SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 56
Baixar para ler offline
Ngân hàng Thế giới

                           &

        Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo
               Bộ Kế hoạch và Đầu tư




                  Kỷ yếu Hội thảo

Phát Triển Lấy Cộng Đồng Làm Định Hướng



                        Hà Nội

            Ngày 13 – 14 tháng 4 năm 2004
Lời nói đầu
Hội thảo về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng được tổ chức vào tháng Tư năm 2004
tại Hà Nội nhằm hai mục đích: Thứ nhất, mang đến và chia sẻ những kinh nghiệm từ các dự
án phát triển theo định hướng của cộng đồng đang thực hiện tại Việt Nam và quốc tế, bao
gồm cả những kinh nghiệm của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đặt nền móng
cho các dự án tương lai của Việt Nam có trọng tâm tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và
cải thiện đời sống của người dân, đồng thời qua đó xác định được nhũng vấn đề quan trọng
nhất cần có cho các dự án đó.

Qua các bài trình bày tại hội thảo, chúng ta có thể xác định được rằng Phát triển Lấy cộng
đồng làm định hướng là một định hướng cho giảm nghèo coi người dân nghèo và cộng đồng
nghèo là đối tác trong phát triển. Định hướng này cũng đã chuyển giao trách nhiệm quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình ra quyết định cho cấp hành chính cơ sở và cho các
nhóm cộng đồng. Theo hướng này, Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng cũng có thể
được coi là định hướng “tin cậy vào cộng đồng” – mà hiện nay Nhà nước và các nhà tài trợ
đều mong muốn người dân địa phương có thể tự đưa ra những quyết định đối với những ưu
tiên phát triển của chính họ, đồng thời nâng cao được năng lực của lãnh đạo, cán bộ địa
phương trong quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả.

Những nguyên tắc của Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã tồn tại trong nhiều chính
sách kinh tế và xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây đã có sự gia tăng về dự án và
chương trình thực hiện theo các nguyên tắc này. Đã có nhiều những kinh nghiệm khác nhau từ
các dự án và chương trình đó, và chúng ta đã thấy những tác động tích cực đến phát triển kinh
tế xã hội của nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên người dân ở nông thôn vẫn còn phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn. Cần phải tích cực đánh giá và nhân rộng các mô hình thành công về
xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng nông thôn để định hướng tốt hơn tới những đối tượng
cần sự giúp đỡ và các nhóm kinh tế xã hội, và để tăng hiệu quả và hòa nhập của dự án và các
chương trình trên cùng một địa bàn, đồng thời giúp tăng cường cải cách hành chính và phân
cấp quản lý của Nhà nước.

Những phần trình bày và thảo luận tại Hội thảo đã đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng và có
tính thực tiễn bao gồm các nguyên tắc chính trong việc thiết kế chương trình Phát triển Lấy
cộng đồng làm định hướng, phạm vi của các hợp phần hạ tầng và đời sống nguời dân nông
thôn, giám sát và đánh giá, mở rộng và thể chế hóa những định hướng đó, và những ưu tiên
phát triển năng lực cơ sở. Hy vọng rằng kỷ yếu hội thảo này sẽ cung cấp những thông tin quý
giá cho các đối tượng đang họat động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng cũng như những
người đang góp phần vào thiết kế các chương trình tương lai.


                                                            Lê Thị Thống
                                                            Phó Vụ trưởng
                                                        Vụ kinh tế nông nghiệp
                                                        Bộ Kế hoạch và Đầu tư




                                                                                           2
Mục lục


                                                            Tác giả         Trang

 Lời nói đầu                                                                    2

 Mục lục                                                                        3

 Giới thiệu và Tóm tắt kỷ yếu hội thảo                                          4

 Diễn văn khai mạc của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và     Ông Nguyễn Xuân Thảo      11
 Đầu tư

 Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng     Ông Dan Owen              13
 đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn

 Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu   Bà Lê Thị Thống           24
 về sự tham gia của người dân trong các hoạt động
 phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) và
 thực tế quá trình xây dựng và thực hiện ở Dự án
 giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc

 Phần trình bầy số 3: Phát triển lấy cộng đồng làm   Ông Robin Mearns          29
 định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và nền
 thảo luận

 Phần trình bầy số 4: Phát triển lấy cộng đồng làm   Ông Phạm Văn Ngọc         34
 định hướng tại Việt Nam

 Phần trình bầy số 5: Theo dõi và đánh giá các       Ông Rob Chase             36
 chương trình phát triển theo hướng cộng đồng: Các
 nguyên tắc chính cho Việt Nam

 Phần trình bầy số 6: Đánh giá CT MTQG về Xoá        Ông Saurabh Sinha         41
 Đói Giảm Nghèo và Chương trình 135

 Phần trình bầy số 7: Mở rộng quy mô phát triển      Ông Keith McClean         46
 theo hướng cộng đồng trong bối cảnh phân cấp:
 Một số kinh nghiệm quốc tế

 Phần trình bầy số 8: Phát triển Lấy cộng đồng làm   Ông Phạm Hải              51
 định hướng: triển vọng và định hướng chính



 Phụ lục 1: Danh sách các đại biểu Hội thảo                                    53




                                                                                3
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


            Giới thiệu và tóm tắt Kỷ yếu Hội thảo


GIỚI THIỆU
Đây là Kỷ yếu của Hội thảo Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) tại Việt Nam
do Bộ Kế hoạch và đầu tư thông qua Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) và Văn
phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà nội phối hợp tổ chức vào ngày 13-14 tháng Tư tại Hà nội.
Mục đích của hội thảo là:

   •   Trình bày những nhận định và đánh giá trong ấn phẩm về Phát triển Lấy cộng đồng
       làm định hướng tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ
       các xã nghèo xuất bản năm 2003.

   •   Chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, đặc
       biệt từ các dự án của Ngân hàng Thế giới tại các nước trong khu vực Đông Nam Á,
       tập trung vào vấn đề thiết kế, thực thi, giám sát, đánh giá, và nhân rộng các phương
       pháp Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng.

   •   Xác định và thảo luận về các vấn đề chính có liên quan đến Phát triển Lấy cộng đồng
       làm định hướng tại Việt Nam nhằm đặt nền tảng cho quá trình thể chế hóa và áp dụng
       rộng rãi những định hướng đó trong các dự án và chương trình sau này.

Đến dự Hội thảo có 120 đại diện từ các Bộ, cơ quan của Chính phủ, UBND và các ban ngành
ở 18 tỉnh thành trong cả nước, các dự án phát triển nông thôn được tài trợ, các tổ chức phi
Chính phủ, các tổ chức tài trợ và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về CDD. Ông Phạm
Hải và bà Lê Thị Thống đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ông Robin Mearns và ông
Nguyễn Thế Dũng đại diện Ngân hàng Thế giới đồng chủ toạ. Danh sách đại biểu tham gia
hội thảo nằm trong phụ lục 1.

Ông Nguyễn Xuân Thảo - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đọc diễn văn khai mạc hội
thảo. Thứ trưởng có đề cập đến tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam trong 5 năm qua đã giảm xuống
25,9% so với tỷ lệ 50-60% trước năm 1998, điều kiện sống của người dân ở khu vực vùng
sâu, vùng xa cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhận thức của người dân địa phương đã
được nâng cao. Thứ trưởng cũng bày tỏ sự cám ơn các nhà tài trợ song phương và đa phương,
các tổ chức quốc tế và phi chính phủ đã có những hỗ trợ và đóng góp tích cực. Ông cũng bày
tỏ sự cám ơn sự tham gia tích cực của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực
hiện thành công chương trình Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng tất cả các chương trình và dự án Phát triển Lấy cộng đồng
làm định hướng đã áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên- vì việc chuẩn bị kế hoạch hành
động đã dựa vào chính nhu cầu của cộng đồng và có sự tham gia của chính người dân địa
phương. Công tác giảm nghèo được hỗ trợ qua việc thực hiện các hợp phần đa dạng như xây
dựng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý cho người hưởng lợi địa
phương, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, Thứ trưởng có lưu ý rằng mặc
dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn
đối mặt với nhiều khó khăn, những phương pháp và mô hình hiệu quả về xóa đói giảm nghèo
vẫn chưa được đánh giá và nhân rộng một cách đứng mức. Việc lồng ghép các dự án khác
nhau trên cùng một địa bàn vẫn còn kém với hiệu quả chưa cao, việc cải cách phân cấp quản
lý chưa được triển khai mạnh mẽ ở một số tỉnh. Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cần thảo


                                                                                              4
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


luận các vấn đề liên quan và xác định hướng tiếp cận Lấy cộng đồng làm định hướng mới này
để nhân rộng thành công, đẩy lùi những yếu kém và tăng cường tiến trình xoá đói giảm nghèo
tại Việt Nam.

Trong phần giới thiệu mở đầu, ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam đã nói
Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát
triển, không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. CDD là một cách tiếp cận mới
trong phát triển khi mọi người tự chịu trách nhiệm với tương lai của chính họ, vì hơn ai hết
họ là người hiểu rõ cộng đồng của mình hơn những người từ nơi khác đến . Đây là quá trình
học hỏi cho các nhà tài trợ, chính phủ cũng như người dân địa phương, đồng thời cần coi
trọng hơn nữa việc hài hòa những phương pháp hỗ trợ Phát triển Lấy cộng đồng làm định
hướng.

Ông Rohland đề xuất một số vấn đề thảo luận tại Hội thảo như: làm thế nào để liên kết giữa
các cộng đồng cơ sở với các cơ quan chính quyền, yếu tố công khai và nguồn thông tin giữa
cấp Trung ương và địa phương, giữa chính quyền và người dân địa phương. Ông Rohland
còn nhấn mạnh rằng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là nên “tin cậy vào nguời dân”,
vì Chính phủ và các nhà tài trợ đều mong muốn cho người dân được tự quyết định và tin
tưởng vào quyết định của họ, và các cộng đồng địa phương cũng được phép mẵc sai lầm trong
quá trình học hỏi này.


CÁC BẢN TRÌNH BẦY THAM LUẬN
Trong phần trình bày của mình về Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động
thực tiễn (Phần trình bầy số 1), ông Daniel Owen - phụ trách CDD và Ban phát triển xã hội
của Ngân hàng Thế giới đã mở đầu bằng định nghĩa: định hướng CDD là “làm việc với người
nghèo và coi họ như là đối tác trong phát triển”. Qua đó sẽ đề ra trách nhiệm quyết định và
quản lý nguồn tài nguyên thuộc về các nhóm cộng đồng, và đây cũng là một cách tổ chức để
xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan
thể chế chính thức. Ông Owen đã trình bày tổng quan về tiến trình phát triển định hướng CDD
từ các thập niên gần đây, và cũng thông báo cho các đại biểu rằng các dự án CDD hiện đang
trở thành hợp phần quan trọng trong hạng mục đầu tư của Ngân hàng Thế giới ở tất cả các
ngành và miền trên thế giới.

Ông Owen giới thiệu những nguyên tắc chủ yếu trong thiết kế CDD: (a) đầu tư phải có trách
nhiệm với các nhu cầu; (b) xây dựng cơ chế tham gia cho quản lý của cộng đồng và sự tham
gia của các bên liên quan; (c) đầu tư vào năng lực của các Tổ chức dựa vào cộng đồng; (d) hỗ
trợ cho cộng đồng tiếp cận với thông tin; (e) xây dựng những quy tắc cơ bản và các hình thức
khuyến khích mạnh mẽ song song với hệ thống giám sát và đánh giá; (f) thiết lập cơ cấu thể
chế và khuôn khổ chính sách; (g) duy trì tính linh hoạt trong thiết kế tổ chức và đổi mới; (h)
đảm bảo sự tham gia của xã hội và giới; (i) thiết kế mở rộng quy mô và (k) đầu tư vào chiến
lược hiện có.

Ông Owen đã đánh giá những kinh nghiệm và ảnh hưởng của một số dự án CDD của các
nước khác nhau. Theo đó, ông cũng kết luận rằng những phương pháp CDD có thể giúp tăng
cường hiệu quả và đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ công cộng, đồng thời nó cũng có
những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của những người dân nghèo và giúp xây dựng nguồn
vốn cho xã hội và đảm bảo sự bền vững. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng những hoàn cảnh
văn hóa và xã hội quyết định đến hiệu quả của các chương trình CDD và các phương pháp



                                                                                               5
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


CDD có thể không phải là cách thức tối ưu nhất đối với những nơi có xuất phát điểm về xã
hội và năng lực thực hiện các hoạt động tập thể.

Bà Lê Thị Thống, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp của Bộ KH&ĐT, đã trình bày về
cách tiếp cận CDD tại Việt Nam (Phần trình bày số 2). Trong những năm qua, Đảng, Nhà
nước cũng như cộng đồng các nhà tài trợ đã dành rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ tới công tác
xoá đói giảm nghèo. Những ưu điểm của việc tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng là: sự
tham gia liên tục của người dân vào quá trình thực hiện dự án; đảm bảo tính công khai, nâng
cao tính bền vững, tăng cường năng lực cho người dân địa phương, thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn
nhau giữa người dân, cũng như giữa các cộng đồng với nhau, tăng cường đoàn kết nhằm xây
dựng một cộng đồng giàu mạnh và nâng cao nhận thức về giảm nghèo. Những điểm hạn chế
cần được đề cập đến là: số lượng phương pháp và mô hình CDD ở Việt Nam còn phụ thuộc
vào các nhà tài trợ và địa phương; sự tham gia của người dân địa phương còn phụ thuộc vào
sự chỉ dẫn của cấp quản lý cao hơn; cần có nhiều thời gian hơn để xây dựng dự án; năng lực
về CDD của chính quyền địa phương còn yếu; quá trình phân cấp quản lý và ngân sách tiến
hành còn chậm; người dân thường bị động trong quá trình này; và quá trình liên kết giữa các
dự án còn kém.

Dựa trên những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và triển khai Dự án giảm nghèo các tỉnh
miền núi phía Bắc (NMPRP), bà Thống cũng đưa ra một số yêu cầu cần thiết để áp dụng
phương pháp này có hiệu quả đó là: thiết lập cơ cấu cho sự tham gia cộng đồng; người dân
phải được tham gia vào tất cả các bước chuẩn bị và triển khai dự án; cần thiết phải tổ chức
đào tạo phương pháp cho người dân và chính quyền địa phương; cần đưa ra những hướng dẫn
cụ thể và toàn diện cho UBND địa phương; cần củng cố cơ cấu các ban ngành phát triển của
xã; và cần có sự liên kết với các dự án và chương trình khác nhau ở các cấp địa phương.

Ông Robin Mearns thay mặt Ngân hàng Thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo
(PAC) trình bày ngắn gọn bản báo cáo mới nhất “Phát triển Lấy cộng đồng làm định
hướng ở Việt Nam: tài liệu tổng hợp và nền thảo luận” (Phần trình bày số 3). Báo cáo tập
trung vào vấn đề nhận thức CDD trong bối cảnh Việt Nam, xác định những yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả trong những bối cảnh kinh tế-xã hội và các vùng khác nhau trên phạm vi cả nước;
đánh giá kinh nghiệm và bài học từ việc lựa chọn của các dự án chương trình của Chính phủ,
nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ; đánh giá tiềm năng tương lai và sự lựa chọn cho các dự
án CDD trong lĩnh vực nông thôn.

Báo cáo và phần trình bầy đã nêu ra một số vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và bối
cảnh chương trình CDD hiện nay như: (i) sự liên kết về xây dựng kế hoạch và ra quyết định ở
cấp tỉnh về các chính sách giảm nghèo và chiến lược phát triển tổng thể; sự cân bằng trong
tương lai giữa các tiếp cận theo chương trình mục tiêu đối với giảm nghèo; Chương trình cải
cách hành chính, và nội dung cũng như công tác tài chính của các chương trình giảm nghèo
mục tiêu; (ii) nhu cầu điều phối tốt hơn giữa chính phủ và các chương trình tài trợ để tạo ra
một tác động tích cực ở cấp cộng đồng và nâng cao tính hiệu quả trong đầu tư; và (iii) cân
bằng giữa các phương pháp CDD của các nghành qua lồng ghép hoặc áp dụng cụ thể.

Nghiên cứu kết luận rằng hiện nay nhu cầu điều chỉnh các chương trình “phát triển tổng hợp”
là rất lớn chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của cá thôn xã
vùng xa hẻo lánh. Tác động của những chương trình đó sẽ gia tăng nếu thực sự tập trung vào
các công trình cơ sở hạ tầng cụ thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cộng đồng và hộ gia
đình. Liên quan đến những tiềm năng tương lai và phương án cho các chương trình CDD tại
những xã nghèo, bản báo cáo đã đưa ra nhiều kiến nghị như: (i) phát triển cơ sở hạ tầng nông


                                                                                              6
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


thôn và công nghệ thích hợp; (ii) quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng; (iii) Tạo sự
phối hợp đồng nhất trong dịch vụ hỗ trợ cải thiện sinh kế hộ gia đình; (iv) cơ chế tài chính
trực tiếp thực hiện thông qua ngân sách xã để tăng tính công khai và (v) các ưu tiên nâng cao
xây dựng năng lực thể chế và nguồn nhân lực.

Ông Phạm Văn Ngọc (ActionAid) trình bầy về Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng
tại Việt Nam (Phần trình bầy số 4) trong bài trình bày của mình ông đã định nghĩa “cộng
đồng địa phương” trong bối cảnh hiện nay như là một “đơn vị hành chính địa phương”, có
những đặc điểm riêng như mối quan hệ kinh tế, quan hệ gia đình, họ hàng, nguồn gốc dòng
dõi. Do đó, ông Ngọc gợi ý rằng các xã, thôn và nhóm người nên được coi là đối tương CDD.
Ông Ngọc đã nêu ra những vấn đề chiến lược cần giải quyết trong phát triển dưới đây: việc
quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên kém hiệu quả và không bền vững; quản lý cấp cơ
sở không hiệu quả, việc phát triển không cân đối và việc thể hiện các chính sách/chiến lược
vào hành động cấp cơ sở còn yếu. Việc tham gia của người dân địa phương có thể tăng cường
thông qua các tổ chức cơ sở tại cộng đồng và thể chế địa phương, và đây là yếu tố chủ chốt
của phương pháp dựa trên quyền lợi mà ActionAid đang hỗ trợ.

Trong phần trình bầy về Theo dõi và đánh giá các chương trình phát triển lấy cộng đồng
làm định hướng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam (Phần trình bầy số 5), Ông Rob
Chase -Nhóm CDD và xã hội của Ngân hàng Thế giới đã đề cập đến câu hỏi làm thế nào để
đánh giá và giám sát một dự án CDD. Dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan và Philipin Ông đã
đưa ra một số nguyên tắc chủ đạo về Theo dõi và Giám sát mà có thể áp dụng được tại Việt
Nam. Các nguyên tắc đánh giá “tiêu chuẩn vàng” được đề xuất là: (i) đánh giá phải được thiết
kế cụ thể cho từng dự án và hoàn cảnh cụ thể; (ii) cần phải đánh giá theo mẫu được lựa chọn
ngẫu nhiên và sử dụng nhóm so sánh; (iii) cần phải có các điều tra ban đầu và điều tra tiếp
theo để phục vụ cho công tác số liệu; (iv) sử dụng phương pháp thu thập số liệu định tính và
định lượng; (v) cần có tầm nhìn xa mang tính lâu dài để xem xét tính bền vững; và (iv) số
liệu đánh giá phải đại diện tiêu biểu cho một chương trình hoặc trên quy mô quốc gia.

Ông Chase cũng nêu lên vấn đề quan tâm của các đại biểu về một số thực trạng khó khăn trên
thế giới được coi là khó khăn trong quá trình giám sát và đánh giá như về tài chính, khó khăn
về hậu cần và khó khăn vì nhiều họat động phong phú, các nhóm kinh tế xã hội và cộng đồng
thường được đưa vào chương trình CDD. Để giải quyết những khó khăn còn tồn tại, ông
Chase đã gợi ý những nguyên tắc “tiêu chuẩn vang” chủ yếu áp dụng một cách sáng tạo các
nguồn số liệu khác nhau, kết hợp sử dụng dữ liệu cơ bản với lập kế hoạch chương trình và kết
hợp phương hướng định lượng và định tính sẽ cho phép những đánh giá có mức độ phù hợp
cao trong quá trình thực hiện chương trình.

Ông Saurauh Sinha – UNDP đã trình bầy về phương pháp luận mà hiện đang áp dụng tại
Phần đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình
135 (phần trình bầy số 6). Đánh giá này đang được MOLISA triển khai với mục đích xem
xét mặt hiệu quả tổng thể về giảm nghèo bền vững của chương trình mục tiếu quốc gia 133 và
chương trình 135, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm về thiết kế chương trình cho giai
đoạn 2006-2010. Báo cáo đánh giá dự kiến được xuất bản vào tháng 6 trong đó sẽ bao gồm
các vấn đề như xác định mục tiêu, vấn đề về thể chế và tiến trình, và đánh giá tác động.

Nhận xét về Chương trình 135 giai đoạn 1998-2005, Ông Phạm Hải cũng bày tỏ nhờ có
chương trình vấn đề cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, năng
lực địa phương được nâng cao và huy động được nhiều nguồn từ nhiều ngành và địa phương.
Theo ông Hải, lý do đem lại sự thành công là nhờ mục tiêu phù hợp, nguồn lực đầy đủ và


                                                                                              7
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


đồng bộ, tính minh bạch để đảm bảo giám sát hiệu quả, thực hiện và quản lý tốt. Tuy nhiên,
chương trình còn gặp nhiều những thách thức như sự thay đổi khó dự đoán trong quy mô dự
án, sự tham gia và trao quyền cho người dân chưa thoả đáng, khung thể chế chưa phù hợp.
Ông Hải đã tóm tắt lại những trình bầy và thảo luận trong ngày thứ nhất của Hội thảo và gợi ý
rằng các đại biểu cần phải thảo luận chi tiết hơn để làm rõ về các vấn đề đã nêu ra. Ông Hải
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề xây dựng năng lực sử dụng một định hướng tổng
thể cho quá trình lập hế hoạch đầu tư, thiết lập và duy trì hệ thống giám sát có hiệu quả cho
các chương trình CDD –việc này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận tiện đối với sự tham gia
của cộng đồng.

Ngày thứ hại của Hội thảo, Ông Keith Mclean- nhóm CDD và xã hội Ngân hàng Thế giới mở
đầu bằng phần trình bầy Mở rộng phạm vi CDD trong bối cảnh phân cấp quản lý: kinh
nghiệm quốc tế (Phần trình bầy số 7) . Ông Mclean giải thích tầm quan trọng của việc phân
cấp và nêu kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép giữa CDD và cải cách phân cấp quản lý
cũng như khó khăn thách thức trong quá trình mở rộng CDD. Ông Mclean nhấn mạnh đến
tầm quan trọng việc xây dựng chương trình đối tác phát triển hai chiều giữa chính quyền địa
phương và các cộng đồng. Những kết luận chính của phần trình bầy này là: (i) không dễ dàng
liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cộng đồng và chính quyền địa phương trong vai trò đối tác
nhưng cần thực hiện để mở rộng quy mô, duy trì tính bền vững thể chế và tài chính, nâng cao
khả năng quản lý ở địa phương; (ii) mở rộng CDD nên tiến hành song song với việc thảo luận
chính sách để tăng cường khuôn khổ phân cấp quản lý, hệ thống tài chính liên chính quyền và
tăng cường sức mạnh cho chính quyền địa phương; (iii) trao quyền cho cộng đồng để quản lý
sự phát triển của họ đòi hỏi một phương pháp có hệ thống và hợp nhất với sự phát triển địa
phương.

Trong bài trình bày: “CDD- triển vọng và định hướng chính tại Việt Nam (Phần trình bầy
số 8), Ông Phạm Hải đã liệt kê các dự án và chương trình áp dụng CDD từ năm 1998 và các
mục tiêu của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS). Ông cũng nêu cụ
thể về xu hướng ở Việt Nam, yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xác định quy mô và
mục tiêu rõ ràng, xây dựng thể chế hiệu quả, và nâng cao năng lực cộng đồng. Ông Hải cũng
tóm tắt quản điểm về CDD của Việt Nam như sau: (i) sử dụng phương pháp tổng thể (đa
nghành); (ii) coi người dân là trung tâm (hiệu quả kinh tế được gắn với hiệu quả xã hội); (iii)
Chính phủ hỗ trợ ngân sách và kỹ thuật (các chuyên gia tư vấn); (iv) phân cấp và trao quyền
tối đa (thể chế hóa); và (iv) khuyến khích người dân tham gia vào quản lý (thủ tục hỗ trợ thực
hiện)

Ông Phạm Văn Tòng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã đóng góp cho hội thảo những
kinh nghiệm quý báu của địa phương. Mặc dù vốn đầu tư từ CDD còn ít, nhưng người dân đã
hỗ trợ rất nhiều và đóng góp tích cực vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nhờ kết quả của CDD,
đời sống của các xã nghèo trong tỉnh đã được cải thiện, tạo ra nguồn thu nhập mới, năng lực ở
cấp cơ sở được nâng cao. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu vốn đầu tư và
khó khăn trong việc lồng ghép các dự án và chương trình.




                                                                                               8
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


PHẦN THẢO LUẬN

Ngoài các phần trình bầy trên, trong suốt hội thảo đã diễn ra các thảo luận sôi nổi, các đại
biểu phân thành 6 nhóm thảo luận về các vấn đề. Trao quyềt, xác định mục tiêu, giám sát và
đánh giá, xây dựng năng lực, mở rộng và định hướng chính, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng/ đời sống
người dân. Trong phiên tổng hợp các báo cáo thảo luận, đại diện của các nhóm đã trình bày
nhiều quan điểm, đề xuất và khuyến nghị. Những vấn đề được nêu ra trong mỗi nhóm gồm:

   •   Nhóm 1- Trao quyền: thể chế hoá phương pháp CDD, nâng cao năng lực cần phải đi
       đôi với việc gia tăng lợi ích của hệ thống. Nhóm cũng đề xuất Quỹ phát triển cộng
       đồng nên để cho cộng đồng quản lý hoàn toàn.

   •   Nhóm 2+3: Giám sát và Đánh giá (M&E); Hiện nay ở Việt Nam còn đang thiếu cơ
       chế giám sát thích hợp và vấn đề này cần được giải quyết. Cần phải hình thành được
       yếu tổ công khai. Nên nỗ lực hơn nữa trong áp dụng rộng rãi phương pháp CDD, và
       làm rõ mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu của dự án.

   •   Nhóm 4: Nâng cao năng lực: Yêu cầu nâng cao năng lực CDD ở mọi cấp, đặc biệt ở
       cấp xã và thôn. Nhóm cũng có đề xuất cải thiện hiệu quả việc nâng cao năng lực cấp
       cơ sở ví dụ như những tài liệu mà cấp trung ương chuyển xuống cần phải sửa đổi sao
       cho phù hợp với thực tế địa phương, và nên có phương pháp đàp tạo linh hoạt.

   •   Nhóm 5: Định hướng chính và nhân rộng quy mô: Nhóm đề xuất những họat động
       nhằm cải thiện tính hiệu quả của CDD gồm: thiết lập cơ chế CDD đồng bộ, tạo ra
       khuôn khổ cho vấn đề phân cấp quản lý, tạo ra một nền tảng CDD cũng như nền tảng
       của chính quyền, đơn giản hoá các thủ tục và chính sách, rút ra những bài học kinh
       nghiệm; thành lập nhóm công tác CDD và cái tiến tình hình điều phối giữa các nhà tài
       trợ.

   •   Nhóm 6: Cơ sở hạ tầng/sinh kế: Nhóm đã thảoluận rất sôi nổi về phát triển cơ sở hạ
       tầng và sinh kế, tiếp đó đi đến kết luận hai lĩnh vực đều quan trọng như nhau và có
       tính bổ sung cho nhau trong các chương trình CDD. Nhóm đã đề xuất nên cần có một
       kế hoạch tổng thể phù hơp với từng địa phương kết hợp với nâng cao năng lực, tạo mô
       hình trong mỗi vùng để nhân rộng.

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi đã diễn ra trong hai ngày hội thảo và tập trung vào một số
vấn đề chính cần được làm rõ như sau:

   •   Tình hình CDD ở Việt Nam và chúng ta định nghĩa “cộng đồng” như thế nào? Mặc dù
       vấn đề liệu xã hay thôn là cấp phù hợp cho những trong tâm CDD còn cần phải thảo
       luận chi tiết hơn, song đã có nhiều đại biểu nhất trí rằng cần phải thiết lập được một số
       nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ cho phương pháp CDD. Một số đại biểu cho rằng nên
       coi khai niệm cộng đồng theo một cách linh họat và tùy thuộc vào từng địa phương.
   •   Vai trò của chính quyền địa phương và cấp trung ương và vấn đề điều phối giữa các
       cơ quan trong Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là gì?
   •   Những tác động của nền kinh tế thị trường lên các dự án và những phương pháp tiếp
       cận phù hợp với nó? Các đại biểu đã nêu ra nhiều câu hỏi làm thế nào để khuyến
       khích sự tham gia tích cực hơn nữa của cộng đồng vào các họat động phát triển kinh
       tế-xã hội.



                                                                                                9
Giới thiệu và tóm tắt hội thảo


   •   Làm thế nào để hòa nhập các dự án CDD với các chương trình và dự án khác trên
       cùng một địa bàn như chương trình 135?
   •   Làm thế nào để vượt qua được những vấn đề rào cản thuế của địa phương, nguồn thu
       thấp của địa phương và phân phối cho những huyện /xã xa xôi hẻo lánh?
   •   Làm thế nào để thiết lập hệ thống giám sát hiệu quả để làm công cụ quản lý và đảm
       bảo cho thông tin được thông suốt?


BÌNH LUẬN BẾ MẠC
Khi tóm tắt Hội thảo, Ông Robin Mearns – Ngân hàng Thế giới đã liệt kê năm vấn đề và chủ
đề quan trọng nhằm giúp cho việc thảo luận phát triển xa hơn:

   •   Trong phương pháp CDD người dân là những nhân vật chính chứ không phải nguời
       hưởng lợi thụ động, CDD được người dân xây dựng. Những phát triển của cộng đồng
       đòi hỏi phải có khuôn khổ và hành động thực tế.
   •   Thể chế hóa CDD là một cách nâng cao sự bền vững, mức độ chắc chắn và tin cậy.
   •   Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các nhân vật. Cần phải tiến hành phân tích những
       đối tượng quan tâm vì việc này sẽ mang đến những thay đổi về phương thức làm việc.
   •   Những kênh thông tin sẽ giúp cho việc nâng cao mức độ tin cậy của phương pháp.
   •   CDD là phương pháp theo định hướng tin tưởng mà trong đó việc học hỏi được
       thông qua thực tiễn và xây dựng năng lực, cho phép cộng đồng mắc lỗi. Quá trình thực
       hiện CDD cần phải linh hoạt trong một chuẩn mực rộng lớn và phạm vi đã nhất trí,
       không phải là áp đặt từ ngoài vào.

Ông Robin Mearns kiến nghị rằng cần phải tiến hành các hoạt động tiếp theo sau khi kết thúc
hội thảo bao gồm việc tiếp tục thảo luận với các cơ quan chính phủ có liên quan, và đánh giá
sâu hơn nhằm xác định những ứng dụng tương lai của phương pháp CDD ở cấp tỉnh.

Trong phần kết luận, Ông Phạm Hải – Bộ kế hoạc và Đầu tư đã tổng kết sáu vấn đề chính,
xung quanh các thảo luận diễn ra trong hội thảo:

   •   Có sự liên kết chặt chẽ giữa trao quyền và phân cấp quản lý, và giữa trao quyền và lợi
       ích.
   •   Giám sát và đánh giá cần đ ược quan tâm tích cực: cần có tiêu chí phù hợp và rõ ràng,
       khung thể chế phù hợp và nâng cao niềm tin ở cấp xã.
   •   Phải nâng cao năng lực và tiến hành việc này ngay từ đầu. Cần có thảo luận thêm nữa
       để tìm ra phương pháp và tài liệu đào tạo phù hợp, giảng viên ở cấp cơ sở phải xuất
       sắc để nâng cao năng lực.
   •   Mở rộng quy mô và định hướng cần tập trung vào việc giao ngân sách xã.
   •   Cần thể chế hoá để mở rộng quy mô.
   •   Cần liên kết chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sinh kế. Người dân ở cấp xã nên tự
       quyết định đầu tư dựa vào bối cảnh địa phương mình.




                                                                                             10
Diễn văn khai mạc




                             Diễn văn khai mạc
                           Tác giả: Nguyễn Xuân Thảo
                        Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư


Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ Việt Nam và đã
đạt được những thành tựu bước đầu trong hoạt động này.

Trong 5 năm qua, tỷ lệ đói nghèo khu vực đặc biệt khó khăn đã giảm nhanh xuống còn 25,9%
so với trước năm 1998 là 50-60% (theo tiêu chí của Việt Nam). Đời sống của người dân, nhất
là vùng sâu, vùng xa được nâng lên rõ rệt; cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, trình độ
dân trí của cộng đồng được nâng lên, giúp họ tiếp cận với tiến bộ khoa học, kỹ thuật để áp
dụng vào sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong việc tham
gia xây dựng và quản lý công trình sau này. Bên cạnh đó, các dự án phát triển lấy cộng đồng
làm định hướng đã tạo được phong trào xoá đói, giảm nghèo sâu, rộng trong toàn quốc với
mọi ngành, mọi cấp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Thành công đó có sự giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả từ Chính phủ các nước, các tổ chức
của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ khác như: Ngân hàng Thế
giới (WB) đã tài trợ cho dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, dự án Hạ tầng cơ sở
nông thôn dựa vào cộng đồng tại miền Trung và một số dự án khác có liên quan đến xoá đói
giảm nghèo; Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Quỹ phát triển nông nghiệp
quốc tế (IFAD), Cộng đồng Châu Âu (EU), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Bộ Phát triển
quốc tế Anh (DFID) và của các tổ chức thuộc những quốc gia như Thuỵ Điển, úc, Bỉ, Đức,
Phần Lan, Canada...

Thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi chân thành cám ơn chính phủ các nước, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã giúp đỡ Việt Nam thực hiện các dự án phát triển lấy
cộng đồng làm định hướng và mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ trong thời gian tới. Xin
cám ơn sự phối hợp chặt chẽ của những cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương
trong thời gian qua đã góp phần làm nên sự thành công của các dự án phát triển lấy cộng đồng
làm định hướng.

Điểm chung của các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng là đều được xây dựng kế
hoạch dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và có sự tham gia của người dân, được thực
hiện ở những vùng được coi là nghèo nhất, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số. Việc thực hiện
xoá đói giảm nghèo ở nơi đây được thông qua các hình thức, như xây dựng cơ sở hạ tầng dựa
vào cộng đồng, tăng cường năng lực quản lý của cán bộ địa phương, phát triển sản xuất, phát
triển kinh tế, xã hội.

Công cuộc xoá đói giảm nghèo tuy đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhìn chung
đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất khó khăn. Những dự án, mô hình, cách
làm có kết quả nhưng chưa được tổng kết, nhân rộng. Việc lồng ghép các Chương trình, dự án
trên cùng địa bàn hiệu quả chưa cao. Việc phân cấp quản lý ở một số địa phương chưa mạnh.




                                                                                          11
Diễn văn khai mạc


Vì vậy, trong cuộc hội thảo này chúng ta cùng nhau bàn bạc, tìm ra phương pháp mới về phát
triển lấy cộng đồng làm định hướng nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trong thời gian
vừa qua để đẩy nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo tại Việt Nam.

Xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp !

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các quý vị !


Nguyễn Xuân Thảo
Thứ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư




                                                                                        12
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


                                  Phần trình bầy số 1


               Phát triển theo hướng cộng đồng:
                Tổng quan hoạt động thực tiễn
                                Tác giả: Dan Owen
                       Ban Phát triển Theo huớng Cộng đồng
                               Vụ phát triển xã hội
                                Ngân hàng Thế giới

Nội dung

   1.   Phương pháp – việc gì, vì sao, bằng cách nào
   2.   Xây dựng các nguyên tắc và các tổ chức thể chế
   3.   Các thí dụ từ các dự án toàn cầu về phát triên theo hướng cộng đồng
   4.   Bằng chứng phân tích: ích lợi, rủi ro và một số gợi ý


1. Phương pháp – việc gì, vì sao, bằng cách nào
VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO ĐÒI HỎI




                                                                        Một nền kinh tế có
                                                                       tính cạnh tranh toàn
 Các chương trình quốc
                                                                               cầu
  gia: giáo dục, y tế, hạ
       tầng cơ sở…




                  Các kết quả có ngay và tồn tại lâu dài trong dân chúng:
                            Phát triển theo hướng cộng đồng
                    thường là cầu nối bị bỏ quên trong các chiến lược


Phát triển theo hướng cộng đồng (CDD): Người nghèo là các đối tác trong công việc
Bước tiếp cận
• Phát triển theo hướng cộng đồng giao quyền quyết định và trách nhiệm quản lý nguồn lực
   cho các nhóm cộng đồng
• Đây là cách tổ chức để giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ
   của các tổ chức thể chế




                                                                                         13
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn



HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CHO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG
THƯỜNG BAO GỒM


                                 Khuyến khích xây dựng một môi
                               trường thực thi thông qua cải cách
                               chính sách và thể chế (phân quyền,
                               cách chính sách theo lĩnh vực, v.v)




                                               Phát triển
                                                 theo
                                                hướng
                                                 cộng
                                                 đồng



                                                            Các mối quan hệ
                             Tăng cường năng
                                                            về năng lực quản
                             lực cho các nhóm
                                                             lí ở địa phưõng
                                 cộng đồng
                                                             được đẩy mạnh



PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CO GÌ MỚI?
•    Không phải là chế tạo lại chiếc bánh xe

•    Những đổi mới trong phát triển theo hướng cộng đồng
     o Qui mô
     o Có liên kết với các chính sách giảm nghèo của quốc gia, các đổi mới về chính sách và
        thể chế
     o Tập trung nhiều hơn vào hành động của cộng đồng
     o Cách hình thức hợp tác, đặc biệt là hợp tác với chính quyền địa phương


QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ: SỰ PHÁT TRIỂN DẦN DẦN
    Giai đoạn        1970-1980        1980-1990                Từ năm 2000
                     Chính      quyền Các sáng kiến trong việc Phát triển theo hướng cộng
                     Trung ương       đẩy mạnh sự tham gia     đồng
    Ví dụ                 Các chương       Các chương trình phi       Thế hệ mới của:
                     trình phát triển     chính phủ
                     nông thôn lồng         Các quỹ xã hội              Các quỹ xã hội
                     ghép (sự phối hợp      Sự phát triển thành thị      Các chương trình phát
                     của nhiều bộ         và nông thôn có sự tham     triển nông thôn
                     nghành)              gia bên ngoài        Các       Các chương trình phát
                          Các chương      chương trình đầu tư thí     triển thành thị và nâng cấp
                     trình mang tính      điểm theo nhu cầu của       nhà ổ chuột
                     khu vực (thành thị   từng khu vực Nghiên            Các chương trình theo


                                                                                              14
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


                và nông thôn)        cứu về sự tham gia và khu vực
                                     phân quyền
                                      Tiếng nói của người
                                     nghèo”


 Đặc điểm       Việc lập kế hoạch Hứa hẹn nhiều thành          Các chương trình có quy
                và độ tin cậy từ công nhưng còn hạn chế        mô lớn hơn
                trên xuống dưới   về quy mô và tính song
                                  song                         Tăng cường sự quản lý của
                Vấn đề tính bền                                cộng đồng và có liên hệ
                vững mà nhiều dự Tính hiệu quả và bền          với các chính quyền địa
                án gặp phải       vững được tăng cường         phương

                                                               Các liên kết với cải cách ở
                                                               mức độ rộng hơn trong
                                                               một môi trường thực thi


KHI NÀO THÌ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THÍCH HỢP VÀ KHI
NÀO KHÔNG THÍCH HỢP?


                                 •      Có năng lực lớn hơn so với các tiềm năng được
Sự phù hợp ở quy mô rộng
                                       công nhận của các tổ chức cộng đồng còn tồn tại ở
                                       các nước đang phát triển
                                 •     Kinh nghiệm uyên thâm trên thế giới

                                 •     Khu vực công cộng hay khu vực tư nhân cung cấp
Không phải là       phương
                                       nhiều dịch vụ tốt hơn
thuốc bách bệnh
                                 –     Các hàng hoá công đòi hỏi các hệ thống lớn và
                                       phức tạp (ví dụ như các cây cầu dài hàng chục km)
                                 –     Các hàng hoá tư nhân với tiềm năng tạo doanh thu
                                       cho địa phương
                                 •     Phát triển theo hướng cộng đồng có thể không
                                       mang lại hiệu quả trong tất cả các bối cảnh xã hội
                                 •     Các hàng hoá/dịch vụ trong quy mô nhỏ đòi hỏi sự
Phát triển theo hướng cộng
                                       hợp tác của địa phương
đồng thích hợp khi các
                                 –     Các hàng hoá chung (ví dụ như chăm sóc đồng cỏ,
nhóm cộng đồng có lợi thế
                                       tưới tiêu)
cạnh tranh
                                 –     Các hàng hóa công (ví dụ như bảo dưỡng các con
                                       đường hay công trình hạ tầng cơ bản khác của cộng
                                       đồng)
                                 •     Giao việc quản lý ở cấp thấp nhất thích hợp




                                                                                       15
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn



CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN
CỦA NGÂN HÀNG THế GIỚI


  Loại hình       Môi trường      Chính quyền địa             Sự quản lý của cộng đồng
                   thực thi           phương

                Các cải cách      Các chính quyền     Các nhóm cộng                  Các nhóm cộng
                về chính sách     địa phương được     đồng sẽ đưa ra các             đồng sẽ đưa ra
Định nghĩa      và thể chế theo   bầu một cách dân    quyết định về việc             quyết định về việc
                hướng      tăng   chủ ra quyết định   lập kế hoạch, thực             lập kế hoạch, thực
                quyền quyết       về việc lập kế      hiện và theo dõi               hiện và theo dõi
                định và quản      hoạch, việc thực    giám sát.                      giám sát.
                lý nguồn lực      hiện, Giám sát
                cho các nhóm      theo dõi với sự     VÀ                NHƯNG
                cộng đồng         hợp tác của nhiều                     không trực tiếp
                                  nhóm cộng đồng      trực tiếp quản lý quản lý các quỹ
                                  khác nhau           các quỹ đầu tư    đầu tư



PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CỦA
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI THEO KHU VỰC VÀ NGÀNH

                                             Ước tính các thành phần thuộc phát triển theo
                                             hướng cộng đồng (triệu đô la Mĩ)
 Dự tính các thành phần thuộc phát triển
                                           Theo khu vực
 theo hướng cộng đồng của các dự án do
                                                                              MENA
 ngân hàng tài trợ (tỉ đô la)                                  ECA
                                                                         95 59
                                                                                           AFR
                                                                                     436
                                                                   268
                                                         SA
 2.0
 1.8
 1.6
                                                                    294
                                                                                 349
 1.4                                                         EAP
                                                                                       LAC
 1.2
                                             Theo ngành
 1.0                                                                     khác
 0.8                                                   PSI               34
 0.6                                                           247
 0.4
                                                                                 678
 0.2
                                                                                             HD
 0.0
         1996        2001         2002                        542
                                                  ESSD




                                                                                                    16
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


2. Xây dựng các nguyên tắc và cách sắp xếp thể chế
CÁC NGUYÊN TẮC ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG
CỘNG ĐỒNG

       1. Biến các đầu tư phải có trách nhiệm với các yêu cầu đã được thông báo
       2. Xây dựng các cơ cấu tham gia phục vụ việc quản lý của cộng đồng và sự tham gia
           của các bên có liên quan
       3. Đầu tư vào năng lực của các tổ chức dựa vào cộng đồng
       4. Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với thông tin
       5. Xây dựng các nguyên tắc đơn giản và các hình thức khuyến khích dựa vào hệ
           thống giám sát và đánh giá
       6. Xây dựng các cơ cấu thể chế và chính sách thực thi
       7. Duy trì tính linh hoạt trong việc sắp xếp và sáng tạo
       8. Đảm bảo sự tham gia mang tính xã hội và giới
       9. Thiết kế tăng cường quy mô
       10. Đầu tư và chiến lược bền vững

Biến các đầu tư đáp ứng yêu cầu đưa ra
   • Các quyết định phải dựa vào thông tin chính xác về các lựa chọn chi phí và lợi ích
   • Các nguồn lực của chính cộng đồng được đầu tư

Xây dựng cơ chế tham gia cho việc quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên có
liên quan
    • Trang bị cho các nhóm cộng đồng kiến thức, kiểm soát, quyền lực ở tất cả các pha
       ngay từ khi thực hiện chương trình
    • Các chương trình được thiết kế phù hợp với các bên có liên quan (chính phủ, lãnh đạo
       địa phương, NGO, xã hội và cộng đồng) và phải hoạt động tốt trong thời gian dài
       Đầu tư cho việc xây dựng năng lực của các tổ chức dựa vào cộng đồng
    • Tác động có liên quan trực tiếp tới sức mạnh của các tổ chức dựa vào cộng đồng thúc
       đẩy quá trình
    • Chú trọng việc đào tạo và xây dựng năng lực thông qua việc vừa học vừa làm

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận thông tin
   • Dòng chảy thông tin cũng quan trọng như dòng tiền (cơ hội thị trường, các nguồn lực
       sẵn có, v. v)
   • Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin

Xây dựng các nguyên tắc cơ bản và cơ chế khuyến khích mạnh mẽ được việc giám sát và
đánh giá hỗ trợ
   • Nguyên tắc đơn giản dễ dàng hiểu và sử dụng
   • Các quy trình được định nghĩa rõ ràng, phổ biến rộng rãi
   • Các nguyên tắc được theo dõi và được thi hành một cách minh bạch
   • Các phần thưởng dựa vào kết quả đầu ra hơn là có sự thoả thuận trước

Xây dựng môi trường có hiệu lực thông qua cải cách chính sách và thể chế
   • Trao quyền cho các chính quyền địa phương được bầu ra đáp ứng nguyện vọng của
      người đi bầu




                                                                                          17
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


   •   Sự sắp xếp giữa các chính phủ về phân quyền tài chính bao gồm việc phân bổ tài chính
       cho các chính quyền địa phương và các tổ chức dựa vào cộng đồng
   •   Khuôn khổ pháp lý tích cực hỗ trợ hành động của cộng đồng
   •   Các chính sách rõ ràng theo khu vực đi kèm với các nguyên tắc tài chính được định
       nghĩa hoàn chỉnh về vai trò và trách nhiệm của các chủ thể chính trong từng lĩnh vực

Duy trì tính linh hoạt trong thiết kế sắp đặt
  • Tính linh hoạt trong thiết kế là hết sức cần thiết cho phép các hệ thống phát triển
  • phản hồi trực tiếp từ phía cộng đồng về việc thực hiện chương trình (các đánh giá của
       bên được huởng lợi, v.v)

Đảm bảo sự tham gia mang tính xã hội và giới
  • Các cộng đồng khác nhau vì vậy việc thiết kế cần đảm bảo tính xã hội - phụ nữ, người
     già, thanh niên, dân tộc thiểu số, người bị nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật có quyền
     được nói và quyết định
  • Danh sách các phương pháp kĩ thuật đều có sẵn để phục vụ mục đích này

Thiết kế cho việc mở rộng
   • Các quá trình giải ngân và phê duyệt cần được phân cấp càng nhiều càng tốt.

Đầu tư vào một chiến lược bền vững
  • Các dịch vụ thường xuyên đòi hỏi việc quản lý tài chính và thể chế ổn định và có mức
      chi phí phù hợp với địa phương
  • Các dịch vụ tạm thời (ví dụ như xây dựng năng lực lúc ban đầu) có thể không cần cơ
      cấu thể chế lâu dài hay cơ chế tài chính bền vững.




                                                                                         18
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


CÁC LỰA CHỌN THỂ CHẾ

                                                                           C: Liên kết trực tiếp giữa
  A: Sự hợp tác giữa các tổ           B: Liên kết giữa các tổ
                                                                              các tổ chức dựa vào
      chức dựa vào cộng                  chức dựa vào cộng
                                                                              cộng đồng với chính
      đồng và chính quyền                đồng và các tổ chức
                                                                              quyền trung ương hay
      địa phương                         hỗ trợ tư nhân
                                                                              quỹ trung ương


                                                                                  Các tổ chức dựa
      Các tổ chức dựa                        Các tổ chức dựa
                                                                                   vào cộng đồng
       vào cộng đồng                          vào cộng đồng


                                                              Chính
  Chính quyền           NGO và                                                           Chính quyền
                                                            quyền địa
                                       NGO và các
 địa phương hay         các công                                                        địa phương hay
                                                             phương
                                     công ty tư nhân
 thành thị được           ty tư                                                         thành thị được
                                                            hay thành
      bầu ra              nhân                                                               bầu ra
                                                             thị được
                                                              bầu ra
  Chính phủ                             Chính phủ                            Chính phủ
  trung ương                            trung ương                           trung ương
 hay quỹ trung                         hay quỹ trung                        hay quỹ trung
     ương                                  ương                                 ương



Yêu cầu có sự kết hợp giữa các công cụ của chương trình đa lĩnh vực với các công cụ của
chương trình một lĩnh vực

       Một lĩnh vực                                    Đa lĩnh vực
       •                                               •       Cộng đồng có nhiều sự lựa chọn
                 Có nhiều cơ hội hơn để phát
                                                               hơn, chú trọng vào việc đáp ứng
                 minh trong các lĩnh vực cụ
                                                               yêu câu, sở hữu ở địa phương
                 thể và thể hiện giá trị của các
                                                       •
                 chính sách thuộc lĩnh vực                     Hiệu quả đạt được – chia sẻ chi
                 mới                                           phí, thúc đẩy xã hội, xây dựng
       •                                                       năng lực tại các khu vực khác
                 Có nhiều cơ hội hơn để thúc
                                                               nhau
                 đẩy cải cách thể chế
                                                       •
       •                                                       Ảnh hưởng về nghèo đói của
                 Các công cụ có thể được tập
                                                               một nhóm các dịch vụ - Các dịch
                 trung nhiều hơn với các mục
                                                               vụ được kết hợp sẽ có giá trị hơn
                 tiêu đơn giản hơn
                                                               tổng số các phần riêng lẻ
                                                       •       Có tiềm năng tiết kiệm các chi
                                                               phí thực hiện nội bộ (ví dụ chi
                                                               phí của hai dự án riêng lẻ sẽ lớn
                                                               hơn chi phí của một dự án bao
                                                               trùm cả hai lĩnh vực




                                                                                                    19
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


3 Các ví dụ phát triển theo hướng cộng đồng từ các dự
án toàn cầu

CÁC VÍ DỤ VỀ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN


 Phát triển theo hướng cộng đồng một lĩnh vực


 Elsalvado: EDUCO

    •   Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả của giáo dục cơ bản
    •   Các bậc phụ huynh và thành viên cộng đồng là nhân tố quan trọng cho phát triển bền
        vững.




 Phát triển cộng đồng đa khu vực



 Quỹ đầu tư xã hội của Zambia

    •   Từ SRP đến ZAMSIF - quỹ xã hội truyền thống với sự tham gia của cộng đồng được
        đưa tới chương trình phân cấp cho các đầu tư cấp huyện
    •   Các cửa sổ đầu tư cộng đồng và cấp huyện




 Nâng cấp quy mô của phát triển theo hướng cộng đồng



 Chương trình giảm nghèo ở Vùng Đông Bắc Braxin

    •   Nguồn tiền được rót trực tiếp tới cộng đồng
    •   Hạ tầng kinh tế và xã hội cơ bản, công ăn việc làm và các cơ hội tạo ra thu nhập cho
        người nghèo ở nông thôn
    •   Phân cấp việc phân phối các nguồn lực và việc ra quyết định tới cấp địa phương
    •   Cân bằng các nguồn lực được huy động ở cấp cộng đồng và đô thị




                                                                                         20
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


4. Bằng chứng phân tích: lợi ích, rủi ro và các gợi ý
RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CUNG
CẤP CÁC DỊCH VỤ CÔNG


                       Các dự án được            Các nhà             Các kết quả chính
                         nghiên cứu             nghiên cứu
                    Quỹ xã hội của Pêru     Paxson & Schady, Tăng việc tới trường đặc
                                            2000             biệt là của trẻ em

                    Các dịch vụ nước dựa Isham & Kahkonen, Tăng khả năng tiếp cận với
 Phát triển theo
                    vào cộng đồng tại Ấn 1999              nguồn nước
  hướng cộng
                    độ, Sri Lanka và
 đồng có thể cải
                    Indonesia                              Nâng cao chất lượng y tế
 tiến việc cung
 cấp dịch vụ và
    phúc lợi        Phân cấp trường học King & Ozler, 2000 PTA và giáo viên được trao
                    tại Nicaragua                          nhiều quyền quyết định hơn
                                                           đã nâng cao kết quả kiểm
                                                           tra ở trường tiểu học
                    Quỹ xã      hội   của Rao & Ibanez, 2001 80% đồng tình với dự án
                    Jamaica                                  lựa chọn




RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG – TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHÈO
ĐÓI ĐÃ ĐƯỢC LẬP MỤC TIÊU
                   Dự án nghiên cứu       Nhà nghiên               Kết quả chính
                                             cứu
                   Chương trình Thực Galasso      & Việc xác đinh các hộ nghèo từ cộng
                   phẩm cho Giáo dục Ravallion, 2001 có hiệu quả hơn là việc xác định từ
                   của Bangladét                     trung ương
  Các dự án
  phát triển Quỹ xã hội của             Schady, 2000    Tiếp cận được các huyện nghèo và
 theo hướng Pê ru                                       các hộ nghèo hơn ở các huyện này
  cộng đồng                                             tuy nhiên việc phân bổ thường mang
   thường                                               tính chính trị
  hướng tới
 người nghèo
             Chương trình lương         Jalan        & Việc cộng đồng có tiếng nói nhiều
             lao    động    của         Ravallion, 2001 hơn đã giúp việc lập mục tiêu và
             Argentina                  Ravallion, 2000 phân chia lợi nhuận, hơn 50% lợi
                                                        nhuận được dành cho người nghèo
                                                        nhất,sự khác biệt về năng lực của các
                                                        cộng đồng trong việc xác định mục
                                                        tiêu một cách đúng đắn




                                                                                          21
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn


RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀ TÍNH
BỀN VỮNG
                                                   Các kết quả chính
 Ảnh hưởng tới nguồn lực xã hội
 và tính bền vững               Ảnh hưởng tích cực đến năng lực của các hoạt động tập
                                thể (năng lực xã hội) nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đối với
                                những người có điều kiện học hành và những người có
                                nhiều mối quan hệ hơn ở trong cộng đồng

                                  Tính bền vững tăng lên khi các cộng đồng đưa ra các lựa
                                  chọn đã được thông báo trước đối với các dịch vụ khác
                                  nhau trong pha thiết kế


Giả thuyết chính cần được nghiên cứu thêm:
     • Hỗ trợ dành cho phát triển theo hướng cộng đồng có thể nâng cao năng lực địa
        phương về các hoạt động tập thể và có thể đảm bảo hoà bình xã hội
     • Các phương pháp theo hướng cộng đồng có đem lại các kết quả có tính bền vững
        hơn các phương pháp do trung ương phụ trách


RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - RỦI RO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÍNH
HIỆU LỰC

                                Kết quả                        Bằng chứng

                                                   •
                         Nguồn lực xã hộí              Nghiên cứu của Isham và Kahkonen
                         sẵn có là một nhân            (1999) về các dự án cấp nước tại Ấn
                         tố quan trọng quyết           độ, Sri Lanka, Indonesia
                         định tính hiệu lực        •   Nghiên cứu của Ibanez và Rao
 Các nhân tố xã hội có của chương trình
                                                       (2001) về quỹ xã hội của Jamaica
 thể làm giảm tính hiệu
 quả của các chương Những người giàu ở             •   Khảo sát của Abraham and Platteau
 trình phát triển theo địa phương thường               (2001) về các dự án phát triển theo
 hướng cộng đồng         có xu hướng thâu              hướng cộng đồng tại sa mạc Saharan
                         tóm quyền quyết               Châu Phi
 Các nhân tố này đòi hỏi định. Các nguyên
 phân tích cẩn thận để tắc dự án lành mạnh         •   Nghiên cứu của Bardhan (2000) về
 hướng dẫn việc thiết kế và sự hỗ trợ việc             các dự án nước ở Nam Ấn độ
 theo bối cảnh cụ thể    thực hiện đóng vai
                         trò quan trọng làm        •   Nghiên cứu của Ibanez và Rao
                         giảm thiểu vai trò            (2001) về quỹ xã hội của Jamaica
                         của người giàu
                                                   •   Nghiên cứu của Gugerty và Kremer
                                                       (2000) về các đầu vào nông nghiệp
                                                       tại Miền Tây Kenya




                                                                                        22
Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn



GỢI Ý VỀ BẰNG CHỨNG PHÂN TÍCH


          BẰNG CHỨNG VỀ LỢI ÍCH
                                                     GỢI Ý
          Phát triển theo hướng cộng
                                                     •
          đồng có thể                                        Tiềm năng tập trung
          •                                                  hỗ trợ việc phát triển
                 Nâng cao tính hiệu quả
                                                             theo hướng cộng
                 và huớng vào việc cung
                                                             đồng để giảm nghèo
                 cấp các dịch vụ công
                                                     •
          •                                                  Rủi ro đòi hỏi sự cần
                 Có ảnh hưởng tích cực
                                                             có sự kết hợp cẩn
                 tới mức sống của người
                                                             thận về phân tích
                 nghèo
                                                             kinh tế và xã hội để
          •      Xây dựng nguồn lực xã
                                                             thông báo mô hình
                 hội và tính bền vững
                                                     •       Bối cảnh là then chốt:
          Bằng chứng vế sự rủi rõ
                                                             việc xây dựng cần
          •      Bối cảnh văn hoá và xã                      phải phù hợp với bối
                 hội là những yếu tố chính
                                                             cảnh cụ thể và các
                 kích thích tính hiệu quả
                                                             phương pháp phát
                 của các chýõng trình phát
                                                             triển theo hướng
                 triển theo hýớng cộng
                                                             cộng đồng có thể
                 đồng
                                                             không phù hợp trong
          •      Phát triển theo hýớng
                                                             tất cả các bối cảnh.
                 cộng đồng có thể không
                                                             Nên có býớc tiếp cận
                 phải là lựa chọn tốt nhất
                                                             có tính toán và thận
                 trong bối cảnh có ít các
                                                             trọng
                 nguồn lực sẵn có hay năng
                 lực cho hoạt động tập thể.




                                                                                      23
Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu


                                  Phần trình bầy số 2

  Một số điểm mạnh và điểm yếu về sự tham gia
 của người dân trong các hoạt động phát triển lấy
 cộng đồng làm định hướng (CDD) và thực tế quá
 trình xây dựng và thực hiện ở Dự án giảm nghèo
            các tỉnh miền núi phía bắc
                        Tác giả: Lê Thị Thống,
  Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ KH & ĐT - Giám đốc Dự án
                Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc


GIỚI THIỆU
Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hết sức nặng nề và lâu dài, đòi hỏi phải
do chính người dân tự tổ chức thực hiện, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội khác và
hỗ trợ của nhà nước cũng như các nhà tài trợ. Trong quá trình thực hiện, việc lập kế hoạch
phát triển có sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo huy động tối đa sự tham gia của người dân,
được xem là nội dung rất quan trọng. Thực hiện thành công vấn đề này, cũng chính là thực
hiện tốt quan điểm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi, phát huy
quyền làm chủ của người dân. Để làm tốt việc đó, người dân phải được tham gia tất cả các
bước trong các chương trình, dự án, như đánh giá cộng đồng, xây dựng kế hoạch hành động,
tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư và các hoạt động khác trên điạ bàn xã, thôn bản của họ. Qua
đó, sẽ nâng cao được chất lượng của công trình, hạn chế tối đa việc thất thoát nguyên vật liệu,
chống tham ô nhũng nhiễu, đảm bảo tính công khai, minh bạch; nâng cao quyền làm chủ về
kinh tế cũng như làm chủ thôn bản của người dân trong các hoạt động.

Liên quan đến vấn đề nêu trên, nếu nhìn ở cấp độ vĩ mô, cho thấy:
   • Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và tạo điều kiện để người
       dân được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chương trình, dư án. Tuy còn ở
       mức độ khác nhau, song các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam
       trong những năm qua đều huy động được sự tham gia của người dân.

   •   Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho tất cả các
       chương trình nói chung và cho từng chương trình cụ thể.

   •   Các nhà tài trợ đều rất chú trọng đến phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của
       người dân.


ĐIỂM MẠNH VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG
   •   Sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương vào việc thực hiện các chương
       trình, dự án xoá đói giảm nghèo được tiến hành từ lập kế hoạch phát triển đến khi
       hoàn thành công việc và bảo trì, bảo dưỡng.

   •   Sự tham gia của cộng đồng mang tính chủ động, có trách nhiệm, trung thực xây dựng
       và thúc đẩy phát triển theo hướng tiến bộ.




                                                                                            24
Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu


  •   Đảm bảo tính minh bạch: dân được biết tất cả các thông tin, nẵm vững quyền lợi nghĩa
      vụ của họ và chính họ là những người hưởng lợi. Đây là vấn đề quan trọng nhất đảm
      bảo tính công khai, dân chủ.

  •   Đảm bảo tính bền vững: tất cả các hoạt động như đầu tư xây dựng cơ bản, an toàn
      lương thực, khoa học công nghệ, môi trường, y tế giáo dục, tăng cường năng lực được
      lồng ghép, hỗ trợ bổ sung cho nhau để nâng cao ý thức trách nhiệm của cả người dân
      và chính quyền địa phương.

  •   Học hỏi kinh nghiệm thông qua Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD)
      nhằm tham khảo ý kiến cũng như sáng kiến của tất cả mọi người để phục vụ cho lợi
      ích của từng cá nhân, tập thể và lợi ích chung của xã hội.

  •   Có sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đông, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác
      (các dân tộc trên cùng địa bàn) để giúp nhau vươn lên làm chủ cuộc sống của gia đình
      cũng như cộng đồng mình.

  •   Trao đổi thông tin để nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ
      (đặc biệt là vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc)

  •   Cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng, giảm bớt sự chia rẽ nội
      bộ, tăng cường đoàn kết nhất trí để xây dựng cộng đồng vững mạnh trong tất cả các
      lĩnh vực hoạt động phát triển.

  •   Nâng cao hiểu biết cho toàn cộng đồng.

  •   Huy động được sự đóng góp của cộng đồng trong các công trình XDCB và lồng ghép
      các nguồn vốn phục vụ cho chương trình của Chính phủ.


NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
  •   Rất nhiều loại hình và phương pháp tiếp cận về CDD ở Việt Nam được áp dụng tuỳ
      theo vùng và tuỳ theo nhà tài trợ. Điều đó có nghĩa, các bước khác nhau được áp dụng
      trên cùng một địa bàn, do đó người dân rất khó tiếp thu.

  •   Sự tham gia của người dân phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo các cấp.
      Nếu hướng dẫn đơn giản dễ hiểu, hiệu quả sẽ cao hơn; còn nếu hướng dẫn quá phức
      tạp sẽ làm cho cộng đồng khó thực hiện.

  •   Trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện các dự án có sự tham gia của người dân
      (lập kế hoạch từ dưới lên), bao giờ cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn những
      chương trình dự án thiếu sự tham gia đó (phải mất từ một đến hai năm, tuỳ theo quy
      mô), bởi phải tổ chức họp dân.

  •   Các cấp chính quyền (huyện, xã) thiếu hiểu biết và năng lực huy động sự tham gia của
      cộng đồng. Đồng thời chính quyền địa phương cũng còn bị hạn chế về quyền hạn và
      khả năng tự ra quyết định, nhất là những vùng nghèo, xa xôi.




                                                                                       25
Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu


   •   Người dân thường thụ động trong việc tiếp nhận cơ hội tham gia, ngay từ giai đoạn
       đầu thực hiện các chương trình dự án. Ơ những nơi trình độ phát triển còn thấp, sẽ
       càng bị hạn chế về khả năng tổ chức của cộng đồng.

   •   Việc tăng cường phân cấp ngân sách nhằm tạo điều kiện chủ động hơn nữa cho địa
       phương vẫn còn hạn chế, đặc biệt là với cấp xã .

   •   Sự lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn địa phương chưa tốt, do chưa có sự
       phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các nghành, chưa động viên được sự tham gia của
       người dân.

   •   Ở nơi nào có các chương trình dự án của Chính phủ và các nhà tài trợ thì ở đó tuỳ mức
       độ khác nhau, sẽ có sự tham gia của người dân, vì có nguồn kinh phí hỗ trợ. Nơi chưa
       có chương trình dự án, thì hầu như các hoạt động tham gia của người dân bị hạn chế.


NHU CẦU CẦN THIẾT CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
   •   Tất cả chương trình dự án đều cần có sự tham gia của người dân, từ khâu lập kế hoạch
       đến thực hiện- giám sát đánh giá- duy tu bảo dưỡng- hưởng lợi.
   •   Việc thể chế hoá sự tham gia của cộng đồng là một nhu cầu cần thiết để tạo môi
       trường tốt cho tất cả người dân có cơ hội tham gia.
   •   Đổi mới công tác lập kế hoạch, với sự tiếp cận từ dưới lên; tận dụng và lồng ghép tất
       cả các nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát huy sức mạnh tổng hợp, phục vụ
       và nâng cao năng lực chính quyền cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở của
       Chính phủ.
   •   Người dân phải được đào tạo về phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng.

Quá trình xây dựng và thực hiện sự tham gia của cộng đồng đối với Dự án giảm nghèo các
tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP)

1. Xây dựng dự án
Dự án GNCTMNPB lấy công cụ Lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội có sự tham gia của
cộng đồng làm nội dung hoạt động xuyên suốt. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động sau
đây:
   • Người dân được tham gia tất cả các bước trong dự án như đánh giá cộng đồng, xây
       dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư và các hoạt động khác của
       dự án trên địa bàn xã, thôn bản của họ. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao
       quyền làm chủ kinh tế của người dân cũng như quyền làm chủ thôn bản của họ.

   •   Ngân hàng Thế giới và BQLDATW đã tổ chức nhiều lần khảo sát để tìm hiểu tình
       hình kinh tế- xã hội vùng dự án, xác định nội dung và đối tượng đầu tư, nhất là vùng
       dân tộc đặc biệt khoá khăn như vùng dân tộc HMông, Dao.

   •   Phổ biến mục tiêu nội dung xây dựng dự án đến cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản; làm cho
       các cấp, nhất là cấp xã quán triệt tinh thần : với sự hỗ trợ của cấp huyện, xã là người
       hướng dẫn và tổ chức xây dựng dự án theo đúng yêu cầu chỉ đạo chung của
       BQLDATW.




                                                                                           26
Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu


   •   BQLDATW có bản hướng dẫn mẫu cụ thể về xây dựng Dự án Giảm nghèo cấp xã,
       gồm lời hướng dẫn và biểu mẫu cần thiết kèm theo.

   •   BQLDA tỉnh cùng BQLDA huyện hướng dẫn UBND xã triển khai đối với vùng dân
       tộc thiểu số mà điều kiện phát triển còn hạn chế, như ở vùng người Hmông, người
       Dao. Cán bộ cấp huyện, tỉnh phải đến hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ xã một cách cụ thể.

   •   UBND xã (Ban phát triển xã) hướng dẫn các thôn bản họp dân, để:

          o Phổ biến cho mọi người biết về chủ trương, nội dung xây dựng dự án giảm
            nghèo.
          o Thôn bản đề xuất xây dựng các công trình và lựa chọn thứ tự ưu tiên theo yêu
            cầu và nguyện vọng của thôn bản về xây dựng mới hay nâng cấp các công
            trình hạ tầng, đường giao thông (kể cả cầu cống, ngầm), xây dựng chợ, thuỷ lợi
            nhỏ, nước sinh hoạt, mô hình nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông
            sản nhỏ cho hộ hoặc nhóm hộ...), xây dựng trường học, đặc biệt là xây dựng
            lớp học tại thôn bản, trạm y tế xã hoặc cho nhóm thôn bản . Việc này được
            thảo luận và có sự nhất trí cao (biểu quyết hoặc bỏ phiếu bằng hình thức thích
            hợp với trình độ dân trí...).
          o Sau khi thôn bản đã thống nhất, phải có biên bản cuộc họp gửi lên UBND xã
            để tổng hợp.

   •   UBND xã xem xét tất cả các yêu cầu của các thôn bản để xây dựng thành Dự án Giảm
       nghèo của xã, theo mẫu biểu đã hướng dẫn. Dự án được thông qua Đảng uỷ và Hội
       đồng nhân dân xã với sự nhất trí cao. Sau đó, UBND xã hoàn chỉnh văn bản, gửi
       BQLDAGN huyện tổng hợp, để gửi lên BQLDA tỉnh.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm

   •   Ngoài BQLDA giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, các xã thành lập Ban phát triển xã gồm:
       Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã làm trưởng ban, các thành viên là Mặt trận Tổ quốc,
       Hội nông dân, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ..., cán bộ địa chính, khuyến nông, kế toán
       xã và các trưởng thôn, bản với nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện dự án.

   •   BQLDATW và BQLDA tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh về mua sắm
       đấu thầu; tài chính kế toán; giải ngân; chính sách an toàn (đền bù, tái định cư, môi
       trường và dân tộc), tập huấn cho cán bộ xã, thôn về giám sát xây dựng công trình cơ
       sở hạ tầng.

   •   BQLDA tỉnh căn cứ nội dung tiến độ dự án khả thi của tỉnh đã duyệt hướng dẫn cấp
       huyện và xã xây dựng kế hoạch hằng năm, có sự tham gia của cộng đồng và được tổng
       hợp từ các thôn bản xây dựng lên.

   •   Ban phát triển xã hướng dẫn thôn bản họp (có thể phân ra cuộc hop theo giới để lấy
       được những ý kiến khác nhau) xác định danh mục công trình cần ưu tiên xây dựng
       trong năm, dựa vào danh mục trong Tài liệu chuẩn của xã dự án (gồm danh mục các
       hoạt động của xã trong cả đời dự án và bản đồ kèm theo...). Sau khi thôn bản thống
       nhất danh mục công trình xếp thứ tự ưu tiên, trưởng thôn bản làm báo cáo gửi UBND
       xã.



                                                                                        27
Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu


   •   Lao động của người hưởng lợi có trả công: chỉ đạo chung của Dự án là các công trình
       xây dựng phải huy động lao động tại chỗ (lao động thủ công như đào đắp đất, vận
       chuyển nguyên vật liệu... ) để người dân có công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao cuộc
       sống. Có thể thông qua tổ chức của địa phương ký hợp đồng với nhà thầu, hoặc trực
       tiếp với nhà thầu, giá cả thoả thuận, khuyến khích nhà thầu sử dụng lao động địa
       phương được thể hiện trong hợp đồng, có điểm ưu tiên trong xét thầu đối với nhà thầu
       khi khẳng định việc sử dụng lao động tại chỗ.

Tóm lại, Dự án GNCTMNPB đã thực hiện bằng công cụ lập kế hoạch phát triển KT- XH từ
cơ sở có sự tham gia của người dân. Tham gia của người dân (cộng đồng) trong các hoạt động
của dự án tại cơ sở là quan điểm đúng đắn, hợp lòng dân, thực hiện chủ trương Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi, thực sự đem lại hiệu quả nhiều mặt.. Để thực
hiện tốt điều này, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, sát sao của các cấp, nhất là cấp xã và
huyện phải thực sự tạo điều kiện cho người dân được đóng góp ý kiến và nghiêm túc lắng
nghe, chọn lọc những ý kiến đó.




                                                                                           28
Phần trình bầy số 3: CDD ở Việt Nam tổng hợp và nền thảo luận


                                 Phần trình bầy số 3

  Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt
     Nam: Tài liệu tổng hợp và nền thảo luận
                          Tác giả: Robin Mearns
       Ngân hàng thế giới & Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo
                          Bộ Kế hoạch và đầu tư



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   •   Tìm hiểu Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) có ý nghĩa như thế nào
       trong bối cảnh Việt Nam.

   •   Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của loại phát triển này trong nhiều bối
       cảnh kinh tế-xã hội và các khu vực khác nhau trên toàn quốc.

   •   Tổng kết các bài học kinh nghiệm từ một số chương trình, dự án của chính phủ, nhà
       tài trợ và các tổ chức phi chính phủ (NGO).

   •   Đánh giá tiềm năng và những phương án cho các dự án CDD tới đây trong ngành phát
       triển nông thôn.

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
   •   Chiến lược Hỗ trợ quốc gia (2003 - 2006) của Ngân hàng thế giới đã xác định những
       tiềm năng đầu tư cho CDD tới đây.

   •   Những đầu tư này bao gồm cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ sinh kế & giảm nghèo
       nông thôn.

   •   Nghiên cứu này được tiến hành để tạo nền móng cho việc phân tích và thảo luận cho
       dự kiến trên (chứ không nhằm đưa ra những kiến nghị cụ thể).

   •   Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) được đề nghị là diễn đàn để thảo luận
       và khảo sát những phương án khác nhau cho các dự án CDD trong nghành phát triển
       nông thôn sắp tới.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: Các định nghĩa về CDD; những xu hướng giảm nghèo khu vực nông thôn; sự đa
dạng về điều kiện kinh tế-xã hội.

CHƯƠNG 2: các chủ đề và khái niệm cơ bản; những khía cạnh liên quan của tổ chức xã hội ở
Việt Nam – cùng thực hiện các dịch vụ; tự quản tham gia của cộng đồng địa phương; sự trung
gian trong mối quan hệ nhà nước-xã hội.




                                                                                            29
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Versionforeman
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấnSansanluc
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 Vhsplastic
 
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao VnLich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vnguest478c4b8
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcmNhan Tan
 
Khuyennong Giam Ngheo
Khuyennong Giam NgheoKhuyennong Giam Ngheo
Khuyennong Giam Ngheoforeman
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Le Viet
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử nataliej4
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bìnhnataliej4
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Little Daisy
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 

Mais procurados (19)

An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Version
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấn
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 V
 
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao VnLich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Khuyennong Giam Ngheo
Khuyennong Giam NgheoKhuyennong Giam Ngheo
Khuyennong Giam Ngheo
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 

Destaque

Nang cao nang luc trong PTCD
Nang cao nang luc trong PTCDNang cao nang luc trong PTCD
Nang cao nang luc trong PTCDforeman
 
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)co:share
 
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)co:share
 
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG  TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG  TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...MOLISA-PRPP
 
Bai Giang Phat Trien Cong Dong
Bai Giang Phat Trien Cong DongBai Giang Phat Trien Cong Dong
Bai Giang Phat Trien Cong Dongsinhvienk30
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRAforeman
 

Destaque (7)

Nang cao nang luc trong PTCD
Nang cao nang luc trong PTCDNang cao nang luc trong PTCD
Nang cao nang luc trong PTCD
 
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phần 2)
 
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)
Kinh nghiem quan ly du an phat trien cong dong (Phan 3)
 
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG  TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG  TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...
PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NỘI LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI được ...
 
Bai Giang Phat Trien Cong Dong
Bai Giang Phat Trien Cong DongBai Giang Phat Trien Cong Dong
Bai Giang Phat Trien Cong Dong
 
CEC Leadership Development
CEC Leadership DevelopmentCEC Leadership Development
CEC Leadership Development
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRA
 

Semelhante a Cd Dproceedingvie

Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính nataliej4
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007foreman
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongSan La
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anforeman
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003hsplastic
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du Anforeman
 
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai ChinhGioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai Chinhhsplastic
 

Semelhante a Cd Dproceedingvie (20)

Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuong
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du an
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003
 
Df08 L13 V
Df08 L13 VDf08 L13 V
Df08 L13 V
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du An
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai ChinhGioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
 
C3 Hg
C3 HgC3 Hg
C3 Hg
 

Mais de foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

Mais de foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Cd Dproceedingvie

  • 1. Ngân hàng Thế giới & Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kỷ yếu Hội thảo Phát Triển Lấy Cộng Đồng Làm Định Hướng Hà Nội Ngày 13 – 14 tháng 4 năm 2004
  • 2. Lời nói đầu Hội thảo về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng được tổ chức vào tháng Tư năm 2004 tại Hà Nội nhằm hai mục đích: Thứ nhất, mang đến và chia sẻ những kinh nghiệm từ các dự án phát triển theo định hướng của cộng đồng đang thực hiện tại Việt Nam và quốc tế, bao gồm cả những kinh nghiệm của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đặt nền móng cho các dự án tương lai của Việt Nam có trọng tâm tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời qua đó xác định được nhũng vấn đề quan trọng nhất cần có cho các dự án đó. Qua các bài trình bày tại hội thảo, chúng ta có thể xác định được rằng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là một định hướng cho giảm nghèo coi người dân nghèo và cộng đồng nghèo là đối tác trong phát triển. Định hướng này cũng đã chuyển giao trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình ra quyết định cho cấp hành chính cơ sở và cho các nhóm cộng đồng. Theo hướng này, Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng cũng có thể được coi là định hướng “tin cậy vào cộng đồng” – mà hiện nay Nhà nước và các nhà tài trợ đều mong muốn người dân địa phương có thể tự đưa ra những quyết định đối với những ưu tiên phát triển của chính họ, đồng thời nâng cao được năng lực của lãnh đạo, cán bộ địa phương trong quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả. Những nguyên tắc của Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã tồn tại trong nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây đã có sự gia tăng về dự án và chương trình thực hiện theo các nguyên tắc này. Đã có nhiều những kinh nghiệm khác nhau từ các dự án và chương trình đó, và chúng ta đã thấy những tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên người dân ở nông thôn vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cần phải tích cực đánh giá và nhân rộng các mô hình thành công về xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng nông thôn để định hướng tốt hơn tới những đối tượng cần sự giúp đỡ và các nhóm kinh tế xã hội, và để tăng hiệu quả và hòa nhập của dự án và các chương trình trên cùng một địa bàn, đồng thời giúp tăng cường cải cách hành chính và phân cấp quản lý của Nhà nước. Những phần trình bày và thảo luận tại Hội thảo đã đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng và có tính thực tiễn bao gồm các nguyên tắc chính trong việc thiết kế chương trình Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, phạm vi của các hợp phần hạ tầng và đời sống nguời dân nông thôn, giám sát và đánh giá, mở rộng và thể chế hóa những định hướng đó, và những ưu tiên phát triển năng lực cơ sở. Hy vọng rằng kỷ yếu hội thảo này sẽ cung cấp những thông tin quý giá cho các đối tượng đang họat động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng cũng như những người đang góp phần vào thiết kế các chương trình tương lai. Lê Thị Thống Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2
  • 3. Mục lục Tác giả Trang Lời nói đầu 2 Mục lục 3 Giới thiệu và Tóm tắt kỷ yếu hội thảo 4 Diễn văn khai mạc của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Ông Nguyễn Xuân Thảo 11 Đầu tư Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng Ông Dan Owen 13 đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu Bà Lê Thị Thống 24 về sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) và thực tế quá trình xây dựng và thực hiện ở Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc Phần trình bầy số 3: Phát triển lấy cộng đồng làm Ông Robin Mearns 29 định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và nền thảo luận Phần trình bầy số 4: Phát triển lấy cộng đồng làm Ông Phạm Văn Ngọc 34 định hướng tại Việt Nam Phần trình bầy số 5: Theo dõi và đánh giá các Ông Rob Chase 36 chương trình phát triển theo hướng cộng đồng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam Phần trình bầy số 6: Đánh giá CT MTQG về Xoá Ông Saurabh Sinha 41 Đói Giảm Nghèo và Chương trình 135 Phần trình bầy số 7: Mở rộng quy mô phát triển Ông Keith McClean 46 theo hướng cộng đồng trong bối cảnh phân cấp: Một số kinh nghiệm quốc tế Phần trình bầy số 8: Phát triển Lấy cộng đồng làm Ông Phạm Hải 51 định hướng: triển vọng và định hướng chính Phụ lục 1: Danh sách các đại biểu Hội thảo 53 3
  • 4. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo Giới thiệu và tóm tắt Kỷ yếu Hội thảo GIỚI THIỆU Đây là Kỷ yếu của Hội thảo Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tư thông qua Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) và Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà nội phối hợp tổ chức vào ngày 13-14 tháng Tư tại Hà nội. Mục đích của hội thảo là: • Trình bày những nhận định và đánh giá trong ấn phẩm về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo xuất bản năm 2003. • Chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, đặc biệt từ các dự án của Ngân hàng Thế giới tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, tập trung vào vấn đề thiết kế, thực thi, giám sát, đánh giá, và nhân rộng các phương pháp Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng. • Xác định và thảo luận về các vấn đề chính có liên quan đến Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam nhằm đặt nền tảng cho quá trình thể chế hóa và áp dụng rộng rãi những định hướng đó trong các dự án và chương trình sau này. Đến dự Hội thảo có 120 đại diện từ các Bộ, cơ quan của Chính phủ, UBND và các ban ngành ở 18 tỉnh thành trong cả nước, các dự án phát triển nông thôn được tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tài trợ và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về CDD. Ông Phạm Hải và bà Lê Thị Thống đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ông Robin Mearns và ông Nguyễn Thế Dũng đại diện Ngân hàng Thế giới đồng chủ toạ. Danh sách đại biểu tham gia hội thảo nằm trong phụ lục 1. Ông Nguyễn Xuân Thảo - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đọc diễn văn khai mạc hội thảo. Thứ trưởng có đề cập đến tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam trong 5 năm qua đã giảm xuống 25,9% so với tỷ lệ 50-60% trước năm 1998, điều kiện sống của người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhận thức của người dân địa phương đã được nâng cao. Thứ trưởng cũng bày tỏ sự cám ơn các nhà tài trợ song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ đã có những hỗ trợ và đóng góp tích cực. Ông cũng bày tỏ sự cám ơn sự tham gia tích cực của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực hiện thành công chương trình Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng tất cả các chương trình và dự án Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên- vì việc chuẩn bị kế hoạch hành động đã dựa vào chính nhu cầu của cộng đồng và có sự tham gia của chính người dân địa phương. Công tác giảm nghèo được hỗ trợ qua việc thực hiện các hợp phần đa dạng như xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý cho người hưởng lợi địa phương, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, Thứ trưởng có lưu ý rằng mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, những phương pháp và mô hình hiệu quả về xóa đói giảm nghèo vẫn chưa được đánh giá và nhân rộng một cách đứng mức. Việc lồng ghép các dự án khác nhau trên cùng một địa bàn vẫn còn kém với hiệu quả chưa cao, việc cải cách phân cấp quản lý chưa được triển khai mạnh mẽ ở một số tỉnh. Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cần thảo 4
  • 5. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo luận các vấn đề liên quan và xác định hướng tiếp cận Lấy cộng đồng làm định hướng mới này để nhân rộng thành công, đẩy lùi những yếu kém và tăng cường tiến trình xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Trong phần giới thiệu mở đầu, ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam đã nói Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển, không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. CDD là một cách tiếp cận mới trong phát triển khi mọi người tự chịu trách nhiệm với tương lai của chính họ, vì hơn ai hết họ là người hiểu rõ cộng đồng của mình hơn những người từ nơi khác đến . Đây là quá trình học hỏi cho các nhà tài trợ, chính phủ cũng như người dân địa phương, đồng thời cần coi trọng hơn nữa việc hài hòa những phương pháp hỗ trợ Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng. Ông Rohland đề xuất một số vấn đề thảo luận tại Hội thảo như: làm thế nào để liên kết giữa các cộng đồng cơ sở với các cơ quan chính quyền, yếu tố công khai và nguồn thông tin giữa cấp Trung ương và địa phương, giữa chính quyền và người dân địa phương. Ông Rohland còn nhấn mạnh rằng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là nên “tin cậy vào nguời dân”, vì Chính phủ và các nhà tài trợ đều mong muốn cho người dân được tự quyết định và tin tưởng vào quyết định của họ, và các cộng đồng địa phương cũng được phép mẵc sai lầm trong quá trình học hỏi này. CÁC BẢN TRÌNH BẦY THAM LUẬN Trong phần trình bày của mình về Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn (Phần trình bầy số 1), ông Daniel Owen - phụ trách CDD và Ban phát triển xã hội của Ngân hàng Thế giới đã mở đầu bằng định nghĩa: định hướng CDD là “làm việc với người nghèo và coi họ như là đối tác trong phát triển”. Qua đó sẽ đề ra trách nhiệm quyết định và quản lý nguồn tài nguyên thuộc về các nhóm cộng đồng, và đây cũng là một cách tổ chức để xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan thể chế chính thức. Ông Owen đã trình bày tổng quan về tiến trình phát triển định hướng CDD từ các thập niên gần đây, và cũng thông báo cho các đại biểu rằng các dự án CDD hiện đang trở thành hợp phần quan trọng trong hạng mục đầu tư của Ngân hàng Thế giới ở tất cả các ngành và miền trên thế giới. Ông Owen giới thiệu những nguyên tắc chủ yếu trong thiết kế CDD: (a) đầu tư phải có trách nhiệm với các nhu cầu; (b) xây dựng cơ chế tham gia cho quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên liên quan; (c) đầu tư vào năng lực của các Tổ chức dựa vào cộng đồng; (d) hỗ trợ cho cộng đồng tiếp cận với thông tin; (e) xây dựng những quy tắc cơ bản và các hình thức khuyến khích mạnh mẽ song song với hệ thống giám sát và đánh giá; (f) thiết lập cơ cấu thể chế và khuôn khổ chính sách; (g) duy trì tính linh hoạt trong thiết kế tổ chức và đổi mới; (h) đảm bảo sự tham gia của xã hội và giới; (i) thiết kế mở rộng quy mô và (k) đầu tư vào chiến lược hiện có. Ông Owen đã đánh giá những kinh nghiệm và ảnh hưởng của một số dự án CDD của các nước khác nhau. Theo đó, ông cũng kết luận rằng những phương pháp CDD có thể giúp tăng cường hiệu quả và đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ công cộng, đồng thời nó cũng có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của những người dân nghèo và giúp xây dựng nguồn vốn cho xã hội và đảm bảo sự bền vững. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng những hoàn cảnh văn hóa và xã hội quyết định đến hiệu quả của các chương trình CDD và các phương pháp 5
  • 6. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo CDD có thể không phải là cách thức tối ưu nhất đối với những nơi có xuất phát điểm về xã hội và năng lực thực hiện các hoạt động tập thể. Bà Lê Thị Thống, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp của Bộ KH&ĐT, đã trình bày về cách tiếp cận CDD tại Việt Nam (Phần trình bày số 2). Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước cũng như cộng đồng các nhà tài trợ đã dành rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ tới công tác xoá đói giảm nghèo. Những ưu điểm của việc tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng là: sự tham gia liên tục của người dân vào quá trình thực hiện dự án; đảm bảo tính công khai, nâng cao tính bền vững, tăng cường năng lực cho người dân địa phương, thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa người dân, cũng như giữa các cộng đồng với nhau, tăng cường đoàn kết nhằm xây dựng một cộng đồng giàu mạnh và nâng cao nhận thức về giảm nghèo. Những điểm hạn chế cần được đề cập đến là: số lượng phương pháp và mô hình CDD ở Việt Nam còn phụ thuộc vào các nhà tài trợ và địa phương; sự tham gia của người dân địa phương còn phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của cấp quản lý cao hơn; cần có nhiều thời gian hơn để xây dựng dự án; năng lực về CDD của chính quyền địa phương còn yếu; quá trình phân cấp quản lý và ngân sách tiến hành còn chậm; người dân thường bị động trong quá trình này; và quá trình liên kết giữa các dự án còn kém. Dựa trên những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và triển khai Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP), bà Thống cũng đưa ra một số yêu cầu cần thiết để áp dụng phương pháp này có hiệu quả đó là: thiết lập cơ cấu cho sự tham gia cộng đồng; người dân phải được tham gia vào tất cả các bước chuẩn bị và triển khai dự án; cần thiết phải tổ chức đào tạo phương pháp cho người dân và chính quyền địa phương; cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể và toàn diện cho UBND địa phương; cần củng cố cơ cấu các ban ngành phát triển của xã; và cần có sự liên kết với các dự án và chương trình khác nhau ở các cấp địa phương. Ông Robin Mearns thay mặt Ngân hàng Thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) trình bày ngắn gọn bản báo cáo mới nhất “Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: tài liệu tổng hợp và nền thảo luận” (Phần trình bày số 3). Báo cáo tập trung vào vấn đề nhận thức CDD trong bối cảnh Việt Nam, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trong những bối cảnh kinh tế-xã hội và các vùng khác nhau trên phạm vi cả nước; đánh giá kinh nghiệm và bài học từ việc lựa chọn của các dự án chương trình của Chính phủ, nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ; đánh giá tiềm năng tương lai và sự lựa chọn cho các dự án CDD trong lĩnh vực nông thôn. Báo cáo và phần trình bầy đã nêu ra một số vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và bối cảnh chương trình CDD hiện nay như: (i) sự liên kết về xây dựng kế hoạch và ra quyết định ở cấp tỉnh về các chính sách giảm nghèo và chiến lược phát triển tổng thể; sự cân bằng trong tương lai giữa các tiếp cận theo chương trình mục tiêu đối với giảm nghèo; Chương trình cải cách hành chính, và nội dung cũng như công tác tài chính của các chương trình giảm nghèo mục tiêu; (ii) nhu cầu điều phối tốt hơn giữa chính phủ và các chương trình tài trợ để tạo ra một tác động tích cực ở cấp cộng đồng và nâng cao tính hiệu quả trong đầu tư; và (iii) cân bằng giữa các phương pháp CDD của các nghành qua lồng ghép hoặc áp dụng cụ thể. Nghiên cứu kết luận rằng hiện nay nhu cầu điều chỉnh các chương trình “phát triển tổng hợp” là rất lớn chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của cá thôn xã vùng xa hẻo lánh. Tác động của những chương trình đó sẽ gia tăng nếu thực sự tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng cụ thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cộng đồng và hộ gia đình. Liên quan đến những tiềm năng tương lai và phương án cho các chương trình CDD tại những xã nghèo, bản báo cáo đã đưa ra nhiều kiến nghị như: (i) phát triển cơ sở hạ tầng nông 6
  • 7. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo thôn và công nghệ thích hợp; (ii) quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng; (iii) Tạo sự phối hợp đồng nhất trong dịch vụ hỗ trợ cải thiện sinh kế hộ gia đình; (iv) cơ chế tài chính trực tiếp thực hiện thông qua ngân sách xã để tăng tính công khai và (v) các ưu tiên nâng cao xây dựng năng lực thể chế và nguồn nhân lực. Ông Phạm Văn Ngọc (ActionAid) trình bầy về Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam (Phần trình bầy số 4) trong bài trình bày của mình ông đã định nghĩa “cộng đồng địa phương” trong bối cảnh hiện nay như là một “đơn vị hành chính địa phương”, có những đặc điểm riêng như mối quan hệ kinh tế, quan hệ gia đình, họ hàng, nguồn gốc dòng dõi. Do đó, ông Ngọc gợi ý rằng các xã, thôn và nhóm người nên được coi là đối tương CDD. Ông Ngọc đã nêu ra những vấn đề chiến lược cần giải quyết trong phát triển dưới đây: việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên kém hiệu quả và không bền vững; quản lý cấp cơ sở không hiệu quả, việc phát triển không cân đối và việc thể hiện các chính sách/chiến lược vào hành động cấp cơ sở còn yếu. Việc tham gia của người dân địa phương có thể tăng cường thông qua các tổ chức cơ sở tại cộng đồng và thể chế địa phương, và đây là yếu tố chủ chốt của phương pháp dựa trên quyền lợi mà ActionAid đang hỗ trợ. Trong phần trình bầy về Theo dõi và đánh giá các chương trình phát triển lấy cộng đồng làm định hướng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam (Phần trình bầy số 5), Ông Rob Chase -Nhóm CDD và xã hội của Ngân hàng Thế giới đã đề cập đến câu hỏi làm thế nào để đánh giá và giám sát một dự án CDD. Dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan và Philipin Ông đã đưa ra một số nguyên tắc chủ đạo về Theo dõi và Giám sát mà có thể áp dụng được tại Việt Nam. Các nguyên tắc đánh giá “tiêu chuẩn vàng” được đề xuất là: (i) đánh giá phải được thiết kế cụ thể cho từng dự án và hoàn cảnh cụ thể; (ii) cần phải đánh giá theo mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên và sử dụng nhóm so sánh; (iii) cần phải có các điều tra ban đầu và điều tra tiếp theo để phục vụ cho công tác số liệu; (iv) sử dụng phương pháp thu thập số liệu định tính và định lượng; (v) cần có tầm nhìn xa mang tính lâu dài để xem xét tính bền vững; và (iv) số liệu đánh giá phải đại diện tiêu biểu cho một chương trình hoặc trên quy mô quốc gia. Ông Chase cũng nêu lên vấn đề quan tâm của các đại biểu về một số thực trạng khó khăn trên thế giới được coi là khó khăn trong quá trình giám sát và đánh giá như về tài chính, khó khăn về hậu cần và khó khăn vì nhiều họat động phong phú, các nhóm kinh tế xã hội và cộng đồng thường được đưa vào chương trình CDD. Để giải quyết những khó khăn còn tồn tại, ông Chase đã gợi ý những nguyên tắc “tiêu chuẩn vang” chủ yếu áp dụng một cách sáng tạo các nguồn số liệu khác nhau, kết hợp sử dụng dữ liệu cơ bản với lập kế hoạch chương trình và kết hợp phương hướng định lượng và định tính sẽ cho phép những đánh giá có mức độ phù hợp cao trong quá trình thực hiện chương trình. Ông Saurauh Sinha – UNDP đã trình bầy về phương pháp luận mà hiện đang áp dụng tại Phần đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135 (phần trình bầy số 6). Đánh giá này đang được MOLISA triển khai với mục đích xem xét mặt hiệu quả tổng thể về giảm nghèo bền vững của chương trình mục tiếu quốc gia 133 và chương trình 135, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm về thiết kế chương trình cho giai đoạn 2006-2010. Báo cáo đánh giá dự kiến được xuất bản vào tháng 6 trong đó sẽ bao gồm các vấn đề như xác định mục tiêu, vấn đề về thể chế và tiến trình, và đánh giá tác động. Nhận xét về Chương trình 135 giai đoạn 1998-2005, Ông Phạm Hải cũng bày tỏ nhờ có chương trình vấn đề cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, năng lực địa phương được nâng cao và huy động được nhiều nguồn từ nhiều ngành và địa phương. Theo ông Hải, lý do đem lại sự thành công là nhờ mục tiêu phù hợp, nguồn lực đầy đủ và 7
  • 8. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo đồng bộ, tính minh bạch để đảm bảo giám sát hiệu quả, thực hiện và quản lý tốt. Tuy nhiên, chương trình còn gặp nhiều những thách thức như sự thay đổi khó dự đoán trong quy mô dự án, sự tham gia và trao quyền cho người dân chưa thoả đáng, khung thể chế chưa phù hợp. Ông Hải đã tóm tắt lại những trình bầy và thảo luận trong ngày thứ nhất của Hội thảo và gợi ý rằng các đại biểu cần phải thảo luận chi tiết hơn để làm rõ về các vấn đề đã nêu ra. Ông Hải cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề xây dựng năng lực sử dụng một định hướng tổng thể cho quá trình lập hế hoạch đầu tư, thiết lập và duy trì hệ thống giám sát có hiệu quả cho các chương trình CDD –việc này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận tiện đối với sự tham gia của cộng đồng. Ngày thứ hại của Hội thảo, Ông Keith Mclean- nhóm CDD và xã hội Ngân hàng Thế giới mở đầu bằng phần trình bầy Mở rộng phạm vi CDD trong bối cảnh phân cấp quản lý: kinh nghiệm quốc tế (Phần trình bầy số 7) . Ông Mclean giải thích tầm quan trọng của việc phân cấp và nêu kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép giữa CDD và cải cách phân cấp quản lý cũng như khó khăn thách thức trong quá trình mở rộng CDD. Ông Mclean nhấn mạnh đến tầm quan trọng việc xây dựng chương trình đối tác phát triển hai chiều giữa chính quyền địa phương và các cộng đồng. Những kết luận chính của phần trình bầy này là: (i) không dễ dàng liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cộng đồng và chính quyền địa phương trong vai trò đối tác nhưng cần thực hiện để mở rộng quy mô, duy trì tính bền vững thể chế và tài chính, nâng cao khả năng quản lý ở địa phương; (ii) mở rộng CDD nên tiến hành song song với việc thảo luận chính sách để tăng cường khuôn khổ phân cấp quản lý, hệ thống tài chính liên chính quyền và tăng cường sức mạnh cho chính quyền địa phương; (iii) trao quyền cho cộng đồng để quản lý sự phát triển của họ đòi hỏi một phương pháp có hệ thống và hợp nhất với sự phát triển địa phương. Trong bài trình bày: “CDD- triển vọng và định hướng chính tại Việt Nam (Phần trình bầy số 8), Ông Phạm Hải đã liệt kê các dự án và chương trình áp dụng CDD từ năm 1998 và các mục tiêu của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS). Ông cũng nêu cụ thể về xu hướng ở Việt Nam, yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xác định quy mô và mục tiêu rõ ràng, xây dựng thể chế hiệu quả, và nâng cao năng lực cộng đồng. Ông Hải cũng tóm tắt quản điểm về CDD của Việt Nam như sau: (i) sử dụng phương pháp tổng thể (đa nghành); (ii) coi người dân là trung tâm (hiệu quả kinh tế được gắn với hiệu quả xã hội); (iii) Chính phủ hỗ trợ ngân sách và kỹ thuật (các chuyên gia tư vấn); (iv) phân cấp và trao quyền tối đa (thể chế hóa); và (iv) khuyến khích người dân tham gia vào quản lý (thủ tục hỗ trợ thực hiện) Ông Phạm Văn Tòng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã đóng góp cho hội thảo những kinh nghiệm quý báu của địa phương. Mặc dù vốn đầu tư từ CDD còn ít, nhưng người dân đã hỗ trợ rất nhiều và đóng góp tích cực vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nhờ kết quả của CDD, đời sống của các xã nghèo trong tỉnh đã được cải thiện, tạo ra nguồn thu nhập mới, năng lực ở cấp cơ sở được nâng cao. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu vốn đầu tư và khó khăn trong việc lồng ghép các dự án và chương trình. 8
  • 9. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo PHẦN THẢO LUẬN Ngoài các phần trình bầy trên, trong suốt hội thảo đã diễn ra các thảo luận sôi nổi, các đại biểu phân thành 6 nhóm thảo luận về các vấn đề. Trao quyềt, xác định mục tiêu, giám sát và đánh giá, xây dựng năng lực, mở rộng và định hướng chính, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng/ đời sống người dân. Trong phiên tổng hợp các báo cáo thảo luận, đại diện của các nhóm đã trình bày nhiều quan điểm, đề xuất và khuyến nghị. Những vấn đề được nêu ra trong mỗi nhóm gồm: • Nhóm 1- Trao quyền: thể chế hoá phương pháp CDD, nâng cao năng lực cần phải đi đôi với việc gia tăng lợi ích của hệ thống. Nhóm cũng đề xuất Quỹ phát triển cộng đồng nên để cho cộng đồng quản lý hoàn toàn. • Nhóm 2+3: Giám sát và Đánh giá (M&E); Hiện nay ở Việt Nam còn đang thiếu cơ chế giám sát thích hợp và vấn đề này cần được giải quyết. Cần phải hình thành được yếu tổ công khai. Nên nỗ lực hơn nữa trong áp dụng rộng rãi phương pháp CDD, và làm rõ mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu của dự án. • Nhóm 4: Nâng cao năng lực: Yêu cầu nâng cao năng lực CDD ở mọi cấp, đặc biệt ở cấp xã và thôn. Nhóm cũng có đề xuất cải thiện hiệu quả việc nâng cao năng lực cấp cơ sở ví dụ như những tài liệu mà cấp trung ương chuyển xuống cần phải sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế địa phương, và nên có phương pháp đàp tạo linh hoạt. • Nhóm 5: Định hướng chính và nhân rộng quy mô: Nhóm đề xuất những họat động nhằm cải thiện tính hiệu quả của CDD gồm: thiết lập cơ chế CDD đồng bộ, tạo ra khuôn khổ cho vấn đề phân cấp quản lý, tạo ra một nền tảng CDD cũng như nền tảng của chính quyền, đơn giản hoá các thủ tục và chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm; thành lập nhóm công tác CDD và cái tiến tình hình điều phối giữa các nhà tài trợ. • Nhóm 6: Cơ sở hạ tầng/sinh kế: Nhóm đã thảoluận rất sôi nổi về phát triển cơ sở hạ tầng và sinh kế, tiếp đó đi đến kết luận hai lĩnh vực đều quan trọng như nhau và có tính bổ sung cho nhau trong các chương trình CDD. Nhóm đã đề xuất nên cần có một kế hoạch tổng thể phù hơp với từng địa phương kết hợp với nâng cao năng lực, tạo mô hình trong mỗi vùng để nhân rộng. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi đã diễn ra trong hai ngày hội thảo và tập trung vào một số vấn đề chính cần được làm rõ như sau: • Tình hình CDD ở Việt Nam và chúng ta định nghĩa “cộng đồng” như thế nào? Mặc dù vấn đề liệu xã hay thôn là cấp phù hợp cho những trong tâm CDD còn cần phải thảo luận chi tiết hơn, song đã có nhiều đại biểu nhất trí rằng cần phải thiết lập được một số nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ cho phương pháp CDD. Một số đại biểu cho rằng nên coi khai niệm cộng đồng theo một cách linh họat và tùy thuộc vào từng địa phương. • Vai trò của chính quyền địa phương và cấp trung ương và vấn đề điều phối giữa các cơ quan trong Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là gì? • Những tác động của nền kinh tế thị trường lên các dự án và những phương pháp tiếp cận phù hợp với nó? Các đại biểu đã nêu ra nhiều câu hỏi làm thế nào để khuyến khích sự tham gia tích cực hơn nữa của cộng đồng vào các họat động phát triển kinh tế-xã hội. 9
  • 10. Giới thiệu và tóm tắt hội thảo • Làm thế nào để hòa nhập các dự án CDD với các chương trình và dự án khác trên cùng một địa bàn như chương trình 135? • Làm thế nào để vượt qua được những vấn đề rào cản thuế của địa phương, nguồn thu thấp của địa phương và phân phối cho những huyện /xã xa xôi hẻo lánh? • Làm thế nào để thiết lập hệ thống giám sát hiệu quả để làm công cụ quản lý và đảm bảo cho thông tin được thông suốt? BÌNH LUẬN BẾ MẠC Khi tóm tắt Hội thảo, Ông Robin Mearns – Ngân hàng Thế giới đã liệt kê năm vấn đề và chủ đề quan trọng nhằm giúp cho việc thảo luận phát triển xa hơn: • Trong phương pháp CDD người dân là những nhân vật chính chứ không phải nguời hưởng lợi thụ động, CDD được người dân xây dựng. Những phát triển của cộng đồng đòi hỏi phải có khuôn khổ và hành động thực tế. • Thể chế hóa CDD là một cách nâng cao sự bền vững, mức độ chắc chắn và tin cậy. • Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các nhân vật. Cần phải tiến hành phân tích những đối tượng quan tâm vì việc này sẽ mang đến những thay đổi về phương thức làm việc. • Những kênh thông tin sẽ giúp cho việc nâng cao mức độ tin cậy của phương pháp. • CDD là phương pháp theo định hướng tin tưởng mà trong đó việc học hỏi được thông qua thực tiễn và xây dựng năng lực, cho phép cộng đồng mắc lỗi. Quá trình thực hiện CDD cần phải linh hoạt trong một chuẩn mực rộng lớn và phạm vi đã nhất trí, không phải là áp đặt từ ngoài vào. Ông Robin Mearns kiến nghị rằng cần phải tiến hành các hoạt động tiếp theo sau khi kết thúc hội thảo bao gồm việc tiếp tục thảo luận với các cơ quan chính phủ có liên quan, và đánh giá sâu hơn nhằm xác định những ứng dụng tương lai của phương pháp CDD ở cấp tỉnh. Trong phần kết luận, Ông Phạm Hải – Bộ kế hoạc và Đầu tư đã tổng kết sáu vấn đề chính, xung quanh các thảo luận diễn ra trong hội thảo: • Có sự liên kết chặt chẽ giữa trao quyền và phân cấp quản lý, và giữa trao quyền và lợi ích. • Giám sát và đánh giá cần đ ược quan tâm tích cực: cần có tiêu chí phù hợp và rõ ràng, khung thể chế phù hợp và nâng cao niềm tin ở cấp xã. • Phải nâng cao năng lực và tiến hành việc này ngay từ đầu. Cần có thảo luận thêm nữa để tìm ra phương pháp và tài liệu đào tạo phù hợp, giảng viên ở cấp cơ sở phải xuất sắc để nâng cao năng lực. • Mở rộng quy mô và định hướng cần tập trung vào việc giao ngân sách xã. • Cần thể chế hoá để mở rộng quy mô. • Cần liên kết chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sinh kế. Người dân ở cấp xã nên tự quyết định đầu tư dựa vào bối cảnh địa phương mình. 10
  • 11. Diễn văn khai mạc Diễn văn khai mạc Tác giả: Nguyễn Xuân Thảo Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ Việt Nam và đã đạt được những thành tựu bước đầu trong hoạt động này. Trong 5 năm qua, tỷ lệ đói nghèo khu vực đặc biệt khó khăn đã giảm nhanh xuống còn 25,9% so với trước năm 1998 là 50-60% (theo tiêu chí của Việt Nam). Đời sống của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa được nâng lên rõ rệt; cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí của cộng đồng được nâng lên, giúp họ tiếp cận với tiến bộ khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng và quản lý công trình sau này. Bên cạnh đó, các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng đã tạo được phong trào xoá đói, giảm nghèo sâu, rộng trong toàn quốc với mọi ngành, mọi cấp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thành công đó có sự giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả từ Chính phủ các nước, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ khác như: Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ cho dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tại miền Trung và một số dự án khác có liên quan đến xoá đói giảm nghèo; Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Cộng đồng Châu Âu (EU), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) và của các tổ chức thuộc những quốc gia như Thuỵ Điển, úc, Bỉ, Đức, Phần Lan, Canada... Thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi chân thành cám ơn chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã giúp đỡ Việt Nam thực hiện các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng và mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ trong thời gian tới. Xin cám ơn sự phối hợp chặt chẽ của những cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương trong thời gian qua đã góp phần làm nên sự thành công của các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng. Điểm chung của các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng là đều được xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và có sự tham gia của người dân, được thực hiện ở những vùng được coi là nghèo nhất, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số. Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nơi đây được thông qua các hình thức, như xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực quản lý của cán bộ địa phương, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội. Công cuộc xoá đói giảm nghèo tuy đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhìn chung đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất khó khăn. Những dự án, mô hình, cách làm có kết quả nhưng chưa được tổng kết, nhân rộng. Việc lồng ghép các Chương trình, dự án trên cùng địa bàn hiệu quả chưa cao. Việc phân cấp quản lý ở một số địa phương chưa mạnh. 11
  • 12. Diễn văn khai mạc Vì vậy, trong cuộc hội thảo này chúng ta cùng nhau bàn bạc, tìm ra phương pháp mới về phát triển lấy cộng đồng làm định hướng nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trong thời gian vừa qua để đẩy nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo tại Việt Nam. Xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp ! Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các quý vị ! Nguyễn Xuân Thảo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12
  • 13. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn Phần trình bầy số 1 Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn Tác giả: Dan Owen Ban Phát triển Theo huớng Cộng đồng Vụ phát triển xã hội Ngân hàng Thế giới Nội dung 1. Phương pháp – việc gì, vì sao, bằng cách nào 2. Xây dựng các nguyên tắc và các tổ chức thể chế 3. Các thí dụ từ các dự án toàn cầu về phát triên theo hướng cộng đồng 4. Bằng chứng phân tích: ích lợi, rủi ro và một số gợi ý 1. Phương pháp – việc gì, vì sao, bằng cách nào VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO ĐÒI HỎI Một nền kinh tế có tính cạnh tranh toàn Các chương trình quốc cầu gia: giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở… Các kết quả có ngay và tồn tại lâu dài trong dân chúng: Phát triển theo hướng cộng đồng thường là cầu nối bị bỏ quên trong các chiến lược Phát triển theo hướng cộng đồng (CDD): Người nghèo là các đối tác trong công việc Bước tiếp cận • Phát triển theo hướng cộng đồng giao quyền quyết định và trách nhiệm quản lý nguồn lực cho các nhóm cộng đồng • Đây là cách tổ chức để giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ của các tổ chức thể chế 13
  • 14. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CHO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THƯỜNG BAO GỒM Khuyến khích xây dựng một môi trường thực thi thông qua cải cách chính sách và thể chế (phân quyền, cách chính sách theo lĩnh vực, v.v) Phát triển theo hướng cộng đồng Các mối quan hệ Tăng cường năng về năng lực quản lực cho các nhóm lí ở địa phưõng cộng đồng được đẩy mạnh PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CO GÌ MỚI? • Không phải là chế tạo lại chiếc bánh xe • Những đổi mới trong phát triển theo hướng cộng đồng o Qui mô o Có liên kết với các chính sách giảm nghèo của quốc gia, các đổi mới về chính sách và thể chế o Tập trung nhiều hơn vào hành động của cộng đồng o Cách hình thức hợp tác, đặc biệt là hợp tác với chính quyền địa phương QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ: SỰ PHÁT TRIỂN DẦN DẦN Giai đoạn 1970-1980 1980-1990 Từ năm 2000 Chính quyền Các sáng kiến trong việc Phát triển theo hướng cộng Trung ương đẩy mạnh sự tham gia đồng Ví dụ Các chương Các chương trình phi Thế hệ mới của: trình phát triển chính phủ nông thôn lồng Các quỹ xã hội Các quỹ xã hội ghép (sự phối hợp Sự phát triển thành thị Các chương trình phát của nhiều bộ và nông thôn có sự tham triển nông thôn nghành) gia bên ngoài Các Các chương trình phát Các chương chương trình đầu tư thí triển thành thị và nâng cấp trình mang tính điểm theo nhu cầu của nhà ổ chuột khu vực (thành thị từng khu vực Nghiên Các chương trình theo 14
  • 15. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn và nông thôn) cứu về sự tham gia và khu vực phân quyền Tiếng nói của người nghèo” Đặc điểm Việc lập kế hoạch Hứa hẹn nhiều thành Các chương trình có quy và độ tin cậy từ công nhưng còn hạn chế mô lớn hơn trên xuống dưới về quy mô và tính song song Tăng cường sự quản lý của Vấn đề tính bền cộng đồng và có liên hệ vững mà nhiều dự Tính hiệu quả và bền với các chính quyền địa án gặp phải vững được tăng cường phương Các liên kết với cải cách ở mức độ rộng hơn trong một môi trường thực thi KHI NÀO THÌ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THÍCH HỢP VÀ KHI NÀO KHÔNG THÍCH HỢP? • Có năng lực lớn hơn so với các tiềm năng được Sự phù hợp ở quy mô rộng công nhận của các tổ chức cộng đồng còn tồn tại ở các nước đang phát triển • Kinh nghiệm uyên thâm trên thế giới • Khu vực công cộng hay khu vực tư nhân cung cấp Không phải là phương nhiều dịch vụ tốt hơn thuốc bách bệnh – Các hàng hoá công đòi hỏi các hệ thống lớn và phức tạp (ví dụ như các cây cầu dài hàng chục km) – Các hàng hoá tư nhân với tiềm năng tạo doanh thu cho địa phương • Phát triển theo hướng cộng đồng có thể không mang lại hiệu quả trong tất cả các bối cảnh xã hội • Các hàng hoá/dịch vụ trong quy mô nhỏ đòi hỏi sự Phát triển theo hướng cộng hợp tác của địa phương đồng thích hợp khi các – Các hàng hoá chung (ví dụ như chăm sóc đồng cỏ, nhóm cộng đồng có lợi thế tưới tiêu) cạnh tranh – Các hàng hóa công (ví dụ như bảo dưỡng các con đường hay công trình hạ tầng cơ bản khác của cộng đồng) • Giao việc quản lý ở cấp thấp nhất thích hợp 15
  • 16. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THế GIỚI Loại hình Môi trường Chính quyền địa Sự quản lý của cộng đồng thực thi phương Các cải cách Các chính quyền Các nhóm cộng Các nhóm cộng về chính sách địa phương được đồng sẽ đưa ra các đồng sẽ đưa ra Định nghĩa và thể chế theo bầu một cách dân quyết định về việc quyết định về việc hướng tăng chủ ra quyết định lập kế hoạch, thực lập kế hoạch, thực quyền quyết về việc lập kế hiện và theo dõi hiện và theo dõi định và quản hoạch, việc thực giám sát. giám sát. lý nguồn lực hiện, Giám sát cho các nhóm theo dõi với sự VÀ NHƯNG cộng đồng hợp tác của nhiều không trực tiếp nhóm cộng đồng trực tiếp quản lý quản lý các quỹ khác nhau các quỹ đầu tư đầu tư PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI THEO KHU VỰC VÀ NGÀNH Ước tính các thành phần thuộc phát triển theo hướng cộng đồng (triệu đô la Mĩ) Dự tính các thành phần thuộc phát triển Theo khu vực theo hướng cộng đồng của các dự án do MENA ngân hàng tài trợ (tỉ đô la) ECA 95 59 AFR 436 268 SA 2.0 1.8 1.6 294 349 1.4 EAP LAC 1.2 Theo ngành 1.0 khác 0.8 PSI 34 0.6 247 0.4 678 0.2 HD 0.0 1996 2001 2002 542 ESSD 16
  • 17. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn 2. Xây dựng các nguyên tắc và cách sắp xếp thể chế CÁC NGUYÊN TẮC ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG 1. Biến các đầu tư phải có trách nhiệm với các yêu cầu đã được thông báo 2. Xây dựng các cơ cấu tham gia phục vụ việc quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên có liên quan 3. Đầu tư vào năng lực của các tổ chức dựa vào cộng đồng 4. Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với thông tin 5. Xây dựng các nguyên tắc đơn giản và các hình thức khuyến khích dựa vào hệ thống giám sát và đánh giá 6. Xây dựng các cơ cấu thể chế và chính sách thực thi 7. Duy trì tính linh hoạt trong việc sắp xếp và sáng tạo 8. Đảm bảo sự tham gia mang tính xã hội và giới 9. Thiết kế tăng cường quy mô 10. Đầu tư và chiến lược bền vững Biến các đầu tư đáp ứng yêu cầu đưa ra • Các quyết định phải dựa vào thông tin chính xác về các lựa chọn chi phí và lợi ích • Các nguồn lực của chính cộng đồng được đầu tư Xây dựng cơ chế tham gia cho việc quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên có liên quan • Trang bị cho các nhóm cộng đồng kiến thức, kiểm soát, quyền lực ở tất cả các pha ngay từ khi thực hiện chương trình • Các chương trình được thiết kế phù hợp với các bên có liên quan (chính phủ, lãnh đạo địa phương, NGO, xã hội và cộng đồng) và phải hoạt động tốt trong thời gian dài Đầu tư cho việc xây dựng năng lực của các tổ chức dựa vào cộng đồng • Tác động có liên quan trực tiếp tới sức mạnh của các tổ chức dựa vào cộng đồng thúc đẩy quá trình • Chú trọng việc đào tạo và xây dựng năng lực thông qua việc vừa học vừa làm Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận thông tin • Dòng chảy thông tin cũng quan trọng như dòng tiền (cơ hội thị trường, các nguồn lực sẵn có, v. v) • Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin Xây dựng các nguyên tắc cơ bản và cơ chế khuyến khích mạnh mẽ được việc giám sát và đánh giá hỗ trợ • Nguyên tắc đơn giản dễ dàng hiểu và sử dụng • Các quy trình được định nghĩa rõ ràng, phổ biến rộng rãi • Các nguyên tắc được theo dõi và được thi hành một cách minh bạch • Các phần thưởng dựa vào kết quả đầu ra hơn là có sự thoả thuận trước Xây dựng môi trường có hiệu lực thông qua cải cách chính sách và thể chế • Trao quyền cho các chính quyền địa phương được bầu ra đáp ứng nguyện vọng của người đi bầu 17
  • 18. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn • Sự sắp xếp giữa các chính phủ về phân quyền tài chính bao gồm việc phân bổ tài chính cho các chính quyền địa phương và các tổ chức dựa vào cộng đồng • Khuôn khổ pháp lý tích cực hỗ trợ hành động của cộng đồng • Các chính sách rõ ràng theo khu vực đi kèm với các nguyên tắc tài chính được định nghĩa hoàn chỉnh về vai trò và trách nhiệm của các chủ thể chính trong từng lĩnh vực Duy trì tính linh hoạt trong thiết kế sắp đặt • Tính linh hoạt trong thiết kế là hết sức cần thiết cho phép các hệ thống phát triển • phản hồi trực tiếp từ phía cộng đồng về việc thực hiện chương trình (các đánh giá của bên được huởng lợi, v.v) Đảm bảo sự tham gia mang tính xã hội và giới • Các cộng đồng khác nhau vì vậy việc thiết kế cần đảm bảo tính xã hội - phụ nữ, người già, thanh niên, dân tộc thiểu số, người bị nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật có quyền được nói và quyết định • Danh sách các phương pháp kĩ thuật đều có sẵn để phục vụ mục đích này Thiết kế cho việc mở rộng • Các quá trình giải ngân và phê duyệt cần được phân cấp càng nhiều càng tốt. Đầu tư vào một chiến lược bền vững • Các dịch vụ thường xuyên đòi hỏi việc quản lý tài chính và thể chế ổn định và có mức chi phí phù hợp với địa phương • Các dịch vụ tạm thời (ví dụ như xây dựng năng lực lúc ban đầu) có thể không cần cơ cấu thể chế lâu dài hay cơ chế tài chính bền vững. 18
  • 19. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn CÁC LỰA CHỌN THỂ CHẾ C: Liên kết trực tiếp giữa A: Sự hợp tác giữa các tổ B: Liên kết giữa các tổ các tổ chức dựa vào chức dựa vào cộng chức dựa vào cộng cộng đồng với chính đồng và chính quyền đồng và các tổ chức quyền trung ương hay địa phương hỗ trợ tư nhân quỹ trung ương Các tổ chức dựa Các tổ chức dựa Các tổ chức dựa vào cộng đồng vào cộng đồng vào cộng đồng Chính Chính quyền NGO và Chính quyền quyền địa NGO và các địa phương hay các công địa phương hay phương công ty tư nhân thành thị được ty tư thành thị được hay thành bầu ra nhân bầu ra thị được bầu ra Chính phủ Chính phủ Chính phủ trung ương trung ương trung ương hay quỹ trung hay quỹ trung hay quỹ trung ương ương ương Yêu cầu có sự kết hợp giữa các công cụ của chương trình đa lĩnh vực với các công cụ của chương trình một lĩnh vực Một lĩnh vực Đa lĩnh vực • • Cộng đồng có nhiều sự lựa chọn Có nhiều cơ hội hơn để phát hơn, chú trọng vào việc đáp ứng minh trong các lĩnh vực cụ yêu câu, sở hữu ở địa phương thể và thể hiện giá trị của các • chính sách thuộc lĩnh vực Hiệu quả đạt được – chia sẻ chi mới phí, thúc đẩy xã hội, xây dựng • năng lực tại các khu vực khác Có nhiều cơ hội hơn để thúc nhau đẩy cải cách thể chế • • Ảnh hưởng về nghèo đói của Các công cụ có thể được tập một nhóm các dịch vụ - Các dịch trung nhiều hơn với các mục vụ được kết hợp sẽ có giá trị hơn tiêu đơn giản hơn tổng số các phần riêng lẻ • Có tiềm năng tiết kiệm các chi phí thực hiện nội bộ (ví dụ chi phí của hai dự án riêng lẻ sẽ lớn hơn chi phí của một dự án bao trùm cả hai lĩnh vực 19
  • 20. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn 3 Các ví dụ phát triển theo hướng cộng đồng từ các dự án toàn cầu CÁC VÍ DỤ VỀ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN Phát triển theo hướng cộng đồng một lĩnh vực Elsalvado: EDUCO • Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả của giáo dục cơ bản • Các bậc phụ huynh và thành viên cộng đồng là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Phát triển cộng đồng đa khu vực Quỹ đầu tư xã hội của Zambia • Từ SRP đến ZAMSIF - quỹ xã hội truyền thống với sự tham gia của cộng đồng được đưa tới chương trình phân cấp cho các đầu tư cấp huyện • Các cửa sổ đầu tư cộng đồng và cấp huyện Nâng cấp quy mô của phát triển theo hướng cộng đồng Chương trình giảm nghèo ở Vùng Đông Bắc Braxin • Nguồn tiền được rót trực tiếp tới cộng đồng • Hạ tầng kinh tế và xã hội cơ bản, công ăn việc làm và các cơ hội tạo ra thu nhập cho người nghèo ở nông thôn • Phân cấp việc phân phối các nguồn lực và việc ra quyết định tới cấp địa phương • Cân bằng các nguồn lực được huy động ở cấp cộng đồng và đô thị 20
  • 21. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn 4. Bằng chứng phân tích: lợi ích, rủi ro và các gợi ý RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CÔNG Các dự án được Các nhà Các kết quả chính nghiên cứu nghiên cứu Quỹ xã hội của Pêru Paxson & Schady, Tăng việc tới trường đặc 2000 biệt là của trẻ em Các dịch vụ nước dựa Isham & Kahkonen, Tăng khả năng tiếp cận với Phát triển theo vào cộng đồng tại Ấn 1999 nguồn nước hướng cộng độ, Sri Lanka và đồng có thể cải Indonesia Nâng cao chất lượng y tế tiến việc cung cấp dịch vụ và phúc lợi Phân cấp trường học King & Ozler, 2000 PTA và giáo viên được trao tại Nicaragua nhiều quyền quyết định hơn đã nâng cao kết quả kiểm tra ở trường tiểu học Quỹ xã hội của Rao & Ibanez, 2001 80% đồng tình với dự án Jamaica lựa chọn RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG – TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHÈO ĐÓI ĐÃ ĐƯỢC LẬP MỤC TIÊU Dự án nghiên cứu Nhà nghiên Kết quả chính cứu Chương trình Thực Galasso & Việc xác đinh các hộ nghèo từ cộng phẩm cho Giáo dục Ravallion, 2001 có hiệu quả hơn là việc xác định từ của Bangladét trung ương Các dự án phát triển Quỹ xã hội của Schady, 2000 Tiếp cận được các huyện nghèo và theo hướng Pê ru các hộ nghèo hơn ở các huyện này cộng đồng tuy nhiên việc phân bổ thường mang thường tính chính trị hướng tới người nghèo Chương trình lương Jalan & Việc cộng đồng có tiếng nói nhiều lao động của Ravallion, 2001 hơn đã giúp việc lập mục tiêu và Argentina Ravallion, 2000 phân chia lợi nhuận, hơn 50% lợi nhuận được dành cho người nghèo nhất,sự khác biệt về năng lực của các cộng đồng trong việc xác định mục tiêu một cách đúng đắn 21
  • 22. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀ TÍNH BỀN VỮNG Các kết quả chính Ảnh hưởng tới nguồn lực xã hội và tính bền vững Ảnh hưởng tích cực đến năng lực của các hoạt động tập thể (năng lực xã hội) nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đối với những người có điều kiện học hành và những người có nhiều mối quan hệ hơn ở trong cộng đồng Tính bền vững tăng lên khi các cộng đồng đưa ra các lựa chọn đã được thông báo trước đối với các dịch vụ khác nhau trong pha thiết kế Giả thuyết chính cần được nghiên cứu thêm: • Hỗ trợ dành cho phát triển theo hướng cộng đồng có thể nâng cao năng lực địa phương về các hoạt động tập thể và có thể đảm bảo hoà bình xã hội • Các phương pháp theo hướng cộng đồng có đem lại các kết quả có tính bền vững hơn các phương pháp do trung ương phụ trách RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - RỦI RO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÍNH HIỆU LỰC Kết quả Bằng chứng • Nguồn lực xã hộí Nghiên cứu của Isham và Kahkonen sẵn có là một nhân (1999) về các dự án cấp nước tại Ấn tố quan trọng quyết độ, Sri Lanka, Indonesia định tính hiệu lực • Nghiên cứu của Ibanez và Rao Các nhân tố xã hội có của chương trình (2001) về quỹ xã hội của Jamaica thể làm giảm tính hiệu quả của các chương Những người giàu ở • Khảo sát của Abraham and Platteau trình phát triển theo địa phương thường (2001) về các dự án phát triển theo hướng cộng đồng có xu hướng thâu hướng cộng đồng tại sa mạc Saharan tóm quyền quyết Châu Phi Các nhân tố này đòi hỏi định. Các nguyên phân tích cẩn thận để tắc dự án lành mạnh • Nghiên cứu của Bardhan (2000) về hướng dẫn việc thiết kế và sự hỗ trợ việc các dự án nước ở Nam Ấn độ theo bối cảnh cụ thể thực hiện đóng vai trò quan trọng làm • Nghiên cứu của Ibanez và Rao giảm thiểu vai trò (2001) về quỹ xã hội của Jamaica của người giàu • Nghiên cứu của Gugerty và Kremer (2000) về các đầu vào nông nghiệp tại Miền Tây Kenya 22
  • 23. Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn GỢI Ý VỀ BẰNG CHỨNG PHÂN TÍCH BẰNG CHỨNG VỀ LỢI ÍCH GỢI Ý Phát triển theo hướng cộng • đồng có thể Tiềm năng tập trung • hỗ trợ việc phát triển Nâng cao tính hiệu quả theo hướng cộng và huớng vào việc cung đồng để giảm nghèo cấp các dịch vụ công • • Rủi ro đòi hỏi sự cần Có ảnh hưởng tích cực có sự kết hợp cẩn tới mức sống của người thận về phân tích nghèo kinh tế và xã hội để • Xây dựng nguồn lực xã thông báo mô hình hội và tính bền vững • Bối cảnh là then chốt: Bằng chứng vế sự rủi rõ việc xây dựng cần • Bối cảnh văn hoá và xã phải phù hợp với bối hội là những yếu tố chính cảnh cụ thể và các kích thích tính hiệu quả phương pháp phát của các chýõng trình phát triển theo hướng triển theo hýớng cộng cộng đồng có thể đồng không phù hợp trong • Phát triển theo hýớng tất cả các bối cảnh. cộng đồng có thể không Nên có býớc tiếp cận phải là lựa chọn tốt nhất có tính toán và thận trong bối cảnh có ít các trọng nguồn lực sẵn có hay năng lực cho hoạt động tập thể. 23
  • 24. Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu Phần trình bầy số 2 Một số điểm mạnh và điểm yếu về sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) và thực tế quá trình xây dựng và thực hiện ở Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc Tác giả: Lê Thị Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ KH & ĐT - Giám đốc Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc GIỚI THIỆU Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hết sức nặng nề và lâu dài, đòi hỏi phải do chính người dân tự tổ chức thực hiện, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội khác và hỗ trợ của nhà nước cũng như các nhà tài trợ. Trong quá trình thực hiện, việc lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo huy động tối đa sự tham gia của người dân, được xem là nội dung rất quan trọng. Thực hiện thành công vấn đề này, cũng chính là thực hiện tốt quan điểm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi, phát huy quyền làm chủ của người dân. Để làm tốt việc đó, người dân phải được tham gia tất cả các bước trong các chương trình, dự án, như đánh giá cộng đồng, xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư và các hoạt động khác trên điạ bàn xã, thôn bản của họ. Qua đó, sẽ nâng cao được chất lượng của công trình, hạn chế tối đa việc thất thoát nguyên vật liệu, chống tham ô nhũng nhiễu, đảm bảo tính công khai, minh bạch; nâng cao quyền làm chủ về kinh tế cũng như làm chủ thôn bản của người dân trong các hoạt động. Liên quan đến vấn đề nêu trên, nếu nhìn ở cấp độ vĩ mô, cho thấy: • Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và tạo điều kiện để người dân được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chương trình, dư án. Tuy còn ở mức độ khác nhau, song các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam trong những năm qua đều huy động được sự tham gia của người dân. • Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho tất cả các chương trình nói chung và cho từng chương trình cụ thể. • Các nhà tài trợ đều rất chú trọng đến phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân. ĐIỂM MẠNH VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG • Sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương vào việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo được tiến hành từ lập kế hoạch phát triển đến khi hoàn thành công việc và bảo trì, bảo dưỡng. • Sự tham gia của cộng đồng mang tính chủ động, có trách nhiệm, trung thực xây dựng và thúc đẩy phát triển theo hướng tiến bộ. 24
  • 25. Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu • Đảm bảo tính minh bạch: dân được biết tất cả các thông tin, nẵm vững quyền lợi nghĩa vụ của họ và chính họ là những người hưởng lợi. Đây là vấn đề quan trọng nhất đảm bảo tính công khai, dân chủ. • Đảm bảo tính bền vững: tất cả các hoạt động như đầu tư xây dựng cơ bản, an toàn lương thực, khoa học công nghệ, môi trường, y tế giáo dục, tăng cường năng lực được lồng ghép, hỗ trợ bổ sung cho nhau để nâng cao ý thức trách nhiệm của cả người dân và chính quyền địa phương. • Học hỏi kinh nghiệm thông qua Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) nhằm tham khảo ý kiến cũng như sáng kiến của tất cả mọi người để phục vụ cho lợi ích của từng cá nhân, tập thể và lợi ích chung của xã hội. • Có sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đông, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác (các dân tộc trên cùng địa bàn) để giúp nhau vươn lên làm chủ cuộc sống của gia đình cũng như cộng đồng mình. • Trao đổi thông tin để nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ (đặc biệt là vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc) • Cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng, giảm bớt sự chia rẽ nội bộ, tăng cường đoàn kết nhất trí để xây dựng cộng đồng vững mạnh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển. • Nâng cao hiểu biết cho toàn cộng đồng. • Huy động được sự đóng góp của cộng đồng trong các công trình XDCB và lồng ghép các nguồn vốn phục vụ cho chương trình của Chính phủ. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ • Rất nhiều loại hình và phương pháp tiếp cận về CDD ở Việt Nam được áp dụng tuỳ theo vùng và tuỳ theo nhà tài trợ. Điều đó có nghĩa, các bước khác nhau được áp dụng trên cùng một địa bàn, do đó người dân rất khó tiếp thu. • Sự tham gia của người dân phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo các cấp. Nếu hướng dẫn đơn giản dễ hiểu, hiệu quả sẽ cao hơn; còn nếu hướng dẫn quá phức tạp sẽ làm cho cộng đồng khó thực hiện. • Trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện các dự án có sự tham gia của người dân (lập kế hoạch từ dưới lên), bao giờ cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn những chương trình dự án thiếu sự tham gia đó (phải mất từ một đến hai năm, tuỳ theo quy mô), bởi phải tổ chức họp dân. • Các cấp chính quyền (huyện, xã) thiếu hiểu biết và năng lực huy động sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời chính quyền địa phương cũng còn bị hạn chế về quyền hạn và khả năng tự ra quyết định, nhất là những vùng nghèo, xa xôi. 25
  • 26. Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu • Người dân thường thụ động trong việc tiếp nhận cơ hội tham gia, ngay từ giai đoạn đầu thực hiện các chương trình dự án. Ơ những nơi trình độ phát triển còn thấp, sẽ càng bị hạn chế về khả năng tổ chức của cộng đồng. • Việc tăng cường phân cấp ngân sách nhằm tạo điều kiện chủ động hơn nữa cho địa phương vẫn còn hạn chế, đặc biệt là với cấp xã . • Sự lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn địa phương chưa tốt, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các nghành, chưa động viên được sự tham gia của người dân. • Ở nơi nào có các chương trình dự án của Chính phủ và các nhà tài trợ thì ở đó tuỳ mức độ khác nhau, sẽ có sự tham gia của người dân, vì có nguồn kinh phí hỗ trợ. Nơi chưa có chương trình dự án, thì hầu như các hoạt động tham gia của người dân bị hạn chế. NHU CẦU CẦN THIẾT CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN • Tất cả chương trình dự án đều cần có sự tham gia của người dân, từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện- giám sát đánh giá- duy tu bảo dưỡng- hưởng lợi. • Việc thể chế hoá sự tham gia của cộng đồng là một nhu cầu cần thiết để tạo môi trường tốt cho tất cả người dân có cơ hội tham gia. • Đổi mới công tác lập kế hoạch, với sự tiếp cận từ dưới lên; tận dụng và lồng ghép tất cả các nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát huy sức mạnh tổng hợp, phục vụ và nâng cao năng lực chính quyền cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở của Chính phủ. • Người dân phải được đào tạo về phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng. Quá trình xây dựng và thực hiện sự tham gia của cộng đồng đối với Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP) 1. Xây dựng dự án Dự án GNCTMNPB lấy công cụ Lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội có sự tham gia của cộng đồng làm nội dung hoạt động xuyên suốt. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động sau đây: • Người dân được tham gia tất cả các bước trong dự án như đánh giá cộng đồng, xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư và các hoạt động khác của dự án trên địa bàn xã, thôn bản của họ. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao quyền làm chủ kinh tế của người dân cũng như quyền làm chủ thôn bản của họ. • Ngân hàng Thế giới và BQLDATW đã tổ chức nhiều lần khảo sát để tìm hiểu tình hình kinh tế- xã hội vùng dự án, xác định nội dung và đối tượng đầu tư, nhất là vùng dân tộc đặc biệt khoá khăn như vùng dân tộc HMông, Dao. • Phổ biến mục tiêu nội dung xây dựng dự án đến cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản; làm cho các cấp, nhất là cấp xã quán triệt tinh thần : với sự hỗ trợ của cấp huyện, xã là người hướng dẫn và tổ chức xây dựng dự án theo đúng yêu cầu chỉ đạo chung của BQLDATW. 26
  • 27. Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu • BQLDATW có bản hướng dẫn mẫu cụ thể về xây dựng Dự án Giảm nghèo cấp xã, gồm lời hướng dẫn và biểu mẫu cần thiết kèm theo. • BQLDA tỉnh cùng BQLDA huyện hướng dẫn UBND xã triển khai đối với vùng dân tộc thiểu số mà điều kiện phát triển còn hạn chế, như ở vùng người Hmông, người Dao. Cán bộ cấp huyện, tỉnh phải đến hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ xã một cách cụ thể. • UBND xã (Ban phát triển xã) hướng dẫn các thôn bản họp dân, để: o Phổ biến cho mọi người biết về chủ trương, nội dung xây dựng dự án giảm nghèo. o Thôn bản đề xuất xây dựng các công trình và lựa chọn thứ tự ưu tiên theo yêu cầu và nguyện vọng của thôn bản về xây dựng mới hay nâng cấp các công trình hạ tầng, đường giao thông (kể cả cầu cống, ngầm), xây dựng chợ, thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt, mô hình nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản nhỏ cho hộ hoặc nhóm hộ...), xây dựng trường học, đặc biệt là xây dựng lớp học tại thôn bản, trạm y tế xã hoặc cho nhóm thôn bản . Việc này được thảo luận và có sự nhất trí cao (biểu quyết hoặc bỏ phiếu bằng hình thức thích hợp với trình độ dân trí...). o Sau khi thôn bản đã thống nhất, phải có biên bản cuộc họp gửi lên UBND xã để tổng hợp. • UBND xã xem xét tất cả các yêu cầu của các thôn bản để xây dựng thành Dự án Giảm nghèo của xã, theo mẫu biểu đã hướng dẫn. Dự án được thông qua Đảng uỷ và Hội đồng nhân dân xã với sự nhất trí cao. Sau đó, UBND xã hoàn chỉnh văn bản, gửi BQLDAGN huyện tổng hợp, để gửi lên BQLDA tỉnh. 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm • Ngoài BQLDA giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, các xã thành lập Ban phát triển xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã làm trưởng ban, các thành viên là Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ..., cán bộ địa chính, khuyến nông, kế toán xã và các trưởng thôn, bản với nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện dự án. • BQLDATW và BQLDA tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh về mua sắm đấu thầu; tài chính kế toán; giải ngân; chính sách an toàn (đền bù, tái định cư, môi trường và dân tộc), tập huấn cho cán bộ xã, thôn về giám sát xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. • BQLDA tỉnh căn cứ nội dung tiến độ dự án khả thi của tỉnh đã duyệt hướng dẫn cấp huyện và xã xây dựng kế hoạch hằng năm, có sự tham gia của cộng đồng và được tổng hợp từ các thôn bản xây dựng lên. • Ban phát triển xã hướng dẫn thôn bản họp (có thể phân ra cuộc hop theo giới để lấy được những ý kiến khác nhau) xác định danh mục công trình cần ưu tiên xây dựng trong năm, dựa vào danh mục trong Tài liệu chuẩn của xã dự án (gồm danh mục các hoạt động của xã trong cả đời dự án và bản đồ kèm theo...). Sau khi thôn bản thống nhất danh mục công trình xếp thứ tự ưu tiên, trưởng thôn bản làm báo cáo gửi UBND xã. 27
  • 28. Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu • Lao động của người hưởng lợi có trả công: chỉ đạo chung của Dự án là các công trình xây dựng phải huy động lao động tại chỗ (lao động thủ công như đào đắp đất, vận chuyển nguyên vật liệu... ) để người dân có công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao cuộc sống. Có thể thông qua tổ chức của địa phương ký hợp đồng với nhà thầu, hoặc trực tiếp với nhà thầu, giá cả thoả thuận, khuyến khích nhà thầu sử dụng lao động địa phương được thể hiện trong hợp đồng, có điểm ưu tiên trong xét thầu đối với nhà thầu khi khẳng định việc sử dụng lao động tại chỗ. Tóm lại, Dự án GNCTMNPB đã thực hiện bằng công cụ lập kế hoạch phát triển KT- XH từ cơ sở có sự tham gia của người dân. Tham gia của người dân (cộng đồng) trong các hoạt động của dự án tại cơ sở là quan điểm đúng đắn, hợp lòng dân, thực hiện chủ trương Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi, thực sự đem lại hiệu quả nhiều mặt.. Để thực hiện tốt điều này, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, sát sao của các cấp, nhất là cấp xã và huyện phải thực sự tạo điều kiện cho người dân được đóng góp ý kiến và nghiêm túc lắng nghe, chọn lọc những ý kiến đó. 28
  • 29. Phần trình bầy số 3: CDD ở Việt Nam tổng hợp và nền thảo luận Phần trình bầy số 3 Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và nền thảo luận Tác giả: Robin Mearns Ngân hàng thế giới & Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo Bộ Kế hoạch và đầu tư MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Tìm hiểu Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Việt Nam. • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của loại phát triển này trong nhiều bối cảnh kinh tế-xã hội và các khu vực khác nhau trên toàn quốc. • Tổng kết các bài học kinh nghiệm từ một số chương trình, dự án của chính phủ, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ (NGO). • Đánh giá tiềm năng và những phương án cho các dự án CDD tới đây trong ngành phát triển nông thôn. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU • Chiến lược Hỗ trợ quốc gia (2003 - 2006) của Ngân hàng thế giới đã xác định những tiềm năng đầu tư cho CDD tới đây. • Những đầu tư này bao gồm cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ sinh kế & giảm nghèo nông thôn. • Nghiên cứu này được tiến hành để tạo nền móng cho việc phân tích và thảo luận cho dự kiến trên (chứ không nhằm đưa ra những kiến nghị cụ thể). • Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) được đề nghị là diễn đàn để thảo luận và khảo sát những phương án khác nhau cho các dự án CDD trong nghành phát triển nông thôn sắp tới. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: Các định nghĩa về CDD; những xu hướng giảm nghèo khu vực nông thôn; sự đa dạng về điều kiện kinh tế-xã hội. CHƯƠNG 2: các chủ đề và khái niệm cơ bản; những khía cạnh liên quan của tổ chức xã hội ở Việt Nam – cùng thực hiện các dịch vụ; tự quản tham gia của cộng đồng địa phương; sự trung gian trong mối quan hệ nhà nước-xã hội. 29