SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 41
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ .......................................................................................................................1
DANH M C S Đ B NG BI UỤ Ơ Ồ Ả Ể ....................................................................................2
L I M Đ UỜ Ở Ầ .................................................................................................................1
CH NG I: T NG QUAN V CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNƯƠ Ổ Ề Ầ Ự Ậ ........................2
CH NG II: TH C TR NG T CH C KÊNH PHÂN PH I S N PH M CÔNG TY TNHHƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ Ố Ả Ẩ
D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ ..............................................................................................15
CH NG III: GI I PHÁP HOÀN THI N H TH NG KÊNH PHÂN PH I S N PH M C AƯƠ Ả Ệ Ệ Ố Ố Ả Ẩ Ủ
CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ .....................................................................25
K T LU NẾ Ậ ....................................................................................................................36
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả ..............................................................................37
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
M C L CỤ Ụ .......................................................................................................................1
DANH M C S Đ B NG BI UỤ Ơ Ồ Ả Ể ....................................................................................2
L I M Đ UỜ Ở Ầ .................................................................................................................1
CH NG I: T NG QUAN V CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNƯƠ Ổ Ề Ầ Ự Ậ ........................2
CH NG II: TH C TR NG T CH C KÊNH PHÂN PH I S N PH M CÔNG TY TNHHƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ Ố Ả Ẩ
D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ ..............................................................................................15
CH NG III: GI I PHÁP HOÀN THI N H TH NG KÊNH PHÂN PH I S N PH M C AƯƠ Ả Ệ Ệ Ố Ố Ả Ẩ Ủ
CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ .....................................................................25
K T LU NẾ Ậ ....................................................................................................................36
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả ..............................................................................37
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các hoạt động quản
trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với mảng quản trị kênh phân phối. Đưa
được sản phẩm đến tay người tiêu dung là 1 vấn đề rất quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình quản trị kênh phân phối sản phẩm giúp công
ty có nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ những ưu điểm và nhược điểm từ đó tìm ra các
giải pháp kịp thời phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp
nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị kênh phân phối sản
phẩm trong doanh nghiệp, em xin trình bày nghiên cứu của mình về kênh phân phối
sản phẩm của công TNHH dầu thực vật Cái Lân với tên đề tài:” Hoàn thiện kênh
phân phối sản phẩm của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân”
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính :
Chương I : Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân
Chương II: Thực trạng tổ chức kênh phân phối sản phẩm công ty TNHH
dầu thực vật Cái Lân
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của
công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trương Đức Lực và
sự giúp đỡ của Ban giám đốc cũng như các phòng ban trong Công ty TNHH dầu
thực vật Cái Lân đã giúp em hoàn thành đề tài này.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DẦU THỰC
VẬT CÁI LÂN
1.1.Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân
Tên tiếng Anh: Cai Lan Oils & Fat Industries Co. Ltd
- Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là công ty liên doanh giữa
Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ
Công thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore.
- Thành lập năm 1996 với số vốn ban đầu 22 triệu đô la và tổng vốn đầu tư
cho tới nay lên tới 75,8 triệu đô la, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái
Lân(CALOFIC) là một trong những công ty liên doanh hàng đầu đã đặt nền móng
cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu thực vật tại Việt Nam. Hiện nay,
CALOFIC có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, hai văn phòng chi
nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, với hơn 1.000 nhân viên tính trên toàn quốc.
- Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái
Lân(CALOFIC) đã không ngừng đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều
công nghệ mới vào sản xuất và nuôi dưỡng nhiều tài năng cho nguồn nhân lực, từng
bước giúp khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường. Công ty TNHH Dầu thực
vật Cái Lân(CALOFIC) đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng
thông qua những nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng như NEPTUNE 1:1:1 - Điểm 10
cho sức khỏe - Điểm 10 cho chất lượng, SIMPLY - Cho một trái tim khỏe,
MEIZAN - Món ăn ngon - Tốt sức khỏe , KiIDDY - Tăng cường dưởng chất -
Thông minh vượt trội và Cái Lân - Cái Lân vào bếp - May mắn vào nhà. Bên cạnh
đó, Công ty còn sản xuất và bán các sản phẩm đóng trong can, thùng với nhiều kích
cỡ khác nhau; shortening đóng trong bịch các tông, bơ dành cho thực phẩm và bánh
kẹo.
- Nhờ nỗ lực không ngừng, nhãn hiệu NEPTUNE 1:1:1 đã được khách hàng
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
rất ưa chuộng và giành được giải thưởng Nhãn hiệu vàng của Hiệp hội Lương thực
Việt Nam trong nhiều năm liền. Hơn thế nữa, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái
Lân(CALOFIC) cũng tích cực tham gia rất nhiều hoạt động xã hội.
Trụ sở chính: Cảng Cái Lân - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Việt
Nam
Tel: (84-33). 3846993 FAX: (84-33). 3845971
Email: corporate@wilmar.com.vn
Chi nhánh tại Hà Nội: Toà nhà V- TOWER, Số 649 phố Kim Mã - Phường Ngọc
Khánh, Quận Ba Ðình - Hà Nội - Việt Nam
Tel: (84.4). 37669723 Fax: (84.4). 37669736
Email: corporate@wilmar.com.vn
Văn phòng Chi nhánh tại Hồ Chí Minh : Lầu 9, Phòng 903, tòa nhà Royal, 235
Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Tel: (84.8). 38333168 Fax: (84.8). 38333166
Email: corporate@wilmar.com.vn
Văn phòng Chi nhánh tại Hiệp phước, Hồ Chí Minh : Lô C 21, khu Công
nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Tel: (84.8). 37818806 Fax: (84.8). 37818802
Email: corporate@wilmar.com.vn
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1996: ngày 12/08/1996, thành lập công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân
- Năm 1997: xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh
- Năm 2001: mở chi nhánh tại Hà Nội
- Năm 2006: xây nhà máy Hiệp Phước và chuyển văn phòng về Hiệp Phước
- Năm 2007: sáp nhập tập đoàn Wilmar
- Năm 2008: thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và mở văn phòng
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
mới tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được một nên
móng rất vững chắc, trở thành một thương hiệu đáng tin cậy đối với người tiêu
dùng.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
1.3.Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty
Sứ mệnh công ty: “Nâng cao đời sống của người tiêu dùng Việt Nam thông
qua việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tối ưu với chi phí thấp nhất.”
Giá trị cốt lõi:
Hướng tới sự phát triển bền vững, chúng tôi hiểu việc xây dựng & gìn giữ các
giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết và niềm tin lâu dài của tổ chức. Với Công ty TNHH
Dầu Thực Vật Cái Lân, tầm quan trọng nội tại nằm ở hệ thống sáu giá trị cốt
lõi TIÊN PHONG - LIÊM CHÍNH - HỢP TÁC - SÁNG TẠO - CHẤT
LƯỢNG - CON NGƯỜI.
Đây được coi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi cá nhân làm việc tích cực hiệu
quả, là hạt nhân liên kết mọi thành viên trong công ty với nhau, liên kết công ty với
khách hàng, với đối tác, và với xã hội nói chung.
TIÊN PHONG: Tự chủ công việc,tự tin chính mình
LIÊM CHÍNH: Làm việc trung thực, đối xử công bằng
HỢP TÁC: Sát cánh làm việc, chia sẻ thành công
SÁNG TẠO: Đổi mới tư duy, thường xuyên cải tiến
CHẤT LƯỢNG: Phấn đấu cùng nhau, đỉnh cao chất lượng
CON NGƯỜI: Chúng tôi luôn quan tâm đến bạn
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
- Giám đốc kinh doanh có 2 người phụ trách khu vực phía Bắc và phía Nam,
dưới họ sẽ là các phòng ban tương tự nhau ở cả 2 khu vực như ở sơ đồ cơ cấu trên.
- Do đặc trưng của công ty là kinh doanh ở 2 miền Nam Bắc nên các vị trí sẽ
đều có 2 người đảm nhận, 1 người phụ trách phía Bắc và 1 người phụ trách phía
Nam, trên họ là là người phụ trách toàn quốc, cũng là người đứng đầu các 4 phòng
ban như trên gồm:
- Phòng tổ chức: Tại đây có các phòng ban nhỏ hơn phụ trách các công việc vụ
thể khác nhau : Kiểm toán, tài chính, Nhân sự, Kế hoạch chiến lược.
- Phòng marketing: Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
qua các kênh, cụ thể có bộ phận Nhãn hiệu, bộ phận Dịch vụ khách hàng và bộ phận
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
quản lý phân phối hàng.
- Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất, về chất lượng sản phẩm cũng
như kĩ thuật
- Phòng dự án sản phẩm mới: Nghiên cứu và đưa ra các dự án phát triển mặt
hàng mới.
1.4.2. Cơ cấu lao động của công ty
Dưới đây là cơ cấu lao động của chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của chi nhánh phía Nam của công ty
STT
Theo tiêu chí
phân loại
2009 2010 2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
1 Theo giới tính 342 100% 340 100% 404 100%
Lao động nữ 96 28% 106 31% 117 29%
Lao động nam 246 72% 234 69% 287 71%
2 Công việc 342 100% 340 100% 404 100%
Quản lý,
văn phòng
230 67% 173 51% 214 53%
Kỹ thuật viên 112 33% 167 49% 190 47%
3
Trình độ
văn hóa
342 100% 340 100% 404 100%
Cấp 2 12 3% 8 2% 7 2%
Cấp 3 58 17% 57 17% 59 15%
Trung cấp,
cao đẳng
139 41% 139 41% 182 45%
Đại học 133 39% 132 39% 151 37%
Cao học 0 0% 4 1% 5 1%
Từ số liệu về cơ cấu lao động của 1 chi nhánh của công ty, ta có thể suy đoán
ra tình hình cơ cấu lao động chung của toàn bộ công ty.
Căn cứ vào bảng trên, ta thấy cơ cấu lao động của công ty ổn định và không có
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
sự thay đổi gì nhiều. Cơ cấu trên phụ hợp với đặc điểm sản xuất của công ty.
- Về cơ cấu theo giới tính, giới tính nam luôn chiếm tỉ lệ cao hơn và vẫn duy
trì như vậy qua các năm.
- Về cơ cấu theo công việc, cũng có sự tăng về số lượng do mở rộng quy mô
sản xuất nhưng tỉ lệ vẫn giữ ở mức ổn định.
- Về cơ cấu theo trình độ văn hóa, ổn định qua các năm, nhưng năm 2010,
2011 đã có thêm những lao động có trình độ cao học, nâng cao chất lượng công việc
của công ty.
1.4.3. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
1.4.3.1. Các sản phẩm chính của công ty
- Sản xuất những sản phẩm dầu ăn tinh luyện mang thương hiệu để tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu như :
+Neptune 1:1:1
+SIMPLY
+Meizan
+Cái Lân
+Kiddy
+Olivoilà
- Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại dầu công nghiệp, dầu hỗn hợp, bơ
thực vật, dùng trong công nghiệp thực phẩm và làm bánh kẹo.
1.4.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ là một vấn đề cốt lõi để phát triển sản xuất. Các nhà sản
xuất phải tự tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường sản xuất ra những gì mà thị
trường đòi hỏi, với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất ,
kinh doanh của ngành.
Với quy mô dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trung bình 1,2%/năm, cơ
cấu dân số trẻ, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh về kinh tế và thu nhập, Việt Nam
là thị trường hấp dẫn cho ngành hàng tiêu dùng nói chung và ngành dầu thực vật nói
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
riêng, là cơ họi tốt cho các doanh nghiệp.
Thu nhập, mức sống và ý thức về vấn đề sức khỏe của người dân nâng cao, xu
hướng sử dụng sản phẩm dầu thực vật thay thế mỡ động vật ngày càng tăng.
Sản phẩm của công ty chiếm 45% thị phần về sản phẩm dầu thực vật trong
nước, là doanh nghiệp có thị phần cao nhất trong thị trường hiện giờ. Công ty vẫn
đang tiếp tục giữ vững thị phần của mình trong thị trường.
Hiện nay công ty đã có sản phẩm đa dạng đánh vào các phân khúc thị trường
khác nhau từ cao đến thấp:
Mức độ bao phủ rộng khắp như vậy là một điểm mạnh và cũng là điểm mà
doanh nghiệp cần lưu ý. Chúng ta có cơ hội duy trì và gia tăng thị phần nhưng kèm
theo đó là những rủi ro khi bị cạnh tranh ở từng phân khúc thị trường.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
- Dầu chai thượng hạng: dầu Oliu mang nhãn hiệu Olivoilà
- Dầu chai có giá trị bổ dưỡng: Simply dầu nành, Simply dầu hướng dương…
- Dầu chai hỗn hợp cao cấp: Neptune
- Dầu chai hỗn hợp trung cấp: Meizan
- Dầu chai giá rẻ: Cái Lân
- Dầu xá: Cái Lân
1.4.3.3. Cơ cấu sản lượng, doanh thu và lợi nhuân gộp của các sản phẩm tiêu
thụ
Bảng 2: Sản lượng các loại sản phẩm chính của công ty
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
STT Mặt hàng
2009 2010 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Neptune 18,739 14% 21,749 15% 27,700 17%
2 Simply 9,844 7% 12,595 8% 17,450 11%
3
Meizan/Cái
Lân/Các loại khác
25,260 19% 35,575 24% 45,450 28%
4 Dầu can 5,530 4% 7,161 5% 6,550 4%
5 Dầu công nghiệp 72,677 55% 72,283 48% 66,650 41%
Tổng cộng 132,050 100% 149,363 100% 163,800 100%
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty
đơn vị: VNĐ
STT
Mặt
hàng
2009 2010 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Neptune 637,636,558,471 50% 741,080,982,762 39%
1,192,455,237,18
8
33%
2 Simply 309,240,792,842 24% 449,379,746,812 23% 850,387,590,850 23%
3
Meizan/
Cái
Lân/Các
loại
khác
277,468,641,323 22% 319,244,805,425 17% 446,796,037,410 12%
4 Dầu can 14,829,477,649 1% 61,830,721,374 3% 93,117,680,113 3%
5
Dầu
công
nghiệp
25,646,737,075 2% 343,943,202,738 18%
1,058,929,682,31
2
29%
Tổng cộng
1,264,822,207,36
0
100%
1,915,479,459,11
1
100%
3,641,686,227,87
2
100%
Như ta đã thấy, các loại sản phẩm của công ty có sản lượng khác nhau và
doanh thu thu về cũng khác nhau.
Đứng đầu là Neptune, tuy sản lượng chỉ đứng thứ 3 nhưng đem lại giá trị cao
và luôn đứng đầu trong doanh thu của công ty. Tuy nhiên từ năm 2009 đến 2011 tỷ
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
lệ doanh thu thu được từ dầu ăn Neptune đã giảm 12%, dù sản lượng vẫn tăng 3%,
nguyên nhân là do một số mặt hàng khác của công ty có bước phát triển lớn, cụ thể
là mặt hàng dầu công nghiệp có doanh thu tăng 27%.
Nhìn chung, sản lượng qua các năm đều tăng, kéo theo doanh thu của công ty
cũng tăng, điều này thể hiện sự phát triển của công ty.
Bảng 4: Cơ cấu lợi nhuận gộp của sản phẩm chính
STT
Mặt
hàng
2009 2010 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Neptune 95,645,483,771 50% 96,340,527,759 39% 131,170,076,091 33%
2 Simply 46,386,118,926 24% 58,419,367,086 23% 93,542,634,993 23%
3
Meizan/
Cái
Lân/Các
loại
khác
41,620,296,199 22% 41,501,824,705 17% 49,147,564,115 12%
4 Dầu can 2,224,421,647 1% 8,037,993,779 3% 10,242,944,812 3%
5
Dầu
công
nghiệp
3,847,010,561 2% 44,712,616,356 18% 116,482,265,054 29%
Tổng cộng 189,723,331,104 100% 249012329684.428 100% 400,585,485,066 100%
1.4.3.4. Chi phí sản xuất
Bảng 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
ĐV: VNĐ
STT Khoản mục
2009 2010 2011
Giá trị Giá trị Giá trị
1 Doanh thu thuần 1,264,822,207,360 1,915,479,459,111 3,641,686,227,872
2
Giá vốn hàng
bán
1,119,410,024,376 1,728,445,467,124 3.328,143,138,828
3
Chi phí tài
chính
53,581,949,340 72,105,222,440 138,384,076,659
4
Chi phí bán
hàng
76,634,546,896 95,773,972,956 145,667,449,115
5 Chi phí quản lý 15,195,686,748 19,154,794,591 29,491,563,270
Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nên lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản
phẩm luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của công ty, cụ thể là
khoảng 90%, cơ cấu của các khoản mục chi phí không có thay đổi lớn qua các năm.
Do tình hình chung của thế giới, do lạm phát cũng như sự biến động tăng liên tục
của các loại nguyên nhiên vật liệu nên giá vốn hàng bán tăng rất nhanh qua các
năm, đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tăng gấp đôi, có kết quả như vậy một
phần cũng do sản lượng của công ty cũng đã tăng nhiều qua các năm.
Các khoản mục khác qua các năm cũng đều có sự tăng rõ rệt về số lượng, do
sự lạm phát của nền kinh tế cũng như do việc mở rộng sản xuất của công ty.
1.4.3.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Công ty vẫn luôn đẩy mạnh và liên tục cho ra các sản phẩm mới phục vụ thị
trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng.
- Năm 2009: Lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện dầu ăn dinh
dưỡng cao cấp Kiddy, đặc chế dành riêng cho trẻ em. Dầu ăn Kiddy được kết hợp
khoa học giữa dầu cá hồi nhập khẩu, dầu mè, dầu hạt cải và dầu gạo. Cung cấp cho
bé yêu của bạn hàm lượng cao DHA tự nhiên từ dầu cá hồi; omega 3, 6,9; vitamin
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
A, B1, E và hơn 20 loại axit béo thiết yếu - là những dưỡng chất đóng vai trò đặc
biệt quan trọng cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác và cơ thể của trẻ. Đặc
biệt với công nghệ tinh chế hiện đại, giúp loại bỏ hoàn toàn mùi tanh đặc trưng của
dầu cá trong thành phẩm.
- Năm 2010 : Đưa ra sản phẩm dầu Oliu Olivoila rất tốt cho sức khỏe của
người sử dụng Dầu ô-liu Olivoilà chứa nhiều axít béo không bão hòa đơn và giàu
các chất chống ôxi hóa có tác dụng lưu giữ tuổi xuân, ngăn ngừa quá trình lão hóa
đồng thời ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Dầu ô-liu Olivoilà chứa các loại vitamin A, B và E tự nhiên hòa tan, rất hiệu
quả trong việc chăm sóc da, giúp làn da phục hồi độ đàn hồi tự nhiên, sáng đẹp và
mịn màng.
1.4.3.6. Tình hình kiểm tra chất lượng
o Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm, do đó vấn đề đảm bảo chất
lượng sản phẩm đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi
nhuận, và quan trọng hơn cả là uy tín của Công ty. Do đó, công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đâu. Trước khi nhập hàng và xuất
hàng tiêu thụ đều được kiểm tra, chất lượng hàng đảm bảo mới đưa ra lưu thông
trên thị trường. Chính vì thế, thị phần tiêu thụ của Công ty trong những năm qua
luôn được ổn định và phát triển trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
o Cụ thể công ty sử dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP:
• HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố
ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and
Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các
nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do
Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển.
o Tuy khác nhau về tên gọi, cách diễn giải cũng như một số yêu cầu cụ thể,
nhưng tựu trung một tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành. Bộ
phận thứ nhất là hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Đây là hệ thống nền tảng
và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến
dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing
Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con
người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ
yếu là sinh học). Bộ phận thứ hai mang tính đặc thù cho từng loại thực phẩm là hệ
thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Hệ thống này giúp nhận
diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại thực phẩm cũng như
quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm loại bỏ hoặc
giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được.
1.4.4. Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm
2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Tổng giá trị tài sản
Tỷ
đồng
1570 2025 2276
Doanh thu thuần USD
280,345,32
5
360,640,94
4
509,640,370
Lợi nhuận gộp USD 46,342,546 53,219,020 52,853,077
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
USD 10,334,467 17,559,067 15,563,005
Lợi nhuận khác USD 60,472 159,693 884,858
Lợi nhuận trước thuế USD 12,854,357 17,718,760 16,447,863
Lợi nhuận sau thuế USD 8,653,432 13,606,483 12,234,732
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở
hữu
USD 10,42% 37,5% 34,44%
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đều có những bước tiến
qua các năm,cụ thể năm 2010 có kết quả vượt bậc so với năm 2009, tuy nhiên, năm
2011 các chỉ số đều bị giảm sút, do tình hình chung của nền kinh tế bị suy giảm khiến
cho các doanh nghiệp đều gặp khó khắn trong việc sản xuất kinh doanh của mình và
công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân cũng không nằm ngoài số đó. Tuy vậy, công ty
vẫn cố gắng khắc phục để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, lợi nhuận sau thuế
của công ty giảm xấp xỉ 10%. Đó cũng là một thách thức để năm 2012 công ty có
nhiều cố gắng hơn để đạt kết quả kinh doanh cao hơn bù đắp lại năm 2011.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
2.1 Cấu trúc kênh phân phối của công ty
2.1.1. Thiết kế kênh phân phối.
Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
Với nhu cầu và chiến lược phân phối của mình, công ty dầu thực vật Cái Lân
đã chọn KÊNH PHÂN PHỐI GIAN TIẾP để đưa sản phẩm của mình đến người
tiêu dung.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
16
Nhà máy sản xuất
Người tiêu dùng
Nhà phân phối
Nhà bán buôn
Siêu thị lớn( Big C..)
Nhà bán lẻ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
● Phân tích thực tế từ nhu cầu khách hàng:
Đối với dòng sản phẩm dầu thực vật, khách hàng chính của Công ty TNHH dầu
thực vật Cái Lân hiện nay gồm hai đối tượng chính: người tiêu dùng và nhà bán buôn
(Đại lý, trung gian phân phối, siêu thị), nhà bán lẻ với nhiều nhu cầu khác nhau.
Đối với khách hàng là người tiêu dùng:
Họ không thường mua sản phẩm với số lượng nhiều. Mỗi lần mua, họ chỉ mua
một hoặc hai chai với thể tích khác nhau tùy mức độ sử dụng và nhu cầu. Khách
hàng dạng này thường không thích đi lại quá xa để mua sản phẩm, do đó công ty
phải chọn giải pháp kênh phân phối đại trà và xây dựng hệ thống đại lý trải dài đến
từng khu phố người tiêu dùng sinh sống để thỏa mãn việc mua hàng nhanh của họ.
Hiện nay, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm tại các đại lý của công ty hoặc vào
siêu thị, chợ đều được đáp ứng nhu cầu.
Đối với khách hàng là Nhà bán buôn, đại lý, siêu thị, nhà bán lẻ:
Nhu cầu của họ khác biệt hoàn toàn với người tiêu dùng. Họ là trung gian
gián tiếp bán hàng cho công ty, họ đem sản phẩm của công ty đến tay người tiêu
dùng, và tùy vào quy mô mà họ có thể mua với số lượng khác nhau, dao động từ
20-4000 thùng. Đối với khách hàng này, họ rất chú trọng đến thời gian mua hàng, vì
thế công ty đã xây dựng mạng lưới giao hàng hùng mạnh, có thể đáp ứng đơn hàng
một cách nhanh nhất.
Đối với mỗi đơn hàng, thời gian giao hàng sẽ từ 2-3 tiếng trong nội thành và
gần nội thành hoặc 1-3 ngày nếu ở tỉnh hoặc vùng xa. Công ty rất chú trọng đến địa
điểm của đối tượng khách hàng này, vì đó là thế mạnh của họ để có thể đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Việc xem xét bảo đảm chiều rộng cho dòng sản phẩm cũng đã giúp công ty
định hướng phương thức xây dựng hệ thống kênh phân phối sao cho phù hợp.
Hiện tại công ty có nhiều sản phẩm dầu ăn và vẫn đang nghiên cứu để tăng chiều
rộng cho kênh phân phối bằng các dòng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao hơn của thị trường.
2.1.2. Đánh giá hiệu quả của kênh phân phối sản phẩm
Kênh phân phối mà công ty lựa chọn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay,
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
đã giúp đưa được sản phẩm của công ty đến được rộng rãi đến tay người tiêu dùng.
Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, công ty còn quan tâm đến phát
triển chiều rộng của kênh phân phối, phục vụ nhu cầu đa dạng đến người tiêu dùng.
Nhờ có hệ thống kênh phân phối này mà sản phẩm của công ty đã chiếm thị
phần lớn nhất trong thị trường dầu thực vật trong nước, lên đến 45%, đó cũng là do
xây dựng được hệ thống kênh phân phối sản phẩm tốt.
2.2 Đặc điểm và công tác tìm kiếm thành viên kênh phân phối
2.2.1. Đặc điểm các thành viên kênh phân phối
Đặc điểm nhà phân phối: Hiện nay, nhà phân phối của Cái Lân bao gồm:
trung gian phân phối, các đại lý, siêu thị và các điểm bán lẻ. Xác định được đặc
điểm của nhà phân phối giúp công ty quản lí đạt được hiệu quả hệ thống kênh phân
phối của mình.
Đối với trung gian phân phối, họ là một tổ chức hoặc cá nhân có vốn lớn, có
điều kiện về kho bãi, về phương tiện vận chuyển. Họ thường chọn địa điểm đông
dân cư để có thể dễ dàng bán hàng, nhất là ở trong thành phố sẽ thuận tiện hơn cho
họ trong việc nhận và giao hàng, kiểm soát được việc bảo quản cao hơn. Các đơn
đặt hàng từ các trung gian phân phối này cũng không giống nhau, tùy thuộc vào
từng giai đoạn hay tùy thuộc vào từng đơn hàng mà công ty có sự ưu đãi. Các đơn
hàng thường dao động từ 2000-4000 thùng cho mỗi lần lấy hàng.
Đối với các đại lý, họ là các cá nhân có vốn, thực hiện chức năng của một Nhà
bán buôn. Họ có khả năng tiếp cận khác hàng nhiều hơn so với các trung gian phân
phối. Khả năng bao phủ thị trường của họ tuy kém hơn các trung gian phân phối
nhưng mật độ của họ cao hơn. Công ty hiện nay sở hữu hệ thống đại lý rộng khắp
thông qua các trung gian phân phối trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói
chung. Các đại lý tập trung ở TP.HCM, Hà Nội, và ở nhiều tỉnh thành khác. Các đại
lý thường lấy hàng thông qua các trung gian phân phối nhưng cá biệt cũng có nhiều
đại lý lấy hàng trực tiếp từ công ty. Đơn hàng của các đại lý thường dao động từ 20-
50 thùng/lần.
Đối với các siêu thị nhỏ, họ là Nhà bán buôn tiếp xúc với người tiêu dùng
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
nhiều. Ở một số thành phố lớn, người tiêu dùng chấp nhận mua hàng ở siêu thị vì họ
tin tưởng siêu thị là nơi bán sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng nhất. Tuy
nhiên, thời gian mua hàng có thể kéo dài do lượng khách hàng mua đông và tốn
nhiều thời gian để giải quyết các đơn hàng. Mặt khác, siêu thị vẫn chưa phải kênh
bán lẻ có doanh số cao nhất và mỗi đơn hàng của họ dao động chỉ từ 500-700
thùng/lần.
Đối với Nhà bán lẻ, họ là các cá nhân có cửa hàng tạp hóa tại nhà, là kênh
phân phối có số lượng đông đảo nhất của công ty. Đây là đối tượng tiếp xúc với
người tiêu dùng nhiều nhất, trải rộng nhất. Họ có mặt tại hầu hết các khu vực,các
chợ gần khu dân cư. Vốn của họ không nhiều, họ bán hàng không lưu trữ, nên số
lượng mua chỉ từ 5-10 thùng hoặc mua theo chai (đối với các điểm bán nhỏ).
Đặc điểm người tiêu dùng: Người tiêu dùng ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có
thói quen mua sắm khác nhau. Điển hình như tại TP.HCM, đa số người tiêu dùng có
thói quen mua sắm tại chợ, các cửa hàng tạp hóa do gần nhà và giá rẻ, họ chỉ đến
siêu thị như một nơi giải trí hay cần mua những hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn có một nhóm khách hàng với thu nhập khá trở lên chọn siêu thị vì họ
tin rằng hàng hóa trong siêu thị đảm bảo chất lượng hơn, nhất là nhóm hàng thực
phẩm. Nắm bắt được thói quen đó, Cái Lân đã xây dựng hệ thống kênh phân phối
dàn trải và tập trung vào các trung gian phân phối cũng như các đại lý.
2.2.2. Yêu cầu của công ty đối với các thành viên kênh phân phối
Về việc lựa chọn thành viên cho kênh, công ty đã xây dựng một hệ thống chỉ
tiêu để lựa chọn thành viên được tóm gọn lại ở những điểm như sau:
Đối với các trung gian phân phối: để trở thành nhà phân phối của công ty,
đơn vị có thể là cá nhân, hay công ty trong hay ngoài quốc doanh nào đó có giấy
phép kinh doanh, có vốn điều lệ trên 10 tỉ, và có sẵn hệ thống kho bãi ổn định.
Ngoài ra, hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị phải đảm bảo luôn có thêm điểm phân
phối tức đại lý mới. Và để trở thành nhà phân phối của công ty, đơn vị phải cam kết
các thỏa thuận về sản phẩm, về khả năng bao phủ thị trường, mỗi nhà phân phối sẽ
có một phần nhất định thị trường, tuy nhiên không giới hạn việc mở rộng thị trường
cho nhà phân phối nhưng nằm ngoài vùng ảnh hưởng của các nhà phân phối khác.
Đối với đại lý và nhà bán lẻ: công ty không có quy định trong việc lựa chọn
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
đại lý hay nhà bán lẻ, mà chỉ đưa ra các yêu cầu nhất định cho trung gian phân phối
trong việc lựa chọn nhà đại lý hay nhà bán lẻ. Đối với đại lý, công ty yêu cầu phải
thực hiện các cam kết về sản phẩm tức chỉ bán hàng của công ty, các cam kết về bảo
quản, đổi trả hàng cho khách… và yêu cầu đại lý phải thực hiện. Đối với nhà bán
lẻ, công ty không có các yêu cầu ràng buộc hay cam kết. Vốn điều lệ hay kho bãi,
công ty không yêu cầu đối với đại lý hay bán lẻ, nhưng không gia hạn nợ đến lần
thứ 2 cho các đại lý hoặc bán lẻ.
2.3 Thực trạng quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối
2.3.1. Hoạt động quản lý mối quan hệ giữa các thành viên kênh phân phối
Công ty đã xây dựng được 1 hệ thống thông suốt phân phối hàng hóa đến tay
người tiêu dùng, cũng đã có sự báo cáo phân cấp rõ giữa các thành viên trong kênh,
tuy nhiên trong quá trình vận hành cũng sẽ không tránh khỏi có những xung đột
giữa các thành viên trong kênh phân phối
Xung đột trong kênh phân phối có các bản chất như sau:
Một là, xung đột trong kênh phân phối luôn tồn tại như một hoạt động tất yếu
vừa kích thích, vừa kìm hãm sự phát triển của kênh, trong đó các xung đột trong nội
bộ kênh luôn là vấn đề phức tạp.
Trong nội bộ kênh, xung đột là các hành vi trực tiếp có tính chất cá nhân
và tập trung vào một đối thủ. Theo đó, nó có thể chi phối các hành vi ứng xử
khác nhau của thành viên kênh. Các thành viên kênh vừa chấp nhận sự hợp tác
vừa có những mâu thuẫn về quyền lợi hay những xung đột về các lợi ích.
Hai là, những xung đột theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong nội bộ kênh có
thể xảy ra vì bất kỳ lý do nào tuy nhiên với mức độ và chiều hướng khác nhau. Bản
chất của xung đột là sự không thống nhất về lợi ích giữa các cá nhân và tổ chức
tham gia vào việc chia sẻ, thực hiện và hưởng lợi từ các công việc của hoạt động
phân phối.
Ba là, đánh giá mức độ giữa cạnh tranh và xung đột có thể thấy một khi xung
đột không thể kiểm soát được có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn nảy sinh hoạt động
cạnh tranh trong kênh dẫn đến sự thủ tiêu, loại bỏ, thôn tính.
Để đánh giá tính chất và mức độ của các xung đột . Người ta có thể sử dụng
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
các chỉ tiêu định tính và định lượng được xác định dựa trên những dữ liệu về kênh
marketing hay dựa vào các căn cứ sau :
- Tính độc lập và khả năng hợp tác giữa các thành viên kênh.
- Mức độ hình thành các cam kết giữa các thành viên kênh.
- Tính thông suốt của hệ thống thông tin trong kênh.
- Mức độ hình thành những mục tiêu về doanh thu, thị phần, khối lượng hàng
hóa tiêu thụ.
- Căn cứ vào thời gian hoàn thành các cam kết và các mục tiêu của các thành
viên kênh.
Xảy ra xung đột trong kênh phân phối là có thể do các nguyên nhân chủ yếu
sau:
- Do sự không thống nhất về mục tiêu. Các nhà phân phối thường theo đuổi
những mục tiêu ngắn hạn trong khi nhà sản xuất thường theo đuổi mục tiêu dài hạn.
Đây là nguyên nhân phổ biến của xung đột.
- Do thiếu thông tin hay do những trục trặc của hệ thống thông tin trong kênh
dẫn đến sai lệch hoặc chậm trễ về các loại thông tin được truyền tải.
- Do sự khác nhau về mong muốn và kỳ vọng giữa các thành viên kênh.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác bao gồm: sự khan hiếm về nguồn lực
hay những yếu tố liên quan đến việc xác định không phù hợp vai trò các thành viên
kênh hoặc do sự phân chia trách nhiệm quyền hạn không rõ ràng và chính xác trong
kênh phân phối.
Căn cứ vào các nghiên cứu trên, công ty sẽ có những xử lý phù hợp với từng
tình huống cụ thể giúp cho quan hệ các thành viên trong kênh được hài hòa.
2.3.2. Hoạt động khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối
Về việc thực hiện các chính sách động viên, khuyến khích trong kênh, công ty
luôn thực hiện đầy đủ các vấn đề về khen thưởng cũng như hỗ trợ cho các thành
viên kênh phân phối. Cụ thể đối với các trung gian phân phối, trung gian phân phối
nào đạt hoặc vượt mức doanh số đề ra, công ty sẽ trích chiết khấu và hoa hồng từ 3-
4% trong một năm, hoặc chia ra trong từng quý, và mỗi quý nếu doanh số bán vượt
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
bậc, công ty sẽ có hình thức thưởng thêm. Đối với các đại lý, sẽ cụ thể hơn ở cách
ghi nhận doanh số, vì doanh số của các đại lý sẽ do các trung gian phân phối ghi
nhận, cũng như chi tiết hơn ở cách trưng bày sản phẩm. Doanh số của đại lý được
ghi nhận theo từng tháng, các trung gian phân phối sẽ có nhân viên kiểm soát, mỗi
nhân viên đảm nhận từ 5-10 đại lý, sẽ luân phiên thay đổi nhân viên, để có sự khách
quan. Doanh số của đại lý nếu đạt mức quy định (mức quy định không do công ty
ban hành, mà là do nhà phân phối ban hành), thì trung gian phân phối sẽ ghi nhận,
Tổng kết theo quý hay theo năm là do trung gian phân phối.
Đối với siêu thị: tương tự như các đại lý, tuy nhiên mức thưởng chủ yếu là
chiết khấu và hoa hồng,.
Đối với các địa điểm bán lẻ: điểm tích lũy từ việc bán sản phẩm dựa trên số
lượng sản phẩm bán được, điểm được tích lũy nhằm đổi sản phẩm, hoặc đổi hiện
vật.
Các thành viên trong hệ thống kênh phân phối ngày càng trở nên quan trọng
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ không chỉ là đối tác của công
ty, mà còn là khách hàng của công ty. Họ đại diện cho nhu cầu và mong muốn của
khách hàng trước khi đại diện cho công ty để bán hàng. Do vậy công ty cần động
viên, khuyến khích để họ hoàn thành tốt vai trò của người phân phối. Chính sách
động viên khuyến khích này làm cho các thành viên kênh hăng hái hơn trong việc
bán sản phẩm của công ty. Hiệu quả của nó phần nào cũng phản ánh thông qua kết
quả tiêu thụ tăng lên hàng năm
2.3.3. Sự phối hợp các biến số Marketing Mix
*Biến số sản phẩm
Do thông tin cung cấp của các thành viên kênh chủ yếu là về sản lượng, doanh
số, tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tập quán thói quen tiêu dùng của khách hàng. Công ty
chưa xử lý thông tin hiệu quả nên công tác dự báo xu hướng thị trường cũng như
hoạt động phát triển sản phẩm mới chưa đạt hiệu quả cao. Việc phát triển sản phẩm
mới chủ yếu là do sự nghiên cứu tìm tòi của bản thân Công ty chứ chưa có sự đóng
góp đáng kể của các thành viên kênh. Sau khi phát triển sản phẩm mới Công ty mới
thông tin cho các thành viên kênh về sản phẩm mới và giới thiệu sơ qua về sản
phẩm này để các thành viên kênh có sự hiểu biết nhất định giúp cho việc tiêu thụ
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
sản phẩm.
* Yếu tố giá
Do Công ty bán trực tiếp cho đại lý, người bán buôn, người bán lẻ nên Công ty
có chính sách giá riêng đối với từng đối tượng. Đối với nhà bán buôn, bán lẻ lấy
hàng theo giá của Công ty quy định cho từng đối tượng. Đối với nhà bán lẻ lấy hàng
thường xuyên với khối lượng lớn có thể được hưởng các khoản ưu đãi như nhà bán
buôn. Tuy nhiên, Công ty chỉ quản lý được mức giá đối với những đối tượng trực
tiếp làm ăn với mình nhưng không quản lý được các mối liên hệ ở phía sau của
kênh. Nên hiện nay giá bán lẻ sản phẩm của Công ty vẫn không được thống nhất mà
có sự khác nhau giữa khu vực, từng hàng bán lẻ do chưa có sự quản lý chặt chẽ của
Công ty.
* Chiến lược xúc tiến khuyếch trương
Nói chung hoạt động xúc tiến khuyếch trương của Công ty diễn ra khá tốt.
Hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại
chúng diễn ra thường xuyên. Với cường độ như vậy, hoạt động quảng cáo của Công
ty đã tạo 1 hình ảnh vững trong lòng người tiêu dung.
Các loại hình khuyến mại của Công ty chưa hợp lý, chỉ dừng ở người bán lẻ
chứ chưa đến tận tay người tiêu dùng. Bởi sản phẩm của Công ty có giá trị thấp chỉ
khoảng vài chục ngàn đồng cho một sản phẩm nên hoạt động khuyến mại cho
những người mua có giá trị lớn hàng trăm nghìn đồng trở lên là không phù hợp. Vì
vậy, Công ty cần có sự thay đổi trong chiến lược khuyến mại để đảm bảo hợp lý
hơn.
2.4 Công tác đánh giá các thành viên kênh phân phối
Việc đánh giá thành viên kênh phân phối là bước quan trọng để có thể bao
quát tình hình phân phối, cũng như thấy các ưu khuyết điểm từ thành viên, từ đó
đưa ra các kinh nghiệm cũng như các biện pháp nhằm cải thiện kênh phân phối đạt
được hiệu quả tối đa nhất. Công ty xác định các chỉ tiêu đánh giá thành viên dựa
trên các chỉ tiêu như: mức tiêu thụ, khả năng bán hàng, mức dự trữ, và tinh thần hợp
tác.
Đối với mức tiêu thụ: công ty đánh giá theo 2 kì, đó là kì giữa năm và kì cuối
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
năm. Tổng hợp số liệu từ hai kì, công ty sẽ có số liệu chính xác nhờ vào việc phản
hồi số liệu so sánh giữa lượng hàng giao và lượng tiền nhận. Nếu liên tục nhà phân
phối hoặc đại lý trong năm đó, và năm kế tiếp, có doanh số tăng, thì công ty sẽ có
mức thưởng hợp lý, tuy nhiên ngược lại, nếu nhà phân phối hoặc đại lý không đáp
ứng được chỉ tiêu, thì công ty sẽ hủy quyền đại diện phân phối.
Đối với khả năng bán hàng: công ty có sự so sánh giữa thái độ bán hàng, khả
năng giao nhận hàng, khả năng thanh toán với khách hàng, xử lý hàng hóa, cũng
như quá trình đào tạo nhân viên của mỗi trung gian phân phối hay đại lý. Công ty sẽ
xác định được trung gian phân phối nào thực hiện tốt hành vi đối với khách hàng.
Từ đó quy ra mục thưởng và chiết khấu.
Đối với mức dự trữ: mức dự trữ bình quân mỗi năm sẽ được công ty ghi
nhận, nếu mức bình quân dự trữ mỗi năm tăng đều, thì chứng tỏ trung gian phân
phối hoặc đại lý làm việc không hiệu quả. Ngược lại, mức dự trữ bình quân giảm,
thể hiện rằng nhà phân phối hoặc đại lý đã làm ăn hiệu quả trong năm đó. Đương
nhiên mức độ dự trữ cũng còn phụ thuộc vào tình trạng kho bãi, hoặc khả năng mở
rộng kho bãi của trung gian phân phối hay đại lý.
Đối với tinh thần hợp tác: công ty xác định tinh thần hợp tác dựa trên khả
năng thực hiện cam kết của nhà phân phối hoặc đại lý đối với công ty về mọi vấn đề
đã ký kết trước đây như quy mô, thời gian, số lượng… Hoặc mức độ hợp tác trong
việc huấn luyện nhân viên (hàng năm công ty đều tổ chức nhiều đợt huấn luyện
nhân viên nhằm nâng cao khả năng bán hàng cho nhân viên), và mức độ hợp tác
trong việc thực hiện các dịch vụ của nhà trung gian đối với khách hàng.
Dựa trên quá trình kiểm tra đó, công ty có thể thực hiện các quyết định như
hoặc thưởng hoặc chấm dứt hợp đồng với các nhà phân phối hoặc đại lý đó.
2.5 Đánh giá khái quát về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân hiện nay là một thương hiệu mạnh, tuy
nhiên vẫn còn một số bất cập trong quản trị kênh phân phối cần lưu ý đến:
Thứ nhất, việc công ty phát triển kênh phân phối đại trà là hướng đi đúng đắn,
đây là hình thức bao phủ thị trường lớn. Tuy nhiên, công ty không có khả năng
kiểm soát đại lý hoặc các điểm bản lẻ, mà trung gian phân phối kiểm soát. Như vậy,
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
công ty không thể chắc chắn rằng những báo cáo của trung gian phân phối là chính
xác hay không, công ty sẽ không thể kiểm tra dịch vụ hỗ trợ, hay mức giá mà đại lý
hoặc các điểm bán lẻ đưa ra. Dễ phát sinh mâu thuẫn nội bộ trong kênh vì các kênh
bán lẻ có thể hoặc tăng giá, hoặc hạ giá để cạnh tranh mà công ty không nắm được,
ngay cả trung gian phân phối cũng không nắm bắt được, điều đó sẽ gây nhiều trở
ngại cho công ty.
Thứ hai, việc hạn chế số lượng hàng xuất cho trung gian phân phối, mặc dù
hạn chế được số lượng hàng tồn, nhưng lại hạn chế việc phát triển của trung gian
phân phối, trung gian phân phối có quý bán chạy, có quý bán không chạy, nếu quy
định số lượng hàng xuất tối thiểu, thì trung gian phân phối sẽ không chủ động được
lượng hàng bán của mình, trong khi thời gian giao hàng của công ty thì lại có nhiều
bất cập. Như thế sẽ lại kéo dài thêm thời gian chờ đợi của khách hàng.
Thứ ba, mặc dù công ty đã có nhiều khóa huấn luyện về nhân sự, trong mọi
vấn đề như bán hàng, kho bãi, vận chuyển… tuy nhiên, công ty lại chưa có chế độ
kiểm soát, như việc kiểm soát việc lưu kho, kiểm soát việc vận chuyển, đóng gói. Vì
trong quá trình vận chuyển, kho bãi, các nhân công hay quăng, ném sản phẩm, làm
không đúng quy cách, do đó, sản phẩm bị móp méo, hư hỏng. Gây thiệt hại cho
công ty, vì giải quyết sản phẩm hỏng càng nhiều thì vốn công ty càng bị thua lỗ
chừng đấy.
Thứ tư, công tác đánh giá của Công ty đối với các thành viên kênh còn chưa
có hệ thống tức là chưa có hình thành một cách chính thức các tiêu chuẩn đánh giá
và cho điểm các tiêu chuẩn ấy theo mức độ quan trọng mà Công ty lựa chọn
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH
PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DẦU
THỰC VẬT CÁI LÂN
3.1 Những căn cứ hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
3.1.1 Tổng quan về ngành dầu thực vật
Tình hình sản xuất:
Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường dầu ăn hiện nay đang phát triển
rất khả quan. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
25
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
phầm lợi ích cho sức khỏe, do đó, dầu mỡ có nguồn gốc thực vật đã thay thế hoàn
toàn dầu mỡ động vật. Với mức tiêu thụ khoảng 250 triệu lít/năm, tăng trưởng trung
bình vào khoảng trên 20%/năm, cho thấy đây là thị trường rất tiềm năng để đầu tư
sản xuất. Các công ty dầu ăn liên tục đầu tư máy móc hiện đại vào dây chuyển sản
xuất nhằm tăng công suất sản xuất và đầu tư cho hệ thống phân phối để có thể
chiếm thị phần cao nhất.
Tình hình cạnh tranh:
Cũng theo báo cáo trên, thị trường dầu ăn Việt Nam hiện đang có sự cạnh
tranh rất khốc liệt, các công ty tranh giành từng tỉ lệ thị phần, từng đại lý để có thể
đem sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng thuận tiện nhất, tăng tối đa khả
năng bán hàng.
Hiện nay có khoảng 20 thương hiệu dầu ăn tham gia vào thị trường, trong đó
có các thương hiệu tên tuổi lâu năm như: Tường An, Marvela, Neptune, Tân
Bình...chiếm thị phần nhất định và một số thương hiệu mới nổi như: Bình An,
Golden Hope Nhà Bè. Cái Lân vẫn chiếm thị phần cao nhất là 45%
Việt Nam với ưu thế là thành viên của WTO được xem như một thị trường
đang mở rộng cửa với nhiều cơ hội. Và với sự đầu tư từ các Nhà đầu tư nước ngoài,
các công ty dầu ăn có thêm nguồn lực để hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, càng làm
cho thị trường dầu ăn thêm sôi động trong cạnh tranh.
Nhu cầu của người tiêu dùng:
Đối với người tiêu dùng nói chung, xu hướng sử dụng thực phẩm có lợi cho
sức khỏe ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Ngày trước, mọi người có thói quen sử dụng
dầu mỡ động vật để nấu nướng. Tuy nhiên, từ khi phát hiện ra dầu mỡ động vật giàu
Cholesterone có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,không có lợi
cho sức khỏe, người tiêu dùng chuyển sang dùng dầu thực vật an toàn cho sức khỏe.
Đặc biệt, các công ty ngày càng bổ sung nhiều dưỡng chất hợp lý cho từng
nhu cầu và phù hợp với từng độ tuổi của người tiêu dùng.
Sản phẩm dầu ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của
người tiêu dùng Việt Nam, vì vậy các bà nội trợ luôn chú trọng đến chất lượng của
từng loại dầu ăn.
Các sản phẩm dầu ăn hiện nay trên thị trường đa dạng về đặc tính cũng như
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
26
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
mẫu mã,kích thước. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm
được sản xuất để làm bánh, trộn salad,nấu nướng. Đặc biệt hơn,công ty TNHH dầu
thực vật Cái Lân còn nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm dầu Kiddy giàu DHA
dành cho trẻ em, đây là bước đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới.
Các yếu tố tác động mạnh đến thị trường dầu ăn:
Trong các năm gần đây, thị trường dầu ăn liên tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
bên ngoài như khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng
của xã hội giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm dầu ăn.Giá
nguyên liệu tăng giảm bất thường với biên độ lớn. Tỷ giá VND/USD biến động tăng
cao. Lãi suất ngân hàng biến động tăng cao ảnh hưởng đến chi phí lãi vay phục vụ
cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh (có lúc lãi suất lên đến
21%/năm).
Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cũng làm phát sinh chi phí ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Hệ thống giao thông vận tải của nước ta chưa hoàn thiện
cũng phần nào gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu
Tóm lại, thị trường dầu ăn Việt Nam vẫn đang rất phát triển với nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm
và các đặc tính riêng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mạnh mẽ, liên tục
đổi mới và phát triển sản phẩm.
3.1.2 Mục tiêu của công ty
- Phát triển mở rộng thị trường: Công ty phấn đấu duy trì vị trí là một trong
các nhà sản xuất dầu thực vật hàng đầu tại thị trường nội địa, mở rộng thị phần
trong nước bằng cách gia tăng hiệu quả sản xuất và mạng lưới phân phối. Đồng
thời, Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Lào và
Campuchia bên cạnh các thị trường xuất khẩu hiện có.
- Chiến lược đầu tư: Công ty đang tích cực chuẩn bị dự án mở rộng sản xuất
đến năm 2015 để đáp ứng nhu cầu thị trường đang tăng lên. Sau thời điểm đó, Công
ty sẽ tiếp tục xem xét triển khai các dự án đầu tư mới.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu, đa dạng
hóa sản phẩm và phương thức bán hàng tạo thế chủ động trong kinh doanh đạt hiệu
quả và thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trong thời kỳ
hội nhập WTO.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
27
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
- Sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản xuất sản
phẩm đạt chất lượng cao với chi phí đạt thấp nhất có thể để tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao
- Áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên nhiên, vật liệu, điện nước
- Sản lượng năm 2012 tăng 10% so với năm 2011
- Phát triển hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, chú trọng hệ thống
phân phối hiện đại( Siêu thị, Trung tâm thương mại,…)
3.1.3 Phân tích SWOT
Điểm mạnh:
- Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
năng động ,có trình độ chuyện môn, có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, chế
biến, kinh doanh dầu thực vật, có khả
năng quản lý điều hành doanh nghiệp tốt
- Giám đốc Công ty ban hành được
nhiều qui định, qui trình mới tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý và nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Cán bộ công nhân viên từng
bước trưởng thành trong công việc, đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Kho bãi và nhà máy đáp ứng được
như cầu sản xuất
- Nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu tăng
- Các thương hiệu dầu ăn của Công ty
được người tiêu dùng tín nhiệm, đứng
đầu về thị phần dầu thực vật trong
nước, chiếm 45% thị phần
- Có hệ thống máy móc kĩ thuật hiện đại
Điểm yếu
- Giá nguyên - nhiên vật liệu trên thị
trường thế giới và trong nước liên tục
biến động tăng
- Tỷ giá giữa VND và ngoại tệ liên
tục tăng cao
- Thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh
doanh dẫn đến việc Công ty phải vay
vốn ngân hàng để duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng dao động
nhiều và hiện đang ở mức rất cao
- Công suất tinh luyện tại Quảng Ninh
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu của Công ty
- Cạnh tranh từ các công ty nhập
khẩu dầu tinh luyện về và đóng gói,
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm ngày càng cao, ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Cơ hội
- Quy mô dân số trên 86 triệu người,
Thách thức
- Nền kinh tế thế giới và trong nước
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
28
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
tốc độ tăng trung bình 1,2%/năm, cơ
cấu dân số trẻ, bên cạnh đó là sụ phát
triển nhanh về kinh tế và thu nhập,
Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho
ngành hàng tiêu dung nói chung và
ngành dầu thực vật nói riêng.
- Thu nhập, mức sống và ý thức về
sức khỏe của người dân nâng cao, xu
hướng sử dụng sản phẩm dầu thực vật
thay thế mỡ động vật ngày càng tăng.
- Đối tượng sử dụng phong phú, sản
phẩm dùng trực tiếp trong chế biến
thực phẩm hàng ngày, và là nguyên
vật liệu trong công nghiệp chế biến
thực phẩm như bánh kem, mì, sữa…
- Mức tiêu thụ dầu bình quân đầu
người Việt Nam năm 2008 khoảng 7
kg/người trong khi theo khuyến cáo
của tổ chức y tế thế giới(WHO) thì
mức tiêu thụ dầu thực vật tối thiểu là
13,5kg/người/năm.
Ước tính mức tiêu thụ sẽ gia tăng
khoảng 8%/năm trong giai đoẹn 2008-
2018 và 3,5% trong giai đoạn 2018-
2025. Như vậy, tiềm năng phát triển của
ngành tại thị trường nội địa còn rất lớn
đã có những tín hiệu hồi phục, tuy
nhiên vẫn chưa ổn định, gây ảnh
hưởng lớn đến thị trường, sức tiêu thụ
sản phẩm cũng như giá cả đầu vào các
mặt hàng.
- Mặt bằng lãi suất cho vay vốn kinh
doanh của các tổ chức tín dụng, ngân
hàng thương mại ngày càng tăng, làm
tăng chi phí hoạt động kinh doanh,
giảm hiệu quả công tác đầu tư.
- Vấn đề nguyên vật liệu vẫn luôn là
một thách thức lớn đối với công ty.
- Bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp
cùng ngành nên luôn phải tập trung cố
gắng giữ và tăng thị phần.
3.1.4 Môi trường kinh doanh và khả năng của công ty
Hiện nay, công ty chịu khá nhiều tác động bởi yếu tố môi trường, như các yếu
tố vĩ mô, vi mô… Cụ thể như sau:
Môi trường vĩ mô: như dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính sách
Hiện nay, dân số Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng bình quân vẫn tăng trưởng ở mức đáng lo ngại. Dân cư tập trung chủ yếu ở
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
29
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
các khu vực thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất, chính vì thế, nắm bắt
được đặc điểm dân số cũng như phân bố dân cư là điều công ty đã làm rất tốt. Kênh
phân phối của công ty dàn trải, tập trung ở các thành phố lớn và các khu vực đông
dân từ Bắc vào Nam, điều này làm cho người tiêu dùng luôn thấy Cái Lân hiện hữu
ở khắp nơi.
Môi trường kinh tế cũng tác động không ít vào hoạt động phân phối của công
ty, trong đó, phân phối thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến kênh phân phối. Công ty
luôn xem xét đến yếu tố thu nhập của người dân, để có thể điều chỉnh phân bố của
hệ thống phân phối hợp lý.Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động phân phối của công ty. Bên cạnh đó, chi phí tăng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến
hoạt động phân phối của công ty, số lượng chi tiêu cho hoạt động hỗ trợ phân phối
tăng, gây giảm sút lợi nhuận, trong khi giá sản phẩm chỉ tăng nhẹ. Điều này đã gây
không ít bất lợi cho công ty trong vấn đề chi tiêu hỗ trợ vận chuyển. Ngoài ra, yếu
tố nguồn nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty, vì
nguyên liệu gắn liền với sản phẩm, mà sản phẩm lại gắn liền với phân phối, nếu
nguồn nguyên liệu không đủ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm, phân phối sẽ
gặp khó khăn…
Bên cạnh đó, chính sách mà công ty phải tuân theo cũng như các điều lệ mà
chính phủ ban hành cũng ảnh hưởng nhiều đến chiến lược phân phối của công ty,
như các quy định về đại lý do chính phủ ban hành, công ty cũng phải dựa trên các
điều lệ chung, từ đó đưa ra điều lệ riêng của công ty. Ngoài ra, các quy định về an
toàn trong lưu kho, bảo quản, công ty cũng áp dụng, cũng như các thủ tục hợp đồng,
mua bán, thu chi, công ty cũng phải tuân theo Luật Doanh nghiệp, hoặc các điều lệ
ràng buộc giữa trung gian với công ty, công ty phải tuân thủ theo các điều lệ liên
quan... Tóm lại mọi hoạt động trong vận chuyển, mua bán, thanh toán, lưu trữ…
công ty đều phải tuân theo các điều khoản của luật pháp.
Môi trường vi mô: như môi trường nội bộ của công ty, trung gian, cạnh tranh,
khách hàng… cụ thể:
Trung gian phân phối ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân phối của công ty.
Hiện nay công ty đang sở hữu một khối lượng trung gian khá lớn, đáp ứng được tốt
nhu cầu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc có nhiều trung gian giúp cho
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
30
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
công ty tiếp cận được sâu hơn với khách hàng.. Hiện nay, các trung gian của công ty
phân bố tập trung nhưng trải rộng, tập trung ở các địa bàn nhất định, nhưng trải
rộng trên nhiều địa bàn từ Bắc vào Nam. điều này ảnh hưởng khá nhiều đến các
quyết định về trung gian, như thiết lập, kiểm soát hay hỗ trợ của công ty đến các
trung gian.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các quyết định từ lãnh đạo của công ty về nhân sự,
nguồn vốn…cũng ảnh hưởng đến các quyết định trong phân phối, như gia giảm
lượng xe lưu thông để tiết kiệm nhiên liệu, hay tăng cường lưu lượng di chuyển trên
cùng chuyến hàng… tất cả đều ảnh hưởng đến quy trình phân phối của công ty.
Để có thể thực hiện tốt quy trình phân phối, công ty cũng không bỏ qua yếu tố
khách hàng. Việc nghiên cứu trước hành vi mua sắm, khách hàng mua ở đâu, mua
làm gì, khách hàng là ai…đã giúp công ty lựa chọn kênh phân phối đại trà, cũng
như đánh mạnh vào phân phối đại lý.
Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố, mặc dù hiện nay, Cái Lân đang có thị
phần lớn nhất, tuy nhiên sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh khác là một vấn đề
để công ty luôn xem xét và đề phòng.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
3.2.1 Quản lý các dòng chảy kênh
* Dòng thông tin:
Công ty cần chú trọng đến việc xác định rõ những thông tin cần trao đổi giữa
các thành viên của kênh, những thông tin này không chỉ là những thông tin về hoạt
động phân phối hàng ngày như sản lượng, doanh số bán… mà còn là những thông
tin dài hạn về thị trường mục tiêu, về đối thủ cạnh tranh, các xu hướng của thị
trường biến đổi như thế nào, sự ưa thích đặc biệt của người tiêu dùng đối với một số
nhãn hiệu hàng hoá, sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường và phản ứng
của người tiêu dùng đối với giá cả sản phẩm của Công ty, phản ứng của người tiêu
dùng đối với sản phẩm mới và giá cả sản phẩm mới, thị phần của đối thủ cạnh tranh,
giá cả hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, các biện pháp cạnh tranh của đối thủ cạnh
tranh…
* Dòng phân phối vật chất:
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
31
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
Hiện nay, Công ty lựa chọn đại lý chưa chú trọng đến công tác tồn kho nên
các đại lý thường lấy hàng từng ít một để khỏi phải lưu kho trừ những thời điểm
hàng tiêu thụ nhiều như dịp Tết. Điều này sẽ không có lợi cho Công ty vì Công ty
cần tiến hành lựa chọn đại lý sao cho họ có khả năng dự trữ sản phẩm của Công ty
với một số lượng nhất định tuỳ thuộc vào quy mô của họ để giảm gánh nặng tồn
kho bảo quản cho Công ty đồng thời cũng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, Công ty thực hiện giao hàng tại kho cho các trung gian. Tuy nhiên
cũng có những lúc mà công ty phải giao hàng ở những nơi mà nhà trung gian chọn
sẵn. Do vậy công ty cũng cần phải có những xe tải cỡ lớn để tránh rơi vào tình trạng
bị động
* Dòng xúc tiến:
Hiện nay, Công ty chưa có hoạt động xúc tiến qua kênh, tức là chưa có sự kết
hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh. Công ty cần phối hợp quảng cáo với
các trung gian như chia sẻ chi phí quảng cáo, hỗ trợ chi phí quảng cáo khuyến mại
… cho các đại lý có nhu cầu.
3.2.2 Công tác khuyến khích động viên các thành viên kênh
Việc khuyến khích động viên các thành viên kênh cũng rất quan trọng bởi nó
sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Công ty và các thành viên. Để thực hiện công tác
này cho thật tốt Công ty cần phải:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ với các thành viên kênh. Làm tốt điều
này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì rằng sẽ tạo sự tin tưởng từ các thành viên đối
với Công ty.
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khen thưởng: ngoài hình thức khen
thưởng mà Công ty đang sử dụng, cần nghiên cứu các khoản thưởng về việc thực
hiện tốt các quy định mà Công ty đặt ra như: bán đúng giá quy định, bảo quản hàng
tốt, cung cấp nhiều thông tin có giá trị…
- Thường xuyên quan tâm, động viên các nhà quản lý giỏi.
- Định kỳ Công ty nên có các khoá đào tạo về kỹ năng quản lý cho những bộ
phận quan trọng trong kênh.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
32
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
- Công ty cần có những hỗ trợ tài chính, vật chất cho các đại lý có thành tích
đóng góp trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty..
- Vì vậy Công ty cần tiến hành tìm hiểu về những nhu cầu thực sự của các
thành viên kênh, từ đó đưa ra các hoạt động hỗ trợ và mức hỗ trợ hơp lý hơn. Để
tìm hiểu được nhu cầu của các thành viên kênh, Công ty cần chú ý đến việc xây
dựng mối quan hệ giữa công ty với các thành viên thông qua lực lượng bán của
Công ty. Công ty cần tăng cường các cuộc viếng thăm của người phụ trách bán ở
từng khu vực tới các đại lý.
Công ty cũng cần thiết lập những biện pháp kiên quyết để sử lý các thành viên
vi phạm các quy định của Công ty.
Nhắc nhở với các thành viên có vi phạm lần đầu.
Có các biện pháp mạnh như ngừng giao hàng, tạm thời xoá bỏ những ưu đãi,
những khoản thưởng hay cắt hợp đồng… đối với các vi phạm lần tiếp theo, tuỳ theo
mức độ vi phạm và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của kênh và uy tín của
Công ty.
3.2.3 Phối hợp đồng bộ các chính sách Marketing Mix
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Công ty cần phải phối kết hợp đồng bộ các chính
sách khác như chính sách sản phẩm, giá cả, xúc tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty, hỗ trợ cho hoạt động của kênh phân phối.
* Hoàn thiện chính sách sản phẩm:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xu hướng đa dạng hoá sản
phẩm càng trở lên càng trở nên cần thiết. Công ty cần nghiên cứu tìm tòi thêm các
loại màn cho phù hợp hơn nữa với nhu cầu luôn biến động của thị trường đồng thời
chúng là nguồn thay thế cho những sản phẩm đã lỗi thời không tiêu thụ được.
Công ty cần tiến hành đa dạng hoá theo hướng thay đổi quy cách bao gói, kích
cỡ của sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào từng thị trường mục tiêu.
Công ty cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường
nguyên liệu để tìm kiếm và nhập loại nguyên liệu có chất lượng bảo đảm.
Để cải tiến sản phẩm có hiệu quả, Công ty cần khuyến khích sự tham gia đóng
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
33
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
góp ý kiến của các thành viên kênh đặc biệt là các trung gian bán lẻ, những người
trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng.
Với nhưng sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng thì sẽ tạo ra động lực cho các thành viên kênh thực hiện tốt các hoạt động
phân phối sản phẩm của Công ty.
* Hoàn thiện chính sách giá cả.
Việc quy định giá bán sản phẩm là một quyết định rất quan trọng đối với Công
ty song để thích ứng với thị trường thì chính sách giá của doanh nghiệp cần phải
hoàn thiện hơn. Công ty cần có chính sách giá linh hoạt vì. Khi sản phẩm bị ế đọng,
Công ty có thể sử dụng biện pháp khuyến mại, giảm giá bán….
Một biện pháp nữa để ổn định giá là Công ty nên tăng mức sản xuất khi có
nhu cầu cao đồng thời có kế hoạch dự trữ sản phẩm thường có nhu cầu cao từ trước
để đảm bảo cung cấp đủ hàng, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng.
* Tăng cường công tác tiếp thị
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng cáo để giữ vững hình ảnh của công ty
trong mắt người tiêu dùng, cũng cần nghiên cứu thêm các phương thức đưa được
hình ảnh tốt hơn nữa đến với người tiêu dùng để họ ngày một tin tưởng vào sản
phẩm của công ty.
Còn đối với công tác khuyến mại, công tác này hiện nay Công ty mới chỉ sử
dụng cho những người mua với khối lượng lớn tức là những người bán buôn bán lẻ
chứ chưa đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty có thể áp dụng thêm các hình
thức như tìm phiếu trúng thưởng trong các sản phẩm. Phần thưởng tuỳ thuộc vào
các loại sản phẩm, ví dụ phần thưởng nhỏ như tặng thêm sản phẩm cùng loại với số
lượng khác nhau hay thưởng thêm đồ dùng học tập đối với những sản phẩm được
trẻ em ưu thích (Công ty có thể đưa ra một số loại sản phẩm nhỏ có giá trị như nhau
để khách hàng lựa chọn khi trúng thưởng cho phù hợp với nhu cầu), những sản
phẩm thưởng đều được in tên, logo của Công ty. Đối với những sản phẩm có giá trị
lớn hơn (gói to hơn, loại cao cấp hơn…) Công ty nên có phần thưởng là áo, mũ có
in tên và logo của Công ty. Để chương trình được thành công, Công ty cần lên kế
hoạch hợp lý cho việc đổi phần thưởng được nhanh chóng dễ dàng (nên bố trí để lấy
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
34
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
được sản phẩm tại ngay nơi mua sản phẩm, hay các nhà bán lẻ bất kỳ). Hoạt động
khuyến mại nên áp dụng thường xuyên đặc biệt là đối với các sản phẩm cho trẻ em,
trong những dịp nhu cầu tiêu thụ giảm.
Nếu làm tốt các hoạt động marketing mix kể trên thì hoạt động phân phối của
Công ty chắc chắn sẽ có được sự thành công nhiều hơn.
3.2.4 Công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh
Công tác đánh giá hiệu quả của các thành viên kênh phải diễn ra thường xuyên
có định kỳ. Tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối
nhằm xác định cơ cấu của kênh và đưa ra các quyết định về lựa chọn thành viên
kênh cũng như các quyết định về các biện pháp nhằm tăng cường sự quản lý kênh.
Liên tục hiệu chỉnh kế hoạch phát triển hệ thống kênh phân phối cũng như điều tiết
các hoạt động thường xuyên của cả hệ thống.
Công ty tiêu thụ hàng hoá chủ yếu thông qua các trung gian và cửa hàng giới
thiệu sản phẩm nên công tác đánh giá hoạt động của đại lý là rất quan trọng. Đồng
thời, Công ty cũng cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các
đại lý một cách chính xác, cụ thể. Làm tốt công tác này Công ty sẽ có được những
quyết định đúng đắn về việc khuyến khích động viên, cũng như xử phạt… đối với
các đại lý. Như vậy, hoạt động của kênh sẽ ngày càng tốt hơn. Ngoài tiêu chuẩn
lượng bán, Công ty cần đánh giá các tiêu chuẩn khác như tốc độ tăng trưởng lượng
bán qua thời gian, lượng tồn kho, thái độ hợp tác, khả năng bán… Để đánh giá chi
tiết hơn, Công ty cũng có thể xác định tỷ trọng phản ánh tầm quan trọng của từng
tiêu chuẩn và cho điểm các tiêu chuẩn. Cuối cùng, Công ty sẽ có được số điểm để
đánh giá các đại lý. Kết quả của các đợt kiểm tra, đánh giá này được áp dụng phải
dựa trên các nguyên tắc xử sự hợp lý, bình đẳng và tốt nhất là công khai đối với tất
cả các thành viên tham gia kênh phân phối.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
35
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
KẾT LUẬN
Trong bản báo cáo này, em đã đưa ra những nghiên cứu phân tích của mình về
kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân. Qua việc tìm
hiểu về công ty, tìm hiểu về thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm của công
ty, em đã có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến quản trị kênh phân phối
sản phẩm sản phẩm dầu thực vật.
Dựa vào những kiến thức đã được học cũng như thực tế nghiên cứu tại Công
ty em cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả
hoạt động, cụ thể là quản trị kênh phân phối theo định hướng phát triển của Công
ty. Tuy nhiên, thời gian được thực tập và nghiên cứu về Công ty là không nhiều,
kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung của đề tài còn chưa đầy đủ mọi khía
cạnh và còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn của thầy.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quan tâm giúp đỡ tận
tình của thầy Trương Đức Lực cũng như Ban giám đốc và các phòng ban của Công
ty TNHH dầu thực vật Cái Lân đã giúp em hoàn thành đề tài này.
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
36
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kênh phân phối, TS. Trương Đình Chiến, NXB Thống
kê, Hà Nội- 2004.
2. Các số liệu, tài liệu từ phòng tài chính kế toán, phòng Marketing của công ty
TNHH dầu thực vật Cái Lân
3. Bản báo cáo phân tích đầu tư năm 2010 của công ty Cố phần dầu thực vật
Tường An
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
37
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TS. Trương Đức Lực
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
SV: Đặng Tiến Thành
Lớp: QTKD CN&XD 50A

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025Ta Dung
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...luanvantrust
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Thùy Dung Hoàng
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkndthien23
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Nguyễn Quang Sang Digital
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Võ Thùy Linh
 
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAY
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAYĐề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAY
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà Nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà NộiNghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà Nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà NộiDao Phuong Nam
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung NguyênTrangTrangvuc
 

Mais procurados (20)

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
 
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
 
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025
xây dựng chiến lược cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường AN đến năm 2025
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...
Luận văn: Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An MIỄN PHÍ...
 
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAY
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAYĐề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAY
Đề tài; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty DH Foods, HAY
 
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà Nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà NộiNghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà Nội
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giày da công sở tại thị trường Hà Nội
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
 
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
 

Destaque

Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...Viện Quản Trị Ptdn
 
Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101
 Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101 Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101
Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101Cương Nguyễn Bá
 
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2Tà Thần Hỏa Vân
 
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyQuản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyTuong Huy
 
Phân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmPhân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmnganfuong411
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2Thủy Đại Phù
 
marketing chương 6: phân phối
marketing chương 6: phân phốimarketing chương 6: phân phối
marketing chương 6: phân phốiTrong Hoang
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiTrong Hoang
 
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
Chương 1   Quản trị kênh phân phốiChương 1   Quản trị kênh phân phối
Chương 1 Quản trị kênh phân phốiTống Bảo Hoàng
 
Quan tri chien_luocmoi
Quan tri chien_luocmoiQuan tri chien_luocmoi
Quan tri chien_luocmoilengocthang
 
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Slide chính sách đại lý Colombo
Slide chính sách đại lý ColomboSlide chính sách đại lý Colombo
Slide chính sách đại lý ColomboLưu Nam Nhã
 
thiet Lap Chinh Sach Phan Phoi
thiet Lap Chinh Sach Phan Phoithiet Lap Chinh Sach Phan Phoi
thiet Lap Chinh Sach Phan PhoiHoang Le
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Giang Coffee
 
Bai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalBai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalNguyen Minh Trang
 
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàngHệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàngdvms
 

Destaque (20)

Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 
Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101
 Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101 Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101
Hoan thien_he_thong_kenh_phan_phoi_sp_cua_cty_gach_op_lat_ha_noi_1101
 
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2
[Forum.ueh.edu.vn] đề tài chiến lược phân phối của cà ph&#2
 
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyQuản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
 
Phân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmPhân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩm
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
 
marketing chương 6: phân phối
marketing chương 6: phân phốimarketing chương 6: phân phối
marketing chương 6: phân phối
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
 
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
Chương 1   Quản trị kênh phân phốiChương 1   Quản trị kênh phân phối
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
 
Quan tri chien_luocmoi
Quan tri chien_luocmoiQuan tri chien_luocmoi
Quan tri chien_luocmoi
 
Lài (1)
Lài (1)Lài (1)
Lài (1)
 
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp...
 
Slide chính sách đại lý Colombo
Slide chính sách đại lý ColomboSlide chính sách đại lý Colombo
Slide chính sách đại lý Colombo
 
Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3
 
thiet Lap Chinh Sach Phan Phoi
thiet Lap Chinh Sach Phan Phoithiet Lap Chinh Sach Phan Phoi
thiet Lap Chinh Sach Phan Phoi
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Bai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalBai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat final
 
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàngHệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng
 
Chuong 7
Chuong 7Chuong 7
Chuong 7
 

Semelhante a 326326 hoan-thien-kenh-phan-phoi-san-pham-cua-c

Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...
Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...
Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...luanvantrust
 
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdf
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdftailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdf
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdfHocTran16
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703OnTimeVitThu
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...luanvantrust
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm Luanvantot.com 0934.573.149
 

Semelhante a 326326 hoan-thien-kenh-phan-phoi-san-pham-cua-c (20)

Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...
Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...
Kế hoạch kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại công ty Xăng Dầu Điệ...
 
TÌM HIỂU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
TÌM HIỂU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 57...TÌM HIỂU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
TÌM HIỂU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdf
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdftailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdf
tailieuchung_quan_tri_chien_luoc_vinamilk_nhom1_5939.pdf
 
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY -Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
 
Đề tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng công ty Vận Tải du lịch Hải Thắng
Đề tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng công ty Vận Tải du lịch Hải ThắngĐề tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng công ty Vận Tải du lịch Hải Thắng
Đề tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng công ty Vận Tải du lịch Hải Thắng
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
 
Đề tài: Giải pháp marekting phát triển thị trường nước đóng chai Dragon
Đề tài: Giải pháp marekting phát triển thị trường nước đóng chai DragonĐề tài: Giải pháp marekting phát triển thị trường nước đóng chai Dragon
Đề tài: Giải pháp marekting phát triển thị trường nước đóng chai Dragon
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
 
DUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .docDUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .doc
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
 
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm
Báo cáo kiến tập phân tích hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm
 

326326 hoan-thien-kenh-phan-phoi-san-pham-cua-c

  • 1. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực MỤC LỤC M C L CỤ Ụ .......................................................................................................................1 DANH M C S Đ B NG BI UỤ Ơ Ồ Ả Ể ....................................................................................2 L I M Đ UỜ Ở Ầ .................................................................................................................1 CH NG I: T NG QUAN V CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNƯƠ Ổ Ề Ầ Ự Ậ ........................2 CH NG II: TH C TR NG T CH C KÊNH PHÂN PH I S N PH M CÔNG TY TNHHƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ Ố Ả Ẩ D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ ..............................................................................................15 CH NG III: GI I PHÁP HOÀN THI N H TH NG KÊNH PHÂN PH I S N PH M C AƯƠ Ả Ệ Ệ Ố Ố Ả Ẩ Ủ CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ .....................................................................25 K T LU NẾ Ậ ....................................................................................................................36 DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả ..............................................................................37 SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A
  • 2. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU M C L CỤ Ụ .......................................................................................................................1 DANH M C S Đ B NG BI UỤ Ơ Ồ Ả Ể ....................................................................................2 L I M Đ UỜ Ở Ầ .................................................................................................................1 CH NG I: T NG QUAN V CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNƯƠ Ổ Ề Ầ Ự Ậ ........................2 CH NG II: TH C TR NG T CH C KÊNH PHÂN PH I S N PH M CÔNG TY TNHHƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ Ố Ả Ẩ D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ ..............................................................................................15 CH NG III: GI I PHÁP HOÀN THI N H TH NG KÊNH PHÂN PH I S N PH M C AƯƠ Ả Ệ Ệ Ố Ố Ả Ẩ Ủ CÔNG TY TNHH D U TH C V T CÁI LÂNẦ Ự Ậ .....................................................................25 K T LU NẾ Ậ ....................................................................................................................36 DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả ..............................................................................37 SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A
  • 3. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực LỜI MỞ ĐẦU Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các hoạt động quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với mảng quản trị kênh phân phối. Đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dung là 1 vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình quản trị kênh phân phối sản phẩm giúp công ty có nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ những ưu điểm và nhược điểm từ đó tìm ra các giải pháp kịp thời phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp, em xin trình bày nghiên cứu của mình về kênh phân phối sản phẩm của công TNHH dầu thực vật Cái Lân với tên đề tài:” Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân” Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính : Chương I : Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân Chương II: Thực trạng tổ chức kênh phân phối sản phẩm công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trương Đức Lực và sự giúp đỡ của Ban giám đốc cũng như các phòng ban trong Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân đã giúp em hoàn thành đề tài này. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 1
  • 4. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN 1.1.Giới thiệu công ty Tên công ty: Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân Tên tiếng Anh: Cai Lan Oils & Fat Industries Co. Ltd - Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là công ty liên doanh giữa Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ Công thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore. - Thành lập năm 1996 với số vốn ban đầu 22 triệu đô la và tổng vốn đầu tư cho tới nay lên tới 75,8 triệu đô la, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân(CALOFIC) là một trong những công ty liên doanh hàng đầu đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu thực vật tại Việt Nam. Hiện nay, CALOFIC có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, hai văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, với hơn 1.000 nhân viên tính trên toàn quốc. - Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân(CALOFIC) đã không ngừng đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất và nuôi dưỡng nhiều tài năng cho nguồn nhân lực, từng bước giúp khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường. Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân(CALOFIC) đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng thông qua những nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng như NEPTUNE 1:1:1 - Điểm 10 cho sức khỏe - Điểm 10 cho chất lượng, SIMPLY - Cho một trái tim khỏe, MEIZAN - Món ăn ngon - Tốt sức khỏe , KiIDDY - Tăng cường dưởng chất - Thông minh vượt trội và Cái Lân - Cái Lân vào bếp - May mắn vào nhà. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất và bán các sản phẩm đóng trong can, thùng với nhiều kích cỡ khác nhau; shortening đóng trong bịch các tông, bơ dành cho thực phẩm và bánh kẹo. - Nhờ nỗ lực không ngừng, nhãn hiệu NEPTUNE 1:1:1 đã được khách hàng SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 2
  • 5. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực rất ưa chuộng và giành được giải thưởng Nhãn hiệu vàng của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong nhiều năm liền. Hơn thế nữa, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân(CALOFIC) cũng tích cực tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. Trụ sở chính: Cảng Cái Lân - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Việt Nam Tel: (84-33). 3846993 FAX: (84-33). 3845971 Email: corporate@wilmar.com.vn Chi nhánh tại Hà Nội: Toà nhà V- TOWER, Số 649 phố Kim Mã - Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Ðình - Hà Nội - Việt Nam Tel: (84.4). 37669723 Fax: (84.4). 37669736 Email: corporate@wilmar.com.vn Văn phòng Chi nhánh tại Hồ Chí Minh : Lầu 9, Phòng 903, tòa nhà Royal, 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam Tel: (84.8). 38333168 Fax: (84.8). 38333166 Email: corporate@wilmar.com.vn Văn phòng Chi nhánh tại Hiệp phước, Hồ Chí Minh : Lô C 21, khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam Tel: (84.8). 37818806 Fax: (84.8). 37818802 Email: corporate@wilmar.com.vn 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển - Năm 1996: ngày 12/08/1996, thành lập công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân - Năm 1997: xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh - Năm 2001: mở chi nhánh tại Hà Nội - Năm 2006: xây nhà máy Hiệp Phước và chuyển văn phòng về Hiệp Phước - Năm 2007: sáp nhập tập đoàn Wilmar - Năm 2008: thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và mở văn phòng SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 3
  • 6. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực mới tại Thành phố Hồ Chí Minh - Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được một nên móng rất vững chắc, trở thành một thương hiệu đáng tin cậy đối với người tiêu dùng. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 4
  • 7. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực 1.3.Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty Sứ mệnh công ty: “Nâng cao đời sống của người tiêu dùng Việt Nam thông qua việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tối ưu với chi phí thấp nhất.” Giá trị cốt lõi: Hướng tới sự phát triển bền vững, chúng tôi hiểu việc xây dựng & gìn giữ các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết và niềm tin lâu dài của tổ chức. Với Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân, tầm quan trọng nội tại nằm ở hệ thống sáu giá trị cốt lõi TIÊN PHONG - LIÊM CHÍNH - HỢP TÁC - SÁNG TẠO - CHẤT LƯỢNG - CON NGƯỜI. Đây được coi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi cá nhân làm việc tích cực hiệu quả, là hạt nhân liên kết mọi thành viên trong công ty với nhau, liên kết công ty với khách hàng, với đối tác, và với xã hội nói chung. TIÊN PHONG: Tự chủ công việc,tự tin chính mình LIÊM CHÍNH: Làm việc trung thực, đối xử công bằng HỢP TÁC: Sát cánh làm việc, chia sẻ thành công SÁNG TẠO: Đổi mới tư duy, thường xuyên cải tiến CHẤT LƯỢNG: Phấn đấu cùng nhau, đỉnh cao chất lượng CON NGƯỜI: Chúng tôi luôn quan tâm đến bạn 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty 1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 5
  • 8. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty - Giám đốc kinh doanh có 2 người phụ trách khu vực phía Bắc và phía Nam, dưới họ sẽ là các phòng ban tương tự nhau ở cả 2 khu vực như ở sơ đồ cơ cấu trên. - Do đặc trưng của công ty là kinh doanh ở 2 miền Nam Bắc nên các vị trí sẽ đều có 2 người đảm nhận, 1 người phụ trách phía Bắc và 1 người phụ trách phía Nam, trên họ là là người phụ trách toàn quốc, cũng là người đứng đầu các 4 phòng ban như trên gồm: - Phòng tổ chức: Tại đây có các phòng ban nhỏ hơn phụ trách các công việc vụ thể khác nhau : Kiểm toán, tài chính, Nhân sự, Kế hoạch chiến lược. - Phòng marketing: Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các kênh, cụ thể có bộ phận Nhãn hiệu, bộ phận Dịch vụ khách hàng và bộ phận SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 6
  • 9. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực quản lý phân phối hàng. - Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất, về chất lượng sản phẩm cũng như kĩ thuật - Phòng dự án sản phẩm mới: Nghiên cứu và đưa ra các dự án phát triển mặt hàng mới. 1.4.2. Cơ cấu lao động của công ty Dưới đây là cơ cấu lao động của chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bảng 1: Cơ cấu lao động của chi nhánh phía Nam của công ty STT Theo tiêu chí phân loại 2009 2010 2011 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1 Theo giới tính 342 100% 340 100% 404 100% Lao động nữ 96 28% 106 31% 117 29% Lao động nam 246 72% 234 69% 287 71% 2 Công việc 342 100% 340 100% 404 100% Quản lý, văn phòng 230 67% 173 51% 214 53% Kỹ thuật viên 112 33% 167 49% 190 47% 3 Trình độ văn hóa 342 100% 340 100% 404 100% Cấp 2 12 3% 8 2% 7 2% Cấp 3 58 17% 57 17% 59 15% Trung cấp, cao đẳng 139 41% 139 41% 182 45% Đại học 133 39% 132 39% 151 37% Cao học 0 0% 4 1% 5 1% Từ số liệu về cơ cấu lao động của 1 chi nhánh của công ty, ta có thể suy đoán ra tình hình cơ cấu lao động chung của toàn bộ công ty. Căn cứ vào bảng trên, ta thấy cơ cấu lao động của công ty ổn định và không có SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 7
  • 10. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực sự thay đổi gì nhiều. Cơ cấu trên phụ hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. - Về cơ cấu theo giới tính, giới tính nam luôn chiếm tỉ lệ cao hơn và vẫn duy trì như vậy qua các năm. - Về cơ cấu theo công việc, cũng có sự tăng về số lượng do mở rộng quy mô sản xuất nhưng tỉ lệ vẫn giữ ở mức ổn định. - Về cơ cấu theo trình độ văn hóa, ổn định qua các năm, nhưng năm 2010, 2011 đã có thêm những lao động có trình độ cao học, nâng cao chất lượng công việc của công ty. 1.4.3. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 1.4.3.1. Các sản phẩm chính của công ty - Sản xuất những sản phẩm dầu ăn tinh luyện mang thương hiệu để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như : +Neptune 1:1:1 +SIMPLY +Meizan +Cái Lân +Kiddy +Olivoilà - Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại dầu công nghiệp, dầu hỗn hợp, bơ thực vật, dùng trong công nghiệp thực phẩm và làm bánh kẹo. 1.4.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ là một vấn đề cốt lõi để phát triển sản xuất. Các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi, với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất , kinh doanh của ngành. Với quy mô dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trung bình 1,2%/năm, cơ cấu dân số trẻ, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh về kinh tế và thu nhập, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho ngành hàng tiêu dùng nói chung và ngành dầu thực vật nói SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 8
  • 11. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực riêng, là cơ họi tốt cho các doanh nghiệp. Thu nhập, mức sống và ý thức về vấn đề sức khỏe của người dân nâng cao, xu hướng sử dụng sản phẩm dầu thực vật thay thế mỡ động vật ngày càng tăng. Sản phẩm của công ty chiếm 45% thị phần về sản phẩm dầu thực vật trong nước, là doanh nghiệp có thị phần cao nhất trong thị trường hiện giờ. Công ty vẫn đang tiếp tục giữ vững thị phần của mình trong thị trường. Hiện nay công ty đã có sản phẩm đa dạng đánh vào các phân khúc thị trường khác nhau từ cao đến thấp: Mức độ bao phủ rộng khắp như vậy là một điểm mạnh và cũng là điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý. Chúng ta có cơ hội duy trì và gia tăng thị phần nhưng kèm theo đó là những rủi ro khi bị cạnh tranh ở từng phân khúc thị trường. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 9
  • 12. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực - Dầu chai thượng hạng: dầu Oliu mang nhãn hiệu Olivoilà - Dầu chai có giá trị bổ dưỡng: Simply dầu nành, Simply dầu hướng dương… - Dầu chai hỗn hợp cao cấp: Neptune - Dầu chai hỗn hợp trung cấp: Meizan - Dầu chai giá rẻ: Cái Lân - Dầu xá: Cái Lân 1.4.3.3. Cơ cấu sản lượng, doanh thu và lợi nhuân gộp của các sản phẩm tiêu thụ Bảng 2: Sản lượng các loại sản phẩm chính của công ty SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 10
  • 13. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực STT Mặt hàng 2009 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Neptune 18,739 14% 21,749 15% 27,700 17% 2 Simply 9,844 7% 12,595 8% 17,450 11% 3 Meizan/Cái Lân/Các loại khác 25,260 19% 35,575 24% 45,450 28% 4 Dầu can 5,530 4% 7,161 5% 6,550 4% 5 Dầu công nghiệp 72,677 55% 72,283 48% 66,650 41% Tổng cộng 132,050 100% 149,363 100% 163,800 100% Bảng 3: Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty đơn vị: VNĐ STT Mặt hàng 2009 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Neptune 637,636,558,471 50% 741,080,982,762 39% 1,192,455,237,18 8 33% 2 Simply 309,240,792,842 24% 449,379,746,812 23% 850,387,590,850 23% 3 Meizan/ Cái Lân/Các loại khác 277,468,641,323 22% 319,244,805,425 17% 446,796,037,410 12% 4 Dầu can 14,829,477,649 1% 61,830,721,374 3% 93,117,680,113 3% 5 Dầu công nghiệp 25,646,737,075 2% 343,943,202,738 18% 1,058,929,682,31 2 29% Tổng cộng 1,264,822,207,36 0 100% 1,915,479,459,11 1 100% 3,641,686,227,87 2 100% Như ta đã thấy, các loại sản phẩm của công ty có sản lượng khác nhau và doanh thu thu về cũng khác nhau. Đứng đầu là Neptune, tuy sản lượng chỉ đứng thứ 3 nhưng đem lại giá trị cao và luôn đứng đầu trong doanh thu của công ty. Tuy nhiên từ năm 2009 đến 2011 tỷ SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 11
  • 14. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực lệ doanh thu thu được từ dầu ăn Neptune đã giảm 12%, dù sản lượng vẫn tăng 3%, nguyên nhân là do một số mặt hàng khác của công ty có bước phát triển lớn, cụ thể là mặt hàng dầu công nghiệp có doanh thu tăng 27%. Nhìn chung, sản lượng qua các năm đều tăng, kéo theo doanh thu của công ty cũng tăng, điều này thể hiện sự phát triển của công ty. Bảng 4: Cơ cấu lợi nhuận gộp của sản phẩm chính STT Mặt hàng 2009 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Neptune 95,645,483,771 50% 96,340,527,759 39% 131,170,076,091 33% 2 Simply 46,386,118,926 24% 58,419,367,086 23% 93,542,634,993 23% 3 Meizan/ Cái Lân/Các loại khác 41,620,296,199 22% 41,501,824,705 17% 49,147,564,115 12% 4 Dầu can 2,224,421,647 1% 8,037,993,779 3% 10,242,944,812 3% 5 Dầu công nghiệp 3,847,010,561 2% 44,712,616,356 18% 116,482,265,054 29% Tổng cộng 189,723,331,104 100% 249012329684.428 100% 400,585,485,066 100% 1.4.3.4. Chi phí sản xuất Bảng 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 12
  • 15. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực ĐV: VNĐ STT Khoản mục 2009 2010 2011 Giá trị Giá trị Giá trị 1 Doanh thu thuần 1,264,822,207,360 1,915,479,459,111 3,641,686,227,872 2 Giá vốn hàng bán 1,119,410,024,376 1,728,445,467,124 3.328,143,138,828 3 Chi phí tài chính 53,581,949,340 72,105,222,440 138,384,076,659 4 Chi phí bán hàng 76,634,546,896 95,773,972,956 145,667,449,115 5 Chi phí quản lý 15,195,686,748 19,154,794,591 29,491,563,270 Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nên lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của công ty, cụ thể là khoảng 90%, cơ cấu của các khoản mục chi phí không có thay đổi lớn qua các năm. Do tình hình chung của thế giới, do lạm phát cũng như sự biến động tăng liên tục của các loại nguyên nhiên vật liệu nên giá vốn hàng bán tăng rất nhanh qua các năm, đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tăng gấp đôi, có kết quả như vậy một phần cũng do sản lượng của công ty cũng đã tăng nhiều qua các năm. Các khoản mục khác qua các năm cũng đều có sự tăng rõ rệt về số lượng, do sự lạm phát của nền kinh tế cũng như do việc mở rộng sản xuất của công ty. 1.4.3.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới - Công ty vẫn luôn đẩy mạnh và liên tục cho ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. - Năm 2009: Lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện dầu ăn dinh dưỡng cao cấp Kiddy, đặc chế dành riêng cho trẻ em. Dầu ăn Kiddy được kết hợp khoa học giữa dầu cá hồi nhập khẩu, dầu mè, dầu hạt cải và dầu gạo. Cung cấp cho bé yêu của bạn hàm lượng cao DHA tự nhiên từ dầu cá hồi; omega 3, 6,9; vitamin SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 13
  • 16. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực A, B1, E và hơn 20 loại axit béo thiết yếu - là những dưỡng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác và cơ thể của trẻ. Đặc biệt với công nghệ tinh chế hiện đại, giúp loại bỏ hoàn toàn mùi tanh đặc trưng của dầu cá trong thành phẩm. - Năm 2010 : Đưa ra sản phẩm dầu Oliu Olivoila rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng Dầu ô-liu Olivoilà chứa nhiều axít béo không bão hòa đơn và giàu các chất chống ôxi hóa có tác dụng lưu giữ tuổi xuân, ngăn ngừa quá trình lão hóa đồng thời ngăn ngừa các bệnh tim mạch. - Dầu ô-liu Olivoilà chứa các loại vitamin A, B và E tự nhiên hòa tan, rất hiệu quả trong việc chăm sóc da, giúp làn da phục hồi độ đàn hồi tự nhiên, sáng đẹp và mịn màng. 1.4.3.6. Tình hình kiểm tra chất lượng o Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm, do đó vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, và quan trọng hơn cả là uy tín của Công ty. Do đó, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đâu. Trước khi nhập hàng và xuất hàng tiêu thụ đều được kiểm tra, chất lượng hàng đảm bảo mới đưa ra lưu thông trên thị trường. Chính vì thế, thị phần tiêu thụ của Công ty trong những năm qua luôn được ổn định và phát triển trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. o Cụ thể công ty sử dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP: • HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. o Tuy khác nhau về tên gọi, cách diễn giải cũng như một số yêu cầu cụ thể, nhưng tựu trung một tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 14
  • 17. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học). Bộ phận thứ hai mang tính đặc thù cho từng loại thực phẩm là hệ thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Hệ thống này giúp nhận diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại thực phẩm cũng như quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được. 1.4.4. Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 Tổng giá trị tài sản Tỷ đồng 1570 2025 2276 Doanh thu thuần USD 280,345,32 5 360,640,94 4 509,640,370 Lợi nhuận gộp USD 46,342,546 53,219,020 52,853,077 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh USD 10,334,467 17,559,067 15,563,005 Lợi nhuận khác USD 60,472 159,693 884,858 Lợi nhuận trước thuế USD 12,854,357 17,718,760 16,447,863 Lợi nhuận sau thuế USD 8,653,432 13,606,483 12,234,732 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu USD 10,42% 37,5% 34,44% Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đều có những bước tiến qua các năm,cụ thể năm 2010 có kết quả vượt bậc so với năm 2009, tuy nhiên, năm 2011 các chỉ số đều bị giảm sút, do tình hình chung của nền kinh tế bị suy giảm khiến cho các doanh nghiệp đều gặp khó khắn trong việc sản xuất kinh doanh của mình và công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân cũng không nằm ngoài số đó. Tuy vậy, công ty vẫn cố gắng khắc phục để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm xấp xỉ 10%. Đó cũng là một thách thức để năm 2012 công ty có nhiều cố gắng hơn để đạt kết quả kinh doanh cao hơn bù đắp lại năm 2011. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 15
  • 18. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực 2.1 Cấu trúc kênh phân phối của công ty 2.1.1. Thiết kế kênh phân phối. Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Với nhu cầu và chiến lược phân phối của mình, công ty dầu thực vật Cái Lân đã chọn KÊNH PHÂN PHỐI GIAN TIẾP để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dung. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 16 Nhà máy sản xuất Người tiêu dùng Nhà phân phối Nhà bán buôn Siêu thị lớn( Big C..) Nhà bán lẻ
  • 19. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực ● Phân tích thực tế từ nhu cầu khách hàng: Đối với dòng sản phẩm dầu thực vật, khách hàng chính của Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân hiện nay gồm hai đối tượng chính: người tiêu dùng và nhà bán buôn (Đại lý, trung gian phân phối, siêu thị), nhà bán lẻ với nhiều nhu cầu khác nhau. Đối với khách hàng là người tiêu dùng: Họ không thường mua sản phẩm với số lượng nhiều. Mỗi lần mua, họ chỉ mua một hoặc hai chai với thể tích khác nhau tùy mức độ sử dụng và nhu cầu. Khách hàng dạng này thường không thích đi lại quá xa để mua sản phẩm, do đó công ty phải chọn giải pháp kênh phân phối đại trà và xây dựng hệ thống đại lý trải dài đến từng khu phố người tiêu dùng sinh sống để thỏa mãn việc mua hàng nhanh của họ. Hiện nay, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm tại các đại lý của công ty hoặc vào siêu thị, chợ đều được đáp ứng nhu cầu. Đối với khách hàng là Nhà bán buôn, đại lý, siêu thị, nhà bán lẻ: Nhu cầu của họ khác biệt hoàn toàn với người tiêu dùng. Họ là trung gian gián tiếp bán hàng cho công ty, họ đem sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng, và tùy vào quy mô mà họ có thể mua với số lượng khác nhau, dao động từ 20-4000 thùng. Đối với khách hàng này, họ rất chú trọng đến thời gian mua hàng, vì thế công ty đã xây dựng mạng lưới giao hàng hùng mạnh, có thể đáp ứng đơn hàng một cách nhanh nhất. Đối với mỗi đơn hàng, thời gian giao hàng sẽ từ 2-3 tiếng trong nội thành và gần nội thành hoặc 1-3 ngày nếu ở tỉnh hoặc vùng xa. Công ty rất chú trọng đến địa điểm của đối tượng khách hàng này, vì đó là thế mạnh của họ để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Việc xem xét bảo đảm chiều rộng cho dòng sản phẩm cũng đã giúp công ty định hướng phương thức xây dựng hệ thống kênh phân phối sao cho phù hợp. Hiện tại công ty có nhiều sản phẩm dầu ăn và vẫn đang nghiên cứu để tăng chiều rộng cho kênh phân phối bằng các dòng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường. 2.1.2. Đánh giá hiệu quả của kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối mà công ty lựa chọn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 17
  • 20. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực đã giúp đưa được sản phẩm của công ty đến được rộng rãi đến tay người tiêu dùng. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, công ty còn quan tâm đến phát triển chiều rộng của kênh phân phối, phục vụ nhu cầu đa dạng đến người tiêu dùng. Nhờ có hệ thống kênh phân phối này mà sản phẩm của công ty đã chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường dầu thực vật trong nước, lên đến 45%, đó cũng là do xây dựng được hệ thống kênh phân phối sản phẩm tốt. 2.2 Đặc điểm và công tác tìm kiếm thành viên kênh phân phối 2.2.1. Đặc điểm các thành viên kênh phân phối Đặc điểm nhà phân phối: Hiện nay, nhà phân phối của Cái Lân bao gồm: trung gian phân phối, các đại lý, siêu thị và các điểm bán lẻ. Xác định được đặc điểm của nhà phân phối giúp công ty quản lí đạt được hiệu quả hệ thống kênh phân phối của mình. Đối với trung gian phân phối, họ là một tổ chức hoặc cá nhân có vốn lớn, có điều kiện về kho bãi, về phương tiện vận chuyển. Họ thường chọn địa điểm đông dân cư để có thể dễ dàng bán hàng, nhất là ở trong thành phố sẽ thuận tiện hơn cho họ trong việc nhận và giao hàng, kiểm soát được việc bảo quản cao hơn. Các đơn đặt hàng từ các trung gian phân phối này cũng không giống nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn hay tùy thuộc vào từng đơn hàng mà công ty có sự ưu đãi. Các đơn hàng thường dao động từ 2000-4000 thùng cho mỗi lần lấy hàng. Đối với các đại lý, họ là các cá nhân có vốn, thực hiện chức năng của một Nhà bán buôn. Họ có khả năng tiếp cận khác hàng nhiều hơn so với các trung gian phân phối. Khả năng bao phủ thị trường của họ tuy kém hơn các trung gian phân phối nhưng mật độ của họ cao hơn. Công ty hiện nay sở hữu hệ thống đại lý rộng khắp thông qua các trung gian phân phối trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Các đại lý tập trung ở TP.HCM, Hà Nội, và ở nhiều tỉnh thành khác. Các đại lý thường lấy hàng thông qua các trung gian phân phối nhưng cá biệt cũng có nhiều đại lý lấy hàng trực tiếp từ công ty. Đơn hàng của các đại lý thường dao động từ 20- 50 thùng/lần. Đối với các siêu thị nhỏ, họ là Nhà bán buôn tiếp xúc với người tiêu dùng SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 18
  • 21. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực nhiều. Ở một số thành phố lớn, người tiêu dùng chấp nhận mua hàng ở siêu thị vì họ tin tưởng siêu thị là nơi bán sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng nhất. Tuy nhiên, thời gian mua hàng có thể kéo dài do lượng khách hàng mua đông và tốn nhiều thời gian để giải quyết các đơn hàng. Mặt khác, siêu thị vẫn chưa phải kênh bán lẻ có doanh số cao nhất và mỗi đơn hàng của họ dao động chỉ từ 500-700 thùng/lần. Đối với Nhà bán lẻ, họ là các cá nhân có cửa hàng tạp hóa tại nhà, là kênh phân phối có số lượng đông đảo nhất của công ty. Đây là đối tượng tiếp xúc với người tiêu dùng nhiều nhất, trải rộng nhất. Họ có mặt tại hầu hết các khu vực,các chợ gần khu dân cư. Vốn của họ không nhiều, họ bán hàng không lưu trữ, nên số lượng mua chỉ từ 5-10 thùng hoặc mua theo chai (đối với các điểm bán nhỏ). Đặc điểm người tiêu dùng: Người tiêu dùng ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có thói quen mua sắm khác nhau. Điển hình như tại TP.HCM, đa số người tiêu dùng có thói quen mua sắm tại chợ, các cửa hàng tạp hóa do gần nhà và giá rẻ, họ chỉ đến siêu thị như một nơi giải trí hay cần mua những hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một nhóm khách hàng với thu nhập khá trở lên chọn siêu thị vì họ tin rằng hàng hóa trong siêu thị đảm bảo chất lượng hơn, nhất là nhóm hàng thực phẩm. Nắm bắt được thói quen đó, Cái Lân đã xây dựng hệ thống kênh phân phối dàn trải và tập trung vào các trung gian phân phối cũng như các đại lý. 2.2.2. Yêu cầu của công ty đối với các thành viên kênh phân phối Về việc lựa chọn thành viên cho kênh, công ty đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu để lựa chọn thành viên được tóm gọn lại ở những điểm như sau: Đối với các trung gian phân phối: để trở thành nhà phân phối của công ty, đơn vị có thể là cá nhân, hay công ty trong hay ngoài quốc doanh nào đó có giấy phép kinh doanh, có vốn điều lệ trên 10 tỉ, và có sẵn hệ thống kho bãi ổn định. Ngoài ra, hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị phải đảm bảo luôn có thêm điểm phân phối tức đại lý mới. Và để trở thành nhà phân phối của công ty, đơn vị phải cam kết các thỏa thuận về sản phẩm, về khả năng bao phủ thị trường, mỗi nhà phân phối sẽ có một phần nhất định thị trường, tuy nhiên không giới hạn việc mở rộng thị trường cho nhà phân phối nhưng nằm ngoài vùng ảnh hưởng của các nhà phân phối khác. Đối với đại lý và nhà bán lẻ: công ty không có quy định trong việc lựa chọn SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 19
  • 22. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực đại lý hay nhà bán lẻ, mà chỉ đưa ra các yêu cầu nhất định cho trung gian phân phối trong việc lựa chọn nhà đại lý hay nhà bán lẻ. Đối với đại lý, công ty yêu cầu phải thực hiện các cam kết về sản phẩm tức chỉ bán hàng của công ty, các cam kết về bảo quản, đổi trả hàng cho khách… và yêu cầu đại lý phải thực hiện. Đối với nhà bán lẻ, công ty không có các yêu cầu ràng buộc hay cam kết. Vốn điều lệ hay kho bãi, công ty không yêu cầu đối với đại lý hay bán lẻ, nhưng không gia hạn nợ đến lần thứ 2 cho các đại lý hoặc bán lẻ. 2.3 Thực trạng quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối 2.3.1. Hoạt động quản lý mối quan hệ giữa các thành viên kênh phân phối Công ty đã xây dựng được 1 hệ thống thông suốt phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, cũng đã có sự báo cáo phân cấp rõ giữa các thành viên trong kênh, tuy nhiên trong quá trình vận hành cũng sẽ không tránh khỏi có những xung đột giữa các thành viên trong kênh phân phối Xung đột trong kênh phân phối có các bản chất như sau: Một là, xung đột trong kênh phân phối luôn tồn tại như một hoạt động tất yếu vừa kích thích, vừa kìm hãm sự phát triển của kênh, trong đó các xung đột trong nội bộ kênh luôn là vấn đề phức tạp. Trong nội bộ kênh, xung đột là các hành vi trực tiếp có tính chất cá nhân và tập trung vào một đối thủ. Theo đó, nó có thể chi phối các hành vi ứng xử khác nhau của thành viên kênh. Các thành viên kênh vừa chấp nhận sự hợp tác vừa có những mâu thuẫn về quyền lợi hay những xung đột về các lợi ích. Hai là, những xung đột theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong nội bộ kênh có thể xảy ra vì bất kỳ lý do nào tuy nhiên với mức độ và chiều hướng khác nhau. Bản chất của xung đột là sự không thống nhất về lợi ích giữa các cá nhân và tổ chức tham gia vào việc chia sẻ, thực hiện và hưởng lợi từ các công việc của hoạt động phân phối. Ba là, đánh giá mức độ giữa cạnh tranh và xung đột có thể thấy một khi xung đột không thể kiểm soát được có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn nảy sinh hoạt động cạnh tranh trong kênh dẫn đến sự thủ tiêu, loại bỏ, thôn tính. Để đánh giá tính chất và mức độ của các xung đột . Người ta có thể sử dụng SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 20
  • 23. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực các chỉ tiêu định tính và định lượng được xác định dựa trên những dữ liệu về kênh marketing hay dựa vào các căn cứ sau : - Tính độc lập và khả năng hợp tác giữa các thành viên kênh. - Mức độ hình thành các cam kết giữa các thành viên kênh. - Tính thông suốt của hệ thống thông tin trong kênh. - Mức độ hình thành những mục tiêu về doanh thu, thị phần, khối lượng hàng hóa tiêu thụ. - Căn cứ vào thời gian hoàn thành các cam kết và các mục tiêu của các thành viên kênh. Xảy ra xung đột trong kênh phân phối là có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Do sự không thống nhất về mục tiêu. Các nhà phân phối thường theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn trong khi nhà sản xuất thường theo đuổi mục tiêu dài hạn. Đây là nguyên nhân phổ biến của xung đột. - Do thiếu thông tin hay do những trục trặc của hệ thống thông tin trong kênh dẫn đến sai lệch hoặc chậm trễ về các loại thông tin được truyền tải. - Do sự khác nhau về mong muốn và kỳ vọng giữa các thành viên kênh. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác bao gồm: sự khan hiếm về nguồn lực hay những yếu tố liên quan đến việc xác định không phù hợp vai trò các thành viên kênh hoặc do sự phân chia trách nhiệm quyền hạn không rõ ràng và chính xác trong kênh phân phối. Căn cứ vào các nghiên cứu trên, công ty sẽ có những xử lý phù hợp với từng tình huống cụ thể giúp cho quan hệ các thành viên trong kênh được hài hòa. 2.3.2. Hoạt động khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối Về việc thực hiện các chính sách động viên, khuyến khích trong kênh, công ty luôn thực hiện đầy đủ các vấn đề về khen thưởng cũng như hỗ trợ cho các thành viên kênh phân phối. Cụ thể đối với các trung gian phân phối, trung gian phân phối nào đạt hoặc vượt mức doanh số đề ra, công ty sẽ trích chiết khấu và hoa hồng từ 3- 4% trong một năm, hoặc chia ra trong từng quý, và mỗi quý nếu doanh số bán vượt SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 21
  • 24. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực bậc, công ty sẽ có hình thức thưởng thêm. Đối với các đại lý, sẽ cụ thể hơn ở cách ghi nhận doanh số, vì doanh số của các đại lý sẽ do các trung gian phân phối ghi nhận, cũng như chi tiết hơn ở cách trưng bày sản phẩm. Doanh số của đại lý được ghi nhận theo từng tháng, các trung gian phân phối sẽ có nhân viên kiểm soát, mỗi nhân viên đảm nhận từ 5-10 đại lý, sẽ luân phiên thay đổi nhân viên, để có sự khách quan. Doanh số của đại lý nếu đạt mức quy định (mức quy định không do công ty ban hành, mà là do nhà phân phối ban hành), thì trung gian phân phối sẽ ghi nhận, Tổng kết theo quý hay theo năm là do trung gian phân phối. Đối với siêu thị: tương tự như các đại lý, tuy nhiên mức thưởng chủ yếu là chiết khấu và hoa hồng,. Đối với các địa điểm bán lẻ: điểm tích lũy từ việc bán sản phẩm dựa trên số lượng sản phẩm bán được, điểm được tích lũy nhằm đổi sản phẩm, hoặc đổi hiện vật. Các thành viên trong hệ thống kênh phân phối ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ không chỉ là đối tác của công ty, mà còn là khách hàng của công ty. Họ đại diện cho nhu cầu và mong muốn của khách hàng trước khi đại diện cho công ty để bán hàng. Do vậy công ty cần động viên, khuyến khích để họ hoàn thành tốt vai trò của người phân phối. Chính sách động viên khuyến khích này làm cho các thành viên kênh hăng hái hơn trong việc bán sản phẩm của công ty. Hiệu quả của nó phần nào cũng phản ánh thông qua kết quả tiêu thụ tăng lên hàng năm 2.3.3. Sự phối hợp các biến số Marketing Mix *Biến số sản phẩm Do thông tin cung cấp của các thành viên kênh chủ yếu là về sản lượng, doanh số, tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tập quán thói quen tiêu dùng của khách hàng. Công ty chưa xử lý thông tin hiệu quả nên công tác dự báo xu hướng thị trường cũng như hoạt động phát triển sản phẩm mới chưa đạt hiệu quả cao. Việc phát triển sản phẩm mới chủ yếu là do sự nghiên cứu tìm tòi của bản thân Công ty chứ chưa có sự đóng góp đáng kể của các thành viên kênh. Sau khi phát triển sản phẩm mới Công ty mới thông tin cho các thành viên kênh về sản phẩm mới và giới thiệu sơ qua về sản phẩm này để các thành viên kênh có sự hiểu biết nhất định giúp cho việc tiêu thụ SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 22
  • 25. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực sản phẩm. * Yếu tố giá Do Công ty bán trực tiếp cho đại lý, người bán buôn, người bán lẻ nên Công ty có chính sách giá riêng đối với từng đối tượng. Đối với nhà bán buôn, bán lẻ lấy hàng theo giá của Công ty quy định cho từng đối tượng. Đối với nhà bán lẻ lấy hàng thường xuyên với khối lượng lớn có thể được hưởng các khoản ưu đãi như nhà bán buôn. Tuy nhiên, Công ty chỉ quản lý được mức giá đối với những đối tượng trực tiếp làm ăn với mình nhưng không quản lý được các mối liên hệ ở phía sau của kênh. Nên hiện nay giá bán lẻ sản phẩm của Công ty vẫn không được thống nhất mà có sự khác nhau giữa khu vực, từng hàng bán lẻ do chưa có sự quản lý chặt chẽ của Công ty. * Chiến lược xúc tiến khuyếch trương Nói chung hoạt động xúc tiến khuyếch trương của Công ty diễn ra khá tốt. Hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra thường xuyên. Với cường độ như vậy, hoạt động quảng cáo của Công ty đã tạo 1 hình ảnh vững trong lòng người tiêu dung. Các loại hình khuyến mại của Công ty chưa hợp lý, chỉ dừng ở người bán lẻ chứ chưa đến tận tay người tiêu dùng. Bởi sản phẩm của Công ty có giá trị thấp chỉ khoảng vài chục ngàn đồng cho một sản phẩm nên hoạt động khuyến mại cho những người mua có giá trị lớn hàng trăm nghìn đồng trở lên là không phù hợp. Vì vậy, Công ty cần có sự thay đổi trong chiến lược khuyến mại để đảm bảo hợp lý hơn. 2.4 Công tác đánh giá các thành viên kênh phân phối Việc đánh giá thành viên kênh phân phối là bước quan trọng để có thể bao quát tình hình phân phối, cũng như thấy các ưu khuyết điểm từ thành viên, từ đó đưa ra các kinh nghiệm cũng như các biện pháp nhằm cải thiện kênh phân phối đạt được hiệu quả tối đa nhất. Công ty xác định các chỉ tiêu đánh giá thành viên dựa trên các chỉ tiêu như: mức tiêu thụ, khả năng bán hàng, mức dự trữ, và tinh thần hợp tác. Đối với mức tiêu thụ: công ty đánh giá theo 2 kì, đó là kì giữa năm và kì cuối SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 23
  • 26. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực năm. Tổng hợp số liệu từ hai kì, công ty sẽ có số liệu chính xác nhờ vào việc phản hồi số liệu so sánh giữa lượng hàng giao và lượng tiền nhận. Nếu liên tục nhà phân phối hoặc đại lý trong năm đó, và năm kế tiếp, có doanh số tăng, thì công ty sẽ có mức thưởng hợp lý, tuy nhiên ngược lại, nếu nhà phân phối hoặc đại lý không đáp ứng được chỉ tiêu, thì công ty sẽ hủy quyền đại diện phân phối. Đối với khả năng bán hàng: công ty có sự so sánh giữa thái độ bán hàng, khả năng giao nhận hàng, khả năng thanh toán với khách hàng, xử lý hàng hóa, cũng như quá trình đào tạo nhân viên của mỗi trung gian phân phối hay đại lý. Công ty sẽ xác định được trung gian phân phối nào thực hiện tốt hành vi đối với khách hàng. Từ đó quy ra mục thưởng và chiết khấu. Đối với mức dự trữ: mức dự trữ bình quân mỗi năm sẽ được công ty ghi nhận, nếu mức bình quân dự trữ mỗi năm tăng đều, thì chứng tỏ trung gian phân phối hoặc đại lý làm việc không hiệu quả. Ngược lại, mức dự trữ bình quân giảm, thể hiện rằng nhà phân phối hoặc đại lý đã làm ăn hiệu quả trong năm đó. Đương nhiên mức độ dự trữ cũng còn phụ thuộc vào tình trạng kho bãi, hoặc khả năng mở rộng kho bãi của trung gian phân phối hay đại lý. Đối với tinh thần hợp tác: công ty xác định tinh thần hợp tác dựa trên khả năng thực hiện cam kết của nhà phân phối hoặc đại lý đối với công ty về mọi vấn đề đã ký kết trước đây như quy mô, thời gian, số lượng… Hoặc mức độ hợp tác trong việc huấn luyện nhân viên (hàng năm công ty đều tổ chức nhiều đợt huấn luyện nhân viên nhằm nâng cao khả năng bán hàng cho nhân viên), và mức độ hợp tác trong việc thực hiện các dịch vụ của nhà trung gian đối với khách hàng. Dựa trên quá trình kiểm tra đó, công ty có thể thực hiện các quyết định như hoặc thưởng hoặc chấm dứt hợp đồng với các nhà phân phối hoặc đại lý đó. 2.5 Đánh giá khái quát về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân hiện nay là một thương hiệu mạnh, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong quản trị kênh phân phối cần lưu ý đến: Thứ nhất, việc công ty phát triển kênh phân phối đại trà là hướng đi đúng đắn, đây là hình thức bao phủ thị trường lớn. Tuy nhiên, công ty không có khả năng kiểm soát đại lý hoặc các điểm bản lẻ, mà trung gian phân phối kiểm soát. Như vậy, SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 24
  • 27. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực công ty không thể chắc chắn rằng những báo cáo của trung gian phân phối là chính xác hay không, công ty sẽ không thể kiểm tra dịch vụ hỗ trợ, hay mức giá mà đại lý hoặc các điểm bán lẻ đưa ra. Dễ phát sinh mâu thuẫn nội bộ trong kênh vì các kênh bán lẻ có thể hoặc tăng giá, hoặc hạ giá để cạnh tranh mà công ty không nắm được, ngay cả trung gian phân phối cũng không nắm bắt được, điều đó sẽ gây nhiều trở ngại cho công ty. Thứ hai, việc hạn chế số lượng hàng xuất cho trung gian phân phối, mặc dù hạn chế được số lượng hàng tồn, nhưng lại hạn chế việc phát triển của trung gian phân phối, trung gian phân phối có quý bán chạy, có quý bán không chạy, nếu quy định số lượng hàng xuất tối thiểu, thì trung gian phân phối sẽ không chủ động được lượng hàng bán của mình, trong khi thời gian giao hàng của công ty thì lại có nhiều bất cập. Như thế sẽ lại kéo dài thêm thời gian chờ đợi của khách hàng. Thứ ba, mặc dù công ty đã có nhiều khóa huấn luyện về nhân sự, trong mọi vấn đề như bán hàng, kho bãi, vận chuyển… tuy nhiên, công ty lại chưa có chế độ kiểm soát, như việc kiểm soát việc lưu kho, kiểm soát việc vận chuyển, đóng gói. Vì trong quá trình vận chuyển, kho bãi, các nhân công hay quăng, ném sản phẩm, làm không đúng quy cách, do đó, sản phẩm bị móp méo, hư hỏng. Gây thiệt hại cho công ty, vì giải quyết sản phẩm hỏng càng nhiều thì vốn công ty càng bị thua lỗ chừng đấy. Thứ tư, công tác đánh giá của Công ty đối với các thành viên kênh còn chưa có hệ thống tức là chưa có hình thành một cách chính thức các tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm các tiêu chuẩn ấy theo mức độ quan trọng mà Công ty lựa chọn CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN 3.1 Những căn cứ hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm 3.1.1 Tổng quan về ngành dầu thực vật Tình hình sản xuất: Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường dầu ăn hiện nay đang phát triển rất khả quan. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 25
  • 28. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực phầm lợi ích cho sức khỏe, do đó, dầu mỡ có nguồn gốc thực vật đã thay thế hoàn toàn dầu mỡ động vật. Với mức tiêu thụ khoảng 250 triệu lít/năm, tăng trưởng trung bình vào khoảng trên 20%/năm, cho thấy đây là thị trường rất tiềm năng để đầu tư sản xuất. Các công ty dầu ăn liên tục đầu tư máy móc hiện đại vào dây chuyển sản xuất nhằm tăng công suất sản xuất và đầu tư cho hệ thống phân phối để có thể chiếm thị phần cao nhất. Tình hình cạnh tranh: Cũng theo báo cáo trên, thị trường dầu ăn Việt Nam hiện đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt, các công ty tranh giành từng tỉ lệ thị phần, từng đại lý để có thể đem sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng thuận tiện nhất, tăng tối đa khả năng bán hàng. Hiện nay có khoảng 20 thương hiệu dầu ăn tham gia vào thị trường, trong đó có các thương hiệu tên tuổi lâu năm như: Tường An, Marvela, Neptune, Tân Bình...chiếm thị phần nhất định và một số thương hiệu mới nổi như: Bình An, Golden Hope Nhà Bè. Cái Lân vẫn chiếm thị phần cao nhất là 45% Việt Nam với ưu thế là thành viên của WTO được xem như một thị trường đang mở rộng cửa với nhiều cơ hội. Và với sự đầu tư từ các Nhà đầu tư nước ngoài, các công ty dầu ăn có thêm nguồn lực để hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, càng làm cho thị trường dầu ăn thêm sôi động trong cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng: Đối với người tiêu dùng nói chung, xu hướng sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Ngày trước, mọi người có thói quen sử dụng dầu mỡ động vật để nấu nướng. Tuy nhiên, từ khi phát hiện ra dầu mỡ động vật giàu Cholesterone có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,không có lợi cho sức khỏe, người tiêu dùng chuyển sang dùng dầu thực vật an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, các công ty ngày càng bổ sung nhiều dưỡng chất hợp lý cho từng nhu cầu và phù hợp với từng độ tuổi của người tiêu dùng. Sản phẩm dầu ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người tiêu dùng Việt Nam, vì vậy các bà nội trợ luôn chú trọng đến chất lượng của từng loại dầu ăn. Các sản phẩm dầu ăn hiện nay trên thị trường đa dạng về đặc tính cũng như SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 26
  • 29. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực mẫu mã,kích thước. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm được sản xuất để làm bánh, trộn salad,nấu nướng. Đặc biệt hơn,công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân còn nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm dầu Kiddy giàu DHA dành cho trẻ em, đây là bước đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Các yếu tố tác động mạnh đến thị trường dầu ăn: Trong các năm gần đây, thị trường dầu ăn liên tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm dầu ăn.Giá nguyên liệu tăng giảm bất thường với biên độ lớn. Tỷ giá VND/USD biến động tăng cao. Lãi suất ngân hàng biến động tăng cao ảnh hưởng đến chi phí lãi vay phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh (có lúc lãi suất lên đến 21%/năm). Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cũng làm phát sinh chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ thống giao thông vận tải của nước ta chưa hoàn thiện cũng phần nào gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu Tóm lại, thị trường dầu ăn Việt Nam vẫn đang rất phát triển với nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm và các đặc tính riêng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mạnh mẽ, liên tục đổi mới và phát triển sản phẩm. 3.1.2 Mục tiêu của công ty - Phát triển mở rộng thị trường: Công ty phấn đấu duy trì vị trí là một trong các nhà sản xuất dầu thực vật hàng đầu tại thị trường nội địa, mở rộng thị phần trong nước bằng cách gia tăng hiệu quả sản xuất và mạng lưới phân phối. Đồng thời, Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Lào và Campuchia bên cạnh các thị trường xuất khẩu hiện có. - Chiến lược đầu tư: Công ty đang tích cực chuẩn bị dự án mở rộng sản xuất đến năm 2015 để đáp ứng nhu cầu thị trường đang tăng lên. Sau thời điểm đó, Công ty sẽ tiếp tục xem xét triển khai các dự án đầu tư mới. - Xây dựng hệ thống thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và phương thức bán hàng tạo thế chủ động trong kinh doanh đạt hiệu quả và thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trong thời kỳ hội nhập WTO. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 27
  • 30. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực - Sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao với chi phí đạt thấp nhất có thể để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm - Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao - Áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên nhiên, vật liệu, điện nước - Sản lượng năm 2012 tăng 10% so với năm 2011 - Phát triển hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, chú trọng hệ thống phân phối hiện đại( Siêu thị, Trung tâm thương mại,…) 3.1.3 Phân tích SWOT Điểm mạnh: - Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, năng động ,có trình độ chuyện môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, chế biến, kinh doanh dầu thực vật, có khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp tốt - Giám đốc Công ty ban hành được nhiều qui định, qui trình mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cán bộ công nhân viên từng bước trưởng thành trong công việc, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. - Kho bãi và nhà máy đáp ứng được như cầu sản xuất - Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng - Các thương hiệu dầu ăn của Công ty được người tiêu dùng tín nhiệm, đứng đầu về thị phần dầu thực vật trong nước, chiếm 45% thị phần - Có hệ thống máy móc kĩ thuật hiện đại Điểm yếu - Giá nguyên - nhiên vật liệu trên thị trường thế giới và trong nước liên tục biến động tăng - Tỷ giá giữa VND và ngoại tệ liên tục tăng cao - Thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc Công ty phải vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng dao động nhiều và hiện đang ở mức rất cao - Công suất tinh luyện tại Quảng Ninh không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Công ty - Cạnh tranh từ các công ty nhập khẩu dầu tinh luyện về và đóng gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ hội - Quy mô dân số trên 86 triệu người, Thách thức - Nền kinh tế thế giới và trong nước SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 28
  • 31. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực tốc độ tăng trung bình 1,2%/năm, cơ cấu dân số trẻ, bên cạnh đó là sụ phát triển nhanh về kinh tế và thu nhập, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho ngành hàng tiêu dung nói chung và ngành dầu thực vật nói riêng. - Thu nhập, mức sống và ý thức về sức khỏe của người dân nâng cao, xu hướng sử dụng sản phẩm dầu thực vật thay thế mỡ động vật ngày càng tăng. - Đối tượng sử dụng phong phú, sản phẩm dùng trực tiếp trong chế biến thực phẩm hàng ngày, và là nguyên vật liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kem, mì, sữa… - Mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người Việt Nam năm 2008 khoảng 7 kg/người trong khi theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới(WHO) thì mức tiêu thụ dầu thực vật tối thiểu là 13,5kg/người/năm. Ước tính mức tiêu thụ sẽ gia tăng khoảng 8%/năm trong giai đoẹn 2008- 2018 và 3,5% trong giai đoạn 2018- 2025. Như vậy, tiềm năng phát triển của ngành tại thị trường nội địa còn rất lớn đã có những tín hiệu hồi phục, tuy nhiên vẫn chưa ổn định, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm cũng như giá cả đầu vào các mặt hàng. - Mặt bằng lãi suất cho vay vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ngày càng tăng, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, giảm hiệu quả công tác đầu tư. - Vấn đề nguyên vật liệu vẫn luôn là một thách thức lớn đối với công ty. - Bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp cùng ngành nên luôn phải tập trung cố gắng giữ và tăng thị phần. 3.1.4 Môi trường kinh doanh và khả năng của công ty Hiện nay, công ty chịu khá nhiều tác động bởi yếu tố môi trường, như các yếu tố vĩ mô, vi mô… Cụ thể như sau: Môi trường vĩ mô: như dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính sách Hiện nay, dân số Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn tăng trưởng ở mức đáng lo ngại. Dân cư tập trung chủ yếu ở SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 29
  • 32. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực các khu vực thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất, chính vì thế, nắm bắt được đặc điểm dân số cũng như phân bố dân cư là điều công ty đã làm rất tốt. Kênh phân phối của công ty dàn trải, tập trung ở các thành phố lớn và các khu vực đông dân từ Bắc vào Nam, điều này làm cho người tiêu dùng luôn thấy Cái Lân hiện hữu ở khắp nơi. Môi trường kinh tế cũng tác động không ít vào hoạt động phân phối của công ty, trong đó, phân phối thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến kênh phân phối. Công ty luôn xem xét đến yếu tố thu nhập của người dân, để có thể điều chỉnh phân bố của hệ thống phân phối hợp lý.Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phân phối của công ty. Bên cạnh đó, chi phí tăng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty, số lượng chi tiêu cho hoạt động hỗ trợ phân phối tăng, gây giảm sút lợi nhuận, trong khi giá sản phẩm chỉ tăng nhẹ. Điều này đã gây không ít bất lợi cho công ty trong vấn đề chi tiêu hỗ trợ vận chuyển. Ngoài ra, yếu tố nguồn nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty, vì nguyên liệu gắn liền với sản phẩm, mà sản phẩm lại gắn liền với phân phối, nếu nguồn nguyên liệu không đủ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm, phân phối sẽ gặp khó khăn… Bên cạnh đó, chính sách mà công ty phải tuân theo cũng như các điều lệ mà chính phủ ban hành cũng ảnh hưởng nhiều đến chiến lược phân phối của công ty, như các quy định về đại lý do chính phủ ban hành, công ty cũng phải dựa trên các điều lệ chung, từ đó đưa ra điều lệ riêng của công ty. Ngoài ra, các quy định về an toàn trong lưu kho, bảo quản, công ty cũng áp dụng, cũng như các thủ tục hợp đồng, mua bán, thu chi, công ty cũng phải tuân theo Luật Doanh nghiệp, hoặc các điều lệ ràng buộc giữa trung gian với công ty, công ty phải tuân thủ theo các điều lệ liên quan... Tóm lại mọi hoạt động trong vận chuyển, mua bán, thanh toán, lưu trữ… công ty đều phải tuân theo các điều khoản của luật pháp. Môi trường vi mô: như môi trường nội bộ của công ty, trung gian, cạnh tranh, khách hàng… cụ thể: Trung gian phân phối ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân phối của công ty. Hiện nay công ty đang sở hữu một khối lượng trung gian khá lớn, đáp ứng được tốt nhu cầu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc có nhiều trung gian giúp cho SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 30
  • 33. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực công ty tiếp cận được sâu hơn với khách hàng.. Hiện nay, các trung gian của công ty phân bố tập trung nhưng trải rộng, tập trung ở các địa bàn nhất định, nhưng trải rộng trên nhiều địa bàn từ Bắc vào Nam. điều này ảnh hưởng khá nhiều đến các quyết định về trung gian, như thiết lập, kiểm soát hay hỗ trợ của công ty đến các trung gian. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các quyết định từ lãnh đạo của công ty về nhân sự, nguồn vốn…cũng ảnh hưởng đến các quyết định trong phân phối, như gia giảm lượng xe lưu thông để tiết kiệm nhiên liệu, hay tăng cường lưu lượng di chuyển trên cùng chuyến hàng… tất cả đều ảnh hưởng đến quy trình phân phối của công ty. Để có thể thực hiện tốt quy trình phân phối, công ty cũng không bỏ qua yếu tố khách hàng. Việc nghiên cứu trước hành vi mua sắm, khách hàng mua ở đâu, mua làm gì, khách hàng là ai…đã giúp công ty lựa chọn kênh phân phối đại trà, cũng như đánh mạnh vào phân phối đại lý. Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố, mặc dù hiện nay, Cái Lân đang có thị phần lớn nhất, tuy nhiên sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh khác là một vấn đề để công ty luôn xem xét và đề phòng. 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm 3.2.1 Quản lý các dòng chảy kênh * Dòng thông tin: Công ty cần chú trọng đến việc xác định rõ những thông tin cần trao đổi giữa các thành viên của kênh, những thông tin này không chỉ là những thông tin về hoạt động phân phối hàng ngày như sản lượng, doanh số bán… mà còn là những thông tin dài hạn về thị trường mục tiêu, về đối thủ cạnh tranh, các xu hướng của thị trường biến đổi như thế nào, sự ưa thích đặc biệt của người tiêu dùng đối với một số nhãn hiệu hàng hoá, sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường và phản ứng của người tiêu dùng đối với giá cả sản phẩm của Công ty, phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới và giá cả sản phẩm mới, thị phần của đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, các biện pháp cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh… * Dòng phân phối vật chất: SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 31
  • 34. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực Hiện nay, Công ty lựa chọn đại lý chưa chú trọng đến công tác tồn kho nên các đại lý thường lấy hàng từng ít một để khỏi phải lưu kho trừ những thời điểm hàng tiêu thụ nhiều như dịp Tết. Điều này sẽ không có lợi cho Công ty vì Công ty cần tiến hành lựa chọn đại lý sao cho họ có khả năng dự trữ sản phẩm của Công ty với một số lượng nhất định tuỳ thuộc vào quy mô của họ để giảm gánh nặng tồn kho bảo quản cho Công ty đồng thời cũng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Hiện nay, Công ty thực hiện giao hàng tại kho cho các trung gian. Tuy nhiên cũng có những lúc mà công ty phải giao hàng ở những nơi mà nhà trung gian chọn sẵn. Do vậy công ty cũng cần phải có những xe tải cỡ lớn để tránh rơi vào tình trạng bị động * Dòng xúc tiến: Hiện nay, Công ty chưa có hoạt động xúc tiến qua kênh, tức là chưa có sự kết hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh. Công ty cần phối hợp quảng cáo với các trung gian như chia sẻ chi phí quảng cáo, hỗ trợ chi phí quảng cáo khuyến mại … cho các đại lý có nhu cầu. 3.2.2 Công tác khuyến khích động viên các thành viên kênh Việc khuyến khích động viên các thành viên kênh cũng rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Công ty và các thành viên. Để thực hiện công tác này cho thật tốt Công ty cần phải: - Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ với các thành viên kênh. Làm tốt điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì rằng sẽ tạo sự tin tưởng từ các thành viên đối với Công ty. - Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khen thưởng: ngoài hình thức khen thưởng mà Công ty đang sử dụng, cần nghiên cứu các khoản thưởng về việc thực hiện tốt các quy định mà Công ty đặt ra như: bán đúng giá quy định, bảo quản hàng tốt, cung cấp nhiều thông tin có giá trị… - Thường xuyên quan tâm, động viên các nhà quản lý giỏi. - Định kỳ Công ty nên có các khoá đào tạo về kỹ năng quản lý cho những bộ phận quan trọng trong kênh. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 32
  • 35. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực - Công ty cần có những hỗ trợ tài chính, vật chất cho các đại lý có thành tích đóng góp trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.. - Vì vậy Công ty cần tiến hành tìm hiểu về những nhu cầu thực sự của các thành viên kênh, từ đó đưa ra các hoạt động hỗ trợ và mức hỗ trợ hơp lý hơn. Để tìm hiểu được nhu cầu của các thành viên kênh, Công ty cần chú ý đến việc xây dựng mối quan hệ giữa công ty với các thành viên thông qua lực lượng bán của Công ty. Công ty cần tăng cường các cuộc viếng thăm của người phụ trách bán ở từng khu vực tới các đại lý. Công ty cũng cần thiết lập những biện pháp kiên quyết để sử lý các thành viên vi phạm các quy định của Công ty. Nhắc nhở với các thành viên có vi phạm lần đầu. Có các biện pháp mạnh như ngừng giao hàng, tạm thời xoá bỏ những ưu đãi, những khoản thưởng hay cắt hợp đồng… đối với các vi phạm lần tiếp theo, tuỳ theo mức độ vi phạm và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của kênh và uy tín của Công ty. 3.2.3 Phối hợp đồng bộ các chính sách Marketing Mix Để thực hiện mục tiêu đề ra, Công ty cần phải phối kết hợp đồng bộ các chính sách khác như chính sách sản phẩm, giá cả, xúc tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, hỗ trợ cho hoạt động của kênh phân phối. * Hoàn thiện chính sách sản phẩm: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xu hướng đa dạng hoá sản phẩm càng trở lên càng trở nên cần thiết. Công ty cần nghiên cứu tìm tòi thêm các loại màn cho phù hợp hơn nữa với nhu cầu luôn biến động của thị trường đồng thời chúng là nguồn thay thế cho những sản phẩm đã lỗi thời không tiêu thụ được. Công ty cần tiến hành đa dạng hoá theo hướng thay đổi quy cách bao gói, kích cỡ của sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào từng thị trường mục tiêu. Công ty cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường nguyên liệu để tìm kiếm và nhập loại nguyên liệu có chất lượng bảo đảm. Để cải tiến sản phẩm có hiệu quả, Công ty cần khuyến khích sự tham gia đóng SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 33
  • 36. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực góp ý kiến của các thành viên kênh đặc biệt là các trung gian bán lẻ, những người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng. Với nhưng sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ tạo ra động lực cho các thành viên kênh thực hiện tốt các hoạt động phân phối sản phẩm của Công ty. * Hoàn thiện chính sách giá cả. Việc quy định giá bán sản phẩm là một quyết định rất quan trọng đối với Công ty song để thích ứng với thị trường thì chính sách giá của doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hơn. Công ty cần có chính sách giá linh hoạt vì. Khi sản phẩm bị ế đọng, Công ty có thể sử dụng biện pháp khuyến mại, giảm giá bán…. Một biện pháp nữa để ổn định giá là Công ty nên tăng mức sản xuất khi có nhu cầu cao đồng thời có kế hoạch dự trữ sản phẩm thường có nhu cầu cao từ trước để đảm bảo cung cấp đủ hàng, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng. * Tăng cường công tác tiếp thị Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng cáo để giữ vững hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng, cũng cần nghiên cứu thêm các phương thức đưa được hình ảnh tốt hơn nữa đến với người tiêu dùng để họ ngày một tin tưởng vào sản phẩm của công ty. Còn đối với công tác khuyến mại, công tác này hiện nay Công ty mới chỉ sử dụng cho những người mua với khối lượng lớn tức là những người bán buôn bán lẻ chứ chưa đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty có thể áp dụng thêm các hình thức như tìm phiếu trúng thưởng trong các sản phẩm. Phần thưởng tuỳ thuộc vào các loại sản phẩm, ví dụ phần thưởng nhỏ như tặng thêm sản phẩm cùng loại với số lượng khác nhau hay thưởng thêm đồ dùng học tập đối với những sản phẩm được trẻ em ưu thích (Công ty có thể đưa ra một số loại sản phẩm nhỏ có giá trị như nhau để khách hàng lựa chọn khi trúng thưởng cho phù hợp với nhu cầu), những sản phẩm thưởng đều được in tên, logo của Công ty. Đối với những sản phẩm có giá trị lớn hơn (gói to hơn, loại cao cấp hơn…) Công ty nên có phần thưởng là áo, mũ có in tên và logo của Công ty. Để chương trình được thành công, Công ty cần lên kế hoạch hợp lý cho việc đổi phần thưởng được nhanh chóng dễ dàng (nên bố trí để lấy SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 34
  • 37. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực được sản phẩm tại ngay nơi mua sản phẩm, hay các nhà bán lẻ bất kỳ). Hoạt động khuyến mại nên áp dụng thường xuyên đặc biệt là đối với các sản phẩm cho trẻ em, trong những dịp nhu cầu tiêu thụ giảm. Nếu làm tốt các hoạt động marketing mix kể trên thì hoạt động phân phối của Công ty chắc chắn sẽ có được sự thành công nhiều hơn. 3.2.4 Công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh Công tác đánh giá hiệu quả của các thành viên kênh phải diễn ra thường xuyên có định kỳ. Tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối nhằm xác định cơ cấu của kênh và đưa ra các quyết định về lựa chọn thành viên kênh cũng như các quyết định về các biện pháp nhằm tăng cường sự quản lý kênh. Liên tục hiệu chỉnh kế hoạch phát triển hệ thống kênh phân phối cũng như điều tiết các hoạt động thường xuyên của cả hệ thống. Công ty tiêu thụ hàng hoá chủ yếu thông qua các trung gian và cửa hàng giới thiệu sản phẩm nên công tác đánh giá hoạt động của đại lý là rất quan trọng. Đồng thời, Công ty cũng cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các đại lý một cách chính xác, cụ thể. Làm tốt công tác này Công ty sẽ có được những quyết định đúng đắn về việc khuyến khích động viên, cũng như xử phạt… đối với các đại lý. Như vậy, hoạt động của kênh sẽ ngày càng tốt hơn. Ngoài tiêu chuẩn lượng bán, Công ty cần đánh giá các tiêu chuẩn khác như tốc độ tăng trưởng lượng bán qua thời gian, lượng tồn kho, thái độ hợp tác, khả năng bán… Để đánh giá chi tiết hơn, Công ty cũng có thể xác định tỷ trọng phản ánh tầm quan trọng của từng tiêu chuẩn và cho điểm các tiêu chuẩn. Cuối cùng, Công ty sẽ có được số điểm để đánh giá các đại lý. Kết quả của các đợt kiểm tra, đánh giá này được áp dụng phải dựa trên các nguyên tắc xử sự hợp lý, bình đẳng và tốt nhất là công khai đối với tất cả các thành viên tham gia kênh phân phối. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 35
  • 38. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực KẾT LUẬN Trong bản báo cáo này, em đã đưa ra những nghiên cứu phân tích của mình về kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân. Qua việc tìm hiểu về công ty, tìm hiểu về thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm của công ty, em đã có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến quản trị kênh phân phối sản phẩm sản phẩm dầu thực vật. Dựa vào những kiến thức đã được học cũng như thực tế nghiên cứu tại Công ty em cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động, cụ thể là quản trị kênh phân phối theo định hướng phát triển của Công ty. Tuy nhiên, thời gian được thực tập và nghiên cứu về Công ty là không nhiều, kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung của đề tài còn chưa đầy đủ mọi khía cạnh và còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn của thầy. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy Trương Đức Lực cũng như Ban giám đốc và các phòng ban của Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân đã giúp em hoàn thành đề tài này. SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 36
  • 39. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kênh phân phối, TS. Trương Đình Chiến, NXB Thống kê, Hà Nội- 2004. 2. Các số liệu, tài liệu từ phòng tài chính kế toán, phòng Marketing của công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân 3. Bản báo cáo phân tích đầu tư năm 2010 của công ty Cố phần dầu thực vật Tường An SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A 37
  • 40. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A
  • 41. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TS. Trương Đức Lực NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ SV: Đặng Tiến Thành Lớp: QTKD CN&XD 50A