SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 100
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan đối với các quốc gia hiện
nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Kể từ khi gia nhập WTO
đến nay, nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến sâu sắc trên tất cả
các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục qua các năm, tình hình
chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư
vào nước ta. Từ đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu
nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi thu nhập tăng cao kéo theo nhu
cầu cải thiện đời sống, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao,và một nhu cầu nữa
không thể thiếu đó là nhu cầu về nhà ở.
Có “an cư” thì mới “lạc nghiệp”. Câu nói đó chính là mong muốn bình dị
của người dân Việt Nam từ bao đời nay về một căn nhà để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên mong muốn đó thật khó thực hiện khi mà phần đông dân số là
những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, trong khi giá cả thị trường
nhà đất lại rất cao, thì vấn đề tích góp đủ tiền mua nhà trở nên quá khó khăn
đối với các gia đình trẻ.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng dân sô cao, hiện nay
dân số Việt Nam đạt khoảng trên 85 triệu người, mật độ dân số là gần 260
người/km2
cao gấp 6-7 lần mật độ chuẩn, dân số của nước ta phần đông là dân
số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện. Tương ứng với đó là
tỷ lệ dân số ở đô thị tăng lên nhanh chóng, ước tính đạt mức 45% vào năm
2020. Dân số gia tăng tại đô thị sẽ tạo sức ép lớn về nhà ở.
Cả nước hiện tại có khoảng 1,4 triệu cán bộ, công chức và khoảng 800
nghìn công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao. Trong đó có khoảng 330 nghìn người có khó khăn
vè nhà ở cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để cải thiện nhà ở. Tại Hà Nội có một
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
số dự án với tổng số 1564 căn hộ với mức vốn đầu tư 50 tỷ đồng thì đến nay
mới hoàn thành 168 căn, bố trí cho 1700 công nhân thuê. Theo Sở Tài
Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ năm 2003 đến
nay toàn thành phố mới giải quyết được 2.780 căn hộ và nền nhà ở xã hội
trong khi đó nhu cầu nhà xã hội đến 25.000 căn. Tình hình xây dựng nhà ở xã
hội cho cán bộ công nhân viên, nhà lưu trú cho công nhân và nhà ở tái định
cư đều lâm vào tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu, hiện thành phố có
khoảng 11.000 cán bộ có nhu cầu bức xúc về nhà ở. Như vậy có thể khẳng
định rằng nhu cầu về nhà ở là rất lớn.
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách trên, các NHTM đã đưa ra gói sản phẩm
cho vay mua nhà, là giải pháp tối ưu nhất giúp người dân có thể mua được
nhà ở cho bản thân và gia đình mình. Hoạt động cho vay mua nhà tuy còn khá
mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển lớn, là
hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro, xuất phát từ nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam và cũng từ
chính nhu cầu phát triển của mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Để hạn chế được rủi ro nhưng vẫn không ngừng phát triển nghiệp vụ
cho vay mua nhà, đáp ứng triệt để nhu cầu của người dân chính là bài toán
khó mà tất cả các NHTM đều muốn tìm ra đáp án tối ưu nhất.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập nghiên cứu tại trung tâm
thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân - ngân hàng Techcombank, em chọn
đề tài: “ Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng Techcombank
chi nhánh Láng Hạ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay
mua nhà, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm mở rộng cho vay mua
nhà của Techcombank.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
2
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay mua nhà, phạm vi nghiên cứu
là toàn ngân hàng techcombank.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp,
phương pháp so sánh, phương pháp logic học và đặc biệt là phương pháp
thống kê.
5. Kết cấu của khóa luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay mua nhà tại NHTM.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay mua nhà tại TCB.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại TCB.
CHƯƠNG 1:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
3
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY MUA NHÀ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về cho vay mua nhà:
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng tiêu dùng:
a./ Khái niệm và đặc điểm:
• Khái niệm tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn
tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải những nhu cầu về nhà ở,
mua sắm đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác.
• Đặc điểm tín dụng tiêu dùng:
• Tín dụng tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế:
Khi nền kinh tế hưng thịnh, người dân có thu nhập cao, lạc quan hơn và có
nhu cầu tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tin vào
khả năng hoàn trả của khách hàng, rủi ro tín dụng thấp hơn nên sẽ mở rộng
cho vay hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái sẽ khiến cho thu nhập
người dân bị giảm sút, không còn lạc quan như trước nữa, người dân không
dám mua sắm nhiều nên nhu cầu vay từ đó cũng thấp hơn. Ngân hàng cũng
vậy, nền kinh tế suy thoái khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên do khách hàng
không có khả năng trả nợ tăng, do đó ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay.
• Lãi suất cho tín dụng tiêu dùng lớn:
Quy mô tín dụng tiêu dùng nhỏ và số lượng các khoản vay lớn. Do vậy chi
phí giao dịch bình quân cao (bao gồm chi phí về thẩm định, các thủ tục cho
vay và giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay cao. Do vậy lãi suất cho
vay tiêu dùng thường cao.
• Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
4
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 1.1: Mối quan hệ giữa lãi suất và nhu cầu vay mua nhà:
Khi lãi suất tăng cao thì nhu cầu giảm rất ít. Chứng tỏ người đi vay nhằm mục
đích tiêu dùng thì lãi suất không phải là yếu tố quan tâm hàng đầu của họ.
Điều này là do quy mô khoản vay nhỏ, trả theo kỳ ( thường là trùng với kỳ trả
lương), hơn nữa mục đích cao nhất của người dân là thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng của họ. Vì vậy ngân hàng nên đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng.
• Chất lượng thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng thường
không cao, nhất là những thông tin về tài chính. Nguồn thu nhập để trả nợ của
họ thường là thu nhập cá nhân. Thông tin về thu nhập cá nhân là do khách
hàng tự cung cấp cho ngân hàng nên độ chính xác không cao.
• Nguồn trả nợ không ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ kền
kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng, trình độ của khách hàng, sự
cố của khách hàng, tư cách của người đi vay. Ví dụ như cơ cấu kinh tế thay
đổi, ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng - nguồn trả nợ chủ yếu, do đó sẽ
ảnh hưởng đến ngân hàng. Hay nếu như ngân hàng không thẩm định kỹ tư
cách cuả người đi vay, dẫn đến quyết định cho vay sai, gây nên rủi ro mất vốn
cho ngân hàng.
• Nhu cầu vay tiêu dùng có quan hệ mật thiết với thu nhập và trình độ văn
hoá của khách hàng. Nếu thu nhập cao, họ sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng và
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
Q
i
5
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
ngược lại. Tương tự, nếu trình độ văn hoá cao, họ sẽ có nhu cầu mua sắm
những hàng hoá cao cấp, nhu cầu vay tiêu dùng cũng từ đó tăng lên.
Từ những đặc điểm trên của tín dụng tiêu dùng, ngân hàng có thể dựa và
đó để đưa ra các chính sách cho vay phù hợp, thiết kế các sản phẩm đáp ứng
tối đa nhu cầu người dân.
b./ Phân loại tín dụng tiêu dùng:
 Căn cứ vào mục đích vay:
 Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua
sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đây
là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo thường là
tài sản hình thành từ vốn vay.
 Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, nội thất đồ dùng gia đình, chi phí học
hành, giải trí du lịch, hay những tiêu dùng bất thường khác… Đây là các
khoản vay mang tính nhỏ lẻ và thời hạn cho vay ngắn, tài sản đảm bảo có thể
hình thành từ vốn vay( như vay mua ô tô) hoặc không.
 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
 Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó
người đi vay trả nợ ( gồm cả gốc và lãi ) cho ngân hàng nhiều lần theo những
kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp
dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kỳ của người dân không
đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay mua nhà cũng là một
hình thức cho vay trả góp.
 Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay được
khách hàng thanh toán một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay
tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn
ngắn.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
6
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
 Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân
hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc
được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này, trong
thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu
nhập kiếm được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ
một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân
hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người
này.
 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá dịch vụ
cho người tiêu dùng.
1.1.2. Quá trình hình thành và sự cần thiết của cho vay mua nhà:
a./ Quá trình hình thành:
Trước những năm 2000, khi nền kinh tế vừa thoát khỏi thời kỳ bao cấp,
nhà cửa còn rất thưa thớt, đất đai rộng rãi, người dân không phải lo lắng nhiều
về xây nhà dựng cửa, phần vì hầu hết người dân đều an cư lạc nghiệp ngay
chính trên mảnh đất quê mình mà rất ít người phải cầu thực nơi xa xứ, phần vì
đất thì nhiều mà người thì ít. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, quá trình đô
thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong cả nước sẽ thu hút một số lượng
dân cư lớn đổ về thành thị để làm ăn và sinh sống. Mặt khác, mật độ dân số
tăng cao dẫn đến các đô thị , thành phố có số lượng dân cư tăng lên nhanh
chóng, đất đai ngày càng bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, sau khi hội nhập WTO,
các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, cơ sở hạ tầng được nâng
cấp, các kênh đầu tư được thông suốt, và không thể thiếu đó là các toà nhà
cao ốc, các công trình xây dựng ngày càng mọc lên nhiều hơn trên những
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
7
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
mảnh đất trống như nấm sau cơn mưa. Nền kinh tế tăng trưởng và ổn định tạo
điều kiện cho thu nhập của người dân tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu cải
thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống mà nhu cầu không thể thiếu là
nhà ở. Nhưng nhu cầu đó khó có thể trở thành hiện thực khi mà đất đai thì
ngày càng thu hẹp, giá đất ngày càng leo thang, và mặc dù tăng thu nhập
nhưng người dân muốn tích góp đủ 700-800 triệu đồng để mua nhà thì không
biết đến bao giờ, 10 năm hay 20 năm.
Có cầu thì mới có cung, nhận thấy được nhu cầu rất cấp thiết của mỗi
người dân về một ngôi nhà để sinh sống, các NHTM đã đua nhau tung ra sản
phẩm cho vay mua nhà và ngày càng cải thiện, đa dạng hoá sản phẩm để đáp
ứng tối đa nhu cầu của người dân.
b./ Sự cần thiết của cho vay mua nhà:
 Đối với người dân Việt Nam: Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam luôn
có một quan niệm rằng :”an cư lập nghiệp”. Vì vậy dù mải mê làm ăn đến đâu
thì họ vẫn luôn có mong muốn có một ngôi nhà an toàn, ổn định, và đầy đủ
tiện nghi. Nhưng với mức lương trung bình, chi tiêu càng ngày càng đắt đỏ,
thật là khó khăn để tích góp và mua được một ngôi nhà ưng ý. Chính vì thế
hoạt động cho vay mua nhà được coi là giải pháp tối ưu nhất giúp người dân
có thể mua nhà trong thời gian sớm nhất mà không phải chờ đến khi tích góp
đủ số tiền. Nhờ đó, người dân có thể yên tâm làm việc, cải thiện đời sống với
ngôi nhà mình mơ ước.
 Đối với các NHTM: Cho vay là nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM
mang lại lợi nhuận cao. Thị trường cho vay mua nhà là phân đoạn thị trường
khá mới, được đánh giá là tiềm năng, khi mà các khu đô thị, các trung tâm
mới được triển khai xây dựng, thu nhập cũng như nhu cầu của người dân
ngày một tăng cao. Hơn nữa cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng lớn trong cho
vay tiêu dùng với quy mô khá lớn và mức lãi suất là rất cao, là nguồn thu
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
8
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
khổng lồ của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua nhà còn giúp
ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, góp phần phân tán rủi ro, thu hút
khách hàng nhiều hơn. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua nhà ra đời đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết của người dân, khiến cho người dân tin tưởng vào
ngân hàng, tạo cho người dân thói quen tiếp cận các dịch vụ, tiện ích sản
phẩm của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng phát triển được nhiều sản
phẩm liên kết như cho vay mua ô tô hay nội thất sau khi đã vay mua nhà mà
ngân hàng Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong. Phát triển
cho vay mua nhà giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng mình, giúp
ngân hàng có cơ hội tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng, cũng làm tăng
khả năng huy động vốn của ngân hàng.
 Đối với toàn xã hội: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có ổn
định thì xã hội mới có thể phát triển được. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay
mua nhà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và
thị trường bất động sản nói riêng bởi sự tham gia vào thị trường của các
NHTM tạo được những đòn bẩy quan trọng kích thích nền sản xuất phát triển
và là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để thúc đẩy hoạt động
kinh doanh bất động sản phát triển do nhu cầu về vốn là yếu tố rất quan trọng,
thúc đẩy cung cầu thị trường nhà đất phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hoá
đất nước.
Như vậy nghiệp vụ cho vay mua nhà ra đời có ý nghĩa rất quan trọng1
đối với mỗi người dân Việt Nam, với các NHTM và với toàn xã hội.
1.1.3. Đặc điểm của cho vay mua nhà:
CVMN là một trong các loại hình cho vay tiêu dùng nên nó mang các đặc
trưng của cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, chính những đặc điểm riêng của đối
tượng được tài trợ mà CVMN có những đặc điểm khác biệt so với những loại
hình khác.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
9
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
 Quy mô khoản vay: Quy mô của các khoản CVMN thường lớn hơn nhiều
so với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùng thông thường. Điều đó
là do đối tượng tài trợ của các khoản vay là các căn hộ, nhà, chi phí xây dựng
nhà cửa có giá trị lớn, thường là 500 triệu đến hơn 1 tỷ, trong khi cho vay hạn
mức tín dụng có thế chấp cũng chỉ lên đến cao nhất là 300 triệu (tham khảo từ
Techcombank). Do vậy, CVMN góp phần đáng kể vào tỉ trọng tín dụng nói
chung do số lượng món vay nhiều và giá trị khoản vay lớn.
 Thời gian cho vay: Cho vay mua nhà là loại hình tín dụng tiêu dùng có kỳ
hạn dài nhất, giao động từ 10 cho đến 30 năm.
 Tài sản đảm bảo: Khi vay mua nhà, khách hàng thường thế chấp bằng
chính ngôi nhà đó. Tuy nhiên vẫn có thể thế chấp bằng một ngôi nhà khác,
tuỳ theo quy định riêng của từng ngân hàng.
 Rủi ro: CVMN chứa đựng rủi ro tiềm ẩn rất cao mà chủ yếu là rủi ro tín
dụng, là rủi ro mà khách hàng không trả được nợ gốc, lãi, hoặc cả gốc và lãi
đúng hạn gây tổn thất cho ngân hàng. Do nguồn trả nợ của khách hàng lấy từ
thu nhập thường xuyên, nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi chu kỳ kinh tế thay
đổi theo chiều hướng bất lợi, hay khi khách hàng bị mất việc, tai nạn lao
động… Mặt khác, thời gian cho vay kéo dài, mọi biến cố đều có thể xảy ra
nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rất cao mà ngân hàng không thể dự đoán
trước. Thị trường bất động sản mang tính chu kỳ, mỗi giai đoạn khủng
hhoảng sẽ kéo dài nhiều năm dẫn đến giá cả nhà ở có thể có biến động giảm,
trong khi đó tài sản đảm bảo vay thường là chính ngôi nhà mà khách hàng
vay mua nên trong trường hợp ngân hàng muốn xử lý tài sản đảm bảo sẽ rất
khó khăn. Bên cạnh đó chất lượng thông tin tín dụng ít, thông tin thu được
chủ yếu là do ngân hàng cung cấp nên họ có thể đưa ra các thông tin không
chính xác, dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
10
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
 Lãi suất khoản vay: Thường là rất cao và thả nổi theo từng năm do rủi ro
lớn và chi phí hoạt động cao, bao gồm chi phí huy động vốn trong dài hạn, chi
phí thẩm định, chi phí định giá tài sản đảm bảo và điều chỉnh kịp thời theo
những biến động thị trường, chi phí bù đắp rủi ro…
 Phương thức hoàn trả: Cho vay mua nhà được thực hiện theo phương thức
cho vay trả góp, gốc và lãi trả hàng tháng hoặc lãi trả hàng tháng; gốc trả theo
định kì. Trong CVMN, ngân hàng thường yêu cầu người đi vay trả trước một
phần giá trị ngôi nhà. Phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Việc làm này của
ngân hàng có 2 mục đích. Thứ nhất: khi để khách hàng tham gia một phần
vốn vào tài sản, họ sẽ ý thức được đó là tài sản của chính họ và có ý thức giữ
gìn hơn. Thứ 2: trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng thu hồi và
phát mại tài sản. Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên giá
trị đã bị giảm sút đi một phần. Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ
một phần nào giúp ngân hàng hạn chế được thiệt hại trong trường hợp này.
1.1.4. Các sản phẩm cho vay mua nhà của NHTM:
CVMN là nghiệp vụ mà tất cả các NHTM đều muốn phát triển, vì thế họ
đua nhau tung ra các sản phẩm CVMN đa dạng với nhiều tính năng khác
nhau. Vậy nên hiện nay có rất nhiều sản phẩm cho vay mua nhà nhưng nhìn
chung lại thì vẫn xoay quanh các sản phẩm chính như cho vay trả góp mua
nhà ở, nền nhà, cho vay mua nhà để đầu tư, mua nhà dự án, sửa chữa nhà…
1.2. Mở rộng cho vay mua nhà và các nhân tố ảnh hưởng:
1.2.1. Quan niệm về mở rộng cho vay mua nhà:
Trước hết, khi nói về mở rộng cho vay mua nhà, ta cần phải xem xét
việc mở rộng theo cả hai chiều hướng. Thứ nhất là mở rộng cho vay mua nhà
theo chiều rộng, nghĩa là nâng quy mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng
cho vay, các phương thức cho vay sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai là mở
rộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm với chất lượng, ngân hàng
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
11
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
cần nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay mua nhà. Mỗi một sản
phẩm phải thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời phù hợp với
định hướng phát triển và tiềm lực của ngân hàng về quản lý cũng như trình độ
nhân viên, tránh tình trạng mở rộng tràn lan nhưng không quản lý nổi, dẫn
đến phát triển sản phẩm không hiệu quả, gây lãng phí công sức và tăng cao
rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
Mở rộng cho vay mua nhà của các NHTM được thể hiện ở các khía cạnh như
sau:
 Đối với khách hàng: mở rộng CVMN có nghĩa là phải thoả mãn được các
nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa dạng hoá
phương thức cho vay cũng như các dịch vụ kèm theo.
 Đối với các NHTM: CVMN cần phải chiếm một khối lượng đáng kể trong
tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng và cho vay nói chung của ngân hàng.
Tuy nhiên bên cạnh việc cho vay, ngân hàng cần phải chú ý đến chất lượng
của khoản vay, sao cho đảm bảo mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất
lượng.
 Đối với sự phát triển của toàn xã hội: CVMN phải góp phần chuyển dịch
một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhà nước cũng
như tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống
dân cư.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay mua nhà:
a./ Chỉ tiêu phản ánh doanh số, số dư nợ cho vay mua nhà:
 Chỉ tiêu phản ánh Doanh số CVMN:
Doanh số CVMN: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay mua nhà trong kỳ,
nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng
trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính.
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tuyệt đối:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
12
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số
CVMN năm (t)
-
Tổng doanh số
CVMN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVMN năm (t) so với năm (t-1) về
giá trị tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân
hàng cung cấp cho khách hàng cũng tăng lên, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của
khách hàng, và nó cũng thể hiện hoạt động CVMN đã được mở rộng.
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tương đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối
=
Gía trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100%
Tổng doanh số CVMN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVMN năm (t) so
với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện rằng doanh số CVMN qua
các năm của ngân hàng đã tăng lên tương đối.
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng:
Tỉ trọng =
Tổng doanh số CVMN x 100%
Tổng dsố về hđ cho vay của NH
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ
bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi tỉ
trọng của CVMN tăng lên qua các năm, chứng tỏ rằng tỉ lệ của CVMN trong
hoạt động cho vay đã tăng lên và nó cũng cho thấy rằng hoạt động CVMN đã
được mở rộng.
 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVMN:
Dư nợ CVMN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời
điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kếp hợp với chỉ tiêu doanh số
CVMN nhằm phản ánh tình hình mở rộng CVMN của ngân hàng.
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
13
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt
đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang
nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động CVMN được
mở rộng.
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
Giá trị tăng trưởng dư
nợ CVMN tương đối
=
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100%
Tổng dư nợ CVMN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVMN năm (t)
so với năm (t-1).
• Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng:
Tỉ trọng =
Tổng dư nợ CVMN x 100%
Tổng dư nợ về hđ cvay của NH
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ bao
nhiêu trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.
b./ Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình sản phẩm CVMN:
Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình CVMN mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng, đó là các loại hình như:
+ mua nhà trả góp
+ cho vay mua nền nhà
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối
=
Tổng dư nợ
CVMN năm (t)
-
Tổng dư nợ
CVMN năm (t-1)
14
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
+ cho vay mua nhà dự án
+ cho vay xây sửa nhà…
…
Những loại hình cho vay mua nhà phản ánh khả năng mở rộng quy mô
cũng như phạm vi hoạt động CVMN của ngân hàng. Nó phản ánh sự đa dạng
về cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ CVMN, qua đó phản ánh khả
năng nắm bắt nhu cầu khách hàng của ngân hàng. Khi loại hình cho vay này
được mở rộng thì sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu, mong muốn đa dạng của
khách hàng, qua đó cũng thể hiện hoạt động CVMN của ngân hàng ngày càng
được mở rộng.
c./ Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng về khách hàng vay mua nhà:
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng về loại khách hàng mà ngân hàng cho
vay mua nhà. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã thực sự chú tâm tới
nhu cầu của ngươi dân và ngày càng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu
đó.Để tăng chỉ tiêu này, ngân hàng cần dùng nhiều chiến lược marketing,
đồng thời cải tiến sản phẩm, hình thành các sản phẩm mới để thu hút những
nhóm khách hàng mới. Như vậy chỉ tiêu mở rộng về khách hàng vay mua nhà
chỉ được thực hiện khi ngân hàng đã hoàn thành tốt chỉ tiêu mở rộng loại hình
sản phẩm CVMN.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua nhà:
Hoạt động CVMN nới riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói
chung chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Có thể chia các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động CVMN ra thành hai nhóm nhân tố: các nhân tố khách
quan và các nhân tố chủ quan. Để có thể mở rộng và phát triển hoạt động
CVMN thì ngân hàng cần tìm hiểu tới sự biến động của những nhân tố này.
a./ Nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố bên ngoài tác động lên hoạt động CVMN mà ngân
hàng không thể tác động mà chỉ có thể tận dụng, điều hành hoạt động sao cho
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
15
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
phù hợp. Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ
mô và các nhân tố thuộc môi trường vi mô.
• Môi trường vĩ mô:
 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu
nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư. Môi trường
kinh tế là một nhân tố liên tục biến động, nó bao gồm tình hình hoạt động của
tất cả các thành phần kinh tế và được đánh gía bằng các chỉ tiêu:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức sống của
người dân được nâng cao, thu nhập cao hơn và ổn định, do đó nhu cầu về tiêu
dùng của dân cư cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vì vậy nhu cầu vay
mua nhà hay tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên do người dân yên
tâm và tin tưởng rằng trong tương lai thu nhập và các điều kiện kinh tế khác
sẽ cao và thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người
dân giảm sút, làm cho nhu cầu chi tiêu cũng giảm, người dân trở nên bi quan
hơn và có tâm lý ngại vay ngân hàng hơn, do đó, nhu cầu vay mua nhà cũng
giảm theo.
 Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tăng thì lãi suất CVMN của các
NHTM cũng tăng cao, làm chi phí mua tăng lên, nhu cầu vay mua của khách
hàng giảm, ảnh hưởng tới hoạt động CVMN của ngân hàng.
 Lạm phát: Nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá. Lúc
này người dân không thích gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn
của ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay nói
chung và CVMN nói riêng.
 Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản càng phát triển thì người
dân cũng dễ dàng mua nhà hơn. Sự biến động của thị trường bất động sản một
phần cũng chịu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán. Sự bùng nổ của thị
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
16
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
trường chứng khoán vào cuối năm 2006, đầu 2007 đã làm giàu lên một cách
nhanh chóng các nhà đầu tư vào nó. Khi thị trường chứng khoán giảm sút, rất
nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang thị trường bất động sản, làm cầu về
bất động sản tăng cao, gia tăng số lượng giao dịch bất động sản và tạo tính
thanh khoản cho thị trường này. Đây là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng
mở rộng quy mô CVMN.
 Thu nhập của dân cư: Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của dân cư tăng
cao, đời sống được nâng cao thì nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, nhu
cầu vốn đáp ứng cho nhu cầu nhà ở lớn làm cho hoạt động CVMN phát triển
mạnh và ngược lại.
 Môi trường chính trị - pháp luật:
 Tình hình chính trị của quốc gia luôn có những ảnh hưởng lớn tới hoạt
động CVMN của các NHTM. Sự ổn định chính trị là điều kiện đầu tiên để các
nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư vốn vào thị trường bất động
sản làm thị trường bất động sản phát triển, số lượng các khu chung cư tăng
nhanh đáp ứng nhu cầu nhà ở của dân cư tốt hơn. Từ đó tạo điều kiện cho
việc mua nhà ở, giúp ngân hàng có khả năng mở rộng và phát triển nghiệp vụ
CVMN.
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế ổn định, an toàn, môi trường kinh
doanh lành mạnh, nên rất có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2007 vốn ODA mà các nhà tài trợ nước ngoài cam kết tài trợ cho Việt
Nam lên đến con số kỉ lục là 4.445 tỷ USD.
 Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ kinh tế cũng như xã hội. Mọi thành
phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ
pháp luật. Hoạt động CVMN của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của
Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và đặc biệt là luật về bất
động sản cũng như các quy định về đảm bảo tiền vay bằng bất động sản. Lĩnh
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
17
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
vực bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm
và thường trong tình trạng không ổn định. Nếu như các văn bản pháp luật quy
định không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo ra những khe hở gây rắc rối và tổn hại đến
lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng, hạn chế sự phát triển của loại
hình dịch vụ CVMN. Ngược lại, sự chặt chẽ đồng bộ, chính xác và công bằng
về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thì sẽ góp phần tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt
động CVMN cũng như các hoạt động kinh tế xã hội khác được phát triển
thuận lợi và có hiệu quả.
 Môi trường văn hoá xã hội:
Môi trường văn hoá xã hội được hình thành từ những tổ chức và những
nguồn lực khác nhau như cách nhận thức, trình độ học vấn, thói quen, tâm lý,
tục quán, bản sắc dân tộc… tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến nhu
cầu nhà ở của người dân.
 Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn tương đối
thấp, đây cũng là một trở ngại lớn cho việc mở rộng CVMN của các NHTM
Việt Nam. Hiện tại CVMN ở nước ta chỉ tập trung ở một số thành phố lớn
như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…nơi mà người dân có trình độ học
vấn tương đối cao, thu nhập cao và có nhiều nhu cầu tiêu dùng hàng hoá xa xỉ
hơn. Tương tự, nhu cầu vay mua nhà cũng nhiều hơn.
 Thói quen: Thói quen của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới CVMN.
Những thói quen của người dân như tiêu tiền mặt, không quen thanh toán qua
thẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới loại hình CVMN cũng như hình thức thanh toán
tiền vay.
 Tâm lý: Đối với người dân Việt Nam thì yếu tố tâm lý rất quan trọng. Đó
là tâm lý về thói quen chi tiêu và sự hưởng thụ. Ngày nay người dân càng
ngày càng quen dần với sự tiêu dùng và hưởng thụ hiện đại hơn, họ đặc biệt
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
18
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
quan tâm đến các căn nhà hiện đại có quy hoạch một cách khoa học, hợp lý,
đầy đủ tiện nghi sinh hoạt…Người Việt Nam còn có tâm lý e ngại vay mượn
nên ngân hàng cần phải quan tâm đúng mực tới vấn đề tâm lý khách hàng,
làm sao để khách hàng mạnh dạn tin tưởng và vay ở ngân hàng.
 Dân số: Yếu tố dân số cũng tác động lớn đến nhu cầu nhà ở bao gồm tỉ lệ
tăng dân số, kết cấu dân số, xu hướng dịch chuyển dân số…Một khu vực có
cơ cấu dân số trẻ, số lượng cặp vợ chồng mới kết hôn cao thì nhu cầu nhà ở sẽ
tăng lên đáng kể so với khu vực có dân số già, tạo điều kiện cho sự phát triển
của hoạt động CVMN.
 Môi trường công nghệ:
Môi trường công nghệ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ
mới, thiết kế sản phẩm mới và cơ hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố
nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM. Vì vậy các ngân hàng phải
nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh
doanh của mình. Đặc biệt là công nghệ thẻ, các phần mềm xử lý nghiệp vụ…
để giúp ngân hàng giải quyết công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng và an
toàn, tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
Môi trường vi mô:
 Đối thủ cạnh tranh:
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động trong
cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng khác,
các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân…Các tổ chức tài chính luôn
ganh đua và dùng mọi biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần
của nhau. Các đối thủ luôn đa dạng hóa kinh doanh, tung sản phẩm mới, các
hình thức CVMN mới để thu hút khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh vô
cùng khốc liệt.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
19
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các tổ chức tài chính sắp hình thành,
hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh,
ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần sắp thành lập…
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có những lợi thế của người đi sau là tránh được
những sai lầm mà các ngân hàng đi trước đã gặp phải, do đó cũng góp phần
làm cho môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.
 Khách hàng:
 Tư cách đạo đức của khách hàng: Thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng.
Khi khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng không có thiện chí trả nợ thì
ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được các khoản cho vay. Khi đó rủi ro mà
hoạt động CVMN mang lại cho ngân hàng sẽ rất cao, các ngân hàng khó lòng
mở rộng CVMN.
 Khả năng tài chính của khách hàng : Khả năng tài chính của khách hàng
quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có
khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khoản cho vay của ngân hàng được an
toàn, do khả năng thu hồi nợ cao. Vì vậy, trong CVMN, ngân hàng luôn quan
tâm đến khả năng tài chính của khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu
nhập… và nó ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
b./ Các nhân tố chủ quan:
• Nguồn lực về tài chính:
 Vốn tự có: Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được và thuộc
quyền sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng nhưng có vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem
như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị tài sản Có của ngân hàng, giúp
ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả và phá sản. Nó quyết
định quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng lòng tin,
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
20
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
hình ảnh, uy tín của ngân hàng với khách hàng. Như vậy, việc huy động vốn
của ngân hàng sẽ tốt hơn, tạo nguồn vốn CVMN nhiều hơn và ngược lại.
 Khả năng huy động vốn: khi quy mô huy động vốn lớn, ngân hàng có khả
năng cho vay ra càng nhiều. Nếu chi phí huy động vốn thấp thì ngân hàng sẽ
có điều kiện cho khách hàng vay với lãi suất cạnh tranh. Điều này tạo thuận
lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng nói chung và CVMN nói riêng.
Đối với khoản CVMN đòi hỏi nguồn vốn có kì hạn dài, do đó để phát triển
hoạt động này ngân hàng phải có tiềm lực về nguồn vốn dài hạn và cả nguồn
vốn ngắn hạn thường xuyên. Ngoài ra công tác marketing, tư vấn, gặp gỡ, tìm
hiểu khách hàng, hướng dẫn khách hàng các thủ tục hồ sơ vay vốn, giới thiệu
các tiện ích của loại sản phẩm CVMN của ngân hàng sẽ góp phần quan trọng
trong việc quyết định khả năng thu hút lượng lớn khách hàng tạo ra những
thay đổi trong hoạt động CVMN.
• Chính sách tín dụng và cơ chế cho vay mua nhà:
Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm các yếu tố
hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng, kì hạn khoản vay, lãi suất cho vay,
mức lệ phí, các thủ tục vay, tài sản đảm bảo…tất cả các yếu tố đó tạo nên đặc
tính riêng cho từng sản phẩm cho vay của mỗi ngân hàng, có thể tác động trực
tiếp và mạnh mẽ đến khả năng mở rộng hoạt động tín dụng cũng như hoạt
động CVMN của ngân hàng. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng mở rộng,
tăng cho vay, chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sẽ thuận lợi
cho việc mở rộng CVMN. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý đến chất
lượng của hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt,
đặt mục tiêu an toàn cao hơn lợi nhuận thì việc mở rộng cho vay nói chung và
CVMN nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn.
• Trình độ của cán bộ tín dụng:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
21
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm định
khách hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có
tinh thần trách nhiệm trong công việc, năng động, nhiệt tình sẽ nâng cao chất
lượng cho vay nói chung và CVMN nói riêng, tạo được uy tín cho ngân hàng,
giúp ngân hàng thành công trong công việc kinh doanh cũng như mở rộng
CVMN thuận lợi hơn.
Các nhân tố khác:
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay cũng có ảnh hưởng
sâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như tới mục tiêu mở rộng CVMN.
Với một cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp sẽ đáp ứng kịp thời
các nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái trong việc giao dịch.
Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác Marketing trong lĩnh vực cho vay mua nhà,
xây dựng một hệ thống thu nhập và xử lý thông tin về khách hàng đem lại
hiệu quả cao cho hoạt động điều tra và thẩm định khách hàng, từ đó giúp
ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Như vậy, trong môi trường cạnh trạnh khốc liệt như hiện nay, mỗi một
ngân hàng đều cần phải có một chiến lược cho riêng mình mới mong có chỗ
đứng vững vàng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Hiện nay, cho vay mua nhà tại Việt Nam đang là lĩnh vực khá
mới mẻ, do vậy các NHTM Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội phát triển trên
mảnh đất tiềm năng này.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng CVMN và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam:
• Kinh nghiệm quốc tế:
Trên thế giới, cho vay mua nhà là dịch vụ tài chính phổ biến nhất của các
ngân hàng, trong khi đó, ở Việt Nam mới chỉ khởi sắc vào khoảng từ năm
2007. Mô hình CVMN trả góp với thời hạn dài, lãi suất hấp dẫn đã thành
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
22
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
công ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Singapore và Hongkong. Đây là 2
nước nổi tiếng ở châu Á về việc phát triển và giải quyết tốt các vấn đề về xã
hội cho người dân. Để có được kết quả này, từ những năm 1960, Singapore đã
thiết lập những định chế rất quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển nhà
ở giá thấp. PGS.TS SIM Loo Lee, trưởng khoa BĐS, Đại học Quốc Gia
Singapore cho biết: “tại Singapore, từ năm 1960, chúng tôi đã thành lập Cơ
quan Phát triển nhà ở chuyên phụ trách về quy hoạch quỹ đất, xây dựng và trợ
cấp cho vay đối với người mua nhà giá thấp. Chúng tôi cũng đã thành lập quỹ
tiết kiệm Trung Ương, quỹ này phụ trách chỉ đạo các tổ chức tuyển dụng lao
động đóng 13% và người lao động đóng góp lương hàng tháng 20% vào quỹ
như một khoản tiết kiệm theo lãi suất ngân hàng để sử dụng mua nhà. Nhờ
những chính sách đúng đắn và kịp thời như vậy, từ một nước đại đa số người
dân sống trong các khu ổ chuột, khu định cư lụp xụp, nhếch nhác, đến nay
91% người dân Singapore sở hữu nhà, trong đó có tới 83% người dân được sở
hữu nhà ở giá thấp.
Tại Singapore các tổ chức tư nhân tham gia vào xây dựng nhà ở cho người
thu nhập thấp thường xuyên nhận được sự ủng hộ của nhà nước và các thủ tục
hành chính rõ ràng, được thực hiện nhanh chóng. Trong khi đó, tại Việt Nam
hiện nay, một trong những bất cập làm cho các doanh nghiệp bất động sản ít
mặn mà trong việc đầu tư xây dựng nhà xã hội cho người có thu nhập thấp là
tỉ suất lợi nhuận thấp, thủ tục cấp phép thiết kế xây dựng, đóng tiền sử dụng
đất… rườm rà, mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng chi phí đầu vào.vấn đề
quỹ đất cũng đang gây khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng thành công như Singapore. Đôi
khi vì lợi nhuận khổng lồ người ta mạo hiểm bỏ đi những rủi ro. Cuộc khủng
hoảng bất động sản ở Hoa kỳ trong những năm 1931-1933 là một ví dụ điển
hình. Bất động sản chính là nguyên nhân duy nhất gây ra sự phá sản của 4800
ngân hàng Hoa Kỳ. Với cấu trúc chi tiêu, hàng trăm thành phố và chính quyền
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
23
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
địa phương đã bị vỡ nợ, mất khả năng chi trả vào năm 1933 cũng chỉ vì dự
báo khả năng nguồn thu dựa chủ yếu vào hoạt động kinh doanh bất động sản,
và giả định căn cứ vào lúc tăng trưởng trông có vẻ khả quan nhất. Đến năm
2007, lịch sử dường như lặp lại với cuộc khủng hoảng tài chính mà nguyên
nhân trực tiếp và rõ ràng nhất cũng bắt nguồn từ bất động sản. Ở Mỹ, gần như
hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn
vốn trong một thời gian dài sau đó. Những món nợ từ việc vay tiền từ ngân
hàng để mua nhà, tham gia vào thị trường bất động sản là nguyên nhân dẫn
đến tình hình tài chính suy thoái hiện nay của Mỹ. Có ba yếu tố chính đã tạo
nên hiện tượng tăng giảm trong thị trường bất động sản ở Mỹ trong thời gian
này:
Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục
Dự Trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các
ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì
lãi suất cơ bản của FED là 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt
giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
24
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 1.2: Sự biến động lãi suất cơ bản của Mỹ
Và lãi suất đó liên tục được điều chỉnh vào các năm tiếp theo mà cao nhất
chỉ lên đến 5,25% sau đó liên tiếp các đợt điều chỉnh giảm cho đến 2,25% vào
tháng 3 năm 2008. Mà tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động
sản có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta
đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất thì thị trường giẫm
chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp.
Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ
lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm da
màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn thực hiện
thông qua hai công ty được tài trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie
Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua
lại các khoản cho vay của NHTM, biến chúng trở thành các loại chứng từ
được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities –
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
25
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
MBS - chứng khoán bất động sản) , rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall,
đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Thứ ba, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư
như đã trình bày ở trên, cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường
bất động sản không còn là sân chơi duy nhất cho các NHTM hoặc các công ty
chuyên để cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi
mới cho các nhà đầu tư có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào,
kể cả dòng vốn ngoại quốc. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành,
mua bán và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như
ngoài tầm kiểm soát thông thường của Chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát
cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác
biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho
vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Qua các nguyên nhân trên, thị
trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, nhiều người có thu nhập thấp hoặc
có không có tín dụng tốt vẫn đổ xô đi mua nhà, và khoản tiền cho vay của các
ngân hàng dành cho khoản này ngày càng tăng. Vì dễ vay cho nên nhu cầu
mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Giá nhà bình
quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 ( năm bắt đầu cắt
mạnh lãi suất) đến năm 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại
là giá nhà sẽ tiếp tục tăng lên. Hệ qủa là người ta sẵn sàng mua nhà với giá
cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán
lại để trả nợ cho ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó, một bong bóng đã thành
hình trong thị trường bất động sản. Tổng giá trị các khoản cho vay bất động
sản thế chấp lên tới 12 ngàn tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới
chuẩn, khó đòi. Từ năm 2006 bắt đầu có những dấu hiệu của khủng hoảng
cho vay cầm cố nợ dưới tiêu chuẩn. Chỉ số về nhà trong tương lai của Mỹ liên
tục giảm từ tháng 8 năm 2005 ở mức 128,2 xuống còn 89,93 vào tháng 7 năm
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
26
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
2007. Giá nhà đất ở Mỹ đã giảm kỷ lục 8,4% trong tháng 11 năm 2007, tỷ lệ
xiết nợ nhà đất ở Mỹ tăng cao kỷ lục hơn 1,3 triệu ngôi nhà đang nằm trong
diện bị ngân hàng xiết nợ, hơn 1% các chủ nhà đã nằm trong quá trình bị xiết
nợ trong năm 2007, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 là 0.5%. Chính
phủ Mỹ đã có những biện pháp ngăn chặn khủng hoảng tuy nhiên kết quả vẫn
không mấy khả quan.
• Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng thị
trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Những hạng mục đầu tư hấp
dẫn là nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng
khu công nghiệp. Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã tạo nên sự
khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Nhưng
doanh nghiệp đầu tư bất động sản ở nước ta xưa nay bỏ quên nhu cầu nhà ở
của người thu nhập thấp. Bắt buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh,
cần phải thay đổi cách làm, phải đầu tư vào số đông, đưa những dự án nhà ở
đến với người thực sự có nhu cầu. Cũng có ý kiến cho rằng việc thúc đẩy thị
trường thông qua giải pháp khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư tín thác,
các công ty đầu tư dưới hình thức các công ty cổ phần để huy động vốn đầu
tư của công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường.
Các định chế đầu tư này sẽ thu hút dần số công chúng mà lâu nay đầu tư riêng
rẽ dưới hình thức mua đất ở các khu đô thị hoá để dành, mua nền nhà hoặc
mua căn hộ chung cư để chờ bán kiếm lời. Các định chế đầu tư sẽ khai thông
nguồn vốn đầu tư cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, kích thích cả khối cung
và khối cầu của thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Bài học kinh nghiệm từ Singapore đó là sự tác động một cách kịp thời và
đúng đắn của Chính phủ kèm theo những chính sách hợp lý đã giúp cho hầu
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
27
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
hết người dân Singapore có một ngôi nhà để ổn định sinh sống và làm ăn.
Trong khi đó ở Việt Nam thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã trở
thành gánh nặng cho doanh nghiệp, cho người sử dụng đất. Đó là tình trạng
quy định nhiều loại giấy tờ, thủ tục về đất đai, nhà ở và các bất động sản
khác. Một trong những vấn đề được quan tâm lớn hiện nay là làm sao để đơn
giản hoá trình tự, thủ tục về bất động sản cho người dân. Chỉ riêng các loại sổ
về quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà đã có sự tham gia của nhiều bộ,
ngành. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện quỳên của doanh nghiệp,
của người dân. Như vậy chính phủ cần có các chính sách, các quy định về thị
trường bất động sản đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, nhất quán, đẩy mạnh sự
công khai các quy hoạch, các dự án, minh bạch các thông tin tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường. Học hỏi kinh nghiệm từ
Singapore, tại Việt Nam, đến nay những chương trình về nhà ở xã hội đã
được bộ xây dựng đưa ra nhưng chưa thu hút được cộng đồng doanh nghiệp
và người dân. Một trong những bất cập là tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này
thấp. Trong khi đó, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thiết kế, thuế sử dụng
đất… rườm rà mất nhiều thời gian. Theo tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký
Hiệp hội bất động sản thành phố HCM, để chương trình nhà ở xã hội có thể
“chạy” tốt, Nhà nước cần thu hồi đất tại những dự án không đúng kế hoạch,
tiến độ đề ra, giúp cơ quan phát triển nhà ở có nguồn đất sạch để dễ dàng triển
khai dự án khi cần. Đối với những doanh nghiệp tham gia dự án này, Chính
phủ nên có chủ trương miễn tiền sử dụng đất, miễn các loại thuế. Nếu làm
được điều này, giá nhà sẽ thấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Theo
như đề án nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2009-2015 cả nước sẽ
đầu tư trên 18.000 căn hộ, tổng vốn gần 500.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu
cầu của 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại đô thị.
Tiếp theo là đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng liên quan đến bất động
sản, cần xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường bất
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
28
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
động sản trên tổng dư nợ của hệ thống. Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho
vay của ngân hàng đối với thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng cho
vay dưới chuẩn, cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Thống kê của
NHNN cho biết có khoảng 115 ngàn tỷ đồng cho vay trực tiếp từ hệ thống
ngân hàng vào bất động sản, chiếm khoảng 9,15% tổng dư nợ cộng với gần
500 ngàn tỷ đồng tài sản cho vay thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam. Vì
vậy chỉ cần 2/3 số đó biến thành nợ xấu cũng là cả chục ngàn tỷ đồng. đây là
con số rất lớn đối với ngân sách của Việt Nam cũng như chính sách can thiệp
của NHNN. Cho vay bất động sản với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn ở một số
ngân hàng cổ phần thương mại dễ gặp rủi ro về thanh khoản, vì 80%-90%
nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng
trở xuống. Xem xét tỷ lệ dư nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp
có cùng nguồn gốc đang kinh doanh bất động sản, trên tổng dư nợ cho thị
trường bất động sản. Nếu có hiện tượng đầu tư tay trong, cần có biện pháp
loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống. Bên cạnh đó, nhanh chóng
hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp, để tăng cường nguồn tiền
cho thị trường bất động sản. Nếu hệ thống này được vận hành, nguồn tiền từ
các tài sản thế chấp sẽ được nhân lên, hệ thống ngân hàng sẽ thuận lợi hơn
trong các hoạt động cho vay, thế chấp… áp dụng mô hình tín dụng bất động
sản, góp phần huy động được vốn và giải quyết phần nào khó khăn cho hệ
thống ngân hàng hiện nay. Chính phủ cũng có thể phải chuẩn bị các gói biện
pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản và hỗ trợ việc xử lý nợ xấu của các
ngân hàng thương mại trong thời gian tới nếu nó xảy ra một cách nghiêm
trọng.
Bên cạnh đó cũng cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh
thông tin về bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án,
đánh giá khả năng chi trả của khách hàng, tránh được rủi ro vì thiếu thông tin
hoặc thông tin bị làm cho sai lệch.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
29
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Kết luận:
Như vậy việc mở rộng CVMN là việc làm tất yếu của các NHTM để phát
triển và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, mở rộng những chỉ tiêu nào và mở rộng
như thế nào cho đúng thì còn tùy thuộc vào chiến lược và chính sách riêng
của mỗi ngân hàng. Trên đây là cơ sở lý luận về mở rộng CVMN cho các
NHTM. Chương tiếp theo chúng ta sẽ đi nghiên cứu vào một ngân hàng cụ
thể, để có thể đi sâu vào chiến lược và chính sách riêng đó.
CHƯƠNG 2:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
30
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI
TECHCOMBANK.
2.1. Khái quát chung hoạt động kinh doanh của TCB.
2.1.1. Sơ lược hình thành, phát triển và định hướng chiến lược của TCB:
a./ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (tên gọi tắt là
ngân hàng Techcombank-TCB) được thành lập theo giấy phép hoạt động số
0040/NH – GP ngày 06/8/1993. Giấy phép hoạt động ngân hàng do NHNN
Việt Nam cấp có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn thêm 99
năm theo quyết định số 330/QĐ – NH5 do NHNN Việt Nam ban hành ngày
08/10/1997. Chính thức thành lập ngày 27/09/1993, NHTM cổ phần kỹ
thương Việt Nam TCB là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt
Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị
trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đến năm 2000, với những bước đi đầu tiên nhưng rất vững chắc, và với
mục tiêu đặt ra “tăng trưởng nhanh, an toàn và ổn định” TCB đã dần dần
vươn ra chiếm lĩnh thị trường với số vốn điều lệ tăng gấp 4 lần (80,020 tỷ
VNĐ) và hệ thống gồm 1 hội sở chính, 3 chi nhánh và 4 phòng giao dịch tại
các tỉnh thành phố lớn là Hà nội (3 PGD), TP HCM (2 CN và 1PGD), Đà
nẵng(1CN), gây dựng được niềm tin vững chắc trong lòng người dân.
Sau 8 năm đi vào hoạt động, TCB đã nâng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng,
khẳng định sự tin tưởng của cổ đông và khách hàng truyền thống vào tiến
trình đổi mới, tạo uy tín cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho quá trình mở rộng
và phát triển tiếp theo. Cũng trong năm này, TCB ký kết hợp đồng với nhà
cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos
Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
31
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng. Ngày 16/12/2003 TCB đã triển khai thành công hệ thống phần
mềm Globus trên toàn hệ thống. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho
ngân hàng.
Như vậy, mặc dù ra đời cách đây hơn 15 năm nhưng Techcombank được
mọi người thực sự chú ý chỉ từ năm 2001 với những dấu ấn khác biệt và
những dịch vụ tiên phong. Đầu tiên phải kể đến là việc Techcombank chỉ có
vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng dám đầu tư tới gần 20 tỷ đồng cho hệ thống
core banking Globus của Temenos (Thụy Sĩ). Đây là một hệ thống quản trị
ngân hàng tập trung trực tuyến tiên tiến hàng đầu thế giới, lần đầu tiên có mặt
tại Việt Nam. Điểm nổi bật của Globus là khả năng tích hợp các module chức
năng đa dạng như tín dụng, tiền gửi, quản lý nguồn vốn, giao dịch ngoại
hối…và khả năng tương thích với các chuẩn ngân hàng phổ biến trên thế giới
như hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, các kênh thanh toán Internet
banking. ATM…Chỉ vài năm sau khi áp dụng core banking Globus TCB đã
khẳng định đẳng cấp về công nghệ thẻ ATM kết nối trực tiếp với tài khoản
tiền gửi của khách hàng.
Năm 2002 là một năm đáng nhớ của TCB:
- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-
2000 đối với các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế , cùng với hệ thống
tin học mới, TCB hướng tới việc chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh nhằm
cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao và ổn định.
- Là năm đầu tiên TCB áp dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu
SWIFT cho thanh toán quốc tế, thực hiện giao dịch với bên ngoài thống nhất
qua phòng Quan hệ đối ngoại Hội sở. Kết quả mang lại là chất lượng quốc tế
được nâng cao rõ rệt, Techcombank lại trở thành hiện tượng khi là ngân hàng
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
32
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
đầu tiên tại Việt Nam triển khai Internet banking toàn diện cho phép chuyển
tiền có giải thích nội dung qua Internet tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày, rồi
kết nối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm…, tỉ lệ điện chuẩn của
TCB thuộc loại cao nhất nước đạt 98% vượt xa so với mức trung bình là 65%
ở Việt Nam, được The bank of NewYork chứng nhận đã đạt Excellent
F.A.S.T (Excellent fully automated straight through-tỉ lệ điện chuyển tiền tự
động xuất sắc). Chứng nhận này ghi nhận cố gắng lớn lao của TCB trong việc
nâng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế lên ngang tầm các ngân hàng đầu
trên thế giới.
Năm 2003 tiếp tục là một năm hoạt động thành công của TCB:
Lợi nhuận trước thuế đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử 10 năm
phát triển của ngân hàng, đạt 42,17 tỷ VNĐ tăng hơn 182% so với năm 2002.
Sau nhiều năm ở mức thấp, tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt
18,9%, tỉ lệ chi trả cổ tức đạt 13,87%. Bên cạnh đó TCB cũng đã cải thiện
được vị thế và năng lực cạnh tranh thông qua các liên minh hợp tác chiến
lược, trở thành ngân hàng cổ phần đầu tiên ký thoả thuận với VCB trong việc
phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect24; tham gia ký hợp đồng hợp
tác liên minh thẻ với VCB và 10 ngân hàng thương mại khác với mục tiêu là
liên kết hệ thống phát hành và chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các ngân hàng.
Năm 2007 không ngừng vươn lên tầm cao mới:
Không phải là ngân hàng cổ phần lớn nhất (năm 2007 đứng thứ 3) nhưng
được nhìn nhận là ngân hàng gây được nhiều ấn tượng nhất về sự tiên phong
trong một số lĩnh vực, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank
cho biết: "Chúng tôi luôn mong muốn đem lại sự mới mẻ, tiên phong cho các
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
33
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
khách hàng cũng như chính bản thân nhân viên của mình để tạo sự khác biệt
với các ngân hàng khác”.
Tháng 3 năm 2007 TCB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất
được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu
trong giải pháp phát triển thị trường.
Tháng 4/2007 đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng Internet
vào giao dịch ngân hàng khi Techcombank là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên
tung ra sản phẩm F@st I Bank, một sản phẩm ngân hàng trực tuyến trọn gói
đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua mạng
internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật hai yếu tố, mật
khẩu sử dụng một lần của hãng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp
dụng cho khách hàng của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Cũng bắt đầu từ năm nay, TCB thực sự chú trọng vào thị trường cho vay mua
nhà. Trung tâm cho vay mua nhà của TCB đã được hình thành để tập trung
khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án.
Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82
tỷ đồng, tăng 400% so với năm 2006.
Và TCB ngày nay…:
Vào thời điểm hiện tại, Techcombank đang tạo thêm một sự khác biệt
mới qua chương trình chuyển đổi hệ thống quản lý ngân hàng từ quản lý mục
tiêu sang quản lý theo quy trình - giúp loại bỏ được các công đoạn không đem
lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
“Mục tiêu của chúng tôi trong 3 năm tới thì chưa phải là ngân hàng cổ phần
lớn nhất Việt Nam nhưng là ngân hàng cổ phần được yêu mến nhất tại Việt
Nam” - ông Vinh cho biết thêm.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
34
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Đây cũng là một trong nhưng lý do quan trọng nhất khiến HSBC, 1 ngân
hàng hàng đầu thế giới vừa chi hơn 77 triệu USD để trở thành ngân hàng
nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần một ngân hàng trong
nước. Hợp tác chiến lược này một mặt tăng cường tiềm lực tài chính và uy tín
của TCB trên thị trường trong nước và quốc tế (Moody’s, hãng xếp hạng tín
nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank,
ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s) đồng
thời cho phép TCB tận dụng được chuyển giao công nghệ và mạng lưới “toàn
cầu” của HSBC trong tương lai.
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Sandy Flockhart, Tổng Giám
đốc HSBC Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi tin tưởng Ban lãnh
đạo Techcombank cũng như tiềm năng phát triển to lớn của ngân hàng này.
Trong những năm tới, Techcombank sẽ còn tiến xa hơn nhiều so với vị trí
hiện tại trong bảng xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam”.
Trả lời câu hỏi: “Techcombank có trở thành một HSBC “địa phương” tại
Việt Nam hay không?”, ông Vinh khẳng định: “Techcombank là một ngân
hàng có những bản sắc riêng và khát vọng là trở thành một ngân hàng Việt
Nam có đẳng cấp dịch vụ toàn cầu. Trong việc thực hiện mục tiêu này, HSBC
sẽ là người bạn đồng hành trợ giúp”.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2008, Techcombank tiếp tục tăng trưởng bền
vững. Tổng nguồn vốn huy động trên các thị trường đạt trên 45 nghìn tỷ
đồng, tăng 32% so với đầu năm. Trong đó, nguồn huy động từ dân cư (nguồn
vốn ổn định nhất trong các nguồn huy động của hệ thống ngân hàng) tăng
80% so với cuối tháng 12/2007 và chiếm gần 60% tổng cơ cấu nguồn huy
động. Đến 31/12/2008, tổng vốn điều lệ của TCB đạt 3.642 tỷ đồng. Lợi
nhuận trước thuế đạt 1.600 tỷ, tăng 125% so với năm 2007.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
35
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Trong năm 2008, nền kinh tế nước ta không những phải đối mặt với
những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn nội tại như: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương
mại cũng đạt kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt
giảm… Tiếp đó những tháng cuối năm nền kinh tế lâm vào tình trạng suy
giảm do sự tác động của khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu. Với vai
trò “ mạch máu của nền kinh tế” hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và
TCB nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh bởi
những thay đổi và diễn biến phức tạp của môi trường và chính sách kinh tế vĩ
mô. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị TCB đã thường xuyên cùng Ban
điều hành theo sát diễn biến thị trường, kịp thời thiết lập và chỉ đạo kế hoạch
hành động nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, đồng thời phát
huy trí tuệ, nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững,
an toàn và hiệu quả. Vì vậy năm 2008, TCB đã cơ bản hoàn thành hầu hết các
chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng bền vững,
có kiểm soát. Ban lãnh đạo Techcombank đã tập trung nguồn vốn hỗ trợ các
khách hàng tốt, truyền thống, có nhiều giao dịch qua ngân hàng và mở rộng
tài trợ cho các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Thêm vào đó,
Techcombank luôn tư vấn cho khách hàng của mình về những rủi ro có thể
xảy ra trên thị trường và cung cấp các sản phẩm phòng ngừa các rủi ro thông
qua các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, các sản phẩm tài
trợ ưu đãi xuất khẩu.
Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến
động, các chính sách vĩ mô thay đổi nhanh chóng, cộng với tâm lý người dân
lo sợ một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra trên diện rộng đã khiến doanh
nghiệp và ngân hàng đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn thử thách. Đội
ngũ ban lãnh đạo Techcombank đã làm việc không mệt mỏi chèo lái ngân
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
36
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo an toàn hệ thống, thực hiện nghiêm túc chủ
trương thắt chặt tiền tệ và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước,
đồng thời đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Techcombank được khách hàng và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đánh
giá là một ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt trên thị trường hiện nay. Tỷ
lệ cho vay trên nguồn vốn ổn định của ngân hàng luôn duy trì ở mức tối ưu là
75%, thể hiện sự cân đối nguồn vốn, khả năng thanh khoản tích cực và hiệu
quả sử dụng vốn của ngân hàng.Techcombank là một trong số ít các ngân
hàng tại Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ngang bằng với mức
xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Tỷ lệ này không hề thay đổi trong suốt thời
gian biến động vừa qua. Để đạt được điều đó, Techcombank sử dụng nhiều
nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro.
14/01/2009, TCB vinh dự đón nhận danh hiệu “doanh nghiệp thương
mại dịch vụ tiêu biểu năm 2008” và ngân hàng “tài trợ thương mại tốt nhất
năm 2008” do bộ công thương ban tặng. Tỷ lệ này không hề thay đổi trong
suốt thời gian biến động vừa qua.
Ở các nước phát triển, khách hàng rất ít khi đến ngân hàng để giao dịch
mà thường xuyên sử dụng các dịch vụ tự động, trực tuyến và các dịch vụ
thanh toán bằng thẻ hoàn toàn thay thế các dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt.
Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, uy tín
hàng đầu Việt Nam, Techcombank dành phần lớn ngân sách đầu tư vào trong
ứng dụng, tích hợp công nghệ vào lĩnh vực sản phẩm dịch vụ của mình. Ngân
hàng đang sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống Công nghệ thông tin
ngân hàng tiến tiến tại Việt Nam, hệ thống phần mềm Globus – T24r07. Dựa
trên nền hệ thống công nghệ hiện đại này, Techcombank đã phát triển nhiều
ứng dụng, sản phẩm tiện ích hướng khách hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói,
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
37
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
“một cửa”, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thủ tục khi giao dịch với
ngân hàng. Techcombank đã kết nối liên thông với các liên minh thẻ
Smartlink và Bank Net, hệ thống ATM của đối tác chiến lược HSBC, qua đó
cho phép chủ thẻ của ngân hàng có thể thực hiện giao dịch trên hơn 5000 máy
ATM trong phạm vi toàn quốc. Tính đến cuối tháng 6/2008, Techcombank đã
phát hành gần 500.000 thẻ thanh toán, trong đó gần 80.000 thẻ VISA Debit và
VISA Credit. Đến với Techcombank, khách hàng có thể ở bất cứ đâu cũng có
thể tiến hành giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ gia tăng như: giao
dịch thẻ tự động trên toàn quốc, giao dịch và quản lý tài khoản qua internet,
tư vấn miễn phí 24/7 thông qua hệ thống dịch vụ điện thoại 1800 588 822.
Thêm vào đó, nhằm gia tăng thêm tính năng tiện ích, linh hoạt của sản phẩm
dịch vụ dành cho các khách hàng có nhu cầu đa dạng, Techcombank đồng
thời đẩy mạnh phát triển các sản phẩm liên kết với đối tác. Tiêu biểu là sự
hợp tác của ngân hàng với Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ cho ra đời các
sản phẩm bảo hiểm đầu tư cho khách hàng gửi tiền (sản phẩm tiết kiệm tích
lũy bảo gia, sản phẩm tiết kiệm giáo dục, sản phẩm cho vay tiêu dung không
có tài sản đảm bảo), hợp tác với Tổng công ty Bảo Việt Phi Nhân Thọ cung
cấp các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa, kho vận,… cho các khách hàng vay
vốn ở Techcombank.
Trong một thời gian không phải là dài, với mục tiêu phát triển, hoàn thiện
hệ thống nhân sự luôn là mục tiêu nòng cốt đi đầu trong phát triển kinh
doanh, Techcombank đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự lên đến 4224
cán bộ, nhân viên (theo báo cáo của HĐQT trước đại hội cổ đông ngày
12/03/2009). Trong một bài phỏng vấn do thời báo danh tiếng New York
Times với lãnh đạo ngân hàng, điều tâm đắc nhất mà Tổng giám đốc
Techcombank là đã tập hợp, gây dựng thành công một đội ngũ nhân sự chủ
chốt, tâm huyết và gắn bó lâu dài với ngân hàng. Các cán bộ này đã cùng
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
38
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Techcombank trải qua nhiều khó khăn thử thách và có đóng góp to lớn vào sự
thành công, lớn mạnh của ngân hàng như hiện nay. Đặc biệt, hệ thống các cán
bộ chủ chốt này đã không hề bị lôi kéo sang các ngân hàng khác với nhiều
chính sách đãi ngộ ưu đãi hơn trước cuộc cạnh tranh về nhân lực khốc liệt
giữa các ngân hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế và thị trường đang gặp nhiều
khó khăn, Techcombank vẫn luôn tích cực tìm kiếm, thu hút các nhân sự quản
lý, có kinh nghiệm và được đào tạo từ nước ngoài để tăng cường và phát triển
hệ thống điều hành, kinh doanh của mình. Ngân hàng luôn có các chương
trình đào tạo chức danh và ưu đãi đặc biệt dành cho các cán bộ nhằm phát huy
tối đa khả năng phát triển của từng cán bộ.
b./ Định hướng chiến lược kinh doanh của TCB:
Trên cơ sở đã đạt được sẽ là điều kiện thuận lợi cho TCB phát triển
mạnh mẽ theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Năm 2009 đặt ra nhiều thách
thức cho TCB xuất phát từ điều kiện môi trường kinh doanh như tình hình
tăng trưởng kinh tế (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009
sẽ là 4,75%) tình hình lạm phát cũng như các điều kiện về kinh tế xã hội
khác, đòi hỏi TCB phải đề ra các chiến lược kinh doanh hữu hiệu để có thể
đạt được các mục tiêu đề ra. Định hướng của TCB năm 2009 là :
Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc nâng cao năng lực
tài chính, năng lực công nghệ: triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị nội bộ
dựa trên nền tảng triển khai các ứng dụng tin học và tự động công nghệ quản
trị ngân hàng hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ điện tử, viễn thông
trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả đồng
thời tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro, giám sát, cảnh báo và ngăn
ngừa, xử lý kịp thời rủi ro trong quá trình hoạt động.
Phát triển khả năng liên kết và cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm nhằm đáp ứng
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
39
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả chiến lược
ngân hàng bán lẻ, khẳng định và phát huy vai trò, vị thế của một trong những
Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Tăng cường hợp tác chặt chẽ với HSBC trên các phương diện: hỗ trợ kỹ
thuật, đào tạo, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên
môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh.
Hoàn thiện chính sách lương và các chế độ đãi ngộ mang tính cạnh tranh
cao.
Tiếp tục nâng cao thương hiệu Techcombank, xây dựng và triển khai chiến
lược phát triển thương hiệu đồng bộ, rộng khắp.
Hoàn thiện tổ chức và phát triển hoạt động của các công ty trực thuộc đạt
hiệu quả.
2.1.2. Cơ cấu quản trị của TCB:
TCB có cơ cấu quản lý khá chặt chẽ, đồng bộ. Bao gồm có Hội đồng quản
trị gồm 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch và 3 uỷ viên; Ban giám đốc gồm 1 Tổng
giám đốc và 4 phó tổng giám đốc và một đội ngũ nhân viên ngày một gia
tăng. Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thông qua
việc thiết lập các Bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản
lý và kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng. Ngoài Hội đồng đầu tư chiến
lược, Ban điều hành EXCO, tháng 7/2008 Hội đồng quản trị đã thông qua
việc thành lập hai ủy ban: Ủy ban nhân sự & lương thưởng (NORCO) và Ủy
ban kiểm toán rủi ro (ARCO) với mục đích tư vấn và tham mưu cho Hội đồng
quản trị.
Trên cơ sở thiết lập cơ chế phân cấp ủy quyền linh hoạt, hiệu quả tạo sự
phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong công tác
quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. Cấu trúc bộ máy tại Hội sở đã hoạt
động theo chức năng quản lý chuyên môn theo ngành dọc, nâng cấp, thành
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
40
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
lập và hoàn thiện theo các khối đã đáp ứng nhu cầu phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu của ngân hàng.
Chất lượng cán bộ nhân viên cũng không ngừng được nâng cao với gần
80% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Tổng kinh phí đào
tạo của TCB năm 2008 là 11,36 tỷ đồng. Có 426 khóa học trong năm 2008
với tổng số 11.631 lượt cán bộ nhân viên được tham gia các chương trình đào
tạo do TCB tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài ngân
hàng. Ngoài ra, thực hiện nghị quyết của Đai hội đồng cổ đông, HĐQT TCB
đã ban hành và thực hiện Chương trình tặng thưởng cổ phần dành cho cán bộ
nhân viên có thành tích đóng góp vào sự phát triển của TCB. Qua đó, góp
phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên và đảm bảo tính cạnh
tranh về nhân lực của ngân hàng, góp phần thu hút cán bộ có trình độ, năng
lực và khả năng chuyên môn vào làm việc cho ngân hàng. Không chỉ coi
trọng kiến thức, nghiệp vụ, vấn đề trau dồi về đạo đức cho đội ngũ cán bộ
nhân viên trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm tại TCB.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
41
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 2.1: cơ cấu bộ máy quản lý của TCB:
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB:
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
42
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
a./ Hoạt động huy động vốn:
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết
định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng,
quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời gian gần đây, TCB
đã không ngừng khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, kết hợp với chính sách marketing hợp lý cũng
như lãi suất linh hoạt đã thu hút một lượng khách hàng lớn từ khối dân cư và
các tổ chức kinh tế. từ đó giúp cho nguồn vốn của TCB liên tục tăng nhanh
qua các năm.
Bảng 2.1: nguồn vốn huy động tại TCB:
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007
2008
kế
hoạch
thực
hiện
% so
với
KH
tốc độ tăng
trưởng so
với
2007(%)
Tổng
NVHĐ
14636 34847 52898 51895 98.10 48.92
Tiền gửi của
TCKT
2882 10357 15000 14358 95.72 38.63
Tiền gửi của
dân cư
6684 16119 26000 25733 98.97 59.64
Tiền gửi của
TCTD
5070 8371 11898 11804 99.21 41.01
( nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
43
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Tính đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 34.847 tỷ đồng,
tăng 138% (tương đương với 20.211 tỷ đồng) so với năm 2006. Có được điều
này là do năm 2007 là năm mà có nhiều biến động kinh tế như giá dầu tăng
cao nhất trong lịch sử, lạm phát tăng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Các
ngân hàng cũng đồng loạt tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động khiến
cho nguồn vốn huy động tăng vượt bậc.
Tuy nhiên, đến năm 2008, do ngân hàng đã huy động được rất nhiều vốn
rồi nhưng rất khó để cho vay do lãi suất quá cao, dẫn đến nguồn vốn bị ứ
đọng, không quay vòng được. Để tránh tình trạng đó, NHNN liên tục giảm lãi
suất cơ bản . Động thái đầu tiên là ngày 20/10/2008, NHNN ban hành quyết
định số 2316/QĐ-NHNN hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 13%. Và sau 6
lần giảm liên tiếp thì ngày 01/02/2009 lãi suất cơ bản chỉ còn 7%. Như vậy lãi
suất cơ bản đã giảm 50% kéo trần cho vay của các ngân hàng thương mại
giảm tương ứng tứ 21% xuống 10,5% ( bằng 150% lãi suất cơ bản). Lãi suất
huy động giảm xuống sẽ không còn thu hút được nhiều vốn như trước đây
nữa, khiến cho nguồn vốn huy động của TCB cũng giảm theo. Đó là nguyên
nhân khiến cho vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt trên 45 nghìn
tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Trong đó, nguồn huy động từ dân cư tăng
80% so với cuối tháng 12/2007 và chiếm gần 60% tổng cơ cấu nguồn huy
động. Nhưng đến cuối năm 2008 thì tổng vốn huy động chỉ đạt 51895 tỷ
đồng, đạt 98.10% so với kế hoạch đã đề ra, và chỉ tăng 48.92% so với năm
2007.
Phân theo thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân cư chiếm tỷ trọng cao,
đây là một nguồn vốn rất quan trọng do tính ổn định của nó.
Năm 2007, hệ thống điểm giao dịch tiếp tục phát huy lợi thế trong việc
tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động
tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
44
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư;
đóng góp số dư tiền gửi đạt 16119 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2006.
Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 10357 tỷ đồng, đạt mức
tăng trưởng ngoạn mục hơn 260% so với 2006. Số lượng khách hàng tổ chức
kinh tế tăng hơn 1,5 lần. Từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách
hàng năm 2007, trong đó khách hàng SMEs ( doanh nghiệp vừa và nhỏ) tiếp
tục là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng, chiếm gần 80% khách
hàng doanh nghiệp của TCB.
Đến năm 2008, do nền kinh tế gặp khó khăn nên tình hình huy động vốn từ
doanh nghiệp giảm sút, chỉ tăng 38.63% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng
thấp. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chậm lại, tăng
59.64% so với năm 2007, đạt 25733 tỷ đồng.
Tuy nguồn vốn huy động năm 2008 có thấp hơn so với năm 2007 nhưng so
với mặt bằng chung các NHTM khác thì TCB vẫn có tình hình huy động vốn
khả quan và khá ổn định ngay cả trong cuộc khủng hoảng. Đây chính là điều
kiện thuận lợi cho TCB mở rộng quy mô tín dụng cũng như tăng cường hơn
nữa khả năng cho vay. Bên cạnh đó, TCB cần có các biện pháp nhằm tăng
quy mô nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, là nguồn vốn lớn và tương
đối ổn định nhămg phục vụ cho việc mở rộng quy mô tín dụng cho vay mua
nhà.
b./ Hoạt động sử dụng vốn:
Trong hoạt động ngân hàng, việc sử dụng vốn đóng vai trò hết sức
quan trọng. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, do vậy chỉ
tiêu dư nợ sẽ cho ta thấy được tình hình mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
45
Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.2: hoạt động sử dụng vốn của TCB:
Dư nợ cho vay 2006 2007 2008
1. Theo thời hạn
- ngắn hạn 6,193.14 14,741.60 19,290.84
- trung và dài hạn 2,617.71 5,216.50 6,731.16
2. theo ngành kinh tế
- nông lâm nghiệp 739.08 1,198.12 1,972.14
- TM, SX và chế biến 3,526.70 9,346.18 14,672.12
- xây dựng 509.76 1,369.28 3,483.09
- bến bãi, vận tải, truyền
thông
191.49 513.48 1,165.31
- khách sạn 34.99 85.58 104.76
- khác 3,808.83 7,445.46 4,624.58
3. theo loại khách hàng
- DN quốc doanh 572.71 855.80 649.87
- DN cổ phần, TNHH 3,320.31 7,846.40 9,138.29
- DN có vốn ĐTNNg 170.12 427.90 443.67
- cá nhân & hộ gia đình 4,747.72 10,828.00 15,790.17
Tổng dư nợ cho vay 8,810.85 19,958.10 26,022.00
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008).
Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư
nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng
kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu
tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất
(từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao.
• Xét theo thời hạn cho vay thì trong năm 2007 cho vay ngắn hạn tăng
8548,46 tỷ đồng (138,03%) và cho vay trung dài hạn tăng 2598,79 tỷ đồng
(99,28%). Đến cuối năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 19290,84 tỷ đồng
tăng 4549,24 tỷ (30,09%) và cho vay trung dài hạn đạt 6731,16 tỷ tăng
Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8
46
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tínluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mais procurados (20)

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAYĐề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 

Semelhante a Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tâyluanvantrust
 
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTrần Đức Anh
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 

Semelhante a Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu] (20)

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng ...
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà T...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà T...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà T...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà T...
 
Lvtn
LvtnLvtn
Lvtn
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hà...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hà...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hà...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hà...
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
 
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
 
Chuyên đề: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank, 9 ĐIỂM
Chuyên đề: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank, 9 ĐIỂMChuyên đề: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank, 9 ĐIỂM
Chuyên đề: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANKGiải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
 
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tếChính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
 
Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ nông dân của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ nông dân của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ nông dân của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng hộ nông dân của ngân hàng thương mại.docx
 
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Cơ sở khoa học về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
 

Último

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Último (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dưới để mh gửi bài mẫu]

  • 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan đối với các quốc gia hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục qua các năm, tình hình chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào nước ta. Từ đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi thu nhập tăng cao kéo theo nhu cầu cải thiện đời sống, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao,và một nhu cầu nữa không thể thiếu đó là nhu cầu về nhà ở. Có “an cư” thì mới “lạc nghiệp”. Câu nói đó chính là mong muốn bình dị của người dân Việt Nam từ bao đời nay về một căn nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên mong muốn đó thật khó thực hiện khi mà phần đông dân số là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, trong khi giá cả thị trường nhà đất lại rất cao, thì vấn đề tích góp đủ tiền mua nhà trở nên quá khó khăn đối với các gia đình trẻ. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng dân sô cao, hiện nay dân số Việt Nam đạt khoảng trên 85 triệu người, mật độ dân số là gần 260 người/km2 cao gấp 6-7 lần mật độ chuẩn, dân số của nước ta phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện. Tương ứng với đó là tỷ lệ dân số ở đô thị tăng lên nhanh chóng, ước tính đạt mức 45% vào năm 2020. Dân số gia tăng tại đô thị sẽ tạo sức ép lớn về nhà ở. Cả nước hiện tại có khoảng 1,4 triệu cán bộ, công chức và khoảng 800 nghìn công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Trong đó có khoảng 330 nghìn người có khó khăn vè nhà ở cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để cải thiện nhà ở. Tại Hà Nội có một
  • 2. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp số dự án với tổng số 1564 căn hộ với mức vốn đầu tư 50 tỷ đồng thì đến nay mới hoàn thành 168 căn, bố trí cho 1700 công nhân thuê. Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ năm 2003 đến nay toàn thành phố mới giải quyết được 2.780 căn hộ và nền nhà ở xã hội trong khi đó nhu cầu nhà xã hội đến 25.000 căn. Tình hình xây dựng nhà ở xã hội cho cán bộ công nhân viên, nhà lưu trú cho công nhân và nhà ở tái định cư đều lâm vào tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu, hiện thành phố có khoảng 11.000 cán bộ có nhu cầu bức xúc về nhà ở. Như vậy có thể khẳng định rằng nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu cấp bách trên, các NHTM đã đưa ra gói sản phẩm cho vay mua nhà, là giải pháp tối ưu nhất giúp người dân có thể mua được nhà ở cho bản thân và gia đình mình. Hoạt động cho vay mua nhà tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển lớn, là hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất phát từ nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam và cũng từ chính nhu cầu phát triển của mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để hạn chế được rủi ro nhưng vẫn không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay mua nhà, đáp ứng triệt để nhu cầu của người dân chính là bài toán khó mà tất cả các NHTM đều muốn tìm ra đáp án tối ưu nhất. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập nghiên cứu tại trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân - ngân hàng Techcombank, em chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Láng Hạ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài: Đề tài đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua nhà, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm mở rộng cho vay mua nhà của Techcombank. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 2
  • 3. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay mua nhà, phạm vi nghiên cứu là toàn ngân hàng techcombank. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp logic học và đặc biệt là phương pháp thống kê. 5. Kết cấu của khóa luận: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay mua nhà tại NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay mua nhà tại TCB. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại TCB. CHƯƠNG 1: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 3
  • 4. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY MUA NHÀ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay mua nhà: 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng tiêu dùng: a./ Khái niệm và đặc điểm: • Khái niệm tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải những nhu cầu về nhà ở, mua sắm đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác. • Đặc điểm tín dụng tiêu dùng: • Tín dụng tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế: Khi nền kinh tế hưng thịnh, người dân có thu nhập cao, lạc quan hơn và có nhu cầu tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tin vào khả năng hoàn trả của khách hàng, rủi ro tín dụng thấp hơn nên sẽ mở rộng cho vay hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái sẽ khiến cho thu nhập người dân bị giảm sút, không còn lạc quan như trước nữa, người dân không dám mua sắm nhiều nên nhu cầu vay từ đó cũng thấp hơn. Ngân hàng cũng vậy, nền kinh tế suy thoái khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên do khách hàng không có khả năng trả nợ tăng, do đó ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay. • Lãi suất cho tín dụng tiêu dùng lớn: Quy mô tín dụng tiêu dùng nhỏ và số lượng các khoản vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm chi phí về thẩm định, các thủ tục cho vay và giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay cao. Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao. • Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 4
  • 5. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 1.1: Mối quan hệ giữa lãi suất và nhu cầu vay mua nhà: Khi lãi suất tăng cao thì nhu cầu giảm rất ít. Chứng tỏ người đi vay nhằm mục đích tiêu dùng thì lãi suất không phải là yếu tố quan tâm hàng đầu của họ. Điều này là do quy mô khoản vay nhỏ, trả theo kỳ ( thường là trùng với kỳ trả lương), hơn nữa mục đích cao nhất của người dân là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ. Vì vậy ngân hàng nên đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng. • Chất lượng thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính. Nguồn thu nhập để trả nợ của họ thường là thu nhập cá nhân. Thông tin về thu nhập cá nhân là do khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng nên độ chính xác không cao. • Nguồn trả nợ không ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ kền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng, trình độ của khách hàng, sự cố của khách hàng, tư cách của người đi vay. Ví dụ như cơ cấu kinh tế thay đổi, ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng - nguồn trả nợ chủ yếu, do đó sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng. Hay nếu như ngân hàng không thẩm định kỹ tư cách cuả người đi vay, dẫn đến quyết định cho vay sai, gây nên rủi ro mất vốn cho ngân hàng. • Nhu cầu vay tiêu dùng có quan hệ mật thiết với thu nhập và trình độ văn hoá của khách hàng. Nếu thu nhập cao, họ sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng và Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 Q i 5
  • 6. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp ngược lại. Tương tự, nếu trình độ văn hoá cao, họ sẽ có nhu cầu mua sắm những hàng hoá cao cấp, nhu cầu vay tiêu dùng cũng từ đó tăng lên. Từ những đặc điểm trên của tín dụng tiêu dùng, ngân hàng có thể dựa và đó để đưa ra các chính sách cho vay phù hợp, thiết kế các sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu người dân. b./ Phân loại tín dụng tiêu dùng:  Căn cứ vào mục đích vay:  Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo thường là tài sản hình thành từ vốn vay.  Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, nội thất đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí du lịch, hay những tiêu dùng bất thường khác… Đây là các khoản vay mang tính nhỏ lẻ và thời hạn cho vay ngắn, tài sản đảm bảo có thể hình thành từ vốn vay( như vay mua ô tô) hoặc không.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả:  Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ ( gồm cả gốc và lãi ) cho ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kỳ của người dân không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay mua nhà cũng là một hình thức cho vay trả góp.  Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay được khách hàng thanh toán một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 6
  • 7. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp  Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.  Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:  Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.  Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá dịch vụ cho người tiêu dùng. 1.1.2. Quá trình hình thành và sự cần thiết của cho vay mua nhà: a./ Quá trình hình thành: Trước những năm 2000, khi nền kinh tế vừa thoát khỏi thời kỳ bao cấp, nhà cửa còn rất thưa thớt, đất đai rộng rãi, người dân không phải lo lắng nhiều về xây nhà dựng cửa, phần vì hầu hết người dân đều an cư lạc nghiệp ngay chính trên mảnh đất quê mình mà rất ít người phải cầu thực nơi xa xứ, phần vì đất thì nhiều mà người thì ít. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong cả nước sẽ thu hút một số lượng dân cư lớn đổ về thành thị để làm ăn và sinh sống. Mặt khác, mật độ dân số tăng cao dẫn đến các đô thị , thành phố có số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng, đất đai ngày càng bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, sau khi hội nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, các kênh đầu tư được thông suốt, và không thể thiếu đó là các toà nhà cao ốc, các công trình xây dựng ngày càng mọc lên nhiều hơn trên những Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 7
  • 8. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp mảnh đất trống như nấm sau cơn mưa. Nền kinh tế tăng trưởng và ổn định tạo điều kiện cho thu nhập của người dân tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống mà nhu cầu không thể thiếu là nhà ở. Nhưng nhu cầu đó khó có thể trở thành hiện thực khi mà đất đai thì ngày càng thu hẹp, giá đất ngày càng leo thang, và mặc dù tăng thu nhập nhưng người dân muốn tích góp đủ 700-800 triệu đồng để mua nhà thì không biết đến bao giờ, 10 năm hay 20 năm. Có cầu thì mới có cung, nhận thấy được nhu cầu rất cấp thiết của mỗi người dân về một ngôi nhà để sinh sống, các NHTM đã đua nhau tung ra sản phẩm cho vay mua nhà và ngày càng cải thiện, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân. b./ Sự cần thiết của cho vay mua nhà:  Đối với người dân Việt Nam: Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam luôn có một quan niệm rằng :”an cư lập nghiệp”. Vì vậy dù mải mê làm ăn đến đâu thì họ vẫn luôn có mong muốn có một ngôi nhà an toàn, ổn định, và đầy đủ tiện nghi. Nhưng với mức lương trung bình, chi tiêu càng ngày càng đắt đỏ, thật là khó khăn để tích góp và mua được một ngôi nhà ưng ý. Chính vì thế hoạt động cho vay mua nhà được coi là giải pháp tối ưu nhất giúp người dân có thể mua nhà trong thời gian sớm nhất mà không phải chờ đến khi tích góp đủ số tiền. Nhờ đó, người dân có thể yên tâm làm việc, cải thiện đời sống với ngôi nhà mình mơ ước.  Đối với các NHTM: Cho vay là nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM mang lại lợi nhuận cao. Thị trường cho vay mua nhà là phân đoạn thị trường khá mới, được đánh giá là tiềm năng, khi mà các khu đô thị, các trung tâm mới được triển khai xây dựng, thu nhập cũng như nhu cầu của người dân ngày một tăng cao. Hơn nữa cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng lớn trong cho vay tiêu dùng với quy mô khá lớn và mức lãi suất là rất cao, là nguồn thu Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 8
  • 9. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp khổng lồ của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua nhà còn giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, góp phần phân tán rủi ro, thu hút khách hàng nhiều hơn. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua nhà ra đời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân, khiến cho người dân tin tưởng vào ngân hàng, tạo cho người dân thói quen tiếp cận các dịch vụ, tiện ích sản phẩm của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng phát triển được nhiều sản phẩm liên kết như cho vay mua ô tô hay nội thất sau khi đã vay mua nhà mà ngân hàng Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong. Phát triển cho vay mua nhà giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng mình, giúp ngân hàng có cơ hội tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng, cũng làm tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng.  Đối với toàn xã hội: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có ổn định thì xã hội mới có thể phát triển được. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua nhà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng bởi sự tham gia vào thị trường của các NHTM tạo được những đòn bẩy quan trọng kích thích nền sản xuất phát triển và là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển do nhu cầu về vốn là yếu tố rất quan trọng, thúc đẩy cung cầu thị trường nhà đất phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước. Như vậy nghiệp vụ cho vay mua nhà ra đời có ý nghĩa rất quan trọng1 đối với mỗi người dân Việt Nam, với các NHTM và với toàn xã hội. 1.1.3. Đặc điểm của cho vay mua nhà: CVMN là một trong các loại hình cho vay tiêu dùng nên nó mang các đặc trưng của cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, chính những đặc điểm riêng của đối tượng được tài trợ mà CVMN có những đặc điểm khác biệt so với những loại hình khác. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 9
  • 10. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp  Quy mô khoản vay: Quy mô của các khoản CVMN thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùng thông thường. Điều đó là do đối tượng tài trợ của các khoản vay là các căn hộ, nhà, chi phí xây dựng nhà cửa có giá trị lớn, thường là 500 triệu đến hơn 1 tỷ, trong khi cho vay hạn mức tín dụng có thế chấp cũng chỉ lên đến cao nhất là 300 triệu (tham khảo từ Techcombank). Do vậy, CVMN góp phần đáng kể vào tỉ trọng tín dụng nói chung do số lượng món vay nhiều và giá trị khoản vay lớn.  Thời gian cho vay: Cho vay mua nhà là loại hình tín dụng tiêu dùng có kỳ hạn dài nhất, giao động từ 10 cho đến 30 năm.  Tài sản đảm bảo: Khi vay mua nhà, khách hàng thường thế chấp bằng chính ngôi nhà đó. Tuy nhiên vẫn có thể thế chấp bằng một ngôi nhà khác, tuỳ theo quy định riêng của từng ngân hàng.  Rủi ro: CVMN chứa đựng rủi ro tiềm ẩn rất cao mà chủ yếu là rủi ro tín dụng, là rủi ro mà khách hàng không trả được nợ gốc, lãi, hoặc cả gốc và lãi đúng hạn gây tổn thất cho ngân hàng. Do nguồn trả nợ của khách hàng lấy từ thu nhập thường xuyên, nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi chu kỳ kinh tế thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hay khi khách hàng bị mất việc, tai nạn lao động… Mặt khác, thời gian cho vay kéo dài, mọi biến cố đều có thể xảy ra nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rất cao mà ngân hàng không thể dự đoán trước. Thị trường bất động sản mang tính chu kỳ, mỗi giai đoạn khủng hhoảng sẽ kéo dài nhiều năm dẫn đến giá cả nhà ở có thể có biến động giảm, trong khi đó tài sản đảm bảo vay thường là chính ngôi nhà mà khách hàng vay mua nên trong trường hợp ngân hàng muốn xử lý tài sản đảm bảo sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó chất lượng thông tin tín dụng ít, thông tin thu được chủ yếu là do ngân hàng cung cấp nên họ có thể đưa ra các thông tin không chính xác, dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 10
  • 11. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp  Lãi suất khoản vay: Thường là rất cao và thả nổi theo từng năm do rủi ro lớn và chi phí hoạt động cao, bao gồm chi phí huy động vốn trong dài hạn, chi phí thẩm định, chi phí định giá tài sản đảm bảo và điều chỉnh kịp thời theo những biến động thị trường, chi phí bù đắp rủi ro…  Phương thức hoàn trả: Cho vay mua nhà được thực hiện theo phương thức cho vay trả góp, gốc và lãi trả hàng tháng hoặc lãi trả hàng tháng; gốc trả theo định kì. Trong CVMN, ngân hàng thường yêu cầu người đi vay trả trước một phần giá trị ngôi nhà. Phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Việc làm này của ngân hàng có 2 mục đích. Thứ nhất: khi để khách hàng tham gia một phần vốn vào tài sản, họ sẽ ý thức được đó là tài sản của chính họ và có ý thức giữ gìn hơn. Thứ 2: trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng thu hồi và phát mại tài sản. Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên giá trị đã bị giảm sút đi một phần. Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ một phần nào giúp ngân hàng hạn chế được thiệt hại trong trường hợp này. 1.1.4. Các sản phẩm cho vay mua nhà của NHTM: CVMN là nghiệp vụ mà tất cả các NHTM đều muốn phát triển, vì thế họ đua nhau tung ra các sản phẩm CVMN đa dạng với nhiều tính năng khác nhau. Vậy nên hiện nay có rất nhiều sản phẩm cho vay mua nhà nhưng nhìn chung lại thì vẫn xoay quanh các sản phẩm chính như cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà, cho vay mua nhà để đầu tư, mua nhà dự án, sửa chữa nhà… 1.2. Mở rộng cho vay mua nhà và các nhân tố ảnh hưởng: 1.2.1. Quan niệm về mở rộng cho vay mua nhà: Trước hết, khi nói về mở rộng cho vay mua nhà, ta cần phải xem xét việc mở rộng theo cả hai chiều hướng. Thứ nhất là mở rộng cho vay mua nhà theo chiều rộng, nghĩa là nâng quy mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay, các phương thức cho vay sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai là mở rộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm với chất lượng, ngân hàng Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 11
  • 12. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp cần nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay mua nhà. Mỗi một sản phẩm phải thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời phù hợp với định hướng phát triển và tiềm lực của ngân hàng về quản lý cũng như trình độ nhân viên, tránh tình trạng mở rộng tràn lan nhưng không quản lý nổi, dẫn đến phát triển sản phẩm không hiệu quả, gây lãng phí công sức và tăng cao rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Mở rộng cho vay mua nhà của các NHTM được thể hiện ở các khía cạnh như sau:  Đối với khách hàng: mở rộng CVMN có nghĩa là phải thoả mãn được các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa dạng hoá phương thức cho vay cũng như các dịch vụ kèm theo.  Đối với các NHTM: CVMN cần phải chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng và cho vay nói chung của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh việc cho vay, ngân hàng cần phải chú ý đến chất lượng của khoản vay, sao cho đảm bảo mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng.  Đối với sự phát triển của toàn xã hội: CVMN phải góp phần chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhà nước cũng như tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống dân cư. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay mua nhà: a./ Chỉ tiêu phản ánh doanh số, số dư nợ cho vay mua nhà:  Chỉ tiêu phản ánh Doanh số CVMN: Doanh số CVMN: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay mua nhà trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tuyệt đối: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 12
  • 13. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVMN năm (t) - Tổng doanh số CVMN năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVMN năm (t) so với năm (t-1) về giá trị tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng tăng lên, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, và nó cũng thể hiện hoạt động CVMN đã được mở rộng. • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tương đối: Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = Gía trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100% Tổng doanh số CVMN năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVMN năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện rằng doanh số CVMN qua các năm của ngân hàng đã tăng lên tương đối. • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng: Tỉ trọng = Tổng doanh số CVMN x 100% Tổng dsố về hđ cho vay của NH Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi tỉ trọng của CVMN tăng lên qua các năm, chứng tỏ rằng tỉ lệ của CVMN trong hoạt động cho vay đã tăng lên và nó cũng cho thấy rằng hoạt động CVMN đã được mở rộng.  Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVMN: Dư nợ CVMN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kếp hợp với chỉ tiêu doanh số CVMN nhằm phản ánh tình hình mở rộng CVMN của ngân hàng. • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 13
  • 14. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động CVMN được mở rộng. • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ CVMN tương đối = Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100% Tổng dư nợ CVMN năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVMN năm (t) so với năm (t-1). • Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng: Tỉ trọng = Tổng dư nợ CVMN x 100% Tổng dư nợ về hđ cvay của NH Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. b./ Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình sản phẩm CVMN: Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình CVMN mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đó là các loại hình như: + mua nhà trả góp + cho vay mua nền nhà Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ CVMN năm (t) - Tổng dư nợ CVMN năm (t-1) 14
  • 15. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp + cho vay mua nhà dự án + cho vay xây sửa nhà… … Những loại hình cho vay mua nhà phản ánh khả năng mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động CVMN của ngân hàng. Nó phản ánh sự đa dạng về cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ CVMN, qua đó phản ánh khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng của ngân hàng. Khi loại hình cho vay này được mở rộng thì sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu, mong muốn đa dạng của khách hàng, qua đó cũng thể hiện hoạt động CVMN của ngân hàng ngày càng được mở rộng. c./ Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng về khách hàng vay mua nhà: Đây là chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng về loại khách hàng mà ngân hàng cho vay mua nhà. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã thực sự chú tâm tới nhu cầu của ngươi dân và ngày càng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.Để tăng chỉ tiêu này, ngân hàng cần dùng nhiều chiến lược marketing, đồng thời cải tiến sản phẩm, hình thành các sản phẩm mới để thu hút những nhóm khách hàng mới. Như vậy chỉ tiêu mở rộng về khách hàng vay mua nhà chỉ được thực hiện khi ngân hàng đã hoàn thành tốt chỉ tiêu mở rộng loại hình sản phẩm CVMN. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua nhà: Hoạt động CVMN nới riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động CVMN ra thành hai nhóm nhân tố: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Để có thể mở rộng và phát triển hoạt động CVMN thì ngân hàng cần tìm hiểu tới sự biến động của những nhân tố này. a./ Nhân tố khách quan: Đây là nhóm nhân tố bên ngoài tác động lên hoạt động CVMN mà ngân hàng không thể tác động mà chỉ có thể tận dụng, điều hành hoạt động sao cho Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 15
  • 16. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp phù hợp. Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và các nhân tố thuộc môi trường vi mô. • Môi trường vĩ mô:  Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư. Môi trường kinh tế là một nhân tố liên tục biến động, nó bao gồm tình hình hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế và được đánh gía bằng các chỉ tiêu:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân được nâng cao, thu nhập cao hơn và ổn định, do đó nhu cầu về tiêu dùng của dân cư cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vì vậy nhu cầu vay mua nhà hay tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên do người dân yên tâm và tin tưởng rằng trong tương lai thu nhập và các điều kiện kinh tế khác sẽ cao và thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm sút, làm cho nhu cầu chi tiêu cũng giảm, người dân trở nên bi quan hơn và có tâm lý ngại vay ngân hàng hơn, do đó, nhu cầu vay mua nhà cũng giảm theo.  Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tăng thì lãi suất CVMN của các NHTM cũng tăng cao, làm chi phí mua tăng lên, nhu cầu vay mua của khách hàng giảm, ảnh hưởng tới hoạt động CVMN của ngân hàng.  Lạm phát: Nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá. Lúc này người dân không thích gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay nói chung và CVMN nói riêng.  Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản càng phát triển thì người dân cũng dễ dàng mua nhà hơn. Sự biến động của thị trường bất động sản một phần cũng chịu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán. Sự bùng nổ của thị Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 16
  • 17. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp trường chứng khoán vào cuối năm 2006, đầu 2007 đã làm giàu lên một cách nhanh chóng các nhà đầu tư vào nó. Khi thị trường chứng khoán giảm sút, rất nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang thị trường bất động sản, làm cầu về bất động sản tăng cao, gia tăng số lượng giao dịch bất động sản và tạo tính thanh khoản cho thị trường này. Đây là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng mở rộng quy mô CVMN.  Thu nhập của dân cư: Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của dân cư tăng cao, đời sống được nâng cao thì nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, nhu cầu vốn đáp ứng cho nhu cầu nhà ở lớn làm cho hoạt động CVMN phát triển mạnh và ngược lại.  Môi trường chính trị - pháp luật:  Tình hình chính trị của quốc gia luôn có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động CVMN của các NHTM. Sự ổn định chính trị là điều kiện đầu tiên để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư vốn vào thị trường bất động sản làm thị trường bất động sản phát triển, số lượng các khu chung cư tăng nhanh đáp ứng nhu cầu nhà ở của dân cư tốt hơn. Từ đó tạo điều kiện cho việc mua nhà ở, giúp ngân hàng có khả năng mở rộng và phát triển nghiệp vụ CVMN. Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế ổn định, an toàn, môi trường kinh doanh lành mạnh, nên rất có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2007 vốn ODA mà các nhà tài trợ nước ngoài cam kết tài trợ cho Việt Nam lên đến con số kỉ lục là 4.445 tỷ USD.  Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ kinh tế cũng như xã hội. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động CVMN của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và đặc biệt là luật về bất động sản cũng như các quy định về đảm bảo tiền vay bằng bất động sản. Lĩnh Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 17
  • 18. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp vực bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và thường trong tình trạng không ổn định. Nếu như các văn bản pháp luật quy định không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo ra những khe hở gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng, hạn chế sự phát triển của loại hình dịch vụ CVMN. Ngược lại, sự chặt chẽ đồng bộ, chính xác và công bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thì sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động CVMN cũng như các hoạt động kinh tế xã hội khác được phát triển thuận lợi và có hiệu quả.  Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau như cách nhận thức, trình độ học vấn, thói quen, tâm lý, tục quán, bản sắc dân tộc… tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở của người dân.  Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn tương đối thấp, đây cũng là một trở ngại lớn cho việc mở rộng CVMN của các NHTM Việt Nam. Hiện tại CVMN ở nước ta chỉ tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…nơi mà người dân có trình độ học vấn tương đối cao, thu nhập cao và có nhiều nhu cầu tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hơn. Tương tự, nhu cầu vay mua nhà cũng nhiều hơn.  Thói quen: Thói quen của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới CVMN. Những thói quen của người dân như tiêu tiền mặt, không quen thanh toán qua thẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới loại hình CVMN cũng như hình thức thanh toán tiền vay.  Tâm lý: Đối với người dân Việt Nam thì yếu tố tâm lý rất quan trọng. Đó là tâm lý về thói quen chi tiêu và sự hưởng thụ. Ngày nay người dân càng ngày càng quen dần với sự tiêu dùng và hưởng thụ hiện đại hơn, họ đặc biệt Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 18
  • 19. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp quan tâm đến các căn nhà hiện đại có quy hoạch một cách khoa học, hợp lý, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt…Người Việt Nam còn có tâm lý e ngại vay mượn nên ngân hàng cần phải quan tâm đúng mực tới vấn đề tâm lý khách hàng, làm sao để khách hàng mạnh dạn tin tưởng và vay ở ngân hàng.  Dân số: Yếu tố dân số cũng tác động lớn đến nhu cầu nhà ở bao gồm tỉ lệ tăng dân số, kết cấu dân số, xu hướng dịch chuyển dân số…Một khu vực có cơ cấu dân số trẻ, số lượng cặp vợ chồng mới kết hôn cao thì nhu cầu nhà ở sẽ tăng lên đáng kể so với khu vực có dân số già, tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động CVMN.  Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới và cơ hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM. Vì vậy các ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là công nghệ thẻ, các phần mềm xử lý nghiệp vụ… để giúp ngân hàng giải quyết công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Môi trường vi mô:  Đối thủ cạnh tranh:  Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng khác, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân…Các tổ chức tài chính luôn ganh đua và dùng mọi biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau. Các đối thủ luôn đa dạng hóa kinh doanh, tung sản phẩm mới, các hình thức CVMN mới để thu hút khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 19
  • 20. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp  Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các tổ chức tài chính sắp hình thành, hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần sắp thành lập… Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có những lợi thế của người đi sau là tránh được những sai lầm mà các ngân hàng đi trước đã gặp phải, do đó cũng góp phần làm cho môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.  Khách hàng:  Tư cách đạo đức của khách hàng: Thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được các khoản cho vay. Khi đó rủi ro mà hoạt động CVMN mang lại cho ngân hàng sẽ rất cao, các ngân hàng khó lòng mở rộng CVMN.  Khả năng tài chính của khách hàng : Khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khoản cho vay của ngân hàng được an toàn, do khả năng thu hồi nợ cao. Vì vậy, trong CVMN, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập… và nó ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. b./ Các nhân tố chủ quan: • Nguồn lực về tài chính:  Vốn tự có: Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được và thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị tài sản Có của ngân hàng, giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả và phá sản. Nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng lòng tin, Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 20
  • 21. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp hình ảnh, uy tín của ngân hàng với khách hàng. Như vậy, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ tốt hơn, tạo nguồn vốn CVMN nhiều hơn và ngược lại.  Khả năng huy động vốn: khi quy mô huy động vốn lớn, ngân hàng có khả năng cho vay ra càng nhiều. Nếu chi phí huy động vốn thấp thì ngân hàng sẽ có điều kiện cho khách hàng vay với lãi suất cạnh tranh. Điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng nói chung và CVMN nói riêng. Đối với khoản CVMN đòi hỏi nguồn vốn có kì hạn dài, do đó để phát triển hoạt động này ngân hàng phải có tiềm lực về nguồn vốn dài hạn và cả nguồn vốn ngắn hạn thường xuyên. Ngoài ra công tác marketing, tư vấn, gặp gỡ, tìm hiểu khách hàng, hướng dẫn khách hàng các thủ tục hồ sơ vay vốn, giới thiệu các tiện ích của loại sản phẩm CVMN của ngân hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc quyết định khả năng thu hút lượng lớn khách hàng tạo ra những thay đổi trong hoạt động CVMN. • Chính sách tín dụng và cơ chế cho vay mua nhà: Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng, kì hạn khoản vay, lãi suất cho vay, mức lệ phí, các thủ tục vay, tài sản đảm bảo…tất cả các yếu tố đó tạo nên đặc tính riêng cho từng sản phẩm cho vay của mỗi ngân hàng, có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năng mở rộng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động CVMN của ngân hàng. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng mở rộng, tăng cho vay, chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sẽ thuận lợi cho việc mở rộng CVMN. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt, đặt mục tiêu an toàn cao hơn lợi nhuận thì việc mở rộng cho vay nói chung và CVMN nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn. • Trình độ của cán bộ tín dụng: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 21
  • 22. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm định khách hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, năng động, nhiệt tình sẽ nâng cao chất lượng cho vay nói chung và CVMN nói riêng, tạo được uy tín cho ngân hàng, giúp ngân hàng thành công trong công việc kinh doanh cũng như mở rộng CVMN thuận lợi hơn. Các nhân tố khác: Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như tới mục tiêu mở rộng CVMN. Với một cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái trong việc giao dịch. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác Marketing trong lĩnh vực cho vay mua nhà, xây dựng một hệ thống thu nhập và xử lý thông tin về khách hàng đem lại hiệu quả cao cho hoạt động điều tra và thẩm định khách hàng, từ đó giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Như vậy, trong môi trường cạnh trạnh khốc liệt như hiện nay, mỗi một ngân hàng đều cần phải có một chiến lược cho riêng mình mới mong có chỗ đứng vững vàng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cho vay mua nhà tại Việt Nam đang là lĩnh vực khá mới mẻ, do vậy các NHTM Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội phát triển trên mảnh đất tiềm năng này. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng CVMN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: • Kinh nghiệm quốc tế: Trên thế giới, cho vay mua nhà là dịch vụ tài chính phổ biến nhất của các ngân hàng, trong khi đó, ở Việt Nam mới chỉ khởi sắc vào khoảng từ năm 2007. Mô hình CVMN trả góp với thời hạn dài, lãi suất hấp dẫn đã thành Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 22
  • 23. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp công ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Singapore và Hongkong. Đây là 2 nước nổi tiếng ở châu Á về việc phát triển và giải quyết tốt các vấn đề về xã hội cho người dân. Để có được kết quả này, từ những năm 1960, Singapore đã thiết lập những định chế rất quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển nhà ở giá thấp. PGS.TS SIM Loo Lee, trưởng khoa BĐS, Đại học Quốc Gia Singapore cho biết: “tại Singapore, từ năm 1960, chúng tôi đã thành lập Cơ quan Phát triển nhà ở chuyên phụ trách về quy hoạch quỹ đất, xây dựng và trợ cấp cho vay đối với người mua nhà giá thấp. Chúng tôi cũng đã thành lập quỹ tiết kiệm Trung Ương, quỹ này phụ trách chỉ đạo các tổ chức tuyển dụng lao động đóng 13% và người lao động đóng góp lương hàng tháng 20% vào quỹ như một khoản tiết kiệm theo lãi suất ngân hàng để sử dụng mua nhà. Nhờ những chính sách đúng đắn và kịp thời như vậy, từ một nước đại đa số người dân sống trong các khu ổ chuột, khu định cư lụp xụp, nhếch nhác, đến nay 91% người dân Singapore sở hữu nhà, trong đó có tới 83% người dân được sở hữu nhà ở giá thấp. Tại Singapore các tổ chức tư nhân tham gia vào xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp thường xuyên nhận được sự ủng hộ của nhà nước và các thủ tục hành chính rõ ràng, được thực hiện nhanh chóng. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, một trong những bất cập làm cho các doanh nghiệp bất động sản ít mặn mà trong việc đầu tư xây dựng nhà xã hội cho người có thu nhập thấp là tỉ suất lợi nhuận thấp, thủ tục cấp phép thiết kế xây dựng, đóng tiền sử dụng đất… rườm rà, mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng chi phí đầu vào.vấn đề quỹ đất cũng đang gây khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng thành công như Singapore. Đôi khi vì lợi nhuận khổng lồ người ta mạo hiểm bỏ đi những rủi ro. Cuộc khủng hoảng bất động sản ở Hoa kỳ trong những năm 1931-1933 là một ví dụ điển hình. Bất động sản chính là nguyên nhân duy nhất gây ra sự phá sản của 4800 ngân hàng Hoa Kỳ. Với cấu trúc chi tiêu, hàng trăm thành phố và chính quyền Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 23
  • 24. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp địa phương đã bị vỡ nợ, mất khả năng chi trả vào năm 1933 cũng chỉ vì dự báo khả năng nguồn thu dựa chủ yếu vào hoạt động kinh doanh bất động sản, và giả định căn cứ vào lúc tăng trưởng trông có vẻ khả quan nhất. Đến năm 2007, lịch sử dường như lặp lại với cuộc khủng hoảng tài chính mà nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất cũng bắt nguồn từ bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Những món nợ từ việc vay tiền từ ngân hàng để mua nhà, tham gia vào thị trường bất động sản là nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính suy thoái hiện nay của Mỹ. Có ba yếu tố chính đã tạo nên hiện tượng tăng giảm trong thị trường bất động sản ở Mỹ trong thời gian này: Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự Trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1% Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 24
  • 25. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 1.2: Sự biến động lãi suất cơ bản của Mỹ Và lãi suất đó liên tục được điều chỉnh vào các năm tiếp theo mà cao nhất chỉ lên đến 5,25% sau đó liên tiếp các đợt điều chỉnh giảm cho đến 2,25% vào tháng 3 năm 2008. Mà tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất thì thị trường giẫm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn thực hiện thông qua hai công ty được tài trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của NHTM, biến chúng trở thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 25
  • 26. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp MBS - chứng khoán bất động sản) , rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. Thứ ba, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư như đã trình bày ở trên, cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất cho các NHTM hoặc các công ty chuyên để cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như ngoài tầm kiểm soát thông thường của Chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Qua các nguyên nhân trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, nhiều người có thu nhập thấp hoặc có không có tín dụng tốt vẫn đổ xô đi mua nhà, và khoản tiền cho vay của các ngân hàng dành cho khoản này ngày càng tăng. Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 ( năm bắt đầu cắt mạnh lãi suất) đến năm 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục tăng lên. Hệ qủa là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ cho ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản. Tổng giá trị các khoản cho vay bất động sản thế chấp lên tới 12 ngàn tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới chuẩn, khó đòi. Từ năm 2006 bắt đầu có những dấu hiệu của khủng hoảng cho vay cầm cố nợ dưới tiêu chuẩn. Chỉ số về nhà trong tương lai của Mỹ liên tục giảm từ tháng 8 năm 2005 ở mức 128,2 xuống còn 89,93 vào tháng 7 năm Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 26
  • 27. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp 2007. Giá nhà đất ở Mỹ đã giảm kỷ lục 8,4% trong tháng 11 năm 2007, tỷ lệ xiết nợ nhà đất ở Mỹ tăng cao kỷ lục hơn 1,3 triệu ngôi nhà đang nằm trong diện bị ngân hàng xiết nợ, hơn 1% các chủ nhà đã nằm trong quá trình bị xiết nợ trong năm 2007, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 là 0.5%. Chính phủ Mỹ đã có những biện pháp ngăn chặn khủng hoảng tuy nhiên kết quả vẫn không mấy khả quan. • Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Những hạng mục đầu tư hấp dẫn là nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp. Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Nhưng doanh nghiệp đầu tư bất động sản ở nước ta xưa nay bỏ quên nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp. Bắt buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh, cần phải thay đổi cách làm, phải đầu tư vào số đông, đưa những dự án nhà ở đến với người thực sự có nhu cầu. Cũng có ý kiến cho rằng việc thúc đẩy thị trường thông qua giải pháp khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư tín thác, các công ty đầu tư dưới hình thức các công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư của công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường. Các định chế đầu tư này sẽ thu hút dần số công chúng mà lâu nay đầu tư riêng rẽ dưới hình thức mua đất ở các khu đô thị hoá để dành, mua nền nhà hoặc mua căn hộ chung cư để chờ bán kiếm lời. Các định chế đầu tư sẽ khai thông nguồn vốn đầu tư cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, kích thích cả khối cung và khối cầu của thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Bài học kinh nghiệm từ Singapore đó là sự tác động một cách kịp thời và đúng đắn của Chính phủ kèm theo những chính sách hợp lý đã giúp cho hầu Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 27
  • 28. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp hết người dân Singapore có một ngôi nhà để ổn định sinh sống và làm ăn. Trong khi đó ở Việt Nam thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, cho người sử dụng đất. Đó là tình trạng quy định nhiều loại giấy tờ, thủ tục về đất đai, nhà ở và các bất động sản khác. Một trong những vấn đề được quan tâm lớn hiện nay là làm sao để đơn giản hoá trình tự, thủ tục về bất động sản cho người dân. Chỉ riêng các loại sổ về quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà đã có sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện quỳên của doanh nghiệp, của người dân. Như vậy chính phủ cần có các chính sách, các quy định về thị trường bất động sản đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, nhất quán, đẩy mạnh sự công khai các quy hoạch, các dự án, minh bạch các thông tin tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường. Học hỏi kinh nghiệm từ Singapore, tại Việt Nam, đến nay những chương trình về nhà ở xã hội đã được bộ xây dựng đưa ra nhưng chưa thu hút được cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Một trong những bất cập là tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này thấp. Trong khi đó, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thiết kế, thuế sử dụng đất… rườm rà mất nhiều thời gian. Theo tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản thành phố HCM, để chương trình nhà ở xã hội có thể “chạy” tốt, Nhà nước cần thu hồi đất tại những dự án không đúng kế hoạch, tiến độ đề ra, giúp cơ quan phát triển nhà ở có nguồn đất sạch để dễ dàng triển khai dự án khi cần. Đối với những doanh nghiệp tham gia dự án này, Chính phủ nên có chủ trương miễn tiền sử dụng đất, miễn các loại thuế. Nếu làm được điều này, giá nhà sẽ thấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Theo như đề án nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2009-2015 cả nước sẽ đầu tư trên 18.000 căn hộ, tổng vốn gần 500.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại đô thị. Tiếp theo là đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng liên quan đến bất động sản, cần xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thị trường bất Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 28
  • 29. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp động sản trên tổng dư nợ của hệ thống. Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn, cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Thống kê của NHNN cho biết có khoảng 115 ngàn tỷ đồng cho vay trực tiếp từ hệ thống ngân hàng vào bất động sản, chiếm khoảng 9,15% tổng dư nợ cộng với gần 500 ngàn tỷ đồng tài sản cho vay thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam. Vì vậy chỉ cần 2/3 số đó biến thành nợ xấu cũng là cả chục ngàn tỷ đồng. đây là con số rất lớn đối với ngân sách của Việt Nam cũng như chính sách can thiệp của NHNN. Cho vay bất động sản với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn ở một số ngân hàng cổ phần thương mại dễ gặp rủi ro về thanh khoản, vì 80%-90% nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Xem xét tỷ lệ dư nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có cùng nguồn gốc đang kinh doanh bất động sản, trên tổng dư nợ cho thị trường bất động sản. Nếu có hiện tượng đầu tư tay trong, cần có biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống. Bên cạnh đó, nhanh chóng hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp, để tăng cường nguồn tiền cho thị trường bất động sản. Nếu hệ thống này được vận hành, nguồn tiền từ các tài sản thế chấp sẽ được nhân lên, hệ thống ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong các hoạt động cho vay, thế chấp… áp dụng mô hình tín dụng bất động sản, góp phần huy động được vốn và giải quyết phần nào khó khăn cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Chính phủ cũng có thể phải chuẩn bị các gói biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản và hỗ trợ việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới nếu nó xảy ra một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của khách hàng, tránh được rủi ro vì thiếu thông tin hoặc thông tin bị làm cho sai lệch. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 29
  • 30. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Kết luận: Như vậy việc mở rộng CVMN là việc làm tất yếu của các NHTM để phát triển và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, mở rộng những chỉ tiêu nào và mở rộng như thế nào cho đúng thì còn tùy thuộc vào chiến lược và chính sách riêng của mỗi ngân hàng. Trên đây là cơ sở lý luận về mở rộng CVMN cho các NHTM. Chương tiếp theo chúng ta sẽ đi nghiên cứu vào một ngân hàng cụ thể, để có thể đi sâu vào chiến lược và chính sách riêng đó. CHƯƠNG 2: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 30
  • 31. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI TECHCOMBANK. 2.1. Khái quát chung hoạt động kinh doanh của TCB. 2.1.1. Sơ lược hình thành, phát triển và định hướng chiến lược của TCB: a./ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (tên gọi tắt là ngân hàng Techcombank-TCB) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0040/NH – GP ngày 06/8/1993. Giấy phép hoạt động ngân hàng do NHNN Việt Nam cấp có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn thêm 99 năm theo quyết định số 330/QĐ – NH5 do NHNN Việt Nam ban hành ngày 08/10/1997. Chính thức thành lập ngày 27/09/1993, NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam TCB là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến năm 2000, với những bước đi đầu tiên nhưng rất vững chắc, và với mục tiêu đặt ra “tăng trưởng nhanh, an toàn và ổn định” TCB đã dần dần vươn ra chiếm lĩnh thị trường với số vốn điều lệ tăng gấp 4 lần (80,020 tỷ VNĐ) và hệ thống gồm 1 hội sở chính, 3 chi nhánh và 4 phòng giao dịch tại các tỉnh thành phố lớn là Hà nội (3 PGD), TP HCM (2 CN và 1PGD), Đà nẵng(1CN), gây dựng được niềm tin vững chắc trong lòng người dân. Sau 8 năm đi vào hoạt động, TCB đã nâng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng, khẳng định sự tin tưởng của cổ đông và khách hàng truyền thống vào tiến trình đổi mới, tạo uy tín cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho quá trình mở rộng và phát triển tiếp theo. Cũng trong năm này, TCB ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 31
  • 32. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày 16/12/2003 TCB đã triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. Như vậy, mặc dù ra đời cách đây hơn 15 năm nhưng Techcombank được mọi người thực sự chú ý chỉ từ năm 2001 với những dấu ấn khác biệt và những dịch vụ tiên phong. Đầu tiên phải kể đến là việc Techcombank chỉ có vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng dám đầu tư tới gần 20 tỷ đồng cho hệ thống core banking Globus của Temenos (Thụy Sĩ). Đây là một hệ thống quản trị ngân hàng tập trung trực tuyến tiên tiến hàng đầu thế giới, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Điểm nổi bật của Globus là khả năng tích hợp các module chức năng đa dạng như tín dụng, tiền gửi, quản lý nguồn vốn, giao dịch ngoại hối…và khả năng tương thích với các chuẩn ngân hàng phổ biến trên thế giới như hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, các kênh thanh toán Internet banking. ATM…Chỉ vài năm sau khi áp dụng core banking Globus TCB đã khẳng định đẳng cấp về công nghệ thẻ ATM kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gửi của khách hàng. Năm 2002 là một năm đáng nhớ của TCB: - Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 đối với các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế , cùng với hệ thống tin học mới, TCB hướng tới việc chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao và ổn định. - Là năm đầu tiên TCB áp dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT cho thanh toán quốc tế, thực hiện giao dịch với bên ngoài thống nhất qua phòng Quan hệ đối ngoại Hội sở. Kết quả mang lại là chất lượng quốc tế được nâng cao rõ rệt, Techcombank lại trở thành hiện tượng khi là ngân hàng Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 32
  • 33. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp đầu tiên tại Việt Nam triển khai Internet banking toàn diện cho phép chuyển tiền có giải thích nội dung qua Internet tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày, rồi kết nối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm…, tỉ lệ điện chuẩn của TCB thuộc loại cao nhất nước đạt 98% vượt xa so với mức trung bình là 65% ở Việt Nam, được The bank of NewYork chứng nhận đã đạt Excellent F.A.S.T (Excellent fully automated straight through-tỉ lệ điện chuyển tiền tự động xuất sắc). Chứng nhận này ghi nhận cố gắng lớn lao của TCB trong việc nâng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế lên ngang tầm các ngân hàng đầu trên thế giới. Năm 2003 tiếp tục là một năm hoạt động thành công của TCB: Lợi nhuận trước thuế đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử 10 năm phát triển của ngân hàng, đạt 42,17 tỷ VNĐ tăng hơn 182% so với năm 2002. Sau nhiều năm ở mức thấp, tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 18,9%, tỉ lệ chi trả cổ tức đạt 13,87%. Bên cạnh đó TCB cũng đã cải thiện được vị thế và năng lực cạnh tranh thông qua các liên minh hợp tác chiến lược, trở thành ngân hàng cổ phần đầu tiên ký thoả thuận với VCB trong việc phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect24; tham gia ký hợp đồng hợp tác liên minh thẻ với VCB và 10 ngân hàng thương mại khác với mục tiêu là liên kết hệ thống phát hành và chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các ngân hàng. Năm 2007 không ngừng vươn lên tầm cao mới: Không phải là ngân hàng cổ phần lớn nhất (năm 2007 đứng thứ 3) nhưng được nhìn nhận là ngân hàng gây được nhiều ấn tượng nhất về sự tiên phong trong một số lĩnh vực, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank cho biết: "Chúng tôi luôn mong muốn đem lại sự mới mẻ, tiên phong cho các Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 33
  • 34. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp khách hàng cũng như chính bản thân nhân viên của mình để tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác”. Tháng 3 năm 2007 TCB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Tháng 4/2007 đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng Internet vào giao dịch ngân hàng khi Techcombank là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên tung ra sản phẩm F@st I Bank, một sản phẩm ngân hàng trực tuyến trọn gói đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua mạng internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật hai yếu tố, mật khẩu sử dụng một lần của hãng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp dụng cho khách hàng của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cũng bắt đầu từ năm nay, TCB thực sự chú trọng vào thị trường cho vay mua nhà. Trung tâm cho vay mua nhà của TCB đã được hình thành để tập trung khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82 tỷ đồng, tăng 400% so với năm 2006. Và TCB ngày nay…: Vào thời điểm hiện tại, Techcombank đang tạo thêm một sự khác biệt mới qua chương trình chuyển đổi hệ thống quản lý ngân hàng từ quản lý mục tiêu sang quản lý theo quy trình - giúp loại bỏ được các công đoạn không đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng. “Mục tiêu của chúng tôi trong 3 năm tới thì chưa phải là ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam nhưng là ngân hàng cổ phần được yêu mến nhất tại Việt Nam” - ông Vinh cho biết thêm. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 34
  • 35. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Đây cũng là một trong nhưng lý do quan trọng nhất khiến HSBC, 1 ngân hàng hàng đầu thế giới vừa chi hơn 77 triệu USD để trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần một ngân hàng trong nước. Hợp tác chiến lược này một mặt tăng cường tiềm lực tài chính và uy tín của TCB trên thị trường trong nước và quốc tế (Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s) đồng thời cho phép TCB tận dụng được chuyển giao công nghệ và mạng lưới “toàn cầu” của HSBC trong tương lai. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Sandy Flockhart, Tổng Giám đốc HSBC Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi tin tưởng Ban lãnh đạo Techcombank cũng như tiềm năng phát triển to lớn của ngân hàng này. Trong những năm tới, Techcombank sẽ còn tiến xa hơn nhiều so với vị trí hiện tại trong bảng xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam”. Trả lời câu hỏi: “Techcombank có trở thành một HSBC “địa phương” tại Việt Nam hay không?”, ông Vinh khẳng định: “Techcombank là một ngân hàng có những bản sắc riêng và khát vọng là trở thành một ngân hàng Việt Nam có đẳng cấp dịch vụ toàn cầu. Trong việc thực hiện mục tiêu này, HSBC sẽ là người bạn đồng hành trợ giúp”. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2008, Techcombank tiếp tục tăng trưởng bền vững. Tổng nguồn vốn huy động trên các thị trường đạt trên 45 nghìn tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Trong đó, nguồn huy động từ dân cư (nguồn vốn ổn định nhất trong các nguồn huy động của hệ thống ngân hàng) tăng 80% so với cuối tháng 12/2007 và chiếm gần 60% tổng cơ cấu nguồn huy động. Đến 31/12/2008, tổng vốn điều lệ của TCB đạt 3.642 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.600 tỷ, tăng 125% so với năm 2007. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 35
  • 36. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Trong năm 2008, nền kinh tế nước ta không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại như: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm… Tiếp đó những tháng cuối năm nền kinh tế lâm vào tình trạng suy giảm do sự tác động của khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu. Với vai trò “ mạch máu của nền kinh tế” hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và TCB nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh bởi những thay đổi và diễn biến phức tạp của môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị TCB đã thường xuyên cùng Ban điều hành theo sát diễn biến thị trường, kịp thời thiết lập và chỉ đạo kế hoạch hành động nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, đồng thời phát huy trí tuệ, nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Vì vậy năm 2008, TCB đã cơ bản hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng bền vững, có kiểm soát. Ban lãnh đạo Techcombank đã tập trung nguồn vốn hỗ trợ các khách hàng tốt, truyền thống, có nhiều giao dịch qua ngân hàng và mở rộng tài trợ cho các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Thêm vào đó, Techcombank luôn tư vấn cho khách hàng của mình về những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường và cung cấp các sản phẩm phòng ngừa các rủi ro thông qua các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, các sản phẩm tài trợ ưu đãi xuất khẩu. Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, các chính sách vĩ mô thay đổi nhanh chóng, cộng với tâm lý người dân lo sợ một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra trên diện rộng đã khiến doanh nghiệp và ngân hàng đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn thử thách. Đội ngũ ban lãnh đạo Techcombank đã làm việc không mệt mỏi chèo lái ngân Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 36
  • 37. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo an toàn hệ thống, thực hiện nghiêm túc chủ trương thắt chặt tiền tệ và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước, đồng thời đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Techcombank được khách hàng và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đánh giá là một ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt trên thị trường hiện nay. Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn ổn định của ngân hàng luôn duy trì ở mức tối ưu là 75%, thể hiện sự cân đối nguồn vốn, khả năng thanh khoản tích cực và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.Techcombank là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ngang bằng với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Tỷ lệ này không hề thay đổi trong suốt thời gian biến động vừa qua. Để đạt được điều đó, Techcombank sử dụng nhiều nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. 14/01/2009, TCB vinh dự đón nhận danh hiệu “doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu năm 2008” và ngân hàng “tài trợ thương mại tốt nhất năm 2008” do bộ công thương ban tặng. Tỷ lệ này không hề thay đổi trong suốt thời gian biến động vừa qua. Ở các nước phát triển, khách hàng rất ít khi đến ngân hàng để giao dịch mà thường xuyên sử dụng các dịch vụ tự động, trực tuyến và các dịch vụ thanh toán bằng thẻ hoàn toàn thay thế các dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt. Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, uy tín hàng đầu Việt Nam, Techcombank dành phần lớn ngân sách đầu tư vào trong ứng dụng, tích hợp công nghệ vào lĩnh vực sản phẩm dịch vụ của mình. Ngân hàng đang sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống Công nghệ thông tin ngân hàng tiến tiến tại Việt Nam, hệ thống phần mềm Globus – T24r07. Dựa trên nền hệ thống công nghệ hiện đại này, Techcombank đã phát triển nhiều ứng dụng, sản phẩm tiện ích hướng khách hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói, Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 37
  • 38. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp “một cửa”, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thủ tục khi giao dịch với ngân hàng. Techcombank đã kết nối liên thông với các liên minh thẻ Smartlink và Bank Net, hệ thống ATM của đối tác chiến lược HSBC, qua đó cho phép chủ thẻ của ngân hàng có thể thực hiện giao dịch trên hơn 5000 máy ATM trong phạm vi toàn quốc. Tính đến cuối tháng 6/2008, Techcombank đã phát hành gần 500.000 thẻ thanh toán, trong đó gần 80.000 thẻ VISA Debit và VISA Credit. Đến với Techcombank, khách hàng có thể ở bất cứ đâu cũng có thể tiến hành giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ gia tăng như: giao dịch thẻ tự động trên toàn quốc, giao dịch và quản lý tài khoản qua internet, tư vấn miễn phí 24/7 thông qua hệ thống dịch vụ điện thoại 1800 588 822. Thêm vào đó, nhằm gia tăng thêm tính năng tiện ích, linh hoạt của sản phẩm dịch vụ dành cho các khách hàng có nhu cầu đa dạng, Techcombank đồng thời đẩy mạnh phát triển các sản phẩm liên kết với đối tác. Tiêu biểu là sự hợp tác của ngân hàng với Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm đầu tư cho khách hàng gửi tiền (sản phẩm tiết kiệm tích lũy bảo gia, sản phẩm tiết kiệm giáo dục, sản phẩm cho vay tiêu dung không có tài sản đảm bảo), hợp tác với Tổng công ty Bảo Việt Phi Nhân Thọ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa, kho vận,… cho các khách hàng vay vốn ở Techcombank. Trong một thời gian không phải là dài, với mục tiêu phát triển, hoàn thiện hệ thống nhân sự luôn là mục tiêu nòng cốt đi đầu trong phát triển kinh doanh, Techcombank đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự lên đến 4224 cán bộ, nhân viên (theo báo cáo của HĐQT trước đại hội cổ đông ngày 12/03/2009). Trong một bài phỏng vấn do thời báo danh tiếng New York Times với lãnh đạo ngân hàng, điều tâm đắc nhất mà Tổng giám đốc Techcombank là đã tập hợp, gây dựng thành công một đội ngũ nhân sự chủ chốt, tâm huyết và gắn bó lâu dài với ngân hàng. Các cán bộ này đã cùng Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 38
  • 39. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Techcombank trải qua nhiều khó khăn thử thách và có đóng góp to lớn vào sự thành công, lớn mạnh của ngân hàng như hiện nay. Đặc biệt, hệ thống các cán bộ chủ chốt này đã không hề bị lôi kéo sang các ngân hàng khác với nhiều chính sách đãi ngộ ưu đãi hơn trước cuộc cạnh tranh về nhân lực khốc liệt giữa các ngân hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế và thị trường đang gặp nhiều khó khăn, Techcombank vẫn luôn tích cực tìm kiếm, thu hút các nhân sự quản lý, có kinh nghiệm và được đào tạo từ nước ngoài để tăng cường và phát triển hệ thống điều hành, kinh doanh của mình. Ngân hàng luôn có các chương trình đào tạo chức danh và ưu đãi đặc biệt dành cho các cán bộ nhằm phát huy tối đa khả năng phát triển của từng cán bộ. b./ Định hướng chiến lược kinh doanh của TCB: Trên cơ sở đã đạt được sẽ là điều kiện thuận lợi cho TCB phát triển mạnh mẽ theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Năm 2009 đặt ra nhiều thách thức cho TCB xuất phát từ điều kiện môi trường kinh doanh như tình hình tăng trưởng kinh tế (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 sẽ là 4,75%) tình hình lạm phát cũng như các điều kiện về kinh tế xã hội khác, đòi hỏi TCB phải đề ra các chiến lược kinh doanh hữu hiệu để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Định hướng của TCB năm 2009 là : Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực công nghệ: triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị nội bộ dựa trên nền tảng triển khai các ứng dụng tin học và tự động công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ điện tử, viễn thông trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro, giám sát, cảnh báo và ngăn ngừa, xử lý kịp thời rủi ro trong quá trình hoạt động. Phát triển khả năng liên kết và cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm nhằm đáp ứng Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 39
  • 40. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả chiến lược ngân hàng bán lẻ, khẳng định và phát huy vai trò, vị thế của một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Tăng cường hợp tác chặt chẽ với HSBC trên các phương diện: hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh. Hoàn thiện chính sách lương và các chế độ đãi ngộ mang tính cạnh tranh cao. Tiếp tục nâng cao thương hiệu Techcombank, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ, rộng khắp. Hoàn thiện tổ chức và phát triển hoạt động của các công ty trực thuộc đạt hiệu quả. 2.1.2. Cơ cấu quản trị của TCB: TCB có cơ cấu quản lý khá chặt chẽ, đồng bộ. Bao gồm có Hội đồng quản trị gồm 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch và 3 uỷ viên; Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc và một đội ngũ nhân viên ngày một gia tăng. Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thông qua việc thiết lập các Bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng. Ngoài Hội đồng đầu tư chiến lược, Ban điều hành EXCO, tháng 7/2008 Hội đồng quản trị đã thông qua việc thành lập hai ủy ban: Ủy ban nhân sự & lương thưởng (NORCO) và Ủy ban kiểm toán rủi ro (ARCO) với mục đích tư vấn và tham mưu cho Hội đồng quản trị. Trên cơ sở thiết lập cơ chế phân cấp ủy quyền linh hoạt, hiệu quả tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong công tác quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. Cấu trúc bộ máy tại Hội sở đã hoạt động theo chức năng quản lý chuyên môn theo ngành dọc, nâng cấp, thành Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 40
  • 41. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp lập và hoàn thiện theo các khối đã đáp ứng nhu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của ngân hàng. Chất lượng cán bộ nhân viên cũng không ngừng được nâng cao với gần 80% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Tổng kinh phí đào tạo của TCB năm 2008 là 11,36 tỷ đồng. Có 426 khóa học trong năm 2008 với tổng số 11.631 lượt cán bộ nhân viên được tham gia các chương trình đào tạo do TCB tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài ngân hàng. Ngoài ra, thực hiện nghị quyết của Đai hội đồng cổ đông, HĐQT TCB đã ban hành và thực hiện Chương trình tặng thưởng cổ phần dành cho cán bộ nhân viên có thành tích đóng góp vào sự phát triển của TCB. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên và đảm bảo tính cạnh tranh về nhân lực của ngân hàng, góp phần thu hút cán bộ có trình độ, năng lực và khả năng chuyên môn vào làm việc cho ngân hàng. Không chỉ coi trọng kiến thức, nghiệp vụ, vấn đề trau dồi về đạo đức cho đội ngũ cán bộ nhân viên trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm tại TCB. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 41
  • 42. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.1: cơ cấu bộ máy quản lý của TCB: 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB: Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 42
  • 43. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp a./ Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời gian gần đây, TCB đã không ngừng khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết hợp với chính sách marketing hợp lý cũng như lãi suất linh hoạt đã thu hút một lượng khách hàng lớn từ khối dân cư và các tổ chức kinh tế. từ đó giúp cho nguồn vốn của TCB liên tục tăng nhanh qua các năm. Bảng 2.1: nguồn vốn huy động tại TCB: Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 kế hoạch thực hiện % so với KH tốc độ tăng trưởng so với 2007(%) Tổng NVHĐ 14636 34847 52898 51895 98.10 48.92 Tiền gửi của TCKT 2882 10357 15000 14358 95.72 38.63 Tiền gửi của dân cư 6684 16119 26000 25733 98.97 59.64 Tiền gửi của TCTD 5070 8371 11898 11804 99.21 41.01 ( nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 43
  • 44. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Tính đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 34.847 tỷ đồng, tăng 138% (tương đương với 20.211 tỷ đồng) so với năm 2006. Có được điều này là do năm 2007 là năm mà có nhiều biến động kinh tế như giá dầu tăng cao nhất trong lịch sử, lạm phát tăng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Các ngân hàng cũng đồng loạt tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động khiến cho nguồn vốn huy động tăng vượt bậc. Tuy nhiên, đến năm 2008, do ngân hàng đã huy động được rất nhiều vốn rồi nhưng rất khó để cho vay do lãi suất quá cao, dẫn đến nguồn vốn bị ứ đọng, không quay vòng được. Để tránh tình trạng đó, NHNN liên tục giảm lãi suất cơ bản . Động thái đầu tiên là ngày 20/10/2008, NHNN ban hành quyết định số 2316/QĐ-NHNN hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 13%. Và sau 6 lần giảm liên tiếp thì ngày 01/02/2009 lãi suất cơ bản chỉ còn 7%. Như vậy lãi suất cơ bản đã giảm 50% kéo trần cho vay của các ngân hàng thương mại giảm tương ứng tứ 21% xuống 10,5% ( bằng 150% lãi suất cơ bản). Lãi suất huy động giảm xuống sẽ không còn thu hút được nhiều vốn như trước đây nữa, khiến cho nguồn vốn huy động của TCB cũng giảm theo. Đó là nguyên nhân khiến cho vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt trên 45 nghìn tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Trong đó, nguồn huy động từ dân cư tăng 80% so với cuối tháng 12/2007 và chiếm gần 60% tổng cơ cấu nguồn huy động. Nhưng đến cuối năm 2008 thì tổng vốn huy động chỉ đạt 51895 tỷ đồng, đạt 98.10% so với kế hoạch đã đề ra, và chỉ tăng 48.92% so với năm 2007. Phân theo thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân cư chiếm tỷ trọng cao, đây là một nguồn vốn rất quan trọng do tính ổn định của nó. Năm 2007, hệ thống điểm giao dịch tiếp tục phát huy lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 44
  • 45. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư; đóng góp số dư tiền gửi đạt 16119 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2006. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 10357 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 260% so với 2006. Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,5 lần. Từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách hàng năm 2007, trong đó khách hàng SMEs ( doanh nghiệp vừa và nhỏ) tiếp tục là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng, chiếm gần 80% khách hàng doanh nghiệp của TCB. Đến năm 2008, do nền kinh tế gặp khó khăn nên tình hình huy động vốn từ doanh nghiệp giảm sút, chỉ tăng 38.63% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng thấp. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chậm lại, tăng 59.64% so với năm 2007, đạt 25733 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn huy động năm 2008 có thấp hơn so với năm 2007 nhưng so với mặt bằng chung các NHTM khác thì TCB vẫn có tình hình huy động vốn khả quan và khá ổn định ngay cả trong cuộc khủng hoảng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho TCB mở rộng quy mô tín dụng cũng như tăng cường hơn nữa khả năng cho vay. Bên cạnh đó, TCB cần có các biện pháp nhằm tăng quy mô nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, là nguồn vốn lớn và tương đối ổn định nhămg phục vụ cho việc mở rộng quy mô tín dụng cho vay mua nhà. b./ Hoạt động sử dụng vốn: Trong hoạt động ngân hàng, việc sử dụng vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, do vậy chỉ tiêu dư nợ sẽ cho ta thấy được tình hình mở rộng tín dụng của ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 45
  • 46. Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2: hoạt động sử dụng vốn của TCB: Dư nợ cho vay 2006 2007 2008 1. Theo thời hạn - ngắn hạn 6,193.14 14,741.60 19,290.84 - trung và dài hạn 2,617.71 5,216.50 6,731.16 2. theo ngành kinh tế - nông lâm nghiệp 739.08 1,198.12 1,972.14 - TM, SX và chế biến 3,526.70 9,346.18 14,672.12 - xây dựng 509.76 1,369.28 3,483.09 - bến bãi, vận tải, truyền thông 191.49 513.48 1,165.31 - khách sạn 34.99 85.58 104.76 - khác 3,808.83 7,445.46 4,624.58 3. theo loại khách hàng - DN quốc doanh 572.71 855.80 649.87 - DN cổ phần, TNHH 3,320.31 7,846.40 9,138.29 - DN có vốn ĐTNNg 170.12 427.90 443.67 - cá nhân & hộ gia đình 4,747.72 10,828.00 15,790.17 Tổng dư nợ cho vay 8,810.85 19,958.10 26,022.00 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008). Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao. • Xét theo thời hạn cho vay thì trong năm 2007 cho vay ngắn hạn tăng 8548,46 tỷ đồng (138,03%) và cho vay trung dài hạn tăng 2598,79 tỷ đồng (99,28%). Đến cuối năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 19290,84 tỷ đồng tăng 4549,24 tỷ (30,09%) và cho vay trung dài hạn đạt 6731,16 tỷ tăng Nguyễn Thị Thanh Hương NHH-K8 46