó là các bán cầu đại não. - Hoạt động thần kinh cấp cao nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với điều kiện sống của nó. b. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người. - Khác với động vật hoạt động thần kinh cấp cao ở người mang tính phức tạp, phong phú. - Hoạt động thần kinh cấp cao của con người không chỉ bao gồm những phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện mà còn có cả hình thức cấp cao của tâm lý – ý thức - Động vật phản ánh thực tại xã hội một cách đơn giản, trực tiếp. - Con người phản ánh thực tại xã hội bằng não bộ trong những khái niệm, những quy luật. - Con người phân biệt những tổ hợp tác nhân kích thích tốt hơn – động vật phân biệt những tác nhân kích thích riêng lẻ tốt hơn. - Sự thống nhất phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo nên những hành động có ý chí, có ý thức, có mục đích. - Con người có những phản xạ có điều kiện mới đảm bảo cho sự phát âm, viết từ, phản ứng với từ ra đời của hệ thống tín hiệu thứ 2. 2. Hệ thống tín hiệu 1 và 2: - Hệ thống tín hiệu 1 Những tác nhân kích thích tác dụng trực tiếp lên các thụ quan làm xuất hiện các xung động thần kinh đi lên vỏ não (phần cao của hệ thần kinh), là những tín hiệu cụ thể xuất phát từ bản thân của sự vật. Đó là hệ thống tín hiệu 1. - Hệ thống tín hiệu 2: là những kích thích xuất phát từ các bộ phận phát âm (âm thanh phát ra từ cổ họng ) đi tới vỏ não – bao gồm những kích thích bằng lời. 26
  • 27. Lời nói là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất. Tác dụng của hệ thống tín hiệu thứ 2 : + Thay thế những tín hiệu trực tiếp. + Lời nói có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá hiện thực (hệ thống tín hiệu 1), đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. + Từ đó hình thành những khái niệm, quy luật của thế giới vận động và phát triển. + Nhờ hệ thống tín hiệu thứ 2 xuất hiện một hình thức mới, cao cấp của các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên não bộ, tạo nên sự tư duy cao cấp của con người. IV. Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ: a. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ: - Truyền thông tin trong hệ thần kinh của trẻ nằm trung gian giữa hai hình thức: truyền tin bằng thần kinh và truyền tin bằng thể dịch. + Các sợi thần kinh chưa myelin hoá xong, tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh còn chậm. + Sự dẫn truyền xung động trong hệ thần kinh còn chậm và chưa chính xác, vì vậy các vận động của trẻ giai đoạn đầu mang tính toàn cục, hoặc từng mảng. - Mối liên hệ của vỏ não và dưới vỏ chưa chặt chẽ. - Trẻ nhỏ hành động bằng tình cảm là chính. b. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện ở trẻ. * Trẻ sơ sinh: - Chỉ có những phản xạ không điều kiện - Sau khi sinh từ 7-9 ngày phản xạ có điều kiện ăn uống được hình thành, song khó khăn và không ổn định, vì thời gian thức ngắn. - 2- 4 tháng những phản xạ có điều kiện định hướng được hình thành. Cần có sự kết hợp giữa các kích thích thụ quan ở bên trong với các kích thích xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác. - 6 tháng có thể phân biệt được chính xác kích thích cơ học, mùi, vị, nhiệt. “Ngôn ngữ” trở thành tác nhân kích thích có điều kiện, xuất hiện những phản xạ có điều kiện với “ ngôn ngữ”. Trẻ bắt chước được lời nói của người xung quanh. - 1 tuổi: có khả năng phân biệt tốt những kích thích thị giác, phân biệt được hình dạng, sự vận động, màu sắc khác nhau. Trẻ có thể nói được 5 -10 từ. Nhưng cần có sự kết hợp giữa “từ với tác nhân kích thích trực tiếp, hệ thống tín hiệu 1” Dạy trẻ “con gà”, “quả bóng” phải có những vật cụ thể. Trẻ tư duy cụ thể. - 1,5 – 2 tuổi: Những phản xạ vận động có điều kiện với các tác nhân kích thích đơn lẻ được thành lập nhanh chóng và bền vững ngay. 27
  • 28. - Từ 2,5 tuổi: hoạt động thần kinh cấp cao được hoàn thiện rõ. Các phản xạ có điều kiện đơn giản và phức tạp được hình thành dể dàng và nhanh chóng. Xoá các phản xạ cũ cũng dễ dàng và nhanh chóng. Trẻ dễ nhớ, mau quên. Vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là ngôn ngữ ngày càng nhiều, chiếm ưu thế ngày càng rõ. Ngôn ngữ của trẻ phản ánh được hoạt động của nó. - Sự kết hợp kích thích bằng lời làm cho hoạt động của trẻ trở nên có mục đích, có ý thức. Tư duy của trẻ từ tư duy cụ thể với tư duy hình tượng và dần dần hinh thành tư duy trừu tượng 28
  • 29. BÀI 4: CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH. I. Cơ sở khoa học của sự phân chia: 1. Hy Pocrat: Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài: đặc tính, thái độ của mỗi người trước sự vật hiện tượng. Chia 4 loại hình thần kinh: - Âu sầu - Nóng nảy - Hăng hái - Bình thản. 2. Paplop Dựa vào bản chất của hoạt động thần kinh. - Dựa vào cường độ của quá trình hưng phấn ức chế. - Cùng một tác nhân kích thích mỗi cá thể có phản ứng khác nhau, có khả năng chịu đựng cường độ kích thích khác nhau. Chia 2 loại thần kinh: mạnh và yếu - Dựa vào tính cân bằng của các quá trình thần kinh: mối tương quan giữa hưng phấn và ức chế. Chia loại hình thần kinh mạnh thành 2 loại: thăng bằng và không thăng bằng. - Dựa vào tính linh hoạt của hưng phấn và ức chế. Chia loại thăng bằng thành 2 loại là linh hoạt và lỳ. II. Các loại hình hoạt động thần kinh: Các loại hình thần kinh: 1. Loại yếu - Hưng phấn và ức chế đều kém, ức chế mạnh hơn hưng phấn. - Không chịu được những kích thích mạnh, kéo dài. - Thành lập phản xạ có điều kiện và động hình khó. - Xoá những phản xạ có điều kiện và động hình cũ khó. * Biểu hiện ở trẻ Nhút nhát, yếu đuối, hoạt động vận động ít, không bền vững. * Biện pháp sư phạm: động viên, khuyến khích trẻ. Hình thành lòng tự tin, tính mạnh dạn. 29
  • 30. 2. Loại mạnh, không thăng bằng - Hưng phấn và ức chế đều mạnh. - Hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế. - Phản xạ có điều kiện thành lập dễ nhưng xoá khó khăn. - Nhiệt tình, hăng hái, không điều độ. * Biểu hiện ở trẻ. Hăng hái, nghịch ngợm, dễ phát khùng, thiếu kỷ luật, khó bảo. * Biện pháp sư phạm. Giáo dục tính kiên trì. Tự kiềm chế. 3. Loại mạnh, thăng bằng, linh hoạt - Hưng phấn và ức chế đều mạnh, ngang bằng nhau - Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, từ ức chế sang hưng phấn dể dàng, nhanh. - Các phản xạ có điều kiện được thành lập dễ, khi điều kiện thay đổi dễ xoá những phản xạ cũ. * Biểu hiện: có nghị lực, sẵn sàng vuợt khó khăn, tự chủ được mình, hăng hái, dễ lạc quan, dễ bi quan khi gặp khó khăn. 4. Loại mạnh, thăng bằng, lỳ. Hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế và từ ức chế sang hưng phấn diễn ra chậm chạp. * Biểu hiện: điềm đạm, bình tĩnh , chín chắn. Có nhiều nghị lực, nhưng rất điều độ, ít nổi nóng nhưng lâu nguôi giận. Bảo thủ, khó chuyển, lề mề. Các loại hình thần kinh phụ thuộc: - Các yếu tố di truyền trong hệ thần kinh - Tác dụng của môi trưòng Khi môi trường thay đổi cũng có thể làm thay đổi loại hình hoạt động thần kinh. 30
  • 31. BÀI 5. GIẤC NGỦ I. Bản chất sinh lý của giấc ngủ. 1. Các giai đoạn từ thức sang ngủ. - Mỗi giai đoạn của giấc ngủ được qui định bằng sự đáp ứng của cơ thể với mỗi tác nhân kích thích có cường độ khác nhau. - Từ thức sang ngủ, cơ thể trải qua các giai đoạn sau đây: a. Giai đoạn san bằng - Các kích thích đều có tác dụng gần như nhau, không còn khác nhau như lúc thức. b. Giai đoạn trái ngược - Các kích thích có tác dụng yếu trở thành tác dụng mạnh và ngược lại. c. Giai đoạn cực kỳ trái ngược - Các kích thích gây phản xạ thì gây ức chế và kích thích gây ức chế lại gây phản xạ. d. Giai đoạn ức chế hoàn toàn - Các kích thích có tác dụng lúc thức đều không gây đáp ứng trả lời của cơ thể. - Các tế bào vỏ não hầu như ở trạng thái ức chế. 2. Bản chất sinh lý của giấc ngủ. - Giấc ngủ là kết quả của hiện tượng mệt mỏi tự nhiên sau một đợt thức kéo dài. - Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế bảo vệ hay mang tính phòng chống. - Theo Paplop bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các cấu trúc dưới vỏ não. 3. Những thay đổi của cơ thể khi ngủ. Cơ thể không liên lạc với môi trường qua đường thần kinh như bình thường. Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức độ thấp. Các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng. Bắp cơ mềm, đa số cơ xương giãn. 4. Các yếu tố gây ngủ - Tất cả các yếu tố gây ức chế, đều có thể gây ngủ 31
  • 32. - Sự khuyếch tán ức chế trên vỏ não trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ có thể do 3 nguyên nhân + Khả năng làm việc của các vùng trên vỏ não bị giảm sút có xu thế chuyển sang ức chế + Sự loại trừ kích thích bên ngoài làm tế bào thần kinh giảm khả năng hưng phấn, dễ chuyển sang ức chế. + Giấc ngủ là một phản xạ có điều kiện. Ví dụ: ngủ đúng giờ. II. Giấc ngủ của trẻ. 1. Giấc ngủ của trẻ nhỏ a. Trẻ sơ sinh: Thức ngủ không có chu kỳ. Ngủ nhiều (20/24h trong một ngày) nhưng không sâu, không yên. Thức ngắn, không yên, được tạo bởi những nguồn kích thích bên trong, mạnh nhất là hiện tượng đói. b. Cuối sơ sinh - Xuất hiện những khoảng thức yên tĩnh, ngắn ngủi. - Khả năng làm việc của vỏ não tăng dần tạo tiền đề kéo dài trạng thái thức của trẻ. Thức tích cực chỉ có thể có khi trẻ có khả năng tập trung thị giác và thính giác. + Trẻ hình thành nhịp điệu thức ngủ hàng ngày do ảnh hưởng của điều kiện sống. Ban ngày số lượng nguồn kích thích nhiều và cao, do đó giấc ngủ tập trung vào ban đêm. Trẻ càng lớn sự chuyển tiếp các trạng thái chủ yếu ngủ- thức – ăn càng trở nên nhịp nhàng. Thời gian thức ngày càng kéo dài. Sự chuyển tiếp nhịp nhàng các trạng thái ngủ - thức - ăn có ý nghĩa: Hoạt động của cơ thể theo một nhịp điệu nhất định. Đảm bảo hình thành những định hình, tiết kiệm năng lượng thần kinh, đảm bảo thay đổi kịp thời giữa hoạt động và nghỉ ngơi. 2. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ Thức và ngủ là 2 trạng thái có liên quan: Trạng thái thức tích cực sẽ đảm bảo cho giấc ngủ say và ngược lại giấc ngủ say đủ độ dài đảm bảo trạng thái thức tích cực. - Trong giấc ngủ quá trình đồng hóa chiếm ưu thế, tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể, đặc biệt vào não, phục hồi sức làm việc của cơ thể. a. Thời gian ngủ của trẻ - Thời gian ngủ chiếm 1/3 đời người phân bố không đồng điều ở các lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ, thời gian ngủ càng nhiều giấc ngủ ngắn. Trẻ sơ sinh : 20-21 h / ngày Trẻ 6 tháng 14 h / ngày 32
  • 33. Trẻ 12 tháng 13 h / ngày Trẻ 3,4 tuổi 12 h / ngày Trẻ 5-7 tuổi 11 h / ngày Trẻ 10 tuổi 10h /ngày Người lớn 7-8 h / ngày Già 3-4 h / ngày Càng lớn số lần ngủ trong ngày càng giảm - Thời gian ngủ ở trường mầm non. Trẻ 6-12 tháng 4-5 h Trẻ 12-18 tháng 4 h Trẻ 18-36 tháng 3 h Trẻ 3 – 5 tuổi 3 h Trẻ 5 – 6 tuổi 2 h 40 b. Tổ chức giấc ngủ - Cần tổ chức giấc ngủ và thức theo chế độ vào cuối tháng thứ nhất đầu tháng thứ 2 vì: + Nhịp điệu thức ngủ đã được hình thành. + Cơ quan phân tích đã thiết lập được những phản xạ có điều kiện. - Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng lúc, đều, sâu, đủ giờ, đủ số lần để trẻ nghỉ ngơi và khôi phục hoàn toàn năng lượng đã tiêu hao. Biện pháp : - Xây dựng các phản xạ có điều kiện của giấc ngủ. - Tạo môi trường yên tĩnh - Không khí phòng ngủ: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Giường chiếu sạch sẽ. - Tư thế nằm thoải mái - Tránh những kích thích không cần thiết: ăn quá no, ăn uống những chất kích thích, căng thẳng thần kinh 33
  • 34. Chương 3: CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH Mục tiêu cụ thể • SV nắm cấu tạo và hoạt động của cơ quan phân tích • Vệ sinh các hệ cơ quan BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ QUAN PHÂN TÍCH I. Khái niệm về cơ quan phân tích 1. Cấu tạo: Cơ quan phân tích là một hệ thống nhất gồm 3 phần. * Cơ quan nhận cảm: - Là một tổ chức nhạy cảm (các đầu tận cùng, các tế bào thần kinh) đã được chuyên môn hóa, có khả năng nhạy cảm với một loại kích thích nhất định. Ví dụ: - Mắt tiếp nhận ánh sáng - Tai tiếp nhận âm thanh - Tổ chức nhạy cảm này có thể cấu tạo riêng rẽ trong một cơ quan riêng (mắt, tai); hoặc xen kẽ trong lớp niêm mạc của một số cơ quan (vị giác, khứu giác) hoặc rãi rác trên bề mặt cơ thể (xúc giác). * Bộ phận dẫn truyền là các dây thần kinh hưóng tâm làm nhiệm vụ vận chuyển hưng phấn từ các cơ quan nhận cảm tới bộ phận trung ương. * Bộ phận trung ương: Nằm trên vỏ não Mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não - Cơ quan nhận cảm nối liền với bộ phận dẫn truyền tạo nên cơ quan cảm giác ( hay giác quan). 2. Vai trò: - Cơ quan phân tích giúp cơ thể tiếp nhận được những thông tin từ môi trường từ đó có những đáp ứng kịp thời. - Mỗi cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết một đặc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng. - Sự phối hợp của các cơ quan phân tích, sự hoạt động phức tạp trên vỏ não cho chúng ta một thông tin đầy đủ về sự vật và hiện tượng. - Khi một giác quan bị tổn thương mất khả năng nhận kích thích, các giác quan khác được tăng cường có tác dụng thay thế một phần giác quan tổn thương. 34
  • 35. - Riêng đối với con người nhờ có hệ thống tín hiệu thứ hai, con người tiếp nhận được thông tin là kho kinh nghiệm và kiến thức của người khác của các thế hệ đã qua. Con người không thể chờ đợi kích thích, mà con người chủ động tìm kích thích đó là cơ sở để con người tìm hiểu thiên nhiên, phát hiện những quy luật của thiên nhiên. II. Các loại cơ quan phân tích trong cơ thể . - Cơ quan phân tích thị giác, thính giác: bộ phận nhận cảm có cấu tạo riêng biệt. - Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác: bộ phận nhân cảm nằm rải rác hoặc tập trung trong lớp niêm mạc của cơ quan khác. - Cơ quan phân tích xúc giác: bộ phận nhận cảm nằm rải rác trên bề mặt cơ thể. - Cơ quan phân tích bên trong. Bài 2: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC I. Sơ lược cấu tạo cơ quan phân tích thị giác. 1. Bộ phận nhận cảm:Cầu mắt - Nằm trong hốc mắt, giống như hình cầu, đường kính trung bình 25 mm Sơ đồ cấu tạo mắt. * Lớp màng bọc gồm màng sợi, màng mạch, màng thần kinh. - Màng sợi: Cứng ¾ phía sau màu trắng ( củng, mô ) ¼ phía trước hơi lồi trong suốt cho ánh sáng đi qua. - Màng mạch: Trong màng sợi, chứa nhiều mạch máu nhỏ và sắc tố Phía trước màng mạch, sau giác mạc là lòng đen + Lòng đen cấu tạo bởi cơ trơn: có 2 loại cơ vòng và cơ phóng xạ giữa hai lỗ con ngươi (đồng tử), sự co giãn của cơ này làm thu hẹp hay giãn đồng tử thay đổi lượng ánh sáng đi qua Lòng đen chứa sắc tố quyết định màu sắc của mắt Sau lòng đen có một thấu kính lồi hai mặt, trong suốt, có thể thay đổi độ cong, là thể thuỷ tinh (nhân mắt). Thể thuỷ tinh gắn chặt vào thể mi. Khoảng trống giữa giác mạc và lòng đen, giữa thuỷ tinh thể và lòng đen chứa chất dịch và thể dịch. Trong lòng cầu mắt chứa chất keo trong suốt gọi là thể pha lê. - Màng thần kinh (võng mạc) gồm những tế bào thần kinh sắp xếp 3 lớp. 35
  • 36. + Lớp tế bào nón (7 triệu tế bào) và 130 triệu tế bào que. Tế bào nón nằm tập trung nhiều ở điểm vàng (nằm trên võng mạc, trên trục quang học của mắt), là những tế bào cảm thụ + Lớp tế bào lưỡng cực + Lớp tế bào đa cực: các sợi dọc của tế bào đa cực hợp lại thành dây thần kinh thị giác, xuyên qua màng mạch và củng mạc về não Nơi tập hợp các sợi trục của lớp tế bào đa cực không có tế bào cảm thụ -đó là điểm mù. 2. Đường dẫn truyền thị giác: Dây thần kinh thị giác xuất phát từ điểm mù đến vỏ não ( Thuỳ chẩm) là dây thần kinh não số 2. Dây thần kinh thị giác gồm bó sợi cùng bên và bó sợi chéo, dây xung động thần kinh đi sang nữa bên đối diện. 3. Bộ phận trung ương: Trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm 4. Các phần hỗ trợ cho mắt: Gồm mi mắt, tuyến lệ, cơ, gân, mô mỡ có tác dụng bảo vệ, giúp cho sự vận động của mắt. - Ngoài dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số 2) và dây thần kinh vận động của mắt (III, IV, VI,), cơ trơn của mắt còn nhận các sợi của hệ thần kinh dinh dưỡng. II. Chức năng cơ quan phân tích thị giác: 1.Thu nhận hình ảnh. - Kích thích tự nhiên với mắt là ánh sáng, có bước sóng từ 0,1 đến 0,8µm - Giác mạc, thuỷ tinh thể thuỷ dịch, thể pha lê là môi trường chiết quang. - Khi nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường chiết quang sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc tạo nên võng mạc một ảnh của vật nhỏ hơn vật và ngừng chiều với vật - Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác (sờ) và sự tích luỹ kinh nghiệm sống, chúng ta nhận được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và sự chuyển động v.v… 2. Sự điều tiết của mắt. - Khi khoáng cách từ vật đến mắt thích hợp, ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc đó là lúc nhìn vật rõ. - Khoảng cách từ vật đến mắt xa ( gần) hơn bình thường, ảnh của vật ở trước (hoặc sau) võng mạc, ta nhìn vạt không rõ. Để nhìn rõ vật thể thuỷ tinh có khả năng thay đổ độ phồng (xẹp hoặc phồng) để ảnh của vật rơi vào võng mạc. 36
  • 37. - Khả năng thay đổi độ phồng của thuỷ tinh thế là sự điều tiết của mắt. Nếu mắt luôn luôn phải điều tiết sẽ bị mệt mỏi, nếu kéo dài dẫn đến cận thị hoặc viễn thị. Trong chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thay đổi sự tập trung nhìn của trẻ, tránh các tật của mắt. 3. Cơ chế thu nhận ánh sáng. - Cơ chế cảm thụ kích thích ánh sáng là một hiện tượng quang hoá học. Tế bào nón là tế bào que là những tế bào nhận cảm ánh sáng, khi hưng phấn thì gây cảm giác thị giác. Trong tế bào que chứa chất nhạy sáng rodopxin Rodopxin có phần protit là opxin và nhóm ngoại là retinen (dẫn xuất của vitamin A). Khi có ánh sáng tác động lên tế bào que thì xảy ra một phản ứng sau: Ngoài ánh sáng Rô đốp xin → ốpxin + retinen Khi retinen tách khỏi opxin làm xuất hiện hưng phấn gây cảm giác thị giác. - Trong bóng tối Rôđốp xin được tổng hợp, từ ốpxin và Retinen. Retinen được tổng hợp từ Vitamin A qua nhiều giai đoạn.Vì vậy đối với những người làm việc bằng mắt nhiều cần được bổ sung lượng vitamin A cần thiết: Tế bào nón phụ trách việc nhìn ban ngày và màu sắc. Tế bào que phụ trách nhìn lúc tối và ban đêm. * Cơ chế nhìn màu - Ánh sáng tự nhiên có thể phân tích thành 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu ứng với một bước sóng nhất định. Nếu trộn các màu đỏ với những tỷ lệ khác nhau cho những màu sắc khác nhau, nếu trộn chúng với một tỷ lệ nhất định hoặc trộn 3 màu đỏ, lục, tím sẽ được màu trắng. - Tế bào nón có khả năng thu nhận màu sắc. - Cơ chế thu nhận màu sắc được giải thích theo thuyết của Hemhon: Ở người có 3 loại, tế bào nón, mỗi loại nhận cảm nhất với một bước sóng nhất định, ứng với 3 màu tím, đỏ, lục. Sự hưng phấn của 3 loại tế bào này theo những tỷ lệ khác nhau cho chúng ta cảm giác màu khác nhau. III. Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ - Mắt trẻ sơ sinh có trọng lượng 2-4g ( người lớn 6-8g). Trọng lượng tăng chủ yếu trong năm đầu, 3-4 tuổi có trọng lượng tương tự người lớn. - Hốc mắt còn nóng, mắt hơi lồi về phía trước. - Trẻ sơ sinh mắt có màu xanh sám, vì lòng đen chứa ít sắc tố, sau vào tháng có màu bình thường. - Trẻ sơ sinh cầu mắt có đường kính trước sau ngắn (kém người lớn 25 – 35%). Thủy tinh thể có khả năng đàn hồi lớn song mức độ hội tụ kém. Vì vậy ở khoảng cách từ vật đến mắt bình thường ảnh cùa vật rơi sau võng mạc. Trẻ thường nhìn xa (viễn thị tự nhiên). Nếu trẻ thường xuyên nhìn ở khoảng cách bình thường như người lớn, mắt luôn phải điều tiết dễ dẫn đến cận thị. 37
  • 38. Trẻ càng lớn đường kính cầu mắt tăng lên (3 tuổi đạt 94%) độ đàn hồi của thủy thể giảm dần, độ hội tụ tăng lên, sự viễn thị tự nhiên cũng giảm dần. - Trẻ sơ sinh đã có phản ứng lại ánh sáng, 3-4 tháng trẻ đã có thể theo dõi được vật di chuyển chậm. - 6 tháng: phân biệt được sự khác nhau giữa người lạ và người quen. - 1 năm: nhận dạng được đồ vật - 30 tháng: nhận biết được một số màu cơ bản đỏ, vàng, xanh, đen, trắng. - 5 tuổi: phân biệt một số màu trung gian càng lớn khả năng thu nhận và phân biệt những kích thích (hình dạng, màu sắc) càng phong phú phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập. - Tuyến lệ hoạt động ngay từ sau khi sinh-nhưng phản xạ tăng cường tiết nước mắt xuất hiện khi trẻ được 3-5 tháng. 38
  • 39. BÀI 3. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác 1. Tai cơ quan nhận cảm Gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. a. Tai ngoài: Gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ. Màng nhĩ mỏng, nhưng chắc, ngăn cách ống tai và xoang tai giữa Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận và dẫn âm thanh vào tai giữa. Vành tai của trẻ phát triển mạnh trong 2-3 năm đầu, sau đó tốc độ phát triển chậm lại. Ống tai của trẻ nhỏ có hình khe phần giữa hẹp. Ống tai phát triển mạnh trong năm đầu , 6 tuổi đạt kích thước như người lớn Ống tai của trẻ sơ sinh chứa đầy chất như bã đậu. Da của tai bao phủ những lông nhỏ và chứa tuyến tiết chất nhờn, có tác dụng bảo vệ và sát trùng. b. Tai giữa: Nằm trong hốc xương thái dương Trong đó có 3 xương nhỏ nối với nhau, xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa nối liền với mặt trong màng nhĩ, xương bàn đạp tuỳ vào màng căng của bầu, thông với tai trong. - Xoang tai giữa thông với hầu qua ống ostat, ống ostat đảm bảo sự cân bằng áp lực không khí trong tai giữa và bên ngoài. Ở trẻ sơ sinh ống tai ostat ngắn, rộng, nằm ngang (dài 19 mm, đường kính 3 mm ) (người trưởng thành dài 35- 48mm, đường kính 1mm) 6 tuổi, ống ostat có đường kính như người lớn, do ống ostat có đặc điểm trên nên trẻ rất dễ bị viêm tai giữa, đặc biệt khi các bệnh nhiễm trùng ở họng hầu - Trẻ sơ sinh trong khoang tai giữa chứa đầy chất dịch đó được thay bằng không khí. c. Tai trong: Có cấu tạo phức tạp : gồm mê lô xương và mê lô màng nằm trong mê lô xương, giữa mê lô xương chứa ngoại dịch 39
  • 40. - Ba ống màng khuyên hướng theo ba chiều trong không gian và thông với bộ định tiền định có tác dụng giúp cho ta cảm giác thăng bằng và chuyển động trong không gian. - Ốc tai: Là phần xoắn gồm hai vòng rưỡi quanh một trục ngang, ốc tai có một đầu thông với tiền đình, một đầu bịt kín. Ốc tai là bộ phận thu nhận cảm giác âm thanh Trong ốc tai xương có ốc tai màng, giữa ốc tai xương và ốc tai màng chứa ngoại dịch, trong ốc tai màng chứa nội dịch. - Ốc tai màng có hình tháp 3 cạnh, một cạnh dính liền với vách ốc tai xương và hai cạnh khác tạo bởi mạng Raysne và màng cơ sở chia ốc tai thành 3 khoang là vin tiền đình, ốc tai màng và vin nhĩ. Vin nhĩ và vin tiền đỉnh thông với nhau ở phần đỉnh ốc. Gồm nhiều sợi liên kết chặng ngang, độ dài các sợi tăng phần về phía đỉnh ốc Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, làm nhiệm vụ thu nhận kích thích âm thanh. Đó là những tế bào thính giác có tiêm mao. Phía trên cơ quan coocti có màng che. 2. Bộ phận dẫn truyền. Tế bào thính giác được nối với tế bào lưỡng cực. Đột trục của tế bào lưỡng cực tập hợp lại tạo thành dây thần kinh thính giác ( Dây thần kinh não số VIII), đi về vùng thính giác. 3. Bộ phận trung ương. Vùng thính giác ở vùng thái dương II. Chức năng cơ quan phân tích thính giác - Thu nhận những kích thích là âm thanh truyền về vùng thính giác trên não bộ, phân tích những kích thích đó. - Tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước qua ngôn ngữ - Thưởng thức một dạng nghệ thuật được xây dựng bằng âm thanh. 1. Cơ chế thu nhận âm thanh. a. Sự truyền âm thanh Âm thanh được thu nhận dưới dạng sóng âm. Sóng âm được truyền từ tai ngoài vào tai giữa, sau khi được chuỗi xương tai khuếch đại, màng căng cửa bầu rung động làm ngoại dịch rung động và truyền sang nội dịch. Các dây tương ứng trên màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện một luồng xung thần kinh, truyền vào dây thần kinh tính giác về vỏ não. Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não giúp chúng ta nhận biết và phân biệt được âm thanh b. Cơ chế thu nhận âm thanh 40
  • 41. - Âm thanh có độ cao khác nhau, được đặc trưng bởi những sóng âm có tần số khác nhau. - Trên màng cơ sở, các sợi có độ căng và chiều dài không đồng đều, mỗi sợi có giao động cộng hưởng với một sóng âm tương ứng. Nghĩa là các âm thanh có tần số xác định làm rung động phần tương ứng của màng cơ sở. - Theo HemHolz các sợi ngắn cộng hưởng với các âm cao, các sợi dài cộng hưởng với các âm thấp. Tai người, có thể thu nhận được sóng âm có tấn số từ 16- 20000 Hz, phân biệt rõ với các âm thanh có tần số từ 200 đến 2000Hz Sự phân biệt tính chất của âm thanh (cường độ, âm sắc) phụ thuộc số lượng và vị trí của các tế bào thính giác bị kích thích 2. Đặc điểm thu nhận âm thanh của trẻ Trẻ sơ sinh: Cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác đã đủ điều kiện để thực hiện chức năng. Trẻ đã có phản ứng với âm thanh (giật mình khi có tiếng động lớn), có khả năng thu nhận âm thanh với tần số cao hơn người lớn (32000 Hz). Song khả năng thu nhận âm thanh chưa tốt vì chất dịch trong tai giữa chưa được thay thế hoàn toàn bằng không khí. Trẻ càng lớn khả năng thu nhận và nhận biệt âm thanh ngày càng tăng. Trẻ 3-4 tháng: có thể phân biệt được âm thanh có độ cao khác nhau phân biệt người lạ người quen qua âm thanh. 8-9 tháng: Trẻ có thể hiểu được những từ riêng biệt 12 tháng: có thể phân biệt được âm sắc có khả năng tập trung thính giác (có thể chú ý nghe một lát). 18 tháng: thích nghe hát và âm nhạc 30 tháng: thích và hiểu được câu chuyện đơn giản. 36 tháng: có thể được phân biệt được giai điệu của bài hát. Khả năng nghe và phân biệt âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập 41
  • 42. BÀI 4:CƠ QUAN PHÂN TÍCH XÚC GIÁC, VỊ GIÁC, KHỨU GIÁC I. Cơ quan phân tích xúc giác 1. Cấu tạo: Cơ quan thụ cảm giác: Là đầu mút của các dây thần kinh nằm rãi rác trên da và niêm mạc. Có 3 loại cơ quan thụ cảm xúc giác. - Thụ cảm xúc giác: Tiếp thu những kích thích cơ học - Cho ta cảm giác về hình dạng, độ lớn tính chất bề mặt, áp lực của vật. - Thụ cảm về nhiệt độ – Thu nhận những kích thích về nhiệt. - Thụ cảm về đau đớn Từ cơ quan thụ cảm xung động thần kinh truyền về vùng cảm giác vận động (thuỳ đỉnh), theo dây thần kinh hướng tâm. 2. Chức năng. Cơ quan thụ cảm giác đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức thế giới xung quanh, là nguồn gốc của các phản xạ tự vệ. Trong một mức độ nào đó nó thay thế cho cơ quan thụ cảm bị thiếu. Đối với trẻ xúc giác có vai trò rất quan trọng. - Kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh. - Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, Vì vậy cần tạo cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thật nhiều tiếp xúc thân thể – bế – ôm ấp, chăm sóc, hôn trẻ, xoa nắn và uốn chân tay khi chăm sóc trẻ. - Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào điều kiện luyện tập tự nhiên hay nhân tạo. -Trẻ sơ sinh đã có cảm giác đau, tới 18 tháng tuổi trẻ có thể chỉ vào chỗ đau, 4 tuổi có thể nói đau chỗ nào mà không cần chỉ - Cảm giác về nhiệt độ: Ở trẻ nhỏ chưa thể phân biệt được nóng, lạnh, tới 3 tuổi trẻ có thể phân biệt được giữa ấm và lạnh, 6 tuổi có thể đoán được nhiệt độ của nước. - Cảm giác về tiếp xúc - Cảm giác của trẻ sơ sinh có phản ứng khi ta chạm vào chân trẻ, 3 tháng khóc khi bị ướt, 9 tháng thích cầm thức ăn, bằng tay, thích được ôm ấp, 2 năm có thể lần giở 1 trang một lần trong cuốn sách, 4 tuổi có thể nhận ra đồ vật trong một cái túi, 6 tuổi phân biệt được tính chất bề mặt của vật. II. Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác 1. Cơ quan phân tích khứu giác. Cơ quan thụ cảm khứu giác là những tế bào khứu giác, nằm trong màng nhầy của khoang mũi, thu nhận những kích thích bằng hơi. 42
  • 43. Tiếp xúc với tế bào khứu giác, có đầu tận cùng thần kinh của các sợi thần kinh hướng tâm (dây thần kinh khứu giác) dẫn truyền xung động thần kinh về vùng khứu giác dưới thùy trán. Ở trẻ nhỏ khoang mũi còn nhỏ hẹp, do đó cảm giác khứu giác còn kém, chỉ có khả năng phản ứng với những mùi mạnh. Trẻ càng lớn độ nhạy bén với kích thích tăng dần tới 6 tuổi, sau đó dần dần bị giảm sút. Khả năng phân biệt các mùi tăng dần theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự luyện tập. 2. Cơ quan phân tích vị giác Cơ quan thụ cảm vị giác là các vị thể vị giác nằm trên bề mặt của lưỡi, hầu, vòm miệng. Vị thể vị giác có hình trứng, đường kích 40mm, cao 80mm, gồm những tế bào vị giác chính thức, xung quanh là những tế bào đệm. Tiếp xúc với các chổi vị giác nó tận cùng với các sợi thần kinh vị giác, dẫn truyền xung động thần kinh về vùng vị giác trên thùy đỉnh. Trên bề mặt của lưỡi có những vùng nhận cảm riêng với một trong 4 vị là chua, đắng, ngọt, mặn. Đầu lưỡi tập trung nhiều loại vị thể vị giác. Các vị thể vị giác tiếp nhận, những kích thích hóa học trong khoang miệng, nhờ đó ta có thể nhận biết được chất lượng của thức ăn đưa vào miệng có thể phân biệt chất lượng thức ăn đưa vào miệng. Tính nhạy cảm của cơ quan phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu cầu đòi hỏi của cơ thể đối với thức ăn. Trong thời gian ăn tính nhạy cảm chung giảm dần, tính nhạy cảm phân biệt lại tăng lên. Khi bị rối loạn tiêu hóa tính nhạy cảm vị giác giảm sút rõ, ở trẻ biểu hiện không chịu ăn. Hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác có ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan phân tích vị giác và ngược lại. Khi cảm giác khứu giác tạm thời mất hoặc giảm làm cho cảm giác vị giác bị rối loạn Sự phối hợp khứu giác và vị giác giúp cơ thể có cảm giác đầy đủ hơn về chất lượng của thức ăn, bản chất của không khí xung quanh. 43
  • 44. Chương 4: HỆ VẬN ĐỘNG Mục tiêu cụ thể • Sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản về cấu tạo , chức phận và tiến hoá của hệ vận động • Rèn luyện tư thế đúng cho trẻ BÀI 1: VAI TRÒ HỆ VẬN ĐỘNG Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ. Hệ xương cùng với hệ cơ, dây chằng là nhiệm vụ chống đỡ và bảo vệ cơ thể. Ngoài ra hệ xương cùng với hệ cơ, thần kinh thực hiện chức năng chống đỡ. Hệ xương là một cái khung cứng là chỗ dựa cho phần mềm vì vậy làm cho cơ thể có một hình dạng nhất định . Hệ xương đảm bảo các tư thế của cơ thể, chuyển dịch từng phần cơ thể và đảm bảo sự chuyển dịch cơ thể trong không gian. Các xương còn tạo nên các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong . Thí dụ: Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. Bộ xương người trưởng thành chiến 1/5 trọng lượng cơ thể, ở trẻ em chiếm 1/7 trọng lượng cơ thể. Xương người lớn rất cứng rắn . Hệ cơ có vai trò trong việc vận chuyển, sinh sản, dinh dưỡng và sự biểu thị tình cảm thông qua sự co rút của cơ, vì cơ quan sinh sản, cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn đều được cấu tạo bằng cơ nên sự co rút của cơ quan tuần hoàn vận chuyển được máu, cơ quan tiêu hoá vận chuyển và biến đổi được thức ăn, cơ quan sinh sản bảo vệ và nuôi dưỡng được thai nhi. Hệ cơ có vai trò trong việc phát thanh để phát ra tiếng nói. Hệ cơ có vai trò quyết định hình dạng cơ thể. 44
  • 45. BÀI 2: HỆ XƯƠNG I. Cấu tạo và thành phần hoá học của xương 1. Cấu tạo Các loại xương Bộ xương người gồm nhiều loại xương, có cấu tạo khác nhau Loại xương dẹp (xương sọ, xương sườn). Cấu tạo gồm ba lớp hai lớp xương đặc ở mặt ngoài, ở giữa là lớp xương xốp Loại xương ngắn: (xương ngón tay, ngón chân) trong thành phần của xương ngắn chủ yếu là xương xốp, mặt ngoài bao phủ lớp xương đặc mỏng . Loại xương dài: Hai đầu xương dài có cấu tạo giống xương ngắn. Thân xương cấu tạo bằng xương đặc làm cho thành xương dày, giữa thân xương có ống tuỷ, trong có chứa tuỷ xương . Cấu tạo của xương Lớp màng xương: Bao bọc bên ngoài là một lớp mô sợi mỏng đàn hồi gồm hai lớp Lớp ngoài: Làm nhiệm vụ bảo vệ Lớp trong: Chứa tế bào sinh xương gọi là tầng sinh xương Mô xương. Khi quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có nhiều hệ thống tấm xương và hệ thống have. Có ba hệ thống tấm. Hệ thống chung. Hệ thống trung gian. Hệ thống have. 2. Thành phần hoá học của xương Trong xương có 1/3 chất cốt giao (Hữu cơ) và 2/3 chất vô cơ chủ yếu là muối CaCO3, Ca3(PO4)2. Tính đàn hồi của xương là do hữu cơ vì nếu ta ngâm một mảnh xương vào dung dịch axit HCl hay axit HNO3 các muối vô cơ trong xương bị hoà tan chất còn lại chất hữu cơ. Xương vẫn giữ nguyên hình dạng nhưng mất tính cứng rắn có thể bị gập lại dễ dàng . 45
  • 46. Trong xương chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp chặt chẽ với nhau. Cơ thể càng trưởng thành thì tỉ lệ chất hữu cơ càng giảm chất vô cơ càng tăng. Nên bộ xương người trưởng thành ít mềm dẻo so với bộ xương trẻ em. Người già khi bị ngã xương dễ gẫy. Cấu tạo và thành phần hoá học xương trẻ em . Đặc điểm cấu tạo Xương trẻ em chưa phát triển, còn tổ chức sụn Xương trẻ em cấu tạo bằng các mạng lưới, các lá xương ít ống have, có nhiều huyết quản, quá trình hình thành và phát triển của xương nhanh nên khi trẻ bị gẫy xương chóng liền. Sự hình thành và phát triển của xương đến năm 20 – 25 tuổi mới kết thúc. Điểm cốt hoá xuất hiện ở xương theo lứa tuổi. Nên dựa vào điểm cốt hoá để xác định được tuổi của trẻ và đánh giá được mức độ phát triển của xương. Thí dụ: Trẻ 3 – 6 tháng thường xuất hiện điểm cốt hoá ở xương cả, xương móc. 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang. 5-7 tuổi xuất hiện cốt điểm cốt hoá ở xương thuyền. - Bộ xương trẻ em khác với xương người lớn, xương đầu to, thân dài, chân tay, ngắn xương sống thẳng, lồng ngực tròn. - Thành phần: Trong thành phần xương trẻ sơ sinh nhiều nước, ít muối khoáng. Khi lớn lượng nước giàu. Đến năm 12 tuổi thành phần cấu tạo xương gần giống người lớn. II. Sự hình thành và phát triển của mô xương. 1. Sự hình thành mô xương: Mô xương được hình thành từ mô hình kết bằng hai cách. Từ mô liên kết -> Mô xương (xương sơ cấp) Sụn -> xương (xương thứ cấp) a. Sự hình thành mô xương sơ cấp. Tại mô liên kết xuất hiện những tế bào xương, đồng thời chúng tạo ra các gian bào của mô xương. Chất gian bào rộng và ngấm muối Ca. kết quả mô liên kết chuyển thành mô xương. b.Sự hình thành mô xương thứ cấp: 46
  • 47. Từ mô sụn chuyển thành mô xương có hai cách: cốt hoá nội sụn và cốt hoá ngoại sụn. - Cốt hoá nội sụn (tế bào xương bắt đầu xuất hiện trong lòng sụn) đồng thời trong lòng sụn có sự lắng đọng muối Ca, mô sụn bị huỷ hoại dần thay vào đó là mô xương chúng tạo các đòn xương, các đòn xương phát triển theo chiều hướng và đan vào nhau giữa các đòn xương có các xoang trong đó có chứa tuỷ đỏ xương. - Cốt hoá ngoại sụn: xảy ra cũng giống cốt hoá nội sụn chỉ khác tế bào tạo xương bắt đầu trên mặt mô sụn. Sự cốt hoá ngoại sụn diễn ra nhanh hơn cốt hoá nội sụn. 2. Sự phát triển của xương: Bộ xương người gồm nhiều loại xương. Mỗi xương được phát triển theo một hướng khác nhau:. - Các xương dẹp như xương hộp sọ, xương mặt, các xương này lớn lên tập trung các mô xương ở bề mặt và ở bờ xương làm cho xương lớn về chiều dài, rộng. - Các xương dài như xương đùi, xương cánh tay. Các xương này lớn lên là nhờ phần sụn nối giữa thân xương và đầu xương. Mô xương bắt đầu hình thành ở chính giữa thân xương ở bên trong sụn và trên bề mặt sụn. Dần dần sự cốt hoá lan ra khắp toàn bộ thân xương. Lớp sụn nằm giữa đầu xương và thân xương bị huỷ hoại dần nhưng không bị mất hẳn vì ở giữa tấm sụn lại tạo nên những tế bào sụn mới. III. Giới thiệu bộ xương người: Bộ xương người có khoảng 200 chiếc xương chia làm ba phần: xương sọ, xương thân, xương chi. 47
  • 48. 1. Sương sọ: Xương sọ chia thành hai phần là sọ não và sọ mặt. + Sọ não là một hộp xương lớn, trong đó chia não bộ. Sọ não do một xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, một xương chẳm, một xương bướm, một xương sàng tạo lên. Các xương này thông với nhau bằng khớp bất động. Sọ mặt tạo nên khung xương của phần trên các cơ quan hô hấp và tiêu hoá. 2. Xương thân, gồm cột sống và lồng ngực: + Cột sống gồm 33 -34 đốt sống, 7 đốt sống, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng dính lại thành một khối, 4-5 đốt cụt. Mỗi đột sống có thân đốt sống ở phía trước cung đốt sống và một số mấu ở phía sau. Một số mẫu dùng làm sợi bám của cơ, một số mẫu khác dùng để khớp với các mẫu của các đốt lân cận. Chính giữa thân xương là ống tuỷ sống do các lỗ đột sống tạo nên. Cột sống của người có bốn điểm cong, cổ, ngực, thắt lưng cùng nó liên quan mật thiết với tư thế đứng thẳng của con người, đó là đặc điểm của con người khác với động vật. + Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt ngực và xương ức tạo nên; do đôi xương sườn trên dính vào xương ức bởi một đoạn sụn (đoạn sụn của đôi xương sườn, 8,9,10 dính liền với đôi thứ 7). Đôi sườn thứ 11, 12 không nối với xương ức một đầu tự do. Lồng ngực bảo vệ phổi, tim và các cơ quan phần ngực. Ở người lồng ngực rộng chiều ngang và hẹp theo chiều trước sau nó liên quan tới dáng đứng thẳng và sự giữ thăng bằng của cơ thển. 3. Xương tay chân: - Xương này gồm xương cánh tay ( khớp động với xương bả vai), xương cẳng tay (xương trụ ở phía trong và xương quay ở phía ngoài), xương bàn tay: - Có 5 xương cổ tay, 5 xương đốt bàn tay, xương đốt ngón tay. - Xương chân, xương chậu, xương đùi và chắc nhất cơ thể. Xương cẳng chân gồm hai xương, xương chày ở trong xương mác ở ngoài và xương bàn chân gồm ba phần: 7 xương cổ chân, năm xương bàn chân và xương ngón chân. 4. Các khớp xương: Có ba loại khớp, khớp bất động, khớp bán động, khớp động. 48
  • 49. - Khớp bất động. Được tạo lên bởi sự dính liền các xương lại với nhau các xương trong khớp không có sự cử động. Thí dụ: ở trẻ con trong năm đầu xương chân gồm ba xương riêng lẽ nối với nhau bởi sụn dần dần sụn được thay bằng xương, các xương dính liền lại với nhau. Ở hộp sọ khớp bất động được tạo nên do những chỗ lồi của xương này đặt vào chỗ lõm tương ứng của xương đối diện (khớp răng cưa) - Khớp bán động – các xương trong khớp có vận động nhưng hạn chế) Thí dụ: khớp giữa các đốt ngón, đốt sống. Khớp động: là loại khớp điển hình, hình cho phép xương cử động rộng rãi. + Bao khớp: cấu tạo từ mô liên kết dày tạo thành bao bám vào hai bờ của diện khớp. + Diện khớp: chỗ tiếp xúc giữa hai xương. Phần lớn các xương nối với nhau theo kiểu khớp động: IV. Đặc điểm phát triển xương trẻ em: 1. Xương sọ: Hộp sọ trẻ em tương đối to, so với kích thước cơ thể, to so với người lớn. Hộp sọ phát triển trong năm đầu. Từ lúc mới đẻ có hai thóp trước và sau. Thóp trước có kích thước mỗi chiều 2-3 cm, trung bình kín lúc 12 tháng, muộn nhất là 18 tháng. Thóp sau nhỏ hơn, sau 3 tháng thì kín, nhờ có khóp mà hộp sọ và não mớp phát triển được. Bệnh não bé thóp đóng sớm. Bệnh còi xương thóp đóng chậm. Các xoang trên trán, xoang sàng trên ba tuổi mới phát triển. Nếu trẻ dưới ba tuổi không bị viêm xoang. 2. Xương cột sống: 49
  • 50. Xương cột sống chưa ổn dịnh, lúc sơ sinh rất thẳng khi biết ngẩng đầu (2-3 tháng), cột sóng (vùng cổ) cong về phía trước. Khi trẻ biết ngồi (6 tháng) cột sống cong về phía sau. Trẻ biết đi (một năm) cột sống vùng lưng cong về phía trước. Đến bảy tuổi cột sống có hai đoạn uống cong vĩnh viễn ở cổ và ngực, đến tuổi dậy thì thêm đoạn cong ở vùng thắt lưng. Do cột sống lúc đầu nhiều sụn chưa cố định do đó nên cho trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế trẻ dễ bị gù và vẹo cột sống. 3. Xương lồng ngực: Ở trẻ nhỏ xương lồng ngực tròn, đường kính trước sau bằng đường kính ngang, xương sườn còn nằm ngang. Càng lớn lồng ngực càng dẹp dần, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau xương sườn chế chỉ theo hướng dốc nghiêng. Do cấu trúc như vậy nên trẻ nhỏ lồng ngực di động kém, lúc thở chỉ có cơ hoành di động xương sườn ít di động. 4. Xương chi: Trẻ mới đẻ xương chỉ hơi cong đến 1-2 tháng thì hết. 5. Xương chậu: Khung xương chậu gồm 2 xương chậu, xương cùng có xương cụt. Dưới 6-7 tuổi khung chậu trẻ trai, trẻ gái không khác nhau. Sau này khung chậu trẻ gái phát triển hơn. Khung chậu tiếp tục phát triển đến năm 20-21 tuổi thì dừng lại. Đối với các em gái khung chậu kém phát triển có thể khó khăn lúc đó. 6. Răng: Trẻ phát triển bình thường thì bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 4-6 khi trẻ 2 tuổi có đủ 20 răng. Công thức tính số răng. 50
  • 51. Số răng = số tháng – 4 Từ 5-7 tuổi mọc răng hàm. Từ 6-7 tuổi thay răng sửa bằng răng vĩnh viễn. Tổng số răng vĩnh viễn là 32 chiếc . Trẻ bị còi xương răng mọc chậm, men răng xấu. 51
  • 52. BÀI 3: HỆ CƠ 1. Giới thiệu cấu tạo cơ: Có ba loại cơ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim. a. Cơ vân: Chiếm 42% trọng lượng cơ thể, cơ vân trong cơ thể có ở chi trên, chỉ dưới, bao bọc toàn thân. - Hình dạng cơ vân phong phú: có cơ dài, có ngắn, cơ rộng. - Cấu tạo: Mỗi một cơ có gân cơ và bụng cơ, gân cơ nổi, với xương. Trong bụng cơ có nhiều sợi cơ, tập trung thành bó xếp song song với trục dọc của bắp cơ. I.Tế bào cơ trong bó cơ: 1.Bắp cơ; 2.Bó sợi cơ; 3.Nhân; 4.Sợi cơ (tế bào cơ); 5.Các tơ cơ; 6.Đĩa sáng; 7.Đĩa tối . II.Tế bào cơ có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh: 8.Tơ cơ dày; 9.Tơ cơ mảnh. * Cấu tạo một sơi cơ: + Ngoài là màng bao bọc + Trong nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ. + Giữa là nhân có nhiều nhân. Mỗi sợi cơ là một hỗn bào. * Cấu tạo một tơ cơ: Nếu quan sát tơ cơ dưới kính hiển vi trên mỗi một tơ cơ có đoạn tối (đĩa tối) nằm xen kẽ đoạn sáng (đĩa sáng) chúng tạo nên các vân gọi là cơ vân. 52