SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 3
Nước mặn đang tấn công Bến Tre dữ dội, hiện độ mặn 4‰ trên 3 sông lớn là Hàm
Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên xâm nhập sâu vào đất liền từ 30 – 40km; gần như toàn bộ
“đảo dừa” bị nước mặn bao phủ. Đời sống của người dân nhiều nơi bị “đảo lộn”, sản xuất
đang bị ảnh hưởng và đe dọa nghiêm trọng.
Thiếu nước trầm trọng
Ông Trịnh Hoàng Be, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri Việt An cho
biết: “Tình hình nước nhiễm mặn ở địa phương khá gay gắt. Hiện tại có 5/8 ấp với tổng
cộng khoảng 1.100 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt, người dân đổi nước ngọt với giá từ
60.000 – 120.000 đồng/xe (2m³)”. Theo ông Be, hiện tại xã có 4 cây nước mini nhưng
chất lượng không đảm bảo, kể từ tháng 12-2012 đến nay không có nước phục vụ. Giải
pháp chữa cháy trong mùa khô này là hòa mạng từ Nhà máy nước Tân Mỹ, song phải chờ
đến cuối năm nay mới hoàn thành. Hiện thời, người dân vẫn sử dụng nguồn nước từ
giếng khoan, giếng tầng nông không đảm bảo vệ sinh…
Xe đổi nước ngọt cho vùng nhiễm mặn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Ở các xã Bình Thới, Thạnh Phước, Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, hơn 1 tháng qua
không có nước ngọt sử dụng. Bà Nguyễn Thị Trắng ở ấp 3, lọc nước RO xã Thạnh Phước
cho biết: “Ngày nào cũng đạp xe chở theo 2 thùng nhựa phía sau đến trụ sở UBND xã xin
nước ngọt về xài. Mùa này, nơi nào nước cũng nhiễm mặn nên buộc phải sử dụng nước
từ các giếng tầng nông. Nhà nào không đi chở được thì chấp nhận mua nước với giá từ
60.000 – 150.000 đồng/xe (2m³, tùy đoạn đường gần xa) để sử dụng”. Theo ông Phạm
Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, năm nay người dân ở các tuyến
đường chính đã có nước thô từ Nhà máy nước sông Ba Lai kéo về. Những hộ dân ở xa thì
phải mua nước nhưng chất lượng không đảm bảo.
Bác sĩ Trần Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho rằng, hệ thống
máy móc thiết bị của bệnh viện bắt buộc phải sử dụng nước ngọt. Tình hình diễn biến
phức tạp làm bệnh viện lo lắng vì ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, sự an toàn máy
móc cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Mỗi ngày bệnh viện cần 8 – 9m³ nước ngọt để
cung cấp cho hệ thống máy xét nghiệm và lọc thận hoạt động. Mỗi tháng cần 26.000m³
nước sạch sinh hoạt phục vụ cho các khoa phòng, với sức chứa hơn 1.000 giường.
Nguy cơ nước máy nhiễm mặn cũng là mối đe dọa lớn đến hoạt động của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp trên địa bàn. Ông Huỳnh Văn Nuôi, Trưởng ban
Quản lý các KCN tỉnh Bến Tre lo ngại: “2 KCN Giao Long và An Hiệp thu hút 30 dự án
đầu tư, với tổng vốn đăng ký 6.800 tỷ đồng. Trong đó có 19 doanh nghiệp đi vào hoạt
động, thu hút 18.700 lao động, mỗi ngày cần lượng nước sạch rất lớn. Nếu nguồn nước
máy bị nhiễm mặn vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất; đồng thời
gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, nhất là máy móc thiết bị hư hỏng. Về lâu dài, để thu
hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp, phải nhất thiết chủ động được nước ngọt”.
Cạn nguồn nước ngọt
Bà Lý Thị Kim Oanh, Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Cấp thoát nước Bến Tre cho biết:
“Năm nay, tình hình xâm nhập mặn về sớm và có chiều hướng nghiêm trọng hơn các
năm trước. Chúng tôi rất đau đầu và cố gắng tối đa để có nguồn nước chất lượng tốt nhất
trong hoàn cảnh có thể, nhằm cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trên
địa bàn. Công ty có 4 nhà máy cấp nước, nhưng hiện nay 3 cái đã bị nhiễm mặn. Chỉ còn
Nhà máy nước Chợ Lách (công suất 3.600m³/ngày đêm) chưa nhiễm mặn, nhưng đang bị
đe dọa. Hiện Nhà máy nước Sơn Đông ở thành phố Bến Tre công suất 30.500m³/ngày
đêm. Nguồn nước khai thác từ sông Hàm Luông cung cấp cho nhà máy này đã bị nhiễm
mặn tới 1.200mg/lít, trong khi ngưỡng cho phép tối đa không quá 250mg/lít. Nhà máy
nước Hữu Định ở huyện Châu Thành công suất 10.000m³/ngày đêm được thiết kế ban
đầu là sử dụng nước ngầm, nhưng nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm mặn. Nhà máy nước
Lương Qưới ở huyện Giồng Trôm công suất 3.600m³/ngày đêm, cũng không thoát khỏi
tình trạng chạy bằng nước mặn. Tình hình rất rối”.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng trên, Công ty Cấp thoát nước Bến Tre đã lắp đặt trạm bơm
và máy lọc nước đường ống dẫn nước từ xã Phú Thành, huyện Châu Thành (nơi có độ
mặn thấp, khoảng 100mg/lít) đưa về nhà máy nước Sơn Đông mỗi ngày khoảng
20.000m³ để pha loãng với nguồn nước tại chỗ. Nhằm cung cấp nước máy (không vượt
chuẩn cho phép) cho khách hàng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, xâm nhập mặn còn
phức tạp vào cuối tháng 3, tháng 4-2013, khi đó nguồn nước nhiễm mặn nặng hơn dẫn
đến nguy cơ thiếu nước trầm trọng hơn. Trong khi 10 giếng nước ngầm trữ lượng khai
thác 10.000m³/ngày đêm cũng bị nhiễm mặn.
Công ty Cấp thoát nước Bến Tre lo lắng, việc cung cấp nước máy bị nhiễm mặn khiến
người dân, doanh nghiệp… phản ứng rất dữ, có nơi dọa kiện bồi thường thiệt hại. Công
ty mong người dân, doanh nghiệp thông cảm, vì đây là khó khăn chung mỗi khi vào mùa
khô. Trong khi đó, nhiều nhà máy nước tư nhân, trạm cấp nước tại các địa phương…
phục vụ người dân từ trước Tết Quý Tỵ 2013 đến nay cũng bị nhiễm mặn, dù giá nước
khá cao.

Mais conteúdo relacionado

Mais de Lọc nước Việt An

Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt AnMẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt AnLọc nước Việt An
 
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viênMẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viênLọc nước Việt An
 
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt An
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt AnHồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt An
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt AnLọc nước Việt An
 
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt An
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt AnBáo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt An
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt AnLọc nước Việt An
 
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt An
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt AnBáo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt An
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt AnLọc nước Việt An
 

Mais de Lọc nước Việt An (13)

Cau hinh may lam da vien 12 tan
Cau hinh may lam da vien 12 tanCau hinh may lam da vien 12 tan
Cau hinh may lam da vien 12 tan
 
Cau hinh may lam da vien 11 tan
Cau hinh may lam da vien 11 tanCau hinh may lam da vien 11 tan
Cau hinh may lam da vien 11 tan
 
Cau hinh may lam da vien 9 tan
Cau hinh may lam da vien 9 tanCau hinh may lam da vien 9 tan
Cau hinh may lam da vien 9 tan
 
Cau hinh may lam da vien 7 tan
Cau hinh may lam da vien 7 tanCau hinh may lam da vien 7 tan
Cau hinh may lam da vien 7 tan
 
Cau hinh may lam da vien 6 tan
Cau hinh may lam da vien 6 tanCau hinh may lam da vien 6 tan
Cau hinh may lam da vien 6 tan
 
Cau hinh may lam da vien 5 tan
Cau hinh may lam da vien 5 tanCau hinh may lam da vien 5 tan
Cau hinh may lam da vien 5 tan
 
Cau hinh may lam da vien 3 tan
Cau hinh may lam da vien 3 tanCau hinh may lam da vien 3 tan
Cau hinh may lam da vien 3 tan
 
Cau hinh may lam da vien 2 tan
Cau hinh may lam da vien 2 tanCau hinh may lam da vien 2 tan
Cau hinh may lam da vien 2 tan
 
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt AnMẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
 
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viênMẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
 
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt An
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt AnHồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt An
Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần TMTH Việt An
 
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt An
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt AnBáo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt An
Báo giá dây chuyền lọc nước tinh khiết công ty Việt An
 
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt An
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt AnBáo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt An
Báo giá tổng hợp các loại hàng hóa công ty Việt An
 

Nước mặn đang tấn công bến tre dữ dội

  • 1. Nước mặn đang tấn công Bến Tre dữ dội, hiện độ mặn 4‰ trên 3 sông lớn là Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên xâm nhập sâu vào đất liền từ 30 – 40km; gần như toàn bộ “đảo dừa” bị nước mặn bao phủ. Đời sống của người dân nhiều nơi bị “đảo lộn”, sản xuất đang bị ảnh hưởng và đe dọa nghiêm trọng. Thiếu nước trầm trọng Ông Trịnh Hoàng Be, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri Việt An cho biết: “Tình hình nước nhiễm mặn ở địa phương khá gay gắt. Hiện tại có 5/8 ấp với tổng cộng khoảng 1.100 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt, người dân đổi nước ngọt với giá từ 60.000 – 120.000 đồng/xe (2m³)”. Theo ông Be, hiện tại xã có 4 cây nước mini nhưng chất lượng không đảm bảo, kể từ tháng 12-2012 đến nay không có nước phục vụ. Giải pháp chữa cháy trong mùa khô này là hòa mạng từ Nhà máy nước Tân Mỹ, song phải chờ đến cuối năm nay mới hoàn thành. Hiện thời, người dân vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, giếng tầng nông không đảm bảo vệ sinh… Xe đổi nước ngọt cho vùng nhiễm mặn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Ở các xã Bình Thới, Thạnh Phước, Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, hơn 1 tháng qua không có nước ngọt sử dụng. Bà Nguyễn Thị Trắng ở ấp 3, lọc nước RO xã Thạnh Phước
  • 2. cho biết: “Ngày nào cũng đạp xe chở theo 2 thùng nhựa phía sau đến trụ sở UBND xã xin nước ngọt về xài. Mùa này, nơi nào nước cũng nhiễm mặn nên buộc phải sử dụng nước từ các giếng tầng nông. Nhà nào không đi chở được thì chấp nhận mua nước với giá từ 60.000 – 150.000 đồng/xe (2m³, tùy đoạn đường gần xa) để sử dụng”. Theo ông Phạm Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, năm nay người dân ở các tuyến đường chính đã có nước thô từ Nhà máy nước sông Ba Lai kéo về. Những hộ dân ở xa thì phải mua nước nhưng chất lượng không đảm bảo. Bác sĩ Trần Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho rằng, hệ thống máy móc thiết bị của bệnh viện bắt buộc phải sử dụng nước ngọt. Tình hình diễn biến phức tạp làm bệnh viện lo lắng vì ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, sự an toàn máy móc cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Mỗi ngày bệnh viện cần 8 – 9m³ nước ngọt để cung cấp cho hệ thống máy xét nghiệm và lọc thận hoạt động. Mỗi tháng cần 26.000m³ nước sạch sinh hoạt phục vụ cho các khoa phòng, với sức chứa hơn 1.000 giường. Nguy cơ nước máy nhiễm mặn cũng là mối đe dọa lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp trên địa bàn. Ông Huỳnh Văn Nuôi, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Bến Tre lo ngại: “2 KCN Giao Long và An Hiệp thu hút 30 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 6.800 tỷ đồng. Trong đó có 19 doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 18.700 lao động, mỗi ngày cần lượng nước sạch rất lớn. Nếu nguồn nước máy bị nhiễm mặn vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất; đồng thời gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, nhất là máy móc thiết bị hư hỏng. Về lâu dài, để thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp, phải nhất thiết chủ động được nước ngọt”. Cạn nguồn nước ngọt Bà Lý Thị Kim Oanh, Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Cấp thoát nước Bến Tre cho biết: “Năm nay, tình hình xâm nhập mặn về sớm và có chiều hướng nghiêm trọng hơn các năm trước. Chúng tôi rất đau đầu và cố gắng tối đa để có nguồn nước chất lượng tốt nhất trong hoàn cảnh có thể, nhằm cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trên địa bàn. Công ty có 4 nhà máy cấp nước, nhưng hiện nay 3 cái đã bị nhiễm mặn. Chỉ còn
  • 3. Nhà máy nước Chợ Lách (công suất 3.600m³/ngày đêm) chưa nhiễm mặn, nhưng đang bị đe dọa. Hiện Nhà máy nước Sơn Đông ở thành phố Bến Tre công suất 30.500m³/ngày đêm. Nguồn nước khai thác từ sông Hàm Luông cung cấp cho nhà máy này đã bị nhiễm mặn tới 1.200mg/lít, trong khi ngưỡng cho phép tối đa không quá 250mg/lít. Nhà máy nước Hữu Định ở huyện Châu Thành công suất 10.000m³/ngày đêm được thiết kế ban đầu là sử dụng nước ngầm, nhưng nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm mặn. Nhà máy nước Lương Qưới ở huyện Giồng Trôm công suất 3.600m³/ngày đêm, cũng không thoát khỏi tình trạng chạy bằng nước mặn. Tình hình rất rối”. Để giảm thiểu tối đa tình trạng trên, Công ty Cấp thoát nước Bến Tre đã lắp đặt trạm bơm và máy lọc nước đường ống dẫn nước từ xã Phú Thành, huyện Châu Thành (nơi có độ mặn thấp, khoảng 100mg/lít) đưa về nhà máy nước Sơn Đông mỗi ngày khoảng 20.000m³ để pha loãng với nguồn nước tại chỗ. Nhằm cung cấp nước máy (không vượt chuẩn cho phép) cho khách hàng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, xâm nhập mặn còn phức tạp vào cuối tháng 3, tháng 4-2013, khi đó nguồn nước nhiễm mặn nặng hơn dẫn đến nguy cơ thiếu nước trầm trọng hơn. Trong khi 10 giếng nước ngầm trữ lượng khai thác 10.000m³/ngày đêm cũng bị nhiễm mặn. Công ty Cấp thoát nước Bến Tre lo lắng, việc cung cấp nước máy bị nhiễm mặn khiến người dân, doanh nghiệp… phản ứng rất dữ, có nơi dọa kiện bồi thường thiệt hại. Công ty mong người dân, doanh nghiệp thông cảm, vì đây là khó khăn chung mỗi khi vào mùa khô. Trong khi đó, nhiều nhà máy nước tư nhân, trạm cấp nước tại các địa phương… phục vụ người dân từ trước Tết Quý Tỵ 2013 đến nay cũng bị nhiễm mặn, dù giá nước khá cao.