SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 11
Baixar para ler offline
1
BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ
Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
----------
 Cấu trúc logic của bài
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
a. Khái niệm
b. Phân loại
2. Nhân tố sinh thái
a. Khái niệm
b. Phân loại
3. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái
- Khái niệm
- Ví dụ
2. Ổ sinh thái
- Khái niệm
- Ví dụ
- Ý nghĩa
 Trọng tâm của bài
Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
 Phương pháp giảng dạy các thành phần kiến thức
- Đặt vấn đề:
GV nhắc lại quá trình hình thành loài mới ở phần sáu - Tiến hóa. Trong đó, chọn lọc
tự nhiên là nhân tố tiến hóa tác động thường xuyên, quy định chiều hướng và tốc độ
tiến hóa. Quá trình này diễn ra thông qua sự tác động của môi trường sống lên sinh vật,
nhằm giữ lại những sinh vật có đặc điểm thích nghi nhất với môi trường.
2
Và trong phần cuối cùng, phần bảy - Sinh thái học, chúng ta sẽ được tìm hiểu sự
tương tác giữa môi trường với sinh vật và nhờ sự tương tác này dẫn đến hình thành các
cấp độ tổ chức sống cao hơn cấp tế bào. Đó là những cấp độ nào?
GV yêu cầu HS quan sát hình các cấp độ tổ chức của thế giới sống và sắp xếp các
cấp độ tổ chức sống cơ bản từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất.
(Cấp tế bào → cấp cơ thể → cấp quần thể → cấp quần xã → cấp hệ sinh thái – sinh
quyển)
Đầu tiên, chúng đi vào tìm hiểu chương I: Cá thể và quần thể sinh vật, bài 35: Môi
trường sống và các nhân tố sinh thái.
- Nội dung:
Nội dung Phương pháp
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh
thái
1. Môi trường sống
a. Khái niệm
Môi trường sống là tất cả các nhân tố
bao quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến
sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và
những hoạt động khác của sinh vật.
 SGK – hỏi đáp
 Trực quan – hỏi đáp
 Giảng giải
GV chiếu hình môi trường sống của con
bò, yêu cầu HS quan sát.
(?) Liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của con bò.
GV phân tích sự tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp của yếu tố môi trường xung
quanh lên sinh vật. Tập hợp tất cả các yếu
tố trên được gọi là môi trường sống của
con bò.
(?) Từ ví dụ trên, HS có thể tự rút ra được
khái niệm môi trường sống của sinh vật là
gì?
3
b. Phân loại
- Môi trường cạn (trên mặt đất – không
khí).
- Môi trường đất.
- Môi trường nước.
- Môi trường sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái
a. Khái niệm
Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân
tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đời sống sinh vật.
b. Phân loại
- Nhân tố vô sinh:
+ Nhân tố vật lí (nhiệt độ, ánh sáng,
gió,...)
+ Nhân tố hóa học (nước, chất khoáng,..)
- Nhân tố hữu sinh:
+ Thế giới hữu cơ (vi sinh vật, thực vật,
động vật,...)
+ Mối quan hệ giữa các sinh vật
Để biết được sinh vật có thể sống ở
những loại môi trường nào, GV yêu cầu
HS quan sát hình môi trường sống của
sinh vật.
(?) Hãy nêu loại môi trường tương ứng
với các sinh vật trong hình minh họa.
(?) Những yếu tố vừa liệt kê trên được gọi
là nhân tố sinh thái, vậy NTST là gì?
(?) Dựa vào nguồn gốc của NTST, người
ta chia NTST ra làm mấy loại?
(2 loại nhân tố sinh thái)
GV yêu cầu HS chỉ ra được đâu là nhân
tố vô sinh, đâu là nhân tố hữu sinh trong
những ví dụ cụ thể.
(?) Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố
nào ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật?
Vì sao?
4
Trong nhân tố hữu sinh, con người là
nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của
nhiều sinh vật.
3. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường sống
Môi trường tác động thường xuyên, liên
tục lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng
ảnh hưởng đến các NTST, làm thay đổi
tính chất của các NTST.
Ví dụ (VD): Nhiệt độ không khí cao hơn
30o
C thì quang hợp ở thực vật giảm, lá
héo, đồng thời cây không ngừng thoát hơi
nước ở lá làm nhiệt độ bề mặt không khí
tiếp xúc với lá giảm.
GV: Tác động của con người vào sinh
vật là tác động có ý thức và có quy mô
rộng lớn. Ảnh hưởng lớn đến sự sinh
trưởng và phát triển của sinh vật bị tác
động.
(?) Môi trường tác động thường xuyên lên
sinh vật, vậy sinh vật có tác động trở lại
với môi trường hay không?
GV cho thêm ví dụ: thảm thực vật làm
cho đất tơi xốp, tăng độ ẩm, tăng mùn bã
hữu cơ; hoạt động hô hấp của các sinh vật
làm tăng nồng độ CO2 trong khí
quyển; …)
(?) Mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường là gì?
GV đưa ra hình ảnh minh họa cụ thể về
ảnh hưởng của con người lên môi trường
(hình ). Yêu cầu HS chỉ ra sự tác động của
con người lên môi trường sống và hậu quả
của sự tác động đó.
Hiện nay con người phải đối mặt với sự
tác động trở lại của môi trường. GV giáo
5
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của
một NTST mà trong khoảng đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển ổn định theo
thời gian.
Trong giới hạn sinh thái có:
- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các
NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho
sinh vật thực hiện chức năng sống tốt
nhất.
- Khoảng chống chịu: là khoảng của các
NTST gây ức chế cho hoạt động sinh lí
dục ý thức HS cần phải bảo vệ môi trường
sống của chính mình, bằng những hoạt
động nhỏ thường ngày như: bỏ rác đúng
nơi quy định, sử dụng vật dụng tái chế,...
 SGK- Hỏi đáp
 Trực quan – Hỏi đáp
 Giảng giải
GV: Có phải trong điều kiện NTST như
thế nào sinh vật cũng có thể tồn tại được
hay không? Có khi nào chúng ta thắc mắc
tại sao lạc đà không sống được ở Bắc cực
và gấu Bắc cực không sống được ở sa
mạc?
→ liên quan đến giới hạn sinh thái của SV
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II-
SGK. Cho một ví dụ cụ thể về sự tác động
của nhân tố nhiệt độ lên sự sinh trưởng và
phát triển của cá rô phi.
(?) Cho biết các giá trị nhiệt độ 5,6o
C;
42o
C; 30o
C được gọi là gì? Các khoảng
giá trị 5,6 – 42o
C; 5,6 – 20o
C và 35 –
42o
C; 20 – 35o
C được gọi là gì?
GV giảng giải về ý nghĩa của các giá trị,
khoảng giá trị về nhiệt độ đối với sự sinh
trưởng và phát triển của cá rô phi.
6
của sinh vật.
- Điểm gây chết (giới hạn trên và giới hạn
dưới): vượt qua ngoài khoảng giữa 2 điểm
giới hạn thì sinh vật sẽ chết.
- Điểm cực thuận: là điểm của NTST ở
mức độ cực tốt cho sinh vật thực hiện
chức năng sống tốt nhất.
Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều
NTST sẽ có vùng phân bố rộng và ngược
lại.
2. Ổ sinh thái
Ổ sinh thái của một loài là một “không
gian sinh thái” mà ở đó tất cả các NTST
của môi trường sống nằm trong giới hạn
sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát
triển.
Mỗi loài sinh vật khác nhau chịu sự tác
động của NTST là khác nhau. Để khái
quát hóa sự ảnh hưởng của một NTST nào
đó lên sinh vật chúng ta có một sơ đồ tổng
quát chung mô tả giới hạn sinh thái của
sinh vật (hình 35.1-SGK).
Yêu cầu HS tự cho VD về giới hạn sinh
thái. GV đưa thêm VD về giới hạn sinh
thái của cá chép có giới hạn sinh thái là
2o
C – 44o
C, khoảng thuận lợi là 17o
C –
37o
C. Yêu cầu HS về nhà vẽ sơ đồ giới
hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép.
(?) Giữa cá rô phi và cá chép, loài nào có
vùng phân bố rộng hơn? Vì sao?
GV cho thêm ví dụ giới hạn sinh thái về
nhiệt độ, ánh sáng, độ pH của cá chép.
(?) Các nhân tố này tác động riêng rẽ hay
tổng hợp lên sinh vật?
(?) Ổ sinh thái của loài là gì?
7
Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở
của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ
sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài
đó.
VD: chim sâu, chim sẻ, chim gõ kiến
cùng có nơi cư trú là ở trên cây, nhưng có
ổ sinh thái khác về loại thức ăn.
Ý nghĩa của việc cách li ổ sinh thái giữa
các loài: giảm sự cạnh tranh và tận dụng
nguồn sống.
(?) Ổ sinh thái có phải là nơi ở của loài
hay không?
GV: Ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà
còn là cách sinh sống của loài đó. VD về
cách sinh sống: Loài đó kiếm ăn bằng
cách nào? Ăn những loại mồi nào? Kiếm
ăn ở đâu? Sinh sản như thế nào và ở
đâu?…. Mỗi loài có cách sống khác nhau
dẫn tới sự phân hóa ổ sinh thái.
(?) Tại sao chim sâu và chim sẻ cùng sống
ở một tán cây nhưng không có sự cạnh
tranh nhau về nơi ở?
(Cùng một nơi ở những có ổ sinh thái
khác nhau)
GV đưa hình VD minh họa các loại ổ
sinh thái: dinh dưỡng, ánh sáng, kích
thước thức ăn,…
(?) Ý nghĩa của việc cách li ổ sinh thái
giữa các loài là gì?
(?) Trong thực tế, người ta ứng dụng sự
hiểu biết về ổ sinh thái như thế nào?
Ứng dụng:
- Trong trồng trọt, người trồng xen canh
như trồng cây cây sầu riêng trong vườn cà
phê, trồng xen canh cây lương thực với
cây trồng lấy gỗ.
- Trong nuôi trồng thủy sản: nuôi các loại
8
cá trong cùng một ao: cá trắm cỏ, cá mè
trắng, cá mè hoa, cá trắm đen,…tận dụng
hiệu quả nguồn thức thức ăn, thu nhiều lợi
nhuận.
- Củng cố:
Cho HS ôn lại kiến thức bằng hệ thống các khái niệm theo sơ đồ.
Cho HS làm bài trắc nghiệm 10 câu hỏi trong 5 phút. Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm
trong phụ lục.
 Phân tích hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu
Hình 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
Phân tử → bào quan → tế bào → mô
→ cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể →
quần thể → quần xã → hệ sinh thái –
sinh quyển.
Trong đó, các cấp độ tổ chức cơ bản
là:
- Tế bào – đơn vị cấu trúc cơ bản của
thế giới sống: các nguyên tử cấu tạo
nên các phân tử, các phân tử lại cấu
tạo nên tế bào.
- Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan
và hệ cơ quan.
- Quần thể: là một nhóm các cá thể
cùng một loài.
- Quần xã: gồm nhiều quần thể của các
loài khác nhau.
- Hệ sinh thái – sinh quyển: gồm các
quần xã và sinh cảnh.
9
Hình 2. Môi trường sống của con bò
Các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến
con bò:
- Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: ánh
sáng, nhiệt độ, nước,...
- Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp: cây cối,
con bò bên cạnh,...
Hình 3. Các loại môi trường sống chủ yếu
của sinh vật
- Môi trường đất (giun đất, vi khuẩn
trong đất,...)
- Môi trường nước (cá, rong rêu,
tôm,...)
- Môi trường cạn (chim, thú, côn
trùng,..)
- Môi trường sinh vật (động vật kí
sinh, nấm kí sinh, vi sinh vật,....)
10
Hình 4. Sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ
của cá rô phi
- Giới hạn dưới (5,6o
C): các giá trị
nhiệt độ nhỏ hơn 5,6o
C → gây chết cá.
- Giới hạn trên (42o
C): các giá trị nhiệt
độ lớn hơn (42o
C) → gây chết cá.
- Điểm cực thuận (30o
C): giá trị nhiệt
độ cá sống thuận lợi nhất.
- Giới hạn sinh thái về nhiệt độ (5,6 –
42o
C): là khoảng giá trị nhiệt độ cá có
thể tồn tại và phát triển.
+ Khoảng chống chịu (5,6 – 20o
C và
35 – 42o
C): là khoảng của các NTST
gây ức chế cho hoạt động sinh lí của
cá.
+ Khoảng thuận lợi (20 – 35o
C): là
khoảng của các NTST ở mức độ phù
hợp, đảm bảo cho cá thực hiện chức
năng sống tốt nhất.
Hình 5 (Hình 35.1-SGK). Sơ đồ tổng quát mô
tả giới hạn sinh thái của sinh vật.
Khoảng ngoài giới hạn chịu đựng: nằm
ngoài khoảng giữa 2 điểm gây chết
(giới hạn trên và giới hạn dưới)
Giới hạn sinh thái (khoảng trong giới
hạn chịu đựng) gồm:
- Khoảng chống chịu
- Khoảng thuận lợi
 Kỹ năng rèn luyện được cho học sinh qua bài
- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông và công nghệ.
- Kỹ năng sống (chủ động và tự chủ tìm hiểu kiến thức mới).
11
 Bài tập giáo viên
- Xây dựng hình ảnh trực quan dạy học.
- Xây dựng bài giảng e-learning.
- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
 Tài liệu tham khảo
(Xem trong Phụ lục tài liệu tham khảo)
 Hệ thống khái niệm theo sơ đồ

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
SoM
 
Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12
Tuong Vy Bui
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Mai Hương Hương
 
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdfBUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
QunhTrnThy2
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Le Khac Thien Luan
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Le Khac Thien Luan
 
Quản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trúQuản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trú
Thanh Liem Vo
 

Mais procurados (20)

Triết học.pptx
Triết học.pptxTriết học.pptx
Triết học.pptx
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
 
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptxQUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
 
Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12
 
Phcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bienPhcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bien
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
 
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
 
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdfBUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 
Bai37 sh12
Bai37 sh12Bai37 sh12
Bai37 sh12
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luong
 
Sinh lý nội tiết của thận 1
Sinh lý nội tiết của thận 1Sinh lý nội tiết của thận 1
Sinh lý nội tiết của thận 1
 
Phản ứng kháng nguyên và kháng thể
Phản ứng kháng nguyên và kháng thểPhản ứng kháng nguyên và kháng thể
Phản ứng kháng nguyên và kháng thể
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
 
Cầu khuẩn
Cầu khuẩnCầu khuẩn
Cầu khuẩn
 
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cươngNgân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬCHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
 
Bảng sống
Bảng sốngBảng sống
Bảng sống
 
Quản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trúQuản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trú
 

Destaque

Giao an bai_35_sh12
Giao an bai_35_sh12Giao an bai_35_sh12
Giao an bai_35_sh12
Tuong Vy Bui
 
Giao an bai_39_sh12
Giao an bai_39_sh12Giao an bai_39_sh12
Giao an bai_39_sh12
Tuong Vy Bui
 
Giao an bai_38_sh12
Giao an bai_38_sh12Giao an bai_38_sh12
Giao an bai_38_sh12
Tuong Vy Bui
 
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchsNhững câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
Hoan Hoang
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
dovanvinh
 
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
Van-Duyet Le
 
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
Van-Duyet Le
 
Phan tich bai 30
Phan tich bai 30Phan tich bai 30
Phan tich bai 30
Kim Phung
 

Destaque (14)

Giao an bai_35_sh12
Giao an bai_35_sh12Giao an bai_35_sh12
Giao an bai_35_sh12
 
Bai36 sh12
Bai36 sh12Bai36 sh12
Bai36 sh12
 
Bai39 sh12
Bai39 sh12Bai39 sh12
Bai39 sh12
 
Giao an bai_39_sh12
Giao an bai_39_sh12Giao an bai_39_sh12
Giao an bai_39_sh12
 
Giao an bai_38_sh12
Giao an bai_38_sh12Giao an bai_38_sh12
Giao an bai_38_sh12
 
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchsNhững câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
Những câu hỏi trắc nghiệm về sinh thái họchs
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nho
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
[Sinh 12] 140 câu tiến hóa
 
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
 
Phan tich bai 30
Phan tich bai 30Phan tich bai 30
Phan tich bai 30
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26
 

Semelhante a Bai35 sh12

02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
Tu Pham Van
 
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
Chau Sau
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127
Phi Phi
 
De kiem tra trac nghiem hkii da
De kiem tra trac nghiem hkii  daDe kiem tra trac nghiem hkii  da
De kiem tra trac nghiem hkii da
Duyen Tran
 
S12 bai 28 loai
S12 bai 28   loaiS12 bai 28   loai
S12 bai 28 loai
kienhuyen
 

Semelhante a Bai35 sh12 (20)

02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
02 chu de_sinh_9_-_ky_ii (2)
 
1609587352-37moitruongvacacnt.docx
1609587352-37moitruongvacacnt.docx1609587352-37moitruongvacacnt.docx
1609587352-37moitruongvacacnt.docx
 
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
234627 on thi_dai_hoc_mon_sinh
 
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
 
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hocSinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
 
cong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truongcong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truong
 
Bài 39
Bài 39Bài 39
Bài 39
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 
Sinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuongSinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuong
 
Giaoanbai30
Giaoanbai30Giaoanbai30
Giaoanbai30
 
Sinh Thái Học Cá Thể - Sinh Học Đại Cương - Hanoi University of Science
Sinh Thái Học Cá Thể - Sinh Học Đại Cương - Hanoi University of ScienceSinh Thái Học Cá Thể - Sinh Học Đại Cương - Hanoi University of Science
Sinh Thái Học Cá Thể - Sinh Học Đại Cương - Hanoi University of Science
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
 
Khai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhKhai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinh
 
Bai 25 thuong bien (Sinh học lớp 9)
Bai 25 thuong bien (Sinh học lớp 9)Bai 25 thuong bien (Sinh học lớp 9)
Bai 25 thuong bien (Sinh học lớp 9)
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 
De kiem tra trac nghiem hkii da
De kiem tra trac nghiem hkii  daDe kiem tra trac nghiem hkii  da
De kiem tra trac nghiem hkii da
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
 
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfGiáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
 
S12 bai 28 loai
S12 bai 28   loaiS12 bai 28   loai
S12 bai 28 loai
 

Bai35 sh12

  • 1. 1 BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ----------  Cấu trúc logic của bài I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1. Môi trường sống a. Khái niệm b. Phân loại 2. Nhân tố sinh thái a. Khái niệm b. Phân loại 3. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 1. Giới hạn sinh thái - Khái niệm - Ví dụ 2. Ổ sinh thái - Khái niệm - Ví dụ - Ý nghĩa  Trọng tâm của bài Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái  Phương pháp giảng dạy các thành phần kiến thức - Đặt vấn đề: GV nhắc lại quá trình hình thành loài mới ở phần sáu - Tiến hóa. Trong đó, chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa tác động thường xuyên, quy định chiều hướng và tốc độ tiến hóa. Quá trình này diễn ra thông qua sự tác động của môi trường sống lên sinh vật, nhằm giữ lại những sinh vật có đặc điểm thích nghi nhất với môi trường.
  • 2. 2 Và trong phần cuối cùng, phần bảy - Sinh thái học, chúng ta sẽ được tìm hiểu sự tương tác giữa môi trường với sinh vật và nhờ sự tương tác này dẫn đến hình thành các cấp độ tổ chức sống cao hơn cấp tế bào. Đó là những cấp độ nào? GV yêu cầu HS quan sát hình các cấp độ tổ chức của thế giới sống và sắp xếp các cấp độ tổ chức sống cơ bản từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất. (Cấp tế bào → cấp cơ thể → cấp quần thể → cấp quần xã → cấp hệ sinh thái – sinh quyển) Đầu tiên, chúng đi vào tìm hiểu chương I: Cá thể và quần thể sinh vật, bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. - Nội dung: Nội dung Phương pháp I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1. Môi trường sống a. Khái niệm Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.  SGK – hỏi đáp  Trực quan – hỏi đáp  Giảng giải GV chiếu hình môi trường sống của con bò, yêu cầu HS quan sát. (?) Liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con bò. GV phân tích sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của yếu tố môi trường xung quanh lên sinh vật. Tập hợp tất cả các yếu tố trên được gọi là môi trường sống của con bò. (?) Từ ví dụ trên, HS có thể tự rút ra được khái niệm môi trường sống của sinh vật là gì?
  • 3. 3 b. Phân loại - Môi trường cạn (trên mặt đất – không khí). - Môi trường đất. - Môi trường nước. - Môi trường sinh vật. 2. Nhân tố sinh thái a. Khái niệm Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. b. Phân loại - Nhân tố vô sinh: + Nhân tố vật lí (nhiệt độ, ánh sáng, gió,...) + Nhân tố hóa học (nước, chất khoáng,..) - Nhân tố hữu sinh: + Thế giới hữu cơ (vi sinh vật, thực vật, động vật,...) + Mối quan hệ giữa các sinh vật Để biết được sinh vật có thể sống ở những loại môi trường nào, GV yêu cầu HS quan sát hình môi trường sống của sinh vật. (?) Hãy nêu loại môi trường tương ứng với các sinh vật trong hình minh họa. (?) Những yếu tố vừa liệt kê trên được gọi là nhân tố sinh thái, vậy NTST là gì? (?) Dựa vào nguồn gốc của NTST, người ta chia NTST ra làm mấy loại? (2 loại nhân tố sinh thái) GV yêu cầu HS chỉ ra được đâu là nhân tố vô sinh, đâu là nhân tố hữu sinh trong những ví dụ cụ thể. (?) Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật? Vì sao?
  • 4. 4 Trong nhân tố hữu sinh, con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. 3. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống Môi trường tác động thường xuyên, liên tục lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các NTST, làm thay đổi tính chất của các NTST. Ví dụ (VD): Nhiệt độ không khí cao hơn 30o C thì quang hợp ở thực vật giảm, lá héo, đồng thời cây không ngừng thoát hơi nước ở lá làm nhiệt độ bề mặt không khí tiếp xúc với lá giảm. GV: Tác động của con người vào sinh vật là tác động có ý thức và có quy mô rộng lớn. Ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị tác động. (?) Môi trường tác động thường xuyên lên sinh vật, vậy sinh vật có tác động trở lại với môi trường hay không? GV cho thêm ví dụ: thảm thực vật làm cho đất tơi xốp, tăng độ ẩm, tăng mùn bã hữu cơ; hoạt động hô hấp của các sinh vật làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển; …) (?) Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường là gì? GV đưa ra hình ảnh minh họa cụ thể về ảnh hưởng của con người lên môi trường (hình ). Yêu cầu HS chỉ ra sự tác động của con người lên môi trường sống và hậu quả của sự tác động đó. Hiện nay con người phải đối mặt với sự tác động trở lại của môi trường. GV giáo
  • 5. 5 II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 1. Giới hạn sinh thái Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một NTST mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có: - Khoảng thuận lợi: là khoảng của các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu: là khoảng của các NTST gây ức chế cho hoạt động sinh lí dục ý thức HS cần phải bảo vệ môi trường sống của chính mình, bằng những hoạt động nhỏ thường ngày như: bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng vật dụng tái chế,...  SGK- Hỏi đáp  Trực quan – Hỏi đáp  Giảng giải GV: Có phải trong điều kiện NTST như thế nào sinh vật cũng có thể tồn tại được hay không? Có khi nào chúng ta thắc mắc tại sao lạc đà không sống được ở Bắc cực và gấu Bắc cực không sống được ở sa mạc? → liên quan đến giới hạn sinh thái của SV GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II- SGK. Cho một ví dụ cụ thể về sự tác động của nhân tố nhiệt độ lên sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi. (?) Cho biết các giá trị nhiệt độ 5,6o C; 42o C; 30o C được gọi là gì? Các khoảng giá trị 5,6 – 42o C; 5,6 – 20o C và 35 – 42o C; 20 – 35o C được gọi là gì? GV giảng giải về ý nghĩa của các giá trị, khoảng giá trị về nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.
  • 6. 6 của sinh vật. - Điểm gây chết (giới hạn trên và giới hạn dưới): vượt qua ngoài khoảng giữa 2 điểm giới hạn thì sinh vật sẽ chết. - Điểm cực thuận: là điểm của NTST ở mức độ cực tốt cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều NTST sẽ có vùng phân bố rộng và ngược lại. 2. Ổ sinh thái Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các NTST của môi trường sống nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Mỗi loài sinh vật khác nhau chịu sự tác động của NTST là khác nhau. Để khái quát hóa sự ảnh hưởng của một NTST nào đó lên sinh vật chúng ta có một sơ đồ tổng quát chung mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật (hình 35.1-SGK). Yêu cầu HS tự cho VD về giới hạn sinh thái. GV đưa thêm VD về giới hạn sinh thái của cá chép có giới hạn sinh thái là 2o C – 44o C, khoảng thuận lợi là 17o C – 37o C. Yêu cầu HS về nhà vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép. (?) Giữa cá rô phi và cá chép, loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Vì sao? GV cho thêm ví dụ giới hạn sinh thái về nhiệt độ, ánh sáng, độ pH của cá chép. (?) Các nhân tố này tác động riêng rẽ hay tổng hợp lên sinh vật? (?) Ổ sinh thái của loài là gì?
  • 7. 7 Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó. VD: chim sâu, chim sẻ, chim gõ kiến cùng có nơi cư trú là ở trên cây, nhưng có ổ sinh thái khác về loại thức ăn. Ý nghĩa của việc cách li ổ sinh thái giữa các loài: giảm sự cạnh tranh và tận dụng nguồn sống. (?) Ổ sinh thái có phải là nơi ở của loài hay không? GV: Ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó. VD về cách sinh sống: Loài đó kiếm ăn bằng cách nào? Ăn những loại mồi nào? Kiếm ăn ở đâu? Sinh sản như thế nào và ở đâu?…. Mỗi loài có cách sống khác nhau dẫn tới sự phân hóa ổ sinh thái. (?) Tại sao chim sâu và chim sẻ cùng sống ở một tán cây nhưng không có sự cạnh tranh nhau về nơi ở? (Cùng một nơi ở những có ổ sinh thái khác nhau) GV đưa hình VD minh họa các loại ổ sinh thái: dinh dưỡng, ánh sáng, kích thước thức ăn,… (?) Ý nghĩa của việc cách li ổ sinh thái giữa các loài là gì? (?) Trong thực tế, người ta ứng dụng sự hiểu biết về ổ sinh thái như thế nào? Ứng dụng: - Trong trồng trọt, người trồng xen canh như trồng cây cây sầu riêng trong vườn cà phê, trồng xen canh cây lương thực với cây trồng lấy gỗ. - Trong nuôi trồng thủy sản: nuôi các loại
  • 8. 8 cá trong cùng một ao: cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm đen,…tận dụng hiệu quả nguồn thức thức ăn, thu nhiều lợi nhuận. - Củng cố: Cho HS ôn lại kiến thức bằng hệ thống các khái niệm theo sơ đồ. Cho HS làm bài trắc nghiệm 10 câu hỏi trong 5 phút. Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm trong phụ lục.  Phân tích hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu Hình 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái – sinh quyển. Trong đó, các cấp độ tổ chức cơ bản là: - Tế bào – đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống: các nguyên tử cấu tạo nên các phân tử, các phân tử lại cấu tạo nên tế bào. - Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. - Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng một loài. - Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau. - Hệ sinh thái – sinh quyển: gồm các quần xã và sinh cảnh.
  • 9. 9 Hình 2. Môi trường sống của con bò Các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến con bò: - Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: ánh sáng, nhiệt độ, nước,... - Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp: cây cối, con bò bên cạnh,... Hình 3. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật - Môi trường đất (giun đất, vi khuẩn trong đất,...) - Môi trường nước (cá, rong rêu, tôm,...) - Môi trường cạn (chim, thú, côn trùng,..) - Môi trường sinh vật (động vật kí sinh, nấm kí sinh, vi sinh vật,....)
  • 10. 10 Hình 4. Sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi - Giới hạn dưới (5,6o C): các giá trị nhiệt độ nhỏ hơn 5,6o C → gây chết cá. - Giới hạn trên (42o C): các giá trị nhiệt độ lớn hơn (42o C) → gây chết cá. - Điểm cực thuận (30o C): giá trị nhiệt độ cá sống thuận lợi nhất. - Giới hạn sinh thái về nhiệt độ (5,6 – 42o C): là khoảng giá trị nhiệt độ cá có thể tồn tại và phát triển. + Khoảng chống chịu (5,6 – 20o C và 35 – 42o C): là khoảng của các NTST gây ức chế cho hoạt động sinh lí của cá. + Khoảng thuận lợi (20 – 35o C): là khoảng của các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho cá thực hiện chức năng sống tốt nhất. Hình 5 (Hình 35.1-SGK). Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật. Khoảng ngoài giới hạn chịu đựng: nằm ngoài khoảng giữa 2 điểm gây chết (giới hạn trên và giới hạn dưới) Giới hạn sinh thái (khoảng trong giới hạn chịu đựng) gồm: - Khoảng chống chịu - Khoảng thuận lợi  Kỹ năng rèn luyện được cho học sinh qua bài - Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề. - Kỹ năng giao tiếp và hợp tác. - Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông và công nghệ. - Kỹ năng sống (chủ động và tự chủ tìm hiểu kiến thức mới).
  • 11. 11  Bài tập giáo viên - Xây dựng hình ảnh trực quan dạy học. - Xây dựng bài giảng e-learning. - Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.  Tài liệu tham khảo (Xem trong Phụ lục tài liệu tham khảo)  Hệ thống khái niệm theo sơ đồ