SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 36
C 1: Đồng chí hãy cho biết quan điểm của mình và lập luận bảo vệ quan điểm đó về ý kiến hiện nay. Trong quá
trình phát triển Việt Nam không thể lựa chọn cả hai mà chỉ hoặc kinh tế hàng hoá thị trường hoặc CNXH.
    Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, LLSX rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật rất kém, bản thân
đặc điểm quá độ đi lên CNXH của nước ta là bỏ qua chế độ TBCN đã nói lên rằng nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất
kỹ thuật cho CNXH do CNTB tạo ra. Do đó để có thể xây dựng CSVC kỹ thuật cho CNXH, để có thể đi lên CNXH. Trong
thời kỳ quá độ ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khắng định: phải phát triển nền KT hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (mà tại ĐH lần thứ IX gọi là : KT thị trường
định hướng XHCN.
    Vậy trước hết ta cần xác định KT hàng hoá, là mô hình KT trong đó hầu hết các quan hệ KT được thực hiện trên thị
trường dưới hình thức hàng hoá và dịch vụ (vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước). Nền KT vận động
theo cơ chế thị trường, là nên KT trong đò các chủ thể KT tự do lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh đúng ngành
nghề, đúng pháp luật, mọi hoạt động kinh tế diễn ra không có sự bắt buộc hoặc điều khiển của một ai và tuân theo các quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, giá cả, lưu thông tiền tệ lãi suất và buôn bán hàng hoá theo yêu cầu của thị trường cần chứ
không bán cái gì mà mình có. Tất cả các quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá, các chủ thể kinh tế được trao đổi lợi
ích của mình không sai phạm pháp luật và quy luật KT thị trường. Vấn đề cốt lõi của KT thị trường là căn cứ vào thị trường
các nhà SX hàng hoá sẽ quyết định SX cái gì ? sản xuất như thế nào và SX cho ai. Và phải tuân theo các quy luật của Thị
trường vào sự điều tiết “ bàn tay vô hình ”.
    Nền KT hàng hoá thị trường là nền KT ưu việt nhất trong lịch sử phát triển KT từ trước đến nay, nó tồn tại trong nhiều
thời kỳ lịch sử, nó gắn với trình độ phát triển cao của nền SX lớn đại công nghiệp. Chúng có vai trò to lớn trong việc xoá bỏ
nền KT tự cung tự cấp, cho ra đời nền SX lớn hiện đại, tạo ra sự tích lũy vốn, kinh nghiệm, kích thích cải tiến kỹ thuật nâng
cao năng suất lao động, phát triển LLSX tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của XH. Đẩy mạnh quá
trình hợp tác phân công lao động, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Song bên cạnh những mặt tích cực, nó vẫn
còn có những khuyết tật đó là gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, phá sản, xu thế phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng
tiền, vì đồng tiền chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm. Sự cạnh tranh chạy theo lợi nhuận dẫn tới tình trạng buôn lậu, đầu cơ,
làm hàng giả, buôn bán hàng giả nên nền KT hàng hoá thị trường cũng cần phải có sự quản lý cùa Nhà nước để đấu tranh
khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó.
    Trong thời kỳ quá độ lên CNXH như cương lĩnh ĐH VII đã xác định : XH chúng ta hướng tới là một XHCN. Trong đó
về mặt KT do nhân dân lao động làm chủ, có nền KT phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX
chủ yếu, không còn bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
    Trên cơ sở và mục tiêu đó, thì việc lựa chọn nền KT hàng hoá thị trường là có gì mâu thuẫn không ?
Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có sự tồn tại nền kinh tế hàng hoá thị
trường là tất yếu khách quan. Bởi vì, trong nền KT nước ta LLSX XH còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần KT khác
nhau, sự phân công lao động XH gắn liền với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các thực thể KT độc lập. Trong
những điều kiện đó, việc trao đổi sản phẩm dựa các chủ thể SX với nhau không thể thực hiện theo nguyên tắc trao đổi ngang
giá, tức là thực hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá.
     Nước trong thời kỳ quá độ muốn phát triển lực lượng SX thì phải XH hoá và chuyên môn hoá lao động. Quá trình đó
chỉ diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hoá. SX càng XH hoá, chuyên môn hoá thì càng đòi hỏi sự phát
triển hợp tác và trao đổi các hoạt động trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hoá giữa các đơn vị sản xuất để
đảm bảo những nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động SX khác nhau.
    Chỉ có đẩy mạnh SX hàng hoá mới làm cho nền KT nước ta phát triển năng động. KT tự nhiên do bản chất của nó, chỉ
duy trì tái SX đơn giản. Trong cơ chế KT cũ, vì coi thường quy luật giá trị nên các cơ sở KT cũng thiếu sức sống và động lực
để phát triển SX. Sử dụng SX hàng hoá là sử dụng quy luật giá trị, quy luật này buộc mỗi người SX tự chịu trách nhiệm về
hàng hoá của mình làm ra. Chính vì thế mà nền KT trở nên sống động. Mỗi người SX đều chịu sức ép buộc phải quan tâm
đến sự tiêu thụ của thị trường, sao cho SX của mình được XH thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập phải phát
triển SX hàng hoá là sự phát triển của LLSX XH. Cũng có nghĩa là sản phẩm XH ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của mọi người. Và từ đó có thể đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động. Muốn thu được lợi nhuận, họ phải
vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, làm cho SX phù hợp với nhu
cầu thị trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả KT. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lý kinh tế và lao
động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ KT.
    Như vậy, phát triển SX hàng hoá đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ cấp bách để chuyển nền KT lạc hậu
thành nền KT hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển LLSX, khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH. Kinh tế hàng hoá không đối lập với các
nhiệm vụ kinh tế XH ở thời kỳ quá độ lên CNXH mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn.
    Thực tiễn những năm đổi mới chỉ rằng, việc chuyển sang mô hình KT hàng hoá là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình KT
đó, chúng ta đã bước đầu khác thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng
đước năng lực SX trong XH, phát triển LLSX, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
trong những năm 1991-1995 là 8,35% vượt mức đề ra (5,5-6%) và GDP bình quân năm 1996-2000 là 7% KT tăng trưởng
khá.
    Sự tồn tại của KT hàng hoá thị trường là tất yếu, nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại những hạn chế là gây ra những tác
động tiêu cực như đã kể trên và nếu không có sự chủ động thì có thể gây ra những nguy cơ chệch hướng XHCN, nên việc
chúng ta vận dụng các hình thức và phương pháp của nền KT thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục
đích xây dựng CNXH chứ không đi theo con đường TBCN. Điều này đòi hỏi phải tăng cường vai trò quyết định đối với KT
thị trường nhằm định hướng XHCN và sự quản lý nền KT thị trường của Nhà nước có những đặc trưng riêng khác với các
nhà nước tư sản. Cụ thể về mục tiêu nhà nước ta quản lý nền KT thị trường là nhằm từng bước giải phóng người lao động có
cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Điều này khác với sự quản lý KT thị trường của nhà nước tư
sản là nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa của các tập đoàn và nhà tư sản trên cơ sở bóc lột quần chúng lao động làm thuê.
    Về kinh tế : Nền kinh tế thị trường có cơ cấu KT nhiều thành phần, trong đò có KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với
KT hợp tác phát triển dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân.
    Về chính trị : Có Đảng cộng sản lãnh đạo và có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân. Sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu cao cả là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
    Và về bản chất của chính quyền là XHCN, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ công hữu là chủ thể với mục tiêu mọi
người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
    Cho nên KT thị trường do Nhà nước ta quản lý theo định hướng XHCN khác về bản chất so với so với KT thị trường
TBCN và từ đó cũng không thể nào chệch hướng hay phát triển theo con đường TBCN được.
    Mặt khác chúng ta cần nhận thức về con đường đi lên CNXH của nước ta là bỏ qua chế độ TBCN. Đây là con đường phát
triển rút ngắn về chính trị, bỏ qua chế độ TB là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá SX TBCN.
    TBCN đã có vị trí lịch sử là phát triển mạnh mẽ LLSX, XH hoá lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu TBCN. Quá
trình này diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ cùng với những đau khổ đối với mọi người. Ngày nay trong
những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát triển rút ngắn, phát triển theo định hướng XHCN, tránh cho
nhân dân ta những đau khổ của con đường TBCN. Song sự phát triển rút ngắn của chúng ta ở đây không phải là sự phủ định
tất cả những gì dưới CNTB mà sự rút ngắn ở đây là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng
TBCN, những tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công
nghệ, để phát triển nhanh lực lượng SX, xây dựng nền KT hiện đại. Mà trên thực sự “ rút ngắn ” này được Đảng và Nhà
nước ta thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp KT thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trên
cơ sở xây dựng phát triển KT nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền KT quốc dân. Cùng với việc
phát triển mạnh mẽ LLSX, XH hoá SX trong thực tế, thiết lập từng bước QHSX mới, XHCN từ thấp đến cao, phù hợp với
trạng thái của LLSX. Đây chính là sự vận dụng quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
    Chính vì vậy mà hiện nay trong quy trình phát triển, chúng ta không thể lụa chọn hoặc chỉ kinh tế hàng hoá thị trường
hoặc chỉ là CNXH mà phải lựa chọn cả hai, đó là sự lựa chọn tất yếu, là xu thế phát triển của lịch sử. Và đây cũng là chủ
trương của Đảng và Nhà nước đã nêu tại ĐH đại biểu toàn quốc lần IX. Chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường cả sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng XHCN đó chính là nền KT thị trường định hướng XHCN.
Mục đích của nền KT thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển KT để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của CNXH, nâng cao đời sống nông dân, phát triển LLSX hiện đại, gắn với xây dựng QHSX phù hợp trên cả 3 mặt sở
hữu, nhiếu thành phần KT, trong đó KT nhà nước cùng với KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
    Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về TLSX chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH
được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển KT-XH lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình
thức từ thấp đến cao từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và QHSX mới nói
chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng QHSX theo định hướng XHCN là thúc đẩy
phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân thực hiện công bằng XH.
    KT thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là nhà nước XHCN, quản lý nền KT bằng pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách sử dụng cơ chế thị trường áp dụng hình thức KT và phương pháp quản lý
của nền KT thị trường để kích thích SX, phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo
vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.
    KT thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả KT, đồng thời theo mức
đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh thông qua phúc lợi XH.
    Tăng trưởng KT gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
    Chủ trương xây dựng và phát triển KT thị trường định hướng XHCN thể hiện tư duy quan niểm của Đảng ta về sự phù
hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Đó là mô hình KT hỗn hợp của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH mà Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường chẳng những không đối lập với XHCN, ngược lại nó còn thúc đẩy
sự phát triển của nền SX XH trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nó là thành tựu phát triển phát triển của nền văn minh nhân
loại là sự tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng XHCN và cả khi XHCN đã được xây dựng thành công. Do đó
nếu có quan điểm cho rằng “ hiện nay trong quá trình phát triển. Việt Nam không thể lựa chọn cả hai mà chỉ hoặc KT hàng
hoá thị trường, hoặc là CNXH là một quan điểm đúng với tính khách quan của thời đại và tính quy luật của lịch sử Việt Nam
trong quá trình phát triển các hình thái KTXH mang đặc thù của CNVS của Việt Nam hiện nay./.
C 2 : “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải đã đứng vững trên cở sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, quy mô
lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ” Đồng chí hãy phân tích luận điểm trên và liên hệ
với quá trình nhận thức và thực tế của nền KTVN.

   Mỗi phương thức sản xuất XH chỉ có thể được xác lập một các vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng.
CNXH cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển xã hội XHCN cũng phải có một nền KT phát triển cao dựa trên lực lượng SX
hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất KT của CNXH phải thể hiện được những
thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức bảo đảm sử dụng
mọi nguồn lực XH. Bảo đảm những nhu cầu vật chất của toàn XH phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất
mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn CNTB vì chỉ có như
vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để CNTB. Lênin cho rằng “Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã
đứng vững trên cơ sở kỹ thuật công nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng
”.
   Như chúng ta đã biết nước Nga trước CM tháng 10 là một nước TB có trình độ KHKT vào loại trung bình. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, nước Nga gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về KT. Khi CM thành công, nước Nga bắt tay vào sự
nghiệp CNH trong điều kiện một quan hệ sản xuất mới nhưng đất nước lại đang bị bao vây phá hoại của CNĐQ và kẻ thù
bên trong, nguy cơ chiến tranh vẫn tiếp tục đe dọa, trong bối cảnh đó Lênin đã khẳng định : không có một nền đại công
nghiệp thì không thể xây dựng được chế độ XH mới. Theo Người, cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH chỉ có thể là một nền
đại công nghiệp cơ khí. Vẫn theo Người điều kiện quyết định để tạo ra năng suất lao động cao là chuyển lao động thủ công
thành lao động cơ khí hoá, là trang bị kỹ thuật mới không những cho công nghiệp mà còn cho tất cả các ngành khác của nền
KT quốc dân, bởi vì không có công xưởng lớn như những xưởnng mà CNTB tạo ra, không có một nền đại công nghiệp tổ
chức cao thì không thể nói đến CNXH đối với một nước nông nghiệp được (xem Lênin toàn tập-tập 43 NXBTB Maxcơva
1978 trang 366-377). Lênin khẳng định : chỉ có xây dựng nền sản xuất đại công nghiệp mới có thể trang bị kỹ thuật và công
cụ mới cho nông nghiệp và cho toàn bộ nền KT quốc dân, mới đảm bảo cho đất nước độc lập về KT và kỹ thuật đối với thế
giới TBCN.
   Tiếp theo tư tưởng của KMARX (đại công nghiệp tác động vào nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa CM) và dựa trên
thực tế nước Nga lúc ấy có nền kinh tế tiểu nông còn đóng vai trò không nhỏ, Lênin nhấn mạnh : Đối với những người tiểu
nông, chỉ có cơ sở vật chất kỹ thuật, những máy kéo và máy móc với quy mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên quy
mô lớn mới có thể giải quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ trở nên lành mạnh được; nếu trong
tương lai chúng ta có thể cung cấp được 100.000 chiếc máy kéo hạng tốt nhất có thợ xăng và thợ máy cho nông dân thì sẽ
nói : " tôi tán thành công xã ” (nghĩa là tán thành CNCS) (xem Lênin toàn tập-tập 38 NXB Maxcơva-1977 trang 247).
   Như vậy Lênin rất coi trọng CNH Người cho rằng CNH là điều kiện tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuất cho
CNXH và chuyển các hình thức KT vào con đường công nghiệp lớn. Đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT xây dựng những trung
tâm nghiên cứu KHKT, nâng cao trình độ văn hoá của toàn dân là nhân tố quan trọng đảm bảo sự độc lập về KT cũng như về
kỹ thuật của Nhà nước XHCN và “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã đứng vững trên cơ sở kỹ thuật công
nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ”.
   Trong phát biểu tại ĐH VIII các Xô Viết Nga (22/12/1920) Lê nin nhấn mạnh : “ chừng nào chúng ta còn sống trong một
nước tiểu nông thì CNTB ở Nga còn cơ sở KT vững chắc hơn là CNCS … kẻ thù đó đứng vững được nhờ dựa vào nền KT
nhỏ muốn diệt nó có một biện pháp là chuyển nền KT của đất nước kể cả nông nghiệp lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ
thuật của một nền sản xuất lớn hiện đại (sđđ- tập 42-1977 trang 494).
   Lê nin rất coi trọng vấn đề thay thế lao động thủ công và bằng các phương tiện kỹ thuật và coi đó là quy luật của sự tiến
bộ kỹ thuật. Người thường xuyên nhắc nhở rằng chúng ta có thể và cần phải sử dụng máy móc nhiều hơn để giảm nhẹ lao
động của con người trong quá trình chuyển từ một nền KT sản xuất nhỏ lên CNXH. Với mục đích giảm nhẹ lao động của
người sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, phân phối lao động hợp lý và làm tăng năng suất lao động, theo Lênin cần chú ý vấn đề
cơ khí hoá những khâu lao động nặng nhọc nhất và Lênin đặc biệt quan tâm đến vấnđề cơ giới hoá nông nghiệp vì nó sẽ tạo
ra một năng suất mới trong nông nghiệp, cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu, cảo tạo tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân và
đưa họ vào con đường làm ăn tập thể. Trong sơ thảo lần 1, những luận cương về vấn đề ruộng đất, Lênin đã viết “ Chỉ khi
nào chính quyền Nhà nước vô sản tổ chức lại được toàn bộ nền công nghiệp trên cơ sở nền đại sản xuất tập thể và kỹ thuật
hiện đại nhất … sau khi đã hoàn toàn đập tan mọi sự phản kháng của bọn bóc lột … thì khi đó mới có thể coi là CNXH
chiến thắng được CNTB và CNXH được củng cố. Chỉ có điều đó mới làm cho Thành thị có thể đem lại một sự giúp đỡ
quyết định về kỹ thuật và khoa học cho nông thôn lạc hậu và phân tán, nhằm tạo nên cơ sở vật chất cho việc tăng năng suất
một các mạnh mẽ trong công tác và trong hoạt động nông nghiệp nói chung (sđđ-41 trang 218-219.
   Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng các nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN khi bước vào thời kỳ xây dựng CNXH cần
điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất đã đạt được theo yêu cầu của chế độ XH mới, tiếp đó thực hiện quá trình CNH-
HĐH để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Còn các nước chưa có nền KT phát triển
cao, nhất là các nước có nền nông nghiệp lạc hậu sản xuất còn nhỏ là phổ biến, đi lên CNXH nhất thiết phải tiến hành CNH
XHCN để xây dựng cơ sở vật chất của CNXH nhằm làm biến đổi về chất quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng
trưởng KT ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần quyết định thắng lợi của CNXH, củng cố vai trò KT Nhà
nước, tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất bảo đảm nền KT độc lập tự chủ, bảo đảm an ninh quốc phòng. Ngày nay CNH-HĐH
đã trở thành xu hướng phổ biến là con đường tất yếu, là quy luật chung để mọi quốc gia bước vào nền văn minh thế giới với
những mức độ khác nhau, mô hình và phương pháp khác nhau theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước.
Nhận thức và vận dụng quan điểm trên của Lênin vào hoàn cảnh thực tế của nền KT nước ta quá độ lên CNXH từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, cái thiếu nhất của nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ
sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH (nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu cái thiếu nhất của nước
ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH). Quá trình
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy ở nước ta là quá trình CNH-HĐH nền KT quốc dân. Đó là con đường tạo ra LLSX mới
nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mọi bước tiến
của quá trình CNH-HĐH và một bước tăng cường CSVC kỹ thuật cho CNXH, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn
thiện QHSX XHCN, làm cho nền sản xuất XH không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân
không ngừng nâng cao. Cũng trong quá trình CNH-HĐH khối liên minh công dân với nông dân và trí thức ngày càng được
củng cố, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được nâng cao, quan hệ về KT giữa
các dân tộc, giữa các vùng của đất nước phát triển đồng đều, xây dựng một nền văn hoá mới, con người mới XHCN ngày
càng có điều kiện để thực hiện. Quốc phòng an ninh của đất nước ngày càng vững mạnh; việc mở rộng KT đối ngoại và sự
tham gia vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng thu nhiều hiệu quả hớn. Vì vậy thành công của sự
nghiệp CNH-HĐH nền KT quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân d6an ta đã
lựa chọn.
   Chính vì thế ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta đã chỉ rõ:“ muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc
hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn XHCN, chúng ta không có con
đường nào khác ngoài con đường CNH XHCN. Vì vậy CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ”. Và ĐH
cũng chỉ ra đường lối CNH là : “ Xây dựng một nền KT XHCN cân đối và hiện đại kết hợp CN với NN và lấy CN nặng làm
nền tảng, ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến
nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại ” (VKĐH III
tập 1-tháng 9/1960 trang 65-67).
   Đến ĐH IV (12/1976 Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh CNH XGCN nước nhà, xây dựng CSVC kỹ thuật của CNXH đưa nền KT
của nước ta từ nền SX nhỏ lên SX lớn XHCN. Ưu tiên phát triển CN nặng một các hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và CN nhẹ kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công-nông nghiệp (VK VI NXBST HN
1977 trang 30). Ở đây cần chú ý đến sự điều chỉnh phương châm công nghiệp hoá ở ĐH IV : nếu ĐH III đã xác định là :
   “ ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” thì đến ĐH IV
đã điều chỉnh lại phương châm tiến hành CNH là “Ưu tiên phát triển CN nặng một các hợp lý trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và CN nhe “ đây là sự điều chỉnh cần thiết và đúng đắn.
         ĐH V tiếp tục điều chỉnh cơ cấu KT theo chủ trương : “ cần tập trung sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên SX lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh SX hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng
một số ngành CN nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu
công – nông nghiệp hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhẹ “ (VK V tập 1 NXBST HN 1982-tráng 62-63).
   ĐH VI (12/1986) đánh dấu một bước ngoặc trong xây dựng CNXH ở nước ta. ĐH đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện
của đất nước. Đảng ta chỉ rõ:“ Phải tập trung sức người, sức của vào thực hiện cho 3 chương trình mục tiêu về lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu “ (VK VI NXBST HN 1987 trang 47). Các chương trình mục tiêu trên cụ thể
hoá nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đến ĐH VII cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH đã nêu lên phương hướng cơ bản : “Phát triển LLSX CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng CSVC kỹ thuật của CNXH không
ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống của nhân dân ” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH-NXBST HN 1991 trang 9).
   Trong VKĐH lần VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Xuất phát từ tình hình thực tế và căn cứ vào cương lĩnh của Đảng, Đảng ta xác định đây là thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất
nước với ”mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước CN có CSVC kỹ thuật hiện đại, cơ cấu KT hợp lý,
QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX đời sống vật chất và tinh thần cao, quố phòng và an ninh vững chắc,
dân giàu nước mạnh, XH công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
CN “ (VK ĐH VIII NXB CTQG HN 1996 trang 80).
   Trên cơ sở kế thừa bổ sung các quan điểm CNH-HĐH nêu ra các quan điểm chỉ đạo toàn bộ công cuộc CNH-HĐH đất
nước với những nội dung cơ bản sau đây :
   + Về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ĐH VII cho rằng cần đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn
với nội dung sau : Phát triển toàn diện nông-lâm-ngư nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh cơ cấu hợp lý. Thực hiện
thủy lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm- thủy sản, phát triển ngành
nghề nông thôn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế XH.
   + Về Công nghiêp : ưu tiên phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, hàng công
nghiệp điện tử, thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở CN nặng tăng thêm năng lực sản xuất theo yêu cầu tăng trưởng
của nền KT, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về KT và quốc phòng. Cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng
và về công nghệ sản xuất, xây dựng một số khu công nghiệp phân bố rộng trên các vùng.
   + Về xây dựng kết cấu hạ tầng phương hướng là : “ cải tạo, mở rộng, nâng cấp xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ
tầng ở những khâu ách tắc nhất đang cản trở sức phát triển”, nội dung gồm : Khắc phục tình trạng xuống cấp của các hệ
thống giao thông hiện có, khôi phục nâng cấp thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, bao gồn giao thông thủy, bộ, sắt,
hàng không, tiếp tục hiện đại hoá và phát triển mạng thông tin liên lạc … tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng XH.
   Qua các kỳ ĐH Đảng ta đều xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suối thời kỳ quá độ và đã đạt được một số
thành tựu đáng kể. Một số công trình lớn đã được phát guy tác dụng. Tuy nhiện trong quá trình CNH-HĐH chúng ta phạm
phải một số sai lầm, thiếu sót, từ những thành tựu cũng như những sai lầm thiếu sót trước đây nhân thức và các làm CNH ở
nước ta đã có sự phát triển thích hợp với tình hình mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
   ĐH IX Đảng ta xác định đường lối KT của Đảng ta là : “ Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền KT độc lập tự chủ đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng
XHCN ” (VK IX-NXB CTQG HN 2001-trang 89).
   Tóm lại luận điểm của Lênin : “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã đứng vững trên cơ sở KT công
nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ” đã được Đảng ta vận dụng sáng
tạo phù hợp với điều kiện nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH thực chất là quá trình CNH-
HĐH được biểu hiện bằng chủ trương phát triển nông lâm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và các ngành kết cấu hạ
tầng dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là con đường thoát khỏi nguy cơ tũt hậu so với
các nước trong khu vực, giữ vững ổn định chính trị XH, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng XHCN, là tiền đề tạo cơ sở
vật chất kinh tế quyết định đến sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta./.




    C 3 : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước
là chủ đạo ?
    Sự thành công của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường
XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Mỗi phương thức sản xuất XH chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. CNXH
cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển, xã hội XHCN cũng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH phải thể hiện được những
thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức có thể đảm bảo sử
dụng mọi nguồn lao động xã hội, bảo đảm những nhu cầu vật chất cho toàn xã hội phù hợp với trình độ phát triển cao của
lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn
chủ nghĩa tư bản vì chỉ có như vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để CNTB.
    Nước ta là một nước có nền KT nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không qua chế độ TBCN tất yếu phải tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và
tăng cường khả năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
    Ngày nay quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá có những điểm mới so với trước đây. Công nghiệp hoá phải gắn
liền với hiện đại hoá. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, một số nước đã bắt đầu phát triển nền kinh tế trí thức. Bởi vậy công nghiệp hoá nước ta không thể chuyển lao
động thủ công thành lao động cơ khí hoá, mà còn phải tranh thủ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ.
Văn kiện Đại hội VIII đã chỉ rõ “ khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp công nghệ
truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại những khâu quyết định ”.
   Có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế độ mới. Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, giữ được ổn định chính trị XH, bảo vệ
độc lập chủ quyền và định hước phát triển XHCN. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là một tổng thể hữu có các yếu tố
vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện nhất định của tiến bộ khoa học và công nghệ, dựa trên đó lực
lượng lao động xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH mọi
mặt nó kế thừa những thành quả đã đạt được trong xã hội TBCN. Mặt khác nó được phát triển và hoàn thiện nhờ ứng dụng
những thành tựu của cách mạng KHKT hiện đại theo nhu cầu của XH mới. Có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới tạo ra nền
sản xuất bằng máy móc, tạo ra sức sản xuất mới có cơ sở để tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra cơ sở KT làm chỗ dựa cho
việc cải tạo, phát triển ngành KT quốc dân khác. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vàø XH hoá sản xuất trên
thực tế tạo điều kiện vật chất cho nền KT độc lâp tự chủ có khả năng tham gia phân công hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại.
   Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là yếu tố khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, của sự
thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
   Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, tạo ra điều kiện để khắc phục những mâu thuẫn trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ, nâng cao phúc lợi vật chất và
văn hoá của nhân dân lao động. Mỗi bước tiến của CNH-HĐH nền KT quốc dân nhằm xây dựng cơ sở vật chất ngày càng
hiện đại cho một chế độ XH mà người làm chủ là nhân dân lao động. Việc phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình
CNH-HĐH luôn gắn liền với việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là KT Nhà
nước và KT hợp tác của người lao động. Công cuộc CNH này được tiến hành một các có ý thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc dưới sự điều hành và quản lý của một Nhà nước của dân, do
dân và vì dân. Đó là bản chất của CNH-HĐH của nước ta.
   Mục tiêu lâu dài của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân, quốc phòng và an ninh vững chắc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ,
văn minh.
   Mục tiêu trước mắt đến năm 2020 là ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
   So sánh với thời kỳ đổi mới. Công nghiệp hoá trước đây được tiến hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với các
chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay CNH trên cơ sở thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
   CNH lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. CNH, HĐH
trước đây dựa trên một nền kinh tế khép kín, hướng vào ưu tiên phát triển CN nặng. Ngày nay xây dựng nền KT mở cả trong
nước và bên ngoài. Xây dựng nền KT hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước
sản xuất có hiệu quả.
   CNH trước đây được coi là riêng của Nhà nước thông qua khu vực quốc doanh và tập thể. Ngày nay CNH-HĐH là là sự
nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần KT, trong đó KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
   Khuyến khích tất cả các thành phần KT tham gia sự nghiệp CNH-HĐH nhằm phát huy mọi tiềm lực của đất nước để phát
triển KT-XH, nhưng KT Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm bảo đảm định hướng XHCN.
   Theo quan điểm của CN Mác-Lênin : Việc xây dựng quan hệ sản xuất phải thực hiện theo quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
   Nước ta quá độ lên CNXH là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN. Đặc trưng của quan hệ sản
xuất XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Muốn thiết lập chế độ công hữu phải phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất. Không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền KT
công hữu. Do đó phải cải tạo XH hiện nay một các dần dần. Chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết
cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu, nên không thể nôn nóng, chủ quan, xoá bỏ nhanh xa hình thức
sở hữu khác mà phải thiết lập quan hệ sản xuất XHCN từng bước từ thấp lên cao phù hợp với trạng thái phát triển của lực
lượng sản xuất.
   KT nhiều thành phần là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần KT cùng tồn tại và tác động lẫn nhau, với nhiều kiểu quan
hệ KT dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau.
Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, do lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, nền kinh tế còn nhiều hình thức sở hữu, do đó nền
kinh tế nhiều thành phần tồn tại là một tất yếu khách quan. Chỉ khi nào lực lượng sản xuất phát triển đến mức có thể xây
dựng được nền sản xuất công hữu hoàn toàn thì khi đó không còn cơ sở khách quan để tồn tại KT nhiều thành phần.
   Mặt khác XH cũ đã để lại không ít các thành phần KT không thể cải biến nhanh được.
   Hiện nay do thu nhập quốc dân nước ta còn thấp, ngân sách Nhà nước hạn hẹp, nếu chỉ trông chờ ngân sách Nhà nước thì
sẽ không hoặc chậm thực hiện CNH-HĐH. Do đó phải giải phóng mọi tiềm năng, mọi tiềm lực bị kìm hãm, phải khác thác
và sử dụng mọi tiềm năng của đất nước về vốn, về khoa học công nghệ, về kinh nghiệm quản lý, về sức lao động, đặc biệt là
nguồn trí tuệ. Do vậy phải sử dụng nhiều thành phần KT tạo ra sức mạnh để phát triển đất nước.
   Nước ta có nguồn lao động dồi dào, khả năng thành phần KT quốc doanh thu hút lao động không nhiều, số người chưa có
việc làm khá lớn đã tạo ra sức ép XH đối với vấn đề giải quyết việc làm. Giải pháp tốt nhất là phải phát triển nền KT nhiều
thành phần.
   Tồn tại KT nhiều thành phần mang lại nhiều lợi ích: góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả KT ; tạo ra cơ sở
khách quan cho phát triển nền kinh tế hàng hoá, phát huy quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ KT trong khuôn khổ pháp
luật ; tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức quá độ, trong đó hình thức KT tư bản Nhà nước như những cầu nối
trung gian đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Hiện nay cơ cấu KT nhiều thành phần ở nước ta có 6 thành phần KT sau
đây :
   - Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước ; các tài nguyên quốc gia và các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng Nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng KT-XH
; phần vốn Nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần KT khác.
   Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thể hiện trong việc đi đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp
luật, hỗ trợ các thành phần KT khác cùng phát triển, tăng cường sức mạnh vật chất, nắm giữ những vị trí then chốt, làm lực
lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền KT.
- KT tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng từ thấp lên cao. Trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã
dựa trên sở hữu các thành viên và sở hữu tập thể. KT tập thể cũng như KT Nhà nước là những thành phần KT, trong đó
người lao động làm chủ và sản xuất được tiến hành vì lợi ích của từng người lao động, của tập thể và toàn xã hội. KT tập thể
mà nòng cốt là hợp tác xã cùng với KT Nhà nước hợp thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
   - KT cá thể tiểu chủ ở nông thôn và thành thị là kinh tế tư hữu nhỏ mà thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của
bản thân và gia đình.
   - KT tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Thành phần
KT này hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm
thuê. Đây là thành phần KT có vị trí nhất định trong phát triển lực lượng sản xuất, XH hoá sản xuất, nên nó được khuyến
khích phát triển.
   - KT tư bản Nhà nước là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa KT Nhà nước với KT tư bản tư
nhân trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh. KT tư bản Nhà nước có vai trò nhất định trong
việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý của các nhà tư bản. Do vậy phải phát triển
mạnh mẽ thành phần KT này.
   - KT có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài đầu tư trực tiếp hoặc gián
tiếp. Thành phần KT này có vai trò trong huy động vốn, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới, góp phần quan
trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Do đó cần được phát triển mạnh mẽ
thành phần kinh tế này.
   Các thành phần KT cần được phát huy phát triển vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhưng KT Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, KT Nhà nước và KT hợp tác, mà nòng cốt là hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân, đó là để bảo
đảm định hướng XNCH.
   Để bảo bảo đảm định hướng XNCH trong quá trình sử dụng các thành phần KT cần phải quán triệt các quan điểm sau
đây:
   Lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, đơn vị tối đa lực lượng bên trong và bên ngoài cho CNH-HĐH, nâng cao hiệu quả
KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu.
   Chủ động đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, làm cho KT Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền KT quốc
dân.
   Xác lập, củng cố nâng cao địa vị làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng XH ngày một tốt hơn.
   Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả KT là chủ yếu, đồng thời phấn phối
dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi XH. Thừa nhận sự
tồn tại lâu dài các hình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị.
   Tăng cường hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nuớc, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của thị trường, bảo đảm
bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt các thành phần KT.
   Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ KT với nước ngoài.
   Qua phân tích trên ta thấy sự đúng đắn của đường lối KT của Đảng ta : “ Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền KT độc
lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội
nhập KT quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng KT đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết
hợp phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng – an ninh ” (VKĐH lần IX, trang 89). Đảng ta đã chủ trương : “ Thực
hiện nhất quán chính sách phát triển KT nhiều thành phần. Các thành phần KT kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của KT thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh ; trong đó
KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT Nhà nước cùng với KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân ” (VKĐH lần IX, trang 96)./.




       C4: Hãy phân tích luận điểm: “Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, điều cần thiết trước
hết là nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

     Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hóa là tất yếu khách quan. Thị trường gắn
liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách
quan của thị trường. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường đã được khẳng định tại Đại hội VI
của Đảng “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN”. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát triển thành chủ trương
xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết
thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy KT, vượt qua những quan niệm xơ cứng về mô hình phát triển KT-XH và con đường đi
lên CNXH ở nước ta.
     Để khẳng định kinh tế thị trường không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn
tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta hãy phân tích làm rõ tính tất yếu khách quan của việc
phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH và mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với quá trình xây dựng
CNXH và định hướng XHCN ở Việt Nam.
     1. Khái niệm kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện
trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào thị trường để
vận động và phát triển. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, sản xuất như thế nào, sán xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu, cần có
những dịch vụ nào đều xuất phát từ như cầu thị trường. Quan hệ kinh tế-hàng hóa phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho
chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Trong kinh tế thị trường, các quy luật cơ bản của thị trường phát huy tác dụng trong các lĩnh vực sản xuất xã hội. Quan
hệ hàng hóa tiền tệ phát triển ở một trình độ cao sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đọan phát triển cao
của kinh tế hàng hóa, dựa trên sự phát triển của LLSX ở một trình độ nhất định.
   Nöôùc ta quaù ñoä ñi leân CNXH töø moät nöôùc noâng nghieäp laïc haäu, trình độ LLSX raát thaáp, cô sôû
vaät chaát kyõ thuaät coøn ngheøo naøn, baûn thaân ñaëc ñieåm quaù ñoä ñi leân CNXH cuûa nöôùc ta laø
boû qua cheá ñoä TBCN ñaõ noùi leân raèng nöôùc ta chöa coù tieàn ñeà veà cô sôû vaät chaát kyõ thuaät cho
CNXH do CNTB taïo ra. Do ñoù ñeå coù theå xaây döïng CSVC kyõ thuaät cho CNXH, ñeå coù theå ñi leân
CNXH, trong thôøi kyø quaù ñoä, ÑH Ñaûng toaøn quoác laàn thöù VII ñaõ khaúng ñònh: phaûi phaùt trieån
neàn KT haøng hoaù nhieàu thaønh phaàn theo ñònh höôùng XHCN, vaän ñoäng theo cô cheá thò tröôøng coù
söï quaûn lyù cuûa NN maø taïi ÑH laàn thöù IX Ñaûng ta goïi laø : KT thò tröôøng ñònh höôùng XHCN.
   Vaäy tröôùc heát ta caàn xaùc ñònh KT haøng hoaù laø moâ hình KT trong ñoù haàu heát caùc quan heä KT
ñöôïc thöïc hieän treân thò tröôøng döôùi hình thöùc haøng hoaù vaø dòch vuï (vaän ñoäng theo cô cheá thò
tröôøng coù söï quaûn lyù cuûa Nhaø nöôùc). Neàn KT vaän ñoäng theo cô cheá thò tröôøng, laø nền KT trong
ñoù cac chủ theå KT töï do löïa choïn phöông thöùc saûn xuaát kinh doanh ñuùng ngaønh ngheà, ñuùng phaùp
luaät, moïi hoaït ñoäng kinh teá dieãn ra khoâng coù söï baét buoäc hoaëc ñieàu khieån cuûa moät ai vaø tuaân
theo caùc quy luaät giaù trò, quy luaät cung caàu, giaù caû, löu thoâng tieàn teä, laõi suaát vaø buoân baùn
haøng hoaù theo yeâu caàu cuûa thò tröôøng caàn chöù khoâng baùn caùi gì maø mình coù. Taát caû caùc
quan heä kinh teá thò tröôøng ñeàu ñöôïc tieàn teä hoaù, caùc chuû theå kinh teá ñöôïc trao ñoåi lôïi ích cuûa
mình khoâng sai phaïm phaùp luaät vaø quy luaät KT thò tröôøng. Vaán ñeà coát loõi cuûa KT thò tröôøng laø
caên cöù vaøo thò tröôøng caùc nhaø SX haøng hoaù seõ quyeát ñònh SX caùi gì ? saûn xuaát nhö theá
naøo ? vaø SX cho ai ? Ñoàng thôøi phaûi tuaân theo caùc quy luaät cuûa Thò tröôøng vaø söï ñieàu tieát “
baøn tay voâ hình ”.
Neàn KT haøng hoaù thò tröôøng laø neàn KT öu vieät nhaát trong lòch söû phaùt trieån KT töø tröôùc ñeán
nay, noù toàn taïi trong nhieàu thôøi kyø lòch söû, noù gaén vôùi trình ñoä phaùt trieån cao cuûa neàn SX lôùn
ñaïi coâng nghieäp. Chuùng coù vai troø to lôùn trong vieäc xoaù boû neàn KT töï cung töï caáp, cho ra ñôøi
neàn SX lôùn hieän ñaïi, taïo ra söï tích luõy voán, kinh nghieäm, kích thích caûi tieán kyõ thuaät naâng cao
naêng suaát lao ñoäng, phaùt trieån LLSX taïo ra nhieàu saûn phaåm, ñaùp öùng nhu caàu ngaøy caøng cao
cuûa XH. Ñaåy maïnh quaù trình hôïp taùc phaân coâng lao ñoäng, thuùc ñaåy quaù trình quoác teá hoaù ñôøi
soáng kinh teá.
     Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên CNXH, sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan do những điều
kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Những điều kiện chung đó bao gồm:
     - Hiện nay, mặc dù lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp nhưng đã có sự phân công lao động xã hội. Phân công lao
động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa.
     - Nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Sự tồn tại và phát triển
của nhiều hình thức sở hữu của nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế cũng
như điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
     - Kinh tế thị trường là cần thiết để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại để
xây dựng CNXH.
     - Phát triển kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa và làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động.
     2. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
     Tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) lần đầu tiên nêu lên khái niệm nước ta đang thực hiện "nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa". Vậy đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ? Nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta một mặt vừa có nguyên tắc, tính chất chung của nền kinh tế thị trường. Theo nhiều nhà nghiên
cứu khoa học thì kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên
tắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH
thực hiện trên cả 3 mặt : sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Do đó kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có những
đặc trưng, bản chất như sau :
     * Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là dùng cơ
chế thị trường, sử dụng các hình thức và quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, khuyến khích tinh thần năng
động sáng tạo của người lao động, giải phóng sức SX, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện
CNH-HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng là để đi lên CNXH, không để cho thị trường tự phát theo con đường
TBCN .
     * Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo:
       Trong kinh tế thị trường TBCN thì sở hữu tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị, còn trong kinh tế thị trường của chúng
ta mặc dù cũng có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản, kinh tế tư nhân nhưng giữ vai trò chủ đạo vẫn là
sở hữu công cộng về TLSX, tức là công hữu bao gồm : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và phần của kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể trong các cơ sở kinh tế liên doanh hỗn hợp - dần dần trở thành nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kể cả
sở hữu những ngành then chốt, kể cả tỷ trọng trong nền kinh tế .
       Việc xác lập vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản
chất giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng
và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò uản lý vĩ
mô kinh tế- xã hội, để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
       * Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN : Tuy nền kinh tế thị trường
có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có những khuyết tật . Vì vậy đi đôi với phát triển kinh tế thị trường phải có sự kiểm soát,
quản lý của nhà nước. Kinh tế thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những mục tiêu
và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Muốn cho thị trường
hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch. Kế hoạh vĩ mô có thể tác
động đến cung- cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường gây ra, thông
qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế hoạch
       * Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy
phân phối theo lao động là chủ yếu: Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc, hình thức phân phối tương ứng. Sự khác nhau cơ
bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN là ở chỗ kinh tế thị trường TBCN phân phối chủ
yếu theo tư bản, phục vụ lợi ích tối đa cho các nhà tư bản, còn kinh tế hị trường XHCN xác lập chế độ công hữu và thực hiện
phân phối theo lao động. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản xây dựng CNXH,
thực hiện dận giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
       * Nền kinh tế thị trường XHCN cũng là nền kinh tế mở hội nhập: Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo
hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới;
giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
     3. Những nguyên tắc đảm bảo cho kinh tế thị trường đảm bảo định hướng XHCN
     Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Đảng đã xác định những nguyên tắc cơ bản cần phải
đảm bảo như sau :
- Về mục tiêu: việc phát triển nền KT thị trường phải nhằm mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân
dân lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX XHCN
      - Về phương tiện : chúng ta phải xây dựng thành công nền kinh tế dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các
TLSX chủ yếu để làm cơ sở cho một XH mà trong đó người dân làm chủ
      - Về lực lượng : Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện cho toàn dân tham gia vào phát triển KT bằng mọi thành phần
kinh tế, trong đó KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với KT tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế
      - Về lãnh đạo : lãnh đạo KT Việt Nam chỉ có thể là Đảng Cộng sản Việt nam phải thực sự đại diện cho quyền lợi của
giai cấp công nhân , của dân tộc và nhân dân lao động
      - Về điều hành và quản lý : Quản lý và điều hành trực tiếp nền KT phải là nhà nước XHCN và Nhà nước đó phải thực
sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân
        4. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường XHCN :
        Để phát triển nền KTthị trường định hướng XHCN ở nước ta cần thực hiện những giải pháp sau:
        - Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh
tế tập thể để kinh tế nhà nước vươn lên đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế thuộc tất cả các thành phần
kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và phát
triển các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới.
        - Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập đồng bộ các loại thị trường. Phát triển mạnh thị trường
hàng hóa, dịch vụ, khắc phục tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. tổ chức và quản lý tốt việc thuê mướn và sử
dụng lao động, quản lý chặt chể việc sử dụng ruộng đất và thị trường bất động sản, hoàn thiện thị trường tiền tệ, xây dựng thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
        - Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Nhà nước thực hiện tốt chức năng định hướng sự
phát triển kinh tế, kiểm kê và kiểm soát mọi hoạt động kinh tế XH, tạo lập khuôn khổ pháp luật và hệ thống chính sách nhất
quán, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực thiết yếu, nhất là cơ cấu hạ tầng để tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới
kinh doanh làm ăn phát đạt, hạn chế các hiện tượng tiêu cực. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhà nước thực hiện
đúng chức năng quản lý vĩ mô và chức năng chủ sở hữu tài sản công cộng của quốc gia, không can thiệp vào chức năng quản
trị kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp.
        - Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội như :
thực hiện thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là tín
dụng cho người nghèo và các chính sách xã hội khác.
       - Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.
       - Phát triển công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Giữ vững ổn định chính trị, hòan thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.
        - Xây dựng và hòan thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh
doanh giỏi.
      - Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
   Neàn KT haøng hoaù thò tröôøng laø neàn KT öu vieät nhaát trong lòch söû phaùt trieån KT töø tröôùc ñeán
nay, noù toàn taïi trong nhieàu thôøi kyø lòch söû, noù gaén vôùi trình ñoä phaùt trieån cao cuûa neàn SX lôùn
ñaïi coâng nghieäp. Chuùng coù vai troø to lôùn trong vieäc xoaù boû neàn KT töï cung töï caáp, cho ra ñôøi
neàn SX lôùn hieän ñaïi, taïo ra söï tích luõy voán, kinh nghieäm, kích thích caûi tieán kyõ thuaät naâng cao
naêng suaát lao ñoäng, phaùt trieån LLSX taïo ra nhieàu saûn phaåm, ñaùp öùng nhu caàu ngaøy caøng cao
cuûa XH. Ñaåy maïnh quaù trình hôïp taùc phaân coâng lao ñoäng, thuùc ñaåy quaù trình quoác teá hoaù ñôøi
soáng kinh teá. Song, beân caïnh nhöõng maët tích cöïc, noù vaãn coøn coù nhöõng khuyeát taät ñoù laø gaây
ra tình traïng khuûng hoaûng thöøa, phaù saûn, xu theá phaân hoaù giaøu ngheøo, taâm lyù suøng baùi ñoàng
tieàn, vì ñoàng tieàn chaø ñaïp leân ñaïo ñöùc, nhaân phaåm. Söï caïnh tranh chaïy theo lôïi nhuaän daãn tôùi
tình traïng buoân laäu, ñaàu cô, laøm haøng giaû, buoân baùn haøng giaû neân neàn KT haøng hoaù thò
tröôøng cuõng caàn phaûi coù söï quaûn lyù cuøa Nhaø nöôùc ñeå ñaáu tranh khaéc phuïc, haïn cheá toái ña
nhöõng khuynh höôùng tieâu cöïc ñoù.




      C5: Đồng chí hãy phân tích cơ sở khoa học và nội dung chủ trương của ĐCS Việt Nam được nêu trong ĐH X
của Đảng là:” Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức”.

     Sau hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã bước và giai đoạn phát triển mới - đẩy
mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là sự tiếp nối đường lối và chiến lược CNH, HĐH đã được xác
định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 của Đảng. Song, do sự thay đổi nhanh
chóng các điều kiện phát triển, cả ở trong nước và trên thế giới đòi hỏi phải có những tư duy mới về nội dung và phương
thức thực hiện CNH,HĐH. Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm
2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hoá;
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp
độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người...”.
          Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nền kinh tế ở nước ta phải có lực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao và
có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại - đại công nghiệp cơ khí phát triển trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Muốn vậy phải đẩy mạnh CNH, HĐH. Ngày nay, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển như
vũ bão, nhiều công nghệ mới ra đời, trong đó công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, nó đã và sẽ tiếp tục giữ vai trò tổng
hợp trong sự tác động của con người đối với quá trình sản xuất và các hoạt động khác, đồng thời nó cũng đóng vai trò
chuyển đổi một thời đại phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Và nền kinh tế dựa vào tri
thức đến lượt nó lại mở đường cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp nhận công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin để
cơ cấu lại nền kinh tế coi phát triển công nghệ thông tin là hướng ưu tiên hàng đầu để hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện
chiến lược phát triển rút ngắn thông qua các hoạt động tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, vốn và tri thức kinh
doanh, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
        Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội đối với các quốc gia dân tộc trong những thập niên đầu thế kỷ
XXI. Có thể kể ra các cơ hội sau đây:
       - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao của nền kinh tế thế
giới, theo đó nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội rất quan trọng cho sự phát triển của các
nước.
     - Toàn cầu hóa kinh tế truyền bá và chuyển giao những thành quả mới về khoa học, công nghệ, về tổ chức và quản lý, về
sản xuất và kinh doanh đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với nhiều quốc gia dân tộc và đặc biệt là tạo tiền đề và điều kiện
cho các quốc gia đi sau rút ngắn lộ trình CNH.
     - Toàn cầu hóa kinh tế mang lại những nguồn lực rất quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển, tạo khả năng
cho các nước này có thể phát triển rút ngắn, nhưng đồng thời nó cũng yêu cầu các nước đang phát triển phải xây dựng được
chiến lược phát triển quốc gia theo hướng có khả năng “bắt nhịp” và “thích nghi” được với xu hướng phát triển hiện đại, nếu
không muốn tụt hậu ngày càng xa hơn.
Rõ ràng là xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi
của quá trình CNH, HĐH và nó đòi hỏi CNH, HĐH ở những nước đi sau (như Việt Nam) phải đồng thời thực hiện hai quá
trình: Một là, xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Hai là, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế. Đây là hai nội dung của một quá trình diễn ra đồng thời và phải được thực hiện đồng thời. Đảng ta đã xác định:
CNH, HĐH ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn. CNH, HĐH phải thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
        Từ một trình độ thấp về kinh tế và kỹ thuật, muốn đi lên nhanh, và phát triển theo hướng hiện đại cần kết hợp phát
triển tuần tự với phát triển nhảy vọt. Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình “lồng ghép”, một mặt, phải phát triển
nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản, mặt khác, đồng thời phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công
nghệ cao.
        Trên thế giới ngày nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp có “tính chất truyền thống”, mà
phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa phải là quá trình
hiện đại hóa. Vì thế, CNH, HĐH được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện
và xu hướng phát triển hiện đại. Nắm bắt được xu hướng phát triển hiện đại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi
mới ở nước ta.
        Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế
của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
      Như vậy, có thể hiểu rằng, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một phương thức CNH mới trong
điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ.
Chỉ có đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức mới có thể sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triến; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
       2. Một số định hướng chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức:
    Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, với những vấn đề cơ bản sau đây:
    - Hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái nhiệt đới đa dạng sản phẩm hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, chất lượng,
năng suất và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
        - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.
        - Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu nông nghiệp
công nghệ cao, các vùng chuyên hóa tập trung. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thúc
đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện của từng vùng.
- Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức
sản xuất, kinh doanh. Xây dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, công bằng, nông dân có cuộc sống no đủ, có đời sống
văn hóa lành mạnh, có môi trường sạch.
       Thứ hai, phát triển kinh tế vùng:
       - Đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi tập trung phát triển trước hết một số vùng có khả năng tăng trưởng mạnh nhất, tạo
động lực lan tỏa đến các vùng khác trong nước.
        - Quy hoạch phát triển các vùng trọng điểm phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể của cả nước và tạo các mối
liên kết kinh tế cơ bản giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng trên cơ sở phân công lao động, đưa vào lợi thế phát triển của
mỗi vùng.
    - Cần đặc biệt quan tâm phát triển những vùng có thế mạnh tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm, tăng thu
nhập... Đồng thời, có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các vùng còn nhiều khó khăn phát huy được tiềm năng của
mình để phát triển nhanh, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, các vùng Tây Nguyên Tây Nam và Tây Bắc.
       Thứ ba, phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
       - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghiệp phần mềm, công nghiệp bổ trợ
có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu
kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất.
       - Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các
tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.
        - Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Hoàn chỉnh một bước
cơ bản mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước... Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính - viễn thông.
       - Phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ. Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm
năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế để tạo bước
phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP.

      Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng
các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao,
các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài
chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
      Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.
       - Phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của quá trình CNH, HĐH rút ngắn. Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực phải được xác định là một nội dung trung tâm của phát triển bền vững và của quá trình hiện đại hóa. Phát
triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng: Phát triển con người và hiện đại hóa khâu giáo dục, đào tạo. Ở đây,
phát triển con người là nền tảng, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo là trung tâm. Ở nước ta hiện nay, giáo dục, đào tạo còn lạc
hậu và chưa thích ứng với việc hình thành nguồn nhân lực của quá trình hiện đại hóa.
        - Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Chú ý đi
ngay từ đầu vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời,
chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
        3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức ở nước ta hiện nay:
        Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng có ghi “Trong 5 năm tới, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức”.
        Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức là hai nội dung có quan hệ thống nhất, hữu cơ của quá trình phát triển rút ngắn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hưởng hiện đại.
        Có thể khẳng định rằng: “Công cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện và đồng bộ hơn trong những năm tới phải lấy
việc hoàn thiện thế chế KTTT định hướng XHCN để phát huy tối đa nội lực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là nội dung cơ bản.
        Việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, để thúc đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức,
phải đảm bảo:
        - Một là, thực hiện mục tiêu chiến lược của sự phát triển KTTT là “quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh tiến lên
hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện
cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”; “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
        Muốn vậy, phải có tăng trưởng và phát triển kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và quản lý có hiệu quả
nền KTTT.
        - Hai là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh.
        Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cấu thành bộ phận quan trọng của thể chế kinh tể thị trường. Ở đây, các chủ
thể kinh tế đóng vai trò “người chơi” trong nền kinh tế thị trường. Tư duy nhất quán của Đảng ta là các thành phần kinh tế,
các chủ thể kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật và Nhà nước phải
tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên xã hội, mọi thành phần kinh tế phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, kinh
nghiệm quản lý và nhân tài, vật lực để tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
       Về phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhấn mạnh hai điểm:
       + Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
       + Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Muốn thế cần phải: Thừa nhận và
khẳng định rằng: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền KTTT định hướng XHCN là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Kinh tế tư nhân là một yếu tố cấu thành cơ bản và bình đẳng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Cần có một môi
trường vĩ mô ổn định và thật sự mang tính khuyến khích phát triển đối với kinh tế tư nhân.
       - Ba là, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quản vận hành các thị trường cơ bản, theo cơ chế cạnh tranh tự do, lành
mạnh.
       Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, các loại thị trường đang từng bước được hình thành, còn thiếu nhiều
yếu tố tiềm ẩn đan xen, thị trường chưa được hình thành một cách đồng bộ. Do đó, phát triển đồng bộ hệ thống các loại thị
trường cơ bản là một nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
Để phù hợp với thể chế KTTT hiện đại, các loại thị trường: Hàng hóa và dịch vụ, sức lao động, tài chính, bất động sản, khoa
học và công nghệ... tất yếu phải được hình thành và phát triển đồng bộ.
       KTTT định hướng XHCN muốn phát triển có hiệu quả cần có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong nền KTTT phải phù hợp với điều kiện của cơ chế thị trường,
phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ chính sách vĩ mô để
điều tiết kinh tế thị trường. Vấn đề cơ bản là, đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng tăng cường
hiệu lực và hiệu quả quản lý.
     Đổi mới và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là điều kiện tiên quyết nhằm không ngừng nâng cao năng lực
nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Muốn vậy, phải xây dựng một nhà nước hiện
đại, theo hướng:
        1. Xây dựng bộ máy nhà nước với một cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ có hiệu lực cao cả trong việc lập pháp, hành pháp, tư
pháp và có hệ thống hành chính hiện đại.
        2. Có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và thích ứng với xu thế phát triển hiện đại.
        3. Có trang thiết bị làm việc hiện đại và một hệ thống thông tin hiện đại... hình thành chính phủ điện tử.
       4. Có nền tài chính mạnh.
C6: Hãy phân tích cơ sở lý luận thực tiễn của quan điểm: “ Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.”

   Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển LLSX , phát triển kinh tế để xd cơ sở vckt của CNXH , nâng cao
đời sống nhân dân lao động và tất cả các thành viên trong xh . Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới
phù hợp trên cả 3 mặt : Sở hữu, quản lý và phân phối .
       Về pp , kinh tế thị trường định hướng xhcn thực hiện pp chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời
phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sx , kinh doanh và thông qua phúc lợi xh. Cơ chế pp này vừa
tạo động lực lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sxkdoanh đồng thời hạn chế những bất công
trong xh. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xh ngay trong từng bước phát triển.
   Phân phối là một khái niệm rộng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, như phân phối tổng sản
phẩm, phân phối tư liệu sản xuất, phân phối tư liệu tiêu dùng, phân phối theo lao động, phân phối theo giá trị tài sản hoặc
vốn v.v… Góc độ kinh tế chính trị học nghiên cứu vấn đề phân phối tức nghiên cứu sự phân chia sản phẩm tiêu dùng cho cá
nhân người lao động trong nền KT XHCN .
   Quan hệ phân phối xét trong quá trình tái sx ra ccvc : Quá trình tái sx xh bao gồm 4 khâu : SX, PP, Trao đổi, tiêu dùng.
Các khâu này có quan hệ chặt chẻ với nhau, trong đó sx đóng vai trò quyết định. Trong quá trình tái sx xh, pp và trao đổi là
khâu trung gian nối sx với tiêu dùng, vừa phục vụ thúc đẩy sx vừa phục vụ tiêu dùng.
   Trong quan hệ Ktế XH, pp là một mặt của qhsx, chịu sự tác động qhsx và llsx về tính chất và trình độ. Trong hệ thống
qhsx, qh sở hữu tlsx quyết định tính chất của pp. Đến lượt nó, qh pp là cái đảm bảo cuối cùng để quan hệ sở hửu hình thức
pháp lý được thực hiện về mặt kinh tế. Như vậy mỗi ptsx khác nhau có quan hệ pp khác nhau.
   Tính tất yếu KQ của nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong thời kỳ QĐ ở nước ta được quy định bởi các yếu
tố sau:
   Thứ nhất: Do yêu cầu của sự tồn tại nhiều hình thức SH khác nhau của nền Kt nhiều thành phần. Mỗi TPKT là một kiểu
quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở một hình thức sở hữu nhất định và như trên đã chỉ ra, tương ứng với mỗi hình thức Sh đặc
trưng nhất định sẽ có một hình thức phân phối nhất định.
   Thứ hai: LLSX ở nước ta còn kém phát triển, do đó để huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất, tạo thêm
công ăn việc làm, làm tăng của cải cho XH, cũng phải thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với sự đóng
góp của các nguồn lực đó.
   Thứ ba: nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do đó quan hệ PP
cũng phải là sự kết hợp các hình thức phân phối của cơ chế thị trường (như PP theo vốn), với các hình thức phân phối của
CNXH (như phân phối theo lao động …), trong đó các hình thức phân phối của CNXh phải đóng vai trò chủ đạo.
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2
Ktct 2

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namTrương Ý
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaThảo Nguyễn
 
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingGiao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vcoi Vit
 
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳ
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳSự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳ
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳĐầu Súng Trăng Treo
 
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...jackjohn45
 
Kinh te thi truong (full)
Kinh te thi truong (full)Kinh te thi truong (full)
Kinh te thi truong (full)Ha Kind
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngThanh Hien Vo
 
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...Quy Moke
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...bookbooming
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namCat Love
 
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...Giang Nguyễn
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...phamhieu56
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)janbe08
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Thích Hô Hấp
 

Mais procurados (20)

Thảo luận 2
Thảo luận 2Thảo luận 2
Thảo luận 2
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
 
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingGiao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Giao an dt c5 Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳ
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳSự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳ
Sự hình thành tư duy mới của Đảng kinh tế thị trường qua các thời kỳ
 
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...
đổI mới tư duy về kinh tế thị trường định hướng xncn ở việt nam. ts. nguyễn đ...
 
Kinh te thi truong (full)
Kinh te thi truong (full)Kinh te thi truong (full)
Kinh te thi truong (full)
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
 
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
 
Thảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lốiThảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lối
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
 
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...
quy-luat-gia-tri-trong-nen-san-xuat-hang-hoa-va-lien-he-voi-thuc-tien-doi-moi...
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
 

Semelhante a Ktct 2

[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghiajackjohn45
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Cat Love
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
de an mon hoc (52).Doc
de an mon hoc  (52).Docde an mon hoc  (52).Doc
de an mon hoc (52).DocLuanvan84
 
Tai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnnTai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnnthuhaothuhao
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...luanvantrust
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốihuyentrangnh3
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Semelhante a Ktct 2 (20)

Những Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nư...
Những Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nư...Những Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nư...
Những Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nư...
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (TẢI FREE ZALO 093 ...
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
 
Phân Tích Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ...
Phân Tích Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ...Phân Tích Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ...
Phân Tích Mâu Thuẫn Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
de an mon hoc (52).Doc
de an mon hoc  (52).Docde an mon hoc  (52).Doc
de an mon hoc (52).Doc
 
Tai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnnTai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnn
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
 

Ktct 2

  • 1. C 1: Đồng chí hãy cho biết quan điểm của mình và lập luận bảo vệ quan điểm đó về ý kiến hiện nay. Trong quá trình phát triển Việt Nam không thể lựa chọn cả hai mà chỉ hoặc kinh tế hàng hoá thị trường hoặc CNXH. Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, LLSX rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật rất kém, bản thân đặc điểm quá độ đi lên CNXH của nước ta là bỏ qua chế độ TBCN đã nói lên rằng nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH do CNTB tạo ra. Do đó để có thể xây dựng CSVC kỹ thuật cho CNXH, để có thể đi lên CNXH. Trong thời kỳ quá độ ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khắng định: phải phát triển nền KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (mà tại ĐH lần thứ IX gọi là : KT thị trường định hướng XHCN. Vậy trước hết ta cần xác định KT hàng hoá, là mô hình KT trong đó hầu hết các quan hệ KT được thực hiện trên thị trường dưới hình thức hàng hoá và dịch vụ (vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước). Nền KT vận động theo cơ chế thị trường, là nên KT trong đò các chủ thể KT tự do lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mọi hoạt động kinh tế diễn ra không có sự bắt buộc hoặc điều khiển của một ai và tuân theo các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, giá cả, lưu thông tiền tệ lãi suất và buôn bán hàng hoá theo yêu cầu của thị trường cần chứ không bán cái gì mà mình có. Tất cả các quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá, các chủ thể kinh tế được trao đổi lợi ích của mình không sai phạm pháp luật và quy luật KT thị trường. Vấn đề cốt lõi của KT thị trường là căn cứ vào thị trường các nhà SX hàng hoá sẽ quyết định SX cái gì ? sản xuất như thế nào và SX cho ai. Và phải tuân theo các quy luật của Thị trường vào sự điều tiết “ bàn tay vô hình ”. Nền KT hàng hoá thị trường là nền KT ưu việt nhất trong lịch sử phát triển KT từ trước đến nay, nó tồn tại trong nhiều thời kỳ lịch sử, nó gắn với trình độ phát triển cao của nền SX lớn đại công nghiệp. Chúng có vai trò to lớn trong việc xoá bỏ nền KT tự cung tự cấp, cho ra đời nền SX lớn hiện đại, tạo ra sự tích lũy vốn, kinh nghiệm, kích thích cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, phát triển LLSX tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của XH. Đẩy mạnh quá trình hợp tác phân công lao động, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Song bên cạnh những mặt tích cực, nó vẫn còn có những khuyết tật đó là gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, phá sản, xu thế phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm. Sự cạnh tranh chạy theo lợi nhuận dẫn tới tình trạng buôn lậu, đầu cơ, làm hàng giả, buôn bán hàng giả nên nền KT hàng hoá thị trường cũng cần phải có sự quản lý cùa Nhà nước để đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH như cương lĩnh ĐH VII đã xác định : XH chúng ta hướng tới là một XHCN. Trong đó về mặt KT do nhân dân lao động làm chủ, có nền KT phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, không còn bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trên cơ sở và mục tiêu đó, thì việc lựa chọn nền KT hàng hoá thị trường là có gì mâu thuẫn không ?
  • 2. Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có sự tồn tại nền kinh tế hàng hoá thị trường là tất yếu khách quan. Bởi vì, trong nền KT nước ta LLSX XH còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần KT khác nhau, sự phân công lao động XH gắn liền với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các thực thể KT độc lập. Trong những điều kiện đó, việc trao đổi sản phẩm dựa các chủ thể SX với nhau không thể thực hiện theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, tức là thực hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá. Nước trong thời kỳ quá độ muốn phát triển lực lượng SX thì phải XH hoá và chuyên môn hoá lao động. Quá trình đó chỉ diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hoá. SX càng XH hoá, chuyên môn hoá thì càng đòi hỏi sự phát triển hợp tác và trao đổi các hoạt động trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hoá giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động SX khác nhau. Chỉ có đẩy mạnh SX hàng hoá mới làm cho nền KT nước ta phát triển năng động. KT tự nhiên do bản chất của nó, chỉ duy trì tái SX đơn giản. Trong cơ chế KT cũ, vì coi thường quy luật giá trị nên các cơ sở KT cũng thiếu sức sống và động lực để phát triển SX. Sử dụng SX hàng hoá là sử dụng quy luật giá trị, quy luật này buộc mỗi người SX tự chịu trách nhiệm về hàng hoá của mình làm ra. Chính vì thế mà nền KT trở nên sống động. Mỗi người SX đều chịu sức ép buộc phải quan tâm đến sự tiêu thụ của thị trường, sao cho SX của mình được XH thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập phải phát triển SX hàng hoá là sự phát triển của LLSX XH. Cũng có nghĩa là sản phẩm XH ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người. Và từ đó có thể đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động. Muốn thu được lợi nhuận, họ phải vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, làm cho SX phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả KT. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ KT. Như vậy, phát triển SX hàng hoá đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ cấp bách để chuyển nền KT lạc hậu thành nền KT hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển LLSX, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH. Kinh tế hàng hoá không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế XH ở thời kỳ quá độ lên CNXH mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn. Thực tiễn những năm đổi mới chỉ rằng, việc chuyển sang mô hình KT hàng hoá là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình KT đó, chúng ta đã bước đầu khác thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng đước năng lực SX trong XH, phát triển LLSX, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong những năm 1991-1995 là 8,35% vượt mức đề ra (5,5-6%) và GDP bình quân năm 1996-2000 là 7% KT tăng trưởng khá. Sự tồn tại của KT hàng hoá thị trường là tất yếu, nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại những hạn chế là gây ra những tác động tiêu cực như đã kể trên và nếu không có sự chủ động thì có thể gây ra những nguy cơ chệch hướng XHCN, nên việc chúng ta vận dụng các hình thức và phương pháp của nền KT thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng CNXH chứ không đi theo con đường TBCN. Điều này đòi hỏi phải tăng cường vai trò quyết định đối với KT
  • 3. thị trường nhằm định hướng XHCN và sự quản lý nền KT thị trường của Nhà nước có những đặc trưng riêng khác với các nhà nước tư sản. Cụ thể về mục tiêu nhà nước ta quản lý nền KT thị trường là nhằm từng bước giải phóng người lao động có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Điều này khác với sự quản lý KT thị trường của nhà nước tư sản là nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa của các tập đoàn và nhà tư sản trên cơ sở bóc lột quần chúng lao động làm thuê. Về kinh tế : Nền kinh tế thị trường có cơ cấu KT nhiều thành phần, trong đò có KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với KT hợp tác phát triển dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân. Về chính trị : Có Đảng cộng sản lãnh đạo và có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu cao cả là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Và về bản chất của chính quyền là XHCN, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ công hữu là chủ thể với mục tiêu mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Cho nên KT thị trường do Nhà nước ta quản lý theo định hướng XHCN khác về bản chất so với so với KT thị trường TBCN và từ đó cũng không thể nào chệch hướng hay phát triển theo con đường TBCN được. Mặt khác chúng ta cần nhận thức về con đường đi lên CNXH của nước ta là bỏ qua chế độ TBCN. Đây là con đường phát triển rút ngắn về chính trị, bỏ qua chế độ TB là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá SX TBCN. TBCN đã có vị trí lịch sử là phát triển mạnh mẽ LLSX, XH hoá lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu TBCN. Quá trình này diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ cùng với những đau khổ đối với mọi người. Ngày nay trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát triển rút ngắn, phát triển theo định hướng XHCN, tránh cho nhân dân ta những đau khổ của con đường TBCN. Song sự phát triển rút ngắn của chúng ta ở đây không phải là sự phủ định tất cả những gì dưới CNTB mà sự rút ngắn ở đây là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng TBCN, những tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng SX, xây dựng nền KT hiện đại. Mà trên thực sự “ rút ngắn ” này được Đảng và Nhà nước ta thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp KT thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trên cơ sở xây dựng phát triển KT nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền KT quốc dân. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ LLSX, XH hoá SX trong thực tế, thiết lập từng bước QHSX mới, XHCN từ thấp đến cao, phù hợp với trạng thái của LLSX. Đây chính là sự vận dụng quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chính vì vậy mà hiện nay trong quy trình phát triển, chúng ta không thể lụa chọn hoặc chỉ kinh tế hàng hoá thị trường hoặc chỉ là CNXH mà phải lựa chọn cả hai, đó là sự lựa chọn tất yếu, là xu thế phát triển của lịch sử. Và đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước đã nêu tại ĐH đại biểu toàn quốc lần IX. Chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường cả sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN đó chính là nền KT thị trường định hướng XHCN.
  • 4. Mục đích của nền KT thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển KT để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nông dân, phát triển LLSX hiện đại, gắn với xây dựng QHSX phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, nhiếu thành phần KT, trong đó KT nhà nước cùng với KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về TLSX chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển KT-XH lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và QHSX mới nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng QHSX theo định hướng XHCN là thúc đẩy phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân thực hiện công bằng XH. KT thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là nhà nước XHCN, quản lý nền KT bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách sử dụng cơ chế thị trường áp dụng hình thức KT và phương pháp quản lý của nền KT thị trường để kích thích SX, phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. KT thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả KT, đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh thông qua phúc lợi XH. Tăng trưởng KT gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Chủ trương xây dựng và phát triển KT thị trường định hướng XHCN thể hiện tư duy quan niểm của Đảng ta về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Đó là mô hình KT hỗn hợp của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH mà Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường chẳng những không đối lập với XHCN, ngược lại nó còn thúc đẩy sự phát triển của nền SX XH trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nó là thành tựu phát triển phát triển của nền văn minh nhân loại là sự tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng XHCN và cả khi XHCN đã được xây dựng thành công. Do đó nếu có quan điểm cho rằng “ hiện nay trong quá trình phát triển. Việt Nam không thể lựa chọn cả hai mà chỉ hoặc KT hàng hoá thị trường, hoặc là CNXH là một quan điểm đúng với tính khách quan của thời đại và tính quy luật của lịch sử Việt Nam trong quá trình phát triển các hình thái KTXH mang đặc thù của CNVS của Việt Nam hiện nay./.
  • 5. C 2 : “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải đã đứng vững trên cở sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ” Đồng chí hãy phân tích luận điểm trên và liên hệ với quá trình nhận thức và thực tế của nền KTVN. Mỗi phương thức sản xuất XH chỉ có thể được xác lập một các vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. CNXH cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển xã hội XHCN cũng phải có một nền KT phát triển cao dựa trên lực lượng SX hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất KT của CNXH phải thể hiện được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức bảo đảm sử dụng mọi nguồn lực XH. Bảo đảm những nhu cầu vật chất của toàn XH phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn CNTB vì chỉ có như vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để CNTB. Lênin cho rằng “Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã đứng vững trên cơ sở kỹ thuật công nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ”. Như chúng ta đã biết nước Nga trước CM tháng 10 là một nước TB có trình độ KHKT vào loại trung bình. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Nga gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về KT. Khi CM thành công, nước Nga bắt tay vào sự nghiệp CNH trong điều kiện một quan hệ sản xuất mới nhưng đất nước lại đang bị bao vây phá hoại của CNĐQ và kẻ thù bên trong, nguy cơ chiến tranh vẫn tiếp tục đe dọa, trong bối cảnh đó Lênin đã khẳng định : không có một nền đại công nghiệp thì không thể xây dựng được chế độ XH mới. Theo Người, cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH chỉ có thể là một nền đại công nghiệp cơ khí. Vẫn theo Người điều kiện quyết định để tạo ra năng suất lao động cao là chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí hoá, là trang bị kỹ thuật mới không những cho công nghiệp mà còn cho tất cả các ngành khác của nền KT quốc dân, bởi vì không có công xưởng lớn như những xưởnng mà CNTB tạo ra, không có một nền đại công nghiệp tổ chức cao thì không thể nói đến CNXH đối với một nước nông nghiệp được (xem Lênin toàn tập-tập 43 NXBTB Maxcơva 1978 trang 366-377). Lênin khẳng định : chỉ có xây dựng nền sản xuất đại công nghiệp mới có thể trang bị kỹ thuật và công cụ mới cho nông nghiệp và cho toàn bộ nền KT quốc dân, mới đảm bảo cho đất nước độc lập về KT và kỹ thuật đối với thế giới TBCN. Tiếp theo tư tưởng của KMARX (đại công nghiệp tác động vào nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa CM) và dựa trên thực tế nước Nga lúc ấy có nền kinh tế tiểu nông còn đóng vai trò không nhỏ, Lênin nhấn mạnh : Đối với những người tiểu nông, chỉ có cơ sở vật chất kỹ thuật, những máy kéo và máy móc với quy mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên quy mô lớn mới có thể giải quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ trở nên lành mạnh được; nếu trong
  • 6. tương lai chúng ta có thể cung cấp được 100.000 chiếc máy kéo hạng tốt nhất có thợ xăng và thợ máy cho nông dân thì sẽ nói : " tôi tán thành công xã ” (nghĩa là tán thành CNCS) (xem Lênin toàn tập-tập 38 NXB Maxcơva-1977 trang 247). Như vậy Lênin rất coi trọng CNH Người cho rằng CNH là điều kiện tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuất cho CNXH và chuyển các hình thức KT vào con đường công nghiệp lớn. Đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT xây dựng những trung tâm nghiên cứu KHKT, nâng cao trình độ văn hoá của toàn dân là nhân tố quan trọng đảm bảo sự độc lập về KT cũng như về kỹ thuật của Nhà nước XHCN và “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã đứng vững trên cơ sở kỹ thuật công nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ”. Trong phát biểu tại ĐH VIII các Xô Viết Nga (22/12/1920) Lê nin nhấn mạnh : “ chừng nào chúng ta còn sống trong một nước tiểu nông thì CNTB ở Nga còn cơ sở KT vững chắc hơn là CNCS … kẻ thù đó đứng vững được nhờ dựa vào nền KT nhỏ muốn diệt nó có một biện pháp là chuyển nền KT của đất nước kể cả nông nghiệp lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật của một nền sản xuất lớn hiện đại (sđđ- tập 42-1977 trang 494). Lê nin rất coi trọng vấn đề thay thế lao động thủ công và bằng các phương tiện kỹ thuật và coi đó là quy luật của sự tiến bộ kỹ thuật. Người thường xuyên nhắc nhở rằng chúng ta có thể và cần phải sử dụng máy móc nhiều hơn để giảm nhẹ lao động của con người trong quá trình chuyển từ một nền KT sản xuất nhỏ lên CNXH. Với mục đích giảm nhẹ lao động của người sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, phân phối lao động hợp lý và làm tăng năng suất lao động, theo Lênin cần chú ý vấn đề cơ khí hoá những khâu lao động nặng nhọc nhất và Lênin đặc biệt quan tâm đến vấnđề cơ giới hoá nông nghiệp vì nó sẽ tạo ra một năng suất mới trong nông nghiệp, cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu, cảo tạo tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân và đưa họ vào con đường làm ăn tập thể. Trong sơ thảo lần 1, những luận cương về vấn đề ruộng đất, Lênin đã viết “ Chỉ khi nào chính quyền Nhà nước vô sản tổ chức lại được toàn bộ nền công nghiệp trên cơ sở nền đại sản xuất tập thể và kỹ thuật hiện đại nhất … sau khi đã hoàn toàn đập tan mọi sự phản kháng của bọn bóc lột … thì khi đó mới có thể coi là CNXH chiến thắng được CNTB và CNXH được củng cố. Chỉ có điều đó mới làm cho Thành thị có thể đem lại một sự giúp đỡ quyết định về kỹ thuật và khoa học cho nông thôn lạc hậu và phân tán, nhằm tạo nên cơ sở vật chất cho việc tăng năng suất một các mạnh mẽ trong công tác và trong hoạt động nông nghiệp nói chung (sđđ-41 trang 218-219. Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng các nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN khi bước vào thời kỳ xây dựng CNXH cần điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất đã đạt được theo yêu cầu của chế độ XH mới, tiếp đó thực hiện quá trình CNH- HĐH để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Còn các nước chưa có nền KT phát triển cao, nhất là các nước có nền nông nghiệp lạc hậu sản xuất còn nhỏ là phổ biến, đi lên CNXH nhất thiết phải tiến hành CNH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất của CNXH nhằm làm biến đổi về chất quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng trưởng KT ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần quyết định thắng lợi của CNXH, củng cố vai trò KT Nhà nước, tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất bảo đảm nền KT độc lập tự chủ, bảo đảm an ninh quốc phòng. Ngày nay CNH-HĐH đã trở thành xu hướng phổ biến là con đường tất yếu, là quy luật chung để mọi quốc gia bước vào nền văn minh thế giới với những mức độ khác nhau, mô hình và phương pháp khác nhau theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước.
  • 7. Nhận thức và vận dụng quan điểm trên của Lênin vào hoàn cảnh thực tế của nền KT nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cái thiếu nhất của nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH (nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu cái thiếu nhất của nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH). Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy ở nước ta là quá trình CNH-HĐH nền KT quốc dân. Đó là con đường tạo ra LLSX mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mọi bước tiến của quá trình CNH-HĐH và một bước tăng cường CSVC kỹ thuật cho CNXH, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN, làm cho nền sản xuất XH không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. Cũng trong quá trình CNH-HĐH khối liên minh công dân với nông dân và trí thức ngày càng được củng cố, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được nâng cao, quan hệ về KT giữa các dân tộc, giữa các vùng của đất nước phát triển đồng đều, xây dựng một nền văn hoá mới, con người mới XHCN ngày càng có điều kiện để thực hiện. Quốc phòng an ninh của đất nước ngày càng vững mạnh; việc mở rộng KT đối ngoại và sự tham gia vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng thu nhiều hiệu quả hớn. Vì vậy thành công của sự nghiệp CNH-HĐH nền KT quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân d6an ta đã lựa chọn. Chính vì thế ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta đã chỉ rõ:“ muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn XHCN, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường CNH XHCN. Vì vậy CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ”. Và ĐH cũng chỉ ra đường lối CNH là : “ Xây dựng một nền KT XHCN cân đối và hiện đại kết hợp CN với NN và lấy CN nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại ” (VKĐH III tập 1-tháng 9/1960 trang 65-67). Đến ĐH IV (12/1976 Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh CNH XGCN nước nhà, xây dựng CSVC kỹ thuật của CNXH đưa nền KT của nước ta từ nền SX nhỏ lên SX lớn XHCN. Ưu tiên phát triển CN nặng một các hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhẹ kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công-nông nghiệp (VK VI NXBST HN 1977 trang 30). Ở đây cần chú ý đến sự điều chỉnh phương châm công nghiệp hoá ở ĐH IV : nếu ĐH III đã xác định là : “ ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” thì đến ĐH IV đã điều chỉnh lại phương châm tiến hành CNH là “Ưu tiên phát triển CN nặng một các hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhe “ đây là sự điều chỉnh cần thiết và đúng đắn. ĐH V tiếp tục điều chỉnh cơ cấu KT theo chủ trương : “ cần tập trung sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên SX lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh SX hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng
  • 8. một số ngành CN nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhẹ “ (VK V tập 1 NXBST HN 1982-tráng 62-63). ĐH VI (12/1986) đánh dấu một bước ngoặc trong xây dựng CNXH ở nước ta. ĐH đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện của đất nước. Đảng ta chỉ rõ:“ Phải tập trung sức người, sức của vào thực hiện cho 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu “ (VK VI NXBST HN 1987 trang 47). Các chương trình mục tiêu trên cụ thể hoá nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đến ĐH VII cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nêu lên phương hướng cơ bản : “Phát triển LLSX CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng CSVC kỹ thuật của CNXH không ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống của nhân dân ” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH-NXBST HN 1991 trang 9). Trong VKĐH lần VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Xuất phát từ tình hình thực tế và căn cứ vào cương lĩnh của Đảng, Đảng ta xác định đây là thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước với ”mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước CN có CSVC kỹ thuật hiện đại, cơ cấu KT hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX đời sống vật chất và tinh thần cao, quố phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, XH công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước CN “ (VK ĐH VIII NXB CTQG HN 1996 trang 80). Trên cơ sở kế thừa bổ sung các quan điểm CNH-HĐH nêu ra các quan điểm chỉ đạo toàn bộ công cuộc CNH-HĐH đất nước với những nội dung cơ bản sau đây : + Về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ĐH VII cho rằng cần đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn với nội dung sau : Phát triển toàn diện nông-lâm-ngư nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh cơ cấu hợp lý. Thực hiện thủy lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm- thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế XH. + Về Công nghiêp : ưu tiên phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, hàng công nghiệp điện tử, thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở CN nặng tăng thêm năng lực sản xuất theo yêu cầu tăng trưởng của nền KT, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về KT và quốc phòng. Cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và về công nghệ sản xuất, xây dựng một số khu công nghiệp phân bố rộng trên các vùng. + Về xây dựng kết cấu hạ tầng phương hướng là : “ cải tạo, mở rộng, nâng cấp xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng ở những khâu ách tắc nhất đang cản trở sức phát triển”, nội dung gồm : Khắc phục tình trạng xuống cấp của các hệ thống giao thông hiện có, khôi phục nâng cấp thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, bao gồn giao thông thủy, bộ, sắt, hàng không, tiếp tục hiện đại hoá và phát triển mạng thông tin liên lạc … tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng XH. Qua các kỳ ĐH Đảng ta đều xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suối thời kỳ quá độ và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số công trình lớn đã được phát guy tác dụng. Tuy nhiện trong quá trình CNH-HĐH chúng ta phạm
  • 9. phải một số sai lầm, thiếu sót, từ những thành tựu cũng như những sai lầm thiếu sót trước đây nhân thức và các làm CNH ở nước ta đã có sự phát triển thích hợp với tình hình mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. ĐH IX Đảng ta xác định đường lối KT của Đảng ta là : “ Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền KT độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN ” (VK IX-NXB CTQG HN 2001-trang 89). Tóm lại luận điểm của Lênin : “ Chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp, vận tải … đã đứng vững trên cơ sở KT công nghiệp hiện đại quy mô lớn, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng ” đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH thực chất là quá trình CNH- HĐH được biểu hiện bằng chủ trương phát triển nông lâm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và các ngành kết cấu hạ tầng dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là con đường thoát khỏi nguy cơ tũt hậu so với các nước trong khu vực, giữ vững ổn định chính trị XH, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng XHCN, là tiền đề tạo cơ sở vật chất kinh tế quyết định đến sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta./. C 3 : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo ? Sự thành công của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
  • 10. Mỗi phương thức sản xuất XH chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. CNXH cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển, xã hội XHCN cũng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH phải thể hiện được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức có thể đảm bảo sử dụng mọi nguồn lao động xã hội, bảo đảm những nhu cầu vật chất cho toàn xã hội phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản vì chỉ có như vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để CNTB. Nước ta là một nước có nền KT nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không qua chế độ TBCN tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Ngày nay quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá có những điểm mới so với trước đây. Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ, một số nước đã bắt đầu phát triển nền kinh tế trí thức. Bởi vậy công nghiệp hoá nước ta không thể chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí hoá, mà còn phải tranh thủ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ. Văn kiện Đại hội VIII đã chỉ rõ “ khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại những khâu quyết định ”. Có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế độ mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, giữ được ổn định chính trị XH, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hước phát triển XHCN. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là một tổng thể hữu có các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện nhất định của tiến bộ khoa học và công nghệ, dựa trên đó lực lượng lao động xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH mọi mặt nó kế thừa những thành quả đã đạt được trong xã hội TBCN. Mặt khác nó được phát triển và hoàn thiện nhờ ứng dụng những thành tựu của cách mạng KHKT hiện đại theo nhu cầu của XH mới. Có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới tạo ra nền sản xuất bằng máy móc, tạo ra sức sản xuất mới có cơ sở để tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra cơ sở KT làm chỗ dựa cho việc cải tạo, phát triển ngành KT quốc dân khác. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vàø XH hoá sản xuất trên thực tế tạo điều kiện vật chất cho nền KT độc lâp tự chủ có khả năng tham gia phân công hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là yếu tố khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tạo ra điều kiện để khắc phục những mâu thuẫn trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ, nâng cao phúc lợi vật chất và văn hoá của nhân dân lao động. Mỗi bước tiến của CNH-HĐH nền KT quốc dân nhằm xây dựng cơ sở vật chất ngày càng
  • 11. hiện đại cho một chế độ XH mà người làm chủ là nhân dân lao động. Việc phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình CNH-HĐH luôn gắn liền với việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là KT Nhà nước và KT hợp tác của người lao động. Công cuộc CNH này được tiến hành một các có ý thức dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc dưới sự điều hành và quản lý của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là bản chất của CNH-HĐH của nước ta. Mục tiêu lâu dài của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quốc phòng và an ninh vững chắc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu trước mắt đến năm 2020 là ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. So sánh với thời kỳ đổi mới. Công nghiệp hoá trước đây được tiến hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay CNH trên cơ sở thị trường có sự quản lý của Nhà nước. CNH lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. CNH, HĐH trước đây dựa trên một nền kinh tế khép kín, hướng vào ưu tiên phát triển CN nặng. Ngày nay xây dựng nền KT mở cả trong nước và bên ngoài. Xây dựng nền KT hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. CNH trước đây được coi là riêng của Nhà nước thông qua khu vực quốc doanh và tập thể. Ngày nay CNH-HĐH là là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần KT, trong đó KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Khuyến khích tất cả các thành phần KT tham gia sự nghiệp CNH-HĐH nhằm phát huy mọi tiềm lực của đất nước để phát triển KT-XH, nhưng KT Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm bảo đảm định hướng XHCN. Theo quan điểm của CN Mác-Lênin : Việc xây dựng quan hệ sản xuất phải thực hiện theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nước ta quá độ lên CNXH là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN. Đặc trưng của quan hệ sản xuất XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Muốn thiết lập chế độ công hữu phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền KT công hữu. Do đó phải cải tạo XH hiện nay một các dần dần. Chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu, nên không thể nôn nóng, chủ quan, xoá bỏ nhanh xa hình thức sở hữu khác mà phải thiết lập quan hệ sản xuất XHCN từng bước từ thấp lên cao phù hợp với trạng thái phát triển của lực lượng sản xuất. KT nhiều thành phần là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần KT cùng tồn tại và tác động lẫn nhau, với nhiều kiểu quan hệ KT dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau.
  • 12. Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, do lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, nền kinh tế còn nhiều hình thức sở hữu, do đó nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại là một tất yếu khách quan. Chỉ khi nào lực lượng sản xuất phát triển đến mức có thể xây dựng được nền sản xuất công hữu hoàn toàn thì khi đó không còn cơ sở khách quan để tồn tại KT nhiều thành phần. Mặt khác XH cũ đã để lại không ít các thành phần KT không thể cải biến nhanh được. Hiện nay do thu nhập quốc dân nước ta còn thấp, ngân sách Nhà nước hạn hẹp, nếu chỉ trông chờ ngân sách Nhà nước thì sẽ không hoặc chậm thực hiện CNH-HĐH. Do đó phải giải phóng mọi tiềm năng, mọi tiềm lực bị kìm hãm, phải khác thác và sử dụng mọi tiềm năng của đất nước về vốn, về khoa học công nghệ, về kinh nghiệm quản lý, về sức lao động, đặc biệt là nguồn trí tuệ. Do vậy phải sử dụng nhiều thành phần KT tạo ra sức mạnh để phát triển đất nước. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, khả năng thành phần KT quốc doanh thu hút lao động không nhiều, số người chưa có việc làm khá lớn đã tạo ra sức ép XH đối với vấn đề giải quyết việc làm. Giải pháp tốt nhất là phải phát triển nền KT nhiều thành phần. Tồn tại KT nhiều thành phần mang lại nhiều lợi ích: góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả KT ; tạo ra cơ sở khách quan cho phát triển nền kinh tế hàng hoá, phát huy quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ KT trong khuôn khổ pháp luật ; tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức quá độ, trong đó hình thức KT tư bản Nhà nước như những cầu nối trung gian đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Hiện nay cơ cấu KT nhiều thành phần ở nước ta có 6 thành phần KT sau đây : - Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước ; các tài nguyên quốc gia và các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng Nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng KT-XH ; phần vốn Nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần KT khác. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thể hiện trong việc đi đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp luật, hỗ trợ các thành phần KT khác cùng phát triển, tăng cường sức mạnh vật chất, nắm giữ những vị trí then chốt, làm lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền KT. - KT tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng từ thấp lên cao. Trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu các thành viên và sở hữu tập thể. KT tập thể cũng như KT Nhà nước là những thành phần KT, trong đó người lao động làm chủ và sản xuất được tiến hành vì lợi ích của từng người lao động, của tập thể và toàn xã hội. KT tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã cùng với KT Nhà nước hợp thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. - KT cá thể tiểu chủ ở nông thôn và thành thị là kinh tế tư hữu nhỏ mà thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. - KT tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Thành phần KT này hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm
  • 13. thuê. Đây là thành phần KT có vị trí nhất định trong phát triển lực lượng sản xuất, XH hoá sản xuất, nên nó được khuyến khích phát triển. - KT tư bản Nhà nước là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa KT Nhà nước với KT tư bản tư nhân trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh. KT tư bản Nhà nước có vai trò nhất định trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý của các nhà tư bản. Do vậy phải phát triển mạnh mẽ thành phần KT này. - KT có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Thành phần KT này có vai trò trong huy động vốn, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Do đó cần được phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này. Các thành phần KT cần được phát huy phát triển vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhưng KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT Nhà nước và KT hợp tác, mà nòng cốt là hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân, đó là để bảo đảm định hướng XNCH. Để bảo bảo đảm định hướng XNCH trong quá trình sử dụng các thành phần KT cần phải quán triệt các quan điểm sau đây: Lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, đơn vị tối đa lực lượng bên trong và bên ngoài cho CNH-HĐH, nâng cao hiệu quả KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu. Chủ động đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, làm cho KT Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền KT quốc dân. Xác lập, củng cố nâng cao địa vị làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng XH ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả KT là chủ yếu, đồng thời phấn phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi XH. Thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị. Tăng cường hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nuớc, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của thị trường, bảo đảm bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt các thành phần KT. Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ KT với nước ngoài. Qua phân tích trên ta thấy sự đúng đắn của đường lối KT của Đảng ta : “ Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền KT độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập KT quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng KT đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng – an ninh ” (VKĐH lần IX, trang 89). Đảng ta đã chủ trương : “ Thực
  • 14. hiện nhất quán chính sách phát triển KT nhiều thành phần. Các thành phần KT kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của KT thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh ; trong đó KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT Nhà nước cùng với KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân ” (VKĐH lần IX, trang 96)./. C4: Hãy phân tích luận điểm: “Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, điều cần thiết trước hết là nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hóa là tất yếu khách quan. Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát triển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy KT, vượt qua những quan niệm xơ cứng về mô hình phát triển KT-XH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Để khẳng định kinh tế thị trường không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta hãy phân tích làm rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH và mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với quá trình xây dựng CNXH và định hướng XHCN ở Việt Nam. 1. Khái niệm kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào thị trường để vận động và phát triển. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, sản xuất như thế nào, sán xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ như cầu thị trường. Quan hệ kinh tế-hàng hóa phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
  • 15. Trong kinh tế thị trường, các quy luật cơ bản của thị trường phát huy tác dụng trong các lĩnh vực sản xuất xã hội. Quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển ở một trình độ cao sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đọan phát triển cao của kinh tế hàng hóa, dựa trên sự phát triển của LLSX ở một trình độ nhất định. Nöôùc ta quaù ñoä ñi leân CNXH töø moät nöôùc noâng nghieäp laïc haäu, trình độ LLSX raát thaáp, cô sôû vaät chaát kyõ thuaät coøn ngheøo naøn, baûn thaân ñaëc ñieåm quaù ñoä ñi leân CNXH cuûa nöôùc ta laø boû qua cheá ñoä TBCN ñaõ noùi leân raèng nöôùc ta chöa coù tieàn ñeà veà cô sôû vaät chaát kyõ thuaät cho CNXH do CNTB taïo ra. Do ñoù ñeå coù theå xaây döïng CSVC kyõ thuaät cho CNXH, ñeå coù theå ñi leân CNXH, trong thôøi kyø quaù ñoä, ÑH Ñaûng toaøn quoác laàn thöù VII ñaõ khaúng ñònh: phaûi phaùt trieån neàn KT haøng hoaù nhieàu thaønh phaàn theo ñònh höôùng XHCN, vaän ñoäng theo cô cheá thò tröôøng coù söï quaûn lyù cuûa NN maø taïi ÑH laàn thöù IX Ñaûng ta goïi laø : KT thò tröôøng ñònh höôùng XHCN. Vaäy tröôùc heát ta caàn xaùc ñònh KT haøng hoaù laø moâ hình KT trong ñoù haàu heát caùc quan heä KT ñöôïc thöïc hieän treân thò tröôøng döôùi hình thöùc haøng hoaù vaø dòch vuï (vaän ñoäng theo cô cheá thò tröôøng coù söï quaûn lyù cuûa Nhaø nöôùc). Neàn KT vaän ñoäng theo cô cheá thò tröôøng, laø nền KT trong ñoù cac chủ theå KT töï do löïa choïn phöông thöùc saûn xuaát kinh doanh ñuùng ngaønh ngheà, ñuùng phaùp luaät, moïi hoaït ñoäng kinh teá dieãn ra khoâng coù söï baét buoäc hoaëc ñieàu khieån cuûa moät ai vaø tuaân theo caùc quy luaät giaù trò, quy luaät cung caàu, giaù caû, löu thoâng tieàn teä, laõi suaát vaø buoân baùn haøng hoaù theo yeâu caàu cuûa thò tröôøng caàn chöù khoâng baùn caùi gì maø mình coù. Taát caû caùc quan heä kinh teá thò tröôøng ñeàu ñöôïc tieàn teä hoaù, caùc chuû theå kinh teá ñöôïc trao ñoåi lôïi ích cuûa mình khoâng sai phaïm phaùp luaät vaø quy luaät KT thò tröôøng. Vaán ñeà coát loõi cuûa KT thò tröôøng laø caên cöù vaøo thò tröôøng caùc nhaø SX haøng hoaù seõ quyeát ñònh SX caùi gì ? saûn xuaát nhö theá naøo ? vaø SX cho ai ? Ñoàng thôøi phaûi tuaân theo caùc quy luaät cuûa Thò tröôøng vaø söï ñieàu tieát “ baøn tay voâ hình ”.
  • 16. Neàn KT haøng hoaù thò tröôøng laø neàn KT öu vieät nhaát trong lòch söû phaùt trieån KT töø tröôùc ñeán nay, noù toàn taïi trong nhieàu thôøi kyø lòch söû, noù gaén vôùi trình ñoä phaùt trieån cao cuûa neàn SX lôùn ñaïi coâng nghieäp. Chuùng coù vai troø to lôùn trong vieäc xoaù boû neàn KT töï cung töï caáp, cho ra ñôøi neàn SX lôùn hieän ñaïi, taïo ra söï tích luõy voán, kinh nghieäm, kích thích caûi tieán kyõ thuaät naâng cao naêng suaát lao ñoäng, phaùt trieån LLSX taïo ra nhieàu saûn phaåm, ñaùp öùng nhu caàu ngaøy caøng cao cuûa XH. Ñaåy maïnh quaù trình hôïp taùc phaân coâng lao ñoäng, thuùc ñaåy quaù trình quoác teá hoaù ñôøi soáng kinh teá. Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên CNXH, sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan do những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Những điều kiện chung đó bao gồm: - Hiện nay, mặc dù lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp nhưng đã có sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa. - Nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu của nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế cũng như điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. - Kinh tế thị trường là cần thiết để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại để xây dựng CNXH. - Phát triển kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa và làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. 2. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) lần đầu tiên nêu lên khái niệm nước ta đang thực hiện "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Vậy đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ? Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta một mặt vừa có nguyên tắc, tính chất chung của nền kinh tế thị trường. Theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học thì kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH thực hiện trên cả 3 mặt : sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Do đó kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có những đặc trưng, bản chất như sau : * Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là dùng cơ chế thị trường, sử dụng các hình thức và quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo của người lao động, giải phóng sức SX, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện
  • 17. CNH-HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng là để đi lên CNXH, không để cho thị trường tự phát theo con đường TBCN . * Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: Trong kinh tế thị trường TBCN thì sở hữu tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị, còn trong kinh tế thị trường của chúng ta mặc dù cũng có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản, kinh tế tư nhân nhưng giữ vai trò chủ đạo vẫn là sở hữu công cộng về TLSX, tức là công hữu bao gồm : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và phần của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trong các cơ sở kinh tế liên doanh hỗn hợp - dần dần trở thành nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kể cả sở hữu những ngành then chốt, kể cả tỷ trọng trong nền kinh tế . Việc xác lập vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò uản lý vĩ mô kinh tế- xã hội, để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. * Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN : Tuy nền kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có những khuyết tật . Vì vậy đi đôi với phát triển kinh tế thị trường phải có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước. Kinh tế thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch. Kế hoạh vĩ mô có thể tác động đến cung- cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế hoạch * Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu: Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc, hình thức phân phối tương ứng. Sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN là ở chỗ kinh tế thị trường TBCN phân phối chủ yếu theo tư bản, phục vụ lợi ích tối đa cho các nhà tư bản, còn kinh tế hị trường XHCN xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản xây dựng CNXH, thực hiện dận giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. * Nền kinh tế thị trường XHCN cũng là nền kinh tế mở hội nhập: Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới; giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. 3. Những nguyên tắc đảm bảo cho kinh tế thị trường đảm bảo định hướng XHCN Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Đảng đã xác định những nguyên tắc cơ bản cần phải đảm bảo như sau :
  • 18. - Về mục tiêu: việc phát triển nền KT thị trường phải nhằm mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX XHCN - Về phương tiện : chúng ta phải xây dựng thành công nền kinh tế dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu để làm cơ sở cho một XH mà trong đó người dân làm chủ - Về lực lượng : Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện cho toàn dân tham gia vào phát triển KT bằng mọi thành phần kinh tế, trong đó KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với KT tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế - Về lãnh đạo : lãnh đạo KT Việt Nam chỉ có thể là Đảng Cộng sản Việt nam phải thực sự đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân , của dân tộc và nhân dân lao động - Về điều hành và quản lý : Quản lý và điều hành trực tiếp nền KT phải là nhà nước XHCN và Nhà nước đó phải thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân 4. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường XHCN : Để phát triển nền KTthị trường định hướng XHCN ở nước ta cần thực hiện những giải pháp sau: - Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để kinh tế nhà nước vươn lên đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới. - Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập đồng bộ các loại thị trường. Phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ, khắc phục tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. tổ chức và quản lý tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động, quản lý chặt chể việc sử dụng ruộng đất và thị trường bất động sản, hoàn thiện thị trường tiền tệ, xây dựng thị trường vốn, thị trường chứng khoán. - Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Nhà nước thực hiện tốt chức năng định hướng sự phát triển kinh tế, kiểm kê và kiểm soát mọi hoạt động kinh tế XH, tạo lập khuôn khổ pháp luật và hệ thống chính sách nhất quán, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực thiết yếu, nhất là cơ cấu hạ tầng để tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt, hạn chế các hiện tượng tiêu cực. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý vĩ mô và chức năng chủ sở hữu tài sản công cộng của quốc gia, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp. - Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội như : thực hiện thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là tín dụng cho người nghèo và các chính sách xã hội khác. - Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. - Phát triển công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh CNH-HĐH.
  • 19. - Giữ vững ổn định chính trị, hòan thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. - Xây dựng và hòan thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi. - Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Neàn KT haøng hoaù thò tröôøng laø neàn KT öu vieät nhaát trong lòch söû phaùt trieån KT töø tröôùc ñeán nay, noù toàn taïi trong nhieàu thôøi kyø lòch söû, noù gaén vôùi trình ñoä phaùt trieån cao cuûa neàn SX lôùn ñaïi coâng nghieäp. Chuùng coù vai troø to lôùn trong vieäc xoaù boû neàn KT töï cung töï caáp, cho ra ñôøi neàn SX lôùn hieän ñaïi, taïo ra söï tích luõy voán, kinh nghieäm, kích thích caûi tieán kyõ thuaät naâng cao naêng suaát lao ñoäng, phaùt trieån LLSX taïo ra nhieàu saûn phaåm, ñaùp öùng nhu caàu ngaøy caøng cao cuûa XH. Ñaåy maïnh quaù trình hôïp taùc phaân coâng lao ñoäng, thuùc ñaåy quaù trình quoác teá hoaù ñôøi soáng kinh teá. Song, beân caïnh nhöõng maët tích cöïc, noù vaãn coøn coù nhöõng khuyeát taät ñoù laø gaây ra tình traïng khuûng hoaûng thöøa, phaù saûn, xu theá phaân hoaù giaøu ngheøo, taâm lyù suøng baùi ñoàng tieàn, vì ñoàng tieàn chaø ñaïp leân ñaïo ñöùc, nhaân phaåm. Söï caïnh tranh chaïy theo lôïi nhuaän daãn tôùi tình traïng buoân laäu, ñaàu cô, laøm haøng giaû, buoân baùn haøng giaû neân neàn KT haøng hoaù thò tröôøng cuõng caàn phaûi coù söï quaûn lyù cuøa Nhaø nöôùc ñeå ñaáu tranh khaéc phuïc, haïn cheá toái ña nhöõng khuynh höôùng tieâu cöïc ñoù. C5: Đồng chí hãy phân tích cơ sở khoa học và nội dung chủ trương của ĐCS Việt Nam được nêu trong ĐH X của Đảng là:” Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Sau hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã bước và giai đoạn phát triển mới - đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là sự tiếp nối đường lối và chiến lược CNH, HĐH đã được xác
  • 20. định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 của Đảng. Song, do sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện phát triển, cả ở trong nước và trên thế giới đòi hỏi phải có những tư duy mới về nội dung và phương thức thực hiện CNH,HĐH. Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người...”. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nền kinh tế ở nước ta phải có lực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao và có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại - đại công nghiệp cơ khí phát triển trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Muốn vậy phải đẩy mạnh CNH, HĐH. Ngày nay, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều công nghệ mới ra đời, trong đó công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, nó đã và sẽ tiếp tục giữ vai trò tổng hợp trong sự tác động của con người đối với quá trình sản xuất và các hoạt động khác, đồng thời nó cũng đóng vai trò chuyển đổi một thời đại phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Và nền kinh tế dựa vào tri thức đến lượt nó lại mở đường cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp nhận công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin để cơ cấu lại nền kinh tế coi phát triển công nghệ thông tin là hướng ưu tiên hàng đầu để hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn thông qua các hoạt động tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, vốn và tri thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội đối với các quốc gia dân tộc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể ra các cơ hội sau đây: - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới, theo đó nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội rất quan trọng cho sự phát triển của các nước. - Toàn cầu hóa kinh tế truyền bá và chuyển giao những thành quả mới về khoa học, công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với nhiều quốc gia dân tộc và đặc biệt là tạo tiền đề và điều kiện cho các quốc gia đi sau rút ngắn lộ trình CNH. - Toàn cầu hóa kinh tế mang lại những nguồn lực rất quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển, tạo khả năng cho các nước này có thể phát triển rút ngắn, nhưng đồng thời nó cũng yêu cầu các nước đang phát triển phải xây dựng được chiến lược phát triển quốc gia theo hướng có khả năng “bắt nhịp” và “thích nghi” được với xu hướng phát triển hiện đại, nếu không muốn tụt hậu ngày càng xa hơn.
  • 21. Rõ ràng là xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình CNH, HĐH và nó đòi hỏi CNH, HĐH ở những nước đi sau (như Việt Nam) phải đồng thời thực hiện hai quá trình: Một là, xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Hai là, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là hai nội dung của một quá trình diễn ra đồng thời và phải được thực hiện đồng thời. Đảng ta đã xác định: CNH, HĐH ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn. CNH, HĐH phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Từ một trình độ thấp về kinh tế và kỹ thuật, muốn đi lên nhanh, và phát triển theo hướng hiện đại cần kết hợp phát triển tuần tự với phát triển nhảy vọt. Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình “lồng ghép”, một mặt, phải phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản, mặt khác, đồng thời phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao. Trên thế giới ngày nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp có “tính chất truyền thống”, mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa phải là quá trình hiện đại hóa. Vì thế, CNH, HĐH được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại. Nắm bắt được xu hướng phát triển hiện đại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta. Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Như vậy, có thể hiểu rằng, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một phương thức CNH mới trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ. Chỉ có đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức mới có thể sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triến; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Một số định hướng chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, với những vấn đề cơ bản sau đây: - Hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái nhiệt đới đa dạng sản phẩm hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. - Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên hóa tập trung. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện của từng vùng.
  • 22. - Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Xây dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, công bằng, nông dân có cuộc sống no đủ, có đời sống văn hóa lành mạnh, có môi trường sạch. Thứ hai, phát triển kinh tế vùng: - Đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi tập trung phát triển trước hết một số vùng có khả năng tăng trưởng mạnh nhất, tạo động lực lan tỏa đến các vùng khác trong nước. - Quy hoạch phát triển các vùng trọng điểm phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể của cả nước và tạo các mối liên kết kinh tế cơ bản giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng trên cơ sở phân công lao động, đưa vào lợi thế phát triển của mỗi vùng. - Cần đặc biệt quan tâm phát triển những vùng có thế mạnh tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập... Đồng thời, có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các vùng còn nhiều khó khăn phát huy được tiềm năng của mình để phát triển nhanh, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, các vùng Tây Nguyên Tây Nam và Tây Bắc. Thứ ba, phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng và dịch vụ. - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghiệp phần mềm, công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất. - Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. - Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Hoàn chỉnh một bước cơ bản mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước... Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính - viễn thông. - Phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ. Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.
  • 23. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển. - Phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của quá trình CNH, HĐH rút ngắn. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được xác định là một nội dung trung tâm của phát triển bền vững và của quá trình hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng: Phát triển con người và hiện đại hóa khâu giáo dục, đào tạo. Ở đây, phát triển con người là nền tảng, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo là trung tâm. Ở nước ta hiện nay, giáo dục, đào tạo còn lạc hậu và chưa thích ứng với việc hình thành nguồn nhân lực của quá trình hiện đại hóa. - Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Chú ý đi ngay từ đầu vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. 3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay: Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng có ghi “Trong 5 năm tới, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là hai nội dung có quan hệ thống nhất, hữu cơ của quá trình phát triển rút ngắn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hưởng hiện đại. Có thể khẳng định rằng: “Công cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện và đồng bộ hơn trong những năm tới phải lấy việc hoàn thiện thế chế KTTT định hướng XHCN để phát huy tối đa nội lực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là nội dung cơ bản. Việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, để thúc đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, phải đảm bảo: - Một là, thực hiện mục tiêu chiến lược của sự phát triển KTTT là “quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”; “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn vậy, phải có tăng trưởng và phát triển kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và quản lý có hiệu quả nền KTTT. - Hai là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cấu thành bộ phận quan trọng của thể chế kinh tể thị trường. Ở đây, các chủ thể kinh tế đóng vai trò “người chơi” trong nền kinh tế thị trường. Tư duy nhất quán của Đảng ta là các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật và Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên xã hội, mọi thành phần kinh tế phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, kinh
  • 24. nghiệm quản lý và nhân tài, vật lực để tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Về phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhấn mạnh hai điểm: + Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. + Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Muốn thế cần phải: Thừa nhận và khẳng định rằng: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền KTTT định hướng XHCN là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Kinh tế tư nhân là một yếu tố cấu thành cơ bản và bình đẳng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Cần có một môi trường vĩ mô ổn định và thật sự mang tính khuyến khích phát triển đối với kinh tế tư nhân. - Ba là, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quản vận hành các thị trường cơ bản, theo cơ chế cạnh tranh tự do, lành mạnh. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, các loại thị trường đang từng bước được hình thành, còn thiếu nhiều yếu tố tiềm ẩn đan xen, thị trường chưa được hình thành một cách đồng bộ. Do đó, phát triển đồng bộ hệ thống các loại thị trường cơ bản là một nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Để phù hợp với thể chế KTTT hiện đại, các loại thị trường: Hàng hóa và dịch vụ, sức lao động, tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ... tất yếu phải được hình thành và phát triển đồng bộ. KTTT định hướng XHCN muốn phát triển có hiệu quả cần có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong nền KTTT phải phù hợp với điều kiện của cơ chế thị trường, phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ chính sách vĩ mô để điều tiết kinh tế thị trường. Vấn đề cơ bản là, đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý. Đổi mới và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là điều kiện tiên quyết nhằm không ngừng nâng cao năng lực nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Muốn vậy, phải xây dựng một nhà nước hiện đại, theo hướng: 1. Xây dựng bộ máy nhà nước với một cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ có hiệu lực cao cả trong việc lập pháp, hành pháp, tư pháp và có hệ thống hành chính hiện đại. 2. Có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và thích ứng với xu thế phát triển hiện đại. 3. Có trang thiết bị làm việc hiện đại và một hệ thống thông tin hiện đại... hình thành chính phủ điện tử. 4. Có nền tài chính mạnh.
  • 25. C6: Hãy phân tích cơ sở lý luận thực tiễn của quan điểm: “ Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.” Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển LLSX , phát triển kinh tế để xd cơ sở vckt của CNXH , nâng cao đời sống nhân dân lao động và tất cả các thành viên trong xh . Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt : Sở hữu, quản lý và phân phối . Về pp , kinh tế thị trường định hướng xhcn thực hiện pp chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sx , kinh doanh và thông qua phúc lợi xh. Cơ chế pp này vừa tạo động lực lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sxkdoanh đồng thời hạn chế những bất công trong xh. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xh ngay trong từng bước phát triển. Phân phối là một khái niệm rộng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, như phân phối tổng sản phẩm, phân phối tư liệu sản xuất, phân phối tư liệu tiêu dùng, phân phối theo lao động, phân phối theo giá trị tài sản hoặc vốn v.v… Góc độ kinh tế chính trị học nghiên cứu vấn đề phân phối tức nghiên cứu sự phân chia sản phẩm tiêu dùng cho cá nhân người lao động trong nền KT XHCN . Quan hệ phân phối xét trong quá trình tái sx ra ccvc : Quá trình tái sx xh bao gồm 4 khâu : SX, PP, Trao đổi, tiêu dùng. Các khâu này có quan hệ chặt chẻ với nhau, trong đó sx đóng vai trò quyết định. Trong quá trình tái sx xh, pp và trao đổi là khâu trung gian nối sx với tiêu dùng, vừa phục vụ thúc đẩy sx vừa phục vụ tiêu dùng. Trong quan hệ Ktế XH, pp là một mặt của qhsx, chịu sự tác động qhsx và llsx về tính chất và trình độ. Trong hệ thống qhsx, qh sở hữu tlsx quyết định tính chất của pp. Đến lượt nó, qh pp là cái đảm bảo cuối cùng để quan hệ sở hửu hình thức pháp lý được thực hiện về mặt kinh tế. Như vậy mỗi ptsx khác nhau có quan hệ pp khác nhau. Tính tất yếu KQ của nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong thời kỳ QĐ ở nước ta được quy định bởi các yếu tố sau: Thứ nhất: Do yêu cầu của sự tồn tại nhiều hình thức SH khác nhau của nền Kt nhiều thành phần. Mỗi TPKT là một kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở một hình thức sở hữu nhất định và như trên đã chỉ ra, tương ứng với mỗi hình thức Sh đặc trưng nhất định sẽ có một hình thức phân phối nhất định. Thứ hai: LLSX ở nước ta còn kém phát triển, do đó để huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, làm tăng của cải cho XH, cũng phải thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với sự đóng góp của các nguồn lực đó. Thứ ba: nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do đó quan hệ PP cũng phải là sự kết hợp các hình thức phân phối của cơ chế thị trường (như PP theo vốn), với các hình thức phân phối của CNXH (như phân phối theo lao động …), trong đó các hình thức phân phối của CNXh phải đóng vai trò chủ đạo.