SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 45
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
        SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.1. Lý do chọn đề tài:
       Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranh như
hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vững trên thị
trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật, tay nghề
cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại. Một doanh nghiệp nếu chỉ có
con người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ để cho quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh.
       Đúng vậy, vốn rất quan trọng không những đối với mỗi doanh nghiệp mà
còn rất quan trọng trong nền kinh tế của cả thế giới. Để doanh nghiệp được hình
thành và có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó
phải có vốn để hoạt động. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn
vốn của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được
trên toàn thị trường. Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn
vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh
nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
      Vậy hoạt động quản trị vốn ở Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang như thế
nào? Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty ra sao, đạt hiệu quả cao hay
thấp? Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường
Công ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình? Cơ cấu vốn của Công ty
đã hợp lý chưa? Để giải quyết các nghi vấn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang” đã được chọn nghiên
cứu.
        Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn tài
trợ, để tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thời phát
huy những mặt mạnh, tích cực của việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, giúp Công ty
đạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó,
đề tài cũng trang bị cho bạn đọc kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh
nhất là kiến thức về lĩnh vực quản trị tài chính.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
        Như phần lý do nêu trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty,
với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:
 Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang.
 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
 Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại Công ty.
 Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 1
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

       Ngành nghề của Công ty rất đa dạng , từ kinh doanh ôtô, thép…tới sản
xuất trụ điện, rồi thi công công trình điện…Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ
đi vào phân tích chỉ số tài chính chung của toàn công ty chứ không phân tích kỹ
từng bộ phận kinh doanh.
       Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tình hình
vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sử
dụng vốn.
       Số liệu được thu thập trong 3 năm 2005, 2006 và năm 2007.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
       Phương pháp thu thập dữ liệu:
       Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các
báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Phỏng vấn các nhân viên
của công ty. Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện
thông tin như: sách, báo, internet,…
       Phương pháp xử lý số liệu:
       Từ các số số liệu thu thập được, sau đó áp dụng các công thức tính chỉ số
có sẵn tính ra được các chỉ số tài chính của Công ty. Và liên hệ với tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
       Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:
Tổng hợp báo cáo, chỉ số của các Công ty trong ngành để tiến hành phân tích và
so sánh các chỉ số tương ứng với nhau, từ đó đưa ra nhận xét về chúng.




GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 2
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




                   Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái quát về vốn kinh doanh
         2.1.1. Khái niệm
        Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều
trước tiên là họ phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản
đầu tư ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, trả
công,…để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một doanh nghiệp. Người ta gọi
chung các loại vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh.
        Vốn sản xuất kinh doanh được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu tư sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh
nghiệp. Và vốn sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, các hình thái vật
chất, các thước đo khác nhau ở khắp nơi rải rác trong phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp.
         2.1.2. Đặc điểm
       Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới
hai hình thức: hiện vật và giá trị, nó có những đặc điểm sau:
  •     Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm
        nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.
  •     Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy
        được tác dụng. Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm
        năng của vốn mà còn phải cân nhắc, tính toán, tìm cách chọn nguồn huy
        động đủ để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử
        dụng của mỗi đồng vốn.
  •     Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Nếu tồn tại
        những đồng vốn vô chủ từc là có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu
        quả.
  •     Tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn. Để trở thành vốn,
        thì tiền phải được đưa đi đầu tư, sản xuất kinh doanh và sinh lời. Và đồng
        thời, vốn không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển để thực hiện
        việc tái sản xuất.
  •     Luôn luôn phải trả một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn.
         2.1.3. Phân loại
   Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh
doanh, vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
                2.1.3.1. Vốn lưu động
       Khái niệm về vốn lưu động

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                 Trang 3
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

       Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền
lương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành
phẩm, hàng hoá và tiền tệ. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong
một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
       Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư.
Vốn lưu động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết
kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không. Do
vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung
cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. (Nguồn: PGS.PTS. Nguyễn Thị Diễm
Châu. 1999. Tài chính doanh nghiệp. Đại học quốc gia TP. HCM. NXB: Tài
chính)
    Phân loại, kết cấu và nội dung vốn lưu động
     * Phân loại
        Vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ với những chỉ tiêu
hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, quản lý
tốt vốn lưu động thì đạt hiệu quả kinh tế.
        Để quản lý tốt vốn lưu động, có nhiều cách để phân loại. Tùy thuộc vào
tính chất hay mục đích sử dụng, phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá
trình sản xuất, theo hình thái biểu hiện hay theo nguồn hình thành. Ở đây dựa vào
hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành:
    •Vốn vật tư hàng hoá: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, vốn sản phẩm đang chế
tạo, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài,….Các khoản vốn này nằm trong
lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và luân chuyển theo một quy luật nhất
định. Có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, mức tiêu hao, điều kiện sản xuất, cung
tiêu của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý là cơ sở xác định nhu cầu
vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
   •Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản
vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông, luôn luân chuyển biến động không theo
một quy luật nhất định, thời gian giữ tiền không lâu, càng luân chuyển càng nhanh
càng tốt.
   * Kết cấu
       Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
chiếm trong tổng số và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn
luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động. Đồng thời tìm
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
       Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: sản xuất, cung tiêu và
thanh toán.
     * Nội dung bao gồm:
    •Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Xu hướng
chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không nên dự trữ lượng tiền
mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay
vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh
toán nhanh.

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                               Trang 4
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

    •Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: các khoản đầu tư chứng khoán, góp
vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Giá trị này
tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư, sự gia tăng này có
tích cực hay không còn phải xem xét hiệu quả việc đầu tư.
    •Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế
giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác. Là giá trị
tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu
giảm, được đánh giá là tích cực, vấn đề đặt ra là phải xem xét tính hợp lý của số
vốn bị chiếm dụng.
    •Hàng tồn kho: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công
cụ, dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng hoá tồn
kho, hàng gửi bán. Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản
xuất tăng lên nhưng các định mức dự trữ phải hợp lý.
    •Vốn lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài
sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
               2.1.3.2. Vốn cố định
    Khái niệm vốn cố định
       Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc
điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho
đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một
vòng luân chuyển.
        Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là
tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn:
        Một là: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó.
       Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
        Ba là: có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( từ 10 triệu đồng
trở lên).
       Bốn là: thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
       (Theo: Chuẩn mực số 03 – Thông tư số 89/2002/TT–BTC ngày 9/10/2002
– Quyết định 206/2003/QĐ-BTC).
       Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có
hình thái hiện vật và chuyển dịch vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài
sản có hình thái hiện vật.
        Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị
vốn cố định bằng giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố
định thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do khoản khấu hao
đã trích.
       Trong quá trình hoạt động, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích
khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do mua mới và
đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                 Trang 5
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




    Phân loại, kết cấu và nội dung vốn cố định
     * Phân loại
         Tài sản cố định được phân loại khác nhau theo: hình thái biểu hiện, công
dụng kinh tế, tình hình sử dụng vốn hoặc theo quyền sở hữu tuỳ theo mục đích
nghiên cứu. Dưới đây ta chọn cách phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách
này, tài sản cố định được chia làm 2 loại:
    •Loại tài sản cố định hữu hình: là những tài sản biểu hiện bằng hình thái
hiện vật cụ thể: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc,…
    •Loại tài sản cố định vô hình: là những tài sản không biểu hiện bằng hình
thái hiện vật mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh gồm: chi
phí thành lập, chi phí phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng
chế phát minh, lợi thế thương mại.
        Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu
tư của doanh nghiệp để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực
tế của doanh nghiệp.
     * Kết cấu
        Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản cố
định chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, qua
đó có thể thấy được tính hợp lý của tình hình phân bổ vốn.
        Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định như: tính chất sản xuất,
đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu quả vốn và phương
tiện tổ chức sản xuất.
     * Nội dung tài sản cố định và đầu tư dài hạn bao gồm:
   •Các khoản phải thu dài hạn: phải thu nội bộ dài hạn, phải thu dài hạn khác,
dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.
     •Tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và
tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng sử dụng
được đánh giá là tích cực khi sử dụng tối đa công suất của nó.
   •Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào
công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Để đánh giá hợp lý sự gia tăng
này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, hiệu quả đầu tư gia tăng là biểu hiện tốt.
    •Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng thêm do xây dựng thêm và sửa
chữa lớn, đây là biểu hiện tốt nhằm tăng cường năng lực hoạt động của máy móc
thiết bị.
   •Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn. Khoản mục này tăng lên
được đánh giá là không tốt.
   •Ký quỹ, ký cược dài hạn: các khoản này biến động do thu hồi các khoản ký
cược, ký quỹ hết thời hạn hoặc thực hiện thêm những khoản ký quỹ mới.

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 6
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

    Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, vốn có thể phân thành
hai loại: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.Và chúng ta sẽ nghiên
cứu về hai loại vốn này.
              2.1.3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu
        Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới
được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản
của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung
từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
        Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh
nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Chủ doanh nghiệp có cơ sở để chủ
động và kịp thời đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh để đạt mục
tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ.
       Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không thể đáp
ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn
này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra,
giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi
vay, do đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết
định đầu tư không khôn ngoan.
              2.1.3.4. Các khoản nợ phải trả
       Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác
qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanh nghiệp được quyền sử dụng
tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ.
       Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả gồm:
        Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong
một thời gian ngắn dưới một năm, bao gồm các khoản mục như: vay ngắn hạn;
phải trả cho người bán, người nhận thầu; người mua trả tiền trước; thuế và các
khoản phải nộp cho nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp khác.
       Nợ dài hạn: là các khoản vốn mà doanh nghiệp nợ các chủ thể khác trên
một năm mới phải hoàn trả, bao gồm vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thuê
mua tài sản cố định, phát hành trái phiếu…
       Nợ khác: là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các
khoản chi phí phải trả khác.
        Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo
cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Sức ép về chi phí sử dụng vốn
vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu
quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó.
Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Mặt
khác , nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay.
2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                              Trang 7
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

        Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn kinh doanh, ta căn cứ vào số liệu
phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên số liệu trên bảng kế toán chỉ mang
tính thời điểm, để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Công ty chúng ta cần
phải nắm được thực tế những biến độngvề tài sản và nguồn vốn trong năm thể
hiện qua từng bảng phân tích cụ thể.
       2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
        Hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp sao cho lợi nhuận
đạt được là cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Đồng thời có khả năng tạo nguồn
vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi
mới trang thiết bị và có hướng phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai.
(Nguồn: Lê Thị Hương Lan. 2005. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học An
Giang. Khoa Kinh tế - QTKD).
       Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao
gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh
được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại
vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng). Dựa vào các chỉ tiêu đó, đề ra một số giải
pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế cũng như phát huy tính tích cực của việc sử
dụng nguồn vốn, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh
doanh.
       2.2.2. Đầu tư tài sản
       Có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ sở vật
chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường, bổ sung hay không thể hiện
qua tình hình tăng thêm hay giảm xuống của tài sản cố định.
        Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư chiều sâu được đánh giá thông qua chỉ tiêu
tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể
hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
       Tỷ suất đầu tư được tính bằng công thức sau:

                                Tài sản cố định và dầu tư dài hạn
            Tỷ suất đầu tư =                                        * 100 %
                                       Tổng tài sản

       Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các nhà
đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phải xem xét, phân tích kết cấu nguồn
vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp
cũng như sự tự chủ, chủ động trong kinh doanh đồng thời nắm được những trở
ngại mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều này được thể hiện thông qua việc xác
định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh
nghiệp cao, hay doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ tốt.
       Công thức xác định tỷ suất tự tài trợ như sau:

                                    Vốn chủ sở hữu
             Tỷ suất tự tài trợ =                       * 100 %
                                    Tổng nguồn vốn
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                 Trang 8
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




       2.2.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích.
       Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn:
      • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này nói lên một đồng
        doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn
        chứnh tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh
        càng lớn.

                                 Lợi nhuận ròng
            Tỷ suất LN/DT =                                * 100 %
                                 Doanh thu thuần

      • Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Đây là chỉ số mà các nhà đầu
        tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ
        bỏ ra để đầu tư vào Công ty.

                                            Lợi nhuận ròng
            Tỷ suất sinh lợi trên VCP =                       * 100 %
                                            Vốn cổ phần

      • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Đo lường khả năng sinh lợi
        trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty.

                                            Lợi nhuận ròng
            Tỷ suất sinh lợi trên TTS =                       * 100 %
                                            Tổng tài sản

       Nhóm tỷ số hoạt động:
      • Vòng quay vốn cổ phần: Đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn
        cổ phần

                                            Doanh thu thuần
             Vòng quay vốn cổ phần =
                                             Vốn cổ phần

      • Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này cho biết một dồng tài sản cố định
        tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

                                                Doanh thu thuần
              Vòng quay tài sản cố định =        Tài sản cố định

      • Vòng quay toàn bộ tài sản:
                     Đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất
      kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                           Trang 9
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang



                                                Doanh thu thuần
             Vòng quay toàn bộ tài sản =        Toàn bộ tài sản
      • Vòng quay khoản phải thu:
                      Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét
      cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán
      tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được mộy vòng.

                                                      Doanh thu thuần
             Vòng quay các khoản phải thu =          Các khoản phải thu

      • Vòng quay hàng tồn kho: Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng
        hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.

                                                      Doanh thu thuần
             Vòng quay hàng tồn kho =                  Hàng tồn kho

       Nhóm tỷ số đòn bẩy
      • Tỷ sô nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài
        sản của Công ty được tài trợ bằng vốn vay.

                             Tổng nợ
            Tỷ số nợ =                     * 100 %
                            Tổng tài sản

      • Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:

                                               Tổng nợ           * 100 %
            Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =
                                             Vốn cổ phần

      • Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần: Tính toán mức độ đi vay mà Công
        ty đang gánh chịu.

                                            Toàn bộ tài sản
            Tổng tài sản trên VCP =                            * 100 %
                                            Vốn cổ phần


2.2.4. Phân tích Dupont
       Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày
ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy
thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác,
lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính
khác.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                              Trang 10
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
              Giang




              2.3. Mô hình nghiên cứu
              Để làm rõ đề tài nghiên cứu trên, mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau:
                                       Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu


                            Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản
                            Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định
                            Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động


                            Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu                 Giải pháp nâng
Hiệu quả sử                 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản                   cao hiệu quả sử
 dụng vốn                   Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu                         dụng vốn


                            Sơ đồ phân tích Dupont các chỉ số
                            tài chính




                     Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được tập trung vào tình hình sử dụng
              vốn trong 3 năm, và tập trung vào phân tích liên hoàn nhóm tỷ số hiệu quả sử
              dụng vốn. Các chỉ số khác cũng được phân tích với mức ý nghĩa minh chứng cho
              nhóm tỷ số trên. Cuối cùng là phân tích tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn
              cổ phần qua sơ đồ Dupont để tìm mối liên kết giữa các chỉ số tài chính. Để từ đó
              đưa ra được giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
              Công ty.




              GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
              SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 11
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
                  KIÊN GIANG

3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang.
Tên Công ty: Công ty TNHH Nhà ngước một thành viên Cơ Khí Kiên Giang
Tên giao dịch: Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
Giám đốc: Lưu Chí Thịnh
Vốn điều lệ: 13.200 triệu đồng do Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà
Kiên Giang đầu tư 100% vốn và làm chủ sở hữu.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Trụ sở và Nhà máy Công ty đặt tại số 181 đường Cách mạng Tháng Tám -
Phường Vĩnh Lợi – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang.
Điện thoại: 077.917298 – 077864053
Fax: 077.913056
3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
        Năm 1978 Xí nghiệp Cơ khí được sở Công nghiệp thành lập tại 139 đường
Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi - Thị xã Rạch Giá – Kiên Giang. Đến
năm 1984, theo chủ trương của tỉnh, Xí nghiệp Cơ khí được mở rộng quy mô
thành Nhà máy Cơ khí trung tâm tỉnh với sự xáp nhập của 3 Xí nghiệp là Xí
nghiệp Cơ khí, Xí nghiệp Sửa chữa điện cơ, và Xí nghiệp Cơ khí Châu Thành.
Hoán chuyển vị trí về 181 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi –
Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang xây dựng cơ bản đến năm 1986 thì hoàn thành
và được đổi tên thành Xí nghiệp 30/4. Cuối năm 1986, xáp nhập thêm Xí nghiệp
19/5 của sở Nông nghiệp. Đến 1992, đổi tên thành Công ty Cơ khí Điện máy Kiên
Giang và thêm một chức năng hoạt động là xây lắp điện. Ngày 8 tháng 11năm
2004, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Kiên Giang ra đời từ sự
chuyển đổi Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng trực thuộc Công ty Đầu tư xây dựng và
phát triển nhà Kiên Giang.
   Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
   + Xây lắp điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông.
   + Gia công và sửa chữa cơ khí, ô tô.
   + Sơn tĩnh điện.
   + Sản xuất trụ điện, cọc cừ bê tông ly tâm dự ứng lực, cấu kiện bê tông đúc
   sẵn.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                           Trang 12
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

   + Ép cọc cừ bê tông.
   + Cầu và vận chuyển hàng hoá.
   + Kinh doanh sắt thép, xi măng, vật tư, thiết bị ngành Công nghiệp, Nông
   nghiệp, Xây dựng.
3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
      3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
        Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức
năng. Thủ Trưởng chỉ đạo và điều hành công ty thông qua các bộ phận, đơn vị
trực thuộc.



                                Giám đốc
                                 công ty



 P. GĐ p.trách                                                      P. GĐ p.trách
 P.X.Bê tông &                                                   P.kinh doanh và TT
  Sơn tĩnh điện                                                     sửa chữa ô tô


                P. Kế toán     P. Kế hoạch          P. Tổ chức        P. Kinh
                   tài vụ      – Kỹ thuật –        -hành chính         doanh
                                  Vật tư


                                                        Cửa hàng KD         P. xưởng sữa
                      P. Xưởng cơ    Các đội xây         thép – Ô tô         chữa Ô tô
                          khí         lắp điện –
                                     Cầu GTVT
  P. xưởng bê
      tông


      Sơ đồ 3.1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.




GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                             Trang 13
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang




       3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
       Giám đốc công ty: quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt
động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch đầu tư của công ty và là người đại diện theo pháp luật.
       Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh
vực hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
       + Phó Giám đốc trực, phụ trách Phân xưởng Bê tông và Sơn tĩnh
điện: chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành phân xưởng Bê tông và tổ sơn tĩnh
điện hoạt động an toàn, bảo đảm số lượng – chất lượng sản phẩm theo kế hoạch,
nghiên cứu thị trường, cải tiến kỹ thuật nhằm hoạt động SXKD cho phân xưởng
ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
        + Phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh và trung tâm sửa chữa ô
tô: chỉ đạo điều hành phòng kinh doanh, cửa hàng kinh doanh thép ô tô và phân
xưởng sửa chữa ô tô.
        Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư: quản lý kế hoạch: xây dựng kế hoạch
sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất. nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch tháng, quý, năm và
kế hoạch dài hạn; quản lý kỹ thuật: kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận sản xuất,
xây lắp thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo
tiến độ, chất lượng và an toàn lao động trong sản xuất và thi công; quản lý vật tư:
tham mưu cho Giám đốc trong việc đánh giá nhà cung cấp vật tư, cung ứng
nguyên vật liệu, vật tư kịp thời phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, xây dựng cơ
bản và sửa chữa...
      Phòng Kinh doanh: tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trường nhằm đẩy
mạnh sản lượng tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn.
Thu hồi công nợ đối với khách hàng.
       Phòng Tài chính – kế toán: Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty một cách
thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch
kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, để có biện
pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng.
       Phòng Tổ chức – Hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và
nhân sự toàn công ty, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù
hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
       Các đội thi công: thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng thiết kế bản
vẽ, đúng tiến độ và bảo đảm quy trình kỹ thuật, chất lượng.
        Phân xưởng bê tông: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý bê tông khi sản xuất
ra theo đơn đặt hàng và báo lại cho Phó Giám đốc phụ trách về tình hình tiêu thụ.
       Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí như: rèn,
dập, cắt, tạo hình sản phẩm: phay, tiện vừa dùng trong doanh nghiệp vừa bán ra
ngoài theo đơn đặt hàng.

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 14
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

       Cửa hàng kinh doanh thép – Ôtô: chuyên kinh doanh các loại xe tải, xe
chuyên trở và là đại lý ủy quyền của hãng Ôtô Trường Hải, mua bán thép cho các
công trình xây dựng, kiểm tra số lượng hàng nhập xuất kho.
      Phân xưởng sữa chửa Ôtô: chuyên lắp ráp và sửa chữa Ôtô theo yêu cầu
của khách hàng.
         3.3.3. Chứng từ, hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty.
       Là một công ty TNHH nên việc sử dụng hệ thống tài khoản trong công tác
kế toán theo đúng quy định nhà nước (Về mặt nội dung, kết cấu).
         - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
         - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
         - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
         - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
         - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền.
         - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
         - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
         - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
3.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty
         3.5.1. Thuận lợi:
   -     Có vị trí đặc địa giáp lộ và giáp bờ sông.
   -     Là công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang
         nên được hổ trợ vốn hoàn toàn.
   -     Không có đối thủ cạnh tranh trong tỉnh do sản xuất mặt hàng lớn, cấu tạo
         sản phẩm mang tính chất chiến lược mà các doanh nghiệp tư nhân không
         thể làm.
   -     Đội ngũ nhân công lành nghề, có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trẻ, có năn
         lực.
         3.5.2. Khó khăn:
   -     Nguyên liệu sản uất chính là sắt và thép nhưng giá cả trên thị trường lại
         biến động rất mạnh.
   -     Thiết bị Cơ khí cũ đang chuẩn bị đầu tư mới.
3.5. Định hướng phát triển của công ty
        Trong xu thế hội nhập chung của cả nước, Công ty tiếp tục ổn định và phát
triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành,
đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn
chất lượng mà Công ty đã đạt được”.
       Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối
với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có
sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 15
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng
với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty.
       Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí
đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao
nhất của Công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng
thu nhập cho công nhân viên.
        Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao
trình độ chuyên môn.




GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 16
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
              Giang




                 Chương 4: TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

              4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
                 Bảng 4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
                                                2005 - 2007.
                                                                      Đơn vị tính: triệu đồng.
                                                                                 Chênh lệch
                                            Năm     Năm      Năm        Năm 2006 /         Năm 2007 /
                  Chỉ tiêu
                                            2005    2006     2007         2005               2006
                                                                      Giá trị     %      Giá trị      %
                                            31.82            57.61
Tổng doanh thu                                  1 27.854         9     -3.967    -12%    29.765 107%
                                            12.78            28.27
+ Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép            0 20.286         1      7.506     59%      7.985      39%
Các khoản giảm trừ:                             0      -68        0       -68                    68
+ Hàng bán bị trả lại                                  -68                -68                    68
                                            31.82            57.61
1. Doanh thu thuần                              1 27.786         9     -4.035    -13%    29.833 107%
                                            29.43            52.58
2. Giá vốn hàng bán                             3 26.220         7     -3.213    -11%    26.367 101%
3. Lợi nhuận gộp                            2.388    1.566   5.032       -822    -34%      3.466 221%
4. Lợi nhuận HĐTC                            -148     -397   -1.224      -249    168%       -827 208%
- Thu nhập HĐTC                               393      263      308      -130    -33%            45   17%
- Chi phí HĐTC                                541      660   1.532       119      22%       872 132%
5. Chi phí bán hàng                           541      319   1.140       -222    -41%       821 257%
6. Chi phí QLDN                             1.255    1.141   2.169       -114     -9%    1.0283       90%
7. Lợi nhuận từ HĐKD                          444     -291      499      -735   -166%       790 271%
8. Lợi nhuận khác                              56       94       35        38     68%        -59      -63%
- Thu nhập khác                                83      223      403      140     169%       180       81%
- Chi phí khác                                 27      129      368      102     378%       239 185%
9. Lợi nhuận trước thuế                       500     -197      534      -697   -139%       731 371%
10. Thuế TNDN                                 140                94      -140                    94

              GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
              SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                             Trang 17
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
            Giang


11. Lợi nhuận sau thuế                       360     -197     440      -557   -155%       637 323%
                                   Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
                    Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 bị giảm so với năm
            2005 là 3.967 triệu đồng. Mặc dù, doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép tăng 7.505
            triệu đồng tương đương tăng 59% nhưng vẫn không bù đắp được phần doanh thu
            bị giảm sút do phải ngưng sản xuất ở bộ phận phân xưởng Bê tông. Khoản giảm
            trừ doanh thu cũng chính vì vậy mà phát sinh trong năm 2006 chủ yếu là do hàng
            đã bán ra nhưng không đúng chất lượng nên phải nhập lại kho với tổng giá trị là
            68 triệu đồng nên doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ đạt 27.785 triệu đồng tức
            giảm 13% so với năm 2005. Sang đến năm 2007, do đơn vị đã hoạt động bình
            thường trở lại nên tổng doanh thu đạt 57.619 triệu đồng tăng so với năm 2006 và
            2005. Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép có tăng nhưng tốc độ giảm.
                   Tỷ trọng GVHB so với doanh thu thuần năm 2006 (94,6%) tăng 2,1% so
            với năm 2005 (92,5%) đều này là do trong năm giá cả của sắt, thép biến động bất
            thường đơn vị chưa chủ động được trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tình
            hình vật giá leo thang tiếp tục diễn ra đến năm 2007 nhưng tỷ trọng có giảm
            (91,27%) kết quả là lãi gộp tăng lên.
                    Nhìn chung tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
            của cty trong 3 năm biến động mạnh, tốc độ tăng của 2 koản chi phí này cao hơn
            nhiều so với mức độ tăng của doanh thu. Sự gia tăng này sẽ phần nào làm giảm lợi
            nhuận của doanh nghiệp. Do đó công ty cần quản lý chặt 2 khoản chi phí này,
            tránh việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh.
                    Hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm liền đều bị lỗ và và ngày
            càng nhiều hơn. Phần thu nhập từ các khoản tiền gửi và cho vay không đủ bù đắp
            chi phí lãi vay (chiếm hơn 80% chi phí lãi vay). Bên cạnh đó, các khoản thu bất
            thường của đơn vị cũng giảm.
                    Năm 2006 hoạt động kinh doanh bị lỗ là do tổng thu nhập thuần không đủ
            bù đắp phần lỗ do hoạt động tài chính gây nên. Năm 2007, công ty hoạt động kinh
            doanh có hiệu quả tổng lợi nhuận trước thuế là 533 triệu đồng ngoài bù khoản lỗ
            năm 2006 và nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 438 triệu
            đồng, tăng 78 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 21,75%. Đây là tính
            hiệu đáng mừng vì công ty đã thoát khỏi tình trạng lỗ và ngày càng có lợi nhuận
            cao hơn. Với chiều hướng này chúng ta có thể hy vọng công ty làm ăn hiệu quả
            tốt hơn nữa trong những năm tới.


            4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty
                    Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang được thành lập từ rát lâu, đến nay
            Công ty đã có một trụ sở làm việc khá ổn định. Hoạt động sản xuất của Công ty
            với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn đinh, được đưa vào vận hành ngay từ buổi
            ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả
            năng hoạt động tốt. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự
            biến động lớn, Công ty đã mua sắm thêm thiết bị máy móc, sửa chữa tài sản cố
            định, xây dựng cơ bản dở dang đã ở giai đoạn hoàn thành. Hiện tại Công ty đang
            cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường

            GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
            SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                             Trang 18
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

ngày càng nhiều, chính điều này làm cho vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ
trọng cao trong tổng vốn.




       4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản.
 Bảng 4.2. Tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 năm 2005,
                          năm 2006 và năm 2007
                                                          Đơn vị tính: Triệu đồng
         Chỉ tiêu              Năm       Năm      Năm      Chênh lệch        Chênh lệch
                               2005      2006     2007    06-05     %       07-06    %
Tài sản ngắn hạn               24.708 24.985 31.146          277      1,1   6.161      24,7
Tài sản dài hạn                5.877     7.344    9.981     1.467    25,0   2.637      35,9
Tổng tài sản                   30.585 32.329 41.127         1.744     5,7   8.798      27,2
                          Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
Biểu đồ 4.1. Biến động tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2005-2007

            Triệu                                 31146
        35000
        30000     24708          24985
        25000
        20000
        15000                                        9981
                      5877             7344
        10000
         5000
                                                                                Năm
            0
                    Năm 2005       Năm 2006        Năm 2007
                               Tài sản ngắn hạn    Tài sản dài hạn

       Nhìn chung Tài sản của Công ty tăng dần trong 3 năm, nhất là trong năm
2007 tổng tài sản tăng 27,2% so với năm 2006, nguyên nhân là do tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn cùng tăng, Công ty tăng cường vay vốn để đầu tư vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định làm tổng tài sản trong năm
2007 tăng lên 8.798 triệu đồng, xét cụ thể trong từng năm:
        Năm 2005, tài sản ngắn hạn gần bằng 4,2 lần tài sản dài hạn. Như vậy tổng
tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động, trong đó các khoản phải thu chiếm
tỷ trọng tuyệt đối hơn 75% trong tài sản lưu động và chiếm gần 61% trong tổng
tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai la hàng tồn kho, tuy nhiên hàng tồn kho của
Công ty lại không lớn lắm, chiếm 16% trong tổng tài sản lưu động và 13% trong
tổng tài sản của Công ty. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 25% trong tổng tài sản,
chủ yếu là tài sản cố định và một số ít là chi phí sây dựng cơ bản dở dang và chi
phí trả trước, không có khoản đầu tư dài hạn. Như vậy mức độ đầu tư vào tài sản
cố định của Công ty là không cao.


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                               Trang 19
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

        Năm 2006, trong năm đơn vị đã đầu tư thêm 1.306 triệu đồng để mua sắm
máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải. Trong năm không có sự biến động về
tài sản lưu động, tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ trong từng khoản mục của tài
sản lưu động như sự giảm xuống của các khoản phải thu được bù lại bằng khoản
tăng thêm của tiền mặt.
        Năm 2007, như đả nêu trên, năm 2007 có sự biến động lớn về tổng tài sản.
Tổng tài sản tăng lên 27,4% so với năm 2006. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng
24,7%, tài sản dài hạn tăng 35,9% và các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn
mặc dù tỷ trọng này có giảm so với hai năm 2005 và năm 2006, 65% trong tổng
tài sản lưu động và 49% trong tổng tài sản. Hàng tồn kho trong năm 2007 cũng
tăng mạnh, tăng 43,4 % so với năm 2006. Tài sản cố định tăng 35,9% chính là các
khoản tăng lên khi mua sắm thêm thiết bị máy móc và sửa chữa nhà xưởng.
        Tóm lại, để bắt kịp với xu thế chung của toàn thị trường, đơn vị đã không
ngừng đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để hoạt động sản
xuất kinh doanh được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Đề hiểu rõ về
tình hình tài sản của Công ty chúng ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục tài
sản trong tổng tài sản của Công ty, trước hết là tài sản ngắn hạn.


              4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn
        Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng trong ba năm, nhất là trong năm 2007,
tăng 22,2% so với năm 2006. Tuy nhiên sự tăng lên của tài sản lưu động có hợp lý
hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào từng khoản mục cấu thành lên nó, như tiền,
các khoản phải thu, hàng tồn kho. Sự tăng giảm của từng khoản mục này là những
biểu hiện rõ rệt nhất để có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình biến
động của của tài sản ngắn hạn. Vậy để hiểu rõ về sự biến động trên chúng ta sẽ
phân tích từng khoản mục trong tài sản lưu động của Công ty thông qua bảng
phân tích sau:
            Bảng 4.3. Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
                                                       (Đơn vị tính: Triệu đồng)
         Chỉ tiêu             Năm      Năm      Năm       Chênh lệch         Chênh lệch
                              2005     2006     2007     06-05      %       07-06    %
1. Tiền                        1.975 1.761        716     -214 -10,8 -1.045         -59,3
2. Các khoản ĐTTC NH               0        0        0        0         0       0       0
3. Các khoản phải thu        18.582 16.780 20.388 -1.802             -9,7 3.608      21,5
4. Hàng tồn kho                4.072 6.374 9.138 2.302              56,5 2.764       43,4
5. TSLĐ khác                      79      289     903      210       266      614 212,5
Tổng TSLĐ                    24.708 25.404 31.045          696        2,8 5.641      22,2
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
       Trước hết chúng ta xem xét khoản mục tiền trong tài sản lưu động.
        Tiền là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và
tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền
này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao đồng thời cũng
phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn
lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                              Trang 20
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay
dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.
        Lượng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty và
tiền có xu hướng giảm trong ba năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2007 giảm từ
1.761 triệu xuống 716 triệu tương ứng 2,5 lần, như vậy lượng tiền dự trữ này đã
được đưa vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: chi trả tiền cho
nhà cung cấp và chi cho người lao động tăng vọt so với năm 2006. Trong năm
2007 lượng tiền thu về do bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng 29.766 triệu đồng và
khoảng 27.300 triệu từ hoạt động kinh doanh, song lượng tiền chi trả cho nhà
cung cấp là 34.079 triệu và chi cho hoạt động kinh doanh là 38.375 triệu đã làm
cho lượng tiền trong Công ty giảm xuống trong năm. Điều này cũng chứng minh
rằng trong năm 2007 hoạt động kinh doanh của đơn vị diễn ra sôi nổi, lượng tiền
không ngừng chuyển vào trong lưu thông tạo ra lợi nhuận cho Công ty, cụ thể như
sau:
        Năm 2005, tiền chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 8% trong đó lượng tiền mặt là
rất nhỏ khoảng 145 triệu đồng, chủ yếu là tiền gởi ngân hàng, do ngành nghề kinh
doanh của Công ty không yêu cầu lượng tiền tồn quỹ nhiều, mọi hoạt động giao
dịch mua bán chủ yếu là thanh toán thông qua ngân hàng. Trong năm đơn vị chi
khoảng 22.047 triệu đồng tiền mạt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
khi lượng tiền thu về cũng tương ứng là 22.180 triệu đồng, mức chênh lệch không
đáng kể nên không có sự biến động về khoản tiền mặt.
       Năm 2006, lượng tiền mặt giảm do thu tiền mặt là 23.507 triệu đồng nhỏ
hơn khoản chi 23.545 triệu đồng. Năm 2007, hoạt động kinh doanh tiến hành
thuận lợi, lượng tiền mặt thu và chi đều lớn hơn các năm trước và khoản thu chi
tiền mặt là khá ổn định. Song, do phải chi tiền cho việc mua sắm, trang bị cho tài
sản cố định qua ngân hàng làm cho khoản tiền gởi ngân hàng giảm xuống làm cho
lượng tiền của Công ty giảm xuống trong năm.
       Các khoản phải thu trong bảng phân tích trên. Nhìn chung, các khoản
phải thu của Công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động, đặc biệt có sự
biến động lớn qua các năm, năm 2006 các khoản phải thu giảm gần 1.802 triệu
đồng nhưng tới năm 2007 các khoản này lại tăng lên gần 3.608 triệu đồng. Sự
biến động này có hợp lý hay không ta sẽ đi xem xét các khoản mục trong các
khoản phải thu.
                   Bảng 4.4. Tình hình các khoản phải thu
                                                     (Đơn vị tính: Triệu đồng)
                Chỉ tiêu                  Năm       Năm      Năm        Chênh lệch
                                          2005      2006     2007     06-05 07-06
Các khoản phải thu chia ra:
- Phải thu của khách hàng                14.365 12.929 16.904 -1.436            3.975
- Trả trước cho người bán                    570    2.205    1.799     1.635     -406
- Phải thu theo tiến độ KHHĐ lao động      3.361    1.133    1.134 -2.228           1
- Các khoản phải thu khác                    286      513      551       227       38
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang




GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                               Trang 21
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

        Phải thu khách hàng, ta nhận thấy, trong cả ba năm Công ty đều bị khách
hàng chiếm dụng vốn khá lớn. Năm 2005 khách hàng chiếm dụng vốn là 18.582
triệu đồng tương ứng chiếm 58% doanh thu, một con số không nhỏ, nguyên nhân
chủ yếu là do phải thu của khách hàng cao chiếm 14.365 triệu đồng. Đến năm
2006 tỷ số này lại tăng lên 60% nhưng lượng vốn bị khách chiếm dụng lại giảm so
với 2005 do doanh thu năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005. Tỷ số trên có chiều
hướng khả quan hơn trong năm 2007 với 35%, lượng vốn bị khách hàng chiếm
dụng lớn nhất trong ba năm là 20.388 triệu đồng trong đó phải thu của khách hàng
chiếm 16.904 triệu đồng, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã thu về lượng
doanh thu lớn song phần lớn lại là doanh thu bán chịu. Các khoản phải thu thay
đổi đồng nghĩa với việc đơn vị đã áp dụng chính sách tín dụng trong kinh doanh.
        Trả trước cho người bán tăng trong năm 2006 và giảm trong năm 2007.
Năm 2006, trả trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu chính tăng 1.123 triệu đồng
và trả trước do đấu thầu công trình xây dựng tăng 512 triệu đồng, năm 2007
không tham gia dấu thầu công trình xây dụng vì vậy lượng tiền trả trước cho
người bán giảm xuống.
        Phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động giảm mạnh trong năm 2006, do
năm 2006 ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh nên không kí thêm hợp đồng lao
động với độ xây dựng mà chỉ tiến hành thu theo hợp hop962 năm trước, chính
điều này làm cho khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động năm 2007 không
đổi so với năm 2006.
        Nói chung các khoản phải thu của Công ty là không hợp lý, Công ty bị
khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Tỷ số trên cần được giảm xuống một cách
hợp lý hơn, bởi vì nếu các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao sẽ làm tăng mức
độ rủi ro, làm ứ đọng vốn và làm tăng thời gian quay vòng vốn, tăng chi phí sử
dụng vốn, tăng chi phí quản lý và chi phí thu hồi nợ.
        Hàng tồn kho của Công ty ở mức thấp và tăng dần trong ba năm. Do
ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi lượng tồn kho lớn, chủ yếu là thành phẩm
tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên đến năm 2007 lượng
hàng hóa tồn kho tăng lên 3.127 triệu đồng, so với 2006 tăng 7,2 lần. Nhìn chung
thì lượng hàng tồn kho của Công ty được đánh giá là hợp lý.
                      Bảng 4.5. Tình hình hàng tồn kho
                                                    (Đơn vị tính: Triệu đồng)
           Chỉ tiêu                 Năm       Năm       Năm            Chênh lệch
                                    2005      2006      2007        06-05     07-06
Hàng tồn kho chia ra:
- Nguyên vật liệu tồn kho              543       983        832         440      -151
- Công cụ, dụng cụ trong kho            37        56          89         19        33
- Chi phí sản xuất KD dở dang        1.178     1.455     1.475          277        20
- Thành phẩm tồn kho                 1.677     2.289     3.134          612       845
- Hàng hóa tồn kho                     637       432     3.127         -205     2.695
- Hàng gửi đi bán                              1.591        482       1.591    -1.109
                       Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
       Nguyên vật liệu tồn kho không nhiều, năm 2006 công ty ngưng hoạt động
6 tháng cuối năm điều này làm cho nguyên vật liệu tồn kho trong năm cao hơn

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                             Trang 22
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

năm 2005. Mức tiêu thụ nguyên vật liệu năm 2006 là 4.586 triệu đồng trong khi
nhập về 5.025 triệu đồng, cộng với lượng tồn kho của năm 2006 làm cho nguyên
vật liệu trong năm 2006 là rất lớn. Năm 2007, mức tiêu thụ nguyên vật liệu là lớn
nhất, đạt 12.292 triệu đồng nhưng mức tồn kho trong năm 2007 lại thấp hơn năm
2006 là do trong năm chỉ nhập về 12.141 triệu đồng, như vậy lượng nguyên vật
liệu tồn giảm xuống 151 triệu đồng.
        Công cụ, dụng cụ tồn kho tăng trong 3 năm, nhưng với giá trị nhỏ, chiếm
tỷ trọng không đáng kể trong tổng hàng tồn kho.
       Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong 3 năm nhìn chung là ít biến
động, chủ yếu là chi phí xây lắp dở dang.
        Thành phẩm tồn kho tăng đều trong 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong hàng tồn kho. Năm 2005 thành phẩm tồn kho là 1.677 triệu đồng, trong năm
2006 lượng sản phẩm hoàn thành là 3.848 triệu đồng nhưng chỉ xuất bán 3.236
triệu đồng nên lượng thành phẩm tồn tăng lên. Tương tự năm 2007, lượng thành
phâm nhập kho lá 11.300 triệu đồng trong khi chỉ xuất bán 10.445 triệu đồng làm
tăng lượng thành phẩm tồn kho lên 845 triệu đồng.
       Hàng hóa tồn kho nhìn chung ổn định trong năm 2005 và năm 2006,
nhưng có sự biến động lớn trong năm 2007. Hàng hóa nhập kho trong năm là
28.552 triệu đồng xuất bán 25.858 triệu đồng làm tăng lượng hàng tồn kho lên
đáng kể, hàng hóa tồn kho của Công ty phần lớn là Ô tô, hàng hóa thép chiếm tỷ
trọng nhỏ.
       Hàng gửi đi bán, Công ty chỉ thực hiện chính sách hàng gửi đi bán trong
năm 2006, năm 2005 và năm 2007 không thực hiện nữa chính vì thế hàng gửi đi
bán trong năm 2007 giảm xuống do tiêu thụ được hàng gửi bàn của năm 2006.
       Tài sản lưu động khác của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài
sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động lón,
chủ yếu là chi phí trả trước.


              4.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
   •   Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
                      Bảng 4.6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ
                                                   (Đơn vị tính: Triệu đồng)
             Chỉ tiêu              Năm        Năm      Năm            Chênh lệch
                                   2005       2006     2007        06-05     07-06
TSCĐ và ĐTDH                         4.199     6.887    9.400        2.688     2.513
Tổng tài sản                       30.585     32.329   41.127        1.744     8.798
Tỷ suất đầu tư TSCĐ                   14%       21%      23%           7%        2%
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
        Nhìn chunng, TSCĐ và ĐTTCDH tăng nhanh qua các năm tương ứng với
sự gia tăng của tổng tài sản. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng qua từng
năm, đặc biệt năm 2006 tăng 7% so với năm 2005, nhưng tỷ suất này cao nhất chỉ
đạt 23% trong năm 2007. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ của Công ty còn ở mức


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                               Trang 23
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

thấp chưa hợp lý do tổng tài sản của Công y còn tập trung quá nhiều vào vốn lưu
động.
   •   Tài sản cố định và đầu tư tài dài hạn
       Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm, Công ty không có TSCĐ hữu
hình nên chúng ta đang xem xét TSCĐ hữu hình. Để bắt kịp xu thế hội nhập Công
ty đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện qua sự tăng lên
của nguyên giá TSCĐ. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 1.482 triệu đồng, năm
2007 tiếp tục tăng thêm 3.719 triệu đồng nữa. Và TSCĐ hữu hình này chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty. Bên cạnh đó, TSCĐ đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy cần phải khai thác
hết công suất của nó, và phải luôn nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc,
đặc biệt phải có chính sách sử dụng hợp lý TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ cần phải gia tăng phần lợi nhuận do TSCĐ tạo ra đồng thời tránh tình trạng
lãng phí xảy ra như khi không sử dụng mà vẫn phải tính khấu hao. Ta xem xét
bảng số liệu sau:
                   Bảng 4.7. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
                                                       (Đơn vị tính: Triệu đồng)
          Chỉ tiêu            Năm       Năm     Năm       Chênh lệch         Chênh lệch
                              2005      2006    2007     06-05      %       07-06    %
Tài sản cố định                4.199 5.681 9.400 1.482              35,3 3.719       65,6
Các khoản ĐTTC DH                  0 1.206           0 1.206         100 -1.206      -100
CP XDCB dở dang                  393      766      61      373      94,9     -705     -92
CP trả trước dài hạn             178      457     582      279 156,7          125    27,4
Tổng cộng tài sản cố định      4.770 8.110 10.043 3.340               70 1.933       23,8
                         Nguồn:Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
         Tài sản cố định được đầu tư mạnh trong hai năm 2006 và năm 2007, để
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty đã dầu tư vào việc mua
sắm TSCĐ, cụ thể như sau: nhà cửa, vật kiến trúc tăng 2.538 triệu đổng, máy móc
thiết bị tăng 2.142 triệu đồng, phương tiện vận tải, truền dẫn tăng 411 triệu đồng.
      Các khoản ĐTTCDH chỉ có trong năm 2006 do Công ty mua cổ phiếu
của Công ty Vận Tải Thủy Bộ Kiên Giang với số tiền 1.206 triệu đồng.
        Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCB). Do đặc thù ngành kinh
doanh và do Công ty được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vì vậy
các khoản CPXDCB của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng
TSCĐ. Năm 2007 khoản CPXDCB giảm xuống điều này cho thấy Công ty không
có ý định về việc mở rộng quy mô sản suất kinh doanh.
        Chi phí trả trước dài hạn sẽ là không tốt nếu ở mức quá cao vì như thế
vốn Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Tuy nhiên trong quan hệ kinh tế không
thể tránh khỏi việc này, luôn có sự chiếm dụng vốn giữa các đơn vị.


       4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định
                    Bảng 4.8: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định
                                                                  Đơn vị tính:triệu đồng


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                   Trang 24
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

         Chỉ tiêu             Năm    Năm    Năm            Chênh lệch        Chênh lệch
                              2005   2006   2007          06-05    %        07-06    %
Vốn chủ sở hữu               11.630 13.032 15.424          1.402   12,1      2.392   18,4
Tài sản cố định               4.199 5.681 9.400            1.482   35,3      3.719   65,5
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ        2,77   2,29   1,64          -0,48 -2,12       -0,65  -0,18
(%)
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
      Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm liên tục qua các năm. Tỷ
suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu tăng chậm bên cạnh sự tăng mạnh của tài
sản cố định. Vốn chủ sở hữu lớn hơn giá trị tài sản cố định của Công ty rất nhiều,
chứng tỏ tài sản cố định của Công ty được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở
hữu, công ty có đủ khả năng để tài trợ tài sản cố định. Vì thế, công ty đã dùng vốn
chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản cố định và một phần trang trải cho nhu cầu vốn
lưu động.
       Năm 2005, vốn chủ sở hữu tăng 1.402 triệu đồng nhưng tài sản cố định lại
tăng nhiều hơn đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định giảm 0,48%. Mặc dù
giảm nhưng đây là xu hướng tốt, bởi vì tài sản dài hạn của công ty đang có xu
hướng tăng, mặt khác lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm, do các khoản chi
phí đầu vào tăng nhanh, cộng với các khoản trích khấu hao tài sản cố định những
tháng không hoạt động nên lợi nhuận để lại bị âm năm 2006, đồng thời do phải
tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư thay thế hệ thống
dây chuyền mới làm tăng giá trị tài sản cố định của Công ty.
     Khả năng tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm qua các năm và vốn cố
định của Công ty toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở
hữu. Khả năng tài trợ tài sản cố định của Công ty được đánh giá là trung bình.


       4.1.2. Tình hình nguồn vốn
       Nguồn vốn của Công ty được bổ sung trong từng năm, đăc biệt trong năm
2007 tổng nguồn vốn tăng 27,2% do được bổ sung từ nguồn nợ vay ngắn hạn và
tự bổ sung bằng nguồn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động nguồn vốn qua bảng
dưới đây.
       Bảng 4.9. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007
                                                            Đơn vị tính: triệu đồng
         Chỉ tiêu             Năm    Năm    Năm            Chênh lệch          Chênh lệch
                              2005   2006   2007          06-05      %       07-06     %
Nợ phải trả                  18.955 19.297 25.718            342 1,8% 6.421 33,3%
Vốn chủ sở hữu               11.630 13.032 15.408          1.402 12,1% 2.376 18,2%
Tổng nguồn vốn               30.585 32.329 41.127          1.744 5,7% 8.798 27,2%
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang


           Biểu đồ 4. . Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007



GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 25
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang


                Triệu
        30000                                     25718
        25000     18955            19297
        20000                                         15408
                        11630         13032
        15000
        10000
         5000
                                                                                Năm
            0
                    Năm 2005         Năm 2006       Năm 2007
                                   Nợ phải trả   Vốn chủ sở hữu


       Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung
và tăng trưởng theo thời gian, nguồn vốn của Công ty cũng thế luôn được bổ sung
qua từng năm. Nhất là trong năm 2007, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 27,45 so với
năm 2006 và đạt 41.127 triệu đồng. Nguồn vốn tăng lên này chủ yếu là do tăng
phần nợ phải trả lên 33,3%, bên cạnh đó nguồn chủ sở hữu cũng tăng lên 18,2%.
        Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn, nợ ngắn han tăng
chủ yếu là do vay nợ ngắn hạ và phải trả người bán tăng. Vốn chủ sở hữu của
Công ty bao gồm các khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu,quỹ dự phòng tài chính,
quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận chưa phân phối nhưng trong đó vốn đầu tư
của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, và không ngừng tăng trưởng trong cả ba năm.
Để hiểu rõ từng phần cấu thành nguồn vốn của Công ty ta xét cụ thể từng phần
đó, trước hết là nợ phải trả và sau đó là vốn chủ sở hữu.


                4.1.2.1. Nợ phải trả
                                Bảng 4.10. Nợ phải trả
                                                        (Đơn vị tính: Triệu đồng)
              Chỉ tiêu                  Năm        Năm      Năm            Chênh lệch
                                        2005       2006     2007        06-05     07-06
Nợ ngắn hạn                             18.955     19.297   25.632          342     6.335
Nợ dài hạn                                   0          0         86          0        86
Tổng                                    18.955     19.297   25.718          342     6.421
                           Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
       Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng. Các khoản
chiếm dụng này tăng trong các năm như vậy Công ty đạt hiệu quả trong việc
chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nợ ngắn hạn tăng qua các năm, ta thấy rõ nhất
trong năm 2007, nợ ngắn hạn tăng 6.421 triệu đồng tương ứng với 25.718 triệu
đồng. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ có 86 triệu
đồng, đây là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm chứ không phải là khoản đi
vay. Ta sẽ hiểu rõ hơn về các khoản chiếm dụng này khi xem xét bảng chi tiết các
khoản chiếm dụng.
                         Bảng 4.11. Các khoản đi chiếm dụng
                                                        (Đơn vị tính: Triệu đồng)


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                               Trang 26
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

            Chỉ tiêu                 Năm        Năm        Năm         Chênh lệch
                                     2005       2006       2007      06-05    07-06
Các khoản đi chiếm dụng chia ra:
- Vay và nợ ngắn hạn                    5.640    6.614      7.000        974         386
- Phải trả người bán                    2.936    3.045      6.494        109       3.449
- Người mua trả tiền trước                766    2.313      2.976      1.547         663
- Thuế và các khoản phải nộp NN           917      169         60       -748        -109
- Phải trả người lao động                 469     -127        272       -596         399
- Chi phí phải trả                      3.875    2.984      3.238       -891         254
- Các khoản phải trả, phải nộp          4.351    4.299      5.593        -52       1.294
khác.
Tổng                                 18.955     19.297     25.718        342       6.421
                       Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
       Vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nhất trong các khoản chiếm dụng
của Công ty và tăng trong ba năm. Năm 2005, để áp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, Công ty đã vay 13.580 triệu đồng, đồng thời cũng đã
thanh toán 10.340 triệu đồng khoản đi vay thêm lớn hơn nên vay nợ tăng. Tương
tự năm 2006, và năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh Công ty đã vay vốn làm tăng khoản nợ ngắn hạn.
        Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản
đi chiếm dụng của Công ty, cũng giống như các khoản nợ vay ngắn hạn, phải trả
người bán tăng trong ba năm. Đặc biệt trong năm 2007 phải trả người bán tăng
3.449 triệu đồng và tăng 113% so với khoản phải trả người bán trong năm 2006,
sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh là do trong năm Công ty hoạt động tốt,
có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa, thành phẩm của Công ty
bán ra với số lượng lớn và Công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp, Công ty mua
chịu 47.108 triệu đồng trong khi mới thanh toán 43.252 triệu đồng.
        Người mua trả tiền trước có sự biến động lớn trong 2 năm gần đây và
tăng lên đáng kể. Do hoạt động có uy tín nên đơn vị có khác khoản trả trước của
người mua, chủ yếu ở đây là các khoản trả tước do đơn vị nhận hợp đồng gia
công, sửa chữa cho khách hàng.
       Chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng khá cao
song ít có sự biến động trong cả ba năm chủ yếu chỉ là các khoản thuế và các
khoản phải nộp nhà nước.
         Nhìn chung thì các khoản đi chiếm dụng của Công ty khá lớn, nợ vay và
phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn, điều này có thể nói rằng đơn vị có uy tín
trên thị trường kinh doanh.


              4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu
        Vốn chủ sở hữu nhìn chung là tăng qua các năm, chủ yếu là do nguồn tự
bổ sung tăng liên tục trong năm 2006 với số vốn là 12.911 triệu đồng tăng 1.854
triệu đồng so với 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn nay lại tiếp tục được bổ sung
thêm 2.000 triệu đồng nữa. Bên cạnh đó các quỹ cũng được bổ sung qua các năm.
                          Bảng 4.12. Vốn chủ sở hữu

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                             Trang 27
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

                                                           (Đơn vị tính: Triệu đồng)
            Chỉ tiêu                 Năm         Năm          Năm            Chênh lệch
                                     2005        2006         2007        06-05      07-06
Vốn đầu tư của chủ sở hữu            11.057      12.911       14.911        1.854     2.000
Quỹ đầu tư phát triển                    97           97         163            0        66
Quỹ dự phòng tài chính                  227         227          252            0        25
Quỹ khen thưởng, phúc lợi                93          (8)           36        -101        44
Lợi nhuận chưa phân phối                156       (195)            98        -351       293
Tổng                                 11.630      13.032       15.424        1.402     2.932
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
       Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh chiếm phần lớn trong
tổng nguồn vốn chủ sở hữu và liên tục gia tăng về tỷ trọng qua các năm. Năm
2005, nguồn vốn kinh doanh hay vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 94% trong
tổng vốn chủ sở hữu. Các quỹ không có sự thay đổi trong các năm, phần thay đổi
chủ yếu trong 3 năm là do chủ sở hữu tăng cường vốn đầu tư.


4.2. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh
       Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ
sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình
thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá
khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất tự tài trợ
nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh
doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ
của Công ty là rất tốt.
          Bảng 4.13. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
                                                   (Đơn vị tính: Triệu đồng)
            Chỉ tiêu               Năm       Năm        Năm           Chênh lệch
                                   2005      2006       2007       06-05     07-06
Nguồn vốn                          30.585     32.329    41.217       1.744     8.888
Vốn chủ sở hữu                     11.630     13.032    15.408       1.402     2.376
Tỷ suất tự tài trợ (%)               38%      40,3%     37,3%        2,3%       -3%
                        Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
        Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty khá ổn định qua ba năm và ở mức
tương đối. Năm 2007 tỷ suất này lại giảm xuống do Công ty vay ngắn hạn thêm
làm tăng tổng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hy vọng trong thời gian phấn
đấu tới tỷ suất này sẽ được nâng cao hơn nữa để Công ty có đủ khả năng tự tài trợ
nguồn vốn hơn nữa để đủ sức, đủ vốn, chủ động trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.


4.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích
       4.3.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn
   •   Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                Trang 28
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

       Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần
phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta
hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007)
trong bảng dưới đây
                             Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
                                                             (Đơn vị tính: Triệu đồng)
           Chỉ tiêu                Năm      Năm       Năm       Chênh lệch         Chênh lệch
                                   2005     2006      2007     06-05      %       07-06    %
Lợi nhuận ròng                        360     -198      439      -558     -155       637 321,7
Doanh thu thuần                   31.822 27.854 57.620 -3.968 -12,5 29.766 106,9
ROS (%)                              1,13    -0,71     0,76     -1,84 -162,8        1,47    207
                              Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
                      Biểu đồ 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu


           %
     1.5
                      1.13
       1
                                                      0.76
     0.5

       0
               Năm 2005          Năm 2006        Năm 2007
    -0.5                                                                  Năm
                                       -0.71
      -1

                                               ROS

       Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ
số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao.
        Trong năm 2005, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,13 đồng lợi
nhuận, một con số khiêm tốn nhưng lại tiếp tục bị giảm qua các năm, năm 2006
giảm xuống thấp nhất và thậm chí bị âm, điều này không tốt cho hoạt động kinh
doanh của Công ty. Năm 2006, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính
điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm. Sở
dĩ tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu là do Đơn vị phải trích khấu hao TSCĐ và
trả chi phí cho người lao động trong 6 tháng cuối năm trong khi 6 tháng này Công
ty ngưng hoạt động sản suất để sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều
kiện phát triển lâu dài.
        Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2006 Công ty
ngưng hoạt động nhưng vẫn trích khấu hao làm chi phí tăng điều này mang tính
khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2007
tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay
đổi phần trăm rất cao, tăng 207% so với năm 2006.



GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                   Trang 29
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang

         Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về
là rất thấp, có năm bị âm. Diều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của
Công ty là rất thấp.


   •     Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
       Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo
ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản
xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động
như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy,
đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2005 – 2007) là cần thiết và
được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới.




                               Bảng 4.15. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
                                                               (Đơn vị tính: Triệu đồng)
             Chỉ tiêu                 Năm      Năm      Năm        Chênh lệch        Chênh lệch
                                      2005     2006     2007      06-05      %      07-06    %
Lợi nhuận ròng                          360      -198      439      -558     -155      637 321,7
Tổng tài sản                         30.585 32.329 41.127 1.744                5,7 8.798     27,2
ROA (%)                                1,18     -0,61     1,07     -1,79 -151,7       1,68 275,4
                                Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
                     Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản



       1.5   %
                        1.18                           1.07
        1

       0.5
        0
                                                                            Năm
                 Năm 2005          Năm 2006      Năm 2007
    -0.5                                -0.61
        -1

                                                ROA

       Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty không được cao thậm chí còn
bị âm trong năm 2006 (-0,61%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất
kinh doanh không đạt hiệu quả, có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà
vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản cố định, chính các
khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Công ty giảm xuống và bị lỗ trong năm.
Nhưng đến năm 2007 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 1,68% so với năm
2006 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh cua đơn vị.


GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT                                                     Trang 30
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung vonTailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung vonTrần Đức Anh
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 

Mais procurados (19)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắpĐề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung vonTailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khíĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
 

Destaque

BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docNguyễn Công Huy
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfNguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfNguyễn Công Huy
 

Destaque (10)

LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.docLUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 
noi_dung_1.doc
noi_dung_1.docnoi_dung_1.doc
noi_dung_1.doc
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
Ngô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.docNgô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.doc
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
 

Semelhante a noi_dung_1_1.doc

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Nam Cengroup
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Semelhante a noi_dung_1_1.doc (18)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
Giao trinh tai_chinh_doanh_nghiep_nguyen_van_sang_7593
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựngLuận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 

Mais de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Mais de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

noi_dung_1_1.doc

  • 1. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranh như hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật, tay nghề cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại. Một doanh nghiệp nếu chỉ có con người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ để cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh. Đúng vậy, vốn rất quan trọng không những đối với mỗi doanh nghiệp mà còn rất quan trọng trong nền kinh tế của cả thế giới. Để doanh nghiệp được hình thành và có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải có vốn để hoạt động. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được trên toàn thị trường. Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Vậy hoạt động quản trị vốn ở Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang như thế nào? Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty ra sao, đạt hiệu quả cao hay thấp? Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường Công ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình? Cơ cấu vốn của Công ty đã hợp lý chưa? Để giải quyết các nghi vấn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang” đã được chọn nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn tài trợ, để tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thời phát huy những mặt mạnh, tích cực của việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, giúp Công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, đề tài cũng trang bị cho bạn đọc kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh nhất là kiến thức về lĩnh vực quản trị tài chính. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Như phần lý do nêu trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:  Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang.  Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.  Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại Công ty.  Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 1
  • 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Ngành nghề của Công ty rất đa dạng , từ kinh doanh ôtô, thép…tới sản xuất trụ điện, rồi thi công công trình điện…Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ đi vào phân tích chỉ số tài chính chung của toàn công ty chứ không phân tích kỹ từng bộ phận kinh doanh. Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tình hình vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu được thu thập trong 3 năm 2005, 2006 và năm 2007. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Phỏng vấn các nhân viên của công ty. Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin như: sách, báo, internet,… Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số số liệu thu thập được, sau đó áp dụng các công thức tính chỉ số có sẵn tính ra được các chỉ số tài chính của Công ty. Và liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích: Tổng hợp báo cáo, chỉ số của các Công ty trong ngành để tiến hành phân tích và so sánh các chỉ số tương ứng với nhau, từ đó đưa ra nhận xét về chúng. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 2
  • 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về vốn kinh doanh 2.1.1. Khái niệm Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều trước tiên là họ phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, trả công,…để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một doanh nghiệp. Người ta gọi chung các loại vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh nghiệp. Và vốn sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, các hình thái vật chất, các thước đo khác nhau ở khắp nơi rải rác trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức: hiện vật và giá trị, nó có những đặc điểm sau: • Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình. • Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng của vốn mà còn phải cân nhắc, tính toán, tìm cách chọn nguồn huy động đủ để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn. • Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Nếu tồn tại những đồng vốn vô chủ từc là có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả. • Tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn. Để trở thành vốn, thì tiền phải được đưa đi đầu tư, sản xuất kinh doanh và sinh lời. Và đồng thời, vốn không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển để thực hiện việc tái sản xuất. • Luôn luôn phải trả một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. 2.1.3. Phân loại Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. 2.1.3.1. Vốn lưu động  Khái niệm về vốn lưu động GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 3
  • 4. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư. Vốn lưu động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không. Do vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. (Nguồn: PGS.PTS. Nguyễn Thị Diễm Châu. 1999. Tài chính doanh nghiệp. Đại học quốc gia TP. HCM. NXB: Tài chính)  Phân loại, kết cấu và nội dung vốn lưu động * Phân loại Vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ với những chỉ tiêu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, quản lý tốt vốn lưu động thì đạt hiệu quả kinh tế. Để quản lý tốt vốn lưu động, có nhiều cách để phân loại. Tùy thuộc vào tính chất hay mục đích sử dụng, phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá trình sản xuất, theo hình thái biểu hiện hay theo nguồn hình thành. Ở đây dựa vào hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành: •Vốn vật tư hàng hoá: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài,….Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và luân chuyển theo một quy luật nhất định. Có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, mức tiêu hao, điều kiện sản xuất, cung tiêu của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý là cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. •Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông, luôn luân chuyển biến động không theo một quy luật nhất định, thời gian giữ tiền không lâu, càng luân chuyển càng nhanh càng tốt. * Kết cấu Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động. Đồng thời tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: sản xuất, cung tiêu và thanh toán. * Nội dung bao gồm: •Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không nên dự trữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 4
  • 5. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang •Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư, sự gia tăng này có tích cực hay không còn phải xem xét hiệu quả việc đầu tư. •Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác. Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm, được đánh giá là tích cực, vấn đề đặt ra là phải xem xét tính hợp lý của số vốn bị chiếm dụng. •Hàng tồn kho: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán. Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên nhưng các định mức dự trữ phải hợp lý. •Vốn lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 2.1.3.2. Vốn cố định  Khái niệm vốn cố định Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn: Một là: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Ba là: có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( từ 10 triệu đồng trở lên). Bốn là: thời gian sử dụng ước tính trên một năm. (Theo: Chuẩn mực số 03 – Thông tư số 89/2002/TT–BTC ngày 9/10/2002 – Quyết định 206/2003/QĐ-BTC). Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình thái hiện vật và chuyển dịch vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật. Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị vốn cố định bằng giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích. Trong quá trình hoạt động, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 5
  • 6. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang  Phân loại, kết cấu và nội dung vốn cố định * Phân loại Tài sản cố định được phân loại khác nhau theo: hình thái biểu hiện, công dụng kinh tế, tình hình sử dụng vốn hoặc theo quyền sở hữu tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Dưới đây ta chọn cách phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này, tài sản cố định được chia làm 2 loại: •Loại tài sản cố định hữu hình: là những tài sản biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc,… •Loại tài sản cố định vô hình: là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh gồm: chi phí thành lập, chi phí phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, lợi thế thương mại. Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. * Kết cấu Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản cố định chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, qua đó có thể thấy được tính hợp lý của tình hình phân bổ vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định như: tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu quả vốn và phương tiện tổ chức sản xuất. * Nội dung tài sản cố định và đầu tư dài hạn bao gồm: •Các khoản phải thu dài hạn: phải thu nội bộ dài hạn, phải thu dài hạn khác, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. •Tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng sử dụng được đánh giá là tích cực khi sử dụng tối đa công suất của nó. •Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Để đánh giá hợp lý sự gia tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, hiệu quả đầu tư gia tăng là biểu hiện tốt. •Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng thêm do xây dựng thêm và sửa chữa lớn, đây là biểu hiện tốt nhằm tăng cường năng lực hoạt động của máy móc thiết bị. •Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn. Khoản mục này tăng lên được đánh giá là không tốt. •Ký quỹ, ký cược dài hạn: các khoản này biến động do thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ hết thời hạn hoặc thực hiện thêm những khoản ký quỹ mới. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 6
  • 7. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, vốn có thể phân thành hai loại: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.Và chúng ta sẽ nghiên cứu về hai loại vốn này. 2.1.3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Chủ doanh nghiệp có cơ sở để chủ động và kịp thời đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh để đạt mục tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra, giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi vay, do đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư không khôn ngoan. 2.1.3.4. Các khoản nợ phải trả Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanh nghiệp được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong một thời gian ngắn dưới một năm, bao gồm các khoản mục như: vay ngắn hạn; phải trả cho người bán, người nhận thầu; người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ dài hạn: là các khoản vốn mà doanh nghiệp nợ các chủ thể khác trên một năm mới phải hoàn trả, bao gồm vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thuê mua tài sản cố định, phát hành trái phiếu… Nợ khác: là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác. Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Sức ép về chi phí sử dụng vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Mặt khác , nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay. 2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 7
  • 8. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn kinh doanh, ta căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên số liệu trên bảng kế toán chỉ mang tính thời điểm, để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Công ty chúng ta cần phải nắm được thực tế những biến độngvề tài sản và nguồn vốn trong năm thể hiện qua từng bảng phân tích cụ thể. 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Đồng thời có khả năng tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và có hướng phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. (Nguồn: Lê Thị Hương Lan. 2005. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang. Khoa Kinh tế - QTKD). Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng). Dựa vào các chỉ tiêu đó, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế cũng như phát huy tính tích cực của việc sử dụng nguồn vốn, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. 2.2.2. Đầu tư tài sản Có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường, bổ sung hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm hay giảm xuống của tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư chiều sâu được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư được tính bằng công thức sau: Tài sản cố định và dầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = * 100 % Tổng tài sản Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phải xem xét, phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như sự tự chủ, chủ động trong kinh doanh đồng thời nắm được những trở ngại mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều này được thể hiện thông qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp cao, hay doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ tốt. Công thức xác định tỷ suất tự tài trợ như sau: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = * 100 % Tổng nguồn vốn GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 8
  • 9. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2.2.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích.  Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn: • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứnh tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Lợi nhuận ròng Tỷ suất LN/DT = * 100 % Doanh thu thuần • Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Đây là chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty. Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên VCP = * 100 % Vốn cổ phần • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty. Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên TTS = * 100 % Tổng tài sản  Nhóm tỷ số hoạt động: • Vòng quay vốn cổ phần: Đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần Doanh thu thuần Vòng quay vốn cổ phần = Vốn cổ phần • Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này cho biết một dồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định = Tài sản cố định • Vòng quay toàn bộ tài sản: Đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 9
  • 10. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ tài sản = Toàn bộ tài sản • Vòng quay khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được mộy vòng. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu • Vòng quay hàng tồn kho: Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho  Nhóm tỷ số đòn bẩy • Tỷ sô nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tổng nợ Tỷ số nợ = * 100 % Tổng tài sản • Tỷ số nợ trên vốn cổ phần: Tổng nợ * 100 % Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần • Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần: Tính toán mức độ đi vay mà Công ty đang gánh chịu. Toàn bộ tài sản Tổng tài sản trên VCP = * 100 % Vốn cổ phần 2.2.4. Phân tích Dupont Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác, lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 10
  • 11. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2.3. Mô hình nghiên cứu Để làm rõ đề tài nghiên cứu trên, mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Giải pháp nâng Hiệu quả sử Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hiệu quả sử dụng vốn Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu dụng vốn Sơ đồ phân tích Dupont các chỉ số tài chính Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được tập trung vào tình hình sử dụng vốn trong 3 năm, và tập trung vào phân tích liên hoàn nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn. Các chỉ số khác cũng được phân tích với mức ý nghĩa minh chứng cho nhóm tỷ số trên. Cuối cùng là phân tích tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần qua sơ đồ Dupont để tìm mối liên kết giữa các chỉ số tài chính. Để từ đó đưa ra được giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 11
  • 12. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang. Tên Công ty: Công ty TNHH Nhà ngước một thành viên Cơ Khí Kiên Giang Tên giao dịch: Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước Giám đốc: Lưu Chí Thịnh Vốn điều lệ: 13.200 triệu đồng do Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang đầu tư 100% vốn và làm chủ sở hữu. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ. Trụ sở và Nhà máy Công ty đặt tại số 181 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang. Điện thoại: 077.917298 – 077864053 Fax: 077.913056 3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Năm 1978 Xí nghiệp Cơ khí được sở Công nghiệp thành lập tại 139 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi - Thị xã Rạch Giá – Kiên Giang. Đến năm 1984, theo chủ trương của tỉnh, Xí nghiệp Cơ khí được mở rộng quy mô thành Nhà máy Cơ khí trung tâm tỉnh với sự xáp nhập của 3 Xí nghiệp là Xí nghiệp Cơ khí, Xí nghiệp Sửa chữa điện cơ, và Xí nghiệp Cơ khí Châu Thành. Hoán chuyển vị trí về 181 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang xây dựng cơ bản đến năm 1986 thì hoàn thành và được đổi tên thành Xí nghiệp 30/4. Cuối năm 1986, xáp nhập thêm Xí nghiệp 19/5 của sở Nông nghiệp. Đến 1992, đổi tên thành Công ty Cơ khí Điện máy Kiên Giang và thêm một chức năng hoạt động là xây lắp điện. Ngày 8 tháng 11năm 2004, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Kiên Giang ra đời từ sự chuyển đổi Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng trực thuộc Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang. Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: + Xây lắp điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. + Gia công và sửa chữa cơ khí, ô tô. + Sơn tĩnh điện. + Sản xuất trụ điện, cọc cừ bê tông ly tâm dự ứng lực, cấu kiện bê tông đúc sẵn. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 12
  • 13. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang + Ép cọc cừ bê tông. + Cầu và vận chuyển hàng hoá. + Kinh doanh sắt thép, xi măng, vật tư, thiết bị ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng. 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Thủ Trưởng chỉ đạo và điều hành công ty thông qua các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Giám đốc công ty P. GĐ p.trách P. GĐ p.trách P.X.Bê tông & P.kinh doanh và TT Sơn tĩnh điện sửa chữa ô tô P. Kế toán P. Kế hoạch P. Tổ chức P. Kinh tài vụ – Kỹ thuật – -hành chính doanh Vật tư Cửa hàng KD P. xưởng sữa P. Xưởng cơ Các đội xây thép – Ô tô chữa Ô tô khí lắp điện – Cầu GTVT P. xưởng bê tông Sơ đồ 3.1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 13
  • 14. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc công ty: quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty và là người đại diện theo pháp luật. Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. + Phó Giám đốc trực, phụ trách Phân xưởng Bê tông và Sơn tĩnh điện: chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành phân xưởng Bê tông và tổ sơn tĩnh điện hoạt động an toàn, bảo đảm số lượng – chất lượng sản phẩm theo kế hoạch, nghiên cứu thị trường, cải tiến kỹ thuật nhằm hoạt động SXKD cho phân xưởng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. + Phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh và trung tâm sửa chữa ô tô: chỉ đạo điều hành phòng kinh doanh, cửa hàng kinh doanh thép ô tô và phân xưởng sửa chữa ô tô. Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư: quản lý kế hoạch: xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất. nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn; quản lý kỹ thuật: kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận sản xuất, xây lắp thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn lao động trong sản xuất và thi công; quản lý vật tư: tham mưu cho Giám đốc trong việc đánh giá nhà cung cấp vật tư, cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kịp thời phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, xây dựng cơ bản và sửa chữa... Phòng Kinh doanh: tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thu hồi công nợ đối với khách hàng. Phòng Tài chính – kế toán: Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, để có biện pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng. Phòng Tổ chức – Hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Các đội thi công: thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng thiết kế bản vẽ, đúng tiến độ và bảo đảm quy trình kỹ thuật, chất lượng. Phân xưởng bê tông: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý bê tông khi sản xuất ra theo đơn đặt hàng và báo lại cho Phó Giám đốc phụ trách về tình hình tiêu thụ. Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí như: rèn, dập, cắt, tạo hình sản phẩm: phay, tiện vừa dùng trong doanh nghiệp vừa bán ra ngoài theo đơn đặt hàng. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 14
  • 15. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Cửa hàng kinh doanh thép – Ôtô: chuyên kinh doanh các loại xe tải, xe chuyên trở và là đại lý ủy quyền của hãng Ôtô Trường Hải, mua bán thép cho các công trình xây dựng, kiểm tra số lượng hàng nhập xuất kho. Phân xưởng sữa chửa Ôtô: chuyên lắp ráp và sửa chữa Ôtô theo yêu cầu của khách hàng. 3.3.3. Chứng từ, hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty. Là một công ty TNHH nên việc sử dụng hệ thống tài khoản trong công tác kế toán theo đúng quy định nhà nước (Về mặt nội dung, kết cấu). - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. 3.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 3.5.1. Thuận lợi: - Có vị trí đặc địa giáp lộ và giáp bờ sông. - Là công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang nên được hổ trợ vốn hoàn toàn. - Không có đối thủ cạnh tranh trong tỉnh do sản xuất mặt hàng lớn, cấu tạo sản phẩm mang tính chất chiến lược mà các doanh nghiệp tư nhân không thể làm. - Đội ngũ nhân công lành nghề, có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trẻ, có năn lực. 3.5.2. Khó khăn: - Nguyên liệu sản uất chính là sắt và thép nhưng giá cả trên thị trường lại biến động rất mạnh. - Thiết bị Cơ khí cũ đang chuẩn bị đầu tư mới. 3.5. Định hướng phát triển của công ty Trong xu thế hội nhập chung của cả nước, Công ty tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đã đạt được”. Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 15
  • 16. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty. Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của Công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho công nhân viên. Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 16
  • 17. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Chương 4: TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 - 2007. Đơn vị tính: triệu đồng. Chênh lệch Năm Năm Năm Năm 2006 / Năm 2007 / Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2005 2006 Giá trị % Giá trị % 31.82 57.61 Tổng doanh thu 1 27.854 9 -3.967 -12% 29.765 107% 12.78 28.27 + Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép 0 20.286 1 7.506 59% 7.985 39% Các khoản giảm trừ: 0 -68 0 -68 68 + Hàng bán bị trả lại -68 -68 68 31.82 57.61 1. Doanh thu thuần 1 27.786 9 -4.035 -13% 29.833 107% 29.43 52.58 2. Giá vốn hàng bán 3 26.220 7 -3.213 -11% 26.367 101% 3. Lợi nhuận gộp 2.388 1.566 5.032 -822 -34% 3.466 221% 4. Lợi nhuận HĐTC -148 -397 -1.224 -249 168% -827 208% - Thu nhập HĐTC 393 263 308 -130 -33% 45 17% - Chi phí HĐTC 541 660 1.532 119 22% 872 132% 5. Chi phí bán hàng 541 319 1.140 -222 -41% 821 257% 6. Chi phí QLDN 1.255 1.141 2.169 -114 -9% 1.0283 90% 7. Lợi nhuận từ HĐKD 444 -291 499 -735 -166% 790 271% 8. Lợi nhuận khác 56 94 35 38 68% -59 -63% - Thu nhập khác 83 223 403 140 169% 180 81% - Chi phí khác 27 129 368 102 378% 239 185% 9. Lợi nhuận trước thuế 500 -197 534 -697 -139% 731 371% 10. Thuế TNDN 140 94 -140 94 GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 17
  • 18. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 11. Lợi nhuận sau thuế 360 -197 440 -557 -155% 637 323% Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 bị giảm so với năm 2005 là 3.967 triệu đồng. Mặc dù, doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép tăng 7.505 triệu đồng tương đương tăng 59% nhưng vẫn không bù đắp được phần doanh thu bị giảm sút do phải ngưng sản xuất ở bộ phận phân xưởng Bê tông. Khoản giảm trừ doanh thu cũng chính vì vậy mà phát sinh trong năm 2006 chủ yếu là do hàng đã bán ra nhưng không đúng chất lượng nên phải nhập lại kho với tổng giá trị là 68 triệu đồng nên doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ đạt 27.785 triệu đồng tức giảm 13% so với năm 2005. Sang đến năm 2007, do đơn vị đã hoạt động bình thường trở lại nên tổng doanh thu đạt 57.619 triệu đồng tăng so với năm 2006 và 2005. Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép có tăng nhưng tốc độ giảm. Tỷ trọng GVHB so với doanh thu thuần năm 2006 (94,6%) tăng 2,1% so với năm 2005 (92,5%) đều này là do trong năm giá cả của sắt, thép biến động bất thường đơn vị chưa chủ động được trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tình hình vật giá leo thang tiếp tục diễn ra đến năm 2007 nhưng tỷ trọng có giảm (91,27%) kết quả là lãi gộp tăng lên. Nhìn chung tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của cty trong 3 năm biến động mạnh, tốc độ tăng của 2 koản chi phí này cao hơn nhiều so với mức độ tăng của doanh thu. Sự gia tăng này sẽ phần nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó công ty cần quản lý chặt 2 khoản chi phí này, tránh việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh. Hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm liền đều bị lỗ và và ngày càng nhiều hơn. Phần thu nhập từ các khoản tiền gửi và cho vay không đủ bù đắp chi phí lãi vay (chiếm hơn 80% chi phí lãi vay). Bên cạnh đó, các khoản thu bất thường của đơn vị cũng giảm. Năm 2006 hoạt động kinh doanh bị lỗ là do tổng thu nhập thuần không đủ bù đắp phần lỗ do hoạt động tài chính gây nên. Năm 2007, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả tổng lợi nhuận trước thuế là 533 triệu đồng ngoài bù khoản lỗ năm 2006 và nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 438 triệu đồng, tăng 78 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 21,75%. Đây là tính hiệu đáng mừng vì công ty đã thoát khỏi tình trạng lỗ và ngày càng có lợi nhuận cao hơn. Với chiều hướng này chúng ta có thể hy vọng công ty làm ăn hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm tới. 4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang được thành lập từ rát lâu, đến nay Công ty đã có một trụ sở làm việc khá ổn định. Hoạt động sản xuất của Công ty với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn đinh, được đưa vào vận hành ngay từ buổi ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả năng hoạt động tốt. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự biến động lớn, Công ty đã mua sắm thêm thiết bị máy móc, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang đã ở giai đoạn hoàn thành. Hiện tại Công ty đang cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 18
  • 19. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang ngày càng nhiều, chính điều này làm cho vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn. 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản. Bảng 4.2. Tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 năm 2005, năm 2006 và năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản ngắn hạn 24.708 24.985 31.146 277 1,1 6.161 24,7 Tài sản dài hạn 5.877 7.344 9.981 1.467 25,0 2.637 35,9 Tổng tài sản 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7 8.798 27,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.1. Biến động tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2005-2007 Triệu 31146 35000 30000 24708 24985 25000 20000 15000 9981 5877 7344 10000 5000 Năm 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nhìn chung Tài sản của Công ty tăng dần trong 3 năm, nhất là trong năm 2007 tổng tài sản tăng 27,2% so với năm 2006, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng tăng, Công ty tăng cường vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định làm tổng tài sản trong năm 2007 tăng lên 8.798 triệu đồng, xét cụ thể trong từng năm: Năm 2005, tài sản ngắn hạn gần bằng 4,2 lần tài sản dài hạn. Như vậy tổng tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động, trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tuyệt đối hơn 75% trong tài sản lưu động và chiếm gần 61% trong tổng tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai la hàng tồn kho, tuy nhiên hàng tồn kho của Công ty lại không lớn lắm, chiếm 16% trong tổng tài sản lưu động và 13% trong tổng tài sản của Công ty. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 25% trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản cố định và một số ít là chi phí sây dựng cơ bản dở dang và chi phí trả trước, không có khoản đầu tư dài hạn. Như vậy mức độ đầu tư vào tài sản cố định của Công ty là không cao. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 19
  • 20. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Năm 2006, trong năm đơn vị đã đầu tư thêm 1.306 triệu đồng để mua sắm máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải. Trong năm không có sự biến động về tài sản lưu động, tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ trong từng khoản mục của tài sản lưu động như sự giảm xuống của các khoản phải thu được bù lại bằng khoản tăng thêm của tiền mặt. Năm 2007, như đả nêu trên, năm 2007 có sự biến động lớn về tổng tài sản. Tổng tài sản tăng lên 27,4% so với năm 2006. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 24,7%, tài sản dài hạn tăng 35,9% và các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn mặc dù tỷ trọng này có giảm so với hai năm 2005 và năm 2006, 65% trong tổng tài sản lưu động và 49% trong tổng tài sản. Hàng tồn kho trong năm 2007 cũng tăng mạnh, tăng 43,4 % so với năm 2006. Tài sản cố định tăng 35,9% chính là các khoản tăng lên khi mua sắm thêm thiết bị máy móc và sửa chữa nhà xưởng. Tóm lại, để bắt kịp với xu thế chung của toàn thị trường, đơn vị đã không ngừng đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Đề hiểu rõ về tình hình tài sản của Công ty chúng ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản của Công ty, trước hết là tài sản ngắn hạn. 4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng trong ba năm, nhất là trong năm 2007, tăng 22,2% so với năm 2006. Tuy nhiên sự tăng lên của tài sản lưu động có hợp lý hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào từng khoản mục cấu thành lên nó, như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Sự tăng giảm của từng khoản mục này là những biểu hiện rõ rệt nhất để có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình biến động của của tài sản ngắn hạn. Vậy để hiểu rõ về sự biến động trên chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục trong tài sản lưu động của Công ty thông qua bảng phân tích sau: Bảng 4.3. Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % 1. Tiền 1.975 1.761 716 -214 -10,8 -1.045 -59,3 2. Các khoản ĐTTC NH 0 0 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 18.582 16.780 20.388 -1.802 -9,7 3.608 21,5 4. Hàng tồn kho 4.072 6.374 9.138 2.302 56,5 2.764 43,4 5. TSLĐ khác 79 289 903 210 266 614 212,5 Tổng TSLĐ 24.708 25.404 31.045 696 2,8 5.641 22,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Trước hết chúng ta xem xét khoản mục tiền trong tài sản lưu động. Tiền là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 20
  • 21. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Lượng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty và tiền có xu hướng giảm trong ba năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2007 giảm từ 1.761 triệu xuống 716 triệu tương ứng 2,5 lần, như vậy lượng tiền dự trữ này đã được đưa vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: chi trả tiền cho nhà cung cấp và chi cho người lao động tăng vọt so với năm 2006. Trong năm 2007 lượng tiền thu về do bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng 29.766 triệu đồng và khoảng 27.300 triệu từ hoạt động kinh doanh, song lượng tiền chi trả cho nhà cung cấp là 34.079 triệu và chi cho hoạt động kinh doanh là 38.375 triệu đã làm cho lượng tiền trong Công ty giảm xuống trong năm. Điều này cũng chứng minh rằng trong năm 2007 hoạt động kinh doanh của đơn vị diễn ra sôi nổi, lượng tiền không ngừng chuyển vào trong lưu thông tạo ra lợi nhuận cho Công ty, cụ thể như sau: Năm 2005, tiền chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 8% trong đó lượng tiền mặt là rất nhỏ khoảng 145 triệu đồng, chủ yếu là tiền gởi ngân hàng, do ngành nghề kinh doanh của Công ty không yêu cầu lượng tiền tồn quỹ nhiều, mọi hoạt động giao dịch mua bán chủ yếu là thanh toán thông qua ngân hàng. Trong năm đơn vị chi khoảng 22.047 triệu đồng tiền mạt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi lượng tiền thu về cũng tương ứng là 22.180 triệu đồng, mức chênh lệch không đáng kể nên không có sự biến động về khoản tiền mặt. Năm 2006, lượng tiền mặt giảm do thu tiền mặt là 23.507 triệu đồng nhỏ hơn khoản chi 23.545 triệu đồng. Năm 2007, hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, lượng tiền mặt thu và chi đều lớn hơn các năm trước và khoản thu chi tiền mặt là khá ổn định. Song, do phải chi tiền cho việc mua sắm, trang bị cho tài sản cố định qua ngân hàng làm cho khoản tiền gởi ngân hàng giảm xuống làm cho lượng tiền của Công ty giảm xuống trong năm. Các khoản phải thu trong bảng phân tích trên. Nhìn chung, các khoản phải thu của Công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động, đặc biệt có sự biến động lớn qua các năm, năm 2006 các khoản phải thu giảm gần 1.802 triệu đồng nhưng tới năm 2007 các khoản này lại tăng lên gần 3.608 triệu đồng. Sự biến động này có hợp lý hay không ta sẽ đi xem xét các khoản mục trong các khoản phải thu. Bảng 4.4. Tình hình các khoản phải thu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Các khoản phải thu chia ra: - Phải thu của khách hàng 14.365 12.929 16.904 -1.436 3.975 - Trả trước cho người bán 570 2.205 1.799 1.635 -406 - Phải thu theo tiến độ KHHĐ lao động 3.361 1.133 1.134 -2.228 1 - Các khoản phải thu khác 286 513 551 227 38 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 21
  • 22. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Phải thu khách hàng, ta nhận thấy, trong cả ba năm Công ty đều bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn. Năm 2005 khách hàng chiếm dụng vốn là 18.582 triệu đồng tương ứng chiếm 58% doanh thu, một con số không nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do phải thu của khách hàng cao chiếm 14.365 triệu đồng. Đến năm 2006 tỷ số này lại tăng lên 60% nhưng lượng vốn bị khách chiếm dụng lại giảm so với 2005 do doanh thu năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005. Tỷ số trên có chiều hướng khả quan hơn trong năm 2007 với 35%, lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng lớn nhất trong ba năm là 20.388 triệu đồng trong đó phải thu của khách hàng chiếm 16.904 triệu đồng, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã thu về lượng doanh thu lớn song phần lớn lại là doanh thu bán chịu. Các khoản phải thu thay đổi đồng nghĩa với việc đơn vị đã áp dụng chính sách tín dụng trong kinh doanh. Trả trước cho người bán tăng trong năm 2006 và giảm trong năm 2007. Năm 2006, trả trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu chính tăng 1.123 triệu đồng và trả trước do đấu thầu công trình xây dựng tăng 512 triệu đồng, năm 2007 không tham gia dấu thầu công trình xây dụng vì vậy lượng tiền trả trước cho người bán giảm xuống. Phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động giảm mạnh trong năm 2006, do năm 2006 ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh nên không kí thêm hợp đồng lao động với độ xây dựng mà chỉ tiến hành thu theo hợp hop962 năm trước, chính điều này làm cho khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động năm 2007 không đổi so với năm 2006. Nói chung các khoản phải thu của Công ty là không hợp lý, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Tỷ số trên cần được giảm xuống một cách hợp lý hơn, bởi vì nếu các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao sẽ làm tăng mức độ rủi ro, làm ứ đọng vốn và làm tăng thời gian quay vòng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, tăng chi phí quản lý và chi phí thu hồi nợ. Hàng tồn kho của Công ty ở mức thấp và tăng dần trong ba năm. Do ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi lượng tồn kho lớn, chủ yếu là thành phẩm tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên đến năm 2007 lượng hàng hóa tồn kho tăng lên 3.127 triệu đồng, so với 2006 tăng 7,2 lần. Nhìn chung thì lượng hàng tồn kho của Công ty được đánh giá là hợp lý. Bảng 4.5. Tình hình hàng tồn kho (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Hàng tồn kho chia ra: - Nguyên vật liệu tồn kho 543 983 832 440 -151 - Công cụ, dụng cụ trong kho 37 56 89 19 33 - Chi phí sản xuất KD dở dang 1.178 1.455 1.475 277 20 - Thành phẩm tồn kho 1.677 2.289 3.134 612 845 - Hàng hóa tồn kho 637 432 3.127 -205 2.695 - Hàng gửi đi bán 1.591 482 1.591 -1.109 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nguyên vật liệu tồn kho không nhiều, năm 2006 công ty ngưng hoạt động 6 tháng cuối năm điều này làm cho nguyên vật liệu tồn kho trong năm cao hơn GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 22
  • 23. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang năm 2005. Mức tiêu thụ nguyên vật liệu năm 2006 là 4.586 triệu đồng trong khi nhập về 5.025 triệu đồng, cộng với lượng tồn kho của năm 2006 làm cho nguyên vật liệu trong năm 2006 là rất lớn. Năm 2007, mức tiêu thụ nguyên vật liệu là lớn nhất, đạt 12.292 triệu đồng nhưng mức tồn kho trong năm 2007 lại thấp hơn năm 2006 là do trong năm chỉ nhập về 12.141 triệu đồng, như vậy lượng nguyên vật liệu tồn giảm xuống 151 triệu đồng. Công cụ, dụng cụ tồn kho tăng trong 3 năm, nhưng với giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng hàng tồn kho. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong 3 năm nhìn chung là ít biến động, chủ yếu là chi phí xây lắp dở dang. Thành phẩm tồn kho tăng đều trong 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho. Năm 2005 thành phẩm tồn kho là 1.677 triệu đồng, trong năm 2006 lượng sản phẩm hoàn thành là 3.848 triệu đồng nhưng chỉ xuất bán 3.236 triệu đồng nên lượng thành phẩm tồn tăng lên. Tương tự năm 2007, lượng thành phâm nhập kho lá 11.300 triệu đồng trong khi chỉ xuất bán 10.445 triệu đồng làm tăng lượng thành phẩm tồn kho lên 845 triệu đồng. Hàng hóa tồn kho nhìn chung ổn định trong năm 2005 và năm 2006, nhưng có sự biến động lớn trong năm 2007. Hàng hóa nhập kho trong năm là 28.552 triệu đồng xuất bán 25.858 triệu đồng làm tăng lượng hàng tồn kho lên đáng kể, hàng hóa tồn kho của Công ty phần lớn là Ô tô, hàng hóa thép chiếm tỷ trọng nhỏ. Hàng gửi đi bán, Công ty chỉ thực hiện chính sách hàng gửi đi bán trong năm 2006, năm 2005 và năm 2007 không thực hiện nữa chính vì thế hàng gửi đi bán trong năm 2007 giảm xuống do tiêu thụ được hàng gửi bàn của năm 2006. Tài sản lưu động khác của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động lón, chủ yếu là chi phí trả trước. 4.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn • Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Bảng 4.6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 TSCĐ và ĐTDH 4.199 6.887 9.400 2.688 2.513 Tổng tài sản 30.585 32.329 41.127 1.744 8.798 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 14% 21% 23% 7% 2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn chunng, TSCĐ và ĐTTCDH tăng nhanh qua các năm tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng qua từng năm, đặc biệt năm 2006 tăng 7% so với năm 2005, nhưng tỷ suất này cao nhất chỉ đạt 23% trong năm 2007. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ của Công ty còn ở mức GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 23
  • 24. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang thấp chưa hợp lý do tổng tài sản của Công y còn tập trung quá nhiều vào vốn lưu động. • Tài sản cố định và đầu tư tài dài hạn Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm, Công ty không có TSCĐ hữu hình nên chúng ta đang xem xét TSCĐ hữu hình. Để bắt kịp xu thế hội nhập Công ty đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện qua sự tăng lên của nguyên giá TSCĐ. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 1.482 triệu đồng, năm 2007 tiếp tục tăng thêm 3.719 triệu đồng nữa. Và TSCĐ hữu hình này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty. Bên cạnh đó, TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy cần phải khai thác hết công suất của nó, và phải luôn nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, đặc biệt phải có chính sách sử dụng hợp lý TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần phải gia tăng phần lợi nhuận do TSCĐ tạo ra đồng thời tránh tình trạng lãng phí xảy ra như khi không sử dụng mà vẫn phải tính khấu hao. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.7. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản cố định 4.199 5.681 9.400 1.482 35,3 3.719 65,6 Các khoản ĐTTC DH 0 1.206 0 1.206 100 -1.206 -100 CP XDCB dở dang 393 766 61 373 94,9 -705 -92 CP trả trước dài hạn 178 457 582 279 156,7 125 27,4 Tổng cộng tài sản cố định 4.770 8.110 10.043 3.340 70 1.933 23,8 Nguồn:Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tài sản cố định được đầu tư mạnh trong hai năm 2006 và năm 2007, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty đã dầu tư vào việc mua sắm TSCĐ, cụ thể như sau: nhà cửa, vật kiến trúc tăng 2.538 triệu đổng, máy móc thiết bị tăng 2.142 triệu đồng, phương tiện vận tải, truền dẫn tăng 411 triệu đồng. Các khoản ĐTTCDH chỉ có trong năm 2006 do Công ty mua cổ phiếu của Công ty Vận Tải Thủy Bộ Kiên Giang với số tiền 1.206 triệu đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCB). Do đặc thù ngành kinh doanh và do Công ty được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vì vậy các khoản CPXDCB của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng TSCĐ. Năm 2007 khoản CPXDCB giảm xuống điều này cho thấy Công ty không có ý định về việc mở rộng quy mô sản suất kinh doanh. Chi phí trả trước dài hạn sẽ là không tốt nếu ở mức quá cao vì như thế vốn Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Tuy nhiên trong quan hệ kinh tế không thể tránh khỏi việc này, luôn có sự chiếm dụng vốn giữa các đơn vị. 4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Bảng 4.8: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Đơn vị tính:triệu đồng GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 24
  • 25. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Vốn chủ sở hữu 11.630 13.032 15.424 1.402 12,1 2.392 18,4 Tài sản cố định 4.199 5.681 9.400 1.482 35,3 3.719 65,5 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2,77 2,29 1,64 -0,48 -2,12 -0,65 -0,18 (%) Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm liên tục qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu tăng chậm bên cạnh sự tăng mạnh của tài sản cố định. Vốn chủ sở hữu lớn hơn giá trị tài sản cố định của Công ty rất nhiều, chứng tỏ tài sản cố định của Công ty được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty có đủ khả năng để tài trợ tài sản cố định. Vì thế, công ty đã dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản cố định và một phần trang trải cho nhu cầu vốn lưu động. Năm 2005, vốn chủ sở hữu tăng 1.402 triệu đồng nhưng tài sản cố định lại tăng nhiều hơn đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định giảm 0,48%. Mặc dù giảm nhưng đây là xu hướng tốt, bởi vì tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng tăng, mặt khác lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm, do các khoản chi phí đầu vào tăng nhanh, cộng với các khoản trích khấu hao tài sản cố định những tháng không hoạt động nên lợi nhuận để lại bị âm năm 2006, đồng thời do phải tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư thay thế hệ thống dây chuyền mới làm tăng giá trị tài sản cố định của Công ty. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm qua các năm và vốn cố định của Công ty toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tài trợ tài sản cố định của Công ty được đánh giá là trung bình. 4.1.2. Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty được bổ sung trong từng năm, đăc biệt trong năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 27,2% do được bổ sung từ nguồn nợ vay ngắn hạn và tự bổ sung bằng nguồn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động nguồn vốn qua bảng dưới đây. Bảng 4.9. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Nợ phải trả 18.955 19.297 25.718 342 1,8% 6.421 33,3% Vốn chủ sở hữu 11.630 13.032 15.408 1.402 12,1% 2.376 18,2% Tổng nguồn vốn 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7% 8.798 27,2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4. . Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 25
  • 26. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Triệu 30000 25718 25000 18955 19297 20000 15408 11630 13032 15000 10000 5000 Năm 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian, nguồn vốn của Công ty cũng thế luôn được bổ sung qua từng năm. Nhất là trong năm 2007, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 27,45 so với năm 2006 và đạt 41.127 triệu đồng. Nguồn vốn tăng lên này chủ yếu là do tăng phần nợ phải trả lên 33,3%, bên cạnh đó nguồn chủ sở hữu cũng tăng lên 18,2%. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn, nợ ngắn han tăng chủ yếu là do vay nợ ngắn hạ và phải trả người bán tăng. Vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm các khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu,quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận chưa phân phối nhưng trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, và không ngừng tăng trưởng trong cả ba năm. Để hiểu rõ từng phần cấu thành nguồn vốn của Công ty ta xét cụ thể từng phần đó, trước hết là nợ phải trả và sau đó là vốn chủ sở hữu. 4.1.2.1. Nợ phải trả Bảng 4.10. Nợ phải trả (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Nợ ngắn hạn 18.955 19.297 25.632 342 6.335 Nợ dài hạn 0 0 86 0 86 Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng. Các khoản chiếm dụng này tăng trong các năm như vậy Công ty đạt hiệu quả trong việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nợ ngắn hạn tăng qua các năm, ta thấy rõ nhất trong năm 2007, nợ ngắn hạn tăng 6.421 triệu đồng tương ứng với 25.718 triệu đồng. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ có 86 triệu đồng, đây là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm chứ không phải là khoản đi vay. Ta sẽ hiểu rõ hơn về các khoản chiếm dụng này khi xem xét bảng chi tiết các khoản chiếm dụng. Bảng 4.11. Các khoản đi chiếm dụng (Đơn vị tính: Triệu đồng) GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 26
  • 27. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Các khoản đi chiếm dụng chia ra: - Vay và nợ ngắn hạn 5.640 6.614 7.000 974 386 - Phải trả người bán 2.936 3.045 6.494 109 3.449 - Người mua trả tiền trước 766 2.313 2.976 1.547 663 - Thuế và các khoản phải nộp NN 917 169 60 -748 -109 - Phải trả người lao động 469 -127 272 -596 399 - Chi phí phải trả 3.875 2.984 3.238 -891 254 - Các khoản phải trả, phải nộp 4.351 4.299 5.593 -52 1.294 khác. Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nhất trong các khoản chiếm dụng của Công ty và tăng trong ba năm. Năm 2005, để áp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã vay 13.580 triệu đồng, đồng thời cũng đã thanh toán 10.340 triệu đồng khoản đi vay thêm lớn hơn nên vay nợ tăng. Tương tự năm 2006, và năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã vay vốn làm tăng khoản nợ ngắn hạn. Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản đi chiếm dụng của Công ty, cũng giống như các khoản nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán tăng trong ba năm. Đặc biệt trong năm 2007 phải trả người bán tăng 3.449 triệu đồng và tăng 113% so với khoản phải trả người bán trong năm 2006, sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh là do trong năm Công ty hoạt động tốt, có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa, thành phẩm của Công ty bán ra với số lượng lớn và Công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp, Công ty mua chịu 47.108 triệu đồng trong khi mới thanh toán 43.252 triệu đồng. Người mua trả tiền trước có sự biến động lớn trong 2 năm gần đây và tăng lên đáng kể. Do hoạt động có uy tín nên đơn vị có khác khoản trả trước của người mua, chủ yếu ở đây là các khoản trả tước do đơn vị nhận hợp đồng gia công, sửa chữa cho khách hàng. Chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng khá cao song ít có sự biến động trong cả ba năm chủ yếu chỉ là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Nhìn chung thì các khoản đi chiếm dụng của Công ty khá lớn, nợ vay và phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn, điều này có thể nói rằng đơn vị có uy tín trên thị trường kinh doanh. 4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu nhìn chung là tăng qua các năm, chủ yếu là do nguồn tự bổ sung tăng liên tục trong năm 2006 với số vốn là 12.911 triệu đồng tăng 1.854 triệu đồng so với 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn nay lại tiếp tục được bổ sung thêm 2.000 triệu đồng nữa. Bên cạnh đó các quỹ cũng được bổ sung qua các năm. Bảng 4.12. Vốn chủ sở hữu GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 27
  • 28. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 11.057 12.911 14.911 1.854 2.000 Quỹ đầu tư phát triển 97 97 163 0 66 Quỹ dự phòng tài chính 227 227 252 0 25 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 93 (8) 36 -101 44 Lợi nhuận chưa phân phối 156 (195) 98 -351 293 Tổng 11.630 13.032 15.424 1.402 2.932 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và liên tục gia tăng về tỷ trọng qua các năm. Năm 2005, nguồn vốn kinh doanh hay vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 94% trong tổng vốn chủ sở hữu. Các quỹ không có sự thay đổi trong các năm, phần thay đổi chủ yếu trong 3 năm là do chủ sở hữu tăng cường vốn đầu tư. 4.2. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt. Bảng 4.13. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 07-06 Nguồn vốn 30.585 32.329 41.217 1.744 8.888 Vốn chủ sở hữu 11.630 13.032 15.408 1.402 2.376 Tỷ suất tự tài trợ (%) 38% 40,3% 37,3% 2,3% -3% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty khá ổn định qua ba năm và ở mức tương đối. Năm 2007 tỷ suất này lại giảm xuống do Công ty vay ngắn hạn thêm làm tăng tổng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hy vọng trong thời gian phấn đấu tới tỷ suất này sẽ được nâng cao hơn nữa để Công ty có đủ khả năng tự tài trợ nguồn vốn hơn nữa để đủ sức, đủ vốn, chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích 4.3.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn • Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 28
  • 29. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007) trong bảng dưới đây Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng 360 -198 439 -558 -155 637 321,7 Doanh thu thuần 31.822 27.854 57.620 -3.968 -12,5 29.766 106,9 ROS (%) 1,13 -0,71 0,76 -1,84 -162,8 1,47 207 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu % 1.5 1.13 1 0.76 0.5 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 -0.5 Năm -0.71 -1 ROS Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao. Trong năm 2005, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận, một con số khiêm tốn nhưng lại tiếp tục bị giảm qua các năm, năm 2006 giảm xuống thấp nhất và thậm chí bị âm, điều này không tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2006, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm. Sở dĩ tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu là do Đơn vị phải trích khấu hao TSCĐ và trả chi phí cho người lao động trong 6 tháng cuối năm trong khi 6 tháng này Công ty ngưng hoạt động sản suất để sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện phát triển lâu dài. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2006 Công ty ngưng hoạt động nhưng vẫn trích khấu hao làm chi phí tăng điều này mang tính khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2007 tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay đổi phần trăm rất cao, tăng 207% so với năm 2006. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 29
  • 30. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về là rất thấp, có năm bị âm. Diều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Công ty là rất thấp. • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2005 – 2007) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới. Bảng 4.15. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2005 2006 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng 360 -198 439 -558 -155 637 321,7 Tổng tài sản 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7 8.798 27,2 ROA (%) 1,18 -0,61 1,07 -1,79 -151,7 1,68 275,4 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 1.5 % 1.18 1.07 1 0.5 0 Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 -0.5 -0.61 -1 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty không được cao thậm chí còn bị âm trong năm 2006 (-0,61%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản cố định, chính các khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Công ty giảm xuống và bị lỗ trong năm. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 1,68% so với năm 2006 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh cua đơn vị. GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT Trang 30