SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 50
Baixar para ler offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN HOÀNG YÊN
QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN HOÀNG YÊN
QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG TRIỀU HOA
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2020
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bạch Mai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự
hƣớng dẫn tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS.Hoàng Triều Hoa và xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Số liệu trong luận văn là số liệu trung thực, kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày chƣa từng đƣợc công bố tại các công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Yên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ
lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá
nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô
giáo TS. Hoàng Triều Hoa đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai;
Phòng Kế hoạch tổng hợp và vật tƣ y tế; Phòng hành chính quản trị và tổ chức
cán bộ; tập thể Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP ................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ........................................................... 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ............................................................... 5
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập....................................................................................... 8
1.2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................... 8
1.2.2. Nội dung quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập ................................................................................. 15
1.2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
đơn vị sự nghiệp y tế công lập ................................................................. 24
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị
y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ............................................... 25
1.3. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại một đơn vị sự
nghiệp y tế công lập và bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai................. 30
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bắc Giang................................................................................. 30
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................. 32
1.3.3. Bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai......................................... 33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 36
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu. ................................................. 36
2.2 Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ........................................................ 37
2.2.1 Phƣơng pháp thống kê - mô tả ........................................................ 37
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích.................................................................... 37
2.2.3 Phƣơng pháp tổng hợp .................................................................... 38
2.2.4 Phƣơng pháp so sánh....................................................................... 38
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI................................................................. 39
3.1. Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai........................................................ 39
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai ............... 39
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Bạch Mai............................. 41
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Bạch Mai....................................... 43
3.1.4. Tình hình trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai................... 47
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bạch Mai. ................................................................................... 49
3.2.1. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế. ..................................... 49
3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Bạch Mai. ......................................................................................... 50
3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y
tế tại Bệnh viện Bạch Mai....................................................................... 55
3.3. Đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Bạch Mai...................................................................................................... 57
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. ................................................................ 57
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 59
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
BẠCH MAI..................................................................................................... 63
4.1. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bạch Mai .................................................................................... 63
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị
y tế tại Bệnh viện Bạch Mai..................................................................... 63
4.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
tại Bệnh viện Bạch Mai............................................................................ 65
4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
tại Bệnh viện Bạch Mai. .............................................................................. 66
4.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết
bị y tế ....................................................................................................... 66
4.2.2. Giải pháp huy động vốn phục vụ mua sắm TTBYT…………………….68
4.2.3. Giải pháp đối với kiểm tra, giám sát mua sắm trang thiết bị y tế...69
KẾT LUẬN..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 74
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BSCK Bác sỹ chuyên khoa
2 BV Bệnh viện
3 BYT Bộ y tế
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 CTYT Công trình y tế
6 DC Dụng cụ
7 KCB Khám chữa bệnh
8 MSTT Mua sắm tập trung
9 NCKH Nghiên cứu khoa học
10 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
11 NVYT Nhân viên y tế
12 SYT Sở y tế
13 TTB Trang thiết bị
14 TTBYT Trang thiết bị y tế
15 VT-TTBYT Vật tƣ trang thiết bị y tế
16 WHO Tổ chức thƣơng mại thế giới
17 XHHYT Xã hội hóa y tế
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Tổng hợp số mẫu khảo sát 36
2 Bảng 3.1
Chủng loại TTBYT đƣợc trang bị của Bệnh viện
Bạch Mai
48
3 Bảng 3.2
Nguồn vốn mua sắm TTBYT của bệnh viện Bạch
Mai giai đoạn 2016-2019
50
4 Bảng 3.3
Quy định Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế
theo nguồn vốn tại bệnh viện Bạch Mai
54
5 Bảng 3.4
Kết quả công tác kiểm kê số lƣợng TTBYT nhập
về giai đoạn 2016-2019
56
iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Bảng Nội dung Trang
1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Bạch Mai 46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trang thiết bị y tế trong ngành y đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với
chất lƣợng công tác khám chữa bệnh, trong đó những thành tựu khoa học công
nghệ mới nhất đƣợc ứng dụng và phát triển nhanh chóng. Công nghệ hiện đại
của các trang thiết bị đƣợc áp dụng để giám sát các đại lƣợng đặc trung của cơ
thể nhằm chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏa con ngƣời giúp các giáo sƣ,
bác sỹ có những quyết định chính xác và kịp thời trong việc khám chữa bệnh.
Mặt khác, trang thiết bị y tế với công nghệ hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ,
nhân viên y tế trong việc chẩn đoán, điều trị hiệu quả các căn bệnh hiểm nghèo.
Hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập có vai trò quan trọng trọng việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại đơn
vị. Tuy nhiên, hiệu quả trong hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế là một vấn
đề lớn đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế công lập mặc dù đây không
phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại và thách thức trong hoạt
động thực tế của ngành y về lĩnh vực trang thiết bị y tế. Kinh tế Việt Nam
đang phát triển từ một đất nƣớc nghèo đi lên nên nguồn ngân sách cho ngành
y tế còn hạn hẹp, trong nhiều năm qua, thiết bị y tế của nƣớc ta chủ yếu đƣợc
cung cấp từ các nguồn viện trợ khác nhau. Hạn chế của việc này là không
đánh giá đƣợc đúng nhu cầu của ngành y tế nên có tình trạng thiết bị vừa thừa
lại vừa thiếu, chƣa đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Rất
nhiều ngƣời Việt Nam ra nƣớc ngoài chữa bệnh chỉ vì trang thiết bị y tế bên
nƣớc ngoài đồng bộ hơn, hiện đại hơn, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chẩn
đoán, theo dõi và điều trị bệnh cho bệnh nhân, từ đó ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thành lập từ năm 1911, là một trong những
2
bệnh viện lớn nhất tại Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế. Việc nhập trang thiết bị,
mua sắm thiết bị diễn ra thƣờng xuyên với số lƣợng lớn. Từ thực tiễn đó việc
quản lý mua sắm trang thiết bị đóng vai trò quan trọng và mang tính cấp thiết.
Trong thời gian qua, lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm đến công tác
quản lý mua sắm trang thiết bị y tế và hoạt động này đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định, giúp bệnh viện nâng cao đƣợc chất lƣợng của công tác y tế, hỗ
trợ cho ngƣời thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân đƣợc chính xác,
nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình quản lý mua sắm
trang thiết bị y tế của Bệnh viện vẫn còn những bất cập nhƣ: một phần trang
thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai còn mang tính chồng chéo, có khi cùng
một chủng loại trang thiết bị đƣợc tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau, nhiều
phƣơng thức tài trợ khác nhau. Chỗ thừa không cần dùng trong khi chỗ nhu
cầu cao thiếu lại càng thiếu. Do vậy ảnh hƣởng đến công tác khám chữa bệnh.
Với mong muốn tìm hiểu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
tại Bệnh viện và đóng góp một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, học viên đã lựa chọn đề tài: “Quản
lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai” để nghiên cứu với hy
vọng s có những giải pháp tốt hơn trong công tác quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế để đƣa vào áp dụng tại Bệnh viện, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động và chất lƣợng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cần có giải pháp nhƣ thế nào để
hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện trong
thời gian tới?f
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm
3
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2020 đến năm 2025.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác
quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm trang thiết bị
y tế tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn 2016-2019.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bạch Mai.
+ Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác mua sắm trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn từ 2016-2019. Các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đƣợc đề xuất cho giai đoạn
2020-2025.
+ Về nội dung
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của
bệnh viện Bạch Mai theo các nội dung sau:
4
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
- Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Bạch Mai
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua
sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý mua sắm trang thiết bị y
tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.1.1. Các công trình nghiên cứu
Hiện nay, các công trình nghiên cứu độc lập về quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa có nhiều, và mới chỉ có
một vài công trình nghiên cứu về quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y
tế, trong đó các tác giả cũng đề cập đến việc mua sắm các trang thiết bị từ
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu nhƣ sau:
Luận văn thạc sĩ của Vũ Quang Hƣng (2013) với đề tài “Quản lý trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang” (Học viện nông nghiệp
Việt Nam). Trong đề tài này, việc mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc tác giả đề
cập tới nhƣ là một khâu của quá trình quản lý trang thiết bị bao gồm mua sắm,
sử dụng, sửa chữa…. Chất lƣợng của khâu mua sắm trang thiết bị đƣợc tác
giả đánh giá qua việc sử dụng các trang thiết bị đó trong việc khám chữa bệnh
tại Bệnh viện.
Luận văn thạc sĩ của học viên Trƣơng Thị Hồng Linh (2018) về “Hoàn
thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng
Trị” (Đại học Kinh tế - Đại học Huế) cũng nói đến việc quản lý trong đầu tƣ
mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện là một phần của quá trình quản lý
trang thiết bị y tế. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đƣa ra một
số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y
6
tế cùng với một số giải pháp về hoàn thiện quản lý trong quá trình sử dụng,
sửa chữa hay bảo dƣỡng.
Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thúy Hà (2015) về “Quản lý nhà nƣớc về
hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam” (Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã đề cập đến một khâu trong quá trình quản lý
mua sắm trang thiết bị y tế ở Việt Nam là quản lý hoạt động đấu thầu. Trong
luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đấu thầu,
khảo cứu cụ thể hoạt động đấu thầu tại một số doanh nghiệp để tìm ra những
hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này, từ đó tác giả
cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam.
Trong luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk” (2016), Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành
phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Xuân Thắng cũng tiếp cận việc quản lý mua sắm
trang thiết bị y tế là một khâu của quá trình quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện. Qua đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Đắk Lắk, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý mua sắm trang thiết bị y tế cùng với các giải pháp về quản lý sửa dụng, hay
quản lý sửa chữa các trang thiết bị này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị y
tế tại Bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017” của học viên Phạm Minh Tiến, Trƣờng
đại học y tế công cộng (năm 2017). Học viên đã tập trung nghiên cứu thực
trạng quản lý thiết bị y tế tại hai khoa thuộc bệnh viện là khoa chuẩn đoán
hình ảnh và khoa xét nghiệm. Luận văn đã làm rõ những thuận lợi và khó
khăn trong việc quản lý thiết bị y tế tại hai Khoa này. Thiết bị y tế tại hai khoa
này có sự khác biệt rõ ràng với các thiết bị khác và là thiết bị y tế tiêu biểu
trong hoạt động của Bệnh viện.
7
Trang thiết bị y tế còn đƣợc xem nhƣ là tài sản công của các đơn vị y tế
và việc quản lý trang thiết bị y tế, trong đó có hoạt động mua sắm đƣợc các
tác giả nghiên cứu thông qua nghiên cứu về quản lý tài sản công nhƣ:
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thu Thủy (2018) về “Quản lý tài sản công
tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” (Học viện Khoa học xã hội). Trong công
trình nghiên cứu này, việc quản lý mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc tác giả đề
cập đến qua các nội dung về quy trình mua sắm, đấu thầu mua sắm, nguồn
vốn cho mua sắm. Tác giả cũng đã phân tích và đƣa ra những kết quả cũng
nhƣ hạn chế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong việc quản lý tài sản
công, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Điều (2015) về “Tăng cƣờng quản lý
tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” Học viện Nông nghiệp
Việt Nam cũng xem quản lý mua sắm trang thiết bị y tế nhƣ mua sắm tài sản
công của Bệnh viện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cƣờng quản lý tài sản công tại Bệnh viện.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình trên đây chủ yếu nghiên cứu về quản lý
trang thiết bị y tế tại đơn vị y tế và thiên về việc quản lý sử dụng, bảo dƣỡng
hay sửa chữa, việc mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc các tác giả lồng ghép nhƣ
một khâu của quá trình quản lý nói chung. Một số công trình nghiên cứu khác
cũng nhắc đến quản lý mua sắm trang thiết bị y tế trong mua sắm tài sản công
của Bệnh viện. Và thực tế cho đến thời điểm này, chƣa có công trình nào
nghiên cứu độc lập về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt là nghiên
cứu về mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, luận văn
cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
- Về lý thuyết, tiếp tục hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý mua sắm
trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
8
- Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý mua
sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai để đề xuất các giải pháp hoàn
thiện công tác này trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hiện tƣợng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại
khách quan đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc
gia, mọi thời đại. Thuật ngữ quản lý đã trở nên khá phổ biến nhƣng chƣa có
khái niệm thống nhất. Vì thế cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý
do bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác nhau về nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Bên cạnh đó, sự khác biệt về xã hội, thời đại, chế độ nghề
nghiệp nên quản lý có nhiều lý giải, sự giải thích khác nhau. Đồng thời cùng
sự phát triển của phƣơng thức xã hội hóa sản xuất và phát triển trong nhận
thức của con ngƣời thì sự khác biệt về nhận thức và giải thích khái niệm quản
lý càng trở nên rõ rệt. Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đa dạng,
sau đây là một số khái niệm chủ yếu:
Theo Fayei: “Quản lý là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều hành, và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Theo Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt
giúp con ngƣời hoàn thành có hiệu quả mục tiêu đã định”
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm
đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
9
+ Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt
đối tƣợng quản lý đến mục tiêu, chủ thể quản lý có thể là một ngƣời, một bộ
máy quản lý gồm nhiều ngƣời, một thiết bị
+ Đối tƣợng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và chịu
sự chỉ huy của chủ thể quản lý
+ Có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ
thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt
ra trong điều kiện biến động, thay đổi liên tục của môi trƣờng.
Về nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có tính mục đích của con ngƣời, nó
là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động.
Về cơ bản, mọi ngƣời đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một
hoặc nhiều ngƣời điều phối hành động của những ngƣời khác nhằm thu đƣợc
kết quả nhƣ mong muốn.
1.2.1.2. Thiết bị y tế tại bệnh viện
* Khái niệm thiết bị y tế tại bệnh viện:
Tổ chức Y tế thế giới xác định thiết bị y tế là “dụng cụ, thiết bị hoặc
máy móc đƣợc sử dụng trong phòng ngừa, chuẩn đoán, hoặc điều trị bệnh,
hoặc để phát hiện, đo lƣờng, phụ hồi, sửa chữa hoặc sửa đổi cấu trúc hoặc
chức năng của cơ thể cho một số mục đích sức khoẻ”. Thiết bị y tế không sử
dụng cơ chế dƣợc lý, miễn dịch hoặc trao đổi chất, trong hoặc trên cơ thể
ngƣời để đạt đƣợc mục đích sử dụng, nhƣng có thể đƣợc hỗ trợ trong chức
năng dự định của nó bằng các phƣơng tiện đó.
Theo thông tƣ số 24/2011/TT – BYT, trang thiết bị y tế là các loại thiết
bị, dụng cụ, vật tƣ, hóa chất, kể cả phần mềm cần thiết, đƣợc sử dụng riêng lẻ
hay phối hợp với nhau phục vụ cho con ngƣời nhằm mục đích:
10
+ Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
bù đắp tổn thƣơng;
+ Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám
bệnh, chữa bệnh;
+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
+ Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ;
+ Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế);
+ Phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
Một số tài liệu khác thì cho rằng trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa
đặc biệt, đa dạng về chủng loại, luôn đƣợc cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi.
* Đặc điểm của thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế bệnh viện hiện nay có nhiều loại hiện đại đang đƣợc
sử dụng để khám chữa bệnh cho con ngƣời. Chúng là con đẻ của ứng dụng
khoa học công nghệ, việc sử dụng những trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho
việc chẩn đoán, điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả
cao. Do đó gây ra ít biến chứng sau điều trị cho ngƣời bệnh. Về mặt tinh thần,
TTBYT còn giúp cho các bác sĩ, ngƣời thầy thuốc cảm thấy vững tin trong
công việc, an tâm khám chữa bệnh, đồng thời giúp ngƣời bệnh lạc quan, hy
vọng điều trị bệnh.
TTBYT đều có đặc điểm riêng, đa chủng loại và đƣợc sử dụng linh
hoạt cho các đối tƣợng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
+ Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao: Nó đƣợc gắn liền
với thành tựu khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh. Đồng nghĩa với việc
hiện đại, các trang thiết bị này đều có giá trị cao, đắt tiền.
11
+ Trang thiết bị y tế tại các bệnh viện tuyến cuối thƣờng rất đa dạng về
nguồn hình thành trong đó có từ ngân sách Nhà nƣớc, các loại viện trợ, các quỹ
phát triển khoa học và đơn vị tự mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+ Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc
có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi ngƣời sử dụng phải cập nhật và
nâng cao trình độ thƣờng xuyên.
+ Trang thiết bị bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng
khác nhau:
* Phân loại thiết bị y tế
- Phân loại TTBYT theo tính năng:
+ Loại thiết bị cá nhân: Đây là loại TTBYT đƣợc sử dụng tại nhà
(homecare) dựa trên kỹ thuật y tế viễn thông (Telemedicine), những TTBYT
này thích hợp với hoàn cảnh các nƣớc đang phát triển và xu hƣớng quốc tế.
Loại TTBYT này đƣợc sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị, có
thể xuất khẩu đến các nƣớc chậm tiến, mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ,
hấp dẫn với các doanh nhân do lƣợng tiêu thụ lớn. Ngoài ra việc sản xuất
chúng không đòi hỏi kỹ thuật hay kinh nghiệm cao, không cần đầu tƣ quá lớn,
phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp. Thêm vào đó, loại trang thiết bị này
có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (E – Healchcare).
Đây là một phƣơng cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách, vừa đặt nền tảng cho
một nền tảng y tế hiện đại.
+ Loại TTBYT giản đơn: Loại TTBYT này có đặc điểm là dễ sử dụng,
đơn giản, có thể kết hợp với những thiết bị khác trong bệnh viện, đặc biệt là
đơn vị y tế nhỏ.
+ Loại thiết bị nghiên cứu: Loại TTBYT này phục vụ cho nghiên cứu
khoa học, đƣợc sử dụng trong các phòng nghiên cứu. Dù chƣa thể thấy ngay
12
đƣợc hiệu quả kinh tế của loại thiết bị này nhƣng chúng hỗ trợ và xây dựng
một hƣớng phát triển lâu dài nhằm tăng cƣờng năng lực cho bệnh viện.
+ Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đƣợc thiết kế trên nền kiến thức
khoa học kỹ thuật cao nhƣ công nghệ nano và vi mạch, TTBYT này đƣợc trang bị
ở các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám bệnh, chữa bệnh.
- Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động
Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phƣơng tiện
vận chuyển, vật tƣ chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng
bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế. Dựa vào các nội dung chuyên môn của y
học, ngày nay ngƣời ta có thể phân ra 10 nhóm TTBYT nhƣ sau:
+ Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trƣng
là: Máy chụp XQuang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, máy chụp cộng
hƣởng từ, máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cắt lớp positron
(PET/CT), máy siêu âm …
+ Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy
điện tâm đồ (EGG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lƣu huyết não …
+ Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị nhƣ máy
đếm tế bào, máy li tâm …
+ Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các
thiết bị nhƣ máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp
tim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy..
+ Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu nhƣ điện phân, điện sóng ngắn, tia
hồng ngoại, laser trị liệu …
+ Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế nhƣ Laser CO2, Laser YAG,
Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu lắng bằng Laser ..
+ Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dung nhƣ máy đo công
năng phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thƣ, thiết bị
cƣờng nhiệt, máy chạy thận nhân tạo …
13
+ Nhóm VIII: Các thiết bị y tế từ nền y học phƣơng đông cổ truyền nhƣ
máy dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi …
+ Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thƣờng dùng ở gia đình
nhƣ huyết áo kế điện tử, nhiệt kế điện tử, máy chạy khí rung, điện tim ..
+ Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế
nhƣ thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máy
tính), xe ô tô cứu thƣơng, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nƣớc thải …
1.2.1.3. Khái niệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập
“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là đơn vị do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự
nghiệp y tế công lập có con dấu, tài khoản và bộ máy tổ chức kế toán độc lập,
thực hiện các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hoặc phục vụ quản lý nhà nƣớc
trong các lĩnh vực chuyên môn y tế nhƣ: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa
bệnh; điều dƣỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y
tâm thần; y dƣợc cổ truyền; kiểm nghiệm dƣợc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản;
truyền thông giáo dục sức khỏe.
Mua sắm thiết bị y tế là việc thực hiện các hoạt động mua thiết bị y tế
từ các nhà cung cấp. Mua sắm thiết bị y tế có thể diễn ra nhiều đợt trong năm,
sử dụng các nguồn vốn khác nhau, nhƣng mục đích chính là để kịp thời có
thiết bị y tế hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn của ngƣời thầy thuốc, khám
và điều trị cho ngƣời bệnh. Mua sắm thiết bị y tế bao gồm các bƣớc sau: xác
định nhu cầu và dự trù thiết bị; lập kế hoạch mua sắm; tổ chức lựa chọn nhà
cung cấp kết thúc khi thiết bị y tế đƣợc bàn giao, hƣớng dẫn sử dụng, nghiệm
thu, thanh toán chi phí và thanh lý hợp đồng.
14
Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập là
quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động mua
sắm trang thiết bị y tế của đơn vị đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh đi
cùng với giá cả hợp lý.
Với tính chất đặc biệt, chủng loại đa dạng nên việc quản lý, mua sắm
TTBYT cũng có những đặc trƣng riêng. Giống nhƣ các lĩnh vực khác nhƣ kỹ
thuật, chuyên môn trong ngành ý tế thì TTBYT là một bộ phận kỹ thuật phức
tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, đóng vai trò quan trọng, là một phần tài
sản quý giá của ngành y tế. Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và
phải đƣợc nhận thức đầy đủ trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ
quản lý của các cơ sở y tế.
TTBYT vốn có đặc thù là đa dạng về chủng loại, các ứng dụng khoa
học công nghệ mới đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Mô hình bệnh tật diễn biến
phức tạp biến đổi không ngừng, công tác mua sắm cần quan tâm đến việc
quản lý TTBYT chặt ch theo chu trình vòng đời sản phẩm. Từ giai đoạn sản
xuất, thử nghiệm, lƣu thông trên thị trƣờng đến quá trình sử dụng và bảo
hành, bảo dƣỡng đối với sản phẩm. Quản lý tốt TTBYT tạo tiền đề cơ sở dữ
liệu cho quản lý mua sắm sau này. Cụ thể::
- Có thông tin đầy đủ về số lƣợng, chất lƣợng và giá trị TTBYT, trên cơ
sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hòa.
- Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị theo đúng
chế độ.
- Nhập tài sản trang thiết bị: Đối với những TTBYT mua về, nhập về cần
phải kiểm soát đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, đúng chủng loại, mẫu mã, có
phiếu nhận hợp lệ và có biên bản bàn giao với các loại thiết bị này.
- Xuất tài sản trang thiết bị: Xuất hàng để dung, để nhƣợng bán điều
chuyển, hủy bỏ phải có phiếu xuất hợp lệ và đúng chế độ.
15
- Bảo quản trang thiết bị: Các loại TTBYT mua hay nhận từ bất cứ
nguồn hay tổ chức nào cần phải đƣợc ghi chép kho tàng, phƣơng tiện, ngƣời
chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi, phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát,
thất lạc hoặc hƣ hỏng, kém phẩm chất để xử lý kịp thời.
- Dự trù trang thiết bị: Có một lƣợng dự trữ vừa đủ đối với mọi loại trang
thiết bị, nhằm đảm bảo nhiệm vụ thƣờng xuyên của cơ sở y tế, tránh bị ngắt
quãng do cung cấp chƣa kịp thời hay ngƣợc lại dự trữ quá lớn gây ra tình
trạng lãng phí.
Thƣờng xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê xác định tình hình
TTBYT, phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản trang thiết bị của cơ
sở y tế.
1.2.2. Nội dung quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập
1.2.2.1 Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế là nội dung đầu tiên của quá
trình quản lý. Đây là hoạt động đƣợc thực hiện hàng năm của các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập, là cơ sở quan trọng để các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế theo kế hoạch.
Kế hoạch mua sắm TTBYT đƣợc lập dựa trên phê duyệt định hƣớng
quy hoạch phát triển chung của ngành, phê duyệt kế hoạch trung hạn của từng
đơn vị và phê duyệt kế hoạch chi tiết hàng năm theo kế hoạch vốn Nhà nƣớc
hay huy động nguồn vốn hợp pháp khác.
Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là nhiệm vụ rất phức tạp, liên quan
đến nhiều bộ phận thuộc đơn vị sự nghiệp y tế công lập. TTBYT bên cạnh
việc là công cụ khám chữa bệnh còn gắn với công tác nghiên cứu khoa học,
ứng dụng khoa học vào sử dụng TTBYT. Do đó lập kế hoạch mua sắm trang
thiết bị y tế bao gồm các hoạt động sau:
16
- Xác định nhu cầu thiết bị y tế của các bộ phận sử dụng, tổng hợp
thành biểu danh mục thiết bị y tế cần thiết mua sắm.
- Phân loại thành từng lô/nhóm thiết bị y tế.
- Căn cứ vào các nguồn lực của bệnh viện để phân chia thành từng
đợt mua sắm sắm thiết bị y tế.
Tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, việc lập kế hoạch mua sắm
trang thiết bị y tế phải xác định đƣợc rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng TTBYT
cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn
đầu tƣ cho việc mua sắm TTBYT rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của bệnh
viện và đề án xã hội hoá y tế...
1.2.2.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
* Huy động nguồn lực tài chính
Trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Phòng tài chính kế toán là bộ
phận đƣợc giao trách nhiệm thực hiện các công việc huy động nguồn lực tài
chính. Bộ phận vật tƣ thiết bị y tế, kế hoạch tổng hợp, tổ chức hành chính có
trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong quá trình huy động nguồn lực tài chính để
mua sắm thiết bị y tế.
Nguồn lực tài chính để thực hiện mua sắm thiết bị y tế trong bệnh viện
công lập bao gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nƣớc
+ Nguồn thu viện phí trực tiếp
+ Nguồn thu từ quỹ bảo hiểm y tế
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
+ Nguồn tài trợ, viện trợ
+ Vay vốn ngân hàng
+ ….
17
* Thực hiện mua sắm thiết bị y tế
Quy trình thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế
công lập đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu và thƣơng thảo hợp đồng;
- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;
- Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
- Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
Căn cứ kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc thủ trƣởng đơn vị sự
nghiệp y tế công lập phê duyệt. Bộ phận đƣợc giao tổ chức mua sắm trang
thiết bị y tế chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan, đơn vị sử dụng trang
thiết bị y tế xây dựng phƣơng án tổ chức mua sắm cụ thể trình Thủ trƣởng
đơn vị phê duyệt. Phƣơng án mua sắm trang thiết bị y tế thƣờng bao gồm
những nội dung chủ yếu sau:
+ Chủng loại, số lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị, hàng hoá;
+ Phƣơng án giá cụ thể đối với từng loại tài sản, hàng hóa;
+ Yêu cầu về chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm của nhà cung cấp;
+ Dự kiến thời gian tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa;
+ Phƣơng án tiếp nhận tài sản và phƣơng án bàn giao tài sản cho các cơ
quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản;
+ Thời gian, phƣơng thức thanh toán và những vấn đề khác có liên quan.
Cơ sở y tế công lập có các hình thức mua sắm trang thiết bị y tế nhƣ sau:
18
Khi thực hiện mua sắm trang thiết bi y tế, Thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp
y tế công lập có thẩm quyền quyết định mua sắm và đƣợc quyền lựa chọn một
trong các hình thức mua sắm theo quy định dƣới đây:
- Đấu thầu rộng rãi
Trong lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản, hàng hóa đều phải thực
hiện đấu thầu rộng rãi, trừ những trƣờng hợp đƣợc áp dụng các hình thức mua
sắm khác.
Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham
dự đấu thầu. Trƣờng hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp
hồ sơ dự thầu thì Bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, điện thoại, email,
fax hoặc bằng văn bản) đến ngƣời có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản để
xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau
đây: Quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự
thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.
Đối với trƣờng hợp gia hạn thời gian, cần quy định rõ thời điểm đóng
thầu, thời hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tƣơng ứng để nhà thầu có đủ thời
gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới.
Đối với trƣờng hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó
bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày,
kể từ ngày đóng thầu.
- Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nƣớc ngoài đối với nguồn vốn sử dụng
cho gói thầu;
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói
thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả
năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
19
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải đƣợc phê duyệt trong kế hoạch
đấu thầu. Bên mời thầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu đƣợc xác định là có đủ
năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trƣờng hợp thực tế có ít hơn 5
nhà thầu, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp
dụng hình thức lựa chọn khác.
- Mua sắm trực tiếp
Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải đƣợc phê duyệt trong kế
hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối
với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế. Thời hạn 6 tháng đƣợc tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết
quả mua sắm trực tiếp đƣợc phê duyệt.
Trƣờng hợp sử dụng hợp đồng đã ký kết của đơn vị khác hoặc trƣờng
hợp tổng giá trị mua sắm bổ sung vƣợt quá giá trị hợp đồng đã ký trƣớc đó
phải đƣợc cấp trên trực tiếp phê duyệt bằng văn bản trƣớc khi thực hiện.
Quy trình mua sắm trực tiếp:
+ Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ yêu
cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
+ Việc đánh giá hồ sơ đề xuất đƣợc thực hiện theo các nội dung sau: (i)
Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá; (ii) Cập nhật năng lực của
nhà thầu; (iii) Đánh giá tiến độ thực hiện; (iv) Các nội dung khác (nếu có).
+ Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm tài sản
Chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp có đủ các điều
kiện sau:
+ Gói thầu có giá thầu dƣới 2.000.000.000 đồng (hai t đồng).
20
+ Nội dung mua sắm là những tài sản thông dụng, s n có trên thị
trƣờng với đặc tính kỹ thuật đƣợc tiêu chuẩn hóa và tƣơng đƣơng nhau về
chất lƣợng.
Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh:
+ Hồ sơ yêu cầu: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê
duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật nhƣ số
lƣợng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hoá, thời hạn
hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì,
đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về
bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật đƣợc thực hiện
theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và đƣợc thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
+ Tổ chức chào hàng: Bên mời thầu phải gửi thông tin để đăng thông
báo mời chào hàng 3 k liên tiếp trên các tờ báo để các nhà thầu quan tâm
tham dự, cụ thể nhƣ sau: (i) Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 500 triệu đồng
đến dƣới 2 t đồng; đăng tải trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử
về đấu thầu; (ii) Đối với gói thầu dƣới 500 triệu đồng: đăng tải trên một tờ
báo viết đƣợc phát hành rộng rãi trong một ngành hoặc trong một tỉnh hoặc
rộng rãi trong cả nƣớc. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải
đồng thời trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác. Bên mời thầu phát
hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên
đăng tải thông báo mời chào hàng;
+ Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trƣớc thời điểm kết thúc
thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm
nhận đƣợc tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà
thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày;
+ Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi
qua đƣờng bƣu điện hoặc fax. Mỗi nhà thầu chỉ đƣợc nộp một hồ sơ đề xuất;
21
+ Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề
xuất của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất, bên
mời thầu lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất gồm các nội dung nhƣ: tên
nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất
và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
Đánh giá hồ sơ đề xuất:
+ Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất đƣợc nộp theo yêu cầu của
hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vƣợt qua bƣớc đánh giá về mặt
kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều đƣợc đánh giá là “đạt”;
+ Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt
kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào
thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vƣợt giá gói thầu s đƣợc
đề nghị lựa chọn.
Phê duyệt kết quả chào hàng.
- Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đơn vị sự nghiệp
y tế công lập quyết định mua sắm là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm
để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng, đảm bảo mang
lại hiệu quả cao hơn việc lựa chọn nhà thầu khác thực hiện gói thầu.
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải đƣợc phê duyệt trong kế
hoạch đấu thầu. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải
đƣợc phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải
độc lập với đơn vị quyết định mua sắm về tổ chức và tài chính.
- Lựa chọn nhà thầu trong trƣờng hợp đặc biệt
Đối với chủng loại tài sản chỉ do một cơ sở sản xuất, có giá bán thống
nhất do Nhà nƣớc quy định (nhƣ điện, nƣớc...), cƣớc điện thoại cố định, bảo
22
trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trực tiếp
thực hiện ký hợp đồng với đơn vị cung cấp để thực hiện.
Trƣờng hợp cần lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức các hội
nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn... (phục vụ ăn, nghỉ cho đại biểu; cho thuê hội
trƣờng, phòng họp và các dịch vụ liên quan nhƣ trang trí, khánh tiết, nƣớc
uống...) mà do yêu cầu thực tế phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho tất
cả đại biểu; Thủ trƣởng đơn vị căn cứ địa điểm dự kiến tổ chức hội nghị để
lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo phù hợp
với quy mô, tính chất, nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ chế độ hoá đơn,
chứng từ để thanh, quyết toán theo quy định.
- Phân chia gói thầu mua sắm: Vật tƣ y tế nói chung đƣợc phân chia
thành các nhóm sau:
Nhóm 1. Bông, dung dịch sát khuẩn, rửa vết thƣơng
Nhóm 2. Băng, gạc, vật liệu cầm máu, điều trị vết thƣơng
Nhóm 3. Bơm, kim tiêm, dây truyền, găng tay và vật tƣ y tế sử dụng
trong chăm sóc ngƣời bệnh
Nhóm 4. Ống thông, ống dẫn lƣu, ống nối, dây nối, chạc nối, catheter
Nhóm 5. Kim khâu, chỉ khâu, dao phẫu thuật
Nhóm 6. Vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép nhân tạo
Nhóm 7. Vật tƣ y tế sử dụng trong một số chuyên khoa (Tim mạch và
X- quang can thiệp; Lọc máu, lọc màng bụng; Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm
Mặt; Tiêu hóa; Tiết niệu; Chấn thƣơng, chỉnh hình; Huyết học, truyền máu)
Nhóm 8. Vật tƣ y tế sử dụng trong chẩn đoán, điều trị khác
Nhóm 9. Các loại vật tƣ y tế thay thế sử dụng trong một số thiết bị chẩn
đoán, điều trị
Nhóm 10. Vật tƣ y tế tiêu hao thông dụng khác
23
- Tiến hành ký kết hợp đồng mua sắm trang thiết bị y tế, giao nhận
hàng hoá và quyết toán, thanh lý hợp đồng.
Căn cứ kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc phê duyệt, các đơn vị
đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế. Đơn vị đƣợc giao tổ chức mua
sắm trang thiết bị y tế thực hiện tổ chức mua sắm theo đúng các nội dung đã
đƣợc phê duyệt, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chủng loại, số lƣợng,
tiêu chuẩn kỹ thuật tài sản, hàng hoá; Phƣơng án giá cụ thể đối với từng loại
tài sản, hàng hóa; Yêu cầu về chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm của nhà cung
cấp; Dự kiến thời gian tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa; Phƣơng án tiếp
nhận tài sản và phƣơng án bàn giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp
sử dụng tài sản; Thời gian, phƣơng thức thanh toán và những vấn đề khác có
liên quan…
1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Công tác kiểm tra, giám giám việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang
thiết bị y tế là việc so sánh, đo lƣờng kết quả thực hiện đƣợc so với các mục
tiêu nhằm phát hiện các điểm sai lệch, nguyên nhân và phƣơng hƣớng giải
quyết để kết quả đạt đƣợc phù hợp với các mục tiêu, tiêu chuẩn đặt ra. Công
tác kiểm tra, giám sát còn đƣợc xem là quá trình cung cấp thông tin phản hồi
giúp cho phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý.
Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện định k hoặc đột xuất trong
các cơ sở y tế công lập thông qua các hoạt động sau:
Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang
thiết bị y tế đƣợc tổng hợp báo cáo định k hoặc đột xuất theo tình hình thực
tế đơn vị. Trong đó đánh giá toàn diện lại các mặt nhƣ: Kết quả lựa chọn nhà
thầu, tình hình giải ngân, khiếu nại, kiến nghị, tình hình phân cấp ủy quyền
trong phê duyệt, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Mục đích
chính của công tác tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm
24
trang thiết bị y tế là để kịp thời phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc, đề ra
phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục, …
Thủ trƣởng đơn vị đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế trong
các cơ sở y tế công lập chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp
trên, cơ quan quản lý chuyên ngành, kiểm toán, cơ quan thanh tra Nhà nƣớc.
Các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và tổ chức thanh tra nhân
dân giám sát việc thực hiện công khai kết quả mua sắm trang thiết bị y tế theo
các quy định hiện hành.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn
vị sự nghiệp y tế công lập
1.2.3.1. Công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần bám sát với nhu
cầu sử dụng trang thiết bị y tế của các đơn vị.
Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo đủ nguồn tài chính để thực hiện
mua sắm trang thiết bị y tế.
1.2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần đƣợc
tổ chức đúng theo kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đã đƣợc phê duyệt.
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần
tuân thủ đúng các quy định của cơ sở y tế công lập và quy định của pháp luật
có liên quan đến công tác mua sắm nhƣ quy định về sử dụng nguồn vốn ngân
sách (nếu sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc để mua sắm), Luật đấu thầu và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần
đảm bảo tính hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế của công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại
đơn vị sự nghiệp y tế công lập đƣợc thể hiện thông qua trình độ sử dụng các
25
nguồn lực nhƣ tài chính, nhân lực để đạt đƣợc những mục tiêu mà đơn vị sự
nghiệp y tế công lập đã đề ra. Hiệu quả kinh tế trong quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế là chọn đơn vị cung cấp uy tín, trang thiết bị y tế mua sắm có chất
lƣợng cao, giá cả hợp lý và góp phần tiết kiệm chi phí mua sắm.
- Hiện nay, hiệu quả kinh tế đƣợc phản ánh bằng số tiền tiết kiệm đƣợc
cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đó chính là số tiền chênh lệch giữa giá
trúng thầu và dự toán. Việc xây dựng dự toán do đơn vị tổ chức mua sắm lập
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu công tác quản lý không tốt, ham
thành tích, các đơn vị mua sắm có thể xây dựng nâng dự toán mua sắm tài sản
thì độ chênh lệch giữa giá trúng thầu và dự toán s lớn. Do đó, việc xây dựng
và phê duyệt dự toán chính xác thì con số tiết kiệm trong mua sắm trang thiết
bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
1.2.3.3. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang
thiết bị y tế
Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phải có đủ năng
lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Công tác kiểm tra, giám sát phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hoặc
đình k trong tất cả các khâu từ lập kế hoach đến triển khai thực hiện kế
hoạch mua sắm trang thiết bị y tế để đảm bảo việc mua sắm trang thiết bị y tế
đƣợc thực hiện đúng với quy định của Nhà nƣớc.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị
y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
Để quản lý công tác mua sắm hiệu quả đối với TTBYT cần thiết phải
quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả, khai thác tối đa công năng của từng thiết
bị. Do đó cần quản lý TTBYT hợp lý và có hiệu quả. Khi đó đòi hỏi mỗi
26
Khoa, Phòng trong Bệnh viện phải nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến
quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vị mình .
Thứ nhất: Các quy định của Nhà nƣớc về mua sắm trang thiết bị y tế
trong các cơ sở y tế công lập:
- Đƣờng lối, chủ chƣơng, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ: Mỗi đơn vị y tế dù muốn hay không
đều phải thực hiện theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ. Chỉ có làm theo
cách này thì phƣơng hƣớng tổ chức quản lý mua sắm TTBYT tại đơn vị mới
đúng đắn. Tổ chức quản lý tài sản trong đơn vị y tế đƣợc duy trì, phát triển
hay mở rộng phụ thuộc rất lớn vào đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách và pháp
luật của Đảng, Nhà nƣớc và chính phủ.
- Mua sắm TTBYT đòi hỏi nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng thiết bị
cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn
đầu tƣ cho việc mua sắm rất đa dạng: từ liên doanh liên kết, từ Ngân sách Nhà
nƣớc cấp, nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, vốn ODA
… và đề án xã hội hóa y tế. Quy định của Nhà nƣớc về mỗi loại nguồn vốn có
các quy trình quy định quản lý khác nhau đảm bảo tính hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai: Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ đối với trang thiết bị y tế.
- Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động mua sắm
trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập đƣợc. Nhờ có tiến bộ khoa
học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị máy móc mới.
Vì vậy, để có đƣợc phƣơng án tổ chức quản lý dịch vụ KCB hợp lý, đơn vị sự
nghiệp y tế công lập phải xác định cho đƣợc đơn vị mình nên mua công nghệ,
thiết bị máy móc, với dƣợc phẩm y tế nào là thích hợp. Tổ chức quản lý dịch
vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập nếu đƣợc ứng dụng nhanh chóng
và kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thì nó cho phép sử dụng
27
đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm dƣợc phẩm y tế và sức lao động nhằm góp phần
nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dịch vụ KCB.
- Trong tổ chức quản lý dịch vụ KCB của đơn vị sự nghiệp y tế công
lập nếu cập nhật đƣợc kịp thời công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới với tính
chất hiện đại và đầu tƣ theo chiều sâu thì s nâng cao đƣợc trình độ tay nghề,
kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tạo ra nhiều sản phẩm
với chất lƣợng cao, giảm chi phí vận hành, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám
bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
Ngoài ra nếu đƣa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào dịch vụ khám
chữa bệnh còn giúp cho đơn vị sử dụng hợp lý dƣợc phẩm y tế thay thế và sử
dụng hợp lý các loại dƣợc phẩm, dƣợc liệu. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ
chức dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuy là hai vấn đề nhƣng
giữa chúng lại có mối quan hệ chặt ch với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát
triển. Để có đƣợc phƣơng án tổ chức dịch vụ KCB hợp lý, đơn vị sự nghiệp y
tế công lập phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thiết
bị, máy móc mới.
Thứ ba: Nhu cầu khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế công lập
- Thời gian qua y tế cơ sở vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân,
chất lƣợng hiệu quả hoạt động chƣa cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
chƣa thực sự tốt, nhiều ngƣời dân chƣa quan tâm đến dự phòng, nâng cao sức
khỏe, chỉ đến khi có bệnh mới chịu đi chữa. Bên cạnh đó, phần lớn các trạm y
tế chƣa quản lý đƣợc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, số lƣợng và chất lƣợng
dịch vụ tại các cơ sở y tế tuyến đầu còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Trạm
y tế xã, phƣờng mới chỉ thực hiện đƣợc 50% - 70% các dịch vụ kỹ thuật,
khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến... Cùng với đó, hạn chế về nhân
lực tại các trạm y tế, chất lƣợng khám, chữa bệnh tại tuyến dƣới chƣa bảo
đảm, dẫn tới mất lòng tin của bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển
28
tuyến, chuyển tuyến ngƣợc (80% bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại tuyến
Trung ƣơng là do họ tin tƣởng vào dịch vụ ở tuyến Trung ƣơng).
- Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, tình trạng
bệnh lý đa dạng và phức tạp hơn. Khả năng kinh tế của ngƣời dân đƣợc cải
thiện trong khi khả năng cung ứng dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh
tuyến dƣới còn hạn chế, dẫn tới tình trạng vƣợt tuyến. Bên cạnh đó chính sách
tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn đến các bệnh viện công tăng cƣờng mua
sắm các TTBYT, đặc biệt là các TTBYT kỹ thuật cao để “hút” “giữ” bệnh
nhân, duy trì tăng thu cho đơn vị..
Thứ tƣ: Trang thiết bị y tế thƣờng có đặc điểm khấu hao nhanh
Giá trị và giá trị sử dụng của dƣợc phẩm y tế đƣợc tăng lên gấp bội khi
TTBYT tham gia liên tục vào quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại
bệnh viện. Chủng loại TTBYT đơn giản hay phức tạp có ảnh hƣởng đến tổ
chức quản lý dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Ngƣợc lại, tổ
chức dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở trình độ cao hay thấp
đều đòi hỏi việc sử dụng TTBYT phải đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhìn chung,
mối quan hệ giữa quản lý dịch vụ khám chữa bệnh và TTBYT thay đổi theo
những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi đơn vị và thay đổi theo sự phát
triển của xã hội. Vì vậy, để có đƣợc phƣơng án tổ chức quản lý TTBYT hợp
lý và hiệu quả, mỗi đơn vị phải chú ý và xác định cho đƣợc mức độ ảnh
hƣởng của TTBYT đối với đơn vị mình.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của ngƣời quản lý mua
sắm trang thiết bị y tế
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác mua sắm
trang thiết bị y tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của
công tác mua sắm trang thiết bị y tế.
29
- Đội ngũ thực hiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế cần
phải đƣợc đào tạo bài bản, có kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm chuyên sâu về
lĩnh vực mua sắm cũng nhƣ hoạt động của đơn vị. Từ đó, giúp cho công tác
quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tuân thủ đúng các quy định từ khâu lập kế
hoạch đến thực hiện mua sắm.
- Bên cạnh đó, mua sắm trang thiết bị y tế phần lớn đƣợc thực hiện theo
các hình thức đấu thầu. Vì vậy, trong công tác quản lý s phát sinh rất nhiều tình
huống tùy theo từng gói thầu, từng dự án. Do đó, nếu đội ngũ thực hiện công tác
quản lý mua sắm trang thiết bị y tế có trình độ năng lực tốt s linh hoạt trong
việc giải quyết các tình huống và tham mƣu cho lãnh đạo đơn vị tốt hơn.
Thứ hai: Trình độ chuyên môn của cán bộ, sử dụng trang thiết bị y tế
Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ ngành y tế nói chung và cán bộ ngành y tế
trong các bệnh viện có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý sử dụng
TTBYT. TTBYT là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất (Thuốc – Thầy thuốc
– TTBYT) trong ngành y tế, đồng thời đây cũng là đối tƣợng đặc thù, là công
cụ, dụng cụ có liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khoẻ con ngƣời với hàm
lƣợng khoa học cao. Trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ hiện đại với điều kiện cán
bộ sử dụng trang thiết bị y tế phải có trình độ thì mới đáp ứng đƣợc. Nếu mua
về mà cán bộ không biết vận hành thì s dẫn đến lãng phí. Đây là thực tế ở
nhiều đơn vị sự nghiệp nói chung khi mua sắm trang thiết bị. Bởi vậy đội ngũ
nhân lực phải có trình độ tƣơng ứng thì mới khai thác đƣợc tối đa công năng,
giảm thiểu sai sót … nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản TTBYT cũng nhƣ
đánh giá tính hiệu quả trong công tác mua sắm TTBYT.
Thứ ba: chiến lƣợc phát triển của đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Trong thời k hội nhập phát triển các đơn vị y tế sự nghiệp công đóng
vai trò hết sức quan trọng bên cạnh các mục tiêu an sinh xã hội. Cùng với
định hƣớng của Nhà nƣớc các đơn vị này phải định hình cho mình một chiến
30
lƣợc phù hợp với đặc điểm đơn vị. Với các đơn vị thuộc nhóm đƣợc giao tự
chủ tài chính sớm thì việc định hình chiến lƣợc xuyên suốt có ảnh hƣởng rất
lớn trong công tác đầu tƣ mua sắm tài sản TTBYT. Cụ thể phát triển là Bệnh
viện đa khoa hàng đầu ở Việt Nam tiến tới ngang tầm khu vực thì:
+ Phải đầu tƣ trang thiết bị máy móc ngày một hiện đại nhằm nâng cao
chất lƣợng khám chữa bệnh.
+ Phải mở rộng các khoa, phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu, thu hút
nguồn nhân lực chất lƣợng cao về làm việc.
+ Kêu gọi doanh nghiệp đầu tƣ máy móc, trang thiết bị hiện đại và điều
trị cho ngƣời bệnh
Quản lý tốt mua sắm TTBYT là một trong những yếu tố then chốt thúc
đẩy các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng KCB
phục vụ nhân dân..
1.3. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại một đơn vị sự
nghiệp y tế công lập và bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bắc Giang
Trong thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đang hoàn
thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, t lệ mua sắm đƣợc so với kế hoạch đặt ra
khoảng cách 80%, tƣơng ứng với chi phí mua sắm 50 t đồng – 60 t đồng
mỗi năm. Các hoạt động mua sắm thiết bị y tế tuân thủ theo đúng các quy
định của pháp luật. Bệnh viện đã mua sắm đƣợc các thiết bị y tế quan trọng
nhƣ máy chụp CT Scanner, MRI, máy siêu âm, máy thở…
- Bộ máy quản lý mua sắm thiết bị y tế bao gồm: Giám đốc bệnh viện,
phòng Vật tƣ thiết bị y tế, phòng Tài chính kế toán và lãnh đạo các bộ phận sử
dụng thiết bị.
31
- Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng Vật tƣ thiết bị y tế thực
hiện. Căn cứ trên các phiếu dự trù nhu cầu bổ sung thiết bị y tế của các bộ
phận, phòng Vật tƣ thiết bị y tế tổng hợp lại, phân chia thành các lô/gói thầu,
dự kiến kế hoạch mua sắm trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng Vật tƣ
thiết bị y tế phối hợp cùng với phòng Tài chính kế toán thực hiện. Nguồn vốn
để thực hiện kế hoạch mua sắm đƣợc huy động từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
và các nguồn huy động hợp pháp khác của bệnh viện. Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bắc Giang mua sắm thiết bị y tế qua việc tổ chức đấu thầu và mua sắm trực
tiếp. Tổ chức đấu thầu đối với các gói thầu có quy mô nhỏ và quy mô lớn.
Mua sắm trực tiếp với các gói thầu có quy mô nhỏ hơn 100 triệu đồng. Hợp
đồng mua bán thiết bị y tế giữa bệnh viện và đơn vị cung cấp là căn cứ để
phòng Vật tƣ thiết bị y tế giám sát lắp đặt, bàn giao nghiệm thu thiết bị y tế.
Hồ sơ mua bán thiết bị y tế sau khi hoàn thiện đƣợc bàn giao cho phòng tài
chính kế toán làm các thủ tục thanh toán, thanh lý hợp đồng.
- Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện bởi chủ thể bên trong
và bên ngoài bệnh viện. Chủ thể bên trong bệnh viện bao gồm giám đốc bệnh
viện, phòng tài chính kế toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử dụng.
Chủ thể bên ngoài bệnh viện bao gồm Sở Y tế, Sở Tài chính và kiểm toán nhà
nƣớc. Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện trƣớc, trong và sau mua
sắm thiết bị y tế tƣơng ứng. Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế bằng các quy
trình lập kế hoạch, quy trình huy động vốn, quy trình đấu thầu, giám sát lắp
đặt, kiểm soát thanh toán hợp đồng.
Qua phân tích hoạt động quản lý mua sắm thiết bị y tế của bệnh
viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho thấy, bệnh viện đã tổ chức tốt cho các hoạt
động mua sắm, quản lý mua sắm thiết bị y tế. Tuy nhiên, trong hoạt động huy
động vốn, bệnh viện vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc nên
32
kế hoạch mua sắm thiết bị y tế thực hiện chậm, khối lƣợng mua sắm chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu chuyên môn.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Bộ máy quản lý mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện bao gồm: Giám
đốc bệnh viện, phó giám đốc phụ trách vật tƣ thiết bị y tế, phòng vật tƣ thiết
bị y tế, phòng tài chính kế toán và các trƣởng bộ phận sử dụng căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của bộ phận mình phối hợp thực hiện.
Lập kế hoạch mua sắm thiết bị của bệnh viện đƣợc phòng vật tƣ thiết bị
y tế xây dựng. Căn cứ lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là phiếu dự trù mua
sắm của các bộ phận sử dụng. Mua sắm thiết bị y tế để thay thế cho các thiết
bị cũ hỏng, hết hạn sử dụng, mua sắm mới để mở rộng quy mô khám chữa
bệnh. Phiếu dự trù mua sắm thiết bị y tế đƣợc phó giám đốc phụ trách duyệt
và phòng vật tƣ thiết bị y tế tổng hợp thành danh mục dự kiến chung cho cả
bệnh viện. Kế hoạch mua sắm thiết bị y tế đƣợc phòng vật tƣ thiết bị y tế phối
hợp cùng phòng tài chính kế toán lập, phó giám đốc kiểm tra, giám đốc bệnh
viện kiểm tra và phê duyệt.
Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng tài chính kế
toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế phối hợp thực hiện, phó giám đốc phụ trách thiết
bị y tế giám sát, kiểm tra. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là
nguồn nhân sách nhà nƣớc, nguồn vốn tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác
của bệnh viện. Phòng vật tƣ thiết bị y tế lập kế hoạch đấu thầu và là đầu mối tổ
chức thực hiện các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp. Phòng Tài
chính kế toán phụ trách làm thủ tục hợp đồng cung cấp thiết bị y tế. Giám sát lắp
đặt, bàn giao, nghiệm thu thiết bị do phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử
dụng thực hiện. Thanh quyết toán do phòng tài chính kế toán thực hiện.
33
Kết quả mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Bệnh viện đã mua đƣợc các thiết bị y tế có nhu cầu sử dụng. T lệ mua sắm
đƣợc so với dự kiến đạt đƣợc 90%. Giá trị tài sản thiết bị y tế mua sắm đƣợc
đạt 60 t đồng – 80 t đồng mỗi năm. Các hoạt động mua sắm thiết bị y tế
tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Bệnh viện đã mua sắm đƣợc
các thiết bị y tế là máy chụp cộng hƣởng từ, máy chụp CT Scanner, máy thở,
máy x.quang kỹ thuật số, thiết bị phòng mổ đồng bộ, hiện đại…
Kiểm soát quá trình mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện bởi các chủ
thể bênh trong và bên ngoài bệnh viện. Chủ thể bên trong bệnh viện bao gồm
giám đốc bệnh viện, phó giám đốc phụ trách vật tƣ y tế, phòng tài chính kế
toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử dụng. Chủ thể bên ngoài bệnh
viện bao gồm Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, kiểm toán nhà
nƣớc. Nội dung kiểm soát gồm: Kiếm soát hồ sơ, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật,
quy trình đấu thầu, kiểm soát hoạt động thanh quyết toán. Kiếm soát thực hiện
song song với tiến trình triển khai kế hoạch mua sắm.
1.3.3. Bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai
Quản lý mua sắm thiết bị y tế bao gồm các hoạt động lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và kiểm soát mua sắm thiết bị y tế. Qua việc phân tích kinh
nghiệm của các bệnh viện trong quản lý mua sắm thiết bị y tế, bài học rút ra
đối với Bệnh viện Bạch Mai nhƣ sau:
- Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện trực tiếp bởi bộ
phận quản lý thiết bị y tế, bộ phận phụ trách tài chính kế toán, bộ phận sử
dụng thiết bị y tế. Kế hoạch mua sắm thiết bị phải rõ ràng, chi tiết, phù hợp
với các nguồn lực của bệnh viện và điều kiện môi trƣờng bên ngoài. Bộ phận
sử dụng thiết bị y tế xác định chính xác chủng loại, số lƣợng thiết bị y tế cần
thiết với yêu cầu chuyên môn. Thiết bị y tế cần đƣợc mô tả chi tiết cấu hình,
thông số kỹ thuật, tính năng sử dụng. Các nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị
34
y tế đƣợc hạch toán chi tiết dựa trên căn cứ đầy đủ, rõ ràng.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, gồm hai hoạt động chính là
huy động vốn và tổ chức lựa chọn nhà cung cấp.
Huy động nguồn vốn phù hợp với loại kế hoạch mua sắm, thuận lợi
cho hoạt động mua sắm thiết bị, đảm bảo tuân thủ đúng luật. Lựa chọn sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc thì bệnh viện phải thực hiện trình tự xin
vốn, phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu, báo cáo kết quả thực hiện và xin
giải ngân vốn theo đúng các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nƣớc. Lựa chọn nguồn vốn từ các khoản thu viện phí, quỹ phát triển sự nghiệp
của bệnh viện để mua sắm thiết bị y tế cần phải thông qua hội đồng quản lý
tài chính của bệnh viện. Lựa chọn nguồn vốn vay ngân hàng thƣơng mại thì
ngoài việc tuân thủ theo các quy định thì còn phải thực hiện theo các yêu cầu
khác của ngân hàng nhƣ cam kết tín dụng, tài sản thế chấp, trình tự trả lãi và
hoàn vốn.
Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp thiết bị y tế thông qua các hình thức
đấu thầu. Tất cả các hoạt động mua sắm thiết bị y tế thông qua các hình thức
đấu thầu. Tất cả các hoạt động mua sắm thiết bị y tế tại bệnh viện đều tuân
thủ theo đúng luật đấu thầu và các quy định khác nhƣ: Quy định về quản lý
ngân sách nhà nƣớc, quy định xác định dự toán đầu tƣ theo luật xây dựng, quy
định mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thƣờng xuyên của các cơ quan nhà
nƣớc, quy định quản lý nguồn phóng xạ…Theo quy định hiện hành, các hoạt
động mua sắm vật tƣ y tế đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức lựa chọn nhà thầu
trong mua sắm thiết bị y tế cho phù hợp. Khi mua sắm thiết bị y tế cần phải
xác định rõ mục đích, nguồn vốn để mua sắm thiết bị y tế. Mục tiêu của tổ
chức đấu thầu là mua đƣợc đúng chủng loại thiết bị y tế cần mua với giá thấp
nhất từ nhà cung cấp đủ năng lực.
Nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch mua sắm là các bộ bệnh viện
35
có chuyên môn tốt, có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Yêu cầu kỹ năng
chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia mua sắm thiết bị y tế là các cán bộ
giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, thiết bị y tế, kế toán, đƣợc đào
tạo và cấp chứng chỉ đấu thầu. Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập
các tổ chuyên gia và giao nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch đấu thầu, lập
hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Đối với hoạt động thanh quyết toán các chi phí liên quan đến thực
hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế bao gồm chi phí mua thiết bị y tế, chi phí
khác nếu có chỉ đƣợc thực hiện khi các bên hoàn thành đủ các nghĩa vụ của
mình, thiết bị đƣợc nghiệm thu bàn giao, hồ sơ thanh quyết toán có đầy đủ các
tài liệu, chứng từ theo quy định.
- Kiểm soát hoạt động mua sắm thiết bị y tế tại bệnh viện đƣợc tiến
hành song song, liên tục trong suốt quá trình mua sắm thiết bị y tế. Tại từng
bƣớc của hoạt động mua sắm thiết bị y tế, phó giám đốc chuyên trách và các
trƣởng bộ phận chịu trách nhiệm vừa thực thi vừa giám sát, nếu có hoạt động
chƣa phù hợp s đƣợc xem xét, điều chỉnh ngay. Kiểm soát mua sắm thiết bị y
tế ở Bệnh viện Bạch Mai bao gồm kiểm soát về tài liệu, văn bản, kiểm soát về
yêu cầu kỹ thuật, kiểm soát về quy trình đấu thầu, kiểm soát thanh quyết toán.
Kết thúc từng đợt mua sắm thiết bị y tế, bệnh viện thuê đơn vị tƣ vấn kiểm
toán độc lập giúp bệnh viện ra soát, hoàn thiện hồ sơ liên quan đến hoạt động
mua sắm thiết bị y tế.
36
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu.
- Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua
các luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên môn
thuộc Bệnh viện Bạch Mai, k yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.
- Về thông tin sơ cấp: Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý
mua sắm TTBYT tại bệnh viện Bạch mai từ hoạt động đầu tƣ đến hoạt động
thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời cùng với xây dựng các giải
pháp phù hợp trong quản lý mua sắm TTBYT tại bệnh viện. Đề tài tiến hành
thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn 100 cán bộ, y bác sỹ trong
bệnh viện, những ngƣời tham gia công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
tại bệnh viện Bạch Mai. Bao gồm: 50 bác sỹ, 30 điều dƣỡng và 20 kỹ thuật
viên. Nhằm đánh giá sát hơn thực trạng quản lý trong việc sử dụng trang thiết
bị y tế, đề tài s tiến hành quan sát ngẫu nhiên mỗi khoa 2 mẫu thiết bị (tƣơng
đƣơng với 100 thiết bị) sau đó so sánh với các tiêu chuẩn quy định về việc sử
dụng trang thiết bị trong các Bệnh viện mà Bộ Y Tế đã quy định.
Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát
Đối tƣợng khảo sát Đơn vị tính Số lƣợng
I. Cán bộ bệnh viện Ngƣời 100
1. Bác sĩ Ngƣời 50
2. Điều dƣỡng Ngƣời 30
3. Kỹ thuật viên Ngƣời 20
II Số thiết bị đƣợc kiểm tra Chiếc 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong phƣơng pháp này đề tài sử dụng các công cụ khảo sát nhƣ:
37
- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế dành cho 2 đối tƣợng của đề
tài bao gồm: i) Bác sỹ ; ii) Điều dƣỡng và kỹ thuật viên
- Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tƣợng
nghiên cứu, đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng
biệt, cho khoa trong bệnh viện.. Bộ câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên nội dung đề
tài cần thu thập và đƣợc sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá
nhân s là công cụ giúp đề tài giải thích đƣợc các vấn đề có liên quan. Xếp hạng
thứ tự ƣu tiên là công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ ƣu tiên
của ngƣời dân, cán bộ trong bệnh viện Bạch Mai trong việc xác định các giải pháp
phù hợp cho công tác quản lý trang thiết bị y tế của bệnh viên.
2.2 Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
2.2.1 Phương pháp thống kê - mô tả
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trƣớc hết ở chƣơng 1, khi tác giả
thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở phần tổng quan. Qua việc
mô tả các công trình nghiên cứu này, tác giả rút ra đƣợc những nội dung
chính mà các công trình này đã đạt đƣợc và những vấn đề lý luận cũng nhƣ
thực tiễn mà luận văn cần tiếp tục nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê – mô tả
còn đƣợc sử dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý mua sắm
trang thiết bị y tế của một số bệnh viện công lập.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Phƣơng pháp phân tích đƣợc tác giả sử dụng ở chƣơng 1 khi tác giả
phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết
bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bằng phƣơng pháp này, những
nhân tố ảnh hƣởng s đƣợc phân tích thành các nhân tố bên ngoài và bên
trong, ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản lý mua sắm trang
thiết bị y tế của đơn vị.
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
38
Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng nhiều nhất ở chƣơng 3, khi tác
giả tiến hành phân tích các hoạt của quá trình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
tại bệnh viện Bạch Mai nhƣ lập kế hoạch mua sắm, triển khai thực hiện kế
hoạch… Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 khi tác giả phân tích
bối cảnh mới tác động đến quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện trong
thời gian tới, là căn cứ để xây dựng định hƣớng hoàn thiện công tác này.
2.2.3 Phương pháp tổng hợp
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dựng trƣớc hết ở chƣơng 1 qua việc
tổng hợp các nội dung mà các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
văn đã đạt đƣợc. Cũng ở chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để rút ra
bài học kinh nghiệm cho bệnh viện Bạch Mai sau khi nghiên cứu hoạt động quản
lý mua sắm trang thiết bị y tế của một số bệnh viện công lập ở trong nƣớc.
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 của
luận văn. Qua việc phân tích thực trạng quản lý mua sắm trang thiết bị y tế
của Bệnh viện Bạch Mai, tác giả tiến hành tổng hợp lại để đánh giá những
mặt đã đạt đƣợc và các hạn chế trong công tác quản lý, từ đó làm căn cứ đề
xuất các giải pháp ở chƣơng 4.
2.2.4 Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự
khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế giữa những
nhóm đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, cũng nhƣ so sánh những kết quả đạt đƣợc của
công tác quản lý trang thiết bị y tế so với kế hoạch của bệnh viện trong thời gian
qua, so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất
cập trong quản lý trang thiết bị y tế đang diễn ra ở Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó
đƣa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đƣa ra các kiến
nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện. Phƣơng
pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3.
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
39
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
3.1. Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital)
địa chỉ 78 Giải Phóng, Phƣờng Phƣơng Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh
viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.
Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thành lập từ năm 1911 trên cơ sở Bệnh
viện Lây Cống Vọng (Hôpital des contagieux à Cống Vọng). Bệnh viện Bạch
Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, là bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh
phía bắc. Với hơn 100 năm tồn tại và phát triển, Bệnh viện đƣợc xem nhƣ một
đơn vị có bề dày lịch sử trong khám chữa bệnh, trong NCKH và trong hợp tác
quốc tế. Với hơn một thế k tồn tại, lịch sử Bệnh viện cũng đƣợc chia làm các
giai đoạn đồng hành với giai đoạn lịch sử của đất nƣớc.
Hiện nay bệnh viện Bạch Mai có quy mô 2000 giƣờng bệnh với tổng số
CBCC là 2800 (bao gồm 2500 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh viện và 300
CBCC Trƣờng Đại học Y Hà Nội thƣờng xuyên công tác tại Bệnh viện).
Với đội ngũ Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Dƣợc sĩ,
Kỹ sƣ, Y tá điều dƣỡng, Kỹ thuật viên có trình độ cao, với máy móc, trang
thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh viện Bạch Mai luôn là nơi khám chữa bệnh
có chất lƣợng hàng đầu và tin cậy của ngƣời bệnh và nhân dân cả nƣớc. Hàng
năm số lƣợng bệnh nhân đến khám là 400.000 đến 550.000 ngƣời. Số bệnh
nhân điều trị nội trú trung bình từ 60.000 đến 70.000 ngƣời. T lệ sử dụng
giƣờng bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ
10 - 12 ngày. Số xét nghiệm và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao
Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai 6756322

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai... thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
Hoang Sinh
 
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Tác động của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của khách hàng...
Tác động của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của khách hàng...Tác động của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của khách hàng...
Tác động của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của khách hàng...
 
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
 
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai... thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-tuan-thu-dieu-tri-o-nguoi-benh-dai...
 
Hoan thien cong tac quan ly tai chinh tai so y te thua thien hue
Hoan thien cong tac quan ly tai chinh tai so y te thua thien hueHoan thien cong tac quan ly tai chinh tai so y te thua thien hue
Hoan thien cong tac quan ly tai chinh tai so y te thua thien hue
 
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
 
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm PhúcĐề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
 
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtQuản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 

Semelhante a Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai 6756322

Semelhante a Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai 6756322 (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm ThầnLuận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Quy Trình Mua Sắm Tài Sản Công
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Quy Trình Mua Sắm Tài Sản CôngHoàn Thiện Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Quy Trình Mua Sắm Tài Sản Công
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Quy Trình Mua Sắm Tài Sản Công
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đLuận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 9 ĐIỂMLuận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Gửi miễn phí...
 
Quản Lý Chất Lượng Khám, Chữa Bệnh Của Bệnh Viện Công Lập Việt Nam
Quản Lý Chất Lượng Khám, Chữa Bệnh Của Bệnh Viện Công Lập Việt NamQuản Lý Chất Lượng Khám, Chữa Bệnh Của Bệnh Viện Công Lập Việt Nam
Quản Lý Chất Lượng Khám, Chữa Bệnh Của Bệnh Viện Công Lập Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
 
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdftailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
 
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAYLuận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà TâyPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
 

Mais de jackjohn45

Mais de jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai 6756322

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG YÊN QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG HÀ NỘI - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG YÊN QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG TRIỀU HOA XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2020
  • 3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS.Hoàng Triều Hoa và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Số liệu trong luận văn là số liệu trung thực, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày chƣa từng đƣợc công bố tại các công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Yên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô giáo TS. Hoàng Triều Hoa đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai; Phòng Kế hoạch tổng hợp và vật tƣ y tế; Phòng hành chính quản trị và tổ chức cán bộ; tập thể Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP ................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ........................................................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ............................................................... 5 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu................................................................. 7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập....................................................................................... 8 1.2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................... 8 1.2.2. Nội dung quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ................................................................................. 15 1.2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập ................................................................. 24 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ............................................... 25 1.3. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại một đơn vị sự nghiệp y tế công lập và bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai................. 30 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang................................................................................. 30
  • 6. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................. 32 1.3.3. Bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai......................................... 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 36 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu. ................................................. 36 2.2 Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ........................................................ 37 2.2.1 Phƣơng pháp thống kê - mô tả ........................................................ 37 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích.................................................................... 37 2.2.3 Phƣơng pháp tổng hợp .................................................................... 38 2.2.4 Phƣơng pháp so sánh....................................................................... 38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI................................................................. 39 3.1. Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai........................................................ 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai ............... 39 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Bạch Mai............................. 41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Bạch Mai....................................... 43 3.1.4. Tình hình trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai................... 47 3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. ................................................................................... 49 3.2.1. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế. ..................................... 49 3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. ......................................................................................... 50 3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai....................................................................... 55 3.3. Đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai...................................................................................................... 57 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. ................................................................ 57
  • 7. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 59 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI..................................................................................................... 63 4.1. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai .................................................................................... 63 4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai..................................................................... 63 4.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai............................................................................ 65 4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. .............................................................................. 66 4.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế ....................................................................................................... 66 4.2.2. Giải pháp huy động vốn phục vụ mua sắm TTBYT…………………….68 4.2.3. Giải pháp đối với kiểm tra, giám sát mua sắm trang thiết bị y tế...69 KẾT LUẬN..................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 74 PHỤ LỤC
  • 8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BSCK Bác sỹ chuyên khoa 2 BV Bệnh viện 3 BYT Bộ y tế 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CTYT Công trình y tế 6 DC Dụng cụ 7 KCB Khám chữa bệnh 8 MSTT Mua sắm tập trung 9 NCKH Nghiên cứu khoa học 10 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 11 NVYT Nhân viên y tế 12 SYT Sở y tế 13 TTB Trang thiết bị 14 TTBYT Trang thiết bị y tế 15 VT-TTBYT Vật tƣ trang thiết bị y tế 16 WHO Tổ chức thƣơng mại thế giới 17 XHHYT Xã hội hóa y tế
  • 9. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tổng hợp số mẫu khảo sát 36 2 Bảng 3.1 Chủng loại TTBYT đƣợc trang bị của Bệnh viện Bạch Mai 48 3 Bảng 3.2 Nguồn vốn mua sắm TTBYT của bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019 50 4 Bảng 3.3 Quy định Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế theo nguồn vốn tại bệnh viện Bạch Mai 54 5 Bảng 3.4 Kết quả công tác kiểm kê số lƣợng TTBYT nhập về giai đoạn 2016-2019 56
  • 10. iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Bạch Mai 46
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trang thiết bị y tế trong ngành y đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với chất lƣợng công tác khám chữa bệnh, trong đó những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất đƣợc ứng dụng và phát triển nhanh chóng. Công nghệ hiện đại của các trang thiết bị đƣợc áp dụng để giám sát các đại lƣợng đặc trung của cơ thể nhằm chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏa con ngƣời giúp các giáo sƣ, bác sỹ có những quyết định chính xác và kịp thời trong việc khám chữa bệnh. Mặt khác, trang thiết bị y tế với công nghệ hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong việc chẩn đoán, điều trị hiệu quả các căn bệnh hiểm nghèo. Hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có vai trò quan trọng trọng việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại đơn vị. Tuy nhiên, hiệu quả trong hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế là một vấn đề lớn đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế công lập mặc dù đây không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại và thách thức trong hoạt động thực tế của ngành y về lĩnh vực trang thiết bị y tế. Kinh tế Việt Nam đang phát triển từ một đất nƣớc nghèo đi lên nên nguồn ngân sách cho ngành y tế còn hạn hẹp, trong nhiều năm qua, thiết bị y tế của nƣớc ta chủ yếu đƣợc cung cấp từ các nguồn viện trợ khác nhau. Hạn chế của việc này là không đánh giá đƣợc đúng nhu cầu của ngành y tế nên có tình trạng thiết bị vừa thừa lại vừa thiếu, chƣa đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Rất nhiều ngƣời Việt Nam ra nƣớc ngoài chữa bệnh chỉ vì trang thiết bị y tế bên nƣớc ngoài đồng bộ hơn, hiện đại hơn, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh cho bệnh nhân, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thành lập từ năm 1911, là một trong những
  • 12. 2 bệnh viện lớn nhất tại Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế. Việc nhập trang thiết bị, mua sắm thiết bị diễn ra thƣờng xuyên với số lƣợng lớn. Từ thực tiễn đó việc quản lý mua sắm trang thiết bị đóng vai trò quan trọng và mang tính cấp thiết. Trong thời gian qua, lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế và hoạt động này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, giúp bệnh viện nâng cao đƣợc chất lƣợng của công tác y tế, hỗ trợ cho ngƣời thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân đƣợc chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của Bệnh viện vẫn còn những bất cập nhƣ: một phần trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai còn mang tính chồng chéo, có khi cùng một chủng loại trang thiết bị đƣợc tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau, nhiều phƣơng thức tài trợ khác nhau. Chỗ thừa không cần dùng trong khi chỗ nhu cầu cao thiếu lại càng thiếu. Do vậy ảnh hƣởng đến công tác khám chữa bệnh. Với mong muốn tìm hiểu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện và đóng góp một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, học viên đã lựa chọn đề tài: “Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai” để nghiên cứu với hy vọng s có những giải pháp tốt hơn trong công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế để đƣa vào áp dụng tại Bệnh viện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lƣợng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Câu hỏi nghiên cứu Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cần có giải pháp nhƣ thế nào để hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện trong thời gian tới?f 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm
  • 13. 3 trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2020 đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn 2016-2019. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn từ 2016-2019. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đƣợc đề xuất cho giai đoạn 2020-2025. + Về nội dung Luận văn nghiên cứu công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện Bạch Mai theo các nội dung sau:
  • 14. 4 - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế - Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
  • 15. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Hiện nay, các công trình nghiên cứu độc lập về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa có nhiều, và mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế, trong đó các tác giả cũng đề cập đến việc mua sắm các trang thiết bị từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: Luận văn thạc sĩ của Vũ Quang Hƣng (2013) với đề tài “Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang” (Học viện nông nghiệp Việt Nam). Trong đề tài này, việc mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc tác giả đề cập tới nhƣ là một khâu của quá trình quản lý trang thiết bị bao gồm mua sắm, sử dụng, sửa chữa…. Chất lƣợng của khâu mua sắm trang thiết bị đƣợc tác giả đánh giá qua việc sử dụng các trang thiết bị đó trong việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Luận văn thạc sĩ của học viên Trƣơng Thị Hồng Linh (2018) về “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị” (Đại học Kinh tế - Đại học Huế) cũng nói đến việc quản lý trong đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện là một phần của quá trình quản lý trang thiết bị y tế. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y
  • 16. 6 tế cùng với một số giải pháp về hoàn thiện quản lý trong quá trình sử dụng, sửa chữa hay bảo dƣỡng. Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thúy Hà (2015) về “Quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam” (Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã đề cập đến một khâu trong quá trình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế ở Việt Nam là quản lý hoạt động đấu thầu. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đấu thầu, khảo cứu cụ thể hoạt động đấu thầu tại một số doanh nghiệp để tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này, từ đó tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam. Trong luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk” (2016), Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Xuân Thắng cũng tiếp cận việc quản lý mua sắm trang thiết bị y tế là một khâu của quá trình quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện. Qua đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế cùng với các giải pháp về quản lý sửa dụng, hay quản lý sửa chữa các trang thiết bị này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017” của học viên Phạm Minh Tiến, Trƣờng đại học y tế công cộng (năm 2017). Học viên đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thiết bị y tế tại hai khoa thuộc bệnh viện là khoa chuẩn đoán hình ảnh và khoa xét nghiệm. Luận văn đã làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý thiết bị y tế tại hai Khoa này. Thiết bị y tế tại hai khoa này có sự khác biệt rõ ràng với các thiết bị khác và là thiết bị y tế tiêu biểu trong hoạt động của Bệnh viện.
  • 17. 7 Trang thiết bị y tế còn đƣợc xem nhƣ là tài sản công của các đơn vị y tế và việc quản lý trang thiết bị y tế, trong đó có hoạt động mua sắm đƣợc các tác giả nghiên cứu thông qua nghiên cứu về quản lý tài sản công nhƣ: Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thu Thủy (2018) về “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” (Học viện Khoa học xã hội). Trong công trình nghiên cứu này, việc quản lý mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc tác giả đề cập đến qua các nội dung về quy trình mua sắm, đấu thầu mua sắm, nguồn vốn cho mua sắm. Tác giả cũng đã phân tích và đƣa ra những kết quả cũng nhƣ hạn chế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong việc quản lý tài sản công, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Điều (2015) về “Tăng cƣờng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng xem quản lý mua sắm trang thiết bị y tế nhƣ mua sắm tài sản công của Bệnh viện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài sản công tại Bệnh viện. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các công trình trên đây chủ yếu nghiên cứu về quản lý trang thiết bị y tế tại đơn vị y tế và thiên về việc quản lý sử dụng, bảo dƣỡng hay sửa chữa, việc mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc các tác giả lồng ghép nhƣ một khâu của quá trình quản lý nói chung. Một số công trình nghiên cứu khác cũng nhắc đến quản lý mua sắm trang thiết bị y tế trong mua sắm tài sản công của Bệnh viện. Và thực tế cho đến thời điểm này, chƣa có công trình nào nghiên cứu độc lập về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt là nghiên cứu về mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, luận văn cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: - Về lý thuyết, tiếp tục hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
  • 18. 8 - Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một hiện tƣợng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại. Thuật ngữ quản lý đã trở nên khá phổ biến nhƣng chƣa có khái niệm thống nhất. Vì thế cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý do bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác nhau về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Bên cạnh đó, sự khác biệt về xã hội, thời đại, chế độ nghề nghiệp nên quản lý có nhiều lý giải, sự giải thích khác nhau. Đồng thời cùng sự phát triển của phƣơng thức xã hội hóa sản xuất và phát triển trong nhận thức của con ngƣời thì sự khác biệt về nhận thức và giải thích khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt. Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu: Theo Fayei: “Quản lý là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Theo Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp con ngƣời hoàn thành có hiệu quả mục tiêu đã định” Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
  • 19. 9 + Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tƣợng quản lý đến mục tiêu, chủ thể quản lý có thể là một ngƣời, một bộ máy quản lý gồm nhiều ngƣời, một thiết bị + Đối tƣợng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và chịu sự chỉ huy của chủ thể quản lý + Có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến động, thay đổi liên tục của môi trƣờng. Về nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có tính mục đích của con ngƣời, nó là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Về cơ bản, mọi ngƣời đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều ngƣời điều phối hành động của những ngƣời khác nhằm thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. 1.2.1.2. Thiết bị y tế tại bệnh viện * Khái niệm thiết bị y tế tại bệnh viện: Tổ chức Y tế thế giới xác định thiết bị y tế là “dụng cụ, thiết bị hoặc máy móc đƣợc sử dụng trong phòng ngừa, chuẩn đoán, hoặc điều trị bệnh, hoặc để phát hiện, đo lƣờng, phụ hồi, sửa chữa hoặc sửa đổi cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể cho một số mục đích sức khoẻ”. Thiết bị y tế không sử dụng cơ chế dƣợc lý, miễn dịch hoặc trao đổi chất, trong hoặc trên cơ thể ngƣời để đạt đƣợc mục đích sử dụng, nhƣng có thể đƣợc hỗ trợ trong chức năng dự định của nó bằng các phƣơng tiện đó. Theo thông tƣ số 24/2011/TT – BYT, trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tƣ, hóa chất, kể cả phần mềm cần thiết, đƣợc sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con ngƣời nhằm mục đích:
  • 20. 10 + Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thƣơng; + Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; + Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; + Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ; + Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế); + Phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế; Một số tài liệu khác thì cho rằng trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt, đa dạng về chủng loại, luôn đƣợc cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. * Đặc điểm của thiết bị y tế Trang thiết bị y tế bệnh viện hiện nay có nhiều loại hiện đại đang đƣợc sử dụng để khám chữa bệnh cho con ngƣời. Chúng là con đẻ của ứng dụng khoa học công nghệ, việc sử dụng những trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Do đó gây ra ít biến chứng sau điều trị cho ngƣời bệnh. Về mặt tinh thần, TTBYT còn giúp cho các bác sĩ, ngƣời thầy thuốc cảm thấy vững tin trong công việc, an tâm khám chữa bệnh, đồng thời giúp ngƣời bệnh lạc quan, hy vọng điều trị bệnh. TTBYT đều có đặc điểm riêng, đa chủng loại và đƣợc sử dụng linh hoạt cho các đối tƣợng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện: + Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao: Nó đƣợc gắn liền với thành tựu khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh. Đồng nghĩa với việc hiện đại, các trang thiết bị này đều có giá trị cao, đắt tiền.
  • 21. 11 + Trang thiết bị y tế tại các bệnh viện tuyến cuối thƣờng rất đa dạng về nguồn hình thành trong đó có từ ngân sách Nhà nƣớc, các loại viện trợ, các quỹ phát triển khoa học và đơn vị tự mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. + Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi ngƣời sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình độ thƣờng xuyên. + Trang thiết bị bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau: * Phân loại thiết bị y tế - Phân loại TTBYT theo tính năng: + Loại thiết bị cá nhân: Đây là loại TTBYT đƣợc sử dụng tại nhà (homecare) dựa trên kỹ thuật y tế viễn thông (Telemedicine), những TTBYT này thích hợp với hoàn cảnh các nƣớc đang phát triển và xu hƣớng quốc tế. Loại TTBYT này đƣợc sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị, có thể xuất khẩu đến các nƣớc chậm tiến, mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ, hấp dẫn với các doanh nhân do lƣợng tiêu thụ lớn. Ngoài ra việc sản xuất chúng không đòi hỏi kỹ thuật hay kinh nghiệm cao, không cần đầu tƣ quá lớn, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp. Thêm vào đó, loại trang thiết bị này có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (E – Healchcare). Đây là một phƣơng cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách, vừa đặt nền tảng cho một nền tảng y tế hiện đại. + Loại TTBYT giản đơn: Loại TTBYT này có đặc điểm là dễ sử dụng, đơn giản, có thể kết hợp với những thiết bị khác trong bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ. + Loại thiết bị nghiên cứu: Loại TTBYT này phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đƣợc sử dụng trong các phòng nghiên cứu. Dù chƣa thể thấy ngay
  • 22. 12 đƣợc hiệu quả kinh tế của loại thiết bị này nhƣng chúng hỗ trợ và xây dựng một hƣớng phát triển lâu dài nhằm tăng cƣờng năng lực cho bệnh viện. + Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đƣợc thiết kế trên nền kiến thức khoa học kỹ thuật cao nhƣ công nghệ nano và vi mạch, TTBYT này đƣợc trang bị ở các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám bệnh, chữa bệnh. - Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phƣơng tiện vận chuyển, vật tƣ chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế. Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay ngƣời ta có thể phân ra 10 nhóm TTBYT nhƣ sau: + Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trƣng là: Máy chụp XQuang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, máy chụp cộng hƣởng từ, máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm … + Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện tâm đồ (EGG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lƣu huyết não … + Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị nhƣ máy đếm tế bào, máy li tâm … + Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị nhƣ máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy.. + Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu nhƣ điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại, laser trị liệu … + Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế nhƣ Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu lắng bằng Laser .. + Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dung nhƣ máy đo công năng phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thƣ, thiết bị cƣờng nhiệt, máy chạy thận nhân tạo …
  • 23. 13 + Nhóm VIII: Các thiết bị y tế từ nền y học phƣơng đông cổ truyền nhƣ máy dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi … + Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thƣờng dùng ở gia đình nhƣ huyết áo kế điện tử, nhiệt kế điện tử, máy chạy khí rung, điện tim .. + Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế nhƣ thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ô tô cứu thƣơng, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nƣớc thải … 1.2.1.3. Khái niệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là đơn vị do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập có con dấu, tài khoản và bộ máy tổ chức kế toán độc lập, thực hiện các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hoặc phục vụ quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực chuyên môn y tế nhƣ: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dƣỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dƣợc cổ truyền; kiểm nghiệm dƣợc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe. Mua sắm thiết bị y tế là việc thực hiện các hoạt động mua thiết bị y tế từ các nhà cung cấp. Mua sắm thiết bị y tế có thể diễn ra nhiều đợt trong năm, sử dụng các nguồn vốn khác nhau, nhƣng mục đích chính là để kịp thời có thiết bị y tế hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn của ngƣời thầy thuốc, khám và điều trị cho ngƣời bệnh. Mua sắm thiết bị y tế bao gồm các bƣớc sau: xác định nhu cầu và dự trù thiết bị; lập kế hoạch mua sắm; tổ chức lựa chọn nhà cung cấp kết thúc khi thiết bị y tế đƣợc bàn giao, hƣớng dẫn sử dụng, nghiệm thu, thanh toán chi phí và thanh lý hợp đồng.
  • 24. 14 Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế của đơn vị đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh đi cùng với giá cả hợp lý. Với tính chất đặc biệt, chủng loại đa dạng nên việc quản lý, mua sắm TTBYT cũng có những đặc trƣng riêng. Giống nhƣ các lĩnh vực khác nhƣ kỹ thuật, chuyên môn trong ngành ý tế thì TTBYT là một bộ phận kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, đóng vai trò quan trọng, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế. Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải đƣợc nhận thức đầy đủ trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế. TTBYT vốn có đặc thù là đa dạng về chủng loại, các ứng dụng khoa học công nghệ mới đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Mô hình bệnh tật diễn biến phức tạp biến đổi không ngừng, công tác mua sắm cần quan tâm đến việc quản lý TTBYT chặt ch theo chu trình vòng đời sản phẩm. Từ giai đoạn sản xuất, thử nghiệm, lƣu thông trên thị trƣờng đến quá trình sử dụng và bảo hành, bảo dƣỡng đối với sản phẩm. Quản lý tốt TTBYT tạo tiền đề cơ sở dữ liệu cho quản lý mua sắm sau này. Cụ thể:: - Có thông tin đầy đủ về số lƣợng, chất lƣợng và giá trị TTBYT, trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hòa. - Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị theo đúng chế độ. - Nhập tài sản trang thiết bị: Đối với những TTBYT mua về, nhập về cần phải kiểm soát đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, đúng chủng loại, mẫu mã, có phiếu nhận hợp lệ và có biên bản bàn giao với các loại thiết bị này. - Xuất tài sản trang thiết bị: Xuất hàng để dung, để nhƣợng bán điều chuyển, hủy bỏ phải có phiếu xuất hợp lệ và đúng chế độ.
  • 25. 15 - Bảo quản trang thiết bị: Các loại TTBYT mua hay nhận từ bất cứ nguồn hay tổ chức nào cần phải đƣợc ghi chép kho tàng, phƣơng tiện, ngƣời chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi, phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hƣ hỏng, kém phẩm chất để xử lý kịp thời. - Dự trù trang thiết bị: Có một lƣợng dự trữ vừa đủ đối với mọi loại trang thiết bị, nhằm đảm bảo nhiệm vụ thƣờng xuyên của cơ sở y tế, tránh bị ngắt quãng do cung cấp chƣa kịp thời hay ngƣợc lại dự trữ quá lớn gây ra tình trạng lãng phí. Thƣờng xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê xác định tình hình TTBYT, phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản trang thiết bị của cơ sở y tế. 1.2.2. Nội dung quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.2.2.1 Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế là nội dung đầu tiên của quá trình quản lý. Đây là hoạt động đƣợc thực hiện hàng năm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, là cơ sở quan trọng để các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế theo kế hoạch. Kế hoạch mua sắm TTBYT đƣợc lập dựa trên phê duyệt định hƣớng quy hoạch phát triển chung của ngành, phê duyệt kế hoạch trung hạn của từng đơn vị và phê duyệt kế hoạch chi tiết hàng năm theo kế hoạch vốn Nhà nƣớc hay huy động nguồn vốn hợp pháp khác. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là nhiệm vụ rất phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận thuộc đơn vị sự nghiệp y tế công lập. TTBYT bên cạnh việc là công cụ khám chữa bệnh còn gắn với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học vào sử dụng TTBYT. Do đó lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế bao gồm các hoạt động sau:
  • 26. 16 - Xác định nhu cầu thiết bị y tế của các bộ phận sử dụng, tổng hợp thành biểu danh mục thiết bị y tế cần thiết mua sắm. - Phân loại thành từng lô/nhóm thiết bị y tế. - Căn cứ vào các nguồn lực của bệnh viện để phân chia thành từng đợt mua sắm sắm thiết bị y tế. Tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, việc lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế phải xác định đƣợc rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng TTBYT cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn đầu tƣ cho việc mua sắm TTBYT rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của bệnh viện và đề án xã hội hoá y tế... 1.2.2.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế * Huy động nguồn lực tài chính Trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Phòng tài chính kế toán là bộ phận đƣợc giao trách nhiệm thực hiện các công việc huy động nguồn lực tài chính. Bộ phận vật tƣ thiết bị y tế, kế hoạch tổng hợp, tổ chức hành chính có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong quá trình huy động nguồn lực tài chính để mua sắm thiết bị y tế. Nguồn lực tài chính để thực hiện mua sắm thiết bị y tế trong bệnh viện công lập bao gồm: + Nguồn ngân sách nhà nƣớc + Nguồn thu viện phí trực tiếp + Nguồn thu từ quỹ bảo hiểm y tế + Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp + Nguồn tài trợ, viện trợ + Vay vốn ngân hàng + ….
  • 27. 17 * Thực hiện mua sắm thiết bị y tế Quy trình thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế công lập đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; - Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu; - Đánh giá hồ sơ dự thầu và thƣơng thảo hợp đồng; - Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; - Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung; - Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. - Quyết toán, thanh lý hợp đồng. Căn cứ kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp y tế công lập phê duyệt. Bộ phận đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan, đơn vị sử dụng trang thiết bị y tế xây dựng phƣơng án tổ chức mua sắm cụ thể trình Thủ trƣởng đơn vị phê duyệt. Phƣơng án mua sắm trang thiết bị y tế thƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: + Chủng loại, số lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị, hàng hoá; + Phƣơng án giá cụ thể đối với từng loại tài sản, hàng hóa; + Yêu cầu về chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm của nhà cung cấp; + Dự kiến thời gian tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa; + Phƣơng án tiếp nhận tài sản và phƣơng án bàn giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản; + Thời gian, phƣơng thức thanh toán và những vấn đề khác có liên quan. Cơ sở y tế công lập có các hình thức mua sắm trang thiết bị y tế nhƣ sau:
  • 28. 18 Khi thực hiện mua sắm trang thiết bi y tế, Thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thẩm quyền quyết định mua sắm và đƣợc quyền lựa chọn một trong các hình thức mua sắm theo quy định dƣới đây: - Đấu thầu rộng rãi Trong lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản, hàng hóa đều phải thực hiện đấu thầu rộng rãi, trừ những trƣờng hợp đƣợc áp dụng các hình thức mua sắm khác. Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham dự đấu thầu. Trƣờng hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì Bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, điện thoại, email, fax hoặc bằng văn bản) đến ngƣời có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây: Quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp. Đối với trƣờng hợp gia hạn thời gian, cần quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tƣơng ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới. Đối với trƣờng hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu. - Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau đây: + Theo yêu cầu của nhà tài trợ nƣớc ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; + Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
  • 29. 19 Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải đƣợc phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Bên mời thầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu đƣợc xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trƣờng hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. - Mua sắm trực tiếp Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải đƣợc phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng đƣợc tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp đƣợc phê duyệt. Trƣờng hợp sử dụng hợp đồng đã ký kết của đơn vị khác hoặc trƣờng hợp tổng giá trị mua sắm bổ sung vƣợt quá giá trị hợp đồng đã ký trƣớc đó phải đƣợc cấp trên trực tiếp phê duyệt bằng văn bản trƣớc khi thực hiện. Quy trình mua sắm trực tiếp: + Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất; + Việc đánh giá hồ sơ đề xuất đƣợc thực hiện theo các nội dung sau: (i) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá; (ii) Cập nhật năng lực của nhà thầu; (iii) Đánh giá tiến độ thực hiện; (iv) Các nội dung khác (nếu có). + Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp. - Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm tài sản Chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp có đủ các điều kiện sau: + Gói thầu có giá thầu dƣới 2.000.000.000 đồng (hai t đồng).
  • 30. 20 + Nội dung mua sắm là những tài sản thông dụng, s n có trên thị trƣờng với đặc tính kỹ thuật đƣợc tiêu chuẩn hóa và tƣơng đƣơng nhau về chất lƣợng. Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh: + Hồ sơ yêu cầu: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật nhƣ số lƣợng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hoá, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật đƣợc thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và đƣợc thể hiện trong hồ sơ yêu cầu. + Tổ chức chào hàng: Bên mời thầu phải gửi thông tin để đăng thông báo mời chào hàng 3 k liên tiếp trên các tờ báo để các nhà thầu quan tâm tham dự, cụ thể nhƣ sau: (i) Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 500 triệu đồng đến dƣới 2 t đồng; đăng tải trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; (ii) Đối với gói thầu dƣới 500 triệu đồng: đăng tải trên một tờ báo viết đƣợc phát hành rộng rãi trong một ngành hoặc trong một tỉnh hoặc rộng rãi trong cả nƣớc. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng; + Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trƣớc thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận đƣợc tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày; + Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đƣờng bƣu điện hoặc fax. Mỗi nhà thầu chỉ đƣợc nộp một hồ sơ đề xuất;
  • 31. 21 + Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất gồm các nội dung nhƣ: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất. Đánh giá hồ sơ đề xuất: + Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất đƣợc nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vƣợt qua bƣớc đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều đƣợc đánh giá là “đạt”; + Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vƣợt giá gói thầu s đƣợc đề nghị lựa chọn. Phê duyệt kết quả chào hàng. - Tự thực hiện Hình thức tự thực hiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đơn vị sự nghiệp y tế công lập quyết định mua sắm là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng, đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn việc lựa chọn nhà thầu khác thực hiện gói thầu. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải đƣợc phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải đƣợc phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với đơn vị quyết định mua sắm về tổ chức và tài chính. - Lựa chọn nhà thầu trong trƣờng hợp đặc biệt Đối với chủng loại tài sản chỉ do một cơ sở sản xuất, có giá bán thống nhất do Nhà nƣớc quy định (nhƣ điện, nƣớc...), cƣớc điện thoại cố định, bảo
  • 32. 22 trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện ký hợp đồng với đơn vị cung cấp để thực hiện. Trƣờng hợp cần lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn... (phục vụ ăn, nghỉ cho đại biểu; cho thuê hội trƣờng, phòng họp và các dịch vụ liên quan nhƣ trang trí, khánh tiết, nƣớc uống...) mà do yêu cầu thực tế phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho tất cả đại biểu; Thủ trƣởng đơn vị căn cứ địa điểm dự kiến tổ chức hội nghị để lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất, nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ để thanh, quyết toán theo quy định. - Phân chia gói thầu mua sắm: Vật tƣ y tế nói chung đƣợc phân chia thành các nhóm sau: Nhóm 1. Bông, dung dịch sát khuẩn, rửa vết thƣơng Nhóm 2. Băng, gạc, vật liệu cầm máu, điều trị vết thƣơng Nhóm 3. Bơm, kim tiêm, dây truyền, găng tay và vật tƣ y tế sử dụng trong chăm sóc ngƣời bệnh Nhóm 4. Ống thông, ống dẫn lƣu, ống nối, dây nối, chạc nối, catheter Nhóm 5. Kim khâu, chỉ khâu, dao phẫu thuật Nhóm 6. Vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép nhân tạo Nhóm 7. Vật tƣ y tế sử dụng trong một số chuyên khoa (Tim mạch và X- quang can thiệp; Lọc máu, lọc màng bụng; Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt; Tiêu hóa; Tiết niệu; Chấn thƣơng, chỉnh hình; Huyết học, truyền máu) Nhóm 8. Vật tƣ y tế sử dụng trong chẩn đoán, điều trị khác Nhóm 9. Các loại vật tƣ y tế thay thế sử dụng trong một số thiết bị chẩn đoán, điều trị Nhóm 10. Vật tƣ y tế tiêu hao thông dụng khác
  • 33. 23 - Tiến hành ký kết hợp đồng mua sắm trang thiết bị y tế, giao nhận hàng hoá và quyết toán, thanh lý hợp đồng. Căn cứ kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc phê duyệt, các đơn vị đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế. Đơn vị đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế thực hiện tổ chức mua sắm theo đúng các nội dung đã đƣợc phê duyệt, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chủng loại, số lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật tài sản, hàng hoá; Phƣơng án giá cụ thể đối với từng loại tài sản, hàng hóa; Yêu cầu về chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm của nhà cung cấp; Dự kiến thời gian tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa; Phƣơng án tiếp nhận tài sản và phƣơng án bàn giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản; Thời gian, phƣơng thức thanh toán và những vấn đề khác có liên quan… 1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế Công tác kiểm tra, giám giám việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế là việc so sánh, đo lƣờng kết quả thực hiện đƣợc so với các mục tiêu nhằm phát hiện các điểm sai lệch, nguyên nhân và phƣơng hƣớng giải quyết để kết quả đạt đƣợc phù hợp với các mục tiêu, tiêu chuẩn đặt ra. Công tác kiểm tra, giám sát còn đƣợc xem là quá trình cung cấp thông tin phản hồi giúp cho phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện định k hoặc đột xuất trong các cơ sở y tế công lập thông qua các hoạt động sau: Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc tổng hợp báo cáo định k hoặc đột xuất theo tình hình thực tế đơn vị. Trong đó đánh giá toàn diện lại các mặt nhƣ: Kết quả lựa chọn nhà thầu, tình hình giải ngân, khiếu nại, kiến nghị, tình hình phân cấp ủy quyền trong phê duyệt, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Mục đích chính của công tác tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm
  • 34. 24 trang thiết bị y tế là để kịp thời phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc, đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục, … Thủ trƣởng đơn vị đƣợc giao tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế công lập chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý chuyên ngành, kiểm toán, cơ quan thanh tra Nhà nƣớc. Các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và tổ chức thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện công khai kết quả mua sắm trang thiết bị y tế theo các quy định hiện hành. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.2.3.1. Công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế Công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần bám sát với nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế của các đơn vị. Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo đủ nguồn tài chính để thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế. 1.2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần đƣợc tổ chức đúng theo kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế đã đƣợc phê duyệt. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần tuân thủ đúng các quy định của cơ sở y tế công lập và quy định của pháp luật có liên quan đến công tác mua sắm nhƣ quy định về sử dụng nguồn vốn ngân sách (nếu sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc để mua sắm), Luật đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế cần đảm bảo tính hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế của công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập đƣợc thể hiện thông qua trình độ sử dụng các
  • 35. 25 nguồn lực nhƣ tài chính, nhân lực để đạt đƣợc những mục tiêu mà đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã đề ra. Hiệu quả kinh tế trong quản lý mua sắm trang thiết bị y tế là chọn đơn vị cung cấp uy tín, trang thiết bị y tế mua sắm có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý và góp phần tiết kiệm chi phí mua sắm. - Hiện nay, hiệu quả kinh tế đƣợc phản ánh bằng số tiền tiết kiệm đƣợc cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đó chính là số tiền chênh lệch giữa giá trúng thầu và dự toán. Việc xây dựng dự toán do đơn vị tổ chức mua sắm lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu công tác quản lý không tốt, ham thành tích, các đơn vị mua sắm có thể xây dựng nâng dự toán mua sắm tài sản thì độ chênh lệch giữa giá trúng thầu và dự toán s lớn. Do đó, việc xây dựng và phê duyệt dự toán chính xác thì con số tiết kiệm trong mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. 1.2.3.3. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hoặc đình k trong tất cả các khâu từ lập kế hoach đến triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế để đảm bảo việc mua sắm trang thiết bị y tế đƣợc thực hiện đúng với quy định của Nhà nƣớc. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.2.4.1. Nhân tố khách quan Để quản lý công tác mua sắm hiệu quả đối với TTBYT cần thiết phải quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả, khai thác tối đa công năng của từng thiết bị. Do đó cần quản lý TTBYT hợp lý và có hiệu quả. Khi đó đòi hỏi mỗi
  • 36. 26 Khoa, Phòng trong Bệnh viện phải nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vị mình . Thứ nhất: Các quy định của Nhà nƣớc về mua sắm trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế công lập: - Đƣờng lối, chủ chƣơng, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ: Mỗi đơn vị y tế dù muốn hay không đều phải thực hiện theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ. Chỉ có làm theo cách này thì phƣơng hƣớng tổ chức quản lý mua sắm TTBYT tại đơn vị mới đúng đắn. Tổ chức quản lý tài sản trong đơn vị y tế đƣợc duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc rất lớn vào đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và chính phủ. - Mua sắm TTBYT đòi hỏi nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng thiết bị cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn đầu tƣ cho việc mua sắm rất đa dạng: từ liên doanh liên kết, từ Ngân sách Nhà nƣớc cấp, nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, vốn ODA … và đề án xã hội hóa y tế. Quy định của Nhà nƣớc về mỗi loại nguồn vốn có các quy trình quy định quản lý khác nhau đảm bảo tính hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai: Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ đối với trang thiết bị y tế. - Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập đƣợc. Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị máy móc mới. Vì vậy, để có đƣợc phƣơng án tổ chức quản lý dịch vụ KCB hợp lý, đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải xác định cho đƣợc đơn vị mình nên mua công nghệ, thiết bị máy móc, với dƣợc phẩm y tế nào là thích hợp. Tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập nếu đƣợc ứng dụng nhanh chóng và kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thì nó cho phép sử dụng
  • 37. 27 đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm dƣợc phẩm y tế và sức lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dịch vụ KCB. - Trong tổ chức quản lý dịch vụ KCB của đơn vị sự nghiệp y tế công lập nếu cập nhật đƣợc kịp thời công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới với tính chất hiện đại và đầu tƣ theo chiều sâu thì s nâng cao đƣợc trình độ tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lƣợng cao, giảm chi phí vận hành, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra nếu đƣa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào dịch vụ khám chữa bệnh còn giúp cho đơn vị sử dụng hợp lý dƣợc phẩm y tế thay thế và sử dụng hợp lý các loại dƣợc phẩm, dƣợc liệu. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuy là hai vấn đề nhƣng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt ch với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Để có đƣợc phƣơng án tổ chức dịch vụ KCB hợp lý, đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thiết bị, máy móc mới. Thứ ba: Nhu cầu khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế công lập - Thời gian qua y tế cơ sở vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân, chất lƣợng hiệu quả hoạt động chƣa cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chƣa thực sự tốt, nhiều ngƣời dân chƣa quan tâm đến dự phòng, nâng cao sức khỏe, chỉ đến khi có bệnh mới chịu đi chữa. Bên cạnh đó, phần lớn các trạm y tế chƣa quản lý đƣợc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ tại các cơ sở y tế tuyến đầu còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Trạm y tế xã, phƣờng mới chỉ thực hiện đƣợc 50% - 70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến... Cùng với đó, hạn chế về nhân lực tại các trạm y tế, chất lƣợng khám, chữa bệnh tại tuyến dƣới chƣa bảo đảm, dẫn tới mất lòng tin của bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển
  • 38. 28 tuyến, chuyển tuyến ngƣợc (80% bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại tuyến Trung ƣơng là do họ tin tƣởng vào dịch vụ ở tuyến Trung ƣơng). - Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, tình trạng bệnh lý đa dạng và phức tạp hơn. Khả năng kinh tế của ngƣời dân đƣợc cải thiện trong khi khả năng cung ứng dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dƣới còn hạn chế, dẫn tới tình trạng vƣợt tuyến. Bên cạnh đó chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn đến các bệnh viện công tăng cƣờng mua sắm các TTBYT, đặc biệt là các TTBYT kỹ thuật cao để “hút” “giữ” bệnh nhân, duy trì tăng thu cho đơn vị.. Thứ tƣ: Trang thiết bị y tế thƣờng có đặc điểm khấu hao nhanh Giá trị và giá trị sử dụng của dƣợc phẩm y tế đƣợc tăng lên gấp bội khi TTBYT tham gia liên tục vào quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Chủng loại TTBYT đơn giản hay phức tạp có ảnh hƣởng đến tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Ngƣợc lại, tổ chức dịch vụ KCB tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở trình độ cao hay thấp đều đòi hỏi việc sử dụng TTBYT phải đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhìn chung, mối quan hệ giữa quản lý dịch vụ khám chữa bệnh và TTBYT thay đổi theo những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi đơn vị và thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Vì vậy, để có đƣợc phƣơng án tổ chức quản lý TTBYT hợp lý và hiệu quả, mỗi đơn vị phải chú ý và xác định cho đƣợc mức độ ảnh hƣởng của TTBYT đối với đơn vị mình. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan Thứ nhất: Trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của ngƣời quản lý mua sắm trang thiết bị y tế - Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác mua sắm trang thiết bị y tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của công tác mua sắm trang thiết bị y tế.
  • 39. 29 - Đội ngũ thực hiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế cần phải đƣợc đào tạo bài bản, có kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực mua sắm cũng nhƣ hoạt động của đơn vị. Từ đó, giúp cho công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tuân thủ đúng các quy định từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện mua sắm. - Bên cạnh đó, mua sắm trang thiết bị y tế phần lớn đƣợc thực hiện theo các hình thức đấu thầu. Vì vậy, trong công tác quản lý s phát sinh rất nhiều tình huống tùy theo từng gói thầu, từng dự án. Do đó, nếu đội ngũ thực hiện công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế có trình độ năng lực tốt s linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống và tham mƣu cho lãnh đạo đơn vị tốt hơn. Thứ hai: Trình độ chuyên môn của cán bộ, sử dụng trang thiết bị y tế Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ ngành y tế nói chung và cán bộ ngành y tế trong các bệnh viện có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý sử dụng TTBYT. TTBYT là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất (Thuốc – Thầy thuốc – TTBYT) trong ngành y tế, đồng thời đây cũng là đối tƣợng đặc thù, là công cụ, dụng cụ có liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khoẻ con ngƣời với hàm lƣợng khoa học cao. Trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ hiện đại với điều kiện cán bộ sử dụng trang thiết bị y tế phải có trình độ thì mới đáp ứng đƣợc. Nếu mua về mà cán bộ không biết vận hành thì s dẫn đến lãng phí. Đây là thực tế ở nhiều đơn vị sự nghiệp nói chung khi mua sắm trang thiết bị. Bởi vậy đội ngũ nhân lực phải có trình độ tƣơng ứng thì mới khai thác đƣợc tối đa công năng, giảm thiểu sai sót … nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản TTBYT cũng nhƣ đánh giá tính hiệu quả trong công tác mua sắm TTBYT. Thứ ba: chiến lƣợc phát triển của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Trong thời k hội nhập phát triển các đơn vị y tế sự nghiệp công đóng vai trò hết sức quan trọng bên cạnh các mục tiêu an sinh xã hội. Cùng với định hƣớng của Nhà nƣớc các đơn vị này phải định hình cho mình một chiến
  • 40. 30 lƣợc phù hợp với đặc điểm đơn vị. Với các đơn vị thuộc nhóm đƣợc giao tự chủ tài chính sớm thì việc định hình chiến lƣợc xuyên suốt có ảnh hƣởng rất lớn trong công tác đầu tƣ mua sắm tài sản TTBYT. Cụ thể phát triển là Bệnh viện đa khoa hàng đầu ở Việt Nam tiến tới ngang tầm khu vực thì: + Phải đầu tƣ trang thiết bị máy móc ngày một hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. + Phải mở rộng các khoa, phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao về làm việc. + Kêu gọi doanh nghiệp đầu tƣ máy móc, trang thiết bị hiện đại và điều trị cho ngƣời bệnh Quản lý tốt mua sắm TTBYT là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng KCB phục vụ nhân dân.. 1.3. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại một đơn vị sự nghiệp y tế công lập và bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang Trong thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đang hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, t lệ mua sắm đƣợc so với kế hoạch đặt ra khoảng cách 80%, tƣơng ứng với chi phí mua sắm 50 t đồng – 60 t đồng mỗi năm. Các hoạt động mua sắm thiết bị y tế tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Bệnh viện đã mua sắm đƣợc các thiết bị y tế quan trọng nhƣ máy chụp CT Scanner, MRI, máy siêu âm, máy thở… - Bộ máy quản lý mua sắm thiết bị y tế bao gồm: Giám đốc bệnh viện, phòng Vật tƣ thiết bị y tế, phòng Tài chính kế toán và lãnh đạo các bộ phận sử dụng thiết bị.
  • 41. 31 - Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng Vật tƣ thiết bị y tế thực hiện. Căn cứ trên các phiếu dự trù nhu cầu bổ sung thiết bị y tế của các bộ phận, phòng Vật tƣ thiết bị y tế tổng hợp lại, phân chia thành các lô/gói thầu, dự kiến kế hoạch mua sắm trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng Vật tƣ thiết bị y tế phối hợp cùng với phòng Tài chính kế toán thực hiện. Nguồn vốn để thực hiện kế hoạch mua sắm đƣợc huy động từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và các nguồn huy động hợp pháp khác của bệnh viện. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang mua sắm thiết bị y tế qua việc tổ chức đấu thầu và mua sắm trực tiếp. Tổ chức đấu thầu đối với các gói thầu có quy mô nhỏ và quy mô lớn. Mua sắm trực tiếp với các gói thầu có quy mô nhỏ hơn 100 triệu đồng. Hợp đồng mua bán thiết bị y tế giữa bệnh viện và đơn vị cung cấp là căn cứ để phòng Vật tƣ thiết bị y tế giám sát lắp đặt, bàn giao nghiệm thu thiết bị y tế. Hồ sơ mua bán thiết bị y tế sau khi hoàn thiện đƣợc bàn giao cho phòng tài chính kế toán làm các thủ tục thanh toán, thanh lý hợp đồng. - Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện bởi chủ thể bên trong và bên ngoài bệnh viện. Chủ thể bên trong bệnh viện bao gồm giám đốc bệnh viện, phòng tài chính kế toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử dụng. Chủ thể bên ngoài bệnh viện bao gồm Sở Y tế, Sở Tài chính và kiểm toán nhà nƣớc. Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện trƣớc, trong và sau mua sắm thiết bị y tế tƣơng ứng. Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế bằng các quy trình lập kế hoạch, quy trình huy động vốn, quy trình đấu thầu, giám sát lắp đặt, kiểm soát thanh toán hợp đồng. Qua phân tích hoạt động quản lý mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho thấy, bệnh viện đã tổ chức tốt cho các hoạt động mua sắm, quản lý mua sắm thiết bị y tế. Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn, bệnh viện vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc nên
  • 42. 32 kế hoạch mua sắm thiết bị y tế thực hiện chậm, khối lƣợng mua sắm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chuyên môn. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Bộ máy quản lý mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện bao gồm: Giám đốc bệnh viện, phó giám đốc phụ trách vật tƣ thiết bị y tế, phòng vật tƣ thiết bị y tế, phòng tài chính kế toán và các trƣởng bộ phận sử dụng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận mình phối hợp thực hiện. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị của bệnh viện đƣợc phòng vật tƣ thiết bị y tế xây dựng. Căn cứ lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là phiếu dự trù mua sắm của các bộ phận sử dụng. Mua sắm thiết bị y tế để thay thế cho các thiết bị cũ hỏng, hết hạn sử dụng, mua sắm mới để mở rộng quy mô khám chữa bệnh. Phiếu dự trù mua sắm thiết bị y tế đƣợc phó giám đốc phụ trách duyệt và phòng vật tƣ thiết bị y tế tổng hợp thành danh mục dự kiến chung cho cả bệnh viện. Kế hoạch mua sắm thiết bị y tế đƣợc phòng vật tƣ thiết bị y tế phối hợp cùng phòng tài chính kế toán lập, phó giám đốc kiểm tra, giám đốc bệnh viện kiểm tra và phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế do phòng tài chính kế toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế phối hợp thực hiện, phó giám đốc phụ trách thiết bị y tế giám sát, kiểm tra. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế là nguồn nhân sách nhà nƣớc, nguồn vốn tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác của bệnh viện. Phòng vật tƣ thiết bị y tế lập kế hoạch đấu thầu và là đầu mối tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp. Phòng Tài chính kế toán phụ trách làm thủ tục hợp đồng cung cấp thiết bị y tế. Giám sát lắp đặt, bàn giao, nghiệm thu thiết bị do phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử dụng thực hiện. Thanh quyết toán do phòng tài chính kế toán thực hiện.
  • 43. 33 Kết quả mua sắm thiết bị y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh viện đã mua đƣợc các thiết bị y tế có nhu cầu sử dụng. T lệ mua sắm đƣợc so với dự kiến đạt đƣợc 90%. Giá trị tài sản thiết bị y tế mua sắm đƣợc đạt 60 t đồng – 80 t đồng mỗi năm. Các hoạt động mua sắm thiết bị y tế tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Bệnh viện đã mua sắm đƣợc các thiết bị y tế là máy chụp cộng hƣởng từ, máy chụp CT Scanner, máy thở, máy x.quang kỹ thuật số, thiết bị phòng mổ đồng bộ, hiện đại… Kiểm soát quá trình mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện bởi các chủ thể bênh trong và bên ngoài bệnh viện. Chủ thể bên trong bệnh viện bao gồm giám đốc bệnh viện, phó giám đốc phụ trách vật tƣ y tế, phòng tài chính kế toán, phòng vật tƣ thiết bị y tế và bộ phận sử dụng. Chủ thể bên ngoài bệnh viện bao gồm Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, kiểm toán nhà nƣớc. Nội dung kiểm soát gồm: Kiếm soát hồ sơ, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật, quy trình đấu thầu, kiểm soát hoạt động thanh quyết toán. Kiếm soát thực hiện song song với tiến trình triển khai kế hoạch mua sắm. 1.3.3. Bài học rút ra cho Bệnh viện Bạch Mai Quản lý mua sắm thiết bị y tế bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát mua sắm thiết bị y tế. Qua việc phân tích kinh nghiệm của các bệnh viện trong quản lý mua sắm thiết bị y tế, bài học rút ra đối với Bệnh viện Bạch Mai nhƣ sau: - Lập kế hoạch mua sắm thiết bị y tế đƣợc thực hiện trực tiếp bởi bộ phận quản lý thiết bị y tế, bộ phận phụ trách tài chính kế toán, bộ phận sử dụng thiết bị y tế. Kế hoạch mua sắm thiết bị phải rõ ràng, chi tiết, phù hợp với các nguồn lực của bệnh viện và điều kiện môi trƣờng bên ngoài. Bộ phận sử dụng thiết bị y tế xác định chính xác chủng loại, số lƣợng thiết bị y tế cần thiết với yêu cầu chuyên môn. Thiết bị y tế cần đƣợc mô tả chi tiết cấu hình, thông số kỹ thuật, tính năng sử dụng. Các nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị
  • 44. 34 y tế đƣợc hạch toán chi tiết dựa trên căn cứ đầy đủ, rõ ràng. - Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, gồm hai hoạt động chính là huy động vốn và tổ chức lựa chọn nhà cung cấp. Huy động nguồn vốn phù hợp với loại kế hoạch mua sắm, thuận lợi cho hoạt động mua sắm thiết bị, đảm bảo tuân thủ đúng luật. Lựa chọn sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc thì bệnh viện phải thực hiện trình tự xin vốn, phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu, báo cáo kết quả thực hiện và xin giải ngân vốn theo đúng các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Lựa chọn nguồn vốn từ các khoản thu viện phí, quỹ phát triển sự nghiệp của bệnh viện để mua sắm thiết bị y tế cần phải thông qua hội đồng quản lý tài chính của bệnh viện. Lựa chọn nguồn vốn vay ngân hàng thƣơng mại thì ngoài việc tuân thủ theo các quy định thì còn phải thực hiện theo các yêu cầu khác của ngân hàng nhƣ cam kết tín dụng, tài sản thế chấp, trình tự trả lãi và hoàn vốn. Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp thiết bị y tế thông qua các hình thức đấu thầu. Tất cả các hoạt động mua sắm thiết bị y tế thông qua các hình thức đấu thầu. Tất cả các hoạt động mua sắm thiết bị y tế tại bệnh viện đều tuân thủ theo đúng luật đấu thầu và các quy định khác nhƣ: Quy định về quản lý ngân sách nhà nƣớc, quy định xác định dự toán đầu tƣ theo luật xây dựng, quy định mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thƣờng xuyên của các cơ quan nhà nƣớc, quy định quản lý nguồn phóng xạ…Theo quy định hiện hành, các hoạt động mua sắm vật tƣ y tế đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thiết bị y tế cho phù hợp. Khi mua sắm thiết bị y tế cần phải xác định rõ mục đích, nguồn vốn để mua sắm thiết bị y tế. Mục tiêu của tổ chức đấu thầu là mua đƣợc đúng chủng loại thiết bị y tế cần mua với giá thấp nhất từ nhà cung cấp đủ năng lực. Nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch mua sắm là các bộ bệnh viện
  • 45. 35 có chuyên môn tốt, có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia mua sắm thiết bị y tế là các cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, thiết bị y tế, kế toán, đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ đấu thầu. Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập các tổ chuyên gia và giao nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với hoạt động thanh quyết toán các chi phí liên quan đến thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị y tế bao gồm chi phí mua thiết bị y tế, chi phí khác nếu có chỉ đƣợc thực hiện khi các bên hoàn thành đủ các nghĩa vụ của mình, thiết bị đƣợc nghiệm thu bàn giao, hồ sơ thanh quyết toán có đầy đủ các tài liệu, chứng từ theo quy định. - Kiểm soát hoạt động mua sắm thiết bị y tế tại bệnh viện đƣợc tiến hành song song, liên tục trong suốt quá trình mua sắm thiết bị y tế. Tại từng bƣớc của hoạt động mua sắm thiết bị y tế, phó giám đốc chuyên trách và các trƣởng bộ phận chịu trách nhiệm vừa thực thi vừa giám sát, nếu có hoạt động chƣa phù hợp s đƣợc xem xét, điều chỉnh ngay. Kiểm soát mua sắm thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai bao gồm kiểm soát về tài liệu, văn bản, kiểm soát về yêu cầu kỹ thuật, kiểm soát về quy trình đấu thầu, kiểm soát thanh quyết toán. Kết thúc từng đợt mua sắm thiết bị y tế, bệnh viện thuê đơn vị tƣ vấn kiểm toán độc lập giúp bệnh viện ra soát, hoàn thiện hồ sơ liên quan đến hoạt động mua sắm thiết bị y tế.
  • 46. 36 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu. - Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên môn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, k yếu hội thảo, sách, báo và từ internet. - Về thông tin sơ cấp: Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý mua sắm TTBYT tại bệnh viện Bạch mai từ hoạt động đầu tƣ đến hoạt động thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời cùng với xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý mua sắm TTBYT tại bệnh viện. Đề tài tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn 100 cán bộ, y bác sỹ trong bệnh viện, những ngƣời tham gia công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai. Bao gồm: 50 bác sỹ, 30 điều dƣỡng và 20 kỹ thuật viên. Nhằm đánh giá sát hơn thực trạng quản lý trong việc sử dụng trang thiết bị y tế, đề tài s tiến hành quan sát ngẫu nhiên mỗi khoa 2 mẫu thiết bị (tƣơng đƣơng với 100 thiết bị) sau đó so sánh với các tiêu chuẩn quy định về việc sử dụng trang thiết bị trong các Bệnh viện mà Bộ Y Tế đã quy định. Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát Đối tƣợng khảo sát Đơn vị tính Số lƣợng I. Cán bộ bệnh viện Ngƣời 100 1. Bác sĩ Ngƣời 50 2. Điều dƣỡng Ngƣời 30 3. Kỹ thuật viên Ngƣời 20 II Số thiết bị đƣợc kiểm tra Chiếc 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trong phƣơng pháp này đề tài sử dụng các công cụ khảo sát nhƣ:
  • 47. 37 - Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế dành cho 2 đối tƣợng của đề tài bao gồm: i) Bác sỹ ; ii) Điều dƣỡng và kỹ thuật viên - Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tƣợng nghiên cứu, đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt, cho khoa trong bệnh viện.. Bộ câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và đƣợc sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân s là công cụ giúp đề tài giải thích đƣợc các vấn đề có liên quan. Xếp hạng thứ tự ƣu tiên là công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ ƣu tiên của ngƣời dân, cán bộ trong bệnh viện Bạch Mai trong việc xác định các giải pháp phù hợp cho công tác quản lý trang thiết bị y tế của bệnh viên. 2.2 Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu 2.2.1 Phương pháp thống kê - mô tả Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trƣớc hết ở chƣơng 1, khi tác giả thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở phần tổng quan. Qua việc mô tả các công trình nghiên cứu này, tác giả rút ra đƣợc những nội dung chính mà các công trình này đã đạt đƣợc và những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn mà luận văn cần tiếp tục nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê – mô tả còn đƣợc sử dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của một số bệnh viện công lập. 2.2.2 Phương pháp phân tích Phƣơng pháp phân tích đƣợc tác giả sử dụng ở chƣơng 1 khi tác giả phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bằng phƣơng pháp này, những nhân tố ảnh hƣởng s đƣợc phân tích thành các nhân tố bên ngoài và bên trong, ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của đơn vị. Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 48. 38 Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng nhiều nhất ở chƣơng 3, khi tác giả tiến hành phân tích các hoạt của quá trình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bạch Mai nhƣ lập kế hoạch mua sắm, triển khai thực hiện kế hoạch… Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 khi tác giả phân tích bối cảnh mới tác động đến quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện trong thời gian tới, là căn cứ để xây dựng định hƣớng hoàn thiện công tác này. 2.2.3 Phương pháp tổng hợp Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dựng trƣớc hết ở chƣơng 1 qua việc tổng hợp các nội dung mà các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đã đạt đƣợc. Cũng ở chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để rút ra bài học kinh nghiệm cho bệnh viện Bạch Mai sau khi nghiên cứu hoạt động quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của một số bệnh viện công lập ở trong nƣớc. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 của luận văn. Qua việc phân tích thực trạng quản lý mua sắm trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bạch Mai, tác giả tiến hành tổng hợp lại để đánh giá những mặt đã đạt đƣợc và các hạn chế trong công tác quản lý, từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp ở chƣơng 4. 2.2.4 Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý mua sắm trang thiết bị y tế giữa những nhóm đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, cũng nhƣ so sánh những kết quả đạt đƣợc của công tác quản lý trang thiết bị y tế so với kế hoạch của bệnh viện trong thời gian qua, so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý trang thiết bị y tế đang diễn ra ở Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó đƣa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đƣa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3. Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 39 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 3.1. Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) địa chỉ 78 Giải Phóng, Phƣờng Phƣơng Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thành lập từ năm 1911 trên cơ sở Bệnh viện Lây Cống Vọng (Hôpital des contagieux à Cống Vọng). Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, là bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh phía bắc. Với hơn 100 năm tồn tại và phát triển, Bệnh viện đƣợc xem nhƣ một đơn vị có bề dày lịch sử trong khám chữa bệnh, trong NCKH và trong hợp tác quốc tế. Với hơn một thế k tồn tại, lịch sử Bệnh viện cũng đƣợc chia làm các giai đoạn đồng hành với giai đoạn lịch sử của đất nƣớc. Hiện nay bệnh viện Bạch Mai có quy mô 2000 giƣờng bệnh với tổng số CBCC là 2800 (bao gồm 2500 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh viện và 300 CBCC Trƣờng Đại học Y Hà Nội thƣờng xuyên công tác tại Bệnh viện). Với đội ngũ Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Dƣợc sĩ, Kỹ sƣ, Y tá điều dƣỡng, Kỹ thuật viên có trình độ cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh viện Bạch Mai luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lƣợng hàng đầu và tin cậy của ngƣời bệnh và nhân dân cả nƣớc. Hàng năm số lƣợng bệnh nhân đến khám là 400.000 đến 550.000 ngƣời. Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 60.000 đến 70.000 ngƣời. T lệ sử dụng giƣờng bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 - 12 ngày. Số xét nghiệm và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao