SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 94
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NÔNG TUẤN ANH
THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG
VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG
Ở TRẺ 12 TUỔI TRƢỜNG THCS NGUYỄN DU,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Tiến Công
THÁI NGUYÊN – NĂM 2015
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trong đề tài này là do chúng tôi thực
hiện một cách nghiêm túc, khách quan và dựa trên số liệu có thật đƣợc thu
thập tại trƣờng THCS Nguyễn Du – TP.Thái Nguyên
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những số liệu và kết quả trong
luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Nông Tuấn Anh
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo, Khoa y tế công cộng và các thầy cô trong các bộ môn trƣờng Đại học Y-
Dƣợc Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, tiến
hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Tiến Công, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn,
dậy dỗ và dìu dắt tôi những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng nghiên cứu khoa
học, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- UBND thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trƣờng THCS Nguyễn
Du – TP.Thái Nguyên
Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp và ngƣời thân đã luôn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Nông Tuấn Anh
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRM : Bệnh răng miệng
CS : Cộng sự
CSRM : Chăm sóc răng miệng
CSSKRM : Chăm sóc sức khỏe răng miệng
DFMT : Decayed Missing Filling Teeth
(Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn)
dmft : Decayed Missing Filling Teeth
(Sâu, mất, trám răng sữa)
GDNK : Giáo dục nha khoa
GI : Ginggival Index
KAP : Knowledge, Attitudes, Practices
(Kiến thức, Thái độ, Hành vi)
NHĐ : Nha học đƣờng
PlI : Plaque Index
SKRM : Sức khỏe răng miệng
SMT : Sâu, mất, trám
SR : Sâu răng
VL : Viêm lợi
THCS : Trung học cơ sở
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. Những hiểu biết hiện nay về bệnh sâu răng và viêm lợi ........................... 3
1.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam ..............10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng.........................................14
1.4. Can thiệp phòng chống bệnh răng miệng. ...............................................17
1.5. Vài nét về truờng THCS Nguyễn Du – thành phố Thái Nguyên.............23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..............................................24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu:...............................................................................26
2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................27
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu...................................................................27
2.6. Các tiêu chí đánh giá................................................................................28
2.7. Nội dung can thiệp ...................................................................................33
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................33
2.9. Hạn chế sai số trong nghiên cứu. .............................................................33
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu..........................................................................33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………...33
3.1. Đặc điểm đối tuợng nghiên cứu...............................................................33
3.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh ...................................34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh....................38
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.4. Hiệu quả can thiệp....................................................................................46
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ..................................................................................50
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................50
4.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh. ..................................50
4.3. Các yếu tố liên quan đến một số bệnh răng miệng của học sinh .............55
4.4. Đánh giá mức độ cải thiện KAP và tình trạng viêm lợi, mảng bám sau
GDNK. ............................................................................................................56
4.5. Một số hạn chế của nghiên cứu ...............................................................62
KẾT LUẬN.....................................................................................................63
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS…9
Bảng 1.2. Chỉ số DFMT của một số nƣớc phát triển trên thế giới ................11
Bảng 1.3. Tình trạng viêm lợi ở trẻ em Việt Nam năm 2001.........................14
Bảng 2.1. Quy ƣớc của WHO về ghi mã số SMT( DMFT) ...........................28
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số DFMT theo WHO ...............................................28
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng theo giới ...................................34
Bảng 3.3. Chỉ số SMT và cơ cấu S,M,T theo giới..........................................34
Bảng 3.4. Chỉ số GI theo giới .........................................................................35
Bảng 3.5. Tỷ lệ % học sinh có mã số GI cao nhất theo giới...........................36
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh có mã số PlI cao nhất theo giới...............................37
Bảng 3.7. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh sâu răng ........................38
Bảng 3.8. Thời điểm chải răng với bệnh sâu răng ..........................................39
Bảng 3.9. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh viêm lợi ........................39
Bảng 3.10. Thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi.........................................40
Bảng 3.11. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng...................40
Bảng 3.12. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng ......................41
Bảng 3.13. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng..................41
Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi ...................42
Bảng 3.15. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi.......................42
Bảng 3.16. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi..................43
Bảng 3.17. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng kem đánh răng ...........43
Bảng 3.18. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa ..........44
Bảng 3.19. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng kem đánh răng ...........44
Bảng 3.20. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa...........45
Bảng 3.21. Kiến thức của học sinh trƣớc và sau can thiệp.............................46
Bảng 3.22. Sự thay đổi về kiến thức chung của học sinh sau can thiệp .........47
Bảng 3.23. Thái độ của học sinh về CSRM sau can thiệp..............................47
Bảng 3.25. Thay đổi tỷ lệ viêm lợi sau can thiệp............................................48
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.26. Thay đổi tỷ lệ MBR của học sinh sau can thiệp..........................49
Bảng 4.1. So sánh với kết quả về viêm lợi của các tác giả………………….54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Keys ........................................................................................ 3
Hình 1.2. Sơ đồ WHITE ...............................................................................................4
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng ........................5
Hình 1.4. Phân loại sâu răng theo Pitts.........................................................................8
Hình 2.1. Bộ dụng cụ khám ........................................................................................27
Hình 2.2. Minh họa cách chọn răng đại diện khi lấy chỉ số GI ...............................29
Hình 2.3. Thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel.....................31
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo dân tộc...................................34
Biểu 3.2. Phân bố tỷ lệ % sâu răng theo từng răng......................................36
Biểu 3.3. Tỷ lệ và mức độ viêm lợi theo vùng lục phân..............................37
Biểu 3.4. Tỷ lệ phạm vi mảng bám răng theo vùng.....................................38
Biểu 3.5. Mức độ mảng bám răng theo giới................................................39
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân,
góp phần làm tăng chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ hạnh phúc của mỗi ngƣời.
Tuy nhiên, hiện nay sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng
miệng phổ biến nhất ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Bệnh
nếu không đƣợc điều trị, sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, đặc
biệt ở trẻ em sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe, học tập và thẩm mỹ của
trẻ sau này.
Theo báo cáo của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam tại hội nghị Nha học
đƣờng Đông Nam Á lần thứ sáu tổ chức tại Hà nội tháng 11 năm 2011 thì
Việt Nam hiện là nƣớc có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng thuộc hàng cao nhất thế
giới với 90% [56]. Theo báo cáo này, bệnh răng miệng ở trẻ em Việt Nam
hiện đang có xu hƣớng gia tăng. Sâu răng sữa ở trẻ 6-8 tuổi chiếm 84,9% với
dmft là 5,4 theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 đã tăng lên
92,2% với chỉ số sâu mất trám răng sữa là 5,7 năm 2008; Sâu răng vĩnh viễn ở
trẻ 12 tuổi là 56,5% với chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 2,1 năm 2001
[56]. Cũng theo báo cáo này, sự phát triển kinh tế xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố
nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khoẻ răng miệng của trẻ em Việt Nam nhƣ tiêu
thụ đƣờng hiện nay tăng lên 18kg/ngƣời/năm (2010) so với 6,5kg năm 1990;
tình trạng thiếu Fluor trong nƣớc vẫn chƣa đƣợc giải quyết, đặc biệt là vùng
núi và vùng sâu [56].
Chƣơng trình Nha học đƣờng (NHĐ) ở Việt Nam đã đƣợc triển khai từ
những năm 1980, trong đó Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh tuyên bố phủ kín
chƣơng trình NHĐ từ năm 2000. Chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu mà
trọng tâm là công tác nha học đƣờng (NHĐ) với một trong bốn nội dung
chính là giáo dục nha khoa nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành chăm
sóc răng miệng ở học sinh. Theo báo cáo của Hội răng hàm mặt Việt Nam,
những trƣờng làm tốt công tác Nha học đƣờng thì chỉ sau 6 năm, tỉ lệ bệnh đã
giảm đáng kể, ở trẻ 12 tuổi tỉ lệ viêm lợi giảm từ 60% xuống còn 30%, chỉ số
SMT giảm từ 2,1 xuống còn 1,0[56]. Giáo dục nha khoa (GDNK) đƣợc chứng
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
minh là biện pháp hiệu quả để kiểm soát mảng bám răng và viêm lợi [1], [4],
[6], [7], [18], [21], [44]. Nghiên cứu Tạ Quốc Đại năm 2012, sau chƣơng
trình GDNK, tỷ lệ viêm lợi của nhóm can thiệp giảm rõ rệt với chỉ số can
thiệp là 62,8%, trong khi tỷ lệ này lại tăng ở nhóm chứng [12]. Việc hình
thành thói quen ăn uống lành mạnh và chăm sóc răng miệng đúng cách cho
trẻ em nên đƣợc thực hiện càng sớm càng tốt. Do đó việc trang bị kiến thức
về chăm sóc răng miệng cho các em là việc làm cần thiết giúp kiểm soát mảng
bám răng, dự phòng sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Tuy nhiên, hiệu quả
việc thực hiện công tác NHĐ rất nhác nhau ở từng địa phƣơng. [6], [4], [20].
Trƣờng THCS Nguyễn Du là một trong số 181 trƣờng THCS trên toàn
tỉnh, trƣờng nằm trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ - trung tâm thành phố
Thái Nguyên. Học sinh trong trƣờng chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 12 đến 15.
Trong đó 12 tuổi là mốc thời gian quan trọng, là bƣớc khởi đầu của bộ răng
vĩnh viễn. Đây cũng là lứa tuổi mà WHO đã khuyến cáo về các độ tuổi then
chốt trong chăm sóc răng miệng [62]. Chƣơng trình nha học đƣờng đã đƣợc
áp dụng triển khai tại trƣờng từ năm 1994. Việc xác định thực trạng bệnh răng
miệng ở học sinh của trƣờng sau khi thực hiện chƣơng trình NHĐ và đánh giá
mức độ tác động của việc giáo dục nha khoa đến tình trạng vệ sinh răng
miệng ở học sinh là hết sức cần thiết, góp phần đƣa ra bằng chứng về xu
hƣớng mắc các bệnh răng miệng của học sinh và tìm giải pháp thích hợp để
nâng cáo chất lƣợng của chƣơng trình NHĐ hiện nay.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng một số bệnh
răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi trƣờng
THCS Nguyễn Du-Thành phố Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ một số bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi trƣờng THCS
Nguyễn Du - Thành phố Thái Nguyên năm 2014
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở đối tƣợng
nghiên cứu.
3. Đánh giá kết quả can thiệp dự phòng một số bệnh răng miệng bằng
giáo dục nha khoa cho đối tƣợng nghiên cứu.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Những hiểu biết hiện nay về bệnh sâu răng và viêm lợi
1.1.1. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá đƣợc đặc trƣng
bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng [13].[16].
1.1.1.1. Bệnh căn và sinh học bệnh sâu răng [13].[16]
Ngƣời ta cho bệnh sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên nhân, trong
đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn phải có các yếu tố thuận lợi
nhƣ chế độ ăn uống nhiều đƣờng, VSRM không tốt, tình trạng sắp xếp của
răng khấp khểnh, chất lƣợng men răng kém và môi trƣờng tự nhiên, nhất là
môi trƣờng nƣớc ăn uống có hàm lƣợng fluor thấp (hàm lƣợng fluor tối ƣu là
0,8- 0,9 ppm/lít) đã tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Trƣớc năm 1970, ngƣời ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất
đƣờng, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng
bằng sơ đồ Keys:
Hình 1.1. Sơ đồ Keys[13].[16]
Sau năm 1975, đã tìm ra đƣợc nguyên nhân của sâu răng và đƣợc
giải thích bằng sơ đồ WHITE thay thế một vòng tròn của sơ đồ KEYS chất
đƣờng bằng vòng tròn chất nền Substrate nhấn mạnh vai trò nƣớc bọt chất
trung hoà – Buffers và pH của dòng chảy môi trƣờng xung quanh răng.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ngƣời ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của Fluor khi gặp Hydroxyapatite của
răng kết hợp thành Fluoroapatite rắn chắc, chống đƣợc sự phân huỷ của
axít tạo thành thƣơng tổn sâu răng.
Hình 1.2. Sơ đồ WHITE [13].[16]
Răng: Tuổi, fluoride, dinh dƣỡng vv...
Vi khuẩn: Streptococcus mutans.
Chất nền: Các chất đƣờng, cặn bám thức ăn trên răng,
Môi trƣờng miệng: Nƣớc bọt, pH vùng quanh răng, khả năng trung hoà của
nƣớc bọt.
Theo nghiên cứu của Fejerskov O (2005) [37] còn có một số yếu tố ảnh
hƣởng đến sâu răng nhƣ nƣớc bọt (khả năng đệm, thành phần, lƣu lƣợng), sự
xuất hiện của đƣờng, pH ở mảng bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử
dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng,
kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng cũng ảnh hƣởng đến sâu răng nhƣ
Nhân chủng – xã hội học, thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức, thái độ,
hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng
miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hôi.
Chất nền
Vi khuẩn
khuẩn
Răng SR
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.3: Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng (theo
Fejerkor 2005 [37]
Ngƣời ta có thể tóm lƣợc cơ chế sinh học bệnh sâu răng bằng hai quá
trình hủy khoáng và tái khoáng. Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy.
Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện sâu
răng
SÂU RĂNG = HUỶ KHOÁNG > TÁI KHOÁNG
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các yếu tố bảo vệ:
+ Nƣớc bọt
+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca2+
, PO4
3-
quanh răng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng tốt
Các yếu tố gây mất ổn định làm
sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn đƣờng nhiều lần
+ Thiếu nƣớc bọt hay nƣớc bọt acid
+ Acid từ dạ dày tràn lên miệng
+ pH< 5
+ Vệ sinh răng miệng kém
Với sự hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học quá trình sâu răng nên hơn hai
thập kỷ qua loài ngƣời đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng.
1.1.1.3. Tiến triển của bệnh sâu răng
Sâu răng đƣợc chia làm nhiều mức độ tuỳ theo thời gian tiến triển. Nếu ở mức
độ nhẹ không điều trị sẽ tiến triển thành mức độ tiếp theo nặng hơn từ sâu men thành
sâu ngà, đến viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống, viêm xƣơng hàm.
1.1.1.4. Phân loại sâu răng [13], [16]
Tùy theo tác giả mà có các cách phân loại nhƣ phân loại theo vị trí của
lỗ sâu trên răng của Black đƣợc chia thành 5 loại. Phân loại theo diễn biến của
sâu răng, sâu răng cấp tính và sâu răng mạn tính. Ngày nay, với sự tiến bộ của
chất hàn mới ngƣời ta cũng có cách phân loại khác nhau mức độ, tính chất,
nghề nghiệp, dựa theo chất hàn mới. Cách phân loại đƣợc nhiều ngƣời ứng
dụng là phân loại theo cách điều trị hoặc mức độ tổn thƣơng.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Phân loại theo mức độ tổn thương
- Sâu men
- Sâu ngà nông, sâu ngà sâu
- Sâu răng có kèm theo tổn thƣơng tủy
- Sâu răng làm chết tủy và gây các biến chứng ở chóp răng
* Theo mức độ tiến triển
- Sâu răng cấp tính: Lỗ vào nhỏ, bên dƣới phá hủy rộng, có nhiều ngà
mềm màu vàng, cảm giác ê buốt nhiều thƣờng gặp ở ngƣời trẻ, bệnh tiến triển
nhanh dễ dẫn tới bệnh lý tủy.
- Sâu răng tiến triển
- Sâu răng mạn tính: Ngà mủn ít, sẫm màu, cảm giác kém
- Sâu răng ổn định: Đáy cứng, không đau
* Phân loại theo vị trí lỗ sâu
Đƣợc chia làm 5 loại
- Loại 1: Sâu mặt nhai các răng hàm lớn và nhỏ.
- Loại 2: Lỗ sâu ở mặt bên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ.
- Loại 3: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dƣới chƣa ảnh hƣởng
đến rìa cắn.
- Loại 4: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dƣới ảnh hƣởng đến rìa cắn.
- Loại 5: Lỗ sâu ở cổ răng.
* Phân loại theo vị trí và kích thước (site and size)
Hai yếu tố đó là vị trí và kích thƣớc (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu:
Vị trí:
Vị trí 1: Tổn thƣơng ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: Tổn thƣơng kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: Sâu cổ răng và chân răng
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Kích thƣớc:
- Tổn thƣơng nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể
tái khoáng
- Tổn thƣơng mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu
còn đủ, cần tạo lỗ hàn
- Tổn thƣơng rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các
phƣơng tiện lƣu giữ cơ sinh học
- Tổn thƣơng rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phƣơng tiện lƣu
giữ cơ học hoặc phục hình
* Phân loại theo Pitts [46]
Sơ đồ tảng băng Pitts
Tổn thƣơngđến tủy
+ Tổn thƣơng thấy ngà
+ Tổn thƣơng men có lỗ giới hạn
trong men
+ Tổn thƣơngmen chƣa „có lỗ‟có thể
pháthiện trên lâm sàng
+ Tổn thƣơng chỉ có thểphát hiện với sự hỗ trợcủa
các công cụ cổ điển (phim cắn cánh)
+ Tổn thƣơng tiền lâm sàng đang tiến triển/lành mạnh
D4
D3
D1
Ngƣỡng chẩn đoán
trong các điều tra
dịch tễ cổ điển
(WHO)
Ngƣỡng áp dụng
trên lâm sàng
và nghiên cứu
Ngƣỡng có thể xác định
nhờ các công cụ hỗ
trợ mới hiện nay và
trongtƣơng lai
Ngƣỡng sử dụng
công cụ hỗ trợ
D3
D2
D1
Biểu hiện không
sâu tại ngƣỡng
chẩn đoán D3
Cần thay đổi chiến lược phát hiện và điều trị
Hình 1.4. Phân loại sâu răng theo Pitts
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Phân loại theo ICDAS (International Caries Detection and Assessment
System) [54]
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
(International Caries Detection and Assessment System)[54]
Mã số Mô tả
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh
2 Thay đổi đƣợc nhìn rõ trên men răng ƣớt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men ( không lộ ngà)
4 Có bóng đen bên dƣới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5 Có lỗ sâu lộ ngà răng
6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng
1.1.2. Bệnh viêm lợi [26]
1.1.2.1. Giải phẫu lợi
Bao gồm lợi tự do và lợi bám dính.
- Lợi tự do: Gồm có bờ lợi tự do (đƣờng viền lợi) và nhú lợi (núm lợi).
Bình thƣờng lợi tự do hình lƣợn sóng ôm sát xung quanh một phần thân răng
và cổ răng. Đƣờng viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần
kẽ giữa hai răng đứng cạnh nhau. Mặt trong của đƣờng viền lợi và núm lợi
cùng với phía ngoài của thân răng có khe hở gọi là khe lợi. Khe này sâu 0,5 -
1mm. Khi răng mới mọc có thể có chiều sâu 0,8 - 2mm. Đáy khe lợi ở ngang
cổ răng.
- Lợi bám dính: Vùng lợi dính hơi gồ lên, nối tiếp từ phần lợi tự do đến
phần niêm mạc di động.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.1.2.2. Sinh bệnh h c viêm lợi [26]
Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao, ở trẻ em chủ yếu
là bệnh viêm lợi.
Bệnh quanh răng do nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu sinh tố, sang chấn
khớp cắn, vi khuẩn và VSRM kém... trong đó vi khuẩn và VSRM kém tạo
nên mảng bám răng là nguyên nhân chính.
Cặn bám răng hình thành trên bề mặt răng ngay sau khi ăn. Cặn bám
răng đƣợc hình thành và phát triển khi môi trƣờng trong miệng giàu chất dinh
dƣỡng, nhất là đƣờng Saccharose. Lúc đầu cặn bám là vô khuẩn, về sau vi
khuẩn xâm nhập và phát triển thành mảng bám vi khuẩn (MBVK) sau 2 giờ.
Ở giai đoạn này, các cặn bám dễ dàng đƣợc làm sạch bằng cách chải răng.
Thành phần trong cặn bám răng: vi khuẩn chiếm chủ yếu đến 70% trọng
lƣợng, còn 30% là chất tựa hữu cơ. Các vi khuẩn này xâm nhập vùng quanh
răng gây viêm, phá hủy tổ chức. Tác động của chúng có thể là trực tiếp do
hoạt động của vi khuẩn sản sinh ra các men, nội độc tố, các sản phẩm đào
thải...hoặc gián tiếp do vai trò kháng nguyên của chúng.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi cặn bám răng hình thành đƣợc 7 ngày.
Ở thời kỳ răng sữa: Lợi xung quanh các răng sữa có khả năng đề kháng
đƣợc với viêm gây ra do mảng bám. Khi ngừng chải răng 3 tuần thì có sự
khác nhau về đáp ứng ở tổ chức lợi giữa trẻ em và ngƣời lớn.
Ở thời kỳ răng hỗn hợp: thời kỳ này có đặc điểm là răng không đều và có
sự thay đổi nội tiết tố.
1.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về bệnh sâu răng
1.2.1.1. Trên thế giới
Ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Anh, Pháp, các nƣớc Bắc
Âu… bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nƣớc này đã triển khai rộng rãi các
chƣơng trình can thiệp với các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại các trƣờng
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
học và cộng đồng. Trong đó việc sử dụng hiệu quả Fluor đóng vai trò quan
trọng vào thành công này, đồng thời phát triển mạnh hệ thống dịch vụ chăm
sóc răng miệng, dịch vụ nha khoa, các phòng khám răng, điều trị từ thành thị
đến vùng nông thôn bên cạnh đó là hệ thống truyền thông, tƣ vấn thƣờng
xuyên đến cộng đồng do đó đã tác động mạnh đến nhận thức của ngƣời dân
trong việc phòng bệnh răng miệng cho trẻ em [57], [50].
Chỉ số DFMT tại một số nƣớc trên thế giới cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.2. Chỉ số DFMT của một số nƣớc phát triển trên thế giới
[55], [57]. [58], [60]
Quốc gia Năm DFMT
Thái Lan 2011 1,5
Singapor 2011 1,2
Thụy Điển 2005 1,0
Australia 2005 1,7
Thụy Sỹ 2004 0,86
Phần Lan 2003 1,0
Nhật Bản 2000 2,0
Ở các nƣớc đang phát triển, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa
còn hạn chế, hệ thống chăm sóc răng miệng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ và
phát triển nên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh răng miệng ở một số nƣớc Đông nam Á
còn cao từ 55-80 %. Sâu răng thƣờng không đƣợc điều trị bằng các biện pháp
điều trị khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Ở những
nƣớc này tình trạng mất răng thƣờng gặp ở mọi lứa tuổi[40], [41], [42] , [43]
Trong khi đó ở các nƣớc công nghiệp hóa (có nền kinh tế phát triển) số răng
mất và tỷ lệ ngƣời mất răng có xu hƣớng giảm đi đáng kể [49], [50], [55].
Tình trạng sâu răng và chỉ số DFMT ở học sinh còn khá cao và có
chiều hƣớng gia tăng ở hầu hết các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển trên
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
toàn thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các nƣớc
trong khu vực Đông Nam Á: Tại Thái Lan, trẻ 10 -12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào
khoảng 70% và SMTR răng vĩnh viễn trung bình là 2,3 [55]. Theo
Okeigbemen SA điều tra năm 2004 tỷ lệ DFMT ở trẻ 12 tuổi tại Nigeria là
2,51 [45].
Tỷ lệ sâu răng ở các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản đang có xu hƣớng
giảm dần do công tác dự phòng các bệnh răng miệng đang đƣợc triển khai
rộng rãi và hiệu quả. Đặc biệt là có sự đầu tƣ của nhà nƣớc để xây dựng các
chƣơng trình, dự án hỗ trợ và chăm sóc răng miệng tại cộng đồng, nhất là các
trƣờng học từ tiểu học trở lên. Theo thống kê năm 2010 về tỷ lệ mắc bệnh sâu
răng ở hai nƣớc này tƣơng đối thấp ở trẻ 7-9 tuổi chiếm 37,1 %, chỉ số SMTR
là 1,2 [50], [60]. Trái lại, ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có xu
hƣớng gia tăng do chế độ ăn uống có tỷ lệ đƣờng cao. Tuy nhiên tỷ lệ sâu
răng vẫn ở mức thấp 65 % [51].
1.2.1.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 1
năm 1990.
Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng 55,69% Chỉ số SMT là 1,82
Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng 60,33% Chỉ số SMT là 2,16
Theo kết quả điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 2
năm 2002 [28].
Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng 56,60% Chỉ số SMT là 1,87
Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng 67,60% Chỉ số SMT là 2,16
Qua đó cho thấy sâu răng tăng dần theo tuổi cả về tỷ lệ sâu răng và chỉ
số SMT.
Năm 2012, Hồ Văn Dzi, Nguyễn Thị Kim Anh báo cáo kết quả điều tra
răng miệng của học sinh 12 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng với tỷ
lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 74,25% [11]. Theo Vũ Mạnh Tuấn (2008)
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
công bố kết quả điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6-12 tuổi ở Hòa
Bình cho thấy 62,6% học sinh mắc bệnh sâu răng [30].
Theo nghiên cứu của Lê Đức Thuận năm 2005 trên 200 học sinh lứa
tuổi 12 tại một số trƣờng THCS thành phố Hải Dƣơng cho thấy tỷ lệ sâu răng
vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 67,%[25]. Đào Thị Dung nghiên cứu xác định tỷ lệ
bệnh răng miệng của học sinh PTCS tại thành Hà Nội năm 2009 cho kết quả
tỷ lệ sâu răng của lứa tuổi 12 là 15,90%[5].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Tuấn trên học sinh 4 trƣờng THCS
tại Ninh Thuận năm 2012 cho tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là
41,8%.[29]. Năm 2013, Quách Huy Chức và CS nghiên cứu thực trạng bệnh
sâu răng trên học sinh trƣờng THCS Bát Tràng, Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học
sinh sâu răng nhóm tuổi 12-13 là 61,1%, chỉ số SMT là 1,28[2].
Năm 2012, Tạ Quốc Đại đã thực hiện nghiên cứu ở học sinh 12 tuổi tại
một số vùng ngoại thành Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là
31,1%[13].
1.2.2. Các nghiên cứu về bệnh viêm lợi
1.2.2.1. Trên thế giới
Song song với bệnh sâu răng thì tỷ lệ viêm lợi cũng chiếm tỷ lệ cao
trong lứa tuổi học đƣờng [33], [36]. Tại Thái Lan tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em
chiếm 39,4 % (2011). Những em học sinh mắc bệnh sâu răng đều kéo theo có
viêm lợi hoặc những em có nhiều mảng bám răng thì cũng là nguyên nhân
gây viêm lợi thậm chí có chảy máu lợi [48]. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ viêm lợi ở
học sinh tƣơng đối thấp 27,5 %, do hệ thống dịch vụ chăm sóc răng cho cộng
đồng tốt, ngƣời dân có khả năng tự phòng bệnh và hỗ trợ vệ sinh răng miệng
cho trẻ em tại nhà. Hệ thống chăm sóc răng miệng đƣợc phát triển ngay tại
các trƣờng học đồng thời nhà trƣờng phối hợp với các bệnh viện để tổ chức
tốt các đợt khám và điều trị răng miệng cho học sinh [49]. Theo Al-Haddad
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
KA, Ibrahim YT và cộng sự điều tra năm 2013 tỷ lệ viêm lợi ở trẻ 12 tuổi tại
Yemen là 78,6% [34].
Bhayat A, Ahmad MS đã nghiên cứu trẻ em nam 12 tuổi ở Saudi Arabia
cho thấy tỷ lệ trẻ em có mảng bám răng là cao 82,8%[35].
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra răng miệng toàn quốc lần thứ 1 năm
1990 thì tỷ lệ viêm lợi ở trẻ 12 tuổi là 95%.[28].
Năm 2001, Trần Vân Trƣờng và cộng sự công bố tình trạng viêm lợi ở
Việt Nam qua điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.3. Tình trạng viêm lợi ở trẻ em Việt Nam năm 2001[28]
Tuổi Tỷ lệ lợi chảy máu Tỷ lệ có cao răng
6-8 42,7 25,5
9-11 69,2 56,8
12-14 71.4 78.4
Năm 2012, Tạ Quốc Đại báo cáo tỷ lệ viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại
một số vùng ngoại thành Hà Nội là 40%[12].
Theo Bùi Quang Tuấn năm 2011, điều tra răng miệng tại tỉnh Ninh
Thuận ở trẻ 12-15 tuổi thì tỷ lệ viêm lợi là 44,2%[29].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng
1.3.1. Không đƣợc chăm sóc y tế thƣờng xuyên
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đƣợc thực hiện bởi cán bộ
y tế, giáo viên nhà trƣờng và gia đình, tuy nhiên trong những năm gần đây các
hoạt động đã đƣợc thực hiện xong chƣa có hiệu quả mà tỷ lệ bệnh răng miệng
vẫn tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống y tế tại cơ sở chƣa đảm bảo
đƣợc các nguồn lực hỗ trợ để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các em học
sinh. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chƣa đƣợc cán
bộ y tế quan tâm, hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ bộ còn thấp, chƣa
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
có chuyên khoa răng hàm mặt. Các nghiên cứu tại tỉnh cũng nhƣ ngoài tỉnh đã
cho thấy mối liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng
miệng. Những em học sinh không đƣợc sự chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ mắc
bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những học sinh đƣợc sự chăm sóc về
răng miệng tốt. Số học sinh không đƣợc chăm sóc về y tế tốt mà bị mắc bệnh
chiếm 45,5-50 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [22]. Không
đƣợc chăm sóc răng miệng ở đây có nghĩa là bản thân các em và cha mẹ, thầy
cô đều không quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em, không đƣợc
khám bệnh định kỳ, những trƣờng hợp bị sâu răng không đƣợc điều trị sớm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012) tại tỉnh Bắc Kạn cho rằng
“chăm sóc y tế là yếu tố quan trọng để có thể làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng
ở cộng đồng” [18]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) [20], cho
thấy nếu trẻ em không đƣợc khám răng khi có dấu hiệu đau răng, ê, buốt thì
sẽ có biểu hiện sâu răng, biến chứng quanh răng, gây viêm lợi và chảy máu
lợi. Do hầu hết các địa phƣơng chƣa có đủ nguồn lực đặc biệt thiếu sự đầu tƣ
trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho hoạt động này. Hầu hết các xã, huyện
vùng cao, vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, công tác tổ
chức triển khai các hoạt động khám sức khỏe học sinh chƣa tốt, quản lý, theo
dõi, giám sát chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Giáo dục,
không tổ chức các buổi khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho học sinh,
chƣa tăng cƣờng các hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe cho học
sinh tại trƣờng. Do đó bệnh răng miệng ở học sinh còn cao [23], [27].
1.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh của học sinh còn hạn chế,
qua một số nghiên cứu cho thấy: Kiến thức phòng bệnh răng miệng của học
sinh còn rất thấp, nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan, tỷ lệ về kiến thức của
học sinh ngƣời Mông đạt 37,8% [20], Nguyễn Ngọc Nghĩa (2010) khi nghiên
cứu về kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh răng miệng của học sinh
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tiểu học đạt ở mức thấp: Kiến thức tốt đạt 31,5 %, thái độ tốt đạt 43,7 %, thực
hành tốt đạt 29,8 % [23]. Rao và CS cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học
sinh có chải răng ít nhất 1 lần/ngày nhƣng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc
đánh răng, 3,1% dùng tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh
răng hàng ngày [47].
Nhƣ vậy, học sinh chƣa đủ kiến thức cũng nhƣ kỹ năng để có thể tự
phòng bệnh. Bên cạnh đó do nhận thức của cha mẹ, thầy cô về bệnh răng
miệng còn rất hạn chế, bận công việc, thiếu thời gian, thiếu kinh phí, thiếu
thầy thuốc chuyên khoa răng và cơ sở phục vụ... Tất cả những điều này dẫn
đến tình trạng trẻ em mắc bệnh răng miệng. Các nghiên cứu đều cho thấy kiến
thức, thái độ, thực hành của học sinh có liên quan chặt chẽ với bệnh răng
miệng, những học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh không
đạt thì tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn [22]. Theo Nguyễn Thái Hồng
(2012) thì tỷ lệ kiến thức tốt của học sinh Bắc Kạn chiếm 36,9%, thái độ tốt
45,2%, thực hành tốt đạt 41,0% [18]... Nhìn chung kiến thức, thái độ và thực
hành của học sinh còn thấp, các em học sinh chƣa có thói quen vệ sinh răng
miệng hàng ngày, trên lớp chƣa đƣợc giáo viên hƣớng dẫn vệ sinh và phòng
bệnh răng miệng thƣờng xuyên và chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy
cho học sinh, đây là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh răng miệng ở
học sinh.
1.3.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chƣa thƣờng xuyên Tỷ lệ
bệnh răng miệng có liên quan mật thiết với các hoạt động truyền thông, giáo
dục sức khỏe về vệ sinh phòng bệnh chƣa đƣợc triển khai thƣờng xuyên tại
cộng đồng, đặc biệt là giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tại trƣờng,
lớp không đƣợc tổ chức và thực hiện. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và y
tế chƣa tốt nên các hoạt động truyền thông, khám bệnh và hƣớng dẫn vệ sinh
răng miệng cho học sinh không đƣợc đặt ra hàng năm, vì thế chƣa có sự tác
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
động mạnh mẽ đến học sinh để thay đổi hành vi ở học sinh. Theo nghiên cứu
của Đào Thị Ngọc Lan (2002) sau can thiệp bằng truyền thông và giáo dục
sức khỏe nha khoa tại trƣờng thì tỷ lệ sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu giảm
19,4% (trong khi nhóm chứng tăng 7,32%), tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giảm
16,06% (trong khi nhóm chứng tăng 7,62%), chỉ số smtr giảm 0,75 (nhóm
chứng tăng 0,76), SMTR giảm 0,02 (nhóm chứng tăng 0,37), hiệu quả can
thiệp răng sữa = 28,72%(p < 0,05). Hiệu quả can thiệp răng vĩnh viễn 25,68%
(p < 0,05) [20].
Chƣơng trình Nha học đƣờng đƣợc triển khai từ những năm 90 của thế
kỷ XX, trong đó có nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe và hƣớng dẫn
chăm sóc sức khỏe răng miệng tuy nhiên hoạt động của chƣơng trình không
đƣợc bao phủ rộng, chỉ tổ chức ở thành phố, thị xã, không thƣờng xuyên,
thiếu kinh phí, nguồn nhân lực…do đó chƣơng trình Nha học đƣờng chƣa đạt
đƣợc hiệu quả mong muốn. Chƣa có sự quan tâm sát sao của các tổ chức
Đảng, chính quyền địa phƣơng đến vấn đề này. Thông qua các nghiên cứu
này, chúng ta có thể đƣa ra một số biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những
yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng cho các em. Nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình thực tế về công tác phòng bệnh răng
miệng cho học sinh tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái
Nguyên nói riêng. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu các hoạt động can thiệp
tại trƣờng để tác động trực tiếp vào giáo viên và học sinh để cuối cùng tăng
cƣờng sức khỏe răng miệng cho học sinh. Tác động của biện pháp can thiệp là
kiến thức, thực hành VSRM của học sinh đƣợc tăng lên, tỷ lệ bệnh răng
miệng đƣợc khống chế và giảm xuống.
1.4. Can thiệp phòng chống bệnh răng miệng.
1.4.1. Trên thế giới
Tại Đài Loan, Theo nghiên cứu của trƣờng Đại học quốc gia Yang-
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ming đã đƣa chƣơng trình vệ sinh răng miệng can thiệp vào các trƣờng học từ
năm 1993-2005 cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Hỗ trợ bàn chải
đánh răng và đào tạo, tập huấn và hƣớng dẫn giáo viên, học sinh thực hành
các phƣơng pháp, kỹ thuật chải răng, vệ sinh răng miệng, sau đó đã đánh giá
lại thì thấy rất hiệu quả tỷ lệ sâu răng của các em học sinh giảm từ 75% xuống
còn 32,5%, chỉ số sâu mất trám răng viễn vĩnh giảm từ 8.0 còn 3.6. Ngoài ra
công tác tuyên truyền luôn đƣợc trú trọng và đã có sự ủng hộ của các tổ chức
ở cộng đồng và chính quyền địa phƣơng [59].
Tại Hàn Quốc ở các trƣờng học thì giáo viên là những ngƣời hƣớng
dẫn, giảng dạy trực tiếp trên lớp cho các em học sinh thực hành vệ sinh răng
miệng. Ngoài ra còn tổ chức các chƣơng trình truyền thông, tƣ vấn tại cộng
đồng để nâng cao nhận thức, kiến thức cho ngƣời dân, phụ huynh học sinh về
các phƣơng pháp phòng bệnh răng miệng. Kết quả truyền thông đã tác động
rất lớn đến cộng đồng, ngƣời dân đã quan tâm hơn đến vệ sinh răng miệng
hơn cho trẻ em, bệnh sâu răng đã giảm từ 75% (2005) xuống 68% (2009),
kiến thức về BRM của phụ huynh tăng từ 42% lên 67% [50].
1.4.2. Ở Việt Nam
Mô hình can thiệp của Trịnh Đình Hải tại Hải Dƣơng: Mô hình chăm
sóc răng miệng trẻ em học đƣờng bằng can thiệp giáo dục nha khoa, sóc
miệng Fluor, dự phòng lâm sàng đồng thời mô hình đã huy động đƣợc đội
ngũ giáo viên, cán bộ y tế tham gia và tổ đã làm tỷ lệ sâu răng của học sinh
giảm 56,51 %, tỷ lệ viêm lợi giảm 50% [17]. Mô hình này triển khai các hoạt
động chủ yếu tập trung ở nhà trƣờng, tăng cƣờng nâng cao kiến thức và thực
hành vệ sinh răng miệng cho học sinh. Mô hình đã hỗ trợ cho nhà trƣờng một
số trang thiết bị nha khoa phục vụ cho khám, điều trị và tƣ vấn bệnh răng
miệng, hỗ trợ phát triển phòng nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
học sinh tại trƣờng. Biện pháp can thiệp đã thu hút đƣợc đội ngũ giáo viên
nhà trƣờng tham gia. Kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh của
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
giáo viên nhà trƣờng cũng đƣợc cải thiện, công tác quản lý, giám sát các hoạt
động tại trƣờng đƣợc nâng cao. Ở mô hình này chƣa huy động đƣợc nhân viên
y tế thôn bản tham gia. Một phần rất quan trọng là cần phải tác động bằng
truyền thông, tƣ vấn đến phụ huynh học sinh tại cộng đồng để cha mẹ học
sinh hƣớng dẫn và nhắc nhở vệ sinh răng miệng khi các em ở nhà.
Mô hình can thiệp trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) tại
Yên Bái từ năm 1998-2002 đối với học sinh các dân tộc (Kinh, Dao, Mông,
Tày, Thái) đang học tại các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở tại tỉnh Yên
Bái bằng truyền thông và hỗ trợ giáo dục sức khỏe nha khoa sau 2 năm áp
dụng biện pháp này đã giúp các em học sinh ngƣời dân tộc giảm tỷ lệ sâu răng
từ 72,5 % (2000) xuống 59 % (2002). Trong mô hình này đã tăng cƣờng đƣợc
kiến thức cho học sinh và giáo viên nhà trƣờng trong việc phòng bệnh răng
miệng. Tuy nhiên mô hình này chƣa huy động đƣợc sức mạnh của chính
quyền địa phƣơng, của thôn bản để truyền thông và giáo dục sức khỏe cho
ngƣời dân và đặc biệt là phụ huynh học sinh tại hộ gia đình. Chƣa phối hợp
chặt chẽ và thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc sức
khỏe răng miệng cho học sinh [20]. Mô hình can thiệp trong nghiên cứu của
Đào Thị Dung (2007) về đánh giá hiệu quả can thiệp chƣơng trình Nha học
đƣờng tại bốn trƣờng tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội. Với thời gian can
thiệp 3 năm từ 2003-2005, mục đích của nghiên cứu can thiệp là thử nghiệm
phƣơng pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng, trong đó
chủ yếu đi sâu vào phƣơng pháp điều trị dự phòng biến chứng sâu răng giảm
nhẹ hậu quả bằng kỹ thuật ART (dự phòng cấp 2), đánh giá hiệu quả áp dụng
kỹ thuật ART và đồng thời đánh giá hiệu quả can thiệp cả bốn biện pháp qua
tình hình bệnh răng miệng và kiến thức thực hành CSRM của học sinh. Mô
hình đã đƣợc thực hiện với 4 nội dung của chƣơng trình Nha học đƣờng (Giáo
dục sức khỏe răng miệng, xúc miệng với dung dịch Flour, khám phát hiện
sớm bệnh răng miệng và điều trị sớm bệnh răng miệng cho học sinh). Sau hai
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
năm can thiệp, tỷ lệ sâu răng giảm 44,01%; viêm lợi giảm 58,66 %; chỉ số sâu
răng giảm 51,93 có ý nghĩa thống kê p<0,05. Tỷ lệ HS có kiến thức và thực
hành CSRM đúng tăng lên với CSHQ cao (59,72 % và 76,23 %), có ý nghĩa
thống kê [4].
Chƣơng trình NHĐ chỉ thực hiện các hoạt động CSRM tại nhà trƣờng
mà chƣa quan tâm nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng nên khi
trẻ ở nhà lại không có sự chỉ bảo, giúp đỡ của cha mẹ trong việc phòng bệnh
và chăm sóc răng miệng cho trẻ. Qua điều tra của một số nhà nghiên cứu và
tình hình thực tế tại các địa phƣơng cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho học sinh tiểu học rất cao và mong muốn có sự hỗ trợ và giúp đỡ để
có các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng một cách hiệu quả của ngành
răng hàm mặt [6], [7].
Những năm gần đây, ở nƣớc ta do đời sống đƣợc nâng cao, ngƣời dân
sử dụng nhiều đƣờng, nƣớc ngọt, công tác phòng bệnh chƣa tốt nên tỷ lệ bệnh
RM đang tăng cao, do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh RM
là rất cần thiết.
Giáo dục sức khoẻ răng miệng mới chỉ đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách
giáo khoa của học sinh tiểu học. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ RM chƣa đƣợc
chú trọng trong toàn dân nên hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh
răng đúng, thức ăn nào tốt hoặc có hại cho răng, sự cần thiết phải đi khám
răng định kỳ... của ngƣời dân còn hạn chế.
Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh rất cần thiết trong phòng
tránh bệnh RM đặc biệt là thực hành CSRM của học sinh đƣợc tác động rất
nhiều của hoạt động nha học đƣờng, trong đó quan trọng nhất là các hoạt
động giáo dục CSRM để các em thực hành tốt, đây là nội dung đƣợc các nƣớc
trên thế giới cũng nhƣ chƣơng trình NHĐ Việt Nam đặt ƣu tiên hàng đầu.
Mặc dù giáo dục chăm sóc sức khỏe RM đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình
giáo dục chính khoá ở bậc tiểu học và chƣơng trình nha học đƣờng đã đƣợc
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
triển khai một thời gian dài, nhƣng qua nghiên cứu của các tác giả Đào Ngọc
Lan, Vũ Thị Kiều Diễm, đều cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành của học
sinh còn thấp. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ là trọng tâm của chƣơng trình
chăm sóc sức khoẻ ban đầu và là biện pháp đầu tiên. Trong bối cảnh đó, giáo
dục CSRM không thể tách rời khỏi giáo dục sức khoẻ chung và là một nội
dung quan trọng trong chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu [3], [4], [6].
* Vai trò, chức năng của chƣơng trình Nha học đƣờng (NHĐ)
Thông tƣ liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo số 23/1987 ngày 21
tháng 10 năm 1987 đã qui định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chƣơng trình
NHĐ[36]. Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đào tạo và chỉ đạo
chuyên môn kỹ thuật. Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực
hiện. Gồm 3 nhiệm vụ chính:
- Công tác giáo dục nha khoa là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác
phòng bệnh RM cho học sinh tại trƣờng học, đƣa giáo dục sức khoẻ RM vào
chƣơng trình chính khoá mỗi năm 4 tiết ở các trƣờng tiểu học.
- Phòng bệnh bằng fluor: Viện RHM chịu trách nhiệm xác định những
địa phƣơng cần cho HS súc miệng hàng tuần bằng dung dịch Natri fluor
0,2%. Nhà trƣờng chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh súc miệng fluor
cùng cán bộ NHĐ.
- Kiểm tra định kỳ tình hình BRM học sinh và có kế hoạch điều trị sớm
tại trƣờng tránh biến chứng.
*Nội dung hoạt động trong chƣơng trình Nha học đƣờng ở Việt Nam [32]
Các giải pháp can thiệp trong chƣơng trình NHĐ gồm các nội dung sau:
- Nội dung I: Giáo dục chăm sóc răng miệng.
- Nội dung II: Súc miệng fluor 0,2% một tuần một lần.
- Nội dung III: Khám răng miệng định kỳ phát hiện sớm bệnh RM,
thông báo cho phụ huynh HS hoặc chuyển lên tuyến trên.
- Nội dung IV: Điều trị dự phòng biến chứng, trám bít hố rãnh răng
vĩnh viễn
Trong nhiều năm qua chƣơng trình NHĐ đã đƣợc triển khai đến tất cả
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
các tỉnh trong cả nƣớc, một số nơi đã thu đƣợc kết quả khả quan. Các nghiên
cứu can thiệp chƣơng trình NHĐ của một số tác giả ở một số địa phƣơng cho
thấy kết quả tốt. Năm 2002 ở Yên Bái, Đào Thị Ngọc Lan đƣa ra kết quả sau
hai năm can thiệp tỷ lệ sâu răng sữa giảm đƣợc 19,4%, răng vĩnh viễn giảm
đƣợc 6,06% [20]. Theo Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự sau 5 năm thực hiện
chƣơng trình NHĐ tại trƣờng tiểu học Phúc Thọ, thành phố Hồ Chí Minh
trƣớc can thiệp tỷ lệ sâu răng là 84,98%, tỷ lệ viêm lợi là 96,37%. Sau can
thiệp tỷ lệ sâu răng giảm xuống 32,5% và tỷ lệ viêm lợi giảm xuống
46,25%[3]. Nhƣng cũng có nhiều nơi hoạt động NHĐ chƣa đúng và chƣa phù
hợp nên chƣơng trình CSRM chƣa đến đƣợc tất cả HS vì vậy kết quả chƣa
đƣợc nhƣ mong muốn.
- Phƣơng hƣớng chung là phòng bệnh theo 3 cấp:
+ Cấp 1: Phòng không cho bệnh khởi phát ra
+ Cấp 2: Khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và chữa trị sớm
+ Cấp 3: Phòng các biến chứng do bệnh sâu răng gây ra điều trị tích
cực và kịp thời
- Cần phải phối hợp tốt cả 3 cấp để dự phòng bệnh sớm.
* Chƣơng trình Nha học đƣờng tại tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Dân
số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh
sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H‟mông, Sán chay, Hoa và Dao.
Chƣơng trình nha học đƣờng của tỉnh Thái Nguyên đƣợc đƣợc triển
khai từ những năm 1980, trong đó Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh tuyên bố
phủ kín chƣơng trình NHĐ từ năm 2000. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có 441 trƣờng phổ thông, trong đó có 227 trƣờng tiểu học, 181
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trƣờng trung học cơ sở, 33 trƣờng trung học phổ thông. Cũng nhƣ một số tỉnh
miền núi khác, các cơ sở Y tế ở Thái Nguyên nói chung còn thiếu trang thiết
bị, thiếu cán bộ chuyên môn, do vậy chất lƣợng Y tế còn chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Chính vì vậy, khi học sinh bị bệnh răng miệng thƣờng phải đƣa đến
bệnh viện để khám và điều trị nên vừa xa lại mất nhiều thời gian, còn ở các
trạm Y tế xã chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu điều trị của ngƣời dân. Đi điều trị ở
các bệnh viện học sinh phải nghỉ học, ảnh hƣởng đến học tập, công việc và
kinh phí của cha mẹ. Điều này cho thấy nếu xác định đƣợc tình hình mắc
bệnh răng miệng và đƣa những phƣơng hƣớng, biện pháp can thiệp phù hợp
đến cộng đồng không những sẽ giảm đƣợc tỉ lệ mắc bệnh răng miệng mà còn
đƣa dịch vụ Y tế đến gần dân.
1.5. Vài nét về truờng THCS Nguyễn Du – thành phố Thái Nguyên.
Trƣờng THCS Nguyễn Du nằm trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ là
một phƣờng trung tâm thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
cao. Tổng diện tích nhà trƣờng: 7.487,4 m2. Hiện nay, nhà trƣờng đã có một
cơ ngơi khang trang đạt trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -
2010. Trƣờng THCS Nguyễn Du thực hiện công tác giáo dục, giảng dạy bậc
THCS trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ và các vùng giáp ranh của TP
Thái Nguyên với gần 700 học sinh trong trƣờng thuộc 4 khối lớp học: 6, 7, 8,
9. Trong đó độ tuổi 12 chủ yếu thuộc khối lớp 6 gồm 6 lớp: 6A, 6B, 6C, 6D,
6E, 6H với tổng số 226 học sinh.
Tuy nhiên công tác y tế học đƣờng nói chung chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Trƣờng có 01 phòng y tế và 01 nhân viên y tế học đƣờng, nhƣng hầu
nhƣ chƣa có hoạt động nào đáng kể và tích cực phòng chống bệnh học đƣờng
nói chung và bệnh răng miệng nói riêng.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Học sinh 12 tuổi, trƣờng THCS Nguyễn Du – TP. Thái Nguyên.
+ Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
- Sinh từ ngày 1/1/2003 - 31/12/2003, học khối lớp 6 trƣờng THCS
Nguyễn Du.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ
- Những học sinh chuyển trƣờng trong thời gian nghiên cứu
- Học sinh không đủ năng lực trả lời câu hỏi phỏng vấn (Thiểu năng trí
tuệ, tự kỷ, khe hở môi vòm miệng bẩm sinh)
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trƣờng trung học cơ sở Nguyễn Du - Thành phố Thái Nguyên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
+ Gồm có 2 loại thiết kế nghiên cứu nhƣ sau:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Để mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm
lợi, tình trạng mảng bám răng, thực trạng về KAP và xác định một số yếu tố
liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh 12 tuổi trƣờng THCS Nguyễn
Du.
- Nghiên cứu can thiệp so sánh trƣớc sau không đối chứng: Để đánh giá
hiệu quả biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe răng miệng, so sánh trƣớc
với sau can thiệp.
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu
Vì trƣờng có 6 lớp 6 với tổng số 226 học sinh 12 tuổi ( sinh từ ngày
1/1/2003 – 31/12/2013) nên chúng tôi tiến hành lấy toàn bộ số học sinh của
trƣờng để tiến hành nghiên cứu cho cả nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can
thiệp.
* Chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ có chủ đích theo tiêu chí lựa chọn.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
* Bộ câu hỏi tự điền và phiếu khám răng đƣợc thiết kế sẵn.
- Bộ câu hỏi đƣợc chuyển đến từng lớp, học sinh tự đọc và trả lời dƣới
sự quan sát của giáo viên.
- Khám răng miệng trực tiếp tại trƣờng.
* Công cụ để tổ chức truyền thông, giáo dục nha khoa.
- Nội dung bài giảng GDNK (Phụ lục)
- Mô hình, bàn chải hƣớng dẫn chải răng
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, một số yếu tố liên quan
đến bệnh răng miệng và KAP về sức khỏe răng miệng ở học sinh
- Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, tình trạng MBR của học
sinh
- Mô tả thực trạng về KAP của học sinh về SKRM
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi
2.3.2. Can thiệp phòng bệnh răng miệng
- Tổ chức can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe gồm:
+ Giáo dục kiến thức về phòng bệnh răng miệng
+ Hƣớng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.3.3. Đánh giá sau can thiệp.
- Đánh giá sự thay đổi về KAP, tỷ lệ bệnh viêm lợi và mảng bám răng
sau can thiệp.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đƣợc đánh giá ở mức p<0,05
- Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ)
- Chỉ số hiệu quả đƣợc tính theo công thức:
/ p1 – p2/
CSHQ (%) = --------- x 100
p1
Trong đó: p1 là tỷ lệ, chỉ số nghiên cứu trƣớc can thiệp
p2 là tỷ lệ, chỉ số nghiên cứu sau can thiệp
2.4. Các biến số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số độc lập
- Giới
- Dân tộc
- Kiến thức, thái độ, hành vi CSRM của học sinh
2.4.2. Các biến số phụ thuộc
+ Tỷ lệ sâu răng (%)
+ Chỉ số SMT(DFMT)
+ Tỷ lệ viêm lợi (%)
+ Chỉ số lợi GI (Gingival Index) theo Loe và Silness - 1967
+ Tỷ lệ % học sinh có MBR theo các mức độ
+ Chỉ số PlI ( Plaque Index )
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn: Học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu theo bộ câu hỏi đã
đƣợc chuẩn bị sẵn về đặc trƣng cá nhân, kiến thức, thái độ, thực hành CSRM
của học sinh.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý lớp và tổ chức cho học sinh tự
điền phiếu phỏng vấn.
- Khám lâm sàng:
+ Dụng cụ:
* Bộ khay khám răng: Khay quả đậu, gƣơng, thám trâm, gắp.
* Cây thăm dò nha chu của WHO.
* Dụng cụ để khử khuẩn: Cồn, bông, dung dịch khử trùng dụng cụ..
Hình 2.1 Bộ dụng cụ khám
* Trang phục: Áo Blue, khẩu trang, găng khám
* Khử khuẩn dụng cụ đã sử dụng: Ngâm dụng cụ vào dung dịch Cidex
trong 30 phút.
- Ngƣời khám: Điều tra viên (nhóm nghiên cứu) là các bác sỹ chuyên
khoa răng hàm mặt và sinh viên chuyên khoa răng hàm mặt năm cuối của
trƣờng Đại học Y-Dƣợc Thái Nguyên. Đƣợc tập huấn kỹ để thống nhất cách
khám, đánh giá và thu thập thong tin.
2.6. Các tiêu chí đánh giá
2.6.1. Bệnh sâu răng
+ Tỷ lệ % học sinh mắc bệnh sâu răng, có răng sâu đã hàn hoặc chƣa
hàn và mất do sâu.
+ Chỉ số SMT( DMFT)
- Chỉ số SMT của cá thể là số trung bình của tổng số răng vĩnh viễn bị
sâu, bị mất và đƣợc trám trên mỗi ngƣời đƣợc khám, bao gồm:
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Sâu: Gồm tất cả các răng bị sâu ở bất cứ vị trí nào ( Sâu răng đƣợc
ghi nhận thấy có đốm trắng đục trên bề mặt men răng hoặc có lỗ sâu mắc
thám trâm khi khám)
+ Mất: Răng mất không còn trên cung hàm do sâu
+ Trám: Răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát
Chỉ số SMT =
số răng sâu + số răng mất + số răng trám
số ngƣời đƣợc khám
Bảng 2.1. Quy ƣớc của WHO về ghi mã số SMT( DMFT) [61]
Tình trạng răng Mã số SMT
Răng tốt 0
Răng sâu 1
Răng đã hàn và có sâu 2
Răng đã hàn nhƣng không sâu 3
Mất răng do sâu 4
Mất răng do lý do khác 5
- Cách khám: Dùng dụng cụ thăm khám răng thông thƣờng (gƣơng,
thám tram) để phát hiện lỗ sâu.
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số SMT theo WHO [61]
Đánh giá Giá trị chỉ số sâu mất trám
Rất thấp 0,0 – 1,1
Thấp 1,2 – 2,6
Trung bình 2,7 – 4,4
Cao 4,6 – 6,6
2.6.2. Bệnh viêm lợi
+ Tỷ lệ học sinh mắc bệnh viêm lợi
+ Chỉ số lợi GI (Gingival Index) của Loe và Silness – 1967
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chọn các răng số 16, 12, 24, 32, 36, 44 đại diện cho mỗi vùng lục phân.
Mỗi răng này đƣợc thăm khám theo 4 vị trí lợi (xa, ngoài, gần, trong)
Hình 2.2. Minh h a cách ch n răng đại diện khi lấy chỉ số GI
Cách khám: Quan sát màu sắc lợi bằng mắt thƣờng dƣới ánh sáng vừa
đủ. Sử dụng cây thăm dò quanh răng đƣa ép vào lợi để xác định độ săn chắc
của lợi. Đƣa đầu cây thăm dò vào rãnh lợi men theo bề mặt răng để đánh giá
chảy máu (thời gian theo dõi khoảng 10 giây)
*Mã số theo chỉ số GI:
0 Lợi hoàn toàn bình thƣờng
1 Lợi viêm nhẹ: đổi màu ít, trƣơng lực giảm, thăm không chảy máu
2 Viêm trung bình: lợi đỏ nề, láng bóng, chảy máu khi thăm
3 Viêm nặng: lợi đỏ nề, loét, thăm dễ chảy máu hoặc chảy máu tự
nhiên
* Cách tính chỉ số GI:
GI cho một răng Gía trị cao nhất trong 4 vị trí đƣợc khám
GI cho cá thể Số trung bình của GI của 6 răng đƣợc khám
GI của nhóm Cộng tất cả giá trị GI của cá thể rồi chia cho số ngƣời
khám
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Ngưỡng đánh giá theo chỉ số GI:
Không viêm lợi 0
Viêm lợi nhẹ 0,1 – 0,9
Viêm lợi trung bình 1,0 – 1,9
Viêm lợi nặng 2,0 – 3,0
* Ngưỡng đánh giá tỷ lệ viêm lợi theo WHO [61]
Thấp 0-20%
Trung bình 21-50%
Cao >50%
2.6.3. Mảng bám răng
* Chỉ số PlI (Plaque Index)
Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số mảng bám PlI theo Silness và Loe 1967
( Dùng thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel - Nhật
Bản)
- Cách khám:
+ Súc miệng bằng nƣớc sạch
+ Dùng tăm bông bôi thuốc lên trên bề mặt răng cần khám
+ Sau 30 giây, cho súc miệng bằng nƣớc sạch
+ Khám phát hiện sự bắt màu trên bề mặt răng
* Việc khám đƣợc thực hiện trên 6 răng đại diện cho 6 vùng lục phân
giống nhƣ khám chỉ số lợi: R16 (R17), R21 (R11), R24 (R25), R44 (R45),
R41 (R31), R36 (R37)
Cách đánh giá (Cách ghi mã số) phạm vi mảng bám:
0: Không có mảng bám răng (răng không bắt màu)
1: Mảng bám ở 1/3 phía cổ răng.
2: Mảng bám phủ tới 1/3 giữa mặt răng.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3: Mảng bám phủ quá 2/3 mặt răng.
Cách đánh giá mức độ mảng bám:
a: Mảng bám răng mới hình thành (bắt màu hồng nhạt).
b: Mảng bám răng chƣa khoáng hóa (bắt màu hồng đậm).
c: Mảng bám răng tồn tại lâu, đã khoáng hóa (bắt màu xanh)
Hình 2.3. Thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel
2.6.4. Các biến số về KAP
- Có 15 câu hỏi về kiến thức
- Có 05 câu hỏi về thái độ
- Có 17 câu hỏi về thực hành
+ Tiêu chí đánh giá về kiến thức
≥80% câu trả lời đúng Mức tốt
Dƣới 80% câu trả lời đúng Mức chƣa tốt
Tƣơng tự cách tính xếp loại về thái độ và thực hành.
2.7. Nội dung can thiệp
* Đợt 1: Tháng 11/2014
- Truyền thông, GDSKRM
+ Mỗi lớp 01 buổi (1 tiết = 45p), lần lƣợt theo thứ tự các lớp A, B, C,
D, E, H.
- Thực hành hƣớng dẫn kỹ thuật chải răng trên mô hình
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Mỗi lớp 01 buổi (1 tiết = 45p) lần lƣợt theo thứ tự các lớp A, B, C, D,
E, H.
+ Ngƣời thực hiện: Tác giả luận văn, giáo viên chủ nhiệm giúp tổ chức lớp.
* Đợt 2: Tiếp tục lặp lại nội dung đợt 1 vào tháng 12/2014
* Đợt 3: Tiếp tục lặp lại nội dung đợt 1 vào tháng 01/2015
* Nội dung truyền thông GDSKRM và hƣớng dẫn VSRM (Phụ lục)
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Số liệu đƣợc nhập, kiểm soát trên chƣơng trình Epidata và xử lý trên
chƣơng trình SPSS 13.0.
- Các biến số nghiên cứu đƣợc phân tích và trình bày dƣới dạng tần số, tỷ
lệ% và các bảng biểu.
- Sử dụng các thuật toán thống kê tính tham số mẫu, tỷ lệ %, giá trị trung
bình để khảo sát mối liên quan.
2.9. Hạn chế sai số trong nghiên cứu.
- Tập huấn kỹ, thực hành điều tra thử, rút kinh nghiệm, bổ xung kiến
thức và kỹ năng điều tra viên trƣớc khi tiến hành nghiên cứu.
- Giám sát quá trình điều tra, tiến hành điều tra lại ngẫu nhiên 10% số
học sinh để đánh giá độ tin cậy trên cùng một ngƣời khám.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu đƣợc hội đồng chấm đề cƣơng cao học trƣờng Đại học Y-
Dƣợc Thái Nguyên xét duyệt thông qua và đƣợc sự nhất trí của trƣờng THCS
Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên cho phép tiến hành nghiên cứu.
- Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu đƣợc giải thích rõ ràng về mục
đích và nội dung nghiên cứu, chỉ lựa chọn những đối tƣợng tự nguyện tham
gia.
- Nghiên cứu không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của đối tƣợng nghiên
cứu và nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đối tƣợng
nghiên cứu.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tuợng nghiên cứu
Trong tổng số 226 học sinh lớp 6 của trƣờng, chúng tôi chọn đƣợc 218
học sinh vào nghiên cứu mô tả và 217 học sinh vào nghiên cứu can thiệp theo
tiêu chí lựa chọn.
Bảng 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo giới
Giới Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%)
Nam 106 48,6
Nữ 112 51,4
Chung 218 100
Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh tham gia nghiên cứu thì số học
sinh Nữ chiếm 51,4% và số học sinh Nam là 48,6%.
1.8
13.8
1.4 0.5
76.5
6
Sán dìu Tày Cao lan Dao Kinh Nùng
Biểu đồ 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo dân tộc
Nhận xét: Trong số học sinh nghiên cứu thì số học sinh thuộc dân tộc
kinh chiếm đa số ( 76,5%), dân tộc Tày ( 13,8%), dân tộc Nùng ( 6%), dân tộc
sán dìu 1,8%, dân tộc Cao Lan ( 1,4%) và dân tộc Dao ( 0,5%).
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh
3.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng theo giới
Sâu răng
Giới
Số học sinh n
Tỷ lệ
(%)
p
Nam 106 77 72,6
>0,05
Nữ 112 76 67,9
Chung 218 153 70,2
Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng ở học sinh là 70,2%, không có sự khác biệt về giới.
Bảng 3.3. Chỉ số SMT và cơ cấu S,M,T theo giới
SR
Giới
Chỉ số SMT Cơ cấu S,M,T (%)
SMT S M T S/SM
T
M/SM
T
T/SM
T
Nam 2,45±2,10 2,43±2,12 0,0±0,0 0,03±0,29 98,72 0,0 1,28
Nữ 2,45±2,43 2,40±2,41 0,02±0,13 0,03±0,16 96,78 1,5 1,72
Chung 2,45±2,27 2,41±2,27 0,01±0,09 0,03±0,23 97,75 0,75 1,5
p >0,05
Nhận xét:
- Chỉ số SMT: 2,45, không có sự khác biệt về giới (p>0,05)
- Tỷ lệ S/SMT = 97,75%; M/SMT = 0,75%; T/SMT = 1,5%
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ % sâu răng theo từng răng
Nhận xét: Sâu răng xảy ra chủ yếu ở răng hàm lớn thứ nhất (xấp xỉ
50% ở hàm dƣới và 40% ở hàm trên). Đứng thứ hai là răng hàm lớn thứ hai
với xấp xỉ 10% ở hàm dƣới và thấp nhất ở nhóm răng nanh (0- 0,9%).
3.2.2. Thực trạng bệnh viêm lợi
Bảng 3.4. Chỉ số GI theo giới
GI
Giới
Số học sinh
GI
( X±SD)
Nam 106 1,19±0,65
Nữ 112 1,20±0,73
Chung 218 1,19±0,70
Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh nghiên cứu: Gía trị trung bình
GI của nữ là 1,20, của nam là 1,19; không có sự khác biệt về giới.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.5. Tỷ lệ % học sinh có mã số GI cao nhất theo giới
GI
Giới
GI=0
n (%)
GI=1
n (%)
GI=2
n (%)
GI=3
n (%) ∑
Nam 13(12,3) 66(62,3) 27(25,5) 0 106
Nữ 17(15,2) 62(55,4) 29(25,9) 4 112
Chung 30(13,8) 128(58,7) 56(25,7) 4(1,8) 218
Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh nghiên cứu có 13,8% trẻ không
bị viêm lợi; 86,2% trẻ mắc bệnh viêm lợi ở các mức dộ khác nhau.
0
20
40
60
80
100
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6
25.5
45.4
22.7 27.8 33.8 27.3
62
48.1
62.5
63.9 54.6 66.7
12 6 14.8 7.9 10.2 5.6
0.5 0.5 0 0.4 1.4 0.4
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ và mức độ viêm lợi theo vùng lục phân
Nhận xét: Lợi viêm độ 1 có tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vùng lục phân
(từ 48,1% đến 66,7%). Lợi viêm trung bình và nặng từ 6% đến 14,8%. Vùng
răng trƣớc hàm trên có tỷ lệ lợi lành mạnh cao nhất 45,4%.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh có mã số PlI cao nhất theo giới
PlI
Giới
PlI=0
n (%)
PlI=1
n (%)
PlI=2
n (%)
PlI=3
n (%)
PlI
( X±SD)
Nam 0 19(17,9) 54(50,9) 33(31,1)
Nữ 1(0,9) 9(8,0) 66(58,9) 36(32,1)
Chung 1(0,5) 28(12,8) 120(55,0) 69(31,7) 2,18±0,66
Nhận xét:
- Chỉ có 01 học sinh không có mảng bám răng (0,5%).
- Tỷ lệ học sinh có mảng bám răng trung bình cao nhất 55,0
- Chỉ số PlI: 2,18
0
20
40
60
80
100
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6
1.9 4.6 7.4 3.7 7.9 7.4
14.8 17.6 13.9 31 22.2 31
23.1
27.8 24.5
33.3
32.4
32.9
60.2
50 54.2
32 37.5 28.7
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phạm vi mảng bám răng theo vùng
Nhận xét: Tỷ lệ mảng bám phủ quá 2/3 mặt răng ( độ 3) trung bình ở
hàm trên là 54,8% cao hơn nhiều so với hàm dƣới là 32,7%.
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.5.Mức độ mảng bám răng theo giới
Nhận xét: Mảng bám răng mức độ C (hình thành lâu trên răng) chiếm
tỷ lệ cao 83,3%. Không thấy sự khác biệt giữa nam và nữ.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh
Bảng 3.7. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh sâu răng
Bệnh
Số
lần chải
Sâu răng
Tổng OR95% CI
Không sâu Có sâu
n % n %
1 lần (1) 25 31,6 54 68,4 79(36,2) 0,88(0,41-1,88)
2 lần (2) 25 28,7 62 71,3 87(39,9) 1,005 (0,47-2,15
≥ 3 lần (3) 15 28,8 37 71,2 52(23,8) 1
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p(1/3) > 0,05; p(2/3)> 0,05); p(1/2)> 0,05
Nhận xét: 52 học sinh (23,8%) chải răng từ 3 lần/ngày; 87 học sinh
(39,9%) chải răng 2 lần/ngày và 79 học sinh (36,2%) chải răng 1 lần/ngày. Sự
khác biệt về tỷ lệ sâu răng ở các nhóm trẻ này không có ý nghĩa thống kê.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Thời điểm chải răng với bệnh sâu răng
Bệnh
Thời điểm
Sâu răng
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu Có sâu
n % n %
Sáng (1) 20 25,3 59 74,7 79 (36,2) 1,71(0,82-3,54)
Tối (2) 23 29,1 56 70,9 79 (36,2) 1,41(0,69-2,88)
Sau ăn (3) 22 36,7 38 63,3 60 (27,5) 1
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p(1/2)>0,05; p(2/3)> 0,05; p(1/3)>0,05
Nhận xét: 27,5% học sinh chải răng sau ăn; 36,2% học sinh chải răng
sáng hoặc tối. Sự khác biệt về thời điểm chải răng với bệnh sâu răng không có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.9. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh viêm lợi
Bệnh
Số
lần chải
Viêm lợi
Tổng OR95% CI
Không viêm Có viêm
n % n %
1 lần (1) 8 10,1 71 89,9 79(36,2) 1,86(0,67-5,18)
2 lần (2) 13 14,9 74 85,1 87(39,9) 1,19(0,47-3,02)
≥ 3 lần (3) 9 17,3 43 82,7 52(23,8) 1
Tổng 30 13,8 188 86,2 79(36,2)
p(1/3) > 0,05; p(2/3)> 0,05); p(1/2)> 0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ viêm lợi giữa các nhóm có số
lần chải răng trong ngày khác nhau.
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi
Bệnh
Thời điểm
Viêm lợi
Tổng
(%)
OR95% CI
Không viêm Có viêm
n % n %
Sáng (1) 7 8,9 72 91,1 79 (36,2) 2,57(0,95-6,99)
Tối (2) 11 13,9 68 86,1 79 (36,2) 1,55(0,63-3,79)
Sau ăn (3) 12 20,0 48 80,0 60 (27,5) 1
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p(1/2)>0,05; p(2/3)> 0,05; p(1/3)>0,05
Nhận xét: 27,5% học sinh chải răng sau ăn; 36,2% học sinh chải răng
sáng hoặc tối. Sự khác biệt về thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi không có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.11. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng
Bệnh
Kiến thức
Bệnh
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu răng Sâu răng
n % n %
Tốt 25 33,8 49 25,3 74 (33,9) 1,33
Chƣa tốt 40 27.8 104 72.2 144 (66,1) (0,73-2,43)
Tổng 153 70,2 65 29,8 218
p>0,05
Nhận xét: 74 (33,9%) em có kiến thức tốt về bệnh sâu răng trong đó 49
(25,3%) học sinh bị sâu răng, 144 (66,1%) em có kiến thức chƣa tốt về bệnh
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
sâu răng trong đó 104 (72,2%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về kiến thức với
bệnh sâu răng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.12. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng
Bệnh
Thái độ
Sâu răng
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu răng Sâu răng
n % n %
Tốt 57 31,8 122 68,2 179(82,11) 1,81
Chƣa tốt 8 20,5 31 79,5 39(17,9) (0,78-4,18)
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p>0,05
Nhận xét: 179 (82,11,%) em có thái độ tốt về bệnh sâu răng trong đó
122 (68,2%) học sinh bị sâu răng, 39 (17,9%) em có kiến thức chƣa tốt về
bệnh sâu răng trong đó 31(79,5%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về thái độ với
bệnh sâu răng của học sinh không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.13. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng
Bệnh
Thực hành
Sâu răng
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu răng Sâu răng
n % n %
Tốt 21 47,7 23 52,3 44(20,2) 2,69
Chƣa tốt 44 25,3 130 74,7 174(79,8) (1,36-5,34)
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p<0,05
Nhận xét: 44 (20,2%) em thực hành tốt về bệnh sâu răng trong đó 23
(52,3%) học sinh bị sâu răng, 174 (79,8%) em thực hành chƣa tốt về bệnh sâu
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
răng trong đó 130 (74,7%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về thực hành với
bệnh sâu răng của học sinh có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi
Bệnh
Kiến thức
Viêm lợi
Tổng
(%)
OR95% CI
Không viêm Có viêm
n % n %
Tốt 12 16,2 62 83,8 74 (33,9) 1,35
Chƣa tốt 18 12,5 126 87,5 144 (66,1) (0,61-2,99)
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p>0,05
Nhận xét: 74 (33,9%) em có kiến thức tốt về bệnh sâu răng trong đó 62
(83,8 %) học sinh mắc bệnh viêm lợi, 144 (66,1%) em có kiến thức chƣa tốt
về bệnh viêm lợi trong đó 126 (875%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về kiến
thức với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.15. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi
Bệnh
Thái độ
Bệnh
Tổng
(%)
OR95% CI
Không Viêm Có viêm
n % n %
Tốt 23 12,8 156 87,2 179(82,11) 1,48
Chƣa tốt 7 17,9 32 82,1 39(17,9) (0,59-3,75)
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p>0.05
Nhận xét: 179(82,11,%) em có thái độ tốt về bệnh viêm lợi trong đó
156 (87,2%) học sinh mắc bệnh viêm lợi, 39 (17,9%) em có kiến thức chƣa
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tốt về bệnh sâu răng trong đó 30 (13,8%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về thái
độ với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.16. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi
Bệnh
Thực hành
Viêm lợi
Tổng
(%)
OR95% CI
Không Viêm Có viêm
n % n %
Tốt 16 36,4 28 63,6 44(20,2) 2,69
Chƣa tốt 14 8,0 160 92,0 174(79,8) (1,36-5,34)
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p<0.05
Nhận xét: 44 (20,2%) em thực hành tốt về bệnh viêm lợi trong đó 28
(63,6%) học sinh mắc bệnh, 174 (79,8%) em thực hành chƣa tốt về bệnh viêm
lợi trong đó 160 (92,0%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về thực hành của học
sinh với bệnh viêm lợi có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.17. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng kem đánh răng
Bệnh
Kem
đánh răng
Sâu răng
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu răng Sâu răng
n % n %
Có dùng 42 45,7 50 54,3 92(42,2%) 3,76
Không dùng 23 18,3 103 81,7 126(57,8%) (2,04-6,93)
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p<0,05
Nhận xét: 92 (42,2%) học sinh sử dụng kem đánh răng, trong đó 50
(54,3%) em mắc bệnh sâu răng. 126 (57,8% ) em không sử dụng kem đánh
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
răng thì 103 em mắc bệnh sâu răng. Sự khác biệt về sử dụng kem đánh răng
với bệnh sâu răng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.18. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa
Bệnh
Chỉ tơ
Sâu răng
Tổng
(%)
OR95% CI
Không sâu răng Sâu răng
n % n %
Có dùng 36 80,0 9 20,0 45(20,6%) 19,86
Không dùng 29 16,8 144 83,2 173(79,4%) (8,64-45,65)
Tổng 65 29,8 153 70,2 218
p<0,05
Nhận xét: 45 (20,6%) học sinh sử dụng chỉ tơ nha khoa, trong đó 9
(20,0%) em mắc bệnh sâu răng. 173 (79,4%) em không sử dụng thì 144
(83,2%) em mắc bệnh sâu răng. Sự khác biệt về sử dụng chỉ tơ nha khoa với
bệnh sâu răng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.19. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng kem đánh răng
Bệnh
Kem
đánh răng
Bệnh
Tổng
(%)
OR95% CI
Không viêm Có viêm
n % n %
Có dùng 13 14,1 79 85,9 92(42,2%) 1,06
Không dùng 17 13,5 109 86,5 126(57,8%) (0,48-2,29)
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p>0.05
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét: 92 (42,2%) học sinh sử dụng kem đánh răng, trong đó 79
(85,9%) em mắc bệnh viêm lợi; 126 ( 57,8% ) em không sử dụng kem đánh
răng thì 109 em mắc bệnh. Sự khác biệt về sử dụng kem đánh răng với bệnh
viêm lợi không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.20. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa
Bệnh
Chỉ tơ
nha khoa
Viêm lợi
Tổng
(%)
OR95% CI
Không viêm Có viêm
n % n %
Có dùng 22 48,9 23 51,1 45(20,6%) 19,73
Không dùng 8 4,6 165 95,4 173(79,4%) (7,86-49,47)
Tổng 30 13,8 188 86,2 218
p<0,05
Nhận xét: 45 (20,6%) học sinh sử dụng chỉ tơ nha khoa, trong đó 23
(51,1%) em mắc bệnh viêm lợi. 173 (79,4% ) em không sử dụng chỉ tơ nha
khoa thì 165 (95,4%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về sử dụng chỉ tơ nha khoa
với bệnh viêm lợi có ý nghĩa thống kê.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.3. Hiệu quả can thiệp
Bảng 3.21. Kiến thức của học sinh trƣớc và sau can thiệp
Nội dung
Trƣớc
GDNK
Sau
GDNK
p
Biết về lợi ích hàm răng
Số lƣợng 111 181
<0,05
Tỷ lệ % 50,9 83,4
Biết nguyên nhân của sâu
răng
Số lƣợng 104 150
<0,05
Tỷ lệ % 47,7 69,1
Biết biểu hiện của sâu răng
Số lƣợng 119 172
<0,05
Tỷ lệ % 54,6 79,3
Biết phòng bệnh sâu răng
Số lƣợng 109 166
<0,05
Tỷ lệ % 50,0 76,5
Biết thời điểm chải răng
Số lƣợng 122 147
<0,05
Tỷ lệ % 56,0 67,7
Biết các chải răng đúng
Số lƣợng 103 130
<0,05
Tỷ lệ % 47,2 59,9
Biết loại thức ăn tốt cho
răng
Số lƣợng 55 88
<0,05
Tỷ lệ % 25,2 40,6
Biết biểu hiện viêm lợi
Số lƣợng 90 140
<0,05
Tỷ lệ % 41,3 64,5
Biết nguyên nhân gây viêm
lợi
Số lƣợng 43 97
<0,05
Tỷ lệ % 19,7 44,7
Nhận xét: Sau GDNK có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức của học sinh
về SKRM cụ thể:
+ Số học sinh biết đƣợc nguyên nhân sâu răng trƣớc GDNK là 47,7%,
sau GDNK là 69,1%; Số học sinh biết đƣợc phòng bệnh sâu răng trƣớc
GDNK là 50%, sau GDNK là 76,5%; Số học sinh biết đƣợc biểu hiện viêm
lợi trƣớc GDNK là 41,3%, sau GDNK là 64,5%; Số học sinh biết đƣợc
nguyên nhân gây viêm lợi trƣớc GDNK là 19,7%, sau GDNK là 44,7%.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.22. Sự thay đổi về kiến thức chung của học sinh sau can thiệp
Kiến thức chung
Trƣớc
GDNK
Sau
GDNK
p
Tốt
Số lƣợng 74 97
<0,05
Tỷ lệ 33,9 44,7
Không tốt
Số lƣợng 144 140
Tỷ lệ 66,1 55,3
Chỉ số hiệu quả 31,85%
Nhận xét: Qua GDNK chúng ta thấy rõ có sự thay đổi về kiến thức chung
của các em về SKRM với tỷ lệ số em có kiến thức tốt về SKRM trƣớc GDNK
là 33,9% đã tăng lên 44,7% sau GDNK.
Bảng 3.23. Thái độ của học sinh về CSRM sau can thiệp
Thái độ chung Trƣớc
GDNK
Sau
GDNK
p
Tốt
Số lƣợng 179 196
<0,05
Tỷ lệ 82,1 90,32
Không tốt
Số lƣợng 39 21
Tỷ lệ 17,9 9,68
Chỉ số hiệu quả 10,01%
Nhận xét: Có sự khác biệt về sự thay đổi thái độ của học sinh về
SKRM giữa trƣớc và sau GDNK và có ý nghĩa thống kê
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.24. Thay đổi thực hành CSRM trƣớc và sau can thiệp
Nội dung
Trƣớc
GDNK
Sau
GDNK
p
Thời điểm chải răng
đúng
Số lƣợng 133 158 >0,05
Tỷ lệ 61,0 72,8
Sử dụng kem đánh răng
riêng cho trẻ em
Số lƣợng 92 108 >0,05
Tỷ lệ 42,2 49,8
Sử dụng chỉ tơ nha khoa
Số lƣợng 45 55
>0,05
Tỷ lệ 20,6 25,3
Số lần chải răng từ 3 lần
trở lên/ ngày
Số lƣợng 52 97
<0,05
Tỷ lệ 23.8 44,7
Thực hành chung tốt
Số lƣợng 44 67
<0,05
Tỷ lệ 20,2 30,9
Chỉ số hiệu quả 52,97%
Nhận xét: Sau GDNK có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của học sinh về
CSRM với CSHQ= 52,95%, tuy vậy việc sử dụng chỉ tơ nha khoa của học
sinh lại không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.25. Thay đổi tỷ lệ viêm lợi sau can thiệp
Viêm Không viêm
Tổng số
Viêm lợi GI= 1,2,3 GI= 0
n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ
Trƣớc GDNK 188 86,2 30 13,8 218 100
Sau GDNK 149 68,7 68 31,3 217 100
p <0,05
Chỉ số hiệu quả 20,3%
Nhận xét: Trong tổng số đối tuợng nghiên cứu chúng ta có thể thấy rõ sự
thay đổi về thực trạng viêm lợi của đối tuợng sau GDNK, điều này đƣọc thể
hiện rõ ở tỷ lệ số đối tuợng không viêm sau GDNK chiếm 31,3% còn tỷ lệ
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
này trƣớc GDNK là 13,8%. Số đối tƣợng bị viêm lợi trƣớc GDNK là 86,2% ,
sau GDNK tỷ lệ này giảm còn 68,7%.
Bảng 3.26. Thay đổi tỷ lệ MBR của học sinh sau can thiệp
Mảng bám
Có mảng bám
Không có mảng
bám Tổng số
PlI= 1,2,3,4 PlI= 0
n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ
Trƣớc GDNK 217 99,5 1 0,5 218 100
Sau GDNK 149 68,7 68 31,3 217 100
p <0,05
Chỉ số hiệu quả 30,96%
Nhận xét: Đối tuợng nghiên cứu sau GDNK có sự thay đổi lớn về
MBR cụ thể tỷ lệ số đối tƣợng có MBR trƣớc GDNK là 99,5% còn sau
GDNK tỷ lệ này giảm còn 68,7%, trong khi đó tỷ lệ số đối tƣợng không có
MBR từ 0,5% trƣớc GDNK tăng lên 31,3% sau GDNK
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chọn nghiên cứu học sinh lứa tuổi 12, bởi vì 12 tuổi là lứa tuổi
đặc biệt quan trọng vì đa số trẻ đã hoàn thành việc thay bộ răng sữa bằng các
răng vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đây là lứa tuổi cuối cùng
mà một mẫu đáng tin cậy có thể có đƣợc dễ dàng qua hệ thống trƣờng học và
chọn 12 tuổi nhƣ là tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng để có những so sánh
quốc tế và xu hƣớng của bệnh[58].
4.2 Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh.
4.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đánh giá tình trạng sâu răng
trong cộng đồng, có 2 tiêu chí đƣợc sử dụng là[62]:
- Tỷ lệ % học sinh hiện mắc sâu răng (có ít nhất 1 răng bị sâu trên toàn
bộ hàm răng) để nói lên mức độ lƣu hành sâu răng ở cộng đồng.
- Chỉ số răng sâu- mất- trám (tổng số răng bị sâu, răng bị mất và răng
sâu đƣợc trám) để nói lên nguy cơ sâu răng trong cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng là (70,2%)
đƣợc thể hiện trong bảng và 3.2. Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sâu răng ở
nam (72,6%) cao hơn ở nữ (67,9%) không có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, năm 2002, của tác giả Trần Văn
Trƣờng và CS cũng cho thấy không có đặc điểm cố định nào theo giới [28].
Lê Đức Thuận đã nghiên cứu 200 em học sinh 12 tuổi từ 6 trƣờng THCS
của thành phố Hải Dƣơng năm 2005, thông báo tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học
sinh 12 tuổi là 67%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [25].
Phan Thị Trƣờng Xuân và CS nghiên cứu trên 1400 học sinh 12 tuổi và
15 tuổi tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang năm 2012 cho kết quả tỷ lệ
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
học sinh sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 55,6% và lứa tuổi 15 là 68,9%.
Kết quả nghiên cứu của tác giả thấp hơn tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trong nghiên
cứu của chúng tôi [32].
Hồ Văn Dzi, Nguyễn Thị Kim Anh (2012) nghiên cứu trên học sinh 12
và 15 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu
răng ở lứa tuổi 12 là 74,25% và lứa tuổi 15 là 81,95%[11]. Cao hơn kết quả
của chúng tôi.
Quách Huy Chức nghiên cứu trên 361 học sinh ở trƣờng THCS Bát
Tràng – Gia Lâm – Hà Nộ năm 2013 cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh
viễn ở lứa tuổi 12 -13 là 61,1%, tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi [2].
Trƣơng Mạnh Dũng nghiên cứu học sinh lứa tuổi 11-14 tại trƣờng trung
học cơ sở Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2010 cho kết quả,
81,4% lứa tuổi 12 sâu răng vĩnh viễn, tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu
của chúng tôi [10].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số sâu- mất- trám trung
bình của nhóm học sinh nghiên cứu là 2,45, trong đó trung bình mỗi học sinh
có 2,4 răng vĩnh viễn bị sâu, tỷ lệ răng sâu không đƣợc điều trị là 97,75% ,
nhìn chung đều ở mức cao so với các nơi khác. Điều này gợi ý cho ta biết nhu
cầu điều trị của học sinh là rất lớn để giữ gìn bộ răng vĩnh viễn cho các em và
đặt và cho chúng ta còn nhiều việc phải làm, tích cực hơn nữa trong công tác
nha học đƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu toàn cầu về dự phòng sâu răng trẻ em
là ở lứa tuổi 18 có 100% các em giữ đƣợc toàn bộ hàm răng và mục tiêu quốc
gia là đảm bảo ít nhất 80% học sinh tiểu học và trung học cơ sở đƣợc CSRM
ổn định, lâu dài qua chƣơng trình này.
Qua phân tích chỉ số SMT chúng tôi thấy rằng số răng vĩnh viễn sâu
đƣợc điều trị ở hai giới còn thấp, nghĩa là tỷ lệ răng vĩnh viễn sâu không đƣợc
điều trị lớn hơn rất nhiều so với sâu răng đƣợc điều trị ở cả hai giới và các
nhóm tuổi, điều đó có thể đƣợc lý giải rằng ở nhóm học sinh nghiên cứu, việc
52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dự phòng và điều trị sớm sâu răng chƣa đƣợc chú trọng, mặc khác, tại các
trƣờng THCS tại Nguyễn Du, chƣơng trình nha học đƣờng mới chỉ ở mức độ
lồng ghép vào phòng y tế chung của trƣờng, việc triển khai hoạt động còn
nhiều hạn chế hơn nữa chƣa có sự quan tâm đúng mức của nhà trƣờng trong
việc tổ chức khám và can thiệp dự phòng cho các em cũng nhƣ nhận thức
chƣa đầy đủ và hành động thực tế của phụ huynh học sinh đối với tình trạng
sâu răng của các em chƣa thực sự thấu đáo.
Các nghiên cứu ở nhiều nƣớc đang phát triển nhƣ Ả rập Xê Út, Nigeria,
tỷ lệ sâu răng dao động từ mức thấp đến cao( 33,0%-91,6% )[57], [58], [62].
Kết quả chỉ số DMFT ở học sinh lứa tuổi 12 trong nghiên cứu của chúng
tôi là 2,45±2,27 thấp hơn so với kết quả ở một số nƣớc đang phát triển khác
trong khu vực nhƣ Thái lan, Philippine và Ấn Độ là từ 2,9-3,94( ở mức trung
bình) và cao hơn so với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Pháp và Mỹ( ở
mức từ 1,19-1,7) [58], [62].
4.2.2. Thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh:
Để đánh giá tình trạng viêm lợi của nhóm nghiên cứu chúng tôi sử
dụng Chỉ số lợi GI (Gingival Index), chỉ số này giúp chúng tôi có số liệu đầy
dủ về tình trạng viêm lợi cũng đồng thời cho phép chúng tôi có thể so sánh
với các nghiên cứu khác.
Theo kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu qua bảng 3.4 chúng ta thấy, có
58,7% trẻ bị viêm nhẹ (GI =1), 35,7% viêm trung bình (GI = 2), 1,8% viêm
nhẹ (GI=3) và số trẻ không viêm là 13,8% (GI=0).
Theo Trƣơng Mạnh Dũng tiến hành nghiên cứu trên 397 học sinh
trƣờng THCS Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học sinh
viêm nhẹ là 41,8%, số trẻ không viêm là 27,96%.[10].
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Cap cuu Chấn thương Hàm Mặt
Cap cuu Chấn thương Hàm MặtCap cuu Chấn thương Hàm Mặt
Cap cuu Chấn thương Hàm MặtNguyên Trần
 
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răng
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răngChẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răng
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răngminh mec
 
Khám ngòai mặt và trong miệng
Khám ngòai mặt và trong miệngKhám ngòai mặt và trong miệng
Khám ngòai mặt và trong miệngLE HAI TRIEU
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopHai Trieu
 
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợiBài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợiminh mec
 
Các dụng cụ sử dụng trong nội nha
Các dụng cụ sử dụng trong nội nhaCác dụng cụ sử dụng trong nội nha
Các dụng cụ sử dụng trong nội nhaTruong Giang Minh
 
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiđIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiBi Hiểm
 
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNGGIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNGSoM
 
đIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngđIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngChung Nguyễn
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
X QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOAX QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOASoM
 
Các khối u lành tính ở vùng miệng
Các khối u lành tính ở vùng miệngCác khối u lành tính ở vùng miệng
Các khối u lành tính ở vùng miệngminh mec
 
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)vlnkhn
 
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUCHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUSoM
 

Mais procurados (20)

Cap cuu Chấn thương Hàm Mặt
Cap cuu Chấn thương Hàm MặtCap cuu Chấn thương Hàm Mặt
Cap cuu Chấn thương Hàm Mặt
 
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răng
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răngChẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răng
Chẩn đoán-bệnh-lý-tủy-răng
 
Khám ngòai mặt và trong miệng
Khám ngòai mặt và trong miệngKhám ngòai mặt và trong miệng
Khám ngòai mặt và trong miệng
 
Panorama
PanoramaPanorama
Panorama
 
Luận án: Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, HAY
Luận án: Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, HAYLuận án: Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, HAY
Luận án: Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, HAY
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chop
 
Bệnh lý tủy.pptx
Bệnh lý tủy.pptxBệnh lý tủy.pptx
Bệnh lý tủy.pptx
 
Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răngBệnh sâu răng
Bệnh sâu răng
 
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợiBài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
 
Các dụng cụ sử dụng trong nội nha
Các dụng cụ sử dụng trong nội nhaCác dụng cụ sử dụng trong nội nha
Các dụng cụ sử dụng trong nội nha
 
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiđIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
 
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNGGIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
 
Cach kham rhm
Cach kham rhmCach kham rhm
Cach kham rhm
 
đIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngđIều trị sâu răng
đIều trị sâu răng
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
 
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAYLuận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
Luận án: Dự phòng sâu răng bằng gel Fluor ở người cao tuổi, HAY
 
X QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOAX QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOA
 
Các khối u lành tính ở vùng miệng
Các khối u lành tính ở vùng miệngCác khối u lành tính ở vùng miệng
Các khối u lành tính ở vùng miệng
 
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)
Nang và U lành tính vùng Miệng Hàm Mặt (Phần 1)
 
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUCHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
 

Semelhante a Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phátĐề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phátDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Semelhante a Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
 
Luận án: Yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở, HAY
Luận án: Yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở, HAYLuận án: Yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở, HAY
Luận án: Yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở, HAY
 
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phátĐề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
Đề tài: Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAYLuận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi

  • 1. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NÔNG TUẤN ANH THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ 12 TUỔI TRƢỜNG THCS NGUYỄN DU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Tiến Công THÁI NGUYÊN – NĂM 2015
  • 2. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả trong đề tài này là do chúng tôi thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan và dựa trên số liệu có thật đƣợc thu thập tại trƣờng THCS Nguyễn Du – TP.Thái Nguyên Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những số liệu và kết quả trong luận văn này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Nông Tuấn Anh
  • 4. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa y tế công cộng và các thầy cô trong các bộ môn trƣờng Đại học Y- Dƣợc Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Tiến Công, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, dậy dỗ và dìu dắt tôi những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - UBND thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trƣờng THCS Nguyễn Du – TP.Thái Nguyên Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân đã luôn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Nông Tuấn Anh
  • 5. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BRM : Bệnh răng miệng CS : Cộng sự CSRM : Chăm sóc răng miệng CSSKRM : Chăm sóc sức khỏe răng miệng DFMT : Decayed Missing Filling Teeth (Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn) dmft : Decayed Missing Filling Teeth (Sâu, mất, trám răng sữa) GDNK : Giáo dục nha khoa GI : Ginggival Index KAP : Knowledge, Attitudes, Practices (Kiến thức, Thái độ, Hành vi) NHĐ : Nha học đƣờng PlI : Plaque Index SKRM : Sức khỏe răng miệng SMT : Sâu, mất, trám SR : Sâu răng VL : Viêm lợi THCS : Trung học cơ sở WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 6. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN................................................................................. 3 1.1. Những hiểu biết hiện nay về bệnh sâu răng và viêm lợi ........................... 3 1.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam ..............10 1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng.........................................14 1.4. Can thiệp phòng chống bệnh răng miệng. ...............................................17 1.5. Vài nét về truờng THCS Nguyễn Du – thành phố Thái Nguyên.............23 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..............................................24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................24 2.3. Nội dung nghiên cứu:...............................................................................26 2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................27 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu...................................................................27 2.6. Các tiêu chí đánh giá................................................................................28 2.7. Nội dung can thiệp ...................................................................................33 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................33 2.9. Hạn chế sai số trong nghiên cứu. .............................................................33 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu..........................................................................33 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………...33 3.1. Đặc điểm đối tuợng nghiên cứu...............................................................33 3.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh ...................................34 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh....................38
  • 7. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.4. Hiệu quả can thiệp....................................................................................46 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ..................................................................................50 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................50 4.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh. ..................................50 4.3. Các yếu tố liên quan đến một số bệnh răng miệng của học sinh .............55 4.4. Đánh giá mức độ cải thiện KAP và tình trạng viêm lợi, mảng bám sau GDNK. ............................................................................................................56 4.5. Một số hạn chế của nghiên cứu ...............................................................62 KẾT LUẬN.....................................................................................................63 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS…9 Bảng 1.2. Chỉ số DFMT của một số nƣớc phát triển trên thế giới ................11 Bảng 1.3. Tình trạng viêm lợi ở trẻ em Việt Nam năm 2001.........................14 Bảng 2.1. Quy ƣớc của WHO về ghi mã số SMT( DMFT) ...........................28 Bảng 2.2. Phân loại chỉ số DFMT theo WHO ...............................................28 Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng theo giới ...................................34 Bảng 3.3. Chỉ số SMT và cơ cấu S,M,T theo giới..........................................34 Bảng 3.4. Chỉ số GI theo giới .........................................................................35 Bảng 3.5. Tỷ lệ % học sinh có mã số GI cao nhất theo giới...........................36 Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh có mã số PlI cao nhất theo giới...............................37 Bảng 3.7. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh sâu răng ........................38 Bảng 3.8. Thời điểm chải răng với bệnh sâu răng ..........................................39 Bảng 3.9. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh viêm lợi ........................39 Bảng 3.10. Thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi.........................................40 Bảng 3.11. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng...................40 Bảng 3.12. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng ......................41 Bảng 3.13. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng..................41 Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi ...................42 Bảng 3.15. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi.......................42 Bảng 3.16. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi..................43 Bảng 3.17. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng kem đánh răng ...........43 Bảng 3.18. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa ..........44 Bảng 3.19. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng kem đánh răng ...........44 Bảng 3.20. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa...........45 Bảng 3.21. Kiến thức của học sinh trƣớc và sau can thiệp.............................46 Bảng 3.22. Sự thay đổi về kiến thức chung của học sinh sau can thiệp .........47 Bảng 3.23. Thái độ của học sinh về CSRM sau can thiệp..............................47 Bảng 3.25. Thay đổi tỷ lệ viêm lợi sau can thiệp............................................48
  • 9. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.26. Thay đổi tỷ lệ MBR của học sinh sau can thiệp..........................49 Bảng 4.1. So sánh với kết quả về viêm lợi của các tác giả………………….54 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ Keys ........................................................................................ 3 Hình 1.2. Sơ đồ WHITE ...............................................................................................4 Hình 1.3. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng ........................5 Hình 1.4. Phân loại sâu răng theo Pitts.........................................................................8 Hình 2.1. Bộ dụng cụ khám ........................................................................................27 Hình 2.2. Minh họa cách chọn răng đại diện khi lấy chỉ số GI ...............................29 Hình 2.3. Thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel.....................31
  • 10. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo dân tộc...................................34 Biểu 3.2. Phân bố tỷ lệ % sâu răng theo từng răng......................................36 Biểu 3.3. Tỷ lệ và mức độ viêm lợi theo vùng lục phân..............................37 Biểu 3.4. Tỷ lệ phạm vi mảng bám răng theo vùng.....................................38 Biểu 3.5. Mức độ mảng bám răng theo giới................................................39
  • 11. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, góp phần làm tăng chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ hạnh phúc của mỗi ngƣời. Tuy nhiên, hiện nay sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Bệnh nếu không đƣợc điều trị, sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, đặc biệt ở trẻ em sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe, học tập và thẩm mỹ của trẻ sau này. Theo báo cáo của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam tại hội nghị Nha học đƣờng Đông Nam Á lần thứ sáu tổ chức tại Hà nội tháng 11 năm 2011 thì Việt Nam hiện là nƣớc có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng thuộc hàng cao nhất thế giới với 90% [56]. Theo báo cáo này, bệnh răng miệng ở trẻ em Việt Nam hiện đang có xu hƣớng gia tăng. Sâu răng sữa ở trẻ 6-8 tuổi chiếm 84,9% với dmft là 5,4 theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 đã tăng lên 92,2% với chỉ số sâu mất trám răng sữa là 5,7 năm 2008; Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi là 56,5% với chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 2,1 năm 2001 [56]. Cũng theo báo cáo này, sự phát triển kinh tế xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khoẻ răng miệng của trẻ em Việt Nam nhƣ tiêu thụ đƣờng hiện nay tăng lên 18kg/ngƣời/năm (2010) so với 6,5kg năm 1990; tình trạng thiếu Fluor trong nƣớc vẫn chƣa đƣợc giải quyết, đặc biệt là vùng núi và vùng sâu [56]. Chƣơng trình Nha học đƣờng (NHĐ) ở Việt Nam đã đƣợc triển khai từ những năm 1980, trong đó Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh tuyên bố phủ kín chƣơng trình NHĐ từ năm 2000. Chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu mà trọng tâm là công tác nha học đƣờng (NHĐ) với một trong bốn nội dung chính là giáo dục nha khoa nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng ở học sinh. Theo báo cáo của Hội răng hàm mặt Việt Nam, những trƣờng làm tốt công tác Nha học đƣờng thì chỉ sau 6 năm, tỉ lệ bệnh đã giảm đáng kể, ở trẻ 12 tuổi tỉ lệ viêm lợi giảm từ 60% xuống còn 30%, chỉ số SMT giảm từ 2,1 xuống còn 1,0[56]. Giáo dục nha khoa (GDNK) đƣợc chứng
  • 12. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn minh là biện pháp hiệu quả để kiểm soát mảng bám răng và viêm lợi [1], [4], [6], [7], [18], [21], [44]. Nghiên cứu Tạ Quốc Đại năm 2012, sau chƣơng trình GDNK, tỷ lệ viêm lợi của nhóm can thiệp giảm rõ rệt với chỉ số can thiệp là 62,8%, trong khi tỷ lệ này lại tăng ở nhóm chứng [12]. Việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ em nên đƣợc thực hiện càng sớm càng tốt. Do đó việc trang bị kiến thức về chăm sóc răng miệng cho các em là việc làm cần thiết giúp kiểm soát mảng bám răng, dự phòng sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Tuy nhiên, hiệu quả việc thực hiện công tác NHĐ rất nhác nhau ở từng địa phƣơng. [6], [4], [20]. Trƣờng THCS Nguyễn Du là một trong số 181 trƣờng THCS trên toàn tỉnh, trƣờng nằm trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ - trung tâm thành phố Thái Nguyên. Học sinh trong trƣờng chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 12 đến 15. Trong đó 12 tuổi là mốc thời gian quan trọng, là bƣớc khởi đầu của bộ răng vĩnh viễn. Đây cũng là lứa tuổi mà WHO đã khuyến cáo về các độ tuổi then chốt trong chăm sóc răng miệng [62]. Chƣơng trình nha học đƣờng đã đƣợc áp dụng triển khai tại trƣờng từ năm 1994. Việc xác định thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh của trƣờng sau khi thực hiện chƣơng trình NHĐ và đánh giá mức độ tác động của việc giáo dục nha khoa đến tình trạng vệ sinh răng miệng ở học sinh là hết sức cần thiết, góp phần đƣa ra bằng chứng về xu hƣớng mắc các bệnh răng miệng của học sinh và tìm giải pháp thích hợp để nâng cáo chất lƣợng của chƣơng trình NHĐ hiện nay. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi trƣờng THCS Nguyễn Du-Thành phố Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ một số bệnh răng miệng ở trẻ 12 tuổi trƣờng THCS Nguyễn Du - Thành phố Thái Nguyên năm 2014 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở đối tƣợng nghiên cứu. 3. Đánh giá kết quả can thiệp dự phòng một số bệnh răng miệng bằng giáo dục nha khoa cho đối tƣợng nghiên cứu.
  • 13. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Những hiểu biết hiện nay về bệnh sâu răng và viêm lợi 1.1.1. Bệnh sâu răng Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá đƣợc đặc trƣng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng [13].[16]. 1.1.1.1. Bệnh căn và sinh học bệnh sâu răng [13].[16] Ngƣời ta cho bệnh sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn phải có các yếu tố thuận lợi nhƣ chế độ ăn uống nhiều đƣờng, VSRM không tốt, tình trạng sắp xếp của răng khấp khểnh, chất lƣợng men răng kém và môi trƣờng tự nhiên, nhất là môi trƣờng nƣớc ăn uống có hàm lƣợng fluor thấp (hàm lƣợng fluor tối ƣu là 0,8- 0,9 ppm/lít) đã tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Trƣớc năm 1970, ngƣời ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất đƣờng, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Keys: Hình 1.1. Sơ đồ Keys[13].[16] Sau năm 1975, đã tìm ra đƣợc nguyên nhân của sâu răng và đƣợc giải thích bằng sơ đồ WHITE thay thế một vòng tròn của sơ đồ KEYS chất đƣờng bằng vòng tròn chất nền Substrate nhấn mạnh vai trò nƣớc bọt chất trung hoà – Buffers và pH của dòng chảy môi trƣờng xung quanh răng.
  • 14. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Ngƣời ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của Fluor khi gặp Hydroxyapatite của răng kết hợp thành Fluoroapatite rắn chắc, chống đƣợc sự phân huỷ của axít tạo thành thƣơng tổn sâu răng. Hình 1.2. Sơ đồ WHITE [13].[16] Răng: Tuổi, fluoride, dinh dƣỡng vv... Vi khuẩn: Streptococcus mutans. Chất nền: Các chất đƣờng, cặn bám thức ăn trên răng, Môi trƣờng miệng: Nƣớc bọt, pH vùng quanh răng, khả năng trung hoà của nƣớc bọt. Theo nghiên cứu của Fejerskov O (2005) [37] còn có một số yếu tố ảnh hƣởng đến sâu răng nhƣ nƣớc bọt (khả năng đệm, thành phần, lƣu lƣợng), sự xuất hiện của đƣờng, pH ở mảng bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng, kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng cũng ảnh hƣởng đến sâu răng nhƣ Nhân chủng – xã hội học, thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức, thái độ, hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hôi. Chất nền Vi khuẩn khuẩn Răng SR
  • 15. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hình 1.3: Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng (theo Fejerkor 2005 [37] Ngƣời ta có thể tóm lƣợc cơ chế sinh học bệnh sâu răng bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện sâu răng SÂU RĂNG = HUỶ KHOÁNG > TÁI KHOÁNG
  • 16. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Các yếu tố bảo vệ: + Nƣớc bọt + Khả năng kháng acid của men + Fluor có ở bề mặt men răng + Trám bít hố rãnh + Độ Ca2+ , PO4 3- quanh răng + pH > 5,5 + Vệ sinh răng miệng tốt Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng: + Mảng bám vi khuẩn + Chế độ ăn đƣờng nhiều lần + Thiếu nƣớc bọt hay nƣớc bọt acid + Acid từ dạ dày tràn lên miệng + pH< 5 + Vệ sinh răng miệng kém Với sự hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học quá trình sâu răng nên hơn hai thập kỷ qua loài ngƣời đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng. 1.1.1.3. Tiến triển của bệnh sâu răng Sâu răng đƣợc chia làm nhiều mức độ tuỳ theo thời gian tiến triển. Nếu ở mức độ nhẹ không điều trị sẽ tiến triển thành mức độ tiếp theo nặng hơn từ sâu men thành sâu ngà, đến viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống, viêm xƣơng hàm. 1.1.1.4. Phân loại sâu răng [13], [16] Tùy theo tác giả mà có các cách phân loại nhƣ phân loại theo vị trí của lỗ sâu trên răng của Black đƣợc chia thành 5 loại. Phân loại theo diễn biến của sâu răng, sâu răng cấp tính và sâu răng mạn tính. Ngày nay, với sự tiến bộ của chất hàn mới ngƣời ta cũng có cách phân loại khác nhau mức độ, tính chất, nghề nghiệp, dựa theo chất hàn mới. Cách phân loại đƣợc nhiều ngƣời ứng dụng là phân loại theo cách điều trị hoặc mức độ tổn thƣơng.
  • 17. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn * Phân loại theo mức độ tổn thương - Sâu men - Sâu ngà nông, sâu ngà sâu - Sâu răng có kèm theo tổn thƣơng tủy - Sâu răng làm chết tủy và gây các biến chứng ở chóp răng * Theo mức độ tiến triển - Sâu răng cấp tính: Lỗ vào nhỏ, bên dƣới phá hủy rộng, có nhiều ngà mềm màu vàng, cảm giác ê buốt nhiều thƣờng gặp ở ngƣời trẻ, bệnh tiến triển nhanh dễ dẫn tới bệnh lý tủy. - Sâu răng tiến triển - Sâu răng mạn tính: Ngà mủn ít, sẫm màu, cảm giác kém - Sâu răng ổn định: Đáy cứng, không đau * Phân loại theo vị trí lỗ sâu Đƣợc chia làm 5 loại - Loại 1: Sâu mặt nhai các răng hàm lớn và nhỏ. - Loại 2: Lỗ sâu ở mặt bên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. - Loại 3: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dƣới chƣa ảnh hƣởng đến rìa cắn. - Loại 4: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dƣới ảnh hƣởng đến rìa cắn. - Loại 5: Lỗ sâu ở cổ răng. * Phân loại theo vị trí và kích thước (site and size) Hai yếu tố đó là vị trí và kích thƣớc (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu: Vị trí: Vị trí 1: Tổn thƣơng ở hố rãnh và các mặt nhẵn Vị trí 2: Tổn thƣơng kết hợp với mặt tiếp giáp Vị trí 3: Sâu cổ răng và chân răng
  • 18. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Kích thƣớc: - Tổn thƣơng nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể tái khoáng - Tổn thƣơng mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu còn đủ, cần tạo lỗ hàn - Tổn thƣơng rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các phƣơng tiện lƣu giữ cơ sinh học - Tổn thƣơng rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phƣơng tiện lƣu giữ cơ học hoặc phục hình * Phân loại theo Pitts [46] Sơ đồ tảng băng Pitts Tổn thƣơngđến tủy + Tổn thƣơng thấy ngà + Tổn thƣơng men có lỗ giới hạn trong men + Tổn thƣơngmen chƣa „có lỗ‟có thể pháthiện trên lâm sàng + Tổn thƣơng chỉ có thểphát hiện với sự hỗ trợcủa các công cụ cổ điển (phim cắn cánh) + Tổn thƣơng tiền lâm sàng đang tiến triển/lành mạnh D4 D3 D1 Ngƣỡng chẩn đoán trong các điều tra dịch tễ cổ điển (WHO) Ngƣỡng áp dụng trên lâm sàng và nghiên cứu Ngƣỡng có thể xác định nhờ các công cụ hỗ trợ mới hiện nay và trongtƣơng lai Ngƣỡng sử dụng công cụ hỗ trợ D3 D2 D1 Biểu hiện không sâu tại ngƣỡng chẩn đoán D3 Cần thay đổi chiến lược phát hiện và điều trị Hình 1.4. Phân loại sâu răng theo Pitts
  • 19. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn * Phân loại theo ICDAS (International Caries Detection and Assessment System) [54] Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS (International Caries Detection and Assessment System)[54] Mã số Mô tả 0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng 1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh 2 Thay đổi đƣợc nhìn rõ trên men răng ƣớt và lan rộng qua hố rãnh 3 Mất chất khu trú ở men ( không lộ ngà) 4 Có bóng đen bên dƣới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục 5 Có lỗ sâu lộ ngà răng 6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng 1.1.2. Bệnh viêm lợi [26] 1.1.2.1. Giải phẫu lợi Bao gồm lợi tự do và lợi bám dính. - Lợi tự do: Gồm có bờ lợi tự do (đƣờng viền lợi) và nhú lợi (núm lợi). Bình thƣờng lợi tự do hình lƣợn sóng ôm sát xung quanh một phần thân răng và cổ răng. Đƣờng viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần kẽ giữa hai răng đứng cạnh nhau. Mặt trong của đƣờng viền lợi và núm lợi cùng với phía ngoài của thân răng có khe hở gọi là khe lợi. Khe này sâu 0,5 - 1mm. Khi răng mới mọc có thể có chiều sâu 0,8 - 2mm. Đáy khe lợi ở ngang cổ răng. - Lợi bám dính: Vùng lợi dính hơi gồ lên, nối tiếp từ phần lợi tự do đến phần niêm mạc di động.
  • 20. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.1.2.2. Sinh bệnh h c viêm lợi [26] Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao, ở trẻ em chủ yếu là bệnh viêm lợi. Bệnh quanh răng do nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu sinh tố, sang chấn khớp cắn, vi khuẩn và VSRM kém... trong đó vi khuẩn và VSRM kém tạo nên mảng bám răng là nguyên nhân chính. Cặn bám răng hình thành trên bề mặt răng ngay sau khi ăn. Cặn bám răng đƣợc hình thành và phát triển khi môi trƣờng trong miệng giàu chất dinh dƣỡng, nhất là đƣờng Saccharose. Lúc đầu cặn bám là vô khuẩn, về sau vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành mảng bám vi khuẩn (MBVK) sau 2 giờ. Ở giai đoạn này, các cặn bám dễ dàng đƣợc làm sạch bằng cách chải răng. Thành phần trong cặn bám răng: vi khuẩn chiếm chủ yếu đến 70% trọng lƣợng, còn 30% là chất tựa hữu cơ. Các vi khuẩn này xâm nhập vùng quanh răng gây viêm, phá hủy tổ chức. Tác động của chúng có thể là trực tiếp do hoạt động của vi khuẩn sản sinh ra các men, nội độc tố, các sản phẩm đào thải...hoặc gián tiếp do vai trò kháng nguyên của chúng. Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi cặn bám răng hình thành đƣợc 7 ngày. Ở thời kỳ răng sữa: Lợi xung quanh các răng sữa có khả năng đề kháng đƣợc với viêm gây ra do mảng bám. Khi ngừng chải răng 3 tuần thì có sự khác nhau về đáp ứng ở tổ chức lợi giữa trẻ em và ngƣời lớn. Ở thời kỳ răng hỗn hợp: thời kỳ này có đặc điểm là răng không đều và có sự thay đổi nội tiết tố. 1.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về bệnh sâu răng 1.2.1.1. Trên thế giới Ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Anh, Pháp, các nƣớc Bắc Âu… bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nƣớc này đã triển khai rộng rãi các chƣơng trình can thiệp với các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại các trƣờng
  • 21. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn học và cộng đồng. Trong đó việc sử dụng hiệu quả Fluor đóng vai trò quan trọng vào thành công này, đồng thời phát triển mạnh hệ thống dịch vụ chăm sóc răng miệng, dịch vụ nha khoa, các phòng khám răng, điều trị từ thành thị đến vùng nông thôn bên cạnh đó là hệ thống truyền thông, tƣ vấn thƣờng xuyên đến cộng đồng do đó đã tác động mạnh đến nhận thức của ngƣời dân trong việc phòng bệnh răng miệng cho trẻ em [57], [50]. Chỉ số DFMT tại một số nƣớc trên thế giới cụ thể trong bảng sau: Bảng 1.2. Chỉ số DFMT của một số nƣớc phát triển trên thế giới [55], [57]. [58], [60] Quốc gia Năm DFMT Thái Lan 2011 1,5 Singapor 2011 1,2 Thụy Điển 2005 1,0 Australia 2005 1,7 Thụy Sỹ 2004 0,86 Phần Lan 2003 1,0 Nhật Bản 2000 2,0 Ở các nƣớc đang phát triển, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa còn hạn chế, hệ thống chăm sóc răng miệng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển nên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh răng miệng ở một số nƣớc Đông nam Á còn cao từ 55-80 %. Sâu răng thƣờng không đƣợc điều trị bằng các biện pháp điều trị khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Ở những nƣớc này tình trạng mất răng thƣờng gặp ở mọi lứa tuổi[40], [41], [42] , [43] Trong khi đó ở các nƣớc công nghiệp hóa (có nền kinh tế phát triển) số răng mất và tỷ lệ ngƣời mất răng có xu hƣớng giảm đi đáng kể [49], [50], [55]. Tình trạng sâu răng và chỉ số DFMT ở học sinh còn khá cao và có chiều hƣớng gia tăng ở hầu hết các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển trên
  • 22. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn toàn thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á: Tại Thái Lan, trẻ 10 -12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào khoảng 70% và SMTR răng vĩnh viễn trung bình là 2,3 [55]. Theo Okeigbemen SA điều tra năm 2004 tỷ lệ DFMT ở trẻ 12 tuổi tại Nigeria là 2,51 [45]. Tỷ lệ sâu răng ở các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản đang có xu hƣớng giảm dần do công tác dự phòng các bệnh răng miệng đang đƣợc triển khai rộng rãi và hiệu quả. Đặc biệt là có sự đầu tƣ của nhà nƣớc để xây dựng các chƣơng trình, dự án hỗ trợ và chăm sóc răng miệng tại cộng đồng, nhất là các trƣờng học từ tiểu học trở lên. Theo thống kê năm 2010 về tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở hai nƣớc này tƣơng đối thấp ở trẻ 7-9 tuổi chiếm 37,1 %, chỉ số SMTR là 1,2 [50], [60]. Trái lại, ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có xu hƣớng gia tăng do chế độ ăn uống có tỷ lệ đƣờng cao. Tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vẫn ở mức thấp 65 % [51]. 1.2.1.2. Tại Việt Nam Theo kết quả điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 1 năm 1990. Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng 55,69% Chỉ số SMT là 1,82 Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng 60,33% Chỉ số SMT là 2,16 Theo kết quả điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 2 năm 2002 [28]. Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng 56,60% Chỉ số SMT là 1,87 Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng 67,60% Chỉ số SMT là 2,16 Qua đó cho thấy sâu răng tăng dần theo tuổi cả về tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT. Năm 2012, Hồ Văn Dzi, Nguyễn Thị Kim Anh báo cáo kết quả điều tra răng miệng của học sinh 12 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng với tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 74,25% [11]. Theo Vũ Mạnh Tuấn (2008)
  • 23. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn công bố kết quả điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6-12 tuổi ở Hòa Bình cho thấy 62,6% học sinh mắc bệnh sâu răng [30]. Theo nghiên cứu của Lê Đức Thuận năm 2005 trên 200 học sinh lứa tuổi 12 tại một số trƣờng THCS thành phố Hải Dƣơng cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 67,%[25]. Đào Thị Dung nghiên cứu xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh PTCS tại thành Hà Nội năm 2009 cho kết quả tỷ lệ sâu răng của lứa tuổi 12 là 15,90%[5]. Nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Tuấn trên học sinh 4 trƣờng THCS tại Ninh Thuận năm 2012 cho tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 41,8%.[29]. Năm 2013, Quách Huy Chức và CS nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng trên học sinh trƣờng THCS Bát Tràng, Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng nhóm tuổi 12-13 là 61,1%, chỉ số SMT là 1,28[2]. Năm 2012, Tạ Quốc Đại đã thực hiện nghiên cứu ở học sinh 12 tuổi tại một số vùng ngoại thành Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 31,1%[13]. 1.2.2. Các nghiên cứu về bệnh viêm lợi 1.2.2.1. Trên thế giới Song song với bệnh sâu răng thì tỷ lệ viêm lợi cũng chiếm tỷ lệ cao trong lứa tuổi học đƣờng [33], [36]. Tại Thái Lan tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em chiếm 39,4 % (2011). Những em học sinh mắc bệnh sâu răng đều kéo theo có viêm lợi hoặc những em có nhiều mảng bám răng thì cũng là nguyên nhân gây viêm lợi thậm chí có chảy máu lợi [48]. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ viêm lợi ở học sinh tƣơng đối thấp 27,5 %, do hệ thống dịch vụ chăm sóc răng cho cộng đồng tốt, ngƣời dân có khả năng tự phòng bệnh và hỗ trợ vệ sinh răng miệng cho trẻ em tại nhà. Hệ thống chăm sóc răng miệng đƣợc phát triển ngay tại các trƣờng học đồng thời nhà trƣờng phối hợp với các bệnh viện để tổ chức tốt các đợt khám và điều trị răng miệng cho học sinh [49]. Theo Al-Haddad
  • 24. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn KA, Ibrahim YT và cộng sự điều tra năm 2013 tỷ lệ viêm lợi ở trẻ 12 tuổi tại Yemen là 78,6% [34]. Bhayat A, Ahmad MS đã nghiên cứu trẻ em nam 12 tuổi ở Saudi Arabia cho thấy tỷ lệ trẻ em có mảng bám răng là cao 82,8%[35]. 1.2.2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam theo kết quả điều tra răng miệng toàn quốc lần thứ 1 năm 1990 thì tỷ lệ viêm lợi ở trẻ 12 tuổi là 95%.[28]. Năm 2001, Trần Vân Trƣờng và cộng sự công bố tình trạng viêm lợi ở Việt Nam qua điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 cụ thể nhƣ sau: Bảng 1.3. Tình trạng viêm lợi ở trẻ em Việt Nam năm 2001[28] Tuổi Tỷ lệ lợi chảy máu Tỷ lệ có cao răng 6-8 42,7 25,5 9-11 69,2 56,8 12-14 71.4 78.4 Năm 2012, Tạ Quốc Đại báo cáo tỷ lệ viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số vùng ngoại thành Hà Nội là 40%[12]. Theo Bùi Quang Tuấn năm 2011, điều tra răng miệng tại tỉnh Ninh Thuận ở trẻ 12-15 tuổi thì tỷ lệ viêm lợi là 44,2%[29]. 1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 1.3.1. Không đƣợc chăm sóc y tế thƣờng xuyên Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đƣợc thực hiện bởi cán bộ y tế, giáo viên nhà trƣờng và gia đình, tuy nhiên trong những năm gần đây các hoạt động đã đƣợc thực hiện xong chƣa có hiệu quả mà tỷ lệ bệnh răng miệng vẫn tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống y tế tại cơ sở chƣa đảm bảo đƣợc các nguồn lực hỗ trợ để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các em học sinh. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chƣa đƣợc cán bộ y tế quan tâm, hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ bộ còn thấp, chƣa
  • 25. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn có chuyên khoa răng hàm mặt. Các nghiên cứu tại tỉnh cũng nhƣ ngoài tỉnh đã cho thấy mối liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng miệng. Những em học sinh không đƣợc sự chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những học sinh đƣợc sự chăm sóc về răng miệng tốt. Số học sinh không đƣợc chăm sóc về y tế tốt mà bị mắc bệnh chiếm 45,5-50 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [22]. Không đƣợc chăm sóc răng miệng ở đây có nghĩa là bản thân các em và cha mẹ, thầy cô đều không quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em, không đƣợc khám bệnh định kỳ, những trƣờng hợp bị sâu răng không đƣợc điều trị sớm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012) tại tỉnh Bắc Kạn cho rằng “chăm sóc y tế là yếu tố quan trọng để có thể làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng ở cộng đồng” [18]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) [20], cho thấy nếu trẻ em không đƣợc khám răng khi có dấu hiệu đau răng, ê, buốt thì sẽ có biểu hiện sâu răng, biến chứng quanh răng, gây viêm lợi và chảy máu lợi. Do hầu hết các địa phƣơng chƣa có đủ nguồn lực đặc biệt thiếu sự đầu tƣ trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho hoạt động này. Hầu hết các xã, huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, công tác tổ chức triển khai các hoạt động khám sức khỏe học sinh chƣa tốt, quản lý, theo dõi, giám sát chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Giáo dục, không tổ chức các buổi khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho học sinh, chƣa tăng cƣờng các hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe cho học sinh tại trƣờng. Do đó bệnh răng miệng ở học sinh còn cao [23], [27]. 1.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh của học sinh còn hạn chế, qua một số nghiên cứu cho thấy: Kiến thức phòng bệnh răng miệng của học sinh còn rất thấp, nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan, tỷ lệ về kiến thức của học sinh ngƣời Mông đạt 37,8% [20], Nguyễn Ngọc Nghĩa (2010) khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh răng miệng của học sinh
  • 26. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn tiểu học đạt ở mức thấp: Kiến thức tốt đạt 31,5 %, thái độ tốt đạt 43,7 %, thực hành tốt đạt 29,8 % [23]. Rao và CS cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học sinh có chải răng ít nhất 1 lần/ngày nhƣng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc đánh răng, 3,1% dùng tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [47]. Nhƣ vậy, học sinh chƣa đủ kiến thức cũng nhƣ kỹ năng để có thể tự phòng bệnh. Bên cạnh đó do nhận thức của cha mẹ, thầy cô về bệnh răng miệng còn rất hạn chế, bận công việc, thiếu thời gian, thiếu kinh phí, thiếu thầy thuốc chuyên khoa răng và cơ sở phục vụ... Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng trẻ em mắc bệnh răng miệng. Các nghiên cứu đều cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh có liên quan chặt chẽ với bệnh răng miệng, những học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh không đạt thì tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn [22]. Theo Nguyễn Thái Hồng (2012) thì tỷ lệ kiến thức tốt của học sinh Bắc Kạn chiếm 36,9%, thái độ tốt 45,2%, thực hành tốt đạt 41,0% [18]... Nhìn chung kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh còn thấp, các em học sinh chƣa có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, trên lớp chƣa đƣợc giáo viên hƣớng dẫn vệ sinh và phòng bệnh răng miệng thƣờng xuyên và chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy cho học sinh, đây là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh. 1.3.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chƣa thƣờng xuyên Tỷ lệ bệnh răng miệng có liên quan mật thiết với các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng bệnh chƣa đƣợc triển khai thƣờng xuyên tại cộng đồng, đặc biệt là giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tại trƣờng, lớp không đƣợc tổ chức và thực hiện. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và y tế chƣa tốt nên các hoạt động truyền thông, khám bệnh và hƣớng dẫn vệ sinh răng miệng cho học sinh không đƣợc đặt ra hàng năm, vì thế chƣa có sự tác
  • 27. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn động mạnh mẽ đến học sinh để thay đổi hành vi ở học sinh. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) sau can thiệp bằng truyền thông và giáo dục sức khỏe nha khoa tại trƣờng thì tỷ lệ sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu giảm 19,4% (trong khi nhóm chứng tăng 7,32%), tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giảm 16,06% (trong khi nhóm chứng tăng 7,62%), chỉ số smtr giảm 0,75 (nhóm chứng tăng 0,76), SMTR giảm 0,02 (nhóm chứng tăng 0,37), hiệu quả can thiệp răng sữa = 28,72%(p < 0,05). Hiệu quả can thiệp răng vĩnh viễn 25,68% (p < 0,05) [20]. Chƣơng trình Nha học đƣờng đƣợc triển khai từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong đó có nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe và hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng tuy nhiên hoạt động của chƣơng trình không đƣợc bao phủ rộng, chỉ tổ chức ở thành phố, thị xã, không thƣờng xuyên, thiếu kinh phí, nguồn nhân lực…do đó chƣơng trình Nha học đƣờng chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Chƣa có sự quan tâm sát sao của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phƣơng đến vấn đề này. Thông qua các nghiên cứu này, chúng ta có thể đƣa ra một số biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng cho các em. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình thực tế về công tác phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu các hoạt động can thiệp tại trƣờng để tác động trực tiếp vào giáo viên và học sinh để cuối cùng tăng cƣờng sức khỏe răng miệng cho học sinh. Tác động của biện pháp can thiệp là kiến thức, thực hành VSRM của học sinh đƣợc tăng lên, tỷ lệ bệnh răng miệng đƣợc khống chế và giảm xuống. 1.4. Can thiệp phòng chống bệnh răng miệng. 1.4.1. Trên thế giới Tại Đài Loan, Theo nghiên cứu của trƣờng Đại học quốc gia Yang-
  • 28. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Ming đã đƣa chƣơng trình vệ sinh răng miệng can thiệp vào các trƣờng học từ năm 1993-2005 cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Hỗ trợ bàn chải đánh răng và đào tạo, tập huấn và hƣớng dẫn giáo viên, học sinh thực hành các phƣơng pháp, kỹ thuật chải răng, vệ sinh răng miệng, sau đó đã đánh giá lại thì thấy rất hiệu quả tỷ lệ sâu răng của các em học sinh giảm từ 75% xuống còn 32,5%, chỉ số sâu mất trám răng viễn vĩnh giảm từ 8.0 còn 3.6. Ngoài ra công tác tuyên truyền luôn đƣợc trú trọng và đã có sự ủng hộ của các tổ chức ở cộng đồng và chính quyền địa phƣơng [59]. Tại Hàn Quốc ở các trƣờng học thì giáo viên là những ngƣời hƣớng dẫn, giảng dạy trực tiếp trên lớp cho các em học sinh thực hành vệ sinh răng miệng. Ngoài ra còn tổ chức các chƣơng trình truyền thông, tƣ vấn tại cộng đồng để nâng cao nhận thức, kiến thức cho ngƣời dân, phụ huynh học sinh về các phƣơng pháp phòng bệnh răng miệng. Kết quả truyền thông đã tác động rất lớn đến cộng đồng, ngƣời dân đã quan tâm hơn đến vệ sinh răng miệng hơn cho trẻ em, bệnh sâu răng đã giảm từ 75% (2005) xuống 68% (2009), kiến thức về BRM của phụ huynh tăng từ 42% lên 67% [50]. 1.4.2. Ở Việt Nam Mô hình can thiệp của Trịnh Đình Hải tại Hải Dƣơng: Mô hình chăm sóc răng miệng trẻ em học đƣờng bằng can thiệp giáo dục nha khoa, sóc miệng Fluor, dự phòng lâm sàng đồng thời mô hình đã huy động đƣợc đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế tham gia và tổ đã làm tỷ lệ sâu răng của học sinh giảm 56,51 %, tỷ lệ viêm lợi giảm 50% [17]. Mô hình này triển khai các hoạt động chủ yếu tập trung ở nhà trƣờng, tăng cƣờng nâng cao kiến thức và thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh. Mô hình đã hỗ trợ cho nhà trƣờng một số trang thiết bị nha khoa phục vụ cho khám, điều trị và tƣ vấn bệnh răng miệng, hỗ trợ phát triển phòng nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tại trƣờng. Biện pháp can thiệp đã thu hút đƣợc đội ngũ giáo viên nhà trƣờng tham gia. Kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh của
  • 29. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn giáo viên nhà trƣờng cũng đƣợc cải thiện, công tác quản lý, giám sát các hoạt động tại trƣờng đƣợc nâng cao. Ở mô hình này chƣa huy động đƣợc nhân viên y tế thôn bản tham gia. Một phần rất quan trọng là cần phải tác động bằng truyền thông, tƣ vấn đến phụ huynh học sinh tại cộng đồng để cha mẹ học sinh hƣớng dẫn và nhắc nhở vệ sinh răng miệng khi các em ở nhà. Mô hình can thiệp trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) tại Yên Bái từ năm 1998-2002 đối với học sinh các dân tộc (Kinh, Dao, Mông, Tày, Thái) đang học tại các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở tại tỉnh Yên Bái bằng truyền thông và hỗ trợ giáo dục sức khỏe nha khoa sau 2 năm áp dụng biện pháp này đã giúp các em học sinh ngƣời dân tộc giảm tỷ lệ sâu răng từ 72,5 % (2000) xuống 59 % (2002). Trong mô hình này đã tăng cƣờng đƣợc kiến thức cho học sinh và giáo viên nhà trƣờng trong việc phòng bệnh răng miệng. Tuy nhiên mô hình này chƣa huy động đƣợc sức mạnh của chính quyền địa phƣơng, của thôn bản để truyền thông và giáo dục sức khỏe cho ngƣời dân và đặc biệt là phụ huynh học sinh tại hộ gia đình. Chƣa phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh [20]. Mô hình can thiệp trong nghiên cứu của Đào Thị Dung (2007) về đánh giá hiệu quả can thiệp chƣơng trình Nha học đƣờng tại bốn trƣờng tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội. Với thời gian can thiệp 3 năm từ 2003-2005, mục đích của nghiên cứu can thiệp là thử nghiệm phƣơng pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng, trong đó chủ yếu đi sâu vào phƣơng pháp điều trị dự phòng biến chứng sâu răng giảm nhẹ hậu quả bằng kỹ thuật ART (dự phòng cấp 2), đánh giá hiệu quả áp dụng kỹ thuật ART và đồng thời đánh giá hiệu quả can thiệp cả bốn biện pháp qua tình hình bệnh răng miệng và kiến thức thực hành CSRM của học sinh. Mô hình đã đƣợc thực hiện với 4 nội dung của chƣơng trình Nha học đƣờng (Giáo dục sức khỏe răng miệng, xúc miệng với dung dịch Flour, khám phát hiện sớm bệnh răng miệng và điều trị sớm bệnh răng miệng cho học sinh). Sau hai
  • 30. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn năm can thiệp, tỷ lệ sâu răng giảm 44,01%; viêm lợi giảm 58,66 %; chỉ số sâu răng giảm 51,93 có ý nghĩa thống kê p<0,05. Tỷ lệ HS có kiến thức và thực hành CSRM đúng tăng lên với CSHQ cao (59,72 % và 76,23 %), có ý nghĩa thống kê [4]. Chƣơng trình NHĐ chỉ thực hiện các hoạt động CSRM tại nhà trƣờng mà chƣa quan tâm nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng nên khi trẻ ở nhà lại không có sự chỉ bảo, giúp đỡ của cha mẹ trong việc phòng bệnh và chăm sóc răng miệng cho trẻ. Qua điều tra của một số nhà nghiên cứu và tình hình thực tế tại các địa phƣơng cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học rất cao và mong muốn có sự hỗ trợ và giúp đỡ để có các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng một cách hiệu quả của ngành răng hàm mặt [6], [7]. Những năm gần đây, ở nƣớc ta do đời sống đƣợc nâng cao, ngƣời dân sử dụng nhiều đƣờng, nƣớc ngọt, công tác phòng bệnh chƣa tốt nên tỷ lệ bệnh RM đang tăng cao, do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh RM là rất cần thiết. Giáo dục sức khoẻ răng miệng mới chỉ đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa của học sinh tiểu học. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ RM chƣa đƣợc chú trọng trong toàn dân nên hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh răng đúng, thức ăn nào tốt hoặc có hại cho răng, sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ... của ngƣời dân còn hạn chế. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh rất cần thiết trong phòng tránh bệnh RM đặc biệt là thực hành CSRM của học sinh đƣợc tác động rất nhiều của hoạt động nha học đƣờng, trong đó quan trọng nhất là các hoạt động giáo dục CSRM để các em thực hành tốt, đây là nội dung đƣợc các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ chƣơng trình NHĐ Việt Nam đặt ƣu tiên hàng đầu. Mặc dù giáo dục chăm sóc sức khỏe RM đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục chính khoá ở bậc tiểu học và chƣơng trình nha học đƣờng đã đƣợc
  • 31. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn triển khai một thời gian dài, nhƣng qua nghiên cứu của các tác giả Đào Ngọc Lan, Vũ Thị Kiều Diễm, đều cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh còn thấp. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ là trọng tâm của chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và là biện pháp đầu tiên. Trong bối cảnh đó, giáo dục CSRM không thể tách rời khỏi giáo dục sức khoẻ chung và là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu [3], [4], [6]. * Vai trò, chức năng của chƣơng trình Nha học đƣờng (NHĐ) Thông tƣ liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo số 23/1987 ngày 21 tháng 10 năm 1987 đã qui định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chƣơng trình NHĐ[36]. Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đào tạo và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật. Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện. Gồm 3 nhiệm vụ chính: - Công tác giáo dục nha khoa là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác phòng bệnh RM cho học sinh tại trƣờng học, đƣa giáo dục sức khoẻ RM vào chƣơng trình chính khoá mỗi năm 4 tiết ở các trƣờng tiểu học. - Phòng bệnh bằng fluor: Viện RHM chịu trách nhiệm xác định những địa phƣơng cần cho HS súc miệng hàng tuần bằng dung dịch Natri fluor 0,2%. Nhà trƣờng chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh súc miệng fluor cùng cán bộ NHĐ. - Kiểm tra định kỳ tình hình BRM học sinh và có kế hoạch điều trị sớm tại trƣờng tránh biến chứng. *Nội dung hoạt động trong chƣơng trình Nha học đƣờng ở Việt Nam [32] Các giải pháp can thiệp trong chƣơng trình NHĐ gồm các nội dung sau: - Nội dung I: Giáo dục chăm sóc răng miệng. - Nội dung II: Súc miệng fluor 0,2% một tuần một lần. - Nội dung III: Khám răng miệng định kỳ phát hiện sớm bệnh RM, thông báo cho phụ huynh HS hoặc chuyển lên tuyến trên. - Nội dung IV: Điều trị dự phòng biến chứng, trám bít hố rãnh răng vĩnh viễn Trong nhiều năm qua chƣơng trình NHĐ đã đƣợc triển khai đến tất cả
  • 32. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn các tỉnh trong cả nƣớc, một số nơi đã thu đƣợc kết quả khả quan. Các nghiên cứu can thiệp chƣơng trình NHĐ của một số tác giả ở một số địa phƣơng cho thấy kết quả tốt. Năm 2002 ở Yên Bái, Đào Thị Ngọc Lan đƣa ra kết quả sau hai năm can thiệp tỷ lệ sâu răng sữa giảm đƣợc 19,4%, răng vĩnh viễn giảm đƣợc 6,06% [20]. Theo Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự sau 5 năm thực hiện chƣơng trình NHĐ tại trƣờng tiểu học Phúc Thọ, thành phố Hồ Chí Minh trƣớc can thiệp tỷ lệ sâu răng là 84,98%, tỷ lệ viêm lợi là 96,37%. Sau can thiệp tỷ lệ sâu răng giảm xuống 32,5% và tỷ lệ viêm lợi giảm xuống 46,25%[3]. Nhƣng cũng có nhiều nơi hoạt động NHĐ chƣa đúng và chƣa phù hợp nên chƣơng trình CSRM chƣa đến đƣợc tất cả HS vì vậy kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. - Phƣơng hƣớng chung là phòng bệnh theo 3 cấp: + Cấp 1: Phòng không cho bệnh khởi phát ra + Cấp 2: Khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và chữa trị sớm + Cấp 3: Phòng các biến chứng do bệnh sâu răng gây ra điều trị tích cực và kịp thời - Cần phải phối hợp tốt cả 3 cấp để dự phòng bệnh sớm. * Chƣơng trình Nha học đƣờng tại tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H‟mông, Sán chay, Hoa và Dao. Chƣơng trình nha học đƣờng của tỉnh Thái Nguyên đƣợc đƣợc triển khai từ những năm 1980, trong đó Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh tuyên bố phủ kín chƣơng trình NHĐ từ năm 2000. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 441 trƣờng phổ thông, trong đó có 227 trƣờng tiểu học, 181
  • 33. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn trƣờng trung học cơ sở, 33 trƣờng trung học phổ thông. Cũng nhƣ một số tỉnh miền núi khác, các cơ sở Y tế ở Thái Nguyên nói chung còn thiếu trang thiết bị, thiếu cán bộ chuyên môn, do vậy chất lƣợng Y tế còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Chính vì vậy, khi học sinh bị bệnh răng miệng thƣờng phải đƣa đến bệnh viện để khám và điều trị nên vừa xa lại mất nhiều thời gian, còn ở các trạm Y tế xã chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu điều trị của ngƣời dân. Đi điều trị ở các bệnh viện học sinh phải nghỉ học, ảnh hƣởng đến học tập, công việc và kinh phí của cha mẹ. Điều này cho thấy nếu xác định đƣợc tình hình mắc bệnh răng miệng và đƣa những phƣơng hƣớng, biện pháp can thiệp phù hợp đến cộng đồng không những sẽ giảm đƣợc tỉ lệ mắc bệnh răng miệng mà còn đƣa dịch vụ Y tế đến gần dân. 1.5. Vài nét về truờng THCS Nguyễn Du – thành phố Thái Nguyên. Trƣờng THCS Nguyễn Du nằm trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ là một phƣờng trung tâm thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội cao. Tổng diện tích nhà trƣờng: 7.487,4 m2. Hiện nay, nhà trƣờng đã có một cơ ngơi khang trang đạt trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Trƣờng THCS Nguyễn Du thực hiện công tác giáo dục, giảng dạy bậc THCS trên địa bàn phƣờng Hoàng Văn Thụ và các vùng giáp ranh của TP Thái Nguyên với gần 700 học sinh trong trƣờng thuộc 4 khối lớp học: 6, 7, 8, 9. Trong đó độ tuổi 12 chủ yếu thuộc khối lớp 6 gồm 6 lớp: 6A, 6B, 6C, 6D, 6E, 6H với tổng số 226 học sinh. Tuy nhiên công tác y tế học đƣờng nói chung chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trƣờng có 01 phòng y tế và 01 nhân viên y tế học đƣờng, nhƣng hầu nhƣ chƣa có hoạt động nào đáng kể và tích cực phòng chống bệnh học đƣờng nói chung và bệnh răng miệng nói riêng.
  • 34. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh 12 tuổi, trƣờng THCS Nguyễn Du – TP. Thái Nguyên. + Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu - Sinh từ ngày 1/1/2003 - 31/12/2003, học khối lớp 6 trƣờng THCS Nguyễn Du. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn loại trừ - Những học sinh chuyển trƣờng trong thời gian nghiên cứu - Học sinh không đủ năng lực trả lời câu hỏi phỏng vấn (Thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, khe hở môi vòm miệng bẩm sinh) 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Trƣờng trung học cơ sở Nguyễn Du - Thành phố Thái Nguyên. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu + Gồm có 2 loại thiết kế nghiên cứu nhƣ sau: - Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Để mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, tình trạng mảng bám răng, thực trạng về KAP và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh 12 tuổi trƣờng THCS Nguyễn Du. - Nghiên cứu can thiệp so sánh trƣớc sau không đối chứng: Để đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe răng miệng, so sánh trƣớc với sau can thiệp.
  • 35. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu Vì trƣờng có 6 lớp 6 với tổng số 226 học sinh 12 tuổi ( sinh từ ngày 1/1/2003 – 31/12/2013) nên chúng tôi tiến hành lấy toàn bộ số học sinh của trƣờng để tiến hành nghiên cứu cho cả nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp. * Chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ có chủ đích theo tiêu chí lựa chọn. 2.2.3. Công cụ thu thập số liệu * Bộ câu hỏi tự điền và phiếu khám răng đƣợc thiết kế sẵn. - Bộ câu hỏi đƣợc chuyển đến từng lớp, học sinh tự đọc và trả lời dƣới sự quan sát của giáo viên. - Khám răng miệng trực tiếp tại trƣờng. * Công cụ để tổ chức truyền thông, giáo dục nha khoa. - Nội dung bài giảng GDNK (Phụ lục) - Mô hình, bàn chải hƣớng dẫn chải răng 2.3. Nội dung nghiên cứu: 2.3.1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng và KAP về sức khỏe răng miệng ở học sinh - Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, tình trạng MBR của học sinh - Mô tả thực trạng về KAP của học sinh về SKRM - Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi 2.3.2. Can thiệp phòng bệnh răng miệng - Tổ chức can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe gồm: + Giáo dục kiến thức về phòng bệnh răng miệng + Hƣớng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng
  • 36. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.3.3. Đánh giá sau can thiệp. - Đánh giá sự thay đổi về KAP, tỷ lệ bệnh viêm lợi và mảng bám răng sau can thiệp. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đƣợc đánh giá ở mức p<0,05 - Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ) - Chỉ số hiệu quả đƣợc tính theo công thức: / p1 – p2/ CSHQ (%) = --------- x 100 p1 Trong đó: p1 là tỷ lệ, chỉ số nghiên cứu trƣớc can thiệp p2 là tỷ lệ, chỉ số nghiên cứu sau can thiệp 2.4. Các biến số nghiên cứu 2.4.1. Các biến số độc lập - Giới - Dân tộc - Kiến thức, thái độ, hành vi CSRM của học sinh 2.4.2. Các biến số phụ thuộc + Tỷ lệ sâu răng (%) + Chỉ số SMT(DFMT) + Tỷ lệ viêm lợi (%) + Chỉ số lợi GI (Gingival Index) theo Loe và Silness - 1967 + Tỷ lệ % học sinh có MBR theo các mức độ + Chỉ số PlI ( Plaque Index ) 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Phỏng vấn: Học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu theo bộ câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn về đặc trƣng cá nhân, kiến thức, thái độ, thực hành CSRM của học sinh.
  • 37. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý lớp và tổ chức cho học sinh tự điền phiếu phỏng vấn. - Khám lâm sàng: + Dụng cụ: * Bộ khay khám răng: Khay quả đậu, gƣơng, thám trâm, gắp. * Cây thăm dò nha chu của WHO. * Dụng cụ để khử khuẩn: Cồn, bông, dung dịch khử trùng dụng cụ.. Hình 2.1 Bộ dụng cụ khám * Trang phục: Áo Blue, khẩu trang, găng khám * Khử khuẩn dụng cụ đã sử dụng: Ngâm dụng cụ vào dung dịch Cidex trong 30 phút. - Ngƣời khám: Điều tra viên (nhóm nghiên cứu) là các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt và sinh viên chuyên khoa răng hàm mặt năm cuối của trƣờng Đại học Y-Dƣợc Thái Nguyên. Đƣợc tập huấn kỹ để thống nhất cách khám, đánh giá và thu thập thong tin. 2.6. Các tiêu chí đánh giá 2.6.1. Bệnh sâu răng + Tỷ lệ % học sinh mắc bệnh sâu răng, có răng sâu đã hàn hoặc chƣa hàn và mất do sâu. + Chỉ số SMT( DMFT) - Chỉ số SMT của cá thể là số trung bình của tổng số răng vĩnh viễn bị sâu, bị mất và đƣợc trám trên mỗi ngƣời đƣợc khám, bao gồm:
  • 38. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Sâu: Gồm tất cả các răng bị sâu ở bất cứ vị trí nào ( Sâu răng đƣợc ghi nhận thấy có đốm trắng đục trên bề mặt men răng hoặc có lỗ sâu mắc thám trâm khi khám) + Mất: Răng mất không còn trên cung hàm do sâu + Trám: Răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát Chỉ số SMT = số răng sâu + số răng mất + số răng trám số ngƣời đƣợc khám Bảng 2.1. Quy ƣớc của WHO về ghi mã số SMT( DMFT) [61] Tình trạng răng Mã số SMT Răng tốt 0 Răng sâu 1 Răng đã hàn và có sâu 2 Răng đã hàn nhƣng không sâu 3 Mất răng do sâu 4 Mất răng do lý do khác 5 - Cách khám: Dùng dụng cụ thăm khám răng thông thƣờng (gƣơng, thám tram) để phát hiện lỗ sâu. Bảng 2.2. Phân loại chỉ số SMT theo WHO [61] Đánh giá Giá trị chỉ số sâu mất trám Rất thấp 0,0 – 1,1 Thấp 1,2 – 2,6 Trung bình 2,7 – 4,4 Cao 4,6 – 6,6 2.6.2. Bệnh viêm lợi + Tỷ lệ học sinh mắc bệnh viêm lợi + Chỉ số lợi GI (Gingival Index) của Loe và Silness – 1967
  • 39. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chọn các răng số 16, 12, 24, 32, 36, 44 đại diện cho mỗi vùng lục phân. Mỗi răng này đƣợc thăm khám theo 4 vị trí lợi (xa, ngoài, gần, trong) Hình 2.2. Minh h a cách ch n răng đại diện khi lấy chỉ số GI Cách khám: Quan sát màu sắc lợi bằng mắt thƣờng dƣới ánh sáng vừa đủ. Sử dụng cây thăm dò quanh răng đƣa ép vào lợi để xác định độ săn chắc của lợi. Đƣa đầu cây thăm dò vào rãnh lợi men theo bề mặt răng để đánh giá chảy máu (thời gian theo dõi khoảng 10 giây) *Mã số theo chỉ số GI: 0 Lợi hoàn toàn bình thƣờng 1 Lợi viêm nhẹ: đổi màu ít, trƣơng lực giảm, thăm không chảy máu 2 Viêm trung bình: lợi đỏ nề, láng bóng, chảy máu khi thăm 3 Viêm nặng: lợi đỏ nề, loét, thăm dễ chảy máu hoặc chảy máu tự nhiên * Cách tính chỉ số GI: GI cho một răng Gía trị cao nhất trong 4 vị trí đƣợc khám GI cho cá thể Số trung bình của GI của 6 răng đƣợc khám GI của nhóm Cộng tất cả giá trị GI của cá thể rồi chia cho số ngƣời khám
  • 40. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn * Ngưỡng đánh giá theo chỉ số GI: Không viêm lợi 0 Viêm lợi nhẹ 0,1 – 0,9 Viêm lợi trung bình 1,0 – 1,9 Viêm lợi nặng 2,0 – 3,0 * Ngưỡng đánh giá tỷ lệ viêm lợi theo WHO [61] Thấp 0-20% Trung bình 21-50% Cao >50% 2.6.3. Mảng bám răng * Chỉ số PlI (Plaque Index) Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số mảng bám PlI theo Silness và Loe 1967 ( Dùng thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel - Nhật Bản) - Cách khám: + Súc miệng bằng nƣớc sạch + Dùng tăm bông bôi thuốc lên trên bề mặt răng cần khám + Sau 30 giây, cho súc miệng bằng nƣớc sạch + Khám phát hiện sự bắt màu trên bề mặt răng * Việc khám đƣợc thực hiện trên 6 răng đại diện cho 6 vùng lục phân giống nhƣ khám chỉ số lợi: R16 (R17), R21 (R11), R24 (R25), R44 (R45), R41 (R31), R36 (R37) Cách đánh giá (Cách ghi mã số) phạm vi mảng bám: 0: Không có mảng bám răng (răng không bắt màu) 1: Mảng bám ở 1/3 phía cổ răng. 2: Mảng bám phủ tới 1/3 giữa mặt răng.
  • 41. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3: Mảng bám phủ quá 2/3 mặt răng. Cách đánh giá mức độ mảng bám: a: Mảng bám răng mới hình thành (bắt màu hồng nhạt). b: Mảng bám răng chƣa khoáng hóa (bắt màu hồng đậm). c: Mảng bám răng tồn tại lâu, đã khoáng hóa (bắt màu xanh) Hình 2.3. Thuốc chỉ thị màu mảng bám răng GC Tri Plaque ID Gel 2.6.4. Các biến số về KAP - Có 15 câu hỏi về kiến thức - Có 05 câu hỏi về thái độ - Có 17 câu hỏi về thực hành + Tiêu chí đánh giá về kiến thức ≥80% câu trả lời đúng Mức tốt Dƣới 80% câu trả lời đúng Mức chƣa tốt Tƣơng tự cách tính xếp loại về thái độ và thực hành. 2.7. Nội dung can thiệp * Đợt 1: Tháng 11/2014 - Truyền thông, GDSKRM + Mỗi lớp 01 buổi (1 tiết = 45p), lần lƣợt theo thứ tự các lớp A, B, C, D, E, H. - Thực hành hƣớng dẫn kỹ thuật chải răng trên mô hình
  • 42. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Mỗi lớp 01 buổi (1 tiết = 45p) lần lƣợt theo thứ tự các lớp A, B, C, D, E, H. + Ngƣời thực hiện: Tác giả luận văn, giáo viên chủ nhiệm giúp tổ chức lớp. * Đợt 2: Tiếp tục lặp lại nội dung đợt 1 vào tháng 12/2014 * Đợt 3: Tiếp tục lặp lại nội dung đợt 1 vào tháng 01/2015 * Nội dung truyền thông GDSKRM và hƣớng dẫn VSRM (Phụ lục) 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Số liệu đƣợc nhập, kiểm soát trên chƣơng trình Epidata và xử lý trên chƣơng trình SPSS 13.0. - Các biến số nghiên cứu đƣợc phân tích và trình bày dƣới dạng tần số, tỷ lệ% và các bảng biểu. - Sử dụng các thuật toán thống kê tính tham số mẫu, tỷ lệ %, giá trị trung bình để khảo sát mối liên quan. 2.9. Hạn chế sai số trong nghiên cứu. - Tập huấn kỹ, thực hành điều tra thử, rút kinh nghiệm, bổ xung kiến thức và kỹ năng điều tra viên trƣớc khi tiến hành nghiên cứu. - Giám sát quá trình điều tra, tiến hành điều tra lại ngẫu nhiên 10% số học sinh để đánh giá độ tin cậy trên cùng một ngƣời khám. 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu. - Nghiên cứu đƣợc hội đồng chấm đề cƣơng cao học trƣờng Đại học Y- Dƣợc Thái Nguyên xét duyệt thông qua và đƣợc sự nhất trí của trƣờng THCS Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên cho phép tiến hành nghiên cứu. - Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu đƣợc giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung nghiên cứu, chỉ lựa chọn những đối tƣợng tự nguyện tham gia. - Nghiên cứu không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của đối tƣợng nghiên cứu và nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đối tƣợng nghiên cứu.
  • 43. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tuợng nghiên cứu Trong tổng số 226 học sinh lớp 6 của trƣờng, chúng tôi chọn đƣợc 218 học sinh vào nghiên cứu mô tả và 217 học sinh vào nghiên cứu can thiệp theo tiêu chí lựa chọn. Bảng 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo giới Giới Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) Nam 106 48,6 Nữ 112 51,4 Chung 218 100 Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh tham gia nghiên cứu thì số học sinh Nữ chiếm 51,4% và số học sinh Nam là 48,6%. 1.8 13.8 1.4 0.5 76.5 6 Sán dìu Tày Cao lan Dao Kinh Nùng Biểu đồ 3.1. Phân bố học sinh nghiên cứu theo dân tộc Nhận xét: Trong số học sinh nghiên cứu thì số học sinh thuộc dân tộc kinh chiếm đa số ( 76,5%), dân tộc Tày ( 13,8%), dân tộc Nùng ( 6%), dân tộc sán dìu 1,8%, dân tộc Cao Lan ( 1,4%) và dân tộc Dao ( 0,5%).
  • 44. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.2. Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh 3.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng theo giới Sâu răng Giới Số học sinh n Tỷ lệ (%) p Nam 106 77 72,6 >0,05 Nữ 112 76 67,9 Chung 218 153 70,2 Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng ở học sinh là 70,2%, không có sự khác biệt về giới. Bảng 3.3. Chỉ số SMT và cơ cấu S,M,T theo giới SR Giới Chỉ số SMT Cơ cấu S,M,T (%) SMT S M T S/SM T M/SM T T/SM T Nam 2,45±2,10 2,43±2,12 0,0±0,0 0,03±0,29 98,72 0,0 1,28 Nữ 2,45±2,43 2,40±2,41 0,02±0,13 0,03±0,16 96,78 1,5 1,72 Chung 2,45±2,27 2,41±2,27 0,01±0,09 0,03±0,23 97,75 0,75 1,5 p >0,05 Nhận xét: - Chỉ số SMT: 2,45, không có sự khác biệt về giới (p>0,05) - Tỷ lệ S/SMT = 97,75%; M/SMT = 0,75%; T/SMT = 1,5%
  • 45. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ % sâu răng theo từng răng Nhận xét: Sâu răng xảy ra chủ yếu ở răng hàm lớn thứ nhất (xấp xỉ 50% ở hàm dƣới và 40% ở hàm trên). Đứng thứ hai là răng hàm lớn thứ hai với xấp xỉ 10% ở hàm dƣới và thấp nhất ở nhóm răng nanh (0- 0,9%). 3.2.2. Thực trạng bệnh viêm lợi Bảng 3.4. Chỉ số GI theo giới GI Giới Số học sinh GI ( X±SD) Nam 106 1,19±0,65 Nữ 112 1,20±0,73 Chung 218 1,19±0,70 Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh nghiên cứu: Gía trị trung bình GI của nữ là 1,20, của nam là 1,19; không có sự khác biệt về giới.
  • 46. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.5. Tỷ lệ % học sinh có mã số GI cao nhất theo giới GI Giới GI=0 n (%) GI=1 n (%) GI=2 n (%) GI=3 n (%) ∑ Nam 13(12,3) 66(62,3) 27(25,5) 0 106 Nữ 17(15,2) 62(55,4) 29(25,9) 4 112 Chung 30(13,8) 128(58,7) 56(25,7) 4(1,8) 218 Nhận xét: Trong tổng số 218 học sinh nghiên cứu có 13,8% trẻ không bị viêm lợi; 86,2% trẻ mắc bệnh viêm lợi ở các mức dộ khác nhau. 0 20 40 60 80 100 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 25.5 45.4 22.7 27.8 33.8 27.3 62 48.1 62.5 63.9 54.6 66.7 12 6 14.8 7.9 10.2 5.6 0.5 0.5 0 0.4 1.4 0.4 Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ và mức độ viêm lợi theo vùng lục phân Nhận xét: Lợi viêm độ 1 có tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vùng lục phân (từ 48,1% đến 66,7%). Lợi viêm trung bình và nặng từ 6% đến 14,8%. Vùng răng trƣớc hàm trên có tỷ lệ lợi lành mạnh cao nhất 45,4%.
  • 47. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh có mã số PlI cao nhất theo giới PlI Giới PlI=0 n (%) PlI=1 n (%) PlI=2 n (%) PlI=3 n (%) PlI ( X±SD) Nam 0 19(17,9) 54(50,9) 33(31,1) Nữ 1(0,9) 9(8,0) 66(58,9) 36(32,1) Chung 1(0,5) 28(12,8) 120(55,0) 69(31,7) 2,18±0,66 Nhận xét: - Chỉ có 01 học sinh không có mảng bám răng (0,5%). - Tỷ lệ học sinh có mảng bám răng trung bình cao nhất 55,0 - Chỉ số PlI: 2,18 0 20 40 60 80 100 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 1.9 4.6 7.4 3.7 7.9 7.4 14.8 17.6 13.9 31 22.2 31 23.1 27.8 24.5 33.3 32.4 32.9 60.2 50 54.2 32 37.5 28.7 Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phạm vi mảng bám răng theo vùng Nhận xét: Tỷ lệ mảng bám phủ quá 2/3 mặt răng ( độ 3) trung bình ở hàm trên là 54,8% cao hơn nhiều so với hàm dƣới là 32,7%.
  • 48. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ 3.5.Mức độ mảng bám răng theo giới Nhận xét: Mảng bám răng mức độ C (hình thành lâu trên răng) chiếm tỷ lệ cao 83,3%. Không thấy sự khác biệt giữa nam và nữ. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh Bảng 3.7. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh sâu răng Bệnh Số lần chải Sâu răng Tổng OR95% CI Không sâu Có sâu n % n % 1 lần (1) 25 31,6 54 68,4 79(36,2) 0,88(0,41-1,88) 2 lần (2) 25 28,7 62 71,3 87(39,9) 1,005 (0,47-2,15 ≥ 3 lần (3) 15 28,8 37 71,2 52(23,8) 1 Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p(1/3) > 0,05; p(2/3)> 0,05); p(1/2)> 0,05 Nhận xét: 52 học sinh (23,8%) chải răng từ 3 lần/ngày; 87 học sinh (39,9%) chải răng 2 lần/ngày và 79 học sinh (36,2%) chải răng 1 lần/ngày. Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng ở các nhóm trẻ này không có ý nghĩa thống kê.
  • 49. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.8. Thời điểm chải răng với bệnh sâu răng Bệnh Thời điểm Sâu răng Tổng (%) OR95% CI Không sâu Có sâu n % n % Sáng (1) 20 25,3 59 74,7 79 (36,2) 1,71(0,82-3,54) Tối (2) 23 29,1 56 70,9 79 (36,2) 1,41(0,69-2,88) Sau ăn (3) 22 36,7 38 63,3 60 (27,5) 1 Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p(1/2)>0,05; p(2/3)> 0,05; p(1/3)>0,05 Nhận xét: 27,5% học sinh chải răng sau ăn; 36,2% học sinh chải răng sáng hoặc tối. Sự khác biệt về thời điểm chải răng với bệnh sâu răng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.9. Thói quen chải răng trong ngày với bệnh viêm lợi Bệnh Số lần chải Viêm lợi Tổng OR95% CI Không viêm Có viêm n % n % 1 lần (1) 8 10,1 71 89,9 79(36,2) 1,86(0,67-5,18) 2 lần (2) 13 14,9 74 85,1 87(39,9) 1,19(0,47-3,02) ≥ 3 lần (3) 9 17,3 43 82,7 52(23,8) 1 Tổng 30 13,8 188 86,2 79(36,2) p(1/3) > 0,05; p(2/3)> 0,05); p(1/2)> 0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ viêm lợi giữa các nhóm có số lần chải răng trong ngày khác nhau.
  • 50. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.10. Thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi Bệnh Thời điểm Viêm lợi Tổng (%) OR95% CI Không viêm Có viêm n % n % Sáng (1) 7 8,9 72 91,1 79 (36,2) 2,57(0,95-6,99) Tối (2) 11 13,9 68 86,1 79 (36,2) 1,55(0,63-3,79) Sau ăn (3) 12 20,0 48 80,0 60 (27,5) 1 Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p(1/2)>0,05; p(2/3)> 0,05; p(1/3)>0,05 Nhận xét: 27,5% học sinh chải răng sau ăn; 36,2% học sinh chải răng sáng hoặc tối. Sự khác biệt về thời điểm chải răng với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.11. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng Bệnh Kiến thức Bệnh Tổng (%) OR95% CI Không sâu răng Sâu răng n % n % Tốt 25 33,8 49 25,3 74 (33,9) 1,33 Chƣa tốt 40 27.8 104 72.2 144 (66,1) (0,73-2,43) Tổng 153 70,2 65 29,8 218 p>0,05 Nhận xét: 74 (33,9%) em có kiến thức tốt về bệnh sâu răng trong đó 49 (25,3%) học sinh bị sâu răng, 144 (66,1%) em có kiến thức chƣa tốt về bệnh
  • 51. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn sâu răng trong đó 104 (72,2%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về kiến thức với bệnh sâu răng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.12. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng Bệnh Thái độ Sâu răng Tổng (%) OR95% CI Không sâu răng Sâu răng n % n % Tốt 57 31,8 122 68,2 179(82,11) 1,81 Chƣa tốt 8 20,5 31 79,5 39(17,9) (0,78-4,18) Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p>0,05 Nhận xét: 179 (82,11,%) em có thái độ tốt về bệnh sâu răng trong đó 122 (68,2%) học sinh bị sâu răng, 39 (17,9%) em có kiến thức chƣa tốt về bệnh sâu răng trong đó 31(79,5%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về thái độ với bệnh sâu răng của học sinh không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.13. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh sâu răng Bệnh Thực hành Sâu răng Tổng (%) OR95% CI Không sâu răng Sâu răng n % n % Tốt 21 47,7 23 52,3 44(20,2) 2,69 Chƣa tốt 44 25,3 130 74,7 174(79,8) (1,36-5,34) Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p<0,05 Nhận xét: 44 (20,2%) em thực hành tốt về bệnh sâu răng trong đó 23 (52,3%) học sinh bị sâu răng, 174 (79,8%) em thực hành chƣa tốt về bệnh sâu
  • 52. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn răng trong đó 130 (74,7%) em bị sâu răng. Sự khác biệt về thực hành với bệnh sâu răng của học sinh có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi Bệnh Kiến thức Viêm lợi Tổng (%) OR95% CI Không viêm Có viêm n % n % Tốt 12 16,2 62 83,8 74 (33,9) 1,35 Chƣa tốt 18 12,5 126 87,5 144 (66,1) (0,61-2,99) Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p>0,05 Nhận xét: 74 (33,9%) em có kiến thức tốt về bệnh sâu răng trong đó 62 (83,8 %) học sinh mắc bệnh viêm lợi, 144 (66,1%) em có kiến thức chƣa tốt về bệnh viêm lợi trong đó 126 (875%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về kiến thức với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.15. Thái độ của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi Bệnh Thái độ Bệnh Tổng (%) OR95% CI Không Viêm Có viêm n % n % Tốt 23 12,8 156 87,2 179(82,11) 1,48 Chƣa tốt 7 17,9 32 82,1 39(17,9) (0,59-3,75) Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p>0.05 Nhận xét: 179(82,11,%) em có thái độ tốt về bệnh viêm lợi trong đó 156 (87,2%) học sinh mắc bệnh viêm lợi, 39 (17,9%) em có kiến thức chƣa
  • 53. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn tốt về bệnh sâu răng trong đó 30 (13,8%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về thái độ với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.16. Thực hành của học sinh về SKRM với bệnh viêm lợi Bệnh Thực hành Viêm lợi Tổng (%) OR95% CI Không Viêm Có viêm n % n % Tốt 16 36,4 28 63,6 44(20,2) 2,69 Chƣa tốt 14 8,0 160 92,0 174(79,8) (1,36-5,34) Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p<0.05 Nhận xét: 44 (20,2%) em thực hành tốt về bệnh viêm lợi trong đó 28 (63,6%) học sinh mắc bệnh, 174 (79,8%) em thực hành chƣa tốt về bệnh viêm lợi trong đó 160 (92,0%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về thực hành của học sinh với bệnh viêm lợi có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.17. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng kem đánh răng Bệnh Kem đánh răng Sâu răng Tổng (%) OR95% CI Không sâu răng Sâu răng n % n % Có dùng 42 45,7 50 54,3 92(42,2%) 3,76 Không dùng 23 18,3 103 81,7 126(57,8%) (2,04-6,93) Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p<0,05 Nhận xét: 92 (42,2%) học sinh sử dụng kem đánh răng, trong đó 50 (54,3%) em mắc bệnh sâu răng. 126 (57,8% ) em không sử dụng kem đánh
  • 54. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn răng thì 103 em mắc bệnh sâu răng. Sự khác biệt về sử dụng kem đánh răng với bệnh sâu răng có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.18. Liên quan giữa sâu răng với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa Bệnh Chỉ tơ Sâu răng Tổng (%) OR95% CI Không sâu răng Sâu răng n % n % Có dùng 36 80,0 9 20,0 45(20,6%) 19,86 Không dùng 29 16,8 144 83,2 173(79,4%) (8,64-45,65) Tổng 65 29,8 153 70,2 218 p<0,05 Nhận xét: 45 (20,6%) học sinh sử dụng chỉ tơ nha khoa, trong đó 9 (20,0%) em mắc bệnh sâu răng. 173 (79,4%) em không sử dụng thì 144 (83,2%) em mắc bệnh sâu răng. Sự khác biệt về sử dụng chỉ tơ nha khoa với bệnh sâu răng có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.19. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng kem đánh răng Bệnh Kem đánh răng Bệnh Tổng (%) OR95% CI Không viêm Có viêm n % n % Có dùng 13 14,1 79 85,9 92(42,2%) 1,06 Không dùng 17 13,5 109 86,5 126(57,8%) (0,48-2,29) Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p>0.05
  • 55. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: 92 (42,2%) học sinh sử dụng kem đánh răng, trong đó 79 (85,9%) em mắc bệnh viêm lợi; 126 ( 57,8% ) em không sử dụng kem đánh răng thì 109 em mắc bệnh. Sự khác biệt về sử dụng kem đánh răng với bệnh viêm lợi không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.20. Liên quan giữa viêm lợi với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa Bệnh Chỉ tơ nha khoa Viêm lợi Tổng (%) OR95% CI Không viêm Có viêm n % n % Có dùng 22 48,9 23 51,1 45(20,6%) 19,73 Không dùng 8 4,6 165 95,4 173(79,4%) (7,86-49,47) Tổng 30 13,8 188 86,2 218 p<0,05 Nhận xét: 45 (20,6%) học sinh sử dụng chỉ tơ nha khoa, trong đó 23 (51,1%) em mắc bệnh viêm lợi. 173 (79,4% ) em không sử dụng chỉ tơ nha khoa thì 165 (95,4%) em mắc bệnh. Sự khác biệt về sử dụng chỉ tơ nha khoa với bệnh viêm lợi có ý nghĩa thống kê.
  • 56. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.3. Hiệu quả can thiệp Bảng 3.21. Kiến thức của học sinh trƣớc và sau can thiệp Nội dung Trƣớc GDNK Sau GDNK p Biết về lợi ích hàm răng Số lƣợng 111 181 <0,05 Tỷ lệ % 50,9 83,4 Biết nguyên nhân của sâu răng Số lƣợng 104 150 <0,05 Tỷ lệ % 47,7 69,1 Biết biểu hiện của sâu răng Số lƣợng 119 172 <0,05 Tỷ lệ % 54,6 79,3 Biết phòng bệnh sâu răng Số lƣợng 109 166 <0,05 Tỷ lệ % 50,0 76,5 Biết thời điểm chải răng Số lƣợng 122 147 <0,05 Tỷ lệ % 56,0 67,7 Biết các chải răng đúng Số lƣợng 103 130 <0,05 Tỷ lệ % 47,2 59,9 Biết loại thức ăn tốt cho răng Số lƣợng 55 88 <0,05 Tỷ lệ % 25,2 40,6 Biết biểu hiện viêm lợi Số lƣợng 90 140 <0,05 Tỷ lệ % 41,3 64,5 Biết nguyên nhân gây viêm lợi Số lƣợng 43 97 <0,05 Tỷ lệ % 19,7 44,7 Nhận xét: Sau GDNK có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức của học sinh về SKRM cụ thể: + Số học sinh biết đƣợc nguyên nhân sâu răng trƣớc GDNK là 47,7%, sau GDNK là 69,1%; Số học sinh biết đƣợc phòng bệnh sâu răng trƣớc GDNK là 50%, sau GDNK là 76,5%; Số học sinh biết đƣợc biểu hiện viêm lợi trƣớc GDNK là 41,3%, sau GDNK là 64,5%; Số học sinh biết đƣợc nguyên nhân gây viêm lợi trƣớc GDNK là 19,7%, sau GDNK là 44,7%.
  • 57. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.22. Sự thay đổi về kiến thức chung của học sinh sau can thiệp Kiến thức chung Trƣớc GDNK Sau GDNK p Tốt Số lƣợng 74 97 <0,05 Tỷ lệ 33,9 44,7 Không tốt Số lƣợng 144 140 Tỷ lệ 66,1 55,3 Chỉ số hiệu quả 31,85% Nhận xét: Qua GDNK chúng ta thấy rõ có sự thay đổi về kiến thức chung của các em về SKRM với tỷ lệ số em có kiến thức tốt về SKRM trƣớc GDNK là 33,9% đã tăng lên 44,7% sau GDNK. Bảng 3.23. Thái độ của học sinh về CSRM sau can thiệp Thái độ chung Trƣớc GDNK Sau GDNK p Tốt Số lƣợng 179 196 <0,05 Tỷ lệ 82,1 90,32 Không tốt Số lƣợng 39 21 Tỷ lệ 17,9 9,68 Chỉ số hiệu quả 10,01% Nhận xét: Có sự khác biệt về sự thay đổi thái độ của học sinh về SKRM giữa trƣớc và sau GDNK và có ý nghĩa thống kê
  • 58. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.24. Thay đổi thực hành CSRM trƣớc và sau can thiệp Nội dung Trƣớc GDNK Sau GDNK p Thời điểm chải răng đúng Số lƣợng 133 158 >0,05 Tỷ lệ 61,0 72,8 Sử dụng kem đánh răng riêng cho trẻ em Số lƣợng 92 108 >0,05 Tỷ lệ 42,2 49,8 Sử dụng chỉ tơ nha khoa Số lƣợng 45 55 >0,05 Tỷ lệ 20,6 25,3 Số lần chải răng từ 3 lần trở lên/ ngày Số lƣợng 52 97 <0,05 Tỷ lệ 23.8 44,7 Thực hành chung tốt Số lƣợng 44 67 <0,05 Tỷ lệ 20,2 30,9 Chỉ số hiệu quả 52,97% Nhận xét: Sau GDNK có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của học sinh về CSRM với CSHQ= 52,95%, tuy vậy việc sử dụng chỉ tơ nha khoa của học sinh lại không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.25. Thay đổi tỷ lệ viêm lợi sau can thiệp Viêm Không viêm Tổng số Viêm lợi GI= 1,2,3 GI= 0 n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Trƣớc GDNK 188 86,2 30 13,8 218 100 Sau GDNK 149 68,7 68 31,3 217 100 p <0,05 Chỉ số hiệu quả 20,3% Nhận xét: Trong tổng số đối tuợng nghiên cứu chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi về thực trạng viêm lợi của đối tuợng sau GDNK, điều này đƣọc thể hiện rõ ở tỷ lệ số đối tuợng không viêm sau GDNK chiếm 31,3% còn tỷ lệ
  • 59. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn này trƣớc GDNK là 13,8%. Số đối tƣợng bị viêm lợi trƣớc GDNK là 86,2% , sau GDNK tỷ lệ này giảm còn 68,7%. Bảng 3.26. Thay đổi tỷ lệ MBR của học sinh sau can thiệp Mảng bám Có mảng bám Không có mảng bám Tổng số PlI= 1,2,3,4 PlI= 0 n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ Trƣớc GDNK 217 99,5 1 0,5 218 100 Sau GDNK 149 68,7 68 31,3 217 100 p <0,05 Chỉ số hiệu quả 30,96% Nhận xét: Đối tuợng nghiên cứu sau GDNK có sự thay đổi lớn về MBR cụ thể tỷ lệ số đối tƣợng có MBR trƣớc GDNK là 99,5% còn sau GDNK tỷ lệ này giảm còn 68,7%, trong khi đó tỷ lệ số đối tƣợng không có MBR từ 0,5% trƣớc GDNK tăng lên 31,3% sau GDNK
  • 60. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Chúng tôi chọn nghiên cứu học sinh lứa tuổi 12, bởi vì 12 tuổi là lứa tuổi đặc biệt quan trọng vì đa số trẻ đã hoàn thành việc thay bộ răng sữa bằng các răng vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đây là lứa tuổi cuối cùng mà một mẫu đáng tin cậy có thể có đƣợc dễ dàng qua hệ thống trƣờng học và chọn 12 tuổi nhƣ là tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng để có những so sánh quốc tế và xu hƣớng của bệnh[58]. 4.2 Thực trạng một số bệnh răng miệng của học sinh. 4.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đánh giá tình trạng sâu răng trong cộng đồng, có 2 tiêu chí đƣợc sử dụng là[62]: - Tỷ lệ % học sinh hiện mắc sâu răng (có ít nhất 1 răng bị sâu trên toàn bộ hàm răng) để nói lên mức độ lƣu hành sâu răng ở cộng đồng. - Chỉ số răng sâu- mất- trám (tổng số răng bị sâu, răng bị mất và răng sâu đƣợc trám) để nói lên nguy cơ sâu răng trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng là (70,2%) đƣợc thể hiện trong bảng và 3.2. Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sâu răng ở nam (72,6%) cao hơn ở nữ (67,9%) không có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, năm 2002, của tác giả Trần Văn Trƣờng và CS cũng cho thấy không có đặc điểm cố định nào theo giới [28]. Lê Đức Thuận đã nghiên cứu 200 em học sinh 12 tuổi từ 6 trƣờng THCS của thành phố Hải Dƣơng năm 2005, thông báo tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh 12 tuổi là 67%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [25]. Phan Thị Trƣờng Xuân và CS nghiên cứu trên 1400 học sinh 12 tuổi và 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang năm 2012 cho kết quả tỷ lệ
  • 61. 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn học sinh sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 55,6% và lứa tuổi 15 là 68,9%. Kết quả nghiên cứu của tác giả thấp hơn tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trong nghiên cứu của chúng tôi [32]. Hồ Văn Dzi, Nguyễn Thị Kim Anh (2012) nghiên cứu trên học sinh 12 và 15 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng ở lứa tuổi 12 là 74,25% và lứa tuổi 15 là 81,95%[11]. Cao hơn kết quả của chúng tôi. Quách Huy Chức nghiên cứu trên 361 học sinh ở trƣờng THCS Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nộ năm 2013 cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 -13 là 61,1%, tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi [2]. Trƣơng Mạnh Dũng nghiên cứu học sinh lứa tuổi 11-14 tại trƣờng trung học cơ sở Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2010 cho kết quả, 81,4% lứa tuổi 12 sâu răng vĩnh viễn, tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [10]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số sâu- mất- trám trung bình của nhóm học sinh nghiên cứu là 2,45, trong đó trung bình mỗi học sinh có 2,4 răng vĩnh viễn bị sâu, tỷ lệ răng sâu không đƣợc điều trị là 97,75% , nhìn chung đều ở mức cao so với các nơi khác. Điều này gợi ý cho ta biết nhu cầu điều trị của học sinh là rất lớn để giữ gìn bộ răng vĩnh viễn cho các em và đặt và cho chúng ta còn nhiều việc phải làm, tích cực hơn nữa trong công tác nha học đƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu toàn cầu về dự phòng sâu răng trẻ em là ở lứa tuổi 18 có 100% các em giữ đƣợc toàn bộ hàm răng và mục tiêu quốc gia là đảm bảo ít nhất 80% học sinh tiểu học và trung học cơ sở đƣợc CSRM ổn định, lâu dài qua chƣơng trình này. Qua phân tích chỉ số SMT chúng tôi thấy rằng số răng vĩnh viễn sâu đƣợc điều trị ở hai giới còn thấp, nghĩa là tỷ lệ răng vĩnh viễn sâu không đƣợc điều trị lớn hơn rất nhiều so với sâu răng đƣợc điều trị ở cả hai giới và các nhóm tuổi, điều đó có thể đƣợc lý giải rằng ở nhóm học sinh nghiên cứu, việc
  • 62. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn dự phòng và điều trị sớm sâu răng chƣa đƣợc chú trọng, mặc khác, tại các trƣờng THCS tại Nguyễn Du, chƣơng trình nha học đƣờng mới chỉ ở mức độ lồng ghép vào phòng y tế chung của trƣờng, việc triển khai hoạt động còn nhiều hạn chế hơn nữa chƣa có sự quan tâm đúng mức của nhà trƣờng trong việc tổ chức khám và can thiệp dự phòng cho các em cũng nhƣ nhận thức chƣa đầy đủ và hành động thực tế của phụ huynh học sinh đối với tình trạng sâu răng của các em chƣa thực sự thấu đáo. Các nghiên cứu ở nhiều nƣớc đang phát triển nhƣ Ả rập Xê Út, Nigeria, tỷ lệ sâu răng dao động từ mức thấp đến cao( 33,0%-91,6% )[57], [58], [62]. Kết quả chỉ số DMFT ở học sinh lứa tuổi 12 trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,45±2,27 thấp hơn so với kết quả ở một số nƣớc đang phát triển khác trong khu vực nhƣ Thái lan, Philippine và Ấn Độ là từ 2,9-3,94( ở mức trung bình) và cao hơn so với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Pháp và Mỹ( ở mức từ 1,19-1,7) [58], [62]. 4.2.2. Thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh: Để đánh giá tình trạng viêm lợi của nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng Chỉ số lợi GI (Gingival Index), chỉ số này giúp chúng tôi có số liệu đầy dủ về tình trạng viêm lợi cũng đồng thời cho phép chúng tôi có thể so sánh với các nghiên cứu khác. Theo kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu qua bảng 3.4 chúng ta thấy, có 58,7% trẻ bị viêm nhẹ (GI =1), 35,7% viêm trung bình (GI = 2), 1,8% viêm nhẹ (GI=3) và số trẻ không viêm là 13,8% (GI=0). Theo Trƣơng Mạnh Dũng tiến hành nghiên cứu trên 397 học sinh trƣờng THCS Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học sinh viêm nhẹ là 41,8%, số trẻ không viêm là 27,96%.[10].