SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 78
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
----- o0o -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC
TẠI CÔNG TY
TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG
Sinh viên : Nguyễn Quốc Đại
Mã SV : A16818
Chuyên ngành : Tài Chính
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các quý thầy, cô giáo khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long
đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng, cần thiết. Đặc biệt,
em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian làm Khóa luận. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến
Ban giám đốc và các cô chú, anh chị làm việc tại công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam Trang đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành Khóa
luận của mình.
Trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận, dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều
hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để bài Khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Quốc Đại
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Quốc Đại
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BCTC TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................................1
1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính ...........................................................1
1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của BCTC.......................................................1
1.1.2. Yêu cầu đối với BCTC:......................................................................................2
1.1.3. Hệ thống các BCTC được lập tại doanh nghiệp..............................................2
1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC doanh nghiệp .................................6
1.2.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của hoạt động phân tích BCTC ....................6
1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC ..................................................................8
1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC.......................................................................11
1.3. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp .........................................................11
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn......................................................11
1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................12
1.3.3. Phân tích dòng tiền .........................................................................................13
1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.....................................................13
1.4. Hoạt động phân tích BCTC tại doanh nghiệp .................................................20
1.4.1. Trình tự công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp....................................20
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp......22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG
TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG .......................................................24
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang.................24
2.1.1. Giới thiệu công ty ............................................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang....25
2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam Trang ...................................................................................................................27
2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC ..............................................27
2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại công ty ............................................................30
2.2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTT tại công ty TNHH cung ứng
VLXD Nam Trang ........................................................................................................54
Thang Long University Library
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG......................56
3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới...............56
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH
cung ứng VLXD Nam Trang......................................................................................57
3.2.1. Hoàn thiện về tổ chức hoạt động phân tích...................................................57
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích.............................................57
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích...............................58
3.2.4. Hoàn thiện về phương pháp phân tích...........................................................59
3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích.......................................................................62
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BCTC
BGĐ
CBNV
Tên đầy đủ
Báo cáo tài chính
Ban giám đốc
Cán bộ nhân viên
CSH Chủ sở hữu
NVL Nguyên vật liệu
QLDN
SXKD
TNHH
TSDH
Quản lý doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VND Việt Nam đồng
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản ngắn hạn ...............................................31
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản dài hạn ..................................................34
Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu, biến động nguồn vốn ........................................................37
Bảng 2.4. Phân tích báo cáo kết quả HĐKD.................................................................40
Bảng 2.5. Phân tích báo cáo LCTT ...............................................................................44
Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản ..............................................................................48
Bảng 2.7. Khả năng quản lý nợ .....................................................................................51
Bảng 2.8. Sức sinh lời căn bản ......................................................................................52
Bảng 3.1. Xác định chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont...............................................60
Bảng 3.2. Chu kỳ kinh doanh ........................................................................................64
Bảng 3.3. Thời gian luân chuyển tiền............................................................................65
Bảng 3.4. Vòng quay vốn CSH .....................................................................................65
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản .................................................................30
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn...........................................................36
Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán .........................................................46
Biểu đồ 2.4. Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình .............................................49
Biểu đồ 2.5. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho trung bình..........50
Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lời..........................................................................................52
Biểu đồ 3.1. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình...............................................63
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu t chức của công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang ..............25
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTC tại công ty .........................................................27
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên chặng
đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên đi cùng với đó là sự cạnh tranh
ngày càng trở nên quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã tạo nên những khó khăn và
thử thách lớn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh và tự khẳng định mình, mỗi doanh nghiệp cần phải luôn quan tâm đến
công tác phân tích tài chính để có thể nắm vững tình hình, chủ động trong mỗi quyết
định kinh tế.
Việc thường xuyên t chức hoạt động phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
doanh nghiệp có được nhiều thông tin về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh,
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng bởi các nhân tố cũng như những triển vọng hay rủi
ro mà trong tương lai doanh nghiệp phải đối mặt từ đó đề ra các chiến lược, các hành
động thích hợp. Bên cạnh đó, việc phân tích BCTC doanh nghiệp cũng giúp cho các cơ
quan chủ quản nhà nước có cơ sở đánh giá, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ
và luật pháp quy định không, cũng như tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính
thông qua hệ thống BCTC của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt
động phân tích Báo cáo tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang”
cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. Bài Khóa luận này chính là kết quả của quá trình
thực tập, nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi từ các cô chú,
anh chị công tác tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang cùng với những chỉ
bảo tận tình của cô giáo - Th.S Ngô Thị Quyên, giảng viên khoa Kinh tế - Quản lý
trường Đại học Thăng Long.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Khóa luận tập chung vào việc tìm hiểu công tác phân tích tài chính tại
công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, từ đó thấy được thực trạng các vấn đề
còn tồn tại, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích BCTC tại công ty
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính, công tác phân tích BCTC và những
khía cạnh liên quan khác trong giai đoạn 2010 - 2012 tại công ty.
Thang Long University Library
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - t ng hợp: Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn công
tác phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, bài Khóa luận
đã phân tích chi tiết và t ng hợp lại một cách bao quát tình hình tài chính của công ty.
- Phương pháp so sánh: Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá
được hiệu quả hoạt động tài chính của công ty qua các năm; Đánh giá quy trình, nội
dung của công tác phân tích tài chính tại công ty so với các doanh nghiệp khác. Trên
cơ sở đó đưa ra những nhận định và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả cho công tác này.
5. Kết cấu Khóa luận
Nội dung Khóa luận được chia thành 3 phần chính sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động phân tích BCTC trong doanh
nghiệp
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động phân tích BCTC tại công ty TNHH cung
ứng VLXD Nam Trang
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại công ty
TNHH cung ứng VLXD Nam Trang
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BCTC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của BCTC
Khái niệm:
Báo cáo tài chính là phương tiện để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp,
đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm. BCTC là phương pháp t ng
hợp số liệu từ các s sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh một cách có hệ
thống tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp; Tình hình và kết quả hoạt động
sản suất kinh doanh; Tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử
dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa
là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài
chính của doanh nghiệp đến với những đối tượng sử dụng để ra các quyết định kinh tế.
Mục đích:
Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp được lập với mục đích t ng hợp
và trình bày một cách t ng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán; Cung
cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Vai trò:
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự
quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối
tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều
nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc đưa ra các quyết định phù hợp với
mục tiêu của mình. Cụ thể:
- Với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin t ng hợp về tình
hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như kết quả kinh doanh sau kỳ hoạt động.
Trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết
định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai;
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước: BCTC là tài liệu quan trọng trong
việc t chức kiểm tra giám sát, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện đúng
các chính sách cũng như chế độ kinh tế tài chính của nhà nước;
Thang Long University Library
2
- Với các nhà đầu tư, cho vay: BCTC là cơ sở để nhận biết khả năng về tài
chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và mức độ rủi ro của việc cho vay(đầu tư) vào doanh nghiệp
để từ đó cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp;
- Với nhà cung cấp: BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức
thanh toán, để từ đó đưa ra quyết định bán hàng phù hợp cho doanh nghiệp;
- Với khách hàng: BCTC cung cấp những thông tin về khả năng, năng lực sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi
ngộ, hậu mãi của công ty đối với khách hàng. Qua đó, họ có cơ sở để đưa ra những
quyết định đúng đắn trong việc mua hàng hóa dịch vụ từ doanh nghiệp;
- Với c đông, công nhân viên: Họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng
như chính sách chi trả c tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan
đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
1.1.2. Yêu cầu đối với BCTC:
Để thực sự trở thành công cụ hiệu quả giữ vai trò quan trọng trong quản lý kinh
tế, báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
- BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định của Bộ
Tài chính, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của
cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo;
- BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập
theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể đưa ra những so sánh và
đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa
các doanh nghiệp với nhau;
- Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo
thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải đạt được mục
đích của họ;
- BCTC phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định. Ngoài ra còn phải
đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và
ban hành. Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp.
1.1.3. Hệ thống các BCTC được lập tại doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài
sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC được
lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để t ng hợp và thuyết minh về tình
hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
3
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp theo năm đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Việt Nam bao gồm 4 báo cáo chính:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DNN);
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DNN);
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 - DNN);
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DNN).
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính t ng hợp dùng để khái quát toàn bộ
tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.
Bảng CĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản lý và nguồn hình thành của
những tài sản này (từ vốn của người cho vay, nợ phải trả hoặc vốn góp của các chủ sở
hữu, hoặc cả hai nguồn), theo phương trình kế toán :
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Kết cấu bảng cân đối kế toán luôn bao gồm hai phần: “Tài sản” và “Nguồn vốn”.
Tài sản Nguồn vốn
Nội
dung
Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm lập
báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình
thức tồn tại trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu tài sản này được phân
theo tính thanh khoản giảm dần,
chia thành 2 nhóm lớn gồm:
- Tài sản ngắn hạn: Có thời gian
sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn
trong một kỳ kinh doanh(năm, quý,
tháng...).
- Tài sản dài hạn: Có thời gian sử
dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên
một kỳ kinh doanh.
Phản ánh quy mô và cơ cấu nguồn
vốn; Thể hiện các nguồn hình thành
tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm tiến hành lập báo cáo.
Các chỉ tiêu này được phân theo
thời hạn thanh toán tăng dần, gồm 2
nhóm lớn:
- Nợ phải trả: Là những khoản
tiền(vốn) mà doanh nghiệp đi vay,
chiếm dụng được và có trách nhiệm
phải hoàn trả.
- Vốn chủ sở hữu: Là những
nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ
doanh nghiệp và các thành viên
tham gia góp vốn.
Bảng CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập theo mẫu số B 01 - DNN (Ban
hành theo QĐ 48/2006 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Thang Long University Library
4
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính t ng hợp, nó phản
ánh t ng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh
nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác, Báo cáo KQ
HĐKD là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong Báo cáo KQ HĐKD còn là tiền đề phục vụ cho
việc dự báo dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính thời gian thu hồi vốn đầu tư và
nhiều hoạt động khác.
Quyết định số 48/2008 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định Báo cáo KQ HĐKD của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được trình bày theo
mẫu số B 02 - DNN. Theo đó, báo cáo KQ HĐKD có kết cấu gồm 2 phần:
Lãi lỗ: Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động
tài chính tại doanh nghiệp. Bao gồm Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Chi phí hoạt động
sản xuất kinh doanh; Lãi (hoặc lỗ).
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc: Bao gồm các chỉ tiêu phản
ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí.
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó
cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đ i trong tài sản thuần, cơ
cấu tài chính, khả năng chuyển đ i của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả
năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ
được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng
giao dịch và hiện tượng.
Về kết cấu, theo quyết định số 48/2006 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo mẫu số B03 -
DNN, gồm 3 phần:
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Là luồng tiền có liên quan đến các
hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cơ bản để
đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải
các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả c tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới
mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
5
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt
động mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư
khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Là luồng tiền phản ánh các hoạt động
tài chính có liên quan đến những thay đ i về quy mô và kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu
cũng như vốn vay của doanh nghiệp.
1.1.3.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống BCTC, được
lập để giải thích và b sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, tình hình tài
chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng
báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó chúng ta có cái nhìn cụ
thể, chi tiết và chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp phân tích
một cách cụ thể, chính xác từng vấn đề theo mục tiêu đề ra nhằm đạt hiệu quả cao
trong việc ra quyết định.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được trình bày một cách có
hệ thống. Mỗi khoản mục trong bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD và báo cáo LCTT
cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh BCTC.
Thuyết minh BCTC doanh nghiệp vừa và nhỏ được trình bày dựa trên mẫu số B 09 -
DNN ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Kết cấu cơ bản của thuyết minh BCTC gồm những phần như sau:
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng CĐKT
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BC KQ HĐKD
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo LCTT
VI. Những thông tin khác
Khi giải thích và thuyết minh BCTC cần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu. Phần giải thích cần nêu thêm những thông tin cần thiết chưa thể hiện
được ở các BCTC khác và có thể nêu phần phương hướng kinh doanh trong kỳ tới, chỉ
cần nêu những thay đ i so với kỳ báo cáo. Trong phần kiến nghị có thể trình bày
những kiến nghị với cấp trên, với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến chính sách và
chế độ tài chính kế toán.
Thang Long University Library
6
1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của hoạt động phân tích BCTC
1.2.1.1. Khái niệm
Phân tích BCTC doanh nghiệp là việc sử dụng tập hợp các khái niệm, phương
pháp phân tích và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán, các
thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Qua đó đánh giá được tiềm năng, chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như những
nguy cơ rủi ro trong tương lai giúp người sử dụng thông tin nhận thức đúng đắn và có
cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.1.2. Mục đích
Có hai mục đích quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối
quan tâm cho mọi nhà phân tích. Bao gồm:
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu
được các con số". Tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương
tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa
ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý
nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, trên thực tế tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công
cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính với mục đích cố gắng đưa ra các đánh giá có
căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty.
1.2.1.3. Vai trò
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước
pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối
tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, nhà
đầu tư, khách hàng, nhân viên và cả các cơ quan Nhà nước. Mỗi đối tượng sẽ quan tâm
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Cụ thể:
- Đối với người quản lý doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội
dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt
động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt
động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó,
họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các
quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức c phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.
7
- Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là
thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện
tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các
doanh nghiệp.
- Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Nếu như các nhà đầu tư và quản lý
doanh nghiệp thực hiện phân tích báo cáo tài chính với mục đích đánh giá khả năng
sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì đối với ngân hàng và các nhà cung cấp tín
dụng thương mại cho doanh nghiệp, họ lại sử dụng kết quả phân tích BCTC nhằm
quản lý nợ cũng như đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân
tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là
ngắn hạn và dài hạn.
 Với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp
đối với các món nợ khi đến hạn trả.
 Với những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn
trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào
khả năng sinh lời này.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động của doanh
nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động,
ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một
lượng c phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có
quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào bản BCTC của doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý của Nhà nước như thuế, kiểm toán, ngân hàng sẽ thực hiện phân
tích tài chính để đánh giá, kiểm tra và kiểm soát được các hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp
nhà nước quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng.
Tóm lại, hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài
chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân
tích với mục đích giúp người sử dụng thông tin xem xét từ các góc độ khác nhau, vừa
đánh giá toàn diện, t ng hợp khái quát lại chi tiết tình hình hoạt động tài của chính
doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài
chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Thang Long University Library
8
1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC
Để tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt
động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử
dụng kết hợp các phương pháp với nhau để đánh giá tình hình DN một cách xác thực
nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành trên cả hai chiều là
phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc của BCTC. Phân
tích ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương
đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các
quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo
tài chính và giữa các BCTC với nhau để rút ra kết luận.
Hiện nay các nhà phân tích tài chính vẫn thường sử dụng những phương pháp
chủ yếu là so sánh và phân tích tỷ lệ, ngoài ra còn phải kể đến phương pháp mô hình
phân tích Dupont.
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so
sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian, đơn
vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so
sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm)
được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ
tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ
mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách như so sánh giá trị tuyệt đối;
so sánh bằng giá trị tương đối; so sánh bằng số bình quân. Cụ thể:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đ i về tài chính của DN, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để
có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn
thiện chỉ tiêu công việc của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ với mức trung bình của ngành để thấy được
tình hình tài chính của DN đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với
các DN cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong t ng hợp ở
mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đ i về cả số tương
đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.
9
1.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng ph biến trong phân tích tài
chính, thực hiện dựa trên ý nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính. Về
nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức
để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với các tỷ
lệ tham chiếu. Phương pháp tỷ lệ có tính hiện thực cao, cùng với đó là các điều kiện áp
dụng ngày càng được b xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp
đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy.
Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy
nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả
các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên
tục hoặc theo từng giai đoạn.
Trong phân tích tài chính DN, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ
đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN. Đó là các nhóm
tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ
về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích
khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền
thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối
kế toán để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó giúp phát hiện ra
những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Đây là
kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để xác định các yếu
tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thể
hơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định.
Bản chất của của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế t ng hợp thành
tích của một chuỗi các tỷ số có quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho phép phân
tích tác động của từng chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu t ng hợp, từ đó ra quyết định
phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình Dupont thực hiện
việc tách các tỷ số ROA, ROE thành các bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác
động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.
ROA (Return On Assets): Là tỷ số lợi nhuận trên t ng tài sản, cho biết một
đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thang Long University Library
10
ROA =
= x
= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng t ng TS
Theo công thức khai triển trên, ROA chịu tác động bởi các chỉ tiêu “tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu” và “hiệu suất sử dụng t ng tài sản”. Qua đó, nhà quản lý doanh
nghiệp có thể thông qua việc tăng các tỷ số thành phần trên để tăng tỷ số lợi nhuận trên
t ng tài sản.
ROE (Return on Equity): Là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cho biết một
đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận.
ROE =
= x x
= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng t ng TS
x Hệ số đòn bẩy tài chính
= ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Trên cơ sở nhận biết các nhân tố trong công thức cơ bản trên, nhà quản trị doanh
nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ
vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động;
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản thông qua
việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu
của t ng tài sản;
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ đó tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng
hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản
của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Điều này có ý nghĩa lớn đối
với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến t chức quản
lý của doanh nghiệp.
11
1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC
Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo những hướng khác nhau với những
mục đích tác nghiệp khác nhau, tuy nhiên trình tự tiến hành phân tích tài chính luôn
tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính:
Giai đoạn dự đoán: Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin. Các nghiệp vụ phân
tích trong giai đoạn này là xử lý thông tin kế toán, tính toán các chỉ số và tập hợp các
bảng biểu, đồ thị.
Giai đoạn xác định: Biểu hiện đặc trưng là giai đoạn xác định điểm mạnh, yếu
của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ phân tích trong giai đoạn này là giải thích, đánh giá
các chỉ số, bảng biểu các kết quả về sự cân bằng tài chính, năng lực hoạt động tài
chính, cơ cấu vốn và chi phí vốn, cơ cấu đầu tư và mức doanh lợi.
Giai đoạn phân tích thuyết minh: Phân tích nguyên nhân, thuận lợi cũng như
khó khăn, phương tiện và thành công của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ phân tích trong
giai đoạn này là t ng hợp, đánh giá và quan sát.
Giai đoạn tiên lượng và chỉ dẫn: Các nghiệp vụ cần phân tích trong giai đoạn
này là xác định được hướng phát triển, giải pháp tài chính hoặc các giải pháp khác cho
doanh nghiệp.
1.3. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn là hoạt động xem xét, đánh giá sự thay
đ i của mỗi chỉ tiêu giữa đầu kỳ so với cuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so
với năm khác để xác định cơ cấu và tình hình tài sản, nguồn vốn. Quá trình này đòi hỏi
nhà phân tích cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế
toán dựa trên quan điểm luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Việc đầu tên khi phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty là phải tính
được chênh lệch tương đối cũng như tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT.
Công thức được sử dụng như sau:
Chênh lệch tương đối = Giá trị tài sản(NV) năm n – Giá trị sản(NV) năm n-1
Chênh lệch tuyệt đối =
Dựa vào những số liệu được t ng hợp từ Bảng CĐKT, tiến hành xem xét và phân
tích các biến động tăng, giảm, chênh lệch tuyệt đối cũng như tương đối của từng khoản
mục tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp qua các kỳ. Qua đó đưa ra nhận xét về mức
độ đảm bảo tài sản, nguồn vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
12
Tiếp theo, cần phân tích một số chỉ tiêu tỷ trọng tài sản, nguồn vốn như:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn =
Tỷ trọng Tài sản dài hạn =
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có
bao nhiêu đồng là TSNH, tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết cũng trong 100 đồng tài sản
ấy thì có bao nhiêu đồng là TSDH.
Tỷ trọng nợ =
Tỷ trọng vốn CSH =
Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của công ty được hình thành từ
bao nhiêu đồng nợ. Tương tự, tỷ trọng nguồn vốn CSH cũng cho biết trong cơ cấu 100
đồng vốn của công ty thì có bao nhiêu đồng đến từ vốn chủ sở hữu.
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có những
đòi hỏi về tỉ trọng của từng chỉ tiêu tài sản (nguồn vốn) là khác nhau. Do đó nhà phân
tích phải đặt các chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với mức trung bình ngành để
thấy được tình trạng và vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là
cơ sở để đưa ra nhận xét, tiến hành tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, từ đó xây dựng
các phương án quản lý phù hợp.
1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể
kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh
với kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai.
- Phân tích theo chiều ngang: Dựa vào Báo cáo KQ HĐKD, tiến hành phân tích
các biến động tăng giảm của từng khoản mục tại cuối năm (kỳ) so với đầu năm (kỳ).
- Phân tích theo chiều dọc: Các khoản mục sẽ được nhà phân tích tiến hành so
sánh với doanh thu, từ đó xác định và phân tích tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN chính xác, có cơ sở khoa học cần phải
xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu t ng quát và các chỉ tiêu cụ
thể. Các chỉ tiêu phải phản ánh được sức sản xuất, sinh lợi và suất hao phí của từng
yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung.
13
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra được xác định bằng các chỉ tiêu như: T ng sản lượng, doanh thu
thuần, lãi gộp, thu nhập thuần. Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động,
đối tượng lao động, vốn vay, vốn CSH. Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh
lợi của các nhân tố đầu vào. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh còn được đo bằng cách
nghịch đảo công thức trên, theo đó phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào,
nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào.
1.3.3. Phân tích dòng tiền
Phân tích dòng tiền được tiến hành dựa trên báo cáo LCTT. Theo đó nhà phân
tích sẽ tiến hành phân tích các dòng tiền thu vào và chi ra theo từng hoạt động giúp các
đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết
được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền
và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được
tiến hành bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số
tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào
và chi ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào
công thức:
LCT thuần trong kỳ = LCT thuần của hoạt động KD + LCT thuần của hoạt
động đầu tư + LCT thuần từ hoạt động tài chính
Trong đó:
LCT thuần từng HĐ = T ng tiền thu vào từng HĐ - T ng tiền chi ra từng HĐ
Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu
chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong t ng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để
nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.
1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
1.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ
trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện tỉ lệ tài sản ngắn hạn hiện thời
của công ty có thể chuyển đ i thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các
khoản vay ngắn hạn khi đến hạn trả nợ, đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh
Thang Long University Library
14
giá năng lực tài chính của công ty. Tỷ số này cao thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn tốt.
Khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các
khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ số này tương tự như thanh toán ngắn hạn, nếu chỉ số cao thể hiện khả năng
thanh toán nhanh của công ty tốt, tuy nhiên nếu quá cao sẽ lại mang ý nghĩa như một
biểu hiện xấu khi đánh giá về khả năng sinh lời.
Khả năng thanh toán tức thời: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh việc công ty có
thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ tức thời bằng tiền mặt và các khoản tương
đương tiền hay không.
Khả năng thanh toán tức thời =
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời >1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn
của doanh nghiệp đang trong tình trạng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao thì lại là
một biểu hiện xấu do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, các khoản phải thu,
hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
1.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản
Hệ số thu nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện mức độ đầu tư vào các khoản
phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết, cho thấy thực trạng của chính
sách tín dụng với khách hàng được áp dụng tại doanh nghiệp.
Hệ số thu nợ =
Hệ số thu nợ cho biết với bao nhiêu đồng doanh thu phát sinh thì doanh nghiệp
cho khách hàng nợ một đồng. Hệ số này càng cao nghĩa là tỷ lệ nợ của khách hàng
càng thấp, thời gian quay vòng vốn của công ty nhanh hơn, mang lại hiệu quả kinh
doanh cao. Tuy nhiên nếu quá cao thì có thể khiến cho doanh nghiệp bị mất khách
hàng bởi họ có tâm lý muốn chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khác
cung cấp tín dụng tốt hơn, gây hậu quả là doanh số bán hàng sẽ sụt giảm. Điều đó đặt
ra đòi hỏi nhà phân tích phải so sánh chỉ tiêu này với các doanh nghiệp cùng ngành,
với mức trung bình toàn ngành để có được đánh giá chính xác nhất. Bên cạnh đó, khi
so sánh hệ số thu nợ của doanh nghiệp qua từng năm nếu thấy có sự suy giảm thì rất có
thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng.
15
Thời gian thu nợ trung bình: Cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp có
thể thu hồi nợ của khách hàng tính từ khi xuất hàng đến khi thu được tiền về.
Thời gian thu nợ trung bình =
Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ việc thu hồi nợ của doanh nghiệp diễn
ra chậm, vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng
trong điều kiện quy mô sản xuất không đ i, hay nói cách khác là doanh nghiệp đang bị
khách hàng của mình chiếm dụng vốn. Điều này thể hiện chính sách tín dụng của
doanh nghiệp là kém hiệu quả hoặc cũng có thể doanh nghiệp đang thực hiện nới lỏng
tín dụng để tăng doanh số.
Hệ số trả nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện thời gian chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu hệ số trả nợ càng nhỏ chứng tỏ thời gian thanh toán các khoản
nợ càng dài, mức độ chiếm dụng vốn cao doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tiền này
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến
cho uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.
Hệ số trả nợ =
Thời gian trả nợ trung bình: Là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét trong quá
trình phân tích tài chính công ty, cho biết số ngày trung bình của một kỳ trả nợ. Chỉ
tiêu này càng lớn tức là hệ số trả nợ càng nhỏ, thể hiện việc chiếm dụng vốn để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được công ty thực hiện một cách triệt để thông
qua việc cố gắng trì hoãn thanh toán các khoản nợ.
Thời gian trả nợ trung bình =
Vòng quay hàng tồn kho: Thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay
hàng tồn kho của doanh nghiệp là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia
cho bình quân hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho =
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Khi phân tích cần lưu ý
rằng lượng hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh riêng nên không
thể cứng nhắc luôn cho rằng doanh nghiệp có mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho
cao là biểu hiện xấu.
Thang Long University Library
16
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro hơn. Tuy
nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ
trong kho thấp gây nguy cơ sẽ không đáp ứng đủ khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột.
Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và
đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Số ngày tồn kho (thời gian luân chuyển kho trung bình): Là một trong những
tỷ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Số ngày tồn kho =
Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho trong doanh
nghiệp. Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều
cho hàng tồn kho hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Chu kỳ kinh doanh: Là một chỉ tiêu tài chính cho biết số ngày của một chu kỳ
hoạt động tại doanh nghiệp, tính từ khi phát sinh khoản nợ với nhà cung cấp hàng hóa
đầu vào để nhập kho cho đến khi công ty bán hàng hóa đó và thu được tiền về từ khách
hàng. Chu kỳ kinh doanh tính theo công thức sau:
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian thu nợ TB + Thời gian luân chuyển kho TB
Chu kỳ kinh doanh dài thể hiện rằng việc thu nợ và luân chuyển hàng hóa trong
kho diễn ra chậm, công ty bị ứ đọng vốn, tiền xoay vòng chậm. Lượng tiền mặt mà
doanh nghiệp cần cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trở nên khan hiếm hơn
dẫn đến việc mất đi nhiều cơ hội đầu tư, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn.
Thời gian luân chuyển tiền (Cash conversion cycle): Là một chỉ tiêu đánh giá
khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, cho biết số ngày giữa chi tiêu tiền mặt
và thu nhập tiền mặt liên quan đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
Thời gian luân chuyển tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ TB
Thời gian luân chuyển tiền được tính từ khi doanh nghiệp chi trả cho người bán
các nguyên vật liệu đầu vào tới khi nhận được tiền mặt từ hoạt động bán hàng. Thời
gian luân chuyển tiền thấp thể hiện việc quay vòng vốn để tái đầu tư kinh doanh hiệu
quả. Mục đích của việc phân tích chỉ tiêu này là để nghiên cứu dòng tiền tại doanh
nghiệp, từ đó làm cơ sở quyết định các chính sách liên quan đến tín dụng mua hàng,
bán hàng. Các tiêu chuẩn cho hoạt động thanh toán hay thu nợ có thể được thay đ i
trên cơ sở báo cáo của chỉ số thời gian luân chuyển tiền, nếu nó cho khả năng thanh
toán tiền mặt tốt, chính sách tín dụng trong quá khứ có thể được duy trì.
17
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao càng tốt,
nó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH trong việc sản xuất kinh doanh để đem về doanh
thu thuần cho doanh nghiệp là càng cao.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Cho biết 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
của công ty.
Hiệu suất sử dụng TSDH =
Khi phân tích hiệu suất sử dụng TSDH tại doanh nghiệp, trước hết phải xem xét
tình hình tăng giảm của tài sản dài hạn giữa thực tế với kế hoạch, giữa đầu kỳ với cuối
kỳ. Đồng thời tính và so sánh tỷ trọng và tốc độ tăng của từng loại TSDH, từ đó xác
định việc đầu tư và sử dụng có hiệu quả hay không .
Vòng quay vốn chủ sở hữu: Là một chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích các
khía cạnh tài chính doanh nghiệp, đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn CSH
của công ty.
Vòng quay vốn CSH =
Chỉ số vòng quay vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và
VCSH bình quân của doanh nghiệp, cho biết thông qua quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ
số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH trong hoạt động SXKD của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
1.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử
dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp, cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty
sẽ ứng với bao nhiêu đồng nợ phải trả.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa vốn huy động từ đi vay và vốn chủ sở hữu.
Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng
Thang Long University Library
18
vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể
chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh. Khi dùng tỷ số nợ trên
vốn chủ sở hữu để đánh giá cần so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số bình quân
của toàn ngành.
Tỷ suất tự tài trợ: Cũng giống như Hệ số nợ, đây là một tỷ số ảnh hưởng đến
chính sách đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ =
Tỷ số này càng cao đồng nghĩa với mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tỷ suất tự
tài trợ cao bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến
động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận của công ty ít hơn do
hệ số đòn bẩy tài chính thấp, nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm
các nguồn tài trợ bên ngoài. Đối với ngân hàng (bên cho vay), nếu tỷ suất này thấp
đồng nghĩa khả năng bù đắp t n thất vốn vay từ VCSH của doanh nghiệp là thấp, có
nhiều nguy cơ rủi ro.
Tỷ số khả năng trả nợ: Còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số năng lực tài
trợ. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, đánh giá khả năng thanh toán nợ nói
chung của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng trả nợ =
Tỷ số khả năng trả nợ cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh
nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được.
Khả năng thanh toán lãi vay: Là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng
lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh để trả lãi cho các khoản mà công
ty đã vay.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1
thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty
kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng
thanh toán lãi vay chỉ cho biết khả năng chi trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không
cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
19
1.3.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Sức sinh lời căn bản: Là một chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Sức sinh lời căn bản = 100% x
Chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh
nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau.
Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi,
mang giá trị âm là biểu hiện của việc doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Là một chỉ tiêu tài chính đặc trưng
dùng để theo dõi tình hình sinh lợi. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và
doanh thu của doanh nghiệp.
ROS = x 100%
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần
trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi,
tỷ số càng lớn lãi càng lớn, ngược lại nếu mang giá trị âm đồng nghĩa với việc công ty
kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên doanh thu phụ thuộc vào đặc điểm
kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người
phân tích cần so sánh tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty với tỷ số bình quân
của toàn ngành mà công ty đó tham gia, đồng thời tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số
vòng quay tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là một chỉ tiêu tài chính dùng để đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản, cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài
sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
ROA = x 100%
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân
t ng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số ROA phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó,
người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh
Thang Long University Library
20
nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh
cùng một thời kỳ.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là một chỉ tiêu tài chính đo lường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty kinh doanh có lãi, ngược
lại nếu mang giá trị âm thì nghĩa là công ty đã thua lỗ.
ROE = x 100%
Giống với tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này cũng phụ thuộc và chịu ảnh
hưởng bởi tính chất thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và
mức độ rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Để phân tích chính xác, cần tiến
hành so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số
của một số công ty khác tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thường được đem so sánh với tỷ số lợi
nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số ROE lớn hơn tỷ số ROA thì có nghĩa là đòn bẩy
tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, công ty thành công trong việc huy động
vốn của c đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả
cho các c đông.
1.4. Hoạt động phân tích BCTC tại doanh nghiệp
1.4.1. Trình tự công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp
Công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp là việc vận dụng t ng hợp
các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm, nguyên
nhân dẫn đến sai lầm và triển vọng của công ty có thể đạt được cũng như những cơ
hội, khó khăn thách thức mà doanh nghiệp có nguy cơ sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Việc tiến hành công tác phân tích BCTC doanh nghiệp đòi hỏi phải có tính khoa học
và hệ thống chặt chẽ, hợp lý. Hiện nay quy trình phân tích ph biến được áp dụng gồm
4 bước cơ bản sau:
Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích BCTC
Bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu
phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải
đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt
động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên
liên quan trong quá trình phân tích nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra
nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh.
21
Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin
Nhà phân tích thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết từ cả bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công việc phân tích. Đồng thời phải kiểm tra để đảm
bảo được tính xác thực và độ tin cậy của nguồn thông tin.
Xử lý thông tin là quá trình nhà phân tích thực hiện việc xắp xếp thông tin theo
những chỉ tiêu tài chính phù hợp phục vụ cho mục tiêu cụ thể nhằm so sánh, tìm hiểu
và giải thích nguyên nhân cũng như kết quả, phục vụ cho tiến trình ra quyết định.
Bƣớc 3: Tiến hành phân tích
Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng để tiến hành thực hiện các nội dung
phân tích BCTC doanh nghiệp.
Phân tích và giải thích các thông tin đã được tập hợp và xử lý, trước hết nên xem
xét các thông tin do việc phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao
quát chung về các phạm vi tiềm tàng của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin
chứa đựng trong các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ
bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm hiểu biết sâu
sắc có giá trị và phương hướng thực hiện từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem
xét, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra
phương hướng phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân
tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh
hưởng của nó.
- Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng;
- Xác định đối tượng;
- Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích;
- Lập biểu trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: Tích/ tiêu cực; Chủ/ thứ yếu;
- Tìm nguyên nhân từ đó nghiên cứu và tìm giải pháp phù hợp;
Kết luận: Nhà phân tích đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp sau
khi quá trính phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất.
Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích
Hình thành những kết luận dựa trên những số liệu và trả lời những câu hỏi đã nêu
ra trong bước một. Những đề xuất cụ thể với sự hỗ trợ của những số liệu sẵn có được
trình bày vào giai đoạn cuối cùng cùng với những tóm tắt ngắn gọn về những điểm
chính đã được đưa ra trước đây. Nếu người phân tích muốn đệ trình cho những bên
Thang Long University Library
22
quan tâm khác để xem xét thì nên bắt đầu với một bản báo cáo bằng văn bản với phần
tóm tắt ngắn gọn những kết luận đã nêu ra. Điều này cho phép người đọc nắm được
những vấn đề chính của tình huống và sau đó sẽ đọc một cách chủ động, có lựa chọn
với mức độ chi tiết hơn tùy theo sự quan tâm chủ yếu của họ.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp
1.4.2.1. Các yếu tố chủ quan
Mức độ quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp: Đây là một nhân tố có
ảnh hưởng lớn, các nhà lãnh đạo có quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của công
tác phân tích tài chính thì mới quyết đinh đầu tư cho hoạt động này.
Thông tin sử dụng: Có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định đến chất lượng
của công tác phân tích. Thông tin chính xác, đầy đủ và thường xuyên được cập nhật
đem lại hiệu quả cao. Ngược lại sẽ làm cho kết quả phân tích bị sai lệch gây ra những
hậu quả xấu cho công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp.
Trình độ nhà phân tích: Công tác phân tích tài chính có thực sự hiệu quả hay
không ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ của người phân tích. Điều này đặt ra đòi hỏi
người tiến hành hoạt động phân tích phải có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng
cần thiết.
Công nghệ phân tích: Việc phân tích tài chính đòi hỏi phải sử dụng và xử lý
một lượng thông tin vô cùng lớn, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau với các
phương thức xử lý phức tạp. Điều đó đặt ra nhu cầu phải có những công nghệ phân
tích hiện đại, phần mềm hiệu quả phục vụ cho công tác phân tích.
1.4.2.2. Các yếu tố khách quan
Bên cạnh các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan đến từ bên ngoài cũng gây
những tác động không nhỏ đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Dưới đây là
một số các yếu tố tiêu biểu:
Chế độ kế toán hiện hành: Việc áp dụng chế độ kế toán là cơ sở của công tác kế
toán, tài chính trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh
nghiệp, trong đó có các chỉ tiêu tài chính. Hiện nay tình trạng chế độ kế toán, chính
sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính
của doanh nghiệp.
Khuôn khổ pháp lý, chính sách nhà nƣớc: Đây là một trong những yếu tố có
ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Mọi hoạt động của
doanh nghiệp đều bị chi phối bởi các điều luật, quy định của Nhà nước. Môi trường
pháp lý có thể tác động đến công ty theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực, do đó
23
các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết nhất định về Luật pháp và
chính sách của Nhà nước.
Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Hầu hết hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh trong
ngành, do vậy việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở tham
chiếu trong phân tích tài chính trở nên hết sức cần thiết. Thông qua sự so sánh đó sẽ
cho thấy được vị thế của doanh nghiệp, thực trạng tài chính cũng như hiệu quả SXKD
so với mức trung bình của ngành. Công tác thu thập hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
cần được tiến hành hết sức cẩn thận, tránh sai sót gây ra những quan điểm sai lầm khi
phân tích BCTC doanh nghiệp.
Thang Long University Library
24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang
2.1.1. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang được thành lập vào năm 2008, hiện
nay công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại huyện Lục Ngạn (Tỉnh Bắc
Giang) trong lĩnh cung ứng vật liệu xây dựng cho các công ty, các nhà thầu xây dựng
công trình trên địa bàn.
- Tên đơn vị: Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang.
- Đăng ký kinh doanh số: 2002000690.
- Mã số Thuế: 2400388461.
- Cơ quan chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bắc Giang.
- Ngành nghề kinh doanh: Cung ứng vật liệu xây dựng.
- Địa chỉ: Xã Nghĩa Hồ, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang.
- Điện thoại: 0240 3582 639.
- Người đại diện: Đoàn Đình Khang.
- Vốn điều lệ: 1.060.000.000 đồng.
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Sau khi có quyết định thành lập vào ngày 15/03/2008 theo giấy phép kinh doanh
số 2002000690 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bắc Giang, công ty đã bắt đầu đi
vào hoạt động kinh doanh, phải đứng trước nhiều thiếu thốn ban đầu về cơ sở vật chất,
kỹ thuật lạc hậu, chưa xây dựng được hình ảnh và uy tín dẫn đến rất khó khăn trong
việc tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, công ty còn gặp phải nhiều thách thức khác như
thiếu nguồn vốn kinh doanh, kho bãi lưu trữ vật liệu, khó tiếp cận với các hợp đồng
giá trị lớn. Trước tình hình này, ban quản trị của công ty đã tập trung thay đ i cơ cấu
lại t chức, b nhiệm lại đội ngũ trưởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc các đơn
vị trực thuộc, đầu tư tuyển mới đào tạo đội ngũ lao động. Công ty không ngừng củng
cố chất lượng bộ máy t chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị
trường cũng như với sự tồn tại và phát triển của mình.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty TNHH cung ứng
VLXD Nam Trang vẫn luôn hoạt động với quan điểm làm việc rõ ràng, lấy uy tín làm
đầu, sẵn sàng hợp tác kinh doanh với các đối tác, nâng cao đội ngũ công nhân viên.
Qua đó đã giúp công ty đạt được những kết quả kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng
góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương.
25
2.1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang là một đơn vị tiêu biểu trong ngành
kinh doanh thương mại, cụ thể là trong lĩnh vực cung ứng vật liệu xây dựng cho các
công trình nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó công ty đã và đang tiếp tục mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể hiện nay công ty đang tiến
hành đầu tư kinh doanh trên các hoạt động:
- Buôn bán vật liệu xây dựng (hoạt động sản xuất kinh doanh chính);
- Cho thuê máy móc, trang thiết bị xây dựng.
- Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải.
- Đấu thầu, khai thác và cung ứng cát xây dựng;
- Giám sát, kiểm tra và đánh giá công trình xây dựng;
- Tư vấn, định giá bất động sản;
- Kinh doanh, tư vấn lắp đặt các mặt hàng nội thất, thiết bị văn phòng.
Trong số những lĩnh vực trên thì nguồn doanh thu chủ yếu của công ty TNHH
cung ứng VLXD Nam Trang đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình đó
là cung ứng nguyên vật liệu phục vụ các công trình xây dựng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang
(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
kế hoạch -
quản lý
kho
Phòng
tài chính -
kế toán
Phòng
hành
chính -
nhân sự
Phòng
kinh
doanh
Thang Long University Library
26
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ tại mỗi bộ phận
Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty, có quyền hành cao nhất toàn
quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Giám đốc (GĐ) điều hành hoạt động của
công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được
giao. GĐ quyết định việc xây dựng chiến lược phát triển, phương án kinh doanh và
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty
theo sự phân công của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước GĐ, trước pháp luật
về những công việc được phân công hoặc ủy quyền. Phó giám đốc công ty do GĐ trực
tiếp b nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
Phòng kinh doanh: Là một bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về
công tác bán và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Phòng kinh doanh có các
nhiệm vụ gồm: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng từ
đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; Ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch buôn
bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với khách hàng, các nhà cung cấp
đầu vào về chi tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó kết hợp với “phòng kế hoạch
- quản lý kho” để lên phương án nhập hàng, lưu kho và giao hàng cho khách.
Phòng tài chính - kế toán: Là phòng ban có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban giám đốc trong việc t chức công tác kế toán, tài chính. Các hoạt động tại đây
bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các
khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh; T chức, theo dõi chặt chẽ chính xác tài
sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh
toán công nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất, kinh doanh cho
Ban giám đốc.
Bên cạnh đó phòng tài chính - kế toán cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán
khác như: Thanh toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ SXKD và chi phí đầu tư
các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và theo dõi công tác
tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ đối với công nhân
viên trong công ty; Bảo quản và lữu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá,
giữ bí mật các tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Giám đốc.
Phòng hành chính - nhân sự: Là bộ phận thực hiện các công tác t chức, nhân
sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty.
Phòng hành chính - nhân sự thực hiên các nhiệm vụ t ng hợp về hành chính, văn thư,
tiếp nhận, phân loại và lưu trữ văn bản đi và đến, tham mưu cho BGĐ xử lý các văn
bản hành chính nhanh chóng, kịp thời; Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban
27
trong công ty; Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định; Cấp giấy công tác, giấy giới
thiệu, sao lưu các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định
của Ban giám đốc.
Ngoài ra phòng hành chính - nhân sự còn chịu trách nhiệm t chức tuyển dụng
nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quy định pháp luật; Tiến hành kiểm tra,
nhận xét và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kỳ thường xuyên từ đó đề xuất ý
kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng, khen thưởng, kỷ luật
nhân viên công ty.
Phòng kế hoạch - quản lý kho: Chịu trách nhiệm t ng hợp và nghiên cứu hồ sơ,
các điều khoản trong mỗi hợp đồng để tham mưu cho BGĐ về kế hoạch xuất, nhập
hàng hóa, lưu kho; Xây dựng, phân b nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh;
Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho VLXD, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn
nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
Bên cạnh đó, phòng kế hoạch - quản lý kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng
kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng
như thời gian, số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa, phương thức xử lý khi có sự
cố sảy ra.
2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam Trang
2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC
2.2.1.1. Quy trình phân tích
Công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang được
thực hiện theo một quy trình gồm 4 bước sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTC tại công ty
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Lập báo cáo
phân tích
Xây dựng kế
hoạch phân tích
Tập hợp, kiểm tra
và xử lý thông tin
Tiến hành
phân tích
Thang Long University Library
28
Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích BCTC
Tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, bước đầu tiên của hoạt động
phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra
một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội
dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân
công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân
tích nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng
và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh.
Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin
Phó giám đốc cùng với trưởng phòng kế toán tiến hành thu thập các dữ liệu,
thông tin cần thiết từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công tác
phân tích tài chính, đồng thời phải kiểm tra lại để đảm bảo được tính xác thực và độ tin
cậy của nguồn thông tin. Tiếp đó là việc thực hiện xắp xếp và xử lý thông tin thu được
theo trình tự hợp lý, phù hợp cho quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Bƣớc 3: Tiến hành phân tích
Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng, kế toán trưởng công ty tiến hành thực
hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Trước hết là việc xem xét các thông
tin do việc phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về
các phạm vi của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các báo cáo
tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các
con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm hiểu biết sâu sắc có giá trị và phương
hướng thực hiện từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo
tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra
phương hướng phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân
tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh
hưởng của nó.
- Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng;
- Xác định đối tượng;
- Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích;
- Lập biểu trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: tích/ tiêu cực; chủ/ thứ yếu;
- Tìm nguyên nhân từ đó nghiên cứu và tìm giải pháp phù hợp;
Kết luận: Nhà phân tích đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp sau
khi quá trính phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất.
29
Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích
Từ những kết quả thu được sau quá trình phân tích trên, kế toán trưởng tiến hành
lập báo cáo trình lên ban giám đốc công ty. Trong đó trình bày những chỉ tiêu được
phân tích với đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, phương hướng
giải quyết cần được thực hiện để giúp ích cho tiến trình ra quyết định của ban giám
đốc trong tương lai.
2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam Trang
Hoạt động phân tích tài chính được thực hiện tại công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam trang theo định kỳ hàng năm sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, phòng tài
chính - kế toán đã hoàn thiện và nộp báo cáo tài chính lên Ban giám đốc.
Cán bộ phân tích:
Công tác phân tích báo cáo tài chính được Ban giám đốc công ty giao cho kế toán
trưởng thực hiện. Đồng thời tất cả cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là phòng tài
chính - kế toán có nghĩa vụ hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc phân
tích được thực hiện với tính chính xác cao và đem lại hiệu quả tốt.
Tài liệu sử dụng trong công tác phân tích:
Để có được kết quả phân tích chính xác và hữu ích, các nguồn tài liệu được sử
dụng trong công tác phân tích cần đảm bảo được tính trung thực và khách quan. Đây
sẽ là cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả
cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty. Các số liệu được sử dụng trong
quá trình phân tích chủ yếu dựa vào bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD, báo cáo LCTT
và các thông tin b xug trong thuyết minh BCTC.
2.2.1.3. Phương pháp phân tích được sử dụng
Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty TNHH cung ứng VLXD
Nam Trang chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để
phục vụ cho hoạt động phân tích BCTC của mình. Cụ thể, phương pháp so sánh được
dùng khi thực hiện phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn dựa trên bảng CĐKT. Qua đó
nhận biết được hiện trạng và các đặc điểm trong việc phân b tài sản, nguồn vốn công
ty đồng thời cũng thấy được sự tăng trưởng qua các năm, mức độ hoàn thành các chỉ
tiêu đã đề ra từ đó xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả trong tương lai.
Phương pháp phân tích tỷ lệ được nhà quản lý thực hiện khi tiến hành phân tích các
chỉ tiêu tài chính quan trọng nhằm đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản lý
cũng như khả năng sinh lời của công ty.
Thang Long University Library
30
2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại công ty
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản
Đơn vị: VN Đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)
Qua biểu đồ phân tích số liệu trên, nhìn chung trong giai đoạn từ 2010 đến 2012
giá trị t ng tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ quy mô
của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển hơn trước. Cụ thể, năm 2010 t ng
tài sản của công ty là 15.849.759.043 đồng trong đó bao gồm 152.000.000 đồng tài sản
dài hạn ứng với tỷ trọng 0,96% và 15.697.759.043 đồng tài sản ngắn hạn tương ứng
99,04%. Sang đến năm 2011 t ng tài sản đã tăng 27,81% lên mức 20.256.891.960
đồng, đồng thời tỷ trọng tài sản dài hạn cũng có sự gia tăng cao, lên mức 3,49% đạt
706.720.000 đồng. Tuy nhiên sau đó t ng tài sản của công ty giảm nhẹ trong năm
2012 ở mức 0,07% và hiện chỉ còn 20.242.062.356 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn
tiếp tục chiếm mức tỷ trọng rất cao với 97,08%. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân,
cơ cấu và sự biến động tài sản trong giai đoạn trên, ta tiến hành phân tích các khoản
mục chi tiết sau:
- Tài sản ngắn hạn:
15.697.759.043 19.550.171.960
19.650.784.777
152.000.000
706.720.000 591.277.579
0
5.000.000.000
10.000.000.000
15.000.000.000
20.000.000.000
25.000.000.000
Năm 2010 Năn 2011 Năm 2012
Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn
96,51%
97,08%
0,96%
3,49% 2,92%
99,04%
31
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản ngắn hạn
Đơn vị: VN Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011 - 2010
Chênh lệch
2012 - 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TỔNG TS
NGẮN HẠN
15.697.759.043 100,00 19.550.171.960 100,00 19.650.784.777 100,00 3.852.412.917 24,54 100.612.817 0,51
I. Tiền, tương
đương tiền
6.472.358.340 41,23 6.510.863.999 33,30 5.246.114.350 26,70 38.505.659 0,59 (1.264.749.649) (19,43)
II. Đầu tƣ
TC ngắn hạn
- - - - - - - - - -
III. Các khoản
phải thu NH
333.097.008 2,12 445.880.008 2,28 1.195.063.008 6,08 112.783.000 33,86 749.183.000 168,02
1. Phải thu
khách hàng
333.097.008 2,12 445.880.008 2,28 1.195.063.008 6,08 112.783.000 33,86 749.183.000 168,02
IV. Hàng tồn
kho
8.803.957.495 56,09 12.531.471.915 64,10 13.209.367.017 67,22 3.727.514.420 42,34 677.895.102 5,41
1. Hàng tồn
kho
8.803.957.495 56,09 12.531.471.915 64,10 13.209.367.017 67,22 3.727.514.420 42,34 677.895.102 5,41
V. TS ngắn
hạn khác
88.346.200 0,56 61.956.038 0,32 240.402 0,0012 (26.390.162) (29,87) (61.715.636) (99,61)
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)
Thang Long University Library
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  vật liệu xây dựng nam trang

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tà...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn LaLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu NghịLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 

Destaque

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànPhân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànLavender Keith
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepVu Long (Mr)
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhtranphucloc
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexLuận văn tốt nghiệp
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênTùng Tử Tế
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 

Destaque (19)

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànPhân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinh
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 

Semelhante a Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng vật liệu xây dựng nam trang

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...NOT
 
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...
Đề tài  phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...Đề tài  phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...
Đề tài phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...NOT
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Semelhante a Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng vật liệu xây dựng nam trang (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
Thực trạng hoạt động thẩm định giá bất động sản tại công ty tnhh quản lý nợ v...
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ p...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Đề tài phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...
Đề tài  phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...Đề tài  phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...
Đề tài phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM...
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn EvdPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dungPhân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dungPhân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng vật liệu xây dựng nam trang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----- o0o ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG Sinh viên : Nguyễn Quốc Đại Mã SV : A16818 Chuyên ngành : Tài Chính HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô giáo khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm Khóa luận. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các cô chú, anh chị làm việc tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành Khóa luận của mình. Trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận, dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quốc Đại Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quốc Đại
  • 4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................................1 1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính ...........................................................1 1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của BCTC.......................................................1 1.1.2. Yêu cầu đối với BCTC:......................................................................................2 1.1.3. Hệ thống các BCTC được lập tại doanh nghiệp..............................................2 1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC doanh nghiệp .................................6 1.2.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của hoạt động phân tích BCTC ....................6 1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC ..................................................................8 1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC.......................................................................11 1.3. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp .........................................................11 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn......................................................11 1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................12 1.3.3. Phân tích dòng tiền .........................................................................................13 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.....................................................13 1.4. Hoạt động phân tích BCTC tại doanh nghiệp .................................................20 1.4.1. Trình tự công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp....................................20 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp......22 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG .......................................................24 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang.................24 2.1.1. Giới thiệu công ty ............................................................................................24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang....25 2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang ...................................................................................................................27 2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC ..............................................27 2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại công ty ............................................................30 2.2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTT tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang ........................................................................................................54 Thang Long University Library
  • 5. CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG......................56 3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới...............56 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang......................................................................................57 3.2.1. Hoàn thiện về tổ chức hoạt động phân tích...................................................57 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích.............................................57 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích...............................58 3.2.4. Hoàn thiện về phương pháp phân tích...........................................................59 3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích.......................................................................62
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt BCTC BGĐ CBNV Tên đầy đủ Báo cáo tài chính Ban giám đốc Cán bộ nhân viên CSH Chủ sở hữu NVL Nguyên vật liệu QLDN SXKD TNHH TSDH Quản lý doanh nghiệp Sản xuất kinh doanh Trách nhiệm hữu hạn Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VND Việt Nam đồng Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản ngắn hạn ...............................................31 Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản dài hạn ..................................................34 Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu, biến động nguồn vốn ........................................................37 Bảng 2.4. Phân tích báo cáo kết quả HĐKD.................................................................40 Bảng 2.5. Phân tích báo cáo LCTT ...............................................................................44 Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản ..............................................................................48 Bảng 2.7. Khả năng quản lý nợ .....................................................................................51 Bảng 2.8. Sức sinh lời căn bản ......................................................................................52 Bảng 3.1. Xác định chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont...............................................60 Bảng 3.2. Chu kỳ kinh doanh ........................................................................................64 Bảng 3.3. Thời gian luân chuyển tiền............................................................................65 Bảng 3.4. Vòng quay vốn CSH .....................................................................................65 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản .................................................................30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn...........................................................36 Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán .........................................................46 Biểu đồ 2.4. Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình .............................................49 Biểu đồ 2.5. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho trung bình..........50 Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lời..........................................................................................52 Biểu đồ 3.1. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình...............................................63 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu t chức của công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang ..............25 Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTC tại công ty .........................................................27
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên chặng đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên đi cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã tạo nên những khó khăn và thử thách lớn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và tự khẳng định mình, mỗi doanh nghiệp cần phải luôn quan tâm đến công tác phân tích tài chính để có thể nắm vững tình hình, chủ động trong mỗi quyết định kinh tế. Việc thường xuyên t chức hoạt động phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiều thông tin về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng bởi các nhân tố cũng như những triển vọng hay rủi ro mà trong tương lai doanh nghiệp phải đối mặt từ đó đề ra các chiến lược, các hành động thích hợp. Bên cạnh đó, việc phân tích BCTC doanh nghiệp cũng giúp cho các cơ quan chủ quản nhà nước có cơ sở đánh giá, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, cũng như tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống BCTC của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động phân tích Báo cáo tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang” cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. Bài Khóa luận này chính là kết quả của quá trình thực tập, nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi từ các cô chú, anh chị công tác tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang cùng với những chỉ bảo tận tình của cô giáo - Th.S Ngô Thị Quyên, giảng viên khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài Khóa luận tập chung vào việc tìm hiểu công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, từ đó thấy được thực trạng các vấn đề còn tồn tại, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích BCTC tại công ty - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính, công tác phân tích BCTC và những khía cạnh liên quan khác trong giai đoạn 2010 - 2012 tại công ty. Thang Long University Library
  • 9. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - t ng hợp: Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, bài Khóa luận đã phân tích chi tiết và t ng hợp lại một cách bao quát tình hình tài chính của công ty. - Phương pháp so sánh: Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của công ty qua các năm; Đánh giá quy trình, nội dung của công tác phân tích tài chính tại công ty so với các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cho công tác này. 5. Kết cấu Khóa luận Nội dung Khóa luận được chia thành 3 phần chính sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động phân tích BCTC trong doanh nghiệp Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của BCTC Khái niệm: Báo cáo tài chính là phương tiện để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm. BCTC là phương pháp t ng hợp số liệu từ các s sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp; Tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh; Tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính của doanh nghiệp đến với những đối tượng sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Mục đích: Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp được lập với mục đích t ng hợp và trình bày một cách t ng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán; Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Vai trò: Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình. Cụ thể: - Với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin t ng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như kết quả kinh doanh sau kỳ hoạt động. Trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai; - Với các cơ quan hữu quan của nhà nước: BCTC là tài liệu quan trọng trong việc t chức kiểm tra giám sát, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện đúng các chính sách cũng như chế độ kinh tế tài chính của nhà nước; Thang Long University Library
  • 11. 2 - Với các nhà đầu tư, cho vay: BCTC là cơ sở để nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độ rủi ro của việc cho vay(đầu tư) vào doanh nghiệp để từ đó cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp; - Với nhà cung cấp: BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó đưa ra quyết định bán hàng phù hợp cho doanh nghiệp; - Với khách hàng: BCTC cung cấp những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, hậu mãi của công ty đối với khách hàng. Qua đó, họ có cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc mua hàng hóa dịch vụ từ doanh nghiệp; - Với c đông, công nhân viên: Họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả c tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính. 1.1.2. Yêu cầu đối với BCTC: Để thực sự trở thành công cụ hiệu quả giữ vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: - BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định của Bộ Tài chính, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo; - BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể đưa ra những so sánh và đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau; - Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải đạt được mục đích của họ; - BCTC phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định. Ngoài ra còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp. 1.1.3. Hệ thống các BCTC được lập tại doanh nghiệp Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để t ng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
  • 12. 3 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp theo năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam bao gồm 4 báo cáo chính: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DNN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DNN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 - DNN); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DNN). 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính t ng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Bảng CĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản lý và nguồn hình thành của những tài sản này (từ vốn của người cho vay, nợ phải trả hoặc vốn góp của các chủ sở hữu, hoặc cả hai nguồn), theo phương trình kế toán : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Kết cấu bảng cân đối kế toán luôn bao gồm hai phần: “Tài sản” và “Nguồn vốn”. Tài sản Nguồn vốn Nội dung Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài sản này được phân theo tính thanh khoản giảm dần, chia thành 2 nhóm lớn gồm: - Tài sản ngắn hạn: Có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh(năm, quý, tháng...). - Tài sản dài hạn: Có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một kỳ kinh doanh. Phản ánh quy mô và cơ cấu nguồn vốn; Thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm tiến hành lập báo cáo. Các chỉ tiêu này được phân theo thời hạn thanh toán tăng dần, gồm 2 nhóm lớn: - Nợ phải trả: Là những khoản tiền(vốn) mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng được và có trách nhiệm phải hoàn trả. - Vốn chủ sở hữu: Là những nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên tham gia góp vốn. Bảng CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập theo mẫu số B 01 - DNN (Ban hành theo QĐ 48/2006 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Thang Long University Library
  • 13. 4 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính t ng hợp, nó phản ánh t ng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác, Báo cáo KQ HĐKD là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong Báo cáo KQ HĐKD còn là tiền đề phục vụ cho việc dự báo dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính thời gian thu hồi vốn đầu tư và nhiều hoạt động khác. Quyết định số 48/2008 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Báo cáo KQ HĐKD của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được trình bày theo mẫu số B 02 - DNN. Theo đó, báo cáo KQ HĐKD có kết cấu gồm 2 phần: Lãi lỗ: Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Bao gồm Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh; Lãi (hoặc lỗ). Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí. 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đ i trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đ i của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Về kết cấu, theo quyết định số 48/2006 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo mẫu số B03 - DNN, gồm 3 phần: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả c tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
  • 14. 5 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Là luồng tiền phản ánh các hoạt động tài chính có liên quan đến những thay đ i về quy mô và kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu cũng như vốn vay của doanh nghiệp. 1.1.3.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống BCTC, được lập để giải thích và b sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó chúng ta có cái nhìn cụ thể, chi tiết và chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp phân tích một cách cụ thể, chính xác từng vấn đề theo mục tiêu đề ra nhằm đạt hiệu quả cao trong việc ra quyết định. Bản thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD và báo cáo LCTT cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh BCTC. Thuyết minh BCTC doanh nghiệp vừa và nhỏ được trình bày dựa trên mẫu số B 09 - DNN ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kết cấu cơ bản của thuyết minh BCTC gồm những phần như sau: I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng CĐKT IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BC KQ HĐKD V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo LCTT VI. Những thông tin khác Khi giải thích và thuyết minh BCTC cần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần giải thích cần nêu thêm những thông tin cần thiết chưa thể hiện được ở các BCTC khác và có thể nêu phần phương hướng kinh doanh trong kỳ tới, chỉ cần nêu những thay đ i so với kỳ báo cáo. Trong phần kiến nghị có thể trình bày những kiến nghị với cấp trên, với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến chính sách và chế độ tài chính kế toán. Thang Long University Library
  • 15. 6 1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của hoạt động phân tích BCTC 1.2.1.1. Khái niệm Phân tích BCTC doanh nghiệp là việc sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp phân tích và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán, các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó đánh giá được tiềm năng, chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như những nguy cơ rủi ro trong tương lai giúp người sử dụng thông tin nhận thức đúng đắn và có cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp. 1.2.1.2. Mục đích Có hai mục đích quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích. Bao gồm: Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số". Tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, trên thực tế tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính với mục đích cố gắng đưa ra các đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty. 1.2.1.3. Vai trò Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và cả các cơ quan Nhà nước. Mỗi đối tượng sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Cụ thể: - Đối với người quản lý doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức c phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.
  • 16. 7 - Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. - Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Nếu như các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện phân tích báo cáo tài chính với mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì đối với ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp, họ lại sử dụng kết quả phân tích BCTC nhằm quản lý nợ cũng như đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn.  Với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả.  Với những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. - Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động, ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng c phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. - Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào bản BCTC của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước như thuế, kiểm toán, ngân hàng sẽ thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra và kiểm soát được các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp nhà nước quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng. Tóm lại, hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích với mục đích giúp người sử dụng thông tin xem xét từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, t ng hợp khái quát lại chi tiết tình hình hoạt động tài của chính doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. Thang Long University Library
  • 17. 8 1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC Để tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để đánh giá tình hình DN một cách xác thực nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất. Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành trên cả hai chiều là phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc của BCTC. Phân tích ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các BCTC với nhau để rút ra kết luận. Hiện nay các nhà phân tích tài chính vẫn thường sử dụng những phương pháp chủ yếu là so sánh và phân tích tỷ lệ, ngoài ra còn phải kể đến phương pháp mô hình phân tích Dupont. 1.2.2.1. Phương pháp so sánh Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian, đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách như so sánh giá trị tuyệt đối; so sánh bằng giá trị tương đối; so sánh bằng số bình quân. Cụ thể: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đ i về tài chính của DN, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thiện chỉ tiêu công việc của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện trong kỳ với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của DN đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các DN cùng ngành. - So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong t ng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đ i về cả số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.
  • 18. 9 1.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng ph biến trong phân tích tài chính, thực hiện dựa trên ý nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với các tỷ lệ tham chiếu. Phương pháp tỷ lệ có tính hiện thực cao, cùng với đó là các điều kiện áp dụng ngày càng được b xung và hoàn thiện. Bởi lẽ: Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy. Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Trong phân tích tài chính DN, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN. Đó là các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó giúp phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để xác định các yếu tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định. Bản chất của của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế t ng hợp thành tích của một chuỗi các tỷ số có quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho phép phân tích tác động của từng chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu t ng hợp, từ đó ra quyết định phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình Dupont thực hiện việc tách các tỷ số ROA, ROE thành các bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. ROA (Return On Assets): Là tỷ số lợi nhuận trên t ng tài sản, cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thang Long University Library
  • 19. 10 ROA = = x = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng t ng TS Theo công thức khai triển trên, ROA chịu tác động bởi các chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và “hiệu suất sử dụng t ng tài sản”. Qua đó, nhà quản lý doanh nghiệp có thể thông qua việc tăng các tỷ số thành phần trên để tăng tỷ số lợi nhuận trên t ng tài sản. ROE (Return on Equity): Là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. ROE = = x x = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng t ng TS x Hệ số đòn bẩy tài chính = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính Trên cơ sở nhận biết các nhân tố trong công thức cơ bản trên, nhà quản trị doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: - Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động; - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của t ng tài sản; - Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Điều này có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến t chức quản lý của doanh nghiệp.
  • 20. 11 1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo những hướng khác nhau với những mục đích tác nghiệp khác nhau, tuy nhiên trình tự tiến hành phân tích tài chính luôn tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính: Giai đoạn dự đoán: Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin. Các nghiệp vụ phân tích trong giai đoạn này là xử lý thông tin kế toán, tính toán các chỉ số và tập hợp các bảng biểu, đồ thị. Giai đoạn xác định: Biểu hiện đặc trưng là giai đoạn xác định điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ phân tích trong giai đoạn này là giải thích, đánh giá các chỉ số, bảng biểu các kết quả về sự cân bằng tài chính, năng lực hoạt động tài chính, cơ cấu vốn và chi phí vốn, cơ cấu đầu tư và mức doanh lợi. Giai đoạn phân tích thuyết minh: Phân tích nguyên nhân, thuận lợi cũng như khó khăn, phương tiện và thành công của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ phân tích trong giai đoạn này là t ng hợp, đánh giá và quan sát. Giai đoạn tiên lượng và chỉ dẫn: Các nghiệp vụ cần phân tích trong giai đoạn này là xác định được hướng phát triển, giải pháp tài chính hoặc các giải pháp khác cho doanh nghiệp. 1.3. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn là hoạt động xem xét, đánh giá sự thay đ i của mỗi chỉ tiêu giữa đầu kỳ so với cuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm khác để xác định cơ cấu và tình hình tài sản, nguồn vốn. Quá trình này đòi hỏi nhà phân tích cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán dựa trên quan điểm luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Việc đầu tên khi phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty là phải tính được chênh lệch tương đối cũng như tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT. Công thức được sử dụng như sau: Chênh lệch tương đối = Giá trị tài sản(NV) năm n – Giá trị sản(NV) năm n-1 Chênh lệch tuyệt đối = Dựa vào những số liệu được t ng hợp từ Bảng CĐKT, tiến hành xem xét và phân tích các biến động tăng, giảm, chênh lệch tuyệt đối cũng như tương đối của từng khoản mục tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp qua các kỳ. Qua đó đưa ra nhận xét về mức độ đảm bảo tài sản, nguồn vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library
  • 21. 12 Tiếp theo, cần phân tích một số chỉ tiêu tỷ trọng tài sản, nguồn vốn như: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = Tỷ trọng Tài sản dài hạn = Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là TSNH, tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết cũng trong 100 đồng tài sản ấy thì có bao nhiêu đồng là TSDH. Tỷ trọng nợ = Tỷ trọng vốn CSH = Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng nợ. Tương tự, tỷ trọng nguồn vốn CSH cũng cho biết trong cơ cấu 100 đồng vốn của công ty thì có bao nhiêu đồng đến từ vốn chủ sở hữu. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có những đòi hỏi về tỉ trọng của từng chỉ tiêu tài sản (nguồn vốn) là khác nhau. Do đó nhà phân tích phải đặt các chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với mức trung bình ngành để thấy được tình trạng và vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở để đưa ra nhận xét, tiến hành tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, từ đó xây dựng các phương án quản lý phù hợp. 1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh với kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai. - Phân tích theo chiều ngang: Dựa vào Báo cáo KQ HĐKD, tiến hành phân tích các biến động tăng giảm của từng khoản mục tại cuối năm (kỳ) so với đầu năm (kỳ). - Phân tích theo chiều dọc: Các khoản mục sẽ được nhà phân tích tiến hành so sánh với doanh thu, từ đó xác định và phân tích tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN chính xác, có cơ sở khoa học cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu t ng quát và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phải phản ánh được sức sản xuất, sinh lợi và suất hao phí của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung.
  • 22. 13 Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra được xác định bằng các chỉ tiêu như: T ng sản lượng, doanh thu thuần, lãi gộp, thu nhập thuần. Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn vay, vốn CSH. Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi của các nhân tố đầu vào. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh còn được đo bằng cách nghịch đảo công thức trên, theo đó phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào. 1.3.3. Phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền được tiến hành dựa trên báo cáo LCTT. Theo đó nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích các dòng tiền thu vào và chi ra theo từng hoạt động giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được tiến hành bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức: LCT thuần trong kỳ = LCT thuần của hoạt động KD + LCT thuần của hoạt động đầu tư + LCT thuần từ hoạt động tài chính Trong đó: LCT thuần từng HĐ = T ng tiền thu vào từng HĐ - T ng tiền chi ra từng HĐ Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong t ng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động. 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 1.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn: Phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không. Khả năng thanh toán ngắn hạn = Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện tỉ lệ tài sản ngắn hạn hiện thời của công ty có thể chuyển đ i thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản vay ngắn hạn khi đến hạn trả nợ, đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh Thang Long University Library
  • 23. 14 giá năng lực tài chính của công ty. Tỷ số này cao thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. Khả năng thanh toán nhanh = Chỉ số này tương tự như thanh toán ngắn hạn, nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt, tuy nhiên nếu quá cao sẽ lại mang ý nghĩa như một biểu hiện xấu khi đánh giá về khả năng sinh lời. Khả năng thanh toán tức thời: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ tức thời bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hay không. Khả năng thanh toán tức thời = Tỷ số khả năng thanh toán tức thời >1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đang trong tình trạng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện xấu do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. 1.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản Hệ số thu nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết, cho thấy thực trạng của chính sách tín dụng với khách hàng được áp dụng tại doanh nghiệp. Hệ số thu nợ = Hệ số thu nợ cho biết với bao nhiêu đồng doanh thu phát sinh thì doanh nghiệp cho khách hàng nợ một đồng. Hệ số này càng cao nghĩa là tỷ lệ nợ của khách hàng càng thấp, thời gian quay vòng vốn của công ty nhanh hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên nếu quá cao thì có thể khiến cho doanh nghiệp bị mất khách hàng bởi họ có tâm lý muốn chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khác cung cấp tín dụng tốt hơn, gây hậu quả là doanh số bán hàng sẽ sụt giảm. Điều đó đặt ra đòi hỏi nhà phân tích phải so sánh chỉ tiêu này với các doanh nghiệp cùng ngành, với mức trung bình toàn ngành để có được đánh giá chính xác nhất. Bên cạnh đó, khi so sánh hệ số thu nợ của doanh nghiệp qua từng năm nếu thấy có sự suy giảm thì rất có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng.
  • 24. 15 Thời gian thu nợ trung bình: Cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp có thể thu hồi nợ của khách hàng tính từ khi xuất hàng đến khi thu được tiền về. Thời gian thu nợ trung bình = Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ việc thu hồi nợ của doanh nghiệp diễn ra chậm, vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng trong điều kiện quy mô sản xuất không đ i, hay nói cách khác là doanh nghiệp đang bị khách hàng của mình chiếm dụng vốn. Điều này thể hiện chính sách tín dụng của doanh nghiệp là kém hiệu quả hoặc cũng có thể doanh nghiệp đang thực hiện nới lỏng tín dụng để tăng doanh số. Hệ số trả nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện thời gian chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hệ số trả nợ càng nhỏ chứng tỏ thời gian thanh toán các khoản nợ càng dài, mức độ chiếm dụng vốn cao doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tiền này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút. Hệ số trả nợ = Thời gian trả nợ trung bình: Là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét trong quá trình phân tích tài chính công ty, cho biết số ngày trung bình của một kỳ trả nợ. Chỉ tiêu này càng lớn tức là hệ số trả nợ càng nhỏ, thể hiện việc chiếm dụng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được công ty thực hiện một cách triệt để thông qua việc cố gắng trì hoãn thanh toán các khoản nợ. Thời gian trả nợ trung bình = Vòng quay hàng tồn kho: Thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho = Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Khi phân tích cần lưu ý rằng lượng hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh riêng nên không thể cứng nhắc luôn cho rằng doanh nghiệp có mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là biểu hiện xấu. Thang Long University Library
  • 25. 16 Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho thấp gây nguy cơ sẽ không đáp ứng đủ khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Số ngày tồn kho (thời gian luân chuyển kho trung bình): Là một trong những tỷ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày tồn kho = Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Chu kỳ kinh doanh: Là một chỉ tiêu tài chính cho biết số ngày của một chu kỳ hoạt động tại doanh nghiệp, tính từ khi phát sinh khoản nợ với nhà cung cấp hàng hóa đầu vào để nhập kho cho đến khi công ty bán hàng hóa đó và thu được tiền về từ khách hàng. Chu kỳ kinh doanh tính theo công thức sau: Chu kỳ kinh doanh = Thời gian thu nợ TB + Thời gian luân chuyển kho TB Chu kỳ kinh doanh dài thể hiện rằng việc thu nợ và luân chuyển hàng hóa trong kho diễn ra chậm, công ty bị ứ đọng vốn, tiền xoay vòng chậm. Lượng tiền mặt mà doanh nghiệp cần cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trở nên khan hiếm hơn dẫn đến việc mất đi nhiều cơ hội đầu tư, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn. Thời gian luân chuyển tiền (Cash conversion cycle): Là một chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, cho biết số ngày giữa chi tiêu tiền mặt và thu nhập tiền mặt liên quan đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Thời gian luân chuyển tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ TB Thời gian luân chuyển tiền được tính từ khi doanh nghiệp chi trả cho người bán các nguyên vật liệu đầu vào tới khi nhận được tiền mặt từ hoạt động bán hàng. Thời gian luân chuyển tiền thấp thể hiện việc quay vòng vốn để tái đầu tư kinh doanh hiệu quả. Mục đích của việc phân tích chỉ tiêu này là để nghiên cứu dòng tiền tại doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở quyết định các chính sách liên quan đến tín dụng mua hàng, bán hàng. Các tiêu chuẩn cho hoạt động thanh toán hay thu nợ có thể được thay đ i trên cơ sở báo cáo của chỉ số thời gian luân chuyển tiền, nếu nó cho khả năng thanh toán tiền mặt tốt, chính sách tín dụng trong quá khứ có thể được duy trì.
  • 26. 17 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSNH = Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao càng tốt, nó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH trong việc sản xuất kinh doanh để đem về doanh thu thuần cho doanh nghiệp là càng cao. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Cho biết 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty. Hiệu suất sử dụng TSDH = Khi phân tích hiệu suất sử dụng TSDH tại doanh nghiệp, trước hết phải xem xét tình hình tăng giảm của tài sản dài hạn giữa thực tế với kế hoạch, giữa đầu kỳ với cuối kỳ. Đồng thời tính và so sánh tỷ trọng và tốc độ tăng của từng loại TSDH, từ đó xác định việc đầu tư và sử dụng có hiệu quả hay không . Vòng quay vốn chủ sở hữu: Là một chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích các khía cạnh tài chính doanh nghiệp, đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn CSH của công ty. Vòng quay vốn CSH = Chỉ số vòng quay vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và VCSH bình quân của doanh nghiệp, cho biết thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp, cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ ứng với bao nhiêu đồng nợ phải trả. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa vốn huy động từ đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng Thang Long University Library
  • 27. 18 vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh. Khi dùng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu để đánh giá cần so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số bình quân của toàn ngành. Tỷ suất tự tài trợ: Cũng giống như Hệ số nợ, đây là một tỷ số ảnh hưởng đến chính sách đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ = Tỷ số này càng cao đồng nghĩa với mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tỷ suất tự tài trợ cao bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận của công ty ít hơn do hệ số đòn bẩy tài chính thấp, nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài. Đối với ngân hàng (bên cho vay), nếu tỷ suất này thấp đồng nghĩa khả năng bù đắp t n thất vốn vay từ VCSH của doanh nghiệp là thấp, có nhiều nguy cơ rủi ro. Tỷ số khả năng trả nợ: Còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số năng lực tài trợ. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng trả nợ = Tỷ số khả năng trả nợ cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Khả năng thanh toán lãi vay: Là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh để trả lãi cho các khoản mà công ty đã vay. Khả năng thanh toán lãi vay = Tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay chỉ cho biết khả năng chi trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
  • 28. 19 1.3.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Sức sinh lời căn bản: Là một chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Sức sinh lời căn bản = 100% x Chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi, mang giá trị âm là biểu hiện của việc doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Là một chỉ tiêu tài chính đặc trưng dùng để theo dõi tình hình sinh lợi. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của doanh nghiệp. ROS = x 100% Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn lãi càng lớn, ngược lại nếu mang giá trị âm đồng nghĩa với việc công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên doanh thu phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người phân tích cần so sánh tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia, đồng thời tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là một chỉ tiêu tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản, cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. ROA = x 100% Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân t ng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số ROA phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh Thang Long University Library
  • 29. 20 nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là một chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty kinh doanh có lãi, ngược lại nếu mang giá trị âm thì nghĩa là công ty đã thua lỗ. ROE = x 100% Giống với tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này cũng phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Để phân tích chính xác, cần tiến hành so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của một số công ty khác tương đương trong cùng ngành. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thường được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số ROE lớn hơn tỷ số ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, công ty thành công trong việc huy động vốn của c đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các c đông. 1.4. Hoạt động phân tích BCTC tại doanh nghiệp 1.4.1. Trình tự công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp Công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp là việc vận dụng t ng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm, nguyên nhân dẫn đến sai lầm và triển vọng của công ty có thể đạt được cũng như những cơ hội, khó khăn thách thức mà doanh nghiệp có nguy cơ sẽ phải đối mặt trong tương lai. Việc tiến hành công tác phân tích BCTC doanh nghiệp đòi hỏi phải có tính khoa học và hệ thống chặt chẽ, hợp lý. Hiện nay quy trình phân tích ph biến được áp dụng gồm 4 bước cơ bản sau: Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích BCTC Bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân tích nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh.
  • 30. 21 Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin Nhà phân tích thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công việc phân tích. Đồng thời phải kiểm tra để đảm bảo được tính xác thực và độ tin cậy của nguồn thông tin. Xử lý thông tin là quá trình nhà phân tích thực hiện việc xắp xếp thông tin theo những chỉ tiêu tài chính phù hợp phục vụ cho mục tiêu cụ thể nhằm so sánh, tìm hiểu và giải thích nguyên nhân cũng như kết quả, phục vụ cho tiến trình ra quyết định. Bƣớc 3: Tiến hành phân tích Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng để tiến hành thực hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Phân tích và giải thích các thông tin đã được tập hợp và xử lý, trước hết nên xem xét các thông tin do việc phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về các phạm vi tiềm tàng của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm hiểu biết sâu sắc có giá trị và phương hướng thực hiện từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra phương hướng phân tích chi tiết. Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh hưởng của nó. - Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng; - Xác định đối tượng; - Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích; - Lập biểu trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: Tích/ tiêu cực; Chủ/ thứ yếu; - Tìm nguyên nhân từ đó nghiên cứu và tìm giải pháp phù hợp; Kết luận: Nhà phân tích đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp sau khi quá trính phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất. Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích Hình thành những kết luận dựa trên những số liệu và trả lời những câu hỏi đã nêu ra trong bước một. Những đề xuất cụ thể với sự hỗ trợ của những số liệu sẵn có được trình bày vào giai đoạn cuối cùng cùng với những tóm tắt ngắn gọn về những điểm chính đã được đưa ra trước đây. Nếu người phân tích muốn đệ trình cho những bên Thang Long University Library
  • 31. 22 quan tâm khác để xem xét thì nên bắt đầu với một bản báo cáo bằng văn bản với phần tóm tắt ngắn gọn những kết luận đã nêu ra. Điều này cho phép người đọc nắm được những vấn đề chính của tình huống và sau đó sẽ đọc một cách chủ động, có lựa chọn với mức độ chi tiết hơn tùy theo sự quan tâm chủ yếu của họ. 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp 1.4.2.1. Các yếu tố chủ quan Mức độ quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp: Đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn, các nhà lãnh đạo có quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính thì mới quyết đinh đầu tư cho hoạt động này. Thông tin sử dụng: Có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định đến chất lượng của công tác phân tích. Thông tin chính xác, đầy đủ và thường xuyên được cập nhật đem lại hiệu quả cao. Ngược lại sẽ làm cho kết quả phân tích bị sai lệch gây ra những hậu quả xấu cho công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trình độ nhà phân tích: Công tác phân tích tài chính có thực sự hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ của người phân tích. Điều này đặt ra đòi hỏi người tiến hành hoạt động phân tích phải có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết. Công nghệ phân tích: Việc phân tích tài chính đòi hỏi phải sử dụng và xử lý một lượng thông tin vô cùng lớn, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau với các phương thức xử lý phức tạp. Điều đó đặt ra nhu cầu phải có những công nghệ phân tích hiện đại, phần mềm hiệu quả phục vụ cho công tác phân tích. 1.4.2.2. Các yếu tố khách quan Bên cạnh các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan đến từ bên ngoài cũng gây những tác động không nhỏ đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Dưới đây là một số các yếu tố tiêu biểu: Chế độ kế toán hiện hành: Việc áp dụng chế độ kế toán là cơ sở của công tác kế toán, tài chính trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các chỉ tiêu tài chính. Hiện nay tình trạng chế độ kế toán, chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp lý, chính sách nhà nƣớc: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị chi phối bởi các điều luật, quy định của Nhà nước. Môi trường pháp lý có thể tác động đến công ty theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực, do đó
  • 32. 23 các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết nhất định về Luật pháp và chính sách của Nhà nước. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh trong ngành, do vậy việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở tham chiếu trong phân tích tài chính trở nên hết sức cần thiết. Thông qua sự so sánh đó sẽ cho thấy được vị thế của doanh nghiệp, thực trạng tài chính cũng như hiệu quả SXKD so với mức trung bình của ngành. Công tác thu thập hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cần được tiến hành hết sức cẩn thận, tránh sai sót gây ra những quan điểm sai lầm khi phân tích BCTC doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 33. 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VLXD NAM TRANG 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang 2.1.1. Giới thiệu công ty Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang được thành lập vào năm 2008, hiện nay công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại huyện Lục Ngạn (Tỉnh Bắc Giang) trong lĩnh cung ứng vật liệu xây dựng cho các công ty, các nhà thầu xây dựng công trình trên địa bàn. - Tên đơn vị: Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang. - Đăng ký kinh doanh số: 2002000690. - Mã số Thuế: 2400388461. - Cơ quan chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bắc Giang. - Ngành nghề kinh doanh: Cung ứng vật liệu xây dựng. - Địa chỉ: Xã Nghĩa Hồ, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang. - Điện thoại: 0240 3582 639. - Người đại diện: Đoàn Đình Khang. - Vốn điều lệ: 1.060.000.000 đồng. 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Sau khi có quyết định thành lập vào ngày 15/03/2008 theo giấy phép kinh doanh số 2002000690 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bắc Giang, công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, phải đứng trước nhiều thiếu thốn ban đầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, chưa xây dựng được hình ảnh và uy tín dẫn đến rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, công ty còn gặp phải nhiều thách thức khác như thiếu nguồn vốn kinh doanh, kho bãi lưu trữ vật liệu, khó tiếp cận với các hợp đồng giá trị lớn. Trước tình hình này, ban quản trị của công ty đã tập trung thay đ i cơ cấu lại t chức, b nhiệm lại đội ngũ trưởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đầu tư tuyển mới đào tạo đội ngũ lao động. Công ty không ngừng củng cố chất lượng bộ máy t chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị trường cũng như với sự tồn tại và phát triển của mình. Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang vẫn luôn hoạt động với quan điểm làm việc rõ ràng, lấy uy tín làm đầu, sẵn sàng hợp tác kinh doanh với các đối tác, nâng cao đội ngũ công nhân viên. Qua đó đã giúp công ty đạt được những kết quả kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương.
  • 34. 25 2.1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang là một đơn vị tiêu biểu trong ngành kinh doanh thương mại, cụ thể là trong lĩnh vực cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó công ty đã và đang tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể hiện nay công ty đang tiến hành đầu tư kinh doanh trên các hoạt động: - Buôn bán vật liệu xây dựng (hoạt động sản xuất kinh doanh chính); - Cho thuê máy móc, trang thiết bị xây dựng. - Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải. - Đấu thầu, khai thác và cung ứng cát xây dựng; - Giám sát, kiểm tra và đánh giá công trình xây dựng; - Tư vấn, định giá bất động sản; - Kinh doanh, tư vấn lắp đặt các mặt hàng nội thất, thiết bị văn phòng. Trong số những lĩnh vực trên thì nguồn doanh thu chủ yếu của công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình đó là cung ứng nguyên vật liệu phục vụ các công trình xây dựng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang (Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch - quản lý kho Phòng tài chính - kế toán Phòng hành chính - nhân sự Phòng kinh doanh Thang Long University Library
  • 35. 26 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ tại mỗi bộ phận Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty, có quyền hành cao nhất toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Giám đốc (GĐ) điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. GĐ quyết định việc xây dựng chiến lược phát triển, phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước GĐ, trước pháp luật về những công việc được phân công hoặc ủy quyền. Phó giám đốc công ty do GĐ trực tiếp b nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phòng kinh doanh: Là một bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về công tác bán và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ gồm: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; Ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch buôn bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào về chi tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó kết hợp với “phòng kế hoạch - quản lý kho” để lên phương án nhập hàng, lưu kho và giao hàng cho khách. Phòng tài chính - kế toán: Là phòng ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc trong việc t chức công tác kế toán, tài chính. Các hoạt động tại đây bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh; T chức, theo dõi chặt chẽ chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất, kinh doanh cho Ban giám đốc. Bên cạnh đó phòng tài chính - kế toán cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác như: Thanh toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ SXKD và chi phí đầu tư các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ đối với công nhân viên trong công ty; Bảo quản và lữu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Giám đốc. Phòng hành chính - nhân sự: Là bộ phận thực hiện các công tác t chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty. Phòng hành chính - nhân sự thực hiên các nhiệm vụ t ng hợp về hành chính, văn thư, tiếp nhận, phân loại và lưu trữ văn bản đi và đến, tham mưu cho BGĐ xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời; Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban
  • 36. 27 trong công ty; Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định; Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lưu các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của Ban giám đốc. Ngoài ra phòng hành chính - nhân sự còn chịu trách nhiệm t chức tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quy định pháp luật; Tiến hành kiểm tra, nhận xét và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kỳ thường xuyên từ đó đề xuất ý kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên công ty. Phòng kế hoạch - quản lý kho: Chịu trách nhiệm t ng hợp và nghiên cứu hồ sơ, các điều khoản trong mỗi hợp đồng để tham mưu cho BGĐ về kế hoạch xuất, nhập hàng hóa, lưu kho; Xây dựng, phân b nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh; Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho VLXD, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn. Bên cạnh đó, phòng kế hoạch - quản lý kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng như thời gian, số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa, phương thức xử lý khi có sự cố sảy ra. 2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang 2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC 2.2.1.1. Quy trình phân tích Công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang được thực hiện theo một quy trình gồm 4 bước sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTC tại công ty (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Lập báo cáo phân tích Xây dựng kế hoạch phân tích Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin Tiến hành phân tích Thang Long University Library
  • 37. 28 Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích BCTC Tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân tích nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh. Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin Phó giám đốc cùng với trưởng phòng kế toán tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công tác phân tích tài chính, đồng thời phải kiểm tra lại để đảm bảo được tính xác thực và độ tin cậy của nguồn thông tin. Tiếp đó là việc thực hiện xắp xếp và xử lý thông tin thu được theo trình tự hợp lý, phù hợp cho quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính. Bƣớc 3: Tiến hành phân tích Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng, kế toán trưởng công ty tiến hành thực hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Trước hết là việc xem xét các thông tin do việc phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về các phạm vi của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm hiểu biết sâu sắc có giá trị và phương hướng thực hiện từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra phương hướng phân tích chi tiết. Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh hưởng của nó. - Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng; - Xác định đối tượng; - Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích; - Lập biểu trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: tích/ tiêu cực; chủ/ thứ yếu; - Tìm nguyên nhân từ đó nghiên cứu và tìm giải pháp phù hợp; Kết luận: Nhà phân tích đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp sau khi quá trính phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất.
  • 38. 29 Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích Từ những kết quả thu được sau quá trình phân tích trên, kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo trình lên ban giám đốc công ty. Trong đó trình bày những chỉ tiêu được phân tích với đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, phương hướng giải quyết cần được thực hiện để giúp ích cho tiến trình ra quyết định của ban giám đốc trong tương lai. 2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động phân tích BCTC tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang Hoạt động phân tích tài chính được thực hiện tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam trang theo định kỳ hàng năm sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, phòng tài chính - kế toán đã hoàn thiện và nộp báo cáo tài chính lên Ban giám đốc. Cán bộ phân tích: Công tác phân tích báo cáo tài chính được Ban giám đốc công ty giao cho kế toán trưởng thực hiện. Đồng thời tất cả cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là phòng tài chính - kế toán có nghĩa vụ hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc phân tích được thực hiện với tính chính xác cao và đem lại hiệu quả tốt. Tài liệu sử dụng trong công tác phân tích: Để có được kết quả phân tích chính xác và hữu ích, các nguồn tài liệu được sử dụng trong công tác phân tích cần đảm bảo được tính trung thực và khách quan. Đây sẽ là cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty. Các số liệu được sử dụng trong quá trình phân tích chủ yếu dựa vào bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD, báo cáo LCTT và các thông tin b xug trong thuyết minh BCTC. 2.2.1.3. Phương pháp phân tích được sử dụng Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để phục vụ cho hoạt động phân tích BCTC của mình. Cụ thể, phương pháp so sánh được dùng khi thực hiện phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn dựa trên bảng CĐKT. Qua đó nhận biết được hiện trạng và các đặc điểm trong việc phân b tài sản, nguồn vốn công ty đồng thời cũng thấy được sự tăng trưởng qua các năm, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra từ đó xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả trong tương lai. Phương pháp phân tích tỷ lệ được nhà quản lý thực hiện khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhằm đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản lý cũng như khả năng sinh lời của công ty. Thang Long University Library
  • 39. 30 2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại công ty 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản Đơn vị: VN Đồng (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012) Qua biểu đồ phân tích số liệu trên, nhìn chung trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 giá trị t ng tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển hơn trước. Cụ thể, năm 2010 t ng tài sản của công ty là 15.849.759.043 đồng trong đó bao gồm 152.000.000 đồng tài sản dài hạn ứng với tỷ trọng 0,96% và 15.697.759.043 đồng tài sản ngắn hạn tương ứng 99,04%. Sang đến năm 2011 t ng tài sản đã tăng 27,81% lên mức 20.256.891.960 đồng, đồng thời tỷ trọng tài sản dài hạn cũng có sự gia tăng cao, lên mức 3,49% đạt 706.720.000 đồng. Tuy nhiên sau đó t ng tài sản của công ty giảm nhẹ trong năm 2012 ở mức 0,07% và hiện chỉ còn 20.242.062.356 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn tiếp tục chiếm mức tỷ trọng rất cao với 97,08%. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ cấu và sự biến động tài sản trong giai đoạn trên, ta tiến hành phân tích các khoản mục chi tiết sau: - Tài sản ngắn hạn: 15.697.759.043 19.550.171.960 19.650.784.777 152.000.000 706.720.000 591.277.579 0 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000 Năm 2010 Năn 2011 Năm 2012 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn 96,51% 97,08% 0,96% 3,49% 2,92% 99,04%
  • 40. 31 Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản ngắn hạn Đơn vị: VN Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TỔNG TS NGẮN HẠN 15.697.759.043 100,00 19.550.171.960 100,00 19.650.784.777 100,00 3.852.412.917 24,54 100.612.817 0,51 I. Tiền, tương đương tiền 6.472.358.340 41,23 6.510.863.999 33,30 5.246.114.350 26,70 38.505.659 0,59 (1.264.749.649) (19,43) II. Đầu tƣ TC ngắn hạn - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu NH 333.097.008 2,12 445.880.008 2,28 1.195.063.008 6,08 112.783.000 33,86 749.183.000 168,02 1. Phải thu khách hàng 333.097.008 2,12 445.880.008 2,28 1.195.063.008 6,08 112.783.000 33,86 749.183.000 168,02 IV. Hàng tồn kho 8.803.957.495 56,09 12.531.471.915 64,10 13.209.367.017 67,22 3.727.514.420 42,34 677.895.102 5,41 1. Hàng tồn kho 8.803.957.495 56,09 12.531.471.915 64,10 13.209.367.017 67,22 3.727.514.420 42,34 677.895.102 5,41 V. TS ngắn hạn khác 88.346.200 0,56 61.956.038 0,32 240.402 0,0012 (26.390.162) (29,87) (61.715.636) (99,61) (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012) Thang Long University Library