SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 148
Baixar para ler offline
Này Satan, Hãy Nghe Đây
Tác giả: C. Peter Wagner
Lời Nói Đầu Của C. Peter Wagner
Lời tựa Của Mục sư Claudio Freidzon
Phần Giới Thiệu
PHẦN MỘT “HÃY ĐI...GIẢNG TIN LÀNH”
1. Sự Kêu Gọi của Đức Chúa Trời
PHẦN HAI “NHỮNG KẺ TIN SẼ ĐƯỢC CÁC DẤU LẠ NẦY...”
2. Được Xức Dầu Trong Chức Vụ
3. Uy Quyền Bởi Đức Tin
PHẦN BA “LẤY DANH TA MÀ TRỪ QUỶ...”
4. Ma Quỷ học 101
5. Ma Quỷ học 102
6. Người Bị Quỷ Ám
7. Sự Giải Cứu Thuộc Linh
8. Những Nguy Hiểm Của Tà Thuật
9. Quyền Năng Của Sự Tha Thứ
PHẦN BỐN “DÙNG TIẾNG MỚI MÀ NÓI”
10. Báptêm Trong Thánh Linh
PHẦN NĂM “UỐNG GIỐNG CHI ĐỘC CŨNG CHẲNG HẠI GÌ”
11. Sự Che Chở Thuộc Linh
12. Trận Chiến Thuộc Linh 101
13. Trận Chiến Thuộc Linh 102
PHẦN SÁU “KẺ ĐAU SẼ ĐƯỢC LÀNH”
14. Sự Đụng Chạm Chữa Lành
Lời Nói Đầu
Vào thời điểm viết sách này, cuộc phục hưng gây kinh ngạc tại Argentina,
đang kết thúc năm thứ mười lăm của nó!
Thật là một sự kiện đáng chú ý, bởi vì ngay cả những cuộc phục hưng nổi
tiếng nhất như cuộc phục hưng ở phố Azusa, cuộc phục hưng ở xứ Wales,
hay cuộc Thức Tỉnh Lớn Lao cũng chỉ kéo dài một vài năm. Đúng là những
kết quả lâu dài, những dư âm còn lại của một số cuộc phục hưng vẫn còn lâu
hơn sau đó, nhưng bản thân ngọn lửa phục hưng thì tương đối ngắn ngủi.
Carlos Annacondia là vị sứ đồ được mọi người công nhận và là người nổi
bật hơn hết trong cuộc phục hưng ở tại Argentina. Ông tham gia cùng các tôi
tớ xuất chúng của Đức Chúa Trời như Omar Cabrera, Claudio Freidzon,
Pablo Deiros, Edgardo Silvoso, Pablo Bottari, Eduardo Lorenzo, và gần đây
hơn là Sergio Scataglini. Ai nấy đều nhất trí rằng cuộc phục hưng được khởi
phát khi Carlos Annacondia bắt đầu chức vụ truyền giáo cho dân chúng vào
năm 1982.
Sự tuôn đổ Thánh Linh rộng khắp mọi nơi mà chúng ta vẫn luôn cầu xin
dường như đang rất gần. Từ trước đến nay chưa bao giờ có nhiều Cơ Đốc
Nhân nói đến phục hưng, giảng về phục hưng, đưa ra các khóa học và khóa
hội thảo về phục hưng, cũng như viết các sách báo nói về phục hưng nhiều
như lúc nầy.
Không còn nghi ngại gì nữa, quyển”Nầy Satan , Hãy nghe đây ” rất có thể
được các sử gia trong tương lai xem là một trong những quyển sách quan
trọng nhất, nếu không nói là quyển sách quan trọng nhất trong số các văn
phẩm phục hưng của thập niên 1990. Tôi thật sung sướng vì nay đã có bản
dịch Anh ngữ.
Carlos và tôi là bạn hữu từ nhiều năm. Tôi đã dự phần vào các chiến dịch
của anh, gây dựng nhân sự của anh, đi đây đó với anh, dịch thuật cho anh,
cầu nguyện với anh, nói chuyện và viết về anh, cùng ăn món bò “bíttết”
Argentina với anh. Không có người lãnh đạo Cơ Đốc nào tôi tôn trọng hơn
anh. Nếu có những tượng đài danh dự dành cho các nhà truyền giáo, thì
Annacondia sẽ được xếp ở đó cùng với Billy Graham, Morris Cerullo,
T.L.Osborn, Reinhard Bonnke và những người như thế. Lý do duy nhất
khiến chúng ta chưa nghe nhiều về anh là vì anh không thể nói tiếng Anh lưu
loát.
Theo nghiên cứu của tôi, những lý do căn bản khiến cho Cuộc Phục Hưng ở
Argentina kéo dài hơn hết tất cả những cuộc phục hưng khác đều có liên
quan đến Annacondia. Annacondia đã duy trì việc truyền giáo, tức là chinh
phục linh hồn hư mất, như là trọng tâm chính suốt mười lăm năm. Ông luôn
tìm kiếm sự hiệp nhất Tin Lành bất cứ nơi nào ông đến và ông đã thấy điều
đó xảy ra. Nhiều thành phố ở Argentina đã chia lịch sử gần đây của họ là
“trước Annacondia” và “sau Annacondia”. Ngoài ra ông còn nối kết tấm
lòng mình với các vị lãnh đạo hoặc sứ đồ khác trong cuộc Phục Hưng
Argentina, đắc thắng sự ghen tị, thờ ơ, cạnh tranh, cay đắng và chia rẽ
thường là đặc trưng của nhiều phong trào tương tự.
Không có yếu tố nào về cuộc Phục Hưng ở Argentina có ý nghĩa hơn là việc
không xem thường các thế lực ma quỉ đang nỗ lực bóp nghẹt công cuộc
truyền giáo và dập tắt cuộc phục hưng. Tựa đề của quyển sách nầy là tiếng
kêu báo hiệu chiến trận của Carlos Annacondia, "Nầy Satan Hãy Nghe Đây
!" Như tôi đã được chứng kiến tận mắt, khi ông la lớn điều nầy trong các
buổi nhóm công cộng, theo nghĩa đen “Tất cả cửa âm phủ phải mở ra!” Các
quỉ hiện ra, và những nạn nhân bị quỉ ám lập tức được đưa ra và họ được
giúp đỡ từng người một nhiều khi suốt cả đêm từ những nhà khải đạo đã
được huấn luyện về sự giải cứu.
Điều nầy dọn đường cho mùa gặt. Khi Carlos kêu gọi, những người nam
người nữ từ mọi tầng lớp xã hội thực sự đã chạy lên phía trước bục giảng để
được cứu. Không có cảnh “Xin chúng ta hãy nhắm mắt, cúi đầu và hát thêm
một câu nữa trong bài “Jesus tôi đến” như điều chúng ta vẫn thường làm.
Đây là sự tự do dành cho mọi người, thường là họ chen đẩy nhau để tiến lên
trước hết. Cho đến nay hơn hai triệu người đã tiến lên trước tòa giảng để
được cứu và dời từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực của Satan đến Đức
Chúa Trời!
Khi bạn đọc quyển sách nầy, bạn sẽ cảm thấy như mình đang có mặt ở đó.
Lời cầu nguyện của tôi là xin Chúa cảm động bạn để thưa rằng “Lạy Chúa
con muốn tái dâng chính mình để làm phần việc của con cho loại phục hưng
nầy được xảy đến cho thành phố con và cho dân tộc con!”
C. Peter Wagner
Chủng Viện Thần Học Fuller
Lời Tựa
Thật là một đặc ân lớn lao cho tôi khi được giới thiệu quyển sách mới nầy
của nhà truyền giáo Carlos Annacondia. Là người bạn cùng quê, tôi cảm
thấy hãnh diện, vì Carlos với lời chứng không tì vít và trong sáng như pha
lê, là một sứ giả người Argentina xuất sắc đại diện cho tất cả chúng tôi trên
khắp thế giới.
Từ năm 1983 đến nay, chức vụ của ông vẫn tiếp tục phát triển và hiệu quả
cho nước Chúa qua việc chinh phục các linh hồn cho Chúa Cứu Thế và huy
động Hội Thánh trong việc đeo đuổi Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo.
Vào những năm 80, Đức Chúa Trời đã dấy người Anh em Carlos lên làm
phát ngôn nhân của sứ điệp cứu rỗi cho một dân ngã lòng đã bị đánh bại
niềm kiêu hãnh. Ông là công cụ được Đức Chúa Trời chọn cho một cuộc
phục hưng làm rúng động toàn bộ Argentina. Sự trung tín, lòng tận hiến và
đức tin của ông trong các dấu kỳ và phép lạ đã dẫn đến một sự thức tỉnh của
Hội Thánh đối với công tác truyền giáo. Những người tin Chúa ra khỏi các
dinh cơ của họ với nhiệt huyết mới để công bố Tin Lành, đánh dấu một thời
kỳ mới cho đất nước chúng ta. Ngày nay, chức vụ của ông hiện lan rộng
khắp các quốc gia trên thế giới.
Tôi gặp Carlos Annacondia vào năm 1993. Lúc ấy tôi là giáo sư thần học tại
Học Viện Thánh Kinh thuộc Rió de la Plata , chủng viện của Hội Thánh Ngũ
Tuần ở tại Argentina. Qua các sinh viên của tôi, tôi khám phá ra chiến dịch
truyền giáo đang diễn ra trong thành phố La Plata, cách Buenos Aires năm
mươi cây số. Nhà truyền giáo ấy là Carlos Annacondia đang khởi đầu chức
vụ truyền giáo, đến lúc ấy tôi vẫn chưa biết ông ta. Những nhận xét của các
học sinh tham gia trong cuộc truyền giáo khiến tôi chú ý. Họ nói rằng “Điều
đang xảy ra thật là phi thường, mỗi tối có hàng ngàn người tiếp nhận Chúa
Jesus làm Cứu Chúa và quyền năng giải cứu mạnh mẽ đến nỗi chúng tôi
phải ở lại rất khuya để cầu nguyện cho những người bị quỉ ám”. Lập tức tôi
quyết định: Mình cần phải gặp con người nầy .
Chiều hôm đó tôi đến địa điểm tổ chức buổi truyền giáo tại La Plata. Sự thật
trước mắt tôi vượt hơn lời tường thuật của các sinh viên. Một đám đông vây
quanh khán đài và tôi có thể cảm nhận một bầu không khí chờ đợi nôn nóng.
Khi buổi nhóm bắt đầu, nhà truyền giáo bước lên bục giảng với cuốn Kinh
Thánh trong tay. Ngay khi ông khởi sự nói, tôi cảm nhận một sự xức dầu
mạnh mẽ bởi Thánh Linh. Kế đến là sự cầu nguyện và lời cầu nguyện của
ông không giống bất cứ lời cầu nguyện nào-nhưng có uy quyền và dường
như nạp điện cho bầu không khí “NÀY SATAN, HÃY NGHE ĐÂY...” là
những từ khai mào cho cuộc đối đầu. Từ đó trở đi, trong Danh Chúa Jesus,
Mục sư Carlos quở trách thẳng mọi quyền lực và mọi quỉ đang tấn công
những người nghe.
Không phải đợi lâu mới thấy hiệu quả của lời cầu nguyện. Nhiều người thét
lớn tiếng khi ngã xuống, run rẫy và bày tỏ các biểu hiện bên ngoài cho thấy
những nan đề thuộc linh trong đời sống họ. Có đến hàng trăm người! Những
người phụ giúp đưa một số người ra một nơi đặc biệt để chăm sóc cho họ.
Uy quyền của Chúa Jesus đã được bày tỏ một cách đáng kinh ngạc tại đó.
Rồi đến sự giảng dạy, và khi Mục sư Annancondia kêu gọi thân hữu với một
tình yêu chỉ có thể đến từ trên cao, thì người ta bắt đầu chạy lên bục giảng.
Họ mời Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống mình với nước mắt tuôn tràn. Tôi
rời nơi ấy lòng đầy cảm động với một khải tượng mới mẻ bùng cháy trong
lòng...
Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ bạn hữu sâu đậm trong thời gian thật
tuyệt vời. Chúng tôi bắt đầu gặp gỡ nhau vào mỗi thứ năm với các Mục sư
khác để cầu nguyện và cùng chia sẻ gánh nặng về những linh hồn hư mất.
Tôi nhớ những lần chúng tôi đã đặt tấm bản đồ Argentina ngay chính giữa
và xin Đức Chúa Trời ban một cuộc phục hưng ở từng góc của xứ sở. Đó
thật là những giờ vui sướng không tả xiết trong tâm linh.
Carlos Annacondia là người của Đức Chúa Trời. Lời chứng khiêm nhường
của ông và tình yêu thương linh hồn là điều rõ rệt đối với tất cả những ai gặp
gỡ ông. Không thể nào ở với ông mà không nói đến công việc của Đức Chúa
Trời và tình yêu của chúng ta dành cho những người hư mất.
Quyển sách sẽ nầy đánh thức tâm linh bạn. Những phép lạ cặp theo những
kẻ tin sẽ trở thành một thực tế trong đời sống bạn khi bạn nắm lấy uy quyền
Đức Chúa Trời ban cho bạn. Mục sư Carlos biết rõ các chủ đề mà có rất ít
người biết. Chúng là một phần kinh nghiệm của ông, và ông dạy họ bằng uy
quyền.
Chức vụ của Annacondia đã thách thức đời sống tôi với tư cách là một Mục
sư. Tất cả những buổi tối tại buổi truyền giáo đã đổ đầy lòng tôi bầu không
khí của đức tin và các phép lạ. Tôi chân thành mong muốn điều tương tự sẽ
xảy đến cho bạn. Qua cuốn sách nầy, nguyện Chúa cho bạn nhận được gánh
nặng và năng quyền để làm một chứng nhân trung tín và đắc thắng.
Claudio J. Freidzon
Mục sư của Hội Thánh Rey de Reys (HT Vua của các vua ) Buenos Aires ,
Argentina
Phần Giới Thiệu
Trong năm đầu tiên sau khi tiếp nhận Chúa Jesus, tôi cảm thấy một gánh
nặng trĩu trong lòng mình. Lời cầu nguyện sâu đậm nhất của tôi là cho đất
nước mình, bởi vì tôi cảm biết Argentina đang chìm trong hư mất. Mỗi ngày
tôi than khóc bên chiếc bản đồ của xứ sở nầy, đặt tay trên mỗi tỉnh thành khi
cầu nguyện cho những linh hồn hư mất tại đó. Tôi dành hàng giờ công bố
Argentina thuộc về Đấng Christ.
Lúc ấy chức vụ Messega of Salvation (Sứ Điệp Cứu Rỗi) do chính tôi đảm
nhận ngày nay vẫn chưa tồn tại, nhưng Đức Chúa Trời đã chỉ cho tôi các
quyển sách, rất nhiều sách có tên tôi trong đó. Đó là một khải tượng rõ ràng.
Trong bất cứ trường hợp nào, tôi không bao giờ chạy đến với sự việc; mà
ngược lại tôi luôn chờ đợi Chúa thúc đẩy mình. Tôi không ngừng thưa với
Ngài rằng “Lạy Chúa, nếu đây là ý Chúa, Ngài sẽ thúc đẩy con làm điều đó”.
Và Chúa đã thúc đẩy tôi viết quyển sách nầy như Ngài đã từng làm trong
mọi sự kiện của đời sống tôi.
Chỉ có một vài cuốn sách ngoài Kinh Thánh để lại ảnh hưởng trên cuộc đời
tôi. Nhưng tôi không bao giờ quên được thời gian tôi đọc các sách của
Kathryn Kuhlman. Những quyển sách thuật lại các phép lạ đã làm tôi khóc;
cứ mỗi lần như vậy sự thúc giục mạnh mẽ buộc tôi phải quỳ gối cầu nguyện.
Vì lý do nào đó, tôi thưa rằng “Lạy Chúa, con muốn Ngài ban cho con điều
người phụ nữ nầy đã được” Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của tôi.
Và ngày hôm nay tôi thật vui mừng khi đem sứ điệp cứu rỗi đến cho những
người hư mất và chỉ cho họ đường đi, lẽ thật và sự sống.
Dầu bạn đang giữ vị trí nào trong thân thể của Chúa đi chăng nữa, điều ao
ước của tôi là qua những trang sách nầy, bạn sẽ đạt đến một chỗ mà tại đó
bạn sẽ kinh nghiệm các sự kiện siêu nhiên. Tất cả những lời làm chứng mà
bạn sẽ đọc ở đây đều có một mục đích độc đáo: để cảm động bạn và thách
thức bạn tìm kiếm những khía cạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời.
Lời cầu nguyện khiêm hạ và mục tiêu duy nhất của tôi là những trang sách
nầy sẽ cho bạn ánh sáng để hiểu sứ điệp của tôi và chúng sẽ để lại trong bạn
một từng trải khác biệt, một ấn tượng lâu bền trong cuộc đời bạn. Ý định của
tôi không phải để các sách của mình xuất hiện đầy trên các kệ sách thư viện
hay thấy tên mình được in trên các quyển sách. Danh tiếng và sự thành công
không làm tôi quan tâm. Mục đích duy nhất của tôi là đem đến phước hạnh
cho đời sống bạn qua sự khám phá chắc chắn về các phép lạ siêu nhiên từ
Chúa dành cho tất cả những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Khi đọc xong quyển
sách nầy, có lẽ bạn cũng có thể cảm nhận như tôi, để chúng ta có thể cùng
nhau công bố: Thế giới này thuộc về Chúa Cứu Thế .
Chúa Jesus phán:
“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép
Báptem sẽ được rỗi. Nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. Vậy những kẻ tin sẽ
được các dấu lạ nầy: lấy danh ta mà trừ quỉ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn
trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau,
thì kẻ đau sẽ lành” (Mac Mc 16:15-18).
Chương 1: SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Vào tối ngày 26 tháng 5 năm 1984 năm nhà biên tập của tờ nhật báo El
Guardian đã tham dự chiến dịch truyền giảng của chúng tôi tại Ensenada
bằng cách ẩn mình cách thận trọng giữa đám đông. Họ đã nghe những câu
chuyện đáng kinh ngạc xảy ra tại các buổi truyền giảng của chúng tôi. Và họ
có mặt ở đó để tìm kiếm những chứng cớ lừa bịp mà họ hi vọng phát hiện
được trong các phép lạ siêu nhiên mà Đức Chúa Trời thực hiện qua các buổi
nhóm. Bài tường trình từ một bài báo được trích dẫn cho thấy không những
họ đã không tìm thấy sự dối trá nào, mà còn tường thuật cách chính xác
những trường hợp được chữa lành bằng phép lạ mà chính họ đã chứng kiến
khi Đức Chúa Trời hành động trong quyền năng và vinh hiển.
Chữa Lành Bởi Phép Lạ Và Các Sự Kiện Không Thể Giải Thích được Tại
Ensenada
Vào tối ngày 26 tháng 5 năm 1984, năm nhà biên tập của tờ El Guardián
(The Guadian) là những người đã chứng kiến một số sự kiện mà tính ngoạn
mục phi thường và tính chân thật của chúng không chấp nhận bất cứ lý do
phản đối nào cả. Giữa vòng bốn ngàn người đang nhóm họp quanh bục
giảng tại Hội Thánh Tin Lành... các nhà báo nhìn thấy hơn ba trăm người
ngã xuống như thể bị sét đánh, chỉ vì một cái chạm nhẹ của nhà truyền giáo
Cơ Đốc tên là Carlos Annacondia, và họ cũng đã xác minh những sự chữa
lành xảy ra vào thời điểm đó...
Trong số năm nhà biên tập chuyên nghiệp có mặt thì ba người là Thiên Chúa
Giáo, một người chỉ mang danh nghĩa Cơ Đốc và một người là vô
thần...ngay trước mắt nhóm người vẫn thường phân tích các sự kiện hoàn
toàn vô tư, không thành kiến trong phán đoán và lạnh lùng trong suy luận
nầy là những quý bà sủi bọt mồm, những đứa trẻ ngã dài trên lớp cỏ ẩm, các
phụ nữ ngã quỵ trong lớp đất bùn. Ba trong số những phụ nữ mặc những
chiếc áo khoác bằng lông thú đắt tiền và hàng trăm thanh niên cả nam lẫn
nữ, những người lớn tuổi, những người thuộc giới bình dân đang loạng
choạng cố giữ mình cho khỏi ngã. Không một điều nào chúng tôi đang nói
đây vượt quá sự thật cả...
Tất cả những gương mặt của những người được nhà truyền giáo Annacondia
“đụng đến” đều có những biểu hiện rõ ràng của nỗi đau đớn hoặc niềm vui
sướng, không một biểu lộ nào có thể bảo rằng họ đang đóng kịch hoặc giả
bộ. Đây là những con người bình dân không thể dựng lên những cảnh như
thế qua thần giao cách cảm với sự trung thực. Điều này gợi đến những ngày
được ghi trong Kinh Thánh; những giờ khắc mà Hội Thánh đầu tiên đã sống,
không phải là một hoạt động được dàn dựng hay trình diễn để lừa dối những
người nhẹ dạ...
Annacondia không phải là nhà thôi miên. Ông ta dùng Thánh Kinh như một
phương tiện trực tiếp và không hề tách khỏi Lời ấy. Không một nhóm từ nào
của ông tách rời khỏi các sách Phúc âm...ông không hề tuyên bố chữa lành
cho bất cứ ai bởi vì ông nói “Đức Chúa Trời chính là Đấng Chữa Lành”. Và
có rất nhiều người được chữa lành. Một phóng viên của tờ El Guardia bị
thương ở phần sụn của đầu gối trái do bị ngã nặng (tai nạn xảy ra ba tháng
trước đó), giờ đây anh không còn thấy đau đớn gì nữa và có thể di chuyển
được bình thường.
Gần ba mươi ngàn người tham dự các buổi tối của chiến dịch truyền giảng
khác nhau, ngoài các nhà thanh tra và quan điểm của các phóng viên, tất cả
đều đồng ý như một lời chứng vững chắc không thể giải thích được, rằng đó
là những sự việc thật sự đã xảy ra mỗi buổi tối cầu nguyện; những đêm mà
trong đó họ luôn nói về Chúa Cứu Thế và Đức Chúa Trời, chỉ các Đấng ấy
mà thôi.
Như báo chí đã ghi nhận, mỗi đêm truyền giảng đều phi thường. Âm thanh
của những bài hát thờ phượng Chúa tràn ngập phòng nhóm. Những cánh tay
giơ cao bày tỏ lòng khao khát Chúa. Người ta vui mừng thuật lại những phép
lạ siêu nhiên xảy đến cho đời sống họ.
Một phụ nữ khiến tôi chú ý đặc biệt và làm tôi cảm động sâu xa. Bà đã kinh
nghiệm một phép lạ và thuật lại câu chuyện kỳ diệu đó như sau:
Tôi sống trọn thời thơ ấu với bố mẹ và ba anh chị em ở thành phố Río
Dulce, là nơi giao tiếp của các nhánh sông. Chỗ ấy nằm ngay biên giới giữa
tỉnh Cordoba và Santiago del Estero.
Một buổi chiều nọ khi mẹ tôi mở chiếc rương lớn, một con rắn đã cắn nhiều
chỗ trên người bà. Kinh hoàng và quá đau đớn, bà thét lên và ngã quỵ trước
mặt chúng tôi. Cha tôi không làm một điều gì cả, mặc dầu người anh cả của
chúng tôi gào lên đòi ông phải ra tay, ông vẫn không phản ứng gì. Ngay sau
đó, cha tôi chuẩn bị xe ngựa kéo và đi mất, bỏ mặc mẹ tôi nằm hấp hối dưới
đất và chúng tôi cô quạnh bên cạnh bà. Tất cả chúng tôi phải vất vả lắm mới
đưa được mẹ lên giường, nhưng bà đã quá yếu. Trời sụp tối, vì vậy chúng tôi
quyết định mang mẹ lên một chiếc xuồng để đưa đến nơi nào có thể tìm
được sự trợ giúp. Song vô ích. Mẹ tôi đã chết.
Bốn đứa chúng tôi, cùng đứng đó trước thi hài của mẹ, thật cô độc. Em trai
nhỏ nhất của chúng tôi là Juan chỉ mới mười một tháng. Kế đến là tôi, bốn
tuổi. Chị tôi Juana năm tuổi và cuối cùng là Pedro, anh lớn nhất của tôi, tám
tuổi.
Chúng tôi tự tay làm một cái quan tài, và nhờ sự giúp đỡ của một người
hàng xóm, chúng tôi đưa mẹ ra nghĩa trang. Người gần nhất sống cách
chúng tôi một ngày rưỡi đường đi bằng ngựa. Chúng tôi suy đoán rằng ông
hàng xóm đến là vì cha tôi, khi ra đi đã ghé qua và cho ông ta biết tình cảnh
của chúng tôi. Sau khi giúp chôn cất mẹ tôi, ông ta ra về. Ông hứa sẽ trở lại,
nhưng không bao giờ trở lại nữa.
Chỉ còn có một mình, chúng tôi quay về căn nhà bằng đất sét của mình, nơi
chúng tôi đã sống, bị bỏ mặc cho số phận tại đó. Mỗi buổi chiều chúng tôi ra
thăm mộ mẹ vì cảm thấy được che chở bởi thân xác mẹ tôi nằm ở đó. Chúng
tôi cứ làm thế suốt trong ba năm, chẳng hề sợ hãi; nơi đó là nhà của chúng
tôi. Thật thế, chúng tôi cảm thấy hết sức vui thích đến nỗi thường chơi đùa
và ngủ lại ở giữa các ngôi mộ.
Ngày nay, tôi nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo vệ chúng tôi suốt thời
gian đó, khi mà chúng tôi chỉ có một mình. Chúng tôi ăn cá và săn bắt bằng
những chiếc bẫy tự lắp đặt. Lúc ấy vịt, cừu, trứng rất nhiều và một số khác
cũng có sẵn. Chúng tôi cho đứa em nhỏ Juan uống sữa từ một con dê đang
cho con bú; con dê nằm xuống, Juan thường chui vào bú trực tiếp. Anh cả là
người lo thức ăn cho cả nhà, mặc dầu tất cả chúng tôi đều phụ giúp.
Một ngày nọ, anh cả bắt chúng tôi thề rằng người nào trong chúng tôi có cơ
hội đầu tiên gặp lại cha mình thì phải giết chết ông ấy. Thực ra lúc ấy chúng
tôi chỉ là những đứa trẻ hoang dã, hung dữ. Chúng tôi trần truồng, bẩn thỉu
và lôi thôi lếch thếch. Điều duy nhất giữ cho chúng tôi còn sống là mong
muốn giết được cha mình. Điều đó cho chúng tôi sức mạnh cần thiết để sống
còn.
Ba năm sau đó, cha tôi trở về, ông trói chúng tôi lại, cho vào bao và đem
chúng tôi đến thị trấn gần nhất. Sau đó ông giao chúng tôi cho các chủ đất
khác nhau, phân ly chúng tôi bất chấp tình thương gắn bó chúng tôi dành
cho nhau.
Những người chủ trại đã nhận tôi, dạy tôi cách làm việc ngoài đồng, làm
bánh mì và các công việc khác. Mặc dầu chỉ mới bảy tuổi, tôi đã làm việc rất
vất vả. Thực ra họ đã phải thuần dưỡng tôi. Thậm chí lúc ấy, lời thề với các
anh em tôi rằng sẽ giết cha tôi vẫn là động lực tiếp sức cho tôi để sống. Tôi
phải lớn lên để thực hiện sự báo thù thay cho mẹ tôi . Tôi không bao giờ còn
gặp lại các anh chị em tôi nữa, nhưng hy vọng tìm gặp họ cũng đã giúp tôi
sống còn.
Khi tôi mười bốn tuổi, đứa con trai trong gia đình nuôi dưỡng hãm hiếp và
đánh dập tôi dã man. Một ngày nọ, mệt mỏi vì phải chịu đựng tất cả những
gì hắn đã làm cho tôi, tôi kể hết mọi chuyện cho cha mẹ hắn. Họ bảo tôi nói
dối và còn đánh đập tôi tàn tệ đến nỗi cuối cùng tôi phải nằm nhà thương
trong ba tháng. Các bác sĩ bảo rằng tôi không khá lên được vì tôi không
muốn sống.
Cơn sốt tiếp tục làm cạn kiệt sức lực tôi, nhưng khi nhớ lại lời thề của chúng
tôi, tôi bắt đầu bình phục dần dần cho đến khi có thể trở lại làm việc tại trại
chăn nuôi. Một đêm nọ trước khi được mười bảy tuổi, tôi bỏ trốn, ẩn trong
các cánh đồng lúa miến, đi bộ đến thị trấn gần nhất và đến nơi trước bình
minh. Tôi chạy đến đồn cảnh sát và kể cho họ điều đã xảy đến cho tôi.
Tưởng sẽ được bảo vệ nhưng họ bỏ tôi vào một phòng giam, tại đó hai cảnh
sát đã đánh đập và cưỡng hiếp tôi.
Tôi thật sự muốn chết. Thậm chí tay cảnh sát trưởng thị trấn đêm đó cũng
muốn cưỡng hiếp tôi, khi tôi phủ phục dưới chân và van nài ông đừng làm
điều đó, tôi rên rỉ “Lạy ông, xin đừng làm khổ tôi”, ông ta cảm thấy tội
nghiệp nên để tôi lại một mình. Ông cho tôi biết gia đình nuôi tôi là một gia
đình rất có thế lực trong vùng và tôi phải quay về với họ. Tôi cho ông biết
cha ruột tôi cũng là một người nổi tiếng và bảo ông tìm ông ấy; chắc chắn
ông ta sẽ cho viên cảnh sát trưởng ấy một số tiền vì đã giải thoát tôi. Cuối
cùng, viên cảnh sát trưởng đồng ý, ông khai báo cho gia đình chủ trại, đồng
thời cho cha tôi chỗ ở của tôi.
Cùng ngày đó, tôi trở về với cha tôi. Ông không hề gặp các anh chị em tôi từ
khi ông bỏ họ cách đây nhiều năm. Tôi thật vui mừng gặp được ông. Tôi tự
nhủ, cuối cùng tôi cũng sẽ giết được ông. Tôi là một cô gái trẻ sử dụng dao
rất thành thạo và tôi thấy đã đến lúc để thực hiện điều chúng tôi thề hứa với
nhau nhiều năm trước.
Lúc nầy bố tôi đang khá giả. Ông tìm cách trò chuyện với tôi, muốn làm cho
tôi cảm thấy dễ chịu, nhưng tôi không đáp ứng. Tôi thường cho ông xem con
dao và nói: “Đừng đi ngủ vì một đêm nào đó tôi sẽ giết ông”.
Từ ngày nầy sang ngày khác, tôi không ngồi cùng bàn với cha tôi trong bữa
trưa cũng như bữa tối. Tôi mang đĩa cơm của mình ra ngoài nhà và ngồi ăn
dưới đất, bốc bằng tay, để chứng tỏ cho ông thấy điều ông đã làm cho tôi.
Nhìn thấy điều đó, ông thường khóc và xin tôi tha thứ, nhưng tôi đầy lòng
căm ghét đối với ông.
Ngày nọ tôi lấy một con dao và quyết định giết ông. Tôi muốn mặt đối mặt
để chứng kiến nỗi đau đớn của ông. Tôi đã lao tới và đâm ông. Tôi nghĩ
mình đã giết được ông ta, nhưng khi nhìn con dao tôi chẳng thấy chút máu gì
cả. Vì thế tôi nói với ông: “Bố nầy, giờ bố chưa đến, nhưng không lâu đâu,
tôi sẽ giết bố”.
Một buổi chiều nọ tôi đang ăn cơm ngoài hàng hiên, thì nghe một tiếng động
lớn, như có cái gì đổ. Âm thanh ấy khiến tôi khiếp sợ, và tôi cảm nhận được
mùi của sự chết. Cha tôi đã ngã chết. Tôi vui mừng phần nào, mặc dầu tôi đã
ước ao giết ông bằng chính tay mình.
Cái chết của cha tôi dẫn đến những đau khổ mới, bởi vì giờ đây tôi không
biết phải làm gì với cuộc đời của một đứa trẻ mồ côi như tôi. Một thanh niên
quen biết cha tôi đến gặp tôi và cầu hôn tôi. Tôi nhận lời vì muốn có ai đó
chăm sóc tôi. Nhưng những bất hạnh lại tiếp diễn. Chồng tôi đã lợi dụng tôi.
Anh ta không muốn làm việc, anh ta đối xử với tôi như một đầy tớ.
Khi tôi mang thai, anh ta đem tôi đến Buenos Aires và bỏ tôi ở đó với một
gia đình. Họ đối xử với tôi thật tồi tệ. Tôi cơ cực đến nỗi một buổi chiều nọ
tôi quyết định lao mình vào gầm một chiếc xe lửa đang chạy, nhưng lạ lùng
thay, chiếc xe lửa dừng ngay trước mặt tôi.
Trước khi con trai tôi ra đời, chồng tôi trở lại với tôi, nhưng sự đau khổ vẫn
tiếp tuc. Một lần nữa, tôi bỏ trốn đến sống ở thành phố Rosario với hai con
của tôi, một bé trai hai tuổi và một bé gái một tháng. Thật khó khăn khi phải
sống và làm việc ở đó. Cuối cùng chồng tôi tìm được tôi và đến sống với
chúng tôi.
Năm 1985 một người hàng xóm thuật cho tôi nghe về buổi truyền giảng của
Annacondia. Tôi đã dâng đời mình cho Chúa Cứu Thế tại đó, nhưng cuộc
đời tôi chẳng được thay đổi.
Vài năm sau đó tôi ngã bệnh, tôi bị xuất huyết nặng và không đỡ hơn chút
nào. Năm 1991 tôi quyết định tìm đến một nhà thờ Tin Lành. Hạt giống
được gieo trồng bởi Mục sư Annacondia cuối cùng đang nảy mầm.
Tôi đi nhà thờ với cả gia đình. Tôi bắt đầu nhóm lại đều đặn, nhưng vẫn
không có sự tha thứ trong lòng, tôi chẳng nói gì về đời sống riêng của mình
cả. Quá khứ của tôi được giấu kín trong đáy lòng. Mặc dầu tôi hầu việc
Chúa ở Hội Thánh mình và cũng là một nhân sự có kỷ luật, song tôi chưa
bao giờ tha thứ cho người nào xúc phạm tôi nặng nề.
Năm 1996 khi họ thông báo rằng Carlos Annacondia sắp tổ chức một chiến
dịch truyền giảng tại thành phố của tôi, tôi chuẩn bị với tư cách một nhân
viên trong ban tiếp tân. Vài đêm trước khi chiến dịch bắt đầu, tôi thưa với
Chúa rằng tôi muốn làm một nhân sự tốt, tôi cầu nguyện: “Nếu có bất cứ
điều gì trong con cần được Ngài thanh tẩy, xin hãy chỉ cho con thấy”. Tôi
cũng xin Ngài cho tôi cơ hội tìm lại được các anh chị em mình. Tôi biết chị
tôi đang ở Santa Fe, nhưng chưa bao giờ tìm được chị. Tôi luôn cầu nguyện
cho chị.
Một buổi sáng nọ vào lúc mười giờ, trước khi chiến dịch bắt đầu, tôi nhận
được thư của Juan, em út của tôi. Lập tức tôi liên lạc được với em qua điện
thoại và chỉ ít ngày sau đó tôi lên thành phố để gặp em.
Tôi cảm tạ Chúa vô cùng vì đã giúp tôi tìm được em trai mình và nhiều lần
tôi đã cầu nguyện xin Ngài tha thứ cho tôi tất cả những điều sai trái mà tôi
đã làm.
Trong suốt chiến dịch đó, khi Mục sư Annacondia đang giảng về những rào
cản ngăn trở ơn phước Chúa đến với chúng ta, lòng tôi đã có thể tha thứ cho
người khác. Tôi thấy có điều gì đó giống như là các thiên sứ đang bay chung
quanh tôi và bàn tay Chúa đang cất bỏ mọi oán ghét và thù hận ra khỏi đời
sống tôi. Tôi khóc lớn tiếng từ những nơi sâu thẳm của linh hồn mình, xin
Chúa tha thứ từng điều một mà tôi đã âm mưu nghịch cùng cha tôi và chồng
tôi, đến nỗi cuối cùng tôi khan cả tiếng, không nói được. Từ đáy lòng, tôi đã
có thể tha thứ cho họ, điều đó đã giúp tôi tìm được sự chữa lành cho trái tim
tan nát. Mặc dầu biết Chúa nhiều năm nhưng tôi thực sự chưa bao giờ có thể
tha thứ. Bức tường ngăn trở, sự không tha thứ đó, đã cản trở ơn phước Ngài
đến trên đời sống tôi.
Đức Chúa Trời đã cất khỏi tôi sự oán ghét đối với những người đàn ông và
Ngài đã cất đi sự đề kháng mà tôi có với chồng tôi. Ngài đã cất sự cay đắng
khỏi lòng tôi, ban cho tôi sức mạnh mới, và trên tất ca, Ngài phục hồi cuộc
hôn nhân của tôi.
Tôi xin dâng cho Chúa tất cả sự vinh hiển và tất cả sự tôn kính vì những thay
đổi Ngài đã đem lại cho cuộc đời tôi và vì tôi tớ Ngài, công cụ được chọn
của Ngài là Carlos Annacondia, Người đã đưa tôi đến chỗ hiểu biết lẽ thật.
CARMEN
Lời chứng của người phụ nữ nầy đã để lại một ảnh hưởng mạnh mẽ, không
những trong đời sống cô ta, mà trong cuộc đời của nhiều người khác, là
những người đã nghe câu chuyện về cuộc đời của cô, nhiều lời làm chứng
khác đã được chia sẻ từ bục giảng. Sự kinh ngạc và thán phục của tôi trước
sự đáng kinh sợ và quyền năng siêu việt của Chúa không bao giờ ngừng lại.
Buổi tối hôm đó, khi cảm tạ Chúa về tất cả những phép lạ đã xảy ra, tôi hiểu
mục đích của Ngài qua cuộc đời tôi và ý muốn Ngài dành cho sự kêu gọi của
tôi.
Tôi không hiểu vì sao từ khi còn là một cậu bé dầu lúc ấy tôi chưa tiếp nhận
Chúa vào lòng, tôi luôn nhận biết rằng có một hữu thể mạnh hơn, là Đấng tôi
không thấy được, đang gìn giữ tôi. Một đôi lần tôi nói với vài người bạn tôi
về cảm giác ấy.
Giống như nhiều người Argentina khác, tôi xuất thân từ một gia đình nhập
cư, mẹ tôi là người Tây Ban Nha, bố tôi là người Ý. Tôi được dưỡng dục
theo văn hóa Ý. Ông nội tôi, một người Ý điển hình, thường dạy tôi rằng
“Đàn ông mà khóc thì không phải là đàn ông. Nếu có đứa nào đánh con,
đừng khóc mà chạy đến ông; con hãy đánh lại nó”. Điều đó và nhiều lời dạy
dỗ khác đã hình thành lối sống tôi từ khi tôi còn là một cậu bé.
Bố tôi thuộc giai cấp thấp kém. Khi còn nhỏ, gia đình tôi sống trong một căn
hộ chung cư, bố mẹ và ba anh em tôi, Angel, anh lớn nhất, Jose María,
người con út, và tôi ở giữa. Bố tôi làm việc cho một công ty điện tử, còn mẹ
chăm sóc chúng tôi.
Mọi sự đều thay đổi khi bố tôi bệnh nặng, chúng tôi phải đi làm. Lúc ấy tôi
chỉ mới mười tuổi, nhưng mỗi buổi sáng tôi phải dậy sớm để làm việc trong
một cửa hiệu bán thịt. Sau khi làm việc cả ngày tại đó và lau dọn xong, tôi
trở về nhà, rồi ngay sau đó phải đi học lớp đêm. Nhiều buổi sáng, khi thức
giấc, tôi nói với mẹ là tôi bị đau bụng, song thực ra chỉ vì tôi không muốn đi
làm. Mẹ tôi thường chuẩn bị cho tôi một tách trà rồi đưa tôi đi làm. Đó là
cách tôi học để có trách nhiệm và vì thế tôi đã bắt đầu lớn lên.
Sách Châm ngôn chép rằng: “Kẻ làm việc biếng nhác trở nên nghèo hèn, còn
tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có (ChCn 10:4). Mọi thứ tôi đảm nhận
đều trở nên phát đạt. Ai cũng thích tôi. Ngay cả khi tôi phục vụ trong quân
đội năm tôi hai mươi tuổi, tôi đã được phái đến làm việc ở nơi tốt nhất.
Không ai hiểu nỗi tôi đã làm gì để được vị trí đó. Họ giao cho tôi các công
việc tốt nhất và đề bạt tôi lên các vị trí cao hơn trong quân đội. Tôi luôn đi
trước những bạn đồng lứa.
Năm hai mươi mốt tuổi, tôi gặp María, vợ tôi, lúc ấy chỉ mới mười lăm. Ông
tôi thường bảo tôi hãy tìm một cô bạn gái trẻ để có thể dạy dỗ cô ấy cho tốt.
Chúng tôi kết hôn khi tôi hai mươi lăm và María mười chín, sau đó anh tôi
và tôi bắt đầu thành lập công ty mà tôi làm việc cho đến nay.
Thời gian trôi đi, tôi thấy có một khoảng trống lớn trong đời sống mình.
Lòng tôi có nỗi sợ hãi, mục tiêu của cuộc đời tôi là phải có được sự bình an
và hạnh phúc. Tôi nghĩ mình có thể đạt được hai điều đó nhờ thành công và
được công nhận trong công việc. Vì vậy, tôi làm việc rất nhiều, tưởng rằng
tích lũy của cải và làm ra tiền thì cuối cùng tôi sẽ hạnh phúc. Năm ba mươi
lăm tuổi tôi đạt đến địa vị vững chắc về mặt tài chính như mong muốn. Cùng
với hai anh em tôi, chúng tôi đã tạo lập được công ty quan trọng nhất trong
đất nước mình. Tôi có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn và cho María vợ tôi
và bốn con tôi bất cứ điều gì chúng xin. Như vậy theo suy nghĩ của tôi cùng
với nhiều người khác, tôi hẳn là một người hạnh phúc.
Song tôi vẫn cảm thấy nỗi trống vắng to lớn ấy, và tôi nhận ra rằng mình đã
sai lầm khủng khiếp. Không một điều nào trong số những gì tôi nỗ lực đạt
được có thể mang lại bình an hoặc hạnh phúc. Mỗi cuối tuần, nặng nề bởi
những nan đề của tôi, María và tôi thường chuẩn bị cho các con đến một khu
nghỉ mát mùa hè tại bãi biển Đại Tây Dương. Tìm kiếm chút bình an và yên
tĩnh nào đó. Nhưng khi trở lại với công việc, tôi lại cảm thấy tồi tệ hơn
trước. Tối đến tôi không ngủ được, có những nỗi sợ hãi mơ hồ, bất an và lo
lắng. Tôi sợ chính cuộc sống, sợ sự chết, bệnh tật, sợ mất những gì tôi đang
có, sợ điều gì đó khủng khiếp xảy đến với các con tôi. Thậm chí tôi mang
một mặc cảm tội lỗi vì đã đưa chúng vào thế giới đầy dẫy chiến tranh, bạo
lực và ma túy nầy. Vì vậy tôi quyết định trong lòng rằng sẽ không có thêm
đứa con nào nữa.
Từng tháng đi qua, rồi lại từng năm, tôi cảm thấy ngày càng tồi tệ hơn. Tôi
có đủ mọi lý do để hạnh phúc, thế mà tôi vẫn không vui thỏa. Tôi tự hỏi
không biết có thể tìm được bình an và vui thỏa ở đâu; tôi bắt đầu cho rằng
hai điều ấy chỉ là sự tưởng tượng của tâm trí mà thôi.
Lúc đó, tôi là thành viên của một nhóm doanh nghiệp có uy tín. Trong mỗi
buổi họp, tôi không chỉ được giới thiệu là Carlos mà là ông chủ của công ty
nầy công ty nọ. Họ chẳng quan tâm đến con người thực của tôi. Họ chỉ quan
tâm đến những gì tôi làm chủ. Tôi bắt đầu chú ý đến sự thiếu thành thật
trong loại quan hệ ấy, và tôi xa rời những kẻ tự xưng họ là bạn bè của tôi.
Cho đến lúc ấy tôi cũng không hề băn khoăn về Đức Chúa Trời, mặc dầu tôi
đã chịu phép rửa và làm lễ thành hôn trong một nhà thờ Thiên Chúa Giáo.
Tôi tin nơi một Đức Chúa Trời xa cách, vô tình đối với những kẻ chỉ có thể
thưa chuyện với Ngài qua một người trung gian. Tôi đã không biết Chúa là
Đấng quan tâm đến tôi và muốn có một mối tương giao cá nhân với tôi. Tôi
cũng không biết mình có thể làm bạn của Ngài, hiểu biết Ngài và có mối
tương quan mật thiết với Ngài.
Vào một ngày nọ trong năm 1979 tôi đã được nghe Tin Lành. Tôi đã nghe
Chúa phán rằng: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng , hãy đến cùng ta , ta
sẽ cho các ngươi được yên nghỉ ” (Mat Mt 11:28). Tôi được mời đến một
buổi nhóm nơi Mục sư Manuel Ruiz, vị sứ giả người Panama ở tại Bôlivia
vào lúc ấy đang giảng. Trong buổi nhóm tôi nhận ra rằng nhà truyền đạo
đang nói trực tiếp với tôi, với lòng tôi. Ông nói “Bạn đang bị đè nặng bởi
những nỗi sợ hãi, những sự bất an và thất bại. Mọi điều đó hiện đang ở trước
mặt Đức Chúa Trời. Hãy dâng lòng mình cho Ngài, Ngài sẽ chăm sóc không
những gia đình bạn mà cả đến những nan đề của bạn”.
Khi nghe những lời ấy, tôi đã bật khóc như chưa từng được khóc từ nhiều
năm nay. Khi nghe được tiếng Chúa qua một trong các đầy tớ Ngài, tôi nhận
ra rằng Chúa yêu tôi, Ngài vẫn nhớ đến tôi. Khi vị truyền đạo hỏi có bao
nhiêu người cần Chúa, tôi đã đưa tay lên vì tôi thật sự cần Ngài bằng cả tấm
lòng. Tôi hỏi vợ tôi, lúc ấy đang ngồi ngay bên cạnh tôi, rằng nàng có muốn
tiếp nhận Chúa Jesus không? Nàng trả lời “Em đã chờ đợi giờ phút nầy từ
lâu rồi”.
Khi tôi đưa tay lên, tôi có cảm tưởng như nó nặng đến hàng tấn. Mọi thứ suy
nghĩ tràn đến tâm trí tôi. Bạn bè, gia đình tôi và những nhà doanh nghiệp
trong câu lạc bộ sẽ nói gì? Các giám đốc nhà băng làm việc với tôi sẽ nghĩ
gì? Còn những tay quản trị thương mại và các nhà doanh nghiệp khác thì
sao? Liệu họ có chế giễu và cười nhạo tôi vì đã quyết định mời Chúa ngự
vào lòng mình không? Nhưng trước mặt tôi là một Đấng lớn hơn tất cả
những người ấy hợp lại.
Vào đêm 19 tháng 5 năm 1979 chính xác là vào 10h30, María và tôi đã mời
Chúa Jesus ngự vào lòng mình. Tôi không bao giờ quên điều xảy ra khi rời
buổi nhóm đó. Lúc chúng tôi bước ra, mọi sự dường như đã đổi khác. Tôi đã
không thể mua được sự bình an hay sự vui thỏa bằng tiền bạc hay thành
công. Nhưng Chúa Cứu Thế đã ban tất cả cho tôi như một món quà chỉ vì
Ngài yêu tôi. Chưa bao giờ có điều gì trong đời có thể mang lại một sự thay
đổi kỳ diệu như điều đã xảy ra khi tôi đưa tay lên tiếp nhận Ngài. Mỗi ngày
qua đi tôi lại càng thấy vui thỏa hơn. Tôi ngưng hút thuốc và uống rượu. Tôi
bỏ lại mọi nghi ngờ và sợ hãi đàng sau. Tôi vốn là người ghiền Tivi, nhưng
kể từ ngày gặp Chúa không hiểu sao tôi quên xem Tivi. Mọi sự đã thay đổi.
Sau khi tin nhận Chúa, tôi đã có thêm năm đứa con nữa. Đến nay, gia đình
tôi gồm vợ tôi, chín đứa con và ba đứa cháu. Các con tôi là Carlos Alberto,
Angel, María Eugenia, José María, Rebeca, Moises, Elias, Rut, và Natanael.
Ngày nay chúng tôi thật sự vui mừng.
Bởi vì María và tôi trở thành những Cơ Đốc Nhân trong cuộc truyền giảng,
nên chúng tôi không có hội thánh địa phương để tham gia. Đó là lý do khiến
chúng tôi quyết định, cùng với những gia đình khác đã dâng đời sống mình
cho Chúa trong cùng kỳ truyền giảng đó, bắt đầu nhóm lại với nhau.
Cùng với chúng tôi có một số công nhân trong công ty của chúng tôi: có vị
trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm về một trong các gian
hàng của chúng tôi, và một vài người khác. Chúng tôi tìm một Mục sư để
dẫn dắt chúng tôi. Không ai trong chúng tôi biết cách giảng dạy, nhưng
Chúa đã đặt để một Mục sư giữa vòng chúng tôi. Suốt trong thời gian ban
đầu đó, Mục sư Gomelsky đã giúp chúng tôi tăng trưởng. Cùng với ông
chúng tôi đã nung nấu khải tượng về việc chinh phục những linh hồn cho
Chúa Cứu Thế. Chúng tôi nhiệt thành đến nỗi mặc dù hiểu rất ít về Chúa,
chúng tôi đã giảng Tin Lành cho mọi người, chia sẻ chính kinh nghiệm của
mình. Đức tin chúng tôi thật giản dị và không theo cấu trúc nào cả, thế mà
người ta vẫn được cứu và được chữa lành. Sứ điệp quan trọng nhất của
chúng tôi là Tin Lành của Chúa Cứu Thế Jesus và tình yêu Ngài dành cho
chúng ta. Chúng tôi cầu nguyện cho người đau, tin rằng họ sẽ được lành, và
họ đã được lành. Chúng tôi rao giảng sự cứu rỗi, không hề nghi ngờ người
đứng trước chúng tôi sẽ tiếp nhận Chúa.
Khi thành lập Hội Thánh của mình vào năm 1979, tất cả chúng tôi đều là
những người mới tin Chúa. Chúng tôi bắt đầu với bốn cặp vợ chồng cùng
con cái của họ. Chúng tôi là các cộng tác viên, là các chấp sự, và các trưởng
lão của Hội Thánh. Nhưng Đức Chúa Trời đã làm đầy nơi nầy rất nhanh.
Một tuần sau khi tin Chúa, tôi nhận được lời hứa Báptem bằng Thánh Linh
cùng với dấu hiệu nói tiếng mới. Đức Chúa Trời đã cho tôi một khải tượng:
Tôi thấy một khán đài đầy người và chính mình đang giảng bằng một thứ
tiếng mà tôi không hiểu. Từ giờ phút đó trở đi tôi cảm biết một gánh nặng
đối với những người chưa biết Chúa Cứu Thế. Tôi giảng về Chúa cho bất cứ
người nào tôi gặp.
Mặc dầu vẫn đi làm nhưng điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là hầu
việc Chúa chứ không phải kiếm tiền. Các thành viên trong gia đình tôi là
những người chưa biết Chúa và không thể chấp nhận rằng cuộc đời tôi đã
tận hiến cho Ngài. Họ cố gắng thuyết phục tôi nhìn ra “sai lầm” của tôi, trích
dẫn những lời khuyên khôn ngoan và quan trọng nhất của các người bạn tôi.
Những cuộc đối thoại nầy luôn kết thúc bằng việc tôi làm chứng và họ dâng
đời sống mình cho Chúa.
Suốt những ngày đầu bước đi theo Chúa, một điều thật kinh ngạc đã xảy ra
cho tôi. Trong giờ tôi cầu nguyện, Chúa luôn tỏ cho tôi những khu phố lụp
xụp. Tối đến khi nhắm mắt lại, tôi có thể thấy những khu vực nghèo nàn bị
xã hội xa lánh: trẻ con đi chân đất, nhà cửa làm bằng thùng cáctông và mái
tôn. Thoạt đầu tôi không hiểu Chúa muốn nói gì, tôi nghĩ mình phải rời bỏ
hoặc cho đi các tài sản của mình, kể cả cổ phần của tôi trong công ty; đơn
giản là cho những người nghèo tất cả mọi thứ. Tôi cảm thấy gánh nặng của
Chúa và dành nhiều ngày cầu nguyện khóc lóc, tôi không thấy bình an chút
nào, khi tôi cầu nguyện với María về điều đó, Đức Thánh Linh cảm động
nàng và nàng nói “Em hiểu anh”. Nhưng tôi không thể tìm được chút yên ủi.
Một buổi chiều nọ tôi nói với María “Anh muốn bỏ lại mọi sự đàng sau và
dọn đến Chaco để giảng đạo trong rừng. Em có muốn đi với anh không?”
Câu trả lời của nàng là “Em sẽ đi bất cứ nơi nào anh đi”.
Trong buổi chiều hôm đó tôi rời khỏi nhà và quyết định cho đi mọi thứ. Điều
đầu tiên tôi làm là cho bố tôi chiếc xe hơi mới toanh, vì ông đang cần một
chiếc.
Sau đó tôi đến nói chuyện với Mục sư của tôi là ông Gomelski. Sau khi đưa
ra một số ý kiến về điều tôi nói với ông, ông nói “Anh đã làm việc rất chăm
chỉ để có được những gì anh có; anh không ăn cắp. Vì vậy chỉ hãy sử dụng
tài sản của anh cho Chúa khi nào Ngài phán bảo”.
Lúc ấy tôi có cảm giác giống như Ápraham khi ông đưa dao lên, sẵn sàng
giết con mình. Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy tôi tớ Ngài không do dự mà sẵn
sàng thi hành mạng lệnh của Ngài, thậm chí phó giao chính con trai mình,
Chúa đã giữ tay Ápraham lại. Đức Chúa Trời biết của báu của tôi không bao
gồm những tài sản vật chất mà còn có cả tình yêu tôi dành cho Ngài và cho
những con người hư mất. Ngày nay tôi nhận ra rằng từ bỏ mọi sự sẽ là một
sai lầm, bởi vì đối với nhiều người, kể cả gia đình tôi, điều đó có thể là sự tai
tiếng nhục nhã chứ không phải là một phước hạnh.
"Ta Ban Cho Điều Con Cầu Xin"
Một ngày nọ, sau khi tin Chúa được hai năm rưỡi, Mục sư của tôi trao cho
tôi giấy mời giảng cho một Hội Thánh rất khiêm nhường ở thành phố La
Plata trong tỉnh Buenos Aires. Cầm thư mời trong tay, tôi cảm nhận trong
lòng điều gì đó rất đặc biệt từ nơi Chúa và vì vậy tôi đã nhận lời.
Hội Thánh ấy nghèo đến nỗi không có sàn nhà mà chỉ là những mảnh thảm
cũ nằm trên đất. Hội chúng gồm hai mươi lăm người. Tối hôm ấy sau khi
giảng, Đức Thánh Linh đã ngự đến bằng quyền năng mạnh mẽ đến nỗi mọi
người trong nhà thờ đều nhận được Báptem bằng Thánh Linh. Lúc kết thúc
giờ nhóm, vợ của vị Mục sư đến gặp tôi, bà nói “Đức Chúa Trời đã phán
cùng tôi rằng người rao giảng buổi tối hôm nay sẽ trở thành người đem cơn
phục hưng đến cho thành phố La Plata. Dấu hiệu sẽ là việc đổ đầy Thánh
Linh trên mọi người bằng quyền năng của Đức Chúa Trời”.
Không có nhiều người trong buổi nhóm ấy nhưng có hai anh em từ một Hội
Thánh thuộc thành phố Berisso, một nơi gần La Plata cũng có mặt. Họ mời
tôi sắp xếp một cuộc truyền giảng tại Hội Thánh của họ. Đó là cách tôi đã
khởi sự rao giảng. Sau chiến dịch truyền giảng đầu tiên ấy, vì cớ số lượng
lớn các chiến dịch truyền giáo đang được tổ chức, chúng tôi cùng nhau sắp
đặt một tổ làm việc mà chúng tôi gọi là Mensaje de Salvacíon (Sứ Điệp Cứu
Rỗi).
Vào ngày 12/4/1982, Đức Chúa Trời phán với tôi bằng tiếng phán có thể
nghe được. Ngài bảo “Hãy đọc sự hiện thấy về trũng xương khô trong
Êxêchiên đoạn 37. Từ nay trở đi ta sẽ ban cho ngươi điều ngươi cầu xin”.
Lời cầu nguyện của tôi là “Argentina thuộc về Đấng Christ”. Tôi muốn Ngài
bày tỏ các phép lạ siêu nhiên cho đất nước tôi để đồng bào tôi sẽ biết đến
Ngài. Tôi không ra đời nơi sa mạc hay rừng rú, mà ở một nơi có hàng triệu
người sống, song chẳng hề có một ai từng nói về Chúa cho tôi. Tôi đã không
được nghe nói về Ngài cho đến khi có người nói với tôi về những phép lạ
siêu nhiên đã xảy ra trong chiến dịch truyền giảng nơi tôi đã tin nhận Chúa.
Chính những phép lạ ấy đã thu hút tôi tìm gặp được Chúa. Bấy giờ tôi hiểu
rằng nếu không có những phép lạ về Đức Chúa Trời ở Argentina, thì người
ta sẽ chẳng tin. Trong các sách Tin Lành các dấu lạ siêu nhiên không phải
cho những kẻ tin mà là cho những kẻ chưa tin . Trong đất nước tôi “thấy thì
tin” là một điều tất yếu.
Khi đọc Êxêchiên đoạn 37 tôi hiểu rằng chính hơi thở của Đức Thánh Linh
đã mang lại các phép lạ.
Ngài bèn phán cùng ta rằng “Hãy nói tiên tri về hài cốt ấy, và bảo chúng nó
rằng: Hỡi hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giêhôva. Bấy giờ Ngài phán cùng ta
rằng “Hỡi con người hãy nói tiên tri cùng gió. Hãy nói tiên tri và bảo gió
rằng: Chúa Giêhôva phán như vầy: “Hỡi hơi thở, khá đến từ gió bốn
phương, thở trên những người bị giết, hầu cho nó sống”. Vậy ta nói tiên tri
như Ngài đã phán dặn ta và hơi thở vào trong chúng nó, chúng nó sống và
đứng dậy trên chơn mình, hiệp lại thành một đội quân rất lớn. (Êxêchiên 37:
4,9-10)
Người dân đã bắt đầu nghe về Mensaje de Salvacíon (Sứ điệp cứu rỗi) bởi vì
tất cả những phép lạ đã xảy ra trong các buổi nhóm của chúng tôi. Người ta
chạy lên tòa giảng để tiếp nhận Chúa. Ngày nay tôi có thể bảo đảm với bạn
rằng không phải mọi sự tôi đã trải qua trong việc đáp lại sự kêu gọi của mình
là dễ dàng đâu. Có những điều xảy ra trong đời sống mà tôi không thể hiểu
được.
Khi tôi được Báptem bằng Thánh Linh thì điều nầy đã xảy ra. Các anh em
có mặt trong buổi tối hôm đó đã nhìn thấy vài điều đặc biệt từ Chúa trên tôi.
Sau đó trong một buổi nhóm, vị Mục sư hỏi tôi có thể giúp ông cầu nguyện
cho người bệnh không. Khi tôi khởi sự cầu nguyện, người ta bắt đầu ngã
xuống từng người một. Việc nầy không phải là điều lạ đối với tôi. Tôi đã
nhìn thấy người ta ngã trong chiến dịch truyền giảng của giáo sĩ người
Panama nhưng tôi thật ngạc nhiên khi nhận thấy điều đó thực sự xảy ra cho
tôi. Sau một hồi, tôi ngưng cầu nguyện cho những người khác cho đến khi
Chúa phán trực tiếp với tôi rằng Ngài muốn sử dụng tôi.
Một ngày nọ tôi đi tìm mua một chiếc xe hơi. Khi người chủ xe mở cửa
trước của xe và chỉ cho tôi xem xe, thình lình có điều gì đó xảy ra. Trong
nhà ông ta, vợ và con gái ông bắt đầu biểu lộ những hành động của ma quỉ,
bà vợ khởi sự đập vỡ đồ đạc chung quanh nhà. Ông chồng chạy vào và cuối
cùng đã ngăn được bà. Tà linh đã hành hạ người phụ nữ nầy trong một thời
gian. Người chồng cho biết họ đã từng tin Chúa và đã bỏ Chúa cũng như
phạm nhiều lỗi lầm.
Sau sự việc đó, tôi nhận biết chẳng có điều gì phụ thuộc vào tôi cả. Tà linh
trong người đàn bà ấy đã biểu lộ ra, và tôi thậm chí còn không biết bà ta
đang ở trong nhà. Điều xảy ra đó nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Nhưng
sau đó Chúa đã cho tôi điều gì đó đặc biệt đến nỗi dầu tôi ở đâu, Đấng ngự
trong lòng tôi cũng vẫn tự bày tỏ chính Ngài và khiến ma quỉ trốn chạy. Và
rồi tôi nhận ra rằng tôi không phải là người điều khiển tình huống mà chính
là Chúa. Vì vậy tôi đầu phục chính mình hoàn toàn cho Ngài.
Chương 2: SỰ XỨC DẦU TRONG CHỨC VỤ
Công việc Chúa đang có được những thời điểm kết quả, không những ở tại
Argentina mà còn ở nhiều vùng tại Mỹ nữa. Người ta khao khát Chúa; họ
cần tìm đúng đường. Tôi tin rằng chúng ta cần phải được chuẩn bị đầy đủ, và
vì lý do trên, chúng ta cần sự xức dầu của Chúa để hỗ trợ cho các chức vụ
của chúng ta. Công việc nào không có dấu ấn bởi sự xức dầu của Chúa thì
dầu sống cũng như chết.
Ngay cả những người không có Chúa Cứu Thế trong đời sống họ vẫn có thể
nhận ra sự xức dầu nầy. Khi chúng ta sống mỗi ngày, khi đi làm hoặc thực
hiện các hoạt động khác nhau, những người chung quanh chúng ta phải thấy
điều gì đó khác biệt trong chúng ta. Dầu họ không diễn tả điều đó bằng
những từ ngữ chúng ta dùng, nhưng “điều gì đó” được gọi là sự xức dầu .
Nếu thế gian không nhìn thấy sự xức dầu trong chúng ta, họ sẽ không tin
Đức Chúa Trời đã sai phái chúng ta. Sự huấn luyện tốt nhất của chúng ta đến
từ Đức Thánh Linh. Ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất nầy sẽ không thể
thực hiện được nếu không có sự hành động của Ngài qua đời sống chúng ta.
Đó là lý do tại sao cần phải được đầu tư, được đổ đầy và được tươi mới liên
tục bởi quyền năng và ân điển của Thánh Linh.
Đó là trường hợp của một phụ nữ trẻ tuổi hết lòng tìm kiếm Chúa. Bàn tay
thương xót của Ngài đã hướng dẫn cô đến gặp một người thật sự không hề
biết cô và đã chỉ cho cô con đường cứu rỗi. Cô thuật lại lời chứng đẹp đẽ
như thế nầy.
"Đừng Lấy Đi Điều ông Đã Cho Tôi"
Tôi gặp rất nhiều nan đề trong đời, và tôi quyết định sẽ tự tử. Vì thế, lúc nào
tôi cũng mang theo một lá thư trong túi để giải thích quyết định đó. Tôi
không hề biết gì về chiến dịch truyền giảng đang bắt đầu tại thành phố Mar
del Plata. Tôi cũng không biết nhà truyền giáo Carlos Annacondia. Tôi chưa
bao giờ nghe đến tên ông ta.
Lúc ấy tôi là người quản lý nhân viên trong một khách sạn quan trọng của
thành phố. Nhưng tôi đau yếu và buồn chán nhiều năm, mặc dầu tôi có một
gia đình rất tốt. Tôi không thiếu điều gì cả, nhưng có điều gì đó trục trặc
trong tôi.
Một buổi nọ tại nơi làm việc, tôi đang đợi các nhân viên thay ca, thình lình
tôi quyết định kết liễu cuộc đời mình. Đó chính là ngày tôi chọn để tự tử. Vì
nơi tôi làm việc nằm ngay trước bãi biển nên tôi nghĩ mình cứ bước thẳng
xuống nước và đừng ngoái lại phía sau, cứ như thế tôi sẽ kết thúc mọi nỗi
đau khổ của mình.
Lối vào khách sạn rất đẹp. Có gương lớn và những cánh cửa bằng đồng. Từ
đó người ta có thể nghe thấy tiếng động đặc trưng của hành lang. Mặc dầu
rất quen với những âm thanh đó, song buổi chiều hôm ấy tôi thật ngạc nhiên
trước những tiếng động của các cánh cửa mở và đóng vọng vào. Thình lình
tôi cảm thấy có một bàn tay rất khỏe nắm lấy gáy tôi và nhấc tôi lên. Tôi bắt
đầu bước về phía một người vừa bước vào qua các cửa lớn đó. Khi tôi tiến
gần đến ông ta, tôi nắm lấy áo ông và nói “Ông ơi, ông ơi, có ai có thể nói
cho tôi biết về Chúa không? Tôi cần có ai đó nói cho tôi về Ngài”
Người đàn ông ấy với cặp mắt rất trong sáng và nụ cười thật hiền từ đã nói
với tôi rằng “Được, tôi có thể nói về Chúa cho cô. Tôi có thể nói cho cô biết
Chúa Cứu Thế là Đấng yêu thương cô và giải cứu được cô. Ngài là Jesus
người Naxarét”
Tôi không bao giờ quên những lời ấy. Trong chính giây phút đó, tôi bắt đầu
xin Chúa tha thứ cho tôi. Tôi xưng ra mọi tội lỗi mình đã phạm, thậm chí
những tội lỗi trong thời thơ ấu. Khi tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài, một
luồng sáng xuyên qua người tôi, và tôi bắt đầu cảm tạ Ngài, rồi tôi nhìn vào
người đàn ông đứng trước mặt và hỏi “Ông là ai, hãy nói cho tôi biết đi!”
Ông ta trả lời “Tôi là một tôi tớ của Đức Chúa Trời. Tôi là Carlos
Annacondia”
Tôi nói “Tôi không biết ông, nhưng xin ông đừng lấy đi những gì ông mới
vừa cho tôi”
Mười lăm phút sau chồng tôi đến đón tôi, anh ta không thể nhận ra tôi nữa.
Từ ngày đó trở đi, cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi không bao giờ như trước
nữa. Tối đó, tôi đến buổi truyền giảng của Annacondia và tại đó tôi đã dâng
đời mình cho Chúa ngay trước một đám đông rất lớn. Ngày nay, có thể nói
rằng tôi là người đầu tiên dâng cuộc đời mình cho Chúa qua nhà truyền giáo
trong chiến dịch truyền giảng đầu tiên và không thể quên được của Carlos tại
Mar del Plata.
Ba ngày sau khi tin nhận Chúa, Ngài phán với tôi bằng một tiếng phán có
thể nghe được và bảo tôi sắp có một đứa con gái nữa. Đó là điều không dễ
hiểu hoặc thậm chí không thể chấp nhận được, bởi vì tôi đã giải phẩu và
cuộc giải phẩu ấy đã lấy đi một phần thuộc cơ quan sinh sản của tôi. Các bác
sĩ cho tôi biết tôi không thể có con được nữa. Tôi đã ba mươi bảy tuổi và có
ba con gái. Nhưng ngày hôm nay đứa con gái thứ tư của tôi đã mười một
tuổi và là kết quả của việc tin nhận Chúa.
Không lâu sau buổi truyền giảng ấy, Chúa đã kêu gọi tôi hầu việc Ngài. Hiện
nay tôi đang hầu việc Ngài, chồng tôi và tôi là Mục sư tại một Hội Thánh
nhánh của Hội Thánh chúng tôi. Đức Chúa Trời là nguồn cảm thúc và là sức
mạnh của chúng tôi.
MARÍA
Nếu không có sự xức dầu của Đức Chúa Trời, không chức vụ nào trên đất có
thể thành công. Nếu có điều gì mà tất cả chúng ta đều cần phải có, thì đó
chính là điều Chúa Jesus đã phán bảo các môn đồ Ngài “Hãy cứ ở trong
thành cho đến khi các ngươi được mặc lấy quyền phép từ nơi cao” (LuLc
24:49). Các môn đồ trước hết phải được đổ đầy quyền năng của Đức Chúa
Trời để làm chứng cho Ngài tại thành Giêrusalem, xứ Samari và sau cùng là
cho đến các đầu cùng đất. Khi chúng ta được ban cho quyền năng, chúng ta
sẽ có năng lực để trở thành những chứng nhân và đó là cách mà chức vụ của
chúng ta bắt đầu. Đó là chỗ chúng ta sẽ thấy các dấu lạ dẫn lối cho chúng ta.
Ngày nọ, có một anh em đến Hội Thánh chúng tôi mời một người đến rao
giảng và điều động một chiến dịch truyền giảng ba ngày tại một trong các
khu phố nghèo nàn. Có nhiều người giảng tốt trong Hội Thánh chúng tôi; bất
cứ ai trong số họ cũng có thể làm được công việc đó. Dầu vậy, người anh em
ấy cứ nhất định tôi phải là người rao giảng Lời Chúa bởi vì trong một khải
tượng, vợ anh thấy tôi đang giảng.
Tôi đã thưa cùng Chúa rằng tôi sẽ không bao giờ tự ý giảng trong một cuộc
truyền giảng nào mà Chính Ngài phải luôn là người sai phái ai đó đến mời
tôi. Nhờ thế tôi có thể nhận biết khi nào là lúc Chúa tể trị điều đó. Và đó là
cách vẫn được dùng cho đến ngày nay.
Đến lúc đó Chúa đã phán với tôi rồi, Ngài phán nếu tôi muốn Ngài dùng tôi,
thì tôi chỉ tin mà thôi. Ở tại chiến dịch truyền giảng thuộc khu ổ chuột, Ngài
đã tỏ cho tôi biết ý nghĩa thực sự của Mac Mc 16:17. Ngài cho tôi biết bí
quyết đối với các phép lạ siêu nhiên là phải tin.
Cuộc truyền giảng mà tôi được mời đến nằm giữa một trong số các khu phố
tồi tàn nguy hiểm nhất trong vùng. Trong đêm đầu tiên, nhiều thành viên bị
quỉ ám trong băng nhóm đã ngã nằm dài trên mặt đất, lăn lộn và sùi bọt mép.
Tất cả họ đều được giải cứu khỏi ách nô lệ của ma quỉ. Ngày hôm sau, họ là
những người đầu tiên có mặt để đợi buổi nhóm bắt đầu.
Đêm truyền giảng thứ hai, một số thành viên trong các băng nhóm đã cắt
điện. Nhưng điều đó không ngăn được chúng tôi. Các anh em và tôi bắt đầu
thờ phượng Chúa bằng cả tấm lòng của mình, Đức Thánh Linh đã ngự
xuống đến nỗi những người đứng bên phải tôi đều ngã xuống đất. Một nửa
trong số họ bắt đầu lăn tròn. Tôi có thể thấy người ta từ ngoài đường tiến
vào, họ la hét, một số khác thì kêu khóc, một số bò lết, một số người đập đầu
vào bục giảng, kêu gào. Trong lúc đó, tất cả chúng tôi tiếp tục thờ phượng
Chúa cho đến khi điện được sửa xong. Đêm hôm đó tôi đã thấy công việc
của Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi con người, chữa lành và giải cứu nhiều
người.
Đêm thứ ba của chiến dịch, các tà linh tiếp tục ra khỏi nhiều người. Một số
người đưa những người hàng xóm có các biểu hiện của ma quỉ trong nhà của
họ đến. Trong đêm đó, buổi nhóm kết thúc với rất nhiều dấu kỳ và phép lạ.
Đây mới chỉ là chiến dịch truyền giảng đầu tiên của tôi. Sự vinh hiển của
Đức Chúa Trời đã ở đó, bày tỏ các phép lạ để làm cho vững Lời Ngài.
Tương tự như điều đã xảy ra cho người phụ nữ tại Mar del Plata, thế giới
nầy đang chờ đợi ai đó giảng về Chúa cho họ, đem đến cho họ sự cứu rỗi, sự
chữa lành và sự giải cứu, Kinh Thánh cho chúng ta biết:
Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giuđa và người Gờréc
không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi
kẻ kêu xin Ngài, vì “Ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”. Nhưng họ chưa
tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà
tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi
thì rao giảng thể nào? Như có chép rằng: “ Bàn chơn kẻ rao truyềnTin Lành
là tốt đẹp biết bao!” RoRm 10:11-15
Bạn thân mến của tôi, bạn hoặc chức vụ của bạn có thường nghe đến sự
thách thức của mạng lệnh nầy không? Nếu có, xin đừng bao giờ quên bảy
bước dành cho sự xức dầu của chức vụ bạn.
Bảy Bước Cho Sự Xức Dầu
Có bảy yêu cầu để được thành công trong chức vụ hầu việc Chúa. Đây là
những yếu tố cơ bản để có một chức vụ được xức dầu và thành công. Không
có bảy bước đó, sự hầu việc của chúng ta sẽ không có ý nghĩa và không kết
quả. Bảy bước đó là:
Sự Dâng Mình
Điều nầy có nghĩa là hoàn toàn đầu phục Chúa. Không ai trong chúng ta có
thể phát triển một chức vụ thành công, kết quả nếu không phó dâng trọn vẹn
đời sống mình cho Ngài.
Trong công ty của tôi, khi cần thuê người đến làm việc. Chúng tôi đưa quảng
cáo lên báo. Rất nhiều người đáp ứng. Họ phải trải qua nhiều thử nghiệm tùy
theo vị trí đã có sẵn. Chúng tôi sẽ chọn người mà chúng tôi tin là đã được
trang bị tốt nhất cho công việc đó. Tuy nhiên, chúng tôi không làm việc đó
nếu trước hết chưa lượng giá những điều kiện nhất định, ví dụ như năng lực
để thực hiện công việc cũng như kinh nghiệm của họ.
Nhìn chung, khi cần một Mục sư, một tôi tớ Chúa, một cộng sự hoặc một
người phụ tá, Hội Thánh tìm kiếm một nhà thần học là người thực sự am
tường Thánh Kinh, người khôn ngoan có các kỹ năng và kinh nghiệm.
Nhưng Đức Chúa Trời tìm kiếm một tôi tớ như thế nào? Yêu cầu duy nhất
của Ngài là một đời sống hoàn toàn đầu phục Ngài. Ngài không tìm kiếm
một nhà thần học, hay một người khôn ngoan hoặc người võ đoán. Đức
Chúa Trời không chỉ tìm kiếm người khôn ngoan có năng lực mà còn là
người thánh sạch biết đầu phục Chúa hoàn toàn. Điều nầy không dễ dàng có
được, mà là sự chiến đấu đòi hỏi sự bền đỗ, đầu phục hoàn toàn của chúng
ta, và còn có nhiều đòi buộc khác rất khó thực hiện đối với chúng ta.
Tôi nhớ khi Chúa kêu gọi tôi vào chức vụ. Năm đầu tiên tôi vật lộn với Chúa
chỉ vì tôi mới đầu phục 90% cuộc đời mình cho Ngài. Tôi được Báptem
bằng Thánh Linh, đã đến các bệnh viện để cầu nguyện cho những người đau
(và họ đã được lành), đã rao giảng, và người ta tin Chúa. Mặc dầu mọi điều
đó, vẫn còn một phần trong tôi chưa giao nộp hoàn toàn cho Chúa.
Tôi nhớ nhiều người đã nói tiên tri về chức vụ Chúa giao cho tôi. Họ nói với
tôi rằng Ngài sẽ sai phái tôi đến các quốc gia khác, rằng tôi sẽ trở thành nhà
truyền giáo quốc tế, rằng cả nước Mỹ đều sẽ nghe tiếng tôi, và nhiều điều
khác nữa. Song tôi không cảm thấy đời sống mình được hoàn toàn tự do để
phát huy chức vụ ấy.
Ngày nọ Chúa cho tôi thấy một khu phố tồi tàn trong một giấc mơ. Tôi tự
hỏi: Có phải điều đó có nghĩa là Chúa muốn mình đến giảng ở đó không ?
Phản ứng tức thời của tôi là “không, con sẽ không đến đó”. Một lần nữa,
Chúa lại cho tôi thấy một khu phố nghèo nàn trong một giấc mơ. Và tôi lại
trả lời “Con không đến đó. Làm sao con có thể đến các khu phố nghèo nàn
được.” Đó là sự tranh chiến của tôi. Tôi nghĩ mình sẽ rao giảng cho những
người giàu có và nổi tiếng, nhưng Chúa lại muốn tôi giảng Tin Lành cho
người nghèo.
Tôi cảm thấy hơi buồn bực khi biết điều Chúa đang tỏ cho tôi và cách tôi
đáp ứng. Ngày nọ tôi nói với Maria, vợ tôi rằng. “Nếu anh quyết định bỏ hết
mọi sự để đi đến miền Bắc Argentina giảng Tin Lành chỉ với những gì
chúng ta mang trên lưng mà thôi, thì em có đi với anh không?”
Nàng trả lời “Nếu đó là điều anh cảm biết Chúa bảo anh làm, em sẽ đi cùng
anh bất cứ nơi nào”.
Tôi thực sự nghĩ đó là điều Chúa muốn, cho đến cuối cùng tôi hiểu rằng ý
muốn của Ngài dành cho tôi là rao giảng Chúa Cứu Thế ở những nơi đó, cho
những con người đó. Tôi sớm nhận ra rằng tôi không còn quan tâm đến các
tài sản vật chất của mình nữa. Tôi đã mất đi lòng yêu thích mà tôi đã từng
dành cho công ty của mình, là điều mà cho đến giờ phút ấy là cuộc sống của
tôi. Khi tôi cất đi cái tôi và thay đổi các ưu tiên trong tấm lòng mình. Ngài
đã sai tôi giảng Tin Lành cho người nghèo.
Chúng tôi đã giảng Tin Lành ở những khu vực xa xôi nhất của thành phố,
dưới trời mưa, giữa đám bùn lầy. Đó là cách chức vụ của tôi đã bắt đầu. Tại
đó, tôi tổ chức các chiến dịch truyền giảng giữa vòng những tên trộm cướp,
những người đồi trụy, giữa vòng mọi loại tội lỗi. Maria và tôi có những đôi
ủng đi mưa trong xe dành cho những ngày mưa khi mà chúng tôi phải đi
trong những con phố ngập bùn. Nhưng chúng tôi đã giảng Tin Lành với
niềm vui sướng!
Đức Chúa Trời cần sự đầu phục hoàn toàn của tôi. Đó là bước thứ nhất. Nếu
không có sự vâng phục hoàn toàn, Ngài không thể dùng chúng tôi. Không
phải chỉ có sự biến cải hoặc Báptem bằng Thánh Linh. Đức Chúa Trời muốn
một đời sống hoàn toàn dâng trọn cho Ngài. Ngài đang tìm kiếm người bằng
lòng thưa rằng “Lạy Chúa, bất cứ nơi nào Ngài sai con, con sẽ đi”.
Khải Tượng
Bước thứ hai trong việc xức dầu là khải tượng. Khải tượng của chức vụ mà
Đức Chúa Trời ban cho bạn là gì? Trong Hội Thánh của Đấng Christ có năm
sự kêu gọi chức vụ quan trọng: sứ đồ, tiên tri, truyền giáo, mục sư và giáo
sư. Tôi không tin là hết thảy chúng ta đều được kêu gọi làm nhà truyền giáo
hay hết thảy đều được kêu gọi làm mục sư; nếu vậy chúng ta đang xây một
thân thể bị biến dạng. Nếu Chúa chưa ban cho bạn một khải tượng nào về
chức vụ cho đời sống bạn, hãy xin Ngài một khải tượng! Bạn cần phải biết
sự kêu gọi mà Chúa dành cho bạn để bạn có thể tập trung vào mục tiêu đó.
Bạn cần một khải tượng rõ ràng, chính xác về chức vụ mà bạn sẽ phát triển.
Nếu không, sẽ rất khó để đạt được mục tiêu. Có một sự kêu gọi rất cụ thể
cho mỗi người trong chúng ta mà chúng ta cần phải hoàn thành. Khi có được
sự kêu gọi đó, Chúa thường ban cho chúng ta khải tượng, khuôn mẫu và sự
trang bị của Đức Thánh Linh để chúng ta có thể thực hiện được.
Bạn có biết nan đề nghiêm trọng nhất mà Hội Thánh ngày nay đối diện
không? Chủ nghĩa thành đạt (Triumphalism) (“Niềm tin cho rằng giáo lý của
tôi, thái độ của tôi hoặc niềm tin của tôi là ưu việt hơn tất cả những cái
khác”). Hãy cẩn thận! Đó là một thứ bệnh ăn mòn các chức vụ. Vì sao tôi
nói điều nầy? Rất đơn giản, nếu một Mục sư có một hội chúng gồm 3000 tín
hữu, thì bất kỳ Hội Thánh nào có số tín hữu kém hơn số đó sẽ bị coi là thất
bại. Vì thế để đạt được số người tham gia đó, ông ta sẽ làm bất cứ điều gì
phải làm như mua một thính phòng lớn, hai tiếng đồng hồ trên đài phát
thanh, vay tiền, hoặc bất cứ điều gì. Tất cả đều vì một mục đích đơn giản là
để có một nhà thờ có ba ngàn thành viên. Đó là chủ nghĩa thành đạt.
Trong thực tế, không phải tất cả những sự kêu gọi của Chúa đều giống nhau.
Vì vậy nếu bạn không có được khải tượng đúng, chức vụ của bạn sẽ thất bại.
Điều quan trọng là phải biết ý muốn Chúa dành cho đời sống chúng ta. Đức
Chúa Trời kêu gọi những người nam, người nữ vào chức vụ, nhưng phải biết
rằng có những sự kêu gọi dành cho Mục sư, hay người chăn bầy một ngàn
người, mười ngàn người, và cũng có những người chăn bầy năm mươi hoặc
một trăm người.
Chức vụ đẹp nhất trên đất này là hết thảy kẻ bệnh đều được chữa lành. Chúa
Jesus thường rời thành phố nầy để đi giảng cho một thành phố khác và cả
thành đều đi theo Ngài, không phải chỉ những cư dân của một thị trấn nào
đó, mà người ta từ khắp nơi đều đến để nghe Ngài. Ngài giảng cho hàng
ngàn người, và hàng ngàn người được chữa lành. Ngài làm lay chuyển các
thành phố, giải phóng những người bị quỉ ám, thậm chí khiến kẻ chết sống
lại. Nhưng khi kết thúc chức vụ công khai trên đất có bao nhiêu người ở
chung quanh Ngài. Chỉ có 120 người. Theo bạn có phải chức vụ nầy đã thất
bại không?
Nếu chúng ta xem xét chức vụ này theo các tiêu chuẩn của mình ngày nay,
chúng ta phải nói rằng Chúa Jesus đã thất bại, 120 người trên Phòng Cao
chờ đợi lời hứa của Chúa. Hơn 500 người đã thấy Ngài sau khi Chúa Phục
sinh, nhưng chỉ có 120 người trung tín có mặt ở đó. Vậy mà đã có những
người đi rao giảng về Chúa Cứu Thế cho thế giới, và ngày nay chúng ta
nhận Tin Lành như là kết quả của 120 người lúc đầu đó.
Vì vậy, hãy biết rằng có thể Chúa kêu gọi bạn có một Hội Thánh 1000
người, 500 người, 50 người hoặc 20 người. Ai quan tâm đến số lượng? Điều
quan trọng là phải hoàn thành mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Trời
dành cho cuộc đời chúng ta.
Hãy coi chừng chủ nghĩa cực đoan; chúng ta cố gắng đạt được thành công
bằng nhiều cách. Chúng ta có thể mong đợi các ơn phước của Đức Chúa
Trời, nhưng trước hết chúng ta cần phải làm theo ý muốn Ngài. Đó là lý do
vì sao có rất nhiều chức vụ kết thúc trong thất bại. Họ không làm theo ý
muốn Ngài. Đó là lý do vì sao có nhiều chức vụ, dầu họ đã có các Hội
Thánh đến hai ba trăm tín hữu nhưng không thỏa lòng và cay đắng vì cớ
“không đủ”. Nếu hai ba trăm tín hữu là ý muốn của Chúa dành cho bạn, hãy
chấp nhận và đừng lo lắng về số lượng.
Chúa muốn người ta được cứu, nhưng theo cách của Ngài. Không phải ai
cũng được kêu gọi để rao giảng trong các thành phố lớn của thế giới. Có thể
Chúa sai bạn đến một thị trấn nhỏ, đến những nơi khó khăn, nơi mà khó có
thể giúp người ta hiểu được Tin Lành. Mọi linh hồn đều quý báu trước mặt
Chúa. Ngay cả những người không được kêu gọi làm Mục sư cũng có một
phần quan trọng trong nước Đức Chúa Trời. Chúng ta là một phần của một
đội quân và cuộc chiến không chỉ có những người can đảm ở đầu tuyến mà
còn là người trong vị trí quản lý, là người giúp chuẩn bị các bữa ăn, người có
trách nhiệm giúp đỡ các chiến sĩ. Tất cả các chức vụ đều quan trọng. Chức
vụ của bạn cũng vậy.
Sự Hiểu Biết
Có hiểu biết là điều cần thiết, song chúng ta dùng sự hiểu biết đó để phục vụ
Chúa chứ không phải để tỏ cho thế gian thấy chúng ta hiểu biết nhiều chừng
nào. Học tập để trả lời đúng đắn, đầy đủ các vấn đề nào đó là điều rất quan
trọng. Chúng ta phải hiểu Lời Chúa và biết cách ứng dụng các nguyên tắc
của Lời Chúa vào các tình huống trong đời sống. Những người ở trong chức
vụ hầu việc Chúa phải đưa ra được những câu trả lời đúng bởi vì chúng ta
hiểu rõ Lời Chúa, nếu không ma quỉ sẽ thắng thế vì nó biết lời Chúa rất rõ.
Chúa huấn luyện chúng ta để đem tình yêu và ân điển của Đấng Christ đến
với người khác qua đời sống chúng ta. Nếu hết thảy những gì chúng ta có
chỉ là sự hiểu biết mà không có tình yêu đối với những người hư mất, thì
chúng ta không đạt được mục tiêu của mình. Mọi thứ đều cần phải được sắp
đặt chu đáo và thật quân bằng để chức vụ đạt hiệu quả. Chúng ta cần sử
dụng Lời của lẽ thật như những cộng tác viên được chấp thuận, không thay
đổi hoặc lạm dụng lẽ thật của Lời Chúa.
Đức Tin
Đức tin không có việc làm thì chết. Chúng ta có thể có đức tin, nhưng nếu
chúng ta không đưa đức tin vào hành động, thì đức tin sẽ ra vô ích. Nếu
chúng ta tuân theo từng bước trong bảy bước nầy song không có đức tin, thì
sẽ chẳng có sự xức dầu. Muốn có được sự xức dầu thì mỗi một yếu tố đều
cần thiết.
Chúa phán rõ ràng cùng chúng ta “Kẻ nào tin sẽ được những dấu lạ nầy”.
Ngài đề cập một số biểu hiện của quyền năng như chữa lành kẻ đau, đuổi
quỉ, và những điều khác. Bạn có tin mình sẽ được các dấu lạ đó không? Các
dấu lạ nầy để dành cho ai? Cho hết thảy chúng ta “Hãy đi khắp thế gian
giảng Tin Lành cho mọi người”. Ngài sẽ làm vững mạng lệnh bằng những
dấu lạ mà chỉ bởi đức tin mới có được mà thôi.
Khi bạn đứng sau bục giảng, bạn thực hành Lời Chúa bởi đức tin, với mục
đích khẳng định Lời ấy. Phần còn lại, Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm. Có
lẽ bạn lấy làm lạ điều tôi làm. Tôi chỉ giảng Tin Lành như Kinh Thánh chép
trong Mác: Tôi rao giảng Lời Chúa . Một khi người ta tiếp nhận Chúa Jesus
và tiến lên tòa giảng để công khai bày tỏ đức tin của họ, tôi nhân danh Chúa
Jesus mà đuổi các quỉ, và chúng xuất ra. Tôi cầu nguyện cho kẻ đau và họ
được chữa lành. Trong mỗi buổi nhóm tôi cũng cầu nguyện cho việc Báptem
bằng Thánh Linh. Làm trọn bốn phương diện nầy là điều hết sức quan trọng.
Đừng xao lãng điều đó bởi vì mỗi điều đều cần thiết: sự cứu rỗi , sự giải cứu
, sự chữa lành và được Báptem bằng Thánh Linh .
Vậy thì, điều gì xảy ra khi chúng ta cầu nguyện bằng đức tin? Những sự việc
siêu nhiên bắt đầu. Sự vận hành của Đức Chúa Trời chỉ hành động bởi một
chìa khóa duy nhất, đó là đức tin. Chúng ta cần phải tin rằng điều chúng ta
cầu xin sẽ xảy ra. Đức Chúa Trời không bao giờ thất tín đâu.
Cách đây không lâu, một Mục sư mời tôi đến giảng ở tại Hội Thánh của ông.
Tôi bảo với ông “Vâng, tôi sẽ đến, Chúa có ban cho tôi những điều mới mẽ,
và tôi muốn chia sẻ”. Buổi nhóm hôm đó thật náo nhiệt. Chúng tôi mời tất cả
những ai muốn được báp tem bằng Thánh Linh đứng thành một hàng và tôi
bắt đầu cầu nguyện. Mỗi một người tôi đặt tay đều bắt đầu nói các thứ tiếng.
Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra và nó đã xảy ra. Đó là đức tin.
Với lòng đơn sơ, hãy biến đức tin thành hành động. Nếu chúng ta thật sự tin
Lời Chúa. Chúa sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta. Tôi cố gắng giảng Tin Lành
cách đơn giản nhất để mọi người đều hiểu được. Trong một chiến dịch
truyền giảng ở Hoa kỳ, Chúa phán cùng tôi “Hãy giảng một tiếng đồng hồ,
nếu cần. Dân chúng cần hiểu rằng họ là những người cần Ta, chứ không phải
Ta cần họ” Đó là sự thực, con người cần Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta cần
bày tỏ nhu cầu của họ bằng cách nói “Bạn cần Chúa.” Bạn định cứ tiếp tục
mang tấm lòng tan vỡ, say sưa, phạm tội, tà dâm, nói dối hay bạn muốn thay
đổi? Hãy biết rằng khi chúng ta xây lưng lại với Đức Chúa Trời là chúng ta
chọn một cuộc đời đầy dẫy đau khổ, buồn bã và cay đắng”.
Tin Lành cũng đơn giản như vậy, chúng ta hãy học hỏi những điều đơn giản
và rao giảng một Chúa Jesus đơn giản để ai nấy đều hiểu được những lẽ thật
của Đức Chúa Trời.
Hành Động
Để hiểu bước nầy, chúng ta hãy xem Nêhêmi. Ông đã nhận được Lời từ Đức
Chúa Trời bảo ông thi hành một công việc. Ông không ngồi đó đợi Chúa
thực hiện, thay vào đó ông hành động và thưa rằng “..Ngày nay xin Chúa
hãy làm cho tôi tớ Chúa được may mắn và ban cho nó tìm được sự nhơn từ
trước mặt người nầy” (NeNe 1:11).
Nhiều người cầu nguyện, cầu nguyện, và khi chúng tôi bảo với họ rằng
“Người anh em, chúng ta hãy đem khu vực lân cận nầy về cho Chúa Cứu
Thế”, họ trả lời “Chúng tôi đang cầu nguyện về điều đó”. Một năm sau
chúng tôi lại bảo họ “Người anh em, chúng ta phải rao giảng Chúa Cứu Thế
cho khu vực lân cận nầy, có nhiều người nghiện ma túy ở đó”. Một lần nữa
câu trả lời cũng giống như trước, họ đang cầu nguyện cho khu vực nầy. Họ
dành cả cuộc đời chỉ để làm điều đó, cầu nguyện. Chúng ta cần cầu nguyện,
song một khi Chúa đã ban cho chúng ta sự khẳng quyết của Ngài, chúng ta
cần phải đứng lên như Nêhêmi đã làm và nói rằng “Hãy đến, xây cất các
vách thành Giêrusalem lại, hầu cho chúng ta khỏi bị sỉ nhục nữa” (2:17).
Chúng ta luôn muốn Chúa làm mọi sự, chúng ta muốn Ngài đến và rao
giảng, chúng ta cầu nguyện hai phút, rồi bảo “Lạy Chúa xin hãy cứu khu vực
lân cận”. Và đó là cách chúng ta mong đợi người ta đến với Chúa.
Lần nọ Chúa cho tôi khải tượng về một ốc đảo lớn với những cây cối kỳ lạ,
tất cả các loại cây ăn trái, những dòng suối nước trong như pha lê, các bông
hoa, cỏ xanh biếc, chim chóc, một đám đông lớn đang uống thứ nước tươi
mát, ăn trái cây, ca hát, vui cười và đùa giỡn. Tôi nghĩ, “Đây hẳn phải là
thiên đàng ”. Nhưng khi tôi tiến gần đến hàng rào chung quanh biên giới của
nó, tôi nhìn thấy một sa mạc ở bên kia. Không có cây cối, không có nước,
chẳng có bông hoa, không có bóng mát; ánh nắng mặt trời làm đá chẻ ra làm
đôi, và tôi nhìn thấy một đám đông thống khổ đang nhìn trừng trừng vào tôi.
Da nhiều người bị nứt nẻ, miệng lưỡi họ bị sưng phồng và họ phải đỡ nhau
mà đứng. Hai tay họ dang thẳng về phía chúng tôi trong thiên đàng, van xin
sự cứu giúp. Khải tượng nầy đã giúp tôi suy nghĩ về Hội Thánh của Chúa
Jesus. Các bức tường trong các nhà thờ của chúng ta đang mệt mỏi vì nghe
chúng ta. Mỗi một viên gạch đều có thể trở thành một tiến sĩ thần học.
Chúng ta hãy mang sứ điệp của tòa giảng đến các đường phố, đến các quảng
trường, các công viên trong thành phố. Chúng ta hãy đi từ nhà nầy sang nhà
khác mà nói về Chúa Cứu Thế. Tiếng kêu khóc của những người đau khổ
đang rền rĩ trong tai chúng ta. Hãy thức dậy. Tin tức trên đài phát thanh và
truyền hình, các nhật báo hằng ngày và các tạp chí hàng tuần đang ca ngợi
kẻ hủy phá! Chúng ta hãy rao giảng về Chúa Cứu Thế Jesus!
Chúa cần những người nam người nữ hành động. Chúng ta hãy nhạy bén và
khôn ngoan. Trong cuộc sống, nếu chúng ta không phó mình để hành động,
các sự việc sẽ không xảy ra đâu! Nếu chúng ta không chịu nỗ lực, chúng ta
sẽ thất bại. Nếu không có hành động thì ngay cả khi chúng ta hết sức khôn
ngoan, chúng ta cũng không chinh phục linh hồn cho Chúa Cứu Thế được.
Thậm chí nếu họ xây cả một Hội Thánh cho chúng ta với tất cả mọi thứ
chúng ta cần, hãy quên điều đó đi! Nhu cầu cần phải hành động có trong mọi
đề án của chúng ta, và điều đó hàm ý việc đi ra hầu việc Chúa.
Nếu bạn biếng nhác, hãy từ bỏ chức vụ hoặc là xin Chúa cất sự biếng nhác
ấy đi. Không có người lười biếng nào có thể thành công trong sự hầu việc
Chúa, bởi vì Ngài cần những con người can đảm và chịu khó để làm việc
cho Ngài. Chúa bảo Giôsuê “Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững
lòng bền chí, chớ run sợ! Chớ kinh khủng” (Gios Gs 1:9).
Làm việc chăm chỉ nghĩa là gì? Tức là phải làm việc vượt quá những giới
hạn của mình. Ví dụ, nếu chúng ta thích ngủ nhiều, chức vụ sẽ không tiến
triển. Mọi thứ đều cần phải có một giới hạn và có mức độ. Tuy nhiên, không
cần thiết phải quá cực đoan ở đầu kia và bận rộn đến nỗi lúc nào cũng phải
chạy và chẳng có cầu nguyện.
Cầu Nguyện Và Kiêng Ăn
Chúng ta là những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Chúng ta có trách nhiệm
giữ cho lửa trên bàn thờ của đời sống tận hiến mình cháy luôn qua sự cầu
nguyện không ngừng. Như vậy lửa của Thánh Linh sẽ không bao giờ tắt.
“Lửa trên bàn thờ phải cháy luôn luôn không nên tắt. Mỗi buổi sáng thầy tế
lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm, sắp của lễ thiêu lên trên, và xông những mỡ về
của lễ thù ân tại đó” (LeLv 6:12).
Điều quan trọng về phần chúng ta là yêu thương những linh hồn hư mất, quỳ
gối và kêu khóc cho những linh hồn hư mất của thế gian nầy, khi chúng ta
tiếp nhận Chúa Jesus, lửa trên bàn thờ lên đến trần nhà. Song cùng với thời
gian, tình yêu nguội dần, và lửa trên bàn thờ cũng vậy. Vì thế nơi có lửa, chỉ
còn là tro. Nếu chúng ta để cho lửa trên bàn thờ tàn tắt như đã xảy ra với
những người Lêvi, chúng ta không đáng là những thầy tế lễ, chúng ta thất
bại trong những bổn phận của mình. Nếu chúng ta không giữ cho lửa trên
bàn thờ của Đức Chúa Trời bùng cháy trong đời sống mình, chúng ta sẽ chỉ
trở nên lạnh lẻo. Chúng ta sẽ mất đi tình yêu đã có đối với những linh hồn
hư mất không có Chúa Cứu Thế và thôi không quan tâm đến công việc Chúa
và các anh em chị em mình nữa.
Nhưng cũng như Hội Thánh Êphêsô, chúng ta vẫn có thể nhen lại tình yêu
ban đầu của mình. Họ đã bỏ mất tình yêu ban đầu. Họ đã từng chịu khó
nhọc, làm nhiều việc, chịu đựng nhiều, nhưng có điều gì đã trục trặc. Đức
Chúa Trời nhìn thấy nhiều nỗ lực của Hội Thánh Êphêsô, những công việc
không mệt mỏi của họ, Ngài biết rằng họ đã không dung chịu những kẻ ác
và họ đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ. Song Ngài
đã phán cùng họ rằng “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính
mến ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu! Hãy ăn năn và làm lại
những công việc ban đầu của mình” (KhKh 2:4-5).
Chúng ta có thể giữ cho lửa cháy luôn bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn, tìm
kiếm Chúa với cả tấm lòng và cầu thay cho những người hư mất. Như vậy,
chúng ta sẽ được chuẩn bị để đương đầu với những trở ngại, bởi vì Chúa đã
phán “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết bèn là cùng chủ
quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần
dữ ở các miền trên trời vậy (Eph Ep 6:12). Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ
rằng chiến trận của chúng ta không phải cùng con người mà là cùng kẻ cầm
quyền trên không trung. Chính đó là nơi chúng ta cần chiến thắng, cũng như
với lời cầu nguyện không thôi, chúng ta nói “Satan, hãy thả thành phố nầy
ra. Hỡi ma quỉ, hãy buông số tiền ấy ra. Hỡi Satan, tà linh ô uế, ngươi là kẻ
mang tội lỗi đến trên Hội Thánh, nhơn danh Chúa Cứu Thế Jesus, hãy buông
Hội Thánh ra.
Satan có thực, nhưng nhiều lúc chúng ta dường như coi thường nó, tưởng
như là nó chẳng làm hại đến chúng ta. Ma quỉ thường rình mò chung quanh
chúng ta như sư tử rống tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được (IPhi 1Pr
5:8). Chúng ta cần chiến đấu trong cuộc chiến nầy bằng sự cầu nguyện ở tại
bàn thờ, và sau đó, mỗi khi chúng ta quở trách nó, giống như chúng ta cho
thêm dầu vào lửa nơi bàn thờ.
Sự dâng mình, khải tượng, hiểu biết, đức tin và hành động, hết thảy đều rất
quan trọng, nhưng chúng ta cần lưu tâm đặc biệt đến sự cầu nguyện và kiêng
ăn. Yếu tố nầy không thể thiếu trong chức vụ của chúng ta. Nếu thất bại ở
mặt nầy, mọi điều khác đều thất bại. Chúng ta cần thận trọng trong mọi điều
mình làm, nhưng luôn luôn thêm sự cầu nguyện và cầu thay vào là một điều
hết sức quan trọng. Nếu bạn là một người lãnh đạo, điều quan trọng là cần
sắp xếp một nhóm người không ngừng cầu nguyện cho bạn, cầu thay cho đời
sống của bạn.
Tình Yêu Thương
Đến đây chúng ta phải vây phủ tất cả những điều mình đã đề cập đến bằng
tình yêu thương. Nếu không có tình yêu dành cho những linh hồn hư mất
hoặc cho bầy chiên mình thì chức vụ Cơ Đốc sẽ vô ích và chẳng kết quả gì
trong đời sống chúng ta. Bạn có thể năng nỗ và có đức tin hoặc sự thông
biết, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương, thì có ích gì? Dầu bạn xây
dựng bất cứ điều gì, rốt lại bạn cũng sẽ làm hỏng nó vì bạn thiếu tình yêu.
Mỗi ngày tôi đều cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con tình yêu thương.
Nếu con không có tình yêu, con chẳng ra gì”. Nếu tôi không thật sự yêu
thương những con người đau khổ thì tôi không thể tiếp tục chức vụ hầu việc
Ngài. Có những ngày tôi gặp ba người thì thầm vào tai nầy, ba người to nhỏ
vào tai kia, và ba người bàn tán từ phía sau. Tôi có thể quả quyết với bạn
rằng không phải lúc nào cũng dễ để yêu thương đâu, và đó là lý do vì sao
chúng ta cần có chung một tình yêu đặc biệt. Nhiều lúc lòng nhịn nhục của
chúng ta khô cạn đi, và nếu chúng ta không còn chút tình yêu nào, chúng ta
sẽ không thể tiếp tục làm công việc Chúa giao.
Kinh Thánh chép rằng “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay
nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận,
chẳng nghi ngờ sự dữ. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự,
trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự (ICo1Cr 13:4-5, 7). Đó chính là loại tình
yêu chúng ta phải có. Nếu lửa trên bàn thờ bạn đang cháy, hãy xin Chúa đổ
đầy bạn bằng tình yêu, Ngài sẽ làm điều đó. Nhưng đừng quên, hãy cầu
nguyện với Chúa, cầu thay ở trước mặt Ngài. Đừng chỉ thỏa mãn với sự cầu
nguyện năm, mười phút, không đủ đâu. Hãy cầu nguyện với Chúa càng
nhiều càng tốt, bao lâu mà bạn muốn, một giờ, hai giờ, hãy dành thì giờ nơi
bàn thờ. Và rồi tất cả những bước chúng ta đưa vào để có một chức vụ thành
công sẽ tràn ngập tình yêu quý báu của Chúa Cứu Thế Jesus.
Cách đây không lâu, một Mục sư người Đức gởi một anh em đến chỗ chúng
tôi, anh là người đã viết rất nhiều sách. Anh đang khảo sát mọi thứ về các
cuộc phục hưng cũng như những thiếu sót của chúng. Ông đã nói về Finney,
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary Little Daisy
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hungco_doc_nhan
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungphanthitrucgiang82
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Kiệm Phan
 
4th Sunday in Advent - Year A
4th Sunday in Advent - Year A4th Sunday in Advent - Year A
4th Sunday in Advent - Year AIan Smith
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiCngTrn675453
 

Mais procurados (17)

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
So 160
So 160So 160
So 160
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
So 144
So 144So 144
So 144
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mung
 
So 148
So 148So 148
So 148
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
4th Sunday in Advent - Year A
4th Sunday in Advent - Year A4th Sunday in Advent - Year A
4th Sunday in Advent - Year A
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 

Destaque (11)

Raakvlakken tussen antiwitwas en vastgoedtransacties
Raakvlakken tussen antiwitwas en vastgoedtransacties Raakvlakken tussen antiwitwas en vastgoedtransacties
Raakvlakken tussen antiwitwas en vastgoedtransacties
 
Witwaswetgeving in uw accountantskantoor
Witwaswetgeving in uw accountantskantoorWitwaswetgeving in uw accountantskantoor
Witwaswetgeving in uw accountantskantoor
 
Tak 21/23 - 360°
Tak 21/23 - 360°Tak 21/23 - 360°
Tak 21/23 - 360°
 
Documentatiebundel Tak 21/23 - 360° - bijkomende literatuur en informatie
Documentatiebundel Tak 21/23 - 360° - bijkomende literatuur en informatieDocumentatiebundel Tak 21/23 - 360° - bijkomende literatuur en informatie
Documentatiebundel Tak 21/23 - 360° - bijkomende literatuur en informatie
 
Belastingparadijzen
BelastingparadijzenBelastingparadijzen
Belastingparadijzen
 
Fiscale sanctionering
Fiscale sanctioneringFiscale sanctionering
Fiscale sanctionering
 
Deficitaire vereffening
Deficitaire vereffeningDeficitaire vereffening
Deficitaire vereffening
 
M&A - Vennootschaps-en fiscaalrechtelijke aspecten van de share deal
M&A - Vennootschaps-en fiscaalrechtelijke aspecten van de share dealM&A - Vennootschaps-en fiscaalrechtelijke aspecten van de share deal
M&A - Vennootschaps-en fiscaalrechtelijke aspecten van de share deal
 
Fiscale Ethiek
Fiscale EthiekFiscale Ethiek
Fiscale Ethiek
 
Fiscale en sociale visitatie
Fiscale en sociale visitatieFiscale en sociale visitatie
Fiscale en sociale visitatie
 
Meerwaardebelasting
MeerwaardebelastingMeerwaardebelasting
Meerwaardebelasting
 

Semelhante a Nay sa tan hay nghe day

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)gxduchoa
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).pptTOAN Kieu Bao
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Ngukita Nguyen
 
nhung tuong lanh - phan 4.pdf
nhung tuong lanh - phan 4.pdfnhung tuong lanh - phan 4.pdf
nhung tuong lanh - phan 4.pdfTOAN Kieu Bao
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Naymedom
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dongco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 

Semelhante a Nay sa tan hay nghe day (20)

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 
nhung tuong lanh - phan 4.pdf
nhung tuong lanh - phan 4.pdfnhung tuong lanh - phan 4.pdf
nhung tuong lanh - phan 4.pdf
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 

Mais de co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 

Mais de co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 

Nay sa tan hay nghe day

  • 1. Này Satan, Hãy Nghe Đây Tác giả: C. Peter Wagner Lời Nói Đầu Của C. Peter Wagner Lời tựa Của Mục sư Claudio Freidzon Phần Giới Thiệu PHẦN MỘT “HÃY ĐI...GIẢNG TIN LÀNH” 1. Sự Kêu Gọi của Đức Chúa Trời PHẦN HAI “NHỮNG KẺ TIN SẼ ĐƯỢC CÁC DẤU LẠ NẦY...” 2. Được Xức Dầu Trong Chức Vụ 3. Uy Quyền Bởi Đức Tin PHẦN BA “LẤY DANH TA MÀ TRỪ QUỶ...” 4. Ma Quỷ học 101 5. Ma Quỷ học 102 6. Người Bị Quỷ Ám 7. Sự Giải Cứu Thuộc Linh 8. Những Nguy Hiểm Của Tà Thuật 9. Quyền Năng Của Sự Tha Thứ PHẦN BỐN “DÙNG TIẾNG MỚI MÀ NÓI” 10. Báptêm Trong Thánh Linh PHẦN NĂM “UỐNG GIỐNG CHI ĐỘC CŨNG CHẲNG HẠI GÌ” 11. Sự Che Chở Thuộc Linh 12. Trận Chiến Thuộc Linh 101 13. Trận Chiến Thuộc Linh 102 PHẦN SÁU “KẺ ĐAU SẼ ĐƯỢC LÀNH” 14. Sự Đụng Chạm Chữa Lành Lời Nói Đầu Vào thời điểm viết sách này, cuộc phục hưng gây kinh ngạc tại Argentina, đang kết thúc năm thứ mười lăm của nó! Thật là một sự kiện đáng chú ý, bởi vì ngay cả những cuộc phục hưng nổi tiếng nhất như cuộc phục hưng ở phố Azusa, cuộc phục hưng ở xứ Wales, hay cuộc Thức Tỉnh Lớn Lao cũng chỉ kéo dài một vài năm. Đúng là những kết quả lâu dài, những dư âm còn lại của một số cuộc phục hưng vẫn còn lâu hơn sau đó, nhưng bản thân ngọn lửa phục hưng thì tương đối ngắn ngủi. Carlos Annacondia là vị sứ đồ được mọi người công nhận và là người nổi bật hơn hết trong cuộc phục hưng ở tại Argentina. Ông tham gia cùng các tôi tớ xuất chúng của Đức Chúa Trời như Omar Cabrera, Claudio Freidzon,
  • 2. Pablo Deiros, Edgardo Silvoso, Pablo Bottari, Eduardo Lorenzo, và gần đây hơn là Sergio Scataglini. Ai nấy đều nhất trí rằng cuộc phục hưng được khởi phát khi Carlos Annacondia bắt đầu chức vụ truyền giáo cho dân chúng vào năm 1982. Sự tuôn đổ Thánh Linh rộng khắp mọi nơi mà chúng ta vẫn luôn cầu xin dường như đang rất gần. Từ trước đến nay chưa bao giờ có nhiều Cơ Đốc Nhân nói đến phục hưng, giảng về phục hưng, đưa ra các khóa học và khóa hội thảo về phục hưng, cũng như viết các sách báo nói về phục hưng nhiều như lúc nầy. Không còn nghi ngại gì nữa, quyển”Nầy Satan , Hãy nghe đây ” rất có thể được các sử gia trong tương lai xem là một trong những quyển sách quan trọng nhất, nếu không nói là quyển sách quan trọng nhất trong số các văn phẩm phục hưng của thập niên 1990. Tôi thật sung sướng vì nay đã có bản dịch Anh ngữ. Carlos và tôi là bạn hữu từ nhiều năm. Tôi đã dự phần vào các chiến dịch của anh, gây dựng nhân sự của anh, đi đây đó với anh, dịch thuật cho anh, cầu nguyện với anh, nói chuyện và viết về anh, cùng ăn món bò “bíttết” Argentina với anh. Không có người lãnh đạo Cơ Đốc nào tôi tôn trọng hơn anh. Nếu có những tượng đài danh dự dành cho các nhà truyền giáo, thì Annacondia sẽ được xếp ở đó cùng với Billy Graham, Morris Cerullo, T.L.Osborn, Reinhard Bonnke và những người như thế. Lý do duy nhất khiến chúng ta chưa nghe nhiều về anh là vì anh không thể nói tiếng Anh lưu loát. Theo nghiên cứu của tôi, những lý do căn bản khiến cho Cuộc Phục Hưng ở Argentina kéo dài hơn hết tất cả những cuộc phục hưng khác đều có liên quan đến Annacondia. Annacondia đã duy trì việc truyền giáo, tức là chinh phục linh hồn hư mất, như là trọng tâm chính suốt mười lăm năm. Ông luôn tìm kiếm sự hiệp nhất Tin Lành bất cứ nơi nào ông đến và ông đã thấy điều đó xảy ra. Nhiều thành phố ở Argentina đã chia lịch sử gần đây của họ là “trước Annacondia” và “sau Annacondia”. Ngoài ra ông còn nối kết tấm lòng mình với các vị lãnh đạo hoặc sứ đồ khác trong cuộc Phục Hưng Argentina, đắc thắng sự ghen tị, thờ ơ, cạnh tranh, cay đắng và chia rẽ thường là đặc trưng của nhiều phong trào tương tự. Không có yếu tố nào về cuộc Phục Hưng ở Argentina có ý nghĩa hơn là việc không xem thường các thế lực ma quỉ đang nỗ lực bóp nghẹt công cuộc truyền giáo và dập tắt cuộc phục hưng. Tựa đề của quyển sách nầy là tiếng kêu báo hiệu chiến trận của Carlos Annacondia, "Nầy Satan Hãy Nghe Đây !" Như tôi đã được chứng kiến tận mắt, khi ông la lớn điều nầy trong các buổi nhóm công cộng, theo nghĩa đen “Tất cả cửa âm phủ phải mở ra!” Các quỉ hiện ra, và những nạn nhân bị quỉ ám lập tức được đưa ra và họ được
  • 3. giúp đỡ từng người một nhiều khi suốt cả đêm từ những nhà khải đạo đã được huấn luyện về sự giải cứu. Điều nầy dọn đường cho mùa gặt. Khi Carlos kêu gọi, những người nam người nữ từ mọi tầng lớp xã hội thực sự đã chạy lên phía trước bục giảng để được cứu. Không có cảnh “Xin chúng ta hãy nhắm mắt, cúi đầu và hát thêm một câu nữa trong bài “Jesus tôi đến” như điều chúng ta vẫn thường làm. Đây là sự tự do dành cho mọi người, thường là họ chen đẩy nhau để tiến lên trước hết. Cho đến nay hơn hai triệu người đã tiến lên trước tòa giảng để được cứu và dời từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực của Satan đến Đức Chúa Trời! Khi bạn đọc quyển sách nầy, bạn sẽ cảm thấy như mình đang có mặt ở đó. Lời cầu nguyện của tôi là xin Chúa cảm động bạn để thưa rằng “Lạy Chúa con muốn tái dâng chính mình để làm phần việc của con cho loại phục hưng nầy được xảy đến cho thành phố con và cho dân tộc con!” C. Peter Wagner Chủng Viện Thần Học Fuller Lời Tựa Thật là một đặc ân lớn lao cho tôi khi được giới thiệu quyển sách mới nầy của nhà truyền giáo Carlos Annacondia. Là người bạn cùng quê, tôi cảm thấy hãnh diện, vì Carlos với lời chứng không tì vít và trong sáng như pha lê, là một sứ giả người Argentina xuất sắc đại diện cho tất cả chúng tôi trên khắp thế giới. Từ năm 1983 đến nay, chức vụ của ông vẫn tiếp tục phát triển và hiệu quả cho nước Chúa qua việc chinh phục các linh hồn cho Chúa Cứu Thế và huy động Hội Thánh trong việc đeo đuổi Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo. Vào những năm 80, Đức Chúa Trời đã dấy người Anh em Carlos lên làm phát ngôn nhân của sứ điệp cứu rỗi cho một dân ngã lòng đã bị đánh bại niềm kiêu hãnh. Ông là công cụ được Đức Chúa Trời chọn cho một cuộc phục hưng làm rúng động toàn bộ Argentina. Sự trung tín, lòng tận hiến và đức tin của ông trong các dấu kỳ và phép lạ đã dẫn đến một sự thức tỉnh của Hội Thánh đối với công tác truyền giáo. Những người tin Chúa ra khỏi các dinh cơ của họ với nhiệt huyết mới để công bố Tin Lành, đánh dấu một thời kỳ mới cho đất nước chúng ta. Ngày nay, chức vụ của ông hiện lan rộng khắp các quốc gia trên thế giới. Tôi gặp Carlos Annacondia vào năm 1993. Lúc ấy tôi là giáo sư thần học tại Học Viện Thánh Kinh thuộc Rió de la Plata , chủng viện của Hội Thánh Ngũ
  • 4. Tuần ở tại Argentina. Qua các sinh viên của tôi, tôi khám phá ra chiến dịch truyền giáo đang diễn ra trong thành phố La Plata, cách Buenos Aires năm mươi cây số. Nhà truyền giáo ấy là Carlos Annacondia đang khởi đầu chức vụ truyền giáo, đến lúc ấy tôi vẫn chưa biết ông ta. Những nhận xét của các học sinh tham gia trong cuộc truyền giáo khiến tôi chú ý. Họ nói rằng “Điều đang xảy ra thật là phi thường, mỗi tối có hàng ngàn người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa và quyền năng giải cứu mạnh mẽ đến nỗi chúng tôi phải ở lại rất khuya để cầu nguyện cho những người bị quỉ ám”. Lập tức tôi quyết định: Mình cần phải gặp con người nầy . Chiều hôm đó tôi đến địa điểm tổ chức buổi truyền giáo tại La Plata. Sự thật trước mắt tôi vượt hơn lời tường thuật của các sinh viên. Một đám đông vây quanh khán đài và tôi có thể cảm nhận một bầu không khí chờ đợi nôn nóng. Khi buổi nhóm bắt đầu, nhà truyền giáo bước lên bục giảng với cuốn Kinh Thánh trong tay. Ngay khi ông khởi sự nói, tôi cảm nhận một sự xức dầu mạnh mẽ bởi Thánh Linh. Kế đến là sự cầu nguyện và lời cầu nguyện của ông không giống bất cứ lời cầu nguyện nào-nhưng có uy quyền và dường như nạp điện cho bầu không khí “NÀY SATAN, HÃY NGHE ĐÂY...” là những từ khai mào cho cuộc đối đầu. Từ đó trở đi, trong Danh Chúa Jesus, Mục sư Carlos quở trách thẳng mọi quyền lực và mọi quỉ đang tấn công những người nghe. Không phải đợi lâu mới thấy hiệu quả của lời cầu nguyện. Nhiều người thét lớn tiếng khi ngã xuống, run rẫy và bày tỏ các biểu hiện bên ngoài cho thấy những nan đề thuộc linh trong đời sống họ. Có đến hàng trăm người! Những người phụ giúp đưa một số người ra một nơi đặc biệt để chăm sóc cho họ. Uy quyền của Chúa Jesus đã được bày tỏ một cách đáng kinh ngạc tại đó. Rồi đến sự giảng dạy, và khi Mục sư Annancondia kêu gọi thân hữu với một tình yêu chỉ có thể đến từ trên cao, thì người ta bắt đầu chạy lên bục giảng. Họ mời Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống mình với nước mắt tuôn tràn. Tôi rời nơi ấy lòng đầy cảm động với một khải tượng mới mẻ bùng cháy trong lòng... Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ bạn hữu sâu đậm trong thời gian thật tuyệt vời. Chúng tôi bắt đầu gặp gỡ nhau vào mỗi thứ năm với các Mục sư khác để cầu nguyện và cùng chia sẻ gánh nặng về những linh hồn hư mất. Tôi nhớ những lần chúng tôi đã đặt tấm bản đồ Argentina ngay chính giữa và xin Đức Chúa Trời ban một cuộc phục hưng ở từng góc của xứ sở. Đó thật là những giờ vui sướng không tả xiết trong tâm linh. Carlos Annacondia là người của Đức Chúa Trời. Lời chứng khiêm nhường của ông và tình yêu thương linh hồn là điều rõ rệt đối với tất cả những ai gặp gỡ ông. Không thể nào ở với ông mà không nói đến công việc của Đức Chúa Trời và tình yêu của chúng ta dành cho những người hư mất.
  • 5. Quyển sách sẽ nầy đánh thức tâm linh bạn. Những phép lạ cặp theo những kẻ tin sẽ trở thành một thực tế trong đời sống bạn khi bạn nắm lấy uy quyền Đức Chúa Trời ban cho bạn. Mục sư Carlos biết rõ các chủ đề mà có rất ít người biết. Chúng là một phần kinh nghiệm của ông, và ông dạy họ bằng uy quyền. Chức vụ của Annacondia đã thách thức đời sống tôi với tư cách là một Mục sư. Tất cả những buổi tối tại buổi truyền giáo đã đổ đầy lòng tôi bầu không khí của đức tin và các phép lạ. Tôi chân thành mong muốn điều tương tự sẽ xảy đến cho bạn. Qua cuốn sách nầy, nguyện Chúa cho bạn nhận được gánh nặng và năng quyền để làm một chứng nhân trung tín và đắc thắng. Claudio J. Freidzon Mục sư của Hội Thánh Rey de Reys (HT Vua của các vua ) Buenos Aires , Argentina Phần Giới Thiệu Trong năm đầu tiên sau khi tiếp nhận Chúa Jesus, tôi cảm thấy một gánh nặng trĩu trong lòng mình. Lời cầu nguyện sâu đậm nhất của tôi là cho đất nước mình, bởi vì tôi cảm biết Argentina đang chìm trong hư mất. Mỗi ngày tôi than khóc bên chiếc bản đồ của xứ sở nầy, đặt tay trên mỗi tỉnh thành khi cầu nguyện cho những linh hồn hư mất tại đó. Tôi dành hàng giờ công bố Argentina thuộc về Đấng Christ. Lúc ấy chức vụ Messega of Salvation (Sứ Điệp Cứu Rỗi) do chính tôi đảm nhận ngày nay vẫn chưa tồn tại, nhưng Đức Chúa Trời đã chỉ cho tôi các quyển sách, rất nhiều sách có tên tôi trong đó. Đó là một khải tượng rõ ràng. Trong bất cứ trường hợp nào, tôi không bao giờ chạy đến với sự việc; mà ngược lại tôi luôn chờ đợi Chúa thúc đẩy mình. Tôi không ngừng thưa với Ngài rằng “Lạy Chúa, nếu đây là ý Chúa, Ngài sẽ thúc đẩy con làm điều đó”. Và Chúa đã thúc đẩy tôi viết quyển sách nầy như Ngài đã từng làm trong mọi sự kiện của đời sống tôi. Chỉ có một vài cuốn sách ngoài Kinh Thánh để lại ảnh hưởng trên cuộc đời tôi. Nhưng tôi không bao giờ quên được thời gian tôi đọc các sách của Kathryn Kuhlman. Những quyển sách thuật lại các phép lạ đã làm tôi khóc; cứ mỗi lần như vậy sự thúc giục mạnh mẽ buộc tôi phải quỳ gối cầu nguyện. Vì lý do nào đó, tôi thưa rằng “Lạy Chúa, con muốn Ngài ban cho con điều người phụ nữ nầy đã được” Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của tôi. Và ngày hôm nay tôi thật vui mừng khi đem sứ điệp cứu rỗi đến cho những người hư mất và chỉ cho họ đường đi, lẽ thật và sự sống. Dầu bạn đang giữ vị trí nào trong thân thể của Chúa đi chăng nữa, điều ao
  • 6. ước của tôi là qua những trang sách nầy, bạn sẽ đạt đến một chỗ mà tại đó bạn sẽ kinh nghiệm các sự kiện siêu nhiên. Tất cả những lời làm chứng mà bạn sẽ đọc ở đây đều có một mục đích độc đáo: để cảm động bạn và thách thức bạn tìm kiếm những khía cạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện khiêm hạ và mục tiêu duy nhất của tôi là những trang sách nầy sẽ cho bạn ánh sáng để hiểu sứ điệp của tôi và chúng sẽ để lại trong bạn một từng trải khác biệt, một ấn tượng lâu bền trong cuộc đời bạn. Ý định của tôi không phải để các sách của mình xuất hiện đầy trên các kệ sách thư viện hay thấy tên mình được in trên các quyển sách. Danh tiếng và sự thành công không làm tôi quan tâm. Mục đích duy nhất của tôi là đem đến phước hạnh cho đời sống bạn qua sự khám phá chắc chắn về các phép lạ siêu nhiên từ Chúa dành cho tất cả những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Khi đọc xong quyển sách nầy, có lẽ bạn cũng có thể cảm nhận như tôi, để chúng ta có thể cùng nhau công bố: Thế giới này thuộc về Chúa Cứu Thế . Chúa Jesus phán: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép Báptem sẽ được rỗi. Nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: lấy danh ta mà trừ quỉ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành” (Mac Mc 16:15-18). Chương 1: SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Vào tối ngày 26 tháng 5 năm 1984 năm nhà biên tập của tờ nhật báo El Guardian đã tham dự chiến dịch truyền giảng của chúng tôi tại Ensenada bằng cách ẩn mình cách thận trọng giữa đám đông. Họ đã nghe những câu chuyện đáng kinh ngạc xảy ra tại các buổi truyền giảng của chúng tôi. Và họ có mặt ở đó để tìm kiếm những chứng cớ lừa bịp mà họ hi vọng phát hiện được trong các phép lạ siêu nhiên mà Đức Chúa Trời thực hiện qua các buổi nhóm. Bài tường trình từ một bài báo được trích dẫn cho thấy không những họ đã không tìm thấy sự dối trá nào, mà còn tường thuật cách chính xác những trường hợp được chữa lành bằng phép lạ mà chính họ đã chứng kiến khi Đức Chúa Trời hành động trong quyền năng và vinh hiển. Chữa Lành Bởi Phép Lạ Và Các Sự Kiện Không Thể Giải Thích được Tại Ensenada Vào tối ngày 26 tháng 5 năm 1984, năm nhà biên tập của tờ El Guardián (The Guadian) là những người đã chứng kiến một số sự kiện mà tính ngoạn mục phi thường và tính chân thật của chúng không chấp nhận bất cứ lý do phản đối nào cả. Giữa vòng bốn ngàn người đang nhóm họp quanh bục
  • 7. giảng tại Hội Thánh Tin Lành... các nhà báo nhìn thấy hơn ba trăm người ngã xuống như thể bị sét đánh, chỉ vì một cái chạm nhẹ của nhà truyền giáo Cơ Đốc tên là Carlos Annacondia, và họ cũng đã xác minh những sự chữa lành xảy ra vào thời điểm đó... Trong số năm nhà biên tập chuyên nghiệp có mặt thì ba người là Thiên Chúa Giáo, một người chỉ mang danh nghĩa Cơ Đốc và một người là vô thần...ngay trước mắt nhóm người vẫn thường phân tích các sự kiện hoàn toàn vô tư, không thành kiến trong phán đoán và lạnh lùng trong suy luận nầy là những quý bà sủi bọt mồm, những đứa trẻ ngã dài trên lớp cỏ ẩm, các phụ nữ ngã quỵ trong lớp đất bùn. Ba trong số những phụ nữ mặc những chiếc áo khoác bằng lông thú đắt tiền và hàng trăm thanh niên cả nam lẫn nữ, những người lớn tuổi, những người thuộc giới bình dân đang loạng choạng cố giữ mình cho khỏi ngã. Không một điều nào chúng tôi đang nói đây vượt quá sự thật cả... Tất cả những gương mặt của những người được nhà truyền giáo Annacondia “đụng đến” đều có những biểu hiện rõ ràng của nỗi đau đớn hoặc niềm vui sướng, không một biểu lộ nào có thể bảo rằng họ đang đóng kịch hoặc giả bộ. Đây là những con người bình dân không thể dựng lên những cảnh như thế qua thần giao cách cảm với sự trung thực. Điều này gợi đến những ngày được ghi trong Kinh Thánh; những giờ khắc mà Hội Thánh đầu tiên đã sống, không phải là một hoạt động được dàn dựng hay trình diễn để lừa dối những người nhẹ dạ... Annacondia không phải là nhà thôi miên. Ông ta dùng Thánh Kinh như một phương tiện trực tiếp và không hề tách khỏi Lời ấy. Không một nhóm từ nào của ông tách rời khỏi các sách Phúc âm...ông không hề tuyên bố chữa lành cho bất cứ ai bởi vì ông nói “Đức Chúa Trời chính là Đấng Chữa Lành”. Và có rất nhiều người được chữa lành. Một phóng viên của tờ El Guardia bị thương ở phần sụn của đầu gối trái do bị ngã nặng (tai nạn xảy ra ba tháng trước đó), giờ đây anh không còn thấy đau đớn gì nữa và có thể di chuyển được bình thường. Gần ba mươi ngàn người tham dự các buổi tối của chiến dịch truyền giảng khác nhau, ngoài các nhà thanh tra và quan điểm của các phóng viên, tất cả đều đồng ý như một lời chứng vững chắc không thể giải thích được, rằng đó là những sự việc thật sự đã xảy ra mỗi buổi tối cầu nguyện; những đêm mà trong đó họ luôn nói về Chúa Cứu Thế và Đức Chúa Trời, chỉ các Đấng ấy mà thôi. Như báo chí đã ghi nhận, mỗi đêm truyền giảng đều phi thường. Âm thanh của những bài hát thờ phượng Chúa tràn ngập phòng nhóm. Những cánh tay giơ cao bày tỏ lòng khao khát Chúa. Người ta vui mừng thuật lại những phép lạ siêu nhiên xảy đến cho đời sống họ.
  • 8. Một phụ nữ khiến tôi chú ý đặc biệt và làm tôi cảm động sâu xa. Bà đã kinh nghiệm một phép lạ và thuật lại câu chuyện kỳ diệu đó như sau: Tôi sống trọn thời thơ ấu với bố mẹ và ba anh chị em ở thành phố Río Dulce, là nơi giao tiếp của các nhánh sông. Chỗ ấy nằm ngay biên giới giữa tỉnh Cordoba và Santiago del Estero. Một buổi chiều nọ khi mẹ tôi mở chiếc rương lớn, một con rắn đã cắn nhiều chỗ trên người bà. Kinh hoàng và quá đau đớn, bà thét lên và ngã quỵ trước mặt chúng tôi. Cha tôi không làm một điều gì cả, mặc dầu người anh cả của chúng tôi gào lên đòi ông phải ra tay, ông vẫn không phản ứng gì. Ngay sau đó, cha tôi chuẩn bị xe ngựa kéo và đi mất, bỏ mặc mẹ tôi nằm hấp hối dưới đất và chúng tôi cô quạnh bên cạnh bà. Tất cả chúng tôi phải vất vả lắm mới đưa được mẹ lên giường, nhưng bà đã quá yếu. Trời sụp tối, vì vậy chúng tôi quyết định mang mẹ lên một chiếc xuồng để đưa đến nơi nào có thể tìm được sự trợ giúp. Song vô ích. Mẹ tôi đã chết. Bốn đứa chúng tôi, cùng đứng đó trước thi hài của mẹ, thật cô độc. Em trai nhỏ nhất của chúng tôi là Juan chỉ mới mười một tháng. Kế đến là tôi, bốn tuổi. Chị tôi Juana năm tuổi và cuối cùng là Pedro, anh lớn nhất của tôi, tám tuổi. Chúng tôi tự tay làm một cái quan tài, và nhờ sự giúp đỡ của một người hàng xóm, chúng tôi đưa mẹ ra nghĩa trang. Người gần nhất sống cách chúng tôi một ngày rưỡi đường đi bằng ngựa. Chúng tôi suy đoán rằng ông hàng xóm đến là vì cha tôi, khi ra đi đã ghé qua và cho ông ta biết tình cảnh của chúng tôi. Sau khi giúp chôn cất mẹ tôi, ông ta ra về. Ông hứa sẽ trở lại, nhưng không bao giờ trở lại nữa. Chỉ còn có một mình, chúng tôi quay về căn nhà bằng đất sét của mình, nơi chúng tôi đã sống, bị bỏ mặc cho số phận tại đó. Mỗi buổi chiều chúng tôi ra thăm mộ mẹ vì cảm thấy được che chở bởi thân xác mẹ tôi nằm ở đó. Chúng tôi cứ làm thế suốt trong ba năm, chẳng hề sợ hãi; nơi đó là nhà của chúng tôi. Thật thế, chúng tôi cảm thấy hết sức vui thích đến nỗi thường chơi đùa và ngủ lại ở giữa các ngôi mộ. Ngày nay, tôi nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo vệ chúng tôi suốt thời gian đó, khi mà chúng tôi chỉ có một mình. Chúng tôi ăn cá và săn bắt bằng những chiếc bẫy tự lắp đặt. Lúc ấy vịt, cừu, trứng rất nhiều và một số khác cũng có sẵn. Chúng tôi cho đứa em nhỏ Juan uống sữa từ một con dê đang cho con bú; con dê nằm xuống, Juan thường chui vào bú trực tiếp. Anh cả là người lo thức ăn cho cả nhà, mặc dầu tất cả chúng tôi đều phụ giúp. Một ngày nọ, anh cả bắt chúng tôi thề rằng người nào trong chúng tôi có cơ hội đầu tiên gặp lại cha mình thì phải giết chết ông ấy. Thực ra lúc ấy chúng tôi chỉ là những đứa trẻ hoang dã, hung dữ. Chúng tôi trần truồng, bẩn thỉu và lôi thôi lếch thếch. Điều duy nhất giữ cho chúng tôi còn sống là mong
  • 9. muốn giết được cha mình. Điều đó cho chúng tôi sức mạnh cần thiết để sống còn. Ba năm sau đó, cha tôi trở về, ông trói chúng tôi lại, cho vào bao và đem chúng tôi đến thị trấn gần nhất. Sau đó ông giao chúng tôi cho các chủ đất khác nhau, phân ly chúng tôi bất chấp tình thương gắn bó chúng tôi dành cho nhau. Những người chủ trại đã nhận tôi, dạy tôi cách làm việc ngoài đồng, làm bánh mì và các công việc khác. Mặc dầu chỉ mới bảy tuổi, tôi đã làm việc rất vất vả. Thực ra họ đã phải thuần dưỡng tôi. Thậm chí lúc ấy, lời thề với các anh em tôi rằng sẽ giết cha tôi vẫn là động lực tiếp sức cho tôi để sống. Tôi phải lớn lên để thực hiện sự báo thù thay cho mẹ tôi . Tôi không bao giờ còn gặp lại các anh chị em tôi nữa, nhưng hy vọng tìm gặp họ cũng đã giúp tôi sống còn. Khi tôi mười bốn tuổi, đứa con trai trong gia đình nuôi dưỡng hãm hiếp và đánh dập tôi dã man. Một ngày nọ, mệt mỏi vì phải chịu đựng tất cả những gì hắn đã làm cho tôi, tôi kể hết mọi chuyện cho cha mẹ hắn. Họ bảo tôi nói dối và còn đánh đập tôi tàn tệ đến nỗi cuối cùng tôi phải nằm nhà thương trong ba tháng. Các bác sĩ bảo rằng tôi không khá lên được vì tôi không muốn sống. Cơn sốt tiếp tục làm cạn kiệt sức lực tôi, nhưng khi nhớ lại lời thề của chúng tôi, tôi bắt đầu bình phục dần dần cho đến khi có thể trở lại làm việc tại trại chăn nuôi. Một đêm nọ trước khi được mười bảy tuổi, tôi bỏ trốn, ẩn trong các cánh đồng lúa miến, đi bộ đến thị trấn gần nhất và đến nơi trước bình minh. Tôi chạy đến đồn cảnh sát và kể cho họ điều đã xảy đến cho tôi. Tưởng sẽ được bảo vệ nhưng họ bỏ tôi vào một phòng giam, tại đó hai cảnh sát đã đánh đập và cưỡng hiếp tôi. Tôi thật sự muốn chết. Thậm chí tay cảnh sát trưởng thị trấn đêm đó cũng muốn cưỡng hiếp tôi, khi tôi phủ phục dưới chân và van nài ông đừng làm điều đó, tôi rên rỉ “Lạy ông, xin đừng làm khổ tôi”, ông ta cảm thấy tội nghiệp nên để tôi lại một mình. Ông cho tôi biết gia đình nuôi tôi là một gia đình rất có thế lực trong vùng và tôi phải quay về với họ. Tôi cho ông biết cha ruột tôi cũng là một người nổi tiếng và bảo ông tìm ông ấy; chắc chắn ông ta sẽ cho viên cảnh sát trưởng ấy một số tiền vì đã giải thoát tôi. Cuối cùng, viên cảnh sát trưởng đồng ý, ông khai báo cho gia đình chủ trại, đồng thời cho cha tôi chỗ ở của tôi. Cùng ngày đó, tôi trở về với cha tôi. Ông không hề gặp các anh chị em tôi từ khi ông bỏ họ cách đây nhiều năm. Tôi thật vui mừng gặp được ông. Tôi tự nhủ, cuối cùng tôi cũng sẽ giết được ông. Tôi là một cô gái trẻ sử dụng dao rất thành thạo và tôi thấy đã đến lúc để thực hiện điều chúng tôi thề hứa với nhau nhiều năm trước.
  • 10. Lúc nầy bố tôi đang khá giả. Ông tìm cách trò chuyện với tôi, muốn làm cho tôi cảm thấy dễ chịu, nhưng tôi không đáp ứng. Tôi thường cho ông xem con dao và nói: “Đừng đi ngủ vì một đêm nào đó tôi sẽ giết ông”. Từ ngày nầy sang ngày khác, tôi không ngồi cùng bàn với cha tôi trong bữa trưa cũng như bữa tối. Tôi mang đĩa cơm của mình ra ngoài nhà và ngồi ăn dưới đất, bốc bằng tay, để chứng tỏ cho ông thấy điều ông đã làm cho tôi. Nhìn thấy điều đó, ông thường khóc và xin tôi tha thứ, nhưng tôi đầy lòng căm ghét đối với ông. Ngày nọ tôi lấy một con dao và quyết định giết ông. Tôi muốn mặt đối mặt để chứng kiến nỗi đau đớn của ông. Tôi đã lao tới và đâm ông. Tôi nghĩ mình đã giết được ông ta, nhưng khi nhìn con dao tôi chẳng thấy chút máu gì cả. Vì thế tôi nói với ông: “Bố nầy, giờ bố chưa đến, nhưng không lâu đâu, tôi sẽ giết bố”. Một buổi chiều nọ tôi đang ăn cơm ngoài hàng hiên, thì nghe một tiếng động lớn, như có cái gì đổ. Âm thanh ấy khiến tôi khiếp sợ, và tôi cảm nhận được mùi của sự chết. Cha tôi đã ngã chết. Tôi vui mừng phần nào, mặc dầu tôi đã ước ao giết ông bằng chính tay mình. Cái chết của cha tôi dẫn đến những đau khổ mới, bởi vì giờ đây tôi không biết phải làm gì với cuộc đời của một đứa trẻ mồ côi như tôi. Một thanh niên quen biết cha tôi đến gặp tôi và cầu hôn tôi. Tôi nhận lời vì muốn có ai đó chăm sóc tôi. Nhưng những bất hạnh lại tiếp diễn. Chồng tôi đã lợi dụng tôi. Anh ta không muốn làm việc, anh ta đối xử với tôi như một đầy tớ. Khi tôi mang thai, anh ta đem tôi đến Buenos Aires và bỏ tôi ở đó với một gia đình. Họ đối xử với tôi thật tồi tệ. Tôi cơ cực đến nỗi một buổi chiều nọ tôi quyết định lao mình vào gầm một chiếc xe lửa đang chạy, nhưng lạ lùng thay, chiếc xe lửa dừng ngay trước mặt tôi. Trước khi con trai tôi ra đời, chồng tôi trở lại với tôi, nhưng sự đau khổ vẫn tiếp tuc. Một lần nữa, tôi bỏ trốn đến sống ở thành phố Rosario với hai con của tôi, một bé trai hai tuổi và một bé gái một tháng. Thật khó khăn khi phải sống và làm việc ở đó. Cuối cùng chồng tôi tìm được tôi và đến sống với chúng tôi. Năm 1985 một người hàng xóm thuật cho tôi nghe về buổi truyền giảng của Annacondia. Tôi đã dâng đời mình cho Chúa Cứu Thế tại đó, nhưng cuộc đời tôi chẳng được thay đổi. Vài năm sau đó tôi ngã bệnh, tôi bị xuất huyết nặng và không đỡ hơn chút nào. Năm 1991 tôi quyết định tìm đến một nhà thờ Tin Lành. Hạt giống được gieo trồng bởi Mục sư Annacondia cuối cùng đang nảy mầm. Tôi đi nhà thờ với cả gia đình. Tôi bắt đầu nhóm lại đều đặn, nhưng vẫn không có sự tha thứ trong lòng, tôi chẳng nói gì về đời sống riêng của mình cả. Quá khứ của tôi được giấu kín trong đáy lòng. Mặc dầu tôi hầu việc
  • 11. Chúa ở Hội Thánh mình và cũng là một nhân sự có kỷ luật, song tôi chưa bao giờ tha thứ cho người nào xúc phạm tôi nặng nề. Năm 1996 khi họ thông báo rằng Carlos Annacondia sắp tổ chức một chiến dịch truyền giảng tại thành phố của tôi, tôi chuẩn bị với tư cách một nhân viên trong ban tiếp tân. Vài đêm trước khi chiến dịch bắt đầu, tôi thưa với Chúa rằng tôi muốn làm một nhân sự tốt, tôi cầu nguyện: “Nếu có bất cứ điều gì trong con cần được Ngài thanh tẩy, xin hãy chỉ cho con thấy”. Tôi cũng xin Ngài cho tôi cơ hội tìm lại được các anh chị em mình. Tôi biết chị tôi đang ở Santa Fe, nhưng chưa bao giờ tìm được chị. Tôi luôn cầu nguyện cho chị. Một buổi sáng nọ vào lúc mười giờ, trước khi chiến dịch bắt đầu, tôi nhận được thư của Juan, em út của tôi. Lập tức tôi liên lạc được với em qua điện thoại và chỉ ít ngày sau đó tôi lên thành phố để gặp em. Tôi cảm tạ Chúa vô cùng vì đã giúp tôi tìm được em trai mình và nhiều lần tôi đã cầu nguyện xin Ngài tha thứ cho tôi tất cả những điều sai trái mà tôi đã làm. Trong suốt chiến dịch đó, khi Mục sư Annacondia đang giảng về những rào cản ngăn trở ơn phước Chúa đến với chúng ta, lòng tôi đã có thể tha thứ cho người khác. Tôi thấy có điều gì đó giống như là các thiên sứ đang bay chung quanh tôi và bàn tay Chúa đang cất bỏ mọi oán ghét và thù hận ra khỏi đời sống tôi. Tôi khóc lớn tiếng từ những nơi sâu thẳm của linh hồn mình, xin Chúa tha thứ từng điều một mà tôi đã âm mưu nghịch cùng cha tôi và chồng tôi, đến nỗi cuối cùng tôi khan cả tiếng, không nói được. Từ đáy lòng, tôi đã có thể tha thứ cho họ, điều đó đã giúp tôi tìm được sự chữa lành cho trái tim tan nát. Mặc dầu biết Chúa nhiều năm nhưng tôi thực sự chưa bao giờ có thể tha thứ. Bức tường ngăn trở, sự không tha thứ đó, đã cản trở ơn phước Ngài đến trên đời sống tôi. Đức Chúa Trời đã cất khỏi tôi sự oán ghét đối với những người đàn ông và Ngài đã cất đi sự đề kháng mà tôi có với chồng tôi. Ngài đã cất sự cay đắng khỏi lòng tôi, ban cho tôi sức mạnh mới, và trên tất ca, Ngài phục hồi cuộc hôn nhân của tôi. Tôi xin dâng cho Chúa tất cả sự vinh hiển và tất cả sự tôn kính vì những thay đổi Ngài đã đem lại cho cuộc đời tôi và vì tôi tớ Ngài, công cụ được chọn của Ngài là Carlos Annacondia, Người đã đưa tôi đến chỗ hiểu biết lẽ thật. CARMEN Lời chứng của người phụ nữ nầy đã để lại một ảnh hưởng mạnh mẽ, không những trong đời sống cô ta, mà trong cuộc đời của nhiều người khác, là những người đã nghe câu chuyện về cuộc đời của cô, nhiều lời làm chứng khác đã được chia sẻ từ bục giảng. Sự kinh ngạc và thán phục của tôi trước
  • 12. sự đáng kinh sợ và quyền năng siêu việt của Chúa không bao giờ ngừng lại. Buổi tối hôm đó, khi cảm tạ Chúa về tất cả những phép lạ đã xảy ra, tôi hiểu mục đích của Ngài qua cuộc đời tôi và ý muốn Ngài dành cho sự kêu gọi của tôi. Tôi không hiểu vì sao từ khi còn là một cậu bé dầu lúc ấy tôi chưa tiếp nhận Chúa vào lòng, tôi luôn nhận biết rằng có một hữu thể mạnh hơn, là Đấng tôi không thấy được, đang gìn giữ tôi. Một đôi lần tôi nói với vài người bạn tôi về cảm giác ấy. Giống như nhiều người Argentina khác, tôi xuất thân từ một gia đình nhập cư, mẹ tôi là người Tây Ban Nha, bố tôi là người Ý. Tôi được dưỡng dục theo văn hóa Ý. Ông nội tôi, một người Ý điển hình, thường dạy tôi rằng “Đàn ông mà khóc thì không phải là đàn ông. Nếu có đứa nào đánh con, đừng khóc mà chạy đến ông; con hãy đánh lại nó”. Điều đó và nhiều lời dạy dỗ khác đã hình thành lối sống tôi từ khi tôi còn là một cậu bé. Bố tôi thuộc giai cấp thấp kém. Khi còn nhỏ, gia đình tôi sống trong một căn hộ chung cư, bố mẹ và ba anh em tôi, Angel, anh lớn nhất, Jose María, người con út, và tôi ở giữa. Bố tôi làm việc cho một công ty điện tử, còn mẹ chăm sóc chúng tôi. Mọi sự đều thay đổi khi bố tôi bệnh nặng, chúng tôi phải đi làm. Lúc ấy tôi chỉ mới mười tuổi, nhưng mỗi buổi sáng tôi phải dậy sớm để làm việc trong một cửa hiệu bán thịt. Sau khi làm việc cả ngày tại đó và lau dọn xong, tôi trở về nhà, rồi ngay sau đó phải đi học lớp đêm. Nhiều buổi sáng, khi thức giấc, tôi nói với mẹ là tôi bị đau bụng, song thực ra chỉ vì tôi không muốn đi làm. Mẹ tôi thường chuẩn bị cho tôi một tách trà rồi đưa tôi đi làm. Đó là cách tôi học để có trách nhiệm và vì thế tôi đã bắt đầu lớn lên. Sách Châm ngôn chép rằng: “Kẻ làm việc biếng nhác trở nên nghèo hèn, còn tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có (ChCn 10:4). Mọi thứ tôi đảm nhận đều trở nên phát đạt. Ai cũng thích tôi. Ngay cả khi tôi phục vụ trong quân đội năm tôi hai mươi tuổi, tôi đã được phái đến làm việc ở nơi tốt nhất. Không ai hiểu nỗi tôi đã làm gì để được vị trí đó. Họ giao cho tôi các công việc tốt nhất và đề bạt tôi lên các vị trí cao hơn trong quân đội. Tôi luôn đi trước những bạn đồng lứa. Năm hai mươi mốt tuổi, tôi gặp María, vợ tôi, lúc ấy chỉ mới mười lăm. Ông tôi thường bảo tôi hãy tìm một cô bạn gái trẻ để có thể dạy dỗ cô ấy cho tốt. Chúng tôi kết hôn khi tôi hai mươi lăm và María mười chín, sau đó anh tôi và tôi bắt đầu thành lập công ty mà tôi làm việc cho đến nay. Thời gian trôi đi, tôi thấy có một khoảng trống lớn trong đời sống mình. Lòng tôi có nỗi sợ hãi, mục tiêu của cuộc đời tôi là phải có được sự bình an và hạnh phúc. Tôi nghĩ mình có thể đạt được hai điều đó nhờ thành công và được công nhận trong công việc. Vì vậy, tôi làm việc rất nhiều, tưởng rằng
  • 13. tích lũy của cải và làm ra tiền thì cuối cùng tôi sẽ hạnh phúc. Năm ba mươi lăm tuổi tôi đạt đến địa vị vững chắc về mặt tài chính như mong muốn. Cùng với hai anh em tôi, chúng tôi đã tạo lập được công ty quan trọng nhất trong đất nước mình. Tôi có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn và cho María vợ tôi và bốn con tôi bất cứ điều gì chúng xin. Như vậy theo suy nghĩ của tôi cùng với nhiều người khác, tôi hẳn là một người hạnh phúc. Song tôi vẫn cảm thấy nỗi trống vắng to lớn ấy, và tôi nhận ra rằng mình đã sai lầm khủng khiếp. Không một điều nào trong số những gì tôi nỗ lực đạt được có thể mang lại bình an hoặc hạnh phúc. Mỗi cuối tuần, nặng nề bởi những nan đề của tôi, María và tôi thường chuẩn bị cho các con đến một khu nghỉ mát mùa hè tại bãi biển Đại Tây Dương. Tìm kiếm chút bình an và yên tĩnh nào đó. Nhưng khi trở lại với công việc, tôi lại cảm thấy tồi tệ hơn trước. Tối đến tôi không ngủ được, có những nỗi sợ hãi mơ hồ, bất an và lo lắng. Tôi sợ chính cuộc sống, sợ sự chết, bệnh tật, sợ mất những gì tôi đang có, sợ điều gì đó khủng khiếp xảy đến với các con tôi. Thậm chí tôi mang một mặc cảm tội lỗi vì đã đưa chúng vào thế giới đầy dẫy chiến tranh, bạo lực và ma túy nầy. Vì vậy tôi quyết định trong lòng rằng sẽ không có thêm đứa con nào nữa. Từng tháng đi qua, rồi lại từng năm, tôi cảm thấy ngày càng tồi tệ hơn. Tôi có đủ mọi lý do để hạnh phúc, thế mà tôi vẫn không vui thỏa. Tôi tự hỏi không biết có thể tìm được bình an và vui thỏa ở đâu; tôi bắt đầu cho rằng hai điều ấy chỉ là sự tưởng tượng của tâm trí mà thôi. Lúc đó, tôi là thành viên của một nhóm doanh nghiệp có uy tín. Trong mỗi buổi họp, tôi không chỉ được giới thiệu là Carlos mà là ông chủ của công ty nầy công ty nọ. Họ chẳng quan tâm đến con người thực của tôi. Họ chỉ quan tâm đến những gì tôi làm chủ. Tôi bắt đầu chú ý đến sự thiếu thành thật trong loại quan hệ ấy, và tôi xa rời những kẻ tự xưng họ là bạn bè của tôi. Cho đến lúc ấy tôi cũng không hề băn khoăn về Đức Chúa Trời, mặc dầu tôi đã chịu phép rửa và làm lễ thành hôn trong một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tôi tin nơi một Đức Chúa Trời xa cách, vô tình đối với những kẻ chỉ có thể thưa chuyện với Ngài qua một người trung gian. Tôi đã không biết Chúa là Đấng quan tâm đến tôi và muốn có một mối tương giao cá nhân với tôi. Tôi cũng không biết mình có thể làm bạn của Ngài, hiểu biết Ngài và có mối tương quan mật thiết với Ngài. Vào một ngày nọ trong năm 1979 tôi đã được nghe Tin Lành. Tôi đã nghe Chúa phán rằng: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng , hãy đến cùng ta , ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ ” (Mat Mt 11:28). Tôi được mời đến một buổi nhóm nơi Mục sư Manuel Ruiz, vị sứ giả người Panama ở tại Bôlivia vào lúc ấy đang giảng. Trong buổi nhóm tôi nhận ra rằng nhà truyền đạo đang nói trực tiếp với tôi, với lòng tôi. Ông nói “Bạn đang bị đè nặng bởi
  • 14. những nỗi sợ hãi, những sự bất an và thất bại. Mọi điều đó hiện đang ở trước mặt Đức Chúa Trời. Hãy dâng lòng mình cho Ngài, Ngài sẽ chăm sóc không những gia đình bạn mà cả đến những nan đề của bạn”. Khi nghe những lời ấy, tôi đã bật khóc như chưa từng được khóc từ nhiều năm nay. Khi nghe được tiếng Chúa qua một trong các đầy tớ Ngài, tôi nhận ra rằng Chúa yêu tôi, Ngài vẫn nhớ đến tôi. Khi vị truyền đạo hỏi có bao nhiêu người cần Chúa, tôi đã đưa tay lên vì tôi thật sự cần Ngài bằng cả tấm lòng. Tôi hỏi vợ tôi, lúc ấy đang ngồi ngay bên cạnh tôi, rằng nàng có muốn tiếp nhận Chúa Jesus không? Nàng trả lời “Em đã chờ đợi giờ phút nầy từ lâu rồi”. Khi tôi đưa tay lên, tôi có cảm tưởng như nó nặng đến hàng tấn. Mọi thứ suy nghĩ tràn đến tâm trí tôi. Bạn bè, gia đình tôi và những nhà doanh nghiệp trong câu lạc bộ sẽ nói gì? Các giám đốc nhà băng làm việc với tôi sẽ nghĩ gì? Còn những tay quản trị thương mại và các nhà doanh nghiệp khác thì sao? Liệu họ có chế giễu và cười nhạo tôi vì đã quyết định mời Chúa ngự vào lòng mình không? Nhưng trước mặt tôi là một Đấng lớn hơn tất cả những người ấy hợp lại. Vào đêm 19 tháng 5 năm 1979 chính xác là vào 10h30, María và tôi đã mời Chúa Jesus ngự vào lòng mình. Tôi không bao giờ quên điều xảy ra khi rời buổi nhóm đó. Lúc chúng tôi bước ra, mọi sự dường như đã đổi khác. Tôi đã không thể mua được sự bình an hay sự vui thỏa bằng tiền bạc hay thành công. Nhưng Chúa Cứu Thế đã ban tất cả cho tôi như một món quà chỉ vì Ngài yêu tôi. Chưa bao giờ có điều gì trong đời có thể mang lại một sự thay đổi kỳ diệu như điều đã xảy ra khi tôi đưa tay lên tiếp nhận Ngài. Mỗi ngày qua đi tôi lại càng thấy vui thỏa hơn. Tôi ngưng hút thuốc và uống rượu. Tôi bỏ lại mọi nghi ngờ và sợ hãi đàng sau. Tôi vốn là người ghiền Tivi, nhưng kể từ ngày gặp Chúa không hiểu sao tôi quên xem Tivi. Mọi sự đã thay đổi. Sau khi tin nhận Chúa, tôi đã có thêm năm đứa con nữa. Đến nay, gia đình tôi gồm vợ tôi, chín đứa con và ba đứa cháu. Các con tôi là Carlos Alberto, Angel, María Eugenia, José María, Rebeca, Moises, Elias, Rut, và Natanael. Ngày nay chúng tôi thật sự vui mừng. Bởi vì María và tôi trở thành những Cơ Đốc Nhân trong cuộc truyền giảng, nên chúng tôi không có hội thánh địa phương để tham gia. Đó là lý do khiến chúng tôi quyết định, cùng với những gia đình khác đã dâng đời sống mình cho Chúa trong cùng kỳ truyền giảng đó, bắt đầu nhóm lại với nhau. Cùng với chúng tôi có một số công nhân trong công ty của chúng tôi: có vị trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm về một trong các gian hàng của chúng tôi, và một vài người khác. Chúng tôi tìm một Mục sư để dẫn dắt chúng tôi. Không ai trong chúng tôi biết cách giảng dạy, nhưng Chúa đã đặt để một Mục sư giữa vòng chúng tôi. Suốt trong thời gian ban
  • 15. đầu đó, Mục sư Gomelsky đã giúp chúng tôi tăng trưởng. Cùng với ông chúng tôi đã nung nấu khải tượng về việc chinh phục những linh hồn cho Chúa Cứu Thế. Chúng tôi nhiệt thành đến nỗi mặc dù hiểu rất ít về Chúa, chúng tôi đã giảng Tin Lành cho mọi người, chia sẻ chính kinh nghiệm của mình. Đức tin chúng tôi thật giản dị và không theo cấu trúc nào cả, thế mà người ta vẫn được cứu và được chữa lành. Sứ điệp quan trọng nhất của chúng tôi là Tin Lành của Chúa Cứu Thế Jesus và tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Chúng tôi cầu nguyện cho người đau, tin rằng họ sẽ được lành, và họ đã được lành. Chúng tôi rao giảng sự cứu rỗi, không hề nghi ngờ người đứng trước chúng tôi sẽ tiếp nhận Chúa. Khi thành lập Hội Thánh của mình vào năm 1979, tất cả chúng tôi đều là những người mới tin Chúa. Chúng tôi bắt đầu với bốn cặp vợ chồng cùng con cái của họ. Chúng tôi là các cộng tác viên, là các chấp sự, và các trưởng lão của Hội Thánh. Nhưng Đức Chúa Trời đã làm đầy nơi nầy rất nhanh. Một tuần sau khi tin Chúa, tôi nhận được lời hứa Báptem bằng Thánh Linh cùng với dấu hiệu nói tiếng mới. Đức Chúa Trời đã cho tôi một khải tượng: Tôi thấy một khán đài đầy người và chính mình đang giảng bằng một thứ tiếng mà tôi không hiểu. Từ giờ phút đó trở đi tôi cảm biết một gánh nặng đối với những người chưa biết Chúa Cứu Thế. Tôi giảng về Chúa cho bất cứ người nào tôi gặp. Mặc dầu vẫn đi làm nhưng điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là hầu việc Chúa chứ không phải kiếm tiền. Các thành viên trong gia đình tôi là những người chưa biết Chúa và không thể chấp nhận rằng cuộc đời tôi đã tận hiến cho Ngài. Họ cố gắng thuyết phục tôi nhìn ra “sai lầm” của tôi, trích dẫn những lời khuyên khôn ngoan và quan trọng nhất của các người bạn tôi. Những cuộc đối thoại nầy luôn kết thúc bằng việc tôi làm chứng và họ dâng đời sống mình cho Chúa. Suốt những ngày đầu bước đi theo Chúa, một điều thật kinh ngạc đã xảy ra cho tôi. Trong giờ tôi cầu nguyện, Chúa luôn tỏ cho tôi những khu phố lụp xụp. Tối đến khi nhắm mắt lại, tôi có thể thấy những khu vực nghèo nàn bị xã hội xa lánh: trẻ con đi chân đất, nhà cửa làm bằng thùng cáctông và mái tôn. Thoạt đầu tôi không hiểu Chúa muốn nói gì, tôi nghĩ mình phải rời bỏ hoặc cho đi các tài sản của mình, kể cả cổ phần của tôi trong công ty; đơn giản là cho những người nghèo tất cả mọi thứ. Tôi cảm thấy gánh nặng của Chúa và dành nhiều ngày cầu nguyện khóc lóc, tôi không thấy bình an chút nào, khi tôi cầu nguyện với María về điều đó, Đức Thánh Linh cảm động nàng và nàng nói “Em hiểu anh”. Nhưng tôi không thể tìm được chút yên ủi. Một buổi chiều nọ tôi nói với María “Anh muốn bỏ lại mọi sự đàng sau và dọn đến Chaco để giảng đạo trong rừng. Em có muốn đi với anh không?” Câu trả lời của nàng là “Em sẽ đi bất cứ nơi nào anh đi”.
  • 16. Trong buổi chiều hôm đó tôi rời khỏi nhà và quyết định cho đi mọi thứ. Điều đầu tiên tôi làm là cho bố tôi chiếc xe hơi mới toanh, vì ông đang cần một chiếc. Sau đó tôi đến nói chuyện với Mục sư của tôi là ông Gomelski. Sau khi đưa ra một số ý kiến về điều tôi nói với ông, ông nói “Anh đã làm việc rất chăm chỉ để có được những gì anh có; anh không ăn cắp. Vì vậy chỉ hãy sử dụng tài sản của anh cho Chúa khi nào Ngài phán bảo”. Lúc ấy tôi có cảm giác giống như Ápraham khi ông đưa dao lên, sẵn sàng giết con mình. Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy tôi tớ Ngài không do dự mà sẵn sàng thi hành mạng lệnh của Ngài, thậm chí phó giao chính con trai mình, Chúa đã giữ tay Ápraham lại. Đức Chúa Trời biết của báu của tôi không bao gồm những tài sản vật chất mà còn có cả tình yêu tôi dành cho Ngài và cho những con người hư mất. Ngày nay tôi nhận ra rằng từ bỏ mọi sự sẽ là một sai lầm, bởi vì đối với nhiều người, kể cả gia đình tôi, điều đó có thể là sự tai tiếng nhục nhã chứ không phải là một phước hạnh. "Ta Ban Cho Điều Con Cầu Xin" Một ngày nọ, sau khi tin Chúa được hai năm rưỡi, Mục sư của tôi trao cho tôi giấy mời giảng cho một Hội Thánh rất khiêm nhường ở thành phố La Plata trong tỉnh Buenos Aires. Cầm thư mời trong tay, tôi cảm nhận trong lòng điều gì đó rất đặc biệt từ nơi Chúa và vì vậy tôi đã nhận lời. Hội Thánh ấy nghèo đến nỗi không có sàn nhà mà chỉ là những mảnh thảm cũ nằm trên đất. Hội chúng gồm hai mươi lăm người. Tối hôm ấy sau khi giảng, Đức Thánh Linh đã ngự đến bằng quyền năng mạnh mẽ đến nỗi mọi người trong nhà thờ đều nhận được Báptem bằng Thánh Linh. Lúc kết thúc giờ nhóm, vợ của vị Mục sư đến gặp tôi, bà nói “Đức Chúa Trời đã phán cùng tôi rằng người rao giảng buổi tối hôm nay sẽ trở thành người đem cơn phục hưng đến cho thành phố La Plata. Dấu hiệu sẽ là việc đổ đầy Thánh Linh trên mọi người bằng quyền năng của Đức Chúa Trời”. Không có nhiều người trong buổi nhóm ấy nhưng có hai anh em từ một Hội Thánh thuộc thành phố Berisso, một nơi gần La Plata cũng có mặt. Họ mời tôi sắp xếp một cuộc truyền giảng tại Hội Thánh của họ. Đó là cách tôi đã khởi sự rao giảng. Sau chiến dịch truyền giảng đầu tiên ấy, vì cớ số lượng lớn các chiến dịch truyền giáo đang được tổ chức, chúng tôi cùng nhau sắp đặt một tổ làm việc mà chúng tôi gọi là Mensaje de Salvacíon (Sứ Điệp Cứu Rỗi). Vào ngày 12/4/1982, Đức Chúa Trời phán với tôi bằng tiếng phán có thể nghe được. Ngài bảo “Hãy đọc sự hiện thấy về trũng xương khô trong Êxêchiên đoạn 37. Từ nay trở đi ta sẽ ban cho ngươi điều ngươi cầu xin”. Lời cầu nguyện của tôi là “Argentina thuộc về Đấng Christ”. Tôi muốn Ngài bày tỏ các phép lạ siêu nhiên cho đất nước tôi để đồng bào tôi sẽ biết đến
  • 17. Ngài. Tôi không ra đời nơi sa mạc hay rừng rú, mà ở một nơi có hàng triệu người sống, song chẳng hề có một ai từng nói về Chúa cho tôi. Tôi đã không được nghe nói về Ngài cho đến khi có người nói với tôi về những phép lạ siêu nhiên đã xảy ra trong chiến dịch truyền giảng nơi tôi đã tin nhận Chúa. Chính những phép lạ ấy đã thu hút tôi tìm gặp được Chúa. Bấy giờ tôi hiểu rằng nếu không có những phép lạ về Đức Chúa Trời ở Argentina, thì người ta sẽ chẳng tin. Trong các sách Tin Lành các dấu lạ siêu nhiên không phải cho những kẻ tin mà là cho những kẻ chưa tin . Trong đất nước tôi “thấy thì tin” là một điều tất yếu. Khi đọc Êxêchiên đoạn 37 tôi hiểu rằng chính hơi thở của Đức Thánh Linh đã mang lại các phép lạ. Ngài bèn phán cùng ta rằng “Hãy nói tiên tri về hài cốt ấy, và bảo chúng nó rằng: Hỡi hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giêhôva. Bấy giờ Ngài phán cùng ta rằng “Hỡi con người hãy nói tiên tri cùng gió. Hãy nói tiên tri và bảo gió rằng: Chúa Giêhôva phán như vầy: “Hỡi hơi thở, khá đến từ gió bốn phương, thở trên những người bị giết, hầu cho nó sống”. Vậy ta nói tiên tri như Ngài đã phán dặn ta và hơi thở vào trong chúng nó, chúng nó sống và đứng dậy trên chơn mình, hiệp lại thành một đội quân rất lớn. (Êxêchiên 37: 4,9-10) Người dân đã bắt đầu nghe về Mensaje de Salvacíon (Sứ điệp cứu rỗi) bởi vì tất cả những phép lạ đã xảy ra trong các buổi nhóm của chúng tôi. Người ta chạy lên tòa giảng để tiếp nhận Chúa. Ngày nay tôi có thể bảo đảm với bạn rằng không phải mọi sự tôi đã trải qua trong việc đáp lại sự kêu gọi của mình là dễ dàng đâu. Có những điều xảy ra trong đời sống mà tôi không thể hiểu được. Khi tôi được Báptem bằng Thánh Linh thì điều nầy đã xảy ra. Các anh em có mặt trong buổi tối hôm đó đã nhìn thấy vài điều đặc biệt từ Chúa trên tôi. Sau đó trong một buổi nhóm, vị Mục sư hỏi tôi có thể giúp ông cầu nguyện cho người bệnh không. Khi tôi khởi sự cầu nguyện, người ta bắt đầu ngã xuống từng người một. Việc nầy không phải là điều lạ đối với tôi. Tôi đã nhìn thấy người ta ngã trong chiến dịch truyền giảng của giáo sĩ người Panama nhưng tôi thật ngạc nhiên khi nhận thấy điều đó thực sự xảy ra cho tôi. Sau một hồi, tôi ngưng cầu nguyện cho những người khác cho đến khi Chúa phán trực tiếp với tôi rằng Ngài muốn sử dụng tôi. Một ngày nọ tôi đi tìm mua một chiếc xe hơi. Khi người chủ xe mở cửa trước của xe và chỉ cho tôi xem xe, thình lình có điều gì đó xảy ra. Trong nhà ông ta, vợ và con gái ông bắt đầu biểu lộ những hành động của ma quỉ, bà vợ khởi sự đập vỡ đồ đạc chung quanh nhà. Ông chồng chạy vào và cuối cùng đã ngăn được bà. Tà linh đã hành hạ người phụ nữ nầy trong một thời gian. Người chồng cho biết họ đã từng tin Chúa và đã bỏ Chúa cũng như
  • 18. phạm nhiều lỗi lầm. Sau sự việc đó, tôi nhận biết chẳng có điều gì phụ thuộc vào tôi cả. Tà linh trong người đàn bà ấy đã biểu lộ ra, và tôi thậm chí còn không biết bà ta đang ở trong nhà. Điều xảy ra đó nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Nhưng sau đó Chúa đã cho tôi điều gì đó đặc biệt đến nỗi dầu tôi ở đâu, Đấng ngự trong lòng tôi cũng vẫn tự bày tỏ chính Ngài và khiến ma quỉ trốn chạy. Và rồi tôi nhận ra rằng tôi không phải là người điều khiển tình huống mà chính là Chúa. Vì vậy tôi đầu phục chính mình hoàn toàn cho Ngài. Chương 2: SỰ XỨC DẦU TRONG CHỨC VỤ Công việc Chúa đang có được những thời điểm kết quả, không những ở tại Argentina mà còn ở nhiều vùng tại Mỹ nữa. Người ta khao khát Chúa; họ cần tìm đúng đường. Tôi tin rằng chúng ta cần phải được chuẩn bị đầy đủ, và vì lý do trên, chúng ta cần sự xức dầu của Chúa để hỗ trợ cho các chức vụ của chúng ta. Công việc nào không có dấu ấn bởi sự xức dầu của Chúa thì dầu sống cũng như chết. Ngay cả những người không có Chúa Cứu Thế trong đời sống họ vẫn có thể nhận ra sự xức dầu nầy. Khi chúng ta sống mỗi ngày, khi đi làm hoặc thực hiện các hoạt động khác nhau, những người chung quanh chúng ta phải thấy điều gì đó khác biệt trong chúng ta. Dầu họ không diễn tả điều đó bằng những từ ngữ chúng ta dùng, nhưng “điều gì đó” được gọi là sự xức dầu . Nếu thế gian không nhìn thấy sự xức dầu trong chúng ta, họ sẽ không tin Đức Chúa Trời đã sai phái chúng ta. Sự huấn luyện tốt nhất của chúng ta đến từ Đức Thánh Linh. Ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất nầy sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hành động của Ngài qua đời sống chúng ta. Đó là lý do tại sao cần phải được đầu tư, được đổ đầy và được tươi mới liên tục bởi quyền năng và ân điển của Thánh Linh. Đó là trường hợp của một phụ nữ trẻ tuổi hết lòng tìm kiếm Chúa. Bàn tay thương xót của Ngài đã hướng dẫn cô đến gặp một người thật sự không hề biết cô và đã chỉ cho cô con đường cứu rỗi. Cô thuật lại lời chứng đẹp đẽ như thế nầy. "Đừng Lấy Đi Điều ông Đã Cho Tôi" Tôi gặp rất nhiều nan đề trong đời, và tôi quyết định sẽ tự tử. Vì thế, lúc nào tôi cũng mang theo một lá thư trong túi để giải thích quyết định đó. Tôi không hề biết gì về chiến dịch truyền giảng đang bắt đầu tại thành phố Mar del Plata. Tôi cũng không biết nhà truyền giáo Carlos Annacondia. Tôi chưa bao giờ nghe đến tên ông ta. Lúc ấy tôi là người quản lý nhân viên trong một khách sạn quan trọng của
  • 19. thành phố. Nhưng tôi đau yếu và buồn chán nhiều năm, mặc dầu tôi có một gia đình rất tốt. Tôi không thiếu điều gì cả, nhưng có điều gì đó trục trặc trong tôi. Một buổi nọ tại nơi làm việc, tôi đang đợi các nhân viên thay ca, thình lình tôi quyết định kết liễu cuộc đời mình. Đó chính là ngày tôi chọn để tự tử. Vì nơi tôi làm việc nằm ngay trước bãi biển nên tôi nghĩ mình cứ bước thẳng xuống nước và đừng ngoái lại phía sau, cứ như thế tôi sẽ kết thúc mọi nỗi đau khổ của mình. Lối vào khách sạn rất đẹp. Có gương lớn và những cánh cửa bằng đồng. Từ đó người ta có thể nghe thấy tiếng động đặc trưng của hành lang. Mặc dầu rất quen với những âm thanh đó, song buổi chiều hôm ấy tôi thật ngạc nhiên trước những tiếng động của các cánh cửa mở và đóng vọng vào. Thình lình tôi cảm thấy có một bàn tay rất khỏe nắm lấy gáy tôi và nhấc tôi lên. Tôi bắt đầu bước về phía một người vừa bước vào qua các cửa lớn đó. Khi tôi tiến gần đến ông ta, tôi nắm lấy áo ông và nói “Ông ơi, ông ơi, có ai có thể nói cho tôi biết về Chúa không? Tôi cần có ai đó nói cho tôi về Ngài” Người đàn ông ấy với cặp mắt rất trong sáng và nụ cười thật hiền từ đã nói với tôi rằng “Được, tôi có thể nói về Chúa cho cô. Tôi có thể nói cho cô biết Chúa Cứu Thế là Đấng yêu thương cô và giải cứu được cô. Ngài là Jesus người Naxarét” Tôi không bao giờ quên những lời ấy. Trong chính giây phút đó, tôi bắt đầu xin Chúa tha thứ cho tôi. Tôi xưng ra mọi tội lỗi mình đã phạm, thậm chí những tội lỗi trong thời thơ ấu. Khi tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài, một luồng sáng xuyên qua người tôi, và tôi bắt đầu cảm tạ Ngài, rồi tôi nhìn vào người đàn ông đứng trước mặt và hỏi “Ông là ai, hãy nói cho tôi biết đi!” Ông ta trả lời “Tôi là một tôi tớ của Đức Chúa Trời. Tôi là Carlos Annacondia” Tôi nói “Tôi không biết ông, nhưng xin ông đừng lấy đi những gì ông mới vừa cho tôi” Mười lăm phút sau chồng tôi đến đón tôi, anh ta không thể nhận ra tôi nữa. Từ ngày đó trở đi, cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi không bao giờ như trước nữa. Tối đó, tôi đến buổi truyền giảng của Annacondia và tại đó tôi đã dâng đời mình cho Chúa ngay trước một đám đông rất lớn. Ngày nay, có thể nói rằng tôi là người đầu tiên dâng cuộc đời mình cho Chúa qua nhà truyền giáo trong chiến dịch truyền giảng đầu tiên và không thể quên được của Carlos tại Mar del Plata. Ba ngày sau khi tin nhận Chúa, Ngài phán với tôi bằng một tiếng phán có thể nghe được và bảo tôi sắp có một đứa con gái nữa. Đó là điều không dễ hiểu hoặc thậm chí không thể chấp nhận được, bởi vì tôi đã giải phẩu và cuộc giải phẩu ấy đã lấy đi một phần thuộc cơ quan sinh sản của tôi. Các bác
  • 20. sĩ cho tôi biết tôi không thể có con được nữa. Tôi đã ba mươi bảy tuổi và có ba con gái. Nhưng ngày hôm nay đứa con gái thứ tư của tôi đã mười một tuổi và là kết quả của việc tin nhận Chúa. Không lâu sau buổi truyền giảng ấy, Chúa đã kêu gọi tôi hầu việc Ngài. Hiện nay tôi đang hầu việc Ngài, chồng tôi và tôi là Mục sư tại một Hội Thánh nhánh của Hội Thánh chúng tôi. Đức Chúa Trời là nguồn cảm thúc và là sức mạnh của chúng tôi. MARÍA Nếu không có sự xức dầu của Đức Chúa Trời, không chức vụ nào trên đất có thể thành công. Nếu có điều gì mà tất cả chúng ta đều cần phải có, thì đó chính là điều Chúa Jesus đã phán bảo các môn đồ Ngài “Hãy cứ ở trong thành cho đến khi các ngươi được mặc lấy quyền phép từ nơi cao” (LuLc 24:49). Các môn đồ trước hết phải được đổ đầy quyền năng của Đức Chúa Trời để làm chứng cho Ngài tại thành Giêrusalem, xứ Samari và sau cùng là cho đến các đầu cùng đất. Khi chúng ta được ban cho quyền năng, chúng ta sẽ có năng lực để trở thành những chứng nhân và đó là cách mà chức vụ của chúng ta bắt đầu. Đó là chỗ chúng ta sẽ thấy các dấu lạ dẫn lối cho chúng ta. Ngày nọ, có một anh em đến Hội Thánh chúng tôi mời một người đến rao giảng và điều động một chiến dịch truyền giảng ba ngày tại một trong các khu phố nghèo nàn. Có nhiều người giảng tốt trong Hội Thánh chúng tôi; bất cứ ai trong số họ cũng có thể làm được công việc đó. Dầu vậy, người anh em ấy cứ nhất định tôi phải là người rao giảng Lời Chúa bởi vì trong một khải tượng, vợ anh thấy tôi đang giảng. Tôi đã thưa cùng Chúa rằng tôi sẽ không bao giờ tự ý giảng trong một cuộc truyền giảng nào mà Chính Ngài phải luôn là người sai phái ai đó đến mời tôi. Nhờ thế tôi có thể nhận biết khi nào là lúc Chúa tể trị điều đó. Và đó là cách vẫn được dùng cho đến ngày nay. Đến lúc đó Chúa đã phán với tôi rồi, Ngài phán nếu tôi muốn Ngài dùng tôi, thì tôi chỉ tin mà thôi. Ở tại chiến dịch truyền giảng thuộc khu ổ chuột, Ngài đã tỏ cho tôi biết ý nghĩa thực sự của Mac Mc 16:17. Ngài cho tôi biết bí quyết đối với các phép lạ siêu nhiên là phải tin. Cuộc truyền giảng mà tôi được mời đến nằm giữa một trong số các khu phố tồi tàn nguy hiểm nhất trong vùng. Trong đêm đầu tiên, nhiều thành viên bị quỉ ám trong băng nhóm đã ngã nằm dài trên mặt đất, lăn lộn và sùi bọt mép. Tất cả họ đều được giải cứu khỏi ách nô lệ của ma quỉ. Ngày hôm sau, họ là những người đầu tiên có mặt để đợi buổi nhóm bắt đầu. Đêm truyền giảng thứ hai, một số thành viên trong các băng nhóm đã cắt điện. Nhưng điều đó không ngăn được chúng tôi. Các anh em và tôi bắt đầu thờ phượng Chúa bằng cả tấm lòng của mình, Đức Thánh Linh đã ngự xuống đến nỗi những người đứng bên phải tôi đều ngã xuống đất. Một nửa
  • 21. trong số họ bắt đầu lăn tròn. Tôi có thể thấy người ta từ ngoài đường tiến vào, họ la hét, một số khác thì kêu khóc, một số bò lết, một số người đập đầu vào bục giảng, kêu gào. Trong lúc đó, tất cả chúng tôi tiếp tục thờ phượng Chúa cho đến khi điện được sửa xong. Đêm hôm đó tôi đã thấy công việc của Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi con người, chữa lành và giải cứu nhiều người. Đêm thứ ba của chiến dịch, các tà linh tiếp tục ra khỏi nhiều người. Một số người đưa những người hàng xóm có các biểu hiện của ma quỉ trong nhà của họ đến. Trong đêm đó, buổi nhóm kết thúc với rất nhiều dấu kỳ và phép lạ. Đây mới chỉ là chiến dịch truyền giảng đầu tiên của tôi. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã ở đó, bày tỏ các phép lạ để làm cho vững Lời Ngài. Tương tự như điều đã xảy ra cho người phụ nữ tại Mar del Plata, thế giới nầy đang chờ đợi ai đó giảng về Chúa cho họ, đem đến cho họ sự cứu rỗi, sự chữa lành và sự giải cứu, Kinh Thánh cho chúng ta biết: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giuđa và người Gờréc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài, vì “Ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi thì rao giảng thể nào? Như có chép rằng: “ Bàn chơn kẻ rao truyềnTin Lành là tốt đẹp biết bao!” RoRm 10:11-15 Bạn thân mến của tôi, bạn hoặc chức vụ của bạn có thường nghe đến sự thách thức của mạng lệnh nầy không? Nếu có, xin đừng bao giờ quên bảy bước dành cho sự xức dầu của chức vụ bạn. Bảy Bước Cho Sự Xức Dầu Có bảy yêu cầu để được thành công trong chức vụ hầu việc Chúa. Đây là những yếu tố cơ bản để có một chức vụ được xức dầu và thành công. Không có bảy bước đó, sự hầu việc của chúng ta sẽ không có ý nghĩa và không kết quả. Bảy bước đó là: Sự Dâng Mình Điều nầy có nghĩa là hoàn toàn đầu phục Chúa. Không ai trong chúng ta có thể phát triển một chức vụ thành công, kết quả nếu không phó dâng trọn vẹn đời sống mình cho Ngài. Trong công ty của tôi, khi cần thuê người đến làm việc. Chúng tôi đưa quảng cáo lên báo. Rất nhiều người đáp ứng. Họ phải trải qua nhiều thử nghiệm tùy theo vị trí đã có sẵn. Chúng tôi sẽ chọn người mà chúng tôi tin là đã được trang bị tốt nhất cho công việc đó. Tuy nhiên, chúng tôi không làm việc đó nếu trước hết chưa lượng giá những điều kiện nhất định, ví dụ như năng lực để thực hiện công việc cũng như kinh nghiệm của họ. Nhìn chung, khi cần một Mục sư, một tôi tớ Chúa, một cộng sự hoặc một
  • 22. người phụ tá, Hội Thánh tìm kiếm một nhà thần học là người thực sự am tường Thánh Kinh, người khôn ngoan có các kỹ năng và kinh nghiệm. Nhưng Đức Chúa Trời tìm kiếm một tôi tớ như thế nào? Yêu cầu duy nhất của Ngài là một đời sống hoàn toàn đầu phục Ngài. Ngài không tìm kiếm một nhà thần học, hay một người khôn ngoan hoặc người võ đoán. Đức Chúa Trời không chỉ tìm kiếm người khôn ngoan có năng lực mà còn là người thánh sạch biết đầu phục Chúa hoàn toàn. Điều nầy không dễ dàng có được, mà là sự chiến đấu đòi hỏi sự bền đỗ, đầu phục hoàn toàn của chúng ta, và còn có nhiều đòi buộc khác rất khó thực hiện đối với chúng ta. Tôi nhớ khi Chúa kêu gọi tôi vào chức vụ. Năm đầu tiên tôi vật lộn với Chúa chỉ vì tôi mới đầu phục 90% cuộc đời mình cho Ngài. Tôi được Báptem bằng Thánh Linh, đã đến các bệnh viện để cầu nguyện cho những người đau (và họ đã được lành), đã rao giảng, và người ta tin Chúa. Mặc dầu mọi điều đó, vẫn còn một phần trong tôi chưa giao nộp hoàn toàn cho Chúa. Tôi nhớ nhiều người đã nói tiên tri về chức vụ Chúa giao cho tôi. Họ nói với tôi rằng Ngài sẽ sai phái tôi đến các quốc gia khác, rằng tôi sẽ trở thành nhà truyền giáo quốc tế, rằng cả nước Mỹ đều sẽ nghe tiếng tôi, và nhiều điều khác nữa. Song tôi không cảm thấy đời sống mình được hoàn toàn tự do để phát huy chức vụ ấy. Ngày nọ Chúa cho tôi thấy một khu phố tồi tàn trong một giấc mơ. Tôi tự hỏi: Có phải điều đó có nghĩa là Chúa muốn mình đến giảng ở đó không ? Phản ứng tức thời của tôi là “không, con sẽ không đến đó”. Một lần nữa, Chúa lại cho tôi thấy một khu phố nghèo nàn trong một giấc mơ. Và tôi lại trả lời “Con không đến đó. Làm sao con có thể đến các khu phố nghèo nàn được.” Đó là sự tranh chiến của tôi. Tôi nghĩ mình sẽ rao giảng cho những người giàu có và nổi tiếng, nhưng Chúa lại muốn tôi giảng Tin Lành cho người nghèo. Tôi cảm thấy hơi buồn bực khi biết điều Chúa đang tỏ cho tôi và cách tôi đáp ứng. Ngày nọ tôi nói với Maria, vợ tôi rằng. “Nếu anh quyết định bỏ hết mọi sự để đi đến miền Bắc Argentina giảng Tin Lành chỉ với những gì chúng ta mang trên lưng mà thôi, thì em có đi với anh không?” Nàng trả lời “Nếu đó là điều anh cảm biết Chúa bảo anh làm, em sẽ đi cùng anh bất cứ nơi nào”. Tôi thực sự nghĩ đó là điều Chúa muốn, cho đến cuối cùng tôi hiểu rằng ý muốn của Ngài dành cho tôi là rao giảng Chúa Cứu Thế ở những nơi đó, cho những con người đó. Tôi sớm nhận ra rằng tôi không còn quan tâm đến các tài sản vật chất của mình nữa. Tôi đã mất đi lòng yêu thích mà tôi đã từng dành cho công ty của mình, là điều mà cho đến giờ phút ấy là cuộc sống của tôi. Khi tôi cất đi cái tôi và thay đổi các ưu tiên trong tấm lòng mình. Ngài đã sai tôi giảng Tin Lành cho người nghèo.
  • 23. Chúng tôi đã giảng Tin Lành ở những khu vực xa xôi nhất của thành phố, dưới trời mưa, giữa đám bùn lầy. Đó là cách chức vụ của tôi đã bắt đầu. Tại đó, tôi tổ chức các chiến dịch truyền giảng giữa vòng những tên trộm cướp, những người đồi trụy, giữa vòng mọi loại tội lỗi. Maria và tôi có những đôi ủng đi mưa trong xe dành cho những ngày mưa khi mà chúng tôi phải đi trong những con phố ngập bùn. Nhưng chúng tôi đã giảng Tin Lành với niềm vui sướng! Đức Chúa Trời cần sự đầu phục hoàn toàn của tôi. Đó là bước thứ nhất. Nếu không có sự vâng phục hoàn toàn, Ngài không thể dùng chúng tôi. Không phải chỉ có sự biến cải hoặc Báptem bằng Thánh Linh. Đức Chúa Trời muốn một đời sống hoàn toàn dâng trọn cho Ngài. Ngài đang tìm kiếm người bằng lòng thưa rằng “Lạy Chúa, bất cứ nơi nào Ngài sai con, con sẽ đi”. Khải Tượng Bước thứ hai trong việc xức dầu là khải tượng. Khải tượng của chức vụ mà Đức Chúa Trời ban cho bạn là gì? Trong Hội Thánh của Đấng Christ có năm sự kêu gọi chức vụ quan trọng: sứ đồ, tiên tri, truyền giáo, mục sư và giáo sư. Tôi không tin là hết thảy chúng ta đều được kêu gọi làm nhà truyền giáo hay hết thảy đều được kêu gọi làm mục sư; nếu vậy chúng ta đang xây một thân thể bị biến dạng. Nếu Chúa chưa ban cho bạn một khải tượng nào về chức vụ cho đời sống bạn, hãy xin Ngài một khải tượng! Bạn cần phải biết sự kêu gọi mà Chúa dành cho bạn để bạn có thể tập trung vào mục tiêu đó. Bạn cần một khải tượng rõ ràng, chính xác về chức vụ mà bạn sẽ phát triển. Nếu không, sẽ rất khó để đạt được mục tiêu. Có một sự kêu gọi rất cụ thể cho mỗi người trong chúng ta mà chúng ta cần phải hoàn thành. Khi có được sự kêu gọi đó, Chúa thường ban cho chúng ta khải tượng, khuôn mẫu và sự trang bị của Đức Thánh Linh để chúng ta có thể thực hiện được. Bạn có biết nan đề nghiêm trọng nhất mà Hội Thánh ngày nay đối diện không? Chủ nghĩa thành đạt (Triumphalism) (“Niềm tin cho rằng giáo lý của tôi, thái độ của tôi hoặc niềm tin của tôi là ưu việt hơn tất cả những cái khác”). Hãy cẩn thận! Đó là một thứ bệnh ăn mòn các chức vụ. Vì sao tôi nói điều nầy? Rất đơn giản, nếu một Mục sư có một hội chúng gồm 3000 tín hữu, thì bất kỳ Hội Thánh nào có số tín hữu kém hơn số đó sẽ bị coi là thất bại. Vì thế để đạt được số người tham gia đó, ông ta sẽ làm bất cứ điều gì phải làm như mua một thính phòng lớn, hai tiếng đồng hồ trên đài phát thanh, vay tiền, hoặc bất cứ điều gì. Tất cả đều vì một mục đích đơn giản là để có một nhà thờ có ba ngàn thành viên. Đó là chủ nghĩa thành đạt. Trong thực tế, không phải tất cả những sự kêu gọi của Chúa đều giống nhau. Vì vậy nếu bạn không có được khải tượng đúng, chức vụ của bạn sẽ thất bại. Điều quan trọng là phải biết ý muốn Chúa dành cho đời sống chúng ta. Đức Chúa Trời kêu gọi những người nam, người nữ vào chức vụ, nhưng phải biết
  • 24. rằng có những sự kêu gọi dành cho Mục sư, hay người chăn bầy một ngàn người, mười ngàn người, và cũng có những người chăn bầy năm mươi hoặc một trăm người. Chức vụ đẹp nhất trên đất này là hết thảy kẻ bệnh đều được chữa lành. Chúa Jesus thường rời thành phố nầy để đi giảng cho một thành phố khác và cả thành đều đi theo Ngài, không phải chỉ những cư dân của một thị trấn nào đó, mà người ta từ khắp nơi đều đến để nghe Ngài. Ngài giảng cho hàng ngàn người, và hàng ngàn người được chữa lành. Ngài làm lay chuyển các thành phố, giải phóng những người bị quỉ ám, thậm chí khiến kẻ chết sống lại. Nhưng khi kết thúc chức vụ công khai trên đất có bao nhiêu người ở chung quanh Ngài. Chỉ có 120 người. Theo bạn có phải chức vụ nầy đã thất bại không? Nếu chúng ta xem xét chức vụ này theo các tiêu chuẩn của mình ngày nay, chúng ta phải nói rằng Chúa Jesus đã thất bại, 120 người trên Phòng Cao chờ đợi lời hứa của Chúa. Hơn 500 người đã thấy Ngài sau khi Chúa Phục sinh, nhưng chỉ có 120 người trung tín có mặt ở đó. Vậy mà đã có những người đi rao giảng về Chúa Cứu Thế cho thế giới, và ngày nay chúng ta nhận Tin Lành như là kết quả của 120 người lúc đầu đó. Vì vậy, hãy biết rằng có thể Chúa kêu gọi bạn có một Hội Thánh 1000 người, 500 người, 50 người hoặc 20 người. Ai quan tâm đến số lượng? Điều quan trọng là phải hoàn thành mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời chúng ta. Hãy coi chừng chủ nghĩa cực đoan; chúng ta cố gắng đạt được thành công bằng nhiều cách. Chúng ta có thể mong đợi các ơn phước của Đức Chúa Trời, nhưng trước hết chúng ta cần phải làm theo ý muốn Ngài. Đó là lý do vì sao có rất nhiều chức vụ kết thúc trong thất bại. Họ không làm theo ý muốn Ngài. Đó là lý do vì sao có nhiều chức vụ, dầu họ đã có các Hội Thánh đến hai ba trăm tín hữu nhưng không thỏa lòng và cay đắng vì cớ “không đủ”. Nếu hai ba trăm tín hữu là ý muốn của Chúa dành cho bạn, hãy chấp nhận và đừng lo lắng về số lượng. Chúa muốn người ta được cứu, nhưng theo cách của Ngài. Không phải ai cũng được kêu gọi để rao giảng trong các thành phố lớn của thế giới. Có thể Chúa sai bạn đến một thị trấn nhỏ, đến những nơi khó khăn, nơi mà khó có thể giúp người ta hiểu được Tin Lành. Mọi linh hồn đều quý báu trước mặt Chúa. Ngay cả những người không được kêu gọi làm Mục sư cũng có một phần quan trọng trong nước Đức Chúa Trời. Chúng ta là một phần của một đội quân và cuộc chiến không chỉ có những người can đảm ở đầu tuyến mà còn là người trong vị trí quản lý, là người giúp chuẩn bị các bữa ăn, người có trách nhiệm giúp đỡ các chiến sĩ. Tất cả các chức vụ đều quan trọng. Chức vụ của bạn cũng vậy.
  • 25. Sự Hiểu Biết Có hiểu biết là điều cần thiết, song chúng ta dùng sự hiểu biết đó để phục vụ Chúa chứ không phải để tỏ cho thế gian thấy chúng ta hiểu biết nhiều chừng nào. Học tập để trả lời đúng đắn, đầy đủ các vấn đề nào đó là điều rất quan trọng. Chúng ta phải hiểu Lời Chúa và biết cách ứng dụng các nguyên tắc của Lời Chúa vào các tình huống trong đời sống. Những người ở trong chức vụ hầu việc Chúa phải đưa ra được những câu trả lời đúng bởi vì chúng ta hiểu rõ Lời Chúa, nếu không ma quỉ sẽ thắng thế vì nó biết lời Chúa rất rõ. Chúa huấn luyện chúng ta để đem tình yêu và ân điển của Đấng Christ đến với người khác qua đời sống chúng ta. Nếu hết thảy những gì chúng ta có chỉ là sự hiểu biết mà không có tình yêu đối với những người hư mất, thì chúng ta không đạt được mục tiêu của mình. Mọi thứ đều cần phải được sắp đặt chu đáo và thật quân bằng để chức vụ đạt hiệu quả. Chúng ta cần sử dụng Lời của lẽ thật như những cộng tác viên được chấp thuận, không thay đổi hoặc lạm dụng lẽ thật của Lời Chúa. Đức Tin Đức tin không có việc làm thì chết. Chúng ta có thể có đức tin, nhưng nếu chúng ta không đưa đức tin vào hành động, thì đức tin sẽ ra vô ích. Nếu chúng ta tuân theo từng bước trong bảy bước nầy song không có đức tin, thì sẽ chẳng có sự xức dầu. Muốn có được sự xức dầu thì mỗi một yếu tố đều cần thiết. Chúa phán rõ ràng cùng chúng ta “Kẻ nào tin sẽ được những dấu lạ nầy”. Ngài đề cập một số biểu hiện của quyền năng như chữa lành kẻ đau, đuổi quỉ, và những điều khác. Bạn có tin mình sẽ được các dấu lạ đó không? Các dấu lạ nầy để dành cho ai? Cho hết thảy chúng ta “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người”. Ngài sẽ làm vững mạng lệnh bằng những dấu lạ mà chỉ bởi đức tin mới có được mà thôi. Khi bạn đứng sau bục giảng, bạn thực hành Lời Chúa bởi đức tin, với mục đích khẳng định Lời ấy. Phần còn lại, Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm. Có lẽ bạn lấy làm lạ điều tôi làm. Tôi chỉ giảng Tin Lành như Kinh Thánh chép trong Mác: Tôi rao giảng Lời Chúa . Một khi người ta tiếp nhận Chúa Jesus và tiến lên tòa giảng để công khai bày tỏ đức tin của họ, tôi nhân danh Chúa Jesus mà đuổi các quỉ, và chúng xuất ra. Tôi cầu nguyện cho kẻ đau và họ được chữa lành. Trong mỗi buổi nhóm tôi cũng cầu nguyện cho việc Báptem bằng Thánh Linh. Làm trọn bốn phương diện nầy là điều hết sức quan trọng. Đừng xao lãng điều đó bởi vì mỗi điều đều cần thiết: sự cứu rỗi , sự giải cứu , sự chữa lành và được Báptem bằng Thánh Linh . Vậy thì, điều gì xảy ra khi chúng ta cầu nguyện bằng đức tin? Những sự việc siêu nhiên bắt đầu. Sự vận hành của Đức Chúa Trời chỉ hành động bởi một chìa khóa duy nhất, đó là đức tin. Chúng ta cần phải tin rằng điều chúng ta
  • 26. cầu xin sẽ xảy ra. Đức Chúa Trời không bao giờ thất tín đâu. Cách đây không lâu, một Mục sư mời tôi đến giảng ở tại Hội Thánh của ông. Tôi bảo với ông “Vâng, tôi sẽ đến, Chúa có ban cho tôi những điều mới mẽ, và tôi muốn chia sẻ”. Buổi nhóm hôm đó thật náo nhiệt. Chúng tôi mời tất cả những ai muốn được báp tem bằng Thánh Linh đứng thành một hàng và tôi bắt đầu cầu nguyện. Mỗi một người tôi đặt tay đều bắt đầu nói các thứ tiếng. Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra và nó đã xảy ra. Đó là đức tin. Với lòng đơn sơ, hãy biến đức tin thành hành động. Nếu chúng ta thật sự tin Lời Chúa. Chúa sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta. Tôi cố gắng giảng Tin Lành cách đơn giản nhất để mọi người đều hiểu được. Trong một chiến dịch truyền giảng ở Hoa kỳ, Chúa phán cùng tôi “Hãy giảng một tiếng đồng hồ, nếu cần. Dân chúng cần hiểu rằng họ là những người cần Ta, chứ không phải Ta cần họ” Đó là sự thực, con người cần Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta cần bày tỏ nhu cầu của họ bằng cách nói “Bạn cần Chúa.” Bạn định cứ tiếp tục mang tấm lòng tan vỡ, say sưa, phạm tội, tà dâm, nói dối hay bạn muốn thay đổi? Hãy biết rằng khi chúng ta xây lưng lại với Đức Chúa Trời là chúng ta chọn một cuộc đời đầy dẫy đau khổ, buồn bã và cay đắng”. Tin Lành cũng đơn giản như vậy, chúng ta hãy học hỏi những điều đơn giản và rao giảng một Chúa Jesus đơn giản để ai nấy đều hiểu được những lẽ thật của Đức Chúa Trời. Hành Động Để hiểu bước nầy, chúng ta hãy xem Nêhêmi. Ông đã nhận được Lời từ Đức Chúa Trời bảo ông thi hành một công việc. Ông không ngồi đó đợi Chúa thực hiện, thay vào đó ông hành động và thưa rằng “..Ngày nay xin Chúa hãy làm cho tôi tớ Chúa được may mắn và ban cho nó tìm được sự nhơn từ trước mặt người nầy” (NeNe 1:11). Nhiều người cầu nguyện, cầu nguyện, và khi chúng tôi bảo với họ rằng “Người anh em, chúng ta hãy đem khu vực lân cận nầy về cho Chúa Cứu Thế”, họ trả lời “Chúng tôi đang cầu nguyện về điều đó”. Một năm sau chúng tôi lại bảo họ “Người anh em, chúng ta phải rao giảng Chúa Cứu Thế cho khu vực lân cận nầy, có nhiều người nghiện ma túy ở đó”. Một lần nữa câu trả lời cũng giống như trước, họ đang cầu nguyện cho khu vực nầy. Họ dành cả cuộc đời chỉ để làm điều đó, cầu nguyện. Chúng ta cần cầu nguyện, song một khi Chúa đã ban cho chúng ta sự khẳng quyết của Ngài, chúng ta cần phải đứng lên như Nêhêmi đã làm và nói rằng “Hãy đến, xây cất các vách thành Giêrusalem lại, hầu cho chúng ta khỏi bị sỉ nhục nữa” (2:17). Chúng ta luôn muốn Chúa làm mọi sự, chúng ta muốn Ngài đến và rao giảng, chúng ta cầu nguyện hai phút, rồi bảo “Lạy Chúa xin hãy cứu khu vực lân cận”. Và đó là cách chúng ta mong đợi người ta đến với Chúa. Lần nọ Chúa cho tôi khải tượng về một ốc đảo lớn với những cây cối kỳ lạ,
  • 27. tất cả các loại cây ăn trái, những dòng suối nước trong như pha lê, các bông hoa, cỏ xanh biếc, chim chóc, một đám đông lớn đang uống thứ nước tươi mát, ăn trái cây, ca hát, vui cười và đùa giỡn. Tôi nghĩ, “Đây hẳn phải là thiên đàng ”. Nhưng khi tôi tiến gần đến hàng rào chung quanh biên giới của nó, tôi nhìn thấy một sa mạc ở bên kia. Không có cây cối, không có nước, chẳng có bông hoa, không có bóng mát; ánh nắng mặt trời làm đá chẻ ra làm đôi, và tôi nhìn thấy một đám đông thống khổ đang nhìn trừng trừng vào tôi. Da nhiều người bị nứt nẻ, miệng lưỡi họ bị sưng phồng và họ phải đỡ nhau mà đứng. Hai tay họ dang thẳng về phía chúng tôi trong thiên đàng, van xin sự cứu giúp. Khải tượng nầy đã giúp tôi suy nghĩ về Hội Thánh của Chúa Jesus. Các bức tường trong các nhà thờ của chúng ta đang mệt mỏi vì nghe chúng ta. Mỗi một viên gạch đều có thể trở thành một tiến sĩ thần học. Chúng ta hãy mang sứ điệp của tòa giảng đến các đường phố, đến các quảng trường, các công viên trong thành phố. Chúng ta hãy đi từ nhà nầy sang nhà khác mà nói về Chúa Cứu Thế. Tiếng kêu khóc của những người đau khổ đang rền rĩ trong tai chúng ta. Hãy thức dậy. Tin tức trên đài phát thanh và truyền hình, các nhật báo hằng ngày và các tạp chí hàng tuần đang ca ngợi kẻ hủy phá! Chúng ta hãy rao giảng về Chúa Cứu Thế Jesus! Chúa cần những người nam người nữ hành động. Chúng ta hãy nhạy bén và khôn ngoan. Trong cuộc sống, nếu chúng ta không phó mình để hành động, các sự việc sẽ không xảy ra đâu! Nếu chúng ta không chịu nỗ lực, chúng ta sẽ thất bại. Nếu không có hành động thì ngay cả khi chúng ta hết sức khôn ngoan, chúng ta cũng không chinh phục linh hồn cho Chúa Cứu Thế được. Thậm chí nếu họ xây cả một Hội Thánh cho chúng ta với tất cả mọi thứ chúng ta cần, hãy quên điều đó đi! Nhu cầu cần phải hành động có trong mọi đề án của chúng ta, và điều đó hàm ý việc đi ra hầu việc Chúa. Nếu bạn biếng nhác, hãy từ bỏ chức vụ hoặc là xin Chúa cất sự biếng nhác ấy đi. Không có người lười biếng nào có thể thành công trong sự hầu việc Chúa, bởi vì Ngài cần những con người can đảm và chịu khó để làm việc cho Ngài. Chúa bảo Giôsuê “Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ! Chớ kinh khủng” (Gios Gs 1:9). Làm việc chăm chỉ nghĩa là gì? Tức là phải làm việc vượt quá những giới hạn của mình. Ví dụ, nếu chúng ta thích ngủ nhiều, chức vụ sẽ không tiến triển. Mọi thứ đều cần phải có một giới hạn và có mức độ. Tuy nhiên, không cần thiết phải quá cực đoan ở đầu kia và bận rộn đến nỗi lúc nào cũng phải chạy và chẳng có cầu nguyện. Cầu Nguyện Và Kiêng Ăn Chúng ta là những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Chúng ta có trách nhiệm giữ cho lửa trên bàn thờ của đời sống tận hiến mình cháy luôn qua sự cầu nguyện không ngừng. Như vậy lửa của Thánh Linh sẽ không bao giờ tắt.
  • 28. “Lửa trên bàn thờ phải cháy luôn luôn không nên tắt. Mỗi buổi sáng thầy tế lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm, sắp của lễ thiêu lên trên, và xông những mỡ về của lễ thù ân tại đó” (LeLv 6:12). Điều quan trọng về phần chúng ta là yêu thương những linh hồn hư mất, quỳ gối và kêu khóc cho những linh hồn hư mất của thế gian nầy, khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jesus, lửa trên bàn thờ lên đến trần nhà. Song cùng với thời gian, tình yêu nguội dần, và lửa trên bàn thờ cũng vậy. Vì thế nơi có lửa, chỉ còn là tro. Nếu chúng ta để cho lửa trên bàn thờ tàn tắt như đã xảy ra với những người Lêvi, chúng ta không đáng là những thầy tế lễ, chúng ta thất bại trong những bổn phận của mình. Nếu chúng ta không giữ cho lửa trên bàn thờ của Đức Chúa Trời bùng cháy trong đời sống mình, chúng ta sẽ chỉ trở nên lạnh lẻo. Chúng ta sẽ mất đi tình yêu đã có đối với những linh hồn hư mất không có Chúa Cứu Thế và thôi không quan tâm đến công việc Chúa và các anh em chị em mình nữa. Nhưng cũng như Hội Thánh Êphêsô, chúng ta vẫn có thể nhen lại tình yêu ban đầu của mình. Họ đã bỏ mất tình yêu ban đầu. Họ đã từng chịu khó nhọc, làm nhiều việc, chịu đựng nhiều, nhưng có điều gì đã trục trặc. Đức Chúa Trời nhìn thấy nhiều nỗ lực của Hội Thánh Êphêsô, những công việc không mệt mỏi của họ, Ngài biết rằng họ đã không dung chịu những kẻ ác và họ đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ. Song Ngài đã phán cùng họ rằng “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu! Hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình” (KhKh 2:4-5). Chúng ta có thể giữ cho lửa cháy luôn bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn, tìm kiếm Chúa với cả tấm lòng và cầu thay cho những người hư mất. Như vậy, chúng ta sẽ được chuẩn bị để đương đầu với những trở ngại, bởi vì Chúa đã phán “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy (Eph Ep 6:12). Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ rằng chiến trận của chúng ta không phải cùng con người mà là cùng kẻ cầm quyền trên không trung. Chính đó là nơi chúng ta cần chiến thắng, cũng như với lời cầu nguyện không thôi, chúng ta nói “Satan, hãy thả thành phố nầy ra. Hỡi ma quỉ, hãy buông số tiền ấy ra. Hỡi Satan, tà linh ô uế, ngươi là kẻ mang tội lỗi đến trên Hội Thánh, nhơn danh Chúa Cứu Thế Jesus, hãy buông Hội Thánh ra. Satan có thực, nhưng nhiều lúc chúng ta dường như coi thường nó, tưởng như là nó chẳng làm hại đến chúng ta. Ma quỉ thường rình mò chung quanh chúng ta như sư tử rống tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được (IPhi 1Pr 5:8). Chúng ta cần chiến đấu trong cuộc chiến nầy bằng sự cầu nguyện ở tại bàn thờ, và sau đó, mỗi khi chúng ta quở trách nó, giống như chúng ta cho
  • 29. thêm dầu vào lửa nơi bàn thờ. Sự dâng mình, khải tượng, hiểu biết, đức tin và hành động, hết thảy đều rất quan trọng, nhưng chúng ta cần lưu tâm đặc biệt đến sự cầu nguyện và kiêng ăn. Yếu tố nầy không thể thiếu trong chức vụ của chúng ta. Nếu thất bại ở mặt nầy, mọi điều khác đều thất bại. Chúng ta cần thận trọng trong mọi điều mình làm, nhưng luôn luôn thêm sự cầu nguyện và cầu thay vào là một điều hết sức quan trọng. Nếu bạn là một người lãnh đạo, điều quan trọng là cần sắp xếp một nhóm người không ngừng cầu nguyện cho bạn, cầu thay cho đời sống của bạn. Tình Yêu Thương Đến đây chúng ta phải vây phủ tất cả những điều mình đã đề cập đến bằng tình yêu thương. Nếu không có tình yêu dành cho những linh hồn hư mất hoặc cho bầy chiên mình thì chức vụ Cơ Đốc sẽ vô ích và chẳng kết quả gì trong đời sống chúng ta. Bạn có thể năng nỗ và có đức tin hoặc sự thông biết, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương, thì có ích gì? Dầu bạn xây dựng bất cứ điều gì, rốt lại bạn cũng sẽ làm hỏng nó vì bạn thiếu tình yêu. Mỗi ngày tôi đều cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con tình yêu thương. Nếu con không có tình yêu, con chẳng ra gì”. Nếu tôi không thật sự yêu thương những con người đau khổ thì tôi không thể tiếp tục chức vụ hầu việc Ngài. Có những ngày tôi gặp ba người thì thầm vào tai nầy, ba người to nhỏ vào tai kia, và ba người bàn tán từ phía sau. Tôi có thể quả quyết với bạn rằng không phải lúc nào cũng dễ để yêu thương đâu, và đó là lý do vì sao chúng ta cần có chung một tình yêu đặc biệt. Nhiều lúc lòng nhịn nhục của chúng ta khô cạn đi, và nếu chúng ta không còn chút tình yêu nào, chúng ta sẽ không thể tiếp tục làm công việc Chúa giao. Kinh Thánh chép rằng “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự (ICo1Cr 13:4-5, 7). Đó chính là loại tình yêu chúng ta phải có. Nếu lửa trên bàn thờ bạn đang cháy, hãy xin Chúa đổ đầy bạn bằng tình yêu, Ngài sẽ làm điều đó. Nhưng đừng quên, hãy cầu nguyện với Chúa, cầu thay ở trước mặt Ngài. Đừng chỉ thỏa mãn với sự cầu nguyện năm, mười phút, không đủ đâu. Hãy cầu nguyện với Chúa càng nhiều càng tốt, bao lâu mà bạn muốn, một giờ, hai giờ, hãy dành thì giờ nơi bàn thờ. Và rồi tất cả những bước chúng ta đưa vào để có một chức vụ thành công sẽ tràn ngập tình yêu quý báu của Chúa Cứu Thế Jesus. Cách đây không lâu, một Mục sư người Đức gởi một anh em đến chỗ chúng tôi, anh là người đã viết rất nhiều sách. Anh đang khảo sát mọi thứ về các cuộc phục hưng cũng như những thiếu sót của chúng. Ông đã nói về Finney,