SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 94
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC THỌ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHAI THÁC - CHẾ BIẾN KAOLIN TẠI KHU VỰC ẤP 1,
XÃ MINH LONG, HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 350.000 TẤN/NĂM (KAOLIN KHÔ)
Bình Phước, năm 2011
1
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC THỌ

Tác giả: ThS. Trần Đức Dậu
ThS. Nguyễn Minh Hoàng
KS. Nguyễn Hồng Phong
KS. Nguyễn Thị Quyên
CN. Nguyễn Thị Thắm
Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Thị Thắm
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHAI THÁC - CHẾ BIẾN KAOLIN TẠI KHU VỰC ẤP 1,
XÃ MINH LONG, HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 350.000 TẤN/NĂM (KAOLIN KHÔ)
CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN
Bình Phước, năm 2011
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN................................................7
1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC ..................................................................7
2. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN ...................................................................................................7
CHƯƠNG 1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM ................................................................................................................................... 9
1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.................................................................................9
1.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM................................................................. 10
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ .........................................11
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ......................................................................... 11
2.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU PHẢI
ĐÁP ỨNG. .................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM
XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT............................................................13
3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................. 13
3.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ...... 13
CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO KHÁC ............................................................................................................14
4.1. NHU CẦU ĐẦU VÀO .......................................................................................... 14
4.2. GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA MỎ .................................................. 14
4.3. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC ........................................................................ 15
PHẦN II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...........................................................16
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ CỦA PHƯƠNG
ÁN CHỌN..........................................................................................................................16
5.1. TÀI NGUYÊN, BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG .................... 16
5.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ ............................... 24
5.3. MỞ VỈA, TRÌNH TỰ VÀ HỆ THỐNG KHAI THÁC ........................................ 25
5.4. VẬN TẢI, BÃI THẢI VÀ THOÁT NƯỚC MỎ................................................... 30
5.5. KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG
CHÁY ............................................................................................................................. 36
CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, SỬA CHỮA CƠ
ĐIỆN, KHO TÀNG VÀ MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT .........................................40
6.1. CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN ........................................................... 40
6.2. SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN ......................................................................................... 44
6.3. KHO TÀNG ........................................................................................................... 46
6.4. MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT (CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, THÔNG TIN
LIÊN LẠC) .................................................................................................................... 46
3
CHƯƠNG 7. TỔNG MẶT BẰNG, KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT.........................................................................50
7.1. TỔNG MẶT BẰNG, VẬN TẢI NGOÀI MỎ VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ...... 50
7.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHÔI PHỤC MÔI SINH................................... 51
7.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG ........................... 54
7.4. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ....................... 55
PHẦN III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH........................................................57
CHƯƠNG 8. VỐN ĐẦU TƯ ..........................................................................................57
8.1. VỐN ĐẦU TƯ ....................................................................................................... 57
8.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN.............................. 66
CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ ..............................................................................67
9.1. GIÁ THÀNH .......................................................................................................... 67
9.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................................................... 79
9.3. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN............................................................... 86
9.4. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN...................................................... 90
KẾT LUẬN.................................................................................................92
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ.........................................................................93
4
CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác ......................................... 16
Bảng 2. Tổng hợp các thông số tính toán góc dốc bờ moong................. 23
Bảng 3. Bảng lịch khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long .................. 25
Bảng 4. Tổng hợp khối lượng mở vỉa................................................... 26
Bảng 5. Các thông số của hệ thống khai thác........................................ 28
Bảng 6. Tiêu chuẩn kaolin cho gốm sứ xây dựng.................................. 40
Bảng 7. Tiêu chuẩn kaolin làm chất độn cho công nghiệp sơn, cao su,
phân bón, sản xuất giấy bao bì ...................................................................... 40
Bảng 8. Tiêu chuẩn kaolin làm vật liệu chịu lửa: TCVN6588-2000, loại 3
.................................................................................................................... 41
Bảng 9. Bảng tổng hợp sản lượng các loại kaolin sản phẩm của mỏ ...... 41
Bảng 10. Tính toán máy ép thủy lực lọc bản......................................... 44
Bảng 11. Tổng hợp các thiết bị tại xưởng sửa chữa cơ điện................... 45
Bảng 12. Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện hàng năm ............................. 46
Bảng 13. Phí bảo vệ môi trường hàng năm........................................... 51
Bảng 14. Giá trị ký quỹ hàng năm........................................................ 54
Bảng 15. Biên chế lao động toàn mỏ.................................................... 55
Bảng 16. Tổng hợp vốn xây dựng cơ bản của dự án.............................. 58
Bảng 17. Tổng hợp vốn thiết bị ban đầu của dự án ............................... 59
Bảng 18. Tổng hợp vốn thiết bị của dự án ............................................ 62
Bảng 19. Tổng hợp chi phí quản lý và chi phí khác............................... 63
Bảng 20. Lịch vay và trả nợ vay .......................................................... 64
Bảng 21. Bảng tổng mức đầu tư ban đầu của dự án............................... 65
Bảng 22. Bảng tổng mức đầu tư của dự án ........................................... 65
Bảng 23. Lịch đầu tư của dự án ........................................................... 66
Bảng 24. Chỉ số giá hàng năm ............................................................. 67
Bảng 25. Lương hàng năm của người lao động..................................... 67
Bảng 26. Tổng hợp chi phí điện năng hàng năm ................................... 68
Bảng 27. Số ca làm việc và định mức ca máy hàng năm ....................... 68
Bảng 28. Chi phí nhiên liệu hàng năm.................................................. 69
Bảng 29. Tổng hợp chi phí sản xuất hàng năm ..................................... 70
Bảng 30. Giá trị khấu hao cơ bản......................................................... 72
Bảng 31. Nhu cầu và đầu tư vốn lưu động hàng năm ............................ 78
Bảng 32. Bảng tổng hợp thuế tài nguyên .............................................. 79
Bảng 33. Doanh thu đá xây dựng qua các năm hoạt động...................... 80
Bảng 34. Báo cáo thu nhập dự trù........................................................ 81
Bảng 35. Báo cáo ngân lưu dự án......................................................... 83
Bảng 36. Tổng hợp kết quả các tiêu chí đánh giá dự án......................... 86
5
Bảng 37. Giá thành sản phẩm thay đổi................................................. 88
Bảng 38. Chi phí sản xuất thay đổi....................................................... 88
Bảng 39. Chi phí sản xuất tăng 5%, doanh thu giảm 5% ....................... 89
Bảng 40. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án.......................................... 90
6
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với chủ trương
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng nguyên liệu kaolin làm gốm
và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp ngày càng
nhiều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công trình xây
dựng, trang trí nội ngoại thất. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ đã
tiến hành thăm dò và lập Dự án đầu tư khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh
Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước với công suất kaolin khô thành phẩm dưới
rây: 350.000 tấn/năm nhằm cung cấp kaolin cho nhu cầu thị trường trên diện tích 49
ha.
Dự án đầu tư khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ
được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007
"Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ
khoáng sản rắn” của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 "Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình" của
Chính phủ. Trên cơ sở Thiết kế cơ sở và Báo cáo đánh giá tác động môi trường khai
thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long đã được các cơ quan chức năng thẩm định, Dự án
đầu tư được thành lập gồm các phần chính sau:
Phần I: Khái quát chung về Dự án.
Phần II: Giải pháp kỹ thuật.
Phần III: Phân tích tài chính.
Kết luận.
Tham gia thành lập báo cáo Dự án đầu tư gồm các kỹ sư khai thác lộ thiên, địa
chất mỏ, kinh tế mỏ của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất, các
chuyên viên kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc
Thọ dưới sự chủ trì của CN. Nguyễn Thị Thắm.
Trong quá trình lập Dự án đầu tư các tác giả đã được sự giúp đỡ và góp ý của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Công thương
tỉnh Bình Phước, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Phước, Ban Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ,
Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Địa chất và Môi trường Miền Đông,... Nhân đây, tập
thể tác giả chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu trên.
7
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ.
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại: Fax:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai
thành viên trở lên số ……………. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp,
đăng ký lần đầu ngày ……………...
2. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN
2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 “Về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình” của Chính phủ. Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 “Quy định chi tiết một số nội
dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình” của Bộ Xây dựng.
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
- Luật Khoáng sản (năm 1996), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản (năm 2005). Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật khoáng sản. Nghị định số 07/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Luật Đầu tư ngày 29/11/2005. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007 "Hướng dẫn lập, thẩm định
và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn” của Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công thương).
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng “Hướng
dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ “Về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình”.
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn
lập và quản lý chi phí Đầu tư xây dựng công trình”.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng “Về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình”.
- TCVN 5326: 2008 về Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác đá và chế biến đá lộ thiên (TCVN:
5178-2004) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2004.
- QCVN 02:2008/BCT - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008.
- Quy định của UBND tỉnh Bình Phước về khai thác khoáng sản.
8
2.2. Tài liệu cơ sở.
- Đề án thăm dò Kaolin đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê chuẩn và
cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1954/GP-BTNMT ngày 03-12-2007, Giấy phép
thăm dò được đăng ký nhà nước tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam số 51
ĐK/TD ngày 31-12-2007, trên diện tích 49 ha.
- Báo cáo kết quả thăm dò mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành,
tỉnh Bình Phước đã được Hội đồng đánh giá Trữ lượng Khoáng sản phê duyệt tại
quyết định số 690/GP-UBND ngày 28/10/2009 “Về việc phê duyệt trữ lượng kaolin
trong Báo cáo thăm dò kaolin tại khu vực ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành,
tỉnh Bình Phước”.
- Thiết kế cơ sở khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Sở Công
thương tỉnh Bình Phước và được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc
Thọ phê duyệt theo Quyết định số ……………ngày …/…/2011.
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường
của Dự án đầu tư khai thác khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt tại
Quyết định số: ……../QĐ-UBND ngày …/…/2011.
- Các định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại
Phước Lộc Thọ áp dụng tại mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long.
9
CHƯƠNG 1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM
1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Trong những năm gần đây, do chính sách đổi mới của nhà nước, nền kinh tế
nước ta liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Nền công nghiệp khai khoáng cũng không
ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, xây dựng. Trong đó,
việc khai thác và chế biến kaolin phục vụ các ngành công nghiệp như gốm sứ, sơn,
giấy, phân bón, cao su,… ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, việc khai thác và chế
biến kaolin ở nước ta diễn ra một cách tự phát, bừa bãi, nhỏ lẻ, theo phương pháp thủ
công là chính, trong đó phần lớn là khai thác và bán kaolin theo dạng nguyên khai, làm
lãng phí một lượng tài nguyên rất lớn của quốc gia.
Hiện tại, nhu cầu đòi hỏi các sản phẩm gốm sứ, cao su, sơn, nhựa, giấy,… với
chất lượng cao đang tăng mạnh trong và ngoài nước. Đây là các ngành công nghiệp
chủ lực của Việt Nam do có lợi thế về lao động có tay nghề cao và nhận được chính
sách ưu đãi phát triển của Chính phủ nên có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và có sức
cạnh tranh lớn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các nước trong khu
vực. Do đó, nhu cầu về nguyên liệu kaolin hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng được các
nhu cầu sản phẩm chất lượng cao, thì phải áp dụng công nghệ tiên tiến đòi hỏi nguyên
liệu kaolin phải có tính ổn định và đồng nhất về thành phần khoáng, thành phần hóa và
cỡ hạt.
Từ năm 1959 trở lại đây, số lượng kaolin đã khai thác được dùng chủ yếu cho
các ngành công nghiệp trong nước. Hiện tại chưa đủ số liệu để thống kê về sản lượng
khai thác hàng năm. Nhưng với nhu cầu của các ngành sử dụng kaolin trong thời gian
qua,có thể ước đoán mỗi năm khai thác khoảng 200.000 tấn. Giả thiết số liệu ước đoán
là sát thực tế, thì số lượng kaolin đã khai thác trong 40 năm qua khoảng 8 triệu tấn.
Các số liệu nêu trên cho thấy nước ta có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu
kaolin, mặt khác điều kiện khai thác rất thuận tiện, nhưng sản lượng khai thác hàng
năm còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu sử dụng hiện nay.
Vì vậy, cần đầu tư công nghệ khai thác, chế tuyển hợp lý để nâng cao sản lượng và
chất lượng sản phẩm kaolin thương phẩm nhằm đáp ứng không chỉ cho nhu cầu sử
dụng trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên
liệu kaolin trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng. Song, công nghiệp
khaikhoáng còn lạc hậu, chủ yếu bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới, nên sản
lượng thấp, mức độ tổn thất tài nguyên khá lớn. (Nguồn: Lê Đỗ Trí, Nguyễn Phương,
Nguyễn Trọng Toan; Tiềm năng kaolin Việt Nam và định hướng công tác tham dò,
khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Tạp chí Địa chất, loạt A, số 307,7-
8/2008).
Theo khảo sát, trữ lượng kaolin hiện nay trong khu vực huyện Chơn Thành ước
tính đạt tới 215 triệu tấn, có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại
Phước Lộc Thọ đã thăm dò với trữ lượng kaolin trạng thái tự nhiên cấp 121 là
3.592.000 tấn. Tổng 121+122 là 12.275.000 tấn. Trữ lượng Kaolin trạng thái khô dưới
rây 0,1mm cấp 121 là 2.802.000 tấn. Tổng 121+122 là 9.574.000 tấn. Tỷ lệ cấp
121/121+122 là 29%, với hệ số đất bóc là 0,072. Trữ lượng cát thải sau khi tinh lọc
kaolin là 3.586 nghìn m3.
10
Công ty tiến hành lập Dự án đầu tư khai thác – chế biến kaolin tại mỏ khu vực
ấp 1, xã Minh Long là phù hợp và mang tính khả thi cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu
nguyên liệu trên thị trường.
1.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Khu vực mỏ thuộc địa phận ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình
Phước. Khu mỏ kaolin cách thị trấn Chơn Thành 5km về phía Tây và cách thị xã Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dương 50km về phía Bắc. Từ mỏ có thể đi các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh…dễ dàng, thuận lợi với đường trải
nhựa có 4 làn xe chạy.
Cùng với điều kiện giao thông vận tải, nhu cầu sử dụng nguyên liệu kaolin phục
vụ cho các ngành kinh tế ngày càng nhiều thì việc tiêu thụ sản phẩm của công ty hoàn
toàn khả quan.
11
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
2.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một
vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn
dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương,
Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ... Bình Phước có
nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở
nhiều nơi, nhưng tập trung nhất với quy mô lớn là ở vùng Chơn Thành – Minh Hưng
với khoảng 13 điểm mỏ, chiều dày thân quặng từ 5 – 15m, tài nguyên dự báo khoảng
149,25 triệu tấn, trữ lượng địa chất khoảng 10,63 triệu tấn (Nguồn: Ma Công Cọ,
Nguyễn Văn Mài, Lê Minh Thủy – Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, “Các kiểu
mỏ kaolin khu vực Bình Dương – Bình Phước, Đồng Nai – Lâm Đồng, chất lượng và
tiềm năng của chúng”). Đất kaolin ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng
trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công
nghiệp...
Cùng với thực trạng chung như đã nêu, việc khai thác kaolin hiện nay trên địa
bàn tỉnh Bình Phước nói chung và khu vực nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ trên thị trường, một số điểm kaolin đã được cấp giấy phép khai thác quy mô nhỏ
cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất đồ gốm sứ của địa phương. Do đó,
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ đã tiến hành lập báo cáo thăm
dò và lập dự án để xin cấp lại giấy phép khai thác – chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh
Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho
các ngành kinh tế (gốm sứ, làm chất phụ gia công nghiệp…) có nhu cầu đang ngày
càng nhiều hiện nay.
2.1.2. Các chế độ, chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển mỏ
Tỉnh Bình Phước không nằm trong danh mục địa bàn được ưu đãi đầu tư (địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/09/2006 của Chính phủ.
Lĩnh vực khai thác khoáng sản mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long nằm trong danh
mục lĩnh vực khai thác có điều kiện theo khoản 1, điều 29, Luật Đầu tư năm 2005.
2.1.3. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong đầu tư
2.1.31. Thuận lợi
Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có nhiều
điều kiện thuận lợi khi đầu tư khai thác đó là:
- Gần thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn;
- Môi trường khai thác thuận lợi, việc khai thác không ảnh hưởng đến cảnh
quan du lịch cũng như di tích lịch sử;
- Hệ thống giao thông đường bộ và đường sông thuận lợi;
- Nằm trong quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu cho sản
xuất gốm sứ của khu vực phía Nam.
2.1.3.2. Khó khăn
Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long nằm trong khu vực mang đầy đủ đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm miền Đông Nam Bộ, hàng năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ
12
tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa kéo dài với những trận mưa lớn, gây khó khăn cho
việc khai thác và chế biến kaolin.
2.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU
PHẢI ĐÁP ỨNG.
2.2.1. Mục tiêu đầu tư
- Khai thác – chế biến kaolin đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh
Bình Phước.
- Tận thu khoáng sản đi kèm là cát xây dựng cung cấp cho nhu cầu thị trường.
- Tạo việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Công ty TNHH Sản xuất
Thương mại Phước Lộc Thọ.
2.2.2. Chương trình sản xuất và yêu cầu phải đáp ứng
2.2.2.1. Chế độ làm việc
Do đặc điểm khai thác các mỏ sét, kaolin vào mùa mưa gặp nước trương nở làm
cho các tuyến đường vận chuyển trơn trượt, thiết bị khai thác và vận chuyển đi lại vận
hành khó khăn và không an toàn. Do đó, chế độ công tác hợp lý áp dụng cho mỏ
kaolin ấp 1, xã Minh Long là tập trung khai thác vào mùa khô, giảm dần trong tháng
chuyển mùa, và tạm ngưng khai thác trong mùa mưa.
- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày.
- Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ/ca.
- Số ngày làm việc trong năm: 120 ngày.
- Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị: 07 giờ/ca.
2.2.2.2. Công suất khai thác
Công suất khai thác kaolin: 350.000 tấn/năm kaolin khô.
Tương đương: 350.890 m3/năm (ng.khối).
Công suất khai thác tính theo nguyên khối ở trên đã kể đến hệ số thu hồi kaolin
trung bình trên toàn mỏ được xác định trong Báo cáo thăm dò địa chất mỏ là 63,94%.
2.2.2.3. Tuổi thọ mỏ
Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức:
𝑇 = 𝑇1 + 𝑇2 + 𝑇3, 𝑛ă𝑚
- Thời gian xây dựng cơ bản (T1): 1 năm
- Thời gian mỏ khai thác với công suất thiết kế (T2): 20,8 năm;
- Thời gian đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường (T3): 0,7 năm.
Tuổi thọ mỏ (T):
𝑇 = 1 + 20,8 + 0,7 = 22,5 𝑛ă𝑚
(Tuổi thọ của mỏ là 22 năm 6 tháng)
2.2.2.4. Các yêu cầu phải đáp ứng
Dự án sẽ sử dụng đồng bộ thiết bị trong các khâu sản xuất, đặc biệt khâu chế
biến sản phẩm đảm bảo chất lượng kaolin thương phẩm phục vụ thị trường.
13
CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH,
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
3.1.1. Hình thức đầu tư
Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long được đầu tư xây dựng mới. Chủ đầu tư - Công ty
TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ sẽ trực tiếp đầu tư và tổ chức sản xuất
thông qua nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển của Công ty, vốn huy động của
các cổ đông và nguồn vốn vay ngân hàng.
3.1.2. Hình thức quản lý
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện Dự án.
3.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG
ĐẤT
3.2.1. Địa điểm xây dựng
Xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất
Tổng diện tích đất sử dụng là 56,0 ha.
Trong đó:
- Diện tích khai trường là 49,0 ha;
- Diện tích khu chế biến là 4,0 ha;
- Bãi thải tạm là 2,0 ha;
- Khu vực văn phòng, kho tàng – nhà tập thể: 1,0 ha.
14
CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU VÀ
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC
4.1. NHU CẦU ĐẦU VÀO
Trữ lượng kaolin của mỏ đảm bảo cho mỏ hoạt động đạt công suất thiết kế
trong thời gian 22,5 năm (kể cả thời gian xây dựng cơ bản và đóng cửa mỏ phục hồi
môi trường).
4.1.1. Thiết bị
- Máy xúc gàu 1,2 m3: 5 chiếc;
- Máy xúc gàu 0,7 m3: 1 chiếc;
- Ô tô vận tải 15 tấn: 16 chiếc;
- Máy ủi: 1 chiếc
- Máy nghiền bột: 31 chiếc;
4.1.2. Nhân lực
- Nhu cầu về lao động toàn mỏ: 203 người.
4.1.3. Công trình xây dựng
Công tác xây dựng bao gồm nhà máy chế biến, nhà văn phòng mỏ, kho tàng,
xưởng sửa chữa và các hạng mục phụ trợ.
4.2. GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA MỎ
Dự án khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long được thiết kế khai thác 12 tháng
trong năm, do đó các trang thiết bị phục vụ cho khai thác – chế biến được Công ty đầu
tư toàn bộ.
4.2.1. Cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho dự án được xem xét lấy từ các nguồn sau:
- Điện lưới quốc gia:
Nguồn cung cấp từ mạng điện lưới trung thế 22/15kV quốc gia qua trạm biến
thế của mỏ xuống 0,4kV phục vụ sản xuất thường xuyên của mỏ.
- Điện tự dùng:
Nguồn điện dự phòng của mỏ lấy từ máy phát điện diesel cung cấp cho khu văn
phòng mỏ trong thời gian bị mất điện.
4.2.2. Cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho dự án được nghiên cứu lấy từ các nguồn sau:
- Nước mặt:
Nguồn cung cấp nước mặt cho dự án chủ yếu từ nguồn nước mưa rơi trực tiếp
vào khai trường được chứa trong các hố thu nước. Hộ tiêu thụ chính là tưới nước
chống bụi mỏ, ...
- Nước dưới đất:
Nước ngầm được lấy qua các giếng khoan khai thác nước, xử lý và cung cấp
cho ăn uống, sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ.
4.2.3. Nguồn vật tư kỹ thuật
4.2.3.1. Vật liệu xây dựng:
15
Vật liệu xây dựng cung cấp cho các hạng mục công trình thuộc dự án trong thời
gian xây dựng cơ bản được lấy từ các cửa hàng vật liệu xây dựng trong vùng, giao
hàng tại mỏ.
4.2.3.2. Cung cấp nguyên, nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị trong mỏ được hợp đồng với cây xăng gần
nhất trong khu vực cung cấp lượng nhiên liệu đủ dự trữ 01 tuần làm việc, giao hàng tại
mỏ.
Nguyên liệu, phụ tùng thay thế được cung cấp bởi nhà phân phối theo đơn đặt
hàng của Công ty hoặc từ các xưởng sửa chữa trong vùng.
4.2.4. Đừng vận chuyển
Khối lượng vận chuyển của mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long hoàn toàn sử dụng
hệ thống giao thông đường bộ. Tuyến đường đất gần mỏ ra quốc lộ tình trạng đường
tốt đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư thiết bị trong quá trình xây dựng cơ
bản mỏ cũng như trong thời gian hoạt động sản xuất bình thường của mỏ, thuận lợi
cho quá trình vận chuyển thành phẩm sau chế biến của mỏ.
Trong thời gian xây dựng cơ bản mỏ sẽ làm tuyến đường vận chuyển nội bộ mỏ
phục vụ vận chuyển đá từ khai trường về bãi chế biến và nối ra tuyến đường trong khu
vực.
4.3. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC
4.3.1. Nguồn nhân lực
4.3.1.1. Cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề:
Nguồn cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề thuộc Công ty TNHH Sản
xuất Thương mại Phước Lộc Thọ tiếp tục được sử dụng. Nhân lực mới được điều động
từ nội bộ Công ty và tuyển dụng mới từ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và các
trường đại học trong khu vực TP.HCM, miền Đông Nam bộ.
4.3.1.2. Lao động phổ thông:
Lao động phổ thông được tuyển dụng trực tiếp, thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Ưu tiên tuyển dụng người/con em có đất thuộc dự án
sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, người tại địa phương vào làm việc tại mỏ sau
khi được đào tạo.
4.3.2. Công tác đào tạo
Nguồn lao động tuyển dụng mới được học tập trung các kiến thức về kỹ thuật
khai thác mỏ, quy trình quy phạm khai thác mỏ lộ thiên, công tác an toàn lao động,
vận hành các thiết bị đơn giản.
Ban An toàn lao động thuộc bộ máy điều hành Công ty TNHH Sản xuất
Thương mại Phước Lộc Thọ chịu trách nhiệm mời giáo viên hoặc chuyên viên thuộc
các Sở chuyên ngành của tỉnh Bình Phước giảng dạy; tổ chức thi cuối khóa học và cấp
giấy chứng nhận cho các học viên tốt nghiệp trước khi bố trí vào làm việc tại mỏ.
4.3.3. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực mỏ tương đối phát triển. Thư tín được
chuyển theo đường bưu điện hàng ngày, có các dịch vụ chuyển phát nhanh. Mạng lưới
điện thoại cũng phát triển: Điện thoại cố định lắp đặt dễ dàng, các mạng điện thoại di
động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đều phủ sóng rộng khắp và ổn định.
16
PHẦN II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ
CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN
5.1. TÀI NGUYÊN, BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG
5.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và địa chất mỏ
5.1.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội.
- Vị trí địa lý
Khu vực mỏ kaolin cách thị trấn Chơn Thành 5km về phía Tây và cách thị xã
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 50km về phía Bắc. thuộc địa phận ấp 1, xã Minh Long,
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Diện tích mỏ rộng 49 ha thuộc tờ bản đồ Xóm Ruộng 6331-IV, tỷ lệ 1: 50.000
(Hệ UTM), hoặc tờ Chơn Thành C-48-22-A, tỷ lệ 1:50.000 (Hệ VN2000) giới hạn bởi
các điểm góc có tọa độ ô vuông như sau:
Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác
Điểm góc
Hệ tọa độ UTM
Hệ tọa độ VN2000
Kinh tuyến trục 1050, múi 60
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
1 1265.000 673.400 1265.433 672.803
2 1265.000 674.000 1265.433 673.404
3 1264.300 674.000 1264.732 673.404
4 1264.300 673.200 1264.732 672.603
- Thông tin liên lạc
Khu vực mỏ nằm trong vùng phủ sóng của mạng điện thoại di động nên có thể
liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại di động. Ngoài ra, cũng có thể lắp đặt hệ thống
điện thoại hữu tuyến cố định để liên lạc với bên ngoài.
- Giao thông
Trong huyện có Quốc lộ 13 từ Chơn Thành theo hướng Nam đi về Bình Dương,
thành phố Hồ Chí Minh, theo hướng Bắc đi Lộc Ninh, Bù Đốp lên cửa khẩu Hoàng
Diệu tiếp giáp với biên giới Campuchia. Quốc lộ 14 từ Chơn Thành theo hướng Đông
đi Đồng Xoài và lên các tỉnh Tây nguyên, theo hướng Tây về Tây Ninh và các tỉnh
miền Tây. Ngoài ra, còn có các con đường cấp phối nối liền từ mỏ đến các xã trong
huyện.
- Dân cư
Huyện Chơn Thành bao gồm 8 xã và 1 thị trấn. Theo thống kê năm 2006, dân
số huyện Chơn Thành đạt 63.686 người, mật độ dân số 154 người/km2.
Trong diện tích khu vực thăm dò kaolin dân cư sống thưa thớt. Dân cư tập trung
chủ yếu ở phía Nam của khu mỏ, dọc theo các trục đường nhựa. Tại đây đã có trường
học, trạm xá, chợ, có lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Dân cư hầu hết chủ yếu là người Kinh.
- Kinh tế, xã hội
17
Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng nghề trồng màu và cây công nghiệp (đậu
phộng, cao su, điều); ngoài ra có một số hộ buôn bán nhỏ. Nhìn chung, đời sống kinh
tế dân cư trong vùng còn nghèo nàn, kém phát triển.
Tóm lại, các điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu mỏ khá thuận lợi
cho công tác thăm dò khoáng sản và tổ chức khai thác mỏ sau này.
5.1.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ
- Đặc điểm địa hình.
Khu vực mỏ kaolin nằm phía Tây thị trấn Chơn Thành, có dạng địa hình là bề
mặt tương đối bằng phẳng, cao dần về phía Tây Bắc, với độ cao tuyệt đối thay đổi từ
cote +50m đến cote +65m.
Thảm thực vật chủ yếu là cây cao su, một số ít cây ăn trái, và hoa màu.
Trong khu vực mỏ không có suối chảy qua.
- Khí hậu
Khu vực thăm dò thuộc xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Theo quan trắc trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Xoài trong thời gian 3 năm
(2004, 2005, 2006) cho các số liệu về khí tượng thuỷ văn như sau:
- Nhiệt độ các tháng trung bình hàng năm là 26,90C.
Cao nhất là 29,30C ( Tháng 4 năm 2005).
Thấp nhất là 24,90C (Tháng 12 năm 2005).
- Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.050,1 – 2.848,3 mm. Mùa
mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm
sau.
Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 năm 2005 đạt 521,8 mm.
Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 11 năm 2004 đạt 91 mm.
- Độ ẩm các tháng trung bình hàng năm là 79,1%.
Cao nhất là 90% (Tháng 8 năm 2006).
Thấp nhất là 64% (Tháng 2 năm 2004).
- Số giờ nắng trung bình một tháng trong năm là 222 giờ.
Cao nhất là 575 giờ (Tháng 8 năm 2006).
Thấp nhất là 35 giờ (Tháng 12năm 2006).
- Khu vực chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính: Đông, Đông Bắc và Tây
Nam.
Mùa khô: Gió Đông chuyển dần sang Đông Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s.
Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2m/s.
- Đặc điểm địa chất khoáng sản
A. Địa tầng
Khu mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long có diện tích 49 ha, toàn bộ là diện tích phân
bố của trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N2
2bm).
18
So sánh với địa tầng trong vùng thì mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long tương ứng
với tập 1 và tập 2 của hệ tầng Bà Miêu thể hiện qua địa tầng các lỗ khoan từ dưới lên
như sau:
- Tập 1 (N2
2 bm1): Phân bố dưới độ sâu 12 mét (LK7), và > 40 mét (LK5),
thành phần trầm tích bao gồm: Sét bột màu xám vàng nhạt, cát sạn màu vàng có chứa
sạn sỏi laterit màu nâu đỏ, cứng chắc, gắn kết yếu. Chiều dày tập >16m và chưa khoan
hết.
- Tập 2 (N2
2 bm2): Từ 0 ÷ 12,0m (LK7); 0- > 40m (LK5): Sét kaolin chứa cát
hạt mịn, sét bột cát kaolin, cát bột chứa ít kaolin, đôi nơi chứa thấu kính cát sạn thạch
anh màu vàng nhạt đến xám trắng.
Chiều dày của tập 2 thay đổi từ 12 mét (LK7), đến >40 mét (LK5), trung bình
23,18 m.
B. Khoáng sản
a. Đặc điểm thân khoáng
Thân khoáng kaolin nằm trong trầm tích của hệ tầng Bà Miêu phân bố trên toàn
bộ diện tích khu thăm dò là 49 ha, và tất cả các lỗ khoan đều gặp thân khoáng kaolin.
Mặt cắt địa tầng từ trên xuống như sau:
+ Lớp đất phủ gồm cát bột sét màu xám nhạt, bở rời, đôi chỗ có lẫn ít rễ cây và
mùn thực vật. Chiều dày lớp phủ dao động từ 0,5m(LK2); 1,7m(LK14), trung bình 1
mét.
+ Thân khoáng kaolin gồm: Cát bột kaolin (độ thu hồi qua rây 0,1mm từ 20-
70%), sét kaolin chứa ít cát hạt mịn (độ thu hồi qua rây 0,1mm >70%), cát bột chứa ít
kaolin (độ thu hồi qua rây 0,1mm <20%), đôi nơi chứa các thấu kính cát bột, cát sạn.
+ Phần dưới là sét bột màu vàng loang lỗ, cát sạn màu vàng chứa kết vón laterit
màu nâu.
* Chất lượng nguyên liệu:
Kaolin có độ thu hồi cao, khá trắng, ít tạp chất, dễ tạo hình, thời gian đông cứng
nhanh.
* Chất lượng sản phẩm:
Khi nung chín, sản phẩm có độ co ngót đồng đều, không bị biến dạng, chất
lượng ổn định. Bề mặt sản phẩm mịn đều, láng bóng, không nứt, không có khuyết tật
hư hỏng. Khi gõ sản phẩm âm thanh trong.
* Kết luận:
Kết quả sản xuất thử đồ gốm từ nguyên liệu kaolin lấy tại mỏ ấp 1, xã Minh
Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn làm
nguyên liệu sản xuất gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ phục vụ nội địa và xuất khẩu,
không phải pha trộn với nguồn nguyên liệu khác. Quy trình tuyển quặng đơn giản bằng
phương pháp tuyển trọng lực qua bể lắng có hiệu quả cao. Sản phẩm làm từ kaolin ấp
1, xã Minh Long, huyện ChơnThành, tỉnh Bình Phước có chất lượng tương đương với
các sản phẩm sản xuất từ kaolin tỉnh Bình Dương và các mỏ trong khu vực Đông Nam
Bộ mà Doanh nghiệp đang sử dụng.
b. Đặc điểm địa chất thuỷ văn mỏ
- Đặc điểm nước mặt
19
Trong phạm vi khu vực thăm dò không có các dòng nước mặt chảy qua. Hiện
tại nhân dân trong khu mỏ sử dụng giếng nước ngầm. Với đặc điểm trên, nước mặt ảnh
hưởng không lớn đến hoạt động sản xuất của mỏ sau này.
- Đặc điểm nước dưới đất
Căn cứ vào dạng tàng trữ, mức độ giàu nghèo của nước dưới đất trong phạm vi
thăm dò có thể chia ra các tầng chứa nước sau:
+ Lớp chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2
2bm2):
Lớp chứa nước này có thành phần thạch học là: Sét bột cát kaolin (cấp hạt
<0,1mm chiếm 20-70%) màu xám trắng, lớp này phân bố đều trong khu mỏ.
+ Lớp chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2
2bm2):
Lớp chứa nước này có thành phần thạch học là: Cát bột, cát bột chứa ít kaolin
(cấp hạt <0,1mm chiếm <20%), cát sạn, tồn tại dưới dạng một thấu kính trong thân
khoáng kaolin, hoặc là một tầng chứa nước ngầm nằm dưới thân khoáng kaolin (tuyến
2, tuyến 3), chiều dày lớp này thay đổi từ 4,2m (LK.8) đến 14m (LK.11), trung bình
9,55 mét. Lớp này chính là lớp chứa nước ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ
kaolin sau này, và hiện nay dân cư trong khu vực đang sử dụng nước trong tầng này để
sinh hoạt và sản xuất.
Qua kết quả bơm hút thí nghiệm tại 3 lỗ khoan cho thấy: Hệ số thấm từ 4,11
đến 9,40 m/ngày, trung bình là 6,73 m/ngày.
Đặc điểm thành phần hóa học nước dưới đất: Nước nhạt, không màu, không
mùi vị, có độ tổng khoáng hóa M từ 0,021 đến 0,062g/l. Loại hình hoá học của nước
là: Clorua Bicacbonat Natri – Canxi cho đến Clorua Bicacbonat Natri – Canxi –
Magnhê.
+ Lớp thấm nước yếu trong trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2
2bm2):
Đây chính là lớp kaolin. Thành phần gồm sét kaolin chứa ít cát hạt mịn (cấp hạt
<0,1mm chiếm >70%). Dựa vào thành phần thạch học cho thấy lớp này tồn tại lượng
nước không đáng kể và gần như đây là lớp phân cách nước mặt với lớp nước ngầm
bên dưới.
+ Lớp thấm nước yếu trong trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 1(N2
2bm1):
Đây là lớp lót đáy thân khoáng kaolin, chưa khống chế hết chiều dày của tầng
này. Thành phần thạch học gồm sét xám vàng, nâu đỏ, có nhiều ổ lớn laterit màu nâu
đỏ, dưới có lẫn cát, mẫu thỏi nén chặt, cứng chắc.
Tóm lại: Công tác điều tra ĐCTV đã xác định được tầng chứa nước chủ yếu tồn
tại dưới dạng lỗ hổng trong các thấu kính cát, cát pha. Khả năng chứa nước kém, có
quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mặt và nước trong các tầng chứa nước bên dưới.
Đối với công tác khai thác mỏ sau này, mức độ ảnh hưởng của nước lỗ hổng trong
trầm tích là không lớn.
Kết quả bơm nước thí nghiệm cho thấy đây là đơn vị chứa nước có mức độ
chứa nước trung bình (q=0,190,27 l/s). Động thái mực nước thay đổi theo mùa, có
quan hệ thủy lực với nước lỗ hổng trong các lớp trầm tích. Nguồn cấp chủ yếu là nước
mặt thấm xuyên qua tầng chứa nước lỗ hổng của các lớp trầm tích.
Do có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mặt nên mực nước quan trắc trong lỗ
khoan cũng chính là mực nước của đơn vị chứa nước này.
Thành phần hóa học của nước dưới đất: nước nhạt, không màu, không mùi vị,
có độ tổng khoáng hóa M từ 0,021 đến 0,070g/l.
20
Công thức Kurlov của nước lấy tại các lỗ khoan như sau:
Cl-
51 HCO3-
34
Lỗ khoan 13: M 0,040 ------------------ pH6,46 T26
Na+
38 Ca 2+
25
Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi
Cl-
55 HCO3-
27
Lỗ khoan 14: M 0,062 ------------------ pH4,80 T26
Na+
46 Ca 2+
25
Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi
Cl-
31 HCO3-
63
Lỗ khoan 22: M 0,021 ------------------ pH6,18 T26
Ca+2
49 Na +
30
Tên nước: Clorua Bicacbonat Canxi –Natri
Cl-
48 HCO3-
38
Nước giếng đào nhà ông Phạm Đình Liên: M 0,040 ------------------ pH5,02 T26
Na+
35 Ca 2+
15Mg2+
17
Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi- Magnhê
Kết quả phân tích vi trùng cho thấy tổng Coliformes 100 con/100ml. E.Coli từ
0 con/100ml. Tổng số Coliformes >100/100ml, Steptococcusfaecais từ 0-8/100ml, Vi
khuẩn kỵ khí sinh H2S từ 0-3cfu/100ml.
Kết luận mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh.
Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ có thể rút ra một số kết luận đối
với tầng chứa nước này như sau:
Đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước trung bình nên có ảnh hưởng nhất
định đến công tác khai thác mỏ sau này.
Chất lượng nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng để cấp nước cho
sản xuất và sinh hoạt tại mỏ, nhưng phải sử lý về mặt vi sinh và các chất có nguồn gốc
nitơ (NH4
+, NO2
-, NO3
-).
- Dự tính lượng nước chảy vào mỏ:
+ Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ:
Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ:
- Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác.
- Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác.
- Nước dưới đất chảy vào moong khai thác.
+ Lượng nước chảy vào mỏ:
Lượng nước chảy vào mỏ có 03 nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống
mỏ, nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu và nước mặt
chảy vào moong khai thác. Nếu loại trừ lượng nước chảy vào moong khai thác bằng
biện pháp đắp đê bao quanh khai trường thì chỉ còn 02 nguồn nước chảy vào mỏ là
nước mưa và nước dưới đất.
+ Lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác:
Lượng nước này được tính theo công thức:
Q1 = F x Z
21
Diện tích moong khai thác được lấy bằng diện tích tính trữ lượng 121+122, F
=490.000 m2.
Lượng mưa ngày lớn nhất: Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn, lượng
mưa trung bình ngày lớn nhất là tháng 2 năm 2004 đo được là: Z = 0,085 m/ngày.
Z là lượng mưa ngày lớn nhất lấy theo số liệu của của Mỏ kaolin ấp 2, xã Minh
Long kế cận là 0,085 m/ngày.
Như vậy lượng nước mưa chảy vào mỏ:
Qm = 490.000m2 x 0,085m = 41.650m3
+ Lượng nước ngầm chảy vào moong khai thác:
Qng = 1,366 K (2H-S) S
Lg(R+ro) - lgro
K: Hệ số thấm của đất đá, trung bình 3 lỗ khoan bơm là 6,73 (m/ngày).
H: Chiều cao cột nước cần tháo khô: Theo tài liệu quan trắc, cao độ mực nước
tĩnh thấp nhất là 4,5m. Nếu khai thác đến hết tầng kaolin trung bình là 23,50 m (tính
luôn lớp đất bóc), thì cột nước cần tháo khô H = 19m.
S: Chiều dày lớp chứa nước cần tháo khô, lấy bằng chiều cao ngập nước lớn
nhất trong moong cần tháo khô; S=19m.
R: Bán kính ảnh hưởng được xác định theo công thức
ro : Bán kính giếng lớn được tính theo công thức: ro = (m) = 395m.
F: là diện tích lưu vực hứng nước, chính bằng diện tích mỏ (490.000 m2).
Thay vào ta được lượng nước ngầm chảy vào mỏ:
Qng = 9.477m3/ngày.
+ Lượng nước chảy vào moong khai thác:
Lượng nước chảy vào mỏ có 2 nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ,
nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu.
Q = Qng + Qm = 9.477m3+ 41.650m3 = 51.127 m3
Kết quả tổng lượng nước chảy vào mỏ ngày lớn nhất cho thấy lượng nước mưa
chảy vào mỏ là chủ yếu. Còn lượng nước ngầm chảy vào mỏ rất ít. Với lượng nước
trên có thể tháo khô cưỡng bức ra khỏi mỏ.
c. Đặc điểm địa chất công trình mỏ
+ Đặc trưng cơ lý của các lớp đất:
Dựa vào kết quả thăm dò tại hiện trường và kết quả phân tích các mẫu trong
phòng thí nghiệm có thể chia ra các lớp chính như sau:
Lớp 1: Lớp sét bột cát kaolin ( cấp hạt <0,1mm chiếm từ 20-70%) màu xám
trắng, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này chiếm phần lớn trong khu mỏ.
Chiều dày thay đổi từ 3,5m (LK21) đến 37m(LK5), trung bình 13,5m. Thành
phần chủ yếu là sét bột cát kaolin màu xám trắng, trắng sữa. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản
của lớp đất này như sau:
- Dung trọng tự nhiên W: 1,948 g/cm3.
KSR 10

F
22
- Dung trọng khô c: 1,597 g/cm3.
- Góc ma sát trong : 15o14’
- Lực dính kết C: 0,265 KG/cm2
- Hệ số nén lún a: P= 4: 0,011 cm2/KG
- Mô đun tổng biến dạng E P=4:89.541 KG/cm2
Lớp 2: Lớp cát bột chứa ít kaolin (cấp hạt <0,1mm chiếm <20%) màu xám
trắng trạng thái rời rạc.
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
- Dung trọng tự nhiên W: 1,939 g/cm3.
- Dung trọng khô c: 1,589 g/cm3.
- Góc ma sát trong : 14o39’
- Lực dính kết C: 0,250 KG/cm2.
Lớp 3: Lớp kaolin chứa ít cát (cấp hạt <0,1mm chiếm >70%), màu xám trắng,
trạng thái dẻo (chặt vừa).
- Dung trọng tự nhiên W: 1,902 g/cm3.
- Dung trọng khô c: 1,544 g/cm3.
- Góc ma sát trong : 13o27’
- Lực dính kết C: 0,224 KG/cm2.
Lớp 4: Lớp sét bột, cát bột nén chặt màu vàng chứa kết vón laterit, đôi khi có
cuội sỏi tròn cạnh, lớp này là tầng lót đáy của thân khoáng kaolin.
+ Dự tính góc dốc ổn định bờ mỏ:
Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long sẽ được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ
thiên. Trong quá trình khai thác phải bóc đất phủ để khai thác tầng kaolin bên dưới. Do
đó phải tính toán góc ổn định bờ moong cho tất cả các lớp đất có mặt trong mỏ. Góc
dốc bờ moong khai thác được tính theo công thức sau:
tg  =
H
ctg



Trong đó:
: Góc dốc bờ moong khai thác (độ).
: Góc ma sát trong của đất, (độ).
: Hệ số an toàn.
C: Lực dính kết của đất, (tấn/m2).
H: Chiều cao bờ moong khai thác tính đến cao độ (m).
: Dung trọng tự nhiên của đất (tấn/m3).
Chiều cao khai thác trung bình toàn khu mỏ là 23,18m, chọn độ cao khai thác
các tầng là 5m. Với tính chất xen kẹp của các lớp kaolin chứa ít cát, cát chứa ít kaolin,
thông số được chọn tính toán ổn định bờ moong của các lớp được lấy theo số liệu
trung bình của các lớp. Các thông số lựa chọn để tính được trình bày trong bảng sau:
23
Bảng 2. Tổng hợp các thông số tính toán góc dốc bờ moong
Độ sâu
khai
thác
Dung
trọng tự
nhiện
(tấn/m3)
Lực kết
dính C
(tấn/m2)
Hệ số
an toàn

Góc ma
sát trong
 (độ)
tg  tg 
Góc ổn
định bờ
moong
 (độ)
5 1,9496 2,616 1,1 15o 02’ 0,268 0,5119 27006’
10 1,944 2,72 1,1 15o41’ 0,280 0,3954 21034’
15 1,902 2,245 1,1 13o27’ 0,239 0,295 16026’
20 1,9435 2,515 1,1 14o42’ 0,262 0,302 16048’
25 1,9485 2,795 1,1 15o47’ 0,282 0,313 17022’
Khi khai thaùc, goùc doác cuûa töøng baäc bôø moong khoâng ñöôïc
quaù giôùi haïn tính toaùn.
5.1.2. Biên giới khai trường
* Nguyên tắc xác định:
- Nằm trong khu vực đã được thăm dò đánh giá trữ lượng chất lượng kaolin đạt
yêu cầu.
- Đảm bảo góc ổn định bờ mỏ theo thiết kế.
- Đảm bảo khai thác tối đa trữ lượng kaolin trong phạm vi ranh giới tính trữ
lượng.
- Đảm bảo cho mỏ hoạt động với công suất thiết kế một cách ổn định trong khu
vực khai thác.
Trên cơ sở đó biên giới khai trường trên mặt được xác định bởi các điểm có toạ
độ như trong Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác.
Biên giới đáy của khai trường:
- Do khai thác sét nên biên giới đáy khai trường chính là hết chiều dày tầng sét
sau khi để lại lớp lót đáy tại những vị trí có sự hiện diện của tầng cát bột chứa nước
nằm dưới đáy thân khoáng kaolin, nhằm tránh hiện tượng bục đáy moong.
5.1.4. Trữ lượng khai thác
5.1.4.1. Trữ lượng địa chất
Trữ lượng địa chất được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò:
- Kaolin khô dưới rây 0,1mm: 9.574.000 tấn.
Kaolin tính theo nguyên khối là: 19.454.000 tấn,
tương đương: 9.727.000 m3.
- Đất bóc + lớp kẹp: 1.411.000 m3.
- Cát thu hồi trên rây 0,1mm: 3.586.000 m3.
5.1.4.2. Trữ lượng tổn thất
Phần trữ lượng sét kaolin sau khi khai thác sẽ bị tổn thất ở các phần: để lại đai
an toàn (đê bao) ngoài biên giới mỏ, để lại trụ bảo vệ bờ mỏ, để lại lớp sét lót đáy
tránh hiện tượng bùng nền gây mất an toàn trong quá trình khai thác, để lại các phần
góc hay đáy sâu không khai thác được, và để lại con đường vận chuyển.
+ Tổn thất trữ lượng do để lại trụ bảo vệ (Qbv):
24
Trụ bảo vệ được để lại nhằm đảm bảo góc ổn định bờ dừng của mỏ, thể tích trụ
bảo vệ được tính bằng phương pháp khối địa chất:
𝑉𝑏𝑣 =
𝑠 × ℎ
2
, 𝑚3
Trong đó:
- S là diện tích đáy trụ bảo vệ, được đo bằng phần mềm MapInfo.
- h là chiều dày trung bình của trụ bảo vệ.
Kết quả tính toán tổn thất trữ lượng do để lại trụ bảo vệ bờ mỏ như sau:
- Đất phủ: 30.747 m3.
- Kaolin: 1.350.895 m3.
+ Tổn thất do để lại đường vận chuyển:
- Đất phủ: 100 m3.
- Kaolin: 67.750 m3.
+ Tổn thất do để lại lớp sét lót đáy tránh bục đáy moong:
- Kaolin: 337.825 m3.
+ Tổn thất do để lại đai an toàn trên mặt:
- Đất phủ: 33.144 m3.
- Kaolin: 229.100 m3.
+ Tổng trữ lượng tổn thất không đưa vào khai thác là:
- Đất phủ + lớp kẹp: 63.891 m3.
- Kaolin: 1.917.820 m3.
+ Tổn thất trong khai thác chế biến:
Tổn thất trong quá trình khai thác lấy theo thực tế ở các mỏ là 5% trên trữ lượng
huy động vào khai thác của mỏ, tương đương: 390.459 m3.
5.1.4.3. Trữ lượng khai thác
Trữ lượng khai thác có tính đến các loại tổn thất mỏ, được tính theo công thức:
𝑄 𝑘𝑡 = 𝑄đ𝑐 − 𝑄𝑡𝑡, 𝑚3
- Đất phủ: 1.347.108 m3.
- Kaolin: 7.418.721 m3.
5.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ
5.2.1. Chế độ làm việc
- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày.
- Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ/ca.
- Số ngày làm việc trong năm: 120 ngày.
- Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị: 07 giờ/ca.
5.2.2. Công suất khai thác mỏ
Công suất khai thác kaolin: 350.000 tấn/năm kaolin khô.
Tương đương: 350.890 m3/năm (ng.khối).
Công suất khai thác tính theo nguyên khối ở trên đã kể đến hệ số thu hồi kaolin
trung bình trên toàn mỏ được xác định trong Báo cáo thăm dò địa chất mỏ là 63,94%.
5.2.3. Tuổi thọ mỏ
25
Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức:
𝑇 = 𝑇1 + 𝑇2 + 𝑇3, 𝑛ă𝑚
4.3.1. Thời gian xây dựng cơ bản mở vỉa (T1):
- Dự kiến thời gian xây dựng cơ bản khai thác kaolin là: T1 = 1,0 năm.
4.3.2. Thời gian khai thác kaolin đạt công suất thiết kế (T2):
𝑇2 =
𝑄 𝑘𝑡 − 𝑄
𝐴
=
7.418.721 − 120.000
350.890
 20,8 𝑛ă𝑚
Trong đó:
- Qkt = 7.418.721 m3 - Trữ lượng khai thác.
- Q = 120.000 m3 – Sản lượng kaolin khai thác trong thời gian mở vỉa năm đầu.
- A = 350.890 m3 - Công suất khai thác.
4.3.3. Thời gian đóng cửa mỏ (T4):
Thời gian đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường: T4 = 0,7 năm.
4.3.4. Tuổi thọ mỏ (T):
𝑇 = 1 + 20,8 + 0,7 = 22,5 𝑛ă𝑚
(Tuổi thọ của mỏ là hai mươi hai năm sáu tháng)
Bảng 3. Bảng lịch khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long
STT Năm
Loại khoáng sản
Tổng cộng
Đất Kaolin
1 1 129.506 120.000 249.506
2 2 - 3 120.000 350.890 470.890
3 4 70.494 350.890 421.384
4 5 - 7 - 350.890 350.890
5 8 - 9 120.000 350.890 470.890
6 10 100.000 350.890 450.890
7 11 - 12 - 350.890 350.890
8 13 - 14 120.000 350.890 470.890
9 15 40.000 350.890 390.890
10 16 - 17 - 350.890 350.890
11 18 - 19 120.000 350.890 470.890
12 20 47.108 350.890 397.998
13 21 - 350.890 249.506
14 22 - 280.920 280.920
Tổng cộng 1.347.108 7.418.721 8.765.829
5.3. MỞ VỈA, TRÌNH TỰ VÀ HỆ THỐNG KHAI THÁC
5.3.1. Mở vỉa
Mở vỉa là công tác đầu tiên nhằm tạo nên hệ thống đường vận tải, đường liên
lạc nối từ mặt bằng sân công nghiệp đến các vị trí khai thác. Bên ngoài là đường giao
thông nối với hệ thống giao thông của khu vực.
Công tác mở vỉa tuân thủ các quy tắc sau:
- Khối lượng mở vỉa nhỏ, nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động đạt công suất
thiết kế.
26
- Thuận lợi về giao thông, cấp và thoát nước
- Đảm bảo trình tự khai thác, hệ thống khai thác đã lựa chọn.
* Vị trí mở vỉa
Để phù hợp với công nghệ khai thác, điều kiện tự nhiên, mỏ kaolin ấp 1, xã
Minh Long được tiến hành mở vỉa trước tiên tại khu vực Lô 1 trên bản đồ Tổng mặt
bằng, tổng cộng toàn khai trường chia thành 04 lô khai thác:
Tiến hành đắp đê bao cục bộ quanh khu vực Lô 1, làm đường thoát nước, xây
dựng hồ lắng xử lý và dự trữ nước, làm đường vận chuyển, và xây dựng các hạng mục
công trình phục vụ khai thác chế biến khoáng sản.
Bóc tầng phủ và mở vỉa khai thác sét từ khối trữ lượng 3.122 và 2.121, tại khu
vực tầng phủ mỏng nhất, và tầng kaolin dày nhất. Sau đó, khai thác theo lớp bằng, bóc
từng tầng theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Chọn vị trí mở vỉa ở đây có thuận lợi là mở vỉa và khai thác nơi tầng phủ mỏng
nhất, lớp kaolin dày nhất, và đã được thăm dò chi tiết ( cấp trũ lượng 121), ngoài ra,
còn gần đường giao thông đi tiêu thụ, cạnh khu vực chế biến và khu văn phòng, giảm
chi phí vận chuyển, giúp doanh nghiệp mỏ tăng lợi nhuận để mau chóng thu hồi vốn
đầu tư, phù hợp với trình tự phát triển công trình mỏ và thuận lợi cho thoát nước mỏ.
Khi kết thúc khai thác Lô 1, khai thác lớp sét kaolin cuối cùng của tầng +26m,
lúc này khu vực lô khai thác thứ 1 sẽ trở thành hồ lắng và dự trữ nước lớn của mỏ. Sau
khi khai thác Lô thứ 2, ta thông từng tầng khi kết thúc với Lô 1, và cuối cùng là mở
rộng diện tích hồ lắng. Do khu vực Lô 1 là khu vực có địa hình thấp nhất của mỏ, đáy
khai trường ở khu vực Lô 1 cũng là đáy thấp nhất của mỏ, tạo thành 01 bậc đáy thấp
hơn đáy các lô còn lại tối thiểu là 6m, vì thế đây chính là nơi thu nước của toàn mỏ,
tạo điều kiện thuận lợi cho các lô khai thác sau có thể thông moong, mà vẫn giảm thiểu
chi phí bơm thoát nước cho mỏ.
Các lô khai thác sau cũng tiến hành tương tự.
* Khối lượng mở vỉa
Bảng 4. Tổng hợp khối lượng mở vỉa
STT Hạng mục ĐVT Khối lượng
1 Làm mới đường vận chuyển ngoài mỏ m 1.180
2
Làm đường vận chuyển trong mỏ:
- Làm mới:
- Nâng cấp:
m 120
230
3 San gạt mặt bằng sân công nghiệp - VP m3 70.000
4 Đào hào dốc m3 4.200
5
Đắp đê bao:
- Giai đoạn 1:
- Giai đoạn 2:
m3 3.180
2.028
6 Đào mương thoát nước dọc đường vận chuyển m3 1.095
7
Xây dựng văn phòng – kho tàng – nhà tập thể -
xưởng – nhà máy
HT 01
8
Lắp đặt trạm biến áp 1.000 KVA cùng hệ thống
dây dẫn đi kèm
HT 01
27
STT Hạng mục ĐVT Khối lượng
9 Hồ lắng m2 200
10 Bóc tầng phủ m3 129.506
5.3.2. Trình tự khai thác
5.3.2.1. Phân chia giai đoạn khai thác
Trình tự khai thác được xác định phù hợp với điều kiện địa hình khu mỏ và hệ
thống khai thác đã chọn, khai thác từ trên xuống dưới theo lớp bằng với chiều cao tầng
tối đa bằng chiều cao xúc của thiết bị.
Moong khai thác được phân chia thành các lô khai thác độc lập nhau nhằm
giảm khối lượng bơm thoát nước trong mỏ.
Phân chia thành các giai đoạn khai thác như sau:
+ Giai đoạn 1:
Giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ từ khi động thổ đến hết năm khai thác đầu tiên:
Bóc phủ và khai thác kaolin ở lô 1, hoàn chỉnh các hạng mục công trình XDCB phục
vụ mỏ. Khối lượng khai thác năm đầu tiên là: 120.000 m3 kaolin, và 129.506 m3 đất
phủ.
+ Giai đoạn 2:
Từ năm thứ 2 trở đi, mỏ bắt đầu khai thác với sản lượng thiết kế ổn định đến
năm thứ 21. Trình tự khai thác theo số thứ tự của lô khai thác được thể hiện trên bản
vẽ Thiết kế cơ sở.
+ Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác:
Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác được thực hiện trong thời gian 0,7
năm trước khi hết hạn giấy phép khai thác mỏ.
Công tác đóng cửa mỏ có thể thực hiện từng phần trong thời gian khai thác tại
các khu vực đã kết thúc khai thác.
5.3.3. Hệ thống khai thác
Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các khâu
công nghệ khai thác đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất, nó có liên quan
chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ. Mặt khác hệ thống khai thác
được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình của mỏ, công suất thiết kế của mỏ
v.v ...
Xét điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật công nghệ, khả năng thiết bị thi công cũng
như công suất khai thác theo thiết kế, hệ thống khai thác được chọn áp dụng cho mỏ
kaolin ấp 1, xã Minh Long là khai thác theo lớp bằng, một bờ công tác, vận tải trực
tiếp trên tầng, sử dụng bãi thải ngoài.
Các khâu công nghệ khai thác bao gồm: bóc tầng phủ, xúc khai thác kaolin từ
nguyên khối, và vận chuyển về nhà máy chế biến.
Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật
của thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo Quy phạm kỹ thuật khai
thác mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008, Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá
28
lộ thiên TCVN 5178:2004, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QC
04-2009.
Sơ đồ công nghệ khai thác kaolin
Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn như sau :
Bảng 5. Các thông số của hệ thống khai thác
STT Thông số
Ký
hiệu
Đơn
vị
Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 6,0
2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 6,0
3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αt độ 60
4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc αkt độ 30
5 Chiều rộng dải khấu A m 8,5
6 Chiều rộng đai bảo vệ Bbv m 2,0
7 Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 20,5
8 Chiều dài tuyến công tác Lkt m 100
9 Chiều dày lớp sét để lại bảo vệ đáy moong Hsét m 1,0 – 1,5
10 Số tầng khai thác 05
11 Số tầng kết thúc

05
12 Góc nghiêng bờ kết thúc  độ 2540’ ÷ 27o12’
Các khâu công nghệ chính :
Công tác xúc bốc
- Công tác xúc đất và kaolin ở mỏ sử dụng máy xúc thủy lực gàu ngược (máy
đào).
- Khối lượng xúc bốc của mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long bao gồm: Xúc bốc
tầng phủ, xúc bốc kaolin tại gương khai thác.
Đất VLSL (san lấp
mbnm, khách hàng)
Bóc tầng phủ
Xúc bốc kaolin
Bãi chứa nhà máy chế biến
Vận tải ô tô
29
Số liệu tính toán thiết bị xúc ngoài khai trường dựa trên công suất khai thác mỏ
350.890 m3 kaolin nguyên khối, khối lượng đất phủ tối đa khoảng 120.000 m3/năm của
mỏ cũng do máy xúc thủy lực gàu ngược thực hiện.
- Công nghệ xúc:
Theo tài liệu thăm dò mỏ thì chiều dày tầng đất phủ là 2,93m. Áp dụng sơ đồ
xúc phía dưới phù hợp và hiệu quả hơn với máy xúc thủy lực gàu ngược, xúc từ dưới
lên trên. Máy xúc đứng trên nền tầng, ô tô nhận tải trên cùng mức tầng máy xúc đứng.
- Số lượng máy xúc
Bố trí máy xúc thủy lực gàu ngược (máy đào) 1,2 m3/gàu xúc khối lượng kaolin
tại khai trường phục vụ cho nhà máy chế biến của mỏ. Công suất thực tế 810 m3/ca.
𝑄𝑡𝑏 =
3600. 𝐸. 𝐾 𝑑.𝑡 𝑛. 𝑇.
𝑇𝑐. 𝐾𝑟. (𝑡 𝑛 + 𝑡 𝑐)
, 𝑚3
/𝑐𝑎
Trong đó :
E là dung tich gàu xúc, E = 1,2 m3.
Kđ là hệ số xúc đầy gàu, Kđsét = 1,1.
tn là thời gian máy xúc làm việc liên tục tại một vị trí đứng máy, tn = 7200s
T là thời gian ca làm việc, T = 8h.
 là hệ số sử dụng thời gian, sét = 0,90.
Tc là thời gian chu kỳ xúc, Tc = 30s.
Kr là hệ số nở rời của kaolin, Krkaolin = 1,3, Krđất = 1,1.
tc là thời gian di chuyển máy, tc = 600 s.
=> Qtbkaolin  810 m3/ca (ng.khối)
Qtbđất1,2  957 m3/ca (ng.khối)
+ Số ca máy xúc kaolin:
Số ca máy xúc kaolin nguyên khối tại khai trường thực hiện trong năm được
tính theo công thức:
𝑃đ =
𝑉𝑑
𝑄𝑡𝑏𝑘𝑎𝑜𝑙𝑖𝑛
=
350.890
810
 434 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄
Trong đó:
- Vđ: Khối lượng kaolin tính theo nguyên khối thực hiện trong năm, Vđ =
350.890 m3.
+ Lịch làm việc của máy xúc:
Lịch làm việc của thiết bị: 120 ngày/năm, 01 ca máy/ngày.
+ Số lượng thiết bị:
Số lượng máy đào để xúc kaolin trên khai trường:
Số lượng thiết bị xúc kaolin trên khai trường tính toán theo công thức:
𝑁 =
𝐴 𝑚
𝑁𝑏 × 𝑄𝑡𝑏
× 𝐾 𝑑𝑡, 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄
Trong đó:
- Am là khối lượng thực hiện trong năm, Am = 350.890 m3.
- Nb = 120 là số ca máy thiết bị hoạt động trong năm.
30
- Qtb là công suất ca của thiết bị, Qtb = 810 m3/ca
- Kdt = 1,1 là hệ số dự trữ thiết bị.
=> N  04 máy
Số lượng máy đào để xúc đất phủ ở mỏ:
𝑁 =
𝐴 𝑚
𝑁𝑏 × 𝑄𝑡𝑏
× 𝐾 𝑑𝑡, 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄
Trong đó:
- Am là khối lượng đất phủ nguyên khối thực hiện trong năm, Am = 120.000 m3.
- Nb = 120 là số ca máy thiết bị hoạt động trong năm.
- Qtb là công suất ca của thiết bị, Qtb = 957 m3/ca.
- Kdt = 1,04 là hệ số dự trữ thiết bị.
=> N  01 máy.
=> Như vậy, tổng số máy xúc thủy lực gàu ngược dung tích gàu 1,2 m3 cần
thiết để xúc bốc kaolin và đất phủ trong mỏ là: 05 cái.
- Ngoài các thiết bị máy móc trên, mỏ còn cần trang bị 01 xe ủi 75CV để phục
vụ cho công tác làm đường, ban ủi mặt bằng, hỗ trợ cho máy đào trong công tác bóc
tầng phủ ở những vị trí tầng phủ có chiều dày mỏng; thêm 01 xe đào gàu 0,7 m3 để
làm các công việc phụ trợ ở sân công nghiệp, nhà máy chế biến kaolin cũng như khai
trường.
5.4. VẬN TẢI, BÃI THẢI VÀ THOÁT NƯỚC MỎ
5.4.1. Công tác vận tải mỏ
Mỏ sử dụng ôtô vận tải KAMAZ có trọng tải 15 tấn/xe, tính cơ động cao để vận
chuyển khối lượng sản phẩm khai thác tại mỏ hàng năm.
- Khối lượng vận tải của mỏ được thực hiện bằng ôtô theo hệ thống đường vận
tải nội bộ của mỏ, bao gồm: đất phủ, sét kaolin.
- Số xe ôtô vận tải được tính theo công thức:
𝑁ô𝑡ô =
𝑉 × 𝐾𝑟
𝑚 × 𝑁𝑐𝑎
× 𝐾 𝑑, 𝑥𝑒
Trong đó:
- V = 470.890 m3, khối lượng vận tải đất và sét nguyên khối hàng năm.
- m = 120 ngày/năm là số ngày làm việc trong năm.
- Nca là công suất vận tải của xe ôtô, Nca = 324 m3/ca.
- Kr là hệ số nở rời của đất, kaolin.
- Kd = 1,06 là hệ số dự trữ thiết bị.
𝑁ô𝑡ôđất =
120.000 × 1,1
120 × 324
× 1,06  3,6 𝑥𝑒
𝑁ô𝑡ôkaolin =
350.890 × 1,3
120 × 324
× 1,06  12,4 𝑥𝑒
Như vậy, tổng cộng nhu cầu của mỏ cần 16 xe ben loại thùng 10 m3.
- Đường vận tải nội bộ moong khai thác
+ Đường tạm:
31
Mặt đường rộng 08m
Mặt đường rộng 10m
Nền đất tự nhiên
30o
Tuyến đường tạm sử dụng phục vụ công tác bóc phủ của mỏ, thời gian tồn tại
không quá 01 năm. Đường tạm chạy ngay trên nền đất đá tự nhiên của mỏ, chỉ san gạt
trên mặt.
+ Đường vận chuyển chính:
Tuyến đường vận tải chính trong mỏ được đào trong nền đất tự nhiên của mỏ.
Bán kính cong của đường (Rc) xác định theo công thức:
R
V
I
c
n


2
127( )
, m
Trong đó:
- V = 15 km/giờ - Vận tốc xe chạy khúc cong.
-  = (0,3  0,35) .
-  = 0,2 - Hệ số phụ thuộc loại đường
- In = 2% - Độ dốc ngang của đường.
Rc  25 m.
Chiều rộng tuyến đường:
Tuyến đường thiết kế cho xe chạy hai chiều, được tính theo công thức:
B = T + 2C1 + 2C2, m
Trong đó:
- C1 = 1,0 m - Khoảng cách an toàn từ hai bên lề đường tới đai vận tải.
- T = 6 m - Chiều rộng đai vận tải.
- C2 = 1,0 m - Chiều rộng rãnh thoát nước.
B = 10 m.
Chiều dài tuyến đường:
Chiều dài tuyến đường trong mỏ thay đổi theo thời gian khai thác của mỏ, trung
bình là 0,6 km.
Kết cấu tuyến đường:
Đoạn đường trong moong khai thác được đào trên nền đất đá tự nhiên của mỏ,
chủ yếu là đào trong đất và sét.
Mương thoát nước
Áo đường trải đá
Kết cấu tuyến đường hào dốc trong mỏ
32
Kết cấu nền đường hào dốc trong mỏ có dạng như sau: được san gạt phẳng,
dạng đường 02 mái, với độ dốc ngang nghiêng về 02 bên rãnh thoát nước 2%. Nền
đường được lu lèn chặt.
- Xe phục vụ:
+ Sử dụng 01 xe bồn tưới nước đường vận chuyển của mỏ, dung tích chứa 09
m3/xe, hoạt động 120 ca/năm.
+ Sử dụng 1 xe ôtô 4 chỗ phục vụ điều hành sản xuất mỏ.
5.4.2. Bãi thải
Đối tượng đổ thải của mỏ là tầng đất đá phủ nằm trên bề mặt lớp sét kaolin và
một ít tầng kẹp cát pha sét. Tổng khối lượng đất đá thải nở rời trong toàn mỏ khoảng
2.026.305 m3, được bóc đi trong 14 năm đầu hoạt động của mỏ, tức là hơn nửa đời mỏ.
một phần được bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vật liệu san lấp ; một phần
được sử dụng vào các công tác XDCB của mỏ như ban đắp mặt bằng, làm và sửa
đường; một phần sẽ được đổ thải vào bãi thải tạm. Hiện tại, các khu vực xây dựng khu
công nghiệp trong tỉnh đang rất cần nguồn vật liệu san lấp này, và chủ đầu tư sẽ ký
hợp đồng cung cấp cho các khu công nghiệp trên, bán trực tiếp tại mỏ khi vừa bốc lên,
do nhu cầu vật liệu san lấp trong khu vực cao nên dự kiến khối lượng đất đá thải lưu
lại bãi thải chỉ chiếm tối đa khoảng 30% khối lượng thải hàng năm
* Khối lượng đất thải toàn mỏ theo báo cáo địa chất là 1.347.108 m3 nguyên
khối (đã trừ đi khối lượng để lại làm trụ bảo vệ). Chiều dày đất bóc trung bình trên
toàn mỏ là 2,93m.
* Vị trí đổ thải:
Đất thải sẽ được tập trung một chỗ để thuận tiện cho việc tiêu thụ.
Bãi thải tạm được thiết kế ở phía Nam – Tây Nam của mỏ nằm gần khu vực văn
phòng – nhà máy và đầu đường hào dốc của mỏ, phía ngoài ranh mỏ, gần đường vận
chuyển ra ngoài. Dự kiến bãi thải tạm có diện tích khoảng 02 ha.
Trong quá trình khai thác sau này, một phần đất thải được xúc trực tiếp lên xe
khách hàng để đưa đi tiêu thụ, một phần khối lượng được chuyển đến bãi thải tạm
trong thời gian lưu bãi chờ tiêu thụ.
* Công nghệ đổ thải:
Đất thải được thải xuống phần diện tích bãi thải tạm, tiến hành thải theo chu vi.
Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải.
+ Thiết bị sử dụng cho bãi thải là ôtô KAMAZ 15 tấn và máy ủi 75 mã lực.
Phương pháp đổ thải: Theo chu vi, 01 tầng thải cao 05 m.
+ Quy trình thải như sau:
- Ôtô dỡ đất thải lên mặt bằng đổ thải.
- Máy ủi gạt gom đất đến độ cao 01m, làm đường cho ôtô lên mặt tầng thải.
- Ôtô, máy ủi thải đất từ độ cao này xuống sườn tầng thải đến hết diện tích đổ
thải, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời. Tài xế
phải tuân theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên tại khu vực bãi thải.
Để đảm bảo an toàn, tại vị trí mép bãi thải phải tạo đê bằng đất thải để đảm bảo
an toàn với các kích thước:
33
- Cao 0,75m.
- Bề rộng chân đê an toàn 1,0m.
- Khoảng cách từ mép dưới của thùng xe khi đổ và mặt đê 0,5m.
- Góc nghiêng mặt tầng thải 1%.
Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải, chiều cao đổ
thải 15m, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời.
Ranh giới bãi thải tạm đến mép tầng khai thác cách nhau một khoảng nhằm
đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khai thác bên dưới moong.
Sơ đồ mặt cắt khu vực mép tầng thải
* Tính toán bãi thải
Diện tích bãi thải: S = 20.000 m2.
Chiều cao tầng thải 15 m.
Công suất tiếp nhận của bãi thải được tính theo công thức:
V = S.H.ksd (m3)
Trong đó:
- Ksd là hệ số sử dụng dung tích bãi thải: Ksd = 0,7.
V = 210.000 m3.
Đảm bảo đủ chứa lượng đất phủ thải tạm của mỏ trong thời gian chờ tiêu thụ.
Sau khi kết thúc khai thác, số đất phủ còn lại sẽ được dùng hết vào việc hoàn thổ của
mỏ.
5.4.3. Công tác thoát nước
+ Lượng nước thải vào mỏ
+ Lượng nước mưa rơi vào khai trường:
Lượng nước này được tính theo công thức:
Q1 = F x Z
34
Diện tích moong khai thác được lấy bằng diện tích tính trữ lượng 121+122, F
=490.000 m2. Thực tế, do chia lô khai thác nên diện tích hứng nước mưa đã đi rất
nhiều, lớn nhất là 157.110 m2.
Lượng mưa ngày lớn nhất: Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn, lượng
mưa trung bình ngày lớn nhất là tháng 2 năm 2004 đo được là: Z = 0,085 m/ngày.
Z là lượng mưa ngày lớn nhất lấy theo số liệu của của Mỏ kaolin ấp 2, xã Minh
Long kế cận là 0,085 m/ngày.
Như vậy lượng nước mưa rơi xuống toàn khu vực mỏ ngày mưa lớn nhất:
Qm = 490.000m2 x 0,085m = 41.650m3
Qmlô1 = 157.110m2 x 0,085m = 41.650m3.
+ Biện pháp tháo khô
Biện pháp thoát nước mỏ được áp dụng là phương pháp tháo khô cưỡng bức.
* Chế độ công tác:
Chế độ công tác mỏ lựa chọn hoàn toàn chỉ khai thác trong mùa khô, ngoài ra
còn thiết kế phân lô khai thác nên giảm tối đa khối lượng và chi phí bơm thoát nước
cho mỏ. Chỉ phải bơm thoát nước phần trên mặt của hố thu nước là đáy thấp nhất của
khai trường lô 1 trong giai đoạn sau, và bơm tháo khô trên diện tích lô 1 trong giai
đoạn đầu, khi bắt đầu vào mùa khô năm sau, sau khi bơm tháo nước đạt yêu cầu khai
thác thì hầu như các giai đoạn sau trong năm không phải bơm thoát nước mỏ nữa.
* Đê bao:
Đê bao được đắp xung quanh khai trường khai thác nhằm mục đích ngăn nước
mặt chảy vào khai trường ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, giảm thiểu lượng
nước cần phải bơm tháo khô cưỡng bức của mỏ.
Đê bao ở mỏ được đắp tại 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi tiến hành bóc tầng phủ và khai thác năm đầu tiên, tiến
hành đắp đê bao cục bộ xung quanh khu vực lô 1, nhằm giảm thiểu lượng nước phải
bơm thoát nước cưỡng bức cho khai trường trong hơn bảy năm đầu khai thác.
Đoạn đê bao được đắp có kích thước: mặt đê rộng 01m, chân đê rộng 03m, cao
01m, taluy 45o, dài 1.590m. Khối lượng đắp đê giai đoạn 1 là: 3.180m3.
Dọc theo chân đê ngoài, đào một rãnh nước nhỏ để dẫn nước thoát về mương
thoát nước phía Tây Nam mỏ dọc theo đường vận chuyển ra ngoài tỉnh lộ. Trên đỉnh
đê và hai bên chân đê trồng một hàng cây xanh để giữ đất, tránh nước mưa và nước
mặt phá đê. Thường xuyên kiểm tra, tu bổ đê.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ năm thứ 8, trước khi khai thác kaolin ở khu vực lô 2,
tiến hành phá bỏ đoạn đê bao cục bộ ngăn cách giữa 02 khu vực của khai trường, và
đắp thêm đoạn đê ngoài bao quanh khai trường khu vực lô 2 nối liền với đoạn đê bao
ngoài khu vực lô 1 đã đắp.
Các kích thước của đê tương tự ở giai đoạn 1, chiều dài đắp đê giai đoạn 2 là
1.014 m. Khối lượng đắp đê giai đoạn 2 là: 2.028 m3.
Các giai đoạn khai thác những lô sau cũng tiến hành tương tự.
Sử dụng vật liệu bóc tầng phủ trong thời gian XDCB năm đầu tiên để đắp đê.
* Hố thu:
35
Hố thu nước chính là đáy moong khai thác của lô 1, là khu vực đáy thấp nhất
của khai trường, hố thu đồng thời lắng lọc nước trong suốt thời gian mùa mưa, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bơm tháo khô mỏ lên thải ra hệ thống thoát nước ra ngoài.
* Lựa chọn thiết bị bơm:
- Vị trí đặt trạm bơm:
Trạm bơm thoát nước mỏ đặt tại hố thu nước của moong khai thác.
Yêu cầu của thiết bị lựa chọn:
Trạm bơm và thiết bị đi kèm phải dễ tháo lắp, di dời vì chỉ công tác vào một
thời điểm nhất định trong năm là đầu mùa khô, sau đó đem để vào kho bảo quản, tránh
việc phơi nắng phơi mưa sẽ gây mau hư hỏng thiết bị. Hai yêu cầu cơ bản về lắp đặt là
dễ tháo rời, di chuyển đi nơi khác khi cần thiết.
Thiết bị bơm được lựa chọn có chiều cao đẩy đạt tối thiểu 30m cột nước.
Trạm bơm được đặt trên bè nổi trên mặt hố thu nước.
Lựa chọn thiết bị:
Máy bơm sử dụng tại mỏ có các tính năng kỹ thuật sau:
- Công suất động cơ: 30 KW.
- Công suất bơm: 300 m3/h.
- Chiều cao đẩy nước theo thiết kế là 30m.
Tính toán máy bơm:
Lịch chạy máy bơm 1 lần vào đầu mùa khô trong năm.
a. Số ngày bơm trong năm tối đa ở giai đoạn khai thác lô 1:
Theo tài liệu đo khí tượng trạm Đồng Xoài, cách khu mỏ khoảng 50km ( theo
đường chim bay) về hướng Đông, số liệu đo năm 2008, thì vùng nghiên cứu có tổng
lượng mưa trong mùa mưa là 2.053,4 mm/năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng
8,9.
Như vậy, nếu chưa tính lượng bốc hơi đi, thì tổng lượng nước mưa chứa trong
khai trường cần phải bơm thoát đi trong giai đoạn 1 khai thác lô thứ 1 là:
2,0534 x 157.110  322.610 m3.
Với công suất máy bơm 300 m3/h đã lựa chọn, hoạt động 03 ca/ngày, thì tổng
số ngày bơm thoát nước cần thiết vào đầu mùa khô trong năm là: 45 ngày.
b. Số ngày cần bơm trong năm tối đa ở các giai đoạn khai thác sau:
Tương tự trên, tổng lượng nước mưa chứa trong khai trường tối đa ( chưa trừ ra
lượng nước bốc hơi và thấm trong năm) cần phải bơm thoát đi trong giai đoạn sau là:
2,0534 x 490.000 = 1.006.166 m3.
Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau chỉ cần bơm thoát đi lượng nước khai trường
trên mặt tầng công tác để thiết bị hoạt động, còn lượng nước chứa ở hố thu nước đáy
khai trường lô 1 thì không cần thiết phải bơm đi, vì thế tổng lượng nước khai trường
cần phải bơm thoát trong năm tối đa được tính toán như sau:
- Dung tích chứa của phần hố thu nước khai trường là:
(114.555 + 34.676) : 2 x 10 = 746.155 m3
Trong đó:
36
+ 114.555 m2 và 34.676 m2 tương ứng là diện tích trên mặt và diện tích đáy của
hố thu.
+ 10m là chiều cao hố thu.
- Như vậy, tổng lượng nước cần bơm thoát đi của khai trường trong năm ở các
giai đoạn sau tối đa là:
1.006.166 - 746.155 = 260.011 m3
Với công suất máy bơm 300 m3/h đã lựa chọn, hoạt động 03 ca/ngày, thì tổng
số ngày bơm thoát nước cần thiết vào đầu mùa khô trong năm ở các giai đoạn sau là:
36 ngày.
5.5. KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG
CHỐNG CHÁY
Công tác an toàn sản xuất ở mỏ bao gồm:
- An toàn máy xúc.
- An toàn trong vận chuyển đất.
- An toàn trong khâu vận hành tổ hợp nghiền sàng.
- An toàn sử dụng điện.
- Phòng chống cháy nổ.
5.5.1. Yêu cầu chung
- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN: 5326-2008.
- Kỹ thuật khai thác: phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 7/7/2009
của Bộ Công thương.
- Các quy định cụ thể về an toàn lao động phải được soạn thảo chi tiết bằng văn
bản riêng.
- Cần thành lập Ban an toàn lao động, tổ chức học tập an toàn lao động cho cán
bộ công nhân viên trong mỏ theo qui định của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành mới có
hiệu lực, trực tiếp kiểm tra, giám sát an toàn trong các khâu sản xuất của mỏ.
- Trong khâu vận tải khi ô tô vào phạm vi công trường thì Ban an toàn của xí
nghiệp mỏ phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng an toàn của xe, hướng dẫn nội quy
an toàn cho công nhân lái xe.
- Lực lượng lao động thủ công hợp đồng theo thời vụ cũng phải được học tập an
toàn trước khi vào làm việc tại công trường.
- Thực hiện đúng qui trình vận hành của từng loại máy móc, thiết bị. Có kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý, đúng định kỳ. Tập kết máy móc, thiết bị đúng nơi
qui định sau giờ làm việc.
- Đội ngũ cán bộ công nhân làm công tác khoan nổ phải đảm bảo tiêu chuẩn
theo qui định trong quy chuẩn QCVN 02: 2008/BCT (hướng dẫn tại phụ lục C). Công
nhân lái máy xúc phải có đủ tiêu chuẩn qui định trong TCVN 5326-2008.
- Trong khâu vận tải khi ô tô của khách hàng vào phạm vi công trường thì Ban
an toàn của xí nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng mất an toàn của xe,
hướng dẫn nội quy an toàn cho công nhân lái xe.
5.5.2. Một số yêu cầu cụ thể
5.5.2.1. Quy định an toàn cho công nghệ xúc bốc
37
Cấm máy xúc làm việc xúc đá theo kiểu hàm ếch.
Cấm cho người đứng và làm việc trong vòng quay xe xúc.
Công nhân điều khiển máy phải chú ý tới vách đất đá đang xúc, nếu có hiện
tượng sụt lở phải di chuyển máy ra nơi an toàn và báo cho cán bộ chỉ huy trực tiếp biết
để có biện pháp xử lý. Máy làm việc phải luôn luôn có lối thoát an toàn.
Khi đổ đất đá lên xe cấm:
+ Đưa gàu xúc qua buồng lái của ô tô
+ Khoảng cách từ gàu xúc đến mép thùng xe ô tô hoặc bề mặt đất đá trên xe cao
quá 1m.
+ Chạm gàu xúc vào thùng xe.
Khi xe ô tô không có tấm chắn bảo vệ phía trên buồng lái, lái xe phải ra khỏi
buồng lái đứng ra xa khỏi tầm quay của xe xúc. khi bắt đầu đổ và đổ đầy xe người điều
khiển xe xúc phải bóp còi báo hiệu để lái xe lên buồng lái làm việc.
Cấm bố trí người và thiết bị làm tầng trên và làm tầng dưới theo phương thẳng
đứng.
Cấm đứng xúc dưới đường dây tải điện. Trong khi xúc hoặc di chuyển khoảng
cách của bất kỳ một điểm nào của máy xúc đến dây dẫn điện gần nhất cũng phải lớn
hơn:
+ 1,5m đối với đường dây 1KV.
+ 2m đối với đường dây lớn hơn 1KV đến 20KV.
+ 4m đối với đường dây 35  110 KV.
Cấm di chuyển máy xúc vào ban đêm hoặc ở những chỗ dốc quá tiêu chuẩn do
nhà chế tạo quy định.
Cấm sửa chữa bảo dưỡng khi máy xúc đang làm việc. Trước khi sửa chữa phải
đưa máy ra nơi an toàn và hạ xuống đất.
5.5.2.2. Quy định an toàn trong vận chuyển
Xe ô tô phải đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn mới được vào mỏ làm việc, tối
thiểu phải là xe hai cầu mới được xuống moong khai thác làm việc. Lái xe lên núi phải
là lái xe lành nghề. Xe chở đá sản phẩm phải che bạt kín thùng.
Công ty phải có quy định cụ thể về tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong
phạm vi mỏ nhưng không trái với quy định chung về vận tải đường bộ hiện hành. Ô tô
các cơ sở khác muốn vào phạm vi mỏ phải được phép của lãnh đạo mỏ sau khi đã
được hướng dẫn những điều cần thiết cho lái xe.
Cấm lái xe ra sát mép tầng (kể cả tại bãi thải) nếu không có người báo hiệu.
Cấm:
+ Chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải,
+ Khi xe chưa dừng hẳn cấm người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám ngoài
thành xe, ở bậc lên xuống trong lúc xe đang chạy,
+ Chở người cùng chung một xe với các loại vật liệu nổ và chất dễ cháy.
- Trong lúc chờ đến lượt vào xúc đá lên, xe phải đứng ngoài phạm vi hoạt động
của gàu máy xúc. Chỉ sau khi nhận được tín hiệu cho phép của người lái máy xúc mới
được cho xe vào nhận hàng. Chỉ sau khi người lái máy xúc phát tín hiệu thì xe mới
được rời vị trí chất hàng.
38
Tốc độ xe chạy trên công trường được quy định như sau:
Tại các đoạn thẳng: Vmax = 30 km/h.
Tại các đoạn dốc: Vmax = 20 km/h.
Tại các đoạn vòng: Vmax = 15 km/h.
Tại đầu các đoạn đường phải có biển báo qui định tốc độ để nhắc nhở công
nhân lái xe.
5.5.2.3. Quy định an toàn sử dụng máy bơm
Có công nhân vận hành máy bơm chuyên trách.
Tuân thủ hướng dẫn vận hành máy.
Thường xuyên kiểm tra dầu nhớt động cơ máy bơm, nắp che chắn động cơ và
hệ thống đường ống.
5.5.2.4. Quy định an toàn sử dụng điện
Đối với các thiết bị điện phải có bảng hướng dẫn sử dụng chung.
Có các cầu dao an toàn đối với các thiết bị.
Đường điện trong mỏ phải sử dụng cáp bọc, không sử dụng dây trần.
Tuân thủ các quy định chuyên môn.
5.5.2.5. Quy định an toàn trong sử dụng máy nghiền, sàng
Có bảng hướng dẫn sử dụng tại máy.
Không cho đá có kích thước quá quy định vào hàm đập.
Hệ thống điều hành phải được lắp kính chống ồn để đảm bảo an toàn cho công
nhân lao động.
Kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên trước khi chạy máy.
Tuân thủ các quy định chung về an toàn lao động.
5.5.2.6. Phòng chống cháy nổ
- Phải tuân thủ theo quy định của pháp lệnh phòng chống cháy nổ.
- Xây dựng lực lượng phòng chống cháy nổ tại xí nghiệp sản xuất, tập huấn
thường xuyên để có thể dập tắt các đám cháy xảy ra tại hiện trường.
Ở những nơi dễ phát sinh cháy - nổ như các động cơ diesel, kho nhiên liệu, kho
phụ tùng - vật tư, đặc biệt là kho VLN phải có bình chữa cháy, thùng chứa cát, nước
và dụng cụ xô, cuốc, xẻng được bố trí ở nơi thuận tiện và thường xuyên kiểm tra, bảo
đảm luôn ở trong tình trạng tốt. Phải có nội quy phòng cháy - chữa cháy riêng cho
từng nơi và một tổ PCCC bán chuyên trách được huấn luyện về kỹ thuật chữa cháy
theo qui định. Riêng kho VLN phải có người bảo vệ suốt ngày đêm không cho người
và gia xúc ra vào, chỉ người có nhiệm vụ mới được ra vào và khi ra vào phải xuất trình
thẻ.
5.5.2.7. Giải pháp phòng chống bụi
Công nhân khi vào làm việc tại khai trường phải được trang bị đầy đủ các
trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ như: quần áo BHLĐ, khẩu trang, mắt
kính….
Đường vận chuyển phải được định kỳ tưới nước thường xuyên, đặc biệt là
vào mùa khô.
39
Trồng cây xanh để che chắn bụi.
Ô tô vận chuyển phải được che bạt phủ kín thùng, không được chở quá tải
trọng qui định, cũng như thể tích thùng xe.
5.5.2.8. Giải pháp phòng chống sự cố sụt lở bờ mỏ
Phải tuân thủ đúng các giải pháp thiết kế cho góc dốc bờ mỏ, sườn tầng
khai thác và kết thúc, cũng như đai an toàn, đai bảo vệ để đảm bảo an toàn
không xảy ra sạt lở bờ khi khai thác xuống sâu.
40
CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, SỬA
CHỮA CƠ ĐIỆN, KHO TÀNG VÀ MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
6.1. CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
6.1.1. Đối tượng chế biến
Đối tượng chế biến của mỏ là kaolin nguyên khai. Khoáng sản đi kèm là cát thu
hồi từ hoạt động chế biến kaolin.
Khối lượng chế biến của mỏ theo công suất khai thác khoáng sản nguyên khai:
456.157 m3/năm.
6.1.2. Sản phẩm chế biến
Sản phẩm đầu cuối kaolin sau chế biến quyết định mức độ đầu tư và công nghệ
chế biến. Phụ thuộc vào chất lượng kaolin tự nhiên có trong mỏ và khả năng chế biến
có hiệu quả kinh tế để đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến phù hợp.
Kết quả nghiên cứu chất lượng mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long dưới rây 0,1mm
là cơ sở định hướng sử dụng cho các ngành công nghệ sứ, ceramic, nguyên liệu chịu
nhiệt, chất độn, .v.v…
Chất lượng kaolin sau chế biến đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Tham khảo một số
tiêu chuẩn hiện hành như sau:
Bảng 6. Tiêu chuẩn kaolin cho gốm sứ xây dựng
STT Chỉ tiêu
TCVN 6300-1997
(%)
Kaolin mỏ (%)
1 SiO2 50 -70 67,2
2 Al2O3 không nhỏ hơn 19 21,51
3 Fe2O3 - 0,9
- Để SX sứ vệ sinh không lớn hơn 2
- Để SX gạch ceramit không lớn
hơn
5
Bảng 7. Tiêu chuẩn kaolin làm chất độn cho công nghiệp sơn, cao su, phân bón,
sản xuất giấy bao bì
STT Chỉ tiêu Giá trị (%)
I Thành phần hóa học
1 SiO2 46,0
2 Al2O3 30 ,0
3 Fe2O3 0,75
4 TiO2 0,58
5 CaO 0,1
6 MgO 0,18
7 K2O 1,0
8 Na2O 0,2
II Thành phần cỡ hạt
1 0,2mm 98
2 0,2-0,1mm 10
3 0,05mm 48
4 Độ co 13,0
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long
Dadt kaolin minh long

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Da tốt nghiệp
Da tốt nghiệpDa tốt nghiệp
Da tốt nghiệpluuguxd
 
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiMan_Ebook
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]bookbooming1
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...Man_Ebook
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...nataliej4
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPHoàng Mai
 
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpMẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpThaoNguyenXanh_MT
 
Thuyet minh tahaka- du an dau tu
Thuyet minh tahaka- du an dau tuThuyet minh tahaka- du an dau tu
Thuyet minh tahaka- du an dau tuMỵ Dương
 
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792
36 Ke Nhan Hoa(Q2)  79236 Ke Nhan Hoa(Q2)  792
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792bstuananh
 
36 Ke Nhan Hoa 2
36 Ke Nhan Hoa 236 Ke Nhan Hoa 2
36 Ke Nhan Hoa 2dungpv299
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nataliej4
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...Man_Ebook
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảebookbkmt
 
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...Man_Ebook
 
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009Minh Tam
 

Mais procurados (20)

Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Da tốt nghiệp
Da tốt nghiệpDa tốt nghiệp
Da tốt nghiệp
 
Du thao dieu le sua doi 2013
Du thao dieu le sua doi 2013Du thao dieu le sua doi 2013
Du thao dieu le sua doi 2013
 
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mobile robot tự hành tích hợp một số công nghệ ...
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
 
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpMẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
 
Thuyet minh tahaka- du an dau tu
Thuyet minh tahaka- du an dau tuThuyet minh tahaka- du an dau tu
Thuyet minh tahaka- du an dau tu
 
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792
36 Ke Nhan Hoa(Q2)  79236 Ke Nhan Hoa(Q2)  792
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792
 
36 Ke Nhan Hoa 2
36 Ke Nhan Hoa 236 Ke Nhan Hoa 2
36 Ke Nhan Hoa 2
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
 
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
 
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...
Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống nâng và hút chân không trong dây ch...
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
 
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
 

Semelhante a Dadt kaolin minh long

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370nataliej4
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docxGPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docxLaCng1
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1ceh-lab_book_tieng_viet_phan1
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1VNG
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

Semelhante a Dadt kaolin minh long (20)

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8Đề tài  vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
Đề tài vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn HAY, ĐIỂM 8
 
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ...
 
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docxGPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
 
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân HàngTác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
 
Ceh phan1
Ceh phan1Ceh phan1
Ceh phan1
 
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1ceh-lab_book_tieng_viet_phan1
ceh-lab_book_tieng_viet_phan1
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường HợpLuận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
 

Último

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 

Último (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 

Dadt kaolin minh long

  • 1. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC THỌ  DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC - CHẾ BIẾN KAOLIN TẠI KHU VỰC ẤP 1, XÃ MINH LONG, HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 350.000 TẤN/NĂM (KAOLIN KHÔ) Bình Phước, năm 2011
  • 2. 1 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC THỌ  Tác giả: ThS. Trần Đức Dậu ThS. Nguyễn Minh Hoàng KS. Nguyễn Hồng Phong KS. Nguyễn Thị Quyên CN. Nguyễn Thị Thắm Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Thị Thắm DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC - CHẾ BIẾN KAOLIN TẠI KHU VỰC ẤP 1, XÃ MINH LONG, HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 350.000 TẤN/NĂM (KAOLIN KHÔ) CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN Bình Phước, năm 2011
  • 3. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................6 PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN................................................7 1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC ..................................................................7 2. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN ...................................................................................................7 CHƯƠNG 1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ................................................................................................................................... 9 1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.................................................................................9 1.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM................................................................. 10 CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ .........................................11 2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ......................................................................... 11 2.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU PHẢI ĐÁP ỨNG. .................................................................................................................... 12 CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT............................................................13 3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................. 13 3.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ...... 13 CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC ............................................................................................................14 4.1. NHU CẦU ĐẦU VÀO .......................................................................................... 14 4.2. GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA MỎ .................................................. 14 4.3. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC ........................................................................ 15 PHẦN II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...........................................................16 CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN..........................................................................................................................16 5.1. TÀI NGUYÊN, BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG .................... 16 5.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ ............................... 24 5.3. MỞ VỈA, TRÌNH TỰ VÀ HỆ THỐNG KHAI THÁC ........................................ 25 5.4. VẬN TẢI, BÃI THẢI VÀ THOÁT NƯỚC MỎ................................................... 30 5.5. KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY ............................................................................................................................. 36 CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN, KHO TÀNG VÀ MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT .........................................40 6.1. CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN ........................................................... 40 6.2. SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN ......................................................................................... 44 6.3. KHO TÀNG ........................................................................................................... 46 6.4. MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT (CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, THÔNG TIN LIÊN LẠC) .................................................................................................................... 46
  • 4. 3 CHƯƠNG 7. TỔNG MẶT BẰNG, KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT.........................................................................50 7.1. TỔNG MẶT BẰNG, VẬN TẢI NGOÀI MỎ VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ...... 50 7.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHÔI PHỤC MÔI SINH................................... 51 7.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG ........................... 54 7.4. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ....................... 55 PHẦN III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH........................................................57 CHƯƠNG 8. VỐN ĐẦU TƯ ..........................................................................................57 8.1. VỐN ĐẦU TƯ ....................................................................................................... 57 8.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN.............................. 66 CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ ..............................................................................67 9.1. GIÁ THÀNH .......................................................................................................... 67 9.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................................................... 79 9.3. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN............................................................... 86 9.4. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN...................................................... 90 KẾT LUẬN.................................................................................................92 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ.........................................................................93
  • 5. 4 CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác ......................................... 16 Bảng 2. Tổng hợp các thông số tính toán góc dốc bờ moong................. 23 Bảng 3. Bảng lịch khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long .................. 25 Bảng 4. Tổng hợp khối lượng mở vỉa................................................... 26 Bảng 5. Các thông số của hệ thống khai thác........................................ 28 Bảng 6. Tiêu chuẩn kaolin cho gốm sứ xây dựng.................................. 40 Bảng 7. Tiêu chuẩn kaolin làm chất độn cho công nghiệp sơn, cao su, phân bón, sản xuất giấy bao bì ...................................................................... 40 Bảng 8. Tiêu chuẩn kaolin làm vật liệu chịu lửa: TCVN6588-2000, loại 3 .................................................................................................................... 41 Bảng 9. Bảng tổng hợp sản lượng các loại kaolin sản phẩm của mỏ ...... 41 Bảng 10. Tính toán máy ép thủy lực lọc bản......................................... 44 Bảng 11. Tổng hợp các thiết bị tại xưởng sửa chữa cơ điện................... 45 Bảng 12. Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện hàng năm ............................. 46 Bảng 13. Phí bảo vệ môi trường hàng năm........................................... 51 Bảng 14. Giá trị ký quỹ hàng năm........................................................ 54 Bảng 15. Biên chế lao động toàn mỏ.................................................... 55 Bảng 16. Tổng hợp vốn xây dựng cơ bản của dự án.............................. 58 Bảng 17. Tổng hợp vốn thiết bị ban đầu của dự án ............................... 59 Bảng 18. Tổng hợp vốn thiết bị của dự án ............................................ 62 Bảng 19. Tổng hợp chi phí quản lý và chi phí khác............................... 63 Bảng 20. Lịch vay và trả nợ vay .......................................................... 64 Bảng 21. Bảng tổng mức đầu tư ban đầu của dự án............................... 65 Bảng 22. Bảng tổng mức đầu tư của dự án ........................................... 65 Bảng 23. Lịch đầu tư của dự án ........................................................... 66 Bảng 24. Chỉ số giá hàng năm ............................................................. 67 Bảng 25. Lương hàng năm của người lao động..................................... 67 Bảng 26. Tổng hợp chi phí điện năng hàng năm ................................... 68 Bảng 27. Số ca làm việc và định mức ca máy hàng năm ....................... 68 Bảng 28. Chi phí nhiên liệu hàng năm.................................................. 69 Bảng 29. Tổng hợp chi phí sản xuất hàng năm ..................................... 70 Bảng 30. Giá trị khấu hao cơ bản......................................................... 72 Bảng 31. Nhu cầu và đầu tư vốn lưu động hàng năm ............................ 78 Bảng 32. Bảng tổng hợp thuế tài nguyên .............................................. 79 Bảng 33. Doanh thu đá xây dựng qua các năm hoạt động...................... 80 Bảng 34. Báo cáo thu nhập dự trù........................................................ 81 Bảng 35. Báo cáo ngân lưu dự án......................................................... 83 Bảng 36. Tổng hợp kết quả các tiêu chí đánh giá dự án......................... 86
  • 6. 5 Bảng 37. Giá thành sản phẩm thay đổi................................................. 88 Bảng 38. Chi phí sản xuất thay đổi....................................................... 88 Bảng 39. Chi phí sản xuất tăng 5%, doanh thu giảm 5% ....................... 89 Bảng 40. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án.......................................... 90
  • 7. 6 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng nguyên liệu kaolin làm gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ đã tiến hành thăm dò và lập Dự án đầu tư khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước với công suất kaolin khô thành phẩm dưới rây: 350.000 tấn/năm nhằm cung cấp kaolin cho nhu cầu thị trường trên diện tích 49 ha. Dự án đầu tư khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007 "Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn” của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 "Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình" của Chính phủ. Trên cơ sở Thiết kế cơ sở và Báo cáo đánh giá tác động môi trường khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long đã được các cơ quan chức năng thẩm định, Dự án đầu tư được thành lập gồm các phần chính sau: Phần I: Khái quát chung về Dự án. Phần II: Giải pháp kỹ thuật. Phần III: Phân tích tài chính. Kết luận. Tham gia thành lập báo cáo Dự án đầu tư gồm các kỹ sư khai thác lộ thiên, địa chất mỏ, kinh tế mỏ của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất, các chuyên viên kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ dưới sự chủ trì của CN. Nguyễn Thị Thắm. Trong quá trình lập Dự án đầu tư các tác giả đã được sự giúp đỡ và góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Công thương tỉnh Bình Phước, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, Ban Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Địa chất và Môi trường Miền Đông,... Nhân đây, tập thể tác giả chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu trên.
  • 8. 7 PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC - Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ. - Địa chỉ liên lạc: - Điện thoại: Fax: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai thành viên trở lên số ……………. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp, đăng ký lần đầu ngày ……………... 2. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN 2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án. - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của Chính phủ. Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của Bộ Xây dựng. - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. - Luật Khoáng sản (năm 1996), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (năm 2005). Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản. Nghị định số 07/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005. - Luật Đầu tư ngày 29/11/2005. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. - Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007 "Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn” của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). - Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ “Về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”. - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí Đầu tư xây dựng công trình”. - Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng “Về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình”. - TCVN 5326: 2008 về Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên. - Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác đá và chế biến đá lộ thiên (TCVN: 5178-2004) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2004. - QCVN 02:2008/BCT - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008. - Quy định của UBND tỉnh Bình Phước về khai thác khoáng sản.
  • 9. 8 2.2. Tài liệu cơ sở. - Đề án thăm dò Kaolin đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê chuẩn và cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1954/GP-BTNMT ngày 03-12-2007, Giấy phép thăm dò được đăng ký nhà nước tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam số 51 ĐK/TD ngày 31-12-2007, trên diện tích 49 ha. - Báo cáo kết quả thăm dò mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã được Hội đồng đánh giá Trữ lượng Khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 690/GP-UBND ngày 28/10/2009 “Về việc phê duyệt trữ lượng kaolin trong Báo cáo thăm dò kaolin tại khu vực ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước”. - Thiết kế cơ sở khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Sở Công thương tỉnh Bình Phước và được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ phê duyệt theo Quyết định số ……………ngày …/…/2011. - Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác khai thác - chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số: ……../QĐ-UBND ngày …/…/2011. - Các định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ áp dụng tại mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long.
  • 10. 9 CHƯƠNG 1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Trong những năm gần đây, do chính sách đổi mới của nhà nước, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Nền công nghiệp khai khoáng cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, xây dựng. Trong đó, việc khai thác và chế biến kaolin phục vụ các ngành công nghiệp như gốm sứ, sơn, giấy, phân bón, cao su,… ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến kaolin ở nước ta diễn ra một cách tự phát, bừa bãi, nhỏ lẻ, theo phương pháp thủ công là chính, trong đó phần lớn là khai thác và bán kaolin theo dạng nguyên khai, làm lãng phí một lượng tài nguyên rất lớn của quốc gia. Hiện tại, nhu cầu đòi hỏi các sản phẩm gốm sứ, cao su, sơn, nhựa, giấy,… với chất lượng cao đang tăng mạnh trong và ngoài nước. Đây là các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam do có lợi thế về lao động có tay nghề cao và nhận được chính sách ưu đãi phát triển của Chính phủ nên có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và có sức cạnh tranh lớn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các nước trong khu vực. Do đó, nhu cầu về nguyên liệu kaolin hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng được các nhu cầu sản phẩm chất lượng cao, thì phải áp dụng công nghệ tiên tiến đòi hỏi nguyên liệu kaolin phải có tính ổn định và đồng nhất về thành phần khoáng, thành phần hóa và cỡ hạt. Từ năm 1959 trở lại đây, số lượng kaolin đã khai thác được dùng chủ yếu cho các ngành công nghiệp trong nước. Hiện tại chưa đủ số liệu để thống kê về sản lượng khai thác hàng năm. Nhưng với nhu cầu của các ngành sử dụng kaolin trong thời gian qua,có thể ước đoán mỗi năm khai thác khoảng 200.000 tấn. Giả thiết số liệu ước đoán là sát thực tế, thì số lượng kaolin đã khai thác trong 40 năm qua khoảng 8 triệu tấn. Các số liệu nêu trên cho thấy nước ta có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu kaolin, mặt khác điều kiện khai thác rất thuận tiện, nhưng sản lượng khai thác hàng năm còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu sử dụng hiện nay. Vì vậy, cần đầu tư công nghệ khai thác, chế tuyển hợp lý để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm kaolin thương phẩm nhằm đáp ứng không chỉ cho nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu kaolin trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng. Song, công nghiệp khaikhoáng còn lạc hậu, chủ yếu bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới, nên sản lượng thấp, mức độ tổn thất tài nguyên khá lớn. (Nguồn: Lê Đỗ Trí, Nguyễn Phương, Nguyễn Trọng Toan; Tiềm năng kaolin Việt Nam và định hướng công tác tham dò, khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Tạp chí Địa chất, loạt A, số 307,7- 8/2008). Theo khảo sát, trữ lượng kaolin hiện nay trong khu vực huyện Chơn Thành ước tính đạt tới 215 triệu tấn, có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ đã thăm dò với trữ lượng kaolin trạng thái tự nhiên cấp 121 là 3.592.000 tấn. Tổng 121+122 là 12.275.000 tấn. Trữ lượng Kaolin trạng thái khô dưới rây 0,1mm cấp 121 là 2.802.000 tấn. Tổng 121+122 là 9.574.000 tấn. Tỷ lệ cấp 121/121+122 là 29%, với hệ số đất bóc là 0,072. Trữ lượng cát thải sau khi tinh lọc kaolin là 3.586 nghìn m3.
  • 11. 10 Công ty tiến hành lập Dự án đầu tư khai thác – chế biến kaolin tại mỏ khu vực ấp 1, xã Minh Long là phù hợp và mang tính khả thi cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu trên thị trường. 1.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Khu vực mỏ thuộc địa phận ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Khu mỏ kaolin cách thị trấn Chơn Thành 5km về phía Tây và cách thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 50km về phía Bắc. Từ mỏ có thể đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh…dễ dàng, thuận lợi với đường trải nhựa có 4 làn xe chạy. Cùng với điều kiện giao thông vận tải, nhu cầu sử dụng nguyên liệu kaolin phục vụ cho các ngành kinh tế ngày càng nhiều thì việc tiêu thụ sản phẩm của công ty hoàn toàn khả quan.
  • 12. 11 CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 2.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương, Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ... Bình Phước có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất với quy mô lớn là ở vùng Chơn Thành – Minh Hưng với khoảng 13 điểm mỏ, chiều dày thân quặng từ 5 – 15m, tài nguyên dự báo khoảng 149,25 triệu tấn, trữ lượng địa chất khoảng 10,63 triệu tấn (Nguồn: Ma Công Cọ, Nguyễn Văn Mài, Lê Minh Thủy – Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, “Các kiểu mỏ kaolin khu vực Bình Dương – Bình Phước, Đồng Nai – Lâm Đồng, chất lượng và tiềm năng của chúng”). Đất kaolin ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp... Cùng với thực trạng chung như đã nêu, việc khai thác kaolin hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và khu vực nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, một số điểm kaolin đã được cấp giấy phép khai thác quy mô nhỏ cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất đồ gốm sứ của địa phương. Do đó, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ đã tiến hành lập báo cáo thăm dò và lập dự án để xin cấp lại giấy phép khai thác – chế biến mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các ngành kinh tế (gốm sứ, làm chất phụ gia công nghiệp…) có nhu cầu đang ngày càng nhiều hiện nay. 2.1.2. Các chế độ, chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển mỏ Tỉnh Bình Phước không nằm trong danh mục địa bàn được ưu đãi đầu tư (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ. Lĩnh vực khai thác khoáng sản mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long nằm trong danh mục lĩnh vực khai thác có điều kiện theo khoản 1, điều 29, Luật Đầu tư năm 2005. 2.1.3. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong đầu tư 2.1.31. Thuận lợi Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi khi đầu tư khai thác đó là: - Gần thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn; - Môi trường khai thác thuận lợi, việc khai thác không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch cũng như di tích lịch sử; - Hệ thống giao thông đường bộ và đường sông thuận lợi; - Nằm trong quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ của khu vực phía Nam. 2.1.3.2. Khó khăn Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long nằm trong khu vực mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm miền Đông Nam Bộ, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ
  • 13. 12 tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa kéo dài với những trận mưa lớn, gây khó khăn cho việc khai thác và chế biến kaolin. 2.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU PHẢI ĐÁP ỨNG. 2.2.1. Mục tiêu đầu tư - Khai thác – chế biến kaolin đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh Bình Phước. - Tận thu khoáng sản đi kèm là cát xây dựng cung cấp cho nhu cầu thị trường. - Tạo việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ. 2.2.2. Chương trình sản xuất và yêu cầu phải đáp ứng 2.2.2.1. Chế độ làm việc Do đặc điểm khai thác các mỏ sét, kaolin vào mùa mưa gặp nước trương nở làm cho các tuyến đường vận chuyển trơn trượt, thiết bị khai thác và vận chuyển đi lại vận hành khó khăn và không an toàn. Do đó, chế độ công tác hợp lý áp dụng cho mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long là tập trung khai thác vào mùa khô, giảm dần trong tháng chuyển mùa, và tạm ngưng khai thác trong mùa mưa. - Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày. - Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ/ca. - Số ngày làm việc trong năm: 120 ngày. - Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị: 07 giờ/ca. 2.2.2.2. Công suất khai thác Công suất khai thác kaolin: 350.000 tấn/năm kaolin khô. Tương đương: 350.890 m3/năm (ng.khối). Công suất khai thác tính theo nguyên khối ở trên đã kể đến hệ số thu hồi kaolin trung bình trên toàn mỏ được xác định trong Báo cáo thăm dò địa chất mỏ là 63,94%. 2.2.2.3. Tuổi thọ mỏ Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức: 𝑇 = 𝑇1 + 𝑇2 + 𝑇3, 𝑛ă𝑚 - Thời gian xây dựng cơ bản (T1): 1 năm - Thời gian mỏ khai thác với công suất thiết kế (T2): 20,8 năm; - Thời gian đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường (T3): 0,7 năm. Tuổi thọ mỏ (T): 𝑇 = 1 + 20,8 + 0,7 = 22,5 𝑛ă𝑚 (Tuổi thọ của mỏ là 22 năm 6 tháng) 2.2.2.4. Các yêu cầu phải đáp ứng Dự án sẽ sử dụng đồng bộ thiết bị trong các khâu sản xuất, đặc biệt khâu chế biến sản phẩm đảm bảo chất lượng kaolin thương phẩm phục vụ thị trường.
  • 14. 13 CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 3.1.1. Hình thức đầu tư Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long được đầu tư xây dựng mới. Chủ đầu tư - Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ sẽ trực tiếp đầu tư và tổ chức sản xuất thông qua nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển của Công ty, vốn huy động của các cổ đông và nguồn vốn vay ngân hàng. 3.1.2. Hình thức quản lý Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện Dự án. 3.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 3.2.1. Địa điểm xây dựng Xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất Tổng diện tích đất sử dụng là 56,0 ha. Trong đó: - Diện tích khai trường là 49,0 ha; - Diện tích khu chế biến là 4,0 ha; - Bãi thải tạm là 2,0 ha; - Khu vực văn phòng, kho tàng – nhà tập thể: 1,0 ha.
  • 15. 14 CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC 4.1. NHU CẦU ĐẦU VÀO Trữ lượng kaolin của mỏ đảm bảo cho mỏ hoạt động đạt công suất thiết kế trong thời gian 22,5 năm (kể cả thời gian xây dựng cơ bản và đóng cửa mỏ phục hồi môi trường). 4.1.1. Thiết bị - Máy xúc gàu 1,2 m3: 5 chiếc; - Máy xúc gàu 0,7 m3: 1 chiếc; - Ô tô vận tải 15 tấn: 16 chiếc; - Máy ủi: 1 chiếc - Máy nghiền bột: 31 chiếc; 4.1.2. Nhân lực - Nhu cầu về lao động toàn mỏ: 203 người. 4.1.3. Công trình xây dựng Công tác xây dựng bao gồm nhà máy chế biến, nhà văn phòng mỏ, kho tàng, xưởng sửa chữa và các hạng mục phụ trợ. 4.2. GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA MỎ Dự án khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long được thiết kế khai thác 12 tháng trong năm, do đó các trang thiết bị phục vụ cho khai thác – chế biến được Công ty đầu tư toàn bộ. 4.2.1. Cung cấp điện Nguồn cung cấp điện cho dự án được xem xét lấy từ các nguồn sau: - Điện lưới quốc gia: Nguồn cung cấp từ mạng điện lưới trung thế 22/15kV quốc gia qua trạm biến thế của mỏ xuống 0,4kV phục vụ sản xuất thường xuyên của mỏ. - Điện tự dùng: Nguồn điện dự phòng của mỏ lấy từ máy phát điện diesel cung cấp cho khu văn phòng mỏ trong thời gian bị mất điện. 4.2.2. Cung cấp nước Nguồn cung cấp nước cho dự án được nghiên cứu lấy từ các nguồn sau: - Nước mặt: Nguồn cung cấp nước mặt cho dự án chủ yếu từ nguồn nước mưa rơi trực tiếp vào khai trường được chứa trong các hố thu nước. Hộ tiêu thụ chính là tưới nước chống bụi mỏ, ... - Nước dưới đất: Nước ngầm được lấy qua các giếng khoan khai thác nước, xử lý và cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ. 4.2.3. Nguồn vật tư kỹ thuật 4.2.3.1. Vật liệu xây dựng:
  • 16. 15 Vật liệu xây dựng cung cấp cho các hạng mục công trình thuộc dự án trong thời gian xây dựng cơ bản được lấy từ các cửa hàng vật liệu xây dựng trong vùng, giao hàng tại mỏ. 4.2.3.2. Cung cấp nguyên, nhiên liệu Nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị trong mỏ được hợp đồng với cây xăng gần nhất trong khu vực cung cấp lượng nhiên liệu đủ dự trữ 01 tuần làm việc, giao hàng tại mỏ. Nguyên liệu, phụ tùng thay thế được cung cấp bởi nhà phân phối theo đơn đặt hàng của Công ty hoặc từ các xưởng sửa chữa trong vùng. 4.2.4. Đừng vận chuyển Khối lượng vận chuyển của mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long hoàn toàn sử dụng hệ thống giao thông đường bộ. Tuyến đường đất gần mỏ ra quốc lộ tình trạng đường tốt đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư thiết bị trong quá trình xây dựng cơ bản mỏ cũng như trong thời gian hoạt động sản xuất bình thường của mỏ, thuận lợi cho quá trình vận chuyển thành phẩm sau chế biến của mỏ. Trong thời gian xây dựng cơ bản mỏ sẽ làm tuyến đường vận chuyển nội bộ mỏ phục vụ vận chuyển đá từ khai trường về bãi chế biến và nối ra tuyến đường trong khu vực. 4.3. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC 4.3.1. Nguồn nhân lực 4.3.1.1. Cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề: Nguồn cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề thuộc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ tiếp tục được sử dụng. Nhân lực mới được điều động từ nội bộ Công ty và tuyển dụng mới từ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và các trường đại học trong khu vực TP.HCM, miền Đông Nam bộ. 4.3.1.2. Lao động phổ thông: Lao động phổ thông được tuyển dụng trực tiếp, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ưu tiên tuyển dụng người/con em có đất thuộc dự án sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, người tại địa phương vào làm việc tại mỏ sau khi được đào tạo. 4.3.2. Công tác đào tạo Nguồn lao động tuyển dụng mới được học tập trung các kiến thức về kỹ thuật khai thác mỏ, quy trình quy phạm khai thác mỏ lộ thiên, công tác an toàn lao động, vận hành các thiết bị đơn giản. Ban An toàn lao động thuộc bộ máy điều hành Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ chịu trách nhiệm mời giáo viên hoặc chuyên viên thuộc các Sở chuyên ngành của tỉnh Bình Phước giảng dạy; tổ chức thi cuối khóa học và cấp giấy chứng nhận cho các học viên tốt nghiệp trước khi bố trí vào làm việc tại mỏ. 4.3.3. Thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực mỏ tương đối phát triển. Thư tín được chuyển theo đường bưu điện hàng ngày, có các dịch vụ chuyển phát nhanh. Mạng lưới điện thoại cũng phát triển: Điện thoại cố định lắp đặt dễ dàng, các mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đều phủ sóng rộng khắp và ổn định.
  • 17. 16 PHẦN II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN 5.1. TÀI NGUYÊN, BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG 5.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và địa chất mỏ 5.1.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội. - Vị trí địa lý Khu vực mỏ kaolin cách thị trấn Chơn Thành 5km về phía Tây và cách thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 50km về phía Bắc. thuộc địa phận ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Diện tích mỏ rộng 49 ha thuộc tờ bản đồ Xóm Ruộng 6331-IV, tỷ lệ 1: 50.000 (Hệ UTM), hoặc tờ Chơn Thành C-48-22-A, tỷ lệ 1:50.000 (Hệ VN2000) giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ ô vuông như sau: Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác Điểm góc Hệ tọa độ UTM Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 1050, múi 60 X(m) Y(m) X(m) Y(m) 1 1265.000 673.400 1265.433 672.803 2 1265.000 674.000 1265.433 673.404 3 1264.300 674.000 1264.732 673.404 4 1264.300 673.200 1264.732 672.603 - Thông tin liên lạc Khu vực mỏ nằm trong vùng phủ sóng của mạng điện thoại di động nên có thể liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại di động. Ngoài ra, cũng có thể lắp đặt hệ thống điện thoại hữu tuyến cố định để liên lạc với bên ngoài. - Giao thông Trong huyện có Quốc lộ 13 từ Chơn Thành theo hướng Nam đi về Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, theo hướng Bắc đi Lộc Ninh, Bù Đốp lên cửa khẩu Hoàng Diệu tiếp giáp với biên giới Campuchia. Quốc lộ 14 từ Chơn Thành theo hướng Đông đi Đồng Xoài và lên các tỉnh Tây nguyên, theo hướng Tây về Tây Ninh và các tỉnh miền Tây. Ngoài ra, còn có các con đường cấp phối nối liền từ mỏ đến các xã trong huyện. - Dân cư Huyện Chơn Thành bao gồm 8 xã và 1 thị trấn. Theo thống kê năm 2006, dân số huyện Chơn Thành đạt 63.686 người, mật độ dân số 154 người/km2. Trong diện tích khu vực thăm dò kaolin dân cư sống thưa thớt. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Nam của khu mỏ, dọc theo các trục đường nhựa. Tại đây đã có trường học, trạm xá, chợ, có lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Dân cư hầu hết chủ yếu là người Kinh. - Kinh tế, xã hội
  • 18. 17 Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng nghề trồng màu và cây công nghiệp (đậu phộng, cao su, điều); ngoài ra có một số hộ buôn bán nhỏ. Nhìn chung, đời sống kinh tế dân cư trong vùng còn nghèo nàn, kém phát triển. Tóm lại, các điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu mỏ khá thuận lợi cho công tác thăm dò khoáng sản và tổ chức khai thác mỏ sau này. 5.1.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ - Đặc điểm địa hình. Khu vực mỏ kaolin nằm phía Tây thị trấn Chơn Thành, có dạng địa hình là bề mặt tương đối bằng phẳng, cao dần về phía Tây Bắc, với độ cao tuyệt đối thay đổi từ cote +50m đến cote +65m. Thảm thực vật chủ yếu là cây cao su, một số ít cây ăn trái, và hoa màu. Trong khu vực mỏ không có suối chảy qua. - Khí hậu Khu vực thăm dò thuộc xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Theo quan trắc trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Xoài trong thời gian 3 năm (2004, 2005, 2006) cho các số liệu về khí tượng thuỷ văn như sau: - Nhiệt độ các tháng trung bình hàng năm là 26,90C. Cao nhất là 29,30C ( Tháng 4 năm 2005). Thấp nhất là 24,90C (Tháng 12 năm 2005). - Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.050,1 – 2.848,3 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 năm 2005 đạt 521,8 mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 11 năm 2004 đạt 91 mm. - Độ ẩm các tháng trung bình hàng năm là 79,1%. Cao nhất là 90% (Tháng 8 năm 2006). Thấp nhất là 64% (Tháng 2 năm 2004). - Số giờ nắng trung bình một tháng trong năm là 222 giờ. Cao nhất là 575 giờ (Tháng 8 năm 2006). Thấp nhất là 35 giờ (Tháng 12năm 2006). - Khu vực chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính: Đông, Đông Bắc và Tây Nam. Mùa khô: Gió Đông chuyển dần sang Đông Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s. Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2m/s. - Đặc điểm địa chất khoáng sản A. Địa tầng Khu mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long có diện tích 49 ha, toàn bộ là diện tích phân bố của trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N2 2bm).
  • 19. 18 So sánh với địa tầng trong vùng thì mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long tương ứng với tập 1 và tập 2 của hệ tầng Bà Miêu thể hiện qua địa tầng các lỗ khoan từ dưới lên như sau: - Tập 1 (N2 2 bm1): Phân bố dưới độ sâu 12 mét (LK7), và > 40 mét (LK5), thành phần trầm tích bao gồm: Sét bột màu xám vàng nhạt, cát sạn màu vàng có chứa sạn sỏi laterit màu nâu đỏ, cứng chắc, gắn kết yếu. Chiều dày tập >16m và chưa khoan hết. - Tập 2 (N2 2 bm2): Từ 0 ÷ 12,0m (LK7); 0- > 40m (LK5): Sét kaolin chứa cát hạt mịn, sét bột cát kaolin, cát bột chứa ít kaolin, đôi nơi chứa thấu kính cát sạn thạch anh màu vàng nhạt đến xám trắng. Chiều dày của tập 2 thay đổi từ 12 mét (LK7), đến >40 mét (LK5), trung bình 23,18 m. B. Khoáng sản a. Đặc điểm thân khoáng Thân khoáng kaolin nằm trong trầm tích của hệ tầng Bà Miêu phân bố trên toàn bộ diện tích khu thăm dò là 49 ha, và tất cả các lỗ khoan đều gặp thân khoáng kaolin. Mặt cắt địa tầng từ trên xuống như sau: + Lớp đất phủ gồm cát bột sét màu xám nhạt, bở rời, đôi chỗ có lẫn ít rễ cây và mùn thực vật. Chiều dày lớp phủ dao động từ 0,5m(LK2); 1,7m(LK14), trung bình 1 mét. + Thân khoáng kaolin gồm: Cát bột kaolin (độ thu hồi qua rây 0,1mm từ 20- 70%), sét kaolin chứa ít cát hạt mịn (độ thu hồi qua rây 0,1mm >70%), cát bột chứa ít kaolin (độ thu hồi qua rây 0,1mm <20%), đôi nơi chứa các thấu kính cát bột, cát sạn. + Phần dưới là sét bột màu vàng loang lỗ, cát sạn màu vàng chứa kết vón laterit màu nâu. * Chất lượng nguyên liệu: Kaolin có độ thu hồi cao, khá trắng, ít tạp chất, dễ tạo hình, thời gian đông cứng nhanh. * Chất lượng sản phẩm: Khi nung chín, sản phẩm có độ co ngót đồng đều, không bị biến dạng, chất lượng ổn định. Bề mặt sản phẩm mịn đều, láng bóng, không nứt, không có khuyết tật hư hỏng. Khi gõ sản phẩm âm thanh trong. * Kết luận: Kết quả sản xuất thử đồ gốm từ nguyên liệu kaolin lấy tại mỏ ấp 1, xã Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ phục vụ nội địa và xuất khẩu, không phải pha trộn với nguồn nguyên liệu khác. Quy trình tuyển quặng đơn giản bằng phương pháp tuyển trọng lực qua bể lắng có hiệu quả cao. Sản phẩm làm từ kaolin ấp 1, xã Minh Long, huyện ChơnThành, tỉnh Bình Phước có chất lượng tương đương với các sản phẩm sản xuất từ kaolin tỉnh Bình Dương và các mỏ trong khu vực Đông Nam Bộ mà Doanh nghiệp đang sử dụng. b. Đặc điểm địa chất thuỷ văn mỏ - Đặc điểm nước mặt
  • 20. 19 Trong phạm vi khu vực thăm dò không có các dòng nước mặt chảy qua. Hiện tại nhân dân trong khu mỏ sử dụng giếng nước ngầm. Với đặc điểm trên, nước mặt ảnh hưởng không lớn đến hoạt động sản xuất của mỏ sau này. - Đặc điểm nước dưới đất Căn cứ vào dạng tàng trữ, mức độ giàu nghèo của nước dưới đất trong phạm vi thăm dò có thể chia ra các tầng chứa nước sau: + Lớp chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2 2bm2): Lớp chứa nước này có thành phần thạch học là: Sét bột cát kaolin (cấp hạt <0,1mm chiếm 20-70%) màu xám trắng, lớp này phân bố đều trong khu mỏ. + Lớp chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2 2bm2): Lớp chứa nước này có thành phần thạch học là: Cát bột, cát bột chứa ít kaolin (cấp hạt <0,1mm chiếm <20%), cát sạn, tồn tại dưới dạng một thấu kính trong thân khoáng kaolin, hoặc là một tầng chứa nước ngầm nằm dưới thân khoáng kaolin (tuyến 2, tuyến 3), chiều dày lớp này thay đổi từ 4,2m (LK.8) đến 14m (LK.11), trung bình 9,55 mét. Lớp này chính là lớp chứa nước ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ kaolin sau này, và hiện nay dân cư trong khu vực đang sử dụng nước trong tầng này để sinh hoạt và sản xuất. Qua kết quả bơm hút thí nghiệm tại 3 lỗ khoan cho thấy: Hệ số thấm từ 4,11 đến 9,40 m/ngày, trung bình là 6,73 m/ngày. Đặc điểm thành phần hóa học nước dưới đất: Nước nhạt, không màu, không mùi vị, có độ tổng khoáng hóa M từ 0,021 đến 0,062g/l. Loại hình hoá học của nước là: Clorua Bicacbonat Natri – Canxi cho đến Clorua Bicacbonat Natri – Canxi – Magnhê. + Lớp thấm nước yếu trong trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 2(N2 2bm2): Đây chính là lớp kaolin. Thành phần gồm sét kaolin chứa ít cát hạt mịn (cấp hạt <0,1mm chiếm >70%). Dựa vào thành phần thạch học cho thấy lớp này tồn tại lượng nước không đáng kể và gần như đây là lớp phân cách nước mặt với lớp nước ngầm bên dưới. + Lớp thấm nước yếu trong trầm tích Neogen, hệ tầng Bà Miêu, tập 1(N2 2bm1): Đây là lớp lót đáy thân khoáng kaolin, chưa khống chế hết chiều dày của tầng này. Thành phần thạch học gồm sét xám vàng, nâu đỏ, có nhiều ổ lớn laterit màu nâu đỏ, dưới có lẫn cát, mẫu thỏi nén chặt, cứng chắc. Tóm lại: Công tác điều tra ĐCTV đã xác định được tầng chứa nước chủ yếu tồn tại dưới dạng lỗ hổng trong các thấu kính cát, cát pha. Khả năng chứa nước kém, có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mặt và nước trong các tầng chứa nước bên dưới. Đối với công tác khai thác mỏ sau này, mức độ ảnh hưởng của nước lỗ hổng trong trầm tích là không lớn. Kết quả bơm nước thí nghiệm cho thấy đây là đơn vị chứa nước có mức độ chứa nước trung bình (q=0,190,27 l/s). Động thái mực nước thay đổi theo mùa, có quan hệ thủy lực với nước lỗ hổng trong các lớp trầm tích. Nguồn cấp chủ yếu là nước mặt thấm xuyên qua tầng chứa nước lỗ hổng của các lớp trầm tích. Do có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mặt nên mực nước quan trắc trong lỗ khoan cũng chính là mực nước của đơn vị chứa nước này. Thành phần hóa học của nước dưới đất: nước nhạt, không màu, không mùi vị, có độ tổng khoáng hóa M từ 0,021 đến 0,070g/l.
  • 21. 20 Công thức Kurlov của nước lấy tại các lỗ khoan như sau: Cl- 51 HCO3- 34 Lỗ khoan 13: M 0,040 ------------------ pH6,46 T26 Na+ 38 Ca 2+ 25 Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi Cl- 55 HCO3- 27 Lỗ khoan 14: M 0,062 ------------------ pH4,80 T26 Na+ 46 Ca 2+ 25 Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi Cl- 31 HCO3- 63 Lỗ khoan 22: M 0,021 ------------------ pH6,18 T26 Ca+2 49 Na + 30 Tên nước: Clorua Bicacbonat Canxi –Natri Cl- 48 HCO3- 38 Nước giếng đào nhà ông Phạm Đình Liên: M 0,040 ------------------ pH5,02 T26 Na+ 35 Ca 2+ 15Mg2+ 17 Tên nước: Clorua Bicacbonat Natri-Canxi- Magnhê Kết quả phân tích vi trùng cho thấy tổng Coliformes 100 con/100ml. E.Coli từ 0 con/100ml. Tổng số Coliformes >100/100ml, Steptococcusfaecais từ 0-8/100ml, Vi khuẩn kỵ khí sinh H2S từ 0-3cfu/100ml. Kết luận mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh. Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ có thể rút ra một số kết luận đối với tầng chứa nước này như sau: Đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước trung bình nên có ảnh hưởng nhất định đến công tác khai thác mỏ sau này. Chất lượng nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt tại mỏ, nhưng phải sử lý về mặt vi sinh và các chất có nguồn gốc nitơ (NH4 +, NO2 -, NO3 -). - Dự tính lượng nước chảy vào mỏ: + Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ: Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ: - Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác. - Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác. - Nước dưới đất chảy vào moong khai thác. + Lượng nước chảy vào mỏ: Lượng nước chảy vào mỏ có 03 nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ, nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu và nước mặt chảy vào moong khai thác. Nếu loại trừ lượng nước chảy vào moong khai thác bằng biện pháp đắp đê bao quanh khai trường thì chỉ còn 02 nguồn nước chảy vào mỏ là nước mưa và nước dưới đất. + Lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác: Lượng nước này được tính theo công thức: Q1 = F x Z
  • 22. 21 Diện tích moong khai thác được lấy bằng diện tích tính trữ lượng 121+122, F =490.000 m2. Lượng mưa ngày lớn nhất: Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn, lượng mưa trung bình ngày lớn nhất là tháng 2 năm 2004 đo được là: Z = 0,085 m/ngày. Z là lượng mưa ngày lớn nhất lấy theo số liệu của của Mỏ kaolin ấp 2, xã Minh Long kế cận là 0,085 m/ngày. Như vậy lượng nước mưa chảy vào mỏ: Qm = 490.000m2 x 0,085m = 41.650m3 + Lượng nước ngầm chảy vào moong khai thác: Qng = 1,366 K (2H-S) S Lg(R+ro) - lgro K: Hệ số thấm của đất đá, trung bình 3 lỗ khoan bơm là 6,73 (m/ngày). H: Chiều cao cột nước cần tháo khô: Theo tài liệu quan trắc, cao độ mực nước tĩnh thấp nhất là 4,5m. Nếu khai thác đến hết tầng kaolin trung bình là 23,50 m (tính luôn lớp đất bóc), thì cột nước cần tháo khô H = 19m. S: Chiều dày lớp chứa nước cần tháo khô, lấy bằng chiều cao ngập nước lớn nhất trong moong cần tháo khô; S=19m. R: Bán kính ảnh hưởng được xác định theo công thức ro : Bán kính giếng lớn được tính theo công thức: ro = (m) = 395m. F: là diện tích lưu vực hứng nước, chính bằng diện tích mỏ (490.000 m2). Thay vào ta được lượng nước ngầm chảy vào mỏ: Qng = 9.477m3/ngày. + Lượng nước chảy vào moong khai thác: Lượng nước chảy vào mỏ có 2 nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ, nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu. Q = Qng + Qm = 9.477m3+ 41.650m3 = 51.127 m3 Kết quả tổng lượng nước chảy vào mỏ ngày lớn nhất cho thấy lượng nước mưa chảy vào mỏ là chủ yếu. Còn lượng nước ngầm chảy vào mỏ rất ít. Với lượng nước trên có thể tháo khô cưỡng bức ra khỏi mỏ. c. Đặc điểm địa chất công trình mỏ + Đặc trưng cơ lý của các lớp đất: Dựa vào kết quả thăm dò tại hiện trường và kết quả phân tích các mẫu trong phòng thí nghiệm có thể chia ra các lớp chính như sau: Lớp 1: Lớp sét bột cát kaolin ( cấp hạt <0,1mm chiếm từ 20-70%) màu xám trắng, trạng thái dẻo mềm. Lớp này chiếm phần lớn trong khu mỏ. Chiều dày thay đổi từ 3,5m (LK21) đến 37m(LK5), trung bình 13,5m. Thành phần chủ yếu là sét bột cát kaolin màu xám trắng, trắng sữa. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của lớp đất này như sau: - Dung trọng tự nhiên W: 1,948 g/cm3. KSR 10  F
  • 23. 22 - Dung trọng khô c: 1,597 g/cm3. - Góc ma sát trong : 15o14’ - Lực dính kết C: 0,265 KG/cm2 - Hệ số nén lún a: P= 4: 0,011 cm2/KG - Mô đun tổng biến dạng E P=4:89.541 KG/cm2 Lớp 2: Lớp cát bột chứa ít kaolin (cấp hạt <0,1mm chiếm <20%) màu xám trắng trạng thái rời rạc. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau: - Dung trọng tự nhiên W: 1,939 g/cm3. - Dung trọng khô c: 1,589 g/cm3. - Góc ma sát trong : 14o39’ - Lực dính kết C: 0,250 KG/cm2. Lớp 3: Lớp kaolin chứa ít cát (cấp hạt <0,1mm chiếm >70%), màu xám trắng, trạng thái dẻo (chặt vừa). - Dung trọng tự nhiên W: 1,902 g/cm3. - Dung trọng khô c: 1,544 g/cm3. - Góc ma sát trong : 13o27’ - Lực dính kết C: 0,224 KG/cm2. Lớp 4: Lớp sét bột, cát bột nén chặt màu vàng chứa kết vón laterit, đôi khi có cuội sỏi tròn cạnh, lớp này là tầng lót đáy của thân khoáng kaolin. + Dự tính góc dốc ổn định bờ mỏ: Mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long sẽ được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Trong quá trình khai thác phải bóc đất phủ để khai thác tầng kaolin bên dưới. Do đó phải tính toán góc ổn định bờ moong cho tất cả các lớp đất có mặt trong mỏ. Góc dốc bờ moong khai thác được tính theo công thức sau: tg  = H ctg    Trong đó: : Góc dốc bờ moong khai thác (độ). : Góc ma sát trong của đất, (độ). : Hệ số an toàn. C: Lực dính kết của đất, (tấn/m2). H: Chiều cao bờ moong khai thác tính đến cao độ (m). : Dung trọng tự nhiên của đất (tấn/m3). Chiều cao khai thác trung bình toàn khu mỏ là 23,18m, chọn độ cao khai thác các tầng là 5m. Với tính chất xen kẹp của các lớp kaolin chứa ít cát, cát chứa ít kaolin, thông số được chọn tính toán ổn định bờ moong của các lớp được lấy theo số liệu trung bình của các lớp. Các thông số lựa chọn để tính được trình bày trong bảng sau:
  • 24. 23 Bảng 2. Tổng hợp các thông số tính toán góc dốc bờ moong Độ sâu khai thác Dung trọng tự nhiện (tấn/m3) Lực kết dính C (tấn/m2) Hệ số an toàn  Góc ma sát trong  (độ) tg  tg  Góc ổn định bờ moong  (độ) 5 1,9496 2,616 1,1 15o 02’ 0,268 0,5119 27006’ 10 1,944 2,72 1,1 15o41’ 0,280 0,3954 21034’ 15 1,902 2,245 1,1 13o27’ 0,239 0,295 16026’ 20 1,9435 2,515 1,1 14o42’ 0,262 0,302 16048’ 25 1,9485 2,795 1,1 15o47’ 0,282 0,313 17022’ Khi khai thaùc, goùc doác cuûa töøng baäc bôø moong khoâng ñöôïc quaù giôùi haïn tính toaùn. 5.1.2. Biên giới khai trường * Nguyên tắc xác định: - Nằm trong khu vực đã được thăm dò đánh giá trữ lượng chất lượng kaolin đạt yêu cầu. - Đảm bảo góc ổn định bờ mỏ theo thiết kế. - Đảm bảo khai thác tối đa trữ lượng kaolin trong phạm vi ranh giới tính trữ lượng. - Đảm bảo cho mỏ hoạt động với công suất thiết kế một cách ổn định trong khu vực khai thác. Trên cơ sở đó biên giới khai trường trên mặt được xác định bởi các điểm có toạ độ như trong Bảng 1. Tọa độ điểm góc khu vực khai thác. Biên giới đáy của khai trường: - Do khai thác sét nên biên giới đáy khai trường chính là hết chiều dày tầng sét sau khi để lại lớp lót đáy tại những vị trí có sự hiện diện của tầng cát bột chứa nước nằm dưới đáy thân khoáng kaolin, nhằm tránh hiện tượng bục đáy moong. 5.1.4. Trữ lượng khai thác 5.1.4.1. Trữ lượng địa chất Trữ lượng địa chất được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò: - Kaolin khô dưới rây 0,1mm: 9.574.000 tấn. Kaolin tính theo nguyên khối là: 19.454.000 tấn, tương đương: 9.727.000 m3. - Đất bóc + lớp kẹp: 1.411.000 m3. - Cát thu hồi trên rây 0,1mm: 3.586.000 m3. 5.1.4.2. Trữ lượng tổn thất Phần trữ lượng sét kaolin sau khi khai thác sẽ bị tổn thất ở các phần: để lại đai an toàn (đê bao) ngoài biên giới mỏ, để lại trụ bảo vệ bờ mỏ, để lại lớp sét lót đáy tránh hiện tượng bùng nền gây mất an toàn trong quá trình khai thác, để lại các phần góc hay đáy sâu không khai thác được, và để lại con đường vận chuyển. + Tổn thất trữ lượng do để lại trụ bảo vệ (Qbv):
  • 25. 24 Trụ bảo vệ được để lại nhằm đảm bảo góc ổn định bờ dừng của mỏ, thể tích trụ bảo vệ được tính bằng phương pháp khối địa chất: 𝑉𝑏𝑣 = 𝑠 × ℎ 2 , 𝑚3 Trong đó: - S là diện tích đáy trụ bảo vệ, được đo bằng phần mềm MapInfo. - h là chiều dày trung bình của trụ bảo vệ. Kết quả tính toán tổn thất trữ lượng do để lại trụ bảo vệ bờ mỏ như sau: - Đất phủ: 30.747 m3. - Kaolin: 1.350.895 m3. + Tổn thất do để lại đường vận chuyển: - Đất phủ: 100 m3. - Kaolin: 67.750 m3. + Tổn thất do để lại lớp sét lót đáy tránh bục đáy moong: - Kaolin: 337.825 m3. + Tổn thất do để lại đai an toàn trên mặt: - Đất phủ: 33.144 m3. - Kaolin: 229.100 m3. + Tổng trữ lượng tổn thất không đưa vào khai thác là: - Đất phủ + lớp kẹp: 63.891 m3. - Kaolin: 1.917.820 m3. + Tổn thất trong khai thác chế biến: Tổn thất trong quá trình khai thác lấy theo thực tế ở các mỏ là 5% trên trữ lượng huy động vào khai thác của mỏ, tương đương: 390.459 m3. 5.1.4.3. Trữ lượng khai thác Trữ lượng khai thác có tính đến các loại tổn thất mỏ, được tính theo công thức: 𝑄 𝑘𝑡 = 𝑄đ𝑐 − 𝑄𝑡𝑡, 𝑚3 - Đất phủ: 1.347.108 m3. - Kaolin: 7.418.721 m3. 5.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ 5.2.1. Chế độ làm việc - Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày. - Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ/ca. - Số ngày làm việc trong năm: 120 ngày. - Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị: 07 giờ/ca. 5.2.2. Công suất khai thác mỏ Công suất khai thác kaolin: 350.000 tấn/năm kaolin khô. Tương đương: 350.890 m3/năm (ng.khối). Công suất khai thác tính theo nguyên khối ở trên đã kể đến hệ số thu hồi kaolin trung bình trên toàn mỏ được xác định trong Báo cáo thăm dò địa chất mỏ là 63,94%. 5.2.3. Tuổi thọ mỏ
  • 26. 25 Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức: 𝑇 = 𝑇1 + 𝑇2 + 𝑇3, 𝑛ă𝑚 4.3.1. Thời gian xây dựng cơ bản mở vỉa (T1): - Dự kiến thời gian xây dựng cơ bản khai thác kaolin là: T1 = 1,0 năm. 4.3.2. Thời gian khai thác kaolin đạt công suất thiết kế (T2): 𝑇2 = 𝑄 𝑘𝑡 − 𝑄 𝐴 = 7.418.721 − 120.000 350.890  20,8 𝑛ă𝑚 Trong đó: - Qkt = 7.418.721 m3 - Trữ lượng khai thác. - Q = 120.000 m3 – Sản lượng kaolin khai thác trong thời gian mở vỉa năm đầu. - A = 350.890 m3 - Công suất khai thác. 4.3.3. Thời gian đóng cửa mỏ (T4): Thời gian đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường: T4 = 0,7 năm. 4.3.4. Tuổi thọ mỏ (T): 𝑇 = 1 + 20,8 + 0,7 = 22,5 𝑛ă𝑚 (Tuổi thọ của mỏ là hai mươi hai năm sáu tháng) Bảng 3. Bảng lịch khai thác mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long STT Năm Loại khoáng sản Tổng cộng Đất Kaolin 1 1 129.506 120.000 249.506 2 2 - 3 120.000 350.890 470.890 3 4 70.494 350.890 421.384 4 5 - 7 - 350.890 350.890 5 8 - 9 120.000 350.890 470.890 6 10 100.000 350.890 450.890 7 11 - 12 - 350.890 350.890 8 13 - 14 120.000 350.890 470.890 9 15 40.000 350.890 390.890 10 16 - 17 - 350.890 350.890 11 18 - 19 120.000 350.890 470.890 12 20 47.108 350.890 397.998 13 21 - 350.890 249.506 14 22 - 280.920 280.920 Tổng cộng 1.347.108 7.418.721 8.765.829 5.3. MỞ VỈA, TRÌNH TỰ VÀ HỆ THỐNG KHAI THÁC 5.3.1. Mở vỉa Mở vỉa là công tác đầu tiên nhằm tạo nên hệ thống đường vận tải, đường liên lạc nối từ mặt bằng sân công nghiệp đến các vị trí khai thác. Bên ngoài là đường giao thông nối với hệ thống giao thông của khu vực. Công tác mở vỉa tuân thủ các quy tắc sau: - Khối lượng mở vỉa nhỏ, nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động đạt công suất thiết kế.
  • 27. 26 - Thuận lợi về giao thông, cấp và thoát nước - Đảm bảo trình tự khai thác, hệ thống khai thác đã lựa chọn. * Vị trí mở vỉa Để phù hợp với công nghệ khai thác, điều kiện tự nhiên, mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long được tiến hành mở vỉa trước tiên tại khu vực Lô 1 trên bản đồ Tổng mặt bằng, tổng cộng toàn khai trường chia thành 04 lô khai thác: Tiến hành đắp đê bao cục bộ quanh khu vực Lô 1, làm đường thoát nước, xây dựng hồ lắng xử lý và dự trữ nước, làm đường vận chuyển, và xây dựng các hạng mục công trình phục vụ khai thác chế biến khoáng sản. Bóc tầng phủ và mở vỉa khai thác sét từ khối trữ lượng 3.122 và 2.121, tại khu vực tầng phủ mỏng nhất, và tầng kaolin dày nhất. Sau đó, khai thác theo lớp bằng, bóc từng tầng theo thứ tự từ trên xuống dưới. Chọn vị trí mở vỉa ở đây có thuận lợi là mở vỉa và khai thác nơi tầng phủ mỏng nhất, lớp kaolin dày nhất, và đã được thăm dò chi tiết ( cấp trũ lượng 121), ngoài ra, còn gần đường giao thông đi tiêu thụ, cạnh khu vực chế biến và khu văn phòng, giảm chi phí vận chuyển, giúp doanh nghiệp mỏ tăng lợi nhuận để mau chóng thu hồi vốn đầu tư, phù hợp với trình tự phát triển công trình mỏ và thuận lợi cho thoát nước mỏ. Khi kết thúc khai thác Lô 1, khai thác lớp sét kaolin cuối cùng của tầng +26m, lúc này khu vực lô khai thác thứ 1 sẽ trở thành hồ lắng và dự trữ nước lớn của mỏ. Sau khi khai thác Lô thứ 2, ta thông từng tầng khi kết thúc với Lô 1, và cuối cùng là mở rộng diện tích hồ lắng. Do khu vực Lô 1 là khu vực có địa hình thấp nhất của mỏ, đáy khai trường ở khu vực Lô 1 cũng là đáy thấp nhất của mỏ, tạo thành 01 bậc đáy thấp hơn đáy các lô còn lại tối thiểu là 6m, vì thế đây chính là nơi thu nước của toàn mỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các lô khai thác sau có thể thông moong, mà vẫn giảm thiểu chi phí bơm thoát nước cho mỏ. Các lô khai thác sau cũng tiến hành tương tự. * Khối lượng mở vỉa Bảng 4. Tổng hợp khối lượng mở vỉa STT Hạng mục ĐVT Khối lượng 1 Làm mới đường vận chuyển ngoài mỏ m 1.180 2 Làm đường vận chuyển trong mỏ: - Làm mới: - Nâng cấp: m 120 230 3 San gạt mặt bằng sân công nghiệp - VP m3 70.000 4 Đào hào dốc m3 4.200 5 Đắp đê bao: - Giai đoạn 1: - Giai đoạn 2: m3 3.180 2.028 6 Đào mương thoát nước dọc đường vận chuyển m3 1.095 7 Xây dựng văn phòng – kho tàng – nhà tập thể - xưởng – nhà máy HT 01 8 Lắp đặt trạm biến áp 1.000 KVA cùng hệ thống dây dẫn đi kèm HT 01
  • 28. 27 STT Hạng mục ĐVT Khối lượng 9 Hồ lắng m2 200 10 Bóc tầng phủ m3 129.506 5.3.2. Trình tự khai thác 5.3.2.1. Phân chia giai đoạn khai thác Trình tự khai thác được xác định phù hợp với điều kiện địa hình khu mỏ và hệ thống khai thác đã chọn, khai thác từ trên xuống dưới theo lớp bằng với chiều cao tầng tối đa bằng chiều cao xúc của thiết bị. Moong khai thác được phân chia thành các lô khai thác độc lập nhau nhằm giảm khối lượng bơm thoát nước trong mỏ. Phân chia thành các giai đoạn khai thác như sau: + Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ từ khi động thổ đến hết năm khai thác đầu tiên: Bóc phủ và khai thác kaolin ở lô 1, hoàn chỉnh các hạng mục công trình XDCB phục vụ mỏ. Khối lượng khai thác năm đầu tiên là: 120.000 m3 kaolin, và 129.506 m3 đất phủ. + Giai đoạn 2: Từ năm thứ 2 trở đi, mỏ bắt đầu khai thác với sản lượng thiết kế ổn định đến năm thứ 21. Trình tự khai thác theo số thứ tự của lô khai thác được thể hiện trên bản vẽ Thiết kế cơ sở. + Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác: Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác được thực hiện trong thời gian 0,7 năm trước khi hết hạn giấy phép khai thác mỏ. Công tác đóng cửa mỏ có thể thực hiện từng phần trong thời gian khai thác tại các khu vực đã kết thúc khai thác. 5.3.3. Hệ thống khai thác Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các khâu công nghệ khai thác đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất, nó có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ. Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình của mỏ, công suất thiết kế của mỏ v.v ... Xét điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật công nghệ, khả năng thiết bị thi công cũng như công suất khai thác theo thiết kế, hệ thống khai thác được chọn áp dụng cho mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long là khai thác theo lớp bằng, một bờ công tác, vận tải trực tiếp trên tầng, sử dụng bãi thải ngoài. Các khâu công nghệ khai thác bao gồm: bóc tầng phủ, xúc khai thác kaolin từ nguyên khối, và vận chuyển về nhà máy chế biến. Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008, Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá
  • 29. 28 lộ thiên TCVN 5178:2004, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QC 04-2009. Sơ đồ công nghệ khai thác kaolin Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn như sau : Bảng 5. Các thông số của hệ thống khai thác STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị 1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 6,0 2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 6,0 3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αt độ 60 4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc αkt độ 30 5 Chiều rộng dải khấu A m 8,5 6 Chiều rộng đai bảo vệ Bbv m 2,0 7 Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 20,5 8 Chiều dài tuyến công tác Lkt m 100 9 Chiều dày lớp sét để lại bảo vệ đáy moong Hsét m 1,0 – 1,5 10 Số tầng khai thác 05 11 Số tầng kết thúc  05 12 Góc nghiêng bờ kết thúc  độ 2540’ ÷ 27o12’ Các khâu công nghệ chính : Công tác xúc bốc - Công tác xúc đất và kaolin ở mỏ sử dụng máy xúc thủy lực gàu ngược (máy đào). - Khối lượng xúc bốc của mỏ kaolin ấp 1, xã Minh Long bao gồm: Xúc bốc tầng phủ, xúc bốc kaolin tại gương khai thác. Đất VLSL (san lấp mbnm, khách hàng) Bóc tầng phủ Xúc bốc kaolin Bãi chứa nhà máy chế biến Vận tải ô tô
  • 30. 29 Số liệu tính toán thiết bị xúc ngoài khai trường dựa trên công suất khai thác mỏ 350.890 m3 kaolin nguyên khối, khối lượng đất phủ tối đa khoảng 120.000 m3/năm của mỏ cũng do máy xúc thủy lực gàu ngược thực hiện. - Công nghệ xúc: Theo tài liệu thăm dò mỏ thì chiều dày tầng đất phủ là 2,93m. Áp dụng sơ đồ xúc phía dưới phù hợp và hiệu quả hơn với máy xúc thủy lực gàu ngược, xúc từ dưới lên trên. Máy xúc đứng trên nền tầng, ô tô nhận tải trên cùng mức tầng máy xúc đứng. - Số lượng máy xúc Bố trí máy xúc thủy lực gàu ngược (máy đào) 1,2 m3/gàu xúc khối lượng kaolin tại khai trường phục vụ cho nhà máy chế biến của mỏ. Công suất thực tế 810 m3/ca. 𝑄𝑡𝑏 = 3600. 𝐸. 𝐾 𝑑.𝑡 𝑛. 𝑇. 𝑇𝑐. 𝐾𝑟. (𝑡 𝑛 + 𝑡 𝑐) , 𝑚3 /𝑐𝑎 Trong đó : E là dung tich gàu xúc, E = 1,2 m3. Kđ là hệ số xúc đầy gàu, Kđsét = 1,1. tn là thời gian máy xúc làm việc liên tục tại một vị trí đứng máy, tn = 7200s T là thời gian ca làm việc, T = 8h.  là hệ số sử dụng thời gian, sét = 0,90. Tc là thời gian chu kỳ xúc, Tc = 30s. Kr là hệ số nở rời của kaolin, Krkaolin = 1,3, Krđất = 1,1. tc là thời gian di chuyển máy, tc = 600 s. => Qtbkaolin  810 m3/ca (ng.khối) Qtbđất1,2  957 m3/ca (ng.khối) + Số ca máy xúc kaolin: Số ca máy xúc kaolin nguyên khối tại khai trường thực hiện trong năm được tính theo công thức: 𝑃đ = 𝑉𝑑 𝑄𝑡𝑏𝑘𝑎𝑜𝑙𝑖𝑛 = 350.890 810  434 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄ Trong đó: - Vđ: Khối lượng kaolin tính theo nguyên khối thực hiện trong năm, Vđ = 350.890 m3. + Lịch làm việc của máy xúc: Lịch làm việc của thiết bị: 120 ngày/năm, 01 ca máy/ngày. + Số lượng thiết bị: Số lượng máy đào để xúc kaolin trên khai trường: Số lượng thiết bị xúc kaolin trên khai trường tính toán theo công thức: 𝑁 = 𝐴 𝑚 𝑁𝑏 × 𝑄𝑡𝑏 × 𝐾 𝑑𝑡, 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄ Trong đó: - Am là khối lượng thực hiện trong năm, Am = 350.890 m3. - Nb = 120 là số ca máy thiết bị hoạt động trong năm.
  • 31. 30 - Qtb là công suất ca của thiết bị, Qtb = 810 m3/ca - Kdt = 1,1 là hệ số dự trữ thiết bị. => N  04 máy Số lượng máy đào để xúc đất phủ ở mỏ: 𝑁 = 𝐴 𝑚 𝑁𝑏 × 𝑄𝑡𝑏 × 𝐾 𝑑𝑡, 𝑐𝑎 𝑛ă𝑚⁄ Trong đó: - Am là khối lượng đất phủ nguyên khối thực hiện trong năm, Am = 120.000 m3. - Nb = 120 là số ca máy thiết bị hoạt động trong năm. - Qtb là công suất ca của thiết bị, Qtb = 957 m3/ca. - Kdt = 1,04 là hệ số dự trữ thiết bị. => N  01 máy. => Như vậy, tổng số máy xúc thủy lực gàu ngược dung tích gàu 1,2 m3 cần thiết để xúc bốc kaolin và đất phủ trong mỏ là: 05 cái. - Ngoài các thiết bị máy móc trên, mỏ còn cần trang bị 01 xe ủi 75CV để phục vụ cho công tác làm đường, ban ủi mặt bằng, hỗ trợ cho máy đào trong công tác bóc tầng phủ ở những vị trí tầng phủ có chiều dày mỏng; thêm 01 xe đào gàu 0,7 m3 để làm các công việc phụ trợ ở sân công nghiệp, nhà máy chế biến kaolin cũng như khai trường. 5.4. VẬN TẢI, BÃI THẢI VÀ THOÁT NƯỚC MỎ 5.4.1. Công tác vận tải mỏ Mỏ sử dụng ôtô vận tải KAMAZ có trọng tải 15 tấn/xe, tính cơ động cao để vận chuyển khối lượng sản phẩm khai thác tại mỏ hàng năm. - Khối lượng vận tải của mỏ được thực hiện bằng ôtô theo hệ thống đường vận tải nội bộ của mỏ, bao gồm: đất phủ, sét kaolin. - Số xe ôtô vận tải được tính theo công thức: 𝑁ô𝑡ô = 𝑉 × 𝐾𝑟 𝑚 × 𝑁𝑐𝑎 × 𝐾 𝑑, 𝑥𝑒 Trong đó: - V = 470.890 m3, khối lượng vận tải đất và sét nguyên khối hàng năm. - m = 120 ngày/năm là số ngày làm việc trong năm. - Nca là công suất vận tải của xe ôtô, Nca = 324 m3/ca. - Kr là hệ số nở rời của đất, kaolin. - Kd = 1,06 là hệ số dự trữ thiết bị. 𝑁ô𝑡ôđất = 120.000 × 1,1 120 × 324 × 1,06  3,6 𝑥𝑒 𝑁ô𝑡ôkaolin = 350.890 × 1,3 120 × 324 × 1,06  12,4 𝑥𝑒 Như vậy, tổng cộng nhu cầu của mỏ cần 16 xe ben loại thùng 10 m3. - Đường vận tải nội bộ moong khai thác + Đường tạm:
  • 32. 31 Mặt đường rộng 08m Mặt đường rộng 10m Nền đất tự nhiên 30o Tuyến đường tạm sử dụng phục vụ công tác bóc phủ của mỏ, thời gian tồn tại không quá 01 năm. Đường tạm chạy ngay trên nền đất đá tự nhiên của mỏ, chỉ san gạt trên mặt. + Đường vận chuyển chính: Tuyến đường vận tải chính trong mỏ được đào trong nền đất tự nhiên của mỏ. Bán kính cong của đường (Rc) xác định theo công thức: R V I c n   2 127( ) , m Trong đó: - V = 15 km/giờ - Vận tốc xe chạy khúc cong. -  = (0,3  0,35) . -  = 0,2 - Hệ số phụ thuộc loại đường - In = 2% - Độ dốc ngang của đường. Rc  25 m. Chiều rộng tuyến đường: Tuyến đường thiết kế cho xe chạy hai chiều, được tính theo công thức: B = T + 2C1 + 2C2, m Trong đó: - C1 = 1,0 m - Khoảng cách an toàn từ hai bên lề đường tới đai vận tải. - T = 6 m - Chiều rộng đai vận tải. - C2 = 1,0 m - Chiều rộng rãnh thoát nước. B = 10 m. Chiều dài tuyến đường: Chiều dài tuyến đường trong mỏ thay đổi theo thời gian khai thác của mỏ, trung bình là 0,6 km. Kết cấu tuyến đường: Đoạn đường trong moong khai thác được đào trên nền đất đá tự nhiên của mỏ, chủ yếu là đào trong đất và sét. Mương thoát nước Áo đường trải đá Kết cấu tuyến đường hào dốc trong mỏ
  • 33. 32 Kết cấu nền đường hào dốc trong mỏ có dạng như sau: được san gạt phẳng, dạng đường 02 mái, với độ dốc ngang nghiêng về 02 bên rãnh thoát nước 2%. Nền đường được lu lèn chặt. - Xe phục vụ: + Sử dụng 01 xe bồn tưới nước đường vận chuyển của mỏ, dung tích chứa 09 m3/xe, hoạt động 120 ca/năm. + Sử dụng 1 xe ôtô 4 chỗ phục vụ điều hành sản xuất mỏ. 5.4.2. Bãi thải Đối tượng đổ thải của mỏ là tầng đất đá phủ nằm trên bề mặt lớp sét kaolin và một ít tầng kẹp cát pha sét. Tổng khối lượng đất đá thải nở rời trong toàn mỏ khoảng 2.026.305 m3, được bóc đi trong 14 năm đầu hoạt động của mỏ, tức là hơn nửa đời mỏ. một phần được bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vật liệu san lấp ; một phần được sử dụng vào các công tác XDCB của mỏ như ban đắp mặt bằng, làm và sửa đường; một phần sẽ được đổ thải vào bãi thải tạm. Hiện tại, các khu vực xây dựng khu công nghiệp trong tỉnh đang rất cần nguồn vật liệu san lấp này, và chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng cung cấp cho các khu công nghiệp trên, bán trực tiếp tại mỏ khi vừa bốc lên, do nhu cầu vật liệu san lấp trong khu vực cao nên dự kiến khối lượng đất đá thải lưu lại bãi thải chỉ chiếm tối đa khoảng 30% khối lượng thải hàng năm * Khối lượng đất thải toàn mỏ theo báo cáo địa chất là 1.347.108 m3 nguyên khối (đã trừ đi khối lượng để lại làm trụ bảo vệ). Chiều dày đất bóc trung bình trên toàn mỏ là 2,93m. * Vị trí đổ thải: Đất thải sẽ được tập trung một chỗ để thuận tiện cho việc tiêu thụ. Bãi thải tạm được thiết kế ở phía Nam – Tây Nam của mỏ nằm gần khu vực văn phòng – nhà máy và đầu đường hào dốc của mỏ, phía ngoài ranh mỏ, gần đường vận chuyển ra ngoài. Dự kiến bãi thải tạm có diện tích khoảng 02 ha. Trong quá trình khai thác sau này, một phần đất thải được xúc trực tiếp lên xe khách hàng để đưa đi tiêu thụ, một phần khối lượng được chuyển đến bãi thải tạm trong thời gian lưu bãi chờ tiêu thụ. * Công nghệ đổ thải: Đất thải được thải xuống phần diện tích bãi thải tạm, tiến hành thải theo chu vi. Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải. + Thiết bị sử dụng cho bãi thải là ôtô KAMAZ 15 tấn và máy ủi 75 mã lực. Phương pháp đổ thải: Theo chu vi, 01 tầng thải cao 05 m. + Quy trình thải như sau: - Ôtô dỡ đất thải lên mặt bằng đổ thải. - Máy ủi gạt gom đất đến độ cao 01m, làm đường cho ôtô lên mặt tầng thải. - Ôtô, máy ủi thải đất từ độ cao này xuống sườn tầng thải đến hết diện tích đổ thải, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời. Tài xế phải tuân theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên tại khu vực bãi thải. Để đảm bảo an toàn, tại vị trí mép bãi thải phải tạo đê bằng đất thải để đảm bảo an toàn với các kích thước:
  • 34. 33 - Cao 0,75m. - Bề rộng chân đê an toàn 1,0m. - Khoảng cách từ mép dưới của thùng xe khi đổ và mặt đê 0,5m. - Góc nghiêng mặt tầng thải 1%. Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải, chiều cao đổ thải 15m, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời. Ranh giới bãi thải tạm đến mép tầng khai thác cách nhau một khoảng nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khai thác bên dưới moong. Sơ đồ mặt cắt khu vực mép tầng thải * Tính toán bãi thải Diện tích bãi thải: S = 20.000 m2. Chiều cao tầng thải 15 m. Công suất tiếp nhận của bãi thải được tính theo công thức: V = S.H.ksd (m3) Trong đó: - Ksd là hệ số sử dụng dung tích bãi thải: Ksd = 0,7. V = 210.000 m3. Đảm bảo đủ chứa lượng đất phủ thải tạm của mỏ trong thời gian chờ tiêu thụ. Sau khi kết thúc khai thác, số đất phủ còn lại sẽ được dùng hết vào việc hoàn thổ của mỏ. 5.4.3. Công tác thoát nước + Lượng nước thải vào mỏ + Lượng nước mưa rơi vào khai trường: Lượng nước này được tính theo công thức: Q1 = F x Z
  • 35. 34 Diện tích moong khai thác được lấy bằng diện tích tính trữ lượng 121+122, F =490.000 m2. Thực tế, do chia lô khai thác nên diện tích hứng nước mưa đã đi rất nhiều, lớn nhất là 157.110 m2. Lượng mưa ngày lớn nhất: Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn, lượng mưa trung bình ngày lớn nhất là tháng 2 năm 2004 đo được là: Z = 0,085 m/ngày. Z là lượng mưa ngày lớn nhất lấy theo số liệu của của Mỏ kaolin ấp 2, xã Minh Long kế cận là 0,085 m/ngày. Như vậy lượng nước mưa rơi xuống toàn khu vực mỏ ngày mưa lớn nhất: Qm = 490.000m2 x 0,085m = 41.650m3 Qmlô1 = 157.110m2 x 0,085m = 41.650m3. + Biện pháp tháo khô Biện pháp thoát nước mỏ được áp dụng là phương pháp tháo khô cưỡng bức. * Chế độ công tác: Chế độ công tác mỏ lựa chọn hoàn toàn chỉ khai thác trong mùa khô, ngoài ra còn thiết kế phân lô khai thác nên giảm tối đa khối lượng và chi phí bơm thoát nước cho mỏ. Chỉ phải bơm thoát nước phần trên mặt của hố thu nước là đáy thấp nhất của khai trường lô 1 trong giai đoạn sau, và bơm tháo khô trên diện tích lô 1 trong giai đoạn đầu, khi bắt đầu vào mùa khô năm sau, sau khi bơm tháo nước đạt yêu cầu khai thác thì hầu như các giai đoạn sau trong năm không phải bơm thoát nước mỏ nữa. * Đê bao: Đê bao được đắp xung quanh khai trường khai thác nhằm mục đích ngăn nước mặt chảy vào khai trường ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, giảm thiểu lượng nước cần phải bơm tháo khô cưỡng bức của mỏ. Đê bao ở mỏ được đắp tại 02 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Trước khi tiến hành bóc tầng phủ và khai thác năm đầu tiên, tiến hành đắp đê bao cục bộ xung quanh khu vực lô 1, nhằm giảm thiểu lượng nước phải bơm thoát nước cưỡng bức cho khai trường trong hơn bảy năm đầu khai thác. Đoạn đê bao được đắp có kích thước: mặt đê rộng 01m, chân đê rộng 03m, cao 01m, taluy 45o, dài 1.590m. Khối lượng đắp đê giai đoạn 1 là: 3.180m3. Dọc theo chân đê ngoài, đào một rãnh nước nhỏ để dẫn nước thoát về mương thoát nước phía Tây Nam mỏ dọc theo đường vận chuyển ra ngoài tỉnh lộ. Trên đỉnh đê và hai bên chân đê trồng một hàng cây xanh để giữ đất, tránh nước mưa và nước mặt phá đê. Thường xuyên kiểm tra, tu bổ đê. - Giai đoạn 2: Bắt đầu từ năm thứ 8, trước khi khai thác kaolin ở khu vực lô 2, tiến hành phá bỏ đoạn đê bao cục bộ ngăn cách giữa 02 khu vực của khai trường, và đắp thêm đoạn đê ngoài bao quanh khai trường khu vực lô 2 nối liền với đoạn đê bao ngoài khu vực lô 1 đã đắp. Các kích thước của đê tương tự ở giai đoạn 1, chiều dài đắp đê giai đoạn 2 là 1.014 m. Khối lượng đắp đê giai đoạn 2 là: 2.028 m3. Các giai đoạn khai thác những lô sau cũng tiến hành tương tự. Sử dụng vật liệu bóc tầng phủ trong thời gian XDCB năm đầu tiên để đắp đê. * Hố thu:
  • 36. 35 Hố thu nước chính là đáy moong khai thác của lô 1, là khu vực đáy thấp nhất của khai trường, hố thu đồng thời lắng lọc nước trong suốt thời gian mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bơm tháo khô mỏ lên thải ra hệ thống thoát nước ra ngoài. * Lựa chọn thiết bị bơm: - Vị trí đặt trạm bơm: Trạm bơm thoát nước mỏ đặt tại hố thu nước của moong khai thác. Yêu cầu của thiết bị lựa chọn: Trạm bơm và thiết bị đi kèm phải dễ tháo lắp, di dời vì chỉ công tác vào một thời điểm nhất định trong năm là đầu mùa khô, sau đó đem để vào kho bảo quản, tránh việc phơi nắng phơi mưa sẽ gây mau hư hỏng thiết bị. Hai yêu cầu cơ bản về lắp đặt là dễ tháo rời, di chuyển đi nơi khác khi cần thiết. Thiết bị bơm được lựa chọn có chiều cao đẩy đạt tối thiểu 30m cột nước. Trạm bơm được đặt trên bè nổi trên mặt hố thu nước. Lựa chọn thiết bị: Máy bơm sử dụng tại mỏ có các tính năng kỹ thuật sau: - Công suất động cơ: 30 KW. - Công suất bơm: 300 m3/h. - Chiều cao đẩy nước theo thiết kế là 30m. Tính toán máy bơm: Lịch chạy máy bơm 1 lần vào đầu mùa khô trong năm. a. Số ngày bơm trong năm tối đa ở giai đoạn khai thác lô 1: Theo tài liệu đo khí tượng trạm Đồng Xoài, cách khu mỏ khoảng 50km ( theo đường chim bay) về hướng Đông, số liệu đo năm 2008, thì vùng nghiên cứu có tổng lượng mưa trong mùa mưa là 2.053,4 mm/năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8,9. Như vậy, nếu chưa tính lượng bốc hơi đi, thì tổng lượng nước mưa chứa trong khai trường cần phải bơm thoát đi trong giai đoạn 1 khai thác lô thứ 1 là: 2,0534 x 157.110  322.610 m3. Với công suất máy bơm 300 m3/h đã lựa chọn, hoạt động 03 ca/ngày, thì tổng số ngày bơm thoát nước cần thiết vào đầu mùa khô trong năm là: 45 ngày. b. Số ngày cần bơm trong năm tối đa ở các giai đoạn khai thác sau: Tương tự trên, tổng lượng nước mưa chứa trong khai trường tối đa ( chưa trừ ra lượng nước bốc hơi và thấm trong năm) cần phải bơm thoát đi trong giai đoạn sau là: 2,0534 x 490.000 = 1.006.166 m3. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau chỉ cần bơm thoát đi lượng nước khai trường trên mặt tầng công tác để thiết bị hoạt động, còn lượng nước chứa ở hố thu nước đáy khai trường lô 1 thì không cần thiết phải bơm đi, vì thế tổng lượng nước khai trường cần phải bơm thoát trong năm tối đa được tính toán như sau: - Dung tích chứa của phần hố thu nước khai trường là: (114.555 + 34.676) : 2 x 10 = 746.155 m3 Trong đó:
  • 37. 36 + 114.555 m2 và 34.676 m2 tương ứng là diện tích trên mặt và diện tích đáy của hố thu. + 10m là chiều cao hố thu. - Như vậy, tổng lượng nước cần bơm thoát đi của khai trường trong năm ở các giai đoạn sau tối đa là: 1.006.166 - 746.155 = 260.011 m3 Với công suất máy bơm 300 m3/h đã lựa chọn, hoạt động 03 ca/ngày, thì tổng số ngày bơm thoát nước cần thiết vào đầu mùa khô trong năm ở các giai đoạn sau là: 36 ngày. 5.5. KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY Công tác an toàn sản xuất ở mỏ bao gồm: - An toàn máy xúc. - An toàn trong vận chuyển đất. - An toàn trong khâu vận hành tổ hợp nghiền sàng. - An toàn sử dụng điện. - Phòng chống cháy nổ. 5.5.1. Yêu cầu chung - Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN: 5326-2008. - Kỹ thuật khai thác: phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 7/7/2009 của Bộ Công thương. - Các quy định cụ thể về an toàn lao động phải được soạn thảo chi tiết bằng văn bản riêng. - Cần thành lập Ban an toàn lao động, tổ chức học tập an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong mỏ theo qui định của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành mới có hiệu lực, trực tiếp kiểm tra, giám sát an toàn trong các khâu sản xuất của mỏ. - Trong khâu vận tải khi ô tô vào phạm vi công trường thì Ban an toàn của xí nghiệp mỏ phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng an toàn của xe, hướng dẫn nội quy an toàn cho công nhân lái xe. - Lực lượng lao động thủ công hợp đồng theo thời vụ cũng phải được học tập an toàn trước khi vào làm việc tại công trường. - Thực hiện đúng qui trình vận hành của từng loại máy móc, thiết bị. Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý, đúng định kỳ. Tập kết máy móc, thiết bị đúng nơi qui định sau giờ làm việc. - Đội ngũ cán bộ công nhân làm công tác khoan nổ phải đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định trong quy chuẩn QCVN 02: 2008/BCT (hướng dẫn tại phụ lục C). Công nhân lái máy xúc phải có đủ tiêu chuẩn qui định trong TCVN 5326-2008. - Trong khâu vận tải khi ô tô của khách hàng vào phạm vi công trường thì Ban an toàn của xí nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng mất an toàn của xe, hướng dẫn nội quy an toàn cho công nhân lái xe. 5.5.2. Một số yêu cầu cụ thể 5.5.2.1. Quy định an toàn cho công nghệ xúc bốc
  • 38. 37 Cấm máy xúc làm việc xúc đá theo kiểu hàm ếch. Cấm cho người đứng và làm việc trong vòng quay xe xúc. Công nhân điều khiển máy phải chú ý tới vách đất đá đang xúc, nếu có hiện tượng sụt lở phải di chuyển máy ra nơi an toàn và báo cho cán bộ chỉ huy trực tiếp biết để có biện pháp xử lý. Máy làm việc phải luôn luôn có lối thoát an toàn. Khi đổ đất đá lên xe cấm: + Đưa gàu xúc qua buồng lái của ô tô + Khoảng cách từ gàu xúc đến mép thùng xe ô tô hoặc bề mặt đất đá trên xe cao quá 1m. + Chạm gàu xúc vào thùng xe. Khi xe ô tô không có tấm chắn bảo vệ phía trên buồng lái, lái xe phải ra khỏi buồng lái đứng ra xa khỏi tầm quay của xe xúc. khi bắt đầu đổ và đổ đầy xe người điều khiển xe xúc phải bóp còi báo hiệu để lái xe lên buồng lái làm việc. Cấm bố trí người và thiết bị làm tầng trên và làm tầng dưới theo phương thẳng đứng. Cấm đứng xúc dưới đường dây tải điện. Trong khi xúc hoặc di chuyển khoảng cách của bất kỳ một điểm nào của máy xúc đến dây dẫn điện gần nhất cũng phải lớn hơn: + 1,5m đối với đường dây 1KV. + 2m đối với đường dây lớn hơn 1KV đến 20KV. + 4m đối với đường dây 35  110 KV. Cấm di chuyển máy xúc vào ban đêm hoặc ở những chỗ dốc quá tiêu chuẩn do nhà chế tạo quy định. Cấm sửa chữa bảo dưỡng khi máy xúc đang làm việc. Trước khi sửa chữa phải đưa máy ra nơi an toàn và hạ xuống đất. 5.5.2.2. Quy định an toàn trong vận chuyển Xe ô tô phải đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn mới được vào mỏ làm việc, tối thiểu phải là xe hai cầu mới được xuống moong khai thác làm việc. Lái xe lên núi phải là lái xe lành nghề. Xe chở đá sản phẩm phải che bạt kín thùng. Công ty phải có quy định cụ thể về tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ nhưng không trái với quy định chung về vận tải đường bộ hiện hành. Ô tô các cơ sở khác muốn vào phạm vi mỏ phải được phép của lãnh đạo mỏ sau khi đã được hướng dẫn những điều cần thiết cho lái xe. Cấm lái xe ra sát mép tầng (kể cả tại bãi thải) nếu không có người báo hiệu. Cấm: + Chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải, + Khi xe chưa dừng hẳn cấm người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám ngoài thành xe, ở bậc lên xuống trong lúc xe đang chạy, + Chở người cùng chung một xe với các loại vật liệu nổ và chất dễ cháy. - Trong lúc chờ đến lượt vào xúc đá lên, xe phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gàu máy xúc. Chỉ sau khi nhận được tín hiệu cho phép của người lái máy xúc mới được cho xe vào nhận hàng. Chỉ sau khi người lái máy xúc phát tín hiệu thì xe mới được rời vị trí chất hàng.
  • 39. 38 Tốc độ xe chạy trên công trường được quy định như sau: Tại các đoạn thẳng: Vmax = 30 km/h. Tại các đoạn dốc: Vmax = 20 km/h. Tại các đoạn vòng: Vmax = 15 km/h. Tại đầu các đoạn đường phải có biển báo qui định tốc độ để nhắc nhở công nhân lái xe. 5.5.2.3. Quy định an toàn sử dụng máy bơm Có công nhân vận hành máy bơm chuyên trách. Tuân thủ hướng dẫn vận hành máy. Thường xuyên kiểm tra dầu nhớt động cơ máy bơm, nắp che chắn động cơ và hệ thống đường ống. 5.5.2.4. Quy định an toàn sử dụng điện Đối với các thiết bị điện phải có bảng hướng dẫn sử dụng chung. Có các cầu dao an toàn đối với các thiết bị. Đường điện trong mỏ phải sử dụng cáp bọc, không sử dụng dây trần. Tuân thủ các quy định chuyên môn. 5.5.2.5. Quy định an toàn trong sử dụng máy nghiền, sàng Có bảng hướng dẫn sử dụng tại máy. Không cho đá có kích thước quá quy định vào hàm đập. Hệ thống điều hành phải được lắp kính chống ồn để đảm bảo an toàn cho công nhân lao động. Kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên trước khi chạy máy. Tuân thủ các quy định chung về an toàn lao động. 5.5.2.6. Phòng chống cháy nổ - Phải tuân thủ theo quy định của pháp lệnh phòng chống cháy nổ. - Xây dựng lực lượng phòng chống cháy nổ tại xí nghiệp sản xuất, tập huấn thường xuyên để có thể dập tắt các đám cháy xảy ra tại hiện trường. Ở những nơi dễ phát sinh cháy - nổ như các động cơ diesel, kho nhiên liệu, kho phụ tùng - vật tư, đặc biệt là kho VLN phải có bình chữa cháy, thùng chứa cát, nước và dụng cụ xô, cuốc, xẻng được bố trí ở nơi thuận tiện và thường xuyên kiểm tra, bảo đảm luôn ở trong tình trạng tốt. Phải có nội quy phòng cháy - chữa cháy riêng cho từng nơi và một tổ PCCC bán chuyên trách được huấn luyện về kỹ thuật chữa cháy theo qui định. Riêng kho VLN phải có người bảo vệ suốt ngày đêm không cho người và gia xúc ra vào, chỉ người có nhiệm vụ mới được ra vào và khi ra vào phải xuất trình thẻ. 5.5.2.7. Giải pháp phòng chống bụi Công nhân khi vào làm việc tại khai trường phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ như: quần áo BHLĐ, khẩu trang, mắt kính…. Đường vận chuyển phải được định kỳ tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô.
  • 40. 39 Trồng cây xanh để che chắn bụi. Ô tô vận chuyển phải được che bạt phủ kín thùng, không được chở quá tải trọng qui định, cũng như thể tích thùng xe. 5.5.2.8. Giải pháp phòng chống sự cố sụt lở bờ mỏ Phải tuân thủ đúng các giải pháp thiết kế cho góc dốc bờ mỏ, sườn tầng khai thác và kết thúc, cũng như đai an toàn, đai bảo vệ để đảm bảo an toàn không xảy ra sạt lở bờ khi khai thác xuống sâu.
  • 41. 40 CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN, KHO TÀNG VÀ MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 6.1. CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 6.1.1. Đối tượng chế biến Đối tượng chế biến của mỏ là kaolin nguyên khai. Khoáng sản đi kèm là cát thu hồi từ hoạt động chế biến kaolin. Khối lượng chế biến của mỏ theo công suất khai thác khoáng sản nguyên khai: 456.157 m3/năm. 6.1.2. Sản phẩm chế biến Sản phẩm đầu cuối kaolin sau chế biến quyết định mức độ đầu tư và công nghệ chế biến. Phụ thuộc vào chất lượng kaolin tự nhiên có trong mỏ và khả năng chế biến có hiệu quả kinh tế để đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến phù hợp. Kết quả nghiên cứu chất lượng mỏ kaolin Ấp 1, xã Minh Long dưới rây 0,1mm là cơ sở định hướng sử dụng cho các ngành công nghệ sứ, ceramic, nguyên liệu chịu nhiệt, chất độn, .v.v… Chất lượng kaolin sau chế biến đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Tham khảo một số tiêu chuẩn hiện hành như sau: Bảng 6. Tiêu chuẩn kaolin cho gốm sứ xây dựng STT Chỉ tiêu TCVN 6300-1997 (%) Kaolin mỏ (%) 1 SiO2 50 -70 67,2 2 Al2O3 không nhỏ hơn 19 21,51 3 Fe2O3 - 0,9 - Để SX sứ vệ sinh không lớn hơn 2 - Để SX gạch ceramit không lớn hơn 5 Bảng 7. Tiêu chuẩn kaolin làm chất độn cho công nghiệp sơn, cao su, phân bón, sản xuất giấy bao bì STT Chỉ tiêu Giá trị (%) I Thành phần hóa học 1 SiO2 46,0 2 Al2O3 30 ,0 3 Fe2O3 0,75 4 TiO2 0,58 5 CaO 0,1 6 MgO 0,18 7 K2O 1,0 8 Na2O 0,2 II Thành phần cỡ hạt 1 0,2mm 98 2 0,2-0,1mm 10 3 0,05mm 48 4 Độ co 13,0