SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 345
Baixar para ler offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


      nguyÔn v¨n kiÖm (Chủ biên)
   nguyÔn v¨n k×nh , nguyÔn v¨n mïi




Ho¸ sinh §éng vËt
     Animal Biochemistry




              Hμ néi -2005   http://www.ebook.edu.vn
Lêi nãi ®Çu
       TÊt c¶ c¸c qóa tr×nh sinh tr−ëng, ph¸t triÓn hay sù tiÕn triÓn cña bÖnh
                                         ph¸t
tËt ®Òu diÔn ra trong tÕ bμo. §¶m nhiÖm ®−îc nh÷ng chøc n¨ng Êy, c¬ thÓ sèng
cã c¸c ph©n tö ®Æc biÖt nh− protein, saccharide, lpipide, n−íc vμ c¶ acid
nucleic v. v. C¸c ph©n tö nμy lμ nh÷ng “viªn g¹ch” t¹o nªn tÕ bμo, m«, vμ c¸c
c¬ quan cña c¬ thÓ víi møc chuyªn ho¸ tinh vi ®Æc biÖt, ®¶m b¶o cho c¬ thÓ tån
t¹i vμ ph¸t triÓn mét c¸ch b×nh th−êng .
     Ho¸ sinh ®éng vËt ®−îc xuÊt b¶n lÇn nμy víi môc ®Ých phôc vô chñ yÕu
cho c¸c b¹n ®äc cña ngμnh ch¨n nu«i thó y ë c¸c tr−êng n«ng nghiÖp vμ c¸c
ngμnh cã liªn quan. C¸c vÊn ®Ò ®Òu ®−îc cËp nhËt tíi n¨m 2004.
       S¸ch gåm 10 ch−¬ng ®Ò cËp tíi hÇu hÕt c¸c néi dung cña sinh häc ph©n
tö vÒ vÊn ®Ò cÊu tróc vμ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ vËt chÊt cÊu t¹o nªn c¬ thÓ
sèng, nh− protein, acid nucleic, c¸c qu¸ tr×nh phiªn m· vμ gi¶i m· ADN, qu¸
                        nucleic,
tr×nh chuyÓn ho¸, hÊp thu c¸c chÊt trong c¬ thÓ, qu¸ tr×nh tæng hîp ATP, viÖc
t¹o vμ sö dông n¨ng l−îng cho c¸c ho¹t ®éng sèng. Sù ®iÒu hoμ c¸c qu¸ tr×nh
trao ®æi chÊt hay sù kh¸ng l¹i c¸c t¸c nh©n g©y bÖnh.
       Néi dung cña cuèn s¸ch cßn chøa ®ùng nhiÒu khÝa c¹nh khoa häc cã
tÝnh thêi sù nh− sù hoμn thiÖn vμ ®Þnh c− cña c¸c chuçi polypeptide sau khi ®−îc
tæng hîp. §©y lμ c¬ së cña bÖnh lý häc ë møc ph©n tö, tÕ bμo.
      Ho¸ sinh ®éng vËt víi néi dung hiÖn h÷u cña nã còng cã thÓ lμ tμi liÖu
tham kh¶o h÷u Ých cho c¸c sinh viªn thuéc c¸c tr−êng khoa häc c¬ b¶n, c¸c
tr−êng s− ph¹m, c¸c tr−êng y, d−îc häc.
   C¸c t¸c gi¶ tuy ®· cã nhiÒu cè g¾ng vÒ néi dung vμ c¸ch tr×nh bμy. Song
ch¾c thiÕu sãt trong cuèn s¸ch nμy lμ khã tr¸nh khái. V× vËy chóng t«i mong
r»ng sau khi sö dông cuèn s¸ch nμy, sÏ ®−îc ®éc gi¶ gãp nhiÒu ý kiÕn bæ Ých
®Ó cuèn s¸ch ngμy cμng hoμn thiÖn h¬n.


                                  Hμ néi, th¸ng 12 n¨m 2004


                                           C¸c t¸c gi¶




                                                http://www.ebook.edu.vn
Môc lôc

                                                                                    Trang
                                    më ®Çu

            Sinh ho¸ häc vμ vai trß cña sinh ho¸ häc                                  1

                                                              TS. NguyÔn V¨n KiÖm

                                   Ch−¬ng I                                           3
                                   Protein

                                    PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.     Kh¸i niÖm vµ chøc n¨ng cña protein                                              3
2.     CÊu t¹o cña protein                                                             4
2.1.   Axit amin - ®¬n vÞ cÊu t¹o nªn protein                                          4
2.2.   CÊu tróc bËc I cña protein                                                     10
2.3    CÊu tróc bËc II cña protein                                                    12
2.4    CÊu tróc bËc III cña protein                                                   14
2.5    CÊu tróc bËc IV cña protein                                                    17
3.     C¾t vµ söa ®æi protein t¹o nªn kh¶ n¨ng míi                                    17
4.     Bèn møc cÊu tróc cña protein                                                   22
5.     Sequence amino axit chuyªn ho¸ cÊu tróc kh«ng gian cña protein                 23
6.     Sù g¾n ®Æc hiÖu vµ nh÷ng thay ®æi cÊu tróc lµ c¬ së cña t¸c ®éng protein       26
7.     §Æc tÝnh lý ho¸ cña protein                                                    28
8.     Ph©n lo¹i protein                                                              29

                                  Ch−¬ng II                                           34
            Axit nucleic vµ c¬ chÕ di truyÒn tÕ bµo

                                    PGS.TS. NguyÔn V¨n Mïi, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.     Kh¸i niÖm vÒ axit nucleic                                                      34
2.     CÊu tróc cña axit nucleic                                                      34
2.1.   Mononucleotit                                                                  34
2.2.   Dinucleotit                                                                    42
2.3.   CÊu tróc bËc I cña axit nucleic                                                43
2.4.   CÊu tróc bËc II cña axit nucleic                                               45
2.5.   CÊu tróc bËc III vµ siªu cÊu tróc cña axit nucleic                             49
3.     Ph©n lo¹i axit nucleic                                                         49
4.     Phøc hîp axit nucleic -protein                                                 54
5.     Sù ph©n gi¶i axit nucleic                                                      56
6.     Sù tæng hîp axit nucleic                                                       59



                                                            http://www.ebook.edu.vn
Ch−¬ng III                                         71
                                      ENzyme

                                          PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.        Kh¸i niÖm vÒ enzyme                                                           71
2.        B¶n chÊt cña enzyme                                                           71
3.        Trung t©m ho¹t ®éng cña enzyme                                                72
4.        ChÊt phèi hîp cña enzyme                                                      74
5.        §Æc ®iÓm ho¹ tÝnh cña enzyme                                                  83
6.        Tªn gäi vµ ph©n lo¹i enzyme                                                   84
7.        C¬ chÕ xóc t¸c cña enzyme                                                     86
8.        §éng häc enzyme                                                               91
9.        VÝ dô vÒ ph¶n øng xóc t¸c cña enzyme                                          94
10.       Enzyme ®iÒu hoµ                                                               96

                                     Ch−¬ng IV                                          98
                              Sinh ho¸ hormone

                                                                 TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.        §¹i c−¬ng vÒ hormone                                                           98
2.        Ph©n lo¹i hormone                                                             102
3.        C¬ chÕ t¸c dông cña hormone                                                   104
3.1.      Hai nguyªn lý c¬ b¶n vÒ t¸c dông cña hormone                                  104
3.2.      C¬ chÕ t¸c dông cña hormone                                                   105
3.2.1.    C¬ chÕ t¸c dông lªn mµng                                                      106
3.2.2.    C¬ chÕ t¸c dông lªn gen                                                       113
4.        Mét sè hormone vµ vai trß cña chóng                                           117
4.1.      Adrenalin vµ Noradrenalin                                                     117
4.2.      Glucagon                                                                      118
4.3.      Insulin                                                                       119
4.4.      Tèc ®é trao ®æi chÊt c¬ b¶n vµ hormone tuyÕn gi¸p                             123

                                     Ch−¬ng V                                           126
                    Trao ®æi vËt chÊt vµ n¨ng l−îng

                                          PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.       Trao ®æi vËt chÊt lµ g×?                                                       126
2.       Trao ®æi n¨ng l−îng                                                            129
2.1.     Sinh vËt sèng b»ng n¨ng l−îng g×?                                              129
2.2.     Sù h« hÊp m« bµo                                                               130
2.3.     Qu¸ tr×nh phosphoryl ho¸                                                       137

                                     Ch−¬ng VI                                          142
                Gluxit vµ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ gluxit

                                          PGS.TS. NguyÔn V¨n Mïi, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.       Kh¸i niÖm vµ vai trß vÒ gluxit                       http://www.ebook.edu.vn 142
2.     Ph©n lo¹i gluxit                                                              143
3.     Tiªu ho¸, hÊp thu vµ dù tr÷ gluxit ë ®éng vËt                                 144
3.1.   Tiªu ho¸, hÊp thu tinh bét                                                    144
3.2.   Sinh tæng hîp glycogen                                                        146
3.3.   Sù ph©n gi¶i glycogen                                                         148
3.4.   Sù tiªu ho¸ vµ hÊp thu chÊt x¬                                                151
4.     Sù chuyÓn ho¸ trung gian cña glucose                                          154
4.1.   Kh¸i qu¸t vÒ sù chuyÓn ho¸ glucose                                            154
4.2.   C¸ch ph©n gi¶i yÕm khÝ glucose ë m« bµo ®éng vËt - Qu¸ tr×nh ®−êng ph©n       154
4.3.   Qu¸ tr×nh lªn men r−îu etylic                                                 169
4.4.   Sù lªn men vi sinh vËt t¹o thµnh c¸c s¶n phÈm cã gi¸ trÞ th−¬ng m¹i           170
4.5.   C¸c monosaccharide kh¸c cã thÓ ®i vµo con ®−êng ®−êng ph©n                    170
5.     Sù oxy ho¸ glucose trong ®iÒu kiÖn cã ®ñ oxy                                  172
5.1.   Oxy ho¸ theo vßng Krebs                                                       173
5.2.   C¸c con ®−êng thø cÊp cña sù oxy ho¸ glucose                                  192
6.     Sù ®iÒu hoµ trao ®æi gluxit                                                   198
7.     Mét sè bÖnh do rèi lo¹i trao ®æi ®−êng                                        202

                                  Ch−¬ng VII                                         204
                      Lipid vµ sù chuyÓn ho¸ lipid

                                                              TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.     §¹i c−¬ng vÒ lipid                                                            204
2.     Mét sè ®Æc ®iÓm vÒ tiªu ho¸, hÊp thu, vËn chuyÓn vµ dù tr÷ lipid ë ®éng vËt   205
3.     Sù ph©n gi¶i triglyceride                                                     209
4.     Sù h×nh thµnh vµ chuyÓn ho¸ thÓ xeton                                         216
5.     Tæng hîp axit bÐo vµ triglyceride                                             220
6.     S¬ l−îc vÒ vai trß vµ sù chuyÓn ho¸ c¸c d¹ng lipoide                          225
7.     §iÒu hoµ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ lipid                                           227

                                  Ch−¬ng VIII                                        228
                             Trao ®æi protein

                                     PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm
1.     ý nghÜa cña sù chuyÓn ho¸ protein ë ®éng vËt                                228
2.     §Æc ®iÓm cña trao ®æi protein ë ®éng vËt                                    228
3.     Tiªu ho¸ vµ hÊp thu protein                                                 229
4.     Sù chuyÓn ho¸ trung gian cña axitamin                                       233
4.1.   Ph¶n øng khö amin                                                           233
4.2.   Ph¶n øng chuyÓn amin                                                        235
4.3.   Ph¶n øng khö carboxyl                                                       236
5.     Sù thèi r÷a prtein ë ruét giµ do vi khuÈn                                   239
6.     Sù bµi tiÕt c¸c chÊt cÆn b chøa nit¬                                        240
6.1.   Sù vËn chuyÓn amiac trong c¬ thÓ                                            240
6.2.   Sù tæng hîp vµ bµi tiÕt ure (vßng ornitin)                                  241
6.3    Sù bµi tiÕt axit uric                                                       242
7.     Sù chuyÓn ho¸ cña c¸c protein phøc t¹p              http://www.ebook.edu.vn 244
7.1.   Sù chuyÓn ho¸ cña hemoglobin                                                    244
7.2.   Rèi lo¹n chuyÓn ho¸ hemoglobin                                                  245
8.     Qu¸ tr×nh sinh tæng hîp protein                                                 246
8.1.   ý nghÜa cña qu¸ tr×nh                                                           246
8.2.   Sinh tæng hîp theo khu«n mÉu                                                    247
8.3    Tæng hîp protein ë ty l¹p thÓ                                                   261
8.4.   §iÒu hoµ tæng hîp protein                                                       261
9.     Sù hoµn thiÖn ph©n tö protein sau khi ®−îc tæng hîp                             264
10.    Sù biÕn ®æi mét sè protein xuÊt ngo¹i                                           265
11.    Sù gluxit ho¸ protein                                                           266
12.    C¸c protein ®i vµo ty l¹p thÓ                                                   268
13.    C¸c protein nh©n tÕ bµo                                                         269

                                  Ch−¬ng IX                                            270
                               MiÔn dÞch häc

                                                         PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh
1.     HÖ thèng miÔn dÞch cña c¬ thÓ                                                   270
1.1.   HÖ thèng miÔn dÞch tÕ bµo                                                       270
1.2.   HÖ thèng miÔn dÞch thÓ dÞch                                                     273
1.3.   HÖ thèng miÔn dÞch lµ hÖ thèng tù dung n¹p                                      274
2.     CÊu tróc vµ vai trß cña kh¸ng thÓ (immunoglobulin)                              275
3.     Kh¸ng thÓ ®¬n dßng                                                              282
4.     VÞ trÝ g¾n kh¸ng nguyªn cña kh¸ng thÓ                                           282
5.     Sù ph¸t sinh tÝnh ®a d¹ng cña kh¸ng thÓ                                         284
6.     C¸c chuçi nhÑ λ                                                                 287
7.     Sù l¾p r¸p c¸c gen chuçi nÆng                                                   287
8.     Protein RAG1 vµ RAG2                                                            289
9.     §ét biÕn dinh d−ìng                                                             289
10.    Sù lo¹i trõ alen ®¶m b¶o cho kh¸ng thÓ cã tÝnh ®Æc hiÖu cao                     290
11.    Sù chuyÓn ®æi tù d¹ng liªn kÕt mµng ®Õn d¹ng tiÕt cña mét kh¸ng thÓ             290
12.    Sù chuyÓn líp immunoglobulin cña c¸c tÕ bµo B                                   291
13.    Receptor tÕ bµo T                                                               292
14.    Phøc hîp hoµ hîp tæ chøc chÝnh                                                  294
15.    HÖ thèng bæ thÓ                                                                 297
16.    Vaccine cña hiÖn t¹i vµ t−¬ng lai                                               303

                                   Ch−¬ng X                                            305
                    Sù vËn chuyÓn chÊt qua mµng

                                                         PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh
1.     Nh÷ng nÐt ®¹i c−¬ng vÒ mµng tÕ bµo                                              305
2.     Thµnh phÇn ho¸ häc cña mµng tÕ bµo                                              305
3.     Sù vËn chuyÓn c¸c chÊt qua mµng                                                 307
4.     Sù vËn chuyÓn tÝch cùc qua líp tÕ bµo

                                                             http://www.ebook.edu.vn
MỞ ĐẦU
                   HOÁ SINH HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ SINH HỌC

     Hoá sinh học là môn học cơ sở, có nhiệm vụ nghiên cứu sự sống về mặt hoá học trên hai
phương diện:
      Nghiên cứu về cấu tạo, thành phần hoá học, tính chất lý hoá, chức năng sinh học của các
chất trong cơ thể sống: máu, cơ, não, sinh dịch...
       Nghiên cứu về sự chuyển hoá của các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống, đó là sự trao
đổi vật chất (TĐVC) ở trong cơ thể, là các quá trình chuyển hoá, sự biến đổi của các chất, sự
tổng hợp, phân giải từ những sản phẩm chuyển hoá tạo nên những chất cấu tạo nên cơ thể.
TĐVC giữa cơ thể sống và môi trường gồm nhiều mặt, nhiều quá trình có liên quan chặt chẽ
với nhau, để dễ hiểu người ta tách chúng ra thành từng quá trình như trao đổi protein, trao đổi
lipid, trao đổi đường...
     Từ hoá sinh lần đầu tiên được nhà hoá học Đức Carl Neuberg (1903) đề xuất từ hai chữ
hoá và sinh ( Biochemistry, Bio: là sự sống).
      Hoá sinh được hình thành từ sự phát triển của các môn hoá học và sinh học vào cuối thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dựa vào sự tiến bộ của các ngành khoa học vật lý, hoá phân tích...
với các công trình như tổng hợp được ure (Waller, 1828), vai trò của diệp lục trong quang hợp
(Timirazep, 1843 – 1920), chất xúc tác sinh học của Enzyme (Kirgop, Pasteur, Buchner)...
Sang thế kỷ XX nhiều phát minh về hoá sinh được ghi nhận, năm 1926 Enzyme có bản chất
protein được xác định, ATP được chiết xuất (Fiske và Subbarow, 1929), Hans Krebs (1937)
tìm ra chu trình acidxidric. Năm 1944, Avery, Maclesa và Mac Carty chỉ ra DNA là cơ sở của
sự di truyền mở đầu cho hoá sinh di truyền. Kennedy và Lehninger (1950) tìm ra sự hô hấp tế
bào sản sinh ra ATP ở ty thể. Emil Fischer (1953) đã xác định được toàn bộ thứ tự các acid
amin trong cấu trúc bậc I của Insuline. Jemes Watson và Francis Crick (1954) đã tìm ra cấu
trúc của DNA. Năm 1961 Nirenberg và Matthei đã tìm ra được chuỗi poli U mã hoá cho Phe.
       Song song với việc tìm ra cấu tạo, vai trò và thành phần hoá học của sự sống, hoá sinh
cũng khám phá được nhiều cơ chế hoá học cụ thể của từng khâu quan trọng nhất trong quá
trình trao đổi vật chất của cơ thể như sự hô hấp tế bào, hoạt động xúc tác của Enzyme, cơ chế
quang hợp của cây xanh, cơ chế tiêu hoá hấp thu ở động vật, cơ chế vận chuyển qua màng,
Cùng những năm 60 của thế kỷ XX Jacob và Monod đã tìm ra sự điều hoà gen tổng hợp
protein và một loạt các quá trình sinh tổng hợp purin, acid amin, glucid, lipid lần lượt được
sáng tỏ... Ngày nay với sự hoàn thiện về kỹ thuật xác định trình tự DNA và việc áp dụng tự
động hoá và tin học hoá đã cho phép giải mã toàn bộ thể gen (genome) của nhiều loài sinh
vật.
      Hoá sinh có vai trò quan trọng trong toàn bộ lĩnh vực phát triển sinh học. Nhờ sự phát
triển nhanh chóng và những phát kiến do hoá sinh mang lại mà nhiều cuộc “cách mạng”
trong sinh học đã bùng nổ, đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn cho yêu cầu của con người
như vấn đề bệnh tật của con người và vật nuôi, vấn đề gây đột biến gen đã tạo nên hàng loạt
cây trồng có tính kháng sâu bệnh, có năng suất đột biến để giải quyết vấn đề lương thực và
thực phẩm.



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 1




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Hoá sinh đã giữ vai trò là công cụ quan trọng trong sự phát triển của sinh học phân tử và
hàng loạt các ngành hoá sinh ra đời như hoá sinh miễn dịch, công nghệ hoá sinh, hoá sinh lâm
sàng...
      Hoá sinh cũng là cơ sở của hàng loạt các ngành như di truyền học, dược học, nhân và
tạo giống gia súc, dinh dưỡng học...
      Sinh vật biến đổi gen hay là sinh vật chuyển gen (genetically modified organisms -
GMO) là một bản anh hùng ca (epic event) của thời đại và có một ý nghĩa vô cùng to lớn
trong lĩnh vực Sinh học. Ngoài tính chính xác trong việc thêm đặc tính mới, sự chuyển gen
hay sự biến nạp gen còn cho phép xoá bỏ ranh giới giữa các giống, loài nghĩa là vượt qua
được “hàng rào tự nhiên” trong công tác tạo giống. Đây là một vấn đề chưa từng có trong
lịch sử ứng dụng các nghiên cứu Hoá sinh học.
      Trong khuôn khổ của ngành chăn nuôi-thú y, những kiến thức mà hoá sinh mang lại sẽ
giúp cho những nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y không những hiểu biết cơ bản về hiện tượng
sống, bản chất của quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể, cơ chế và những nguyên nhân gây
nên bệnh tật... để từ đó có thể chủ động đề xuất các biện pháp tác động nhằm tăng năng suất
và chất lượng các sản phẩm thịt, sữa, trứng đồng thời có biện pháp phòng chống bệnh cho vật
nuôi để nâng cao được hiệu quả trong ngành.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 2




                                                      http://www.ebook.edu.vn
CHƯƠNG I
                      CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN
     1. khái niệm và Chức năng của protein.
      1.1. Khái niệm: Protein - đi từ chữ Proteios của Hy Lạp nghĩa là "tầm quan trọng số
một". Một từ của Jửns J. Berselius năm 1938 để nhấn mạnh tầm quan trọng của những phân
tử này.
      Về mặt hoá học: Protein là một polyme tự nhiên được cấu tạo từ các monome là các
acid amin.
      Về mặt sinh học: Protein là chất mang sự sống. Điều này đã được Angel viết: “Sự sống
là phương thức tồn tại của các thể protein và phương thức tồn tại này, về thực chất, là sự đổi
mới thường xuyên của các cấu tử hoá học trong những thể protein này”. Thật vậy xét về các
mặt thể hiện của sự sống, chúng ta đều gặp sự tham gia của protein như sự di chuyển trong
không gian của sinh vật là nhờ chức năng co dãn của protein có dạng sợi, dạng cầu trong tơ cơ
đó là miozin và actin. Sự tiêu hoá, chuyển hoá các chất là nhờ các protein enzyme. Sự tự vệ
của cơ thể là nhờ protein loại bạch cầu, các kháng thể...
      Protein có trong tất cả các loại tế bào với tỷ lệ khác nhau (% so với khối lượng vật chất
khô): lúa: 6-12, ngô: 9-13, đậu tương: 29-50, gan: 57, xương: 28, cơ vân: 80...
      1.2. Chức năng của protein: Protein giữ vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá
trình sinh học. Ý nghĩa đáng kể của chúng được thể hiện qua các chức năng sau đây:
     Tạo hình: Protein là thành phần cấu tạo của các tế bào, kể từ siêu khuẩn đến các tế bào
có nhân, các mô, các sinh dịch...
      Xúc tác sinh học: đó là vai trò của các enzyme-một loại protein đặc biệt, dưới tác dụng
của chúng, giúp cho các phản ứng hoá sinh học xẩy ra.
      Điều hoà chuyển hoá: đó là các protein hormone, giúp cho các phản ứng trong tế bào
xảy ra đúng chiều hướng, đúng cường độ mà cơ thể đòi hỏi.
      Vận chuyển các chất: Ví dụ Hb vận chuyển khí, Transferin vận chuyển sắt, Xytocrom
vận chuyển điện tử...
       Chức năng co duỗi, vận động: sự vận động của cơ thể là nhờ chức năng co dãn của
protein miozin và actin trong tơ cơ
       Chức năng bảo vệ cơ thể: là nhờ các kháng thể, các bạch cầu. Các kháng thể là các
protein đặc hiệu cao, nó nhận biết và kết hợp với các chất lạ như virus, vi khuẩn và các tế bào
từ các cơ thể khác. Vì thế protein giữ một vai trò sinh tử trong việc phân biệt giữa mình (self)
và không phải mình (nonself).
      Trợ giúp cơ học (Mechanical support). Sự kéo căng của da và xương là do collagen-
một protein sợi
     Phát xung và vận chuyển các xung thần kinh. Sự đáp ứng của các tế bào thần kinh đối
với một kích thích đặc hiệu được thực hiện qua trung gian các protein tiếp nhận (Receptor).
Chẳng hạn như Rhodopsin là một protein nhạy cảm với ánh sáng trong các tế bào hình que ở
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 3




                                                       http://www.ebook.edu.vn
võng mạc. Các protein Receptor cũng có thể được tạo ra bởi các phân tử nhỏ đặc hiệu chẳng
hạn như Acetylcholine, nó đáp ứng cho sự vận chuyển xung thần kinh ở các synaps (khoảng
không giữa tế bào thần kinh và các các mô bào khác).
      Kiểm soát sự sinh trưởng và biệt hoá. Sự kiểm soát thông tin di truyền là cần thiết để
sinh trưởng và biệt hoá có trật tự của tế bào. Chỉ có một phần nhỏ genome của một tế bào là
được biểu hiện ở một thời điểm nào đó. Ở vi khuẩn, các protein kìm hãm là các yếu tố kiểm
soát quan trọng các đoạn đặc hiệu "im lặng" của DNA của một tế bào. Ở các cơ thể có tổ chức
cao hơn, sự sinh trưởng và biệt hoá được kiểm soát bởi các protein yếu tố sinh trưởng. Chẳng
hạn, yếu tố sinh trưởng thần kinh hướng dẫn sự hình thành mạng lưới neuron. Hoạt tính của
các tế bào khác nhau trong các cơ thể đa tế bào được điều phối bởi các hormone. Chẳng hạn
như Insuline và hormone tuyến giáp đều là protein. Như vậy, protein hoạt động trong các tế
bào như là các cảm thụ quan (sensor) kiểm soát dòng năng lượng và các quá trình khác.
      Cung cấp năng lượng: khi bị phân giải 1 gam protein cung cấp cho cơ thể 4,1 kcal.
     2. Cấu tạo của protein
      Protein được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học phổ biến trong tự nhiên và theo một tỷ lệ
là (% khối lượng protein):
       C: 50-54%;     O: 20-23%;      H: 6-7%;     N ≈ 16%. Ngoài ra còn có S, P, Fe,...
      Ở protein cấu trúc là cơ sở của chức năng, nên việc tìm hiểu về cấu trúc của chúng là
vấn đề số một. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và từ đó cũng có hàng loạt các phương
pháp, phương tiện và đi đôi với chúng là hàng loạt các phát hiện mới trong cấu trúc của
protein như cấu trúc của các hormone, các enzyme, các kháng thể và đặc biệt là cấu trúc
DNA...
     Trước hết phải hiểu được đơn vị cấu tạo nên mọi loại protein đó là các acid amin.
     2.1. Acid amin- đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein
     2.1.1. Định nghĩa
       Acid amin-đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein, là những monome để tạo nên chất polyme
protein. Công thức chung của acid amin là:
                                           R


                                           CH


                                     NH2         COOH

      Trong cấu tạo của acid amin ta thấy có một nhóm carboxyl mang tính acid, một nhóm
amin mang tính kiềm nằm ở vị trí Carbon α (nguyên tử Carbon có tên là α bởi vì nó đứng kế
cận nhóm Carboxyl) nên còn có tên là α-aminoacid, một nguyên tử Hydrogen và một nhóm R
có bản chất khác nhau. Nhóm R được biểu thị như là một chuỗi bên. Gốc R khác nhau và tạo
nên các acid amin khác nhau. Trong tự nhiên người ta đã tìm được 250 loại acid amin nhưng
protein trong cơ thể sinh vật mặc dù khác nhau cũng chỉ chứa trong số 20 loại acid amin nhất
định mà thôi.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 4




                                                     http://www.ebook.edu.vn
Các acid amin trong dung dịch pH trung tính chủ yếu ở dạng lưỡng cực (Zwidterions)
hơn là dạng các phân tử không ion hoá. Trong dạng lưỡng cực của acid amin thì nhóm amin ở
dạng (-NH3+) và nhóm Carboxyl bị phân ly (- COO-). Trạng thái ion hoá của một acid amin
thay đổi theo pH. Trong dung dịch acid (pH =1) nhóm Carboxyl không bị ion hoá (- COOH)
và nhóm amin lại bị ion hoá (- NH3+).
         NH2                                     NH3+
      H C COOH                                H C COO-
        R                                        R
     (Dạng không Ion hoá)           (Dạng Ion lưỡng cực hoặc Zwidterion)
      Trong dung dịch kiềm (pH =11), nhóm Carboxyl bị ion hoá (- COO-) và nhóm amin lại
không bị ion hoá (-NH2). Đối với Glycine, pK của nhóm Carboxyl là 2,3 và của nhóm amin là
9,6. Nói một cách khác, là điểm giữa của sự ion hoá thứ nhất ở pH 2,3 và sự ion hoá thứ hai ở
pH 9,6.




       Khối tứ diện của 4 nhóm bao quanh nguyên tử carbon α tạo nên hoạt tính quang học
trên các acid amin. Hai dạng hình ảnh đối diện qua gương được gọi là đồng phân quay cực
trái L và đồng phân quay cực phải D. Chỉ những L acid amin mới tham gia cấu trúc Protein.
      Có 20 loại chuỗi bên khác nhau về kích thước, hình dạng, diện tích, khả năng liên kết
Hydrogen cũng như tính phản ứng hoá học thường thấy ở các protein. Thật vậy, các protein
trong tất cả các mẫu từ vi khuẩn tới người đều được cấu trúc từ cùng một bộ 20 acid amin.
Những chức năng quan trọng của protein là do tính đa dạng và sự linh hoạt của 20 loại acid
amin này. Chúng ta sẽ khảo sát những phương thức mà điều cơ bản này đã tạo nên cấu trúc
không gian 3 chiều phức tạp để cho protein có thể thực hiện được nhiều quá trình sinh học.
      Đơn giản nhất là glycine, nó có đúng một nguyên tử Hydrogen ở chuỗi bên (Hình 1.1).
Tiếp đó là Alanine, có một nhóm methyl. Các chuỗi bên hydrat carbon lớn hơn (3 và 4 C ) có
ở valine, leucine và isoleucine. Những chuỗi bên lớn hơn này là kỵ nước (Hydrophobic) tức là
nó ghét nước và thích cụm lại. Cấu trúc 3 chiều của các protein hoà tan trong nước được ổn
định bởi sự cụm lại của các chuỗi bên kỵ nước. Hình dạng và kích thước của các chuỗi bên
hydrat carbon này (Hình 1.1) làm cho chúng có thể bao với nhau tạo nên cấu trúc đặc cùng
với các lỗ.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 5




                                                     http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.1: Công thức của các acid amin có chuỗi bên béo
      Proline cũng có một chuỗi bên nhưng khác với chuỗi bên của các thành viên khác của
acid amin là nó gắn cả với nguyên tử nidrogen và cả nguyên tử carbon α. Cấu trúc chu trình
được tạo thành (Hình 1.2) ảnh hưởng đáng kể đến kiến tạo protein. Proline thường thấy ở
những chỗ thắt nút của chuỗi protein cuộn, và không ghét nước.


                                         O
                                         C OH

                                    HN

                                    Proline (Pro, P)
     Hình 1.2. Cấu trúc phân tử Proline
        3 acid amin có chuỗi bên thơm (Hình 1..3) là Phenylalanine như tên của nó đã chỉ rõ,
có chứa một vòng phenyl gắn với một nhóm methylene (- CH2 -). Vòng thơm của Tyrosine
chứa một nhóm Hydroxyl tạo cho Tyrosine ít kỵ nước hơn so với Phenylalanine. Tuy nhiên,
nhóm Hydroxyl này có tính phản ứng ngược lại với các chuỗi bên trơ của các amin acid khác.
Tryptophan có một vòng indole nối với một nhóm methylene; chuỗi bên này có một nguyên
tử nidrogen thêm vào các nguyên tử carbon và hydrogen. Phenylalanine và Tryptophan kỵ
nước cao. Vòng thơm của Phenylalanine, Tryptophan và Tyrosine có chứa mây điện trở ∏
không định vị (delocalized) làm cho chúng tương tác được với hệ thống ∏ khác và với các
điện tử vận chuyển.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 6




                                                       http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.3: Các acid amin thơm.
        Nguyên tử lưu huỳnh có ở chuỗi bên của 2 α-aminoacid (Hình 1.4). Cystein chứa một
nhóm sulfhydryl (- SH) và Methionine chứa một nguyên tử lưu huỳnh trong liên kết Thioester
(- S - CH3). Cả 2 chuỗi bên chứa lưu huỳnh đều ghét nước. Nhóm sulfhydryl của Cystein có
tính phản ứng cao. Cystein giữ một vai trò đặc biệt trong cấu hình của một số protein bằng
cách tạo các liên kết disulfide.




                     Hình 1.4: Các acid amin chứa lưu huỳnh.
       Hai acid amin Serine và Threonine có chứa các nhóm Hydroxyl (Hình 1.5). Nhóm
Hydroxyl trên Serine và Threonine làm cho chúng ưa nước hơn và có tính phản ứng hơn
Alanine và Valine. Threonine cũng giống như Isoleucine có chứa 2 trung tâm bất đối. Tất cả
các acid amin khác trong bộ cơ bản 20 trừ glycine đều có 1 trung tâm bất đối (nguyên tử
carbon α). Glycine là chất duy nhất (unique) bất hoạt quang học.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 7




                                                    http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.5: Các acid amin chứa nhóm OH.
      Các acid amin có chuỗi bên rất phân cực và làm chúng ưa nước là Histidine, Lysine và
Arginine. Lysine và Arginine tích điện dương ở pH trung tính. Histidine có thể không tích
điện hay tích điện dương, tuỳ thuộc vào môi trường của nó. Histidine thường thấy ở các vị trí
hoạt hoá của Enzyme, ở đó vòng imidazole có thể chuyển đổi giữa các trạng thái để xúc tác bẻ
gãy các liên kết.
       Những acid amin kiềm được ghi trong hình (1.6). Các chuỗi bên của Arginine và Lysine
là dài nhất trong số 20 acid amin




     Hình 1.6: Các acid amin kiềm tính.
        Các acid amin chứa chuỗi bên acid là Aspartic và glutamic. Các acid amin này thường
gọi là Aspartate và glutamate để nhấn mạnh rằng chuỗi bên của chúng gần như luôn luôn tích
điện âm ở điều kiện pH sinh lý (Hình 1.7). Những dẫn xuất không tích điện của glutamate và
aspartate là glutamine và asparagine.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 8




                                                     http://www.ebook.edu.vn
O
                  O                       O                      O
                                                                           H 2N    CH    C   OH
     H2N    CH    C     OH   H2N    CH    C    OH   H2N    CH    C    OH
                                                                                   CH2
            CH2                     CH2                    CH2
                                                                                   CH2
            C     O                 CH2                    C     O
                                                                                   C     O
            OH                      C     O                NH2
                                                                                   NH2
                                   OH
            Axit Aspartic                                 Asparagin
                               Axit Glutamic                                      Glutamin


     Hình1.7: Các acid amin có tính acid và các amide của chúng.
      Ngoài ra còn 2 acid amin có chuỗi bên là nhóm kị nước và có chứa lưu huỳnh là Nor
leucin và Cystin là dẫn xuất của Leucin và Cystein



     CH3-CH2-CH2-CH2-CH- COOH                CH2- S ⎯ S - CH2
                    ⎜                      ⎜            ⎜
                    NH2                   CH - NH2       CH - NH2
                                          ⎜              ⎜
                                          COOH          COOH
       Hình 1.8. Cấu trúc phân tử Nor leuxin và Cystin




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 9




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Bảng 1.1 và 1.2. Giá trị pK của các nhóm Ion hoá và viết tắt của các acid amin


         Giá trị pK đặc trưng và cân bằng đối với sự ion hoá chuỗi bên của Arginine, Lysine,
   Histidine, Aspartic và Acid glutamic, Cysteine và Tyrosine được ghi trong bảng (1.1). Hai
   nhóm khác trong protein: nhóm cuối α amin (α amin terminal) và nhóm cuối α carboxyl (α
   carboxyl terminal) có thể bị ion hoá cũng được ghi trong bảng này.
         Các acid amin thường được ký hiệu hoặc bằng 3 chữ viết tắt hoặc một chữ tượng trưng
   để dễ dàng trong thông tin (bảng 1.2).
         Viết tắt của các acid amin là 3 chữ đầu tiên tên acid amin trừ trường hợp Acid glutamic
   (Glu), Acid apartic (Asp), Asparagin (Asn), Glutamine (Gln) và Isoleucine (Ile), Nor leucin
   (Nor leu). Những tượng trưng của một số ít acid amin là chữ đầu tiên tên acid amin (tức là G
   cho Glycine và L cho Leucine).
         2.1.2. Phân loại acid amin.
          Phân loại theo hoá học: liên kết thẳng, liên kết vòng; trung tính, acid, base.
          Phân loại theo sinh lý (giá trị dinh dưỡng): acid amin là những chất dinh dưỡng cực kỳ
   quan trọng đối cơ thể, khi người ta nói đến thức ăn cần có protein tức là cần có các acid amin.
   Ở cơ thể động vật cao đẳng (người và gia súc) khả năng tự tổng hợp acid amin bị hạn chế,
   trong số 20 acid amin cần thiết để tổng hợp protein thì những động vật đó chỉ tổng hợp được
   trên dưới 10 loại. Những acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được người ta gọi là "acid
   amin cần thiết", còn những acid amin cơ thể tự tổng hợp được được gọi là "acid amin không
   cần thiết". Do khả năng của mỗi loài động vật khác nhau nên số "acid amin cần thiết" cũng
   khác nhau, thông thường gồm 9 loại sau: Tre, Met, Val, Leu, Ileu, Lyz, Phe, Try, His. Các
   acid amin cần thiết này còn phụ thuộc vào lứa tuổi ví dụ ở gà con lại cần Gly và Arg, khi
   trưởng thành thì lại không cần nữa vì chúng tự tổng hợp được.
          Acid amin trong cơ thể ở dạng đồng phân quay cực trái (dạng L)
         2.2. Cấu trúc bậc I của protein
         2.2.1. Định nghĩa: Đây là cách liên kết giữa các acid amin lại với nhau bằng liên kết
   peptide để tạo nên chuỗi peptide:

                                              -C-N-
                                               ⎜⎜ ⎜
                                               O H
        Liên kết peptide là liên kết hình thành bởi nhóm định chức carboxyl của acid amin này
   với nhóm định chức amin của acid amin bên cạnh. Đây là liên kết đồng hoá trị nên rất bền
   vững, để phá vỡ liên kết này, trong phòng thí nghiệm người ta phải dùng những tác nhân
   mạnh như acid HCl, H2SO4... với nồng độ 4-6 N đun ở nhiệt độ 1020C kéo dài 24 giờ.
          Đặc tính nổi bật của protein là chúng có cấu trúc 3 chiều. Vào những năm cuối 1930,
   Linus Pauling và Robert Corey bắt đầu các nghiên cứu các cấu trúc của các acid amin và
   peptide. Mục đích của họ là biết được khoảng cách và các gốc liên kết tiêu chuẩn của các acid
   Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 10




                                                           http://www.ebook.edu.vn
amin và rồi dùng những thông tin này để dự đoán cấu trúc của protein. Một trong số các phát
kiến quan trọng là đơn vị peptide cứng và phẳng (Hình1.9). Hydrogen của nhóm amin thay
thế hầu như luôn luôn ở dạng Trans (đối nghịch) với oxy của nhóm carbonyl chỉ trừ liên kết
peptide X-pro (X là gốc bất kỳ), nó có thể là cis (cùng một phía) hoặc Trans. Liên kết giữa
nguyên tử carbon carbonyl và nguyên tử Nidrogen của đơn vị peptide là không tự do để có thể
quay được bởi vì liên kết này có đặc tính riêng.
      Chiều dài của liên kết này là 1,32 A0 nó nằm giữa chiều dài liên kết của liên kết đơn (-N
(1,46 A0) và liên kết đôi (=N (1,51 A0). Ngược lại, liên kết giữa nguyên tử Carbon α và
nguyên tử Carbon Carbonyl lại là liên kết đơn thật sự. Liên kết giữa nguyên tử Carbon α và
nguyên tử Nidrogen peptide cũng là một liên kết đơn thuần khiết. Cuối cùng, có một mức độ
lớn về sự tự do quay xung quanh những liên kết này ở phía đơn vị peptide cứng (Hình 1.9).
Độ cứng của liên kết peptide tạo cho protein có dạng 3 chiều xác định. Sự tự do quay ở phía
đơn vị peptide cũng có tầm quan trọng tương đương bởi vì nó cho phép protein cuộn lại theo
nhiều cách.
     Angstrom (A) - đơn vị đo chiều dài bằng 10-10 met. 1 A0 = 10-10m = 10-8cm = 10-μm =
10-1nm. Anders J. Angstrom (1814 - 1874)




     Hình1.9. Cấu trúc một đơn vị peptide.


     2.2.2. Đặc điểm của cấu trúc bậc I: có 2 dặc điểm quan trọng là:
      Thứ tự sắp xếp trước sau của acid amin trong chuỗi. Ví dụ: có 3 loại: Val, Tre, Lyz sẽ
có các cách sắp xếp sau:
      Val - Tre - Lyz,   Tre - Lyz - Val, Lyz - Tre - Val, Val - Lyz - Tre, Tre - Val - Lyz,
Lyz - Val - Tre
      Như vậy có 6 kiểu và quy luật là 3! = 1.2.3 = 6 kiểu và tạo nên 6 loại peptide khác nhau.
Vậy với 20 loại acid amin thì sẽ có 20! và sẽ tạo ra số lượng các loại protein khác nhau là rất
lớn. Chính nhờ khả năng sắp xếp hết sức phong phú này của các acid amin trong chuỗi
peptide mà tuy chỉ có 20 loại acid amin ta thấy thế giới sinh vật hết sức đa dạng.


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 11




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Trong chuỗi, đầu chuỗi bao giờ cũng có nhóm amin tự do, cuối chuỗi có nhóm carboxyl
tự do.
     Số lượng các acid amin trong chuỗi làm cho chuỗi peptide dài ngắn khác nhau: 2 acid
amin gọi là đi peptide, 3 gọi là tri peptide, 4-10 gọi là olygopeptide và >10 gọi là polypeptide.
Khối lượng phân tử của chuỗi peptide phụ thuộc vào điều này. Trung bình mỗi chuỗi có
khoảng 150 acid amin ví dụ Insuline có 51 acid amin, glucagon có 19 acid amin...
      Sự khác nhau của các protein về cấu trúc bậc I tạo nên tính đặc trưng sinh học của
protein từ đó quyết định đặc tính, tính trạng của sinh vật. Tính đặc trưng này riêng cho từng
loại protein và được di truyền rất chặt chẽ qua nhiều thế hệ (được mã hoá trong DNA)


         2.3. Cấu trúc bậc II của protein
     2.3.1. Định nghĩa: Là cách xoắn gọn lại của chuỗi peptide, tạo cho chuỗi peptide những
đoạn xoắn kiểu xoắn α hay gấp nếp β.
        Năm 1951 Linus Pauling và Robert Corey giả định có 2 cấu trúc polypeptide là xoắn α
và nếp gấp β. Xoắn α là một cấu trúc giống như một cái gậy. Chuỗi polypeptide liên kết chính
cuộn chặt lại tạo nên phần bên trong của gậy, còn các chuỗi bên trải rộng ra ngoài trong một
hình xoắn (Hình 1.10). Xoắn α được ổn định bởi liên kết hydrogen giữa các nhóm NH và CO
của chuỗi chính. Nhóm CO của mỗi acid amin tạo liên kết Hydrogen với nhóm NH của acid
amin cách 4 gốc về phía trước (Hình1.10). Trong xoắn α, nhóm CO của gốc n liên kết
Hydrogen với nhóm NH của gốc (n + 4). Như vậy tất cả các nhóm CO và NH của chuỗi chính
đều được liên kết Hydrogen. Gốc nọ cách gốc kia 1,5 A0 dọc theo trục xoắn và góc quay là
100° gồm 3,6 gốc acid amin cho một chu kỳ xoắn. Như vậy các amin acid được trải rộng lại
rất gần về mặt không gian trong xoắn α. Khoảng cách của xoắn α là 1,5 A0 và khoảng cách
trong một chu kỳ (3,6 gốc) là 5,4 A0.
      Vòng xoắn có thể là bên phải (Clockwise) thuận chiều kim đồng hồ hoặc bên trái
(counter clockwise) đối kim đồng hồ. Các xoắn α của protein là quay phải. Mức xoắn α của
protein rất rộng từ 0 tới gần 100%. Ví dụ Enzyme tiêu hoá chymotrypsin không có xoắn α.
Ngược lại myoglobin và hemoglobin có tới 75 % là xoắn α. Xoắn α đơn thường có chiều dài
nhỏ hơn 45 A0. Tuy nhiên, hai hay nhiều xoắn α có thể đan với nhau để tạo nên những cấu
trúc rất ổn định nó có thể dài đến 1000 A0 (100nm hay 0,1μm) hoặc hơn. Những xoắn α
(Hình 1.11) thấy ở Myosin và Tropomyosin của cơ, fibrin trong các cục máu và keratin trong
tóc. Các cáp xoắn trong những protein này giữ vai trò cơ học trong việc hình thành những bó
rắn chắc của các sợi như trong lông lợn.
      Cấu trúc xoắn α được Pauling và Corey suy diễn khoảng 10 năm trước đây khi họ quan
sát qua cấu trúc tia X của Myoglobin. Sự giải thích về cấu trúc của xoắn α là một bước ngoặt
trong sinh học phân tử bởi vì nó chứng minh được rằng cấu trúc của một chuỗi polypeptide có
thể được dự đoán nếu bản chất các thành phần của nó đã được hiểu một cách chính xác và
tuân theo một nguyên tắc nghiêm ngặt.
     Pauling và Corey cũng đã phát hiện một cấu trúc khác là nếp gấp β (gọi là β bởi vì nó
được xác định là cấu trúc thứ hai còn xoắn α là thứ nhất). Nếp gấp β khác nhiều so với xoắn
α. Một chuỗi polypeptide trong nếp gấp β gọi là một dây (sợi) β hầu như được duỗi ra hoàn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 12




                                                        http://www.ebook.edu.vn
toàn chứ không cuộn chặt như trong xoắn α. Dạng nếp gấp β được ổn định bởi liên kết di
sunfid (- s - s -) liên kết này được hình thành từ 2 nhóm sulfihydryl (-SH) của 2 acid amin Cys
khi chúng ở gần nhau trong không gian. Dạng gấp nếp β có bước xoắn thưa thường có ở
những protein dạng sợi như keratin ở lông, tóc, sừng, móng.
      Khoảng cách trục giữa các acid amin kế cận là 3,5 A0, ngược lại ở xoắn α là 1,5 A0.
Một sai khác nữa là nếp gấp β được làm ổn định bởi các liên kết Hydrogen giữa các nhóm NH
và CO trong các sợi polypeptide khác nhau, trong khi đó ở xoắn α, liên kết Hydrogen là giữa
các nhóm NH và CO trong cùng một sợi. Những chuỗi kề cận trong nếp gấp β có thể chạy
cùng một hướng (nếp β song song) hoặc các hướng đối nghịch (nếp β đối song song) (hình
1.12), ví dụ như các sợi tơ bao gồm chủ yếu các nếp gấp β. Gấp β là một cấu trúc có trong
nhiều protein. Những đơn vị cấu trúc này thông thường bao gồm từ 2 đến 5 sợi song song
hoặc đối song song..




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 13




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.10. Xoắn α




      Hình 1.11. Siêu xoắn α.




Hình 1.12. Cấu trúc đối β. Các sợi β mới tạo thành chạy theo những hướng ngược lại.
     2.4. Cấu trúc bậc III của protein
      2.4.1. Định nghĩa: Là cách xắp xếp gọn lại trong không gian của chuỗi peptide khi đã
có cấu trúc bậc II.
     2.4.2. Các lực nối ổn định cấu trúc bậc III:
       Lực disulfid - S - S - liên kết này được hình thành từ 2 nhóm sulfihydryl (-SH ) của 2
acid amin Cys khi chúng ở gần nhau trong không gian khoảng 2 lần đường kính phân tử. Đây
là liên kết đồng hoá trị nên tương đối bền vững (W = 4-5Kcal/mol), tuy nhiên số lượng liên

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 14




                                                     http://www.ebook.edu.vn
kết này ít (4-6 liên kết trong 1 phân tử) nên tác dụng ổn định cấu trúc bậc III là không giữ vai
trò quyết định.
      Một số protein có chứa liên kết disulfide. Sự liên kết chéo giữa các chuỗi hoặc giữa các
bộ phận của một chuỗi được tạo ra bởi sự oxy hoá của các gốc Cystein disulfide để tạo thành
liên kết disulfide (hình 1.13). Các protein trong nội bào thường thiếu liên kết disulfide, trong
khi đó các protein ngoại bào thường chứa một vài liên kết này. Dẫn xuất của những liên kết
chéo không lưu huỳnh của các chuỗi bên của lysine cũng có mặt trong một số protein. Chẳng
hạn như, các sợi collagen ở mô liên kết làm cho mô này vững chắc, hay là các sợi đông máu




  Hình1.13 Cầu Disulfide (-S-S-)được hình thành từ các nhóm SH của Cys trong
Insuline
      Có thể nói cấu trúc bậc III của protein chủ yếu ổn định được là nhờ một loạt các liên kết
phụ, có lực nối yếu, nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong phân tử protein. Đó là:
     Liên kết Hydro > N....H... N <. Đây là liên kết xuất hiện trong trường hợp chất có hiện
tượng phân cực, giữa hai nhóm mang điện tích âm có khoảng cách 2-3 A0 có hydro ở giữa
      Liên kết của các nhóm kỵ nước (nhóm không ưa nước, chỉ chứa C, H như: Val, Leu...)
nhóm này có tính đẩy nước và bị nước đẩy, trong dung dịch keo khi chúng gần nhau sẽ tạo
thành một đám tạo nên lực liên kết.
     Lực Valderval (lực hấp dẫn vi mô): là lực nối xuất hiện giữa các nhóm phân tử khi
chúng nằm gần nhau một khoảng cách bằng 1,5-2 lần đường kính phân tử.
    Liên kết ion xuất hiện giữa các acid amin còn dư nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm
amin (-NH2 ) trong dung dịch chúng phân ly thành các ion COO- và NH3+.
      Liên kết peptide xuất hiện giữa các acid amin còn dư nhóm -COOH và -NH2 khi chúng
ở gần nhau (số lượng liên kết này cũng rất ít). ( Hình 1.14)




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 15




                                                       http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.14. Mô hình các liên kết trong cấu trúc bậc III của protein

       Đặc điểm của các liên kết này là năng lượng liên kết thấp, nó là liên kết yếu nhưng nó
có mặt ở khắp nơi trong phân tử protein cho nên tác dụng ổn định cấu trúc của nó là rất lớn,
đồng thời do yếu nên dễ chịu ảnh hưởng tác dụng của môi trường (t0 và pH).
     2.4.3. Hệ quả của cấu trúc bậc III:
       Trong cấu trúc bậc III có một điều có ý nghĩa quyết định đối với hoạt tính của protein
là thông qua việc hình thành cấu trúc bậc III trong phân tử protein hình thành nên các trung
tâm hoạt động:
       Trung tâm hoạt động là yếu tố bắt buộc phải có ở các protein chức năng (enzyme, kháng
thể...), là nơi tiếp xúc giữa protein với đối tượng tác động, là nơi thực hiện các phản ứng hoá
sinh của protein.
      Trung tâm hoạt động được hình thành từ một số acid amin bình thường nằm xa nhau
dọc theo chuỗi peptide, nhưng nhờ có cấu trúc bậc III mà chúng được gần nhau trong không
gian để phối hợp với nhau thực hiện chức năng của protein như trypsinogen ( Hình 1.15)




     Hình 1.15: Cấu trúc của trypsinogen

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 16




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Các gốc acid amin thường tham gia vào trung tâm hoạt động là: Cys với nhóm -SH, Ser,
Tyr, Tre với nhóm - OH; Lyz, Arg với nhóm -NH2, Glu, Asp với nhóm –COOH, His với
nhóm imidazon.
      Có thể nói trung tâm hoạt động của protein có được là nhờ có cấu trúc bậc III và ổn định
được là nhờ sự ổn định của cấu trúc bậc III. Vì lý do trên tất cả những yếu tố gì ảnh tới các
liên kết duy trì cấu trúc bậc III đều ảnh hưởng tới trung tâm hoạt động, ảnh hưởng này có thể
tích cực hoặc tiêu cực đối với chức năng của protein, nếu là ảnh hưởng tích cực làm cho
protein thực hiện chức năng thuận lợi hơn ta gọi đó là hiện tượng hoạt hoá protein, ngược lại
nếu là ảnh hưởng tiêu cực làm rối loạn méo mó cấu trúc bậc III, làm cho protein hoạt động
yếu đi, thậm chí không hoạt động, người ta gọi là hiện tượng ức chế hoặc làm tê liệt chức
năng của protein.
       Những yếu tố ảnh hưởng tới trung tâm hoạt động là những yếu tố ảnh hưởng tới các liên
kết trong cấu trúc bậc III từ đó ảnh hưởng tới hoạt tính của protein. Trong cơ thể động vật các
yếu tố đó là t0 và độ pH. Ở động vật, nhiệt độ ổn định của cơ thể có những trị số nhất định
(người: 36-37 0C, trâu bò 37-380C, gia cầm 39-410C...), mỗi một mô bào tuỳ theo chức năng
mà có độ pH riêng của mình. Nhiệt độ và độ pH là điều kiện tối ưu của những protein chức
năng.
     2.5. Cấu trúc bậc IV của protein.
      2.5.1. Định nghĩa: Là cách tập hợp, kết hợp với nhau của một số tiểu phần protein đã
có cấu trúc bậc III tạo nên những tổ hợp phức tạp và qua đó tạo cho phân tử protein có những
đặc tính mới. Ví dụ:
     Hb có 4 tiểu phần liên kết với nhau bằng cấu trúc bậc IV theo hình tứ diện đều.
      Phân tử enzyme Phosphorylase thực hiện phản ứng phân giải glycogen thành glucose
trong chuyển hoá đường, khi ở trạng thái dime (dạng phosphorylase b) chúng không có hoạt
lực, khi chuyển sang dạng tetrame (dạng phosphorylase a) thì chúng có hoạt lực:


                                                               P                  P
                                 4ATP           4ADP                   O-O
                O-O
                                    Protein-kinase                     O-O

                                                                   P              P
   Phosphorylase ‘b’ dạng dime                          Phosphorylase ‘a’ dạng tetrame
     2.5.2. Ý nghĩa: đây là cách điều hoà hoạt tính của protein đồng thời tiết kiệm được
nguyên liệu.
     3. Cắt và sửa đổi protein tạo nên các khả năng mới.
      Nhiều trong số 20 acid amin có thể bị thay đổi sau khi chuỗi polypeptide đã được tổng
hợp nên đã làm tăng thêm khả năng của protein. Ví dụ các amin chót của nhiều protein đã
acetyl hoá, điều đó làm cho protein tăng sự kháng lại sự phân giải. Ở các collagen tổng hợp
mới, nhiều gốc protein đã hydroxyl hoá để tạo hydroxyproline (Hình 1.16). Những nhóm
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 17




                                                      http://www.ebook.edu.vn
hydroxyl được thêm vào đã làm ổn định sợi collagen. Ý nghĩa sinh học của sự sửa đổi này đã
được dẫn ra trong bệnh thiếu vitamin C (Scurvy) nguyên nhân là do sự hydroxyl hoá không
đầy đủ của collagen vì thiếu vitamin C. Các amin acid chuyên biệt khác cũng được tạo ra như
γ - carboxyglutamate. Khi thiếu vitamin K, sự carboxyl hoá không đủ của glutamate trong
prothrombin, một nhóm protein đóng cục do đó dẫn tới sự xuất huyết. Hầu hết các protein,
chẳng hạn như các kháng thể được tiết ra bởi các tế bào đòi hỏi phải có đơn vị carbohydrate
trên các gốc asparagine đặc hiệu. Việc thêm carbohydrate vào làm cho protein ưa nước hơn.
Ngược lại, một protein có thể trở nên ghét nước hơn nếu thêm một acid béo vào nhóm α-amin
hoặc một nhóm sulfhydryl của Cystein.
      Nhiều Hormone, chẳng hạn như Adrenalin, đã làm thay đổi hoạt tính của nhiều Enzyme
do sự kích thích phosphoryl hoá của acid amin hydroxyl là serine và Threonine.
Phosphoserine và phosphothreonine là các acid amin được sửa đổi thường xuyên nhất trong
các protein. Các yếu tố sinh trưởng tác động bằng cách tạo nên sự phosphoryl hoá nhóm
hydroxyl của Tyrosine để tạo nên phosphoTyrosine. Các nhóm phosphate trên 3 acid amin
sửa đổi này có thể bị loại đi, làm cho chúng có thể tác động như sự chuyển đổi nghịch trong
sự điều hoà các quá trình của tế bào. Thật vậy, một số gen sản sinh ung thư (oncogene) tác
động bằng cách kích thích sự phosphoryl hoá dư thừa các gốc Tyrosine trên các protein kiểm
soát sự tăng sinh của tế bào.




     Hình 1.16: Sự sửa đổi các gốc acid amin ở một số protein.
        Nhiều protein bị cắt xén sau khi sinh tổng hợp. Chẳng hạn như các Enzyme tiêu hoá
khi được tổng hợp, tiền thân của nó là bất hoạt có thể cất giữ an toàn ở tuỵ. Sau khi được giải
phóng vào đường tiêu hoá, những tiền thân này trở nên hoạt hoá do cắt đi liên kết peptide.
Trong quá trình đông máu, fibrinogen hoà tan chuyển thành fibrin không hoà tan cũng do sự
cắt bớt liên kết peptide. Nhiều hormone polypeptide chẳng hạn như adrenocorticotropin do sự
chẻ nhỏ của một protein tiền thân. Cũng giống như vậy, các protein của poliovirus được tạo
nên do sự xén bớt của một polyprotein tiền thân lớn hơn. Một vài protein chủ chốt của Virus-
1 (HIV-1) gây nên AIDS là do sự cắt xén đặc hiệu của một tiền thân dài hơn.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 18




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Các chuỗi Polypeptide có thể đảo hướng do sự quay gấp. Nhiều protein có hình cầu,
gọn có sự đảo hướng trong các chuỗi polypeptide của chúng. Nhiều sự đổi hướng được hoàn
tất bởi một yếu tố cấu trúc gọi là sự đổi hướng β. Trong sự quay này nhóm CO gốc (n) liên
kết Hydrogen với nhóm NH của gốc (n + 3) (Hình 1.17). Như vậy một chuỗi polypeptide có
thể đổi hướng một cách bất ngờ. Sự đổi hướng β thường để nối các sợi β đối song song. Nó
cũng được hiểu như là sự đổi hướng hay sự bẻ gập đột ngột.
     Xoắn Collagen được ổn định bởi Proline và Hydroxypoline.
      Một dạng đặc biệt của xoắn có trong Collagen - thành phần sợi chính của da, xương
gân, sụn và răng. Những protein ngoại bào có chứa 3 chuỗi polypeptide xoắn. Mỗi chuỗi dài
1000 gốc. Trình tự acid amin của collagen rất điều hoà: gần như 1/3 gốc là glycine, proline
chiếm 12%. Hơn nữa collagene có chứa 2 acid amin hiếm gặp là Hydroxyproline và
hydroxylusine. Trình tự glycine - Proline - Hydroxyproline (Gly - Pro - Hyp) cũng thường
được tái diễn (Hình 1.18).
      Collagen là một phân tử hình que dài khoảng 3000 A0 nhưng đường kính chỉ 15 A0.
Hoạ tiết xoắn 3 (Hình1.18) hoàn toàn khác với xoắn α. Liên kết Hydrogen có trong nội bộ
một sợi. 3 dây cuộn lại với nhau tạo nên cáp siêu xoắn. Khoảng cách trục cho 1 gốc trong siêu
xoắn là 2,9 A0 và có gần 3 gốc cho một chu trình. 3 dây này có liên kết Hydrogen với nhau.
Chất cho Hydrogen là nhóm NH peptide của gốc glycine và chất nhận hydrogen là nhóm CO
cuả các chuỗi khác. Nhóm Hydroxyl của các gốc Hydroxyproline cũng tham gia trong liên kết
Hydrogen.
      Đến bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao glycine chiếm 1/3 vị trí trải dài hàng nghìn gốc tạo
nên vùng xoắn của collagen. Phía bên trong của cáp dây 3 này rất chặt. Vì vậy, chỉ có glycine
là có thể vừa khít ở vị trí bên trong này. Vì có 3 gốc cho một chu trình xoắn, cho nên phải có
1/3 gốc trên mỗi dây là glycine.
     Khi quan sát sợi collagen ta thấy có vằn ngang, đó là các phân tử Tropocolagen ở các
dẫy kề nhau xếp lệch nhau 1/4 phân tử. Trên cùng một dẫy, giữa phân tử Tropocollagen có
một khớp dài 400 A0.




     H×nh 1.17: §¶o h−íng quay cña peptide.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 19




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Protein giÇu liªn kÕt hydrogen. Nh÷ng nh©n tè nµo x¸c ®Þnh cÊu tróc 3 chiÒu cña
protein? C¸c t−¬ng t¸c ph©n tö trong c¸c hÖ thèng sinh häc ®Òu qua 3 nh©n tè trung gian: liªn
kÕt tÜnh ®iÖn, liªn kÕt Hydrogen vµ liªn kÕt Valderval. Chóng ta còng ® thÊy liªn kÕt
Hydrogen gi÷a c¸c nhãm NH vµ CO cña chuçi chÝnh ®Ó t¹o xo¾n α, nÕp gÊp β vµ c¸p
collagen. Trong thùc tÕ, c¸c chuçi bªn cña 11 trong sè 20 acid amin nÒn t¶ng ®Òu cã thÓ tham
gia liªn kÕt Hydrogen. V× thÕ chóng ta nãi c¸c acid amin nµy cã tiÒm n¨ng liªn kÕt Hydrogen:
     1. C¸c chuçi bªn cña Tryptophan vµ Arginine cã thÓ ho¹t ®éng chØ nh− chÊt cho liªn kÕt
Hydrogen (Hydrogen bond donor).
     2. Còng gièng nh− chÝnh ®¬n vÞ peptide, c¸c chuçi bªn cña Asparagine, Glutanine vµ
Threonine ho¹t ®éng nh− nh÷ng chÊt cho vµ nhËn liªn kÕt Hydrogen.
      3..Kh¶ n¨ng liªn kÕt Hydrogen cña Lysine (vµ nhãm cuèi Amin), Aspartic vµ Acid
glutamic (vµ nhãm cuèi Carboxyl), Tyrosine vµ Histidine thay ®æi theo pH. C¸c nhãm nµy cã
thÓ ho¹t ®éng víi t− c¸ch lµ chÊt nhËn còng nh− chÊt cho trong mét thang pH x¸c ®Þnh vµ víi
t− c¸ch lµ chÊt nhËn hoÆc chÊt cho (chø kh«ng ph¶i c¶ hai) ë nh÷ng pH kh¸c nh− Aspartate
vµ Glutamate trªn h×nh (1.19). MÉu h×nh liªn kÕt Hydrogen cña c¸c gèc cã thÓ ion ho¸ nµy lµ
phô thuéc pH.




   Trình tự acid amin của chuỗi Collagen       Cấu trúc một chuỗi Collagen xoắn ba


     Hình 1.18 Cấu trúc của Collagen xoắn ba.




     Nhóm cho hydrogen của tryptophan              Nhóm cho hydrogen của Arginine
       Hình1.19: Các nhóm liên kết hydrogen của một số chuỗi bên ở protein.
     Protein hoà tan trong nước cuộn lại trong các cấu trúc thích hợp có các lõi không
phân cực.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 20




                                                     http://www.ebook.edu.vn
Những nghiên cứu tia X chỉ rõ chi tiết cấu trúc 3 chiều của trên 300 protein. Chúng ta
bắt đầu với Myoglobuline, protein đầu tiên được nhìn nhận chi tiết ở mức nguyên tử.
      Myoglobine, là chất dự trữ oxy ở cơ, nó là một chuỗi polypeptide đơn với 153 acid
amin, khối lượng phân tử là 18Kd. Myoglobine có khả năng gắn với oxy phụ thuộc vào sự có
mặt của Hem, một nhóm prosthetic không polypeptide bao gồm protoporphyrin và một
nguyên tử sắt ở trung tâm. Myoglobine là một phân tử cực kỳ thích hợp với chức năng vận
chuyển O2. Kích thước của nó là 45 x 35 x 25A0. Cấu trúc bậc 1 của Myoglobine là các xoắn
α, phân tử này có 8 xoắn. Khoảng 70% chuỗi chính cuộn lại trong các xoắn α và nhiều phần
còn lại của chuỗi tạo thành các chu trình giữa các xoắn. Có 4 vòng chứa proline, có xu hướng
làm phá vỡ các xoắn α bởi vì nó làm chướng ngại không gian bởi một vòng 5 rắn chắc (rigid).
     Sự cuộn lại của chuỗi chính ở Myoglobine cũng giống như các protein khác, nó là một
phức hợp và không cân đối. Sự thật nổi bật là ở bên trong bao gồm hầu hết các gốc không
phân cực như Leucine, Valine, Methionine và Phenylalanine. Những gốc phân cực như
Aspartate, Glutamate, Lysine và Arginine không có mặt trong Myoglobine. Riêng chỉ có vài
gốc phân cực có mặt ở phía trong là 2 Histidine giữ vai trò đặc biệt trong việc gắn oxy của
Hem. Mặt khác, phía ngoài của Myoglobine lại chứa cả những gốc phân cực và không phân
cực. Mô hình không gian đầy đủ cũng chỉ rõ rằng nó có rất ít khoảng trống ở bên trong.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 21




                                                     http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.20. Phân tử Ribonuclease

      Sự phân phối đối nghịch của các gốc phân cực và không phân cực đã vạch rõ những
khía cạnh có tính chất chìa khoá của kiến trúc protein. Trong một môi trường nước, các
protein cuộn lại là do khuynh hướng loại trừ nước mạnh mẽ của các gốc kỵ nước. Cần phải
nhắc lại rằng nước cấu kết rất cao còn các nhóm kỵ nước lại ổn định nhiệt động hơn khi tụ
bên trong phân tử. Chuỗi Polypeptide vì thế cuộn lại một cách tự phát để cho các chuỗi bên kỵ
nước chìm vào bên trong, những chuỗi tích điện phân cực thì nằm trên bề mặt. Số phận của
chuỗi chính đi kèm với chuỗi bên kỵ nước cũng rất quan trọng. Bí mật của việc chôn sâu một
đoạn của chuỗi chính trong một môi trường kỵ nước là để tạo cặp tất cả các nhóm NH và CO
bằng liên kết Hydrogen. Các cặp đôi này được hoàn thiện trong xoắn α hoặc nếp gấp β. Liên
kết Valderval giữa các chuỗi bên Hydrocarbon cũng góp phần làm ổn định cho protein. Bây
giờ thì chúng ta hiểu tại sao bộ 20 acid amin có chứa một vài acid amin khác nhau về hình
dạng và kích thước một cách tinh tế như vậy.
     Ribonuclease, một Enzyme tuyến tuỵ phân giải RNA là một ví dụ về các cách khác
nhau của cuộn protein. Chuỗi polypeptide đơn này gồm 124 gốc cuộn lại chủ yếu trong các
dây β. Ngược lại, với Myoglobine có chứa các xoắn α nhưng thiếu các dây β. Ribonuclease
cũng giống như Myoglobine có chứa bên trong chất không phân cực cao và cuốn rất chặt.
Enzyme này được làm ổn định xa hơn bởi 4 liên kết disulfide. Cấu trúc của một protein có thể
được tượng trưng trong dạng xơ đồ tạo với các dây β như những mũi tên rộng còn xoắn α như
một đường xoắn và những vùng nối như những sợi dây bện (string).
      Mô hình Ribonuclease (hình 1.20) của Richardson rất lợi ích cho việc thể hiện các mối
liên quan của các yếu tố trong các protein, đặc biệt là các protein lớn và rất lợi cho việc xác
định các tiết hoạ cấu trúc trong các protein khác.
      Những protein màng không thể thiếu được, nó trải trên các màng sinh học, được thiết kế
khác so với các protein hoà tan trong dung dịch nước. Barrier tính thẩm của màng được tạo
bởi các Lipide, chúng là các chất kỵ nước mạnh. Như vậy, phần protein màng trải trên vùng
này phải có đầu ngoài kỵ nước, phần vận chuyển màng của protein màng thường bao gồm các
bó xoắn α với các chuỗi bên không phân cực (chẳng hạn như Leucine và Phenylalanine)
chúng hướng ra ngoài bề mặt của protein này.
     4. Bốn mức cấu trúc của protein.
      Cấu trúc bậc 1 là trình tự các acid amin. Cấu trúc bậc 2 là sự sắp xếp không gian của các
gốc acid amin, gốc nọ kề gốc kia trong trình tự thẳng. Xoắn α và dây β là các thành viên của
cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc 3 là sự sắp xếp không gian của các gốc acid amin ở xa nhau và
mô hình của liên kết disulfide và các liên kết phụ. Tuy nhiên việc chọn ra cấu trúc bậc 2 hay
bậc 3 chỉ là cảm giác.
      Cấu trúc bậc 4 là sự sắp xếp không gian của các đơn vị (Subunid) và bản chất tiếp xúc
của nó. Ví dụ như Hemoglobine, có chứa 2 chuỗi α và 2 chuỗi β. Các đơn vị này giao diện
với nhau trong một Tetramer để tham gia vào vận chuyển thông tin giữa các vị trí gắn xa đối
với O2, CO2 và H.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 22




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Những nghiên cứu về cấu trúc chức năng và sự tiến hoá của protein đã vạch rõ tầm quan
trọng của 2 mức khác nữa của tổ chức. Cấu trúc siêu bậc 2 (Supersecondary Structure) chỉ
cụm những cấu trúc bậc 2, chẳng hạn như một dây β tách biệt với một dãy β khác bởi một
xoắn α đã thấy ở nhiều protein. Hoạ tiết này được gọi là đơn vị βαβ (Hình 1.21).
      Một số chuỗi polypeptide cuộn lại trong 2 hoặc nhiều hơn các vùng chắc đặc (compact)
có thể nối với nhau bởi những đoạn co rãn của chuỗi polypeptide cũng giống như các quả lê
trên một cành. Những đơn vị hình cầu chắc đặc này gọi là domain, có kích thước từ khoảng
100 đến 400 gốc acid amin. Chẳng hạn như, chuỗi L25 - Kd của một kháng thể cuộn lại trong
2 domain (Hình 1.21). Những đơn vị hình cầu này gắn cái nọ với cái kia, điều đó khiến người
ta cho rằng chúng được xuất hiện do sự nhân đôi của một gen nguyên thuỷ. Một nguyên tắc
quan trọng đã được phát hiện từ sự phân tích gen và protein ở Eucaryote bậc cao hơn là Các
domain protein thường được mã hoá bởi các phần tách biệt của gen gọi là exon.




 Hình 1.21. Siêu cấu
 trúc bậc 2 của
 protein




     Những protein có nhiều chuỗi polypeptide thì có thêm mức tổ chức cấu trúc. Mỗi chuỗi
polypeptide trong những protein như thế gọi là dưới đơn vị ( Subunid ).




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 23




                                                    http://www.ebook.edu.vn
5. Thứ tự các acid amin chuyên hoá cấu trúc không gian của protein
      Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ giữa các thứ tự acid amin của một protein và cấu
trúc của nó từ công trình kinh điển của Christian Anfinsen trên Ribonulease. Đó là một chất
sớm được chú ý, Ribonuclease là một chuỗi polypeptide gồm 124 gốc acid amin, 4 liên kết
disulfide có thể bị cắt đi do việc khử chúng với một thuốc thử như β-mercaptoethanol nó sẽ
hình thành disulfide hỗn hợp với chuỗi bên Cystein (hình 1..22).




   Hình 1.22: Sự khử cầu disulfide trong một protein bằng cách cho dư thừa thuốc thử
   sulfhydryl (R-SH) chẳng hạn như β -mercaptoethanol.

      Khi cho dư nhiều β-mercaptoethanol thì các disulfide hỗn hợp cũng bị khử, sản phẩm
cuối cùng là 1 protein trong đó disulfide (Cystin) được chuyển hoàn toàn thành sulfhydryl
(Cysteine). Tuy nhiên, người ra cũng phát hiện rằng Ribonuclease ở 37°C và pH 4 lại không
bị khử bởi β-mercaptoethanol trừ phi protein này được xử lý với các thuốc thử như urea hoặc
guanidine hydrochloride. Mặc dầu cơ chế tác động của các tác nhân này chưa được rõ hoàn
toàn, nhưng đã rõ ràng là chúng làm rối loạn các tương tác không đồng hoá trị. Hầu hết các
chuỗi peptide đều không có các liên kết chéo để thừa nhận một cấu trúc cuộn ngẫu nhiên
trong urea 8M hoặc Guanidine HCl 6M.
     Khi Ribonuclease được xử lý với β-mercaptoethanol trong urea 8M thì sản phẩm là một
chuỗi polypeptide cuộn lại một cách ngẫu nhiên và bị khử hoàn toàn, nó không có hoạt tính
Enzyme. Nói một cách khác, Ribonuclease đã bị biến tính do sự xử lý này (hình 1..23).
       Sau đó Anfisen đã có những quan sát đặc biệt về Ribonuclease đã bị biến tính khi loại
trừ urea và β-mercaptoethanol bằng thẩm tích thì hoạt tính Enzyme lại được phục hồi một
cách chậm chạp. Ông đã lĩnh hội được ý nghĩa của sự phát hiện tình cờ này là: Sulfhydryl của
các Enzyme đã bị biến tính sẽ bị oxi hoá bởi không khí và Enzyme này lại cuộn lại một cách
tự phát trong dạng hoạt hoá xúc tác. Những nghiên cứu chi tiết sau đó đã chỉ ra rằng hầu như
tất cả hoạt tính Enzyme gốc (original) sẽ được khôi phục nếu nhóm sulfhydryl bị oxi hoá dưới
những điều kiện thích hợp (hình 1..23). Tất cả các đặc tính lý hoá của Enzyme cuộn lại phân
biệt rõ ràng với Enzyme nguyên mẫu (native). Những thí nghiệm này đã chỉ ra rằng thông tin
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 24




                                                     http://www.ebook.edu.vn
cần để chuyển hoá phức hợp cấu trúc 3 chiều của Ribonuclease nằm ở trong các thứ tự acid
amin. Những nghiên cứu sau này đã xác định một cách tổng quát nguyên lý trung tâm của
sinh học phân tử là thứ tự chuyên hoá các cấu trúc hoá học. Một kết quả khác thu được khi
Ribonuclease đã khử sẽ bị oxi hoá khi ở urea 8M. Chế phẩm này sau đó được thẩm tích để
loại urea. Ribonuclease bị tái oxi hoá theo cách này chỉ có hoạt tính Enzyme 1%.




     Hình 1.23. Sự hoàn nguyên của ribonuclease
       Tại sao kết quả của thí nghiệm này khác với kết quả trong đó Ribonuclease đã bị khử sẽ
lại tái oxi hoá trong dung dịch không có urea? Lý do là tạo vòng đôi disulfide không đúng
(wrong) ở phân tử khử khi bị tái oxi hoá vì có tới 105 cách của 8 vòng đôi Cystein để hình
thành 4 disulfide; nhưng chỉ có một trong số các hợp chất này là có hoạt tính Enzyme. 104
vòng đôi sai có tên là Ribonuclease "leo trèo" (Scramble). Sau đó Anfinsen đã thấy các
Ribonuclease “leo trèo” này chuyển đổi một cách tự phát thành Ribonuclease nguyên mẫu,
đầy đủ hoạt tính khi cho vào một ít β-mercaptoethanol trong dung dịch nước (hình 1..23). β-
mercaptoethanol được thêm vào sẽ xúc tác sự sắp xếp lại của các vòng đôi disulfide cho đến
khi cấu trúc ban đầu được hoàn nguyên, thời gian mất khoảng 10 giờ. Quá trình này được
thực hiện hoàn toàn bởi việc làm giảm năng lượng tự do nhờ cấu trúc "leo trèo" đã chuyển
thành cấu trúc của Enzyme. Như vậy, dạng ban đầu của Ribonuclease là cấu trúc ổn định nhất
về nhiệt động học. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc cuộn lại của nhiều Enzyme lại được sự
trợ giúp bởi Enzyme, nó xúc tác để đạt tới trạng thái năng lượng thấp nhất.
     Sự hoà hợp như thế nào của tương tác trung gian để tạo nên sự chuyển ngược từ dạng
không cuộn sang dạng cuộn của một protein? Cấu trúc của một protein có thể được suy luận

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 25




                                                     http://www.ebook.edu.vn
từ các thứ tự acid amin của nó được không? Những vấn đề này là trung tâm của hoá sinh phân
tử.
      Anfinsen (1964) viết: “Cái đập vào tôi gần đây là người ta có thể thật sự thấy được các
thứ tự của một phân tử protein, về sự cuộn lại trong một dạng hình học chính xác giống như
một hàng chữ viết đẹp đẽ trong dạng quy chuẩn và sự tạo mẫu với bản chất cuộn lại của nó,
tạo nên sự hoà hợp với chức năng sinh học”.



     6. Sự gắn đặc hiệu và những thay đổi cấu trúc là cơ sở của tác động protein
      Bước đầu tiên trong tác động của một protein là việc gắn của nó với phân tử khác.
Protein như là một lớp các đại phân tử độc quyền về khả năng nhận biết và tương tác cao với
các phân tử dẫn suất. Ví dụ như Myoglobin gắn chặt vào một nhóm Hem khi chuỗi
polypeptide của nó đã cuộn lại phần nào. Protein cũng kết hợp với các protein khác để tạo nên
những sự xếp đặt thứ tự cao chẳng hạn như những sợi co giãn ở cơ. Việc gắn các phân tử lạ
vào protein kháng thể có thể làm cho sự miễn dịch phân biệt được giữa mình và không phải
mình. Xa hơn nữa là, sự biểu hiện của nhiều gen bị kiểm soát bởi việc gắn của protein làm
nhiệm vụ nhận dạng các thứ tự DNA đặc hiệu. Protein cũng có khả năng tương tác một cách
đặc hiệu với một dẫy các phân tử vì chúng rất tài tình trong việc hình thành các bề mặt và các
khe bổ cứu. Sự tinh tế của các chuỗi bên trên những bề mặt này và các khe hở có thể làm cho
protein tạo được các liên kết hydrogen, liên kết tĩnh điện, liên kết Valderval với các phân tử
khác.
      Như đã nhấn mạnh ở phần mở đầu của chương này, hầu hết tất cả các phản ứng trong hệ
thống sinh học đều được xúc tác bởi những protein được gọi là Enzyme. Bây giờ chúng ta sẽ
đánh giá một cách chính xác là tại sao protein lại giữ vai trò độc quyền trong việc xác định
mẫu hình (pattern) của các vận chuyển hoá học hay khả năng xúc tác của các protein đi từ khả
năng gắn của chúng với các phân tử cơ chất trong những hướng chính xác và ổn định trong
trạng thái quá độ (transidion) và sự bẻ gãy các liên kết hoá học. Nguyên lý cơ bản này có thể
tính được cụ thể bằng một ví dụ đơn giản về sự xúc tác Enzyme, sự hydrat hoá của carbon
dioxide bởi carbonic anhydrase
                      H2O + CO2 → CHO3- + H+
      Carbonic anhydrase làm tăng tốc độ phản ứng lên trên 1.000.000 lần như thế nào? Phần
kích thích tính phản ứng là do tác động của ion kẽm, nó phối hợp các nhóm imidazol của 3
gốc histidine trong Enzyme này. Ion kẽm định vị ở đáy của một khe sâu chừng 15A0 dưới bề
mặt của protein. Gần kề là một nhóm của gốc nhận biết và gắn carbon dioxide. Khi nước gắn
vào ion kẽm thì nó nhanh chóng chuyển thành ion hydroxide, đó là vị trí chính xác để tấn
công vào phân tử dioxide carbon gắn tiếp vào nó (hình 1.24.). Ion kẽm này giúp cho sự định
hướng CO2 cũng như cung cấp một lượng lớn OH-. Carbonic anhydrase cũng giống như
những Enzyme khác, nó là một chất xúc tác cao bởi vì nó đưa cơ chất vào sự gần gũi không
gian và làm thích hợp hướng của các phản ứng.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 26




                                                      http://www.ebook.edu.vn
H
                    H
                                             His             O
         His
                   O          O
                                              His     Zn++ C O
         His   Zn++       C
                                                             O
                                                             -
                      O                      His
      His

      Hình 1.24. Cơ chế phản ứng của carbon anhydrase. Ion hydroxide và carbon dioxide đã
được sắp đặt một cách chính xác để làm thuận lợi cho việc hình thành bicarbonate bởi sự liên kết
của chúng với Zn2+.
     Sự tái diễn khác của xúc tác là việc sử dụng các nhóm tích điện để phân cực cơ chất và
làm ổn định trạng thái quá độ.
     .




               Hình 1.25. Sự tương
               tác Allosteric
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 27




                                                       http://www.ebook.edu.vn
Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là một số protein có nhiều vị trí gắn, các vị trí này
có sự thông tin với nhau. Sự thay đổi cấu trúc cảm ứng bởi việc gắn một phân tử vào một vị
trí trong một protein đã đẩy các vị trí lệch ra xa trên 20A0. Vì thế, protein có thể được xây
dựng để hoạt động như những cầu giao phân tử (molecular swidch) để tiếp nhận, hợp nhất và
truyền các tín hiệu. Nhiều protein có chứa các vị trí điều hoà gọi là vị trí allosteric kiểm soát
việc gắn của chúng với các phân tử khác và làm thay đổi tốc độ phản ứng của chúng (hình
1.25). Ví dụ như, việc gắn oxygen vào nhóm Hem của hemoglobine là kết quả của sự thay đổi
việc gắn H+ và CO2 ở các vị trí xa trong phân tử protein.
      Sự kiểm soát allosteric trung gian bởi sự thay đổi cấu trúc trong phân tử protein là trung
tâm của sự điều hoà trao đổi chất. Trong hệ thần kinh, protein kênh nhạy cảm với đa kích
thích hoạt động như các cổng, giống như cổng trong chip của computer
      Protein có 2 vị trí gắn có liên quan tới sự thay đổi cấu trúc làm cho nó có khả năng
chuyển đổi năng lượng. Giả sử một protein có một vị trí xúc tác cho sự thuỷ phân adenosine
triphosphate (ATP) thành (ADP) là một phản ứng cho năng lượng. Sự thay đổi từ
Triphosphate tới Diphosphate cảm ứng sự thay đổi vị trí xúc tác, chuyển vị trí gắn sang một vị
trí khác xa hơn trên cùng một protein. Như vậy, enzyme với chức năng như những mô tơ phân
tử làm thay đổi năng lượng liên kết hoá học trong sự vận động trực tiếp như sự co cơ
      7. Đặc tính lý hoá của protein
      7.1. Protein tồn tại ở sinh vật ở trạng thái keo: Môi trường trạng thái keo của protein
là nước. Tiêu chuẩn của hệ keo phụ thuộc vào kích thước hạt hoà tan (1-150mμ). Đặc tính của
hệ keo là vừa có đặc tính lỏng (tốc độ phản ứng như môi trường lỏng) vừa có đặc tính rắn (có
hình thể nhất định).
      Protein là keo ưa nước vì protein mang những nhóm ưa nước (-NH2, -COOH, -OH).
Keo protein có các đặc tính điển hình của keo ưa nước như: gây áp suất thẩm thấu thấp (30-
40mmHg ≈ 0,03-0,04at); khả năng khuếch tán ít; độ nhớt cao; khả năng hấp phụ các chất rất
cao, vì nó có cấu trúc phức tạp, diện tích tiếp xúc với môi trường so với khối lượng rất lớn
nên protein có đặc tính này. Các chất mà protein hấp phụ có thể ở thể hơi, lỏng, rắn, chúng
được liên kết với phân tử protein theo nhiều kiểu liên kết, liên kết này có thể bền nếu là liên
kết hoá học hoặc không bền nếu là liên kết do sự hấp dẫn phân tử hoặc tĩnh điện. Điểm đáng
chú ý là hiện tượng hấp phụ của protein không hỗn loạn mà có tính đặc trưng rõ rệt mà điển
hình là các phản ứng huyết thanh miễn dịch (kháng thể chỉ kết hợp với kháng nguyên tương
ứng). Hiện tượng trương nở của protein cũng có bản chất là hiện tượng hấp phụ, chất hấp phụ
ở đây là nước (protein khô có thể hấp phụ tới 50% khối lượng nước so với bản thân chúng) và
có khả năng khuếch tán ánh sáng, khi cho tia sáng đi qua dung dịch protein ta thấy được các
tia khuếch tán, hiện tượng này gọi là hiện tượng tin đan.
      7.2. Lưỡng tính và điểm đẳng điện: Keo protein là keo ở trạng thái mang điện, có thể
dương hoặc âm. Điện tích trong hạt keo là điện tích phân ly của các gốc acid amin dư nhóm
cacboxyl, nhóm amin. Điện tích này có thể dương hoặc âm, điều này phụ thuộc vào số lượng
của các nhóm -COO- và NH3+ trong phân tử protein.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 28




                                                        http://www.ebook.edu.vn
NH2          COOH                    NH3+           COO-
                       ⎜              ⎜                         ⎜             ⎜

                     -------------------   ------- >   --------------------------
                               ⎜                                      ⎜

                           COOH                                     COO-


      Sự phân ly này còn phụ thuộc vào pH của môi trường. Trị số pH môi trường làm cho độ
phân ly của các gốc đó tiến tới bằng nhau để điện tích triệt tiêu thì giá trị pH đó gọi là điểm
đẳng điện, kí hiệu là pI. Tại điểm đẳng điện hạt keo protein không bền, vì nó mất một yếu tố
là sức đẩy tĩnh điện. Điểm đẳng điện của đa số protein nằm ở vùng dưới 7, phía acid. Ví dụ:
pI của casein là 4,7; albumin là 4,8; globulin là 5,4.
       7.3. Hiện tượng mất nguyên tính và sa lắng: Protein tồn tại ổn định trong môi trường
nhất định, khi môi trường thay đổi (pH và t0) làm ảnh hưởng tới cấu trúc bậc III, tới điện
tích... thì một số tính chất của protein thay đổi như khả năng xúc tác của các enzyme bị giảm
sút hoặc mất hẳn, trường hợp đó gọi là trường hợp mất nguyên tính.
      Khi tác động của những yếu tố môi trường không sâu sắc hoặc quá nhanh thì phân tử
protein có thể trở lại trạng thái ban đầu (hoàn nguyên - khôi phục lại nguyên tính của nó). Nếu
tác động của các yếu tố môi trường kéo dài và mạnh thì protein bị biến đổi tính chất mà phổ
biến là cấu trúc bậc III hoàn toàn rối loạn, lúc đó một số thuộc tính của trạng thái keo bị mất
như khả năng có điện tích, khả năng thuỷ hoá... và các phân tử protein tụ lại với nhau kết tủa
và sa lắng.
       7.4. Tính đặc trưng sinh học: Đây là sự khác nhau của các protein về mặt cấu trúc
(trước hết là bậc I) và chức năng như tính đặc hiệu của enzyme, hiện tượng choáng do việc
truyền máu, hiện tượng không dung hoà khi vá da hoặc cấy ghép mô... Các loại phản ứng này
rất tinh vi và phức tạp. Tính đặc trưng sinh học này được di truyền chặt chẽ qua acid nucleic.
     8. Phân loại protein
      Theo tính toán của Pauling, trong một con người có khoảng 10 vạn loại protein khác
nhau nên việc phân loại là phức tạp. Hiện nay người ta vẫn theo đề nghị của Hoppezaile và
Dreczen việc phân loại protein là theo 2 lớp lớn là protein đơn giản (protein) và protein phức
tạp (proteid). Protein đơn giản là loại protein mà thành phần cấu tạo chỉ có các acid amin.
Protein phức tạp là loại protein mà thành phần cấu tạo chủ yếu là các acid amin, bên cạnh đó
còn có các nhóm ghép không có bản chất acid amin
     8.1. Protein đơn giản (protein): gồm 4 nhóm sau:
     8.1.1. Albumin và globulin: Là những protein chức năng phổ biến ở máu và cơ. Chúng
khác nhau về khối lượng phân tử, albumin khối lượng phân tử thấp hơn (2-7 vạn dalton),
globulin 1 triệu dalton (1dalton = 1,66 x 10-24 gam).
      Về chức năng: albumin gắn liền với quá trình dinh dưỡng, là nguyên liệu xây dựng mô
bào, giữ áp lực thẩm thấu keo của máu, một phần liên kết với các chất khác để vận chuyển
chúng như với vitamin, các acid béo, cholesterin, một số ion Ca, Mg.... Tiểu phần albumin
chiếm 35-45% protein trong huyết thanh, tỷ lệ này phản ánh cường độ trao đổi chất của cơ
thể. Albumin được tổng hợp nhiều ở gan. Tỷ lệ và hàm lượng albumin trong máu phản ánh
chế độ dinh dưỡng cao hay thấp và chức năng của gan.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 29




                                                          http://www.ebook.edu.vn
Globulin chiếm phần lớn protein trong huyết thanh, nó bao gồm nhiều loại như α, β, γ-
globulin, chúng có vai trò khác nhau trong cơ thể sống. Hai loại α, β-globulin được tổng hợp
chủ yếu ở gan, chúng gắn liền với quá trình dinh dưỡng như albumin. Tiểu phần α-globulin
liên kết với glucid và lipid tạo thành những phức hợp glucoproteid và lipoproteid, α-globulin
còn liên kết với Hb khi hồng cầu bị vỡ, bằng phương pháp điện di người ta tách được α-
globulin thành 2 tiểu phần α1 và α2-globulin, trong đó α2-globulin có chứa haptoglobin là
yếu tố có liên quan tới Hb. Tiểu phần β-globulin có chứa transferin là yếu tố tham gia vào quá
trình tạo máu cho cơ thể. Tiểu phần γ-globulin do tế bào lâm ba cầu B sinh ra, có vai trò đặc
biệt quan trọng, là tổ hợp các kháng thể, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể. Đây là
chỉ tiêu đánh giá khả năng chống bệnh, khả năng thích nghi của cơ thể. Người ta đã tách được
5 nhóm kháng thể có đặc tính miễn dịch khác nhau đó là IgG, IgA, IgM, IgD, IgE.
     Chỉ số A/G (Albumin/Globulin) là chỉ số phản ánh tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của
con vật.
     8.1.2. Histon và protamin: là loại protein kiềm tính pI = 8-13. Phân tử chúng chứa
nhiều acid amin kiềm như Arg, Lyz, His...có nhiều trong nhân tế bào, gắn liền với DNA và
giữ vai trò điều hoà hoạt động của DNA, với tính base cao tạo thành poly cation để cho
polyanion là DNA bám vào.
      8.1.3. Á protein (proteinoic): là protein của mô liên kết (gân, dây chằng, tóc, xương...)
Đặc tính của chúng là tuy có cấu tạo thuần tuý từ các acid amin nhưng chúng không ở trạng
thái keo (không hoà tan trong nước), cấu trúc thường ở dạng sợi hoặc bó. Đại diện của nhóm
này là:
      Colagen: là loại protein có chủ yếu ở mô liên kết, ở da, thành mạch quản, tỷ lệ colagen
tăng là cho da nhăn nheo khi tuổi già. Ở t0 cao phân tử của chúng đổi sang dạng hồ, dạng
gelatin.
      Elastin: có nhiều ở mô liên kết gân, dây chằng, tỷ lệ tăng khi tuổi già, không tan trong
môi trường nước nóng như colagen.
     Keratin: là chất tạo sừng móng, lông, tóc, đặc tính là có dạng sợi.
     Fibroin: là protein của tơ tằm
     8.1.4. Prolamin và Glutelin: là protein có nhiều trong hạt ngũ cốc, thành phần không
cân bằng nhiều acid amin Glu, Pro.
     8.2. Protein phức tạp (proteid): gồm 5 nhóm sau:
      8.2.1. Glucoproteid: là loại protein phức tạp, thành phần chủ yếu là các acid amin,
ngoài ra còn có nhóm ghép là các loại đường hoặc dẫn xuất của đường. Lớp này có vai trò
quan trọng trong cấu trúc màng, gây tính kháng đặc hiệu của màng như màng hồng cầu. Đại
diện của nhóm này là:
     Muxin: có ở dịch nhày (nước bọt, bao khớp) có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát cơ học
bảo vệ cơ quan, có nhóm ghép là mucoitin bao gồm glucozamin, acid glucoronic, H2SO4.




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 30




                                                      http://www.ebook.edu.vn
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
Hoa Bang
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
hovanhiep
 
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singaporeNhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Vanglud Nguyen
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Tài liệu sinh học
 

Destaque (18)

Bieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa vietBieu tuong hoa sen trong van hoa viet
Bieu tuong hoa sen trong van hoa viet
 
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
 
Tkbg hoa cb 10 tap2
Tkbg hoa cb 10 tap2Tkbg hoa cb 10 tap2
Tkbg hoa cb 10 tap2
 
Các định nghĩa Vecto
Các định nghĩa VectoCác định nghĩa Vecto
Các định nghĩa Vecto
 
Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1Cau hoi do an chi tiet may phan 1
Cau hoi do an chi tiet may phan 1
 
San xuat acid amin
San xuat acid aminSan xuat acid amin
San xuat acid amin
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
 
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 
quy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chínhquy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chính
 
lipid va bien doi sinh hoa
lipid va bien doi sinh hoalipid va bien doi sinh hoa
lipid va bien doi sinh hoa
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
 
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singaporeNhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
 
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink AcademyĐào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 

Semelhante a Gt hoa sinhdongvat_

Bsdk kinh te y te bao hiem y te
Bsdk kinh te y te bao hiem y teBsdk kinh te y te bao hiem y te
Bsdk kinh te y te bao hiem y te
Đức Đức
 
Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662
chuvantai Cvt
 
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhSự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
TBFTTH
 

Semelhante a Gt hoa sinhdongvat_ (10)

Bsdk kinh te y te bao hiem y te
Bsdk kinh te y te bao hiem y teBsdk kinh te y te bao hiem y te
Bsdk kinh te y te bao hiem y te
 
Vi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngVi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùng
 
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y TếTài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
Tài liệu vi sinh ký sinh trùng - Bộ Y Tế
 
Kndp
KndpKndp
Kndp
 
Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662
 
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhSự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Sự đề kháng Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Nghien cuu hieu qua khoi phat chuyen da cua pg e2 tren nhung thai phu thieu oi
Nghien cuu hieu qua khoi phat chuyen da cua pg e2 tren nhung thai phu thieu oiNghien cuu hieu qua khoi phat chuyen da cua pg e2 tren nhung thai phu thieu oi
Nghien cuu hieu qua khoi phat chuyen da cua pg e2 tren nhung thai phu thieu oi
 
Bài giảng sinh lý tế bào
Bài giảng sinh lý tế bàoBài giảng sinh lý tế bào
Bài giảng sinh lý tế bào
 
Benh di-ung
Benh di-ungBenh di-ung
Benh di-ung
 
Giáó trình Hóa hữu cơ Tập 1
Giáó trình Hóa hữu cơ Tập 1Giáó trình Hóa hữu cơ Tập 1
Giáó trình Hóa hữu cơ Tập 1
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Gt hoa sinhdongvat_

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI nguyÔn v¨n kiÖm (Chủ biên) nguyÔn v¨n k×nh , nguyÔn v¨n mïi Ho¸ sinh §éng vËt Animal Biochemistry Hμ néi -2005 http://www.ebook.edu.vn
  • 2. Lêi nãi ®Çu TÊt c¶ c¸c qóa tr×nh sinh tr−ëng, ph¸t triÓn hay sù tiÕn triÓn cña bÖnh ph¸t tËt ®Òu diÔn ra trong tÕ bμo. §¶m nhiÖm ®−îc nh÷ng chøc n¨ng Êy, c¬ thÓ sèng cã c¸c ph©n tö ®Æc biÖt nh− protein, saccharide, lpipide, n−íc vμ c¶ acid nucleic v. v. C¸c ph©n tö nμy lμ nh÷ng “viªn g¹ch” t¹o nªn tÕ bμo, m«, vμ c¸c c¬ quan cña c¬ thÓ víi møc chuyªn ho¸ tinh vi ®Æc biÖt, ®¶m b¶o cho c¬ thÓ tån t¹i vμ ph¸t triÓn mét c¸ch b×nh th−êng . Ho¸ sinh ®éng vËt ®−îc xuÊt b¶n lÇn nμy víi môc ®Ých phôc vô chñ yÕu cho c¸c b¹n ®äc cña ngμnh ch¨n nu«i thó y ë c¸c tr−êng n«ng nghiÖp vμ c¸c ngμnh cã liªn quan. C¸c vÊn ®Ò ®Òu ®−îc cËp nhËt tíi n¨m 2004. S¸ch gåm 10 ch−¬ng ®Ò cËp tíi hÇu hÕt c¸c néi dung cña sinh häc ph©n tö vÒ vÊn ®Ò cÊu tróc vμ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ vËt chÊt cÊu t¹o nªn c¬ thÓ sèng, nh− protein, acid nucleic, c¸c qu¸ tr×nh phiªn m· vμ gi¶i m· ADN, qu¸ nucleic, tr×nh chuyÓn ho¸, hÊp thu c¸c chÊt trong c¬ thÓ, qu¸ tr×nh tæng hîp ATP, viÖc t¹o vμ sö dông n¨ng l−îng cho c¸c ho¹t ®éng sèng. Sù ®iÒu hoμ c¸c qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt hay sù kh¸ng l¹i c¸c t¸c nh©n g©y bÖnh. Néi dung cña cuèn s¸ch cßn chøa ®ùng nhiÒu khÝa c¹nh khoa häc cã tÝnh thêi sù nh− sù hoμn thiÖn vμ ®Þnh c− cña c¸c chuçi polypeptide sau khi ®−îc tæng hîp. §©y lμ c¬ së cña bÖnh lý häc ë møc ph©n tö, tÕ bμo. Ho¸ sinh ®éng vËt víi néi dung hiÖn h÷u cña nã còng cã thÓ lμ tμi liÖu tham kh¶o h÷u Ých cho c¸c sinh viªn thuéc c¸c tr−êng khoa häc c¬ b¶n, c¸c tr−êng s− ph¹m, c¸c tr−êng y, d−îc häc. C¸c t¸c gi¶ tuy ®· cã nhiÒu cè g¾ng vÒ néi dung vμ c¸ch tr×nh bμy. Song ch¾c thiÕu sãt trong cuèn s¸ch nμy lμ khã tr¸nh khái. V× vËy chóng t«i mong r»ng sau khi sö dông cuèn s¸ch nμy, sÏ ®−îc ®éc gi¶ gãp nhiÒu ý kiÕn bæ Ých ®Ó cuèn s¸ch ngμy cμng hoμn thiÖn h¬n. Hμ néi, th¸ng 12 n¨m 2004 C¸c t¸c gi¶ http://www.ebook.edu.vn
  • 3. Môc lôc Trang më ®Çu Sinh ho¸ häc vμ vai trß cña sinh ho¸ häc 1 TS. NguyÔn V¨n KiÖm Ch−¬ng I 3 Protein PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. Kh¸i niÖm vµ chøc n¨ng cña protein 3 2. CÊu t¹o cña protein 4 2.1. Axit amin - ®¬n vÞ cÊu t¹o nªn protein 4 2.2. CÊu tróc bËc I cña protein 10 2.3 CÊu tróc bËc II cña protein 12 2.4 CÊu tróc bËc III cña protein 14 2.5 CÊu tróc bËc IV cña protein 17 3. C¾t vµ söa ®æi protein t¹o nªn kh¶ n¨ng míi 17 4. Bèn møc cÊu tróc cña protein 22 5. Sequence amino axit chuyªn ho¸ cÊu tróc kh«ng gian cña protein 23 6. Sù g¾n ®Æc hiÖu vµ nh÷ng thay ®æi cÊu tróc lµ c¬ së cña t¸c ®éng protein 26 7. §Æc tÝnh lý ho¸ cña protein 28 8. Ph©n lo¹i protein 29 Ch−¬ng II 34 Axit nucleic vµ c¬ chÕ di truyÒn tÕ bµo PGS.TS. NguyÔn V¨n Mïi, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. Kh¸i niÖm vÒ axit nucleic 34 2. CÊu tróc cña axit nucleic 34 2.1. Mononucleotit 34 2.2. Dinucleotit 42 2.3. CÊu tróc bËc I cña axit nucleic 43 2.4. CÊu tróc bËc II cña axit nucleic 45 2.5. CÊu tróc bËc III vµ siªu cÊu tróc cña axit nucleic 49 3. Ph©n lo¹i axit nucleic 49 4. Phøc hîp axit nucleic -protein 54 5. Sù ph©n gi¶i axit nucleic 56 6. Sù tæng hîp axit nucleic 59 http://www.ebook.edu.vn
  • 4. Ch−¬ng III 71 ENzyme PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. Kh¸i niÖm vÒ enzyme 71 2. B¶n chÊt cña enzyme 71 3. Trung t©m ho¹t ®éng cña enzyme 72 4. ChÊt phèi hîp cña enzyme 74 5. §Æc ®iÓm ho¹ tÝnh cña enzyme 83 6. Tªn gäi vµ ph©n lo¹i enzyme 84 7. C¬ chÕ xóc t¸c cña enzyme 86 8. §éng häc enzyme 91 9. VÝ dô vÒ ph¶n øng xóc t¸c cña enzyme 94 10. Enzyme ®iÒu hoµ 96 Ch−¬ng IV 98 Sinh ho¸ hormone TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. §¹i c−¬ng vÒ hormone 98 2. Ph©n lo¹i hormone 102 3. C¬ chÕ t¸c dông cña hormone 104 3.1. Hai nguyªn lý c¬ b¶n vÒ t¸c dông cña hormone 104 3.2. C¬ chÕ t¸c dông cña hormone 105 3.2.1. C¬ chÕ t¸c dông lªn mµng 106 3.2.2. C¬ chÕ t¸c dông lªn gen 113 4. Mét sè hormone vµ vai trß cña chóng 117 4.1. Adrenalin vµ Noradrenalin 117 4.2. Glucagon 118 4.3. Insulin 119 4.4. Tèc ®é trao ®æi chÊt c¬ b¶n vµ hormone tuyÕn gi¸p 123 Ch−¬ng V 126 Trao ®æi vËt chÊt vµ n¨ng l−îng PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. Trao ®æi vËt chÊt lµ g×? 126 2. Trao ®æi n¨ng l−îng 129 2.1. Sinh vËt sèng b»ng n¨ng l−îng g×? 129 2.2. Sù h« hÊp m« bµo 130 2.3. Qu¸ tr×nh phosphoryl ho¸ 137 Ch−¬ng VI 142 Gluxit vµ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ gluxit PGS.TS. NguyÔn V¨n Mïi, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. Kh¸i niÖm vµ vai trß vÒ gluxit http://www.ebook.edu.vn 142
  • 5. 2. Ph©n lo¹i gluxit 143 3. Tiªu ho¸, hÊp thu vµ dù tr÷ gluxit ë ®éng vËt 144 3.1. Tiªu ho¸, hÊp thu tinh bét 144 3.2. Sinh tæng hîp glycogen 146 3.3. Sù ph©n gi¶i glycogen 148 3.4. Sù tiªu ho¸ vµ hÊp thu chÊt x¬ 151 4. Sù chuyÓn ho¸ trung gian cña glucose 154 4.1. Kh¸i qu¸t vÒ sù chuyÓn ho¸ glucose 154 4.2. C¸ch ph©n gi¶i yÕm khÝ glucose ë m« bµo ®éng vËt - Qu¸ tr×nh ®−êng ph©n 154 4.3. Qu¸ tr×nh lªn men r−îu etylic 169 4.4. Sù lªn men vi sinh vËt t¹o thµnh c¸c s¶n phÈm cã gi¸ trÞ th−¬ng m¹i 170 4.5. C¸c monosaccharide kh¸c cã thÓ ®i vµo con ®−êng ®−êng ph©n 170 5. Sù oxy ho¸ glucose trong ®iÒu kiÖn cã ®ñ oxy 172 5.1. Oxy ho¸ theo vßng Krebs 173 5.2. C¸c con ®−êng thø cÊp cña sù oxy ho¸ glucose 192 6. Sù ®iÒu hoµ trao ®æi gluxit 198 7. Mét sè bÖnh do rèi lo¹i trao ®æi ®−êng 202 Ch−¬ng VII 204 Lipid vµ sù chuyÓn ho¸ lipid TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. §¹i c−¬ng vÒ lipid 204 2. Mét sè ®Æc ®iÓm vÒ tiªu ho¸, hÊp thu, vËn chuyÓn vµ dù tr÷ lipid ë ®éng vËt 205 3. Sù ph©n gi¶i triglyceride 209 4. Sù h×nh thµnh vµ chuyÓn ho¸ thÓ xeton 216 5. Tæng hîp axit bÐo vµ triglyceride 220 6. S¬ l−îc vÒ vai trß vµ sù chuyÓn ho¸ c¸c d¹ng lipoide 225 7. §iÒu hoµ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ lipid 227 Ch−¬ng VIII 228 Trao ®æi protein PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh, TS. NguyÔn V¨n KiÖm 1. ý nghÜa cña sù chuyÓn ho¸ protein ë ®éng vËt 228 2. §Æc ®iÓm cña trao ®æi protein ë ®éng vËt 228 3. Tiªu ho¸ vµ hÊp thu protein 229 4. Sù chuyÓn ho¸ trung gian cña axitamin 233 4.1. Ph¶n øng khö amin 233 4.2. Ph¶n øng chuyÓn amin 235 4.3. Ph¶n øng khö carboxyl 236 5. Sù thèi r÷a prtein ë ruét giµ do vi khuÈn 239 6. Sù bµi tiÕt c¸c chÊt cÆn b chøa nit¬ 240 6.1. Sù vËn chuyÓn amiac trong c¬ thÓ 240 6.2. Sù tæng hîp vµ bµi tiÕt ure (vßng ornitin) 241 6.3 Sù bµi tiÕt axit uric 242 7. Sù chuyÓn ho¸ cña c¸c protein phøc t¹p http://www.ebook.edu.vn 244
  • 6. 7.1. Sù chuyÓn ho¸ cña hemoglobin 244 7.2. Rèi lo¹n chuyÓn ho¸ hemoglobin 245 8. Qu¸ tr×nh sinh tæng hîp protein 246 8.1. ý nghÜa cña qu¸ tr×nh 246 8.2. Sinh tæng hîp theo khu«n mÉu 247 8.3 Tæng hîp protein ë ty l¹p thÓ 261 8.4. §iÒu hoµ tæng hîp protein 261 9. Sù hoµn thiÖn ph©n tö protein sau khi ®−îc tæng hîp 264 10. Sù biÕn ®æi mét sè protein xuÊt ngo¹i 265 11. Sù gluxit ho¸ protein 266 12. C¸c protein ®i vµo ty l¹p thÓ 268 13. C¸c protein nh©n tÕ bµo 269 Ch−¬ng IX 270 MiÔn dÞch häc PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh 1. HÖ thèng miÔn dÞch cña c¬ thÓ 270 1.1. HÖ thèng miÔn dÞch tÕ bµo 270 1.2. HÖ thèng miÔn dÞch thÓ dÞch 273 1.3. HÖ thèng miÔn dÞch lµ hÖ thèng tù dung n¹p 274 2. CÊu tróc vµ vai trß cña kh¸ng thÓ (immunoglobulin) 275 3. Kh¸ng thÓ ®¬n dßng 282 4. VÞ trÝ g¾n kh¸ng nguyªn cña kh¸ng thÓ 282 5. Sù ph¸t sinh tÝnh ®a d¹ng cña kh¸ng thÓ 284 6. C¸c chuçi nhÑ λ 287 7. Sù l¾p r¸p c¸c gen chuçi nÆng 287 8. Protein RAG1 vµ RAG2 289 9. §ét biÕn dinh d−ìng 289 10. Sù lo¹i trõ alen ®¶m b¶o cho kh¸ng thÓ cã tÝnh ®Æc hiÖu cao 290 11. Sù chuyÓn ®æi tù d¹ng liªn kÕt mµng ®Õn d¹ng tiÕt cña mét kh¸ng thÓ 290 12. Sù chuyÓn líp immunoglobulin cña c¸c tÕ bµo B 291 13. Receptor tÕ bµo T 292 14. Phøc hîp hoµ hîp tæ chøc chÝnh 294 15. HÖ thèng bæ thÓ 297 16. Vaccine cña hiÖn t¹i vµ t−¬ng lai 303 Ch−¬ng X 305 Sù vËn chuyÓn chÊt qua mµng PGS.TS NguyÔn V¨n K×nh 1. Nh÷ng nÐt ®¹i c−¬ng vÒ mµng tÕ bµo 305 2. Thµnh phÇn ho¸ häc cña mµng tÕ bµo 305 3. Sù vËn chuyÓn c¸c chÊt qua mµng 307 4. Sù vËn chuyÓn tÝch cùc qua líp tÕ bµo http://www.ebook.edu.vn
  • 7. MỞ ĐẦU HOÁ SINH HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ SINH HỌC Hoá sinh học là môn học cơ sở, có nhiệm vụ nghiên cứu sự sống về mặt hoá học trên hai phương diện: Nghiên cứu về cấu tạo, thành phần hoá học, tính chất lý hoá, chức năng sinh học của các chất trong cơ thể sống: máu, cơ, não, sinh dịch... Nghiên cứu về sự chuyển hoá của các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống, đó là sự trao đổi vật chất (TĐVC) ở trong cơ thể, là các quá trình chuyển hoá, sự biến đổi của các chất, sự tổng hợp, phân giải từ những sản phẩm chuyển hoá tạo nên những chất cấu tạo nên cơ thể. TĐVC giữa cơ thể sống và môi trường gồm nhiều mặt, nhiều quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau, để dễ hiểu người ta tách chúng ra thành từng quá trình như trao đổi protein, trao đổi lipid, trao đổi đường... Từ hoá sinh lần đầu tiên được nhà hoá học Đức Carl Neuberg (1903) đề xuất từ hai chữ hoá và sinh ( Biochemistry, Bio: là sự sống). Hoá sinh được hình thành từ sự phát triển của các môn hoá học và sinh học vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dựa vào sự tiến bộ của các ngành khoa học vật lý, hoá phân tích... với các công trình như tổng hợp được ure (Waller, 1828), vai trò của diệp lục trong quang hợp (Timirazep, 1843 – 1920), chất xúc tác sinh học của Enzyme (Kirgop, Pasteur, Buchner)... Sang thế kỷ XX nhiều phát minh về hoá sinh được ghi nhận, năm 1926 Enzyme có bản chất protein được xác định, ATP được chiết xuất (Fiske và Subbarow, 1929), Hans Krebs (1937) tìm ra chu trình acidxidric. Năm 1944, Avery, Maclesa và Mac Carty chỉ ra DNA là cơ sở của sự di truyền mở đầu cho hoá sinh di truyền. Kennedy và Lehninger (1950) tìm ra sự hô hấp tế bào sản sinh ra ATP ở ty thể. Emil Fischer (1953) đã xác định được toàn bộ thứ tự các acid amin trong cấu trúc bậc I của Insuline. Jemes Watson và Francis Crick (1954) đã tìm ra cấu trúc của DNA. Năm 1961 Nirenberg và Matthei đã tìm ra được chuỗi poli U mã hoá cho Phe. Song song với việc tìm ra cấu tạo, vai trò và thành phần hoá học của sự sống, hoá sinh cũng khám phá được nhiều cơ chế hoá học cụ thể của từng khâu quan trọng nhất trong quá trình trao đổi vật chất của cơ thể như sự hô hấp tế bào, hoạt động xúc tác của Enzyme, cơ chế quang hợp của cây xanh, cơ chế tiêu hoá hấp thu ở động vật, cơ chế vận chuyển qua màng, Cùng những năm 60 của thế kỷ XX Jacob và Monod đã tìm ra sự điều hoà gen tổng hợp protein và một loạt các quá trình sinh tổng hợp purin, acid amin, glucid, lipid lần lượt được sáng tỏ... Ngày nay với sự hoàn thiện về kỹ thuật xác định trình tự DNA và việc áp dụng tự động hoá và tin học hoá đã cho phép giải mã toàn bộ thể gen (genome) của nhiều loài sinh vật. Hoá sinh có vai trò quan trọng trong toàn bộ lĩnh vực phát triển sinh học. Nhờ sự phát triển nhanh chóng và những phát kiến do hoá sinh mang lại mà nhiều cuộc “cách mạng” trong sinh học đã bùng nổ, đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn cho yêu cầu của con người như vấn đề bệnh tật của con người và vật nuôi, vấn đề gây đột biến gen đã tạo nên hàng loạt cây trồng có tính kháng sâu bệnh, có năng suất đột biến để giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 1 http://www.ebook.edu.vn
  • 8. Hoá sinh đã giữ vai trò là công cụ quan trọng trong sự phát triển của sinh học phân tử và hàng loạt các ngành hoá sinh ra đời như hoá sinh miễn dịch, công nghệ hoá sinh, hoá sinh lâm sàng... Hoá sinh cũng là cơ sở của hàng loạt các ngành như di truyền học, dược học, nhân và tạo giống gia súc, dinh dưỡng học... Sinh vật biến đổi gen hay là sinh vật chuyển gen (genetically modified organisms - GMO) là một bản anh hùng ca (epic event) của thời đại và có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong lĩnh vực Sinh học. Ngoài tính chính xác trong việc thêm đặc tính mới, sự chuyển gen hay sự biến nạp gen còn cho phép xoá bỏ ranh giới giữa các giống, loài nghĩa là vượt qua được “hàng rào tự nhiên” trong công tác tạo giống. Đây là một vấn đề chưa từng có trong lịch sử ứng dụng các nghiên cứu Hoá sinh học. Trong khuôn khổ của ngành chăn nuôi-thú y, những kiến thức mà hoá sinh mang lại sẽ giúp cho những nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y không những hiểu biết cơ bản về hiện tượng sống, bản chất của quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể, cơ chế và những nguyên nhân gây nên bệnh tật... để từ đó có thể chủ động đề xuất các biện pháp tác động nhằm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm thịt, sữa, trứng đồng thời có biện pháp phòng chống bệnh cho vật nuôi để nâng cao được hiệu quả trong ngành. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 2 http://www.ebook.edu.vn
  • 9. CHƯƠNG I CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN 1. khái niệm và Chức năng của protein. 1.1. Khái niệm: Protein - đi từ chữ Proteios của Hy Lạp nghĩa là "tầm quan trọng số một". Một từ của Jửns J. Berselius năm 1938 để nhấn mạnh tầm quan trọng của những phân tử này. Về mặt hoá học: Protein là một polyme tự nhiên được cấu tạo từ các monome là các acid amin. Về mặt sinh học: Protein là chất mang sự sống. Điều này đã được Angel viết: “Sự sống là phương thức tồn tại của các thể protein và phương thức tồn tại này, về thực chất, là sự đổi mới thường xuyên của các cấu tử hoá học trong những thể protein này”. Thật vậy xét về các mặt thể hiện của sự sống, chúng ta đều gặp sự tham gia của protein như sự di chuyển trong không gian của sinh vật là nhờ chức năng co dãn của protein có dạng sợi, dạng cầu trong tơ cơ đó là miozin và actin. Sự tiêu hoá, chuyển hoá các chất là nhờ các protein enzyme. Sự tự vệ của cơ thể là nhờ protein loại bạch cầu, các kháng thể... Protein có trong tất cả các loại tế bào với tỷ lệ khác nhau (% so với khối lượng vật chất khô): lúa: 6-12, ngô: 9-13, đậu tương: 29-50, gan: 57, xương: 28, cơ vân: 80... 1.2. Chức năng của protein: Protein giữ vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình sinh học. Ý nghĩa đáng kể của chúng được thể hiện qua các chức năng sau đây: Tạo hình: Protein là thành phần cấu tạo của các tế bào, kể từ siêu khuẩn đến các tế bào có nhân, các mô, các sinh dịch... Xúc tác sinh học: đó là vai trò của các enzyme-một loại protein đặc biệt, dưới tác dụng của chúng, giúp cho các phản ứng hoá sinh học xẩy ra. Điều hoà chuyển hoá: đó là các protein hormone, giúp cho các phản ứng trong tế bào xảy ra đúng chiều hướng, đúng cường độ mà cơ thể đòi hỏi. Vận chuyển các chất: Ví dụ Hb vận chuyển khí, Transferin vận chuyển sắt, Xytocrom vận chuyển điện tử... Chức năng co duỗi, vận động: sự vận động của cơ thể là nhờ chức năng co dãn của protein miozin và actin trong tơ cơ Chức năng bảo vệ cơ thể: là nhờ các kháng thể, các bạch cầu. Các kháng thể là các protein đặc hiệu cao, nó nhận biết và kết hợp với các chất lạ như virus, vi khuẩn và các tế bào từ các cơ thể khác. Vì thế protein giữ một vai trò sinh tử trong việc phân biệt giữa mình (self) và không phải mình (nonself). Trợ giúp cơ học (Mechanical support). Sự kéo căng của da và xương là do collagen- một protein sợi Phát xung và vận chuyển các xung thần kinh. Sự đáp ứng của các tế bào thần kinh đối với một kích thích đặc hiệu được thực hiện qua trung gian các protein tiếp nhận (Receptor). Chẳng hạn như Rhodopsin là một protein nhạy cảm với ánh sáng trong các tế bào hình que ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 3 http://www.ebook.edu.vn
  • 10. võng mạc. Các protein Receptor cũng có thể được tạo ra bởi các phân tử nhỏ đặc hiệu chẳng hạn như Acetylcholine, nó đáp ứng cho sự vận chuyển xung thần kinh ở các synaps (khoảng không giữa tế bào thần kinh và các các mô bào khác). Kiểm soát sự sinh trưởng và biệt hoá. Sự kiểm soát thông tin di truyền là cần thiết để sinh trưởng và biệt hoá có trật tự của tế bào. Chỉ có một phần nhỏ genome của một tế bào là được biểu hiện ở một thời điểm nào đó. Ở vi khuẩn, các protein kìm hãm là các yếu tố kiểm soát quan trọng các đoạn đặc hiệu "im lặng" của DNA của một tế bào. Ở các cơ thể có tổ chức cao hơn, sự sinh trưởng và biệt hoá được kiểm soát bởi các protein yếu tố sinh trưởng. Chẳng hạn, yếu tố sinh trưởng thần kinh hướng dẫn sự hình thành mạng lưới neuron. Hoạt tính của các tế bào khác nhau trong các cơ thể đa tế bào được điều phối bởi các hormone. Chẳng hạn như Insuline và hormone tuyến giáp đều là protein. Như vậy, protein hoạt động trong các tế bào như là các cảm thụ quan (sensor) kiểm soát dòng năng lượng và các quá trình khác. Cung cấp năng lượng: khi bị phân giải 1 gam protein cung cấp cho cơ thể 4,1 kcal. 2. Cấu tạo của protein Protein được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học phổ biến trong tự nhiên và theo một tỷ lệ là (% khối lượng protein): C: 50-54%; O: 20-23%; H: 6-7%; N ≈ 16%. Ngoài ra còn có S, P, Fe,... Ở protein cấu trúc là cơ sở của chức năng, nên việc tìm hiểu về cấu trúc của chúng là vấn đề số một. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và từ đó cũng có hàng loạt các phương pháp, phương tiện và đi đôi với chúng là hàng loạt các phát hiện mới trong cấu trúc của protein như cấu trúc của các hormone, các enzyme, các kháng thể và đặc biệt là cấu trúc DNA... Trước hết phải hiểu được đơn vị cấu tạo nên mọi loại protein đó là các acid amin. 2.1. Acid amin- đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein 2.1.1. Định nghĩa Acid amin-đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein, là những monome để tạo nên chất polyme protein. Công thức chung của acid amin là: R CH NH2 COOH Trong cấu tạo của acid amin ta thấy có một nhóm carboxyl mang tính acid, một nhóm amin mang tính kiềm nằm ở vị trí Carbon α (nguyên tử Carbon có tên là α bởi vì nó đứng kế cận nhóm Carboxyl) nên còn có tên là α-aminoacid, một nguyên tử Hydrogen và một nhóm R có bản chất khác nhau. Nhóm R được biểu thị như là một chuỗi bên. Gốc R khác nhau và tạo nên các acid amin khác nhau. Trong tự nhiên người ta đã tìm được 250 loại acid amin nhưng protein trong cơ thể sinh vật mặc dù khác nhau cũng chỉ chứa trong số 20 loại acid amin nhất định mà thôi. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 4 http://www.ebook.edu.vn
  • 11. Các acid amin trong dung dịch pH trung tính chủ yếu ở dạng lưỡng cực (Zwidterions) hơn là dạng các phân tử không ion hoá. Trong dạng lưỡng cực của acid amin thì nhóm amin ở dạng (-NH3+) và nhóm Carboxyl bị phân ly (- COO-). Trạng thái ion hoá của một acid amin thay đổi theo pH. Trong dung dịch acid (pH =1) nhóm Carboxyl không bị ion hoá (- COOH) và nhóm amin lại bị ion hoá (- NH3+). NH2 NH3+ H C COOH H C COO- R R (Dạng không Ion hoá) (Dạng Ion lưỡng cực hoặc Zwidterion) Trong dung dịch kiềm (pH =11), nhóm Carboxyl bị ion hoá (- COO-) và nhóm amin lại không bị ion hoá (-NH2). Đối với Glycine, pK của nhóm Carboxyl là 2,3 và của nhóm amin là 9,6. Nói một cách khác, là điểm giữa của sự ion hoá thứ nhất ở pH 2,3 và sự ion hoá thứ hai ở pH 9,6. Khối tứ diện của 4 nhóm bao quanh nguyên tử carbon α tạo nên hoạt tính quang học trên các acid amin. Hai dạng hình ảnh đối diện qua gương được gọi là đồng phân quay cực trái L và đồng phân quay cực phải D. Chỉ những L acid amin mới tham gia cấu trúc Protein. Có 20 loại chuỗi bên khác nhau về kích thước, hình dạng, diện tích, khả năng liên kết Hydrogen cũng như tính phản ứng hoá học thường thấy ở các protein. Thật vậy, các protein trong tất cả các mẫu từ vi khuẩn tới người đều được cấu trúc từ cùng một bộ 20 acid amin. Những chức năng quan trọng của protein là do tính đa dạng và sự linh hoạt của 20 loại acid amin này. Chúng ta sẽ khảo sát những phương thức mà điều cơ bản này đã tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều phức tạp để cho protein có thể thực hiện được nhiều quá trình sinh học. Đơn giản nhất là glycine, nó có đúng một nguyên tử Hydrogen ở chuỗi bên (Hình 1.1). Tiếp đó là Alanine, có một nhóm methyl. Các chuỗi bên hydrat carbon lớn hơn (3 và 4 C ) có ở valine, leucine và isoleucine. Những chuỗi bên lớn hơn này là kỵ nước (Hydrophobic) tức là nó ghét nước và thích cụm lại. Cấu trúc 3 chiều của các protein hoà tan trong nước được ổn định bởi sự cụm lại của các chuỗi bên kỵ nước. Hình dạng và kích thước của các chuỗi bên hydrat carbon này (Hình 1.1) làm cho chúng có thể bao với nhau tạo nên cấu trúc đặc cùng với các lỗ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 5 http://www.ebook.edu.vn
  • 12. Hình 1.1: Công thức của các acid amin có chuỗi bên béo Proline cũng có một chuỗi bên nhưng khác với chuỗi bên của các thành viên khác của acid amin là nó gắn cả với nguyên tử nidrogen và cả nguyên tử carbon α. Cấu trúc chu trình được tạo thành (Hình 1.2) ảnh hưởng đáng kể đến kiến tạo protein. Proline thường thấy ở những chỗ thắt nút của chuỗi protein cuộn, và không ghét nước. O C OH HN Proline (Pro, P) Hình 1.2. Cấu trúc phân tử Proline 3 acid amin có chuỗi bên thơm (Hình 1..3) là Phenylalanine như tên của nó đã chỉ rõ, có chứa một vòng phenyl gắn với một nhóm methylene (- CH2 -). Vòng thơm của Tyrosine chứa một nhóm Hydroxyl tạo cho Tyrosine ít kỵ nước hơn so với Phenylalanine. Tuy nhiên, nhóm Hydroxyl này có tính phản ứng ngược lại với các chuỗi bên trơ của các amin acid khác. Tryptophan có một vòng indole nối với một nhóm methylene; chuỗi bên này có một nguyên tử nidrogen thêm vào các nguyên tử carbon và hydrogen. Phenylalanine và Tryptophan kỵ nước cao. Vòng thơm của Phenylalanine, Tryptophan và Tyrosine có chứa mây điện trở ∏ không định vị (delocalized) làm cho chúng tương tác được với hệ thống ∏ khác và với các điện tử vận chuyển. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 6 http://www.ebook.edu.vn
  • 13. Hình 1.3: Các acid amin thơm. Nguyên tử lưu huỳnh có ở chuỗi bên của 2 α-aminoacid (Hình 1.4). Cystein chứa một nhóm sulfhydryl (- SH) và Methionine chứa một nguyên tử lưu huỳnh trong liên kết Thioester (- S - CH3). Cả 2 chuỗi bên chứa lưu huỳnh đều ghét nước. Nhóm sulfhydryl của Cystein có tính phản ứng cao. Cystein giữ một vai trò đặc biệt trong cấu hình của một số protein bằng cách tạo các liên kết disulfide. Hình 1.4: Các acid amin chứa lưu huỳnh. Hai acid amin Serine và Threonine có chứa các nhóm Hydroxyl (Hình 1.5). Nhóm Hydroxyl trên Serine và Threonine làm cho chúng ưa nước hơn và có tính phản ứng hơn Alanine và Valine. Threonine cũng giống như Isoleucine có chứa 2 trung tâm bất đối. Tất cả các acid amin khác trong bộ cơ bản 20 trừ glycine đều có 1 trung tâm bất đối (nguyên tử carbon α). Glycine là chất duy nhất (unique) bất hoạt quang học. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 7 http://www.ebook.edu.vn
  • 14. Hình 1.5: Các acid amin chứa nhóm OH. Các acid amin có chuỗi bên rất phân cực và làm chúng ưa nước là Histidine, Lysine và Arginine. Lysine và Arginine tích điện dương ở pH trung tính. Histidine có thể không tích điện hay tích điện dương, tuỳ thuộc vào môi trường của nó. Histidine thường thấy ở các vị trí hoạt hoá của Enzyme, ở đó vòng imidazole có thể chuyển đổi giữa các trạng thái để xúc tác bẻ gãy các liên kết. Những acid amin kiềm được ghi trong hình (1.6). Các chuỗi bên của Arginine và Lysine là dài nhất trong số 20 acid amin Hình 1.6: Các acid amin kiềm tính. Các acid amin chứa chuỗi bên acid là Aspartic và glutamic. Các acid amin này thường gọi là Aspartate và glutamate để nhấn mạnh rằng chuỗi bên của chúng gần như luôn luôn tích điện âm ở điều kiện pH sinh lý (Hình 1.7). Những dẫn xuất không tích điện của glutamate và aspartate là glutamine và asparagine. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 8 http://www.ebook.edu.vn
  • 15. O O O O H 2N CH C OH H2N CH C OH H2N CH C OH H2N CH C OH CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 C O CH2 C O C O OH C O NH2 NH2 OH Axit Aspartic Asparagin Axit Glutamic Glutamin Hình1.7: Các acid amin có tính acid và các amide của chúng. Ngoài ra còn 2 acid amin có chuỗi bên là nhóm kị nước và có chứa lưu huỳnh là Nor leucin và Cystin là dẫn xuất của Leucin và Cystein CH3-CH2-CH2-CH2-CH- COOH CH2- S ⎯ S - CH2 ⎜ ⎜ ⎜ NH2 CH - NH2 CH - NH2 ⎜ ⎜ COOH COOH Hình 1.8. Cấu trúc phân tử Nor leuxin và Cystin Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 9 http://www.ebook.edu.vn
  • 16. Bảng 1.1 và 1.2. Giá trị pK của các nhóm Ion hoá và viết tắt của các acid amin Giá trị pK đặc trưng và cân bằng đối với sự ion hoá chuỗi bên của Arginine, Lysine, Histidine, Aspartic và Acid glutamic, Cysteine và Tyrosine được ghi trong bảng (1.1). Hai nhóm khác trong protein: nhóm cuối α amin (α amin terminal) và nhóm cuối α carboxyl (α carboxyl terminal) có thể bị ion hoá cũng được ghi trong bảng này. Các acid amin thường được ký hiệu hoặc bằng 3 chữ viết tắt hoặc một chữ tượng trưng để dễ dàng trong thông tin (bảng 1.2). Viết tắt của các acid amin là 3 chữ đầu tiên tên acid amin trừ trường hợp Acid glutamic (Glu), Acid apartic (Asp), Asparagin (Asn), Glutamine (Gln) và Isoleucine (Ile), Nor leucin (Nor leu). Những tượng trưng của một số ít acid amin là chữ đầu tiên tên acid amin (tức là G cho Glycine và L cho Leucine). 2.1.2. Phân loại acid amin. Phân loại theo hoá học: liên kết thẳng, liên kết vòng; trung tính, acid, base. Phân loại theo sinh lý (giá trị dinh dưỡng): acid amin là những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối cơ thể, khi người ta nói đến thức ăn cần có protein tức là cần có các acid amin. Ở cơ thể động vật cao đẳng (người và gia súc) khả năng tự tổng hợp acid amin bị hạn chế, trong số 20 acid amin cần thiết để tổng hợp protein thì những động vật đó chỉ tổng hợp được trên dưới 10 loại. Những acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được người ta gọi là "acid amin cần thiết", còn những acid amin cơ thể tự tổng hợp được được gọi là "acid amin không cần thiết". Do khả năng của mỗi loài động vật khác nhau nên số "acid amin cần thiết" cũng khác nhau, thông thường gồm 9 loại sau: Tre, Met, Val, Leu, Ileu, Lyz, Phe, Try, His. Các acid amin cần thiết này còn phụ thuộc vào lứa tuổi ví dụ ở gà con lại cần Gly và Arg, khi trưởng thành thì lại không cần nữa vì chúng tự tổng hợp được. Acid amin trong cơ thể ở dạng đồng phân quay cực trái (dạng L) 2.2. Cấu trúc bậc I của protein 2.2.1. Định nghĩa: Đây là cách liên kết giữa các acid amin lại với nhau bằng liên kết peptide để tạo nên chuỗi peptide: -C-N- ⎜⎜ ⎜ O H Liên kết peptide là liên kết hình thành bởi nhóm định chức carboxyl của acid amin này với nhóm định chức amin của acid amin bên cạnh. Đây là liên kết đồng hoá trị nên rất bền vững, để phá vỡ liên kết này, trong phòng thí nghiệm người ta phải dùng những tác nhân mạnh như acid HCl, H2SO4... với nồng độ 4-6 N đun ở nhiệt độ 1020C kéo dài 24 giờ. Đặc tính nổi bật của protein là chúng có cấu trúc 3 chiều. Vào những năm cuối 1930, Linus Pauling và Robert Corey bắt đầu các nghiên cứu các cấu trúc của các acid amin và peptide. Mục đích của họ là biết được khoảng cách và các gốc liên kết tiêu chuẩn của các acid Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 10 http://www.ebook.edu.vn
  • 17. amin và rồi dùng những thông tin này để dự đoán cấu trúc của protein. Một trong số các phát kiến quan trọng là đơn vị peptide cứng và phẳng (Hình1.9). Hydrogen của nhóm amin thay thế hầu như luôn luôn ở dạng Trans (đối nghịch) với oxy của nhóm carbonyl chỉ trừ liên kết peptide X-pro (X là gốc bất kỳ), nó có thể là cis (cùng một phía) hoặc Trans. Liên kết giữa nguyên tử carbon carbonyl và nguyên tử Nidrogen của đơn vị peptide là không tự do để có thể quay được bởi vì liên kết này có đặc tính riêng. Chiều dài của liên kết này là 1,32 A0 nó nằm giữa chiều dài liên kết của liên kết đơn (-N (1,46 A0) và liên kết đôi (=N (1,51 A0). Ngược lại, liên kết giữa nguyên tử Carbon α và nguyên tử Carbon Carbonyl lại là liên kết đơn thật sự. Liên kết giữa nguyên tử Carbon α và nguyên tử Nidrogen peptide cũng là một liên kết đơn thuần khiết. Cuối cùng, có một mức độ lớn về sự tự do quay xung quanh những liên kết này ở phía đơn vị peptide cứng (Hình 1.9). Độ cứng của liên kết peptide tạo cho protein có dạng 3 chiều xác định. Sự tự do quay ở phía đơn vị peptide cũng có tầm quan trọng tương đương bởi vì nó cho phép protein cuộn lại theo nhiều cách. Angstrom (A) - đơn vị đo chiều dài bằng 10-10 met. 1 A0 = 10-10m = 10-8cm = 10-μm = 10-1nm. Anders J. Angstrom (1814 - 1874) Hình1.9. Cấu trúc một đơn vị peptide. 2.2.2. Đặc điểm của cấu trúc bậc I: có 2 dặc điểm quan trọng là: Thứ tự sắp xếp trước sau của acid amin trong chuỗi. Ví dụ: có 3 loại: Val, Tre, Lyz sẽ có các cách sắp xếp sau: Val - Tre - Lyz, Tre - Lyz - Val, Lyz - Tre - Val, Val - Lyz - Tre, Tre - Val - Lyz, Lyz - Val - Tre Như vậy có 6 kiểu và quy luật là 3! = 1.2.3 = 6 kiểu và tạo nên 6 loại peptide khác nhau. Vậy với 20 loại acid amin thì sẽ có 20! và sẽ tạo ra số lượng các loại protein khác nhau là rất lớn. Chính nhờ khả năng sắp xếp hết sức phong phú này của các acid amin trong chuỗi peptide mà tuy chỉ có 20 loại acid amin ta thấy thế giới sinh vật hết sức đa dạng. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 11 http://www.ebook.edu.vn
  • 18. Trong chuỗi, đầu chuỗi bao giờ cũng có nhóm amin tự do, cuối chuỗi có nhóm carboxyl tự do. Số lượng các acid amin trong chuỗi làm cho chuỗi peptide dài ngắn khác nhau: 2 acid amin gọi là đi peptide, 3 gọi là tri peptide, 4-10 gọi là olygopeptide và >10 gọi là polypeptide. Khối lượng phân tử của chuỗi peptide phụ thuộc vào điều này. Trung bình mỗi chuỗi có khoảng 150 acid amin ví dụ Insuline có 51 acid amin, glucagon có 19 acid amin... Sự khác nhau của các protein về cấu trúc bậc I tạo nên tính đặc trưng sinh học của protein từ đó quyết định đặc tính, tính trạng của sinh vật. Tính đặc trưng này riêng cho từng loại protein và được di truyền rất chặt chẽ qua nhiều thế hệ (được mã hoá trong DNA) 2.3. Cấu trúc bậc II của protein 2.3.1. Định nghĩa: Là cách xoắn gọn lại của chuỗi peptide, tạo cho chuỗi peptide những đoạn xoắn kiểu xoắn α hay gấp nếp β. Năm 1951 Linus Pauling và Robert Corey giả định có 2 cấu trúc polypeptide là xoắn α và nếp gấp β. Xoắn α là một cấu trúc giống như một cái gậy. Chuỗi polypeptide liên kết chính cuộn chặt lại tạo nên phần bên trong của gậy, còn các chuỗi bên trải rộng ra ngoài trong một hình xoắn (Hình 1.10). Xoắn α được ổn định bởi liên kết hydrogen giữa các nhóm NH và CO của chuỗi chính. Nhóm CO của mỗi acid amin tạo liên kết Hydrogen với nhóm NH của acid amin cách 4 gốc về phía trước (Hình1.10). Trong xoắn α, nhóm CO của gốc n liên kết Hydrogen với nhóm NH của gốc (n + 4). Như vậy tất cả các nhóm CO và NH của chuỗi chính đều được liên kết Hydrogen. Gốc nọ cách gốc kia 1,5 A0 dọc theo trục xoắn và góc quay là 100° gồm 3,6 gốc acid amin cho một chu kỳ xoắn. Như vậy các amin acid được trải rộng lại rất gần về mặt không gian trong xoắn α. Khoảng cách của xoắn α là 1,5 A0 và khoảng cách trong một chu kỳ (3,6 gốc) là 5,4 A0. Vòng xoắn có thể là bên phải (Clockwise) thuận chiều kim đồng hồ hoặc bên trái (counter clockwise) đối kim đồng hồ. Các xoắn α của protein là quay phải. Mức xoắn α của protein rất rộng từ 0 tới gần 100%. Ví dụ Enzyme tiêu hoá chymotrypsin không có xoắn α. Ngược lại myoglobin và hemoglobin có tới 75 % là xoắn α. Xoắn α đơn thường có chiều dài nhỏ hơn 45 A0. Tuy nhiên, hai hay nhiều xoắn α có thể đan với nhau để tạo nên những cấu trúc rất ổn định nó có thể dài đến 1000 A0 (100nm hay 0,1μm) hoặc hơn. Những xoắn α (Hình 1.11) thấy ở Myosin và Tropomyosin của cơ, fibrin trong các cục máu và keratin trong tóc. Các cáp xoắn trong những protein này giữ vai trò cơ học trong việc hình thành những bó rắn chắc của các sợi như trong lông lợn. Cấu trúc xoắn α được Pauling và Corey suy diễn khoảng 10 năm trước đây khi họ quan sát qua cấu trúc tia X của Myoglobin. Sự giải thích về cấu trúc của xoắn α là một bước ngoặt trong sinh học phân tử bởi vì nó chứng minh được rằng cấu trúc của một chuỗi polypeptide có thể được dự đoán nếu bản chất các thành phần của nó đã được hiểu một cách chính xác và tuân theo một nguyên tắc nghiêm ngặt. Pauling và Corey cũng đã phát hiện một cấu trúc khác là nếp gấp β (gọi là β bởi vì nó được xác định là cấu trúc thứ hai còn xoắn α là thứ nhất). Nếp gấp β khác nhiều so với xoắn α. Một chuỗi polypeptide trong nếp gấp β gọi là một dây (sợi) β hầu như được duỗi ra hoàn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 12 http://www.ebook.edu.vn
  • 19. toàn chứ không cuộn chặt như trong xoắn α. Dạng nếp gấp β được ổn định bởi liên kết di sunfid (- s - s -) liên kết này được hình thành từ 2 nhóm sulfihydryl (-SH) của 2 acid amin Cys khi chúng ở gần nhau trong không gian. Dạng gấp nếp β có bước xoắn thưa thường có ở những protein dạng sợi như keratin ở lông, tóc, sừng, móng. Khoảng cách trục giữa các acid amin kế cận là 3,5 A0, ngược lại ở xoắn α là 1,5 A0. Một sai khác nữa là nếp gấp β được làm ổn định bởi các liên kết Hydrogen giữa các nhóm NH và CO trong các sợi polypeptide khác nhau, trong khi đó ở xoắn α, liên kết Hydrogen là giữa các nhóm NH và CO trong cùng một sợi. Những chuỗi kề cận trong nếp gấp β có thể chạy cùng một hướng (nếp β song song) hoặc các hướng đối nghịch (nếp β đối song song) (hình 1.12), ví dụ như các sợi tơ bao gồm chủ yếu các nếp gấp β. Gấp β là một cấu trúc có trong nhiều protein. Những đơn vị cấu trúc này thông thường bao gồm từ 2 đến 5 sợi song song hoặc đối song song.. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 13 http://www.ebook.edu.vn
  • 20. Hình 1.10. Xoắn α Hình 1.11. Siêu xoắn α. Hình 1.12. Cấu trúc đối β. Các sợi β mới tạo thành chạy theo những hướng ngược lại. 2.4. Cấu trúc bậc III của protein 2.4.1. Định nghĩa: Là cách xắp xếp gọn lại trong không gian của chuỗi peptide khi đã có cấu trúc bậc II. 2.4.2. Các lực nối ổn định cấu trúc bậc III: Lực disulfid - S - S - liên kết này được hình thành từ 2 nhóm sulfihydryl (-SH ) của 2 acid amin Cys khi chúng ở gần nhau trong không gian khoảng 2 lần đường kính phân tử. Đây là liên kết đồng hoá trị nên tương đối bền vững (W = 4-5Kcal/mol), tuy nhiên số lượng liên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 14 http://www.ebook.edu.vn
  • 21. kết này ít (4-6 liên kết trong 1 phân tử) nên tác dụng ổn định cấu trúc bậc III là không giữ vai trò quyết định. Một số protein có chứa liên kết disulfide. Sự liên kết chéo giữa các chuỗi hoặc giữa các bộ phận của một chuỗi được tạo ra bởi sự oxy hoá của các gốc Cystein disulfide để tạo thành liên kết disulfide (hình 1.13). Các protein trong nội bào thường thiếu liên kết disulfide, trong khi đó các protein ngoại bào thường chứa một vài liên kết này. Dẫn xuất của những liên kết chéo không lưu huỳnh của các chuỗi bên của lysine cũng có mặt trong một số protein. Chẳng hạn như, các sợi collagen ở mô liên kết làm cho mô này vững chắc, hay là các sợi đông máu Hình1.13 Cầu Disulfide (-S-S-)được hình thành từ các nhóm SH của Cys trong Insuline Có thể nói cấu trúc bậc III của protein chủ yếu ổn định được là nhờ một loạt các liên kết phụ, có lực nối yếu, nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong phân tử protein. Đó là: Liên kết Hydro > N....H... N <. Đây là liên kết xuất hiện trong trường hợp chất có hiện tượng phân cực, giữa hai nhóm mang điện tích âm có khoảng cách 2-3 A0 có hydro ở giữa Liên kết của các nhóm kỵ nước (nhóm không ưa nước, chỉ chứa C, H như: Val, Leu...) nhóm này có tính đẩy nước và bị nước đẩy, trong dung dịch keo khi chúng gần nhau sẽ tạo thành một đám tạo nên lực liên kết. Lực Valderval (lực hấp dẫn vi mô): là lực nối xuất hiện giữa các nhóm phân tử khi chúng nằm gần nhau một khoảng cách bằng 1,5-2 lần đường kính phân tử. Liên kết ion xuất hiện giữa các acid amin còn dư nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amin (-NH2 ) trong dung dịch chúng phân ly thành các ion COO- và NH3+. Liên kết peptide xuất hiện giữa các acid amin còn dư nhóm -COOH và -NH2 khi chúng ở gần nhau (số lượng liên kết này cũng rất ít). ( Hình 1.14) Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 15 http://www.ebook.edu.vn
  • 22. Hình 1.14. Mô hình các liên kết trong cấu trúc bậc III của protein Đặc điểm của các liên kết này là năng lượng liên kết thấp, nó là liên kết yếu nhưng nó có mặt ở khắp nơi trong phân tử protein cho nên tác dụng ổn định cấu trúc của nó là rất lớn, đồng thời do yếu nên dễ chịu ảnh hưởng tác dụng của môi trường (t0 và pH). 2.4.3. Hệ quả của cấu trúc bậc III: Trong cấu trúc bậc III có một điều có ý nghĩa quyết định đối với hoạt tính của protein là thông qua việc hình thành cấu trúc bậc III trong phân tử protein hình thành nên các trung tâm hoạt động: Trung tâm hoạt động là yếu tố bắt buộc phải có ở các protein chức năng (enzyme, kháng thể...), là nơi tiếp xúc giữa protein với đối tượng tác động, là nơi thực hiện các phản ứng hoá sinh của protein. Trung tâm hoạt động được hình thành từ một số acid amin bình thường nằm xa nhau dọc theo chuỗi peptide, nhưng nhờ có cấu trúc bậc III mà chúng được gần nhau trong không gian để phối hợp với nhau thực hiện chức năng của protein như trypsinogen ( Hình 1.15) Hình 1.15: Cấu trúc của trypsinogen Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 16 http://www.ebook.edu.vn
  • 23. Các gốc acid amin thường tham gia vào trung tâm hoạt động là: Cys với nhóm -SH, Ser, Tyr, Tre với nhóm - OH; Lyz, Arg với nhóm -NH2, Glu, Asp với nhóm –COOH, His với nhóm imidazon. Có thể nói trung tâm hoạt động của protein có được là nhờ có cấu trúc bậc III và ổn định được là nhờ sự ổn định của cấu trúc bậc III. Vì lý do trên tất cả những yếu tố gì ảnh tới các liên kết duy trì cấu trúc bậc III đều ảnh hưởng tới trung tâm hoạt động, ảnh hưởng này có thể tích cực hoặc tiêu cực đối với chức năng của protein, nếu là ảnh hưởng tích cực làm cho protein thực hiện chức năng thuận lợi hơn ta gọi đó là hiện tượng hoạt hoá protein, ngược lại nếu là ảnh hưởng tiêu cực làm rối loạn méo mó cấu trúc bậc III, làm cho protein hoạt động yếu đi, thậm chí không hoạt động, người ta gọi là hiện tượng ức chế hoặc làm tê liệt chức năng của protein. Những yếu tố ảnh hưởng tới trung tâm hoạt động là những yếu tố ảnh hưởng tới các liên kết trong cấu trúc bậc III từ đó ảnh hưởng tới hoạt tính của protein. Trong cơ thể động vật các yếu tố đó là t0 và độ pH. Ở động vật, nhiệt độ ổn định của cơ thể có những trị số nhất định (người: 36-37 0C, trâu bò 37-380C, gia cầm 39-410C...), mỗi một mô bào tuỳ theo chức năng mà có độ pH riêng của mình. Nhiệt độ và độ pH là điều kiện tối ưu của những protein chức năng. 2.5. Cấu trúc bậc IV của protein. 2.5.1. Định nghĩa: Là cách tập hợp, kết hợp với nhau của một số tiểu phần protein đã có cấu trúc bậc III tạo nên những tổ hợp phức tạp và qua đó tạo cho phân tử protein có những đặc tính mới. Ví dụ: Hb có 4 tiểu phần liên kết với nhau bằng cấu trúc bậc IV theo hình tứ diện đều. Phân tử enzyme Phosphorylase thực hiện phản ứng phân giải glycogen thành glucose trong chuyển hoá đường, khi ở trạng thái dime (dạng phosphorylase b) chúng không có hoạt lực, khi chuyển sang dạng tetrame (dạng phosphorylase a) thì chúng có hoạt lực: P P 4ATP 4ADP O-O O-O Protein-kinase O-O P P Phosphorylase ‘b’ dạng dime Phosphorylase ‘a’ dạng tetrame 2.5.2. Ý nghĩa: đây là cách điều hoà hoạt tính của protein đồng thời tiết kiệm được nguyên liệu. 3. Cắt và sửa đổi protein tạo nên các khả năng mới. Nhiều trong số 20 acid amin có thể bị thay đổi sau khi chuỗi polypeptide đã được tổng hợp nên đã làm tăng thêm khả năng của protein. Ví dụ các amin chót của nhiều protein đã acetyl hoá, điều đó làm cho protein tăng sự kháng lại sự phân giải. Ở các collagen tổng hợp mới, nhiều gốc protein đã hydroxyl hoá để tạo hydroxyproline (Hình 1.16). Những nhóm Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 17 http://www.ebook.edu.vn
  • 24. hydroxyl được thêm vào đã làm ổn định sợi collagen. Ý nghĩa sinh học của sự sửa đổi này đã được dẫn ra trong bệnh thiếu vitamin C (Scurvy) nguyên nhân là do sự hydroxyl hoá không đầy đủ của collagen vì thiếu vitamin C. Các amin acid chuyên biệt khác cũng được tạo ra như γ - carboxyglutamate. Khi thiếu vitamin K, sự carboxyl hoá không đủ của glutamate trong prothrombin, một nhóm protein đóng cục do đó dẫn tới sự xuất huyết. Hầu hết các protein, chẳng hạn như các kháng thể được tiết ra bởi các tế bào đòi hỏi phải có đơn vị carbohydrate trên các gốc asparagine đặc hiệu. Việc thêm carbohydrate vào làm cho protein ưa nước hơn. Ngược lại, một protein có thể trở nên ghét nước hơn nếu thêm một acid béo vào nhóm α-amin hoặc một nhóm sulfhydryl của Cystein. Nhiều Hormone, chẳng hạn như Adrenalin, đã làm thay đổi hoạt tính của nhiều Enzyme do sự kích thích phosphoryl hoá của acid amin hydroxyl là serine và Threonine. Phosphoserine và phosphothreonine là các acid amin được sửa đổi thường xuyên nhất trong các protein. Các yếu tố sinh trưởng tác động bằng cách tạo nên sự phosphoryl hoá nhóm hydroxyl của Tyrosine để tạo nên phosphoTyrosine. Các nhóm phosphate trên 3 acid amin sửa đổi này có thể bị loại đi, làm cho chúng có thể tác động như sự chuyển đổi nghịch trong sự điều hoà các quá trình của tế bào. Thật vậy, một số gen sản sinh ung thư (oncogene) tác động bằng cách kích thích sự phosphoryl hoá dư thừa các gốc Tyrosine trên các protein kiểm soát sự tăng sinh của tế bào. Hình 1.16: Sự sửa đổi các gốc acid amin ở một số protein. Nhiều protein bị cắt xén sau khi sinh tổng hợp. Chẳng hạn như các Enzyme tiêu hoá khi được tổng hợp, tiền thân của nó là bất hoạt có thể cất giữ an toàn ở tuỵ. Sau khi được giải phóng vào đường tiêu hoá, những tiền thân này trở nên hoạt hoá do cắt đi liên kết peptide. Trong quá trình đông máu, fibrinogen hoà tan chuyển thành fibrin không hoà tan cũng do sự cắt bớt liên kết peptide. Nhiều hormone polypeptide chẳng hạn như adrenocorticotropin do sự chẻ nhỏ của một protein tiền thân. Cũng giống như vậy, các protein của poliovirus được tạo nên do sự xén bớt của một polyprotein tiền thân lớn hơn. Một vài protein chủ chốt của Virus- 1 (HIV-1) gây nên AIDS là do sự cắt xén đặc hiệu của một tiền thân dài hơn. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 18 http://www.ebook.edu.vn
  • 25. Các chuỗi Polypeptide có thể đảo hướng do sự quay gấp. Nhiều protein có hình cầu, gọn có sự đảo hướng trong các chuỗi polypeptide của chúng. Nhiều sự đổi hướng được hoàn tất bởi một yếu tố cấu trúc gọi là sự đổi hướng β. Trong sự quay này nhóm CO gốc (n) liên kết Hydrogen với nhóm NH của gốc (n + 3) (Hình 1.17). Như vậy một chuỗi polypeptide có thể đổi hướng một cách bất ngờ. Sự đổi hướng β thường để nối các sợi β đối song song. Nó cũng được hiểu như là sự đổi hướng hay sự bẻ gập đột ngột. Xoắn Collagen được ổn định bởi Proline và Hydroxypoline. Một dạng đặc biệt của xoắn có trong Collagen - thành phần sợi chính của da, xương gân, sụn và răng. Những protein ngoại bào có chứa 3 chuỗi polypeptide xoắn. Mỗi chuỗi dài 1000 gốc. Trình tự acid amin của collagen rất điều hoà: gần như 1/3 gốc là glycine, proline chiếm 12%. Hơn nữa collagene có chứa 2 acid amin hiếm gặp là Hydroxyproline và hydroxylusine. Trình tự glycine - Proline - Hydroxyproline (Gly - Pro - Hyp) cũng thường được tái diễn (Hình 1.18). Collagen là một phân tử hình que dài khoảng 3000 A0 nhưng đường kính chỉ 15 A0. Hoạ tiết xoắn 3 (Hình1.18) hoàn toàn khác với xoắn α. Liên kết Hydrogen có trong nội bộ một sợi. 3 dây cuộn lại với nhau tạo nên cáp siêu xoắn. Khoảng cách trục cho 1 gốc trong siêu xoắn là 2,9 A0 và có gần 3 gốc cho một chu trình. 3 dây này có liên kết Hydrogen với nhau. Chất cho Hydrogen là nhóm NH peptide của gốc glycine và chất nhận hydrogen là nhóm CO cuả các chuỗi khác. Nhóm Hydroxyl của các gốc Hydroxyproline cũng tham gia trong liên kết Hydrogen. Đến bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao glycine chiếm 1/3 vị trí trải dài hàng nghìn gốc tạo nên vùng xoắn của collagen. Phía bên trong của cáp dây 3 này rất chặt. Vì vậy, chỉ có glycine là có thể vừa khít ở vị trí bên trong này. Vì có 3 gốc cho một chu trình xoắn, cho nên phải có 1/3 gốc trên mỗi dây là glycine. Khi quan sát sợi collagen ta thấy có vằn ngang, đó là các phân tử Tropocolagen ở các dẫy kề nhau xếp lệch nhau 1/4 phân tử. Trên cùng một dẫy, giữa phân tử Tropocollagen có một khớp dài 400 A0. H×nh 1.17: §¶o h−íng quay cña peptide. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 19 http://www.ebook.edu.vn
  • 26. Protein giÇu liªn kÕt hydrogen. Nh÷ng nh©n tè nµo x¸c ®Þnh cÊu tróc 3 chiÒu cña protein? C¸c t−¬ng t¸c ph©n tö trong c¸c hÖ thèng sinh häc ®Òu qua 3 nh©n tè trung gian: liªn kÕt tÜnh ®iÖn, liªn kÕt Hydrogen vµ liªn kÕt Valderval. Chóng ta còng ® thÊy liªn kÕt Hydrogen gi÷a c¸c nhãm NH vµ CO cña chuçi chÝnh ®Ó t¹o xo¾n α, nÕp gÊp β vµ c¸p collagen. Trong thùc tÕ, c¸c chuçi bªn cña 11 trong sè 20 acid amin nÒn t¶ng ®Òu cã thÓ tham gia liªn kÕt Hydrogen. V× thÕ chóng ta nãi c¸c acid amin nµy cã tiÒm n¨ng liªn kÕt Hydrogen: 1. C¸c chuçi bªn cña Tryptophan vµ Arginine cã thÓ ho¹t ®éng chØ nh− chÊt cho liªn kÕt Hydrogen (Hydrogen bond donor). 2. Còng gièng nh− chÝnh ®¬n vÞ peptide, c¸c chuçi bªn cña Asparagine, Glutanine vµ Threonine ho¹t ®éng nh− nh÷ng chÊt cho vµ nhËn liªn kÕt Hydrogen. 3..Kh¶ n¨ng liªn kÕt Hydrogen cña Lysine (vµ nhãm cuèi Amin), Aspartic vµ Acid glutamic (vµ nhãm cuèi Carboxyl), Tyrosine vµ Histidine thay ®æi theo pH. C¸c nhãm nµy cã thÓ ho¹t ®éng víi t− c¸ch lµ chÊt nhËn còng nh− chÊt cho trong mét thang pH x¸c ®Þnh vµ víi t− c¸ch lµ chÊt nhËn hoÆc chÊt cho (chø kh«ng ph¶i c¶ hai) ë nh÷ng pH kh¸c nh− Aspartate vµ Glutamate trªn h×nh (1.19). MÉu h×nh liªn kÕt Hydrogen cña c¸c gèc cã thÓ ion ho¸ nµy lµ phô thuéc pH. Trình tự acid amin của chuỗi Collagen Cấu trúc một chuỗi Collagen xoắn ba Hình 1.18 Cấu trúc của Collagen xoắn ba. Nhóm cho hydrogen của tryptophan Nhóm cho hydrogen của Arginine Hình1.19: Các nhóm liên kết hydrogen của một số chuỗi bên ở protein. Protein hoà tan trong nước cuộn lại trong các cấu trúc thích hợp có các lõi không phân cực. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 20 http://www.ebook.edu.vn
  • 27. Những nghiên cứu tia X chỉ rõ chi tiết cấu trúc 3 chiều của trên 300 protein. Chúng ta bắt đầu với Myoglobuline, protein đầu tiên được nhìn nhận chi tiết ở mức nguyên tử. Myoglobine, là chất dự trữ oxy ở cơ, nó là một chuỗi polypeptide đơn với 153 acid amin, khối lượng phân tử là 18Kd. Myoglobine có khả năng gắn với oxy phụ thuộc vào sự có mặt của Hem, một nhóm prosthetic không polypeptide bao gồm protoporphyrin và một nguyên tử sắt ở trung tâm. Myoglobine là một phân tử cực kỳ thích hợp với chức năng vận chuyển O2. Kích thước của nó là 45 x 35 x 25A0. Cấu trúc bậc 1 của Myoglobine là các xoắn α, phân tử này có 8 xoắn. Khoảng 70% chuỗi chính cuộn lại trong các xoắn α và nhiều phần còn lại của chuỗi tạo thành các chu trình giữa các xoắn. Có 4 vòng chứa proline, có xu hướng làm phá vỡ các xoắn α bởi vì nó làm chướng ngại không gian bởi một vòng 5 rắn chắc (rigid). Sự cuộn lại của chuỗi chính ở Myoglobine cũng giống như các protein khác, nó là một phức hợp và không cân đối. Sự thật nổi bật là ở bên trong bao gồm hầu hết các gốc không phân cực như Leucine, Valine, Methionine và Phenylalanine. Những gốc phân cực như Aspartate, Glutamate, Lysine và Arginine không có mặt trong Myoglobine. Riêng chỉ có vài gốc phân cực có mặt ở phía trong là 2 Histidine giữ vai trò đặc biệt trong việc gắn oxy của Hem. Mặt khác, phía ngoài của Myoglobine lại chứa cả những gốc phân cực và không phân cực. Mô hình không gian đầy đủ cũng chỉ rõ rằng nó có rất ít khoảng trống ở bên trong. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 21 http://www.ebook.edu.vn
  • 28. Hình 1.20. Phân tử Ribonuclease Sự phân phối đối nghịch của các gốc phân cực và không phân cực đã vạch rõ những khía cạnh có tính chất chìa khoá của kiến trúc protein. Trong một môi trường nước, các protein cuộn lại là do khuynh hướng loại trừ nước mạnh mẽ của các gốc kỵ nước. Cần phải nhắc lại rằng nước cấu kết rất cao còn các nhóm kỵ nước lại ổn định nhiệt động hơn khi tụ bên trong phân tử. Chuỗi Polypeptide vì thế cuộn lại một cách tự phát để cho các chuỗi bên kỵ nước chìm vào bên trong, những chuỗi tích điện phân cực thì nằm trên bề mặt. Số phận của chuỗi chính đi kèm với chuỗi bên kỵ nước cũng rất quan trọng. Bí mật của việc chôn sâu một đoạn của chuỗi chính trong một môi trường kỵ nước là để tạo cặp tất cả các nhóm NH và CO bằng liên kết Hydrogen. Các cặp đôi này được hoàn thiện trong xoắn α hoặc nếp gấp β. Liên kết Valderval giữa các chuỗi bên Hydrocarbon cũng góp phần làm ổn định cho protein. Bây giờ thì chúng ta hiểu tại sao bộ 20 acid amin có chứa một vài acid amin khác nhau về hình dạng và kích thước một cách tinh tế như vậy. Ribonuclease, một Enzyme tuyến tuỵ phân giải RNA là một ví dụ về các cách khác nhau của cuộn protein. Chuỗi polypeptide đơn này gồm 124 gốc cuộn lại chủ yếu trong các dây β. Ngược lại, với Myoglobine có chứa các xoắn α nhưng thiếu các dây β. Ribonuclease cũng giống như Myoglobine có chứa bên trong chất không phân cực cao và cuốn rất chặt. Enzyme này được làm ổn định xa hơn bởi 4 liên kết disulfide. Cấu trúc của một protein có thể được tượng trưng trong dạng xơ đồ tạo với các dây β như những mũi tên rộng còn xoắn α như một đường xoắn và những vùng nối như những sợi dây bện (string). Mô hình Ribonuclease (hình 1.20) của Richardson rất lợi ích cho việc thể hiện các mối liên quan của các yếu tố trong các protein, đặc biệt là các protein lớn và rất lợi cho việc xác định các tiết hoạ cấu trúc trong các protein khác. Những protein màng không thể thiếu được, nó trải trên các màng sinh học, được thiết kế khác so với các protein hoà tan trong dung dịch nước. Barrier tính thẩm của màng được tạo bởi các Lipide, chúng là các chất kỵ nước mạnh. Như vậy, phần protein màng trải trên vùng này phải có đầu ngoài kỵ nước, phần vận chuyển màng của protein màng thường bao gồm các bó xoắn α với các chuỗi bên không phân cực (chẳng hạn như Leucine và Phenylalanine) chúng hướng ra ngoài bề mặt của protein này. 4. Bốn mức cấu trúc của protein. Cấu trúc bậc 1 là trình tự các acid amin. Cấu trúc bậc 2 là sự sắp xếp không gian của các gốc acid amin, gốc nọ kề gốc kia trong trình tự thẳng. Xoắn α và dây β là các thành viên của cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc 3 là sự sắp xếp không gian của các gốc acid amin ở xa nhau và mô hình của liên kết disulfide và các liên kết phụ. Tuy nhiên việc chọn ra cấu trúc bậc 2 hay bậc 3 chỉ là cảm giác. Cấu trúc bậc 4 là sự sắp xếp không gian của các đơn vị (Subunid) và bản chất tiếp xúc của nó. Ví dụ như Hemoglobine, có chứa 2 chuỗi α và 2 chuỗi β. Các đơn vị này giao diện với nhau trong một Tetramer để tham gia vào vận chuyển thông tin giữa các vị trí gắn xa đối với O2, CO2 và H. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 22 http://www.ebook.edu.vn
  • 29. Những nghiên cứu về cấu trúc chức năng và sự tiến hoá của protein đã vạch rõ tầm quan trọng của 2 mức khác nữa của tổ chức. Cấu trúc siêu bậc 2 (Supersecondary Structure) chỉ cụm những cấu trúc bậc 2, chẳng hạn như một dây β tách biệt với một dãy β khác bởi một xoắn α đã thấy ở nhiều protein. Hoạ tiết này được gọi là đơn vị βαβ (Hình 1.21). Một số chuỗi polypeptide cuộn lại trong 2 hoặc nhiều hơn các vùng chắc đặc (compact) có thể nối với nhau bởi những đoạn co rãn của chuỗi polypeptide cũng giống như các quả lê trên một cành. Những đơn vị hình cầu chắc đặc này gọi là domain, có kích thước từ khoảng 100 đến 400 gốc acid amin. Chẳng hạn như, chuỗi L25 - Kd của một kháng thể cuộn lại trong 2 domain (Hình 1.21). Những đơn vị hình cầu này gắn cái nọ với cái kia, điều đó khiến người ta cho rằng chúng được xuất hiện do sự nhân đôi của một gen nguyên thuỷ. Một nguyên tắc quan trọng đã được phát hiện từ sự phân tích gen và protein ở Eucaryote bậc cao hơn là Các domain protein thường được mã hoá bởi các phần tách biệt của gen gọi là exon. Hình 1.21. Siêu cấu trúc bậc 2 của protein Những protein có nhiều chuỗi polypeptide thì có thêm mức tổ chức cấu trúc. Mỗi chuỗi polypeptide trong những protein như thế gọi là dưới đơn vị ( Subunid ). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 23 http://www.ebook.edu.vn
  • 30. 5. Thứ tự các acid amin chuyên hoá cấu trúc không gian của protein Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ giữa các thứ tự acid amin của một protein và cấu trúc của nó từ công trình kinh điển của Christian Anfinsen trên Ribonulease. Đó là một chất sớm được chú ý, Ribonuclease là một chuỗi polypeptide gồm 124 gốc acid amin, 4 liên kết disulfide có thể bị cắt đi do việc khử chúng với một thuốc thử như β-mercaptoethanol nó sẽ hình thành disulfide hỗn hợp với chuỗi bên Cystein (hình 1..22). Hình 1.22: Sự khử cầu disulfide trong một protein bằng cách cho dư thừa thuốc thử sulfhydryl (R-SH) chẳng hạn như β -mercaptoethanol. Khi cho dư nhiều β-mercaptoethanol thì các disulfide hỗn hợp cũng bị khử, sản phẩm cuối cùng là 1 protein trong đó disulfide (Cystin) được chuyển hoàn toàn thành sulfhydryl (Cysteine). Tuy nhiên, người ra cũng phát hiện rằng Ribonuclease ở 37°C và pH 4 lại không bị khử bởi β-mercaptoethanol trừ phi protein này được xử lý với các thuốc thử như urea hoặc guanidine hydrochloride. Mặc dầu cơ chế tác động của các tác nhân này chưa được rõ hoàn toàn, nhưng đã rõ ràng là chúng làm rối loạn các tương tác không đồng hoá trị. Hầu hết các chuỗi peptide đều không có các liên kết chéo để thừa nhận một cấu trúc cuộn ngẫu nhiên trong urea 8M hoặc Guanidine HCl 6M. Khi Ribonuclease được xử lý với β-mercaptoethanol trong urea 8M thì sản phẩm là một chuỗi polypeptide cuộn lại một cách ngẫu nhiên và bị khử hoàn toàn, nó không có hoạt tính Enzyme. Nói một cách khác, Ribonuclease đã bị biến tính do sự xử lý này (hình 1..23). Sau đó Anfisen đã có những quan sát đặc biệt về Ribonuclease đã bị biến tính khi loại trừ urea và β-mercaptoethanol bằng thẩm tích thì hoạt tính Enzyme lại được phục hồi một cách chậm chạp. Ông đã lĩnh hội được ý nghĩa của sự phát hiện tình cờ này là: Sulfhydryl của các Enzyme đã bị biến tính sẽ bị oxi hoá bởi không khí và Enzyme này lại cuộn lại một cách tự phát trong dạng hoạt hoá xúc tác. Những nghiên cứu chi tiết sau đó đã chỉ ra rằng hầu như tất cả hoạt tính Enzyme gốc (original) sẽ được khôi phục nếu nhóm sulfhydryl bị oxi hoá dưới những điều kiện thích hợp (hình 1..23). Tất cả các đặc tính lý hoá của Enzyme cuộn lại phân biệt rõ ràng với Enzyme nguyên mẫu (native). Những thí nghiệm này đã chỉ ra rằng thông tin Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 24 http://www.ebook.edu.vn
  • 31. cần để chuyển hoá phức hợp cấu trúc 3 chiều của Ribonuclease nằm ở trong các thứ tự acid amin. Những nghiên cứu sau này đã xác định một cách tổng quát nguyên lý trung tâm của sinh học phân tử là thứ tự chuyên hoá các cấu trúc hoá học. Một kết quả khác thu được khi Ribonuclease đã khử sẽ bị oxi hoá khi ở urea 8M. Chế phẩm này sau đó được thẩm tích để loại urea. Ribonuclease bị tái oxi hoá theo cách này chỉ có hoạt tính Enzyme 1%. Hình 1.23. Sự hoàn nguyên của ribonuclease Tại sao kết quả của thí nghiệm này khác với kết quả trong đó Ribonuclease đã bị khử sẽ lại tái oxi hoá trong dung dịch không có urea? Lý do là tạo vòng đôi disulfide không đúng (wrong) ở phân tử khử khi bị tái oxi hoá vì có tới 105 cách của 8 vòng đôi Cystein để hình thành 4 disulfide; nhưng chỉ có một trong số các hợp chất này là có hoạt tính Enzyme. 104 vòng đôi sai có tên là Ribonuclease "leo trèo" (Scramble). Sau đó Anfinsen đã thấy các Ribonuclease “leo trèo” này chuyển đổi một cách tự phát thành Ribonuclease nguyên mẫu, đầy đủ hoạt tính khi cho vào một ít β-mercaptoethanol trong dung dịch nước (hình 1..23). β- mercaptoethanol được thêm vào sẽ xúc tác sự sắp xếp lại của các vòng đôi disulfide cho đến khi cấu trúc ban đầu được hoàn nguyên, thời gian mất khoảng 10 giờ. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn bởi việc làm giảm năng lượng tự do nhờ cấu trúc "leo trèo" đã chuyển thành cấu trúc của Enzyme. Như vậy, dạng ban đầu của Ribonuclease là cấu trúc ổn định nhất về nhiệt động học. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc cuộn lại của nhiều Enzyme lại được sự trợ giúp bởi Enzyme, nó xúc tác để đạt tới trạng thái năng lượng thấp nhất. Sự hoà hợp như thế nào của tương tác trung gian để tạo nên sự chuyển ngược từ dạng không cuộn sang dạng cuộn của một protein? Cấu trúc của một protein có thể được suy luận Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 25 http://www.ebook.edu.vn
  • 32. từ các thứ tự acid amin của nó được không? Những vấn đề này là trung tâm của hoá sinh phân tử. Anfinsen (1964) viết: “Cái đập vào tôi gần đây là người ta có thể thật sự thấy được các thứ tự của một phân tử protein, về sự cuộn lại trong một dạng hình học chính xác giống như một hàng chữ viết đẹp đẽ trong dạng quy chuẩn và sự tạo mẫu với bản chất cuộn lại của nó, tạo nên sự hoà hợp với chức năng sinh học”. 6. Sự gắn đặc hiệu và những thay đổi cấu trúc là cơ sở của tác động protein Bước đầu tiên trong tác động của một protein là việc gắn của nó với phân tử khác. Protein như là một lớp các đại phân tử độc quyền về khả năng nhận biết và tương tác cao với các phân tử dẫn suất. Ví dụ như Myoglobin gắn chặt vào một nhóm Hem khi chuỗi polypeptide của nó đã cuộn lại phần nào. Protein cũng kết hợp với các protein khác để tạo nên những sự xếp đặt thứ tự cao chẳng hạn như những sợi co giãn ở cơ. Việc gắn các phân tử lạ vào protein kháng thể có thể làm cho sự miễn dịch phân biệt được giữa mình và không phải mình. Xa hơn nữa là, sự biểu hiện của nhiều gen bị kiểm soát bởi việc gắn của protein làm nhiệm vụ nhận dạng các thứ tự DNA đặc hiệu. Protein cũng có khả năng tương tác một cách đặc hiệu với một dẫy các phân tử vì chúng rất tài tình trong việc hình thành các bề mặt và các khe bổ cứu. Sự tinh tế của các chuỗi bên trên những bề mặt này và các khe hở có thể làm cho protein tạo được các liên kết hydrogen, liên kết tĩnh điện, liên kết Valderval với các phân tử khác. Như đã nhấn mạnh ở phần mở đầu của chương này, hầu hết tất cả các phản ứng trong hệ thống sinh học đều được xúc tác bởi những protein được gọi là Enzyme. Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá một cách chính xác là tại sao protein lại giữ vai trò độc quyền trong việc xác định mẫu hình (pattern) của các vận chuyển hoá học hay khả năng xúc tác của các protein đi từ khả năng gắn của chúng với các phân tử cơ chất trong những hướng chính xác và ổn định trong trạng thái quá độ (transidion) và sự bẻ gãy các liên kết hoá học. Nguyên lý cơ bản này có thể tính được cụ thể bằng một ví dụ đơn giản về sự xúc tác Enzyme, sự hydrat hoá của carbon dioxide bởi carbonic anhydrase H2O + CO2 → CHO3- + H+ Carbonic anhydrase làm tăng tốc độ phản ứng lên trên 1.000.000 lần như thế nào? Phần kích thích tính phản ứng là do tác động của ion kẽm, nó phối hợp các nhóm imidazol của 3 gốc histidine trong Enzyme này. Ion kẽm định vị ở đáy của một khe sâu chừng 15A0 dưới bề mặt của protein. Gần kề là một nhóm của gốc nhận biết và gắn carbon dioxide. Khi nước gắn vào ion kẽm thì nó nhanh chóng chuyển thành ion hydroxide, đó là vị trí chính xác để tấn công vào phân tử dioxide carbon gắn tiếp vào nó (hình 1.24.). Ion kẽm này giúp cho sự định hướng CO2 cũng như cung cấp một lượng lớn OH-. Carbonic anhydrase cũng giống như những Enzyme khác, nó là một chất xúc tác cao bởi vì nó đưa cơ chất vào sự gần gũi không gian và làm thích hợp hướng của các phản ứng. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 26 http://www.ebook.edu.vn
  • 33. H H His O His O O His Zn++ C O His Zn++ C O - O His His Hình 1.24. Cơ chế phản ứng của carbon anhydrase. Ion hydroxide và carbon dioxide đã được sắp đặt một cách chính xác để làm thuận lợi cho việc hình thành bicarbonate bởi sự liên kết của chúng với Zn2+. Sự tái diễn khác của xúc tác là việc sử dụng các nhóm tích điện để phân cực cơ chất và làm ổn định trạng thái quá độ. . Hình 1.25. Sự tương tác Allosteric Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 27 http://www.ebook.edu.vn
  • 34. Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là một số protein có nhiều vị trí gắn, các vị trí này có sự thông tin với nhau. Sự thay đổi cấu trúc cảm ứng bởi việc gắn một phân tử vào một vị trí trong một protein đã đẩy các vị trí lệch ra xa trên 20A0. Vì thế, protein có thể được xây dựng để hoạt động như những cầu giao phân tử (molecular swidch) để tiếp nhận, hợp nhất và truyền các tín hiệu. Nhiều protein có chứa các vị trí điều hoà gọi là vị trí allosteric kiểm soát việc gắn của chúng với các phân tử khác và làm thay đổi tốc độ phản ứng của chúng (hình 1.25). Ví dụ như, việc gắn oxygen vào nhóm Hem của hemoglobine là kết quả của sự thay đổi việc gắn H+ và CO2 ở các vị trí xa trong phân tử protein. Sự kiểm soát allosteric trung gian bởi sự thay đổi cấu trúc trong phân tử protein là trung tâm của sự điều hoà trao đổi chất. Trong hệ thần kinh, protein kênh nhạy cảm với đa kích thích hoạt động như các cổng, giống như cổng trong chip của computer Protein có 2 vị trí gắn có liên quan tới sự thay đổi cấu trúc làm cho nó có khả năng chuyển đổi năng lượng. Giả sử một protein có một vị trí xúc tác cho sự thuỷ phân adenosine triphosphate (ATP) thành (ADP) là một phản ứng cho năng lượng. Sự thay đổi từ Triphosphate tới Diphosphate cảm ứng sự thay đổi vị trí xúc tác, chuyển vị trí gắn sang một vị trí khác xa hơn trên cùng một protein. Như vậy, enzyme với chức năng như những mô tơ phân tử làm thay đổi năng lượng liên kết hoá học trong sự vận động trực tiếp như sự co cơ 7. Đặc tính lý hoá của protein 7.1. Protein tồn tại ở sinh vật ở trạng thái keo: Môi trường trạng thái keo của protein là nước. Tiêu chuẩn của hệ keo phụ thuộc vào kích thước hạt hoà tan (1-150mμ). Đặc tính của hệ keo là vừa có đặc tính lỏng (tốc độ phản ứng như môi trường lỏng) vừa có đặc tính rắn (có hình thể nhất định). Protein là keo ưa nước vì protein mang những nhóm ưa nước (-NH2, -COOH, -OH). Keo protein có các đặc tính điển hình của keo ưa nước như: gây áp suất thẩm thấu thấp (30- 40mmHg ≈ 0,03-0,04at); khả năng khuếch tán ít; độ nhớt cao; khả năng hấp phụ các chất rất cao, vì nó có cấu trúc phức tạp, diện tích tiếp xúc với môi trường so với khối lượng rất lớn nên protein có đặc tính này. Các chất mà protein hấp phụ có thể ở thể hơi, lỏng, rắn, chúng được liên kết với phân tử protein theo nhiều kiểu liên kết, liên kết này có thể bền nếu là liên kết hoá học hoặc không bền nếu là liên kết do sự hấp dẫn phân tử hoặc tĩnh điện. Điểm đáng chú ý là hiện tượng hấp phụ của protein không hỗn loạn mà có tính đặc trưng rõ rệt mà điển hình là các phản ứng huyết thanh miễn dịch (kháng thể chỉ kết hợp với kháng nguyên tương ứng). Hiện tượng trương nở của protein cũng có bản chất là hiện tượng hấp phụ, chất hấp phụ ở đây là nước (protein khô có thể hấp phụ tới 50% khối lượng nước so với bản thân chúng) và có khả năng khuếch tán ánh sáng, khi cho tia sáng đi qua dung dịch protein ta thấy được các tia khuếch tán, hiện tượng này gọi là hiện tượng tin đan. 7.2. Lưỡng tính và điểm đẳng điện: Keo protein là keo ở trạng thái mang điện, có thể dương hoặc âm. Điện tích trong hạt keo là điện tích phân ly của các gốc acid amin dư nhóm cacboxyl, nhóm amin. Điện tích này có thể dương hoặc âm, điều này phụ thuộc vào số lượng của các nhóm -COO- và NH3+ trong phân tử protein. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 28 http://www.ebook.edu.vn
  • 35. NH2 COOH NH3+ COO- ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ ------------------- ------- > -------------------------- ⎜ ⎜ COOH COO- Sự phân ly này còn phụ thuộc vào pH của môi trường. Trị số pH môi trường làm cho độ phân ly của các gốc đó tiến tới bằng nhau để điện tích triệt tiêu thì giá trị pH đó gọi là điểm đẳng điện, kí hiệu là pI. Tại điểm đẳng điện hạt keo protein không bền, vì nó mất một yếu tố là sức đẩy tĩnh điện. Điểm đẳng điện của đa số protein nằm ở vùng dưới 7, phía acid. Ví dụ: pI của casein là 4,7; albumin là 4,8; globulin là 5,4. 7.3. Hiện tượng mất nguyên tính và sa lắng: Protein tồn tại ổn định trong môi trường nhất định, khi môi trường thay đổi (pH và t0) làm ảnh hưởng tới cấu trúc bậc III, tới điện tích... thì một số tính chất của protein thay đổi như khả năng xúc tác của các enzyme bị giảm sút hoặc mất hẳn, trường hợp đó gọi là trường hợp mất nguyên tính. Khi tác động của những yếu tố môi trường không sâu sắc hoặc quá nhanh thì phân tử protein có thể trở lại trạng thái ban đầu (hoàn nguyên - khôi phục lại nguyên tính của nó). Nếu tác động của các yếu tố môi trường kéo dài và mạnh thì protein bị biến đổi tính chất mà phổ biến là cấu trúc bậc III hoàn toàn rối loạn, lúc đó một số thuộc tính của trạng thái keo bị mất như khả năng có điện tích, khả năng thuỷ hoá... và các phân tử protein tụ lại với nhau kết tủa và sa lắng. 7.4. Tính đặc trưng sinh học: Đây là sự khác nhau của các protein về mặt cấu trúc (trước hết là bậc I) và chức năng như tính đặc hiệu của enzyme, hiện tượng choáng do việc truyền máu, hiện tượng không dung hoà khi vá da hoặc cấy ghép mô... Các loại phản ứng này rất tinh vi và phức tạp. Tính đặc trưng sinh học này được di truyền chặt chẽ qua acid nucleic. 8. Phân loại protein Theo tính toán của Pauling, trong một con người có khoảng 10 vạn loại protein khác nhau nên việc phân loại là phức tạp. Hiện nay người ta vẫn theo đề nghị của Hoppezaile và Dreczen việc phân loại protein là theo 2 lớp lớn là protein đơn giản (protein) và protein phức tạp (proteid). Protein đơn giản là loại protein mà thành phần cấu tạo chỉ có các acid amin. Protein phức tạp là loại protein mà thành phần cấu tạo chủ yếu là các acid amin, bên cạnh đó còn có các nhóm ghép không có bản chất acid amin 8.1. Protein đơn giản (protein): gồm 4 nhóm sau: 8.1.1. Albumin và globulin: Là những protein chức năng phổ biến ở máu và cơ. Chúng khác nhau về khối lượng phân tử, albumin khối lượng phân tử thấp hơn (2-7 vạn dalton), globulin 1 triệu dalton (1dalton = 1,66 x 10-24 gam). Về chức năng: albumin gắn liền với quá trình dinh dưỡng, là nguyên liệu xây dựng mô bào, giữ áp lực thẩm thấu keo của máu, một phần liên kết với các chất khác để vận chuyển chúng như với vitamin, các acid béo, cholesterin, một số ion Ca, Mg.... Tiểu phần albumin chiếm 35-45% protein trong huyết thanh, tỷ lệ này phản ánh cường độ trao đổi chất của cơ thể. Albumin được tổng hợp nhiều ở gan. Tỷ lệ và hàm lượng albumin trong máu phản ánh chế độ dinh dưỡng cao hay thấp và chức năng của gan. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 29 http://www.ebook.edu.vn
  • 36. Globulin chiếm phần lớn protein trong huyết thanh, nó bao gồm nhiều loại như α, β, γ- globulin, chúng có vai trò khác nhau trong cơ thể sống. Hai loại α, β-globulin được tổng hợp chủ yếu ở gan, chúng gắn liền với quá trình dinh dưỡng như albumin. Tiểu phần α-globulin liên kết với glucid và lipid tạo thành những phức hợp glucoproteid và lipoproteid, α-globulin còn liên kết với Hb khi hồng cầu bị vỡ, bằng phương pháp điện di người ta tách được α- globulin thành 2 tiểu phần α1 và α2-globulin, trong đó α2-globulin có chứa haptoglobin là yếu tố có liên quan tới Hb. Tiểu phần β-globulin có chứa transferin là yếu tố tham gia vào quá trình tạo máu cho cơ thể. Tiểu phần γ-globulin do tế bào lâm ba cầu B sinh ra, có vai trò đặc biệt quan trọng, là tổ hợp các kháng thể, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng chống bệnh, khả năng thích nghi của cơ thể. Người ta đã tách được 5 nhóm kháng thể có đặc tính miễn dịch khác nhau đó là IgG, IgA, IgM, IgD, IgE. Chỉ số A/G (Albumin/Globulin) là chỉ số phản ánh tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của con vật. 8.1.2. Histon và protamin: là loại protein kiềm tính pI = 8-13. Phân tử chúng chứa nhiều acid amin kiềm như Arg, Lyz, His...có nhiều trong nhân tế bào, gắn liền với DNA và giữ vai trò điều hoà hoạt động của DNA, với tính base cao tạo thành poly cation để cho polyanion là DNA bám vào. 8.1.3. Á protein (proteinoic): là protein của mô liên kết (gân, dây chằng, tóc, xương...) Đặc tính của chúng là tuy có cấu tạo thuần tuý từ các acid amin nhưng chúng không ở trạng thái keo (không hoà tan trong nước), cấu trúc thường ở dạng sợi hoặc bó. Đại diện của nhóm này là: Colagen: là loại protein có chủ yếu ở mô liên kết, ở da, thành mạch quản, tỷ lệ colagen tăng là cho da nhăn nheo khi tuổi già. Ở t0 cao phân tử của chúng đổi sang dạng hồ, dạng gelatin. Elastin: có nhiều ở mô liên kết gân, dây chằng, tỷ lệ tăng khi tuổi già, không tan trong môi trường nước nóng như colagen. Keratin: là chất tạo sừng móng, lông, tóc, đặc tính là có dạng sợi. Fibroin: là protein của tơ tằm 8.1.4. Prolamin và Glutelin: là protein có nhiều trong hạt ngũ cốc, thành phần không cân bằng nhiều acid amin Glu, Pro. 8.2. Protein phức tạp (proteid): gồm 5 nhóm sau: 8.2.1. Glucoproteid: là loại protein phức tạp, thành phần chủ yếu là các acid amin, ngoài ra còn có nhóm ghép là các loại đường hoặc dẫn xuất của đường. Lớp này có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng, gây tính kháng đặc hiệu của màng như màng hồng cầu. Đại diện của nhóm này là: Muxin: có ở dịch nhày (nước bọt, bao khớp) có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát cơ học bảo vệ cơ quan, có nhóm ghép là mucoitin bao gồm glucozamin, acid glucoronic, H2SO4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 30 http://www.ebook.edu.vn