SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 17
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
BÀI 1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT
NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
A. Mục tiêu giáo dục:
- Hs thấy được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước
và địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về nhu cầu của thị trường lao động trong
nước cũng như ở địa phương mình.
- Chú ý sự phát triển nghành nghề ở một số địa phương đang cần nhiều nhân lực để
học nghề.
B. Cách thức tổ chức
- Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của năm cuối.
- Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong việc định hướng phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước và địa phương.
C. Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010
1.Mục tiêu tổng quát của chiến lược gồm nội dung sau:
+ Đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lực con người.
+ Tạo nền tảng 2020 nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược.
GV: Hãy xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược đó?
HS: Thảo luận trả lời: Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn.
GV hỏi: ”Rút ngắn” có thể hiểu như thế nào?
HS trả lời: Tận dụng và áp dụng những thành quả khoa học, kỹ thuật công nghệ của các
nước phát triển và của thế giới, qua đó đưa đất nước tiến kịp trình độ của thể giới, gọi là
“đi tắt đón đầu”.
GV cho HS thảo luận nhóm nhằm hiểu các đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước
ta.
GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, các nhóm thảo luận theo những câu hỏi tương ứng, thời
gian thảo luận 5 phút.
Câu 1: Vì sao CNH phải đi đôi với HĐH?
Câu 2: Em hiểu CNH theo định hướng XHCN là thế nào?
Câu 3: Em hiểu CNH của đất nước ta là CNH sinh thái là gì?
Câu 4: “Chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh tế Công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực
sản xuất đi vào kinh tế tri thức” có thể được hiểu là gì?
HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận về đặc điểm của quá trình
CNH ở nước ta.
* Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta.
- Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá.
- Công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hoá của ta là công nghiệp hoá sinh thái.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi1
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
- Kết hợp hai quá trình:Vừa chuyển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, vừa đưa một
số lĩnh vực sản xuất vào kinh tế tri thức.
3. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010
GV: Theo em cần xác định những mục tiêu đó là gì?
HS: Thảo luận trả lời, giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức:
- Bảo đảm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của nước công nghiệp.
- Chú trọng cải thiện đời sống trong nhân dân.
- Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng nhân lực.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.
GV: Những ngành công nghệ nào được xem là công nghệ cao?
HS: Thảo luận trả lời:
+ Công nghệ thông tin.
+ Công nghệ sinh học.
+ Công nghệ tự động hoá.
+ Công nghệ vật liệu.
- Mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn.
GV: Theo em cần quan tâm đến những hệ thống giao thông nào?
HS: Suy nghĩ- dựa vào hiểu biết trả lời:
+ Mở thêm tuyến đường sắt.
+ Tăng năng lực vận tải biển.
+ Xây dựng các tuyến nối đường biên giới.
+ Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.
Hoạt động 2: ( 45 phút)
Định hướng phát triển các ngành.
1. Nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
Phương hướng chung là:
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá.
- Tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
2. Công nghiệp – xây dựng
GV: Theo em muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp cần đi sâu vào các nghành nào?
HS: Thảo luận trả lời ( GV phát phiếu học tập)
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp
- Xây dựng cơ sở công nghiệp nặng.
- Phát triển nghành công nghiệp công nghệ cao- cơ sở công nghiệp quốc phòng.
- Phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp cao.
3. Dịch vụ
- Hình thành trung tâm thương mại lớn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Hiện đại hoá dịch vụ bưu chính- viễn thông.
- Đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ.
Hoạt động 3 :
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi2
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Định hướng phát triển các khu vực.
GV: Theo em cần có định hướng phát triển các khu vực gì?
HS: Dưới sự hướng dẫn của gv, trả lời
1. Khu vực đô thị (d.chứng )
2. Khu vực nông thôn đồng bằng(d.chứng )
3. Khu vực nông thôn trung du miền núi (d.chứng )
4. Khu vực biển và hải đảo(d.chứng )
Hoạt động 4 :
Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngay trên cơ sở địa phương của mình- đưa vấn đề thảo luận-
trả lời theo các câu hỏi:
Vùng Đam rông - miền núi kinh tế còn chậm phát triển, đời sống còn khó khăn(d.chứng)
- HS xác định thế mạnh kinh tế ở địa phương.
- Từ đó đặt ra yêu cầu nhân lực của tỉnh, huyện là gì?
D. Đánh giá
GV : Bài học giúp cho em hiểu biết gì?
- Cho học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học
GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp- từng cá nhân, cho điểm hoặc nhắc nhở động viên.
* Dặn dò : - Lớp nghiên cứu bài 2 những điều kiện để thành đạt trong nghề chuẩn bị
cho hôm sau học.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi3
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 10
BÀI 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ
A. Mục tiêu giáo dục:
-Hs thấy được những yếu tố cần thiết để con người thành đạt trong nghề.
- Học sinh thấy được những con đường học tiếp để đạt được những ước mơ của mình
ở địa phương.
B. Cách thức tổ chức
- Thảo luận và xây dựng nội dung bài học.
- Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận.
- Giáo viên hướng dẫn, nhận xét giờ thảo luận của học sinh.
C. Nội dung cơ bản.
Hoạt động 1:
Một số đặc điểm của lao động nghề nghiệp hiện nay
GV: Cho học sinh thảo luận mục 1- nhận xét đưa ra nội dung
- Khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng là điều kiện để mang lại thành tựu kinh tế hiện
đại, tri thức trở thành nguồn của cải lớn.
- Sản phẩm mới xuất hiện nhanh hơn- làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ mới là điều
kiện hết sức cơ bản để thành đạt trong nghề. Muốn vậy phải thực hiện cho được khẩu hiệu
“ Giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời”
- Để sản phẩm tồn tại trên thị trường, người sản xuất phải có đầy đủ năng lực, làm chủ
công nghệ, thay thế cái cũ bằng cái mới.
- Đòi hỏi người lao động phải có tri thức, kĩ năng và tay nghề chuyên môn, kĩ năng sử
dụng máy tính.
Hoạt động 2 (45 phút)
Những điều kiện cơ bản để đạt được ước mơ thành đạt trong nghề.
GV: Theo em có những điều kiện nào để giúp con người đạt ước mơ thành đạt trong nghề.
HS: Thảo luận - trả lời
a. Những biểu hiện cụ thể của sự thành đạt trong nghề
GV: Theo em có những biểu hiện nào thể hiện của sự thành đạt trong nghề?
HS: Thảo luận trả lời- giáo viên nhận xét
+ Có năng suất lao động cao.
+ Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng chế.
+ Thăng tiến trong nghề.
+ Uy tín đối với người xung quanh- được nhà nước tặng giải thưởng.
b. Điều kiện cơ bản để thành đạt trong nghề
- Phải có kế hoạch học tập tu dưỡng thường xuyên.
- Phải có lòng yêu nghề và hứng thú với công việc trong nghề.
- Nghề còn là trách nhiệm với con người là nghĩa vụ của bất cứ công dân nào nên
phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
GV: Vậy thể hiện ở những việc làm cụ thể như thế nào?
HS: Thảo luận trả lời:
+ Không làm hàng kém chất lượng và hàng giả.
+ Không bớt xén giờ lao động, bớt xén nguyên vật liệu.
+ Không lãng phí thời gian, tiền của.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi4
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
+ Không vi phạm nội quy lao động.
Hoạt động 3
Những con đường học tập để đạt được ước mơ của mình.
GV: Hiện nay người lao động có những con đường học tập gì?
HS: Suy nghĩ trả lời- GV nhận xét bổ sung đưa ra các ý sau:
- Học tiếp ở các trường lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.
- Nhiều lao động có thể theo học tại các trung tâm học tập công đồng, các trung tâm giáo
dục thường xuyên, các lớp chuyên tu.
- Người lao động có thể tự học bằng cách đặt ra các kế hoạch tham gia sinh hoạt tại các
câu lạc bộ,các nhà văn hoá…
D. Đánh giá
GV : Bài học giúp cho em hiểu biết gì?
- Cho học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học.
GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp- từng cá nhân, cho điểm hoặc nhắc nhở động viên.
* Dặn dò : - Lớp trởng nghiên cứu bài 3- Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp chuyên
nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương.
- Chuẩn bị nội dung hôm sau học.
Chủ đề hoạt động tháng 11
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi5
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 3 Tìm hiểu hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo
nghề của trung ương và địa phương
A. Mục tiêu giáo dục:
- HS thấy được sự phát triển của hệ thống các trường TCCN và đào tạo nghề ở nước ta.
- Học sinh thấy được những thông tin cơ bản về hệ thống các trường, hình thức đào tạo
của các trường ở TW và địa phương.
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, có điều kiện thì đến tìm hiểu tại một trường, khai
thác các thông tin từ mạng Internet.
2. Học sinh: Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu cơ cấu ngành, nghề mà anh chị hoặc
người thân đang học hoặc đã học, dự định của học sinh sẽ thi vào trường nào?
C. Cách thức tức tổ chức
- Thảo luận và xây dựng nội dung bài học
- Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận.
- Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo lụân của học sinh.
D. Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: ( 15 phút)
Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)
1. Sơ lược về sự phát triển các trường TCCN ở nước ta.
GV chuẩn bị biểu đồ như sách giáo viên và cho học sinh trình bày, nhận xét về sự phát
triển của hệ thống các trường TCCN nước ta.
2. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp.
a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường TCCN.
Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có tầm quan trọng và nhiệm vụ như thế nào?
- Nhiệm vụ: Đào tạo những cán bộ có trình độ trung cấp, kỹ thuật kinh tế, văn hoá nghệ
thuật, thể thao… Hướng dẫn công nhân thực hiện theo quy trình công nghệ hoặc thực hiện
từng phần, có vai trò quan trọng.
b. Các loại hình trường TCCN
Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có các loại hình nào?
Có 407 cơ sở đào tạo TCCN với 361 trường và 121 hệ trong các trường ĐHCĐ
1 Theo cấp quản lý: Có trường TCCN của địa phơng và của trung ương.
2 Theo sở hữu: Có trường công lập, dân lập, bán công , tư thục.
Hiện nay các thành phố có nhiều trường TCCN nhất là: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
3 Theo ngành thì có các khối sau:
Gv nêu vấn đề để HS thảo luận: Theo ngành thì có các khôi trường nào? Kể tên?
- Khối trường công nghiệp – Khối trường xây dựng.
- Khối trường nông - lâm - nghiệp.
- Khối trường giao thông- bưu điện.
- Khối trường kinh tế – dịch vụ.
- Khối trường văn hóa nghệ thuật.
- Khối trường sư phạm.
- Các khôi trường khác.
c. Hình thức đào tạo và và điều kiện tuyển sinh
Gv: Thêm hình thức đào tạo các trường TCCN có những hình thức nào?
Hình thức: Đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi6
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Có hai hình thức đào tạo là chính quy và tại chức:
+ Hình thức đào tạo chính quy: Tập trung tại trường ít nhất 2 năm; thời gian đào tạo là 2
đến 3 năm; môn thi: Toán- Lí, Toán – Hóa, Toán – Sinh, một số trường tuyển thêm năng
khiếu.
+ Hệ tại chức chuyên tu: Nâng cao nhưng không có điều kiện tập trung tại trường.
Hoạt động 2 (45 phút)
Hệ thống các trường nghề và các cơ sở đào tạo nghề.
1. Sơ lược về sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của trung ương và địa phương.
GV chuẩn bị biểu đồ cột tương tự như hoạt động 1 để cho học sinh nhận xét rút ra sự phát
triển của hệ thống đào tạo nghề của nước ta.
2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề.
Các trường đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề có hai nhiệm vụ cơ bản:
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ lành nghề.
- Phổ cập nghề cho thanh niên.
b. Các hình thức đào tạo nghề.
- Có các hình thức đào tạo nghề như thế nào? Kể tên?
Gv cho học sinh làm việc tương tự hoạt động 1.
c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
- Hình thức đào tạo:
+ Hệ đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính mền dẻo, đa dạng, mền dẻo, liên thông với
các bậc ĐHCĐ.
Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Thế nào là đạo tạo ngắn hạn, dài hạn?
- Hệ dài hạn: Chính quy tập trung từ 1 đến 3 năm, nhìn chung không phải thi.
- Hệ đào tạo ngắn hạn: Theo nhu cầu người học.
- Điều kiện cụ thể là: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt lứa tuổi, giới tính, trình
độ đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của công nhân.
Hoạt động 3:
Gv tổ chức chức cho học sinh thảo luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai hệ thống
đào tạo trên.
E. Hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị nội dung hoạt động tháng 12: Tìm hiểu hệ thống các trường Đại học và cao đẳng
trong các nước.
Gv yêu cầu hs chuẩn bị khai thác các thông tin trên mạng, tham khảo thêm cuốn những
điều cần biết về tuyển sinh ĐHCĐ năm 2010.
Chủ đề hoạt động tháng 12
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi7
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 4 : Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng
A. Mục tiêu của bài học
- Học sinh thấy được sự phát triển của hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng
- Nắm được thông tin cơ bản về hệ thống trường ,hình thức đào tạo ĐH và CĐ.
- Có thái độ đúng đắn khi chọn nghành.
B. Nội dung cơ bản của bài học
Hoạt động 1
1. Sơ lược về sự phát triển hệ thống trường đại học và cao đẳng.
Sau cách mạng tháng tám 1945 đặc biệt trong những năm gần đây hệ thống trường CĐ và
ĐH phát triển nhanh chưa từng thấy.
Hoạt động 2
2. Hệ thống trường ĐH và CĐ
GV: Em hãy nêu hệ thống trường ĐH và CĐ có tầm quan trọng như thế nào?
a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường ĐH và CĐ
Trờng ĐH và CĐ có tầm quan trọng vô cùng to lớn
GV: Trường ĐH và CĐ có nhiệm vụ như thế nào?
- Nhiệm vụ:
Trường ĐH: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lí
có trình độ ĐH và trên ĐH có lí tưởng, có quyết tâm vươn lên những đỉnh cao của văn
hoá, khoa học và công nghệ , có năng lực nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn
do cơ sở đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
Trường CĐ: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn
hoá…
Ngoài ra có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn khoa học với sản xuất kinh doanh , phát
triển khoa học và công nghệ.
GV: Theo em có những loại hình nào của trường ĐH và CĐ?
b. Các loại hình của trường ĐH và CĐ.
- Theo hình thức sở hữu đầu tư chính thì có các loại trường: Công lập, bán công, dân lập
Năm học 2002-2003 có 202 trường ĐH và CĐ : trong đó có 81 ĐH, 121 CĐ
+ Công lập: 179 ĐH, CĐ
+ Bán công: 6 ĐH,CĐ
+ Dân lập: 17 ĐH, CĐ
- Theo lĩnh vực và nghành xếp theo 4 loại hình:
* Đại học đa lĩnh vực có 2 ĐH quốc gia 3 ĐH khu vực.
* Đại học đa nghành cùng một hoặc hai lĩnh vực.
* Đại học mở:
+ Viện đại học mở Hà Nội
+ Đại học mở bán công T. P Hồ Chí Minh.
* Các trờng CĐ thành lập theo nghành.
- Các khối trường trong danh mục ĐH, CĐ
+ Khối kinh tế pháp lí.
+ Khối công nghiệp.
+ Khối Nông- Lâm - Nghiệp.
+ Khối khoa học cơ bản.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi8
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
+ Khối Y tế - Thể dục thể thao.
+ Khối văn hoá nghệ thuật.
+ Khối ĐH s phạm- CĐ s phạm- CĐ s phạm địa phương.
GV: Hãy nêu hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh như thế nào?
c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
- Hình thức: Đảm bảo tính hoàn chỉnh mềm dẻo, linh hoạt liên tục tạo đ/k thuận lợi cho các
bậc học thấp có thể theo học ĐH và CĐ, thời gian đào tạo liên thông từ 1.5- 2 năm
GV: Đối tượng tuyển sinh là những ai?
- Đối tượng: Những học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề chính quy có nhu cầu học
tập nâng cao. Có bằng tốt nghiệp hoặc tương đương mới được thi ĐH – CĐ.
Có hai hình thức đào tạo cơ bản : Đào tạo chính quy và đào tạo chuyên tu tại chức
- Hình thức đào tạo chính quy: Đào tạo tập trung tại trường.
GV: Điều kiện tuyển sinh của đào tạo chính quy là như thế nào?
- Điều kiện tuyển sinh: Là những học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên..có bằng tốt
nghiệp THPT ,TCCN hoặc tương đương tuổi từ 18-32 đủ sức khoẻ.
GV: Có mấy khối thi cơ bản với những môn thi nào ?
Có 4 khối thi:
Khối A: Toán - Lí - Hoá
Khối B: Toán - Hoá - Sinh
Khối C: Văn- Sử- Địa
Khối D: Văn - Toán - Ngoại ngữ
- Thời gian đào tạo:
CĐ- 3 năm
ĐH- từ 4-5 năm tuỳ theo nghành học, phổ biến là 4 năm riêng Đh Y khoa 6 năm
- Hình thức đào tạo chuyên tu: Đáp ứng nhu cầu của đông đảo cán bộ, công nhân, nhân
viên không có điều kiện rời nơi làm việc.
- Điều kiện tuyển sinh: Cán bộ CN, NV có trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp có bằng
tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Hoạt động 3
3. Một số diểm lưu ý khi chọn nghành, chọn trường ĐH và CĐ
GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết những điều cần chú ý khi
chọn nghành, trường?
- Trình độ học lực.
- Vấn đề thể lực.
- Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với nghành học.
- Nhu cầu nhân lực của nghành nghề.
- Điều kiện kinh tế gia đình.
GV: Tố chức cho học sinh phát biểu: Em chọn ngành gì?Trường nào? Vì sao?
C. Nhận xét chung của bài học:
GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm.
Chủ đề hoạt động tháng 1
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi9
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 5- Tư vấn chọn nghề
A. Mục tiêu của bài học
- Học sinh thấy được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội
- Có thái độ đúng khi chọn nghề - không chọn nghề theo cảm tính, theo dư luận xã hội
hoặc ý kiến của người khác
B. Nội dung cơ bản của bài học
Hoạt động 1
1. Khái niệm tư vấn chọn nghề
- GV: cho học sinh đọc phần 1 ở SGk- Thế nào là tư vấn chọn nghề?
- HS bám vào SGk trả lời:
Gồm 3 khâu gắn bó chặt chẽ với nhau: Là định hướng nghề, tư vấn chọn nghề và tuyển
chọn nghề.
- Định hướng nghề: xác định những nghề mà học sinh có tham gia, có thể lựa chọn phù
hợp với sự hứng thú của mình.
- Tuyển chọn nghề: Muốn tuyển chọn phải có sự hiểu biết nhất định.
- Tư vấn chọn nghề: là khâu trung gian giữa hai khâu tuyển chọn nghề và định hướng.
Hoạt động 2
2. Bản mô tả nghề
GV:Em hãy đọc bản mô tả nghề, gồm có những nội dung nào?
a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
b.Nội dung và tính chất lao động của nghề.
c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Trình độ học vấn trước khi học nghề.
- Những trình độ khác nhau.
- Những kĩ năng kĩ xảo học tập và lao động.
d.Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
- Tiền lương tối thiểu tháng trong nghề.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại.
- Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
e. Những nơi có thể theo học nghề.
g. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Hoạt động 3
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề
GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy, cho biết: Hãy nêu những dấu hiệu
cơ bản của nghề?
- Đối tượng lao động.
- Mục đích lao động.
- Công cụ lao động.
- Điều kiện lao động.
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần cụ thể
4.Xác định nghề nghiệp cần chọn theo đối tượng lao động
GV: trình bày bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua bảng ở SGK
5. Đo một số phẩm chất tâm lí theo yêu cầu cuỉa các nghề
6. Sử dụng thiết bị dụng cụ
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi10
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
7. Lập hồ sơ học sinh
- Lí lịch
- Về gia đình
- Về học sinh
- Học vấn sở thích
- Nghề định chọn
8. Quy trình tư vấn chọn nghề
1. Nghiên cứu hồ sơ học sinh.
2. Nghiên cứu những họa đồ nghề.
3. Tiến hành những phép đo.
4. Đưa ra lời khuyên.
C. Nhận xét chung của bài học:
GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm
Soạn chủ đề tháng 2- Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.
Chủ đề hoạt động tháng 2
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi11
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 6. Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.
A. Mục tiêu của bài học
- Biết được những thông tin cần thiết về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề.
- Biết chọn trường, chọn nghề phù hợp trên cơ sở hứng thú cá nhân, năng lực, điều kiện,
hoàn cảnh của bản thân và yêu cầu của xã hội.
- Làm được hồ sơ tuyển sinh đúng yêu cầu, chính xác, đúng thời hạn.
B. Nội dung cơ bản của bài học
1. Hướng dẫn HS quyết định chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh.
2. Một số điều cơ bản trong quy chế tuyển sinh.
a. Về điều kiện dự thi.
b. Về diện trúng tuyển.
c. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
d. Thủ tục và hồ sơ đăng kí dự thi, đăng kí xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi.
đ. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi.
e. Xử lí thí sinh dự thi vi phạm quy chế thi.
g. Những thay đổi về quy chế tuyển sinh.
3. Hướng dẫn khai hồ sơ đăng kí dự thi tuyển sinh.
C. Trọng tâm chủ đề.
1. Học sinh chọn nghề, chọn hướng đi cho bản thân một cách chủ động, tự tin trước khi
làm hồ sơ tuyển sinh.
2. Học sinh hiểu quy chế tuyển sinh, những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN.
3. Biết làm hồ sơ đăng kí dự thi chính xác, đúng theo yêu cầu.
D. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1
2. Tìm hiểu mục tiêu chủ đề.
- GV trao đổi với HS về mục tiêu của chủ đề.
- HS trình bày những thắc mắc trong quyết định chọn nghề.
- GV giải đáp những thắc mắc cho HS.
Hoạt động 2
2. Hướng dẫn HS chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chọn ngành gì? Trường nào? Vì sao?
- GV định hướng cho HS vào các tiêu chuẩn: học lực, sức khỏe, nguyện vọng và năng lực
của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu lao động của địa phương, đất nước.
- GV chuẩn bị tư vấn cho những HS chưa có quyết định dứt khoát.
Hoạt động 3
3. Tìm hiểu những điều chính của quy chế tuyển sinh.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu về những điều chính của quy chế tuyển
sinh học ĐH, học CĐ, học TCCN, học nghề.
- Các nhóm trình bày những ý chính của quy chế đã tìm hiểu.
- HS liên hệ với bản thân để áp dụng chính sách ưu tiên của quy chế tuyển sinh.
- GV tổng kết, giải đáp thắc mắc.
Hoạt động 4
Tìm hiểu cách viết hồ sơ dự thi và xét tuyển qua 1 số mẫu hồ sơ.
- GV giới thiệu mẫu hồ sơ.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi12
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
- HS nghiên cứu mẫu hồ sơ và cách viết hồ sơ theo nhóm.
- GV hướng dẫn và giải thích 1 số mục mà HS hay nhầm lẫn.
Hoạt động 5
Viết hồ sơ mẫu
- GV chia cho mỗi nhóm HS một hồ sơ, các em viết thử mẫu hồ sơ đó và báo cáo kết quả.
- Gv tổng kết và sửa lỗi.
* Tổng kết:
- GV tổng kết chủ đề, nhắc nhở những HS thuộc diện ưu tiên chú ý làm các hồ sơ cần
thiết.
- GV lưu ý HS về việc thực hiện quy chế tuyển sinh và hạn nộp hồ sơ tuyển sinh.
E. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần tham gia học tập của HS.
- HS chuẩn bị cho chủ đề tháng 3: Thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Chủ đề hoạt động tháng 3
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi13
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 7: Thanh niên lập thân, lập nghiệp
A. Mục tiêu của bài học
- Học sinh thấy được những điều kiện lập thân, lập nghiệp của thanh niên trong giai đoạn
hiện nay.
- Biết tôn trọng những người lao động, làm việc hết mình trong bất cứ vị trí nào của đời
sống xã hội.
B. Nội dung cơ bản của bài học
Hoạt động 1
1. Vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí
GV: cho học sinh đọc phân 1 ở SGk- để thấy được đa số người lập thân thành công là
phải lập chí.
Vì sao nói vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí? Cho ví dụ cụ thể?
Việt Nam: Có Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ mù vươn lên, đứng lên cùng nhân
dân chống lại sự mua chuộc của kẻ thù, Hàn Mặc Tử - bệnh phong mà vẫn trở thành nhà
thơ lớn trong phong trào thơ mới.
Vậy họ thành công nhờ có ý chí kiên cường, khát vọng tự khẳng định mình và
vượt lên chính mình sức mạnh nội tâm và sự nghiêm khắc với chính mình đưa họ đến
thành công.
Đối với các em học sinh phải có ý thức lập thân ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Hoạt động 2
2. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào học tập và tu dưỡng.
GV: Em sẽ là gì để học tập và tu dưỡng? Muốn tiếp thu trí thức em phải làm gì?
a. Tiếp thu trí thức:
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ thông tin - là thứ của cải vô hình. Vậy muốn tiếp thu
thanh niên phải làm gì?
- Luôn phải phân tích và giải quyết vấn đề, dựa vào năng lực tư duy và phán đoán chọn tri
thức.
- Sàng lọc phân tích thông tin.
- Tiếp thu thông tin hữu hiệu.
b. Tu dưỡng đạo đức:
GV: Thế nào là tu dưỡng đạo đức ? Vì sao con người phải tu dưỡng đạo đức? Tác dụng của
tu dưỡng đạo đức?
Phẩm chất đạo đức quyết định thành tích của con người, phải có nguyên tắc đạo đức, có
thế mới tạo nên thành công.
Phải có nhân cách cao thượng phẩm chất đạo đức, con người có nhân cách cao thượng
được người đời tôn kính.
Nhà văn Pháp viết: Nếu bạn hỏi tôi sinh ra trên đời này để làm gì? Tôi xin trả lời: Tôi cần
sống có thành có sắc trên thế giới này.
Hoạt động 3
3. Mười phẩm chất chính trên bước đường lập nghiệp:
GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết: Mười phẩm chất chính
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi14
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
trên bước đường lập nghiệp là gì?
Lập nghiệp suy cho cùng là quá trình tự thể nghiệm mình, là tìm kiếm phương pháp
thoát khỏi đói nghèo, giúp con người xây dựng nhân cách hoàn thiện.
+ Có lí tưởng sống tích cực cầu tiến.
+ Có tâm hồn lành mạnh
+ Có tinh thần vượt khó dám mạo hiểm, không sợ rủi ro.
+ Luôn hi vọng vào thành tựu tương lai.
+ Quan hệ tốt với mọi người
+ Có niềm tin và biết vận dụng niềm tin.
+ Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác.
+ Làm việc say sưa quên mình.
+ Có lòng khoan dung độ lượng.
+ Tinh thần kỉ luật tự giác cao.
+Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng
GV: Tổ chức cho học sinh phát biểu: Em đã làm được gì trên số mười phẩm chất trên?
Em sẽ làm gì cho mình để tự hoàn thiện nhân cách?
C. Nhận xét chung của bài học:
GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những vấn đề trọng
tâm.
Chủ đề hoạt động tháng 4
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi15
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Bài 8: Tổ chức tham quan hoặc giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp.
A. Mục tiêu
- Có thêm được hiểu biết và kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp.
- Bổ sung được những hiểu biết mới về lựa chọn nghề nghiệp.
- Tích cực chuẩn bị và chủ động tham gia các hoạt động giao lưu, văn hóa về chủ đề
hướng nghiệp.
B. Nội dung cơ bản:
Tổ chức hoạt động giao lưu, thảo luận, văn nghệ theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh
các lớp dưới.
1. Mục đích:
Tổ chức hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh các lớp dưới giúp
các em hiểu và hứng thú tham gia tự nguyện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của
trường. Hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp còn có tác dụng trong việc tuyên
truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của một số nghề đối với xã hội
2. Nội dung:
- Tổ chức giao lưu, trao đổi ý kiến về đề tài hướng nghiệp.
- Tổ chức các trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ: kịch, hát, thơ về đề tài hướng nghiệp phù hợp với
đối tượng học sinh trong trường.
C. Trọng tâm của chủ đề:
- Với hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp: trọng tâm là việc tuyên truyền để
học sinh các lớp dưới hiểu và hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
của trường.
D. Chuẩn bị:
1.Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị về mục đích, nội dung của buổi hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng
nghiệp.
- Chuẩn bị về tổ chức cho hoạt động hướng nghiệp: chương trình, kế hoạch, cơ sở vật
chất, khách mời.
- Chuẩn bị các công việc khác có liên quan.
2.Đối với học sinh:
- Chuẩn bị các câu hỏi, câu chuyện để thảo luận.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ được giao.
- Chuẩn bị các công việc về tổ chức được giáo viên và lớp giao.
E. Tổ chức hoạt động giao lưu:
Hoạt động 1. Khai mạc.
- Giới thiệu đại biểu và các thành viên tham gia.
- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của buổi giao lưu.
- Giới thiệu kế hoạch của buổi giao lưu.
Hoạt động 2. Thảo luận về nghề nghiệp trong tương lai của các em.
- Mỗi lớp cử một vài đại diện trình bày về nghề nghiệp trong tương lai.
- Các học sinh lớp 12 chia sẻ thông tin về việc chọn trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp của mình, kèm theo lý do tại sao.
- Những con đường học tập để đạt được ước mơ của bản thân.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi16
Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011
Trong quá trình điều khiển thảo luận, GV cần:
- Khuyến khích học sinh phát biểu và trao đổi.
- Dẫn dắt vấn đề, đặt câu hỏi, lắng nghe ý kiến.
- Thăm dò phản ứng và thái độ của học sinh để điều chỉnh quá trình thảo luận.
Giáo viên có thể mời một số học sinh phát biểu và gợi ý để các em chia sẻ ý kiến hoặc
chất vấn, hoặc tranh luận với người vừa phát biểu.
Hoạt động 3. Thi kể về một vài tấm gương vượt khó để trở thành người lao động giỏi
mà các em biết.
- Mỗi lớp cử đại diện lên trình bày.
- Giáo viên giới thiệu thêm một số tấm gương khác.
Hoạt động 4. Giao lưu văn nghệ về chủ đề hướng nghiệp.
- Mỗi lớp cử 3 đại diện lên tham gia cuộc thi hát những bài hát có nhắc đến một
nghề nghiệp.
- Mỗi lớp hát một đoạn nhạc để các bạn lớp khác đoán bài hát đó nói về nghề
gì.
Hoạt động 5. Tổng kết.
- Tuyên dương, khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt trong
buổi giao lưu.
G. Đánh giá:
- Giáo viên đánh giá kết quả của buổi thảo luận, giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp (nội
dung, hình thức của buổi giao lưu, tinh thần tham gia của học sinh)
- Nêu lên các ưu điểm và thiếu sót trong buổi giao lưu.
Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi17

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
 PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
Tai Quach
 

Mais procurados (17)

Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-nguQuy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
 
De an-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu
De an-thanh-lap-trung-tam-ngoai-nguDe an-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu
De an-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
 
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đMẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Công tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoCông tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạo
 
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực haybộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
 
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
Xây dựng chương trình, nội dung môn học kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượ...
 
PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
 PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
PHAT TRIEN KY NANG MEM CHO SINH VIEN KHOA KINH TE DAI HOC DONG NAI
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
 
KH chien luoc giai doan 2020 - 2025-HVCh
KH chien luoc giai doan 2020 - 2025-HVChKH chien luoc giai doan 2020 - 2025-HVCh
KH chien luoc giai doan 2020 - 2025-HVCh
 
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
 
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐHLuận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
 

Semelhante a Giao an hoat dong huong nghiep 12

Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Nguyễn Quốc Bảo
 
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hopDl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Nguyen Chien
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
Kenny Fox
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
gaunaunguyen
 

Semelhante a Giao an hoat dong huong nghiep 12 (20)

Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon TumLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.docĐào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
 
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngTài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hopDl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
 
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Tỉnh Bình Định.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Tỉnh Bình Định.docĐào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Tỉnh Bình Định.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Tỉnh Bình Định.doc
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docĐào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 
Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum.doc
Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum.docĐào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum.doc
Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum.doc
 
3 nxvang
3 nxvang3 nxvang
3 nxvang
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 

Mais de Hoa Phượng

Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Hoa Phượng
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Hoa Phượng
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Hoa Phượng
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Hoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
Hoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
Hoa Phượng
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Hoa Phượng
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Hoa Phượng
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
Hoa Phượng
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Hoa Phượng
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
Hoa Phượng
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
Hoa Phượng
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Hoa Phượng
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
Hoa Phượng
 

Mais de Hoa Phượng (20)

Td 9 ky 2
Td 9 ky 2Td 9 ky 2
Td 9 ky 2
 
Td 9 ky 1
Td 9 ky 1Td 9 ky 1
Td 9 ky 1
 
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
 

Giao an hoat dong huong nghiep 12

  • 1. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9 BÀI 1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG. A. Mục tiêu giáo dục: - Hs thấy được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. - Biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về nhu cầu của thị trường lao động trong nước cũng như ở địa phương mình. - Chú ý sự phát triển nghành nghề ở một số địa phương đang cần nhiều nhân lực để học nghề. B. Cách thức tổ chức - Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của năm cuối. - Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương. C. Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 1.Mục tiêu tổng quát của chiến lược gồm nội dung sau: + Đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. + Nâng cao chất lượng nguồn lực con người. + Tạo nền tảng 2020 nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược. GV: Hãy xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược đó? HS: Thảo luận trả lời: Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn. GV hỏi: ”Rút ngắn” có thể hiểu như thế nào? HS trả lời: Tận dụng và áp dụng những thành quả khoa học, kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển và của thế giới, qua đó đưa đất nước tiến kịp trình độ của thể giới, gọi là “đi tắt đón đầu”. GV cho HS thảo luận nhóm nhằm hiểu các đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, các nhóm thảo luận theo những câu hỏi tương ứng, thời gian thảo luận 5 phút. Câu 1: Vì sao CNH phải đi đôi với HĐH? Câu 2: Em hiểu CNH theo định hướng XHCN là thế nào? Câu 3: Em hiểu CNH của đất nước ta là CNH sinh thái là gì? Câu 4: “Chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh tế Công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức” có thể được hiểu là gì? HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận về đặc điểm của quá trình CNH ở nước ta. * Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. - Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá. - Công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Công nghiệp hoá của ta là công nghiệp hoá sinh thái. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi1
  • 2. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 - Kết hợp hai quá trình:Vừa chuyển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất vào kinh tế tri thức. 3. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 GV: Theo em cần xác định những mục tiêu đó là gì? HS: Thảo luận trả lời, giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức: - Bảo đảm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của nước công nghiệp. - Chú trọng cải thiện đời sống trong nhân dân. - Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng nhân lực. - Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. - Phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. GV: Những ngành công nghệ nào được xem là công nghệ cao? HS: Thảo luận trả lời: + Công nghệ thông tin. + Công nghệ sinh học. + Công nghệ tự động hoá. + Công nghệ vật liệu. - Mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn. GV: Theo em cần quan tâm đến những hệ thống giao thông nào? HS: Suy nghĩ- dựa vào hiểu biết trả lời: + Mở thêm tuyến đường sắt. + Tăng năng lực vận tải biển. + Xây dựng các tuyến nối đường biên giới. + Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Hoạt động 2: ( 45 phút) Định hướng phát triển các ngành. 1. Nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn Phương hướng chung là: - Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá. - Tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn. - Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. - Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. - Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. 2. Công nghiệp – xây dựng GV: Theo em muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp cần đi sâu vào các nghành nào? HS: Thảo luận trả lời ( GV phát phiếu học tập) - Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp - Xây dựng cơ sở công nghiệp nặng. - Phát triển nghành công nghiệp công nghệ cao- cơ sở công nghiệp quốc phòng. - Phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp cao. 3. Dịch vụ - Hình thành trung tâm thương mại lớn. - Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. - Hiện đại hoá dịch vụ bưu chính- viễn thông. - Đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ. Hoạt động 3 : Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi2
  • 3. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Định hướng phát triển các khu vực. GV: Theo em cần có định hướng phát triển các khu vực gì? HS: Dưới sự hướng dẫn của gv, trả lời 1. Khu vực đô thị (d.chứng ) 2. Khu vực nông thôn đồng bằng(d.chứng ) 3. Khu vực nông thôn trung du miền núi (d.chứng ) 4. Khu vực biển và hải đảo(d.chứng ) Hoạt động 4 : Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngay trên cơ sở địa phương của mình- đưa vấn đề thảo luận- trả lời theo các câu hỏi: Vùng Đam rông - miền núi kinh tế còn chậm phát triển, đời sống còn khó khăn(d.chứng) - HS xác định thế mạnh kinh tế ở địa phương. - Từ đó đặt ra yêu cầu nhân lực của tỉnh, huyện là gì? D. Đánh giá GV : Bài học giúp cho em hiểu biết gì? - Cho học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp- từng cá nhân, cho điểm hoặc nhắc nhở động viên. * Dặn dò : - Lớp nghiên cứu bài 2 những điều kiện để thành đạt trong nghề chuẩn bị cho hôm sau học. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi3
  • 4. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 10 BÀI 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ A. Mục tiêu giáo dục: -Hs thấy được những yếu tố cần thiết để con người thành đạt trong nghề. - Học sinh thấy được những con đường học tiếp để đạt được những ước mơ của mình ở địa phương. B. Cách thức tổ chức - Thảo luận và xây dựng nội dung bài học. - Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận. - Giáo viên hướng dẫn, nhận xét giờ thảo luận của học sinh. C. Nội dung cơ bản. Hoạt động 1: Một số đặc điểm của lao động nghề nghiệp hiện nay GV: Cho học sinh thảo luận mục 1- nhận xét đưa ra nội dung - Khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng là điều kiện để mang lại thành tựu kinh tế hiện đại, tri thức trở thành nguồn của cải lớn. - Sản phẩm mới xuất hiện nhanh hơn- làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ mới là điều kiện hết sức cơ bản để thành đạt trong nghề. Muốn vậy phải thực hiện cho được khẩu hiệu “ Giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” - Để sản phẩm tồn tại trên thị trường, người sản xuất phải có đầy đủ năng lực, làm chủ công nghệ, thay thế cái cũ bằng cái mới. - Đòi hỏi người lao động phải có tri thức, kĩ năng và tay nghề chuyên môn, kĩ năng sử dụng máy tính. Hoạt động 2 (45 phút) Những điều kiện cơ bản để đạt được ước mơ thành đạt trong nghề. GV: Theo em có những điều kiện nào để giúp con người đạt ước mơ thành đạt trong nghề. HS: Thảo luận - trả lời a. Những biểu hiện cụ thể của sự thành đạt trong nghề GV: Theo em có những biểu hiện nào thể hiện của sự thành đạt trong nghề? HS: Thảo luận trả lời- giáo viên nhận xét + Có năng suất lao động cao. + Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng chế. + Thăng tiến trong nghề. + Uy tín đối với người xung quanh- được nhà nước tặng giải thưởng. b. Điều kiện cơ bản để thành đạt trong nghề - Phải có kế hoạch học tập tu dưỡng thường xuyên. - Phải có lòng yêu nghề và hứng thú với công việc trong nghề. - Nghề còn là trách nhiệm với con người là nghĩa vụ của bất cứ công dân nào nên phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. GV: Vậy thể hiện ở những việc làm cụ thể như thế nào? HS: Thảo luận trả lời: + Không làm hàng kém chất lượng và hàng giả. + Không bớt xén giờ lao động, bớt xén nguyên vật liệu. + Không lãng phí thời gian, tiền của. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi4
  • 5. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 + Không vi phạm nội quy lao động. Hoạt động 3 Những con đường học tập để đạt được ước mơ của mình. GV: Hiện nay người lao động có những con đường học tập gì? HS: Suy nghĩ trả lời- GV nhận xét bổ sung đưa ra các ý sau: - Học tiếp ở các trường lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề. - Nhiều lao động có thể theo học tại các trung tâm học tập công đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các lớp chuyên tu. - Người lao động có thể tự học bằng cách đặt ra các kế hoạch tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ,các nhà văn hoá… D. Đánh giá GV : Bài học giúp cho em hiểu biết gì? - Cho học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học. GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp- từng cá nhân, cho điểm hoặc nhắc nhở động viên. * Dặn dò : - Lớp trởng nghiên cứu bài 3- Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương. - Chuẩn bị nội dung hôm sau học. Chủ đề hoạt động tháng 11 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi5
  • 6. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 3 Tìm hiểu hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương A. Mục tiêu giáo dục: - HS thấy được sự phát triển của hệ thống các trường TCCN và đào tạo nghề ở nước ta. - Học sinh thấy được những thông tin cơ bản về hệ thống các trường, hình thức đào tạo của các trường ở TW và địa phương. B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, có điều kiện thì đến tìm hiểu tại một trường, khai thác các thông tin từ mạng Internet. 2. Học sinh: Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu cơ cấu ngành, nghề mà anh chị hoặc người thân đang học hoặc đã học, dự định của học sinh sẽ thi vào trường nào? C. Cách thức tức tổ chức - Thảo luận và xây dựng nội dung bài học - Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận. - Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo lụân của học sinh. D. Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ( 15 phút) Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) 1. Sơ lược về sự phát triển các trường TCCN ở nước ta. GV chuẩn bị biểu đồ như sách giáo viên và cho học sinh trình bày, nhận xét về sự phát triển của hệ thống các trường TCCN nước ta. 2. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp. a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường TCCN. Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có tầm quan trọng và nhiệm vụ như thế nào? - Nhiệm vụ: Đào tạo những cán bộ có trình độ trung cấp, kỹ thuật kinh tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao… Hướng dẫn công nhân thực hiện theo quy trình công nghệ hoặc thực hiện từng phần, có vai trò quan trọng. b. Các loại hình trường TCCN Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có các loại hình nào? Có 407 cơ sở đào tạo TCCN với 361 trường và 121 hệ trong các trường ĐHCĐ 1 Theo cấp quản lý: Có trường TCCN của địa phơng và của trung ương. 2 Theo sở hữu: Có trường công lập, dân lập, bán công , tư thục. Hiện nay các thành phố có nhiều trường TCCN nhất là: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 3 Theo ngành thì có các khối sau: Gv nêu vấn đề để HS thảo luận: Theo ngành thì có các khôi trường nào? Kể tên? - Khối trường công nghiệp – Khối trường xây dựng. - Khối trường nông - lâm - nghiệp. - Khối trường giao thông- bưu điện. - Khối trường kinh tế – dịch vụ. - Khối trường văn hóa nghệ thuật. - Khối trường sư phạm. - Các khôi trường khác. c. Hình thức đào tạo và và điều kiện tuyển sinh Gv: Thêm hình thức đào tạo các trường TCCN có những hình thức nào? Hình thức: Đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi6
  • 7. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Có hai hình thức đào tạo là chính quy và tại chức: + Hình thức đào tạo chính quy: Tập trung tại trường ít nhất 2 năm; thời gian đào tạo là 2 đến 3 năm; môn thi: Toán- Lí, Toán – Hóa, Toán – Sinh, một số trường tuyển thêm năng khiếu. + Hệ tại chức chuyên tu: Nâng cao nhưng không có điều kiện tập trung tại trường. Hoạt động 2 (45 phút) Hệ thống các trường nghề và các cơ sở đào tạo nghề. 1. Sơ lược về sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của trung ương và địa phương. GV chuẩn bị biểu đồ cột tương tự như hoạt động 1 để cho học sinh nhận xét rút ra sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của nước ta. 2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề. Các trường đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề có hai nhiệm vụ cơ bản: - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ lành nghề. - Phổ cập nghề cho thanh niên. b. Các hình thức đào tạo nghề. - Có các hình thức đào tạo nghề như thế nào? Kể tên? Gv cho học sinh làm việc tương tự hoạt động 1. c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh. - Hình thức đào tạo: + Hệ đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính mền dẻo, đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ. Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Thế nào là đạo tạo ngắn hạn, dài hạn? - Hệ dài hạn: Chính quy tập trung từ 1 đến 3 năm, nhìn chung không phải thi. - Hệ đào tạo ngắn hạn: Theo nhu cầu người học. - Điều kiện cụ thể là: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt lứa tuổi, giới tính, trình độ đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của công nhân. Hoạt động 3: Gv tổ chức chức cho học sinh thảo luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai hệ thống đào tạo trên. E. Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị nội dung hoạt động tháng 12: Tìm hiểu hệ thống các trường Đại học và cao đẳng trong các nước. Gv yêu cầu hs chuẩn bị khai thác các thông tin trên mạng, tham khảo thêm cuốn những điều cần biết về tuyển sinh ĐHCĐ năm 2010. Chủ đề hoạt động tháng 12 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi7
  • 8. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 4 : Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng A. Mục tiêu của bài học - Học sinh thấy được sự phát triển của hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng - Nắm được thông tin cơ bản về hệ thống trường ,hình thức đào tạo ĐH và CĐ. - Có thái độ đúng đắn khi chọn nghành. B. Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1 1. Sơ lược về sự phát triển hệ thống trường đại học và cao đẳng. Sau cách mạng tháng tám 1945 đặc biệt trong những năm gần đây hệ thống trường CĐ và ĐH phát triển nhanh chưa từng thấy. Hoạt động 2 2. Hệ thống trường ĐH và CĐ GV: Em hãy nêu hệ thống trường ĐH và CĐ có tầm quan trọng như thế nào? a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường ĐH và CĐ Trờng ĐH và CĐ có tầm quan trọng vô cùng to lớn GV: Trường ĐH và CĐ có nhiệm vụ như thế nào? - Nhiệm vụ: Trường ĐH: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ ĐH và trên ĐH có lí tưởng, có quyết tâm vươn lên những đỉnh cao của văn hoá, khoa học và công nghệ , có năng lực nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn do cơ sở đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình. Trường CĐ: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hoá… Ngoài ra có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn khoa học với sản xuất kinh doanh , phát triển khoa học và công nghệ. GV: Theo em có những loại hình nào của trường ĐH và CĐ? b. Các loại hình của trường ĐH và CĐ. - Theo hình thức sở hữu đầu tư chính thì có các loại trường: Công lập, bán công, dân lập Năm học 2002-2003 có 202 trường ĐH và CĐ : trong đó có 81 ĐH, 121 CĐ + Công lập: 179 ĐH, CĐ + Bán công: 6 ĐH,CĐ + Dân lập: 17 ĐH, CĐ - Theo lĩnh vực và nghành xếp theo 4 loại hình: * Đại học đa lĩnh vực có 2 ĐH quốc gia 3 ĐH khu vực. * Đại học đa nghành cùng một hoặc hai lĩnh vực. * Đại học mở: + Viện đại học mở Hà Nội + Đại học mở bán công T. P Hồ Chí Minh. * Các trờng CĐ thành lập theo nghành. - Các khối trường trong danh mục ĐH, CĐ + Khối kinh tế pháp lí. + Khối công nghiệp. + Khối Nông- Lâm - Nghiệp. + Khối khoa học cơ bản. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi8
  • 9. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 + Khối Y tế - Thể dục thể thao. + Khối văn hoá nghệ thuật. + Khối ĐH s phạm- CĐ s phạm- CĐ s phạm địa phương. GV: Hãy nêu hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh như thế nào? c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh. - Hình thức: Đảm bảo tính hoàn chỉnh mềm dẻo, linh hoạt liên tục tạo đ/k thuận lợi cho các bậc học thấp có thể theo học ĐH và CĐ, thời gian đào tạo liên thông từ 1.5- 2 năm GV: Đối tượng tuyển sinh là những ai? - Đối tượng: Những học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề chính quy có nhu cầu học tập nâng cao. Có bằng tốt nghiệp hoặc tương đương mới được thi ĐH – CĐ. Có hai hình thức đào tạo cơ bản : Đào tạo chính quy và đào tạo chuyên tu tại chức - Hình thức đào tạo chính quy: Đào tạo tập trung tại trường. GV: Điều kiện tuyển sinh của đào tạo chính quy là như thế nào? - Điều kiện tuyển sinh: Là những học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên..có bằng tốt nghiệp THPT ,TCCN hoặc tương đương tuổi từ 18-32 đủ sức khoẻ. GV: Có mấy khối thi cơ bản với những môn thi nào ? Có 4 khối thi: Khối A: Toán - Lí - Hoá Khối B: Toán - Hoá - Sinh Khối C: Văn- Sử- Địa Khối D: Văn - Toán - Ngoại ngữ - Thời gian đào tạo: CĐ- 3 năm ĐH- từ 4-5 năm tuỳ theo nghành học, phổ biến là 4 năm riêng Đh Y khoa 6 năm - Hình thức đào tạo chuyên tu: Đáp ứng nhu cầu của đông đảo cán bộ, công nhân, nhân viên không có điều kiện rời nơi làm việc. - Điều kiện tuyển sinh: Cán bộ CN, NV có trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Hoạt động 3 3. Một số diểm lưu ý khi chọn nghành, chọn trường ĐH và CĐ GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết những điều cần chú ý khi chọn nghành, trường? - Trình độ học lực. - Vấn đề thể lực. - Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với nghành học. - Nhu cầu nhân lực của nghành nghề. - Điều kiện kinh tế gia đình. GV: Tố chức cho học sinh phát biểu: Em chọn ngành gì?Trường nào? Vì sao? C. Nhận xét chung của bài học: GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm. Chủ đề hoạt động tháng 1 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi9
  • 10. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 5- Tư vấn chọn nghề A. Mục tiêu của bài học - Học sinh thấy được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội - Có thái độ đúng khi chọn nghề - không chọn nghề theo cảm tính, theo dư luận xã hội hoặc ý kiến của người khác B. Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1 1. Khái niệm tư vấn chọn nghề - GV: cho học sinh đọc phần 1 ở SGk- Thế nào là tư vấn chọn nghề? - HS bám vào SGk trả lời: Gồm 3 khâu gắn bó chặt chẽ với nhau: Là định hướng nghề, tư vấn chọn nghề và tuyển chọn nghề. - Định hướng nghề: xác định những nghề mà học sinh có tham gia, có thể lựa chọn phù hợp với sự hứng thú của mình. - Tuyển chọn nghề: Muốn tuyển chọn phải có sự hiểu biết nhất định. - Tư vấn chọn nghề: là khâu trung gian giữa hai khâu tuyển chọn nghề và định hướng. Hoạt động 2 2. Bản mô tả nghề GV:Em hãy đọc bản mô tả nghề, gồm có những nội dung nào? a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. b.Nội dung và tính chất lao động của nghề. c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề. - Trình độ học vấn trước khi học nghề. - Những trình độ khác nhau. - Những kĩ năng kĩ xảo học tập và lao động. d.Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề. - Tiền lương tối thiểu tháng trong nghề. - Chế độ bồi dưỡng độc hại. - Những phúc lợi mà người lao động được hưởng. e. Những nơi có thể theo học nghề. g. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề. Hoạt động 3 3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy, cho biết: Hãy nêu những dấu hiệu cơ bản của nghề? - Đối tượng lao động. - Mục đích lao động. - Công cụ lao động. - Điều kiện lao động. GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần cụ thể 4.Xác định nghề nghiệp cần chọn theo đối tượng lao động GV: trình bày bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua bảng ở SGK 5. Đo một số phẩm chất tâm lí theo yêu cầu cuỉa các nghề 6. Sử dụng thiết bị dụng cụ Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi10
  • 11. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 7. Lập hồ sơ học sinh - Lí lịch - Về gia đình - Về học sinh - Học vấn sở thích - Nghề định chọn 8. Quy trình tư vấn chọn nghề 1. Nghiên cứu hồ sơ học sinh. 2. Nghiên cứu những họa đồ nghề. 3. Tiến hành những phép đo. 4. Đưa ra lời khuyên. C. Nhận xét chung của bài học: GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm Soạn chủ đề tháng 2- Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh. Chủ đề hoạt động tháng 2 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi11
  • 12. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 6. Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh. A. Mục tiêu của bài học - Biết được những thông tin cần thiết về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề. - Biết chọn trường, chọn nghề phù hợp trên cơ sở hứng thú cá nhân, năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và yêu cầu của xã hội. - Làm được hồ sơ tuyển sinh đúng yêu cầu, chính xác, đúng thời hạn. B. Nội dung cơ bản của bài học 1. Hướng dẫn HS quyết định chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. 2. Một số điều cơ bản trong quy chế tuyển sinh. a. Về điều kiện dự thi. b. Về diện trúng tuyển. c. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. d. Thủ tục và hồ sơ đăng kí dự thi, đăng kí xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi. đ. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi. e. Xử lí thí sinh dự thi vi phạm quy chế thi. g. Những thay đổi về quy chế tuyển sinh. 3. Hướng dẫn khai hồ sơ đăng kí dự thi tuyển sinh. C. Trọng tâm chủ đề. 1. Học sinh chọn nghề, chọn hướng đi cho bản thân một cách chủ động, tự tin trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. 2. Học sinh hiểu quy chế tuyển sinh, những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN. 3. Biết làm hồ sơ đăng kí dự thi chính xác, đúng theo yêu cầu. D. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1 2. Tìm hiểu mục tiêu chủ đề. - GV trao đổi với HS về mục tiêu của chủ đề. - HS trình bày những thắc mắc trong quyết định chọn nghề. - GV giải đáp những thắc mắc cho HS. Hoạt động 2 2. Hướng dẫn HS chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chọn ngành gì? Trường nào? Vì sao? - GV định hướng cho HS vào các tiêu chuẩn: học lực, sức khỏe, nguyện vọng và năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu lao động của địa phương, đất nước. - GV chuẩn bị tư vấn cho những HS chưa có quyết định dứt khoát. Hoạt động 3 3. Tìm hiểu những điều chính của quy chế tuyển sinh. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu về những điều chính của quy chế tuyển sinh học ĐH, học CĐ, học TCCN, học nghề. - Các nhóm trình bày những ý chính của quy chế đã tìm hiểu. - HS liên hệ với bản thân để áp dụng chính sách ưu tiên của quy chế tuyển sinh. - GV tổng kết, giải đáp thắc mắc. Hoạt động 4 Tìm hiểu cách viết hồ sơ dự thi và xét tuyển qua 1 số mẫu hồ sơ. - GV giới thiệu mẫu hồ sơ. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi12
  • 13. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 - HS nghiên cứu mẫu hồ sơ và cách viết hồ sơ theo nhóm. - GV hướng dẫn và giải thích 1 số mục mà HS hay nhầm lẫn. Hoạt động 5 Viết hồ sơ mẫu - GV chia cho mỗi nhóm HS một hồ sơ, các em viết thử mẫu hồ sơ đó và báo cáo kết quả. - Gv tổng kết và sửa lỗi. * Tổng kết: - GV tổng kết chủ đề, nhắc nhở những HS thuộc diện ưu tiên chú ý làm các hồ sơ cần thiết. - GV lưu ý HS về việc thực hiện quy chế tuyển sinh và hạn nộp hồ sơ tuyển sinh. E. Đánh giá: - GV đánh giá tinh thần tham gia học tập của HS. - HS chuẩn bị cho chủ đề tháng 3: Thanh niên lập thân, lập nghiệp. Chủ đề hoạt động tháng 3 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi13
  • 14. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 7: Thanh niên lập thân, lập nghiệp A. Mục tiêu của bài học - Học sinh thấy được những điều kiện lập thân, lập nghiệp của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Biết tôn trọng những người lao động, làm việc hết mình trong bất cứ vị trí nào của đời sống xã hội. B. Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1 1. Vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí GV: cho học sinh đọc phân 1 ở SGk- để thấy được đa số người lập thân thành công là phải lập chí. Vì sao nói vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí? Cho ví dụ cụ thể? Việt Nam: Có Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ mù vươn lên, đứng lên cùng nhân dân chống lại sự mua chuộc của kẻ thù, Hàn Mặc Tử - bệnh phong mà vẫn trở thành nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới. Vậy họ thành công nhờ có ý chí kiên cường, khát vọng tự khẳng định mình và vượt lên chính mình sức mạnh nội tâm và sự nghiêm khắc với chính mình đưa họ đến thành công. Đối với các em học sinh phải có ý thức lập thân ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động 2 2. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào học tập và tu dưỡng. GV: Em sẽ là gì để học tập và tu dưỡng? Muốn tiếp thu trí thức em phải làm gì? a. Tiếp thu trí thức: Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ thông tin - là thứ của cải vô hình. Vậy muốn tiếp thu thanh niên phải làm gì? - Luôn phải phân tích và giải quyết vấn đề, dựa vào năng lực tư duy và phán đoán chọn tri thức. - Sàng lọc phân tích thông tin. - Tiếp thu thông tin hữu hiệu. b. Tu dưỡng đạo đức: GV: Thế nào là tu dưỡng đạo đức ? Vì sao con người phải tu dưỡng đạo đức? Tác dụng của tu dưỡng đạo đức? Phẩm chất đạo đức quyết định thành tích của con người, phải có nguyên tắc đạo đức, có thế mới tạo nên thành công. Phải có nhân cách cao thượng phẩm chất đạo đức, con người có nhân cách cao thượng được người đời tôn kính. Nhà văn Pháp viết: Nếu bạn hỏi tôi sinh ra trên đời này để làm gì? Tôi xin trả lời: Tôi cần sống có thành có sắc trên thế giới này. Hoạt động 3 3. Mười phẩm chất chính trên bước đường lập nghiệp: GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết: Mười phẩm chất chính Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi14
  • 15. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 trên bước đường lập nghiệp là gì? Lập nghiệp suy cho cùng là quá trình tự thể nghiệm mình, là tìm kiếm phương pháp thoát khỏi đói nghèo, giúp con người xây dựng nhân cách hoàn thiện. + Có lí tưởng sống tích cực cầu tiến. + Có tâm hồn lành mạnh + Có tinh thần vượt khó dám mạo hiểm, không sợ rủi ro. + Luôn hi vọng vào thành tựu tương lai. + Quan hệ tốt với mọi người + Có niềm tin và biết vận dụng niềm tin. + Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. + Làm việc say sưa quên mình. + Có lòng khoan dung độ lượng. + Tinh thần kỉ luật tự giác cao. +Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng GV: Tổ chức cho học sinh phát biểu: Em đã làm được gì trên số mười phẩm chất trên? Em sẽ làm gì cho mình để tự hoàn thiện nhân cách? C. Nhận xét chung của bài học: GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm. Chủ đề hoạt động tháng 4 Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi15
  • 16. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Bài 8: Tổ chức tham quan hoặc giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp. A. Mục tiêu - Có thêm được hiểu biết và kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp. - Bổ sung được những hiểu biết mới về lựa chọn nghề nghiệp. - Tích cực chuẩn bị và chủ động tham gia các hoạt động giao lưu, văn hóa về chủ đề hướng nghiệp. B. Nội dung cơ bản: Tổ chức hoạt động giao lưu, thảo luận, văn nghệ theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh các lớp dưới. 1. Mục đích: Tổ chức hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh các lớp dưới giúp các em hiểu và hứng thú tham gia tự nguyện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường. Hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp còn có tác dụng trong việc tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của một số nghề đối với xã hội 2. Nội dung: - Tổ chức giao lưu, trao đổi ý kiến về đề tài hướng nghiệp. - Tổ chức các trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ: kịch, hát, thơ về đề tài hướng nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh trong trường. C. Trọng tâm của chủ đề: - Với hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp: trọng tâm là việc tuyên truyền để học sinh các lớp dưới hiểu và hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường. D. Chuẩn bị: 1.Đối với giáo viên: - Chuẩn bị về mục đích, nội dung của buổi hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp. - Chuẩn bị về tổ chức cho hoạt động hướng nghiệp: chương trình, kế hoạch, cơ sở vật chất, khách mời. - Chuẩn bị các công việc khác có liên quan. 2.Đối với học sinh: - Chuẩn bị các câu hỏi, câu chuyện để thảo luận. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ được giao. - Chuẩn bị các công việc về tổ chức được giáo viên và lớp giao. E. Tổ chức hoạt động giao lưu: Hoạt động 1. Khai mạc. - Giới thiệu đại biểu và các thành viên tham gia. - Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của buổi giao lưu. - Giới thiệu kế hoạch của buổi giao lưu. Hoạt động 2. Thảo luận về nghề nghiệp trong tương lai của các em. - Mỗi lớp cử một vài đại diện trình bày về nghề nghiệp trong tương lai. - Các học sinh lớp 12 chia sẻ thông tin về việc chọn trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp của mình, kèm theo lý do tại sao. - Những con đường học tập để đạt được ước mơ của bản thân. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi16
  • 17. Trường THPT Đạ Tông Năm học:2010 - 2011 Trong quá trình điều khiển thảo luận, GV cần: - Khuyến khích học sinh phát biểu và trao đổi. - Dẫn dắt vấn đề, đặt câu hỏi, lắng nghe ý kiến. - Thăm dò phản ứng và thái độ của học sinh để điều chỉnh quá trình thảo luận. Giáo viên có thể mời một số học sinh phát biểu và gợi ý để các em chia sẻ ý kiến hoặc chất vấn, hoặc tranh luận với người vừa phát biểu. Hoạt động 3. Thi kể về một vài tấm gương vượt khó để trở thành người lao động giỏi mà các em biết. - Mỗi lớp cử đại diện lên trình bày. - Giáo viên giới thiệu thêm một số tấm gương khác. Hoạt động 4. Giao lưu văn nghệ về chủ đề hướng nghiệp. - Mỗi lớp cử 3 đại diện lên tham gia cuộc thi hát những bài hát có nhắc đến một nghề nghiệp. - Mỗi lớp hát một đoạn nhạc để các bạn lớp khác đoán bài hát đó nói về nghề gì. Hoạt động 5. Tổng kết. - Tuyên dương, khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt trong buổi giao lưu. G. Đánh giá: - Giáo viên đánh giá kết quả của buổi thảo luận, giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp (nội dung, hình thức của buổi giao lưu, tinh thần tham gia của học sinh) - Nêu lên các ưu điểm và thiếu sót trong buổi giao lưu. Giáo án hướng nghiệp 12 Giáo viên: Lê Thị Hợi17