SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 75
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH CAO THẮNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH CAO THẮNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG ĐỨC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng
Đức.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tiễn hiện nay và nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................... 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ..................................................... 3
1.7 Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................................... 4
2.1. Tín dụng .............................................................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.2 Phân loại tín dụng ........................................................................................ 5
2.1.3 Đo lường hoạt động tín dụng ...................................................................... 6
2.2 Rủi ro tín dụng ................................................................................................... 6
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 6
2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................. 8
2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................ 10
2.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ........................................................... 15
2.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .................................................................. 18
2.3 Quản trị rủi ro tín dụng .................................................................................... 19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng............................................................ 19
2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.............................................................. 20
2.3.3 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 20
2.3.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng............................................................... 21
2.4 Lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .. 22
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM..................... 27
3.1 Tổng quan về các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM........................... 27
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 27
3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động......................................................................... 29
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 30
3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM.................................................................................................................. 31
3.2.1 Tăng trưởng dư nợ.................................................................................... 31
3.2.2 Dư nợ theo ngành ..................................................................................... 33
3.2.3 Chất lượng tín dụng.................................................................................. 35
3.2.4 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng............................................................. 37
3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM 38
3.3.1 Các nguyên nhân từ vĩ mô........................................................................ 38
3.3.2 Các nguyên nhân từ khách hàng vay........................................................ 39
3.3.3 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng ........................................................ 39
3.5 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM ................................................................................................... 40
3.5.1 Các quy định về hoạt động tín dụng do các cơ quan quản lý và Agribank
ban hành............................................................................................................. 40
3.5.2 Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................ 42
3.5.3 Phân loại nợ khách hàng........................................................................... 44
3.5.4 Quản trị hệ thống kiểm tra kiểm soát ....................................................... 45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.6. Những khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các chi
nhánh Agribank khu vực TP.HCM...................................................................... 46
3.6.1 Những khó khăn từ phía các chi nhánh Agribank.................................... 46
3.6.2 Khó khăn từ phía các cơ chế, chính sách vĩ mô ....................................... 47
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM ........................................................................ 50
4.1 Định hướng phát triển hoạt động của các chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM.................................................................................................................. 50
4.2 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM.................................................................................................................. 51
4.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM.................................................................................................................. 52
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng và các tiêu
chuẩn thẩm định khoản vay............................................................................... 52
4.3.2 Về khả năng tài chính của người vay ....................................................... 53
4.3.3 Về đạo đức, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ..................... 53
4.3.4 Về kiểm tra, giám sát khoản vay.............................................................. 55
4.3.5 Áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung........................................ 55
4.4 Kiến nghị đối với Agribank Hội sở................................................................. 56
4.5 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................... 57
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
BT : Xây dựng – Chuyển giao
BOT : Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
HĐTV : Hội đồng thành viên
KH : Khách hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
RRTD : Rủi ro tín dụng
TCTD : Tổ chức tín dụng
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung
1 Bảng 2.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s
2 Bảng 3.1 Danh sách các chi nhánh Agribank khu vực Tp.HCM
3 Bảng 3.2
Kết quả hoạt động kinh doanh các Chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM giai đoạn 2014 – 2017
4 Bảng 3.3
Tăng trưởng dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực
TP. HCM
5 Bảng 3.4
Tình hình cho vay theo ngành kinh tế tại các chi nhánh
Agribank khu vực TP. HCM
6 Bảng 3.5
Tình hình nợ xấu tại các Chi nhánh Agribank khu vực
TP. HCM
7 Bảng 3.6
Tình hình dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại
các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
8 Bảng 3.7
Cơ cấu nguồn thu nhập của các Chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM giai đoạn 2014-2017
9 Bảng 3.8 Thang xếp hạng khách hàng
10 Bảng 3.9 Phân loại nợ theo phương pháp định tính
11 Bảng 3.10
Kết quả phân loại nợ của các chi nhánh Agribank khu
vực TP.HCM năm 2017
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
STT Sơ đồ Nội dung
1 Sơ đồ 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức các chi nhánh Agribank tại TP. HCM
3 Biểu đồ 3.1
Tỷ trọng dư nợ theo ngành của các chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM năm 2017
4 Biểu đồ 3.2
Cơ cấu thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM giai đoạn 2014-2017
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh
doanh khác của NHTM, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng
gặp không ít rủi ro. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó
ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Về nguyên tắc,
chúng ta không thể loại bỏ được hoàn toàn mà phải hiểu rõ và hạn chế những tác
động xấu của rủi ro tín dụng có thể gây ra. Do vậy, việc nắm bắt các nguyên nhân
gây ra rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết trong hoạt động của các Ngân hàng.
Tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam
khu vực TP. Hồ Chí Minh, hoạt động cho vay trong những năm qua có bước phát
triển tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 12% – 14%. Hoạt động tín dụng vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các chi nhánh và đây cũng là hoạt động luôn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng theo sự tăng trưởng tín
dụng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng
tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động
tín dụng trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, các chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP.HCM cần phải phân tích, nhận
dạng được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Vậy đâu là nguyên nhân gây rủi
ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu
vực TP. HCM ? Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của các Chi
nhánh ? Đây là một vấn đề đang được ban lãnh đạo các Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP. HCM đặc biệt quan tâm.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. Hồ
Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm đạt được những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng của các ngân
hàng.
- Nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu
vực TP.HCM.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực
TP.HCM.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM ?
Các giải pháp nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
▪ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam khu vực TP.HCM và đề ra các biện pháp nhằm phòng
ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
▪ Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. HCM trong
giai đoạn từ năm 2014 đến 2017.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp
với những lý thuyết, các Thông tư của NHNN và số liệu thực tế tại các Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP. HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nhận diện, phân tích các nguyên nhân
gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam khu vực TP. HCM. Từ đó giúp các Chi nhánh có những giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
1.7 Kết cấu của luận văn
Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, nội dung của đề tài được
bố cục làm các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu luận văn thạc sĩ.
Chương II: Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương III: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực
TP.HCM.
Chương IV: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1. Tín dụng
2.1.1 Khái niệm
Tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại, trong đó NHTM
(bên cho vay) thoả thuận chuyển giao tài sản (tiền hoặc hiện vật) cho khách hàng
(bên đi vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn thanh toán, bên đi
vay có trách nhiệm vô điều kiện trong hoàn trả gốc ban đầu và trả thêm phần lãi cho
bên cho vay.
Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và là một thuật ngữ phổ biến
trong nền kinh tế cũng như trong đời sống xã hội. Tín dụng (Credit) xuất phát từ
chữ la-tinh là Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín
dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Theo ngôn từ dân gian Việt Nam: Tín dụng là quan hệ vay mượn.
Theo Từ điển Thuật ngữ Tài chính Tín dụng (1996) thì: “Tín dụng là một
phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan
hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá
cho vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay, khi tới thời hạn trả nợ có nghĩa
vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay, có hoặc không kèm theo một khoản
lãi”.
Theo Tô Kim Ngọc (2004), thì: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử
dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá
trị ban đầu”.
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay dựa trên nguyên tắc tin
tưởng, tín nhiệm và nguyên tắc hoàn trả đầy đủ đúng hạn. Theo đó, nguyên tắc tín
nhiệm, tin tưởng căn cứ chủ yếu vào tư cách, thiện chí trả nợ của người vay. Còn
nguyên tắc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn là quyền sử dụng vốn được chuyển giao cho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
người vay sử dụng, người vay cam kết hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và lãi
cho ngân hàng. Khi nguyên tắc này bị vi phạm thì rủi ro tín dụng xảy ra.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò trung gian giải quyết mâu thuẩn phát sinh
trong quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Tín
dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm, nguồn vốn nhàn rỗi và thúc đẩy quá
trình tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động cấp
tín dụng cho các tổ chức, cá nhân.
2.1.2 Phân loại tín dụng
Nhìn chung, có nhiều cách phân loại tín dụng tùy vào tiêu thức phân loại, bao
gồm:
Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng
Theo thời hạn thì tín dụng được phân loại theo 3 hình thức là ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh; nhu cầu đời
sống; dự án đầu tư…của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, cho vay ngắn hạn là các
khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có
thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời
hạn cho vay từ trên 60 tháng.
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tín dụng
Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia thành 2 loại là cấp tín dụng có tài sản
bảo đảm và cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm.
Cấp tín dụng có tài sản bảo đảm là các khoản cấp tín dụng mà ngân hàng áp
dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của người vay hoặc bên
thứ ba nhằm tạo áp lực trách nhiệm để khách hàng trả nợ; phòng ngừa rủi ro, tránh
tổn thất vốn khi người vay không trả được nợ đồng thời tạo cơ sở pháp lý nếu có xử
lý tài sản thu hồi vốn.
Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm là các khoản cấp tín dụng mà ngân
hàng cấp tín dụng không áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng việc yêu cầu
người vay thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực cấp tín dụng
Phân loại theo ngành, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm quản lý rủi ro tín dụng theo
danh mục được tốt hơn vì mỗi ngành nghề sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Phân loại
theo ngành nghề còn phục vụ công tác thống kê cũng như ban hành các chính sách
về tiền tệ. Theo đó, tín dụng được phân loại theo các ngành nghề, lĩnh vực như:
Nông – lâm – thủy sản, sản xuất - khai khoáng; Chế biến; Xây dựng; Thương mại –
dịch vụ, tiêu dùng.
2.1.3 Đo lường hoạt động tín dụng
Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không trực tiếp phản ánh rủi ro tín dụng nhưng nếu quy mô
tín dụng tăng quá lớn, vượt khả năng quản trị, kiểm soát của ngân hàng thì lúc này
quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng.
Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu danh mục tín dụng phản ánh mức độ tập trung dư nợ vào các ngành
nghề, lĩnh vực được cấp tín dụng. Nếu cơ cấu tín dụng lệch về những ngành nghề
lĩnh vực mạo hiểm sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra
các khoản cấp tín dụng vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản có mức rủi ro cao nhất,
tiếp theo là các khoản tín dụng trong lĩnh vực sản xuất – thương mại. Cơ cấu tín
dụng được phân theo các nhóm như: cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, cơ cấu tín
dụng theo thời hạn cho vay và cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm.
2.2 Rủi ro tín dụng
2.2.1 Khái niệm
“Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn
cho ngân hàng” (Trần Huy Hoàng, 2011)
Theo Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác
không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng được ký kết
giữa các bên liên quan. Rủi ro này được đo lường bằng chi phí phải bỏ ra để có
được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá sản.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Theo Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng được hiểu là tổn thất có thể phát sinh
khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng
đối với một ngân hàng, trong đó bao gồm việc không thanh toán một phần hay toàn
bộ nợ gốc hay nợ lãi khi đến hạn.
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A.
Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng
cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính
mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và
thời hạn.
Theo khoản 1 Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 do
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng nhìn chung, rủi ro tín dụng có các nội dung
cơ bản như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng
vay vốn, bao gồm cả việc không hoàn trả đầy đủ, đúng hạn gốc và/hoặc lãi; hoặc sử
dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận.
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, trong trường hợp nghiêm trọng có
thể dẫn đến thua lỗ, hoặc phá sản.
- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau.
Trong một phạm vi nhất định, lợi nhuận kỳ vọng càng cao, rủi ro tiềm ẩn càng lớn.
- Rủi ro mang tính khách quan và luôn tồn tại nên chúng ta không thể nào loại
bỏ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế rủi ro xảy ra cũng như hạn chế tổn thất mà
rủi ro gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo cách hiểu xác suất, là khả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này nghĩa là một khoản cấp tín
dụng dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra tổn thất, một ngân
hàng dù có tỉ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn sẽ cao nếu danh
mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành nghề kinh doanh
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
được chủ động, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng tuỳ theo tiêu chí, mục đích, yêu cầu
nghiên cứu.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, thì rủi ro tín dụng bao gồm rủi
ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, thẩm định và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan
đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để phê duyệt cấp
tín dụng của ngân hàng); rủi ro đảm bảo (phát sinh từ các loại tài sản đảm bảo, chủ
thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo…); rủi ro
nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến tác nghiệp; công tác quản lý, giám sát khoản vay; sử
dụng hệ thống xếp hạng tín dụng…).
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình quản lý danh
mục cấp tín dụng của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (bắt nguồn từ đặc
điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, ngành nghề kinh tế) và rủi
ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách
hàng, doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hoặc
cùng một địa phương).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục
Rủi ro Rủi ro Rủi ro
Rủi ro
Rủi ro
lựa bảo nghiệp tập
nội tại
chọn đảm vụ trung
Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Nếu căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì
rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro
khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan bên ngoài như thiên tai, chiến
tranh, dịch bệnh và các biến động ngoài dự kiến khác làm ngân hàng không thu hồi
được vốn. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và người
cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan
khác.
Căn cứ theo mức độ tổn thất
Nếu căn cứ theo mức độ tổn thất, rủi ro tín dụng được chia làm 02 loại là rủi
ro đọng vốn và rủi ro mất vốn.
Rủi ro đọng vốn xảy ra trong trường hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn
chưa thu hồi vốn vay, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và
ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng.
Rủi ro mất vốn xảy ra khi người vay không trả được nợ theo cam kết, ngân
hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Rủi ro này làm tăng chi phí hoạt động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
của ngân hàng do tăng chi phí xử lý tài sản đồng thời giảm thu nhập do phải trích
lập dự phòng rủi ro cho khoản vay.
Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro
Rủi ro trước khi cho vay là rủi ro xảy ra nếu ngân hàng đánh giá sai khách
hàng dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ trong tương lai.
Rủi ro trong khi cho vay xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, cụ thể như giải
ngân không đúng đối tượng do chứng từ giải ngân không xác thực; không kiểm tra
nguồn vốn tự có của khách hàng trước khi giải ngân…
Rủi ro sau khi cho vay xảy ra khi cán bộ tín dụng không thực hiệm kiểm tra,
giám sát sau giải ngân, do đó không nắm được tình hình thực hiện phương án vay
vốn, khả năng tài chính của khách hàng nên không thể dự báo được những rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra.
2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường
dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ
quá hạn thể hiện sự vi phạm hai đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và
tính hoàn trả đầy đủ. Nợ quá hạn được thể hiện qua 2 chỉ tiêu:
Hệ số nợ quá hạn (%) = (Dư nợ quá hạn/tổng dư nợ) *100
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = (Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số
khách hàng vay).
- Kết quả phân loại nợ cũng phản ánh rủi ro tín dụng
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 do Ngân
hàng Nhà nước ban hành thì nợ được phân loại thành các nhóm nợ như sau:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và TCTD
đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn
dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn
và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Các khoản nợ khác được
phân vào nhóm 1 theo quy định.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ khác được phân vào
nhóm 2 theo quy định.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày
đến 180 ngày; Các khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu ; Các khoản nợ được miễn
hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín
dụng; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn ;
Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ
(ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 03 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và
1 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của
khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và toàn bộ dư
nợ của khách hàng tại các TCTD phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ ví dụ:
Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại các TCTD mà có bất cứ một
khoản nợ nào được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì
toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được TCTD phân vào nhóm nợ
có độ rủi ro cao nhất.
Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản
nợ thuộc nhóm 3,4, 5 và có các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam
kết này đã đến hạn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.
+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản
nợ quá hạn trên 90 ngày.
Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng có những ưu điểm
như: nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay.
Khoản tổn thất của ngân hàng tuỳ thuộc vào độ lớn của nợ xấu và ngân hàng có thể
sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận, hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Việc sử
dụng nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng đơn giản và dễ tính toán. Tuy nhiên chỉ tiêu
này chỉ đo lường rủi ro của ngân hàng vào một thời điểm trong quá khứ, không
phản ánh rủi ro tín dụng một cách toàn diện và khó có thể dự tính được mức độ rủi
ro có thể xảy ra trong tương lai.
Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng đã được
các ngân hàng áp dụng như: mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng của Moody’s,
mô hình giá trị rủi ro VaR (Value at Risk).
Mô hình điểm số Z
Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với
các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi
ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
-Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj):
-Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người
vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng/Tổng tài sản
X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của Nợ dài hạn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
X5 = Tỷ số doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được Z. Nếu:
Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn.
1,81 Z 2,99 : Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình.
Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp.
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z
thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ
cao. Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng này tương đối đơn giản, nhưng có một số
nhược điểm lớn sau:
Mô hình này chỉ phân loại nhóm khách hàng vay vỡ nợ và không vỡ nợ. Tuy
nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau
từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn
và lãi của khoản vay.
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm
quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn.
Tương tự như vậy, bản thân các biến số Xj được chọn cũng không phải là bất
biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính
luôn thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải
hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình.
Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng
một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của
khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ
mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế.
Mô hình xếp hạng của Moody’s
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên tỷ
lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp
đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động
từ 0,2% đến 0,8%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Bảng 2.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s
Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%
Aa Chất lượng cao 0,04%
A Chất lượng khá 0,08%
Baa Chất lượng vừa 0,2%
Ba Những yếu tố đầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 8,3%
Một mô hình đo lường rủi ro tiên tiến được khuyến khích áp dụng bởi Basel II
đó là mô hình giá trị rủi ro VaR. Hiện nay, một số NHTM đang bắt đầu nghiên cứu
để ứng dụng mô hình này vào công tác đo lường rủi ro tín dụng.
Mô hình giá trị VaR (Value at Risk)
Hiệp ước Basel II đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới, khuyến khích
các ngân hàng áp dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng có thể đo lường giá trị tổn
thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk).
VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một
khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước thường được xem như là độ
tin cậy. VaR có thể tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro của các khoản cho vay khác
nhau để tính toán rủi ro, tính ra một con số cụ thể cho giả thiết là: với độ tin cậy cho
trước 99,9%, thì rủi ro tín dụng của kỳ kế hoạch tối đa là bao nhiêu và xác định mức
vốn cần thiết để bù đắp rủi ro.
Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng được
phân thành 2 loại tổn thất đó là:
Khoản tổn thất dự tính được EL (Expected Loss) và khoản tổn thất không dự
tính được UL (Unexpected Loss)
Tổn thất dự tính được (EL):
Là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu thống kê trong quá
khứ, là mức tổn thất xảy ra trong phạm vi kỳ vọng của ngân hàng ở một khoảng thời
gian xác định. Ngân hàng có thể sử dụng tiêu chí này để làm chuẩn ra quyết định
cho vay. Trường hợp mức tổn thất dự tính vượt ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể
chấp nhận hay vượt quá một tỷ lệ theo quy định thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay
đối với khách hàng đó.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Rủi ro dự tính có thể xác định và được xem như một khoản chi phí trong hoạt động
tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào mức rủi ro dự tính để xác định mức trích lập
dự phòng rủi ro và có thể định ra mức bù rủi ro đưa vào trong lãi suất cho vay đối
với khách hàng theo nguyên tắc khách hàng có rủi ro cao thì lãi suất vay sẽ cao.
Tổn thất không dự tính được (UL)
Giá trị tổn thất tín dụng (VaR) được xác định bằng tổn thất ngoài dự tính. Là
cơ sở để ngân hàng xác định số vốn cần thiết phải nắm giữ để bù đắp cho khoản tổn
thất này. Để đo lường tổn thất không dự tính được của một danh mục phải xác định
tổn thất không dự tính được của từng khoản vay đồng thời ước lượng hệ số tương
quan vỡ nợ của các khoản vay trong cùng danh mục được tính toán thông qua số
liệu thống kê.
2.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng:
Các nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi
trường xã hội.
Môi trường kinh tế: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động từ
môi trường kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất, lạm phát nên khả
năng trả nợ vay cũng không bị biến động lớn, hoạt động tín dụng của ngân hàng từ
đó cũng tăng trưởng một cách thuận lợi. Ngược lại, tình trạng mất ổn định, suy thoái
kinh tế, làm hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn bị giảm sút, điều đó
ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng. Rộng ra hơn, các
biến động của nền kinh tế - tài chính thế giới đều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng
của ngân hàng, nhất là khi các quốc gia ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Môi trường pháp lý: Sự thay đổi trong các chính sách về thuế, về các ưu đãi...
trong mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế đều gây khó khăn cho các doanh nghiệp để thích
ứng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ của hệ thống các
văn bản pháp luật; khả năng chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh doanh còn
kém khiến môi trường kinh doanh không được bình đẳng, lành mạnh. Vì thế, những
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
bất lợi của môi trường pháp lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, qua đó làm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho NHTM cũng
tăng theo.
Môi trường xã hội: Đạo đức, trình độ dân trí trong xã hội ảnh hưởng quan trọng
đến rủi ro tín dụng. Trong một xã hội mà đạo đức, ý thức của người dân ở mức kém thì
trường hợp lợi dụng sự tín nhiệm để lừa đảo ngân hàng, nhất là trong hoạt động tín
dụng sẽ ngày càng phổ biến. Trình độ hiểu biết của người vay cũng tác động không
nhỏ, ý thức hiểu biết kém cũng làm hạn chế khả năng hoàn trả nợ vay. Tín dụng là hoạt
động dựa trên cơ sở lòng tin nên yếu tố đạo đức, hiểu biết của người dân trong xã hội sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro hoạt động tín dụng, đòi hỏi NHTM phải nắm bắt các xu
hướng, biểu hiện về suy thoái đạo đức trong xã hội cũng như địa bàn hoạt động.
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng còn chịu tác động của các yếu tố bất khả kháng
như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…không thể lường trước được, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kế hoạch trả nợ vay của người đi vay.
Các nguyên nhân từ môi trường vi mô
Các yếu tố từ phía khách hàng
+ Năng lực tài chính của khách hàng
Khả năng tài chính thể hiện sức chống đỡ của khách hàng nếu rủi ro xảy ra. Khách
hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì dù có rủi ro xảy ra, khách hàng vẫn đủ sức vượt
qua, không bị suy giảm khả năng trả nợ. Còn đối với khách hàng có nền tảng tài
chính yếu thì rất dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro, làm giảm năng lực trả nợ vay.
+ Sử dụng vốn vay
Mục đích, phương án sử dụng vốn là một trong những căn cứ để ngân hàng
xét duyệt cấp tín dụng. Một phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả sẽ giúp khách
hàng tạo được nguồn thu để hoàn trả nợ vay và ngân hàng cũng phê duyệt cấp tín
dụng dựa trên phương án hiệu quả đó. Do đó, yêu cầu khách hàng phải trung thực
trong việc nêu phương án lúc đề nghị vay cũng như thực hiện đúng phương án vay
vốn sau khi đã giải ngân.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Khi xét duyệt cho vay theo mục đích, phương án sử dụng vốn của khách
hàng, ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể xảy ra đồng thời có phương án khắc
phục. Vì vậy, nếu khách hàng thực hiện đúng phương án vay vốn mà gặp rủi ro thì
sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Điều này vừa có lợi cho chính khách
hàng vừa an toàn cho các ngân hàng khi cho vay.
Tuy ngân hàng luôn có các biện pháp để kiểm soát mục đích sử dụng vốn của
khách hàng nhưng trên thực tế không ít khách hàng cố tình sử dụng vốn vào nhiều
mục đích khác, làm tăng rủi ro mà cả ngân hàng và khách hàng đều không kiểm soát
được.
+ Uy tín, lịch sử vay vốn
Thu thập, tra cứu thông tin lịch sử vay vốn, trả nợ của khách hàng là yếu tố
cơ bản khi ngân hàng thẩm định cho vay. Từ những thông tin về lịch sử vay vốn,
ngân hàng nắm được một phần về tình hình tài chính của khách hàng cũng như thiện
chí trả nợ. Nếu trong quá khứ khách hàng đã từng xảy ra tình trạng nợ quá hạn thì
có khả năng sẽ tiếp diễn tình trạng đó trong tương lai.
+ Khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng
Nhiều trường hợp khách hàng chủ ý cung cấp các thông tin tài chính thiếu
trung thực, làm cho ngân hàng đánh giá không chuẩn xác về năng lực tài chính của
họ; hoặc khách hàng vay cố tình lập khống hồ sơ vay vốn, nguỵ tạo chứng từ, tài
liệu khoản vay để lừa đảo thì ngân hàng rất khó để phát hiện ra nếu như năng lực
thẩm định khoản vay chưa cao.
Các yếu tố từ phía ngân hàng
+ Chính sách tín dụng
Một chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoat động của
ngân hàng và có thể gây ra nhiều rủi ro; do vậy cần xây dựng một chính sách tín
dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng quản trị rui ro….
nhằm làm hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.
Để xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả đòi hỏi các
NHTM phải làm tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô; cập nhật những thay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
đổi từ các yếu tố môi trường chính trị, xã hội, pháp luật ….; định hướng thường
xuyên, kịp thời cho các đơn vị thành viên trong từng giai đoạn.
+ Quy trình kiểm soát nội bộ
Ưu điểm của kiểm soát nội bộ là tính kịp thời, thường xuyên khi vấn đề vừa
phát sinh cùng với sự sâu sát của người kiểm soát vốn đã am hiểu hoạt động của
NHTM nơi công tác. Hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ chặt
chẽ các quy định trong hoạt động cấp tín dụng. Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ
không tiến hành chặt chẽ, kịp thời sẽ dẫn đến việc khách hàng không thực hiện
nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện cũng như xử lý ngay những rủi ro phát
sinh.
+ Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng
Nếu cán bộ làm công tác ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, non kém về năng
lực nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thì sẽ đánh giá khách hàng thiếu chính xác, thẩm
định phương án vay vốn còn sơ sài, theo dõi khoản tín dụng đã cấp không sâu sát từ
đó dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, mức độ rủi ro cao. Gắn liền với hạn chế về
năng lực là vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ. Phẩm chất đạo đức kém, thiếu
tinh thần trách nhiệm làm cho con người dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ vật chất,
có thể hành động trái đạo lý, trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng.
+ Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay
Mục đích của việc kiểm tra, giám sát sau cho vay nhằm đảm bảo khách hàng tuân
thủ đúng các điều kiện đã nêu trong hợp đồng cấp tín dụng; sử dụng vốn vay đúng với
phương án vay đã duyệt, đồng thời phát hiện kịp thời những thay đổi trong nguồn thu
nhập trả nợ của khách hàng để có biện pháp tháo gỡ, xử lý. Một số NHTM còn buông
lỏng công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay nên khi rủi ro phát sinh từ phía khách
hàng, NHTM sẽ rơi vào tình thế bị động, không xử lý được kịp thời.
2.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ gây tổn thất tài chính và mất cân đối trong
thanh toán cho các NHTM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
NHTM sử dụng vốn huy động để cho vay nên khi các khoản nợ xấu, nợ khó
thu hồi ngày càng tăng thì nguy cơ trước mắt sẽ là giảm thu nhập ròng do vừa phải
trả lãi huy động mà không thu được lãi cho vay, vừa phải trích lập dự phòng rủi ro.
Còn về lâu dài, do không thu hồi được vốn gốc để hoàn trả vốn huy động cho khách
hàng thì có thể mất khả năng thanh toán, cao hơn nữa là nguy cơ phá sản nếu không
xử lý, khắc phục kịp thời.
Đối với khách hàng
Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại mà còn tác
động tiêu cực đến khách hàng vay vốn, đặc biệt là các rủi ro tín dụng có xuất phát từ
hoạt động kinh doanh, phương án vay vốn của khách hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra,
trước hết là khả năng trả nợ vay của khách hàng bị suy giảm dẫn tới nợ quá hạn kéo
dài, khiến khách hàng khó có thể tiếp cận vốn vay vì có lịch sử nợ quá hạn.
Đối với nền kinh tế - xã hội
NHTM là một trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn từ những tổ
chức, cá nhân đang có vốn nhàn rỗi đồng thời cấp vốn tín dụng cho các tổ chức, cá
nhân khác đang có nhu cầu về vốn. Hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động
khác của NHTM nói chung có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Khi rủi ro xảy ra,
thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà cả các doanh nghiệp, các tầng lớp người dân
đều bị thiệt hại.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, bị mất khả năng hoàn trả vốn
huy động, theo tâm lý người gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền để đảm bảo an toàn tài sản, lúc
này sẽ xảy ra rủi ro mang tính hệ thống, không chỉ một mình ngân hàng đó bị mất
khả năng thanh toán mà còn kéo theo toàn bộ hệ thống bị mất thanh khoản, làm nền
kinh tế bị tê liệt.
2.3 Quản trị rủi ro tín dụng
2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình nhận dạng các rủi ro tiềm năng, đo
lường những rủi ro này, điều chỉnh thích hợp và áp dụng những mô hình quản trị rủi
ro thực tế. (Tony Van Gestel, Bart Baesens, 2009)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Quản trị rủi ro tín dụng là việc xác định nguồn gốc của rủi ro tín dụng, lựa
chọn các phương pháp đánh giá thích hợp trong quá trình cấp tín dụng; là một vấn
đề quyết định liên quan đến việc xác định lợi ích đạt được và những tổn thất của
việc chấp nhận rủi ro tín dụng. (Ken Brown, Peter Moles, 2014)
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi
mức rủi ro có thể chấp nhận được.
2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, nâng cao chất
lượng tín dụng.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng; theo dõi,
cập nhật, đánh giá khách hàng.
Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro; nhận dạng, đo lường và ứng phó với
những rủi ro phát sinh cũng như rủi ro tiềm ẩn.
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, vì đây là hoạt động mang tính quyết
định, khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình cấp tín dụng là rất cao.
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm bù đắp các tổn thất do
rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng.
Sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng
để phân tán rủi ro.
2.3.3 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn gắn liền với hoạt động quản trị và hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Đây là hoạt động quản trị thường xuyên, chủ đạo
của các ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu nâng cao
hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng trong điều kiện các yếu tố gây rủi ro không
ngừng gia tăng theo thời gian. Quản trị rủi ro tín dụng phải hạn chế thấp nhất khả
năng xảy ra rủi ro tín dụng và nếu rủi ro phát sinh luôn có biện pháp phòng ngừa,
phương án xử lý một cách tối ưu, hiệu quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
2.3.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm
soát rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép nhằm giảm thiểu các tổn thất có thể
xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận.
Hiện nay có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng phổ biến
tại các ngân hàng thương mại là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô
hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Theo mô hình này thì toàn bộ công tác quản trị rủi ro tập trung tại trụ sở
chính, quản lý theo chiều dọc và có sự tách bạch chức năng quản trị rủi ro và chức
năng tác nghiệp, kinh doanh.
Ưu điểm của mô hình này là sự quản lý tập trung, nhất quán, xuyên suốt từ
trụ sở chính đến từng chi nhánh. Mô hình này giúp ngân hàng phản ứng kịp thời với
rủi ro, tính độc lập, chuyên môn hóa giữa các mảng nghiệp vụ: Khối kinh doanh chỉ
tập trung cho hoạt động kinh doanh, tác nghiệp; còn khối quản trị rủi ro chỉ tập
trung cho công tác quản trị rủi ro. Khối quản trị rủi ro thực hiện việc kiểm soát rủi
ro, xây dựng khung chính sách quản trị rủi ro cho toàn hệ thống.
Tuy nhiên, để xây dựng mô hình này, ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực
để đầu tư. Mô hình này yêu cầu phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại;
thông tin đáng tin cậy, luôn được cập nhật thường xuyên đồng thời phải có đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên sâu về công tác quản trị rủi ro.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Đối với mô hình này, công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tại các
chi nhánh. Các chi nhánh ngân hàng thực hiện song song hai chức năng, vừa thực
hiện hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trụ sở
chính chỉ đưa ra các chính sách định hướng quản trị rủi ro chung và thực hiện kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.
Ưu điểm của mô hình quản trị này là chi phí đầu tư thực hiện thấp; dễ dàng
áp dụng tùy theo đặc thù của từng chi nhánh, từng địa phương.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Nhược điểm lớn của mô hình này là chất lượng quản trị rủi ro không được
cao do cùng lúc phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, vừa kinh doanh, vừa quản
trị rủi ro. Khả năng ứng phó, xử lý kịp thời khi rủi ro phát sinh sẽ rất chậm; khẩu vị
rủi ro có sự khác nhau giữa các chi nhánh.
Nhìn chung mỗi mô hình đều có ưu điểm, nhược điểm riêng; tùy đặc thù mỗi
hệ thống ngân hàng mà áp dụng phù hợp sẽ phát huy hiệu quả trong hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng.
2.4 Lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Một số nghiên cứu mà tác giả có cơ hội tham khảo gồm:
Abhiman Das, Saibal Ghosh, 2007, “Determinants of Credit Risk in Indian
State-owned Banks: An Empirical Investigation” – Các tác giả đã nghiên cứu các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Nhà nước Ấn Độ. Với bộ dữ liệu
bảng thu thập được từ các NHTM trong giai đoạn 1994 - 2005 chạy bằng phương
pháp GMM, nghiên cứu kết luận rủi ro tín dụng chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô là
tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và các yếu tố vi mô gồm tốc độ tăng trưởng tín
dụng và tổng tài sản của ngân hàng .
Somanadevi Thiagarajan, S.Ayyappan, A.Ramachandran, 2011, “Credit Risk
Determinants of Public and Private Sector Banks in India” – Các tác giả đã tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
Ấn Độ bằng mô hình toán kinh tế. Mô hình sử dụng dữ liệu bảng bao gồm
22 NHTM Nhà nước và 15 NHTM cổ phần tư nhân. Kết quả đã chỉ ra rằng những
yếu tố vĩ mô và cả các yếu tố vi mô đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
NHTM. Trong đó, yếu tố nợ xấu có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của năm hiện
hành, còn tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có tác động ngược chiều với rủi ro tín
dụng.
Nabila Zribi, Younes Boujebene, 2011, “The factors influencing bank credit
risk: The case of Tunisia” – Hai tác giả trên cũng đã kiểm tra các yếu tố chính tác
động đến rủi ro tín dụng trong 10 NHTM tại Tunisia giai đoạn 1995-2008. Kết quả
ước lượng cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng tác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
động đến rủi ro tín dụng là cấu trúc sở hữu, quy định an toàn vốn và lợi nhuận
(ROA) của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tác động của
các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi
suất.
Somanadevi Thiagarajan, 2013, “Determinants of Credit Risk in the
Commercial Banking Sector of Belize” – Tác giả tiến hành nghiên cứu về các yếu
tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại Belize bằng mô hình toán học.
Mô hình thu thập dữ liệu của 5 NHTM từ năm 2006 đến 2012. Kết quả chỉ ra rằng
những yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đều có tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM.
Trong đó, tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm có tác động nghịch chiều đến rủi ro tín dụng
hay tỷ lệ nợ xấu của năm hiện hành. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một
năm cũng có ảnh hưởng ngược chiều với rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát với độ trễ
một năm thì có ảnh hưởng cùng chiều với rủi ro tín dụng.
Ravi Prakash Sharma Poudel, 2013, “Macroeconomic Determinants of Credit
Risk in Nepalese Banking Industry”. Nghiên cứu này tác giả muốn tìm yếu tố tác
động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Nepal bằng mô hình chuỗi thời gian.
Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu hàng năm của 29 NHTM trong giai đoạn 2001-2011,
và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi
tỷ giá, thay đổi cung tiền và lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của các NHTM. Còn các yếu tố vi mô như tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn, hệ số
an toàn vốn CAR cũng có tác động nhất định đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Từ năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu khung quản
trị rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng ngân hàng. Vào tháng 06/2004, hiệp ước Basel II được ban hành nhằm khắc
phục các nhược điểm của Basel I bằng việc đo lường rủi ro một cách chính xác và
toàn diện hơn. Basel II giới thiệu một chuỗi cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và
tập trung vào rủi ro vận hành. Basel II có 03 trụ cột chính. Thứ nhất là về luật lệ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
(yêu cầu vốn tối thiểu); thứ hai là giám sát (nhằm xử lý các rủi ro không được trụ
cột thứ nhất xử lý) và thứ ba là kỷ cương thị trường (minh bạch thông tin).
Các nghiên cứu trong nước đánh giá rủi ro tín dụng thường chia rủi ro thành
hai mức độ dựa vào cách xếp loại nợ của ngân hàng. Cụ thể, Trương Đông Lộc
(2010), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), và Lê Khương Ninh và
Lâm Thị Bích Ngọc (2012) phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng với
biến phụ thuộc rủi ro được xác định dựa trên đặc điểm hồ sơ khách hàng: có rủi ro
và không có rủi ro. Các tác giả đã tìm ra các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng bao gồm: khả năng tài chính của người vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay,
kinh nghiệm của cán bộ thẩm định – quản lý khoản vay, đa dạng hóa ngành nghề
kinh doanh, ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ, kiểm tra - giám sát khoản vay,
lịch sử vay vốn, và tài sản đảm bảo.
Ở trong nước cũng có nhiều công trình về nợ xấu và quản trị rủi ro. Bùi Duy
Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) cho thấy nợ xấu liên quan đến quản trị ngân
hàng và rủi ro đạo đức. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), đưa ra quy trình quản lý
nợ xấu đầy đủ hơn so với quy trình quản lý nợ xấu hiện tại, tác giả đã tìm ra khi nào
nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì ngân hàng mới có thể
quản trị rủi ro có hiệu quả được.
Lê Thị Huyền Diệu (2010) nghiên cứu về mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phân tích các chỉ tiêu phán ánh
rủi ro tín dụng. Nghiên cứu hệ thống hóa các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín
dụng qua các bước: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro
và xử lý rủi ro. Cụ thể, tác giả nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống
ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước và sau năm 2000. Giai đoạn trước năm 2000,
rủi ro tín dụng nguyên nhân từ rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt với nhóm doanh
nghiệp nhà nước. Sau thời điểm năm 2000, tác giả phân tích mô hình quản lý rủi ro
trên 3 mặt là quản lý rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro đồng thời đề xuất mô
hình thích hợp cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Các nghiên cứu về đề tài rủi ro tín dụng trong các NHTM chủ yếu tập trung
về các yếu tố bên trong như tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ ROA, …
và các yếu tố bên ngoài như tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
thất nghiệp, sự thay đổi cung tiền… của nhiều NHTM trong một quốc gia. Trong
các nghiên cứu mà tác giả khảo lược thì chưa có nghiên cứu nào về rủi ro tín dụng
tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM. Qua luận văn này, tác giả trình bày
rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương 2 luận văn đã trình bày tổng quan về tín dụng, rủi ro tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng, cũng như các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.
Những nội dung trình bày trong Chương 2 làm cơ sở lý luận để vận dụng vào phân
tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM ở
chương sau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM
3.1 Tổng quan về các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1988, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mạng lưới
chi nhánh Agribank trải khắp cả nước, trong đó TP HCM là một trong những khu
vực có số lượng chi nhánh, phòng giao dịch nhiều nhất.
Giai đoạn năm 2014-2017, trong quá trình tái cơ cấu, Agribank đã tiến hành
sáp nhập một số chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
cao nhằm làm tinh gọn mạng lưới, giảm thiểu mức dư nợ xấu tăng thêm.
Đến năm 2018 tại TP.HCM, Agribank gồm có 01 Văn phòng đại diện Khu
vực phía Nam và tổng cộng 43 chi nhánh, 137 phòng giao dịch được đặt trên 24
quận huyện của TP.Hồ Chí Minh. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ
yếu ở Quận Tân Bình với 16 địa điểm, Quận 1 với 15 địa điểm, Quận 10 với 13 địa
điểm, Quận 5 với 13 địa điểm, Quận Bình Thạnh 12 địa điểm,...
Bảng 3.1 Danh sách các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
STT Chi nhánh
1 Sài Gòn
2 Quận 1
3 Chi nhánh 3
4 Lý Thường Kiệt
5 Phú Nhuận
6 An Phú
7 Phan Đình Phùng
8 Trường Sơn
9 TP.Hồ Chí Minh
10 Chi nhánh 8
11 Trung Tâm Sài Gòn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
12 Chi nhánh 4
13 KCN Tân Tạo
14 Miền Đông
15 Hiệp Phước
16 Thủ Đức
17 Bình Triệu
18 Củ Chi
19 An Sương
20 Hóc Môn
21 Xuyên Á
22 Nam Sài Gòn
23 Chi nhánh 7
24 Cần Giờ
25 Bình Tân
26 Chợ Lớn
27 Nam Hoa
28 Quận 5
29 Thành Đô
30 Đông Sài Gòn
31 Chi nhánh 9
32 Tây Sài Gòn
33 Bắc Sài Gòn
34 Nhà Bè
35 Phước Kiển
36 Tân Bình
37 Bình Thạnh
38 Gia Định
39 Chi nhánh 10
40 Hùng Vương - TP.HCM
41 Bình Chánh
42 Tân Phú
43 Chi nhánh 11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(Nguồn: Website Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Sau khi tiến hành hoạt động tái cơ cấu toàn hệ thống, Các chi nhánh
Agribank khu vực TP.HCM đều thống nhất một cơ cấu tổ chức gồm 02 khối. Khối
trực tiếp gồm có: Phòng Kế toán – Ngân quỹ, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp, Phòng
Tín dụng cá nhân, Các Phòng giao dịch. Khối hỗ trợ bao gồm: Phòng Kiểm soát nội
bộ, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Dịch vụ - Marketing. Ban lãnh đạo các Chi
nhánh đã xác định việc đổi mới mô hình tổ chức là nhiệm vụ trọng tâm trong giai
đoạn này. Đổi mới để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá, phát triển mạng lưới, tăng
sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
Căn cứ tình hình và nhiệm vụ mới, Ban Giám đốc các Chi nhánh Agribank
Khu vực TP. HCM đã chỉ đạo việc xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị
trực thuộc cho phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh hàng năm.
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI TRỰC
KHỐI HỖ TRỢ
TIẾP
Phòng Phòng Phòng Các Phòng Phòng
Phòng
Tín dụng Tín dụng Kế toán Phòng Kiểm Hành
Dịch vụ -
doanh cá nhân – Ngân Giao soát nội chính – Marketing
nghiệp quỹ dịch bộ Nhân sự
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các chi nhánh Agribank tại TP. HCM
(Nguồn: Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2014 - 2017, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực,
chính sách tiền tệ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì theo hướng nới lỏng thận trọng
nhằm bảo đảm thanh khoản hệ thống, cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, hỗ
trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều
kiện thực tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Ngoài ra, tín dụng ngoại tệ và tín
dụng ở một số ngành rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn rủi ro nợ
xấu.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến cuối năm
2017 đã tháo gỡ cơ bản các khó khăn của hệ thống: (i) Tình trạng căng thẳng thanh
khoản được kiểm soát, thanh khoản chung của toàn hệ thống ổn định; (ii) Tái cơ cấu
các TCTD yếu kém; (iii) Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo dưới 3,0%; (iv) Sở hữu chéo,
đầu tư chéo dần được kiểm soát; (v) Các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và
quản trị điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong
hoạt động của các TCTD được ban hành. Hầu hết các khó khăn của hệ thống TCTD
trước năm 2011 về cơ bản đã được tháo gỡ.
Là một trong những trụ cột mang vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính -
ngân hàng của cả nước, các chi nhánh ngân hàng Agribank khu vực TP. HCM đã
xây dựng cho mình những nhiệm vụ tương xứng với vai trò, với những diễn biến
hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM đã
thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trụ sở chính cũng như Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM
đã đầu tư đúng hướng, ưu tiên, bố trí nguồn vốn vay hợp lý đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách hàng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các Chi nhánh Agribank khu vực TP.
HCM giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Năm
2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
1 Tổng nguồn vốn huy động 77.503 91.313 98.435 121.587
2 Tổng dư nợ tín dụng 62.778 70.311 78.748 91.348
3 Nợ xấu 3.057 3.365 3.512 4.186
4
Tổng doanh thu (từ tín dụng
3.535 3.947 4.404 5.070
& ngoài tín dụng)
5 Tổng chi phí hoạt động 2.476 2.804 3.124 3.418
6 Lợi nhuận trước thuế 1.059 1.143 1.280 1.652
7 Lợi nhuận sau thuế 847 914 1.024 1.322
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM)
Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.
HCM đạt 1.322 tỷ đồng tăng 298 tỷ đồng (tương ứng 29,1%) so với năm 2016. Năm
2017 là năm đánh dấu sự thành công vượt bậc và cao nhất trong các năm gần đây.
Thu nhập ngoài tín dụng ngày càng được cải thiện và gia tăng trong tổng thu
nhập hàng năm. Bên cạnh đó, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM cũng đã
đa dạng hóa các nguồn thu nhằm tránh phụ thuộc vào những dịch vụ cơ bản. Đạt
được kết quả trên, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM nỗ lực phát triển
đồng đều các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh từ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn,
tăng thu phí dịch vụ, xử lý nợ ngoại bảng, kiểm soát nợ xấu…
3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
3.2.1 Tăng trưởng dư nợ
Năm 2017, dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM có sự tăng
trưởng tương đối tốt góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, cung ứng vốn cho nền kinh tế và hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế của khu
vực TP. HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Bảng 3.3: Tăng trưởng dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM
ĐVT: Tỷ đồng, %
STT
Năm
2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
1 Tổng dư nợ tín dụng 62.778 70.311 78.748 91.348
2 Tốc độ tăng trưởng 12 % 12 % 16 %
3 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng
3.1 Tín dụng cá nhân 20.340 23.695 27.719 38.458
Tỷ trọng (%) 32,4 33,7 35,2 42,1
3.2 Tín dụng doanh nghiệp 42.438 46.616 51.029 52.890
Tỷ trọng (%) 67,6 66,3 64,8 57,9
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM)
Tổng dư nợ tín dụng năm 2014 chỉ đạt 62.778 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng
lên 91.348 tỷ đồng, tăng gần gấp 1,5 lần. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay có sự
chuyển dịch. Giai đoạn từ năm 2010 – 2016, dư nợ tín dụng cá nhân chiếm khoảng
từ 30%-35% trong tổng dư nợ thì đến năm 2017, tỷ trọng này chiếm đến 42,1% tổng
dư nợ. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ tín dụng tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình.
Sự tăng trưởng nhanh của dư nợ tín dụng cá nhân làm tỷ trọng của dư nợ tín
dụng doanh nghiệp giảm từ 64,8% của năm 2016 xuống còn 57,9% trong năm 2017.
Tuy nhiên, mức dư nợ vẫn tăng trưởng đáng kể, từ năm 2014 đến năm 2017, mức
tăng là 10.452 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu tập trung đẩy mạnh cho vay các gói tín
dụng lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ lãi suất và các cơ chế đặc thù cho những doanh nghiệp
quy mô lớn trên địa bàn thành phố.
Đạt được kết quả này là do các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM liên tục
triển khai linh hoạt nhiều chính sách ưu đãi cho các đối tượng và lĩnh vực ưu tiên; chủ
động tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp thị cho vay nhằm mở rộng quy mô tín
dụng; chất lượng phục vụ khách hàng được nâng cao, việc xử lý hồ sơ tín dụng được
linh hoạt, nhanh gọn và cơ bản đáp ứng được nhu cầu khách hàng qua đó giúp các Chi
nhánh không ngừng gia tăng nền tảng khách hàng và thị phần tín dụng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
3.2.2 Dư nợ theo ngành
Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM đa số tài trợ vốn cho những dự
án, phương án SXKD có quy mô vừa và nhỏ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo ngành
nhìn chung đều tăng, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của các ngành trong tổng dư nợ qua
các năm có sự thay đổi không đáng kể. Dư nợ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá
nhân, hộ gia đình và lĩnh vực thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các
năm.
Bảng 3.4: Tình hình cho vay theo ngành kinh tế tại Các chi nhánh Agribank
khu vực TP. HCM
(ĐVT: Tỷ đồng; %)
Năm 2014 2015 2016 2017
TT
Số Số Số Số
Ngành Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng
1
Nông, lâm,
4.708 7.5% 5.062 7.2% 6.379 8,1% 6.036 6,6%
thủy hải sản
2
Khai khoáng,
2.448 3.9% 2.672 3.8% 3.307 4,2% 2.437 2,7%
sản xuất.
3 Tiêu dùng 17.515 27.9% 19.125 27.2% 22.128 28,1% 28.914 31,7%
4
Công nghiệp
6.780 10.8% 8.156 11.6% 9.686 12,3% 9.187 10,1%
chế biến
5 Xây dựng 5.713 9.1% 6.258 8.9% 7.324 9,3% 8.686 9,5%
6
Thương mại,
19.963 31.8% 21.937 31.2% 24.254 30,8% 31.913 34,9%
dịch vụ
7
Cho vay
5.650 9.0% 7.101 10.1% 5.670 7,2% 4.174 4,6%
khác
Tổng dư nợ 62.778 100% 70.311 100% 78.748 100% 91.348 100%
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Năm 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 27,9% tổng dư nợ, đạt 17.515 tỷ
đồng. Đến năm 2017, dư nợ lĩnh vực này đạt 28.914 tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng dư
nợ. Mức tăng trong giai đoạn này đạt 11.399 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho vay
mua nhà ở, đất ở và sửa chữa, xây mới nhà.
Ngành thương mại, dịch vụ những năm vừa qua cũng luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng dư nợ, từ 31,8% của năm 2014 tăng lên 34,9% vào năm 2017. Đối
với địa bàn TP.HCM thì dư nợ lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao là hợp lý; cùng
với tình hình kinh tế từng bước hồi phục, tăng trưởng nên lĩnh vực này cũng tăng
trưởng theo. Giai đoạn từ 2014 đến 2017, mức tăng dư nợ đạt 11.950 tỷ đồng.
Các ngành Nông – lâm – thủy sản; Công nghiệp – chế biến và Xây dựng dư
nợ luôn tăng trưởng song tỷ trọng dư nợ qua các năm không thay đổi đáng kể trong
tổng dư nợ. Cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM chủ yếu
tập trung vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực Công nghiệp, xây
dựng chủ yếu tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Biểu đồ 3.1 : Tỷ trọng dư nợ theo ngành của các Chi nhánh Agribank
khu vực TP.HCM năm 2017
(Nguồn: Báo cáo của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
3.2.3 Chất lượng tín dụng
3.2.3.1. Tình hình nợ xấu
Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
STT 2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
1 Nợ xấu (Nhóm 3-5) 3.057 3.365 3.512 4.186
2 Tổng dư nợ 62.778 70.311 78.748 91.348
3
Tỷ lệ nợ xấu /Tổng
4,87% 4,79% 4,46% 4,58%
dư nợ
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM) Tỷ lệ nợ xấu
được sử dụng chủ yếu để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với khách
hàng. Nếu tỷ lệ này cao thì hiệu quả cho vay sẽ thấp bởi điều đó
đồng nghĩa với lượng dư nợ xấu lớn, rủi ro mất vốn tăng lên, do đó ngân hàng luôn
cố gắng giảm tối đa tỷ lệ này.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng tại các Chi nhánh
Agribank khu vực TP. HCM được duy trì ở mức 4,5%-5% qua các năm. Tuy nhiên,
mức nợ xấu nội bảng đã tăng lên cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ. Các Chi
nhánh Agribank khu vực TP. HCM luôn nghiêm túc theo dõi nhằm kiểm soát, xử lý
kịp thời, không để tái diễn tình trạng nợ xấu như giai đoạn trước khi tái cơ cấu.
Trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu vẫn là đảm bảo mức tăng trưởng dư nợ theo
kế hoạch kinh doanh đã đề ra, song song với đó là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tăng thêm
cũng như xử lý những khoản nợ xấu cũ khi mà thị trường bất động sản đã hồi phục
trở lại.
3.2.3.2. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo
Hoạt động cho vay của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM gồm có
hai hình thức là cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo
bằng tài sản. Đối với các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc sở hữu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
nhà nước, được nhà nước cho thuê đất để quản lý, sản xuất kinh doanh sẽ vay vốn
theo hình thức không có tài sản bảo đảm.
Dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng trên được thể hiện rất rõ qua
bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.6: Tình hình dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo tại các Chi nhánh
Agribank khu vực TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng; %
STT
Năm
2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay
1 không có tài sản 3.264 3.867 4.882 5.298
đảm bảo
2 Tỷ lệ 5,2% 5,5% 6,2% 5,8%
3 Tổng dư nợ 62.778 70.311 78.748 91.348
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM) Qua bảng số liệu
trên, ta thấy rằng tỷ lệ cho vay đối với các khách hàng áp dụng hình thức cho vay
không có tài sản bảo đảm tại các Chi nhánh Agribank khu
vực TP. HCM được duy trì khoảng từ 5%-6% trong các năm vừa qua. Đối với hình
thức cho vay này, khi có biến động về thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa hoặc có
những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của khách hàng sẽ làm giảm
khả năng thanh toán nợ, dẫn tới việc không trả được nợ Ngân hàng là điều có thể
xảy ra. Để tránh được nguy cơ đó, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM bên
cạnh việc luôn giám sát hoạt động kinh doanh, dòng tiền doanh thu của các khách
hàng này còn tiến hành thắt chặt các biện pháp bảo đảm tiền vay khác. Đây là
những cố gắng rất lớn của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM trong những
năm vừa qua nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo an toàn
nguồn vốn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
3.2.4 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng
Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM giai đoạn 2014 – 2017
Năm 2014 2015 2016 2017
Số tiền
Tỷ Số Tỷ
Số tiền
Tỷ Số Tỷ
Chỉ tiêu trọng tiền trọng trọng tiền trọng
Thu nhập
3.139 88,8% 3.516 89,08% 3.987 89,4% 4.568 90,1%
lãi thuần
Thu nhập
396 11,2% 431 10,92% 467 10,6% 502 9,9%
ngoài lãi
Tổng thu
3.535 100% 3.947 100% 4.404 100% 5.070 100%
nhập
(Nguồn:Báo cáo của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM)
Thu nhập lãi thuần luôn tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 2014-2016 đạt 12% mỗi năm, riêng năm 2017, tốc độ đạt 16%. Tuy cơ cấu
nguồn thu nhập của các Chi nhánh có xu hướng thay đổi, tăng thu nhập ngoài tín
dụng và giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần, song thu nhập lãi thuần vẫn
chiếm tỷ trọng rất lớn, đóng vai trò quyết định trong tổng thu nhập của các Chi
nhánh hiện nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.
HCM giai đoạn 2014 – 2017.
(Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM
3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM
Chính sách tiền tệ và lãi suất ổn định trong những năm gần đây tạo điều kiện
thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng. Đi cùng với sự tăng trưởng đó thì khả năng xảy
ra rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Nguyên nhân đến từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh
tế, đến từ phía khách hàng và cả bản thân các ngân hàng.
3.3.1 Các nguyên nhân từ vĩ mô
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, thị trường bất động sản và thị trường
chứng khoán phục hồi, tăng trưởng khả quan. Dòng vốn tín dụng tập trung vào hai
thị trường này chiếm tỷ lệ cao dù với mục đích vay vốn tiêu dùng. Chính sự phân
loại cho vay mua nhà ở, đất ở là mục đích tiêu dùng nên dư nợ tín dụng trong lĩnh
vực bất động sản theo thống kê rất chênh lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn
cho việc ban hành các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng thị
trường bất động sản có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Một khi thị trường bước vào
thời kỳ suy thoái, các khoản vay tiêu dùng mua nhà ở, đất ở nhưng thực chất là kinh
doanh bất động sản, sẽ gặp khó khăn trong việc thanh khoản, dẫn tới không có đủ
nguồn thu để tất toán khoản vay cho ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
39
3.3.2 Các nguyên nhân từ khách hàng vay
Sử dụng vốn vay
Khách hàng vay vốn phải có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, khả thi và
phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng vốn
vay sai mục đích của khách hàng vẫn tồn tại nhiều gây khó khăn trong việc giám sát
khoản vay cũng như ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ. Các trường hợp khách
hàng cố ý lừa đảo ngân hàng xảy ra ngày càng nhiều; mức độ tinh vi, khó phát hiện
ngày càng cao; mỗi vụ việc đều gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt
TP.HCM là địa bàn trọng điểm của các vụ việc lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo ngân
hàng trong thời gian qua, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và uy tín của
các chi nhánh Agribank.
Đa dạng hoạt động kinh doanh
Khách hàng ngày càng có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thực
tế này vừa mang lại lợi ích vừa có thể gây ra rủi ro cho chính khách hàng và ngân hàng.
Nếu việc đa dạng hóa ngành nghề được tiến hành hiệu quả, khách hàng đủ năng lực
kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực mới thì sẽ giúp khách hàng có thêm nguồn thu
nhập, tăng cường năng lực tài chính, có thể sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng hơn nữa. Còn nếu khách hàng chưa đủ năng lực quản lý cũng như chuyên môn
trong lĩnh vực mới, thì việc đa dạng hóa ngành nghề sẽ không hiệu quả, tăng thêm chi
phí hoạt động, ảnh hưởng đến ngành nghề chính. Về lâu dài làm giảm nguồn thu nhập,
ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
3.3.3 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Các cán bộ tín dụng tại Agribank đều được đào tạo bài bản về chuyên môn
cũng như được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên theo các chương trình của
Agribank. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong việc thẩm định và quản lý khoản vay đòi
hỏi phải có quá trình làm việc thực tế nhiều năm, quá trình tiếp thu từ những cán bộ
đi trước. Việc cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm dù là lỗi cố ý hay vô ý đều có thể
ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc

Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Semelhante a Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc (12)

Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Tnhh Cosco...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Việc Cung Cấp Dịch Vụ Hành Chính Côn...
 
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.docLuận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.docYếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện T...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Último

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH CAO THẮNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH CAO THẮNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Đức. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay và nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................... 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ..................................................... 3 1.7 Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................................... 4 2.1. Tín dụng .............................................................................................................. 4 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 4 2.1.2 Phân loại tín dụng ........................................................................................ 5 2.1.3 Đo lường hoạt động tín dụng ...................................................................... 6 2.2 Rủi ro tín dụng ................................................................................................... 6 2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 6 2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................. 8 2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................ 10 2.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ........................................................... 15 2.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .................................................................. 18 2.3 Quản trị rủi ro tín dụng .................................................................................... 19
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng............................................................ 19 2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.............................................................. 20 2.3.3 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 20 2.3.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng............................................................... 21 2.4 Lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .. 22 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM..................... 27 3.1 Tổng quan về các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM........................... 27 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 27 3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động......................................................................... 29 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 30 3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.................................................................................................................. 31 3.2.1 Tăng trưởng dư nợ.................................................................................... 31 3.2.2 Dư nợ theo ngành ..................................................................................... 33 3.2.3 Chất lượng tín dụng.................................................................................. 35 3.2.4 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng............................................................. 37 3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM 38 3.3.1 Các nguyên nhân từ vĩ mô........................................................................ 38 3.3.2 Các nguyên nhân từ khách hàng vay........................................................ 39 3.3.3 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng ........................................................ 39 3.5 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM ................................................................................................... 40 3.5.1 Các quy định về hoạt động tín dụng do các cơ quan quản lý và Agribank ban hành............................................................................................................. 40 3.5.2 Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................ 42 3.5.3 Phân loại nợ khách hàng........................................................................... 44 3.5.4 Quản trị hệ thống kiểm tra kiểm soát ....................................................... 45
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.6. Những khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM...................................................................... 46 3.6.1 Những khó khăn từ phía các chi nhánh Agribank.................................... 46 3.6.2 Khó khăn từ phía các cơ chế, chính sách vĩ mô ....................................... 47 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM ........................................................................ 50 4.1 Định hướng phát triển hoạt động của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.................................................................................................................. 50 4.2 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.................................................................................................................. 51 4.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.................................................................................................................. 52 4.3.1 Giải pháp hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng và các tiêu chuẩn thẩm định khoản vay............................................................................... 52 4.3.2 Về khả năng tài chính của người vay ....................................................... 53 4.3.3 Về đạo đức, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ..................... 53 4.3.4 Về kiểm tra, giám sát khoản vay.............................................................. 55 4.3.5 Áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung........................................ 55 4.4 Kiến nghị đối với Agribank Hội sở................................................................. 56 4.5 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................... 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BT : Xây dựng – Chuyển giao BOT : Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam HĐTV : Hội đồng thành viên KH : Khách hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 2 Bảng 3.1 Danh sách các chi nhánh Agribank khu vực Tp.HCM 3 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM giai đoạn 2014 – 2017 4 Bảng 3.3 Tăng trưởng dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM 5 Bảng 3.4 Tình hình cho vay theo ngành kinh tế tại các chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM 6 Bảng 3.5 Tình hình nợ xấu tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM 7 Bảng 3.6 Tình hình dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM 8 Bảng 3.7 Cơ cấu nguồn thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM giai đoạn 2014-2017 9 Bảng 3.8 Thang xếp hạng khách hàng 10 Bảng 3.9 Phân loại nợ theo phương pháp định tính 11 Bảng 3.10 Kết quả phân loại nợ của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM năm 2017
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro 2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức các chi nhánh Agribank tại TP. HCM 3 Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng dư nợ theo ngành của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM năm 2017 4 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM giai đoạn 2014-2017
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1.1 Lý do thực hiện đề tài Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của NHTM, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng gặp không ít rủi ro. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Về nguyên tắc, chúng ta không thể loại bỏ được hoàn toàn mà phải hiểu rõ và hạn chế những tác động xấu của rủi ro tín dụng có thể gây ra. Do vậy, việc nắm bắt các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết trong hoạt động của các Ngân hàng. Tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. Hồ Chí Minh, hoạt động cho vay trong những năm qua có bước phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 12% – 14%. Hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các chi nhánh và đây cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng theo sự tăng trưởng tín dụng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP.HCM cần phải phân tích, nhận dạng được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Vậy đâu là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP. HCM ? Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của các Chi nhánh ? Đây là một vấn đề đang được ban lãnh đạo các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP. HCM đặc biệt quan tâm. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài nhằm đạt được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng của các ngân hàng. - Nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Các nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM ? Các giải pháp nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ▪ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM và đề ra các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. ▪ Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. HCM trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với những lý thuyết, các Thông tư của NHNN và số liệu thực tế tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực TP. HCM.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nhận diện, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. HCM. Từ đó giúp các Chi nhánh có những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 1.7 Kết cấu của luận văn Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, nội dung của đề tài được bố cục làm các chương như sau: Chương I: Giới thiệu luận văn thạc sĩ. Chương II: Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương III: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP.HCM. Chương IV: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực TP. HCM.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tín dụng 2.1.1 Khái niệm Tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại, trong đó NHTM (bên cho vay) thoả thuận chuyển giao tài sản (tiền hoặc hiện vật) cho khách hàng (bên đi vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn thanh toán, bên đi vay có trách nhiệm vô điều kiện trong hoàn trả gốc ban đầu và trả thêm phần lãi cho bên cho vay. Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và là một thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế cũng như trong đời sống xã hội. Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ la-tinh là Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Theo ngôn từ dân gian Việt Nam: Tín dụng là quan hệ vay mượn. Theo Từ điển Thuật ngữ Tài chính Tín dụng (1996) thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay, khi tới thời hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay, có hoặc không kèm theo một khoản lãi”. Theo Tô Kim Ngọc (2004), thì: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay dựa trên nguyên tắc tin tưởng, tín nhiệm và nguyên tắc hoàn trả đầy đủ đúng hạn. Theo đó, nguyên tắc tín nhiệm, tin tưởng căn cứ chủ yếu vào tư cách, thiện chí trả nợ của người vay. Còn nguyên tắc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn là quyền sử dụng vốn được chuyển giao cho
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 người vay sử dụng, người vay cam kết hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Khi nguyên tắc này bị vi phạm thì rủi ro tín dụng xảy ra. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò trung gian giải quyết mâu thuẩn phát sinh trong quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm, nguồn vốn nhàn rỗi và thúc đẩy quá trình tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. 2.1.2 Phân loại tín dụng Nhìn chung, có nhiều cách phân loại tín dụng tùy vào tiêu thức phân loại, bao gồm: Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng Theo thời hạn thì tín dụng được phân loại theo 3 hình thức là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh; nhu cầu đời sống; dự án đầu tư…của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tín dụng Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia thành 2 loại là cấp tín dụng có tài sản bảo đảm và cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm. Cấp tín dụng có tài sản bảo đảm là các khoản cấp tín dụng mà ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của người vay hoặc bên thứ ba nhằm tạo áp lực trách nhiệm để khách hàng trả nợ; phòng ngừa rủi ro, tránh tổn thất vốn khi người vay không trả được nợ đồng thời tạo cơ sở pháp lý nếu có xử lý tài sản thu hồi vốn. Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm là các khoản cấp tín dụng mà ngân hàng cấp tín dụng không áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng việc yêu cầu người vay thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực cấp tín dụng Phân loại theo ngành, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm quản lý rủi ro tín dụng theo danh mục được tốt hơn vì mỗi ngành nghề sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Phân loại theo ngành nghề còn phục vụ công tác thống kê cũng như ban hành các chính sách về tiền tệ. Theo đó, tín dụng được phân loại theo các ngành nghề, lĩnh vực như: Nông – lâm – thủy sản, sản xuất - khai khoáng; Chế biến; Xây dựng; Thương mại – dịch vụ, tiêu dùng. 2.1.3 Đo lường hoạt động tín dụng Quy mô tín dụng Quy mô tín dụng không trực tiếp phản ánh rủi ro tín dụng nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá lớn, vượt khả năng quản trị, kiểm soát của ngân hàng thì lúc này quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Cơ cấu tín dụng Cơ cấu danh mục tín dụng phản ánh mức độ tập trung dư nợ vào các ngành nghề, lĩnh vực được cấp tín dụng. Nếu cơ cấu tín dụng lệch về những ngành nghề lĩnh vực mạo hiểm sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các khoản cấp tín dụng vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản có mức rủi ro cao nhất, tiếp theo là các khoản tín dụng trong lĩnh vực sản xuất – thương mại. Cơ cấu tín dụng được phân theo các nhóm như: cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay và cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm. 2.2 Rủi ro tín dụng 2.2.1 Khái niệm “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng” (Trần Huy Hoàng, 2011) Theo Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng được ký kết giữa các bên liên quan. Rủi ro này được đo lường bằng chi phí phải bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá sản.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Theo Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng được hiểu là tổn thất có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, trong đó bao gồm việc không thanh toán một phần hay toàn bộ nợ gốc hay nợ lãi khi đến hạn. Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A. Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn. Theo khoản 1 Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 do Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Các định nghĩa khá đa dạng nhưng nhìn chung, rủi ro tín dụng có các nội dung cơ bản như sau: - Rủi ro tín dụng khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng vay vốn, bao gồm cả việc không hoàn trả đầy đủ, đúng hạn gốc và/hoặc lãi; hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận. - Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc phá sản. - Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau. Trong một phạm vi nhất định, lợi nhuận kỳ vọng càng cao, rủi ro tiềm ẩn càng lớn. - Rủi ro mang tính khách quan và luôn tồn tại nên chúng ta không thể nào loại bỏ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế rủi ro xảy ra cũng như hạn chế tổn thất mà rủi ro gây ra. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo cách hiểu xác suất, là khả
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này nghĩa là một khoản cấp tín dụng dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra tổn thất, một ngân hàng dù có tỉ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn sẽ cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành nghề kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. 2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng tuỳ theo tiêu chí, mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, thì rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, thẩm định và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để phê duyệt cấp tín dụng của ngân hàng); rủi ro đảm bảo (phát sinh từ các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến tác nghiệp; công tác quản lý, giám sát khoản vay; sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng…). Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình quản lý danh mục cấp tín dụng của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (bắt nguồn từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, ngành nghề kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hoặc cùng một địa phương).
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro lựa bảo nghiệp tập nội tại chọn đảm vụ trung Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro Nếu căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan bên ngoài như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh và các biến động ngoài dự kiến khác làm ngân hàng không thu hồi được vốn. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. Căn cứ theo mức độ tổn thất Nếu căn cứ theo mức độ tổn thất, rủi ro tín dụng được chia làm 02 loại là rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro đọng vốn xảy ra trong trường hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng. Rủi ro mất vốn xảy ra khi người vay không trả được nợ theo cam kết, ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Rủi ro này làm tăng chi phí hoạt động
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 của ngân hàng do tăng chi phí xử lý tài sản đồng thời giảm thu nhập do phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay. Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro Rủi ro trước khi cho vay là rủi ro xảy ra nếu ngân hàng đánh giá sai khách hàng dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ trong tương lai. Rủi ro trong khi cho vay xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, cụ thể như giải ngân không đúng đối tượng do chứng từ giải ngân không xác thực; không kiểm tra nguồn vốn tự có của khách hàng trước khi giải ngân… Rủi ro sau khi cho vay xảy ra khi cán bộ tín dụng không thực hiệm kiểm tra, giám sát sau giải ngân, do đó không nắm được tình hình thực hiện phương án vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng nên không thể dự báo được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. 2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ. - Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn thể hiện sự vi phạm hai đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ. Nợ quá hạn được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Hệ số nợ quá hạn (%) = (Dư nợ quá hạn/tổng dư nợ) *100 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = (Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng vay). - Kết quả phân loại nợ cũng phản ánh rủi ro tín dụng Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 do Ngân hàng Nhà nước ban hành thì nợ được phân loại thành các nhóm nợ như sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu ; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn ; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định. Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ (ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 03 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 1 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các TCTD phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ ví dụ: Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại các TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được TCTD phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất. Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4, 5 và có các đặc trưng sau: + Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 + Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi. + Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng có những ưu điểm như: nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay. Khoản tổn thất của ngân hàng tuỳ thuộc vào độ lớn của nợ xấu và ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận, hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Việc sử dụng nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng đơn giản và dễ tính toán. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ đo lường rủi ro của ngân hàng vào một thời điểm trong quá khứ, không phản ánh rủi ro tín dụng một cách toàn diện và khó có thể dự tính được mức độ rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng đã được các ngân hàng áp dụng như: mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng của Moody’s, mô hình giá trị rủi ro VaR (Value at Risk). Mô hình điểm số Z Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: -Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj): -Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng/Tổng tài sản X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của Nợ dài hạn
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 X5 = Tỷ số doanh thu/Tổng tài sản Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được Z. Nếu: Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn. 1,81 Z 2,99 : Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình. Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp. Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau: Mô hình này chỉ phân loại nhóm khách hàng vay vỡ nợ và không vỡ nợ. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay. Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, bản thân các biến số Xj được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính luôn thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình. Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế. Mô hình xếp hạng của Moody’s Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động từ 0,2% đến 0,8%.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Bảng 2.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm Aaa Chất lượng cao nhất 0,02% Aa Chất lượng cao 0,04% A Chất lượng khá 0,08% Baa Chất lượng vừa 0,2% Ba Những yếu tố đầu cơ 1,8% B Đầu cơ 8,3% Một mô hình đo lường rủi ro tiên tiến được khuyến khích áp dụng bởi Basel II đó là mô hình giá trị rủi ro VaR. Hiện nay, một số NHTM đang bắt đầu nghiên cứu để ứng dụng mô hình này vào công tác đo lường rủi ro tín dụng. Mô hình giá trị VaR (Value at Risk) Hiệp ước Basel II đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới, khuyến khích các ngân hàng áp dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng có thể đo lường giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk). VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước thường được xem như là độ tin cậy. VaR có thể tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro của các khoản cho vay khác nhau để tính toán rủi ro, tính ra một con số cụ thể cho giả thiết là: với độ tin cậy cho trước 99,9%, thì rủi ro tín dụng của kỳ kế hoạch tối đa là bao nhiêu và xác định mức vốn cần thiết để bù đắp rủi ro. Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng được phân thành 2 loại tổn thất đó là: Khoản tổn thất dự tính được EL (Expected Loss) và khoản tổn thất không dự tính được UL (Unexpected Loss) Tổn thất dự tính được (EL): Là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu thống kê trong quá khứ, là mức tổn thất xảy ra trong phạm vi kỳ vọng của ngân hàng ở một khoảng thời gian xác định. Ngân hàng có thể sử dụng tiêu chí này để làm chuẩn ra quyết định cho vay. Trường hợp mức tổn thất dự tính vượt ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận hay vượt quá một tỷ lệ theo quy định thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay đối với khách hàng đó.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Rủi ro dự tính có thể xác định và được xem như một khoản chi phí trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào mức rủi ro dự tính để xác định mức trích lập dự phòng rủi ro và có thể định ra mức bù rủi ro đưa vào trong lãi suất cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc khách hàng có rủi ro cao thì lãi suất vay sẽ cao. Tổn thất không dự tính được (UL) Giá trị tổn thất tín dụng (VaR) được xác định bằng tổn thất ngoài dự tính. Là cơ sở để ngân hàng xác định số vốn cần thiết phải nắm giữ để bù đắp cho khoản tổn thất này. Để đo lường tổn thất không dự tính được của một danh mục phải xác định tổn thất không dự tính được của từng khoản vay đồng thời ước lượng hệ số tương quan vỡ nợ của các khoản vay trong cùng danh mục được tính toán thông qua số liệu thống kê. 2.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Có rất nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng: Các nguyên nhân từ môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội. Môi trường kinh tế: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất, lạm phát nên khả năng trả nợ vay cũng không bị biến động lớn, hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó cũng tăng trưởng một cách thuận lợi. Ngược lại, tình trạng mất ổn định, suy thoái kinh tế, làm hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn bị giảm sút, điều đó ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng. Rộng ra hơn, các biến động của nền kinh tế - tài chính thế giới đều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là khi các quốc gia ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Môi trường pháp lý: Sự thay đổi trong các chính sách về thuế, về các ưu đãi... trong mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế đều gây khó khăn cho các doanh nghiệp để thích ứng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp luật; khả năng chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh doanh còn kém khiến môi trường kinh doanh không được bình đẳng, lành mạnh. Vì thế, những
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 bất lợi của môi trường pháp lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó làm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho NHTM cũng tăng theo. Môi trường xã hội: Đạo đức, trình độ dân trí trong xã hội ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro tín dụng. Trong một xã hội mà đạo đức, ý thức của người dân ở mức kém thì trường hợp lợi dụng sự tín nhiệm để lừa đảo ngân hàng, nhất là trong hoạt động tín dụng sẽ ngày càng phổ biến. Trình độ hiểu biết của người vay cũng tác động không nhỏ, ý thức hiểu biết kém cũng làm hạn chế khả năng hoàn trả nợ vay. Tín dụng là hoạt động dựa trên cơ sở lòng tin nên yếu tố đạo đức, hiểu biết của người dân trong xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro hoạt động tín dụng, đòi hỏi NHTM phải nắm bắt các xu hướng, biểu hiện về suy thoái đạo đức trong xã hội cũng như địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng còn chịu tác động của các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…không thể lường trước được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch trả nợ vay của người đi vay. Các nguyên nhân từ môi trường vi mô Các yếu tố từ phía khách hàng + Năng lực tài chính của khách hàng Khả năng tài chính thể hiện sức chống đỡ của khách hàng nếu rủi ro xảy ra. Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì dù có rủi ro xảy ra, khách hàng vẫn đủ sức vượt qua, không bị suy giảm khả năng trả nợ. Còn đối với khách hàng có nền tảng tài chính yếu thì rất dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro, làm giảm năng lực trả nợ vay. + Sử dụng vốn vay Mục đích, phương án sử dụng vốn là một trong những căn cứ để ngân hàng xét duyệt cấp tín dụng. Một phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả sẽ giúp khách hàng tạo được nguồn thu để hoàn trả nợ vay và ngân hàng cũng phê duyệt cấp tín dụng dựa trên phương án hiệu quả đó. Do đó, yêu cầu khách hàng phải trung thực trong việc nêu phương án lúc đề nghị vay cũng như thực hiện đúng phương án vay vốn sau khi đã giải ngân.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Khi xét duyệt cho vay theo mục đích, phương án sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể xảy ra đồng thời có phương án khắc phục. Vì vậy, nếu khách hàng thực hiện đúng phương án vay vốn mà gặp rủi ro thì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Điều này vừa có lợi cho chính khách hàng vừa an toàn cho các ngân hàng khi cho vay. Tuy ngân hàng luôn có các biện pháp để kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng nhưng trên thực tế không ít khách hàng cố tình sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác, làm tăng rủi ro mà cả ngân hàng và khách hàng đều không kiểm soát được. + Uy tín, lịch sử vay vốn Thu thập, tra cứu thông tin lịch sử vay vốn, trả nợ của khách hàng là yếu tố cơ bản khi ngân hàng thẩm định cho vay. Từ những thông tin về lịch sử vay vốn, ngân hàng nắm được một phần về tình hình tài chính của khách hàng cũng như thiện chí trả nợ. Nếu trong quá khứ khách hàng đã từng xảy ra tình trạng nợ quá hạn thì có khả năng sẽ tiếp diễn tình trạng đó trong tương lai. + Khách hàng cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng Nhiều trường hợp khách hàng chủ ý cung cấp các thông tin tài chính thiếu trung thực, làm cho ngân hàng đánh giá không chuẩn xác về năng lực tài chính của họ; hoặc khách hàng vay cố tình lập khống hồ sơ vay vốn, nguỵ tạo chứng từ, tài liệu khoản vay để lừa đảo thì ngân hàng rất khó để phát hiện ra nếu như năng lực thẩm định khoản vay chưa cao. Các yếu tố từ phía ngân hàng + Chính sách tín dụng Một chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoat động của ngân hàng và có thể gây ra nhiều rủi ro; do vậy cần xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng quản trị rui ro…. nhằm làm hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Để xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả đòi hỏi các NHTM phải làm tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô; cập nhật những thay
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 đổi từ các yếu tố môi trường chính trị, xã hội, pháp luật ….; định hướng thường xuyên, kịp thời cho các đơn vị thành viên trong từng giai đoạn. + Quy trình kiểm soát nội bộ Ưu điểm của kiểm soát nội bộ là tính kịp thời, thường xuyên khi vấn đề vừa phát sinh cùng với sự sâu sát của người kiểm soát vốn đã am hiểu hoạt động của NHTM nơi công tác. Hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ chặt chẽ các quy định trong hoạt động cấp tín dụng. Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ không tiến hành chặt chẽ, kịp thời sẽ dẫn đến việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện cũng như xử lý ngay những rủi ro phát sinh. + Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng Nếu cán bộ làm công tác ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, non kém về năng lực nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thì sẽ đánh giá khách hàng thiếu chính xác, thẩm định phương án vay vốn còn sơ sài, theo dõi khoản tín dụng đã cấp không sâu sát từ đó dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, mức độ rủi ro cao. Gắn liền với hạn chế về năng lực là vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ. Phẩm chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho con người dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ vật chất, có thể hành động trái đạo lý, trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. + Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay Mục đích của việc kiểm tra, giám sát sau cho vay nhằm đảm bảo khách hàng tuân thủ đúng các điều kiện đã nêu trong hợp đồng cấp tín dụng; sử dụng vốn vay đúng với phương án vay đã duyệt, đồng thời phát hiện kịp thời những thay đổi trong nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng để có biện pháp tháo gỡ, xử lý. Một số NHTM còn buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay nên khi rủi ro phát sinh từ phía khách hàng, NHTM sẽ rơi vào tình thế bị động, không xử lý được kịp thời. 2.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ gây tổn thất tài chính và mất cân đối trong thanh toán cho các NHTM.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 NHTM sử dụng vốn huy động để cho vay nên khi các khoản nợ xấu, nợ khó thu hồi ngày càng tăng thì nguy cơ trước mắt sẽ là giảm thu nhập ròng do vừa phải trả lãi huy động mà không thu được lãi cho vay, vừa phải trích lập dự phòng rủi ro. Còn về lâu dài, do không thu hồi được vốn gốc để hoàn trả vốn huy động cho khách hàng thì có thể mất khả năng thanh toán, cao hơn nữa là nguy cơ phá sản nếu không xử lý, khắc phục kịp thời. Đối với khách hàng Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực đến khách hàng vay vốn, đặc biệt là các rủi ro tín dụng có xuất phát từ hoạt động kinh doanh, phương án vay vốn của khách hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, trước hết là khả năng trả nợ vay của khách hàng bị suy giảm dẫn tới nợ quá hạn kéo dài, khiến khách hàng khó có thể tiếp cận vốn vay vì có lịch sử nợ quá hạn. Đối với nền kinh tế - xã hội NHTM là một trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn từ những tổ chức, cá nhân đang có vốn nhàn rỗi đồng thời cấp vốn tín dụng cho các tổ chức, cá nhân khác đang có nhu cầu về vốn. Hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động khác của NHTM nói chung có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Khi rủi ro xảy ra, thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà cả các doanh nghiệp, các tầng lớp người dân đều bị thiệt hại. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, bị mất khả năng hoàn trả vốn huy động, theo tâm lý người gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền để đảm bảo an toàn tài sản, lúc này sẽ xảy ra rủi ro mang tính hệ thống, không chỉ một mình ngân hàng đó bị mất khả năng thanh toán mà còn kéo theo toàn bộ hệ thống bị mất thanh khoản, làm nền kinh tế bị tê liệt. 2.3 Quản trị rủi ro tín dụng 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình nhận dạng các rủi ro tiềm năng, đo lường những rủi ro này, điều chỉnh thích hợp và áp dụng những mô hình quản trị rủi ro thực tế. (Tony Van Gestel, Bart Baesens, 2009)
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Quản trị rủi ro tín dụng là việc xác định nguồn gốc của rủi ro tín dụng, lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp trong quá trình cấp tín dụng; là một vấn đề quyết định liên quan đến việc xác định lợi ích đạt được và những tổn thất của việc chấp nhận rủi ro tín dụng. (Ken Brown, Peter Moles, 2014) Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được. 2.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng; theo dõi, cập nhật, đánh giá khách hàng. Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro; nhận dạng, đo lường và ứng phó với những rủi ro phát sinh cũng như rủi ro tiềm ẩn. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, vì đây là hoạt động mang tính quyết định, khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình cấp tín dụng là rất cao. Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm bù đắp các tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng. Sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng để phân tán rủi ro. 2.3.3 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn gắn liền với hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là hoạt động quản trị thường xuyên, chủ đạo của các ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng trong điều kiện các yếu tố gây rủi ro không ngừng gia tăng theo thời gian. Quản trị rủi ro tín dụng phải hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và nếu rủi ro phát sinh luôn có biện pháp phòng ngừa, phương án xử lý một cách tối ưu, hiệu quả.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 2.3.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép nhằm giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Theo mô hình này thì toàn bộ công tác quản trị rủi ro tập trung tại trụ sở chính, quản lý theo chiều dọc và có sự tách bạch chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp, kinh doanh. Ưu điểm của mô hình này là sự quản lý tập trung, nhất quán, xuyên suốt từ trụ sở chính đến từng chi nhánh. Mô hình này giúp ngân hàng phản ứng kịp thời với rủi ro, tính độc lập, chuyên môn hóa giữa các mảng nghiệp vụ: Khối kinh doanh chỉ tập trung cho hoạt động kinh doanh, tác nghiệp; còn khối quản trị rủi ro chỉ tập trung cho công tác quản trị rủi ro. Khối quản trị rủi ro thực hiện việc kiểm soát rủi ro, xây dựng khung chính sách quản trị rủi ro cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, để xây dựng mô hình này, ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực để đầu tư. Mô hình này yêu cầu phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; thông tin đáng tin cậy, luôn được cập nhật thường xuyên đồng thời phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về công tác quản trị rủi ro. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Đối với mô hình này, công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tại các chi nhánh. Các chi nhánh ngân hàng thực hiện song song hai chức năng, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trụ sở chính chỉ đưa ra các chính sách định hướng quản trị rủi ro chung và thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết. Ưu điểm của mô hình quản trị này là chi phí đầu tư thực hiện thấp; dễ dàng áp dụng tùy theo đặc thù của từng chi nhánh, từng địa phương.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Nhược điểm lớn của mô hình này là chất lượng quản trị rủi ro không được cao do cùng lúc phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, vừa kinh doanh, vừa quản trị rủi ro. Khả năng ứng phó, xử lý kịp thời khi rủi ro phát sinh sẽ rất chậm; khẩu vị rủi ro có sự khác nhau giữa các chi nhánh. Nhìn chung mỗi mô hình đều có ưu điểm, nhược điểm riêng; tùy đặc thù mỗi hệ thống ngân hàng mà áp dụng phù hợp sẽ phát huy hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. 2.4 Lược khảo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Một số nghiên cứu mà tác giả có cơ hội tham khảo gồm: Abhiman Das, Saibal Ghosh, 2007, “Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation” – Các tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Nhà nước Ấn Độ. Với bộ dữ liệu bảng thu thập được từ các NHTM trong giai đoạn 1994 - 2005 chạy bằng phương pháp GMM, nghiên cứu kết luận rủi ro tín dụng chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và các yếu tố vi mô gồm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản của ngân hàng . Somanadevi Thiagarajan, S.Ayyappan, A.Ramachandran, 2011, “Credit Risk Determinants of Public and Private Sector Banks in India” – Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Ấn Độ bằng mô hình toán kinh tế. Mô hình sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 22 NHTM Nhà nước và 15 NHTM cổ phần tư nhân. Kết quả đã chỉ ra rằng những yếu tố vĩ mô và cả các yếu tố vi mô đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM. Trong đó, yếu tố nợ xấu có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của năm hiện hành, còn tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Nabila Zribi, Younes Boujebene, 2011, “The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia” – Hai tác giả trên cũng đã kiểm tra các yếu tố chính tác động đến rủi ro tín dụng trong 10 NHTM tại Tunisia giai đoạn 1995-2008. Kết quả ước lượng cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng tác
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 động đến rủi ro tín dụng là cấu trúc sở hữu, quy định an toàn vốn và lợi nhuận (ROA) của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất. Somanadevi Thiagarajan, 2013, “Determinants of Credit Risk in the Commercial Banking Sector of Belize” – Tác giả tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại Belize bằng mô hình toán học. Mô hình thu thập dữ liệu của 5 NHTM từ năm 2006 đến 2012. Kết quả chỉ ra rằng những yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đều có tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm có tác động nghịch chiều đến rủi ro tín dụng hay tỷ lệ nợ xấu của năm hiện hành. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm cũng có ảnh hưởng ngược chiều với rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát với độ trễ một năm thì có ảnh hưởng cùng chiều với rủi ro tín dụng. Ravi Prakash Sharma Poudel, 2013, “Macroeconomic Determinants of Credit Risk in Nepalese Banking Industry”. Nghiên cứu này tác giả muốn tìm yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Nepal bằng mô hình chuỗi thời gian. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu hàng năm của 29 NHTM trong giai đoạn 2001-2011, và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi tỷ giá, thay đổi cung tiền và lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM. Còn các yếu tố vi mô như tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn, hệ số an toàn vốn CAR cũng có tác động nhất định đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Từ năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu khung quản trị rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Vào tháng 06/2004, hiệp ước Basel II được ban hành nhằm khắc phục các nhược điểm của Basel I bằng việc đo lường rủi ro một cách chính xác và toàn diện hơn. Basel II giới thiệu một chuỗi cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung vào rủi ro vận hành. Basel II có 03 trụ cột chính. Thứ nhất là về luật lệ
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 (yêu cầu vốn tối thiểu); thứ hai là giám sát (nhằm xử lý các rủi ro không được trụ cột thứ nhất xử lý) và thứ ba là kỷ cương thị trường (minh bạch thông tin). Các nghiên cứu trong nước đánh giá rủi ro tín dụng thường chia rủi ro thành hai mức độ dựa vào cách xếp loại nợ của ngân hàng. Cụ thể, Trương Đông Lộc (2010), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), và Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng với biến phụ thuộc rủi ro được xác định dựa trên đặc điểm hồ sơ khách hàng: có rủi ro và không có rủi ro. Các tác giả đã tìm ra các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: khả năng tài chính của người vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định – quản lý khoản vay, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ, kiểm tra - giám sát khoản vay, lịch sử vay vốn, và tài sản đảm bảo. Ở trong nước cũng có nhiều công trình về nợ xấu và quản trị rủi ro. Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) cho thấy nợ xấu liên quan đến quản trị ngân hàng và rủi ro đạo đức. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), đưa ra quy trình quản lý nợ xấu đầy đủ hơn so với quy trình quản lý nợ xấu hiện tại, tác giả đã tìm ra khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì ngân hàng mới có thể quản trị rủi ro có hiệu quả được. Lê Thị Huyền Diệu (2010) nghiên cứu về mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phân tích các chỉ tiêu phán ánh rủi ro tín dụng. Nghiên cứu hệ thống hóa các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng qua các bước: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể, tác giả nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước và sau năm 2000. Giai đoạn trước năm 2000, rủi ro tín dụng nguyên nhân từ rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt với nhóm doanh nghiệp nhà nước. Sau thời điểm năm 2000, tác giả phân tích mô hình quản lý rủi ro trên 3 mặt là quản lý rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro đồng thời đề xuất mô hình thích hợp cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Các nghiên cứu về đề tài rủi ro tín dụng trong các NHTM chủ yếu tập trung về các yếu tố bên trong như tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ ROA, … và các yếu tố bên ngoài như tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, sự thay đổi cung tiền… của nhiều NHTM trong một quốc gia. Trong các nghiên cứu mà tác giả khảo lược thì chưa có nghiên cứu nào về rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM. Qua luận văn này, tác giả trình bày rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG II Chương 2 luận văn đã trình bày tổng quan về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, cũng như các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Những nội dung trình bày trong Chương 2 làm cơ sở lý luận để vận dụng vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM ở chương sau.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TP.HCM 3.1 Tổng quan về các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập từ năm 1988, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mạng lưới chi nhánh Agribank trải khắp cả nước, trong đó TP HCM là một trong những khu vực có số lượng chi nhánh, phòng giao dịch nhiều nhất. Giai đoạn năm 2014-2017, trong quá trình tái cơ cấu, Agribank đã tiến hành sáp nhập một số chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao nhằm làm tinh gọn mạng lưới, giảm thiểu mức dư nợ xấu tăng thêm. Đến năm 2018 tại TP.HCM, Agribank gồm có 01 Văn phòng đại diện Khu vực phía Nam và tổng cộng 43 chi nhánh, 137 phòng giao dịch được đặt trên 24 quận huyện của TP.Hồ Chí Minh. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Quận Tân Bình với 16 địa điểm, Quận 1 với 15 địa điểm, Quận 10 với 13 địa điểm, Quận 5 với 13 địa điểm, Quận Bình Thạnh 12 địa điểm,... Bảng 3.1 Danh sách các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM STT Chi nhánh 1 Sài Gòn 2 Quận 1 3 Chi nhánh 3 4 Lý Thường Kiệt 5 Phú Nhuận 6 An Phú 7 Phan Đình Phùng 8 Trường Sơn 9 TP.Hồ Chí Minh 10 Chi nhánh 8 11 Trung Tâm Sài Gòn
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 12 Chi nhánh 4 13 KCN Tân Tạo 14 Miền Đông 15 Hiệp Phước 16 Thủ Đức 17 Bình Triệu 18 Củ Chi 19 An Sương 20 Hóc Môn 21 Xuyên Á 22 Nam Sài Gòn 23 Chi nhánh 7 24 Cần Giờ 25 Bình Tân 26 Chợ Lớn 27 Nam Hoa 28 Quận 5 29 Thành Đô 30 Đông Sài Gòn 31 Chi nhánh 9 32 Tây Sài Gòn 33 Bắc Sài Gòn 34 Nhà Bè 35 Phước Kiển 36 Tân Bình 37 Bình Thạnh 38 Gia Định 39 Chi nhánh 10 40 Hùng Vương - TP.HCM 41 Bình Chánh 42 Tân Phú 43 Chi nhánh 11
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (Nguồn: Website Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam)
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động Sau khi tiến hành hoạt động tái cơ cấu toàn hệ thống, Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM đều thống nhất một cơ cấu tổ chức gồm 02 khối. Khối trực tiếp gồm có: Phòng Kế toán – Ngân quỹ, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp, Phòng Tín dụng cá nhân, Các Phòng giao dịch. Khối hỗ trợ bao gồm: Phòng Kiểm soát nội bộ, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Dịch vụ - Marketing. Ban lãnh đạo các Chi nhánh đã xác định việc đổi mới mô hình tổ chức là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này. Đổi mới để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá, phát triển mạng lưới, tăng sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Căn cứ tình hình và nhiệm vụ mới, Ban Giám đốc các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM đã chỉ đạo việc xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc cho phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh hàng năm. BAN GIÁM ĐỐC KHỐI TRỰC KHỐI HỖ TRỢ TIẾP Phòng Phòng Phòng Các Phòng Phòng Phòng Tín dụng Tín dụng Kế toán Phòng Kiểm Hành Dịch vụ - doanh cá nhân – Ngân Giao soát nội chính – Marketing nghiệp quỹ dịch bộ Nhân sự Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các chi nhánh Agribank tại TP. HCM (Nguồn: Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM)
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong giai đoạn 2014 - 2017, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, chính sách tiền tệ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì theo hướng nới lỏng thận trọng nhằm bảo đảm thanh khoản hệ thống, cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Ngoài ra, tín dụng ngoại tệ và tín dụng ở một số ngành rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn rủi ro nợ xấu. Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến cuối năm 2017 đã tháo gỡ cơ bản các khó khăn của hệ thống: (i) Tình trạng căng thẳng thanh khoản được kiểm soát, thanh khoản chung của toàn hệ thống ổn định; (ii) Tái cơ cấu các TCTD yếu kém; (iii) Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo dưới 3,0%; (iv) Sở hữu chéo, đầu tư chéo dần được kiểm soát; (v) Các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và quản trị điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các TCTD được ban hành. Hầu hết các khó khăn của hệ thống TCTD trước năm 2011 về cơ bản đã được tháo gỡ. Là một trong những trụ cột mang vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của cả nước, các chi nhánh ngân hàng Agribank khu vực TP. HCM đã xây dựng cho mình những nhiệm vụ tương xứng với vai trò, với những diễn biến hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trụ sở chính cũng như Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM đã đầu tư đúng hướng, ưu tiên, bố trí nguồn vốn vay hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM giai đoạn 2014 - 2017 ĐVT: Tỷ đồng TT Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Tổng nguồn vốn huy động 77.503 91.313 98.435 121.587 2 Tổng dư nợ tín dụng 62.778 70.311 78.748 91.348 3 Nợ xấu 3.057 3.365 3.512 4.186 4 Tổng doanh thu (từ tín dụng 3.535 3.947 4.404 5.070 & ngoài tín dụng) 5 Tổng chi phí hoạt động 2.476 2.804 3.124 3.418 6 Lợi nhuận trước thuế 1.059 1.143 1.280 1.652 7 Lợi nhuận sau thuế 847 914 1.024 1.322 (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM) Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM đạt 1.322 tỷ đồng tăng 298 tỷ đồng (tương ứng 29,1%) so với năm 2016. Năm 2017 là năm đánh dấu sự thành công vượt bậc và cao nhất trong các năm gần đây. Thu nhập ngoài tín dụng ngày càng được cải thiện và gia tăng trong tổng thu nhập hàng năm. Bên cạnh đó, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM cũng đã đa dạng hóa các nguồn thu nhằm tránh phụ thuộc vào những dịch vụ cơ bản. Đạt được kết quả trên, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM nỗ lực phát triển đồng đều các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh từ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, tăng thu phí dịch vụ, xử lý nợ ngoại bảng, kiểm soát nợ xấu… 3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM 3.2.1 Tăng trưởng dư nợ Năm 2017, dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM có sự tăng trưởng tương đối tốt góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cung ứng vốn cho nền kinh tế và hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế của khu vực TP. HCM.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Bảng 3.3: Tăng trưởng dư nợ các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM ĐVT: Tỷ đồng, % STT Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Tổng dư nợ tín dụng 62.778 70.311 78.748 91.348 2 Tốc độ tăng trưởng 12 % 12 % 16 % 3 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng 3.1 Tín dụng cá nhân 20.340 23.695 27.719 38.458 Tỷ trọng (%) 32,4 33,7 35,2 42,1 3.2 Tín dụng doanh nghiệp 42.438 46.616 51.029 52.890 Tỷ trọng (%) 67,6 66,3 64,8 57,9 (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM) Tổng dư nợ tín dụng năm 2014 chỉ đạt 62.778 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng lên 91.348 tỷ đồng, tăng gần gấp 1,5 lần. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay có sự chuyển dịch. Giai đoạn từ năm 2010 – 2016, dư nợ tín dụng cá nhân chiếm khoảng từ 30%-35% trong tổng dư nợ thì đến năm 2017, tỷ trọng này chiếm đến 42,1% tổng dư nợ. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ tín dụng tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình. Sự tăng trưởng nhanh của dư nợ tín dụng cá nhân làm tỷ trọng của dư nợ tín dụng doanh nghiệp giảm từ 64,8% của năm 2016 xuống còn 57,9% trong năm 2017. Tuy nhiên, mức dư nợ vẫn tăng trưởng đáng kể, từ năm 2014 đến năm 2017, mức tăng là 10.452 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu tập trung đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ lãi suất và các cơ chế đặc thù cho những doanh nghiệp quy mô lớn trên địa bàn thành phố. Đạt được kết quả này là do các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM liên tục triển khai linh hoạt nhiều chính sách ưu đãi cho các đối tượng và lĩnh vực ưu tiên; chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp thị cho vay nhằm mở rộng quy mô tín dụng; chất lượng phục vụ khách hàng được nâng cao, việc xử lý hồ sơ tín dụng được linh hoạt, nhanh gọn và cơ bản đáp ứng được nhu cầu khách hàng qua đó giúp các Chi nhánh không ngừng gia tăng nền tảng khách hàng và thị phần tín dụng.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 3.2.2 Dư nợ theo ngành Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM đa số tài trợ vốn cho những dự án, phương án SXKD có quy mô vừa và nhỏ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo ngành nhìn chung đều tăng, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của các ngành trong tổng dư nợ qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Dư nợ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình và lĩnh vực thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Bảng 3.4: Tình hình cho vay theo ngành kinh tế tại Các chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM (ĐVT: Tỷ đồng; %) Năm 2014 2015 2016 2017 TT Số Số Số Số Ngành Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng 1 Nông, lâm, 4.708 7.5% 5.062 7.2% 6.379 8,1% 6.036 6,6% thủy hải sản 2 Khai khoáng, 2.448 3.9% 2.672 3.8% 3.307 4,2% 2.437 2,7% sản xuất. 3 Tiêu dùng 17.515 27.9% 19.125 27.2% 22.128 28,1% 28.914 31,7% 4 Công nghiệp 6.780 10.8% 8.156 11.6% 9.686 12,3% 9.187 10,1% chế biến 5 Xây dựng 5.713 9.1% 6.258 8.9% 7.324 9,3% 8.686 9,5% 6 Thương mại, 19.963 31.8% 21.937 31.2% 24.254 30,8% 31.913 34,9% dịch vụ 7 Cho vay 5.650 9.0% 7.101 10.1% 5.670 7,2% 4.174 4,6% khác Tổng dư nợ 62.778 100% 70.311 100% 78.748 100% 91.348 100% (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM)
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Năm 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 27,9% tổng dư nợ, đạt 17.515 tỷ đồng. Đến năm 2017, dư nợ lĩnh vực này đạt 28.914 tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng dư nợ. Mức tăng trong giai đoạn này đạt 11.399 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho vay mua nhà ở, đất ở và sửa chữa, xây mới nhà. Ngành thương mại, dịch vụ những năm vừa qua cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, từ 31,8% của năm 2014 tăng lên 34,9% vào năm 2017. Đối với địa bàn TP.HCM thì dư nợ lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao là hợp lý; cùng với tình hình kinh tế từng bước hồi phục, tăng trưởng nên lĩnh vực này cũng tăng trưởng theo. Giai đoạn từ 2014 đến 2017, mức tăng dư nợ đạt 11.950 tỷ đồng. Các ngành Nông – lâm – thủy sản; Công nghiệp – chế biến và Xây dựng dư nợ luôn tăng trưởng song tỷ trọng dư nợ qua các năm không thay đổi đáng kể trong tổng dư nợ. Cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM chủ yếu tập trung vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng chủ yếu tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Biểu đồ 3.1 : Tỷ trọng dư nợ theo ngành của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM năm 2017 (Nguồn: Báo cáo của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM)
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 3.2.3 Chất lượng tín dụng 3.2.3.1. Tình hình nợ xấu Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng Năm STT 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Nợ xấu (Nhóm 3-5) 3.057 3.365 3.512 4.186 2 Tổng dư nợ 62.778 70.311 78.748 91.348 3 Tỷ lệ nợ xấu /Tổng 4,87% 4,79% 4,46% 4,58% dư nợ (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM) Tỷ lệ nợ xấu được sử dụng chủ yếu để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Nếu tỷ lệ này cao thì hiệu quả cho vay sẽ thấp bởi điều đó đồng nghĩa với lượng dư nợ xấu lớn, rủi ro mất vốn tăng lên, do đó ngân hàng luôn cố gắng giảm tối đa tỷ lệ này. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM được duy trì ở mức 4,5%-5% qua các năm. Tuy nhiên, mức nợ xấu nội bảng đã tăng lên cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ. Các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM luôn nghiêm túc theo dõi nhằm kiểm soát, xử lý kịp thời, không để tái diễn tình trạng nợ xấu như giai đoạn trước khi tái cơ cấu. Trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu vẫn là đảm bảo mức tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra, song song với đó là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tăng thêm cũng như xử lý những khoản nợ xấu cũ khi mà thị trường bất động sản đã hồi phục trở lại. 3.2.3.2. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo Hoạt động cho vay của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM gồm có hai hình thức là cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Đối với các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc sở hữu
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 nhà nước, được nhà nước cho thuê đất để quản lý, sản xuất kinh doanh sẽ vay vốn theo hình thức không có tài sản bảo đảm. Dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng trên được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 3.6: Tình hình dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM ĐVT: Tỷ đồng; % STT Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Dư nợ cho vay 1 không có tài sản 3.264 3.867 4.882 5.298 đảm bảo 2 Tỷ lệ 5,2% 5,5% 6,2% 5,8% 3 Tổng dư nợ 62.778 70.311 78.748 91.348 (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM) Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng tỷ lệ cho vay đối với các khách hàng áp dụng hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm tại các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM được duy trì khoảng từ 5%-6% trong các năm vừa qua. Đối với hình thức cho vay này, khi có biến động về thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa hoặc có những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của khách hàng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nợ, dẫn tới việc không trả được nợ Ngân hàng là điều có thể xảy ra. Để tránh được nguy cơ đó, các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM bên cạnh việc luôn giám sát hoạt động kinh doanh, dòng tiền doanh thu của các khách hàng này còn tiến hành thắt chặt các biện pháp bảo đảm tiền vay khác. Đây là những cố gắng rất lớn của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM trong những năm vừa qua nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 3.2.4 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM giai đoạn 2014 – 2017 Năm 2014 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ Số Tỷ Số tiền Tỷ Số Tỷ Chỉ tiêu trọng tiền trọng trọng tiền trọng Thu nhập 3.139 88,8% 3.516 89,08% 3.987 89,4% 4.568 90,1% lãi thuần Thu nhập 396 11,2% 431 10,92% 467 10,6% 502 9,9% ngoài lãi Tổng thu 3.535 100% 3.947 100% 4.404 100% 5.070 100% nhập (Nguồn:Báo cáo của các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM) Thu nhập lãi thuần luôn tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2014-2016 đạt 12% mỗi năm, riêng năm 2017, tốc độ đạt 16%. Tuy cơ cấu nguồn thu nhập của các Chi nhánh có xu hướng thay đổi, tăng thu nhập ngoài tín dụng và giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần, song thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, đóng vai trò quyết định trong tổng thu nhập của các Chi nhánh hiện nay.
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM giai đoạn 2014 – 2017. (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Agribank khu vực TP. HCM 3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM Chính sách tiền tệ và lãi suất ổn định trong những năm gần đây tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng. Đi cùng với sự tăng trưởng đó thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Nguyên nhân đến từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, đến từ phía khách hàng và cả bản thân các ngân hàng. 3.3.1 Các nguyên nhân từ vĩ mô Giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán phục hồi, tăng trưởng khả quan. Dòng vốn tín dụng tập trung vào hai thị trường này chiếm tỷ lệ cao dù với mục đích vay vốn tiêu dùng. Chính sự phân loại cho vay mua nhà ở, đất ở là mục đích tiêu dùng nên dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản theo thống kê rất chênh lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho việc ban hành các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng thị trường bất động sản có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Một khi thị trường bước vào thời kỳ suy thoái, các khoản vay tiêu dùng mua nhà ở, đất ở nhưng thực chất là kinh doanh bất động sản, sẽ gặp khó khăn trong việc thanh khoản, dẫn tới không có đủ nguồn thu để tất toán khoản vay cho ngân hàng.
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 3.3.2 Các nguyên nhân từ khách hàng vay Sử dụng vốn vay Khách hàng vay vốn phải có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, khả thi và phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng vẫn tồn tại nhiều gây khó khăn trong việc giám sát khoản vay cũng như ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ. Các trường hợp khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng xảy ra ngày càng nhiều; mức độ tinh vi, khó phát hiện ngày càng cao; mỗi vụ việc đều gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt TP.HCM là địa bàn trọng điểm của các vụ việc lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo ngân hàng trong thời gian qua, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và uy tín của các chi nhánh Agribank. Đa dạng hoạt động kinh doanh Khách hàng ngày càng có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thực tế này vừa mang lại lợi ích vừa có thể gây ra rủi ro cho chính khách hàng và ngân hàng. Nếu việc đa dạng hóa ngành nghề được tiến hành hiệu quả, khách hàng đủ năng lực kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực mới thì sẽ giúp khách hàng có thêm nguồn thu nhập, tăng cường năng lực tài chính, có thể sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hơn nữa. Còn nếu khách hàng chưa đủ năng lực quản lý cũng như chuyên môn trong lĩnh vực mới, thì việc đa dạng hóa ngành nghề sẽ không hiệu quả, tăng thêm chi phí hoạt động, ảnh hưởng đến ngành nghề chính. Về lâu dài làm giảm nguồn thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 3.3.3 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Các cán bộ tín dụng tại Agribank đều được đào tạo bài bản về chuyên môn cũng như được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên theo các chương trình của Agribank. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong việc thẩm định và quản lý khoản vay đòi hỏi phải có quá trình làm việc thực tế nhiều năm, quá trình tiếp thu từ những cán bộ đi trước. Việc cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm dù là lỗi cố ý hay vô ý đều có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.