SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 52
1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia
một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản
xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới...Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát
triển như vậy là những thử thách không nhỏ. Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh
nghiệp trước một sân chơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất
đi sự bảo hộ,hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các tập đoàn kinh tế lớn... Vì thế
mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp nhiều nhất.Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt
động tốt hay xấu? Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc tiến hành phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc cần thiết, nó giúp cho các doanh
nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xác định
một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tình hình tài chính. Cũng nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra
quyết định, biện pháp hữu ích, chính xác để ổn định, tăng cường tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Minh
Phát Đạt nói riêng, những thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong quá
trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngay từ khi
thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán và việc lập báo cáo tài chính.
Trên cơ sở báo cáo tài chính đó để đánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh
doanh, xác định được những yếu kém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng
như dự báo và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý
đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù
gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn mở rộng được quy mô và xây dựng được vị
thế trên thị trường đầy biến động. Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có
thể tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì lãnh đạo công ty
cần phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Muốn đưa ra được các quyết định
đúng đắn thì cần phải có cơ sở khoa học, đó chính là kết quả của việc lập và phân
tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Kết quả đó cho phép các nhà quản lý
thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả
năng phát triển của doanh nghiệp.Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề
tài thực tập tố tnghiệp là:"Lập báo cáo tài chính của Công ty TNHH Minh Phát Đạt
II.Mục đích của chuyên đề nghiên cứu.
2
2
- Nghiên cứu những vấn lý luận cơ bản về phương pháp lập báo cáo, phân tích báo
cáo tài chính
- Phân tích, đánh giá tình hình lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH Minh Phát
Đạt
- Giải pháp nâng cao, hoàn thiện lập và phân tích tình hình tài chính tại công ty
TNHH Minh Phát Đạt
- Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu
sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong
thời gian thực tập tại công ty TNHH Minh Phát Đạt
- Khái quát những vấn đề tổng quan về lập báo cáo và phân tích tài chính doanh
nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này
- Đóng góp ý kiến để công tác lập báo cáo và phân tích hoạt động tài chính của
công ty được nâng lên cao hơn
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Lập và phân tích báo cáo tài chính
b) Phạm vi nghiên cứu: Lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH
Minh Phát Đạt
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của
công ty TNHH Minh Phát Đạt
- Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty
- Về nội dung : Lập và phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trong các báo
cáo tài chính
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
5. Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn
6. Một số bảng biểu khác
7. Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ công ty
c) Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu lập và phân tích tài chính tại công ty
TNHH Minh Phát Đạt của năm 2011 và số liệu cùng kỳ trong năm 2010
IV. Phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính.
- Điều tra thống kê: là thống kê các số liệu trong phòng kế toán tài chính và
trên địa bàn thực tập.
- Phương pháp phỏng vấn: là phỏng vấn những người có trách nhiệm để hiểu
rõ tình hình hoạt động và thông tin về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động
của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính
và đơn vị.
- Phương pháp tỷ số: là số phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.
Dựa vào số liệu thu nhập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự
3
3
biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm so sánh với một chỉ tiêu trung bình
ngành để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
1.1. Những vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chinh và phân tích tại doanh
nghiệp:
Tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài
chính nhằm tổng hợp và đánh giá một cách khái quát tình hình tài sản, công
nợ, nguồn vốn, doanh thu… và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ
sở số liệu của báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích
đánh giá tình hình tài chính, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đối với
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra những giải pháp hữu hiệu
cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của thời kỳ tương lai.
1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Nói cách khác báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và
thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm như chủ
doanh nghiệp, nhà đầu tư, nàh cho vay, cơ quan thuế…..
1.1.2. Ý nghĩa báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều
đối tượng quan tâm mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính ở một góc
độ khác nhau.
- Đối với nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho
việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế,
giúp cho cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc
đột xuất với các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở tính thuế
và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các nhà quản lý thường cạnh tranh với
nhau để tìm kiếm nguồn vốn và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và
các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất.
Để thực hiện điều này, các nhà quản lý phải công bố công khai ra các thông
tin qua báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: Nhìn chung các nhà đầu tư và các
chủ nợ đòi hỏi báo cáo tài chính với ly do. Họ cần các thông tin tài chính để
giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã
ký kết và họ cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư
và cho vay của mình.
- Đối với các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng
có lý do mà lo lắng rằng các nha quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài
4
4
chính do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy
các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các
kiểm toán viên độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính, các nhà quản lý
đương nhiên phải chấp nhận vì lý do cần vốn. Như vậy báo cáo tài chính
đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán viên độc lập.
1.1.3. Yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng đắn với mẫu
biểu Nhà nước đã quy định, có đầy đủ chữ kỹ của những người có liên quan
và phải có dấu xác nhận của cơ quan thuế để bảo đảm tính pháp lý của báo
cáo.
- Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo phải thống nhất về số liệu giữa các
báo cáo khác nhau của một chỉ tiêu nào đó.
- Báo cáo tài chính phải lập và gửi đúng hạn quy định cho từng báo cáo cụ
thể
1.1.4. Chuẩn mực kế toán liên quan theo VAS.
Quy định tại Chuẩn mực kế toán 21 trình bày báo cáo tài chính gồm:
- Trung thực và hợp lý
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng
chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu
cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông
tin đáng tin cậy khi:
Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ
đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.
Trình bày khách quan, không thiên vị.
Tuân thủ nguyên tắc thận trọng.
Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày
nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập, kế toán
trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của
đơn vị.
1.2. Hệ thống báo cáo tài chính, thời hạn lập và gửi báo cáo.
1.2.1. Báo cáo tài chính :
 Là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thông nhất về danh mục
các báo cáo, biểu mẫu, hệ thống các chỉ tiêu phương pháp lập, nơi gửi và
thời gian gửi.
 Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm 4
báo cáo sau đây:
- Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B 01 – DN)
5
5
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B 02 – DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu sổ B 03 – DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu sổ B 09 – DN)
1.2.2. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính:
 Tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập
và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn
vị kế toán trực thuộc thì ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của
công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ
kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc
công ty, Tổng công ty
 Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ). Các doanh
nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa
chọn dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
giữa niên độ sẽ được thực hiện từ năm 2008.
 Các công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tào chính hợp nhất vào cuối
kỳ kế toán năm theo quy định hiện hành, ngoài ra còn phải lập báo cáo
hợp nhất kinh doanh theo quy định hiện hành.
1.2.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính.
 Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo
cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán
năm, đối với các đơn vị kế toán khác – thời hạn nộp báo cáo tài chính
năm chậm nhất là 90 ngày.
 Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán
cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
1.2.4. Nơi nhận báo cáo tài chính.
 Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chinh cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp
Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính ( Tổng cục Thuế )
 DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị
kế toán cấp trên. Đối với DN khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp
Báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán
cấp trên.
 Đối với các DN mà luật pháp quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính
thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo
tài chính của các DN đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm
toán và Báo cáo tài chính khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và DN
cấp trên.
6
6
Các loại hình Doanh
Nghiệp
Kỳ lập
báo cáo Nơi nhận báo cáo
Cơ quan
Tài chính
Cục
thuế
Cơ quan
thống kê
DN cấp
trên
Cơ quan
đăng ký KD
1. DNNN Quý, Năm X X X X X
2. DN có vốn đầu tư nước
ngoài Năm X X X X X
3. Các loại DN khác Năm X X X X
Hình 1.1: Nơi nhận báo cáo
1.3. Phƣơng pháp lập Báo cáo tài chính.
1.3.1. Bảng cân đối kế toán.
1.3.1.1. Khái niệm:
 Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
 Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các
tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toan có thể nhận xét, đánh giá khái
quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Đặc điểm của Bảng cân đối kế toán.
 Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ
thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất.
 Phản ánh tình hình tài chính theo hai cách phân loại: Kết cấu tài sản và
nguồn hình thành tài sản.
 Phản ánh tài sản, nguồn vốn dưới hình thái giá trị (dùng thức đo bằng tiền )
 Phản ánh tài sản, nguồn hình thành tại một thời điểm được quy định ( cuối
tháng, cuối quý, cuối năm)
1.3.1.3. Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán:
Khi lập Bảng cân đối kết toán, ngoài những nguyên tắc kế toán được thừa
nhận, những quy định tại chuẩn mực kế toán số 21, kế toán cần tuân thủ
thêm các nguyên tắc sau:
 Đối với DN có chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng,
thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều
kiện sau:
- Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán
trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
7
7
- Loại dài hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12
tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
 Đối với DN có chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện
sau:
- Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán
trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh bình thường.
- Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán
trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường
 Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ
kinh doanh đẻ phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các Tài sản và nợ phải
trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần
 Phản ánh tất cả việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết: Tiến
hành khóa sổ kế toán; Tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và
các tài khoản phân tích; Kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách
có liên quan bảo đảm khớp đúng.
 Phải nắm vững một số trường hợp ngoại lệ được quy định dưới đây để phản
ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp:
- Các TK 129,139,159,214,229: Mặc dù có số dư bên Có nhưng được ghi
trong ngoặc đơn ở bên “ Tài sản” (giảm trừ)
- Các TK 412,413,421: Có thể có số dư bên có hoặc bên Nợ nhưng được
ghi bên “Nguồn vốn”. Nếu các TK này có số dư bên Có thì ghi bình
thường, ngược lại có số dư bên Nợ thì ghi trong ngoặc đơn để trừ đi.
- Khoản trả trước cho người bán và khoản đang nợ người bán, khoản người
mua đang Nợ và khoản người mua ứng trước tiền không được bù trừ khi
lập Bảng cân đối kế toán mà phải dựa vào các sổ chi tiết để phản ánh vào
từng chỉ tiêu phù hợp với quy định.
1.3.1.4. Kết cấu của bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN ):
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Phần Tài sản và Nguồn
vốn.
Phần Tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị Tài sản
hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và
hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản được phân chia như sau:
A.Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý
và sử dụng. Nguồn vốn được chia ra.
A. Nợ phải trả
8
8
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.3.1.5. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán.
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết ở thời điểm lập báo cáo.
- Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước.
Phần: TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( Mã số 100 )
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 trong
đó:
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 110 )
 Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 trong đó:
1. Tiền ( Mã số 111 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài
khoản 111, 112, 113.
2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 112 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Nợ các TK 121 ( có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng )
II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn ( Mã số 120 ):
 Mã số 120 = Mã số 121 + Mã sô 129
 Phản ánh các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn trên ba tháng và dưới một
năm, gồm:
Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
Cho vay ngắn hạn.
Đầu tư ngắn hạn khác.
1. Đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 121 ): số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK
121, TK 128
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 129 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
là số dư Có TK 129 ( ghi bằng số âm ).
III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130 ) ( thời hạn thanh toán dƣới một
năm ):
 Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã sô 134 + Mã số 135
+ Mã số 139
 Phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới
một năm, gồm:
1. Phải thu khách hàng ( Mã số 131 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK
131.
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán ( Mã số 132 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
TK 331.
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
TK 1368.
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134 ): Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 337.
9
9
5. Các khoản phải thu khác ( Mã số 135 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
các TK 1385, 1388, 334, 338.
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139 ): Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này là số dư Có TK 139 ( ghi bằng số âm )
IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140 ):
 Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149
 Phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho, gồm:
1. Hàng tồn kho ( Mã số 141 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu số dư Nợ các TK 151,
152, 153, 154, 155, 156, 157, 158.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
số dư Có TK 159 ( ghi bằng số âm ).
V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 +
Mã số 154 + Mã số 158 ), gồm:
1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn ( Mã số 151 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Nợ TK 142.
2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ ( Mã số 152 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Nợ 133.
3. Thuế và các khoản phải thu nàh nƣớc ( Mã số 154 ): Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu là số dư Nợ TK 333.
4. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
các TK 1381, 141, 144.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
( Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
) gồm:
I. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210 ):
 Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã sô 219.
 Phản ánh toàn bộ giá trị các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh
toán trên một năm, hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh, gồm:
1. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
số dư Nợ TK 131 theo sổ chi tiết phải thu khách hàng dài hạn.
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trƣợc thuộc ( Mã số 212 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
là số dư Nợ TK 1361.
3. Phải thu nội bộ dài hạn ( Mã số 213 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư TK
1368
4. Các khoản phải thu dài hạn khác ( Mã số 218 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
số dư Nợ 1388, 331,338.
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( Mã số 219 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
số dư Có TK 139 ( ghi số âm )
II. Tài sản cố định ( Mã số 220 ):
 Mã số 220 = 221 + 224 + 227 + 230
10
10
 Phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ và chi phí xây dựng dở
dang, gồm:
1. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 ): phản ánh
giá trị còn lại.
Nguyên giá ( Mã số 222 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 211
Giá trị hao mòn lũy kế ( Mã số 223 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK
2141 ( ghi số âm )
2. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224 = 225 + 226 ): Phản ánh giá trị còn
lại.
Nguyên giá ( Mã số 225 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 212.
Giá trị hao mòn lỹ kế ( Mã số 226 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK
2142 ( ghi số âm ).
3. Tài sản cố định vô hình ( Mã số 227 = 228 + 229 ): Phản ánh giá còn lại.
Nguyên giá ( Mã số 228 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 213.
Giá trị hao mòn lũy kế ( Mã số 229 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK
2143 ( ghi số âm).
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Mã số 230 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
số dư Nợ TK 214.
III. Bất động sản đầu tƣ ( Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 ):
 Nguyên giá ( Mã số 241 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 217.
 Giá trị hao mòn luỹu kế ( Mã số 242 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 2147 ( ghi số âm ).
IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 250 ):
 Mã số 250 = 251 + 252 + 258 + 259.
 Phản ánh toàn bộ giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn, gồm:
1. Đầu tƣ vào công ty con ( Mã số 251 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu số dư Nợ TK
221.
2. Đầu tƣ vào công ty liên kết liên doanh ( Mã số 252 ): Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu là số dư Nợ các TK 222, 223.
3. Đầu tƣ dài hạn khác ( Mã số 258 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
228 ( nắm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết ).
4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 259 ): Số liệu để ghi
vào chỉ tiêu là số dư Có TK 229 ( ghi số âm ).
V. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260 = 261 + 262 + 268 ) gồm:
1. Chi phí trả trƣớc dài hạn ( Mã số 261 ): Số liệu ghi để ghi vào chỉ tiêu là số
dư Nợ TK 242.
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại ( Mã số 262 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số
dư Nợ TK 243.
3. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 268 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ
244.
TỐNG CỘNG TÀI SẢN ( Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 )
11
11
Phần: NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ ( Mã số 300 = Mã sô 310 + Mã số 330 )
I. Nợ ngắn hạn ( Mã số 310 ):
 Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số
315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
 Phản ánh tổng giá trị những khoản nợ có thời gian thanh toán dưới một năm
hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, gồm:
1. Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK
331, 315.
2. Phải trả cho ngƣời bán ( Mã số 312 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
331.
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc ( Mã số 313 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 131, 3387.
4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc ( Mã số 314 ): Số liệu để ghi vào
chỉ tiêu là số dư Có TK 333.
5. Phải trả ngƣời lao động ( Mã số 315 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
TK 334
6. Chi phí phải trả ( Mã số 316 ): Số liêu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 335.
7. Phải trả nội bộ ( Mã số 317 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 336.
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 318 ): Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 337.
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ( Mã số 319 ): Số liệu để ghi
vào chỉ tiêu là số dư Có TK 338, 138.
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn ( Mã số 320 ): Số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 352.
II. NỢ DÀI HẠN ( Mã số 330 ):
 Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số
336 + Mã số 337
 Phản ánh tổng giá trị những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm
hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, gồm:
1. Phải trả dài hạn ngƣời bán ( Mã số 331 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 331.
2. Phải trả dài hạn nội bộ ( Mã số 332 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
TK 336
3. Phải trả dài hạn khác ( Mã số 333 ): Số liệu để ghi vào là số dư Có TK 338,
344.
4. Vay và nợ dài hạn ( Mã số 334 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK
341, 342 và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432
cộng (+) dư Có TK 3433.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả(Mã số 335):Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số
dư Có TK 347
12
12
6. Dự phòng trợ cấp mất việc ( Mã số 336 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
có TK 351.
7. Dự phòng phải trả dài hạn ( Mã số 337): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
TK 352.
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 ) trong đó :
I. Vốn chủ sở hữu ( Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số
414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số
420 + Mã số 421 ) gồm:
1. Vốn đầu tƣ của sở hữu ( Mã số 411 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
TK 4111.
2. Thặng dƣ vốn cổ phần ( Mã số 412 ): Số liệu để ghi chỉ tiêu là số dư Có TK
4112 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 4112 ( ghi số âm ).
3. Vốn khác của chủ sở hữu ( Mã số 413 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 4118.
4. Cổ phiếu quỹ ( Mã số 414 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 419 ( ghi
số âm )
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( Mã số 415 ): Số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 412 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 412 ( ghi số âm ).
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số 416 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 413 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 413 ( ghi số âm ).
7. Quỹ đầu tƣ phát triển ( Mã số 417 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
TK 414.
8. Quỹ dự phòng tài chính ( Mã số 418 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có
TK 415.
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu(Mã số 419): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số
dư Có TK 418
10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối ( Mã số 420 ): Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu là số dư Có TK 421 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 421 ( ghi số âm ).
11.Ngồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ( Mã số 421 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
là số dư Có TK 441.
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác ( Mã số 430 ):
 Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433
 Phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi, tổng số kinh phí sự nghiệp,
dự án, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
1. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi ( Mã số 431 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư
Có TK 431.
2. Nguồn kinh phí ( Mã số 432 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số chênh lệch
giữa số dư Có TK 461 với số dư Nợ TK 161 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK
161 lơn hơn số Có TK 461 ( ghi số âm ).
3. Ngồn kinh phí đã hình thành TSCĐ ( Mã số 433 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
là số dư Có TK 466.
13
13
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 )
TỘNG CỘNG TÀI SẢN ( Mã số 279 ) = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( Mã số 440 )
1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.1. Khái niệm: báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của
doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động
khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp khác.
1.3.2.2. Nguồn số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
 Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước.
 Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại đến loại
9.
1.3.2.3. Nội dung và phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01 ): Số liệu để ghi vào
chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 511, 512.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
tổng phát sinh bên Có TK 521, 531, 532, 3332, 3333 hoặc tổng số phát sinh
bên Nợ TK 511.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 10 = Mã số 01
– Mã số 02 ):
4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh
bên Có TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 20 = Mã số 10 –
Mã số 11 )
6. Doanh thu hoạt động tài chính ( Mã số 21 ): Số hiệu để ghi vào chỉ tiêu là
là tổng phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng bên Có TK 911.
7. Chi phí tài chính ( Mã số 22 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh
bên Có TK 635 đối ứng bên Nợ TK 911.
8. Chi phí vay ( Mã số 23 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là sổ kế toán chi tiết TK
635.
9. Chi phí quản lý bán hàng ( Mã số 24 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số
tổng phát sinh bên Có TK 641 đối ứng bên Nợ TK 911.
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Mã số 25 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
tổng phát sinh bên Có TK 642 đối ứng bên Nợ TK 911.
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30 = Mã số 20 + Mã
số 21 – MÃ số 22 – Mã số 24 – Mã số 25 ):
12. Chi phí thu nhập khác ( Mã số 31 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng
phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911.
13. Chi phí khác ( Mã số 32 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh Có
TK 811 đối ứng với Nợ TK 911.
14. Lợi nhuận khác ( Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 ):
14
14
15. Tổng lợi nhuận kế toán kế toán trƣớc thuế ( Mã số 50 = Mã số 30 + Mã
số 40 ):
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành ( Mã số 51 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng bên Nợ TK 911.
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại ( Mã số 52 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là
tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng bên Nợ TK 911.
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN ( Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số
52 ):
1.3.3. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
1.3.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng:
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu
và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng loại hoạt động như hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
 Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bày cho người sử
dụng biết tiền tệ được sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp sử dụng
chúng như thế nào trong kỳ báo cáo.
 Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là giúp cho người sử dụng phân
tích, đánh giá và dự đoán các mặt sau:
Đánh giá khả năng tạo ra tiền.
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi qua việc DN mua cổ
phiếu, trái phiếu, cho vay…trong kỳ kế toán.
Báo có lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để lập dự toán tiền, xây dựng
kế hoạch.
1.3.3.2.Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 –
DN)
 Theo phƣơng pháp trực tiếp ( Mẫu sổ B03 – DN ).
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác ( Mã số 01 ):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 511,
TK515
- Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 131
(chi tiết bán hàng kỳ trước thu được trong kỳ này)
- Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 331
(chi tiết đối với những khoản khách hàng trả trứoc tiền mua hàng )
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
2. Tiền chỉ trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số 02):Tổng số
tiền đã trả trong kỳ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
15
15
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ưng với Nợ TK 331, 152,
153, 156
Chỉ tiêu này được được ghi bằng số âm ( * )
3. Tiền chỉ trả cho ngƣời lao động ( Mã số 03 ): tổng số tiền đã trả cho người
lao động
( Thanh toán hoặc tạm ứng ).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111 đối ứng Nợ TK 334 ( phần chi trả cho
người lao động).
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
4. Tiền chi trả lãi vay ( Mã số 04 ): Tổng số lãi vay đã trả trong kỳ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 635
Chỉ tiêu này được ghi nhận số âm (*)
5. Tiền chi nộp thuế TNDN ( Mã số 05 ):Tổng số tiền đã nộp thuế trong kỳ (
Thuế kỳ này, thuế còn Nợ và nộp trước ).
Số liệu để ghi và chỉ tiêu này đƣợc lấy từ :
- Số phát sing Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 3334
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*).
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 06 ):
Tổng số tiền thu từ các khoản khác ( Ngoài tiền thu ở Mã số 01 ), như:
- Tiền thu về được bồi thường, được phạt.
- Tiền thưởng, hỗ trợ và các khoản phải thu khác.
- Tiền thu do được hoàn thuế GTGT.
- Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược.
- Tiền thu được hồi các khoản đưa đi ký cược, kỹ quỹ.
- Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án.
- Tiền nhận được ghi tăng các quỹ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 711, 133, 3386,
344, 144, 244, 461, 415, 431, 136, 138, 112, 111…
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương.
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh ( Mã số 07 ):
Tổng số tiền đã chi về các khoản khác ( Ngoài tiền chi ở Mã số 02, 03, 04,
05 ), như:
- Tiền chi bội chi thường, bị phạt, các khoản chi khác.
- Tiền nộp các loại thuế ( Không bao gồm thuế GTGT ).
- Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất.
- Tiền chi đưa ký cước, kỹ quý.
- Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ.
- Tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc.
16
16
- Tiền chi trực tiếp bẳng nguồn vốn dự phòng phải trả.
- Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 811, 333 (
không bao gồm thuế TNDN), 144, 244, 3386, 334, 351, 352, 431, 414,
415, 335, 336…ngoài các khoản chi tiết liên quan đến hoạt động
SXKD đã phan ánh ở mã số 02, 03, 04, 05.
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 20 ):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi.
- Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi dấu ngoặc đơn.
- Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã sô 04 + Mã số 05
+ Mã số 06 + Mã số 07
II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ:
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác ( Mã số 21 ):
- Tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình.
- Tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn háo thành TSCĐ vô hình.
- Tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản.
Sô liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 211, 213, 217, 241, 228
( theo chi tiết ), TK 331, 341 ( chi tiết thanh toán cho người cung cấp
TSCĐ ).
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*).
2. Tiền thu thanh lý, nhựng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác ( Mã số 22
):
- Cắn cứ vào số tiền thuần đã thu
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Khoản chênh lệch giữa thu về thanh lý nhượng bán với chi cho thanh lý,
nhượng bán
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương ( Nếu thu > chi )
Chi tiêu này được ghi bằng số âm (*) ( Nếu thu < chi )
3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23):
- Tổng số tiền chi cho bên khác vay
- Tiền chi mua công cụ nợ của đơn vị khác (Trái phiếu, tính phiếu, kỳ phiếu…)
- Chú ý: chi tiêu này không bao gồm chi mua công cụ nợ được coi là các khoản
tương đương tiền và công cụ nợ vì mục đích thương mại.
Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ:
17
17
- Số phát sinh CÓ các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 128, 228 (theo chi
tiết)
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ cho đơn vị khác (Mã số 24):
- Căn cứ vào tổng số tiền thu hồi lại số tiền gốc đã cho vay
- Bán lại hoặc thanh toán các công cụ nợ
- Chú ý: Chỉ tiêu này không bao gồm thu từ bán công cụ nợ được coi là các
khoản tương đương tiền, và công cụ nợ vì mục đích thương mại.
Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 121, 128, 228, 515
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
5. Tiền chi đầu tƣ vốn vào đơn vị khác (Mã số 25):
- Tổng số tiền chi đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác như: Mua cổ phiếu, góp vốn
công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát , công ty liên kết…
- Chú ý: Không bao gồm chi mua cổ phiếu vì múc đích thương mại
Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 121, 221, 222, 223,
128, 228 9 (theo chi tiết), kể cả chi phí góp vốn (phần đối ứng với Nợ TK 635)
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
6. Tiền thu hồi đầu tƣ vào đơn vị khác (Mã số 26):
- Căn cứ vào tổng số tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác
- Chú ý: Chỉ tiêu này không bao gồm thu từ bán cổ phiếu vì mục đích thương mại
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Sô phát sinh Nợ các TK 111, 112 113 đối ứng Có các TK 121, 221, 222,
223,128, 228 (theo chi tiết)
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia (Mã số 27):
- Số tiền thu các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi
- Số tiền thu lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (Trái phiếu, tín phiếu,
kỳ phiếu…)
- Cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 515
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ (Mã số 30):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi
- Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn
- Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số
26 +
Mã số 27
18
18
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
1. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu (Mã số 31):
- Tổng số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu
- Tiền góp vốn của các chủ sở hữu
- Tiền thu do nhà nước cấp
- Chú ý: Không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần
hoặc nhận góp vốn bằng tài sản
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 411
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại phiếu của doanh nghiệp
đã phát hành (Mã số 32):
- Tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn
- Mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành để hủy hoặc dủng làm cổ phiếu
quỹ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 411, 419
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc (Mã số 33):
- Tổng số tiền đã nhận do đi vay tín dụng
- Số tiền thực thu đối với khoản vay bằng trái phiếu
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 311, 341, 342, 343
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương
4. Chi trả nợ gốc vay (Mã số 34):
- Tổng số tiền đã trả nợ gốc vay
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 311, 315, 341, 342, 343
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
5. Chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35):
- Tổng số tiền đã trả nợ thuê tài chính
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 315, 342
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
6. Cổ tức lợi nhuận đã trả (Mã số 36):
- Tổng số tiền đã trả cổ tức và lợi nhuận
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 421
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
19
19
- Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu giữa tổng số tiền chi
- Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn
- Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34+ Mã số 35+ Mã số 36
IV. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ:
1. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):
- Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi từ ba loại hoạt
động trên
- Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn
- Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40
2. Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ (Mã số 60):
- Lấy từ chỉ tiêu “ Tiền và tương đương cuối kỳ” của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
lập vapf cuối kỳ trước. Hoặc tổng hợp số dư đầu kỳ các TK 111, 112, 113 và
các tài khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền vào đầu kỳ.
3. Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61):
- Tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các
khoản tương đương tiền vào cuối kỳ…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
- Sổ kế toán các TK 111, 112, 113
- Sổ kế toán tài khoản 121 (Tương đương tiền)
Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương (Nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao
hơn tỷ giá ghi nhận trong kỳ)
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) (Nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp
hơn tỷ giá ghi nhận trong kỳ)
4. Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (Mã số 70):
- Căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ, bao gồm: tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng và tiền đang chuyển (Mã số 110, “số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế
toán)
- Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã sô 61
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH
MINH PHÁT ĐẠT
1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát Đạt.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Minh Phát Đạt được
thành lập từ năm 2000 tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Minh Hà
Tên công ty: Công ty TNHH Minh Phát Đạt
Tên giao dịch: Minh Phat Dat Limited Liability Company
Điện thoại: 04-37343283 Fax: 04-37343284
Tên viết tắt: MPD LLC Email: minhphatdatllc@.com.vn
Trụ sở chính: Số 14 chung cư 5 tầng, phường Hóa An, Tp. Biên Hòa,Tỉnh Đồng
Nai
20
20
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH Minh Phát Đạt đã thiết lập quan
hệ với hàng trăm các đối tác trong và ngoài nước đặc biệt với các tập đoàn,tổng
công ty xây dựng công nghiệp nhà nước có tiếng,bên cạnh đó công ty cũng đã có
một số công trình xây dựng bên Cambodia. Khách hàng truyền thống của Minh Phát
Đạt hiện tại có trên 30 doanh nghiệp vừa và nhỏ với tình hình hoạt động và khả
năng trả nợ rất tốt. Bên cạnh đó việc duy trì phát triển mối quan hệ tín dụng với các
ngân hàng cũng được công ty chú trọng, cụ thể là:
Ngoài ra công ty cũng giữ mối quan hệ rất tốt với nhiều ngân hàng khác như:
ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, ngân hàng công thương…. Nhờ vậy mà
hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng trở nên thuận lợi và phát triển vượt
bậc, lĩnh vực và thị trường kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuỳ từng thời điểm
và điều kiện cụ thể mà công ty con tiến hành thêm một số hoạt động kinh doanh mà
pháp luật cho phép mà mang lại lợi ích cho công ty cũng như cho Ngân sách Nhà
nước.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
VN chúng ta hiện là nước đang phát triển, vì thế nhu cầu về phát triển cơ sở hạ
tầng còn rất lớn, đó chính là thị trường, là cơ hội cho các công ty xây dựng nói
chung và Minh Phát Đạt nói riêng. Chính vì thế công ty không ngừng nâng cao khả
năng sản xuất,đầu tư phát triển để vươn xa hơn, với nhiều thành quả lớn,công trình
công ty hoàn thiện xong với uy tín cao,đảm bảo tốt tại tỉnh và thành phố lớn ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương,Long An…. Ví dụ dự án cung cấp
đá xây dựng, thi công phần móng của tòa nhà Bitexco, thủy điện Đồng Nai 2, Đồng
Nai 3, Bonchuxa 4, Sông Tranh, đường tuần tra biên giới dọc Tây Nguyên và các
tỉnh phía Tây…. . Dự kiến năm 2012 công ty vẫn tiếp tục hoàn thành sớm các công
trình đang thi công như công trình cầu Hóa An, Thủy điện Đakmin 2, các dự án góp
vốn BĐS tại TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và có kế hoạch vươn ra xa các dự án phía
bắc mà từ xưa nay rất khó tiếp cận,như các dự án đường vành đai 2 Hà Nội,đường
cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội…
- Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Khai thác tại các mỏ đá phục vụ cho các dự án xây dựng, hoặc bán cho
các dự án,công ty khác có nhu cầu
Tổng thầu dự án đầu tư xây dựng công nghiệp
Tư vấn xây dựng
Buôn bán cho thuê các thiết bị máy móc xây dựng
Đầu tư các dự án BĐS dưới hình thức góp vốn với công ty bạn
Song song với hoạt động này công ty sẽ còn tiếp tục đào tạo, nâng cao tay nghề cho
nhân viên, tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, học hỏi chuyên gia xây dựng,
kiến trúc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu xây dựng.
Chính vì thế nguồn nhân lực rất quan trọng với công ty.
Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty được phân theo trình độ học vấn –
chuyên môn như sau:
21
21
Trên ĐH : 4 người
Đại học – Cao đẳng: 73 người
Trung cấp : 56
Cấp 3 trở xuống : trên 700 người
Tổng cộng : Trên 833 người
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh ở công ty TNHH Minh
Phát Đạt.
Việc xây dựng tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý khoa học nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng bởi đội ngũ cán
bộ quản lý có tốt, có trình độ chuyên môn cao thì công việc mới đạt hiệu quả. Bộ
máy tổ chức của công ty TNHH Minh Phát Đạt được tổ chức dưới dạng các phòng
ban, các bộ phận có quan hệ mật thiết, giúp đỡ hỗ trợ để công việc đạt hiệu quả cao.
Theo Quyết định 87/ MPĐ - 2003 ngày 10/03/2003, tổ chức bộ máy của công ty
như sau.
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Minh Phát Đạt.
 Ban Giám đốc
- Giám đốc ( 1 người ) : điều hành công việc kinh doanh hằng ngày là người có
vị trí cao nhất ở công ty.
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Tài
Chính
Kế Toán
Phòng
Hành
Chính
Bộ phân
thi công
Phòng kinh
doanh và
Marketing
Đội
xây dựng
số 1
Đội
xây dựng
số 2
Đội
xây dựng
số 3
Phòng
cung ứng
vật tư, dự
toán
22
22
- Phó giám đốc ( 2 người ) : gồm phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh
doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật theo sự phân
công và ủy quyền
 Các phòng ban :
- Phòng kế toán – tài chính: có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát tình
hình thực hiện công tác Tài chính, kế toán trong toàn công ty theo Pháp luật và
những quy định hiện hành của Bộ tài chính.
- Phòng công ứng vật tư, dự toán: có trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị
phục vụ hoạt động xây dựng, thi công tại các đội xây dựng và các phòng ban
theo định mức được duyệt. Kiểm tra rà soát theo định kỳ toàn bộ trang thiết bị
máy móc của công ty, kiểm duyệt dự toán kế hoạch chi phí trước mỗi dự án.
- Phòng hành chính: có trách nhiệm về công tác nhân sự, thực hiện tổ chức cán
bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT, và công tác quản lý hành chính quản
trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị văn phòng phẩm, tiếp nhận, vận chuyển
công văn, đóng dầu văn bản đi – đến theo quy định của công ty.
- Bộ phận thi công:
Quản lý kỹ thuật công ty và thiết bị các công trình theo tiêu chuẩn
kỹ thuật và quy định chung của cấp có thẩm quyền.
Có chức năng lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ và văn bản đến người có
quyết định đầu tư, xin giấy phép đầu tư.
Theo dõi tiến độ thi công xây lắp, duyệt quyết toán, công trình hoàn
thành.
Quản lý kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động tại các công trường.
- Phòng kinh doanh và Marketing:
Tìm kiếm thị trường, công trình đấu thầu.
Phụ trách thông tin, quảng cáo hình ảnh, uy tín của công ty.
 Đội xây dựng:
Thực hiện và tổ chức thi công theo yêu cầu của giám đốc giao.
Thanh toán hợp đồng khoán cho công ty.
Thông tin các phiếu nhập, xuất lên phòng kế toán.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty.
a.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu và khối lượng công việc của công
ty, hiện nay phòng tài chính kế toán gồm có 5 thành viên được phân công
theo từng phần hành, công việc cụ thể:
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
và NVL, CCDC
Kế toán
tiền lương
Kế toán tổng
hợp chi phí và
giá thành
Kế toán quỹ
và công nợ
23
23
Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Minh Phát
Đạt.
Trong đó:
 Kế toán trưởng ( 1 người ):
Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công việc hàng ngày
của kế toán viên.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính năm
Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của
toàn công ty.
Cung cấp kịp thời thông tin cho Ban giám đốc, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà
cung cấp…phục vụ cho việc nhanh chóng ra quyết định, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Kế toán TSCĐ và NVL, CCDC:
Lập sổ TSCĐ của công ty.
Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có.
Tinh và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý .
Quản lý các công cụ dụng cụ đã xuất dùng hoặc dự trữ tại kho.
Kế toán thuế: tính đúng, đủ và giúp giám đốc các khoản phải thanh toán
nghĩa vụ cho nhà nước theo quý ( năm ) đúng quy định về thuế.
 Kế toán quỹ và công nợ;
Theo dõi doanh thu thực hiện của doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ,
thanh toán các khoản nợ của công ty với bên ngoài và theo dõi các khoản
nợ của khách hàng với công ty
Có nghĩa vụ giữ tiền mặt của công ty tại quỹ. Kiểm tra đối chiếu các
chứng từ ngân hàng
 Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành:
Tập hợp các tài liệu của từng phần hành kế toán vào sổ kế toán tổng hợp,
theo dõi kiểm tra các nguồn vốn, lập báo cáo kế toán.
Theo dõi các hợp đồng kinh tế.
Đồng thời kiêm phần hành kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp số
liệu và sử lý số liệu do các đội trưởng đội xây dựng thi công dưới các công
trình đưa lên. Lựa chọn phương án tính giá thành và đối tượng tính giá
thành.
Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang.
 Kế toán tiền lương.
24
24
Tính và nộp đủ tiền lương của công nhân viên, và BHXH, BHYT cho cơ
quan thuế.
Thanh toán tiền lương, chế độ.. cho cán bộ công nhân viên của công ty.
1.2.2 Hình thức kế toán.
 Công ty sử dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung
Trình bày ghi sổ kế toán theo hình thức:
1. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ
2. Trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung.
3. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo
các tài khoản kế toán phù hợp.
4. Đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan
5. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
6. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết ( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
25
25
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Cty Minh
Phát Đạt
Nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu nhanh nhạy
trong việc cung cấp thông tin, kế toán máy đang trở nên ngày càng phổ biến trong
hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty TNHH
Minh Phát Đạt hiện nay cũng đang áp dụng hình thức Nhật ký chung với phần mềm
kế toán hỗ trợ AC Soft. Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán đã
làm giảm đáng kể khối lượng công việc của nhân viên kế toán trong phòng đồng
thời làm tăng tính chính xác về số liệu của các sổ kế toán, báo cáo kế toán cung cấp.
Với sự phong phú của thị trường phần mềm kế toán hiện nay, phần mềm kế toán
AC Soft cũng có nhiều sự cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, đảm bảo cập nhật
chế độ mới nhất của Bộ tài chính đồng thời cũng để nâng cao sức cạnh tranh của
AC Soft với các phần mềm kế toán khác
Việc tra cứu trên AC Soft vừa có thể theo mã lại vừa có thể theo tên rất thuận tiện
trong trưòng hợp mã khó nhớ thì ta có thể nhớ tên rồi tra cứu ra mã.Chương trình
còn kiết xuất ra Excel có dòng tổng hợp vì thường khi kết xuất ra Excel ta phải dùng
hàm để cộng số liệu do dòng tổng cộng không được hiển thị trên Excel.
Trong công tác kế toán hiện nay, căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh
doanh, Phòng kế toán căn cứ vào quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính
- Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp phải lập:Báo cáo tài chính năm(từ 1/1 →
31/12 hàng năm)
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 → 31/12 hàng năm.
26
26
- Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam. pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch
toán.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá, khấu hao: đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê thường xuyên
2.2.Thực trạng lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt.
2.2.1. Quy trình lập lập báo cáo tài chính tại công ty
Bƣớc 1. Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán
- Tiếp nhận chứng từ, báo cáo của doanh nghiệp chuyển giao
- Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán
- Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu chuyển chứng từ
- Vào sổ công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi
- Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hóa, sản phẩm
- Tập hợp chi phí và tình giá thành của từng dịch vụ, sản phẩm
- Lập các chứng từ kế toán : Nhập, xuất, thu, chi
- Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hóa
- Lập mẫu biểu phân bổ, khấu hao TSCĐ, CCDC… theo quy định
- Lập bảng lương, các mãu biểu liên quan đến lao động
- Lập sổ cái các tài khoản kế toán
- Lập sổ Nhật Ký Chung
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán
Bƣớc 2. Lập báo cáo tài chính
Sau khi có Nhật ký chung công ty sẽ lập Bảng cân đối số phát sinh dựa vào các
sổ, bảng này công ty sẽ lập báo cáo tài chính bao gồm các bảng sau
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bƣớc 3. Hoàn thiện
- In Báo cáo tài chính xin chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp
- Nộp Báo cáo tại cơ quan thuế
2.2.2. Ví dụ thực tế và các chứng từ liên quan.
2.2.2.1. Lập sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Trong năm 2011 có rất nhiều nghiệp vụ xảy ra e xin nêu một số ví dụ trong Nhật
Ký Chung của công ty trong năm 2011
1. Ngày 10/01/2011 mua 10000 lít dầu D.O với giá 13.172,73 đồng/lít kèm
phí xăng dầu 500 đồng/lit, VAT 10% cho công trình Bảo Lộc.
2. Ngày 10/01/2011 Thanh toán tiền hàng mua đá của Công ty CP Đá Hoa
Tân AN tháng 12 năm 2010 là 89.270.000 đồng.
27
27
3. Ngày 29/01/2011 Nhận chuyển khoản từ Công ty TNHH Hùng Vương về
trả tiền cung cấp đá cát thi công công trình Long An là 1.119.000.000 đông
từ ngân hàng Công Thương Việt Nam với phí dịch vụ 220.000 đồng bao
gồm VAT 10%.
4. Ngày 14/02/2011 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng Agribank là
150.000.000 đồng để thanh toán tiền dầu tháng 1 cho Doanh nghiệp Tư
Nhân Vĩnh Phước
5. Ngày 16/06/2011 Thuê xe lu rung từ ngày 01/06/2011 đến 15/06/2011 (
Hợp đồng số 012/2011 ngày 14/05/2011) với đơn giá 22.272.273 đồng trên
1 tháng với số tiền trên HĐGTGT là 11.363.637 đồng VAT 10%
6. Ngày 16/08/2011 Bán đá loại 2*4 số lượng 1.093 khối đơn giá 318.181,818
đồng /khối và cát bê tông 282 khối đơn giá 231.818,181 đồng/khối VAT
10%.
7. Ngày 29/08/2011 Mua 287,41 kg thép tấm SQC đơn giá 13.962 đồng/kg
VAT 10%.
Công ty TNHH Minh
Phát Đạt SỔ NHẬT KÝ CHUNG
014. chung cư 5 tầng số
1, Hóa An, Biên Hòa Năm 2011
Chứng từ Tài khoản
Số CT Ngày CT Diễn giải Nợ Có Số Tiền
CN01037 10/1/2011 Mua dầu D.O cho CT 6278 1111 131,727,300
CN01037 10/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1111 13,172,700
VBCV01026 10/1/2011 Thanh tóan tiền hàng 331111 1121 89,270,000
CTNV01005 29/1/2011
Nhận chuyển khỏan từ
khách hàng 131111 1121 1,119,000,000
VBV01009 29/1/2011 Phí chuyển tiền 6351 1121 200,000
VBV01009 29/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1121 20,000
00325 14/2/2011
Nộp tiền mặt vào TK ngân
hàng 1121 1111 150,000,000
NNCV02046 14/2/2011 Thanh tóan tiền hàng 331111 1121 150,000,000
CN06063 17/1/2011 Thuê xe lu rung cho CT 6278 331111 11,363,637
CN06063 17/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 331111 1,136,363
0094531 16/8/2011 Doanh thu cung cấp đá 1311 5111 413,145,455
0094531 16/8/2011 Thuế GTGT đầu ra 1311 33311 41,145,455
CN08091 30/8/2011 Mua thép tấm cho CT 621 1121 4,012,818
CN08091 30/8/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1121 401,281
Hình 1.4. Nhật ký chung
Đính kèm các nghiệp vụ phát sinh này là các bộ chứng từ liên quan: ở phần phụ
lục Dựa vào Nhật ký chung của năm 2011 với số phát sinh công ty sẽ lập bảng Cân
đối số phát sinh đây là số liệu quan trọng nhất để lập được báo cáo tài chính
( kèm bảng cân đối phát sinh )
28
28
2.2.2.2.1.Cách ghi nhận bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2011
Mã số thuế: 3600879677
Ngƣời nộp thuế: Công Ty TNHH MINH PHÁT ĐẠT
TT CHỈ TIÊU Mã
Thuyết
minh
Số năm nay
Số năm
trƣớc
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
A
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
57,995,105,
348
39,548,734,
441
I
I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
(110=111+112)
110
13,249,767,
500
4,555,388,1
08
1 1. Tiền 111 V.01
13,249,767,
500
4,555,388,1
08
2
2. Các khoản tương đương
tiền
112 0 0
II
II. Các khoản đầu tƣ tài
chính ngắn hạn
(120=121+129)
120 V.02
1 1. Đầu tư ngắn hạn 121
2
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn (*) (2)
129 0 0
III
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
(130 = 131 + 132 + 133 + 134
+ 135 + 139)
130
13,017,670,
946
6,338,182,2
80
1 1. Phải thu khách hàng 131
13,016,356,
020
6,338,182,2
80
2 2. Trả trước cho người bán 132 0 0
3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0
4
4. Phải thu theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng
134 0 0
5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 1,314,926
6 6. Dự phòng phải thu ngắn 139 0 0
29
29
hạn khó đòi (*)
IV
IV. Hàng tồn kho (140 = 141
+ 149)
140
18,147,512,
213
24,713,667,
560
1 1. Hàng tồn kho 141 V.04
18,147,512,
213
24,713,667,
560
2
2. Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (*)
149 0 0
V
V. Tài sản ngắn hạn khác
(150 = 151 + 152 + 154 + 158)
150
13,580,154,
689
3,941,496,4
93
1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0
2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 536,144,115
3
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
154 V.05 0 0
4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158
13,580,154,
689
3,405,352,3
78
B
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+240+250+260)
200
2,155,985,4
79
2,104,388,2
29
I
I- Các khoản phải thu dài
hạn
(210 = 211 + 212 + 213 + 218
+ 219)
210 0 0
1
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng
211 0 0
2
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc
212 0 0
3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0
4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0
5
5. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi (*)
219 0 0
II
II. Tài sản cố định (220 = 221
+ 224 + 227 + 230)
220
2,155,985,4
79
2,104,388,2
29
1
1. Tài sản cố định hữu hình
(221 = 222 + 223)
221 V.08
2,155,985,4
79
2,104,388,2
29
- - Nguyên giá 222
5,202,314,7
95
4,685,437,2
49
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223
(3,046,329,
316)
(2,581,049,0
20)
2
2. Tài sản cố định thuê tài
chính (224 = 225 + 226)
224 V.09 0 0
- - Nguyên giá 225 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0
3
3. Tài sản cố định vô hình
(227 = 228 + 229)
227 V.10 0 0
- - Nguyên giá 228 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0
4 4. Chi phí xây dựng cơ bản 230 V.11 0 0
30
30
dở dang
III
III. Bất động sản đầu tƣ (240
= 241 + 242)
240 V.12 0 0
- - Nguyên giá 241 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0
IV
IV. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
(250 = 251 + 252 + 258 + 259)
250 0 0
1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2
2. Đầu tư vào công ty liên kết,
liên doanh
252 0 0
3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0
4
4. Dự phòng giảm giá đầu tư
tài chính dài hạn (*)
259 0 0
V
V. Tài sản dài hạn khác (260
= 261 + 262 + 268)
260 0 0
1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 0
2
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
262 V.21 0 0
3 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270
= 100 + 200)
270
60,151,090,
827
41,653,122,
670
NGUỒN VỐN
A
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 =
310 + 330)
300
57,135,416,
379
37,993,475,
366
I
I. Nợ ngắn hạn
(310 = 311 + 312 + ... + 319 +
320 + 323)
310
57,135,416,
379
37,993,475,
366
1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0 0
2 2. Phải trả người bán 312
25,046,230,
324
8,404,416,3
57
3 3. Người mua trả tiền trước 313
4
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
314 V.16 583,140,178 70,835,402
5 5. Phải trả người lao động 315 0 0
6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 0 0
7 7. Phải trả nội bộ 317 0 0
8
8. Phải trả theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng
318 0 0
9
9. Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
319 V.18
31,506,045,
877
29,518,223,
607
10
10. Dự phòng phải trả ngắn
hạn
320 0 0
11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0
II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 330 0 0
31
31
332 + ... + 338 + 339)
1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0
3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0
4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0
5
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
335 V.21 0 0
6
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
336 0 0
7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0
8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0 0
9
9. Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ
339 0 0
B
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400
= 410 + 430)
400
3,015,674,4
48
3,659,647,3
04
I
I. Vốn chủ sở hữu
(410 = 411 + 412 + ... + 421 +
422)
410 V.22
3,015,674,4
48
3,659,647,3
04
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2,500,000,0
00
2,500,000,0
00
2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0
5
5. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
415 0 0
6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0
7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0
8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0
9
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
419 0 0
10
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
420 515,674,448
1,159,647,3
04
11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0
12
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp
422 0 0
II
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
(430=432+433)
430 0 0
1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 0 0
2
2. Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ
433 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
440
60,151,090,
827
41,653,122,
670
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
60,151,090,
827
41,653,122,
670
32
32
1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0
2
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ
hộ, nhận gia công
0 0
3
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận
ký gửi, ký cược
0 0
4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0
5 5. Ngoại tệ các loại 0.00 0.00
6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án 0 0
 PHẦN TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số
150 = 57,995,105,348
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 110 )
 Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 = 13,249,767,500
3. Tiền ( Mã số 111): Là tổng số dư Nợ các TK 111, 112, 113
Mã số 111 = 13,249,767,500
4. Các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 112 ): là số dư Nợ TK 121
Mã số 112 = 0
II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn ( Mã số 120 ):
 Mã số 120 = 121 + 129 = 0
3. Đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 121 ): là tổng số dư Nợ các TK 121, 128
Mã số 121 = 0
4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 129 ): là số dư Có TK 129
Mã số 129 = 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn(Mã số 130)(thời hạn thanh toán dƣới một
năm):
 Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135
+ Mã số 139 = 13,017,670,946
7. Phải thu khách hàng ( Mã số 131 ): là số dư Nợ TK 131
Mã số = 13,016,356,020
8. Trả trƣớc cho ngƣời bán ( Mã số 132 ): là số dư Nợ TK 331
Mã số 132 = 0
9. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133 ): là số dư Nợ TK 1368
Mã số133 = 0
10. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134 ): là số dư
Nợ TK 337
Mã số 134 = 0
11. Các khoản phải thu khác ( Mã số 135 ): là số dư Nợ các TK 1385, 1388,
334, 338
Mã số 135 = 1,314,926
12. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139 ): là số dư Có TK 139
Mã số 139 = 0
IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140 ):
 Mã số 140 = Mã só 141 + Mã số 149 = 18,147,512,213
33
33
3. Hàng tồn kho ( Mã số 141 ): là số dư Nợ các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156,
157, 158.
Mã số 141 = 18,147,512,213
4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149): là số dư Có TK 159
Mã số 149 = 0
V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150 )
 Mã sô 150 = Mã số 151 + Mã số 152 +Mã sô 153 + Mã số 154 + Mã số 158
= 13,580,154,689
5. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn ( Mã số 151 ): là số dư Nợ TK 142
Mã số 151 = 0
6. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ ( Mã số 152 ): là số dư Nợ TK 133
Mã số 152 = 0
7. Thuế và các khoản phải thu nàh nƣớc ( Mã số 154 ): là số dư Nợ TK 333
Mã số 154 = 0
8. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158 ): là số dư Nợ các TK 1381, 141, 144
Mã số 158 = 13,580,154,689
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
Mã số 200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260 = 2,155,985,479
VI. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210 ):
 Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219
= 0
6. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211 ): là số dư Nợ TK 131
Mã số 211 = 0
7. Vốn kinh doanh ở đơn vị trƣợc thuộc ( Mã số 212 ): là số dư Nợ TK 1361
Mã số 212 = 0
8. Phải thu nội bộ dài hạn ( Mã số 213 ): là số dư Nợ TK 1368
Mã số 213 = 0
9. Các khoản phải thu dài hạn khác ( Mã số 218 ): là số dư Nợ các TK 1388,
331, 338
Mã sô = 0
10.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( Mã số 219 ): là số dư Có TK 139
Mã số 219 = 0
VII. Tài sản cố định ( Mã số 220 ):
 Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 =
2,155,985,479
5. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221 = Mã số 222 + Mã sô 223 =
2,155,985,479 )
Nguyên giá ( Mã số 222 ): là số dư Nợ TK 211
Mã số 222 = 5,202,314,795
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223): là số dư Có TK 2141
Mã số 223 = (3,046,329,316)
6. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 ) = 0
Nguyên giá ( Mã số 225 ): là số dư Nợ TK 212
Mã số 225 = 0
Giá trị hao mòn lỹ kế ( Mã số 226 ): là số dư Có TK 2142
Mã số 226 = 0
7. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229) = 0
34
34
Nguyên giá (Mã số 228): là số dư Nợ TK 213
Mã số 228 = 0
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229): là số dư Có TK 2143
Mã số 229 = 0
8. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230): là số dư Nợ TK 241
Mã số 230 = 0.
VIII. Bất động sản đầu tư (Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242) = 0
 Nguyên giá (Mã số 241): là số dư Nợ TK 217
Mã số 241 = 0
 Giá trị hao mòn luỹu kế (Mã số 242): là số dư Có TK 2147
Mã số 242 = 0
IX. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 250):
 Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 = 0
5. Đầu tƣ vào công ty con (Mã số 251): là số dư Nợ TK 221
Mã số 251= 0
6. Đầu tƣ vào công ty liên kết liên doanh (Mã số 252): là số dư Nợ các TK 222,
223. Mã số 252 =0
7. Đầu tƣ dài hạn khác (Mã số 258): là số dư Nợ TK 228
Mã số 258 = 0
8. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 259): là số dư Có TK
229. Mã số 259 = 0
X. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268) = 0
4. Chi phí trả trƣớc dài hạn (Mã số 261): là số dư Nợ TK 242
Mã số 261 = 0
5. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262): là số dư Nợ TK 243
Mã số 262 = 0
6. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): là số dư Nợ TK 244
Mã số 268 = 0
TỐNG CỘNG TÀI SẢN(Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200) = 60,151,090,827
Phần: NGUỒN VỐN
C. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330) = 57,135,416,379
III. Nợ ngắn hạn (Mã số 310):
 Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số
315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 =
57,135,416,379
11.Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311): là số dư Có các TK 311, 315
Mã số 311 = 0
12.Phải trả cho ngƣời bán (Mã số 312): là số dư Có TK 331
Mã số 312 = 25,046,230,324
13.Ngƣời mua trả tiền trƣớc (Mã số 313): là số dư Có các TK 131, 3387
Mã số 313 = 0
14.Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc (Mã số 314): là số dư Có TK 333
Mã số 314 = 583,140,178
15.Phải trả ngƣời lao động (Mã số 315): là số dư Có TK 334
Mã số 315 = 0
16.Chi phí phải trả (Mã số 316): là số dư Có TK 335
Mã sô 316 = 0
35
35
17.Phải trả nội bộ (Mã số 317): là số dư Có TK 336
Mã số 317 = 0
18.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318): là số dư Có
TK 337. Mã số 318 = 0
19.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319):là số dư Có các
TK 338, 138. Mã số 319 = 31,506,045,877
20. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320): là số dư Có TK 352
Mã số 320 = 0
IV.NỢ DÀI HẠN (Mã số 330):
 Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số
336 + Mã số 337 = 0
8. Phải trả dài hạn ngƣời bán (Mã số 331): là số dư Có TK 331
Mã số 331 = 0
9. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332): là số dư Có TK 332
Mã số 332 = 0
10.Phải trả dài hạn khác (Mã số 333): là số dư Có các TK 338, 344
Mã số 333 = 0
11.Vay và nợ dài hạn (Mã số 334): là số dư Có các TK 341
Mã số 334 = 0
12.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335): là số Có TK 347
Mã số 335 = 0
13.Dự phòng trợ cấp mất việc (Mã số 336): là số dư Có TK 351
Mã số 336 = 0
14.Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337): là số dư Có TK 352
Mã số 337 = 0
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430):
III. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số
414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số
420 + Mã số 421) = 3,015,674,448
12.Vốn đầu tƣ của sở hữu (Mã số 411): là số dư Có TK 4111
Mã số 411 = 2,500,000,000
13.Thặng dƣ vốn cổ phần (Mã số 412): là số dư Có TK 4112 (ghi số dương), nếu
số dư Nợ TK 4112 (ghi số âm) Mã số 412 = 0
14.Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413): là số dư Có TK 4118
Mã số 413 = 0
15.Cổ phiếu quỹ (Mã số 414): là số dư Nợ TK 419
Mã số 414= 0
16.Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415): là số dư Có TK 412 (ghi số
dương), nếu số dư Nợ TK 412 (ghi số âm)
Mã số 415 = 0
17.Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416): là số dư Có TK 413 (ghi số dương),
nếu số dư Nợ TK 413 (ghi số âm)
Mã số 416 = 0
18.Quỹ đầu tƣ phát triển (Mã số 417): là số dư Có TK 414
Mã số 417 = 0
19.Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418): là số dư Có TK 415
Mã số 418 = 0
36
36
20.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419): là số dư Có TK 418
Mã số 419 = 0
21.Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (Mã số 420): là số dư Có TK 421 (ghi số
dương), nếu số dư nợ TK 421(ghi số âm)
Mã số 420 = 515,674,448
22.Ngồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (Mã số 421): là số dư Có TK 441
Mã số 421 = 0
IV. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430):
 Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 = 0
4. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (Mã số 431): là số Có TK 431
Mã số 431 = 0
5. Nguồn kinh phí (Mã số 432) = 0
6. Ngồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433): là số dư Có TK 466
Mã số 433 = 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440 = 300 + 400) = 60,151,090,827
TỘNG CỘNG TÀI SẢN(Mã số 279) =TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(Mã số 440)
2.2.2.2.2.Cách lập bảng báo cao kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2011
Mã số thuế: 3600879677
Ngƣời nộp thuế: Công Ty TNHH Minh Phát Đạt
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu
M
ã
Thuyết
minh
Số năm nay
Số năm
trƣớc
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 VI.25
170,289,466,
407
151,766,642,
860
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)
10
170,289,466,
407
151,766,642,
860
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27
165,111,109,
934
147,612,665,
391
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
5,178,356,47
3
4,153,977,46
9
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 498,226,622 537,127,445
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 474,856,867 217,177,679
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0
8 Chi phí bán hàng 24 0 0
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
4,667,057,22
2
3,756,482,28
9
37
37
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 +
25))
30 534,669,006 717,444,946
11 Thu nhập khác 31 106,453,104 217,303,337
12 Chi phí khác 32 0 434,606,674
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 106,453,104 (217,303,337)
14
Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc
thuế
(50 = 30 + 40)
50 641,122,110 500,141,609
15
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
51 VI.30 160,280,528 125,035,402
16
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
52 VI.30 0 0
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60 480,841,582 375,106,207
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0
19. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): là tổng phát sinh Có
các TK 511, 512
Mã số 01 = 170,289,466,407
20. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02): là tổng số phát sinh Có các TK
521, 531, 532, 3332, 3333 hoặc tổng số phát sinh Nợ TK 511
Mã số 02 = 0.
21. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 = Mã số 01 –
Mã số 02): Mã số 10 = 170,289,466,407
22. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ): là tổng phát sinh Có TK 632 đối ứng với Nợ
TK 911. Mã số 11 = 165,111,109,934
23. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20 = Mã số 10 – Mã
số 11) = 5,178,356,473
24. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): là tổng phát sinh Nợ TK 515 đối
ứng với Có TK 911. Mã số 21 = 498,226,622
25. Chi phí tài chính (Mã số 22): là tổng phát sinh Có TK 635 đối ưng với Nợ TK
911
Mã số 22 = 474,856,867
26. Chi phí vay (Mã số 23): là số liệu chi tiết của TK 635
Mã số = 0
27. Chi phí quản lý bán hàng (Mã số 24): là tổng phát sinh Có TK 641 đối ứng
với bên Nợ TJ 911. Mã số 24 = 0
28. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25): là tổng phát sinh Có TK 642 đối
ứng với Nợ TK 911 Mã số 25 = 4,667,057,222
38
38
29. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số
21 – Mã số 22 – Mã số 24 – Mã số 25) = 534,669,006
30. Chi phí thu nhập khác (Mã số 31): là tổng phát sinh Nợ TK 711 đối ứng với
Có TK 911. Mã số 31 = 106,453,104
31. Chi phí khác (Mã số 32): là tổng phát sinh Có TK 811 đối ứng bên Nợ TK
911. Mã số 32 = 0.
32. Lợi nhuận khác (Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32) = 106,453,104
33. Tổng lợi nhuận kế toán kế toán trƣớc thuế (Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số
40) = 641,122,110
34. Chi phí thuế TNDN hiện hành (Mã số 51): là tổng số phát sinh bên Có TK
8211 đối ứng với bên Nợ TK 911
Mã số 51 = 160,280,528
35. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Mã số 52): là tổng số phát sinh bên Có TK 8212
đối ưng với bên Nợ TK 911
Mã số 52 = 0
36. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52) =
480,841,582
a. Cách lập bảng lƣu chuyển tiền tệ.
LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (THEO PHƢƠNG PHÁP TRỰC TIẾP)
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ni ên độ tài chính năm 2011
Mã số thuế: 3600879677
Ngƣời nộp
thuế:
Công Ty TNHH Minh Phát Đạt
Đơn vị tiền: Đồng việt nam
TT CHỈ TIÊU Mã
Thuyết
minh
Số năm nay Số năm trƣớc
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh
1
1. Tiền thu từ bán hàng, cung
cấp dịch vụ và doanh thu khác
01 179,348,744,148 160,040,463,880
2
2. Tiền chi trả cho người cung
cấp hàng hóa và dịch vụ
02 (149,139,208,579) (139,468,033,653)
3
3. Tiền chi trả cho người lao
động
03 (19,224,831,688) (22,899,033,934)
4 4. Tiền chi trả lãi vay 04 0 0
5
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp
05 (703,009,361) (110,201,604)
6
6. Tiền thu khác từ hoạt động
kinh doanh
06 106,453,104 190,952,845
39
39
7
7. Tiền chi khác cho hoạt động
kinh doanh
07 (1,436,789,695) (207,131,648)
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh
20 8,951,357,929 (2,452,984,114)
II
II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tƣ
1
1.Tiền chi để mua sắm, xây
dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
21 (516,877,546) (41,700,938)
2
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng
bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
22 0 239,033,671
3
3.Tiền chi cho vay, mua các
công cụ nợ của đơn vị khác
23 0 0
4
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại
các công cụ nợ của đơn vị khác
24 0 0
5
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào
đơn vị khác
25 0 0
6
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác
26 0 0
7
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức
và lợi nhuận được chia
27 0 0
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt
động đầu tƣ
30 (516,877,546) 197,332,733
III
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt
động tài chính
1
1.Tiền thu từ phát hành cổ
phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
31 0 0
2
2.Tiền chi trả vốn góp cho các
chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của
doanh nghiệp đã phát hành
32 0 0
3
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn
nhận được
33 0 0
4 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 0 0
5 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0
6
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho
chủ sở hữu
36 0 0
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt
động tài chính
40 0 0
Lƣu chuyển tiền thuần trong
kỳ (50 = 20+30+40)
50 8,434,480,383 (2,255,651,381)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 4,555,388,108 6,464,864,889
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá
hối đoái quy đổi ngoại tệ
61 259,899,009 346,174,600
Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối 70 VII.34 13,249,767,500 4,555,388,108
40
40
kỳ (70 = 50+60+61)
 Theo phƣơng pháp trực tiếp ( Mẫu sổ B03 – DN ).
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác:
Mã số 01 = 179,348,744,148
2. Tiền chỉ trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ:
Mã số 02 = (149,139,208,579)
3. Tiền chỉ trả cho ngƣời lao động: Mã số 03 = (19,224,831,688)
4. Tiền chi trả lãi vay: Mã số 04 = 0
5. Tiền chi nộp thuế TNDN: Mã số 05 = (703,009,361)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh: Mã số 06 = 106,453,104
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: Mã số 07 = (1,436,789,695)
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 20 ):.
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã sô 04 + Mã số 05 + Mã
số 06 + Mã số 07 = 8,951,357,929
II.Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ:
1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác:
Mã số 21 = (516,877,546)
2. Tiền thu thanh lý, nhựng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác:
Mã số 22 = 0
3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác: Mã số 23= 0
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ cho đơn vị khác: Mã số 24 = 0
5. Tiền chi đầu tƣ vốn vào đơn vị khác: Mã số 25 = 0
6. Tiền thu hồi đầu tƣ vào đơn vị khác: Mã số 26 = 0
7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia: Mã số 27 = 0
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ (Mã số 30):
- Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 +
Mã số 26 + Mã số 27 = (516,877,546)
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
1. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu: Mã số 31 = 0
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại phiếu của doanh nghiệp đã
phát hành: Mã số 32 = 0
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc: Mã số 33 = 0
4. Chi trả nợ gốc vay: Mã số 34 = 0
5. Chi trả nợ thuê tài chính: Mã số 35 = 0
6. Cổ tức lợi nhuận đã trả: Mã số 36 = 0
 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính ( Mã số 40 ):
- Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34+ Mã số 35+
Mã số 36 = 0
IV. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ:
1. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Bích Liên
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
Ngoc Minh
 

Mais procurados (20)

Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinh
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
 
Bai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toanBai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toan
 
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 

Semelhante a BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
chauloan
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Lan Te
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdf
Luanvan84
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Quynhon Tjeugja
 

Semelhante a BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (20)

Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mạiĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOTĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdf
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 

BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

  • 1. 1 1 PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới...Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển như vậy là những thử thách không nhỏ. Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh nghiệp trước một sân chơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất đi sự bảo hộ,hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các tập đoàn kinh tế lớn... Vì thế mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất.Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hay xấu? Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc cần thiết, nó giúp cho các doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xác định một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Cũng nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, biện pháp hữu ích, chính xác để ổn định, tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Minh Phát Đạt nói riêng, những thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán và việc lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở báo cáo tài chính đó để đánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, xác định được những yếu kém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng như dự báo và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn mở rộng được quy mô và xây dựng được vị thế trên thị trường đầy biến động. Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có thể tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì lãnh đạo công ty cần phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Muốn đưa ra được các quyết định đúng đắn thì cần phải có cơ sở khoa học, đó chính là kết quả của việc lập và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Kết quả đó cho phép các nhà quản lý thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển của doanh nghiệp.Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề tài thực tập tố tnghiệp là:"Lập báo cáo tài chính của Công ty TNHH Minh Phát Đạt II.Mục đích của chuyên đề nghiên cứu.
  • 2. 2 2 - Nghiên cứu những vấn lý luận cơ bản về phương pháp lập báo cáo, phân tích báo cáo tài chính - Phân tích, đánh giá tình hình lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt - Giải pháp nâng cao, hoàn thiện lập và phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt - Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Minh Phát Đạt - Khái quát những vấn đề tổng quan về lập báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này - Đóng góp ý kiến để công tác lập báo cáo và phân tích hoạt động tài chính của công ty được nâng lên cao hơn III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Lập và phân tích báo cáo tài chính b) Phạm vi nghiên cứu: Lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của công ty TNHH Minh Phát Đạt - Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty - Về nội dung : Lập và phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trong các báo cáo tài chính 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Thuyết minh báo cáo tài chính 5. Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn 6. Một số bảng biểu khác 7. Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ công ty c) Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu lập và phân tích tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt của năm 2011 và số liệu cùng kỳ trong năm 2010 IV. Phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính. - Điều tra thống kê: là thống kê các số liệu trong phòng kế toán tài chính và trên địa bàn thực tập. - Phương pháp phỏng vấn: là phỏng vấn những người có trách nhiệm để hiểu rõ tình hình hoạt động và thông tin về đối tượng nghiên cứu - Phương pháp so sánh: để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và đơn vị. - Phương pháp tỷ số: là số phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Dựa vào số liệu thu nhập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự
  • 3. 3 3 biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm so sánh với một chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chinh và phân tích tại doanh nghiệp: Tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính nhằm tổng hợp và đánh giá một cách khái quát tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu… và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra những giải pháp hữu hiệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của thời kỳ tương lai. 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nàh cho vay, cơ quan thuế….. 1.1.2. Ý nghĩa báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính ở một góc độ khác nhau. - Đối với nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở tính thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Để thực hiện điều này, các nhà quản lý phải công bố công khai ra các thông tin qua báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: Nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi báo cáo tài chính với ly do. Họ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết và họ cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay của mình. - Đối với các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do mà lo lắng rằng các nha quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài
  • 4. 4 4 chính do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp nhận vì lý do cần vốn. Như vậy báo cáo tài chính đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán viên độc lập. 1.1.3. Yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính: - Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng đắn với mẫu biểu Nhà nước đã quy định, có đầy đủ chữ kỹ của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan thuế để bảo đảm tính pháp lý của báo cáo. - Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo phải thống nhất về số liệu giữa các báo cáo khác nhau của một chỉ tiêu nào đó. - Báo cáo tài chính phải lập và gửi đúng hạn quy định cho từng báo cáo cụ thể 1.1.4. Chuẩn mực kế toán liên quan theo VAS. Quy định tại Chuẩn mực kế toán 21 trình bày báo cáo tài chính gồm: - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy khi: Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. Trình bày khách quan, không thiên vị. Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.2. Hệ thống báo cáo tài chính, thời hạn lập và gửi báo cáo. 1.2.1. Báo cáo tài chính :  Là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thông nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu, hệ thống các chỉ tiêu phương pháp lập, nơi gửi và thời gian gửi.  Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm 4 báo cáo sau đây: - Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B 01 – DN)
  • 5. 5 5 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B 02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu sổ B 03 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu sổ B 09 – DN) 1.2.2. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính:  Tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc thì ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty  Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ). Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ sẽ được thực hiện từ năm 2008.  Các công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tào chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định hiện hành, ngoài ra còn phải lập báo cáo hợp nhất kinh doanh theo quy định hiện hành. 1.2.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính.  Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác – thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.  Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 1.2.4. Nơi nhận báo cáo tài chính.  Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chinh cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính ( Tổng cục Thuế )  DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với DN khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.  Đối với các DN mà luật pháp quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các DN đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và DN cấp trên.
  • 6. 6 6 Các loại hình Doanh Nghiệp Kỳ lập báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan Tài chính Cục thuế Cơ quan thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký KD 1. DNNN Quý, Năm X X X X X 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài Năm X X X X X 3. Các loại DN khác Năm X X X X Hình 1.1: Nơi nhận báo cáo 1.3. Phƣơng pháp lập Báo cáo tài chính. 1.3.1. Bảng cân đối kế toán. 1.3.1.1. Khái niệm:  Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.  Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toan có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Đặc điểm của Bảng cân đối kế toán.  Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất.  Phản ánh tình hình tài chính theo hai cách phân loại: Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.  Phản ánh tài sản, nguồn vốn dưới hình thái giá trị (dùng thức đo bằng tiền )  Phản ánh tài sản, nguồn hình thành tại một thời điểm được quy định ( cuối tháng, cuối quý, cuối năm) 1.3.1.3. Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán: Khi lập Bảng cân đối kết toán, ngoài những nguyên tắc kế toán được thừa nhận, những quy định tại chuẩn mực kế toán số 21, kế toán cần tuân thủ thêm các nguyên tắc sau:  Đối với DN có chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • 7. 7 7 - Loại dài hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.  Đối với DN có chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. - Loại ngắn hạn: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường  Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh đẻ phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các Tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần  Phản ánh tất cả việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết: Tiến hành khóa sổ kế toán; Tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và các tài khoản phân tích; Kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan bảo đảm khớp đúng.  Phải nắm vững một số trường hợp ngoại lệ được quy định dưới đây để phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp: - Các TK 129,139,159,214,229: Mặc dù có số dư bên Có nhưng được ghi trong ngoặc đơn ở bên “ Tài sản” (giảm trừ) - Các TK 412,413,421: Có thể có số dư bên có hoặc bên Nợ nhưng được ghi bên “Nguồn vốn”. Nếu các TK này có số dư bên Có thì ghi bình thường, ngược lại có số dư bên Nợ thì ghi trong ngoặc đơn để trừ đi. - Khoản trả trước cho người bán và khoản đang nợ người bán, khoản người mua đang Nợ và khoản người mua ứng trước tiền không được bù trừ khi lập Bảng cân đối kế toán mà phải dựa vào các sổ chi tiết để phản ánh vào từng chỉ tiêu phù hợp với quy định. 1.3.1.4. Kết cấu của bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN ): Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Phần Tài sản và Nguồn vốn. Phần Tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị Tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A.Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Nguồn vốn được chia ra. A. Nợ phải trả
  • 8. 8 8 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.3.1.5. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán. - Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết ở thời điểm lập báo cáo. - Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước. Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( Mã số 100 ) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 trong đó: I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 110 )  Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 trong đó: 1. Tiền ( Mã số 111 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111, 112, 113. 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 112 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK 121 ( có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng ) II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn ( Mã số 120 ):  Mã số 120 = Mã số 121 + Mã sô 129  Phản ánh các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn trên ba tháng và dưới một năm, gồm: Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn. Đầu tư ngắn hạn khác. 1. Đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 121 ): số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK 121, TK 128 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 129 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 129 ( ghi bằng số âm ). III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130 ) ( thời hạn thanh toán dƣới một năm ):  Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã sô 134 + Mã số 135 + Mã số 139  Phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới một năm, gồm: 1. Phải thu khách hàng ( Mã số 131 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 131. 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán ( Mã số 132 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 1368. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 337.
  • 9. 9 9 5. Các khoản phải thu khác ( Mã số 135 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK 1385, 1388, 334, 338. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 139 ( ghi bằng số âm ) IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140 ):  Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149  Phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho, gồm: 1. Hàng tồn kho ( Mã số 141 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu số dư Nợ các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 159 ( ghi bằng số âm ). V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154 + Mã số 158 ), gồm: 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn ( Mã số 151 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 142. 2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ ( Mã số 152 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 133. 3. Thuế và các khoản phải thu nàh nƣớc ( Mã số 154 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK 1381, 141, 144. B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 ) gồm: I. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210 ):  Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã sô 219.  Phản ánh toàn bộ giá trị các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm, hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh, gồm: 1. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 131 theo sổ chi tiết phải thu khách hàng dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trƣợc thuộc ( Mã số 212 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 1361. 3. Phải thu nội bộ dài hạn ( Mã số 213 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư TK 1368 4. Các khoản phải thu dài hạn khác ( Mã số 218 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 1388, 331,338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( Mã số 219 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 139 ( ghi số âm ) II. Tài sản cố định ( Mã số 220 ):  Mã số 220 = 221 + 224 + 227 + 230
  • 10. 10 10  Phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ và chi phí xây dựng dở dang, gồm: 1. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 ): phản ánh giá trị còn lại. Nguyên giá ( Mã số 222 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 211 Giá trị hao mòn lũy kế ( Mã số 223 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 2141 ( ghi số âm ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224 = 225 + 226 ): Phản ánh giá trị còn lại. Nguyên giá ( Mã số 225 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 212. Giá trị hao mòn lỹ kế ( Mã số 226 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 2142 ( ghi số âm ). 3. Tài sản cố định vô hình ( Mã số 227 = 228 + 229 ): Phản ánh giá còn lại. Nguyên giá ( Mã số 228 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 213. Giá trị hao mòn lũy kế ( Mã số 229 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 2143 ( ghi số âm). 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Mã số 230 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 214. III. Bất động sản đầu tƣ ( Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 ):  Nguyên giá ( Mã số 241 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 217.  Giá trị hao mòn luỹu kế ( Mã số 242 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 2147 ( ghi số âm ). IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 250 ):  Mã số 250 = 251 + 252 + 258 + 259.  Phản ánh toàn bộ giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn, gồm: 1. Đầu tƣ vào công ty con ( Mã số 251 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu số dư Nợ TK 221. 2. Đầu tƣ vào công ty liên kết liên doanh ( Mã số 252 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ các TK 222, 223. 3. Đầu tƣ dài hạn khác ( Mã số 258 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 228 ( nắm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết ). 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 259 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 229 ( ghi số âm ). V. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260 = 261 + 262 + 268 ) gồm: 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn ( Mã số 261 ): Số liệu ghi để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 242. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại ( Mã số 262 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ TK 243. 3. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 268 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 244. TỐNG CỘNG TÀI SẢN ( Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 )
  • 11. 11 11 Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ ( Mã số 300 = Mã sô 310 + Mã số 330 ) I. Nợ ngắn hạn ( Mã số 310 ):  Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320  Phản ánh tổng giá trị những khoản nợ có thời gian thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, gồm: 1. Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 331, 315. 2. Phải trả cho ngƣời bán ( Mã số 312 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có 331. 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc ( Mã số 313 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 131, 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc ( Mã số 314 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 333. 5. Phải trả ngƣời lao động ( Mã số 315 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 334 6. Chi phí phải trả ( Mã số 316 ): Số liêu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 335. 7. Phải trả nội bộ ( Mã số 317 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 336. 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 318 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 337. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ( Mã số 319 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 338, 138. 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn ( Mã số 320 ): Số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 352. II. NỢ DÀI HẠN ( Mã số 330 ):  Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337  Phản ánh tổng giá trị những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, gồm: 1. Phải trả dài hạn ngƣời bán ( Mã số 331 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 331. 2. Phải trả dài hạn nội bộ ( Mã số 332 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 336 3. Phải trả dài hạn khác ( Mã số 333 ): Số liệu để ghi vào là số dư Có TK 338, 344. 4. Vay và nợ dài hạn ( Mã số 334 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 341, 342 và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả(Mã số 335):Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 347
  • 12. 12 12 6. Dự phòng trợ cấp mất việc ( Mã số 336 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư có TK 351. 7. Dự phòng phải trả dài hạn ( Mã số 337): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư TK 352. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 ) trong đó : I. Vốn chủ sở hữu ( Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 ) gồm: 1. Vốn đầu tƣ của sở hữu ( Mã số 411 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 4111. 2. Thặng dƣ vốn cổ phần ( Mã số 412 ): Số liệu để ghi chỉ tiêu là số dư Có TK 4112 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 4112 ( ghi số âm ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu ( Mã số 413 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ ( Mã số 414 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ 419 ( ghi số âm ) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( Mã số 415 ): Số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 412 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 412 ( ghi số âm ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số 416 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 413 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 413 ( ghi số âm ). 7. Quỹ đầu tƣ phát triển ( Mã số 417 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 414. 8. Quỹ dự phòng tài chính ( Mã số 418 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 415. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu(Mã số 419): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 418 10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối ( Mã số 420 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 421 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 421 ( ghi số âm ). 11.Ngồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ( Mã số 421 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 441. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác ( Mã số 430 ):  Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433  Phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi, tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 1. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi ( Mã số 431 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 431. 2. Nguồn kinh phí ( Mã số 432 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số chênh lệch giữa số dư Có TK 461 với số dư Nợ TK 161 ( ghi số dương ), nếu số dư Nợ TK 161 lơn hơn số Có TK 461 ( ghi số âm ). 3. Ngồn kinh phí đã hình thành TSCĐ ( Mã số 433 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có TK 466.
  • 13. 13 13 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 ) TỘNG CỘNG TÀI SẢN ( Mã số 279 ) = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( Mã số 440 ) 1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.3.2.1. Khái niệm: báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 1.3.2.2. Nguồn số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:  Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước.  Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại đến loại 9. 1.3.2.3. Nội dung và phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 511, 512. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 521, 531, 532, 3332, 3333 hoặc tổng số phát sinh bên Nợ TK 511. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 ): 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 ) 6. Doanh thu hoạt động tài chính ( Mã số 21 ): Số hiệu để ghi vào chỉ tiêu là là tổng phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng bên Có TK 911. 7. Chi phí tài chính ( Mã số 22 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 635 đối ứng bên Nợ TK 911. 8. Chi phí vay ( Mã số 23 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là sổ kế toán chi tiết TK 635. 9. Chi phí quản lý bán hàng ( Mã số 24 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số tổng phát sinh bên Có TK 641 đối ứng bên Nợ TK 911. 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Mã số 25 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 642 đối ứng bên Nợ TK 911. 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – MÃ số 22 – Mã số 24 – Mã số 25 ): 12. Chi phí thu nhập khác ( Mã số 31 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911. 13. Chi phí khác ( Mã số 32 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh Có TK 811 đối ứng với Nợ TK 911. 14. Lợi nhuận khác ( Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 ):
  • 14. 14 14 15. Tổng lợi nhuận kế toán kế toán trƣớc thuế ( Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 ): 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành ( Mã số 51 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng bên Nợ TK 911. 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại ( Mã số 52 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng bên Nợ TK 911. 18. Lợi nhuận sau thuế TNDN ( Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52 ): 1.3.3. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. 1.3.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng:  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng loại hoạt động như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.  Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bày cho người sử dụng biết tiền tệ được sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo.  Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là giúp cho người sử dụng phân tích, đánh giá và dự đoán các mặt sau: Đánh giá khả năng tạo ra tiền. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi qua việc DN mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay…trong kỳ kế toán. Báo có lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch. 1.3.3.2.Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)  Theo phƣơng pháp trực tiếp ( Mẫu sổ B03 – DN ). I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác ( Mã số 01 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 511, TK515 - Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 131 (chi tiết bán hàng kỳ trước thu được trong kỳ này) - Số phát sinh nợ TK 111, TK 112 đối ứng với số phát sinh có TK 331 (chi tiết đối với những khoản khách hàng trả trứoc tiền mua hàng ) Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương 2. Tiền chỉ trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số 02):Tổng số tiền đã trả trong kỳ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
  • 15. 15 15 - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ưng với Nợ TK 331, 152, 153, 156 Chỉ tiêu này được được ghi bằng số âm ( * ) 3. Tiền chỉ trả cho ngƣời lao động ( Mã số 03 ): tổng số tiền đã trả cho người lao động ( Thanh toán hoặc tạm ứng ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111 đối ứng Nợ TK 334 ( phần chi trả cho người lao động). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 4. Tiền chi trả lãi vay ( Mã số 04 ): Tổng số lãi vay đã trả trong kỳ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 635 Chỉ tiêu này được ghi nhận số âm (*) 5. Tiền chi nộp thuế TNDN ( Mã số 05 ):Tổng số tiền đã nộp thuế trong kỳ ( Thuế kỳ này, thuế còn Nợ và nộp trước ). Số liệu để ghi và chỉ tiêu này đƣợc lấy từ : - Số phát sing Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 3334 - Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*). 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 06 ): Tổng số tiền thu từ các khoản khác ( Ngoài tiền thu ở Mã số 01 ), như: - Tiền thu về được bồi thường, được phạt. - Tiền thưởng, hỗ trợ và các khoản phải thu khác. - Tiền thu do được hoàn thuế GTGT. - Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược. - Tiền thu được hồi các khoản đưa đi ký cược, kỹ quỹ. - Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. - Tiền nhận được ghi tăng các quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 711, 133, 3386, 344, 144, 244, 461, 415, 431, 136, 138, 112, 111… Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương. 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh ( Mã số 07 ): Tổng số tiền đã chi về các khoản khác ( Ngoài tiền chi ở Mã số 02, 03, 04, 05 ), như: - Tiền chi bội chi thường, bị phạt, các khoản chi khác. - Tiền nộp các loại thuế ( Không bao gồm thuế GTGT ). - Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất. - Tiền chi đưa ký cước, kỹ quý. - Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ. - Tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc.
  • 16. 16 16 - Tiền chi trực tiếp bẳng nguồn vốn dự phòng phải trả. - Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 811, 333 ( không bao gồm thuế TNDN), 144, 244, 3386, 334, 351, 352, 431, 414, 415, 335, 336…ngoài các khoản chi tiết liên quan đến hoạt động SXKD đã phan ánh ở mã số 02, 03, 04, 05. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 20 ): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi. - Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi dấu ngoặc đơn. - Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã sô 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác ( Mã số 21 ): - Tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. - Tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn háo thành TSCĐ vô hình. - Tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản. Sô liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 211, 213, 217, 241, 228 ( theo chi tiết ), TK 331, 341 ( chi tiết thanh toán cho người cung cấp TSCĐ ). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*). 2. Tiền thu thanh lý, nhựng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác ( Mã số 22 ): - Cắn cứ vào số tiền thuần đã thu Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Khoản chênh lệch giữa thu về thanh lý nhượng bán với chi cho thanh lý, nhượng bán Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương ( Nếu thu > chi ) Chi tiêu này được ghi bằng số âm (*) ( Nếu thu < chi ) 3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23): - Tổng số tiền chi cho bên khác vay - Tiền chi mua công cụ nợ của đơn vị khác (Trái phiếu, tính phiếu, kỳ phiếu…) - Chú ý: chi tiêu này không bao gồm chi mua công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và công cụ nợ vì mục đích thương mại. Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ:
  • 17. 17 17 - Số phát sinh CÓ các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 128, 228 (theo chi tiết) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ cho đơn vị khác (Mã số 24): - Căn cứ vào tổng số tiền thu hồi lại số tiền gốc đã cho vay - Bán lại hoặc thanh toán các công cụ nợ - Chú ý: Chỉ tiêu này không bao gồm thu từ bán công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền, và công cụ nợ vì mục đích thương mại. Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 121, 128, 228, 515 Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương 5. Tiền chi đầu tƣ vốn vào đơn vị khác (Mã số 25): - Tổng số tiền chi đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác như: Mua cổ phiếu, góp vốn công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát , công ty liên kết… - Chú ý: Không bao gồm chi mua cổ phiếu vì múc đích thương mại Số liệu để ghi vào chi tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 121, 221, 222, 223, 128, 228 9 (theo chi tiết), kể cả chi phí góp vốn (phần đối ứng với Nợ TK 635) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 6. Tiền thu hồi đầu tƣ vào đơn vị khác (Mã số 26): - Căn cứ vào tổng số tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác - Chú ý: Chỉ tiêu này không bao gồm thu từ bán cổ phiếu vì mục đích thương mại Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Sô phát sinh Nợ các TK 111, 112 113 đối ứng Có các TK 121, 221, 222, 223,128, 228 (theo chi tiết) Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương 7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia (Mã số 27): - Số tiền thu các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi - Số tiền thu lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…) - Cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 515 Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ (Mã số 30): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi - Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn - Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27
  • 18. 18 18 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: 1. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu (Mã số 31): - Tổng số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu - Tiền góp vốn của các chủ sở hữu - Tiền thu do nhà nước cấp - Chú ý: Không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận góp vốn bằng tài sản Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 411 Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32): - Tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn - Mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành để hủy hoặc dủng làm cổ phiếu quỹ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 411, 419 Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc (Mã số 33): - Tổng số tiền đã nhận do đi vay tín dụng - Số tiền thực thu đối với khoản vay bằng trái phiếu Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 311, 341, 342, 343 Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương 4. Chi trả nợ gốc vay (Mã số 34): - Tổng số tiền đã trả nợ gốc vay Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 311, 315, 341, 342, 343 Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 5. Chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35): - Tổng số tiền đã trả nợ thuê tài chính Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 315, 342 Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) 6. Cổ tức lợi nhuận đã trả (Mã số 36): - Tổng số tiền đã trả cổ tức và lợi nhuận Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Số phát sinh Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 421 Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*)  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ:
  • 19. 19 19 - Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu giữa tổng số tiền chi - Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn - Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34+ Mã số 35+ Mã số 36 IV. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ: 1. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50): - Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi từ ba loại hoạt động trên - Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn - Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40 2. Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ (Mã số 60): - Lấy từ chỉ tiêu “ Tiền và tương đương cuối kỳ” của báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập vapf cuối kỳ trước. Hoặc tổng hợp số dư đầu kỳ các TK 111, 112, 113 và các tài khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền vào đầu kỳ. 3. Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61): - Tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền vào cuối kỳ… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc lấy từ: - Sổ kế toán các TK 111, 112, 113 - Sổ kế toán tài khoản 121 (Tương đương tiền) Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương (Nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá ghi nhận trong kỳ) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (*) (Nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá ghi nhận trong kỳ) 4. Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (Mã số 70): - Căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển (Mã số 110, “số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế toán) - Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã sô 61 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHÁT ĐẠT 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát Đạt. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Minh Phát Đạt được thành lập từ năm 2000 tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Minh Hà Tên công ty: Công ty TNHH Minh Phát Đạt Tên giao dịch: Minh Phat Dat Limited Liability Company Điện thoại: 04-37343283 Fax: 04-37343284 Tên viết tắt: MPD LLC Email: minhphatdatllc@.com.vn Trụ sở chính: Số 14 chung cư 5 tầng, phường Hóa An, Tp. Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai
  • 20. 20 20 Sau 10 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH Minh Phát Đạt đã thiết lập quan hệ với hàng trăm các đối tác trong và ngoài nước đặc biệt với các tập đoàn,tổng công ty xây dựng công nghiệp nhà nước có tiếng,bên cạnh đó công ty cũng đã có một số công trình xây dựng bên Cambodia. Khách hàng truyền thống của Minh Phát Đạt hiện tại có trên 30 doanh nghiệp vừa và nhỏ với tình hình hoạt động và khả năng trả nợ rất tốt. Bên cạnh đó việc duy trì phát triển mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng cũng được công ty chú trọng, cụ thể là: Ngoài ra công ty cũng giữ mối quan hệ rất tốt với nhiều ngân hàng khác như: ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, ngân hàng công thương…. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng trở nên thuận lợi và phát triển vượt bậc, lĩnh vực và thị trường kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuỳ từng thời điểm và điều kiện cụ thể mà công ty con tiến hành thêm một số hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép mà mang lại lợi ích cho công ty cũng như cho Ngân sách Nhà nước. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh VN chúng ta hiện là nước đang phát triển, vì thế nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng còn rất lớn, đó chính là thị trường, là cơ hội cho các công ty xây dựng nói chung và Minh Phát Đạt nói riêng. Chính vì thế công ty không ngừng nâng cao khả năng sản xuất,đầu tư phát triển để vươn xa hơn, với nhiều thành quả lớn,công trình công ty hoàn thiện xong với uy tín cao,đảm bảo tốt tại tỉnh và thành phố lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương,Long An…. Ví dụ dự án cung cấp đá xây dựng, thi công phần móng của tòa nhà Bitexco, thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Bonchuxa 4, Sông Tranh, đường tuần tra biên giới dọc Tây Nguyên và các tỉnh phía Tây…. . Dự kiến năm 2012 công ty vẫn tiếp tục hoàn thành sớm các công trình đang thi công như công trình cầu Hóa An, Thủy điện Đakmin 2, các dự án góp vốn BĐS tại TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và có kế hoạch vươn ra xa các dự án phía bắc mà từ xưa nay rất khó tiếp cận,như các dự án đường vành đai 2 Hà Nội,đường cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội… - Nhiệm vụ chủ yếu của công ty: Khai thác tại các mỏ đá phục vụ cho các dự án xây dựng, hoặc bán cho các dự án,công ty khác có nhu cầu Tổng thầu dự án đầu tư xây dựng công nghiệp Tư vấn xây dựng Buôn bán cho thuê các thiết bị máy móc xây dựng Đầu tư các dự án BĐS dưới hình thức góp vốn với công ty bạn Song song với hoạt động này công ty sẽ còn tiếp tục đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên, tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, học hỏi chuyên gia xây dựng, kiến trúc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu xây dựng. Chính vì thế nguồn nhân lực rất quan trọng với công ty. Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty được phân theo trình độ học vấn – chuyên môn như sau:
  • 21. 21 21 Trên ĐH : 4 người Đại học – Cao đẳng: 73 người Trung cấp : 56 Cấp 3 trở xuống : trên 700 người Tổng cộng : Trên 833 người 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh ở công ty TNHH Minh Phát Đạt. Việc xây dựng tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng bởi đội ngũ cán bộ quản lý có tốt, có trình độ chuyên môn cao thì công việc mới đạt hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Minh Phát Đạt được tổ chức dưới dạng các phòng ban, các bộ phận có quan hệ mật thiết, giúp đỡ hỗ trợ để công việc đạt hiệu quả cao. Theo Quyết định 87/ MPĐ - 2003 ngày 10/03/2003, tổ chức bộ máy của công ty như sau. Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Minh Phát Đạt.  Ban Giám đốc - Giám đốc ( 1 người ) : điều hành công việc kinh doanh hằng ngày là người có vị trí cao nhất ở công ty. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Hành Chính Bộ phân thi công Phòng kinh doanh và Marketing Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Phòng cung ứng vật tư, dự toán
  • 22. 22 22 - Phó giám đốc ( 2 người ) : gồm phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật theo sự phân công và ủy quyền  Các phòng ban : - Phòng kế toán – tài chính: có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện công tác Tài chính, kế toán trong toàn công ty theo Pháp luật và những quy định hiện hành của Bộ tài chính. - Phòng công ứng vật tư, dự toán: có trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ hoạt động xây dựng, thi công tại các đội xây dựng và các phòng ban theo định mức được duyệt. Kiểm tra rà soát theo định kỳ toàn bộ trang thiết bị máy móc của công ty, kiểm duyệt dự toán kế hoạch chi phí trước mỗi dự án. - Phòng hành chính: có trách nhiệm về công tác nhân sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT, và công tác quản lý hành chính quản trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị văn phòng phẩm, tiếp nhận, vận chuyển công văn, đóng dầu văn bản đi – đến theo quy định của công ty. - Bộ phận thi công: Quản lý kỹ thuật công ty và thiết bị các công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chung của cấp có thẩm quyền. Có chức năng lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ và văn bản đến người có quyết định đầu tư, xin giấy phép đầu tư. Theo dõi tiến độ thi công xây lắp, duyệt quyết toán, công trình hoàn thành. Quản lý kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động tại các công trường. - Phòng kinh doanh và Marketing: Tìm kiếm thị trường, công trình đấu thầu. Phụ trách thông tin, quảng cáo hình ảnh, uy tín của công ty.  Đội xây dựng: Thực hiện và tổ chức thi công theo yêu cầu của giám đốc giao. Thanh toán hợp đồng khoán cho công ty. Thông tin các phiếu nhập, xuất lên phòng kế toán. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty. a.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu và khối lượng công việc của công ty, hiện nay phòng tài chính kế toán gồm có 5 thành viên được phân công theo từng phần hành, công việc cụ thể: Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và NVL, CCDC Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành Kế toán quỹ và công nợ
  • 23. 23 23 Quan hệ chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Minh Phát Đạt. Trong đó:  Kế toán trưởng ( 1 người ): Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công việc hàng ngày của kế toán viên. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính năm Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của toàn công ty. Cung cấp kịp thời thông tin cho Ban giám đốc, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp…phục vụ cho việc nhanh chóng ra quyết định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Kế toán TSCĐ và NVL, CCDC: Lập sổ TSCĐ của công ty. Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có. Tinh và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý . Quản lý các công cụ dụng cụ đã xuất dùng hoặc dự trữ tại kho. Kế toán thuế: tính đúng, đủ và giúp giám đốc các khoản phải thanh toán nghĩa vụ cho nhà nước theo quý ( năm ) đúng quy định về thuế.  Kế toán quỹ và công nợ; Theo dõi doanh thu thực hiện của doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ, thanh toán các khoản nợ của công ty với bên ngoài và theo dõi các khoản nợ của khách hàng với công ty Có nghĩa vụ giữ tiền mặt của công ty tại quỹ. Kiểm tra đối chiếu các chứng từ ngân hàng  Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành: Tập hợp các tài liệu của từng phần hành kế toán vào sổ kế toán tổng hợp, theo dõi kiểm tra các nguồn vốn, lập báo cáo kế toán. Theo dõi các hợp đồng kinh tế. Đồng thời kiêm phần hành kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp số liệu và sử lý số liệu do các đội trưởng đội xây dựng thi công dưới các công trình đưa lên. Lựa chọn phương án tính giá thành và đối tượng tính giá thành. Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang.  Kế toán tiền lương.
  • 24. 24 24 Tính và nộp đủ tiền lương của công nhân viên, và BHXH, BHYT cho cơ quan thuế. Thanh toán tiền lương, chế độ.. cho cán bộ công nhân viên của công ty. 1.2.2 Hình thức kế toán.  Công ty sử dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung Trình bày ghi sổ kế toán theo hình thức: 1. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ 2. Trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung. 3. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. 4. Đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan 5. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. 6. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Ghi chú: Ghi hằng ngày Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
  • 25. 25 25 Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Cty Minh Phát Đạt Nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu nhanh nhạy trong việc cung cấp thông tin, kế toán máy đang trở nên ngày càng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty TNHH Minh Phát Đạt hiện nay cũng đang áp dụng hình thức Nhật ký chung với phần mềm kế toán hỗ trợ AC Soft. Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc của nhân viên kế toán trong phòng đồng thời làm tăng tính chính xác về số liệu của các sổ kế toán, báo cáo kế toán cung cấp. Với sự phong phú của thị trường phần mềm kế toán hiện nay, phần mềm kế toán AC Soft cũng có nhiều sự cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, đảm bảo cập nhật chế độ mới nhất của Bộ tài chính đồng thời cũng để nâng cao sức cạnh tranh của AC Soft với các phần mềm kế toán khác Việc tra cứu trên AC Soft vừa có thể theo mã lại vừa có thể theo tên rất thuận tiện trong trưòng hợp mã khó nhớ thì ta có thể nhớ tên rồi tra cứu ra mã.Chương trình còn kiết xuất ra Excel có dòng tổng hợp vì thường khi kết xuất ra Excel ta phải dùng hàm để cộng số liệu do dòng tổng cộng không được hiển thị trên Excel. Trong công tác kế toán hiện nay, căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, Phòng kế toán căn cứ vào quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp phải lập:Báo cáo tài chính năm(từ 1/1 → 31/12 hàng năm) - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 → 31/12 hàng năm.
  • 26. 26 26 - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam. pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá, khấu hao: đường thẳng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê thường xuyên 2.2.Thực trạng lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH Minh Phát Đạt. 2.2.1. Quy trình lập lập báo cáo tài chính tại công ty Bƣớc 1. Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán - Tiếp nhận chứng từ, báo cáo của doanh nghiệp chuyển giao - Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán - Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu chuyển chứng từ - Vào sổ công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi - Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hóa, sản phẩm - Tập hợp chi phí và tình giá thành của từng dịch vụ, sản phẩm - Lập các chứng từ kế toán : Nhập, xuất, thu, chi - Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hóa - Lập mẫu biểu phân bổ, khấu hao TSCĐ, CCDC… theo quy định - Lập bảng lương, các mãu biểu liên quan đến lao động - Lập sổ cái các tài khoản kế toán - Lập sổ Nhật Ký Chung - Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán Bƣớc 2. Lập báo cáo tài chính Sau khi có Nhật ký chung công ty sẽ lập Bảng cân đối số phát sinh dựa vào các sổ, bảng này công ty sẽ lập báo cáo tài chính bao gồm các bảng sau - Bảng cân đối kế toán - Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Bảng lưu chuyển tiền tệ - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Bƣớc 3. Hoàn thiện - In Báo cáo tài chính xin chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp - Nộp Báo cáo tại cơ quan thuế 2.2.2. Ví dụ thực tế và các chứng từ liên quan. 2.2.2.1. Lập sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Trong năm 2011 có rất nhiều nghiệp vụ xảy ra e xin nêu một số ví dụ trong Nhật Ký Chung của công ty trong năm 2011 1. Ngày 10/01/2011 mua 10000 lít dầu D.O với giá 13.172,73 đồng/lít kèm phí xăng dầu 500 đồng/lit, VAT 10% cho công trình Bảo Lộc. 2. Ngày 10/01/2011 Thanh toán tiền hàng mua đá của Công ty CP Đá Hoa Tân AN tháng 12 năm 2010 là 89.270.000 đồng.
  • 27. 27 27 3. Ngày 29/01/2011 Nhận chuyển khoản từ Công ty TNHH Hùng Vương về trả tiền cung cấp đá cát thi công công trình Long An là 1.119.000.000 đông từ ngân hàng Công Thương Việt Nam với phí dịch vụ 220.000 đồng bao gồm VAT 10%. 4. Ngày 14/02/2011 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng Agribank là 150.000.000 đồng để thanh toán tiền dầu tháng 1 cho Doanh nghiệp Tư Nhân Vĩnh Phước 5. Ngày 16/06/2011 Thuê xe lu rung từ ngày 01/06/2011 đến 15/06/2011 ( Hợp đồng số 012/2011 ngày 14/05/2011) với đơn giá 22.272.273 đồng trên 1 tháng với số tiền trên HĐGTGT là 11.363.637 đồng VAT 10% 6. Ngày 16/08/2011 Bán đá loại 2*4 số lượng 1.093 khối đơn giá 318.181,818 đồng /khối và cát bê tông 282 khối đơn giá 231.818,181 đồng/khối VAT 10%. 7. Ngày 29/08/2011 Mua 287,41 kg thép tấm SQC đơn giá 13.962 đồng/kg VAT 10%. Công ty TNHH Minh Phát Đạt SỔ NHẬT KÝ CHUNG 014. chung cư 5 tầng số 1, Hóa An, Biên Hòa Năm 2011 Chứng từ Tài khoản Số CT Ngày CT Diễn giải Nợ Có Số Tiền CN01037 10/1/2011 Mua dầu D.O cho CT 6278 1111 131,727,300 CN01037 10/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1111 13,172,700 VBCV01026 10/1/2011 Thanh tóan tiền hàng 331111 1121 89,270,000 CTNV01005 29/1/2011 Nhận chuyển khỏan từ khách hàng 131111 1121 1,119,000,000 VBV01009 29/1/2011 Phí chuyển tiền 6351 1121 200,000 VBV01009 29/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1121 20,000 00325 14/2/2011 Nộp tiền mặt vào TK ngân hàng 1121 1111 150,000,000 NNCV02046 14/2/2011 Thanh tóan tiền hàng 331111 1121 150,000,000 CN06063 17/1/2011 Thuê xe lu rung cho CT 6278 331111 11,363,637 CN06063 17/1/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 331111 1,136,363 0094531 16/8/2011 Doanh thu cung cấp đá 1311 5111 413,145,455 0094531 16/8/2011 Thuế GTGT đầu ra 1311 33311 41,145,455 CN08091 30/8/2011 Mua thép tấm cho CT 621 1121 4,012,818 CN08091 30/8/2011 Thuế GTGT được khấu trừ 13311 1121 401,281 Hình 1.4. Nhật ký chung Đính kèm các nghiệp vụ phát sinh này là các bộ chứng từ liên quan: ở phần phụ lục Dựa vào Nhật ký chung của năm 2011 với số phát sinh công ty sẽ lập bảng Cân đối số phát sinh đây là số liệu quan trọng nhất để lập được báo cáo tài chính ( kèm bảng cân đối phát sinh )
  • 28. 28 28 2.2.2.2.1.Cách ghi nhận bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2011 Mã số thuế: 3600879677 Ngƣời nộp thuế: Công Ty TNHH MINH PHÁT ĐẠT TT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 57,995,105, 348 39,548,734, 441 I I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (110=111+112) 110 13,249,767, 500 4,555,388,1 08 1 1. Tiền 111 V.01 13,249,767, 500 4,555,388,1 08 2 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 V.02 1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0 III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 130 13,017,670, 946 6,338,182,2 80 1 1. Phải thu khách hàng 131 13,016,356, 020 6,338,182,2 80 2 2. Trả trước cho người bán 132 0 0 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 1,314,926 6 6. Dự phòng phải thu ngắn 139 0 0
  • 29. 29 29 hạn khó đòi (*) IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 18,147,512, 213 24,713,667, 560 1 1. Hàng tồn kho 141 V.04 18,147,512, 213 24,713,667, 560 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 13,580,154, 689 3,941,496,4 93 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 536,144,115 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0 0 4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 13,580,154, 689 3,405,352,3 78 B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 2,155,985,4 79 2,104,388,2 29 I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0 4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 2,155,985,4 79 2,104,388,2 29 1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.08 2,155,985,4 79 2,104,388,2 29 - - Nguyên giá 222 5,202,314,7 95 4,685,437,2 49 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (3,046,329, 316) (2,581,049,0 20) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.09 0 0 - - Nguyên giá 225 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0 3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.10 0 0 - - Nguyên giá 228 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản 230 V.11 0 0
  • 30. 30 30 dở dang III III. Bất động sản đầu tƣ (240 = 241 + 242) 240 V.12 0 0 - - Nguyên giá 241 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 0 0 1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0 V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 0 0 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 0 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0 3 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 60,151,090, 827 41,653,122, 670 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 57,135,416, 379 37,993,475, 366 I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320 + 323) 310 57,135,416, 379 37,993,475, 366 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0 0 2 2. Phải trả người bán 312 25,046,230, 324 8,404,416,3 57 3 3. Người mua trả tiền trước 313 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 583,140,178 70,835,402 5 5. Phải trả người lao động 315 0 0 6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 0 0 7 7. Phải trả nội bộ 317 0 0 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 31,506,045, 877 29,518,223, 607 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0 II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 330 0 0
  • 31. 31 31 332 + ... + 338 + 339) 1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0 3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0 0 9 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 0 0 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 3,015,674,4 48 3,659,647,3 04 I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 421 + 422) 410 V.22 3,015,674,4 48 3,659,647,3 04 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2,500,000,0 00 2,500,000,0 00 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 515,674,448 1,159,647,3 04 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 12 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0 0 II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=432+433) 430 0 0 1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 0 0 2 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 60,151,090, 827 41,653,122, 670 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 60,151,090, 827 41,653,122, 670
  • 32. 32 32 1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0 5 5. Ngoại tệ các loại 0.00 0.00 6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án 0 0  PHẦN TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 = 57,995,105,348 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 110 )  Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 = 13,249,767,500 3. Tiền ( Mã số 111): Là tổng số dư Nợ các TK 111, 112, 113 Mã số 111 = 13,249,767,500 4. Các khoản tƣơng đƣơng tiền ( Mã số 112 ): là số dư Nợ TK 121 Mã số 112 = 0 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn ( Mã số 120 ):  Mã số 120 = 121 + 129 = 0 3. Đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 121 ): là tổng số dư Nợ các TK 121, 128 Mã số 121 = 0 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn ( Mã số 129 ): là số dư Có TK 129 Mã số 129 = 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn(Mã số 130)(thời hạn thanh toán dƣới một năm):  Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139 = 13,017,670,946 7. Phải thu khách hàng ( Mã số 131 ): là số dư Nợ TK 131 Mã số = 13,016,356,020 8. Trả trƣớc cho ngƣời bán ( Mã số 132 ): là số dư Nợ TK 331 Mã số 132 = 0 9. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133 ): là số dư Nợ TK 1368 Mã số133 = 0 10. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134 ): là số dư Nợ TK 337 Mã số 134 = 0 11. Các khoản phải thu khác ( Mã số 135 ): là số dư Nợ các TK 1385, 1388, 334, 338 Mã số 135 = 1,314,926 12. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139 ): là số dư Có TK 139 Mã số 139 = 0 IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140 ):  Mã số 140 = Mã só 141 + Mã số 149 = 18,147,512,213
  • 33. 33 33 3. Hàng tồn kho ( Mã số 141 ): là số dư Nợ các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158. Mã số 141 = 18,147,512,213 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149): là số dư Có TK 159 Mã số 149 = 0 V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150 )  Mã sô 150 = Mã số 151 + Mã số 152 +Mã sô 153 + Mã số 154 + Mã số 158 = 13,580,154,689 5. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn ( Mã số 151 ): là số dư Nợ TK 142 Mã số 151 = 0 6. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ ( Mã số 152 ): là số dư Nợ TK 133 Mã số 152 = 0 7. Thuế và các khoản phải thu nàh nƣớc ( Mã số 154 ): là số dư Nợ TK 333 Mã số 154 = 0 8. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158 ): là số dư Nợ các TK 1381, 141, 144 Mã số 158 = 13,580,154,689 B. TÀI SẢN DÀI HẠN Mã số 200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260 = 2,155,985,479 VI. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210 ):  Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 = 0 6. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211 ): là số dư Nợ TK 131 Mã số 211 = 0 7. Vốn kinh doanh ở đơn vị trƣợc thuộc ( Mã số 212 ): là số dư Nợ TK 1361 Mã số 212 = 0 8. Phải thu nội bộ dài hạn ( Mã số 213 ): là số dư Nợ TK 1368 Mã số 213 = 0 9. Các khoản phải thu dài hạn khác ( Mã số 218 ): là số dư Nợ các TK 1388, 331, 338 Mã sô = 0 10.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( Mã số 219 ): là số dư Có TK 139 Mã số 219 = 0 VII. Tài sản cố định ( Mã số 220 ):  Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 = 2,155,985,479 5. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221 = Mã số 222 + Mã sô 223 = 2,155,985,479 ) Nguyên giá ( Mã số 222 ): là số dư Nợ TK 211 Mã số 222 = 5,202,314,795 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223): là số dư Có TK 2141 Mã số 223 = (3,046,329,316) 6. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 ) = 0 Nguyên giá ( Mã số 225 ): là số dư Nợ TK 212 Mã số 225 = 0 Giá trị hao mòn lỹ kế ( Mã số 226 ): là số dư Có TK 2142 Mã số 226 = 0 7. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229) = 0
  • 34. 34 34 Nguyên giá (Mã số 228): là số dư Nợ TK 213 Mã số 228 = 0 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229): là số dư Có TK 2143 Mã số 229 = 0 8. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230): là số dư Nợ TK 241 Mã số 230 = 0. VIII. Bất động sản đầu tư (Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242) = 0  Nguyên giá (Mã số 241): là số dư Nợ TK 217 Mã số 241 = 0  Giá trị hao mòn luỹu kế (Mã số 242): là số dư Có TK 2147 Mã số 242 = 0 IX. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 250):  Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 = 0 5. Đầu tƣ vào công ty con (Mã số 251): là số dư Nợ TK 221 Mã số 251= 0 6. Đầu tƣ vào công ty liên kết liên doanh (Mã số 252): là số dư Nợ các TK 222, 223. Mã số 252 =0 7. Đầu tƣ dài hạn khác (Mã số 258): là số dư Nợ TK 228 Mã số 258 = 0 8. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 259): là số dư Có TK 229. Mã số 259 = 0 X. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268) = 0 4. Chi phí trả trƣớc dài hạn (Mã số 261): là số dư Nợ TK 242 Mã số 261 = 0 5. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262): là số dư Nợ TK 243 Mã số 262 = 0 6. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): là số dư Nợ TK 244 Mã số 268 = 0 TỐNG CỘNG TÀI SẢN(Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200) = 60,151,090,827 Phần: NGUỒN VỐN C. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330) = 57,135,416,379 III. Nợ ngắn hạn (Mã số 310):  Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 = 57,135,416,379 11.Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311): là số dư Có các TK 311, 315 Mã số 311 = 0 12.Phải trả cho ngƣời bán (Mã số 312): là số dư Có TK 331 Mã số 312 = 25,046,230,324 13.Ngƣời mua trả tiền trƣớc (Mã số 313): là số dư Có các TK 131, 3387 Mã số 313 = 0 14.Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc (Mã số 314): là số dư Có TK 333 Mã số 314 = 583,140,178 15.Phải trả ngƣời lao động (Mã số 315): là số dư Có TK 334 Mã số 315 = 0 16.Chi phí phải trả (Mã số 316): là số dư Có TK 335 Mã sô 316 = 0
  • 35. 35 35 17.Phải trả nội bộ (Mã số 317): là số dư Có TK 336 Mã số 317 = 0 18.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318): là số dư Có TK 337. Mã số 318 = 0 19.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319):là số dư Có các TK 338, 138. Mã số 319 = 31,506,045,877 20. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320): là số dư Có TK 352 Mã số 320 = 0 IV.NỢ DÀI HẠN (Mã số 330):  Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 = 0 8. Phải trả dài hạn ngƣời bán (Mã số 331): là số dư Có TK 331 Mã số 331 = 0 9. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332): là số dư Có TK 332 Mã số 332 = 0 10.Phải trả dài hạn khác (Mã số 333): là số dư Có các TK 338, 344 Mã số 333 = 0 11.Vay và nợ dài hạn (Mã số 334): là số dư Có các TK 341 Mã số 334 = 0 12.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335): là số Có TK 347 Mã số 335 = 0 13.Dự phòng trợ cấp mất việc (Mã số 336): là số dư Có TK 351 Mã số 336 = 0 14.Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337): là số dư Có TK 352 Mã số 337 = 0 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430): III. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421) = 3,015,674,448 12.Vốn đầu tƣ của sở hữu (Mã số 411): là số dư Có TK 4111 Mã số 411 = 2,500,000,000 13.Thặng dƣ vốn cổ phần (Mã số 412): là số dư Có TK 4112 (ghi số dương), nếu số dư Nợ TK 4112 (ghi số âm) Mã số 412 = 0 14.Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413): là số dư Có TK 4118 Mã số 413 = 0 15.Cổ phiếu quỹ (Mã số 414): là số dư Nợ TK 419 Mã số 414= 0 16.Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415): là số dư Có TK 412 (ghi số dương), nếu số dư Nợ TK 412 (ghi số âm) Mã số 415 = 0 17.Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416): là số dư Có TK 413 (ghi số dương), nếu số dư Nợ TK 413 (ghi số âm) Mã số 416 = 0 18.Quỹ đầu tƣ phát triển (Mã số 417): là số dư Có TK 414 Mã số 417 = 0 19.Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418): là số dư Có TK 415 Mã số 418 = 0
  • 36. 36 36 20.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419): là số dư Có TK 418 Mã số 419 = 0 21.Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (Mã số 420): là số dư Có TK 421 (ghi số dương), nếu số dư nợ TK 421(ghi số âm) Mã số 420 = 515,674,448 22.Ngồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (Mã số 421): là số dư Có TK 441 Mã số 421 = 0 IV. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430):  Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 = 0 4. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (Mã số 431): là số Có TK 431 Mã số 431 = 0 5. Nguồn kinh phí (Mã số 432) = 0 6. Ngồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433): là số dư Có TK 466 Mã số 433 = 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440 = 300 + 400) = 60,151,090,827 TỘNG CỘNG TÀI SẢN(Mã số 279) =TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(Mã số 440) 2.2.2.2.2.Cách lập bảng báo cao kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2011 Mã số thuế: 3600879677 Ngƣời nộp thuế: Công Ty TNHH Minh Phát Đạt Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu M ã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 170,289,466, 407 151,766,642, 860 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 170,289,466, 407 151,766,642, 860 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 165,111,109, 934 147,612,665, 391 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 5,178,356,47 3 4,153,977,46 9 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 498,226,622 537,127,445 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 474,856,867 217,177,679 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 8 Chi phí bán hàng 24 0 0 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,667,057,22 2 3,756,482,28 9
  • 37. 37 37 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 534,669,006 717,444,946 11 Thu nhập khác 31 106,453,104 217,303,337 12 Chi phí khác 32 0 434,606,674 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 106,453,104 (217,303,337) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50 = 30 + 40) 50 641,122,110 500,141,609 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 160,280,528 125,035,402 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 480,841,582 375,106,207 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 19. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): là tổng phát sinh Có các TK 511, 512 Mã số 01 = 170,289,466,407 20. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02): là tổng số phát sinh Có các TK 521, 531, 532, 3332, 3333 hoặc tổng số phát sinh Nợ TK 511 Mã số 02 = 0. 21. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02): Mã số 10 = 170,289,466,407 22. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ): là tổng phát sinh Có TK 632 đối ứng với Nợ TK 911. Mã số 11 = 165,111,109,934 23. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11) = 5,178,356,473 24. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): là tổng phát sinh Nợ TK 515 đối ứng với Có TK 911. Mã số 21 = 498,226,622 25. Chi phí tài chính (Mã số 22): là tổng phát sinh Có TK 635 đối ưng với Nợ TK 911 Mã số 22 = 474,856,867 26. Chi phí vay (Mã số 23): là số liệu chi tiết của TK 635 Mã số = 0 27. Chi phí quản lý bán hàng (Mã số 24): là tổng phát sinh Có TK 641 đối ứng với bên Nợ TJ 911. Mã số 24 = 0 28. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25): là tổng phát sinh Có TK 642 đối ứng với Nợ TK 911 Mã số 25 = 4,667,057,222
  • 38. 38 38 29. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24 – Mã số 25) = 534,669,006 30. Chi phí thu nhập khác (Mã số 31): là tổng phát sinh Nợ TK 711 đối ứng với Có TK 911. Mã số 31 = 106,453,104 31. Chi phí khác (Mã số 32): là tổng phát sinh Có TK 811 đối ứng bên Nợ TK 911. Mã số 32 = 0. 32. Lợi nhuận khác (Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32) = 106,453,104 33. Tổng lợi nhuận kế toán kế toán trƣớc thuế (Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40) = 641,122,110 34. Chi phí thuế TNDN hiện hành (Mã số 51): là tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 Mã số 51 = 160,280,528 35. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Mã số 52): là tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ưng với bên Nợ TK 911 Mã số 52 = 0 36. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52) = 480,841,582 a. Cách lập bảng lƣu chuyển tiền tệ. LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (THEO PHƢƠNG PHÁP TRỰC TIẾP) (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Ni ên độ tài chính năm 2011 Mã số thuế: 3600879677 Ngƣời nộp thuế: Công Ty TNHH Minh Phát Đạt Đơn vị tiền: Đồng việt nam TT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) I I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 179,348,744,148 160,040,463,880 2 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (149,139,208,579) (139,468,033,653) 3 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (19,224,831,688) (22,899,033,934) 4 4. Tiền chi trả lãi vay 04 0 0 5 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (703,009,361) (110,201,604) 6 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 106,453,104 190,952,845
  • 39. 39 39 7 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (1,436,789,695) (207,131,648) Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 8,951,357,929 (2,452,984,114) II II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (516,877,546) (41,700,938) 2 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 0 239,033,671 3 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0 4 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0 5 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0 6 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0 7 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 0 0 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ 30 (516,877,546) 197,332,733 III III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0 2 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 0 0 3 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 0 0 4 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 0 0 5 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0 6 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 0 0 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 8,434,480,383 (2,255,651,381) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 4,555,388,108 6,464,864,889 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 259,899,009 346,174,600 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối 70 VII.34 13,249,767,500 4,555,388,108
  • 40. 40 40 kỳ (70 = 50+60+61)  Theo phƣơng pháp trực tiếp ( Mẫu sổ B03 – DN ). I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Mã số 01 = 179,348,744,148 2. Tiền chỉ trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Mã số 02 = (149,139,208,579) 3. Tiền chỉ trả cho ngƣời lao động: Mã số 03 = (19,224,831,688) 4. Tiền chi trả lãi vay: Mã số 04 = 0 5. Tiền chi nộp thuế TNDN: Mã số 05 = (703,009,361) 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh: Mã số 06 = 106,453,104 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: Mã số 07 = (1,436,789,695)  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 20 ):. Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã sô 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 = 8,951,357,929 II.Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: 1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Mã số 21 = (516,877,546) 2. Tiền thu thanh lý, nhựng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Mã số 22 = 0 3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác: Mã số 23= 0 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ cho đơn vị khác: Mã số 24 = 0 5. Tiền chi đầu tƣ vốn vào đơn vị khác: Mã số 25 = 0 6. Tiền thu hồi đầu tƣ vào đơn vị khác: Mã số 26 = 0 7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia: Mã số 27 = 0  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ (Mã số 30): - Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27 = (516,877,546) III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: 1. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu: Mã số 31 = 0 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại phiếu của doanh nghiệp đã phát hành: Mã số 32 = 0 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc: Mã số 33 = 0 4. Chi trả nợ gốc vay: Mã số 34 = 0 5. Chi trả nợ thuê tài chính: Mã số 35 = 0 6. Cổ tức lợi nhuận đã trả: Mã số 36 = 0  Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính ( Mã số 40 ): - Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34+ Mã số 35+ Mã số 36 = 0 IV. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ: 1. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):