SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 6
Baixar para ler offline
HUỲNH BÁ HỌC1
HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƢƠNG
Chƣơng I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:
1. Hành chính là gì:
- Hành chính theo nghĩa rộng là chỉ những hoạt động, những tiến trình chủ yếu có liên
quan đến những biện pháp để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đƣợc xác định trƣớc
(VD: Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sử dụng triệt để các loại đất đai (đặc biệt là đồi
núi trọc), Chính phủ đề ra mục tiêu trồng rừng phủ xanh đồi trọc, giao đất, giao rừng cho
nhân dân. Để đạt mục tiêu dó, Chính phủ thực hiện các biện pháp nhƣ giao đất, giao rừng
cho nhân dân, cho vay vốn... và những hoạt động đó là các hoạt động hành chính, chỉ có
cơ quan nhà nƣớc mới thực hiện đƣợc).
Khi có từ 2 ngƣời trở lên cùng làm việc với nhau, thì lúc đó xuất hiện một hình thức thô
sơ của quản lý. Dạng quản lý này chính là hoạt động hành chính, hay nói cách khác, hành
chính chính là một dạng của quản lý (quản lý có nghĩa rộng hơn hành chính, nói hành
chính nghĩa là đã bao hàm cả quản lý).
Hành chính nhƣ là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm ngƣời hợp tác với nhau
để hoàn thành các mục tiêu mà họ muốn hƣớng tới. Nhƣ vậy, hành chính chính là những
biện pháp tổ chức các nhóm ngƣời hợp tác trong hoạt động với nhau để thực hiện những
mục tiêu mà cả nhóm ngƣời đó muốn hƣớng tới.
- Theo nghĩa hẹp, hành chính là những hoạt động quản lý các công việc của nhà nƣớc
và nhƣ vậy, hành chính xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc (khi nhà nƣớc ra
đời thì cũng xuất hiện ngay hoạt động hành chính, nó cũng tồn tại và phát triển cùng với
sự tồn tại và phát triển của nhà nƣớc).
2. Hành chính và quản lý:
- Nhƣ trên đã nói, hành chính là một dạng quản lý đặc biệt nhất, nhất la dạng quản lý
nhà nƣớc. Hành chính theo nguồn gốc từ cổ (la-tinh) có 2 nghĩa:
+ Hành chính là sự giúp đỡ, hỗ trợ, hay là phục vụ của một ngƣời, một nhóm ngƣời đối
với một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khác.
+ Hành chính là sự quản lý, hƣớng dẫn hay cai trị của một ngƣời, một nhóm ngƣời này
đối với một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khác (cai trị ở đây là sự điều hành mang tính bắt
buộc.
Theo nghĩa thứ 2, quản lý là điều khiển, là tổ chức thực hiện công việc theo 4 nhóm
chức năng chính sau:
+ Lập kế hoạch, trong đó vạch ra mục tiêu cần đạt đƣợc. Chỉ ra các phƣơng thức để đạt
đƣợc mục tiêu đó (VD: mục tiêu đặt ra là xoá đói, giảm nghèo thì phải có biện pháp tạo
công ăn việc làm, hƣớng dẫn sản xuất...).
+ Nhóm chức năng tổ chức phân cong, phối hợp các nguồn lực để thực hiện các mục
tiêu đã đặt ra.
+ Nhóm chức năng hƣớng dẫn, lãnh đạo đối với tất cả các lực lƣợng đó.
+ Nhóm chức năng kiểm tra, đôn đốc và xử lý các thông tin phản hồi.
- Nội dung hành chính mà ta nghiên cứu không bao hàm toàn bộ nội dung của quản lý.
Nội dung toàn diện của quản lý nhƣ quản lý nhà nƣớc bao gồm cả quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tƣ pháp, mà trong đó hành chính chỉ là quyền hành pháp.
- Quản lý và hành chính là những hoạt động thực tiễn, nó mang tính quy luật, do đó nó
là một khoa học. Mặt khác, hành chính còn đƣợc coi là một nghệ thuật, bởi vì đối tƣợng
của quản lý hành chính là mọi công dân không phân biệt trình độ, không phân biệt về
chức vụ cũng nhƣ không phân biệt về các lĩnh vực hoạt động của công dân đó.
3. Mối quan hệ giữa nền hành chính với các phạm trù có liên quan trong nền hành
chính:
a.Mối quan hệ giữa hành chính và tổ chức:
- Tổ chức là gì? Nói theo nghĩa rộng, đó là cơ cấu tồn tại của các sự vật, mỗi sự vật
không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc về nội
dung. Tổ chức vì vậy nó là một thuộc tính của bản thân các sự vật.
- Hành chính liên quan đến việc ra các quyết định và hƣớng dẫn các tổ chức, các cá
nhân để đạt đƣợc mục tiêu mà các quyết định hành chính đó đề cập đến (VD: UBND tp
Hà Nội ra quyết định đƣợc thể hiện trong kế hoạch phát triển tp đến năm 2020 thu nhập
đầu ngƣời phải đạt 1.500 USD/năm; để đạt đƣợc mục tiêu đó, UBND phải có KH, HD để
các tổ chức, cá nhân tham gia đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập...).
b. Mối quan hệ giữa hành chính và chính trị:
- Hành chính là để thực thi chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Nhà nƣớc thiết lập ra
nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của quốc gia đó. Nhƣ vậy nền hành chính của một quốc
gia đƣợc xây dựng nên chính là để thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia.
- Nhà nƣớc là một tổ chức công quyền nắm pháp quyền, và đó là công cụ có tính chất
cƣỡng bức.
- Nhà nƣớc đại diện cho lợi ích của toàn XH, bảo vệ lợi ích của XH và lợi ích chính
đáng của công dân.
- Hành chính mang tính kỹ thuật tƣơng đối độc lập, vì vậy khi có sự thay đổi về chế độ
chính trị thì phần lớn những kỹ thuật nghiệp vụ hành chính vẫn đƣợc tiếp thu và sử dụng
cho việc quản lý đất nƣớc.
Nhƣ vậy, nền hành chính của bất kỳ quốc gia nào cũng đều phục vụ mục tiêu chính trị
của quốc gia đó thông qua bộ máy nhà nƣớc của quốc gia đó, và nó tồn tại qua các thời kỳ
tƣơng đối độc lập.
c.Hành chính và pháp luật:
- Nhà nƣớc quản lý XH bằng pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan hành chính
đƣợc thiết lập ra.
- Các quốc gia hiện nay cơ bản đều theo xu hƣớng phát triển chung là xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền, tức là mọt nhà nƣớc đƣợc điều hành, chỉ huy bằng một hệ thống pháp
luật thống nhất, và hệ thống pháp luật này đƣợc các cơ quan hành chính nhà nƣớc cụ thể
hoá bằng những quy phạm dƣới luật và bằng các thủ tục hành chính cụ thể (VD: thực hiện
Luật Quốc tịch thì hành chính phải quy định đăng ký hộ khẩu thƣờng trú, phải có các
công đoạn xác minh về con ngƣời, nhà ở...).
- Hành chính còn mang tính thuyết phục, giáo dục, động viên và tổ chức quần chúng
thực hiện pháp luật (bởi vì pháp luật chỉ đƣợc thực hiện nghiêm khi ngƣời dân hiểu và nó
phải hợp lý).
d. Hành chính và kinh tế:
- Hành chính thuộc về thƣợng tầng kiến trúc, trong khi đó kinh tế là hạ tầng cơ sở. Do
đó nó có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Kinh tế chỉ có thể phát triển trong điều kiện
môi trƣờng pháp lý thuận lợi - môi trƣờng pháp lý đó chính là những quyết định hành
chính (VD: Để phát triển kinh tế nƣớc ta, nhà nƣớc phải ban hành hàng loạt các đạo luật
nhƣ Luật Đầu tƣ, Liên doanh, luật Thuế... do đó đã làm nảy sinh hàng loạt các văn bản
hành chính hƣớng dẫn thi hành).
- Hành chính giữ vai trò điều phối, ảnh hƣởng và tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc
dân (VD: Với mỗi quốc gia phải có cơ cấu kinh tế phát triển thuận lợi giữa các vùng,
miền, các ngành... Do đó, vai trò của nhà nƣớc là điều tiết, chữ không để tự phát sẽ làm
mất cân đối chung của quốc gia, mới đảm bảo đƣợc sự phát triển hài hoà).
e.Hành chính và XH:
- Nhà nƣớc là một sản phẩm của XH, trong khi đó hành chính là một sản phẩm của nhà
nƣớc, nhƣ vậy, hành chính thực chất cũng là một sản phẩm của XH. Nhƣng trong mỗi chế
độ XH nhất định, có những thiết chế tổ chức hành chính riêng, và nó chịu ảnh hƣởng
nhiều của thiết chế XH đó (VD: ở thời kỳ PK có tổ chức hành chính khác với thời kỳ
TBNC).
4. Khoa học hành chính là gì:
- KN: Hành chính học là một khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả
những công việc XH của các tổ chức hành chính nhà nƣớc (nói đến quản lý trong hành
chính là quyền lực phải phục tùng, tuy rằng một số vấn đề không đáp ứng hết thảy mọi
yêu cầu của ngƣời dân).
- Đối tƣợng của khoa học hành chính:
+ Là việc quản lý toàn bộ đời sống XH.
+ Những quy luật vận hành khách quan trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nƣớc
(VD: quản lý buôn bán tại các cửa khẩu, nếu không quản lý tốt thì hàng hoá từ bên ngoài
vào sẽ tác động vào nền kinh tế trong nƣớc, hơn nữa nếu không quản lý chặt sẽ gây thất
thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc, cho nên quản lý nhà nƣớc ở đây phải trên nhiều lĩnh
vực).
- Nội dung cơ bản của hành chính bao gồm những vấn đề chính sau:
+ Nghiên cứu về chức năng hành chính nhà nƣớc.
+ Nghiên cứu về thể chế hành chính nhà nƣớc (các văn bản QPPL về ngành)
+ Tổ chức hành chính (tổ chức hành chính liên quan đến hiệu quả quản lý của một nền
hành chính nói chung, nếu tổ chức hành chính tốt thì hiệu quả quản lý của nó sẽ đƣợc
nâng cao).
+ Quyết định hành chính - là cách quản lý của hành chính.
+ Vấn đề công vụ và công chức.
+ Quản lý tài chính công (bộ máy hành chính nhà nƣớc đƣợc hƣởng ngân sách nhà
nƣớc cấp theo biên chế à theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cấp).
+ Nghiên cứu vấn đề liên quan đến hành chính công sở.
+ Nghiên cứu cải cách hành chính.
II. Nền hành chính nhà nƣớc:
1. Hành chính công (hành chính nhà nước):
- Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, học giả hành chính học thì họ cho rằng,
hành chính công bao gồm luật pháp, các quy tắc, quy chế, thiết chế... để điều tiết hoạt
động quyền hành pháp.
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức bộ máy hành chính cũng nhƣ mối
quan hệ mà trong đó các công chức làm việc.
- Hành chính công còn bao gồm những đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong bộ
máy hành chính công quyền. Những ngƣời này là ngƣời có trách nhiệm thực thi cong vụ
nhà nƣớc họ đƣợc giao.
Ba yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể quan niệm yếu tố này quan
trọng hơn yếu tố kia. Do đó, có thể đi đến ĐN chung vê hành chính công nhƣ sau:
+ Hành chính công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc
đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ
thống hành pháp từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của
nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ XH, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hợp
pháp của công dân.
2. Hành chính công và hành chính tư:
- Hành chính công và hành chính tƣ đều thuộc về lĩnh vực hành chính và có những cơ
sở giống nhau, đồng thời có một số điểm khác nhau về nguyên tắc, sự khác nhau đó là:
+ Hành chính công nhằm phục vụ lợi ích công cộng (VD: NQ13 của Chính phủ về đảm
bảo trật tự an toàn giao thong thì nhằm phục vụ lợi ích công cộng).
+ Bộ máy của Chính phủ là một bộ máy đặc biệt, nó có phạm vi điều chỉnh toàn quốc.
Còn hành chính tƣ thì phạm vi điều chỉnh hẹp (VD: trong 1 công ty TNHH thì hành chính
tƣ trong doanh nghiệp này chỉ trong phạm vi công ty đó mà thôi).
+ Hành chính công luôn bị điều tiết rất chặt chẽ trong khuôn khổ hệ thống pháp luật,
nói cách khác, hành chính công dựa trên luật pháp nhà nƣớc đề điều chỉnh các mối quan
hệ.
+ Hành chính công thì kỹ năng của nó rất đa dạng, rộng lớn so với hành chính tƣ,
nhƣng hành chính công thƣờng cồng kềnh, kém hiệu quả ở một số khâu (VD: khi quyết
định một vấn đề nào đó thì phải xin ý kiến, hội họp nhiều bộ, ngành, cho nên thời gian
lâu; còn hành chính tƣ nhỏ, có thể quyết định ngay đƣợc vấn đề).
3. Hành chính nhà nước trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước:
- Nhà nƣớc bao giờ cũng gồm 3 bộ phận quyền lực: quyền lập pháp (giao cho cơ quan
duy nhất là Quốc hội); quyền hành pháp (đứng đầu là Chính phủ ở cấp TW và UBND địa
phƣơng các cấp), quyền hành pháp gồm 2 bộ phận quyền lực cụ thể: một là quyền lập quy
(ban hành các văn bản QPPL dƣới luật), hai là quyền hành chính (tức là quyền tổ chức và
vận hành bộ máy hành chính nhà nƣớc một cách hợp lý nhất); và quyền tƣ pháp.
(sơ đồ)
III. Nền hành chính nhà nƣớc Việt Nam:
1. Ba yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước Việt Nam:
Nền hành chính nhà nƣớc nói chung của các nƣớc thƣờng đƣợc cấu thành bởi một số
yếu tố tạo nên sự hoàn chỉnh của nó. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với hau, không
HUỲNH BÁ HỌC2
thể coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác và cũng không thể không có nó. Đối với nền hành
chính nhà nƣớc Việt Nam đƣợc tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản sau:
- Hệ thống thể chế quản lý XH theo pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, luật, các bộ luật,
pháp lệnh và các văn bản quy phạm dƣới luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành tạo nên một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của hệ thống hành
chính nhà nƣớc. Tất cả các văn bản đó, ngƣời ta coi là thể chế hành chính nhà nƣớc.
- Cơ chế tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp các ngành từ TW
đến các địa phƣơng (TW-tỉnh-huyện-xã). Vị trí của yếu tố này là chuyển hệ thống thể chế
nhà nƣớc vào cuộc sống.
- Đội ngũ cán bộ công chức bao gồm những ngƣời thực thi công quyền trong bộ máy
hành chính công. Những công chức đƣợc nhà nƣớc tuyển dụng, bổ nhiệm làm một chức
vụ thƣờng xuyên và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Vị trí của yếu tố này rất
quan trọng, nếu không có yếu tố này thì bộ máy không có ngƣời điều hành, cho nên
không thể vận hành đƣợc.
Ba yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu yếu tố nào.
2. Những đặc tính chủ yếu của bộ máy nhà nước:
- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị, vì: Hệ thống hành chính đƣợc thiết
lập ra để quản lý XH, làm cho XH phát triển một cách trật tự, lành mạnh theo mục tiêu
chính trị mà đƣợc nhà nƣớc đó xác lập. Đối với mỗi quốc gia, nhiệm vụ chính trị đó
thƣờng do đảng cầm quyền định ra và lãnh đạo thống nhất (hệ thống chính trị nƣớc ta có
3 bộ phận: Đảng CSVN, bộ máy nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức CT-XH khác).
- Tính pháp quyền: Theo xu hƣớng phát triển chung của nhà nƣớc thì tất cả các quốc
gia trên thế giới đều phải tiến tới xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, tức là nhà nƣớc hoạt
động dựa trên nền tảng luật pháp.
- Tính liên tục, tính ổn định và tính thích ứng: Quản lý nhà nƣớc chính là quản lý XH,
mà XH phát triển liên tục, do đó nó phải thích ứng (VD: thời đại ngày nay KHKT phát
triển, ứng dụng nhiều công nghệ mới, do đó cán bộ phải biết, phải học, phải thích ứng).
- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao theo ngạch-bậc.
- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ. Bởi vì trong hệ thống hành chính đƣợc tổ chức thành
từng cấp (cấp TW quản lý gì, cấp tỉnh quản lý gì, mỗi cấp đƣợc quyền quyết định những
vấn đề gì, phạm vi đến đâu...).
- Tính không vụ lợi, tính vô tƣ, công tâm, trong sạch vì: bộ máy hành chính là công cụ
do nhân dân lập ra để quản lý XH, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân.
- Tính nhân đạo: là công cụ phục vụ nhân dân, không phải là đối lập với nhân dân, cho
nên nó là chỗ dựa cho nhân dân.
Tóm lại, bộ máy hành chính nhà nƣớc chính là do nhân dân lập nên và phục vụ nhân
dân, cho nên nhân dân chính là chỗ dựa cho bộ máy hành chính nhà nƣớc, có nhân dân thì
nó mới phát triển.
3. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước Việt Nam:
- Đối với nền hành chính nhà nƣớc Việt Nam, một trong những nguyên tắc quan trọng
đƣợc xác định từ ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, đó là nguyên tắc dựa vào dân,
tập hợp dân để xây dựng nhà nƣớc, lấy dân làm chỗ dựa cơ bản cho nhà nƣớc.
- Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc theo pháp luật và bằng pháp luật.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ, chống các khuynh hƣớng cục bộ địa phƣơng. Nguyên
tắc này thể hiện ở chỗ, mọi quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân, nhƣng nhân dân
thực hiện quyền lực đó thông qua hệ thống cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND các cấp).
- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ nhằm phát huy thế mạnh của
từng ngành cũng nhƣ thế mạnh của từng vùng của Tổ quốc (VD: ngành than có Tổng Cty
than thuộc Bộ Công nghiệp, mà than tập trung nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên..., do
đó ngành này phải kết hợp với địa phƣơng để lãnh đạo, chỉ đạo...).
- Nguyên tắc phân biệt rõ quản lý nhà nƣớc với nguyên tắc quản lý sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các đơn
vị, các tổ chức sản xuất kinh doanh; ở đây quản lý nhà nƣớc chỉ giữ vai trò định hƣớng
phát triển, chứ không đi vào quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh (VD: ngành sản xuất
giầy da, trƣớc đây Bộ Công nghiệp quản lý theo kế hoạch - nhà nƣớc trực tiếp can thiệp
vào sản xuất kinh doanh, bây giờ nhà nƣớc chỉ định hƣớng, cho ngành quyền tự sản xuất
kinh doanh, không giao chỉ tiêu nhƣ trƣớc nữa...).
- Nguyên tắc phân biệt hành chính điều hành và hành chính tài phán:
+ Hành chính điều hành là dựa vào các nghị quyết, a2 của Đảng và QH mà tổ chức chỉ
đạo, phối hợp, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định đó trong cuộc sống.
+ Hành chính tài phán có chức năng giải quyết những vi phạm pháp luật hành chính của
các cơ quan hành chính nhà nƣớc và công chức hành chính đối với công dân nhằm đảm
bảo cho việc thực hiện pháp luật công bằng hơn, khách quan hơn (VD: nhƣ hiện nay, nếu
toà án xử oan sai thì phải xin lỗi đƣơng sự và phải bồi thƣờng cho đƣơng sự).
- Nguyên tắc kết hợp làm việc tập thể với chế độ một thủ trƣởng.
+ Đó là những cơ quan thẩm quyền chung, hoạt động theo chế độ tập thể quyết định
(VD: khi ký TM. TTg, TM.UBND...).
+ Cơ quan thẩm quyền riêng là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trƣởng quyết định và
ngƣời thủ trƣởng đó phải chịu trách nhiệm với cấp trên cũng nhƣ cơ quan, tổ chức của
mình về toàn bộ những quyết định đó (khi ký VB, ngƣời đứng đầu bao giờ cũng đề rõ
chức danh).
4. Chức năng quản lý hành chính nhà nước:
Là hệ thống thống nhất phƣơng hƣớng hoạt động cơ bản, tất yếu của các cơ quan hành
chính nhà nƣớc phát sinh từ sự phân công chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý, nhằm
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đặt ra.
Chƣơng II:
CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. Khái niệm và ý nghĩa:
1. KN:
- Để hiểu rõ chức năng hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay, chúng ta cần làm rõ vị
trí của nó trong hệ thống chính trị của quốc gia, trong tổng thể mối quan hệ giữa Đảng
Cộng sản, giữa Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam và các tổ chức đoàn thể quần chúng
đƣợc tập hợp trong MTTQ Việt Nam. Các bộ phận này hoạt động theo một cơ chế nhất
định nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nƣớc thực sự thuộc về nhân dân nhƣ quy định
trong Hiến pháp nƣớc ta.
- Chức năng hành chính là một hoạt động hành chính đƣợc tách ra trong quá trình phân
công lao động của XH.
(Sơ đồ)
+ Quyền lập quy: ở cấp TW do bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện; ban hành các văn bản
quy phạm dƣới luật (VD: NĐ của Chính phủ, Thông tƣ của các bộ...)
+ Quyền hành chính: là quyền xây dựng, tổ chức, vận hành bộ máy hành chính (VD:
Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ máy hành chính của các tỉnh mới tách, thành lập một số
cơ quan...).
2. ý nghĩa:
- Việc làm rõ chức năng hành chính nhà nƣớc để chúng ta hình dung rõ các quá trình
hoạt động hành chính diễn ra trong đời sống XH, để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung
để làm cho nền hành chính ngày càng đáp ứng đƣợc sự phát triển đa dạng của nền kinh tế.
- Việc làm rõ chức năng hành chính nhà nƣớc để chúng ta có thể phát triển theo kịp sự
phát triển chung của nền hành chính thế giới.
II. Nội dung chức năng hành chính nhà nƣớc tổng quát:
1. Chức năng hành chính nhà nước đối với dân:
Đây đƣợc coi là một trong những chức năng hành chính nhà nƣớc quan trọng, bởi đối
tƣợng điều chỉnh của bất kỳ nền hành chính nào cũng là nhân dân.
2. Chức năng hành chính nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, gồm:
- Chức năng định hƣớng, dẫn dắt cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo mục tiêu
chung của quốc gia.
- Nền hành chính nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển
bằng các chủ trƣơng, chính sách (VD: ta chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng thì
nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng khuyến khích ngƣời nông dân sản xuất theo kinh tế hộ
gia đình).
-Nhà nƣớc giữ vai trò điều tiết, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong nền kinh tế thị
trƣờng (điều tiết bằng chính sách, tài chính, hoặc bằng những chủ trƣơng lớn khác khi
điều chỉnh các vùng kinh tế trọng điểm; ngăn ngừa bằng các chính sách nhƣ chống buôn
lậu, gian lận thƣơng mại...).
3. Chức năng hành chính đối với XH:
- Nền hành chính đƣợc thiết lập ra mục đích là để quản lý XH, làm cho XH phát triển
theo một trật tự nhất định.
- Khi XH phát triển, cũng đòi hỏi chức năng hành chính nhà nƣớc đối với XH cũng
phát triển theo để đáp ứng yêu cầu XH đó. Chính vì vậy mà các quốc gia do đó là quốc
gia phát triển hay chậm phát triển cũng đều phải thực hiện công cuộc cải cách hành chính.
4. Chức năng vận hành hành chính nhà nước, gồm các nội dung sau:
- Nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nƣớc (là điều tất yếu
đặt ra đối với mỗi quốc gia, ví dụ nhƣ quy hoạch phát triển vùng, miền, đồng đều giữa các
ngành...).
- Nội dung liên quan đến vấn đề tổ chức, thiết kế bộ máy hành chính nhà nƣớc.
- Nội dung liên quan đến việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý, vì nguồn
nhân lực là nhân tố quan trọng trong sản xuất ra của cải, do đó việc sắp xếp, bố trí nguồn
nhân lực này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh hay chậm của đất nƣớc.
- Vấn đề ban hành ra các quyết định hành chính, vì quản lý hành chính là thông qua các
VB, mà quyết định hành chính là VB có tính QPPL, có tính truyền đạt thực hiện các chủ
trƣơng, chính sách...
- Vấn đề điều hành, hƣớng dẫn, phối hợp việc thi hành các chủ trƣơng của nhà nƣớc.
- Nội dung liên quan đến việc tổ chức quản lý tài chính: đây là nguồn tài chính mà nhà
nƣớc phân bổ cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phƣơng. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng
hợp lý phải đƣợc đặc biệt quan tâm.
III. Phƣơng tiện cơ bản để thực hiện chức năng hành chính nhà nƣớc:
(Sơ đồ)
- Muốn thực hiện chức năng hành chính nhà nƣớc thì phải có địa vị pháp lý. Địa vị
pháp lý có ở cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng. Từ đó xác đinh
đƣợc phải làm gì và ai làm; trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cần có gì để thực hiện và
kết quả công việc đƣợc thể hiện ở các quyết định hành chính.
Chƣơng III
THỂ CHẾ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. Thể chế và thể chế nền hành chính nhà nƣớc:
1. Thể chế là gì?
- Thể chế có thể hiểu là những quy tắc, những quy định, những quy chế, những nội
dung... đƣợc ban hành chính thức bằng văn bản hoặc không chính thức để điều chỉnh, can
thiệp vào mọi mối quan hệ XH. (chính trị, kinh tế, văn hoá-XH...) nhằm bảo đảm cho
những mối quan hệ đó phát triển theo những chủ đích đã định trƣớc.
- Thể chế trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc là hệ thống những quy định luật lệ của một
chế độ XH nhất định buộc mọi ngƣời phải tuân theo. Nhƣ vậy, thể chế gắn liền với sự ra
đời của nhà nƣớc (VD: thời PK những quy định cho ngƣời từ 18 tuổi trở lên phải nộp thuế
thân... mà nó bắt buộc mọi ngƣời phải tuân theo, đó chính là thể chế trong thời kỳ PK).
- Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại 5 hình thái kinh tế-XH (nguyên thuỷ, CHNL, PK,
TBCN, CSCN), mỗi hình thái đó lại phân chia thành những thể chế cụ thể nhƣ: thể chế
chính trị, thế chế kinh tế, thể chế văn hoá, thể chế nhà nƣớc...
2. Thể chế nền hành chính nhà nước:
- KN: Thể chế nền hành chính nhà nƣớc là một hệ thống bao gồm các luật, văn bản quy
phạm dƣới luật tạo nên khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt
động, vì:
+ Hoạt động hành chính nhà nƣớc dựa trên nguyên tắc quyền lực phục tùng, vì vậy nó
đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể quản
lý và đối tƣợng (khách thể) qk,
- Thể chế hành chính nhà nƣớc bao giờ cũng gắn liền với hệ thống chính trị của quốc
gia (hệ thống chính trị ở nƣớc ta gồm 3 bộ phận: Đảng CSVN, Bộ máy nhà nƣớc, MTTQ
và các tổ chức chính trị-XH khác; trong đó Đảng CSVN giữ vai trò lãnh đạo nhà nƣớc
bằng các hủ trƣơng, đƣờng lối lớn; bộ máy nhà nƣớc gồm Chính phủ, các bộ, ban ngành,
UBND các cấp tổ chức thực hiện trên cơ sở các luật pháp ban hành; MTTQ giữ vai trò tập
hợp các lực lƣợng để thực thi các chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nƣớc).
3. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước:
HUỲNH BÁ HỌC3
- Hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nƣớc đặt ra để quản lý XH (VD: các luật, bộ
luật, các NĐ, QĐ...).
- Các văn bản pháp quy quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan
hành chính nhà nƣớc từ TW đến địa phƣơng (VD: về tổ chức bộ máy nhà nƣớc thì Hiến
pháp quy định có 4 cấp, cụ thể hoá là Luật Tổ chức bộ máy nhà nƣớc, có NĐ của Chính
phủ, các Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành...).
- Các văn bản quy định về chế độ công vụ và công chức (VD: Pháp lệnh cán bộ công
chức và các văn bản chi tiết nhƣ NĐ95 quy định về tuyển dụng công chức, NĐ96 quy
định chế độ thôi việc của công chức...).
- Các chế định về tài phán hành chính nhà nƣớc (tài phán đảm bảo cho công chức thực
hiện nhiệm vụ của mình, nếu có vấn đề gì thì công chức đƣợc khiếu nại lên cơ quan có
thẩm quyền và đƣợc phán xét để đảm bảo quyền bình đẳng của công chức nhà nƣớc trƣớc
pháp luật).
- Hệ thống các thủ tục hành chính để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nƣớc với công
dân, giữa nhà nƣớc với các tổ chức XH (VD: cá thủ tục đăng ký hộ khẩu gồm những loại
giấy tờ gì, ai làm...).
5 yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, có yếu tố mang tính vĩ mô, có yếu tố mang
tính cụ thể... tổng hợp nên nền hành chính nhà nƣớc.
II. Vai trò của thể chế nền hành chính nhà nƣớc:
1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước:
Nhƣ ta đã biết, thể chế nền hành chính nhà nƣớc bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, tạo
nên một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để làm căn cứ cho các cơ quan trong quá trình
hoạt động của mình (VD: đối với cơ quan xuất, nhập cảnh phải có một loạt văn bản quy
định về chức năng, nhiệm vụ, có thẩm quyền gì trong quản lý xuất, nhập cảnh, quy định
các thủ tục để cơ đó thực thi).
2. Cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
Việc bố trí nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nƣớc tuỳ thuộc vào vị trí của từng cấp
hành chính (VD: UBND Hà Nội phải bố trí số lƣợng đại biểu HĐND, các chức danh
nhiều hơn một số tỉnh khác do Hà Nội có vị trí quan trọng, dân số nhiều...; hoặc Chủ tịch
UBND Tp Hà Nội có hàm tƣơng đƣơng bộ trƣởng mà một số tỉnh khác lại không đƣợc
nhƣ vậy).
4. Cơ sở để xây dựng mối quan hệ cụ thể giữa nhà nước và công dân, nhà nước và
các tổ chức XH khác:
Trong XH ta hiện nay, các tổ chức XH ngày càng phát triển, do đó xây dựng mối quan
hệ cụ thể sẽ giúp nhà nƣớc tiến hành quản lý, điều hành có hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn.
III. Nội dung cơ bản của thể chế nền hành chính nhà nƣớc:
1. Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế: gồm các vấn đề chính sau:
- Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô (trách nhiệm này thuộc cơ quan hành chính nhà nƣớc cao
nhất là Chính phủ) nhƣ định hƣớng vùng, miền, xây dựng các khung công nghiệp, đầu tƣ
xây dựng cơ sở hạ tầng...
- Ngăn ngừa (chủ yếu bằng cơ chế chính sách) các hoạt động bất hợp pháp làm ảnh
hƣởng đến nền kinh tế (VD: cấm nhập khẩu một số mặt hàng hoặc tạm thời hạn chế, đánh
thuế cao đối với một số mặt hàng để điều tiết sản xuất trong những, khuyến khích sản
xuất trong nƣớc).
2. Quản lý hành chính nhà nước về tiền tệ:
- Quản lý tài sản, tài nguyên của quốc gia.
- vấn đề thuế, vì thuế là nguồn thu quan trọng của quốc gia, do đó nhà nƣớc quản lý
bằng luật chặt chẽ, gắn trách nhiệm của công dân vào việc nộp thuế.
- Quản lý, điều tiết các nguồn thu (từ buôn bán thƣơng mại, dầu khí, các loại phí, lệ phí,
hàng hoá xuất nhập khẩu...).
- Quản lý thống nhất ngân sách nhà nƣớc bằng Luật Ngân sách (cơ quan đƣợc giao là
Bộ Tài chính có trách nhiệm dự toán, tổng quyết toán).
- Quản lý tiền tệ tín dụng và ngân hàng (phát hành tiền tệ phải tính toán kỹ, không ảnh
hƣởng đến nền kinh tế đất nƣớc; hoặc tín dụng cho vay để phát triển các thành phần kinh
tế, tạo nguồn thu cho nhà nƣớc; các ngân hàng đƣợc nhà nƣớc định hƣớng phát triển).
3. Quản lý, sử dụng lực lượng lao động:
- Lực lƣợng lao động là lực lƣợng quyết định đến việc sản xuất ra của cải cho XH. Vì
vậy, việc quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lƣợng này hết sức quan trọng (lực lƣợng lao
động của nƣớc ta hiện nay trình độ còn thấp, do đó nhà nƣớc cần đầu tƣ đào tạo, bồi
dƣỡng để dần hội nhập với khu vực và quốc tế).
4. Quản lý hành chính nhà nước về trật tự an toàn XH, về an ninh-quốc phòng:
- Liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo đoàn kết thống nhất (không chia đảng
phái) để ổn định chính trị, tập trung xây dựng đất nƣớc, để liên kết khối đại đoàn kết dân
tộc chống các thế lực bên ngoài can thiệp.
- Quản lý an ninh thông tin (đối với ngành lƣu trữ có liên quan đến công văn giấy tờ
chứa những thông tin, cho nên phải quản lý chặt chẽ).
- Quản lý về hoạt động tôn giáo (vấn đề này hiện nay rất phức tạp mà các thế lực thù
địch bên ngoài thƣờng hay lợi dụng để làm bàn đạp, chỗ dựa, là nội gián để tấn công ta),
chú ý là luật pháp nƣớc ta cho phép tự do tín ngƣỡng và tự do không tín ngƣỡng.
- Ngoài ra, nội dung quản lý nền hành chính nhà nƣớc còn liên quan đến quản lý nhà
nƣớc về văn hoá, khiếu nại, tố cáo của công dân để đảm bảo cho các khiếu nại, khiếu kiện
của nhân dân đƣợc giải quyết kịp thời.
Tóm lại, nội dung cơ bản của nó rất đa dạng, phức tạp, do đó đặt ra vấn đề cải cách nền
hành chính nhà nƣớc.
5. Một số vấn đề về cải cách thể chế nền hành chính nhà nước:
- Phải hợp pháp hoá sự phân công quyền lực trong hệ thống chính trị đất nƣớc, trong đó
xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nƣớc thông qua các chủ trƣơng,
chính sách, các định hƣớng phát triển, chứ không làm thay, bao biện.
+ Phải làm rõ quyền quản lý, điều hành bộ máy nhà nƣớc, đặc biệt là bộ máy hành
chính nhà nƣớc.
+ Đề cao vai trò tổ chức, vận động các tổ chức chính trị-XH và các tổ chức của MTTQ
Việt Nam.
- Sắp xếp bộ máy nhà nƣớc một cách hợp lý và bố trí biên chế phù hợp với bộ máy đó
(các cơ quan sự nghiệp hiện nay tăng hợp đồng để giảm biên chế).
- Hiện đại hoá các phƣơng pháp và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, tiến tới xây dựng
Chính phủ điện tử.
- Tạo sức mạnh cho nền hành chính trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo nhiều
thành phần, trên cơ sở định hƣớng XHCN mà Đảng ta đã xác định (nền hành chính không
thực hiện chức năng cai trị, mà phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, là
dịch vụ cho nền kinh tế).
Chƣơng IV
TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. Nguyên tắc chung về tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc:
1. Thống nhất chỉ huy và hệ thống thứ bậc:
Đối với bất kỳ nền hành chính của quốc gia nào cũng đều đƣợc chia theo thứ bậc tuỳ
theo đặc điểm lịch sử của mỗi quốc gia (VD: với những quốc gia liên bang thì chia theo:
bang-khu-tỉnh...; hoặc nhƣ nƣớc ta từ TW đến địa phƣơng có 3 cấp). Trong hệ thống thứ
bậc này, đều chịu sự chỉ huy thống nhất của bộ máy nhà nƣớc ở TW.
2. Nguyên tắc quyền lực và trách nhiệm gắn liền với nhau:
Mỗi một cấp hành chính của một quốc gia đều đƣợc trao những quyền hạn nhất định,
quyền hạn đó đƣợc khẳng định trong các văn bản luật (VD nhƣ trong Hiến pháp hoặc
Luật Tổ chức nền hành chính nhà nƣớc đó). Đồng thời với các quyền hạn đó, thì các cấp
cũng có trách nhiệm rất lớn trong quản lý điều hành nền hành chính nhà nƣớc. Nguyên tắc
quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với nhau, tạo mối quan hệ hài hoà trong thực thi quyền
lực mà nhà nƣớc giao cho (chúng chính là 2 mặt của một vấn đề, có cái này thì phải có cái
kia).
3. Nguyên tắc phạm vi kiểm soát hợp lý:
- Mõi một cấp chính quyền đều có trách nhiện kiểm soát mọi công việc trong phạm vi
đƣợc giao. Công việc kiểm soát này đƣợc thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm
rõ ràng (VD: cơ quan kiểm lâm thì phạm vi kiểm soát của nó phải đƣợc xác định rõ đƣợc
làm gì, phạm vi đến đâu...).
4. Bộ máy hành chính phải tinh giảm:
Nguyên tắc này hiện nay các quốc gia đều phải đang hƣớng tới. Vì hành chính không
trực tiếp làm ra của cải vật chất, mà nó chỉ tiêu tốn kinh phí. Chi nên cải cách hành chính,
tinh giảm bộ máy sao cho hợp lý, cơ cấu tổ chức đơn giản, tránh nhiều tầng nấc... để giải
quyết công việc có hiệu quả hơn. Ở nƣớc ta hiện nay, nền hành chính còn cồng kềnh, một
số khâu giải quyết còn nhiều cấp, nhiều cửa, cho nên mục tiêu tinh giảm, cải cách nền
hành chính cho hiệu quả đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú trọng và đã có nhiều chủ
trƣơng, chính sách để thực hiện cải cách nền hành chính nhà nƣớc.
II. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc:
1. Những nguyên tắc mang tính chính trị:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nƣớc ta, điều này đƣợc khẳng định trong HIến pháp, trong Luật Tổ chức
Chính phủ, Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà
nƣớc của nƣớc ta thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền đó thông qua các cơ quan
dân cử đƣợc bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ: Đối với nƣớc ta,
ngành và lãnh thổ thống nhất với nhau, khác với một số nƣớc đƣợc chia thành các bang,
có các hệ thống hành chính khác nhau.
- Nguyên tắc phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế với chức năng quản lý
sản xuất kinh doanh nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho QHSX kinh doanh phát triển, hỗ
trợ cho các tổ chức sản xuất (vốn, đất đai, thị trƣờng, thông tin...). Nhà nƣớc phải hoạch
định và thực hiện các chính sách XH thông nhất giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công
bằng XH để làm cho sự phân hoá giàu-nghèo không lớn quá. Quản lý, kiểm soát tài
nguyên, tài sản quốc gia, tổ chức nền kinh tế quốc dân, xây dựng chiến lƣợc quy hoạch
định hƣớng phát triển nền kinh tế. Thực hiện những hoạt động của các tổ chức quần
chúng để thực hiện quyền lực quản lý nhà nƣớc.
2. Những nguyên tắc khoa học về tổ chức nền hành chính nhà nước:
- Nguyên tắc nền nghiên cứu phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng hành
pháp, mà trong đó chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống hành pháp đó.
- Nguyên tắc hoàn chỉnh và thống nhất của nền hành chính (thể hiện ở chỗ, nền hành
chính đƣợc tổ chức từ TW tới địa phƣơng, thống nhất trong phạm vi cả nƣớc. Ở những ta,
hệ thống hành chính từ TW đến địa phƣơng là 4 cấp hoàn chỉnh và thống nhất: Chính
phủ-tỉnh (thành) - huyện (thị) - xã (phƣờng).
- Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho tất cả các cấp, các ngành. Đối
với nƣớc ta, nguyên tắc này càng ngày càng đƣợc làm rõ, có nhiều văn bản QPPL để điều
chỉnh rõ quyền phân cấp quản lý của mỗi cấp.
- Nguyên tắc phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý cho phù hợp.
- Nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm (tránh tình trạng lạm dụng hoặc bỏ
sót quyền).
- Ngoài ra, ngƣời ta còn quan tâm đến nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nhân dân tham
gia vào quá trình quản lý để phát huy tính tích cực của ngƣời dân (tiết kiệm là vấn đề
đƣợc Chính phủ đặt ra từ lâu, làm tốt khâu này sẽ tiết kiệm đƣợc cho ngân sách để dùng
vào việc phát triển kinh tế đất nƣớc).
3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
a. Ở Trung ương:
- Nguyên thủ quốc gia: Là ngƣời đứng đầu của quốc gia, do QH bầu ra tại kỳ họp đầu
tiên của mỗi khoá QH. Nguyên thủ quốc gia đại diện cho đất nƣớc về 2 phƣơng diện: đối
nội và đối ngoại. Về phƣơng diện đối nội, nguyên thủ quốc gia thực thi chức năng lập
pháp bằng việc công bố các văn bản luật do QH và UBTVQH thông qua. Về chức năng
hành pháp, nguyên thủ quốc gia là thống lĩnh các lực lƣợng vũ trang, quyết định những
vấn đề nhƣ phong tặng các danh hiệu nhà nƣớc, quyết định đặc xá, ân xá, quyết định bổ
nhiệm đại sứ và các đại diện ngoại giao của ta ra nƣớc ngoài và tiếp nhận các đại diện
ngoại giao các nƣớc.
- Chính phủ: Là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nƣớc, là cơ quan quyền lực cao
nhất, do QH bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Chính phủ là quản lý, điều hành toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
an ninh-quốc phòng, đối ngoại... của nƣớc ta. Thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ
tƣớng Chính phủ, các phó Thủ tƣớng Chính phủ, bộ trƣởng, thủ trƣởng các cơ quan ngang
bộ.
HUỲNH BÁ HỌC4
- Các bộ: Bộ là cơ quan của Chính phủ, do QH bầu ra với chức năng, nhiệm vụ là quản
lý ngành hoặc lĩnh vực của nhà nƣớc. Bộ là thành viên của Chính phủ, ngƣời đứng đầu
mỗi bộ là bộ trƣởng; về chính trị, bộ trƣởng là chính khách (đại diện cho đảng cầm
quyền) tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảng đó giao; về mặt hành chính, bộ trƣởng là một
nhà hành chính, nhà quản lý điều hành 1 cơ quan của Chính phủ; khi thực thi quản lý
hành chính thì phải tuân thủ theo luật pháp. Vì vậy, chức năng hành chính này đã làm cho
hoạt động của các bộ ổn định, tránh chồng chéo.
Ngoài ra để giúp Chính phủ quản lý một số ngành, lĩnh vực khác thì Chính phủ thành
lập ra một số cơ quan trực thuộc. Những cơ quan này không phải là thành viên của Chính
phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý một số ngành, lĩnh vực. Ngày nay, theo hƣớng cải
cách hành chính, các cơ quan này đã giảm do sáp nhập vào các bộ.
b. Tổ chức chính quyền địa phương:
- Tổ chức chính quyền địa phƣơng của các quốc gia trên thê giới không giống nhau tuỳ
theo đặc điểm tình hình mỗi nƣớc có thể thiết kế ra các cấp hành chính quốc gia khác
nhau. Có nƣớc có 4 cấp (TW-tỉnh-huyện-xã), có nƣớc có 3 cấp, có nƣớc tổ chức theo liên
bang... Nƣớc ta có 4 cấp, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính quyền địa phƣơng
đƣợc phân cấp quản lý lĩnh vực đời sống XH của địa phƣơng.
- Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phƣơng: Hiện nay ở nƣớc ta thống nhất tổ chức 3 cấp
và nó là cấp chính quyền địa phƣơng hoàn chỉnh, bao gồm có cơ quan quyền lực nhà
nƣớc địa phƣơng (HĐND các cấp), cơ quan hành chính (UBND) và cơ quan tƣ pháp (TA
và Viện Kiểm sát), riêng cơ quan này đƣợc tổ chức tới cấp huyện và tƣơng đƣơng. Về địa
vị pháp lý của chính quyền địa phƣơng gồm:
+ HĐND là cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân địa phƣơng, do nhân dân bầu
ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín (lƣu ý: QH và HĐND các cấp đều
do nhân dân bầu ra, QH không lãnh đạo HĐND, mà chỉ giám sát, hƣớng dẫn thực hiện
theo luật, các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc).
+ Cơ quan hành chính ở địa phƣơng (UBND) các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ
họp đầu tiên của mỗi khoá hội đồng (nhiệm kỳ hiện nay là 5 năm). Thành phần gồm: chủ
tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên (số lƣợng tuỳ theo từng cấp, từng tỉnh). Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp là quản lý, điều hành toàn bộ mọi mặt hoạt động
ở địa phƣơng (kinh tế, văn hoá-XH, quốc phòng-an ninh, trật tự trị an...). UBND thông
thƣờng 1 tháng họp 1 lần, Thƣờng trực UBND có nhiệm vụ triệu tập các phiên họp
UBND.
Tóm lại, tổ chức bộ máy chính quyền ở cấp TW và địa phƣơng là một trong những chủ
thể cơ bản và là một bộ phận quan trọng cấu thành nền hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta.
Chƣơng V
CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC
I. Công vụ:
1. KN: Công vụ là một loại lao động đặc thù thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc để
thi hành luật pháp, đƣa luật pháp vào đời sống, đồng thời cũng để quản lý, sử dụng có
hiệu quả tài sản chung (công sản) và ngân sách nhà nƣớc nhằm phục vụ nhiệm vụ chính
trị của quốc gia.
Đặc điểm rút ra từ KN trên:
- Lao động đặc thù: Vì lao động này mang tính trừu tƣợng, khó đong đếm hiệu quả
bằng con số cụ thể (VD: TTg ra quyết định khoán 10, 100... làm cho sản xuất nông
nghiệp ở nƣớc ta phát triển, ngƣời nông dân đủ ăn, tình hình kinh tế-XH phát triển rõ rệt,
đảm bảo lƣơng thực cho XH và xuất khẩu..., do đó khó có thể đánh giá đƣợc hiệu quả
quyết định trên). Hoạt động công vụ này phải dựa trên cơ sở sử dụng các quyền lực nhà
nƣớc, thể hiện ở trong các văn bản luật và các văn bản quy phạm dƣới luật.
- Hoạt động này do đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện.
2. Nguyên tắc của công vụ:
- Nguyên tắc chung: Những quan điểm, những tƣ tƣởng, những quy định chung nhằm
thực hiện một cách có hiệu quả công việc quản lý nhà nƣớc (VD: về quan điểm của nhà
nƣớc ta là do dân, vì dân, cho nên mọi tƣ tƣởng, quan điểm phải hƣớng về nhân dân).
- Nguyên tắc cụ thể:
+ Công cụ thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và nhà nƣớc.
+ Nó đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ (quyền lực tập trung theo đa số,
cá nhân phụ trách).
+ Đƣợc hình thành và phát triển theo kế hoạch, định hƣớng nhất định.
+ Nguyên tắc công vụ này phải tuân thủ pháp luật,bảo đảm pháp chế, thực hiện đúng
thẩm quyền, không lạm quyền, nhƣng cũng không bỏ sót quyền lực.
Ngay từ khi CMT8 thành công, Bác Hồ đã quan tâm đến công tác này, nhƣng vì ta phải
trải qua các cuộc kháng chiến, cho nên mãi đến khi thống nhất nƣớc nhà thì nó mới thực
sự đƣợc coi trọng.
II. Công chức:
1. KN:
- Hiện nay, quan niệm về công chức ở các quốc gia có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhìn
chung đều quan niệm công chức là những ngƣời làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc và
đƣợc giới hạn trong phạm vi bộ máy nhà nƣớc (3 bộ phận quyền lực). Ở nƣớc ta, ngƣời ta
dựa vào 3 tiêu chí cơ bản sau để xác định công chức:
+ Là những ngƣời đƣợc tuyển dụng, đƣợc bổ nhiệm hoặc đƣợc bầu cử vào làm việc
trong biên chế chính thức bộ áy nhà nƣớc của các tổ chức chính trị, chính trị-XH.
+ Là những ngƣời đƣợc xếp vào ngạch bậc trong hệ thống ngạch bậc do nhà nƣớc
thống nhất quy định.
+ Tất cả những ngƣời này đều đƣợc hƣởng lƣơng do ngân sách nhà nƣớc cấp.
- Quyền và nghĩa vụ của công chức:
+ Mọi công chức đều có những quyền, nghĩa vụ đảm bảo pháp lý nhƣ mọi công dân
đƣợc pháp luật quy định.
+ Đều có những quyền, nghĩa vụ đảm bảo pháp lý chung nhƣ các công chức nhà nƣớc
khác (sự ngang bằng giữa công chức các ngành, các cấp, các tổ chức khác nhau, ngạch
bậc cao thấp khác nhau đều đƣợc đảm bảo nhƣ nhau).
2. Phân loại công chức:
Ngƣời ta phân loại công chức thành các loại ngạch, bậc khác hau theo những tiêu chuẩn
do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (hiện nay Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quy
định vấn đề này). Hiện nay, theo cách phân loại này, ngƣời ta chia ra:
- Công chức lãnh đạo: là những công chức giữ cƣơng vị chỉ huy trong điều hành các
công việc của cơ quan, đơn vị (công chức lãnh đạo thông thƣờng số lƣợng ít, trình độ cao,
đƣợc đào tạo cơ bản...).
- Công chức chuyên môn (chuyên viên): gồm những nhà chuyên môn kỹ thuật thực thi
công việc phức tạp.
- Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nƣớc (cảnh sát, thanh tra, hải
quan, kiểm lâm...).
- Công chức hành chính: là những ngƣời thừa hành nhiệm vụ do ngƣời lãnh đạo giao
phó.
Tùy mỗi loại công chức nói trên, ngƣời ta chia thành các ngạch, bậc khác nhau.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của công chức:
Đối với tất cả các công chức đều đƣợc thể hiện ở các trạng thái chính sau đây:
- Trạng thái đƣơng nhiệm (làm việc tại công sở hoặc biệt phái, đang nghỉ vì các lý do
khác nhau).
- Trạng thái chấm dứt ở nhiệm sở, thể hiện ở 3 dạng:
+ Chấm dứt tự nguyện
+ Chấm dứt do bị thải hồi hoặc bị kỷ luật (bắt buộc).
+ Chấm dứt do hết tuổi làm việc, nghỉ hƣu theo chế độ quy định.
Công chức có các quyền hạn:
- Thẩm quyền của công chức có 2 loại:
+ Thẩm quyền của ngƣời lãnh đạo (thể hiện trong các văn bản quy phạm quy định).
+ Thẩm quyền của ngƣời thi hành công vụ (cũng đƣợc ghi trong các văn bản QPPL) tuỳ
theo vị trí của cán bộ công chức đó).
- Về quyền lợi: bất kể một cán bộ công chức nào cũng có 2 loại quyền lợi:
+ Về mặt tinh thần: có quyền tham gia các hoạt động chính trị-XH theo quy định của
luật pháp.
+ Về mặt vật chất: tất cả các công chức hoàn thành nhiệm vụ đều đƣợc hƣởng lƣơng
theo ngạch, bậc và các chế độ phúc lợi khác mà cơ quan có (khen thƣởng, nghỉ phép,
tham quan...).
- Nghĩa vụ của công chức:
+ Phải làm tròn bổn phận theo chức trách đƣợc giao.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, pháp luật của nhà nƣớc.
+ Mọi công chức đều có nghĩa vụ giữ gìn bí mật cơ quan, nhà nƣớc.
+ Đối với bất kỳ công chức nào đều phải có trách nhiệm công vụ khi thi hành nhiệm vụ
đƣợc giao.
+ Tất cả các công chức khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều đƣợc khen thƣởng, vi
phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định.
Chƣơng VI
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
I. Quyết định hành chính là gì:
1. KN: Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành của các chủ thể quản lý hành
chính nhà nƣớc đƣợc thông qua theo thể thức nhất định nhằm thực hiện một mục đích hay
một công việc cụ thể.
Từ KN trên ta thấy, bất kỳ một quyết định hành chính nào cũng chứa đựng những
quyền lực trong đó và nó cũng chứa đựng các mục tiêu mà chủ thể muốn đạt đƣợc, đồng
thời nó cũng chứa đựng các biện pháp nhằm giải quyết những công việc của chủ thể.
2. Tính chất của quyết định hành chính:
- Mọi quyết định hành chính đều có tính ý chí quyền lực nhà nƣớc.
- Nó có tính pháp lý thể hiện ở hậu quả (hệ quả) pháp lý do chúng tạo ra (VD: thực hiện
quyết định giao đất giao rừng thì hậu quả (hệ quả) là đất trống, đồi trọc đƣợc phủ xanh,
ngƣời dân có điều kiện để phát triển kinh tế...).
- Mọi quyết định hành chính đều có tính dƣới luật (các văn bản cụ thể hoá, chi tiết hoá
để thi hành luật).
- Ban hành ra quyết định hành chính là để thực hiện quyền hành pháp (tức là quyền
chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền và các cơ
quan đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền).
3. So sánh quyết định với các loại quyết định khác:
- Quyết định hành chính khác luật vì nó là văn bản dƣới luật (cơ quan ban hành không
phải là cơ quan lập pháp).
- Quyết định hành chính khác với các quyết định của TA cũng nhƣ các VKS về phạm vi
điều chỉnh và đối tƣợng điều chỉnh của nó (thông thƣờng quyết định hành chính có phạm
vi và đối tƣợng điều chỉnh rộng, còn quyết định của TA hay VKS thì hẹp hơn) (VD: Một
NĐ của Chính phủ có thể áp dụng cho tất cả mọi ngƣời hoặc một ngành, một lĩnh vực...;
còn một quyết định của TA hay VKS thƣờng chỉ áp dụng cho một hoặc một nhóm đối
tƣợng cụ thể).
- Quyết định hành chính khác với các văn bản thông thƣờng và các giấy tờ có tính pháp
lý khác (VD nhƣ CV mời họp, giấy giới thiệu, giấy công tác...).
II. Phân loại quyết định hành chính:
1. Phân loại quyết định hành chính theo tính chất pháp lý và nội dung của nó: Dựa theo
cách phân loại này thì quyết định hành chính có các loại sau:
- Quyết định hành chính quy phạm (quyết định hành chính mang tính lập quy): là
những quyết định mang tính chủ đạo, nó đề ra những chính sách, những chủ trƣơng,
những chế độ để thực hiện trong một thời gian nhất định. Những quyết định hành chính
này là công cụ chủ yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc (lấy VD về một NĐ
của Chính phủ).
- Quyết định hành chính cá biệt: là loại quyết định điều chỉnh các đối tƣợng cụ thể (VD:
TTg ra quyết định khen thƣởng cho 1 đơn vị, 1 cá nhân nào đó; hoặc quyết định của TTg
bổ nhiệm hay bãi nhiệm một cá nhân nào đó...).
2. Phân loại quyết định hành chính theo tính chất mệnh lệnh của nó: Theo cách phân
loại này, có quyết định hành chính cho phép, có quyết định hành chính cấm làm một việc
gì đó, hoặc quyết định hành chính điều chỉnh, sửa đổi mọt quyết định hành chính đã ban
hành nào đó.
3. Phân loại quyết định hành chính theo thẩm quyền ban hành: Dựa theo cách phân loại
này, tuỳ theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà các cơ quan đƣợc quyền ban
HUỲNH BÁ HỌC5
hành các quyết định hành chính phù hợp (VD: CP đƣợc ban hành NQ, NĐ; Bộ trƣởng
đƣợc ban hành QĐ, CT, TT...).
4. Phân loại quyết định theo thời gian có hiệu lực: Dựa vào cách phân loại này, có
quyết định hành chính thời gian thi hành dài, nhƣng có quyết định hành chính thi hành
trong thời gian nhất định.
5. Phân loại quyết định hành chính theo hình thức thể hiện: Quyết định hành chính
tuyệt đại đa số đƣợc ban hành dƣới dạng văn bản, nhƣng cũng có một số quyết định hành
chính đƣợc ban hành bằng lời, trƣờng hợp này đƣợc thực hiện trong những trƣờng hợp
cấp bách cần đƣợc giải quyết, xử lý ngay để đảm bảo tính kịp thời của các quyết định
hành chính (hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh...).
III. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính:
1. Tính hợp pháp:
Tất cả các quyết định hành chính đƣợc ban hành đều phải đảm bảo các yêu cầu của tính
hợp pháp. Những yêu cầu này thể hiện ở những điểm chính sau đây:
- Quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung, mục đích của các văn bản luật và
các văn bản quy phạm của cấp trên.
- Các quyết định hành chính ban hành phải trong phạm vi thẩm quyền cho phép (VD:
UBND tỉnh không có quyền chia tách địa giới hành chính của các đơn vị trực thuộc; hoặc
thẩm quyền quản lý đất đai của cấp xã, huyện...).
- Quyết định hành chính ban hành phải xuất phát từ những lý do xác đáng.
- Quyết định hành chính ban hành phải đúng hình thức, đúng thủ tục do luật định (hiện
nay là Luật Ban hành văn bản QPPL).
2. Những yêu cầu của tính hợp lý:
- Quyết định hành chính ban hành phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nƣớc, của tập
thể và của các cá nhân.
- Quyết định hành chính ban hành phải đảm bảo tính cụ thể, phù hợp với từng vấn đề,
từng đối tƣợng phải thực hiện.
- Quyết định hành chính ban hành phải mang tính hệ thống và tính toàn diện.
- Các quyết định hành chính ban hành phải bảo đảm ngôn ngữ, văn phong rõ ràng, dễ
hiểu, chính xác.
Tóm lại: Một quyết định hành chính đƣợc ban hành nó phải đảm bảo các yêu cầu về
tính hợp pháp, tính hợp lý thì những quyết định đó mới có hiệu quả cao và hiệu quả mang
lại sẽ lớn.
IV. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính:
1. Thông thường đối với mỗi quyết định hành chính được ban hành đều phải trải
qua các giai đoạn chính sau đây:
- Điều tra, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin.
- Giao cho các bộ phận chuyên môn soạn thảo quyết định hành chính.
- Thông qua quyết định hành chính:
+ Đối với những quyết định hành chính đƣợc ban hành ở các cơ quan làm việc theo chế
độ tập thể (quyết định theo đa số) thì quá trình thông qua đƣợc thể hiện qua các phiếu
biểu quyết. Đối với quyết định này thì dùng từ TM (thay mặt).
+ Thông qua theo chế độ một thủ trƣởng, trong trƣờng hợp này ngƣời quyết định chịu
hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của quyết định. Đối với với loại quyết
định này phải đề rõ tên.
- Sau khi văn bản đã đƣợc thông qua thì đƣợc các bộ phận có liên quan thực hiện quy
trình ban hành.
2. Tổ chức thực hiện quyết định hành chính:
- Sau khi các quyết định đã đƣợc thông qua thì cần thông tin quyết định hành chính kịp
thời tới các đối tƣợng thực hiện.
- Tổ chức lực lƣợng thực hiện các quyết định hành chính nhƣng cần lƣu ý: Đối với các
quyết định hành chính có nội dung phức tạp thì việc thực hiện thƣờng đƣợc tiến hành theo
2 bƣớc:
+ Tổ chức thực hiện thí điểm để xem xét, rút kinh nghiệm trƣớc khi thực hiện đại trà.
+ Sau khi thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm rồi thì mới thực hiện đại trà.
- Xử lý các thông tin phản hồi điều chỉnh kịp thời những điều bất hợp lý.
- Kiểm tra kết quả thực hiện, tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định hành chính đó.
Khi kiểm tra tổng kết đánh giá ta phải tuân thủ 3 yêu cầu: trung thực, khách quan và
nghiêm túc.
3. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định hành chính:
Trong thực tế có một số quyết định hành chính có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc có những
dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của nó. Gặp những trƣờng hợp nói trên, cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Có những quyết định hành chính đƣợc ban hành nhƣng vì lý do này hoặc lý do khác mà
bị đình chỉ thi hành, nhƣng khi xem xét kỹ thì việc đình chỉ, bãi bỏ đó là không chính
đáng. Trong trƣờng hợp này, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ra quyết định khôi phục lại
toàn bộ hay một phần quyết định hành chính đó.
Tuỳ theo tình hình mà cơ quan nhà nƣớc xem xét để truy cứu trách nhiệm đối với
những ngƣời có những lỗi, sai lầm ra quyết định hành chính đó.
Chƣơng VII
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH
I. Quan niệm chung về kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính:
1. KN: Kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính đƣợc hiểu là những kỹ năng làm việc, là
những biện pháp có tính công nghệ mà những ngƣời quản lý hành chính có thể vận dụng
một cách linh hoạt trong quá trình điều hành bộ máy hành chính giải quyết những việc có
liên quan đến những vấn đề về hành chính.
2. Những yếu tố cơ bản liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hành chính:
- Phƣơng tiện làm việc của cơ quan.
- Kỹ thuật thu thập, bảo quản và xử lý các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động quản
lý nhƣ: thông tin dự báo, thông tin hiện tại, thông tin quá khứ...
- Kỹ thuật làm văn bản (trình độ làm văn bản hiện nay chuẩn hơn trƣớc, nhanh hơn,
thuận tiện hơn...).
- Tổ chức công việc trong công sở: đảm bảo cho sự phân công bố trí hợp lý đối với các
cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan để phát huy thế mạnh của từng ngƣời.
- Kiểm tra, điều hành công việc của cấp dƣới. Đối với công tác quản trị gồm có: Hoạch
định, tổ chức, điều hành và kiểm tra.
- Kỹ thuật giao tiếp.
II. Kỹ thuật tổ chức công việc trong CQHCNN:
1, Phân biệt công sở và các doanh nghiệp, xí nghiệp:
- Công sở là nơi làm việc của các CQHC sự nghiệp, là các cơ quan trong quá trình hoạt
động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cụ thể, nếu thiếu thì bộ máy hành chính
không hoạt động, gây ngƣng trệ sản xuất, hoạt động quản lý xã hội...
- Các doanh nghiệp, xí nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, do đó vấn đề
tổ chức lao động trong các công sở và các doanh nghiệp, xí nghiệp có những điểm khác
nhau (nhƣ trong công sở, cán bộ làm việc đƣợc chia làm các ngạch bậc khác nhau; còn
trong các doanh nghiệp, xí nghiệp ngoài bộ phận quản lý hành chính, còn lại là ngƣời sản
xuất đƣợc chia theo trình độ tay nghề...).
- Dù lao động ở công sở hay doanh nghiệp, xí nghiệp thì tinh thần, thái độ, phong cách,
tác phong làm việc, mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo và ngƣời bị lãnh đạo... có tầm quan
trọng đặc biệt.
- Các kế hoạch, phƣơng tiện, công cụ làm việc của cơ quan cũng góp phần quan trọng.
Có kế hoạch chuẩn xác, phƣơng tiện, công cụ đầy đủ sẽ nâng cao hiệu quả, năng suất lao
động...
2. Phương pháp tổ chức công việc của các CQHCNN:
- Các tiêu chí để phân công nhiệm vụ trong cơ quan:
+ Dựa theo địa vị pháp lý của các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan để phân
công nhiệm vụ.
+ Dựa theo khối lƣợng công việc để phân công nhiệm vụ.
+ Dựa theo số lƣợng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan để phân công nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch thời gian, trong kế hoạch này có thể có kế hoạch tháng, quý, 6
tháng, 1 năm...
- Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, trong quy chế làm việc cần lƣu ý một số
điểm sau:
+ Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận cũng nhƣ từng cán bộ công chức trong cơ
quan.
+ Mối quan hệ trong thực thi chế độ công vụ đƣợc giao (mối quan hệ các phòng, ban
trong cơ quan, giữa ngƣời lãnh đạo với ngƣời bị lãnh đạo, giữa các công chức với
nhau...).
- Tổ chức các cuộc họp:
+ Mỗi cuộc họp đều phải thực hiện theo một yêu cầu, một nội dung nhất định.
+ Thành phần dự các cuộc họp không giống nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể của cơ
quan.
+ Thời gian tiến hành cuộc họp cũng khộng giống nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể của
cơ quan.
3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý:
- Hoạt động hành chính thực chất là việc phân tích, xử lý các thông tin khác nhau để ra
đƣợc những quyết định hành chính kịp thời. Do đó việc thu thập đầy đủ các nguồn thông
tin khác nhau có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính. Khi
phân tích, xử lý thông tin, cần chú ý phân biệt rạch ròi giữa những thông tin chính thức và
những thông tin mang tính dƣ luận.
4. Quản lý văn bản trong CQNN:
- Mục đích:
+ QLVB trong các CQNN thực chất là quản lý công việc của cơ quan vì văn bản là sự
thể hiện kết quả làm việc của các cán bộ công chức cũng nhƣ các bộ phận khác nhau của
cơ quan.
+ QLVB nhằm đb bí mật của cơ quan nói riêng và của nhà nƣớc nói chung (vì các
thông tin trong văn bản nói lên hoạt động của cơ quan).
- Nguyên tắc QLVB trong các cơ quan: Là tập trung thống nhất, theo giá trị của các tài
liệu, theo thời gian hình thành các tài liệu.
- Tổ chức QLVB đƣợc thực hiện ở 2 khâu:
+ Ở khâu văn thƣ: làm nhiệm vụ quản lý hiện hành các tài liệu văn kiện đƣợc hình
thành trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
+ Ở lƣu trữ: đối với những tài liệu sau khi đã giải quyết xong đƣợc lập hồ sơ và chuyển
vào lƣu trữ cơ quan quản lý.
III. Thủ trƣởng trong việc điều hành ở công sở:
1. Dặc điểm lao động của người thủ trưởng:
- Đây là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trong một cơ quan, một tổ chức (dù ở cơ quan
thẩm quyền chung hay cơ quan thẩm quyền riêng).
- Là một loại lao động quản lý, cho nên ngƣời thủ trƣởng cần hiểu biết công việc do
mình làm, phải biết công việc đƣợc giao và phải biết kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào, phải
biết những tiêu chuẩn để đánh giá thành quả công việc mà mình phụ trách.
- La ngƣời biết sử dụng đúng năng lực của những ngƣời dƣới quyền.
- Là ngƣời luôn luôn biết tạo không khí làm việc trong công sở một cách thoải mái để
kích thích tinh thần làm việc của mọi ngƣời, nhƣng phải giữ đƣợc thứ bậc của mình.
2. Nội dung công việc của người thủ trưởng:
- Dự tính đƣợc những công việc mà cơ quan mình phải làm (cả trƣớc mắt và lâu dài
theo kế hoạch), đồng thời dự tính đƣợc những công việc đột xuất.
- Tổ chức thực hiện các công việc đã đƣợc xác định, thể hiện ở:
+ Phân công công việc cho các đơn vị, cán bộ dƣới quyền.
+ Tạo mọi điều kiện để các bộ phận thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
- Chỉ huy và điều hành các bộ phận, các cán bộ dƣới quyền thực hiện các nhiệm vụ
đƣợc giao. Thông qua các quyết định hành chính hoặc trực tiếp chỉ đạo, điều hành đối với
đơn vị, tổ chức.
- Phối-kết hợp với các bộ phận trong và ngoài cơ quan, đơn vị mình phụ trách, tạo nên
sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong thực thi công vụ.
- Kiểm tra, kiểm soát công việc giao cho các đơn vị, cá nhân dƣới quyền.
Tóm lại: Trong kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, có 3 vấn đề lớn, trong 3 vấn đề này đặc
biệt lƣu ý đến yếu tố cơ bản liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, vì những yếu tố
này nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả việc tổ chức công việc và
phƣơng pháp tổ chức công việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Kỹ thuật nghiệp
HUỲNH BÁ HỌC6
vụ hành chính lệ thuộc một phần quan trọng vào lao động của ngƣời đứng đầu các cơ
quan, vì vậy trách nhiệm hành chính đối với ngƣời thủ trƣởng cơ quan rất nặng nề.
Chƣơng VIII
KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. Quan niệm chung đối với việc kiểm soát nền hành chính nhà nƣớc:
1. KN:
Hoạt động HCNN là một hoạt động thực thi quyền lực quản lý đối với bộ máy nhà
nƣớc nói chung và nền HCNN nói riêng. Hoạt động đó chủ yếu dựa trên hệ thống luật
pháp của nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều hành các mối quan hệ xuất hiện
trong đời sống XH theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. Bởi vậy, việc kiểm soát đối với
nền HCNN phải đặt ra và có tầm quan trong đặc biệt để đảm bảo cho các cơ quan HCNN
thực hiện đúng pháp luật, tránh hiện tƣợng lạm dụng quyền lực.
Từ đó ta có KN: Kiểm soát đối với hoạt động của nền HCNN là loại hoạt động đặc biệt
thuộc chức năng của nhà nƣớc và XH nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả
trong QLNN; đó đƣợc coi là tổng thể những phƣơng tiện, tổ chức, pháp lý do các CQNN,
các tổ chức XH và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm
sát dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự
do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nƣớc và của toàn XH.
Đối tƣợng của hoạt động kiểm soát: Là hoạt động quản lý HCNN, hay nói cách khác là
mọi hoạt động quản lý HCNN chính là đối tƣợng của kiểm soát HCNN.
2. Các phương thức kiểm soát đối với nền HCNN:
Đối với nền HCNN ở nƣớc ta hiện nay thƣờng áp dụng các phƣơng thức kiểm soát chủ
yếu sau:
- Hoạt động giám sát
- Hoạt động kiểm tra
- Hoạt động thanh tra
- Hoạt động kiểm sát
II. Các hoạt động kiểm sát đối với nền HCNN:
1. Giám sát:
- Hoạt động này đƣợc thực hiện bởi QH, HĐND các cấp. Hoạt động giám sát của các
cơ quan này thông qua các kỳ họp, thông qua hình thức tiếp xúc cử tri; hoặc QH, HĐND
các cấp cử các đoàn đại biểu của mình tổ chức các cuộc giám sát hoạt động quản lý hành
chính ở các địa phƣơng khác nhau.
- Giám sát của TAND các cấp thông qua việc xét xử đối với các vụ án.
- Hình thức giám sát của công dân: hình thức này thƣờng đƣợc tổ chức thông qua
MTTQ và các đoàn thể quần chúng khác.
2, Thanh tra:
- Thanh tra là chỉ các hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng thanh tra nhà nƣớc và
thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành (Tổng TTNN là cơ quan thuộc Chính phủ, ngang bộ).
Đối với hoạt động này thì cơ quan thanh tra và đối tƣợng thanh tra thƣờng không có quan
hệ trực thuộc với nhau.
- Cơ quan thanh tra do thủ trƣởng CQHCNN đặt ra hoạt động với tƣ cách là cơ quan
chức năng giúp thủ trƣởng cùng cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Kiểm sát:
- Kiểm sát là việc thực hành quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tƣ pháp
bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm và thống nhất.
4. Kiểm tra:
- Kiểm tra của CQNN cấp trên đối với cấp dƣới. Đây là hoạt động của các tổ chức
mang tính thƣờng xuyên của cấp trên đối với cấp dƣới nhằm xem xét hoạt động của cơ
quan cấp dƣới, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan cấp dƣới trong việc thực hiện các
nhiệm vụ đƣợc giao. Cũng có thể thực hiện việc kiểm tra đối với thực hiện một quyết định
hành chính nào đó.
- Kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và các
CQHCNN nói riêng. Đây là hoạt động kiểm tra của Đảng với tƣ cách là đảng cầm quyền,
đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị của nƣớc ta:
+ Kiểm tra của Đảng đƣợc thông qua bằng các hình thức nhƣ Đại hội, Hội nghị để quán
triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và hệ thống
HCNN nói riêng có trách nhiệm tổ chức điều hành việc thực hiện các chủ trƣơng, chính
sách đó.
+ Đảng cử những ngƣời đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực trực tiếp phụ trách các
CQNN nói chung và CQHCNN nói riêng. Thông qua những ngƣời đảng viên này để kiểm
tra hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Tất cả những đảng viên đƣợc giao trách nhiệm quản
lý các CQHCNN đều phải tuân theo pháp luật và dựa vào pháp luật để điều hành toàn bộ
nền HCNN.
Chƣơng IX
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
I. Tại sao phải cải cách hành chính:
1. Các quan điểm cần nắm vững để thực hiện cải cách nền HCNN:
Cải cách hành chính là một nội dung cơ bản của khoa học hành chính nói chung và của
nền HCNN nói riêng. Đây là một công việc mà hầu hết các qf trên thế giới đều phải tiến
hành. Bởi vì, cải cách hành chính là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế (vì hành chính
thuộc thƣợng tầng kiến trúc, nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế. VD:
nền hành chính của ta bây giờ còn nặng nề, cho nên có một số mặt nó kìm hãm sự phát
triển; ví nhƣ trƣớc đây muốn đầu tƣ vào Việt Nam phải có 9 cửa-9 dấu, bây giờ chỉ còn 4
cửa-4 dấu...). Chính vì vậy, ở Việt Nam, tại Đại hội 6 của Đảng (1986) và Hội nghị
BCHTW lần thứ 8 (khoá VII) tháng 1/1995 đã khẳng định tầm quan trọng của việc cải
cách nền hành chính: Cải cách nền hành chính là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong đó có những bƣớc đi cụ thể nhƣ: Hoàn thiện thể
chế nền HCNN các cấp để vận hành bộ máy HCNN đó. Đồng thời qua đó để nâng cao
hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân
dân. Muốn làm đƣợc điều đó, khi thực hiện cải cách hành chính, nhà nƣớc phải quán triệt
đầy đủ những quan điểm cơ bản sau đây:
- Xây dựng nhà nƣớc XHCN do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân - nông
dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện
đầy đủ quyền dân chủ của hd, giữ vững kỷ cƣơng XH, chuyên chính với mọi hành động
xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
- Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan nhà nƣớc trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
- Phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc
Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Tăng cƣờng pháp chế XHCN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, quản lý XH bằng pháp
luật, nhƣng đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục nhân cao đạo đức XHCN.
- Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc. Đây là một yếu tố quyết định
đến sự phát triển của nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam.
2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các cải cách khác:
- Cải cách hành chính trƣớc hết có mối quan hệ mật thiết với cải cách kinh tế, bởi vì
chính cải cách về thể chế kinh tế đã diễn ra nhƣ cải cách về cơ cấu, chế độ sở hữu, cải
cách bộ máy điều hành kinh tế... Cải cách hành chính còn liên quan tới phƣơng thức phân
phối lợi nhuận kinh tế, ngoài ra nó còn liên quan đến các chính sách kinh tế. Đối với nƣớc
ta, đổi mới về kinh tế đƣợc coi là trọng tâm, đồng thời song song với cải cách hành chính.
- Cải cách hành chính liên quan tới cải cách pháp luật và tƣ pháp, thể hiện ở 2 điểm
chính sau:
+ Cải cách hành chính cần đƣợc đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật, chứ không thể
tiến hành tuỳ tiện.
+ Cải cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị: Trƣớc hết, cải cách hành chính là
phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của quốc gia; thứ hai, cải cách hành chính phải đảm
bảo phục vụ cho hệ thống chính trị, giữ vững ổn định về chính trị; thứ ba, đổi mới phƣơng
thức quản lý nhà nƣớc là một bƣớc tiến hành đổi mới từng bƣớc hệ thống chính trị.
II. Cải cách nền hành chính ở nƣớc ta:
1. Nguyên tắc:
- Xây dựng nền hành chính dân chủ XHCN phục vụ đắc lực cho nhân dân giữ vững trật
tự kỷ cƣơng XH theo pháp luật.
- Bộ phận trọng yếu của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam gắn liền với
đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
- Cải cách hành chính là phục vụ đắc lực nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hƣớng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
2. Mục tiêu cải cách hành chính ở nước ta:
- Xây dựng nền hành chính trong sạch, đủ năng lực quản lý, điều hành đất nƣớc.
- Thúc đẩy khoa học phát triển lành mạnh, đúng hƣớng.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc.
- Phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân, hạn chế tối đa sự phân hoá giàu nghèo trong
XH.
3. Nội dung cải cách hành chính:
- Cải cách thể chế nền HCNN.
- Cải cách bộ máy HCNN nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nó.
- Cải cách chế độ công vụ, nâng cao hiệu lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ công
chức.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hành chính là gì? Mối quan hệ các phạm trù liên quan trong nền hành chính?
2. Các yếu tố cấu thành nền HCNN và mối quan hệ các yếu tố đó?
3. Thể chế nền HCNN và các yếu tố cấu thành thể chế đó? MQH giữa chúng?
4. Quyết định hành chính và các yếu tố đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của nó?
5. Kiểm soát đối với nền HCNN? Các ph.thức áp dụng trong KS nền HCNN?

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Mônphuongqtvpk1d
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...Bùi Quang Xuân
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Mais procurados (20)

Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ LiêmĐề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 

Semelhante a Hành chính học đại cương

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxPhương Đinh
 
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ nataliej4
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...Bùi Quang Xuân
 
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfTmNguyn8182
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3NhnTrn71
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcluanvantrust
 
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
4 chuyende hanhchinhvacchc
4 chuyende hanhchinhvacchc4 chuyende hanhchinhvacchc
4 chuyende hanhchinhvacchctranhunghq
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieNgọc Ngố
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanbannguyebn
 

Semelhante a Hành chính học đại cương (20)

Hanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuongHanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuong
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
Kedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17riaKedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17ria
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
 
Cơ sở lý luận và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã cai...
Cơ sở lý luận và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã cai...Cơ sở lý luận và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã cai...
Cơ sở lý luận và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã cai...
 
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
 
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.docx
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
 
Qlcbcc tcct
Qlcbcc tcctQlcbcc tcct
Qlcbcc tcct
 
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
 
4 chuyende hanhchinhvacchc
4 chuyende hanhchinhvacchc4 chuyende hanhchinhvacchc
4 chuyende hanhchinhvacchc
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
 
Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch...
Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch...Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch...
Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch...
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanban
 

Mais de Học Huỳnh Bá

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTHọc Huỳnh Bá
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Học Huỳnh Bá
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inHọc Huỳnh Bá
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...Học Huỳnh Bá
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Học Huỳnh Bá
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Học Huỳnh Bá
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级Học Huỳnh Bá
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义Học Huỳnh Bá
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程Học Huỳnh Bá
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuHọc Huỳnh Bá
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application formHọc Huỳnh Bá
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...Học Huỳnh Bá
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Học Huỳnh Bá
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữHọc Huỳnh Bá
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Học Huỳnh Bá
 

Mais de Học Huỳnh Bá (20)

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested in
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
 
Bảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiraganaBảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiragana
 

Hành chính học đại cương

  • 1. HUỲNH BÁ HỌC1 HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƢƠNG Chƣơng I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản: 1. Hành chính là gì: - Hành chính theo nghĩa rộng là chỉ những hoạt động, những tiến trình chủ yếu có liên quan đến những biện pháp để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đƣợc xác định trƣớc (VD: Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sử dụng triệt để các loại đất đai (đặc biệt là đồi núi trọc), Chính phủ đề ra mục tiêu trồng rừng phủ xanh đồi trọc, giao đất, giao rừng cho nhân dân. Để đạt mục tiêu dó, Chính phủ thực hiện các biện pháp nhƣ giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn... và những hoạt động đó là các hoạt động hành chính, chỉ có cơ quan nhà nƣớc mới thực hiện đƣợc). Khi có từ 2 ngƣời trở lên cùng làm việc với nhau, thì lúc đó xuất hiện một hình thức thô sơ của quản lý. Dạng quản lý này chính là hoạt động hành chính, hay nói cách khác, hành chính chính là một dạng của quản lý (quản lý có nghĩa rộng hơn hành chính, nói hành chính nghĩa là đã bao hàm cả quản lý). Hành chính nhƣ là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm ngƣời hợp tác với nhau để hoàn thành các mục tiêu mà họ muốn hƣớng tới. Nhƣ vậy, hành chính chính là những biện pháp tổ chức các nhóm ngƣời hợp tác trong hoạt động với nhau để thực hiện những mục tiêu mà cả nhóm ngƣời đó muốn hƣớng tới. - Theo nghĩa hẹp, hành chính là những hoạt động quản lý các công việc của nhà nƣớc và nhƣ vậy, hành chính xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc (khi nhà nƣớc ra đời thì cũng xuất hiện ngay hoạt động hành chính, nó cũng tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nƣớc). 2. Hành chính và quản lý: - Nhƣ trên đã nói, hành chính là một dạng quản lý đặc biệt nhất, nhất la dạng quản lý nhà nƣớc. Hành chính theo nguồn gốc từ cổ (la-tinh) có 2 nghĩa: + Hành chính là sự giúp đỡ, hỗ trợ, hay là phục vụ của một ngƣời, một nhóm ngƣời đối với một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khác. + Hành chính là sự quản lý, hƣớng dẫn hay cai trị của một ngƣời, một nhóm ngƣời này đối với một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khác (cai trị ở đây là sự điều hành mang tính bắt buộc. Theo nghĩa thứ 2, quản lý là điều khiển, là tổ chức thực hiện công việc theo 4 nhóm chức năng chính sau: + Lập kế hoạch, trong đó vạch ra mục tiêu cần đạt đƣợc. Chỉ ra các phƣơng thức để đạt đƣợc mục tiêu đó (VD: mục tiêu đặt ra là xoá đói, giảm nghèo thì phải có biện pháp tạo công ăn việc làm, hƣớng dẫn sản xuất...). + Nhóm chức năng tổ chức phân cong, phối hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. + Nhóm chức năng hƣớng dẫn, lãnh đạo đối với tất cả các lực lƣợng đó. + Nhóm chức năng kiểm tra, đôn đốc và xử lý các thông tin phản hồi. - Nội dung hành chính mà ta nghiên cứu không bao hàm toàn bộ nội dung của quản lý. Nội dung toàn diện của quản lý nhƣ quản lý nhà nƣớc bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp, mà trong đó hành chính chỉ là quyền hành pháp. - Quản lý và hành chính là những hoạt động thực tiễn, nó mang tính quy luật, do đó nó là một khoa học. Mặt khác, hành chính còn đƣợc coi là một nghệ thuật, bởi vì đối tƣợng của quản lý hành chính là mọi công dân không phân biệt trình độ, không phân biệt về chức vụ cũng nhƣ không phân biệt về các lĩnh vực hoạt động của công dân đó. 3. Mối quan hệ giữa nền hành chính với các phạm trù có liên quan trong nền hành chính: a.Mối quan hệ giữa hành chính và tổ chức: - Tổ chức là gì? Nói theo nghĩa rộng, đó là cơ cấu tồn tại của các sự vật, mỗi sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc về nội dung. Tổ chức vì vậy nó là một thuộc tính của bản thân các sự vật. - Hành chính liên quan đến việc ra các quyết định và hƣớng dẫn các tổ chức, các cá nhân để đạt đƣợc mục tiêu mà các quyết định hành chính đó đề cập đến (VD: UBND tp Hà Nội ra quyết định đƣợc thể hiện trong kế hoạch phát triển tp đến năm 2020 thu nhập đầu ngƣời phải đạt 1.500 USD/năm; để đạt đƣợc mục tiêu đó, UBND phải có KH, HD để các tổ chức, cá nhân tham gia đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập...). b. Mối quan hệ giữa hành chính và chính trị: - Hành chính là để thực thi chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Nhà nƣớc thiết lập ra nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của quốc gia đó. Nhƣ vậy nền hành chính của một quốc gia đƣợc xây dựng nên chính là để thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia. - Nhà nƣớc là một tổ chức công quyền nắm pháp quyền, và đó là công cụ có tính chất cƣỡng bức. - Nhà nƣớc đại diện cho lợi ích của toàn XH, bảo vệ lợi ích của XH và lợi ích chính đáng của công dân. - Hành chính mang tính kỹ thuật tƣơng đối độc lập, vì vậy khi có sự thay đổi về chế độ chính trị thì phần lớn những kỹ thuật nghiệp vụ hành chính vẫn đƣợc tiếp thu và sử dụng cho việc quản lý đất nƣớc. Nhƣ vậy, nền hành chính của bất kỳ quốc gia nào cũng đều phục vụ mục tiêu chính trị của quốc gia đó thông qua bộ máy nhà nƣớc của quốc gia đó, và nó tồn tại qua các thời kỳ tƣơng đối độc lập. c.Hành chính và pháp luật: - Nhà nƣớc quản lý XH bằng pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan hành chính đƣợc thiết lập ra. - Các quốc gia hiện nay cơ bản đều theo xu hƣớng phát triển chung là xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, tức là mọt nhà nƣớc đƣợc điều hành, chỉ huy bằng một hệ thống pháp luật thống nhất, và hệ thống pháp luật này đƣợc các cơ quan hành chính nhà nƣớc cụ thể hoá bằng những quy phạm dƣới luật và bằng các thủ tục hành chính cụ thể (VD: thực hiện Luật Quốc tịch thì hành chính phải quy định đăng ký hộ khẩu thƣờng trú, phải có các công đoạn xác minh về con ngƣời, nhà ở...). - Hành chính còn mang tính thuyết phục, giáo dục, động viên và tổ chức quần chúng thực hiện pháp luật (bởi vì pháp luật chỉ đƣợc thực hiện nghiêm khi ngƣời dân hiểu và nó phải hợp lý). d. Hành chính và kinh tế: - Hành chính thuộc về thƣợng tầng kiến trúc, trong khi đó kinh tế là hạ tầng cơ sở. Do đó nó có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Kinh tế chỉ có thể phát triển trong điều kiện môi trƣờng pháp lý thuận lợi - môi trƣờng pháp lý đó chính là những quyết định hành chính (VD: Để phát triển kinh tế nƣớc ta, nhà nƣớc phải ban hành hàng loạt các đạo luật nhƣ Luật Đầu tƣ, Liên doanh, luật Thuế... do đó đã làm nảy sinh hàng loạt các văn bản hành chính hƣớng dẫn thi hành). - Hành chính giữ vai trò điều phối, ảnh hƣởng và tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân (VD: Với mỗi quốc gia phải có cơ cấu kinh tế phát triển thuận lợi giữa các vùng, miền, các ngành... Do đó, vai trò của nhà nƣớc là điều tiết, chữ không để tự phát sẽ làm mất cân đối chung của quốc gia, mới đảm bảo đƣợc sự phát triển hài hoà). e.Hành chính và XH: - Nhà nƣớc là một sản phẩm của XH, trong khi đó hành chính là một sản phẩm của nhà nƣớc, nhƣ vậy, hành chính thực chất cũng là một sản phẩm của XH. Nhƣng trong mỗi chế độ XH nhất định, có những thiết chế tổ chức hành chính riêng, và nó chịu ảnh hƣởng nhiều của thiết chế XH đó (VD: ở thời kỳ PK có tổ chức hành chính khác với thời kỳ TBNC). 4. Khoa học hành chính là gì: - KN: Hành chính học là một khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả những công việc XH của các tổ chức hành chính nhà nƣớc (nói đến quản lý trong hành chính là quyền lực phải phục tùng, tuy rằng một số vấn đề không đáp ứng hết thảy mọi yêu cầu của ngƣời dân). - Đối tƣợng của khoa học hành chính: + Là việc quản lý toàn bộ đời sống XH. + Những quy luật vận hành khách quan trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nƣớc (VD: quản lý buôn bán tại các cửa khẩu, nếu không quản lý tốt thì hàng hoá từ bên ngoài vào sẽ tác động vào nền kinh tế trong nƣớc, hơn nữa nếu không quản lý chặt sẽ gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc, cho nên quản lý nhà nƣớc ở đây phải trên nhiều lĩnh vực). - Nội dung cơ bản của hành chính bao gồm những vấn đề chính sau: + Nghiên cứu về chức năng hành chính nhà nƣớc. + Nghiên cứu về thể chế hành chính nhà nƣớc (các văn bản QPPL về ngành) + Tổ chức hành chính (tổ chức hành chính liên quan đến hiệu quả quản lý của một nền hành chính nói chung, nếu tổ chức hành chính tốt thì hiệu quả quản lý của nó sẽ đƣợc nâng cao). + Quyết định hành chính - là cách quản lý của hành chính. + Vấn đề công vụ và công chức. + Quản lý tài chính công (bộ máy hành chính nhà nƣớc đƣợc hƣởng ngân sách nhà nƣớc cấp theo biên chế à theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cấp). + Nghiên cứu vấn đề liên quan đến hành chính công sở. + Nghiên cứu cải cách hành chính. II. Nền hành chính nhà nƣớc: 1. Hành chính công (hành chính nhà nước): - Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, học giả hành chính học thì họ cho rằng, hành chính công bao gồm luật pháp, các quy tắc, quy chế, thiết chế... để điều tiết hoạt động quyền hành pháp. - Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức bộ máy hành chính cũng nhƣ mối quan hệ mà trong đó các công chức làm việc. - Hành chính công còn bao gồm những đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong bộ máy hành chính công quyền. Những ngƣời này là ngƣời có trách nhiệm thực thi cong vụ nhà nƣớc họ đƣợc giao. Ba yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể quan niệm yếu tố này quan trọng hơn yếu tố kia. Do đó, có thể đi đến ĐN chung vê hành chính công nhƣ sau: + Hành chính công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ XH, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. 2. Hành chính công và hành chính tư: - Hành chính công và hành chính tƣ đều thuộc về lĩnh vực hành chính và có những cơ sở giống nhau, đồng thời có một số điểm khác nhau về nguyên tắc, sự khác nhau đó là: + Hành chính công nhằm phục vụ lợi ích công cộng (VD: NQ13 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thong thì nhằm phục vụ lợi ích công cộng). + Bộ máy của Chính phủ là một bộ máy đặc biệt, nó có phạm vi điều chỉnh toàn quốc. Còn hành chính tƣ thì phạm vi điều chỉnh hẹp (VD: trong 1 công ty TNHH thì hành chính tƣ trong doanh nghiệp này chỉ trong phạm vi công ty đó mà thôi). + Hành chính công luôn bị điều tiết rất chặt chẽ trong khuôn khổ hệ thống pháp luật, nói cách khác, hành chính công dựa trên luật pháp nhà nƣớc đề điều chỉnh các mối quan hệ. + Hành chính công thì kỹ năng của nó rất đa dạng, rộng lớn so với hành chính tƣ, nhƣng hành chính công thƣờng cồng kềnh, kém hiệu quả ở một số khâu (VD: khi quyết định một vấn đề nào đó thì phải xin ý kiến, hội họp nhiều bộ, ngành, cho nên thời gian lâu; còn hành chính tƣ nhỏ, có thể quyết định ngay đƣợc vấn đề). 3. Hành chính nhà nước trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước: - Nhà nƣớc bao giờ cũng gồm 3 bộ phận quyền lực: quyền lập pháp (giao cho cơ quan duy nhất là Quốc hội); quyền hành pháp (đứng đầu là Chính phủ ở cấp TW và UBND địa phƣơng các cấp), quyền hành pháp gồm 2 bộ phận quyền lực cụ thể: một là quyền lập quy (ban hành các văn bản QPPL dƣới luật), hai là quyền hành chính (tức là quyền tổ chức và vận hành bộ máy hành chính nhà nƣớc một cách hợp lý nhất); và quyền tƣ pháp. (sơ đồ) III. Nền hành chính nhà nƣớc Việt Nam: 1. Ba yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước Việt Nam: Nền hành chính nhà nƣớc nói chung của các nƣớc thƣờng đƣợc cấu thành bởi một số yếu tố tạo nên sự hoàn chỉnh của nó. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với hau, không
  • 2. HUỲNH BÁ HỌC2 thể coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác và cũng không thể không có nó. Đối với nền hành chính nhà nƣớc Việt Nam đƣợc tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản sau: - Hệ thống thể chế quản lý XH theo pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, luật, các bộ luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm dƣới luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành tạo nên một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của hệ thống hành chính nhà nƣớc. Tất cả các văn bản đó, ngƣời ta coi là thể chế hành chính nhà nƣớc. - Cơ chế tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp các ngành từ TW đến các địa phƣơng (TW-tỉnh-huyện-xã). Vị trí của yếu tố này là chuyển hệ thống thể chế nhà nƣớc vào cuộc sống. - Đội ngũ cán bộ công chức bao gồm những ngƣời thực thi công quyền trong bộ máy hành chính công. Những công chức đƣợc nhà nƣớc tuyển dụng, bổ nhiệm làm một chức vụ thƣờng xuyên và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Vị trí của yếu tố này rất quan trọng, nếu không có yếu tố này thì bộ máy không có ngƣời điều hành, cho nên không thể vận hành đƣợc. Ba yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu yếu tố nào. 2. Những đặc tính chủ yếu của bộ máy nhà nước: - Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị, vì: Hệ thống hành chính đƣợc thiết lập ra để quản lý XH, làm cho XH phát triển một cách trật tự, lành mạnh theo mục tiêu chính trị mà đƣợc nhà nƣớc đó xác lập. Đối với mỗi quốc gia, nhiệm vụ chính trị đó thƣờng do đảng cầm quyền định ra và lãnh đạo thống nhất (hệ thống chính trị nƣớc ta có 3 bộ phận: Đảng CSVN, bộ máy nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức CT-XH khác). - Tính pháp quyền: Theo xu hƣớng phát triển chung của nhà nƣớc thì tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải tiến tới xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, tức là nhà nƣớc hoạt động dựa trên nền tảng luật pháp. - Tính liên tục, tính ổn định và tính thích ứng: Quản lý nhà nƣớc chính là quản lý XH, mà XH phát triển liên tục, do đó nó phải thích ứng (VD: thời đại ngày nay KHKT phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ mới, do đó cán bộ phải biết, phải học, phải thích ứng). - Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao theo ngạch-bậc. - Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ. Bởi vì trong hệ thống hành chính đƣợc tổ chức thành từng cấp (cấp TW quản lý gì, cấp tỉnh quản lý gì, mỗi cấp đƣợc quyền quyết định những vấn đề gì, phạm vi đến đâu...). - Tính không vụ lợi, tính vô tƣ, công tâm, trong sạch vì: bộ máy hành chính là công cụ do nhân dân lập ra để quản lý XH, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. - Tính nhân đạo: là công cụ phục vụ nhân dân, không phải là đối lập với nhân dân, cho nên nó là chỗ dựa cho nhân dân. Tóm lại, bộ máy hành chính nhà nƣớc chính là do nhân dân lập nên và phục vụ nhân dân, cho nên nhân dân chính là chỗ dựa cho bộ máy hành chính nhà nƣớc, có nhân dân thì nó mới phát triển. 3. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước Việt Nam: - Đối với nền hành chính nhà nƣớc Việt Nam, một trong những nguyên tắc quan trọng đƣợc xác định từ ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, đó là nguyên tắc dựa vào dân, tập hợp dân để xây dựng nhà nƣớc, lấy dân làm chỗ dựa cơ bản cho nhà nƣớc. - Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc theo pháp luật và bằng pháp luật. - Nguyên tắc tập trung dân chủ, chống các khuynh hƣớng cục bộ địa phƣơng. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, mọi quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân, nhƣng nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua hệ thống cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND các cấp). - Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành cũng nhƣ thế mạnh của từng vùng của Tổ quốc (VD: ngành than có Tổng Cty than thuộc Bộ Công nghiệp, mà than tập trung nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên..., do đó ngành này phải kết hợp với địa phƣơng để lãnh đạo, chỉ đạo...). - Nguyên tắc phân biệt rõ quản lý nhà nƣớc với nguyên tắc quản lý sản xuất kinh doanh nhằm mục đích phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức sản xuất kinh doanh; ở đây quản lý nhà nƣớc chỉ giữ vai trò định hƣớng phát triển, chứ không đi vào quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh (VD: ngành sản xuất giầy da, trƣớc đây Bộ Công nghiệp quản lý theo kế hoạch - nhà nƣớc trực tiếp can thiệp vào sản xuất kinh doanh, bây giờ nhà nƣớc chỉ định hƣớng, cho ngành quyền tự sản xuất kinh doanh, không giao chỉ tiêu nhƣ trƣớc nữa...). - Nguyên tắc phân biệt hành chính điều hành và hành chính tài phán: + Hành chính điều hành là dựa vào các nghị quyết, a2 của Đảng và QH mà tổ chức chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định đó trong cuộc sống. + Hành chính tài phán có chức năng giải quyết những vi phạm pháp luật hành chính của các cơ quan hành chính nhà nƣớc và công chức hành chính đối với công dân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công bằng hơn, khách quan hơn (VD: nhƣ hiện nay, nếu toà án xử oan sai thì phải xin lỗi đƣơng sự và phải bồi thƣờng cho đƣơng sự). - Nguyên tắc kết hợp làm việc tập thể với chế độ một thủ trƣởng. + Đó là những cơ quan thẩm quyền chung, hoạt động theo chế độ tập thể quyết định (VD: khi ký TM. TTg, TM.UBND...). + Cơ quan thẩm quyền riêng là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trƣởng quyết định và ngƣời thủ trƣởng đó phải chịu trách nhiệm với cấp trên cũng nhƣ cơ quan, tổ chức của mình về toàn bộ những quyết định đó (khi ký VB, ngƣời đứng đầu bao giờ cũng đề rõ chức danh). 4. Chức năng quản lý hành chính nhà nước: Là hệ thống thống nhất phƣơng hƣớng hoạt động cơ bản, tất yếu của các cơ quan hành chính nhà nƣớc phát sinh từ sự phân công chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đặt ra. Chƣơng II: CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Khái niệm và ý nghĩa: 1. KN: - Để hiểu rõ chức năng hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay, chúng ta cần làm rõ vị trí của nó trong hệ thống chính trị của quốc gia, trong tổng thể mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản, giữa Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam và các tổ chức đoàn thể quần chúng đƣợc tập hợp trong MTTQ Việt Nam. Các bộ phận này hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nƣớc thực sự thuộc về nhân dân nhƣ quy định trong Hiến pháp nƣớc ta. - Chức năng hành chính là một hoạt động hành chính đƣợc tách ra trong quá trình phân công lao động của XH. (Sơ đồ) + Quyền lập quy: ở cấp TW do bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện; ban hành các văn bản quy phạm dƣới luật (VD: NĐ của Chính phủ, Thông tƣ của các bộ...) + Quyền hành chính: là quyền xây dựng, tổ chức, vận hành bộ máy hành chính (VD: Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ máy hành chính của các tỉnh mới tách, thành lập một số cơ quan...). 2. ý nghĩa: - Việc làm rõ chức năng hành chính nhà nƣớc để chúng ta hình dung rõ các quá trình hoạt động hành chính diễn ra trong đời sống XH, để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung để làm cho nền hành chính ngày càng đáp ứng đƣợc sự phát triển đa dạng của nền kinh tế. - Việc làm rõ chức năng hành chính nhà nƣớc để chúng ta có thể phát triển theo kịp sự phát triển chung của nền hành chính thế giới. II. Nội dung chức năng hành chính nhà nƣớc tổng quát: 1. Chức năng hành chính nhà nước đối với dân: Đây đƣợc coi là một trong những chức năng hành chính nhà nƣớc quan trọng, bởi đối tƣợng điều chỉnh của bất kỳ nền hành chính nào cũng là nhân dân. 2. Chức năng hành chính nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, gồm: - Chức năng định hƣớng, dẫn dắt cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo mục tiêu chung của quốc gia. - Nền hành chính nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển bằng các chủ trƣơng, chính sách (VD: ta chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng thì nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng khuyến khích ngƣời nông dân sản xuất theo kinh tế hộ gia đình). -Nhà nƣớc giữ vai trò điều tiết, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong nền kinh tế thị trƣờng (điều tiết bằng chính sách, tài chính, hoặc bằng những chủ trƣơng lớn khác khi điều chỉnh các vùng kinh tế trọng điểm; ngăn ngừa bằng các chính sách nhƣ chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại...). 3. Chức năng hành chính đối với XH: - Nền hành chính đƣợc thiết lập ra mục đích là để quản lý XH, làm cho XH phát triển theo một trật tự nhất định. - Khi XH phát triển, cũng đòi hỏi chức năng hành chính nhà nƣớc đối với XH cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu XH đó. Chính vì vậy mà các quốc gia do đó là quốc gia phát triển hay chậm phát triển cũng đều phải thực hiện công cuộc cải cách hành chính. 4. Chức năng vận hành hành chính nhà nước, gồm các nội dung sau: - Nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nƣớc (là điều tất yếu đặt ra đối với mỗi quốc gia, ví dụ nhƣ quy hoạch phát triển vùng, miền, đồng đều giữa các ngành...). - Nội dung liên quan đến vấn đề tổ chức, thiết kế bộ máy hành chính nhà nƣớc. - Nội dung liên quan đến việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý, vì nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng trong sản xuất ra của cải, do đó việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh hay chậm của đất nƣớc. - Vấn đề ban hành ra các quyết định hành chính, vì quản lý hành chính là thông qua các VB, mà quyết định hành chính là VB có tính QPPL, có tính truyền đạt thực hiện các chủ trƣơng, chính sách... - Vấn đề điều hành, hƣớng dẫn, phối hợp việc thi hành các chủ trƣơng của nhà nƣớc. - Nội dung liên quan đến việc tổ chức quản lý tài chính: đây là nguồn tài chính mà nhà nƣớc phân bổ cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phƣơng. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng hợp lý phải đƣợc đặc biệt quan tâm. III. Phƣơng tiện cơ bản để thực hiện chức năng hành chính nhà nƣớc: (Sơ đồ) - Muốn thực hiện chức năng hành chính nhà nƣớc thì phải có địa vị pháp lý. Địa vị pháp lý có ở cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng. Từ đó xác đinh đƣợc phải làm gì và ai làm; trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cần có gì để thực hiện và kết quả công việc đƣợc thể hiện ở các quyết định hành chính. Chƣơng III THỂ CHẾ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Thể chế và thể chế nền hành chính nhà nƣớc: 1. Thể chế là gì? - Thể chế có thể hiểu là những quy tắc, những quy định, những quy chế, những nội dung... đƣợc ban hành chính thức bằng văn bản hoặc không chính thức để điều chỉnh, can thiệp vào mọi mối quan hệ XH. (chính trị, kinh tế, văn hoá-XH...) nhằm bảo đảm cho những mối quan hệ đó phát triển theo những chủ đích đã định trƣớc. - Thể chế trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc là hệ thống những quy định luật lệ của một chế độ XH nhất định buộc mọi ngƣời phải tuân theo. Nhƣ vậy, thể chế gắn liền với sự ra đời của nhà nƣớc (VD: thời PK những quy định cho ngƣời từ 18 tuổi trở lên phải nộp thuế thân... mà nó bắt buộc mọi ngƣời phải tuân theo, đó chính là thể chế trong thời kỳ PK). - Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại 5 hình thái kinh tế-XH (nguyên thuỷ, CHNL, PK, TBCN, CSCN), mỗi hình thái đó lại phân chia thành những thể chế cụ thể nhƣ: thể chế chính trị, thế chế kinh tế, thể chế văn hoá, thể chế nhà nƣớc... 2. Thể chế nền hành chính nhà nước: - KN: Thể chế nền hành chính nhà nƣớc là một hệ thống bao gồm các luật, văn bản quy phạm dƣới luật tạo nên khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt động, vì: + Hoạt động hành chính nhà nƣớc dựa trên nguyên tắc quyền lực phục tùng, vì vậy nó đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng (khách thể) qk, - Thể chế hành chính nhà nƣớc bao giờ cũng gắn liền với hệ thống chính trị của quốc gia (hệ thống chính trị ở nƣớc ta gồm 3 bộ phận: Đảng CSVN, Bộ máy nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức chính trị-XH khác; trong đó Đảng CSVN giữ vai trò lãnh đạo nhà nƣớc bằng các hủ trƣơng, đƣờng lối lớn; bộ máy nhà nƣớc gồm Chính phủ, các bộ, ban ngành, UBND các cấp tổ chức thực hiện trên cơ sở các luật pháp ban hành; MTTQ giữ vai trò tập hợp các lực lƣợng để thực thi các chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nƣớc). 3. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước:
  • 3. HUỲNH BÁ HỌC3 - Hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nƣớc đặt ra để quản lý XH (VD: các luật, bộ luật, các NĐ, QĐ...). - Các văn bản pháp quy quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ TW đến địa phƣơng (VD: về tổ chức bộ máy nhà nƣớc thì Hiến pháp quy định có 4 cấp, cụ thể hoá là Luật Tổ chức bộ máy nhà nƣớc, có NĐ của Chính phủ, các Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành...). - Các văn bản quy định về chế độ công vụ và công chức (VD: Pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản chi tiết nhƣ NĐ95 quy định về tuyển dụng công chức, NĐ96 quy định chế độ thôi việc của công chức...). - Các chế định về tài phán hành chính nhà nƣớc (tài phán đảm bảo cho công chức thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu có vấn đề gì thì công chức đƣợc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền và đƣợc phán xét để đảm bảo quyền bình đẳng của công chức nhà nƣớc trƣớc pháp luật). - Hệ thống các thủ tục hành chính để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nƣớc với công dân, giữa nhà nƣớc với các tổ chức XH (VD: cá thủ tục đăng ký hộ khẩu gồm những loại giấy tờ gì, ai làm...). 5 yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, có yếu tố mang tính vĩ mô, có yếu tố mang tính cụ thể... tổng hợp nên nền hành chính nhà nƣớc. II. Vai trò của thể chế nền hành chính nhà nƣớc: 1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước: Nhƣ ta đã biết, thể chế nền hành chính nhà nƣớc bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, tạo nên một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để làm căn cứ cho các cơ quan trong quá trình hoạt động của mình (VD: đối với cơ quan xuất, nhập cảnh phải có một loạt văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, có thẩm quyền gì trong quản lý xuất, nhập cảnh, quy định các thủ tục để cơ đó thực thi). 2. Cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Việc bố trí nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nƣớc tuỳ thuộc vào vị trí của từng cấp hành chính (VD: UBND Hà Nội phải bố trí số lƣợng đại biểu HĐND, các chức danh nhiều hơn một số tỉnh khác do Hà Nội có vị trí quan trọng, dân số nhiều...; hoặc Chủ tịch UBND Tp Hà Nội có hàm tƣơng đƣơng bộ trƣởng mà một số tỉnh khác lại không đƣợc nhƣ vậy). 4. Cơ sở để xây dựng mối quan hệ cụ thể giữa nhà nước và công dân, nhà nước và các tổ chức XH khác: Trong XH ta hiện nay, các tổ chức XH ngày càng phát triển, do đó xây dựng mối quan hệ cụ thể sẽ giúp nhà nƣớc tiến hành quản lý, điều hành có hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn. III. Nội dung cơ bản của thể chế nền hành chính nhà nƣớc: 1. Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế: gồm các vấn đề chính sau: - Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô (trách nhiệm này thuộc cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất là Chính phủ) nhƣ định hƣớng vùng, miền, xây dựng các khung công nghiệp, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng... - Ngăn ngừa (chủ yếu bằng cơ chế chính sách) các hoạt động bất hợp pháp làm ảnh hƣởng đến nền kinh tế (VD: cấm nhập khẩu một số mặt hàng hoặc tạm thời hạn chế, đánh thuế cao đối với một số mặt hàng để điều tiết sản xuất trong những, khuyến khích sản xuất trong nƣớc). 2. Quản lý hành chính nhà nước về tiền tệ: - Quản lý tài sản, tài nguyên của quốc gia. - vấn đề thuế, vì thuế là nguồn thu quan trọng của quốc gia, do đó nhà nƣớc quản lý bằng luật chặt chẽ, gắn trách nhiệm của công dân vào việc nộp thuế. - Quản lý, điều tiết các nguồn thu (từ buôn bán thƣơng mại, dầu khí, các loại phí, lệ phí, hàng hoá xuất nhập khẩu...). - Quản lý thống nhất ngân sách nhà nƣớc bằng Luật Ngân sách (cơ quan đƣợc giao là Bộ Tài chính có trách nhiệm dự toán, tổng quyết toán). - Quản lý tiền tệ tín dụng và ngân hàng (phát hành tiền tệ phải tính toán kỹ, không ảnh hƣởng đến nền kinh tế đất nƣớc; hoặc tín dụng cho vay để phát triển các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu cho nhà nƣớc; các ngân hàng đƣợc nhà nƣớc định hƣớng phát triển). 3. Quản lý, sử dụng lực lượng lao động: - Lực lƣợng lao động là lực lƣợng quyết định đến việc sản xuất ra của cải cho XH. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lƣợng này hết sức quan trọng (lực lƣợng lao động của nƣớc ta hiện nay trình độ còn thấp, do đó nhà nƣớc cần đầu tƣ đào tạo, bồi dƣỡng để dần hội nhập với khu vực và quốc tế). 4. Quản lý hành chính nhà nước về trật tự an toàn XH, về an ninh-quốc phòng: - Liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo đoàn kết thống nhất (không chia đảng phái) để ổn định chính trị, tập trung xây dựng đất nƣớc, để liên kết khối đại đoàn kết dân tộc chống các thế lực bên ngoài can thiệp. - Quản lý an ninh thông tin (đối với ngành lƣu trữ có liên quan đến công văn giấy tờ chứa những thông tin, cho nên phải quản lý chặt chẽ). - Quản lý về hoạt động tôn giáo (vấn đề này hiện nay rất phức tạp mà các thế lực thù địch bên ngoài thƣờng hay lợi dụng để làm bàn đạp, chỗ dựa, là nội gián để tấn công ta), chú ý là luật pháp nƣớc ta cho phép tự do tín ngƣỡng và tự do không tín ngƣỡng. - Ngoài ra, nội dung quản lý nền hành chính nhà nƣớc còn liên quan đến quản lý nhà nƣớc về văn hoá, khiếu nại, tố cáo của công dân để đảm bảo cho các khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân đƣợc giải quyết kịp thời. Tóm lại, nội dung cơ bản của nó rất đa dạng, phức tạp, do đó đặt ra vấn đề cải cách nền hành chính nhà nƣớc. 5. Một số vấn đề về cải cách thể chế nền hành chính nhà nước: - Phải hợp pháp hoá sự phân công quyền lực trong hệ thống chính trị đất nƣớc, trong đó xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nƣớc thông qua các chủ trƣơng, chính sách, các định hƣớng phát triển, chứ không làm thay, bao biện. + Phải làm rõ quyền quản lý, điều hành bộ máy nhà nƣớc, đặc biệt là bộ máy hành chính nhà nƣớc. + Đề cao vai trò tổ chức, vận động các tổ chức chính trị-XH và các tổ chức của MTTQ Việt Nam. - Sắp xếp bộ máy nhà nƣớc một cách hợp lý và bố trí biên chế phù hợp với bộ máy đó (các cơ quan sự nghiệp hiện nay tăng hợp đồng để giảm biên chế). - Hiện đại hoá các phƣơng pháp và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử. - Tạo sức mạnh cho nền hành chính trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo nhiều thành phần, trên cơ sở định hƣớng XHCN mà Đảng ta đã xác định (nền hành chính không thực hiện chức năng cai trị, mà phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, là dịch vụ cho nền kinh tế). Chƣơng IV TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Nguyên tắc chung về tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc: 1. Thống nhất chỉ huy và hệ thống thứ bậc: Đối với bất kỳ nền hành chính của quốc gia nào cũng đều đƣợc chia theo thứ bậc tuỳ theo đặc điểm lịch sử của mỗi quốc gia (VD: với những quốc gia liên bang thì chia theo: bang-khu-tỉnh...; hoặc nhƣ nƣớc ta từ TW đến địa phƣơng có 3 cấp). Trong hệ thống thứ bậc này, đều chịu sự chỉ huy thống nhất của bộ máy nhà nƣớc ở TW. 2. Nguyên tắc quyền lực và trách nhiệm gắn liền với nhau: Mỗi một cấp hành chính của một quốc gia đều đƣợc trao những quyền hạn nhất định, quyền hạn đó đƣợc khẳng định trong các văn bản luật (VD nhƣ trong Hiến pháp hoặc Luật Tổ chức nền hành chính nhà nƣớc đó). Đồng thời với các quyền hạn đó, thì các cấp cũng có trách nhiệm rất lớn trong quản lý điều hành nền hành chính nhà nƣớc. Nguyên tắc quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với nhau, tạo mối quan hệ hài hoà trong thực thi quyền lực mà nhà nƣớc giao cho (chúng chính là 2 mặt của một vấn đề, có cái này thì phải có cái kia). 3. Nguyên tắc phạm vi kiểm soát hợp lý: - Mõi một cấp chính quyền đều có trách nhiện kiểm soát mọi công việc trong phạm vi đƣợc giao. Công việc kiểm soát này đƣợc thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm rõ ràng (VD: cơ quan kiểm lâm thì phạm vi kiểm soát của nó phải đƣợc xác định rõ đƣợc làm gì, phạm vi đến đâu...). 4. Bộ máy hành chính phải tinh giảm: Nguyên tắc này hiện nay các quốc gia đều phải đang hƣớng tới. Vì hành chính không trực tiếp làm ra của cải vật chất, mà nó chỉ tiêu tốn kinh phí. Chi nên cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy sao cho hợp lý, cơ cấu tổ chức đơn giản, tránh nhiều tầng nấc... để giải quyết công việc có hiệu quả hơn. Ở nƣớc ta hiện nay, nền hành chính còn cồng kềnh, một số khâu giải quyết còn nhiều cấp, nhiều cửa, cho nên mục tiêu tinh giảm, cải cách nền hành chính cho hiệu quả đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú trọng và đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để thực hiện cải cách nền hành chính nhà nƣớc. II. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc: 1. Những nguyên tắc mang tính chính trị: - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ta, điều này đƣợc khẳng định trong HIến pháp, trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nƣớc của nƣớc ta thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền đó thông qua các cơ quan dân cử đƣợc bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ: Đối với nƣớc ta, ngành và lãnh thổ thống nhất với nhau, khác với một số nƣớc đƣợc chia thành các bang, có các hệ thống hành chính khác nhau. - Nguyên tắc phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho QHSX kinh doanh phát triển, hỗ trợ cho các tổ chức sản xuất (vốn, đất đai, thị trƣờng, thông tin...). Nhà nƣớc phải hoạch định và thực hiện các chính sách XH thông nhất giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng XH để làm cho sự phân hoá giàu-nghèo không lớn quá. Quản lý, kiểm soát tài nguyên, tài sản quốc gia, tổ chức nền kinh tế quốc dân, xây dựng chiến lƣợc quy hoạch định hƣớng phát triển nền kinh tế. Thực hiện những hoạt động của các tổ chức quần chúng để thực hiện quyền lực quản lý nhà nƣớc. 2. Những nguyên tắc khoa học về tổ chức nền hành chính nhà nước: - Nguyên tắc nền nghiên cứu phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng hành pháp, mà trong đó chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống hành pháp đó. - Nguyên tắc hoàn chỉnh và thống nhất của nền hành chính (thể hiện ở chỗ, nền hành chính đƣợc tổ chức từ TW tới địa phƣơng, thống nhất trong phạm vi cả nƣớc. Ở những ta, hệ thống hành chính từ TW đến địa phƣơng là 4 cấp hoàn chỉnh và thống nhất: Chính phủ-tỉnh (thành) - huyện (thị) - xã (phƣờng). - Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho tất cả các cấp, các ngành. Đối với nƣớc ta, nguyên tắc này càng ngày càng đƣợc làm rõ, có nhiều văn bản QPPL để điều chỉnh rõ quyền phân cấp quản lý của mỗi cấp. - Nguyên tắc phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý cho phù hợp. - Nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm (tránh tình trạng lạm dụng hoặc bỏ sót quyền). - Ngoài ra, ngƣời ta còn quan tâm đến nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nhân dân tham gia vào quá trình quản lý để phát huy tính tích cực của ngƣời dân (tiết kiệm là vấn đề đƣợc Chính phủ đặt ra từ lâu, làm tốt khâu này sẽ tiết kiệm đƣợc cho ngân sách để dùng vào việc phát triển kinh tế đất nƣớc). 3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: a. Ở Trung ương: - Nguyên thủ quốc gia: Là ngƣời đứng đầu của quốc gia, do QH bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá QH. Nguyên thủ quốc gia đại diện cho đất nƣớc về 2 phƣơng diện: đối nội và đối ngoại. Về phƣơng diện đối nội, nguyên thủ quốc gia thực thi chức năng lập pháp bằng việc công bố các văn bản luật do QH và UBTVQH thông qua. Về chức năng hành pháp, nguyên thủ quốc gia là thống lĩnh các lực lƣợng vũ trang, quyết định những vấn đề nhƣ phong tặng các danh hiệu nhà nƣớc, quyết định đặc xá, ân xá, quyết định bổ nhiệm đại sứ và các đại diện ngoại giao của ta ra nƣớc ngoài và tiếp nhận các đại diện ngoại giao các nƣớc. - Chính phủ: Là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nƣớc, là cơ quan quyền lực cao nhất, do QH bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là quản lý, điều hành toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh-quốc phòng, đối ngoại... của nƣớc ta. Thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ tƣớng Chính phủ, các phó Thủ tƣớng Chính phủ, bộ trƣởng, thủ trƣởng các cơ quan ngang bộ.
  • 4. HUỲNH BÁ HỌC4 - Các bộ: Bộ là cơ quan của Chính phủ, do QH bầu ra với chức năng, nhiệm vụ là quản lý ngành hoặc lĩnh vực của nhà nƣớc. Bộ là thành viên của Chính phủ, ngƣời đứng đầu mỗi bộ là bộ trƣởng; về chính trị, bộ trƣởng là chính khách (đại diện cho đảng cầm quyền) tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảng đó giao; về mặt hành chính, bộ trƣởng là một nhà hành chính, nhà quản lý điều hành 1 cơ quan của Chính phủ; khi thực thi quản lý hành chính thì phải tuân thủ theo luật pháp. Vì vậy, chức năng hành chính này đã làm cho hoạt động của các bộ ổn định, tránh chồng chéo. Ngoài ra để giúp Chính phủ quản lý một số ngành, lĩnh vực khác thì Chính phủ thành lập ra một số cơ quan trực thuộc. Những cơ quan này không phải là thành viên của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý một số ngành, lĩnh vực. Ngày nay, theo hƣớng cải cách hành chính, các cơ quan này đã giảm do sáp nhập vào các bộ. b. Tổ chức chính quyền địa phương: - Tổ chức chính quyền địa phƣơng của các quốc gia trên thê giới không giống nhau tuỳ theo đặc điểm tình hình mỗi nƣớc có thể thiết kế ra các cấp hành chính quốc gia khác nhau. Có nƣớc có 4 cấp (TW-tỉnh-huyện-xã), có nƣớc có 3 cấp, có nƣớc tổ chức theo liên bang... Nƣớc ta có 4 cấp, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính quyền địa phƣơng đƣợc phân cấp quản lý lĩnh vực đời sống XH của địa phƣơng. - Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phƣơng: Hiện nay ở nƣớc ta thống nhất tổ chức 3 cấp và nó là cấp chính quyền địa phƣơng hoàn chỉnh, bao gồm có cơ quan quyền lực nhà nƣớc địa phƣơng (HĐND các cấp), cơ quan hành chính (UBND) và cơ quan tƣ pháp (TA và Viện Kiểm sát), riêng cơ quan này đƣợc tổ chức tới cấp huyện và tƣơng đƣơng. Về địa vị pháp lý của chính quyền địa phƣơng gồm: + HĐND là cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân địa phƣơng, do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín (lƣu ý: QH và HĐND các cấp đều do nhân dân bầu ra, QH không lãnh đạo HĐND, mà chỉ giám sát, hƣớng dẫn thực hiện theo luật, các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc). + Cơ quan hành chính ở địa phƣơng (UBND) các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá hội đồng (nhiệm kỳ hiện nay là 5 năm). Thành phần gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên (số lƣợng tuỳ theo từng cấp, từng tỉnh). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp là quản lý, điều hành toàn bộ mọi mặt hoạt động ở địa phƣơng (kinh tế, văn hoá-XH, quốc phòng-an ninh, trật tự trị an...). UBND thông thƣờng 1 tháng họp 1 lần, Thƣờng trực UBND có nhiệm vụ triệu tập các phiên họp UBND. Tóm lại, tổ chức bộ máy chính quyền ở cấp TW và địa phƣơng là một trong những chủ thể cơ bản và là một bộ phận quan trọng cấu thành nền hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta. Chƣơng V CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC I. Công vụ: 1. KN: Công vụ là một loại lao động đặc thù thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc để thi hành luật pháp, đƣa luật pháp vào đời sống, đồng thời cũng để quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản chung (công sản) và ngân sách nhà nƣớc nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của quốc gia. Đặc điểm rút ra từ KN trên: - Lao động đặc thù: Vì lao động này mang tính trừu tƣợng, khó đong đếm hiệu quả bằng con số cụ thể (VD: TTg ra quyết định khoán 10, 100... làm cho sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta phát triển, ngƣời nông dân đủ ăn, tình hình kinh tế-XH phát triển rõ rệt, đảm bảo lƣơng thực cho XH và xuất khẩu..., do đó khó có thể đánh giá đƣợc hiệu quả quyết định trên). Hoạt động công vụ này phải dựa trên cơ sở sử dụng các quyền lực nhà nƣớc, thể hiện ở trong các văn bản luật và các văn bản quy phạm dƣới luật. - Hoạt động này do đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện. 2. Nguyên tắc của công vụ: - Nguyên tắc chung: Những quan điểm, những tƣ tƣởng, những quy định chung nhằm thực hiện một cách có hiệu quả công việc quản lý nhà nƣớc (VD: về quan điểm của nhà nƣớc ta là do dân, vì dân, cho nên mọi tƣ tƣởng, quan điểm phải hƣớng về nhân dân). - Nguyên tắc cụ thể: + Công cụ thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và nhà nƣớc. + Nó đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ (quyền lực tập trung theo đa số, cá nhân phụ trách). + Đƣợc hình thành và phát triển theo kế hoạch, định hƣớng nhất định. + Nguyên tắc công vụ này phải tuân thủ pháp luật,bảo đảm pháp chế, thực hiện đúng thẩm quyền, không lạm quyền, nhƣng cũng không bỏ sót quyền lực. Ngay từ khi CMT8 thành công, Bác Hồ đã quan tâm đến công tác này, nhƣng vì ta phải trải qua các cuộc kháng chiến, cho nên mãi đến khi thống nhất nƣớc nhà thì nó mới thực sự đƣợc coi trọng. II. Công chức: 1. KN: - Hiện nay, quan niệm về công chức ở các quốc gia có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhìn chung đều quan niệm công chức là những ngƣời làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc và đƣợc giới hạn trong phạm vi bộ máy nhà nƣớc (3 bộ phận quyền lực). Ở nƣớc ta, ngƣời ta dựa vào 3 tiêu chí cơ bản sau để xác định công chức: + Là những ngƣời đƣợc tuyển dụng, đƣợc bổ nhiệm hoặc đƣợc bầu cử vào làm việc trong biên chế chính thức bộ áy nhà nƣớc của các tổ chức chính trị, chính trị-XH. + Là những ngƣời đƣợc xếp vào ngạch bậc trong hệ thống ngạch bậc do nhà nƣớc thống nhất quy định. + Tất cả những ngƣời này đều đƣợc hƣởng lƣơng do ngân sách nhà nƣớc cấp. - Quyền và nghĩa vụ của công chức: + Mọi công chức đều có những quyền, nghĩa vụ đảm bảo pháp lý nhƣ mọi công dân đƣợc pháp luật quy định. + Đều có những quyền, nghĩa vụ đảm bảo pháp lý chung nhƣ các công chức nhà nƣớc khác (sự ngang bằng giữa công chức các ngành, các cấp, các tổ chức khác nhau, ngạch bậc cao thấp khác nhau đều đƣợc đảm bảo nhƣ nhau). 2. Phân loại công chức: Ngƣời ta phân loại công chức thành các loại ngạch, bậc khác hau theo những tiêu chuẩn do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (hiện nay Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quy định vấn đề này). Hiện nay, theo cách phân loại này, ngƣời ta chia ra: - Công chức lãnh đạo: là những công chức giữ cƣơng vị chỉ huy trong điều hành các công việc của cơ quan, đơn vị (công chức lãnh đạo thông thƣờng số lƣợng ít, trình độ cao, đƣợc đào tạo cơ bản...). - Công chức chuyên môn (chuyên viên): gồm những nhà chuyên môn kỹ thuật thực thi công việc phức tạp. - Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nƣớc (cảnh sát, thanh tra, hải quan, kiểm lâm...). - Công chức hành chính: là những ngƣời thừa hành nhiệm vụ do ngƣời lãnh đạo giao phó. Tùy mỗi loại công chức nói trên, ngƣời ta chia thành các ngạch, bậc khác nhau. 3. Quyền hạn và nghĩa vụ của công chức: Đối với tất cả các công chức đều đƣợc thể hiện ở các trạng thái chính sau đây: - Trạng thái đƣơng nhiệm (làm việc tại công sở hoặc biệt phái, đang nghỉ vì các lý do khác nhau). - Trạng thái chấm dứt ở nhiệm sở, thể hiện ở 3 dạng: + Chấm dứt tự nguyện + Chấm dứt do bị thải hồi hoặc bị kỷ luật (bắt buộc). + Chấm dứt do hết tuổi làm việc, nghỉ hƣu theo chế độ quy định. Công chức có các quyền hạn: - Thẩm quyền của công chức có 2 loại: + Thẩm quyền của ngƣời lãnh đạo (thể hiện trong các văn bản quy phạm quy định). + Thẩm quyền của ngƣời thi hành công vụ (cũng đƣợc ghi trong các văn bản QPPL) tuỳ theo vị trí của cán bộ công chức đó). - Về quyền lợi: bất kể một cán bộ công chức nào cũng có 2 loại quyền lợi: + Về mặt tinh thần: có quyền tham gia các hoạt động chính trị-XH theo quy định của luật pháp. + Về mặt vật chất: tất cả các công chức hoàn thành nhiệm vụ đều đƣợc hƣởng lƣơng theo ngạch, bậc và các chế độ phúc lợi khác mà cơ quan có (khen thƣởng, nghỉ phép, tham quan...). - Nghĩa vụ của công chức: + Phải làm tròn bổn phận theo chức trách đƣợc giao. + Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, pháp luật của nhà nƣớc. + Mọi công chức đều có nghĩa vụ giữ gìn bí mật cơ quan, nhà nƣớc. + Đối với bất kỳ công chức nào đều phải có trách nhiệm công vụ khi thi hành nhiệm vụ đƣợc giao. + Tất cả các công chức khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều đƣợc khen thƣởng, vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định. Chƣơng VI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH I. Quyết định hành chính là gì: 1. KN: Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành của các chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc thông qua theo thể thức nhất định nhằm thực hiện một mục đích hay một công việc cụ thể. Từ KN trên ta thấy, bất kỳ một quyết định hành chính nào cũng chứa đựng những quyền lực trong đó và nó cũng chứa đựng các mục tiêu mà chủ thể muốn đạt đƣợc, đồng thời nó cũng chứa đựng các biện pháp nhằm giải quyết những công việc của chủ thể. 2. Tính chất của quyết định hành chính: - Mọi quyết định hành chính đều có tính ý chí quyền lực nhà nƣớc. - Nó có tính pháp lý thể hiện ở hậu quả (hệ quả) pháp lý do chúng tạo ra (VD: thực hiện quyết định giao đất giao rừng thì hậu quả (hệ quả) là đất trống, đồi trọc đƣợc phủ xanh, ngƣời dân có điều kiện để phát triển kinh tế...). - Mọi quyết định hành chính đều có tính dƣới luật (các văn bản cụ thể hoá, chi tiết hoá để thi hành luật). - Ban hành ra quyết định hành chính là để thực hiện quyền hành pháp (tức là quyền chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền và các cơ quan đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền). 3. So sánh quyết định với các loại quyết định khác: - Quyết định hành chính khác luật vì nó là văn bản dƣới luật (cơ quan ban hành không phải là cơ quan lập pháp). - Quyết định hành chính khác với các quyết định của TA cũng nhƣ các VKS về phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng điều chỉnh của nó (thông thƣờng quyết định hành chính có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh rộng, còn quyết định của TA hay VKS thì hẹp hơn) (VD: Một NĐ của Chính phủ có thể áp dụng cho tất cả mọi ngƣời hoặc một ngành, một lĩnh vực...; còn một quyết định của TA hay VKS thƣờng chỉ áp dụng cho một hoặc một nhóm đối tƣợng cụ thể). - Quyết định hành chính khác với các văn bản thông thƣờng và các giấy tờ có tính pháp lý khác (VD nhƣ CV mời họp, giấy giới thiệu, giấy công tác...). II. Phân loại quyết định hành chính: 1. Phân loại quyết định hành chính theo tính chất pháp lý và nội dung của nó: Dựa theo cách phân loại này thì quyết định hành chính có các loại sau: - Quyết định hành chính quy phạm (quyết định hành chính mang tính lập quy): là những quyết định mang tính chủ đạo, nó đề ra những chính sách, những chủ trƣơng, những chế độ để thực hiện trong một thời gian nhất định. Những quyết định hành chính này là công cụ chủ yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc (lấy VD về một NĐ của Chính phủ). - Quyết định hành chính cá biệt: là loại quyết định điều chỉnh các đối tƣợng cụ thể (VD: TTg ra quyết định khen thƣởng cho 1 đơn vị, 1 cá nhân nào đó; hoặc quyết định của TTg bổ nhiệm hay bãi nhiệm một cá nhân nào đó...). 2. Phân loại quyết định hành chính theo tính chất mệnh lệnh của nó: Theo cách phân loại này, có quyết định hành chính cho phép, có quyết định hành chính cấm làm một việc gì đó, hoặc quyết định hành chính điều chỉnh, sửa đổi mọt quyết định hành chính đã ban hành nào đó. 3. Phân loại quyết định hành chính theo thẩm quyền ban hành: Dựa theo cách phân loại này, tuỳ theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà các cơ quan đƣợc quyền ban
  • 5. HUỲNH BÁ HỌC5 hành các quyết định hành chính phù hợp (VD: CP đƣợc ban hành NQ, NĐ; Bộ trƣởng đƣợc ban hành QĐ, CT, TT...). 4. Phân loại quyết định theo thời gian có hiệu lực: Dựa vào cách phân loại này, có quyết định hành chính thời gian thi hành dài, nhƣng có quyết định hành chính thi hành trong thời gian nhất định. 5. Phân loại quyết định hành chính theo hình thức thể hiện: Quyết định hành chính tuyệt đại đa số đƣợc ban hành dƣới dạng văn bản, nhƣng cũng có một số quyết định hành chính đƣợc ban hành bằng lời, trƣờng hợp này đƣợc thực hiện trong những trƣờng hợp cấp bách cần đƣợc giải quyết, xử lý ngay để đảm bảo tính kịp thời của các quyết định hành chính (hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh...). III. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính: 1. Tính hợp pháp: Tất cả các quyết định hành chính đƣợc ban hành đều phải đảm bảo các yêu cầu của tính hợp pháp. Những yêu cầu này thể hiện ở những điểm chính sau đây: - Quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung, mục đích của các văn bản luật và các văn bản quy phạm của cấp trên. - Các quyết định hành chính ban hành phải trong phạm vi thẩm quyền cho phép (VD: UBND tỉnh không có quyền chia tách địa giới hành chính của các đơn vị trực thuộc; hoặc thẩm quyền quản lý đất đai của cấp xã, huyện...). - Quyết định hành chính ban hành phải xuất phát từ những lý do xác đáng. - Quyết định hành chính ban hành phải đúng hình thức, đúng thủ tục do luật định (hiện nay là Luật Ban hành văn bản QPPL). 2. Những yêu cầu của tính hợp lý: - Quyết định hành chính ban hành phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nƣớc, của tập thể và của các cá nhân. - Quyết định hành chính ban hành phải đảm bảo tính cụ thể, phù hợp với từng vấn đề, từng đối tƣợng phải thực hiện. - Quyết định hành chính ban hành phải mang tính hệ thống và tính toàn diện. - Các quyết định hành chính ban hành phải bảo đảm ngôn ngữ, văn phong rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Tóm lại: Một quyết định hành chính đƣợc ban hành nó phải đảm bảo các yêu cầu về tính hợp pháp, tính hợp lý thì những quyết định đó mới có hiệu quả cao và hiệu quả mang lại sẽ lớn. IV. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính: 1. Thông thường đối với mỗi quyết định hành chính được ban hành đều phải trải qua các giai đoạn chính sau đây: - Điều tra, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. - Giao cho các bộ phận chuyên môn soạn thảo quyết định hành chính. - Thông qua quyết định hành chính: + Đối với những quyết định hành chính đƣợc ban hành ở các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể (quyết định theo đa số) thì quá trình thông qua đƣợc thể hiện qua các phiếu biểu quyết. Đối với quyết định này thì dùng từ TM (thay mặt). + Thông qua theo chế độ một thủ trƣởng, trong trƣờng hợp này ngƣời quyết định chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của quyết định. Đối với với loại quyết định này phải đề rõ tên. - Sau khi văn bản đã đƣợc thông qua thì đƣợc các bộ phận có liên quan thực hiện quy trình ban hành. 2. Tổ chức thực hiện quyết định hành chính: - Sau khi các quyết định đã đƣợc thông qua thì cần thông tin quyết định hành chính kịp thời tới các đối tƣợng thực hiện. - Tổ chức lực lƣợng thực hiện các quyết định hành chính nhƣng cần lƣu ý: Đối với các quyết định hành chính có nội dung phức tạp thì việc thực hiện thƣờng đƣợc tiến hành theo 2 bƣớc: + Tổ chức thực hiện thí điểm để xem xét, rút kinh nghiệm trƣớc khi thực hiện đại trà. + Sau khi thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm rồi thì mới thực hiện đại trà. - Xử lý các thông tin phản hồi điều chỉnh kịp thời những điều bất hợp lý. - Kiểm tra kết quả thực hiện, tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định hành chính đó. Khi kiểm tra tổng kết đánh giá ta phải tuân thủ 3 yêu cầu: trung thực, khách quan và nghiêm túc. 3. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định hành chính: Trong thực tế có một số quyết định hành chính có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của nó. Gặp những trƣờng hợp nói trên, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Có những quyết định hành chính đƣợc ban hành nhƣng vì lý do này hoặc lý do khác mà bị đình chỉ thi hành, nhƣng khi xem xét kỹ thì việc đình chỉ, bãi bỏ đó là không chính đáng. Trong trƣờng hợp này, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ra quyết định khôi phục lại toàn bộ hay một phần quyết định hành chính đó. Tuỳ theo tình hình mà cơ quan nhà nƣớc xem xét để truy cứu trách nhiệm đối với những ngƣời có những lỗi, sai lầm ra quyết định hành chính đó. Chƣơng VII KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH I. Quan niệm chung về kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính: 1. KN: Kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính đƣợc hiểu là những kỹ năng làm việc, là những biện pháp có tính công nghệ mà những ngƣời quản lý hành chính có thể vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình điều hành bộ máy hành chính giải quyết những việc có liên quan đến những vấn đề về hành chính. 2. Những yếu tố cơ bản liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hành chính: - Phƣơng tiện làm việc của cơ quan. - Kỹ thuật thu thập, bảo quản và xử lý các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý nhƣ: thông tin dự báo, thông tin hiện tại, thông tin quá khứ... - Kỹ thuật làm văn bản (trình độ làm văn bản hiện nay chuẩn hơn trƣớc, nhanh hơn, thuận tiện hơn...). - Tổ chức công việc trong công sở: đảm bảo cho sự phân công bố trí hợp lý đối với các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan để phát huy thế mạnh của từng ngƣời. - Kiểm tra, điều hành công việc của cấp dƣới. Đối với công tác quản trị gồm có: Hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra. - Kỹ thuật giao tiếp. II. Kỹ thuật tổ chức công việc trong CQHCNN: 1, Phân biệt công sở và các doanh nghiệp, xí nghiệp: - Công sở là nơi làm việc của các CQHC sự nghiệp, là các cơ quan trong quá trình hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cụ thể, nếu thiếu thì bộ máy hành chính không hoạt động, gây ngƣng trệ sản xuất, hoạt động quản lý xã hội... - Các doanh nghiệp, xí nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, do đó vấn đề tổ chức lao động trong các công sở và các doanh nghiệp, xí nghiệp có những điểm khác nhau (nhƣ trong công sở, cán bộ làm việc đƣợc chia làm các ngạch bậc khác nhau; còn trong các doanh nghiệp, xí nghiệp ngoài bộ phận quản lý hành chính, còn lại là ngƣời sản xuất đƣợc chia theo trình độ tay nghề...). - Dù lao động ở công sở hay doanh nghiệp, xí nghiệp thì tinh thần, thái độ, phong cách, tác phong làm việc, mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo và ngƣời bị lãnh đạo... có tầm quan trọng đặc biệt. - Các kế hoạch, phƣơng tiện, công cụ làm việc của cơ quan cũng góp phần quan trọng. Có kế hoạch chuẩn xác, phƣơng tiện, công cụ đầy đủ sẽ nâng cao hiệu quả, năng suất lao động... 2. Phương pháp tổ chức công việc của các CQHCNN: - Các tiêu chí để phân công nhiệm vụ trong cơ quan: + Dựa theo địa vị pháp lý của các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan để phân công nhiệm vụ. + Dựa theo khối lƣợng công việc để phân công nhiệm vụ. + Dựa theo số lƣợng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan để phân công nhiệm vụ. - Xây dựng kế hoạch thời gian, trong kế hoạch này có thể có kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, 1 năm... - Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, trong quy chế làm việc cần lƣu ý một số điểm sau: + Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận cũng nhƣ từng cán bộ công chức trong cơ quan. + Mối quan hệ trong thực thi chế độ công vụ đƣợc giao (mối quan hệ các phòng, ban trong cơ quan, giữa ngƣời lãnh đạo với ngƣời bị lãnh đạo, giữa các công chức với nhau...). - Tổ chức các cuộc họp: + Mỗi cuộc họp đều phải thực hiện theo một yêu cầu, một nội dung nhất định. + Thành phần dự các cuộc họp không giống nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể của cơ quan. + Thời gian tiến hành cuộc họp cũng khộng giống nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể của cơ quan. 3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý: - Hoạt động hành chính thực chất là việc phân tích, xử lý các thông tin khác nhau để ra đƣợc những quyết định hành chính kịp thời. Do đó việc thu thập đầy đủ các nguồn thông tin khác nhau có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính. Khi phân tích, xử lý thông tin, cần chú ý phân biệt rạch ròi giữa những thông tin chính thức và những thông tin mang tính dƣ luận. 4. Quản lý văn bản trong CQNN: - Mục đích: + QLVB trong các CQNN thực chất là quản lý công việc của cơ quan vì văn bản là sự thể hiện kết quả làm việc của các cán bộ công chức cũng nhƣ các bộ phận khác nhau của cơ quan. + QLVB nhằm đb bí mật của cơ quan nói riêng và của nhà nƣớc nói chung (vì các thông tin trong văn bản nói lên hoạt động của cơ quan). - Nguyên tắc QLVB trong các cơ quan: Là tập trung thống nhất, theo giá trị của các tài liệu, theo thời gian hình thành các tài liệu. - Tổ chức QLVB đƣợc thực hiện ở 2 khâu: + Ở khâu văn thƣ: làm nhiệm vụ quản lý hiện hành các tài liệu văn kiện đƣợc hình thành trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. + Ở lƣu trữ: đối với những tài liệu sau khi đã giải quyết xong đƣợc lập hồ sơ và chuyển vào lƣu trữ cơ quan quản lý. III. Thủ trƣởng trong việc điều hành ở công sở: 1. Dặc điểm lao động của người thủ trưởng: - Đây là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trong một cơ quan, một tổ chức (dù ở cơ quan thẩm quyền chung hay cơ quan thẩm quyền riêng). - Là một loại lao động quản lý, cho nên ngƣời thủ trƣởng cần hiểu biết công việc do mình làm, phải biết công việc đƣợc giao và phải biết kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào, phải biết những tiêu chuẩn để đánh giá thành quả công việc mà mình phụ trách. - La ngƣời biết sử dụng đúng năng lực của những ngƣời dƣới quyền. - Là ngƣời luôn luôn biết tạo không khí làm việc trong công sở một cách thoải mái để kích thích tinh thần làm việc của mọi ngƣời, nhƣng phải giữ đƣợc thứ bậc của mình. 2. Nội dung công việc của người thủ trưởng: - Dự tính đƣợc những công việc mà cơ quan mình phải làm (cả trƣớc mắt và lâu dài theo kế hoạch), đồng thời dự tính đƣợc những công việc đột xuất. - Tổ chức thực hiện các công việc đã đƣợc xác định, thể hiện ở: + Phân công công việc cho các đơn vị, cán bộ dƣới quyền. + Tạo mọi điều kiện để các bộ phận thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. - Chỉ huy và điều hành các bộ phận, các cán bộ dƣới quyền thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Thông qua các quyết định hành chính hoặc trực tiếp chỉ đạo, điều hành đối với đơn vị, tổ chức. - Phối-kết hợp với các bộ phận trong và ngoài cơ quan, đơn vị mình phụ trách, tạo nên sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong thực thi công vụ. - Kiểm tra, kiểm soát công việc giao cho các đơn vị, cá nhân dƣới quyền. Tóm lại: Trong kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, có 3 vấn đề lớn, trong 3 vấn đề này đặc biệt lƣu ý đến yếu tố cơ bản liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, vì những yếu tố này nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả việc tổ chức công việc và phƣơng pháp tổ chức công việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Kỹ thuật nghiệp
  • 6. HUỲNH BÁ HỌC6 vụ hành chính lệ thuộc một phần quan trọng vào lao động của ngƣời đứng đầu các cơ quan, vì vậy trách nhiệm hành chính đối với ngƣời thủ trƣởng cơ quan rất nặng nề. Chƣơng VIII KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Quan niệm chung đối với việc kiểm soát nền hành chính nhà nƣớc: 1. KN: Hoạt động HCNN là một hoạt động thực thi quyền lực quản lý đối với bộ máy nhà nƣớc nói chung và nền HCNN nói riêng. Hoạt động đó chủ yếu dựa trên hệ thống luật pháp của nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều hành các mối quan hệ xuất hiện trong đời sống XH theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. Bởi vậy, việc kiểm soát đối với nền HCNN phải đặt ra và có tầm quan trong đặc biệt để đảm bảo cho các cơ quan HCNN thực hiện đúng pháp luật, tránh hiện tƣợng lạm dụng quyền lực. Từ đó ta có KN: Kiểm soát đối với hoạt động của nền HCNN là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của nhà nƣớc và XH nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong QLNN; đó đƣợc coi là tổng thể những phƣơng tiện, tổ chức, pháp lý do các CQNN, các tổ chức XH và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nƣớc và của toàn XH. Đối tƣợng của hoạt động kiểm soát: Là hoạt động quản lý HCNN, hay nói cách khác là mọi hoạt động quản lý HCNN chính là đối tƣợng của kiểm soát HCNN. 2. Các phương thức kiểm soát đối với nền HCNN: Đối với nền HCNN ở nƣớc ta hiện nay thƣờng áp dụng các phƣơng thức kiểm soát chủ yếu sau: - Hoạt động giám sát - Hoạt động kiểm tra - Hoạt động thanh tra - Hoạt động kiểm sát II. Các hoạt động kiểm sát đối với nền HCNN: 1. Giám sát: - Hoạt động này đƣợc thực hiện bởi QH, HĐND các cấp. Hoạt động giám sát của các cơ quan này thông qua các kỳ họp, thông qua hình thức tiếp xúc cử tri; hoặc QH, HĐND các cấp cử các đoàn đại biểu của mình tổ chức các cuộc giám sát hoạt động quản lý hành chính ở các địa phƣơng khác nhau. - Giám sát của TAND các cấp thông qua việc xét xử đối với các vụ án. - Hình thức giám sát của công dân: hình thức này thƣờng đƣợc tổ chức thông qua MTTQ và các đoàn thể quần chúng khác. 2, Thanh tra: - Thanh tra là chỉ các hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng thanh tra nhà nƣớc và thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành (Tổng TTNN là cơ quan thuộc Chính phủ, ngang bộ). Đối với hoạt động này thì cơ quan thanh tra và đối tƣợng thanh tra thƣờng không có quan hệ trực thuộc với nhau. - Cơ quan thanh tra do thủ trƣởng CQHCNN đặt ra hoạt động với tƣ cách là cơ quan chức năng giúp thủ trƣởng cùng cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 3. Kiểm sát: - Kiểm sát là việc thực hành quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tƣ pháp bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm và thống nhất. 4. Kiểm tra: - Kiểm tra của CQNN cấp trên đối với cấp dƣới. Đây là hoạt động của các tổ chức mang tính thƣờng xuyên của cấp trên đối với cấp dƣới nhằm xem xét hoạt động của cơ quan cấp dƣới, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan cấp dƣới trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Cũng có thể thực hiện việc kiểm tra đối với thực hiện một quyết định hành chính nào đó. - Kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và các CQHCNN nói riêng. Đây là hoạt động kiểm tra của Đảng với tƣ cách là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị của nƣớc ta: + Kiểm tra của Đảng đƣợc thông qua bằng các hình thức nhƣ Đại hội, Hội nghị để quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và hệ thống HCNN nói riêng có trách nhiệm tổ chức điều hành việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đó. + Đảng cử những ngƣời đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực trực tiếp phụ trách các CQNN nói chung và CQHCNN nói riêng. Thông qua những ngƣời đảng viên này để kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Tất cả những đảng viên đƣợc giao trách nhiệm quản lý các CQHCNN đều phải tuân theo pháp luật và dựa vào pháp luật để điều hành toàn bộ nền HCNN. Chƣơng IX CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH I. Tại sao phải cải cách hành chính: 1. Các quan điểm cần nắm vững để thực hiện cải cách nền HCNN: Cải cách hành chính là một nội dung cơ bản của khoa học hành chính nói chung và của nền HCNN nói riêng. Đây là một công việc mà hầu hết các qf trên thế giới đều phải tiến hành. Bởi vì, cải cách hành chính là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế (vì hành chính thuộc thƣợng tầng kiến trúc, nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế. VD: nền hành chính của ta bây giờ còn nặng nề, cho nên có một số mặt nó kìm hãm sự phát triển; ví nhƣ trƣớc đây muốn đầu tƣ vào Việt Nam phải có 9 cửa-9 dấu, bây giờ chỉ còn 4 cửa-4 dấu...). Chính vì vậy, ở Việt Nam, tại Đại hội 6 của Đảng (1986) và Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (khoá VII) tháng 1/1995 đã khẳng định tầm quan trọng của việc cải cách nền hành chính: Cải cách nền hành chính là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong đó có những bƣớc đi cụ thể nhƣ: Hoàn thiện thể chế nền HCNN các cấp để vận hành bộ máy HCNN đó. Đồng thời qua đó để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân. Muốn làm đƣợc điều đó, khi thực hiện cải cách hành chính, nhà nƣớc phải quán triệt đầy đủ những quan điểm cơ bản sau đây: - Xây dựng nhà nƣớc XHCN do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân - nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của hd, giữ vững kỷ cƣơng XH, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. - Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. - Phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. - Tăng cƣờng pháp chế XHCN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, quản lý XH bằng pháp luật, nhƣng đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục nhân cao đạo đức XHCN. - Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc. Đây là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. 2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các cải cách khác: - Cải cách hành chính trƣớc hết có mối quan hệ mật thiết với cải cách kinh tế, bởi vì chính cải cách về thể chế kinh tế đã diễn ra nhƣ cải cách về cơ cấu, chế độ sở hữu, cải cách bộ máy điều hành kinh tế... Cải cách hành chính còn liên quan tới phƣơng thức phân phối lợi nhuận kinh tế, ngoài ra nó còn liên quan đến các chính sách kinh tế. Đối với nƣớc ta, đổi mới về kinh tế đƣợc coi là trọng tâm, đồng thời song song với cải cách hành chính. - Cải cách hành chính liên quan tới cải cách pháp luật và tƣ pháp, thể hiện ở 2 điểm chính sau: + Cải cách hành chính cần đƣợc đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật, chứ không thể tiến hành tuỳ tiện. + Cải cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị: Trƣớc hết, cải cách hành chính là phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của quốc gia; thứ hai, cải cách hành chính phải đảm bảo phục vụ cho hệ thống chính trị, giữ vững ổn định về chính trị; thứ ba, đổi mới phƣơng thức quản lý nhà nƣớc là một bƣớc tiến hành đổi mới từng bƣớc hệ thống chính trị. II. Cải cách nền hành chính ở nƣớc ta: 1. Nguyên tắc: - Xây dựng nền hành chính dân chủ XHCN phục vụ đắc lực cho nhân dân giữ vững trật tự kỷ cƣơng XH theo pháp luật. - Bộ phận trọng yếu của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam gắn liền với đổi mới và chỉnh đốn Đảng. - Cải cách hành chính là phục vụ đắc lực nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. 2. Mục tiêu cải cách hành chính ở nước ta: - Xây dựng nền hành chính trong sạch, đủ năng lực quản lý, điều hành đất nƣớc. - Thúc đẩy khoa học phát triển lành mạnh, đúng hƣớng. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc. - Phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân, hạn chế tối đa sự phân hoá giàu nghèo trong XH. 3. Nội dung cải cách hành chính: - Cải cách thể chế nền HCNN. - Cải cách bộ máy HCNN nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nó. - Cải cách chế độ công vụ, nâng cao hiệu lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hành chính là gì? Mối quan hệ các phạm trù liên quan trong nền hành chính? 2. Các yếu tố cấu thành nền HCNN và mối quan hệ các yếu tố đó? 3. Thể chế nền HCNN và các yếu tố cấu thành thể chế đó? MQH giữa chúng? 4. Quyết định hành chính và các yếu tố đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của nó? 5. Kiểm soát đối với nền HCNN? Các ph.thức áp dụng trong KS nền HCNN?