SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 18
Cần quy hoạch sử dụng đất tổng thể và thông
tin minh bạch
Thị trường bất động sản Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại và hấp dẫn với nhiều nhà
đầu tư. Gần đây, với một loạt chính sách của nhà nước ưu tiên cho nhà ở xã hội khiến nhiều nhà
đầu tư quan tâm vào phân khúc thị trường bất động sản này. Trong điều kiện khủng hoảng kinh
tế hiện nay, phân khúc thị trường nhà ở xã hội đang được nhiều người kỳ vọng sẽ hâm nóng
thị trường bất động sản trong thời gian tới.
ảnh minh họa
*Thiếu quy hoạch sử dụng đất tổng thể
Tại hội thảo "Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam- những vấn đề doanh nghiệp cần quan
tâm" do VCCI phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam và Cục quản lí nhà và thị trường BĐS (Bộ
Xây dựng) vừa mới tổ chức mới đây, đại diện các các doanh nghiệp đều kiến nghị: cần có quy
hoạch sử dựng đất tổng thể mới có thể phát triển thị trường bất động sản theo đúng định hướng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam cho biết: thị trường BĐS Việt Nam mới hình
thành và mức đóng góp còn khiêm tốn nhưng sẽ phát triển mạnh vì có tiềm năng. Tuy nhiên, hệ
thống cơ chế chính sách còn thiếu, còn nhiều điểm mang tính chất ràng buộc và gây phiền hà cho
doanh nghiệp và người dân. Thị trường thiếu tính chuyên nghiệp từ cơ quan nhà nước đến doanh
nghiệp. Do vậy phải có một cơ chế chính sách đồng bộ. Cái vướng đầu tiên đối với mọi nhà đầu
tư là quỹ đất. Đây là yếu tố đầu vào đối với mọi doanh nghiệp nhưng với quy hoạch sử dụng
thiếu đồng bộ như hiện nay sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ông Tống Văn Nga - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, điểm yếu nhất của
thị trường BĐS Việt Nam là thiếu quy hoạch sử dụng đất. Có những doanh nghiệp có tiền chưa
chắc đã đầu tư được vì không có quỹ đất. Đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội lại càng khó và
vấn đề khó nhất hiện nay là lấy quỹ đất nào để phát triển thị trường này. Định hướng chuyển đổi
sang thị trường dành cho những người thu nhập thấp sẽ giúp khởi động lại thị trường bất động
sản sau một thời gian chìm lắng.
Còn theo ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vincom: hiện công ty đang tập trung
vào phân khúc là thị trường bất động sản cao cấp. Yếu tố vị trị sẽ quyết định lớn đến thành công
của một dự án bất động sản... Do đó nếu không có quy hoạch tổng thể, phân loại đất sẽ rất khó
hấp dẫn nhà đầu tư. Thêm nữa, việc giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề rất khó khăn hiện nay,
bởi nếu tự các doanh nghiệp làm việc theo thoả thuận như hiện nay rất khó thực hiện. Do đó phải
có tổ chức định giá hoặc tổ chức đấu giá có giám sát của trọng tài kinh tế mới thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án bất động sản. Về mặt chính sách của cơ quan quản
lý hiện luôn bị chậm so với thực tế và nếu như đi trước được nữa thì sẽ tốt hơn.
*Nhà ở cho người thu nhập thấp có hấp dẫn nhà đầu tư?
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, nhìn tổng thể, cung hàng hoá
BĐS thiếu so với cầu, đặc biệt là cung nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Các doanh
nghiệp chủ yếu đầu tư loại nhà cao cấp. Một trong những định hướng thị trường bất động sản là
Nhà nước tạo ra cơ chế chính sách để hướng doanh nghiệp bất động sản tới các đối tượng như
người có thu nhập trung bình và thấp... Đây là thị trường tiềm năng lớn, dù lợi nhuận không cao
nhưng phát triển bền vững.
Bà Vũ Thị Hoà- Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết: cơ hội cho sự phát
triển của phân khúc thị trường nhà ở giá trung bình và thấp (nhà ở xã hội) xuất phát từ sự đảo
chiều của thị trường và từ chính nhu cầu thực tế của người dân. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp
BĐS đang chuyển hướng từ phát triển căn hộ cao cấp sang nhà ở xã hội để hút khách hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nhà ở xã hội xuất phát từ cơ
chế tài chính mới và sử dụng quỹ đất công. Quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được nhà
nước bố trí bằng quỹ đất đã được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch (được
sử dụng quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô
thị mới trên địa bàn và quỹ đất hịên có trong khuôn viên các cơ sở đào tạo được quy hoạch xây
dựng nhà ở sinh viên)... Về cơ chế tài chính, các chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp được
hưởng cơ chế ưu đãi như: được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuế đất trong phạm vi dự án; hỗ trợ
tín dụng với lãi suất ưu đãi...
Tuy vậy, bà Hoà cũng không phủ nhận những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của phân khúc thị
trường này đó là: không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với các dự án xây dựng nhà ở xã
hội. Trở ngại đầu tiên đối với các doanh nghiệp là vấn đề thủ tục đầu tư và vốn. Thủ tục đầu tư
tuy đã giảm nhưng vẫn còn rườm rà, mang tính bao cấp qua cơ chế xin- cho đối với dự án xây
dựng nhà ở xã hội. Về nguồn tín dụng từ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp thừa nhận mặc dù tổng
số tiền có thể đưa ra lưu thông qua chương trình kích cầu của Chính phủ lên tới hàng trăm ngàn
tỷ đồng, song tìm kiếm được nguồn vốn cho các dự án xây dựng nhà chung cư hiện nay không
đơn giản do thủ tục thẩm định và thận trọng trong việc thế chấp bằng BĐS. Về mặt bằng cho xây
dựng nhà ở xã hội sẽ không đơn giản. Nếu có đất sạch, các công ty có thể xây dựng được rất
nhiều căn hộ, thế nhưng để có được đất sạch ở khu vực các đô thị lớn là một vấn đề nan giản.
Những vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là một vật cản không nhỏ. Cơ
chế tự thoả thuận đền bù giữa người dân và doanh nghiệp có mặt trái là đẩy giá đền bù ở các đô
thị lớn lên cao. Với chi phí tiền đất cao như hiện nay, để hình thành nên một chung cư giá rẻ ở
các đô thị lớn là một thách thức không dễ dàng vượt qua. Về sự hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng cho
người thu nhập thấp mua nhà, đa số đối tượng công nhân, sinh viên mới ra trường, hay tầng lớp
cán bộ công nhân viên khó mà có ngay một lúc khoản tiền mặt 350-450 triệu đồng để mua căn
hộ. Nếu mua trả góp, ngoài thủ tục phải chứng minh để được trả góp, khoản lãi suất trong thời
hạn trả góp 15-20 năm cũng ngốn của người mua một khoản tiền lớn, chính vì thế, những người
có thu nhập thấp ngại mua nhà trả góp. Một thách thức nữa đó là vấn đề phân phối nhà ở đến
được đúng đối tượng. Thực tế, để nhà ở đến đúng đối tượng thì phải qua tay vài khâu trung gian
và giá sẽ đội lên.
Ông Phan Khắc Hiếu, tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Nam Long thừa nhận: doanh nghiệp
cũng rất muốn đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở xã hội nhưng vấn đề là phải có quỹ đất.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường giám sát để có thông tin minh bạch đến
với đối tượng mua đích thực. Sự thiếu thông tin minh bạch đang là cơ hội để giới đầu cơ găm
"hàng" và đẩy giá lên cao.
Thị trường BĐS trong ngắn hạn sẽ còn nhiều biến động; tuy nhiên phân khúc thị trường nhà ở xã
hội được đánh giá sẽ phát triển trong thời gian tới với sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách nhà nước
cũng như nhu cầu rất lớn do hợp với túi tiền phần lớn người dân Việt Nam vẫn có mức thu nhập
trung bình thấp. Bà Hoà cũng nhận định: phát triển nhà ở giá trung bình và thấp là nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam.
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?
name=News&file=article&sid=134922#ixzz0Ob2e4xLA
Hà Nội: “Đau đầu” vì quy hoạch nghĩa trang
Trong cuộc họp với tập thể UBND TP và các sở ngành của Hà Nội trong chiều nay (23/7), Chủ
tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã thẳng thắn phê bình những người làm công tác quy
hoạch nghĩa trang ở Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hình ảnh tại nghĩa trang Văn Điển. Ảnh VNN
Đó là việc ở xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đã được “ưu đãi” đến hai dự án lớn cùng một lúc. Đầu
xã là dự án xây dựng khu xử lý rác thải Nam Sơn giai đoạn II của Thành phố; cuối xã là dự án
xây dựng Nghĩa trang Thiên đường. Tóm lại, trong cùng một xã vừa được quy hoạch chôn rác,
vừa quy hoạch chôn người… gây bất bình trong dư luận, quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,
nhìn chung, việc quy hoạch, quản lý hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố còn bị buông
lỏng, rất lộn xộn.
Hà Nội thiếu nghiêm trọng quỹ đất làm nghĩa trang
Đại diện của Sở Xây dựng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 7 nghĩa trang cấp thành phố,
bao gồm: Văn Điển, Yên Kỳ, Mai Dịch, Thanh Tước, Sài Đồng, nghĩa trang liệt sỹ Nhổn và
nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi.
Ở Nghĩa trang Văn Điển, có diện tích 18ha đã tiếp nhận hung táng và quản lý 10.500 mộ 3 năm
cải táng và 1.500 mộ cán bộ cao cấp, quản lý 15.500 bình tro cốt. Mới đây, nghĩa trang đã được
đầu tư xây dựng thêm 4 đài hỏa tang gas thế hệ mới và 2 đài hỏa táng cũ. Tổng công suất hỏa
táng tại Văn Điển đạt 2.820 ca/tháng (chiếm tỷ lệ 70% so với hung táng).
Tại nghĩa trang Yên Kỳ có diện tích 36 ha, tiếp nhận tiểu cốt cải táng từ Văn Điển và phục vụ
giải phóng mặt bằng của các công trình thành phố. Nghĩa trang này có thể sử dụng đến hết năm
2015.
Ở nghĩa trang Mai Dịch có diện tích 5,9ha dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp gồm 394 mộ và
1.228 mộ liệt sỹ, có khả năng phục vụ đến năm 2015.
Nghĩa trang Thanh Tước có diện tích 7,4 ha, đang quản lý 18.593 mộ nhân dân và 1.481 mộ cán
bộ trung cao cấp, dự kiến dùng để mai táng, không cải táng đến hết quý 3/2009, cải táng từ Văn
Điển đến hết năm 2011…
Nhìn chung, Hà Nội với quy mô dân số lớn, các nghĩa trang chính đang dần chật chỗ và không
đáp ứng được yêu cầu yên nghỉ của nhân dân. Ở đó, tại Nghĩa trang Văn Điển, thành phố đã
“mạnh tay” chỉ đạo đóng cửa việc hung táng vào tháng 7/2010, trước ngày kỷ niệm đại lễ 1000
năm Thăng Long. Nghĩa trang này sẽ được chuyển hướng sang mô hình nghĩa trang – công viên,
phục vụ hoả táng, lưu giữ bình tro.
Hiện Hà Nội cần phải đầu tư, xây dựng mới thêm một số nghĩa trang, nhưng do tính chất đặc thù,
ảnh hưởng môi trường sinh thái, nên việc quy hoạch quỹ đất, đầu tư mới, mở rộng nghĩa trang
gặp rất nhiều khó khăn.
Bị buông lỏng quản lý
Phát biểu tại hội nghị của UBND Thành phố, Phó Chủ tịch thường trực Phí Thái Bình giãi bày
việc mới được giao trọng trách quản lý mạng lưới nghĩa trang trên địa bàn thành phố; nhưng khi
bắt tay vào tìm hiểu mới “vỡ nhẽ” không có cơ quan nào chính thức quản lý vấn đề này. Sở Xây
dựng chỉ quản lý các nghĩa trang tập trung. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội lại chỉ quản lý
các nhà tang lễ. Bên cạnh đó, các quận, huyện tuy được giao quản lý các nghĩa trang trên địa bàn
nhưng cũng không có người chuyên trách nên không nắm được số liệu, tình hình cụ thể về các
nghĩa trang.
Nói về các nghĩa trang khu vực nông thôn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đào Văn Bình cũng
phản ánh: ở các xã hiện nay có tình trạng ruộng nhà ai người đấy chôn, rất lộn xộn và ô nhiễm
môi trường. Các huyện không quản lý nghĩa trang, kể cả nghĩa trang liệt sĩ. Ở khu vực Hà Tây cũ
chỉ có hai nghĩa trang tập trung lớn là nghĩa trang ở Hà Đông và Sơn Tây. Ngoài ra có một Công
viên - Nghĩa trang Vĩnh Hằng mới được xây dựng qua hình thức xã hội hóa. Nhìn chung trên địa
bàn Hà Nội mở rộng việc quy hoạch, quản lý nghĩa trang còn nhiều bất cập.
Cần cấp tốc quy hoạch lại mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ
Trước những bất cập về hoạt động quy hoạch và quản lý nghĩa trang nêu trên, Chủ tịch Nguyễn
Thế Thảo giao trách nhiệm cho Sở Xây Dựng, UBND các quận, huyện phải tăng cường hơn nữa
hoạt động quản lý của mình. Chủ tịch cũng nhấn mạnh việc các ngành phải tập trung xây dựng
quy hoạch mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ.
Theo đó, trong quy hoạch mới này phải đưa ra được dự báo với dân số hiện nay và tương lai,
người dân Hà Nội có tuổi thọ là bao nhiêu, dự kiến hàng năm có bao nhiêu người mất và cần bao
nhiêu đất để làm nghĩa trang? Những vấn đề khó khăn trong xây dựng nghĩa trang hiện nay,
những vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng cần được các ngành tính toán kỹ để giải đáp.
Chủ tịch thống nhất với đề nghị của các sở, ngành trong việc trước mắt tập trung đầu tư xây
dựng nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn 1 với khoảng 150 ha, tại Ba Vì để đưa vào sử dụng với mục
tiêu ngừng hung táng tại nghĩa trang Văn Điển vào tháng 7/2010.
Bên cạnh đó, để xử lý hậu quả “vỡ trận” quy hoạch nghĩa trang tại xã Bắc Sơn, Chủ tịch quyết
định không xây nghĩa trang tại khu vực này và chỉ tập trung cho dự án xử lý rác thải.
Chủ tịch cũng đề nghị các ngành nghiên cứu địa điểm xây dựng mới cho thành phố một cơ sở
hỏa táng mới với công nghệ hiện đại; xây dựng mới thêm các nhà tang lễ ở khu vực Hà Đông và
các khu đô thị mới.
Có thể thấy, Hà Nội đang chuẩn bị bước vào đại lễ kỷ niệm 1000 năm tuối, nhưng đến nay vấn
đề quy hoạch, quản lý, xây dựng các nghĩa trang mới được “xới xáo”, quan tâm đúng mức. Hy
vọng rằng, thành phố có một tầm nhìn dài hạn, chiến lược để những người đã khuất thực sự có
một thế giới vĩnh hằng.
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?
name=News&file=article&sid=132225#ixzz0Ob5XkOOW
Quy hoạch sử dụng đất cần gắn với quy hoạch phát triển vùng

Sáng 9 – 6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đồng Nai đã báo cáo UBND tỉnh về việc
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 –
2010 tỉnh Đồng Nai. Dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh và các Sở, nghành
liên quan.
Các đại biểu dự hội nghị
Theo báo cáo của Sở TN&MT, phương án phân bổ quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đến năm
2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên là 590.340 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 440.145 ha,
chiếm 74,56 %, giảm 34.296 ha so với năm 2008; đất phi nông nghiệp là 149.106 ha, chiếm 25, 26 %,
tăng 35.490 ha; đất chưa sử dụng là 1.088 ha, chiếm 0,18 %, giảm 1.194 ha. Việc điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất là rất cần thiết bởi Đồng Nai là địa phương đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh;
có nhiều dự án phát sinh mới như: khu công nghệ sinh học tại Cẩm Mỹ 208 ha, khu liên hợp công – nông
nghiệp tại Xuân Lộc và Thống Nhất 1.632 ha, khu đô thị sinh thái - kinh tế mở Long Hưng 1.124 ha, khu
đô thị - hành chính thành phố Nhơn Trạch …
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh cho rằng, lâu nay việc sử dụng
đất còn nhiều lãng phí, có quy hoạch rồi nhưng vẫn tự điều chỉnh xây dựng các công trình ngoài quy
hoạch; việc quy họach đất phải gắn với phát triển vùng, tránh tình trạng quy hoạch "treo". Đất đai phải đi
theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không thể chạy theo nhà đầu tư; Đồng chí phó chủ tịch UBND
tỉnh cũng lưu ý các ngành khác phải phối hợp với ngành TN&MT để có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch
của ngành mình chứ ngành TN&MT không thế chỉ cho các ngành khác phải tự xây dựng quy hoạch như
thế nào.
Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất
vietnamplus.vn - 14/08/2009
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009.
Nghị định quy định cụ thể về quy hoạch sử dụng đất; giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất; phát triển quỹ đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sử dụng đất công trình ngầm và gia hạn sử dụng đất.
Nghị định quy định, tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư... mà giá đất do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định chưa sát với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ
thể cho phù hợp.
Đối với trường hợp thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê thì số tiền thuê đất phải nộp được
tính bằng số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục
đích và thời hạn sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao
đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị
quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Ngoài việc bồi thường trên, Nghị định cũng quy định nhiều hình thức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
bao gồm: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư (trường hợp thu hồi đất ở); hỗ trợ ổn định đời sống và
sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm (trường hợp thu hồi đất nông nghiệp) và các
hỗ trợ khác.
Đặc biệt, Nhà nước còn hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không
được công nhận là đất ở. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông
nghiệp mà không có đất để bồi thường thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 1
trong các hình thức như hỗ trợ bằng tiền từ 1,5-5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi; hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp.
Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào
tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khoá học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động.
Đáng chú ý là phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý
kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Về hỗ trợ di chuyển, theo quy định hiện hành thì mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình, cá nhân phải di
chuyển nhà ở trong phạm vi tỉnh là 3 triệu đồng, di chuyển sang tỉnh khác là 5 triệu đồng.
Mức hỗ trợ như vậy chưa phù hợp với thực tế, vì phạm vi di chuyển trong đơn vị hành chính của một
tỉnh có thể xa hơn so với di chuyển sang tỉnh khác. Vì vậy, Nghị định mới này không quy định mức hỗ
trợ cụ thể mà giao trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa
phương quy định mức hỗ trợ cụ thể.
Về hỗ trợ tái định cư, Nghị định quy định nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà,
nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái
định cư.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất,
nếu thực hiện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Trường hợp được giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất thì số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được tính vào vốn đầu tư của dự án./.
Thực trạng quy hoạch sử dụng đất yếu kém và lãng phí
Trong số 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2000ha tỉ lệ sử dụng
chưa đạt 50%. Thậm chí có khu công nghiệp thành lập cả chục năm nay nhưng diện tích
lấp đầy chỉ đạt chưa đến…3% như khu công nghiệp Daewoo Hanel của Hà Nội.
Con số đáng giật mình này được Bộ trưởng Mai Ái Trực đưa ra trong phiên họp thường vụ Quốc
hội sáng nay, 3/5.
Tình hình phối hợp giữa các bộ ngành trong qui hoạch sử dụng đất đai hiện nay hết sức kém và
đáng báo động, ông Nguyễn Ngọc Trân - Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại Quốc hội khẳng định
như vậy và lấy ví dụ từ việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên tại tỉnh Cà Mau: “Nói rừng đang
phát triển là không chính xác. Tôi đi Cà Mau và thấy tình hình thực tế là diện tích rừng đang
giảm đi rất nhiều. Nhìn từ bên ngoài thì bìa rừng là như vậy nhưng bên trong đã rỗng. Cả ảnh vệ
tinh lẫn thực địa đều cho thấy rõ điều đó”.
Để xảy ra tình trạng này, ông Trân chỉ ra một nguyên nhân quan trọng là sự phối hợp quản lý
giữa các ngành còn rất kém, trên một mảnh đất mà có tới 3 bộ cùng quản lý (Bộ Tài nguyên -
Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản), trong khi đó, trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ,
ngành không rõ ràng khiến đất đai rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”. Ông đề nghị
công khai, minh bạch công tác quy hoạch, để các nhà khoa học có thể tham gia.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH thì lo lắng cho rằng, cứ
với cung cách qui hoạch như hiện nay, không hiểu 10-20 năm nữa con cháu chúng ta sẽ sống như
thế nào. Bà nêu ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “bát nháo” trong qui hoạch, sử dụng đất đai
hiện nay: “Cái chính là chúng ta làm chưa nghiêm, những người làm sai chẳng thấy ai làm sao
cả”.
Cũng từ việc làm chưa nghiêm mà tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu khoa học khiến tình hình
sử dụng đất đai rất lãng phí, chỗ thừa, chỗ thiếu. Chủ tịch hội đồng dân tộc Quốc hội Tráng A
Pao đặt câu hỏi: “Liệu nước ta có cần chỗ nào cũng có khu công nghiệp như thế không?” khi mà
hầu như tỉnh nào, địa phương nào cũng có khu công nghiệp. Và ông “gọi tên” cái kiểu qui hoạch
dàn trải này là “mang nặng tính cục bộ địa phương”.
Sự bất cập trong việc qui hoạch các khu công nghiệp hiện nay cũng được thể hiện rõ trong “Báo
cáo tình hình qui hoạch, sử dụng đất đai” của Chính phủ do Bộ trưởng Mai Ái Trực trình bày.
Theo báo cáo, trong lúc nông dân tại một số địa phương còn thiếu hoặc không có đất sản xuất thì
một lượng không nhỏ diện tích đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu
chế xuất hiệu quả sử dụng lại rất thấp, thậm chí không sử dụng trong nhiều năm liền.
Nước ta hiện có 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2000ha nhưng tỉ lệ sử
dụng chưa đạt mức 50%. Thậm chí có khu công nghiệp thành lập cả chục năm nay nhưng diện
tích lấp đầy chỉ đạt chưa đến…3% (khu công nghiệp Daewoo Hanel của Hà Nội).
Bà Nguyễn Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng thì
bức xúc trước thực trạng quĩ đất dành cho xây dựng các khu đô thị, chung cư cao tầng ở thành
phố nào cũng có nhưng quĩ đất dành cho xây dựng các trường học thì không thấy đâu. “Chúng ta
cứ kêu ca về tình hình giáo dục không phát triển nhưng rõ ràng vẫn còn tâm lý coi nhẹ việc đầu
tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, điều này có thể thấy rõ trong lĩnh vực đầu tư đất đai”, bà ta
thán.
Nhận xét về phần báo cáo của Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Trân cho rằng: “Bộ trưởng (Mai Ái
Trực) nói qui hoạch chưa cao, cần chấn chỉnh nhưng trong báo cáo mới chỉ thấy nhiều số liệu,
chứ phần những việc cần làm tiếp thì chưa rõ ràng”.
Khảo sát chung cư tư nhân ở quận Cầu Giấy,
Hà Nội: Tất cả đều xây dựng sai phép?
GĐ&XH - hôm kia
> Sau loạt bài “Chung cư tư nhân”: Bộ Xây dựng khảo sát chung cư tư nhân ở quận Cầu Giấy
Vậy nhưng, khi xây dựng, chủ đầu tư đã tự thay đổi thiết kế, chia nhỏ thành các căn hộ để bán.
Ngoài vòng kiểm soát
Các khu chung cư tư nhân không thể có đủ diện tích xây dựng
khu vui chơi cho trẻ em. Ảnh: C.H
Sau loạt bài “Chung cư tư nhân: Mô hình nhà ở mới tại Hà Nội” đăng trên Báo GĐ&XH, Bộ Xây dựng đã
vào cuộc, khảo sát thực trạng loại nhà này trên địa bàn quận Cầu Giấy. Theo thống kê của quận Cầu
Giấy, hiện trên địa bàn có 6 khu chung cư tư nhân với tổng số 141 căn hộ. Các toà nhà này có chiều cao
5 - 6 tầng, xây dựng trên diện tích đất khoảng 150 - 200 m². Diện tích mỗi căn hộ tư nhân khoảng 30
đến 35m².
Qua khảo sát, đã có 4/6 khu chung cư tư nhân có người đến ở. Đa số các khu chung cư đều có chỗ để
xe, tuy nhiên cũng có những khu không có chỗ để xe riêng.
Theo UBND quận Cầu Giấy, tất cả các chung cư tư nhân được cấp giấy phép xây dựng là nhà ở gia
đình. Khi xây dựng, chủ đầu tư tự thay đổi thiết kế, chia nhỏ thành các căn hộ khép kín để bán. Hiện
nay, UBND quận chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bất cứ
trường hợp nhà chung cư tư nhân nào trên địa bàn quận. Các căn hộ này thường được chuyển
nhượng theo hình thức hợp đồng mua bán thoả thuận giữa hai bên. Việc quản lý nhà chung cư tư
nhân hiện nay mỗi nơi một kiểu, thường do chủ đầu tư quản lý, có trường hợp bố trí bảo vệ, quản lý
chung, có trường hợp không có bảo vệ, quản lý. Các hộ dân mua căn hộ và đến ở chỉ khai báo tạm trú,
chưa làm thủ tục nhập khẩu.
Từ thực trạng này, UBND quận Cầu Giấy kiến nghị, Bộ Xây dựng và TP Hà Nội cần có quy định, hướng
dẫn cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyển sử dụng đất. Quy định về việc
xử lý các biến động phát sinh với loại nhà này như: chuyển đổi, thừa kế, mua bán giao dịch... Đồng
thời, cũng cần có các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các chủ đầu
tư khi xây dựng và bán các căn hộ trong nhà chung cư tư nhân.
Những nguy cơ trước mắt
Như Báo GĐ&XH đã phản ánh, các khu chung cư tư nhân thường xây dựng tại khu vực nội đô, nơi tập
trung dân cư, nên có thể sẽ gây sức ép lớn lên hạ tầng cơ sở. Theo TS Tô Thị Toàn - Phó Chủ tịch Hội
Kiến trúc sư Hà Nội, hạ tầng kỹ thuật khu vực nội đô Hà Nội vốn đã chịu một sức ép lớn. Do đó, nếu
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông
Trịnh Hồng Quân, chuyên viên Cục
Quản lý nhà và thị trường bất
động sản (Bộ Xây dựng) cho biết,
trong tuần này, Cục sẽ tiến hành
khảo sát thực tế tại một số khu
chung cư tư nhân trên địa bàn
thành phố. Từ đó, Cục sẽ có tổng
kết đánh giá và đề xuất các giải
pháp, cơ chế để xử lý những
vướng mắc về mô hình nhà chung
cư tư nhân để trình lãnh đạo Bộ
Xây dựng.
các cơ quan quản lý không kịp thời có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả, để các chung cư tư nhân phát
triển tự phát thì sẽ để lại hậu quả khôn lường trong tương lai.
Báo cáo của UBND quận Cầu Giấy cũng ghi nhận, các căn hộ trong chung cư tư nhân thường nằm trong
các ngõ nhỏ khoảng 2m. Các căn hộ này lại đều sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn trong khu
vực dân cư như: Hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện, lối đi chung và hệ thống xử lý rác thải, vệ
sinh môi trường.
Nhận xét về vấn đề này, báo cáo viết: “Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các khu nhà chung cư tư nhân
thường bị quá tải do mật độ dân số cao trong khi đó vẫn chỉ sử dụng hệ thống hạ tầng có sẵn của khu
dân cư mà không có sự đầu tư, nâng cấp”. Qua đó, UBND quận Cầu Giấy đề xuất, ngoài việc thực hiện
các nghĩa vụ tài chính, thuế với Nhà nước cần có quy định về trách nhiệm của các chủ đầu tư trong
việc đóng góp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với địa phương cũng như các quy định cụ thể về
việc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, UBND quận Cầu Giấy cũng cho biết, trên địa bàn quận hiện nay, nhiều hộ gia đình có diện
tích đất lớn khoảng 200 - 300m2, thường xây dựng nhà cho sinh viên hoặc hộ gia đình thuê, mô hình
này cũng giống như nhà chung cư tư nhân. Đây cũng là mô hình nhà cần được đưa vào quản lý, trước
khi nó được nhân rộng một cách tự phát.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị: thực trạng và giải pháp
07/08/2008
T.S Nguyễn Đình Bồng - Bộ TN-MT
1. Đặt vấn đề
Tốc độ đô thị hoá nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ở nước ta hiện
nay đã đặt ra những vấn đề bức xúc đối với việc quản lý đất đai đô thị. Quy hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; gắn quy hoạch sử dụng đất với quy
hoạch xây dựng đô thị, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đất đô thị với việc quản lý xây dựng theo quy hoạch
tổng thể là một giải pháp quan trọng để phát triển đô thị bền vững. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đô
thị nhằm góp phần hoàn thiện giải pháp trên.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị; nghiên cứu thực
trạng quy hoạch sử dụng đất đô thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; kiến nghị các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát; nghiên cứu tổng hợp, thống kê,
so sánh.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm mục đích sử
dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất, với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệmôi trường để phát
triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất trước tiên liên quan
đến việc sử dụng đất trong tương lai với 3 hướng tiếp cận khai thác tiềm năng sử dụng đất.
Hướng 1: cung cấp khuôn khổ cho việc sử dụng đât, tạo tiền đề để xác định chức năng sử dụng đất cho
nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ, phát triển đô thị... Mỗi chức năng đều dựa trên cơ sở điều kiện tự
nhiên, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng thủy văn, khí hậu để hình thành một cách bền vững;
Hướng 2: khai thác tiềm năng sử dụng đất phục vụ cho các chức năng sử dụng khác nhau cần cho sự tồn
tại và phát triển của con người. Đối với đô thị là nhà ở, dịch vụ công cộng, công nghiệp;
Hướng 3: đưa đất trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận bằng các hoạt động phát triển. Đất
được thay đổi chức năng để tăng thêm giá trị sử dụng theo nhu cầu của xã hội.
Hiện nay, các nhà quy hoạch có nhiều quan điểm về phương pháp thực hiện các ý tưởng quy hoạch sử
dụng đất như: Cách tiếp cận ý tưởng hợp lý; xác định các mục đích cần đạt được, từ đó định hướng quy
hoạch hợp lý các công cụ mà Nhà nước đang có để xác định các nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở tận
dụng khai thác các công cụ đó, đặc biệt là tài chính; Cách tiếp cận dần dần: coi công tác quy hoạch là kết
quả của 3 quá trình đan xen chặt chẽ với nhau: (1) Xác định vấn đề, mục tiêu, thiết kế, thực hiện và rút
kinh nghiệm; (2) Chuyển từ những mục đích chính sách chung đến những mục tiêu và hành động cụ thể
hơn; (3) Xác định ảnh huởng trực tiếp của các bước trong quy trình quy hoạch tới bước hành động. Ba
khuôn khổ tạo điều kiện cho các hoạt động quy hoạch có hiệu quả là: (1) hệ thống tiêu chuẩn quy phạm;
(2) công cụ định hướng; (3) thể chế.
3.2 Quy hoạch sử dụng đất đô thị các nước:
Quy hoạch sử dụng đất đô thị cộng hoà Liên bang Đức: Trong vòng 40 năm trở lại đây, diện tích khu vực
dân cư đã tăng lên gần như gấp đôi tại các bang cũ, tại các thành phố trung tâm của nhiều khu đô thị tập
trung, các khu dân cư thường chiếm hơn 50% tổng diện tích đô thị. Diện tích giao đất thông tăng đặc biệt
cao từ giữa tới giữa thập kỷ 80, đất thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không
cân đối đã làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp, mỗi ngày trung bình là 133 ha. Quy hoạch không gian
liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ
Cộng hoà Liên bang Đức. Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định về nội dung và trình tự thủ
tục (thông qua Luật Quy hoạch Không gian Liên bang). Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hoá và
triển khai thực hiện. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chính quyền
địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận, trên nền bản đồ địa chính 1/10.000.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Mỹ: Sự tăng trưởng đô thị với tốc độ cao của nước Mỹ sau chiến tranh
đã sản sinh ra hiện tượng hai cực là tạo nên khu đô thị có nhân khẩu tập trung cao và khu ngoại ô hoá.
Chính phủ, các địa phương phát triển một bộ phận sách lược quản lý tăng trưởng đa mục tiêu. Về cơ bản,
những sách lược này là để đạt các mục tiêu quản lý tăng trưởng sau đây: (1) cung cấp đầy đủ thiết bị
công cộng để hỗ trợ nhu cầu của tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu; (2) Bảo vệ tài nguyên lịch ử, văn hoá
và môi trường, tránh bị phá hoại do khai thác không thoả đáng hoặc phát triển nhảy cóc; (3) Bảo vệ và
duy trì đời sống kinh tế mang tính địa phương, tính khu vực và cơ hội làm việc; (4) Duy trì sự cân bằng về
nhà ở có tính địa phương và tính khu vực và sự ổn định về giá cả nhà; (5) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
và bố trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Anh: Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh,năm 1947
chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó xác lập chế độ quốc
hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào
chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa
phương cho phép, chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch
đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Hàn Quốc: năm 1960, nhân khẩu đô thị chiếm 28% nhaâ khẩu của Hàn
Quốc, dến năm 1990 tăng lên 75%. Năm 1972, “Luật sử dụng và quản lý đất đai cả nước thành 10 loại
phân khu sử dụng. Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này
ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác. Trên thực tế, Hàn Quốc sau hai,
ba mươi năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà
tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng thiết bị công cộng
của Chính phủ gặp khó khăn và bế tắc.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Đài Loan: tháng 8 năm 1984, Uỷ ban Xây dựng kinh tế của Viện Hành
Chính hoàn thành dự thảo đề án “Luật Kế hoạch phát triển tổng hợp đất đai quốc gia” và tháng 12 năm
1985 Uỷ ban pháp quy Bộ Nội Chính thẩm tra hoàn công. Dự án Luật nói trên đã vận dụng tinh thần của
các ý tưởng về giấy phép khai thác của Anh và quản lý tăng trưởng của Mỹ. Trong tương lai nếu được cơ
quan lập pháp thông qua có ảnh hưởng to lớn đến việc khai thác đất đai quốc gia và phát triển xây dựng
kinh tế xã hội đất nước. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện gắn với quy hoạch phát triển và chỉnh trang đô
thị các thành phố Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng trên nền bản đồ Địa chính 1/10.000 được lập từ ảnh
hàng không.
3.3 Quy hoạch sử dụng đất đô thị nước ta:
Sự hình thành và phát triển đô thị nước ta: Các đô thị Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu
dài: (1) Thời kỳ sự khởi (trước thế kỷ 11); (2) thời kỳ Nhà nước phong kiến; (3) thời kỳ Pháp thuộc; (4)
Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử hệ thống đô thị của cả
nước được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội hợp thành một cấu trúc
không gian tuyến điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông và từ Tây sang Đông dọc theo các hệ
thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Hương, sông Thu Bồn, sông
Trà, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long... gắn với những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, nguồn
nước dồi dào, giao thông thuận lợi là động lực quan trọng phát triển kinh tế và đô thị ở nước ta. Cả nước
có 600 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương; 83 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và 500
thị trấn.
Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị nước ta được phân thành 6 loại gồm:đô thị loại đặc biệt, đô
thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V (Nghị định 72/2001/NĐ-CP). Tuỳ thuộc
vào cấp quản lý đô thị và phạm vi ảnh hưởng của từng loại đô thị mà chia ra: Đô thị trung tâm cấp quốc
gia; đô thị trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô thị trung tâm cấp huyện; đô thị trung
tâm cấp tiểu vùng (trong huyện). Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất của nó, đô thị có thể là trung tâm tổng
hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị.
Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020: dân số đô thị năm 2010 chiếm 33% dân số cả nước, dân số
đô thị năm 2020 chiếm 45% dân số cả nước. Phát triển 6 thành phố trực thuộc Trung ương; 68 thành
phố, thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh; 25 thị xã; xây dựng 30 đô thị mới thuộc tỉnh; 100 khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao; 2000 thị trấn thuộc huyện. Hình thành 6 đô thị loại đặc biệt và loại 1 (trung tâm
cấp quốc gia); 11 đô thị loại 2 (trung tâm cấp vùng); 73 đô thị loại 3,4 (trung tâm cấp tỉnh). Xây dựng trung
tâm khu vực gồm 25 thị xã hiện có và 30 đô thị mới; Xây dựng hệ thống các thị trấn làm trung tâm huyện
và các thị trấn, thị tứ làm trung tâm xã, cụm xã.
3.4 Một số vấn đề quy hoạch sử dụng đất hiện nay:
Về tiến độ: Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả
nước đến năm 2010 mà Chính phủ đã trình Quốc hội Khoá XI và được phê duyệt tại Kỳ họp thứ
5.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt, đến năm 2010 diện tích đất phi nông
nghiệp 3.925.300 ha, chiếm 11,92% diện tích đất tự nhiên cả nước trong đó, đất ở đô thị 93.300 ha chiếm
0,35. Đất chuyên dùng 2.145.400 ha chiếm 6,52%.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Có 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập
quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó quy hoạch
sử dụng đất đai đến năm 2010 các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Quy hoạch sử dụng đát đai cấp huyện: có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất (chiếm 59,1% số đơn vị cấp huyện), trong đó chủ yếu mới
lập quy hoạch sử dụng đất của các huyện, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị hầu hết các quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh chưa được lập.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã: có 3.597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 34,2 % tổng số đơn vị cấp xã); 903 xã, phường, thị
trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai (chiếm 8,6 % tổng số đơn vị cấp xã), trong đó chủ yếu
mới lập quy hoạch sử dụng đất của các xã, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các phường
chưa được lập.
Về kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đát với quy hoạch xây dựng đô thị:
Ở cấp quốc gia: quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầu đất cho mục đích phi mông nghiệp, bao
gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng; nhưng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng
đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 (6 đo thị loại đặc biệt và loại 1 -
trung tâm cấp quốc gia; 11 đô thị loại 2 - trung tâm cấp vùng);
Ở cấp tỉnh, huyện: cũng tương tư, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện cũng chưa xác định đựơc cụ
thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 (73 đô thị loại
3,4 - trung tâm cấp tỉnh; trung tâm khu vực gồm 25 thị xã hiện có và 30 đô thị mới; các thị trấn trung tâm,
huyện.
Ở cấp xã: quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã cũng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ
thống đo thị theo định hướng phát triển đô thị năm 2020 (các thị trấn, thị tứ làm trung tâm xã, cụm xã).
Trên thực tế, quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết của các phường cũng
chưa được xác lập (do khối lượng công việc nhiều, kinh phí thiếu); một số ít địa phương thực hiện nhưng
không đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị (do cơ quan khác nhau thực
hiện, theo các quy trình khác nhau, trên bản đồ khác nhau). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đô thị hiện tại
chỉ mang tính định hướng, thiếu tính khả thi, chưa phát huy được vai trò quản lý quá trình phát triển đô thị.
4. Kiến nghị
(1). Cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch sử dụng đất đô thị, từ đó xây dựng phương pháp luận và quy
trình quy phạm riêng cho quy hoạch sử dụng đất đô thị.
(2) Gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất đô thị với quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở quy
hoạch tổng thể của từng cấp đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020.
(3) Chú trọng xây dựng quy hoạch sử dụng đất đô thị chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết
(4) Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, địa chính tỷ lệ lớn (1/500, 1/1000, 1/2000) theo công nghệ bản đồ
số đảm bảo cung cấp bản đồ nền thống nhất cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đô thị chi tiết và quy
hoạch xây dựng đô thị chi tiết.
Theo SKTQHTPHCM

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr m2 thanh toán 2%-tháng
Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr   m2 thanh toán 2%-thángCăn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr   m2 thanh toán 2%-tháng
Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr m2 thanh toán 2%-tháng
ngoisaonho3124
 

Mais procurados (9)

marine city vũng tàu
marine city vũng tàumarine city vũng tàu
marine city vũng tàu
 
Ra quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanhRa quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanh
 
Khu dan cu tam phuoc
Khu dan cu tam phuocKhu dan cu tam phuoc
Khu dan cu tam phuoc
 
4 s resort ven sông 12.1 tr m2 trả góp 30 tháng không lãi suất lh 0989.707.653
4 s resort ven sông 12.1 tr m2 trả góp 30 tháng không lãi suất lh 0989.707.6534 s resort ven sông 12.1 tr m2 trả góp 30 tháng không lãi suất lh 0989.707.653
4 s resort ven sông 12.1 tr m2 trả góp 30 tháng không lãi suất lh 0989.707.653
 
4s linh đông resort ven sông giá cực sốc12.1trm2 lh 0989.707.653
4s linh đông resort ven sông giá cực sốc12.1trm2 lh 0989.707.6534s linh đông resort ven sông giá cực sốc12.1trm2 lh 0989.707.653
4s linh đông resort ven sông giá cực sốc12.1trm2 lh 0989.707.653
 
AQH Riverside - Thông tin dự án mới nhất Thượng Thanh 2020.
AQH Riverside - Thông tin dự án mới nhất Thượng Thanh 2020.AQH Riverside - Thông tin dự án mới nhất Thượng Thanh 2020.
AQH Riverside - Thông tin dự án mới nhất Thượng Thanh 2020.
 
Ra quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanhRa quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanh
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứu
 
Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr m2 thanh toán 2%-tháng
Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr   m2 thanh toán 2%-thángCăn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr   m2 thanh toán 2%-tháng
Căn hộ resort ven sông giá cực sốc 12.1tr m2 thanh toán 2%-tháng
 

Semelhante a Quy hoachsdd yen

Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
trantuan202
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
trantuan202
 
Thi truong von 1
Thi truong von 1Thi truong von 1
Thi truong von 1
trantuan202
 
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoibai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
hole5039
 
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nộiThị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Quy hoachsdd yen (20)

Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Dự án xây dựng khu hà cao tầng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.docx
Dự án xây dựng khu hà cao tầng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.docxDự án xây dựng khu hà cao tầng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.docx
Dự án xây dựng khu hà cao tầng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ môThị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
 
QT035.doc
QT035.docQT035.doc
QT035.doc
 
Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Bất động sản
Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Bất động sảnPhân tích môi trường kinh doanh của Công ty Bất động sản
Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Bất động sản
 
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9dLuận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
 
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấpDự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
 
DỰ ÁN YOUNG TOWN TÂY BẮC SÀI GÒN【GIÁ BÁN 8_2023】.pdf
DỰ ÁN YOUNG TOWN TÂY BẮC SÀI GÒN【GIÁ BÁN 8_2023】.pdfDỰ ÁN YOUNG TOWN TÂY BẮC SÀI GÒN【GIÁ BÁN 8_2023】.pdf
DỰ ÁN YOUNG TOWN TÂY BẮC SÀI GÒN【GIÁ BÁN 8_2023】.pdf
 
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
 
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
 
Thi truong von 1
Thi truong von 1Thi truong von 1
Thi truong von 1
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
 
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoibai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
bai lam tham dinh ve mot du an trong dua luoi
 
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nộiThị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
Thị trường nhà đất trên địa bàn hà nội
 
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAYLuận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
 
Nêu và phân tích các điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại...
Nêu và phân tích các điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại...Nêu và phân tích các điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại...
Nêu và phân tích các điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại...
 

Mais de tiểu minh

Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
tiểu minh
 

Mais de tiểu minh (20)

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyển
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chung
 
Ma tran
Ma tranMa tran
Ma tran
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn học
 
Đầu tư
Đầu tưĐầu tư
Đầu tư
 
Bai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcnBai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcn
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văn
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nước
 
De kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldocDe kiem tra htm ldoc
De kiem tra htm ldoc
 
Các nguồn vốn huy động từ nội địa
Các nguồn vốn huy động từ nội địaCác nguồn vốn huy động từ nội địa
Các nguồn vốn huy động từ nội địa
 
Dia to nhóm1
Dia to   nhóm1Dia to   nhóm1
Dia to nhóm1
 

Último

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Quy hoachsdd yen

  • 1. Cần quy hoạch sử dụng đất tổng thể và thông tin minh bạch Thị trường bất động sản Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại và hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Gần đây, với một loạt chính sách của nhà nước ưu tiên cho nhà ở xã hội khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm vào phân khúc thị trường bất động sản này. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, phân khúc thị trường nhà ở xã hội đang được nhiều người kỳ vọng sẽ hâm nóng thị trường bất động sản trong thời gian tới. ảnh minh họa *Thiếu quy hoạch sử dụng đất tổng thể Tại hội thảo "Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam- những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm" do VCCI phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam và Cục quản lí nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) vừa mới tổ chức mới đây, đại diện các các doanh nghiệp đều kiến nghị: cần có quy hoạch sử dựng đất tổng thể mới có thể phát triển thị trường bất động sản theo đúng định hướng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam cho biết: thị trường BĐS Việt Nam mới hình thành và mức đóng góp còn khiêm tốn nhưng sẽ phát triển mạnh vì có tiềm năng. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu, còn nhiều điểm mang tính chất ràng buộc và gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Thị trường thiếu tính chuyên nghiệp từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp. Do vậy phải có một cơ chế chính sách đồng bộ. Cái vướng đầu tiên đối với mọi nhà đầu tư là quỹ đất. Đây là yếu tố đầu vào đối với mọi doanh nghiệp nhưng với quy hoạch sử dụng thiếu đồng bộ như hiện nay sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Tống Văn Nga - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, điểm yếu nhất của thị trường BĐS Việt Nam là thiếu quy hoạch sử dụng đất. Có những doanh nghiệp có tiền chưa chắc đã đầu tư được vì không có quỹ đất. Đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội lại càng khó và
  • 2. vấn đề khó nhất hiện nay là lấy quỹ đất nào để phát triển thị trường này. Định hướng chuyển đổi sang thị trường dành cho những người thu nhập thấp sẽ giúp khởi động lại thị trường bất động sản sau một thời gian chìm lắng. Còn theo ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vincom: hiện công ty đang tập trung vào phân khúc là thị trường bất động sản cao cấp. Yếu tố vị trị sẽ quyết định lớn đến thành công của một dự án bất động sản... Do đó nếu không có quy hoạch tổng thể, phân loại đất sẽ rất khó hấp dẫn nhà đầu tư. Thêm nữa, việc giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề rất khó khăn hiện nay, bởi nếu tự các doanh nghiệp làm việc theo thoả thuận như hiện nay rất khó thực hiện. Do đó phải có tổ chức định giá hoặc tổ chức đấu giá có giám sát của trọng tài kinh tế mới thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án bất động sản. Về mặt chính sách của cơ quan quản lý hiện luôn bị chậm so với thực tế và nếu như đi trước được nữa thì sẽ tốt hơn. *Nhà ở cho người thu nhập thấp có hấp dẫn nhà đầu tư? Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, nhìn tổng thể, cung hàng hoá BĐS thiếu so với cầu, đặc biệt là cung nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư loại nhà cao cấp. Một trong những định hướng thị trường bất động sản là Nhà nước tạo ra cơ chế chính sách để hướng doanh nghiệp bất động sản tới các đối tượng như người có thu nhập trung bình và thấp... Đây là thị trường tiềm năng lớn, dù lợi nhuận không cao nhưng phát triển bền vững. Bà Vũ Thị Hoà- Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết: cơ hội cho sự phát triển của phân khúc thị trường nhà ở giá trung bình và thấp (nhà ở xã hội) xuất phát từ sự đảo chiều của thị trường và từ chính nhu cầu thực tế của người dân. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp BĐS đang chuyển hướng từ phát triển căn hộ cao cấp sang nhà ở xã hội để hút khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nhà ở xã hội xuất phát từ cơ chế tài chính mới và sử dụng quỹ đất công. Quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được nhà nước bố trí bằng quỹ đất đã được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch (được sử dụng quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn và quỹ đất hịên có trong khuôn viên các cơ sở đào tạo được quy hoạch xây dựng nhà ở sinh viên)... Về cơ chế tài chính, các chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp được hưởng cơ chế ưu đãi như: được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuế đất trong phạm vi dự án; hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi... Tuy vậy, bà Hoà cũng không phủ nhận những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của phân khúc thị trường này đó là: không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Trở ngại đầu tiên đối với các doanh nghiệp là vấn đề thủ tục đầu tư và vốn. Thủ tục đầu tư tuy đã giảm nhưng vẫn còn rườm rà, mang tính bao cấp qua cơ chế xin- cho đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội. Về nguồn tín dụng từ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp thừa nhận mặc dù tổng số tiền có thể đưa ra lưu thông qua chương trình kích cầu của Chính phủ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, song tìm kiếm được nguồn vốn cho các dự án xây dựng nhà chung cư hiện nay không đơn giản do thủ tục thẩm định và thận trọng trong việc thế chấp bằng BĐS. Về mặt bằng cho xây dựng nhà ở xã hội sẽ không đơn giản. Nếu có đất sạch, các công ty có thể xây dựng được rất nhiều căn hộ, thế nhưng để có được đất sạch ở khu vực các đô thị lớn là một vấn đề nan giản. Những vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là một vật cản không nhỏ. Cơ chế tự thoả thuận đền bù giữa người dân và doanh nghiệp có mặt trái là đẩy giá đền bù ở các đô thị lớn lên cao. Với chi phí tiền đất cao như hiện nay, để hình thành nên một chung cư giá rẻ ở các đô thị lớn là một thách thức không dễ dàng vượt qua. Về sự hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng cho người thu nhập thấp mua nhà, đa số đối tượng công nhân, sinh viên mới ra trường, hay tầng lớp
  • 3. cán bộ công nhân viên khó mà có ngay một lúc khoản tiền mặt 350-450 triệu đồng để mua căn hộ. Nếu mua trả góp, ngoài thủ tục phải chứng minh để được trả góp, khoản lãi suất trong thời hạn trả góp 15-20 năm cũng ngốn của người mua một khoản tiền lớn, chính vì thế, những người có thu nhập thấp ngại mua nhà trả góp. Một thách thức nữa đó là vấn đề phân phối nhà ở đến được đúng đối tượng. Thực tế, để nhà ở đến đúng đối tượng thì phải qua tay vài khâu trung gian và giá sẽ đội lên. Ông Phan Khắc Hiếu, tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Nam Long thừa nhận: doanh nghiệp cũng rất muốn đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở xã hội nhưng vấn đề là phải có quỹ đất. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường giám sát để có thông tin minh bạch đến với đối tượng mua đích thực. Sự thiếu thông tin minh bạch đang là cơ hội để giới đầu cơ găm "hàng" và đẩy giá lên cao. Thị trường BĐS trong ngắn hạn sẽ còn nhiều biến động; tuy nhiên phân khúc thị trường nhà ở xã hội được đánh giá sẽ phát triển trong thời gian tới với sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách nhà nước cũng như nhu cầu rất lớn do hợp với túi tiền phần lớn người dân Việt Nam vẫn có mức thu nhập trung bình thấp. Bà Hoà cũng nhận định: phát triển nhà ở giá trung bình và thấp là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam. Read more: http://www.xaluan.com/modules.php? name=News&file=article&sid=134922#ixzz0Ob2e4xLA
  • 4. Hà Nội: “Đau đầu” vì quy hoạch nghĩa trang Trong cuộc họp với tập thể UBND TP và các sở ngành của Hà Nội trong chiều nay (23/7), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã thẳng thắn phê bình những người làm công tác quy hoạch nghĩa trang ở Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng. Hình ảnh tại nghĩa trang Văn Điển. Ảnh VNN Đó là việc ở xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đã được “ưu đãi” đến hai dự án lớn cùng một lúc. Đầu xã là dự án xây dựng khu xử lý rác thải Nam Sơn giai đoạn II của Thành phố; cuối xã là dự án xây dựng Nghĩa trang Thiên đường. Tóm lại, trong cùng một xã vừa được quy hoạch chôn rác, vừa quy hoạch chôn người… gây bất bình trong dư luận, quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, nhìn chung, việc quy hoạch, quản lý hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố còn bị buông lỏng, rất lộn xộn. Hà Nội thiếu nghiêm trọng quỹ đất làm nghĩa trang
  • 5. Đại diện của Sở Xây dựng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 7 nghĩa trang cấp thành phố, bao gồm: Văn Điển, Yên Kỳ, Mai Dịch, Thanh Tước, Sài Đồng, nghĩa trang liệt sỹ Nhổn và nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi. Ở Nghĩa trang Văn Điển, có diện tích 18ha đã tiếp nhận hung táng và quản lý 10.500 mộ 3 năm cải táng và 1.500 mộ cán bộ cao cấp, quản lý 15.500 bình tro cốt. Mới đây, nghĩa trang đã được đầu tư xây dựng thêm 4 đài hỏa tang gas thế hệ mới và 2 đài hỏa táng cũ. Tổng công suất hỏa táng tại Văn Điển đạt 2.820 ca/tháng (chiếm tỷ lệ 70% so với hung táng). Tại nghĩa trang Yên Kỳ có diện tích 36 ha, tiếp nhận tiểu cốt cải táng từ Văn Điển và phục vụ giải phóng mặt bằng của các công trình thành phố. Nghĩa trang này có thể sử dụng đến hết năm 2015. Ở nghĩa trang Mai Dịch có diện tích 5,9ha dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp gồm 394 mộ và 1.228 mộ liệt sỹ, có khả năng phục vụ đến năm 2015. Nghĩa trang Thanh Tước có diện tích 7,4 ha, đang quản lý 18.593 mộ nhân dân và 1.481 mộ cán bộ trung cao cấp, dự kiến dùng để mai táng, không cải táng đến hết quý 3/2009, cải táng từ Văn Điển đến hết năm 2011… Nhìn chung, Hà Nội với quy mô dân số lớn, các nghĩa trang chính đang dần chật chỗ và không đáp ứng được yêu cầu yên nghỉ của nhân dân. Ở đó, tại Nghĩa trang Văn Điển, thành phố đã “mạnh tay” chỉ đạo đóng cửa việc hung táng vào tháng 7/2010, trước ngày kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nghĩa trang này sẽ được chuyển hướng sang mô hình nghĩa trang – công viên, phục vụ hoả táng, lưu giữ bình tro. Hiện Hà Nội cần phải đầu tư, xây dựng mới thêm một số nghĩa trang, nhưng do tính chất đặc thù, ảnh hưởng môi trường sinh thái, nên việc quy hoạch quỹ đất, đầu tư mới, mở rộng nghĩa trang gặp rất nhiều khó khăn. Bị buông lỏng quản lý Phát biểu tại hội nghị của UBND Thành phố, Phó Chủ tịch thường trực Phí Thái Bình giãi bày việc mới được giao trọng trách quản lý mạng lưới nghĩa trang trên địa bàn thành phố; nhưng khi bắt tay vào tìm hiểu mới “vỡ nhẽ” không có cơ quan nào chính thức quản lý vấn đề này. Sở Xây dựng chỉ quản lý các nghĩa trang tập trung. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội lại chỉ quản lý các nhà tang lễ. Bên cạnh đó, các quận, huyện tuy được giao quản lý các nghĩa trang trên địa bàn nhưng cũng không có người chuyên trách nên không nắm được số liệu, tình hình cụ thể về các nghĩa trang. Nói về các nghĩa trang khu vực nông thôn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đào Văn Bình cũng phản ánh: ở các xã hiện nay có tình trạng ruộng nhà ai người đấy chôn, rất lộn xộn và ô nhiễm môi trường. Các huyện không quản lý nghĩa trang, kể cả nghĩa trang liệt sĩ. Ở khu vực Hà Tây cũ chỉ có hai nghĩa trang tập trung lớn là nghĩa trang ở Hà Đông và Sơn Tây. Ngoài ra có một Công viên - Nghĩa trang Vĩnh Hằng mới được xây dựng qua hình thức xã hội hóa. Nhìn chung trên địa bàn Hà Nội mở rộng việc quy hoạch, quản lý nghĩa trang còn nhiều bất cập.
  • 6. Cần cấp tốc quy hoạch lại mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ Trước những bất cập về hoạt động quy hoạch và quản lý nghĩa trang nêu trên, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo giao trách nhiệm cho Sở Xây Dựng, UBND các quận, huyện phải tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý của mình. Chủ tịch cũng nhấn mạnh việc các ngành phải tập trung xây dựng quy hoạch mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ. Theo đó, trong quy hoạch mới này phải đưa ra được dự báo với dân số hiện nay và tương lai, người dân Hà Nội có tuổi thọ là bao nhiêu, dự kiến hàng năm có bao nhiêu người mất và cần bao nhiêu đất để làm nghĩa trang? Những vấn đề khó khăn trong xây dựng nghĩa trang hiện nay, những vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng cần được các ngành tính toán kỹ để giải đáp. Chủ tịch thống nhất với đề nghị của các sở, ngành trong việc trước mắt tập trung đầu tư xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn 1 với khoảng 150 ha, tại Ba Vì để đưa vào sử dụng với mục tiêu ngừng hung táng tại nghĩa trang Văn Điển vào tháng 7/2010. Bên cạnh đó, để xử lý hậu quả “vỡ trận” quy hoạch nghĩa trang tại xã Bắc Sơn, Chủ tịch quyết định không xây nghĩa trang tại khu vực này và chỉ tập trung cho dự án xử lý rác thải. Chủ tịch cũng đề nghị các ngành nghiên cứu địa điểm xây dựng mới cho thành phố một cơ sở hỏa táng mới với công nghệ hiện đại; xây dựng mới thêm các nhà tang lễ ở khu vực Hà Đông và các khu đô thị mới. Có thể thấy, Hà Nội đang chuẩn bị bước vào đại lễ kỷ niệm 1000 năm tuối, nhưng đến nay vấn đề quy hoạch, quản lý, xây dựng các nghĩa trang mới được “xới xáo”, quan tâm đúng mức. Hy vọng rằng, thành phố có một tầm nhìn dài hạn, chiến lược để những người đã khuất thực sự có một thế giới vĩnh hằng. Read more: http://www.xaluan.com/modules.php? name=News&file=article&sid=132225#ixzz0Ob5XkOOW Quy hoạch sử dụng đất cần gắn với quy hoạch phát triển vùng Sáng 9 – 6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đồng Nai đã báo cáo UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Đồng Nai. Dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh và các Sở, nghành liên quan.
  • 7. Các đại biểu dự hội nghị Theo báo cáo của Sở TN&MT, phương án phân bổ quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên là 590.340 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 440.145 ha, chiếm 74,56 %, giảm 34.296 ha so với năm 2008; đất phi nông nghiệp là 149.106 ha, chiếm 25, 26 %, tăng 35.490 ha; đất chưa sử dụng là 1.088 ha, chiếm 0,18 %, giảm 1.194 ha. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết bởi Đồng Nai là địa phương đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh; có nhiều dự án phát sinh mới như: khu công nghệ sinh học tại Cẩm Mỹ 208 ha, khu liên hợp công – nông nghiệp tại Xuân Lộc và Thống Nhất 1.632 ha, khu đô thị sinh thái - kinh tế mở Long Hưng 1.124 ha, khu đô thị - hành chính thành phố Nhơn Trạch … Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh cho rằng, lâu nay việc sử dụng đất còn nhiều lãng phí, có quy hoạch rồi nhưng vẫn tự điều chỉnh xây dựng các công trình ngoài quy hoạch; việc quy họach đất phải gắn với phát triển vùng, tránh tình trạng quy hoạch "treo". Đất đai phải đi theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không thể chạy theo nhà đầu tư; Đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành khác phải phối hợp với ngành TN&MT để có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch của ngành mình chứ ngành TN&MT không thế chỉ cho các ngành khác phải tự xây dựng quy hoạch như thế nào.
  • 8. Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất vietnamplus.vn - 14/08/2009 Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009. Nghị định quy định cụ thể về quy hoạch sử dụng đất; giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất; phát triển quỹ đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đất công trình ngầm và gia hạn sử dụng đất. Nghị định quy định, tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... mà giá đất do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp. Đối với trường hợp thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê thì số tiền thuê đất phải nộp được tính bằng số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích và thời hạn sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Ngoài việc bồi thường trên, Nghị định cũng quy định nhiều hình thức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư (trường hợp thu hồi đất ở); hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm (trường hợp thu hồi đất nông nghiệp) và các hỗ trợ khác. Đặc biệt, Nhà nước còn hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công nhận là đất ở. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 1 trong các hình thức như hỗ trợ bằng tiền từ 1,5-5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào
  • 9. tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khoá học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động. Đáng chú ý là phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề. Về hỗ trợ di chuyển, theo quy định hiện hành thì mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển nhà ở trong phạm vi tỉnh là 3 triệu đồng, di chuyển sang tỉnh khác là 5 triệu đồng. Mức hỗ trợ như vậy chưa phù hợp với thực tế, vì phạm vi di chuyển trong đơn vị hành chính của một tỉnh có thể xa hơn so với di chuyển sang tỉnh khác. Vì vậy, Nghị định mới này không quy định mức hỗ trợ cụ thể mà giao trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể. Về hỗ trợ tái định cư, Nghị định quy định nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, nếu thực hiện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Trường hợp được giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được tính vào vốn đầu tư của dự án./.
  • 10. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất yếu kém và lãng phí Trong số 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2000ha tỉ lệ sử dụng chưa đạt 50%. Thậm chí có khu công nghiệp thành lập cả chục năm nay nhưng diện tích lấp đầy chỉ đạt chưa đến…3% như khu công nghiệp Daewoo Hanel của Hà Nội. Con số đáng giật mình này được Bộ trưởng Mai Ái Trực đưa ra trong phiên họp thường vụ Quốc hội sáng nay, 3/5. Tình hình phối hợp giữa các bộ ngành trong qui hoạch sử dụng đất đai hiện nay hết sức kém và đáng báo động, ông Nguyễn Ngọc Trân - Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại Quốc hội khẳng định như vậy và lấy ví dụ từ việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên tại tỉnh Cà Mau: “Nói rừng đang phát triển là không chính xác. Tôi đi Cà Mau và thấy tình hình thực tế là diện tích rừng đang giảm đi rất nhiều. Nhìn từ bên ngoài thì bìa rừng là như vậy nhưng bên trong đã rỗng. Cả ảnh vệ tinh lẫn thực địa đều cho thấy rõ điều đó”. Để xảy ra tình trạng này, ông Trân chỉ ra một nguyên nhân quan trọng là sự phối hợp quản lý giữa các ngành còn rất kém, trên một mảnh đất mà có tới 3 bộ cùng quản lý (Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản), trong khi đó, trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ, ngành không rõ ràng khiến đất đai rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”. Ông đề nghị công khai, minh bạch công tác quy hoạch, để các nhà khoa học có thể tham gia. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH thì lo lắng cho rằng, cứ với cung cách qui hoạch như hiện nay, không hiểu 10-20 năm nữa con cháu chúng ta sẽ sống như thế nào. Bà nêu ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “bát nháo” trong qui hoạch, sử dụng đất đai hiện nay: “Cái chính là chúng ta làm chưa nghiêm, những người làm sai chẳng thấy ai làm sao cả”. Cũng từ việc làm chưa nghiêm mà tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu khoa học khiến tình hình sử dụng đất đai rất lãng phí, chỗ thừa, chỗ thiếu. Chủ tịch hội đồng dân tộc Quốc hội Tráng A Pao đặt câu hỏi: “Liệu nước ta có cần chỗ nào cũng có khu công nghiệp như thế không?” khi mà hầu như tỉnh nào, địa phương nào cũng có khu công nghiệp. Và ông “gọi tên” cái kiểu qui hoạch dàn trải này là “mang nặng tính cục bộ địa phương”. Sự bất cập trong việc qui hoạch các khu công nghiệp hiện nay cũng được thể hiện rõ trong “Báo cáo tình hình qui hoạch, sử dụng đất đai” của Chính phủ do Bộ trưởng Mai Ái Trực trình bày. Theo báo cáo, trong lúc nông dân tại một số địa phương còn thiếu hoặc không có đất sản xuất thì một lượng không nhỏ diện tích đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hiệu quả sử dụng lại rất thấp, thậm chí không sử dụng trong nhiều năm liền. Nước ta hiện có 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2000ha nhưng tỉ lệ sử dụng chưa đạt mức 50%. Thậm chí có khu công nghiệp thành lập cả chục năm nay nhưng diện tích lấp đầy chỉ đạt chưa đến…3% (khu công nghiệp Daewoo Hanel của Hà Nội).
  • 11. Bà Nguyễn Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng thì bức xúc trước thực trạng quĩ đất dành cho xây dựng các khu đô thị, chung cư cao tầng ở thành phố nào cũng có nhưng quĩ đất dành cho xây dựng các trường học thì không thấy đâu. “Chúng ta cứ kêu ca về tình hình giáo dục không phát triển nhưng rõ ràng vẫn còn tâm lý coi nhẹ việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, điều này có thể thấy rõ trong lĩnh vực đầu tư đất đai”, bà ta thán. Nhận xét về phần báo cáo của Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Trân cho rằng: “Bộ trưởng (Mai Ái Trực) nói qui hoạch chưa cao, cần chấn chỉnh nhưng trong báo cáo mới chỉ thấy nhiều số liệu, chứ phần những việc cần làm tiếp thì chưa rõ ràng”.
  • 12. Khảo sát chung cư tư nhân ở quận Cầu Giấy, Hà Nội: Tất cả đều xây dựng sai phép? GĐ&XH - hôm kia > Sau loạt bài “Chung cư tư nhân”: Bộ Xây dựng khảo sát chung cư tư nhân ở quận Cầu Giấy Vậy nhưng, khi xây dựng, chủ đầu tư đã tự thay đổi thiết kế, chia nhỏ thành các căn hộ để bán. Ngoài vòng kiểm soát Các khu chung cư tư nhân không thể có đủ diện tích xây dựng khu vui chơi cho trẻ em. Ảnh: C.H Sau loạt bài “Chung cư tư nhân: Mô hình nhà ở mới tại Hà Nội” đăng trên Báo GĐ&XH, Bộ Xây dựng đã vào cuộc, khảo sát thực trạng loại nhà này trên địa bàn quận Cầu Giấy. Theo thống kê của quận Cầu Giấy, hiện trên địa bàn có 6 khu chung cư tư nhân với tổng số 141 căn hộ. Các toà nhà này có chiều cao 5 - 6 tầng, xây dựng trên diện tích đất khoảng 150 - 200 m². Diện tích mỗi căn hộ tư nhân khoảng 30 đến 35m².
  • 13. Qua khảo sát, đã có 4/6 khu chung cư tư nhân có người đến ở. Đa số các khu chung cư đều có chỗ để xe, tuy nhiên cũng có những khu không có chỗ để xe riêng. Theo UBND quận Cầu Giấy, tất cả các chung cư tư nhân được cấp giấy phép xây dựng là nhà ở gia đình. Khi xây dựng, chủ đầu tư tự thay đổi thiết kế, chia nhỏ thành các căn hộ khép kín để bán. Hiện nay, UBND quận chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bất cứ trường hợp nhà chung cư tư nhân nào trên địa bàn quận. Các căn hộ này thường được chuyển nhượng theo hình thức hợp đồng mua bán thoả thuận giữa hai bên. Việc quản lý nhà chung cư tư nhân hiện nay mỗi nơi một kiểu, thường do chủ đầu tư quản lý, có trường hợp bố trí bảo vệ, quản lý chung, có trường hợp không có bảo vệ, quản lý. Các hộ dân mua căn hộ và đến ở chỉ khai báo tạm trú, chưa làm thủ tục nhập khẩu. Từ thực trạng này, UBND quận Cầu Giấy kiến nghị, Bộ Xây dựng và TP Hà Nội cần có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyển sử dụng đất. Quy định về việc xử lý các biến động phát sinh với loại nhà này như: chuyển đổi, thừa kế, mua bán giao dịch... Đồng thời, cũng cần có các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các chủ đầu tư khi xây dựng và bán các căn hộ trong nhà chung cư tư nhân. Những nguy cơ trước mắt Như Báo GĐ&XH đã phản ánh, các khu chung cư tư nhân thường xây dựng tại khu vực nội đô, nơi tập trung dân cư, nên có thể sẽ gây sức ép lớn lên hạ tầng cơ sở. Theo TS Tô Thị Toàn - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, hạ tầng kỹ thuật khu vực nội đô Hà Nội vốn đã chịu một sức ép lớn. Do đó, nếu Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Trịnh Hồng Quân, chuyên viên Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong tuần này, Cục sẽ tiến hành khảo sát thực tế tại một số khu chung cư tư nhân trên địa bàn thành phố. Từ đó, Cục sẽ có tổng kết đánh giá và đề xuất các giải pháp, cơ chế để xử lý những vướng mắc về mô hình nhà chung cư tư nhân để trình lãnh đạo Bộ Xây dựng.
  • 14. các cơ quan quản lý không kịp thời có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả, để các chung cư tư nhân phát triển tự phát thì sẽ để lại hậu quả khôn lường trong tương lai. Báo cáo của UBND quận Cầu Giấy cũng ghi nhận, các căn hộ trong chung cư tư nhân thường nằm trong các ngõ nhỏ khoảng 2m. Các căn hộ này lại đều sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn trong khu vực dân cư như: Hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện, lối đi chung và hệ thống xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Nhận xét về vấn đề này, báo cáo viết: “Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các khu nhà chung cư tư nhân thường bị quá tải do mật độ dân số cao trong khi đó vẫn chỉ sử dụng hệ thống hạ tầng có sẵn của khu dân cư mà không có sự đầu tư, nâng cấp”. Qua đó, UBND quận Cầu Giấy đề xuất, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, thuế với Nhà nước cần có quy định về trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc đóng góp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với địa phương cũng như các quy định cụ thể về việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, UBND quận Cầu Giấy cũng cho biết, trên địa bàn quận hiện nay, nhiều hộ gia đình có diện tích đất lớn khoảng 200 - 300m2, thường xây dựng nhà cho sinh viên hoặc hộ gia đình thuê, mô hình này cũng giống như nhà chung cư tư nhân. Đây cũng là mô hình nhà cần được đưa vào quản lý, trước khi nó được nhân rộng một cách tự phát.
  • 15. Quy hoạch sử dụng đất đô thị: thực trạng và giải pháp 07/08/2008 T.S Nguyễn Đình Bồng - Bộ TN-MT 1. Đặt vấn đề Tốc độ đô thị hoá nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ở nước ta hiện nay đã đặt ra những vấn đề bức xúc đối với việc quản lý đất đai đô thị. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đất đô thị với việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tổng thể là một giải pháp quan trọng để phát triển đô thị bền vững. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đô thị nhằm góp phần hoàn thiện giải pháp trên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1 Nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị; nghiên cứu thực trạng quy hoạch sử dụng đất đô thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị. 2.2 Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát; nghiên cứu tổng hợp, thống kê, so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất, với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệmôi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất trước tiên liên quan đến việc sử dụng đất trong tương lai với 3 hướng tiếp cận khai thác tiềm năng sử dụng đất. Hướng 1: cung cấp khuôn khổ cho việc sử dụng đât, tạo tiền đề để xác định chức năng sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ, phát triển đô thị... Mỗi chức năng đều dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng thủy văn, khí hậu để hình thành một cách bền vững; Hướng 2: khai thác tiềm năng sử dụng đất phục vụ cho các chức năng sử dụng khác nhau cần cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đối với đô thị là nhà ở, dịch vụ công cộng, công nghiệp; Hướng 3: đưa đất trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận bằng các hoạt động phát triển. Đất được thay đổi chức năng để tăng thêm giá trị sử dụng theo nhu cầu của xã hội. Hiện nay, các nhà quy hoạch có nhiều quan điểm về phương pháp thực hiện các ý tưởng quy hoạch sử dụng đất như: Cách tiếp cận ý tưởng hợp lý; xác định các mục đích cần đạt được, từ đó định hướng quy hoạch hợp lý các công cụ mà Nhà nước đang có để xác định các nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở tận dụng khai thác các công cụ đó, đặc biệt là tài chính; Cách tiếp cận dần dần: coi công tác quy hoạch là kết quả của 3 quá trình đan xen chặt chẽ với nhau: (1) Xác định vấn đề, mục tiêu, thiết kế, thực hiện và rút kinh nghiệm; (2) Chuyển từ những mục đích chính sách chung đến những mục tiêu và hành động cụ thể hơn; (3) Xác định ảnh huởng trực tiếp của các bước trong quy trình quy hoạch tới bước hành động. Ba khuôn khổ tạo điều kiện cho các hoạt động quy hoạch có hiệu quả là: (1) hệ thống tiêu chuẩn quy phạm; (2) công cụ định hướng; (3) thể chế. 3.2 Quy hoạch sử dụng đất đô thị các nước: Quy hoạch sử dụng đất đô thị cộng hoà Liên bang Đức: Trong vòng 40 năm trở lại đây, diện tích khu vực dân cư đã tăng lên gần như gấp đôi tại các bang cũ, tại các thành phố trung tâm của nhiều khu đô thị tập trung, các khu dân cư thường chiếm hơn 50% tổng diện tích đô thị. Diện tích giao đất thông tăng đặc biệt cao từ giữa tới giữa thập kỷ 80, đất thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối đã làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp, mỗi ngày trung bình là 133 ha. Quy hoạch không gian
  • 16. liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Đức. Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định về nội dung và trình tự thủ tục (thông qua Luật Quy hoạch Không gian Liên bang). Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hoá và triển khai thực hiện. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chính quyền địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận, trên nền bản đồ địa chính 1/10.000. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Mỹ: Sự tăng trưởng đô thị với tốc độ cao của nước Mỹ sau chiến tranh đã sản sinh ra hiện tượng hai cực là tạo nên khu đô thị có nhân khẩu tập trung cao và khu ngoại ô hoá. Chính phủ, các địa phương phát triển một bộ phận sách lược quản lý tăng trưởng đa mục tiêu. Về cơ bản, những sách lược này là để đạt các mục tiêu quản lý tăng trưởng sau đây: (1) cung cấp đầy đủ thiết bị công cộng để hỗ trợ nhu cầu của tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu; (2) Bảo vệ tài nguyên lịch ử, văn hoá và môi trường, tránh bị phá hoại do khai thác không thoả đáng hoặc phát triển nhảy cóc; (3) Bảo vệ và duy trì đời sống kinh tế mang tính địa phương, tính khu vực và cơ hội làm việc; (4) Duy trì sự cân bằng về nhà ở có tính địa phương và tính khu vực và sự ổn định về giá cả nhà; (5) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bố trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Anh: Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh,năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép, chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Hàn Quốc: năm 1960, nhân khẩu đô thị chiếm 28% nhaâ khẩu của Hàn Quốc, dến năm 1990 tăng lên 75%. Năm 1972, “Luật sử dụng và quản lý đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng. Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác. Trên thực tế, Hàn Quốc sau hai, ba mươi năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng thiết bị công cộng của Chính phủ gặp khó khăn và bế tắc. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Đài Loan: tháng 8 năm 1984, Uỷ ban Xây dựng kinh tế của Viện Hành Chính hoàn thành dự thảo đề án “Luật Kế hoạch phát triển tổng hợp đất đai quốc gia” và tháng 12 năm 1985 Uỷ ban pháp quy Bộ Nội Chính thẩm tra hoàn công. Dự án Luật nói trên đã vận dụng tinh thần của các ý tưởng về giấy phép khai thác của Anh và quản lý tăng trưởng của Mỹ. Trong tương lai nếu được cơ quan lập pháp thông qua có ảnh hưởng to lớn đến việc khai thác đất đai quốc gia và phát triển xây dựng kinh tế xã hội đất nước. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện gắn với quy hoạch phát triển và chỉnh trang đô thị các thành phố Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng trên nền bản đồ Địa chính 1/10.000 được lập từ ảnh hàng không. 3.3 Quy hoạch sử dụng đất đô thị nước ta: Sự hình thành và phát triển đô thị nước ta: Các đô thị Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài: (1) Thời kỳ sự khởi (trước thế kỷ 11); (2) thời kỳ Nhà nước phong kiến; (3) thời kỳ Pháp thuộc; (4) Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử hệ thống đô thị của cả nước được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội hợp thành một cấu trúc không gian tuyến điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông và từ Tây sang Đông dọc theo các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long... gắn với những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận lợi là động lực quan trọng phát triển kinh tế và đô thị ở nước ta. Cả nước có 600 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương; 83 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và 500 thị trấn. Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị nước ta được phân thành 6 loại gồm:đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V (Nghị định 72/2001/NĐ-CP). Tuỳ thuộc vào cấp quản lý đô thị và phạm vi ảnh hưởng của từng loại đô thị mà chia ra: Đô thị trung tâm cấp quốc gia; đô thị trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô thị trung tâm cấp huyện; đô thị trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện). Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất của nó, đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị.
  • 17. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020: dân số đô thị năm 2010 chiếm 33% dân số cả nước, dân số đô thị năm 2020 chiếm 45% dân số cả nước. Phát triển 6 thành phố trực thuộc Trung ương; 68 thành phố, thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh; 25 thị xã; xây dựng 30 đô thị mới thuộc tỉnh; 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 2000 thị trấn thuộc huyện. Hình thành 6 đô thị loại đặc biệt và loại 1 (trung tâm cấp quốc gia); 11 đô thị loại 2 (trung tâm cấp vùng); 73 đô thị loại 3,4 (trung tâm cấp tỉnh). Xây dựng trung tâm khu vực gồm 25 thị xã hiện có và 30 đô thị mới; Xây dựng hệ thống các thị trấn làm trung tâm huyện và các thị trấn, thị tứ làm trung tâm xã, cụm xã. 3.4 Một số vấn đề quy hoạch sử dụng đất hiện nay: Về tiến độ: Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 mà Chính phủ đã trình Quốc hội Khoá XI và được phê duyệt tại Kỳ họp thứ 5. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt, đến năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp 3.925.300 ha, chiếm 11,92% diện tích đất tự nhiên cả nước trong đó, đất ở đô thị 93.300 ha chiếm 0,35. Đất chuyên dùng 2.145.400 ha chiếm 6,52%. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Có 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Quy hoạch sử dụng đát đai cấp huyện: có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất (chiếm 59,1% số đơn vị cấp huyện), trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng đất của các huyện, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị hầu hết các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa được lập. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã: có 3.597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 34,2 % tổng số đơn vị cấp xã); 903 xã, phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai (chiếm 8,6 % tổng số đơn vị cấp xã), trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng đất của các xã, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các phường chưa được lập. Về kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đát với quy hoạch xây dựng đô thị: Ở cấp quốc gia: quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầu đất cho mục đích phi mông nghiệp, bao gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng; nhưng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 (6 đo thị loại đặc biệt và loại 1 - trung tâm cấp quốc gia; 11 đô thị loại 2 - trung tâm cấp vùng); Ở cấp tỉnh, huyện: cũng tương tư, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện cũng chưa xác định đựơc cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 (73 đô thị loại 3,4 - trung tâm cấp tỉnh; trung tâm khu vực gồm 25 thị xã hiện có và 30 đô thị mới; các thị trấn trung tâm, huyện. Ở cấp xã: quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã cũng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đo thị theo định hướng phát triển đô thị năm 2020 (các thị trấn, thị tứ làm trung tâm xã, cụm xã). Trên thực tế, quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết của các phường cũng chưa được xác lập (do khối lượng công việc nhiều, kinh phí thiếu); một số ít địa phương thực hiện nhưng không đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị (do cơ quan khác nhau thực hiện, theo các quy trình khác nhau, trên bản đồ khác nhau). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đô thị hiện tại chỉ mang tính định hướng, thiếu tính khả thi, chưa phát huy được vai trò quản lý quá trình phát triển đô thị. 4. Kiến nghị (1). Cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch sử dụng đất đô thị, từ đó xây dựng phương pháp luận và quy trình quy phạm riêng cho quy hoạch sử dụng đất đô thị. (2) Gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất đô thị với quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở quy hoạch tổng thể của từng cấp đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020.
  • 18. (3) Chú trọng xây dựng quy hoạch sử dụng đất đô thị chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết (4) Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, địa chính tỷ lệ lớn (1/500, 1/1000, 1/2000) theo công nghệ bản đồ số đảm bảo cung cấp bản đồ nền thống nhất cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đô thị chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết. Theo SKTQHTPHCM