SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THÀNH CHUNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THÀNH CHUNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S Nguyễn Thị Minh Thọ
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thành Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám
ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ
Bùi Đình Hòa và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thọ trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng
chí lãnh đạo và chuyên viên sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở
Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 huyện, thành tỉnh
Thái Nguyên.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh
Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh
nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, các quý Ông, Bà lãnh đạo các doanh nghiệp
nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo
các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn
này.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Nguyễn Thành Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................. vi
Danh mục các bảng ....................................................................... vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3
4. Đóng góp mới của Luận văn .................................................... 4
5. Bố cục của Luận văn ................................................................. 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1. Doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................... 5
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp ....................... 6
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền
kinh tế của tỉnh ............................................................................... 7
1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ......................... 10
1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................... 13
1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................... 13
1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin ............................... 14
1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 16
1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ........ 22
1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
trên thế giới ................................................................................... 22
1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ......................................................... 22
1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................... 25
1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore ............................................ 25
1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................... 27
1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... 28
1.4.1. Thực trạng 28
1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33
1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 33
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................... 33
1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích ..... 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG
LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 37
2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................. 37
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ................................. 38
2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động ........................... 38
2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động ........... 41
2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp
nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 42
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 47
2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ............................... 47
2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh
nghiệp ............................................................................................ 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất ................. 53
2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại ............................ 53
2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên................. 54
2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng
đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
57
2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên
58
2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn
hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái
Nguyên
60
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.
62
3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp.............................. 62
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin trong doanh nghiệp
3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin ........................ 64
3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin ........... 65
3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66
3.3.1. Các giải pháp của tỉnh ........................................................ 67
3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 70
3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp
công nghệ thông tin ....................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
PHỤ LỤC ...................................................................................... 86
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Gốc tiếng Anh Nghĩa của từ
CAD Computerized Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của
máy tính điện tử
CAM Computerized Aided
Manufacture
Chế tạo với sự trợ giúp của
máy tính điện tử
CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT&TT Công nghệ thông tin và
truyền thông
DN Doanh nghiệp
MIS Managerment Information
Systems
Hệ thống thông tin quản lý
DSS Decision Support Systems Hệ thống thông tin hỗ trợ ra
quyết định
ES Expert Systems Các hệ chuyên gia
EPR Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp
CRM Customor Relationship
Management
Hệ thống quản lý quan hệ với
khách hàng
ITU International Telecommunication
Union
Liên minh viễn thông quốc tế
IRS Information Reporting Systems Hệ thống thông tin thông báo
LAN Local Area Network Mạng nội bộ
NLN Nông lâm nghiệp
SCM Supply Chain Management Hệ thống quản lý chuối cung
ứng
PCS Process Control Systems Hệ thống điều khiển các quá
trình
PC Personal Computer Máy vi tính
TPS Transaction Processing Systems Hệ thống xử lý giao dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành
nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 11
Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái
Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn ............... 13
Bảng 2.1: Thực trạng trình độ người lao động trong các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 39
Bảng 2.2: Số lượng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................. 40
Bảng 2.3: Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại
doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........ 41
Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..................... 42
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông
sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................. 43
Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh
thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ... 45
Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp nông lâm
nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 46
Bảng 2.8: Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 48
Bảng 2.9: Tình hình đầu tư hạ tầng CNTT trong các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 50
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng các loại phần mềm ở các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 50
Bảng 2.11: Các khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư và ứng dụng
công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................
55
Bảng 2.12: Một số ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu lớn
trong thời gian tới của các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp tỉnh Thái Nguyên ...............................................
56
Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT tại các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang
Biểu đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành
nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 12
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 ................................ 12
Biểu đồ 2.1: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại ........................... 55
Biểu đồ 2.2: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đánh giá lợi ích do công nghệ thông tin mang lại.......... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên
toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực
đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức
quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của
công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trừ
những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao như ngân
hàng, viễn thông, hàng không v.v… việc ứng dụng công nghệ thông tin đã
trở thành yếu tố sống còn.
Trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, song
cũng bộc lộ nhiều tồn tại khó khăn như: năng lực quản lý kinh doanh yếu
kém, công nghệ máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, sức cạnh
tranh chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều đó là
tất yếu và tự nhiên đối các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa
vào quy trình sản xuất thủ công truyền thống nên đã chi phối hầu hết các
quy trình, tác nghiệp quản lý. Các quy trình sản xuất kinh doanh được thực
hiện thủ công và vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng
sản phẩm. Các thông tin quản lý được lưu trữ tách biệt, không thể chia sẻ,
khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Các mối quan hệ (bao gồm cả
quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý sản xuất đều chưa được liên
kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Quy trình sản xuất kinh doanh thủ công là một trong những nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh như: Doanh thu đạt thấp, chi phí kinh
doanh không tương ứng với doanh thu, đặc biệt lãng phí chi phí nhân công,
chi phí nguyên vật liệu ... làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh còn thấp…
Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp
nông lâm nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở
cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức
quản lý sản xuất kinh doanh từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại,
chuyên nghiệp hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin là lựa chọn tất yếu để
xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các
doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Mục đích chung:
Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình ứng
dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Thông
qua phân tích thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó tìm ra những
giải pháp khả thi nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các
doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục đích cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay;
- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đang
hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm:
- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp.
- Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Doanh nghiệp khác (xây dựng trong nông lâm nghiệp).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin
của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp,
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm 29 doanh nghiệp.
- Về thời gian: Phần tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công
bố trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006.
4. Đóng góp mới của Luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các doanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp;
- Đề xuất các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong
các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Khẳng định được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Thông qua thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã đánh giá được
thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp
nông lâm nghiệp. Từ đó có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương
xây dựng cơ chế, giải pháp khoa học nhằm phát triển doanh nghiệp Nông
Lâm nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
5. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2:Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Chƣơng I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp, nhưng có thể
nhận định doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập để thực hiện các
hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp được coi là
chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường bởi một số lý do sau
đây [13], [17]:
- Doanh nghiệp là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật,vìthếcơsởpháplývàràngbuộccủadoanhnghiệplàchặtchẽvàổnđịnh;
- Doanh nghiệp có mức vốn đầu tư và quy mô hoạt động đủ lớn, vượt ra
khỏi quy mô của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, vì vậy có thể phát huy ưu
thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ khá chặt chẽ và bền
vững, vì vậy có nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Doanh nghiệp lấy việc kinh doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản
nhất, vì vậy có thể coi doanh nghiệp là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ
chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế.
Để thống nhất, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau [13]:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh .
Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chỉ trừ các Tổng Công ty 90, 91 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là
những doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực chất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh
doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh
doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300
người [12].
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung có những đặc điểm chủ yếu
sau đây [4], [12]:
Thứ nhất: bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh
với tình hình biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, có thể thay đổi kịp
thời số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quan hệ
trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng
Thứ hai: vốn ít nên dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít khi bị tổn thất
lớn khi thị trường biến động mạnh.
Thứ ba: vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, nhất là giai đoạn đầu tư
ban đầu nên ít có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nếu có, chỉ dừng lại ở mức
cải tiến kỹ thuật giản đơn
Thứ tư: do tiềm lực về tài chính yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
xu hướng sử dụng nhiều lao động
Thứ năm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản
xuất của nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, gia công may mặc, da giầy, công nghiệp nhẹ, cơ khí.
1..1.2. Khái niệm Doanh nghiệp nông lâm nghiệp:
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp Nông Lâm
nghiệp tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu, nhưng nhìn chung
đều đồng nhất với ý kiến cho rằng [17]:
Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là đơn vị kinh doanh cơ sở của nền sản
xuất xã hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, được Nhà nước bảo hộ, không
phân biệt hình thức sở hữu vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng có thể tách bạch khái niệm doanh
nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp khi thực hiện mục đích nghiên
cứu riêng, do vậy ta có khái niệm sau [17]:
Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận
chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong
lĩnh vực nông nghiệp.
Doanh nghiệp lâm nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, với các hoạt động xây dựng rừng,
khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện dịch vụ trong lĩnh
vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
tất yếu có nhiều loại hình doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, có những doanh nghiệp đa ngành nghề như: Sản xuất vật
liệu xây dựng - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh thương mại - Du lịch; Nông Lâm
nghiệp ... hoặc cũng có những doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh
trong một lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Nông nghiệp
hay Lâm nghiệp ... Do vậy việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp theo ngành
nghề kinh doanh phục vụ công tác nghiên cứu là điều cần thiết.
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp trong nền kinh
tế của tỉnh
1.1.3.1. Tăng thu cho Ngân sách:
Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là
động lực thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật,
đổi mới cho toàn bộ nền kinh tế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành
nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển, là lực lượng thường
xuyên và lâu dài của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
nước đang phát triển đều thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát
triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công
tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém, năng suất và trình độ lao động chưa
cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đóng góp đáng kể là
nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đã tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho hàng triệu người lao động [4].
Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
Nông Lâm nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta như
tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho
người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao của xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nguồn tài
nguyên và thế mạnh tiềm tàng trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, kích thích và
mở mang giao lưu thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phát
triển làm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, và tăng thu cho ngân
sách Nhà nước. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp
nói riêng đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta.
1.1.3.2 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực
nông thôn:
Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao
động ở khu vực nông thôn, ngoài việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế -
xã hội miền núi còn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển
khai một số chương trình có mục tiêu để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân các
dân tộc hoà cùng vào tiến trình phát triển của cả nước như chương trình xoá đói
giảm nghèo, có thể nói chương trình này đã giúp cho đại bộ phận nhân dân và
bộ mặt nông thôn miền núi nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng,
biên giới hải đảo, vùng an toàn khu đã được cải thiện một cách rõ rệt, góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, thực hiện công bằng văn minh cùng
với các thành phần kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập cho
người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá y tế giáo dục, làm cơ sở
và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo
an ninh quốc phòng.
1.1.3.3 Vai trò trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu
vực nông thôn [30]:
Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp có vai trò tích cực trong việc triển khai
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp
phần nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện các chương trình có mục tiêu đối với khu vực
nông thôn miền núi, việc áp dụng công nghệ chế biến hàng nông lâm sản là cơ
sở nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch
cơ cấu cây trồng hợp lý với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa
phương. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở nông thôn.
1.1.3.4 Vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt
Nam, việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như việc
phát triển nền kinh tế dịch vụ, mở cửa đầu tư nước ngoài và tham gia vào nền
thương mại khu vực và Quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to
lớn, nền kinh tế phát triển tương đối nhanh nhưng cũng phải đương đầu với một
số vấn đề gay cấn như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, đây là vấn đề
khó giải quyết bởi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn
trực tiếp với nhau. ở nước ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, miền núi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
vùng hiện còn trên 90% diện tích rừng cả nước, là nơi cung cấp nguồn động
thực vật và nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng cho cả nước, nhưng hiện
nay hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của cư dân miền núi
gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp đã và đang là cầu nối
giúp Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường
sinh thái, bảo vệ môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, bảo
tồn thảm thực vật xanh chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn nước mặt
và nước ngầm, giảm mức độ ô nhiễm không khí và nước, tạo điều kiện cho loại
hình du lịch sinh thái phát triển [12],[30].
1.1.4. Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp
1.1.4.1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh
Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại,
dịch vụ và chế biến nông lâm sản trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính tương
đối, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một khâu hoặc một công đoạn nào đó từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong
giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình sản xuất kinh
doanh tổng hợp, đa ngành đa nghề. Các ngành nghề hỗ trợ cho nhau cùng phát
triển và giảm tính rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp Nông
Lâm nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ nghiên cứu là cần thiết và tập
trung cơ bản các loại sau [4]:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp
được Nhà nước giao đất, thuê đất, đảm bảo thực hiện quy trình khép kín từ tổ chức
trồngvàchămsóc,thuhoạchchếbiếnvàđưasảnphẩmtiêuthụrathịtrường.
- Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn mua sản phẩm nông lâm
nghiệp của doanh nghiệp này và bán cho doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi
nhuận. Hoặc thực hiện dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, thực hiện xuất nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng, thực hiện dịch vụ đối với nhà nước trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp thông qua các dự án ví dụ như trồng rừng...
- Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Là doanh nghiệp thực hiện một
công đoạn thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp hoặc của nhân dân, sau đó tổ
chức chế biến thành sản phẩm và bán ra thị trường.
- Doanh nghiệp khác: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
các công trình cơ bản phục vụ nông lâm nghiệp.
(Xem Bảng 1.1, 1.2, 1.3 và Hình 1.1, 1.2)
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp
theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Huyện, thành, thị Số DN Sản xuất
sản phẩm
NLN
Thương mại,
dịch vụ
NLN
Chế biến
nông lâm sản
Khác
(XDCB)
NLN
1 TP Thái Nguyên 12 1 3 7 1
2 Phổ Yên 1 1
3 TX Sông Công 1 1
4 Phú Lương 3 1 1 1
5 Đại Từ 6 1 5
6 Đồng Hỷ 5 1 1 3
7 Võ Nhai 1 1
Tổng cộng: 29 4 8 16 1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006.
Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp có
4 doanh nghiệp chiếm 13,33% tổng số doanh nghiệp, nhưng chiếm 59,48% trên
tổng số vốn đăng ký, bình quân 32.200 triệu đồng/doanh nghiệp (trong đó công
ty Ván dăm là doanh nghiệp Trung ương có mức vốn đăng ký 117.600 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
đồng, còn lại doanh nghiệp sản xuất Địa phương mức vốn đăng ký bình quân
khoảng 3.700 triệu đồng/doanh nghiệp).
Biểu đồ 1.1 Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp toàn tỉnh
theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006
Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Sản xuất sản phẩm
NLN
Thương mại, dịch
vụ lĩnh vực NLN
Chế biến nông lâm
sản
Khác (XDCB) NLN
DN Sản xuất
sản phẩm NLN
DN KD thương
mại, dịch vụ NLN
DN Chế biến
nông lâm sản
DN khác
(XDCB) ngành NLN
13,33%
53,33
0%
3,33
%
30%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu là đầu tư
vốn lưu động, mức vốn không đòi hỏi lớn, thời gian quay vòng vốn và thu hồi
vốn nhanh nên cũng thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
1.1.4.2. Phân loại theo hình thức sở hữu vốn:
Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu vốn được chia làm 4 loại
là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn.
Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn.
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Huyện,
thành thị
Tổng
Số
DN
Nhà nước
Công ty
cổ phần
DN
tư nhân
Công ty
TNHH
1 TP Thái Nguyên 12 3 5 4
2 Phổ Yên 1 1
3 TX Sông Công 1 1
4 Phú Lương 3 1 1 1
5 Đại Từ 6 1 4 1
6 Đồng Hỷ 5 1 2 1 1
7 Võ Nhai 1 1
Tổng cộng: 29 7 13 2 7
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006
1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Bắt đầu từ giữa thập kỷ 70, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cuộc cách mạng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của các nước. Chỉ trong vòng 20 năm qua, nền công nghiệp của
thế giới đã có mức tăng trưởng hơn cả thời gian 70 năm trước đó. Việc ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
dụng rộng rãi của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đã góp phần quyết
định cho sự tăng trưởng trên.
Công nghệ thông tin thực chất là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với
công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Công
nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ [2].
Công nghệ thông tin có thể được định nghĩa như sau: Công nghệ thông tin
(CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ
thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [2].
Ứng dụng CNTT là việc sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông
phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh thương mại, khoa học, giáo
dục, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó CNTT và truyền thông bao
gồm: công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông, công nghệ nội dung được
chứa đựng trong các sản phẩm và dịch vụ sau: Các hệ thống thiết bị thông tin và
truyền thông; các dịch vụ thông tin; các dịch vụ truyền thông; các sản phẩm phần
mềm ứng dụng; sản xuất và xây dựng các nội dung thông tin [2].
1.2.2. Ví trí, vai trò của công nghệ thông tin:
1.2.2.1. Về Kinh tế
Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Công nghệ
thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá
trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. Công
nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi
sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các
ngành công nghiệp truyền thống thông quan một hệ thống hỗ trợ như viễn
thông, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện.
Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo
và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
tin nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm
nước này phải kể tới là ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nắm bắt được tiềm năng của CNTT, cho phép vượt qua các rào cản lạc
hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong việc thực
hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục đào tạo, cũng như thương mại. Để làm được điều đó các nước
đang phát triển phải xây dựng các chiến lược quốc gia, xây dựng một môi
trường pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển và khai thác CNTT để
thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực CNTT,
khuyến khích sáng kiến cộng đồng và hợp tác trong nước [1].
1.2.2.2. Về Văn hoá Xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong những thập niên cuối của thế
kỷ XX đã tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của kinh tế
xã hội trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong
mọi lĩnh vực trong đó có văn hoá, xã hội. ứng dụng của CNTT đã không
ngừng nâng cao, cải thiện đời sống văn hoá, chất lượng cuộc sống cho
người dân. Nhờ có kết nối Internet toàn cầu, sự giao lưu văn hoá giữa các
quốc gia trở nên dễ dàng. Đồng thời con người dễ dàng tìm hiểu được các
vấn đề xã hội trên Internet.
1.2.2.3 Về Quốc phòng – An ninh.
CNTT đã trở thành phương tiện được ứng dụng rộng rãi và có chiều
sâu trong Quốc phòng, an ninh. CNTT đã góp phần to lớn trong công tác
quản lý, điều hành và giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo quốc phòng,
an ninh [12].
Khi xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các
thế lực chính trị phát triển không ngừng, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an
ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự
động, nhanh chóng và chính xác. Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao sức
sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. CNTT được ứng dụng vào
các tổ chức, doanh nghiệp trên rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh như: sản xuất, kinh
doanh, quản lý. Đặc biệt trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành
các hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị
phần cứng, phần mềm, dữ liệu… cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ,
xử lý, truyền đạt thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường [1].
Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và
hệ thống thông tin quản lý.
1.2.3.1. Hệ thống thông tin tác nghiệp :
Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS-Operations Information Systems) gắn
liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác
định. Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một
doanh nghiệp [19].
Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao
dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hoá văn phòng.
Hệ thống xử lý tác nghiệp có các đặc trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch
nhiều; các quy trình để xử lý giao dịch là rõ ràng, chặt chẽ, có thể mô tả một cách
chi tiết; ít có trường hợp ngoại lệ [19].
Hệ thống xử lý giao dịch (TPS. Transaction Processing Systems) là ví dụ tiêu
biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Đó là hệ thống thông tin xử lý các dữ liệu
thu được từ các việc xảy ra hàng ngày trong các hoạt động giao dịch của một
doanh nghiệp như các hoạt động: mua vào, bán ra, gửi tiền ở ngân hàng, rút tiền ra,
trả tiền, thanh toán. Có thể kể một vài hệ thống loại này như: Hệ thống thanh toán
tài vụ, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống bán hàng tự động, hệ thống quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
nhân sự, hệ thống gửi tiền qua bưu điện, hệ thống thanh toán ngân hàng, hệ thống
xử lý hoạt động giao dịch bán hàng, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải hàng
hoá. Phần lớn các hệ thống này đều hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới thông tin
viễn thông.
Hệ thống điều khiển các quá trình (PCS. Process Control Systems) là hệ thống
sử dụng máy tính điện tử để ra các quyết định điều chỉnh các quá trình sản xuất một
cách tự động [19]. Ví dụ: các hệ thống lọc dầu; các dây chuyền lắp ráp tự động ô tô,
xe máy và các máy móc khác; các dây chuyền in hoa, phun màu và dệt tự động tại
các nhà máy dệt và các dây chuyền tự động khác tại các nhà máy sản xuất. ở đây hệ
thống kiểm tra các quá trình vật lý, thu thập và xử lý các dữ liệu được phát hiện bởi
các biến cảmvà thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với quá trình.
Hoạt động văn phòng tin học hoá (OAS. Office Automation Systems) cũng
là một hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Ở đây máy tính được sử dụng để thực hiện
các chức năng của hoạt động văn phòng như:
- Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn
bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng
biểu. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng.
- Giao dịch: Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp có thể
tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường, liên lạc với khắp nơi trên trái đất nhanh và
rẻ hơn rất nhiều so với bưu điện. Nhờ sự phát triển mang tính chất bùng nổ của
mạng thông tin toàn cầu Internet, các doanh nghiệp có thể: sử dụng nguồn thông
tin vô tận trên thế giới, toàn cầu hoá hoạt động của tổ chức, thực hiện việc điều
hành từ xa, thực hiện việc tiếp thị từ xa, thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử.
- Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống
kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu được thể hiện không chỉ trong
các bản dữ liệu mà còn dưới dạng biểu đồ, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó.
1.2.3.2. Hệ thống thông tin quản lý :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Hệ thống thông tin quản lý (MIS. Management Information Systems) có mục
đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra
quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho
việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến
thuật đến quản lý tác nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ
liệu, các luồng thông tin và được quy định các chức năng để thực hiện mục tiêu
chung. Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu
trữ, thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy
đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành
hoạt động của doanh nghiệp [19].
So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo
hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn. Có hai các loại hệ thống thông tin quản
lý sau [19]:
Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS. Information Reporting
Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà
quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ. Các hệ
thống thông tin này tìm các thông tin về các hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu
được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch. Chúng cũng có thể nhận
dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài. Hệ thống phải cung
cấp cho nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu, những thông tin mang tính định
kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước. Ngoài ra còn cung cấp những
thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ, những bản báo cáo theo yêu cầu và những
câu trả lời tức thì cho những câu hỏi. Ví dụ, người quản lý bán hàng có thể nhận
được câu trả lời tức thời về tình hình bán một sản phẩm nào đó, các báo cáo hàng
tuần đánh giá các kết quả bán được của một nhân viên hay một cửa hàng. Các
chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ cho
phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả những
cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS.Decision Support Systems): Hệ
thống này thường được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ
thống thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức. Hệ thống này cung cấp cho các
nhà quản lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề trong thực tiễn, cách
tìm kiếm dữ liệu, các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh việc kết
xuất thông tin bằng hình ảnh. DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người
trong công tác quản lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý
lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.
1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp
Việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp đem đến một sự tác
động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Tác động của việc ứng
dụng CNTT trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và quản lý có thể tóm
lược như sau [2]:
Đối với công nghiệp, CNTT được ứng dụng trong các quá trình sản
xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp vốn có thể tăng năng suất
và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại,
tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hoá các
hoạt động tiếp thị, kinh doanh. CNTT không chỉ tác động đến các ngành
công nghiệp công nghệ cao, mà còn tác động tới các ngành thủ công nghiệp
hoặc công nghiệp với công nghệ thấp như dệt, may mặc, thêu ren. bằng
việc ứng dụng CNTT trong việc tự động hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm.
Đối với ngành dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung
và cách thức hoạt động của nhiều loại hình dịch vụ như thương mại, quảng
cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc. và đặc biệt
quan trọng là các dịch vụ tài chính và ngân hàng. CNTT tạo điều kiện cho
các hoạt động dịch vụ biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ, vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó từ chỗ
phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng.
Năng suất và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào việc ứng dụng
CNTT trong sản xuất. Việc ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh đã
làm nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu.
Nhờ các ứng dụng CNTT, một nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu
đã xuất hiện. Điều này mang lại lợi thế to lớn cho các công ty xuyên quốc
gia và đa quốc gia do chúng có nhiều ưu thế về các nguồn lực và các tri thức,
thông tin cần thiết đối với việc sản xuất và tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ
trên quy mô quốc tế. Nhờ các thành tựu của tin học - viễn thông, các công ty
xuyên và đa quốc gia đều tiến hành phân bố sản xuất theo hướng phân tán:
tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nước, sản xuất các yếu tố cấu
thành ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ sản phẩm ở nước thứ tư
và gửi lợi nhuận để đầu tư vào nước thứ năm.. Lợi ích của việc ứng dụng
CNTT trong các doanh nghiệp được thể hiện như sau [12]:
Thứ nhất, giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú,
nhanh chóng, kịp thời: Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là khi sử dụng
Internet/Web sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được thông tin
phong phú về thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó các doanh nghiệp
có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế
phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Thứ hai, giảm các chi phí: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị
và chi phí giao dịch: Việc ứng dụng CNTT cho phép các doanh nghiệp
giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng
không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển
giao tài liệu cũng giảm nhiều lần. Theo số liệu của hãng General Electricity
của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Thêm vào đó, các nhân viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, có thể tập trung
vào nghiên cứu phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các dây truyền sản xuất
tự động có tác dụng tăng năng suất lao động lên rất nhiều lần, hạn chế tới
mức tối đa sản phẩm hỏng, dư thừa sản phẩm do lạc hậu với thị hiếu, thị
trường . Tất cả những điểm trên đưa đến kết quả là chi phí sản xuất giảm đi
rất nhiều lần.
Thứ ba, giúp thiết lập và củng cố quan hệ với đối tác: Thông qua
mạng, người tiêu thụ, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ có thể giao tiếp
trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời
gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng
và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện
nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có
nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
Thứ tư, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số: Công nghệ thông tin
phát triển kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng
diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Trong nền kinh
tế số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế về tính linh hoạt, chủ quyền
và mềm dẻo, không bị đè nặng bởi các bất lợi mà các công ty lớn phải chịu
là quan liêu, trật tự ngột ngạt và ít có khả năng thay đổi, có thể dựa vào lợi
thế của Internet để vượt qua được các ưu thế chính của các công ty lớn, tiết
kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài
nguyên. Nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số thì sau khoảng
một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh
lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính
sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý vì có luận
điểm cho rằng sớm chuyển sang nền kinh tế số thì một nước đang phát triển
có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiếp kịp các nước đi trước trong một thời
gian ngắn hơn [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới.
1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới
CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của các
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới,
làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh
của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như
viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ tryền thông đa phương tiện. Nhiều
nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song
biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những
bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ,
Trung Quốc, Hàn Quốc [24].
Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội
nghị, hội thảo để tuyền truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học,
khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định
chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT [24]. Dưới đây sẽ xem xét những kinh
nghiệm thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của một số nước mà Việt Nam có thể học tập.
1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu quốc phòng RAND (Mỹ), siêu
cường quốc này vẫn sẽ bám chắc vị trí dẫn đầu thế giới của mình trong tiến
trình phát triển CNTT nhiều năm tới, bất chấp sự nổi lên của một số nước ở
Châu Á.
Nguyên nhân chính là các nhà chức trách tại Mỹ đã tạo ra một môi trường
cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của CNTT [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới khởi xướng việc xây dựng hạ tầng cơ sở
thông tin quốc gia (NII) và toàn cầu (GII) nhằm xây dựng tiềm lực thông tin để
tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho toàn nước Mỹ bước vào xã hội thông tin.
Ngay từ năm 1993 Mỹ đã quyết định đầu tư 200 tỷ USD để triển khai Siêu lộ
cao thông tin với dự kiến hoàn thành trong 10-15 năm. Kế hoạch xây dựng hạ
tầng cơ sở thông tin quốc gia Mỹ được thực hiện từ tháng 9/1993 để đảm bảo
mọi công dân Mỹ có quyền truy nhập thông tin một cách bình đẳng và giám sát
môi trường hiệu quả với các thành tố chủ yếu sau đây [24]:
1. Một loạt lớn các thiết bị tin học và viễn thông đang được triển khai trên
quy mô lớn ở Mỹ.
2. Thông tin dưới các dạng thức như chương trình Video, các cơ sở dữ liệu
khoa học hay kinh doanh, các hình ảnh, các băng ghi âm, các tài liệu lưu trữ ở
thư viện.
3. Các ứng dụng và các phần mềm cho phép người dùng truy cập, thao tác,
tổ chức và lĩnh hội khối lượng thông tin phổ biến trên mạng.
4. Các tiêu chuẩn và các giao thức của mạng thông tin tạo điều kiện thuận
lợi cho việc kết nối và vận hành liên mạng và đảm bảo tính chất riêng tư của
các cá nhân, sự an toàn của thông tin đưa vào mạng cũng như sự an ninh và khả
năng thực hiện của mạng lưới.
5. Các đơn vị, cơ quan sản xuất thông tin, phát triển các ứng dụng và các
dịch vụ, tạo ra các phương tiện hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực thông tin.
Để thực hiện các mục tiêu đã vạch ra, Tổng thống Bin Clintơn đã đưa ra
các chương trình cụ thể sau [24]:
1. Thực hiện chương trình Máy Tính và Truyền thông tính năng cao
(HPCC High Performance Computing and Communicating Program). Công tác
nghiên cứu triển khai do chương trình này tài trợ nhằm tạo ra: các siêu máy tính
mạnh hơn; các mạng máy tính nhanh hơn và mạng tốc độ cao quốc gia đầu tiên
của Mỹ; phần mềm tinh vi hơn, mạng lưới này do khu vực tư nhân xây dựng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
nhưng được khuyến khích bởi chính sách Liên bang và các chính sách phát
triển công nghệ.
2. Thành lập một lực lượng đặc nhiệm về hạ tầng cơ sở thông tin nằm
trong Hội đồng kinh tế quốc gia, làm việc cùng với Quốc Hội Mỹ và khu vực tư
nhân để tìm ra tiếng nói chung và thực hiện những thay đổi chính sách cần thiết
nhằm thúc đẩy sự triển khai một hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia.
3. Tạo ra một chương trình công nghệ hạ tầng cơ sở thông tin để hỗ trợ
nền công nghiệp trong việc phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết cho
việc ứng dụng đầy đủ công nghệ mạng và máy tính tiên tiến vào các ngành chế
tạo, y tế, học tập và thư viện.
4. Cung cấp vốn cho các đề án thử nghiệm mạng: Thông qua Cục quản lý
thông tin viễn thông quốc gia Mỹ (NTIA) thộc Bộ Thương mại Mỹ, NTIA cấp
vốn cần thiết cho các bang, trường học, thư viện và các tổ chức phi lợi nhuận
khác để họ có thể mua sắm máy tính nối mạng cần thiết cho việc học tập từ xa
và kết nối vào mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng
Internet. Những đề án thử nghiệm này sẽ mang lại lợi ích của mạng tới cho các
cộng đồng giáo dục và thư viện trên toàn nước Mỹ.
5. Thúc đẩy phổ biến thông tin khoa học công nghệ trong toàn liên bang.
Nhà nước Mỹ cam kết sử dụng công nghệ mạng và máy tính mới để thu thập
và xử lý hàng năm những thông tin khoa học công nghệ (các dữ liệu kinh tế, dữ
liệu môi trường và thông tin công nghệ ) với chi phí hàng tỷ USD của chính
phủ liên bang nhằm làm cho chúng trở nên luôn được sẵn sàng tiếp cận và phục
vụ ngày càng nhiều hơn cho những người đã đóng thuế và những người đã trả
tiền dịch vụ này. Bởi vậy, chính phủ Mỹ sẽ phải đề ra các chính sách thông tin
liên bang phù hợp nhằm đảm bảo luôn luôn có sẵn thông tin với giá cả hợp lý
đối với càng nhiều người dùng càng tốt, đồng thời khuyến khích sự phát triển
của ngành thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản :
Chính phủ Nhật Bản đã có ý thức rất sớm về việc phát triển CNTT. Tháng
3/1993, Bộ Bưu chính viễn thông Nhật Bản đã thành lập một tổ chức có tên là
Uỷ ban viễn thông để hoạch định chính sách hành động của Nhật Bản từ đầu
thập kỷ 90 tới đầu thế kỷ sau, với nội dung thực hiện chương trình triển khai
một hạ tầng thông tin và truyền thông mới, đặc biệt là xây dựng một mạng cáp
quang cũng như chính sách tạo điều kiện phát triển các ứng dụng vào khu vực
tư nhân. Mục tiêu cuối cùng là triển khai hàng loạt và nhanh chóng các siêu lộ
cao tốc thông tin để đến năm 2010, tất cả các gia đình và các xí nghiệp thuộc
lãnh thổ Nhật Bản đều có thể truy nhập các siêu lộ này. Để thực hiện mục tiêu
này, Nhật Bản đã đề xướng xây dựng môt hạ tầng thông tin quốc gia và các
siêu lộ cao tốc thông tin với tổng chi phí lên tới gần 400 tỷ USD. Cụ thể là
Chính phủ đảm bảo cung cấp các máy tính có chức năng cung cấp thông tin và
truyền thông cho tất cả các cán bộ nghiên cứu của Nhà nước làm việc trong các
lĩnh vực nghiên cứu vào năm 2000; đảm bảo cung cấp cho tất cả các viện của
Nhà nước các mạng cục bộ (LAN), đồng thời nối kết với tất cả các máy tính
của các cán bộ nghiên cứu lại; triển khai các cơ sở dữ liệu về thông tin nghiên
cứu; triển khai các mạng thông tin điện tử trong các viện. Nhật Bản cho rằng
việc thúc đẩy duy trì và sử dụng một cơ sở thông tin nghiên cứu như vậy sẽ
chắc chắn tạo ra một hệ thống thông tin cho toàn xã hội Nhật cũng như trong
từng lĩnh vực công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế … nói riêng và cuối cùng sẽ
đưa đến một xã hội thông tin tiên tiến [24].
1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore tách ra khỏi thuộc địa Anh và được Anh thừa nhận độc lập từ
năm 1959. Singapore có diện tích khoảng 623 km2
và là một trong những nước
có mật độ dân số cao nhất [12].
Hệ thống viễn thông tiên tiến của Singapore có lẽ là hạ tầng cơ sở lớn nhất
với những tuyến cáp dưới biển trực tiếp, nối với 4 vệ tinh và 2 trạm mặt đất bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
phủ 2/3 trái đất. Một trong những khác biệt thực tế của Singapore là việc không
xây dựng quá nhiều hạ tầng cơ sở công nghệ mà tập trung xây dựng những ứng
dụng để sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin này. Hội đồng điện toán quốc gia được
thành lập năm 1980 với nhiệm vụ chính là tập trung vào phát triển và tiếp cận
những ứng dụng về CNTT tầm cỡ quốc tế. Hội đồng này đã lập kế hoạch
CNTT quốc gia (NITP) một cách toàn diện. Kế hoạch này có 5 vấn đề trọng
tâm [12], [24].
1) Nguồn lực CNTT: Mặc dù Singapore gần như đã có đủ lao động CNTT
cho hơn 20 năm, song Chính phủ đã xác định là phải tạo đủ số lao động được
đào tạo kỹ càng về chuyên môn CNTT, và phải chuẩn bị nhập khẩu số còn thiếu.
2) Đào tạo CNTT: bằng việc sử dụng các chương trình giáo dục và
khuyến khích duy trì thường xuyên, chính phủ đã thành công trong việc tạo ra
môi trường giáo dục không chỉ đảm nhận mà còn sử dụng CNTT.
3) Hạ tầng cơ sở truyền thông tin: Với nhiệm vụ cập nhật hạ tầng cơ sở
viễn thông của Singapore
4) Ứng dụng CNTT: Có chương trình hỗ trợ và khuyến khích cụ thể ứng
dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
5) Phát triển ngành công nghiệp CNTT nhằm tạo ra phần mềm, phần cứng
trong nước và phát triển các công ty dịch vụ máy tính
Singapore là một trong số các nước đầu tiên trên thế giới có mạng phổ cập
liên kết ảo các máy tính trong từng ngôi nhà, trường học và văn phòng. Dự án
Mạng Singapore One được triển khai có mục đích thoả mãn nhu cầu trong
tương lai của Singapore đối với các kết nối dải rộng toàn quốc. Khi được triển
khai đầy đủ, nó sẽ là mạng dải rộng toàn quốc đầu tiên trên thế giới có khả năng
phân phát các ứng dụng đa phương tiện, các ứng dụng trực tuyến và các dịch vụ
đến từng nhà, trường học và các văn phòng ở Singapore.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, cũng là nước có tốc độ
tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, được mệnh danh là một quốc gia có đất
rộng, tài nguyên phong phú. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu kinh tế thế
giới, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc buôn bán thế giới trong thế kỷ XXI.
Hiện nay Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ lớn tại Châu Á cũng như
trên thế giới, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần cứng, chiếm từ 70% đến
80% tổng sản lượng toàn cầu về vật liệu, linh kiện và sản phẩm CNTT [24].
Từ những năm 1980, Trung Quốc đã có những quan tâm lớn đến việc tin
học hoá quốc gia. ý tưởng thiết lập nên một mạng lưới thông tin hiện đại và tăng
tốc quy trình tin học hoá nền kinh tế quốc gia được nêu ra trong quyết định của
Hội đồng Nhà nước về việc tăng tốc độ phát triển khoa học và công nghệ công
bố ngày 6/5/1995. Trong kế hoạch lần thứ 9 và kế hoạch dài hạn đến năm 2010
về phát triển xã hội và kinh tế quốc gia được ban hành vào ngày 17/3/1996, mục
tiêu tin học hoá quốc gia đến năm 2010 là Cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (NII)
được xây dựng trên cơ sở mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) dải tần rộng có thể
cải thiện to lớn mức độ tin học hoá nền kinh tế quốc gia [25].
Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới điện thoại công cộng truyền số hoá
lớn hàng thứ hai trên thế giới với cáp quang làm phương tiện chính và các vệ
tinh, sóng viba số hoá làm phương tiện bổ trợ. Trên cơ sở đó thành lập nên
mạng lưới điện thoại công cộng quốc gia chuyển theo bó (PSTN), mạng lưới
viễn thông số hoá và mạng lưới viễn thông di động công cộng. Mạng thông
minh và mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) cũng đang được xây dựng [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
1.4. Thực trạng và đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam
1.4.1. Về thực trạng :
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành nghề công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc
đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại [2].
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần
giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy
công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng
cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6].
Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình
trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước
trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực
và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát
huy mạnh mẽ. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp
thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ,
viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ,
chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tư cho CNTT
chưa đủ mức cần thiết, quản lý Nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và
chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực
và còn lãng phí.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 272.000 doanh nghiệp hoạt động trên
thương trường [12]. Trong đó có 18 Tổng công ty 91, 78 Tổng công ty 90,
hơn 4.800 doanh nghiệp Nhà nước. Theo tiêu chí của Việt Nam hiện nay về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
doanh nghiệp vừa và nhỏ (có quy mô dưới 300 lao động và số vốn dưới 10 tỷ
VND) thì khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam nói trên thuộc loại vừa và
nhỏ với các hình thức: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh. Thực tế trong những năm qua
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho
nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền
kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn có những hạn chế là: khả
năng thâm nhập thị trường kém; thiếu nguồn vốn và cơ cấu vốn không hợp
lý; khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế; yếu kém trong công tác quản lý và
tổ chức; yếu kém trong quan hệ kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Theo kết quả điều tra mới đây của Phòng Thương mại công nghiệp
Việt Nam về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, khoảng 70% doanh
nghiệp có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh ở
các mức độ khác nhau.
Trong 2.233 doanh nghiệp thuộc 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, các thiết bị phục vụ
CNTT được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là
máy tính để bàn và máy in, các thiết bị khác như máy scan, máy tính xách tay
vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trong quá trình ứng dụng CNTT, có tới 24% doanh
nghiệp không sử dụng bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào khác như tư vấn, bảo trì, sửa
chữa, thiết kế web … Phần lớn các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng
các dịch vụ bên ngoài, đặc biệt có tới 96,4% không sử dụng dịch vụ tư vấn,
và 97% không ứng dụng thương mại điện tử. Thêm vào đó, tỷ trọng đầu tư
của doanh nghiệp vào CNTT có sự mất cân đối nghiêm trọng, 59,9% quỹ đầu
tư dành cho phần cứng, 10,9% dành cho phần mềm và chỉ có 4,8% cho đào
tạo nhân lực trong khi đây là yếu tố rất quan trọng để ứng dụng CNTT có
hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
1.4.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Tại hội thảo quốc gia về ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp năm
2006 tại Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định CNTT đang trở thành
yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của họ. Nổi bật trong đó là Tổng
công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng [31]...
Với Vinatex, ứng dụng mang lại hiệu quả nhất là hệ thống CAD/CAM,
đã giúp doanh thu của Tổng công ty tăng 16-17%/năm, kim ngạch xuất khẩu
tăng 18-19%/năm. Đây là hệ thống phục vụ cho việc thiết kế và sản xuất bằng
máy tính, được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các khâu; đối với ngành may là thiết
kế thời trang, thiết kế mẫu rập, nhảy cỡ, giác sơ đồ, trải vải, cắt, lắp ráp thành
phẩm,... còn đối với ngành dệt là dệt nhãn, dệt vải thêu...
Trong các doanh nghiệp may, khâu cắt được quan tâm nhất vì mang lợi
nhiều nhất. Giả sử một sản phẩm may cần trung bình 1,5m2 và mỗi năm cần
sản xuất một triệu sản phẩm thì lượng vải tiêu thụ ít nhất là 1.500.000m2. Nếu
tiết kiệm 1% lượng vải sử dụng trong năm thì đã tiết kiệm được 15.000m2.
Nếu giá vải khoảng 10.000 đồng/m2 thì doanh nghiệp đã lãi khoảng 150 triệu
đồng/năm. Việc ứng dụng hệ thống CAD/CAM tại Vinatex chính là đã đem lại
sự tiết kiệm như vậy!
Trong khi đó, với phương châm "đi tắt đón đầu" áp dụng các giải pháp
công nghệ tiến tiến của thế giới ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990,
Vietcombank đã nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt
Nam. Với lợi thế đi trước về mặt công nghệ trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng
CNTT bao gồm hệ thống bán lẻ, hệ thống mạng diện rộng và các chuẩn mực
về hệ thống, tuy dịch vụ thẻ ghi nợ Connect-24 của Vietcombank chỉ mới đưa
ra cho khách hàng sử dụng trong vòng chưa đầy hai năm nhưng đã nhận được
sự đón nhận tích cực ngoài mức dự kiến. Đến nay, Vietcombank đã đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
200.000 thẻ trong khi kế hoạch cho hai năm 2002–2003 chỉ khoảng trên
50.000 thẻ!
Trên thực tế, nguyên nhân của việc tăng số lượng thẻ một cách đột biến
như vậy không phải chỉ do Vietcombank có mạng lưới máy ATM rộng hơn các
ngân hàng khác, cũng không đơn thuần do việc dịch vụ này chưa chịu phí (dù
phí phát hành vẫn là 100.000đ/thẻ) mà điều quan trọng là mức độ ổn định cao,
tiện lợi cho khách hàng cả về không gian và thời gian giao dịch (24x7x365) tại
160 điểm đặt máy - tính đến hết tháng 2/2004. Ngoài ra, thông qua việc thiết
lập nền tảng kỹ thuật vững chắc cho hệ thống Connect-24, Vietcombank đã và
đang tiếp tục đưa ra hàng loạt sản phẩm và tiện ích cho khách hàng mở tài
khoản cá nhân (có kỳ hạn và không kỳ hạn) có thể sử dụng tiền trên các tài
khoản của mình một cách tiện lợi nhất.
Kể cả với một doanh nghiệp địa phương như Công ty Hữu Nghị Đà
Nẵng, việc ứng dụng CNTT-TT cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực và
lớn lao. Hiện Công ty đã xây dựng được mạng LAN với 124 máy trạm nối
mạng vào một máy chủ kết nối internet cùng hệ thống tổng đài nội bộ 120 số
nối với tất cả các bộ phận đầu mối quản lý. Bên cạnh đó, Công ty đã cũng ứng
dụng phần mềm phát triển thiết kế chi tiết giày từ năm 1996, phần mềm quản
lý đối với trên 1.000 loại vật tư, phần mềm quản lý tiến độ sản xuất và phần
mềm quản lý nhân sự... Chính nhờ hệ thống ICT này mà chất lượng công tác
quản lý mọi mặt của đơn vị đã tăng lên đáng kể, góp phần đưa doanh thu trong
bốn năm qua tăng từ 181,4 tỷ đồng năm 2001 lên 270 tỷ đồng năm 2004; kim
ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 12 triệu USD lên 18 triệu USD. Chỉ riêng việc sử
dụng hệ thống mạng điện thoại nội bộ đã giúp Công ty tiết kiệm được mỗi năm
gần 500 triệu đồng tiền cước phí điện thoại so với chi phí lắp đặt ban đầu chỉ
43 triệu đồng!
Nhờ những lợi ích thiết thực như vậy mà qua khảo sát tại 217 doanh
nghiệp trong cả nước, đã có 77% doanh nghiệp cho rằng CNTT giúp tăng năng
suất lao động; 43% cho rằng CNTT làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
59% đánh giá CNTT làm tăng khả năng cạnh tranh và 6% ghi nhận CNTT còn
mang lại các hiệu quả khác...
Một trong những doanh nghiệp thành công trong ứng dụng CNTT là
công ty dệt Phong Phú. Công ty dệt Phong Phú đã thắng lợi lớn nhờ ứng dụng
CNTT. Công ty đã sử dụng thông tin trên mạng Internet về thị trường bông
quốc tế, phân tích dự báo tình hình cung cầu của Mỹ, Trung Quốc, Châu Phi
trên Internet, phán đoán khả năng tiêu thụ thị trường trong nước và đã quyết
định ký những hợp đồng nhập khẩu số lượng lớn bông. Ngay sau ký hợp đồng,
giá bông thế giới và trong nước tăng vọt, Phong Phú đã thu lợi hàng tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty đã trang bị hơn 180 máy vi tính nối mạng, tự viết các
phần mềm quản lý kho, tài chính, kỹ thuật, vật tư và phần mềm thiết kế mặt
hàng. Đặc biệt phần mềm thiết kế mặt hàng đảm bảo thiết kế các loại hoa văn
trên vải theo yêu cầu khách hàng. Chương trình quản lý vật tư đã giúp công ty
luôn chủ động quản lý vật tư, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ đó có kế
hoạch dự trữ vật tư, nguyên liệu hợp lý, không để thừa hoặc thiếu như trước
đây.
Năm 2006, Công ty Dệt Phong Phú vừa sản xuất vừa tiến hành đầu tư
mở rộng với quy mô lớn. Hơn 450 tỷ đồng đã được đầu tư nhập thiết bị và
công nghệ hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ đó,
công suất sợi từ 2.000 tấn tăng lên 10.000 tấn/năm; công suất vải từ 5 triệu mét
tăng lên 15 triệu mét/năm; từ chỗ chưa có mặt hàng khăn, đến nay mỗi năm
xuất trên 3.500 tấn khăn sang Nhật và các nước EU; nộp ngân sách tăng 44
lần...
Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT ở Việt Nam những năm qua đã có
khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa tạo được nền
tảng CNTT vững chắc cho quốc gia; thiếu cơ chế, chính sách và sự phối hợp
có hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành có liên quan; hệ thống quản lý còn bất cập;
đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? có hiệu quả không?
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
- Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
- Các giải pháp nào góp phần tăng cường phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên?
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng
hợp từ các tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố. Các tài
liệu này được thu thập từ các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc trung ương và các
Sở, ban, ngành ở địa phương.
* Thu thập thông tin sơ cấp: Trong điều kiện số lượng các doanh
nghiệp nông lâm nghiệp của tỉnh không nhiều, chúng tôi quyết định lựa chọn
phương thức điều tra tổng thể 29 doanh nghiệp nông lâm nghiệp có trên địa
bàn tỉnh đến thời điểm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra trực tiếp: Được tổng hợp và hệ thống hoá từ
phiếu điều tra thực tế tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của 29 doanh
nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.5.2.2. Phương pháp sử lý số liệu:
- Dùng chương trình Excel trong phần mềm Microsoft office.
1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích:
1.5.3.1. Hệ thống chỉ tiêu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
- Chỉ tiêu lao động: đánh giá số lượng, trình độ, năng lực sử dụng công
nghệ thông tin của lực lượng lao động trong doanh nghiệp;
- Chỉ tiêu về cơ sở vật chất công nghệ thông tin của doanh nghiệp: các
loại thiết bị công nghệ thông tin đang sử dụng, các loại mạng thông tin, chi
phí sử dụng mạng, mục đích sử dụng và lợi ích sử dụng;
- Chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất: Khảo sát tình hình
sử dụng các loại phần mềm, qua đó đánh giá nhu cầu ứng dụng phần mềm
trong quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp
tỉnh.
- Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính: Tổng vốn kinh doanh,
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số nộp ngân sách ... đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Các chỉ tiêu phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp trong quá
trình tổ chức sản xuất kinh doanh (tiêu thụ, quảng cáo, tài chính, quản lý, xuất
khẩu, nhập khẩu ...) đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
- Các chỉ tiêu về kỹ thuật sử dụng soạn thảo văn bản, khai thác mạng
Internet, sử dụng các chương trình phần mềm trong doanh nghiệp và các hiệu
quả sử dụng thực tế trong quản lý doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, thương
hiệu, Marketting, phân tích dữ liệu, công tác kế toán, tiêu thụ sản phẩm …
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp: Giảm được nhân lực; Tiếp cận thị trường nhanh; Giảm thời
gian lao động; Quan hệ chi tiết với khách hàng; Mang lại hiệu quả công việc;
Tra cứu thông tin nhanh; hoặc không có tác dụng rõ rệt.
- Các chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin khác trong doanh nghiệp.
1.5.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá:
* Phương pháp duy vật biện chứng:
Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với các
phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan, có tác
động ảnh hưởng với nhau chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết
luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh:
So sánh theo thời gian, theo loại hình doanh nghiệp, theo mức độ đầu
tư … để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản
ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê:
Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố
đầu vào như: quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ
thông tin … thông qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận nhằm đưa
ra các giải pháp có tính khoa học cũng như trong thực tế trong việc ứng dụng
CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
* Phương pháp chuyên gia:
Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông, lâm
nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thày, cô giáo đã và đang giảng dạy tại
các trường đại học. Phương pháp chuyên gia giúp thu thập, chọn lọc những
thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh
nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
TÓM TẮT CHƢƠNG I
Trong chương này đã trình một cách vắn tắt về doanh nghiệp, công
nghệ thông tin đồng thời trình bày được các ứng dụng và ích lợi của CNTT
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong chương này
tác giả đã trình bày kinh nghiệm phong phú của các nước trong việc triển khai
ứng dụng CNTT bao gồm các nước: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung
Quốc. Mỗi nước này có một chiến lược, bước đi khác nhau trong việc ứng
dụng CNTT nhưng đều thành công và đều để lại những bài học quý báu cho cả
doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam học tập. Tuy mỗi nước có một bước đi
khác nhau, nhưng tất cả các nước này đều có chung điểm giống nhau là: Nhà
nước là người dẫn dắt, đi đầu đầu, cổ vũ, tạo mọi thuận lợi, tạo ra môi
trường, tạo ra hành lang pháp lý, tạo ra con đường cho việc triển khai ứng
dụng CNTT và các doanh nghiệp của họ rất nhanh nhạy, nhận thấy ngay
những thuận lợi, những ích lợi và sự cần thiết phải ứng dụng CNTT để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhanh
chóng chớp ngay lấy cơ hội này, đi ngay trên con đường CNTT mà Nhà nước
vừa tạo dựng nên.
Trong những năm 90, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua nhau trang bị
máy tính đắt tiền, nhưng chỉ sử dụng chủ yếu vào soạn thảo văn bản, chưa phát
huy được công suất của máy tính thì máy tính đó đã trở nên lạc hậu, do đó chi
phí đầu tư bị khấu hao vô hình hết mà không đem lại kết quả là bao nhiêu.
Bước sang thế kỷ XXI, việc đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp có định
hướng tốt hơn nhưng vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, trình độ ứng dụng
CNTT hiện nay của chúng ta còn thấp, kém xa các nước trong khu vực.
Ứng dụng Công nghệ thông tin cho doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đang được mọi người, mọi ngành rất
quan tâm.
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Bent Nc
 

Mais procurados (18)

Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)
 
Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)
 
Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
 
Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóaLuận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
 
Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ YênLuận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
 

Semelhante a Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên

luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (20)

luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú ThọNâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh TếLuận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất ĐaiLuận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
 
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh YênLuận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên, năm 2007
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thành Chung
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ Bùi Đình Hòa và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thọ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 huyện, thành tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, các quý Ông, Bà lãnh đạo các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này. T¸c gi¶ luËn v¨n Nguyễn Thành Chung
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................. vi Danh mục các bảng ....................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3 4. Đóng góp mới của Luận văn .................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................... 5 1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp ....................... 6 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh ............................................................................... 7 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ......................... 10 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................... 13 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................... 13 1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin ............................... 14 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 16 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 19
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ........ 22 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ................................................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ......................................................... 22 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................... 25 1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore ............................................ 25 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................... 27 1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... 28 1.4.1. Thực trạng 28 1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 33 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................... 33 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích ..... 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 37 2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 37 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ................................. 38 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động ........................... 38 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động ........... 41 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 42 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 47 2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ............................... 47 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp ............................................................................................ 50
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất ................. 53 2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại ............................ 53 2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên................. 54 2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 58 2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 60 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 62 3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp.............................. 62 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin ........................ 64 3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin ........... 65 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66 3.3.1. Các giải pháp của tỉnh ........................................................ 67 3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 70 3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 83
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi PHỤ LỤC ...................................................................................... 86 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Gốc tiếng Anh Nghĩa của từ CAD Computerized Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử CAM Computerized Aided Manufacture Chế tạo với sự trợ giúp của máy tính điện tử CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DN Doanh nghiệp MIS Managerment Information Systems Hệ thống thông tin quản lý DSS Decision Support Systems Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ES Expert Systems Các hệ chuyên gia EPR Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp CRM Customor Relationship Management Hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế IRS Information Reporting Systems Hệ thống thông tin thông báo LAN Local Area Network Mạng nội bộ NLN Nông lâm nghiệp SCM Supply Chain Management Hệ thống quản lý chuối cung ứng PCS Process Control Systems Hệ thống điều khiển các quá trình PC Personal Computer Máy vi tính TPS Transaction Processing Systems Hệ thống xử lý giao dịch
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 11 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn ............... 13 Bảng 2.1: Thực trạng trình độ người lao động trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 39 Bảng 2.2: Số lượng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................. 40 Bảng 2.3: Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........ 41 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..................... 42 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................. 43 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ... 45 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 46 Bảng 2.8: Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 48 Bảng 2.9: Tình hình đầu tư hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 50 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng các loại phần mềm ở các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 50 Bảng 2.11: Các khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ............................. 55 Bảng 2.12: Một số ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu lớn trong thời gian tới của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ............................................... 56 Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT tại các doanh
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Biểu đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 12 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 ................................ 12 Biểu đồ 2.1: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại ........................... 55 Biểu đồ 2.2: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá lợi ích do công nghệ thông tin mang lại.......... 59
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trừ những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không v.v… việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố sống còn. Trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại khó khăn như: năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, công nghệ máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều đó là tất yếu và tự nhiên đối các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào quy trình sản xuất thủ công truyền thống nên đã chi phối hầu hết các quy trình, tác nghiệp quản lý. Các quy trình sản xuất kinh doanh được thực hiện thủ công và vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Các thông tin quản lý được lưu trữ tách biệt, không thể chia sẻ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý sản xuất đều chưa được liên kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Quy trình sản xuất kinh doanh thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh như: Doanh thu đạt thấp, chi phí kinh doanh không tương ứng với doanh thu, đặc biệt lãng phí chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu ... làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh còn thấp… Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức quản lý sản xuất kinh doanh từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin là lựa chọn tất yếu để xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích chung: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Thông qua phân tích thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: - Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. - Doanh nghiệp khác (xây dựng trong nông lâm nghiệp). 3.2. Phạm vi nghiên cứu:
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm 29 doanh nghiệp. - Về thời gian: Phần tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006. 4. Đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp; - Đề xuất các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Khẳng định được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Thông qua thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã đánh giá được thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Từ đó có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp khoa học nhằm phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 5. Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2:Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp, nhưng có thể nhận định doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường bởi một số lý do sau đây [13], [17]: - Doanh nghiệp là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật,vìthếcơsởpháplývàràngbuộccủadoanhnghiệplàchặtchẽvàổnđịnh; - Doanh nghiệp có mức vốn đầu tư và quy mô hoạt động đủ lớn, vượt ra khỏi quy mô của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, vì vậy có thể phát huy ưu thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ khá chặt chẽ và bền vững, vì vậy có nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp lấy việc kinh doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản nhất, vì vậy có thể coi doanh nghiệp là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế. Để thống nhất, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau [13]: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ trừ các Tổng Công ty 90, 91 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là những doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực chất là
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người [12]. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung có những đặc điểm chủ yếu sau đây [4], [12]: Thứ nhất: bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh với tình hình biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, có thể thay đổi kịp thời số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quan hệ trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng Thứ hai: vốn ít nên dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít khi bị tổn thất lớn khi thị trường biến động mạnh. Thứ ba: vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, nhất là giai đoạn đầu tư ban đầu nên ít có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nếu có, chỉ dừng lại ở mức cải tiến kỹ thuật giản đơn Thứ tư: do tiềm lực về tài chính yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng nhiều lao động Thứ năm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gia công may mặc, da giầy, công nghiệp nhẹ, cơ khí. 1..1.2. Khái niệm Doanh nghiệp nông lâm nghiệp: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều đồng nhất với ý kiến cho rằng [17]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là đơn vị kinh doanh cơ sở của nền sản xuất xã hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, được Nhà nước bảo hộ, không phân biệt hình thức sở hữu vốn.
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng có thể tách bạch khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp khi thực hiện mục đích nghiên cứu riêng, do vậy ta có khái niệm sau [17]: Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp lâm nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tất yếu có nhiều loại hình doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những doanh nghiệp đa ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây dựng - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh thương mại - Du lịch; Nông Lâm nghiệp ... hoặc cũng có những doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Nông nghiệp hay Lâm nghiệp ... Do vậy việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ công tác nghiên cứu là điều cần thiết. 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh 1.1.3.1. Tăng thu cho Ngân sách: Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, đổi mới cho toàn bộ nền kinh tế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển, là lực lượng thường xuyên và lâu dài của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 nước đang phát triển đều thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém, năng suất và trình độ lao động chưa cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đóng góp đáng kể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động [4]. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta như tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên và thế mạnh tiềm tàng trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, kích thích và mở mang giao lưu thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phát triển làm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp nói riêng đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. 1.1.3.2 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, ngoài việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi còn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai một số chương trình có mục tiêu để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc hoà cùng vào tiến trình phát triển của cả nước như chương trình xoá đói giảm nghèo, có thể nói chương trình này đã giúp cho đại bộ phận nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, biên giới hải đảo, vùng an toàn khu đã được cải thiện một cách rõ rệt, góp phần
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, thực hiện công bằng văn minh cùng với các thành phần kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá y tế giáo dục, làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.3.3 Vai trò trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông thôn [30]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp có vai trò tích cực trong việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện các chương trình có mục tiêu đối với khu vực nông thôn miền núi, việc áp dụng công nghệ chế biến hàng nông lâm sản là cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. 1.1.3.4 Vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, mở cửa đầu tư nước ngoài và tham gia vào nền thương mại khu vực và Quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, nền kinh tế phát triển tương đối nhanh nhưng cũng phải đương đầu với một số vấn đề gay cấn như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, đây là vấn đề khó giải quyết bởi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau. ở nước ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, miền núi là
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 vùng hiện còn trên 90% diện tích rừng cả nước, là nơi cung cấp nguồn động thực vật và nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng cho cả nước, nhưng hiện nay hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của cư dân miền núi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp đã và đang là cầu nối giúp Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, bảo tồn thảm thực vật xanh chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, giảm mức độ ô nhiễm không khí và nước, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái phát triển [12],[30]. 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp 1.1.4.1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và chế biến nông lâm sản trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính tương đối, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một khâu hoặc một công đoạn nào đó từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa ngành đa nghề. Các ngành nghề hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và giảm tính rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ nghiên cứu là cần thiết và tập trung cơ bản các loại sau [4]: - Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, thuê đất, đảm bảo thực hiện quy trình khép kín từ tổ chức trồngvàchămsóc,thuhoạchchếbiếnvàđưasảnphẩmtiêuthụrathịtrường. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn mua sản phẩm nông lâm nghiệp của doanh nghiệp này và bán cho doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi nhuận. Hoặc thực hiện dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, thực hiện xuất nhập
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng, thực hiện dịch vụ đối với nhà nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thông qua các dự án ví dụ như trồng rừng... - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp hoặc của nhân dân, sau đó tổ chức chế biến thành sản phẩm và bán ra thị trường. - Doanh nghiệp khác: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình cơ bản phục vụ nông lâm nghiệp. (Xem Bảng 1.1, 1.2, 1.3 và Hình 1.1, 1.2) Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành, thị Số DN Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN 1 TP Thái Nguyên 12 1 3 7 1 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 5 6 Đồng Hỷ 5 1 1 3 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 4 8 16 1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006. Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp có 4 doanh nghiệp chiếm 13,33% tổng số doanh nghiệp, nhưng chiếm 59,48% trên tổng số vốn đăng ký, bình quân 32.200 triệu đồng/doanh nghiệp (trong đó công ty Ván dăm là doanh nghiệp Trung ương có mức vốn đăng ký 117.600 triệu
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 đồng, còn lại doanh nghiệp sản xuất Địa phương mức vốn đăng ký bình quân khoảng 3.700 triệu đồng/doanh nghiệp). Biểu đồ 1.1 Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp toàn tỉnh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ lĩnh vực NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN DN Sản xuất sản phẩm NLN DN KD thương mại, dịch vụ NLN DN Chế biến nông lâm sản DN khác (XDCB) ngành NLN 13,33% 53,33 0% 3,33 % 30%
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu là đầu tư vốn lưu động, mức vốn không đòi hỏi lớn, thời gian quay vòng vốn và thu hồi vốn nhanh nên cũng thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. 1.1.4.2. Phân loại theo hình thức sở hữu vốn: Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu vốn được chia làm 4 loại là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn. Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành thị Tổng Số DN Nhà nước Công ty cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH 1 TP Thái Nguyên 12 3 5 4 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 4 1 6 Đồng Hỷ 5 1 2 1 1 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 7 13 2 7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin Bắt đầu từ giữa thập kỷ 70, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước. Chỉ trong vòng 20 năm qua, nền công nghiệp của thế giới đã có mức tăng trưởng hơn cả thời gian 70 năm trước đó. Việc ứng
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 dụng rộng rãi của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đã góp phần quyết định cho sự tăng trưởng trên. Công nghệ thông tin thực chất là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ [2]. Công nghệ thông tin có thể được định nghĩa như sau: Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [2]. Ứng dụng CNTT là việc sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh thương mại, khoa học, giáo dục, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó CNTT và truyền thông bao gồm: công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông, công nghệ nội dung được chứa đựng trong các sản phẩm và dịch vụ sau: Các hệ thống thiết bị thông tin và truyền thông; các dịch vụ thông tin; các dịch vụ truyền thông; các sản phẩm phần mềm ứng dụng; sản xuất và xây dựng các nội dung thông tin [2]. 1.2.2. Ví trí, vai trò của công nghệ thông tin: 1.2.2.1. Về Kinh tế Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. Công nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông quan một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 tin nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nắm bắt được tiềm năng của CNTT, cho phép vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, cũng như thương mại. Để làm được điều đó các nước đang phát triển phải xây dựng các chiến lược quốc gia, xây dựng một môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển và khai thác CNTT để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực CNTT, khuyến khích sáng kiến cộng đồng và hợp tác trong nước [1]. 1.2.2.2. Về Văn hoá Xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực trong đó có văn hoá, xã hội. ứng dụng của CNTT đã không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống văn hoá, chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhờ có kết nối Internet toàn cầu, sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Đồng thời con người dễ dàng tìm hiểu được các vấn đề xã hội trên Internet. 1.2.2.3 Về Quốc phòng – An ninh. CNTT đã trở thành phương tiện được ứng dụng rộng rãi và có chiều sâu trong Quốc phòng, an ninh. CNTT đã góp phần to lớn trong công tác quản lý, điều hành và giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh [12]. Khi xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các thế lực chính trị phát triển không ngừng, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự động, nhanh chóng và chính xác. Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao sức sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. CNTT được ứng dụng vào các tổ chức, doanh nghiệp trên rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh như: sản xuất, kinh doanh, quản lý. Đặc biệt trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành các hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền đạt thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường [1]. Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin quản lý. 1.2.3.1. Hệ thống thông tin tác nghiệp : Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS-Operations Information Systems) gắn liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định. Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một doanh nghiệp [19]. Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hoá văn phòng. Hệ thống xử lý tác nghiệp có các đặc trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch nhiều; các quy trình để xử lý giao dịch là rõ ràng, chặt chẽ, có thể mô tả một cách chi tiết; ít có trường hợp ngoại lệ [19]. Hệ thống xử lý giao dịch (TPS. Transaction Processing Systems) là ví dụ tiêu biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Đó là hệ thống thông tin xử lý các dữ liệu thu được từ các việc xảy ra hàng ngày trong các hoạt động giao dịch của một doanh nghiệp như các hoạt động: mua vào, bán ra, gửi tiền ở ngân hàng, rút tiền ra, trả tiền, thanh toán. Có thể kể một vài hệ thống loại này như: Hệ thống thanh toán tài vụ, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống bán hàng tự động, hệ thống quản lý
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 nhân sự, hệ thống gửi tiền qua bưu điện, hệ thống thanh toán ngân hàng, hệ thống xử lý hoạt động giao dịch bán hàng, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải hàng hoá. Phần lớn các hệ thống này đều hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới thông tin viễn thông. Hệ thống điều khiển các quá trình (PCS. Process Control Systems) là hệ thống sử dụng máy tính điện tử để ra các quyết định điều chỉnh các quá trình sản xuất một cách tự động [19]. Ví dụ: các hệ thống lọc dầu; các dây chuyền lắp ráp tự động ô tô, xe máy và các máy móc khác; các dây chuyền in hoa, phun màu và dệt tự động tại các nhà máy dệt và các dây chuyền tự động khác tại các nhà máy sản xuất. ở đây hệ thống kiểm tra các quá trình vật lý, thu thập và xử lý các dữ liệu được phát hiện bởi các biến cảmvà thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với quá trình. Hoạt động văn phòng tin học hoá (OAS. Office Automation Systems) cũng là một hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Ở đây máy tính được sử dụng để thực hiện các chức năng của hoạt động văn phòng như: - Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng biểu. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng. - Giao dịch: Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường, liên lạc với khắp nơi trên trái đất nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với bưu điện. Nhờ sự phát triển mang tính chất bùng nổ của mạng thông tin toàn cầu Internet, các doanh nghiệp có thể: sử dụng nguồn thông tin vô tận trên thế giới, toàn cầu hoá hoạt động của tổ chức, thực hiện việc điều hành từ xa, thực hiện việc tiếp thị từ xa, thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử. - Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu được thể hiện không chỉ trong các bản dữ liệu mà còn dưới dạng biểu đồ, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó. 1.2.3.2. Hệ thống thông tin quản lý :
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Hệ thống thông tin quản lý (MIS. Management Information Systems) có mục đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến thuật đến quản lý tác nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ liệu, các luồng thông tin và được quy định các chức năng để thực hiện mục tiêu chung. Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ, thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của doanh nghiệp [19]. So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn. Có hai các loại hệ thống thông tin quản lý sau [19]: Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS. Information Reporting Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ. Các hệ thống thông tin này tìm các thông tin về các hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch. Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài. Hệ thống phải cung cấp cho nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu, những thông tin mang tính định kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước. Ngoài ra còn cung cấp những thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ, những bản báo cáo theo yêu cầu và những câu trả lời tức thì cho những câu hỏi. Ví dụ, người quản lý bán hàng có thể nhận được câu trả lời tức thời về tình hình bán một sản phẩm nào đó, các báo cáo hàng tuần đánh giá các kết quả bán được của một nhân viên hay một cửa hàng. Các chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ cho phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả những cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cần thiết.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS.Decision Support Systems): Hệ thống này thường được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức. Hệ thống này cung cấp cho các nhà quản lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề trong thực tiễn, cách tìm kiếm dữ liệu, các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh việc kết xuất thông tin bằng hình ảnh. DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp đem đến một sự tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Tác động của việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và quản lý có thể tóm lược như sau [2]: Đối với công nghiệp, CNTT được ứng dụng trong các quá trình sản xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp vốn có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại, tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hoá các hoạt động tiếp thị, kinh doanh. CNTT không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn tác động tới các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với công nghệ thấp như dệt, may mặc, thêu ren. bằng việc ứng dụng CNTT trong việc tự động hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm. Đối với ngành dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại hình dịch vụ như thương mại, quảng cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc. và đặc biệt quan trọng là các dịch vụ tài chính và ngân hàng. CNTT tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ, vì vậy
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó từ chỗ phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng. Năng suất và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào việc ứng dụng CNTT trong sản xuất. Việc ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh đã làm nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu. Nhờ các ứng dụng CNTT, một nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu đã xuất hiện. Điều này mang lại lợi thế to lớn cho các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia do chúng có nhiều ưu thế về các nguồn lực và các tri thức, thông tin cần thiết đối với việc sản xuất và tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ trên quy mô quốc tế. Nhờ các thành tựu của tin học - viễn thông, các công ty xuyên và đa quốc gia đều tiến hành phân bố sản xuất theo hướng phân tán: tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nước, sản xuất các yếu tố cấu thành ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ sản phẩm ở nước thứ tư và gửi lợi nhuận để đầu tư vào nước thứ năm.. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp được thể hiện như sau [12]: Thứ nhất, giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú, nhanh chóng, kịp thời: Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được thông tin phong phú về thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Thứ hai, giảm các chi phí: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị và chi phí giao dịch: Việc ứng dụng CNTT cho phép các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu cũng giảm nhiều lần. Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Thêm vào đó, các nhân viên
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các dây truyền sản xuất tự động có tác dụng tăng năng suất lao động lên rất nhiều lần, hạn chế tới mức tối đa sản phẩm hỏng, dư thừa sản phẩm do lạc hậu với thị hiếu, thị trường . Tất cả những điểm trên đưa đến kết quả là chi phí sản xuất giảm đi rất nhiều lần. Thứ ba, giúp thiết lập và củng cố quan hệ với đối tác: Thông qua mạng, người tiêu thụ, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Thứ tư, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số: Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế về tính linh hoạt, chủ quyền và mềm dẻo, không bị đè nặng bởi các bất lợi mà các công ty lớn phải chịu là quan liêu, trật tự ngột ngạt và ít có khả năng thay đổi, có thể dựa vào lợi thế của Internet để vượt qua được các ưu thế chính của các công ty lớn, tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý vì có luận điểm cho rằng sớm chuyển sang nền kinh tế số thì một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiếp kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn [9].
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới. 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ tryền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc [24]. Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyền truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT [24]. Dưới đây sẽ xem xét những kinh nghiệm thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của một số nước mà Việt Nam có thể học tập. 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu quốc phòng RAND (Mỹ), siêu cường quốc này vẫn sẽ bám chắc vị trí dẫn đầu thế giới của mình trong tiến trình phát triển CNTT nhiều năm tới, bất chấp sự nổi lên của một số nước ở Châu Á. Nguyên nhân chính là các nhà chức trách tại Mỹ đã tạo ra một môi trường cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của CNTT [18].
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới khởi xướng việc xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII) và toàn cầu (GII) nhằm xây dựng tiềm lực thông tin để tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho toàn nước Mỹ bước vào xã hội thông tin. Ngay từ năm 1993 Mỹ đã quyết định đầu tư 200 tỷ USD để triển khai Siêu lộ cao thông tin với dự kiến hoàn thành trong 10-15 năm. Kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia Mỹ được thực hiện từ tháng 9/1993 để đảm bảo mọi công dân Mỹ có quyền truy nhập thông tin một cách bình đẳng và giám sát môi trường hiệu quả với các thành tố chủ yếu sau đây [24]: 1. Một loạt lớn các thiết bị tin học và viễn thông đang được triển khai trên quy mô lớn ở Mỹ. 2. Thông tin dưới các dạng thức như chương trình Video, các cơ sở dữ liệu khoa học hay kinh doanh, các hình ảnh, các băng ghi âm, các tài liệu lưu trữ ở thư viện. 3. Các ứng dụng và các phần mềm cho phép người dùng truy cập, thao tác, tổ chức và lĩnh hội khối lượng thông tin phổ biến trên mạng. 4. Các tiêu chuẩn và các giao thức của mạng thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và vận hành liên mạng và đảm bảo tính chất riêng tư của các cá nhân, sự an toàn của thông tin đưa vào mạng cũng như sự an ninh và khả năng thực hiện của mạng lưới. 5. Các đơn vị, cơ quan sản xuất thông tin, phát triển các ứng dụng và các dịch vụ, tạo ra các phương tiện hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực thông tin. Để thực hiện các mục tiêu đã vạch ra, Tổng thống Bin Clintơn đã đưa ra các chương trình cụ thể sau [24]: 1. Thực hiện chương trình Máy Tính và Truyền thông tính năng cao (HPCC High Performance Computing and Communicating Program). Công tác nghiên cứu triển khai do chương trình này tài trợ nhằm tạo ra: các siêu máy tính mạnh hơn; các mạng máy tính nhanh hơn và mạng tốc độ cao quốc gia đầu tiên của Mỹ; phần mềm tinh vi hơn, mạng lưới này do khu vực tư nhân xây dựng,
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 nhưng được khuyến khích bởi chính sách Liên bang và các chính sách phát triển công nghệ. 2. Thành lập một lực lượng đặc nhiệm về hạ tầng cơ sở thông tin nằm trong Hội đồng kinh tế quốc gia, làm việc cùng với Quốc Hội Mỹ và khu vực tư nhân để tìm ra tiếng nói chung và thực hiện những thay đổi chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy sự triển khai một hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. 3. Tạo ra một chương trình công nghệ hạ tầng cơ sở thông tin để hỗ trợ nền công nghiệp trong việc phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết cho việc ứng dụng đầy đủ công nghệ mạng và máy tính tiên tiến vào các ngành chế tạo, y tế, học tập và thư viện. 4. Cung cấp vốn cho các đề án thử nghiệm mạng: Thông qua Cục quản lý thông tin viễn thông quốc gia Mỹ (NTIA) thộc Bộ Thương mại Mỹ, NTIA cấp vốn cần thiết cho các bang, trường học, thư viện và các tổ chức phi lợi nhuận khác để họ có thể mua sắm máy tính nối mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng Internet. Những đề án thử nghiệm này sẽ mang lại lợi ích của mạng tới cho các cộng đồng giáo dục và thư viện trên toàn nước Mỹ. 5. Thúc đẩy phổ biến thông tin khoa học công nghệ trong toàn liên bang. Nhà nước Mỹ cam kết sử dụng công nghệ mạng và máy tính mới để thu thập và xử lý hàng năm những thông tin khoa học công nghệ (các dữ liệu kinh tế, dữ liệu môi trường và thông tin công nghệ ) với chi phí hàng tỷ USD của chính phủ liên bang nhằm làm cho chúng trở nên luôn được sẵn sàng tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều hơn cho những người đã đóng thuế và những người đã trả tiền dịch vụ này. Bởi vậy, chính phủ Mỹ sẽ phải đề ra các chính sách thông tin liên bang phù hợp nhằm đảm bảo luôn luôn có sẵn thông tin với giá cả hợp lý đối với càng nhiều người dùng càng tốt, đồng thời khuyến khích sự phát triển của ngành thông tin.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản : Chính phủ Nhật Bản đã có ý thức rất sớm về việc phát triển CNTT. Tháng 3/1993, Bộ Bưu chính viễn thông Nhật Bản đã thành lập một tổ chức có tên là Uỷ ban viễn thông để hoạch định chính sách hành động của Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 tới đầu thế kỷ sau, với nội dung thực hiện chương trình triển khai một hạ tầng thông tin và truyền thông mới, đặc biệt là xây dựng một mạng cáp quang cũng như chính sách tạo điều kiện phát triển các ứng dụng vào khu vực tư nhân. Mục tiêu cuối cùng là triển khai hàng loạt và nhanh chóng các siêu lộ cao tốc thông tin để đến năm 2010, tất cả các gia đình và các xí nghiệp thuộc lãnh thổ Nhật Bản đều có thể truy nhập các siêu lộ này. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã đề xướng xây dựng môt hạ tầng thông tin quốc gia và các siêu lộ cao tốc thông tin với tổng chi phí lên tới gần 400 tỷ USD. Cụ thể là Chính phủ đảm bảo cung cấp các máy tính có chức năng cung cấp thông tin và truyền thông cho tất cả các cán bộ nghiên cứu của Nhà nước làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu vào năm 2000; đảm bảo cung cấp cho tất cả các viện của Nhà nước các mạng cục bộ (LAN), đồng thời nối kết với tất cả các máy tính của các cán bộ nghiên cứu lại; triển khai các cơ sở dữ liệu về thông tin nghiên cứu; triển khai các mạng thông tin điện tử trong các viện. Nhật Bản cho rằng việc thúc đẩy duy trì và sử dụng một cơ sở thông tin nghiên cứu như vậy sẽ chắc chắn tạo ra một hệ thống thông tin cho toàn xã hội Nhật cũng như trong từng lĩnh vực công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế … nói riêng và cuối cùng sẽ đưa đến một xã hội thông tin tiên tiến [24]. 1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore Singapore tách ra khỏi thuộc địa Anh và được Anh thừa nhận độc lập từ năm 1959. Singapore có diện tích khoảng 623 km2 và là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất [12]. Hệ thống viễn thông tiên tiến của Singapore có lẽ là hạ tầng cơ sở lớn nhất với những tuyến cáp dưới biển trực tiếp, nối với 4 vệ tinh và 2 trạm mặt đất bao
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 phủ 2/3 trái đất. Một trong những khác biệt thực tế của Singapore là việc không xây dựng quá nhiều hạ tầng cơ sở công nghệ mà tập trung xây dựng những ứng dụng để sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin này. Hội đồng điện toán quốc gia được thành lập năm 1980 với nhiệm vụ chính là tập trung vào phát triển và tiếp cận những ứng dụng về CNTT tầm cỡ quốc tế. Hội đồng này đã lập kế hoạch CNTT quốc gia (NITP) một cách toàn diện. Kế hoạch này có 5 vấn đề trọng tâm [12], [24]. 1) Nguồn lực CNTT: Mặc dù Singapore gần như đã có đủ lao động CNTT cho hơn 20 năm, song Chính phủ đã xác định là phải tạo đủ số lao động được đào tạo kỹ càng về chuyên môn CNTT, và phải chuẩn bị nhập khẩu số còn thiếu. 2) Đào tạo CNTT: bằng việc sử dụng các chương trình giáo dục và khuyến khích duy trì thường xuyên, chính phủ đã thành công trong việc tạo ra môi trường giáo dục không chỉ đảm nhận mà còn sử dụng CNTT. 3) Hạ tầng cơ sở truyền thông tin: Với nhiệm vụ cập nhật hạ tầng cơ sở viễn thông của Singapore 4) Ứng dụng CNTT: Có chương trình hỗ trợ và khuyến khích cụ thể ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 5) Phát triển ngành công nghiệp CNTT nhằm tạo ra phần mềm, phần cứng trong nước và phát triển các công ty dịch vụ máy tính Singapore là một trong số các nước đầu tiên trên thế giới có mạng phổ cập liên kết ảo các máy tính trong từng ngôi nhà, trường học và văn phòng. Dự án Mạng Singapore One được triển khai có mục đích thoả mãn nhu cầu trong tương lai của Singapore đối với các kết nối dải rộng toàn quốc. Khi được triển khai đầy đủ, nó sẽ là mạng dải rộng toàn quốc đầu tiên trên thế giới có khả năng phân phát các ứng dụng đa phương tiện, các ứng dụng trực tuyến và các dịch vụ đến từng nhà, trường học và các văn phòng ở Singapore.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, cũng là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, được mệnh danh là một quốc gia có đất rộng, tài nguyên phong phú. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc buôn bán thế giới trong thế kỷ XXI. Hiện nay Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ lớn tại Châu Á cũng như trên thế giới, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần cứng, chiếm từ 70% đến 80% tổng sản lượng toàn cầu về vật liệu, linh kiện và sản phẩm CNTT [24]. Từ những năm 1980, Trung Quốc đã có những quan tâm lớn đến việc tin học hoá quốc gia. ý tưởng thiết lập nên một mạng lưới thông tin hiện đại và tăng tốc quy trình tin học hoá nền kinh tế quốc gia được nêu ra trong quyết định của Hội đồng Nhà nước về việc tăng tốc độ phát triển khoa học và công nghệ công bố ngày 6/5/1995. Trong kế hoạch lần thứ 9 và kế hoạch dài hạn đến năm 2010 về phát triển xã hội và kinh tế quốc gia được ban hành vào ngày 17/3/1996, mục tiêu tin học hoá quốc gia đến năm 2010 là Cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (NII) được xây dựng trên cơ sở mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) dải tần rộng có thể cải thiện to lớn mức độ tin học hoá nền kinh tế quốc gia [25]. Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới điện thoại công cộng truyền số hoá lớn hàng thứ hai trên thế giới với cáp quang làm phương tiện chính và các vệ tinh, sóng viba số hoá làm phương tiện bổ trợ. Trên cơ sở đó thành lập nên mạng lưới điện thoại công cộng quốc gia chuyển theo bó (PSTN), mạng lưới viễn thông số hoá và mạng lưới viễn thông di động công cộng. Mạng thông minh và mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) cũng đang được xây dựng [20].
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 1.4. Thực trạng và đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam 1.4.1. Về thực trạng : CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành nghề công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại [2]. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6]. Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết, quản lý Nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Hiện nay Việt Nam có khoảng 272.000 doanh nghiệp hoạt động trên thương trường [12]. Trong đó có 18 Tổng công ty 91, 78 Tổng công ty 90, hơn 4.800 doanh nghiệp Nhà nước. Theo tiêu chí của Việt Nam hiện nay về
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 doanh nghiệp vừa và nhỏ (có quy mô dưới 300 lao động và số vốn dưới 10 tỷ VND) thì khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam nói trên thuộc loại vừa và nhỏ với các hình thức: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh. Thực tế trong những năm qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn có những hạn chế là: khả năng thâm nhập thị trường kém; thiếu nguồn vốn và cơ cấu vốn không hợp lý; khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế; yếu kém trong công tác quản lý và tổ chức; yếu kém trong quan hệ kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Theo kết quả điều tra mới đây của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, khoảng 70% doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh ở các mức độ khác nhau. Trong 2.233 doanh nghiệp thuộc 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, các thiết bị phục vụ CNTT được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là máy tính để bàn và máy in, các thiết bị khác như máy scan, máy tính xách tay vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trong quá trình ứng dụng CNTT, có tới 24% doanh nghiệp không sử dụng bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào khác như tư vấn, bảo trì, sửa chữa, thiết kế web … Phần lớn các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ bên ngoài, đặc biệt có tới 96,4% không sử dụng dịch vụ tư vấn, và 97% không ứng dụng thương mại điện tử. Thêm vào đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp vào CNTT có sự mất cân đối nghiêm trọng, 59,9% quỹ đầu tư dành cho phần cứng, 10,9% dành cho phần mềm và chỉ có 4,8% cho đào tạo nhân lực trong khi đây là yếu tố rất quan trọng để ứng dụng CNTT có hiệu quả.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 1.4.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam Tại hội thảo quốc gia về ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp năm 2006 tại Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định CNTT đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của họ. Nổi bật trong đó là Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng [31]... Với Vinatex, ứng dụng mang lại hiệu quả nhất là hệ thống CAD/CAM, đã giúp doanh thu của Tổng công ty tăng 16-17%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 18-19%/năm. Đây là hệ thống phục vụ cho việc thiết kế và sản xuất bằng máy tính, được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các khâu; đối với ngành may là thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, nhảy cỡ, giác sơ đồ, trải vải, cắt, lắp ráp thành phẩm,... còn đối với ngành dệt là dệt nhãn, dệt vải thêu... Trong các doanh nghiệp may, khâu cắt được quan tâm nhất vì mang lợi nhiều nhất. Giả sử một sản phẩm may cần trung bình 1,5m2 và mỗi năm cần sản xuất một triệu sản phẩm thì lượng vải tiêu thụ ít nhất là 1.500.000m2. Nếu tiết kiệm 1% lượng vải sử dụng trong năm thì đã tiết kiệm được 15.000m2. Nếu giá vải khoảng 10.000 đồng/m2 thì doanh nghiệp đã lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Việc ứng dụng hệ thống CAD/CAM tại Vinatex chính là đã đem lại sự tiết kiệm như vậy! Trong khi đó, với phương châm "đi tắt đón đầu" áp dụng các giải pháp công nghệ tiến tiến của thế giới ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990, Vietcombank đã nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam. Với lợi thế đi trước về mặt công nghệ trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT bao gồm hệ thống bán lẻ, hệ thống mạng diện rộng và các chuẩn mực về hệ thống, tuy dịch vụ thẻ ghi nợ Connect-24 của Vietcombank chỉ mới đưa ra cho khách hàng sử dụng trong vòng chưa đầy hai năm nhưng đã nhận được sự đón nhận tích cực ngoài mức dự kiến. Đến nay, Vietcombank đã đạt
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 200.000 thẻ trong khi kế hoạch cho hai năm 2002–2003 chỉ khoảng trên 50.000 thẻ! Trên thực tế, nguyên nhân của việc tăng số lượng thẻ một cách đột biến như vậy không phải chỉ do Vietcombank có mạng lưới máy ATM rộng hơn các ngân hàng khác, cũng không đơn thuần do việc dịch vụ này chưa chịu phí (dù phí phát hành vẫn là 100.000đ/thẻ) mà điều quan trọng là mức độ ổn định cao, tiện lợi cho khách hàng cả về không gian và thời gian giao dịch (24x7x365) tại 160 điểm đặt máy - tính đến hết tháng 2/2004. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập nền tảng kỹ thuật vững chắc cho hệ thống Connect-24, Vietcombank đã và đang tiếp tục đưa ra hàng loạt sản phẩm và tiện ích cho khách hàng mở tài khoản cá nhân (có kỳ hạn và không kỳ hạn) có thể sử dụng tiền trên các tài khoản của mình một cách tiện lợi nhất. Kể cả với một doanh nghiệp địa phương như Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng, việc ứng dụng CNTT-TT cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực và lớn lao. Hiện Công ty đã xây dựng được mạng LAN với 124 máy trạm nối mạng vào một máy chủ kết nối internet cùng hệ thống tổng đài nội bộ 120 số nối với tất cả các bộ phận đầu mối quản lý. Bên cạnh đó, Công ty đã cũng ứng dụng phần mềm phát triển thiết kế chi tiết giày từ năm 1996, phần mềm quản lý đối với trên 1.000 loại vật tư, phần mềm quản lý tiến độ sản xuất và phần mềm quản lý nhân sự... Chính nhờ hệ thống ICT này mà chất lượng công tác quản lý mọi mặt của đơn vị đã tăng lên đáng kể, góp phần đưa doanh thu trong bốn năm qua tăng từ 181,4 tỷ đồng năm 2001 lên 270 tỷ đồng năm 2004; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 12 triệu USD lên 18 triệu USD. Chỉ riêng việc sử dụng hệ thống mạng điện thoại nội bộ đã giúp Công ty tiết kiệm được mỗi năm gần 500 triệu đồng tiền cước phí điện thoại so với chi phí lắp đặt ban đầu chỉ 43 triệu đồng! Nhờ những lợi ích thiết thực như vậy mà qua khảo sát tại 217 doanh nghiệp trong cả nước, đã có 77% doanh nghiệp cho rằng CNTT giúp tăng năng suất lao động; 43% cho rằng CNTT làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ;
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 59% đánh giá CNTT làm tăng khả năng cạnh tranh và 6% ghi nhận CNTT còn mang lại các hiệu quả khác... Một trong những doanh nghiệp thành công trong ứng dụng CNTT là công ty dệt Phong Phú. Công ty dệt Phong Phú đã thắng lợi lớn nhờ ứng dụng CNTT. Công ty đã sử dụng thông tin trên mạng Internet về thị trường bông quốc tế, phân tích dự báo tình hình cung cầu của Mỹ, Trung Quốc, Châu Phi trên Internet, phán đoán khả năng tiêu thụ thị trường trong nước và đã quyết định ký những hợp đồng nhập khẩu số lượng lớn bông. Ngay sau ký hợp đồng, giá bông thế giới và trong nước tăng vọt, Phong Phú đã thu lợi hàng tỷ đồng. Hiện nay, Công ty đã trang bị hơn 180 máy vi tính nối mạng, tự viết các phần mềm quản lý kho, tài chính, kỹ thuật, vật tư và phần mềm thiết kế mặt hàng. Đặc biệt phần mềm thiết kế mặt hàng đảm bảo thiết kế các loại hoa văn trên vải theo yêu cầu khách hàng. Chương trình quản lý vật tư đã giúp công ty luôn chủ động quản lý vật tư, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ đó có kế hoạch dự trữ vật tư, nguyên liệu hợp lý, không để thừa hoặc thiếu như trước đây. Năm 2006, Công ty Dệt Phong Phú vừa sản xuất vừa tiến hành đầu tư mở rộng với quy mô lớn. Hơn 450 tỷ đồng đã được đầu tư nhập thiết bị và công nghệ hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ đó, công suất sợi từ 2.000 tấn tăng lên 10.000 tấn/năm; công suất vải từ 5 triệu mét tăng lên 15 triệu mét/năm; từ chỗ chưa có mặt hàng khăn, đến nay mỗi năm xuất trên 3.500 tấn khăn sang Nhật và các nước EU; nộp ngân sách tăng 44 lần... Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT ở Việt Nam những năm qua đã có khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa tạo được nền tảng CNTT vững chắc cho quốc gia; thiếu cơ chế, chính sách và sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành có liên quan; hệ thống quản lý còn bất cập; đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? có hiệu quả không? - Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? - Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? - Các giải pháp nào góp phần tăng cường phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu 1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố. Các tài liệu này được thu thập từ các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc trung ương và các Sở, ban, ngành ở địa phương. * Thu thập thông tin sơ cấp: Trong điều kiện số lượng các doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tỉnh không nhiều, chúng tôi quyết định lựa chọn phương thức điều tra tổng thể 29 doanh nghiệp nông lâm nghiệp có trên địa bàn tỉnh đến thời điểm nghiên cứu. - Phương pháp điều tra trực tiếp: Được tổng hợp và hệ thống hoá từ phiếu điều tra thực tế tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của 29 doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.5.2.2. Phương pháp sử lý số liệu: - Dùng chương trình Excel trong phần mềm Microsoft office. 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích: 1.5.3.1. Hệ thống chỉ tiêu:
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 - Chỉ tiêu lao động: đánh giá số lượng, trình độ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của lực lượng lao động trong doanh nghiệp; - Chỉ tiêu về cơ sở vật chất công nghệ thông tin của doanh nghiệp: các loại thiết bị công nghệ thông tin đang sử dụng, các loại mạng thông tin, chi phí sử dụng mạng, mục đích sử dụng và lợi ích sử dụng; - Chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất: Khảo sát tình hình sử dụng các loại phần mềm, qua đó đánh giá nhu cầu ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh. - Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính: Tổng vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số nộp ngân sách ... đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Các chỉ tiêu phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh (tiêu thụ, quảng cáo, tài chính, quản lý, xuất khẩu, nhập khẩu ...) đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. - Các chỉ tiêu về kỹ thuật sử dụng soạn thảo văn bản, khai thác mạng Internet, sử dụng các chương trình phần mềm trong doanh nghiệp và các hiệu quả sử dụng thực tế trong quản lý doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, Marketting, phân tích dữ liệu, công tác kế toán, tiêu thụ sản phẩm … - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp: Giảm được nhân lực; Tiếp cận thị trường nhanh; Giảm thời gian lao động; Quan hệ chi tiết với khách hàng; Mang lại hiệu quả công việc; Tra cứu thông tin nhanh; hoặc không có tác dụng rõ rệt. - Các chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin khác trong doanh nghiệp. 1.5.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá: * Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với các phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan, có tác động ảnh hưởng với nhau chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu. * Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, theo loại hình doanh nghiệp, theo mức độ đầu tư … để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng nghiên cứu. * Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào như: quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ thông tin … thông qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như trong thực tế trong việc ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. * Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông, lâm nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thày, cô giáo đã và đang giảng dạy tại các trường đại học. Phương pháp chuyên gia giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 TÓM TẮT CHƢƠNG I Trong chương này đã trình một cách vắn tắt về doanh nghiệp, công nghệ thông tin đồng thời trình bày được các ứng dụng và ích lợi của CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong chương này tác giả đã trình bày kinh nghiệm phong phú của các nước trong việc triển khai ứng dụng CNTT bao gồm các nước: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Mỗi nước này có một chiến lược, bước đi khác nhau trong việc ứng dụng CNTT nhưng đều thành công và đều để lại những bài học quý báu cho cả doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam học tập. Tuy mỗi nước có một bước đi khác nhau, nhưng tất cả các nước này đều có chung điểm giống nhau là: Nhà nước là người dẫn dắt, đi đầu đầu, cổ vũ, tạo mọi thuận lợi, tạo ra môi trường, tạo ra hành lang pháp lý, tạo ra con đường cho việc triển khai ứng dụng CNTT và các doanh nghiệp của họ rất nhanh nhạy, nhận thấy ngay những thuận lợi, những ích lợi và sự cần thiết phải ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhanh chóng chớp ngay lấy cơ hội này, đi ngay trên con đường CNTT mà Nhà nước vừa tạo dựng nên. Trong những năm 90, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua nhau trang bị máy tính đắt tiền, nhưng chỉ sử dụng chủ yếu vào soạn thảo văn bản, chưa phát huy được công suất của máy tính thì máy tính đó đã trở nên lạc hậu, do đó chi phí đầu tư bị khấu hao vô hình hết mà không đem lại kết quả là bao nhiêu. Bước sang thế kỷ XXI, việc đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp có định hướng tốt hơn nhưng vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, trình độ ứng dụng CNTT hiện nay của chúng ta còn thấp, kém xa các nước trong khu vực. Ứng dụng Công nghệ thông tin cho doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đang được mọi người, mọi ngành rất quan tâm.