SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 121
MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 4
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................... 6
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................... 11
4 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................ 11
5 Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 12
6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 12
7 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12
8 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 12
9 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:..................................... 12
10 Cơ sở lý luận................................................................................... 12
11 Phương pháp nghiên cứu cụ thểỞ .................................................. 13
12 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .......................................... 13
13 Ý nghĩa lý luận ............................................................................... 13
14 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................. 14
15 Cấu trúc của luận văn: .................................................................... 14
15.1 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ..................................................... 16
15.2 Quan niệm về đạo đức nhà báo ................................................... 16
15.3 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” ...................... 16
15.4 Đạo đức nhà báo .......................................................................... 18
15.5 Vai trò của đạo đức nhà báo ........................................................ 21
15.6 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ..................................... 25
15.7 Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam ........................ 30
15.8 Đặc điểm của văn hóa báo chí Việt Nam .................................... 30
15.9 Những yêu cầu chung về đạo đức nhà báo ở Việt Nam............. 32
15.10 Về Báo mạng điện tử..................................................................... 37
15.11 1.4.1 Lược sử ra đời của báo mạng điện tử trên Thế giới ......... 37
15.12 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam ...... 40
15.13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................... 51
15.14 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ
BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ................................ 52
15.15 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên
báo mạng điện tử hiện nay ..................................................................... 52
15.16 Đăng tải quá nhiều các đề tài tiêu cực, thiếu tính thẩm mĩ và giá trị
nhân văn................................................................................................... 53
15.17 Đề tài xã hội giật gân, câu khách................................................. 53
16 ........................................................................................................
16.1 Đề tài về hôn nhân, tình dục, tình yêu, giới tính để khơi gợi trí tò
mò của độc giả.......................................................................................... 58
16.1.1- “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – 2 kỳ của Vietnam Net (
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/70641/ong-lao-80-lay-vo-kem-52-tuoi-sinh-
con.html); “Hạnh phúc của ông lão 80 và vợ kém 52 tuổi” –
Dantri.com.vn; “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – Nld.com.vn; "Đại
gia" Hà thành 80 và chuyện cưới vợ kém 52 tuổi” – Kienthuc.net.vn; “Ông
lão 80 và cô học trò 28 tuổi phải duyên chồng vợ” – News.zing.vn; “Gái đẹp
tuổi 20 yêu mê mệt ông lão 80” – Baodatviet.vn ..................................... 59
16.2 Đào sâu các vấn đề đời tư của người nổi tiếng........................... 60
16.3 Đưa tin sai sự thật, thiếu chính xác............................................. 64
16.4 Đưa tin sai không đính chính....................................................... 68
16.5 Dẫn tin, bài, ảnh không trích nguồn ........................................... 69
16.6 Xâm phạm đời tư của người khác mà không được sự cho phép, vi
phạm quyển bảo vệ thông tin cá nhân................................................... 70
16.7 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của nhà báo, cơ quan báo chí vì mục
đích cá nhân............................................................................................. 72
16.8 Đòi và nhận hối lộ.......................................................72
16.9 Viết bài với mục đích cá nhân, thương mại: .............................. 74
16.10 Nguyên nhân hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo
mạng điện tử hiện nay ............................................................................ 78
16.11 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................... 90
16.12 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ.................................................................................... 91
17 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí............................ 91
18 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước............. 91
19 Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nhà báo phát huy .............. 94
20 Đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật................................... 96
21 Đề xuất bộ quy chuẩn đạo đức báo chí cho báo mạng điện tử ỞỞ 97
22 Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí..................... 99
23 Nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên/ biên tập viên .................... 102
24 Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ............................................. 102
25 Thắt chặt quy trình tuyển dụng báo mạng điện tử.....................105
26 Những yêu cầu mới đối với các phóng viên/ biên tập viên báo mạng
điện tử........................................................................................................ 107
27 Nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia cho công chúng.............. 112
28 KẾT LUẬN..................................................................................... 114
29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 118
30 ...............................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề nghiệp nào cũng cần có những quy định, những chuẩn mực riêng
trong hoạt động của mình và nghề làm báo cũng không phải là một ngoại lệ.
Thật khó hình dung nổi nếu như đời sống xã hội, nhất là một xã hội văn minh,
lại thiếu đi hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng. Tính từ khi tờ báo
đầu tiên ra đời (năm 1690), trong bốn thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành
phương tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của
con người. Nói cách khác, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng
to lớn phục vụ con người và phục vụ cho sự tồn tại, phát triển xã hội loài
người. Ngược lại, con người càng phát triển, xã hội càng phát triển, càng đòi
hỏi nhiều hơn và tạo ra những khả năng mới, kỳ diệu cho việc thu nhận, chuyển
tải và tái hiện thông tin - tức là cho hoạt động báo chí. Hoạt động báo
chí thuộc về hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết đến tư tưởng, tình
cảm của con người. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, người làm báo cũng
bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và sự bình giá của mình
đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và bằng tầm ảnh hưởng rộng
lớn của mình, có thể hiểu rằng báo chí góp phần định hướng cho sự hình thành
tư tưởng của mỗi người và sự thống nhất cao trên phạm vi toàn xã hội.
Tìm hiểu, nghiên cứu về đạo đức nhà báo không chỉ cần thiết cho những người
làm báo chí, truyền thông mà ngay cả đối với những người tiếp nhận
thông tin điều này cũng vô cùng cần thiết bởi trong xu hướng phát triển của
báo chí hiện đại, ranh giới giữa nhà báo và công chúng tiếp nhận đang ngày
càng được rút ngắn, xóa nhòa.
Trong những thập kỷ gần đây, bước nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông
là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội,
làm thay đổi bản chất xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn
hóa và thói quen của con người. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo
tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử - loại hình báo chí
mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh được
như khả năng đa phương tiện (multimedia), tính tương tác cao, khả năng
truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và phi định kì khiến cho thông
tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động nhất, nóng nhất, tươi mới nhất
vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây. Nhưng đi kèm
với những tiện ích đó, vấn đề đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông
kỹ thuật số lại càng trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Những
khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tin tức từng giây, từng phút trên các
trang báo mạng, trang thông tin điện tử khiến con người không còn đủ khả
năng kiểm soát thông tin. Hiện tượng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng
điện tử đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn và trở thành nỗi lo của nhiều người
có trách nhiệm và dư luận xã hội.
Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ
thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của Mạng xã hội đã đẩy các trang báo điện
tử ở Việt Nam vào một cuộc đua khốc liệt trong việc truyền tải thông tin. Chỉ
với một chiếc điện thoại thông minh có khả năng truy cập Internet và một
trang cá nhân trên mạng xã hội, bất cứ công dân nào cũng có thể trở thành
người đưa tin. Đối với hoạt động báo chí, sự xuất hiện của Mạng xã hội giống
như con dao hai lưỡi, và trong cuộc đua khốc liệt để truyền tải thông tin ấy, đã
không ít người làm báo phạm phải sai lầm khi lạm dụng mạng xã hội mà đánh
mất đi lương tâm nghề nghiệp của người cầm bút. Luận văn tập trung nghiên
cứu chủ yếu vào sự sa sút về mặt chất lượng của báo mạng điện tử hiện nay,
mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp
của các nhà báo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế và
giảm thiểu tối đa hiện tượng này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Trên thế giới
Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17. Trải qua quá trình phát
triển vài trăm năm, vấn đề đạo đức, nghề nghiệp của nhà báo luôn được quan
tâm. Đã có rất nhiều cuốn sác đề cập hoặc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ
thống và bài bản. Bán chạy nhất hiện nay phải kể đến những cuốn như:
+ The Elements of Journalism (Những yếu tố của nghề báo) của tác giả
Bill Kovach & Tom Rosenstiel. Với lời đề tựa: “Điều mà những người làm
báo nên biết và công chúng nên đòi hỏi”, hai tác giả, bằng ngòi bút sắc sảo
phân tích nền báo chí Mỹ: điểm mạnh và điểm yếu. Các tác giả cũng dành
nhiều trang để nêu những nguyên tắc căn bản của nghề báo trong đó nguyên
tắc tôn trọng sự thật được đặt lên hàng đầu.
+ The Principles of Multimedia Journalism (Những nguyên tắc của báo
chí đa phương tiện). Tác giả Richard Hernandez và Jeremy Rue đều là những
nhà báo giàu kinh nghiệm. Hai tác giả đã hệ thống hóa, phân loại các đặc tính
của tác phẩm báo chí trên nền tảng kĩ thuật số. Bằng cách đó, các tác giả đã
tạo cơ hội cho các sinh viên báo chí và các chuyên gia một cách để hiểu về
tầm quan trọng trong việc dàn dựng câu chuyện trong một kỷ nguyên hội tụ.
+ Gatekeeping in Transition (Kiểm duyệt báo chí). Tác giả: Tim P.Vos,
Francois Heinderyckx. Báo chí đang thay đổi từng ngày: từ cách sản xuất, loại
hình, phương tiện lẫn các kênh chuyển tải. Với những thực tế thay đổi đó, việc
kiểm duyệt báo chí có thay đổi gì không? Cuốn sách trả lời câu hỏi đó.
+ Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho Nhà báo kỹ thuật số). Tác
giả Lawrie Zion, David Craig. Sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử
đã dẫn đến những sự phức tạp trong đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Trong
khi những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp
dụng nó lên một nền tảng điện tử lại đầy khó khăn và thách thức. Trong cuốn
Ethics for Digital Journalists, hai tác giả đã phỏng vấn những nhà báo kinh
nghiệm và các học giả nghiên cứu về báo chí nhằm đưa ra những cách thực
hành tích cực nhất cho báo chí kỹ thuật số.
+ Journalism Ethics: Arguments and Cases for the 21st Century (Đạo
đức báo chí: Lý luận và Dẫn chứng cho thế kỷ 21 ). Tác giả: Roger Patching,
Martin Hirst. Cuốn sách đề cập cả lý thuyết và thực hành của đạo đức báo chí.
+ Explorations in Global Media Ethics (Khám phá đạo đức truyền thông
thế giới). Tác giả: Muhammad Ayish, Shakuntala Rao. Cuốn sách được xuất
bản trong series Nghiên cứu về báo chí.
+ Principles of American Journalism: An Introduction (Những nguyên tắc
của Báo chí Mỹ: Phần giới thiệu). Tác giả: Stephanie Craft và Charles
N.Davis. Đây là cuốn sách giới thiệu cho các sinh viên báo chí giá trị cốt lõi
của báo chí và vai trò quan trọng của nó trong xã hội dân chủ.
+ The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21st Century (Những
quy tắc đạo đức mới cho báo chí: Một sự chỉ đường cho thế kỷ 21). Tác giả:
Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Tác phẩm bao gồm các chương thể hiện
quyền, trách nghiệm của các nhà báo (vd: giá trị, văn hóa đưa tin), những bối
cảnh liên quan (chủ sở hữu, độc giả, kinh tế học, công dân) và những điểm áp
lực (sự chính xác, xung đột lợi ích, thành kiến, đưa tin về những đối tượng dễ
bị tổn thương).
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các học giả người Nga được dịch
ra tiếng Việt phải kể đến: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp
nhà báo” (G.V.Ladutina), “Cơ sở lý luận của báo chí” tập 2 (E.P.Prôkhôrốp),
“Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo” (G.V.Lazutina), “Nghiệp vụ báo chí
lý luận và thực tiễn” (V.V.Vôrôsilốp), “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những
quy tắc và nghịch lý” (X.A.Mikhailốp), “Giao tiếp trên truyền hình trước ống
kính và sau ống kính camera” (X.A.Muratốp), “Báo chí điều
tra” (A.A.Chertưchơnưi), “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em”
(Helena Thorfinn)
2.2. Ở Việt Nam
Vấn đề đạo đức báo chí từ lâu đã được nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu tại Việt Nam. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như: “Nghề báo
nghiệp văn” – tác giả Phan Quang, nhà xuất bản Thông tấn năm 2005, “Cẩm
nang đạo đức báo chí” – tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị
Thúy Hằng, 2009, “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản”,
Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, Một số văn bản chỉ đạo
và quản lý của Đảng, Nhà nước về Hoạt động Báo chí, Bộ Thông tin và
Truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, “Đạo đức Nghề Báo:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả: PGS. TS Hoàng Đình Cúc,
NXB Chính trị Quốc gia...... Đây đều là những tài liệu ý nghĩa, khái quát được
tầm quan trọng của đạo đức báo chí, và đặt ra yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
trong hoạt động của người làm báo.
Đáng chú ý, năm 2011 TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã cho xuất bản
cuốn sách chuyên khảo “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” được hình thành
từ bản Luận án Tiến sỹ truyền thông đại chúng, chuyên ngành báo chí học.
Sách dày 380 trang, gồm 5 chương và phần phụ lục cùng danh mục 135 tài
liệu tham khảo, đây là công trình nghiên cứu công phu, cập nhật, rất thú vị và
bổ ích về chủ đề đạo đức nghề nghiệp luôn mang tính thời sự trong đời sống
báo chí nước ta thời gian gần đây. Và đầu năm 2014, TS. Nguyễn Thị Trường
Giang tiếp tục ra mắt cuốn sách thứ 2 về đạo đức báo chí, đó là cuốn “100 bản
quy ước đạo đức báo chí trên thế giới”. Tác giả đã công phu sưu tầm và biên dịch nhiều
quy ước đạo đức từ những nguồn khác nhau, và cuối cùng chọn 100 bản để
nghiên cứu, phân tích từ đó đề xuất kiến giải của mình..
Ngoài ra, bàn thêm về Đạo đức báo chí, có 1 số đầu sách như:
+ Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của các tác giả Dương
Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang (Nxb. Đại học Quốc gia, H.
2004). Tại chương 10 (từ trang 226-243) các tác giả bàn về đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo thông qua các nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn của
nghề báo. Đó là các nguyên tắc thể hiện trong các mối quan hệ giữa nhà báo
với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm,
nhà báo với tác giả, nhà báo với ban biên tập, nhà báo với đồng nghiệp.
+ Cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng Đình
Cúc và Đức Dũng (Nxb. Lý luận chính trị, H.2007) bàn về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo từ trang 189-206. Trong đó, các tác giả cho rằng,
đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi của thực tiễn đối với nhà báo. Muốn nâng
cao đạo đức nghề nghiệp thì phải nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính
trị và nghiệp vụ của nhà báo. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính khoa
học, tính chính trị, sự nhạy cảm nghề nghiệp và vốn tri thức phong phú trong
phẩm chất nghề nghiệp có sự ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp.
+ Cuốn “Báo chí thế giới xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thuý
Hằng (Nxb. Thông tấn, H. 2008). Trong đó tác giả đề cập đến mối quan hệ
đạo đức giữa nhà báo và nguồn tin (trang 52-54). Theo tác giả, một trong
những vấn đề quan trọng nhất của đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là
làm thế nào để người dân được thông tin một cách “đầy đủ, sâu sắc, công
bằng và chính xác”.
+ Luận án Tiến sĩ Truyền thông Đại chúng của tác giả Chử Kim Hoa
“Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở
Việt Nam hiện nay” năm 2009...
Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nước cũng có bàn về đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo như:
+ Tọa đàm khoa học "Sư xâm nhập của các phương tiện truyền thông
mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ" do Đoàn khối các cơ quan
Trung ương tổ chức vào tháng 6/2013.
+ Hội thảo "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên
kỹ thuật số" do Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQGHN) phối hợp với Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức ngày
10/06/2015. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
+ Hội thảo "90 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống, bản
lĩnh và trách nhiệm" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền
thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/6/2015 tại Hà Nội.
+ Hội thảo “Đạo đức báo chí trong khai thác và xử lý nguồn tin” do
Hội Nhà báo Khánh Hòa tổ chức ngày 26/09/2014.
+ Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin”
do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Konrad Adenauer Stiftung)
tổ chức ngày 17/3/2014.
Các hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp
báo chí ở nước ta, như việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các toà soạn trên
cơ sở tham khảo quy tắc đạo đức báo chí của các nước trên thế giới; khả năng
ứng dụng các bộ quy tắc đạo đức báo chí ấy vào hoạt động của các toà soạn
hiện nay; hay vấn đề đạo đức báo chí truyền hình… Nhiều đại biểu còn phân
tích một số tình huống nổi cộm của đạo đức báo chí hiện nay.
Qua nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu này đều đã khái quát được về
các phạm trù liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong nền kinh
tế thị trường, hoặc tóm lược được sự ra đời của báo mạng điện tử tại Việt
Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào gắn được hai vấn đề vi phạm đạo đức báo
chí với thực trạng của báo mạng điện tử trong thời đại bùng nổ công nghệ
thông tin. Hiện nay, truyền thông hội tụ và công nghệ thông tin đã gần như
“thao túng” truyền thông toàn thế giới, và Việt Nam, với tốc độ phát triển
Internet đáng kinh ngạc, đã hòa mình vào dòng chảy xu hướng đó rất nhanh
chóng. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sự nhận thức, nguồn nhân lực,
trình độ và quản lý của chúng ta còn chưa theo kịp tốc độ phát triển vũ bão
đó, khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ngày
càng trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận xã hội.
Kế thừa những cơ sở lý luận nền tảng, cập nhật thêm những kiến thức
mới về truyền thông hội tụ, về mạng xã hội, luận văn này tập trung đi sâu vào
một khía cạnh rõ ràng, nhất quán, trong một phạm vi nhất định, đó là Vấn đề
vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay – dựa trên việc khảo
sát phản ứng của một số báo mạng điện tử trong năm 2013 và 2014 trước một
số hiện tượng truyền thông nổi cộm.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề đạo
đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp
để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nói chung và báo
mạng điện tử nói riêng.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm
vụ sau:
• Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài.
• Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của những người làm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
• Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung, và đội ngũ làm báo mạng
điện tử nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề vi phạm đạo đức báo chí
của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát một số báo mạng có số lượng độc giả lớn ở
Việt Nam hiện nay với các vấn đề nổi bật trong giới truyền thông trong năm
2013 và 2014.
Các báo mạng điện tử bao gồm: Dantri.com.vn; Vnexpress.net;
Vietnamnet.vn; VTC.vn; www.thanhnien.com.vn; www.tienphong.vn;
Nld.com.vn; Tuoitre.vn; Laodong.com.vn, News.zing.vn…
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về công tác tư tưởng và báo chí; lý luận báo chí về vai trò, chức năng và
nguyên tắc hoạt động của báo chí; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp báo chí
và sự tác động qua lại giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác.
2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
• Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để xem xét, phân tích
các thông tin có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
• Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung
các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình
ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và những câu trả lời thu
được qua phỏng vấn sâu.
• Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng dùng để phỏng
vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo
chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng như nhận thức của họ về vấn đề
này.
• Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự
kiện, dữ liệu... có được trong quá trình khảo sát.
• Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích,
đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ,
luận điểm khái quát…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6..1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới và làm phong phú
thêm lý luận báo chí, truyền thông hiện đại và thực tiễn của báo mạng điện tử
hiện đại và vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay.
6..2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những cơ sở để các tổ
chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng:
• Các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí;
• Các tòa soạn báo chí;
• Các cơ sở đào tạo báo chí;
• Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí
• Những ai quan tâm lĩnh vực này
• Cho chính tác giả luận văn
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương, 14 tiết, 116 trang.
Nội dung của luận văn được trình bày theo thứ tự các chương sau đây:
Chương 1: Quan niệm về đạo đức nhà báo và lý luận chung về báo
mạng điện tử.
Chương 2: Thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng
điện tử hiện nay
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị để
khắc phục vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng
điện tử.
Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.. Quan niệm về đạo đức nhà báo
1.1.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp”
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Đạo đức”. Theo định
nghĩa của sách giáo khoa Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông, “Đạo
đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã
hội. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có những quan niệm về đạo đức khác
nhau”. Và cần phân biệt rất rõ khái niệm “đạo đức” và “pháp luật”. Dù cùng
có mục đích để điều chỉnh hành vi của con người, nhưng đạo đức được thực
hiện dựa trên sự tự giác của con người với các chuẩn mực do xã hội đề ra, còn
pháp luật được thực thi một cách bắt buộc, theo những quy tắc, quy định bằng
văn bản chính thống do nhà nước đề ra.
Tham khảo trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “ “Đạo đức” là
một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản
thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một
xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới,
về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với lợi ích của cộng đồng xã hội.”.
Đứng trên khía cạnh khác, “Đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, là
tổng hợp các qui tắc,F0
2D
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc
của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ
cá nhân –xã hội. Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều
chỉnh và đánhF 0
2 D
giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã
hội và quan hệ với tự nhiên.
Theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả Dương
Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang thì: "Đạo đức là những tiêu
chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối
với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc
máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng
chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã
hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên
nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để
ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo
đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu
đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi
và hạnh phúc" – [19, tr. 252]
Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ
thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên
gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận
cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic được nhà triết học Anh Bentam
sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp).
Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan
đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; Là tổng hợp của các
quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống,
nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong
mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,...
Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc
nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhưng đạo
đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ
như:
Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn
Thầy giáo phải là người mô phạm
Nhà báo phải trung thực
Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân ...
1.1.2 Đạo đức nhà báo
Nghề báo tuy không có một bộ luật đạo đức nghề nghiệp riêng nhưng
cũng có các văn bản bao gồm các quy tắc đạo đức hành nghề cho báo giới và
được các hội đoàn báo chí thông qua. “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là
những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo
trong các mối quan hệ nghề nghiệp”.
Các quy tắc này áp dụng trong nhiệm vụ của nhà báo (nghĩa vụ thông
tin, tôn trọng độc giả, lợi ích xã hội, quyền được biết) và quy định tính chính
đáng cũng như tính đáng tin cậy của nhiệm vụ báo chí (độc lập với các quyền
lực chính trị hoặc kinh tế, tôn trọng đời tư, bảo vệ nguồn cung cấp thông tin
v.v...).
Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ
các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lương tâm nghề nghiệp của một thông tin
viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên 2 nguyên tắc căn bản: trách nhiệm
xã hội và sự thật thông tin.
Mặt khác, quy tắc đạo đức nghề còn góp phần giúp nhà báo tránh được các ý
đồ lũng đoạn thông tin, tuyên truyền, đánh bóng hay bóp méo thông tin.
Tuyên bố về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo được thông qua năm 1971 ở
Munich có ý nghĩa phổ quát. Nó quy định "quyền tiếp cận thông tin, quyền tự
do ngôn luận và quyền chỉ trích là một trong các quyền tự do căn bản của toàn
thể nhân loại", và "trách nhiệm của nhà báo đối với công chúng được đặt lên
trên hết, cao hơn cả trách nhiệm đối với chủ bút và chính quyền Nhà
nước". Ngoài ra nó quy định các nghĩa vụ của nhà báo như nghĩa vụ tôn trọng
sự thật và đời tư cá nhân, nhất thiết chỉ đưa các tin "có nguồn gốc rõ ràng",
nghĩa vụ "kiểm tra tất cả các thông tin tỏ ra thiếu chính xác", "không tiết lộ
nguồn tin lấy được một cách bí mật".
Nghị quyết 1003 năm 1993 của Hội đồng châu Âu về đạo đức nghề báo
được thông qua, nhưng chỉ mang tính chất "khuyến nghị" đối với báo chí các
quốc gia thành viên chứ không bắt buộc.
- Lương tâm: Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá
hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của
mình
- Trách nhiệm: Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về
mình
Theo TS.Trương Minh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
không cứ là gì phải nghề báo mới đặt vấn đề về đạo đức, mà bất cứ
một nghề nào khác, chuyện đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt ra, thậm
chí phải được đặt lên hàng đầu rồi mới nói đến chuyên môn nghiệp vụ của
người hàng nghề đó. Vì rằng không có đạo đức khi hành nghề thì khoảng cách
giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng “nghề” để trục lợi hoặc làm
những việc bất chính chỉ là tơ tóc. Với nghề báo, do đặc thù của công việc,
câu chuyện về đạo đức lại càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
Đạo đức của nhà báo không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào những nơi
nguy hiểm nhất để phanh phui những mặt trái của đời sống mà còn góp
phần trong việc “định hướng” dư luận, ngòi bút của nhà báo phải là mũi tên
dẫn đường để mọi người cùng hướng thiện. Một nhà báo được gọi là “có đạo
đức” phải là người đồng hành cùng nhân dân mình, cùng dân tộc và đất nước
mình, biết chia sẻ những vui, buồn, sướng, khổ với đồng bào mình trong cuộc
trường chinh thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu để đến đích ấm no, hạnh phúc. Đạo
đức nhà báo không chỉ là việc đi đến tận cùng của nỗi oan khiên để tìm ra lẽ
phải, lẽ công bằng cho người bị oan khuất mà cái chính là, bằng ngòi bút
của mình, bằng sự trung thực và trách nhiệm của mình, nhà báo phải làm công
việc của một bác sĩ phẫu thuật, cắt bỏ vĩnh viễn những khối u có thể trở thành
“tiền lệ xấu”, có thể lây nhiễm thói hư cho cả cộng đồng.
“Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì
hệ quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây
hệ lụy cho cả cộng đồng. Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung
thực của nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân,
tập thể và đời sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là
câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng nhất là trong thời đại bùng nổ thông
tin.” [18,tr.15]
Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được
hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể
chế hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn
mực điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề
nghiệp.Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong
hoạt động nghề nghiệp của nhà báo là 3 mặt của một vấn đề, hòa quyện, liên
kết chặt chẽ, là điều kiện, là tiền đề của nhau, cùng hướng tới một mục tiêu
duy nhất là hoàn thành tốt trách nhiệm của nhà báo với sự phát triển của xã
hội, của đất nước.
Đạo đức nghề báo cũng là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ
Chí Minh, mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc
định hướng và đào tạo cho các thế hệ nhà báo Việt nam đủ đức và tài, trở
thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng.Người là
tấm gương sáng ngời về đạo đức của người làm báo.
Đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng theo Hồ Chí
Minh được hiểu là phẩm chất tốt đẹp nhất, là gốc của mọi vấn đề trong cuộc
sống, là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của người làm báo, mà
phạm trù pháp luật không điều chỉnh được. Bởi, “Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(1). Đạo đức báo chí không
chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các quy định của luật báo chí hiện
hành, mà còn là tâm thức và phương châm hành nghề của tất cả những người
làm báo cách mạng. Thực hiện đúng quy định đạo đức nghề nghiệp, người
làm báo sẽ tránh được những tác động tiêu cực trong cơ chế thị trường, giữ
vững lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với lực lượng báo chí cách mạng
nói chung và đối với mỗi người làm báo nói riêng.
1.1.3 Vai trò của đạo đức nhà báo
Bản lĩnh chính trị của người làm báo được thể hiện ngay trong tác phẩm
báo chí. Qua tác phẩm báo chí, nhà báo bày tỏ quan điểm, thái độ với
các sự kiện xảy ra; đấu tranh với các quan điểm sai trái và các tư tưởng thù
địch; lên án phê phán, các hiện tượng tiêu cực, các thói hư tật xấu; bảo vệ
quyền lợi chính đáng của nhân dân. Bản lĩnh chính trị của nhà báo còn được
thể hiện ở trình độ nhận thức chính trị-xã hội, qua học tập, rèn luyện thực tiễn
của nhà báo, đó là cái tâm, là phẩm chất chính trị của người làm báo. Cùng
với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hết sức quan trọng với
người làm báo.
Đạo đức báo chí là đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù do đặc trưng
của nghề nghiệp báo chí quy định. Đạo đức nghề nghiệp báo chí được
thể hiện trong mối quan hệ giữa những người làm báo với nhau; giữa người
làm báo với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nghề báo và được biểu hiện
qua hoạt động của nhà báo, đó là lương tâm của nhà báo. Bên cạnh đó, lao
động sáng tạo của người làm báo là sự tái tạo lại hiện thực khách quan một cách
đúng đắn, chân thực nhưng không phản ánh một cách thô thiển, máy móc.
Trước một sự kiện xảy ra nhà báo phải biết chắt lọc thông tin, tìm ra cái
bản chất nhất, mang tính định hướng dư luận, làm cho công chúng hiểu rõ vấn
đề. Sự sáng tạo không phải là sự thêm thắt, hư cấu, thêu dệt trong tác phẩm
của mình về sự kiện xảy ra nhằm mục đích cá nhân. Nếu như vậy nhà báo đã
tự đánh mất mình và vi phạm Luật Báo chí.
Đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác
phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ
báo chí nói riêng. Trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của đạo đức
báo chí trong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội
nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức. Nhưng dường
như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn
không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên.
Trước tiên hãy cùng trả lời câu hỏi: Vì sao với nghề báo, đạo đức nghề
nghiệp được đặc biệt coi trọng, được so sánh với nghề y, nghề luật, an ninh,
tòa án? Có ý kiến cho rằng vì đó là 5 nghề này có vị trí quan trọng đặc biệt và
mối quan hệ rộng rãi với nhiều người trong xã hội. Thế nhưng nghề thực phẩm,
nghề nông hay rất nhiều nghề khác đều có mối quan hệ rất rộng với
người dân; thậm chí còn có tính toàn dân. Như vậy thì nghề giáo, nghề báo,
nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án có gì khác biệt với phần lớn những nghề còn
lại? Có một sự khác biệt rất lớn về mối tương quan của người làm nghề và đối
tượng phục vụ giữa 5 nghề này với những nghề còn lại. Nếu đặt lên bàn cân
một bên là người làm nghề và một bên là đối tượng phục vụ, thì với 5 nghề
vừa nêu, đối tượng phục vụ nhẹ cân hơn hẳn về vị thế. Dường như người làm
nghề có quyền nhiều hơn đối tượng của mình. Ở thế yếu hơn, những người
được phục vụ khó có khả năng tự bảo vệ mình, họ phải trông chờ vào đạo đức
nghề nghiệp, vào lương tâm của các nhà báo, cũng như các thẩm phán, bác sĩ,
điều tra viên. Những người được phục vụ mong muốn những người làm nghề
thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước mỗi một nhát dao mổ, một kết luận điều
tra, một bản án, một bài báo.
Các nước phát triển trên Thế giới đều có những quy định rất khắt khe
về “đạo đức nhà báo”, thậm chí, ở một số tờ báo lớn còn có những quy định
riêng về đạo đức nghề nghiệp cho mỗi chức danh trong tòa soạn của mình. Ở
Nga, “Quy định về đạo đức nhà báo” được Hội đồng Nhà báo Nga thông qua
ngày 23/06/1994, tại Moscow với những hạng mục chi tiết về những quy tắc
mà nhà báo phải tuân thủ trong quá trình tác nghiệp như:
“Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với
những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng
không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc.
Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương
thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ
bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả
lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật.
Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng,
bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc
giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào. Nói chung, nhà
báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao
từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba.
Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính,
trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thông tin báo chí hoặc
phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.”;
“Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng
hoặc lợi ích của gia đình.
Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và
tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình
huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng
nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật
chất, địa vị xã hội, và đạo đức.
Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan
đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo. Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử
dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ
tên tác giả.”
(Trích “Quy định về đạo đức nhà báo” – Hội đồng nhà báo Nga -
1994)
Ở Mỹ, dù báo chí được xem là độc lập và tự do báo chí được Hiến pháp
quy định, điều đó không có nghĩa là các cơ quan công quyền, các tổ chức tư
nhân hoặc cá nhân không tìm cách khuynh loát hoặc kiểm soát thông tin sẽ
được xuất bản.
Nhiều tờ báo ở Mỹ đưa ra những quy tắc đạo đức chính thức hoặc không
chính thức, nhằm nói rõ với phóng viên những gì họ có thể hoặc không
thể nhận. Những quy tắc đó có ích, bởi vì nó giúp cân bằng quan hệ giữa
phóng viên với nguồn tin. Điển hình trong số đó là Quy định của Los Angeles
Times hay The Oregonian.
Ở Châu Á, các Quốc gia đi đầu trong việc quy định đạo đức nghề nghiệp
cho nhà báo có thể kể đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy chuẩn đạo đức
báo chí Hàn Quốc ra đời năm 1986 do Hiệp hội Biên tập viên báo chí Hàn
Quốc gồm những biên tập viên các tờ báo hàng ngày và các cơ quan báo chí
trên toàn quốc và đã lập nên. Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt
những quy chuẩn làm báo và đáp ứng kì vọng của nhân dân về báo chí tốt
đẹp. Không chỉ các biên tập biên mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến
ngành báo sẽ tuân theo quy chuẩn này. Nhật Bản cũng có bộ “Quy tắc của
báo chí Nhật Bản” với những quy tắc dựa trên “quyền được biết thông tin của
công chúng”. Theo đó, “Quyền được biết thông tin của công chúng là một
nguyên tắc cơ bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này không thể được
đảm bảo nếu không có sự tồn tại của truyền thông, hoạt động với sự đảm bảo
quyền tự do ngôn luận, đồng thời cam kết hướng tới một tiêu chuẩn đạo đức
cao và không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào. Các cơ quan báo chí quyết
tâm nắm giữ vai trò của họ như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực
này.”; “Tất cả những người tham gia vào công việc biên tập, xuất bản,
quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Bản thân họ cũng
nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ hoàn thành đầy đủ trọng
trách này, và để nâng cao lòng tin của độc giả.”
Một vài dẫn chứng như trên để thấy đạo đức báo chí có vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động báo chí, điều này đã được nhận thức từ rất lâu,
nhưng luôn mang tính thời sự.
2.. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Luật pháp là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự
mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do
Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự
kỷ cương xã hội.
Đạo đức là 1 hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan
niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự nhận thức,
tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra.
2...1...Những điểm giống nhau
+ Đạo đức và Pháp luật đều là những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn
cách xử sự cho mọi người trong xã hội. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức,
các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào
trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con
người. Căn cứ vào quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác
định hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là hợp
đạo đức, hành vi nào là trái đạo đức.
+ Đạo đức và pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là
những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động
đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong
đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có
sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định
+ Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận
thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều nhận sự chi phối,
đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.
+ Chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được
ban hành ra không phải để điều chỉnh một mối quan hệ xã hội cụ thể,
một trường hợp cụ thể, mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là
một trường hợp khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
2...2...Những điểm khác nhau
Đạo Đức Pháp luật
Đạo đức hình thành một cách tự phát
do nhận thức của cá nhân và cộng
đồng.
Đạo đức thể hiện qua dạng không
thành văn (văn hóa, truyền miệng,
phong tục, tập quán..) và thành văn
(kinh, sách chính trị, tôn giáo, nghệ
thuật…)
Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài,
khi con người ý thức hành vi, tự họ sẽ
điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều
chỉnh đó xuất phát tự thân chủ thể nên
hành vi đạo đức có tính bền vững.
Đạo đức được đảm bảo bằng dư luận
và lương tâm con người.
Pháp luật hình thành thông qua hoạt
động xây dựng pháp lý của nhà nước.
Pháp luật biểu hiện rõ ràng dưới dạng
hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật
Pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên
ngoài, dù muốn hay không người đó
cũng phải thay đổi hành vi của mình.
Sự thay đổi này là không bền vững vì
nó có thể lập lại ở nơi này hoặc nơi
khác khi thiếu bóng pháp luật.
Pháp luật được đảm bảo bằng nhà nước
thông qua các bộ máy cơ quan như lập
pháp, tư pháp, hành pháp, cảnh sát…
Vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách
nhiệm pháp lý.
Vi phạm đạo đức sẽ bị chính tòa án lương tâm và dư luận lên án.
2...3...Pháp luật và Đạo đức có mối quan hệ qua lại mật thiết, ảnh
hưởng lẫn nhau
+ Đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống
pháp luật. Bất kì một hệ thống pháp luật nào cũng ra đời, tồn tại và phát triển
trên nền tảng đạo đức nhất định. Những quan điểm, quan niệm đạo đức đóng
vai trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật.
Sự tác động của đạo đức tới việc hình thành pháp luật diễn ra ở nhiều
cấp độ. Ở cấp thấp nhất, các quy phạm pháp luật được xây dựng không trái
với đạo đức xã hội. Ở cấp độ cao hơn thì các quy định được ban hành có sự
thống nhất, phù hợp với những quan niệm đạo đức. Ở cấp độ này thì đạo đức
đã ảnh hưởng tới việc hình thành quy định trong hệ thống pháp luật như thừa
nhận một tập tục, tập quán đạo đức thành tập quán pháp/ hoặc giải quyết một
vấn đề, một vụ việc cụ thể dựa trên quan niệm đạo đức trở thành tiền lệ pháp.
Trong đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến
pháp luật mạnh mẽ nhất vì bộ máy nhà nước được cấu thành trước hết và chủ
yếu từ các thành viên trong giai cấp thống trị, hơn nữa giai cấp này còn có
tiềm lực về kinh tế, các công cụ tuyên truyền…Những chuẩn mực đạo đức
truyền thống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật vì truyền thống làm nên
bản sắc dân tộc, truyền thống là cơ sở, động lực của phát triển.
+ Đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự
tác động này gồm 2 yếu tố: sự phù hợp của đạo đức với pháp luật và ý thức
đạo đức của mỗi chủ thể cá nhân trong xã hội.
Sự phù hợp của đạo đức và pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực
hiện pháp luật. Nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức
thì nó sẽ được công dân chấp hành nghiêm chỉnh và ngược lại.
Ý thức đạo đức của cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp
luật. Những người có ý thức đạo đức cao luôn nghiêm chỉnh thực hiện pháp
luật. Những người có ý thức đạo đức thấp, sống trong môi trường đạo đức
thấp thì dễ vi phạm pháp luật.
+ Pháp luật ghi nhận, củng cố, bảo vệ những quan điểm, quan niệm, tư
tưởng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị, những giá trị đạo đức truyền
thống. Bằng cách này, pháp luật bảo đảm cho đạo đức trở thành phổ
biến hơn trên toàn xã hội, đồng thời góp phần hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức,
đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh thông qua những biện pháp
tác động của nhà nước.
+ Pháp luật giữ vai trò loại bỏ những quan điểm, tư tưởng đạo đức lạc
hậu, phản tiến bộ trong đời sống xã hội, đồng thời ngăn chặn sự thoái hóa,
xuống cấp của đạo đức, ngăn chặn việc hình thành những quan điểm đạo đức
trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội.
2...4...Mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật
Luật học từ lâu đã đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật và cấu thành vi
phạm pháp luật. Theo đó, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm
phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do các chủ thể có năng lực
hành vi thực hiện một cách có lỗi: cố ý hoặc vô ý, gây hậu quả thiệt hại nhất
định cho xã hội.
Còn vi phạm đạo đức là gì? Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào
được thừa nhận về vi phạm đạo đức, về dấu hiệu của dạng vi phạm quy tắc xã
hội này. Bởi đối với người này, cộng đồng dân cư này, đây được coi là một
hành động phi đạo đức, nhưng đối với người khác, một cộng đồng dân cư
khác, hành động ấy lại không có vấn đề gì.
Luật pháp được ghi lại bằng chương, khoản, điều, mục rất rõ ràng.
Trong khi, không có văn bản nào ghi lại tất cả những quy tắc đạo đức cần
được tôn trọng và làm theo. Từ đó dẫn đến sự mơ hồ trong việc xác định thế
nào là vi phạm đạo đức.
Một câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi
phạm pháp luật như thế nào? Trên thực tế, đa số các vi phạm pháp luật đều có
liên quan đến vi phạm đạo đức. Tuy vậy không phải bất kì một trường hợp vi
phạm đạo đức nào cũng là vi phạm pháp luật và không phải bất kì một vi phạm
pháp luật nào cũng là vi phạm đạo đức.
Những lời nói không trung thực, biểu hiện của lối sống buông thả, sự
lãnh đạm, ác cảm…nếu chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, không có đầy đủ
các yếu tố cấu thành pháp luật thì không phải là vi phạm luật. Hỗn láo với cha
mẹ là vi phạm đạo đức nhưng không vi phạm pháp luật. Lái xe tham gia giao
thông không mang giấy tờ, quên xi nhan… là vi phạm pháp luật nhưng không
phải vi phạm đạo đức. Pháp luật nghiêm cấm không được kết hôn cận huyết
trong phạm vi ba đời nhưng ở khía cạnh đạo đức ở xã hội Việt Nam thì cứ có
quan hệ họ hàng, dù là 5 đời hay 7 đời, vẫn được coi là không phù hợp đạo
đức.
Như vậy, ta có thể kết luật: đạo đức là một phạm trù rộng hơn pháp
luật. Để xác định một hành vi có vi phạm đạo đức hay không, chúng ta chỉ có
thể dựa một phần nhỏ ở việc hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không. Sự
so sánh, đối chiếu cần được thực hiện một cách thận trọng và công tâm.
3.. Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam
1... Đặc điểm của văn hóa báo chí Việt Nam
Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Đại học KHXH&NV- Đại học
Quốc gia Hà Nội), Văn hóa báo chí được chia làm 3 phần: Văn hóa của nền
báo chí, Văn hoá của cơ quan báo chí và Văn hóa của người làm báo.
Văn hóa báo chí của nền báo chí được thể hiện trên cơ sở hệ thống các
nguyên tắc về vai trò, chức năng của báo chí trong đời sống xã hội, về trách
nhiệm, quy chuẩn của báo chí, cũng như thực tiễn các đóng góp của báo chí
đối với xã hội. Báo chí Việt Nam là nền báo chí Cách mạng, là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội, và là diễn đàn của quần chúng nhân
dân. Báo chí Việt Nam trong những năm qua không ngừng được nâng cao chất
lượng về nội dung và hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
thông tin của nhân dân. Các cơ quan báo chí nước ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của mình, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin
của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về diễn biến
của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội…
Mỗi cơ quan báo chí chỉ có một văn hoá riêng trong cách điều hành, tổ
chức, chọn lựa và chuyển tải tin tức, và vì vậy, mặc dù cùng chia sẻ chung
một nền văn hoá báo chí, nhưng mỗi cơ quan báo chí lại có những đặc điểm
văn hoá khác nhau. Đối với mỗi cơ quan báo chí, chất lượng văn hoá thể hiện
ở năng lực định hướng giá trị hay mục đích của cơ quan báo chí; năng lực tổ
chức điều hành, phân công nhân sự phù hợp với nội dung, chuyên trang, chuyên
mục; trình độ biên tập của các biên tập viên, trình độ duyệt bài của
các cấp quản lý, trình độ và kỹ năng trình bày ấn phẩm…
Văn hoá của người làm báo: Xã hội càng phát triển, đời sống con người
được nâng cao, nhu cầu được thông tin cũng ngày càng lớn hơn. Trong một
thế giới phẳng, thông tin không có biên giới quốc gia. Khái niệm báo chí và
người làm báo trong thời đại bùng nổ thông tin cũng đã thay đổi theo hướng
mở rộng biên độ. Tuy nhiên người làm báo có văn hoá phải là người có
chuyên nghiệp vụ tinh thông, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có lập trường,
bản lĩnh chính trị vững vàng và có năng lực văn hoá tốt. Điểm quan
trọng trong văn hoá của người làm báo là hàm lượng văn hoá trong sản phẩm
báo chí.
2... Những yêu cầu chung về đạo đức nhà báo ở Việt Nam
Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tồn tại không chỉ
trong ý thức của các nhà báo, trong các tác phẩm báo chí mà còn được thể
hiện cụ thể trong những tình huống, những mối quan hệ thường gặp của hoạt
động thực tiễn báo chí. Các mối quan hệ được phân loại thành ba nhóm:
(1) Nhóm các mối quan hệ nền tảng (nhà báo với Tổ quốc, đất nước;
nhà báo với nhân dân; nhà báo với Đảng cộng sản),
(2) Nhóm các mối quan hệ trong môi trường xã hội (nhà báo với công
chúng; nhà báo với nguồn tin; nhà báo với nhân vật trong tác phẩm),
(3) Nhóm các mối quan hệ nghề nghiệp (nhà báo với ban biên tập; nhà
báo với đồng nghiệp trong và ngoài toà soạn; nhà báo với cộng tác viên, thông
tin viên).
Trong Luật Báo chí Việt Nam hiện nay chưa có một mục riêng dành
cho đạo đức báo chí, tuy nhiên, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành một văn
bản về “9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt
Nam” (Hội Nhà Báo Việt Nam – ngày 13 tháng 8 năm 2005). Theo đó, Người
làm báo tự nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã
hội chủ nghĩa
Nhà báo phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà báo phải quan tâm và bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích của
đa số nhân dân. Khi thông tin phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phục vụ
phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
Nhà báo không được xúc phạm nhân phẩm con người bằng cách
chuyển tải thông tin dưới hình thức từ ngữ và hình ảnh không phù hợp. Nhà
báo không được hăm dọa, quấy rối hoặc đeo bám dai dẳng.
Nhà báo cần tôn trọng danh dự và cuộc sống riêng tư của tất cả mọi người.
Không được xâm phạm, điều tra đời tư một khi không được chấp thuận, bao
gồm chụp ảnh tài sản và thu thập thông tin bằng các thiết bị nghe lén.
Khi đưa tin về các vụ tai nạn hoặc thảm họa, nhà báo phải đồng cảm với sự
đau khổ của nạn nhân và xúc cảm của gia đình họ. Nhà báo phải luôn nhớ
rằng công việc cứu trợ được ưu tiên cao hơn quyền được thông tin của công
chúng. Nhà báo không được mô tả quá kỹ hoặc cung cấp nhiều hình ảnh về
thảm họa, tai nạn hoặc bạo lực, vì điều đó có thể gây tổn thương tới người
thân của họ hoặc đụng chạm tới sự nhạy cảm của công chúng.
Khi đưa tin, nhà báo nên tránh ám chỉ một cách định kiến, miệt thị về chủng
tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, bệnh tật cũng như sự
khiếm khuyết về thể xác, tinh thần của con người. Nhà báo cần quan tâm tới
lợi ích công chúng, như bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của công chúng; giúp
tìm, ngăn chặn và phát hiện tội phạm nghiêm trọng, các vụ bê bối và lạm
dụng quyền lực; bảo vệ công chúng khỏi nguy cơ bị lừa gạt.
3. Hành nghề trung thực, chính xác và khách quan
Nhà báo thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan,
không đưa những thông tin gây hiểu nhầm hoặc bị bóp méo. Không đăng tin
đồn khi chưa được kiểm chứng. Không được viện cớ vì lợi ích chính đáng của
công chúng đưa tin giật gân, câu khách.
Phải đăng ở vị trí phù hợp tin cải chính những thông tin đã đưa sai, kèm
theo lời xin lỗi của Ban biên tập. Nhà báo phải dành cho người bị hại cơ hội
phản hồi.
Khi thu thập thông tin, nhà báo phải xưng danh. Nếu cần ẩn danh hoặc
sử dụng các biện pháp khai thác thông tin bí mật thì phải thận trọng, tránh vi
phạm pháp luật.
Nhà báo phải rành mạch giữa tin tức và ý kiến riêng (tin tức là thông tin
về các sự kiện và các số liệu, còn ý kiến riêng là để truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng,
niềm tin hoặc sự phán xét của nhà báo). Nhà báo không được đưa định kiến
khi đưa tin và bình luận.
Nhà báo không được đạo tin. Mỗi khi dùng tư liệu của đồng nghiệp
phải ghi rõ tên của tác giả. Các nhà báo viết trên mạng xã hội cần thận trọng
khi viết những nội dung liên quan đến các thông tin khai thác được khi tác
nghiệp. Nhà báo hết sức tránh tình trạng đăng tải các thông tin mà họ thu thập
nhưng không được cơ quan báo chí chấp thuận trên các mạng xã hội cá nhân
của mình.
Nhà báo cần nhớ rằng uy tín của cơ quan báo chí mình đang công tác
có thể bị giảm sút khi các quan điểm của cá nhân của nhà báo được đưa lên
các mạng xã hội. Trước khi lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, nhà
báo cần báo cáo người phụ trách mình.
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi
và làm trái pháp luật
Nhà báo không được lạm dụng nghề để làm việc như một nhân viên
quảng cáo, không được nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tiền báo đáp từ những
người muốn quảng cáo và không được tham gia quảng cáo trá hình.
Nhà báo không được gây sức ép hoặc gợi ý đổi chác vật chất để moi thông
tin. Trong trường hợp cần phải chi tiền để có được thông tin mà công chúng
có quyền được biết thì trong bài viết của mình phải công khai việc này.
Nhà báo không được nhận bất kỳ quà tặng có giá trị hoặc bất kỳ ưu đãi nào, vì
điều đó có thể tác động tới hoạt động báo chí của nhà báo, nhất là liên quan
tới việc có cho đăng hay giấu thông tin đã thu thập được.
Nếu được tài trợ để thực hiện chuyến đi công tác ở nước ngoài thì các cơ quan
báo chí cần phải đăng thông tin cho công chúng biết cơ quan nào. Nhà báo
cần thông tin cho Ban biên tập khi viết về những cổ phiếu hoặc mã chứng
khoán mà họ biết rằng họ và gia đình họ có lợi ích tài chính lớn trong đó. Nhà
báo cần tách bạch nội dung thông tin báo chí với thông tin tiếp thị, quảng
cáo và tài trợ.
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm
tốt trách nhiệm xã hội
Nhà báo phải nghiên cứu am tường pháp luật, làm việc và viết theo quy
định của pháp luật. Để làm tốt nghĩa vụ công dân, trách nhiệm xã hội, khi đưa
tin về tội phạm, nhà báo không được nêu danh tính trẻ em dưới 18 tuổi trong
các vụ tội phạm hình sự dù đó là nạn nhân, nhân chứng hay bị cáo. Khi đưa tin
về tội phạm hình sự vị thành niên hoặc các phiên tòa xét xử người vị thành
niên, nhà báo phải thận trọng, hãy nghĩ tới tương lai của họ. Nhà báo phải
luôn tôn trọng giả định vô tội và không được “kết tội” trước khi tòa tuyên án.
Nhà báo không đưa tin về các vấn đề y tế một cách giật gân, vì điều đó có
thể dẫn tới những hy vọng hoặc cảm giác sợ hãi vô căn cứ cho người đọc.
Khi thông tin về phát kiến nghiên cứu khoa học nhà báo cần nói rõ kết quả đó
của giai đoạn nào.
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp
thông tin.
Nhà báo phải tuân thủ chế độ bí mật thông tin, nhất là những thông tin
mang tính bí mật quốc gia.
Nhà báo không được tiết lộ danh tính người cung cấp thông tin, trừ phi
họ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật.
Nhà báo phải cho người được phỏng vấn biết thông tin họ cung cấp sẽ
được đăng tải ở đâu và trong hoàn cảnh nào.
Nhà báo không được biến những cuộc trò chuyện thông thường hoặc
các cuộc nói chuyện qua điện thoại thành những bài phỏng vấn mà người nói
chuyện không biết đó là cuộc phỏng vấn.
Nhà báo làm công việc thu thập thông tin phải theo quy định của pháp
luật, phải có trách nhiệm và tôn trọng độc giả, khán giả, thính giả và người
xem tin trên mạng.
7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động
nghề nghiệp
Các nhà báo phải tôn trọng nhau, không nên chèn ép gây khó cho đồng
nghiệp, tránh các hành vi, ngôn ngữ bạo lực, tránh quấy rối đồng nghiệp.
Các nhà báo cần giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiệp vụ; không vì cạnh tranh
thông tin hoặc vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí của mình mà cản trở hoạt
động tác nghiệp của đồng nghiệp khác. Sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp bảo vệ
quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo.
8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp
vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ
Nhà báo cần không ngừng nâng cao trình độ chính trị, khiêm tốn học
hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn công tác, trong cuộc sống
và giữa các đồng nghiệp. Nhà báo nên nhớ rằng trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ của người làm báo sẽ tạo ra các tác phẩm báo chí có thể dẫn
đến những tác động xã hội khác nhau.
Nhà báo đòi hỏi thường xuyên trau dồi và tuân thủ các quy tắc đạo đức
của người làm báo để nâng cao chất lượng tác phẩm của mình và vì lợi ích
của công chúng.
9. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc các nền văn hóa khác
Nhà báo phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời tôn trọng tập quán, truyền
thống của các cộng đồng, không đưa những thông tin xúc phạm các phong
tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các cộng đồng địa phương.
(Theo Cẩm nang Đạo đức báo chí – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ,
Hội Nhà báo Việt Nam.)
Theo đó, đi ngược, làm trái với những chuẩn mực cơ bản bên trên, nghĩa
là người làm báo đã vi phạm đạo đức báo chí. Mức độ vi phạm khác
nhau ở từng trường hợp sẽ có những cách thức xử lý khác nhau. Tuy nhiên, với
sự bùng nổ của Internet, sự ra đời của mạng xã hội và cuộc cạnh tranh khốc
liệt của thông tin đã khiến cho báo mạng điện tử trở thành môi trường dễ
khiến cho người làm báo sa ngã nhất.
4.. Về Báo mạng điện tử
1.4.1 Lược sử ra đời của báo mạng điện tử trên Thế giới
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn
nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Khái niệm trực
tuyến lần đầu tiên được nhắc đển trong những năm 70 của thế kỷ XX để chỉ
các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến
điện là teletext và video text. Teletext ra đời trước, tiếp theo đó là sự ra đời
của video text – đây là một bước phát riển của công nghệ teletext. Nó cho
phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình tivi hoặc vi tính. Thông tin được
truyền tải và thu nhận qua đường điện thoại, cáp hoặc qua mạng vi tính. Video
text là tiền thân của công nghệ world wide web(www) là linh hồn của báo chí
trực tuyến (báo mạng điện tử) sau này.
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn
hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì
“phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”.
Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát
thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành
kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại
chúng truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Bản thân nó mang trong mình
sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng do kết
hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng.
Năm 1989: PACS Review (Đại học Houston), “Scholarly skywriting”
(Đại học Princeton) xuất bản phiên bản điện tử, dùng công nghệ truyền
LISTSERV, gọi là pre-print/pre-publication
Năm 1991: American Cybercasting Corporation (ACC) là cty đầu tiên
phân phối báo trên Internet.
Tháng 1 năm 1993: dịch vụ công nghệ www đưa vào ứng dụng, các cơ
quan báo chí xây dựng website trên nền tảng www (Post Modern Culture).
Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện
bước đột phá vào lĩnh vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức,
một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của riêng mình trên mạng
như Los Angeles Times, USA ToDay, New York Newsday, San joes,
Chicago Tribune…Cũng trong năm này, 11 tờ báo khác của Châu Á cũng xuất
hiện trên mạng internet như China daily (Trung Quốc), Utusan (Malaysia),
Asahi Simbun (Nhật Bản)…
Đến nay, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như sự lớn
mạnh của các tờ báo, nhu cầu vô cùng của công chúng… thì thật là khó để có
thể thống kê hết các tờ báo mạng điện tử trên thế giới, người ta ước tính rằng
mỗi tháng có hàng triệu thành viên mới trong mạng toàn cầu. Nhất là khi Blog
và Mạng xã hội xuất hiện, có thể nói thế giới truyền thông đang sôi động,
phong phú hơn bao giờ hết.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện
thông tin đại chúng khác ở khả năng tương tác qua lại giữa báo chí - công
chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện
thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự
với khả năng cập nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm – tính
thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện
tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất.
Tuy nhiên, cùng với những ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn
đề bảo đảm an toàn thông tin và chính xác thông tin trên báo mạng điện tử là
mối lo hàng đầu. Là bộ phận quan trọng của internet, lại phát hành một bản
cho triệu triệu người đọc, do đó vấn đề thông tin trên bao mạng điện tử là hết
sức quan trọng.
Mặt khác, báo mạng điện tử đang phải chạy đua thông tin với nhau nhất
là về khả năng nhanh nhất, nóng nhất…do vậy, có hiện tượng nhiều thông tin
đưa không chính xác ( xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là
thông tin chống phá) hoặc cùng một sự kiện nhưng các báo đưa theo nhiều
kiểu khác nhau, các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đều đưa tin
sai do đều copy từ báo này sang báo nọ làm thành hiệu ứng dây truyền, có thể
là thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn chụp mũ và
vội đưa ra kết luận trước cả…chuyên gia! làm công chúng hoang mang trong
việc tiếp nhận. Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí trực tuyến còn phải đương
đầu với sự xâm nhập của các nguồn thông tin xấu, thông tin không lành mạnh
vốn đầy rẫy trên mạng internet. Nhất là, báo mạng điện tử là một trong những
ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật. Tuy nhiên, nó vẫn phải đứng trong
cuộc chạy đua gay gắt với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, và có
nhiều nguy cơ bị chia sẻ công chúng. Chính vì vậy, báo mạng điện tử mặc dù
có nhiều ưu thế hơn hẳn nhưng cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng
thông tin, đảm bảo thông tin chính xác đến hàng triệu triệu công chúng là yêu
cầu cần thiết.
2.. Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam .
Việt Nam hoà mạng internet vào năm 1997, cho đến nay, sau gần 20
năm, mật độ internet nước ta ngày càng tăng đáng kể. Trong điều kiện thuận
lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có những bước phát triển bắt kịp
thế giới. Tháng 2/1998 tờ Quê Hương – cơ quan của Uỷ Ban về người Việt
Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng internet, trở thành tờ báo điện tử đầu
tiên ở Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một
dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây các phương tiện
truyền thông đại chúng của nước ta có thêm một thành viên mới, hiện đại và
rất hữu ích trong khả năng truyền thông in đến công chúng và thông tin đói
ngoại.
Báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng
nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là một trong những tờ đi tiên
phong trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ
Internet để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối
ngoại. Ngày 21/6/1998, Nhân Dân điện tử (Tiếng Việt) ra đời tại địa chỉ:
www.nhandan.org.vn (thử nghiệm 2 ngày/lần). Chưa đầy 1 năm sau, ngày
11/3/1999, báo chính thức cập nhật, thay đổi hằng ngày. Từ ngày 2/9/200,
Nhân Dân điện tử có thêm phiên bản tiếng Anh phát hành 1 ngày/lần.
Ngày 19/12/1997, mạng thông tin trực tuyến VNN ra đời với mục đích
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đây là bước chuẩn bị quan
trọng cho ngày 2/9/2001, trang chủ: www.vnn.vn lần đầu tiên ra mắt công
chúng mang tên VASC ORIENT trên nền mạng VNN. VASC ORIENT phát
triển theo hướng thời sự, chuyên sâu, công chúng có thể thảo luận, trao đổi
trực tiếp về mọi vấn đề trong và ngoài nước. Đó chính là tiền thân của tờ
Vietnamnet.vn hiện tại.
Báo Lao Động cũng đã rất nhanh nhạy khi cho ra mắt tờ báo điện tử của
riêng mình với địa chỉ: www.laodong.com.vn. Trải qua gần 3 năm hoạt
động, nó được đánh giá là một trong những tờ báo trực tuyến hàng đầu của
Việt Nam với lượt người truy cập lên đến 180 triệu (tháng 3/2002).
Ngày 26/2/2002, Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ (FPT) đã
chính thức đưa lên mạng tờ VNEXPRESS với địa chỉ: www.vnexpress.net.
Với mong muốn trở thành một website thông tin hữu ích cho độc giả, hoạt
động trên nguyên tắc: thông tin phải nhanh, trung thực, khách quan. Hiện nay,
VnExpress.net được coi là website báo trực tuyến hàng đầu ở Việt Nam.
Theo Trung tâm internet VN (VNNIC), tính đến cuối năm 2014, cả
nước có 36 triệu/93 triệu người sử dụng internet, tương ứng với 38% số dân,
đứng thứ 8 ở châu Á và thứ 20 thế giới. Chỉ tính 14 năm qua, từ năm 2001 đến
2014, số lượng người sử dụng internet tăng trung bình mỗi năm khoảng
12 - 15%. Trong số hơn 36 triệu người VN sử dụng internet, có gần 20 triệu
khách hàng của Google, hơn 15 triệu của Yahoo!, có 26 triệu khách của
Facebook, đều tăng rất cao so với con số dự báo cách đây 4 - 5 năm.
Cả nước có trên 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang tin của cơ quan
báo chí và trên 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp. 63/63 tỉnh, thành phố,
22/22 bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử. Có 16 nhà
đăng ký tên miền VN, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh
nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại VN. Con số thống kê nêu trên cho
thấy, tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của ta được thực hiện khá tốt, kết
quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, nâng cao dân
trí, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.4.3. Phân biệt Báo mạng điện tử, Trang tin điện tử và Mạng xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam, không chỉ công chúng mà ngay cả những người
hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng đang có nhiều nhầm lẫn
giữa các loại hình: báo mạng điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội.
Để phân biệt rõ ba loại hình này, chúng ta cần định nghĩa chính xác như
sau:
Theo Luật báo chí năm 1999, báo điện tử là loại hình báo chí được thực
hiện trên hệ thống máy tính. Nghị định 97/2008 bổ sung thêm rằng, một tờ
báo điện tử chính thống phải có giấy phép theo Luật Báo chí, xuất bản theo
Luật Xuất bản.
Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập
một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết,
hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và
sử dụng thông tin trên Internet. Trong khi báo điện tử hội đủ các yếu tố được
cấp phép hoạt động của một tờ báo điện tử, thì Trang tin điện tử đa phần được
lấy thông tin từ báo in đăng lại.
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng
người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm,
chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin
điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm
thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (Trích Nghị định
72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng.
Theo Báo cáo tháng 12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính
đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2014, cả nước có 98 báo, tạp chí điện tử (trong
đó trong năm 2013 cấp mới 19 báo, tạp chí điện tử). Trong đó có 72 báo điện
tử, 19 tạp chí điện tử; 72 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 19 báo,
tạp chí điện tử độc lập. Số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo báo chí là: 265. Số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp là
1.525 trang; 420 mạng xã hội; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng
5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ
nhà báo.
5.. Những vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên Báo mạng
điện tử
2...5...Tích cực
+ Trung thành với lợi ích của đất nước, nhân dân
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước là sự phát triển,
đi lên của báo chí và đội ngũ những người làm báo nói chung và những người
làm báo điện tử nói riêng. Trong tất cả các thành tự về mọi mặt của đất nước
đều ghi nhận sự đóng góp của những người làm báo. Báo điện tử với sự nhanh
nhạy trong cách tiếp cận vấn đề, xử lý thông tin và lợi thế về công nghệ đã trở
thành phương tiện truyền tải những thông tin nhanh nhất về các vấn đề
của đất nước và người dân từ kinh tế, chính trị, ngoại giao…đến an sinh xã
hội, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng, sự kiên định, trung thành với lý tưởng
của Đảng, của nhà nước, những người làm báo mạng điện tử đã cùng
với đồng nghiệp của mình tích cực tham gia và công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cổ vũ các phong trào cách
mạng của quần chúng nhân dân.
Sự kiện nổi bật nhất về mặt chính trị, quân sự, thu hút sự chú ý, theo dõi
và thảo luận của công chúng trong năm 2013 chính là sự kiện Trung Quốc
hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 xuống thềm lục địa của Việt Nam. Bắt đầu
từ ngày 01/05/2014, Trung Quốc với lực lượng hộ tống mạnh mẽ của hàng
trăm tàu trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự đã đưa và đặt trái phép
giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào hoạt động sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Đây
được đánh giá là hành động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của
Việt Nam, vi phạm các quy ước quốc tế về vấn đề Biển Đông, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh, hòa bình của Việt Nam. Ngay từ thời điểm Trung
Quốc bắt đầu có những hành động khiêu khích ngoài biển Đông, khi lực lượng
cảnh sát biển bắt đầu cùng với ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung
quyết tâm bám biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, cũng là lúc
các nhà báo vào cuộc. 75 ngày đêm Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông là 75
ngày đêm dư luận trong nước và quốc tế sục sôi lòng căm phẫn. Và không thể
thống kê hết được có bao nhiêu bài báo tường thuật, phỏng vấn, bao nhiêu
phóng viên, nhà báo đã ngày đêm miệt mài bám sự kiện để đưa đến cho độc
giả những tin tức cập nhật nhất về tình hình ngoài biển khơi, về diễn biến đối
ngoại của lãnh đạo Đảng và nhà nước ta, về tình hình dư luận quốc tế, về hoạt
động biểu tình, phản đối của cộng đồng người Việt trong nước, ở nước ngoài
và cả bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử
đã phát huy được hết những lợi thế của mình để cung cấp những thông tin
nhanh nhất, chính xác nhất, nóng hổi nhất, đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ nhờ
công nghệ, đã tận dụng được hết sức mạnh của truyền thông xã hội để góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và
hòa bình dân tộc. Không có một đầu báo nào nằm ngoài sự kiện, với lượng tin
bài cập nhật ở mức kỷ lục. Tất cả các trang báo mạng điện tử lớn như
VnExpress.net, VietnamNet.vn, Dantri.com.vn, Tuoitre.vn,
www.thanhnien.com.vn… đều lập riêng chuyên mục về biển Đông và các
diễn đàn để người đọc có thể cùng vào trao đổi, bình luận theo dòng sự kiện.
Hàng loạt báo mạng điện tử và trang tin điện tử thay banner, đổi giao diện
trang chủ là hình ảnh của lá cờ Tổ quốc.
Một hoạt động báo chí được cộng đồng đánh giá rất cao, và được đồng
loạt các thành viên của “Diễn đàn nhà báo trẻ” bình chọn giải “Vành khuyên”
dành cho tác phẩm báo chí xuất sắc của tháng đó là loạt bài ảnh tường thuật
của nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Online trực tiếp từ điểm nóng Hoàng Sa.
Các phóng viên Hà Bình và Đông Hà của Tuổi trẻ Online đã không ngần ngại
lên tàu cùng với cảnh sát biển Việt Nam chiến đấu chống lại âm mưu xâm
chiếm biển Đông của Trung Quốc. Nếu như các chiến sĩ của Quân đội Nhân
dân Việt Nam chiến đấu kiên cường bằng vòi rồng, bằng kinh nghiệm quân sự,
thì các nhà báo, không chỉ có Hà Bình và Đông Hà, mà còn có nhiều phóng
viên của các báo, đài khác, chiến đấu bằng chính những tấm ảnh,
những dòng tin gửi về đất liền. Vũ khí của nhà báo bây giờ không còn là “cây
bút” thô sơ, mà là chiếc máy ảnh, chiếc máy tính xách tay, cổng usb kết nối
mạng 3G…để có thể đưa sự thật ra ánh sáng.
Về đề tài, “Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép”, có 141 bài viết
liên quan đã được đăng tải trên báo VnExpress, báo Thanh Niên Online có tất
cả 765 tin bài, Tiền Phong Online có 294 kết quả.
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíPhan Trang
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeeYenPhuong16
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcCông Nguyễn
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nataliej4
 

Mais procurados (20)

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chí
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Chuong 3 pr
Chuong 3 prChuong 3 pr
Chuong 3 pr
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
 
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAYBÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về starbus, HAY
Bài mẫu tiểu luận về starbus, HAYBài mẫu tiểu luận về starbus, HAY
Bài mẫu tiểu luận về starbus, HAY
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docxẢnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 

Semelhante a Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay

Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...nataliej4
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...BiVnDng11
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmPhuquy Nguyen
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...NuioKila
 

Semelhante a Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay (20)

Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
 
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
 
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
 
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG...
 
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457...
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457...KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457...
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...
46.19.20-TV-Ảnh-hưởng-của-kỹ-năng-mềm-đến-cơ-hội-việc-làm-của-sinh-viên-ngành...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia IIILuận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Webrtc cho giải pháp cộng tác, 9đ
 

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Último

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Último (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay

  • 1. MỤC LỤC 1 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 4 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................... 6 3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................... 11 4 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................ 11 5 Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 12 6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 12 7 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12 8 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 12 9 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:..................................... 12 10 Cơ sở lý luận................................................................................... 12 11 Phương pháp nghiên cứu cụ thểỞ .................................................. 13 12 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .......................................... 13 13 Ý nghĩa lý luận ............................................................................... 13 14 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................. 14 15 Cấu trúc của luận văn: .................................................................... 14 15.1 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ..................................................... 16 15.2 Quan niệm về đạo đức nhà báo ................................................... 16 15.3 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” ...................... 16 15.4 Đạo đức nhà báo .......................................................................... 18 15.5 Vai trò của đạo đức nhà báo ........................................................ 21 15.6 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ..................................... 25 15.7 Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam ........................ 30 15.8 Đặc điểm của văn hóa báo chí Việt Nam .................................... 30
  • 2. 15.9 Những yêu cầu chung về đạo đức nhà báo ở Việt Nam............. 32 15.10 Về Báo mạng điện tử..................................................................... 37 15.11 1.4.1 Lược sử ra đời của báo mạng điện tử trên Thế giới ......... 37 15.12 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam ...... 40 15.13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................... 51 15.14 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ................................ 52 15.15 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ..................................................................... 52 15.16 Đăng tải quá nhiều các đề tài tiêu cực, thiếu tính thẩm mĩ và giá trị nhân văn................................................................................................... 53 15.17 Đề tài xã hội giật gân, câu khách................................................. 53 16 ........................................................................................................ 16.1 Đề tài về hôn nhân, tình dục, tình yêu, giới tính để khơi gợi trí tò mò của độc giả.......................................................................................... 58 16.1.1- “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – 2 kỳ của Vietnam Net ( http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/70641/ong-lao-80-lay-vo-kem-52-tuoi-sinh- con.html); “Hạnh phúc của ông lão 80 và vợ kém 52 tuổi” – Dantri.com.vn; “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – Nld.com.vn; "Đại gia" Hà thành 80 và chuyện cưới vợ kém 52 tuổi” – Kienthuc.net.vn; “Ông lão 80 và cô học trò 28 tuổi phải duyên chồng vợ” – News.zing.vn; “Gái đẹp tuổi 20 yêu mê mệt ông lão 80” – Baodatviet.vn ..................................... 59 16.2 Đào sâu các vấn đề đời tư của người nổi tiếng........................... 60 16.3 Đưa tin sai sự thật, thiếu chính xác............................................. 64 16.4 Đưa tin sai không đính chính....................................................... 68 16.5 Dẫn tin, bài, ảnh không trích nguồn ........................................... 69 16.6 Xâm phạm đời tư của người khác mà không được sự cho phép, vi phạm quyển bảo vệ thông tin cá nhân................................................... 70 16.7 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của nhà báo, cơ quan báo chí vì mục đích cá nhân............................................................................................. 72 16.8 Đòi và nhận hối lộ.......................................................72
  • 3. 16.9 Viết bài với mục đích cá nhân, thương mại: .............................. 74 16.10 Nguyên nhân hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ............................................................................ 78 16.11 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................... 90 16.12 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.................................................................................... 91 17 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí............................ 91 18 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước............. 91 19 Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nhà báo phát huy .............. 94 20 Đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật................................... 96 21 Đề xuất bộ quy chuẩn đạo đức báo chí cho báo mạng điện tử ỞỞ 97 22 Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí..................... 99 23 Nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên/ biên tập viên .................... 102 24 Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ............................................. 102 25 Thắt chặt quy trình tuyển dụng báo mạng điện tử.....................105 26 Những yêu cầu mới đối với các phóng viên/ biên tập viên báo mạng điện tử........................................................................................................ 107 27 Nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia cho công chúng.............. 112 28 KẾT LUẬN..................................................................................... 114 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 118 30 ...............................................................................................................
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề nghiệp nào cũng cần có những quy định, những chuẩn mực riêng trong hoạt động của mình và nghề làm báo cũng không phải là một ngoại lệ. Thật khó hình dung nổi nếu như đời sống xã hội, nhất là một xã hội văn minh, lại thiếu đi hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng. Tính từ khi tờ báo đầu tiên ra đời (năm 1690), trong bốn thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Nói cách khác, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn phục vụ con người và phục vụ cho sự tồn tại, phát triển xã hội loài người. Ngược lại, con người càng phát triển, xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi nhiều hơn và tạo ra những khả năng mới, kỳ diệu cho việc thu nhận, chuyển tải và tái hiện thông tin - tức là cho hoạt động báo chí. Hoạt động báo chí thuộc về hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, người làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và bằng tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình, có thể hiểu rằng báo chí góp phần định hướng cho sự hình thành tư tưởng của mỗi người và sự thống nhất cao trên phạm vi toàn xã hội. Tìm hiểu, nghiên cứu về đạo đức nhà báo không chỉ cần thiết cho những người làm báo chí, truyền thông mà ngay cả đối với những người tiếp nhận thông tin điều này cũng vô cùng cần thiết bởi trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, ranh giới giữa nhà báo và công chúng tiếp nhận đang ngày càng được rút ngắn, xóa nhòa. Trong những thập kỷ gần đây, bước nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi bản chất xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn
  • 5. hóa và thói quen của con người. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh được như khả năng đa phương tiện (multimedia), tính tương tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và phi định kì khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động nhất, nóng nhất, tươi mới nhất vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây. Nhưng đi kèm với những tiện ích đó, vấn đề đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông kỹ thuật số lại càng trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tin tức từng giây, từng phút trên các trang báo mạng, trang thông tin điện tử khiến con người không còn đủ khả năng kiểm soát thông tin. Hiện tượng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn và trở thành nỗi lo của nhiều người có trách nhiệm và dư luận xã hội. Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của Mạng xã hội đã đẩy các trang báo điện tử ở Việt Nam vào một cuộc đua khốc liệt trong việc truyền tải thông tin. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có khả năng truy cập Internet và một trang cá nhân trên mạng xã hội, bất cứ công dân nào cũng có thể trở thành người đưa tin. Đối với hoạt động báo chí, sự xuất hiện của Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, và trong cuộc đua khốc liệt để truyền tải thông tin ấy, đã không ít người làm báo phạm phải sai lầm khi lạm dụng mạng xã hội mà đánh mất đi lương tâm nghề nghiệp của người cầm bút. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào sự sa sút về mặt chất lượng của báo mạng điện tử hiện nay, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế và giảm thiểu tối đa hiện tượng này.
  • 6. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Trên thế giới Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17. Trải qua quá trình phát triển vài trăm năm, vấn đề đạo đức, nghề nghiệp của nhà báo luôn được quan tâm. Đã có rất nhiều cuốn sác đề cập hoặc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và bài bản. Bán chạy nhất hiện nay phải kể đến những cuốn như: + The Elements of Journalism (Những yếu tố của nghề báo) của tác giả Bill Kovach & Tom Rosenstiel. Với lời đề tựa: “Điều mà những người làm báo nên biết và công chúng nên đòi hỏi”, hai tác giả, bằng ngòi bút sắc sảo phân tích nền báo chí Mỹ: điểm mạnh và điểm yếu. Các tác giả cũng dành nhiều trang để nêu những nguyên tắc căn bản của nghề báo trong đó nguyên tắc tôn trọng sự thật được đặt lên hàng đầu. + The Principles of Multimedia Journalism (Những nguyên tắc của báo chí đa phương tiện). Tác giả Richard Hernandez và Jeremy Rue đều là những nhà báo giàu kinh nghiệm. Hai tác giả đã hệ thống hóa, phân loại các đặc tính của tác phẩm báo chí trên nền tảng kĩ thuật số. Bằng cách đó, các tác giả đã tạo cơ hội cho các sinh viên báo chí và các chuyên gia một cách để hiểu về tầm quan trọng trong việc dàn dựng câu chuyện trong một kỷ nguyên hội tụ. + Gatekeeping in Transition (Kiểm duyệt báo chí). Tác giả: Tim P.Vos, Francois Heinderyckx. Báo chí đang thay đổi từng ngày: từ cách sản xuất, loại hình, phương tiện lẫn các kênh chuyển tải. Với những thực tế thay đổi đó, việc kiểm duyệt báo chí có thay đổi gì không? Cuốn sách trả lời câu hỏi đó. + Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho Nhà báo kỹ thuật số). Tác giả Lawrie Zion, David Craig. Sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử đã dẫn đến những sự phức tạp trong đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Trong khi những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp
  • 7. dụng nó lên một nền tảng điện tử lại đầy khó khăn và thách thức. Trong cuốn Ethics for Digital Journalists, hai tác giả đã phỏng vấn những nhà báo kinh nghiệm và các học giả nghiên cứu về báo chí nhằm đưa ra những cách thực hành tích cực nhất cho báo chí kỹ thuật số. + Journalism Ethics: Arguments and Cases for the 21st Century (Đạo đức báo chí: Lý luận và Dẫn chứng cho thế kỷ 21 ). Tác giả: Roger Patching, Martin Hirst. Cuốn sách đề cập cả lý thuyết và thực hành của đạo đức báo chí. + Explorations in Global Media Ethics (Khám phá đạo đức truyền thông thế giới). Tác giả: Muhammad Ayish, Shakuntala Rao. Cuốn sách được xuất bản trong series Nghiên cứu về báo chí. + Principles of American Journalism: An Introduction (Những nguyên tắc của Báo chí Mỹ: Phần giới thiệu). Tác giả: Stephanie Craft và Charles N.Davis. Đây là cuốn sách giới thiệu cho các sinh viên báo chí giá trị cốt lõi của báo chí và vai trò quan trọng của nó trong xã hội dân chủ. + The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21st Century (Những quy tắc đạo đức mới cho báo chí: Một sự chỉ đường cho thế kỷ 21). Tác giả: Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Tác phẩm bao gồm các chương thể hiện quyền, trách nghiệm của các nhà báo (vd: giá trị, văn hóa đưa tin), những bối cảnh liên quan (chủ sở hữu, độc giả, kinh tế học, công dân) và những điểm áp lực (sự chính xác, xung đột lợi ích, thành kiến, đưa tin về những đối tượng dễ bị tổn thương). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các học giả người Nga được dịch ra tiếng Việt phải kể đến: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” (G.V.Ladutina), “Cơ sở lý luận của báo chí” tập 2 (E.P.Prôkhôrốp), “Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo” (G.V.Lazutina), “Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn” (V.V.Vôrôsilốp), “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những
  • 8. quy tắc và nghịch lý” (X.A.Mikhailốp), “Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera” (X.A.Muratốp), “Báo chí điều tra” (A.A.Chertưchơnưi), “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” (Helena Thorfinn) 2.2. Ở Việt Nam Vấn đề đạo đức báo chí từ lâu đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như: “Nghề báo nghiệp văn” – tác giả Phan Quang, nhà xuất bản Thông tấn năm 2005, “Cẩm nang đạo đức báo chí” – tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, 2009, “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản”, Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về Hoạt động Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, “Đạo đức Nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả: PGS. TS Hoàng Đình Cúc, NXB Chính trị Quốc gia...... Đây đều là những tài liệu ý nghĩa, khái quát được tầm quan trọng của đạo đức báo chí, và đặt ra yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của người làm báo. Đáng chú ý, năm 2011 TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã cho xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” được hình thành từ bản Luận án Tiến sỹ truyền thông đại chúng, chuyên ngành báo chí học. Sách dày 380 trang, gồm 5 chương và phần phụ lục cùng danh mục 135 tài liệu tham khảo, đây là công trình nghiên cứu công phu, cập nhật, rất thú vị và bổ ích về chủ đề đạo đức nghề nghiệp luôn mang tính thời sự trong đời sống báo chí nước ta thời gian gần đây. Và đầu năm 2014, TS. Nguyễn Thị Trường Giang tiếp tục ra mắt cuốn sách thứ 2 về đạo đức báo chí, đó là cuốn “100 bản quy ước đạo đức báo chí trên thế giới”. Tác giả đã công phu sưu tầm và biên dịch nhiều
  • 9. quy ước đạo đức từ những nguồn khác nhau, và cuối cùng chọn 100 bản để nghiên cứu, phân tích từ đó đề xuất kiến giải của mình.. Ngoài ra, bàn thêm về Đạo đức báo chí, có 1 số đầu sách như: + Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang (Nxb. Đại học Quốc gia, H. 2004). Tại chương 10 (từ trang 226-243) các tác giả bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thông qua các nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn của nghề báo. Đó là các nguyên tắc thể hiện trong các mối quan hệ giữa nhà báo với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm, nhà báo với tác giả, nhà báo với ban biên tập, nhà báo với đồng nghiệp. + Cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (Nxb. Lý luận chính trị, H.2007) bàn về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo từ trang 189-206. Trong đó, các tác giả cho rằng, đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi của thực tiễn đối với nhà báo. Muốn nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì phải nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của nhà báo. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính khoa học, tính chính trị, sự nhạy cảm nghề nghiệp và vốn tri thức phong phú trong phẩm chất nghề nghiệp có sự ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. + Cuốn “Báo chí thế giới xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thuý Hằng (Nxb. Thông tấn, H. 2008). Trong đó tác giả đề cập đến mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và nguồn tin (trang 52-54). Theo tác giả, một trong những vấn đề quan trọng nhất của đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là làm thế nào để người dân được thông tin một cách “đầy đủ, sâu sắc, công bằng và chính xác”.
  • 10. + Luận án Tiến sĩ Truyền thông Đại chúng của tác giả Chử Kim Hoa “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam hiện nay” năm 2009... Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nước cũng có bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo như: + Tọa đàm khoa học "Sư xâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ" do Đoàn khối các cơ quan Trung ương tổ chức vào tháng 6/2013. + Hội thảo "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số" do Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) phối hợp với Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức ngày 10/06/2015. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. + Hội thảo "90 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/6/2015 tại Hà Nội. + Hội thảo “Đạo đức báo chí trong khai thác và xử lý nguồn tin” do Hội Nhà báo Khánh Hòa tổ chức ngày 26/09/2014. + Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Konrad Adenauer Stiftung) tổ chức ngày 17/3/2014. Các hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp báo chí ở nước ta, như việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các toà soạn trên cơ sở tham khảo quy tắc đạo đức báo chí của các nước trên thế giới; khả năng ứng dụng các bộ quy tắc đạo đức báo chí ấy vào hoạt động của các toà soạn
  • 11. hiện nay; hay vấn đề đạo đức báo chí truyền hình… Nhiều đại biểu còn phân tích một số tình huống nổi cộm của đạo đức báo chí hiện nay. Qua nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu này đều đã khái quát được về các phạm trù liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong nền kinh tế thị trường, hoặc tóm lược được sự ra đời của báo mạng điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào gắn được hai vấn đề vi phạm đạo đức báo chí với thực trạng của báo mạng điện tử trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện nay, truyền thông hội tụ và công nghệ thông tin đã gần như “thao túng” truyền thông toàn thế giới, và Việt Nam, với tốc độ phát triển Internet đáng kinh ngạc, đã hòa mình vào dòng chảy xu hướng đó rất nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sự nhận thức, nguồn nhân lực, trình độ và quản lý của chúng ta còn chưa theo kịp tốc độ phát triển vũ bão đó, khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận xã hội. Kế thừa những cơ sở lý luận nền tảng, cập nhật thêm những kiến thức mới về truyền thông hội tụ, về mạng xã hội, luận văn này tập trung đi sâu vào một khía cạnh rõ ràng, nhất quán, trong một phạm vi nhất định, đó là Vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay – dựa trên việc khảo sát phản ứng của một số báo mạng điện tử trong năm 2013 và 2014 trước một số hiện tượng truyền thông nổi cộm. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.
  • 12. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: • Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. • Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. • Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung, và đội ngũ làm báo mạng điện tử nói riêng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát một số báo mạng có số lượng độc giả lớn ở Việt Nam hiện nay với các vấn đề nổi bật trong giới truyền thông trong năm 2013 và 2014. Các báo mạng điện tử bao gồm: Dantri.com.vn; Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; VTC.vn; www.thanhnien.com.vn; www.tienphong.vn; Nld.com.vn; Tuoitre.vn; Laodong.com.vn, News.zing.vn… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận
  • 13. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tư tưởng và báo chí; lý luận báo chí về vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động của báo chí; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp báo chí và sự tác động qua lại giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác. 2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể • Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để xem xét, phân tích các thông tin có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. • Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và những câu trả lời thu được qua phỏng vấn sâu. • Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng dùng để phỏng vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng như nhận thức của họ về vấn đề này. • Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu... có được trong quá trình khảo sát. • Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái quát… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 6..1 Ý nghĩa lý luận
  • 14. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới và làm phong phú thêm lý luận báo chí, truyền thông hiện đại và thực tiễn của báo mạng điện tử hiện đại và vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. 6..2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những cơ sở để các tổ chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng: • Các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí; • Các tòa soạn báo chí; • Các cơ sở đào tạo báo chí; • Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí • Những ai quan tâm lĩnh vực này • Cho chính tác giả luận văn 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 14 tiết, 116 trang. Nội dung của luận văn được trình bày theo thứ tự các chương sau đây: Chương 1: Quan niệm về đạo đức nhà báo và lý luận chung về báo mạng điện tử. Chương 2: Thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị để khắc phục vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử.
  • 15.
  • 16. Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.. Quan niệm về đạo đức nhà báo 1.1.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Đạo đức”. Theo định nghĩa của sách giáo khoa Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông, “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có những quan niệm về đạo đức khác nhau”. Và cần phân biệt rất rõ khái niệm “đạo đức” và “pháp luật”. Dù cùng có mục đích để điều chỉnh hành vi của con người, nhưng đạo đức được thực hiện dựa trên sự tự giác của con người với các chuẩn mực do xã hội đề ra, còn pháp luật được thực thi một cách bắt buộc, theo những quy tắc, quy định bằng văn bản chính thống do nhà nước đề ra. Tham khảo trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “ “Đạo đức” là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.”. Đứng trên khía cạnh khác, “Đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,F0 2D nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân –xã hội. Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều
  • 17. chỉnh và đánhF 0 2 D giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang thì: "Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" – [19, tr. 252] Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic được nhà triết học Anh Bentam sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp). Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,... Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp.
  • 18. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhưng đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ như: Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn Thầy giáo phải là người mô phạm Nhà báo phải trung thực Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân ... 1.1.2 Đạo đức nhà báo Nghề báo tuy không có một bộ luật đạo đức nghề nghiệp riêng nhưng cũng có các văn bản bao gồm các quy tắc đạo đức hành nghề cho báo giới và được các hội đoàn báo chí thông qua. “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”. Các quy tắc này áp dụng trong nhiệm vụ của nhà báo (nghĩa vụ thông tin, tôn trọng độc giả, lợi ích xã hội, quyền được biết) và quy định tính chính đáng cũng như tính đáng tin cậy của nhiệm vụ báo chí (độc lập với các quyền lực chính trị hoặc kinh tế, tôn trọng đời tư, bảo vệ nguồn cung cấp thông tin v.v...). Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lương tâm nghề nghiệp của một thông tin viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên 2 nguyên tắc căn bản: trách nhiệm xã hội và sự thật thông tin. Mặt khác, quy tắc đạo đức nghề còn góp phần giúp nhà báo tránh được các ý đồ lũng đoạn thông tin, tuyên truyền, đánh bóng hay bóp méo thông tin. Tuyên bố về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo được thông qua năm 1971 ở
  • 19. Munich có ý nghĩa phổ quát. Nó quy định "quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền chỉ trích là một trong các quyền tự do căn bản của toàn thể nhân loại", và "trách nhiệm của nhà báo đối với công chúng được đặt lên trên hết, cao hơn cả trách nhiệm đối với chủ bút và chính quyền Nhà nước". Ngoài ra nó quy định các nghĩa vụ của nhà báo như nghĩa vụ tôn trọng sự thật và đời tư cá nhân, nhất thiết chỉ đưa các tin "có nguồn gốc rõ ràng", nghĩa vụ "kiểm tra tất cả các thông tin tỏ ra thiếu chính xác", "không tiết lộ nguồn tin lấy được một cách bí mật". Nghị quyết 1003 năm 1993 của Hội đồng châu Âu về đạo đức nghề báo được thông qua, nhưng chỉ mang tính chất "khuyến nghị" đối với báo chí các quốc gia thành viên chứ không bắt buộc. - Lương tâm: Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình - Trách nhiệm: Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình Theo TS.Trương Minh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, không cứ là gì phải nghề báo mới đặt vấn đề về đạo đức, mà bất cứ một nghề nào khác, chuyện đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt ra, thậm chí phải được đặt lên hàng đầu rồi mới nói đến chuyên môn nghiệp vụ của người hàng nghề đó. Vì rằng không có đạo đức khi hành nghề thì khoảng cách giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng “nghề” để trục lợi hoặc làm những việc bất chính chỉ là tơ tóc. Với nghề báo, do đặc thù của công việc, câu chuyện về đạo đức lại càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Đạo đức của nhà báo không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào những nơi nguy hiểm nhất để phanh phui những mặt trái của đời sống mà còn góp
  • 20. phần trong việc “định hướng” dư luận, ngòi bút của nhà báo phải là mũi tên dẫn đường để mọi người cùng hướng thiện. Một nhà báo được gọi là “có đạo đức” phải là người đồng hành cùng nhân dân mình, cùng dân tộc và đất nước mình, biết chia sẻ những vui, buồn, sướng, khổ với đồng bào mình trong cuộc trường chinh thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu để đến đích ấm no, hạnh phúc. Đạo đức nhà báo không chỉ là việc đi đến tận cùng của nỗi oan khiên để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng cho người bị oan khuất mà cái chính là, bằng ngòi bút của mình, bằng sự trung thực và trách nhiệm của mình, nhà báo phải làm công việc của một bác sĩ phẫu thuật, cắt bỏ vĩnh viễn những khối u có thể trở thành “tiền lệ xấu”, có thể lây nhiễm thói hư cho cả cộng đồng. “Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ lụy cho cả cộng đồng. Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.” [18,tr.15] Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo là 3 mặt của một vấn đề, hòa quyện, liên kết chặt chẽ, là điều kiện, là tiền đề của nhau, cùng hướng tới một mục tiêu duy nhất là hoàn thành tốt trách nhiệm của nhà báo với sự phát triển của xã hội, của đất nước.
  • 21. Đạo đức nghề báo cũng là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc định hướng và đào tạo cho các thế hệ nhà báo Việt nam đủ đức và tài, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng.Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức của người làm báo. Đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng theo Hồ Chí Minh được hiểu là phẩm chất tốt đẹp nhất, là gốc của mọi vấn đề trong cuộc sống, là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của người làm báo, mà phạm trù pháp luật không điều chỉnh được. Bởi, “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(1). Đạo đức báo chí không chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các quy định của luật báo chí hiện hành, mà còn là tâm thức và phương châm hành nghề của tất cả những người làm báo cách mạng. Thực hiện đúng quy định đạo đức nghề nghiệp, người làm báo sẽ tránh được những tác động tiêu cực trong cơ chế thị trường, giữ vững lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với lực lượng báo chí cách mạng nói chung và đối với mỗi người làm báo nói riêng. 1.1.3 Vai trò của đạo đức nhà báo Bản lĩnh chính trị của người làm báo được thể hiện ngay trong tác phẩm báo chí. Qua tác phẩm báo chí, nhà báo bày tỏ quan điểm, thái độ với các sự kiện xảy ra; đấu tranh với các quan điểm sai trái và các tư tưởng thù địch; lên án phê phán, các hiện tượng tiêu cực, các thói hư tật xấu; bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Bản lĩnh chính trị của nhà báo còn được thể hiện ở trình độ nhận thức chính trị-xã hội, qua học tập, rèn luyện thực tiễn của nhà báo, đó là cái tâm, là phẩm chất chính trị của người làm báo. Cùng
  • 22. với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hết sức quan trọng với người làm báo. Đạo đức báo chí là đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù do đặc trưng của nghề nghiệp báo chí quy định. Đạo đức nghề nghiệp báo chí được thể hiện trong mối quan hệ giữa những người làm báo với nhau; giữa người làm báo với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nghề báo và được biểu hiện qua hoạt động của nhà báo, đó là lương tâm của nhà báo. Bên cạnh đó, lao động sáng tạo của người làm báo là sự tái tạo lại hiện thực khách quan một cách đúng đắn, chân thực nhưng không phản ánh một cách thô thiển, máy móc. Trước một sự kiện xảy ra nhà báo phải biết chắt lọc thông tin, tìm ra cái bản chất nhất, mang tính định hướng dư luận, làm cho công chúng hiểu rõ vấn đề. Sự sáng tạo không phải là sự thêm thắt, hư cấu, thêu dệt trong tác phẩm của mình về sự kiện xảy ra nhằm mục đích cá nhân. Nếu như vậy nhà báo đã tự đánh mất mình và vi phạm Luật Báo chí. Đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói riêng. Trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của đạo đức báo chí trong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức. Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên. Trước tiên hãy cùng trả lời câu hỏi: Vì sao với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng, được so sánh với nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án? Có ý kiến cho rằng vì đó là 5 nghề này có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi với nhiều người trong xã hội. Thế nhưng nghề thực phẩm, nghề nông hay rất nhiều nghề khác đều có mối quan hệ rất rộng với
  • 23. người dân; thậm chí còn có tính toàn dân. Như vậy thì nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án có gì khác biệt với phần lớn những nghề còn lại? Có một sự khác biệt rất lớn về mối tương quan của người làm nghề và đối tượng phục vụ giữa 5 nghề này với những nghề còn lại. Nếu đặt lên bàn cân một bên là người làm nghề và một bên là đối tượng phục vụ, thì với 5 nghề vừa nêu, đối tượng phục vụ nhẹ cân hơn hẳn về vị thế. Dường như người làm nghề có quyền nhiều hơn đối tượng của mình. Ở thế yếu hơn, những người được phục vụ khó có khả năng tự bảo vệ mình, họ phải trông chờ vào đạo đức nghề nghiệp, vào lương tâm của các nhà báo, cũng như các thẩm phán, bác sĩ, điều tra viên. Những người được phục vụ mong muốn những người làm nghề thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước mỗi một nhát dao mổ, một kết luận điều tra, một bản án, một bài báo. Các nước phát triển trên Thế giới đều có những quy định rất khắt khe về “đạo đức nhà báo”, thậm chí, ở một số tờ báo lớn còn có những quy định riêng về đạo đức nghề nghiệp cho mỗi chức danh trong tòa soạn của mình. Ở Nga, “Quy định về đạo đức nhà báo” được Hội đồng Nhà báo Nga thông qua ngày 23/06/1994, tại Moscow với những hạng mục chi tiết về những quy tắc mà nhà báo phải tuân thủ trong quá trình tác nghiệp như: “Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc. Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật. Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc
  • 24. giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào. Nói chung, nhà báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thông tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.”; “Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo đức. Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo. Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.” (Trích “Quy định về đạo đức nhà báo” – Hội đồng nhà báo Nga - 1994) Ở Mỹ, dù báo chí được xem là độc lập và tự do báo chí được Hiến pháp quy định, điều đó không có nghĩa là các cơ quan công quyền, các tổ chức tư nhân hoặc cá nhân không tìm cách khuynh loát hoặc kiểm soát thông tin sẽ được xuất bản. Nhiều tờ báo ở Mỹ đưa ra những quy tắc đạo đức chính thức hoặc không chính thức, nhằm nói rõ với phóng viên những gì họ có thể hoặc không thể nhận. Những quy tắc đó có ích, bởi vì nó giúp cân bằng quan hệ giữa
  • 25. phóng viên với nguồn tin. Điển hình trong số đó là Quy định của Los Angeles Times hay The Oregonian. Ở Châu Á, các Quốc gia đi đầu trong việc quy định đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo có thể kể đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy chuẩn đạo đức báo chí Hàn Quốc ra đời năm 1986 do Hiệp hội Biên tập viên báo chí Hàn Quốc gồm những biên tập viên các tờ báo hàng ngày và các cơ quan báo chí trên toàn quốc và đã lập nên. Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn làm báo và đáp ứng kì vọng của nhân dân về báo chí tốt đẹp. Không chỉ các biên tập biên mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến ngành báo sẽ tuân theo quy chuẩn này. Nhật Bản cũng có bộ “Quy tắc của báo chí Nhật Bản” với những quy tắc dựa trên “quyền được biết thông tin của công chúng”. Theo đó, “Quyền được biết thông tin của công chúng là một nguyên tắc cơ bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này không thể được đảm bảo nếu không có sự tồn tại của truyền thông, hoạt động với sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, đồng thời cam kết hướng tới một tiêu chuẩn đạo đức cao và không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào. Các cơ quan báo chí quyết tâm nắm giữ vai trò của họ như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực này.”; “Tất cả những người tham gia vào công việc biên tập, xuất bản, quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Bản thân họ cũng nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ hoàn thành đầy đủ trọng trách này, và để nâng cao lòng tin của độc giả.” Một vài dẫn chứng như trên để thấy đạo đức báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động báo chí, điều này đã được nhận thức từ rất lâu, nhưng luôn mang tính thời sự. 2.. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Luật pháp là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do
  • 26. Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. Đạo đức là 1 hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. 2...1...Những điểm giống nhau + Đạo đức và Pháp luật đều là những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định. + Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái đạo đức. + Đạo đức và pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định + Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều nhận sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội. + Chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành ra không phải để điều chỉnh một mối quan hệ xã hội cụ thể,
  • 27. một trường hợp cụ thể, mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là một trường hợp khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra. 2...2...Những điểm khác nhau Đạo Đức Pháp luật Đạo đức hình thành một cách tự phát do nhận thức của cá nhân và cộng đồng. Đạo đức thể hiện qua dạng không thành văn (văn hóa, truyền miệng, phong tục, tập quán..) và thành văn (kinh, sách chính trị, tôn giáo, nghệ thuật…) Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi, tự họ sẽ điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững. Đạo đức được đảm bảo bằng dư luận và lương tâm con người. Pháp luật hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp lý của nhà nước. Pháp luật biểu hiện rõ ràng dưới dạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi này là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hoặc nơi khác khi thiếu bóng pháp luật. Pháp luật được đảm bảo bằng nhà nước thông qua các bộ máy cơ quan như lập pháp, tư pháp, hành pháp, cảnh sát… Vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
  • 28. Vi phạm đạo đức sẽ bị chính tòa án lương tâm và dư luận lên án. 2...3...Pháp luật và Đạo đức có mối quan hệ qua lại mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau + Đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Bất kì một hệ thống pháp luật nào cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Những quan điểm, quan niệm đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Sự tác động của đạo đức tới việc hình thành pháp luật diễn ra ở nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất, các quy phạm pháp luật được xây dựng không trái với đạo đức xã hội. Ở cấp độ cao hơn thì các quy định được ban hành có sự thống nhất, phù hợp với những quan niệm đạo đức. Ở cấp độ này thì đạo đức đã ảnh hưởng tới việc hình thành quy định trong hệ thống pháp luật như thừa nhận một tập tục, tập quán đạo đức thành tập quán pháp/ hoặc giải quyết một vấn đề, một vụ việc cụ thể dựa trên quan niệm đạo đức trở thành tiền lệ pháp. Trong đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến pháp luật mạnh mẽ nhất vì bộ máy nhà nước được cấu thành trước hết và chủ yếu từ các thành viên trong giai cấp thống trị, hơn nữa giai cấp này còn có tiềm lực về kinh tế, các công cụ tuyên truyền…Những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật vì truyền thống làm nên bản sắc dân tộc, truyền thống là cơ sở, động lực của phát triển. + Đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự tác động này gồm 2 yếu tố: sự phù hợp của đạo đức với pháp luật và ý thức đạo đức của mỗi chủ thể cá nhân trong xã hội. Sự phù hợp của đạo đức và pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức thì nó sẽ được công dân chấp hành nghiêm chỉnh và ngược lại.
  • 29. Ý thức đạo đức của cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật. Những người có ý thức đạo đức cao luôn nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Những người có ý thức đạo đức thấp, sống trong môi trường đạo đức thấp thì dễ vi phạm pháp luật. + Pháp luật ghi nhận, củng cố, bảo vệ những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị, những giá trị đạo đức truyền thống. Bằng cách này, pháp luật bảo đảm cho đạo đức trở thành phổ biến hơn trên toàn xã hội, đồng thời góp phần hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh thông qua những biện pháp tác động của nhà nước. + Pháp luật giữ vai trò loại bỏ những quan điểm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ trong đời sống xã hội, đồng thời ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, ngăn chặn việc hình thành những quan điểm đạo đức trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội. 2...4...Mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật Luật học từ lâu đã đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật. Theo đó, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi: cố ý hoặc vô ý, gây hậu quả thiệt hại nhất định cho xã hội. Còn vi phạm đạo đức là gì? Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào được thừa nhận về vi phạm đạo đức, về dấu hiệu của dạng vi phạm quy tắc xã hội này. Bởi đối với người này, cộng đồng dân cư này, đây được coi là một hành động phi đạo đức, nhưng đối với người khác, một cộng đồng dân cư khác, hành động ấy lại không có vấn đề gì. Luật pháp được ghi lại bằng chương, khoản, điều, mục rất rõ ràng. Trong khi, không có văn bản nào ghi lại tất cả những quy tắc đạo đức cần
  • 30. được tôn trọng và làm theo. Từ đó dẫn đến sự mơ hồ trong việc xác định thế nào là vi phạm đạo đức. Một câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật như thế nào? Trên thực tế, đa số các vi phạm pháp luật đều có liên quan đến vi phạm đạo đức. Tuy vậy không phải bất kì một trường hợp vi phạm đạo đức nào cũng là vi phạm pháp luật và không phải bất kì một vi phạm pháp luật nào cũng là vi phạm đạo đức. Những lời nói không trung thực, biểu hiện của lối sống buông thả, sự lãnh đạm, ác cảm…nếu chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, không có đầy đủ các yếu tố cấu thành pháp luật thì không phải là vi phạm luật. Hỗn láo với cha mẹ là vi phạm đạo đức nhưng không vi phạm pháp luật. Lái xe tham gia giao thông không mang giấy tờ, quên xi nhan… là vi phạm pháp luật nhưng không phải vi phạm đạo đức. Pháp luật nghiêm cấm không được kết hôn cận huyết trong phạm vi ba đời nhưng ở khía cạnh đạo đức ở xã hội Việt Nam thì cứ có quan hệ họ hàng, dù là 5 đời hay 7 đời, vẫn được coi là không phù hợp đạo đức. Như vậy, ta có thể kết luật: đạo đức là một phạm trù rộng hơn pháp luật. Để xác định một hành vi có vi phạm đạo đức hay không, chúng ta chỉ có thể dựa một phần nhỏ ở việc hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không. Sự so sánh, đối chiếu cần được thực hiện một cách thận trọng và công tâm. 3.. Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam 1... Đặc điểm của văn hóa báo chí Việt Nam Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội), Văn hóa báo chí được chia làm 3 phần: Văn hóa của nền báo chí, Văn hoá của cơ quan báo chí và Văn hóa của người làm báo.
  • 31. Văn hóa báo chí của nền báo chí được thể hiện trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc về vai trò, chức năng của báo chí trong đời sống xã hội, về trách nhiệm, quy chuẩn của báo chí, cũng như thực tiễn các đóng góp của báo chí đối với xã hội. Báo chí Việt Nam là nền báo chí Cách mạng, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội, và là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Báo chí Việt Nam trong những năm qua không ngừng được nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân. Các cơ quan báo chí nước ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… Mỗi cơ quan báo chí chỉ có một văn hoá riêng trong cách điều hành, tổ chức, chọn lựa và chuyển tải tin tức, và vì vậy, mặc dù cùng chia sẻ chung một nền văn hoá báo chí, nhưng mỗi cơ quan báo chí lại có những đặc điểm văn hoá khác nhau. Đối với mỗi cơ quan báo chí, chất lượng văn hoá thể hiện ở năng lực định hướng giá trị hay mục đích của cơ quan báo chí; năng lực tổ chức điều hành, phân công nhân sự phù hợp với nội dung, chuyên trang, chuyên mục; trình độ biên tập của các biên tập viên, trình độ duyệt bài của các cấp quản lý, trình độ và kỹ năng trình bày ấn phẩm… Văn hoá của người làm báo: Xã hội càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu được thông tin cũng ngày càng lớn hơn. Trong một thế giới phẳng, thông tin không có biên giới quốc gia. Khái niệm báo chí và người làm báo trong thời đại bùng nổ thông tin cũng đã thay đổi theo hướng mở rộng biên độ. Tuy nhiên người làm báo có văn hoá phải là người có chuyên nghiệp vụ tinh thông, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng và có năng lực văn hoá tốt. Điểm quan
  • 32. trọng trong văn hoá của người làm báo là hàm lượng văn hoá trong sản phẩm báo chí. 2... Những yêu cầu chung về đạo đức nhà báo ở Việt Nam Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tồn tại không chỉ trong ý thức của các nhà báo, trong các tác phẩm báo chí mà còn được thể hiện cụ thể trong những tình huống, những mối quan hệ thường gặp của hoạt động thực tiễn báo chí. Các mối quan hệ được phân loại thành ba nhóm: (1) Nhóm các mối quan hệ nền tảng (nhà báo với Tổ quốc, đất nước; nhà báo với nhân dân; nhà báo với Đảng cộng sản), (2) Nhóm các mối quan hệ trong môi trường xã hội (nhà báo với công chúng; nhà báo với nguồn tin; nhà báo với nhân vật trong tác phẩm), (3) Nhóm các mối quan hệ nghề nghiệp (nhà báo với ban biên tập; nhà báo với đồng nghiệp trong và ngoài toà soạn; nhà báo với cộng tác viên, thông tin viên). Trong Luật Báo chí Việt Nam hiện nay chưa có một mục riêng dành cho đạo đức báo chí, tuy nhiên, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành một văn bản về “9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” (Hội Nhà Báo Việt Nam – ngày 13 tháng 8 năm 2005). Theo đó, Người làm báo tự nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây: 1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Nhà báo phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà báo phải quan tâm và bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích của đa số nhân dân. Khi thông tin phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phục vụ
  • 33. phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Nhà báo không được xúc phạm nhân phẩm con người bằng cách chuyển tải thông tin dưới hình thức từ ngữ và hình ảnh không phù hợp. Nhà báo không được hăm dọa, quấy rối hoặc đeo bám dai dẳng. Nhà báo cần tôn trọng danh dự và cuộc sống riêng tư của tất cả mọi người. Không được xâm phạm, điều tra đời tư một khi không được chấp thuận, bao gồm chụp ảnh tài sản và thu thập thông tin bằng các thiết bị nghe lén. Khi đưa tin về các vụ tai nạn hoặc thảm họa, nhà báo phải đồng cảm với sự đau khổ của nạn nhân và xúc cảm của gia đình họ. Nhà báo phải luôn nhớ rằng công việc cứu trợ được ưu tiên cao hơn quyền được thông tin của công chúng. Nhà báo không được mô tả quá kỹ hoặc cung cấp nhiều hình ảnh về thảm họa, tai nạn hoặc bạo lực, vì điều đó có thể gây tổn thương tới người thân của họ hoặc đụng chạm tới sự nhạy cảm của công chúng. Khi đưa tin, nhà báo nên tránh ám chỉ một cách định kiến, miệt thị về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, bệnh tật cũng như sự khiếm khuyết về thể xác, tinh thần của con người. Nhà báo cần quan tâm tới lợi ích công chúng, như bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của công chúng; giúp tìm, ngăn chặn và phát hiện tội phạm nghiêm trọng, các vụ bê bối và lạm dụng quyền lực; bảo vệ công chúng khỏi nguy cơ bị lừa gạt. 3. Hành nghề trung thực, chính xác và khách quan Nhà báo thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, không đưa những thông tin gây hiểu nhầm hoặc bị bóp méo. Không đăng tin đồn khi chưa được kiểm chứng. Không được viện cớ vì lợi ích chính đáng của công chúng đưa tin giật gân, câu khách.
  • 34. Phải đăng ở vị trí phù hợp tin cải chính những thông tin đã đưa sai, kèm theo lời xin lỗi của Ban biên tập. Nhà báo phải dành cho người bị hại cơ hội phản hồi. Khi thu thập thông tin, nhà báo phải xưng danh. Nếu cần ẩn danh hoặc sử dụng các biện pháp khai thác thông tin bí mật thì phải thận trọng, tránh vi phạm pháp luật. Nhà báo phải rành mạch giữa tin tức và ý kiến riêng (tin tức là thông tin về các sự kiện và các số liệu, còn ý kiến riêng là để truyền đạt ý nghĩ, ý tưởng, niềm tin hoặc sự phán xét của nhà báo). Nhà báo không được đưa định kiến khi đưa tin và bình luận. Nhà báo không được đạo tin. Mỗi khi dùng tư liệu của đồng nghiệp phải ghi rõ tên của tác giả. Các nhà báo viết trên mạng xã hội cần thận trọng khi viết những nội dung liên quan đến các thông tin khai thác được khi tác nghiệp. Nhà báo hết sức tránh tình trạng đăng tải các thông tin mà họ thu thập nhưng không được cơ quan báo chí chấp thuận trên các mạng xã hội cá nhân của mình. Nhà báo cần nhớ rằng uy tín của cơ quan báo chí mình đang công tác có thể bị giảm sút khi các quan điểm của cá nhân của nhà báo được đưa lên các mạng xã hội. Trước khi lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, nhà báo cần báo cáo người phụ trách mình. 4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật Nhà báo không được lạm dụng nghề để làm việc như một nhân viên quảng cáo, không được nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tiền báo đáp từ những người muốn quảng cáo và không được tham gia quảng cáo trá hình. Nhà báo không được gây sức ép hoặc gợi ý đổi chác vật chất để moi thông
  • 35. tin. Trong trường hợp cần phải chi tiền để có được thông tin mà công chúng có quyền được biết thì trong bài viết của mình phải công khai việc này. Nhà báo không được nhận bất kỳ quà tặng có giá trị hoặc bất kỳ ưu đãi nào, vì điều đó có thể tác động tới hoạt động báo chí của nhà báo, nhất là liên quan tới việc có cho đăng hay giấu thông tin đã thu thập được. Nếu được tài trợ để thực hiện chuyến đi công tác ở nước ngoài thì các cơ quan báo chí cần phải đăng thông tin cho công chúng biết cơ quan nào. Nhà báo cần thông tin cho Ban biên tập khi viết về những cổ phiếu hoặc mã chứng khoán mà họ biết rằng họ và gia đình họ có lợi ích tài chính lớn trong đó. Nhà báo cần tách bạch nội dung thông tin báo chí với thông tin tiếp thị, quảng cáo và tài trợ. 5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội Nhà báo phải nghiên cứu am tường pháp luật, làm việc và viết theo quy định của pháp luật. Để làm tốt nghĩa vụ công dân, trách nhiệm xã hội, khi đưa tin về tội phạm, nhà báo không được nêu danh tính trẻ em dưới 18 tuổi trong các vụ tội phạm hình sự dù đó là nạn nhân, nhân chứng hay bị cáo. Khi đưa tin về tội phạm hình sự vị thành niên hoặc các phiên tòa xét xử người vị thành niên, nhà báo phải thận trọng, hãy nghĩ tới tương lai của họ. Nhà báo phải luôn tôn trọng giả định vô tội và không được “kết tội” trước khi tòa tuyên án. Nhà báo không đưa tin về các vấn đề y tế một cách giật gân, vì điều đó có thể dẫn tới những hy vọng hoặc cảm giác sợ hãi vô căn cứ cho người đọc. Khi thông tin về phát kiến nghiên cứu khoa học nhà báo cần nói rõ kết quả đó của giai đoạn nào. 6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.
  • 36. Nhà báo phải tuân thủ chế độ bí mật thông tin, nhất là những thông tin mang tính bí mật quốc gia. Nhà báo không được tiết lộ danh tính người cung cấp thông tin, trừ phi họ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật. Nhà báo phải cho người được phỏng vấn biết thông tin họ cung cấp sẽ được đăng tải ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Nhà báo không được biến những cuộc trò chuyện thông thường hoặc các cuộc nói chuyện qua điện thoại thành những bài phỏng vấn mà người nói chuyện không biết đó là cuộc phỏng vấn. Nhà báo làm công việc thu thập thông tin phải theo quy định của pháp luật, phải có trách nhiệm và tôn trọng độc giả, khán giả, thính giả và người xem tin trên mạng. 7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp Các nhà báo phải tôn trọng nhau, không nên chèn ép gây khó cho đồng nghiệp, tránh các hành vi, ngôn ngữ bạo lực, tránh quấy rối đồng nghiệp. Các nhà báo cần giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiệp vụ; không vì cạnh tranh thông tin hoặc vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí của mình mà cản trở hoạt động tác nghiệp của đồng nghiệp khác. Sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo. 8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ Nhà báo cần không ngừng nâng cao trình độ chính trị, khiêm tốn học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn công tác, trong cuộc sống và giữa các đồng nghiệp. Nhà báo nên nhớ rằng trình độ chính trị, chuyên
  • 37. môn, nghiệp vụ của người làm báo sẽ tạo ra các tác phẩm báo chí có thể dẫn đến những tác động xã hội khác nhau. Nhà báo đòi hỏi thường xuyên trau dồi và tuân thủ các quy tắc đạo đức của người làm báo để nâng cao chất lượng tác phẩm của mình và vì lợi ích của công chúng. 9. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác Nhà báo phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời tôn trọng tập quán, truyền thống của các cộng đồng, không đưa những thông tin xúc phạm các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các cộng đồng địa phương. (Theo Cẩm nang Đạo đức báo chí – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam.) Theo đó, đi ngược, làm trái với những chuẩn mực cơ bản bên trên, nghĩa là người làm báo đã vi phạm đạo đức báo chí. Mức độ vi phạm khác nhau ở từng trường hợp sẽ có những cách thức xử lý khác nhau. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của Internet, sự ra đời của mạng xã hội và cuộc cạnh tranh khốc liệt của thông tin đã khiến cho báo mạng điện tử trở thành môi trường dễ khiến cho người làm báo sa ngã nhất. 4.. Về Báo mạng điện tử 1.4.1 Lược sử ra đời của báo mạng điện tử trên Thế giới Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Khái niệm trực tuyến lần đầu tiên được nhắc đển trong những năm 70 của thế kỷ XX để chỉ các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến
  • 38. điện là teletext và video text. Teletext ra đời trước, tiếp theo đó là sự ra đời của video text – đây là một bước phát riển của công nghệ teletext. Nó cho phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình tivi hoặc vi tính. Thông tin được truyền tải và thu nhận qua đường điện thoại, cáp hoặc qua mạng vi tính. Video text là tiền thân của công nghệ world wide web(www) là linh hồn của báo chí trực tuyến (báo mạng điện tử) sau này. Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”. Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng do kết hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng. Năm 1989: PACS Review (Đại học Houston), “Scholarly skywriting” (Đại học Princeton) xuất bản phiên bản điện tử, dùng công nghệ truyền LISTSERV, gọi là pre-print/pre-publication Năm 1991: American Cybercasting Corporation (ACC) là cty đầu tiên phân phối báo trên Internet. Tháng 1 năm 1993: dịch vụ công nghệ www đưa vào ứng dụng, các cơ quan báo chí xây dựng website trên nền tảng www (Post Modern Culture). Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện bước đột phá vào lĩnh vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của riêng mình trên mạng như Los Angeles Times, USA ToDay, New York Newsday, San joes,
  • 39. Chicago Tribune…Cũng trong năm này, 11 tờ báo khác của Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như China daily (Trung Quốc), Utusan (Malaysia), Asahi Simbun (Nhật Bản)… Đến nay, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như sự lớn mạnh của các tờ báo, nhu cầu vô cùng của công chúng… thì thật là khó để có thể thống kê hết các tờ báo mạng điện tử trên thế giới, người ta ước tính rằng mỗi tháng có hàng triệu thành viên mới trong mạng toàn cầu. Nhất là khi Blog và Mạng xã hội xuất hiện, có thể nói thế giới truyền thông đang sôi động, phong phú hơn bao giờ hết. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện thông tin đại chúng khác ở khả năng tương tác qua lại giữa báo chí - công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm – tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất. Tuy nhiên, cùng với những ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn đề bảo đảm an toàn thông tin và chính xác thông tin trên báo mạng điện tử là mối lo hàng đầu. Là bộ phận quan trọng của internet, lại phát hành một bản cho triệu triệu người đọc, do đó vấn đề thông tin trên bao mạng điện tử là hết sức quan trọng. Mặt khác, báo mạng điện tử đang phải chạy đua thông tin với nhau nhất là về khả năng nhanh nhất, nóng nhất…do vậy, có hiện tượng nhiều thông tin đưa không chính xác ( xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là thông tin chống phá) hoặc cùng một sự kiện nhưng các báo đưa theo nhiều kiểu khác nhau, các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đều đưa tin sai do đều copy từ báo này sang báo nọ làm thành hiệu ứng dây truyền, có thể
  • 40. là thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn chụp mũ và vội đưa ra kết luận trước cả…chuyên gia! làm công chúng hoang mang trong việc tiếp nhận. Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí trực tuyến còn phải đương đầu với sự xâm nhập của các nguồn thông tin xấu, thông tin không lành mạnh vốn đầy rẫy trên mạng internet. Nhất là, báo mạng điện tử là một trong những ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật. Tuy nhiên, nó vẫn phải đứng trong cuộc chạy đua gay gắt với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, và có nhiều nguy cơ bị chia sẻ công chúng. Chính vì vậy, báo mạng điện tử mặc dù có nhiều ưu thế hơn hẳn nhưng cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo thông tin chính xác đến hàng triệu triệu công chúng là yêu cầu cần thiết. 2.. Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam . Việt Nam hoà mạng internet vào năm 1997, cho đến nay, sau gần 20 năm, mật độ internet nước ta ngày càng tăng đáng kể. Trong điều kiện thuận lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có những bước phát triển bắt kịp thế giới. Tháng 2/1998 tờ Quê Hương – cơ quan của Uỷ Ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng internet, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta có thêm một thành viên mới, hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền thông in đến công chúng và thông tin đói ngoại. Báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là một trong những tờ đi tiên phong trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ Internet để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối
  • 41. ngoại. Ngày 21/6/1998, Nhân Dân điện tử (Tiếng Việt) ra đời tại địa chỉ: www.nhandan.org.vn (thử nghiệm 2 ngày/lần). Chưa đầy 1 năm sau, ngày 11/3/1999, báo chính thức cập nhật, thay đổi hằng ngày. Từ ngày 2/9/200, Nhân Dân điện tử có thêm phiên bản tiếng Anh phát hành 1 ngày/lần. Ngày 19/12/1997, mạng thông tin trực tuyến VNN ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang chủ: www.vnn.vn lần đầu tiên ra mắt công chúng mang tên VASC ORIENT trên nền mạng VNN. VASC ORIENT phát triển theo hướng thời sự, chuyên sâu, công chúng có thể thảo luận, trao đổi trực tiếp về mọi vấn đề trong và ngoài nước. Đó chính là tiền thân của tờ Vietnamnet.vn hiện tại. Báo Lao Động cũng đã rất nhanh nhạy khi cho ra mắt tờ báo điện tử của riêng mình với địa chỉ: www.laodong.com.vn. Trải qua gần 3 năm hoạt động, nó được đánh giá là một trong những tờ báo trực tuyến hàng đầu của Việt Nam với lượt người truy cập lên đến 180 triệu (tháng 3/2002). Ngày 26/2/2002, Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ (FPT) đã chính thức đưa lên mạng tờ VNEXPRESS với địa chỉ: www.vnexpress.net. Với mong muốn trở thành một website thông tin hữu ích cho độc giả, hoạt động trên nguyên tắc: thông tin phải nhanh, trung thực, khách quan. Hiện nay, VnExpress.net được coi là website báo trực tuyến hàng đầu ở Việt Nam. Theo Trung tâm internet VN (VNNIC), tính đến cuối năm 2014, cả nước có 36 triệu/93 triệu người sử dụng internet, tương ứng với 38% số dân, đứng thứ 8 ở châu Á và thứ 20 thế giới. Chỉ tính 14 năm qua, từ năm 2001 đến 2014, số lượng người sử dụng internet tăng trung bình mỗi năm khoảng 12 - 15%. Trong số hơn 36 triệu người VN sử dụng internet, có gần 20 triệu khách hàng của Google, hơn 15 triệu của Yahoo!, có 26 triệu khách của Facebook, đều tăng rất cao so với con số dự báo cách đây 4 - 5 năm.
  • 42. Cả nước có trên 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang tin của cơ quan báo chí và trên 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp. 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22 bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử. Có 16 nhà đăng ký tên miền VN, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại VN. Con số thống kê nêu trên cho thấy, tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của ta được thực hiện khá tốt, kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, nâng cao dân trí, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 1.4.3. Phân biệt Báo mạng điện tử, Trang tin điện tử và Mạng xã hội Hiện nay, ở Việt Nam, không chỉ công chúng mà ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng đang có nhiều nhầm lẫn giữa các loại hình: báo mạng điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội. Để phân biệt rõ ba loại hình này, chúng ta cần định nghĩa chính xác như sau: Theo Luật báo chí năm 1999, báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính. Nghị định 97/2008 bổ sung thêm rằng, một tờ báo điện tử chính thống phải có giấy phép theo Luật Báo chí, xuất bản theo Luật Xuất bản. Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet. Trong khi báo điện tử hội đủ các yếu tố được cấp phép hoạt động của một tờ báo điện tử, thì Trang tin điện tử đa phần được lấy thông tin từ báo in đăng lại. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm,
  • 43. chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (Trích Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Theo Báo cáo tháng 12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2014, cả nước có 98 báo, tạp chí điện tử (trong đó trong năm 2013 cấp mới 19 báo, tạp chí điện tử). Trong đó có 72 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử; 72 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 19 báo, tạp chí điện tử độc lập. Số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo báo chí là: 265. Số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp là 1.525 trang; 420 mạng xã hội; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo. 5.. Những vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên Báo mạng điện tử 2...5...Tích cực + Trung thành với lợi ích của đất nước, nhân dân Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước là sự phát triển, đi lên của báo chí và đội ngũ những người làm báo nói chung và những người làm báo điện tử nói riêng. Trong tất cả các thành tự về mọi mặt của đất nước đều ghi nhận sự đóng góp của những người làm báo. Báo điện tử với sự nhanh nhạy trong cách tiếp cận vấn đề, xử lý thông tin và lợi thế về công nghệ đã trở thành phương tiện truyền tải những thông tin nhanh nhất về các vấn đề của đất nước và người dân từ kinh tế, chính trị, ngoại giao…đến an sinh xã hội, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
  • 44. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, sự kiên định, trung thành với lý tưởng của Đảng, của nhà nước, những người làm báo mạng điện tử đã cùng với đồng nghiệp của mình tích cực tham gia và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cổ vũ các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Sự kiện nổi bật nhất về mặt chính trị, quân sự, thu hút sự chú ý, theo dõi và thảo luận của công chúng trong năm 2013 chính là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 xuống thềm lục địa của Việt Nam. Bắt đầu từ ngày 01/05/2014, Trung Quốc với lực lượng hộ tống mạnh mẽ của hàng trăm tàu trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự đã đưa và đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Đây được đánh giá là hành động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm các quy ước quốc tế về vấn đề Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, hòa bình của Việt Nam. Ngay từ thời điểm Trung Quốc bắt đầu có những hành động khiêu khích ngoài biển Đông, khi lực lượng cảnh sát biển bắt đầu cùng với ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung quyết tâm bám biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, cũng là lúc các nhà báo vào cuộc. 75 ngày đêm Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông là 75 ngày đêm dư luận trong nước và quốc tế sục sôi lòng căm phẫn. Và không thể thống kê hết được có bao nhiêu bài báo tường thuật, phỏng vấn, bao nhiêu phóng viên, nhà báo đã ngày đêm miệt mài bám sự kiện để đưa đến cho độc giả những tin tức cập nhật nhất về tình hình ngoài biển khơi, về diễn biến đối ngoại của lãnh đạo Đảng và nhà nước ta, về tình hình dư luận quốc tế, về hoạt động biểu tình, phản đối của cộng đồng người Việt trong nước, ở nước ngoài và cả bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử
  • 45. đã phát huy được hết những lợi thế của mình để cung cấp những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, nóng hổi nhất, đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ nhờ công nghệ, đã tận dụng được hết sức mạnh của truyền thông xã hội để góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và hòa bình dân tộc. Không có một đầu báo nào nằm ngoài sự kiện, với lượng tin bài cập nhật ở mức kỷ lục. Tất cả các trang báo mạng điện tử lớn như VnExpress.net, VietnamNet.vn, Dantri.com.vn, Tuoitre.vn, www.thanhnien.com.vn… đều lập riêng chuyên mục về biển Đông và các diễn đàn để người đọc có thể cùng vào trao đổi, bình luận theo dòng sự kiện. Hàng loạt báo mạng điện tử và trang tin điện tử thay banner, đổi giao diện trang chủ là hình ảnh của lá cờ Tổ quốc. Một hoạt động báo chí được cộng đồng đánh giá rất cao, và được đồng loạt các thành viên của “Diễn đàn nhà báo trẻ” bình chọn giải “Vành khuyên” dành cho tác phẩm báo chí xuất sắc của tháng đó là loạt bài ảnh tường thuật của nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Online trực tiếp từ điểm nóng Hoàng Sa. Các phóng viên Hà Bình và Đông Hà của Tuổi trẻ Online đã không ngần ngại lên tàu cùng với cảnh sát biển Việt Nam chiến đấu chống lại âm mưu xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc. Nếu như các chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu kiên cường bằng vòi rồng, bằng kinh nghiệm quân sự, thì các nhà báo, không chỉ có Hà Bình và Đông Hà, mà còn có nhiều phóng viên của các báo, đài khác, chiến đấu bằng chính những tấm ảnh, những dòng tin gửi về đất liền. Vũ khí của nhà báo bây giờ không còn là “cây bút” thô sơ, mà là chiếc máy ảnh, chiếc máy tính xách tay, cổng usb kết nối mạng 3G…để có thể đưa sự thật ra ánh sáng. Về đề tài, “Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép”, có 141 bài viết liên quan đã được đăng tải trên báo VnExpress, báo Thanh Niên Online có tất cả 765 tin bài, Tiền Phong Online có 294 kết quả.