SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHÙNG THÀNH LÊ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN
NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHÙNG THÀNH LÊ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN
NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ NHÂM
Hà Nội, 2012
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên toàn
cầu, vì nó không chỉ cung cấp những giá trị lâm sản thông thường cho con người mà
còn cho hành tinh của chúng ta. Như vậy, rừng đóng vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống của con người.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, con người đã gây ra những tác động không
nhỏ đến tài nguyên rừng, làm cho diện tích, chất lượng rừng suy giảm một cách
đáng kể. Trước thực trạng đó, ngành lâm nghiệp nước ta chuyển từ Lâm nghiệp
truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, từ đó đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới, đặc
biệt là sự hình thành đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận
mới về quản lý tài nguyên rừng. Trong đó quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của
cộng đồng dân cư thôn, bản là một trong những hình thức quản lý bảo vệ rừng đang
được sự quan tâm, chú ý của cơ quan quản lý lâm nghiệp từ cấp Trung ương đến
chính quyền địa phương các cấp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Trên thực tế cộng đồng dân cư thôn, bản, là những người hiện đang sinh sống
ở vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và gắn
bó với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ
thống quản lý rừng cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản để
quản lý bảo vệ rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa
tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với những xu
thế phát triển lâm nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Huyện Nguyên Bình là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng nằm phía Tây
Bắc của tỉnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản
xuất nông – lâm nghiệp. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha. Trong đó: đất lâm
nghiệp có: 63.552 ha. Nhìn chung thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn
thấp, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông – lâm nghiệp lạc hậu, với nhiều thành phần
dân tộc, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
2
Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, ngành địa phương quan tâm
trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên tình trạng chặt phá rừng làm nương,
khai thác rừng, cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn làm xuy giảm cả về diện tích
và chất lượng tài nguyên rừng, làm cho khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế. Một trong những nguyên
nhân cơ bản làm cho diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm là công tác QLBVR chỉ
coi trọng biện pháp hành chính pháp chế, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện Nguyên Bình
đóng vai trò quan trọng, chưa lôi cuốn được người dân thuộc cộng đồng tham gia
QLBVR.
Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Cao học “Nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng”. Nhằm góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình.
.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Các công trình đã nghiên cứu về QLBVR dựa vào cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về QLBVR dựa vào cộng đồng
Khái niệm cộng đồng trong những năm gần đây khá quen thuộc, đã được sử dụng
nhiều trong các công trình nghiên cứu, và dần đi đến thống nhất về mặt ngôn ngữ.
Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một
khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung,
có thể có quan hệ gia đình với nhau. [25]
“Cộng đồng bao gồm những người sống trong một xã hội có những đặc điểm
giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N.H. Quân, 2000). [11]
Theo một số khái niệm về cộng đồng mà Phạm Xuân Phương (2001) sử dụng
tại Hội thảo Quốc gia trong khuân khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở
Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội thì “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người
sống thành một xã hội, có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có
mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không
gian trong một làng bản.[22]
Theo Giáo sư Lê Quý An, thì cộng đồng được định nghĩa là nhóm người sống
cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương.
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, cộng đồng dân cư thôn bản
là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản, ấp, buôn, phum,
sóc hoặc đơn vị tương đương.[24]
Từ một số các khái niệm trên ta có thể được tóm lược lại là cộng đồng có thể
là cộng đồng dân cư thuộc làng, bản, cộng đồng dòng tộc, dòng họ, các nhóm người
có những đặc điểm và lợi ích chung, cùng phục vụ cho một ý tưởng chung. Ở
nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa là cộng đồng thôn, xóm,
làng, bản (kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng). [01]
4
QLBVR dựa vào cộng đồng là QLBVR mà phát huy được nội lực của cộng
đồng cho hoạt động chống các tác động tiêu cực đên tài nguyên rừng, làm tốt công
tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Phòng trừ sinh vật gây hại rừng, bảo vệ
hệ sinh thái rừng và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản.
Những giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của
luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận thức, kiến thức của người dân,
đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ chức đoàn thể, làng, bản phù hợp với
chính sách, pháp luật của Nhà nước. [12]
1.1.2. Chiến lược và chính sách QLBVR dựa vào cộng đồng
Chiến lược và chính sách quản lý bảo vệ tài nguyên miền núi trong đó có tài
nguyên rừng dựa vào cộng đồng mà các nước trong khu vực đều được tiến hành
theo những hướng sau:
- Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quyền quản lý BVR dựa vào cộng
đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của toàn cộng
đồng đối với công tác QLBVR, xây dựng qui ước, hương ước QLBVR của thôn,
bản, qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng. [09]
- Kết hợp những giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế - xã hội để khuyến
khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp về đào
tạo, tập huấn trong việc QLBVR dựa vào cộng đồng. [09]
- Các hình thức QLBVR: Như tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải được
thực hiện theo phương pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra bảo vệ,
xây dựng lực lượng, kế hoạch bảo vệ. Đây được xem là phương pháp cho phép phát
huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đối với công tác QLBVR.
1.1.3. Quan điểm về QLBVR dựa vào cộng đồng
Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc
sống cho các cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác QLBVR phải được tiến hành
đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho cộng
đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề QLBVR dựa vào cộng
5
đồng vừa là bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư
thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng cao trách
nhiệm và quyền hưởng lợi của cộng đồng dân cư thôn, bản trong QLBVR là rất cần
thiết. Để công tác QLBVR đạt hiệu quả cao thì phải có chính sách khuyến khích,
thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư thôn, bản.
1.2. Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở một số nước thế giới
* Ở Nhật Bản
Nhật Bản hiện có 25,21 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng chiếm 10%,
rừng tư nhân chiếm 60%, rừng Quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan tâm đến
văn hoá, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn
nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp
rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng, để đẩy mạnh và
phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800.
* Ở Thái Lan
Thái Lan là một nước được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá
cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình BVR dựa vào
cộng đồng.
Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân
được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân được
Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý đất,
không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hợp pháp đã làm gia tăng mức độ an toàn cho người được nhận đất. Do vậy đã
ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất.
* Ở Indonesia
Năm 1991, chương trình phát triển lâm nghiệp được hình thành, năm 1995
đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp
6
quản lý. Chương trình này yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển
nông thôn và BVR với 3 mục tiêu:
- Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống ở trong và ngoài khu vực đang
khai thác gỗ.
- Nâng cao chất lượng và năng suất của rừng.
- BVR và môi trường.
Năm 1996, Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và các trường Đại học
đã xây dựng một chương trình dự án điểm lôi kéo người dân vào bảo vệ và phát
triển rừng. Dự án này cho phép người dân quản lý 10.000 ha rừng có khả năng khai
thác gỗ.
* Ở NêPal
Năm 1957, Nhà nước thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nước tập trung quản
lý, QLBVR và đất rừng, người dân ít quan tâm đến QLBVR của Nhà nước, kết quả
là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá.
Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền QLBVR cho người dân địa phương
để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời
gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc QLBVR
do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu
cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau.
Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng
và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai loại sở hữu
rừng tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữu rừng Nhà nước. Trong quyền sở hữu
của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng
theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng
phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm
sử dụng.
Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các
nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng
rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ
7
đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý
và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Năm 2000 QLBVR dựa vào cộng đồng được thực hiện tại các vùng đồi có
diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái được giao cho các nhóm sử dụng rừng.
Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4 triệu người). Trọng
tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal là bảo vệ rừng cộng đồng và
cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal dựa vào các nhóm sử dụng rừng, trong đó mỗi
nhóm được giao quản lý một diện tích rừng nhất định. Nhà nước được lợi từ hoạt
động này là diện tích rừng suy thoái được phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng
rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản.
Tóm lại, từ những kết quả thực tế của các nước như: Thái Lan, Indonesia,
NêPal, Nhật Bản.... đã thu được trong công tác QLBVR dựa vào cộng đồng, đã góp
phần giải quyết tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một giảm. Đây sẽ là
những mô hình và những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng
những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
1.3. Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính cộng đồng của các dân tộc là yếu tố quan trọng tạo nên nền
tảng cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng. Vì vậy QLBVR dựa vào cộng đồng mới được coi là một hình thức tồn
tại song song với các hình thức khác, như QLBVR Nhà nước, QLBVR tư nhân, ở
những nơi cộng đồng thực sự tham gia vào quản lý BVR thì công tác QLBVR có
hiệu quả rõ nét. Thực tiễn cho thấy rằng, QLBVR có sự tham gia của cộng đồng dân
cư thôn, bản là hình thức QLBVR có tính khả thi về kinh tế - xã hội, môi trường,
tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nâng cao thu nhập của người dân địa phương,
góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp, đồng
thời, đáp ứng một phần nhu cầu về gỗ, củi và các loại lâm sản khác cho cuộc sống
của người dân. [19]
8
Theo những nhận xét của Nguyễn Huy Dũng, quản lý lâm nghiệp cộng đồng
tại Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển tại một số cộng đồng các dân tộc
có đời sống sinh hoạt gắn chặt với môi trường thiên nhiên, như các khu rừng tự
nhiên. Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng. Đây là một
hình thức tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng thôn, bản. Các cộng đồng đã có
nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ổn định và bền vững. Trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau,
quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã đóng một vai trò rất quan
trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương về các mặt:
- Bảo vệ, quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
- Xác định các quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc.
Theo đánh giá của người đứng đầu thôn, bản thì:
1) QLBVR dựa vào cộng đồng thôn, bản mang lại lợi ích thiết thực cho người
dân.
2) Tăng thu nhập, tạo công việc cho người dân bản địa. Mặt khác, thông qua
hoạt động QLBVR thì nhận thức về BVR của người dân được nâng lên rõ rệt, có
100% ý kiến đồng ý với nhận định này [13].
Tuy đạt được những kết quả như trên, nhưng trong quá trình thực hiện còn một
số tồn tại như sau:
- Các quy định về thưởng phạt trong việc bắt giữ các vụ vi phạm vào tài nguyên
rừng chưa rõ ràng. Cộng đồng cũng chưa có quy định để bắt giữ đối tượng khi phát
hiện xâm hại tài nguyên rừng để xử lý.
- Do điều kiện kinh tế khó khăn và giao thông đi lại khó khăn, nên việc cộng
đồng tham gia tuần tra BVR đạt kết quả chưa được như mong muốn.
1.3.2. Các nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng Việt Nam
Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực
trạng quản lý, BVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3
tỉnh: Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tìm hiểu về sự hình
9
thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các
chính sách liên quan đến hình thức quản lý, BVR này. Trong 5 mô hình quản lý,
BVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính
quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản
cũng như các hoạt động BVR, phát triển rừng.
Trong Dự án hợp tác cộng đồng địa phương xây dựng các mô hình quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (2003 - 2006) do J.Mac Arthur Foundatinon tài
trợ.
Trong quá trình thực hiện, Dự án đã xây dựng và tổ chức thực hiện các mô
hình: Xây dựng mạng lưới truyền thông cộng đồng; Tổ tuần tra cộng đồng; Nâng
cao năng lực quản lý rừng cộng đồng; Du lịch cộng đồng.
Đây là những mô hình điểm về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng địa phương với mục tiêu thiết kế một quy trình thực hiện các bước công việc
và xác lập khung hợp tác giữa các bên cùng tham gia vào công tác quản lý BVR.
Những mô hình này đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý BVR đối với một khu
bảo tồn mới thành lập, trong đó, cộng đồng thôn, bản có đủ năng lực tổ chức, thực
hiện các hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ, phát triển rừng trên địa bàn, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hướng đến
những thay đổi về thái độ, hành vi theo hướng có lợi trong công tác QLBVR cũng
như bảo tồn đa dạng sinh học [14].
Sau 3 năm thực hiện dự án, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn
giảm hẳn, nhận thức của người dân về giá trị của quản lý, bảo vệ rừng và phát triển
rừng được tăng lên đáng kể: trước đây, dù cho không, người dân cũng không trồng
rừng, nay người dân chủ động và mong muốn được giao đất cho trồng rừng, giao
rừng cho bảo vệ, thậm chí, có một số hộ giàu vẫn nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, phát
triển rừng.
- Ở Cao Bằng, thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 15/01/1994 của Thủ
tướng Chính phủ về quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao
10
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo Chi cục Kiểm
lâm (1993 - 1996), Sở Nông nghiệp và PTNT (1997 - 2002), Sở Tài nguyên Môi
trường (2003 - 2008) tổ chức triển khai thực hiện công tác giao đất giao rừng kết
quả như sau:
Tổng diện tích đã giao: 481.073 ha, trong đó:
- Hộ gia đình, cá nhân: 224.280 ha với 47.779 hộ.
- Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 162.726 ha với 1.809 cộng đồng.
- Tổ, nhóm hộ: 48.672 ha với 4.173 tổ, nhóm.
- Các tổ chức: 29.674 ha.
- UBND các xã: 15.729 ha.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên cơ sở diện tích đất
lâm nghiệp đã giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và
triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cộng
đồng dân cư và các cá nhân cụ thể như sau:
Tổng diện tích đã cấp: 405.061 ha trong đó:
- Hộ gia đình, cá nhân: 224.033 ha với 47.469 hộ.
- Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 149.049 ha với 1.633 cộng đồng.
- Tổ, nhóm hộ: 48.499 ha với 4.090 tổ, nhóm.
- Các tổ chức: 28.530 ha.
Như vậy, ở Cao Bằng chưa triển khai thực hiện công tác giao rừng theo
Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/04/2007. Về việc hướng dẫn trình tự thủ
tục giao rừng, cho thuê rừng. [08]
Tuy nhiên trên thực tế việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản chưa
đánh giá được hiệu quả sau khi giao rừng, nhưng đã tạo ra được sự chuyển biến
trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi từ rừng, đã có thêm
nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi; Các thôn đã
xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt), đã thành lập nhóm
tuần tra bảo vệ rừng. Các khu rừng được giao không còn tình trạng khai thác gỗ,
11
phát rừng làm nương rẫy trái phép và ở địa bàn mô hình giao rừng tự nhiên cho
cộng đồng thôn, bản có nhiều thuận lợi và ưu điểm hơn so với giao cho hộ gia đình,
cá nhân quản lý [17].
1.3.3. Hiệu quả đạt được từ QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
Hiện tại chưa có những đánh giá chính thức về hiệu quả QLBVR dựa vào
cộng đồng ở quy mô toàn quốc, nhưng, căn cứ vào 4 kết quả Hội thảo quốc gia về
quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng
11/2001 và tháng 11/2004, 6/2009) và dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng được thí
điểm 40 xã, trên phạm vi 10 tỉnh, qua các kết quả hội thảo và dự án trên có thể đưa ra
một số nhận định sau:
- Một số nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn nếu được giao
rừng và những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, tạo ra được
sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi
từ rừng, đã có thêm nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và
hưởng lợi; Các thôn đã xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt),
đã thành lập các tổ đội tuần tra bảo vệ rừng. [11]
- Nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng đuọc phần
nào nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình của cộng đồng và hộ gia đình. [12]
Với những diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được
Nhà nước hoặc chủ rừng chi trả tiền công nhận khoán BVR, đã giải quyết một phần
khó khăn về đời sống kinh tế cho một bộ phận dân cư.
Với những diện tích rừng và đất rừng mà Chính quyền địa phương giao, cộng
đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh
tác kết hợp với trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, chăn thả gia súc gia cầm dưới tán
rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ
rừng.
Với những diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay
hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng.
12
- Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: Hầu như hiện nay có nhiều cộng đồng đang
quản lý rừng không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo
vệ tốt.
- Rừng do cộng đồng quản lý đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một
phần nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm
sản ngoài gỗ..., góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng thu
nhập cho cộng đồng.
- Góp phần vào việc khôi phục truyền thống bản sắc văn hoá, phong tục tập
quán tốt đẹp của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và
hướng dẫn của các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực
hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục
truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng. [13] [15]
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Qua việc phân tích những kết quả ở trên có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công tác QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau: [11]
- QLBVR dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý chủ yếu dựa vào những
tổ chức và luật tục, lệ làng trong cộng đồng dân tộc đó. Nó rất cần thiết cho cả quản
lý tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân. Đặc biệt
có ý nghĩa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng thực thi
pháp luật chưa cao.
- QLBVR dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi lấy lợi ích cộng đồng làm mục
tiêu và lồng ghép được với mục tiêu của quốc gia và khu vực.
- Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng đồng,
giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản
lý rừng dựa vào cộng đồng.
- QLBVR dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức
quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách thể chế của
Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng quản lý của các hộ gia đình. [15]
13
1.4. Hướng nghiên cứu chính của đề tài
Một số đề tài nghiên cứu giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn,
bản đều đề xuất những giải pháp quản lý tài nguyên rừng mang tính định tính. Trên địa
bàn huyện Nguyên Bình hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về QLBVR dựa vào
cộng đồng. Cho nên, đề tài này chúng tôi tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực
trạng công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng,
mối quan tâm, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng
đồng đến công tác bảo vệ rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của
cộng đồng. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá để đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ
rừng dựa vào cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng
cao đời sống của người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản.
14
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Nguyên Bình
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 1050
40' kinh độ Đông, 220
30' đến
220
50' vĩ độ Bắc .
- Phía Đông giáp huyện Hoà An;
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể;
- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông.
Một số đặc điểm của vùng núi đá vôi là có nhiều hang động Karstơ, nên
nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã
vùng cao núi đá. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha, đã sử dụng vào các mục đích
phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo số liệu thống kê năm 2009 là 69.382,25
ha, chiếm 82,62% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất lâm nghiệp có: 63.552 ha chiếm
75,68% diện tích đất tự nhiên; đất nông nghiệp có: 5.830,25 ha chiếm 6,94%. [29]
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt
mạnh và cao từ 700m - 1.300m; thuộc vùng khí hậu Á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối
(tháng 12 và tháng 1, 2).
Nói chung địa hình huyện Nguyên Bình tương đối phức tạp, phần lớn là địa
hình núi cao và dốc bị chia cắt mạnh, diện tích đất bằng chiếm tỉ lệ nhỏ và phân tán,
tạo ra nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp
khác nhau, không tập chung. Vì vậy với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
15
2.1.3. Khí hậu
Nguyên Bình có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa
miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt
nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố
không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình
hàng năm là 1.600 – 1.700 mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương
muối, mưa đá xảy ra thường xuyên.
Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350
C, thấp nhất 00
C. Hàng năm có 3
tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340
C, tháng nóng
nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60
C, tháng lạnh nhất là tháng 1.
Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2.
2.1.4. Thuỷ văn
Huyện Nguyên Bình có địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối
phân bố không đồng đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và
các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.
2.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 84.101,20 ha, được chia thành các
loại đất chính như sau:
- Đất dốc bồi tụ có 1.752 ha Phân bố chủ yếu ở các bãi bằng phẳng, thích
hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nước và cây công nghiệp.
- Đất Feralit có 53.805 ha: Nhóm đất này chiếm ưu thế nhất, bao gồm hầu hết
ở vùng đồi núi. Đất có màu vàng đỏ, nâu đỏ chứa nhiều sắt và nhôm, có phản ứng
chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài
ngày như chè.
- Đất khác có 28.544,2 ha: Phân bố đều ở các xã trong huyện.
Tóm lại tài nguyên đất đai của huyện Nguyên Bình phù hợp với nhiều nhóm
cây trồng khác nhau, song hiện tại nhiều diện tích đất đang bị suy thoái do thảm
thực vật bị xâm hại nặng nề, khai thác khoáng sản bừa bãi và những tập quán canh
16
tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đưa các mô hình canh tác hợp lý trên đất dốc, quy hoạch lại việc khai
thác tài nguyên khoáng sản, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng đất có hiệu
quả và lâu dài hơn.
2.1.6. Tài nguyên nước
Nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nhân dân trong huyện được
lấy chủ yếu từ hai nguồn sau:
- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong vùng. Địa hình dốc, chia cắt và độ che phủ của thảm thực vật thấp
nên khả năng giữ nước rất hạn chế, do nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa
bàn nên nhiều khu vực cao thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, ở vùng thấp
thường xảy ra lũ cục bộ và ngập úng vào mùa mưa. Chất lượng nguồn nước mặt
không tốt, vì bị nhiễm hóa chất từ các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là
sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.
- Nước ngầm: Trên địa bàn huyện hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác
về trữ lượng nước ngầm, song qua điều tra khảo sát sơ bộ, nước ngầm tồn tại chủ
yếu ở hai dạng sau:
1. Nước ngầm Kaster: Hay còn gọi là nước cứng, thường ứ đọng trong các
hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước ngầm Kaster thường phân bố sâu,
không tạo dòng chảy, các mạch xuất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn,
không ổn định., cần phải sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.
2. Nước ngầm ở trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do đá bị phân hoá
mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá,
nhiều nguồn nước ngầm đã phát lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng giao động
mạnh theo mùa. trong và không mùi, tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ
nước hạn chế có khi lại ở tầng sâu.
2.1.7 Tài nguyên rừng
Những năm qua công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được chính quyền và
nhân dân chú trọng, nhiều khu rừng phòng hộ và khu rừng đặc dụng Phia Oắc –
17
Phia Đén thuộc các xã Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Tĩnh Túc vẫn là
rừng nguyên sinh. Hiện tại huyện Nguyên Bình có 63.552 ha đất lâm nghiệp vào
năm 2011, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 56.252,2 ha, chiếm 66,88%
diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên là 40.313,89 ha, rừng trồng có
1.195,63 ha. Rừng Nguyên Bình có một số loài động vật hoang dã quý như: Gà lôi,
Hươu, Nai, thực vật như: Nghiến, Lát, Thông tre, Thông đỏ... là tiền đề để xây dựng
rừng phòng hộ, rừng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Nhiều dự án đã được thực hiện
như: chương trình 661, chương trình 327, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng
phương thức nông lâm kết hợp, đã đạt được những kết quả đáng kể. Song các hiện
tượng khai thác rừng, khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra, gây nên những
ảnh hưởng không tốt tới tài nguyên rừng.
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng phân theo chức năng
Loại rừng
Diện tích
(ha)
Phân theo chức năng
Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng Phòng
hộ
Rừng tự nhiên 40.313,89 3.580,34 4.363,38 32.370,17
Rừng trồng 1.195,63 297,50 898,13
Tổng 41.509,52 3.580,34 4.660,88 33.268,30
2.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều khoáng sản quý đã và đang được
khai thác như quặng thiếc, quặng sắt, vàng…. Trong đó dải quặng sắt kéo dài từ thị
trấn Nguyên Bình đến thị trấn Tĩnh Túc, có trữ lượng đủ để phát triển ngành luyện
kim. Tuy nhiên, trữ lượng của một số loại đã bị suy giảm đáng kể đặc biệt là mỏ
thiếc ở Tĩnh Túc đã được khai thác trên 50 năm. Hiện nay, trữ lượng các mỏ Thiếc,
Vonfram không còn nhiều, ước tính khoảng 20.000 tấn, hàng năm có thể khai thác
phục vụ xuất khẩu khoảng 300 tấn. Ngoài ra, còn có các điểm khai thác vật liệu xây
dựng như đá, cát xỏi làm vật liệu xây dựng cho địa phương và cung cấp cho các
vùng lân cận.
18
2.1.9. Tài nguyên nhân văn
Mỗi dân tộc có một nét đặc trưng riêng trong đời sống, văn hoá và phong tục
tập quán. Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao,..., đây là điều kiện để hình thành nên nền
văn hoá phong phú đa dạng trên địa bàn huyện.
Đi qua nhiều những biến cố của lịch sử, đến nay huyện vẫn giữ được những
di tích lịch sử có giá trị như: hang Kéo Quảng ở xã Minh Tâm, Khu rừng Trần
Hưng Đạo ở xã Tam Kim đây là khu rừng đã ghi dấu ấn truyền thống trong lịch sử
dân tộc, đó là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm 34
chiến sỹ - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944, đây là khu di
tích lịch sử đã được sếp hạng cấp quốc gia). Đền Ông Búa thị trấn Tĩnh Túc và có
triển vọng phát triển du lịch sinh thái tầm quốc gia khu rừng đặc dụng Phja Đén -
Phja Oắc ở các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Tĩnh Túc.
Trong những năm xây dựng và phát triển đất nước, trong thời kì đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện, toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân huyện Nguyên Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí
tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được những thành tựu quan trọng
về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Trên chặng đường phát triển tiếp theo vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức
nhưng, với truyền thống quật cường, sáng tạo, phát huy nộ lực và những lợi thế sẵn
có, trước những cơ hội mới Nguyên Bình sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển.
2.1.10. Thực trạng môi trường
Cảnh quan môi trường ở Nguyên Bình rất đa dạng, môi trường không khí
trong lành, nhưng nguồn nước lại bị ảnh hưởng của ô nhiễm do khai thác khoáng
sản, sinh hoạt của con người. Trên thực tế độ che phủ của rừng chiếm tỉ lệ trung
bình, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, độ phì của đất giảm, các hiện tượng sạt lở xuất
19
hiện tác động xấu đến sản xuất, đời sống và cảnh quan môi trường ở một số nơi
trong huyện.
Để khắc phục tình trạnh này trong những năm tới, song song với việc khai
thác các nguồn lợi một cách hiệu quả, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, thì việc bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nhiên nhiên,
bảo vệ môi trường sinh thái cần được chú ý nhiều hơn nữa.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 9,6% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng giảm dần, tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp đạt 62 % năm
2010 xuống còn 61% năm 2011; tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng tăng từ 6% lên 7,5%; tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng từ 29,5 % lên 31,5%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 5,45 triệu đồng, tăng 0,3 triệu đồng so
với năm 2010.
Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chủ yếu của năm 2011 so với năm 2010
cụ thể là:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 15%/ năm;
- Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tăng: 6%;
- Giá trị ngành thương nghiệp dịch vụ tăng: 17%;
- Tổng sản lượng lương thực: 16.500 tấn;
- Giá trị sản xuất nông nghiệp/Ha: 17,5 triệu đồng
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 10,760 tỷ đồng;
- Chăn nuôi phấn đấu tăng thêm: Đàn trâu 3%; đàn bò 4%; đàn lợn 5,5%;
đàn gia cầm 8%;
- Lương thực bình quân đầu người/ năm: 390kg;
- Số Hợp tác xã (HTX) mới thành lập: tăng thêm 01 HTX. [29]
2.2.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế
2.2.2.1. Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ Đông Xuân đạt
7.872,74 tấn, đạt 102,11% kế hoạch (KH) tỉnh giao, 100,19% KH huyện phấn đấu,
20
115,95% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm
ước đạt 16.555,50 tấn/15.651,73 tấn, đạt 101,52% so với KH tỉnh giao, đạt 105,77%
so với cùng kỳ năm 2010.
- Thực hiện các chương trình dự án: Thực hiện Mô hình cánh đồng điểm
có thu nhập 30-50 triệu/ ha tại một số xã, thị trấn, kết quả thu nhập bình quân đạt:
Ngô ruộng 33,8 triệu đồng/ ha; thuốc là 56 triệu đồng/ha; lúa xuân 42 triệu
đồng/ha; hiện nay tiếp tục chỉ đạo bà con chăm sóc cây Dong giềng, ngô vụ hè thu
tại các xã, thị trấn thực hiện mô hình. Mô hình Ngô lai, đỗ xanh đang giai đoạn 3 - 4
lá, cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Chăn nuôi: Chỉ đạo thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm kỳ 01/10, kết quả:
Trâu 9.676 con bằng 89,10% KH (giảm 1.184 con); bò 12.114 con, bằng 88,75%
KH (giảm 1.530 con); lợn 32.688 con, bằng 99,45% KH (giảm 182 con); gia cầm
99.272 con, bằng 86,32% KH (giảm 15.728 con). Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng
đợt rét đậm rét hại, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng,...
2.2.2.2. Ngành lâm nghiệp
Công tác chăm sóc bảo vệ rừng: Khoanh nuôi tái sinh 823,5 ha; chăm sóc
rừng trồng 117,73 ha; bảo vệ 2.052,2 ha.
- Trồng rừng kinh tế
Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quang Minh đã thiết kế, lập dự án
đầu tư trồng cây Keo lai làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột giấy tại Xã Bắc
Hợp, Lang Môn. Công ty Cổ phần giống cây trồng Cao Bằng đã khảo sát, thiết kế
rừng để trồng cây Mây nếp ở dưới tán rừng tại xã Lang Môn và Thịnh Vượng.
* Dự án 5 triệu ha rừng triển khai tại các xã: (Hoa Thám, Thịnh vượng, Tam
Kim, Thành Công, Quang Thành, Hưng Đạo) đã trồng cây Thông, Sa Mộc đến nay
trồng được 96,1 ha.
- Trúc sào: Tổng diện tích trúc sào toàn huyện tính đến năm 2010 là
1.453,67 ha/1.600 ha, so với kế hoạch đạt 90,8 %. Nguyên nhân chưa đạt do từ năm
2007 trở về trước công ty Trúc tre xuất khẩu Cao Bằng làm chủ đầu tư, đến năm
21
2008 giao chủ đầu tư về huyện, nhưng hàng năm không được giao chỉ tiêu vốn để
thực hiện dự án.
2.2.2.3. Ngành công nghiệp – xây dựng
Trên địa bàn huyện hiện có 10 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
hoạt động trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, cơ khí và
xây dựng dân dụng.
Sản phẩm công nghiệp chưa được đổi mới, quy mô sản lượng của các sản
phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
địa phương.
2.2.2.4. Ngành thương mại - dịch vụ
Trong thời gian qua với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường
đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập giao lưu trao đổi
hàng hoá, mạng lưới chợ nông thôn ở các xã, trung tâm cụm xã ngày một phát triển,
phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị
trường tiêu thụ các sản phẩm nông – lâm nghiệp.
Một số hoạt động về tài chính, tiền tệ đã tích cực khai thác các nguồn thu,
đảm bảo cân đối ngân sách, tập trung đầu tư cho các nhu cầu thiết yếu và các công
trình trọng điểm.
Tuy nhiên hình thức tổ chức khai thác các loại hình thương mại - dịch vụ trên
địa bàn huyện chưa thật phong phú, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức vì
vậy trong quá trình khai thác hiệu quả đạt được chưa cao.
2.2.3. Dân số và lao động
2.2.3.1. Dân số
Huyện Nguyên Bình có 18 xã, 02 thị trấn với tổng số 184 xóm. Quy mô làng
xóm phụ thuộc vào phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vì vậy mật độ dân cư giữa
các bản không đồng đều. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số toàn huyện có:
39.519 người, trong đó dân tộc: Tày, Nùng chiếm 36%; Dao, H’Mông chiếm 58%;
Kinh, Hoa chiếm 5%; các dân tộc khác chiếm 1%. Mật độ dân số bình quân toàn
huyện là 47,06 người/km2
. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện
22
trong đó: Nơi có mật độ cao nhất là thị trấn Nguyên Bình 206,91 người/km2
; khu
công nghiệp thị trấn Tĩnh Túc 135,61 người/km2
, thấp nhất là xã Thịnh Vượng
15,51 người/km2
. Dân tộc Dao, H’Mông sống rải rác chủ yếu ở những vùng thung
lũng, vùng núi cao hẻo lánh. Một số bộ phận dân tộc này vẫn còn giữ nguyên tập
quán định canh định cư. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng phần lớn sống ở những thung
lũng tương đối bằng và có nhiều ruộng nước, nơi gần những con sông, nguồn nước,
điều kiện canh tác thuận lợi hơn nên tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với vùng núi cao.
2.2.3.2. Lao động - việc làm
Theo thống kê năm 2009, số người trong độ tuổi lao động ngành nông
nghiệp là: 15.751 người chiếm 39,86 % tổng dân số và chiếm 84,01 % tổng số lao
động trong các ngành kinh tế; bình quân đất nông nghiệp/lao động chỉ đạt khoảng
3.701,5 m2
tính ra 2,7 lao động/1 ha đất nông nghiệp
Như vậy dân số của huyện Nguyên Bình là dân số trẻ, nguồn lao động dồi
dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vục nông
thôn. Chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động đã qua đào tạo chiếm 1%
tổng số lao động, số lao động còn lại vẫn chưa được đào tạo chiếm đại đa số.
2.2.3.3. Thu nhập và mức sống
Hiện nay thu nhập và mức sống của nhân dân còn ở mức thấp, bình quân đạt
5,45 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới còn khá cao, chiếm
khoảng 27%.
Mức sống và thu nhập hiện nay của huyện được phân thành hai vùng rõ rệt.
Vùng dọc quốc lộ 34 ở hai thị trấn Nguyên Bình, Tĩnh Túc do có tài nguyên đất đai,
khoáng sản và giao thông thuận lợi hơn so với các vùng khác nên kinh tế phát triển
mạnh, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập từ 10
triệu/người/năm trở lên. Trong khi đó ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi cao
chưa thoát khỏi tình trạng thiếu đói, nghèo cục bộ.
23
2.2.4. Văn hoá – xã hội
2.2.4.1. Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo của huyện Nguyên Bình đã có bước phát triển
nhanh, cơ sở trường lớp luôn được củng cố. Năm 2002 toàn huyện có 3 trường
Trung học phổ thông (Trường Tĩnh Túc, Nguyên Bình và trường liên cấp II+III Nà
Bao), 8 trường trung học cơ sở, 20 trường tiểu học và Tiểu học cơ sở, 7 trường mầm
non, tổng số có 225 phòng học, với tổng số giáo viên các cấp là 192 người. Trang
thiết bị cũng được đầu tư bổ xung hàng năm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo
viên, học tập của học sinh đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được chặt
chẽ, vẫn còn trẻ em đến tuổi đi học không đến trường học. Việc đào tạo ngành nghề
chưa được quan tâm, cho nên công tác giáo dục đào tạo của huyện còn có những
khó khăn nhất định như: số lượng giáo viên thiếu, cơ sở, trang thiết bị, đồ dùng
giảng dạy tuy đã có sự đầu tư song vẫn còn hạn chế, nhiều phân trường ở trong các
thung lũng, vùng sâu vùng xa vẫn còn tạm bợ và đang xuống cấp chưa đáp ứng
được yêu cầu của ngành... Xã hội hoá công tác giáo dục còn chưa sâu, rộng..
2.2.4.2. Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế có nhiều tiến bộ, cơ
sở vật chất và trang thiết bị y tế từng bước được hoàn thiện. Tính đến nay trên địa
bàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm với 60 giường bệnh, 19 trạm y tế xã, thị trấn
với quy mô bình quân 5 giường bệnh/trạm 1 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.
Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt
công tác phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm nên không
có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng
cao, các chương trình y tế như chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em luôn được quan
tâm. Đặc biệt số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin đúng theo
quy định. Công tác kiểm tra, quản lý hành nghề y dược tư nhân thường xuyên củng
cố.
24
Tuy nhiên cũng còn một số mặt tồn tại như cơ sở vật chất trang thiết bị chưa
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; một số nhà Trạm, cơ sở vật
chất trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đồng bộ và đang trong tình trạng xuống cấp,
hư hỏng không đảm bảo cho việc tiếp nhận bệnh nhân; biên chế cán bộ còn thiếu (cả
bệnh viện huyện và các trạm y tế xã); trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là Bác sỹ chuyên khoa; khả năng nhận thức của
người dân về chăm sóc sức khoả ban đầu còn hạn chế đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.
2.2.5. Cơ sở hạ tầng
2.2.5.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông Nguyên Bình có đường Quốc lộ 34 đi qua nhiều địa
phận xã, dân cư và qua trung tâm thị trấn huyện. Đây là trục đường quan trọng nối
các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh quốc phòng của 3 huyện Nguyên
Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang.
Đoạn đi qua huyện với tổng chiều dài là 49 km.
- Đường tỉnh lộ: Gồm có các đường 202 từ Nguyên Bình đi Tam Kim, Hoa
Thám; đường tỉnh lộ 212 đi qua địa phận xã Thành Công, ra Ba Bể nối với Quốc lộ
3. Đây cũng là tiềm năng có vị trí giao lưu hàng hoá thuận lợi và quan trọng cho
phát triển kinh tế hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài Huyện.
- Đường liên xã: Bao gồm các tuyến đường nối mạng lưới giao thông của
huyện tới các trụ sở trung tâm xã và liên xã, có tổng chiều dài 177 km, chủ yếu là
đường đất có nền đường rộng từ 4 – 6 m, chất lượng đường rất thấp đi lại khó khăn,
đặc biệt vào mùa mưa.
- Giao thông nông thôn: đường cấp phối có 9.164 m đường (thuộc nguồn vốn
chương trình 135) và làm cầu dân sinh được 41m (nguồn vốn chương trình 135, vốn
vay ưu đãi).
2.2.5.2. Thuỷ lợi
Các công trình thuỷ lợi gồm: Hệ thống đập xây ở các xã (Hoa Thám, Minh
Tâm), trên 10 km kênh mương, đáp ứng nhu cầu tưới nước cho 935 ha lúa 2 vụ và
231 ha ruộng 1 vụ, ngoài ra còn tưới ẩm cho một diện tích đáng kể cây công nghiệp,
25
cây ăn quả, cấp nước cho thuỷ điện kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, và phục vụ cho
sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân.
Tuy vậy, phần lớn các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện vẫn là tạm thời,
chưa được xây dựng đồng bộ, quy mô nhỏ, chưa được kiên cố hoá nên hầu hết đã
xuống cấp, trong mùa khô khả năng giữ nước là rất khó khăn, chưa đáp ứng được
nhu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp....
2.2.5.3. Hệ thống điện
Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia trạm 110/35 KV
và một số trạm biến áp nhỏ cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
thông qua lưới điện 35 KV, 10KV.
Lưới điện quốc gia đã đến 20/20 xã, thị trấn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được sử
dụng lưới điện quốc gia chưa nhiều, vì một số hộ gia đình vẫn còn ở trên những
triền núi cao, một phần do hệ thống đường dây 0,4 KV và hệ thống trạm biến áp
chưa được đầu tư nhiều.
2.2.5.4. Bưu chính viễn thông.
Trên địa bàn huyện có 1 bưu điện và 1 bưu cục được xây dựng ở: Thị trấn
Nguyên Bình và thị trấn Tĩnh Túc đã được phủ sóng điện thoại di động trên toàn
huyện và 100% các xã đã có điện thoại đến được trung tâm.
Công tác truyền thanh, truyền hình đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng
mới, đến nay đã có 20/20 xã đã được phủ sóng truyền hình.
Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thong đi lại khó khăn, nên chất lượng
phục vụ của các dịch vụ bưu chính viễn thông không được tốt, đặc biệt là các xã
vùng sâu, vùng xa.
26
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả QLBVR của cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
góp phần giúp địa phương có những luận cứ khoa học cũng như thực tiễn, để bảo vệ
tài nguyên rừng có hiệu quả và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư huyện
Nguyên Bình.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng QLBVR của cộng đồng thôn, bản và mối
quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn. Khả năng hợp tác về QLBVR
dựa vào đồng của các bên liên quan ở địa bàn huyện Nguyên Bình.
- Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình.
3.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục,
tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác QLBVR.
- Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tác
QLBVR của huyện.
- Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản, phân tích mối
quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò của các bên liên quan đến QLBVR dựa vào
cộng đồng.
- Phân tích mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan để thực hiện
QLBVR dựa vào cộng đồng.
- Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng có hiệu quả ở huyện
Nguyên Bình.
27
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội liên quan đến QLBVR, tiềm năng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn,
bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của
các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Nguyên Bình.
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội có liên quan đến QLBVR; phân tích, đánh giá công tác QLBVR của huyện,
tiềm năng QLBVR của cộng đồng, mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu
thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên cơ sở đó,
đề xuất các giải pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng của địa phương dựa vào cộng
đồng dân cư thôn, bản.
Kết quả cuối cùng của luận văn là những giải pháp định hướng cho việc phát
huy nội lực của cộng đồng đối với việc thực hiện công tác QLBVR, hình thành môi
trường thuận lợi cho việc phát huy các hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng dân
cư thôn, bản ở huyện Nguyên Bình.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Nguyên Bình trong công tác QLBVR.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các đối tác liên quan đến QLBVR ở
huyện Nguyên Bình.
- Luật pháp và chính sách của Trung ương, địa phương và phong tục, tập
quán, kiến thức, thể chế bản địa có liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng.
- Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Nguyên Bình
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
- Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến công tác
quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
- Các tài liệu kế thừa gồm: Các văn bản chính sách, điều kiện cơ bản của
huyện Nguyên Bình, bản đồ hiện trạng...
28
- Các tài liệu này đảm bảo được yêu cầu: cập nhật, chính thống và độ chính
xác phù hợp với nghiên cứu đánh giá QLBVR dựa vào cộng đồng.
3.4.2. Các phương pháp điều tra, khảo sát.
Quan điểm xây dựng phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát đã được
xây dựng theo những quan điểm như sau:
Một là, vận dụng lý thuyết hệ thống trong xây dựng phương pháp:
- Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ
thống kinh tế - xã hội và tác động tới hệ thống tự nhiên.
+ Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ
thống kinh tế, bởi vì mức độ tác động của người dân địa phương gắn liền với các
hoạt động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản,
chăn thả gia súc…
+ Sự tác động của cộng đồng địa phương đến TNR là hoạt động xã hội vì các
hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội
như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách
nhiệm của cộng đồng, những thói quen trong sử dụng TNR…
- TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ
tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới TNR cũng dẫn đến sự
thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và
vận động theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy, để bảo tồn TNR, những tác động
của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất
lợi tới nó.
Hai là, dựa trên quan điểm sinh thái - nhân văn:
- Thực tế cho thấy, các hoạt động kinh tế xã hội trong cộng đồng hay trong
mỗi HGĐ đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối
quan hệ Kinh tế - Xã hội. Điều này chỉ ra rằng, các hoạt động trong cộng đồng chịu
sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong
cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải quan trọng trong thời điểm
khác hoặc trong cộng đồng khác.
29
- Mô hình sinh thái - nhân văn được Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các
hoạt động xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố
theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô
hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt
động của cá nhân và sự bền vững.
Hình 3.1: Tháp sinh thái-nhân văn trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của người
dân đến TNR
Ba là, quan điểm bảo tồn – phát triển:
- Quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và
những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính:
+ Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể
được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ
được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: “Cách tiếp cận các giải pháp thay thế
sinh kế”.
+ Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan
tâm đến việc bảo tồn được, vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa
được đáp ứng, thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ
tốt, để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: “Cách tiếp cận phát
triển kinh tế”.
+ Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc
30
quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi ích từ tài nguyên đó.
Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của
người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên
một cách hợp lý và bền vững: “Cách tiếp cận tham gia quy hoạch”.
Bốn là, tiếp cận có sự tham gia trong điều tra, khảo sát:
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể
cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan
trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR
với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể
hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra.
Trong điều tra khảo sát, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng,
trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức
tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập
thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin và
phân tích của chính người dân địa phương, nên thông tin có thể được sử dụng cho
nhiều nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng TNR, các giải pháp
3.4.3. Các phương pháp được sử dụng
1) Phương pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của
cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA): Phương pháp này
được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng về những hoạt động
của người dân đối với TNR như:
- Thái độ của cộng đồng đối với các nguồn TNR huyện Nguyên Bình
- Lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận. Đồng thời phân tích
nhận thức, thái độ của của người dân về TNR, trên cơ sở điều kiện thực tế của các
hộ gia đình. Bên cạnh đó sẽ đánh giá được nhận thức, thái độ trong việc phát triển
sinh kế gia đình với trách nhiệm bảo vệ rừng.
- Định hướng cho người dân tại cộng đồng tự phân tích, lập kế hoạch và thực
hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo tồn tài sản thiên nhiên của quốc gia.
31
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các thuận lợi, khó khăn, đồng thời đưa ra
các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng.
2) Phương pháp điều tra xã hội học truyền thống.
- Phương pháp điều tra bằng anketa (bảng hỏi): Trong phương pháp điều tra
xã hội học truyền thống này, Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi được sử dụng
như một công cụ đặc trưng nhất để thu thập thông tin. Bảng hỏi sẽ được thiết kế
theo mục tiêu công việc, theo từng nhóm đối tượng khác nhau.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là được triển khai trên cơ sở các câu hỏi đã được
định trước theo các chủ đề, ví dụ chủ đề về quản lý ở cấp huyện, cấp xã và cấp thôn
để tìm hiểu các cách nhìn nhận về trách nhiệm thể chế cũng như trách nhiệm cá
nhân, các cách thức quản lý, những vấn đề trở ngại, vấn đề sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, các thiết chế quản lý và bảo tồn và các chủ đề khác. Đối tượng phỏng vấn sẽ
là các cán bộ lãnh đạo địa phương, các nhà quản lý và đại diện dân sống trong vùng.
Hình thức phỏng vấn này sẽ giúp làm rõ hơn các thông tin cả định tính lẫn định
lượng.
- Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin đã xác
định trước từ nhóm đối tượng là lãnh đạo quản lý nhà nước tại địa phương nhằm thu
nhận được quan điểm của họ về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của tư vấn:
các mối đe dọa, mẫu thuẫn và thái độ liên quan đến TNR nguyên nhân, lý do dẫn
đến những mối đe dọa và mâu thẫn trên; Mức độ đạt được của việc bảo tồn rừng
trong thời gian qua.
- Thảo luận nhóm chuyên đề: Phương pháp thảo luận theo nhóm chuyên đề
được thực hiện dưới hình thức một người dẫn chương trình dẫn dắt một cuộc thảo
luận tự do giữa 1 nhóm đối tượng liên quan gồm chính quyền địa phương, các bên
tham gia quản lý trực tiếp TNR. Cần chú ý, để những thông tin phục vụ tốt cho công
việc nghiên cứu, người dẫn chương trình phải chuẩn bị những câu hỏi có định
hướng hoặc dẫn dắt thảo luận theo định hướng. Nội dung thảo luận phải được ghi
chép đầy đủ hoặc ghi âm để sử dụng sau này.
32
Ngoài ra công việc tư vấn sẽ thực hiện bằng cả phương pháp quan sát trực
quan tại địa phương: tiếp cận với điều kiện sống và mức sống của người dân trong
vùng, sinh kế hàng ngày của họ, thái độ của họ đối với TNR, hoạt động giao thương
của họ trên thị trường có liên quan đến tài nguyên rừng của huyện.
3.4.4. Các nguyên tắc thực hiện.
Những công việc được tiến hành mà người dân cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến
cuộc sống mưu sinh của họ là vấn đề nhạy cảm và không đơn giản. Để sản phẩm
của dịch vụ tư vấn đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng nội dung như yêu cầu và
thực hiện theo quan điểm, phương pháp luận trên thì quá trình nghiên cứu cần phải
tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
1) Quán triệt nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng để lấy cộng
đồng làm trung tâm giải quyết các vấn đề.
2) Trong thời gian khảo sát thực tế và phỏng vấn các nhóm đối tựợng phải
tính đến đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của các vùng khác nhau, các yếu tố tâm lý,
dân tộc để có phương pháp tiếp cận hợp lý; lồng ghép các ý tưởng về các hoạt động
tạo thu nhập hợp pháp cho người dân sống trong vùng đệm, giúp họ giảm sự phụ
thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng trong huyện.
3) Nghiên cứu kỹ những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong
tục, tập quán của người dân thuộc huyện; các văn bản luật pháp quốc tế và của Việt
Nam về bảo vệ và phát triển rừng.
4) Xây dựng một số hệ thống bảng câu hỏi mở, đảm bảo cung cấp đầy đủ các
thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
5) Làm việc theo nhóm, phỏng vấn sâu và linh hoạt là một hoạt động không
thể thiếu nhằm trao đổi và làm việc một cách chi tiết cụ thể để đánh giá về nhận
thức, thái độ giữa các cá nhân có liên quan, giữa các cấp ban ngành có liên quan và
tư vấn.
3.4.5. Phương pháp chọn mẫu, dung lượng mẫu và điều tra khảo sát.
3.4.5.1. Chọn mẫu
Quy mô của luận văn không thể tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của tất cả
các cá nhân có liên quan trong vùng dự án, do vậy việc lựa chọn mẫu điều tra, khảo
sát sẽ dựa trên những nguyên tắc nhất định của Xã hội học sao cho số mẫu được lựa
33
chọn là đủ đại diện cho các chủ thể có tác động đến dự án và đại diện toàn bộ số
đông; việc lấy ý kiến từ người dân sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tức là
những người được phỏng vấn được lựa chọn một cách bất kì trong số những người
dân sống tại vùng đệm của dự án, không có sự ưu tiên hay phân biệt đối với bất cứ
đối tượng nào.
3.4.5.2. Dung lượng mẫu
- Quá trình xác định dung lượng mẫu được áp dụng theo nguyên tắc là không
làm mất đi các đặc tính của mẫu, từ đó đảm bảo độ tin cậy của số liệu đại diện cho
số đông.
- Sau khi xác định số mẫu phỏng vấn xong sẽ được tính toán dựa trên những
nguyên tắc nhất định.
+ Dung lượng mẫu cấp xã: 3 xã/18 xã trong huyện, tỷ lệ rút mẫu là 17%
+ Dung lượng mẫu phỏng vấn người dân: Áp dụng công thức xác định dung
lượng mẫu không lặp lại:
n =
2
^
.
2
^
2
^
.
2
^
.
2
^
.
S
t
N
S
t
N


(3.1)
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu cần chọn
N: Số hộ của xã điều tra
t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả (95%)
: Sai số cho phép (cho trước =5%-10%)
S2
: Phương sai của tổng thể (cho trước S2
=0,25)
Kết quả xác định số hộ gia đình trong các xã cần điều tra phỏng vấn như sau:
Bảng 3.1: Kết quả tính số hộ gia đình cần được phỏng vấn
Xã Phan Thanh Ca Thành Mai Long
Tổng số hộ/xã 511 508 557
Số hộ phỏng vấn 30 30 30
34
3.4.5.3. Điều tra khảo sát
Để thực hiện tốt các yêu cầu của nghiên cứu, bên cạnh các thông tin thu thập
trong quá trình nghiên cứu tại bàn, việc khảo sát thực địa là không thể thiếu và có
vai trò rất quan trọng, để tiến hành khảo sát thực địa thông qua các phương pháp
dưới đây:
- Khảo sát khu vực nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan, rà
soát toàn bộ dữ liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ rừng và trên cơ sở ý kiến
đóng góp của các chủ rừng, đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm để thu
thập các thông tin cho quá trình thực hiện nghiên cứu. Phương pháp thực hiện là:
Quan sát, ghi chép và chụp ảnh hiện trường.
- Thảo luận nhóm:
+ Thực hiện các cuộc thảo luận nhóm ở 3 cấp:
* Cấp xã: 01 cuộc/xã (bao gồm các xã thuộc dự án) đã được tổ chức với sự
tham gia của lãnh đạo xã, đại diện hội nông dân, phụ nữ và cán bộ, kiểm lâm và
công an phụ trách địa bàn.
+ Hình thức tiến hành: Các cuộc thảo luận nhóm sử dụng hình thức phỏng
vấn bán cấu trúc, không sử dụng các bảng hỏi có sẵn, sử dụng các câu hỏi và hướng
thảo luận mở.
- Phỏng vấn sâu:
+ Nhóm cán bộ cấp cơ sở (5 cuộc phỏng vấn sâu/xã) được tiến hành tại cấp
xã gồm có: Đại diện UBND xã, đại diện hội phụ nữ, hội nông dân, kiểm lâm và
công an phụ trách địa bàn.
+ Nhóm người dân: bình quân 10 phiếu hỏi/xã, Nhóm tư vấn sẽ phỏng vấn
một cách ngẫu nhiên những người dân trong vùng dự án để tiến hành phỏng vấn
sâu.
+ Nhóm các chủ rừng thuộc tổ chức: số lượng phiếu hỏi phụ thuộc vào số
lượng các chủ rừng là tổ chức và khu vực tư nhân có trên địa bàn.
Đối với nhóm cán bộ cấp cơ sở, nhóm người dân và nhóm khu vực và khu
vực tư nhân sẽ sử dụng bảng hỏi có sẵn trong đó có các câu hỏi mở.
35
- Hội thảo: 01 cuộc hội thảo sẽ được tổ chức để trình bày và xác nhận những phát
hiện, nhận định liên quan, thành phần tham gia là đại diện các đơn vị có liên quan.
3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
- Các thông tin định lượng sẽ được mã hoá và được xử lý thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel, N-vivo (định tính), Mapinfo 7.5.
- Đánh giá sự nhận thức, thái độ và mọi tác động đến TNR:
+ Áp dụng phương pháp cho điểm tuyệt đối, tương đối (định lượng) kết hợp
với mô tả (định tính)
Điểm tuyệt đối Điểm tương đối
Tốt : 8-10 điểm
Khá : 6 – 8
Trung bình : 5- 6
Kém : 4 - 5
Rất kém : < 4
Tốt : 80-100
Khá : 60 - 80
Trung bình : 50 - 60
Kém : 40 - 50
Rất kém : < 40
+ Sử dụng các công cụ:
* Sơ đồ Mạng cho thấy mỗi chủ thể có thái độ và ảnh hưởng khác nhau;
* Sơ đồ Veen để thấy được mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia bảo tồn
khu rừng đặc dụng.
* Phân tích hồi quy để thăm dò các mối liên hệ giữa tổng thu nhập với thu
nhập từ rừng, để chọn ra dạng phương trình hồi quy phù hợp.
Hàm sản xuất về cơ bản có dạng:
Áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ.
Hàm sản xuất về cơ bản có dạng:
Y = a. X1
β1
. X2
β2
... Xn
βn
.e(D)
(3.2)
Trong đó: Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện tổng thu nhập.
X1, X2, ...Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồn thu nhập.
β 1, β2... βn là hệ số của biến số.
a: hằng số.
D: yếu tố định tính (nhận giá trị từ 0 đến 1).
: hệ số của D.
36
Có thể biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự
nhiên cả hai vế:
LnY = a0+ β1LnX1 + β2LnX2 +… + βnLnXn + D (3.3)
LnY là hàm tuyến tính với các tham số β.
Các hệ số β1, β2,... βn thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng
Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β1%.
Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β2%.
Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi βn%.
- Thảo luận nhóm, phân tích SWOT, 5 Whys: Phương pháp này được thực hiện
để phân tích số liệu, tài liệu sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo
luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn.
37
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLBVR của huyện Nguyên Bình.
4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- Tiềm năng đất đai của huyện Nguyên Bình dành cho phát triển lâm nghiệp
còn nhiều và phong phú, diện tích đất tự nhiên 84.101,20 ha, trong đó diện tích rừng
và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 63.552,00 ha chiếm 75,56% diện tích
tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư để trồng rừng phòng hộ
và rừng sản xuất, kết hợp giữa quản lý bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn và khoanh
nuôi tái sinh.
- Diện tích rừng tự nhiên của huyện Nguyên Bình với 40.313,9 ha, phân bố
đồng đều ở 18 xã và 2 thị trấn, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về các loài
động, thực vật quý, hiếm như Nghiến, Thông đỏ, Dổi, Lợn rừng, Hươu, Nai. Đặc
biệt trên địa bàn huyện có Khu rừng đặc dụng Phia Đén – Phia Oắc là khu vực rừng
có tính đa dạng sinh học.
- Đất đai và khí hậu của huyện rất thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và
phát triển, thích ứng với nhiều loài cây trồng như Thông mã vĩ, Thông nhựa, và trúc
sào và một số cây trồng bản địa như cây dược liệu, tạo đà cho sự sinh trưởng và
phát triển của rừng trên địa bàn.
* Khó khăn
- Địa hình với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên
cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.
- Vùng rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quý, hiếm của Nguyên Bình
đều phân bố xa khu dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, nên rất khó cho các
hoạt động phát tuần tra kiểm soát, do đó nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép
vẫn thường xuyên sảy ra, làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm.
38
- Đặc biệt ở khu vực rừng xã Mai Long huyện Nguyên Bình giáp ranh với
huyện Pắc Nặm của tỉnh Bắc Kạn có trữ lượng gỗ còn tương đối lớn, chủ yếu là loài
gỗ Nghiến nhóm IIa nên khu vực này được các lâm tặc quan tâm tới, vì vậy công tác
quản lý bảo vệ rừng trở nên rất khó khăn.
4.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội
* Thuận lợi
- Trong những năm qua, Huyện Nguyên Bình đã nhận được sự quan tâm, hỗ
trợ về phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh
viện, trạm y tế, công trình phúc lợi, công trình văn hóa công cộng được nâng cấp,
các chương trình dự án của tỉnh, của trung ương như: 134, 135, dự án giảm nghèo
đã được triển khai và thực hiện tốt đem lại hiệu quả thiết thực nên đời sống của
đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt,
do đó đã hạn chế phần nào việc xâm hại đến tài nguyên rừng.
- Trên địa bàn còn có các dự án về phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự
án 52, dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ (trúc sào), khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ
rừng từ vốn sự nghiệp Kiểm lâm, nên công tác QLBVR được quan tâm thực hiện.
- Nhà nước ban hành những văn bản quy định trách nhiệm về quản lý bảo vệ
rừng của UBND các cấp, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy, công tác QLBVR
trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.
- Cơ quan chức năng triển khai các hoạt động tuyên truyền các văn bản pháp
luật, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng đối với nhiều đối tượng trong cộng
đồng, nên ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ
chức, cá nhân tham gia QLBVR, tố giác các hành vi vi phạm về công tác QLBVR
cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
* Khó khăn
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là người
dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn dỗi trong dân còn nhiều, nên đã vào
39
rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bắn, bẫy động vật rừng, họ làm như vậy để
tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
- Ý thức chấp hành pháp luật về QLBVR đã có nhiều chuyển biến tích cực,
tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nghiêm túc chấp hành,
chưa gương mẫu, còn cố tình vi phạm.
- Phong tục làm nhà sàn của đồng bào dân tộc Dao vẫn còn, nhu cầu sử dụng
lâm sản của người dân và thị trường ngày càng cao, đây cũng là nguyên nhân rừng
bị chặt phá, khai thác trái phép.
- Mật độ dân số phân bố không đồng đều, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp
với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chủ yếu tập trung ở các vùng
sâu, vùng xa gần rừng và trong rừng. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc
phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, QLBVR và PCCCR.
4.1.2 Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng liên quan
đến công tác QLBVR
Theo Bách khoa toàn thư mở, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống
của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp,
được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng
cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã
hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Tập quán là những thói quen hình thành từ lâu đã thành nếp trong đời sống
xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm
theo.
Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hương ước của cộng
đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng thể hiện ý chí, nguyện
vọng của cộng đồng hoặc người có uy tín trong cộng đồng, nó được các người dân
trong cộng đồng chấp thuận xây dựng nên và thực hiện nghiêm túc. [35]
Theo Fisher (1973), thể chế bản địa là tổng hợp những qui định và ứng xử
tồn tại qua thời gian, nhằm phục vụ các mục tiêu của tập thể.
40
Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trưng tồn tại trong một
điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó.
Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống,
trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương .
Qua quá trình nghiên cứu ở xóm Nộc Soa, xã Ca Thành với 100% cộng đồng
dân tộc Mông, Dao, xóm Bình Đường, xã Phan Thanh với 100% cộng đồng gồm
dân tộc, Mông, Dao cho thấy rằng, quá trình lao động, sản xuất đã được lưu truyền
qua nhiều thế hệ, nhưng vẫn giữ được bản sắc và đã hình thành một kho tàng phong
tục, tập quán, kiến thức bản địa nói chung, về quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên rừng nói riêng. Các phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa được
duy trì, phát huy kiến thức truyền thống của thế hệ trước và có cải tiến để áp dụng
vào cuộc sống, lao động, sản xuất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
4.1.2.1. Canh tác nương rẫy
Sản xuất lương thực từ nương rẫy và làm lúa nước trên các ruộng bậc thang ở
huyện Nguyên Bình là 2 phương thức canh tác chủ yếu. Đối với cộng đồng dân tộc
Mông, Dao thì bao gồm cả canh tác nương rẫy và làm lúa nước ruộng bậc thang 1 vụ.
Qua điều tra ở cộng đồng 2 dân tộc trên, sản lượng lương thực thu được từ sản xuất
nương rẫy đáp ứng từ 60 – 80% nhu cầu lương thực trong cuộc sống hàng ngày của
họ. Thời gian phát nương tập trung diễn ra từ tháng 1- 4, sau khi phát xong thực bì
được để khô và giải khắp nương. Khi đốt
thực bì để sản xuất nương rẫy một số người
dân có ý thức PCCCR như đốt ngược chiều
gió, đốt từ trên cao xuống, một số hộ đã tạo
băng phân cách để đề phòng khả năng lửa
cháy lan vào rừng, theo phương pháp đốt
này thì khả năng trừ cỏ dại cao, lượng tro
được tạo ra sau khi đốt được rải đều trên
mặt đất sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho
cây trồng tăng năng suất.
Hình 4.1: Người Dao phát đốt rừng
làm nương rẫy
41
4.1.2.2. Khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cuộc sống
Qua điều tra khảo sát tại địa điểm nghiên cứu. Đối với người Dao thì nhu cầu
sử dụng củi đun để sưởi ấm là rất lớn, trung bình mỗi ngày họ đốt khoảng 0,2 – 0,3
ste củi để nấu nướng, sưởi ấm và tất cả các vật liệu để làm hàng rào, mái nhà đều
làm bằng gỗ. Còn đối với người Mông tuy họ cũng sử dụng gỗ và các sản phẩm từ
rừng nhưng tỷ lệ sử dụng ít hơn người Dao. Tuy vậy các hoạt động trên cũng tác
động lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
4.1.2.3. Săn, bắn, bẫy động vật rừng
Săn, bắn, bẫy động vật rừng của các cộng đồng dân tộc ở đây, đặc biệt là cộng
đồng dân tộc Mông, Dao mang tính thói quen và tập quán. Hoạt động này cũng đã
được hạn chế nhiều từ khi thực hiện Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Thủ tướng
Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Chỉ thị số 08/CT-UBND
ngày 29 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc mở đợt tổng kiểm tra,
thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và phát động toàn dân tự giác giao nộp, tố giác các trường
hợp tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Phan Thanh, xã Ca Thành, xã Mai Long và cán
bộ Hạt Kiểm lâm thì một số người dân vẫn còn giấu súng săn trong nhà, chưa đem
nộp cho cơ quan chức nằng, chính vì vậy tình trạng săn bắn động vật rừng hoang dã
vẫn còn diễn ra.
4.1.2.4. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước
Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số người dân đều có ý thức chấp hành, tôn
trọng Pháp luật của Nhà nước, các quy chế, luật lệ của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy
sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ và phát triển
rừng, đồng thời đây cũng là nhân tố thuận lợi để việc xây dựng và phát triển những
quy ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng được xát sao gần gũi với cuộc
sống thực tiễn của cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân chấp hành chưa
nghiêm Pháp luật của Nhà nước, những điều quy định trong qui ước về quản lý bảo
vệ và phát triển rừng. Vì thực tế cho thấy đời sống của họ cón nhiều khó khăn, trình
42
độ nhận thức lại thấp. Mặt khác, để tình trạng này sảy ra là do còn tình trạng thực
hiện không nghiêm luật bảo vệ và phát triển rừng của một số cán bộ thừa hành pháp
luật ở địa phương. [31]
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt là Luật bảo vệ và phát
triển rừng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi cán bộ Kiểm
lâm địa bàn. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển
rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Đây là một trong những phương pháp
QLBVR tận gốc, mà hiện nay các cấp, các ngành đang trú trọng quan tâm. Tuỳ từng
điều kiện của từng cơ sở, các bản đã xây dựng được quy ước, hương ước của bản
mình, phù hợp với phong tục tập quán của từng thôn, bản và chính sách, pháp luật
Nhà nước quy định. Mặc dù kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, song họ sẵn
sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ
dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, luật lệ của cộng
đồng đề ra.
4.1.2.5. Chăn thả gia súc trong rừng
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, thì tổng số đàn gia súc của huyện
Nguyên Bình có khoảng 54.478 con, tròng đó: đàn Trâu, Bò 21.790 con, Lợn
32.688 con. Với số lượng như vậy cũng không phải là ít mà đa số người dân trên địa
bàn huyện Nguyên Bình có thói quen thả dông Trâu, Bò trong rừng, hiện nay trên
địa bàn huyện phát triển nhiều mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, họ khoanh
vùng để chăn thả. Tuy nhiên, diện tích rừng vẫn bị Trâu, Bò phá hoại.
Tóm lại: phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của mỗi cộng
đồng dân tộc rất đa dạng, phong phú đối với việc QLBVR, nó có tác dụng tích cực
cũng như tiêu cực đến tài nguyên rừng trên địa bàn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
phát huy những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa có tính tích cực
đối với việc QLBVR, đồng thời hạn chế những tiêu cực của nó trong công tác
QLBVR, việc thay đổi phong tục tập quán làm nhà sàn hoặc nhà bằng gỗ là rất khó,
tuy nhiên cần vận động và thuyết phục hạn chế sử dụng sản phẩm gỗ sang sản phẩm
phi gỗ để làm nhà, chuồng trại gia súc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
43
thâm canh tăng vụ, hạn chế việc đốt, phát rừng làm nương rẫy trái phép, kết hợp với
việc tuyên truyền, thuyết phục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật.
4.2. Thực trạng QLBVR ở huyện Nguyên Bình
4.2.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR
Sơ đồ về tổ chức lực lượng về QLBVR trên địa bàn huyện như sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp →
Quan hệ hỗ trợ ↔
Hình 4.2: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện
* UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND
cấp tỉnh về việc QLBVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện [36]; Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức
mạng lưới QLBVR và huy động mọi lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi
huỷ hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, phòng trừ sinh vật hại rừng; Ban hành
các văn bản để chỉ đạo việc thực hiện công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý BVR, tổ chức theo dõi diễn biến tài
Hạt Kiểm lâm
Thường trực
BCH
Chủ rừng UBND xã
Ban chỉ huy
BVR
Tổ, đội BVR
Tổ, đội quần
chúng BVR
Kiểm lâm
địa bàn
UBND huyện
Ban chỉ huy
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình   tỉnh cao bằng

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...CIFOR-ICRAF
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...nataliej4
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngtungtung95
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anNguyễn Thị Chi
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 

Mais procurados (20)

Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOTĐề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAYLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
 
Đề tài: Di tích đền- đình Kim Liên quận Đống Đa, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích đền- đình Kim Liên quận Đống Đa, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Di tích đền- đình Kim Liên quận Đống Đa, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích đền- đình Kim Liên quận Đống Đa, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 

Semelhante a Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docLuân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptx
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptxMỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptx
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptxPhương Uyên Chung
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamGiao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamSPERI
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...Man_Ebook
 
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Semelhante a Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình tỉnh cao bằng (20)

đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
 
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAYQuyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
 
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đLuận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
 
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docxLuận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
 
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docLuân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
 
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptx
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptxMỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptx
MỤC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP.pptx
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon TumLuận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...
Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quản Lý Rừng Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, T...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
 
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt NamGiao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
Giao thoa luật tục trong quản lý đất rừng tại Lào Cai, Việt Nam
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÙNG THÀNH LÊ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÙNG THÀNH LÊ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ NHÂM Hà Nội, 2012
  • 3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên toàn cầu, vì nó không chỉ cung cấp những giá trị lâm sản thông thường cho con người mà còn cho hành tinh của chúng ta. Như vậy, rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tuy nhiên, trong thời gian qua, con người đã gây ra những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng, làm cho diện tích, chất lượng rừng suy giảm một cách đáng kể. Trước thực trạng đó, ngành lâm nghiệp nước ta chuyển từ Lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, từ đó đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới, đặc biệt là sự hình thành đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận mới về quản lý tài nguyên rừng. Trong đó quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là một trong những hình thức quản lý bảo vệ rừng đang được sự quan tâm, chú ý của cơ quan quản lý lâm nghiệp từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên thực tế cộng đồng dân cư thôn, bản, là những người hiện đang sinh sống ở vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và gắn bó với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản để quản lý bảo vệ rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với những xu thế phát triển lâm nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Huyện Nguyên Bình là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng nằm phía Tây Bắc của tỉnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha. Trong đó: đất lâm nghiệp có: 63.552 ha. Nhìn chung thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông – lâm nghiệp lạc hậu, với nhiều thành phần dân tộc, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
  • 4. 2 Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, ngành địa phương quan tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên tình trạng chặt phá rừng làm nương, khai thác rừng, cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn làm xuy giảm cả về diện tích và chất lượng tài nguyên rừng, làm cho khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm là công tác QLBVR chỉ coi trọng biện pháp hành chính pháp chế, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện Nguyên Bình đóng vai trò quan trọng, chưa lôi cuốn được người dân thuộc cộng đồng tham gia QLBVR. Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Cao học “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Nhằm góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình. .
  • 5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Các công trình đã nghiên cứu về QLBVR dựa vào cộng đồng 1.1.1. Khái niệm về QLBVR dựa vào cộng đồng Khái niệm cộng đồng trong những năm gần đây khá quen thuộc, đã được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu, và dần đi đến thống nhất về mặt ngôn ngữ. Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung, có thể có quan hệ gia đình với nhau. [25] “Cộng đồng bao gồm những người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N.H. Quân, 2000). [11] Theo một số khái niệm về cộng đồng mà Phạm Xuân Phương (2001) sử dụng tại Hội thảo Quốc gia trong khuân khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội thì “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội, có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một làng bản.[22] Theo Giáo sư Lê Quý An, thì cộng đồng được định nghĩa là nhóm người sống cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương. Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, cộng đồng dân cư thôn bản là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.[24] Từ một số các khái niệm trên ta có thể được tóm lược lại là cộng đồng có thể là cộng đồng dân cư thuộc làng, bản, cộng đồng dòng tộc, dòng họ, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung, cùng phục vụ cho một ý tưởng chung. Ở nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa là cộng đồng thôn, xóm, làng, bản (kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng). [01]
  • 6. 4 QLBVR dựa vào cộng đồng là QLBVR mà phát huy được nội lực của cộng đồng cho hoạt động chống các tác động tiêu cực đên tài nguyên rừng, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Phòng trừ sinh vật gây hại rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản. Những giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ chức đoàn thể, làng, bản phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước. [12] 1.1.2. Chiến lược và chính sách QLBVR dựa vào cộng đồng Chiến lược và chính sách quản lý bảo vệ tài nguyên miền núi trong đó có tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng mà các nước trong khu vực đều được tiến hành theo những hướng sau: - Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quyền quản lý BVR dựa vào cộng đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của toàn cộng đồng đối với công tác QLBVR, xây dựng qui ước, hương ước QLBVR của thôn, bản, qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng. [09] - Kết hợp những giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế - xã hội để khuyến khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp về đào tạo, tập huấn trong việc QLBVR dựa vào cộng đồng. [09] - Các hình thức QLBVR: Như tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra bảo vệ, xây dựng lực lượng, kế hoạch bảo vệ. Đây được xem là phương pháp cho phép phát huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đối với công tác QLBVR. 1.1.3. Quan điểm về QLBVR dựa vào cộng đồng Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác QLBVR phải được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề QLBVR dựa vào cộng
  • 7. 5 đồng vừa là bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng cao trách nhiệm và quyền hưởng lợi của cộng đồng dân cư thôn, bản trong QLBVR là rất cần thiết. Để công tác QLBVR đạt hiệu quả cao thì phải có chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư thôn, bản. 1.2. Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở một số nước thế giới * Ở Nhật Bản Nhật Bản hiện có 25,21 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng chiếm 10%, rừng tư nhân chiếm 60%, rừng Quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan tâm đến văn hoá, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng, để đẩy mạnh và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800. * Ở Thái Lan Thái Lan là một nước được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình BVR dựa vào cộng đồng. Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đã làm gia tăng mức độ an toàn cho người được nhận đất. Do vậy đã ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất. * Ở Indonesia Năm 1991, chương trình phát triển lâm nghiệp được hình thành, năm 1995 đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp
  • 8. 6 quản lý. Chương trình này yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nông thôn và BVR với 3 mục tiêu: - Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống ở trong và ngoài khu vực đang khai thác gỗ. - Nâng cao chất lượng và năng suất của rừng. - BVR và môi trường. Năm 1996, Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và các trường Đại học đã xây dựng một chương trình dự án điểm lôi kéo người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Dự án này cho phép người dân quản lý 10.000 ha rừng có khả năng khai thác gỗ. * Ở NêPal Năm 1957, Nhà nước thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nước tập trung quản lý, QLBVR và đất rừng, người dân ít quan tâm đến QLBVR của Nhà nước, kết quả là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá. Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền QLBVR cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc QLBVR do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau. Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữu rừng Nhà nước. Trong quyền sở hữu của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ
  • 9. 7 đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn. Năm 2000 QLBVR dựa vào cộng đồng được thực hiện tại các vùng đồi có diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái được giao cho các nhóm sử dụng rừng. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4 triệu người). Trọng tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal là bảo vệ rừng cộng đồng và cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal dựa vào các nhóm sử dụng rừng, trong đó mỗi nhóm được giao quản lý một diện tích rừng nhất định. Nhà nước được lợi từ hoạt động này là diện tích rừng suy thoái được phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản. Tóm lại, từ những kết quả thực tế của các nước như: Thái Lan, Indonesia, NêPal, Nhật Bản.... đã thu được trong công tác QLBVR dựa vào cộng đồng, đã góp phần giải quyết tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một giảm. Đây sẽ là những mô hình và những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 1.3. Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, tính cộng đồng của các dân tộc là yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy QLBVR dựa vào cộng đồng mới được coi là một hình thức tồn tại song song với các hình thức khác, như QLBVR Nhà nước, QLBVR tư nhân, ở những nơi cộng đồng thực sự tham gia vào quản lý BVR thì công tác QLBVR có hiệu quả rõ nét. Thực tiễn cho thấy rằng, QLBVR có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là hình thức QLBVR có tính khả thi về kinh tế - xã hội, môi trường, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nâng cao thu nhập của người dân địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp, đồng thời, đáp ứng một phần nhu cầu về gỗ, củi và các loại lâm sản khác cho cuộc sống của người dân. [19]
  • 10. 8 Theo những nhận xét của Nguyễn Huy Dũng, quản lý lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển tại một số cộng đồng các dân tộc có đời sống sinh hoạt gắn chặt với môi trường thiên nhiên, như các khu rừng tự nhiên. Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng. Đây là một hình thức tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng thôn, bản. Các cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. Trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương về các mặt: - Bảo vệ, quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. - Xác định các quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc. Theo đánh giá của người đứng đầu thôn, bản thì: 1) QLBVR dựa vào cộng đồng thôn, bản mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. 2) Tăng thu nhập, tạo công việc cho người dân bản địa. Mặt khác, thông qua hoạt động QLBVR thì nhận thức về BVR của người dân được nâng lên rõ rệt, có 100% ý kiến đồng ý với nhận định này [13]. Tuy đạt được những kết quả như trên, nhưng trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại như sau: - Các quy định về thưởng phạt trong việc bắt giữ các vụ vi phạm vào tài nguyên rừng chưa rõ ràng. Cộng đồng cũng chưa có quy định để bắt giữ đối tượng khi phát hiện xâm hại tài nguyên rừng để xử lý. - Do điều kiện kinh tế khó khăn và giao thông đi lại khó khăn, nên việc cộng đồng tham gia tuần tra BVR đạt kết quả chưa được như mong muốn. 1.3.2. Các nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng Việt Nam Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý, BVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tìm hiểu về sự hình
  • 11. 9 thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý, BVR này. Trong 5 mô hình quản lý, BVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BVR, phát triển rừng. Trong Dự án hợp tác cộng đồng địa phương xây dựng các mô hình quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (2003 - 2006) do J.Mac Arthur Foundatinon tài trợ. Trong quá trình thực hiện, Dự án đã xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình: Xây dựng mạng lưới truyền thông cộng đồng; Tổ tuần tra cộng đồng; Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng; Du lịch cộng đồng. Đây là những mô hình điểm về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng địa phương với mục tiêu thiết kế một quy trình thực hiện các bước công việc và xác lập khung hợp tác giữa các bên cùng tham gia vào công tác quản lý BVR. Những mô hình này đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý BVR đối với một khu bảo tồn mới thành lập, trong đó, cộng đồng thôn, bản có đủ năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hướng đến những thay đổi về thái độ, hành vi theo hướng có lợi trong công tác QLBVR cũng như bảo tồn đa dạng sinh học [14]. Sau 3 năm thực hiện dự án, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn giảm hẳn, nhận thức của người dân về giá trị của quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng được tăng lên đáng kể: trước đây, dù cho không, người dân cũng không trồng rừng, nay người dân chủ động và mong muốn được giao đất cho trồng rừng, giao rừng cho bảo vệ, thậm chí, có một số hộ giàu vẫn nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, phát triển rừng. - Ở Cao Bằng, thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 15/01/1994 của Thủ tướng Chính phủ về quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao
  • 12. 10 đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm (1993 - 1996), Sở Nông nghiệp và PTNT (1997 - 2002), Sở Tài nguyên Môi trường (2003 - 2008) tổ chức triển khai thực hiện công tác giao đất giao rừng kết quả như sau: Tổng diện tích đã giao: 481.073 ha, trong đó: - Hộ gia đình, cá nhân: 224.280 ha với 47.779 hộ. - Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 162.726 ha với 1.809 cộng đồng. - Tổ, nhóm hộ: 48.672 ha với 4.173 tổ, nhóm. - Các tổ chức: 29.674 ha. - UBND các xã: 15.729 ha. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên cơ sở diện tích đất lâm nghiệp đã giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cộng đồng dân cư và các cá nhân cụ thể như sau: Tổng diện tích đã cấp: 405.061 ha trong đó: - Hộ gia đình, cá nhân: 224.033 ha với 47.469 hộ. - Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 149.049 ha với 1.633 cộng đồng. - Tổ, nhóm hộ: 48.499 ha với 4.090 tổ, nhóm. - Các tổ chức: 28.530 ha. Như vậy, ở Cao Bằng chưa triển khai thực hiện công tác giao rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/04/2007. Về việc hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng. [08] Tuy nhiên trên thực tế việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản chưa đánh giá được hiệu quả sau khi giao rừng, nhưng đã tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi từ rừng, đã có thêm nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi; Các thôn đã xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt), đã thành lập nhóm tuần tra bảo vệ rừng. Các khu rừng được giao không còn tình trạng khai thác gỗ,
  • 13. 11 phát rừng làm nương rẫy trái phép và ở địa bàn mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản có nhiều thuận lợi và ưu điểm hơn so với giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý [17]. 1.3.3. Hiệu quả đạt được từ QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Hiện tại chưa có những đánh giá chính thức về hiệu quả QLBVR dựa vào cộng đồng ở quy mô toàn quốc, nhưng, căn cứ vào 4 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004, 6/2009) và dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng được thí điểm 40 xã, trên phạm vi 10 tỉnh, qua các kết quả hội thảo và dự án trên có thể đưa ra một số nhận định sau: - Một số nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn nếu được giao rừng và những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi từ rừng, đã có thêm nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi; Các thôn đã xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt), đã thành lập các tổ đội tuần tra bảo vệ rừng. [11] - Nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng đuọc phần nào nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình của cộng đồng và hộ gia đình. [12] Với những diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng chi trả tiền công nhận khoán BVR, đã giải quyết một phần khó khăn về đời sống kinh tế cho một bộ phận dân cư. Với những diện tích rừng và đất rừng mà Chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp với trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, chăn thả gia súc gia cầm dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng. Với những diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng.
  • 14. 12 - Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: Hầu như hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý rừng không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt. - Rừng do cộng đồng quản lý đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm sản ngoài gỗ..., góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhập cho cộng đồng. - Góp phần vào việc khôi phục truyền thống bản sắc văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng. [13] [15] 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Qua việc phân tích những kết quả ở trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau: [11] - QLBVR dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý chủ yếu dựa vào những tổ chức và luật tục, lệ làng trong cộng đồng dân tộc đó. Nó rất cần thiết cho cả quản lý tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân. Đặc biệt có ý nghĩa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng thực thi pháp luật chưa cao. - QLBVR dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi lấy lợi ích cộng đồng làm mục tiêu và lồng ghép được với mục tiêu của quốc gia và khu vực. - Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng đồng, giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản lý rừng dựa vào cộng đồng. - QLBVR dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng quản lý của các hộ gia đình. [15]
  • 15. 13 1.4. Hướng nghiên cứu chính của đề tài Một số đề tài nghiên cứu giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản đều đề xuất những giải pháp quản lý tài nguyên rừng mang tính định tính. Trên địa bàn huyện Nguyên Bình hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về QLBVR dựa vào cộng đồng. Cho nên, đề tài này chúng tôi tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng, mối quan tâm, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệ rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá để đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản.
  • 16. 14 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Nguyên Bình 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 1050 40' kinh độ Đông, 220 30' đến 220 50' vĩ độ Bắc . - Phía Đông giáp huyện Hoà An; - Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể; - Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; - Phía Bắc giáp huyện Thông Nông. Một số đặc điểm của vùng núi đá vôi là có nhiều hang động Karstơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã vùng cao núi đá. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha, đã sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo số liệu thống kê năm 2009 là 69.382,25 ha, chiếm 82,62% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất lâm nghiệp có: 63.552 ha chiếm 75,68% diện tích đất tự nhiên; đất nông nghiệp có: 5.830,25 ha chiếm 6,94%. [29] 2.1.2. Địa hình, địa mạo Có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m; thuộc vùng khí hậu Á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, 2). Nói chung địa hình huyện Nguyên Bình tương đối phức tạp, phần lớn là địa hình núi cao và dốc bị chia cắt mạnh, diện tích đất bằng chiếm tỉ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau, không tập chung. Vì vậy với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • 17. 15 2.1.3. Khí hậu Nguyên Bình có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 – 1.700 mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350 C, thấp nhất 00 C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340 C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60 C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2. 2.1.4. Thuỷ văn Huyện Nguyên Bình có địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối phân bố không đồng đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô. 2.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 84.101,20 ha, được chia thành các loại đất chính như sau: - Đất dốc bồi tụ có 1.752 ha Phân bố chủ yếu ở các bãi bằng phẳng, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nước và cây công nghiệp. - Đất Feralit có 53.805 ha: Nhóm đất này chiếm ưu thế nhất, bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi. Đất có màu vàng đỏ, nâu đỏ chứa nhiều sắt và nhôm, có phản ứng chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè. - Đất khác có 28.544,2 ha: Phân bố đều ở các xã trong huyện. Tóm lại tài nguyên đất đai của huyện Nguyên Bình phù hợp với nhiều nhóm cây trồng khác nhau, song hiện tại nhiều diện tích đất đang bị suy thoái do thảm thực vật bị xâm hại nặng nề, khai thác khoáng sản bừa bãi và những tập quán canh
  • 18. 16 tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các mô hình canh tác hợp lý trên đất dốc, quy hoạch lại việc khai thác tài nguyên khoáng sản, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài hơn. 2.1.6. Tài nguyên nước Nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nhân dân trong huyện được lấy chủ yếu từ hai nguồn sau: - Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Địa hình dốc, chia cắt và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên khả năng giữ nước rất hạn chế, do nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa bàn nên nhiều khu vực cao thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, ở vùng thấp thường xảy ra lũ cục bộ và ngập úng vào mùa mưa. Chất lượng nguồn nước mặt không tốt, vì bị nhiễm hóa chất từ các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. - Nước ngầm: Trên địa bàn huyện hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm, song qua điều tra khảo sát sơ bộ, nước ngầm tồn tại chủ yếu ở hai dạng sau: 1. Nước ngầm Kaster: Hay còn gọi là nước cứng, thường ứ đọng trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước ngầm Kaster thường phân bố sâu, không tạo dòng chảy, các mạch xuất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn, không ổn định., cần phải sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. 2. Nước ngầm ở trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do đá bị phân hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã phát lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng giao động mạnh theo mùa. trong và không mùi, tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế có khi lại ở tầng sâu. 2.1.7 Tài nguyên rừng Những năm qua công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được chính quyền và nhân dân chú trọng, nhiều khu rừng phòng hộ và khu rừng đặc dụng Phia Oắc –
  • 19. 17 Phia Đén thuộc các xã Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Tĩnh Túc vẫn là rừng nguyên sinh. Hiện tại huyện Nguyên Bình có 63.552 ha đất lâm nghiệp vào năm 2011, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 56.252,2 ha, chiếm 66,88% diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên là 40.313,89 ha, rừng trồng có 1.195,63 ha. Rừng Nguyên Bình có một số loài động vật hoang dã quý như: Gà lôi, Hươu, Nai, thực vật như: Nghiến, Lát, Thông tre, Thông đỏ... là tiền đề để xây dựng rừng phòng hộ, rừng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Nhiều dự án đã được thực hiện như: chương trình 661, chương trình 327, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp, đã đạt được những kết quả đáng kể. Song các hiện tượng khai thác rừng, khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra, gây nên những ảnh hưởng không tốt tới tài nguyên rừng. Bảng 2.1. Hiện trạng rừng phân theo chức năng Loại rừng Diện tích (ha) Phân theo chức năng Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng Phòng hộ Rừng tự nhiên 40.313,89 3.580,34 4.363,38 32.370,17 Rừng trồng 1.195,63 297,50 898,13 Tổng 41.509,52 3.580,34 4.660,88 33.268,30 2.1.8. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều khoáng sản quý đã và đang được khai thác như quặng thiếc, quặng sắt, vàng…. Trong đó dải quặng sắt kéo dài từ thị trấn Nguyên Bình đến thị trấn Tĩnh Túc, có trữ lượng đủ để phát triển ngành luyện kim. Tuy nhiên, trữ lượng của một số loại đã bị suy giảm đáng kể đặc biệt là mỏ thiếc ở Tĩnh Túc đã được khai thác trên 50 năm. Hiện nay, trữ lượng các mỏ Thiếc, Vonfram không còn nhiều, ước tính khoảng 20.000 tấn, hàng năm có thể khai thác phục vụ xuất khẩu khoảng 300 tấn. Ngoài ra, còn có các điểm khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát xỏi làm vật liệu xây dựng cho địa phương và cung cấp cho các vùng lân cận.
  • 20. 18 2.1.9. Tài nguyên nhân văn Mỗi dân tộc có một nét đặc trưng riêng trong đời sống, văn hoá và phong tục tập quán. Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao,..., đây là điều kiện để hình thành nên nền văn hoá phong phú đa dạng trên địa bàn huyện. Đi qua nhiều những biến cố của lịch sử, đến nay huyện vẫn giữ được những di tích lịch sử có giá trị như: hang Kéo Quảng ở xã Minh Tâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim đây là khu rừng đã ghi dấu ấn truyền thống trong lịch sử dân tộc, đó là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm 34 chiến sỹ - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944, đây là khu di tích lịch sử đã được sếp hạng cấp quốc gia). Đền Ông Búa thị trấn Tĩnh Túc và có triển vọng phát triển du lịch sinh thái tầm quốc gia khu rừng đặc dụng Phja Đén - Phja Oắc ở các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Tĩnh Túc. Trong những năm xây dựng và phát triển đất nước, trong thời kì đổi mới dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện Nguyên Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Trên chặng đường phát triển tiếp theo vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng, với truyền thống quật cường, sáng tạo, phát huy nộ lực và những lợi thế sẵn có, trước những cơ hội mới Nguyên Bình sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. 2.1.10. Thực trạng môi trường Cảnh quan môi trường ở Nguyên Bình rất đa dạng, môi trường không khí trong lành, nhưng nguồn nước lại bị ảnh hưởng của ô nhiễm do khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Trên thực tế độ che phủ của rừng chiếm tỉ lệ trung bình, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, độ phì của đất giảm, các hiện tượng sạt lở xuất
  • 21. 19 hiện tác động xấu đến sản xuất, đời sống và cảnh quan môi trường ở một số nơi trong huyện. Để khắc phục tình trạnh này trong những năm tới, song song với việc khai thác các nguồn lợi một cách hiệu quả, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì việc bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nhiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cần được chú ý nhiều hơn nữa. 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 9,6% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần, tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp đạt 62 % năm 2010 xuống còn 61% năm 2011; tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 6% lên 7,5%; tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng từ 29,5 % lên 31,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 5,45 triệu đồng, tăng 0,3 triệu đồng so với năm 2010. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chủ yếu của năm 2011 so với năm 2010 cụ thể là: - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 15%/ năm; - Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tăng: 6%; - Giá trị ngành thương nghiệp dịch vụ tăng: 17%; - Tổng sản lượng lương thực: 16.500 tấn; - Giá trị sản xuất nông nghiệp/Ha: 17,5 triệu đồng - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 10,760 tỷ đồng; - Chăn nuôi phấn đấu tăng thêm: Đàn trâu 3%; đàn bò 4%; đàn lợn 5,5%; đàn gia cầm 8%; - Lương thực bình quân đầu người/ năm: 390kg; - Số Hợp tác xã (HTX) mới thành lập: tăng thêm 01 HTX. [29] 2.2.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế 2.2.2.1. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ Đông Xuân đạt 7.872,74 tấn, đạt 102,11% kế hoạch (KH) tỉnh giao, 100,19% KH huyện phấn đấu,
  • 22. 20 115,95% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 16.555,50 tấn/15.651,73 tấn, đạt 101,52% so với KH tỉnh giao, đạt 105,77% so với cùng kỳ năm 2010. - Thực hiện các chương trình dự án: Thực hiện Mô hình cánh đồng điểm có thu nhập 30-50 triệu/ ha tại một số xã, thị trấn, kết quả thu nhập bình quân đạt: Ngô ruộng 33,8 triệu đồng/ ha; thuốc là 56 triệu đồng/ha; lúa xuân 42 triệu đồng/ha; hiện nay tiếp tục chỉ đạo bà con chăm sóc cây Dong giềng, ngô vụ hè thu tại các xã, thị trấn thực hiện mô hình. Mô hình Ngô lai, đỗ xanh đang giai đoạn 3 - 4 lá, cây sinh trưởng phát triển tốt. - Chăn nuôi: Chỉ đạo thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm kỳ 01/10, kết quả: Trâu 9.676 con bằng 89,10% KH (giảm 1.184 con); bò 12.114 con, bằng 88,75% KH (giảm 1.530 con); lợn 32.688 con, bằng 99,45% KH (giảm 182 con); gia cầm 99.272 con, bằng 86,32% KH (giảm 15.728 con). Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng đợt rét đậm rét hại, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng,... 2.2.2.2. Ngành lâm nghiệp Công tác chăm sóc bảo vệ rừng: Khoanh nuôi tái sinh 823,5 ha; chăm sóc rừng trồng 117,73 ha; bảo vệ 2.052,2 ha. - Trồng rừng kinh tế Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quang Minh đã thiết kế, lập dự án đầu tư trồng cây Keo lai làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột giấy tại Xã Bắc Hợp, Lang Môn. Công ty Cổ phần giống cây trồng Cao Bằng đã khảo sát, thiết kế rừng để trồng cây Mây nếp ở dưới tán rừng tại xã Lang Môn và Thịnh Vượng. * Dự án 5 triệu ha rừng triển khai tại các xã: (Hoa Thám, Thịnh vượng, Tam Kim, Thành Công, Quang Thành, Hưng Đạo) đã trồng cây Thông, Sa Mộc đến nay trồng được 96,1 ha. - Trúc sào: Tổng diện tích trúc sào toàn huyện tính đến năm 2010 là 1.453,67 ha/1.600 ha, so với kế hoạch đạt 90,8 %. Nguyên nhân chưa đạt do từ năm 2007 trở về trước công ty Trúc tre xuất khẩu Cao Bằng làm chủ đầu tư, đến năm
  • 23. 21 2008 giao chủ đầu tư về huyện, nhưng hàng năm không được giao chỉ tiêu vốn để thực hiện dự án. 2.2.2.3. Ngành công nghiệp – xây dựng Trên địa bàn huyện hiện có 10 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, cơ khí và xây dựng dân dụng. Sản phẩm công nghiệp chưa được đổi mới, quy mô sản lượng của các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu địa phương. 2.2.2.4. Ngành thương mại - dịch vụ Trong thời gian qua với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập giao lưu trao đổi hàng hoá, mạng lưới chợ nông thôn ở các xã, trung tâm cụm xã ngày một phát triển, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông – lâm nghiệp. Một số hoạt động về tài chính, tiền tệ đã tích cực khai thác các nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách, tập trung đầu tư cho các nhu cầu thiết yếu và các công trình trọng điểm. Tuy nhiên hình thức tổ chức khai thác các loại hình thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện chưa thật phong phú, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức vì vậy trong quá trình khai thác hiệu quả đạt được chưa cao. 2.2.3. Dân số và lao động 2.2.3.1. Dân số Huyện Nguyên Bình có 18 xã, 02 thị trấn với tổng số 184 xóm. Quy mô làng xóm phụ thuộc vào phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vì vậy mật độ dân cư giữa các bản không đồng đều. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số toàn huyện có: 39.519 người, trong đó dân tộc: Tày, Nùng chiếm 36%; Dao, H’Mông chiếm 58%; Kinh, Hoa chiếm 5%; các dân tộc khác chiếm 1%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 47,06 người/km2 . Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện
  • 24. 22 trong đó: Nơi có mật độ cao nhất là thị trấn Nguyên Bình 206,91 người/km2 ; khu công nghiệp thị trấn Tĩnh Túc 135,61 người/km2 , thấp nhất là xã Thịnh Vượng 15,51 người/km2 . Dân tộc Dao, H’Mông sống rải rác chủ yếu ở những vùng thung lũng, vùng núi cao hẻo lánh. Một số bộ phận dân tộc này vẫn còn giữ nguyên tập quán định canh định cư. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng phần lớn sống ở những thung lũng tương đối bằng và có nhiều ruộng nước, nơi gần những con sông, nguồn nước, điều kiện canh tác thuận lợi hơn nên tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với vùng núi cao. 2.2.3.2. Lao động - việc làm Theo thống kê năm 2009, số người trong độ tuổi lao động ngành nông nghiệp là: 15.751 người chiếm 39,86 % tổng dân số và chiếm 84,01 % tổng số lao động trong các ngành kinh tế; bình quân đất nông nghiệp/lao động chỉ đạt khoảng 3.701,5 m2 tính ra 2,7 lao động/1 ha đất nông nghiệp Như vậy dân số của huyện Nguyên Bình là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vục nông thôn. Chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động đã qua đào tạo chiếm 1% tổng số lao động, số lao động còn lại vẫn chưa được đào tạo chiếm đại đa số. 2.2.3.3. Thu nhập và mức sống Hiện nay thu nhập và mức sống của nhân dân còn ở mức thấp, bình quân đạt 5,45 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới còn khá cao, chiếm khoảng 27%. Mức sống và thu nhập hiện nay của huyện được phân thành hai vùng rõ rệt. Vùng dọc quốc lộ 34 ở hai thị trấn Nguyên Bình, Tĩnh Túc do có tài nguyên đất đai, khoáng sản và giao thông thuận lợi hơn so với các vùng khác nên kinh tế phát triển mạnh, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập từ 10 triệu/người/năm trở lên. Trong khi đó ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi cao chưa thoát khỏi tình trạng thiếu đói, nghèo cục bộ.
  • 25. 23 2.2.4. Văn hoá – xã hội 2.2.4.1. Giáo dục Công tác giáo dục đào tạo của huyện Nguyên Bình đã có bước phát triển nhanh, cơ sở trường lớp luôn được củng cố. Năm 2002 toàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông (Trường Tĩnh Túc, Nguyên Bình và trường liên cấp II+III Nà Bao), 8 trường trung học cơ sở, 20 trường tiểu học và Tiểu học cơ sở, 7 trường mầm non, tổng số có 225 phòng học, với tổng số giáo viên các cấp là 192 người. Trang thiết bị cũng được đầu tư bổ xung hàng năm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được chặt chẽ, vẫn còn trẻ em đến tuổi đi học không đến trường học. Việc đào tạo ngành nghề chưa được quan tâm, cho nên công tác giáo dục đào tạo của huyện còn có những khó khăn nhất định như: số lượng giáo viên thiếu, cơ sở, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy tuy đã có sự đầu tư song vẫn còn hạn chế, nhiều phân trường ở trong các thung lũng, vùng sâu vùng xa vẫn còn tạm bợ và đang xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành... Xã hội hoá công tác giáo dục còn chưa sâu, rộng.. 2.2.4.2. Y tế Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từng bước được hoàn thiện. Tính đến nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm với 60 giường bệnh, 19 trạm y tế xã, thị trấn với quy mô bình quân 5 giường bệnh/trạm 1 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng cao, các chương trình y tế như chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em luôn được quan tâm. Đặc biệt số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin đúng theo quy định. Công tác kiểm tra, quản lý hành nghề y dược tư nhân thường xuyên củng cố.
  • 26. 24 Tuy nhiên cũng còn một số mặt tồn tại như cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; một số nhà Trạm, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đồng bộ và đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng không đảm bảo cho việc tiếp nhận bệnh nhân; biên chế cán bộ còn thiếu (cả bệnh viện huyện và các trạm y tế xã); trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là Bác sỹ chuyên khoa; khả năng nhận thức của người dân về chăm sóc sức khoả ban đầu còn hạn chế đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. 2.2.5. Cơ sở hạ tầng 2.2.5.1. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông Nguyên Bình có đường Quốc lộ 34 đi qua nhiều địa phận xã, dân cư và qua trung tâm thị trấn huyện. Đây là trục đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh quốc phòng của 3 huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang. Đoạn đi qua huyện với tổng chiều dài là 49 km. - Đường tỉnh lộ: Gồm có các đường 202 từ Nguyên Bình đi Tam Kim, Hoa Thám; đường tỉnh lộ 212 đi qua địa phận xã Thành Công, ra Ba Bể nối với Quốc lộ 3. Đây cũng là tiềm năng có vị trí giao lưu hàng hoá thuận lợi và quan trọng cho phát triển kinh tế hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài Huyện. - Đường liên xã: Bao gồm các tuyến đường nối mạng lưới giao thông của huyện tới các trụ sở trung tâm xã và liên xã, có tổng chiều dài 177 km, chủ yếu là đường đất có nền đường rộng từ 4 – 6 m, chất lượng đường rất thấp đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa. - Giao thông nông thôn: đường cấp phối có 9.164 m đường (thuộc nguồn vốn chương trình 135) và làm cầu dân sinh được 41m (nguồn vốn chương trình 135, vốn vay ưu đãi). 2.2.5.2. Thuỷ lợi Các công trình thuỷ lợi gồm: Hệ thống đập xây ở các xã (Hoa Thám, Minh Tâm), trên 10 km kênh mương, đáp ứng nhu cầu tưới nước cho 935 ha lúa 2 vụ và 231 ha ruộng 1 vụ, ngoài ra còn tưới ẩm cho một diện tích đáng kể cây công nghiệp,
  • 27. 25 cây ăn quả, cấp nước cho thuỷ điện kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, và phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân. Tuy vậy, phần lớn các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện vẫn là tạm thời, chưa được xây dựng đồng bộ, quy mô nhỏ, chưa được kiên cố hoá nên hầu hết đã xuống cấp, trong mùa khô khả năng giữ nước là rất khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.... 2.2.5.3. Hệ thống điện Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia trạm 110/35 KV và một số trạm biến áp nhỏ cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân thông qua lưới điện 35 KV, 10KV. Lưới điện quốc gia đã đến 20/20 xã, thị trấn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia chưa nhiều, vì một số hộ gia đình vẫn còn ở trên những triền núi cao, một phần do hệ thống đường dây 0,4 KV và hệ thống trạm biến áp chưa được đầu tư nhiều. 2.2.5.4. Bưu chính viễn thông. Trên địa bàn huyện có 1 bưu điện và 1 bưu cục được xây dựng ở: Thị trấn Nguyên Bình và thị trấn Tĩnh Túc đã được phủ sóng điện thoại di động trên toàn huyện và 100% các xã đã có điện thoại đến được trung tâm. Công tác truyền thanh, truyền hình đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, đến nay đã có 20/20 xã đã được phủ sóng truyền hình. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thong đi lại khó khăn, nên chất lượng phục vụ của các dịch vụ bưu chính viễn thông không được tốt, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.
  • 28. 26 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả QLBVR của cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp địa phương có những luận cứ khoa học cũng như thực tiễn, để bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư huyện Nguyên Bình. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và tiềm năng QLBVR của cộng đồng thôn, bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn. Khả năng hợp tác về QLBVR dựa vào đồng của các bên liên quan ở địa bàn huyện Nguyên Bình. - Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình. 3.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Nội dung nghiên cứu - Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác QLBVR. - Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tác QLBVR của huyện. - Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản, phân tích mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò của các bên liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng. - Phân tích mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan để thực hiện QLBVR dựa vào cộng đồng. - Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng có hiệu quả ở huyện Nguyên Bình.
  • 29. 27 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến QLBVR, tiềm năng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Nguyên Bình. - Nội dung nghiên cứu: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến QLBVR; phân tích, đánh giá công tác QLBVR của huyện, tiềm năng QLBVR của cộng đồng, mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng của địa phương dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản. Kết quả cuối cùng của luận văn là những giải pháp định hướng cho việc phát huy nội lực của cộng đồng đối với việc thực hiện công tác QLBVR, hình thành môi trường thuận lợi cho việc phát huy các hình thức QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Nguyên Bình. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Nguyên Bình trong công tác QLBVR. - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các đối tác liên quan đến QLBVR ở huyện Nguyên Bình. - Luật pháp và chính sách của Trung ương, địa phương và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa có liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng. - Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Nguyên Bình 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận - Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng. - Các tài liệu kế thừa gồm: Các văn bản chính sách, điều kiện cơ bản của huyện Nguyên Bình, bản đồ hiện trạng...
  • 30. 28 - Các tài liệu này đảm bảo được yêu cầu: cập nhật, chính thống và độ chính xác phù hợp với nghiên cứu đánh giá QLBVR dựa vào cộng đồng. 3.4.2. Các phương pháp điều tra, khảo sát. Quan điểm xây dựng phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát đã được xây dựng theo những quan điểm như sau: Một là, vận dụng lý thuyết hệ thống trong xây dựng phương pháp: - Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội và tác động tới hệ thống tự nhiên. + Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống kinh tế, bởi vì mức độ tác động của người dân địa phương gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc… + Sự tác động của cộng đồng địa phương đến TNR là hoạt động xã hội vì các hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách nhiệm của cộng đồng, những thói quen trong sử dụng TNR… - TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới TNR cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy, để bảo tồn TNR, những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó. Hai là, dựa trên quan điểm sinh thái - nhân văn: - Thực tế cho thấy, các hoạt động kinh tế xã hội trong cộng đồng hay trong mỗi HGĐ đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ Kinh tế - Xã hội. Điều này chỉ ra rằng, các hoạt động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải quan trọng trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác.
  • 31. 29 - Mô hình sinh thái - nhân văn được Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các hoạt động xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt động của cá nhân và sự bền vững. Hình 3.1: Tháp sinh thái-nhân văn trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của người dân đến TNR Ba là, quan điểm bảo tồn – phát triển: - Quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính: + Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: “Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế”. + Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được, vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa được đáp ứng, thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt, để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: “Cách tiếp cận phát triển kinh tế”. + Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc
  • 32. 30 quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi ích từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: “Cách tiếp cận tham gia quy hoạch”. Bốn là, tiếp cận có sự tham gia trong điều tra, khảo sát: Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra. Trong điều tra khảo sát, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng, trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin và phân tích của chính người dân địa phương, nên thông tin có thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng TNR, các giải pháp 3.4.3. Các phương pháp được sử dụng 1) Phương pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA): Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng về những hoạt động của người dân đối với TNR như: - Thái độ của cộng đồng đối với các nguồn TNR huyện Nguyên Bình - Lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận. Đồng thời phân tích nhận thức, thái độ của của người dân về TNR, trên cơ sở điều kiện thực tế của các hộ gia đình. Bên cạnh đó sẽ đánh giá được nhận thức, thái độ trong việc phát triển sinh kế gia đình với trách nhiệm bảo vệ rừng. - Định hướng cho người dân tại cộng đồng tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo tồn tài sản thiên nhiên của quốc gia.
  • 33. 31 - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các thuận lợi, khó khăn, đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng. 2) Phương pháp điều tra xã hội học truyền thống. - Phương pháp điều tra bằng anketa (bảng hỏi): Trong phương pháp điều tra xã hội học truyền thống này, Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi được sử dụng như một công cụ đặc trưng nhất để thu thập thông tin. Bảng hỏi sẽ được thiết kế theo mục tiêu công việc, theo từng nhóm đối tượng khác nhau. - Phỏng vấn bán cấu trúc: Là được triển khai trên cơ sở các câu hỏi đã được định trước theo các chủ đề, ví dụ chủ đề về quản lý ở cấp huyện, cấp xã và cấp thôn để tìm hiểu các cách nhìn nhận về trách nhiệm thể chế cũng như trách nhiệm cá nhân, các cách thức quản lý, những vấn đề trở ngại, vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các thiết chế quản lý và bảo tồn và các chủ đề khác. Đối tượng phỏng vấn sẽ là các cán bộ lãnh đạo địa phương, các nhà quản lý và đại diện dân sống trong vùng. Hình thức phỏng vấn này sẽ giúp làm rõ hơn các thông tin cả định tính lẫn định lượng. - Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin đã xác định trước từ nhóm đối tượng là lãnh đạo quản lý nhà nước tại địa phương nhằm thu nhận được quan điểm của họ về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của tư vấn: các mối đe dọa, mẫu thuẫn và thái độ liên quan đến TNR nguyên nhân, lý do dẫn đến những mối đe dọa và mâu thẫn trên; Mức độ đạt được của việc bảo tồn rừng trong thời gian qua. - Thảo luận nhóm chuyên đề: Phương pháp thảo luận theo nhóm chuyên đề được thực hiện dưới hình thức một người dẫn chương trình dẫn dắt một cuộc thảo luận tự do giữa 1 nhóm đối tượng liên quan gồm chính quyền địa phương, các bên tham gia quản lý trực tiếp TNR. Cần chú ý, để những thông tin phục vụ tốt cho công việc nghiên cứu, người dẫn chương trình phải chuẩn bị những câu hỏi có định hướng hoặc dẫn dắt thảo luận theo định hướng. Nội dung thảo luận phải được ghi chép đầy đủ hoặc ghi âm để sử dụng sau này.
  • 34. 32 Ngoài ra công việc tư vấn sẽ thực hiện bằng cả phương pháp quan sát trực quan tại địa phương: tiếp cận với điều kiện sống và mức sống của người dân trong vùng, sinh kế hàng ngày của họ, thái độ của họ đối với TNR, hoạt động giao thương của họ trên thị trường có liên quan đến tài nguyên rừng của huyện. 3.4.4. Các nguyên tắc thực hiện. Những công việc được tiến hành mà người dân cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của họ là vấn đề nhạy cảm và không đơn giản. Để sản phẩm của dịch vụ tư vấn đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng nội dung như yêu cầu và thực hiện theo quan điểm, phương pháp luận trên thì quá trình nghiên cứu cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau: 1) Quán triệt nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng để lấy cộng đồng làm trung tâm giải quyết các vấn đề. 2) Trong thời gian khảo sát thực tế và phỏng vấn các nhóm đối tựợng phải tính đến đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của các vùng khác nhau, các yếu tố tâm lý, dân tộc để có phương pháp tiếp cận hợp lý; lồng ghép các ý tưởng về các hoạt động tạo thu nhập hợp pháp cho người dân sống trong vùng đệm, giúp họ giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng trong huyện. 3) Nghiên cứu kỹ những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của người dân thuộc huyện; các văn bản luật pháp quốc tế và của Việt Nam về bảo vệ và phát triển rừng. 4) Xây dựng một số hệ thống bảng câu hỏi mở, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. 5) Làm việc theo nhóm, phỏng vấn sâu và linh hoạt là một hoạt động không thể thiếu nhằm trao đổi và làm việc một cách chi tiết cụ thể để đánh giá về nhận thức, thái độ giữa các cá nhân có liên quan, giữa các cấp ban ngành có liên quan và tư vấn. 3.4.5. Phương pháp chọn mẫu, dung lượng mẫu và điều tra khảo sát. 3.4.5.1. Chọn mẫu Quy mô của luận văn không thể tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của tất cả các cá nhân có liên quan trong vùng dự án, do vậy việc lựa chọn mẫu điều tra, khảo sát sẽ dựa trên những nguyên tắc nhất định của Xã hội học sao cho số mẫu được lựa
  • 35. 33 chọn là đủ đại diện cho các chủ thể có tác động đến dự án và đại diện toàn bộ số đông; việc lấy ý kiến từ người dân sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tức là những người được phỏng vấn được lựa chọn một cách bất kì trong số những người dân sống tại vùng đệm của dự án, không có sự ưu tiên hay phân biệt đối với bất cứ đối tượng nào. 3.4.5.2. Dung lượng mẫu - Quá trình xác định dung lượng mẫu được áp dụng theo nguyên tắc là không làm mất đi các đặc tính của mẫu, từ đó đảm bảo độ tin cậy của số liệu đại diện cho số đông. - Sau khi xác định số mẫu phỏng vấn xong sẽ được tính toán dựa trên những nguyên tắc nhất định. + Dung lượng mẫu cấp xã: 3 xã/18 xã trong huyện, tỷ lệ rút mẫu là 17% + Dung lượng mẫu phỏng vấn người dân: Áp dụng công thức xác định dung lượng mẫu không lặp lại: n = 2 ^ . 2 ^ 2 ^ . 2 ^ . 2 ^ . S t N S t N   (3.1) Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn N: Số hộ của xã điều tra t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả (95%) : Sai số cho phép (cho trước =5%-10%) S2 : Phương sai của tổng thể (cho trước S2 =0,25) Kết quả xác định số hộ gia đình trong các xã cần điều tra phỏng vấn như sau: Bảng 3.1: Kết quả tính số hộ gia đình cần được phỏng vấn Xã Phan Thanh Ca Thành Mai Long Tổng số hộ/xã 511 508 557 Số hộ phỏng vấn 30 30 30
  • 36. 34 3.4.5.3. Điều tra khảo sát Để thực hiện tốt các yêu cầu của nghiên cứu, bên cạnh các thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu tại bàn, việc khảo sát thực địa là không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng, để tiến hành khảo sát thực địa thông qua các phương pháp dưới đây: - Khảo sát khu vực nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan, rà soát toàn bộ dữ liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ rừng và trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chủ rừng, đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm để thu thập các thông tin cho quá trình thực hiện nghiên cứu. Phương pháp thực hiện là: Quan sát, ghi chép và chụp ảnh hiện trường. - Thảo luận nhóm: + Thực hiện các cuộc thảo luận nhóm ở 3 cấp: * Cấp xã: 01 cuộc/xã (bao gồm các xã thuộc dự án) đã được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo xã, đại diện hội nông dân, phụ nữ và cán bộ, kiểm lâm và công an phụ trách địa bàn. + Hình thức tiến hành: Các cuộc thảo luận nhóm sử dụng hình thức phỏng vấn bán cấu trúc, không sử dụng các bảng hỏi có sẵn, sử dụng các câu hỏi và hướng thảo luận mở. - Phỏng vấn sâu: + Nhóm cán bộ cấp cơ sở (5 cuộc phỏng vấn sâu/xã) được tiến hành tại cấp xã gồm có: Đại diện UBND xã, đại diện hội phụ nữ, hội nông dân, kiểm lâm và công an phụ trách địa bàn. + Nhóm người dân: bình quân 10 phiếu hỏi/xã, Nhóm tư vấn sẽ phỏng vấn một cách ngẫu nhiên những người dân trong vùng dự án để tiến hành phỏng vấn sâu. + Nhóm các chủ rừng thuộc tổ chức: số lượng phiếu hỏi phụ thuộc vào số lượng các chủ rừng là tổ chức và khu vực tư nhân có trên địa bàn. Đối với nhóm cán bộ cấp cơ sở, nhóm người dân và nhóm khu vực và khu vực tư nhân sẽ sử dụng bảng hỏi có sẵn trong đó có các câu hỏi mở.
  • 37. 35 - Hội thảo: 01 cuộc hội thảo sẽ được tổ chức để trình bày và xác nhận những phát hiện, nhận định liên quan, thành phần tham gia là đại diện các đơn vị có liên quan. 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. - Các thông tin định lượng sẽ được mã hoá và được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, N-vivo (định tính), Mapinfo 7.5. - Đánh giá sự nhận thức, thái độ và mọi tác động đến TNR: + Áp dụng phương pháp cho điểm tuyệt đối, tương đối (định lượng) kết hợp với mô tả (định tính) Điểm tuyệt đối Điểm tương đối Tốt : 8-10 điểm Khá : 6 – 8 Trung bình : 5- 6 Kém : 4 - 5 Rất kém : < 4 Tốt : 80-100 Khá : 60 - 80 Trung bình : 50 - 60 Kém : 40 - 50 Rất kém : < 40 + Sử dụng các công cụ: * Sơ đồ Mạng cho thấy mỗi chủ thể có thái độ và ảnh hưởng khác nhau; * Sơ đồ Veen để thấy được mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia bảo tồn khu rừng đặc dụng. * Phân tích hồi quy để thăm dò các mối liên hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ rừng, để chọn ra dạng phương trình hồi quy phù hợp. Hàm sản xuất về cơ bản có dạng: Áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ. Hàm sản xuất về cơ bản có dạng: Y = a. X1 β1 . X2 β2 ... Xn βn .e(D) (3.2) Trong đó: Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện tổng thu nhập. X1, X2, ...Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồn thu nhập. β 1, β2... βn là hệ số của biến số. a: hằng số. D: yếu tố định tính (nhận giá trị từ 0 đến 1). : hệ số của D.
  • 38. 36 Có thể biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế: LnY = a0+ β1LnX1 + β2LnX2 +… + βnLnXn + D (3.3) LnY là hàm tuyến tính với các tham số β. Các hệ số β1, β2,... βn thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β1%. Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β2%. Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi βn%. - Thảo luận nhóm, phân tích SWOT, 5 Whys: Phương pháp này được thực hiện để phân tích số liệu, tài liệu sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn.
  • 39. 37 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLBVR của huyện Nguyên Bình. 4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên * Thuận lợi - Tiềm năng đất đai của huyện Nguyên Bình dành cho phát triển lâm nghiệp còn nhiều và phong phú, diện tích đất tự nhiên 84.101,20 ha, trong đó diện tích rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 63.552,00 ha chiếm 75,56% diện tích tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, kết hợp giữa quản lý bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn và khoanh nuôi tái sinh. - Diện tích rừng tự nhiên của huyện Nguyên Bình với 40.313,9 ha, phân bố đồng đều ở 18 xã và 2 thị trấn, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về các loài động, thực vật quý, hiếm như Nghiến, Thông đỏ, Dổi, Lợn rừng, Hươu, Nai. Đặc biệt trên địa bàn huyện có Khu rừng đặc dụng Phia Đén – Phia Oắc là khu vực rừng có tính đa dạng sinh học. - Đất đai và khí hậu của huyện rất thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển, thích ứng với nhiều loài cây trồng như Thông mã vĩ, Thông nhựa, và trúc sào và một số cây trồng bản địa như cây dược liệu, tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn. * Khó khăn - Địa hình với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng. - Vùng rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quý, hiếm của Nguyên Bình đều phân bố xa khu dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, nên rất khó cho các hoạt động phát tuần tra kiểm soát, do đó nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn thường xuyên sảy ra, làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm.
  • 40. 38 - Đặc biệt ở khu vực rừng xã Mai Long huyện Nguyên Bình giáp ranh với huyện Pắc Nặm của tỉnh Bắc Kạn có trữ lượng gỗ còn tương đối lớn, chủ yếu là loài gỗ Nghiến nhóm IIa nên khu vực này được các lâm tặc quan tâm tới, vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng trở nên rất khó khăn. 4.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội * Thuận lợi - Trong những năm qua, Huyện Nguyên Bình đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công trình phúc lợi, công trình văn hóa công cộng được nâng cấp, các chương trình dự án của tỉnh, của trung ương như: 134, 135, dự án giảm nghèo đã được triển khai và thực hiện tốt đem lại hiệu quả thiết thực nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, do đó đã hạn chế phần nào việc xâm hại đến tài nguyên rừng. - Trên địa bàn còn có các dự án về phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự án 52, dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ (trúc sào), khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng từ vốn sự nghiệp Kiểm lâm, nên công tác QLBVR được quan tâm thực hiện. - Nhà nước ban hành những văn bản quy định trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của UBND các cấp, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy, công tác QLBVR trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn. - Cơ quan chức năng triển khai các hoạt động tuyên truyền các văn bản pháp luật, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng đối với nhiều đối tượng trong cộng đồng, nên ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia QLBVR, tố giác các hành vi vi phạm về công tác QLBVR cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời. * Khó khăn - Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là người dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn dỗi trong dân còn nhiều, nên đã vào
  • 41. 39 rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bắn, bẫy động vật rừng, họ làm như vậy để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. - Ý thức chấp hành pháp luật về QLBVR đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nghiêm túc chấp hành, chưa gương mẫu, còn cố tình vi phạm. - Phong tục làm nhà sàn của đồng bào dân tộc Dao vẫn còn, nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân và thị trường ngày càng cao, đây cũng là nguyên nhân rừng bị chặt phá, khai thác trái phép. - Mật độ dân số phân bố không đồng đều, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chủ yếu tập trung ở các vùng sâu, vùng xa gần rừng và trong rừng. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, QLBVR và PCCCR. 4.1.2 Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng liên quan đến công tác QLBVR Theo Bách khoa toàn thư mở, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Tập quán là những thói quen hình thành từ lâu đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hương ước của cộng đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng thể hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng hoặc người có uy tín trong cộng đồng, nó được các người dân trong cộng đồng chấp thuận xây dựng nên và thực hiện nghiêm túc. [35] Theo Fisher (1973), thể chế bản địa là tổng hợp những qui định và ứng xử tồn tại qua thời gian, nhằm phục vụ các mục tiêu của tập thể.
  • 42. 40 Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trưng tồn tại trong một điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó. Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương . Qua quá trình nghiên cứu ở xóm Nộc Soa, xã Ca Thành với 100% cộng đồng dân tộc Mông, Dao, xóm Bình Đường, xã Phan Thanh với 100% cộng đồng gồm dân tộc, Mông, Dao cho thấy rằng, quá trình lao động, sản xuất đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhưng vẫn giữ được bản sắc và đã hình thành một kho tàng phong tục, tập quán, kiến thức bản địa nói chung, về quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng nói riêng. Các phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa được duy trì, phát huy kiến thức truyền thống của thế hệ trước và có cải tiến để áp dụng vào cuộc sống, lao động, sản xuất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. 4.1.2.1. Canh tác nương rẫy Sản xuất lương thực từ nương rẫy và làm lúa nước trên các ruộng bậc thang ở huyện Nguyên Bình là 2 phương thức canh tác chủ yếu. Đối với cộng đồng dân tộc Mông, Dao thì bao gồm cả canh tác nương rẫy và làm lúa nước ruộng bậc thang 1 vụ. Qua điều tra ở cộng đồng 2 dân tộc trên, sản lượng lương thực thu được từ sản xuất nương rẫy đáp ứng từ 60 – 80% nhu cầu lương thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thời gian phát nương tập trung diễn ra từ tháng 1- 4, sau khi phát xong thực bì được để khô và giải khắp nương. Khi đốt thực bì để sản xuất nương rẫy một số người dân có ý thức PCCCR như đốt ngược chiều gió, đốt từ trên cao xuống, một số hộ đã tạo băng phân cách để đề phòng khả năng lửa cháy lan vào rừng, theo phương pháp đốt này thì khả năng trừ cỏ dại cao, lượng tro được tạo ra sau khi đốt được rải đều trên mặt đất sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng tăng năng suất. Hình 4.1: Người Dao phát đốt rừng làm nương rẫy
  • 43. 41 4.1.2.2. Khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cuộc sống Qua điều tra khảo sát tại địa điểm nghiên cứu. Đối với người Dao thì nhu cầu sử dụng củi đun để sưởi ấm là rất lớn, trung bình mỗi ngày họ đốt khoảng 0,2 – 0,3 ste củi để nấu nướng, sưởi ấm và tất cả các vật liệu để làm hàng rào, mái nhà đều làm bằng gỗ. Còn đối với người Mông tuy họ cũng sử dụng gỗ và các sản phẩm từ rừng nhưng tỷ lệ sử dụng ít hơn người Dao. Tuy vậy các hoạt động trên cũng tác động lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. 4.1.2.3. Săn, bắn, bẫy động vật rừng Săn, bắn, bẫy động vật rừng của các cộng đồng dân tộc ở đây, đặc biệt là cộng đồng dân tộc Mông, Dao mang tính thói quen và tập quán. Hoạt động này cũng đã được hạn chế nhiều từ khi thực hiện Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc mở đợt tổng kiểm tra, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và phát động toàn dân tự giác giao nộp, tố giác các trường hợp tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Phan Thanh, xã Ca Thành, xã Mai Long và cán bộ Hạt Kiểm lâm thì một số người dân vẫn còn giấu súng săn trong nhà, chưa đem nộp cho cơ quan chức nằng, chính vì vậy tình trạng săn bắn động vật rừng hoang dã vẫn còn diễn ra. 4.1.2.4. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số người dân đều có ý thức chấp hành, tôn trọng Pháp luật của Nhà nước, các quy chế, luật lệ của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đây cũng là nhân tố thuận lợi để việc xây dựng và phát triển những quy ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng được xát sao gần gũi với cuộc sống thực tiễn của cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân chấp hành chưa nghiêm Pháp luật của Nhà nước, những điều quy định trong qui ước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vì thực tế cho thấy đời sống của họ cón nhiều khó khăn, trình
  • 44. 42 độ nhận thức lại thấp. Mặt khác, để tình trạng này sảy ra là do còn tình trạng thực hiện không nghiêm luật bảo vệ và phát triển rừng của một số cán bộ thừa hành pháp luật ở địa phương. [31] Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt là Luật bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Đây là một trong những phương pháp QLBVR tận gốc, mà hiện nay các cấp, các ngành đang trú trọng quan tâm. Tuỳ từng điều kiện của từng cơ sở, các bản đã xây dựng được quy ước, hương ước của bản mình, phù hợp với phong tục tập quán của từng thôn, bản và chính sách, pháp luật Nhà nước quy định. Mặc dù kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, luật lệ của cộng đồng đề ra. 4.1.2.5. Chăn thả gia súc trong rừng Theo số liệu điều tra của chúng tôi, thì tổng số đàn gia súc của huyện Nguyên Bình có khoảng 54.478 con, tròng đó: đàn Trâu, Bò 21.790 con, Lợn 32.688 con. Với số lượng như vậy cũng không phải là ít mà đa số người dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình có thói quen thả dông Trâu, Bò trong rừng, hiện nay trên địa bàn huyện phát triển nhiều mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, họ khoanh vùng để chăn thả. Tuy nhiên, diện tích rừng vẫn bị Trâu, Bò phá hoại. Tóm lại: phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của mỗi cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phong phú đối với việc QLBVR, nó có tác dụng tích cực cũng như tiêu cực đến tài nguyên rừng trên địa bàn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa có tính tích cực đối với việc QLBVR, đồng thời hạn chế những tiêu cực của nó trong công tác QLBVR, việc thay đổi phong tục tập quán làm nhà sàn hoặc nhà bằng gỗ là rất khó, tuy nhiên cần vận động và thuyết phục hạn chế sử dụng sản phẩm gỗ sang sản phẩm phi gỗ để làm nhà, chuồng trại gia súc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
  • 45. 43 thâm canh tăng vụ, hạn chế việc đốt, phát rừng làm nương rẫy trái phép, kết hợp với việc tuyên truyền, thuyết phục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật. 4.2. Thực trạng QLBVR ở huyện Nguyên Bình 4.2.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR Sơ đồ về tổ chức lực lượng về QLBVR trên địa bàn huyện như sau: Ghi chú: Quan hệ trực tiếp → Quan hệ hỗ trợ ↔ Hình 4.2: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện * UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về việc QLBVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện [36]; Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức mạng lưới QLBVR và huy động mọi lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi huỷ hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, phòng trừ sinh vật hại rừng; Ban hành các văn bản để chỉ đạo việc thực hiện công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý BVR, tổ chức theo dõi diễn biến tài Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH Chủ rừng UBND xã Ban chỉ huy BVR Tổ, đội BVR Tổ, đội quần chúng BVR Kiểm lâm địa bàn UBND huyện Ban chỉ huy