SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 16
Câu 1 :Phân tích các chức năng của tiền tệ. Chứng minh : "Tiền tệ là một loại hàng hóa
đặc biệt"
Câu 2 : Dân tộc là gì ? Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Leenin ?
Câu 1: Chứng minh: sản xuất hàng hóa là phạm trù lịch sử
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế, đó là
sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa
- Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm
mục đích để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất.
Vd: trồng lúa, cam để ăn
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường.
Vd: trồng lúa, cam để bán
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, có sự phân công lao động xã hội.
+ Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội 1 cách tự phát thành các
nghành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động,
do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản
xuất sẽ làm 1 công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra 1 hoặc 1 vài sản phẩn nhất định. Song
cuộc sống của mỗi người lại cần rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu,
đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Vd: trong nông nghiệp chuyên sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Trong công nghiệp sản xuất
tivi, tủ lạnh, xe máy…
+ Như vậy phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân
công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn,
đa dạng hơn.
+ Tuy nhiên, chỉ có sự phân công lao động thì chưa đủ để sản xuất hành hóa ra đời và tồn
tại. C.Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao
động khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hóa. Bởi vì tư liệu
sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hóa vẫn là của
chung, công xã phân phối trục tiếp cho từng thành viên để thảo mãn nhu cầu.
Vì vậy muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải cso điều kiện thứ 2
- Thứ 2, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế
độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản
xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội
nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người muốn tiêu
dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi
dưới những hình thái hàng hóa.
Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Si sánh sự
giống và khác nhau giữa tăng năng xuất lao động và tăng cường độ lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- Năng suất lao động
+ năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.
+ Có 2 loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao dộng xã hội.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đôit không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội.
Vì ậy năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng xuất
lao động xã hội.
+ năng suất lao động càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỉ
lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như
vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động
xã hội.
+ năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao
động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả cảu tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên
- Cường độ lao động:
Là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động
trong một đơn vị thời gian và được đo bằng sự tiêu hao năng lượng của lao động trên 1
đơn vị thời gian và thường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian.
Vì vậy khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị
thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm tạo ra cũng được tăng lên tương ứng còn
lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, tăng cường độ lao động
cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
- Mức độ phức tạp cảu lao động
+ mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị hàng hóa.
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và phức
tạp.
+ lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách giản đơn mà bất kỳ 1 người bình
thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
+ lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành
nghề.
Vd: người sủa đồng hồ là lao động phức tạp. Người rửa bát là lao động giản đơn.
+ vì vậy trong cùng 1 thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá
trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp
bội lên.
+để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng
hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức
tạp thành lao động giản đơn trung bình.
So sánh giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
- Giống: cả 2 quá trình đều có kết quả là dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian tăng lên.
- Khác:
Tăng năng suất lao động
Tăng cường độ lao động
Làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi
Phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật
Phụ thuộc nhiều vào tinh thần và thể chất cảu người lao động
Gần như là 1 yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn
Là yếu tố có “sức sản xuất” có giới hạn nhất định
Câu 3: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Chứng minh tiền tệ là một loại hàng hóa
đặc biệt
Chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị:
Tiền tệ dùng để biêu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải
có giá trị. Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị
hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong
ý tưởng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa
trong thực tế đã có 1 tỉ lệ nhất định. Cơ sở của tỉ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết
hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả
hàng hóa. Hay nói cách khác, giá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây:
+ giá trị hàng hóa
+ giá trị của tiền
+ quan hệ cung – cầu về hàng hóa.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong 3 nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn
là nhân tố quyết định giá cả.
- Phương tiện lưu thông
+ để làm ra chức nawg lưu thông hàng hóa thì cần phải có tiền mặt, trao đổi hàng hóa lấy
tiền làm môi giới thì được gọi là lưu thông hàng hóa.
+ Qúa trình môi giới sẽ vẫn động theo công thức H-T-H, khi tiền làm môi giới giữa hàng
hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian lẫn không
gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
+ tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của hàng
hóa.
+ trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới dạng vàng thỏi, vàng nén và tiền đúc. Sau
đó để quá trình lưu thông diễn ra 1 cách tiện lợi thì Nhà nước phải ban hành tiền giấy, buộc
xã hội phải công nhận.
- Phương tiện cất trữ.
Tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì:
tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cát trữ tiền là 1 hình thức cất
trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng,
bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền lưu thông thích ứng 1 cách tự phát với nhu cầu tiền
cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa
vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít thì 1 phần tiền vàng rút khỏi
lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán.
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng….
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triền đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua
bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để
định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu
thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt
tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiên mặt. Mặt
khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ.
Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu 1 khâu nào đó
không thanh toán sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng
hoảng kinh tế tăng lên.
Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng
tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ được triển khai như sau:
T= (G - GC – TK + Ttt)/N
Trong đó:
· T: số lượng tiền tệ cần lưu thông
· G: tổng số giá cả của hàng hóa
· GC: tổng số giá cả bán chịu
Tk là tổng số tiền khấu trừ cho nhau
Ttt là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả
N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại
- Tiền tệ thế giới: thực chất là mở rộng 4 chức năng trên ra khỏi phạm vi 1 nước
- Tiền tệ là 1 loại hàng hóa: tiền tệ là kết quả của quá trình lao động, đảm bảo đủ 2 thuộc
tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng
- Tiền tệ là 1 loại hàng hóa dặc biệt:
+ tiền tệ thực hiện 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất
trữ, phuông tiện thanh toán và tiền tệ thế giới
+ tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa
khác.
Câu 4: Phân tích tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa với Việt Nam.
Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ điều tiết sản xuất tức là điều hóa, phân bỏ các yếu tố sản xuất giữa các nghành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả
hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
Vd: Nếu ở nghành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị,
hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào nghành ấy. Do đó, tư liệu sản
xuất và sức lao động được chuyển vào nghành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở nghành
đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn.
Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại chuyển sang đầu tư vào
các nghành có giá cả hàng hóa cao
+ điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của
giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao,
do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Như vậy, sự biến động giá cả thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà
còn là tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tuc đẩy lực
lương sản xuất xã hội phát triển
+ trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập,
tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác
nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao
phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết của hàng hóa ở thế có lợi sẽ
htu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động
xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn.
+ để giành lợi thế tỏng cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp phí lao
động cá biệt của mình, sao cho bằng phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họ phải luôn
tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng
suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình diễn ra mạnh mẽ hơn,
mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất của xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu,
người nghèo
quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện
sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động
cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát giàu, giàu lên nhanh chóng.
Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người
không có điều kiện sản xuất thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh
nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
Ý nghĩa: quy luật giá trị một mặt chi phối cho sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém,
kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người
nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
Ý nghĩa với Việt Nam:
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế, tạo sự
năng động, sáng tạo cảu thị trường VN, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hình thành những cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mang lại lợi
ích kinh tế lớn nhất và phát huy được thế mạnh của vùng lãnh thổ.
Câu 5: Phân tích bản chất của tiền công tư bản chủ nghĩa. So sánh sự giống và khác
nhau giữa hai hình thức tiền công cơ bản
Bản chất của tiền công tư bản chủ nghĩa
- Lao động không phải là hàng hóa vì:
+ nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ
thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người
lao động có tư tiệu sản xuất thì sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán lao
động
+ việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn đến 1 trong 2 mâu thuẫn về lý luận:
· Thứ nhất: nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không
thu được giá trị thặng dư; điều này phải nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư
trong chủ nghĩa tư bản
· Thứ 2: nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho
nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị
+ lao động là thực thể và là thước đo nội tại cảu giá trị, nhưng bản thân lao động thì không
có giá trị. Vì thế, lao động không phải hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản
chính là sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức
lao động
- Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao
động
Hình thức biểu hiện đó đã gây sự nhầm lẫn vì nhũng thực tế:
Ø Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận
được giá cả khi cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản,
do đó bề ngoài ta chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động
Ø Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống,
do đó barn thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ
tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái họ mua là lao động.
Ø Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất
ra, điều đó alfm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
So sánh
- Khái niệm:
Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều
tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công àm số lượng của nó phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản
xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành
- Giống: đều là hình thức tiền công, được trả cho giá trị của hàng hóa sức lao động, trả cho
hao phí lao động mà người công nhân đã bỏ ra và giá trị thặng dư mà người công nhân tạo
ra cho nhà tư bản.
- Khác:
Tiền công tính theo thời gian
Tiền công tính theo sản phẩm
Cách tính
Tính theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn (theo giờ, ngày, tuần, tháng)
Tính theo số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân
đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành trong 1 thời gian nhất định
Ưu điểm
Nhà tư bản dễ dàng thay đổi thời gian lao động của công nhân để phù hợp với tình hình thị
trường nhằm thu lợi nhuận cao
Giúp nhà tư bản quản lí, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn. Kích
thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương hơn tạo ra nhiều sản phẩm hơn để thu
được tiền công cao hơn
Hạn chế
Hiệu quả làm việc thấp, quá trình giám sát lao động khó khăn và tạo ra ít sản phẩm
Khó thay đổi thời gian lao động của công nhân
Câu 6: Vì sao nói: giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến trướng của giá trị
thặng dư tương đối? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư.
Giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến trướng của giá trị thặng dư tương đối.
- Giá trị thặng dư tương đối
§ Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần cảu người lao động và vấp
phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất
TBCN đã phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng
suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển san phương thức bóc lột
dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
§ Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao đông xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ
Vd: giả sử thời gian lao động 1 ngày là 8h và nó được chia thành 4h là thời gian lao động
tất yếu và 4h là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có nghĩa tỷ suất giá trị thặng dư là
100%
Nếu công nhân chỉ cần 3h lao động đã tạo ra được 1 giá trị mới bằng với giá trị sức lao
động của mình. Thì tỉ lệ phân chia ngày lao động sẽ được thay đổi: 3h là thời gian lao động
tất yếu và 5h là thời gian lao động thăng dư, vậy tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng từ 100%
lên 166,67%
§ Muốn rút ngắn thời gian tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn giảm giá trị lao động
phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu tiêu dùng của công nhân. Điều
đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong cách nghành sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao
động trong các nghành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liêu sinh hoạt
đó
- Giá trị thặng dư siêu nghạch
§ Cạnh tranh giữa các nahf tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để
tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
§ Giá trị thặng dư siêu nghạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
§ Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là nhanh chóng xuất hiện rồi cũng
nhanh chóng mất đi. Nhưng xét trên toàn bộ xã hội tư banr thì giá trị thặng dư siêu ngạch là
hiện tượng tồn tại thường xuyên.
§ Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh
nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, làm năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng
- So sánh giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu nghạch
Giống: giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở
tăng năng suất lao động ( giống nhau về bản chất)
Khác: hình thức biểu hiện khác nhau
Giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Dựa vào tăng năng suất lao động xã hội
Dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt
Do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được.
Nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp
công nhân làm thuê
Chỉ do 1 số các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được.
Nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản với công nhân làm thuê, mà còn trực tiếp
biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
Ý nghĩa
- Để sản xuất giá tị thặng dư nhà tư bản đã tìm mọi cách để bóc lột công nhân làm thuê
như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư
bản đã thực hiện cải thiện thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động giảm
giá trị hàng hóa, đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ
yếu alf đảm bảo, sử dụng hiệu quả các nhân tố của sản xuất, mà trước hết alf sức lao động
để tăng giá trị thặng dư.
- Liên hệ với nước ta hiện nay: các doanh nghiệp có thể vận dụng những phương pháp giá
trị thặng dư để kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, áp dụng kỹ thuật mới, tiết kiệm
chi phí sản xuất, cải tiến cách thức tổ chức quản lý nhằm thúc đầy nền kinh tế phát triển.
Câu 7: Phân tích nguồn gốc thực chất và động cơ của tích lũy tư bản. Vì sao nói:
toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra?
Nguồn gốc, thực chất và động cơ của tích lũy tư bản:
- Ví dụ về quá trình sản xuất TBCN
Để sản xuất sợi, 1 nhà tư bản chi phí cho các yếu tốt sản xuất như mua 10kg bông hết 20$;
mua sức lao động 1 ngày 8h là 5$; hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông thành sợi là
5$.
Giả sử trong 4h đầu của ngày lao động, bằng lao động cụ thể của mình, người công nhân
vận hành máy móc đó chuyển được 10kg bông thành sợi có giá trị 20$, bằng lao động trừu
tượng của mình, người công nhân đó tạo ra 1 giá trị mới là 5$, khấu hao máy móc là 5$.
Như vậy giá trị của 10kg sợi là 30$.
Nếu quá trình lao động bị dừng lại ở đây thì nhà tư bản không có lợi gì và người công nhân
không bị bóc lột. Theo giả định trên, ngày lao động là 8h nên người công nhân tiếp tục làm
việc 4h nữa. Trong 4h này, nhà tư bản chỉ cần đầu tư thêm 10kg bông hết 20$ và hao mòn
máy móc hết 5$ để chuyển 10kg bông thành sợi. Quá trình lao động tiếp tục diễn ra và kết
thúc quá trình này, người công nhân tạo ra được số sản phẩm sợi có giá trị là 30$ nữa.
Như vậy, trong 8h lao động, người công nhân tạo ra lượng sản phẩm có giá trị bằng giá trị
của 20kg bông thành sợi là 40$ + giá trị 2 lần khấu hao máy móc là 10$ + giá tị mới do sức
lao động của công nhân tạo ra trong ngày lsf 10$. Tổng cộng là 60$
Trong khi đó nhà tư bản chỉ đầu tư 20kg bông có giá trị 40$ + hao mòn máy móc 2 lần là
10$ + mua sức lao động 5$. Tổng cộng là 55$
So với số tư bản ứng trước(55$), sản phẩm sợi thu được có giá trị lớn hơn 5$. 5$ này là
giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được
- Nguồn gốc
Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ
ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là 1 giọt nướ
trong dòng sông của tích lũy tư bản mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào
vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở
thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân
- Thực chất
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không
ngừng. Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất.
Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành 2 loại:
· Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất được lặp đai lặp lại với quy mô như cũ. Đây là
đặc trưng của nền sản xuất nhỏ
· Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô lớn hơn trước.
Đây là đặc trưng của nền sản xuất lớn.
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của CNTB. Vì khát vọng không có
giới hạn về giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản
xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư.
Như vậy, thực chất của tư tích luỹ tư bản đó là tư bản hoá giá trị thặng dư. Sở dĩ giá trị
thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu
tố vật chất của tư bản mới. Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư. Nếu
không có giá trị thặng dư thì nhà tư bản không có tích luỹ.
- Động cơ
Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB –
quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy
để mở rộng sản xuất, xe đó alf phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm
thuê.
+ Mục đích theo đuổi giá trị thặng dư: quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi
sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Muốn vậy, phải phát triển sản
xuất tư bản chủ nghĩa cả chiều rộng và chiều sâu, phải tích luỹ tư bản.
+ Cạnh tranh và lợi nhuận: chiến thắng trong cạnh tranh và co nhiều lợi nhuận, các nhà tư
bản phải tích luỹ tư bản. Nếu không có tích luỹ thì sẽ không có tư bản để đổi mới kỹ thuật
để sản xuất phát triển.
+ yêu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học -kỹ thuật- công nghệ.
Giải thích
Tất cả của cải của giai cấp tư sản đều có được từ việc tích lũy dần dần giá trị thặng dư mà
có giá trị thặng dư là do lao động của công nhân tạo ra, phần tư bản ứng trước chiếm 1
phần rất nhỏ trong toàn bộ tư bản. Vì vậy của cải của giai cấp tư sản có được là do lao
động không công của công nhân tạo ra, công nhân làm việc không chỉ nuôi sống mình, nuôi
sống nhà tư bản mà còn tạo điều kiện làm giàu cho nhà tư bản.
Câu 8: Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động
Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết
bị, nhà xưởng..., tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần, mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần
trong quá trình sản xuất. Có 2 loại hao mòn là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình
- Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, sức lao động… giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi một
quá trình sản xuất, khi hàng hóa được bán xong.
Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn
chu chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm
giá trị của nó có thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng.
Căn cứ để phân chia:
- Căn cứ vào phương thức chu chuyển
Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành 2 bộ
phận là tư bản cố định và tư bản lưu động
SLĐ(V): tư bản khả biến
TBSX C1: máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng
TLSX(C):
C2: Nguyên, nhiên vật liệu
- Liên hệ với sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động,
nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong
việc tạo ra giá trị thặng dư.
Tư bản bất biến (G) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất(nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) mà giá trị của nó được lao
động cụ thể của người công nhân chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm mới, tức là giá trị
không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
Tư bản khả biến (V) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động trong quá
trình sản xuất đã có sự thay đổi về lượng. Sự tăng lên về lượng do giá trị sử dụng của
hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt. Khi được tiêu dùng thì nó tạo ra một lượng giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Ý nghĩa: sử dụng tư bản có hiệu quả
- Với tư bản cố định
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu
hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn
hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới
thiết bị nhanh.
- Với tư bản lưu động
ü Thứ nhất: tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định, việc tăng tốc độ chu
chuyển tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng.
Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động
được sử dụng trong 1 năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước.
Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị
thặng dư trong năm tăng lên.
ü Thứ 2: sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong quản
lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động 1 cách có hiệu quả
cao. Đặc biệt, với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, sự đổi mới tiến bộ của
thiết bị, công nghệ diễn ra hết sức nhanh chóng, thì việc giảm tối đa hao mòn tài sản cố
định là đòi hỏi bức thiết đối với khoa học và nghệ thuật quản lý kinh tế.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxHongYn889320
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2HaPhngL
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệ
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệCâu hỏi tự ôn tập chương tiền tệ
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệtankslc
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREhiendoanht
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 

Mais procurados (20)

KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệ
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệCâu hỏi tự ôn tập chương tiền tệ
Câu hỏi tự ôn tập chương tiền tệ
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 

Semelhante a Tổng hợp câu hỏi thi

Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTBinThuPhng
 
đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtHieu Mac
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfsweetieDL
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxBình Thanh
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxngThYnVy
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdThoNguynTh36
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...Tín Nguyễn-Trương
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triCỏ Ngọc
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịXíu Học Giỏi
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxNguynThuLinh27
 
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngĐề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếthelenhuynh9
 

Semelhante a Tổng hợp câu hỏi thi (20)

Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPT
 
đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triết
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptx
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptx
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Chuong iv
Chuong ivChuong iv
Chuong iv
 
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia tri
 
1
11
1
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trị
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
 
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngĐề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 

Tổng hợp câu hỏi thi

  • 1. Câu 1 :Phân tích các chức năng của tiền tệ. Chứng minh : "Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt" Câu 2 : Dân tộc là gì ? Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Leenin ? Câu 1: Chứng minh: sản xuất hàng hóa là phạm trù lịch sử Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa - Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm mục đích để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất. Vd: trồng lúa, cam để ăn - Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Vd: trồng lúa, cam để bán Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau đây: - Thứ nhất, có sự phân công lao động xã hội. + Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội 1 cách tự phát thành các nghành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm 1 công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra 1 hoặc 1 vài sản phẩn nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Vd: trong nông nghiệp chuyên sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Trong công nghiệp sản xuất tivi, tủ lạnh, xe máy… + Như vậy phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn. + Tuy nhiên, chỉ có sự phân công lao động thì chưa đủ để sản xuất hành hóa ra đời và tồn tại. C.Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hóa. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hóa vẫn là của chung, công xã phân phối trục tiếp cho từng thành viên để thảo mãn nhu cầu.
  • 2. Vì vậy muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải cso điều kiện thứ 2 - Thứ 2, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Si sánh sự giống và khác nhau giữa tăng năng xuất lao động và tăng cường độ lao động. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: - Năng suất lao động + năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Có 2 loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao dộng xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao đôit không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì ậy năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng xuất lao động xã hội. + năng suất lao động càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội. + năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả cảu tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên
  • 3. - Cường độ lao động: Là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian và được đo bằng sự tiêu hao năng lượng của lao động trên 1 đơn vị thời gian và thường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian. Vì vậy khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm tạo ra cũng được tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động. - Mức độ phức tạp cảu lao động + mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và phức tạp. + lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách giản đơn mà bất kỳ 1 người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. + lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Vd: người sủa đồng hồ là lao động phức tạp. Người rửa bát là lao động giản đơn. + vì vậy trong cùng 1 thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. +để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. So sánh giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động - Giống: cả 2 quá trình đều có kết quả là dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. - Khác: Tăng năng suất lao động
  • 4. Tăng cường độ lao động Làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi Phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật Phụ thuộc nhiều vào tinh thần và thể chất cảu người lao động Gần như là 1 yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn Là yếu tố có “sức sản xuất” có giới hạn nhất định Câu 3: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Chứng minh tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt Chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biêu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có 1 tỉ lệ nhất định. Cơ sở của tỉ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây: + giá trị hàng hóa + giá trị của tiền + quan hệ cung – cầu về hàng hóa. Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong 3 nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả. - Phương tiện lưu thông
  • 5. + để làm ra chức nawg lưu thông hàng hóa thì cần phải có tiền mặt, trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới thì được gọi là lưu thông hàng hóa. + Qúa trình môi giới sẽ vẫn động theo công thức H-T-H, khi tiền làm môi giới giữa hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian lẫn không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. + tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hóa. + trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới dạng vàng thỏi, vàng nén và tiền đúc. Sau đó để quá trình lưu thông diễn ra 1 cách tiện lợi thì Nhà nước phải ban hành tiền giấy, buộc xã hội phải công nhận. - Phương tiện cất trữ. Tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cát trữ tiền là 1 hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền lưu thông thích ứng 1 cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít thì 1 phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. - Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triền đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiên mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu 1 khâu nào đó không thanh toán sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ được triển khai như sau: T= (G - GC – TK + Ttt)/N
  • 6. Trong đó: · T: số lượng tiền tệ cần lưu thông · G: tổng số giá cả của hàng hóa · GC: tổng số giá cả bán chịu Tk là tổng số tiền khấu trừ cho nhau Ttt là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại - Tiền tệ thế giới: thực chất là mở rộng 4 chức năng trên ra khỏi phạm vi 1 nước - Tiền tệ là 1 loại hàng hóa: tiền tệ là kết quả của quá trình lao động, đảm bảo đủ 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng - Tiền tệ là 1 loại hàng hóa dặc biệt: + tiền tệ thực hiện 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phuông tiện thanh toán và tiền tệ thế giới + tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Câu 4: Phân tích tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa với Việt Nam. Tác động của quy luật giá trị - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. + điều tiết sản xuất tức là điều hóa, phân bỏ các yếu tố sản xuất giữa các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Vd: Nếu ở nghành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào nghành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào nghành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở nghành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại chuyển sang đầu tư vào
  • 7. các nghành có giá cả hàng hóa cao + điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt. Như vậy, sự biến động giá cả thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn là tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tuc đẩy lực lương sản xuất xã hội phát triển + trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết của hàng hóa ở thế có lợi sẽ htu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. + để giành lợi thế tỏng cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất của xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. - Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát giàu, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó. Ý nghĩa: quy luật giá trị một mặt chi phối cho sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Ý nghĩa với Việt Nam:
  • 8. - Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế, tạo sự năng động, sáng tạo cảu thị trường VN, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hình thành những cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất và phát huy được thế mạnh của vùng lãnh thổ. Câu 5: Phân tích bản chất của tiền công tư bản chủ nghĩa. So sánh sự giống và khác nhau giữa hai hình thức tiền công cơ bản Bản chất của tiền công tư bản chủ nghĩa - Lao động không phải là hàng hóa vì: + nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư tiệu sản xuất thì sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán lao động + việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn đến 1 trong 2 mâu thuẫn về lý luận: · Thứ nhất: nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư; điều này phải nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản · Thứ 2: nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị + lao động là thực thể và là thước đo nội tại cảu giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động - Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động Hình thức biểu hiện đó đã gây sự nhầm lẫn vì nhũng thực tế: Ø Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản,
  • 9. do đó bề ngoài ta chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động Ø Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó barn thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái họ mua là lao động. Ø Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó alfm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động. So sánh - Khái niệm: Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công àm số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành - Giống: đều là hình thức tiền công, được trả cho giá trị của hàng hóa sức lao động, trả cho hao phí lao động mà người công nhân đã bỏ ra và giá trị thặng dư mà người công nhân tạo ra cho nhà tư bản. - Khác: Tiền công tính theo thời gian Tiền công tính theo sản phẩm Cách tính Tính theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn (theo giờ, ngày, tuần, tháng) Tính theo số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành trong 1 thời gian nhất định Ưu điểm
  • 10. Nhà tư bản dễ dàng thay đổi thời gian lao động của công nhân để phù hợp với tình hình thị trường nhằm thu lợi nhuận cao Giúp nhà tư bản quản lí, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn. Kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương hơn tạo ra nhiều sản phẩm hơn để thu được tiền công cao hơn Hạn chế Hiệu quả làm việc thấp, quá trình giám sát lao động khó khăn và tạo ra ít sản phẩm Khó thay đổi thời gian lao động của công nhân Câu 6: Vì sao nói: giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến trướng của giá trị thặng dư tương đối? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến trướng của giá trị thặng dư tương đối. - Giá trị thặng dư tương đối § Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần cảu người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất TBCN đã phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển san phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối. § Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao đông xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ Vd: giả sử thời gian lao động 1 ngày là 8h và nó được chia thành 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có nghĩa tỷ suất giá trị thặng dư là 100% Nếu công nhân chỉ cần 3h lao động đã tạo ra được 1 giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Thì tỉ lệ phân chia ngày lao động sẽ được thay đổi: 3h là thời gian lao động tất yếu và 5h là thời gian lao động thăng dư, vậy tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng từ 100% lên 166,67% § Muốn rút ngắn thời gian tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn giảm giá trị lao động
  • 11. phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong cách nghành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các nghành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liêu sinh hoạt đó - Giá trị thặng dư siêu nghạch § Cạnh tranh giữa các nahf tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. § Giá trị thặng dư siêu nghạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. § Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là nhanh chóng xuất hiện rồi cũng nhanh chóng mất đi. Nhưng xét trên toàn bộ xã hội tư banr thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. § Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng - So sánh giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu nghạch Giống: giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động ( giống nhau về bản chất) Khác: hình thức biểu hiện khác nhau Giá trị thặng dư tương đối Giá trị thặng dư siêu ngạch Dựa vào tăng năng suất lao động xã hội Dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt Do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được.
  • 12. Nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê Chỉ do 1 số các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản với công nhân làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản Ý nghĩa - Để sản xuất giá tị thặng dư nhà tư bản đã tìm mọi cách để bóc lột công nhân làm thuê như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư bản đã thực hiện cải thiện thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động giảm giá trị hàng hóa, đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu alf đảm bảo, sử dụng hiệu quả các nhân tố của sản xuất, mà trước hết alf sức lao động để tăng giá trị thặng dư. - Liên hệ với nước ta hiện nay: các doanh nghiệp có thể vận dụng những phương pháp giá trị thặng dư để kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, áp dụng kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tiến cách thức tổ chức quản lý nhằm thúc đầy nền kinh tế phát triển. Câu 7: Phân tích nguồn gốc thực chất và động cơ của tích lũy tư bản. Vì sao nói: toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra? Nguồn gốc, thực chất và động cơ của tích lũy tư bản: - Ví dụ về quá trình sản xuất TBCN Để sản xuất sợi, 1 nhà tư bản chi phí cho các yếu tốt sản xuất như mua 10kg bông hết 20$; mua sức lao động 1 ngày 8h là 5$; hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông thành sợi là 5$. Giả sử trong 4h đầu của ngày lao động, bằng lao động cụ thể của mình, người công nhân vận hành máy móc đó chuyển được 10kg bông thành sợi có giá trị 20$, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân đó tạo ra 1 giá trị mới là 5$, khấu hao máy móc là 5$. Như vậy giá trị của 10kg sợi là 30$. Nếu quá trình lao động bị dừng lại ở đây thì nhà tư bản không có lợi gì và người công nhân không bị bóc lột. Theo giả định trên, ngày lao động là 8h nên người công nhân tiếp tục làm việc 4h nữa. Trong 4h này, nhà tư bản chỉ cần đầu tư thêm 10kg bông hết 20$ và hao mòn máy móc hết 5$ để chuyển 10kg bông thành sợi. Quá trình lao động tiếp tục diễn ra và kết
  • 13. thúc quá trình này, người công nhân tạo ra được số sản phẩm sợi có giá trị là 30$ nữa. Như vậy, trong 8h lao động, người công nhân tạo ra lượng sản phẩm có giá trị bằng giá trị của 20kg bông thành sợi là 40$ + giá trị 2 lần khấu hao máy móc là 10$ + giá tị mới do sức lao động của công nhân tạo ra trong ngày lsf 10$. Tổng cộng là 60$ Trong khi đó nhà tư bản chỉ đầu tư 20kg bông có giá trị 40$ + hao mòn máy móc 2 lần là 10$ + mua sức lao động 5$. Tổng cộng là 55$ So với số tư bản ứng trước(55$), sản phẩm sợi thu được có giá trị lớn hơn 5$. 5$ này là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được - Nguồn gốc Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là 1 giọt nướ trong dòng sông của tích lũy tư bản mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân - Thực chất Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành 2 loại: · Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất được lặp đai lặp lại với quy mô như cũ. Đây là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ · Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô lớn hơn trước. Đây là đặc trưng của nền sản xuất lớn. Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của CNTB. Vì khát vọng không có giới hạn về giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. Như vậy, thực chất của tư tích luỹ tư bản đó là tư bản hoá giá trị thặng dư. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư. Nếu không có giá trị thặng dư thì nhà tư bản không có tích luỹ.
  • 14. - Động cơ Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB – quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xe đó alf phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. + Mục đích theo đuổi giá trị thặng dư: quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Muốn vậy, phải phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa cả chiều rộng và chiều sâu, phải tích luỹ tư bản. + Cạnh tranh và lợi nhuận: chiến thắng trong cạnh tranh và co nhiều lợi nhuận, các nhà tư bản phải tích luỹ tư bản. Nếu không có tích luỹ thì sẽ không có tư bản để đổi mới kỹ thuật để sản xuất phát triển. + yêu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học -kỹ thuật- công nghệ. Giải thích Tất cả của cải của giai cấp tư sản đều có được từ việc tích lũy dần dần giá trị thặng dư mà có giá trị thặng dư là do lao động của công nhân tạo ra, phần tư bản ứng trước chiếm 1 phần rất nhỏ trong toàn bộ tư bản. Vì vậy của cải của giai cấp tư sản có được là do lao động không công của công nhân tạo ra, công nhân làm việc không chỉ nuôi sống mình, nuôi sống nhà tư bản mà còn tạo điều kiện làm giàu cho nhà tư bản. Câu 8: Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động - Tư bản cố định Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng..., tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có 2 loại hao mòn là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình - Tư bản lưu động Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sức lao động… giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hóa được bán xong.
  • 15. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Căn cứ để phân chia: - Căn cứ vào phương thức chu chuyển Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành 2 bộ phận là tư bản cố định và tư bản lưu động SLĐ(V): tư bản khả biến TBSX C1: máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng TLSX(C): C2: Nguyên, nhiên vật liệu - Liên hệ với sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản bất biến (G) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất(nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) mà giá trị của nó được lao động cụ thể của người công nhân chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm mới, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Tư bản khả biến (V) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động trong quá trình sản xuất đã có sự thay đổi về lượng. Sự tăng lên về lượng do giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt. Khi được tiêu dùng thì nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Ý nghĩa: sử dụng tư bản có hiệu quả - Với tư bản cố định Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu
  • 16. hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh. - Với tư bản lưu động ü Thứ nhất: tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định, việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong 1 năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư trong năm tăng lên. ü Thứ 2: sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động 1 cách có hiệu quả cao. Đặc biệt, với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, sự đổi mới tiến bộ của thiết bị, công nghệ diễn ra hết sức nhanh chóng, thì việc giảm tối đa hao mòn tài sản cố định là đòi hỏi bức thiết đối với khoa học và nghệ thuật quản lý kinh tế.