SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
ĐỖ THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG NƢỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT
NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH
XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
ĐỖ THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG NƢỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT
NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH
XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, em xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Phòng Đào tạo Trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Môi trường-
Độc chất, bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, bộ môn Y học cộng đồng, bộ môn
Dịch tễ học, bộ môn Y xã hội học trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã
tạo mọi điều kiện cho em học tập và nhiệt tình giảng dạy em trong suốt quá
trình học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác sỹ bệnh viện
Đa khoa TƯ Thái Nguyên đã tham gia giúp đỡ em trong quá trình khám bệnh
thu thập số liệu cho luận văn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, bộ
môn Môi trường - Độc chất trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, cô đã
luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Viện 69 - Hà Nội, UBND xã Tân Long, Trạm
Y tế xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nơi đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện, hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân
trong gia đình, đồng nghiệp, cùng các bạn bè, những người đã dành cho em
sự động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Đỗ Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011
HỌC VIÊN
Đỗ Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Ô nhiễm môi trường...............................................................................3
1.1.1. Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung......................................3
1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ......................................3
1.2. Ô nhiễm môi trường do chì ...................................................................4
1.2.1. Đặc điểm lý, hóa của chì..................................................................4
1.2.2. Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người ...6
1.2.3. Đường xâm nhập, sư
̣ tích lu
̃ y, đa
̀ o tha
̉ i cu
̉ a chì...............................12
1.2.4. Cơ chế gây độc của chì ..................................................................16
1.2.5. Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể......................18
1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, bệnh tật người
dân xung quanh khu khai thác mỏ...............................................................20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............23
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ...........................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:....................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ..............................25
2.2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................27
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu:...................................................................27
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................28
2.3. Phương pháp xử lý hạn chế sai số ........................................................31
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.5. Phương pháp xử lý số liệu:...................................................................31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................32
3.2. Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên .....................................33
3.3. Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên....................................................34
3.3.1. Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh của người trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. .......................................................34
3.3.2. Kết quả xét nghiệm chì trong máu, chì trong nước tiểu, nồng độ
Hb của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng
Hích va
̀ liên quan giư
̃ a ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong ma
́ u vơ
́ i mô
̣ t sô
́ bê
̣ nh .........38
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................43
4.1. Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011. ...................43
4.2. Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên năm 2011. ..................................44
KÊ
́ T LUÂ
̣ N...................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu khám sức khỏe.
Phụ lục 2. Danh sách người dân xét nghiệm.
Phụ lục 3. Một số hình ảnh triển khai đề tài nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐKTW : Bệnh viện Đa khoa Trung ương
CS : Cô
̣ ng sư
̣
Hb : Hemoglobin
MT : Môi trường
MTV : Một thành viên
NC : Nghiên cứu
ND : Người dân
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
Pb : Chì
SD : Standard deviation (Độ lệch chuẩn)
SL : Số lượng
TB : Trung bình
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TL : Tỷ lệ
TMH : Tai Mũi Họng
TN : Thái Nguyên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VPQ : Viêm phế quản
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
: Số trung bình
X
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo cu
̉ a chì.................................................... 29
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu ............................................... 32
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................................... 32
Bảng 3.3. Thời gian cư tru
́ của đối tượng nghiên cứu..................................... 33
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giê
́ ng của các hộ gia đình sống
xung quanh xí nghiệp. ................................................................... 33
Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có
hàm lượng chì trong nước giếng vượt tiêu chuẩn cho phép............ 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chư
́ ng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống
xung quanh xí nghiệp .................................................................... 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống
xung quanh xí nghiệp .................................................................... 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành sống
xung quanh xí nghiệp .................................................................... 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp .................................................. 36
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp.......................................................... 36
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp........................................................................... 37
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng , tiêu ho
́ a, da liê
̃ u, tiê
́ t niê
̣ u cu
̉ a
ngươ
̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp theo khoa
̉ ng
cách so với nhà ở đến xí nghiệp.................................................. 38
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu .... 39
Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP.......... 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh ngoài da của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp................................................ 40
Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp................................................ 41
Bảng 3.17. Liên quan chì nước với chì niệu, chì máu của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. ................ 41
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp liên quan giữa môi trường nước giếng và bệnh
tâ
̣ t cu
̉ a ngươ
̀ i dân sô
́ ng xung quanh xí nghiệp ke
̃ m chì La
̀ ng
Hích, Thái Nguyên...................................................................... 42
Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nươ
́ c giê
́ ng với các tác giả kha
́ c........ 44
Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc các
bệnh TMH và tiêu hoá................................................................. 46
Bảng 4.3. So sánh hàm lượng chì trong máu với các tác giả kha
́ c trong va
̀
ngoài nước .................................................................................. 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] .................... 6
Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể [10]................................................... 13
Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10].................. 17
Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.......................... 32
Biểu đồ 3.2. Hàm lượng chì trong nước giếng so với TCCP........................... 33
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình có hàm lượng Pb trong nước giếng vượt TCCP... 34
Biê
̉ u đô
̀ 3.4. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp ......................................................................... 37
Biê
̉ u đô
̀ 3.5. Hàm lượng chì trong máu, chì trong nươ
́ c tiê
̉ u va
̀ Hb cu
̉ a ngươ
̀ i
trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí nghiê
̣ p ke
̃ m chì...................... 39
Biều đồ 3.6. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm chì máu, chì niệu cao hơn TCCP ............. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia,
trong đó bảo vệ môi trường đang là thách thức lớn đối với chúng ta cũng như
toàn nhân loại. Hành tinh của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với những
vấn đề môi trường nghiêm trọng như hiện nay, nó không những ảnh hưởng
xấu mà còn đe dọa trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại cả nhân loại [5], [25],
[11], [22].
Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành nỗi lo của toàn dân. Hầu hết
dân số trên thế giới từng ngày từng giờ tiếp nhận vào cơ thể nhiều chất độc
hại qua con đươ
̀ ng tiêu hóa, hô hấp, trong đó có một số kim loại độc hại như
chì, thủy ngân, asen…Từ những năm 1970 trở lại đây, khối lượng Pb, Cd, As
được con người đào thải vào vào môi trường đã tăng gấp bội. Chúng làm ô
nhiễm nhiều vùng trên thế giới, xâm nhập vào thức ăn qua môi trường nước
tưới và nước sinh hoạt. Hàng năm có khoảng 14.000 người bị nhiễm độc nông
dược, 70.000 người bị mắc bệnh vì uống nước không hợp vệ sinh [20], [24].
Kết quả kiểm tra môi trường năm 2007 của gần 200 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và khu công nghiệp trên cả nước cho thấy trên 70% cơ sở có
nước thải ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hơn 80% cơ sở không thực hiện
đúng nội dung đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi
trường. Hầu hết các cơ sở có phát sinh chất thải nhưng không có hệ thống xử
lý chất thải hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn... [17], [18].
Các ngành công nghiệp, đặc biệt là kim loại phát triển nhanh trong khi
cơ sở hạ tầng và khả năng kiểm soát ô nhiễm không bắt kịp nên ô nhiễm môi
trường có nguy cơ tăng nhanh và ngày càng trầm trọng. Các ngành luyện kim
thải ra nhiều khí độc sinh ra trong quá trình luyện chì, kẽm và kim loại màu
khác như asen, thủy ngân…[1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên
năm 2008, có tới 31 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [26].
Trong các khu công nghiệp lớn của chúng ta, khu công nghiê
̣ p khai
khoáng, tuyển quặng kim loại màu là một trong những ngành công nghiệp
chính. Xung quanh vùng tiếp giáp với khu vực này có rất nhiều dân cư sinh
sống, bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào hoạt động đều đem lại nhiều
lợi ích cho nhân dân, cho nền kinh tế quốc dân thì mặt trái của nó vẫn có thể
tác động, gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh, ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ cộng đồng dân cư. Đã có những công trình nghiên cứu và nhiều
tác giả đề cập vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các khu vực sản xuất của nhà
máy, xí nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy nhiên, việc đánh
giá khả năng phát tán các chất ô nhiễm ra xung quanh khu vực dân cư vùng
tiếp giáp đặc biệt là chì cùng với sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người
dân xung quanh xí nghiệp kẽm chì là chưa hệ thống [1].
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường
nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Xác định mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống
xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011.
2. Mô tả thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Ô nhiễm môi trƣờng
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [33].
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, vi rút, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau
như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất…được đẩy ra các ao, hồ,
sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc khối
lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao,
hồ, sông, suối.
1.1.1. Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung
Từ thế kỷ XIX nhiều nhà vật lý học, y học như Ericman, Parscelus,
Genman (1800 - 1915) đã phát hiện ra các hoá chất và dung môi độc hại được
sử dụng trong chế biến các kim loại màu, tác giả đã cho thấy có rất nhiều kim
loại có nhiễm chì, asen, thuỷ ngân.
Bước vào đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về
điều kiện môi trường làm việc, các yếu tố độc hại cũng như các bệnh nghề
nghiệp. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Lanphear, Succop, P.Roda,
S.Henningsen G. Các công trình nghiên cứu về điều kiện lao động và các yếu
tố độc hại của các tác giả trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề bệnh lý, giúp cho
các nhà lâm sàng tìm ra nguyên nhân và phương thức điều trị những trường
hợp bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc [44].
1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ
Đặc điểm qui trình khai thác, tuyển quặng tại các khu vực mỏ khai thác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
khu chế biến khoáng sản, tuyến đường vận chuyển đất đá thải, sản phẩm, mức
độ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải
phát sinh từ quá trình chế biến, tuyển rửa với đặc thù ô nhiễm về kim loại
nặng, chất rắn lơ lửng,...[50]
Hoạt động khai thác mỏ: Kim loại nặng và các loại hóa chất nguy hại phát
sinh trong khai thác mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người tiếp
xúc và gây ra các bệnh có liên quan tới mắt, da, mũi họng; những bệnh tiêu
hóa, hô hấp, tuần hoàn máu, thận, gan; thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư,
phá hủy hệ thần kinh trung ương, gây ra các dị dạng bẩm sinh. Nguồn nước
mặt và nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt động này [39].
Các chất độc hại, kim loại nặng theo các nguồn nước từ mỏ gây ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm khu dân cư, có khi gần thậm chí có sự xen kẽ với khu
vực dân cư sinh sống và thường chưa có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu, nên
các chất độc hại được thải từ khu khai thác, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ với
công nhân mà cả cư dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác và chế biến.
Các kết quả nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường
cho thấy môi trường các khu vực khai thác, chế biến kim loại màu ở phía Bắc
nước ta như mỏ kẽm chì Làng Hích, mỏ chì kẽm Bản Thi, mỏ Mangan Cao
Bằng, mỏ thiếc Sơn Dương…thường có hàm lượng kim loại nặng vượt giới
hạn cho phép từ 2-10 lần về chì, 1,5-5 lần về Asen, 2-15 lần về kẽm…Tại mỏ
than lộ thiên Khánh Hòa nồng độ bụi than và bụi đá trong môi trường có lúc
lên tới 42mg/m3
1.2. Ô nhiễm môi trƣờng do chì
1.2.1. Đặc điểm lý, hóa của chì
Chì là kim loại nặng màu xanh xám dễ dát thành lá mỏng và kéo thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
sợi, nhiệt độ chảy của chì bằng 2370
C và nhiệt độ sôi của chì bằng 15250
C.
Chì bị hòa tan nhanh bởi acid nitric; chì dễ tan trong các chất hữu cơ (như
acid acetic, thực phẩm có môi trường acid) và trong nước có chứa muối nitrat
Chì được con người phát hiện và khai thác cách đây 8.000 năm dưới dạng
quặng như galen [12], [28]. Chì là kim loại có ích và được biết đến từ thời
thượng cổ cùng với các kim loại khác như vàng, bạc, đồng, thủy ngân, sắt.
Chì tác dụng trên bề mặt dung dịch H2SO4 ở nồng độ thấp hơn 80% tạo
thành lớp muối khó tan. Con người sử dụng tính chất này để sản xuất ắc quy
chì. Ngoài ra, chì còn được sử dụng để sản xuất vỏ dây cáp, đầu đạn, ống dẫn
nước và chế tạo các thiết bị bảo vệ khỏi tia phóng xạ [38]. Chì có trong thành
phần của nhiều hợp kim như hợp kim cho ổ trục, hợp kim in, que hàn. PbO
được dùng làm nguyên liệu trong các nhà máy sản xuất ắc quy chì, trong nhà
máy sản xuất dụng cụ quang học, chế tạo thủy tinh [10]. Pb3O4 (Minium)
được dùng chủ yếu trong sản xuất thủy tinh, men đồ sứ và trong công nghiệp
chế tạo sơn. Chì Axetat được sử dụng trong ngành nhuộm và trong y học. Chì
cacbonat là chất bột màu trắng không tan trong nước được dùng để làm sơn
dầu màu trắng nên được gọi là “trắng chì”. Tetraetyl chì là chất lỏng, nặng,
độc. Nó là hợp chất cơ kim, là chất chống kích nổ, một lượng nhỏ Tetraetyl
chì làm giảm mạnh sự nổ. Các hợp chất cả chì IV đều là chất ô xi hóa mạnh,
trong đó PbO2 (oxyt chì) được ứng dụng thực tế trong công nghiệp hóa học.
Chì cromat (PbCrO4) màu vàng đẹp dùng pha sơn.
Chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và đời sống hàng ngày
vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do chì là không tránh khỏi. Chì là một
chất gây ô nhiễm, sự ô nhiễm chì bắt đầu xuất hiện cùng kỹ thuật khai thác
mỏ và nấu quặng chì. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm chì trên bề mặt trái đất đã
tăng gấp 10 lần so với lượng chì vốn có quá trình hình thành đất. Chì có nhiều
trong lớp vỏ trái đất với hàm lượng 10 -20 mg/kg [19], [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.2.2. Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người
Môi trường luôn bị đe dọa ô nhiễm chì từ các hoạt động trong công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông…Con người tiếp xúc với chì thông qua
không khí, đất, nước theo hai loại hình tiếp xúc là nguồn tiếp xúc nghề nghiệp
và không nghề nghiệp [12].
Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12]
Vấn đề tiếp xúc với chì là khá rộng rãi, không những ở người lao động
trong các ngành nghề có sử dụng nguyên liệu là chì mà còn cả tiếp xúc trong
môi trường sống, chứng tỏ có một nguồn tồn lưu chì trong môi trường vì nó
có trong các nguyên liệu ngành công nghiệp và trong các vật dụng có chứa
ĐẤT
NƢỚC THẢI
NƯỚC NGẦM
Nƣớc bề mặt
Động
vật
Cây
THỨC ĂN
Đồ uống
CON NGƢỜI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
chì. Sự tiếp xúc với chì không do nghề nghiệp là khá nhiều và con đường xâm
nhập chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hóa [4].
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Nguồn tiếp xúc nghề nghệp
Theo Lanphear B.P và cs, các ngành nghề có tiếp xúc trực tiếp với chì ở
mức độ cao là thợ ắc quy, công nhân sửa chữa đồng thau, thợ đồng thiếc, thợ
nấu chì, thợ mài đốt tinh chế kim loại, thợ sơn, thợ sản xuất dây cáp điện, thợ
đúc, thợ sắt, thợ gốm, thợ hàn [45].
* Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp
Chì trong không khí: Về vấn đề tiếp xúc không nghề nghiệp đã có nhiều
tác giả nghiên cứu, đáng chú ý là nghiên cứu của Tuzen M và cs cho thấy chì
trong không khí thường biến thiên khá rộng tùy theo từng khu vực, từng chỗ
và có thể thấp hơn 1µg/m3
không khí trong môi trường [51].
Đặc biệt chì trong không khí tăng cao ở các nút giao thông mà Supat.W
đã nghiên cứu trong thời kỳ 1981-1991 tại Bangkok là 36-7,56 µg/m3
không
khí. Điều này cho thấy sự giao động khá rộng về hàm lượng chì trong không
khí mà các tác giả đã đề cập.
Chì trong bụi - đất: Chì trong không khí thường lắng đọng trơ
̉ lại môi
trường đất, vấn đề này Kavallieratos K va
̀ cs đã khẳng định. Theo tác giả thì
sự hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông đóng góp một phần khá
quan trọng trong vấn đề ô nhiễm đất, nhất là ở vùng gần đường, lượng chì
trong đất giảm theo khoảng cách đường giao thông [42].
Theo Kovacs E định lượng chì trong đất tại các thành phố lớn ở Mỹ có
khoảng dao động từ 160 - 530 µg/g đất [43].
Ngày nay ô nhiễm chì chủ yếu do nguồn khí thải của ô tô, xe máy.
Nguyên do là từ năm 1924, con người đã pha chì vào xăng dầu để chống nổ.
Ở Mỹ bình quân mỗi người một năm tiêu thụ khoảng 1000g chì do sử dụng ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
tô. Cả nước Mỹ mỗi năm xả vào khí quyển mười mấy vạn tấn chì khiến
không khí bị ô nhiễm chì với hàm lượng rất cao.
Hàm lượng chì trong không khí xung quanh khu vực sản xuất ắc quy
tăng cao 290 – 500 µg/m3
còn ở khu vực xưởng đúc luyện của nhà máy ắc qui
thì cao hơn 10 µg/m3
không khí [24]. Vấn đề này sẽ là mối nguy hiểm cho dân
chúng sống trong khu vực tiếp giáp, nếu lâu dần sẽ làm tăng hàm lượng chì máu.
Scutz A cũng công bố mức độ chì trung bình trong không khí vùng đô
thị là 0,15 µg/m3
, cao hơn nhiều tại khu ô nhiễm công nghiệp ở Uruguay.
Còn Ohman H cho thấy nồng độ chì trong không khí ngoài trời là 5,8
µg/m3
, còn ở trong nhà là 1,1µg/m3
, buổi chiều nồng độ chì là 6,3 µg/m3
, cao
hơn buổi sáng. Hàm lượng chì trong xăng tại Thụy Điển là 0,6 - 0,7 g/l.
Jin A và cộng sự cho rằng chì trong bụi và đất đóng vai trò quan trọng, là
nguồn tiếp xúc chủ yếu ở trẻ em và luôn có mối liên quan đến mức chì máu
của trẻ. Lượng chì trong đất giao động rất nhiều, có nơi đạt tới hàng nghìn
µg/g đất.
Lượng chì có trong đất là từ không khí và nước lắng đọng xuống. Lượng
chì có trên bề mặt trái đất từ 10 - 20 mg/kg.
Như vậy, chì tồn lưu trong không khí rồi lại lắng xuống đất làm tăng một
lượng đáng kể lượng chì trong đất. Từ đất do những cơn mưa chì sẽ ngấm vào
trong nước, làm tăng lượng chì trong nước bề mặt hoặc trong nước ngầm
nông, rồi từ đó chì sẽ được cây trồng hấp thu làm tăng chì trong thực vật. Vấn
đề này được các nhà khoa học rất trú trọng quan tâm nghiên cứu.
Chì trong nước:
Tại Mỹ các giám sát hàm lượng chì trong nước cho thấy ít khi vượt quá
50 µg/l nước [46]. Yao J và cs nghiên cứu thấy hàm lượng chì đo được trong
các vòi cả hệ thống cấp nước là dưới 0,05 µg/ml [52].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Theo nghiên cứu của Gunnarson E và cs thấy rằng lượng chì có trong
nước bề mặt là 0,02 µg/l [38]. Theo Kavallieratos K và cs phân tích trên 2000
mẫu nước ở Hawaii, Mỹ thấy rằng hàm lượng chì lên tới 20 - 700 µg/l [41].
Theo tiêu chuẩn của WHO lượng chì cho phép trong nước bề mặt là < 10
µg/l nước (0,01 mg/l).
Chì trong thực phẩm:
Hàm lượng chì trong đồ ăn uống và thực phẩm dao động nhiều, phần
lớn thực phẩm bị nhiễm chì do chế biến và bảo quản.
Theo OMS một số loại thực phẩm, đồ ăn, đồ uống đều có chứa một
lượng chì nhất định. Đáng chú ý là lượng chì trong sữa từ 10 - 40 µg/l, đặc
biệt sẽ bị tăng cao khi sữa bị cô đặc. Trong rượu vang, lượng chì từ 130 - 300
µg/m3
vì rượu vang chứa trong các bình to, ngâm lâu trong các hầm rượu,
ngoài có trong nước chì còn được di chuyển từ bản thân các bình chứa ra
rượu, do đó lượng chì sẽ tăng cao trong rượu vang. Tương tự như vậy các nhà
khoa học Trung Quốc cũng cho thấy những loại bát nhôm, bát tráng men nếu
đựng nước canh nóng, canh chua thì lượng chì có trong đó sẽ tăng cao [49].
Trong các loại rau ăn thì các tác giả trên thế giới cũng rất chú trọng
xem xét. Theo nghiên cứu của Kovacs E tại Mỹ cho thấy hàm lượng chì
có trong qủa và nước hoa quả là 0,005 - 0,223 µg/g, trong rau là 0,005 -
0,694 µg/g [43].
Theo nghiên cư
́ u cu
̉ a nhiê
̀ u ta
́ c gia
̉ trên thê
́ giơ
́ i cho thâ
́ y k hi khảo sát
hàm lượng chì trong rau thì rau thân mềm đời sống ngắn có hàm lượng chì
cao hơn cả, sau đó là các loại rau thân cứng, củ, quả, chì có mặt trong thịt, cá,
trứng với hàm lượng đáng kể [48], [36].
Hàm lượng chì có trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lươ
̣ ng chì trong
không khí, trong đất, trong nước. Chì có trong đất được hấp thu qua các cây
trồng trên đất, rễ cây thường chứa hàm lượng chì cao hơn trong thân và lá cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Các nguồn khác:
Kamiya M và cs nghiên cứu thấy chuyển hóa chì tăng cao hơn ở những
người hút thuốc lá tương đương 8 - 23 µg [40].
Yildiz O va
̀ cs gợi ý ở những người uống rượu, sự hấp thu chì tăng, hơn
nữa rượu làm đào thải chì qua mật [53].
Tóm lại: Chì tồn tại trong môi trường không khí, đất, nước, thực phẩm là
rõ rệt, bởi vậy theo mô hình các con đường xâm nhập vào cơ thể như đã trình
bày ở phần trên thì dân chúng sống trong khu vực đó bị thấm nhiễm chì lâu
dài là điều không tránh khỏi. Sự thấm nhiễm chì của dân cư nhất là trẻ em đã
được các nhà khoa học Mỹ, Đức, Austraulia công bố. Lượng chì tích lũy
trong cơ thể bởi chì là loại chất độc toàn thân. Do vậy, cần có những nghiên
cứu, khảo sát sức khỏe của nhân dân sống trong khu vực tiếp xúc với chì ở
những vùng khu công nghiệp chế biến quặng có chứa chì.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Nguồn tiếp xúc nghề nghiệp
Những người luôn tiếp xúc với chì và hợp chất của nó do sử dụng chì để
chế tạo các sản phẩm trong các cơ sở sản xuất và dùng các sản phẩm cho các
mục đích khác nhau.
Theo thống kê của Viện Y học lao động trong 5 năm (1989-1993) có
1776 người khám bệnh do nhiễm độc chì. Trên 140 người được điều trị nhiễm
độc chì trong 5 năm (1985-1990) tại khoa nghề nghiệp bệnh viê
̣ n Thanh Nhàn
Hà Nội.
Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Hàm, một số bệnh nhân bị nhiễm độc
chì được giám định là mắc bệnh nghề nghiệp tăng cao, trong năm 1988 số
bệnh nhân bị nhiễm độc chì là 62 trường hợp, năm 1999 là 51 trường hợp,
năm 2000 là 57 trường hợp [8].
Việc nghiên cứu tiếp xúc nghề nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
cho thấy nhiễm độc chì là bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các loại nhiễm
độc nghề nghiệp. Vấn đề này đã thu hút nhiều người nghiên cứu về lâm sàng,
các loại xét nghiệm phát hiện sự thâm nhiễm chì, các loại xét nghiệm hỗ trợ
ảnh hưởng của chì tới toàn thân, các loại thuốc chế phẩm điều trị nhiễm độc
chì và sự thâm nhiễm chì như sử dụng các chế phẩm giàu SH để bổ sung
lượng SH của các men trong cơ thể do chì tác động, khống chế gốc tự do do
chì tác động sinh ra trong cơ thể [28], [13], [14].
Tuy vậy vấn đề không chỉ là tiếp xúc mang tính nghề nghiệp, mà trong
điều kiện môi trường sống hiện nay có nhiều nguy cơ ô nhiễm không khí, đất,
nước, thực phẩm…thu lượng chì vào không khí khá cao.
* Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp
Chì trong không khí:
Mức độ chì trong không khí cao nhất thường ở những nơi có mật độ giao
thông cao, đặc biệt các trung tâm thành phố lớn. Hàm lượng chì trong không
khí giảm dần tùy theo khoảng cách với đường giao thông, tùy thuộc vào các
thời điểm trong ngày, cường độ giao thông và sự thay đổi theo mùa.
Chì được thải vào môi trường không khí qua ống khói của các nhà máy,
đặc biệt là các nhà máy luyện kim với nhiệt độ cao (3000
C - 4000
C) nên làm
phát tán hơi chì ra môi trường không khí rất rộng lớn.
Tại Việt Nam, quy định hàm lượng chì trong không khí khu vực dân cư
là 0,7 - 1µg/m3
không khí [6].
Chì trong bụi, đất:
Các ngành luyện kim thải ra nhiều bụi, bụi thông thường có kích thước
từ 10 đến 100 µm phát sinh trong công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập
nghiền quặng…bụi nhỏ và khói chủ yếu thoát ra từ lò cao, lò Mắctanh, lò
nhiệt luyện, băng truyền. Hơi và bụi được sinh ra trong quá trình luyện đồng,
kẽm và các kim loại màu có độc tính cao như Hg, Pb [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Theo tính toán, chì do con người thải vào môi trường không khí và mặt
đất chiếm gần 40% lượng chì trong lương thực, thực phẩm. Chì và các hợp
chất của chì đều độc. Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15
mg/m3
thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì có thể bị tư
̉
vong [10].
Lượng chì trong đất còn rất nhiều nghiên cứu. Theo Phạm Bình Quyền,
hàm lượng chì ở đất xung quanh nhà máy phân lân Văn Điển là 17,44 µg/g.
Chì trong nước: Sự tiếp xúc của người với chì qua nước nhìn chung yếu
hơn so với không khí, đất, thực phẩm. Nước bị ô nhiễm do chì thường liên
quan đến thói quen sử dụng nước, dụng cụ đựng nước đặc biệt là các ống dẫn
nước có các mối hàn chì. Do lượng chì trong nước thấp nên thường dễ bo
̉ qua,
tuy nhiên nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe [11], [12].
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng chì có trong nước sinh hoạt là
0,01 mg/l [6]
Tại Hà Nội có mấy trăm nhà máy của trung ương và địa phương ngày
đêm xả hàng trăm nghìn lít nước thải vào mương máng không qua xử lý sơ
bộ, thải vào nước bề mặt hàm lượng chì rất cao. Do vậy ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến con người như nhà máy Pin Văn Điển, nước thải có chứa
các chất thải đặc biệt là Pb, Fe, Mn. Gần đây khu công nghiệp gang thép Thái
Nguyên cũng thấy tỷ lệ nhiễm chì cao ở một số nơi như xưởng cán, mạ thép,
khu luyện kim màu, xưởng luyện gang.
1.2.3. Đường xâm nhập, sư
̣ tích lu
̃ y, đa
̀ o tha
̉ i cu
̉ a chì
* Đường xâm nhập của chì vào cơ thể
Theo WHO, chì xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa, da.
• Qua đường hô hấp:
Sự xâm nhập của chì qua đường hô hấp xảy ra ở mức độ cao, khả năng
xâm nhập phụ thuộc vào sự hòa tan của chì. Tại phổi hơi chì được hấp thu gần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu.
• Qua đường tiêu hóa:
Chì được hấp thu qua đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp, khả
năng hấp thụ phụ thuộc vào sự hòa tan của hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng
10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân . Ở đường tiêu hóa sự hấp
thụ chì còn bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, dịch mật. Nếu hấp thụ nhiều
hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ
được hấp thụ vào máu nhiều hơn.
• Qua da: khả năng chì hấp thu qua da là không lớn, chỉ xảy ra khi da bị
tổn thương.
* Sự tích lũy chì trong cơ thể
Trong cơ thể chì phân bố ở 3 khu vực chính: Xương, mô mềm và máu.
Các tác giả nước ngoài đã định lượng chì trong các cơ quan của cơ thể tử thi
với các mức độ: ở xương: 0,67 - 3,59 mg/100g; gan: 0,04 - 0,09 mg/100g;
phổi: 0,3 - 0,09 mg/100g; lách: 0.01 - 0.07 mg/100g…
Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể [10]
Chì được hấp thụ vận chuyển đến các cơ quan, một phần chì ở huyết
tương dưới dạng albumin chì hay triphosphate chì và được vận chuyển phân bố
Chì gắn vào tổ
chức cứng
Chì gắn vào tổ
chức mềm
Chì đào thải ra
nước tiểu …
Chì xâm nhập
Chì gắn vào hồng cầu
Chì huyết tương
Chì gắn vào protein
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
ở các cơ quan như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn…đặc biệt là ở xương. Phần
lớn tổng lượng chì của cơ thể tích lũy trong xương dưới dạng không hòa tan.
Tỷ lệ chì trong máu phụ thuộc vào lượng chì hấp thu từ môi trường vào
cơ thể. Trong máu, chì chiếm 1% tổng số lượng chì trong cơ thể, lượng chì
chủ yếu nằm trong hồng cầu tới 90 – 95% lượng còn lại nằm ở huyết tương.
Khi chì máu cao một lượng chì được gắn vào xương và mô mềm, ngược lại
khi chì máu thấp, chì trong xương và mô giải phóng trở lại máu. Thời gian
bán hủy của chì trong máu là 36 ± 5 ngày.
Tiêu chuẩn cho phép chì trong máu là < 80 g/100 ml [34].
* Đường đào thải của chì: chì đào thải qua các con đường sau
• Đào thải qua đường tiêu hóa: chì vào cơ thể theo đường tiêu hóa, một
phần nhỏ được hấp thu vào máu, còn lại phần lớn đào thải theo phân.
Theo Lanphear B.P va
̀ cs , hàng ngày cơ thể thải 0,6 mg chì theo phân,
khi lượng chì trong phân quá 1mg/2h chứng tỏ có sự hấp thu quá mức có thể
xảy ra nhiễm độc chì, đồng thời mật cũng đóng vai trò quan trọng trong đào
thải chì [45].
• Đào thải qua đường nước tiểu:
Đây là con đường đào thải quan trọng nhất, khoảng 75% lượng chì hấp
thụ sẽ đươc đào thải qua con đường này. Lượng chì đào thải ra luôn liên quan
chặt chẽ với lượng chì máu, khi chì máu tăng sẽ tăng đào thải và ngược lại.
tuy nhiên cũng có một số yếu tố ảnh hưởng tới đào thải chì qua nước tiểu như
tuổi, giới, chức năng thận.
• Đào thải qua đường nước bọt:
Lượng chì đào thải ra đường này ít quan trọng, nhưng nó lại là lượng chì
được nuốt vào cùng thức ăn. Sự kết hợp của chì và H2S tạo nên đường viền
chì màu xanh xám ở bờ lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
• Đào thải tóc:
Sự đào thải của chì qua con đường này phụ thuộc vào chì máu và mức
độ tiếp xúc. Mối liên quan giữa chì máu và chì tóc đã được nhiều tác giả xác
nhận. Hàm lượng chì tóc phản ánh khá nhau mức độ tiếp xúc khác nhau theo
tuổi, giới.
• Đào thải qua các con đường khác: chì được đào thải qua lông, móng,
mồ hôi. Tuy nhiên với hàm lượng rất ít và chưa có nghiên cứu nào đề cập tới.
Năm 2003, Nguyê
̃ n Thị Quy
̀ nh Hoa đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe
phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà ma
́ y luyện kim
mầu Thái Nguyên, các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao trong
mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều lần so với các khu
vực khác. Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì
trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc
bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [14].
Chì đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Nhưng việc sử
dụng chì rộng rãi gây ra ảnh hưởng nhất định, chì gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí. Vấn đề chì trong môi trường đã được các nhà khoa học
quan tâm tới, tuy chưa nhiều nhưng sự khởi động giám sát môi trường như
vậy đã và đang dần phát triển. Tuy nhiên, vấn đề này cũng còn ít nghiên cứu,
đặc biệt là các vùng xung quanh khu vực sản xuất có liên quan đến chì như
chế biến quặng chì. Con người có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc
trong môi trường bị ô nhiễm bơ
̉ i chì do hoạt động của nhiều ngành công
nghiệp. Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước mới chỉ đề cập tới
ảnh hưởng riêng lẻ của chì trong môi trường chưa đánh giá tác động của chì
lên sức kho
̉ e cu
̉ a con người đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
giáp với khu công nghiệp nói chung và luyện kim nói riêng. Sự xâm nhập của
chì vào môi trường ra sao, sự tồn lưu và nguy cơ xâm nhập vào cơ thể như thế
nào còn ít nghiên cứu đề cập tới.
1.2.4. Cơ chế gây độc của chì
Chì là một kim loại nặng gây độc toàn thân. Đến năm 1960, cơ chế tác
động của chì trên hệ thống huyết học được nghiên cứu bởi các tác giả Gajdos,
Haeger Aronsen, Rrubino, Nakao, Wada và Yano.
Các tác giả cho thấy chì tác động đến quá trình tổng hợp Hemoglobin
(Hb) của hồng cầu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Axit axetic
Chu trình Kreps
Sucxinyl – CoA + Glyxin
HOOC – CH2 – CH2 – CO  SCoA – NH2 – CH2 – COOH
Axít δ amino levutinic (δ - ALA)
HOOC – CH2CH2 – CO – CH2– NH2
δ ALA dehydrase
Pocphobilinogen
Urophocphyrin
Copropocphyrin
Decacboxilase
Protopocphyrin
+ Fe+2
Ferochelataza
HEM
+ Globin
Hemoglobin
Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10]
Chì kìm hãm men δ-ALA dehydrase xúc tác kết hợp 2 phân tử axit δ -
amino levutinic vì vậy sự tạo thành pocphobilinogen bị rối loạn δ-ALA tích
lũy lại trong cơ thể và đào thải nhiều qua nước tiểu. Chì kìm hãm men
Decacboxilase nên copropocphyrin tăng bất thường trong máu và trong nước
Chì
(Pb)
Ức chế enzym
Ức chế enzym
Ức chế enzym
Ức chế enzym
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
tiểu, kìm hãm men ferodukitase. Nên Fe2+
và Protopocphyrin không thể kết
hợp với nhau tạo thành nhân Hem, protopocphyrin cũng chịu số phận như δ-
ALA và Copropocphyrin, hậu quả là men δ-ALA dehydrase giảm hoạt tính;
tích lũy và tăng thải theo nước tiểu axit amino levutinic, tăng thải nước tiểu
theo copropocphyrin; giảm nồng độ hemoglobin, giảm số lượng hồng cầu,
tăng số lượng hồng cầu hạt kiềm, tăng sắt huyết thanh [12].
Tiếp theo, hàng loạt công trình nghiên cứu đã chứng minh chì ức chế
enzym nhóm -SH. Chì có ái lực rất cao với hầu hết các men -SH. Tác dụng
của ion kim loại đối với các enzym rất phức tạp vì ngoài tác dụng của phản
ứng giữa ion kim loại với phân tử Protein của enzym nói chung còn có tác
dụng của kim loại đối với trung tâm hoạt động
Tổng quát: R - SH+Pb++
→ [R – SH – Pb] ++
Chì ức chế glutathion peroxydase và tác dụng của glutathion nên H2O2
không khử được.
Cơ chế tác dụng của của chì nổi bật là khả năng gắn với nhóm -SH của
enzym, của glutathion và các axit amin có nhóm -SH, làm nó mất khả năng
hoạt động vì vậy chì là chất độc toàn thân [28].
1.2.5. Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể
* Hệ thống tạo máu:
Chì tác động lên hệ thống tạo huyết bởi ức chế nhiều men trong quá trình
tạo hemoglobin và gây ra tình trạng thiếu máu. Chì còn làm giảm khả năng
hóa ứng động của bạch cầu ở những người tiếp xúc với Pb.
* Hệ thần kinh: chì làm mất cân bằng thần kinh trung ương và ngoại vi
gây viêm từng đoạn thần kinh và tổn thương các tế bào não như viêm não chì
kiểu parkinson...Chì làm suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vi, giảm
cảm giác và giảm trí nhớ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
* Hệ tuần hoàn: Chì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn từ rất sớm, gây co mạch
ngoại vi, các mạch nhỏ và mao mạch có hiện tượng dày lên.
* Hệ tiết niệu: Thận là một trong các cơ quan có chứa hàm lượng chì cao
nhất, đồng thời nó cũng là nơi đào thải chì chủ yếu của cơ thể. Sự hấp thu chì
quá mức hoặc kéo dài dẫn tới ảnh hưởng chức năng thận, suy thận mãn.
* Tuyến nội tiết: theo nghiên cứu của Schutz A, chì ảnh hưởng đến hor
mon tuyến giáp làm giảm T4 huyết thanh và TSC.
Navarro - Blasco I tìm hiểu trên 90 người tiếp xúc chì lâu dài thấy tỷ lệ LH
huyết thanh thấp hơn ở nhóm chứng, tăng FSH huyết thanh ở mức chì cao [47].
* Hệ miễn dịch: Thay đổi tế bào Lympho và ức chế chức năng của đại
thực bào (MAC). Trong tế bào Lympho thì nhóm - SH có vai trò quan trong
nên khi chì tác động với nhóm - SH của tế bào sẽ gây rối loạn tế bào.
* Ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản:
Goel J và cs nghiên cứu sự rối loạn nhiễm sắc thể bằng cách nuôi cấy tế
bào lympho của 19 công nhân tiếp xúc chì ở nhà máy ắc quy và 9 người đối
chứng cho thấy sự rối loạn chromatit và chromosom, nhất là hiện tượng
khuyết đoạn ở nhóm tiếp xúc chì cao có ý nghĩa so với nhóm đối chứng [37].
Nông Thanh Sơn nghiên cứu trên NST ở mô tinh hoàn chuột nhiễm độc
axetat chì cũng thấy chì ảnh hưởng đến phân bào giảm nhiễm tạo tinh trùng.
Chì gây rối loạn cả số lượng và cấu trúc NST với tần xuất gấp 7 lần đối
chứng. Sự rối loạn cả số lượng và cấu trúc này sẽ làm mất cân bằng gene trên
các NST và những lần phân chia tiếp theo sẽ bị loại hoặc biến đổi làm ảnh
hưởng đến số lượng và chất lượng dòng tinh trùng, nếu chuột sinh sản sẽ ảnh
hưởng đến thế hệ con [27].
Akubugwo I. E va
̀ cs thấy rằng ở phụ nữ có thai tỷ lệ xảy thai, đẻ non
tăng cao, thai nhi kém phát triển và giảm trọng lượng khi tiếp xúc với hàm
lượng chì trong môi trường vượt quá TTCP [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe, bệnh tật ngƣời
dân xung quanh khu khai thác mỏ
Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe
cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển
và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật của
con người.
Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan
đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên
quan đến nước. Người ta thấy 80 % tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi
trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [11].
Công nghiệp luyện chì, kẽm là một trong những ngành công nghiệp sản
xuất có liên quan đến nhiều yếu tố độc hại so với các loại kim loại màu khác.
Các tác giả Letavet, Satalop, Zoi đã mô tả các trường hợp suy nhược cơ thể,
viêm não, do chì, huyết áp cao gặp rất nhiều ở những công nhân tiếp xúc chì,
đồng thời những khái quát về cơ chế bệnh sinh của nhiễm độc chì cũng đã
được đề cập tới.
Trong nước thải công nghiệp luyện kim thường có Pb, Hg, Cd, As,
Mn…hầu hết các kim loại này thường có độc tính cao đối với sức khỏe con
người. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể gây độc thần kinh, gây chết nếu
nhiễm độc nặng, tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như:
Đau bụng chì, đường viền đen ở lợi, viêm khớp, viêm thận, cao huyết áp,
thiếu máu...
* Nghiên cứu ở trong nước
Tại Thái Nguyên cũng có nhiều nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ,
nhất là môi trường tại các nhà máy lớn và khu công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Năm 2000, Đồng Ngọc Đức và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về sức
khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà máy luyện
kim màu Thái Nguyên. Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao
tromg mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều so với các khu
vực khác. Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì
trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc
bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [32].
Hoàng Khải Lập và cộng sự nghiên cứu môi trường tự nhiên đất, nước,
không khí, môi trường kinh tế xã hội: Sinh hoạt, lao động, nội thất cộng đồng
liên quan đến sức khỏe và thực trạng sức khỏe của nhân dân xã Nam Hòa thấy
rằng nguy cơ ô nhiễm nước rất cao 0,9%, vừa 52% [21].
Nghiên cứu của Hoàng Hải Bằng về thực trạng môi trường, sức khỏe và
bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác mỏ Thiếc Sơn
Dương tỉnh Tuyên Quang năm 2003 cho thấy hàm lượng thiếc (360,7 µg/l),
kẽm (9,1µg/l) trong nước sinh hoạt của người dân vùng khai thác mỏ cao hơn
ở vùng xa khu vực khai thác. Nồng độ chì trong máu của người dân vùng khai
thác là 197,6 µg/l cao hơn người dân ở xa khu vực khai thác. Tỷ lệ mắc bệnh
của người dân ở vùng khai thác cũng cao hơn, chủ yếu là bệnh tuần hoàn
chiếm 44,4 %, hô hấp 72,2%, bệnh hệ thần kinh 36,4% [2].
Nghiêm Kim Dung nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật ở người dân sống tiếp
giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằng năm 2004: tỷ lệ bệnh của người
dân vùng tiếp giáp cao hơn vùng đối chứng, bệnh hô hấp 77,68%, bệnh hệ
thần kinh 51,7%, bệnh hệ tuần hoàn 34,8%. Hàm lượng Mangan trong máu
54,05 µg/l cao hơn nồng độ của người bình thường (20 – 30 µg/l) [7].
Tóm lại: Chì là chất độc, có rất nhiều nguồn gây nhiễm độc, khi chúng
xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng tới các cơ quan. Các nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
cứu trong và ngoài nươ
́ c về tác hại của chì đối với sức khỏe công nhân có rất
nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp còn rất
ít nghiên cứu, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân sống
xung quanh vùng bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp.
Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp (Giai đoạn nhiễm chì thực sự):
• Toàn thân: nhức đầu, da tái nhợt, ăn uống kém, mệt mỏi, thường hay
đau cơ.
• Thiếu máu: do nhiê
̃ m độc chì không nặng lắm, huyết sắc tố ít khi tụt
xuống dưới 60%, hồng cầu có thể dưới 3,5 triệu mm3
thiếu máu có thể đẳng
sắc hoặc nhược sắc.
• Viêm đa dây thần kinh: thường hay liệt nhất là thể liệt thần kinh quay
với triệu chứng tay cổ cò.
• Cao huyết áp: hiện tượng này xảy ra do hiện tượng co thắt các động
mạch thận. Cao huyết áp thường đi đôi với cơn đau bụng chì [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Con người:
- Người dân ≥ 18 tuổi sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì.
- Thời gian sống liên tục ở khu vực đó ≥ 3 năm.
- Các mẫu máu của người dân ≥ 18 tuổi.
- Các mẫu nước tiểu của người dân ≥ 18 tuổi
2.1.1.2. Môi trường nước:
- Chì trong nước giếng sinh hoạt của các hộ gia đình sô
́ ng xung quanh xí
nghiê
̣ p kẽm chì.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi ≥ 18.
- Thời gian lao động, sinh sống tại khu vực ít nhất là 3 năm.
- Người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì, không làm
việc tại xí nghiệp.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu thuộc xã Tân Long,
huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên sống trong vòng bán kính 2 km so với xí nghiệp
kẽm chì, hai xo
́ m na
̀ y co
́ ca
́ c hô
̣ gia đình ơ
̉ ca
́ ch xí nghiê
̣ p≤ 2000 m.
Xã Tân Long có diện tích 49,33 km2
, dân số 5699 người, tổng số 1279
hộ nằm rải rác trên 9 thôn xóm. Xóm Làng Mới có 400 người dân, 200 hộ gia
đình, xóm Đồng Mẫu có 320 người dân, 110 hộ. Các hộ gia đình chủ yếu là
làm nông nghiệp.
Xí nghiệp Chì kẽm Làng Hích nằm trên địa bàn xóm Làng Mới xã vùng
cao Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, gần xóm Đồng Mẫu. Với
công trường sản xuất trải rộng 287 ha chủ yếu là vùng núi, đường xá đi lại
khó khăn. Nơi gần nhất cách văn phòng xí nghiệp 500m, nơi xa nhất cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
khoảng 13km. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích là một trong những đơn vị thành
viên của Công ty TNHH nhà nước MTV Kim loại màu Thái Nguyên. Xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích được phát hiện và khai thác từ năm 1980. Ngành
nghề kinh doanh chính của xí nghiệp là khai thác quặng kẽm, chì và tuyển
quặng, làm giàu quặng thô thành quặng tinh để cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy trong công ty. Sản lượng khai thác quặng nguyên khai bình quân mỗi
năm là 20.000 tấn. Trong số này thường có 3500 - 4000 tấn quặng kẽm tinh,
800 - 1000 tấn quặng chì tinh.
Đặc biệt trên địa bàn xã có dòng suối chảy từ khu khai thác của xí
nghiệp qua khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu.
Các hộ gia đình có người được chọn vào nghiên cứu đều nằm xung
quanh xí nghiệp và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chất thải xí nghiệp
(dòng suối thải nước thải...).
Bản đồ địa điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2011.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
2.2.1.1. Chọn mẫu và cỡ mẫu môi trường nước
Mẫu nước giếng: được tính theo công thức:
n= Z2
1-α/2 2
2
)
X
(
s

(1) [9], [15]
Trong đo
́ :
n: cỡ mẫu nghiên cứu.
Z 1-α/2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, vơ
́ i α = 0,05, Z 1-α/2 = 1,96.
s2
: phương sai
X : giá trị trung bình của một nghiên cứu trước.
ε: mức sai lệch tương đối giữa các tham số mẫu và tham số quần thể.
Dựa vào kết quả nghiên cứu hàm lượng chì trong nước sinh hoạt của
người dân xung quanh Công ty kim loại màu Thái Nguyên, theo nghiên cư
́ u
của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [14], ta có X = 0,019; s = 0,014; ε = 0,3; thay
vào công thức ta có n = 23,17. Số mẫu tối thiểu cần xét nghiệm là 23,17 mẫu.
Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn 26 mẫu.
Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu chì trong nước. Các mẫu chì tro ng nươ
́ c được
chọn chủ đích, phân bố theo hai xóm.
2.2.1.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu khám bệnh
Sư
̉ du
̣ ng công thư
́ c tính cơ
̃ mâ
̃ u cho nghiên cư
́ u ươ
́ c lươ
̣ ng mô
̣ t tỷ lệ
trong quâ
̀ n thê
̉ vơ
́ i sai sô
́ mong muô
́ n không qua
́
5% và độ tin cậy95%
2
α/2
1
2
d
p)
ρ(1
Ζ
n

  (2) [3], [15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Trong đo
́ :
n: cỡ mẫu nghiên cứu
Z1-α/2: giá trị điểm Z tại mư
́ c y
́ nghĩa α, vơ
́ i α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96
d: đô
̣ sai lê
̣ ch mong muô
́ n giư
̃ a ty
̉ lê
̣ thu đươ
̣ c tư
̀ mâ
̃ u va
̀ ty
̉ lê
̣ thư
̣ c
của quần thể.
p: tỷ lệ ước lượng của biến số nghiên cứu.
Lấy p = 0,202  q = 1 – p = 1 - 0,202 = 0,798 theo Hoàng Hải Bằng [2]
(nghiên cứu về sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực mỏ thiếc Sơn
Dương cho biết tỷ lệ mắc bệnh đươ
̀ ng tiê
́ t niê
̣ u la
̀ 20,2%); chọn d = 0,05;
Thay va
̀ o công thư
́ c (2), ta co
́ n = 247,7. Cỡ mẫu tính toán trên được
cộng với 10% dự phòng và làm tròn là 248 người. Thư
̣ c tê
́ , chúng tôi khám
288 ngươ
̀ i va
̀ phân bô
́ sô
́ ngươ
̀ i kha
́ m bê
̣ nh ơ
̉ hai xo
́ m nghiên cư
́ u.
2.2.1.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu xét nghiệm chì trong máu và nước tiểu
Được tính theo công thức (1). Dựa vào kết quả nghiên cứu về hàm lượng
chì trong máu của người dân sống xung quanh Công ty Kim loại màu Thái
Nguyên [14] ta có X = 0,03; s = 0,007; ε = 0,09. Thay vào công thức ta có n =
25,82 người; Cơ
̃ mâ
̃ u tính toa
́ n trên đươ
̣ c cô
̣ ng vơ
́ i 10% dư
̣ pho
̀ ng và làm tròn
thành 28,40 mẫu. Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu máu, 30 mẫu nước tiểu.
Chọn mẫu xét nghiệm chì niệu và chì máu: chọn chu
̉ đích trong số những
người được chọn để khám phát hiện bệnh và hộ gia đình được chọn vào xét
nghiệm chì trong nước giếng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xét nghiệm hàm lượng chì trong môi trường nước giếng của hộ gia
đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích,Thái Nguyên.
- Khám để phát hiện một số bệnh.
- Xét nghiệm chì máu, chì niệu của người trưởng thành.
- Một số yếu tố liên quan: chì trong nước, chì máu, chì niệu.
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu:
2.2.3.1. Thông tin chung: giới, nghề nghiệp, thời gian cư trú.
2.2.3.2. Chỉ số về ô nhiễm chì trong nước giếng:
- Hàm lượng chì trong nước giếng
NGƢỜI DÂN TRƢỞNG THÀNH SỐNG
XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KE
̃ M - CHÌ
XN Pb TRONG
NƢỚC GIẾNG
KHÁM LÂM
SÀNG
TỶ LỆ MẮC BỆNH
(TMH, tiêu hóa,tiết niệu…)
Pb niệu Pb máu
XÁC ĐỊNH
HL Pb
XÉT NGHIỆM
XÍ NGHIỆP
KẼM CHÌ LÀNG HÍCH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
2.2.3.3. Chỉ số về xét nghiệm máu và nước tiểu
- Hàm lượng chì trong máu.
- Hàm lượng chì trong nước tiểu.
- Nô
̀ ng đô
̣ huyê
́ t să
́ c tô
́ .
- Tương quan giư
̃ a ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong nươ
́ c , trong ma
́ u va
̀ trong nươ
́ c
tiê
̉ u cu
̉ a ngươ
̀ i dân sô
́ ng xung quanh xí nghiê
̣ pkẽm chì.
- Tỷ lệ chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong nước giếng, trong ma
́ u, chì
niê
̣ u cu
̉ a ngươ
̀ i dân sô
́ ng xung quanh xí nghiê
̣ pkẽm chì.
2.2.3.4. Chỉ số về bệnh tật.
- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh TMH.
- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiêu hoá.
- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiê
́ t niê
̣ u.
- Tỷ lệ mắc các chứng vê
̀ cơ xương khơ
́ p
- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da
- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ thần kinh
- Tỷ lệ một số bệnh của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
theo khoa
̉ ng ca
́ ch.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.4.1. Thu thập số liệu xét nghiệm chì trong môi trường nước giếng, chì
trong máu và chì trong nước tiểu và hemoglobin
- Cách phân tích chì trong nước giếng sinh hoạt: lấy mỗi mẫu 500 ml
nước giếng đựng trong chai sạch, ghi rõ họ tên chủ hộ, đặc điểm mẫu và gửi
về phòng thí nghiệm Viê
̣ n 69.
+ Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu nước: đối với phép đo Pb vì lượng chì thấp do
vậy phải làm giàu mẫu phân tích bằng cách lấy 50 ml cho bay hơi ở nhiệt độ
70-80 0
C, sau đó hòa tan cặn bằng 2 ml HCl 1%.
+ Làm mẫu trắng (mẫu so sánh): là mẫu có tất cả các điều kiện của quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
trình vô cơ hóa mã, đặc biệt là hóa chất làm cùng với mẫu phân tích.
Kê
́ t qua
̉ phân tích chì trong nước được phân tích bă
̀ ng ma
́ y đo phô
̉ hâ
́ p
thụ nguyên tử AAS
Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo của chì
Thông số Pb
Vạch phổ 283,3
Khe sáng 0,7
Cường độ đèn (Ma) 10
Tỷ lệ Acetylen/không khí 1,2/6
Năng lượng hấp thụ 69,0
Nồng độ kiểm tra chuẩn 4,0 mg/l
Xây dựng đường chuẩn 1,2,3,4,5 mg/l
Độ nhạy của phép đo 0,032
+ Tiến hành đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 3300: Đặt
thông số của máy thông qua hệ thống điều khiển computer, để ổn định sau 30
phút, tiến hành dựng đường chuẩn trên máy, sau đó đo mẫu trắng kết quả CT
(mg/l), đo mẫu nghiên cứu kết quả CM (mg/l), kết quả được xử lý bằng phần
mềm chuyên dụng của máy và được hiển thị trên màn hình hoặc lệnh in cùng
với các thông số cần thiết.
+ Tính kết quả: theo µg/l hay mg/l tùy theo quy ước quốc tế.
- Cách phân tích chì trong máu: Chì máu xác định bằng máy đo phổ hấp
thụ nguyên tử. Máy Perkin Elmer 3300. Cách tiến hành: vô cơ hóa 1 ml máu
+ 5 ml HNO3 đặc (65%) + 1 ml oxy già (100%) bằng nhiệt (đun cách thu
̉ y
đến cạn trong tủ hút - vô cơ hóa ướt), sau đó pha vào HNO3 0,1% và đo.
- Cách phân tích chì trong nước tiểu: đo bằng máy đo phổ hấp thụ
nguyên tử không ngọn lửa (lò graphite) - máy Analyst 600 (Perkin Elmer)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Xác định bằng AAS với lò graphite sau khi pha loãng 1:1 bằng nước khử ion.
Hiệu chuẩn tiến hành trực tiếp bằng bộ chuẩn trong nước. Dùng di-
ammonium hydro orthophosphat làm chất nền nguyên tử hóa, sau đó hiệu
chỉnh nền theo QuadLine hoặc Zeeman.
Phương pháp: dùng Acid nitric , metanol sạch, di-ammonium hydro
orthophosphat, chuẩn chì AAS 1000 mg/l.
Bảo quản mẫu: mẫu nước tiểu lấy vào chai nhựa rửa bằng acid và acid
hóa đến pH < 2 bằng acid nitric, bảo quản ở 40
C đến khi phân tích.
Chuẩn bị mẫu: Đưa mẫu vào cốc của bộ bơm mẫu tự động đã tráng acid
ngay trước khi phân tích. Dãy chuẩn được pha tự động từ chuẩn gốc 50 mg/L.
Chất nền là dung dịch acid nitric 0,1 % và di-ammonium hydro orthophosphat 1 %.
- Cách phân tích hemoglobin : máu được lấy 2 ml ở tĩnh mạch, chống
đông bằng EDTA, đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Kỹ thuật tiến hành
bằng máy xét nghiệm huyết học SYSMEX KX - 21 JAPAN.
2.2.4.2. Thu thập số liệu khám bệnh:
* Thu thâ
̣ p sô
́ liê
̣ u vê
̀ ca
́ c bê
̣ nh : trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn
một số nhóm bệnh hoặc chứng bệnh bao gô
̀ m ca
́ c nho
́ m bê
̣ nh sau:
- Bệnh về TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: ho, viêm
mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản…
- Bệnh thuộc hệ tiêu hoá: được xác định là các chứng bệnh thường gặp
như: rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, viêm loét dạ dầy - tá tràng, viêm gan…
- Bê
̣ nh vê
̀ hệ tiết niệu: được được xác định là các chứng bệnh thường gặp
như: đái buốt, đái rắt...
- Bê
̣ nh vê
̀ cơ xương khơ
́ p : xác định là các chứng bệnh thường gặp như:
đau mỏi cơ, đau khớp, viêm khớp...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
- Bệnh ngoài da: được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: viêm
da dị ứng, nâ
́ m da, viêm da cơ địa ...
- Bệnh thuộc hệ thần kinh: được xác định là các chứng bệnh thường gặp
như: đau đầu, mất ngủ...
2.3. Phƣơng pháp xử lý hạn chế sai số
- Chọn cỡ mẫu đảm bảo đủ cỡ và lực mẫu để khống chế được sai số
ngẫu nhiên.
- Đội ngũ cán bộ điều tra, khám xác định bệnh tật của đối tượng nghiên
cứu được tập huấn kỹ trước khi nghiên cứu triển khai và rút kinh nghiệm
thường xuyên, kịp thời.
- Cán bộ thu thập số liệu là học viên cao học, các bác sỹ chuyên khoa của
BVĐKTW Thái Nguyên và trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Thực hiện các kỹ thuật lâ
́ y mâ
̃ u xét nghiệm ở cùng một thời điểm, trước
khi phân tích, chuẩn máy chính xác, đo theo đúng thường qui kỹ thuật.
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
- Là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người lao
động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về y đức của ngành Y tế.
- Đối tượng tự nguyện hoàn toàn trong nghiên cứu và sẵn sàng hợp tác tốt.
- Trong quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu na
̀ o.
- Tất cả các xét nghiệm, khám bệnh đều được miễn phí.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Theo thuâ
̣ t toa
́ n thô
́ ng kê sư
̉ du
̣ ng trong
nghiên cư
́ u y sinh ho
̣ c trên phần mềm tin ho
̣ c thống kê theo
phần mềm SPSS 11.5.
- Tính tỷ lệ %
- Tính X .
- Tính hệ số tương quan r.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu
Giới Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%)
Nam 110 38,19
Nữ 178 61,81
Tổng 288 100
Nhận xét: Tỷ lệ nữ ở khu vực nghiên cư
́ u cao hơn so với nam, tỷ lệ nữ
(61,81%), nam (38,19 %).
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%)
Nông dân 270 93,75
Cán bộ 8 2,78
Khác 10 3,47
Tổng 288 100
(%)
93,75
2,78 3,47
Nông dân
Cán bộ
Khác
Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy nghê
̀ nghiê
̣ p cu
̉ a ngươ
̀ i
dân khu vực nghiên cư
́ u chu
̉ yê
́ u la
̀ nông dân(93,75%).
Bảng 3.3. Thời gian cư tru
́ của đối tượng nghiên cứu
Thời gian Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%)
3 - < 10 năm 10 3,47
10 - < 15 năm 10 3,47
Trên 15 năm 268 93,06
Nhận xét: Thơ
̀ i gian cư tru
́ cu
̉ a ngươ
̀ i dân ta
̣ i khu vực nghiên cư
́ u chu
̉ yê
́ u la
̀
trên 15 năm, chiê
́ m ty
̉ lê
̣ 93,06%.
3.2. Mức độ ô nhiễm chì trong nƣớc giếng của ngƣời dân sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giê
́ ngcủa các hộ gia đình
sống xung quanh xí nghiệp.
Chì nƣớc X ± SD TCCP
Chì trong nước giếng 0,00585 ± 0,00323 < 0,01 mg /l
0,00585
0,01
0
0,002
0,004
0,006
0,008
0,01
Khu vực nghiên cứu TCCP
mg/l
Hàm lượng chì
Biểu đồ 3.2. Hàm lượng chì trong nước giếng so với TCCP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Nhận xét: Kê
́ t qua
̉ phân tích hàm lượng chì trong nước giếng ở bảng 3.4 và
biểu đồ 3.2 của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp thâ
́ p hơn TCCP
.
Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có
hàm lượng chì trong nướcgiếng vươ
̣ t tiêu chuâ
̉ n cho phép
Loại giếng Sô
́ lƣơ
̣ ng (n = 30) Tỷ lệ (%)
Giê
́ ng đa
̀ o 4/30 13,33
Giê
́ ng khoan 2/30 6,67
Tô
̉ ng sô
́ 6/30 20,00
13,33
6,67
20
0
5
10
15
20
Hàm lƣợng chì vƣợt TCCP
Giếng đào
Giếng khoan
Tổng số
(Tỷ lệ %)
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình có hàm lượng Pb trong nước giếng vượt TCCP
Nhận xét: Bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 cho thấy có 20% hô
̣ gia đình sô
́ ng xung
quanh xí ngh iê
̣ p kẽm chì Làng Hích được xét nghiệm nước giếng có hàm
lươ
̣ ng chì trong nươ
́ c cao hơn TCCP : ở giếng đào là 13,33%, ở giếng khoan
là 6,67%.
3.3. Thực trạng bệnh tật của ngƣời trƣởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên
3.3.1. Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh của người trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chư
́ ng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 89 30,90
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Ho 26 29,21
Viêm họng 57 64,04
Viêm mũi dị ứng 43 48,31
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp là 30,90%. Các chứng bệnh hay gặp là viêm họng (64,04%),
viêm mu
̃ i dị ư
́ ng (48,31%).
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n = 288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 77 26,74
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Viêm đại tràng mạn 13 16,88
Viêm loét hành tá tràng 36 46,75
Viêm gan 2 2,60
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa của ngươ
̀ i trưởng thành sống xung quanh
xí nghiệp là 26,74%. Các chứng bệnh hay gặp là viêm loét hành tá tràng
(46,75%), viêm đa
̣ i tra
̀ ng ma
̣ n (16,88%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 64 22,22
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Đái buốt 44 68,75
Đái rắt 40 62,50
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tiết niệu của ngươ
̀ i trưởng thànhsống xung quanh xí
nghiệp là 22,22%. Các chứng bệnh ha
y gă
̣ p la
̀ đa
́ i buô
́ t
(68,75%); đa
́ i ră
́ t (62,50%).
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n = 288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 133 46,18
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Đau mỏi cơ 85 63,91
Đau khớp 96 72,18
Viêm khớp 16 12,00
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp của ngươ
̀ i trưởng thành sống xung
quanh xí nghiệp là 46,18%. Các chứng bệnh hay gă
̣ p la
̀ đau khơ
́ p (72,18%),
đau mo
̉ i cơ (63,91%).
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 137 47,57
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Nấm da 53 38,69
Viêm da tiếp xúc 8 5,84
Viêm da nhiễm khuẩn 6 4,38
Viêm da cơ địa 21 15,33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da của ngươ
̀ i trưởng thành sống xung quanh
xí nghiệp là 47,57%. Các chứng bệnh hay gặp là nấm da (38,69%).
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành
sống xung quanh xí nghiệp
Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%)
Tổng số mắc 51 17,71
Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc
Đau đầu 43 84,31
Rối loạn giấc ngủ 22 43,14
Run tay, chân 5 9,80
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh hệ thâ
̀ n kinh ngươ
̀ i trưởng thành sống xung quanh
xí nghiệp là 17,71%. Các chứng bệnh hay gặp là đau đầu(84,31%).
30.9
26.74
22.22
46.18 47.57
17.71
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Các chứng bệnh
TMH
Tiêu hoá
Tiết niệu
CXK
Da
Hệ thần kinh
Tỷ lệ %
Biê
̉ u đô
̀ 3.4. Tỷ lệ mô
̣ t sô
́ bê
̣ nh thường gặp ở ngươ
̀ i trưởng thành sống
xung quanh xí nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Nhâ
̣ n xét: Kê
́ t qua
̉ biê
̉ u đô
̀ 3.3 cho thâ
́ y ty
̉ lê
̣ mă
́ c bê
̣ nh cu
̉ a ngươ
̀ i trưởng
thành sô
́ ng xung quanh xí nghiê
̣ p chì kẽm thươ
̀ ng gă
̣ p mô
̣ t sô
́ bê
̣ nh la
̀ : bê
̣ nh tai
mũi họng, tiêu ho
́ a, tiê
́ t niê
̣ u, cơ xương khơ
́ p, ngoài da, hệ thâ
̀ n kinh.
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu ho
́ a, da liê
̃ u, tiê
́ t niê
̣ u
của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp theo khoa
̉ ng ca
́ ch so vơ
́ i
nhà ở đến xí nghiệp
Khoảng cách
Bê
̣ nh
≤ 1000 m
(n = 144)
> 1000 m
(n = 144)
p
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Tiê
́ t niê
̣ u 29 22,31 35 22,15 > 0,05
Tiêu ho
́ a 31 23,85 46 29,11 > 0,05
Da 71 54,62 66 41,77 < 0,05
Tai mu
̃ i ho
̣ ng 45 34,62 44 27,85 > 0,05
Nhâ
̣ n xe
́ t:
Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu ho
́ a, tiê
́ t niê
̣ u cu
̉ a ngươ
̀ i trưởng thành
sô
́ ng xung quanh xí nghiệp chì kẽm không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t theo khoa
̉ ng ca
́ ch
vơ
́ i p > 0,05.
Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ơ
̉ như
̃ ng ngươ
̀ i sô
́ ng ca
́ ch xa xí nghiê
̣ p trên
1000 m co
́ ty
̉ lê
̣ mă
́ c bê
̣ nh thâ
́ p hơn như
̃ ng ngươ
̀ i sô
́ ng ơ
̉ gâ
̀ n xí nghiê
̣ p dươ
́ i
1000 m, sư
̣ kha
́ c biê
̣ t co
́ y
́ nghĩa thô
́ ng kê vơ
́ i p < 0,05.
3.3.2. Kết quả xét nghiệm chì trong máu, chì trong nước tiểu, nồng độ Hb
của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích và
liên quan giư
̃ a ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong ma
́ u vơ
́ i mô
̣ t sô
́ bê
̣ nh .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu
Chỉ tiêu X ± SD (n = 30) TCCP
Chì máu 59, 12 ± 22,92 < 80 g/100 ml
Chì niệu 40,48 ± 22,35 < 100 g/l
Hb 13,87 ± 1,32 ≥ 12 g/dl
Biê
̉ u đô
̀ 3.5. Hàm lượng chì trong máu, chì trong nươ
́ c tiê
̉ u va
̀ Hb cu
̉ a
ngươ
̀ i trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì.
Nhận xét: Kê
́ t qua
̉ xe
́ t nghiê
̣ m chì trong ma
́ u, chì trong nươ
́ c tiê
̉ u va
̀ huyê
́ t să
́ c
tô
́ ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.5 của người trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí
nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích không cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
59.12
40.48
13.87
80
100
12
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Chỉ số xét nghiệm TCCP
Chì máu
Chì niệu
Hb
X g/l
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP.
Chỉ tiêu Số lƣợng (n = 30) Tỷ lệ (%)
Chì máu cao hơn TCCP 6/30 20,00
Chì niệu cao hơn TCCP 3/30 10,00
20
10
0
5
10
15
20
Chì máu Chì niệu
(%)
Hàm lượng chì
Chỉ số
Biều đồ 3.6. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm chì máu, chì niệu cao hơn TCCP
Nhận xét: Kết quả bảng 3.14 và biểu đồ 3.6 cho thấy ty
̉ lê
̣ ngươ
̀ i trưởng thành
sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được xét nghiệm có số mẫu
chì máu cao hơn TCCP là 20,00% và chì niệu cao hơn TCCP là 10,00%.
Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu vơ
́ i ty
̉ lê
̣ bê
̣ nh ngoài da của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp
Chì trong ma
́ u
Bê
̣ nh
Cao hơn TCCP Thâ
́ p hơn TCCP
Tổng số
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Có bệnh 5/6 83,33 4/24 16,66 9
Không bê
̣ nh 1/6 16,66 20/24 83,33 21
Tổng số: 6 24 30
OR = 25, p < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Nhâ
̣ n xe
́ t: Ngươ
̀ i trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích
có hàm lượng chì trong máu cao hơn TCCP bị mắc bệnh da cao gấp 25,00 lâ
̀ n
ngươ
̀ i co
́ ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong máu thấp hơn TCCP.
Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của ngườitrưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp
Chì trong ma
́ u
Bê
̣ nh
Cao hơn TCCP Thâ
́ p hơn TCCP
Tổng số
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Có bệnh 4/6 66,67 3/24 12,50 7
Không bê
̣ nh 2/6 33,33 21/24 87,50 23
Tổng số: 6 24 30
OR = 14; p < 0,05
Nhâ
̣ n xe
́ t: Ngươ
̀ i trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích
có hàm lượng chì trong máu cao hơn TCCP bị mắc bệnh tiêu hóa cao gấp
14,00 lâ
̀ n ngươ
̀ i co
́ ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong ma
́ u thâ
́ p hơn TCCP.
Bảng 3.17. Liên quan chì nước với chì niệu, chì máu của người trưởng
thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích.
Môi trƣờng nƣớc
Pb
Máu Nƣớc tiểu
Pb nước giếng r = 0,788 r = 0,596
P < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Kê
́ t quả bảng 3.17 cho thấy có liên quan giư
̃ a ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong
nươ
́ c giê
́ ng cu
̉ a ngươ
̀ idân sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích vơ
́ i
hàm lượng chì trong máu(r = 0,788, p < 0,05) và với hàm lượng chì trong nước
tiê
̉ u (r = 0,596, p < 0,05) của người dân sô
́ ng ta
̣ i hô
̣ gia đình co
́ xe
́ t nghiê
̣ m chì
trong nươ
́ c.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Bảng 3.18. Bảng tổng hợpliên quan giư
̃ a môi trươ
̀ ng
nước giếng và bệnh tật
của người dân sống xung quanh
xí nghiệp kẽm chìLàng Hích, Thái Nguyên
Khoảng cách
Chỉ tiêu
≤ 1000 m
(1)
> 1000 m
(2)
Chênh
giƣ
̃ a (1) và
(2)
Môi trƣơ
̀ ng Chì trong nước
giê
́ ng
26,67 % 13,33 % 2,00 lâ
̀ n
Cơ thê
̉ Chì trong máu 26,67 % 13,33 % 2,00 lâ
̀ n
Chì trong nước tiểu 13,33 % 6,67 % 1,99 lâ
̀ n
Tâm thâ
̀ n kinh 23,08 % 13,29 % 1,73 lâ
̀ n
Bê
̣ nh tâ
̣ t Da 54,62 % 41,77 % 1,31 lâ
̀ n
Tai mu
̃ i ho
̣ ng 34,62 % 27,85 % 1,24 lâ
̀ n
Tiê
́ t niê
̣ u 22,31 % 22,15 % 1,00 lâ
̀ n
Cơ xương khơ
́ p 46,15 % 46,20 % 0,99 lâ
̀ n
Tiêu ho
́ a 23,85 % 29,11 % 0,81 lâ
̀ n
Nhâ
̣ n xe
́ t: Kê
́ t qua
̉ ba
̉ ng 3.18 cho thâ
́ y
Hàm lươ
̣ ng chì trong môi trươ
̀ ng nươ
́ c giê
́ ng cu
̉ a ngươ
̀ i dân sô
́ ng ơ
̉ gâ
̀ n
xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao hơn so vơ
́ i ơ
̉ xa xí
nghiê
̣ p (> 1000 m).
Hàm lượng chì trong máu , chì trong nước tiểu của người dân sống ở
gâ
̀ n xí nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao hơn so vơ
́ i ơ
̉
xa xí nghiê
̣ p (> 1000 m).
Tỷ lệ một số bệnh (tiê
́ t niê
̣ u, da, tai mu
̃ i ho
̣ ng, tâm thâ
̀ n kinh) của người
dân sô
́ ng ơ
̉ gâ
̀ n xí nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao
hơn so vơ
́ i ơ
̉ xa xí nghiê
̣ p ( > 1000 m).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Mức độ ô nhiễm chì trong nƣớc giếng của ngƣời dân sống xung
quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011.
Chì là chất độc nhưng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác
nhau như sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất bình điện (ắc quy) và
sử dụng trong đời sống hàng ngày như sơn tường, trong ống dẫn nước, trong
các đồ sành sứ tráng men làm bằng hóa chất có chứa chì, do đó nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường là không tránh khỏi.
Chì xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Từ trong nước
thải của các nhà máy thải ra, ngấm vào đất, từ trong đất hấp thụ vào cây trồng,
từ môi trường không khí vào cơ thể con người qua cơ quan hô hấp, tiêu ho
́ a, da
và được đào thải ra ngoài qua hệ tiết niệu
.
Lượng chì có trong nước bề mặt, nươ
́ c giê
́ ng là do ngấm từ đất lên, do
lượng nước thải của các nhà máy không được xử lí, thải qua mương máng, ao,
hồ … Kê
́ t qua
̉ phân tích chì trong nươ
́ c giê
́ ng sinh hoa
̣ t c ủa người dân ở khu
vực nghiên cư
́ u thâ
́ p hơn TCCP (bảng 3.4). So sánh với kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài cho thấy lượng chì đo được trong các vòi của hệ
thống cấp nước tại Mỹ là < 0,05 g/l; trên nước bề mặt là 0,02 g/l, kê
́ t qua
̉
nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi cho thâ
́ y ha
̀ m lươ
̣ ng chì trong nươ
́ c giê
́ ng sinh hoa
̣ t
là 0,0058 mg/l. Tỷ lệ hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng
Hích, Thái Nguyên có hàm lượng chì trong nước cao hơn TCCP: ở giếng đào
là 13,33%, ở giê
́ ng khoan la
̀ 6,67%. Sô
́ mâ
̃ u xe
́ t nghiê
̣ m chì cao hơn TCCP ơ
̉
khu vực nghiên cứu là 20,00% (Bảng 3.5).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nươ
́ c giê
́ ngvới các tác giả kha
́ c
Tác giả Đối tƣợng
HL
(mg/l)
Năm
NC
Lô
̃ Văn Tu
̀ ng [31]
Nươ
́ c giê
́ ng của người dân ở làng
nghê
̀ tái chế chì - Hà Nội.
0,0016 2008
Đỗ Thị Hằng
Nươ
́ c giê
́ ng cu
̉ a ngươ
̀ i dân sống xung
quanh xí nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích,
Thái Nguyên.
0,00585 2011
Kê
́ t qua
̉ xe
́ t nghiê
̣ m chì trong nươ
́ c giê
́ ng theo nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi
cao hơn so vơ
́ i kết quả của Lỗ Văn Tùng. Điê
̀ u na
̀ y co
́ thê
̉ do nguô
̀ n nươ
́ c cu
̉ a
ngươ
̀ i dân sô
́ ng xung quanh xí nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích bị ảnh hưởng của
nguô
̀ n nươ
́ c tha
̉ i cu
̉ a xí nghiê
̣ p.
4.2. Thực trạng bệnh tật của ngƣời trƣởng thành sống xung quanh xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên năm 2011.
4.2.1. Thư
̣ c tra
̣ ng bê
̣ nh tâ
̣ t cu
̉ a ngươ
̀ i trươ
̉ ng tha
̀ nh sô
́ ng x ung quanh xí
nghiê
̣ p ke
̃ m chì la
̀ ng Hích
Theo các chuyên gia, nồng độ chì cao có thể gây ra những tổn hại
không thể khắc phục đối với hệ thần kinh, cơ quan sinh sản và thận, đặc biệt
nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú.
Khảo sát sức khỏe, bê
̣ nh tâ
̣ t cu
̉ a ngươ
̀ i trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí
nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, chúng tôi chọn hai xóm ở tiê
́ p gia
́ p
vơ
́ i xí nghiê
̣ p chì kẽm là xóm Đồng Mẫu , xóm Làng Mới, đây la
̀ hai xo
́ m co
́
ngươ
̀ i dân ơ
̉ xung quanhxí nghiệp.
Qua kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u cho thâ
́ y ca
́ c đô
́ i tươ
̣ ng ơ
̉ khu vực nghiên cư
́ u,
tỷ lệ nam là 38,19%, tỷ lệ nữ là 61,81% -Bảng 3.1, tỷ lệ nữ ở khu vực nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
cứu cao hơn so vơ
́ i nam . Nghê
̀ nghiê
̣ p chính cu
̉ a đô
́ i tươ
̣ ng nghiên cư
́ u chu
̉
yê
́ u la
̀ nông dân (93,75%) - Bảng 3.2. Thơ
̀ i gian sinh sô
́ ng cu
̉ a đô
́ i tươ
̣ ng
nghiên cư
́ u chu
̉ yê
́ u la
̀ trên 15 năm (93,15%) - Bảng 3.3.
Kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi cu
̃ ng phu
̀ hơ
̣ p vơ
́ i kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u
của Nghiêm Thị Kim Dung [7], nghiên cư
́ u vê
̀ ty
̉ lê
̣ bê
̣ nh tâ
̣ t cu
̉ a ngươ
̀ i dân
sô
́ ng tiê
́ p gia
́ p vơ
́ i khu khai tha
́ c mo
̉ Mangan.
Nghiên cứu về bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí
nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích, chúng tôi tiến hành làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1
là khám lâm sàng, giai đoạn 2 là lấy mẫu máu xét nghiệm công thức máu và
định lượng nồng độ chì máu trong số người đã được khám lâm sàng. Khi tổ
chức thăm khám và chẩn đoán lâm sàng thì những đối tượng này được mời
đến tra
̣ m y tế xã để tiến hành khám bệnh, sử dụng các phương tiện chuyên
dụng thì sự chẩn đoán bệnh sẽ mang tính khách quan.
Chì khi vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan như hệ thống tạo
huyết, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, tuyến nội tiết, ngoài da, hệ
thống miễn dịch, sinh sản và di truyền [28], [29], [16], [30].
Kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u bảng 3.6 đến 3.11 cho thâ
́ y ty
̉ lê
̣ mă
́ c bê
̣ nh cu
̉ a
ngươ
̀ i trưởng thành ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là bệnh tai mũi họng, bê
̣ nh
tiêu ho
́ a, bê
̣ nh tiê
́ t niê
̣ u, bê
̣ nh ngoài da, cơ xương khơ
́ p, hệ thâ
̀ n kinh. Tỷ lệ
mă
́ c bê
̣ nh tai mu
̃ i ho
̣ ng cu
̉ a ngươ
̀ i dân ơ
̉ khu vực nghiên cư
́ u la
̀ 30,90%, các
chư
́ ng bê
̣ nh hay gă
̣ p la
̀ viêm ho
̣ ng (64,04%), viêm mu
̃ i dị ư
́ ng (48,31%); Tỷ lệ
mă
́ c bê
̣ nh tiêu ho
́ a la
̀ 26,74%, các chứng bệnh hay gặp là viêm loét hành tá
tràng (46,75%), viêm đa
̣ i tra
̀ ng ma
̣ n (16,88%). Tỷ lệ mắc bệnh tiết niệu là
22,22%, các chứng bệnh hay gặp là đái buốt (68,75%); đa
́ i ră
́ t (62,50%). Tỷ lệ
mă
́ c bê
̣ nh cơ xương khơ
́ p la
̀ 46,18%, các chứng bệnh hay gặp là đau khớp
(72,18%), đau mo
̉ i cơ (63,91%). Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da la
̀ 47,57%, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
chư
́ ng bê
̣ nh hay gă
̣ p la
̀ nâ
́ m da (38,69%). Tỷ lệ mắc bệnh hệ thâ
̀ n kinh la
̀
17,71%, các chứng bệnh hay gặp là đau đầu (84,31%). Tuy đây không phải là
bệnh chỉ điểm do tác dụng của độc chất đặc biệt là chì song cũng đã phản ánh
được phần nào ảnh hưởng của môi trường khu sản xuất công nghiệp tới sức
khỏe của ngươ
̀ i dân trong vùng.
Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc
các bệnh TMH và tiêu hoá
Tác giả Đối tƣợng Bệnh
Tỉ lệ
(%)
Năm
NC
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
[14]
ND Tân Lập - TN
Phụ nữ Tân Lập
ND Phú Xá- TN
ND Tân Lập - TN
ND Phú Xá – TN
TMH
TMH
TMH
Tiêu hoá
Tiêu hoá
25,1
15,9
31,3
8,9
6,3
2001
Đỗ Thị Hằng
ND xung quanh
XN chì kẽm Làng
Hích- TN
TMH
Tiêu ho
́ a
30,90
26,74 2011
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỉ lệ mắc bệnh TMH cũng như tiêu
hoá của ngươ
̀ i dân sống xung quanh xí nghiê
̣ p kẽm chì Làng Hích phù hợp
với các tác giả khác.
Chì khi vào tới hệ thống thần kinh trong cơ thể làm mất cân bằng thần
kinh trung ương và ngoại vi gây viêm từng đoạn thần kinh, gây tổn thương
các tế bào não. Kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u bảng 3.10 và bảng 3.11 cho thâ
́ y ty
̉ lê
̣ mă
́ c
bê
̣ nh ngoài da của người trưởng thành sô
́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì là
47,57%. Tỷ lệ mắc bê
̣ nh hệ thâ
̀ n kinh la
̀ 17,71%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ mă
́ c bê
̣ nh cu
̉ a ngươ
̀ i dân theo khoa
̉ ng ca
́ ch ≤ 1000 m và >
1000 m so vơ
́ i xí nghiê
̣ p cho thâ
́ y ty
̉ lê
̣ mă
́ c bê
̣ nh ngoài da co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t vơ
́ i
p < 0,05. Còn một số bệnh như tai mũi họng , tiêu ho
́ a, tiê
́ t niê
̣ u, cơ xương
khơ
́ p, tâm thâ
̀ n kinh không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t vơ
́ i p > 0,05. Tuy vâ
̣ y, tỷ lệ mắc
bê
̣ nh theo khoa
̉ ng ca
́ ch cu
̃ ng cho thâ
́ y ngươ
̀ i dân sô
́ ng gâ
̀ n xí nghiê
̣ p ( ≤ 1000
m) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người dân sống ở xa xí nghiệp (> 1000 m), điê
̀ u
này cần tuyên truyền cho người dân nên sô
́ ng ca
́ ch xa xí nghiê
̣ p trên 1000 m,
khu dân cư câ
̀ n tâ
̣ p trung ca
́ ch xa xí nghiê
̣ p.
4.2.2. Hàm lượng chì trong n ước tiểu và trong máu của người trưởng
thành sô
́ ng xung quanh vơ
́ i xí nghiê
̣ pkẽm chì Làng Hích.
Để đánh giá những tác động của môi trường đến cơ thể con người phải
dựa vào nhiều yếu tố, nhiều phương pháp, một trong các phương pháp đó là
xét nghiệm hàm lượng các chất trong môi trường có cao ở trong máu không.
Thông thường, các kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể qua một số đường như
hô hấp (hít phải hơi, khói và bụi hạt nhỏ), qua da (tiếp xúc trực tiếp với bụi,
nước), qua đường tiêu hoá (nước uống, chuỗi thức ăn), tích tụ lại trong cơ thể
với nồng độ khác nhau tuỳ thời gian tiếp xúc, khả năng đào thải của cơ thể đối
với từng chất. Cơ thể của chúng ta có khả năng rất lớn trong việc làm sạch các
chất nguy hiểm. Gan, thận là hai cơ quan chủ yếu để lọc các chất độc, nhưng
nếu cơ thể tiếp xúc với hoá chất trong một thời gian dài thì khả năng bảo vệ
của cơ thể bị mất đi và làm cho các chất độc không được loại ra. Các chất độc
này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra bệnh tật ví dụ trong trường hợp nhiễm
độc chì, cadimi, cơ thể phải tốn nhiều thời gian để phân giải chì, còn đối với
cadimi thì cơ thể không phân giải được. Trong máu chất độc có thể ở dạng tự
do hoặc liên kết với protein (thường là albumin). Tiếp theo chất độc vào các
mô, ở đó có thể bị chuyển hoá trong gan, tích luỹ trong mỡ, bài tiết trong
thận, hoặc thể hiện ở việc đáp ứng các kích thích trong não. Chất độc phải
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
 
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
 
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợpLuận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiChiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoi
 
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae - Gửi miễn p...
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồnLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
 
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
 
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng BacillusLuận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
 

Semelhante a Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

Semelhante a Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì (20)

Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèHành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
 
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
 
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ĐỖ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ĐỖ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC GIẾNG DO CHÌ VÀ BỆNH TẬT NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 73 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa THÁI NGUYÊN - 2011
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, em xin trân trọng cảm ơn: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Phòng Đào tạo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Môi trường- Độc chất, bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, bộ môn Y học cộng đồng, bộ môn Dịch tễ học, bộ môn Y xã hội học trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và nhiệt tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác sỹ bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên đã tham gia giúp đỡ em trong quá trình khám bệnh thu thập số liệu cho luận văn. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, bộ môn Môi trường - Độc chất trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Viện 69 - Hà Nội, UBND xã Tân Long, Trạm Y tế xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nơi đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện, hoàn thành luận văn này. Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, cùng các bạn bè, những người đã dành cho em sự động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đỗ Thị Hằng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011 HỌC VIÊN Đỗ Thị Hằng
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN...............................................................................3 1.1. Ô nhiễm môi trường...............................................................................3 1.1.1. Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung......................................3 1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ......................................3 1.2. Ô nhiễm môi trường do chì ...................................................................4 1.2.1. Đặc điểm lý, hóa của chì..................................................................4 1.2.2. Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người ...6 1.2.3. Đường xâm nhập, sư ̣ tích lu ̃ y, đa ̀ o tha ̉ i cu ̉ a chì...............................12 1.2.4. Cơ chế gây độc của chì ..................................................................16 1.2.5. Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể......................18 1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, bệnh tật người dân xung quanh khu khai thác mỏ...............................................................20 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............23 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ...........................................23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................23 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................23 2.1.3. Thời gian nghiên cứu:....................................................................25 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ..............................25 2.2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................27 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu:...................................................................27 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................28 2.3. Phương pháp xử lý hạn chế sai số ........................................................31 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................31
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.5. Phương pháp xử lý số liệu:...................................................................31 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................32 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................32 3.2. Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên .....................................33 3.3. Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên....................................................34 3.3.1. Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. .......................................................34 3.3.2. Kết quả xét nghiệm chì trong máu, chì trong nước tiểu, nồng độ Hb của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích va ̀ liên quan giư ̃ a ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong ma ́ u vơ ́ i mô ̣ t sô ́ bê ̣ nh .........38 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................43 4.1. Mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011. ...................43 4.2. Thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên năm 2011. ..................................44 KÊ ́ T LUÂ ̣ N...................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khám sức khỏe. Phụ lục 2. Danh sách người dân xét nghiệm. Phụ lục 3. Một số hình ảnh triển khai đề tài nghiên cứu.
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVĐKTW : Bệnh viện Đa khoa Trung ương CS : Cô ̣ ng sư ̣ Hb : Hemoglobin MT : Môi trường MTV : Một thành viên NC : Nghiên cứu ND : Người dân ÔNMT : Ô nhiễm môi trường Pb : Chì SD : Standard deviation (Độ lệch chuẩn) SL : Số lượng TB : Trung bình TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TL : Tỷ lệ TMH : Tai Mũi Họng TN : Thái Nguyên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VPQ : Viêm phế quản WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) : Số trung bình X
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo cu ̉ a chì.................................................... 29 Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu ............................................... 32 Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................................... 32 Bảng 3.3. Thời gian cư tru ́ của đối tượng nghiên cứu..................................... 33 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giê ́ ng của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp. ................................................................... 33 Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong nước giếng vượt tiêu chuẩn cho phép............ 34 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chư ́ ng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp .................................................................... 35 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp .................................................................... 35 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp .................................................................... 36 Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp .................................................. 36 Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp.......................................................... 36 Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp........................................................................... 37 Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng , tiêu ho ́ a, da liê ̃ u, tiê ́ t niê ̣ u cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp theo khoa ̉ ng cách so với nhà ở đến xí nghiệp.................................................. 38 Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu .... 39 Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP.......... 40
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp................................................ 40 Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp................................................ 41 Bảng 3.17. Liên quan chì nước với chì niệu, chì máu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. ................ 41 Bảng 3.18. Bảng tổng hợp liên quan giữa môi trường nước giếng và bệnh tâ ̣ t cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng xung quanh xí nghiệp ke ̃ m chì La ̀ ng Hích, Thái Nguyên...................................................................... 42 Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nươ ́ c giê ́ ng với các tác giả kha ́ c........ 44 Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc các bệnh TMH và tiêu hoá................................................................. 46 Bảng 4.3. So sánh hàm lượng chì trong máu với các tác giả kha ́ c trong va ̀ ngoài nước .................................................................................. 49
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] .................... 6 Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể [10]................................................... 13 Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10].................. 17 Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.......................... 32 Biểu đồ 3.2. Hàm lượng chì trong nước giếng so với TCCP........................... 33 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình có hàm lượng Pb trong nước giếng vượt TCCP... 34 Biê ̉ u đô ̀ 3.4. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp ......................................................................... 37 Biê ̉ u đô ̀ 3.5. Hàm lượng chì trong máu, chì trong nươ ́ c tiê ̉ u va ̀ Hb cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p ke ̃ m chì...................... 39 Biều đồ 3.6. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm chì máu, chì niệu cao hơn TCCP ............. 40
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia, trong đó bảo vệ môi trường đang là thách thức lớn đối với chúng ta cũng như toàn nhân loại. Hành tinh của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như hiện nay, nó không những ảnh hưởng xấu mà còn đe dọa trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại cả nhân loại [5], [25], [11], [22]. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành nỗi lo của toàn dân. Hầu hết dân số trên thế giới từng ngày từng giờ tiếp nhận vào cơ thể nhiều chất độc hại qua con đươ ̀ ng tiêu hóa, hô hấp, trong đó có một số kim loại độc hại như chì, thủy ngân, asen…Từ những năm 1970 trở lại đây, khối lượng Pb, Cd, As được con người đào thải vào vào môi trường đã tăng gấp bội. Chúng làm ô nhiễm nhiều vùng trên thế giới, xâm nhập vào thức ăn qua môi trường nước tưới và nước sinh hoạt. Hàng năm có khoảng 14.000 người bị nhiễm độc nông dược, 70.000 người bị mắc bệnh vì uống nước không hợp vệ sinh [20], [24]. Kết quả kiểm tra môi trường năm 2007 của gần 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp trên cả nước cho thấy trên 70% cơ sở có nước thải ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hơn 80% cơ sở không thực hiện đúng nội dung đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Hầu hết các cơ sở có phát sinh chất thải nhưng không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn... [17], [18]. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là kim loại phát triển nhanh trong khi cơ sở hạ tầng và khả năng kiểm soát ô nhiễm không bắt kịp nên ô nhiễm môi trường có nguy cơ tăng nhanh và ngày càng trầm trọng. Các ngành luyện kim thải ra nhiều khí độc sinh ra trong quá trình luyện chì, kẽm và kim loại màu khác như asen, thủy ngân…[1].
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên năm 2008, có tới 31 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [26]. Trong các khu công nghiệp lớn của chúng ta, khu công nghiê ̣ p khai khoáng, tuyển quặng kim loại màu là một trong những ngành công nghiệp chính. Xung quanh vùng tiếp giáp với khu vực này có rất nhiều dân cư sinh sống, bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào hoạt động đều đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân, cho nền kinh tế quốc dân thì mặt trái của nó vẫn có thể tác động, gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng dân cư. Đã có những công trình nghiên cứu và nhiều tác giả đề cập vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các khu vực sản xuất của nhà máy, xí nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng phát tán các chất ô nhiễm ra xung quanh khu vực dân cư vùng tiếp giáp đặc biệt là chì cùng với sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân xung quanh xí nghiệp kẽm chì là chưa hệ thống [1]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: 1. Xác định mức độ ô nhiễm chì trong nước giếng của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011. 2. Mô tả thực trạng bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Ô nhiễm môi trƣờng Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [33]. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, vi rút, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất…được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. 1.1.1. Ô nhiễm môi trường do sản xuất nói chung Từ thế kỷ XIX nhiều nhà vật lý học, y học như Ericman, Parscelus, Genman (1800 - 1915) đã phát hiện ra các hoá chất và dung môi độc hại được sử dụng trong chế biến các kim loại màu, tác giả đã cho thấy có rất nhiều kim loại có nhiễm chì, asen, thuỷ ngân. Bước vào đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về điều kiện môi trường làm việc, các yếu tố độc hại cũng như các bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Lanphear, Succop, P.Roda, S.Henningsen G. Các công trình nghiên cứu về điều kiện lao động và các yếu tố độc hại của các tác giả trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề bệnh lý, giúp cho các nhà lâm sàng tìm ra nguyên nhân và phương thức điều trị những trường hợp bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc [44]. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do khai thác mỏ Đặc điểm qui trình khai thác, tuyển quặng tại các khu vực mỏ khai thác,
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 khu chế biến khoáng sản, tuyến đường vận chuyển đất đá thải, sản phẩm, mức độ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải phát sinh từ quá trình chế biến, tuyển rửa với đặc thù ô nhiễm về kim loại nặng, chất rắn lơ lửng,...[50] Hoạt động khai thác mỏ: Kim loại nặng và các loại hóa chất nguy hại phát sinh trong khai thác mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người tiếp xúc và gây ra các bệnh có liên quan tới mắt, da, mũi họng; những bệnh tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn máu, thận, gan; thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư, phá hủy hệ thần kinh trung ương, gây ra các dị dạng bẩm sinh. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt động này [39]. Các chất độc hại, kim loại nặng theo các nguồn nước từ mỏ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu dân cư, có khi gần thậm chí có sự xen kẽ với khu vực dân cư sinh sống và thường chưa có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu, nên các chất độc hại được thải từ khu khai thác, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ với công nhân mà cả cư dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác và chế biến. Các kết quả nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho thấy môi trường các khu vực khai thác, chế biến kim loại màu ở phía Bắc nước ta như mỏ kẽm chì Làng Hích, mỏ chì kẽm Bản Thi, mỏ Mangan Cao Bằng, mỏ thiếc Sơn Dương…thường có hàm lượng kim loại nặng vượt giới hạn cho phép từ 2-10 lần về chì, 1,5-5 lần về Asen, 2-15 lần về kẽm…Tại mỏ than lộ thiên Khánh Hòa nồng độ bụi than và bụi đá trong môi trường có lúc lên tới 42mg/m3 1.2. Ô nhiễm môi trƣờng do chì 1.2.1. Đặc điểm lý, hóa của chì Chì là kim loại nặng màu xanh xám dễ dát thành lá mỏng và kéo thành
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 sợi, nhiệt độ chảy của chì bằng 2370 C và nhiệt độ sôi của chì bằng 15250 C. Chì bị hòa tan nhanh bởi acid nitric; chì dễ tan trong các chất hữu cơ (như acid acetic, thực phẩm có môi trường acid) và trong nước có chứa muối nitrat Chì được con người phát hiện và khai thác cách đây 8.000 năm dưới dạng quặng như galen [12], [28]. Chì là kim loại có ích và được biết đến từ thời thượng cổ cùng với các kim loại khác như vàng, bạc, đồng, thủy ngân, sắt. Chì tác dụng trên bề mặt dung dịch H2SO4 ở nồng độ thấp hơn 80% tạo thành lớp muối khó tan. Con người sử dụng tính chất này để sản xuất ắc quy chì. Ngoài ra, chì còn được sử dụng để sản xuất vỏ dây cáp, đầu đạn, ống dẫn nước và chế tạo các thiết bị bảo vệ khỏi tia phóng xạ [38]. Chì có trong thành phần của nhiều hợp kim như hợp kim cho ổ trục, hợp kim in, que hàn. PbO được dùng làm nguyên liệu trong các nhà máy sản xuất ắc quy chì, trong nhà máy sản xuất dụng cụ quang học, chế tạo thủy tinh [10]. Pb3O4 (Minium) được dùng chủ yếu trong sản xuất thủy tinh, men đồ sứ và trong công nghiệp chế tạo sơn. Chì Axetat được sử dụng trong ngành nhuộm và trong y học. Chì cacbonat là chất bột màu trắng không tan trong nước được dùng để làm sơn dầu màu trắng nên được gọi là “trắng chì”. Tetraetyl chì là chất lỏng, nặng, độc. Nó là hợp chất cơ kim, là chất chống kích nổ, một lượng nhỏ Tetraetyl chì làm giảm mạnh sự nổ. Các hợp chất cả chì IV đều là chất ô xi hóa mạnh, trong đó PbO2 (oxyt chì) được ứng dụng thực tế trong công nghiệp hóa học. Chì cromat (PbCrO4) màu vàng đẹp dùng pha sơn. Chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và đời sống hàng ngày vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do chì là không tránh khỏi. Chì là một chất gây ô nhiễm, sự ô nhiễm chì bắt đầu xuất hiện cùng kỹ thuật khai thác mỏ và nấu quặng chì. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm chì trên bề mặt trái đất đã tăng gấp 10 lần so với lượng chì vốn có quá trình hình thành đất. Chì có nhiều trong lớp vỏ trái đất với hàm lượng 10 -20 mg/kg [19], [25].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.2.2. Sự tồn lưu và các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể con người Môi trường luôn bị đe dọa ô nhiễm chì từ các hoạt động trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…Con người tiếp xúc với chì thông qua không khí, đất, nước theo hai loại hình tiếp xúc là nguồn tiếp xúc nghề nghiệp và không nghề nghiệp [12]. Sơ đồ 1.1. Nước thải và đường xâm nhập của chì vào cơ thể [12] Vấn đề tiếp xúc với chì là khá rộng rãi, không những ở người lao động trong các ngành nghề có sử dụng nguyên liệu là chì mà còn cả tiếp xúc trong môi trường sống, chứng tỏ có một nguồn tồn lưu chì trong môi trường vì nó có trong các nguyên liệu ngành công nghiệp và trong các vật dụng có chứa ĐẤT NƢỚC THẢI NƯỚC NGẦM Nƣớc bề mặt Động vật Cây THỨC ĂN Đồ uống CON NGƢỜI
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 chì. Sự tiếp xúc với chì không do nghề nghiệp là khá nhiều và con đường xâm nhập chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hóa [4]. 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới * Nguồn tiếp xúc nghề nghệp Theo Lanphear B.P và cs, các ngành nghề có tiếp xúc trực tiếp với chì ở mức độ cao là thợ ắc quy, công nhân sửa chữa đồng thau, thợ đồng thiếc, thợ nấu chì, thợ mài đốt tinh chế kim loại, thợ sơn, thợ sản xuất dây cáp điện, thợ đúc, thợ sắt, thợ gốm, thợ hàn [45]. * Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp Chì trong không khí: Về vấn đề tiếp xúc không nghề nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đáng chú ý là nghiên cứu của Tuzen M và cs cho thấy chì trong không khí thường biến thiên khá rộng tùy theo từng khu vực, từng chỗ và có thể thấp hơn 1µg/m3 không khí trong môi trường [51]. Đặc biệt chì trong không khí tăng cao ở các nút giao thông mà Supat.W đã nghiên cứu trong thời kỳ 1981-1991 tại Bangkok là 36-7,56 µg/m3 không khí. Điều này cho thấy sự giao động khá rộng về hàm lượng chì trong không khí mà các tác giả đã đề cập. Chì trong bụi - đất: Chì trong không khí thường lắng đọng trơ ̉ lại môi trường đất, vấn đề này Kavallieratos K va ̀ cs đã khẳng định. Theo tác giả thì sự hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông đóng góp một phần khá quan trọng trong vấn đề ô nhiễm đất, nhất là ở vùng gần đường, lượng chì trong đất giảm theo khoảng cách đường giao thông [42]. Theo Kovacs E định lượng chì trong đất tại các thành phố lớn ở Mỹ có khoảng dao động từ 160 - 530 µg/g đất [43]. Ngày nay ô nhiễm chì chủ yếu do nguồn khí thải của ô tô, xe máy. Nguyên do là từ năm 1924, con người đã pha chì vào xăng dầu để chống nổ. Ở Mỹ bình quân mỗi người một năm tiêu thụ khoảng 1000g chì do sử dụng ô
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 tô. Cả nước Mỹ mỗi năm xả vào khí quyển mười mấy vạn tấn chì khiến không khí bị ô nhiễm chì với hàm lượng rất cao. Hàm lượng chì trong không khí xung quanh khu vực sản xuất ắc quy tăng cao 290 – 500 µg/m3 còn ở khu vực xưởng đúc luyện của nhà máy ắc qui thì cao hơn 10 µg/m3 không khí [24]. Vấn đề này sẽ là mối nguy hiểm cho dân chúng sống trong khu vực tiếp giáp, nếu lâu dần sẽ làm tăng hàm lượng chì máu. Scutz A cũng công bố mức độ chì trung bình trong không khí vùng đô thị là 0,15 µg/m3 , cao hơn nhiều tại khu ô nhiễm công nghiệp ở Uruguay. Còn Ohman H cho thấy nồng độ chì trong không khí ngoài trời là 5,8 µg/m3 , còn ở trong nhà là 1,1µg/m3 , buổi chiều nồng độ chì là 6,3 µg/m3 , cao hơn buổi sáng. Hàm lượng chì trong xăng tại Thụy Điển là 0,6 - 0,7 g/l. Jin A và cộng sự cho rằng chì trong bụi và đất đóng vai trò quan trọng, là nguồn tiếp xúc chủ yếu ở trẻ em và luôn có mối liên quan đến mức chì máu của trẻ. Lượng chì trong đất giao động rất nhiều, có nơi đạt tới hàng nghìn µg/g đất. Lượng chì có trong đất là từ không khí và nước lắng đọng xuống. Lượng chì có trên bề mặt trái đất từ 10 - 20 mg/kg. Như vậy, chì tồn lưu trong không khí rồi lại lắng xuống đất làm tăng một lượng đáng kể lượng chì trong đất. Từ đất do những cơn mưa chì sẽ ngấm vào trong nước, làm tăng lượng chì trong nước bề mặt hoặc trong nước ngầm nông, rồi từ đó chì sẽ được cây trồng hấp thu làm tăng chì trong thực vật. Vấn đề này được các nhà khoa học rất trú trọng quan tâm nghiên cứu. Chì trong nước: Tại Mỹ các giám sát hàm lượng chì trong nước cho thấy ít khi vượt quá 50 µg/l nước [46]. Yao J và cs nghiên cứu thấy hàm lượng chì đo được trong các vòi cả hệ thống cấp nước là dưới 0,05 µg/ml [52].
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Theo nghiên cứu của Gunnarson E và cs thấy rằng lượng chì có trong nước bề mặt là 0,02 µg/l [38]. Theo Kavallieratos K và cs phân tích trên 2000 mẫu nước ở Hawaii, Mỹ thấy rằng hàm lượng chì lên tới 20 - 700 µg/l [41]. Theo tiêu chuẩn của WHO lượng chì cho phép trong nước bề mặt là < 10 µg/l nước (0,01 mg/l). Chì trong thực phẩm: Hàm lượng chì trong đồ ăn uống và thực phẩm dao động nhiều, phần lớn thực phẩm bị nhiễm chì do chế biến và bảo quản. Theo OMS một số loại thực phẩm, đồ ăn, đồ uống đều có chứa một lượng chì nhất định. Đáng chú ý là lượng chì trong sữa từ 10 - 40 µg/l, đặc biệt sẽ bị tăng cao khi sữa bị cô đặc. Trong rượu vang, lượng chì từ 130 - 300 µg/m3 vì rượu vang chứa trong các bình to, ngâm lâu trong các hầm rượu, ngoài có trong nước chì còn được di chuyển từ bản thân các bình chứa ra rượu, do đó lượng chì sẽ tăng cao trong rượu vang. Tương tự như vậy các nhà khoa học Trung Quốc cũng cho thấy những loại bát nhôm, bát tráng men nếu đựng nước canh nóng, canh chua thì lượng chì có trong đó sẽ tăng cao [49]. Trong các loại rau ăn thì các tác giả trên thế giới cũng rất chú trọng xem xét. Theo nghiên cứu của Kovacs E tại Mỹ cho thấy hàm lượng chì có trong qủa và nước hoa quả là 0,005 - 0,223 µg/g, trong rau là 0,005 - 0,694 µg/g [43]. Theo nghiên cư ́ u cu ̉ a nhiê ̀ u ta ́ c gia ̉ trên thê ́ giơ ́ i cho thâ ́ y k hi khảo sát hàm lượng chì trong rau thì rau thân mềm đời sống ngắn có hàm lượng chì cao hơn cả, sau đó là các loại rau thân cứng, củ, quả, chì có mặt trong thịt, cá, trứng với hàm lượng đáng kể [48], [36]. Hàm lượng chì có trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lươ ̣ ng chì trong không khí, trong đất, trong nước. Chì có trong đất được hấp thu qua các cây trồng trên đất, rễ cây thường chứa hàm lượng chì cao hơn trong thân và lá cây
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Các nguồn khác: Kamiya M và cs nghiên cứu thấy chuyển hóa chì tăng cao hơn ở những người hút thuốc lá tương đương 8 - 23 µg [40]. Yildiz O va ̀ cs gợi ý ở những người uống rượu, sự hấp thu chì tăng, hơn nữa rượu làm đào thải chì qua mật [53]. Tóm lại: Chì tồn tại trong môi trường không khí, đất, nước, thực phẩm là rõ rệt, bởi vậy theo mô hình các con đường xâm nhập vào cơ thể như đã trình bày ở phần trên thì dân chúng sống trong khu vực đó bị thấm nhiễm chì lâu dài là điều không tránh khỏi. Sự thấm nhiễm chì của dân cư nhất là trẻ em đã được các nhà khoa học Mỹ, Đức, Austraulia công bố. Lượng chì tích lũy trong cơ thể bởi chì là loại chất độc toàn thân. Do vậy, cần có những nghiên cứu, khảo sát sức khỏe của nhân dân sống trong khu vực tiếp xúc với chì ở những vùng khu công nghiệp chế biến quặng có chứa chì. 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước * Nguồn tiếp xúc nghề nghiệp Những người luôn tiếp xúc với chì và hợp chất của nó do sử dụng chì để chế tạo các sản phẩm trong các cơ sở sản xuất và dùng các sản phẩm cho các mục đích khác nhau. Theo thống kê của Viện Y học lao động trong 5 năm (1989-1993) có 1776 người khám bệnh do nhiễm độc chì. Trên 140 người được điều trị nhiễm độc chì trong 5 năm (1985-1990) tại khoa nghề nghiệp bệnh viê ̣ n Thanh Nhàn Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Hàm, một số bệnh nhân bị nhiễm độc chì được giám định là mắc bệnh nghề nghiệp tăng cao, trong năm 1988 số bệnh nhân bị nhiễm độc chì là 62 trường hợp, năm 1999 là 51 trường hợp, năm 2000 là 57 trường hợp [8]. Việc nghiên cứu tiếp xúc nghề nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu và
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 cho thấy nhiễm độc chì là bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các loại nhiễm độc nghề nghiệp. Vấn đề này đã thu hút nhiều người nghiên cứu về lâm sàng, các loại xét nghiệm phát hiện sự thâm nhiễm chì, các loại xét nghiệm hỗ trợ ảnh hưởng của chì tới toàn thân, các loại thuốc chế phẩm điều trị nhiễm độc chì và sự thâm nhiễm chì như sử dụng các chế phẩm giàu SH để bổ sung lượng SH của các men trong cơ thể do chì tác động, khống chế gốc tự do do chì tác động sinh ra trong cơ thể [28], [13], [14]. Tuy vậy vấn đề không chỉ là tiếp xúc mang tính nghề nghiệp, mà trong điều kiện môi trường sống hiện nay có nhiều nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nước, thực phẩm…thu lượng chì vào không khí khá cao. * Nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp Chì trong không khí: Mức độ chì trong không khí cao nhất thường ở những nơi có mật độ giao thông cao, đặc biệt các trung tâm thành phố lớn. Hàm lượng chì trong không khí giảm dần tùy theo khoảng cách với đường giao thông, tùy thuộc vào các thời điểm trong ngày, cường độ giao thông và sự thay đổi theo mùa. Chì được thải vào môi trường không khí qua ống khói của các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy luyện kim với nhiệt độ cao (3000 C - 4000 C) nên làm phát tán hơi chì ra môi trường không khí rất rộng lớn. Tại Việt Nam, quy định hàm lượng chì trong không khí khu vực dân cư là 0,7 - 1µg/m3 không khí [6]. Chì trong bụi, đất: Các ngành luyện kim thải ra nhiều bụi, bụi thông thường có kích thước từ 10 đến 100 µm phát sinh trong công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền quặng…bụi nhỏ và khói chủ yếu thoát ra từ lò cao, lò Mắctanh, lò nhiệt luyện, băng truyền. Hơi và bụi được sinh ra trong quá trình luyện đồng, kẽm và các kim loại màu có độc tính cao như Hg, Pb [28].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Theo tính toán, chì do con người thải vào môi trường không khí và mặt đất chiếm gần 40% lượng chì trong lương thực, thực phẩm. Chì và các hợp chất của chì đều độc. Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì có thể bị tư ̉ vong [10]. Lượng chì trong đất còn rất nhiều nghiên cứu. Theo Phạm Bình Quyền, hàm lượng chì ở đất xung quanh nhà máy phân lân Văn Điển là 17,44 µg/g. Chì trong nước: Sự tiếp xúc của người với chì qua nước nhìn chung yếu hơn so với không khí, đất, thực phẩm. Nước bị ô nhiễm do chì thường liên quan đến thói quen sử dụng nước, dụng cụ đựng nước đặc biệt là các ống dẫn nước có các mối hàn chì. Do lượng chì trong nước thấp nên thường dễ bo ̉ qua, tuy nhiên nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe [11], [12]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng chì có trong nước sinh hoạt là 0,01 mg/l [6] Tại Hà Nội có mấy trăm nhà máy của trung ương và địa phương ngày đêm xả hàng trăm nghìn lít nước thải vào mương máng không qua xử lý sơ bộ, thải vào nước bề mặt hàm lượng chì rất cao. Do vậy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người như nhà máy Pin Văn Điển, nước thải có chứa các chất thải đặc biệt là Pb, Fe, Mn. Gần đây khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên cũng thấy tỷ lệ nhiễm chì cao ở một số nơi như xưởng cán, mạ thép, khu luyện kim màu, xưởng luyện gang. 1.2.3. Đường xâm nhập, sư ̣ tích lu ̃ y, đa ̀ o tha ̉ i cu ̉ a chì * Đường xâm nhập của chì vào cơ thể Theo WHO, chì xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa, da. • Qua đường hô hấp: Sự xâm nhập của chì qua đường hô hấp xảy ra ở mức độ cao, khả năng xâm nhập phụ thuộc vào sự hòa tan của chì. Tại phổi hơi chì được hấp thu gần
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu. • Qua đường tiêu hóa: Chì được hấp thu qua đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp, khả năng hấp thụ phụ thuộc vào sự hòa tan của hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân . Ở đường tiêu hóa sự hấp thụ chì còn bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, dịch mật. Nếu hấp thụ nhiều hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thụ vào máu nhiều hơn. • Qua da: khả năng chì hấp thu qua da là không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương. * Sự tích lũy chì trong cơ thể Trong cơ thể chì phân bố ở 3 khu vực chính: Xương, mô mềm và máu. Các tác giả nước ngoài đã định lượng chì trong các cơ quan của cơ thể tử thi với các mức độ: ở xương: 0,67 - 3,59 mg/100g; gan: 0,04 - 0,09 mg/100g; phổi: 0,3 - 0,09 mg/100g; lách: 0.01 - 0.07 mg/100g… Sơ đồ 1.2. Sự phân bố chì trong cơ thể [10] Chì được hấp thụ vận chuyển đến các cơ quan, một phần chì ở huyết tương dưới dạng albumin chì hay triphosphate chì và được vận chuyển phân bố Chì gắn vào tổ chức cứng Chì gắn vào tổ chức mềm Chì đào thải ra nước tiểu … Chì xâm nhập Chì gắn vào hồng cầu Chì huyết tương Chì gắn vào protein
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 ở các cơ quan như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn…đặc biệt là ở xương. Phần lớn tổng lượng chì của cơ thể tích lũy trong xương dưới dạng không hòa tan. Tỷ lệ chì trong máu phụ thuộc vào lượng chì hấp thu từ môi trường vào cơ thể. Trong máu, chì chiếm 1% tổng số lượng chì trong cơ thể, lượng chì chủ yếu nằm trong hồng cầu tới 90 – 95% lượng còn lại nằm ở huyết tương. Khi chì máu cao một lượng chì được gắn vào xương và mô mềm, ngược lại khi chì máu thấp, chì trong xương và mô giải phóng trở lại máu. Thời gian bán hủy của chì trong máu là 36 ± 5 ngày. Tiêu chuẩn cho phép chì trong máu là < 80 g/100 ml [34]. * Đường đào thải của chì: chì đào thải qua các con đường sau • Đào thải qua đường tiêu hóa: chì vào cơ thể theo đường tiêu hóa, một phần nhỏ được hấp thu vào máu, còn lại phần lớn đào thải theo phân. Theo Lanphear B.P va ̀ cs , hàng ngày cơ thể thải 0,6 mg chì theo phân, khi lượng chì trong phân quá 1mg/2h chứng tỏ có sự hấp thu quá mức có thể xảy ra nhiễm độc chì, đồng thời mật cũng đóng vai trò quan trọng trong đào thải chì [45]. • Đào thải qua đường nước tiểu: Đây là con đường đào thải quan trọng nhất, khoảng 75% lượng chì hấp thụ sẽ đươc đào thải qua con đường này. Lượng chì đào thải ra luôn liên quan chặt chẽ với lượng chì máu, khi chì máu tăng sẽ tăng đào thải và ngược lại. tuy nhiên cũng có một số yếu tố ảnh hưởng tới đào thải chì qua nước tiểu như tuổi, giới, chức năng thận. • Đào thải qua đường nước bọt: Lượng chì đào thải ra đường này ít quan trọng, nhưng nó lại là lượng chì được nuốt vào cùng thức ăn. Sự kết hợp của chì và H2S tạo nên đường viền chì màu xanh xám ở bờ lợi.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 • Đào thải tóc: Sự đào thải của chì qua con đường này phụ thuộc vào chì máu và mức độ tiếp xúc. Mối liên quan giữa chì máu và chì tóc đã được nhiều tác giả xác nhận. Hàm lượng chì tóc phản ánh khá nhau mức độ tiếp xúc khác nhau theo tuổi, giới. • Đào thải qua các con đường khác: chì được đào thải qua lông, móng, mồ hôi. Tuy nhiên với hàm lượng rất ít và chưa có nghiên cứu nào đề cập tới. Năm 2003, Nguyê ̃ n Thị Quy ̀ nh Hoa đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà ma ́ y luyện kim mầu Thái Nguyên, các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao trong mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều lần so với các khu vực khác. Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [14]. Chì đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Nhưng việc sử dụng chì rộng rãi gây ra ảnh hưởng nhất định, chì gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Vấn đề chì trong môi trường đã được các nhà khoa học quan tâm tới, tuy chưa nhiều nhưng sự khởi động giám sát môi trường như vậy đã và đang dần phát triển. Tuy nhiên, vấn đề này cũng còn ít nghiên cứu, đặc biệt là các vùng xung quanh khu vực sản xuất có liên quan đến chì như chế biến quặng chì. Con người có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc trong môi trường bị ô nhiễm bơ ̉ i chì do hoạt động của nhiều ngành công nghiệp. Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước mới chỉ đề cập tới ảnh hưởng riêng lẻ của chì trong môi trường chưa đánh giá tác động của chì lên sức kho ̉ e cu ̉ a con người đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 giáp với khu công nghiệp nói chung và luyện kim nói riêng. Sự xâm nhập của chì vào môi trường ra sao, sự tồn lưu và nguy cơ xâm nhập vào cơ thể như thế nào còn ít nghiên cứu đề cập tới. 1.2.4. Cơ chế gây độc của chì Chì là một kim loại nặng gây độc toàn thân. Đến năm 1960, cơ chế tác động của chì trên hệ thống huyết học được nghiên cứu bởi các tác giả Gajdos, Haeger Aronsen, Rrubino, Nakao, Wada và Yano. Các tác giả cho thấy chì tác động đến quá trình tổng hợp Hemoglobin (Hb) của hồng cầu như sau:
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Axit axetic Chu trình Kreps Sucxinyl – CoA + Glyxin HOOC – CH2 – CH2 – CO  SCoA – NH2 – CH2 – COOH Axít δ amino levutinic (δ - ALA) HOOC – CH2CH2 – CO – CH2– NH2 δ ALA dehydrase Pocphobilinogen Urophocphyrin Copropocphyrin Decacboxilase Protopocphyrin + Fe+2 Ferochelataza HEM + Globin Hemoglobin Sơ đồ 1.3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết [10] Chì kìm hãm men δ-ALA dehydrase xúc tác kết hợp 2 phân tử axit δ - amino levutinic vì vậy sự tạo thành pocphobilinogen bị rối loạn δ-ALA tích lũy lại trong cơ thể và đào thải nhiều qua nước tiểu. Chì kìm hãm men Decacboxilase nên copropocphyrin tăng bất thường trong máu và trong nước Chì (Pb) Ức chế enzym Ức chế enzym Ức chế enzym Ức chế enzym
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 tiểu, kìm hãm men ferodukitase. Nên Fe2+ và Protopocphyrin không thể kết hợp với nhau tạo thành nhân Hem, protopocphyrin cũng chịu số phận như δ- ALA và Copropocphyrin, hậu quả là men δ-ALA dehydrase giảm hoạt tính; tích lũy và tăng thải theo nước tiểu axit amino levutinic, tăng thải nước tiểu theo copropocphyrin; giảm nồng độ hemoglobin, giảm số lượng hồng cầu, tăng số lượng hồng cầu hạt kiềm, tăng sắt huyết thanh [12]. Tiếp theo, hàng loạt công trình nghiên cứu đã chứng minh chì ức chế enzym nhóm -SH. Chì có ái lực rất cao với hầu hết các men -SH. Tác dụng của ion kim loại đối với các enzym rất phức tạp vì ngoài tác dụng của phản ứng giữa ion kim loại với phân tử Protein của enzym nói chung còn có tác dụng của kim loại đối với trung tâm hoạt động Tổng quát: R - SH+Pb++ → [R – SH – Pb] ++ Chì ức chế glutathion peroxydase và tác dụng của glutathion nên H2O2 không khử được. Cơ chế tác dụng của của chì nổi bật là khả năng gắn với nhóm -SH của enzym, của glutathion và các axit amin có nhóm -SH, làm nó mất khả năng hoạt động vì vậy chì là chất độc toàn thân [28]. 1.2.5. Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể * Hệ thống tạo máu: Chì tác động lên hệ thống tạo huyết bởi ức chế nhiều men trong quá trình tạo hemoglobin và gây ra tình trạng thiếu máu. Chì còn làm giảm khả năng hóa ứng động của bạch cầu ở những người tiếp xúc với Pb. * Hệ thần kinh: chì làm mất cân bằng thần kinh trung ương và ngoại vi gây viêm từng đoạn thần kinh và tổn thương các tế bào não như viêm não chì kiểu parkinson...Chì làm suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vi, giảm cảm giác và giảm trí nhớ.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 * Hệ tuần hoàn: Chì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn từ rất sớm, gây co mạch ngoại vi, các mạch nhỏ và mao mạch có hiện tượng dày lên. * Hệ tiết niệu: Thận là một trong các cơ quan có chứa hàm lượng chì cao nhất, đồng thời nó cũng là nơi đào thải chì chủ yếu của cơ thể. Sự hấp thu chì quá mức hoặc kéo dài dẫn tới ảnh hưởng chức năng thận, suy thận mãn. * Tuyến nội tiết: theo nghiên cứu của Schutz A, chì ảnh hưởng đến hor mon tuyến giáp làm giảm T4 huyết thanh và TSC. Navarro - Blasco I tìm hiểu trên 90 người tiếp xúc chì lâu dài thấy tỷ lệ LH huyết thanh thấp hơn ở nhóm chứng, tăng FSH huyết thanh ở mức chì cao [47]. * Hệ miễn dịch: Thay đổi tế bào Lympho và ức chế chức năng của đại thực bào (MAC). Trong tế bào Lympho thì nhóm - SH có vai trò quan trong nên khi chì tác động với nhóm - SH của tế bào sẽ gây rối loạn tế bào. * Ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản: Goel J và cs nghiên cứu sự rối loạn nhiễm sắc thể bằng cách nuôi cấy tế bào lympho của 19 công nhân tiếp xúc chì ở nhà máy ắc quy và 9 người đối chứng cho thấy sự rối loạn chromatit và chromosom, nhất là hiện tượng khuyết đoạn ở nhóm tiếp xúc chì cao có ý nghĩa so với nhóm đối chứng [37]. Nông Thanh Sơn nghiên cứu trên NST ở mô tinh hoàn chuột nhiễm độc axetat chì cũng thấy chì ảnh hưởng đến phân bào giảm nhiễm tạo tinh trùng. Chì gây rối loạn cả số lượng và cấu trúc NST với tần xuất gấp 7 lần đối chứng. Sự rối loạn cả số lượng và cấu trúc này sẽ làm mất cân bằng gene trên các NST và những lần phân chia tiếp theo sẽ bị loại hoặc biến đổi làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng dòng tinh trùng, nếu chuột sinh sản sẽ ảnh hưởng đến thế hệ con [27]. Akubugwo I. E va ̀ cs thấy rằng ở phụ nữ có thai tỷ lệ xảy thai, đẻ non tăng cao, thai nhi kém phát triển và giảm trọng lượng khi tiếp xúc với hàm lượng chì trong môi trường vượt quá TTCP [35].
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe, bệnh tật ngƣời dân xung quanh khu khai thác mỏ Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật của con người. Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. Người ta thấy 80 % tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [11]. Công nghiệp luyện chì, kẽm là một trong những ngành công nghiệp sản xuất có liên quan đến nhiều yếu tố độc hại so với các loại kim loại màu khác. Các tác giả Letavet, Satalop, Zoi đã mô tả các trường hợp suy nhược cơ thể, viêm não, do chì, huyết áp cao gặp rất nhiều ở những công nhân tiếp xúc chì, đồng thời những khái quát về cơ chế bệnh sinh của nhiễm độc chì cũng đã được đề cập tới. Trong nước thải công nghiệp luyện kim thường có Pb, Hg, Cd, As, Mn…hầu hết các kim loại này thường có độc tính cao đối với sức khỏe con người. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể gây độc thần kinh, gây chết nếu nhiễm độc nặng, tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như: Đau bụng chì, đường viền đen ở lợi, viêm khớp, viêm thận, cao huyết áp, thiếu máu... * Nghiên cứu ở trong nước Tại Thái Nguyên cũng có nhiều nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ, nhất là môi trường tại các nhà máy lớn và khu công nghiệp.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Năm 2000, Đồng Ngọc Đức và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà máy luyện kim màu Thái Nguyên. Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao tromg mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều so với các khu vực khác. Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [32]. Hoàng Khải Lập và cộng sự nghiên cứu môi trường tự nhiên đất, nước, không khí, môi trường kinh tế xã hội: Sinh hoạt, lao động, nội thất cộng đồng liên quan đến sức khỏe và thực trạng sức khỏe của nhân dân xã Nam Hòa thấy rằng nguy cơ ô nhiễm nước rất cao 0,9%, vừa 52% [21]. Nghiên cứu của Hoàng Hải Bằng về thực trạng môi trường, sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác mỏ Thiếc Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năm 2003 cho thấy hàm lượng thiếc (360,7 µg/l), kẽm (9,1µg/l) trong nước sinh hoạt của người dân vùng khai thác mỏ cao hơn ở vùng xa khu vực khai thác. Nồng độ chì trong máu của người dân vùng khai thác là 197,6 µg/l cao hơn người dân ở xa khu vực khai thác. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân ở vùng khai thác cũng cao hơn, chủ yếu là bệnh tuần hoàn chiếm 44,4 %, hô hấp 72,2%, bệnh hệ thần kinh 36,4% [2]. Nghiêm Kim Dung nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật ở người dân sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằng năm 2004: tỷ lệ bệnh của người dân vùng tiếp giáp cao hơn vùng đối chứng, bệnh hô hấp 77,68%, bệnh hệ thần kinh 51,7%, bệnh hệ tuần hoàn 34,8%. Hàm lượng Mangan trong máu 54,05 µg/l cao hơn nồng độ của người bình thường (20 – 30 µg/l) [7]. Tóm lại: Chì là chất độc, có rất nhiều nguồn gây nhiễm độc, khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng tới các cơ quan. Các nghiên
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 cứu trong và ngoài nươ ́ c về tác hại của chì đối với sức khỏe công nhân có rất nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân sống xung quanh vùng bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp. Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp (Giai đoạn nhiễm chì thực sự): • Toàn thân: nhức đầu, da tái nhợt, ăn uống kém, mệt mỏi, thường hay đau cơ. • Thiếu máu: do nhiê ̃ m độc chì không nặng lắm, huyết sắc tố ít khi tụt xuống dưới 60%, hồng cầu có thể dưới 3,5 triệu mm3 thiếu máu có thể đẳng sắc hoặc nhược sắc. • Viêm đa dây thần kinh: thường hay liệt nhất là thể liệt thần kinh quay với triệu chứng tay cổ cò. • Cao huyết áp: hiện tượng này xảy ra do hiện tượng co thắt các động mạch thận. Cao huyết áp thường đi đôi với cơn đau bụng chì [28].
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1. Con người: - Người dân ≥ 18 tuổi sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì. - Thời gian sống liên tục ở khu vực đó ≥ 3 năm. - Các mẫu máu của người dân ≥ 18 tuổi. - Các mẫu nước tiểu của người dân ≥ 18 tuổi 2.1.1.2. Môi trường nước: - Chì trong nước giếng sinh hoạt của các hộ gia đình sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì. * Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Tuổi ≥ 18. - Thời gian lao động, sinh sống tại khu vực ít nhất là 3 năm. - Người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì, không làm việc tại xí nghiệp. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên sống trong vòng bán kính 2 km so với xí nghiệp kẽm chì, hai xo ́ m na ̀ y co ́ ca ́ c hô ̣ gia đình ơ ̉ ca ́ ch xí nghiê ̣ p≤ 2000 m. Xã Tân Long có diện tích 49,33 km2 , dân số 5699 người, tổng số 1279 hộ nằm rải rác trên 9 thôn xóm. Xóm Làng Mới có 400 người dân, 200 hộ gia đình, xóm Đồng Mẫu có 320 người dân, 110 hộ. Các hộ gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp. Xí nghiệp Chì kẽm Làng Hích nằm trên địa bàn xóm Làng Mới xã vùng cao Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, gần xóm Đồng Mẫu. Với công trường sản xuất trải rộng 287 ha chủ yếu là vùng núi, đường xá đi lại khó khăn. Nơi gần nhất cách văn phòng xí nghiệp 500m, nơi xa nhất cách
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 khoảng 13km. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích là một trong những đơn vị thành viên của Công ty TNHH nhà nước MTV Kim loại màu Thái Nguyên. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được phát hiện và khai thác từ năm 1980. Ngành nghề kinh doanh chính của xí nghiệp là khai thác quặng kẽm, chì và tuyển quặng, làm giàu quặng thô thành quặng tinh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong công ty. Sản lượng khai thác quặng nguyên khai bình quân mỗi năm là 20.000 tấn. Trong số này thường có 3500 - 4000 tấn quặng kẽm tinh, 800 - 1000 tấn quặng chì tinh. Đặc biệt trên địa bàn xã có dòng suối chảy từ khu khai thác của xí nghiệp qua khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu. Các hộ gia đình có người được chọn vào nghiên cứu đều nằm xung quanh xí nghiệp và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chất thải xí nghiệp (dòng suối thải nước thải...). Bản đồ địa điểm nghiên cứu
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2011. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 2.2.1.1. Chọn mẫu và cỡ mẫu môi trường nước Mẫu nước giếng: được tính theo công thức: n= Z2 1-α/2 2 2 ) X ( s  (1) [9], [15] Trong đo ́ : n: cỡ mẫu nghiên cứu. Z 1-α/2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, vơ ́ i α = 0,05, Z 1-α/2 = 1,96. s2 : phương sai X : giá trị trung bình của một nghiên cứu trước. ε: mức sai lệch tương đối giữa các tham số mẫu và tham số quần thể. Dựa vào kết quả nghiên cứu hàm lượng chì trong nước sinh hoạt của người dân xung quanh Công ty kim loại màu Thái Nguyên, theo nghiên cư ́ u của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [14], ta có X = 0,019; s = 0,014; ε = 0,3; thay vào công thức ta có n = 23,17. Số mẫu tối thiểu cần xét nghiệm là 23,17 mẫu. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn 26 mẫu. Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu chì trong nước. Các mẫu chì tro ng nươ ́ c được chọn chủ đích, phân bố theo hai xóm. 2.2.1.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu khám bệnh Sư ̉ du ̣ ng công thư ́ c tính cơ ̃ mâ ̃ u cho nghiên cư ́ u ươ ́ c lươ ̣ ng mô ̣ t tỷ lệ trong quâ ̀ n thê ̉ vơ ́ i sai sô ́ mong muô ́ n không qua ́ 5% và độ tin cậy95% 2 α/2 1 2 d p) ρ(1 Ζ n    (2) [3], [15]
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Trong đo ́ : n: cỡ mẫu nghiên cứu Z1-α/2: giá trị điểm Z tại mư ́ c y ́ nghĩa α, vơ ́ i α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96 d: đô ̣ sai lê ̣ ch mong muô ́ n giư ̃ a ty ̉ lê ̣ thu đươ ̣ c tư ̀ mâ ̃ u va ̀ ty ̉ lê ̣ thư ̣ c của quần thể. p: tỷ lệ ước lượng của biến số nghiên cứu. Lấy p = 0,202  q = 1 – p = 1 - 0,202 = 0,798 theo Hoàng Hải Bằng [2] (nghiên cứu về sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực mỏ thiếc Sơn Dương cho biết tỷ lệ mắc bệnh đươ ̀ ng tiê ́ t niê ̣ u la ̀ 20,2%); chọn d = 0,05; Thay va ̀ o công thư ́ c (2), ta co ́ n = 247,7. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn là 248 người. Thư ̣ c tê ́ , chúng tôi khám 288 ngươ ̀ i va ̀ phân bô ́ sô ́ ngươ ̀ i kha ́ m bê ̣ nh ơ ̉ hai xo ́ m nghiên cư ́ u. 2.2.1.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu xét nghiệm chì trong máu và nước tiểu Được tính theo công thức (1). Dựa vào kết quả nghiên cứu về hàm lượng chì trong máu của người dân sống xung quanh Công ty Kim loại màu Thái Nguyên [14] ta có X = 0,03; s = 0,007; ε = 0,09. Thay vào công thức ta có n = 25,82 người; Cơ ̃ mâ ̃ u tính toa ́ n trên đươ ̣ c cô ̣ ng vơ ́ i 10% dư ̣ pho ̀ ng và làm tròn thành 28,40 mẫu. Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu máu, 30 mẫu nước tiểu. Chọn mẫu xét nghiệm chì niệu và chì máu: chọn chu ̉ đích trong số những người được chọn để khám phát hiện bệnh và hộ gia đình được chọn vào xét nghiệm chì trong nước giếng.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Xét nghiệm hàm lượng chì trong môi trường nước giếng của hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích,Thái Nguyên. - Khám để phát hiện một số bệnh. - Xét nghiệm chì máu, chì niệu của người trưởng thành. - Một số yếu tố liên quan: chì trong nước, chì máu, chì niệu. 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu: 2.2.3.1. Thông tin chung: giới, nghề nghiệp, thời gian cư trú. 2.2.3.2. Chỉ số về ô nhiễm chì trong nước giếng: - Hàm lượng chì trong nước giếng NGƢỜI DÂN TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KE ̃ M - CHÌ XN Pb TRONG NƢỚC GIẾNG KHÁM LÂM SÀNG TỶ LỆ MẮC BỆNH (TMH, tiêu hóa,tiết niệu…) Pb niệu Pb máu XÁC ĐỊNH HL Pb XÉT NGHIỆM XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 2.2.3.3. Chỉ số về xét nghiệm máu và nước tiểu - Hàm lượng chì trong máu. - Hàm lượng chì trong nước tiểu. - Nô ̀ ng đô ̣ huyê ́ t să ́ c tô ́ . - Tương quan giư ̃ a ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong nươ ́ c , trong ma ́ u va ̀ trong nươ ́ c tiê ̉ u cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ pkẽm chì. - Tỷ lệ chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong nước giếng, trong ma ́ u, chì niê ̣ u cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ pkẽm chì. 2.2.3.4. Chỉ số về bệnh tật. - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh TMH. - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiêu hoá. - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiê ́ t niê ̣ u. - Tỷ lệ mắc các chứng vê ̀ cơ xương khơ ́ p - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ thần kinh - Tỷ lệ một số bệnh của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì theo khoa ̉ ng ca ́ ch. 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.4.1. Thu thập số liệu xét nghiệm chì trong môi trường nước giếng, chì trong máu và chì trong nước tiểu và hemoglobin - Cách phân tích chì trong nước giếng sinh hoạt: lấy mỗi mẫu 500 ml nước giếng đựng trong chai sạch, ghi rõ họ tên chủ hộ, đặc điểm mẫu và gửi về phòng thí nghiệm Viê ̣ n 69. + Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu nước: đối với phép đo Pb vì lượng chì thấp do vậy phải làm giàu mẫu phân tích bằng cách lấy 50 ml cho bay hơi ở nhiệt độ 70-80 0 C, sau đó hòa tan cặn bằng 2 ml HCl 1%. + Làm mẫu trắng (mẫu so sánh): là mẫu có tất cả các điều kiện của quá
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 trình vô cơ hóa mã, đặc biệt là hóa chất làm cùng với mẫu phân tích. Kê ́ t qua ̉ phân tích chì trong nước được phân tích bă ̀ ng ma ́ y đo phô ̉ hâ ́ p thụ nguyên tử AAS Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo của chì Thông số Pb Vạch phổ 283,3 Khe sáng 0,7 Cường độ đèn (Ma) 10 Tỷ lệ Acetylen/không khí 1,2/6 Năng lượng hấp thụ 69,0 Nồng độ kiểm tra chuẩn 4,0 mg/l Xây dựng đường chuẩn 1,2,3,4,5 mg/l Độ nhạy của phép đo 0,032 + Tiến hành đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 3300: Đặt thông số của máy thông qua hệ thống điều khiển computer, để ổn định sau 30 phút, tiến hành dựng đường chuẩn trên máy, sau đó đo mẫu trắng kết quả CT (mg/l), đo mẫu nghiên cứu kết quả CM (mg/l), kết quả được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng của máy và được hiển thị trên màn hình hoặc lệnh in cùng với các thông số cần thiết. + Tính kết quả: theo µg/l hay mg/l tùy theo quy ước quốc tế. - Cách phân tích chì trong máu: Chì máu xác định bằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tử. Máy Perkin Elmer 3300. Cách tiến hành: vô cơ hóa 1 ml máu + 5 ml HNO3 đặc (65%) + 1 ml oxy già (100%) bằng nhiệt (đun cách thu ̉ y đến cạn trong tủ hút - vô cơ hóa ướt), sau đó pha vào HNO3 0,1% và đo. - Cách phân tích chì trong nước tiểu: đo bằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (lò graphite) - máy Analyst 600 (Perkin Elmer)
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Xác định bằng AAS với lò graphite sau khi pha loãng 1:1 bằng nước khử ion. Hiệu chuẩn tiến hành trực tiếp bằng bộ chuẩn trong nước. Dùng di- ammonium hydro orthophosphat làm chất nền nguyên tử hóa, sau đó hiệu chỉnh nền theo QuadLine hoặc Zeeman. Phương pháp: dùng Acid nitric , metanol sạch, di-ammonium hydro orthophosphat, chuẩn chì AAS 1000 mg/l. Bảo quản mẫu: mẫu nước tiểu lấy vào chai nhựa rửa bằng acid và acid hóa đến pH < 2 bằng acid nitric, bảo quản ở 40 C đến khi phân tích. Chuẩn bị mẫu: Đưa mẫu vào cốc của bộ bơm mẫu tự động đã tráng acid ngay trước khi phân tích. Dãy chuẩn được pha tự động từ chuẩn gốc 50 mg/L. Chất nền là dung dịch acid nitric 0,1 % và di-ammonium hydro orthophosphat 1 %. - Cách phân tích hemoglobin : máu được lấy 2 ml ở tĩnh mạch, chống đông bằng EDTA, đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Kỹ thuật tiến hành bằng máy xét nghiệm huyết học SYSMEX KX - 21 JAPAN. 2.2.4.2. Thu thập số liệu khám bệnh: * Thu thâ ̣ p sô ́ liê ̣ u vê ̀ ca ́ c bê ̣ nh : trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn một số nhóm bệnh hoặc chứng bệnh bao gô ̀ m ca ́ c nho ́ m bê ̣ nh sau: - Bệnh về TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: ho, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản… - Bệnh thuộc hệ tiêu hoá: được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, viêm loét dạ dầy - tá tràng, viêm gan… - Bê ̣ nh vê ̀ hệ tiết niệu: được được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: đái buốt, đái rắt... - Bê ̣ nh vê ̀ cơ xương khơ ́ p : xác định là các chứng bệnh thường gặp như: đau mỏi cơ, đau khớp, viêm khớp...
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Bệnh ngoài da: được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: viêm da dị ứng, nâ ́ m da, viêm da cơ địa ... - Bệnh thuộc hệ thần kinh: được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: đau đầu, mất ngủ... 2.3. Phƣơng pháp xử lý hạn chế sai số - Chọn cỡ mẫu đảm bảo đủ cỡ và lực mẫu để khống chế được sai số ngẫu nhiên. - Đội ngũ cán bộ điều tra, khám xác định bệnh tật của đối tượng nghiên cứu được tập huấn kỹ trước khi nghiên cứu triển khai và rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời. - Cán bộ thu thập số liệu là học viên cao học, các bác sỹ chuyên khoa của BVĐKTW Thái Nguyên và trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Thực hiện các kỹ thuật lâ ́ y mâ ̃ u xét nghiệm ở cùng một thời điểm, trước khi phân tích, chuẩn máy chính xác, đo theo đúng thường qui kỹ thuật. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu - Là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác. - Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về y đức của ngành Y tế. - Đối tượng tự nguyện hoàn toàn trong nghiên cứu và sẵn sàng hợp tác tốt. - Trong quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu na ̀ o. - Tất cả các xét nghiệm, khám bệnh đều được miễn phí. 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Theo thuâ ̣ t toa ́ n thô ́ ng kê sư ̉ du ̣ ng trong nghiên cư ́ u y sinh ho ̣ c trên phần mềm tin ho ̣ c thống kê theo phần mềm SPSS 11.5. - Tính tỷ lệ % - Tính X . - Tính hệ số tương quan r.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Tỷ lệ giới của đối tượng nghiên cứu Giới Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%) Nam 110 38,19 Nữ 178 61,81 Tổng 288 100 Nhận xét: Tỷ lệ nữ ở khu vực nghiên cư ́ u cao hơn so với nam, tỷ lệ nữ (61,81%), nam (38,19 %). Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%) Nông dân 270 93,75 Cán bộ 8 2,78 Khác 10 3,47 Tổng 288 100 (%) 93,75 2,78 3,47 Nông dân Cán bộ Khác Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy nghê ̀ nghiê ̣ p cu ̉ a ngươ ̀ i dân khu vực nghiên cư ́ u chu ̉ yê ́ u la ̀ nông dân(93,75%). Bảng 3.3. Thời gian cư tru ́ của đối tượng nghiên cứu Thời gian Số lƣợng (n= 288) Tỷ lệ (%) 3 - < 10 năm 10 3,47 10 - < 15 năm 10 3,47 Trên 15 năm 268 93,06 Nhận xét: Thơ ̀ i gian cư tru ́ cu ̉ a ngươ ̀ i dân ta ̣ i khu vực nghiên cư ́ u chu ̉ yê ́ u la ̀ trên 15 năm, chiê ́ m ty ̉ lê ̣ 93,06%. 3.2. Mức độ ô nhiễm chì trong nƣớc giếng của ngƣời dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên Bảng 3.4. Kết quả phân tích chì trong nước giê ́ ngcủa các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp. Chì nƣớc X ± SD TCCP Chì trong nước giếng 0,00585 ± 0,00323 < 0,01 mg /l 0,00585 0,01 0 0,002 0,004 0,006 0,008 0,01 Khu vực nghiên cứu TCCP mg/l Hàm lượng chì Biểu đồ 3.2. Hàm lượng chì trong nước giếng so với TCCP
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Nhận xét: Kê ́ t qua ̉ phân tích hàm lượng chì trong nước giếng ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp thâ ́ p hơn TCCP . Bảng 3.5. Số hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong nướcgiếng vươ ̣ t tiêu chuâ ̉ n cho phép Loại giếng Sô ́ lƣơ ̣ ng (n = 30) Tỷ lệ (%) Giê ́ ng đa ̀ o 4/30 13,33 Giê ́ ng khoan 2/30 6,67 Tô ̉ ng sô ́ 6/30 20,00 13,33 6,67 20 0 5 10 15 20 Hàm lƣợng chì vƣợt TCCP Giếng đào Giếng khoan Tổng số (Tỷ lệ %) Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình có hàm lượng Pb trong nước giếng vượt TCCP Nhận xét: Bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 cho thấy có 20% hô ̣ gia đình sô ́ ng xung quanh xí ngh iê ̣ p kẽm chì Làng Hích được xét nghiệm nước giếng có hàm lươ ̣ ng chì trong nươ ́ c cao hơn TCCP : ở giếng đào là 13,33%, ở giếng khoan là 6,67%. 3.3. Thực trạng bệnh tật của ngƣời trƣởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên 3.3.1. Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc chư ́ ng bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 89 30,90 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Ho 26 29,21 Viêm họng 57 64,04 Viêm mũi dị ứng 43 48,31 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp là 30,90%. Các chứng bệnh hay gặp là viêm họng (64,04%), viêm mu ̃ i dị ư ́ ng (48,31%). Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiêu hóa của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n = 288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 77 26,74 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Viêm đại tràng mạn 13 16,88 Viêm loét hành tá tràng 36 46,75 Viêm gan 2 2,60 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa của ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp là 26,74%. Các chứng bệnh hay gặp là viêm loét hành tá tràng (46,75%), viêm đa ̣ i tra ̀ ng ma ̣ n (16,88%).
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tiết niệu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 64 22,22 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Đái buốt 44 68,75 Đái rắt 40 62,50 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tiết niệu của ngươ ̀ i trưởng thànhsống xung quanh xí nghiệp là 22,22%. Các chứng bệnh ha y gă ̣ p la ̀ đa ́ i buô ́ t (68,75%); đa ́ i ră ́ t (62,50%). Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh cơ xương khớp của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n = 288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 133 46,18 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Đau mỏi cơ 85 63,91 Đau khớp 96 72,18 Viêm khớp 16 12,00 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp của ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp là 46,18%. Các chứng bệnh hay gă ̣ p la ̀ đau khơ ́ p (72,18%), đau mo ̉ i cơ (63,91%). Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 137 47,57 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Nấm da 53 38,69 Viêm da tiếp xúc 8 5,84 Viêm da nhiễm khuẩn 6 4,38 Viêm da cơ địa 21 15,33
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da của ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp là 47,57%. Các chứng bệnh hay gặp là nấm da (38,69%). Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh hệ thần kinh của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Bệnh Số lƣợng (n =288) Tỷ lệ (%) Tổng số mắc 51 17,71 Các chứng bệnh hay gặp/Tổng số mắc Đau đầu 43 84,31 Rối loạn giấc ngủ 22 43,14 Run tay, chân 5 9,80 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh hệ thâ ̀ n kinh ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp là 17,71%. Các chứng bệnh hay gặp là đau đầu(84,31%). 30.9 26.74 22.22 46.18 47.57 17.71 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Các chứng bệnh TMH Tiêu hoá Tiết niệu CXK Da Hệ thần kinh Tỷ lệ % Biê ̉ u đô ̀ 3.4. Tỷ lệ mô ̣ t sô ́ bê ̣ nh thường gặp ở ngươ ̀ i trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Nhâ ̣ n xét: Kê ́ t qua ̉ biê ̉ u đô ̀ 3.3 cho thâ ́ y ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p chì kẽm thươ ̀ ng gă ̣ p mô ̣ t sô ́ bê ̣ nh la ̀ : bê ̣ nh tai mũi họng, tiêu ho ́ a, tiê ́ t niê ̣ u, cơ xương khơ ́ p, ngoài da, hệ thâ ̀ n kinh. Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu ho ́ a, da liê ̃ u, tiê ́ t niê ̣ u của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp theo khoa ̉ ng ca ́ ch so vơ ́ i nhà ở đến xí nghiệp Khoảng cách Bê ̣ nh ≤ 1000 m (n = 144) > 1000 m (n = 144) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiê ́ t niê ̣ u 29 22,31 35 22,15 > 0,05 Tiêu ho ́ a 31 23,85 46 29,11 > 0,05 Da 71 54,62 66 41,77 < 0,05 Tai mu ̃ i ho ̣ ng 45 34,62 44 27,85 > 0,05 Nhâ ̣ n xe ́ t: Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng, tiêu ho ́ a, tiê ́ t niê ̣ u cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp chì kẽm không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t theo khoa ̉ ng ca ́ ch vơ ́ i p > 0,05. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ơ ̉ như ̃ ng ngươ ̀ i sô ́ ng ca ́ ch xa xí nghiê ̣ p trên 1000 m co ́ ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh thâ ́ p hơn như ̃ ng ngươ ̀ i sô ́ ng ơ ̉ gâ ̀ n xí nghiê ̣ p dươ ́ i 1000 m, sư ̣ kha ́ c biê ̣ t co ́ y ́ nghĩa thô ́ ng kê vơ ́ i p < 0,05. 3.3.2. Kết quả xét nghiệm chì trong máu, chì trong nước tiểu, nồng độ Hb của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích và liên quan giư ̃ a ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong ma ́ u vơ ́ i mô ̣ t sô ́ bê ̣ nh .
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Bảng 3.13. Kết quả phân tích chì máu, chì niệu, Hb ở khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu X ± SD (n = 30) TCCP Chì máu 59, 12 ± 22,92 < 80 g/100 ml Chì niệu 40,48 ± 22,35 < 100 g/l Hb 13,87 ± 1,32 ≥ 12 g/dl Biê ̉ u đô ̀ 3.5. Hàm lượng chì trong máu, chì trong nươ ́ c tiê ̉ u va ̀ Hb cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì. Nhận xét: Kê ́ t qua ̉ xe ́ t nghiê ̣ m chì trong ma ́ u, chì trong nươ ́ c tiê ̉ u va ̀ huyê ́ t să ́ c tô ́ ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.5 của người trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích không cao hơn tiêu chuẩn cho phép. 59.12 40.48 13.87 80 100 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chỉ số xét nghiệm TCCP Chì máu Chì niệu Hb X g/l
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Bảng 3.14. Số người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì được xét nghiệm có mẫu chì máu, chì niệu cao hơn TCCP. Chỉ tiêu Số lƣợng (n = 30) Tỷ lệ (%) Chì máu cao hơn TCCP 6/30 20,00 Chì niệu cao hơn TCCP 3/30 10,00 20 10 0 5 10 15 20 Chì máu Chì niệu (%) Hàm lượng chì Chỉ số Biều đồ 3.6. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm chì máu, chì niệu cao hơn TCCP Nhận xét: Kết quả bảng 3.14 và biểu đồ 3.6 cho thấy ty ̉ lê ̣ ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được xét nghiệm có số mẫu chì máu cao hơn TCCP là 20,00% và chì niệu cao hơn TCCP là 10,00%. Bảng 3.15. Hàm lượng chì máu vơ ́ i ty ̉ lê ̣ bê ̣ nh ngoài da của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Chì trong ma ́ u Bê ̣ nh Cao hơn TCCP Thâ ́ p hơn TCCP Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có bệnh 5/6 83,33 4/24 16,66 9 Không bê ̣ nh 1/6 16,66 20/24 83,33 21 Tổng số: 6 24 30 OR = 25, p < 0,05
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Nhâ ̣ n xe ́ t: Ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong máu cao hơn TCCP bị mắc bệnh da cao gấp 25,00 lâ ̀ n ngươ ̀ i co ́ ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong máu thấp hơn TCCP. Bảng 3.16. Hàm lượng chì máu với tỷ lệ bệnh tiêu hóa của ngườitrưởng thành sống xung quanh xí nghiệp Chì trong ma ́ u Bê ̣ nh Cao hơn TCCP Thâ ́ p hơn TCCP Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có bệnh 4/6 66,67 3/24 12,50 7 Không bê ̣ nh 2/6 33,33 21/24 87,50 23 Tổng số: 6 24 30 OR = 14; p < 0,05 Nhâ ̣ n xe ́ t: Ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích có hàm lượng chì trong máu cao hơn TCCP bị mắc bệnh tiêu hóa cao gấp 14,00 lâ ̀ n ngươ ̀ i co ́ ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong ma ́ u thâ ́ p hơn TCCP. Bảng 3.17. Liên quan chì nước với chì niệu, chì máu của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. Môi trƣờng nƣớc Pb Máu Nƣớc tiểu Pb nước giếng r = 0,788 r = 0,596 P < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Kê ́ t quả bảng 3.17 cho thấy có liên quan giư ̃ a ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong nươ ́ c giê ́ ng cu ̉ a ngươ ̀ idân sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích vơ ́ i hàm lượng chì trong máu(r = 0,788, p < 0,05) và với hàm lượng chì trong nước tiê ̉ u (r = 0,596, p < 0,05) của người dân sô ́ ng ta ̣ i hô ̣ gia đình co ́ xe ́ t nghiê ̣ m chì trong nươ ́ c.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Bảng 3.18. Bảng tổng hợpliên quan giư ̃ a môi trươ ̀ ng nước giếng và bệnh tật của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chìLàng Hích, Thái Nguyên Khoảng cách Chỉ tiêu ≤ 1000 m (1) > 1000 m (2) Chênh giƣ ̃ a (1) và (2) Môi trƣơ ̀ ng Chì trong nước giê ́ ng 26,67 % 13,33 % 2,00 lâ ̀ n Cơ thê ̉ Chì trong máu 26,67 % 13,33 % 2,00 lâ ̀ n Chì trong nước tiểu 13,33 % 6,67 % 1,99 lâ ̀ n Tâm thâ ̀ n kinh 23,08 % 13,29 % 1,73 lâ ̀ n Bê ̣ nh tâ ̣ t Da 54,62 % 41,77 % 1,31 lâ ̀ n Tai mu ̃ i ho ̣ ng 34,62 % 27,85 % 1,24 lâ ̀ n Tiê ́ t niê ̣ u 22,31 % 22,15 % 1,00 lâ ̀ n Cơ xương khơ ́ p 46,15 % 46,20 % 0,99 lâ ̀ n Tiêu ho ́ a 23,85 % 29,11 % 0,81 lâ ̀ n Nhâ ̣ n xe ́ t: Kê ́ t qua ̉ ba ̉ ng 3.18 cho thâ ́ y Hàm lươ ̣ ng chì trong môi trươ ̀ ng nươ ́ c giê ́ ng cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng ơ ̉ gâ ̀ n xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao hơn so vơ ́ i ơ ̉ xa xí nghiê ̣ p (> 1000 m). Hàm lượng chì trong máu , chì trong nước tiểu của người dân sống ở gâ ̀ n xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao hơn so vơ ́ i ơ ̉ xa xí nghiê ̣ p (> 1000 m). Tỷ lệ một số bệnh (tiê ́ t niê ̣ u, da, tai mu ̃ i ho ̣ ng, tâm thâ ̀ n kinh) của người dân sô ́ ng ơ ̉ gâ ̀ n xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên (≤ 1000 m) cao hơn so vơ ́ i ơ ̉ xa xí nghiê ̣ p ( > 1000 m).
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Mức độ ô nhiễm chì trong nƣớc giếng của ngƣời dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, năm 2011. Chì là chất độc nhưng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau như sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất bình điện (ắc quy) và sử dụng trong đời sống hàng ngày như sơn tường, trong ống dẫn nước, trong các đồ sành sứ tráng men làm bằng hóa chất có chứa chì, do đó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi. Chì xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Từ trong nước thải của các nhà máy thải ra, ngấm vào đất, từ trong đất hấp thụ vào cây trồng, từ môi trường không khí vào cơ thể con người qua cơ quan hô hấp, tiêu ho ́ a, da và được đào thải ra ngoài qua hệ tiết niệu . Lượng chì có trong nước bề mặt, nươ ́ c giê ́ ng là do ngấm từ đất lên, do lượng nước thải của các nhà máy không được xử lí, thải qua mương máng, ao, hồ … Kê ́ t qua ̉ phân tích chì trong nươ ́ c giê ́ ng sinh hoa ̣ t c ủa người dân ở khu vực nghiên cư ́ u thâ ́ p hơn TCCP (bảng 3.4). So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy lượng chì đo được trong các vòi của hệ thống cấp nước tại Mỹ là < 0,05 g/l; trên nước bề mặt là 0,02 g/l, kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi cho thâ ́ y ha ̀ m lươ ̣ ng chì trong nươ ́ c giê ́ ng sinh hoa ̣ t là 0,0058 mg/l. Tỷ lệ hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên có hàm lượng chì trong nước cao hơn TCCP: ở giếng đào là 13,33%, ở giê ́ ng khoan la ̀ 6,67%. Sô ́ mâ ̃ u xe ́ t nghiê ̣ m chì cao hơn TCCP ơ ̉ khu vực nghiên cứu là 20,00% (Bảng 3.5).
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 4.1. So sánh hàm lượng chì trong nươ ́ c giê ́ ngvới các tác giả kha ́ c Tác giả Đối tƣợng HL (mg/l) Năm NC Lô ̃ Văn Tu ̀ ng [31] Nươ ́ c giê ́ ng của người dân ở làng nghê ̀ tái chế chì - Hà Nội. 0,0016 2008 Đỗ Thị Hằng Nươ ́ c giê ́ ng cu ̉ a ngươ ̀ i dân sống xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên. 0,00585 2011 Kê ́ t qua ̉ xe ́ t nghiê ̣ m chì trong nươ ́ c giê ́ ng theo nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi cao hơn so vơ ́ i kết quả của Lỗ Văn Tùng. Điê ̀ u na ̀ y co ́ thê ̉ do nguô ̀ n nươ ́ c cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích bị ảnh hưởng của nguô ̀ n nươ ́ c tha ̉ i cu ̉ a xí nghiê ̣ p. 4.2. Thực trạng bệnh tật của ngƣời trƣởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên năm 2011. 4.2.1. Thư ̣ c tra ̣ ng bê ̣ nh tâ ̣ t cu ̉ a ngươ ̀ i trươ ̉ ng tha ̀ nh sô ́ ng x ung quanh xí nghiê ̣ p ke ̃ m chì la ̀ ng Hích Theo các chuyên gia, nồng độ chì cao có thể gây ra những tổn hại không thể khắc phục đối với hệ thần kinh, cơ quan sinh sản và thận, đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú. Khảo sát sức khỏe, bê ̣ nh tâ ̣ t cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên, chúng tôi chọn hai xóm ở tiê ́ p gia ́ p vơ ́ i xí nghiê ̣ p chì kẽm là xóm Đồng Mẫu , xóm Làng Mới, đây la ̀ hai xo ́ m co ́ ngươ ̀ i dân ơ ̉ xung quanhxí nghiệp. Qua kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u cho thâ ́ y ca ́ c đô ́ i tươ ̣ ng ơ ̉ khu vực nghiên cư ́ u, tỷ lệ nam là 38,19%, tỷ lệ nữ là 61,81% -Bảng 3.1, tỷ lệ nữ ở khu vực nghiên
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 cứu cao hơn so vơ ́ i nam . Nghê ̀ nghiê ̣ p chính cu ̉ a đô ́ i tươ ̣ ng nghiên cư ́ u chu ̉ yê ́ u la ̀ nông dân (93,75%) - Bảng 3.2. Thơ ̀ i gian sinh sô ́ ng cu ̉ a đô ́ i tươ ̣ ng nghiên cư ́ u chu ̉ yê ́ u la ̀ trên 15 năm (93,15%) - Bảng 3.3. Kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi cu ̃ ng phu ̀ hơ ̣ p vơ ́ i kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u của Nghiêm Thị Kim Dung [7], nghiên cư ́ u vê ̀ ty ̉ lê ̣ bê ̣ nh tâ ̣ t cu ̉ a ngươ ̀ i dân sô ́ ng tiê ́ p gia ́ p vơ ́ i khu khai tha ́ c mo ̉ Mangan. Nghiên cứu về bệnh tật của người trưởng thành sống xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích, chúng tôi tiến hành làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là khám lâm sàng, giai đoạn 2 là lấy mẫu máu xét nghiệm công thức máu và định lượng nồng độ chì máu trong số người đã được khám lâm sàng. Khi tổ chức thăm khám và chẩn đoán lâm sàng thì những đối tượng này được mời đến tra ̣ m y tế xã để tiến hành khám bệnh, sử dụng các phương tiện chuyên dụng thì sự chẩn đoán bệnh sẽ mang tính khách quan. Chì khi vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan như hệ thống tạo huyết, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, tuyến nội tiết, ngoài da, hệ thống miễn dịch, sinh sản và di truyền [28], [29], [16], [30]. Kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u bảng 3.6 đến 3.11 cho thâ ́ y ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh cu ̉ a ngươ ̀ i trưởng thành ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là bệnh tai mũi họng, bê ̣ nh tiêu ho ́ a, bê ̣ nh tiê ́ t niê ̣ u, bê ̣ nh ngoài da, cơ xương khơ ́ p, hệ thâ ̀ n kinh. Tỷ lệ mă ́ c bê ̣ nh tai mu ̃ i ho ̣ ng cu ̉ a ngươ ̀ i dân ơ ̉ khu vực nghiên cư ́ u la ̀ 30,90%, các chư ́ ng bê ̣ nh hay gă ̣ p la ̀ viêm ho ̣ ng (64,04%), viêm mu ̃ i dị ư ́ ng (48,31%); Tỷ lệ mă ́ c bê ̣ nh tiêu ho ́ a la ̀ 26,74%, các chứng bệnh hay gặp là viêm loét hành tá tràng (46,75%), viêm đa ̣ i tra ̀ ng ma ̣ n (16,88%). Tỷ lệ mắc bệnh tiết niệu là 22,22%, các chứng bệnh hay gặp là đái buốt (68,75%); đa ́ i ră ́ t (62,50%). Tỷ lệ mă ́ c bê ̣ nh cơ xương khơ ́ p la ̀ 46,18%, các chứng bệnh hay gặp là đau khớp (72,18%), đau mo ̉ i cơ (63,91%). Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da la ̀ 47,57%, các
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 chư ́ ng bê ̣ nh hay gă ̣ p la ̀ nâ ́ m da (38,69%). Tỷ lệ mắc bệnh hệ thâ ̀ n kinh la ̀ 17,71%, các chứng bệnh hay gặp là đau đầu (84,31%). Tuy đây không phải là bệnh chỉ điểm do tác dụng của độc chất đặc biệt là chì song cũng đã phản ánh được phần nào ảnh hưởng của môi trường khu sản xuất công nghiệp tới sức khỏe của ngươ ̀ i dân trong vùng. Bảng 4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỉ lệ mắc các bệnh TMH và tiêu hoá Tác giả Đối tƣợng Bệnh Tỉ lệ (%) Năm NC Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [14] ND Tân Lập - TN Phụ nữ Tân Lập ND Phú Xá- TN ND Tân Lập - TN ND Phú Xá – TN TMH TMH TMH Tiêu hoá Tiêu hoá 25,1 15,9 31,3 8,9 6,3 2001 Đỗ Thị Hằng ND xung quanh XN chì kẽm Làng Hích- TN TMH Tiêu ho ́ a 30,90 26,74 2011 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỉ lệ mắc bệnh TMH cũng như tiêu hoá của ngươ ̀ i dân sống xung quanh xí nghiê ̣ p kẽm chì Làng Hích phù hợp với các tác giả khác. Chì khi vào tới hệ thống thần kinh trong cơ thể làm mất cân bằng thần kinh trung ương và ngoại vi gây viêm từng đoạn thần kinh, gây tổn thương các tế bào não. Kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u bảng 3.10 và bảng 3.11 cho thâ ́ y ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh ngoài da của người trưởng thành sô ́ ng xung quanh xí nghiệp kẽm chì là 47,57%. Tỷ lệ mắc bê ̣ nh hệ thâ ̀ n kinh la ̀ 17,71%
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh cu ̉ a ngươ ̀ i dân theo khoa ̉ ng ca ́ ch ≤ 1000 m và > 1000 m so vơ ́ i xí nghiê ̣ p cho thâ ́ y ty ̉ lê ̣ mă ́ c bê ̣ nh ngoài da co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t vơ ́ i p < 0,05. Còn một số bệnh như tai mũi họng , tiêu ho ́ a, tiê ́ t niê ̣ u, cơ xương khơ ́ p, tâm thâ ̀ n kinh không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t vơ ́ i p > 0,05. Tuy vâ ̣ y, tỷ lệ mắc bê ̣ nh theo khoa ̉ ng ca ́ ch cu ̃ ng cho thâ ́ y ngươ ̀ i dân sô ́ ng gâ ̀ n xí nghiê ̣ p ( ≤ 1000 m) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người dân sống ở xa xí nghiệp (> 1000 m), điê ̀ u này cần tuyên truyền cho người dân nên sô ́ ng ca ́ ch xa xí nghiê ̣ p trên 1000 m, khu dân cư câ ̀ n tâ ̣ p trung ca ́ ch xa xí nghiê ̣ p. 4.2.2. Hàm lượng chì trong n ước tiểu và trong máu của người trưởng thành sô ́ ng xung quanh vơ ́ i xí nghiê ̣ pkẽm chì Làng Hích. Để đánh giá những tác động của môi trường đến cơ thể con người phải dựa vào nhiều yếu tố, nhiều phương pháp, một trong các phương pháp đó là xét nghiệm hàm lượng các chất trong môi trường có cao ở trong máu không. Thông thường, các kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể qua một số đường như hô hấp (hít phải hơi, khói và bụi hạt nhỏ), qua da (tiếp xúc trực tiếp với bụi, nước), qua đường tiêu hoá (nước uống, chuỗi thức ăn), tích tụ lại trong cơ thể với nồng độ khác nhau tuỳ thời gian tiếp xúc, khả năng đào thải của cơ thể đối với từng chất. Cơ thể của chúng ta có khả năng rất lớn trong việc làm sạch các chất nguy hiểm. Gan, thận là hai cơ quan chủ yếu để lọc các chất độc, nhưng nếu cơ thể tiếp xúc với hoá chất trong một thời gian dài thì khả năng bảo vệ của cơ thể bị mất đi và làm cho các chất độc không được loại ra. Các chất độc này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra bệnh tật ví dụ trong trường hợp nhiễm độc chì, cadimi, cơ thể phải tốn nhiều thời gian để phân giải chì, còn đối với cadimi thì cơ thể không phân giải được. Trong máu chất độc có thể ở dạng tự do hoặc liên kết với protein (thường là albumin). Tiếp theo chất độc vào các mô, ở đó có thể bị chuyển hoá trong gan, tích luỹ trong mỡ, bài tiết trong thận, hoặc thể hiện ở việc đáp ứng các kích thích trong não. Chất độc phải