SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN
GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC
THỜI ĐỔI MỚI
Nhóm 11
Giảng viên: Tô Ngọc Hằng
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
STT Họ và tên MSSV
1 Phạm Hoàng An 1201025002
2 Đào Minh Châu 1301035011
3 Đặng Thị Minh Hoài 1401025044
4 Trương Mỹ Hương 1401025048
5 Lương Thị Thanh Huyền 1401025054
6 Phạm Huỳnh Uyên Khôi 1401025058
7 Đặng Thị Thảo Nguyên 1401025076
8 Phạm Trúc Phú Trí 1401035118
9 Vũ Thị Thảo Trang 1401025144
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT
NAM VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC........2
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIÊN
GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC THỜI ĐỔI MỚI...............5
2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo giai đoạn 1986- 1996.............................................................................5
2.1.1Bối cảnh lịch sử....................................................................................................5
2.1.1.1.Thế giới và khu vực...............................................................................................................................5
2.1.1.2 Trong nước............................................................................................................................................6
2.1.2Các chính sách trong giai đoạn 1986-1996 ..................................................................................................6
2.1.2.1 Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt – Trung (1986-1991)....................................................6
2.1.2.2 Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1991-1996..........................................................................................8
2.1.3Kết quả đạt được và ý nghĩa........................................................................................................................10
2.2.1.1 Tình hình chính trị trên Biển Đông...................................................................................................11
2.2.1.2 Bối cảnh lịch sử tại Việt Nam............................................................................................................12
2.2.2.Chính sách đối ngoại giai đoạn 1996- 2010...............................................................................................13
2.2.3Kết quả đạt được ........................................................................................................................................15
2.2.4Bài học, ý nghĩa và định hướng quan hệ hai nước trong những năm tới....................................................17
2.3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo từ năm 2011 đến nay...........................................................................19
2.3.1Bối cảnh lịch sử...........................................................................................................................................19
2.3.3Những sự kiện nổi bật và áp dụng chính sách vào thực tế..........................................................................23
2.3.3.1 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam.............23
2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại biển Đông............................................28
3.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung
Quốc....................................................................................................................................................................33
3.2Vai trò của việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc.....................34
KẾT LUẬN................................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................36
LỜI MỞ ĐẦU
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển
không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương
với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là
địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng
ta trong các Nghị quyết Đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng,
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc
và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam
phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt
Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết
hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền
biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền
vững của đất nước. Đảng ta xác định: “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ
củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Vì vậy, việc tìm hiểu các chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
trong việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo giai đoạn đổi mới sẽ là một
cách để nhìn nhận lại những chặng đường ta đã đi, nhận ra những thành tựu đã đạt
được và những thiếu sót vẫn còn tồn tại. Từ đó sẽ định hướng những chính sách đối
ngoại trong thời gian tới.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT
NAM VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay
và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ
quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thực sự trở
thanh quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao
là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Nội lực là nhân tố quyết định sức mạnh
của đất nước, cùng với đó ngoại giao chính là yếu tố quan trọng tạo nên địa vị, vị thế
của đất nước trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta luôn
quan tâm và đề ra chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn, phù hợp qua từng thời kì.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đứng trước những vận hội cũng như thách
thức mới, trong quá trình hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối ngoại giao, Đảng
ta cần quán triệt các vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo để
giải quyết những vấn đề đặt ra cho đất nước, nhất là vấn đề biên giới lãnh thổ mà hiện
nay vấn đề cấp bách là tranh chấp ở khu vực biển Đông.
Thực tiễn cho thấy hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định quan điểm nhất
quán về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại
lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong mọi hoàn cảnh, điều kiện
khác nhau. Tại Đại hội VI, Đảng ta đã khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam
là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu
cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đến Đại hội XI, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, trong đó
2
tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác
tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa
bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ,
nguyên tắc và phương châm nêu trên, Đại hội XI đã đề ra những định hướng lớn cho
công tác đối ngoại thời gian tới. Trong đó, định hướng tổng thể, bao trùm là nâng cao
hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu.
Định hướng cụ thể được nhấn mạnh: Về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ
hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng
thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. Là thành viên
ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng
cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố
vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
Đặc biệt, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh
giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên
giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Như vậy, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Việt Nam là độc lập, tự chủ, vì hòa
bình, hợp tác và phát triển. Với tinh thần đó, khi giải quyết vấn đề liên quan đến biên
giới lãnh thổ, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân
tộc lên trên hết và cố gắng tìm giải pháp hòa bình có thể.
Độc lập tự do chính là nền tảng để giải quyết các vấn đề đối ngoại của Việt Nam.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn lấy hòa bình,
nhân nghĩa làm đạo lý, không có tư tưởng xâm lược, bành trướng. Các cuộc đấu tranh
của nhân dân ta là để tự vệ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước, độc lập của dân tộc.
Ngay từ cuộc đấu tranh chống quân Nam Hán, quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân
Minh, quân Thanh xâm lược... tinh thần ấy đã được khẳng định. Ngày nay, thực tiễn
3
hơn 80 năm qua, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên
quán triệt quan điểm thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, trong đó yếu tố độc lập, tự chủ phải được đặt lên hàng đầu, coi đây là
nhân tố bất biến trong cách mạng Việt Nam.
Những kinh nghiệm đó cho thấy rằng, hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục giải quyết
vấn đề tranh chấp biển Đông bằng đường lối đối ngoại trên. Điều này giúp chúng ta
tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, tạo ra sức mạnh ngoại lực để có thể giải quyết
vấn đề bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc. Bên cạnh các hoạt
động đối ngoại tích cực như trên, trong công tác đối nội chúng ta cũng cần phải bình
tĩnh, tỉnh táo, tránh các hoạt động quá khích, vượt ngoài tầm kiểm soát, tạo cớ cho các
thế lực bên ngoài xuyên tạc, công kích ta. Đồng thời tăng cường công tác đối ngoại
nhân dân, đưa tin về phản ứng của các tổ chức quần chúng, cung cấp thông tin và vận
động bạn bè quốc tế phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc, ủng hộ lập trường
của Việt Nam. Cung cấp thông tin có định hướng cho các tổ chức chính trị xã hội,
đoàn thể, góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin vào các chủ trương, chính sách nhất
quán của Đảng, Nhà nước ta đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của
Tổ quốc. Tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền an ninh quốc gia thông
qua nhiều hình thức hiệu quả hơn. Trước xu hướng toàn cầu hóa, việc nâng cao nhận
thức, tư duy và tình cảm của thế hệ trẻ về tình yêu đất nước và tinh thần dân tộc càng
đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
4
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIÊN
GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC THỜI ĐỔI MỚI
2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo giai đoạn 1986- 1996
2.1.1 Bối cảnh lịch sử
2.1.1.1.Thế giới và khu vực
Từ khoảng giữa thập kỉ 80, Chủ nghĩa xã hội thoái trào khiến trât tự thế giới mới
thay đổi. Theo xu hướng đa cực mới, xu thế hòa bình, hợp tác đã và đang thay thế xu
thế tranh chấp. Cũng trong thời kì nhiều biến động này, quan niệm về sức mạnh và vị
thế của quốc gia thay đổi, thế giới hướng đến hội nhập, toàn cầu hóa.
Cách mạng khoa học - kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy
quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải đề ra chiến lược phát
triển cho phù hợp, các nước lớn phải điều chỉnh chính sách: giảm chạy đua vũ trang,
giảm chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài, dàn xếp về vấn đề khu
vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau tập trung củng cố nội bộ, phát triển kinh
tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia. Điều đó làm gia tăng xu
thế đối thoại và hòa dịu.
Tại Trung Quốc: Kinh tế đang trên đà thắng lợi của cải cách nông nghiệp, mở
rộng sang phát triển công nghiệp.Về mặt đối ngoại, Trung Quốc tranh thủ điều kiện
hòa bình bên ngoài và ổn định bên trong để tập trung xây dựng kinh tế.
Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa bắt đầu từ sau hội nghị Trung ương 3 khóa XI
thực hiện bốn hiện đại hóa: nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kĩ thuật và quốc
phòng. Cải cách đã làm cho bộ mặt xã hội Trung Quốc có những thay đổi đáng kể.
Đến tháng 3/1989, Trung Quốc đã có quan hệ với hơn 170 quốc gia và khu vực, kim
ngạch thương mại đạt 102,9 tỷ USD vào năm 1988, mỗi năm nền kinh tế tăng trưởng
tới mức 10%.
Tuy vậy, sau sự kiện Thiên An Môn xảy ra vào ngày 4/6/1989, Trung Quốc bị
các nước phương Tây cô lập cả về kinh tế và ngoại giao. Trước tình hình đó, Trung
5
Quốc chuyển sang coi trọng hơn các mối quan hệ với các nước thuộc thế giới thứ ba
nhằm hạn chế tình trạng bị cô lập.
Cũng trong những năm 1986-1987-1988 liên tục xảy ra những sự kiện giữa nước
ta và Trung Quốc như: Chiến tranh giả và Hải chiến Trường Sa.
2.1.1.2 Trong nước
Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc, do chủ quan, nóng vội, duy
ý chí và sự yếu kém của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đất nước ta
rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất đình đốn, lạm phát phi mã
(774,7% năm 1986). Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, trong khi đất nước rơi vào
tình thế bị bao vây, cấm vận nặng nề.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới với thái độ nhìn thẳng
vào sự thật, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã phân tích một cách khách quan
những sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và đi đến quyết
định lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn diện, trước hết là đổi mới về
kinh tế, cũng từ đây đặt ra yêu cầu đổi mới về quan hệ ngoại giao đặc biệt là đối với
các nước láng giềng như Trung Quốc.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối Đổi mới và quyết tâm thực
hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ và rộng mở. Đến Đại hội Đảng
lần thứ VII lại xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ đối ngoại”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu bước
khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta.
Đối với Trung Quốc, Đảng đã xác định bình thường hóa quan hệ, từng bước mở
rộng quan hệ hợp tác Việt – Trung.
2.1.2 Các chính sách trong giai đoạn 1986-1996
2.1.2.1 Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt – Trung (1986-1991)
Sau 30 năm chiến tranh, lợi ích tối cao của ta là tạo lập một môi trường hòa bình
và ổn định, trước hết là với các nước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn
6
gắn các vết thương chiến tranh. Do đó, việc bình thường hóa quan hệ với các nước
láng giềng, trước hết là với Trung Quốc, là một yêu cầu chiến lược cấp thiết. Trên tinh
thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng đàm
phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường
hóa quan hệ giữa hai nước.
Tháng 12 năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí Thư.
Ông đã đề ra khẩu hiệu “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, và ông cho
rằng, đối với Việt Nam, vấn đề cấp bách hiện nay là phải rút quân đội ra khỏi
Campuchia và cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc.
Ngày 21/10/1989 Bộ Chính trị Việt Nam đã họp và đi đến kết luận: Trong lúc
Trung Quốc đang còn găng với Việt Nam, Việt Nam cần có thái độ kiên trì và thích
đáng, không cay cú, không chọc tức, nhưng cũng không tỏ ra nhún quá.
Ngày 6/11/1989 Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chuyển qua đại sứ
Trung Quốc thông điệp miệng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu
Bình, ngỏ ý mong sớm có sự bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của Tổng Bí Thư Nguyễn
Văn Linh.
Đến ngày 12/1/1990, phía Trung Quốc mới trả lời, vẫn đặt điều kiện cho việc nối
lại đàm phán với ta: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác của Trung
Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung - Việt. Vấn đề
Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa
được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn
đề Campuchia…”
Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí Thư Nguyễn
Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại nhà
khách Trung ương Đảng. Tại cuộc gặp, Tổng Bí Thư đã thừa nhận quan hệ hai nước
trong 10 năm qua đã có nhiều cái sai, và Tổng Bí Thư cũng thể hiện mong muốn sang
gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội: “Chúng tôi muốn
cùng những người cộng sản chân chính bàn về vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi
sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ
7
hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay…”. Về vấn đề Campuchia,
Tổng Bí Thư gợi ý dùng “giải pháp đỏ” để giải quyết.
Tháng 8 năm 1990, tình hình quốc tế và vấn đề Campuchia tiếp tục diễn biến
phức tạp. Ngày 12/8/1990, Bộ Chính trị họp về đề án Campuchia của Bộ Ngoại Giao,
sau khi thảo luận, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã kết luận: “… với Trung Quốc, ta
nên nói là 2 nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc nên hợp tác giải quyết
vấn đề Campuchia để có một nước Campuchia hữu nghị với các nước láng giềng,
trước hết là Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Ta không nói Việt Nam và Trung Quốc là 2
nước xã hội chủ nghĩa cần đoàn kết chống đế quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội Ngày
10/8/1991, sau khi cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao kết thúc với kết quả đúng
như ý muốn của Trung Quốc, vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ
nhiệm đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm thay đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức bộ
trưởng ngoại giao. Nhìn chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc đã có nhiều tiến triển tốt đẹp.
Ngày 5 đến ngày 10/11/1991, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết tại
Paris, Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ những
năm 50 – 60 nữa mà đã xác định tinh thần “thân nhưng không gần, sơ nhưng không
xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”.
2.1.2.2 Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1991-1996
Trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới
lãnh thổ là : biên giới trên đất liền, trên Vịnh Bắc Bộ và vấn đề xác định chủ quyền
lãnh thổ, thềm lục địa ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Vì vậy, ngay từ khi
bình thường hoá quan hệ năm 1991, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thể hiện quyết tâm
giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ còn tồn tại giữa hai nước.
8
Bản Thông cáo chung kỳ ngày 10.11.1991, lãnh đạo hai nước đã khẳng định “Hai
bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình các vấn đề lãnh thổ, biên
giới… tồn tại giữa hai nước”.
Từ năm 1992, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán ở cấp chuyên viên.
Năm 1993, lãnh đạo cấp cao hai nước đi đến quyết định quan trọng là mở diễn đàn
đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ, trong đó biên giới trên đất liền là một
trong 3 nội dung đàm phán. Đoàn đàm phán của ta gồm có đại diện các ngành và các
tỉnh biên giới hữu quan đã tiến hành đàm phán rất thận trọng và nghiêm túc với nhận
thức đầy đủ về trách nhiệm trước đất nước. Ngày 19/10/1993 đại diện Chính phủ hai
nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh
thổ.
Về vấn đề biên giới trên đất liền, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản năm
1993 đã đề ra một loạt các nguyên tắc chỉ đạo tiến trình đàm phán giải quyết vấn đề
biên giới trên đất liền giữa hai nước, cụ thể:
- Một là, hai bên lấy các Công ước Pháp - Thanh năm 1887, 1895 cùng các văn
kiện, bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo, cũng như các mốc giới
cắm theo quy định để xác định lại đường biên giới trên đất liền. Đây là nguyên
tắc cơ bản và quan trọng.
- Hai là, trong quá trình đối chiếu xác định hướng đi của đường biên giới đối với
những khu vực, sau khi đã đối chiếu nhiều lần mà vẫn không đi đến nhất trí, hai
bên sẽ cùng nhau khảo sát thực địa, suy tính đến tình hình tồn tại khu vực với
tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm
giải pháp công bằng, hợp lý;
- Ba là, sau khi hai bên đã đối chiếu xác định lại đường biên giới, bất cứ khu vực
nào do một bên quản lý vượt quá đường biên giới, về nguyên tắc, phải được trả
lại cho bên kia không điều kiện. Đối với một số vùng cá biệt, để tiện cho việc
quản lý biên giới, hai bên có thể thông qua thương lượng hữu nghị điều chỉnh
thích hợp theo tình thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp
lý;
9
- Bốn là, hai bên đồng ý tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế để
giải quyết biên giới trên sông, suối;
- Năm là, đối với các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời (ở một số khu
vực dân Trung Quốc cư trú quá đường biên giới, ở một số khu vực khác dân ta
cư trú quá đường biên giới) thì hai bên nhất trí duy trì cuộc sống ổn định của
dân cư.
- Sáu là, hai bên thoả thuận lập Nhóm công tác liên hợp để bàn bạc cụ thể về các
vấn đề liên quan. Từ năm 1994 đến 1999, Nhóm công tác liên hợp đã tiến hành
16 vòng đàm phán ở thủ đô Hà Nội và Bắc Kinh.
Ngày 28-6-1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam khai mạc tại Hà Nội, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Lý Bằng đã
dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang dự và đọc lời chúc mừng Đại
hội. Điều này cho thấy sự quan tâm của Trung Quốc đến tình hình Việt Nam, và quan
hệ giữa hai Đảng đã trở nên gần gũi nhau hơn.
2.1.3 Kết quả đạt được và ý nghĩa
Có thể nói, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mang lại cho Việt Nam
những cơ hội thúc đẩy các mối quan hệ về nhiều mặt không chỉ với Trung Quốc mà
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc bình thường hoá và phát triển quan
hê hữu nghị Việt – Trung là hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại của nước ta
trong thời kỳ đổi mới “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” (Đại hội IX). Quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp, vừa đáp ứng được lợi ích cơ bản, lâu dài
của nhân dân hai nước, lại phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, của khu
vực và của thế giới.
Bên cạnh đó, Thoả thuận về biên giới năm 1993 là văn bản quan trọng làm cơ sở
tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung
Quốc những năm về sau.
10
2.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới,
lãnh thổ, biển đảo giai đoạn 1996 – 2011
2.2.1. Bối cảnh lịch sử
2.2.1.1 Tình hình chính trị trên Biển Đông
Việc Trung Quốc chiếm dải đá ngầm Vành Khăn nằm trong vùng biển do
Philippines kiểm soát dấy lên mối quan ngại sâu sắc tại các nước Đông Nam Á, thúc
đẩy ASEAN đoàn kết đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Các nỗ lực từ năm
1996 đã dẫn đến việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
giữa ASEAN và Trung Quốc, ngày 4-11-2002, tại Phnom Penh.
Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực biên duyên được khái quát thành
“An Tây, dựa Bắc, tranh Đông Nam” (giữ yên phía tây, lấy quan hệ phương Bắc làm
điểm tựa chiến lược, tranh giành khu vực phía đông và phía nam). Theo chiến lược
này, Đông Nam bao gồm cả duyên hải Trung Quốc kéo dài từ Cát Lâm giáp Triều
Tiên đến Hải Nam, cùng với khu vực Đông Nam Á/Biển Đông. Tại hướng này, Trung
Quốc một mặt nỗ lực phá vỡ thế bao vây của liên minh Mỹ - Nhật, mặt khác tranh
giành và mở rộng sự hiện diện ra Đông Nam Á/Biển Đông.
Trên đất liền, Trung Quốc và Việt Nam ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ giữa
hai nước (1999); trên biển, ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000).
Trên biển, Trung Quốc củng cố vị trí ở Biển Đông, thực hiện ngoại giao “câu
giờ” và tranh chấp cường độ thấp. Với Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chủ trương
“Lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển tranh chấp).
Sự chuyển biến trong tương quan quyền lực toàn cầu từ khủng hoảng tài chính
mùa Thu 2008 đã thúc đẩy Trung Quốc ra khỏi thời kỳ “giấu mình chờ thời”, đẩy
mạnh tranh chấp tại Biển Đông.
Ngày 7-5-2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về ranh giới ngoài
thềm lục địa Việt Nam. Trước đó, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Malaysia cũng đã phối
hợp trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc Báo cáo chung về khu
vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước.
11
Công hàm ngày 7-5-2009 của phái đoàn Trung Quốc gửi Ủy ban Ranh giới thềm
lục địa của Liên Hiệp Quốc kèm theo bản đồ “đường 9 đoạn”. Như vậy, Trung Quốc
chính thức nêu yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn trong một công hàm gửi Liên Hiệp
Quốc.
Về vụ việc này, ngày 8-5-2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê
Dũng đã khẳng định: “Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo
công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể
hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý,
lịch sử và thực tiễn”.
Ngày 26-5-2011, tàu hải giám của Trung Quốc thực hiện vụ gây hấn cắt đứt cáp
thu địa chấn của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh
(Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày
9-6-2011, các tàu hải giám, ngư chính và tàu cá Trung Quốc phá tuyến cáp khảo sát
của tàu Viking 2, cách bờ biển Việt Nam 180 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
2.2.1.2 Bối cảnh lịch sử tại Việt Nam
Cùng với việc giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc, nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ký Hiệp định khung
với với Liên minh châu Âu, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, củng cố và
mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc và các
nước đang phát triển ở châu á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La-tinh và các nước công
nghiệp phát triển trên thế giới... việc Việt Nam gia nhập ASEAN góp phần phá thế bị
bao vây, cô lập, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi hơn cho sự nghiệp
xây dựng đất nước, đưa Việt Nam hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế. Mặt
khác, để góp phần bảo đảm an ninh và ổn định cho đất nước, hoạt động đối ngoại của
Việt Nam đã góp phần chủ động và tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại với các
nước láng giềng và các nước ở khu vực như đàm phán và ký Hiệp định biên giới với
Lào, thỏa thuận về khai thác chung với Ma-lai-xi-a trên vùng chồng lấn, phân định
vùng chồng lấn với Thái Lan, đàm phán và ký Hiệp định về biên giới trên bộ với
12
Trung Quốc và đang đàm phán để có thể ký Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ với
Trung Quốc trong năm 2000, tiếp tục đàm phán với In-đô-nê-xi-a về phân định thềm
lục địa, tiếp tục đàm phán với Campuchia để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về
biên giới lãnh thổ. Hoạt động đối ngoại cũng đã góp phần kiên quyết đấu tranh chống
âm mưu và hành động lợi dụng chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ" và "tự do tín
ngưỡng" để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Toàn bộ các hoạt động trên đã
góp phần quan trọng và thiết thực vào việc tạo dựng môi trường khu vực tương đối ổn
định và thuận lợi cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ một nước thành viên của XHCN, chỉ có quan hệ kinh tế với các nước trong
Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và coi quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong
chính sách đối ngoại của mình, năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên ASEAN,
ASEM năm 1996, APEC năm 1998, WTO năm 2007 và Ủy viên không thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2008.
Trong điều kiện quốc tế khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh,
ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế
quốc tế của đất nước trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày
càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP,
UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên
kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Việc Việt Nam tổ chức
thành công Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp năm 1997 và
đặc biệt là Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 năm 1998 đã góp phần quan trọng nâng
cao uy tín và vị thế của đất nước. Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng
trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả đạt được trong mối quan hệ
đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước , tạo ra thế cơ động
linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng
như công cuộc xây dưng đất nước.
2.2.2. Chính sách đối ngoại giai đoạn 1996- 2010
Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan
hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực
và quốc tế. So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các đặc điểm
13
mới: một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác;
hai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ
chức phi chính phủ; ba là, lần đầu tiên, trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng ta đưa ra
chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.
Tháng 10 năm 1998, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam Phan Văn Khải, hai bên đã khẳng định lại quyết tâm thực hiện thoả thuận
chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
và Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã chỉ thị: "Hai bên đồng ý tiếp tục với tinh
thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý,
hiệp thương hữu nghị và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế,
thông qua đàm phán hòa bình, giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ
tồn tại giữa hai nước.Hai bên quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, nâng cao
hiệu suất công tác, ký kết Hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999; giải quyết
xong vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000; cùng nhau xây dựng đường biên
giới hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định”.
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc đã được hai Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký
kết chính thức tại Hà Nội ký kết ngày 30/12/1999. Hiệp ước này đã đặt một dấu son
mới trong quan hệ giữa hai nước Việc Trung trước thềm thiên niên kỷ mới và đã có
hiệu lực từ ngày 6/7/2000. Ngày 27/12/2001, hai nước đã tiến hành cắm mốc quốc gia
đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng và hai bên dự kiến sẽ hoàn tất việc phân
giới cắm mốc trong 3 năm.
Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chung về quan hệ hợp tác toàn
diện trong thế kỷ mới, được coi như bộ khung cho quan hệ song phương.
Trải qua quá trình bổ sung và hoàn thiện tới Đại hội Đảng X (tháng 4/2006) đề ra
mục tiêu tổng quát cho đất nước trong giai đoạn 2006-2010 là cơ sở lý luận cho hoạt
động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tới, với việc khẳng định : “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển, chính
14
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời rộng mở hợp tác quốc tế trên các lĩnh
vực khác.Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế,tham gia tích cực chủ động vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
Năm 2006, hai nước thống nhất thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương
Việt Nam – Trung Quốc và tới tháng 6/2008, quan hệ hai bên được nâng lên thành
“đối tác chiến lược” để rồi một năm sau đó lại nâng lên thành “đôi tác hợp tác chiến
lược”. Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhều nước trong và ngoài khu
vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho Hiệp định về biên
giới trên bộ , Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung
Quốc.
Đại hội X đã đề ra công tác đối ngoại cần tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm là với nước láng giềng, chúng ta sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng và củng cố
đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đặc biệt là triển khai và
hoàn thành việc phân giới cắm mốc với Trung Quốc .
Từ tháng 3/2009, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng
để thảo luận các vấn đề cần thiết đặc biệt là xung đột Biển Đông.
Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn đại biểu trong các lĩnh vực và các cấp.
Riêng năm 2009, có tới 267 đoàn khác nhau, trong đó 108 đoàn là cấp thứ trưởng trở
lên.
2.2.3 Kết quả đạt được
Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá Việt Nam - Trung Quốc
đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
mình theo đường phân định. Về khía cạnh tài nguyên thì giải pháp phân định đạt được
cũng đảm bảo việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Với việc ký Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn
đề biên giới - lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc, là biên giới trên đất liền, Vịnh
Bắc Bộ và Biển Đông. Về tổng thể, các giải pháp đạt được là thỏa đáng, đáp ứng lợi
15
ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các hiệp định đó là kết quả của quá trình đàm phán
lâu dài, thể hiện nỗ lực của hai bên, có tính đầy đủ đến luật pháp quốc tế, thực tiễn
quốc tế, điều kiện cụ thể của Vịnh và sự nhân nhượng từ cả hai phía.
Các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên. Hai bên đã
thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và đã tiến
hành 4 phiên họp. Hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thức và có ý nghĩa nhân
dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và
Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010.
Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập
cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng, đã tổ chức 6 cuộc hội thảo về lý luận,
kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, về đổi mới, cải cách mở cửa, hội nhập
quốc tế.
Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước được duy trì, tháng 1/2010, Đoàn đại biểu
100 thanh niên Trung ương Đoàn thanh niên Trung Quốc thăm Việt Nam, tiến hành
gặp gỡ hữu nghị thannh niên hai nước lần thứ 10, Liên hoan Thanh niên Việt-Trung tại
Quảng Tây(tháng 8/2010).
Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được
tiếp tục đẩy mạnh.
Về các tranh chấp song phương ở Biển Đông, hiện nay hai nước phải giải
quyết tranh chấp liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp liên quan
khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Chọn cái nào để giải quyết trước là một bài toán
không đơn giản đặt ra cho cả hai bên. Ai cũng biêt mấu chốt là tranh chấp về Hoàng
Sa và Trường Sa và lẽ thông thường là phải ưu tiên giải quyết tranh chấp này. Nhưng
giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa quả thật hết sức khó khăn. So với vấn
đề Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề phân định vùng biển chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ, có thể nói, tương đối dễ hơn. Từ nhận thức đó, Trung Quốc và Việt Nam đi đến
quyết định là bàn bạc vấn đề dễ trước, cụ thể là “vững bước thúc đẩy đàm phán phân
định vùng biển ngoài cửa Vịnh”.
Một điểm khác mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được là sẽ tích cực bàn bạc về
những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và
16
chủ trương của hai bên, bao gồm việc nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát
triển. Việc này sẽ thực hiện theo những nguyên tắc nêu ở điểm 2, tức là các nguyên tắc
của “luật pháp quốc tế , trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Về khu vực sẽ bàn bạc, điểm 4 của Thỏa thuận ghi nhận là trong quá trình vững bước
thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh, hai bên cũng sẽ “tích cực bàn
bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở vùng biển này”. Câu chữ cho thấy hai bên mới
nhất trí “tích cực bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển” ở khu vực ngoài cửa Vịnh,
chứ không phải là đã nhất trí sẽ tiến hành hợp tác. Ngoài ra hai bên cũng sẽ tích cực
thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu
khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại
do thiên tại.
2.2.4 Bài học, ý nghĩa và định hướng quan hệ hai nước trong những năm
tới
Giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc vốn có ba vấn đề tranh chấp liên quan
lãnh thổ. Tranh chấp về biên giới trên bộ, tranh chấp liên quan Vịnh Bắc Bộ và tranh
chấp chủ quyền đối với các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuối năm
1999 hai nước ký Hiệp ước mới về biên giới trên bộ. Cuối năm 2000 hai bên lại ký
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ từ đảo Cồn Cỏ ngược lên phía Bắc. Đến cuối năm
2008 Trung Quốc và Việt Nam hoàn thành việc phân giới trên thực địa và cắm gần
2000 mốc quốc giới.
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt - Trung là một thắng lợi của cả hai nước. Cái
được lớn nhất là từ nay giữa hai nước có một đường biên giới rõ ràng, ổn định. Hiệp
ước đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, trước hết là nhân dân biên giới và
đáp ứng yêu cầu giữ gìn hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á.
Hiệp ước đánh dấu nhân nhượng và thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, hai
Chính phủ, hai dân tộc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn
đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ hai nước. Vấn đề phân định Vịnh Bắc
Bộ sẽ được giải quyết vào năm 2000. Hai nước cũng đang tiếp tục đàm phán giải quyết
các vấn đề trong Biển Đông.
17
Hiệp ước này phản ánh xu thế chung của thời đại và đóng góp vào việc khẳng
định các nguyên tắc chung của luật quốc tế đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề
biên giới lãnh thổ; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong giải quyết
tranh chấp quốc tế. Hiệp ước góp phần củng cố hoà bình, an ninh trong khu vực, khẳng
định vai trò của hai nước trong đảm bảo hoà bình, ổn định của khu vực cũng như trong
phạm vi thế giới.
Việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mở
ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Lần đầu tiên Việt - Trung Quốc có
một đường biên giới trên biển rõ ràng, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ có giá trị quốc tế. Hai bên cùng thoả
thuận dựa theo nguyên tắc do Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982 quy định
(UNCLOS).
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam
và Trung Quốc xác định rõ phạm vi, tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận
lợi cho mỗi nước tiến hành bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển bền vững
vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định, tăng cường tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai
nước.
Các hiệp định này cũng là đóng góp rất có giá trị cho luật pháp và thực tiễn trong
việc phân định ranh giới biển nói chung và ranh giới biển trong vịnh nói riêng, phù
hợp với nguyên tắc phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn giữa các
quốc gia ven biển nằm đối diện hoặc kế cận mà UNCLOS đã quy định.
Có thể nói đến thời điểm này, hai nước chỉ còn lại tranh chấp lãnh thổ lớn là tranh
chấp về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, ở phía Nam đảo Cồn Cỏ (đảo
Hải Nam của Trung Quốc đối diện tỉnh Quảng Trị của Việt Nam) vùng biển của hai
nước có sự chồng lấn. Tuy khu vực chồng lấn không lớn, nhưng hai bên cũng cần phải
phân chia khu vực này. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo cấp cao của hai nước nhất trí tập
trung sức lực và trí tuệ để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Khó
khăn là Thoả thuận năm 1993 lại không có các nguyên tắc cụ thể cho vấn đề này. Việc
thống nhất các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề trên biển, vì thế, là yêu cầu khách
quan, là cần thiết. Cho nên, việc Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận mới để chỉ
18
đạo cách giải quyết vấn đề trên biển (thực chất là tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa)
là việc làm có thể lý giải được.
2.3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo từ năm 2011 đến nay
2.3.1 Bối cảnh lịch sử
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp,
công tác biên giới lãnh thổ cũng gặp không ít khó khăn. Cùng với việc triển khai
đường lối Đại hội Đảng XI, công tác biên giới lãnh thổ đã được triển khai mạnh mẽ và
đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an
ninh quốc gia và duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, năm 2011 là năm bản lề đánh
dấu việc triển khai toàn diện công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới theo các văn
kiện pháp lý mới về biên giới với trọng tâm thực thi có hiệu quả các quy định của 03
văn kiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới,
Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt -
Trung. Với việc tiến hành phiên họp đầu tiên tháng 3/2011 tại Bắc Kinh, Ủy ban Liên
hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động thực
hiện chức năng điều phối các hoạt động liên quan đến công tác quản lý biên giới giữa
cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc. Thực hiện các văn kiện biên giới,
hai bên đã tiến hành chuyển điểm nối ray đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường theo
đường biên giới mới; nối đường giao thông tại các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, tạo
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực biên giới và hợp tác giữa hai bên.
Hai bên cũng đã tiến hành vòng đàm phán về Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do khu vực
cửa sông Bắc Luân và 2 vòng đàm phán về Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài
nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.
Về vấn đề biển Đông: có thể nói giai đoạn từ năm 2011 đến nay tình hình Biển
Đông diễn biến phức tạp song chúng ta đã xử lý tốt nhiều vấn đề liên quan, đóng góp
quan trọng vào việc duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông, như đấu tranh kiên quyết
trước các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của ta ở Biển Đông cả
19
trên mặt trận ngoại giao, dư luận, qua các kênh khác nhau góp phần giữ vững chủ
quyền và an ninh quốc gia, duy trì hoà bình, ổn định trên biển cũng như đảm bảo cho
các hoạt động kinh tế biển của chúng ta tiếp tục được triển khai bình thường
Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần trao đổi về vấn đề này. Năm 2011, hai
bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam - Trung Quốc, tranh chấp liên quan đến hai nước thì giải quyết song
phương, tranh chấp liên quan đến các bên khác thì bàn bạc với các nước đó. Đây là
những nguyên tắc hết sức quan trọng, đặt nền móng cho việc đi vào giải quyết các vấn
đề cụ thể ở Biển Đông. Theo đó, hai bên cần kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển
Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và
tinh thần DOC. Trên cơ sở Thỏa thuận, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán cấp
chuyên viên về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cơ chế đàm phán cấp chuyên viên
về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trong khuôn khổ chuyến thăm
Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thành lập Nhóm công tác
bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp
Chính phủ về Biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, nhằm cụ thể hóa thêm một
bước nhận thức chung quan trọng, thể hiện trong các Tuyên bố chung giữa hai nước
trong những năm qua về việc “nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển”.
Trong khuôn khổ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc đã
ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực
hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm ký kết DOC.
ASEAN hiện đã sẵn sàng và đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về
việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đầu tháng 9/2013, ASEAN -
Trung Quốc lần đầu tiên tham vấn chính thức ở cấp SOM về COC.
Tóm lại, trong thời gian qua Việt Nam và Trung Quốc đã tích cực phối hợp trong
việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền. Công tác quản lý biên giới theo các
văn kiện mới, tình hình trên tuyến biên giới Việt - Trung nhìn chung là ổn định; trật tự
trị an ở khu vực biên giới chuyển biến tích cực; giao lưu và buôn bán trên biên giới
được tăng cường.
2.3.2 Chính sách đối ngoại từ năm 2011 đến nay
20
Trong khoảng thời gian từ năm 2011 trở lại đây, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã
xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới và biển đảo. Những
sự kiện nổi bật có thể kể đến là tranh chấp chủ quyền biển đảo tại hai quần đảo Trường
Sa, Hoàng Sa hay việc hạ đặt giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam… Chính những điều này đã gây ra ảnh hưởng
xấu đến mối quan hệ hữu nghị Việt Nam − Trung Quốc trong nhiều năm qua
 Năm 2011
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần
trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu
hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu
sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam xem là hành động gây
hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện
tại vùng biển của Việt Nam.
Ngày 11/10, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết
vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ
để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin.
 Năm 2012
Ngày 15/10/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị
TW6: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia”. Vậy là, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc từng có một
vị trí ưu tiên trong chiến lược lãnh đạo. Điều này cần được duy trì và xiển dương nhất
quán hơn nữa. Bởi vì, các giá trị thiêng liêng ấy gắn bó máu thịt với con dân đất Việt
từ khắp mọi góc bể chân trời. Và chính vì vậy, quan niệm cho rằng, lựa chọn thế này
thì mất chủ quyền, nhưng còn đảng, còn chế độ, lựa chọn thế kia thì mất đảng, mất chế
độ nhưng còn chủ quyền, chỉ là một lối tư duy “nhị nguyên”, không giúp ích gì cho
việc tìm lối ra từ thế bế tắc.
Bởi lẽ, trong hệ thống chính trị hiện nay, đảng là một trong những nhân tố dẫn
dắt, nhân tố lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu để mất chủ quyền một cách vĩnh viễn thì lấy đâu
ra dân tộc, và lúc ấy, lấy ai cho đảng lãnh đạo? Tóm lại, loại bỏ tư duy “nhị nguyên”
21
chính là tiền đề để xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời chiến cũng như thời bình.
Hãy cùng nhau tái khằng định một lần và mãi mãi, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc
gia là những nhân tố không thể và không bao giờ được đưa ra để đánh đổi!
Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Ấn Độ ở
New Delhi (20-21/12/2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nước chủ nhà hậu
thuẫn ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid lại
cho rằng chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước tranh chấp. Trước đó, trong
cuộc họp báo vào tháng Tám 2012, Tư lệnh hải quân Ấn, Đô đốc Nirmal Verma cho
biết, dù có sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ cùng với việc Trung Quốc tăng
cường sức mạnh và quyết đoán hơn trên biển, lợi ích hải dương của Ấn Độ vẫn ở khu
vực từ eo Malacca đến Vùng Vịnh, kéo dài xuống mũi Hảo Vọng. Ông nói thêm, Ấn
Độ sẽ không tích cực triển khai quân sự ở Biển Đông, đồng thời cho rằng dù có tranh
cãi, các bên ở vùng biển này vẫn phải bảo đảm cho thông thương quốc tế.
Khoảng thời gian 2012-2013 có sự êm thắm tạm thời. Nhưng thật ra, đó cũng là
hai năm mà Bắc Kinh triển khai thành công đối sách phân hóa ASEAN, và cũng thành
công khi đẩy Hà Nội sâu vào thế tự tin, cả trong quan hệ với Trung Quốc lẫn trong
chính sách “phi liên kết”.
 Năm 2014
Trong mặt trận thương mại và ngoại giao, Hà Nội đã thông qua một chiến lược
dài hạn nhằm tăng cường mạng lưới các tổ chức khu vực và các hiệp định thương mại
tự do (FTA) vào năm 2014 với một loạt các cường quốc. Chiến lược này giúp tạo ra sự
chồng chéo khu vực ảnh hưởng, qua đó Hà Nội có thể dự đoán tốt hơn và giúp định
hình được ý đồ của các nước lớn. Mục tiêu của Việt Nam là đa dạng hóa ngoại thương,
giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như hạn chế các ảnh hưởng chính trị
tiềm tàng mà Bắc Kinh có thể lợi dụng.
 Năm 2015
Tại một buổi trao đổi với báo giới chiều tối 21-8-2015,Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh: Diễn biến biển Đông đang hết sức phức tạp. Chủ trương lớn nhất của chúng ta
là khẳng định chủ quyền nhưng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
22
Với chủ trương xuyên suốt đó, chúng ta có những đàm phán trực tiếp với Trung
Quốc để phân định biên giới biển, cùng với ASEAN yêu cầu thực hiện Tuyên bố ứng
xử của các bên ở biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Trong tất cả các văn kiện của ASEAN đều nêu câu “sớm hoàn tất COC”. Vấn đề là bộ
quy tắc ứng xử phải có sự đồng thuận của các bên, bao gồm Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, với lập trường và quan
điểm dứt khoát là, Việt Nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để
chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường “ba không” của nhà nước Việt Nam trong
công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách “ba không” cụ thể là, Việt Nam cam kết
“không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ
nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước
nào để chống nước khác”.
2.3.3 Những sự kiện nổi bật và áp dụng chính sách vào thực tế
2.3.3.1 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên
vùng biển Việt Nam
a) Tổng quan sự kiện
Ngày 02/5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái
phép tại tọa độ 150
29’58’’ vĩ Bắc - 1110
12’06’’ kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu
vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ
biển Việt Nam 130 hải lý.
Kể từ khi hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc luôn huy động hơn 100 tàu các loại tới
khu vực này gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo và tàu cá, cùng các chiến hạm như
tàu tên lửa tấn công, tàu săn ngầm và tàu tuần tiễu tấn công nhanh. Với sự yểm trợ của
một số máy bay, các tàu Bắc Kinh hung hãn đe dọa, đâm va, phun vòi rồng, gây hư
hỏng nặng cho các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Ngày 04/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hoạt động phi pháp của
giàn khoan Hải Dương 981.
Ngày 07/5, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan trái phép. Việt Nam khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền,
23
quyền chủ quyền của Việt Nam; vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982, trực
tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.
Ngày 11/5/2014, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng trong đó nhấn mạnh vụ việc là mối
đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Ngày 09/6, Trung Quốc gửi thư và tài liệu lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong
đó vu khống Việt Nam xâm phạm chủ quyền và ngăn cản hoạt động của giàn khoan
981.
Ngày 18/6, Trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết
Trì tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường về chủ quyền
của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông là không thay
đổi và không thể thay đổi.
Ngày 21/6, Trung Quốc đưa thêm giàn khoan Nam Hải 09 từ toạ độ 170 38’ vĩ
Bắc, 1100 12’ 3’’ kinh Đông tới vị trí có tọa độ 170 14’ 6’’ vĩ Bắc, 1090 31’ kinh Đông
trên Biển Đông. Giàn khoan này hoạt động tại khu vực biển nằm ngoài cửa vịnh Bắc
Bộ, trong phạm vi vùng biển chồng lấn tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam
và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Ngày 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
(LHQ) tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành như là
những tài liệu chính thức của Đại Hội đồng LHQ (khóa 68) hai văn bản nêu lập trường
của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở
pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này.
Ngày 04/7, Phái đoàn Việt Nam lần thứ tư đề nghị Liên Hợp Quốc lưu hành văn
bản về lập trường đối với việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 16/7, Truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia (CNPC) công bố quyết định di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu
24
vực biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố
hoạt động của giàn khoan tại khu vực này đã kết thúc. Giàn khoan 981 sẽ được di
chuyển về phía nam đảo Hải Nam.
b) Đánh giá chính sách đối ngoại của Việt Nam trong và sau xung đột
 Đánh giá chính sách đối ngoại trong thời gian xảy ra xung đột
Trung Quốc Việt Nam
Mặt trận
tâm lý
Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
HD981 (1/5)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi
thư phản đối (4/5)
Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (8, 13,
20, 21/5)
Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (11,
21, 27, 28/5)
Mặt trận
pháp lý
Sử dụng luật của Trung Quốc
(Luật cấm đánh bắt hải sản từ 16/5 –
1/8; Thông báo từ Cục Hải sự Trung
Quốc về vùng cấm hoạt động xung
quanh giàn khoan HD981)
Sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc
về luật Biển (UNCLOS) và Tuyên
bố về Ứng xử các bên trên Biển
Đông (DoC)
Tuyên cáo lập trưởng gửi Liên Hợp
Quốc (9/6)
Công hàm phản đối lưu hành trên
Liên Hợp Quốc (7, 28/5)
Sử dụng lực lượng Hải giám, Hải
cảnh
Sử dụng lực lượng Kiểm ngư,
Cảnh sát biển
Mặt trận
truyền
thông
Sử dụng các đơn vị truyền thông trong
nước để gây nhiễu thông tin
Tổ chức các cuộc họp báo quốc tế
(7, 17, 23/5)
Khuyếch trương các lập luận của
cộng đồng học giả trong nước
Kết nối quan điểm giữa cộng đồng
học giả trong nước và cộng đồng
học giả quốc tế
Bài viết của các đại sứ Trung Quốc ở
nước ngoài
Bài viết phản biện của các đại sứ
Việt Nam
Truyền tải các hoạt động tuần hành
hoà bình của người Việt Nam ở
nước ngoài
25
Chỉ trong tháng 5/2014, Trung Quốc đã triển khai đồng loạt cả ba mặt trận truyền
thông, pháp lý và tâm lý. Một cuộc chiến tranh truyền thông tổng lực được phát động
với dư luận quốc tế là đích đến.Qua đó, Trung Quốc tìm cách khống chế toàn diện các
kênh ngoại giao chính thức cấp Nhà nước, đồng thời vô hiệu hoá kênh ngoại giao học
giả. Tuy vậy, Việt Nam cũng đã rất nhanh chóng và linh hoạt trong việc ứng biến với
Trung Quốc trên cả ba mặt trận.
Việt Nam đã cố gắng tận dụng tối đa tất cả các kênh ngoại giao để khai thác triệt
để điểm yếu về pháp lý trong các tuyên bố của Trung Quốc. Lý lẽ là lợi thế quan trọng
giúp Việt Nam đạt được sự ủng hộ, đồng tình trên các kênh ngoại giao. Những kết quả
khả quan ban đầu đã chứng tỏ phương pháp kết hợp linh hoạt này đã mang lại một sự
lan tỏa nhất định. Sự lan tỏa này không chỉ được đẩy mạnh trên ba mặt trận (ngoại
giao, truyền thông và pháp lý), mà còn có cốt lõi là mặt trận học thuật.
 Điều chỉnh chính sách đối ngoại sau xung đột
Trước khi xảy ra xung đột giàn khoan Hải Dương 981, mối quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc tuy vẫn có nhưng lúc thăng trầm nhưng nhìn chung cả hai nước
đều lấy lợi ích làm trọng, luôn cố gắng duy trì hợp tác và phát triển bền vững.
Từ khi bình thường hóa quan hệ (năm 1991) cho đến khi thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện (tháng 5/2008), mối quan hệ giữa hai nước không ngừng được
củng cố và phát triển. Mối quan hệ Việt – Trung được biết đến với phương châm 16
chữ “vàng” và 4 “tốt”. Tuy nhiên sau khi xảy ra xung đột, tinh thần 16 chữ và 4 tốt
không thường xuyên được lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhắc đến nữa.
Trong ngày 19/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến nguyên tắc
mới trong quan hệ đối với Trung Quốc: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Thực vậy, sau
khi xảy ra những xung đột và khủng hoảng như vậy, Việt Nam không thể tiếp tục duy
trì sự tin tưởng tuyệt đối với Trung Quốc như trong thời gian vừa qua. Trong tháng
11/2014, Việt Nam cũng cho dừng một dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Thế Diệu
(Trung Quốc) tại đèo Hải Vân do lo ngại ảnh hưởng của dự án đối với an ninh quốc
gia. Sự kiện này đã cho thấy sự cảnh giác cần thiết của Việt Nam đối với việc hợp tác,
đầu tư của Trung Quốc.
26
c) Kết quả, bài học rút ra
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thể hiện ý chí kiên cường
của dân tộc Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời thể hiện thiện
chí của Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng giải pháp hoà bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Qua cuộc khủng hoảng giàn khoan 981, năng lực của cơ quan ngoại giao cũng đã
được nâng lên tầm cao mới. Trong suốt thời gian xảy ra xung đột đã diễn ra liên tiếp
các cuộc thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước và tổ chức
quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hoá các mối quan hệ, “kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” để tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo vệ tổ quốc. Có
thể khẳng định, các cuộc thăm viếng cấp cao kể trên đều mang lại những lợi ích lớn:
− Đa dạng hoá các mối quan hệ.
− Tăng cường hợp tác thông qua các tổ chức quốc tế.
− Giảm dần sự phụ thuộc vào một đối tác (Trung Quốc).
− Nâng cao năng lực quốc phòng của Việt Nam.
− Củng cố và tăng cường niềm tin chiến lược, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh.
Quan trọng hơn cả với các nhà hoạch định chính sách, một bài học từ sự kiện Hải
Dương 981 năm 2014 sẽ luôn là kinh điển: Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc chính là
thắng lợi trên mặt trận thông tin, nhằm che phủ được những hành động phi pháp trên
thực địa. Sức mạnh trên thực tiễn có được từ học thuyết “ba mặt trận” của Trung
Quốc chứng tỏ tầm quan trọng trong phương thức phối hợp giữa các cơ quan đối nội
và đối ngoại, và giữa các cơ quan này với cộng đồng học giả của họ. Vì thế, đây cũng
là thời điểm cần thiết để Việt Nam phát huy những kinh nghiệm đúc kết được trong sự
kiện này, tạo sự liên kết các tác nhân, cùng thiết lập một chiến lược phù hợp đang là
bài toán cần xác định câu trả lời cả trong góc nhìn ngắn hạn, lẫn lâu dài.
27
2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại biển Đông
a) Tổng quan tình hình
Gần đây báo chí quốc tế đã đưa tin rất rộng rãi về việc Trung Quốc đang tiến
hành các dự án cải tạo đất trên sáu trong số bảy thực thể mà nước này chiếm đóng ở
quần đảo Trường Sa, nhằm biến các đảo đá và bãi chìm này thành các đảo lớn với
đường băng, cảng tàu và các cơ sở quân sự và dân sự khác. Khi các công trình này
hoàn tất, chỉ riêng Đá Chữ Thập sẽ có diện tích ít nhất hai cây số vuông – bằng diện
tích của tất cả các đảo khác ở quần đảo Trường Sa cộng lại.
Các quan chức và học giả Trung Quốc đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho
bước đi chiến lược của Trung Quốc, bao gồm nhu cầu nâng cao năng lực tìm kiếm cứu
nạn ở Biển Đông, cải thiện điều kiện sống và làm việc của các công dân Trung Quốc
trên các thực thể đó và nhu cầu thiết lập một căn cứ hỗ trợ cho hệ thống radar và tình
báo của Trung Quốc. Đại biểu của Trung Quốc cũng đã nhiều lần phàn nàn tại các hội
thảo, hội nghị quốc tế rằng không công bằng khi chĩa mũi dùi chỉ trích vào Trung
Quốc trong khi các bên yêu sách khác ở Biển Đông đã thực hiện các hoạt động cải tạo
đất, Trung Quốc là bên yêu sách cuối cùng xây dựng đường băng ở đó.
Bất kể lý do là gì, các dự án cải tạo đất quy mô lớn và chưa có tiền lệ của Trung
Quốc khi hoàn tất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tranh chấp giữa các bên và cạnh
tranh giữa các cường quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc cho rằng nhiều quốc gia trên Biển Đông đã tiến hành xây dựng đảo
từ trước đó mà không gặp sự phản đối nào của cộng đồng thế giới. Ngày 29/4, Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra một thống kê về các hoạt
động của các quốc gia khác mà Trung Quốc cho là “cải tạo đảo” tại các địa điểm trên
Trường Sa, trong đó có Việt Nam và Philippines. Do đó, việc Trung Quốc xây đảo
nhân tạo về mặt pháp lý không có gì là sai phạm, và nếu muốn Trung Quốc ngừng việc
xây đảo thì phải ràng buộc tương tự với tất cả các bên liên quan.
Trung Quốc luôn khẳng định rằng không có bất kỳ điều khoản nào trong Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) ngăn cấm việc xây đảo nhân tạo.
28
Vì vậy, Trung Quốc có toàn quyền xây dựng các đảo nhân tạo và không có bất kỳ bên
nào được phép cản trở.
Trên tất cả các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đều khẳng định mình chỉ là
nạn nhân; còn các nước khác mới là kẻ hiếu chiến. Điều này được Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại vào ngày 27/6 tại Diễn đàn Hoà bình thế giới
tại Bắc Kinh. Ông cho rằng ”Trung Quốc mới thực sự là nạn nhân lớn nhất” đối với
các vấn đề xâm lấn chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông.
Đối với Trung Quốc, sự tham gia của bên thứ ba sẽ làm phức tạp tình hình, thậm chí
dễ dẫn đến leo thang xung đột. Mỹ là “bên thứ ba” mà Trung Quốc cảnh cáo nhiều
nhất. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng các kênh truyền thông như Tân Hoa xã
(Xinhua) để thể hiện quan điểm phản đối của họ với Tuyên bố chung của các nước G7
vừa qua về Biển Đông (8/6), trong đó nhấn mạnh sự không đồng tình với Nhật Bản –
quốc gia đã thúc đẩy các nước G7 thông qua văn kiện này.
b) Chủ trương chính sách của Việt Nam
 Không đơn phương làm thay đổi nguyên trạng
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay,
các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương
làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân
tạo với quy mô lớn, với triển vọng biến các bãi ngầm, đảo đá thành các căn cứ quân sự
trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không
để củng cố yêu sách của mình, không chỉ trái với luật pháp quốc tế mà còn làm gia
tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.
 Thành lập các cơ chế quản lý tranh chấp
Trong tình thế căng thẳng, việc thành lập các cơ chế quản lý tranh chấp và
khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp
dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi đã góp phần
giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông. Những việc làm cụ thể:
29
- Xây dựng quy tắc ứng xử nhằm củng cố việc tuân thủ luật pháp quốc tế
ở Biển Đông; đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm giải thích Điều 5 của DOC,
xác định rõ những hành động của các bên cần được khuyến khích, cho phép,
những hành động cần kiềm chế thực hiện để bảo đảm không làm thay đổi
nguyên trạng và tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, giải quyết tranh chấp tại
Biển Đông;
- Thảo luận các quy tắc chung về hoạt động của các lực lượng quân sự và
các lực lượng thực thi pháp luật trong các vùng biển để bảo đảm tự do và an
toàn hàng hải, phòng ngừa các va chạm, sự cố bất ngờ ở Biển Đông, giảm các
sự cố trên biển do việc đơn phương áp đặt quyền thực thi pháp luật của một
quốc gia đối với người và tàu của quốc gia khác trong các vùng biển chồng lấn;
- Xây dựng cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống
như: Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, tìm kiếm, cứu nạn
đối với người và tàu trên biển; đẩy mạnh các biện pháp và các kênh, cơ chế chia
sẻ thông tin biển; thúc đẩy hợp tác khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên
sinh vật biển; bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu môi trường biển.
 Thực thi ”Luật Biển”, tăng cường cuộc đấu tranh pháp lý
Năm 2012, Việt Nam ban hành “Luật Biển”. Bộ luật biển đầu tiên này của Việt
Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013.
Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam.
Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các
biện pháp hòa bình, Nhà nước Việt Nam đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn
thế giới: “Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng
và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
30
Ngoài việc ban hành và thực thi Luật Biển, Việt Nam còn ban hành và thực thi
một số Nghị định khác nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Có ý nghĩa
quan trọng là Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ban hành 12/11/2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Theo đó, các nhóm hành vi
vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy
định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển; vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường.
 Gia tăng sức mạnh quốc phòng
Năm 2013 và đầu năm 2014, sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam được
nâng cao đáng kể. Bằng việc trang bị 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 và những tàu ngầm
thuộc loại tiên tiến hiện nay được sản xuất tại Nga, Hải quân Việt Nam đã củng cố chất
lượng, tự tin hơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển. Tuy vậy, Việt Nam
chủ trương không sử dụng vũ lực, mà thông qua các biện pháp hòa bình, đàm phán,
thương lượng để tìm giải pháp thỏa đáng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trong
đó có vấn đề Biển Đông.
 Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc tế về vấn đề Biển Đông
Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 23 các nước thành viên Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Luật Biển Việt Nam được giới
thiệu chính thức tại Hội nghị và Việt Nam khẳng định các quy định của Luật này hoàn
toàn phù hợp với các quy định được nêu trong UNCLOS năm 1982.
Trong các cuộc thăm chính thức của các đoàn cấp cao giữa Việt Nam và một số
nước như Vương quốc Thái Lan, Indonesia, Cộng hòa Singapore, Cộng hòa Pháp, Việt
Nam luôn bày tỏ lập trường kiên định của mình về vấn đề Biển Đông và tranh thủ
được sự đồng tình ủng hộ của các nước.
c) Đánh giá, rút ra bài học
Trong khoảng thời gian căng thẳng vừa rồi về việc tranh chấp chủ quyền trên khu
vực biển Đông, Việt Nam đã có những phản ứng nhanh chóng kịp thời, vừa mềm dẻo
vừa cứng rắn, vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhưng vẫn luôn giữ vững quan điểm của
31
mình, chủ trương thương lượng hòa bình, thực hiện chính sách “ba không”: không
tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này
để chống nước kia. Điều này thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn
hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn
với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Tuy vậy, Hải quân nên chủ động tham mưu, thúc đẩy xây dựng quan hệ hợp tác
song phương với hải quân các nước láng giềng; chủ động xây dựng các phương án duy
trì, tăng cường quan hệ và đấu tranh khi có tình huống xảy ra trên biển, tránh để bị
động, bất ngờ, trong đó bao hàm sự tranh thủ ủng hộ của các nước ASEAN và cộng
đồng quốc tế, đấu tranh làm rõ chính nghĩa của ta, tham vọng và sai lầm của nước lớn
về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Hải quân cũng cần tích cực chủ động phát huy vai
trò của Việt Nam trong việc đưa ra các sáng kiến, đề xuất xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế về Hải quân, chủ động hơn nữa trong
khuôn khổ hợp tác hải quân ASEAN, trong đó có Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN.
32
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI,
LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
3.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh
thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc
 Thuận lợi:
Công tác đàm phán giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như việc triển khai
phân giới cắm mốc trên thực địa luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh
đạo Đảng và Chính phủ hai nước.
Các bộ, ngành và địa phương liên quan của ta đều nhận thức rõ và có ý thức
trách nhiệm rất cao đối với công việc được giao; luôn phối hợp nhịp nhàng để cùng
nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, trong quá trình công tác tại thực địa,
các nhóm phân giới cắm mốc đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các
đồn biên phòng đóng trên địa bàn công tác và của nhân dân,chính quyền địa phương
các khu vực biên giới.
 Khó khăn:
Một là, sự không rõ ràng giữa lời văn trong Hiệp ước với thực địa. Hiệp ước
1999 mới chỉ mô tả đường biên giới bằng lời văn vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ
1/50.000. Đường biên giới trên bản đồ là một nét bút mực, khi chuyển ra thực địa có
thể sai lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm mét. Sự không thống nhất giữa lời văn
Hiệp ước và bản đồ đính kèm với thực địa dẫn đến việc không thống nhất được hướng
đi của đường biên giới, tạo ra các khu vực tồn đọng mà hai bên phải đàm phán để giải
quyết.
Hai là, biên giới Việt - Trung có đặc điểm rất ít thấy trong những đường biên giới
giữa các nước. Đó là cư dân khu vực biên giới hai nước sinh sống, canh tác đan xen
qua nhiều thế hệ. Ở một số nơi, cư dân biên giới lại có quan hệ dòng tộc lâu đời, việc
qua lại thăm thân, làm ăn diễn ra tương đối thường xuyên; có những khu vực bên này
quản lý quá sang bên kia. Trong những trường hợp này, hai bên phải thương lượng giải
quyết sao cho hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến cuộc sống và sản xuất của cư
dân biên giới.
33
Ba là, công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Quốc chủ yếu được thực hiện ở những nơi có điều kiện địa hình hết sức phức tạp, độ
chia cắt lớn, điều kiện khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, vật
liệu xây dựng, lương thực, máy móc thiết bị ... phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức
người đến vị trí mốc giới. Hơn thế nữa, tại nhiều khu vực biên giới vẫn còn bom mìn,
vật cản từ thời chiến tranh để lại.
3.2Vai trò của việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt
Nam – Trung Quốc
Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ
Việt - Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân
định vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề Biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề
biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa
hai nước.
Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả,
ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra
cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa
phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu
nghị.
Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh
động của mối quan hệ ”đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung Quốc,
góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt -
Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.
Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn
định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp
quốc tế: giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không
sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
34
KẾT LUẬN
Đề tài : ”Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới,
lãnh thổ, biển đảo trong giai đoạn đổi mới” đã đưa ra những cơ sở lí luận cho việc xây
dựng đường lối đối ngoại, tái hiện lại những chính sách Việt Nam đã thực hiện trong
ba giai đoạn kể từ khi đổi mới, giai đaạn 1986-1996; 1996-2011 và từ 2011 đến nay.
Mỗi giai đoạn có những bối cảnh lịch sử khác nhau nên việc xây dựng đường lối đối
ngoại cũng tương ứng phù hợp . Với việc phác họa lại bức tranh toàn cảnh ây, chúng ta
có thể nhìn nhận được những thuận lơị và khó khăn còn tồn tại cũng như vai trò của
những chính sách đối ngoại đó trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, mỗi
chúng ta – thanh niên trong thời kì đổi mới này sẽ hiểu rõ và luôn sáng suốt, tin tưởng
vào Đường lối Chính sách của Đảng , cũng như ra sức học tập và phấn đấu để góp
phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
35
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XIViệt Cường Nguyễn
 
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxSV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxNguyenHuy634961
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânLTrng72
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếHoa PN Thaycacac
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 TunHng56
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Royal Scent
 
kinh tế vi mô
kinh tế vi môkinh tế vi mô
kinh tế vi môHòa Quốc
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổsecretaryofcondao
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 

Mais procurados (20)

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
 
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptxSV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
SV chuong_6_ VAN DE DAN TOC VA TON GIAO.pptx
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
kinh tế vi mô
kinh tế vi môkinh tế vi mô
kinh tế vi mô
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 

Destaque

Cream sari whitening
Cream sari whiteningCream sari whitening
Cream sari whiteningamaladewantri
 
đường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiđường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiSkyNet Đoàn
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạinguoitinhmenyeu
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thươngBC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thươngTayBac University
 
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sử
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sửđề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sử
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sửnamhaonguyen
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦcobala1012
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh ĐôChiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh ĐôKim Ri
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 

Destaque (16)

Cream sari whitening
Cream sari whiteningCream sari whitening
Cream sari whitening
 
đường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiđường lối đối ngoại
đường lối đối ngoại
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoại
 
trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thươngBC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
 
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sử
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sửđề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sử
đề Thi cuối kì 2 lớp 5 môn lịch sử
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh ĐôChiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 

Semelhante a Chính sách đối ngoại với Trung Quốc

Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Việt Cường Nguyễn
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxTOANNGUYENKHANH5
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019TunAnh346
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...jackjohn45
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsminhanhBui11
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...KhoTi1
 

Semelhante a Chính sách đối ngoại với Trung Quốc (20)

Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOTLuận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
173
173173
173
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người trong chiến ...
 
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...
Tư tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chi...
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
 
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOTPhương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
 
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt NamMối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài NhơnLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
 

Chính sách đối ngoại với Trung Quốc

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC THỜI ĐỔI MỚI Nhóm 11 Giảng viên: Tô Ngọc Hằng
  • 2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015 STT Họ và tên MSSV 1 Phạm Hoàng An 1201025002 2 Đào Minh Châu 1301035011 3 Đặng Thị Minh Hoài 1401025044 4 Trương Mỹ Hương 1401025048 5 Lương Thị Thanh Huyền 1401025054 6 Phạm Huỳnh Uyên Khôi 1401025058 7 Đặng Thị Thảo Nguyên 1401025076 8 Phạm Trúc Phú Trí 1401035118 9 Vũ Thị Thảo Trang 1401025144
  • 3.
  • 4. MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC........2 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC THỜI ĐỔI MỚI...............5 2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo giai đoạn 1986- 1996.............................................................................5 2.1.1Bối cảnh lịch sử....................................................................................................5 2.1.1.1.Thế giới và khu vực...............................................................................................................................5 2.1.1.2 Trong nước............................................................................................................................................6 2.1.2Các chính sách trong giai đoạn 1986-1996 ..................................................................................................6 2.1.2.1 Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt – Trung (1986-1991)....................................................6 2.1.2.2 Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1991-1996..........................................................................................8 2.1.3Kết quả đạt được và ý nghĩa........................................................................................................................10 2.2.1.1 Tình hình chính trị trên Biển Đông...................................................................................................11 2.2.1.2 Bối cảnh lịch sử tại Việt Nam............................................................................................................12 2.2.2.Chính sách đối ngoại giai đoạn 1996- 2010...............................................................................................13 2.2.3Kết quả đạt được ........................................................................................................................................15 2.2.4Bài học, ý nghĩa và định hướng quan hệ hai nước trong những năm tới....................................................17 2.3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo từ năm 2011 đến nay...........................................................................19 2.3.1Bối cảnh lịch sử...........................................................................................................................................19 2.3.3Những sự kiện nổi bật và áp dụng chính sách vào thực tế..........................................................................23 2.3.3.1 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam.............23 2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại biển Đông............................................28 3.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc....................................................................................................................................................................33 3.2Vai trò của việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc.....................34
  • 5. KẾT LUẬN................................................................................................................35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................36
  • 6. LỜI MỞ ĐẦU Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các Nghị quyết Đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta xác định: “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, việc tìm hiểu các chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo giai đoạn đổi mới sẽ là một cách để nhìn nhận lại những chặng đường ta đã đi, nhận ra những thành tựu đã đạt được và những thiếu sót vẫn còn tồn tại. Từ đó sẽ định hướng những chính sách đối ngoại trong thời gian tới. 1
  • 7. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thực sự trở thanh quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Nội lực là nhân tố quyết định sức mạnh của đất nước, cùng với đó ngoại giao chính là yếu tố quan trọng tạo nên địa vị, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta luôn quan tâm và đề ra chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn, phù hợp qua từng thời kì. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đứng trước những vận hội cũng như thách thức mới, trong quá trình hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối ngoại giao, Đảng ta cần quán triệt các vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo để giải quyết những vấn đề đặt ra cho đất nước, nhất là vấn đề biên giới lãnh thổ mà hiện nay vấn đề cấp bách là tranh chấp ở khu vực biển Đông. Thực tiễn cho thấy hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định quan điểm nhất quán về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Tại Đại hội VI, Đảng ta đã khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội XI, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, trong đó 2
  • 8. tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương châm nêu trên, Đại hội XI đã đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại thời gian tới. Trong đó, định hướng tổng thể, bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu. Định hướng cụ thể được nhấn mạnh: Về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. Là thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Như vậy, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Việt Nam là độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Với tinh thần đó, khi giải quyết vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết và cố gắng tìm giải pháp hòa bình có thể. Độc lập tự do chính là nền tảng để giải quyết các vấn đề đối ngoại của Việt Nam. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn lấy hòa bình, nhân nghĩa làm đạo lý, không có tư tưởng xâm lược, bành trướng. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là để tự vệ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước, độc lập của dân tộc. Ngay từ cuộc đấu tranh chống quân Nam Hán, quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh, quân Thanh xâm lược... tinh thần ấy đã được khẳng định. Ngày nay, thực tiễn 3
  • 9. hơn 80 năm qua, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quán triệt quan điểm thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, trong đó yếu tố độc lập, tự chủ phải được đặt lên hàng đầu, coi đây là nhân tố bất biến trong cách mạng Việt Nam. Những kinh nghiệm đó cho thấy rằng, hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng đường lối đối ngoại trên. Điều này giúp chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, tạo ra sức mạnh ngoại lực để có thể giải quyết vấn đề bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc. Bên cạnh các hoạt động đối ngoại tích cực như trên, trong công tác đối nội chúng ta cũng cần phải bình tĩnh, tỉnh táo, tránh các hoạt động quá khích, vượt ngoài tầm kiểm soát, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài xuyên tạc, công kích ta. Đồng thời tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, đưa tin về phản ứng của các tổ chức quần chúng, cung cấp thông tin và vận động bạn bè quốc tế phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc, ủng hộ lập trường của Việt Nam. Cung cấp thông tin có định hướng cho các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin vào các chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền an ninh quốc gia thông qua nhiều hình thức hiệu quả hơn. Trước xu hướng toàn cầu hóa, việc nâng cao nhận thức, tư duy và tình cảm của thế hệ trẻ về tình yêu đất nước và tinh thần dân tộc càng đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. 4
  • 10. CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VỚI TRUNG QUỐC THỜI ĐỔI MỚI 2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo giai đoạn 1986- 1996 2.1.1 Bối cảnh lịch sử 2.1.1.1.Thế giới và khu vực Từ khoảng giữa thập kỉ 80, Chủ nghĩa xã hội thoái trào khiến trât tự thế giới mới thay đổi. Theo xu hướng đa cực mới, xu thế hòa bình, hợp tác đã và đang thay thế xu thế tranh chấp. Cũng trong thời kì nhiều biến động này, quan niệm về sức mạnh và vị thế của quốc gia thay đổi, thế giới hướng đến hội nhập, toàn cầu hóa. Cách mạng khoa học - kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải đề ra chiến lược phát triển cho phù hợp, các nước lớn phải điều chỉnh chính sách: giảm chạy đua vũ trang, giảm chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài, dàn xếp về vấn đề khu vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau tập trung củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia. Điều đó làm gia tăng xu thế đối thoại và hòa dịu. Tại Trung Quốc: Kinh tế đang trên đà thắng lợi của cải cách nông nghiệp, mở rộng sang phát triển công nghiệp.Về mặt đối ngoại, Trung Quốc tranh thủ điều kiện hòa bình bên ngoài và ổn định bên trong để tập trung xây dựng kinh tế. Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa bắt đầu từ sau hội nghị Trung ương 3 khóa XI thực hiện bốn hiện đại hóa: nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kĩ thuật và quốc phòng. Cải cách đã làm cho bộ mặt xã hội Trung Quốc có những thay đổi đáng kể. Đến tháng 3/1989, Trung Quốc đã có quan hệ với hơn 170 quốc gia và khu vực, kim ngạch thương mại đạt 102,9 tỷ USD vào năm 1988, mỗi năm nền kinh tế tăng trưởng tới mức 10%. Tuy vậy, sau sự kiện Thiên An Môn xảy ra vào ngày 4/6/1989, Trung Quốc bị các nước phương Tây cô lập cả về kinh tế và ngoại giao. Trước tình hình đó, Trung 5
  • 11. Quốc chuyển sang coi trọng hơn các mối quan hệ với các nước thuộc thế giới thứ ba nhằm hạn chế tình trạng bị cô lập. Cũng trong những năm 1986-1987-1988 liên tục xảy ra những sự kiện giữa nước ta và Trung Quốc như: Chiến tranh giả và Hải chiến Trường Sa. 2.1.1.2 Trong nước Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí và sự yếu kém của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất đình đốn, lạm phát phi mã (774,7% năm 1986). Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, trong khi đất nước rơi vào tình thế bị bao vây, cấm vận nặng nề. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã phân tích một cách khách quan những sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và đi đến quyết định lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế, cũng từ đây đặt ra yêu cầu đổi mới về quan hệ ngoại giao đặc biệt là đối với các nước láng giềng như Trung Quốc. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối Đổi mới và quyết tâm thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ và rộng mở. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII lại xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta. Đối với Trung Quốc, Đảng đã xác định bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt – Trung. 2.1.2 Các chính sách trong giai đoạn 1986-1996 2.1.2.1 Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt – Trung (1986-1991) Sau 30 năm chiến tranh, lợi ích tối cao của ta là tạo lập một môi trường hòa bình và ổn định, trước hết là với các nước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn 6
  • 12. gắn các vết thương chiến tranh. Do đó, việc bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là với Trung Quốc, là một yêu cầu chiến lược cấp thiết. Trên tinh thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tháng 12 năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí Thư. Ông đã đề ra khẩu hiệu “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, và ông cho rằng, đối với Việt Nam, vấn đề cấp bách hiện nay là phải rút quân đội ra khỏi Campuchia và cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Ngày 21/10/1989 Bộ Chính trị Việt Nam đã họp và đi đến kết luận: Trong lúc Trung Quốc đang còn găng với Việt Nam, Việt Nam cần có thái độ kiên trì và thích đáng, không cay cú, không chọc tức, nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Ngày 6/11/1989 Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có sự bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh. Đến ngày 12/1/1990, phía Trung Quốc mới trả lời, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung - Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia…” Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại nhà khách Trung ương Đảng. Tại cuộc gặp, Tổng Bí Thư đã thừa nhận quan hệ hai nước trong 10 năm qua đã có nhiều cái sai, và Tổng Bí Thư cũng thể hiện mong muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội: “Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn về vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ 7
  • 13. hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay…”. Về vấn đề Campuchia, Tổng Bí Thư gợi ý dùng “giải pháp đỏ” để giải quyết. Tháng 8 năm 1990, tình hình quốc tế và vấn đề Campuchia tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 12/8/1990, Bộ Chính trị họp về đề án Campuchia của Bộ Ngoại Giao, sau khi thảo luận, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã kết luận: “… với Trung Quốc, ta nên nói là 2 nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc nên hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia để có một nước Campuchia hữu nghị với các nước láng giềng, trước hết là Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Ta không nói Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước xã hội chủ nghĩa cần đoàn kết chống đế quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội Ngày 10/8/1991, sau khi cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao kết thúc với kết quả đúng như ý muốn của Trung Quốc, vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm thay đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao. Nhìn chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã có nhiều tiến triển tốt đẹp. Ngày 5 đến ngày 10/11/1991, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết tại Paris, Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ những năm 50 – 60 nữa mà đã xác định tinh thần “thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”. 2.1.2.2 Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1991-1996 Trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ là : biên giới trên đất liền, trên Vịnh Bắc Bộ và vấn đề xác định chủ quyền lãnh thổ, thềm lục địa ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Vì vậy, ngay từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thể hiện quyết tâm giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ còn tồn tại giữa hai nước. 8
  • 14. Bản Thông cáo chung kỳ ngày 10.11.1991, lãnh đạo hai nước đã khẳng định “Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình các vấn đề lãnh thổ, biên giới… tồn tại giữa hai nước”. Từ năm 1992, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán ở cấp chuyên viên. Năm 1993, lãnh đạo cấp cao hai nước đi đến quyết định quan trọng là mở diễn đàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ, trong đó biên giới trên đất liền là một trong 3 nội dung đàm phán. Đoàn đàm phán của ta gồm có đại diện các ngành và các tỉnh biên giới hữu quan đã tiến hành đàm phán rất thận trọng và nghiêm túc với nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trước đất nước. Ngày 19/10/1993 đại diện Chính phủ hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ. Về vấn đề biên giới trên đất liền, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản năm 1993 đã đề ra một loạt các nguyên tắc chỉ đạo tiến trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước, cụ thể: - Một là, hai bên lấy các Công ước Pháp - Thanh năm 1887, 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo, cũng như các mốc giới cắm theo quy định để xác định lại đường biên giới trên đất liền. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng. - Hai là, trong quá trình đối chiếu xác định hướng đi của đường biên giới đối với những khu vực, sau khi đã đối chiếu nhiều lần mà vẫn không đi đến nhất trí, hai bên sẽ cùng nhau khảo sát thực địa, suy tính đến tình hình tồn tại khu vực với tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp công bằng, hợp lý; - Ba là, sau khi hai bên đã đối chiếu xác định lại đường biên giới, bất cứ khu vực nào do một bên quản lý vượt quá đường biên giới, về nguyên tắc, phải được trả lại cho bên kia không điều kiện. Đối với một số vùng cá biệt, để tiện cho việc quản lý biên giới, hai bên có thể thông qua thương lượng hữu nghị điều chỉnh thích hợp theo tình thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý; 9
  • 15. - Bốn là, hai bên đồng ý tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế để giải quyết biên giới trên sông, suối; - Năm là, đối với các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời (ở một số khu vực dân Trung Quốc cư trú quá đường biên giới, ở một số khu vực khác dân ta cư trú quá đường biên giới) thì hai bên nhất trí duy trì cuộc sống ổn định của dân cư. - Sáu là, hai bên thoả thuận lập Nhóm công tác liên hợp để bàn bạc cụ thể về các vấn đề liên quan. Từ năm 1994 đến 1999, Nhóm công tác liên hợp đã tiến hành 16 vòng đàm phán ở thủ đô Hà Nội và Bắc Kinh. Ngày 28-6-1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Lý Bằng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang dự và đọc lời chúc mừng Đại hội. Điều này cho thấy sự quan tâm của Trung Quốc đến tình hình Việt Nam, và quan hệ giữa hai Đảng đã trở nên gần gũi nhau hơn. 2.1.3 Kết quả đạt được và ý nghĩa Có thể nói, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mang lại cho Việt Nam những cơ hội thúc đẩy các mối quan hệ về nhiều mặt không chỉ với Trung Quốc mà với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc bình thường hoá và phát triển quan hê hữu nghị Việt – Trung là hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” (Đại hội IX). Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp, vừa đáp ứng được lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước, lại phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, của khu vực và của thế giới. Bên cạnh đó, Thoả thuận về biên giới năm 1993 là văn bản quan trọng làm cơ sở tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm về sau. 10
  • 16. 2.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo giai đoạn 1996 – 2011 2.2.1. Bối cảnh lịch sử 2.2.1.1 Tình hình chính trị trên Biển Đông Việc Trung Quốc chiếm dải đá ngầm Vành Khăn nằm trong vùng biển do Philippines kiểm soát dấy lên mối quan ngại sâu sắc tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy ASEAN đoàn kết đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Các nỗ lực từ năm 1996 đã dẫn đến việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, ngày 4-11-2002, tại Phnom Penh. Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực biên duyên được khái quát thành “An Tây, dựa Bắc, tranh Đông Nam” (giữ yên phía tây, lấy quan hệ phương Bắc làm điểm tựa chiến lược, tranh giành khu vực phía đông và phía nam). Theo chiến lược này, Đông Nam bao gồm cả duyên hải Trung Quốc kéo dài từ Cát Lâm giáp Triều Tiên đến Hải Nam, cùng với khu vực Đông Nam Á/Biển Đông. Tại hướng này, Trung Quốc một mặt nỗ lực phá vỡ thế bao vây của liên minh Mỹ - Nhật, mặt khác tranh giành và mở rộng sự hiện diện ra Đông Nam Á/Biển Đông. Trên đất liền, Trung Quốc và Việt Nam ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ giữa hai nước (1999); trên biển, ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000). Trên biển, Trung Quốc củng cố vị trí ở Biển Đông, thực hiện ngoại giao “câu giờ” và tranh chấp cường độ thấp. Với Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chủ trương “Lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển tranh chấp). Sự chuyển biến trong tương quan quyền lực toàn cầu từ khủng hoảng tài chính mùa Thu 2008 đã thúc đẩy Trung Quốc ra khỏi thời kỳ “giấu mình chờ thời”, đẩy mạnh tranh chấp tại Biển Đông. Ngày 7-5-2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam. Trước đó, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Malaysia cũng đã phối hợp trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. 11
  • 17. Công hàm ngày 7-5-2009 của phái đoàn Trung Quốc gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc kèm theo bản đồ “đường 9 đoạn”. Như vậy, Trung Quốc chính thức nêu yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn trong một công hàm gửi Liên Hiệp Quốc. Về vụ việc này, ngày 8-5-2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã khẳng định: “Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”. Ngày 26-5-2011, tàu hải giám của Trung Quốc thực hiện vụ gây hấn cắt đứt cáp thu địa chấn của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày 9-6-2011, các tàu hải giám, ngư chính và tàu cá Trung Quốc phá tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2, cách bờ biển Việt Nam 180 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 2.2.1.2 Bối cảnh lịch sử tại Việt Nam Cùng với việc giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ký Hiệp định khung với với Liên minh châu Âu, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển ở châu á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La-tinh và các nước công nghiệp phát triển trên thế giới... việc Việt Nam gia nhập ASEAN góp phần phá thế bị bao vây, cô lập, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa Việt Nam hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế. Mặt khác, để góp phần bảo đảm an ninh và ổn định cho đất nước, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã góp phần chủ động và tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại với các nước láng giềng và các nước ở khu vực như đàm phán và ký Hiệp định biên giới với Lào, thỏa thuận về khai thác chung với Ma-lai-xi-a trên vùng chồng lấn, phân định vùng chồng lấn với Thái Lan, đàm phán và ký Hiệp định về biên giới trên bộ với 12
  • 18. Trung Quốc và đang đàm phán để có thể ký Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc trong năm 2000, tiếp tục đàm phán với In-đô-nê-xi-a về phân định thềm lục địa, tiếp tục đàm phán với Campuchia để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới lãnh thổ. Hoạt động đối ngoại cũng đã góp phần kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hành động lợi dụng chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ" và "tự do tín ngưỡng" để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Toàn bộ các hoạt động trên đã góp phần quan trọng và thiết thực vào việc tạo dựng môi trường khu vực tương đối ổn định và thuận lợi cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ một nước thành viên của XHCN, chỉ có quan hệ kinh tế với các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và coi quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình, năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên ASEAN, ASEM năm 1996, APEC năm 1998, WTO năm 2007 và Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2008. Trong điều kiện quốc tế khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp năm 1997 và đặc biệt là Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 năm 1998 đã góp phần quan trọng nâng cao uy tín và vị thế của đất nước. Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước , tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dưng đất nước. 2.2.2. Chính sách đối ngoại giai đoạn 1996- 2010 Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các đặc điểm 13
  • 19. mới: một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; hai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; ba là, lần đầu tiên, trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng ta đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Tháng 10 năm 1998, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải, hai bên đã khẳng định lại quyết tâm thực hiện thoả thuận chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã chỉ thị: "Hai bên đồng ý tiếp tục với tinh thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình, giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước.Hai bên quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, nâng cao hiệu suất công tác, ký kết Hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999; giải quyết xong vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000; cùng nhau xây dựng đường biên giới hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định”. Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký kết chính thức tại Hà Nội ký kết ngày 30/12/1999. Hiệp ước này đã đặt một dấu son mới trong quan hệ giữa hai nước Việc Trung trước thềm thiên niên kỷ mới và đã có hiệu lực từ ngày 6/7/2000. Ngày 27/12/2001, hai nước đã tiến hành cắm mốc quốc gia đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng và hai bên dự kiến sẽ hoàn tất việc phân giới cắm mốc trong 3 năm. Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chung về quan hệ hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, được coi như bộ khung cho quan hệ song phương. Trải qua quá trình bổ sung và hoàn thiện tới Đại hội Đảng X (tháng 4/2006) đề ra mục tiêu tổng quát cho đất nước trong giai đoạn 2006-2010 là cơ sở lý luận cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tới, với việc khẳng định : “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển, chính 14
  • 20. sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời rộng mở hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,tham gia tích cực chủ động vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Năm 2006, hai nước thống nhất thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và tới tháng 6/2008, quan hệ hai bên được nâng lên thành “đối tác chiến lược” để rồi một năm sau đó lại nâng lên thành “đôi tác hợp tác chiến lược”. Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho Hiệp định về biên giới trên bộ , Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc. Đại hội X đã đề ra công tác đối ngoại cần tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là với nước láng giềng, chúng ta sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đặc biệt là triển khai và hoàn thành việc phân giới cắm mốc với Trung Quốc . Từ tháng 3/2009, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng để thảo luận các vấn đề cần thiết đặc biệt là xung đột Biển Đông. Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn đại biểu trong các lĩnh vực và các cấp. Riêng năm 2009, có tới 267 đoàn khác nhau, trong đó 108 đoàn là cấp thứ trưởng trở lên. 2.2.3 Kết quả đạt được Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá Việt Nam - Trung Quốc đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đường phân định. Về khía cạnh tài nguyên thì giải pháp phân định đạt được cũng đảm bảo việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Với việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới - lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc, là biên giới trên đất liền, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Về tổng thể, các giải pháp đạt được là thỏa đáng, đáp ứng lợi 15
  • 21. ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các hiệp định đó là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực của hai bên, có tính đầy đủ đến luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, điều kiện cụ thể của Vịnh và sự nhân nhượng từ cả hai phía. Các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và đã tiến hành 4 phiên họp. Hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thức và có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010. Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng, đã tổ chức 6 cuộc hội thảo về lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, về đổi mới, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước được duy trì, tháng 1/2010, Đoàn đại biểu 100 thanh niên Trung ương Đoàn thanh niên Trung Quốc thăm Việt Nam, tiến hành gặp gỡ hữu nghị thannh niên hai nước lần thứ 10, Liên hoan Thanh niên Việt-Trung tại Quảng Tây(tháng 8/2010). Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được tiếp tục đẩy mạnh. Về các tranh chấp song phương ở Biển Đông, hiện nay hai nước phải giải quyết tranh chấp liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp liên quan khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Chọn cái nào để giải quyết trước là một bài toán không đơn giản đặt ra cho cả hai bên. Ai cũng biêt mấu chốt là tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa và lẽ thông thường là phải ưu tiên giải quyết tranh chấp này. Nhưng giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa quả thật hết sức khó khăn. So với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề phân định vùng biển chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, có thể nói, tương đối dễ hơn. Từ nhận thức đó, Trung Quốc và Việt Nam đi đến quyết định là bàn bạc vấn đề dễ trước, cụ thể là “vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh”. Một điểm khác mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được là sẽ tích cực bàn bạc về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và 16
  • 22. chủ trương của hai bên, bao gồm việc nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển. Việc này sẽ thực hiện theo những nguyên tắc nêu ở điểm 2, tức là các nguyên tắc của “luật pháp quốc tế , trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. Về khu vực sẽ bàn bạc, điểm 4 của Thỏa thuận ghi nhận là trong quá trình vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh, hai bên cũng sẽ “tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở vùng biển này”. Câu chữ cho thấy hai bên mới nhất trí “tích cực bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển” ở khu vực ngoài cửa Vịnh, chứ không phải là đã nhất trí sẽ tiến hành hợp tác. Ngoài ra hai bên cũng sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tại. 2.2.4 Bài học, ý nghĩa và định hướng quan hệ hai nước trong những năm tới Giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc vốn có ba vấn đề tranh chấp liên quan lãnh thổ. Tranh chấp về biên giới trên bộ, tranh chấp liên quan Vịnh Bắc Bộ và tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuối năm 1999 hai nước ký Hiệp ước mới về biên giới trên bộ. Cuối năm 2000 hai bên lại ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ từ đảo Cồn Cỏ ngược lên phía Bắc. Đến cuối năm 2008 Trung Quốc và Việt Nam hoàn thành việc phân giới trên thực địa và cắm gần 2000 mốc quốc giới. Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt - Trung là một thắng lợi của cả hai nước. Cái được lớn nhất là từ nay giữa hai nước có một đường biên giới rõ ràng, ổn định. Hiệp ước đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, trước hết là nhân dân biên giới và đáp ứng yêu cầu giữ gìn hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á. Hiệp ước đánh dấu nhân nhượng và thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, hai Chính phủ, hai dân tộc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ hai nước. Vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ sẽ được giải quyết vào năm 2000. Hai nước cũng đang tiếp tục đàm phán giải quyết các vấn đề trong Biển Đông. 17
  • 23. Hiệp ước này phản ánh xu thế chung của thời đại và đóng góp vào việc khẳng định các nguyên tắc chung của luật quốc tế đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Hiệp ước góp phần củng cố hoà bình, an ninh trong khu vực, khẳng định vai trò của hai nước trong đảm bảo hoà bình, ổn định của khu vực cũng như trong phạm vi thế giới. Việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Lần đầu tiên Việt - Trung Quốc có một đường biên giới trên biển rõ ràng, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ có giá trị quốc tế. Hai bên cùng thoả thuận dựa theo nguyên tắc do Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982 quy định (UNCLOS). Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc xác định rõ phạm vi, tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho mỗi nước tiến hành bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định, tăng cường tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Các hiệp định này cũng là đóng góp rất có giá trị cho luật pháp và thực tiễn trong việc phân định ranh giới biển nói chung và ranh giới biển trong vịnh nói riêng, phù hợp với nguyên tắc phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển nằm đối diện hoặc kế cận mà UNCLOS đã quy định. Có thể nói đến thời điểm này, hai nước chỉ còn lại tranh chấp lãnh thổ lớn là tranh chấp về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, ở phía Nam đảo Cồn Cỏ (đảo Hải Nam của Trung Quốc đối diện tỉnh Quảng Trị của Việt Nam) vùng biển của hai nước có sự chồng lấn. Tuy khu vực chồng lấn không lớn, nhưng hai bên cũng cần phải phân chia khu vực này. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo cấp cao của hai nước nhất trí tập trung sức lực và trí tuệ để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Khó khăn là Thoả thuận năm 1993 lại không có các nguyên tắc cụ thể cho vấn đề này. Việc thống nhất các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề trên biển, vì thế, là yêu cầu khách quan, là cần thiết. Cho nên, việc Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận mới để chỉ 18
  • 24. đạo cách giải quyết vấn đề trên biển (thực chất là tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa) là việc làm có thể lý giải được. 2.3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo từ năm 2011 đến nay 2.3.1 Bối cảnh lịch sử Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, công tác biên giới lãnh thổ cũng gặp không ít khó khăn. Cùng với việc triển khai đường lối Đại hội Đảng XI, công tác biên giới lãnh thổ đã được triển khai mạnh mẽ và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia và duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định cho phát triển đất nước. Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, năm 2011 là năm bản lề đánh dấu việc triển khai toàn diện công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới theo các văn kiện pháp lý mới về biên giới với trọng tâm thực thi có hiệu quả các quy định của 03 văn kiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt - Trung. Với việc tiến hành phiên họp đầu tiên tháng 3/2011 tại Bắc Kinh, Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động thực hiện chức năng điều phối các hoạt động liên quan đến công tác quản lý biên giới giữa cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc. Thực hiện các văn kiện biên giới, hai bên đã tiến hành chuyển điểm nối ray đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường theo đường biên giới mới; nối đường giao thông tại các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực biên giới và hợp tác giữa hai bên. Hai bên cũng đã tiến hành vòng đàm phán về Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân và 2 vòng đàm phán về Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc. Về vấn đề biển Đông: có thể nói giai đoạn từ năm 2011 đến nay tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp song chúng ta đã xử lý tốt nhiều vấn đề liên quan, đóng góp quan trọng vào việc duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông, như đấu tranh kiên quyết trước các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của ta ở Biển Đông cả 19
  • 25. trên mặt trận ngoại giao, dư luận, qua các kênh khác nhau góp phần giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, duy trì hoà bình, ổn định trên biển cũng như đảm bảo cho các hoạt động kinh tế biển của chúng ta tiếp tục được triển khai bình thường Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần trao đổi về vấn đề này. Năm 2011, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tranh chấp liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, tranh chấp liên quan đến các bên khác thì bàn bạc với các nước đó. Đây là những nguyên tắc hết sức quan trọng, đặt nền móng cho việc đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể ở Biển Đông. Theo đó, hai bên cần kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần DOC. Trên cơ sở Thỏa thuận, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về Biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, nhằm cụ thể hóa thêm một bước nhận thức chung quan trọng, thể hiện trong các Tuyên bố chung giữa hai nước trong những năm qua về việc “nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển”. Trong khuôn khổ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm ký kết DOC. ASEAN hiện đã sẵn sàng và đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đầu tháng 9/2013, ASEAN - Trung Quốc lần đầu tiên tham vấn chính thức ở cấp SOM về COC. Tóm lại, trong thời gian qua Việt Nam và Trung Quốc đã tích cực phối hợp trong việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền. Công tác quản lý biên giới theo các văn kiện mới, tình hình trên tuyến biên giới Việt - Trung nhìn chung là ổn định; trật tự trị an ở khu vực biên giới chuyển biến tích cực; giao lưu và buôn bán trên biên giới được tăng cường. 2.3.2 Chính sách đối ngoại từ năm 2011 đến nay 20
  • 26. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 trở lại đây, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới và biển đảo. Những sự kiện nổi bật có thể kể đến là tranh chấp chủ quyền biển đảo tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hay việc hạ đặt giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam… Chính những điều này đã gây ra ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hữu nghị Việt Nam − Trung Quốc trong nhiều năm qua  Năm 2011 Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam. Ngày 11/10, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin.  Năm 2012 Ngày 15/10/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị TW6: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”. Vậy là, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc từng có một vị trí ưu tiên trong chiến lược lãnh đạo. Điều này cần được duy trì và xiển dương nhất quán hơn nữa. Bởi vì, các giá trị thiêng liêng ấy gắn bó máu thịt với con dân đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời. Và chính vì vậy, quan niệm cho rằng, lựa chọn thế này thì mất chủ quyền, nhưng còn đảng, còn chế độ, lựa chọn thế kia thì mất đảng, mất chế độ nhưng còn chủ quyền, chỉ là một lối tư duy “nhị nguyên”, không giúp ích gì cho việc tìm lối ra từ thế bế tắc. Bởi lẽ, trong hệ thống chính trị hiện nay, đảng là một trong những nhân tố dẫn dắt, nhân tố lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu để mất chủ quyền một cách vĩnh viễn thì lấy đâu ra dân tộc, và lúc ấy, lấy ai cho đảng lãnh đạo? Tóm lại, loại bỏ tư duy “nhị nguyên” 21
  • 27. chính là tiền đề để xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời chiến cũng như thời bình. Hãy cùng nhau tái khằng định một lần và mãi mãi, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là những nhân tố không thể và không bao giờ được đưa ra để đánh đổi! Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Ấn Độ ở New Delhi (20-21/12/2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nước chủ nhà hậu thuẫn ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid lại cho rằng chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước tranh chấp. Trước đó, trong cuộc họp báo vào tháng Tám 2012, Tư lệnh hải quân Ấn, Đô đốc Nirmal Verma cho biết, dù có sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và quyết đoán hơn trên biển, lợi ích hải dương của Ấn Độ vẫn ở khu vực từ eo Malacca đến Vùng Vịnh, kéo dài xuống mũi Hảo Vọng. Ông nói thêm, Ấn Độ sẽ không tích cực triển khai quân sự ở Biển Đông, đồng thời cho rằng dù có tranh cãi, các bên ở vùng biển này vẫn phải bảo đảm cho thông thương quốc tế. Khoảng thời gian 2012-2013 có sự êm thắm tạm thời. Nhưng thật ra, đó cũng là hai năm mà Bắc Kinh triển khai thành công đối sách phân hóa ASEAN, và cũng thành công khi đẩy Hà Nội sâu vào thế tự tin, cả trong quan hệ với Trung Quốc lẫn trong chính sách “phi liên kết”.  Năm 2014 Trong mặt trận thương mại và ngoại giao, Hà Nội đã thông qua một chiến lược dài hạn nhằm tăng cường mạng lưới các tổ chức khu vực và các hiệp định thương mại tự do (FTA) vào năm 2014 với một loạt các cường quốc. Chiến lược này giúp tạo ra sự chồng chéo khu vực ảnh hưởng, qua đó Hà Nội có thể dự đoán tốt hơn và giúp định hình được ý đồ của các nước lớn. Mục tiêu của Việt Nam là đa dạng hóa ngoại thương, giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như hạn chế các ảnh hưởng chính trị tiềm tàng mà Bắc Kinh có thể lợi dụng.  Năm 2015 Tại một buổi trao đổi với báo giới chiều tối 21-8-2015,Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Diễn biến biển Đông đang hết sức phức tạp. Chủ trương lớn nhất của chúng ta là khẳng định chủ quyền nhưng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 22
  • 28. Với chủ trương xuyên suốt đó, chúng ta có những đàm phán trực tiếp với Trung Quốc để phân định biên giới biển, cùng với ASEAN yêu cầu thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Trong tất cả các văn kiện của ASEAN đều nêu câu “sớm hoàn tất COC”. Vấn đề là bộ quy tắc ứng xử phải có sự đồng thuận của các bên, bao gồm Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, với lập trường và quan điểm dứt khoát là, Việt Nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường “ba không” của nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách “ba không” cụ thể là, Việt Nam cam kết “không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác”. 2.3.3 Những sự kiện nổi bật và áp dụng chính sách vào thực tế 2.3.3.1 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam a) Tổng quan sự kiện Ngày 02/5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép tại tọa độ 150 29’58’’ vĩ Bắc - 1110 12’06’’ kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Kể từ khi hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc luôn huy động hơn 100 tàu các loại tới khu vực này gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo và tàu cá, cùng các chiến hạm như tàu tên lửa tấn công, tàu săn ngầm và tàu tuần tiễu tấn công nhanh. Với sự yểm trợ của một số máy bay, các tàu Bắc Kinh hung hãn đe dọa, đâm va, phun vòi rồng, gây hư hỏng nặng cho các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ngày 04/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981. Ngày 07/5, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Việt Nam khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, 23
  • 29. quyền chủ quyền của Việt Nam; vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982, trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực. Ngày 11/5/2014, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng trong đó nhấn mạnh vụ việc là mối đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Ngày 09/6, Trung Quốc gửi thư và tài liệu lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó vu khống Việt Nam xâm phạm chủ quyền và ngăn cản hoạt động của giàn khoan 981. Ngày 18/6, Trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi. Ngày 21/6, Trung Quốc đưa thêm giàn khoan Nam Hải 09 từ toạ độ 170 38’ vĩ Bắc, 1100 12’ 3’’ kinh Đông tới vị trí có tọa độ 170 14’ 6’’ vĩ Bắc, 1090 31’ kinh Đông trên Biển Đông. Giàn khoan này hoạt động tại khu vực biển nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, trong phạm vi vùng biển chồng lấn tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Ngày 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành như là những tài liệu chính thức của Đại Hội đồng LHQ (khóa 68) hai văn bản nêu lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này. Ngày 04/7, Phái đoàn Việt Nam lần thứ tư đề nghị Liên Hợp Quốc lưu hành văn bản về lập trường đối với việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 16/7, Truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) công bố quyết định di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu 24
  • 30. vực biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hoạt động của giàn khoan tại khu vực này đã kết thúc. Giàn khoan 981 sẽ được di chuyển về phía nam đảo Hải Nam. b) Đánh giá chính sách đối ngoại của Việt Nam trong và sau xung đột  Đánh giá chính sách đối ngoại trong thời gian xảy ra xung đột Trung Quốc Việt Nam Mặt trận tâm lý Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 (1/5) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi thư phản đối (4/5) Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (8, 13, 20, 21/5) Phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao (11, 21, 27, 28/5) Mặt trận pháp lý Sử dụng luật của Trung Quốc (Luật cấm đánh bắt hải sản từ 16/5 – 1/8; Thông báo từ Cục Hải sự Trung Quốc về vùng cấm hoạt động xung quanh giàn khoan HD981) Sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử các bên trên Biển Đông (DoC) Tuyên cáo lập trưởng gửi Liên Hợp Quốc (9/6) Công hàm phản đối lưu hành trên Liên Hợp Quốc (7, 28/5) Sử dụng lực lượng Hải giám, Hải cảnh Sử dụng lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Mặt trận truyền thông Sử dụng các đơn vị truyền thông trong nước để gây nhiễu thông tin Tổ chức các cuộc họp báo quốc tế (7, 17, 23/5) Khuyếch trương các lập luận của cộng đồng học giả trong nước Kết nối quan điểm giữa cộng đồng học giả trong nước và cộng đồng học giả quốc tế Bài viết của các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài Bài viết phản biện của các đại sứ Việt Nam Truyền tải các hoạt động tuần hành hoà bình của người Việt Nam ở nước ngoài 25
  • 31. Chỉ trong tháng 5/2014, Trung Quốc đã triển khai đồng loạt cả ba mặt trận truyền thông, pháp lý và tâm lý. Một cuộc chiến tranh truyền thông tổng lực được phát động với dư luận quốc tế là đích đến.Qua đó, Trung Quốc tìm cách khống chế toàn diện các kênh ngoại giao chính thức cấp Nhà nước, đồng thời vô hiệu hoá kênh ngoại giao học giả. Tuy vậy, Việt Nam cũng đã rất nhanh chóng và linh hoạt trong việc ứng biến với Trung Quốc trên cả ba mặt trận. Việt Nam đã cố gắng tận dụng tối đa tất cả các kênh ngoại giao để khai thác triệt để điểm yếu về pháp lý trong các tuyên bố của Trung Quốc. Lý lẽ là lợi thế quan trọng giúp Việt Nam đạt được sự ủng hộ, đồng tình trên các kênh ngoại giao. Những kết quả khả quan ban đầu đã chứng tỏ phương pháp kết hợp linh hoạt này đã mang lại một sự lan tỏa nhất định. Sự lan tỏa này không chỉ được đẩy mạnh trên ba mặt trận (ngoại giao, truyền thông và pháp lý), mà còn có cốt lõi là mặt trận học thuật.  Điều chỉnh chính sách đối ngoại sau xung đột Trước khi xảy ra xung đột giàn khoan Hải Dương 981, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy vẫn có nhưng lúc thăng trầm nhưng nhìn chung cả hai nước đều lấy lợi ích làm trọng, luôn cố gắng duy trì hợp tác và phát triển bền vững. Từ khi bình thường hóa quan hệ (năm 1991) cho đến khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (tháng 5/2008), mối quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Mối quan hệ Việt – Trung được biết đến với phương châm 16 chữ “vàng” và 4 “tốt”. Tuy nhiên sau khi xảy ra xung đột, tinh thần 16 chữ và 4 tốt không thường xuyên được lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhắc đến nữa. Trong ngày 19/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến nguyên tắc mới trong quan hệ đối với Trung Quốc: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Thực vậy, sau khi xảy ra những xung đột và khủng hoảng như vậy, Việt Nam không thể tiếp tục duy trì sự tin tưởng tuyệt đối với Trung Quốc như trong thời gian vừa qua. Trong tháng 11/2014, Việt Nam cũng cho dừng một dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Thế Diệu (Trung Quốc) tại đèo Hải Vân do lo ngại ảnh hưởng của dự án đối với an ninh quốc gia. Sự kiện này đã cho thấy sự cảnh giác cần thiết của Việt Nam đối với việc hợp tác, đầu tư của Trung Quốc. 26
  • 32. c) Kết quả, bài học rút ra Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thể hiện ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời thể hiện thiện chí của Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Qua cuộc khủng hoảng giàn khoan 981, năng lực của cơ quan ngoại giao cũng đã được nâng lên tầm cao mới. Trong suốt thời gian xảy ra xung đột đã diễn ra liên tiếp các cuộc thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hoá các mối quan hệ, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” để tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo vệ tổ quốc. Có thể khẳng định, các cuộc thăm viếng cấp cao kể trên đều mang lại những lợi ích lớn: − Đa dạng hoá các mối quan hệ. − Tăng cường hợp tác thông qua các tổ chức quốc tế. − Giảm dần sự phụ thuộc vào một đối tác (Trung Quốc). − Nâng cao năng lực quốc phòng của Việt Nam. − Củng cố và tăng cường niềm tin chiến lược, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh. Quan trọng hơn cả với các nhà hoạch định chính sách, một bài học từ sự kiện Hải Dương 981 năm 2014 sẽ luôn là kinh điển: Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc chính là thắng lợi trên mặt trận thông tin, nhằm che phủ được những hành động phi pháp trên thực địa. Sức mạnh trên thực tiễn có được từ học thuyết “ba mặt trận” của Trung Quốc chứng tỏ tầm quan trọng trong phương thức phối hợp giữa các cơ quan đối nội và đối ngoại, và giữa các cơ quan này với cộng đồng học giả của họ. Vì thế, đây cũng là thời điểm cần thiết để Việt Nam phát huy những kinh nghiệm đúc kết được trong sự kiện này, tạo sự liên kết các tác nhân, cùng thiết lập một chiến lược phù hợp đang là bài toán cần xác định câu trả lời cả trong góc nhìn ngắn hạn, lẫn lâu dài. 27
  • 33. 2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại biển Đông a) Tổng quan tình hình Gần đây báo chí quốc tế đã đưa tin rất rộng rãi về việc Trung Quốc đang tiến hành các dự án cải tạo đất trên sáu trong số bảy thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nhằm biến các đảo đá và bãi chìm này thành các đảo lớn với đường băng, cảng tàu và các cơ sở quân sự và dân sự khác. Khi các công trình này hoàn tất, chỉ riêng Đá Chữ Thập sẽ có diện tích ít nhất hai cây số vuông – bằng diện tích của tất cả các đảo khác ở quần đảo Trường Sa cộng lại. Các quan chức và học giả Trung Quốc đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho bước đi chiến lược của Trung Quốc, bao gồm nhu cầu nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, cải thiện điều kiện sống và làm việc của các công dân Trung Quốc trên các thực thể đó và nhu cầu thiết lập một căn cứ hỗ trợ cho hệ thống radar và tình báo của Trung Quốc. Đại biểu của Trung Quốc cũng đã nhiều lần phàn nàn tại các hội thảo, hội nghị quốc tế rằng không công bằng khi chĩa mũi dùi chỉ trích vào Trung Quốc trong khi các bên yêu sách khác ở Biển Đông đã thực hiện các hoạt động cải tạo đất, Trung Quốc là bên yêu sách cuối cùng xây dựng đường băng ở đó. Bất kể lý do là gì, các dự án cải tạo đất quy mô lớn và chưa có tiền lệ của Trung Quốc khi hoàn tất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tranh chấp giữa các bên và cạnh tranh giữa các cường quốc ở Biển Đông. Trung Quốc cho rằng nhiều quốc gia trên Biển Đông đã tiến hành xây dựng đảo từ trước đó mà không gặp sự phản đối nào của cộng đồng thế giới. Ngày 29/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra một thống kê về các hoạt động của các quốc gia khác mà Trung Quốc cho là “cải tạo đảo” tại các địa điểm trên Trường Sa, trong đó có Việt Nam và Philippines. Do đó, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo về mặt pháp lý không có gì là sai phạm, và nếu muốn Trung Quốc ngừng việc xây đảo thì phải ràng buộc tương tự với tất cả các bên liên quan. Trung Quốc luôn khẳng định rằng không có bất kỳ điều khoản nào trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) ngăn cấm việc xây đảo nhân tạo. 28
  • 34. Vì vậy, Trung Quốc có toàn quyền xây dựng các đảo nhân tạo và không có bất kỳ bên nào được phép cản trở. Trên tất cả các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đều khẳng định mình chỉ là nạn nhân; còn các nước khác mới là kẻ hiếu chiến. Điều này được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại vào ngày 27/6 tại Diễn đàn Hoà bình thế giới tại Bắc Kinh. Ông cho rằng ”Trung Quốc mới thực sự là nạn nhân lớn nhất” đối với các vấn đề xâm lấn chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông. Đối với Trung Quốc, sự tham gia của bên thứ ba sẽ làm phức tạp tình hình, thậm chí dễ dẫn đến leo thang xung đột. Mỹ là “bên thứ ba” mà Trung Quốc cảnh cáo nhiều nhất. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng các kênh truyền thông như Tân Hoa xã (Xinhua) để thể hiện quan điểm phản đối của họ với Tuyên bố chung của các nước G7 vừa qua về Biển Đông (8/6), trong đó nhấn mạnh sự không đồng tình với Nhật Bản – quốc gia đã thúc đẩy các nước G7 thông qua văn kiện này. b) Chủ trương chính sách của Việt Nam  Không đơn phương làm thay đổi nguyên trạng Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, với triển vọng biến các bãi ngầm, đảo đá thành các căn cứ quân sự trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không để củng cố yêu sách của mình, không chỉ trái với luật pháp quốc tế mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.  Thành lập các cơ chế quản lý tranh chấp Trong tình thế căng thẳng, việc thành lập các cơ chế quản lý tranh chấp và khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi đã góp phần giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông. Những việc làm cụ thể: 29
  • 35. - Xây dựng quy tắc ứng xử nhằm củng cố việc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông; đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm giải thích Điều 5 của DOC, xác định rõ những hành động của các bên cần được khuyến khích, cho phép, những hành động cần kiềm chế thực hiện để bảo đảm không làm thay đổi nguyên trạng và tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông; - Thảo luận các quy tắc chung về hoạt động của các lực lượng quân sự và các lực lượng thực thi pháp luật trong các vùng biển để bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, phòng ngừa các va chạm, sự cố bất ngờ ở Biển Đông, giảm các sự cố trên biển do việc đơn phương áp đặt quyền thực thi pháp luật của một quốc gia đối với người và tàu của quốc gia khác trong các vùng biển chồng lấn; - Xây dựng cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như: Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, tìm kiếm, cứu nạn đối với người và tàu trên biển; đẩy mạnh các biện pháp và các kênh, cơ chế chia sẻ thông tin biển; thúc đẩy hợp tác khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển; bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu môi trường biển.  Thực thi ”Luật Biển”, tăng cường cuộc đấu tranh pháp lý Năm 2012, Việt Nam ban hành “Luật Biển”. Bộ luật biển đầu tiên này của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước Việt Nam đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: “Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”. 30
  • 36. Ngoài việc ban hành và thực thi Luật Biển, Việt Nam còn ban hành và thực thi một số Nghị định khác nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Có ý nghĩa quan trọng là Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ban hành 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Theo đó, các nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.  Gia tăng sức mạnh quốc phòng Năm 2013 và đầu năm 2014, sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam được nâng cao đáng kể. Bằng việc trang bị 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 và những tàu ngầm thuộc loại tiên tiến hiện nay được sản xuất tại Nga, Hải quân Việt Nam đã củng cố chất lượng, tự tin hơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển. Tuy vậy, Việt Nam chủ trương không sử dụng vũ lực, mà thông qua các biện pháp hòa bình, đàm phán, thương lượng để tìm giải pháp thỏa đáng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trong đó có vấn đề Biển Đông.  Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc tế về vấn đề Biển Đông Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 23 các nước thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Luật Biển Việt Nam được giới thiệu chính thức tại Hội nghị và Việt Nam khẳng định các quy định của Luật này hoàn toàn phù hợp với các quy định được nêu trong UNCLOS năm 1982. Trong các cuộc thăm chính thức của các đoàn cấp cao giữa Việt Nam và một số nước như Vương quốc Thái Lan, Indonesia, Cộng hòa Singapore, Cộng hòa Pháp, Việt Nam luôn bày tỏ lập trường kiên định của mình về vấn đề Biển Đông và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước. c) Đánh giá, rút ra bài học Trong khoảng thời gian căng thẳng vừa rồi về việc tranh chấp chủ quyền trên khu vực biển Đông, Việt Nam đã có những phản ứng nhanh chóng kịp thời, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhưng vẫn luôn giữ vững quan điểm của 31
  • 37. mình, chủ trương thương lượng hòa bình, thực hiện chính sách “ba không”: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Điều này thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Tuy vậy, Hải quân nên chủ động tham mưu, thúc đẩy xây dựng quan hệ hợp tác song phương với hải quân các nước láng giềng; chủ động xây dựng các phương án duy trì, tăng cường quan hệ và đấu tranh khi có tình huống xảy ra trên biển, tránh để bị động, bất ngờ, trong đó bao hàm sự tranh thủ ủng hộ của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế, đấu tranh làm rõ chính nghĩa của ta, tham vọng và sai lầm của nước lớn về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Hải quân cũng cần tích cực chủ động phát huy vai trò của Việt Nam trong việc đưa ra các sáng kiến, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế về Hải quân, chủ động hơn nữa trong khuôn khổ hợp tác hải quân ASEAN, trong đó có Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN. 32
  • 38. CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ, BIỂN ĐẢO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc  Thuận lợi: Công tác đàm phán giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như việc triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước. Các bộ, ngành và địa phương liên quan của ta đều nhận thức rõ và có ý thức trách nhiệm rất cao đối với công việc được giao; luôn phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, trong quá trình công tác tại thực địa, các nhóm phân giới cắm mốc đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các đồn biên phòng đóng trên địa bàn công tác và của nhân dân,chính quyền địa phương các khu vực biên giới.  Khó khăn: Một là, sự không rõ ràng giữa lời văn trong Hiệp ước với thực địa. Hiệp ước 1999 mới chỉ mô tả đường biên giới bằng lời văn vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Đường biên giới trên bản đồ là một nét bút mực, khi chuyển ra thực địa có thể sai lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm mét. Sự không thống nhất giữa lời văn Hiệp ước và bản đồ đính kèm với thực địa dẫn đến việc không thống nhất được hướng đi của đường biên giới, tạo ra các khu vực tồn đọng mà hai bên phải đàm phán để giải quyết. Hai là, biên giới Việt - Trung có đặc điểm rất ít thấy trong những đường biên giới giữa các nước. Đó là cư dân khu vực biên giới hai nước sinh sống, canh tác đan xen qua nhiều thế hệ. Ở một số nơi, cư dân biên giới lại có quan hệ dòng tộc lâu đời, việc qua lại thăm thân, làm ăn diễn ra tương đối thường xuyên; có những khu vực bên này quản lý quá sang bên kia. Trong những trường hợp này, hai bên phải thương lượng giải quyết sao cho hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến cuộc sống và sản xuất của cư dân biên giới. 33
  • 39. Ba là, công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu được thực hiện ở những nơi có điều kiện địa hình hết sức phức tạp, độ chia cắt lớn, điều kiện khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, vật liệu xây dựng, lương thực, máy móc thiết bị ... phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức người đến vị trí mốc giới. Hơn thế nữa, tại nhiều khu vực biên giới vẫn còn bom mìn, vật cản từ thời chiến tranh để lại. 3.2Vai trò của việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo Việt Nam – Trung Quốc Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt - Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề Biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị. Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ ”đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn. Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. 34
  • 40. KẾT LUẬN Đề tài : ”Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo trong giai đoạn đổi mới” đã đưa ra những cơ sở lí luận cho việc xây dựng đường lối đối ngoại, tái hiện lại những chính sách Việt Nam đã thực hiện trong ba giai đoạn kể từ khi đổi mới, giai đaạn 1986-1996; 1996-2011 và từ 2011 đến nay. Mỗi giai đoạn có những bối cảnh lịch sử khác nhau nên việc xây dựng đường lối đối ngoại cũng tương ứng phù hợp . Với việc phác họa lại bức tranh toàn cảnh ây, chúng ta có thể nhìn nhận được những thuận lơị và khó khăn còn tồn tại cũng như vai trò của những chính sách đối ngoại đó trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, mỗi chúng ta – thanh niên trong thời kì đổi mới này sẽ hiểu rõ và luôn sáng suốt, tin tưởng vào Đường lối Chính sách của Đảng , cũng như ra sức học tập và phấn đấu để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu. 35