SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 166
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
—————————————
LƯU VĂN NĂNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở ĐẮK NÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
—————————————
LƯU VĂN NĂNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở ĐẮK NÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62 85 01 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN
2. TS. NGUYỄN THANH LÂM
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Lưu Văn Năng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của
mình đến hai Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là GS.TS. Trần Đức Viên và
TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Ban
Giám đốc, các thầy cô giáo trong Ban Quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và góp ý nhiều cho tôi trong quá trình hoàn
thiện Luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Bộ môn
Quản lý môi trường thuộc Khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong Bộ môn Quy
hoạch sử dụng đất thuộc Khoa Quản lý đất đai đã đóng góp cho tôi những ý kiến
quý báu trong quá trình hoàn thiện Luận án.
Tôi cũng xin cám ơn các nhà khoa học, nhà quản lý tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông; Sở Tài nguyên và Môi
trường Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Tổng cục
Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã
luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Lưu Văn Năng
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
5. Những đóng góp mới của đề tài 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng 5
1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp 5
1.1.2. Tài nguyên rừng 8
1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp 14
1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 14
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 17
1.3. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững 21
1.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 21
1.3.2. Quản lý, phát triển rừng bền vững 24
1.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới 26
iv
1.4. Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam
và Tây Nguyên 31
1.4.1. Thực trạng sử dụng đất 31
1.4.2. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng Việt Nam 34
1.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất tại Đắk Nông 41
1.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 42
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Nội dung nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 45
2.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 46
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 48
2.2.4. Phương pháp ứng dụng GIS để chồng ghép, xử lý bản đồ 48
2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 48
2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT 49
2.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử
dụng đất nông nghiệp 50
2.2.8. Phương pháp chuyên gia 54
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất tỉnh
Đắk Nông 55
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 55
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 60
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 62
3.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 64
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 64
3.2.2. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 71
3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đất 81
v
3.3. Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở
Đắk Nông 86
3.3.1. Khái quát chung ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội 86
3.3.2. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch 93
3.3.3. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch 98
3.3.4. Một số tác động khác đến tài nguyên rừng 108
3.4. Đánh giá hiệu quả một số loại hình, kiểu sử dụng đất 111
3.4.1. Tiềm năng và tiêu chí quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả 111
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông 114
3.5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả đất sản xuất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông 123
3.5.1. Cơ sở đề xuất chung 123
3.5.2. Đối với đất sản xuất nông nghiệp 126
3.5.3. Đối với đất lâm nghiệp 134
3.5.4. Nhóm giải pháp chung 139
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 143
1. Kết luận 143
2. Kiến nghị 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 154
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CCN Cây công nghiệp
ĐVHC: Đơn vị hành chính
DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng
DTTN: Diện tích tự nhiên
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
GĐGR: Giao đất giao rừng
ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (The International Tropical Timber
Organization)
IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)
LUT: Loại hình sử dụng đất (Land use type)
MTQG: Mục tiêu quốc gia
NNPTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QH và TKNN: Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
SDĐ: Sử dụng đất
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài nguyên và Môi trường
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTg: Thủ tướng
TX: Thị xã
UBND: Ủy ban nhân dân
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WCED: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission
on Environment and Development).
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1. Những khu vực rất nguy cấp cần bảo vệ rừng trên thế giới 28
1.2. Biến động diện tích đất rừng ở Việt Nam 35
1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu các vùng của Việt Nam 40
2.1. Lựa chọn mẫu điều tra 47
2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 51
2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 52
2.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 53
3.1. Tổng hợp diện tích tỉnh Đắk Nông theo cấp độ dốc 57
3.2. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2012 60
3.3. Biến động dân số tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 62
3.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Đắk Nông 67
3.5. Diện tích một số cây công nghiệp chính 68
3.6. Hiện trạng sử dụng các loại rừng tỉnh Đắk Nông năm 2012 70
3.7. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 72
3.8. Biến động đất sản xuất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất 74
3.9. Diễn biến diện tích có rừng tỉnh Đắk Nông từ năm 2000-2012 75
3.10. Diễn biến rừng phòng hộ các huyện từ năm 2000-2012 76
3.11. Diễn biến rừng đặc dụng các huyện từ năm 2000-2012 77
3.12. Diễn biến rừng sản xuất các huyện từ năm 2000-2012 79
3.13. Mở rộng đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo loại rừng 94
3.14. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp quy hoạch chia theo huyện 97
3.15. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp từ
năm 2000-2012 98
3.16. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không quy hoạch theo loại rừng 99
viii
3.17. Dân số theo huyện tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 100
3.18. Tình hình dân di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông 101
3.19. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng, giảm từ năm 2000-2012 105
3.20. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp có liên quan đến đất lâm nghiệp 106
3.21. Tài nguyên rừng cho các mục đích phát triển của tỉnh 109
3.22. Tài nguyên rừng ảnh hưởng do thiên tai, khai thác rừng 110
3.23. Mức độ thích hợp đất đai của một số loại hình sử dụng đất chính 111
3.24. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 115
3.25. Hiệu quả xã hội của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 117
3.26. Hiệu quả môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 119
3.27. Tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các kiểu sử dụng
đất của tỉnh Đắk Nông 120
3.28. Tổng hợp quá trình canh tác ảnh hưởng đến đất đai 122
3.29. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên lúa, lúa màu 127
3.30. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên màu và cây công nghiệp
ngắn ngày 129
3.31. Phân tích SWOT đối với loại hình canh tác trên đất nương rẫy 130
3.32. Phân tích SWOT đối với loại hình cây ăn quả lâu năm 132
3.33. Phân tích SWOT đối với loại hình cây công nghiệp lâu năm 133
3.34. Phân tích SWOT đối với loại hình rừng trồng 136
ix
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng............................................11
1.2. Mối quan hệ giữa rừng và phát triển kinh tế của một quốc gia ....................29
1.3. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong quỹ đất cả nước
năm 2012....................................................................................................31
1.4. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cả nước từ
2000-2012...................................................................................................32
1.5. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên
từ 2000-2012 ..............................................................................................33
1.6. Diện tích, độ che phủ rừng các vùng năm 2012...........................................34
2.1. Ma trận SWOT ...........................................................................................49
3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Đắk Nông trong vùng Tây Nguyên....................................56
3.2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tỉnh Đắk Nông từ 2000-2012.................58
3.3. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2012.............................................64
3.4. Sơ đồ hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2012 ..............66
3.5. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông từ 2000 đến 2012 .................................71
3.6. Biến động đất sản xuất nông nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông...................73
3.7. Biến động các loại đất rừng từ 2000 đến 2012 tỉnh Đắk Nông ....................76
3.8. Sơ đồ biến động đất rừng tỉnh Đắk Nông năm 2000 - 2012.........................78
3.9. Tổng hợp biến động đất lâm nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông ...................80
3.10. Diễn biến đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp theo huyện..............80
3.11. Thay đổi loại rừng và đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2000-2012.............85
3.12. Diễn biến đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng và gia tăng dân số...............100
3.13. So sánh đất sản xuất nông nghiệp theo và không theo quy hoạch..............104
3.14. Sơ đồ đề xuất định hướng sử dụng đất các loại hình đất sản xuất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp ..........................................................................139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nền tảng để sản xuất, định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã
hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã hội phát
triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng, để
đáp ứng những nhu cầu trước mắt, con người đã và đang sử dụng tài nguyên rừng cho
nhiều mục đích khác nhau, trong đó đặc biệt là chuyển sang canh tác sản xuất nông
nghiệp. Điều này đang phá vỡ hệ sinh thái bền vững giữa thiên nhiên và con người,
do đó việc sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp
thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho
tương lai. Ở Việt Nam, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng với tình hình kinh tế
gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài sau giải phóng thống nhất đất nước nên tài
nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh, ước tính trong giai đoạn từ năm 1976 - 1990,
mỗi năm Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha và trở thành nước có nạn phá rừng
nhanh nhất Đông Nam Á với mục đích chính là mở rộng đất sản xuất nông nghiệp
(Asian Development Bank - ADB, 2000) và chính sự mất rừng nhanh chóng ở thời
kỳ này đã là tiền đề cho những ảnh hưởng xấu về môi trường ở giai đoạn sau này.
Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập từ tháng 1 năm 2004, trên cơ sở chia
tách từ tỉnh Đắk Lắk và nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên (Quốc hội,
2003b). Diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh có 651.562 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp có 319.466 ha (chiếm 49,0% DTTN) và đất lâm nghiệp có
265.425 ha (chiếm 40,7% DTTN), trong quỹ đất lâm nghiệp thì rừng tự nhiên
chiếm 248.627 ha (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013e). Quá trình thành lập và hoàn
thiện tổ chức hành chính tỉnh mới đã kéo theo trong một thời gian dài công tác
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng rất lỏng
lẻo, điều này đã dẫn đến tài nguyên rừng đã bị giảm mạnh về diện tích (có tới
131.725 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên, bị mất trong giai đoạn từ năm 2000
đến 2012) mà mục đích chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp
sang canh tác sản xuất nông nghiệp. So với vùng Tây nguyên, từ năm 2000 đến
2
nay, rừng Tây Nguyên bị giảm mất 185.780 ha (trong đó rừng tự nhiên Tây Nguyên
đã bị mất 336.523 ha và rừng trồng bổ sung là 150.744 ha) (Lưu Văn Năng và cs.,
2013), qua đó cho thấy tỉnh Đắk Nông có tài nguyên rừng giảm mạnh nhất trong
toàn vùng Tây Nguyên. Quá trình chuyển đổi từ rừng sang mục đích khác đã tạo
được hiệu quả kinh tế trước mắt nhất định nhưng cũng do sự chuyển đổi quá
nhanh chóng này đã phá vỡ nhiều quy hoạch chuyên ngành về phát triển các loại
cây trồng trong sản xuất nông nghiệp gây nên sự thiếu cân bằng giữa các nhóm
cây trồng và ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt tới môi trường sinh thái.
Về vị trí địa lý, Đắk Nông nằm ở vùng Tây Nguyên, đây là khu vực thuộc
vùng cao, đầu nguồn của nhiều hệ thống sông quan trọng, không những điều tiết
nguồn nước mà còn cả môi trường, sinh thái ở khu vực hạ lưu như duyên hải miền
Trung, miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê
Kông. Sự suy giảm tài nguyên rừng ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói
chung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng sinh thái và
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như thiếu nước mùa
khô, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013d).
Việc nghiên cứu, phân tích, ảnh hưởng quá trình mở rộng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp có tác động tới tài nguyên rừng như thế nào để đề xuất một số
giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà
quản lý, nhà khoa học, người sử dụng đất tham khảo và ứng dụng trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống người dân bản địa, giảm bớt đói nghèo
của người dân ở tỉnh Đắk Nông là việc rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên
rừng Đắk Nông và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở tỉnh Đắk Nông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
3
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
- Thực trạng các loại hình kiểu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tài nguyên rừng: Khái niệm tài nguyên rừng rất rộng, trong nghiên cứu
này tác giả chỉ tập trung vào một số yếu tố gồm đất lâm nghiệp có rừng, các
loại rừng, độ che phủ rừng.
- Đất sản xuất nông nghiệp: Gồm nhóm đất trồng cây hàng năm (đất
trồng lúa, màu; đất nương rẫy) và nhóm đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây
công nghiệp lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm).
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng đánh giá biến động được thu thập từ năm
2000-2012, các giải pháp sử dụng đất đến năm 2020.
3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu
- Đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông có những
đặc điểm gì?
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm
nghiệp trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 như thế nào?
- Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng
theo quy hoạch và không theo quy hoạch như thế nào? Đâu là nguyên nhân
chính dẫn đến giảm diện tích rừng?
- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong một số kiểu sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp chính tại tỉnh Đắk Nông hiện nay ra sao?
- Giải pháp nào cần được triển khai để tăng cường sử dụng đất hiệu quả
và hợp lý tại Đắk Nông trong thời gian tới?
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của việc
đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong bối
cảnh tương tác giữa sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng, phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ môi trường.
4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ, phát triển rừng nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả đối với
tài nguyên đất cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý đất đai nói
chung, đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và mở ra hướng
nghiên cứu tiếp theo cho các tỉnh khác có điều kiện tương tự.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Làm rõ được việc giảm diện tích rừng không theo quy hoạch chuyển sang
diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu do tác động của di dân tự do và cũng là
quá trình tất yếu trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Đắk
Nông nói riêng và của các tỉnh vùng Tây Nguyên nói riêng.
Xác định hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tới đất rừng tại Đắc Nông và đề xuất được các
nhóm giải pháp tổng hợp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sử dụng
hợp lý và hiệu quả.
5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng
1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp
Theo quan điểm thuật ngữ khoa học, giữa “đất” và “đất đai” thực tế cũng có
sự phân biệt nhất định, “đất” tương đương với từ “soil” trong tiếng Anh, nó có
nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất
đai” tương đương với từ “land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian
của đất hay có thể hiểu là một vùng lãnh thổ (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện
tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm
ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn,thảm thực vật
cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Nói cách khác "đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dáng địa hình, mặt nước (Smyth and Dumanski, 1993).
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Căn cứ theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân chia
thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2003a).
Do giới hạn nghiên cứu của đề tài cũng như để thuận tiện trong quá trình
trình bày các nội dung, thuật ngữ “đất nông nghiệp” trong đề tài được hiểu chỉ bao
gồm nhóm đất sản xuất nông nghiệp và nhóm đất lâm nghiệp.
1.1.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm (Bộ
Tài nguyên và Môi trường - TNMT, 2007).
6
- Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ như đất cỏ tự nhiên có
cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi.
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên
một (01) năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long,
chuối, dứa, nho,.... Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu
năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
Ngoài ra, cây cao su là cây đa mục đích cho nông, lâm nghiệp (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT, 2008), theo đó việc phân loại cây cao su
thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp hay nhóm đất lâm nghiệp sẽ phụ thuộc vào yếu
tố định hướng quy hoạch sử dụng đất của khu vực đất xác định trồng cây cao su.
1.1.1.2. Đất lâm nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam đang có một số khái niệm về phân loại về đất lâm
nghiệp, cụ thể:
(i) Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), đất lâm nghiệp là đất đang có
rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã
giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên
là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây
rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản
xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất và đất
trồng rừng sản xuất.
Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo
vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn
sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm
7
đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng phòng hộ và đất trồng rừng phòng hộ.
Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc
dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất
trồng rừng đặc dụng.
(ii) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), đất lâm nghiệp
được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc
được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp, cụ thể:
- Đất có rừng và đất được quy hoạch cho trồng và phát triển thành rừng.
Theo mục đích sử dụng, đất có rừng gồm 3 loại như sau.
Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ
môi trường;
Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trường;
Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
- Đất lâm nghiệp chưa có rừng, gồm 4 loại như sau.
Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng có
chiều cao trung bình chưa đạt 1,5m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0m
đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha.
Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích
lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có
chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.
8
Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục
đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng,…
Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn thành rừng.
Việc phân loại và xếp loại nhóm đất lâm nghiệp tuy có những khái niệm
khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cho từng ngành, tuy nhiên đề tài nghiên cứu
ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng sẽ theo khái niệm
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đó đất trống không có cây gỗ tái sinh và đất
núi đá không cây sẽ được đưa vào đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp là đất hiện tại
đang có rừng cây.
1.1.2. Tài nguyên rừng
1.1.2.1. Một số khái niệm
Rừng và tài nguyên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều những
định nghĩa khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và cách hiểu về rừng cũng như tài
nguyên rừng như:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng (Quốc hội, 2004).
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt
Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý (Morozov, 1930).
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật (dẫn theo Trần Văn Con, 2008).
Rừng là nơi có cây mà mật độ che phủ lớn hơn 10% và có diện tích rộng tối
thiểu 0,5 ha với các loài cây có độ cao tối thiểu 5 mét khi trưởng thành. Rừng bao
gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng (FAO, 2010).
9
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài
nguyên tái tạo được tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị
suy thoái không thể tái tạo lại (Tổng cục Môi trường, 2009).
Tài nguyên rừng là tất cả các giá trị thực vật, động vật, môi trường, hệ
sinh thái và đa dạng sinh học từ rừng mà con người có thể sử dụng để phục vụ
cho đời sống và sự phát triển của xã hội (Trần Văn Con và cs., 2006).
Qua những khái niệm trên rừng và tài nguyên rừng được định nghĩa rất đa
dạng, phong phú tùy theo từng mục đích cụ thể, yếu tố tài nguyên rừng trong đề tài
cũng được hiểu ở khía cạnh là nguồn tài nguyên quan trọng và bao gồm rừng trồng,
rừng tự nhiên cũng như độ che phủ của rừng.
Độ che phủ rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng,
được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che
bóng và diện tích đất rừng (Quốc hội, 2004), có liên quan mật thiết tới tỷ lệ rừng
hiện có trên một diện tích đất nhất định do đó độ che phủ rừng là chỉ tiêu tổng
hợp nhất nói lên số lượng cả tuyệt đối và tương đối về diện tích rừng, đồng thời
nó thuyết minh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng lâm sản, phúc lợi, công ăn,
việc làm, sinh thái,... Về cách tính, độ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm (%) giữa
diện tích rừng so với diện tích lãnh thổ (Bộ NNPTNT, 2009).
1.1.2.2. Vai trò của tài nguyên rừng
Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong
quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn
cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa
và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật. Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu
dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng.
Trong các bộ phận cấu thành của sinh quyển thì rừng là bộ phận quan trọng
nhất và có có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi
trường (Trần Văn Con, 2008). Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ
10
đến sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu.
Mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần
cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của các loại
rừng về cơ bản không chịu tác động của con người, sự phân chia các kiểu thảm thực
vật rừng chủ yếu dựa vào ưu thế sinh thái (Lê Văn Khoa, 2011).
Nhìn chung tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài
nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên
rừng trên thế giới khác nhau tuỳ thuộc vào công nghệ truyền thống và tập quán xã
hội của từng vùng hoặc từng quốc gia và tài nguyên rừng có vai trò to lớn đối với
đời sống con người, đó là:
a. Đối với bảo vệ đất đai
Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói
mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần lượng
mưa rơi xuống mặt đất và có vai trò quan trọng trong phân phối lại lượng nước mưa
này, qua nghiên cứu cho thấy ở vùng ôn đới thảm thực vật sẽ giữ được 25% lượng
nước mưa này. Lượng nước mưa được tán cây giữ lại sẽ chảy từ tán lá, qua cành
theo thân cây thấm vào đất hoặc đổ vào dòng chảy trên mặt và một phần khác sẽ
bay hơi vào khí quyển (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2003). Tán rừng có khả
năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt trong khi rễ, thân cây
có khả năng giữ nước và hạn chế dòng chảy trong khi tầng thảm mục có khả năng
giữ nước tới 90-100% trọng lượng của lớp thảm mục do đó giảm đáng kể xói mòn ở
những nơi có rừng. Một nghiên cứu của Do (1994), ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt
Nam những nơi có rừng đã khép tán lượng đất bị xói mòn hàng năm chỉ vào khoảng
1-1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi nơi không có rừng có thể lên tới 100-150 tấn/ha và
dòng chảy mặt tăng 3-4 lần.
Các khoáng chất được cây rừng hút từ đất để phát triển nhưng mặt khác cây
rừng không ngừng trả lại vật chất cho đất dưới dạng các hợp chất hữu cơ bằng các
sản phẩm rơi rụng và trao đổi qua rễ. Trong hệ sinh sinh thái của rừng, các sản phẩm
rơi rụng thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành nên thảm mục rừng và mùn
11
đất. Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng
trực tiếp đến độ phì nhiêu của đất trong khi rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp đất tơi
xốp, tăng khả năng giữ nước và chống lại quá trình xói mòn (Tzschuphe, 1998).
Hình 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng
Nguồn: Do (1994)
Qua những nghiên cứu này, xét trong khía cạnh sử dụng đất nông nghiệp cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rừng và đất đai nói chung. Các kiểu sử dụng đất có
quan hệ chặt chẽ với lượng đất mất do xói mòn (Nguyễn Văn Dung và cs., 2008) và
giữa tán rừng và sản xuất nông nghiệp nói chung rất quan trọng. Khi diện tích rừng bị
suy giảm thì hầu như chất lượng đất, độ dinh dưỡng cũng bị suy giảm theo và sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp nói chung hay quá trình canh tác nói riêng
b. Đối với môi trường
Rừng có vai trò rất quan trọng với môi trường, là một bộ phận quan trọng
nhất cấu thành nên sinh quyển, ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật, rừng
còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên (Nguyễn Xuân Cự và
Đỗ Đình Sâm, 2003). Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên cảnh
quan vì vậy rừng tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai. Rừng cũng là
quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu và quần xã này phải có
diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
12
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và
các hoàn cảnh khác. Do đó rừng không chỉ ảnh hưởng về mặt phát triển kinh tế - xã
hội mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong phát triển môi trường sinh thái và dịch vụ
môi trường.
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí
quyển và có chức năng điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng là vật cản của gió, có ảnh
hưởng tới tốc độ cũng như hướng gió và qua đó nó làm thay đổi các nhân tố khác
của hoàn cảnh sinh thái. Không chỉ chắn gió bão, rừng còn làm sạch không khí và
có ảnh hưởng lớn đến chu trình tuần hoàn của các bon trong tự nhiên do đó có thể
coi rừng là một nhà máy hút bụi khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho xã hội.
Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong
khí quyển. FAO (2012b) ước tính nếu với tốc độ phá rừng như hiện nay trên thế
giới thì vào năm 2050, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi và sẽ làm nhiệt
độ trên trái đất tăng khoảng 20
C, lúc đó các khối băng tan sẽ làm mực nước biển có
thể dâng cao từ 1-3 m vào cuối thế kỷ XXI.
Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng có tác dụng điều tiết khí hậu,
tạo mây mưa, mặc dù chúng có phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Ví dụ, dẫn theo Lê
Văn Khoa (2011), ở Thụy Điển một hécta rừng vân sam trên đất khô thoát ra
khoảng 2100 m3
nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 210 mm), trong khi
một hécta rừng loại này trên đất ẩm thoát ra gần 4000 m3
nước/năm (tương ứng với
lượng nước mưa 400 mm).
c. Trong công tác xóa đói giảm nghèo
Mối quan hệ giữa giảm nghèo và rừng có mối liên hệ rất mật thiết, đó là mối
liên hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế nông thôn. Đời sống của người nghèo ở các
vùng sâu vùng xa phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ
các khu rừng tự nhiên bởi rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các các vùng cao đã và
đang sống phụ thuộc vào rừng nhiều thế kỷ, người dân ở các vùng này thường
nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém và đất đai không được màu
mỡ (William và Huỳnh Thu Ba, 2005). Nói cách khác, những người nghèo thường
sống ở những vùng cách xa khu vực thành thị và các tuyến đường giao thông chính,
13
tương tự các khu vực rừng tự nhiên còn tồn tại được cũng là do vị trí của chúng
cách xa các trung tâm đô thị và các đường giao thông lớn. Để trợ giúp quá trình
giảm nghèo đang diễn ra, FAO (2003) đã nhận định có 5 phương thức chính sử
dụng nguồn lực từ rừng, gồm:
(i) Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp: Hiếm khi việc chuyển đổi
rừng sang sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những đường lối chính trong
công tác giảm nghèo dựa vào rừng. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội nhưng các
ảnh hưởng do thay đổi chế độ sử dụng đất hầu như có xu hướng giảm diện tích rừng
hay giảm độ che phủ rừng thông qua chuyển đổi đất rừng tạm thời hoặc lâu dài để
mở rộng các hoạt động nông nghiệp hay chăn nuôi (Trần Đức Viên, 2001). Tuy
nhiên, chính việc chuyển đổi đất rừng này đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp
cận các sản phẩm gỗ do có nhiều diện tích rừng bị chặt phá.
(ii) Sản phẩm gỗ: Giá trị gỗ thương mại hàng năm ở các nước đang phát triển
có rừng là hàng tỷ đô la và nhìn vào con số này, người ta sẽ tự hỏi tại sao giảm
nghèo lại không được đầu tư nhiều hơn từ nguồn lợi to lớn này. Những lý do ít dẫn
đến thành công bao gồm việc người nghèo không đủ quyền để chống lại những thế
lực chiếm tài nguyên rừng (ngoài ra còn có những chính sách bất lợi cho người
nghèo) và các đặc tính của gỗ mà không có lợi cho người nghèo. Ví dụ, để thành
công trong kinh doanh gỗ đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế quy mô, tiếp cận các thị
trường dành riêng cho gỗ, thời gian chờ đợi lâu dài và khả năng chống chịu rủi ro.
Tuy có một số mô hình quy mô nhỏ nhiều triển vọng như là mô hình sản xuất gỗ do
địa phương quản lý, những mô hình này thường bị hạn chế bởi hệ thống hỗ trợ cho
công tác tổ chức còn yếu kém và các trở ngại khác (FAO, 2007).
(iii) Các lâm sản ngoài gỗ: Các sản phẩm này như than củi, củi đốt, động vật
trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo,… Những người nghèo ở gần rừng thường là
những người sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ và điều này đặt ra một câu hỏi là
việc phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ là “tốt” hay “xấu”. Quan điểm tích cực về
vấn đề này cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một “lưới an toàn”, có nghĩa là các lâm
sản ngoài gỗ sẽ là một nguồn tài nguyên để giúp người nghèo đối phó với những
giai đoạn thiếu thốn. Trong một số trường hợp, các lâm sản ngoài gỗ có thể giúp
14
làm giàu nếu chúng được quản lý chặt chẽ, được sản xuất trong những điều kiện
đảm bảo quyền sở hữu và tiếp thị tốt. Quan điểm tiêu cực lại cho rằng các lâm sản
ngoài gỗ là một “bẫy nghèo” theo nghĩa là phụ thuộc vào chúng sẽ làm suy yếu khả
năng tiết kiệm và đầu tư theo nhiều hướng khác nhau và do vậy sẽ làm hạn chế tiềm
năng tăng thu nhập (William và Huỳnh Thu Ba, 2005).
(iv) Dịch vụ môi trường: Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về
môi trường cho những người dân sống gần rừng. Các dịch vụ này như là việc khôi
phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước
và bảo vệ chất lượng nước, cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, kiềm chế sâu cỏ và
duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Rừng cũng
mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống xa rừng. Người
nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do những
người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này. Ví dụ các khoản
chi trả này có thể dưới dạng các dự án thu hồi và lưu giữ khí CO2, các dự án bảo vệ
nước và du lịch sinh thái từ rừng (Phạm Thu Thủy và cs., 2013).
(v) Việc làm: Một số lượng lớn việc làm của nhân công trên toàn thế giới
đã và đang phụ thuộc vào những sản phẩm liên quan đến rừng, theo thống kê của
FAO (2010), vào năm 2006, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 13,709 triệu
người làm chính thức trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó khu vực châu Á chiếm
tới 42,3% tổng số nhân công chính thức làm trong ngành lâm nghiệp trên toàn
thế giới.
Tóm lại rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp
nguyên, vật liệu thô cho con người, là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc và
việc khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp một phần quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp
1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng
và là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất, sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình
15
phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn
minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa
học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Tầm quan trọng
của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau nhưng trong ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp thì đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều
kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự
tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và công cụ hay phương
tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...).
Quá trình sản xuất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp luôn liên quan chặt
chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất (Nguyễn Đình Bồng,
2012) hay có thể nói việc bảo vệ, duy trì và cải thiện nguồn tài nguyên đất đai là
tiêu chuẩn để tiếp tục duy trì cuộc sống trên trái đất (Henry and Boyd, 1996). Khi
nêu những đặc tính cơ bản của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì
Dixon et al. (2001) cho rằng chúng có một số đặc tính sau:
(i) Là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, do vừa là tư liệu lao động và vừa
là đối tượng lao động. Đối với hầu hết các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ
là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đất
tạo ra sản phẩm.
(ii) Có vị trí cố định, không thể di chuyển được và nó gắn liền với điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng, tuy nhiên chúng có khả năng tái
tạo được. Đây là khác biệt cơ bản với các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến
những nơi thiếu và cần thiết, nhưng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được.
Do đặc điểm trên nên đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chịu sự chi
phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu đất,
độ màu mỡ, vị trí của đất,...
(iii) Bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của nó lại là không giới
hạn. Diện tích đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp luôn bị giới hạn bởi
không gian nhất định, bao gồm cả giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Trong
hầu hết các tình huống, đất sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số
lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động (Smith, 1997). Tuy nhiên, do bị giới
16
hạn về mặt diện tích trong khi nhu cầu về nông sản phẩm của con người ngày càng
tăng, vì vậy phải bố trí, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và liên tục cập nhật, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai.
(iv) Vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động: đất đai trong
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vốn là sản phẩm của tự nhiên, nó xuất hiện và
tồn tại ngoài ý muốn của con người. Ngay trong quá trình hình thành đất nói
chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhà khoa học người Nga tiên phong trong
lĩnh vực khoa học đất Dokuchaev đã cho rằng “Đất như là một thực thể tự nhiên
có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp
và đa dạng diễn ra trong nó. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các
yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Dẫn theo
Phạm Chí Thành, 1996). Trong quá trình lịch sử lâu dài, lao động của con người
qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó và ngày nay có thể nhận thấy đất nông
nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.
(v) Có chất lượng không đồng đều, không đồng nhất do sự khác nhau giữa
các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng
con người cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng để hiểu rõ sự liên quan giữa
sinh vật và phi sinh vật, cũng như tác dụng qua lại giữa thực bì và đất nhằm duy trì
chất lượng đất cũng như bảo vệ được môi trường sinh thái mà thực tế đó là không
ngừng cải tạo và bồi dưỡng chất lượng đất, đồng thời phải khai thác đất nông
nghiệp hợp lý làm cho đất duy trì được độ màu mỡ vốn có (Đỗ Đình Sâm và cs.,
2006). Tuy nhiên sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên thế giới rất
khác nhau ở mỗi quốc gia vì được phân hoá theo cộng đồng và phụ thuộc vào điều
kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng từng loại cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa
học công nghệ, mục tiêu kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực (Nguyễn Đức Ngữ,
2008). Ở Việt Nam, sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng khi với tỷ lệ 79,4% là đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất
tự nhiên (Tổng cục Thống kê, 2013) do đó đòi hỏi người sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm để đem lại hiệu quả cao nhất.
17
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp
Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch sử
luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, do vậy quá trình sử dụng đất bao gồm
phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng luôn luôn chịu sự chi phối bởi
các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu sự ảnh hưởng của các
điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp gồm:
1.2.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy ngoài
bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật
sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh
sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất... Trong điều kiện tự
nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều
kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Vavilop cho rằng “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng
ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế,
mạnh hơn cả kỹ thuật”, những điều kiện khí hậu này là ánh sáng, nhiệt độ, nước
(dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2007). Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn
nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và
không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài
hoặc ngắn,... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh. Ví dụ, chế độ nước vừa là điều kiện quan
trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật
sinh trưởng và phát triển; Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý
nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo
cung cấp nước cho sự sinh trưởng của động thực vật. Hầu hết lượng nước được sử
dụng cho nông nghiệp là nước mặt (với nguồn cung cấp chính là nước mưa hàng
năm) do đó tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp, khai thác nước cho
một vùng cụ thể để xác định hệ thống cây trồng thích hợp (Trần Đức Hạnh và cs.,
18
1997). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt
giữa các mùa trong năm cũng như các vùng lãnh thổ khác nhau và có quyết định
lớn đến xác định hệ thống cây trồng trong nông nghiệp.
- Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng
đất của ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Sự sai khác giữa địa hình, địa
mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và
mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng,
từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố phương thức sử dụng đất nông nghiệp của
các ngành nông - lâm nghiệp.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học
riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng
đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp và mang tính chất quyết định để bố trí và lựa chọn cây trồng. Ví dụ, độ phì
của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp; độ dày tầng đất và tính
chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Suryatra et al. (1982), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây trồng của vùng đất đồi núi nhờ nước trời ở Inđônêxia cho
thấy tại vùng đất này năng suất và sự tăng trưởng của cây trồng kém hơn so với
những vùng khác do độ phì của đất đai ở đây kém.
- Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ
thống sông ngòi, ao, hồ,... với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc
độ dòng chảy, chế độ thủy triều,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp
nước cho các yêu cầu sử dụng đất.
Nhìn chung, đặc thù của yếu tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực và với
sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước,… sẽ tạo nên những vùng
sinh thái đặc thù cũng như hệ thống cây trồng nông nghiệp đặc trưng cho từng khu
vực. Tuy nhiên những hệ sinh thái (như tài nguyên rừng) thường do thiên nhiên trải
qua rất nhiều năm thích nghi đã tạo lập nên (Thái Văn Trừng, 1999), còn hệ thống
cây trồng trong sản xuất nông nghiệp thường do con người trong quá trình phát triển
của mình đã đúc rút kinh nghiệm và xây dựng nên. Chính vì lý do này nên ảnh
19
hưởng của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ chịu sự chi phối lớn của
các điều kiện tự nhiên về mức độ thích nghi của các hệ thống cây trồng, khi đã lựa
chọn được hệ thống cây trồng thì việc mở rộng diện tích của hệ thống cây trồng đó
sẽ ảnh hưởng tới những hệ sinh thái (như tài nguyên rừng).
1.2.2.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát
triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng
các tiến bộ khoa học trong sản xuất, thị trường,... Yếu tố kinh tế - xã hội thường có
ý nghĩa quyết định quan trọng đối với định hướng sử dụng đất đai, ví dụ như yếu tố
thị trường thì sản xuất hàng hóa không thể tách khỏi thị trường, dựa vào nhu cầu
của thị trường nông dân lựa chọn các cây trồng phù hợp nhằm đưa ra các sản phẩm
đáp ứng cho thị trường (Nguyễn Duy Bột, 2001). Thực vậy, phương hướng sử dụng
đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về
phương thức sử dụng đất còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng
động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có.
Trong một vùng, điều kiện vật chất tự nhiên của đất thường có sự khác biệt
không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau,
dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác, sử dụng triệt để và đã đem lại
những hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai
thác với hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong trường hợp điều kiện tự nhiên có nhiều lợi
thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài
nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực. Ngược lại, khi điều kiện
kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ
tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tự nhiên,
biến điều kiện tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn cho thấy trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình
độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng
lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng
lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao.
20
Ngoài những yếu tố cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên,
sử dụng đất nông, lâm nghiệp còn bị chi phối bởi một số yếu tố khác như:
- Các chính sách, định hướng của cơ quan quản lý: có ảnh hưởng lớn đến
mọi mặt đời sống xã hội do đó cũng ảnh hưởng mạnh tới các sản phẩm nông sản
của nông dân và cũng là công cụ để nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất nhằm
khuyến khích hoặc hạn chế hình thức sử dụng đất của một loại cây trồng cụ thể nào
đó (Phạm Chí Thành, 1998).
- Tổ chức sản xuất: Có tác động lớn đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân
thông qua các khâu cơ bản như tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra (Đào Châu Thu
và Nguyễn Ích Tân, 2004). Việc tổ chức sản xuất tốt sẽ đem lại hiệu quả cao cho
người sản xuất và việc tái đầu tư cho sản xuất cũng như đất đai được tốt hơn. Ví dụ
như ở Thái Lan đã phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản
theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư
công nghệ chế biến; ở Malaysia đã tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với
sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương; ở Philippin đã xây
dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin,
ứng dụng và tiếp thị,… (Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng, 2001).
- Khoa học - kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất vì quá trình phát triển xã hội đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng và
hạ giá thành nông sản phẩm. Edward (1989) cho rằng khí hậu và đất đai là các yếu
tố mà con người ít có khả năng thay đổi nhưng khi lựa chọn cây trồng thì con người
có thể tác động thông qua các yếu tố khoa học - kỹ thuật.
- Di cư tự do từ nơi này đến nơi khác: Di dân tự do là một đòi hỏi khách
quan trong nền kinh tế thị trường, có thể nói là sự biểu hiện rõ nét nhất của sự phát
triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Việc lựa chọn địa bàn
nhập cư cụ thể của người dân di cư tự do là theo kinh nghiệm và tập quán, tâm lý sản
xuất nông, lâm nghiệp truyền thống. Thông thường, di dân tự do thường di cư theo hộ
gia đình, theo nhóm tập hợp dân cư trong cùng một cộng đồng do đó số nhân khẩu di
cư tự do tăng rất nhanh và để phục vụ cuộc sống, những di cư tự do thường cần có
21
ngay lương thực để sinh sống và cách dễ nhất là họ đi sâu vào những khu vực hẻo
lánh và địa bàn cư trú của dân di cư tự do là giữa những khu rừng tự nhiên, với lý do
chính là để chặt phá lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy,…. (Đặng Nguyên Anh, 2006).
Di dân tự do ở Tây Nguyên lại càng đặc biệt vì người bản địa Tây Nguyên
luôn coi rừng như một văn hóa gắn liền với cuộc sống của họ, nhưng di dân tự do
lại có cách thức canh tác khác với người bản địa, ví dụ như người Hmông (một
dân tộc ở phía Bắc đã chuyển đến Tây Nguyên) vì truyền thống canh tác của họ là
du canh du cư nên khi đến một nơi mới họ thường phá ngay diện tích rừng nơi họ
định cư để canh tác (Nguyễn Trường Giang, 2011) hoặc về canh tác người dân bản
địa ở Tây Nguyên thường làm rẫy còn những người di cư tự do thường làm nương
(Nguyên Ngọc, 2008). Trong khi đó làm rẫy và làm nương là hai phương thức
canh tác hoàn toàn khác nhau, làm rẫy là cách canh tác luân khoảnh trong điều
kiện mật độ dân số không cao, còn làm nương là rẫy đã được chuyển sang canh tác
cố định và chăm sóc như vườn. Trên rẫy bao giờ người ta cũng giữ lại một số cây
hay gốc cây lớn để chống xói mòn, còn trên nương thì phải dọn sạch, san phẳng
hoàn toàn, làm cho đất tơi ra (do đó rất dễ bị xói mòn). Làm nương cũng là phá
sạch rừng, từ nay ở đấy tuyệt đối không còn có rừng nữa, rừng đã vĩnh viễn trở
thành đất canh tác (Condominas, 2008).
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ tới các hệ thống sử
dụng đất cả của thiên nhiên và con người. Mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác
nhau, trong đó điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và
sâu sắc nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng
của con người trong việc sử dụng đất, điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác
nhau, xác định xu hướng và tiềm năng thích nghi, phát triển của các hệ thống cây
trồng cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên để tác động tới việc sử dụng đất.
1.3. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững
1.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên năm 1980 (IUCN,
1980) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
22
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội
và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Đến năm 1987 trong Báo cáo
Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (UNDP, 1987) đã ghi rõ
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai...". Nhìn chung phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài
nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ theo một phương thức
sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của
những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976).
Đối với đất đai nói chung, sử dụng đất bền vững được xác định theo năm
nguyên tắc: (i) Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất); (ii) Giảm
mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn); (iii) Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài
nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ); (iv) Khả
thi về mặt kinh tế (tính khả thi); (v) Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận). Năm
nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là
những mục tiêu cần phải đạt được (Smyth and Dumanski,1993). Thực tế cho thấy
để đạt được cả 5 nguyên tắc trên là khó khăn cho hầu hết các vùng miền khi vừa
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa giữ được các nguyên tắc này.
Vấn đề sử dụng bền vững đất nông nghiệp bền vững cũng đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm dựa trên lĩnh vực sản xuất cụ
thể như:
Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất,
nước, các nguồn động, thực vật để không bị suy thoái môi trường, sử dụng kỹ thuật
thích hợp, tạo sinh lợi về kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Mankin, 1998).
Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là từ bỏ những kinh nghiệm truyền
thống mà là phối hợp, lồng ghép, áp dụng khoa học kỹ thuật, những sáng kiến mới
từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1993).
Có ba điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài
nguyên, những yếu tố tác động từ bên ngoài và vai trò tương tác của các các nhóm
23
địa phương (Phạm Chí Thành, 1996). Nhìn chung, trong nông nghiệp bền vững
việc chọn cây gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn
chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên. Có thể khẳng định,
không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những
người sinh ra và lớn lên ở đó, vì vậy xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết
phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra, việc sử dụng
đất nông nghiệp cũng chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát
triển của kinh tế - xã hội nên sự khác biệt theo khu vực về tính bền vững trong sử
dụng đất nông nghiệp cũng rất rõ ràng (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Qua đó cho thấy sử dụng đất nông nghiệp bền vững là khái niệm động và
tổng hợp, nó quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và hiện
tại, tương lai. Nhìn chung, một nền nông nghiệp phát triển bền vững là đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí gồm tốt về môi trường sinh thái, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với
nhu cầu xã hội, truyền thống văn hóa cũng như đem lại lợi ích và sự phát triển
chung cho toàn thể cộng đồng, trước mắt và lâu dài (Nguyễn Bá Ngãi và cs., 2009).
Có thể khái quát mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ
thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn những
nhu cầu của con người mà không gây hại cho đất, không gây ô nhiễm môi
trường. Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng
đối với mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều
trường hợp, đối với các khu vực còn đang có nhiều khó khăn về phát triển kinh
tế, cơ sở hạ tầng như ở những vùng vùng miền núi nơi dân cư có trình độ thấp,
kỹ thuật canh tác lạc hậu,… để đạt được lợi ích kinh tế thì đôi khi lợi ích về mặt
xã hội và môi trường lâu dài thường bị xem nhẹ hơn hiệu quả về kinh tế trước
mắt. Hậu quả của việc này là sự mất cân bằng sinh thái cũng như nguồn tài
nguyên đất đai bị thoái hóa, mùa màng cho năng xuất thấp,… dẫn đến người
nông dân ở những vùng đó vẫn bị rơi vào vòng nghèo đói. Như vậy, vòng luẩn
quẩn của sự nghèo đói và phát triển không bền vững duy trì hết thế hệ này qua
thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về mọi mặt với những bộ phận dân cư
24
trong những vùng mà ở đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích
kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường trong quá trình phát triển.
1.3.2. Quản lý, phát triển rừng bền vững
Sau Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc năm 1992 tại Rio, khái niệm phát
triển bền vững rừng được thảo luận rất nhiều nhưng các quan điểm chưa thống nhất
nhau cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), tuy
nhiên có một số định nghĩa được phổ biến nhất là:
(i) Định nghĩa theo ITTO (2005), “Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là quá
trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định
rõ ràng của công tác quản lý trong sản xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà
không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của
rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường và xã hội”.
(ii) Helsinki (1990), cho rằng “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng
theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất,
khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện
thực và tương lai cũng như các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở
cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các
hệ sinh thái khác” (Dẫn theo Trần Văn Con, 2008).
(iii) Boyle and Robert (2001), đã mượn định nghĩa về phát triển bền vững
của WCED để định nghĩa về phát triển lâm nghiệp bền vững (PTLNBV) như sau
“PTLNBV là một loại kinh doanh vừa thoả mãn nhu cầu của người đương đại lại
không nguy hại đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ con cháu”.
Qua đó, hầu hết các khái niệm QLRBV trên được xuất phát từ quan điểm
hàng hóa hoặc phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, Mankin (1998) cho rằng QLRBV
là sự quản lý gồm (i) Duy trì được rừng và các chức năng, các quá trình và cấu trúc
sinh thái của chúng trong điều kiện lành mạnh và bền vững; (ii) Không làm thoái
hóa đất và chất lượng nước đầu nguồn; (iii) Không tạo ra các hậu quả không thể đảo
ngược hoặc giảm đa dạng sinh học bao gồm nguồn gen, loài, các hệ sinh thái và các
kiểu rừng; (iv) Coi tổng thể rừng như là một thực thể sinh thái tổng hợp chứ không
25
phải cho một thành phần hay một sản phẩm riêng biệt của rừng; (v) Có thể áp dụng
được mọi cấp, mọi mức độ khác nhau của diện tích quản lý.
Để phát triển và quản lý rừng bền vững cần có một số nguyên lý sau: (i) Sự
bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng. Cuộc sống con người
luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải
bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Bảo đảm nguyên lý bình
đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều
kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này, do đó tỷ lệ sử dụng lâm
sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng; (ii) Sự phòng ngừa. Nguyên lý
này được hiểu là ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa
có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng để phòng ngừa suy thoái về môi trường;
(iii) Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ. Đây
là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai
thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế
hệ hiện tại; (iv) Tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu
quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái (Trần Văn Con, 2008).
Nguyễn Hồng Quân và cs. (2006) cũng cho rằng việc quản lý rừng bền vững
phải đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
- Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và
phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng
năng suất rừng).
- Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền
lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời
không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Nếu xét trên khía cạnh môi trường thì vấn đề bảo vệ và phát triển rừng càng
phải đặc biệt quan tâm, chính nạn phá rừng là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng
26
lên toàn cầu và gây ra hiệu ứng nhà kính, riêng nạn phá rừng nhiệt đới đã chiếm
khoảng 20% khí thải nhà kính trên toàn thế giới và trong khu vực rừng bị phá và có
thể nhận thấy sự thay đổi khí hậu có khả năng làm suy yếu đáng kể các nỗ lực quản
lý sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững, đặc biệt ở những khu vực nhiệt đới như ở
Việt Nam (Philip and William, 2004).
Nhìn chung rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của toàn
nhân loại, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ carbon và bảo vệ
chống sa mạc hóa,... do đó yếu tố sử dụng bền vững tài nguyên rừng là yếu tố rất
quan trọng. Dẫn theo Jamieson et al. (1998) nếu rừng được bảo vệ bền vững có
thể tăng cường nguồn cung cấp các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho khoảng
1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng (ước tính của Chương trình REDD+).
Ngoài ra, các hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người
thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Có thể nêu một số ví dụ cho
thấy tầm quan trọng trong việc cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ rừng bền vững như
sau: một hécta rừng hàng năm tạo nên 16 tấn oxy (rừng tự nhiên ước đạt 30 tấn,
rừng trồng ước đạt từ 3 - 10 tấn), trong khi mỗi người một năm cần 4 tấn O2;
nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng từ 30
C –
50
C; hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% sẽ lớn hơn đất có độ che
phủ 75% là hai lần và lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn
từ vùng đất không có rừng,… (Tổng cục Môi trường, 2009).
1.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới
Do nhu cầu phát triển của loài người và sự gia tăng dân số việc sử dụng một
phần diện tích đất có rừng để chuyển sang các mục đích khác phục vụ cho các nhu
cầu của con người là một nhu cầu tất yếu và không tránh khỏi trong quá trình phát
triển của loài người. Việc chuyển đổi hay phá bỏ những diện tích đất có rừng đã
đem lại cho con người rất nhiều những ảnh hưởng ở cả khía cạnh tích cực và tiêu
cực. Về mặt tích cực khi phá rừng sẽ cung cấp gỗ, củi và diện tích đất khi phá rừng
sẽ được sử dụng cho canh tác nông nghiệp cũng như cho các mục đích như phát
triển kinh tế - xã hội (làm cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp,…). Về mặt tiêu cực
27
thì khi phá rừng sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường sinh thái do rừng cung cấp
một loạt những dịch vụ sinh thái tổng hợp mà không một hệ sinh thái nhân tạo nào
tạo ra được như sự đa dạng sinh học, bảo tồn đất và nước, lưu trữ carbon, duy trì
các loài thực vật và động vật,… (FAO, 2012a).
Việc chặt phá rừng để dành đất cho sản xuất nông nghiệp diễn ra rất lâu và
trên diện tích lớn, Brown and Tony (1997) qua nghiên cứu và có bằng chứng cụ thể
về một số tộc người ở Châu Âu như Mesolithic cho thấy việc chặt phá rừng cho
phát triển nông nghiệp được xác định có từ 7000 năm và đến thời kỳ đồ đá sau này
hoạt động phá rừng sang đất sản xuất nông nghiệp phổ biến hầu hết các vùng trên
thế giới. Tuy nhiên trong cả thời gian dài đó, việc chặt phá rừng làm nương rẫy chỉ
ở quy mô nhỏ nên hầu như không có tác động xấu đến môi trường. Việc chặt phá
rừng ở vùng nhiệt đới bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19 do việc mở
rộng diện tích trồng cây sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, tài nguyên rừng đang ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ
lượng, đầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới khoảng 60 triệu km2
, năm 1958 còn
khoảng 44,05 triệu km2
, đến năm 1973 còn 37,37 triệu km2
, nhưng đến năm
2010 chỉ còn khoảng 29 triệu km2
(FAO, 2010) và tính trung bình tốc độ mất
rừng hàng năm trên thế giới vào khoảng gần 20 triệu hécta, chủ yếu là rừng nhiệt
đới (IPCC, 2007). Trên thế giới hiện có 10 khu vực rừng lớn đang bị đe dọa
nghiêm trọng FAO (2012a), đây là những khu vực có những loài đặc hữu không
có ở những vùng khác trong đó đứng đầu là rừng rậm nhiệt đới Amazon lớn nhất
thế giới, thứ hai là rừng Congo trải dài suốt 6 nước Châu Phi, thứ ba là rừng ven
biển Đông Phi, tiếp theo là rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Himalaya trải dài qua
Nepal, Myanma, bắc Ấn Độ, Lào và những khu rừng savan Nam Mỹ,… (Bảng
1.1). Cũng theo nghiên cứu này cho thấy có khoảng 350 triệu người nghèo nhất
trên thế giới phải dựa vào rừng để kiếm sống hàng ngày và 1/3 dân số thế giới sử
dụng gỗ rừng để sưởi ấm và nấu nướng. Vì vậy, nạn phá rừng mang lại lợi ích
cho một nhóm người nhỏ, song lại gây hậu quả tai hại cho thiên nhiên, môi
trường và hàng triệu người khác.
28
Bảng 1.1. Những khu vực rất nguy cấp cần bảo vệ rừng trên thế giới
STT Vùng
Châu
lục
Môi trường
sống còn lại
Thảm thực vật
chiếm ưu thế
Ghi chú
1 Indo-Burma
Châu Á-
Thái Bình
Dương
5%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Miến Điện, Thái
Lan, Lào, Việt Nam,
Campuchia, Ấn Độ
2
New
Caledonia
Châu Á-
Thái Bình
Dương
5%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
3 Sundaland
Châu Á-
Thái Bình
Dương
7%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Phía Tây của quần đảo
Indo-Malasia
4 Philippine
Châu Á-
Thái Bình
Dương
7%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
5
Rừng Đại
Tây Dương
Nam Mỹ 8%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Brazil, mở rộng đến
Paraguay, Argentina và
Uruguay.
6
Núi Tây Nam
Trung Quốc
Châu Á-
Thái Bình
Dương
8%
Rừng lá kim ôn
đới
7
Tỉnh
California
thực vật
Bắc Mỹ 10%
Rừng lá rộng
khô nhiệt đới
và cận nhiệt đới
8
Rừng ven biển
Đông Phi
Châu phi 10%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Mozambique, Tanzania,
Kenya, Somalia.
9
Madagascar và
Ấn Độ Dương
Quần đảo
Châu phi 10%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Madagascar, Mauritius,
Reunion, Seychelles,
Comoro.
10
Đông
Afromontane
Châu phi 11%
Rừng lá rộng
ẩm nhiệt đới và
cận nhiệt đới
Từ phía bắc Saudi
Arabia tới phía
nam Zimbabwe
Nguồn: FAO (2012a)
Vấn đề giảm diện tích đất rừng và mở rộng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp hiện đang là vấn đề nóng ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới
đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á bởi đây là khu vực còn nghèo và dân số đông,
trong khi gieo trồng những cây ngắn ngày trên những diện tích rừng có độ dốc lớn
29
thường làm giảm dinh dưỡng trong đất do xói mòn, rửa trôi (Nguyễn Văn Bộ,
2001). Ngoài ra, quá trình chuyển đổi từ đất rừng cho các mục đích khác đôi khi
cũng phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia (Meyfroidt and
Lambin, 2011), mật độ rừng và độ che phủ rừng cao và tỷ lệ phá rừng ở mức thấp
khi ở giai đoạn chưa phát triển, khi quốc gia đó trong giai đoạn phát triển thì tỷ lệ
phá rừng bắt đầu tăng tốc và rừng cũng như độ che phủ giảm mạnh, cuối cùng khi
quốc gia đã phát triển thì tỷ lệ phá rừng chậm lại, dẫn theo rừng, độ che phủ cũng
ổn định. Tóm lại, khi khu vực nào đó còn nghèo và đang trong giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội thì thì những yếu tố như bảo tồn rừng, bảo đảm độ che phủ thường
bị xem nhẹ hơn cho những mục đích khác (Hình 1.2).
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa rừng và phát triển kinh tế của một quốc gia
Nguồn: Angelsen (2008)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng bao gồm cả những nguyên nhân
khách quan (như hạn hán, lũ lụt,…) và nguyên nhân chủ quan (do tập tục du canh
du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao,
do xây dựng cơ sở hạ tầng, do chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản
xuất nông nghiệp,…). Tổng quát lại trên thế giới có một số nhóm nguyên nhân
chính dẫn đến mất rừng như sau:
30
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất.
UNFCCC (2007) cho rằng mất rừng do chuyển đổi sang trồng cây nông nghiệp
chiếm chủ yếu (khoảng 80% tổng diện tích rừng mất đi trên thế giới). Vấn đề mở
rộng diện tích đất nông nghiệp từ đất rừng còn bị tác động mạnh bởi tình trạng gia
tăng dân số cũng như lợi nhuận kinh tế do việc chuyển đổi rừng sang các mục đích
khác khi có lợi nhuận cao hơn việc bảo tồn rừng. Thực tế chứng minh nhiều chức
năng quan trọng của rừng không thể đem ra thị trường trao đổi, và do đó không có
giá trị kinh tế rõ ràng với các chủ sở hữu rừng hoặc các cộng đồng sống dựa vào
rừng và chính điều này đã tạo ra quá trình chuyển đổi sang những hình thức cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (Meyfroidt and Lambin, 2011).
- Nhu cầu lấy củi: chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân
làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng và đến hiện nay vẫn còn khoảng 1,6 tỷ
người dựa vào nguồn gỗ củi để nấu ăn và sưởi ấm (Chakravarty et al., 2012).
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các loại gia súc khác đòi hỏi phải
mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng. Như ở Nam Mỹ,
việc mở rộng diện tích các đồng cỏ cho chăn nuôi ước khoảng 20.000 km2
/năm
trong giai đoạn 1950-1980. Còn ở Brasil, khoảng ¾ diện tích rừng bị phá hủy
vùng Amazon có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò (Chakravarty et al., 2012).
- Khai thác gỗ và các loại lâm sản: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các
nguồn tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân đẩy nhanh tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Điều này xảy ra thường xuyên ở các
quốc gia trong vùng Đông Nam Á (nơi chiếm tới khoảng 50% lượng gỗ buôn bán
trên thế giới), ví dụ như ở Philippin đến năm 1980 khoảng 2/3 diện tích rừng tự
nhiên đã bị khai thác để lấy gỗ xuất khẩu.
- Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: Rất nhiều diện tích rừng
trên thế giới đã bị phá bỏ để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản phục vụ cho các
mục đích kinh doanh (thu được lợi nhuận cao trước mắt mà chưa quan tâm đến lợi
ích môi trường lâu dài). Ví dụ như Malayxia trồng cây cọ dầu, Thái lan trồng cây
31
sắn xuất khẩu hoặc trồng cây coca, vùng Tây Nguyên của Việt Nam trồng cà phê
hoặc cao su,…
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế
giới và có khả năng làm mất rừng nhanh chóng. Ví dụ trận cháy rừng lịch sử năm
1997 ở Inđônêxia đã thiêu hủy gần 1 triệu hécta rừng.
Qua đó cho thấy nguyên nhân mở rộng diện tích đất để canh tác nông nghiệp
là nguyên nhân chính và hầu hết tình trạng này đã và đang xảy ra ở các quốc gia
mặc dù các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có khác nhau. Những quốc gia đã
phát triển thì tình trạng này ở chừng mực nào đó đã cơ bản được kiểm soát, đối với
những quốc gia đang phát triển thì bài toán cân bằng lợi ích trước mắt và lâu dài
đang là bài toán khó khăn, do đó mối quan hệ giữa sử dụng đất để canh tác nông
nghiệp và bảo vệ tài nguyên rừng đã liên tục được nghiên cứu trên nhiều góc độ
nhằm đưa ra các đáp án cho việc sử dụng hiệu quả, bền vững đất canh tác nông
nghiệp và tài nguyên rừng.
1.4. Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam và
Tây Nguyên
1.4.1. Thực trạng sử dụng đất
1.4.1.1. Ở Việt Nam
Năm 2012, tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam là
10.210,8 nghìn hécta và đất lâm nghiệp
là 15.405,8 nghìn hécta (Bộ TNMT,
2013b), tổng hai loại đất này chiếm
77,4% tổng diện tích tự nhiên cả nước
còn các loại đất khác chiếm 23% (Hình
1.3). Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là
nước có nền sản xuất nông nghiệp chiếm
vai trò chủ đạo và việc thay đổi hai quỹ
đất này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh
vực trong xã hội.
Hình 1.3. Cơ cấu đất sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp trong quỹ
đất cả nước năm 2012
Nguồn: Bộ TNMT (2013)
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà NộiĐề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
 
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtQuản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAYLuận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
 

Destaque

Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Trần Thế Dinh
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Bé Mỳ
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Chris2610
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Dinh Ky
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Destaque (20)

Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
 
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
 
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
Phễu rung và các hệ thống cấp phôi tự động mr kỷ 0977251289
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
 
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt NamNguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)
 
Powerpoint Đẹp nhất
Powerpoint Đẹp nhấtPowerpoint Đẹp nhất
Powerpoint Đẹp nhất
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
FlegT Lecture
FlegT LectureFlegT Lecture
FlegT Lecture
 

Semelhante a Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
Mạnh Hoàng
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
phantuananh040404
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Semelhante a Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông (20)

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
 
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
 
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lôngNghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
 
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea SúpLuận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
Luận văn: Định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Ea Súp
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở đắk nông

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ————————————— LƯU VĂN NĂNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở ĐẮK NÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI, 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ————————————— LƯU VĂN NĂNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở ĐẮK NÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 62 85 01 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN 2. TS. NGUYỄN THANH LÂM HÀ NỘI, 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Lưu Văn Năng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến hai Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là GS.TS. Trần Đức Viên và TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Ban Giám đốc, các thầy cô giáo trong Ban Quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và góp ý nhiều cho tôi trong quá trình hoàn thiện Luận án. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi trường thuộc Khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất thuộc Khoa Quản lý đất đai đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện Luận án. Tôi cũng xin cám ơn các nhà khoa học, nhà quản lý tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông; Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Lưu Văn Năng
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 5. Những đóng góp mới của đề tài 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng 5 1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp 5 1.1.2. Tài nguyên rừng 8 1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 14 1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 14 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 17 1.3. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững 21 1.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 21 1.3.2. Quản lý, phát triển rừng bền vững 24 1.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới 26
  • 6. iv 1.4. Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam và Tây Nguyên 31 1.4.1. Thực trạng sử dụng đất 31 1.4.2. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng Việt Nam 34 1.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất tại Đắk Nông 41 1.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 42 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.1. Nội dung nghiên cứu 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu 45 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 45 2.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 46 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 48 2.2.4. Phương pháp ứng dụng GIS để chồng ghép, xử lý bản đồ 48 2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 48 2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT 49 2.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp 50 2.2.8. Phương pháp chuyên gia 54 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất tỉnh Đắk Nông 55 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 55 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 60 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 62 3.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 64 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 64 3.2.2. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 71 3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đất 81
  • 7. v 3.3. Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở Đắk Nông 86 3.3.1. Khái quát chung ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội 86 3.3.2. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch 93 3.3.3. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch 98 3.3.4. Một số tác động khác đến tài nguyên rừng 108 3.4. Đánh giá hiệu quả một số loại hình, kiểu sử dụng đất 111 3.4.1. Tiềm năng và tiêu chí quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả 111 3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông 114 3.5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông 123 3.5.1. Cơ sở đề xuất chung 123 3.5.2. Đối với đất sản xuất nông nghiệp 126 3.5.3. Đối với đất lâm nghiệp 134 3.5.4. Nhóm giải pháp chung 139 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 143 1. Kết luận 143 2. Kiến nghị 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 154
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) BĐKH: Biến đổi khí hậu CCN Cây công nghiệp ĐVHC: Đơn vị hành chính DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng DTTN: Diện tích tự nhiên FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) GĐGR: Giao đất giao rừng ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (The International Tropical Timber Organization) IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature) LUT: Loại hình sử dụng đất (Land use type) MTQG: Mục tiêu quốc gia NNPTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QH và TKNN: Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng SDĐ: Sử dụng đất SXNN: Sản xuất nông nghiệp TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT: Tài nguyên và Môi trường TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTg: Thủ tướng TX: Thị xã UBND: Ủy ban nhân dân WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank) WCED: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development).
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1. Những khu vực rất nguy cấp cần bảo vệ rừng trên thế giới 28 1.2. Biến động diện tích đất rừng ở Việt Nam 35 1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu các vùng của Việt Nam 40 2.1. Lựa chọn mẫu điều tra 47 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 51 2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 52 2.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 53 3.1. Tổng hợp diện tích tỉnh Đắk Nông theo cấp độ dốc 57 3.2. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2012 60 3.3. Biến động dân số tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 62 3.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Đắk Nông 67 3.5. Diện tích một số cây công nghiệp chính 68 3.6. Hiện trạng sử dụng các loại rừng tỉnh Đắk Nông năm 2012 70 3.7. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 72 3.8. Biến động đất sản xuất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất 74 3.9. Diễn biến diện tích có rừng tỉnh Đắk Nông từ năm 2000-2012 75 3.10. Diễn biến rừng phòng hộ các huyện từ năm 2000-2012 76 3.11. Diễn biến rừng đặc dụng các huyện từ năm 2000-2012 77 3.12. Diễn biến rừng sản xuất các huyện từ năm 2000-2012 79 3.13. Mở rộng đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo loại rừng 94 3.14. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp quy hoạch chia theo huyện 97 3.15. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp từ năm 2000-2012 98 3.16. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không quy hoạch theo loại rừng 99
  • 10. viii 3.17. Dân số theo huyện tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 100 3.18. Tình hình dân di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông 101 3.19. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng, giảm từ năm 2000-2012 105 3.20. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp có liên quan đến đất lâm nghiệp 106 3.21. Tài nguyên rừng cho các mục đích phát triển của tỉnh 109 3.22. Tài nguyên rừng ảnh hưởng do thiên tai, khai thác rừng 110 3.23. Mức độ thích hợp đất đai của một số loại hình sử dụng đất chính 111 3.24. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 115 3.25. Hiệu quả xã hội của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 117 3.26. Hiệu quả môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 119 3.27. Tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các kiểu sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông 120 3.28. Tổng hợp quá trình canh tác ảnh hưởng đến đất đai 122 3.29. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên lúa, lúa màu 127 3.30. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày 129 3.31. Phân tích SWOT đối với loại hình canh tác trên đất nương rẫy 130 3.32. Phân tích SWOT đối với loại hình cây ăn quả lâu năm 132 3.33. Phân tích SWOT đối với loại hình cây công nghiệp lâu năm 133 3.34. Phân tích SWOT đối với loại hình rừng trồng 136
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng............................................11 1.2. Mối quan hệ giữa rừng và phát triển kinh tế của một quốc gia ....................29 1.3. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong quỹ đất cả nước năm 2012....................................................................................................31 1.4. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cả nước từ 2000-2012...................................................................................................32 1.5. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên từ 2000-2012 ..............................................................................................33 1.6. Diện tích, độ che phủ rừng các vùng năm 2012...........................................34 2.1. Ma trận SWOT ...........................................................................................49 3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Đắk Nông trong vùng Tây Nguyên....................................56 3.2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tỉnh Đắk Nông từ 2000-2012.................58 3.3. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2012.............................................64 3.4. Sơ đồ hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2012 ..............66 3.5. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông từ 2000 đến 2012 .................................71 3.6. Biến động đất sản xuất nông nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông...................73 3.7. Biến động các loại đất rừng từ 2000 đến 2012 tỉnh Đắk Nông ....................76 3.8. Sơ đồ biến động đất rừng tỉnh Đắk Nông năm 2000 - 2012.........................78 3.9. Tổng hợp biến động đất lâm nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông ...................80 3.10. Diễn biến đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp theo huyện..............80 3.11. Thay đổi loại rừng và đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2000-2012.............85 3.12. Diễn biến đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng và gia tăng dân số...............100 3.13. So sánh đất sản xuất nông nghiệp theo và không theo quy hoạch..............104 3.14. Sơ đồ đề xuất định hướng sử dụng đất các loại hình đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ..........................................................................139
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nền tảng để sản xuất, định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng, để đáp ứng những nhu cầu trước mắt, con người đã và đang sử dụng tài nguyên rừng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó đặc biệt là chuyển sang canh tác sản xuất nông nghiệp. Điều này đang phá vỡ hệ sinh thái bền vững giữa thiên nhiên và con người, do đó việc sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Ở Việt Nam, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài sau giải phóng thống nhất đất nước nên tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh, ước tính trong giai đoạn từ năm 1976 - 1990, mỗi năm Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha và trở thành nước có nạn phá rừng nhanh nhất Đông Nam Á với mục đích chính là mở rộng đất sản xuất nông nghiệp (Asian Development Bank - ADB, 2000) và chính sự mất rừng nhanh chóng ở thời kỳ này đã là tiền đề cho những ảnh hưởng xấu về môi trường ở giai đoạn sau này. Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập từ tháng 1 năm 2004, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk và nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên (Quốc hội, 2003b). Diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh có 651.562 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 319.466 ha (chiếm 49,0% DTTN) và đất lâm nghiệp có 265.425 ha (chiếm 40,7% DTTN), trong quỹ đất lâm nghiệp thì rừng tự nhiên chiếm 248.627 ha (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013e). Quá trình thành lập và hoàn thiện tổ chức hành chính tỉnh mới đã kéo theo trong một thời gian dài công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng rất lỏng lẻo, điều này đã dẫn đến tài nguyên rừng đã bị giảm mạnh về diện tích (có tới 131.725 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên, bị mất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012) mà mục đích chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang canh tác sản xuất nông nghiệp. So với vùng Tây nguyên, từ năm 2000 đến
  • 13. 2 nay, rừng Tây Nguyên bị giảm mất 185.780 ha (trong đó rừng tự nhiên Tây Nguyên đã bị mất 336.523 ha và rừng trồng bổ sung là 150.744 ha) (Lưu Văn Năng và cs., 2013), qua đó cho thấy tỉnh Đắk Nông có tài nguyên rừng giảm mạnh nhất trong toàn vùng Tây Nguyên. Quá trình chuyển đổi từ rừng sang mục đích khác đã tạo được hiệu quả kinh tế trước mắt nhất định nhưng cũng do sự chuyển đổi quá nhanh chóng này đã phá vỡ nhiều quy hoạch chuyên ngành về phát triển các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp gây nên sự thiếu cân bằng giữa các nhóm cây trồng và ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt tới môi trường sinh thái. Về vị trí địa lý, Đắk Nông nằm ở vùng Tây Nguyên, đây là khu vực thuộc vùng cao, đầu nguồn của nhiều hệ thống sông quan trọng, không những điều tiết nguồn nước mà còn cả môi trường, sinh thái ở khu vực hạ lưu như duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê Kông. Sự suy giảm tài nguyên rừng ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng sinh thái và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như thiếu nước mùa khô, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013d). Việc nghiên cứu, phân tích, ảnh hưởng quá trình mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tác động tới tài nguyên rừng như thế nào để đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà quản lý, nhà khoa học, người sử dụng đất tham khảo và ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống người dân bản địa, giảm bớt đói nghèo của người dân ở tỉnh Đắk Nông là việc rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng Đắk Nông và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Nông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
  • 14. 3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. - Thực trạng các loại hình kiểu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tài nguyên rừng: Khái niệm tài nguyên rừng rất rộng, trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung vào một số yếu tố gồm đất lâm nghiệp có rừng, các loại rừng, độ che phủ rừng. - Đất sản xuất nông nghiệp: Gồm nhóm đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, màu; đất nương rẫy) và nhóm đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm). - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Đắk Nông. - Về thời gian: Số liệu sử dụng đánh giá biến động được thu thập từ năm 2000-2012, các giải pháp sử dụng đất đến năm 2020. 3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu - Đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông có những đặc điểm gì? - Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 như thế nào? - Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng theo quy hoạch và không theo quy hoạch như thế nào? Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến giảm diện tích rừng? - Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại tỉnh Đắk Nông hiện nay ra sao? - Giải pháp nào cần được triển khai để tăng cường sử dụng đất hiệu quả và hợp lý tại Đắk Nông trong thời gian tới? 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong bối cảnh tương tác giữa sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
  • 15. 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ, phát triển rừng nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả đối với tài nguyên đất cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho các tỉnh khác có điều kiện tương tự. 5. Những đóng góp mới của đề tài Làm rõ được việc giảm diện tích rừng không theo quy hoạch chuyển sang diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu do tác động của di dân tự do và cũng là quá trình tất yếu trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Đắk Nông nói riêng và của các tỉnh vùng Tây Nguyên nói riêng. Xác định hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tới đất rừng tại Đắc Nông và đề xuất được các nhóm giải pháp tổng hợp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sử dụng hợp lý và hiệu quả.
  • 16. 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng 1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp Theo quan điểm thuật ngữ khoa học, giữa “đất” và “đất đai” thực tế cũng có sự phân biệt nhất định, “đất” tương đương với từ “soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất đai” tương đương với từ “land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là một vùng lãnh thổ (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010). Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Nói cách khác "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (Smyth and Dumanski, 1993). Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Căn cứ theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân chia thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2003a). Do giới hạn nghiên cứu của đề tài cũng như để thuận tiện trong quá trình trình bày các nội dung, thuật ngữ “đất nông nghiệp” trong đề tài được hiểu chỉ bao gồm nhóm đất sản xuất nông nghiệp và nhóm đất lâm nghiệp. 1.1.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TNMT, 2007).
  • 17. 6 - Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ như đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. - Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một (01) năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,.... Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Ngoài ra, cây cao su là cây đa mục đích cho nông, lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT, 2008), theo đó việc phân loại cây cao su thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp hay nhóm đất lâm nghiệp sẽ phụ thuộc vào yếu tố định hướng quy hoạch sử dụng đất của khu vực đất xác định trồng cây cao su. 1.1.1.2. Đất lâm nghiệp Hiện nay tại Việt Nam đang có một số khái niệm về phân loại về đất lâm nghiệp, cụ thể: (i) Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất và đất trồng rừng sản xuất. Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm
  • 18. 7 đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ và đất trồng rừng phòng hộ. Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. (ii) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp, cụ thể: - Đất có rừng và đất được quy hoạch cho trồng và phát triển thành rừng. Theo mục đích sử dụng, đất có rừng gồm 3 loại như sau. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường; Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường; Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. - Đất lâm nghiệp chưa có rừng, gồm 4 loại như sau. Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha. Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.
  • 19. 8 Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng,… Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng. Việc phân loại và xếp loại nhóm đất lâm nghiệp tuy có những khái niệm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cho từng ngành, tuy nhiên đề tài nghiên cứu ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng sẽ theo khái niệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đó đất trống không có cây gỗ tái sinh và đất núi đá không cây sẽ được đưa vào đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp là đất hiện tại đang có rừng cây. 1.1.2. Tài nguyên rừng 1.1.2.1. Một số khái niệm Rừng và tài nguyên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều những định nghĩa khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và cách hiểu về rừng cũng như tài nguyên rừng như: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (Quốc hội, 2004). Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý (Morozov, 1930). Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật (dẫn theo Trần Văn Con, 2008). Rừng là nơi có cây mà mật độ che phủ lớn hơn 10% và có diện tích rộng tối thiểu 0,5 ha với các loài cây có độ cao tối thiểu 5 mét khi trưởng thành. Rừng bao gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng (FAO, 2010).
  • 20. 9 Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại (Tổng cục Môi trường, 2009). Tài nguyên rừng là tất cả các giá trị thực vật, động vật, môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học từ rừng mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của xã hội (Trần Văn Con và cs., 2006). Qua những khái niệm trên rừng và tài nguyên rừng được định nghĩa rất đa dạng, phong phú tùy theo từng mục đích cụ thể, yếu tố tài nguyên rừng trong đề tài cũng được hiểu ở khía cạnh là nguồn tài nguyên quan trọng và bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như độ che phủ của rừng. Độ che phủ rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng (Quốc hội, 2004), có liên quan mật thiết tới tỷ lệ rừng hiện có trên một diện tích đất nhất định do đó độ che phủ rừng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên số lượng cả tuyệt đối và tương đối về diện tích rừng, đồng thời nó thuyết minh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng lâm sản, phúc lợi, công ăn, việc làm, sinh thái,... Về cách tính, độ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích rừng so với diện tích lãnh thổ (Bộ NNPTNT, 2009). 1.1.2.2. Vai trò của tài nguyên rừng Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng. Trong các bộ phận cấu thành của sinh quyển thì rừng là bộ phận quan trọng nhất và có có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường (Trần Văn Con, 2008). Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ
  • 21. 10 đến sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của các loại rừng về cơ bản không chịu tác động của con người, sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu dựa vào ưu thế sinh thái (Lê Văn Khoa, 2011). Nhìn chung tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới khác nhau tuỳ thuộc vào công nghệ truyền thống và tập quán xã hội của từng vùng hoặc từng quốc gia và tài nguyên rừng có vai trò to lớn đối với đời sống con người, đó là: a. Đối với bảo vệ đất đai Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần lượng mưa rơi xuống mặt đất và có vai trò quan trọng trong phân phối lại lượng nước mưa này, qua nghiên cứu cho thấy ở vùng ôn đới thảm thực vật sẽ giữ được 25% lượng nước mưa này. Lượng nước mưa được tán cây giữ lại sẽ chảy từ tán lá, qua cành theo thân cây thấm vào đất hoặc đổ vào dòng chảy trên mặt và một phần khác sẽ bay hơi vào khí quyển (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2003). Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt trong khi rễ, thân cây có khả năng giữ nước và hạn chế dòng chảy trong khi tầng thảm mục có khả năng giữ nước tới 90-100% trọng lượng của lớp thảm mục do đó giảm đáng kể xói mòn ở những nơi có rừng. Một nghiên cứu của Do (1994), ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam những nơi có rừng đã khép tán lượng đất bị xói mòn hàng năm chỉ vào khoảng 1-1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi nơi không có rừng có thể lên tới 100-150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3-4 lần. Các khoáng chất được cây rừng hút từ đất để phát triển nhưng mặt khác cây rừng không ngừng trả lại vật chất cho đất dưới dạng các hợp chất hữu cơ bằng các sản phẩm rơi rụng và trao đổi qua rễ. Trong hệ sinh sinh thái của rừng, các sản phẩm rơi rụng thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành nên thảm mục rừng và mùn
  • 22. 11 đất. Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu của đất trong khi rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chống lại quá trình xói mòn (Tzschuphe, 1998). Hình 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng Nguồn: Do (1994) Qua những nghiên cứu này, xét trong khía cạnh sử dụng đất nông nghiệp cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rừng và đất đai nói chung. Các kiểu sử dụng đất có quan hệ chặt chẽ với lượng đất mất do xói mòn (Nguyễn Văn Dung và cs., 2008) và giữa tán rừng và sản xuất nông nghiệp nói chung rất quan trọng. Khi diện tích rừng bị suy giảm thì hầu như chất lượng đất, độ dinh dưỡng cũng bị suy giảm theo và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp nói chung hay quá trình canh tác nói riêng b. Đối với môi trường Rừng có vai trò rất quan trọng với môi trường, là một bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển, ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2003). Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên cảnh quan vì vậy rừng tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai. Rừng cũng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu và quần xã này phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
  • 23. 12 sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do đó rừng không chỉ ảnh hưởng về mặt phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong phát triển môi trường sinh thái và dịch vụ môi trường. Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có chức năng điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng là vật cản của gió, có ảnh hưởng tới tốc độ cũng như hướng gió và qua đó nó làm thay đổi các nhân tố khác của hoàn cảnh sinh thái. Không chỉ chắn gió bão, rừng còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến chu trình tuần hoàn của các bon trong tự nhiên do đó có thể coi rừng là một nhà máy hút bụi khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho xã hội. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. FAO (2012b) ước tính nếu với tốc độ phá rừng như hiện nay trên thế giới thì vào năm 2050, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi và sẽ làm nhiệt độ trên trái đất tăng khoảng 20 C, lúc đó các khối băng tan sẽ làm mực nước biển có thể dâng cao từ 1-3 m vào cuối thế kỷ XXI. Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng có tác dụng điều tiết khí hậu, tạo mây mưa, mặc dù chúng có phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Ví dụ, dẫn theo Lê Văn Khoa (2011), ở Thụy Điển một hécta rừng vân sam trên đất khô thoát ra khoảng 2100 m3 nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 210 mm), trong khi một hécta rừng loại này trên đất ẩm thoát ra gần 4000 m3 nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 400 mm). c. Trong công tác xóa đói giảm nghèo Mối quan hệ giữa giảm nghèo và rừng có mối liên hệ rất mật thiết, đó là mối liên hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế nông thôn. Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các khu rừng tự nhiên bởi rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các các vùng cao đã và đang sống phụ thuộc vào rừng nhiều thế kỷ, người dân ở các vùng này thường nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém và đất đai không được màu mỡ (William và Huỳnh Thu Ba, 2005). Nói cách khác, những người nghèo thường sống ở những vùng cách xa khu vực thành thị và các tuyến đường giao thông chính,
  • 24. 13 tương tự các khu vực rừng tự nhiên còn tồn tại được cũng là do vị trí của chúng cách xa các trung tâm đô thị và các đường giao thông lớn. Để trợ giúp quá trình giảm nghèo đang diễn ra, FAO (2003) đã nhận định có 5 phương thức chính sử dụng nguồn lực từ rừng, gồm: (i) Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp: Hiếm khi việc chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những đường lối chính trong công tác giảm nghèo dựa vào rừng. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội nhưng các ảnh hưởng do thay đổi chế độ sử dụng đất hầu như có xu hướng giảm diện tích rừng hay giảm độ che phủ rừng thông qua chuyển đổi đất rừng tạm thời hoặc lâu dài để mở rộng các hoạt động nông nghiệp hay chăn nuôi (Trần Đức Viên, 2001). Tuy nhiên, chính việc chuyển đổi đất rừng này đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận các sản phẩm gỗ do có nhiều diện tích rừng bị chặt phá. (ii) Sản phẩm gỗ: Giá trị gỗ thương mại hàng năm ở các nước đang phát triển có rừng là hàng tỷ đô la và nhìn vào con số này, người ta sẽ tự hỏi tại sao giảm nghèo lại không được đầu tư nhiều hơn từ nguồn lợi to lớn này. Những lý do ít dẫn đến thành công bao gồm việc người nghèo không đủ quyền để chống lại những thế lực chiếm tài nguyên rừng (ngoài ra còn có những chính sách bất lợi cho người nghèo) và các đặc tính của gỗ mà không có lợi cho người nghèo. Ví dụ, để thành công trong kinh doanh gỗ đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế quy mô, tiếp cận các thị trường dành riêng cho gỗ, thời gian chờ đợi lâu dài và khả năng chống chịu rủi ro. Tuy có một số mô hình quy mô nhỏ nhiều triển vọng như là mô hình sản xuất gỗ do địa phương quản lý, những mô hình này thường bị hạn chế bởi hệ thống hỗ trợ cho công tác tổ chức còn yếu kém và các trở ngại khác (FAO, 2007). (iii) Các lâm sản ngoài gỗ: Các sản phẩm này như than củi, củi đốt, động vật trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo,… Những người nghèo ở gần rừng thường là những người sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ và điều này đặt ra một câu hỏi là việc phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ là “tốt” hay “xấu”. Quan điểm tích cực về vấn đề này cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một “lưới an toàn”, có nghĩa là các lâm sản ngoài gỗ sẽ là một nguồn tài nguyên để giúp người nghèo đối phó với những giai đoạn thiếu thốn. Trong một số trường hợp, các lâm sản ngoài gỗ có thể giúp
  • 25. 14 làm giàu nếu chúng được quản lý chặt chẽ, được sản xuất trong những điều kiện đảm bảo quyền sở hữu và tiếp thị tốt. Quan điểm tiêu cực lại cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một “bẫy nghèo” theo nghĩa là phụ thuộc vào chúng sẽ làm suy yếu khả năng tiết kiệm và đầu tư theo nhiều hướng khác nhau và do vậy sẽ làm hạn chế tiềm năng tăng thu nhập (William và Huỳnh Thu Ba, 2005). (iv) Dịch vụ môi trường: Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về môi trường cho những người dân sống gần rừng. Các dịch vụ này như là việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Rừng cũng mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống xa rừng. Người nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do những người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này. Ví dụ các khoản chi trả này có thể dưới dạng các dự án thu hồi và lưu giữ khí CO2, các dự án bảo vệ nước và du lịch sinh thái từ rừng (Phạm Thu Thủy và cs., 2013). (v) Việc làm: Một số lượng lớn việc làm của nhân công trên toàn thế giới đã và đang phụ thuộc vào những sản phẩm liên quan đến rừng, theo thống kê của FAO (2010), vào năm 2006, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 13,709 triệu người làm chính thức trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó khu vực châu Á chiếm tới 42,3% tổng số nhân công chính thức làm trong ngành lâm nghiệp trên toàn thế giới. Tóm lại rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp nguyên, vật liệu thô cho con người, là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc và việc khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng và là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất, sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình
  • 26. 15 phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Tầm quan trọng của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau nhưng trong ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...). Quá trình sản xuất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất (Nguyễn Đình Bồng, 2012) hay có thể nói việc bảo vệ, duy trì và cải thiện nguồn tài nguyên đất đai là tiêu chuẩn để tiếp tục duy trì cuộc sống trên trái đất (Henry and Boyd, 1996). Khi nêu những đặc tính cơ bản của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì Dixon et al. (2001) cho rằng chúng có một số đặc tính sau: (i) Là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, do vừa là tư liệu lao động và vừa là đối tượng lao động. Đối với hầu hết các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đất tạo ra sản phẩm. (ii) Có vị trí cố định, không thể di chuyển được và nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng, tuy nhiên chúng có khả năng tái tạo được. Đây là khác biệt cơ bản với các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, nhưng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được. Do đặc điểm trên nên đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu đất, độ màu mỡ, vị trí của đất,... (iii) Bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của nó lại là không giới hạn. Diện tích đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp luôn bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm cả giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Trong hầu hết các tình huống, đất sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động (Smith, 1997). Tuy nhiên, do bị giới
  • 27. 16 hạn về mặt diện tích trong khi nhu cầu về nông sản phẩm của con người ngày càng tăng, vì vậy phải bố trí, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và liên tục cập nhật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai. (iv) Vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động: đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vốn là sản phẩm của tự nhiên, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Ngay trong quá trình hình thành đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất Dokuchaev đã cho rằng “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Dẫn theo Phạm Chí Thành, 1996). Trong quá trình lịch sử lâu dài, lao động của con người qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó và ngày nay có thể nhận thấy đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. (v) Có chất lượng không đồng đều, không đồng nhất do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng con người cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng để hiểu rõ sự liên quan giữa sinh vật và phi sinh vật, cũng như tác dụng qua lại giữa thực bì và đất nhằm duy trì chất lượng đất cũng như bảo vệ được môi trường sinh thái mà thực tế đó là không ngừng cải tạo và bồi dưỡng chất lượng đất, đồng thời phải khai thác đất nông nghiệp hợp lý làm cho đất duy trì được độ màu mỡ vốn có (Đỗ Đình Sâm và cs., 2006). Tuy nhiên sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên thế giới rất khác nhau ở mỗi quốc gia vì được phân hoá theo cộng đồng và phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng từng loại cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Ở Việt Nam, sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi với tỷ lệ 79,4% là đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên (Tổng cục Thống kê, 2013) do đó đòi hỏi người sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • 28. 17 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, do vậy quá trình sử dụng đất bao gồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng luôn luôn chịu sự chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: 1.2.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên Sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất... Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Vavilop cho rằng “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh hơn cả kỹ thuật”, những điều kiện khí hậu này là ánh sáng, nhiệt độ, nước (dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2007). Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn,... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh. Ví dụ, chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển; Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sự sinh trưởng của động thực vật. Hầu hết lượng nước được sử dụng cho nông nghiệp là nước mặt (với nguồn cung cấp chính là nước mưa hàng năm) do đó tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp, khai thác nước cho một vùng cụ thể để xác định hệ thống cây trồng thích hợp (Trần Đức Hạnh và cs.,
  • 29. 18 1997). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng như các vùng lãnh thổ khác nhau và có quyết định lớn đến xác định hệ thống cây trồng trong nông nghiệp. - Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố phương thức sử dụng đất nông nghiệp của các ngành nông - lâm nghiệp. - Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và mang tính chất quyết định để bố trí và lựa chọn cây trồng. Ví dụ, độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp; độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. Suryatra et al. (1982), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng của vùng đất đồi núi nhờ nước trời ở Inđônêxia cho thấy tại vùng đất này năng suất và sự tăng trưởng của cây trồng kém hơn so với những vùng khác do độ phì của đất đai ở đây kém. - Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ,... với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Nhìn chung, đặc thù của yếu tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực và với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước,… sẽ tạo nên những vùng sinh thái đặc thù cũng như hệ thống cây trồng nông nghiệp đặc trưng cho từng khu vực. Tuy nhiên những hệ sinh thái (như tài nguyên rừng) thường do thiên nhiên trải qua rất nhiều năm thích nghi đã tạo lập nên (Thái Văn Trừng, 1999), còn hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp thường do con người trong quá trình phát triển của mình đã đúc rút kinh nghiệm và xây dựng nên. Chính vì lý do này nên ảnh
  • 30. 19 hưởng của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ chịu sự chi phối lớn của các điều kiện tự nhiên về mức độ thích nghi của các hệ thống cây trồng, khi đã lựa chọn được hệ thống cây trồng thì việc mở rộng diện tích của hệ thống cây trồng đó sẽ ảnh hưởng tới những hệ sinh thái (như tài nguyên rừng). 1.2.2.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội Yếu tố kinh tế - xã hội như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, thị trường,... Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với định hướng sử dụng đất đai, ví dụ như yếu tố thị trường thì sản xuất hàng hóa không thể tách khỏi thị trường, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn các cây trồng phù hợp nhằm đưa ra các sản phẩm đáp ứng cho thị trường (Nguyễn Duy Bột, 2001). Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có. Trong một vùng, điều kiện vật chất tự nhiên của đất thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác, sử dụng triệt để và đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong trường hợp điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực. Ngược lại, khi điều kiện kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao.
  • 31. 20 Ngoài những yếu tố cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, sử dụng đất nông, lâm nghiệp còn bị chi phối bởi một số yếu tố khác như: - Các chính sách, định hướng của cơ quan quản lý: có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội do đó cũng ảnh hưởng mạnh tới các sản phẩm nông sản của nông dân và cũng là công cụ để nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế hình thức sử dụng đất của một loại cây trồng cụ thể nào đó (Phạm Chí Thành, 1998). - Tổ chức sản xuất: Có tác động lớn đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân thông qua các khâu cơ bản như tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra (Đào Châu Thu và Nguyễn Ích Tân, 2004). Việc tổ chức sản xuất tốt sẽ đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và việc tái đầu tư cho sản xuất cũng như đất đai được tốt hơn. Ví dụ như ở Thái Lan đã phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến; ở Malaysia đã tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương; ở Philippin đã xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị,… (Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng, 2001). - Khoa học - kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất vì quá trình phát triển xã hội đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phẩm. Edward (1989) cho rằng khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi nhưng khi lựa chọn cây trồng thì con người có thể tác động thông qua các yếu tố khoa học - kỹ thuật. - Di cư tự do từ nơi này đến nơi khác: Di dân tự do là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường, có thể nói là sự biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Việc lựa chọn địa bàn nhập cư cụ thể của người dân di cư tự do là theo kinh nghiệm và tập quán, tâm lý sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống. Thông thường, di dân tự do thường di cư theo hộ gia đình, theo nhóm tập hợp dân cư trong cùng một cộng đồng do đó số nhân khẩu di cư tự do tăng rất nhanh và để phục vụ cuộc sống, những di cư tự do thường cần có
  • 32. 21 ngay lương thực để sinh sống và cách dễ nhất là họ đi sâu vào những khu vực hẻo lánh và địa bàn cư trú của dân di cư tự do là giữa những khu rừng tự nhiên, với lý do chính là để chặt phá lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy,…. (Đặng Nguyên Anh, 2006). Di dân tự do ở Tây Nguyên lại càng đặc biệt vì người bản địa Tây Nguyên luôn coi rừng như một văn hóa gắn liền với cuộc sống của họ, nhưng di dân tự do lại có cách thức canh tác khác với người bản địa, ví dụ như người Hmông (một dân tộc ở phía Bắc đã chuyển đến Tây Nguyên) vì truyền thống canh tác của họ là du canh du cư nên khi đến một nơi mới họ thường phá ngay diện tích rừng nơi họ định cư để canh tác (Nguyễn Trường Giang, 2011) hoặc về canh tác người dân bản địa ở Tây Nguyên thường làm rẫy còn những người di cư tự do thường làm nương (Nguyên Ngọc, 2008). Trong khi đó làm rẫy và làm nương là hai phương thức canh tác hoàn toàn khác nhau, làm rẫy là cách canh tác luân khoảnh trong điều kiện mật độ dân số không cao, còn làm nương là rẫy đã được chuyển sang canh tác cố định và chăm sóc như vườn. Trên rẫy bao giờ người ta cũng giữ lại một số cây hay gốc cây lớn để chống xói mòn, còn trên nương thì phải dọn sạch, san phẳng hoàn toàn, làm cho đất tơi ra (do đó rất dễ bị xói mòn). Làm nương cũng là phá sạch rừng, từ nay ở đấy tuyệt đối không còn có rừng nữa, rừng đã vĩnh viễn trở thành đất canh tác (Condominas, 2008). Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ tới các hệ thống sử dụng đất cả của thiên nhiên và con người. Mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau, trong đó điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất, điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau, xác định xu hướng và tiềm năng thích nghi, phát triển của các hệ thống cây trồng cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên để tác động tới việc sử dụng đất. 1.3. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững 1.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên năm 1980 (IUCN, 1980) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
  • 33. 22 trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Đến năm 1987 trong Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (UNDP, 1987) đã ghi rõ Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nhìn chung phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976). Đối với đất đai nói chung, sử dụng đất bền vững được xác định theo năm nguyên tắc: (i) Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất); (ii) Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn); (iii) Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ); (iv) Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi); (v) Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận). Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được (Smyth and Dumanski,1993). Thực tế cho thấy để đạt được cả 5 nguyên tắc trên là khó khăn cho hầu hết các vùng miền khi vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa giữ được các nguyên tắc này. Vấn đề sử dụng bền vững đất nông nghiệp bền vững cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm dựa trên lĩnh vực sản xuất cụ thể như: Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động, thực vật để không bị suy thoái môi trường, sử dụng kỹ thuật thích hợp, tạo sinh lợi về kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Mankin, 1998). Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là từ bỏ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép, áp dụng khoa học kỹ thuật, những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1993). Có ba điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những yếu tố tác động từ bên ngoài và vai trò tương tác của các các nhóm
  • 34. 23 địa phương (Phạm Chí Thành, 1996). Nhìn chung, trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên. Có thể khẳng định, không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó, vì vậy xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra, việc sử dụng đất nông nghiệp cũng chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển của kinh tế - xã hội nên sự khác biệt theo khu vực về tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp cũng rất rõ ràng (Nguyễn Đình Bồng, 2012). Qua đó cho thấy sử dụng đất nông nghiệp bền vững là khái niệm động và tổng hợp, nó quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và hiện tại, tương lai. Nhìn chung, một nền nông nghiệp phát triển bền vững là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí gồm tốt về môi trường sinh thái, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội, truyền thống văn hóa cũng như đem lại lợi ích và sự phát triển chung cho toàn thể cộng đồng, trước mắt và lâu dài (Nguyễn Bá Ngãi và cs., 2009). Có thể khái quát mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không gây hại cho đất, không gây ô nhiễm môi trường. Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp, đối với các khu vực còn đang có nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng như ở những vùng vùng miền núi nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu,… để đạt được lợi ích kinh tế thì đôi khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường lâu dài thường bị xem nhẹ hơn hiệu quả về kinh tế trước mắt. Hậu quả của việc này là sự mất cân bằng sinh thái cũng như nguồn tài nguyên đất đai bị thoái hóa, mùa màng cho năng xuất thấp,… dẫn đến người nông dân ở những vùng đó vẫn bị rơi vào vòng nghèo đói. Như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triển không bền vững duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về mọi mặt với những bộ phận dân cư
  • 35. 24 trong những vùng mà ở đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường trong quá trình phát triển. 1.3.2. Quản lý, phát triển rừng bền vững Sau Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc năm 1992 tại Rio, khái niệm phát triển bền vững rừng được thảo luận rất nhiều nhưng các quan điểm chưa thống nhất nhau cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), tuy nhiên có một số định nghĩa được phổ biến nhất là: (i) Định nghĩa theo ITTO (2005), “Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong sản xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường và xã hội”. (ii) Helsinki (1990), cho rằng “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện thực và tương lai cũng như các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” (Dẫn theo Trần Văn Con, 2008). (iii) Boyle and Robert (2001), đã mượn định nghĩa về phát triển bền vững của WCED để định nghĩa về phát triển lâm nghiệp bền vững (PTLNBV) như sau “PTLNBV là một loại kinh doanh vừa thoả mãn nhu cầu của người đương đại lại không nguy hại đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ con cháu”. Qua đó, hầu hết các khái niệm QLRBV trên được xuất phát từ quan điểm hàng hóa hoặc phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, Mankin (1998) cho rằng QLRBV là sự quản lý gồm (i) Duy trì được rừng và các chức năng, các quá trình và cấu trúc sinh thái của chúng trong điều kiện lành mạnh và bền vững; (ii) Không làm thoái hóa đất và chất lượng nước đầu nguồn; (iii) Không tạo ra các hậu quả không thể đảo ngược hoặc giảm đa dạng sinh học bao gồm nguồn gen, loài, các hệ sinh thái và các kiểu rừng; (iv) Coi tổng thể rừng như là một thực thể sinh thái tổng hợp chứ không
  • 36. 25 phải cho một thành phần hay một sản phẩm riêng biệt của rừng; (v) Có thể áp dụng được mọi cấp, mọi mức độ khác nhau của diện tích quản lý. Để phát triển và quản lý rừng bền vững cần có một số nguyên lý sau: (i) Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng. Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này, do đó tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng; (ii) Sự phòng ngừa. Nguyên lý này được hiểu là ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng để phòng ngừa suy thoái về môi trường; (iii) Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ. Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại; (iv) Tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái (Trần Văn Con, 2008). Nguyễn Hồng Quân và cs. (2006) cũng cho rằng việc quản lý rừng bền vững phải đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể: - Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng). - Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương. - Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác. Nếu xét trên khía cạnh môi trường thì vấn đề bảo vệ và phát triển rừng càng phải đặc biệt quan tâm, chính nạn phá rừng là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng
  • 37. 26 lên toàn cầu và gây ra hiệu ứng nhà kính, riêng nạn phá rừng nhiệt đới đã chiếm khoảng 20% khí thải nhà kính trên toàn thế giới và trong khu vực rừng bị phá và có thể nhận thấy sự thay đổi khí hậu có khả năng làm suy yếu đáng kể các nỗ lực quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững, đặc biệt ở những khu vực nhiệt đới như ở Việt Nam (Philip and William, 2004). Nhìn chung rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của toàn nhân loại, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ carbon và bảo vệ chống sa mạc hóa,... do đó yếu tố sử dụng bền vững tài nguyên rừng là yếu tố rất quan trọng. Dẫn theo Jamieson et al. (1998) nếu rừng được bảo vệ bền vững có thể tăng cường nguồn cung cấp các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho khoảng 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng (ước tính của Chương trình REDD+). Ngoài ra, các hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Có thể nêu một số ví dụ cho thấy tầm quan trọng trong việc cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ rừng bền vững như sau: một hécta rừng hàng năm tạo nên 16 tấn oxy (rừng tự nhiên ước đạt 30 tấn, rừng trồng ước đạt từ 3 - 10 tấn), trong khi mỗi người một năm cần 4 tấn O2; nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng từ 30 C – 50 C; hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% sẽ lớn hơn đất có độ che phủ 75% là hai lần và lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng,… (Tổng cục Môi trường, 2009). 1.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới Do nhu cầu phát triển của loài người và sự gia tăng dân số việc sử dụng một phần diện tích đất có rừng để chuyển sang các mục đích khác phục vụ cho các nhu cầu của con người là một nhu cầu tất yếu và không tránh khỏi trong quá trình phát triển của loài người. Việc chuyển đổi hay phá bỏ những diện tích đất có rừng đã đem lại cho con người rất nhiều những ảnh hưởng ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực khi phá rừng sẽ cung cấp gỗ, củi và diện tích đất khi phá rừng sẽ được sử dụng cho canh tác nông nghiệp cũng như cho các mục đích như phát triển kinh tế - xã hội (làm cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp,…). Về mặt tiêu cực
  • 38. 27 thì khi phá rừng sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường sinh thái do rừng cung cấp một loạt những dịch vụ sinh thái tổng hợp mà không một hệ sinh thái nhân tạo nào tạo ra được như sự đa dạng sinh học, bảo tồn đất và nước, lưu trữ carbon, duy trì các loài thực vật và động vật,… (FAO, 2012a). Việc chặt phá rừng để dành đất cho sản xuất nông nghiệp diễn ra rất lâu và trên diện tích lớn, Brown and Tony (1997) qua nghiên cứu và có bằng chứng cụ thể về một số tộc người ở Châu Âu như Mesolithic cho thấy việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định có từ 7000 năm và đến thời kỳ đồ đá sau này hoạt động phá rừng sang đất sản xuất nông nghiệp phổ biến hầu hết các vùng trên thế giới. Tuy nhiên trong cả thời gian dài đó, việc chặt phá rừng làm nương rẫy chỉ ở quy mô nhỏ nên hầu như không có tác động xấu đến môi trường. Việc chặt phá rừng ở vùng nhiệt đới bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19 do việc mở rộng diện tích trồng cây sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tài nguyên rừng đang ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng, đầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới khoảng 60 triệu km2 , năm 1958 còn khoảng 44,05 triệu km2 , đến năm 1973 còn 37,37 triệu km2 , nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 29 triệu km2 (FAO, 2010) và tính trung bình tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới vào khoảng gần 20 triệu hécta, chủ yếu là rừng nhiệt đới (IPCC, 2007). Trên thế giới hiện có 10 khu vực rừng lớn đang bị đe dọa nghiêm trọng FAO (2012a), đây là những khu vực có những loài đặc hữu không có ở những vùng khác trong đó đứng đầu là rừng rậm nhiệt đới Amazon lớn nhất thế giới, thứ hai là rừng Congo trải dài suốt 6 nước Châu Phi, thứ ba là rừng ven biển Đông Phi, tiếp theo là rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Himalaya trải dài qua Nepal, Myanma, bắc Ấn Độ, Lào và những khu rừng savan Nam Mỹ,… (Bảng 1.1). Cũng theo nghiên cứu này cho thấy có khoảng 350 triệu người nghèo nhất trên thế giới phải dựa vào rừng để kiếm sống hàng ngày và 1/3 dân số thế giới sử dụng gỗ rừng để sưởi ấm và nấu nướng. Vì vậy, nạn phá rừng mang lại lợi ích cho một nhóm người nhỏ, song lại gây hậu quả tai hại cho thiên nhiên, môi trường và hàng triệu người khác.
  • 39. 28 Bảng 1.1. Những khu vực rất nguy cấp cần bảo vệ rừng trên thế giới STT Vùng Châu lục Môi trường sống còn lại Thảm thực vật chiếm ưu thế Ghi chú 1 Indo-Burma Châu Á- Thái Bình Dương 5% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ 2 New Caledonia Châu Á- Thái Bình Dương 5% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới 3 Sundaland Châu Á- Thái Bình Dương 7% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Phía Tây của quần đảo Indo-Malasia 4 Philippine Châu Á- Thái Bình Dương 7% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới 5 Rừng Đại Tây Dương Nam Mỹ 8% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Brazil, mở rộng đến Paraguay, Argentina và Uruguay. 6 Núi Tây Nam Trung Quốc Châu Á- Thái Bình Dương 8% Rừng lá kim ôn đới 7 Tỉnh California thực vật Bắc Mỹ 10% Rừng lá rộng khô nhiệt đới và cận nhiệt đới 8 Rừng ven biển Đông Phi Châu phi 10% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Mozambique, Tanzania, Kenya, Somalia. 9 Madagascar và Ấn Độ Dương Quần đảo Châu phi 10% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Madagascar, Mauritius, Reunion, Seychelles, Comoro. 10 Đông Afromontane Châu phi 11% Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Từ phía bắc Saudi Arabia tới phía nam Zimbabwe Nguồn: FAO (2012a) Vấn đề giảm diện tích đất rừng và mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện đang là vấn đề nóng ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á bởi đây là khu vực còn nghèo và dân số đông, trong khi gieo trồng những cây ngắn ngày trên những diện tích rừng có độ dốc lớn
  • 40. 29 thường làm giảm dinh dưỡng trong đất do xói mòn, rửa trôi (Nguyễn Văn Bộ, 2001). Ngoài ra, quá trình chuyển đổi từ đất rừng cho các mục đích khác đôi khi cũng phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia (Meyfroidt and Lambin, 2011), mật độ rừng và độ che phủ rừng cao và tỷ lệ phá rừng ở mức thấp khi ở giai đoạn chưa phát triển, khi quốc gia đó trong giai đoạn phát triển thì tỷ lệ phá rừng bắt đầu tăng tốc và rừng cũng như độ che phủ giảm mạnh, cuối cùng khi quốc gia đã phát triển thì tỷ lệ phá rừng chậm lại, dẫn theo rừng, độ che phủ cũng ổn định. Tóm lại, khi khu vực nào đó còn nghèo và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội thì thì những yếu tố như bảo tồn rừng, bảo đảm độ che phủ thường bị xem nhẹ hơn cho những mục đích khác (Hình 1.2). Hình 1.2. Mối quan hệ giữa rừng và phát triển kinh tế của một quốc gia Nguồn: Angelsen (2008) Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng bao gồm cả những nguyên nhân khách quan (như hạn hán, lũ lụt,…) và nguyên nhân chủ quan (do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao, do xây dựng cơ sở hạ tầng, do chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp,…). Tổng quát lại trên thế giới có một số nhóm nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng như sau:
  • 41. 30 - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. UNFCCC (2007) cho rằng mất rừng do chuyển đổi sang trồng cây nông nghiệp chiếm chủ yếu (khoảng 80% tổng diện tích rừng mất đi trên thế giới). Vấn đề mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ đất rừng còn bị tác động mạnh bởi tình trạng gia tăng dân số cũng như lợi nhuận kinh tế do việc chuyển đổi rừng sang các mục đích khác khi có lợi nhuận cao hơn việc bảo tồn rừng. Thực tế chứng minh nhiều chức năng quan trọng của rừng không thể đem ra thị trường trao đổi, và do đó không có giá trị kinh tế rõ ràng với các chủ sở hữu rừng hoặc các cộng đồng sống dựa vào rừng và chính điều này đã tạo ra quá trình chuyển đổi sang những hình thức cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (Meyfroidt and Lambin, 2011). - Nhu cầu lấy củi: chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng và đến hiện nay vẫn còn khoảng 1,6 tỷ người dựa vào nguồn gỗ củi để nấu ăn và sưởi ấm (Chakravarty et al., 2012). - Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các loại gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng. Như ở Nam Mỹ, việc mở rộng diện tích các đồng cỏ cho chăn nuôi ước khoảng 20.000 km2 /năm trong giai đoạn 1950-1980. Còn ở Brasil, khoảng ¾ diện tích rừng bị phá hủy vùng Amazon có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò (Chakravarty et al., 2012). - Khai thác gỗ và các loại lâm sản: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các nguồn tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Điều này xảy ra thường xuyên ở các quốc gia trong vùng Đông Nam Á (nơi chiếm tới khoảng 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới), ví dụ như ở Philippin đến năm 1980 khoảng 2/3 diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác để lấy gỗ xuất khẩu. - Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: Rất nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị phá bỏ để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản phục vụ cho các mục đích kinh doanh (thu được lợi nhuận cao trước mắt mà chưa quan tâm đến lợi ích môi trường lâu dài). Ví dụ như Malayxia trồng cây cọ dầu, Thái lan trồng cây
  • 42. 31 sắn xuất khẩu hoặc trồng cây coca, vùng Tây Nguyên của Việt Nam trồng cà phê hoặc cao su,… - Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng nhanh chóng. Ví dụ trận cháy rừng lịch sử năm 1997 ở Inđônêxia đã thiêu hủy gần 1 triệu hécta rừng. Qua đó cho thấy nguyên nhân mở rộng diện tích đất để canh tác nông nghiệp là nguyên nhân chính và hầu hết tình trạng này đã và đang xảy ra ở các quốc gia mặc dù các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có khác nhau. Những quốc gia đã phát triển thì tình trạng này ở chừng mực nào đó đã cơ bản được kiểm soát, đối với những quốc gia đang phát triển thì bài toán cân bằng lợi ích trước mắt và lâu dài đang là bài toán khó khăn, do đó mối quan hệ giữa sử dụng đất để canh tác nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên rừng đã liên tục được nghiên cứu trên nhiều góc độ nhằm đưa ra các đáp án cho việc sử dụng hiệu quả, bền vững đất canh tác nông nghiệp và tài nguyên rừng. 1.4. Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam và Tây Nguyên 1.4.1. Thực trạng sử dụng đất 1.4.1.1. Ở Việt Nam Năm 2012, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là 10.210,8 nghìn hécta và đất lâm nghiệp là 15.405,8 nghìn hécta (Bộ TNMT, 2013b), tổng hai loại đất này chiếm 77,4% tổng diện tích tự nhiên cả nước còn các loại đất khác chiếm 23% (Hình 1.3). Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là nước có nền sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo và việc thay đổi hai quỹ đất này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh vực trong xã hội. Hình 1.3. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong quỹ đất cả nước năm 2012 Nguồn: Bộ TNMT (2013)