SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 27
Baixar para ler offline
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA THƠ VIỆT NAM
NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
MỞ ĐẦU
Được xem như một trong hai vòng tròn đồng tâm (văn học và cuộc
sống), thơ ca nói riêng, văn chương nói chung luôn là những hồi quang trung
thực của đời sống “Thơ ca là tiếng vọng của đời” (Puskin). Bắt rễ vào hiện
thực đời sống, thơ ca như loài thảo mộc, xanh tươi hay tàn úa, ngọt ngào hay
chua chát, tuổi thọ vắn hay dài... đều ít nhiều phụ thuộc vào mảnh đất hiện
thực của đời.
Tuy nhiên, thời đại, lịch sử, xã hội, cuộc sống là yếu tố trước nhất mà
không phải là duy nhất liên quan đến sự tồn tại, phát triển, những biến
chuyển của thơ ca. Những hồi quang rọi lên từ trang thơ không phải chung
một màu ánh sáng trắng. Tùy vào mỗi người nghệ sĩ mà sự khúc xạ và tán xạ
ấy mang đến thứ ánh sáng đa màu, không lặp lại. Chịu sự tác động, chi phối
của các quy luật và đặc trưng văn học, mỗi nhà thơ luôn có sự biến chuyển:
biến chuyển theo thời đại và với chính bản thân mình. Đó là những cơ sở
cho sự biến chuyển của thơ ca.
Thơ ca Việt Nam từ 1930 đến hết thế kỉ XX là một nền thơ ca có ý
nghĩa quan trọng trong tiến trình thơ ca nói riêng, văn học dân tộc nói chung.
Tồn tại và phát triển trong một thời gian gần một thế kỉ, trong những biến
động mạnh mẽ, lớn lao của thời đại, lịch sử, với những nét riêng, rất riêng về
bối cảnh xã hội, văn hóa, con người ở từng thời đoạn, như một lẽ hiển nhiên,
thơ ca Việt Nam luôn có những biến chuyển sâu sắc mà sinh động nhất là ở
hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Nghiên cứu sự biến chuyển của
thơ ca giai đoạn này ở hai phương diện nêu trên là vấn đề có ý nghĩa cho
việc bồi dưỡng chuyên môn và phục vụ cho việc giảng dạy phần thơ Việt
Nam ở THPT.
NỘI DUNG
I. Thơ mới 1932 - 1941
1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất
định của xã hội. Phong trào Thơ mới 1932 - 1941 bùng nổ xuất phát từ nhu cầu
dân chủ hóa về mặt xã hội, tư tưởng và sự chuyên nghiệp hóa của sáng tạo. Đây
được coi là tiền đề văn hóa, là nguyên nhân trực tiếp và căn bản cho sự hình
thành, phát triển của phong trào Thơ mới.
Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa. Nhà nước
Nam triều bù nhìn, nhà nước thực dân cầm quyền. Cuộc khai thác thuộc địa của
đế quốc được mở rộng đã làm biến đổi các giai tầng ở Việt Nam. Bên cạnh các
giai cấp cũ (nông dân, địa chủ, trí thức Hán học), giai cấp tư sản và tiểu tư sản
xuất hiện được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của
phong trào Thơ mới. Giai cấp tư sản không chỉ là đối tượng tiêu thụ mà còn đầu
tư đáng kể cho văn hóa. Tầng lớp trí thức Tây học hình thành bên cạnh trí thức
Hán học đang suy tàn. Đặc biệt thị dân được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy
văn học mới ra đời. Họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn học mới. Họ xuất
hiện với một lối sống mới: lối sống đô thị nghiêng về các giao tiếp với những quy
ước văn minh mới dựa trên truyền thông, sách, báo…, khác với lối sống cổ truyền
rất nhiều. Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên đã có một lối sinh
hoạt “văn minh” ở thành thị. Điều này được thể hiện ngay trong cách ăn mặc của
thanh niên nam nữ: cô gái Bắc Kì trước kia đội nón quai thao, tóc bỏ đuôi gà,
quần áo thâm, dép sơn. Sau đó các cô bỏ nón, bỏ dép, dùng giày mõm nhái, ô
đen. Những đổi mới trong sinh hoạt, tư tưởng và sự tiếp xúc với nền văn hóa lãng
mạn Pháp dẫn tới sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ. Người thanh niên tiểu tư
sản thành thị những năm 30 của thế kỉ này có những tình cảm mới, rung động
mới. Hoài Thanh thấy “họ yêu đương, mơ mộng, vui buồn khác các cụ nhà Nho
ngày xưa”. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn (6/1934), Lưu Trọng
Lư nói rõ hơn: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt.
Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng
ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta
thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh”. Phong trào Thơ mới ra
đời chính là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm đó của tầng lớp thanh niên mới.
Trong xã hội xuất hiện nhu cầu dân chủ hóa thì trong sáng tạo sẽ xuất hiện nhu
cầu cá tính hóa.
Mặt khác, văn hóa Tây học thay thế dần cho văn hóa Hán học. Tri thức
khoa học xuất hiện thực sự tự giác làm thay đổi thế giới quan cho tầng lớp mới và
nảy sinh nhu cầu hình thành tính chuyên nghiệp về văn hóa. Đồng thời những ảnh
hưởng của triết học phương Tây và thắng lợi của cuộc Cách mạng Pháp 1789 đề
cao “tự do - bình đẳng - bác ái” đã làm biến đổi nền nếp tư duy của lớp trí thức
mới.
Hiện đại hóa thực chất là quá trình dân chủ hóa và chuyên nghiệp hóa. Sự
bùng nổ của phong trào Thơ mới còn được tạo tiền đề từ sự chuyên nghiệp hóa
trong sáng tạo. Sáng tác văn chương chính thức trở thành một nghề được xã hội
thừa nhận. Sản phẩm văn hóa trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cho người
nghệ sĩ. Các hoạt động xuất bản, in ấn, báo chí… và các thiết chế văn chương
xuất hiện khẳng định tính chuyên nghiệp hóa của văn học. Mặt khác chủ thể sáng
tạo nền văn học hiện đại là lớp nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người nghệ sĩ không chỉ
sống bằng nghề mà còn có niềm thiết tha được hoàn thiện kĩ năng về nghề, thúc
đẩy sự phát triển của bản thân. Các nhà Thơ mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác của
mình với một quan điểm mĩ học rất rõ ràng: quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật.
Đội ngũ sáng tác đông đảo đã thống nhất nguyên tắc thẩm mĩ: Thơ mới là tiếng
nói trữ tình của cái tôi cá nhân, cá thể đòi giải phóng. Nỗ lực của họ đã kết tinh
những thành tựu nhất định, tạo nên “một cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài
Thanh), thúc đẩy thơ ca Việt Nam bước sang một chặng mới.
Hoàn cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề dẫn tới
sự ra đời của Phong trào Thơ mới như một quy luật tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của chính xã hội đó.
2. Nội dung
Thơ ca bao giờ cũng là tiếng nói của cái Tôi. Sự khác nhau giữa các thời
đại chủ yếu là ở sắc thái của cái Tôi mà thôi. Thơ mới nhìn từ góc độ cái Tôi có
thể thấy những đặc điểm sau:
a. Cái Tôi giàu bản sắc
Thơ Mới trình ra một cái Tôi cá thể có khuynh hướng nội cảm. Đó là cái
Tôi thành thực trong cảm xúc, nó diễn tả tình yêu, nỗi buồn và nỗi cô đơn của con
người riêng tư, đôi khi có xu hướng thoát li thực tại, nó khám phá lại thiên nhiên
và lãng mạn hóa quá khứ. Cái Tôi cao ngạo, bứt ra khỏi những ràng buộc của
cộng đồng để tạo nên bản sắc cho riêng mình. Tiếng nói đặc thù của nó chứa
đựng niềm hân hoan vì được là chính mình: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất”
(Xuân Diệu). Ban đầu cái Tôi trong Thơ mới là cái Tôi nhất phiến, nguyên phiến.
Sau đó nó trở thành cái Tôi phân li, li hợp bất định thậm chí bắt đầu xuất hiện cái
Tôi đa ngã. Cái Tôi trong thơ Hàn Mặc Tử có sự phân li giữa hồn và xác: “Dẫn
hồn đi ròng rã đêm nay. Hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc”, “Hồn của ai trú ngụ ở
đầu tôi”…còn cái Tôi trong thơ Chế Lan Viên vừa là người, là yêu, là ma…
Một trong những chủ đề quan trọng nhất của Thơ mới là tình yêu. Đó là
một nhu cầu cảm xúc mà trong đó bản sắc cá nhân được thể hiện đậm nhất. Xuân
Diệu được khẳng định là “nhà thơ tình bậc nhất” (Hà Minh Đức), “nhà thơ tình
kiệt xuất” (Lê Đình Kị). Đây đúng là đệ nhất thi sĩ về tình yêu trong lịch sử thơ ca
Việt Nam. Trong đôi mắt tình say của Xuân Diệu, thiên nhiên cũng rạo rực tình
ái, vạn vật dường như cũng muốn đong đưa, muốn hẹn hò, trao duyên cho nhau:
“Đây chùm mong nhớ, khóm yêu đương/ Đây nụ mơ mòng đợi ánh sương/ Đây lá
bâng khuâng run trước gió/ Đây em, cành thẹn lẫn cành thương” (Dâng). Tự
xưng mình là “kẻ uống tình yêu dập cả môi” mà vẫn “không nguôi nỗi khát
thèm”, Xuân Diệu say sưa, nhiệt thành cổ vũ cho triết lí hưởng thụ trong tình yêu.
Ông kêu to lên nỗi nhớ nóng nảy của mình: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh
nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”. Ông cũng không ngần ngại bày tỏ
khát vọng vô biên của một kẻ đa tình “Đã yêu từ khi chưa có tuổi” và “khi chết
rồi thì tôi sẽ yêu ma!”. Thậm chí Xuân Diệu còn mở ra xu hướng về một thứ tình
yêu lưỡng giới. Thơ tình của ông khẳng định ý thức cá nhân đã đạt đến tầm cao.
b. Cái Tôi cô đơn
Đau buồn và cô đơn là tâm trạng của cái Tôi cá nhân chủ nghĩa trong Thơ
mới lãng mạn. Có thể cắt nghĩa điều này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là cái nhìn bế tắc, không có lối thoát của tầng
lớp tiểu tư sản trí thức thành thị. Mặt khác các thi sĩ Thơ mới lại là những người
đào sâu nhất vào bản thể, vào cái Tôi cá nhân nên bản thân họ cảm nhận đầy đủ
nhất cái lạnh giá giữa cuộc đời, đúng như Hoài Thanh đã khái quát: “Đời chúng
ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh”.
Thơ mới vừa cất tiếng khóc chào đời đã buồn ngay trong bản chất. Ban đầu
cái buồn “mênh mông, xa vắng” (Thế Lữ), sau đó nỗi buồn thấm thía dần: “Tiếng
gà gáy buồn nghe như máu ứa/ Chết không gian khô héo cả cành cao” (Lưu
Trọng Lư), đến Vũ Hoàng Chương nỗi buồn kéo suốt cả cuộc đời: “Mưa lùa gian
gác xép/Ngày trắng theo nhau qua/Lá rơi đầy ngõ hẹp/ Đời hiu hiu xế tà”. Cái
buồn thấm cả vào quan niệm của các nhà thơ mới. Chế Lan Viên trong “Vàng sao
và Gai lửa” hết lời ca tụng hạt lệ: “Tôi tin chắc vào chân lí hạt lệ như vào chân lí
của ngọc đêm, sương sáng, muối biển, sao trời. Hạt lệ những ngọc trai mà bể tim
đau”.
Xuân Diệu là một trong những thi sĩ Thơ mới cảm nhận rõ rệt nhất nỗi cô
đơn. Lẽ thường kẻ nào càng khát khao giao cảm càng day dứt khổ đau vì bị ruồng
rẫy. Có đỉnh núi nào cao bằng Hi mã lạp sơn. Nhưng cũng vì thế có ai cô đơn
bằng nó: “Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ/ Lạnh lùng chăng sầu một đỉnh
chon von”. Huy Cận thấy con người đi “một mình lủi thủi” giữa cuộc đời: “Hồn
cô đơn như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây”. Còn Chế
Lan Viên thì đi trốn cái cô đơn của cuộc đời bằng một cô đơn khác muôn lần lạnh
lẽo hơn: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để
nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”.
Cái Tôi cô đơn thành thực phơi trải lòng mình cũng là một cách để thể hiện
sự phản ứng với thời cuộc. Thi sĩ cảm thấy đơn độc lạnh lùng là vì còn niềm ham
sống, còn thiết tha với cuộc đời ấm cúng này.
c. Cái Tôi giàu tinh thần dân tộc
Cái Tôi trong Thơ mới giàu tinh thần dân tộc. Trong nỗi buồn chán, trong
sự quay lưng của các nhà Thơ mới trước xã hội đương thời có nỗi đau khổ của
người dân bị mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lòng khao khát
một cuộc sống chân thật và tự do. Con hổ của Thế Lữ “gậm một khối căm hờn
trong cũi sắt” mà vẫn khôn nguôi mơ ước được trở lại quãng đời tự do của mình
trong rừng thẳm: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ/ Thuở tung hoành hống
hách những ngày xưa/ Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già/ Với tiếng gió gào
ngàn, với giọng nguồn hét núi/ Với khi thét khúc trường ca dữ dội/ Ta bước chân
lên dõng dạc đường hoàng…”. Qua tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên muốn thổ
lộ nỗi đau xót thầm kín của một người dân Việt Nam mất nước. Hình ảnh của
những lâu đài huy hoàng, những cung điện “tuyệt mĩ dưới trời xanh”, những
chiến thuyền “nằm mơ trên sông lặng, bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành” cứ
trở đi trở lại, ám ảnh hồn thơ Chế về cả một thời xưa oai linh, rực rỡ, lúc dân tộc
còn độc lập, tự do.
Nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… đã
ghi lại thật sinh động những lễ hội, chợ Tết, những sinh hoạt văn hóa dân gian
đậm đà màu sắc Việt Nam. Họ gửi cả vào đó lòng yêu mến, trân trọng những vẻ
đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Đặc biệt tình yêu tiếng mẹ đẻ đã thể hiện
sâu sắc tinh thần dân tộc của cái Tôi cá thể trong Thơ mới. Thứ tiếng Việt trong
mấy mươi thế kỉ mà Huy Cận cảm nhận được cả “hồn thiêng đất nước”: ““Nằm
trong tiếng nói yêu thương/ Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”. Trong
buổi nói chuyện với sinh viên các trường Đại học, Xuân Diệu cũng hết sức hô
hào “phải có lòng yêu thương quốc văn”.
Niềm hoài vọng xa xôi về quá khứ vàng son, oanh liệt luôn thường trực
trong Thơ mới. Huy Thông mải mê kiếm tìm trong lịch sử một giấc mộng anh
hùng (Hạng Vũ, Kinh Kha). Chế Lan Viên thì quay ngược về quá khứ để nhớ tiếc
vương quốc nguy nga, tráng lệ, tràn ngập hào khí của thời đại một đi không trở
lại: “Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng/ Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời
xanh” (Trên đường về). Vũ Đình Liên từ một thi sĩ của “thân tàn ma dại” trở về
xu hướng hoài cổ mong tìm lại chút “hồn xưa” của dân tộc: “Lòng ta là những
thành quách cũ/ Tự ngàn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa”. Nguyễn Nhược Pháp thì
dắt ta trở về cái thời xa xôi của Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Châu, gần hơn nữa là
thời có những cô gái mười lăm “khăn nhỏ đuôi gà”, “yếm đào quần lĩnh”, đi dép
cong, đội nón quai thao. Xét đến cùng, trở về quá khứ cũng là cách để những cái
Tôi cá thể trong Thơ mới thể hiện thái độ phản ứng đối với xã hội đương thời.
d. Cái Tôi cực đoan
Từ tuổi tráng niên, các nhà Thơ mới không phải không bất bình với cuộc
sống đương thời và ước mơ những hành động đẹp. Nhưng bước chân vào đời, họ
lại chẳng thể tìm thấy hướng đi khi đã bị cắt đứt khỏi phong trào cách mạng của
quần chúng. Cái Tôi cá thể rơi vào bế tắc, càng đi càng lạc lối, càng cô đơn và trở
nên cực đoan. Từ đây các thi sĩ dồn sức, nỗ lực tìm cho mình một con đường
thoát ly cuộc sống và họ vin vào đó như một điểm tựa rất mơ hồ. Thế Lữ thoát lên
tiên hoặc mơ ước hình ảnh người chinh phu “dấn bước truân chuyên khắp hải
hồ”. Huy Thông đi tìm những giấc mộng anh hùng trong lịch sử. Xuân Diệu mê
man say đắm trong tình yêu. Huy Cận đi vào vũ trụ trăng sao. Còn Lưu Trọng Lư
“ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ”, “hướng cái nhìn vào một thế giới mơ
màng”… Mỗi nhà thơ có một hướng thoát ly nhưng nhìn chung có những con
đường quen thuộc như: trốn vào tình yêu, đi ngược về quá khứ xa xưa hoặc rơi
vào trụy lạc. Thơ của Bích Khê, Hoàng Diệp đã mang đậm màu sắc nhục dục.
Trong thơ Thế Lữ đã có “khói huyền lên” và với Vũ Hoàng Chương, say sưa, trụy
lạc là một cách để quên lãng: “Say đi em! Say đi em!/ Say cho lơi lả ánh đèn/ Cho
cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu, rượu nữa và quên, quên hết!” (Mời
say). Tuy nhiên mọi con đường thoát ly đều dẫn người ta tới ngõ cụt, tối om. Các
thi sĩ Thơ mới những tưởng đã tìm được cho mình một xứ sở để nương náu, để
phiêu dạt linh hồn, giải thoát khỏi những đớn đau, tuyệt vọng đương vây bủa.
Nhưng “thoát ra khỏi cái Ta để tìm về với cái Ta” (Hoàng Diệp), mơ rồi cũng có
lúc phải tỉnh, tỉnh rồi lại thấy cuồng say và điên loạn: “Tôi mơ rồi, say rồi, điên
thấu não/ Muốn bay lên, vo cả dải Ngân Hà” (Vo lụa - Chế Lan Viên). Xuân Diệu
yêu đời, khát sống đến cuồng nhiệt là thế mà ở chặng đường cuối, cái Tôi bế tắc
cũng muốn hòa tan vào trăng sao, thoát li bản ngã, tự hủy diệt mình: “Lòng vỡ
tung, ta say khướt đau thương/ Muốn đi gấp cho xương rờn tốc độ/ Cho văng xé
tay chân, cho rã riềng đầu cổ/ Mái chèo đập mau! Ta thoát ngoài ta!” (Sầu - Xuân
Diệu).
Khi cái Tôi cá thể được ý thức, Thơ mới phần nào đã phát quang, chiếm
lĩnh được một phạm vi mới trong đời sống tinh thần của con người. Từ đó mở
rộng biên độ phản ánh cho thơ. Thơ đã tìm đến mọi ngõ ngách của cuộc sống và
con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế, tâm hồn
và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lý tưởng, bổn
phận đến những tình cảm riêng tư nhỏ mọn, những khao khát bản năng. Khi chủ
nghĩa cá nhân được đẩy cao sẽ thúc đẩy nghệ thuật phát triển, xuất hiện những cách
tân về hình thức.
3. Nghệ thuật
Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền
văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cách tân nghệ thuật sâu sắc.
a. Thể thơ
Ban đầu Thơ mới phá cách một cách phóng túng nhưng dần dần, Thơ mới trở
về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát.
Các bài thơ ngũ ngôn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Em
đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)… Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên chủ yếu viết theo thể thơ thất ngôn, còn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng
thể thơ lục bát v.v…
b. Vần thơ, nhịp thơ
Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà
dùng nhiều vần như: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc
không theo một trật tự nhất định.
Loại vần liên tiếp: Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh…
Loại vần ôm: Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay
Như khêu gợi nỗi nhớ nhung thương tiếc
Những cảnh với những người đã chết
Tự bao giờ còn phảng phất đâu đây
Loại vần gián cách: Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ
Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ
Vươn mình lên như tỉnh giấc mê say
Loại vần lưng: Buồn gieo theo gió ven hồ
Đèo cao quán chật bến đò lau thưa
Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây
là những câu thơ toàn thanh bằng:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Thơ mới vận dụng cách ngắt nhịp một cách rất linh hoạt:
Thu lạnh/ càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước/ lạnh/ trời ơi!
(Xuân Diệu)
c. Ngôn ngữ và giọng điệu
Luồng Thơ Mới đã cắt đứt ra khỏi các niêm luật của Đường thi. Thơ trung đại
tổ chức lời thơ theo điệu ngâm, lấy sự uyên súc của lời, của ý làm đích thì Thơ mới
chọn hình thức tổ chức lời thơ theo điệu nói và lấy sắc thái cảm xúc của cá thể làm
đích. Vì thế cú pháp Thơ Mới lỏng lẻo, phi chuẩn.
Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng phá bỏ ngôn ngữ ước lệ, điển tích,
điển cố trong thơ cũ, đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ để diễn tả bao trạng thái cảm
xúc phong phú, phức tạp của con người cá nhân. Giọng điệu trong Thơ mới là
giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với phong cách của từng cá nhân. Thơ mới sử dụng
khá thoải mái các hư từ và khẩu ngữ. Trong một câu thơ ngắn của Xuân Diệu có
tới 3 liên từ “và”: “Và non nước và cây và cỏ rạng” (Vội vàng - Xuân Diệu). Từ
“và” được đặt ở vị trí điểm nhấn về ngữ điệu. Giọng điệu câu thơ là giọng điệu
của kẻ nói - một chủ thể đầy ham hố, khao khát và đang tham lam tận hưởng
hương sắc của thời tươi. Điều này mang lại sắc thái hiện đại cho lời thơ Xuân
Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”.
Thơ Mới có xu hướng phá vỡ cấu trúc ngữ pháp thông thường. Bài thơ “Hết
ngày hết tháng” của Xuân Diệu có những câu:
Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời
Anh ở, em đi, lạnh lẽo người…
Hoặc trong bài thơ “Thu”:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì…
“Lạnh lùng trời”, “lạnh lẽo người”, “nõn nà sương ngọc” là những sự đảo từ cục
bộ. Nó tạo ra cách diễn đạt mới để nhấn mạnh đặc tính sự vật mà tác giả muốn miêu tả.
Xét tổng thể bài thơ thì trật tự tuyến tính cơ bản vẫn được tôn trọng, chức năng mô tả
của từ không thay đổi, giá trị biểu cảm của câu thơ được gia tăng nhưng không tạo ra
giá trị ngữ nghĩa mới.
Thơ Mới đã khởi đầu và tạo ra những thành tựu bước đầu cho quá trình hiện
đại hóa thơ Việt. Sau đó làn sóng hiện đại hóa này bị đứt đoạn hay nói cách khác là
phải chảy ngầm do những chi phối vừa tất yếu, vừa ngẫu nhiên của lịch sử hiện đại
Việt Nam.
II. Thơ cách mạng 1945-1975
1. Hoàn cảnh lịch sử
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới
cho đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường
Ba Ðình, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Ách nô lệ bị đập tan, con người Việt Nam được giải
phóng; bừng lên một niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng liêng, như kết quả
tất yếu từ khát vọng tự do và quyết tâm cứu nước của cả dân tộc. Không khí
hân hoan ấy đã thổi vào văn học, đặc biệt là thơ ca thời kì đầu cách mạng
làn gió tươi mới, trong lành .
Nền văn học Việt Nam từ đây là nền văn học của chế độ mới, vận
động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đường lối văn nghệ
của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học
thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan
niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Hồ Chí Minh từng viết: Nay ở
trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong chính là khẳng
định trọng trách đối với các nhà thơ trong bối cảnh lịch sử mới. Các tác
phẩm, đặc biệt là thơ đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ vẻ vang phục vụ
chính trị, cổ vũ chiến đấu bằng cảm hứng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết
Thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm nhằm áp đặt chế độ thuộc địa
lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ðáp lời kêu
gọi ngày 19-12-1946 của Hồ Chủ Tịch, cả đất nước đã đứng lên, vừa đánh
giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức mạnh dân tộc không chỉ ở hiện tại
mà cả từ truyền thống quật khởi bốn nghìn năm. Kết thúc cuộc kháng Pháp 9
năm gian khổ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng.
Một trang sử mới của dân tộc, một giai đoạn mới của cách mạng được mở
ra. Năm 1965, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cả nước lại
bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống đế quốc xâm lược.Từ năm 1945
đến 1975, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây
dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.,…Tất cả đã tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, đặc biệt là
vặn học nghệ thuật . Suốt ba mươi năm ấy, toàn bộ nền văn học Việt Nam
luôn luôn phải là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân. Thơ ca vinh dự
khoác lên mình sư mệnh ấy bằng khả năng lan truyền cảm hứng vô cùng
mãnh liệt, dồi dào. Thơ những năm kháng chiến chống Pháp hướng về đời
sống cách mạng, về kháng chiến làm cảm hứng chính với những tên tuổi như
Tố Hữu- lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến, Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm…. Từ
những năm 1955-1964, thơ tìm đến với một đất nước vừa hồi sinh sau nhũng
năm kháng Pháp lại bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và rồi lại
đối mặt với nỗi đau chia cắt hai miền.. Từ 1965-1975 thơ ca tập trung hướng
về ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
những năm chống đế quốc Mỹ. Lịch sử thơ ca ghi nhận những đóng góp của
thế hệ các nhà thơ trẻ - những người vừa trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc
vừa làm thơ. Họ đã mang đến cho thơ Việt hiện đại một tiếng thơ mới mẻ,
trẻ trung, mà vẫn thấm đậm chất suy tư , triết luận.
Tuy điều kiện giao lưu văn hóa với các nước trong thời kì này không
thuận lợi như đầu thế kỉ, nhưng văn học, đặc biệt vẫn rất phát triển bằng sức
sống nội tại, bằng sự hấp thu hơi thở của thời đại lịch sử nóng bỏng và đạt
được nhiều thành tựu.
Tất cả những phương diện của tình hình lịch sử - xã hội nêu trên đã
có ảnh hưởng trực tiếp, tạo nên những thuận lợi và khó khăn riêng cho sự
phát triển, quyết định diện mạo của văn học, đặc biệt là thơ ca Việt Nam giai
đoạn này.
2. Thơ những năm đầu cách mạng
a. Nội dung: Niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt trước cuộc tái sinh
màu nhiệm ( Hoài Thanh) của đất nước và con người
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: "16 tháng giữa hai cột mốc lịch sử.
Thời gian ngắn ngủi ấy khó để tạo nên đầy đủ một giai đoạn một chặng
đường thơ. Nhưng thơ ca những năm đầu sau Cách mạng tháng 8 đã có
những phẩm chất riêng đáng quý - đó là tiếng nói tự do đầu tiên của thơ ca
sau những năm dài nô lệ, đó là những năm tháng bản lề mà trong thời điểm
này nền thơ ca cách mạng trẻ tuổi được xây dựng nền móng bằng những
viên gạch mới hồng tươi".
Đã qua một thời kỳ thơ ca gói trong những cảm hứng riêng tư, vụn
vặt: hoặc tìm trong khoái lạc, đê mê"Say đi em cho lơi lả ánh đèn / Cho
cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt" (Vũ Hoàng Chương) ngộ nhận tình
yêu là cứu cánh cuộc đời "Làm sao sống được mà không yêu" (Xuân Diệu)
hoặc phản ánh một hiện thực bế tắc, quẩn quanh "Gặp buổi tâm tư mối nhện
đầy" (Thâm Tâm) con người bị dồn đẩy đến chân tường tuyệt vọng"Tình đời
đã cháy đến chân nhang" (TrầnHuyềnTrân).
Cách mạng tháng 8 thành công, đem đến cho thơ ca những cảm hứng
sáng tạo lớn lao, cao cả, giải phóng cho thi sĩ khỏi sự tù túng, bế tắc. Nếu
như trước đây, nhà thơ quay lưng với xã hội, hướng nội trong cảm xúc, ôm
lấy cái "Tôi" bản ngã, đối lập với cuộc đời đen bạc, ô trọc thì bây giờ thi sĩ
mở lòng giang rộng cánh tay hân hoan đón nhận không khí thời đại, Xuân
Diệu cảm nhận cái tươi mới trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc:
"Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố"
Cách mạng tháng 8 mang đến nguồn vui được khơi dậy từ một lẽ sống
lớn, niềm vui của tự do, độc lập. Niềm vui trong ngày thu tháng 8 với nguồn
nội sinh dồi dào, tràn đầy sức trẻ. Trong hân hoan của đất trời giải phóng,
Nguyễn Đinh Thi tái hiện niềm vui vươn tỏa khôn cùng của ngày hội dân
tộc:
" Mùa thu về bỡ ngỡ sáng nay
Gặp những chàng trai bên hồ hò reo say
Reo reo hò cờ rực đỏ ánh cây
Thoáng sao vàng nghiêng nghiêng vẫy"
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam
mới, là hình ảnh quần chúng của cách mạng. Từ đây khái niệm "Tổ quốc"
"dân tộc" không còn xa xôi, trừu tượng, mơ hồ mà là sắc đỏ, sắc vàng của lá
cờ cụ thể. Thâm Tâm cảm nhận "Hồn thiêng khắp hết cõi bờ/ Sáng nay óng
ánh trên tơ vải điều" Trong cái say sưa của niềm vui tươi mới của ngày đầu
cách mạng, lá cờ tung bay khắp nơi, trong cái bay bổng lạ kỳ của cảm
hứng "Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi/ Vàng vàng bay đẹp quá sao sao
ơi" (Tố Hữu)
Vui với duyên đầu cách mạng, bằng nhiệt tình công dân hứng khởi
Xuân Diệu tập trung cảm xúc, suy nghĩ, ngợi ca "Ngọn quốc kỳ" - Bài thơ
giàu chất tráng ca và hưng phấn cách mạng, lá cờ biểu trưng Tổ quốc - Đất
nước - Dân tộc, là hiện thực đường lối chính trị của Đảng:"Có mấy bữa mà
Việt Nam thắm cả. Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra/ Những cửa lều xơ xác
cũng ra hoa / Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới/ Cả anh dũng cũng tưng
bừng trở lại/ Một trăm năm tan nát tựa sương mù"
Triển khai trên một kênh cảm hứng khác, trong dòng chảy thơ ca
những năm đầu sau cách mạng, nhiều nhà thơ hướng tới cuộc đời mới đang
phục sinh, tái tạo, hướng tới sự đổi thay trong cuộc sống và những cảnh đời
cụ thể. Nhà thơ Thâm Tâm đã một lần thốt lên "Nghệ thuật nằm im ở mộ
lòng" nhưng trước sự lôi cuốn của không khí mới, trước sự hấp dẫn của cuộc
sống mới, bằng tình cảm gắn bó, yêu thương với cuộc đời, Thâm Tâm cảm
nhận nét đẹp tinh khôi trong khung cảnh thu sang:"Trái hồng trĩu xuống cây
rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh
vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành"
Tuy chưa nhiều vị mặn của mồ hôi cuộc đời trong thơ, nhưng Nguyễn
Xuân Sanh dần trở về với nét thực của đời sống. Cách mạng tháng 8 là một
hiện thực lich sử kỳ vĩ lan tỏa trong thơ anh, đang chiếm lĩnh, thanh lọc cảm
xúc, tạo nên cách viết không cầu kỳ, bế tắc như những vần thơ bí hiểm trước
đây, Nguyễn Xuân Sanh viết nên những cảm nhận ban đầu:"Ta khát vô biên
ngọn sóng vang/ Ta mừng hội gió lúc lên đàng/ Ta hát vô biên trên sách
mới/ Và trên thế giới đượm Tràng giang
Cũng là những phong tục, hội hè, đình đám, cũng vẫn là những nét
đẹp dung dị của lũy tre, cây đa, bến nước, cũng vẫn là những phiên chợ tết
mưa xuân lất phất và cũng vẫn là nông thôn, làng quê. Vẫn là chiếc nón quai
thao, những cô yếm đỏ những cụ già râu tóc bạc phơ...Cách mạng tháng 8 trả
lại những giá trị văn hóa truyền thống, tích hợp những giá trị mới, Đoàn Văn
Cừ nói đến một sức sống mới trong hồn dân tộc được phục sinh, tân
tạo:"Bao thôn nữ hôm qua còn yếm đỏ Miệng hoa cười tươi tựa ánh bình
minh Hôm nay đều ra khỏi lũy tre xanh Với dòng máu quật sôi trong huyết
quản"
Trần Mai Ninh phát hiện, khám phá một bình diện mới khi viết về Đất
nước - Tổ quốc. Đất nước đẹp không chỉ vì thế núi, hình sông hùng vĩ,
không chỉ vì màu xanh biển trời, mây nước. Trần Mai Ninh nói đến chất thơ
của vùng đất từ Nha Trang ra Quảng Ngãi. Đất nước của những con người
sống dậy một sức sống mới khi được làm chủ cuộc đời mình lao vào xây
dựng:"Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay
ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao.../ Có mối tình nào hơn thế
nữa? "
Bên cạnh những chủ đề Đất nước Nhân dân - Dân tộc, Những ngày
đầu độc lập, một hình tượng lớn trong thơ gây xúc động trong lòng người
đọc, được nhiều nhà thơ tập trung tinh lực ngòi bút, khắc họa bằng những
vần thơ có sức lay động sâu xa - đó là hình tượng Bác Hồ. Nhà thơ Tế Hanh
có bài "Hồ Chí Minh" hội tụ những suy nghĩ của nhà thơ về lãnh tụ, là sự
ngưỡng mộ thành kính, Tế Hanh phác thảo chân dung Hồ Chí Minh - Người
cầm lái vĩ đại của con thuyền cách mạng dân tộc, với khí phách anh hùng mà
vô cùng gần gũi "Sáng láng, ôn tồn, thành tâm, quyết chí/ Sóng gió khinh,
sấm sét chẳng kinh hoàng/Hồ Chí Minh, chỉ là Người có thể/Đưa con
thuyền tổ quốc đến vinh quang"
Một thành công khác của Tố Hữu, với "Hồ Chí Minh" được anh viết
ngay khi cách mạng thành công trong cả nước (26.8.1945). Đây là sáng tác
đầu tiên có giá trị về đề tài lãnh tụ trong thơ ca hiện đại. Vượt lên những hạn
chế từ xa mà tưởng tượng về Bác, cách thể hiện còn trừu tượng, hình ảnh và
ngôn ngữ còn pha màu lãng mạn dễ nhận thấy ở thời kỳ quá độ cách mạng
cho đến mấy năm đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ có cái thể rất mới, rất
rắn rỏi. Tố Hữu nêu bật ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần lạc quan
các mạng của nhân dân tập trung trong con người Hồ Chí Minh, sự gắn bó
máu thịt giữa quần chúng và Bác Hồ - Người kết tinh, dung hội nguyện
vọng, sức mạnh vĩ đại của giai cấp, dân tộc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh
lãnh tụ xuất hiện trong thơ bằng dáng nét kiêu bạc của con người:"Làm tên
quân cảm tử đi tiên phong /Đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng/ Bao
thất bại dẫu xát lòng cay đắng Hồn vẫn tươi vui thơm ngát tình đời/Bước
trường chinh dẫu mỏi gối, khan hơi/ Tim gang thép vẫn tưng bừng lửa
chiến"
Cảm hứng thơ giai đoạn này về Bác chủ yếu khởi phát từ tấm lòng
chân tình biết ơn, và cảm phục, chưa thấy được hết mối quan hệ giữa lãnh tụ
và quần chúng và những phẩm chất cao quí khác của Người.
Thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng 8, ngoài nội dung ngợi ca
cuộc sống mới, còn đề cập đến khí thế sôi động của dân tộc chống thù trong
giặc ngoài. Bọn cơ hội chính trị Việt quốc - Việt cách dưới sự che chở của
thế lực ngoại bang cũng trương cờ, lôi kéo biểu tình, đình công, rút cục thất
bại thảm hại, trở thành trò cười cho mọi người. Thơ ca đả kích, châm biếm
đã phát huy lợi thế đánh địch, vạch mặt kẻ thù: Với chúng, tổng đình công
lại hóa ra tổng... bất đình công, quang cảnh biểu tình do chúng tổ chức quả
thật thảm hại: "Chen nhau đông tựa chùa bà Đanh /Hăng hái như người
đang ngái ngủ"
Hưởng ứng một sự kiện chính trị lớn lao: Cuộc tổng tuyển cử toàn dân
ngày 06.01.1946 một hướng thơ ca chuyển sang ngợi ca sự kiện chính trị ấy.
Tố Hữu "Nhiệt liệt hoan nghênh tổng tuyển cử lần đầu" và anh kêu gọi:"Tất
cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu Hãy cử đúng những người đại biểu"
(Thưa các ông nghị)
Với trường ca "Hội nghị non sông" là sự kết tinh nhiệt tình công dân
và cảm hứng lịch sử của nhà thơ Xuân Diệu. Không khí chính trị trở nên oi
bức, phức tạp trước những diễn biến âm mưu đen tối của thực dân Pháp, núp
sau quân đội Anh - Ân chiếm lại miền Nam nước ta. Với tầm vông, súng
kíp, mã tấu, dao găm niềm Nam đứng lên giết giặc. Những đoàn quân Nam
tiến lên đường "Giết giặc" (Tố Hữu) là mệnh lệnh là kêu gọi cứu nước giục
giã, thiết tha: "Máu Việt Nam đang chảy/ Đỏ đồng ôi máu yêu/ Miền Nam
đang bốc cháy/ Đồng bào ôi lửa thiêu/ Mau mau lên đứng dậy/ Gươm gươm
đâu tuốt ra/ Súng súng đâu vác chạy/ Cứu cứu đồng bào ta/ Giết giết quân
xâm lược/ Mau xung phong xung phong/ Cờ bay lên cứu nước/ Máu giặc
phải thành sông".Trần Mai Ninh trong "Nhớ máu" phản ánh khí thế cuồn
cuộn dâng trào của những con người vừa có dược thời gian hòa bình ngắn
ngũi phải lao vào cuộc chiến đấu mới giành lại độc lập. "Nhớ máu" mang
theo tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" và không khí hào hùng của
những ngàyCách mạng tháng 8 vừa qua:"Cả ngàn chiến sĩ/ Cả ngàn con
bạc, con vàng của Tổ quốc/ Sống... trong đáy âm thầm/ Mà nắm chắc tối
cao vinh dự/ Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai /Vững tin tưởng nơi
oai hùng Và chiến thắng Câu Việt Nam dân tộc" (Nhớ máu)
Không khí chính trị oi bức, phức tạp vì thực dân Pháp ngày càng trắng
trợn khiêu khích: Hà Nội - Hải Phòng và nhiều nơi khác... Trước những tội
ác man rợ của kẻ thù, sự kiên nhẫn, chịu đựng nào cũng trong một giới hạn,
biên độ nhất định. Chính chúng - chứ không ai khác đã thổi bùng lên ngọn
lửa hờn căm hàng năm nung nấu. Ngọn lửa đốt nhà, đốt làng, đốt xóm trở
thành ngọn lửa hận thù, mất mát, thương đau dội lên đầu chúng:"Lửa reo,
lửa thét... Lửa xuống cửa ga/ Xe tăng giẫy chế/ tLửa vào Cát B/i Máy bay
tan tành Hải phòng khu bảy tay ôm lửa/ Một mái nhà thiêu một đạo binh"
Thời điểm này, toàn dân tộc chỉ còn chờ lệnh của lãnh tụ Hồ Chí
Minh là nhất tề xông lên lao vào cuộc kháng chiến vệ quốc trên toàn lãnh
thổ. Nhưng từng góc phố, từng ngôi nhà, từng làng, từng xóm, một góc chợ,
một bờ đê... chiến lũy đã mọc lên san sát. Mỗi người dân là một chiến sĩ,
trong tay là những gì họ có, để có thể tự vệ và chiến đấu.
Những sáng tác thơ ca về chủ đề chiến đấu trước ngày toàn quốc
kháng chiến (19.12.1946) chưa có chiều sâu và bề rộng của phong trào và
đội ngũ sáng tác như những năm sau. Điều đó làm cho thơ ca những năm
đầu Cách mạng tháng 8 không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Những
hạn chế này, được khắc phục dần dần khi đội ngũ được bổ sung và người
nghệ sĩ thật sự đi vào cuộc kháng chiến với một dung dáng vững vàng của
người nghệ sĩ - chiến sĩ.
b. Nghệ thuật
Đi đôi với sự chuyển biến trong nội dung tư tưởng, hình thức thơ thời
kì này cũng có những chuyển biến nhất định.
Hình thức câu thơ tự do hơn: số lượng câu , số chữ trong một dòng
thơ đã thực sự được giải phóng. Chế lan Viên viết thơ bằng tấm lòng thành
kính của mình: Ôi độc lập/ Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc/ Khi tự do
về chói ở trên đầu.
Hình ảnh thơ tươi mới hơi thở của cuộc sống mới, chất liệu thơ sáng.
Phát huy tinh hoa ngôn từ khi còn thơ Mới, Thâm Tâm đã phả vào đó chất
liệu tươi sáng của cuộc sống mới phục sinh Trái hồng trĩu xuống cây
rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh
vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành"
Tuy nhiên, cả cách diễn đạt và lối cảm xúc vẫn chưa thoát được cái
bóng của thơ cũ. Những ngôn từ, hình ảnh còn cũ, mòn: hồn đất nước, mối
oan cừu, giày vạn dặm, bụi trường chinh...
Tóm lại
Vượt lên những hạn chế khó tránh khỏi, thơ ca những năm đầu Cách
mạng tháng 8 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trân trọng: Là
tiếng nói ngợi ca Tổ quốc - Đất nước độc lập, tự do, là nét vẽ tươi màu, đa
sắc về cuộc sống mới sinh sôi, nẩy nở, đang tái tạo, phục sinh trong hồn dân
tộc, là tiếng lòng thành kính, ngưỡng mộ đối với lãnh tụ kính yêu. Bằng
ngôn ngữ nghệ thuật, thơ ca đã phác thảo được diện mạo đất nước Việt Nam
mới, trong những ngày cách mạng giành chính quyền và trước lúc bước vào
cuộc kháng chiến "Ba ngàn ngày không nghỉ" (Tố Hữu). Tuy chưa phải là
một giai đoạn, một chặng đường thơ ca, nhưng giữa hai thời điểm lịch sử
quan trọng của dân tộc có một dòng thơ dào dạt tuôn chảy từ trái tim nhà thơ
- công dân, nghệ sĩ - chiến sĩ. Bằng ngôn ngữ, thi ca đã đánh dấu những cột
mốc trên hành trình lịch sử dân tộc.
3. Thơ ca chống Pháp : 1946-1954
a. Nội dung: Phản ánh con người kháng chiến với tình cảm cộng đồng
và tình cảm công dân mà bao trùm là tình yêu nước
Thơ ca tiếp tục gắn bó với đời sống buồn vui, lúc hạnh phúc cũng
như khi gian lao, vất vả của con người Việt Nam. Nhà phê bình Hoài Thanh
đã có nhận xét xác đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên
các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có
ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng
nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu. (Nói chuyện thơ kháng chiến).
Có thể nhận thấy sự khởi sắc của thơ giai đoạn này, trước hết, qua
khảo sát phong trào và lực lượng sáng tác. Từ sau Cách mạng tháng Tám,
thơ không còn là vương quốc riêng của các nhà thơ chuyên nghiệp. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đồng thời cũng giải phóng
cho nhà thơ, trong cuộc đời cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Sự gặp gỡ
giữa lý tưởng Cách mạng và lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc là điều kiện
khách quan cho sự xuất hiện hình mẫu người nghệ sĩ kiểu mới. Có thể nói :
không có thế hệ nhà thơ kiểu mới thì không có thơ ca Cách mạng. Giờ đây,
anh cán bộ chính trị, anh cán bộ quân sự, anh công an, anh bình dân học vụ,
anh thông tin, anh hỏa thực, các chị phụ nữ, các em thiếu nhi, hết thảy đều
làm thơ. (Hoài Thanh - Nói chuyện thơ kháng chiến).
Không khí quần chúng sôi nổi một mặt tạo điều kiện thử thách và
khẳng định các tài năng trẻ, mặt khác, góp sức cùng cao trào cách mạng tác
động mạnh mẽ vào tâm tư tình cảm của các nhà thơ lãng mạn, giúp hồn thơ
họ hồi sinh. Với kinh nghiệm và tài năng đã được khẳng định, đóng góp của
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Huy Cận,... tuy chưa
thật sự là hơi thở mãnh liệt của thời đại nhưng vẫn có ý nghĩa sâu sắc : khơi
gợi lòng yêu nước, hào khí đấu tranh và lòng tự hào dân tộc. Việc hầu hết
các nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới tìm đến với Cách mạng, tiếp
tục phát huy năng lực sáng tạo, luôn có mặt ở vị trí hàng đầu trận tuyến văn
nghệ Cách mạng là một hiện tượng đặc sắc. Ðiều đó chứng tỏ tính ưu việt,
sức hấp dẫn mạnh mẽ của chế độ mới và đường lối văn nghệ Cách mạng.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hòa vào lòng người hăm hở
trên trận tuyến chung, có đội ngũ chỉnh tề, khỏe khoắn của các nhà thơ. Mấy
năm đầu, nhiều thi sĩ còn gặp khó khăn. Tâm hồn họ chưa hòa nhịp kịp với
đời sống kháng chiến sôi nổi, sống động. Các nhà thơ vẫn còn vương vấn
với những thi đề quen thuộc, những tình cảm tiểu tư sản xốc nổi, đậm màu
sắc anh hùng cá nhân ; cách biểu hiện sáo mòn,... Sương mù của bầu trời
tinh thần cũ giờ vẫn còn lẩn quẩn trong vườn thơ Cách mạng, biểu hiện ở
những Ðạo rớt, Mộng rớt, Buồn rớt,.... Giữa cảm xúc thơ trong Ngày về
(Chính Hữu), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Tây tiến (Quang Dũng) với tình
cảm chân chất, phơi phới lạc quan trong tư thế anh hùng thời đại mới của
quần chúng - còn một khoảng cách nhất định. Bởi lẽ, một khi nhận thức lý
trí chưa thật sự hóa thành rung động tình cảm chân thành thì hình tượng
nghệ thuật khó có sức lay động mạnh mẽ.
Thực tế kháng chiến đã thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và củng cố lập
trường tư tưởng của các nhà thơ, giúp họ ngày càng gần gũi, gắn bó với nhân
dân. Lớp trước cách mạng dần bắt kịp và hòa nhập vào đời sống mới. Bên
cạnh đó, các nhà thơ trẻ không ngừng tự khẳng định bằng sáng tác có giá trị.
Những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này : Việt Bắc (Tố Hữu) ; Ðất nước
(Nguyễn Ðình Thi); Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông) ;
Ðồng chí (Chính Hữu); Nhớ (Hồng Nguyên ; Thăm lúa (Trần Hữu Thung) ;
Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Dọn về làng (Nông Quốc Chấn); Nhớ
máu (Trần Mai Ninh)...
Một trong những thành tựu thơ ca kháng chiến nổi bật là sáng tác của
Bác Hồ. Người làm thơ vừa để cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân (Thơ
tặng các cháu thiếu nhi, Khuyên thanh niên, Tặng các cụ du kích, Gửi nông
dân), vừa nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu đời sống tinh thần phong phú
của mình (Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Nguyên Tiêu, Báo tiệp, Thu dạ,
Ðăng Sơn). Những sáng tác này góp phần làm nổi rõ ở Bác một tâm hồn
nghệ sĩ hết sức tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và
con người Việt Nam.
Về nội dung tư tưởng, thơ ca 1945-1954 luôn gắn bó chặt chẽ, phản
ánh chân thực và sinh động hiện thực kháng chiến hoành tráng. Lần giở
những trang thơ, có thể gặp lại bước đường của lịch sử. Khác với thơ lãng
mạn trước đó, thơ ca kháng chiến phát triển trên nền hiện thực tâm trạng của
nhân dân. Từ chỗ thơ Mới chỉ bộc lộc cái Ðẹp trong từng con người riêng lẻ,
trường cảm xúc giờ đây được mở rộng ; phạm vi phản ánh cũng bao gồm từ
nơi sâu kín tâm hồn người cho tới khoảng rộng bao la của cả đất nước, dân
tộc.
Các thi sĩ đã đưa được không khí thời đại mới mẻ, khỏe khoắn vào
thơ. Khuynh hướng sử thi ngày càng nổi rõ. Thơ tập trung thể hiện tâm tình
phơi phới tin yêu, lạc quan, tự tin, tự hào của người Việt Nam được giải
phóng ; những ước mơ, khát vọng cháy bỏng ; những sắc thái tình cảm cao
cả trong cuộc chiến đấu tuy gian khó nhưng vô cùng anh dũng.
Cảm hứng thơ chủ yếu hướng ngoại, chú ý nhiều đến tình cảm công
dân nên ít nói tới con người trong đời sống riêng tư. Tình yêu lứa đôi cũng
như mọi cung bậc tình cảm khác đều được cảm nhận thông qua tình đồng
chí. Do đó, trong khi mặt chói sáng của hiện thực được phản ánh sinh động
thì chiều sâu đời sống, ở đó có nỗi buồn mất mát, chia lìa - chất bi tráng - lại
chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, sự phiến diện ở đây là tự giác và
cần thiết. Hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết hi sinh cái riêng
tư, vì vận mệnh đất nước. Thơ ca không thể đứng ngoài sự hi sinh vĩ đại ấy.
Không có gì quí hơn độc lập tự do, các nhà thơ sẽ chẳng được ngợi ca nếu
chỉ chuyên tâm sáng tác nhiều thơ mà để nước mất, dân nô lệ một lần nữa.
Nhân vật trữ tình trong thơ kháng chiến nghĩ suy và hành động chủ
yếu hướng về số phận tổ quốc. Các nhà thơ đặc biệt khơi gợi, đề cao tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức làm chủ và quyết tâm xả thân
(Ðất nước - Nguyễn Ðình Thi ; Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông ; Bên
kia sông Ðuống - Hoàng Cầm ; Ðôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng).
Tình yêu nước, trước hết, được thể hiện rất đậm nét qua tình cảm đối
với những con người trong kháng chiến. Ðó là những con người vừa bình
thường, chân chất vừa phi thường, chói sáng. Truyền thống cha ông và khí
phách của giai cấp vô sản được kết tinh ở người anh hùng thời đại mới. Tiêu
biểu hơn cả là hình ảnh người Vệ quốc quân. Tầm cao tư tưởng và chiều sâu
tâm hồn của hình tượng người Việt Nam được tập trung làm nổi bật ở hai
phương diện : phẩm chất cách mạng tốt đẹp và tình nghĩa quân dân thắm
thiết.
Ðặc biệt, tình yêu nước còn được thể hiện đầy xúc động qua lòng
kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều bài thơ hay về Bác : Hồ Chí
Minh, Sáng tháng Năm (Tố Hữu) ; Ảnh cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) ;
Bộ đội ông Cụ (Nông Quốc Chấn); Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
Tất cả góp phần xây lên hình tượng cao đẹp về lãnh tụ, đó là một con người
tài năng kiệt xuất, có lòng nhân ái mênh mông và lối sống giản dị, khiêm
tốn.
b. Nghệ thuật biểu hiện của thơ ca 1945-1954 cũng có những vận
động, biến chuyển mới - trên cơ sở phát huy thành tựu của thời kỳ trước - để
tương ứng với nội dung tư tưởng, tình cảm mới.
Có những tìm tòi, thể nghiệm mới: Thơ Nguyễn Đình Thi có nhũng
tìm tòi mới lạ, thiên về hình thức. Ông muốn cách tân thơ kháng chiến, đưa
nó thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Mới. Ông muốn thơ phải là tiếng nói tự do
chân thực, phóng túng, ông từ chối vần điệu. Bởi theo Nguyễn Đình Thi, thơ
chịu sự chi phối bởi cái nhịp bên trong: nhịp cảm xúc, nhịp tư duy sâu kín
của tâm hồn Trong tiểu luận “ Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi cho
rằng “ Cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp
điệu, trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng
bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai…. Nhạc của thơ
không giới hạn ở thứ nhạc ngoài tai ấy. Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ
nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là
của tâm hồn” Theo đó có thể thấy Nguyễn Đình Thi rất coi trọng nhịp điệu
trong thơ. Cũng dễ hiểu, “ Nhịp điệu xưa nay vẫn là xương sống của
thơ”. Nhưng nếu như những nhà thơ khác quan niệm nhịp điệu, tính nhạc
trong thơ gắn liền với vần thơ “ Thơ phải có vần, không có vần không thành
thơ” thì Nguyễn Đình Thi lại không chú trọng vần. Ông nỗ lực giải phóng
thơ khỏi khuôn vần, khỏi cái nhịp điệu đều đều thường thấy để đi tìm nhịp
điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn. Thơ là tiếng lòng của nhà thơ trước
hiện thực. “ Nó tóe lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn và ngoại vật”. Có lúc
nó êm ả như tiếng đàn rơi trên tay người thiếu nữ, có lúc nó khúc khuỷu
như con đường núi nhỏ hẹp đầy đất đá, có lúc nó dữ dội như dòng thác gào
rú giữa rừng đại ngàn. Thơ có muôn hình vạn trạng, nhịp thơ nhiều tầng
nhiều bậc nên không thể giới hạn nó trong vần điệu. Nhịp thơ ấy chỉ có thể
là nhịp của tâm hồn. Tức là tâm hồn rung động như thế nào thì nhịp thơ sẽ
hiện lên như thế ấy. Thấy được điều này nên thơ Nguyễn Đình Thi dù không
có vần, yếu tố âm nhạc vẫn tràn trề :
“ Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em”
“ Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi
Lá rụng đầy”
Thực tế sáng tác gần đây của các nhà thơ trẻ đã chứng minh những nỗ
lực cách tân thơ của Nguyễn Đình Thi những năm đầu kháng chiến chống
Pháp là đúng đắn. Tiếc rằng kiểu thơ không vần do Nguyễn Đình Thi khởi
xướng thời ấy không được thăng hoa đến đỉnh cao của nó. Nhưng những giá
trị mà nó để lại ( Cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật) là rất đáng quý.
Nó góp một tiếng nói mới lạ cho thơ kháng chiến. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến
những nhà thơ sau này. Và đặc biệt nó khẳng định vị trí Nguyễn Đình Thi
trên thi đàn Việt Nam hiện đại như một nghệ sĩ tài hoa và tài năng.
Dưới ánh sáng của quan niệm nghệ thuật cách mạng, yêu cầu về tính
đại chúng, tính dân tộc được đặc biệt chú trọng.
Thể thơ ngày càng phong phú. Các thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt, bát
cú, cổ phong) hiện diện bên cạnh những tìm tòi mới mẻ (thơ không vần, phá
thể, hợp thể, tự do). Những thể truyền thống như lục bát, ngũ ngôn được sử
dụng phổ biến. Hiện tượng này ta gặp nhiều trong thơ Tố Hữu với tập thơ
Việt Bắc, thể thơ truyền thống quen thuộc giúp nhà thơ chuyển tải được
những vấn đề chính trị lớn lao , dễ đi vào lòng người.
Nhiều bài thơ tính tự sự gia tăng: trong đó, sự kiện cốt truyện trở
thành yếu tố số 1 của thơ, hình thành lối thơ kể chuyện như Người đàn bà
Ninh Thuận, Kể chuyện Vũ Lăng- Anh Thơ… Lối thơ mượn lời một người
nào đó để kể chuyện , để lên tiếng . Lối thơ này thể hiện chuyển biến tư
tưởng lớn của người cầm bút trước đòi hỏi của kháng chiến, đó là quá trình
cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt.
Hình tượng thơ, cảm hứng thơ không còn màu sắc yêng hùng,
lãng mạn của những năm đầu kháng chiến ; trở nên gần gũi, bình dị, phù hợp
với quan niệm về người anh hùng thời đại mới. Đại chúng hoá trở thành một
tiêu chuẩn thẩm mỹ trong thơ . Nếu đọc những câu thơ : Trầm ngâm nghê
bay trong lãnh cung/ Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng/ Chao ôi, thánh
thượng vô tâm quá/ Lòng thiếp buồn như một tâm nhung , dù giấu tên tác giả
đi, người ta vẫn có thể đoán nó được viết trước cách mạng; không phải chỉ ở
các chữ như lãnh cung, thánh thượng… mà còn bởi vẻ đài các của câu thơ
nữa. và nếu đọc những câu thơ của Tế Hanh như: Dân tộc rớt mồ hôi thấm
đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả
bốn bề cần lao.../ Có mối tình nào hơn thế nữa? không thể nhầm lẫn với
giai đoạn nào khác bởi đó là vần thơ tràn đầy lãng mạn của thơ những năm
đầu cách mạng. Thơ thời kì này trực tiếp, gần gũi , nghe giản dị : Ôi những
cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều- Nguyễn Đình
Thi; hình tượng người chiến sĩ – hình tượng nghệ thuật trung tâm được viết
thật giản dị, họ đi ra từ cuộc sống lao động hàng ngày, họ bước vào chiến
trường với quê hương anh nước mặn đồng chua/ làng tôi nghèo đất cày lên
sỏi đá..- Đồng chí- Chính Hữu
Ngôn ngữ thơ chuyển dần từ tình trạng hoa mỹ, cầu kỳ, tượng trưng,
ước lệ sang đời thường, tự nhiên, phong phú đến vô cùng. Lời ăn tiếng nói
Tải bản FULL (51 trang): https://bit.ly/3wpHuGk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
của quần chúng hàng ngày được chú ý vận dụng trong quan niệm thẩm mỹ
mới mẻ, mạnh dạn đưa vào thơ từng đoạn, câu, khổ , bài ca dao dân gian.
Cón nhớ thơ những ngày đầu kháng Pháp, bài Vui bất tuyệt của Tố Hữu –
ca ngợi cách mạng với lời lẽ rất nồng nhiệt, sử dụng không ít từ Hán Việt có
ý nghĩa trìu tượng: như đại hội, hoa đăng, ngân hà,… cách nói khoa trương :
xôn xao, cuồn cuộn. tác phẩm tuy mang nọi dung mới nhưng vẫn là cách
biểu lộ của thời thơ Mới. Chỉ độ hai năm sau, đọc Cá nước, Bầm ơi của Tố
Hữu mới nhận ra một cốt cách khác, một giọng thơ khác, giản dị gần gũi như
ca dao : Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm/ Bầm ơi
có nhớ không bầm/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
Tóm lại (Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ. Không ít tác phẩm sẽ bất tử với thời gian. Tuy nhiên, xét trên đại thể,
vì là thời kỳ mở đầu của nền văn học mới, nên không thể tránh khỏi một số
hạn chế nhất định. Cảm xúc rất tinh nhạy, mãnh liệt nhưng đôi khi lại chưa
sâu, chưa chín ; thành ra thơ thường có sức vang xa, ít vọng sâu. Thơ tính
khái qúát chưa cao, chất suy nghĩ chưa nhiều, vẫn còn chạy theo miêu tả ,
theo sự kiện. Mặt khác, nhiệt tình công dân và cảm xúc nghệ thuật ở người
nghệ sĩ không phải lúc nào cũng đạt đến độ hài hòa cần thiết.
4. Thơ ca 1955 – 1965
a. Nội dung
Thời kì 1955-1965 là một cái mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam:
giải phóng miền Bắc, khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, bước
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trên nền hiện thực sôi động đó, thơ ca đã phát triển mạnh mẽ, tiếng thơ cất
lên từ nhiều cung bậc tình cảm, nhiều nỗi niềm tâm sự.
Cảm hứng về đất nước anh hùng, về tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu
đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới. Trong
thơ ca có tiếng nói da diết nhớ thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt
hai miền. Nhưng trước hết bài ca về đất nước là bài ca thắng lợi, bài ca xây
Tải bản FULL (51 trang): https://bit.ly/3wpHuGk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
dựng. (Hà Minh Đức). Thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng
nhà thơ với chủ nghĩa xã hội. Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc
sống cùng với những tưởng tượng về cuộc sống ngày mai tươi sáng, gần gũi
đã tạo nên những tứ thơ đẹp giàu ước mơ và chân thực. Đó là những bài thơ
thấm đượm mồ hôi và hơi thở lao động như Đi ra ngoại ô (Chế Lan Viên),
Nông trường cà phê (Tế Hanh), Bài ca hợp tác thôn tôi (Yến Lan), Anh chủ
nhiệm (Hoàng Trung Thông), Hạ Long đêm bốc vác (Nguyễn Viết Lãm)….
Đó là tiếng thơ tràn đầy lạc quan, yêu đời khi hoà quyện với con người,
thiên nhiên, đất nước của Huy Cận. Nhịp sống cày bừa của những người
nông dân mới, nhịp sống của những người lao động như những anh thợ mộc,
thợ gốm, thợ đá, bạn chài… đi vào thơ Huy Cận như những phát hiện về vẻ
đẹp của con người mới – vẻ đẹp trong lao động. Hay đó là những đổi thay
trên miền Bắc được Lê Anh Xuân ghi lại một cách đôn hậu và ấm áp:
Bản mường ơi, chiều xuống rồi nhẹ nắng
Mà lúa vàng trĩu nặng cả đồng ta
Đàn bò mộng đang về ngang suối vắng
Suối bỗng vàng như chở nắng chiều xa
Thơ ca tràn đầy cảm xúc ngợi ca đất nước tươi đẹp đang đổi thịt thay
da. Nhịp điệu mới sôi nổi, náo nức của cuộc sống lao động xây dựng trên
khắp miền Bắc được nói tới với niềm vui say, tự hào.
Cùng với cảm hứng về chủ nghĩa xã hội, niềm nhớ thương quê hương
miền Nam cách trở được các nhà thơ thể hiện kịp thời, tha thiết. Hiện thực
cách mạng miền Nam đã khơi dậy dòng thơ đấu tranh thống nhất đất nước.
Tố Hữu với Có thể nào yên, Lá thư Bến Tre, Miền Nam… bừng bừng khí
thế, biểu hiện lòng yêu nước, tình cảm nhớ thương miền Nam, căm thù giặc.
Xuân Diệu Căm giận kẻ đã gây ra chia cắt cho đất nước, Nhớ quê Nam mơ
ước được trở về quê má với những kỉ niệm tuổi thơ bởi với miền Nam, ngoài
nghĩa chung còn có tình riêng đặc biệt của một người Cha đàng ngoài, mẹ ở
đàng trong. Trong thơ Chế Lan Viên, bộ mặt kẻ thù hiện lên rõ nét, cùng với
đó là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời của nhân dân miền
Nam:
Dậy, đế quốc Mĩ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta
Ở đâu, ở đâu, ở đất anh hùng
Nhớ con sông quê hương, nhớ khuôn Mặt quê hương, nhà thơ Tế
Hanh Chiêm bao gặp lại người thân, tố cáo kẻ thù đã rải chất độc xuống Cái
giếng đầu làng. Tình cảm thương nhớ quê Nam bật lên thành tiếng gọi đầy
khắc khoải, da diết:
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe tiếng tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…
(Nhớ con sông quê hương)
Với hai nguồn cảm hứng chủ đạo là yêu nước và chủ nghĩa xã hội, thơ
ca đã mở ra mạnh mẽ về phía thực tại đời sống. Nhưng không xa rời bản
chất trữ tình của thể loại, thơ thời kì này đã tạo nên cái tôi trữ tình riêng biệt
độc đáo – cái tôi trong sự thống nhất riêng - chung. Đó là hình tượng những
cá nhân được đánh giá theo quan điểm lợi ích của tập thể, với lối sống hết
mình vì tập thể, vì sự nghiệp chung. Nói như nhà thơ Tố Hữu: Tôi cho cái
riêng của ta là của cái chung và cái chung của ta bao gồm được mọi cái
riêng (Tạp chí Văn nghệ số 48, tháng 5/1961). Hay như tâm sự của Tế Hanh:
Hỡi người bạn! Hãy nhập vào đại chúng
Cuộc đời riêng hoà với cuộc đời chung.
Như con sông dặm ngàn tìm lẽ sống
Vào đại dương cho thoả chí vô cùng
Ta là một, ta vừa là tất cả
Nhập vào đời, ta ấy “Tôi” hơn.
4150911

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anLe Thi My
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais procurados (20)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 

Semelhante a Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhìn từ phong trào thơ mới đến hết thế kỉ xx

PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PhcCtTngNguyn
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf10CNgDng
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Phong trao tho moi
Phong trao tho moiPhong trao tho moi
Phong trao tho moiTây Trang
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtMaloda
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...jackjohn45
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách nataliej4
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách nataliej4
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 

Semelhante a Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhìn từ phong trào thơ mới đến hết thế kỉ xx (20)

PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Phong trao tho moi
Phong trao tho moiPhong trao tho moi
Phong trao tho moi
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 

Mais de jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

Mais de jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Último

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Último (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhìn từ phong trào thơ mới đến hết thế kỉ xx

  • 1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VIỆT NAM NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX MỞ ĐẦU Được xem như một trong hai vòng tròn đồng tâm (văn học và cuộc sống), thơ ca nói riêng, văn chương nói chung luôn là những hồi quang trung thực của đời sống “Thơ ca là tiếng vọng của đời” (Puskin). Bắt rễ vào hiện thực đời sống, thơ ca như loài thảo mộc, xanh tươi hay tàn úa, ngọt ngào hay chua chát, tuổi thọ vắn hay dài... đều ít nhiều phụ thuộc vào mảnh đất hiện thực của đời. Tuy nhiên, thời đại, lịch sử, xã hội, cuộc sống là yếu tố trước nhất mà không phải là duy nhất liên quan đến sự tồn tại, phát triển, những biến chuyển của thơ ca. Những hồi quang rọi lên từ trang thơ không phải chung một màu ánh sáng trắng. Tùy vào mỗi người nghệ sĩ mà sự khúc xạ và tán xạ ấy mang đến thứ ánh sáng đa màu, không lặp lại. Chịu sự tác động, chi phối của các quy luật và đặc trưng văn học, mỗi nhà thơ luôn có sự biến chuyển: biến chuyển theo thời đại và với chính bản thân mình. Đó là những cơ sở cho sự biến chuyển của thơ ca. Thơ ca Việt Nam từ 1930 đến hết thế kỉ XX là một nền thơ ca có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thơ ca nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Tồn tại và phát triển trong một thời gian gần một thế kỉ, trong những biến động mạnh mẽ, lớn lao của thời đại, lịch sử, với những nét riêng, rất riêng về bối cảnh xã hội, văn hóa, con người ở từng thời đoạn, như một lẽ hiển nhiên, thơ ca Việt Nam luôn có những biến chuyển sâu sắc mà sinh động nhất là ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Nghiên cứu sự biến chuyển của thơ ca giai đoạn này ở hai phương diện nêu trên là vấn đề có ý nghĩa cho
  • 2. việc bồi dưỡng chuyên môn và phục vụ cho việc giảng dạy phần thơ Việt Nam ở THPT. NỘI DUNG I. Thơ mới 1932 - 1941 1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Phong trào Thơ mới 1932 - 1941 bùng nổ xuất phát từ nhu cầu dân chủ hóa về mặt xã hội, tư tưởng và sự chuyên nghiệp hóa của sáng tạo. Đây được coi là tiền đề văn hóa, là nguyên nhân trực tiếp và căn bản cho sự hình thành, phát triển của phong trào Thơ mới. Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa. Nhà nước Nam triều bù nhìn, nhà nước thực dân cầm quyền. Cuộc khai thác thuộc địa của đế quốc được mở rộng đã làm biến đổi các giai tầng ở Việt Nam. Bên cạnh các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ, trí thức Hán học), giai cấp tư sản và tiểu tư sản xuất hiện được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của phong trào Thơ mới. Giai cấp tư sản không chỉ là đối tượng tiêu thụ mà còn đầu tư đáng kể cho văn hóa. Tầng lớp trí thức Tây học hình thành bên cạnh trí thức Hán học đang suy tàn. Đặc biệt thị dân được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy văn học mới ra đời. Họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn học mới. Họ xuất hiện với một lối sống mới: lối sống đô thị nghiêng về các giao tiếp với những quy ước văn minh mới dựa trên truyền thông, sách, báo…, khác với lối sống cổ truyền rất nhiều. Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên đã có một lối sinh hoạt “văn minh” ở thành thị. Điều này được thể hiện ngay trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ: cô gái Bắc Kì trước kia đội nón quai thao, tóc bỏ đuôi gà, quần áo thâm, dép sơn. Sau đó các cô bỏ nón, bỏ dép, dùng giày mõm nhái, ô đen. Những đổi mới trong sinh hoạt, tư tưởng và sự tiếp xúc với nền văn hóa lãng mạn Pháp dẫn tới sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ. Người thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỉ này có những tình cảm mới, rung động mới. Hoài Thanh thấy “họ yêu đương, mơ mộng, vui buồn khác các cụ nhà Nho ngày xưa”. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn (6/1934), Lưu Trọng
  • 3. Lư nói rõ hơn: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh”. Phong trào Thơ mới ra đời chính là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm đó của tầng lớp thanh niên mới. Trong xã hội xuất hiện nhu cầu dân chủ hóa thì trong sáng tạo sẽ xuất hiện nhu cầu cá tính hóa. Mặt khác, văn hóa Tây học thay thế dần cho văn hóa Hán học. Tri thức khoa học xuất hiện thực sự tự giác làm thay đổi thế giới quan cho tầng lớp mới và nảy sinh nhu cầu hình thành tính chuyên nghiệp về văn hóa. Đồng thời những ảnh hưởng của triết học phương Tây và thắng lợi của cuộc Cách mạng Pháp 1789 đề cao “tự do - bình đẳng - bác ái” đã làm biến đổi nền nếp tư duy của lớp trí thức mới. Hiện đại hóa thực chất là quá trình dân chủ hóa và chuyên nghiệp hóa. Sự bùng nổ của phong trào Thơ mới còn được tạo tiền đề từ sự chuyên nghiệp hóa trong sáng tạo. Sáng tác văn chương chính thức trở thành một nghề được xã hội thừa nhận. Sản phẩm văn hóa trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cho người nghệ sĩ. Các hoạt động xuất bản, in ấn, báo chí… và các thiết chế văn chương xuất hiện khẳng định tính chuyên nghiệp hóa của văn học. Mặt khác chủ thể sáng tạo nền văn học hiện đại là lớp nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người nghệ sĩ không chỉ sống bằng nghề mà còn có niềm thiết tha được hoàn thiện kĩ năng về nghề, thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Các nhà Thơ mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình với một quan điểm mĩ học rất rõ ràng: quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Đội ngũ sáng tác đông đảo đã thống nhất nguyên tắc thẩm mĩ: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái tôi cá nhân, cá thể đòi giải phóng. Nỗ lực của họ đã kết tinh những thành tựu nhất định, tạo nên “một cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài Thanh), thúc đẩy thơ ca Việt Nam bước sang một chặng mới. Hoàn cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề dẫn tới sự ra đời của Phong trào Thơ mới như một quy luật tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của chính xã hội đó.
  • 4. 2. Nội dung Thơ ca bao giờ cũng là tiếng nói của cái Tôi. Sự khác nhau giữa các thời đại chủ yếu là ở sắc thái của cái Tôi mà thôi. Thơ mới nhìn từ góc độ cái Tôi có thể thấy những đặc điểm sau: a. Cái Tôi giàu bản sắc Thơ Mới trình ra một cái Tôi cá thể có khuynh hướng nội cảm. Đó là cái Tôi thành thực trong cảm xúc, nó diễn tả tình yêu, nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người riêng tư, đôi khi có xu hướng thoát li thực tại, nó khám phá lại thiên nhiên và lãng mạn hóa quá khứ. Cái Tôi cao ngạo, bứt ra khỏi những ràng buộc của cộng đồng để tạo nên bản sắc cho riêng mình. Tiếng nói đặc thù của nó chứa đựng niềm hân hoan vì được là chính mình: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất” (Xuân Diệu). Ban đầu cái Tôi trong Thơ mới là cái Tôi nhất phiến, nguyên phiến. Sau đó nó trở thành cái Tôi phân li, li hợp bất định thậm chí bắt đầu xuất hiện cái Tôi đa ngã. Cái Tôi trong thơ Hàn Mặc Tử có sự phân li giữa hồn và xác: “Dẫn hồn đi ròng rã đêm nay. Hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc”, “Hồn của ai trú ngụ ở đầu tôi”…còn cái Tôi trong thơ Chế Lan Viên vừa là người, là yêu, là ma… Một trong những chủ đề quan trọng nhất của Thơ mới là tình yêu. Đó là một nhu cầu cảm xúc mà trong đó bản sắc cá nhân được thể hiện đậm nhất. Xuân Diệu được khẳng định là “nhà thơ tình bậc nhất” (Hà Minh Đức), “nhà thơ tình kiệt xuất” (Lê Đình Kị). Đây đúng là đệ nhất thi sĩ về tình yêu trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Trong đôi mắt tình say của Xuân Diệu, thiên nhiên cũng rạo rực tình ái, vạn vật dường như cũng muốn đong đưa, muốn hẹn hò, trao duyên cho nhau: “Đây chùm mong nhớ, khóm yêu đương/ Đây nụ mơ mòng đợi ánh sương/ Đây lá bâng khuâng run trước gió/ Đây em, cành thẹn lẫn cành thương” (Dâng). Tự xưng mình là “kẻ uống tình yêu dập cả môi” mà vẫn “không nguôi nỗi khát thèm”, Xuân Diệu say sưa, nhiệt thành cổ vũ cho triết lí hưởng thụ trong tình yêu. Ông kêu to lên nỗi nhớ nóng nảy của mình: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”. Ông cũng không ngần ngại bày tỏ khát vọng vô biên của một kẻ đa tình “Đã yêu từ khi chưa có tuổi” và “khi chết
  • 5. rồi thì tôi sẽ yêu ma!”. Thậm chí Xuân Diệu còn mở ra xu hướng về một thứ tình yêu lưỡng giới. Thơ tình của ông khẳng định ý thức cá nhân đã đạt đến tầm cao. b. Cái Tôi cô đơn Đau buồn và cô đơn là tâm trạng của cái Tôi cá nhân chủ nghĩa trong Thơ mới lãng mạn. Có thể cắt nghĩa điều này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là cái nhìn bế tắc, không có lối thoát của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị. Mặt khác các thi sĩ Thơ mới lại là những người đào sâu nhất vào bản thể, vào cái Tôi cá nhân nên bản thân họ cảm nhận đầy đủ nhất cái lạnh giá giữa cuộc đời, đúng như Hoài Thanh đã khái quát: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Thơ mới vừa cất tiếng khóc chào đời đã buồn ngay trong bản chất. Ban đầu cái buồn “mênh mông, xa vắng” (Thế Lữ), sau đó nỗi buồn thấm thía dần: “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu ứa/ Chết không gian khô héo cả cành cao” (Lưu Trọng Lư), đến Vũ Hoàng Chương nỗi buồn kéo suốt cả cuộc đời: “Mưa lùa gian gác xép/Ngày trắng theo nhau qua/Lá rơi đầy ngõ hẹp/ Đời hiu hiu xế tà”. Cái buồn thấm cả vào quan niệm của các nhà thơ mới. Chế Lan Viên trong “Vàng sao và Gai lửa” hết lời ca tụng hạt lệ: “Tôi tin chắc vào chân lí hạt lệ như vào chân lí của ngọc đêm, sương sáng, muối biển, sao trời. Hạt lệ những ngọc trai mà bể tim đau”. Xuân Diệu là một trong những thi sĩ Thơ mới cảm nhận rõ rệt nhất nỗi cô đơn. Lẽ thường kẻ nào càng khát khao giao cảm càng day dứt khổ đau vì bị ruồng rẫy. Có đỉnh núi nào cao bằng Hi mã lạp sơn. Nhưng cũng vì thế có ai cô đơn bằng nó: “Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ/ Lạnh lùng chăng sầu một đỉnh chon von”. Huy Cận thấy con người đi “một mình lủi thủi” giữa cuộc đời: “Hồn cô đơn như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây”. Còn Chế Lan Viên thì đi trốn cái cô đơn của cuộc đời bằng một cô đơn khác muôn lần lạnh lẽo hơn: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”.
  • 6. Cái Tôi cô đơn thành thực phơi trải lòng mình cũng là một cách để thể hiện sự phản ứng với thời cuộc. Thi sĩ cảm thấy đơn độc lạnh lùng là vì còn niềm ham sống, còn thiết tha với cuộc đời ấm cúng này. c. Cái Tôi giàu tinh thần dân tộc Cái Tôi trong Thơ mới giàu tinh thần dân tộc. Trong nỗi buồn chán, trong sự quay lưng của các nhà Thơ mới trước xã hội đương thời có nỗi đau khổ của người dân bị mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lòng khao khát một cuộc sống chân thật và tự do. Con hổ của Thế Lữ “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” mà vẫn khôn nguôi mơ ước được trở lại quãng đời tự do của mình trong rừng thẳm: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ/ Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa/ Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già/ Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi/ Với khi thét khúc trường ca dữ dội/ Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng…”. Qua tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên muốn thổ lộ nỗi đau xót thầm kín của một người dân Việt Nam mất nước. Hình ảnh của những lâu đài huy hoàng, những cung điện “tuyệt mĩ dưới trời xanh”, những chiến thuyền “nằm mơ trên sông lặng, bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành” cứ trở đi trở lại, ám ảnh hồn thơ Chế về cả một thời xưa oai linh, rực rỡ, lúc dân tộc còn độc lập, tự do. Nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… đã ghi lại thật sinh động những lễ hội, chợ Tết, những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà màu sắc Việt Nam. Họ gửi cả vào đó lòng yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Đặc biệt tình yêu tiếng mẹ đẻ đã thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc của cái Tôi cá thể trong Thơ mới. Thứ tiếng Việt trong mấy mươi thế kỉ mà Huy Cận cảm nhận được cả “hồn thiêng đất nước”: ““Nằm trong tiếng nói yêu thương/ Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”. Trong buổi nói chuyện với sinh viên các trường Đại học, Xuân Diệu cũng hết sức hô hào “phải có lòng yêu thương quốc văn”. Niềm hoài vọng xa xôi về quá khứ vàng son, oanh liệt luôn thường trực trong Thơ mới. Huy Thông mải mê kiếm tìm trong lịch sử một giấc mộng anh hùng (Hạng Vũ, Kinh Kha). Chế Lan Viên thì quay ngược về quá khứ để nhớ tiếc
  • 7. vương quốc nguy nga, tráng lệ, tràn ngập hào khí của thời đại một đi không trở lại: “Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng/ Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh” (Trên đường về). Vũ Đình Liên từ một thi sĩ của “thân tàn ma dại” trở về xu hướng hoài cổ mong tìm lại chút “hồn xưa” của dân tộc: “Lòng ta là những thành quách cũ/ Tự ngàn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa”. Nguyễn Nhược Pháp thì dắt ta trở về cái thời xa xôi của Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Châu, gần hơn nữa là thời có những cô gái mười lăm “khăn nhỏ đuôi gà”, “yếm đào quần lĩnh”, đi dép cong, đội nón quai thao. Xét đến cùng, trở về quá khứ cũng là cách để những cái Tôi cá thể trong Thơ mới thể hiện thái độ phản ứng đối với xã hội đương thời. d. Cái Tôi cực đoan Từ tuổi tráng niên, các nhà Thơ mới không phải không bất bình với cuộc sống đương thời và ước mơ những hành động đẹp. Nhưng bước chân vào đời, họ lại chẳng thể tìm thấy hướng đi khi đã bị cắt đứt khỏi phong trào cách mạng của quần chúng. Cái Tôi cá thể rơi vào bế tắc, càng đi càng lạc lối, càng cô đơn và trở nên cực đoan. Từ đây các thi sĩ dồn sức, nỗ lực tìm cho mình một con đường thoát ly cuộc sống và họ vin vào đó như một điểm tựa rất mơ hồ. Thế Lữ thoát lên tiên hoặc mơ ước hình ảnh người chinh phu “dấn bước truân chuyên khắp hải hồ”. Huy Thông đi tìm những giấc mộng anh hùng trong lịch sử. Xuân Diệu mê man say đắm trong tình yêu. Huy Cận đi vào vũ trụ trăng sao. Còn Lưu Trọng Lư “ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ”, “hướng cái nhìn vào một thế giới mơ màng”… Mỗi nhà thơ có một hướng thoát ly nhưng nhìn chung có những con đường quen thuộc như: trốn vào tình yêu, đi ngược về quá khứ xa xưa hoặc rơi vào trụy lạc. Thơ của Bích Khê, Hoàng Diệp đã mang đậm màu sắc nhục dục. Trong thơ Thế Lữ đã có “khói huyền lên” và với Vũ Hoàng Chương, say sưa, trụy lạc là một cách để quên lãng: “Say đi em! Say đi em!/ Say cho lơi lả ánh đèn/ Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu, rượu nữa và quên, quên hết!” (Mời say). Tuy nhiên mọi con đường thoát ly đều dẫn người ta tới ngõ cụt, tối om. Các thi sĩ Thơ mới những tưởng đã tìm được cho mình một xứ sở để nương náu, để phiêu dạt linh hồn, giải thoát khỏi những đớn đau, tuyệt vọng đương vây bủa. Nhưng “thoát ra khỏi cái Ta để tìm về với cái Ta” (Hoàng Diệp), mơ rồi cũng có
  • 8. lúc phải tỉnh, tỉnh rồi lại thấy cuồng say và điên loạn: “Tôi mơ rồi, say rồi, điên thấu não/ Muốn bay lên, vo cả dải Ngân Hà” (Vo lụa - Chế Lan Viên). Xuân Diệu yêu đời, khát sống đến cuồng nhiệt là thế mà ở chặng đường cuối, cái Tôi bế tắc cũng muốn hòa tan vào trăng sao, thoát li bản ngã, tự hủy diệt mình: “Lòng vỡ tung, ta say khướt đau thương/ Muốn đi gấp cho xương rờn tốc độ/ Cho văng xé tay chân, cho rã riềng đầu cổ/ Mái chèo đập mau! Ta thoát ngoài ta!” (Sầu - Xuân Diệu). Khi cái Tôi cá thể được ý thức, Thơ mới phần nào đã phát quang, chiếm lĩnh được một phạm vi mới trong đời sống tinh thần của con người. Từ đó mở rộng biên độ phản ánh cho thơ. Thơ đã tìm đến mọi ngõ ngách của cuộc sống và con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế, tâm hồn và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lý tưởng, bổn phận đến những tình cảm riêng tư nhỏ mọn, những khao khát bản năng. Khi chủ nghĩa cá nhân được đẩy cao sẽ thúc đẩy nghệ thuật phát triển, xuất hiện những cách tân về hình thức. 3. Nghệ thuật Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cách tân nghệ thuật sâu sắc. a. Thể thơ Ban đầu Thơ mới phá cách một cách phóng túng nhưng dần dần, Thơ mới trở về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát. Các bài thơ ngũ ngôn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Em đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)… Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên chủ yếu viết theo thể thơ thất ngôn, còn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng thể thơ lục bát v.v… b. Vần thơ, nhịp thơ Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần như: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất định. Loại vần liên tiếp: Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh
  • 9. Trên con đường viền trắng mép đồi xanh… Loại vần ôm: Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay Như khêu gợi nỗi nhớ nhung thương tiếc Những cảnh với những người đã chết Tự bao giờ còn phảng phất đâu đây Loại vần gián cách: Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ Vươn mình lên như tỉnh giấc mê say Loại vần lưng: Buồn gieo theo gió ven hồ Đèo cao quán chật bến đò lau thưa Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu) Thơ mới vận dụng cách ngắt nhịp một cách rất linh hoạt: Thu lạnh/ càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước/ lạnh/ trời ơi! (Xuân Diệu) c. Ngôn ngữ và giọng điệu Luồng Thơ Mới đã cắt đứt ra khỏi các niêm luật của Đường thi. Thơ trung đại tổ chức lời thơ theo điệu ngâm, lấy sự uyên súc của lời, của ý làm đích thì Thơ mới chọn hình thức tổ chức lời thơ theo điệu nói và lấy sắc thái cảm xúc của cá thể làm đích. Vì thế cú pháp Thơ Mới lỏng lẻo, phi chuẩn. Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng phá bỏ ngôn ngữ ước lệ, điển tích, điển cố trong thơ cũ, đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ để diễn tả bao trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp của con người cá nhân. Giọng điệu trong Thơ mới là giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với phong cách của từng cá nhân. Thơ mới sử dụng khá thoải mái các hư từ và khẩu ngữ. Trong một câu thơ ngắn của Xuân Diệu có
  • 10. tới 3 liên từ “và”: “Và non nước và cây và cỏ rạng” (Vội vàng - Xuân Diệu). Từ “và” được đặt ở vị trí điểm nhấn về ngữ điệu. Giọng điệu câu thơ là giọng điệu của kẻ nói - một chủ thể đầy ham hố, khao khát và đang tham lam tận hưởng hương sắc của thời tươi. Điều này mang lại sắc thái hiện đại cho lời thơ Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Thơ Mới có xu hướng phá vỡ cấu trúc ngữ pháp thông thường. Bài thơ “Hết ngày hết tháng” của Xuân Diệu có những câu: Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời Anh ở, em đi, lạnh lẽo người… Hoặc trong bài thơ “Thu”: Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu; Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì… “Lạnh lùng trời”, “lạnh lẽo người”, “nõn nà sương ngọc” là những sự đảo từ cục bộ. Nó tạo ra cách diễn đạt mới để nhấn mạnh đặc tính sự vật mà tác giả muốn miêu tả. Xét tổng thể bài thơ thì trật tự tuyến tính cơ bản vẫn được tôn trọng, chức năng mô tả của từ không thay đổi, giá trị biểu cảm của câu thơ được gia tăng nhưng không tạo ra giá trị ngữ nghĩa mới. Thơ Mới đã khởi đầu và tạo ra những thành tựu bước đầu cho quá trình hiện đại hóa thơ Việt. Sau đó làn sóng hiện đại hóa này bị đứt đoạn hay nói cách khác là phải chảy ngầm do những chi phối vừa tất yếu, vừa ngẫu nhiên của lịch sử hiện đại Việt Nam. II. Thơ cách mạng 1945-1975 1. Hoàn cảnh lịch sử Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Ðình, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ách nô lệ bị đập tan, con người Việt Nam được giải phóng; bừng lên một niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng liêng, như kết quả tất yếu từ khát vọng tự do và quyết tâm cứu nước của cả dân tộc. Không khí
  • 11. hân hoan ấy đã thổi vào văn học, đặc biệt là thơ ca thời kì đầu cách mạng làn gió tươi mới, trong lành . Nền văn học Việt Nam từ đây là nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Hồ Chí Minh từng viết: Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong chính là khẳng định trọng trách đối với các nhà thơ trong bối cảnh lịch sử mới. Các tác phẩm, đặc biệt là thơ đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ vẻ vang phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu bằng cảm hứng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết Thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm nhằm áp đặt chế độ thuộc địa lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ðáp lời kêu gọi ngày 19-12-1946 của Hồ Chủ Tịch, cả đất nước đã đứng lên, vừa đánh giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức mạnh dân tộc không chỉ ở hiện tại mà cả từ truyền thống quật khởi bốn nghìn năm. Kết thúc cuộc kháng Pháp 9 năm gian khổ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng. Một trang sử mới của dân tộc, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Năm 1965, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cả nước lại bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống đế quốc xâm lược.Từ năm 1945 đến 1975, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.,…Tất cả đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, đặc biệt là vặn học nghệ thuật . Suốt ba mươi năm ấy, toàn bộ nền văn học Việt Nam luôn luôn phải là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân. Thơ ca vinh dự khoác lên mình sư mệnh ấy bằng khả năng lan truyền cảm hứng vô cùng mãnh liệt, dồi dào. Thơ những năm kháng chiến chống Pháp hướng về đời sống cách mạng, về kháng chiến làm cảm hứng chính với những tên tuổi như Tố Hữu- lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến, Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm…. Từ
  • 12. những năm 1955-1964, thơ tìm đến với một đất nước vừa hồi sinh sau nhũng năm kháng Pháp lại bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và rồi lại đối mặt với nỗi đau chia cắt hai miền.. Từ 1965-1975 thơ ca tập trung hướng về ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm chống đế quốc Mỹ. Lịch sử thơ ca ghi nhận những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ - những người vừa trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa làm thơ. Họ đã mang đến cho thơ Việt hiện đại một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, mà vẫn thấm đậm chất suy tư , triết luận. Tuy điều kiện giao lưu văn hóa với các nước trong thời kì này không thuận lợi như đầu thế kỉ, nhưng văn học, đặc biệt vẫn rất phát triển bằng sức sống nội tại, bằng sự hấp thu hơi thở của thời đại lịch sử nóng bỏng và đạt được nhiều thành tựu. Tất cả những phương diện của tình hình lịch sử - xã hội nêu trên đã có ảnh hưởng trực tiếp, tạo nên những thuận lợi và khó khăn riêng cho sự phát triển, quyết định diện mạo của văn học, đặc biệt là thơ ca Việt Nam giai đoạn này. 2. Thơ những năm đầu cách mạng a. Nội dung: Niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt trước cuộc tái sinh màu nhiệm ( Hoài Thanh) của đất nước và con người Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: "16 tháng giữa hai cột mốc lịch sử. Thời gian ngắn ngủi ấy khó để tạo nên đầy đủ một giai đoạn một chặng đường thơ. Nhưng thơ ca những năm đầu sau Cách mạng tháng 8 đã có những phẩm chất riêng đáng quý - đó là tiếng nói tự do đầu tiên của thơ ca sau những năm dài nô lệ, đó là những năm tháng bản lề mà trong thời điểm này nền thơ ca cách mạng trẻ tuổi được xây dựng nền móng bằng những viên gạch mới hồng tươi". Đã qua một thời kỳ thơ ca gói trong những cảm hứng riêng tư, vụn vặt: hoặc tìm trong khoái lạc, đê mê"Say đi em cho lơi lả ánh đèn / Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt" (Vũ Hoàng Chương) ngộ nhận tình yêu là cứu cánh cuộc đời "Làm sao sống được mà không yêu" (Xuân Diệu)
  • 13. hoặc phản ánh một hiện thực bế tắc, quẩn quanh "Gặp buổi tâm tư mối nhện đầy" (Thâm Tâm) con người bị dồn đẩy đến chân tường tuyệt vọng"Tình đời đã cháy đến chân nhang" (TrầnHuyềnTrân). Cách mạng tháng 8 thành công, đem đến cho thơ ca những cảm hứng sáng tạo lớn lao, cao cả, giải phóng cho thi sĩ khỏi sự tù túng, bế tắc. Nếu như trước đây, nhà thơ quay lưng với xã hội, hướng nội trong cảm xúc, ôm lấy cái "Tôi" bản ngã, đối lập với cuộc đời đen bạc, ô trọc thì bây giờ thi sĩ mở lòng giang rộng cánh tay hân hoan đón nhận không khí thời đại, Xuân Diệu cảm nhận cái tươi mới trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc: "Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và lại đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố" Cách mạng tháng 8 mang đến nguồn vui được khơi dậy từ một lẽ sống lớn, niềm vui của tự do, độc lập. Niềm vui trong ngày thu tháng 8 với nguồn nội sinh dồi dào, tràn đầy sức trẻ. Trong hân hoan của đất trời giải phóng, Nguyễn Đinh Thi tái hiện niềm vui vươn tỏa khôn cùng của ngày hội dân tộc: " Mùa thu về bỡ ngỡ sáng nay Gặp những chàng trai bên hồ hò reo say Reo reo hò cờ rực đỏ ánh cây Thoáng sao vàng nghiêng nghiêng vẫy" Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam mới, là hình ảnh quần chúng của cách mạng. Từ đây khái niệm "Tổ quốc" "dân tộc" không còn xa xôi, trừu tượng, mơ hồ mà là sắc đỏ, sắc vàng của lá cờ cụ thể. Thâm Tâm cảm nhận "Hồn thiêng khắp hết cõi bờ/ Sáng nay óng ánh trên tơ vải điều" Trong cái say sưa của niềm vui tươi mới của ngày đầu cách mạng, lá cờ tung bay khắp nơi, trong cái bay bổng lạ kỳ của cảm hứng "Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi/ Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi" (Tố Hữu)
  • 14. Vui với duyên đầu cách mạng, bằng nhiệt tình công dân hứng khởi Xuân Diệu tập trung cảm xúc, suy nghĩ, ngợi ca "Ngọn quốc kỳ" - Bài thơ giàu chất tráng ca và hưng phấn cách mạng, lá cờ biểu trưng Tổ quốc - Đất nước - Dân tộc, là hiện thực đường lối chính trị của Đảng:"Có mấy bữa mà Việt Nam thắm cả. Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra/ Những cửa lều xơ xác cũng ra hoa / Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới/ Cả anh dũng cũng tưng bừng trở lại/ Một trăm năm tan nát tựa sương mù" Triển khai trên một kênh cảm hứng khác, trong dòng chảy thơ ca những năm đầu sau cách mạng, nhiều nhà thơ hướng tới cuộc đời mới đang phục sinh, tái tạo, hướng tới sự đổi thay trong cuộc sống và những cảnh đời cụ thể. Nhà thơ Thâm Tâm đã một lần thốt lên "Nghệ thuật nằm im ở mộ lòng" nhưng trước sự lôi cuốn của không khí mới, trước sự hấp dẫn của cuộc sống mới, bằng tình cảm gắn bó, yêu thương với cuộc đời, Thâm Tâm cảm nhận nét đẹp tinh khôi trong khung cảnh thu sang:"Trái hồng trĩu xuống cây rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành" Tuy chưa nhiều vị mặn của mồ hôi cuộc đời trong thơ, nhưng Nguyễn Xuân Sanh dần trở về với nét thực của đời sống. Cách mạng tháng 8 là một hiện thực lich sử kỳ vĩ lan tỏa trong thơ anh, đang chiếm lĩnh, thanh lọc cảm xúc, tạo nên cách viết không cầu kỳ, bế tắc như những vần thơ bí hiểm trước đây, Nguyễn Xuân Sanh viết nên những cảm nhận ban đầu:"Ta khát vô biên ngọn sóng vang/ Ta mừng hội gió lúc lên đàng/ Ta hát vô biên trên sách mới/ Và trên thế giới đượm Tràng giang Cũng là những phong tục, hội hè, đình đám, cũng vẫn là những nét đẹp dung dị của lũy tre, cây đa, bến nước, cũng vẫn là những phiên chợ tết mưa xuân lất phất và cũng vẫn là nông thôn, làng quê. Vẫn là chiếc nón quai thao, những cô yếm đỏ những cụ già râu tóc bạc phơ...Cách mạng tháng 8 trả lại những giá trị văn hóa truyền thống, tích hợp những giá trị mới, Đoàn Văn Cừ nói đến một sức sống mới trong hồn dân tộc được phục sinh, tân tạo:"Bao thôn nữ hôm qua còn yếm đỏ Miệng hoa cười tươi tựa ánh bình
  • 15. minh Hôm nay đều ra khỏi lũy tre xanh Với dòng máu quật sôi trong huyết quản" Trần Mai Ninh phát hiện, khám phá một bình diện mới khi viết về Đất nước - Tổ quốc. Đất nước đẹp không chỉ vì thế núi, hình sông hùng vĩ, không chỉ vì màu xanh biển trời, mây nước. Trần Mai Ninh nói đến chất thơ của vùng đất từ Nha Trang ra Quảng Ngãi. Đất nước của những con người sống dậy một sức sống mới khi được làm chủ cuộc đời mình lao vào xây dựng:"Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao.../ Có mối tình nào hơn thế nữa? " Bên cạnh những chủ đề Đất nước Nhân dân - Dân tộc, Những ngày đầu độc lập, một hình tượng lớn trong thơ gây xúc động trong lòng người đọc, được nhiều nhà thơ tập trung tinh lực ngòi bút, khắc họa bằng những vần thơ có sức lay động sâu xa - đó là hình tượng Bác Hồ. Nhà thơ Tế Hanh có bài "Hồ Chí Minh" hội tụ những suy nghĩ của nhà thơ về lãnh tụ, là sự ngưỡng mộ thành kính, Tế Hanh phác thảo chân dung Hồ Chí Minh - Người cầm lái vĩ đại của con thuyền cách mạng dân tộc, với khí phách anh hùng mà vô cùng gần gũi "Sáng láng, ôn tồn, thành tâm, quyết chí/ Sóng gió khinh, sấm sét chẳng kinh hoàng/Hồ Chí Minh, chỉ là Người có thể/Đưa con thuyền tổ quốc đến vinh quang" Một thành công khác của Tố Hữu, với "Hồ Chí Minh" được anh viết ngay khi cách mạng thành công trong cả nước (26.8.1945). Đây là sáng tác đầu tiên có giá trị về đề tài lãnh tụ trong thơ ca hiện đại. Vượt lên những hạn chế từ xa mà tưởng tượng về Bác, cách thể hiện còn trừu tượng, hình ảnh và ngôn ngữ còn pha màu lãng mạn dễ nhận thấy ở thời kỳ quá độ cách mạng cho đến mấy năm đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ có cái thể rất mới, rất rắn rỏi. Tố Hữu nêu bật ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần lạc quan các mạng của nhân dân tập trung trong con người Hồ Chí Minh, sự gắn bó máu thịt giữa quần chúng và Bác Hồ - Người kết tinh, dung hội nguyện vọng, sức mạnh vĩ đại của giai cấp, dân tộc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh
  • 16. lãnh tụ xuất hiện trong thơ bằng dáng nét kiêu bạc của con người:"Làm tên quân cảm tử đi tiên phong /Đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng/ Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng Hồn vẫn tươi vui thơm ngát tình đời/Bước trường chinh dẫu mỏi gối, khan hơi/ Tim gang thép vẫn tưng bừng lửa chiến" Cảm hứng thơ giai đoạn này về Bác chủ yếu khởi phát từ tấm lòng chân tình biết ơn, và cảm phục, chưa thấy được hết mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng và những phẩm chất cao quí khác của Người. Thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng 8, ngoài nội dung ngợi ca cuộc sống mới, còn đề cập đến khí thế sôi động của dân tộc chống thù trong giặc ngoài. Bọn cơ hội chính trị Việt quốc - Việt cách dưới sự che chở của thế lực ngoại bang cũng trương cờ, lôi kéo biểu tình, đình công, rút cục thất bại thảm hại, trở thành trò cười cho mọi người. Thơ ca đả kích, châm biếm đã phát huy lợi thế đánh địch, vạch mặt kẻ thù: Với chúng, tổng đình công lại hóa ra tổng... bất đình công, quang cảnh biểu tình do chúng tổ chức quả thật thảm hại: "Chen nhau đông tựa chùa bà Đanh /Hăng hái như người đang ngái ngủ" Hưởng ứng một sự kiện chính trị lớn lao: Cuộc tổng tuyển cử toàn dân ngày 06.01.1946 một hướng thơ ca chuyển sang ngợi ca sự kiện chính trị ấy. Tố Hữu "Nhiệt liệt hoan nghênh tổng tuyển cử lần đầu" và anh kêu gọi:"Tất cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu Hãy cử đúng những người đại biểu" (Thưa các ông nghị) Với trường ca "Hội nghị non sông" là sự kết tinh nhiệt tình công dân và cảm hứng lịch sử của nhà thơ Xuân Diệu. Không khí chính trị trở nên oi bức, phức tạp trước những diễn biến âm mưu đen tối của thực dân Pháp, núp sau quân đội Anh - Ân chiếm lại miền Nam nước ta. Với tầm vông, súng kíp, mã tấu, dao găm niềm Nam đứng lên giết giặc. Những đoàn quân Nam tiến lên đường "Giết giặc" (Tố Hữu) là mệnh lệnh là kêu gọi cứu nước giục giã, thiết tha: "Máu Việt Nam đang chảy/ Đỏ đồng ôi máu yêu/ Miền Nam đang bốc cháy/ Đồng bào ôi lửa thiêu/ Mau mau lên đứng dậy/ Gươm gươm
  • 17. đâu tuốt ra/ Súng súng đâu vác chạy/ Cứu cứu đồng bào ta/ Giết giết quân xâm lược/ Mau xung phong xung phong/ Cờ bay lên cứu nước/ Máu giặc phải thành sông".Trần Mai Ninh trong "Nhớ máu" phản ánh khí thế cuồn cuộn dâng trào của những con người vừa có dược thời gian hòa bình ngắn ngũi phải lao vào cuộc chiến đấu mới giành lại độc lập. "Nhớ máu" mang theo tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" và không khí hào hùng của những ngàyCách mạng tháng 8 vừa qua:"Cả ngàn chiến sĩ/ Cả ngàn con bạc, con vàng của Tổ quốc/ Sống... trong đáy âm thầm/ Mà nắm chắc tối cao vinh dự/ Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai /Vững tin tưởng nơi oai hùng Và chiến thắng Câu Việt Nam dân tộc" (Nhớ máu) Không khí chính trị oi bức, phức tạp vì thực dân Pháp ngày càng trắng trợn khiêu khích: Hà Nội - Hải Phòng và nhiều nơi khác... Trước những tội ác man rợ của kẻ thù, sự kiên nhẫn, chịu đựng nào cũng trong một giới hạn, biên độ nhất định. Chính chúng - chứ không ai khác đã thổi bùng lên ngọn lửa hờn căm hàng năm nung nấu. Ngọn lửa đốt nhà, đốt làng, đốt xóm trở thành ngọn lửa hận thù, mất mát, thương đau dội lên đầu chúng:"Lửa reo, lửa thét... Lửa xuống cửa ga/ Xe tăng giẫy chế/ tLửa vào Cát B/i Máy bay tan tành Hải phòng khu bảy tay ôm lửa/ Một mái nhà thiêu một đạo binh" Thời điểm này, toàn dân tộc chỉ còn chờ lệnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh là nhất tề xông lên lao vào cuộc kháng chiến vệ quốc trên toàn lãnh thổ. Nhưng từng góc phố, từng ngôi nhà, từng làng, từng xóm, một góc chợ, một bờ đê... chiến lũy đã mọc lên san sát. Mỗi người dân là một chiến sĩ, trong tay là những gì họ có, để có thể tự vệ và chiến đấu. Những sáng tác thơ ca về chủ đề chiến đấu trước ngày toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) chưa có chiều sâu và bề rộng của phong trào và đội ngũ sáng tác như những năm sau. Điều đó làm cho thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng 8 không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này, được khắc phục dần dần khi đội ngũ được bổ sung và người nghệ sĩ thật sự đi vào cuộc kháng chiến với một dung dáng vững vàng của người nghệ sĩ - chiến sĩ.
  • 18. b. Nghệ thuật Đi đôi với sự chuyển biến trong nội dung tư tưởng, hình thức thơ thời kì này cũng có những chuyển biến nhất định. Hình thức câu thơ tự do hơn: số lượng câu , số chữ trong một dòng thơ đã thực sự được giải phóng. Chế lan Viên viết thơ bằng tấm lòng thành kính của mình: Ôi độc lập/ Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc/ Khi tự do về chói ở trên đầu. Hình ảnh thơ tươi mới hơi thở của cuộc sống mới, chất liệu thơ sáng. Phát huy tinh hoa ngôn từ khi còn thơ Mới, Thâm Tâm đã phả vào đó chất liệu tươi sáng của cuộc sống mới phục sinh Trái hồng trĩu xuống cây rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành" Tuy nhiên, cả cách diễn đạt và lối cảm xúc vẫn chưa thoát được cái bóng của thơ cũ. Những ngôn từ, hình ảnh còn cũ, mòn: hồn đất nước, mối oan cừu, giày vạn dặm, bụi trường chinh... Tóm lại Vượt lên những hạn chế khó tránh khỏi, thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng 8 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trân trọng: Là tiếng nói ngợi ca Tổ quốc - Đất nước độc lập, tự do, là nét vẽ tươi màu, đa sắc về cuộc sống mới sinh sôi, nẩy nở, đang tái tạo, phục sinh trong hồn dân tộc, là tiếng lòng thành kính, ngưỡng mộ đối với lãnh tụ kính yêu. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thơ ca đã phác thảo được diện mạo đất nước Việt Nam mới, trong những ngày cách mạng giành chính quyền và trước lúc bước vào cuộc kháng chiến "Ba ngàn ngày không nghỉ" (Tố Hữu). Tuy chưa phải là một giai đoạn, một chặng đường thơ ca, nhưng giữa hai thời điểm lịch sử quan trọng của dân tộc có một dòng thơ dào dạt tuôn chảy từ trái tim nhà thơ - công dân, nghệ sĩ - chiến sĩ. Bằng ngôn ngữ, thi ca đã đánh dấu những cột mốc trên hành trình lịch sử dân tộc. 3. Thơ ca chống Pháp : 1946-1954
  • 19. a. Nội dung: Phản ánh con người kháng chiến với tình cảm cộng đồng và tình cảm công dân mà bao trùm là tình yêu nước Thơ ca tiếp tục gắn bó với đời sống buồn vui, lúc hạnh phúc cũng như khi gian lao, vất vả của con người Việt Nam. Nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét xác đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu. (Nói chuyện thơ kháng chiến). Có thể nhận thấy sự khởi sắc của thơ giai đoạn này, trước hết, qua khảo sát phong trào và lực lượng sáng tác. Từ sau Cách mạng tháng Tám, thơ không còn là vương quốc riêng của các nhà thơ chuyên nghiệp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đồng thời cũng giải phóng cho nhà thơ, trong cuộc đời cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Sự gặp gỡ giữa lý tưởng Cách mạng và lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc là điều kiện khách quan cho sự xuất hiện hình mẫu người nghệ sĩ kiểu mới. Có thể nói : không có thế hệ nhà thơ kiểu mới thì không có thơ ca Cách mạng. Giờ đây, anh cán bộ chính trị, anh cán bộ quân sự, anh công an, anh bình dân học vụ, anh thông tin, anh hỏa thực, các chị phụ nữ, các em thiếu nhi, hết thảy đều làm thơ. (Hoài Thanh - Nói chuyện thơ kháng chiến). Không khí quần chúng sôi nổi một mặt tạo điều kiện thử thách và khẳng định các tài năng trẻ, mặt khác, góp sức cùng cao trào cách mạng tác động mạnh mẽ vào tâm tư tình cảm của các nhà thơ lãng mạn, giúp hồn thơ họ hồi sinh. Với kinh nghiệm và tài năng đã được khẳng định, đóng góp của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Huy Cận,... tuy chưa thật sự là hơi thở mãnh liệt của thời đại nhưng vẫn có ý nghĩa sâu sắc : khơi gợi lòng yêu nước, hào khí đấu tranh và lòng tự hào dân tộc. Việc hầu hết các nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới tìm đến với Cách mạng, tiếp tục phát huy năng lực sáng tạo, luôn có mặt ở vị trí hàng đầu trận tuyến văn nghệ Cách mạng là một hiện tượng đặc sắc. Ðiều đó chứng tỏ tính ưu việt, sức hấp dẫn mạnh mẽ của chế độ mới và đường lối văn nghệ Cách mạng.
  • 20. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hòa vào lòng người hăm hở trên trận tuyến chung, có đội ngũ chỉnh tề, khỏe khoắn của các nhà thơ. Mấy năm đầu, nhiều thi sĩ còn gặp khó khăn. Tâm hồn họ chưa hòa nhịp kịp với đời sống kháng chiến sôi nổi, sống động. Các nhà thơ vẫn còn vương vấn với những thi đề quen thuộc, những tình cảm tiểu tư sản xốc nổi, đậm màu sắc anh hùng cá nhân ; cách biểu hiện sáo mòn,... Sương mù của bầu trời tinh thần cũ giờ vẫn còn lẩn quẩn trong vườn thơ Cách mạng, biểu hiện ở những Ðạo rớt, Mộng rớt, Buồn rớt,.... Giữa cảm xúc thơ trong Ngày về (Chính Hữu), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Tây tiến (Quang Dũng) với tình cảm chân chất, phơi phới lạc quan trong tư thế anh hùng thời đại mới của quần chúng - còn một khoảng cách nhất định. Bởi lẽ, một khi nhận thức lý trí chưa thật sự hóa thành rung động tình cảm chân thành thì hình tượng nghệ thuật khó có sức lay động mạnh mẽ. Thực tế kháng chiến đã thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và củng cố lập trường tư tưởng của các nhà thơ, giúp họ ngày càng gần gũi, gắn bó với nhân dân. Lớp trước cách mạng dần bắt kịp và hòa nhập vào đời sống mới. Bên cạnh đó, các nhà thơ trẻ không ngừng tự khẳng định bằng sáng tác có giá trị. Những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này : Việt Bắc (Tố Hữu) ; Ðất nước (Nguyễn Ðình Thi); Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông) ; Ðồng chí (Chính Hữu); Nhớ (Hồng Nguyên ; Thăm lúa (Trần Hữu Thung) ; Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Dọn về làng (Nông Quốc Chấn); Nhớ máu (Trần Mai Ninh)... Một trong những thành tựu thơ ca kháng chiến nổi bật là sáng tác của Bác Hồ. Người làm thơ vừa để cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân (Thơ tặng các cháu thiếu nhi, Khuyên thanh niên, Tặng các cụ du kích, Gửi nông dân), vừa nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của mình (Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Nguyên Tiêu, Báo tiệp, Thu dạ, Ðăng Sơn). Những sáng tác này góp phần làm nổi rõ ở Bác một tâm hồn nghệ sĩ hết sức tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam.
  • 21. Về nội dung tư tưởng, thơ ca 1945-1954 luôn gắn bó chặt chẽ, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực kháng chiến hoành tráng. Lần giở những trang thơ, có thể gặp lại bước đường của lịch sử. Khác với thơ lãng mạn trước đó, thơ ca kháng chiến phát triển trên nền hiện thực tâm trạng của nhân dân. Từ chỗ thơ Mới chỉ bộc lộc cái Ðẹp trong từng con người riêng lẻ, trường cảm xúc giờ đây được mở rộng ; phạm vi phản ánh cũng bao gồm từ nơi sâu kín tâm hồn người cho tới khoảng rộng bao la của cả đất nước, dân tộc. Các thi sĩ đã đưa được không khí thời đại mới mẻ, khỏe khoắn vào thơ. Khuynh hướng sử thi ngày càng nổi rõ. Thơ tập trung thể hiện tâm tình phơi phới tin yêu, lạc quan, tự tin, tự hào của người Việt Nam được giải phóng ; những ước mơ, khát vọng cháy bỏng ; những sắc thái tình cảm cao cả trong cuộc chiến đấu tuy gian khó nhưng vô cùng anh dũng. Cảm hứng thơ chủ yếu hướng ngoại, chú ý nhiều đến tình cảm công dân nên ít nói tới con người trong đời sống riêng tư. Tình yêu lứa đôi cũng như mọi cung bậc tình cảm khác đều được cảm nhận thông qua tình đồng chí. Do đó, trong khi mặt chói sáng của hiện thực được phản ánh sinh động thì chiều sâu đời sống, ở đó có nỗi buồn mất mát, chia lìa - chất bi tráng - lại chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, sự phiến diện ở đây là tự giác và cần thiết. Hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết hi sinh cái riêng tư, vì vận mệnh đất nước. Thơ ca không thể đứng ngoài sự hi sinh vĩ đại ấy. Không có gì quí hơn độc lập tự do, các nhà thơ sẽ chẳng được ngợi ca nếu chỉ chuyên tâm sáng tác nhiều thơ mà để nước mất, dân nô lệ một lần nữa. Nhân vật trữ tình trong thơ kháng chiến nghĩ suy và hành động chủ yếu hướng về số phận tổ quốc. Các nhà thơ đặc biệt khơi gợi, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức làm chủ và quyết tâm xả thân (Ðất nước - Nguyễn Ðình Thi ; Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông ; Bên kia sông Ðuống - Hoàng Cầm ; Ðôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng). Tình yêu nước, trước hết, được thể hiện rất đậm nét qua tình cảm đối với những con người trong kháng chiến. Ðó là những con người vừa bình
  • 22. thường, chân chất vừa phi thường, chói sáng. Truyền thống cha ông và khí phách của giai cấp vô sản được kết tinh ở người anh hùng thời đại mới. Tiêu biểu hơn cả là hình ảnh người Vệ quốc quân. Tầm cao tư tưởng và chiều sâu tâm hồn của hình tượng người Việt Nam được tập trung làm nổi bật ở hai phương diện : phẩm chất cách mạng tốt đẹp và tình nghĩa quân dân thắm thiết. Ðặc biệt, tình yêu nước còn được thể hiện đầy xúc động qua lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều bài thơ hay về Bác : Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm (Tố Hữu) ; Ảnh cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) ; Bộ đội ông Cụ (Nông Quốc Chấn); Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ). Tất cả góp phần xây lên hình tượng cao đẹp về lãnh tụ, đó là một con người tài năng kiệt xuất, có lòng nhân ái mênh mông và lối sống giản dị, khiêm tốn. b. Nghệ thuật biểu hiện của thơ ca 1945-1954 cũng có những vận động, biến chuyển mới - trên cơ sở phát huy thành tựu của thời kỳ trước - để tương ứng với nội dung tư tưởng, tình cảm mới. Có những tìm tòi, thể nghiệm mới: Thơ Nguyễn Đình Thi có nhũng tìm tòi mới lạ, thiên về hình thức. Ông muốn cách tân thơ kháng chiến, đưa nó thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Mới. Ông muốn thơ phải là tiếng nói tự do chân thực, phóng túng, ông từ chối vần điệu. Bởi theo Nguyễn Đình Thi, thơ chịu sự chi phối bởi cái nhịp bên trong: nhịp cảm xúc, nhịp tư duy sâu kín của tâm hồn Trong tiểu luận “ Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi cho rằng “ Cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai…. Nhạc của thơ không giới hạn ở thứ nhạc ngoài tai ấy. Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn” Theo đó có thể thấy Nguyễn Đình Thi rất coi trọng nhịp điệu trong thơ. Cũng dễ hiểu, “ Nhịp điệu xưa nay vẫn là xương sống của thơ”. Nhưng nếu như những nhà thơ khác quan niệm nhịp điệu, tính nhạc
  • 23. trong thơ gắn liền với vần thơ “ Thơ phải có vần, không có vần không thành thơ” thì Nguyễn Đình Thi lại không chú trọng vần. Ông nỗ lực giải phóng thơ khỏi khuôn vần, khỏi cái nhịp điệu đều đều thường thấy để đi tìm nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn. Thơ là tiếng lòng của nhà thơ trước hiện thực. “ Nó tóe lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn và ngoại vật”. Có lúc nó êm ả như tiếng đàn rơi trên tay người thiếu nữ, có lúc nó khúc khuỷu như con đường núi nhỏ hẹp đầy đất đá, có lúc nó dữ dội như dòng thác gào rú giữa rừng đại ngàn. Thơ có muôn hình vạn trạng, nhịp thơ nhiều tầng nhiều bậc nên không thể giới hạn nó trong vần điệu. Nhịp thơ ấy chỉ có thể là nhịp của tâm hồn. Tức là tâm hồn rung động như thế nào thì nhịp thơ sẽ hiện lên như thế ấy. Thấy được điều này nên thơ Nguyễn Đình Thi dù không có vần, yếu tố âm nhạc vẫn tràn trề : “ Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em” “ Nắng soi ngõ vắng Thềm cũ lối ra đi Lá rụng đầy” Thực tế sáng tác gần đây của các nhà thơ trẻ đã chứng minh những nỗ lực cách tân thơ của Nguyễn Đình Thi những năm đầu kháng chiến chống Pháp là đúng đắn. Tiếc rằng kiểu thơ không vần do Nguyễn Đình Thi khởi xướng thời ấy không được thăng hoa đến đỉnh cao của nó. Nhưng những giá trị mà nó để lại ( Cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật) là rất đáng quý. Nó góp một tiếng nói mới lạ cho thơ kháng chiến. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến những nhà thơ sau này. Và đặc biệt nó khẳng định vị trí Nguyễn Đình Thi trên thi đàn Việt Nam hiện đại như một nghệ sĩ tài hoa và tài năng. Dưới ánh sáng của quan niệm nghệ thuật cách mạng, yêu cầu về tính đại chúng, tính dân tộc được đặc biệt chú trọng. Thể thơ ngày càng phong phú. Các thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt, bát cú, cổ phong) hiện diện bên cạnh những tìm tòi mới mẻ (thơ không vần, phá
  • 24. thể, hợp thể, tự do). Những thể truyền thống như lục bát, ngũ ngôn được sử dụng phổ biến. Hiện tượng này ta gặp nhiều trong thơ Tố Hữu với tập thơ Việt Bắc, thể thơ truyền thống quen thuộc giúp nhà thơ chuyển tải được những vấn đề chính trị lớn lao , dễ đi vào lòng người. Nhiều bài thơ tính tự sự gia tăng: trong đó, sự kiện cốt truyện trở thành yếu tố số 1 của thơ, hình thành lối thơ kể chuyện như Người đàn bà Ninh Thuận, Kể chuyện Vũ Lăng- Anh Thơ… Lối thơ mượn lời một người nào đó để kể chuyện , để lên tiếng . Lối thơ này thể hiện chuyển biến tư tưởng lớn của người cầm bút trước đòi hỏi của kháng chiến, đó là quá trình cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt. Hình tượng thơ, cảm hứng thơ không còn màu sắc yêng hùng, lãng mạn của những năm đầu kháng chiến ; trở nên gần gũi, bình dị, phù hợp với quan niệm về người anh hùng thời đại mới. Đại chúng hoá trở thành một tiêu chuẩn thẩm mỹ trong thơ . Nếu đọc những câu thơ : Trầm ngâm nghê bay trong lãnh cung/ Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng/ Chao ôi, thánh thượng vô tâm quá/ Lòng thiếp buồn như một tâm nhung , dù giấu tên tác giả đi, người ta vẫn có thể đoán nó được viết trước cách mạng; không phải chỉ ở các chữ như lãnh cung, thánh thượng… mà còn bởi vẻ đài các của câu thơ nữa. và nếu đọc những câu thơ của Tế Hanh như: Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao.../ Có mối tình nào hơn thế nữa? không thể nhầm lẫn với giai đoạn nào khác bởi đó là vần thơ tràn đầy lãng mạn của thơ những năm đầu cách mạng. Thơ thời kì này trực tiếp, gần gũi , nghe giản dị : Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều- Nguyễn Đình Thi; hình tượng người chiến sĩ – hình tượng nghệ thuật trung tâm được viết thật giản dị, họ đi ra từ cuộc sống lao động hàng ngày, họ bước vào chiến trường với quê hương anh nước mặn đồng chua/ làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá..- Đồng chí- Chính Hữu Ngôn ngữ thơ chuyển dần từ tình trạng hoa mỹ, cầu kỳ, tượng trưng, ước lệ sang đời thường, tự nhiên, phong phú đến vô cùng. Lời ăn tiếng nói Tải bản FULL (51 trang): https://bit.ly/3wpHuGk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 25. của quần chúng hàng ngày được chú ý vận dụng trong quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, mạnh dạn đưa vào thơ từng đoạn, câu, khổ , bài ca dao dân gian. Cón nhớ thơ những ngày đầu kháng Pháp, bài Vui bất tuyệt của Tố Hữu – ca ngợi cách mạng với lời lẽ rất nồng nhiệt, sử dụng không ít từ Hán Việt có ý nghĩa trìu tượng: như đại hội, hoa đăng, ngân hà,… cách nói khoa trương : xôn xao, cuồn cuộn. tác phẩm tuy mang nọi dung mới nhưng vẫn là cách biểu lộ của thời thơ Mới. Chỉ độ hai năm sau, đọc Cá nước, Bầm ơi của Tố Hữu mới nhận ra một cốt cách khác, một giọng thơ khác, giản dị gần gũi như ca dao : Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm/ Bầm ơi có nhớ không bầm/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Tóm lại (Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Không ít tác phẩm sẽ bất tử với thời gian. Tuy nhiên, xét trên đại thể, vì là thời kỳ mở đầu của nền văn học mới, nên không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Cảm xúc rất tinh nhạy, mãnh liệt nhưng đôi khi lại chưa sâu, chưa chín ; thành ra thơ thường có sức vang xa, ít vọng sâu. Thơ tính khái qúát chưa cao, chất suy nghĩ chưa nhiều, vẫn còn chạy theo miêu tả , theo sự kiện. Mặt khác, nhiệt tình công dân và cảm xúc nghệ thuật ở người nghệ sĩ không phải lúc nào cũng đạt đến độ hài hòa cần thiết. 4. Thơ ca 1955 – 1965 a. Nội dung Thời kì 1955-1965 là một cái mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam: giải phóng miền Bắc, khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Trên nền hiện thực sôi động đó, thơ ca đã phát triển mạnh mẽ, tiếng thơ cất lên từ nhiều cung bậc tình cảm, nhiều nỗi niềm tâm sự. Cảm hứng về đất nước anh hùng, về tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt hai miền. Nhưng trước hết bài ca về đất nước là bài ca thắng lợi, bài ca xây Tải bản FULL (51 trang): https://bit.ly/3wpHuGk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 26. dựng. (Hà Minh Đức). Thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với chủ nghĩa xã hội. Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc sống cùng với những tưởng tượng về cuộc sống ngày mai tươi sáng, gần gũi đã tạo nên những tứ thơ đẹp giàu ước mơ và chân thực. Đó là những bài thơ thấm đượm mồ hôi và hơi thở lao động như Đi ra ngoại ô (Chế Lan Viên), Nông trường cà phê (Tế Hanh), Bài ca hợp tác thôn tôi (Yến Lan), Anh chủ nhiệm (Hoàng Trung Thông), Hạ Long đêm bốc vác (Nguyễn Viết Lãm)…. Đó là tiếng thơ tràn đầy lạc quan, yêu đời khi hoà quyện với con người, thiên nhiên, đất nước của Huy Cận. Nhịp sống cày bừa của những người nông dân mới, nhịp sống của những người lao động như những anh thợ mộc, thợ gốm, thợ đá, bạn chài… đi vào thơ Huy Cận như những phát hiện về vẻ đẹp của con người mới – vẻ đẹp trong lao động. Hay đó là những đổi thay trên miền Bắc được Lê Anh Xuân ghi lại một cách đôn hậu và ấm áp: Bản mường ơi, chiều xuống rồi nhẹ nắng Mà lúa vàng trĩu nặng cả đồng ta Đàn bò mộng đang về ngang suối vắng Suối bỗng vàng như chở nắng chiều xa Thơ ca tràn đầy cảm xúc ngợi ca đất nước tươi đẹp đang đổi thịt thay da. Nhịp điệu mới sôi nổi, náo nức của cuộc sống lao động xây dựng trên khắp miền Bắc được nói tới với niềm vui say, tự hào. Cùng với cảm hứng về chủ nghĩa xã hội, niềm nhớ thương quê hương miền Nam cách trở được các nhà thơ thể hiện kịp thời, tha thiết. Hiện thực cách mạng miền Nam đã khơi dậy dòng thơ đấu tranh thống nhất đất nước. Tố Hữu với Có thể nào yên, Lá thư Bến Tre, Miền Nam… bừng bừng khí thế, biểu hiện lòng yêu nước, tình cảm nhớ thương miền Nam, căm thù giặc. Xuân Diệu Căm giận kẻ đã gây ra chia cắt cho đất nước, Nhớ quê Nam mơ ước được trở về quê má với những kỉ niệm tuổi thơ bởi với miền Nam, ngoài nghĩa chung còn có tình riêng đặc biệt của một người Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong. Trong thơ Chế Lan Viên, bộ mặt kẻ thù hiện lên rõ nét, cùng với
  • 27. đó là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời của nhân dân miền Nam: Dậy, đế quốc Mĩ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta Ở đâu, ở đâu, ở đất anh hùng Nhớ con sông quê hương, nhớ khuôn Mặt quê hương, nhà thơ Tế Hanh Chiêm bao gặp lại người thân, tố cáo kẻ thù đã rải chất độc xuống Cái giếng đầu làng. Tình cảm thương nhớ quê Nam bật lên thành tiếng gọi đầy khắc khoải, da diết: Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe tiếng tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết… (Nhớ con sông quê hương) Với hai nguồn cảm hứng chủ đạo là yêu nước và chủ nghĩa xã hội, thơ ca đã mở ra mạnh mẽ về phía thực tại đời sống. Nhưng không xa rời bản chất trữ tình của thể loại, thơ thời kì này đã tạo nên cái tôi trữ tình riêng biệt độc đáo – cái tôi trong sự thống nhất riêng - chung. Đó là hình tượng những cá nhân được đánh giá theo quan điểm lợi ích của tập thể, với lối sống hết mình vì tập thể, vì sự nghiệp chung. Nói như nhà thơ Tố Hữu: Tôi cho cái riêng của ta là của cái chung và cái chung của ta bao gồm được mọi cái riêng (Tạp chí Văn nghệ số 48, tháng 5/1961). Hay như tâm sự của Tế Hanh: Hỡi người bạn! Hãy nhập vào đại chúng Cuộc đời riêng hoà với cuộc đời chung. Như con sông dặm ngàn tìm lẽ sống Vào đại dương cho thoả chí vô cùng Ta là một, ta vừa là tất cả Nhập vào đời, ta ấy “Tôi” hơn. 4150911