SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 57
Đình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tòa đại đình của Đình La Xuyên, Ý Yên, Nam Định
Khuôn viên đình làng Vĩ Dạ, Huế
Cổng tam quan vào Đình Thổ Hà,Bắc Giang
Toàn cảnh Đình làng Mai Xá
Bài này nói về một công trình kiến trúc đặc thù tại Việt Nam; về công trình kiến trúc Á Đông cùng tên,
xem Đình (Á Đông).
Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp
của người dân.
Mục lục
[ẩn]
 1 Lịch sử
 2 Kiến trúc
 3 Các ngôi đình tiêu biểu
 4 Ảnh mộtsố đình ở Việt Nam
 5 Chú thích
 6 Xem thêm
 7 Liên kết ngoài
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm
1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượngPhật ở đình quán.
Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê
sơ và định hình vào thời nhà Mạc.[1]
Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng
vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành
hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian
thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu
chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.
Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]
Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình
khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu
lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có
được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ
thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[2]
Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang
trí và chạm khắc.
Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn
đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái
đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai
con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được
để trong đình để đánh vang lên theo nhịpngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của
làng.
Các ngôi đình tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]
 Đình Bảng, Bắc Ninh
 Đình Bát Tràng, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
 Đình Thổ Tang, Khu Bắc, Thị Trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
 Đình Tây Đằng, Hà Nội
 Đình Chu Quyến, Hà Nội
 Đình Thổ Hà, Bắc Giang
 Đình Phù Lão, Bắc Giang
 Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
Ảnh một số đình ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Châu Phú - Châu Đốc - An Giang

Đình Tân Lân - Đồng Nai

Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh

Đình Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ

Đình Yên Thành ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Bảng Môn Đình, Hoằng Lộc, Hoằng Hóa,Thanh Hóa.

Đình Thổ Tang - Vĩnh Phúc

Đình Nam Thanh,Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
ĐÌNH LÀNG – GƯƠNG MẶT KIẾN TRÚC CỔ VIỆT NAM
Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công cộng của làng quê thời
xưa, đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng) và họp việc làng.
Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn, to, thẳng tắp đặt trên những hòn
đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng
gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Vào mỗi dịp lễ, Tết, đình trở thành
trung tâm văn hóa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác
được thể hiện đầy đủ nhất.
http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhdongky.jpg Đình Đồng Kỵ
( Bắc Ninh)
Về mặt tạo hình, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, đình làng là gương mặt của nền kiến trúc Việt
cổ. Nó không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nàn
thời quân chủ, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc bởi ít phải
chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại sinh. Đặc biệt, qua một thời gian dài nghiên cứu, chắt lọc, người ta
còn phát hiện từ đình làng một kho tàng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam mà sự khéo
léo, tài tình của những người thợ được thể hiện trên từng nét vẽ, chạm khắc. Xét trên mặt bằng tổng thể,
trước đình làng luôn là ao đình (tròn hoặc bán nguyệt), tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ.
Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo đình làng mà các kiến trúc gia nước ngoài
thường gọi là “nền kiến trúc họa cảnh”. Tòa đình chính (đại đình) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi
kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ
bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật
của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa
mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế.
http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhlangViThuong-
PhuLy.jpgĐình làng Vị Thượng (Phủ Lý - Hà Nam)
Trước đình thường có một hồ nước trồng sen, hương thơm ngào ngạt. Đình làng còn là nơi trai thanh nữ
tú trong làng đến để hẹn hò tình yêu. Ngôi đình làng Việt Nam cổ kính, trang nghiêm, ẩn mình sau lũy tre
xanh mướt là một tác phẩm nghệ thuật của con người hòa nhập trong làng quê.
Kiến trúc đại đình có nét chung của nền kiến trúc gỗ phương Đông, dựa trên sự liên kết của các bộ vì.
Sức nặng của tòa nhà do cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy, tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà
chỉ làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió bão. Tuy nhiên, khác với các dân tộc khác, kiến trúc đình làng
Việt cổ là một không gian mở, mỗi khi làng có việc, cửa bích bàn bốn mặt đình được dùng làm bàn tiệc,
khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng.
http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinh_Dai_Bi.jpg Một góc đình
Đại Bái (Bắc Ninh)
Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp
hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu
như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là
hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước
điện thờ được chạm trổ khá công phu.
Cột trong nền kiến trúc cổ Việt Nam đều được làm bằng gỗ nguyên cây, không có cột nối, không sơn vẽ
và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau: kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết
trên (thượng rường - hạ kẻ). Kiến trúc đình Việt Nam trước thời Nguyễn thường chỉ sử dụng hai kiểu liên
kết: kèo lẻ và trên rường - dưới kẻ. Tuy nhiên, kiểu liên kết cổ nhất là kèo lẻ - một kiểu liên kết ta không
thấy trong nền kiến trúc Trung Hoa.
http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhlangKinhGiao-AnDuong-
HP.jpgĐình làng Khinh Giao (An Dương - Hải Phòng)
Ở đình làng, chúng ta rất dễ nhận ra hầu hết các thành phần kiến trúc đều được chạm khắc trang trí.
Ngoài các hình rồng, phượng, hoa lá, ta thường gặp trong nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng hình
ảnh những ngày hội làng, những khung cảnh lao động nhọc nhằn hay bức vẽ thể hiện tình yêu mẹ con,
chồng vợ và cả những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc thời phong kiến. Tất cả những điều ấy là dấu
ấn tuyệt vời cho các thế hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã thời
xưa, đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc cổ Việt Nam – một bản sắc văn hóa và lịch sử sâu sắc nhất.
Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và Trời
Đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành. Mùa xuân đến, sân
đình trở thành sân khấu hát chèo, hoặc để đấu vật, chọi gà, múa hát giao duyên. Xung quanh đình,
thường có những câ đa cổ thụ vẫy gọi chim về làm tổ, ríu rít âm thanh, có giếng nước rộng trong vắt để
làm nước ăn, nước uống và để các cô gái làng xinh đẹp đến soi gương làm duyên.
Nguồn gốc và chức năng đình làng Việt Nam
Thứ 6, ngày 8 tháng 11 năm 2013 - 16:5
Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu
một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu
tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm
văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội....
Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đến nay vẫn có
nhiều giả thuyết khác nhau. Từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là
vào thế kỉ II, thế kỉ III. Trong “Lục bộ tập kinh” của Khang Tăng Hội có
đoạn: “Đêm đến ông lặng lẽ chốn đi. Đi hơn trăm dặm vào nghỉ ở một ngôi đình
trống. Người giữ đình hỏi: “Ông là người nào”. Ông trả lời: “Tôi là người xin nghỉ
nhờ”... (Theo Hà Văn Tấn - Đình Việt Nam). Chi tiết “ngôi đình trống” trong đoạn
văn trên cho ta cơ sở khẳng định đó là trạm nghỉ chân dọc đường, còn chi tiết “người
giữ đình” cho ta giả thiết đó là ngôi đình là nhà công cộng của làng xã. Tuy nhiên,
giả thiết này còn thiếu chắc chắn.
Như vậy, đình trạm là hiện tượng phổ biến ít nhiều từ thế kỉ thứ II. Thời nhà
Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi vào trầu vua.
Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn
thư: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có đình trạm
đều phải tô tượng phật để thờ. Trước là tục nước ta, sau là vì nắng mưa nên làm
đình để cho người ta đi đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình
trạm” (Theo Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự - Đình Việt Nam).
Dưới thời nhà Lê, đình làng đã phát triển. Một sự kiện quan trọng dưới thời Lê
Thánh Tông đã được Hồng Đức thiên chính ghi chép lại về việc lập đình như
sau: “Người giàu đã bỏ tiền làm đình hay công đức làm chùa. Thế mà (người sau
giữ việc hậu) không biết đền đáp ơn đức, chỉ lừa người lấy của, chẳng bao lâu, tình
nhạt lễ bạc, quên cả lời đoan, sinh thói bạc ác hoặc bỏ cả giỗ chạp, không như đời
trước, hoặc là làm cỗ bàn không như khoán ước, hoặc năm thì trước năm thì sau,
không đúng tháng hoặc trẻ thì lạy lớn thì không, chẳng đồng lòng. Vậy con cháu đặt
hậu ở đình hay ở chùa mà thấy kẻ giữ ở hậu có trái lễ thì trình báo với nha môn để
thu lại tiền công đức” (Theo Hà Văn Tấn - Đình Việt Nam).
Đình có bia xưa nhất là đình Thanh Hà (Hà Nội), vốn xưa thuộc làng Thanh
Hà cổ, nay thuộc phố ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm. Bia đề năm Thuận Thiên thứ
3 (1433). Các cứ liệu trên cho phép ta khẳng định đình làng đã có từ thời Lê Sơ, đầu
thế kỉ XV. Những ngôi đình xưa nhất còn bảo tồn đến ngày nay đều có niên đại vào
thời nhà Mạc, thế kỉ XVI, đó là:
- Đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Nội) dựng năm Đại Chính thứ 2 (1531).
- Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) được ghi vào niên hiệu Sùng Khang
(1566 - 1577), nhiều người dự đoán vào năm 1576.
- Đình Phù Lưu (Tiên Sơn, Bắc Ninh), được dựng vào cuối thế kỉ XVI.
- Đình Là (Thường Tín, Hà Nội) dựng năm Diên Thành thứ 4 (1581).
- Đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) dựa vào phong cách kiến trúc và điêu khắc,
người ta dự đoán được dựng vào thế kỉ XVI.
Căn cứ vào tài liệu, bi kí, chúng ta có thể biết thêm về những ngôi đình được
dựng trong thế kỉ XVI. Bia đình Nghiêm Phúc (xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương) dựng năm Hưng Trị thứ 4 (1591) ghi rằng đình được làm vào niên hiệu Cảnh
Lịch (1548- 1553). Văn bia đình Đại Đoan (xã Đoan Bái, Gia Lương, Ninh Bình) cho
biết đình dựng năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành (1583)…
Về nguồn gốc đình làng cũng có nhiều ý kiến khác nhau và cũng chưa có giải
đáp chắc chắn. Có ý kiến cho rằng, đình vốn là hành cung của vua, được xây dựng
dành cho vua khi đi tuần thú, sau mới thành đình làng. Có ý kiến khác cho rằng, vào
thời Lý ở Thăng Long, người ta xây dựng những phương đình (có quy mô nhỏ) để
dán các thông báo của chính quyền, hoặc là nơi người ta tuyên đọc các văn kiện của
nhà vua. Sau đó, kiến trúc loại này tỏa về làng với chức năng như trụ sở hành chính
của làng. Một vài ý kiến khác cho rằng đình làng có thể bắt nguồn từ các kiến trúc
thờ thần đất và thần nước. Các cư dân Việt cổ trong tín ngưỡng bản địa, sùng bái
thần đất và thần nước che chở nuôi sống họ.
Đáng lưu ý là ở Tuyên Quang có đình Tân Trào và đình Hồng Thái được xây
dựng vào thế kỉ XX, thành hoàng làng được thờ là thần núi của làng. Theo nguyên lý
văn hóa “hóa thạch vùng biển” thì hai ngôi đình Hồng Thái và Tân Trào gợi cho
chúng ta về ngôi đình sơ khai đầu tiên của người Việt, kiến trúc khung gỗ, lợp lá cọ,
bộ mái lớn, xà thấp, kết cấu nhà sàn và thông thoáng tứ bề. Quy hoạch mặt bằng
hình chữ nhất, vì kèo bốn hàng cột. Tín ngưỡng thờ thần đất và nước biến đổi theo
thời gian, khi tiếp thu văn hóa phương Bắc thì thần đất, nước được khoác bộ áo của
thần thành hoàng Trung Quốc, từ đó biến thành hoàng làng Việt Nam.
Do vậy, đình làng với tín ngưỡng của nó có thể có nguồn gốc từ việc thờ thần
đất, nước, hai vị thần quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Trong tiến
trình lịch sử tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ mẫu, thờ sức
mạnh tự nhiên, và có phần ảnh hưởng không lớn lắm của đạo Phật, đạo Nho đã được
bổ sung tạo ra những biến thể phong phú của Thành Hoàng làng Việt Nam.
* Chức năng:
Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: Tín
ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức
năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quện với nhau đến mức
khó có thể phân biệt.
1. Chức năng tín ngưỡng:
Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị
vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào
Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng
cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành
Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng, xã thì nó
đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. Như vây, tín nguỡng
Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa
Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín
ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín
ngưỡng đa nguyên của Việt Nam.
Nguồn gốc của Thành Hoàng cũng rất phức tạp. Trước hết là các thần tự nhiên (thiên
thần hay nhiên thần) được thờ ở rất nhiều đình làng. Các vị thần này đều được khoác
áo nhân thần với các tiểu sử thế tục. Được thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy
Tinh (thần sông, thần biển), trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả.
Ngoài ra, các vị thần núi có tên như Cao Các, Quý Minh được thờ ở nhiều nơi. Các
thần núi ở địa phương, như: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng được tôn làm Thành
Hoàng làng.
Thành Hoàng làng thứ hai là các nhân thần. Các nhân vật lịch sử, như: Lí Bôn,
Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… Chiếm số đông trong các nhân
thần là những người ít nổi tiếng hơn như: Quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các tướng
của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng. Những vị thần này thực ra là các nhân vật
truyền thuyết, mang tính giả lịch sử hơn.
Thành Hoàng làng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, thờ
đá thời nguyên thủy...
Ngoài các vị thần, ở đình làng còn thờ những người có công khai phá đất mới,
lập làng, như: Hai hoàng tử thời Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương,
Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Cư Trinh … Ở miền Bắc thường gặp
ở các vùng ven biển dân làng thờ những người có công khai hoang lấn biển. Những
người gọi là “tiên hiền” là những người đến trước, “hậu hiền” là những người đến
sau tiếp tục công cuộc “khai canh, khai khẩn”. Thành Hoàng có thể là người xuất
thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần. Trong lễ hội,
người ta thường cử hành “hèm” để nhắc lại thần tích của các vị Thành Hoàng làng
này.
Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm
“hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình. Có người khi còn sống đóng góp cho làng
trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia
đá. Họ được “bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “hậu thần” và được làng hương khói
hàng năm.
Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta còn thờ tổ nghề gọi là “tiên
sư”. Trong miền Nam các “tiên sư” được thờ ở nhà hậu của đình làng, chỉ có một số
ít “tiên sư” được thờ ở chánh điện.
Tóm lại, các thần làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngưỡng đa
nguyên. Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông
nghiệp (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, các thần sức mạnh tự
nhiên…) với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và có phần ảnh
hưởng không nhiều của của đạo Phật và đạo Nho.
2. Chức năng hành chính:
Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành chính của
làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng,
từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh.
Chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh
Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần và các viên quan của Hội đồng hương
kì, kì mục. Cơ sở để giải quyết các công việc của làng được dựa vào lệ làng hoặc
hương ước. Hương ước là một hình thức luật tục. Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập
quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật nhà nước không thể bao quát
được.
Các làng đều có hương ước riêng với nội dung rất cụ thể khác nhau. Tuy
nhiên, hương ước làng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Những qui ước về ruộng đất: việc phân cấp công điền, công thổ theo định kì
và qui ước về việc đóng góp (tiền và thóc).
+ Qui ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy trì đê đập, cấm lạm sát trâu
bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa bãi.
+ Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong
làng. Việc xác định chức dịch trong làng nhằm hạn chế họ lợi dụng quyền hành và
thế lực để mưu lợi riêng.
+ Những quy định về văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng. Đó là những quy ước
nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm, dòng họ, gia đình, láng giềng, được duy
trì tốt đẹp. Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộng công vào việc sửa chữa, xây
dựng đình, chùa, điện, quy định về thể lệ tổ chức lễ hội, khao vọng, lễ ra làng, lễ nộp
cheo…
Hương ước còn có những quy định về hình phạt đối với ai vi phạm. Vi phạm
mức độ nào thì nộp phạt hoặc phải làm cỗ ở đình làng để tạ tội với Thành Hoàng
làng. Hình phạt cao nhất là bị đuổi ra khỏi làng.
Có thể nói, hương ước là một bộ luật của làng xã. Về cơ bản, hương ước
chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp, được hình thành lâu đời và nếu
được chắt lọc có thể phát huy những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống làng xã hiện
nay.
Với đặc điểm của tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã, hoạt động hành
chính và quản lí của làng xã được tiến hành có hiệu quả. Đình làng với tư cách là trụ
sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và sự cố kết cộng đồng trong
suốt chiều dài lịch sử của mình.
3. Chức năng văn hóa:
Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân
đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở
đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô
và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có
hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời
sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là: Phần lễ và phần hội:
+ Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng.
+ Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục,
thể thao. Nhưng trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh, gắn với
mục đích cầu mưa, cầu mùa. Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kì” vào các dịp
nông nhàn. Lễ hội phần lớn vào tháng Giêng, có nơi vào thành hai, tháng ba âm lịch.
Lễ hội thu thường vào tháng bẩy, tháng tám. Đó là hai lễ hội lớn, còn trong năm
người ta cúng lễ Thành Hoàng làng.
Lễ cúng Thành Hoàng làng trong khi mở hội có quy trình như sau:
- Lễ trộc dục: Lễ tắm tượng thần hay thần vị.
- Lễ tế Gia quan tức là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Nếu chỉ có thần vị
thì đặt áo, mũ lên ngai.
- Rước thân: Khi mở hội, người ta rước thần từ đền ra đình. Khi kết thúc hội thì
lại rước thần về đền. Ở nhiều làng, người ta thờ Thành Hoàng làng ngay trong đình.
Trongngày hội, người ta rước thần đi vòng quanh làng và quay về đình.
- Đại tế: Là lễ tế quan trọng nhất. Có một người đứng chủ trì lễ (chủ tế), còn
gọi là mạnh bái. Ngoài ra còn có hai hoặc bốn người bồi tế, hai người đồng xướng,
hai người nội tán, mười đến mười hai người chấp sự.
Sau buổi đại tế, người ta coi thần luôn có mặt ở đình nên các chức sắc và bô
lão phải thay nhau túc trực. Mở hội gọi là nhập tịch, hết hội gọi là ngày xuất tịch hay
còn gọi là ngày dã đám.
Sau phần tế lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí. Sân đình trở thành sân khấu
diễn xướng, ca hát. Ở những hội làng Bắc Bộ, sân đình thường có chiếu chèo, vùng
Bắc Ninh, Bắc Giang sân đình gắn với hội hát quan họ.
Mỗi địa phương có trò chơi khác nhau, thỏa mãn con người với nhiều nhu cầu
như: Nhu cầu tâm linh (các trò chơi gắn với cầu mưa, cầu mùa, cầu ngư...), nhu cầu
cộng cảm, nhu cầu thể hiện sức mạnh, sự tài trí. Các trò chơi gắn liền với nghi lễ cầu
mưa, cầu mùa, như: Cướp cầu, kéo co, đua thuyền…
Cho đến nay, cúng đình và lễ hội vẫn là hình thức sinh hoạt cộng đồng tiêu
biểu ấn tượng nhất của làng xã. Trong sinh hoạt tín ngưỡng đó, người dân vẫn tin
vào sự phù hộ của các vị thần trong mùa màng và đời sống. Hội làng ở đồng bằng
Bắc Bộ sau một thời gian bị đứt đoạn đã có sự phục hồi nhanh chóng, chứng tỏ dân
làng vẫn có nhu cầu về tâm linh. Điều đó cũng chứng tỏ sức sống bền bỉ của tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.
Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Những nhân
tố tự nhiên và xã hội đã hình thành nên làng, một cộng đồng làng, lối sống làng.
Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một
bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính
cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà
thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.
Thắng Trần
ộ Việt Nam
Biểu tượng con thuyền và dấu ấn sông nước
trong kiến trúc đình làng Bắc Bộ Việt Nam
THỨ TƯ, 15 THÁNG 1 2014 04:44 PHẠM THU HẰNG
Search
Đình làng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một hình ảnh gắn bó sâu sắc với không gian mỗi làng quê Việt Nam.Không chỉ
đẹp về hình khối kiến trúc, đình làng còn là nơi tích hợp những biểu tượng văn hóa mang đặc trưng vùng nông
nghiệp lúa nước. Dấu ấn văn hóa của vùng sông nước cùng với hình ảnh con thuyền từ lâu đã ngấm vào văn hóa
của người Việt Bắc Bộ từ lời ăn, tiếng nói,nếp tư duy, ứng xử cũng như tục ngữ, ca dao tới những biểu hiện sinh
động trong kết cấu, các thành phần kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc và cả những sinh hoạtvăn hóa đình làng lại là
mộtsáng tạo riêng trong nghệ thuật kiến trúc Bắc Bộ Việt Nam.
Yếu tố sông nước, con thuyền trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của người Việt
Nói đến đặc trưng không gian văn hóa của người Việt, điểm nổi bật được nhiều nghiên cứu nhấn mạnh chính là vai
trò của sông nước do đặc điểm lãnh thổ tạo nên.
Với đặc điểm bờ biển dài, chạy dọc phía đông đất nước cùng với hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt, có thể
nói yếu tố nước có một vai trò quan trọng trong mọi mặtđời sống của người Việt, hình thành sắc thái đa dạng của
văn hóa vật chất lẫn tinh thần nơi đây. Với Bắc Bộ, mộtvùng đất thấp, mưa nhiều,nguồn sống chính dựa vào nông
nghiệp lúa nước, chi phối hoạtđộng sống của con người, định hình nên đặc điểm sống,sinh hoạt,tư duy, tín
ngưỡng văn hóa riêng của người Việt. Sống trong môi trường sông nước đã định hình cho người Việt cổ một
phương tiện đi lại thuận tiện, thích ứng với môi trường, đó là giao thông đường thủy. Các nhà khảo cổ đã khai quật
được những con thuyền buồm có niên đại cách nay trên 4.000 năm ở thềm lục địa Đông Nam Á. Và trên thực tế, các
phương tiện giao thông trên sông nước do người Việt tạo ra thực sự phong phú, đa dạng: bè, mảng,xuồng, thúng,
ghe, nóp,thuyền… Ngay cả những cây cầu giúp qua lại các địa hình sông rạch,kênh suối của người Việt cổ cũng
khá đa dạng: Cầu khỉ, cầu tre, cầu dừa, cầu dây, cầu treo, cầu gỗ, cầu đá...
Con kìm trên mái Đình
Đây chính là nguyên nhân khiến cho giao thông đường bộ, do gốc văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp bị khống
chế, không phát triển được. Mỗi làng là mộtvương quốc độc lập, tự trị, tự cung tự cấp đã giới hạn việc di chuyển xa
của người dân. Điều này tạo nên mộtdiện mạo riêng của làng xã Việt Nam,mọi quan hệ giao thương, buôn bán đều
lấy bến sông làm nơi giao dịch,cho nên không lạ gì khi các đô thị Việt Nam hiện nay đều tồn tại bên cạnh mộtdòng
sông:Vân Đồn, Phố Hiến,Hội An...Trong lịch sử Việt Nam đã cho thấy sự hình thành các đô thị cổ đều là những
thương cảng sông biển : Việt Trì, Hà Nội với sông Hồng,Thanh Hóa với sông Mã, Huế trên sông Thương….Một
trong những đặc điểm của đô thị Việt Nam khác với đô thị của Trung Quốc cũng như mộtsố nước trong khu vực
chính là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc đô thị với sông hồ tự nhiên.
Đời sống dựa vào nền nông nghiệp lúa nước đã tạo nên tâm thức về nước trong cả cộng đồng người Việt. Trước hết
nước được mong chờ cho việc sinh hoạt, sản xuất : “ Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống,lấy ruộng tôi cầy, lấy
đầy bát cơm”... Nước trở thành những chuẩn mực, là đối tượng so sánh mọi mặttrong đời sống “Chếttrong còn hơn
sống đục” “ Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm,ai đo cho tường” “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè
hà tiện”...
Sông nước và con thuyền không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà nó còn mở rộng không gian đến một
số nước Đông Á. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa,sông nước có thể được coi là hằng số địa lý chung tạo nên
dấu ấn quan trọng trong bản sắc văn hóa,dân tộc của các nước trong khu vực. Những trang trí trên trống đồng l à
yếu tố rất cơ bản,chứng tỏ mối liên hệ nguồn gốc giữa chúng với nền văn hóa khu vực. Mô típ nhà sàn mái võng,
đầu đao cong vút uốn cong hình thuyền là hình ảnh kiến trúc gốc rễ và phổ biến ở mộtsố nước Đông Á. Hìn h người
hóa trang lông chim,hình thuyền trên tang trống là những hình ảnh ngày nay vẫn tìm thấy trong các phong tục lễ hội
của người Indonesia,nghi thức đưa tang của người Dayak..., trong đề tài trang trí trên vải của người Java. Đó la ̀
mẫu số chung của nền văn hóa Đông Á được mệnh danh là văn hóa hình thuyền mà người
Việt vốn là một thành viên.
Do đặc điểm cư trú là vùng sông nước nên ngôi nhà của người Việt cũng gắn liền với môi trường đó. Dạng thích hợp
nhất là nhà sàn,vừa cao ráo, thoáng mátlại tránh được lũ lụt hàng năm.Nhà sàn là kiểu nhà rất phổ biến ở nước ta
ngay từ thời Đông Sơn. Không chỉ thích nghi với miền sông nước mà cả cho vùng núi như nhà của nhiều tộc người
Tây Nguyên. Một số những ngôi đình làng thế kỷ XVI, XVII, XVIII hiện vẫn còn lưu giữ sàn đình như Đình Chu
Quyến, Đình Mông Phụ, Đình Bảng... Không chỉ với thế giới người sống mà cả ở thế giới người chết trong quan
niệm và nghi thức của người Việt cũng thể hiện rõ yếu tố sông nước, con thuyền. Ngay từ thời Đông Sơn người ta
đã tìm thấy những chiếc mộ hình thuyền có chôn người chết cùng đồ tùy táng. Và thế giới bên kia theo quan n iệm
của người Việt và mộtsố tộc người như Êđê, Gia Rai... cũng được hình dung là mộtvùng sông nước (chín suối),
muốn đến đó phải đi bằng thuyền đưa linh. Do vậy trong nghi thức tang ma của người Việt ở một số nơi còn tục
chèo đò đưa linh,tiền đi đò cho người chết. Những hình thuyền trên trống, thạp đồng Đông Sơn được xem là tương
đồng với mộtsố tộc người Dayak, Java xưa phản ánh hình ảnh những con thuyền đưa linh hồn người chết về thế
giới bên kia như mộtqui luậtcủa tự nhiên nối tiếp nhau bất tận.
Đình Chu Quyến, Hà Tây
Biểu tượng con thuyền và dấu ấn sông nước thể hiện trong kiến trúc đình làng Bắc Bộ
Trong kiến trúc cổ Việt Nam,đình làng là biểu tượng tập trung nhấtcủa làng về mọi mặt:hành chính, tôn giáo,văn
hóa, tinh thần, tình cảm.Sự vượng phát của mộtlàng phụ thuộc vào đình làng, vì vậy ngôi đình được tạo n ên với tất
cả tình cảm, niềm tin của dân làng. Là kiến trúc gỗ lớn nhất, ngôi đình làng Bắc Bộ là công trình tiêu biểu cho nền
văn hóa mang đậm truyền thống nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, hình ảnh con thuyền và dấu ấn sông nước đã đượ c
biểu hiện sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng thông qua ngôn ngữ hình khối và kết cấu kiến trúc, qua đó thể hiện đầy
đủ quan niệm,tín ngưỡng,văn hóa dân tộc.
Kiến trúc Đình chi phối sâu sắc đời sống người dân với quan niệm ăn sâu trong niềm tin,nếp nghĩ “Toét mắtlà tại
hướng đình, cả làng toét mắtchứ mình em đâu”, vị trí, hướng đình có ý nghĩa quyết định vận mệnh của cả làng.
Đình do vậy thường được dựng ở những vị trí đẹp,hợp với quan niệm phong thủy - Thường là nơi cao ráo trong
làng,quay mặthướng Nam hoặc Đông Nam.Trong đó, yếu tố nước rất được coi trọng, nhằm tạo sự hài hòa âm
dương. Với những làng ven sông,bao giờ đình cũng được chọn xây dựng ở nơi bờ lõm của khúc sông,bên bồi của
đất với ý nghĩa nước là nguồn gốc của sự sống,sông hồ là nơi tụ thủy, tụ linh,tụ phúc.
Ấn tượng đầu tiên cũng như sau cùng khi nhớ về ngôi đình chính là bộ mái đình với những đầu đao cong vút. Sự
tương phản giữa độ dốc, vẻ nặng nề chiếm 2/3 cả chiều cao ngôi đình của mái đình tương phản với tám đầu đao
thanh thoát uốn cong tạo dáng bay lên là mộtxử lý tinh tế của người xưa. Nếu nhìn từ xa, đặc biệt trong nhữn g mùa
mưa lũ, với những làng ven sông,ngôi đình chẳng khác gì một con thuyền trên sông nước.Tác giả Trịnh Cao Tưởng
còn có mộtliên tưởng thú vị khi ông đứng nhìn mái đình từ các góc đao uốn cong tỏa sang hai bên gợi lên hìn h ảnh
chiếc thuyền rồng đang rẽ sóng,còn những lớp ngói vảy cá trên mái đình như hình ảnh của sóng nước. Từ những
cảm nhận đầu tiên đó, tác giả Trịnh Cao Tưởng đi tìm những chứng cớ cho hình tượng con thuyền trên kiến trúc
đình làng.Ông đã tìm thấy quan niệm về con thuyền trong kiến trúc đình làng ở làng Hồi Quan, Tiên Sơn, Bắc Ninh...
Cũng theo tác giả Trịnh Cao Tưởng, kết cấu của mộtngôi đình Bắc Bộ nói chung tương tự kết cấu của một con
thuyền ba khoang gồm có ba bộ phận chính lòng thuyền, trung tâm của thuyền nơi thấp nhấtdùng để hàng và chở
khách. Mũi và đuôi thuyền có ván ghép hai mạn lại,dưới có sạp ván là nơi đứng của người cầm chèo. So sán h với
kết cấu của mộtngôi đình ta thấy có sự tương đồng.Các gian trong một ngôi đình dù nhiều hay ít đều tuân theo
nguyên tắc lấy gian giữa làm trung tâm và đối xứng đăng đối hai bên.Do vậy gian giữa chính là nơi đặt gian thờ
Thành Hoàng và các đồ thờ quan trọng, cũng là nơi được trang trí lộng lẫy, nghiêm trang với hoành phi,câu đối,cửa
võng... Đây cũng nơi duy nhấttrong đình không lắp ván sàn mà để trống. Với những ngôi đình cổ, thường để đấ t nện
với ý nghĩa âm dương giao hòa, vạn vật sinh sôi.Chỉ từ hai gian bên của đình mới được lắp ván sàn theo hình thức
từ thấp đến cao dần ra phía ngoài,xác định vị trí cao thấp của các chức sắc trong làng xưa kia. Một loạt các bộ phận
kiến trúc đình đều gắn với từ tàu - thuyền như: tàu mái,mũi tàu, dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu... Chiếc xà gỗ nối
hai đầu cột cái trong lòng đình cũng có tên gọi liên quan đến sông nước, đó là cái “ quá giang” mà nghĩa của từ quá
giang chính là sang sông.Ngoài ra còn phải kể đến những mảng chạm khắc về cảnh chèo thuyền cũng khá phong
phú, đa dạng trên chạm khắc kiến trúc đình làng như chèo thuyền hái hoa đình Tây Đằng,đua thuyền đình Cam Đà -
Hà Tây ... với cách chạm giàu tính biểu hiện phần nào phản ánh sinh động sinh hoạtngười dân vùng sông nước.
Gắn với không gian đình làng,có mộtsinh hoạtvăn hóa khá điển hình đó là chiếu chèo trước sân đình. Khi ng hiên
cứu về nguồn gốc của Chèo sân đình và mối quan hệ không thể tách rời giữa nghệ thuật chèo với không gian kiến
trúc đình làng Bắc Bộ có nhiều ý kiến khác nhau.Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan thì “Chèo” sân đình
có nguồn gốc “Chèo thuyền” gắn với nghi lễ hát chèo đò, chèo thuyền đưa linh hồn người chết về thế giới tổ tiên.
Như vậy cùng với kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, chiếu chèo sân đình đã phản ánh sự gắn bó cội nguồn giữa hát
chèo - con thuyền - ngôi đình. Biểu tượng thuyền không chỉ gắn với đình làng Việt mà còn gắn với ngôi nhà của
người dân vùng Nam Trung Bộ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng, người Việt ở Phú Yên gọi lễ đổ nền nhà
và định nơi đặt đá, kê chân cột là “Lễ định vị con thuyền”
Kết cấu dạng nhà sàn đình
Giá trị của nghệ thuật kiến trúc đình làng với biểu tượng con thuyền, sông nước.
Có thể thấy kiến trúc cổ Việt Nam thực sự đã kết tinh được trong nó những giá trị sáng tạo đặc sắc cả về vật chất
cũng như tinh thần, trong đó đình làng là mộtkiến trúc tiêu biểu. Tuy chiếm lĩnh một không gian nhỏ nhưng giá trị sử
dụng và giá trị thẩm mỹ lại vượt ra ngoài giới hạn đó.
Đình làng biểu tượng cho tính cộng đồng (một kiến trúc công cộng,bỏ ngỏ, thường xuyên không có người,nơi giải
quyết việc làng, thực hiện đầy đủ chức năng,hành chính, tôn giáo,tuy linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi đời
thường. Kiến trúc đình làng do vậy được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể cho đến kích thước từng bộ phận,vừa đạt
được mộttổng thể hình khối đẹp, vừa đáp ứng việc sử dụng thuận tiện trong sinh hoạtcộng đồng lại hợp với môi
trường sống.Đó là mộtkiến trúc hoàn toàn thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của mộtvùng nhiệt đới, nóng ẩm
mưa nhiều.Kết cấu dạng nhà sàn đình vừa cho thấy sự kế tiếp học hỏi từ dạng nhà sàn thời Đông Sơn, lại có tác
dụng tránh ẩm thấp, lụt lội,cao ráo, mát mẻ cho việc tụ họp đông người trong cái khí hậu nóng bức. Mái đìn h lớn
thấp, chiếm 2/3 chiều cao đình tạo cho không gian luôn mátmẻ,tránh nắng xiên khoai, cũng như thoát nước nhanh
trong những trận mưa bão. Tuy nhiên,để giải quyết vấn đề thẩm mỹ của bộ mái,mái đình bốn chiều giao nhau tạo
bốn đầu đao cong vút, nét thanh thoát, bay bổng cho công trình. Mặt khác, lối cấu trúc bốn mái tạo cho việc quan sát
từ hướng nào đến đình cũng như nhìn chính diện.Đình có kết cấu mộng,là một kiến trúc không cần dùng đế n một
chiếc đinh nào vậy mà vẫn tạo sự liên kết bền chặt, linh hoạt. Đình có kết cấu khung gỗ, vì kèo, toàn bộ sức nặng
dồn vào cột, đặt thẳng xuống chân tảng bằng đá chôn dưới đất. Kết cấu này có tác dụng không cần móng bằng
gạch, chống động đất, mối mọt, nếu vận chuyển, đổi hướng của đình chỉ cần xoay, thậm chí di chuyển sang địa điểm
khác mộtcách dễ dàng. Qua kiến trúc đình làng, ta còn thấy quan niệm hài hòa âm dương của người phương Đông
nói chung và người Việt Nam nói riêng được thể hiện rõ nét. Theo quan niệm trong kiến trúc những gì nổi trên mặt
đất (như công trình kiến trúc) thuộc dương và ngược lại trũng xuống, chìm xuống thuộc âm (hồ nước...).
Yếu tố âm dương kết hợp hài hòa tạo ra sự đối lưu về không khí. Mặt nước trước mặtcông trình vừa tạo một tấm
gương cho kiến trúc soi bóng,vừa tạo không gian mátmẻ,cảm giác thư thái. Nó cũng tạo ra mộtcảnh quan rộng
thoáng cho việc tổ chức lễ hội.Hài hòa âm dương cũng thể hiện ngay trong kết cấu mộng của ngôi đình. Mộng
vuông (+) tra vào lỗ tròn, rỗng (-) làm cho sự liên kết giữa các thành phần kiến trúc vừa linh hoạt vừa bền chặt. Cách
lợp ngói đình cổ xưa cứ mộtviên sấp lại một viên ngửa thường gọi là ngói âm dương cũng là mộtcách thức tạo liên
kết bền chặt, và thẩm mỹ. Như vậy, với dạng kiến trúc nhà sàn,dựa trên toàn bộ hệ thống cột, vì kèo gỗ vững chãi
đẹp về hình dáng thượng thu hạ thách, đỡ toàn bộ hệ thống mái, xung quanh không xây tường mà dùng ván bưng,
đố vừa thoáng mátvừa tháo lắp dễ dàng thuận tiện cho không gian thờ cúng cũng như sinh hoạtđông người.
Giá trị đặc sắc của kiến trúc đình làng chính là đã tích hợp trong đó những biểu tượng, hình ảnh biểu trưng cho văn
hóa nông nghiệp lúa nước, gắn với môi trường sông nước. Đình làng đã tạo dựng được mộtngôn ngữ hình khối
chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, cũng như triết lý về cuộc sống,trở thành mộtbiểu tượng đẹp trong không gian
văn hóa làng cũng như trong tâm thức mỗi người dân Việt.
Bởi vậy không ngạc nhiên khi hình ảnh ăn sâu trong tâm trí những đứa trẻ nông thôn là những chiếc diều tre bồi giấy
cong như mái đình. Những chiều hè, những con diều cong cong lắc lư trên không như những chiếc thuyền đang lướt
trên sóng nước...
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Cương (2006),Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, NXB Văn hóa – Thông Tin.
- Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc học, Hà
Nội.
- Nguyễn Văn Kự, Hà Văn Tấn (1998), Đình Việt Nam,NXBThành Phố Hồ Chí Minh
- Đặng Thị Phong Lan ( 2000),“Hình thuyền-mộtbiểu tượng kiến trúc cổ Việt Nam”,Tạp chí Kiến trúc, số 02 (82),
- Trần Ngọc Thêm (1997),Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,NXB Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, NXB Mỹ thuật.
- T.S Mai Bá Ân, Ám ảnh của văn hóa sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam,tài liệu mạng
TS. Đặng Thị Phong Lan
VẺ ĐẸP ĐIÊU KHẮC, KIẾN TRÚC ĐÌNH
LÀNG VIỆT
Mỗi làng Việt Nam đều có mộtngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng.
Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước;
hoặc một thần sông,thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu
quái,đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người,mọi nhà. Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp
của dân làng,là ngôi nhà công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá,nếp sống
của làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần
nghiêm ngặtvới các thành viên của làng.
Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi.
Phân bố các gian của đình thường là 3 gian,hoặc 5 gian,tuỳ theo khả năng làng to nhỏ, giàu nghèo.Mái đình lợp
ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay. Hoặc theo
kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên. Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài
hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng chạy suốtlà hoa chanh, hay hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt
(hoặc chầu mặttrời). Tường bao xây bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa (còn gọi là hồ
áo), quét vôi trắng. Nhìn gần, ngôi đình có độ thấp với mái ngói hơi nặng, nhưng nhìn xa lại có vẻ bề thế, thanh thoát
bởi độ cao vừa phải,vừa với tầm kích con người Việt Nam nên nó thân mật, không tạo khoảng cách xa lạ, hoặc uy
hiếp chủ nhân như những giáo đường phương Tây có gác chuông cao nhọn chọc thẳng lên trời. Trước ngôi đình
thường có giếng nước hoặc hồ nước - ao làng - theo thuyết phong thủy âm dương hoà hợp. Hồ thường thả sen,hay
súng,tới mùa hương hoa toả thơm mát dịu. Nằm trong khuôn viên kiến trúc còn có tam quan - cổng đình, có mái lợp
ngói hoặc là bốn trụ có trang trí kiến trúc đứng lộ thiên. Góp phần vào vẻ đẹp kiến trúc, còn có những cây cổ thụ -
như đa, muỗm - tỏa bóng mátxuống công trình. Màu trắng của tường vôi, màu nâu đỏ của ngói hoặc gạch trần, hoặc
rêu phong,màu xanh của lá, mặtphẳng thoáng của nước hồ ao như tấm gương soi lớn phản chiếu cảnh vật, nhân
đôi chiều cao công trình... Tất cả hợp thành hoà sắc bức tranh làng quê thân thuộc, êm đềm,đầy chất trữ tình:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
“Làng ta phong cảnh hữu tình
Con sông uốn khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi...”
(Ca dao).
“Ngày nay dù ở nơi xa
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu giấc mơ màng
Hiện lên với bóng cổng làng trong tre” (Bàng Bá Lân. Thi nhân Việt Nam).
Niên đại sớm nhấtvề ngôi đình làng mà các nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật biết được là vào thế kỷ thứ 16,
thời Mạc. Đó là ngôi đình làng Lỗ Hạnh,thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang,còn ghi rõ năm làm đình “Sùng
Khang thứ 10” (1576, Mạc Mậu Hợp). Trước đó, qua nhiều năm nghiên cứu di tích, các nhà lịch sử mỹ thuật của
Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,Bảo tàng lịch sử Việt Nam chưa phát hiện được ngôi đình nào sớm
hơn, ngoài mộtsố đồ gốm cổ Bát Tràng - như Bình thờ, đèn thờ, lư hương có ghi các niên hiệu Diễn Thành, Hưng
Trị, Đoàn Thái, Hồng Ninh... thời Mạc Mậu Hợp. Từ đây, các hoạ tiết trang trí trên chất liệu gỗ và gốm được xem là
những đặc điểm cơ bản, điểm tựa của mỹ thuật Mạc, làm tư liệu để so sánh,đối chiếu đặng tìm ra những phong
cách điêu khắc trang trí kiến trúc tương đồng trên gỗ ở mộtsố công trình kiến trúc khác. Một loạt những bộ phận
điêu khắc trang trí kiến trúc ngôi đình (chùa) còn sótlại, đã được liệtkê, tìm ra dấu vết thời Mạc - như Đình Tây
Đằng,chùa Bối Khê (Hà Tây nay thuộc ngoại thành Hà Nội), chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Bà Tấm (Gia Lâm,Hà
Nội)... là những dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt là đồ án trang trí con rồng, con phượng và một số loại hình văn hoá khác
nữa.
Nhưng thật may mắn,ngược bến thời gian, chúng ta còn thấy được ngôi đình làng sơ khai,nguyên thuỷ còn ghi lại
khá rõ trên mặttrống đồng Ngọc Lũ của nền văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá) thời các vua Hùng dựng nước, cách
ngày nay từ 2300 - 2500 năm về trước. Đó là “ngôi nhà hình thuyền, mái cong có sàn”.Đem so sánh,ta thấy rất gần
với ngôi đình làng mái cong có sàn hiện đại.
Lịch sử còn ghi lại,thế kỷ 16 là thời kỳ mở đầu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.Để
giành quyền thống trị, các dòng họ phong kiến cầm quyền không ngớt tàn sátlẫn nhau. Đến thế kỷ 18 thì những
cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, đỉnh cao là thắng lợi vang dội của phong trào Tây Sơn do người anh hùn g
áo vải Nguyễn Huệ cầm đầu. Khi người nông dân được giải phóng, làm chủ vận mệnh của mình thì nghệ thuật của
họ cũng được giải phóng trong lao động sáng tạo. Cũng vẫn những con Rồng,con Phượng vốn được xem như
những con vật thiêng đại diện cho quyền uy và sự kiêu sa của vua chúa, giờ đây dưới nhãn quan của người nghệ sỹ
dân gian, nó đã được tái tạo ra khác hẳn.Nó không còn giữ vẻ trang nghiêm đến khô cứng, cầu kỳ, rối rắm. Với cái
nhìn mới,Rồng mẹ,Rồng con - quấn quít, chan hoà cùng nhau trong cuộc sống (xin xem những con “Rồng ổ” ở các
đình như Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Quyến (Sơn Tây) cuối thế kỷ 17... Cũng như vậy những
con Phượng vốn mang vẻ đẹp kiêu kỳ, tượng trưng cho sắc đẹp quyền quý của các Bà Hoàng,bỗng trở thành như
một“mái gà” ấp ủ đàn con (xin xem “Phượng mẹ và đàn con”, tượng tròn, đình Chu Quyến, Sơn Tây, cuối thế kỷ 17).
Cùng cách nhìn ấy, những con Lân,con Ly (con Nghê) trong bộ “Tứ Linh” cũng trở nên chan hoà, thân thiện như mọi
con vật trong đời sống tự nhiên của chúng;không còn vẻ trang nghiêm cách bức nữa:
“...Bốn cửa anh chạm bốn dê
Bốn con dê đực chầu về tổ tông
Bốn cửa anh chạm bốn rồng
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo
Bốn cửa anh chạm bốn mèo
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà
Bốn cửa anh chạm bốn hoa
Trên là hoa sói,dưới là hoa sen...”(Ca dao - Thợ mộc Thanh Hoa).
Cùng với những con Rồng,con Phượng,con Lân, con Ly, con Rùa,thay vào đó còn có cả một rừng đề tài nói về lao
động,sinh hoạtnhà nông - như cày trâu, cày voi, đả hổ, đốn củi, gánh con... Đặc biệt là những trò vui trong lễ hội
dân gian của làng - như hát chèo, gẩy đàn,chèo thuyền, đấu vật, chọi trâu, đánh đu, đánh cờ, chọi gà, bơi chải,đá
cầu, chuốc rượu... Và không ít những đề tài nói về quan hệ tình yêu nam nữ - như Thiếu nữ tắm ở đầm sen, Nam nữ
chòng ghẹo nhau ở đầm sen (Chàng trai giơ con rắn nước lên hù doạ người con gái);hoặc cảnh Tự tình (Người con
trai đưa tay bóp vú, người con gái mình trần, e lệ vội cầm lá sen che ngực)... Rất hồn nhiên,mộc mạc, bản năng
nhưng cũng không vì quá tự nhiên mà họ kém phần tế nhị, thiếu nữ tính. Bởi các Tiên nữ tắm (khoả thân) ấy sau khi
lên bờ các nàng đã vội vàng Yếm thắm lưng trần nép vào nhau,sau luỹ tre đầy măng mọc che chở. Một bản năng
sinh tồn rất tự nhiên còn mang chútbóng dáng của đời sống nguyên thủy xa xưa vọng về sau luỹ tre làng.Nó đã
thấm sâu vào máu từng thành viên cư dân nông nghiệp nguyên thuỷ cho đến ngày nay, trong tiềm thức và vô thức
của họ. Một kho Lưu trữ, nói theo ngôn ngữ tâm sinh lý - phân tâm học.
Về cách nhìn nghệ thuật, sau khi người nghệ nhân dân gian được giải phóng,đúng như nhận xét đầy hàm xúc của
nhà nghiên cứu, học giả, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung (Giám đốc Viện Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam) đã viết: “Khi mà hệ tư tưởng phong kiến thống trị, nghệ nhân ở thôn xã chỉ lắp lại những tác phẩm kinh điển và
những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình: Rồng,Phượng, Lân,Rùa cứng nhắc trong tư thế oai nghiêm,
giống hệt như những tượng thần, tiên, thể hiện theo những mẫu nước ngoài.Nhưng khi những phong trào nông dân
ít nhiều lay chuyển xã hội truyền thống thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ... Đời sống thâm nhập trong nghệ thuật lại
giúp cho nghệ thuật thoát khỏi những mẫu mực ước lệ về nội dung cũng như về hình thức, không một con vật nào,
không mộtnhân vật nào,không mộtcảnh nào hoàn toàn giống nhau từ bức chạm này đến bức chạm khác,mặc dầu
cùng thể hiện một đề tài. Tác phẩm tuy vô danh vốn bộc lộ cá tính của tác giả, ảnh hưởng ngoại lai biến mất, nghệ
thuật mang hoàn toàn tính chất nhân vật”
Về mặtkỹ thuật và nghệ thuật “Người thợ chạm ở làng xã, từ thuở nhỏ đã quen đục chạm gỗ, nhưng vẫn là một
nông dân vì anh ta tham gia mọi việc đồng áng.Nhát chạm dứt khoát, chắc tay, nhưng nguồn cảm hứng lại rất chân
thật, không phải là chân thật một cách sơ khai không đạt tới nghệ thuật, mà là chân chất của nghệ sĩ lớn, tươi mátvà
sinh động,kết quả một quá trình hấp thụ, cố kết cao độ giữa những tình cảm sâu xa với những hình thức biểu hiện.
Nghệ sĩ chạm gỗ như người ca sĩ hay nhà thơ ở làng xã khi hứng lên, diễn tả bằng ngôn ngữ hàng ngày những điều
rất bình thường, nhưng rất xúc động lòng người.Những tác phẩm ấy phản ánh lên tất cả vẻ đẹp, chứa đựng mọi
hương thơm của quê hương và Tổ quốc. Những nhà điêu khắc ấy không chạm trổ theo mẫu mà theo cuộc sống.
Những cảnh tượng diễn đi diễn lại xung quanh họ, ngày này qua ngày khác, mùa này qua mùa khác, năm này qua
năm khác, in vào tâm khảm nghệ sĩ những nét không thể xoá, vì thế cuộc sống đi thẳng mộtcách hầu như tự nhiên
vào tác phẩm nghệ thuật, giải phóng nghệ sĩ khỏi những quan niệm phong kiến thống trị”.
Đó là chưa kể những đồ thờ “tự khỉ” mỹ thuật thủ công dân gian - như ngai,khám,tượng chân dung Thần Thành
Hoàng;cửa võng, Hương án, hạc thờ, bát bửu, lư đỉnh tam sự, thất sự. Về hội hoạ, còn phải kể đến tranh thờ màu
nước vẽ trên tường, hoặc tranh sơn ta vẽ trên trần đình, nội cung, trên cột, trên tang trống... Với những đề tài quen
thuộc như “văn võ vinh quy”, “long vân”, “long quấn thuỷ”... Tất cả đều mang vẻ đẹp rực rỡ sắc màu,hoặc vàng son
choáng rộng,đúng với cách nhìn và cách nghĩ gần gũi của người nghệ nhân dân gian - dân tộc truyền thống “Đẹp
vàng son ngon mậtmỡ”.
Cả mộtrừng tác phẩm,tưởng như phàm tục mà tráng lệ, huy hoàng,không chỉ trang trí ở đình làng mà còn có ở
chùa làng “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Rõ ràng chỉ với nguồn cảm hứng tôn giáo,không đủ sức dập tắt hơi
thở mãnh liệtcủa cuộc sống bình dân thâm nhập vào nghệ thuật. Tiếc vì khí hậu nhiệtđới nước ta quá khắc nghiệt,
cộng với sự tàn phá của chiến tranh liên miên - đặc biệt trong cải cách ruộng đất, do vô ý thức, chưa nhận thấy tầm
quan trọng của các di tích lịch sử quý báu đó, không ít đình chùa làng đã bị huỷ hoại thật đáng tiếc. Đã thế, mộtthời
gian dài không ít học giả, trí thức, do mắc mưu thực dân thống trị, lại có khuynh hướng coi nghệ thuật phẩm dân gian
“Nôm na là cha mách qué”,chỉ lặp lại các sinh hoạtcũng như các kiểu thức điêu khắc trang trí kiến trúc cũ kỹ giống
nhau mà thôi. Hoặc coi chốn đình chung chỉ là nạn “xôi thịt” tranh giành ngôi thứ. Một sự thực không thể chối cãi.
Nhưng sự thực khác còn lớn hơn nhiều là người trí thức Việt Nam yêu nước luôn mặn nồng với tình cảm quê
hương, dân tộc, nguồn cội.Mà ngôi đình làng chính là biểu tượng trường sinh,bất tử của ý thức đó. Cuộc triển lãm
chuyên đề Điêu khắc gỗ dân gian đình làng Việt Nam thế kỷ 16, 17, 18 vào đầu năm 1972 của Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam và Viện Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội là những đóng góp lớn lao, có tiếng nói cảnh tỉnh và tầm
quan trọng qua việc pháthiện, tập họp khá thành công cả một kho báu mỹ thuật cổ dân tộc - dân gian độc đáo mà
bấy lâu hầu như chưa có nhà nghiên cứu cổ học nghệ thuật nào biết đến,hoặc biếtmà vẫn xem thường.
Ngót thế kỷ thực dân Pháp thống trị, không ít các học giả, nghệ sỹ phươngTây dưới sự bảo trợ của trường Viễn
Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), đã đến nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật Việt Nam,trong đó không ít những nhà khảo cổ
học nghệ thuật, dân tộc, lịch sử,kiến trúc... Nổi bật là ba nhà nghiên cứu Maurice Durand,Louis Bazacier,Henri
Oger. Ông M.Durand nghiên cứu tranh dân gian Việt Nam,đã xuất bản cuốn sách gần 500 trang với 2 lần tái bản và
nhận Bằng Tiến sỹ dân tộc học nghệ thuật tại Pháp, ông L.Bazacier nghiên cứu kiến trúc cổ, kiêm giảng viên lịch sử
mỹ thuật Việt Nam và thế giới tại trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội,đã hai lần xuất bản sách về mỹ
thuật cổ Việt Nam.Ông H.Oger nghiên cứu sinh hoạtViệt Nam truyền thống qua hàng ngàn tranh khắc gỗ thuê nghệ
nhân dân gian Việt Nam thể hiện. Nhưng tiếc thay hết thảy đều chưa phát hiện được kho tàng điêu khắc giàu có tập
trung của 3 thế kỷ, từ Trung Du đến Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Tuy nhiên trước đó họ có nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn Việt Nam.Nhưng
hầu hết các quan điểm của họ đều gán cho mỹ thuật cổ Việt Nam không phải là bản địa, hoặc đã chịu ảnh hưởng
của nền mỹ thuật cổ Trung Hoa thuộc các thời Hán, Đường,Tống... Cụ thể như ông Bazacier đã gán cho mỹ thuật
chùa Phật Tích, quê hương nhà Lý, là mỹ thuật đời Đường thời Cao Biền thế kỷ thứ 9 mà họ gọi là mỹ thuật Đại La
do Cao Biền xây dựng(?!). Mặc dù những đồ đá chạm rồng và đặc biệt những viên gạch đào được còn ghi rõ niên
đại xây dựng chùa và tháp là “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (tức làm chùa vào năm thứ 4 triều
Lý Thánh Tông (1057).Ngày nay qua các đợt khai quật di tích thành Thăng Long những đầu rồng đất nung đào
được cũng như trụ đá chạm rồng Thăng Long tìm thấy ở Ngọc Hà, Quần ngựa - Hà Nội trước đó thuộc thời Lý, đem
so sánh với những đầu rồng bằng đá tìm thấy ở chân tháp Phật Tích chúng giống hệt như nhau. Có khác chăng,chỉ
khác ở chỗ đất nung và đá mà thôi.
Ngày nay, với tuyên bố long trọng và nghiêm cẩn của các nhà lãnh đạo đứng đầu các quốc gia, rằng “Hãy bảo vệ sự
tồn tại, bền vững và khác biệt các nền văn hoá của các dân tộc trên hành tinh của chúng ta” (Tuyên bố
Johannesburg đầu thập niên thế kỷ 21), thì chúng ta càng nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của nền văn
hoá nghệ thuật truyền thống Việt Nam,trong đó có kho tàng điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ dân gian - dân tộc đình
chùa làng Việt Nam là mộtđóng góp rất mực tự hào. Nó có sức nặng và thuyết phục về nghệ thuật sáng tạo, độc
đáo với kho báu tinh hoa nghệ thuật thế giới. Nó đã đóng góp tiếng nói đa dạng, chững chạc về văn hoá - nghệ thuật
của Việt Nam với cộng đồng nhân loại trong thời đại giao lưu- hội nhập - phát triển toàn cầu hoá đối với các châu lục.
Chính vì vậy mà gần đây các nhà nghiên cứu nước ngoài đã xác nhận vai trò quan trọng, tích cực của mỹ thuật cổ
Việt Nam.Chúng ta đã tổ chức không ít các triển lãm mỹ thuật cổ dân tộc và ấn hành những ấn bản mỹ thuật cổ,
cùng với đồ dùng sinh hoạtdân gian truyền thống đưa đi triển lãm quốc tế tại Pháp, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển... và một
số trung tâm Đại học Hoa Kỳ đã được giới trí thức và công chúng yêu nghệ thuật các nước phương Tây đánh giá
cao và hưởng ứng nhiệtliệt.
TRẦN THỨC
KIẾN TRÚC VIỆT NAM
Kiến trúc Việt Nam
Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước.
Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ "bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam
chích quái). Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa.
Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn
trên cọc thấp. Lọai nhà sàn này tồn tại đến ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng
đồng bằng.
Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng thành đắp đất theo hình xoắn ốc, phù hợp
với địa hình, sông hồ.
Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian.
Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúc chùa.
Đời nhà Lý
Nhà Lý, vào thế kỷ 11, trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến thống nhất
của dân tộc, đã mở ra một cục diện mới cho sự phát triển kiến trúc.
Kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12) nhìn chung có 5 loại hình kiến trúc chính thống
là: thành quách, cung điện, lâu đài, chùa tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc
nhà ở dân gian.
,br>Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4
tầng. Văn hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp.
Điện Kính Thiên-Hoàng Thành
Thăng Long
Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện
(thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch,
ngói); phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam. Phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà
sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với kiến trúc cung đình.
Đời nhà Trần
Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và thành quách.
Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa
Thái Lạc (Hưng Yên).
Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở
thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau:
Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện. Mỗi
nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng và chắc chắn. Sân trong, vườn
hoa, cây cảnh... góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống, thể hiện
quan niệm vũ trụ Á Đông.
Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối các nhà tạo nên một hệ thống không gian mở
cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ nóng. Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là
chính.
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các
cổng khá đồ sộ.
Đời nhà Lê
Đầu thể kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hình
phát triển chính là cung đình và lăng mộ.
Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, có
những thành tựu mới. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa,
kỹ thuật xây dựng tháp và trang trí tượng.
Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiến trúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả
cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánh ghen, đấu vật
v.v.. Chùa Bút Tháp-Bắc Ninh
Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc
quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảng và chùa Tây Phương.
Đời nhà Nguyễn
Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà Nguyễn
chuyển vào Huế. Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số công trình văn hoá
như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cư mới ở Hà Nội.
Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếu là thành quách,
cung điện và lăng tẩm. Nền văn hoá Việt Na m ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc nhà vườn,
khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội.
Kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống về các mặt công năng
mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất, cấu trúc phong cảnh.
Khuê Văn Các-Hà Nội
Kiến trúc cận đại và hiện đại
Cuối thế kỷ 19, kiến trúc đã thể hiện sự du nhập phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hoá
Pháp và văn hoá Á Đông.
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ.
Đã ra đời nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới. Có những công
trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.
Nói chung kiến trúc ngày nay bao gồm bốn mảng lớn: thiết kế nội thất, thiết kế kiến
trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng. Hiện nay
những vấn đề về phát triển tự phát đô thị, bảo vệ di tích kiến trúc trong khung cảnh
cơ chế thị trường, chiến lược xây dựng nhà ở đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết.
Nhà Hát
Lớn-Hà Nội
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - 15/09/2009
Kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ là sự tiếp nối liền mạch của kiến trúc
dân gian truyền thống Việt Nam và đạt đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc dân tộc. Ở
những ngôi đình sớm nhất TK XVI còn lại đến ngày nay như Thụy Phiêu, Lỗ Hạnh, Tây
Đằng... chúng ta đã nhận thấy ở đó “có cấu trúc hết sức hoàn chỉnh. Từ những dấu
tích chiều cao của sàn cho đến chiều cao của gác thờ, chiều cao của giọt gianh... tất
cả đều nói lên rằng loại hình kiến trúc này đã trải qua những thời gian dài ứng
nghiệm thử thách mới có được tỷ lệ thích hợp như vậy”(1).
Bezacier, học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu về nghệ thuật Đông Nam Á,
nhận xét: “Trong số các biểu hiện nghệ thuật thì kiến trúc vốn là miếng đất hoạt
động thông dụng nhất và đặc thù nhất của trí tuệ Việt Nam”. Dù chưa khẳng định nét
đặc sắc bản địa của kiến trúc đình làng, Bezacier cũng công nhận: ”Đình làng trung
tâm toàn bộ hoạt động xã hội Việt Nam thời cổ, cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng của
phong cách kiến trúc Trung Hoa”(2).
Kiến trúc đình làng từ TK XVI đến TK XIX đầu XX, đã hình thành, phát triển và
thoái trào theo thời gian. Với độ dài thời gian như vậy, chúng ta có độ lùi nhất định
để có thể rút ra một số đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc
Bộ.
1. Đặc trưng của nghệ thuật kiếntrúc đìnhlàng
Tính chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất
Kiến trúc đình làng từ TK XVI, chỉ với một tòa đại đình đã thể hiện tính chỉnh thể
toàn vẹn và thống nhất, hợp thành từ những bộ phận có kết cấu phức tạp. Bộ khung
gỗ chịu lực, với hàng trăm cấu kiện liên kết bằng mộng theo không gian ba chiều,
như: cột cái, cột quân, cột hiên, bộ vì, các con rường, các xà, dầm...tạo thành bộ
khung hình hộp - một tổ hợp với cấu trúc hợp lý và khoa học; thành phần bao che
công trình: hệ mái, với kỹ thuật chồng đè với hoành, rui, mè, ngói; hệ thống ván
bưng, tảng kê chân cột...
Tất cả các bộ phận từ chính đến phụ, từ đơn giản đến phức tạp, từ to lớn như
cột cái đến nhỏ bé như cái then tàu, đều liên kết chặt chẽ, hợp lý và bổ sung cho
nhau để tạo thành ngôi đình làng.
Với quan niệm của người Việt, ngôi đình làng là một thực thể sống động và linh
thiêng. Do vậy, ở đình làng chứa đựng sự hài hòa giữa các yếu tố âm dương. Đó là số
gian của đình bao giờ cũng lẻ: 3, 5, 7... (= dương); số hàng cột của vì kèo bao giờ cũng
chẵn: 4 hoặc 6 (= âm). Các bộ phận của khung gỗ được liên kết bằng mộng, phần gờ
lồi của cấu kiện này khớp vào phần lõm của cấu kiện khác cũng được cho là tuân
theo nguyên tắc âm - dương.
Ngôi đình là yếu tố dương, thì phía trước đình thường là sông hoặc hồ, ao,
giếng - yếu tố âm... Hài hòa âm - dương là một chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất của
thiên nhiên đã được áp dụng vào kiến trúc đình làng - một chỉnh thể toàn
vẹnvà thống nhất của văn hóa, do con người tạo ra.
Theo thời gian ngôi đình làng được bổ sung thêm nhiều hạng mục kiến trúc khác
như hậu cung, tiền tế, tả vu, hữu vu, cột biểu hoặc cổng tam môn... thì các công năng
của nó không phá vỡ chỉnh thể của cảnh quan kiến trúc, mà liên kết, bổ sung, tiếp nối
với tòa đại đình để tạo nên một tổng thể kiến trúc đình làng. Trong bố cục mặt bằng,
tòa đại đình vẫn là thành phần chính. Các hạng mục kiến trúc khác không lấn át, che
khuất tòa đại đình, mà chỉ là những thành phần phụ trợ. Tính chỉnh thể toàn vẹn và
thống nhất của kiến trúc đình làng còn thể hiện ở chỗ có sự liên kết hợp lý giữa các
mặt đối lập, tương phản lẫn nhau như: mảng lớn - mảng nhỏ, đặc - rỗng, chính - phụ,
cao - thấp... của ngôi đình làng.
Tính đăng đối
Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam nói chung và kiến trúc đình làng nói
riêng đều tuân theo nguyên tắc tính đăng đối.
Tổ tiên người xưa của người Việt là người Phùng Nguyên đã nắm vững qui luật
đối xứng trong trang trí hoa văn. Với tư duy trừu tượng cao, người Phùng Nguyên đã
sử dụng nhiều kiểu đối xứng như: đối xứng gương (các nhà sinh học còn gọi là đối
xứng lưỡng trắc), đối xứng trục (hay đối xứng quay), đối xứng tịnh tiến.
Thật ra, trong nghệ thuật cổ Việt Nam, với tính dân gian đậm đặc, nó không đạt
tới sự đối xứng toán học, mà chỉ là sự đăng đối và do đó sinh động hơn.
Tính đăng đối chi phối toàn bộ kiến trúc đình làng. Từ qui hoạch cảnh quan đến
mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của các khối kiến trúc. Các thành phần kíến trúc được
bố cục cân xứng qua một trục. Trên qui hoạch mặt bằng, đường “thần đạo” nằm trên
đường trục đó. Nó xâu chuỗi một loạt hạng mục kiến trúc từ hồ (ao hoặc giếng), cột
biểu (hoặc nghi môn) bình phong đến hai dãy tả vu, hữu vu, tiền tế, tòa đại đình, hậu
cung.
Tính đăng đối với bản chất của nó là sự lặp lại có qui luật và chính nó tạo ra một
đơn vị họa tiết, mang tính chất trang trí. Tính đăng đối tạo nhịp điệu, làm cho ngôi
kiến trúc trở nên giàu tính trang trí, tác động đến thị giác tạo ấn tượng thẩm mỹ.
Tính đăng đối của kiến trúc cũng tác động đến cảm giác, tạo sự ổn định, bền
vững, thể hiện nhu cầuthường hằng của cư dân nông nghiệp.
Cân bằng ổn định và linh hoạt
Ở trong môi trường khí hậu có sự thay đổi với biên độ lớn và thất thường như
bão lụt, hạn hán, nắng nóng, lạnh giá... thì nhu cầu thường trực của con người là
sự cân bằng ổn định. Chỉ có như vậy mới có điều kiện để tồn tại và phát triển. Các
loại hình kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, trong đó có kiến trúc đình làng
đều có xu hướng phát triển chiều ngang, như bám chặt xuống đất tạo thể cân bằng
ổn định. Bộ mái lớn, đồ sộ xòe rộng che kín ngôi kiến trúc, vừa tránh mưa hắt có thể
làm hại chân công trình, như dân gian nói: “nước mưa cưa trời”, vừa có thể chống
chọi với những cơn gió giật thường xảy ra ở đồng bằng làm tốc mái công trình.
Bộ khung cột đình to lớn, nặng nề (chu vi cột cái của đình Cao Thượng, Bắc
Giang là 2,14m, cột cái của đình Chu Quyến, Hà Nội là 2,50m), chịu lực của toàn bộ
sức nặng bộ mái tác động từ trên xuống theo chiều thẳng đứng. Do liên kết theo kiểu
hình hộp, nên ngôi đình có thể chịu được lực tác động theo chiều ngang. Ngôi đình
làng có khả năng chống chịu với những cơn địa chấn tốt hơn rất nhiều so với các
công trình kiến trúc hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Kiến trúc đình làng có mô thức cân bằng ổn định để chế ngự thiên nhiên khắc
nghiệt, đồng thời môi trường thiên nhiên cũng đòi hỏi con người phải linh hoạt để
thích ứng với nó. Toàn bộ kiến trúc đình làng được liên kết bằng mộng, theo nguyên
lý lắp ghép, rất động và linh hoạt. Khi cần phải thay thế một bộ phận bị hư hỏng cũng
thuận tiện mà không ảnh hưởng đến toàn bộ. Nhiều ngôi đình đã nâng cao hàng mét
(gọi là kiệu đình) để tôn nền chống lụt như đình Chèm (Hà Nội), đình Thổ Hà (Bắc
Giang)...
Kiến trúc đình làng với đặc trưng cân bằng, ổn định và linh hoạt là hệ quả của
thế ứng xử của cư dân đồng bằng Bắc Bộ đối với môi trường sống, vừa chế ngự, hạn
chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều
kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển.
Tầm thước và giản dị
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chính quyền trung ương tập quyền có khả
năng tập hợp lực lượng cho chiến tranh chống ngoại xâm, nhưng khó tập trung được
sức người, sức của cho việc xây dựng những công trình to lớn. “Xã hội Việt không có
tầng lớp quý tộc rõ rệt với những đặc quyền, đặc lợi về sản xuất, về ruộng đất. Công
xã nông thôn không bị phá vỡ cơ cấu mà chỉ bị làm biến đổi từng mặt. Xã hội Việt là
tập hợp các làng - những tế bào độc lập đứng cạnh nhau. Chính nền kinh tế làng xã
phân tán cũng khiến người Việt không đủ điều kiện tạo dựng được những công trình
kiến trúc to lớn”(3),
Đối với người Việt, cư dân trồng lúa nước mà động tác lao động sản xuất chủ
yếu là cúi xuống đất, thì ngôi đình làng đã là to lớn, đồ sộ lắm. Nhưng ngôi kiến trúc
đó dài thường không quá 30m, rộng không quá 15m, giọt gianh nhà dân thường là 4
thước đến 5 thước, thì ở đình làng từ dạ tàu xuống mặt nền thường từ 6 thước 5
đến 7 thước (mỗi thước là 2 gang tay, hoặc 40cm). Nhiều ngôi đình diềm mái còn xà
thấp nữa, chỉ đến 1,90m tính từ cạnh dưới dạ tàu, như đình Quang Húc (Hà Nội).
Đình làng có kích thước to lớn vừa đủ, phù hợp với tầm thước người Việt về mặt
nhân chủng học.
Tính tầm thước và giản dị của kiến trúc đình làng thể hiện ở tỷ lệ tương quan giữa ngôi đình làng
và cảnh quan thiên nhiên, giữa các bộ phận của từng cấu kiện với kiến trúc đình làng. Ngôi đình làng đã
đạt độ chuẩn giữa các tương quan ấy, tạo hiệu quả thẩm mỹ về sự hài hòa đẹp mắt. “Mặt đứng, mặt
bằng và mặt cắt đình Chu Quyến được tổ hợp bởi các hình tam giác đều (có góc 600
) và tam giác vuông
đồng dạng(có các góc vuônglà 900
, 600
và 30”(4).
Bezacier nhận xét mối quan hệ giữa ngôi đình và cảnh quan: “Ít khi người Việt
Nam chú ý xây dựng công trình theo chiều cao; ngược với Tây phương, người Việt
Nam xây dựng công trình theo kiểu phát triển và trải rộng chúng trong những không
gian rộng lớn mà ở đó... ở cuối lối đi ấy thường sẽ xuất hiện giữa những mặt hồ đầy
nước và lung linh ánh sáng, hình ảnh soi bóng một công trình mái cong đồ sộ, cột gỗ,
vách gỗ và chính trong những mặt hồ đó, công trình như được bay bổng lên”(5).
Từ xa nhìn vào, cũng như nhìn từ phía trong ngôi đình, nhìn chung ngôi đình
làng cho ta cảm giác với ấn tượng giản dị và ấm cúng. Bộ mái lớn mà hiền hòa, thời
gian ngả mầu rêu. Tất cả các cấu kiện gỗ đều để mộc, không sơn phết cầu kỳ như
kiến trúc Trung Hoa (trừ một số ít đình 4 cột cái gian giữa được sơn son để tạo sự
linh thiêng và thường được sơn vào đời Nguyễn). Bên cạnh những đầu dư, rường
cánh, bẩy, cốn, cửa võng... được chạm trổ công phu, còn lại các cột, xà, kẻ, hoành,
rui... đều để trơn.
Đình làng, còn gọi là “nhà việc” gắn với đời sống nơi thôn dã, có những tỷ lệ, kết
cấu và công năng phù hợp với những chức năng và những nhu cầu “thực dụng” của
những người nông dân Bắc Bộ.
Hòa hợp với thiên nhiên
Kiến trúc đình làng là công trình to lớn nhất ở làng, nhưng nó không vượt trội,
phá vỡ cảnh quan xung quanh. Từ việc chọn vị trí, hướng của đình làng, người ta
luôn chọn những giải pháp để tận dụng, khai thác những lợi thế của thiên nhiên và
hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ thiên nhiên, khí hậu.
Bezacier nhận xét: “Cái đặc tính Việt Nam trong nghệ thuật kiến trúc của họ chính là
ở cái chất cơ bản về phong cảnh của nó, mà đặc điểm này được bắt nguồn từ nguyên
tắc “phong thủy”, một nguyên tắc hài hòa không thể thiếu được giữa công trình và
phong cảnh thiên nhiên đó và nếu như trong tự nhiên còn thiếu cái hài hòa đó thì
bàn tay nghệ nhân phải tạo ra nó”(6).
Ngôi đình làng hòa đồng và “đối thoại” với thiên nhiên. Ở những ngôi đình cổ
TK XVI-XVII, xung quanh thông thoáng để thiên nhiên ùa vào trong đình. Bộ mái đình
lớn có tác dụng điều hòa vi khí hậu, không gian đình để ánh sáng chan hòa vào bên
trong, luồn lách phản chiếu và làm nổi rõ những mảng chạm khắc trên các cấu kiện
của kiến trúc. Thiên nhiên trong nghệ thuật chạm khắc nối liền với thiên nhiên xung
quanh ngôi đình. Các cây cối cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao
bọc lấy ngôi kiến trúc, tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời cây cối
lại trang điểm cho đình làng thêm đẹp đẽ và ấm cúng.
Ngôi đình làng là nơi con người tìm thấy sự gắn bó, hòa điệu với thiên nhiên,
cũng như tìm thấy sự đồng cảm con người với conngười.
2. So sánh kiếntrúc đìnhlàng với kiếntrúc cổ Trung Hoa
Trong kiến trúc đình làng, các cột có tiêu chuẩn to, mập và chắc chắn, “đầu cán
cân, chân quân cờ”. Mái đình lớn, nặng, xà thấp, có xu hướng che chân công trình
(vừa tránh mưa, vừa tránh nắng trực xạ), chiếm 2/3 chiều cao của đình, mặt mái dốc
và phẳng. Cấu tạo mái theo kiểu “tàu đao, lá mái”. Phổ biến loại một tầng bốn mái.
Mái lợp ngói mũi hài, lợp 2 lớp (ngói chiếu và ngói phủ), để tránh cuồng phong làm
tốc mái, đồng thời làm cho ngôi đình ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Kiến trúc cổ Trung Hoa, sản phẩm của vùng bình nguyên khô ráo, các cột có xu
hướng thanh nhã và thon mảnh, cột có nhiều loại: tròn, vuông hoặc bát giác. Mái
Trung Hoa nhẹ, đầu mái thẳng, thường chiếm 1/2 độ cao kiến trúc, để lộ thân công
trình. Mặt mái không dốc lắm và hơi cong lõm. Mái kiến trúc cổ Trung Hoa khá phổ
biến kiểu “mái hạ, mái thượng”, chồng diêm tám mái. Mái có cấu tạo dựa trên kết
cấu “tầu hộp” và hệ “đấu củng” nhiều tầng lớp và chi tiết. Mái được lợp bằng ngói
ống, hoặc ngói âm dương và chỉ lợp một lớp.
Màu sắc công trình cũng có nét khác biệt. Đình làng Việt Nam có màu tự nhiên,
mộc mạc, rêu phong cổ kính của mái ngói, nguyên sơ của gỗ. Công trình kiến trúc có
xu hướng trầm, mộc mạc, hướng nội như bị hút xuống đất và lẫn vào không gian
cảnh quan. Kiến trúc Trung Hoa có màu rực rỡ của sơn (thường là màu đỏ) ở cấu kiện
gỗ, màu men vàng, xanh của ngói ống. Công trình duyên dáng, uyển nhã, có xu
hướng nổi bật, hướng ngoại, cầu kỳ.
Do có sàn đình, cho nên thềm và nền đình làng Việt Nam thường ít được chú
trọng chăm chút và thường thấp hơn thềm và nền của kiến trúc Trung Hoa. Nền đình
gian giữa thường không lát gạch, các gian còn lại đều lát ván sàn. Kiến trúc đình làng
là kiến trúc mở, để thoáng xung quanh. Do vậy, ngôi kiến trúc gần gũi với con người,
toát lên tính dân chủ. Chạm khắc của đình làng cũng nhiều và phong phú hơn kiến
trúc chùa đền Trung Hoa. Điêu khắc đình làng làm cho các kết cấu gỗ trở nên mềm
mại, uyển chuyển, không gian kiến trúc trở nên sinh động hơn. Đặc biệt, chạm khắc
đình làng không chỉ có trang trí kiến trúc, mà chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử,
dân tộc học, nghệ thuật học...
Thềm và nền của kiến trúc cổ Trung Hoa được chú trọng hơn. Nền thường được
xây lát bằng gạch, thềm được bó lát bằng đá, gạch. Các chùa đền Trung Hoa có tính
khép kín bằng hệ thống tường vách bao quanh. Điêu khắc trang trí kiến trúc cũng hạn
chế hơn.
Sự khác biệt giữa kiến trúc đình làng với kiến trúc cổ Trung Hoa được thể hiện
qua bảng sau:
TT Thành
phần
kiến trúc
Kiến trúc đình làng
Việt Nam
Kiến trúc cổ
Trung Hoa
1 Cột To - mập - tròn Nhỏ - thon - tròn,
vuông, bát giác
2 Mái Thấp - nặng - cong
=2/3
chiều cao công trình.
Phổ biến loại 1 tầng 4
mái.
Cao - nhẹ - thẳng = 1/2
chiều cao công trình.
Phổ biến loại 2 tầng 8
mái
3 Cấu trúc
mái
Mặt mái dốc thẳng
“tầu đao, lá mái”
Mặt mái hơi cong lõm
“tầu hộp, hệ đấu
củng”
4 Nền, thềm Thấp Cao
5 Màu sắc
công trình
Trầm - tự nhiên Rực rỡ - nhân tạo
6 Ngói Mũi hài, lợp hai lớp,
không phủ men
Ống, lợp một lớp,
phủ men nhiều màu
7 Chạm khắc Nhiều Hạn chế
8 Quan hệ
với cảnh
quan
Hòa hợp, lẫn vào cảnh
quan
Tương phản, nổi bật
trên cảnh quan
9 Kiến trúc Mở, có sàn Khép kín, không có sàn
Nghệ thuật kiến trúc đình làng đồng bằng Bắc Bộ đạt đỉnh cao của kiến trúc
truyền thống dân tộc, có nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Qua ngôi đình làng
lịch sử, có thể nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua
thời gian.
_______________
1. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân, Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, 1993,
Hà Nội, tr.40.
2, 5, 6. Theo Nguyễn Đức Thiềm, Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nxb Xây
dựng, Hà Nội, 1996, tr.134, 135.
3, 4. Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr.329.
Chùa Keo Duy Nhất
Đây là ngôi chùa cổ lớn nhất Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 21, tính về số gian: 17 tòa, 128 gian trên diện
tích 5,8ha. Chùa có kiến trúc cao rộng chứ không thấp, tối như nhiều chùa cổ khác. Vì thế những tòa
chính điện to bằng cỡ những tòa đại đình. Chùa cũng có những chạm khắc tinh xảo và giàu sức sống.
Chùa nằm ở cạnh đê sông Hồng, xung quanh là ba bốn nhà thờ. Chùa có lớp lang theo lối tiền Phật hậu
Thánh, thờ Sư Không Lộ (Nguyễn Minh Không), ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam.
1. Tam quan nội. Chùa có hai tam quan, bên ngoài là một tòa kiểu chữ nhất mái cong không xây tường
bao. Tam quan nội có vẻ đẹp bình dị, lại gần thì rất xinh xắn do tỉ lệ cân đối. Sinh viên kiến trúc khi học
môn cơ sở kiến trúc có một bài vẽ mặt bên tam quan này. Hai bên tam quan còn có hai cửa ngách xây
bằng gạch
2. Cánh cửa tam quan nội. Đây có lẽ là cánh cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.
Chủ đề chính chỉ là hai con rồng nhưng những trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây sinh động
làm cho tấm gỗ như gấm. Thêm vào nữa là cánh cửa khá l ớn (cao 2m), mặc dù nhìn từ xa thì tòa tam
quan không lớn lắm. Cánh cửa này gần đây được đền Đô copy lại làm cửa tam quan mới.
3. Sau tam quan nội là đến một bãi rộng, rồi đến tiền đường. Tòa nhà năm gian hai chái to như cái đình,
hai bên là giải vũ. Vẻ nhịp nhàng và hoàn thiện của các tòa nhà khiến chùa Keo trông rất bõ công để
thăm viếng.
4. Hai tấm bia ở hai bên tòa tiền đường là hai tấm bia tuyệt đẹp với chạm khắc lộng lẫy cả bốn diện. Đặc
biệt, bia đứng trên những cánh sen xếp lớp thay vì rùa.
Trên mỗi cánh sen lại có hoa văn tinh xảo. Thời gian làm mòn đi nhiều nhưng vẫn thấy vẻ tuyệt tác.
5. Tòa trung đường lại theo lối không có mái đao mà hai đầu hồi lại có giá kèo hai tầng (gọi là giá roi).
Những chống chéo ở đây có lẽ làm cho hệ bảy hiên vuông góc đỡ cứng. Chú ý là ngày xưa dùng đinh sắt
có mũ hình bông hoa thị (những cái đinh đóng ván gỗ diềm đầu hồi). Công trình vừa mộc mạc nhưng lại
"ăn chơi" - những chỗ "mềm" của kết cấu gỗ đều có trang trí chạm khắc. Trong khi đó, song cửa đơn
giản với hàng song đan mau và vách bưng ván lụa âm dương. Vì thế vẻ đẹp có sự tự hào của kẻ biết
chơi.
6. Những cái chống chéo rất công phu, và những tầng tầng lớp lớp khối gỗ kê lên nhau cho thấy dựng
được cái mái này là cả một nghệ thuật. Vì những khối gỗ khá to, chứ không chẻ nhỏ như mái của Tàu.
Nhìn lại gần mới thấy những song cửa cũng không vuông đơn thuần: ở đoạn giữa, chúng được bào vát
lượn góc cho nhỏ lại.
7. Tòa thiêu hương. Kiến trúc cổ nằm giữa cây xanh nên mang vẻ rất thanh nhàn. Tổ hợp trang trí trên
mái nhuần nhuyễn và buông mảng lớn cho diện mái và tường vách gỗ bên dưới.
8. Tiếc là không còn lưu đủ ảnh để làm ví dụ, nhưng ở trong chùa có những góc nhỏ xinh thế này. Không
hoa mỹ bằng Bút Tháp nhưng có cái vẻ khỏe mạnh của nét đơn giản.
9. Không Lộ thiền sư sinh năm 1065, là Quốc sư nhà Lý. Nhiều nơi thờ, trong đó có đền Lý Triều Quốc
Sư ở phố Lý Quốc Sư và chùa Thần Quang, Ngũ Xã, Hà Nội. Chùa Thần Quang này có pho tượng đồng A
Di Đà to nhất VN, cao 4m, nặng 12,3 tấn. Làng Ngũ Xã trước đây nổ i danh đúc đồng, giờ thường người
ta phải về Đồng Xâm, Thái Bình để đúc. Ai nghe bài Nắng ấm quê hươngcủa Vũ Thanh chắc cũng biết
câu: Cho anh về quê mình, cùng làm lúa cùng trồng đay, cùng dệt cói cùng đan mây. Tay em chạm
vàng, tay em khảm bạc, làm giàu cho quê hương, Thái Bình ta đó, mà lòng anh yêu thương... Làm giàu
thật. Đúc chuông bây giờ đang cực đắt hàng. Mỗi quả chuông cao 70cm có giá chừng chục triệu. Còn loại
khổng lồ đua nhau lớn nhất VN thì khỏi nói. Nhưng quan trọng là đúc xong, đánh phải kêu.
10. Cũng tượng La Hán, nhưng ở chùa Keo có vẻ không sôi động lắm. Trông ông kia mới chán đời chứ.
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang
Dinh lang

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase tài liệu, ebook, giáo trình
Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase   tài liệu, ebook, giáo trìnhTiểu luận tổng quan về enzyme amylase   tài liệu, ebook, giáo trình
Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase tài liệu, ebook, giáo trình
Phạm AnhThư
 
Những bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoạiNhững bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoại
Hieu
 
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguyen Khuong
 

Mais procurados (20)

Giáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúcGiáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúc
 
nghiên cứu nội thất công trình giáo dục
nghiên cứu nội thất công trình giáo dụcnghiên cứu nội thất công trình giáo dục
nghiên cứu nội thất công trình giáo dục
 
Nghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưngNghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưng
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Tuyển tập bài tập và đồ án sinh viên kiến trúc của cao quốc tuấn
Tuyển tập bài tập và đồ án sinh viên kiến trúc của cao quốc tuấnTuyển tập bài tập và đồ án sinh viên kiến trúc của cao quốc tuấn
Tuyển tập bài tập và đồ án sinh viên kiến trúc của cao quốc tuấn
 
khán đài
khán đàikhán đài
khán đài
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNGCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ CAO TẦNG
 
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sảnĐề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạoLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIKIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
 
06. don vi o
06. don vi o06. don vi o
06. don vi o
 
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
 
Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase tài liệu, ebook, giáo trình
Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase   tài liệu, ebook, giáo trìnhTiểu luận tổng quan về enzyme amylase   tài liệu, ebook, giáo trình
Tiểu luận tổng quan về enzyme amylase tài liệu, ebook, giáo trình
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đạiCác tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
 
Những bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoạiNhững bảo tàng huyền thoại
Những bảo tàng huyền thoại
 
PHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORTPHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORT
 
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
 

Semelhante a Dinh lang

Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thu Thu
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Xuân Tiến
 
Trẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keoTrẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keo
Kelsi Luist
 
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdfKhám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Bò Cạp Vàng
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Bò Cạp Vàng
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Le Nin Real
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Bò Cạp Vàng
 
bctntlvn (22).pdf
bctntlvn (22).pdfbctntlvn (22).pdf
bctntlvn (22).pdf
Luanvan84
 

Semelhante a Dinh lang (20)

Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội anTop 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Trẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keoTrẩy hội chùa keo
Trẩy hội chùa keo
 
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNGTHIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ, NHÀ TỪ ĐƯỜNG
 
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdfKhám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
Khám phá chùa Hội Khánh Bình Dương với kiến trúc độc đáo.pdf
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
 
Ngu Van Dia Phuong_kien truc kieu nha Viet-Phap
Ngu Van Dia Phuong_kien truc kieu nha Viet-PhapNgu Van Dia Phuong_kien truc kieu nha Viet-Phap
Ngu Van Dia Phuong_kien truc kieu nha Viet-Phap
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
 
Bổ đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng kinh bắc
Bổ đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng kinh bắcBổ đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng kinh bắc
Bổ đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng kinh bắc
 
Csvhvn
CsvhvnCsvhvn
Csvhvn
 
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt namChùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
 
bctntlvn (22).pdf
bctntlvn (22).pdfbctntlvn (22).pdf
bctntlvn (22).pdf
 
Top 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội đẹp như tranh
Top 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội đẹp như tranhTop 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội đẹp như tranh
Top 15 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội đẹp như tranh
 
Phân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu Để Hành Lễ Đúng Cách
Phân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu Để Hành Lễ Đúng CáchPhân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu Để Hành Lễ Đúng Cách
Phân Biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu Để Hành Lễ Đúng Cách
 

Mais de Nguyen Khuong (16)

Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Lighting simulation i
Lighting simulation iLighting simulation i
Lighting simulation i
 
ecotect 16 05
ecotect 16 05ecotect 16 05
ecotect 16 05
 
Ct nha cn
Ct nha cnCt nha cn
Ct nha cn
 
Yes is-more
Yes is-more Yes is-more
Yes is-more
 
Am hoc kien truc
Am hoc kien trucAm hoc kien truc
Am hoc kien truc
 
Chua viet
Chua vietChua viet
Chua viet
 
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộcMột số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
 
Ketcautre2
Ketcautre2Ketcautre2
Ketcautre2
 
Ket cautre1
Ket cautre1Ket cautre1
Ket cautre1
 
Kinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộKinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộ
 
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namCộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
 
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
 
Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013
 
Hosonhao
HosonhaoHosonhao
Hosonhao
 
Portfolio
PortfolioPortfolio
Portfolio
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Último (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Dinh lang

  • 1. Đình Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tòa đại đình của Đình La Xuyên, Ý Yên, Nam Định Khuôn viên đình làng Vĩ Dạ, Huế Cổng tam quan vào Đình Thổ Hà,Bắc Giang Toàn cảnh Đình làng Mai Xá
  • 2. Bài này nói về một công trình kiến trúc đặc thù tại Việt Nam; về công trình kiến trúc Á Đông cùng tên, xem Đình (Á Đông). Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân. Mục lục [ẩn]  1 Lịch sử  2 Kiến trúc  3 Các ngôi đình tiêu biểu  4 Ảnh mộtsố đình ở Việt Nam  5 Chú thích  6 Xem thêm  7 Liên kết ngoài Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn] Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượngPhật ở đình quán. Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc.[1] Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế. Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn] Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[2] Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc. Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái
  • 3. đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu". Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịpngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng. Các ngôi đình tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]  Đình Bảng, Bắc Ninh  Đình Bát Tràng, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội  Đình Thổ Tang, Khu Bắc, Thị Trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc  Đình Tây Đằng, Hà Nội  Đình Chu Quyến, Hà Nội  Đình Thổ Hà, Bắc Giang  Đình Phù Lão, Bắc Giang  Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh một số đình ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]  Đình Châu Phú - Châu Đốc - An Giang  Đình Tân Lân - Đồng Nai
  • 4.  Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh  Đình Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ  Đình Yên Thành ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình  Bảng Môn Đình, Hoằng Lộc, Hoằng Hóa,Thanh Hóa.  Đình Thổ Tang - Vĩnh Phúc
  • 5.  Đình Nam Thanh,Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế ĐÌNH LÀNG – GƯƠNG MẶT KIẾN TRÚC CỔ VIỆT NAM Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng) và họp việc làng. Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn, to, thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Vào mỗi dịp lễ, Tết, đình trở thành trung tâm văn hóa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất. http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhdongky.jpg Đình Đồng Kỵ ( Bắc Ninh) Về mặt tạo hình, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, đình làng là gương mặt của nền kiến trúc Việt cổ. Nó không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nàn thời quân chủ, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc bởi ít phải chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại sinh. Đặc biệt, qua một thời gian dài nghiên cứu, chắt lọc, người ta còn phát hiện từ đình làng một kho tàng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam mà sự khéo léo, tài tình của những người thợ được thể hiện trên từng nét vẽ, chạm khắc. Xét trên mặt bằng tổng thể, trước đình làng luôn là ao đình (tròn hoặc bán nguyệt), tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ. Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo đình làng mà các kiến trúc gia nước ngoài thường gọi là “nền kiến trúc họa cảnh”. Tòa đình chính (đại đình) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế. http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhlangViThuong- PhuLy.jpgĐình làng Vị Thượng (Phủ Lý - Hà Nam) Trước đình thường có một hồ nước trồng sen, hương thơm ngào ngạt. Đình làng còn là nơi trai thanh nữ tú trong làng đến để hẹn hò tình yêu. Ngôi đình làng Việt Nam cổ kính, trang nghiêm, ẩn mình sau lũy tre xanh mướt là một tác phẩm nghệ thuật của con người hòa nhập trong làng quê. Kiến trúc đại đình có nét chung của nền kiến trúc gỗ phương Đông, dựa trên sự liên kết của các bộ vì. Sức nặng của tòa nhà do cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy, tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió bão. Tuy nhiên, khác với các dân tộc khác, kiến trúc đình làng Việt cổ là một không gian mở, mỗi khi làng có việc, cửa bích bàn bốn mặt đình được dùng làm bàn tiệc,
  • 6. khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng. http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinh_Dai_Bi.jpg Một góc đình Đại Bái (Bắc Ninh) Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu. Cột trong nền kiến trúc cổ Việt Nam đều được làm bằng gỗ nguyên cây, không có cột nối, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau: kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết trên (thượng rường - hạ kẻ). Kiến trúc đình Việt Nam trước thời Nguyễn thường chỉ sử dụng hai kiểu liên kết: kèo lẻ và trên rường - dưới kẻ. Tuy nhiên, kiểu liên kết cổ nhất là kèo lẻ - một kiểu liên kết ta không thấy trong nền kiến trúc Trung Hoa. http://www.cuocsongviet.com.vn/upload/image/Nghe%20thuat/Kien%20truc/dinhlangKinhGiao-AnDuong- HP.jpgĐình làng Khinh Giao (An Dương - Hải Phòng) Ở đình làng, chúng ta rất dễ nhận ra hầu hết các thành phần kiến trúc đều được chạm khắc trang trí. Ngoài các hình rồng, phượng, hoa lá, ta thường gặp trong nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng hình ảnh những ngày hội làng, những khung cảnh lao động nhọc nhằn hay bức vẽ thể hiện tình yêu mẹ con, chồng vợ và cả những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc thời phong kiến. Tất cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho các thế hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã thời xưa, đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc cổ Việt Nam – một bản sắc văn hóa và lịch sử sâu sắc nhất. Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và Trời Đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành. Mùa xuân đến, sân đình trở thành sân khấu hát chèo, hoặc để đấu vật, chọi gà, múa hát giao duyên. Xung quanh đình, thường có những câ đa cổ thụ vẫy gọi chim về làm tổ, ríu rít âm thanh, có giếng nước rộng trong vắt để làm nước ăn, nước uống và để các cô gái làng xinh đẹp đến soi gương làm duyên. Nguồn gốc và chức năng đình làng Việt Nam Thứ 6, ngày 8 tháng 11 năm 2013 - 16:5 Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.... Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đến nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau. Từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là vào thế kỉ II, thế kỉ III. Trong “Lục bộ tập kinh” của Khang Tăng Hội có
  • 7. đoạn: “Đêm đến ông lặng lẽ chốn đi. Đi hơn trăm dặm vào nghỉ ở một ngôi đình trống. Người giữ đình hỏi: “Ông là người nào”. Ông trả lời: “Tôi là người xin nghỉ nhờ”... (Theo Hà Văn Tấn - Đình Việt Nam). Chi tiết “ngôi đình trống” trong đoạn văn trên cho ta cơ sở khẳng định đó là trạm nghỉ chân dọc đường, còn chi tiết “người giữ đình” cho ta giả thiết đó là ngôi đình là nhà công cộng của làng xã. Tuy nhiên, giả thiết này còn thiếu chắc chắn. Như vậy, đình trạm là hiện tượng phổ biến ít nhiều từ thế kỉ thứ II. Thời nhà Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi vào trầu vua. Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng phật để thờ. Trước là tục nước ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm” (Theo Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự - Đình Việt Nam). Dưới thời nhà Lê, đình làng đã phát triển. Một sự kiện quan trọng dưới thời Lê Thánh Tông đã được Hồng Đức thiên chính ghi chép lại về việc lập đình như sau: “Người giàu đã bỏ tiền làm đình hay công đức làm chùa. Thế mà (người sau giữ việc hậu) không biết đền đáp ơn đức, chỉ lừa người lấy của, chẳng bao lâu, tình nhạt lễ bạc, quên cả lời đoan, sinh thói bạc ác hoặc bỏ cả giỗ chạp, không như đời trước, hoặc là làm cỗ bàn không như khoán ước, hoặc năm thì trước năm thì sau, không đúng tháng hoặc trẻ thì lạy lớn thì không, chẳng đồng lòng. Vậy con cháu đặt hậu ở đình hay ở chùa mà thấy kẻ giữ ở hậu có trái lễ thì trình báo với nha môn để thu lại tiền công đức” (Theo Hà Văn Tấn - Đình Việt Nam). Đình có bia xưa nhất là đình Thanh Hà (Hà Nội), vốn xưa thuộc làng Thanh Hà cổ, nay thuộc phố ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm. Bia đề năm Thuận Thiên thứ 3 (1433). Các cứ liệu trên cho phép ta khẳng định đình làng đã có từ thời Lê Sơ, đầu thế kỉ XV. Những ngôi đình xưa nhất còn bảo tồn đến ngày nay đều có niên đại vào thời nhà Mạc, thế kỉ XVI, đó là: - Đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Nội) dựng năm Đại Chính thứ 2 (1531). - Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) được ghi vào niên hiệu Sùng Khang (1566 - 1577), nhiều người dự đoán vào năm 1576. - Đình Phù Lưu (Tiên Sơn, Bắc Ninh), được dựng vào cuối thế kỉ XVI. - Đình Là (Thường Tín, Hà Nội) dựng năm Diên Thành thứ 4 (1581). - Đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) dựa vào phong cách kiến trúc và điêu khắc, người ta dự đoán được dựng vào thế kỉ XVI. Căn cứ vào tài liệu, bi kí, chúng ta có thể biết thêm về những ngôi đình được dựng trong thế kỉ XVI. Bia đình Nghiêm Phúc (xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) dựng năm Hưng Trị thứ 4 (1591) ghi rằng đình được làm vào niên hiệu Cảnh Lịch (1548- 1553). Văn bia đình Đại Đoan (xã Đoan Bái, Gia Lương, Ninh Bình) cho biết đình dựng năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành (1583)… Về nguồn gốc đình làng cũng có nhiều ý kiến khác nhau và cũng chưa có giải
  • 8. đáp chắc chắn. Có ý kiến cho rằng, đình vốn là hành cung của vua, được xây dựng dành cho vua khi đi tuần thú, sau mới thành đình làng. Có ý kiến khác cho rằng, vào thời Lý ở Thăng Long, người ta xây dựng những phương đình (có quy mô nhỏ) để dán các thông báo của chính quyền, hoặc là nơi người ta tuyên đọc các văn kiện của nhà vua. Sau đó, kiến trúc loại này tỏa về làng với chức năng như trụ sở hành chính của làng. Một vài ý kiến khác cho rằng đình làng có thể bắt nguồn từ các kiến trúc thờ thần đất và thần nước. Các cư dân Việt cổ trong tín ngưỡng bản địa, sùng bái thần đất và thần nước che chở nuôi sống họ. Đáng lưu ý là ở Tuyên Quang có đình Tân Trào và đình Hồng Thái được xây dựng vào thế kỉ XX, thành hoàng làng được thờ là thần núi của làng. Theo nguyên lý văn hóa “hóa thạch vùng biển” thì hai ngôi đình Hồng Thái và Tân Trào gợi cho chúng ta về ngôi đình sơ khai đầu tiên của người Việt, kiến trúc khung gỗ, lợp lá cọ, bộ mái lớn, xà thấp, kết cấu nhà sàn và thông thoáng tứ bề. Quy hoạch mặt bằng hình chữ nhất, vì kèo bốn hàng cột. Tín ngưỡng thờ thần đất và nước biến đổi theo thời gian, khi tiếp thu văn hóa phương Bắc thì thần đất, nước được khoác bộ áo của thần thành hoàng Trung Quốc, từ đó biến thành hoàng làng Việt Nam. Do vậy, đình làng với tín ngưỡng của nó có thể có nguồn gốc từ việc thờ thần đất, nước, hai vị thần quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ mẫu, thờ sức mạnh tự nhiên, và có phần ảnh hưởng không lớn lắm của đạo Phật, đạo Nho đã được bổ sung tạo ra những biến thể phong phú của Thành Hoàng làng Việt Nam. * Chức năng: Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: Tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quện với nhau đến mức khó có thể phân biệt. 1. Chức năng tín ngưỡng: Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng, xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. Như vây, tín nguỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng đa nguyên của Việt Nam. Nguồn gốc của Thành Hoàng cũng rất phức tạp. Trước hết là các thần tự nhiên (thiên thần hay nhiên thần) được thờ ở rất nhiều đình làng. Các vị thần này đều được khoác áo nhân thần với các tiểu sử thế tục. Được thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy
  • 9. Tinh (thần sông, thần biển), trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả. Ngoài ra, các vị thần núi có tên như Cao Các, Quý Minh được thờ ở nhiều nơi. Các thần núi ở địa phương, như: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng được tôn làm Thành Hoàng làng. Thành Hoàng làng thứ hai là các nhân thần. Các nhân vật lịch sử, như: Lí Bôn, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… Chiếm số đông trong các nhân thần là những người ít nổi tiếng hơn như: Quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng. Những vị thần này thực ra là các nhân vật truyền thuyết, mang tính giả lịch sử hơn. Thành Hoàng làng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, thờ đá thời nguyên thủy... Ngoài các vị thần, ở đình làng còn thờ những người có công khai phá đất mới, lập làng, như: Hai hoàng tử thời Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Cư Trinh … Ở miền Bắc thường gặp ở các vùng ven biển dân làng thờ những người có công khai hoang lấn biển. Những người gọi là “tiên hiền” là những người đến trước, “hậu hiền” là những người đến sau tiếp tục công cuộc “khai canh, khai khẩn”. Thành Hoàng có thể là người xuất thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần. Trong lễ hội, người ta thường cử hành “hèm” để nhắc lại thần tích của các vị Thành Hoàng làng này. Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm “hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình. Có người khi còn sống đóng góp cho làng trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia đá. Họ được “bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “hậu thần” và được làng hương khói hàng năm. Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta còn thờ tổ nghề gọi là “tiên sư”. Trong miền Nam các “tiên sư” được thờ ở nhà hậu của đình làng, chỉ có một số ít “tiên sư” được thờ ở chánh điện. Tóm lại, các thần làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngưỡng đa nguyên. Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông nghiệp (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, các thần sức mạnh tự nhiên…) với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và có phần ảnh hưởng không nhiều của của đạo Phật và đạo Nho. 2. Chức năng hành chính: Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần và các viên quan của Hội đồng hương
  • 10. kì, kì mục. Cơ sở để giải quyết các công việc của làng được dựa vào lệ làng hoặc hương ước. Hương ước là một hình thức luật tục. Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật nhà nước không thể bao quát được. Các làng đều có hương ước riêng với nội dung rất cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, hương ước làng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: + Những qui ước về ruộng đất: việc phân cấp công điền, công thổ theo định kì và qui ước về việc đóng góp (tiền và thóc). + Qui ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy trì đê đập, cấm lạm sát trâu bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa bãi. + Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong làng. Việc xác định chức dịch trong làng nhằm hạn chế họ lợi dụng quyền hành và thế lực để mưu lợi riêng. + Những quy định về văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng. Đó là những quy ước nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm, dòng họ, gia đình, láng giềng, được duy trì tốt đẹp. Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộng công vào việc sửa chữa, xây dựng đình, chùa, điện, quy định về thể lệ tổ chức lễ hội, khao vọng, lễ ra làng, lễ nộp cheo… Hương ước còn có những quy định về hình phạt đối với ai vi phạm. Vi phạm mức độ nào thì nộp phạt hoặc phải làm cỗ ở đình làng để tạ tội với Thành Hoàng làng. Hình phạt cao nhất là bị đuổi ra khỏi làng. Có thể nói, hương ước là một bộ luật của làng xã. Về cơ bản, hương ước chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp, được hình thành lâu đời và nếu được chắt lọc có thể phát huy những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống làng xã hiện nay. Với đặc điểm của tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã, hoạt động hành chính và quản lí của làng xã được tiến hành có hiệu quả. Đình làng với tư cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và sự cố kết cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình. 3. Chức năng văn hóa: Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là: Phần lễ và phần hội: + Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng. + Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Nhưng trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh, gắn với
  • 11. mục đích cầu mưa, cầu mùa. Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kì” vào các dịp nông nhàn. Lễ hội phần lớn vào tháng Giêng, có nơi vào thành hai, tháng ba âm lịch. Lễ hội thu thường vào tháng bẩy, tháng tám. Đó là hai lễ hội lớn, còn trong năm người ta cúng lễ Thành Hoàng làng. Lễ cúng Thành Hoàng làng trong khi mở hội có quy trình như sau: - Lễ trộc dục: Lễ tắm tượng thần hay thần vị. - Lễ tế Gia quan tức là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Nếu chỉ có thần vị thì đặt áo, mũ lên ngai. - Rước thân: Khi mở hội, người ta rước thần từ đền ra đình. Khi kết thúc hội thì lại rước thần về đền. Ở nhiều làng, người ta thờ Thành Hoàng làng ngay trong đình. Trongngày hội, người ta rước thần đi vòng quanh làng và quay về đình. - Đại tế: Là lễ tế quan trọng nhất. Có một người đứng chủ trì lễ (chủ tế), còn gọi là mạnh bái. Ngoài ra còn có hai hoặc bốn người bồi tế, hai người đồng xướng, hai người nội tán, mười đến mười hai người chấp sự. Sau buổi đại tế, người ta coi thần luôn có mặt ở đình nên các chức sắc và bô lão phải thay nhau túc trực. Mở hội gọi là nhập tịch, hết hội gọi là ngày xuất tịch hay còn gọi là ngày dã đám. Sau phần tế lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí. Sân đình trở thành sân khấu diễn xướng, ca hát. Ở những hội làng Bắc Bộ, sân đình thường có chiếu chèo, vùng Bắc Ninh, Bắc Giang sân đình gắn với hội hát quan họ. Mỗi địa phương có trò chơi khác nhau, thỏa mãn con người với nhiều nhu cầu như: Nhu cầu tâm linh (các trò chơi gắn với cầu mưa, cầu mùa, cầu ngư...), nhu cầu cộng cảm, nhu cầu thể hiện sức mạnh, sự tài trí. Các trò chơi gắn liền với nghi lễ cầu mưa, cầu mùa, như: Cướp cầu, kéo co, đua thuyền… Cho đến nay, cúng đình và lễ hội vẫn là hình thức sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu ấn tượng nhất của làng xã. Trong sinh hoạt tín ngưỡng đó, người dân vẫn tin vào sự phù hộ của các vị thần trong mùa màng và đời sống. Hội làng ở đồng bằng Bắc Bộ sau một thời gian bị đứt đoạn đã có sự phục hồi nhanh chóng, chứng tỏ dân làng vẫn có nhu cầu về tâm linh. Điều đó cũng chứng tỏ sức sống bền bỉ của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng. Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Những nhân tố tự nhiên và xã hội đã hình thành nên làng, một cộng đồng làng, lối sống làng. Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.
  • 12. Thắng Trần ộ Việt Nam Biểu tượng con thuyền và dấu ấn sông nước trong kiến trúc đình làng Bắc Bộ Việt Nam THỨ TƯ, 15 THÁNG 1 2014 04:44 PHẠM THU HẰNG Search Đình làng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một hình ảnh gắn bó sâu sắc với không gian mỗi làng quê Việt Nam.Không chỉ đẹp về hình khối kiến trúc, đình làng còn là nơi tích hợp những biểu tượng văn hóa mang đặc trưng vùng nông nghiệp lúa nước. Dấu ấn văn hóa của vùng sông nước cùng với hình ảnh con thuyền từ lâu đã ngấm vào văn hóa của người Việt Bắc Bộ từ lời ăn, tiếng nói,nếp tư duy, ứng xử cũng như tục ngữ, ca dao tới những biểu hiện sinh động trong kết cấu, các thành phần kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc và cả những sinh hoạtvăn hóa đình làng lại là mộtsáng tạo riêng trong nghệ thuật kiến trúc Bắc Bộ Việt Nam. Yếu tố sông nước, con thuyền trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của người Việt Nói đến đặc trưng không gian văn hóa của người Việt, điểm nổi bật được nhiều nghiên cứu nhấn mạnh chính là vai trò của sông nước do đặc điểm lãnh thổ tạo nên. Với đặc điểm bờ biển dài, chạy dọc phía đông đất nước cùng với hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt, có thể nói yếu tố nước có một vai trò quan trọng trong mọi mặtđời sống của người Việt, hình thành sắc thái đa dạng của văn hóa vật chất lẫn tinh thần nơi đây. Với Bắc Bộ, mộtvùng đất thấp, mưa nhiều,nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp lúa nước, chi phối hoạtđộng sống của con người, định hình nên đặc điểm sống,sinh hoạt,tư duy, tín ngưỡng văn hóa riêng của người Việt. Sống trong môi trường sông nước đã định hình cho người Việt cổ một phương tiện đi lại thuận tiện, thích ứng với môi trường, đó là giao thông đường thủy. Các nhà khảo cổ đã khai quật được những con thuyền buồm có niên đại cách nay trên 4.000 năm ở thềm lục địa Đông Nam Á. Và trên thực tế, các phương tiện giao thông trên sông nước do người Việt tạo ra thực sự phong phú, đa dạng: bè, mảng,xuồng, thúng, ghe, nóp,thuyền… Ngay cả những cây cầu giúp qua lại các địa hình sông rạch,kênh suối của người Việt cổ cũng khá đa dạng: Cầu khỉ, cầu tre, cầu dừa, cầu dây, cầu treo, cầu gỗ, cầu đá...
  • 13. Con kìm trên mái Đình Đây chính là nguyên nhân khiến cho giao thông đường bộ, do gốc văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp bị khống chế, không phát triển được. Mỗi làng là mộtvương quốc độc lập, tự trị, tự cung tự cấp đã giới hạn việc di chuyển xa của người dân. Điều này tạo nên mộtdiện mạo riêng của làng xã Việt Nam,mọi quan hệ giao thương, buôn bán đều lấy bến sông làm nơi giao dịch,cho nên không lạ gì khi các đô thị Việt Nam hiện nay đều tồn tại bên cạnh mộtdòng sông:Vân Đồn, Phố Hiến,Hội An...Trong lịch sử Việt Nam đã cho thấy sự hình thành các đô thị cổ đều là những thương cảng sông biển : Việt Trì, Hà Nội với sông Hồng,Thanh Hóa với sông Mã, Huế trên sông Thương….Một trong những đặc điểm của đô thị Việt Nam khác với đô thị của Trung Quốc cũng như mộtsố nước trong khu vực chính là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc đô thị với sông hồ tự nhiên. Đời sống dựa vào nền nông nghiệp lúa nước đã tạo nên tâm thức về nước trong cả cộng đồng người Việt. Trước hết nước được mong chờ cho việc sinh hoạt, sản xuất : “ Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống,lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm”... Nước trở thành những chuẩn mực, là đối tượng so sánh mọi mặttrong đời sống “Chếttrong còn hơn sống đục” “ Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm,ai đo cho tường” “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”... Sông nước và con thuyền không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà nó còn mở rộng không gian đến một số nước Đông Á. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa,sông nước có thể được coi là hằng số địa lý chung tạo nên dấu ấn quan trọng trong bản sắc văn hóa,dân tộc của các nước trong khu vực. Những trang trí trên trống đồng l à yếu tố rất cơ bản,chứng tỏ mối liên hệ nguồn gốc giữa chúng với nền văn hóa khu vực. Mô típ nhà sàn mái võng, đầu đao cong vút uốn cong hình thuyền là hình ảnh kiến trúc gốc rễ và phổ biến ở mộtsố nước Đông Á. Hìn h người hóa trang lông chim,hình thuyền trên tang trống là những hình ảnh ngày nay vẫn tìm thấy trong các phong tục lễ hội
  • 14. của người Indonesia,nghi thức đưa tang của người Dayak..., trong đề tài trang trí trên vải của người Java. Đó la ̀ mẫu số chung của nền văn hóa Đông Á được mệnh danh là văn hóa hình thuyền mà người Việt vốn là một thành viên. Do đặc điểm cư trú là vùng sông nước nên ngôi nhà của người Việt cũng gắn liền với môi trường đó. Dạng thích hợp nhất là nhà sàn,vừa cao ráo, thoáng mátlại tránh được lũ lụt hàng năm.Nhà sàn là kiểu nhà rất phổ biến ở nước ta ngay từ thời Đông Sơn. Không chỉ thích nghi với miền sông nước mà cả cho vùng núi như nhà của nhiều tộc người Tây Nguyên. Một số những ngôi đình làng thế kỷ XVI, XVII, XVIII hiện vẫn còn lưu giữ sàn đình như Đình Chu Quyến, Đình Mông Phụ, Đình Bảng... Không chỉ với thế giới người sống mà cả ở thế giới người chết trong quan niệm và nghi thức của người Việt cũng thể hiện rõ yếu tố sông nước, con thuyền. Ngay từ thời Đông Sơn người ta đã tìm thấy những chiếc mộ hình thuyền có chôn người chết cùng đồ tùy táng. Và thế giới bên kia theo quan n iệm của người Việt và mộtsố tộc người như Êđê, Gia Rai... cũng được hình dung là mộtvùng sông nước (chín suối), muốn đến đó phải đi bằng thuyền đưa linh. Do vậy trong nghi thức tang ma của người Việt ở một số nơi còn tục chèo đò đưa linh,tiền đi đò cho người chết. Những hình thuyền trên trống, thạp đồng Đông Sơn được xem là tương đồng với mộtsố tộc người Dayak, Java xưa phản ánh hình ảnh những con thuyền đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia như mộtqui luậtcủa tự nhiên nối tiếp nhau bất tận. Đình Chu Quyến, Hà Tây Biểu tượng con thuyền và dấu ấn sông nước thể hiện trong kiến trúc đình làng Bắc Bộ Trong kiến trúc cổ Việt Nam,đình làng là biểu tượng tập trung nhấtcủa làng về mọi mặt:hành chính, tôn giáo,văn hóa, tinh thần, tình cảm.Sự vượng phát của mộtlàng phụ thuộc vào đình làng, vì vậy ngôi đình được tạo n ên với tất cả tình cảm, niềm tin của dân làng. Là kiến trúc gỗ lớn nhất, ngôi đình làng Bắc Bộ là công trình tiêu biểu cho nền văn hóa mang đậm truyền thống nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, hình ảnh con thuyền và dấu ấn sông nước đã đượ c biểu hiện sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng thông qua ngôn ngữ hình khối và kết cấu kiến trúc, qua đó thể hiện đầy
  • 15. đủ quan niệm,tín ngưỡng,văn hóa dân tộc. Kiến trúc Đình chi phối sâu sắc đời sống người dân với quan niệm ăn sâu trong niềm tin,nếp nghĩ “Toét mắtlà tại hướng đình, cả làng toét mắtchứ mình em đâu”, vị trí, hướng đình có ý nghĩa quyết định vận mệnh của cả làng. Đình do vậy thường được dựng ở những vị trí đẹp,hợp với quan niệm phong thủy - Thường là nơi cao ráo trong làng,quay mặthướng Nam hoặc Đông Nam.Trong đó, yếu tố nước rất được coi trọng, nhằm tạo sự hài hòa âm dương. Với những làng ven sông,bao giờ đình cũng được chọn xây dựng ở nơi bờ lõm của khúc sông,bên bồi của đất với ý nghĩa nước là nguồn gốc của sự sống,sông hồ là nơi tụ thủy, tụ linh,tụ phúc. Ấn tượng đầu tiên cũng như sau cùng khi nhớ về ngôi đình chính là bộ mái đình với những đầu đao cong vút. Sự tương phản giữa độ dốc, vẻ nặng nề chiếm 2/3 cả chiều cao ngôi đình của mái đình tương phản với tám đầu đao thanh thoát uốn cong tạo dáng bay lên là mộtxử lý tinh tế của người xưa. Nếu nhìn từ xa, đặc biệt trong nhữn g mùa mưa lũ, với những làng ven sông,ngôi đình chẳng khác gì một con thuyền trên sông nước.Tác giả Trịnh Cao Tưởng còn có mộtliên tưởng thú vị khi ông đứng nhìn mái đình từ các góc đao uốn cong tỏa sang hai bên gợi lên hìn h ảnh chiếc thuyền rồng đang rẽ sóng,còn những lớp ngói vảy cá trên mái đình như hình ảnh của sóng nước. Từ những cảm nhận đầu tiên đó, tác giả Trịnh Cao Tưởng đi tìm những chứng cớ cho hình tượng con thuyền trên kiến trúc đình làng.Ông đã tìm thấy quan niệm về con thuyền trong kiến trúc đình làng ở làng Hồi Quan, Tiên Sơn, Bắc Ninh... Cũng theo tác giả Trịnh Cao Tưởng, kết cấu của mộtngôi đình Bắc Bộ nói chung tương tự kết cấu của một con thuyền ba khoang gồm có ba bộ phận chính lòng thuyền, trung tâm của thuyền nơi thấp nhấtdùng để hàng và chở khách. Mũi và đuôi thuyền có ván ghép hai mạn lại,dưới có sạp ván là nơi đứng của người cầm chèo. So sán h với kết cấu của mộtngôi đình ta thấy có sự tương đồng.Các gian trong một ngôi đình dù nhiều hay ít đều tuân theo nguyên tắc lấy gian giữa làm trung tâm và đối xứng đăng đối hai bên.Do vậy gian giữa chính là nơi đặt gian thờ Thành Hoàng và các đồ thờ quan trọng, cũng là nơi được trang trí lộng lẫy, nghiêm trang với hoành phi,câu đối,cửa võng... Đây cũng nơi duy nhấttrong đình không lắp ván sàn mà để trống. Với những ngôi đình cổ, thường để đấ t nện với ý nghĩa âm dương giao hòa, vạn vật sinh sôi.Chỉ từ hai gian bên của đình mới được lắp ván sàn theo hình thức từ thấp đến cao dần ra phía ngoài,xác định vị trí cao thấp của các chức sắc trong làng xưa kia. Một loạt các bộ phận kiến trúc đình đều gắn với từ tàu - thuyền như: tàu mái,mũi tàu, dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu... Chiếc xà gỗ nối hai đầu cột cái trong lòng đình cũng có tên gọi liên quan đến sông nước, đó là cái “ quá giang” mà nghĩa của từ quá giang chính là sang sông.Ngoài ra còn phải kể đến những mảng chạm khắc về cảnh chèo thuyền cũng khá phong phú, đa dạng trên chạm khắc kiến trúc đình làng như chèo thuyền hái hoa đình Tây Đằng,đua thuyền đình Cam Đà - Hà Tây ... với cách chạm giàu tính biểu hiện phần nào phản ánh sinh động sinh hoạtngười dân vùng sông nước. Gắn với không gian đình làng,có mộtsinh hoạtvăn hóa khá điển hình đó là chiếu chèo trước sân đình. Khi ng hiên cứu về nguồn gốc của Chèo sân đình và mối quan hệ không thể tách rời giữa nghệ thuật chèo với không gian kiến trúc đình làng Bắc Bộ có nhiều ý kiến khác nhau.Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan thì “Chèo” sân đình có nguồn gốc “Chèo thuyền” gắn với nghi lễ hát chèo đò, chèo thuyền đưa linh hồn người chết về thế giới tổ tiên. Như vậy cùng với kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, chiếu chèo sân đình đã phản ánh sự gắn bó cội nguồn giữa hát chèo - con thuyền - ngôi đình. Biểu tượng thuyền không chỉ gắn với đình làng Việt mà còn gắn với ngôi nhà của người dân vùng Nam Trung Bộ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng, người Việt ở Phú Yên gọi lễ đổ nền nhà
  • 16. và định nơi đặt đá, kê chân cột là “Lễ định vị con thuyền” Kết cấu dạng nhà sàn đình Giá trị của nghệ thuật kiến trúc đình làng với biểu tượng con thuyền, sông nước. Có thể thấy kiến trúc cổ Việt Nam thực sự đã kết tinh được trong nó những giá trị sáng tạo đặc sắc cả về vật chất cũng như tinh thần, trong đó đình làng là mộtkiến trúc tiêu biểu. Tuy chiếm lĩnh một không gian nhỏ nhưng giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ lại vượt ra ngoài giới hạn đó. Đình làng biểu tượng cho tính cộng đồng (một kiến trúc công cộng,bỏ ngỏ, thường xuyên không có người,nơi giải quyết việc làng, thực hiện đầy đủ chức năng,hành chính, tôn giáo,tuy linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi đời thường. Kiến trúc đình làng do vậy được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể cho đến kích thước từng bộ phận,vừa đạt được mộttổng thể hình khối đẹp, vừa đáp ứng việc sử dụng thuận tiện trong sinh hoạtcộng đồng lại hợp với môi trường sống.Đó là mộtkiến trúc hoàn toàn thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của mộtvùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.Kết cấu dạng nhà sàn đình vừa cho thấy sự kế tiếp học hỏi từ dạng nhà sàn thời Đông Sơn, lại có tác dụng tránh ẩm thấp, lụt lội,cao ráo, mát mẻ cho việc tụ họp đông người trong cái khí hậu nóng bức. Mái đìn h lớn thấp, chiếm 2/3 chiều cao đình tạo cho không gian luôn mátmẻ,tránh nắng xiên khoai, cũng như thoát nước nhanh trong những trận mưa bão. Tuy nhiên,để giải quyết vấn đề thẩm mỹ của bộ mái,mái đình bốn chiều giao nhau tạo bốn đầu đao cong vút, nét thanh thoát, bay bổng cho công trình. Mặt khác, lối cấu trúc bốn mái tạo cho việc quan sát từ hướng nào đến đình cũng như nhìn chính diện.Đình có kết cấu mộng,là một kiến trúc không cần dùng đế n một chiếc đinh nào vậy mà vẫn tạo sự liên kết bền chặt, linh hoạt. Đình có kết cấu khung gỗ, vì kèo, toàn bộ sức nặng dồn vào cột, đặt thẳng xuống chân tảng bằng đá chôn dưới đất. Kết cấu này có tác dụng không cần móng bằng gạch, chống động đất, mối mọt, nếu vận chuyển, đổi hướng của đình chỉ cần xoay, thậm chí di chuyển sang địa điểm khác mộtcách dễ dàng. Qua kiến trúc đình làng, ta còn thấy quan niệm hài hòa âm dương của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng được thể hiện rõ nét. Theo quan niệm trong kiến trúc những gì nổi trên mặt
  • 17. đất (như công trình kiến trúc) thuộc dương và ngược lại trũng xuống, chìm xuống thuộc âm (hồ nước...). Yếu tố âm dương kết hợp hài hòa tạo ra sự đối lưu về không khí. Mặt nước trước mặtcông trình vừa tạo một tấm gương cho kiến trúc soi bóng,vừa tạo không gian mátmẻ,cảm giác thư thái. Nó cũng tạo ra mộtcảnh quan rộng thoáng cho việc tổ chức lễ hội.Hài hòa âm dương cũng thể hiện ngay trong kết cấu mộng của ngôi đình. Mộng vuông (+) tra vào lỗ tròn, rỗng (-) làm cho sự liên kết giữa các thành phần kiến trúc vừa linh hoạt vừa bền chặt. Cách lợp ngói đình cổ xưa cứ mộtviên sấp lại một viên ngửa thường gọi là ngói âm dương cũng là mộtcách thức tạo liên kết bền chặt, và thẩm mỹ. Như vậy, với dạng kiến trúc nhà sàn,dựa trên toàn bộ hệ thống cột, vì kèo gỗ vững chãi đẹp về hình dáng thượng thu hạ thách, đỡ toàn bộ hệ thống mái, xung quanh không xây tường mà dùng ván bưng, đố vừa thoáng mátvừa tháo lắp dễ dàng thuận tiện cho không gian thờ cúng cũng như sinh hoạtđông người. Giá trị đặc sắc của kiến trúc đình làng chính là đã tích hợp trong đó những biểu tượng, hình ảnh biểu trưng cho văn hóa nông nghiệp lúa nước, gắn với môi trường sông nước. Đình làng đã tạo dựng được mộtngôn ngữ hình khối chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, cũng như triết lý về cuộc sống,trở thành mộtbiểu tượng đẹp trong không gian văn hóa làng cũng như trong tâm thức mỗi người dân Việt. Bởi vậy không ngạc nhiên khi hình ảnh ăn sâu trong tâm trí những đứa trẻ nông thôn là những chiếc diều tre bồi giấy cong như mái đình. Những chiều hè, những con diều cong cong lắc lư trên không như những chiếc thuyền đang lướt trên sóng nước... Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Văn Cương (2006),Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, NXB Văn hóa – Thông Tin. - Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc học, Hà Nội. - Nguyễn Văn Kự, Hà Văn Tấn (1998), Đình Việt Nam,NXBThành Phố Hồ Chí Minh - Đặng Thị Phong Lan ( 2000),“Hình thuyền-mộtbiểu tượng kiến trúc cổ Việt Nam”,Tạp chí Kiến trúc, số 02 (82), - Trần Ngọc Thêm (1997),Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,NXB Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, NXB Mỹ thuật. - T.S Mai Bá Ân, Ám ảnh của văn hóa sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam,tài liệu mạng TS. Đặng Thị Phong Lan VẺ ĐẸP ĐIÊU KHẮC, KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG VIỆT Mỗi làng Việt Nam đều có mộtngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng. Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước; hoặc một thần sông,thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái,đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người,mọi nhà. Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng,là ngôi nhà công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá,nếp sống của làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặtvới các thành viên của làng.
  • 18. Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi. Phân bố các gian của đình thường là 3 gian,hoặc 5 gian,tuỳ theo khả năng làng to nhỏ, giàu nghèo.Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay. Hoặc theo kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên. Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng chạy suốtlà hoa chanh, hay hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt (hoặc chầu mặttrời). Tường bao xây bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa (còn gọi là hồ áo), quét vôi trắng. Nhìn gần, ngôi đình có độ thấp với mái ngói hơi nặng, nhưng nhìn xa lại có vẻ bề thế, thanh thoát bởi độ cao vừa phải,vừa với tầm kích con người Việt Nam nên nó thân mật, không tạo khoảng cách xa lạ, hoặc uy hiếp chủ nhân như những giáo đường phương Tây có gác chuông cao nhọn chọc thẳng lên trời. Trước ngôi đình thường có giếng nước hoặc hồ nước - ao làng - theo thuyết phong thủy âm dương hoà hợp. Hồ thường thả sen,hay súng,tới mùa hương hoa toả thơm mát dịu. Nằm trong khuôn viên kiến trúc còn có tam quan - cổng đình, có mái lợp ngói hoặc là bốn trụ có trang trí kiến trúc đứng lộ thiên. Góp phần vào vẻ đẹp kiến trúc, còn có những cây cổ thụ - như đa, muỗm - tỏa bóng mátxuống công trình. Màu trắng của tường vôi, màu nâu đỏ của ngói hoặc gạch trần, hoặc rêu phong,màu xanh của lá, mặtphẳng thoáng của nước hồ ao như tấm gương soi lớn phản chiếu cảnh vật, nhân đôi chiều cao công trình... Tất cả hợp thành hoà sắc bức tranh làng quê thân thuộc, êm đềm,đầy chất trữ tình: “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” “Làng ta phong cảnh hữu tình Con sông uốn khúc như hình con long Nhờ trời hạ kế sang đông Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi...” (Ca dao). “Ngày nay dù ở nơi xa Nhưng khi về đến cây đa đầu làng Thì bao nhiêu giấc mơ màng Hiện lên với bóng cổng làng trong tre” (Bàng Bá Lân. Thi nhân Việt Nam). Niên đại sớm nhấtvề ngôi đình làng mà các nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật biết được là vào thế kỷ thứ 16, thời Mạc. Đó là ngôi đình làng Lỗ Hạnh,thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang,còn ghi rõ năm làm đình “Sùng Khang thứ 10” (1576, Mạc Mậu Hợp). Trước đó, qua nhiều năm nghiên cứu di tích, các nhà lịch sử mỹ thuật của Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,Bảo tàng lịch sử Việt Nam chưa phát hiện được ngôi đình nào sớm hơn, ngoài mộtsố đồ gốm cổ Bát Tràng - như Bình thờ, đèn thờ, lư hương có ghi các niên hiệu Diễn Thành, Hưng Trị, Đoàn Thái, Hồng Ninh... thời Mạc Mậu Hợp. Từ đây, các hoạ tiết trang trí trên chất liệu gỗ và gốm được xem là những đặc điểm cơ bản, điểm tựa của mỹ thuật Mạc, làm tư liệu để so sánh,đối chiếu đặng tìm ra những phong
  • 19. cách điêu khắc trang trí kiến trúc tương đồng trên gỗ ở mộtsố công trình kiến trúc khác. Một loạt những bộ phận điêu khắc trang trí kiến trúc ngôi đình (chùa) còn sótlại, đã được liệtkê, tìm ra dấu vết thời Mạc - như Đình Tây Đằng,chùa Bối Khê (Hà Tây nay thuộc ngoại thành Hà Nội), chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Bà Tấm (Gia Lâm,Hà Nội)... là những dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt là đồ án trang trí con rồng, con phượng và một số loại hình văn hoá khác nữa. Nhưng thật may mắn,ngược bến thời gian, chúng ta còn thấy được ngôi đình làng sơ khai,nguyên thuỷ còn ghi lại khá rõ trên mặttrống đồng Ngọc Lũ của nền văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá) thời các vua Hùng dựng nước, cách ngày nay từ 2300 - 2500 năm về trước. Đó là “ngôi nhà hình thuyền, mái cong có sàn”.Đem so sánh,ta thấy rất gần với ngôi đình làng mái cong có sàn hiện đại. Lịch sử còn ghi lại,thế kỷ 16 là thời kỳ mở đầu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.Để giành quyền thống trị, các dòng họ phong kiến cầm quyền không ngớt tàn sátlẫn nhau. Đến thế kỷ 18 thì những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, đỉnh cao là thắng lợi vang dội của phong trào Tây Sơn do người anh hùn g áo vải Nguyễn Huệ cầm đầu. Khi người nông dân được giải phóng, làm chủ vận mệnh của mình thì nghệ thuật của họ cũng được giải phóng trong lao động sáng tạo. Cũng vẫn những con Rồng,con Phượng vốn được xem như những con vật thiêng đại diện cho quyền uy và sự kiêu sa của vua chúa, giờ đây dưới nhãn quan của người nghệ sỹ dân gian, nó đã được tái tạo ra khác hẳn.Nó không còn giữ vẻ trang nghiêm đến khô cứng, cầu kỳ, rối rắm. Với cái nhìn mới,Rồng mẹ,Rồng con - quấn quít, chan hoà cùng nhau trong cuộc sống (xin xem những con “Rồng ổ” ở các đình như Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Quyến (Sơn Tây) cuối thế kỷ 17... Cũng như vậy những con Phượng vốn mang vẻ đẹp kiêu kỳ, tượng trưng cho sắc đẹp quyền quý của các Bà Hoàng,bỗng trở thành như một“mái gà” ấp ủ đàn con (xin xem “Phượng mẹ và đàn con”, tượng tròn, đình Chu Quyến, Sơn Tây, cuối thế kỷ 17). Cùng cách nhìn ấy, những con Lân,con Ly (con Nghê) trong bộ “Tứ Linh” cũng trở nên chan hoà, thân thiện như mọi con vật trong đời sống tự nhiên của chúng;không còn vẻ trang nghiêm cách bức nữa: “...Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông Bốn cửa anh chạm bốn rồng Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo Bốn cửa anh chạm bốn mèo Con thì bắt chuột, con leo xà nhà Bốn cửa anh chạm bốn hoa Trên là hoa sói,dưới là hoa sen...”(Ca dao - Thợ mộc Thanh Hoa). Cùng với những con Rồng,con Phượng,con Lân, con Ly, con Rùa,thay vào đó còn có cả một rừng đề tài nói về lao động,sinh hoạtnhà nông - như cày trâu, cày voi, đả hổ, đốn củi, gánh con... Đặc biệt là những trò vui trong lễ hội dân gian của làng - như hát chèo, gẩy đàn,chèo thuyền, đấu vật, chọi trâu, đánh đu, đánh cờ, chọi gà, bơi chải,đá
  • 20. cầu, chuốc rượu... Và không ít những đề tài nói về quan hệ tình yêu nam nữ - như Thiếu nữ tắm ở đầm sen, Nam nữ chòng ghẹo nhau ở đầm sen (Chàng trai giơ con rắn nước lên hù doạ người con gái);hoặc cảnh Tự tình (Người con trai đưa tay bóp vú, người con gái mình trần, e lệ vội cầm lá sen che ngực)... Rất hồn nhiên,mộc mạc, bản năng nhưng cũng không vì quá tự nhiên mà họ kém phần tế nhị, thiếu nữ tính. Bởi các Tiên nữ tắm (khoả thân) ấy sau khi lên bờ các nàng đã vội vàng Yếm thắm lưng trần nép vào nhau,sau luỹ tre đầy măng mọc che chở. Một bản năng sinh tồn rất tự nhiên còn mang chútbóng dáng của đời sống nguyên thủy xa xưa vọng về sau luỹ tre làng.Nó đã thấm sâu vào máu từng thành viên cư dân nông nghiệp nguyên thuỷ cho đến ngày nay, trong tiềm thức và vô thức của họ. Một kho Lưu trữ, nói theo ngôn ngữ tâm sinh lý - phân tâm học. Về cách nhìn nghệ thuật, sau khi người nghệ nhân dân gian được giải phóng,đúng như nhận xét đầy hàm xúc của nhà nghiên cứu, học giả, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung (Giám đốc Viện Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) đã viết: “Khi mà hệ tư tưởng phong kiến thống trị, nghệ nhân ở thôn xã chỉ lắp lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình: Rồng,Phượng, Lân,Rùa cứng nhắc trong tư thế oai nghiêm, giống hệt như những tượng thần, tiên, thể hiện theo những mẫu nước ngoài.Nhưng khi những phong trào nông dân ít nhiều lay chuyển xã hội truyền thống thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ... Đời sống thâm nhập trong nghệ thuật lại giúp cho nghệ thuật thoát khỏi những mẫu mực ước lệ về nội dung cũng như về hình thức, không một con vật nào, không mộtnhân vật nào,không mộtcảnh nào hoàn toàn giống nhau từ bức chạm này đến bức chạm khác,mặc dầu cùng thể hiện một đề tài. Tác phẩm tuy vô danh vốn bộc lộ cá tính của tác giả, ảnh hưởng ngoại lai biến mất, nghệ thuật mang hoàn toàn tính chất nhân vật” Về mặtkỹ thuật và nghệ thuật “Người thợ chạm ở làng xã, từ thuở nhỏ đã quen đục chạm gỗ, nhưng vẫn là một nông dân vì anh ta tham gia mọi việc đồng áng.Nhát chạm dứt khoát, chắc tay, nhưng nguồn cảm hứng lại rất chân thật, không phải là chân thật một cách sơ khai không đạt tới nghệ thuật, mà là chân chất của nghệ sĩ lớn, tươi mátvà sinh động,kết quả một quá trình hấp thụ, cố kết cao độ giữa những tình cảm sâu xa với những hình thức biểu hiện. Nghệ sĩ chạm gỗ như người ca sĩ hay nhà thơ ở làng xã khi hứng lên, diễn tả bằng ngôn ngữ hàng ngày những điều rất bình thường, nhưng rất xúc động lòng người.Những tác phẩm ấy phản ánh lên tất cả vẻ đẹp, chứa đựng mọi hương thơm của quê hương và Tổ quốc. Những nhà điêu khắc ấy không chạm trổ theo mẫu mà theo cuộc sống. Những cảnh tượng diễn đi diễn lại xung quanh họ, ngày này qua ngày khác, mùa này qua mùa khác, năm này qua năm khác, in vào tâm khảm nghệ sĩ những nét không thể xoá, vì thế cuộc sống đi thẳng mộtcách hầu như tự nhiên vào tác phẩm nghệ thuật, giải phóng nghệ sĩ khỏi những quan niệm phong kiến thống trị”. Đó là chưa kể những đồ thờ “tự khỉ” mỹ thuật thủ công dân gian - như ngai,khám,tượng chân dung Thần Thành Hoàng;cửa võng, Hương án, hạc thờ, bát bửu, lư đỉnh tam sự, thất sự. Về hội hoạ, còn phải kể đến tranh thờ màu nước vẽ trên tường, hoặc tranh sơn ta vẽ trên trần đình, nội cung, trên cột, trên tang trống... Với những đề tài quen thuộc như “văn võ vinh quy”, “long vân”, “long quấn thuỷ”... Tất cả đều mang vẻ đẹp rực rỡ sắc màu,hoặc vàng son
  • 21. choáng rộng,đúng với cách nhìn và cách nghĩ gần gũi của người nghệ nhân dân gian - dân tộc truyền thống “Đẹp vàng son ngon mậtmỡ”. Cả mộtrừng tác phẩm,tưởng như phàm tục mà tráng lệ, huy hoàng,không chỉ trang trí ở đình làng mà còn có ở chùa làng “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Rõ ràng chỉ với nguồn cảm hứng tôn giáo,không đủ sức dập tắt hơi thở mãnh liệtcủa cuộc sống bình dân thâm nhập vào nghệ thuật. Tiếc vì khí hậu nhiệtđới nước ta quá khắc nghiệt, cộng với sự tàn phá của chiến tranh liên miên - đặc biệt trong cải cách ruộng đất, do vô ý thức, chưa nhận thấy tầm quan trọng của các di tích lịch sử quý báu đó, không ít đình chùa làng đã bị huỷ hoại thật đáng tiếc. Đã thế, mộtthời gian dài không ít học giả, trí thức, do mắc mưu thực dân thống trị, lại có khuynh hướng coi nghệ thuật phẩm dân gian “Nôm na là cha mách qué”,chỉ lặp lại các sinh hoạtcũng như các kiểu thức điêu khắc trang trí kiến trúc cũ kỹ giống nhau mà thôi. Hoặc coi chốn đình chung chỉ là nạn “xôi thịt” tranh giành ngôi thứ. Một sự thực không thể chối cãi. Nhưng sự thực khác còn lớn hơn nhiều là người trí thức Việt Nam yêu nước luôn mặn nồng với tình cảm quê hương, dân tộc, nguồn cội.Mà ngôi đình làng chính là biểu tượng trường sinh,bất tử của ý thức đó. Cuộc triển lãm chuyên đề Điêu khắc gỗ dân gian đình làng Việt Nam thế kỷ 16, 17, 18 vào đầu năm 1972 của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội là những đóng góp lớn lao, có tiếng nói cảnh tỉnh và tầm quan trọng qua việc pháthiện, tập họp khá thành công cả một kho báu mỹ thuật cổ dân tộc - dân gian độc đáo mà bấy lâu hầu như chưa có nhà nghiên cứu cổ học nghệ thuật nào biết đến,hoặc biếtmà vẫn xem thường. Ngót thế kỷ thực dân Pháp thống trị, không ít các học giả, nghệ sỹ phươngTây dưới sự bảo trợ của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), đã đến nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật Việt Nam,trong đó không ít những nhà khảo cổ học nghệ thuật, dân tộc, lịch sử,kiến trúc... Nổi bật là ba nhà nghiên cứu Maurice Durand,Louis Bazacier,Henri Oger. Ông M.Durand nghiên cứu tranh dân gian Việt Nam,đã xuất bản cuốn sách gần 500 trang với 2 lần tái bản và nhận Bằng Tiến sỹ dân tộc học nghệ thuật tại Pháp, ông L.Bazacier nghiên cứu kiến trúc cổ, kiêm giảng viên lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới tại trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội,đã hai lần xuất bản sách về mỹ thuật cổ Việt Nam.Ông H.Oger nghiên cứu sinh hoạtViệt Nam truyền thống qua hàng ngàn tranh khắc gỗ thuê nghệ nhân dân gian Việt Nam thể hiện. Nhưng tiếc thay hết thảy đều chưa phát hiện được kho tàng điêu khắc giàu có tập trung của 3 thế kỷ, từ Trung Du đến Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tuy nhiên trước đó họ có nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn Việt Nam.Nhưng hầu hết các quan điểm của họ đều gán cho mỹ thuật cổ Việt Nam không phải là bản địa, hoặc đã chịu ảnh hưởng của nền mỹ thuật cổ Trung Hoa thuộc các thời Hán, Đường,Tống... Cụ thể như ông Bazacier đã gán cho mỹ thuật chùa Phật Tích, quê hương nhà Lý, là mỹ thuật đời Đường thời Cao Biền thế kỷ thứ 9 mà họ gọi là mỹ thuật Đại La do Cao Biền xây dựng(?!). Mặc dù những đồ đá chạm rồng và đặc biệt những viên gạch đào được còn ghi rõ niên đại xây dựng chùa và tháp là “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (tức làm chùa vào năm thứ 4 triều Lý Thánh Tông (1057).Ngày nay qua các đợt khai quật di tích thành Thăng Long những đầu rồng đất nung đào được cũng như trụ đá chạm rồng Thăng Long tìm thấy ở Ngọc Hà, Quần ngựa - Hà Nội trước đó thuộc thời Lý, đem
  • 22. so sánh với những đầu rồng bằng đá tìm thấy ở chân tháp Phật Tích chúng giống hệt như nhau. Có khác chăng,chỉ khác ở chỗ đất nung và đá mà thôi. Ngày nay, với tuyên bố long trọng và nghiêm cẩn của các nhà lãnh đạo đứng đầu các quốc gia, rằng “Hãy bảo vệ sự tồn tại, bền vững và khác biệt các nền văn hoá của các dân tộc trên hành tinh của chúng ta” (Tuyên bố Johannesburg đầu thập niên thế kỷ 21), thì chúng ta càng nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của nền văn hoá nghệ thuật truyền thống Việt Nam,trong đó có kho tàng điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ dân gian - dân tộc đình chùa làng Việt Nam là mộtđóng góp rất mực tự hào. Nó có sức nặng và thuyết phục về nghệ thuật sáng tạo, độc đáo với kho báu tinh hoa nghệ thuật thế giới. Nó đã đóng góp tiếng nói đa dạng, chững chạc về văn hoá - nghệ thuật của Việt Nam với cộng đồng nhân loại trong thời đại giao lưu- hội nhập - phát triển toàn cầu hoá đối với các châu lục. Chính vì vậy mà gần đây các nhà nghiên cứu nước ngoài đã xác nhận vai trò quan trọng, tích cực của mỹ thuật cổ Việt Nam.Chúng ta đã tổ chức không ít các triển lãm mỹ thuật cổ dân tộc và ấn hành những ấn bản mỹ thuật cổ, cùng với đồ dùng sinh hoạtdân gian truyền thống đưa đi triển lãm quốc tế tại Pháp, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển... và một số trung tâm Đại học Hoa Kỳ đã được giới trí thức và công chúng yêu nghệ thuật các nước phương Tây đánh giá cao và hưởng ứng nhiệtliệt. TRẦN THỨC KIẾN TRÚC VIỆT NAM Kiến trúc Việt Nam Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước. Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ "bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam chích quái). Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa. Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn trên cọc thấp. Lọai nhà sàn này tồn tại đến ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng đồng bằng. Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng thành đắp đất theo hình xoắn ốc, phù hợp với địa hình, sông hồ. Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúc chùa. Đời nhà Lý Nhà Lý, vào thế kỷ 11, trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến thống nhất của dân tộc, đã mở ra một cục diện mới cho sự phát triển kiến trúc. Kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12) nhìn chung có 5 loại hình kiến trúc chính thống là: thành quách, cung điện, lâu đài, chùa tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc nhà ở dân gian. ,br>Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4 tầng. Văn hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp.
  • 23. Điện Kính Thiên-Hoàng Thành Thăng Long Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói); phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam. Phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với kiến trúc cung đình. Đời nhà Trần Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và thành quách. Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau: Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện. Mỗi nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng và chắc chắn. Sân trong, vườn hoa, cây cảnh... góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống, thể hiện quan niệm vũ trụ Á Đông. Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối các nhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ nóng. Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các cổng khá đồ sộ. Đời nhà Lê Đầu thể kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hình phát triển chính là cung đình và lăng mộ. Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, có những thành tựu mới. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng tháp và trang trí tượng. Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiến trúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánh ghen, đấu vật v.v.. Chùa Bút Tháp-Bắc Ninh Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảng và chùa Tây Phương.
  • 24. Đời nhà Nguyễn Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà Nguyễn chuyển vào Huế. Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số công trình văn hoá như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cư mới ở Hà Nội. Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếu là thành quách, cung điện và lăng tẩm. Nền văn hoá Việt Na m ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội. Kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống về các mặt công năng mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất, cấu trúc phong cảnh. Khuê Văn Các-Hà Nội Kiến trúc cận đại và hiện đại Cuối thế kỷ 19, kiến trúc đã thể hiện sự du nhập phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hoá Pháp và văn hoá Á Đông. Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Đã ra đời nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới. Có những công trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật. Nói chung kiến trúc ngày nay bao gồm bốn mảng lớn: thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng. Hiện nay những vấn đề về phát triển tự phát đô thị, bảo vệ di tích kiến trúc trong khung cảnh cơ chế thị trường, chiến lược xây dựng nhà ở đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết. Nhà Hát Lớn-Hà Nội ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - 15/09/2009 Kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ là sự tiếp nối liền mạch của kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam và đạt đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc dân tộc. Ở những ngôi đình sớm nhất TK XVI còn lại đến ngày nay như Thụy Phiêu, Lỗ Hạnh, Tây Đằng... chúng ta đã nhận thấy ở đó “có cấu trúc hết sức hoàn chỉnh. Từ những dấu tích chiều cao của sàn cho đến chiều cao của gác thờ, chiều cao của giọt gianh... tất cả đều nói lên rằng loại hình kiến trúc này đã trải qua những thời gian dài ứng nghiệm thử thách mới có được tỷ lệ thích hợp như vậy”(1).
  • 25. Bezacier, học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu về nghệ thuật Đông Nam Á, nhận xét: “Trong số các biểu hiện nghệ thuật thì kiến trúc vốn là miếng đất hoạt động thông dụng nhất và đặc thù nhất của trí tuệ Việt Nam”. Dù chưa khẳng định nét đặc sắc bản địa của kiến trúc đình làng, Bezacier cũng công nhận: ”Đình làng trung tâm toàn bộ hoạt động xã hội Việt Nam thời cổ, cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Trung Hoa”(2). Kiến trúc đình làng từ TK XVI đến TK XIX đầu XX, đã hình thành, phát triển và thoái trào theo thời gian. Với độ dài thời gian như vậy, chúng ta có độ lùi nhất định để có thể rút ra một số đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ. 1. Đặc trưng của nghệ thuật kiếntrúc đìnhlàng Tính chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất Kiến trúc đình làng từ TK XVI, chỉ với một tòa đại đình đã thể hiện tính chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất, hợp thành từ những bộ phận có kết cấu phức tạp. Bộ khung gỗ chịu lực, với hàng trăm cấu kiện liên kết bằng mộng theo không gian ba chiều, như: cột cái, cột quân, cột hiên, bộ vì, các con rường, các xà, dầm...tạo thành bộ khung hình hộp - một tổ hợp với cấu trúc hợp lý và khoa học; thành phần bao che công trình: hệ mái, với kỹ thuật chồng đè với hoành, rui, mè, ngói; hệ thống ván bưng, tảng kê chân cột... Tất cả các bộ phận từ chính đến phụ, từ đơn giản đến phức tạp, từ to lớn như cột cái đến nhỏ bé như cái then tàu, đều liên kết chặt chẽ, hợp lý và bổ sung cho nhau để tạo thành ngôi đình làng. Với quan niệm của người Việt, ngôi đình làng là một thực thể sống động và linh thiêng. Do vậy, ở đình làng chứa đựng sự hài hòa giữa các yếu tố âm dương. Đó là số gian của đình bao giờ cũng lẻ: 3, 5, 7... (= dương); số hàng cột của vì kèo bao giờ cũng chẵn: 4 hoặc 6 (= âm). Các bộ phận của khung gỗ được liên kết bằng mộng, phần gờ lồi của cấu kiện này khớp vào phần lõm của cấu kiện khác cũng được cho là tuân theo nguyên tắc âm - dương.
  • 26. Ngôi đình là yếu tố dương, thì phía trước đình thường là sông hoặc hồ, ao, giếng - yếu tố âm... Hài hòa âm - dương là một chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất của thiên nhiên đã được áp dụng vào kiến trúc đình làng - một chỉnh thể toàn vẹnvà thống nhất của văn hóa, do con người tạo ra. Theo thời gian ngôi đình làng được bổ sung thêm nhiều hạng mục kiến trúc khác như hậu cung, tiền tế, tả vu, hữu vu, cột biểu hoặc cổng tam môn... thì các công năng của nó không phá vỡ chỉnh thể của cảnh quan kiến trúc, mà liên kết, bổ sung, tiếp nối với tòa đại đình để tạo nên một tổng thể kiến trúc đình làng. Trong bố cục mặt bằng, tòa đại đình vẫn là thành phần chính. Các hạng mục kiến trúc khác không lấn át, che khuất tòa đại đình, mà chỉ là những thành phần phụ trợ. Tính chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất của kiến trúc đình làng còn thể hiện ở chỗ có sự liên kết hợp lý giữa các mặt đối lập, tương phản lẫn nhau như: mảng lớn - mảng nhỏ, đặc - rỗng, chính - phụ, cao - thấp... của ngôi đình làng. Tính đăng đối Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam nói chung và kiến trúc đình làng nói riêng đều tuân theo nguyên tắc tính đăng đối. Tổ tiên người xưa của người Việt là người Phùng Nguyên đã nắm vững qui luật đối xứng trong trang trí hoa văn. Với tư duy trừu tượng cao, người Phùng Nguyên đã sử dụng nhiều kiểu đối xứng như: đối xứng gương (các nhà sinh học còn gọi là đối xứng lưỡng trắc), đối xứng trục (hay đối xứng quay), đối xứng tịnh tiến. Thật ra, trong nghệ thuật cổ Việt Nam, với tính dân gian đậm đặc, nó không đạt tới sự đối xứng toán học, mà chỉ là sự đăng đối và do đó sinh động hơn. Tính đăng đối chi phối toàn bộ kiến trúc đình làng. Từ qui hoạch cảnh quan đến mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của các khối kiến trúc. Các thành phần kíến trúc được bố cục cân xứng qua một trục. Trên qui hoạch mặt bằng, đường “thần đạo” nằm trên đường trục đó. Nó xâu chuỗi một loạt hạng mục kiến trúc từ hồ (ao hoặc giếng), cột biểu (hoặc nghi môn) bình phong đến hai dãy tả vu, hữu vu, tiền tế, tòa đại đình, hậu cung.
  • 27. Tính đăng đối với bản chất của nó là sự lặp lại có qui luật và chính nó tạo ra một đơn vị họa tiết, mang tính chất trang trí. Tính đăng đối tạo nhịp điệu, làm cho ngôi kiến trúc trở nên giàu tính trang trí, tác động đến thị giác tạo ấn tượng thẩm mỹ. Tính đăng đối của kiến trúc cũng tác động đến cảm giác, tạo sự ổn định, bền vững, thể hiện nhu cầuthường hằng của cư dân nông nghiệp. Cân bằng ổn định và linh hoạt Ở trong môi trường khí hậu có sự thay đổi với biên độ lớn và thất thường như bão lụt, hạn hán, nắng nóng, lạnh giá... thì nhu cầu thường trực của con người là sự cân bằng ổn định. Chỉ có như vậy mới có điều kiện để tồn tại và phát triển. Các loại hình kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, trong đó có kiến trúc đình làng đều có xu hướng phát triển chiều ngang, như bám chặt xuống đất tạo thể cân bằng ổn định. Bộ mái lớn, đồ sộ xòe rộng che kín ngôi kiến trúc, vừa tránh mưa hắt có thể làm hại chân công trình, như dân gian nói: “nước mưa cưa trời”, vừa có thể chống chọi với những cơn gió giật thường xảy ra ở đồng bằng làm tốc mái công trình. Bộ khung cột đình to lớn, nặng nề (chu vi cột cái của đình Cao Thượng, Bắc Giang là 2,14m, cột cái của đình Chu Quyến, Hà Nội là 2,50m), chịu lực của toàn bộ sức nặng bộ mái tác động từ trên xuống theo chiều thẳng đứng. Do liên kết theo kiểu hình hộp, nên ngôi đình có thể chịu được lực tác động theo chiều ngang. Ngôi đình làng có khả năng chống chịu với những cơn địa chấn tốt hơn rất nhiều so với các công trình kiến trúc hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Kiến trúc đình làng có mô thức cân bằng ổn định để chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời môi trường thiên nhiên cũng đòi hỏi con người phải linh hoạt để thích ứng với nó. Toàn bộ kiến trúc đình làng được liên kết bằng mộng, theo nguyên lý lắp ghép, rất động và linh hoạt. Khi cần phải thay thế một bộ phận bị hư hỏng cũng thuận tiện mà không ảnh hưởng đến toàn bộ. Nhiều ngôi đình đã nâng cao hàng mét (gọi là kiệu đình) để tôn nền chống lụt như đình Chèm (Hà Nội), đình Thổ Hà (Bắc Giang)... Kiến trúc đình làng với đặc trưng cân bằng, ổn định và linh hoạt là hệ quả của thế ứng xử của cư dân đồng bằng Bắc Bộ đối với môi trường sống, vừa chế ngự, hạn
  • 28. chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển. Tầm thước và giản dị Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chính quyền trung ương tập quyền có khả năng tập hợp lực lượng cho chiến tranh chống ngoại xâm, nhưng khó tập trung được sức người, sức của cho việc xây dựng những công trình to lớn. “Xã hội Việt không có tầng lớp quý tộc rõ rệt với những đặc quyền, đặc lợi về sản xuất, về ruộng đất. Công xã nông thôn không bị phá vỡ cơ cấu mà chỉ bị làm biến đổi từng mặt. Xã hội Việt là tập hợp các làng - những tế bào độc lập đứng cạnh nhau. Chính nền kinh tế làng xã phân tán cũng khiến người Việt không đủ điều kiện tạo dựng được những công trình kiến trúc to lớn”(3), Đối với người Việt, cư dân trồng lúa nước mà động tác lao động sản xuất chủ yếu là cúi xuống đất, thì ngôi đình làng đã là to lớn, đồ sộ lắm. Nhưng ngôi kiến trúc đó dài thường không quá 30m, rộng không quá 15m, giọt gianh nhà dân thường là 4 thước đến 5 thước, thì ở đình làng từ dạ tàu xuống mặt nền thường từ 6 thước 5 đến 7 thước (mỗi thước là 2 gang tay, hoặc 40cm). Nhiều ngôi đình diềm mái còn xà thấp nữa, chỉ đến 1,90m tính từ cạnh dưới dạ tàu, như đình Quang Húc (Hà Nội). Đình làng có kích thước to lớn vừa đủ, phù hợp với tầm thước người Việt về mặt nhân chủng học. Tính tầm thước và giản dị của kiến trúc đình làng thể hiện ở tỷ lệ tương quan giữa ngôi đình làng và cảnh quan thiên nhiên, giữa các bộ phận của từng cấu kiện với kiến trúc đình làng. Ngôi đình làng đã đạt độ chuẩn giữa các tương quan ấy, tạo hiệu quả thẩm mỹ về sự hài hòa đẹp mắt. “Mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt đình Chu Quyến được tổ hợp bởi các hình tam giác đều (có góc 600 ) và tam giác vuông đồng dạng(có các góc vuônglà 900 , 600 và 30”(4). Bezacier nhận xét mối quan hệ giữa ngôi đình và cảnh quan: “Ít khi người Việt Nam chú ý xây dựng công trình theo chiều cao; ngược với Tây phương, người Việt Nam xây dựng công trình theo kiểu phát triển và trải rộng chúng trong những không gian rộng lớn mà ở đó... ở cuối lối đi ấy thường sẽ xuất hiện giữa những mặt hồ đầy nước và lung linh ánh sáng, hình ảnh soi bóng một công trình mái cong đồ sộ, cột gỗ, vách gỗ và chính trong những mặt hồ đó, công trình như được bay bổng lên”(5).
  • 29. Từ xa nhìn vào, cũng như nhìn từ phía trong ngôi đình, nhìn chung ngôi đình làng cho ta cảm giác với ấn tượng giản dị và ấm cúng. Bộ mái lớn mà hiền hòa, thời gian ngả mầu rêu. Tất cả các cấu kiện gỗ đều để mộc, không sơn phết cầu kỳ như kiến trúc Trung Hoa (trừ một số ít đình 4 cột cái gian giữa được sơn son để tạo sự linh thiêng và thường được sơn vào đời Nguyễn). Bên cạnh những đầu dư, rường cánh, bẩy, cốn, cửa võng... được chạm trổ công phu, còn lại các cột, xà, kẻ, hoành, rui... đều để trơn. Đình làng, còn gọi là “nhà việc” gắn với đời sống nơi thôn dã, có những tỷ lệ, kết cấu và công năng phù hợp với những chức năng và những nhu cầu “thực dụng” của những người nông dân Bắc Bộ. Hòa hợp với thiên nhiên Kiến trúc đình làng là công trình to lớn nhất ở làng, nhưng nó không vượt trội, phá vỡ cảnh quan xung quanh. Từ việc chọn vị trí, hướng của đình làng, người ta luôn chọn những giải pháp để tận dụng, khai thác những lợi thế của thiên nhiên và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ thiên nhiên, khí hậu. Bezacier nhận xét: “Cái đặc tính Việt Nam trong nghệ thuật kiến trúc của họ chính là ở cái chất cơ bản về phong cảnh của nó, mà đặc điểm này được bắt nguồn từ nguyên tắc “phong thủy”, một nguyên tắc hài hòa không thể thiếu được giữa công trình và phong cảnh thiên nhiên đó và nếu như trong tự nhiên còn thiếu cái hài hòa đó thì bàn tay nghệ nhân phải tạo ra nó”(6). Ngôi đình làng hòa đồng và “đối thoại” với thiên nhiên. Ở những ngôi đình cổ TK XVI-XVII, xung quanh thông thoáng để thiên nhiên ùa vào trong đình. Bộ mái đình lớn có tác dụng điều hòa vi khí hậu, không gian đình để ánh sáng chan hòa vào bên trong, luồn lách phản chiếu và làm nổi rõ những mảng chạm khắc trên các cấu kiện của kiến trúc. Thiên nhiên trong nghệ thuật chạm khắc nối liền với thiên nhiên xung quanh ngôi đình. Các cây cối cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao bọc lấy ngôi kiến trúc, tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời cây cối lại trang điểm cho đình làng thêm đẹp đẽ và ấm cúng. Ngôi đình làng là nơi con người tìm thấy sự gắn bó, hòa điệu với thiên nhiên, cũng như tìm thấy sự đồng cảm con người với conngười.
  • 30. 2. So sánh kiếntrúc đìnhlàng với kiếntrúc cổ Trung Hoa Trong kiến trúc đình làng, các cột có tiêu chuẩn to, mập và chắc chắn, “đầu cán cân, chân quân cờ”. Mái đình lớn, nặng, xà thấp, có xu hướng che chân công trình (vừa tránh mưa, vừa tránh nắng trực xạ), chiếm 2/3 chiều cao của đình, mặt mái dốc và phẳng. Cấu tạo mái theo kiểu “tàu đao, lá mái”. Phổ biến loại một tầng bốn mái. Mái lợp ngói mũi hài, lợp 2 lớp (ngói chiếu và ngói phủ), để tránh cuồng phong làm tốc mái, đồng thời làm cho ngôi đình ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Kiến trúc cổ Trung Hoa, sản phẩm của vùng bình nguyên khô ráo, các cột có xu hướng thanh nhã và thon mảnh, cột có nhiều loại: tròn, vuông hoặc bát giác. Mái Trung Hoa nhẹ, đầu mái thẳng, thường chiếm 1/2 độ cao kiến trúc, để lộ thân công trình. Mặt mái không dốc lắm và hơi cong lõm. Mái kiến trúc cổ Trung Hoa khá phổ biến kiểu “mái hạ, mái thượng”, chồng diêm tám mái. Mái có cấu tạo dựa trên kết cấu “tầu hộp” và hệ “đấu củng” nhiều tầng lớp và chi tiết. Mái được lợp bằng ngói ống, hoặc ngói âm dương và chỉ lợp một lớp. Màu sắc công trình cũng có nét khác biệt. Đình làng Việt Nam có màu tự nhiên, mộc mạc, rêu phong cổ kính của mái ngói, nguyên sơ của gỗ. Công trình kiến trúc có xu hướng trầm, mộc mạc, hướng nội như bị hút xuống đất và lẫn vào không gian cảnh quan. Kiến trúc Trung Hoa có màu rực rỡ của sơn (thường là màu đỏ) ở cấu kiện gỗ, màu men vàng, xanh của ngói ống. Công trình duyên dáng, uyển nhã, có xu hướng nổi bật, hướng ngoại, cầu kỳ. Do có sàn đình, cho nên thềm và nền đình làng Việt Nam thường ít được chú trọng chăm chút và thường thấp hơn thềm và nền của kiến trúc Trung Hoa. Nền đình gian giữa thường không lát gạch, các gian còn lại đều lát ván sàn. Kiến trúc đình làng là kiến trúc mở, để thoáng xung quanh. Do vậy, ngôi kiến trúc gần gũi với con người, toát lên tính dân chủ. Chạm khắc của đình làng cũng nhiều và phong phú hơn kiến trúc chùa đền Trung Hoa. Điêu khắc đình làng làm cho các kết cấu gỗ trở nên mềm mại, uyển chuyển, không gian kiến trúc trở nên sinh động hơn. Đặc biệt, chạm khắc đình làng không chỉ có trang trí kiến trúc, mà chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử, dân tộc học, nghệ thuật học...
  • 31. Thềm và nền của kiến trúc cổ Trung Hoa được chú trọng hơn. Nền thường được xây lát bằng gạch, thềm được bó lát bằng đá, gạch. Các chùa đền Trung Hoa có tính khép kín bằng hệ thống tường vách bao quanh. Điêu khắc trang trí kiến trúc cũng hạn chế hơn. Sự khác biệt giữa kiến trúc đình làng với kiến trúc cổ Trung Hoa được thể hiện qua bảng sau: TT Thành phần kiến trúc Kiến trúc đình làng Việt Nam Kiến trúc cổ Trung Hoa 1 Cột To - mập - tròn Nhỏ - thon - tròn, vuông, bát giác 2 Mái Thấp - nặng - cong =2/3 chiều cao công trình. Phổ biến loại 1 tầng 4 mái. Cao - nhẹ - thẳng = 1/2 chiều cao công trình. Phổ biến loại 2 tầng 8 mái 3 Cấu trúc mái Mặt mái dốc thẳng “tầu đao, lá mái” Mặt mái hơi cong lõm “tầu hộp, hệ đấu củng” 4 Nền, thềm Thấp Cao 5 Màu sắc công trình Trầm - tự nhiên Rực rỡ - nhân tạo 6 Ngói Mũi hài, lợp hai lớp, không phủ men Ống, lợp một lớp, phủ men nhiều màu 7 Chạm khắc Nhiều Hạn chế
  • 32. 8 Quan hệ với cảnh quan Hòa hợp, lẫn vào cảnh quan Tương phản, nổi bật trên cảnh quan 9 Kiến trúc Mở, có sàn Khép kín, không có sàn Nghệ thuật kiến trúc đình làng đồng bằng Bắc Bộ đạt đỉnh cao của kiến trúc truyền thống dân tộc, có nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Qua ngôi đình làng lịch sử, có thể nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua thời gian. _______________ 1. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân, Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, 1993, Hà Nội, tr.40. 2, 5, 6. Theo Nguyễn Đức Thiềm, Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1996, tr.134, 135. 3, 4. Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr.329. Chùa Keo Duy Nhất Đây là ngôi chùa cổ lớn nhất Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 21, tính về số gian: 17 tòa, 128 gian trên diện tích 5,8ha. Chùa có kiến trúc cao rộng chứ không thấp, tối như nhiều chùa cổ khác. Vì thế những tòa chính điện to bằng cỡ những tòa đại đình. Chùa cũng có những chạm khắc tinh xảo và giàu sức sống. Chùa nằm ở cạnh đê sông Hồng, xung quanh là ba bốn nhà thờ. Chùa có lớp lang theo lối tiền Phật hậu Thánh, thờ Sư Không Lộ (Nguyễn Minh Không), ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam.
  • 33. 1. Tam quan nội. Chùa có hai tam quan, bên ngoài là một tòa kiểu chữ nhất mái cong không xây tường bao. Tam quan nội có vẻ đẹp bình dị, lại gần thì rất xinh xắn do tỉ lệ cân đối. Sinh viên kiến trúc khi học môn cơ sở kiến trúc có một bài vẽ mặt bên tam quan này. Hai bên tam quan còn có hai cửa ngách xây bằng gạch 2. Cánh cửa tam quan nội. Đây có lẽ là cánh cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam. Chủ đề chính chỉ là hai con rồng nhưng những trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây sinh động
  • 34. làm cho tấm gỗ như gấm. Thêm vào nữa là cánh cửa khá l ớn (cao 2m), mặc dù nhìn từ xa thì tòa tam quan không lớn lắm. Cánh cửa này gần đây được đền Đô copy lại làm cửa tam quan mới. 3. Sau tam quan nội là đến một bãi rộng, rồi đến tiền đường. Tòa nhà năm gian hai chái to như cái đình, hai bên là giải vũ. Vẻ nhịp nhàng và hoàn thiện của các tòa nhà khiến chùa Keo trông rất bõ công để thăm viếng.
  • 35. 4. Hai tấm bia ở hai bên tòa tiền đường là hai tấm bia tuyệt đẹp với chạm khắc lộng lẫy cả bốn diện. Đặc biệt, bia đứng trên những cánh sen xếp lớp thay vì rùa.
  • 36. Trên mỗi cánh sen lại có hoa văn tinh xảo. Thời gian làm mòn đi nhiều nhưng vẫn thấy vẻ tuyệt tác. 5. Tòa trung đường lại theo lối không có mái đao mà hai đầu hồi lại có giá kèo hai tầng (gọi là giá roi). Những chống chéo ở đây có lẽ làm cho hệ bảy hiên vuông góc đỡ cứng. Chú ý là ngày xưa dùng đinh sắt có mũ hình bông hoa thị (những cái đinh đóng ván gỗ diềm đầu hồi). Công trình vừa mộc mạc nhưng lại "ăn chơi" - những chỗ "mềm" của kết cấu gỗ đều có trang trí chạm khắc. Trong khi đó, song cửa đơn giản với hàng song đan mau và vách bưng ván lụa âm dương. Vì thế vẻ đẹp có sự tự hào của kẻ biết chơi.
  • 37. 6. Những cái chống chéo rất công phu, và những tầng tầng lớp lớp khối gỗ kê lên nhau cho thấy dựng được cái mái này là cả một nghệ thuật. Vì những khối gỗ khá to, chứ không chẻ nhỏ như mái của Tàu. Nhìn lại gần mới thấy những song cửa cũng không vuông đơn thuần: ở đoạn giữa, chúng được bào vát lượn góc cho nhỏ lại. 7. Tòa thiêu hương. Kiến trúc cổ nằm giữa cây xanh nên mang vẻ rất thanh nhàn. Tổ hợp trang trí trên mái nhuần nhuyễn và buông mảng lớn cho diện mái và tường vách gỗ bên dưới.
  • 38. 8. Tiếc là không còn lưu đủ ảnh để làm ví dụ, nhưng ở trong chùa có những góc nhỏ xinh thế này. Không hoa mỹ bằng Bút Tháp nhưng có cái vẻ khỏe mạnh của nét đơn giản.
  • 39. 9. Không Lộ thiền sư sinh năm 1065, là Quốc sư nhà Lý. Nhiều nơi thờ, trong đó có đền Lý Triều Quốc Sư ở phố Lý Quốc Sư và chùa Thần Quang, Ngũ Xã, Hà Nội. Chùa Thần Quang này có pho tượng đồng A Di Đà to nhất VN, cao 4m, nặng 12,3 tấn. Làng Ngũ Xã trước đây nổ i danh đúc đồng, giờ thường người ta phải về Đồng Xâm, Thái Bình để đúc. Ai nghe bài Nắng ấm quê hươngcủa Vũ Thanh chắc cũng biết câu: Cho anh về quê mình, cùng làm lúa cùng trồng đay, cùng dệt cói cùng đan mây. Tay em chạm vàng, tay em khảm bạc, làm giàu cho quê hương, Thái Bình ta đó, mà lòng anh yêu thương... Làm giàu thật. Đúc chuông bây giờ đang cực đắt hàng. Mỗi quả chuông cao 70cm có giá chừng chục triệu. Còn loại khổng lồ đua nhau lớn nhất VN thì khỏi nói. Nhưng quan trọng là đúc xong, đánh phải kêu.
  • 40. 10. Cũng tượng La Hán, nhưng ở chùa Keo có vẻ không sôi động lắm. Trông ông kia mới chán đời chứ.