SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
ĐỘT PHÁ MIND MAP
TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN
BẰNG HÌNH ẢNH
LỚP 12
ĐỘT PHÁ MIND MAP
TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN
BẰNG HÌNH ẢNH
LỚP 12
Bất cứ sự sao chép nào không được
sự đồng ý của Công ty Cổ phần Sách
MCBooks đều là bất hợp pháp
và vi phạm luật xuất bản Việt Nam, luật bản
quyền quốc tế và công ước Berne về bảo hộ
bản quyền sở hữu trí tuệ.
Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Email: contact@mcbooks.vn
lienhebanquyen@mcbooks.vn
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
ĐT: 04.3792.1466 Số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch
Bản quyền © thuộc Công ty Cổ phần
Sách MCBooks.
Theo hợp đồng chuyển nhượng giữa
Công ty Cổ phần Sách MCBooks
và tác giả Trịnh Văn Quỳnh
ĐỘT PHÁ MIND MAP
TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN
BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
(Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học)
1212
BẰNG HÌNH ẢNH
TƯ DUY ĐỌC HIỂU
MÔN NGỮ VĂN
Mind map
ĐỘ
T
PH
Á
Tác giả: TRỊNH VĂN QUỲNH
Hình minh họa:
NGUYỄN HOÀNG LONG - giáo viên Công ty cổ phần giáo dục Do Art
NGUYỄN PHÚC THÙY TRANG - giáo viên công ty cổ phần giáo dục Do Art
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình đổi mới, cải cách giáo dục của Bộ Giáo
dục và Đào tạo theo hướng phát huy năng lực của học sinh, nhiều phương pháp dạy và
học đã được áp dụng, bước đầu đạt hiệu quả. Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những kĩ
thuật mới nhưng dần trở nên quen thuộc với các giáo viên và học sinh trong trường phổ
thông. Phương pháp này giúp khắc phục một số hạn chế của cách học truyền thống:
-	 Đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết được vấn đề quá tải kiến thức;
-	 Hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh phát huy năng lực
diễn đạt trong tạo lập văn bản;
-	 Tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não phải với các đường nét, màu sắc và
hình ảnh minh họa;
-	 Tạo niềm hứng thú và đặc biệt yêu thích đối với môn học.
Cuốn sách gồm có các phần chính sau:
Phần 1:Đọc hiểu văn bản
Gồm 30 đề đọc hiểu là các văn bản văn học hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám đến
nay và văn bản nhật dụng. Các câu hỏi đọc hiểu được xây dựng trên các cấp bậc nhận
thức: từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là sự học tập cách đặt câu
hỏi và ra đề trong hệ thống câu hỏi PISA quốc tế và trong các đề thi đại học những năm
gần đây. Các đề đọc hiểu đem đến cho học sinh nhận thức toàn vẹn về các tác phẩm văn
học cũng như các kĩ năng sống cần thiết.
Phần 2: Nghị luận xã hội
Gồm 9 đề nghị luận xã hội. Đây là những vấn đề xã hội cập nhật, mới mẻ và sát với thực
tiễn. Tất cả được đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng góc nhìn
của văn học và nghệ thuật.
Phần 3: Nghị luận văn học
Gồm hệ thống các sơ đồ tư duy tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12. Hệ thống
sơ đồ tư duy trống giúp học sinh tự tư duy, khám phá và sáng tạo theo cách riêng. Ngoài
ra còn có hệ thống đề bài luyện tập phục vụ trực tiếp cho kì thi THPT Quốc gia.
Đây chắc chắn là một tư liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học và ôn tập môn
Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. Với thời gian biên soạn không nhiều, hệ thống ý lại
có nhiều cách chia, nhiều quan điểm không giống nhau, chúng tôi rất mong nhận được
sự góp ý của độc giả để hệ thống sơ đồ được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 7
“Học văn - Văn học
BẢO BỐI ĐỌC HIỂU
Làm thế nào để đạt được điểm tối đa phần đọc hiểu?
Điều này sẽ cực kỳ dễ dàng nếu có sự trợ giúp đắc lực của sơ đồ tư duy
Dưới đây là bảo bối giúp bạn bẻ khóa mọi câu hỏi đọc hiểu.
Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp
Ví dụ:
Với hình ảnh trung tâm bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần
đọc hiểu. Trí não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có nhiều ý
tưởng về vấn đề người hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy nhanh hơn,
hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.
= Đọc hiểu văn bản = Làm văn
8 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi.
Ví dụ:
Thông thường một đề đọc hiểu gồm có bốn câu hỏi ở bốn cấp độ khác nhau. Khi phân
chia các cấp độ của câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn
chưa, còn nếu là học sinh có thể biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu.
Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1: chỉ cần học sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong cách,
phương thức biểu đạt hay nội dung chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ cần trả
lời thật ngắn gọn, đủ ý.
Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi câu
trả lời ở ngay trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của, liệt kê
các hình ảnh…học sinh không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài văn bản.
Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3: thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề hoặc
phân tích một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm riêng của
bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch lạc.
Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4: thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn
bản vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội
cộng với khả năng hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật xúc tích, các ý không trùng lặp.
Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng
tâm đúng yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 9
“Học văn - Văn học
Bước 3: Hình thành ý trả lời.
Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn.Thông thường, bạn hay bị sót ý
khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không
bao giờ lặp nhau.
Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các cấp
độ của sơ đồ tư duy.
Ví dụ:
Để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn phải
xác định được đề tài của văn bản.
Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì… (đề tài người lính, đề tài người
nông dân, đề tài tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước….).
Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời
cho câu hỏi: chủ đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì…
Hay khi chỉ ra ý nghĩa một hình ảnh nào đó, bạn phải phân ra nghĩa đen và nghĩa bóng từ
đó thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, bạn cần phân biệt rõ bài học về nhận thức, tư tưởng,
hành động.
Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy
• Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh.
• Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo.
• Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời.
• Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó.
• Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý.
• Phát triển tư duy mạch lạc, không lặp ý.
• Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo cách hành văn của bản thân.
Lưu ý khi làm đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy.
• Thích hợp cho việc học tập tại nhà hoặc trên lớp.
• Dễ dàng phác họa ý trên giấy nháp khi trong phòng thi.
• Cần tạo thói quen tư duy giúp làm bài tốt khi đi thi.
• Hiệu quả khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhận xét bổ sung.
• Giữa bốn cấp độ tư duy có thể không có ranh giới rõ ràng, đôi khi để làm tốt vận
dụng vẫn cần đến tư duy nhận biết, thông hiểu.
10 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Mình có ghé lớp học của Si, chỗ Si ngồi có cửa sổ nhìn ra biển, gió thổi ào ào từng con
sóng xanh kỳ lạ bạc đầu, tiếng những cánh quạt gió ồn ào để phát điện như hàng chục
chiếc máy bay trực thăng bay trên đầu, mỗi lớp học là một chiếc bàn. Chả sao cả, tiếng cô
giáo Nhung tuy nhỏ nhưng lại nghe rất rõ. Si tất nhiên là học sinh giỏi nhất lớp, bởi lớp ba
có mỗi mình Si thôi mà.
Tiếc là giáo trình mới có đến lớp năm, không biết sau này anh bạn của mình sẽ tiếp tục như thế nào, câu hỏi
nhỏ cho một chiến lược lớn mình không nghĩ ra được.
Mấy ngày liên tục biển động, ào ạt sóng, Si dẫn mình ra biển chơi đắp ụ cát rồi lại cuống lên kéo nhau chạy
trước mỗi con sóng lớn thủy triều lên sát bờ. Si ngồi nghe chú nhạc sĩ Lê Tâm hát bài trẻ con bằng guitar bên
biển, chú Tâm có chiếc đàn nhỏ tên là “Ukulele”, một loại đàn do người Bồ Đào Nha sáng chế làm bằng gỗ
dừa và phổ biến tại Hawaii.
Mặc dù chú Lê Tâm đã bảo Si học thuộc trật tự của nó là “Son đồ mi lá” nhưng chắc cậu bạn quên ngay.
Tuy vậy, chú Lê Tâm vẫn tặng Si vì nghĩ cho cùng thì chẳng cần Si có đánh được cái đàn này không, mà quan
trọng nhất là Si có niềm vui khi có cây đàn làm bạn. Chỉ cần Si thích nó. Thế là đủ. Cây đàn đó đã ở lại Trường
Sa Lớn với Si và mỗi tối nằm lẫn đâu đó với đống đồ chơi toàn sỏi, san hô, lá cây tra, quả bàng vuông của Si.
Mình luôn nhớ Si và các bạn vô cùng.
Các chú bộ đội quanh năm ăn cơm hạt to với thịt hộp, với rau lá tra chát ngắt miệng, mình thật đoảng khi
không hỏi Si mỗi ngày ăn cơm với gì?
Mấy ngày biển động, ào ạt sóng, tàu không thể cập cảng, mình sốt ruột về đất liền với cơm áo gạo tiền, Si
cười ỏn ẻn bên cạnh vỗ về: “chú mệt con đấm lưng cho chú nhé…”
Buổi sáng ngày thứ mười biển lặng, tàu chuẩn bị rời bến mà không báo trước, mình sẽ về với đất liền quen
thuộc. Si vẫn đang đi học, mình trốn chào tạm biệt Si vì sợ rằng sẽ lại rơm rớm nước mắt, nếu như vậy Si sẽ
cười mình mất.
Ôi những cột mốc chủ quyền nước Việt giữa biển khơi!
(Trích Cuộc đời tròn hay méo?, Hoàng Minh Trí, NXB Phụ nữ, 2015)
1. Nội dung chính của văn bản trên? Hãy đặt nhan đề phù hợp.
2. Cuộc sống của Si có gì đặc biệt khác với cuộc sống trên đất liền? Cảm nhận của anh/chị
về nhân vật Si?
3. Thái độ, tình cảm của tác giả khi rời xa Trường Sa Lớn dành cho Si như thế nào?
4. Suy nghĩ của anh/chị về những cột mốc chủ quyền nước Việt giữa biển khơi. (Trình bày
trong một đoạn văn ngắn không quá 100 từ).
Đề 1
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 11
“Học văn - Văn học
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Trong lúc tuyệt vọng tôi tìm đến một bậc thầy để dò hỏi: Vì sao người lương thiện như con
lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?
Người thầy hiền hòa nhìn tôi một lúc rồi nói: Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang
ôm giữ ác ý nào đó.
Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói: Con sao có thể trở thành người ác được? Gần đây con
rất lương thiện mà!
Thầy trả lời: Con hãy kể nỗi thống khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói: Nỗi thống khổ của con thì có rất nhiều! Có khi con cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở
cũng không đủ rộng, thường xuyên có cảm giác thua thiệt bởi vậy trong tâm con thường không cảm thấy
thoải mái, cũng hy vọng có thể mau chóng có thể cải biến tình trạng này. Trong xã hội, không ít người căn
bản không có văn hóa gì lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức, văn hóa như con, mỗi
tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên
của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy tôi kể ra những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật gù mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người
từ tốn nói với tôi: Thu nhập của con hiện tại đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ăn
ở, căn bản đã không lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải
chịu đựng những nỗi khổ tâm ấy. Nhưng nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài của cải cho nên mới cảm
thấy thống khổ. Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không
phục, đây chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần có
thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là một loại ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì
phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si, bởi vì văn hóa không phải căn nguyên của sự giàu có. Tâm
ngu si cũng là một loại ác tâm. Người thân không nghe theo lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải
mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, họ vẫn có tư tưởng và quan điểm riêng của mình,
tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm riêng của họ bắt phải giống như con ? Không rộng lượng sẽ dẫn
đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác âm.
Sư phụ mỉm cười nói tiếp: Bởi vì nội tâm con chứa đựng những điều ác tâm đó, nên những nỗi thống khổ
mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ được những ác tâm đó, những nỗi thống khổ kia sẽ tan thành
mây khói.
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2. Theo người thầy trong câu chuyện, vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
3. Người thầy đã chỉ ra những loại ác tâm nào chứa đựng trong suy nghĩ của nhân vật tôi?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn bàn luận về một trong số những ác tâm đó đang tồn tại trong
bạn và mỗi chúng ta.
Đề 2
12 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Thầy giáo động viên dịu dàng: - Cứ bình tĩnh. Nói đi em.
Thế là Ly Cún nói: - Thưa thầy, thưa các bạn. Vào những năm 28 – 33, cuộc khủng hoảng
kinh tế ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nổi lên một cách bất ngờ. Trước đó, không ai đoán
được điều này. Kinh tế đang phát triển như vũ bão. Cơ hội kiếm tiền nổ ra khắp nơi. Ai
cũng có cảm giác mình chắc chắn sẽ thành tỷ phú. Trai gái nhảy nhót, dự tiệc thâu đêm. Cả nước Mỹ chìm
trong những buổi liên hoan vui vẻ. Bánh, kẹo, hoa quả và rượu ngọt chỗ nào cũng có.
Cả lớp há hốc mồm nhìn tôi. Một con ruồi bay vô mồm Sơn, rồi lại bay ra, an toàn!
Tôi nói tiếp: - Nhưng chỉ trong một đêm, thị trường chứng khoán sụp đổ. Đây là nơi mà toàn bộ tiền bạc
dân chúng để vào. Những cổ phiếu dân Mỹ từng coi như vàng trước còn phải tranh cướp nhau mua, hôm
sau bỗng vụt biến thành các tờ giấy trắng.
Các xí nghiệp phá sản hàng loạt, các nhà băng vỡ nợ liên tiếp, người dân thất nghiệp ầm ầm. Tại những
lâu đài vừa đêm qua còn mở vũ hội thâu đêm suốt sáng, bỗng vụt trở thành hoang tàn. Hàng triệu gia đình
và hàng triệu tình yêu tan vỡ. Rất nhiều người đàn ông đẹp trai, giàu có đã phải chọn cái chết để thoát ra.
Khủng hoảng tài chính nhanh chóng trở thành khủng hoảng niềm tin. Bi kịch tới tận từng gia đình và từng
cá nhân. Cả nước Mỹ nhận ra họ đã tồn tại bằng ảo tưởng.
Thầy giáo kinh ngạc nhìn tôi:
-	 Ly, em học ở đâu những điều ấy? Nó không hề viết trong sách giáo khoa?
Tôi thở dài: Thưa thầy, em không hề đọc sách giáo khoa. Em biết vì vừa xem “Gatsby vĩ đại”. Nó nói về
tình yêu của một đôi nam nữ bị cuộc khủng hoảng kinh tế 29 – 33 chia lìa.
Thầy giáo đứng phắt lên, nhìn cả lớp:
- Tại sao các em ngồi im thế? Các em không vỗ tay đi. Thầy rất buồn khi các em nghe Khổng Tú Quỳnh
hát thì vỗ tay, nghe Đông Nhi hát thì vỗ tay và nghe Ông Cao Thắng hát có em còn khóc. Nhưng tại sao khi
bạn Lưu Ly nói về bài Lịch sử tuyệt hay thì các em im lặng? Lịch sử không có cảm xúc à? Bạn Ly đã rút ra
những kiến thức lịch sử từ một bộ phim. Đó là điều vô cùng nên làm. Lịch sử không phải có trong sách, mà
trong cả điện ảnh, cả âm nhạc, cả mọi thứ hàng ngày, và các em cần biết nhận ra điều đó. Tôi đến đây cũng
để giúp các em nhận ra điều đó. Hãy nhớ và tin như thế.
(Trích “Sao thầy không mãi teen teen”, Lê Hoàng, NXB Văn hóa – Văn nghệ tpHCM)
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên?
2. Bạn Lưu Ly đã trình bày những kiến thức lịch sử mà mình biết từ đâu? Tại sao thầy giáo lại
yêu cầu các bạn trong lớp vỗ tay?
3. Theo anh/chị chúng ta có thể trau dồi kiến thức lịch sử từ những nguồn nào? Trong những
nguồn ấy, anh/chị thấy nguồn nào là hấp dẫn và thú vị nhất, vì sao?
4. Tác giả Lê Hoàng đã đặt ra câu hỏi: Tại sao không học bài vẫn đạt điểm 10 môn Lịch sử?
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của bản thân về câu hỏi đó trong một đoạn văn ngắn.
Đề 3:
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 13
“Học văn - Văn học
Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa
Trên ứng dụng Google Maps, cái tên “Sansha” (Tam Sa) bất hợp pháp đã không còn
xuất hiện ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thay vào đó là “Paracels Islands”,
tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa. Trả lời Tuổi Trẻ, bà Amy Kunrojpanya - giám đốc
truyền thông và đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi, thuộc Google châu Á - Thái Bình
Dương - cho biết Google đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề tên gọi: “Chúng tôi có một chính sách
lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận
hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” - bà Kunrojpanya giải thích.
Trước đó, Google Maps cũng đã ngừng sử dụng cái tên “Hoàng Nham” để chỉ bãi cạn nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, được Manila gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinloc và dùng tên quốc
tế Scarborough. Trung Quốc mô tả bãi Scarborough là một phần của “quần đảo Trung Sa” (Zhongsha) và
Google Maps đã ngừng sử dụng cái tên này. Khi bỏ cái tên “Hoàng Nham”, Google Philippines thừa nhận:
“Chúng tôi hiểu rằng các cái tên địa lý có thể dẫn tới những cảm xúc mãnh liệt. Đó là lý do chúng tôi nhanh
chóng sửa chữa ngay sau khi được thông báo”. Google Philippines cũng cho biết cách tốt nhất để đưa ra kiến
nghị về các tên gọi trên Google Maps là liên hệ trực tiếp với trang Trợ giúp của ứng dụng bản đồ này. Trước
đó, hàng ngàn người Philippines đã ký vào bản kiến nghị trên trang Change.org để kêu gọi Google Maps loại
bỏ cái tên “Hoàng Nham”. Đại diện Change.org, bà Christine Roque nhận định việc Google Maps thay đổi tên
gọi cho thấy sự đồng lòng của cộng đồng mạng có thể tạo ra sự thay đổi. “Đó là quyền lực của nhiều người
đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - bà Roque nhấn mạnh.
(Theo Tuoitre.vn, 17/07/2015)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Nội dung chính của văn bản.
2. Cộng đồng mạng đã làm gì để Google maps phải thay đổi? Những yêu cầu nào đã được
Google maps đáp ứng?
3. Vì sao Google maps phải thay đổi những thông tin này? Ý nghĩa của những thay đổi trên
mạng này?
4. Suy nghĩ của anh/chị về quyền lực của cộng đồng mạng qua câu nói của bà Roque: “Đó là
quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung”
Đề 4:
14 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Gạch nối từ quá khứ
Có lần, tôi đọc được trên Internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ người Ba Lan tên là
Agat Czemierys đã đăng một quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một
ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt
đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”. Kết quả là Agat đã nhận được hàng nghìn thư trả lời từ
các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông bà cho các con của cô.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ bà ngoại của mình quá đỗi. Tôi nhớ những ngày ngồi gọt cau với bà, lấy vỏ cau
kết thành những chiếc thuyền thúng nhỏ xinh xinh. Bên thềm nhà, tôi gối đầu trên đùi bà, mắt lim dim ngủ
trong làn gió mát thổi từ vườn và tiếng bà êm êm kể chuyện thời con gái. Những khuôn phép về đạo đức và
tính cách của dòng họ, những quy tắc ứng xử hàng ngày được truyền đạt qua những buổi trưa êm, bằng
giọng thì thầm rỉ rả của bà, mưa dầm thấm lâu như vậy.
Nhà văn Louisa May Alcott viết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại sao mỗi
khi nhớ về thời ấu thơ, ký ức về ông bà luôn là những ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì con cái
thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng đều xuất phát từ yêu thương, nhưng
cha mẹ thường trách mắng còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với ba
mẹ, nhưng sẵn sàng tâm sự với ông Nội hay bà Ngoại?
Có khi nào em tự hỏi mình điều đó?
…Docuộcsốngbậnrộn,khôngcóthờigianchămsócthếhệgiànênngườiNhậtđãchếtạorobotSnuggling
Ifbot có khả năng nói chuyện như một đứa cháu lên 5 tuổi để bầu bạn với người già. Nhưng chỉ sau một
tháng, sản phẩm này đã trở nên ế hàng. Bởi ông bà của chúng ta không cần một người máy giúp họ “kích
thích não hoạt động và tránh được bệnh hay quên”. Robot không biết lắng nghe, không biết hỏi chuyện ngày
xưa, cũng không biết vòi vĩnh và đón nhận tình yêu từ ông bà. Trong khi, đó mới chính là cái mà ông bà cần
ở những đứa cháu.
Ông bà của chúng ta chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với
quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Em không nhìn thấy rễ cây, nhưng em biết rằng rễ luôn hiện
hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy hãy kính trọng ông bà.
Dù em gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường,
dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn.
(Những gạch nối từ quá khứ, Phạm Lữ Ân)
1. Phương thức biểu đạt của văn bản? Ghi lại câu văn thể hiện chủ đề của đoạn văn bản?
2. Vì sao người phụ nữ Ba Lan lại đăng tin muốn nhận nuôi một ông hay bà? Những người ông bà
có vai trò như thế nào trong một ngôi nhà?
3. Ông bà cần điều gì mà những chú robot giúp việc không thể đem lại?
4. Anh/chị sẽ làm gì nếu gặp những người ông người bà của bất cứ ai, ở bất cứ đâu?
Đề 5:
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 15
“Học văn - Văn học
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của
mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của
những người tham gia chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo
đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt
từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành
vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và
từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi
cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được
xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết
vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã
hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi
người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện
thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn,
đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/4/2015)
1.  Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2.  Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang
Thạch?
3.  Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình “Sách hóa nông
thôn ViệtNam”.
4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8
cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và
chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đề 6
16 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Song song với một loạt những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc sống thường nhật của bạn, kết
nối mạng trong tương lai còn hứa hẹn một loạt tiến bộ đáng kinh ngạc về “chất lượng cuộc
sống”: bạn sẽ sống khỏe hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị,
xã hội…
Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn không chỉ có giá trị
tiện ích – chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ
hội để sẻ chia với những người khác. Tiến bộ chủ yếu trong tương lai là khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong
cuộc sống của bạn.
Bạnsẽcóthểtùybiếncácthiếtbịcủamình–hayhầuhếtcáccôngnghệxungquanhbạnchophùhợpvớinhucầucủa
bạn, để môi trường quanh bạn thể hiện các sở thích riêng của bạn.
Mọi người có thể sắp xếp hình ảnh, kí ức của cuộc sống quá khứ của mình mà không phải phụ thuộc vào
các cuốn album hình thật ngoài đời hay album ảo trên mạng, mặc dù cả hai đều sẽ vẫn tồn tại. Kỹ thuật chụp
hình và quay video trong tương lai sẽ cho phép bạn phóng bất cứ hình ảnh tĩnh hay động nào mà album đã
chụp dưới hình thức ảnh ba chiều…
(Eric Schmidt – Jared Conhen, Sống sao trong thời đại số? NXB Trẻ, 2014)
1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Theo tác giả đoạn trích: “Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ
tương lai của bạn” có các giá trị nào?
3. Anh/chị có muốn được sống trong thế giới với “những tiến bộ đáng kinh ngạc” về “chất lượng
cuộc sống” như tác giải của đoạn trích đề cập đến hay không? Vì sao?
Đề 7
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 17
“Học văn - Văn học
Từ lúc bước lên chiếc Camaro, Thomas, 10 tuổi không ngừng hỏi, như thằng bé vẫn
thường hay làm: “Ba ơi, mình đi đâu”?
Thoạt tiên tôi trả lời: “Mình về nhà”
Một phút sau cũng với vẻ ngây thơ như vậy, nó lại đặt lại câu hỏi ấy, nó không hiểu gì cả.
Đến lần thứ mười “Ba ơi, mình đi đâu?” thì tôi không trả lời nữa…
Ba cũng không biết rõ mình đi đâu, Thomas tội nghiệp của ba ạ.
Chúng ta đi loanh quanh. Chúng ta đâm thẳng vào tường.
Một đứa con tật nguyền, rồi hai đứa. Tại sao lại không phải là ba…
Tôi không mong chờ điều đó.
Ba ơi mình đi đâu
Mình đi ngược chiều trên xa lộ.
Mình đi đến Alaska. Mình đi vuốt ve lũ gấu. Mình sẽ bị chúng xé xác.
Mình đi hái nấm. Mình đi hái loại nấm tử thần và mình sẽ làm món ốp lết ngon lành.
Mình đi đến bể bơi, mình đi lao xuống một cái bể cạn từ một cái ván nhún.
Mình đi ra biển. Mình đi đến làng Mont – Saint – Michel. Mình sẽ đi dạo trên cát lún. Mình sẽ đi trong sa lầy.
Mình sẽ đi xuống địa ngục.
Không nản chí, Thomas tiếp tục : Ba ơi mình đi đâu?Có lẽ thằng bé nghĩ rằng có thể cải thiện kỉ lục của
chính mình. Sau lần hỏi thứ một trăm thì mọi chuyện khiến người ta không nhịn cười nổi nữa. Với nó, người
ta không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Thomas đúng là vua của thể loại running gag (Hài kịch lặp đi lặp lại,
dưới cùng một hình thức hoặc dưới hình thức khác nhau đi một chút, trong cùng một vở kịch ngắn hay trong
nhiều kỳ liên tiếp)
(Trích Ba ơi, mình đi đâu – Jean Louis Foumier)
1. Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?
2. Thomas trong đoạn văn là một đứa trẻ như thế nào?
3. Khi Thomas hỏi câu hỏi “ba ơi, mình đi đâu” đến lần thứ 10, người ba cảm thấy như thế nào?
Khi cậu bé nhắc lại câu hỏi đến lần thứ 100, người ba cảm thấy như thế nào?
4. Từ câu chuyện trên, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cha dành cho con trong cuộc sống?
Đề 8
18 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Đọc đoạn thơ trong bài “Tự do” SGK Ngữ văn 12  và trả lời các câu hỏi: 
trên những trang vở học sinh
trên bàn học trên cây xanh
trên đất cát và trên tuyết
tôi viết tên em
…trên sức khỏe được phục hồi
trên hiểm nguy đã tan biến
trên hi vọng chẳng vấn vương
tôi viết tên em 
và bằng phép màu một tiếng
tôi bắt đầu lại cuộc đời
tôi sinh ra để biết em
để gọi tên em
TỰ DO
( Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, tr. 120)
1.	 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hình thức bài thơ có gì đặc biệt
2.	 Em trong đoạn thơ chỉ ai? Cách gọi ấy có tác dụng gì?
3.	 Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ?
4.	 Cảm nhận ý nghĩa của hai từ TỰ DO được viết hoa cuối bài thơ?
Đề 9
ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 19
“Học văn - Văn học
Cuối trời mây trắng bay 
Lá vàng thưa thớt quá 
Phải chăng lá về rừng 
Mùa thu đi cùng lá 
Mùa thu ra biển cả 
Theo dòng nước mênh mang 
Mùa thu vàng hoa cúc 
Chỉ còn anh và em 
Chỉ còn anh và em 
Là của mùa thu cũ 
Chợt làn gió heo may 
Thổi về xao động cả: 
Lối đi quen bỗng lạ 
Cỏ lật theo chiều mây 
Đêm về sương ướt má 
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây 
Đã qua mùa gió bão 
Tình ta như dòng sông 
Đã yên ngày thác lũ 
Thời gian như là gió 
Mùa đi cùng tháng năm 
Tuổi theo mùa đi mãi 
Chỉ còn anh và em 
Chỉ còn anh và em 
Cùng tình yêu ở lại... 
- Kìa bao người yêu mới 
Đi qua cùng heo may
Thơ tình cuối mùa thu “Tự hát”,
Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm
mới, 1984)
Đề 10
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
2. Hãy liệt kê những tín hiệu mùa thu được nhắc đến trong bài thơ?Những hình ảnh đó
có đặc điểm và ý nghĩa gì?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp trong bài thơ trên.
4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ trên?
(Trình bày trong đoạn văn ngắn)
g
20 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
“Học văn - Văn học
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường
ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt
với thế giới số. F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn
bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình. Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ
hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân
của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày
thường hay lễ tết. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự
cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.
Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không
có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế. Điều này
đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của
mình.Hàngngày,thiênhạkếtbạn,támchuyệnvớinhauquacáctrangmạngxãhội,nhưnglạikhôngthểnói
chuyện khi gặp mặt nhau. Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau
nữa, tất cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn!
Khái niệm F. A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang những cả những người có đôi, có cặp. Với tình
trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình, thì thực ra cũng chả
khác gì F.A. Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc
phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng,
thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn
có thể xảy ra: một thế hệ F. A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F. A của cha mẹ chúng. Vì vậy các thanh
niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F. A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao
tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F. A”.
(Theo ICTnews/ Techinasia)
1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Trong văn bản, F.A dùng để chỉ những ai? Theo anh/chị F.A dẫn đến những hậu quả nào?
3. Vì sao tác giả cho rằng những người có đôi, có cặp cũng có thể rơi vào tình trạng F.A?
4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao
tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.” không? (Trình bày
khoảng 5 – 7 dòng)
Đề 11

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
Mây Bay
 
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.comđề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.comChương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 

Mais procurados (20)

độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)
 
ngữ văn 7
ngữ văn 7ngữ văn 7
ngữ văn 7
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Giáo án văn 6
Giáo án văn 6Giáo án văn 6
Giáo án văn 6
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
 
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựHướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
 
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.comđề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
 
Blogger sợ chữ - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
Blogger sợ chữ - Truyện ngắn của Phan Trang HyBlogger sợ chữ - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
Blogger sợ chữ - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
 
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-vanTai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
Tai lieu-on-tap-thpt-ngu-van
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
 
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
Skkn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.comChương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 

Destaque

Destaque (11)

Doc thu tuyet dinhtienganh - tap 1
Doc thu   tuyet dinhtienganh - tap 1Doc thu   tuyet dinhtienganh - tap 1
Doc thu tuyet dinhtienganh - tap 1
 
Doc thu tuyet dinhhoa - tap 1
Doc thu   tuyet dinhhoa - tap 1Doc thu   tuyet dinhhoa - tap 1
Doc thu tuyet dinhhoa - tap 1
 
Doc thu tuyet dinhsinhhoc - tap 1
Doc thu   tuyet dinhsinhhoc - tap 1Doc thu   tuyet dinhsinhhoc - tap 1
Doc thu tuyet dinhsinhhoc - tap 1
 
Doc thu tuyet dinhtoan - full
Doc thu   tuyet dinhtoan - fullDoc thu   tuyet dinhtoan - full
Doc thu tuyet dinhtoan - full
 
Huong dan luyen_thi_mr_hung
Huong dan luyen_thi_mr_hungHuong dan luyen_thi_mr_hung
Huong dan luyen_thi_mr_hung
 
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình họcSách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
 
Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số - Phần Bài tập
Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số - Phần Bài tậpCấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số - Phần Bài tập
Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số - Phần Bài tập
 
Ren ky-nang-luyen-giai-de-thi-thpt-mon-tieng-anh-50-cau-hoi-trac-nghiem-doc-thu
Ren ky-nang-luyen-giai-de-thi-thpt-mon-tieng-anh-50-cau-hoi-trac-nghiem-doc-thuRen ky-nang-luyen-giai-de-thi-thpt-mon-tieng-anh-50-cau-hoi-trac-nghiem-doc-thu
Ren ky-nang-luyen-giai-de-thi-thpt-mon-tieng-anh-50-cau-hoi-trac-nghiem-doc-thu
 
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
 
Sách Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số
Sách Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại sốSách Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số
Sách Cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề đại số
 
Cha mẹ học tiếng Anh cùng con lớp 3
Cha mẹ học tiếng Anh cùng con lớp 3Cha mẹ học tiếng Anh cùng con lớp 3
Cha mẹ học tiếng Anh cùng con lớp 3
 

Semelhante a Mind map lop 12 doc thu

Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Bình Hoàng
 
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanhwww.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
luudiecthu
 
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Wava O'Kon
 

Semelhante a Mind map lop 12 doc thu (20)

Viet bai gian di va sau sac
Viet bai gian di va sau sacViet bai gian di va sau sac
Viet bai gian di va sau sac
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
 
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanhwww.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
 
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
 
Kim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinhKim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinh
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
 
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơiSáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
 
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
 
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
 
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 SÁCH MỚI 2023 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH ...
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 SÁCH MỚI 2023 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH ...GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 SÁCH MỚI 2023 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH ...
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 SÁCH MỚI 2023 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH ...
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Último (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Mind map lop 12 doc thu

  • 1. ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH LỚP 12 ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH LỚP 12
  • 2. Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Sách MCBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm luật xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế và công ước Berne về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ. Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: contact@mcbooks.vn lienhebanquyen@mcbooks.vn Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua: ĐT: 04.3792.1466 Số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch Bản quyền © thuộc Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần Sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12
  • 3. (Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học) 1212 BẰNG HÌNH ẢNH TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN Mind map ĐỘ T PH Á Tác giả: TRỊNH VĂN QUỲNH Hình minh họa: NGUYỄN HOÀNG LONG - giáo viên Công ty cổ phần giáo dục Do Art NGUYỄN PHÚC THÙY TRANG - giáo viên công ty cổ phần giáo dục Do Art NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  • 4.
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình đổi mới, cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng phát huy năng lực của học sinh, nhiều phương pháp dạy và học đã được áp dụng, bước đầu đạt hiệu quả. Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật mới nhưng dần trở nên quen thuộc với các giáo viên và học sinh trong trường phổ thông. Phương pháp này giúp khắc phục một số hạn chế của cách học truyền thống: - Đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết được vấn đề quá tải kiến thức; - Hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh phát huy năng lực diễn đạt trong tạo lập văn bản; - Tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não phải với các đường nét, màu sắc và hình ảnh minh họa; - Tạo niềm hứng thú và đặc biệt yêu thích đối với môn học. Cuốn sách gồm có các phần chính sau: Phần 1:Đọc hiểu văn bản Gồm 30 đề đọc hiểu là các văn bản văn học hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay và văn bản nhật dụng. Các câu hỏi đọc hiểu được xây dựng trên các cấp bậc nhận thức: từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là sự học tập cách đặt câu hỏi và ra đề trong hệ thống câu hỏi PISA quốc tế và trong các đề thi đại học những năm gần đây. Các đề đọc hiểu đem đến cho học sinh nhận thức toàn vẹn về các tác phẩm văn học cũng như các kĩ năng sống cần thiết. Phần 2: Nghị luận xã hội Gồm 9 đề nghị luận xã hội. Đây là những vấn đề xã hội cập nhật, mới mẻ và sát với thực tiễn. Tất cả được đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng góc nhìn của văn học và nghệ thuật. Phần 3: Nghị luận văn học Gồm hệ thống các sơ đồ tư duy tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12. Hệ thống sơ đồ tư duy trống giúp học sinh tự tư duy, khám phá và sáng tạo theo cách riêng. Ngoài ra còn có hệ thống đề bài luyện tập phục vụ trực tiếp cho kì thi THPT Quốc gia. Đây chắc chắn là một tư liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học và ôn tập môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. Với thời gian biên soạn không nhiều, hệ thống ý lại có nhiều cách chia, nhiều quan điểm không giống nhau, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả để hệ thống sơ đồ được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả
  • 6.
  • 7. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 7 “Học văn - Văn học BẢO BỐI ĐỌC HIỂU Làm thế nào để đạt được điểm tối đa phần đọc hiểu? Điều này sẽ cực kỳ dễ dàng nếu có sự trợ giúp đắc lực của sơ đồ tư duy Dưới đây là bảo bối giúp bạn bẻ khóa mọi câu hỏi đọc hiểu. Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp Ví dụ: Với hình ảnh trung tâm bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần đọc hiểu. Trí não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng về vấn đề người hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn. = Đọc hiểu văn bản = Làm văn
  • 8. 8 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi. Ví dụ: Thông thường một đề đọc hiểu gồm có bốn câu hỏi ở bốn cấp độ khác nhau. Khi phân chia các cấp độ của câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn chưa, còn nếu là học sinh có thể biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu. Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1: chỉ cần học sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong cách, phương thức biểu đạt hay nội dung chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ cần trả lời thật ngắn gọn, đủ ý. Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi câu trả lời ở ngay trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của, liệt kê các hình ảnh…học sinh không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài văn bản. Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3: thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề hoặc phân tích một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm riêng của bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch lạc. Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4: thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn bản vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội cộng với khả năng hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật xúc tích, các ý không trùng lặp. Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm đúng yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.
  • 9. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 9 “Học văn - Văn học Bước 3: Hình thành ý trả lời. Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn.Thông thường, bạn hay bị sót ý khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không bao giờ lặp nhau. Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các cấp độ của sơ đồ tư duy. Ví dụ: Để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn phải xác định được đề tài của văn bản. Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì… (đề tài người lính, đề tài người nông dân, đề tài tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước….). Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời cho câu hỏi: chủ đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì… Hay khi chỉ ra ý nghĩa một hình ảnh nào đó, bạn phải phân ra nghĩa đen và nghĩa bóng từ đó thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, bạn cần phân biệt rõ bài học về nhận thức, tư tưởng, hành động. Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy • Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh. • Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo. • Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời. • Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó. • Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý. • Phát triển tư duy mạch lạc, không lặp ý. • Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo cách hành văn của bản thân. Lưu ý khi làm đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy. • Thích hợp cho việc học tập tại nhà hoặc trên lớp. • Dễ dàng phác họa ý trên giấy nháp khi trong phòng thi. • Cần tạo thói quen tư duy giúp làm bài tốt khi đi thi. • Hiệu quả khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhận xét bổ sung. • Giữa bốn cấp độ tư duy có thể không có ranh giới rõ ràng, đôi khi để làm tốt vận dụng vẫn cần đến tư duy nhận biết, thông hiểu.
  • 10. 10 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Mình có ghé lớp học của Si, chỗ Si ngồi có cửa sổ nhìn ra biển, gió thổi ào ào từng con sóng xanh kỳ lạ bạc đầu, tiếng những cánh quạt gió ồn ào để phát điện như hàng chục chiếc máy bay trực thăng bay trên đầu, mỗi lớp học là một chiếc bàn. Chả sao cả, tiếng cô giáo Nhung tuy nhỏ nhưng lại nghe rất rõ. Si tất nhiên là học sinh giỏi nhất lớp, bởi lớp ba có mỗi mình Si thôi mà. Tiếc là giáo trình mới có đến lớp năm, không biết sau này anh bạn của mình sẽ tiếp tục như thế nào, câu hỏi nhỏ cho một chiến lược lớn mình không nghĩ ra được. Mấy ngày liên tục biển động, ào ạt sóng, Si dẫn mình ra biển chơi đắp ụ cát rồi lại cuống lên kéo nhau chạy trước mỗi con sóng lớn thủy triều lên sát bờ. Si ngồi nghe chú nhạc sĩ Lê Tâm hát bài trẻ con bằng guitar bên biển, chú Tâm có chiếc đàn nhỏ tên là “Ukulele”, một loại đàn do người Bồ Đào Nha sáng chế làm bằng gỗ dừa và phổ biến tại Hawaii. Mặc dù chú Lê Tâm đã bảo Si học thuộc trật tự của nó là “Son đồ mi lá” nhưng chắc cậu bạn quên ngay. Tuy vậy, chú Lê Tâm vẫn tặng Si vì nghĩ cho cùng thì chẳng cần Si có đánh được cái đàn này không, mà quan trọng nhất là Si có niềm vui khi có cây đàn làm bạn. Chỉ cần Si thích nó. Thế là đủ. Cây đàn đó đã ở lại Trường Sa Lớn với Si và mỗi tối nằm lẫn đâu đó với đống đồ chơi toàn sỏi, san hô, lá cây tra, quả bàng vuông của Si. Mình luôn nhớ Si và các bạn vô cùng. Các chú bộ đội quanh năm ăn cơm hạt to với thịt hộp, với rau lá tra chát ngắt miệng, mình thật đoảng khi không hỏi Si mỗi ngày ăn cơm với gì? Mấy ngày biển động, ào ạt sóng, tàu không thể cập cảng, mình sốt ruột về đất liền với cơm áo gạo tiền, Si cười ỏn ẻn bên cạnh vỗ về: “chú mệt con đấm lưng cho chú nhé…” Buổi sáng ngày thứ mười biển lặng, tàu chuẩn bị rời bến mà không báo trước, mình sẽ về với đất liền quen thuộc. Si vẫn đang đi học, mình trốn chào tạm biệt Si vì sợ rằng sẽ lại rơm rớm nước mắt, nếu như vậy Si sẽ cười mình mất. Ôi những cột mốc chủ quyền nước Việt giữa biển khơi! (Trích Cuộc đời tròn hay méo?, Hoàng Minh Trí, NXB Phụ nữ, 2015) 1. Nội dung chính của văn bản trên? Hãy đặt nhan đề phù hợp. 2. Cuộc sống của Si có gì đặc biệt khác với cuộc sống trên đất liền? Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Si? 3. Thái độ, tình cảm của tác giả khi rời xa Trường Sa Lớn dành cho Si như thế nào? 4. Suy nghĩ của anh/chị về những cột mốc chủ quyền nước Việt giữa biển khơi. (Trình bày trong một đoạn văn ngắn không quá 100 từ). Đề 1
  • 11. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 11 “Học văn - Văn học Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở? Trong lúc tuyệt vọng tôi tìm đến một bậc thầy để dò hỏi: Vì sao người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy? Người thầy hiền hòa nhìn tôi một lúc rồi nói: Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói: Con sao có thể trở thành người ác được? Gần đây con rất lương thiện mà! Thầy trả lời: Con hãy kể nỗi thống khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con. Tôi nói: Nỗi thống khổ của con thì có rất nhiều! Có khi con cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có cảm giác thua thiệt bởi vậy trong tâm con thường không cảm thấy thoải mái, cũng hy vọng có thể mau chóng có thể cải biến tình trạng này. Trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức, văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái… Cứ như vậy tôi kể ra những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật gù mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi: Thu nhập của con hiện tại đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ăn ở, căn bản đã không lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu đựng những nỗi khổ tâm ấy. Nhưng nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài của cải cho nên mới cảm thấy thống khổ. Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là một loại ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si, bởi vì văn hóa không phải căn nguyên của sự giàu có. Tâm ngu si cũng là một loại ác tâm. Người thân không nghe theo lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, họ vẫn có tư tưởng và quan điểm riêng của mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm riêng của họ bắt phải giống như con ? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác âm. Sư phụ mỉm cười nói tiếp: Bởi vì nội tâm con chứa đựng những điều ác tâm đó, nên những nỗi thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ được những ác tâm đó, những nỗi thống khổ kia sẽ tan thành mây khói. 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 2. Theo người thầy trong câu chuyện, vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở? 3. Người thầy đã chỉ ra những loại ác tâm nào chứa đựng trong suy nghĩ của nhân vật tôi? 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn bàn luận về một trong số những ác tâm đó đang tồn tại trong bạn và mỗi chúng ta. Đề 2
  • 12. 12 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Thầy giáo động viên dịu dàng: - Cứ bình tĩnh. Nói đi em. Thế là Ly Cún nói: - Thưa thầy, thưa các bạn. Vào những năm 28 – 33, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nổi lên một cách bất ngờ. Trước đó, không ai đoán được điều này. Kinh tế đang phát triển như vũ bão. Cơ hội kiếm tiền nổ ra khắp nơi. Ai cũng có cảm giác mình chắc chắn sẽ thành tỷ phú. Trai gái nhảy nhót, dự tiệc thâu đêm. Cả nước Mỹ chìm trong những buổi liên hoan vui vẻ. Bánh, kẹo, hoa quả và rượu ngọt chỗ nào cũng có. Cả lớp há hốc mồm nhìn tôi. Một con ruồi bay vô mồm Sơn, rồi lại bay ra, an toàn! Tôi nói tiếp: - Nhưng chỉ trong một đêm, thị trường chứng khoán sụp đổ. Đây là nơi mà toàn bộ tiền bạc dân chúng để vào. Những cổ phiếu dân Mỹ từng coi như vàng trước còn phải tranh cướp nhau mua, hôm sau bỗng vụt biến thành các tờ giấy trắng. Các xí nghiệp phá sản hàng loạt, các nhà băng vỡ nợ liên tiếp, người dân thất nghiệp ầm ầm. Tại những lâu đài vừa đêm qua còn mở vũ hội thâu đêm suốt sáng, bỗng vụt trở thành hoang tàn. Hàng triệu gia đình và hàng triệu tình yêu tan vỡ. Rất nhiều người đàn ông đẹp trai, giàu có đã phải chọn cái chết để thoát ra. Khủng hoảng tài chính nhanh chóng trở thành khủng hoảng niềm tin. Bi kịch tới tận từng gia đình và từng cá nhân. Cả nước Mỹ nhận ra họ đã tồn tại bằng ảo tưởng. Thầy giáo kinh ngạc nhìn tôi: - Ly, em học ở đâu những điều ấy? Nó không hề viết trong sách giáo khoa? Tôi thở dài: Thưa thầy, em không hề đọc sách giáo khoa. Em biết vì vừa xem “Gatsby vĩ đại”. Nó nói về tình yêu của một đôi nam nữ bị cuộc khủng hoảng kinh tế 29 – 33 chia lìa. Thầy giáo đứng phắt lên, nhìn cả lớp: - Tại sao các em ngồi im thế? Các em không vỗ tay đi. Thầy rất buồn khi các em nghe Khổng Tú Quỳnh hát thì vỗ tay, nghe Đông Nhi hát thì vỗ tay và nghe Ông Cao Thắng hát có em còn khóc. Nhưng tại sao khi bạn Lưu Ly nói về bài Lịch sử tuyệt hay thì các em im lặng? Lịch sử không có cảm xúc à? Bạn Ly đã rút ra những kiến thức lịch sử từ một bộ phim. Đó là điều vô cùng nên làm. Lịch sử không phải có trong sách, mà trong cả điện ảnh, cả âm nhạc, cả mọi thứ hàng ngày, và các em cần biết nhận ra điều đó. Tôi đến đây cũng để giúp các em nhận ra điều đó. Hãy nhớ và tin như thế. (Trích “Sao thầy không mãi teen teen”, Lê Hoàng, NXB Văn hóa – Văn nghệ tpHCM) 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 2. Bạn Lưu Ly đã trình bày những kiến thức lịch sử mà mình biết từ đâu? Tại sao thầy giáo lại yêu cầu các bạn trong lớp vỗ tay? 3. Theo anh/chị chúng ta có thể trau dồi kiến thức lịch sử từ những nguồn nào? Trong những nguồn ấy, anh/chị thấy nguồn nào là hấp dẫn và thú vị nhất, vì sao? 4. Tác giả Lê Hoàng đã đặt ra câu hỏi: Tại sao không học bài vẫn đạt điểm 10 môn Lịch sử? Anh/chị hãy trình bày ý kiến của bản thân về câu hỏi đó trong một đoạn văn ngắn. Đề 3:
  • 13. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 13 “Học văn - Văn học Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa Trên ứng dụng Google Maps, cái tên “Sansha” (Tam Sa) bất hợp pháp đã không còn xuất hiện ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thay vào đó là “Paracels Islands”, tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa. Trả lời Tuổi Trẻ, bà Amy Kunrojpanya - giám đốc truyền thông và đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi, thuộc Google châu Á - Thái Bình Dương - cho biết Google đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề tên gọi: “Chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” - bà Kunrojpanya giải thích. Trước đó, Google Maps cũng đã ngừng sử dụng cái tên “Hoàng Nham” để chỉ bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, được Manila gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinloc và dùng tên quốc tế Scarborough. Trung Quốc mô tả bãi Scarborough là một phần của “quần đảo Trung Sa” (Zhongsha) và Google Maps đã ngừng sử dụng cái tên này. Khi bỏ cái tên “Hoàng Nham”, Google Philippines thừa nhận: “Chúng tôi hiểu rằng các cái tên địa lý có thể dẫn tới những cảm xúc mãnh liệt. Đó là lý do chúng tôi nhanh chóng sửa chữa ngay sau khi được thông báo”. Google Philippines cũng cho biết cách tốt nhất để đưa ra kiến nghị về các tên gọi trên Google Maps là liên hệ trực tiếp với trang Trợ giúp của ứng dụng bản đồ này. Trước đó, hàng ngàn người Philippines đã ký vào bản kiến nghị trên trang Change.org để kêu gọi Google Maps loại bỏ cái tên “Hoàng Nham”. Đại diện Change.org, bà Christine Roque nhận định việc Google Maps thay đổi tên gọi cho thấy sự đồng lòng của cộng đồng mạng có thể tạo ra sự thay đổi. “Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - bà Roque nhấn mạnh. (Theo Tuoitre.vn, 17/07/2015) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Nội dung chính của văn bản. 2. Cộng đồng mạng đã làm gì để Google maps phải thay đổi? Những yêu cầu nào đã được Google maps đáp ứng? 3. Vì sao Google maps phải thay đổi những thông tin này? Ý nghĩa của những thay đổi trên mạng này? 4. Suy nghĩ của anh/chị về quyền lực của cộng đồng mạng qua câu nói của bà Roque: “Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” Đề 4:
  • 14. 14 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Gạch nối từ quá khứ Có lần, tôi đọc được trên Internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ người Ba Lan tên là Agat Czemierys đã đăng một quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”. Kết quả là Agat đã nhận được hàng nghìn thư trả lời từ các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông bà cho các con của cô. Câu chuyện đó làm tôi nhớ bà ngoại của mình quá đỗi. Tôi nhớ những ngày ngồi gọt cau với bà, lấy vỏ cau kết thành những chiếc thuyền thúng nhỏ xinh xinh. Bên thềm nhà, tôi gối đầu trên đùi bà, mắt lim dim ngủ trong làn gió mát thổi từ vườn và tiếng bà êm êm kể chuyện thời con gái. Những khuôn phép về đạo đức và tính cách của dòng họ, những quy tắc ứng xử hàng ngày được truyền đạt qua những buổi trưa êm, bằng giọng thì thầm rỉ rả của bà, mưa dầm thấm lâu như vậy. Nhà văn Louisa May Alcott viết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại sao mỗi khi nhớ về thời ấu thơ, ký ức về ông bà luôn là những ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì con cái thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng đều xuất phát từ yêu thương, nhưng cha mẹ thường trách mắng còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với ba mẹ, nhưng sẵn sàng tâm sự với ông Nội hay bà Ngoại? Có khi nào em tự hỏi mình điều đó? …Docuộcsốngbậnrộn,khôngcóthờigianchămsócthếhệgiànênngườiNhậtđãchếtạorobotSnuggling Ifbot có khả năng nói chuyện như một đứa cháu lên 5 tuổi để bầu bạn với người già. Nhưng chỉ sau một tháng, sản phẩm này đã trở nên ế hàng. Bởi ông bà của chúng ta không cần một người máy giúp họ “kích thích não hoạt động và tránh được bệnh hay quên”. Robot không biết lắng nghe, không biết hỏi chuyện ngày xưa, cũng không biết vòi vĩnh và đón nhận tình yêu từ ông bà. Trong khi, đó mới chính là cái mà ông bà cần ở những đứa cháu. Ông bà của chúng ta chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Em không nhìn thấy rễ cây, nhưng em biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy hãy kính trọng ông bà. Dù em gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn. (Những gạch nối từ quá khứ, Phạm Lữ Ân) 1. Phương thức biểu đạt của văn bản? Ghi lại câu văn thể hiện chủ đề của đoạn văn bản? 2. Vì sao người phụ nữ Ba Lan lại đăng tin muốn nhận nuôi một ông hay bà? Những người ông bà có vai trò như thế nào trong một ngôi nhà? 3. Ông bà cần điều gì mà những chú robot giúp việc không thể đem lại? 4. Anh/chị sẽ làm gì nếu gặp những người ông người bà của bất cứ ai, ở bất cứ đâu? Đề 5:
  • 15. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 15 “Học văn - Văn học Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố. (2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc. (…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm. (Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/4/2015) 1.  Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 2.  Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch? 3.  Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình “Sách hóa nông thôn ViệtNam”. 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. Đề 6
  • 16. 16 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Song song với một loạt những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc sống thường nhật của bạn, kết nối mạng trong tương lai còn hứa hẹn một loạt tiến bộ đáng kinh ngạc về “chất lượng cuộc sống”: bạn sẽ sống khỏe hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội… Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn không chỉ có giá trị tiện ích – chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ hội để sẻ chia với những người khác. Tiến bộ chủ yếu trong tương lai là khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của bạn. Bạnsẽcóthểtùybiếncácthiếtbịcủamình–hayhầuhếtcáccôngnghệxungquanhbạnchophùhợpvớinhucầucủa bạn, để môi trường quanh bạn thể hiện các sở thích riêng của bạn. Mọi người có thể sắp xếp hình ảnh, kí ức của cuộc sống quá khứ của mình mà không phải phụ thuộc vào các cuốn album hình thật ngoài đời hay album ảo trên mạng, mặc dù cả hai đều sẽ vẫn tồn tại. Kỹ thuật chụp hình và quay video trong tương lai sẽ cho phép bạn phóng bất cứ hình ảnh tĩnh hay động nào mà album đã chụp dưới hình thức ảnh ba chiều… (Eric Schmidt – Jared Conhen, Sống sao trong thời đại số? NXB Trẻ, 2014) 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 2. Theo tác giả đoạn trích: “Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn” có các giá trị nào? 3. Anh/chị có muốn được sống trong thế giới với “những tiến bộ đáng kinh ngạc” về “chất lượng cuộc sống” như tác giải của đoạn trích đề cập đến hay không? Vì sao? Đề 7
  • 17. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 17 “Học văn - Văn học Từ lúc bước lên chiếc Camaro, Thomas, 10 tuổi không ngừng hỏi, như thằng bé vẫn thường hay làm: “Ba ơi, mình đi đâu”? Thoạt tiên tôi trả lời: “Mình về nhà” Một phút sau cũng với vẻ ngây thơ như vậy, nó lại đặt lại câu hỏi ấy, nó không hiểu gì cả. Đến lần thứ mười “Ba ơi, mình đi đâu?” thì tôi không trả lời nữa… Ba cũng không biết rõ mình đi đâu, Thomas tội nghiệp của ba ạ. Chúng ta đi loanh quanh. Chúng ta đâm thẳng vào tường. Một đứa con tật nguyền, rồi hai đứa. Tại sao lại không phải là ba… Tôi không mong chờ điều đó. Ba ơi mình đi đâu Mình đi ngược chiều trên xa lộ. Mình đi đến Alaska. Mình đi vuốt ve lũ gấu. Mình sẽ bị chúng xé xác. Mình đi hái nấm. Mình đi hái loại nấm tử thần và mình sẽ làm món ốp lết ngon lành. Mình đi đến bể bơi, mình đi lao xuống một cái bể cạn từ một cái ván nhún. Mình đi ra biển. Mình đi đến làng Mont – Saint – Michel. Mình sẽ đi dạo trên cát lún. Mình sẽ đi trong sa lầy. Mình sẽ đi xuống địa ngục. Không nản chí, Thomas tiếp tục : Ba ơi mình đi đâu?Có lẽ thằng bé nghĩ rằng có thể cải thiện kỉ lục của chính mình. Sau lần hỏi thứ một trăm thì mọi chuyện khiến người ta không nhịn cười nổi nữa. Với nó, người ta không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Thomas đúng là vua của thể loại running gag (Hài kịch lặp đi lặp lại, dưới cùng một hình thức hoặc dưới hình thức khác nhau đi một chút, trong cùng một vở kịch ngắn hay trong nhiều kỳ liên tiếp) (Trích Ba ơi, mình đi đâu – Jean Louis Foumier) 1. Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn văn bản? 2. Thomas trong đoạn văn là một đứa trẻ như thế nào? 3. Khi Thomas hỏi câu hỏi “ba ơi, mình đi đâu” đến lần thứ 10, người ba cảm thấy như thế nào? Khi cậu bé nhắc lại câu hỏi đến lần thứ 100, người ba cảm thấy như thế nào? 4. Từ câu chuyện trên, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cha dành cho con trong cuộc sống? Đề 8
  • 18. 18 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Đọc đoạn thơ trong bài “Tự do” SGK Ngữ văn 12  và trả lời các câu hỏi:  trên những trang vở học sinh trên bàn học trên cây xanh trên đất cát và trên tuyết tôi viết tên em …trên sức khỏe được phục hồi trên hiểm nguy đã tan biến trên hi vọng chẳng vấn vương tôi viết tên em  và bằng phép màu một tiếng tôi bắt đầu lại cuộc đời tôi sinh ra để biết em để gọi tên em TỰ DO ( Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, tr. 120) 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hình thức bài thơ có gì đặc biệt 2. Em trong đoạn thơ chỉ ai? Cách gọi ấy có tác dụng gì? 3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ? 4. Cảm nhận ý nghĩa của hai từ TỰ DO được viết hoa cuối bài thơ? Đề 9
  • 19. ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 19 “Học văn - Văn học Cuối trời mây trắng bay  Lá vàng thưa thớt quá  Phải chăng lá về rừng  Mùa thu đi cùng lá  Mùa thu ra biển cả  Theo dòng nước mênh mang  Mùa thu vàng hoa cúc  Chỉ còn anh và em  Chỉ còn anh và em  Là của mùa thu cũ  Chợt làn gió heo may  Thổi về xao động cả:  Lối đi quen bỗng lạ  Cỏ lật theo chiều mây  Đêm về sương ướt má  Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây  Đã qua mùa gió bão  Tình ta như dòng sông  Đã yên ngày thác lũ  Thời gian như là gió  Mùa đi cùng tháng năm  Tuổi theo mùa đi mãi  Chỉ còn anh và em  Chỉ còn anh và em  Cùng tình yêu ở lại...  - Kìa bao người yêu mới  Đi qua cùng heo may Thơ tình cuối mùa thu “Tự hát”, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984) Đề 10 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 2. Hãy liệt kê những tín hiệu mùa thu được nhắc đến trong bài thơ?Những hình ảnh đó có đặc điểm và ý nghĩa gì? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp trong bài thơ trên. 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ trên? (Trình bày trong đoạn văn ngắn) g
  • 20. 20 ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 12 “Học văn - Văn học Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số. F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình. Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A. Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế. Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình.Hàngngày,thiênhạkếtbạn,támchuyệnvớinhauquacáctrangmạngxãhội,nhưnglạikhôngthểnói chuyện khi gặp mặt nhau. Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn! Khái niệm F. A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang những cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình, thì thực ra cũng chả khác gì F.A. Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F. A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F. A của cha mẹ chúng. Vì vậy các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F. A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F. A”. (Theo ICTnews/ Techinasia) 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 2. Trong văn bản, F.A dùng để chỉ những ai? Theo anh/chị F.A dẫn đến những hậu quả nào? 3. Vì sao tác giả cho rằng những người có đôi, có cặp cũng có thể rơi vào tình trạng F.A? 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.” không? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng) Đề 11