SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 26
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 1
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Danh sách nhóm:
Nguyễn Thị Hồng Vân
Lê Thị Trang
Hồ Quốc Việt
Phạm Văn Tuấn
Nguyễn Văn Tú
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 2
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành
dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao. Thành quả này là
nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh
nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập
khẩu lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu
tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ
trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch),
hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn.
Xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Dù Việt Nam
trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong những năm tới ngành
dệt may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu. Dệt
may Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia phân tích thị trường đã nhận
định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức
sản xuất kinh doanh của mình.
Rất mong nhận được sự đóng góp của cô Đinh Thị Lan Hương và các bạn để bài tiểu
luận này có giá trị thiết thực hơn.
Chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Lan Hương đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm, giúp
nhóm hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------------2
MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------3
PHẦN I. NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM--------------------------------------------------5
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM------------------------------- 5
II. THỰC TRẠNG NGÀNH MAY VIỆT NAM--------------------------------------5
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH DỆT MAY ----7
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ -------------------------------------------------------------- 7
1.1. Môi trường kinh tế ------------------------------------------------------------------7
1.2. Môi trường công nghệ: ----------------------------------------------------------- 10
1.3. Môi trường văn hoá xã hội ------------------------------------------------------- 10
1.4. Môi trường nhân khẩu học------------------------------------------------------- 11
1.5. Môi trường chính trị- pháp luật ------------------------------------------------- 11
1.6. Môi trường toàn cầu -------------------------------------------------------------- 12
2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH----------------------------------------------------------- 12
2.1 . Đối thủ cạnh tranh hiện tại ----------------------------------------------------- 12
2.2 . Đối thủ tiềm ẩn ------------------------------------------------------------------- 13
2.3 . Khách hàng ----------------------------------------------------------------------- 14
2.4 . Nhà cung ứng--------------------------------------------------------------------- 14
IV. KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ------------------------------------------------ 15
1. ĐIỂM MẠNH: ----------------------------------------------------------------------- 15
2. ĐIỂM YẾU --------------------------------------------------------------------------- 16
3. CƠ HỘI ------------------------------------------------------------------------------- 16
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 4
4. THÁCH THỨC ---------------------------------------------------------------------- 17
V.GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM --------------------------------- 18
PHẦN II: NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI ----------------------------------------------- 19
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI------------------------------ 19
II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRỌNG ĐIỂM-------------------------- 21
1. THỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC EU ----------------------------------------- 21
1.1 Tổng quan về thị trường EU------------------------------------------------------ 21
1.2 Tổng quan về ngành may mặc EU----------------------------------------------- 21
2. THỊ TRƯỜNG MAY MẶC HOA KỲ ------------------------------------------- 23
3. NGÀNH MAY MẶC NHẬT BẢN ------------------------------------------------ 24
3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản---------------------------------------------- 24
3.2 Tổng quan ngành may mặc Nhật Bản ------------------------------------------ 25
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------- 26
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 5
PHẦN I. NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Nhiều năm qua, dệt may là ngành “ tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam ra thị trường thế giới thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành
dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, bình quân 20%/
năm trong giai đoạn 2000-2005. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động
dồi dào , khéo tay, chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ
được chữ tín trong kinh doanh với nhiều với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới.
Tuy nhiên , nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu
tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ
trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính ( chiếm 70 – 80 % kim ngạch), hình
thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn.
Từ khi hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ ( 1/1/2005) thì tốc đọ ngành dệt
may Trung Quốc không những đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu
lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt
Nam.
Xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lơn.Dù Việt Nam
trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) , trong những năm tới ngành
dệt may vẫn chưa phát triển nhanh và cạnh tranh được nhều nước xuất khẩu. Dệt may
Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia phân tích thị trường đã nhận
định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức
sản xuất kinh doanh của mình.
II.THỰC TRẠNG NGÀNH MAY VIỆT NAM
Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời . Dệt may là ngành hàng mũi nhọn
của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 6
dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng , cơ cấu chủng loại và giá trị kim
ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.
Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước
khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong toàn
ngành dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển , có lợi thế cạnh tranh
lướn trên trường quốc tế.
Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng
khích lệ, đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất,
xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng lao động lớn,
vừa tạo ra giá trị hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu.
Năng lực phát triển của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng
doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước. Trình độ công nghệ được cải tiến
đáng kể,nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
tương đối cao – bình quân 20% / năm trong giai đoạn 2000 – 2005 . Hàng dệt may Việt
Nam hiện đã có mặt tại trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường quan
trong của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ,,…
Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức.
Thứ nhất : Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế
vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế. Tay nghề công nhân còn thấp , việc đào tạo
chuyên gia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa ttheo kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi
phát triển của ngành.
Thứ 2 : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do
có tới 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công, trong đó ngành dệt
may vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhaaph nước ngoài.
Thứ 3 : Thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có ,
còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch , chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặt
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 7
hàng xuất khẩu không hạn ngạch , chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của
các thị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian.
Thứ 4 : Thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được
quan tâm đúng mức.
Đến nay ngành dệt may Việt Nam đã sử dụng gần 2 triệu lao động, với khoảng 2000
doanh nghiệp.Trong đó số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 10%
doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 70% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
khoảng 20%.
Hàng năm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 nước với kim ngạch đạt trên con
số 4,3 tỷ USD ; chiếm 16,35 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 4,83 USD
vào năm 2004.
Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác trước vận hội và thách thức
của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ,
mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra tập
đoàn kinh tế mạnh.Đứng trước tình hình đó Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã được
Chính Phủ phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập Đoàn Kinh Tế Dệt May Việt Nam.
Tập đoàn dệt may Việt Nam có nhiều đơn vị thành viên , sử dụng nhiều lao động ,
kinh doanh đa lĩnh vực và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Ngành dệt may chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 : trước năm 2000, chủ yếu gia công , xuất khẩu 100 triệu USD /năm
- Giai đoạn 2 : mở đường xuất khẩu vào thị trường Châu âu ( 1992 – 2002) đỉnh cao
xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD vào năm 2001
- Giai đoạn 3 : Mở vào thị trường Hoa kỳ ( 2002 -2006) tối đa xuất khẩu gần 5 tỷ
USD / năm 2005, năm nay dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD
- Giai đoạn 4 : sau năm 2006, hậu WTO , giai đoạn cạnh tranh quyết liệt
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH DỆT MAY
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.1 . Môi trường kinh tế
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 8
Chính sách tiền lương: Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở
tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất
khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động. Tuy
ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao
động trong ngành lại không cao.Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân
ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà
với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn.
Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay đổi trong chính sách lương
thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so
với số lao động tuyển mới.
Thu nhập: Trong 2 quý cuối năm 2009, GDP của riêng Hà Nội lần lượt tăng 8,3% và
9%. Mức tăng ngoạn mục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế góp phần đưa tổng sản
phẩm nội địa của Hà Nội ước tăng 6,7% so với năm 2008 và cao hơn mức 6% dự kiến.
Tương ứng, thu nhập bình quân của người dân thủ đô đạt 32 triệu đồng (kế hoạch 30 triệu
đồng).
Trong năm 2010, Hà Nội kỳ vọng mức tăng GDP đạt 9-10% hoặc cao hơn, đưa thu
nhập bình quân đầu người vượt 36 triệu đồng. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu
cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%.
Lạm phát : Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4
tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. Từ mức tăng cao, tới 1,96%
của tháng 2/2010 xuống 0,75% trong tháng 3, đến tháng 4, CPI tháng 4/2010 chỉ tăng
0,14% so với tháng trước.Trong hội nhập, nền kinh tế nước ta có độ mở cao do xuất khẩu
chiếm tới 60-70% GDP. Tuy nhiên, càng xuất khẩu nhiều, chúng ta càng phải nhập khẩu
lắm. Nhập khẩu đầu tư máy móc trang thiết bị. Nhập khẩu nguyên vật liệu cho gia công,
sản xuất. Chính vì nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập khẩu nhiều nên
khi giá cả thế giới tăng, sẽ tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng sản xuất trong
nước. Để xuất khẩu được 1 tỷ USD hàng dệt may, chúng ta phải nhập khẩu tới hơn 700
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 9
triệu USD nguyên phụ liệu. Với sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài,
nhập siêu càng lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát càng cao. 4 tháng đầu năm nay, nhập
siêu đã ở mức 4,6 tỷ USD, tương đương 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu
Chính phủ đặt ra là nhập siêu không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái : Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất
của Việt Nam. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà
nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này có thể sẽ
khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Mặt khác, sự suy thoái của
nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự
giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu -nguồn thu chính của các doanh
nghiệp may mặc giảm sút.Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn
vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá
của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng
ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lãi suất : Việc đột ngột tăng lãi suất vay của các ngân hàng vào đầu tháng 4-2010 vừa
qua, mặc dù đã có sự chỉ đạo của Chính phủ đối với Ngân hàng Nhà nước về điều chỉnh
lãi suất vào ngày 6-4-2010 xuống dưới 15%/năm, nhưng vẫn còn rất cao đối với DN.
Thêm vào đó, việc tăng giá điện và giá một số vật tư chính yếu khác đã gây ra một “cú
sốc” khá nặng cho các DN. Nhiều dự định đầu tư mở rộng sản xuất đã phải dừng lại, bởi
chỉ riêng việc tính toán sao cho có lãi và duy trì sản xuất với mức lãi suất này cũng là bài
toán khó của nhiều DN. Một thực tế hiện nay là tất cả các DN đều hoạt động bằng vốn
vay của ngân hàng, do vậy chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về lãi vay và huy động vốn sẽ ảnh
hưởng rất lớn đối với DN.Đối với các DN dệt-may, trung bình mỗi năm chỉ quay được từ
2,5 đến 3 vòng vốn và được coi là tương đối có hiệu quả, thì mỗi sản phẩm phải “gánh”
từ 4,5% đến 5,6% lãi vay ngân hàng, đây là khoản chi phí cao nhất, sau chi phí tiền lương
công nhân. Trong khi đó lãi gộp (chưa trừ lương, các chi phí quản lư sản xuất khác và lãi
của DN) chỉ dao động ở mức từ 25% đến 30%, rất khó để các DN có lãi.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 10
1.2. Môi trường công nghệ:
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành
may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện
giia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản
phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được . Vì thế nếu
được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may mặc Việt Nam có thể phát huy hết
được tiềm năng về lao động và chất lượng .
1.3. Môi trường văn hoá xã hội
Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng
đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng vè thị
hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi
liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết
kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc kiệt này. Hàng may mặc Trung
Quốc với giá thành rẻ và kiễu mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp
với thị hiểu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên,
người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nên những sản phẩm chất lượng tốt
của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tìm dùng. Đây là một
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện
đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các nước, đặc biệt là EU, chú ý yêu cầu và
kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối
với sản phẩm may mặc thường được EU sử dụng là các nhãn sinh thái, phương pháp sản
xuất sản phẩm bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động… Nếu không đáp ứng được
những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào EU sẽ rất khó khăn hoặc có
thể sẽ bị chịu phạt.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 11
1.4. Môi trường nhân khẩu học
Tại Việt Nam, mức sống của người dân thành thị ngày càng cao và đang theo xu
hướng chuyển sang tiêu dùng hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản... Một bộ phận dân cư ưa chuộng phương thức may đo không chỉ với những bộ
quần áo sang trọng mà cả quần áo mặc thường ngày. Hàng may mặc nội địa cũng có một
vị thế khá vững chắc với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Việt Tiến, May 10, Thành
Công, Thăng Long.
Thành thị, thị xã… mới có sự lựa chọn kỹ càng về kiểu dáng, chất lượng, màu sắc ,
thời trang… còn đa số người dân nông thôn chỉ mới chú trọng đến yếu tố “ ăn chắc, mặc
bền” ,trong tiêu dùng hàng may mặc hiện nay thì hàng may sẵn là hình thức chủ yếu vì
nhanh gọn đơn giản và tiện lợi, giá rẻ lại phong phú , đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đồ
may sẵn thường xuyên phải giảm giá do chất lượng thấp , tiêu thụ chậm, tồn đọng nhiều .
Những sản phẩm gắn mác chất lượng cao chỉ phù hợp với một bộ phận tiêu dùng trong xã
hội.
1.5. Môi trường chính trị- pháp luật
Trong quyết định 36/QĐ-TTG ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát
triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những
ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội
nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian
tới sẽ được ưu tiên phát triển.Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ
thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp
vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là
một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Năm 2007, hàng may mặc của Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điều tra về bán phá giá vào
thị trường này. Mặc dù Mỹ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện bán phá giá vào
Mỹ, nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 12
năm 2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp
dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích
cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho
hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù
có giảm mạnh trong năm 2008.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu
vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may.
Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi
nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định
đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của
ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).Những cam kết của Việt
Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mớI
1.6. Môi trường toàn cầu
Toàn cầu hoá các thị trường kinh doanh tạo ra cơ hội lẫn đe doạ.Nhiều thị trương toàn
cầu như Nam Mỹ, Hàn Quốc , Đài Loan đang trở nên không biên giới đang hội nhập.
Trung Quốc hiện ra với nhiều cơ hội và không ít đe doạ với các công ty quốc tế.Điều tạo
ra nhiều cơ hội đó chính là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, Trên tất cả các lĩnh
vực nói chung và ngành dệt may nói riêng. Để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì đang
là thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Nguồn nguyên liệu khan hiếm, cùng với
khủng hoảng kinh tế cùng với các rào cản kinh tế đã làm cho ngành may gặp không ít khó
khăn
2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH
2.1 . Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 13
Đối thủ cạnh tranh hiện tại mà ngành dệt may của Việt Nam đang phải đối đầu là
Trung Quốc vì hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường sản phẩm may mặc đơn giản,
thường ngày và đáp ứng nhu cầu cho các tầng lớp dân cư có thu nhập từ thấp đến trung
bình và khá.
Thứ nhất: hàng may mặc Trung Quốc tràn ngập, hàng Việt Nam muốn mở rộng kinh
doanh nôi địa phải vượt qua được thách thức cạnh gtranh gay gắt về nhiều mặt của hàng
Trung Quốc. Hàng Trung Quốc cũng đã làm thay đổi một phần thói quen tiêu dùng sản
phẩm may mặc trong 1 bộ phận dân cư.
Thứ 2 : Sự buôn lậu tràn lan các mặt hàng may mặc Trung Quốc vào Việt Nam đã gấy
ra sự biến động lớn về thị trường , gây tác hại xấu đến môi trường kinh doanh trong nước.
Thứ 3: Hàng dệt Trung Quốc nhập khẩu xét theo khía cạnh tích cực cũng đã bổ sung
nguyên liệu quan trọng trong ngành may trong nước.
2.2 . Đối thủ tiềm ẩn
Khi gia nhập WTO , hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài, với tiềm lực lớn về
vốn và kinh nghiệm sẽ xâm nhập mạnh vào Việt Nam và khi đó chẳng những các công ty
bán lẻ của Việt Nam mà các cửa hàng bán lẻ truyền thống của doanh nghiệp cũng sẽ lao
đao.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà với
hàng dệt may của Trung Quôc, Ấn Độ , Pakixtan,…Bởi vì rào cản thuế nhập khẩu 50%
đối với hàng may mặc.và 40% đối với vải sẽ giảm xuống từ 10 – 15%.
Ngành may mặc Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu
chủ yếu từ Trung Quốc. Với gần 70% nguyên liệu phải nhập khẩu, các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam không chủ động được kế hoạch sản xuất và nguồn sản xuất để phục vụ
cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Ngành dệt sẽ gặp nhiều khó khăn nhất, vì khoảng cách về trình độ phát triển giữa
ngành dệt Việt Nam và các nước khá xa, nếu xét theo thang điểm 10, thì ngành dệt Việt
Nam chỉ đạt 3-3,5 điểm.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 14
Hiện nay, 80% nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu là từ nước ngoài.
Điều này cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh kém cỏi của ngành dệt Việt Nam. Nếu
tình hình này không sớm cải thiện, các doanh nghiệp dệt có khả năng mất luôn chổ đứng
ở thị trường nội địa trong tương lai gần.
2.3 . Khách hàng
Thực tế thu nhập của người dân Việt Nam không cao nên việc may mặc cũng có
nhiều hạn chế. Chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có thu nhập cao tiêu dùng sản phẩm
cao câp còn lại là những người có thu nhập thấp và trung bình. Nhìn chung ngành dệt
may của Việt Nam ít mẫu mã đẹp, giá cao,..trong khi đó hàng dệt may của nhiều nước lại
có mẫu mã đẹp, giá rẻ, đa dạng chủng loại để người tiêu dùng sử dụng. Tiêu biểu là hàng
dệt may của Trung Quốc
Với tâm lý của người Việt Nam là thích rẻ và đẹp nên việc lựa chọn hàng của các
nước như Trung Quốc càng có xu hướng tăng.
2.4 . Nhà cung ứng
Nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước phục vụ ngành dệt may còn rất khiêm
tốn.Mặc dù xuất khẩu giữ vững vị trí so với cùng kỳ nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là việc
cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Vì trên thực tế tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng nguyên
phụ liệu vẫn chiếm con số cao với 7,36 tỷ USD; trong đó bông chiếm 417 triệu USD, sợi
723 triệu USD, vải 4,1 tỷ USD, phụ liệu tính chung cho cả dệt may & da giày: 2,19 tỷ
USD, chất dẻo làm nguyên liệu xơ, sợi tổng hợp: 2,2 tỷ USD. Và tập trung ở các thị
trường Trung Quốc với 2,09 tỷ USD, Đài Loan 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc 1,44 tỷ USD,
Nhật Bản 466 triệu USD. Con số này cho thấy, mỗi năm, ngành dệt may của nước ta
đang phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu của nước ngoài, trong khi đó nguồn nguyên liệu
trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% và tập trung vào một số sản phẩm như bông đã
đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp đáp ứng khoảng 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu
70%…
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 15
Nhìn chung giá cả nhập khẩu hàng từ các nước tương đối cao vì phải chịu một khoản
thuế nhập khẩu từ nước ngoài về
IV.KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
1. ĐIỂM MẠNH:
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị
của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất
lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản
chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các
doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ
năng và tay nghề may tốt.
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có
sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt
Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 16
trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-
2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008.
2. ĐIỂM YẾU
Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn
theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng
theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng
với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp
cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so
sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của
ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập
khẩu.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn
đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã
khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung
ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt
may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc
chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển
đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính
như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng
suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng.Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn
các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng đ-
ược chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
3. CƠ HỘI
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 17
Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ
hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh
nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu
vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may.
Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi
nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định
đối tác thương mại Việt – Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của
ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).
Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác
mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng
được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.
4. THÁCH THỨC
Tuy vậy, ngành dệt may của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách
thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp
phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao,
năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức
khi hội nhập kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý
của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây
dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu,
đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh,
an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 18
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo
đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.
Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc
biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
V.GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
- Về phía các doanh nghiệp dệt may: đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp
cận với công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.
Đầu tư mạnh vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu
sản phẩm như là một biện pháp kích cầu, phải coi thị trường trong nước là bàn đạp để ra
thị trường nước ngoài.
- Doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhìn nhận và đánh giá được tầm quan trọng của
thị trường nội địa và đã có những bước đi ban đầu mạnh mẽ để chiếm lấy thị trường này.
Vì vậy các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện các vấn đề sau:
- Kích thích tiêu dùng nội địa.
- Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường
nội địa.
- Thúc đẩy các ngành sản xuất phụ trợ cho ngành dệt may phát triển, tiến đến giảm dần
việc nhập khẩu nguyên phụ liệu tránh bị phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu
- Để thành công trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nội địa, ngành dệt may cần
có những biện pháp sau:
- Về phía ngành dệt may: Tích cực đầu tư vào các vùng trồng bông, đầu tư thêm các nhà
máy kéo sợi chất lượng cao để nâng dần tỉ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm. Cần
điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm thích hợp với nhu cầu trong nước.
- Doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 19
PHẦN II: NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
Thương mại dệt may chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Trong 4 thập kỷ qua,
thương mại dệt may thế giới đã tăng trên 60 lần (nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của
thương mại hàng hóa, với mức tăng 48 lần), từ chưa tới 6 tỷ USD vào những năm 1960
lên 342 tỷ USD vào đầu thế kỷ 21.
Lĩnh vực may mặc, đang ngày càng thu hút nhiều lao động, có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn lĩnh vực dệt và hiện chiếm 57% thương mại thế giới.
Cuối những năm 80, nhiều nước đang phát triển đã vượt các nước công nghiệp về thị
phần xuất khẩu hàng dệt may và hiện chiếm 50% thế giới về thị phần hàng dệt và 75%
thế giới về thị phần hàng may.
Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển và nhiều nước
coi ngành này là ngành công nghiệp quan trọng nhất, về xuất khẩu cũng như về việc làm
và tăng thêm giá trị.
Nhiều nước nhỏ kém phát triển và đang phát triển có khi phụ thuộc hoàn toàn vào
ngành dệt may vì ngành chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và 50% việc làm của
toàn đất nước.
Những quốc gia này thường tập trung vào một số thị trường tại các nước công nghiệp,
điển hình là Mỹ và EU. Trước ngày 1/1/2005 nhiều chuyên gia dự báo rằng sau khi hạn
ngạch dệt may được bãi bỏ, đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất là các nước nhỏ. Khi còn
chế độ hạn ngạch, các tập đoàn đa quốc gia như Gap, Levi-Strauss sản xuất hàng ở 50
quốc gia cùng lúc, nhưng khi hạn ngạch được dỡ bỏ, các tập đoàn này cũng như nhiều
nhà sản xuất hàng dệt may lớn khác sẽ tập trung sản xuất ở ít nước hơn. Ngoài ra, theo
Bộ Thương mại Mỹ nếu trước 2005 các công ty đa quốc gia đặt sản xuất và mua hàng ở
40 đến 60 quốc gia thì đến 2006 họ chỉ mua hàng từ 20 đến 30 quốc gia và đến 2010 thì
số lượng các nhà cung cấp nước ngoài sẽ sụt giảm còn ¼ so với hiện tại.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 20
Ngành công nghiệp dệt may sẽ tập trung vào các nước có chi phí nhân công thấp
nhất, sản xuất hiệu quả nhất, có hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc phát triển nhất.
Các công ty đa quốc gia còn lựa chọn các nước nào có sẵn nguồn nguyên liệu thô (hàng
dệt….) và hàng quần áo thành phẩm. Những nước có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói-
từ sản xuất vải đến cắt, may, và đóng gói – sẽ giành được ưu thế cạnh tranh, đó là những
nước sản xuất hàng may mặc lớn từ trước đến nay như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và
gần đây có thêm Việt Nam. Hiện tại và trong thời gian tới, các nhà bán lẻ và sản xuất
hàng hiệu đang dần chuyển hướng sang đầu tư sản xuất ở những nước này.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra không hoàn toàn giống như dự đoán, mà tình hình tiến triển
theo chiều hướng lạc quan hơn. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thị trường dệt
may toàn cầu vẫn phát triển mạnh sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được
bãi bỏ 1/1/2005, và mối lo ngại hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc bóp chết các nhà sản
xuất khác là không có cơ sở. Thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự
đoán, trong đó Trung Quốc là nước được lợi nhất khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may
được xóa bỏ. Trong bảy tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch
xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt của thế giới, do kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%. Nhiều doanh
nghiệp dệt may của EU cũng đạt mức tăng hơn 10%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của
Ðức, Ý và Pháp tăng tương ứng 16,5%, 10,3% và 8%.
Tuy vậy, năm 2005 đối với ngành dệt may Trung Quốc được xem là một năm "xui
xẻo". Tháng 6/2005, Ủy ban thực thi Hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) đã thông báo
sản lượng của các chủng loại hàng dệt may nhập từ Trung Quốc tính đến tháng 6 có nguy
cơ làm đảo lộn thị trường dệt may nước này, buộc họ phải có biện pháp tự vệ bằng cách
áp dụng hạn ngạch dệt may trở lại. Theo Phòng Thương mại - xuất nhập khẩu dệt may
Trung Quốc, việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với bảy mặt hàng dệt
may của Trung Quốc làm cho ngành dệt may của nước này bị thất thu tới 2 tỷ USD, kéo
theo khoảng 400 nghìn công nhân bị mất việc.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 21
Với EU, Trung Quốc cũng là nhà cung ứng hàng dệt may lớn cho các tập đoàn bán
buôn và bán lẻ hàng đầu châu Âu. Giống như Mỹ, EU có thời điểm cũng cho rằng cần áp
đặt các biện pháp hạn chế đối với hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc để đề phòng thị
trường nội khối bị lũng đoạn, bởi loại hàng này của đối tác khổng lồ từ châu Á. Từ thực
tế những mâu thuẫn về dệt may có thể dẫn tới việc không đủ hàng để phục vụ thị trường
EU đã phải đẩy nhanh chiến lược dài hạn nhằm củng cố ngành dệt may của mình để có
đủ sức chống chọi với các đối thủ ở châu Á. EU và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận
giải tỏa lượng hàng lớn bị kẹt ở các cảng châu Âu và đã thống nhất áp dụng chế độ hạn
ngạch từ tháng 6-2005 đến cuối năm 2007. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách
châu Âu cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi vì phải có một chiến lược dài hạn để
các nhà dệt may hai bên bờ Ðịa Trung Hải có thể đủ sức tồn tại và cạnh tranh lâu dài với
hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á.
II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRỌNG ĐIỂM
1. THỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC EU
1.1 Tổng quan về thị trường EU
Liên minh châu Âu (EU) là tên gọi hiện nay của Cộng đồng chung châu Âu cũ. Kể từ
ngày 1 tháng 1 năm 1995, EU có 15 quốc gia thành viên. Tháng 5 năm 2004, EU kết nạp
thêm 10 thành viên mới và hiện một số nước ứng cử viên đang trong quá trình đàm phán
gia nhập EU. Hiện nay EU đang bao gồm 25 thành viên.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng euro (€) đã trở thành tiền tệ hợp pháp trong 11
quốc gia thành viên EU gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Ai-len, Luxembourg, Hà
Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hy Lạp trở thành thành viên thứ 12 từ tháng 6 năm
2000. Các đồng tiền riêng của từng quốc gia đã trở thành đồng tiền thứ 2 sau euro và vẫn
được lưu thông như là loại tiền hợp pháp cho tới giữa năm 2002. Năm 2002, việc lưu
thông các đồng kẽm và đồng giấy euro đã hoàn toàn thay thế các đồng tiền quốc gia. Đan
Mạch, Anh và Thụy Điển quyết định không tham gia vào đồng tiền chung euro. Trong tài
liệu nghiên cứu này, đồng euro được dùng làm đồng tiền chính để chỉ giá trị.
1.2 Tổng quan về ngành may mặc EU
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 22
Ngành may mặc EU là một ngành đa dạng và phức tạp,gồm rất nhiều sản phẩm từ sợi
tổng hợp công nghệ cao tới hàng len, khăn trải giường cotton, màng lọc công nghiệp,
khăn ăn tới hàng thời trang cao cấp.
Lĩnh vực may mặc là một phần quan trọng của ngành sản xuất EU, với doanh thu năm
2005 đạt 198 tỷ euro, thu hút 2.218.729 lao động tại 154.866 doanh nghiệp.
Ngành may mặc của EU chiếm khoảng 4% tổng giá trị sản xuất và 7% việc làm sản
xuất trong khối EU-15.
Lĩnh vực may mặc của EU chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh
nghiệp dưới 50 lao động chiếm 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực may mặc của EU
và sản xuất gần 50% giá trị tăng thêm.
Tại EU – 15, ngành may mặc tập trung vào 5 nước đông dân nhất, chiếm khoảng ¾
sản lượng may mặc của EU-15 gồm Ý, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Xét đến 2 lĩnh
vực dệt và may, các nước phía nam như Ý, Hy lạp, Bồ Đào Nha và những nước có quy
mô nhỏ hơn như Tây Ban Nha và Pháp tập trung nhiều vào sản xuất hàng may mặc trong
khi các nước ở phía bắc như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo và Thụy Điển tập trung nhiều vào
ngành dệt. Nhìn chung, ngành may mặc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và việc
làm của các thành viên mới và các nước ứng cử viên hơn là tại EU 15.
Về việc thực hiện thương mại may mặc bên ngoài EU, trên20% giá trị sản xuất hàng
may mặc và 23% giá trị hàng dệt của EU được bán tại thị trường bên ngoài mặc dù việc
tiếp cận các thị trường thứ 3 còn bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại lớn đối
với thương mại may mặc, nhất là một số nhà xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh hơn
trong lĩnh vực này, và ngành may mặc EU có thể tăng sản xuất và xuất khẩu tới các thị
trường này khi những trở ngại đối với thương mại tự do được dỡ bỏ.
Nhìn chung trên cơ sở tăng năng suất, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm và
thương mại quốc tế, lĩnh vực may mặc của EU vẫn giữ được thế cạnh tranh trên bình diện
quốc tế và đã cải thiện được vị thế so với Hoa Kỳ.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 23
Tuy nhiên, sức ép về tái cơ cấu và hiện đại hóa ngành may mặc tại các nước thành
viên mới và các nước ứng cử viên đang ngày càng tăng do sự tiếp cận của các nước thứ 3
vào thị trường EU.
2. THỊ TRƯỜNG MAY MẶC HOA KỲ
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế
giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và
đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công
nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẳn của thế
giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo. Hàng
may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao cho các nước phát triển
hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp
ráp thành phẩm đẻ tái xuất lại vào Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Hiện Hoa
Kỳ có khoảng 15.000 công ty sản xuất hàng may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ
USD. Ngoài tập đoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành
đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ một số nhà máy trong ngành có 500 lao
động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhà máy dưới 50
lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD.
Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng và chi phí sản xuất
cạnh tranh ở Hoa Kỳ và nước ngoài.
Lợi nhuận của các công ty riêng lẻ dựa vào hiệu quả hoạt động và khối lượng sản
xuất. Các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách chuyên
sản xuất một dạng sản phẩm may mặc riêng biệt. Thu nhập bình quân hàng năm của
một nhân công đạt khoảng 125.000 USD.
Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần áo khác nhau, các nhà sản
xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm. Các phân khúc sản phẩm lớn nhất là quần nam
(20% doanh thu ngành), váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu
của nam (12%) và áo đầm (10%).
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 24
Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may
nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đã thuộc về các quốc gia châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASEAN... và thị phần của
ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp.
Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt may từ các nước
đang phát triển thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh có chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ,
từ rất lâu Hoa Kỳ đã thực hiện các chính sách kềm chế nhập khẩu. Tuy thế các chính sách
này đã không cứu được sản xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh
tranh quá mạnh của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
3. NGÀNH MAY MẶC NHẬT BẢN
3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn cho các nhà đầu tư và hàng hoá nước
ngoài, với khoảng 127 triệu dân (2005) có mức sống cao (GDP bình quân đầu người của
Nhật Bản năm 2005 khoảng 38.000 USD/người.
Nền kinh tế Nhật Bản đang trên đang trên đà phục hồi, chi tiêu cho tiêu dùng và xuất
khẩu đều tăng. Thặng dư tài khoản vãng lai tài khoá 2005 lên tới 18.920 tỷ Yên, tăng
3,9% so với tài khoá trước. Dự kiến tăng trưởng nền kinh tế nước này sẽ đạt 2,5% trong
năm 2006.
Ngoại thương Nhật Bản đạt con số kỷ lục trong ba năm tăng liên tục, kim ngạch xuất
khẩu năm 2005 đạt 598,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 518,6 tỷ USD. Thặng dư thương mại
giảm khoảng 30,8 tỷ USD, còn 79,6 tỷ USD, lần giảm đầu tiên trong 4 năm. Người tiêu
dùng Nhật Bản nhìn chung có trình độ thẩm mỹ cao, tinh tế. Đặc tính của người tiêu dùng
Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung
lưu. Họ cũng là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe nhất, họ thường đặt ra những tiêu
chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm.
Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này
còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 25
phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ,
mẫu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch v.v... những lỗi nhỏ do sơ ý
trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là
làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài.
3.2 Tổng quan ngành may mặc Nhật Bản
Trong những năm gần đây, sản xuất hàng may mặc của Nhật Bản giảm liên tục và với
cường độ ngày càng nhanh. Nếu sản xuất năm 2000 là 100% thì đến năm 2005 sản xuất
chỉ còn 73.7% tức là đã giảm 26,3%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sản xuất tại
Nhật đã trở nên kém cạnh tranh so với các nước khác. Dệt may là ngành cần nhiều lao
động mà xét về chi chí cho nhân công thì Nhật không thể cạnh tranh với Trung Quốc, các
nước ASEAN. Còn xét về khía cạnh thời trang và các giá trị gia tăng khác thì các nước
Châu Âu như Ý, Pháp; Hoa Kỳ có lợi thế vững chắc mà các nhà sản xuất Nhật khó có thể
vượt được họ.
Xét cụ thể thì ngành may mặc có thể phân chia thành các nhóm hàng như: vải và quần
áo nhân tạo, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, quần áo và các hàng hóa thay thế khác.
Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 26
KẾT LUẬN
Thị trường nước ngoài của ngành Dệt May trong mấy năm gần đây đã không ngừng
được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do
hoạt động chủ yếu dưới hình thức gia công xuất khấu nên phần giá trị gia tăng đem lại
cho đất nước là không nhiều. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước đã không phát huy
được thị trường nội địa nên đã để mất nhiều thị phần cho hàng hoá ngoại nhập và nhập
lậu. Do đó, có thể nói rằng đối với ngành Dệt May Việt Nam, “thị trường nước ngoài:làm
thuê; thị trường nội địa: bỏ ngõ”. Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thị sản
phẩm Dệt May, các nhà sản xuất cần có xu hướng chuyển sang hình thức “mua nguyên
liệu, bán thành phẩm” và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Máy móc thiết bị của ngành phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và cần phải thay thế, nâng cấp.
Mặt hàng được sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng và chủng loại nên
tính cạnh tranh của hàng hoá thấp. Do vậy, ngành có nhu cầu đầu tư để đồi mới thiết bị
công nghệ rất lớn trong những năm tiếp theo để có thể sản xuất được những mặt hàng
chất lượng cao.
Ngành May hiện đang nhập khẩu một số lượng lớn vài các loại. Do vậy việc đầu tư
tập trung cho ngành Dệt để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được đầu vào của ngành May
là một vấn đề đáng quan tâm.
Lực lượng lao động kỹ thuật, tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có nguy cơ thiếu
hụt nghiêm trọng trong vài năm tới. Vì vậy, công tác đào tạo và khuyến khích người lao
động trong ngành cần được nâng cao hơn nữa.
Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, với những đặc điểm kinh tế
kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay, công nghiệp Dệt
May được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn
lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếChiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếQuoc Tai Huynh Nguyen
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Le Nguyen Truong Giang
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty BitisChuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitisnataliej4
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Nguyễn Quang Sang Digital
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáoVinh Nguyen Duc
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)hung bonglau
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 

Mais procurados (20)

Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếChiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tế
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
 
Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty BitisChuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
G7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tienG7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tien
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 

Semelhante a Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may

[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Diệu Lì
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docNguyễn Công Huy
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiếnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamYến Nguyễn
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 

Semelhante a Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may (20)

Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
 
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức GiangBáo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
19191
1919119191
19191
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Ttkdqtsangthu2new
Ttkdqtsangthu2newTtkdqtsangthu2new
Ttkdqtsangthu2new
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
 

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Mais de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 

Último

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Último (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may

  • 1. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 1 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Danh sách nhóm: Nguyễn Thị Hồng Vân Lê Thị Trang Hồ Quốc Việt Phạm Văn Tuấn Nguyễn Văn Tú
  • 2. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 2 LỜI MỞ ĐẦU Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Dù Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong những năm tới ngành dệt may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu. Dệt may Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia phân tích thị trường đã nhận định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. Rất mong nhận được sự đóng góp của cô Đinh Thị Lan Hương và các bạn để bài tiểu luận này có giá trị thiết thực hơn. Chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Lan Hương đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm, giúp nhóm hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
  • 3. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------------2 MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------3 PHẦN I. NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM--------------------------------------------------5 I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM------------------------------- 5 II. THỰC TRẠNG NGÀNH MAY VIỆT NAM--------------------------------------5 III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH DỆT MAY ----7 1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ -------------------------------------------------------------- 7 1.1. Môi trường kinh tế ------------------------------------------------------------------7 1.2. Môi trường công nghệ: ----------------------------------------------------------- 10 1.3. Môi trường văn hoá xã hội ------------------------------------------------------- 10 1.4. Môi trường nhân khẩu học------------------------------------------------------- 11 1.5. Môi trường chính trị- pháp luật ------------------------------------------------- 11 1.6. Môi trường toàn cầu -------------------------------------------------------------- 12 2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH----------------------------------------------------------- 12 2.1 . Đối thủ cạnh tranh hiện tại ----------------------------------------------------- 12 2.2 . Đối thủ tiềm ẩn ------------------------------------------------------------------- 13 2.3 . Khách hàng ----------------------------------------------------------------------- 14 2.4 . Nhà cung ứng--------------------------------------------------------------------- 14 IV. KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ------------------------------------------------ 15 1. ĐIỂM MẠNH: ----------------------------------------------------------------------- 15 2. ĐIỂM YẾU --------------------------------------------------------------------------- 16 3. CƠ HỘI ------------------------------------------------------------------------------- 16
  • 4. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 4 4. THÁCH THỨC ---------------------------------------------------------------------- 17 V.GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM --------------------------------- 18 PHẦN II: NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI ----------------------------------------------- 19 I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI------------------------------ 19 II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRỌNG ĐIỂM-------------------------- 21 1. THỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC EU ----------------------------------------- 21 1.1 Tổng quan về thị trường EU------------------------------------------------------ 21 1.2 Tổng quan về ngành may mặc EU----------------------------------------------- 21 2. THỊ TRƯỜNG MAY MẶC HOA KỲ ------------------------------------------- 23 3. NGÀNH MAY MẶC NHẬT BẢN ------------------------------------------------ 24 3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản---------------------------------------------- 24 3.2 Tổng quan ngành may mặc Nhật Bản ------------------------------------------ 25 KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------- 26
  • 5. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 5 PHẦN I. NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Nhiều năm qua, dệt may là ngành “ tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, bình quân 20%/ năm trong giai đoạn 2000-2005. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào , khéo tay, chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên , nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính ( chiếm 70 – 80 % kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Từ khi hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ ( 1/1/2005) thì tốc đọ ngành dệt may Trung Quốc không những đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam. Xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lơn.Dù Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) , trong những năm tới ngành dệt may vẫn chưa phát triển nhanh và cạnh tranh được nhều nước xuất khẩu. Dệt may Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia phân tích thị trường đã nhận định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. II.THỰC TRẠNG NGÀNH MAY VIỆT NAM Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời . Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm
  • 6. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 6 dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng , cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong toàn ngành dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển , có lợi thế cạnh tranh lướn trên trường quốc tế. Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ, đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Năng lực phát triển của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước. Trình độ công nghệ được cải tiến đáng kể,nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao – bình quân 20% / năm trong giai đoạn 2000 – 2005 . Hàng dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường quan trong của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ,,… Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức. Thứ nhất : Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế. Tay nghề công nhân còn thấp , việc đào tạo chuyên gia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa ttheo kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi phát triển của ngành. Thứ 2 : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do có tới 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công, trong đó ngành dệt may vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhaaph nước ngoài. Thứ 3 : Thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có , còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch , chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặt
  • 7. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 7 hàng xuất khẩu không hạn ngạch , chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian. Thứ 4 : Thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay ngành dệt may Việt Nam đã sử dụng gần 2 triệu lao động, với khoảng 2000 doanh nghiệp.Trong đó số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 10% doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 70% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 20%. Hàng năm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 nước với kim ngạch đạt trên con số 4,3 tỷ USD ; chiếm 16,35 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 4,83 USD vào năm 2004. Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác trước vận hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh , mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra tập đoàn kinh tế mạnh.Đứng trước tình hình đó Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã được Chính Phủ phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập Đoàn Kinh Tế Dệt May Việt Nam. Tập đoàn dệt may Việt Nam có nhiều đơn vị thành viên , sử dụng nhiều lao động , kinh doanh đa lĩnh vực và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngành dệt may chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 : trước năm 2000, chủ yếu gia công , xuất khẩu 100 triệu USD /năm - Giai đoạn 2 : mở đường xuất khẩu vào thị trường Châu âu ( 1992 – 2002) đỉnh cao xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD vào năm 2001 - Giai đoạn 3 : Mở vào thị trường Hoa kỳ ( 2002 -2006) tối đa xuất khẩu gần 5 tỷ USD / năm 2005, năm nay dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD - Giai đoạn 4 : sau năm 2006, hậu WTO , giai đoạn cạnh tranh quyết liệt III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH DỆT MAY 1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1.1 . Môi trường kinh tế
  • 8. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 8 Chính sách tiền lương: Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động. Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao.Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới. Thu nhập: Trong 2 quý cuối năm 2009, GDP của riêng Hà Nội lần lượt tăng 8,3% và 9%. Mức tăng ngoạn mục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế góp phần đưa tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội ước tăng 6,7% so với năm 2008 và cao hơn mức 6% dự kiến. Tương ứng, thu nhập bình quân của người dân thủ đô đạt 32 triệu đồng (kế hoạch 30 triệu đồng). Trong năm 2010, Hà Nội kỳ vọng mức tăng GDP đạt 9-10% hoặc cao hơn, đưa thu nhập bình quân đầu người vượt 36 triệu đồng. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Lạm phát : Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. Từ mức tăng cao, tới 1,96% của tháng 2/2010 xuống 0,75% trong tháng 3, đến tháng 4, CPI tháng 4/2010 chỉ tăng 0,14% so với tháng trước.Trong hội nhập, nền kinh tế nước ta có độ mở cao do xuất khẩu chiếm tới 60-70% GDP. Tuy nhiên, càng xuất khẩu nhiều, chúng ta càng phải nhập khẩu lắm. Nhập khẩu đầu tư máy móc trang thiết bị. Nhập khẩu nguyên vật liệu cho gia công, sản xuất. Chính vì nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập khẩu nhiều nên khi giá cả thế giới tăng, sẽ tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng sản xuất trong nước. Để xuất khẩu được 1 tỷ USD hàng dệt may, chúng ta phải nhập khẩu tới hơn 700
  • 9. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 9 triệu USD nguyên phụ liệu. Với sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nhập siêu càng lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát càng cao. 4 tháng đầu năm nay, nhập siêu đã ở mức 4,6 tỷ USD, tương đương 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là nhập siêu không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái : Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu -nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc giảm sút.Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất : Việc đột ngột tăng lãi suất vay của các ngân hàng vào đầu tháng 4-2010 vừa qua, mặc dù đã có sự chỉ đạo của Chính phủ đối với Ngân hàng Nhà nước về điều chỉnh lãi suất vào ngày 6-4-2010 xuống dưới 15%/năm, nhưng vẫn còn rất cao đối với DN. Thêm vào đó, việc tăng giá điện và giá một số vật tư chính yếu khác đã gây ra một “cú sốc” khá nặng cho các DN. Nhiều dự định đầu tư mở rộng sản xuất đã phải dừng lại, bởi chỉ riêng việc tính toán sao cho có lãi và duy trì sản xuất với mức lãi suất này cũng là bài toán khó của nhiều DN. Một thực tế hiện nay là tất cả các DN đều hoạt động bằng vốn vay của ngân hàng, do vậy chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về lãi vay và huy động vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với DN.Đối với các DN dệt-may, trung bình mỗi năm chỉ quay được từ 2,5 đến 3 vòng vốn và được coi là tương đối có hiệu quả, thì mỗi sản phẩm phải “gánh” từ 4,5% đến 5,6% lãi vay ngân hàng, đây là khoản chi phí cao nhất, sau chi phí tiền lương công nhân. Trong khi đó lãi gộp (chưa trừ lương, các chi phí quản lư sản xuất khác và lãi của DN) chỉ dao động ở mức từ 25% đến 30%, rất khó để các DN có lãi.
  • 10. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 10 1.2. Môi trường công nghệ: Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện giia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được . Vì thế nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may mặc Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng . 1.3. Môi trường văn hoá xã hội Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng vè thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc kiệt này. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiễu mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiểu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tìm dùng. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các nước, đặc biệt là EU, chú ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được EU sử dụng là các nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động… Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào EU sẽ rất khó khăn hoặc có thể sẽ bị chịu phạt.
  • 11. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 11 1.4. Môi trường nhân khẩu học Tại Việt Nam, mức sống của người dân thành thị ngày càng cao và đang theo xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Một bộ phận dân cư ưa chuộng phương thức may đo không chỉ với những bộ quần áo sang trọng mà cả quần áo mặc thường ngày. Hàng may mặc nội địa cũng có một vị thế khá vững chắc với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Việt Tiến, May 10, Thành Công, Thăng Long. Thành thị, thị xã… mới có sự lựa chọn kỹ càng về kiểu dáng, chất lượng, màu sắc , thời trang… còn đa số người dân nông thôn chỉ mới chú trọng đến yếu tố “ ăn chắc, mặc bền” ,trong tiêu dùng hàng may mặc hiện nay thì hàng may sẵn là hình thức chủ yếu vì nhanh gọn đơn giản và tiện lợi, giá rẻ lại phong phú , đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đồ may sẵn thường xuyên phải giảm giá do chất lượng thấp , tiêu thụ chậm, tồn đọng nhiều . Những sản phẩm gắn mác chất lượng cao chỉ phù hợp với một bộ phận tiêu dùng trong xã hội. 1.5. Môi trường chính trị- pháp luật Trong quyết định 36/QĐ-TTG ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển.Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007, hàng may mặc của Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điều tra về bán phá giá vào thị trường này. Mặc dù Mỹ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện bán phá giá vào Mỹ, nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong
  • 12. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 12 năm 2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mớI 1.6. Môi trường toàn cầu Toàn cầu hoá các thị trường kinh doanh tạo ra cơ hội lẫn đe doạ.Nhiều thị trương toàn cầu như Nam Mỹ, Hàn Quốc , Đài Loan đang trở nên không biên giới đang hội nhập. Trung Quốc hiện ra với nhiều cơ hội và không ít đe doạ với các công ty quốc tế.Điều tạo ra nhiều cơ hội đó chính là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, Trên tất cả các lĩnh vực nói chung và ngành dệt may nói riêng. Để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì đang là thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Nguồn nguyên liệu khan hiếm, cùng với khủng hoảng kinh tế cùng với các rào cản kinh tế đã làm cho ngành may gặp không ít khó khăn 2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH 2.1 . Đối thủ cạnh tranh hiện tại
  • 13. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 13 Đối thủ cạnh tranh hiện tại mà ngành dệt may của Việt Nam đang phải đối đầu là Trung Quốc vì hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường sản phẩm may mặc đơn giản, thường ngày và đáp ứng nhu cầu cho các tầng lớp dân cư có thu nhập từ thấp đến trung bình và khá. Thứ nhất: hàng may mặc Trung Quốc tràn ngập, hàng Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh nôi địa phải vượt qua được thách thức cạnh gtranh gay gắt về nhiều mặt của hàng Trung Quốc. Hàng Trung Quốc cũng đã làm thay đổi một phần thói quen tiêu dùng sản phẩm may mặc trong 1 bộ phận dân cư. Thứ 2 : Sự buôn lậu tràn lan các mặt hàng may mặc Trung Quốc vào Việt Nam đã gấy ra sự biến động lớn về thị trường , gây tác hại xấu đến môi trường kinh doanh trong nước. Thứ 3: Hàng dệt Trung Quốc nhập khẩu xét theo khía cạnh tích cực cũng đã bổ sung nguyên liệu quan trọng trong ngành may trong nước. 2.2 . Đối thủ tiềm ẩn Khi gia nhập WTO , hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài, với tiềm lực lớn về vốn và kinh nghiệm sẽ xâm nhập mạnh vào Việt Nam và khi đó chẳng những các công ty bán lẻ của Việt Nam mà các cửa hàng bán lẻ truyền thống của doanh nghiệp cũng sẽ lao đao. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà với hàng dệt may của Trung Quôc, Ấn Độ , Pakixtan,…Bởi vì rào cản thuế nhập khẩu 50% đối với hàng may mặc.và 40% đối với vải sẽ giảm xuống từ 10 – 15%. Ngành may mặc Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Với gần 70% nguyên liệu phải nhập khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động được kế hoạch sản xuất và nguồn sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Ngành dệt sẽ gặp nhiều khó khăn nhất, vì khoảng cách về trình độ phát triển giữa ngành dệt Việt Nam và các nước khá xa, nếu xét theo thang điểm 10, thì ngành dệt Việt Nam chỉ đạt 3-3,5 điểm.
  • 14. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 14 Hiện nay, 80% nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu là từ nước ngoài. Điều này cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh kém cỏi của ngành dệt Việt Nam. Nếu tình hình này không sớm cải thiện, các doanh nghiệp dệt có khả năng mất luôn chổ đứng ở thị trường nội địa trong tương lai gần. 2.3 . Khách hàng Thực tế thu nhập của người dân Việt Nam không cao nên việc may mặc cũng có nhiều hạn chế. Chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có thu nhập cao tiêu dùng sản phẩm cao câp còn lại là những người có thu nhập thấp và trung bình. Nhìn chung ngành dệt may của Việt Nam ít mẫu mã đẹp, giá cao,..trong khi đó hàng dệt may của nhiều nước lại có mẫu mã đẹp, giá rẻ, đa dạng chủng loại để người tiêu dùng sử dụng. Tiêu biểu là hàng dệt may của Trung Quốc Với tâm lý của người Việt Nam là thích rẻ và đẹp nên việc lựa chọn hàng của các nước như Trung Quốc càng có xu hướng tăng. 2.4 . Nhà cung ứng Nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước phục vụ ngành dệt may còn rất khiêm tốn.Mặc dù xuất khẩu giữ vững vị trí so với cùng kỳ nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là việc cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Vì trên thực tế tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu vẫn chiếm con số cao với 7,36 tỷ USD; trong đó bông chiếm 417 triệu USD, sợi 723 triệu USD, vải 4,1 tỷ USD, phụ liệu tính chung cho cả dệt may & da giày: 2,19 tỷ USD, chất dẻo làm nguyên liệu xơ, sợi tổng hợp: 2,2 tỷ USD. Và tập trung ở các thị trường Trung Quốc với 2,09 tỷ USD, Đài Loan 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc 1,44 tỷ USD, Nhật Bản 466 triệu USD. Con số này cho thấy, mỗi năm, ngành dệt may của nước ta đang phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu của nước ngoài, trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% và tập trung vào một số sản phẩm như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp đáp ứng khoảng 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu 70%…
  • 15. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 15 Nhìn chung giá cả nhập khẩu hàng từ các nước tương đối cao vì phải chịu một khoản thuế nhập khẩu từ nước ngoài về IV.KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC 1. ĐIỂM MẠNH: Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị
  • 16. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 16 trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000- 2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008. 2. ĐIỂM YẾU Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu. Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng.Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng đ- ược chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. 3. CƠ HỘI
  • 17. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 17 Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt – Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân. 4. THÁCH THỨC Tuy vậy, ngành dệt may của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng. Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
  • 18. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 18 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. V.GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM - Về phía các doanh nghiệp dệt may: đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp cận với công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Đầu tư mạnh vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm như là một biện pháp kích cầu, phải coi thị trường trong nước là bàn đạp để ra thị trường nước ngoài. - Doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhìn nhận và đánh giá được tầm quan trọng của thị trường nội địa và đã có những bước đi ban đầu mạnh mẽ để chiếm lấy thị trường này. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện các vấn đề sau: - Kích thích tiêu dùng nội địa. - Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa. - Thúc đẩy các ngành sản xuất phụ trợ cho ngành dệt may phát triển, tiến đến giảm dần việc nhập khẩu nguyên phụ liệu tránh bị phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu - Để thành công trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nội địa, ngành dệt may cần có những biện pháp sau: - Về phía ngành dệt may: Tích cực đầu tư vào các vùng trồng bông, đầu tư thêm các nhà máy kéo sợi chất lượng cao để nâng dần tỉ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm. Cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm thích hợp với nhu cầu trong nước. - Doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã.
  • 19. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 19 PHẦN II: NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI Thương mại dệt may chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Trong 4 thập kỷ qua, thương mại dệt may thế giới đã tăng trên 60 lần (nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hóa, với mức tăng 48 lần), từ chưa tới 6 tỷ USD vào những năm 1960 lên 342 tỷ USD vào đầu thế kỷ 21. Lĩnh vực may mặc, đang ngày càng thu hút nhiều lao động, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn lĩnh vực dệt và hiện chiếm 57% thương mại thế giới. Cuối những năm 80, nhiều nước đang phát triển đã vượt các nước công nghiệp về thị phần xuất khẩu hàng dệt may và hiện chiếm 50% thế giới về thị phần hàng dệt và 75% thế giới về thị phần hàng may. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển và nhiều nước coi ngành này là ngành công nghiệp quan trọng nhất, về xuất khẩu cũng như về việc làm và tăng thêm giá trị. Nhiều nước nhỏ kém phát triển và đang phát triển có khi phụ thuộc hoàn toàn vào ngành dệt may vì ngành chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và 50% việc làm của toàn đất nước. Những quốc gia này thường tập trung vào một số thị trường tại các nước công nghiệp, điển hình là Mỹ và EU. Trước ngày 1/1/2005 nhiều chuyên gia dự báo rằng sau khi hạn ngạch dệt may được bãi bỏ, đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất là các nước nhỏ. Khi còn chế độ hạn ngạch, các tập đoàn đa quốc gia như Gap, Levi-Strauss sản xuất hàng ở 50 quốc gia cùng lúc, nhưng khi hạn ngạch được dỡ bỏ, các tập đoàn này cũng như nhiều nhà sản xuất hàng dệt may lớn khác sẽ tập trung sản xuất ở ít nước hơn. Ngoài ra, theo Bộ Thương mại Mỹ nếu trước 2005 các công ty đa quốc gia đặt sản xuất và mua hàng ở 40 đến 60 quốc gia thì đến 2006 họ chỉ mua hàng từ 20 đến 30 quốc gia và đến 2010 thì số lượng các nhà cung cấp nước ngoài sẽ sụt giảm còn ¼ so với hiện tại.
  • 20. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 20 Ngành công nghiệp dệt may sẽ tập trung vào các nước có chi phí nhân công thấp nhất, sản xuất hiệu quả nhất, có hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc phát triển nhất. Các công ty đa quốc gia còn lựa chọn các nước nào có sẵn nguồn nguyên liệu thô (hàng dệt….) và hàng quần áo thành phẩm. Những nước có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói- từ sản xuất vải đến cắt, may, và đóng gói – sẽ giành được ưu thế cạnh tranh, đó là những nước sản xuất hàng may mặc lớn từ trước đến nay như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và gần đây có thêm Việt Nam. Hiện tại và trong thời gian tới, các nhà bán lẻ và sản xuất hàng hiệu đang dần chuyển hướng sang đầu tư sản xuất ở những nước này. Tuy nhiên, thực tế diễn ra không hoàn toàn giống như dự đoán, mà tình hình tiến triển theo chiều hướng lạc quan hơn. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thị trường dệt may toàn cầu vẫn phát triển mạnh sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được bãi bỏ 1/1/2005, và mối lo ngại hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc bóp chết các nhà sản xuất khác là không có cơ sở. Thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự đoán, trong đó Trung Quốc là nước được lợi nhất khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may được xóa bỏ. Trong bảy tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt của thế giới, do kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%. Nhiều doanh nghiệp dệt may của EU cũng đạt mức tăng hơn 10%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Ðức, Ý và Pháp tăng tương ứng 16,5%, 10,3% và 8%. Tuy vậy, năm 2005 đối với ngành dệt may Trung Quốc được xem là một năm "xui xẻo". Tháng 6/2005, Ủy ban thực thi Hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) đã thông báo sản lượng của các chủng loại hàng dệt may nhập từ Trung Quốc tính đến tháng 6 có nguy cơ làm đảo lộn thị trường dệt may nước này, buộc họ phải có biện pháp tự vệ bằng cách áp dụng hạn ngạch dệt may trở lại. Theo Phòng Thương mại - xuất nhập khẩu dệt may Trung Quốc, việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với bảy mặt hàng dệt may của Trung Quốc làm cho ngành dệt may của nước này bị thất thu tới 2 tỷ USD, kéo theo khoảng 400 nghìn công nhân bị mất việc.
  • 21. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 21 Với EU, Trung Quốc cũng là nhà cung ứng hàng dệt may lớn cho các tập đoàn bán buôn và bán lẻ hàng đầu châu Âu. Giống như Mỹ, EU có thời điểm cũng cho rằng cần áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc để đề phòng thị trường nội khối bị lũng đoạn, bởi loại hàng này của đối tác khổng lồ từ châu Á. Từ thực tế những mâu thuẫn về dệt may có thể dẫn tới việc không đủ hàng để phục vụ thị trường EU đã phải đẩy nhanh chiến lược dài hạn nhằm củng cố ngành dệt may của mình để có đủ sức chống chọi với các đối thủ ở châu Á. EU và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giải tỏa lượng hàng lớn bị kẹt ở các cảng châu Âu và đã thống nhất áp dụng chế độ hạn ngạch từ tháng 6-2005 đến cuối năm 2007. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Âu cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi vì phải có một chiến lược dài hạn để các nhà dệt may hai bên bờ Ðịa Trung Hải có thể đủ sức tồn tại và cạnh tranh lâu dài với hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á. II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRỌNG ĐIỂM 1. THỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC EU 1.1 Tổng quan về thị trường EU Liên minh châu Âu (EU) là tên gọi hiện nay của Cộng đồng chung châu Âu cũ. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, EU có 15 quốc gia thành viên. Tháng 5 năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới và hiện một số nước ứng cử viên đang trong quá trình đàm phán gia nhập EU. Hiện nay EU đang bao gồm 25 thành viên. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng euro (€) đã trở thành tiền tệ hợp pháp trong 11 quốc gia thành viên EU gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Ai-len, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hy Lạp trở thành thành viên thứ 12 từ tháng 6 năm 2000. Các đồng tiền riêng của từng quốc gia đã trở thành đồng tiền thứ 2 sau euro và vẫn được lưu thông như là loại tiền hợp pháp cho tới giữa năm 2002. Năm 2002, việc lưu thông các đồng kẽm và đồng giấy euro đã hoàn toàn thay thế các đồng tiền quốc gia. Đan Mạch, Anh và Thụy Điển quyết định không tham gia vào đồng tiền chung euro. Trong tài liệu nghiên cứu này, đồng euro được dùng làm đồng tiền chính để chỉ giá trị. 1.2 Tổng quan về ngành may mặc EU
  • 22. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 22 Ngành may mặc EU là một ngành đa dạng và phức tạp,gồm rất nhiều sản phẩm từ sợi tổng hợp công nghệ cao tới hàng len, khăn trải giường cotton, màng lọc công nghiệp, khăn ăn tới hàng thời trang cao cấp. Lĩnh vực may mặc là một phần quan trọng của ngành sản xuất EU, với doanh thu năm 2005 đạt 198 tỷ euro, thu hút 2.218.729 lao động tại 154.866 doanh nghiệp. Ngành may mặc của EU chiếm khoảng 4% tổng giá trị sản xuất và 7% việc làm sản xuất trong khối EU-15. Lĩnh vực may mặc của EU chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực may mặc của EU và sản xuất gần 50% giá trị tăng thêm. Tại EU – 15, ngành may mặc tập trung vào 5 nước đông dân nhất, chiếm khoảng ¾ sản lượng may mặc của EU-15 gồm Ý, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Xét đến 2 lĩnh vực dệt và may, các nước phía nam như Ý, Hy lạp, Bồ Đào Nha và những nước có quy mô nhỏ hơn như Tây Ban Nha và Pháp tập trung nhiều vào sản xuất hàng may mặc trong khi các nước ở phía bắc như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo và Thụy Điển tập trung nhiều vào ngành dệt. Nhìn chung, ngành may mặc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và việc làm của các thành viên mới và các nước ứng cử viên hơn là tại EU 15. Về việc thực hiện thương mại may mặc bên ngoài EU, trên20% giá trị sản xuất hàng may mặc và 23% giá trị hàng dệt của EU được bán tại thị trường bên ngoài mặc dù việc tiếp cận các thị trường thứ 3 còn bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại lớn đối với thương mại may mặc, nhất là một số nhà xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này, và ngành may mặc EU có thể tăng sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường này khi những trở ngại đối với thương mại tự do được dỡ bỏ. Nhìn chung trên cơ sở tăng năng suất, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm và thương mại quốc tế, lĩnh vực may mặc của EU vẫn giữ được thế cạnh tranh trên bình diện quốc tế và đã cải thiện được vị thế so với Hoa Kỳ.
  • 23. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 23 Tuy nhiên, sức ép về tái cơ cấu và hiện đại hóa ngành may mặc tại các nước thành viên mới và các nước ứng cử viên đang ngày càng tăng do sự tiếp cận của các nước thứ 3 vào thị trường EU. 2. THỊ TRƯỜNG MAY MẶC HOA KỲ Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo. Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm đẻ tái xuất lại vào Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15.000 công ty sản xuất hàng may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập đoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ một số nhà máy trong ngành có 500 lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhà máy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD. Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng và chi phí sản xuất cạnh tranh ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Lợi nhuận của các công ty riêng lẻ dựa vào hiệu quả hoạt động và khối lượng sản xuất. Các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách chuyên sản xuất một dạng sản phẩm may mặc riêng biệt. Thu nhập bình quân hàng năm của một nhân công đạt khoảng 125.000 USD. Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần áo khác nhau, các nhà sản xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm. Các phân khúc sản phẩm lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành), váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu của nam (12%) và áo đầm (10%).
  • 24. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 24 Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đã thuộc về các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASEAN... và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp. Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt may từ các nước đang phát triển thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh có chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, từ rất lâu Hoa Kỳ đã thực hiện các chính sách kềm chế nhập khẩu. Tuy thế các chính sách này đã không cứu được sản xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh tranh quá mạnh của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. 3. NGÀNH MAY MẶC NHẬT BẢN 3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn cho các nhà đầu tư và hàng hoá nước ngoài, với khoảng 127 triệu dân (2005) có mức sống cao (GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2005 khoảng 38.000 USD/người. Nền kinh tế Nhật Bản đang trên đang trên đà phục hồi, chi tiêu cho tiêu dùng và xuất khẩu đều tăng. Thặng dư tài khoản vãng lai tài khoá 2005 lên tới 18.920 tỷ Yên, tăng 3,9% so với tài khoá trước. Dự kiến tăng trưởng nền kinh tế nước này sẽ đạt 2,5% trong năm 2006. Ngoại thương Nhật Bản đạt con số kỷ lục trong ba năm tăng liên tục, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 598,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 518,6 tỷ USD. Thặng dư thương mại giảm khoảng 30,8 tỷ USD, còn 79,6 tỷ USD, lần giảm đầu tiên trong 4 năm. Người tiêu dùng Nhật Bản nhìn chung có trình độ thẩm mỹ cao, tinh tế. Đặc tính của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Họ cũng là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe nhất, họ thường đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản
  • 25. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 25 phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ, mẫu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch v.v... những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. 3.2 Tổng quan ngành may mặc Nhật Bản Trong những năm gần đây, sản xuất hàng may mặc của Nhật Bản giảm liên tục và với cường độ ngày càng nhanh. Nếu sản xuất năm 2000 là 100% thì đến năm 2005 sản xuất chỉ còn 73.7% tức là đã giảm 26,3%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sản xuất tại Nhật đã trở nên kém cạnh tranh so với các nước khác. Dệt may là ngành cần nhiều lao động mà xét về chi chí cho nhân công thì Nhật không thể cạnh tranh với Trung Quốc, các nước ASEAN. Còn xét về khía cạnh thời trang và các giá trị gia tăng khác thì các nước Châu Âu như Ý, Pháp; Hoa Kỳ có lợi thế vững chắc mà các nhà sản xuất Nhật khó có thể vượt được họ. Xét cụ thể thì ngành may mặc có thể phân chia thành các nhóm hàng như: vải và quần áo nhân tạo, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, quần áo và các hàng hóa thay thế khác.
  • 26. Bài tiểu luận GVHD: Đinh Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 26 KẾT LUẬN Thị trường nước ngoài của ngành Dệt May trong mấy năm gần đây đã không ngừng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hoạt động chủ yếu dưới hình thức gia công xuất khấu nên phần giá trị gia tăng đem lại cho đất nước là không nhiều. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước đã không phát huy được thị trường nội địa nên đã để mất nhiều thị phần cho hàng hoá ngoại nhập và nhập lậu. Do đó, có thể nói rằng đối với ngành Dệt May Việt Nam, “thị trường nước ngoài:làm thuê; thị trường nội địa: bỏ ngõ”. Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thị sản phẩm Dệt May, các nhà sản xuất cần có xu hướng chuyển sang hình thức “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Máy móc thiết bị của ngành phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và cần phải thay thế, nâng cấp. Mặt hàng được sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng và chủng loại nên tính cạnh tranh của hàng hoá thấp. Do vậy, ngành có nhu cầu đầu tư để đồi mới thiết bị công nghệ rất lớn trong những năm tiếp theo để có thể sản xuất được những mặt hàng chất lượng cao. Ngành May hiện đang nhập khẩu một số lượng lớn vài các loại. Do vậy việc đầu tư tập trung cho ngành Dệt để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được đầu vào của ngành May là một vấn đề đáng quan tâm. Lực lượng lao động kỹ thuật, tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong vài năm tới. Vì vậy, công tác đào tạo và khuyến khích người lao động trong ngành cần được nâng cao hơn nữa. Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay, công nghiệp Dệt May được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.