SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 10
1
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
TS. Bùi Quang Xuân
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quản lý phát triển địa phương nói riêng.
Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít những thách thức đối với Việt
Nam: (i) Vấn đề chính sách việc làm trong bối cảnh mở rộng ứng dụng các thành tựu
của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. (ii) Vấn đề quản trị nhà nước nói
chung và quản trị địa phương nói riêng cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nước ta. Bài viết tập trung xem xét những thách thức và đưa ra những giải pháp để
nâng cao chất lượng và năng lực quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ảnh
hưởng đến hầu khắp các quốc gia và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế
- xã hội, cơ hội của cuộc cách mạng này là rất lớn nhưng đồng thời cũng không ít những
2
thách thức đang đặt ra. Đặc biệt trong bối cảnh của nền quản trị công hiện đại, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra một bước chuyển lớn, vận dụng các thành tựu khoa
học và kỹ thuật, tự động hóa, kết nối vạn vật lại với nhau,…đây là cơ hội để các quốc gia
hướng đến một nền quản trị tốt. Quản trị địa phương tốt là yếu tố quan trọng đối với sự
phát triển bền vững quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Rõ ràng, trong bối
cảnh này, quản trị địa phương cũng phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc
phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị với cuộc cách mạng này. Nghiên cứu này tập
trung giải quyết các nội dung sau: (1) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đến quản trị địa phương; (2) Thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị địa phương; (3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị địa phương
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Bài viết vận dụng lý thuyết quản trị tốt vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản
trị địa phương, xem xét vấn đề dưới góc độ chính sách công mà hoạt động quản trị địa
phương chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lý thuyết khoa học
quản trị được soi qua thực tiễn của hoạt động quản trị địa phương. Trên cơ sở của việc
nghiên cứu khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết tổng hợp và
phân tích thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa
phương ở nước ta thời gian qua, những thách thức mà quá trình quản trị địa phương đối
diện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng lực của
hoạt động quản trị của mình, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
hiệu lực và hiệu quả quản trị địa phương (quản trị địa phương tốt) để có thể đáp ứng yêu
cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
3. Kết quả và thảo luận
3. 1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quản trị địa
phương
Loài người xuất hiện trên trái đất đã hàng triệu năm nhưng xã hội nông nghiệp
thực sự mới bước vào khoảng 8000 năm Tr.CN, đến thế kỷ thứ 17 thì cuộc cách mạng
công nghiệp được ra đời. Từ đó đến nay, chúng ta trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp
tác động sâu sắc, triệt để toàn bộ sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0): Trên cơ sở
thành tựu của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, cách mạng công nghiệp 4.0 mới nửa
thập niên của thế kỷ 21, đã ăn sâu, bám rễ vào xã hội thậm chí cơ thể con người, hệ thống
siêu máy tính. Máy móc tạo ra năng lực mới hoàn toàn cho cả máy và con người. Các
Robot rồi đến các nhà máy thông minh ra đời. Giai đoạn này có sự biến đổi về lực lượng
sản xuất, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhân tố chủ đạo của
sự phát triển nền sản xuất xã hội.
Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được
xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và
điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ
giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất
của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và
3
sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật
(IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành
sâu rộng... Theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của trí tuệ
nhân tạo, người máy robot, hệ thống kết nối mạng xã hội đã đem đến những ảnh hưởng,
thay đổi không ngừng cho đời sống con người. Thành phố thông minh, nhà thông minh,
phương tiện thông minh,…và biết bao những giá trị xã hội, thượng tầng kiến trúc xã hội
thay đổi kèm theo những thay đổi của cơ sở hạ tầng xã hội. Với bối cảnh này đã tác động
đến đời sống xã hội và do đó cũng song trùng tác động làm thay đổi những cách thức,
phương pháp và công cụ trong hoạt động quản trị nhà nước nói chung và quản trị địa
phương nói riêng cũng như vấn đề hoàn thiện thể chế và bản thân chính sách, đặc biệt là
chính sách công của Nhà nước đối với vấn đề quản trị địa phương.
Khả năng thích ứng với môi trường quản trị công trong một thế giới công nghệ
đang thay đổi không ngừng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của các cơ quan Chính
phủ và tổ chức xã hội. Điều này được minh chứng bằng năng lực của chủ thể quản trị nhà
nước/quản trị địa phương trong việc bắt nhịp cùng thế giới với những thay đổi đột phá,
cải thiện cơ cấu để đạt mức minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt
động quản trị công. Ngược lại, nếu không chứng minh được khả năng bắt kịp thế giới của
mình thì nhà quản trị công đó phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề về
chính sách và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định và phân tích chính sách
công sẽ làm giảm chất lượng của chính sách trong quá trình quản trị địa phương; khả
năng bắt nhịp kém sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các địa phương, quốc gia trên thế giới
trong bối cảnh quản trị nhà nước hiện đại (nhà nước thông minh).
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ thông tin
chiếm một vai trò quan trọng. Cũng vậy, việc vận dụng các thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề quản trị địa phương.
Do đó, quản trị địa phương phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để nhằm
thu hẹp khoảng cách giữa công dân với chính quyền trung ương/chính quyền địa phương
bằng truyền thông và công nghệ thông tin. Đồng thời, quản trị địa phương phải điều
chỉnh và thích nghi với công nghệ để tái thiết kế bộ máy quản trị phù hợp với mạng lưới
và công nghệ. Trong quá trình này, các chủ thể quản trị địa phương phải nhận thức đúng
về bản chất, đặc trưng, đặc biệt xác định vấn đề chính sách công trong quản trị địa
phương đúng bản chất, đúng đối tượng có vai trò quan trọng trong xây dựng chính sách
đối với quản trị phát triển địa phương; chủ động nắm bắt cơ hội, xác định mục tiêu và
đưa ra giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực,
các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này sẽ là
chìa khóa giúp các chính quyền địa phương phát triển bền vững. Đặc biệt hơn, các chính
quyền hướng tới xây dựng thành phố thông minh, đầu tư xây dựng và phát triển nông
nghiệp công nghệ cao; triển khai mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát
triển sản phẩm chủ lực của địa phương dựa trên lợi thế so sánh và vận dụng thành tựu
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có quy mô sản xuất hàng hóa với sản
lượng và chất lượng cao; cung ứng dịch vụ và hàng hóa công trong bối cảnh ứng dụng
các thành tựu công nghệ hiện đại.
Để đảm bảo quyền lợi của cộng đồng người dân và doanh nghiệp, huy động trí tuệ
của của cả cộng đồng, tiếp tục hỗ trợ và phát triển công nghệ, quản trị địa phương tốt đòi
hỏi hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực của chủ thể hoạch định chính sách, các nhà lập
chính sách phải không ngừng thích nghi với môi trường mới đầy biến động và biến đổi
4
nhanh chóng, đồng thời không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân để thực sự hiểu rõ họ
đang quản trị cái gì? Quản trị như thế nào? Để làm tốt điều này, trong quá trình hoạch
định, xây dựng, phân tích, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách ở địa phương đòi hỏi
các chính phủ và cơ quan lập pháp phải thu hút sự tham gia người dân và doanh nghiệp,
tức là “chính sách công có sự tham gia của người dân và doanh nghiệp”1.
Quản trị địa phương tốt đòi hỏi có thế chế tốt và chính sách tốt. Quản trị địa
phương thực chất là quản trị nhà nước gắn liền với chính quyền địa phương, hoạt động
quản trị của địa phương. Một địa phương, một đất nước giàu mạnh, phát triển hay nghèo,
kém phát triển phụ thuộc vào quản trị địa phương, tức là quản trị địa phương quyết định
sự phát triển của một địa phương, góp phần vào sự phát triển của một quốc gia. Quản trị
địa phương tốt sẽ làm cho địa phương phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Quản trị địa
phương phụ thuộc vào thể chế và chính sách của quốc gia đó đối với địa phương về kinh
tế - chính trị - xã hội - văn hóa. Trong đó, đối với các quốc gia đang phát triển đổi mới
thể chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng quản trị nhà nước nói
chung và quản trị địa phương nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả quản trị địa phương.
3.2. Thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị
địa phương
Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng đổi mới thể chế, chính sách với
những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nâng lực quản trị công của Việt Nam.
Với những nỗ lực đó, đổi mới thể chế, chính sách ở nước ta được thực hiện trên cả hai
mặt kinh tế và chính trị với những kết quả được đánh giá như sau:
Về thể chế chính sách kinh tế, Nhà nước đã xác định: “Chất lượng thể chế không
chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường
kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều
kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia”2. Sau 30 năm đổi mới, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế đang
phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì mức tăng trưởng cao: tỷ lệ lạm phát
cao, thâm hụt cán cân thương mại và tài khóa ngày càng lớn; năng suất lao động và hiệu
quả giảm sút, đầu tư công kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp. Điều này được xác
định có nguyên nhân từ hệ thống thể chế, rủi ro và thiếu linh hoạt. Các biện pháp cải cách
kinh tế dưới hình thức tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, hội nhập kinh tế toàn cầu trở nên ít hiệu quả trong giai đoạn phát triển
lên tầng mức cao hơn, đặt ra việc phải cải cách thể chế mạnh mẽ để giải phóng hơn nữa
lực lượng sản xuất đang bị các quy định không phù hợp hạn chế, nhằm tăng năng suất lao
động và hiệu quả kinh tế. Cải cách thể chế lần này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện cho
thị trường vận hành hiệu quả, tái phân bổ nguồn lực nhanh hơn đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi cơ cấu. Nói cách khác, Việt Nam cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng
trưởng nhanh và phát triển bền vững. Và nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế3.
1 Đỗ Phú Hải, 2012
2 Trích Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
http://nguyentandung.chinhphu.vn/Home/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-
Dung/20141/21868.vgp
3 Đỗ Phú Hải (2017), Đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay, Quản trị tốt: Lý luận và thực
tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, trang 232.
5
Về thể chế chính trị, Nhà nước xác định: “Không thể có được năng lực cạnh tranh
cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”4.
Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ muốn đổi mới thể
chế, cần phải tăng cường dân chủ, gắn đổi mới thể chế chính trị với tăng cường dân chủ
là nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ trong toàn xã hội, phát huy thế mạnh và huy động
các nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc và thời đại. Đây thực sự là điều kiện
quan trọng để quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức cũng như sự tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội, cơ hội lớn
nhưng cũng không ít thách thức đang đặt ra. Do đó, cần tăng cường dân chủ, thực hiện
dân chủ rộng rãi và chủ động đổi mới thể chế để phát triển và hội nhập ngay trong khó
khăn, chủ động đưa đất nước phát triển đi lên, ngang tầm với các quốc gia phát triển trên
thế giới. Từ vị thế của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới và khu vực Đông Nam Á,
cho thấy đổi mới thể chế là quyết sách chính trị về đổi mới phù hợp của Đảng và Nhà
nước ta đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển
có thu nhập trung bình, đứng thứ 6 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Và đã
đạt được những thành tựu ấn tượng và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong thực
hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo/giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, nhìn lại thời gian qua cho chúng ta thấy: Chất lượng thể chế và năng
lực quản trị công vẫn còn yếu kém và đã trở thành một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh toàn cầu/quốc gia/địa phương. Theo PGS.TS. Đỗ Phú Hải
thì nguyên nhân của những hạn chế này là do: (1) Chưa có hiểu biết đúng về đổi mới thể
chế; (2) Bộ máy nhà nước hoạt động chưa được hiệu quả; (3) Hệ thống chính sách pháp
luật chưa hoàn thiện; (4) Quản lý nhà nước còn bỏ qua những nguyên tắc của cơ chế thị
trường; (5) Mức tham gia làm chủ của nhân dân còn thấp5. Rất đồng tình với những
nguyên nhân nêu trên, theo chúng tôi còn có những nguyên nhân xuất phát từ tư duy
quản trị dựa vào các nguồn lực và mô hình truyền thống là vấn đề (khó khăn, vướng mắc,
trở ngại) đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Còn những yếu kém, hạn chế về năng
lực quản trị của cơ quan công quyền, năng lực chính sách công đã dẫn đến thực trạng
quản trị và dịch vụ quản trị của Việt Nam hiện nay còn không ít những hạn chế; chất
lượng dịch vụ công chưa cao cũng là bài toán cần sớm có lời giải đáp để công dân, tổ
chức (khách hàng) hài lòng hơn với chất lượng dịch vụ công mà các cơ quan công quyền
cung ứng dịch vụ công.
Theo xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, Việt Nam chúng ta là không ngoại lệ, chịu tác động mạnh mẽ của nó.
Việt Nam là một trong ít những quốc gia trên thế giới nhận thức sớm về những thách
thức, cơ hội và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến con đường phát
triển tương lai của quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh quản trị nhà nước nói chung và quản
trị địa phương nói riêng, từ đó, đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản
trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính vì vậy, nhận
thức được bối cảnh và tình hình tác động và những ảnh hưởng cuộc cuộc cách mạng này,
4 Trích Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
http://nguyentandung.chinhphu.vn/Home/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-
Dung/20141/21868.vgp
5 Đỗ Phú Hải (2017), Đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay, Quản trị tốt: Lý luận và thực
tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, trang 236 - 243.
6
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng
lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó khẳng định:
“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền
tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của
Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh
lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với
tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ,
ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi
phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng
cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm;
tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu
tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ
hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến”. Để cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực sự tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển. Quản trị
nhà nước/quản trị địa phương có vai trò hết sức quan trọng - với tư cách là vị trí trung
tâm kết nối các nỗ lực đổi mới, sáng tạo và là chủ thể giải quyết những vấn đề, thách
thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến.
Đối với quản trị nhà nước/quản trị địa phương ở nước ta cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đem đến những cơ hội và đặt ra những thách thức to lớn trong việc xây
dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển phục vụ nhân dân, phục vụ doanh
nghiệp trong chỉnh thể hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương; ý nghĩa của
việc đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt (quản trị nhà nước/ quản trị địa phương),
tức là quản trị địa phương tốt (Quản trị địa phương tốt = Thể chế tốt + Chính sách tốt).
Đây là cơ hội để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động, minh bạch hóa, thông minh
hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn và để thích ứng hơn. Song, cách mạng công nghiệp lần
thứ tư cũng đặt ra những thách thức mà quản trị công (Quản trị Nhà nước/Quản trị địa
phương) phải đối mặt và vượt qua, đó là:
Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến những thay đổi to lớn
chưa từng có về sản xuất, về phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và các
địa phương nói riêng. Các đối tượng quản trị địa phương mới xuất hiện và những đối
tượng quản trị địa phương cũ cũng có những thay đổi đòi hỏi chính quyền địa phương
cần có cách tiếp cận mới và phương thức quản trị mới phù hợp. Với sự xuất hiện ngày
càng nhiều các sản phẩm số hóa, được thừa nhận, được giao dịch đòi hỏi và đặt ra cho
quản trị công cần có khung pháp lý cần thiết để quản trị các đối tượng của mình. Khung
pháp lý đó là thể chế chính sách tốt.
Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng trí tuệ nhân tạo, vạn
vật kết nối đòi hỏi quản trị địa phương phải tăng cường sự phối kết hợp, phối kết nối. Vai
trò của chính phủ và các cấp chính quyền địa phương không chỉ ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ thông tin (Chính phủ điện tử) vào hoạt động quản lý mà còn xây dựng hành lang
pháp lý thừa nhận và công nhận các cơ sở dữ liệu phù hợp, có cơ chế pháp lý cần thiết để
tạo ra sự chia sẻ giữa các cá nhân, tổ chức, trong các chủ thể quản trị công, giữa trung
ương và địa phương, giữa quản trị ngành và quản trị lãnh thổ. Đặc biệt, là sự tham gia,
7
chia sẻ thông tin, phản biện, đối thoại trong quá trình hoạch định, xây dựng, phân tích, tổ
chức thực hiện và đánh giá chính sách công, tức là trong điều kiện cắt khúc về thông tin
sẽ khó khăn hơn trong việc ban hành chính sách và đưa ra những thái độ ứng xử phù hợp
của chủ thể quản lý bởi sự vận động nhanh của đối tượng quản lý. Về mặt công nghệ,
Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải thiết lập được cơ sở dữ liệu thông
suốt trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dân số, việc làm (hệ thống dữ liệu cung cầu thị
trường lao động - việc làm), các ngành công nghiệp dịch vụ để có thái độ ứng xử kịp thời
và nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề
việc làm cho người lao động, thu nhập, nhập cư,…Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đặt
ra cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn lực lực có
tay nghề và bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng với tình hình mới, thích ứng với môi trường
của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm phát sinh những vấn đề mới
và làm thay đổi căn bản những vấn đề cũ đòi hỏi quản trị địa phương phải không ngừng
năng cao nâng lực để thực hiện chức năng quản trị của mình. Điều đáng lo ngại là vấn đề
chênh lệnh về tri thức và sáng tạo sẽ làm phát sinh vấn đề chênh lệch giàu nghèo trong
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Vấn đề chênh lệch giàu nghèo gắn với chênh
lệch về tri thức và sáng tạo), tạo ra xu hướng bị bỏ rơi đối với những người có tri thức và
kỹ năng thấp. Ngược lại, những người có tri thức và sức sáng tạo sẽ tạo nên một bứt phá
ngày càng xa hơn theo cấp số công mà sớm trở thành cấp số nhân. Cùng với đó là tâm lý
chưa sẵn sàng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng là một trong những rào
cản trong hoạt động quản trị địa phương. Quản trị địa phương phải cân nhắc các yếu tố
tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để lường trước được những điều này và
dự báo, đưa ra các giải pháp chính sách đồng bộ để những đối tượng chưa đủ tri thức và
kỹ năng bị “bỏ rơi” bên lề của quá trình pháp triển và hội nhập.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra những thách thức đối
với quản trị địa phương, để vượt qua những thách thức này chúng ta phải tiếp cận và ứng
dụng có hiệu quả những cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, quản
trị địa phương phải tiếp cận theo hướng quản trị địa phương tốt nhằm theo hướng hiện
đại hóa, chuyên nghiệp hóa và thông minh để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
theo hướng phát triển bền vững. Năng lực thể chế chính sách ở địa phương và năng lực
chính sách ở địa phương (Năng lực quản trị địa phương) cần được chú trọng đúng mức
để thúc đẩy sự phát triển địa phương. Để nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thiết nghĩ nên thực hiện một số giải pháp
như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về thúc đẩy sự
sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng
tạo, ươm mầm, nuôi dưỡng và phát huy sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong hoạt động quản trị, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ và lồng
ghép trong các chương trình kinh tế - xã hội để tập trung tạo động lực thúc đẩy hệ sinh
thái khởi nghiệp như: chính sách đầu tư tài chính thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đổi mới cơ chế
đầu tư, tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; cần ban
hành chính sách phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa
8
học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Hoàn thiện
thể chế chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt
động công nghệ, phát triển và đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh
doanh, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến
trên thế giới.
Thứ hai, cần phải nhận thức đúng đắn về thời cơ và thách thức của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đối với sự phát triển bền vững của địa phương, các địa
phương phải nhận diện được những thời cơ và thách thức đang đặt ra đối với địa phương
mình để có thái độ ứng xử phù hợp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ lan tỏa
vào từng địa phương, từng lĩnh vực của đời sống ở địa phương với nền công nghiệp
thông minh dựa trên hệ thống dữ liệu đầy đủ và cập nhật thị trường; phát triển nền sản
xuất nông nghiệp thông minh với sự tối ưu hóa về giống cây trồng, vật nuôi, dinh dưỡng,
quy trình canh tác, chăn nuôi,…và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao. Giải quyết được các vấn đề phúc lợi về y tế ở địa phương trong việc số hóa
thông tin tình trạng bệnh nhân để hỗ trợ chẩn đoán, khắc phục các sự cố y học. Đó là hệ
thống giao thông kết nối thông minh đã phá vỡ hệ thống giao thông truyền thống. Trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật và
công nghệ thông tin. Ở mỗi địa phương, tùy vào tình hình cụ thể ở địa phương có những
chính sách, chương trình hành động cụ thể và phù hợp trong bối cảnh này. Có chính sách
phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ; phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, công khai minh bạch,
tạo điều kiện cho người dân giao dịch với cơ quan nhà nhà nước và tiếp cận các dịch vụ
công trên các lĩnh vực ở địa phương.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị địa phương với trọng tâm là nâng cao năng lực
chính sách ở địa phương thể hiện ở năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, những chủ
thể chính sách ở địa phương: từ phát hiện mâu thuẫn, xác định vấn đề chính sách, hoạch
định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, duy trì chính sách, đánh giá chính sách
trong chu trình chính sách. Cán bộ, công chức cần có tư duy về chính sách, xem chính
sách là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước, chứ không phải
là một quyết định đơn lẻ, có tư duy phản biện chính sách trong quản trị địa phương, tư
duy sáng tạo, kiến tạo xã hội ở địa phương. Cán bộ, công chức ở địa phương phải nhanh
nhạy nhận diện, phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội ở địa phương
để tham gia vào quá trình hoạch định và xây dựng chính sách ở địa phương. Cần đào tào,
bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về kiến thức, kỹ năng quản trị địa phương, kiến thức về
chính sách công nói chung và các chính sách ở địa phương nói riêng nhằm nâng cao năng
lực chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức. Phải đổi mới phương thức đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ, công chức để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc
biệt thông qua hình thức trực tuyến hỏi đáp, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm quản trị ở các
địa phương.
Thứ tư, đổi mới quản trị địa phương theo hướng năng động, linh hoạt. Huy động
sự tham gia tích cực và chủ động của các chủ thể vào quá trình chính sách, đặc biệt là
mức độ tham gia của cộng đồng người dân vào các chính sách ở phương. Điều này đòi
hỏi chủ thể chính sách phải tạo ra kênh kết nối từ hệ thống dữ liệu của các bên liên quan
trong xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách ở địa phương. Trong cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư tính liên kết, tính phối hợp liên ngành, giữa các địa phương cần
được đảm bảo trong mạng lưới chính sách. Chủ thể quản trị địa phương cần có khả năng
thu thập (truy cập thông tin), xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình xây dựng
9
chính sách và hoạt động quản trị địa phương, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các địa
phương trong việc trao đổi thông tin, tìm kiếm dữ liệu trong hoạt động quản trị địa
phương.
Thứ năm, tăng cường sự kết nối và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
quản trị địa phương. Hoạt động đối thoại chính sách, thu hút sự tham gia của cộng đồng
người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan vào quá trình chính sách của địa phương.
Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nền tảng công nghệ cho phép
các chủ thể chính sách tham gia thuận lợi vào quá trình giám sát và đánh giá chính sách.
Các chủ thể quản trị địa phương phải sẵn sàng thích ứng với bối cảnh này, sẵn sàng đối
thoại chính sác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các bên liên quan và có những thông tin
kịp thời trong hoạt động quản trị địa phương. Quản trị địa phương tốt cần phải có sự
tham gia của người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan vào quá trình chính sách để
thể chế hóa những sáng kiến, những ý tưởng từ cộng đồng, phát huy trí tuệ tập thể vào sự
phát triển của địa phương.
Thứ sáu, trong hoạt động quản trị địa phương cần ứng dụng công nghệ thông tin
một cách hiệu quả trong việc thu thập thông tin quản lý, cung cấp thông tin, thủ tục hành
chính; nghiên cứu và vận dụng thành tựu khoa học công nghệ trong việc cải cách thủ tục
hành chính, cung cấp thông tin kịp thời và đúng hạn. Ngoài ra, cần xây dựng chính phủ
điện tử, chính quyền điện tử phù hợp với nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính trực
tuyến theo hướng tiếp cận dịch vụ trực tuyến cuả người dân và tổ chức; xây dựng thành
phố thông minh với khả năng sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin vào đời sống, kết nối vạn vật trở nên gần lại nhau hơn.
4. Kết luận
Đúng như lời Mac nói: Lịch sử nhân loại là sự phát triển của công cụ sản xuất.
Còn August Comte, nhà xã hội học Pháp cách đây cả trăm năm đã tiên đoán: Lịch sử loài
người là sự phát triển của tri thức (sự hiểu biết). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, cũng là nhân tố tác
động đến chính sách công trong chu trình của chính sách từ xác định vấn đề chính sách,
hoạch định chính sách, thực hiện chính sách, duy trì chính sách, phân tích và đánh giá
chính sách. Trong hoạt động quản trị địa phương tốt cần chú trọng nâng cao thể chế
chính sách và năng lực chính sách để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Và chú trọng đến vấn đề đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin, khoa
học công nghệ và đội ngũ nhà quản trị địa phương giỏi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư là cơ hội lớn, nhiều cơ hội những cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức, đòi
hỏi phải sẵn sàng đón nhận và phát huy các thế mạnh ở địa phương. Đặc biệt trong xu
hướng xây dựng nhà nước kiến tạo xã hội, trách nhiệm giải trình được nêu cao, thì vần đề
đối thoại chính sách ở địa phương được thực hiện thông qua các hình thức được ứng
dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật. Quản trị địa phương được nâng cao năng
lực và hiệu quả, chất lượng chính sách được đảm bảo theo hướng có sự tham gia của
người dân, doanh nghiệp và cộng đồng chính sách vào quá trình chính sách ở địa
phương. Chính vì vậy, cần ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản
trị nhà nước, phát triển chính phủ điện tử hiệu lực và hiệu quả trong bối cảnh xây dựng
10
chính phủ kiến tạo và phát triển đối diện với cuộc cách mạng cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Hội thảo khoa học “Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư với Quản trị Nhà nước”
2. Vũ Công Giao (2017), Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật.
3. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. Bùi Quang Xuân (2017), Giáo dục đại học đối diện với cuộc cách mạng 4.0.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcCacao Đá
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRAforeman
 
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiĐề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Namvoxeoto68
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng Excel trong thống kê tại UBND xã, HAY!
Nâng cao hiệu quả sử dụng Excel trong thống kê tại UBND xã, HAY!Nâng cao hiệu quả sử dụng Excel trong thống kê tại UBND xã, HAY!
Nâng cao hiệu quả sử dụng Excel trong thống kê tại UBND xã, HAY!
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAYĐề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
 
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộcLuận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRA
 
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiĐề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcĐề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 

Semelhante a HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG. TS. BÙI QUANG XUÂN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...Bùi Quang Xuân
 
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Thích Hô Hấp
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Cat Love
 
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sởẢnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sởDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN nataliej4
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốihuyentrangnh3
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf24hVideo
 

Semelhante a HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG. TS. BÙI QUANG XUÂN (20)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
 
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ...
 
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công ngh...
 
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sởẢnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóaĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
 

Mais de Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxBùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 

Mais de Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG. TS. BÙI QUANG XUÂN

  • 1. 1 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TS. Bùi Quang Xuân Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quản lý phát triển địa phương nói riêng. Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít những thách thức đối với Việt Nam: (i) Vấn đề chính sách việc làm trong bối cảnh mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. (ii) Vấn đề quản trị nhà nước nói chung và quản trị địa phương nói riêng cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Bài viết tập trung xem xét những thách thức và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng và năng lực quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ảnh hưởng đến hầu khắp các quốc gia và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cơ hội của cuộc cách mạng này là rất lớn nhưng đồng thời cũng không ít những
  • 2. 2 thách thức đang đặt ra. Đặc biệt trong bối cảnh của nền quản trị công hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra một bước chuyển lớn, vận dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật, tự động hóa, kết nối vạn vật lại với nhau,…đây là cơ hội để các quốc gia hướng đến một nền quản trị tốt. Quản trị địa phương tốt là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Rõ ràng, trong bối cảnh này, quản trị địa phương cũng phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị với cuộc cách mạng này. Nghiên cứu này tập trung giải quyết các nội dung sau: (1) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quản trị địa phương; (2) Thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa phương; (3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Bài viết vận dụng lý thuyết quản trị tốt vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị địa phương, xem xét vấn đề dưới góc độ chính sách công mà hoạt động quản trị địa phương chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lý thuyết khoa học quản trị được soi qua thực tiễn của hoạt động quản trị địa phương. Trên cơ sở của việc nghiên cứu khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết tổng hợp và phân tích thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa phương ở nước ta thời gian qua, những thách thức mà quá trình quản trị địa phương đối diện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng lực của hoạt động quản trị của mình, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản trị địa phương (quản trị địa phương tốt) để có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 3. Kết quả và thảo luận 3. 1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quản trị địa phương Loài người xuất hiện trên trái đất đã hàng triệu năm nhưng xã hội nông nghiệp thực sự mới bước vào khoảng 8000 năm Tr.CN, đến thế kỷ thứ 17 thì cuộc cách mạng công nghiệp được ra đời. Từ đó đến nay, chúng ta trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp tác động sâu sắc, triệt để toàn bộ sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0): Trên cơ sở thành tựu của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, cách mạng công nghiệp 4.0 mới nửa thập niên của thế kỷ 21, đã ăn sâu, bám rễ vào xã hội thậm chí cơ thể con người, hệ thống siêu máy tính. Máy móc tạo ra năng lực mới hoàn toàn cho cả máy và con người. Các Robot rồi đến các nhà máy thông minh ra đời. Giai đoạn này có sự biến đổi về lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và
  • 3. 3 sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật (IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng... Theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo, người máy robot, hệ thống kết nối mạng xã hội đã đem đến những ảnh hưởng, thay đổi không ngừng cho đời sống con người. Thành phố thông minh, nhà thông minh, phương tiện thông minh,…và biết bao những giá trị xã hội, thượng tầng kiến trúc xã hội thay đổi kèm theo những thay đổi của cơ sở hạ tầng xã hội. Với bối cảnh này đã tác động đến đời sống xã hội và do đó cũng song trùng tác động làm thay đổi những cách thức, phương pháp và công cụ trong hoạt động quản trị nhà nước nói chung và quản trị địa phương nói riêng cũng như vấn đề hoàn thiện thể chế và bản thân chính sách, đặc biệt là chính sách công của Nhà nước đối với vấn đề quản trị địa phương. Khả năng thích ứng với môi trường quản trị công trong một thế giới công nghệ đang thay đổi không ngừng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của các cơ quan Chính phủ và tổ chức xã hội. Điều này được minh chứng bằng năng lực của chủ thể quản trị nhà nước/quản trị địa phương trong việc bắt nhịp cùng thế giới với những thay đổi đột phá, cải thiện cơ cấu để đạt mức minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản trị công. Ngược lại, nếu không chứng minh được khả năng bắt kịp thế giới của mình thì nhà quản trị công đó phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề về chính sách và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định và phân tích chính sách công sẽ làm giảm chất lượng của chính sách trong quá trình quản trị địa phương; khả năng bắt nhịp kém sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các địa phương, quốc gia trên thế giới trong bối cảnh quản trị nhà nước hiện đại (nhà nước thông minh). Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ thông tin chiếm một vai trò quan trọng. Cũng vậy, việc vận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề quản trị địa phương. Do đó, quản trị địa phương phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để nhằm thu hẹp khoảng cách giữa công dân với chính quyền trung ương/chính quyền địa phương bằng truyền thông và công nghệ thông tin. Đồng thời, quản trị địa phương phải điều chỉnh và thích nghi với công nghệ để tái thiết kế bộ máy quản trị phù hợp với mạng lưới và công nghệ. Trong quá trình này, các chủ thể quản trị địa phương phải nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, đặc biệt xác định vấn đề chính sách công trong quản trị địa phương đúng bản chất, đúng đối tượng có vai trò quan trọng trong xây dựng chính sách đối với quản trị phát triển địa phương; chủ động nắm bắt cơ hội, xác định mục tiêu và đưa ra giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực, các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này sẽ là chìa khóa giúp các chính quyền địa phương phát triển bền vững. Đặc biệt hơn, các chính quyền hướng tới xây dựng thành phố thông minh, đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; triển khai mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương dựa trên lợi thế so sánh và vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có quy mô sản xuất hàng hóa với sản lượng và chất lượng cao; cung ứng dịch vụ và hàng hóa công trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại. Để đảm bảo quyền lợi của cộng đồng người dân và doanh nghiệp, huy động trí tuệ của của cả cộng đồng, tiếp tục hỗ trợ và phát triển công nghệ, quản trị địa phương tốt đòi hỏi hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực của chủ thể hoạch định chính sách, các nhà lập chính sách phải không ngừng thích nghi với môi trường mới đầy biến động và biến đổi
  • 4. 4 nhanh chóng, đồng thời không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân để thực sự hiểu rõ họ đang quản trị cái gì? Quản trị như thế nào? Để làm tốt điều này, trong quá trình hoạch định, xây dựng, phân tích, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách ở địa phương đòi hỏi các chính phủ và cơ quan lập pháp phải thu hút sự tham gia người dân và doanh nghiệp, tức là “chính sách công có sự tham gia của người dân và doanh nghiệp”1. Quản trị địa phương tốt đòi hỏi có thế chế tốt và chính sách tốt. Quản trị địa phương thực chất là quản trị nhà nước gắn liền với chính quyền địa phương, hoạt động quản trị của địa phương. Một địa phương, một đất nước giàu mạnh, phát triển hay nghèo, kém phát triển phụ thuộc vào quản trị địa phương, tức là quản trị địa phương quyết định sự phát triển của một địa phương, góp phần vào sự phát triển của một quốc gia. Quản trị địa phương tốt sẽ làm cho địa phương phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Quản trị địa phương phụ thuộc vào thể chế và chính sách của quốc gia đó đối với địa phương về kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa. Trong đó, đối với các quốc gia đang phát triển đổi mới thể chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng quản trị nhà nước nói chung và quản trị địa phương nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản trị địa phương. 3.2. Thực trạng đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa phương Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng đổi mới thể chế, chính sách với những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nâng lực quản trị công của Việt Nam. Với những nỗ lực đó, đổi mới thể chế, chính sách ở nước ta được thực hiện trên cả hai mặt kinh tế và chính trị với những kết quả được đánh giá như sau: Về thể chế chính sách kinh tế, Nhà nước đã xác định: “Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia”2. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì mức tăng trưởng cao: tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại và tài khóa ngày càng lớn; năng suất lao động và hiệu quả giảm sút, đầu tư công kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp. Điều này được xác định có nguyên nhân từ hệ thống thể chế, rủi ro và thiếu linh hoạt. Các biện pháp cải cách kinh tế dưới hình thức tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hội nhập kinh tế toàn cầu trở nên ít hiệu quả trong giai đoạn phát triển lên tầng mức cao hơn, đặt ra việc phải cải cách thể chế mạnh mẽ để giải phóng hơn nữa lực lượng sản xuất đang bị các quy định không phù hợp hạn chế, nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Cải cách thể chế lần này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện cho thị trường vận hành hiệu quả, tái phân bổ nguồn lực nhanh hơn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu. Nói cách khác, Việt Nam cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Và nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế3. 1 Đỗ Phú Hải, 2012 2 Trích Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, http://nguyentandung.chinhphu.vn/Home/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan- Dung/20141/21868.vgp 3 Đỗ Phú Hải (2017), Đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay, Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, trang 232.
  • 5. 5 Về thể chế chính trị, Nhà nước xác định: “Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”4. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ muốn đổi mới thể chế, cần phải tăng cường dân chủ, gắn đổi mới thể chế chính trị với tăng cường dân chủ là nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ trong toàn xã hội, phát huy thế mạnh và huy động các nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc và thời đại. Đây thực sự là điều kiện quan trọng để quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức cũng như sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội, cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức đang đặt ra. Do đó, cần tăng cường dân chủ, thực hiện dân chủ rộng rãi và chủ động đổi mới thể chế để phát triển và hội nhập ngay trong khó khăn, chủ động đưa đất nước phát triển đi lên, ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới. Từ vị thế của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới và khu vực Đông Nam Á, cho thấy đổi mới thể chế là quyết sách chính trị về đổi mới phù hợp của Đảng và Nhà nước ta đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, đứng thứ 6 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Và đã đạt được những thành tựu ấn tượng và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo/giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nhìn lại thời gian qua cho chúng ta thấy: Chất lượng thể chế và năng lực quản trị công vẫn còn yếu kém và đã trở thành một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh toàn cầu/quốc gia/địa phương. Theo PGS.TS. Đỗ Phú Hải thì nguyên nhân của những hạn chế này là do: (1) Chưa có hiểu biết đúng về đổi mới thể chế; (2) Bộ máy nhà nước hoạt động chưa được hiệu quả; (3) Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện; (4) Quản lý nhà nước còn bỏ qua những nguyên tắc của cơ chế thị trường; (5) Mức tham gia làm chủ của nhân dân còn thấp5. Rất đồng tình với những nguyên nhân nêu trên, theo chúng tôi còn có những nguyên nhân xuất phát từ tư duy quản trị dựa vào các nguồn lực và mô hình truyền thống là vấn đề (khó khăn, vướng mắc, trở ngại) đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Còn những yếu kém, hạn chế về năng lực quản trị của cơ quan công quyền, năng lực chính sách công đã dẫn đến thực trạng quản trị và dịch vụ quản trị của Việt Nam hiện nay còn không ít những hạn chế; chất lượng dịch vụ công chưa cao cũng là bài toán cần sớm có lời giải đáp để công dân, tổ chức (khách hàng) hài lòng hơn với chất lượng dịch vụ công mà các cơ quan công quyền cung ứng dịch vụ công. Theo xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam chúng ta là không ngoại lệ, chịu tác động mạnh mẽ của nó. Việt Nam là một trong ít những quốc gia trên thế giới nhận thức sớm về những thách thức, cơ hội và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến con đường phát triển tương lai của quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh quản trị nhà nước nói chung và quản trị địa phương nói riêng, từ đó, đổi mới thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính vì vậy, nhận thức được bối cảnh và tình hình tác động và những ảnh hưởng cuộc cuộc cách mạng này, 4 Trích Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, http://nguyentandung.chinhphu.vn/Home/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan- Dung/20141/21868.vgp 5 Đỗ Phú Hải (2017), Đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay, Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, trang 236 - 243.
  • 6. 6 Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó khẳng định: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến”. Để cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực sự tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển. Quản trị nhà nước/quản trị địa phương có vai trò hết sức quan trọng - với tư cách là vị trí trung tâm kết nối các nỗ lực đổi mới, sáng tạo và là chủ thể giải quyết những vấn đề, thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến. Đối với quản trị nhà nước/quản trị địa phương ở nước ta cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến những cơ hội và đặt ra những thách thức to lớn trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp trong chỉnh thể hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương; ý nghĩa của việc đổi mới thể chế, chính sách để quản trị tốt (quản trị nhà nước/ quản trị địa phương), tức là quản trị địa phương tốt (Quản trị địa phương tốt = Thể chế tốt + Chính sách tốt). Đây là cơ hội để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động, minh bạch hóa, thông minh hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn và để thích ứng hơn. Song, cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra những thách thức mà quản trị công (Quản trị Nhà nước/Quản trị địa phương) phải đối mặt và vượt qua, đó là: Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến những thay đổi to lớn chưa từng có về sản xuất, về phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng. Các đối tượng quản trị địa phương mới xuất hiện và những đối tượng quản trị địa phương cũ cũng có những thay đổi đòi hỏi chính quyền địa phương cần có cách tiếp cận mới và phương thức quản trị mới phù hợp. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm số hóa, được thừa nhận, được giao dịch đòi hỏi và đặt ra cho quản trị công cần có khung pháp lý cần thiết để quản trị các đối tượng của mình. Khung pháp lý đó là thể chế chính sách tốt. Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối đòi hỏi quản trị địa phương phải tăng cường sự phối kết hợp, phối kết nối. Vai trò của chính phủ và các cấp chính quyền địa phương không chỉ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (Chính phủ điện tử) vào hoạt động quản lý mà còn xây dựng hành lang pháp lý thừa nhận và công nhận các cơ sở dữ liệu phù hợp, có cơ chế pháp lý cần thiết để tạo ra sự chia sẻ giữa các cá nhân, tổ chức, trong các chủ thể quản trị công, giữa trung ương và địa phương, giữa quản trị ngành và quản trị lãnh thổ. Đặc biệt, là sự tham gia,
  • 7. 7 chia sẻ thông tin, phản biện, đối thoại trong quá trình hoạch định, xây dựng, phân tích, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách công, tức là trong điều kiện cắt khúc về thông tin sẽ khó khăn hơn trong việc ban hành chính sách và đưa ra những thái độ ứng xử phù hợp của chủ thể quản lý bởi sự vận động nhanh của đối tượng quản lý. Về mặt công nghệ, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải thiết lập được cơ sở dữ liệu thông suốt trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dân số, việc làm (hệ thống dữ liệu cung cầu thị trường lao động - việc làm), các ngành công nghiệp dịch vụ để có thái độ ứng xử kịp thời và nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, thu nhập, nhập cư,…Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đặt ra cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn lực lực có tay nghề và bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng với tình hình mới, thích ứng với môi trường của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm phát sinh những vấn đề mới và làm thay đổi căn bản những vấn đề cũ đòi hỏi quản trị địa phương phải không ngừng năng cao nâng lực để thực hiện chức năng quản trị của mình. Điều đáng lo ngại là vấn đề chênh lệnh về tri thức và sáng tạo sẽ làm phát sinh vấn đề chênh lệch giàu nghèo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Vấn đề chênh lệch giàu nghèo gắn với chênh lệch về tri thức và sáng tạo), tạo ra xu hướng bị bỏ rơi đối với những người có tri thức và kỹ năng thấp. Ngược lại, những người có tri thức và sức sáng tạo sẽ tạo nên một bứt phá ngày càng xa hơn theo cấp số công mà sớm trở thành cấp số nhân. Cùng với đó là tâm lý chưa sẵn sàng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng là một trong những rào cản trong hoạt động quản trị địa phương. Quản trị địa phương phải cân nhắc các yếu tố tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để lường trước được những điều này và dự báo, đưa ra các giải pháp chính sách đồng bộ để những đối tượng chưa đủ tri thức và kỹ năng bị “bỏ rơi” bên lề của quá trình pháp triển và hội nhập. 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra những thách thức đối với quản trị địa phương, để vượt qua những thách thức này chúng ta phải tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả những cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, quản trị địa phương phải tiếp cận theo hướng quản trị địa phương tốt nhằm theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa và thông minh để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo hướng phát triển bền vững. Năng lực thể chế chính sách ở địa phương và năng lực chính sách ở địa phương (Năng lực quản trị địa phương) cần được chú trọng đúng mức để thúc đẩy sự phát triển địa phương. Để nâng cao hiệu quả quản trị địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thiết nghĩ nên thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về thúc đẩy sự sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, ươm mầm, nuôi dưỡng và phát huy sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hoạt động quản trị, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ và lồng ghép trong các chương trình kinh tế - xã hội để tập trung tạo động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp như: chính sách đầu tư tài chính thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; cần ban hành chính sách phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa
  • 8. 8 học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Hoàn thiện thể chế chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động công nghệ, phát triển và đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thứ hai, cần phải nhận thức đúng đắn về thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với sự phát triển bền vững của địa phương, các địa phương phải nhận diện được những thời cơ và thách thức đang đặt ra đối với địa phương mình để có thái độ ứng xử phù hợp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ lan tỏa vào từng địa phương, từng lĩnh vực của đời sống ở địa phương với nền công nghiệp thông minh dựa trên hệ thống dữ liệu đầy đủ và cập nhật thị trường; phát triển nền sản xuất nông nghiệp thông minh với sự tối ưu hóa về giống cây trồng, vật nuôi, dinh dưỡng, quy trình canh tác, chăn nuôi,…và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Giải quyết được các vấn đề phúc lợi về y tế ở địa phương trong việc số hóa thông tin tình trạng bệnh nhân để hỗ trợ chẩn đoán, khắc phục các sự cố y học. Đó là hệ thống giao thông kết nối thông minh đã phá vỡ hệ thống giao thông truyền thống. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Ở mỗi địa phương, tùy vào tình hình cụ thể ở địa phương có những chính sách, chương trình hành động cụ thể và phù hợp trong bối cảnh này. Có chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, công khai minh bạch, tạo điều kiện cho người dân giao dịch với cơ quan nhà nhà nước và tiếp cận các dịch vụ công trên các lĩnh vực ở địa phương. Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị địa phương với trọng tâm là nâng cao năng lực chính sách ở địa phương thể hiện ở năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, những chủ thể chính sách ở địa phương: từ phát hiện mâu thuẫn, xác định vấn đề chính sách, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, duy trì chính sách, đánh giá chính sách trong chu trình chính sách. Cán bộ, công chức cần có tư duy về chính sách, xem chính sách là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước, chứ không phải là một quyết định đơn lẻ, có tư duy phản biện chính sách trong quản trị địa phương, tư duy sáng tạo, kiến tạo xã hội ở địa phương. Cán bộ, công chức ở địa phương phải nhanh nhạy nhận diện, phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội ở địa phương để tham gia vào quá trình hoạch định và xây dựng chính sách ở địa phương. Cần đào tào, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về kiến thức, kỹ năng quản trị địa phương, kiến thức về chính sách công nói chung và các chính sách ở địa phương nói riêng nhằm nâng cao năng lực chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức. Phải đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt thông qua hình thức trực tuyến hỏi đáp, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm quản trị ở các địa phương. Thứ tư, đổi mới quản trị địa phương theo hướng năng động, linh hoạt. Huy động sự tham gia tích cực và chủ động của các chủ thể vào quá trình chính sách, đặc biệt là mức độ tham gia của cộng đồng người dân vào các chính sách ở phương. Điều này đòi hỏi chủ thể chính sách phải tạo ra kênh kết nối từ hệ thống dữ liệu của các bên liên quan trong xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách ở địa phương. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tính liên kết, tính phối hợp liên ngành, giữa các địa phương cần được đảm bảo trong mạng lưới chính sách. Chủ thể quản trị địa phương cần có khả năng thu thập (truy cập thông tin), xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình xây dựng
  • 9. 9 chính sách và hoạt động quản trị địa phương, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các địa phương trong việc trao đổi thông tin, tìm kiếm dữ liệu trong hoạt động quản trị địa phương. Thứ năm, tăng cường sự kết nối và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản trị địa phương. Hoạt động đối thoại chính sách, thu hút sự tham gia của cộng đồng người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan vào quá trình chính sách của địa phương. Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nền tảng công nghệ cho phép các chủ thể chính sách tham gia thuận lợi vào quá trình giám sát và đánh giá chính sách. Các chủ thể quản trị địa phương phải sẵn sàng thích ứng với bối cảnh này, sẵn sàng đối thoại chính sác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các bên liên quan và có những thông tin kịp thời trong hoạt động quản trị địa phương. Quản trị địa phương tốt cần phải có sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan vào quá trình chính sách để thể chế hóa những sáng kiến, những ý tưởng từ cộng đồng, phát huy trí tuệ tập thể vào sự phát triển của địa phương. Thứ sáu, trong hoạt động quản trị địa phương cần ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong việc thu thập thông tin quản lý, cung cấp thông tin, thủ tục hành chính; nghiên cứu và vận dụng thành tựu khoa học công nghệ trong việc cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin kịp thời và đúng hạn. Ngoài ra, cần xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử phù hợp với nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến theo hướng tiếp cận dịch vụ trực tuyến cuả người dân và tổ chức; xây dựng thành phố thông minh với khả năng sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào đời sống, kết nối vạn vật trở nên gần lại nhau hơn. 4. Kết luận Đúng như lời Mac nói: Lịch sử nhân loại là sự phát triển của công cụ sản xuất. Còn August Comte, nhà xã hội học Pháp cách đây cả trăm năm đã tiên đoán: Lịch sử loài người là sự phát triển của tri thức (sự hiểu biết). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, cũng là nhân tố tác động đến chính sách công trong chu trình của chính sách từ xác định vấn đề chính sách, hoạch định chính sách, thực hiện chính sách, duy trì chính sách, phân tích và đánh giá chính sách. Trong hoạt động quản trị địa phương tốt cần chú trọng nâng cao thể chế chính sách và năng lực chính sách để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và chú trọng đến vấn đề đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin, khoa học công nghệ và đội ngũ nhà quản trị địa phương giỏi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội lớn, nhiều cơ hội những cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức, đòi hỏi phải sẵn sàng đón nhận và phát huy các thế mạnh ở địa phương. Đặc biệt trong xu hướng xây dựng nhà nước kiến tạo xã hội, trách nhiệm giải trình được nêu cao, thì vần đề đối thoại chính sách ở địa phương được thực hiện thông qua các hình thức được ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật. Quản trị địa phương được nâng cao năng lực và hiệu quả, chất lượng chính sách được đảm bảo theo hướng có sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng chính sách vào quá trình chính sách ở địa phương. Chính vì vậy, cần ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản trị nhà nước, phát triển chính phủ điện tử hiệu lực và hiệu quả trong bối cảnh xây dựng
  • 10. 10 chính phủ kiến tạo và phát triển đối diện với cuộc cách mạng cách mạng công nghiệp lần thứ tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Hội thảo khoa học “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với Quản trị Nhà nước” 2. Vũ Công Giao (2017), Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật. 3. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4. Bùi Quang Xuân (2017), Giáo dục đại học đối diện với cuộc cách mạng 4.0.