SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 324
TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
SỐ tín chỉ: 02
GV: NGUYỄN KIM
THOA
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1 : Đại cương về tiền tệ
Chương 2 : Hệ thống ngân hàng
Chương 3 : Đại cương về tín dụng
Chương 4 : Thị trường tài chính
Chương 5 : Tổ chức và hoạt động
của ngân hàng thương mại
Chương 6 : Hoạt động huy động vốn
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 7 : Hoạt động cấp tín dụng
Chương 8 : Hoạt động thanh toán qua
ngân hàng
Chương 9 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của ngân hàng
Chương 10: Ngân hàng trung ương và
nghiệp vụ phát hành tiền
Chương 11: Lạm phát
Chương 12: Chính sách tiền tệ quốc gia.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
- TS. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng, NXB
Thống kê, năm 2006.
- GS. TS. Dương Thị Bình Minh – TS. Sử Đình
Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống
kê, 2004 .
PGS. TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng,
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, NXB ĐH Quốc
Gia TP. HCM, năm 2006.
- Tất cả các tài liệu có liên quan đến môn học.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
1. Điểm đánh giá quá trình: trọng số
40%
+ Kiểm tra thường xuyên
+ Thảo luận và làm bài tập
+ Thi giữa học phần
2. Điểm kết thúc học phần: trọng số
60%
THI KẾT THÚC HỌC
PHẦN
 HÌNH THỨC: Trắc nghiệm
 THỜI GIAN: 60 phút
 Không sử dụng tài liệu
7
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN
TỆ
8
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN
TỆ
II. CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ
III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
9
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
1. Vai trò của tiền tệ
* Giai đoạn đầu (phái trọng thương):
Tiền đồng nghĩa với sự giàu có
* Giai đoạn thứ hai (Phái trọng
nông):
Tiền chỉ là một thứ hư tưởng
* Giai đoạn thứ ba (đầu thế kỷ 19):
- Tiền tệ đóng vai trò quan trọng với sự phát
triển của nền kinh tế
10
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
a/ Thước đo giá trị
1 mét vải = 50.000 đ
1 chiếc xe = 10.000.000 đ
Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định thông
qua 2 yếu tố:
- Tên gọi của đơn vị tiền tệ
- Hàm lượng kim loại quy định trong đơn vị
tiền tệ đó.
11
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
a/ Thước đo giá trị
Để làm tốt chức năng đo lường giá trị thì
đơn vị tiền tệ của một quốc gia phải:
- Có giá trị nội tại của nó
- Giá trị của đơn vị tiền tệ phải ổn định.
12
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
b/ Phương tiện trao đổi
Tiền làm trung gian trong trao đổi:
H – T – H’
→ Khiến cho quá trình mua và bán có thể
tách rời nhau về không gian và thời gian.
13
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
b/ Phương tiện trao đổi
Điều kiện để tiền tệ thực hiện tốt chức năng
trung gian trao đổi:
- Sức mua của nó phải ổn định
- Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy
đủ
- Cơ cấu tiền phải hợp lý.
14
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
c/ Phương tiện tích lũy
Ưu điểm của tích lũy bằng tiền so với tích
lũy bằng hiện vật:
- Dễ cất giữ và bảo quản
- Có thể sinh lợi
- Dễ dàng huy động vào thanh toán khi cần.
15
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
2. Chức năng của tiền tệ
d/ Phương tiện thanh toán
Nhờ có chức năng thanh toán, quan hệ tín
dụng có thể thực hiện được dưới hình thái
tiền tệ và dễ dàng thỏa thuận giao dịch
hơn là dưới hình thái hiện vật.
16
I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TIỀN TỆ
3. Khái niệm tiền tệ
Hàng hóa nào thực hiện
được các chức năng:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện trao đổi
- Phương tiện tích lũy
- Phương tiện thanh
toán
⇒ Tiền tệ
17
II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
1. HÓA TỆ
2. TÍN TỆ
3. BÚT TỆ
4. TIỀN ĐIỆN
TỬ
KHÔNG KIM
LOẠI
KIM LOẠI
TIỀN KIM
LOẠI
TIỀN GIẤY
Khả hoán
Bất khả hoán
18
III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
1. Khái niệm chế độ tiền tệ
Là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của
một quốc gia được xác định bằng luật
pháp dựa trên một căn bản nhất định
Căn bản là bản vị tiền tệ: là cái mà người
ta dựa vào đó để định nghĩa đơn vị tiền
tệ
Bản vị tiền tệ: hàng hóa, bạc, vàng, ngoại
tệ.
19
III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
2. Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ
đơn bản vị vàng
- Đơn vị tiền tệ được định nghĩa theo bạc
hoặc vàng
- Tự do đem bạc, vàng đổi lấy tiền cho lưu
hành
- Tự do đem tiền đổi lấy bạc, vàng
- Bạc, vàng tư do lưu thông ra nước ngoài
và ngược lại
- Giá trị ghi trên đồng tiền bằng đúng kim
loại đúc thành tiền.
20
III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
3. Chế độ song bản vị
Bạc và vàng đều được sử dụng làm tiền tệ
lưu hành song song nhau, đều có giá trị
thanh toán theo một tương quan do nhà
nước ấn định
- Tự do đem vàng, bạc đổi lấy tiền
- Có tỷ lệ tương quan pháp định cố định
giữa giá trị của vàng và giá trị của bạc
- Cả vàng và bạc đều có giá trị thanh toán
như nhau.
21
III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
4. Chế độ bản vị ngoại tệ
Là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của
một quốc gia nào đó được định nghĩa theo
một ngoại tệ nhất định
- Xu hướng sử dụng ngoại tệ trong thanh
toán quốc tế thay cho vàng
- Hình thành các khu vực tiền tệ: đồng bảng
Anh, đồng dollar Mỹ, đồng franc Pháp.
22
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
1. Vàng
- Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
tiền tệ quốc tế trước những năm 1930, vì:
+ Bền, dễ cất trữ, dễ di chuyển
+ Dễ chấp nhận
+ Dễ phân chia thành đơn vị
+ Có sức mua đảm bảo và ổn định lâu dài
- Các nước cam kết giữ vững giá trị đồng
tiền so với vàng.
23
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
1. Vàng
- Dần mất đi địa vị quan trọng, các nước
chuyển sang sử dụng ngoại tệ trong hệ
thống tiền tệ quốc tế
+ Khối lượng vàng sản xuất bị hạn chế
+ Bất tiện trong vận chuyển, bảo quản
+ Sự xuất hiện của các khu vực tiền tệ.
24
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
2. Ngoại tệ
Để trở thành tiền tệ trong giao dịch quốc tế:
- Quốc gia phải chiếm tỷ trọng lớn trong
mậu dịch quốc tế
- Phải có thị trường tài chính phát triển
- Đồng tiền phải có sức mua ổn định và tỷ
giá hối đoái ổn định
Trước thế chiến thứ II: bảng Anh
Sau thế chiến thứ II: dollar Mỹ.
25
* Hệ thống tiền tệ theo Thỏa ước
Bretton Woods (1946 – 1971):
- Các nước cam kết duy trì tỷ giá cố định
đồng tiền nước mình so với dollar Mỹ
- Giá vàng cố định: 35 USD/ounce
- Sự ổn định tỷ giá, loại bỏ sự bất ổn trong
giao dịch buôn bán và đầu tư quốc tế
Sau 25 năm, hệ thống tiền tệ theo thỏa ước
Bretton Woods sụp đổ do Mỹ không duy
trì được sự ổn định giá vàng.
26
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
3. Bút tệ SDR – (Special Drawing
Right)
- Được Quỹ tiền tệ quốc tế sáng lập năm
1968 đóng vai trò là một bộ phận trong dự
trữ quốc tế của các nước thành viên
- SDR như là một đồng tiền "danh nghĩa" vì
nó không có hình dạng vật chất cụ thể,
được IMF tạo ra và tồn tại dưới dạng các
khoản mục kế toán đặc biệt do quỹ quản
lý.
27
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
3. Bút tệ SDR – (Special Drawing
Right)
- SDR được định nghĩa như là một rổ tiền tệ
thế giới và được định giá bằng số bình
quân gia quyền của các đồng tiền mạnh
như đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên
Nhật
- Được sử dụng như là một đơn vị tiền tệ
quốc tế
- Làm dự trữ quốc tế, có khả năng chuyển
đổi ra ngoại tệ mạnh.
28
IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
4. Đồng tiền chung châu Âu (EURO)
- Các công ty giao dịch kinh doanh với hầu
hết các nước trong Liên Minh Châu Âu
bằng một loại tiền tệ
- Khi di chuyển trong khu vực đồng euro chỉ
cần đổi tiền một lần
- Khi mua sắm trong khu vực euro giá cả
được niêm yết bằng một loại tiền.
29
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG
30
I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH
TẾ
1. Lịch sử hình thành ngân hàng
1.1. Sự hình thành NH
- Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do nhà
thờ tổ chức
- Về sau, hoạt động NH được tổ chức trong
3 khu vực: nhà thờ, khu vực tư và khu
vực công.
31
I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH
TẾ
1.2. Giai đoạn phát triển
1.2.1. Từ thế kỷ 15 – 18:
- Các NH hoạt động độc lập
- Chức năng: nhận ký thác, chiết khấu, phát
hành giấy bạc, dịch vụ tiền tệ
32
I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN
HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
1.2. Giai đoạn phát triển
1.2.2. Từ thế kỷ 18 – 20:
Nhà nước can thiệp vào hoạt động NH, hình thành
hệ thống NH:
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng trung gian
1.2.3. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay:
- Cơ chế một NH phát hành
- Từ khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: NH phát
hành thuộc sở hữu nhà nước.
33
I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
2. Vai trò của NH đối với nền KT
- Điều tiết lưu thông tiền tệ
- Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
34
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN
TG
1. Trong nền kinh tế kế hoạch tập
trung
Hệ thống NH được tổ chức:
- Như là hệ thống NH một cấp
- Mang tính độc quyền nhà nước
- Thống nhất từ trung ương đến địa
phương.
35
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN
TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
Hệ thống NH được tổ chức gồm 2 cấp:
NH TRUNG ƯƠNG
(NHTW)
Central Bank
NH TRUNG GIAN
(NHTG)
Intermediary Bank
36
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN
TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.1. Ngân hàng trung gian
a/ Khái niệm
Ngân hàng:
Là những tổ chức thực hiện các hoạt động:
nhận ký thác, chiết khấu, cho vay và các
dịch vụ tài chính khác: chuyển tiền, thanh
toán, bảo lãnh…
37
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.1. Ngân hàng trung gian
a/ Khái niệm
Trung gian:
- Giữa NHTW với công chúng
- Tín dụng giữa người cho vay và người đi vay
- Thanh toán giữa người trả tiền và người thụ
hưởng.
38
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN
TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.1. Ngân hàng trung gian
b/ Các loại hình NHTG
NH THƯƠNG MẠI
NH ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN
NH ĐẶC BIỆT
39
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN
TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.2. Ngân hàng trung ương
a/ Sự cần thiết phải có NHTW
- Có sự ràng buộc về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
và lãi suất
- Làm chỗ dựa vững chắc cho cả hệ thống
NHTG.
40
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.2. Ngân hàng trung ương
b/ Nguồn gốc và lịch sử hình thành ngân
hàng trung ương
* Giai đoạn ngân hàng phát hành
- Được chính phủ giao nhiệm vụ phát hành tiền tệ
- Do những NHTM quan trọng đảm nhận
→ Nhà nước khó kiểm soát tổng số tiền tệ trong lưu
thông → hoạt động của nền kinh tế dễ bị rối loạn
⇒ Phải tập trung việc phát hành tiền vào
một đầu mối duy nhất.
41
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.2. Ngân hàng trung ương
b/ Nguồn gốc và lịch sử hình thành ngân
hàng trung ương
* Giai đoạn quốc hữu hóa NH phát hành
thành NHTW
- Do yêu cầu quản lý tiền tệ, tín dụng của chính
phú
- Mâu thuẫn quyền lợi giữa tư nhân với quốc gia
⇒ Sự ra đời của NHTW.
42
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG
2. Trong nền kinh tế thị trường
2.2. Ngân hàng trung ương
c/ Một số NHTW tiêu biểu
- Ngân hàng Anh quốc
- Ngân hàng Pháp quốc.
43
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
1. Tổ chức hệ thống NH trước năm
1987
Do sản xuất hàng hóa chưa phát triển, NH ra
đời muộn và hoạt động non yếu:
- Ít về số lượng, nhỏ về quy mô
- Kém về tổ chức hoạt động và nghiệp vụ.
44
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
2. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1987-
1990
Ngày 26/3/1987 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị
định số 53/HĐBT chuyển hoạt động NH
sang kinh doanh XHCN và tổ chức thành
2 hệ thống:
- Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng chuyên doanh.
45
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
2. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1987-
1990
Tuy nhiên:
- Tổ chức hệ thống NH chưa có hệ thống
pháp lý điều chỉnh khiến NHNN và NH
chuyên doanh lúng túng trong điều hành
- Hệ thống NH còn mang tính chất độc
quyền Nhà nước
→ Phải cải tổ hệ thống NH Việt Nam.
46
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
- 23/5/1990, Nhà nước ban hành pháp lệnh:
+ PL NH Nhà nước
+ PL Các tổ chức tín dụng
- Sau 7 năm thực hiện, đã được sửa đổi và
bổ sung thành:
+ Luật NH Nhà nước Việt Nam
+ Luật Các tổ chức tín dụng.
47
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
- Do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997
và công bố ngày 26/12/1997, theo đó hệ
thống NH ở VN bao gồm:
+ NHNN VN đóng vai trò là NHTW
+ Các tổ chức tín dụng đóng vai trò định chế
tài chính trung gian.
48
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
a/ Chức năng của NHNN
- Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
NH
- Phát hành tiền
- Cung cấp dịch vụ NH cho các TCTD
-
49
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến
nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
b/ Tổ chức của NHNN
Ngaân haøng Nhaø nöôùc Vieät Nam laø
moät phaùp nhaân, ñaët truï sôû taïi Thuû
Ñoâ Haø Noäi vaø coù caùc chi nhaùnh
tröïc thuoäc ñaët taïi caùc tænh, thaønh
phoá trong caû nöôùc.
Hoaït ñoäng ngaân haøng Nhaø nöôùc ñaët
döôùi quyeàn ñieàu haønh cuûa thoáng
ñoác ngaân haøng Nhaø nöôùc _ Thaønh
50
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
c/ Hoạt động của NHNN
* Thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia
- Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều hành các công cụ thực hiện CSTT
-
51
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
c/ Hoạt động của NHNN
* Phát hành tiền giấy và tiền kim loại
- Xác định số lượng, cơ cấu tiền
- In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành,
tiêu hủy
- Xử lý tiền rách nát, hư hỏng, thu hồi thay
thế tiền…
52
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
c/ Hoạt động của NHNN
* Hoạt động tín dụng
- Cho các tổ chức tín dụng vay
- Tạm ứng để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
53
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
c/ Hoạt động của NHNN
* Mở tài khoản
- Được mở TK ở NH nước ngoài, các TCTD
và tiền tệ quốc tế
- Mở TK và thực hiện giao dịch cho các TCTD
trong nước, Kho bạc NN, các TCTD quốc tế.
54
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
c/ Hoạt động của NHNN
* Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
* Hoạt động ngoại hối
* Hoạt động thông tin.
55
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD)
a/ Các loại hình TCTD
- Các TCTD hoạt động ngân hàng
- Các TCTD phi ngân hàng
56
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD)
b/ Hoạt động của các TCTD
- Huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy
tờ có giá khác; vay vốn
- Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng dưới
hình thức chiết khấu, cho vay, bảo lãnh..
57
III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT
NAM
3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990
đến nay
3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD)
b/ Hoạt động của các TCTD
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở
tài khoản, thu chi tiền, thanh toán quốc
tế…
- Các hoạt động khác: góp vốn, mua cổ
phần, kinh doanh ngoại hối và vàng, kinh
doanh bất động sản, tư vấn…
58
CHƯƠNG 3
ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN
DỤNG
59
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍN DỤNG
1. Khái niệm tín dụng
Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
- Sự chuyển nhượng có thời hạn
- Có kèm theo chi phí.
60
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍN DỤNG
2. Sự ra đời của tín dụng
- Gắn liền với sự ra đời và phát triển của
sản xuất hàng hóa
- Xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền
bạc trong SXKD hoặc trong cuộc sống.
61
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍN DỤNG
3. Sự phát triển của tín dụng
Tín dụng nặng lãi:
- Ra đời rất sớm
- Xuất phát từ rủi ro trong cuộc sống hoặc
đảm bảo SX
- Lãi suất cho vay rất cao:
+ Kìm hãm sản xuất
+ Làm bần cùng và phân hóa giai cấp.
62
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍN DỤNG
3. Sự phát triển của tín dụng
Tín dụng nặng lãi:
- Vẫn tồn tại đến ngày nay do sự chậm phát
triển của các hình thức tín dụng khác
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín
dụng ngày càng phát triển: tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng.
63
II. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TÍN DỤNG
* Bản chất:
Thể hiện mối quan hệ xã hội giữa người cho
vay và người đi vay
* Chức năng:
- Phân phối lại vốn
- Thúc đẩy SXKD phát triển.
64
III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG
1. Căn cứ vào chủ thể tham gia:
- Tín dụng thương mại
- Tín dụng ngân hàng
- Tín dụng Nhà nước
- Tín dụng quốc tế
65
III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG
2. Căn cứ vào thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: < 1 năm
- Cho vay trung hạn: 1 – 5 năm
- Cho vay dài hạn: > 5 năm
3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:
- Cho vay không có bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm
66
III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG
4. Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
nợ:
- Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
- Cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có
kỳ hạn.
67
IV. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG
1. Khái niệm
Lợi tức tín dụng là lãi trả cho việc sử dụng
vốn vay
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và
doanh số cho vay:
- Là giá cả của tín dụng
- Được xác định thông qua quan hệ cung
cầu vốn trên thị trường.
68
IV. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG
2. Tác dụng của lãi suất
Là công cụ của chính sách tiền tệ:
- Nền KT suy thoái, NHTW hạ lãi suất
- Nền KT lạm phát, NHTW tăng lãi suất
- Nền KT bình thường, NHTW theo đuổi
chính sách lãi suất hợp lý:
+ Khuyến khích tiết kiệm
+ Khuyến khích sản xuất
I < R < P
69
V. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ QUYẾT
ĐỊNH LÃI SUẤT
1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất
- Xây dựng từ TK 18, 19 bởi nhà KT người
Anh, Áo và Fisher phát triển thêm
- Lãi suất được quyết định bởi hai yếu tố:
cung tiền tiết kiệm và cầu vốn.
70
1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất
1.1. Cung tiền tiết kiệm
Cung tiền tiết kiệm chủ yếu bao gồm từ:
Hộ gia đình Doanh
nghiệp
Chính phủ
Thu nhập
Lãi suất
Lãi suất
Lợi nhuận HĐ
Chính sách phân
phối
71
Lãi suất (%/năm)
Doanh số tiết
kiệm
10
5
0 100 150
Quan hệ giữa lãi suất và cung tiết kiệm
72
1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất
1.2. Cầu vốn đầu tư
Cầu vốn đầu tư chủ yếu là từ doanh nghiệp
và một phần của chính phủ
Nhu cầu vốn đầu tư có quan hệ tỷ lệ nghịch
với lãi suất
Lãi suất (%/năm)
Doanh số vay
10
5
0
10
0
15
0
73
1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất
Tác động qua lại giữa cung tiết kiệm và cầu
vốn đầu tư quyết định lãi suất trên TTTC
Lãi suất cân bằng được quyết định khi nào
cung tiết kiệm bằng cầu vốn đầu tư
Cung tiết kiệm
Cầu đầu tư
Doanh số
Lãi suất
(%/năm)
iE
QE
74
1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất
Giải thích lãi suất trong dài hạn
* Ưu điểm:
Lý giải được sự quyết định lãi suất một cách
đơn giản, dễ hiểu
* Nhược điểm:
- Không đề cập những yếu tố khác ngoài
cung tiết kiệm và đầu tư
- Ngày nay, thu nhập đóng vai trò quan
trọng hơn trong quyết định tiết kiệm
- Ngoài DN, chính phủ và người tiêu dùng
cũng là bộ phận đi vay khá lớn.
75
2. Lý thuyết thanh khoản về lãi suất
- Tổng cầu tiền tệ: giao dịch, dự phòng, đầu
cơ
- Tổng cung tiền tệ
- Lãi suất được quyết định khi cung và cầu
tiền tệ bằng nhau
→ Là cách tiếp cận ngắn hạn về sự
quyết định lãi suất.
76
Lãi suất
Số lượng cung
và cầu tiền tệ
Tổng cung tiền tệ
Tổng cầu tiền tệ
iE
Sự cân bằng lãi suất theo lý thuyết
thanh khoản về lãi suất
77
3. Lý thuyết tín dụng về sự quyết
định lãi suất
Lãi suất phi rủi ro được quyết định bởi 2 yếu
tố là cung và cầu tín dụng
- Cầu tín dụng: doanh nghiệp, người tiêu
dùng, chính phủ, người nước ngoài trên thị
trường nội địa
- Cung tín dụng: tiền tiết kiệm, tiền dự trữ,
tiền tạo ra bởi hệ thống NH, tiền cho vay
trên thị trường nội địa của các cá nhân và
tổ chức nước ngoài.
78
Lãi suất
(%/năm)
Doanh số
Cung tín dụng
Cầu tín dụng
Sự quyết định lãi suất theo lý thuyết tín
dụng
iE
0
QE
79
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và LIBOR
1.1. Lãi suất phi rủi ro
- Áp dụng cho đối tượng vay không có rủi
ro mất khả năng hoàn trả nợ vay
- Lãi suất tín phiếu kho bạc.
80
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và LIBOR
1.2. Lãi suất huy động vốn
Rd = Rf + Rtd
Rd: ls huy động vốn
Rf: ls phi rủi ro
Rtd: tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng
81
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và LIBOR
1.3. Lãi suất cơ bản
- Do NHNN công bố
- Hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu
tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
Rcb = Rd + RTN
RTN: tỷ lệ thu nhập do đầu tư của NH.
82
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và LIBOR
1.4. Cách xác định lãi suất cho vay
dựa vào lãi suất cơ bản
R = Rcb + Rth + Rct
Rth: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
Rct: tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh
83
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và LIBOR
1.5. Cách xác định lãi suất cho vay
dựa vào lãi suất LIBOR hoặc
SIBOR
- Đối với các khoản tín dụng bằng USD
- LIBOR : London Interbank Offer Rate
- SIBOR: Singapore Interbank Offer Rate
R = LIBOR + Rth + Rtd
84
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
LÃI SUẤT
1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào
lãi suất phi rủi ro và Libor
1.6. Xác định lãi suất hiệu dụng dựa
vào lãi suất danh nghĩa
- Lãi suất mà NH công bố khi huy động
vốn hay cho vay là LS danh nghĩa
- LS mà khách hàng được hưởng hay phải
trả là LS hiệu dụng
→ Có sự khác biệt là do cách tính lãi
và nhập lãi vào vốn gốc tạo ra.
85
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
1. Giới thiệu chung
Còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ
chức tín dụng áp dụng các biện pháp
nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế
và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
đã cho khách hàng vay
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ
được bảo đảm
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo
ra được ngân lưu
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý.
86
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
thế chấp
- Thế chấp bất động sản
+ Là những tài sản không di dời được
+ Giá trị tài sản thế chấp bao gồm: giá trị
của tài sản, hoa lợi, lợi tức và các trái
quyền từ BĐS
+ Hợp đồng thế chấp có chứng nhận của
Phòng công chứng.
87
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
thế chấp
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
Chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức
kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng
đất làm tài sản thế chấp vay vốn NH.
88
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài
sản là các động sản thuộc sở hữu của
mình cho bên cho vay để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ trả nợ
Động sản cầm cố gồm: loại không cần
đăng ký quyền sở hữu, loại cần đăng ký
quyền sở hữu.
89
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
cầm cố
- Loại TS không đăng ký quyền sở hữu:
phải được giao nộp cho bên cho vay
- Loại TS có đăng ký quyền sở hữu: thỏa
thuận để bên cầm cố giữ hoặc giao cho
bên thứ ba giữ.
90
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
hình thành từ vốn vay
Là việc khách hàng vay dùng tài sản hình
thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của
khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo
ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho
vay của NH.
91
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
hình thành từ vốn vay
Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chính phủ, Thủ tướng CP quyết định giao
cho NH cho vay
- NH cho vay trung, dài hạn các dự án đầu
tư phát triển SXKD với điều kiện khách
hàng có tín nhiệm, có khả năng tài chính,
dự án khả thi, vốn tự có tối thiểu bằng
50% vốn đầu tư.
92
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình
thức bảo lãnh
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên
cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên đi vay nếu khi đến hạn mà người
được bảo lãnh không thực hiện hoặc
khônh thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
93
VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình
thức bảo lãnh
Bảo lãnh có thể chia thành hai loại:
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội.
94
CHƯƠNG 4
THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
95
I. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG TRONG
HỆ THỐNG KINH TẾ
Một hệ thống kinh tế gồm có ba loại thị
trường cơ bản sau:
- TT các yếu tố sản xuất
- TT sản phẩm
- TT tài chính
96
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
2.1. Khái niệm tài sản tài chính
Tài sản là bất cứ vật sở hữu nào có giá trị
trong trao đổi
Tài sản gồm:
- Tài sản hữu hình
- Tài sản vô hình
Tài sản tài chính là một dạng điển hình
của tài sản vô hình: tín phiếu, trái phiếu,
cổ phiếu,…
97
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
2.2. Định giá tài sản tài chính
Nguyên tắc: “giá trị của tài sản tài chính
bằng hiện giá của thu nhập tiền tệ kỳ
vọng”.
Quy trình định giá:
- Ước lượng dòng ngân lưu kỳ vọng thu
được từ TSTC
- Quyết định lãi suất chiết khấu thích hợp
- Tính hiện giá dòng ngân lưu.
98
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
2.2. Định giá tài sản tài chính
Khi quyết định lãi suất chiết khấu cần lưu ý
đến mức độ rủi ro của từng loại TSTC
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro sức mua tiền tệ
- Rủi ro hối đoái
- Rủi ro lãi suất.
99
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
2.3. Chức năng của tài sản tài chính
- Chức năng chuyển dịch vốn thặng dư để
đầu tư vào tài sản hữu hình
- Chức năng phân tán rủi ro đầu tư tài sản
hữu hình cho các nhà đầu tư tài sản tài
chính.
100
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
2.4. Tính chất của tài sản tài chính
- Tính tiền tệ
- Tính có thể phân chia giá trị
- Tính có thể chuyển đổi thành tiền
- Tính có thời hạn
- Tính thanh khoản
- Tính có thể chuyển đổi
- Tính đối hoái
- Tính sinh lợi
- Tính phức hợp
- Tính chịu thuế.
101
III. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hầu hết các DN trong quá trình hoạt động
đều gắn liền với hệ thống tài chính, gồm:
- Thị trường tài chính
- Các tổ chức tài chính
- Các công cụ tài chính.
102
III. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Đơn vị
thặng dư
vốn:
-Hộ gia đình
-Các nhà
đầu tư tổ
chức
-Các DN
-Chính phủ
-Nhà đầu tư
nước ngoài
Thị trường
TC
Đơn vị thiếu
hụt vốn:
-Hộ gia đình
-Các nhà
đầu tư tổ
chức
-Các DN
-Chính phủ
-Nhà đầu tư
nước ngoài
TCTC
trung gian
Huy động vốn Phân bổ vốn
Phân bổ và huy động vốn qua HTTC
103
IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
4.1. Khái niệm thị trường tài chính
TTTC là thị trường giao dịch các loại tài sản
tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín
phiếu,..
Thành phần tham gia giao dịch: hộ gia đình,
DN, các tổ chức tài chính trung gian,
chính phủ.
104
IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
4.2. Vai trò của TTTC
- Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người
bán để quyết định giá cả TSTC
- Cung cấp tính thanh khoản cho nhà đầu
tư
- Giúp tiết kiệm được chi phí thông tin,
nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để mua
bán các loại TSTC.
105
IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
4.3. Phân loại TTTC
- Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
- Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
- Thị trường tập trung và thị trường phi tập
trung
106
V. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
5.1. Tổ chức nhận ký thác
- Là loại hình chủ yếu của các tổ chức TC
- Nhận ký thác từ đơn vị thặng dư vốn và
cung cấp tín dụng cho đơn vị thiếu hụt vốn
- Bao gồm:
+ Ngân hàng thương mại
+ Tổ chức tiết kiệm
+ Hiệp hội tín dụng.
107
V. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
5.2. Tổ chức không nhận ký thác
Không huy động vốn bằng hình thức nhận
ký thác mà bằng hình thức khác như phát
hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu
Bao gồm:
- Công ty tài chính
- Quỹ đầu tư hỗ tương
- Công ty chứng khoán
- Công ty bảo hiểm
- Quỹ hưu bổng.
108
VI. CÁC LOẠI HÀNG HÓA TRÊN
TTTC
Công cụ trên thị trường vốn:
- Trái phiếu
- Chứng khoán cầm cố bất động sản
- Cổ phiếu
Công cụ trên thị trường tiền tệ:
- Tín phiếu kho bạc
- Chứng chỉ tiền gửi
- Tín phiếu công ty
- Chấp thuận của ngân hàng…
109
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
TTTC hiệu quả là TTTC trong đó giá hiện tại
của TSTC phản ánh đầy đủ mọi thông tin
có liên quan
Có 3 mức độ hiệu quả của thị trường:
- Hình thức hiệu quả yếu: giá cả hiện
tại phản ánh đầy đủ kết quả giá cả trong
quá khứ
- Hình thức hiệu quả trung bình: giá
cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả những
thông tin được công bố.
110
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
- Hình thức hiệu quả mạnh: giá cả hiện
tại phản ánh đầy đủ tất cả thông tin kể cả
thông tin quá khứ, thông tin công bố lẫn
thông tin nội gián.
111
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
VD: Giả sử cổ phiếu MU của CLB Manchester
United đang giao dịch ở mức giá 20 bảng và
giá CP MU rất nhạy cảm với mọi thông tin có
liên quan đến kết quả thi đấu của CLB MU,
đặc biệt là phong độ thi đấu của David
Beckhamp.
Vào hôm D.B ra sân không may bị chấn
thương gãy chân phải. Thông tin này có ảnh
hưởng hay không, ảnh hưởng mạnh hay yếu
đến giá CP MU tùy thuộc vào hình thức hiệu
quả của thị trường.
112
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
* Với hình thức hiệu quả yếu:
Giá CP MU vẫn không giảm mặc dù khi
chứng kiến trên sân ai cũng biết chuyện
D.B bị gãy chân rồi.
Điều này có nghĩa là:
Giá CP không phản ánh được thông
tin có liên quan vừa mới xảy ra mà
chỉ phản ánh được thông tin quá
khứ, tức lúc D.B chưa bị gãy chân.
113
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
* Với hình thức hiệu quả trung bình:
Giá CP MU hôm sau sẽ giảm xuống nếu
như chuyện D.B gãy chân được công bố
hoặc được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Sự giảm giá CP MU cho thấy rằng:
Giá CP MU có phản ứng lại với thông
tin D.B bị gãy chân khi thông tin
này được công bố.
114
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
* Với hình thức hiệu quả mạnh:
Giá CP MU giảm ngay lập tức dù rằng thông tin về
chấn thương của D.B chưa được công bố. Ngay lúc
biết D.B bị gãy chân HLV đội MU điện ngay cho
nhà môi giới của ông và ra lệnh bán ngay một số
lượng CP với giá 20 bảng. Nhà môi giới trả lời “Tôi
lấy làm tiếc thưa Ngài, giá CP MU hiện tại chỉ còn
15 bảng”.
⇒ Giá CP MU đã phản ánh ngay lập tức
thông tin D.B bị gãy chân dù rằng chưa ai
công bố thông tin này.
115
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
* Tại sao cần có thị trường hiệu quả?
- Trong thị trường hiệu quả mạnh không ai
có thể lợi dụng ưu thế hơn về thông tin để
chiến thắng người khác
→ Giao dịch trên TTTC được minh bạch
và công bằng hơn.
116
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
- Nếu thị trường hiệu quả yếu sẽ có người
lợi dụng được ưu thế thông tin để kiếm lợi
nhuận
→ Nhà đầu tư tham gia thị trường chẳng
khác nào tham gia chơi một canh bạc mà
trong đó kẻ “ăn gian” chưa được phát hiện
⇒ Rất cần một TTTC hiệu quả.
117
VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
* Làm thế nào để thị trường hiệu
quả?
Thị trường hiệu quả phụ thuộc vào:
- Mức độ phát triển của nền kinh tế
- Mức độ phát triển của TTTC, nhất là yếu
tố quy mô và sự tự do hóa thị trường
+ Quy mô nhỏ làm thị trường không hoàn
hảo
+ Sự tự do hóa thị trường khiến thị trường
hấp dẫn hơn vì có sự tương đồng giữa lợi
nhuận và rủi ro.
118
CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
119
I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM
1.1. Định nghĩa NHTM
- Phát biểu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và
đầy đủ
- Nêu lên được 3 mục tiêu:
+ Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
+ Bảo vệ nghề ngân hàng
+ Bảo vệ chính sách tiền tệ quốc gia
- Được ghi vào luật ngân hàng.
120
I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM
1.1. Định nghĩa NHTM
Bản chất của NHTM:
- Là một tổ chức kinh tế
- Hoạt động mang tính chất kinh doanh
- Tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
121
I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM
1.2. Chức năng của NHTM
NHTM có 3 chức năng cơ bản:
- Chức năng trung gian tài chính
- Chức năng tạo tiền
- Chức năng “sản xuất”
122
II. PHÂN LOẠI NHTM
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu
- NHTM Nhà nước
- NHTM cổ phần
- Ngân hàng liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh
- Ngân hàng bán buôn
- Ngân hàng bán lẻ
- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
123
II. PHÂN LOẠI NHTM
2.3. Dựa vào quan hệ tổ chức
- Ngân hàng hội sở
- Ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2)
- Phòng giao dịch
124
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT
NHTM
- NHTM quốc doanh:
Có tổ chức hệ thống thống nhất từ hội sở
trung ương đến chi nhánh ở các tỉnh,
thành, quận, huyện
- NHTM cổ phần:
+ Hội sở
+ Chi nhánh (cấp 1 và cấp 2)
+ Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch.
125
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
NHTM
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng
- Hoạt động dịch vụ thanh toán
- Hoạt động ngân quỹ
- Các hoạt động khác: kinh doanh ngoại
hối, vàng, bất động sản; dịch vụ tư vấn,
bảo hiểm…
126
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
NHTM
4.1. Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,
giấy tờ có giá để huy động vốn
- Vay vốn.
127
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
NHTM
4.2. Hoạt động tín dụng
- Cho vay
- Bảo lãnh
- Chiết khấu
- Cho thuê tài chính.
128
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
NHTM
4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Dịch vụ thanh toán trong nước
- Dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho KH
- Dịch vụ thanh toán quốc tế.
129
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA
NHTM
4.4. Các hoạt động khác
- Góp vốn và mua cổ phần
- Tham gia thị trường tiền tệ
- Kinh doanh ngoại hối
- Ủy thác và nhận ủy thác
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
- Tư vấn tài chính
- Bảo quản vật quý giá.
130
V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ
NHTM
5.1. Dựa vào bảng cân đối tài sản
- Nghiệp vụ nội bảng:
+ Nghiệp vụ tài sản nợ hay nghiệp vụ huy
động vốn: nhận tiền gửi và vay
+ Nghiệp vụ tài sản có hay nghiệp vụ sử
dụng vốn: cho vay và đầu tư
- Nghiệp vụ ngoại bảng: không được
phản ánh trên bảng cân đối tài sản, chủ
yếu là hoạt động dịch vụ và bảo lãnh.
131
V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ
NHTM
5.2. Dựa vào đối tượng khách hàng
- Các nghiệp vụ đối với khách hàng
DN
+ Tiền gửi thanh toán
+ Thanh toán không dùng tiền mặt
+ Thanh toán quốc tế
+ Mua bán ngoại tệ với DN
+ Cho vay
+ Bảo lãnh
132
V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM
5.2. Dựa vào đối tượng khách hàng
- Nghiệp vụ đối với khách hàng cá
nhân
+ Tiền gửi cá nhân
+ Tiền gửi tiết kiệm
+ Thẻ thanh toán
+ Thanh toán qua ngân hàng
+ Cho vay tiêu dùng
+ Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà
+ Cho vay trả góp, cho vay kinh tế hộ gia đình
133
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA NHTM
6.1. Các quy định về vốn
NHTM khi được cấp giấy phép hoạt động
phải đảm bảp đủ mức vốn pháp định do
Chính phủ quy định:
- NH NN&PTNT Việt Nam: 2.200 tỷ đồng
- Các NHTM quốc doanh khác: 1.100 tỷ đồng
- NHTM cổ phần đô thị ở TP.HCM và Hà Nội:
70 tỷ đồng, các tỉnh khác: 50 tỷ đồng
- NHTM cổ phần nông thôn: 5 tỷ đồng.
134
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA NHTM
6.2. Các quy định về dự trữ và bảo
đảm an toàn
* Dự trữ bắt buộc:
- Là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại
NH Nhà nước để thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia
- NH Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng
và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.
135
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
6.2. Các quy định về dự trữ và bảo
đảm an toàn
* Để đảm bảo an toàn, NHTM phải duy trì
các tỷ lệ an toàn theo quy định, gồm:
Giá trị tài sản Có
Khả năng có thể thanh toán ngay
=
Thanh toán Giá trị tài sản Nợ phải
thanh toán tại một thời điểm
136
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
6.2. Các quy định về dự trữ và bảo
đảm an toàn
Tỷ lệ an toàn Giá trị vốn tự có
=
Vốn tối thiểu Giá trị tài sản Có
137
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
6.2. Các quy định về dự trữ và bảo
đảm an toàn
Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng
cho vay trung và dài hạn
Tn =
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
Tn: tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được
sử dụng để cho vay trung và dài hạn
138
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
6.2. Các quy định về dự trữ và bảo
đảm an toàn
Dư nợ cho vay
Td =
Số dư tiền gửi
Td: tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư
tiền gửi
139
VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
6.3. Các quy định về cho vay
Nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của
NHTM, Luật còn quy định một số hạn chế
đối với hoạt động tín dụng của NHTM.
(Tham khảo tài liệu)
140
CHƯƠNG 6
HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN
141
I.HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM
NHTM được huy động vốn dưới các hình
thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân,
các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và
giấy tờ có giá.
142
I. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHTM
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
hoạt động tại VN và các tổ chức tín dụng
nước ngoài
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy
định của Luật NHNN VN.
143
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
2.1. Đối với NHTM
- Góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân
hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Thông qua hoạt động huy động vốn,
NHTM có thể đo lường được uy tín cũng
như sự tín nhiệm của khách hàng với NH.
144
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
2.2. Đối với khách hàng
- Cung cấp cho khách hàng một kênh tiết
kiệm và đầu tư sinh lợi
- Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn
để cất trữ và tích lũy vốn nhàn rỗi
- Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận
với các dịch vụ khác của NH: DV thanh
toán qua NH, DV tín dụng.
145
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NHTM
3.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền
gửi
- Là hình thức huy động cổ điển và riêng có
của NHTM
- Là điểm để phân biệt giữa NHTM và các
tổ chức tín dụng phi NH.
146
3.1.1. Tiền gửi thanh toán
a. Đối tượng khách hàng và tình
huống sử dụng
TGTT là hình thức huy động vốn của NHTM
bằng cách mở cho khách hàng tài khoản
gọi là tài khoản TGTT
Tài khoản này mở cho các đối tượng cá
nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán qua
NH
Thanh toán qua NH là một loại dịch vụ
thanh toán.
147
Ngân hàng thực hiện:
- Trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị
phải trả, bằng cách ghi nợ vào TK
- Chuyển sang TK của đơn vị thụ hưởng,
bằng cách ghi có vào TK
Số dư có trên TK TGTT của khách
hàng được hình thành từ:
- Do khách hàng nộp tiền mặt vào
- Do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ
các đơn vị khác.
148
Số dư TK TGTT của khách hàng đôi khi
nhàn rỗi tạm thời → NH có thể sử dụng
cho hoạt động của mình
Toàn bộ số dư trên TK TGTT giúp hình
thành nên nguồn vốn ngắn hạn của NH
NH có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp
tín dụng ngắn hạn hoặc cung cấp các dịch
vụ ngân hàng khác.
149
b. Thủ tục mở tài khoản
- Đối với khách hàng cá nhân:
+ Điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK TG
+ Đăng ký chữ ký mẫu
+ Xuất trình và nộp bản sao giấy CMND
- Đối với khách hàng tổ chức:
+ Điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK TGTT
+ Đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu
+ Xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ
chứng minh tư cách pháp nhân và tư cách
đại diện chủ TK.
150
- Đối với khách hàng là đồng chủ TK
+ Điền và nộp giấy đề nghị mở TK đồng sở
hữu
+ Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp
pháp của người đại diện cho tổ chức tham
gia TK đồng sở hữu
+ Văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng
TK chung của các đồng chủ TK.
151
c. Tính lãi tiền gửi thanh toán
- Ở các nước phát triển, NH không trả lãi
cho khách hàng mở TK TGTT
- Ở VN, để thu hút khách hàng gửi tiền vào
NH nên NH vẫn trả lãi đối với TK TGTT
- Lãi suất của TGTT thường rất thấp, tính
theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý
Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư * LS
Tiền lãi =
30
152
Ngày tháng Số dư Số ngày Tích số
1/4 50 2 100
3/4 70 6 420
9/4 25 6 150
15/4 60 7 420
22/4 150 4 600
26/4 250 2 500
28/4 100 3 300
30/4
Cộng 2.490
153
Giả sử, đó là tình hình số dư trên TK TGTT
của công ty A, với lãi suất TGTT là
0,2%/tháng.
Tiền lãi tháng 4 của TK TGTT của công ty A
được tính như sau:
Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư * LS
Tiền lãi =
30
2.490 x 0,2%
= = 0,166 tr. đ
30
154
3.1.2. Tiền gửi tiết kiệm
a. Tiết kiệm không kỳ hạn
- Đối tượng khách hàng: cá nhân, tổ chức, không
thiết lập kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai
- Mục tiêu: an toàn và tiện lợi
- Khách hàng có thể gửi và rút tiền bất kỳ lúc nào
nên lãi suất thấp
- Thủ tục mở sổ: đơn giản
+ Điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không
kỳ hạn kèm giấy CMNN và chữ ký mẫu
+ Được cấp sổ tiền gửi.
155
- Khi giao dịch, khách hàng phải xuất trình
sổ tiền gửi
- Chỉ thực hiện được giao dịch ngân quỹ
như gửi tiền và rút tiền
- Không thực hiện được giao dịch thanh
toán như TGTT
- Không được kèm theo dịch vụ thẻ giao
dịch qua máy ATM.
156
b. Tiết kiệm định kỳ
- Đối tượng khách hàng: cá nhân, tổ chức,
thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong
tương lai
- Mục tiêu: an toàn, sinh lợi
- Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn,
thay đổi tùy theo hạn gửi; tùy theo đồng
tiền; tùy theo uy tín và rủi ro của NH
- Thủ tục: tương tự như tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn.
157
- Khách hàng chỉ được rút tiền đúng kỳ hạn
cam kết, nếu rút trước hạn sẽ bị mất tiền
lãi hoặc hưởng lãi rất thấp
- Căn cứ vào thời hạn phân thành tiền gửi
kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,
12 tháng và trên 12 tháng
- Căn cứ vào phương thức trả lãi:
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ.
158
c. Các loại tiết kiệm khác
Ngoài 2 loại tiết kiệm chủ yếu trên, các
NHTM còn thiết kế những loại tiền gửi tiết
kiệm khác như:
- Tiết kiệm tiện ích
- Tiết kiệm có thưởng
- Tiết kiệm an khang…
→Làm đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng
yêu cầu của khách hàng và tạo rào cản dị
biệt với đối thủ cạnh tranh.
159
3.2. Huy động vốn qua phát hành
giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín
dụng phát hành để huy động vốn trong đó
xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền
trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ
chức tín dụng và người mua
Một giấy tờ có giá thường kèm theo các
thuộc tính sau: mệnh giá, thời hạn giấy tờ
có giá, lãi suất được hưởng.
160
* Phân loại giấy tờ có giá:
- Căn cứ vào quyền sở hữu:
+ Giấy tờ có giá ghi danh: có ghi tên người
sở hữu
+ Giấy tờ có giá vô danh: không ghi tên
người sở hữu, thuộc sở hữu của người
nắm giữ nó
- Căn cứ vào thời hạn:
+ Giấy tờ có giá ngắn hạn
+ Giấy tờ có giá dài hạn.
161
3.2.1. Huy động vốn ngắn hạn
- Các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có
giá ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng
- Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn,
tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị
phát hành
- Sau khi được xem xét và phê duyệt đề
nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ ra
thông báo phát hành.
162
3.2.2. Huy động vốn trung và dài hạn
- Muốn huy động vốn trung và dài hạn, các
NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu, cổ phiếu
- Trái phiếu do NH phát hành được xem
như trái phiếu công ty
- So với trái phiếu chính phủ, trái phiếu NH
rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao
hơn so với trái phiếu Kho bạc.
163
3.3. Huy động vốn từ các tổ chức TD
khác
- Thông qua tài khoản của các tổ chức TD
khác mở tại NHTM trong hệ thống thanh toán
- Vay vốn từ NHNN.
164
IV. GIẢI PHÁP TĂNG VỐN CỦA
NHTM
- Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng
góp của cổ đông hiện hữu
- Sáp nhập các NH có quy mô nhỏ thành
NH có quy mô lớn
- Bán cổ phần cho NH nước ngoài.
165
CHƯƠNG 7
HOẠT ĐỘNG CẤP
TÍN DỤNG
166
I. KHÁI QUÁT VỀ HĐ CẤP TÍN DỤNG
II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NHTM
III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU
CHỨNG TỪ CÓ GIÁ
IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NHTM
167
I. KHÁI QUÁT VỀ HĐ CẤP TÍN DỤNG
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá
nhân dưới hình thức:
- Cho vay
- Bảo lãnh
- Chiết khấu
- Cho thuê tài chính
168
II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NHTM
1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay
2. Các sản phẩm cho vay của NHTM
169
II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NHTM
1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay
1.1. Nguyên tắc vay vốn
1.2. Điều kiện vay
1.3. Hồ sơ vay vốn
1.4. Thẩm định và quyết định cho vay
1.5. Hợp đồng tín dụng
1.6. Giới hạn cho vay
1.7. Hạn chế cho vay
1.8. Những trường hợp không cho vay
170
1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao cho KH một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời hạn nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
171
1.1. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
172
1.2. Điều kiện vay
- Có năng lực PL dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của PL
- Có mục đích vay vốn hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ
trong thời hạn cam kết
- Có phương án SXKD, DV khả thi
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền
vay theo quy định của CP và hướng dẫn
của NHNN VN.
173
1.3. Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân
- Phương án SXKD và kế hoạch trả nợ, dự
án đầu tư
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất
- Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
- Các giấy tờ khác nếu cần.
174
1.4. Thẩm định và quyết định cho vay
- Các TCTD đều xây dựng quy trình xét
duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo
tính độc lập, phân định rõ ràng trách
nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu
thẩm định và quyết định cho vay
- Quy định cụ thể và niêm yết công khai thời
hạn tối đa phải thông báo quyết định cho
vay hoặc không cho vay đối với KH.
175
1.5. Hợp đồng tín dụng
Việc cho vay của TCTD và KH vay phải
được lập thành hợp đồng tín dụng
- HĐTD gồm: điều kiện vay, mục đích sử
dụng vốn vay, phương thức cho vay, số
vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình
thức bảo đảm, phương thức trả nợ…
- HĐTD nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai
bên: KH và NH.
176
II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NHTM
2. Các sản phẩm cho vay của NHTM
2.1. Cho vay ngắn hạn đối với DN
a/ Cho vay từng lần
b/ Cho vay theo hạn mức tín dụng
2.2. Cho vay trung và dài hạn đối với
DN
2.3. Cho vay đối với KH cá nhân
177
2. Các sản phẩm cho vay của NHTM
2.1. Cho vay ngắn hạn đối với DN
Để đầu tư vào tài sản lưu động, DN thường
sử dụng vốn ngắn hạn, gồm:
- Các khoản nợ phải trả người bán
- Các khoản ứng trước của người mua
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Các khoản phải trả CNV
- Vay ngắn hạn ngân hàng
Khi nào thiếu hụt sẽ vay ngắn hạn từ
NH.
178
* Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của DN chia
thành:
- Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên: xuất
phát từ sự không ăn khớp nhau về thời gian
và quy mô tiền vào và tiền ra của DN
- Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ: xuất phát
từ đặc điểm thời vụ của hoạt động SXKD
khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột
biến
→ Là cơ sở để ngân hàng thực hiện
cấp tín dụng cho DN.
179
* Lợi ích của việc vay vốn và cho
vay:
- Đối với DN:
Giúp DN bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo DN
có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh
doanh
- Đối với NH:
Giúp NH tiêu thụ được sản phẩm của mình
góp phần mang lại lợi nhuận cho NH.
180
* Phương thức cho vay
a/ Cho vay từng lần
* Đặc điểm: KH xin vay món nào phải làm hồ
sơ xin vay món đó.
* Cách thức phát tiền vay: dựa vào hợp
đồng tín dụng phát tiền vay theo yêu cầu
của KH
* Thu nợ và lãi: thực hiện theo mức tiền và
kỳ hạn quy định trong hợp đồng.
Lãi tiền vay = số tiền vay x TH vay x
LS vay
181
* Phạm vi áp dụng:
- KH vay không thường xuyên
- KH vay thường xuyên nhưng chưa được
NH tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín
dụng
- Thường áp dụng cho các khoản vay dài
hạn hoặc cho vay các dự án
- Thường yêu cầu KH phải có bảo đảm.
182
* Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
NH chủ động sử dụng vốn và thu lãi cao
- Nhược điểm:
Thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, KH
không chủ động được nguồn vốn, hiệu
quả sử dụng vốn vay không cao.
183
b/ Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Đặc điểm cơ bản là một hồ sơ xin vay dùng
để xin vay cho nhiều món vay
- NH sẽ tiến hành phân tích tín dụng và nếu
đồng ý hai bên sẽ ký kết HĐ tín dụng và
xác định hạn mức tín dụng cho KH
- Một HĐ tín dụng sử dụng cho cả quý, năm
* Hạn mức tín dụng: Là mức dư nợ vay
tối đa được duy trì trong một thời gian nhất
định mà NH và KH đã thoả thuận trong
HĐ tín dụng.
184
* Phát tiền vay: Căn cứ vào bảng kê
chứng từ xin vay của khách để giải ngân
bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay
luân chuyển và ghi có vào tài khoản tiền
gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung
cấp
* Thu nợ: việc thu nợ theo tài khoản cho
vay luân chuyển
* Thu lãi: cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi
theo phương pháp tích số
* Phạm vi áp dụng: KH có nhu cầu vay
vốn thường xuyên, được NH tín nhiệm.
185
2.2. Cho vay trung và dài hạn đối với
DN
2.2.1. Mục đích của cho vay trung và
dài hạn
Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có
thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời
hạn từ 60 tháng trở lên
- Đ/v DN: nhằm đầu tư vào TSCĐ của DN
và một phần vào TSLĐ thường xuyên
- Đ/v NH: góp phần đem lại lợi nhuận cho
NH.
186
2.2.2. Thủ tục vay vốn trung và dài hạn
Khách hàng phải lập và nộp hồ sơ vay vốn cho NH
Hồ sơ vay vốn cũng tương tự như hồ sơ vay vốn
ngắn hạn, khác ở chỗ:
- KH phải lập và nộp cho NH dự án đầu tư vay
vốn dài hạn
- Thay cho phương án SXKD hoặc kế hoạch vay
vốn ngắn hạn
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để NH xét cho
vay
- Dự án đầu tư do DN tự lập hoặc thuê chuyên gia.
187
Một dự án đầu tư bao gồm các nội
dung:
- Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và
về dự án
- Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án
- Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của
dự án
- Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự
án
Trong đó, phân tích sự khả thi về mặt
tài chính của dự án là quan trọng nhất.
188
* Lập dự án đầu tư là cần thiết vì:
- Đây là căn cứ để NH đánh giá tính khả thi
về tài chính của dự án
- Nhằm bảo vệ lợi ích của KH
- Đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân
hàng
2.2.3. Các phương thức cho vay
- Cho vay mua sắm máy móc thiết bị
- Cho vay đầu tư dự án.
189
2.3. Cho vay đối với KH cá nhân
Các sản phẩm tín dụng dành cho KH
cá nhân ở nông thôn tiêu biểu như:
- Cho vay SX hộ gia đình trong lĩnh vực
chăn nuôi, trồng trọt
- Cho vay SX hộ gia đình trong lĩnh vực
lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản
- Cho vay mua sắm công cụ lao động hoặc
máy móc phục vụ nông nghiệp…
190
Các sản phẩm tín dụng dành cho KH
cá nhân ở thành thị tiêu biểu như:
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà
- Cho vay mua nhà
- Cho vay SXKD
- Cho vay mua xe
- Cho vay hỗ trợ du học…
191
Hồ sơ vay vốn gồm:
 Giấy đề nghị vay vốn
 Giấy CMND ,hộ khẩu
 Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn
 Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp
hoặc cầm cố
 Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập.
192
III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU
CHỨNG TỪ CÓ GIÁ
1. Khái niệm chiết khấu
2. Chiết khấu thương phiếu
3. Chiết khấu chứng từ có giá khác
193
III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU
CHỨNG TỪ CÓ GIÁ
1. Khái niệm chiết khấu
Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng
theo đó các tổ chức tín dụng nhận các
chứng từ có giá và trao cho KH một số
tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận
chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí
mà NH được hưởng
Các NHTM nhận chiết khấu các loại chứng
từ như: thương phiếu, trái phiếu, kỳ
phiếu….
194
* Điểm khác biệt so với vay:
- Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng
ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm
bảo tín dụng
- NH thu lãi trước khi phát hành tiền vay
bằng cách khấu trừ vào mệnh giá
- Quy trình xem xét tín dụng đơn giản và
nhanh chóng.
195
2. Chiết khấu thương phiếu
* Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi
nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam
kết thanh tóan không điều kiện một số tiền
xác định trong thời gian nhất định
Thương phiếu gồm có hai loại:
- Hối phiếu
- Lệnh phiếu
196
* Hối phiếu
Là chứng chỉ có giá do người ký phát lập,
yêu cầu người bị ký phát thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi
có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất
định trong tương lai cho người thụ hưởng
Trong thương mại hối phiếu do người xuất
khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền.
197
* Lệnh phiếu
Là chứng chỉ có giá do người phát hành lập,
cam kết thanh toán không điều kiện một
số tiền xác định khi có yêu cầu vào một
thời gian nhất định trong tương lai cho
người thụ hưởng
Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín
dụng ngắn hạn của NHTM được thực hiện
dưới hình thức KH sẽ chuyển nhượng
quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn
thanh toán cho NH để nhận một khoản
tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu.
198
Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương
phiếu so với tiền KH nhận đươc gọi là lãi
chiết khấu và phí hoa hồng
Nếu NH không đòi được nợ thì sẽ có quyền
đòi nợ ở người xin chiết khấu
Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, NH
xác định số tiền phát ra cho KH như sau:
Số tiền chuyển Mệnh Lãi Hoa
cho người = giá – chiết – hồng
Xin CK TP khấu phí
199
Trong đó,
Hoa hồng phí = Mệnh giá TP * Tỷ lệ hoa hồng(%)
Mệnh Lãi suất Số ngày
Lãi giá x CK x nhận
chiết TP (%) năm CK
=
khấu 360
- Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin
chiết khấu tới ngày đáo hạn (không tính
ngày xin CK và ngày đáo hạn)
- Cách thức thu lãi thực hiện ngay khi chiết
khấu bằng cách khấu trừ vào mệnh giá.
200
3. Chiết khấu chứng từ có giá khác
- Trái phiếu
- Tín phiếu kho bạc Nhà nước
- Kỳ phiếu
- Sổ tiền gửi tiết kiệm
Trái phiếu và tín phiếu kho bạc Nhà nước
người hưởng lợi là người mua, người thanh
toán là Kho bạc Nhà nước.
Có hai loại trái phiếu: trái phiếu không
hưởng lãi định kỳ và trái phiếu hưởng lãi
định kỳ.
201
- Trái phiếu không hưởng lãi định kỳ:
phương pháp tính CK giống như CK
thương phiếu
- Trái phiếu được hưởng lãi định kỳ:
Số tiền
chuyển cho
người xin CK
Trị giá
CK
Lãi CK Hoa hồng
phí
= --
Trị giá CK = Mệnh giá +
Lãi hưởng
định kỳ
Hoa hồng
phí =
Trị giá
CK
Tỷ lệ hoa
hồng (%)
x
Lãi CK =
Trị giá
CK x
Lãi suất
CK năm
số ngày
nhận CKx
360
202
IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NHTM
1. Khái niệm bảo lãnh
2. Chức năng của bảo lãnh
3. Các loại bảo lãnh
203
IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NHTM
1. Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh NH là cam kết bằng văn bản của
tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên
có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH
(bên được bảo lãnh) khi KH không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
204
Quan hệ bảo lãnh bao gồm:
1.1. Bên bảo lãnh: là các tổ chức tín dụng
bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần,
NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài tại
VN, các tổ chức tín dụng khác…
1.2. Bên được bảo lãnh: là các KH gồm:
- Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại VN: DN Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh……
- Các tổ chức tín dụng
- Hợp tác xã và các tổ chức khác
205
1.3. Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ
chức tín dụng
1.4. Cam kết bảo lãnh
Là cam kết đơn phương bằng văn bản hoặc
văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng,
khách hàng được bảo lãnh với bên nhận
bảo lãnh v/v TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho KH khi KH không thực
hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh.
206
2. Chức năng của bảo lãnh
* Góc độ NH:
+ Là nghiệp vụ có thu tiền
+ không ảnh hưởng đến nguồn vốn và sử dụng
vốn của NH
* Góc độ khách hàng: là công cụ quan trọng
hỗ trợ khách hàng
2.1. Bảo lãnh là công cụ bảo đảm:
- Là chức năng quan trọng của bảo lãnh
-Tạo sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng ký kết
dễ dàng, thuận lợi
2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ:
Người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được
vay nợ, thu hồi vốn nhanh…
207
3. Các loại bảo lãnh
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Các loại bảo lãnh khác…
208
CHƯƠNG 8
HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUA NGÂN HÀNG
209
I. TỔNG QUAN VỀ HĐ THANH TOÁN
QUA NGÂN HÀNG
II. THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH
HÀNG
III. THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN
HÀNG
210
I. TỔNG QUAN VỀ HĐ THANH TOÁN
QUA NGÂN HÀNG
1. Tiện ích của thanh toán qua NH
TTQNH là hình thức thanh toán bằng cách
trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị
phải trả sang tài khoản của đơn vị thụ
hưởng thông qua trung gian NH.
211
Tiện ích của HĐ TTQNH:
a/ Góc độ ngân hàng:
- Đáp ứng nhu cầu thanh toán, NH cung
cấp các dịch vụ kèm theo như: tín dụng,
thẻ thanh toán, mua bán ngoại tệ…
- Huy động tiền gửi thanh toán của KH
- Theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính
và tình hình sử dụng vốn vay của KH.
212
b/ Góc độ khách hàng:
- Giúp cho thực hiện việc thanh toán tiện
lợi, an toàn và tiết kiệm
- Giúp lưu giữ tiền chờ thanh toán trên tài
khoản của NH vừa an toàn vừa sinh lợi
- Có thể tìm hiểu và tiếp cận với các dịch vụ
khác do NH cung cấp.
213
2. Điều kiện thực hiện thanh toán qua
NH
- KH phải có tài khoản ở NH
- KH phải am hiểu quy chế TTQNH
- Nếu là người chi trả thì tài khoản của KH
phải có đủ số dư ở thời điểm NH thực hiện
việc chi trả
TTQNH có thể là thanh toán:
- Giữa các KH qua trung gian NHTM
- Giữa các NHTM với nhau.
214
II. THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH
HÀNG
TT giữa các KH qua NH là việc TT bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người phải trả
chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng
thông qua nghiệp vụ kế toán thanh toán của
NH
Yêu cầu đối với KH:
- Phải có tài khoản ở NH
- TK phải có đủ số dư để thực hiện việc chi trả
TTQNH phải được thực hiện theo quy chế do
NHNN ban hành.
215
Các hình thức TTQNH giữa các KH:
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Thanh toán bằng thư tín dụng
- Thanh toán bằng séc
216
2.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
(UNC)
2.1.1. Nội dung và quy trình thực
hiện
UNC là lệnh chi tiền do chủ TK lập theo mẫu
của NH để yêu cầu NH trích tiền từ TK
của người lập chuyển vào TK của người
thụ hưởng
- UNC có thể được chuyển đến NH thông
qua người lập hoặc người thụ hưởng.
217
- Nhận được UNC, NH kiểm tra TK
người lập (người chi trả):
+ Nếu đủ, NH ghi nợ vào TK người chi trả,
ghi có vào TK người thụ hưởng
+ Nếu không đủ, thì xem KH có được
phép thấu chi hay không:
. Nếu được, tiếp tục xử lý thanh toán
. Nếu không, NH từ chối thực hiện TT
UNC.
218
Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
(1): Bên thụ hưởng cung cấp hàng hóa hoặc
dịch vụ cho bên chi trả
(2): Bên chi trả lập UNC nộp vào NH
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên thụ hưởng
(1
)
(2
)
NH bên chi trả
219
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên thụ hưởngNH bên chi trả
(1
)
(3
)
(2
)
(5
)
(4
)
Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
(3): NH bên chi trả thực hiện chi tiền thông qua NH
bên thụ hưởng
(4): NH bên thụ hưởng báo có cho bên thụ hưởng
(5): NH bên chi trả báo nợ cho bên chi trả.
220
2.1.2. Xử lý nghiệp vụ
a/ Thủ tục lập lệnh chi
- Lệnh chi dưới dạng chứng từ giấy, NH
phục vụ người trả tiền hướng dẫn KH lập,
xử lý lệnh chi phù hợp quy định của NHNN
- Lệnh chi dưới dạng chứng từ điện tử phải
đáp ứng các chuẩn dữ liệu do NH quy định
b/ Thủ tục thanh toán lệnh chi
Thực hiện ở cả hai NH, NH phục vụ người trả
tiền, NH phục vụ người thụ hưởng
221
* Đối với NH phục vụ người trả tiền:
- Kiểm soát chứng từ
+ Chứng từ giấy: phải kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp và đối chiếu kiểm tra số dư
trên TK của người trả tiền
+ Chứng từ điện tử: kiểm soát kỹ thuật
thông tin và nội dung nghiệp vụ
- Nếu hợp lệ, đảm bảo khả năng thanh
toán, NH ghi ngày hạch toán, số hiệu TK,
ký tên trên lệnh chi theo đúng quy định
- Nếu không hợp lệ hoặc không đủ khả
năng TT thì NH trả ngay cho người nộp.
222
- Xử lý chứng từ và hạch toán
+ Người trả tiền và người thụ hưởng cùng
mở TK tại một NH
+ Người thụ hưởng mở TK tại NH khác
+ Chứng từ giấy
+ Chứng từ điện tử
223
2.1.3. Sử dụng thể thức thanh toán
UNC
Thể thức thanh toán bằng UNC có thể sử
dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ
cung ứng hoặc chuyển tiền
Lưu ý: NH chỉ có thể thực hiện chi trả UNC
khi số dư trên TK của bên lập UNC có đủ
để thực hiện lệnh chi
→ Nên kiểm tra uy tín và tình hình tài chính
của bên lập UNC kỹ trước khi thực hiện
giao dịch hàng hóa hay dịch vụ.
224
2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
(UNT)
2.2.1. Nội dung và quy trình thanh
toán
UNT là giấy ủy nhiệm do KH lập theo mẫu
của NH để ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ
bên chi trả sau khi đã cung cấp hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ
Sau khi lập, UNT sẽ được gửi cho NH phục
vụ bên thụ hưởng để NH thực hiện thu hộ
tiền từ bên nhận chi trả.
225
Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên thụ hưởngNH bên chi trả
(1
)
(2
)
(1): Bên thụ hưởng giao hàng hoặc cung cấp dịch
vụ cho bên chi trả
(2): Bên thụ hưởng lập UNT nộp vào NH phục vụ
mình để ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ bên chi trả
226
Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên thụ hưởngNH bên chi trả
(1
)
(4
)
(2
)
(3
)
(3): NH phục vụ bên thụ hưởng chuyển UNT sang
NH phục vụ bên chi trả để đòi tiền bên chi trả
(4): NH phục vụ bên chi trả chuyển UNT đòi tiền
bên chi trả
227
Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên thụ hưởngNH bên chi trả
(1
)
(6
)
(4
)
(2
)
(3
)
(7
)
(5
)
(5): Bên chi trả thông báo đồng ý trả tiền
(6): NH bên chi trả chuyển tiền cho NH bên thụ
hưởng để ghi có vào TK của bên thụ hưởng
(7): NH bên thụ hưởng sau khi có sẽ báo có cho
bên thụ hưởng.
228
2.2.2. Xử lý nghiệp vụ
* Thủ tục lập UNT
Người thụ hưởng lập UNT kèm hóa đơn
chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp
vào NH phục vụ mình hoặc NH phục vụ
người trả tiền
Mẫu UNT, thủ tục lập, phương thức giao
nhận UNT do NH quy định nhưng đảm
bảo đúng pháp luật.
229
* Thủ tục thanh toán UNT
- Người thụ hưởng và người trả tiền mở TK
tại một NH
- Người trả tiền và người thụ hưởng mở TK
tại hai NH khác nhau
+ Người trả tiền đủ khả năng thanh toán
+ Người trả tiền không đủ khả năng
thanh toán
230
2.2.3. Sử dụng thể thức thanh toán
UNT
UNT có thể thực hiện trong trường hợp hai
bên mua bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ có sự tín nhiệm nhau, hoặc thanh
toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo
đếm chính xác như điện, nước, điện thoại.
Bên cung ứng chỉ nên áp dụng thể thức
thanh toán này khi biết rõ uy tín thanh
toán của bên nhận cung ứng.
231
2.3. Thanh toán bằng thẻ
ngân hàng
232
2.3. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thẻ NH là phương tiện thanh toán do NH
phát hành và cung cấp cho KH sử dụng
trong TT và rút tiền mặt ở NH hoặc ở các
máy rút tiền tự động
Có hai loại thẻ:
- Thẻ tín dụng (credit card)
- Thẻ ghi nợ (debit card)
233
2.3.1. Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ
NH
* Đối với khách hàng
- Phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử
dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định của NH
- Sau khi được NH chấp thuận, KH phải ký
hợp đồng sử dụng thẻ với NH
- Nếu phải lưu ký tiền thì KH phải lập lệnh
chi trích TK TG của mình hoặc nộp tiền
mặt.
234
* Đối với ngân hàng phát hành thẻ
- Xem xét, kiểm tra thẩm định nếu KH đủ
điều kiện sử dụng thẻ thì làm thủ tục cấp
thẻ cho KH
- Lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành, giao
thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu ký nhận.
235
2.3.2. Thủ tục thanh toán thẻ
a/ Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ
cho các đơn vị chấp nhận thẻ
Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có
hợp đồng thỏa thuận giữa NH phát hành
thẻ hoặc NH thanh toán thẻ với đơn vị
chấp nhận thẻ
* Tại các đơn vị chấp nhận thẻ phải sử
dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc
kiểm tra bằng mắt để kiểm tra:
236
- Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ
- Đối chiếu số thẻ của KH với thông báo về
danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của NH
- Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức TT
do NHTT quy định
- Kiểm tra giấy CMND hoặc hộ chiếu của
người cầm thẻ xem có phải là chủ thẻ hay
không (nếu có nghi ngờ)
Nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp
nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán HH, DV,
yêu cầu chủ thẻ ký tên trên hóa đơn, đối
chiếu chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có).
237
Hóa đơn thanh toán được lập thành 3 liên:
- 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ
- 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ
- 1 liên kèm bảng kê các hóa đơn thanh
toán (đơn vị chấp nhận thẻ lập cuối ngày
hoặc định kỳ theo thỏa thuận với NH) gửi
cho NH thanh toán thẻ để thanh toán
* Tại ngân hàng thanh toán thẻ
- Nhận được bảng kê kèm hóa đơn TT của
đơn vị chấp nhận thẻ
- Kiểm tra đủ điều kiện TT thì TT ngay cho
đơn vị chấp nhận thẻ.
238
2.3.3. Thủ tục thay đổi hạn mức thanh
toán của thẻ, gia hạn sử dụng thẻ
* Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán thẻ
Chủ thẻ có thể yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức
thanh toán thẻ hoặc giảm hạn mức thanh toán
thẻ với điều kiện phải lập giấy đề nghị (theo
mẫu của NH) và kèm theo thẻ nộp vào NH phát
hành thẻ
* Thủ tục gia hạn sử dụng thẻ:
Chủ thẻ có thể đề nghị NH gia hạn sử dụng thẻ
với yêu cầu phải lập giấy đề nghị gia hạn sử
dụng thẻ và kèm theo thẻ nộp vào NH phát
hành thẻ.
239
2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng
(TTD)
TTD là thể thức thanh toán theo đó một NH
theo yêu cầu của KH phát hành một TTD
để cam kết TT tiền cho bên bán nếu bên
bán xuất trình được bộ chứng từ chứng
minh đã cung cấp hàng hóa theo đúng
quy định ghi trong TTD.
240
2.4.1. Thủ tục mở thư tín dụng
- Người trả tiền lập giấy mở TTD nộp vào
NH phục vụ mình (theo mẫu của NH)
- Người trả tiền lập bản đăng ký chữ ký mẫu
của người được ủy quyền nhận hàng
- Nếu người thụ hưởng mở TK ở NH cùng
hệ thống với người trả tiền thì NH đồng ý
mở TTD
- Nếu người thụ hưởng mở TK ở NH khác
hệ thống thì NH phục vụ người trả tiền chỉ
đồng ý mở TTD khi các NH có tham gia
thanh toán bù trừ với nhau.
241
III. THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN
HÀNG
- Thanh toán qua NH Nhà nước
- Thanh toán bù trừ giữa các NH
- Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các NH
242
3.1. Thanh toán qua NH Nhà nước
Thanh toán qua NHNN là việc thực hiện
thanh toán giữa các NHTM thông qua tài
khoản của các NHTM mở tại NHNN
Khi đó,
- NHTM đóng vai trò là khách hàng đối với
NHNN
- NHNN đóng vai trò trung gian thanh toán
giữa các NHTM tương tự như NHTM đóng
vai trò trung gian thanh toán giữa các
khách hàng.
243
3.2. Thanh toán bù trừ giữa các NH
Việc thanh toán bù trừ giữa các NH do
NHNN làm chủ trì được thực hiện theo các
văn bản quy định hiện hành của NHNN
Thanh toán bù trừ trực tiếp giữa hai hay
nhiều NH trên địa bàn huyện, thị xã không
có chi nhánh NHNN thì chọn một NH làm
chủ trì và các NH khác phải mở TK tại NH
chủ trì để thực hiện việc thanh toán bù trừ.
244
3.3. Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa
các NH
Có thể thực hiện bằng một trong hai cách:
- Mở tài khoản tiền gửi ở một NH khác để
giao dịch thanh toán (tương tự như trường
hợp các NH mở TKTG tại NHNN)
- Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NH có
quan hệ thanh toán với nhau theo hợp
đồng ủy thác.
245
CHƯƠNG 9
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NGÂN
HÀNG
246
I.TỔNG QUAN VỀ NV KINH DOANH
NGOẠI TỆ (KDNT)
1. Tổ chức hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của NH
Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mua và
bán ngoại tệ của NHTM nhằm đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho DN
Nghiệp vụ KDNT mang lại thu nhập “phi tín
dụng” cho NH, góp phần đa dạng hóa
nguồn thu nhập của NH.
247
Nghiệp vụ KDNT được thực hiện bởi
phòng KDNT, gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận KDNT trên thị trường quốc tế
- Bộ phận KDNT với khách hàng nội địa
Nhân viên phòng KDNT có thể đóng vai
trò:
- Nhà kinh doanh - dealers
- Nhà môi giới - brokers
- Nhà đầu cơ - speculartors
- Nhà kinh doanh chênh lệch giá - arbitrageurs.
248
2. Các loại giao dịch ngoại tệ
- Giao dịch giao ngay ngoại tệ
- Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
- Giao dịch giao sau ngoại tệ
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ
- Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá
249
3. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro biến
động tỷ giá
- NH mua vào nhiều hơn bán ra một loại
ngoại tệ khi đó NH đang ở trạng thái dương
ngoại tệ đó
→ Rủi ro xảy ra khi NT giảm giá trong tương lai
- NH bán ra nhiều hơn mua vào một loại
ngoại tệ khi đó NH đang ở trạng thái âm
ngoại tệ đó
→ Rủi ro xảy ra khi NT lên giá trong tương lai.
250
 Khi trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó
chưa cân bằng
 NH phải tìm cách trở về trạng thái cân
bằng bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ
- Nếu đang ở trạng thái dương thì bán ra
- Nếu đang ở trạng thái âm thì mua vào.
251
II. KINH DOANH NGOẠI TỆ TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Cơ chế kinh doanh ngoại tệ với thị
trường quốc tế
- NHTM phải được sự cho phép của
NHNN
- Phải tuân theo quy định về mở TK và
chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
- Phòng KDNT tuyển dụng, huấn luyện
các nhân viên KDNT
- NHTM đặt ra một hạn mức nhất định cho
phép nhân viên thực hiện giao dịch.
252
2. Thông tin về tỷ giá
- Thường xuất hiện trên các phương tiện
thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình,
internet
- Thông tin về tình hình kinh tế, cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, lãi
suất, chính sách tiền tệ, giá dầu, giá vàng
- Cần phải được thu thập và phân tích hàng
ngày, hàng giờ để làm cơ sở cho việc dự
báo tỷ giá trước khi ra lệnh mua hay bán.
253
3. Dự báo tỷ giá
- Giúp hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá
của ngoại tệ → quyết định mua hay bán
Những
thông tin
có ảnh
hưởng
đến tỷ giá
Các công
cụ dự báo
tỷ giá
Kỳ vọng
hợp lý về
tỷ giá
ngoại tệ
Quyết
định
mua hay
bán NT
Đặt lệnh mua
hay lệnh bán
254
3.1. Thông tin ảnh hưởng đến tỷ giá
Có nhiều thông tin ảnh hưởng tỷ giá trong
đó lạm phát và lãi suất được xem là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá
Khi phân tích ảnh hưởng của một yếu tố nào
đó đến tỷ giá cần hiểu rõ chiều hướng tác
động của nó
Đòi hỏi người phân tích phải am hiểu
thông tin, nắm rõ tình hình thị
trường và có kỹ năng phân tích.
255
3.2. Các công cụ dự báo tỷ giá
* Lý thuyết cân bằng
sức mua - PPP
- Giả định không có chi phí
giao dịch và các yếu tố
khác không đổi
- Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm
phát cao hơn được kỳ
vọng sẽ giảm giá so với
đồng tiền kia
Mô hình dự báo tổng quát:
t
EUR
USD
t
i
i
ee 





+
+
=
1
1
0
et: tỷ giá EUR/USD ở
thời điểm t
e0: tỷ giá EUR/USD ở
hiện tại
iUSD: tỷ lệ lạm phát của
USD
iEUR: tỷ lệ lạm phát của
EUR
Thông thường t = 1
256
* Nhược điểm của mô hình dự báo
này:
- Cho rằng chỉ có lạm phát tác động trực
tiếp đến tỷ giá
- Các yếu tố khác thông qua lạm phát tác
động gián tiếp đến tỷ giá
→ Không đúng trên thực tế nên hạn
chế mức độ chính xác của mô hình
Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát thường công bố
theo năm mà nhà kinh doanh cần dự báo
tỷ giá với thời hạn ngắn hạn.
257
* Lý thuyết cân bằng lãi suất - IRP
Số hiệu lãi suất có thể
thu thập theo thời hạn
năm, tháng, ngày nên
dự báo tỷ giá cho thời
hạn tương đối ngắn
Công thức tổng quát:
t
EUR
USD
t
r
r
ee 





+
+
=
1
1
0
et: tỷ giá EUR/USD ở
thời điểm t
e0: tỷ giá EUR/USD ở
hiện tại
rUSD: lãi suất của USD
rEUR: lãi suất của EUR
Thông thường t = 1
258
*Nhận xét:
- Dự báo tỷ giá theo lý thuyết cân bằng lãi
suất có những sai số nhất định do ảnh
hưởng của các yếu tố khác không được
phản ánh trong mô hình
- Tuy nhiên, mô hình dự báo vẫn có ý nghĩa
ở chỗ cho phép dựa vào lãi suất để kỳ
vọng tỷ giá trong tương lai giữa hai đồng
tiền.
259
4. Quyết định mua hay bán ngoại tệ
- Đầu giờ giao dịch cần điểm qua thông tin
tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước
- Kế tiếp lướt qua và thu thập những thông
tin và sự kiện mới nhất có ảnh hưởng đến
tỷ giá
- Sau đó, xử lý và phân tích thông tin để dự
báo tỷ giá và hình thành kỳ vọng hợp lý về
tỷ giá
- Với tư cách nhà kinh doanh phải quyết
định và đặt lệnh mua hay bán ngoại tệ.
260
5. Các loại lệnh giao dịch
5.1. Lệnh thị trường – Market orders
Là loại lệnh mua hay bán ở mức giá thị
trường
5.2. Lệnh giới hạn – Limit orders
- Là lệnh để đặt mua hoặc bán ở một mức
giá nào đó do nhà kinh doanh chỉ ra
- Chứa hai yếu tố: giá cả và thời hiệu
261
+ Giá cả là mức giá mà nhà kinh doanh
muốn mua hoặc bán ngoại tệ
+ Thời hiệu của lệnh có hai kiểu:
- GTC (good till cancelled): lệnh vẫn còn
hiệu lực trên thị trường cho đến khi nào
nhà kinh doanh quyết định hủy lệnh
- GFD (good for the day): lệnh vẫn còn
hiệu lực trên thị trường cho đến hết ngày
giao dịch.
262
5.3. Lệnh dừng – Stop orders
- Là loại lệnh đặt mua hoặc bán, giống lệnh
giới hạn
- Thường được sử dụng để hạn chế lỗ
VD: tỷ giá USD/VND: 16.840 – 16.850
- Dự đoán giá USD lên
- Mua 100.000 USD: 16.850 đ cho 1 USD
- Hạn chế lỗ nếu USD xuống giá ở mức
16.810 → đặt lệnh dừng ở mức giá này
- Nếu USD xuống đến mức 16.810 thì lệnh
mua dừng chuyển thành lệnh bán.
263
5.4. Lệnh OCO – order cancels other
- Kết hợp hai lệnh: lệnh giới hạn và lệnh
dừng
- Hai lệnh có giá cả và thời hiệu được đặt
chận trên và dưới mức giá hiện tại
- Khi nào một trong hai lệnh được thực hiện
thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ.
264
VD: Tỷ giá USD/VNĐ: 16.840 –
16.850
Nhà kinh doanh muốn có giao dịch 100.000
USD
- Muốn mua nếu giá lên đến 16.890
- Muốn bán nếu giá xuống đến 16.810
Với lệnh OCO, nhà KD yêu cầu nhân
viên giao dịch rằng:
- Nếu giá lên đến 16.890 thì sẽ mua
100.000 USD, lệnh bán bị hủy
- Nếu giá xuống đến 16.810, lệnh bán có
hiệu lực, lệnh mua bị hủy.
265
6. Phương tiện giao dịch
- Giao dịch qua điện thoại: đặt lệnh
mua, bán bằng lời qua điện thoại
- Giao dịch qua mạng: đặt lệnh mua, bán
bằng cách click vào các ô lệnh có sẵn trên
màn hình.
266
III. KINH DOANH NGOẠI TỆ VỚI
KHÁCH HÀNG NỘI ĐỊA
* Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu mua bán
ngoại tệ của khách hàng và tìm kiếm lợi
nhuận cho ngân hàng
1. Tổ chức giao dịch
- Thực hiện thông qua phòng KDNT của
NHTM
- Thông qua điện thoại hoặc trực tiếp giao
dịch tại phòng KDNT.
267
2. Lựa chọn khách hàng tiềm năng
NHTM giao dịch ngoại tệ với khách hàng:
- DN có hoạt động xuất nhập khẩu
- Khách hàng cá nhân: chỉ bán ngoại tệ
cho KH cá nhân khi có giấy phép mua
ngoại tệ do NHNN cấp
Khách hàng tiềm năng trong giao
dịch ngoại tệ là các DN có hoạt
động xuất nhập khẩu.
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóa
Thanh Vu
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
Bichtram Nguyen
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 
Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hốiThị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối
mrtrananhtien
 
Can thiệp tỷ giá của chính phủ
Can thiệp tỷ giá của chính phủCan thiệp tỷ giá của chính phủ
Can thiệp tỷ giá của chính phủ
emythuy
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
GoodbyemyBaBy
 
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁITỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
pikachukt04
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Nguyễn Minh
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
victorybuh10
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
Quỳnh Trọng
 

Mais procurados (20)

đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóa
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hốiThị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối
 
Can thiệp tỷ giá của chính phủ
Can thiệp tỷ giá của chính phủCan thiệp tỷ giá của chính phủ
Can thiệp tỷ giá của chính phủ
 
Slide tctt tham khao
Slide tctt tham khaoSlide tctt tham khao
Slide tctt tham khao
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
 
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệLịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
 
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁITỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtChương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
 
Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
Thực trạng đô la hóa ở Việt NamThực trạng đô la hóa ở Việt Nam
Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
 
Khảo sát về mức độ hài lòng với dịch vụ ngân hàng
Khảo sát về mức độ hài lòng với dịch vụ ngân hàngKhảo sát về mức độ hài lòng với dịch vụ ngân hàng
Khảo sát về mức độ hài lòng với dịch vụ ngân hàng
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 

Destaque

Kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hốiKinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối
KhanhVan07
 
Bao thanh toan xk 6 2012
Bao thanh toan xk 6 2012Bao thanh toan xk 6 2012
Bao thanh toan xk 6 2012
xalochienthang
 
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VNChuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Ken Severus
 
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nướcChuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
Ken Severus
 
Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111
nuna_l0v3_rain
 
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Ken Severus
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoan
nguyen_qb
 
Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoP
PhanQuocTri
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
123thue
 

Destaque (20)

Ông Hà Văn Thắm - tiểu sử và giới thiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Ông Hà Văn Thắm - tiểu sử và giới thiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương.Ông Hà Văn Thắm - tiểu sử và giới thiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Ông Hà Văn Thắm - tiểu sử và giới thiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương.
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hốiKinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối
 
Xntt qua nh
Xntt qua nhXntt qua nh
Xntt qua nh
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
 
Bao thanh toan xk 6 2012
Bao thanh toan xk 6 2012Bao thanh toan xk 6 2012
Bao thanh toan xk 6 2012
 
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VNChuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
 
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nướcChuyên đề 3:   Tái cấu trúc dn nhà nước
Chuyên đề 3: Tái cấu trúc dn nhà nước
 
Phan tich nganh duoc
Phan tich nganh duocPhan tich nganh duoc
Phan tich nganh duoc
 
Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111
 
Forex kiếm tiền từ ngoại hối
Forex kiếm tiền từ ngoại hốiForex kiếm tiền từ ngoại hối
Forex kiếm tiền từ ngoại hối
 
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoan
 
Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoP
 
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tửNgân hàng Techcombank   chiến lược kênh phân phối điện tử
Ngân hàng Techcombank chiến lược kênh phân phối điện tử
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
 
Su dien li
Su dien liSu dien li
Su dien li
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
 
Cần nhớ
Cần nhớCần nhớ
Cần nhớ
 

Semelhante a Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn

Tcqtc5
Tcqtc5Tcqtc5
Tcqtc5
Joe Vo
 
Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5
Joe Vo
 
Tcqtc5 1
Tcqtc5 1Tcqtc5 1
Tcqtc5 1
Joe Vo
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
emythuy
 
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdfNghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Man_Ebook
 
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
vietanhdn069
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
LyLy Tran
 

Semelhante a Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn (20)

Đề tài: Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của ...
Đề tài: Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của ...Đề tài: Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của ...
Đề tài: Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của ...
 
Tcqtc5
Tcqtc5Tcqtc5
Tcqtc5
 
Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5
 
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
 
Tcqtc5 1
Tcqtc5 1Tcqtc5 1
Tcqtc5 1
 
Chuong2_he_thong_tien_te_quoc_te.ppt
Chuong2_he_thong_tien_te_quoc_te.pptChuong2_he_thong_tien_te_quoc_te.ppt
Chuong2_he_thong_tien_te_quoc_te.ppt
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01
 
IMS
IMSIMS
IMS
 
Bai nop
Bai nopBai nop
Bai nop
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdfNghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf
 
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
 
Đồng Tiền Chung
Đồng Tiền ChungĐồng Tiền Chung
Đồng Tiền Chung
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Chuong3
Chuong3Chuong3
Chuong3
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 

Mais de Bankaz Vietnam

[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
Bankaz Vietnam
 

Mais de Bankaz Vietnam (8)

[Bankaz.vn] rủi ro tín dụng trong ngân hàng
[Bankaz.vn] rủi ro tín dụng trong ngân hàng[Bankaz.vn] rủi ro tín dụng trong ngân hàng
[Bankaz.vn] rủi ro tín dụng trong ngân hàng
 
[Bankaz] những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
[Bankaz] những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng[Bankaz] những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
[Bankaz] những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
 
[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
[Bankaz]lập ngân sách tài chính cá nhân
 
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
 
Quy trình marketing
Quy trình marketingQuy trình marketing
Quy trình marketing
 
Luận văn hoạch định chiến lược cho công ty chứng khoán acbs
Luận văn hoạch định chiến lược cho công ty chứng khoán acbsLuận văn hoạch định chiến lược cho công ty chứng khoán acbs
Luận văn hoạch định chiến lược cho công ty chứng khoán acbs
 
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vuDịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
 
Marketing trong ngân hàng
Marketing trong ngân hàngMarketing trong ngân hàng
Marketing trong ngân hàng
 

Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn

  • 1. TIỀN TỆ NGÂN HÀNG SỐ tín chỉ: 02 GV: NGUYỄN KIM THOA
  • 2. NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1 : Đại cương về tiền tệ Chương 2 : Hệ thống ngân hàng Chương 3 : Đại cương về tín dụng Chương 4 : Thị trường tài chính Chương 5 : Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 6 : Hoạt động huy động vốn
  • 3. NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 7 : Hoạt động cấp tín dụng Chương 8 : Hoạt động thanh toán qua ngân hàng Chương 9 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Chương 10: Ngân hàng trung ương và nghiệp vụ phát hành tiền Chương 11: Lạm phát Chương 12: Chính sách tiền tệ quốc gia.
  • 4. TÀI LIỆU HỌC TẬP - TS. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006. - GS. TS. Dương Thị Bình Minh – TS. Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, 2004 . PGS. TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM, năm 2006. - Tất cả các tài liệu có liên quan đến môn học.
  • 5. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 1. Điểm đánh giá quá trình: trọng số 40% + Kiểm tra thường xuyên + Thảo luận và làm bài tập + Thi giữa học phần 2. Điểm kết thúc học phần: trọng số 60%
  • 6. THI KẾT THÚC HỌC PHẦN  HÌNH THỨC: Trắc nghiệm  THỜI GIAN: 60 phút  Không sử dụng tài liệu
  • 7. 7 CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
  • 8. 8 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ II. CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
  • 9. 9 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1. Vai trò của tiền tệ * Giai đoạn đầu (phái trọng thương): Tiền đồng nghĩa với sự giàu có * Giai đoạn thứ hai (Phái trọng nông): Tiền chỉ là một thứ hư tưởng * Giai đoạn thứ ba (đầu thế kỷ 19): - Tiền tệ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế
  • 10. 10 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ a/ Thước đo giá trị 1 mét vải = 50.000 đ 1 chiếc xe = 10.000.000 đ Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định thông qua 2 yếu tố: - Tên gọi của đơn vị tiền tệ - Hàm lượng kim loại quy định trong đơn vị tiền tệ đó.
  • 11. 11 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ a/ Thước đo giá trị Để làm tốt chức năng đo lường giá trị thì đơn vị tiền tệ của một quốc gia phải: - Có giá trị nội tại của nó - Giá trị của đơn vị tiền tệ phải ổn định.
  • 12. 12 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ b/ Phương tiện trao đổi Tiền làm trung gian trong trao đổi: H – T – H’ → Khiến cho quá trình mua và bán có thể tách rời nhau về không gian và thời gian.
  • 13. 13 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ b/ Phương tiện trao đổi Điều kiện để tiền tệ thực hiện tốt chức năng trung gian trao đổi: - Sức mua của nó phải ổn định - Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy đủ - Cơ cấu tiền phải hợp lý.
  • 14. 14 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ c/ Phương tiện tích lũy Ưu điểm của tích lũy bằng tiền so với tích lũy bằng hiện vật: - Dễ cất giữ và bảo quản - Có thể sinh lợi - Dễ dàng huy động vào thanh toán khi cần.
  • 15. 15 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 2. Chức năng của tiền tệ d/ Phương tiện thanh toán Nhờ có chức năng thanh toán, quan hệ tín dụng có thể thực hiện được dưới hình thái tiền tệ và dễ dàng thỏa thuận giao dịch hơn là dưới hình thái hiện vật.
  • 16. 16 I. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 3. Khái niệm tiền tệ Hàng hóa nào thực hiện được các chức năng: - Thước đo giá trị - Phương tiện trao đổi - Phương tiện tích lũy - Phương tiện thanh toán ⇒ Tiền tệ
  • 17. 17 II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 1. HÓA TỆ 2. TÍN TỆ 3. BÚT TỆ 4. TIỀN ĐIỆN TỬ KHÔNG KIM LOẠI KIM LOẠI TIỀN KIM LOẠI TIỀN GIẤY Khả hoán Bất khả hoán
  • 18. 18 III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 1. Khái niệm chế độ tiền tệ Là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia được xác định bằng luật pháp dựa trên một căn bản nhất định Căn bản là bản vị tiền tệ: là cái mà người ta dựa vào đó để định nghĩa đơn vị tiền tệ Bản vị tiền tệ: hàng hóa, bạc, vàng, ngoại tệ.
  • 19. 19 III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 2. Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng - Đơn vị tiền tệ được định nghĩa theo bạc hoặc vàng - Tự do đem bạc, vàng đổi lấy tiền cho lưu hành - Tự do đem tiền đổi lấy bạc, vàng - Bạc, vàng tư do lưu thông ra nước ngoài và ngược lại - Giá trị ghi trên đồng tiền bằng đúng kim loại đúc thành tiền.
  • 20. 20 III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 3. Chế độ song bản vị Bạc và vàng đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song nhau, đều có giá trị thanh toán theo một tương quan do nhà nước ấn định - Tự do đem vàng, bạc đổi lấy tiền - Có tỷ lệ tương quan pháp định cố định giữa giá trị của vàng và giá trị của bạc - Cả vàng và bạc đều có giá trị thanh toán như nhau.
  • 21. 21 III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 4. Chế độ bản vị ngoại tệ Là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một quốc gia nào đó được định nghĩa theo một ngoại tệ nhất định - Xu hướng sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế thay cho vàng - Hình thành các khu vực tiền tệ: đồng bảng Anh, đồng dollar Mỹ, đồng franc Pháp.
  • 22. 22 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Vàng - Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế trước những năm 1930, vì: + Bền, dễ cất trữ, dễ di chuyển + Dễ chấp nhận + Dễ phân chia thành đơn vị + Có sức mua đảm bảo và ổn định lâu dài - Các nước cam kết giữ vững giá trị đồng tiền so với vàng.
  • 23. 23 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Vàng - Dần mất đi địa vị quan trọng, các nước chuyển sang sử dụng ngoại tệ trong hệ thống tiền tệ quốc tế + Khối lượng vàng sản xuất bị hạn chế + Bất tiện trong vận chuyển, bảo quản + Sự xuất hiện của các khu vực tiền tệ.
  • 24. 24 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 2. Ngoại tệ Để trở thành tiền tệ trong giao dịch quốc tế: - Quốc gia phải chiếm tỷ trọng lớn trong mậu dịch quốc tế - Phải có thị trường tài chính phát triển - Đồng tiền phải có sức mua ổn định và tỷ giá hối đoái ổn định Trước thế chiến thứ II: bảng Anh Sau thế chiến thứ II: dollar Mỹ.
  • 25. 25 * Hệ thống tiền tệ theo Thỏa ước Bretton Woods (1946 – 1971): - Các nước cam kết duy trì tỷ giá cố định đồng tiền nước mình so với dollar Mỹ - Giá vàng cố định: 35 USD/ounce - Sự ổn định tỷ giá, loại bỏ sự bất ổn trong giao dịch buôn bán và đầu tư quốc tế Sau 25 năm, hệ thống tiền tệ theo thỏa ước Bretton Woods sụp đổ do Mỹ không duy trì được sự ổn định giá vàng.
  • 26. 26 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 3. Bút tệ SDR – (Special Drawing Right) - Được Quỹ tiền tệ quốc tế sáng lập năm 1968 đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên - SDR như là một đồng tiền "danh nghĩa" vì nó không có hình dạng vật chất cụ thể, được IMF tạo ra và tồn tại dưới dạng các khoản mục kế toán đặc biệt do quỹ quản lý.
  • 27. 27 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 3. Bút tệ SDR – (Special Drawing Right) - SDR được định nghĩa như là một rổ tiền tệ thế giới và được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh như đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật - Được sử dụng như là một đơn vị tiền tệ quốc tế - Làm dự trữ quốc tế, có khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ mạnh.
  • 28. 28 IV. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 4. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) - Các công ty giao dịch kinh doanh với hầu hết các nước trong Liên Minh Châu Âu bằng một loại tiền tệ - Khi di chuyển trong khu vực đồng euro chỉ cần đổi tiền một lần - Khi mua sắm trong khu vực euro giá cả được niêm yết bằng một loại tiền.
  • 30. 30 I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1. Lịch sử hình thành ngân hàng 1.1. Sự hình thành NH - Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do nhà thờ tổ chức - Về sau, hoạt động NH được tổ chức trong 3 khu vực: nhà thờ, khu vực tư và khu vực công.
  • 31. 31 I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.2. Giai đoạn phát triển 1.2.1. Từ thế kỷ 15 – 18: - Các NH hoạt động độc lập - Chức năng: nhận ký thác, chiết khấu, phát hành giấy bạc, dịch vụ tiền tệ
  • 32. 32 I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.2. Giai đoạn phát triển 1.2.2. Từ thế kỷ 18 – 20: Nhà nước can thiệp vào hoạt động NH, hình thành hệ thống NH: - Ngân hàng phát hành - Ngân hàng trung gian 1.2.3. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay: - Cơ chế một NH phát hành - Từ khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: NH phát hành thuộc sở hữu nhà nước.
  • 33. 33 I. NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 2. Vai trò của NH đối với nền KT - Điều tiết lưu thông tiền tệ - Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
  • 34. 34 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 1. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung Hệ thống NH được tổ chức: - Như là hệ thống NH một cấp - Mang tính độc quyền nhà nước - Thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  • 35. 35 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường Hệ thống NH được tổ chức gồm 2 cấp: NH TRUNG ƯƠNG (NHTW) Central Bank NH TRUNG GIAN (NHTG) Intermediary Bank
  • 36. 36 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.1. Ngân hàng trung gian a/ Khái niệm Ngân hàng: Là những tổ chức thực hiện các hoạt động: nhận ký thác, chiết khấu, cho vay và các dịch vụ tài chính khác: chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh…
  • 37. 37 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.1. Ngân hàng trung gian a/ Khái niệm Trung gian: - Giữa NHTW với công chúng - Tín dụng giữa người cho vay và người đi vay - Thanh toán giữa người trả tiền và người thụ hưởng.
  • 38. 38 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.1. Ngân hàng trung gian b/ Các loại hình NHTG NH THƯƠNG MẠI NH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NH ĐẶC BIỆT
  • 39. 39 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.2. Ngân hàng trung ương a/ Sự cần thiết phải có NHTW - Có sự ràng buộc về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất - Làm chỗ dựa vững chắc cho cả hệ thống NHTG.
  • 40. 40 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.2. Ngân hàng trung ương b/ Nguồn gốc và lịch sử hình thành ngân hàng trung ương * Giai đoạn ngân hàng phát hành - Được chính phủ giao nhiệm vụ phát hành tiền tệ - Do những NHTM quan trọng đảm nhận → Nhà nước khó kiểm soát tổng số tiền tệ trong lưu thông → hoạt động của nền kinh tế dễ bị rối loạn ⇒ Phải tập trung việc phát hành tiền vào một đầu mối duy nhất.
  • 41. 41 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.2. Ngân hàng trung ương b/ Nguồn gốc và lịch sử hình thành ngân hàng trung ương * Giai đoạn quốc hữu hóa NH phát hành thành NHTW - Do yêu cầu quản lý tiền tệ, tín dụng của chính phú - Mâu thuẫn quyền lợi giữa tư nhân với quốc gia ⇒ Sự ra đời của NHTW.
  • 42. 42 II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH TRÊN TG 2. Trong nền kinh tế thị trường 2.2. Ngân hàng trung ương c/ Một số NHTW tiêu biểu - Ngân hàng Anh quốc - Ngân hàng Pháp quốc.
  • 43. 43 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 1. Tổ chức hệ thống NH trước năm 1987 Do sản xuất hàng hóa chưa phát triển, NH ra đời muộn và hoạt động non yếu: - Ít về số lượng, nhỏ về quy mô - Kém về tổ chức hoạt động và nghiệp vụ.
  • 44. 44 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 2. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1987- 1990 Ngày 26/3/1987 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển hoạt động NH sang kinh doanh XHCN và tổ chức thành 2 hệ thống: - Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng chuyên doanh.
  • 45. 45 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 2. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1987- 1990 Tuy nhiên: - Tổ chức hệ thống NH chưa có hệ thống pháp lý điều chỉnh khiến NHNN và NH chuyên doanh lúng túng trong điều hành - Hệ thống NH còn mang tính chất độc quyền Nhà nước → Phải cải tổ hệ thống NH Việt Nam.
  • 46. 46 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay - 23/5/1990, Nhà nước ban hành pháp lệnh: + PL NH Nhà nước + PL Các tổ chức tín dụng - Sau 7 năm thực hiện, đã được sửa đổi và bổ sung thành: + Luật NH Nhà nước Việt Nam + Luật Các tổ chức tín dụng.
  • 47. 47 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay - Do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và công bố ngày 26/12/1997, theo đó hệ thống NH ở VN bao gồm: + NHNN VN đóng vai trò là NHTW + Các tổ chức tín dụng đóng vai trò định chế tài chính trung gian.
  • 48. 48 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) a/ Chức năng của NHNN - Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động NH - Phát hành tiền - Cung cấp dịch vụ NH cho các TCTD -
  • 49. 49 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) b/ Tổ chức của NHNN Ngaân haøng Nhaø nöôùc Vieät Nam laø moät phaùp nhaân, ñaët truï sôû taïi Thuû Ñoâ Haø Noäi vaø coù caùc chi nhaùnh tröïc thuoäc ñaët taïi caùc tænh, thaønh phoá trong caû nöôùc. Hoaït ñoäng ngaân haøng Nhaø nöôùc ñaët döôùi quyeàn ñieàu haønh cuûa thoáng ñoác ngaân haøng Nhaø nöôùc _ Thaønh
  • 50. 50 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) c/ Hoạt động của NHNN * Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia - Điều hành các công cụ thực hiện CSTT -
  • 51. 51 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) c/ Hoạt động của NHNN * Phát hành tiền giấy và tiền kim loại - Xác định số lượng, cơ cấu tiền - In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy - Xử lý tiền rách nát, hư hỏng, thu hồi thay thế tiền…
  • 52. 52 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) c/ Hoạt động của NHNN * Hoạt động tín dụng - Cho các tổ chức tín dụng vay - Tạm ứng để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
  • 53. 53 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) c/ Hoạt động của NHNN * Mở tài khoản - Được mở TK ở NH nước ngoài, các TCTD và tiền tệ quốc tế - Mở TK và thực hiện giao dịch cho các TCTD trong nước, Kho bạc NN, các TCTD quốc tế.
  • 54. 54 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) c/ Hoạt động của NHNN * Hoạt động thanh toán và ngân quỹ * Hoạt động ngoại hối * Hoạt động thông tin.
  • 55. 55 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD) a/ Các loại hình TCTD - Các TCTD hoạt động ngân hàng - Các TCTD phi ngân hàng
  • 56. 56 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD) b/ Hoạt động của các TCTD - Huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; vay vốn - Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cho vay, bảo lãnh..
  • 57. 57 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NH Ở VIỆT NAM 3. Tổ chức hệ thống NH thời kỳ 1990 đến nay 3.2. Các tổ chức tín dụng (TCTD) b/ Hoạt động của các TCTD - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, thu chi tiền, thanh toán quốc tế… - Các hoạt động khác: góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh ngoại hối và vàng, kinh doanh bất động sản, tư vấn…
  • 58. 58 CHƯƠNG 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN DỤNG
  • 59. 59 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG 1. Khái niệm tín dụng Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn - Sự chuyển nhượng có thời hạn - Có kèm theo chi phí.
  • 60. 60 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG 2. Sự ra đời của tín dụng - Gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa - Xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong SXKD hoặc trong cuộc sống.
  • 61. 61 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG 3. Sự phát triển của tín dụng Tín dụng nặng lãi: - Ra đời rất sớm - Xuất phát từ rủi ro trong cuộc sống hoặc đảm bảo SX - Lãi suất cho vay rất cao: + Kìm hãm sản xuất + Làm bần cùng và phân hóa giai cấp.
  • 62. 62 I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG 3. Sự phát triển của tín dụng Tín dụng nặng lãi: - Vẫn tồn tại đến ngày nay do sự chậm phát triển của các hình thức tín dụng khác Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng ngày càng phát triển: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.
  • 63. 63 II. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG * Bản chất: Thể hiện mối quan hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay * Chức năng: - Phân phối lại vốn - Thúc đẩy SXKD phát triển.
  • 64. 64 III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 1. Căn cứ vào chủ thể tham gia: - Tín dụng thương mại - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng Nhà nước - Tín dụng quốc tế
  • 65. 65 III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 2. Căn cứ vào thời hạn: - Cho vay ngắn hạn: < 1 năm - Cho vay trung hạn: 1 – 5 năm - Cho vay dài hạn: > 5 năm 3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm: - Cho vay không có bảo đảm - Cho vay có bảo đảm
  • 66. 66 III. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 4. Căn cứ vào phương thức cho vay: - Cho vay theo món - Cho vay theo hạn mức tín dụng 5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ: - Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn - Cho vay trả góp - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn.
  • 67. 67 IV. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 1. Khái niệm Lợi tức tín dụng là lãi trả cho việc sử dụng vốn vay Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và doanh số cho vay: - Là giá cả của tín dụng - Được xác định thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.
  • 68. 68 IV. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 2. Tác dụng của lãi suất Là công cụ của chính sách tiền tệ: - Nền KT suy thoái, NHTW hạ lãi suất - Nền KT lạm phát, NHTW tăng lãi suất - Nền KT bình thường, NHTW theo đuổi chính sách lãi suất hợp lý: + Khuyến khích tiết kiệm + Khuyến khích sản xuất I < R < P
  • 69. 69 V. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất - Xây dựng từ TK 18, 19 bởi nhà KT người Anh, Áo và Fisher phát triển thêm - Lãi suất được quyết định bởi hai yếu tố: cung tiền tiết kiệm và cầu vốn.
  • 70. 70 1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất 1.1. Cung tiền tiết kiệm Cung tiền tiết kiệm chủ yếu bao gồm từ: Hộ gia đình Doanh nghiệp Chính phủ Thu nhập Lãi suất Lãi suất Lợi nhuận HĐ Chính sách phân phối
  • 71. 71 Lãi suất (%/năm) Doanh số tiết kiệm 10 5 0 100 150 Quan hệ giữa lãi suất và cung tiết kiệm
  • 72. 72 1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất 1.2. Cầu vốn đầu tư Cầu vốn đầu tư chủ yếu là từ doanh nghiệp và một phần của chính phủ Nhu cầu vốn đầu tư có quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất Lãi suất (%/năm) Doanh số vay 10 5 0 10 0 15 0
  • 73. 73 1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất Tác động qua lại giữa cung tiết kiệm và cầu vốn đầu tư quyết định lãi suất trên TTTC Lãi suất cân bằng được quyết định khi nào cung tiết kiệm bằng cầu vốn đầu tư Cung tiết kiệm Cầu đầu tư Doanh số Lãi suất (%/năm) iE QE
  • 74. 74 1. Lý thuyết cổ điển về lãi suất Giải thích lãi suất trong dài hạn * Ưu điểm: Lý giải được sự quyết định lãi suất một cách đơn giản, dễ hiểu * Nhược điểm: - Không đề cập những yếu tố khác ngoài cung tiết kiệm và đầu tư - Ngày nay, thu nhập đóng vai trò quan trọng hơn trong quyết định tiết kiệm - Ngoài DN, chính phủ và người tiêu dùng cũng là bộ phận đi vay khá lớn.
  • 75. 75 2. Lý thuyết thanh khoản về lãi suất - Tổng cầu tiền tệ: giao dịch, dự phòng, đầu cơ - Tổng cung tiền tệ - Lãi suất được quyết định khi cung và cầu tiền tệ bằng nhau → Là cách tiếp cận ngắn hạn về sự quyết định lãi suất.
  • 76. 76 Lãi suất Số lượng cung và cầu tiền tệ Tổng cung tiền tệ Tổng cầu tiền tệ iE Sự cân bằng lãi suất theo lý thuyết thanh khoản về lãi suất
  • 77. 77 3. Lý thuyết tín dụng về sự quyết định lãi suất Lãi suất phi rủi ro được quyết định bởi 2 yếu tố là cung và cầu tín dụng - Cầu tín dụng: doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ, người nước ngoài trên thị trường nội địa - Cung tín dụng: tiền tiết kiệm, tiền dự trữ, tiền tạo ra bởi hệ thống NH, tiền cho vay trên thị trường nội địa của các cá nhân và tổ chức nước ngoài.
  • 78. 78 Lãi suất (%/năm) Doanh số Cung tín dụng Cầu tín dụng Sự quyết định lãi suất theo lý thuyết tín dụng iE 0 QE
  • 79. 79 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và LIBOR 1.1. Lãi suất phi rủi ro - Áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay - Lãi suất tín phiếu kho bạc.
  • 80. 80 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và LIBOR 1.2. Lãi suất huy động vốn Rd = Rf + Rtd Rd: ls huy động vốn Rf: ls phi rủi ro Rtd: tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng
  • 81. 81 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và LIBOR 1.3. Lãi suất cơ bản - Do NHNN công bố - Hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường liên ngân hàng Rcb = Rd + RTN RTN: tỷ lệ thu nhập do đầu tư của NH.
  • 82. 82 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và LIBOR 1.4. Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản R = Rcb + Rth + Rct Rth: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn Rct: tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh
  • 83. 83 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và LIBOR 1.5. Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR - Đối với các khoản tín dụng bằng USD - LIBOR : London Interbank Offer Rate - SIBOR: Singapore Interbank Offer Rate R = LIBOR + Rth + Rtd
  • 84. 84 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT 1. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất phi rủi ro và Libor 1.6. Xác định lãi suất hiệu dụng dựa vào lãi suất danh nghĩa - Lãi suất mà NH công bố khi huy động vốn hay cho vay là LS danh nghĩa - LS mà khách hàng được hưởng hay phải trả là LS hiệu dụng → Có sự khác biệt là do cách tính lãi và nhập lãi vào vốn gốc tạo ra.
  • 85. 85 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 1. Giới thiệu chung Còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu - Có đầy đủ cơ sở pháp lý.
  • 86. 86 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp - Thế chấp bất động sản + Là những tài sản không di dời được + Giá trị tài sản thế chấp bao gồm: giá trị của tài sản, hoa lợi, lợi tức và các trái quyền từ BĐS + Hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòng công chứng.
  • 87. 87 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp - Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất Chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn NH.
  • 88. 88 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ Động sản cầm cố gồm: loại không cần đăng ký quyền sở hữu, loại cần đăng ký quyền sở hữu.
  • 89. 89 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố - Loại TS không đăng ký quyền sở hữu: phải được giao nộp cho bên cho vay - Loại TS có đăng ký quyền sở hữu: thỏa thuận để bên cầm cố giữ hoặc giao cho bên thứ ba giữ.
  • 90. 90 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của NH.
  • 91. 91 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Áp dụng trong các trường hợp sau: - Chính phủ, Thủ tướng CP quyết định giao cho NH cho vay - NH cho vay trung, dài hạn các dự án đầu tư phát triển SXKD với điều kiện khách hàng có tín nhiệm, có khả năng tài chính, dự án khả thi, vốn tự có tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
  • 92. 92 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc khônh thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
  • 93. 93 VII. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 2.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh có thể chia thành hai loại: - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba - Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.
  • 95. 95 I. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ Một hệ thống kinh tế gồm có ba loại thị trường cơ bản sau: - TT các yếu tố sản xuất - TT sản phẩm - TT tài chính
  • 96. 96 II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 2.1. Khái niệm tài sản tài chính Tài sản là bất cứ vật sở hữu nào có giá trị trong trao đổi Tài sản gồm: - Tài sản hữu hình - Tài sản vô hình Tài sản tài chính là một dạng điển hình của tài sản vô hình: tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,…
  • 97. 97 II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 2.2. Định giá tài sản tài chính Nguyên tắc: “giá trị của tài sản tài chính bằng hiện giá của thu nhập tiền tệ kỳ vọng”. Quy trình định giá: - Ước lượng dòng ngân lưu kỳ vọng thu được từ TSTC - Quyết định lãi suất chiết khấu thích hợp - Tính hiện giá dòng ngân lưu.
  • 98. 98 II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 2.2. Định giá tài sản tài chính Khi quyết định lãi suất chiết khấu cần lưu ý đến mức độ rủi ro của từng loại TSTC - Rủi ro tín dụng - Rủi ro sức mua tiền tệ - Rủi ro hối đoái - Rủi ro lãi suất.
  • 99. 99 II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 2.3. Chức năng của tài sản tài chính - Chức năng chuyển dịch vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình - Chức năng phân tán rủi ro đầu tư tài sản hữu hình cho các nhà đầu tư tài sản tài chính.
  • 100. 100 II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 2.4. Tính chất của tài sản tài chính - Tính tiền tệ - Tính có thể phân chia giá trị - Tính có thể chuyển đổi thành tiền - Tính có thời hạn - Tính thanh khoản - Tính có thể chuyển đổi - Tính đối hoái - Tính sinh lợi - Tính phức hợp - Tính chịu thuế.
  • 101. 101 III. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hầu hết các DN trong quá trình hoạt động đều gắn liền với hệ thống tài chính, gồm: - Thị trường tài chính - Các tổ chức tài chính - Các công cụ tài chính.
  • 102. 102 III. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Đơn vị thặng dư vốn: -Hộ gia đình -Các nhà đầu tư tổ chức -Các DN -Chính phủ -Nhà đầu tư nước ngoài Thị trường TC Đơn vị thiếu hụt vốn: -Hộ gia đình -Các nhà đầu tư tổ chức -Các DN -Chính phủ -Nhà đầu tư nước ngoài TCTC trung gian Huy động vốn Phân bổ vốn Phân bổ và huy động vốn qua HTTC
  • 103. 103 IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4.1. Khái niệm thị trường tài chính TTTC là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,.. Thành phần tham gia giao dịch: hộ gia đình, DN, các tổ chức tài chính trung gian, chính phủ.
  • 104. 104 IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4.2. Vai trò của TTTC - Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để quyết định giá cả TSTC - Cung cấp tính thanh khoản cho nhà đầu tư - Giúp tiết kiệm được chi phí thông tin, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để mua bán các loại TSTC.
  • 105. 105 IV. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4.3. Phân loại TTTC - Thị trường tiền tệ và thị trường vốn - Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp - Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
  • 106. 106 V. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 5.1. Tổ chức nhận ký thác - Là loại hình chủ yếu của các tổ chức TC - Nhận ký thác từ đơn vị thặng dư vốn và cung cấp tín dụng cho đơn vị thiếu hụt vốn - Bao gồm: + Ngân hàng thương mại + Tổ chức tiết kiệm + Hiệp hội tín dụng.
  • 107. 107 V. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 5.2. Tổ chức không nhận ký thác Không huy động vốn bằng hình thức nhận ký thác mà bằng hình thức khác như phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu Bao gồm: - Công ty tài chính - Quỹ đầu tư hỗ tương - Công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm - Quỹ hưu bổng.
  • 108. 108 VI. CÁC LOẠI HÀNG HÓA TRÊN TTTC Công cụ trên thị trường vốn: - Trái phiếu - Chứng khoán cầm cố bất động sản - Cổ phiếu Công cụ trên thị trường tiền tệ: - Tín phiếu kho bạc - Chứng chỉ tiền gửi - Tín phiếu công ty - Chấp thuận của ngân hàng…
  • 109. 109 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TTTC hiệu quả là TTTC trong đó giá hiện tại của TSTC phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan Có 3 mức độ hiệu quả của thị trường: - Hình thức hiệu quả yếu: giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ kết quả giá cả trong quá khứ - Hình thức hiệu quả trung bình: giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả những thông tin được công bố.
  • 110. 110 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Hình thức hiệu quả mạnh: giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả thông tin kể cả thông tin quá khứ, thông tin công bố lẫn thông tin nội gián.
  • 111. 111 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VD: Giả sử cổ phiếu MU của CLB Manchester United đang giao dịch ở mức giá 20 bảng và giá CP MU rất nhạy cảm với mọi thông tin có liên quan đến kết quả thi đấu của CLB MU, đặc biệt là phong độ thi đấu của David Beckhamp. Vào hôm D.B ra sân không may bị chấn thương gãy chân phải. Thông tin này có ảnh hưởng hay không, ảnh hưởng mạnh hay yếu đến giá CP MU tùy thuộc vào hình thức hiệu quả của thị trường.
  • 112. 112 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH * Với hình thức hiệu quả yếu: Giá CP MU vẫn không giảm mặc dù khi chứng kiến trên sân ai cũng biết chuyện D.B bị gãy chân rồi. Điều này có nghĩa là: Giá CP không phản ánh được thông tin có liên quan vừa mới xảy ra mà chỉ phản ánh được thông tin quá khứ, tức lúc D.B chưa bị gãy chân.
  • 113. 113 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH * Với hình thức hiệu quả trung bình: Giá CP MU hôm sau sẽ giảm xuống nếu như chuyện D.B gãy chân được công bố hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự giảm giá CP MU cho thấy rằng: Giá CP MU có phản ứng lại với thông tin D.B bị gãy chân khi thông tin này được công bố.
  • 114. 114 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH * Với hình thức hiệu quả mạnh: Giá CP MU giảm ngay lập tức dù rằng thông tin về chấn thương của D.B chưa được công bố. Ngay lúc biết D.B bị gãy chân HLV đội MU điện ngay cho nhà môi giới của ông và ra lệnh bán ngay một số lượng CP với giá 20 bảng. Nhà môi giới trả lời “Tôi lấy làm tiếc thưa Ngài, giá CP MU hiện tại chỉ còn 15 bảng”. ⇒ Giá CP MU đã phản ánh ngay lập tức thông tin D.B bị gãy chân dù rằng chưa ai công bố thông tin này.
  • 115. 115 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH * Tại sao cần có thị trường hiệu quả? - Trong thị trường hiệu quả mạnh không ai có thể lợi dụng ưu thế hơn về thông tin để chiến thắng người khác → Giao dịch trên TTTC được minh bạch và công bằng hơn.
  • 116. 116 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Nếu thị trường hiệu quả yếu sẽ có người lợi dụng được ưu thế thông tin để kiếm lợi nhuận → Nhà đầu tư tham gia thị trường chẳng khác nào tham gia chơi một canh bạc mà trong đó kẻ “ăn gian” chưa được phát hiện ⇒ Rất cần một TTTC hiệu quả.
  • 117. 117 VII. HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH * Làm thế nào để thị trường hiệu quả? Thị trường hiệu quả phụ thuộc vào: - Mức độ phát triển của nền kinh tế - Mức độ phát triển của TTTC, nhất là yếu tố quy mô và sự tự do hóa thị trường + Quy mô nhỏ làm thị trường không hoàn hảo + Sự tự do hóa thị trường khiến thị trường hấp dẫn hơn vì có sự tương đồng giữa lợi nhuận và rủi ro.
  • 118. 118 CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
  • 119. 119 I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM 1.1. Định nghĩa NHTM - Phát biểu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ - Nêu lên được 3 mục tiêu: + Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền + Bảo vệ nghề ngân hàng + Bảo vệ chính sách tiền tệ quốc gia - Được ghi vào luật ngân hàng.
  • 120. 120 I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM 1.1. Định nghĩa NHTM Bản chất của NHTM: - Là một tổ chức kinh tế - Hoạt động mang tính chất kinh doanh - Tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
  • 121. 121 I. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NHTM 1.2. Chức năng của NHTM NHTM có 3 chức năng cơ bản: - Chức năng trung gian tài chính - Chức năng tạo tiền - Chức năng “sản xuất”
  • 122. 122 II. PHÂN LOẠI NHTM 2.1. Dựa vào hình thức sở hữu - NHTM Nhà nước - NHTM cổ phần - Ngân hàng liên doanh - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh - Ngân hàng bán buôn - Ngân hàng bán lẻ - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
  • 123. 123 II. PHÂN LOẠI NHTM 2.3. Dựa vào quan hệ tổ chức - Ngân hàng hội sở - Ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) - Phòng giao dịch
  • 124. 124 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT NHTM - NHTM quốc doanh: Có tổ chức hệ thống thống nhất từ hội sở trung ương đến chi nhánh ở các tỉnh, thành, quận, huyện - NHTM cổ phần: + Hội sở + Chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) + Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch.
  • 125. 125 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng - Hoạt động dịch vụ thanh toán - Hoạt động ngân quỹ - Các hoạt động khác: kinh doanh ngoại hối, vàng, bất động sản; dịch vụ tư vấn, bảo hiểm…
  • 126. 126 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 4.1. Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá để huy động vốn - Vay vốn.
  • 127. 127 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 4.2. Hoạt động tín dụng - Cho vay - Bảo lãnh - Chiết khấu - Cho thuê tài chính.
  • 128. 128 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Dịch vụ thanh toán trong nước - Dịch vụ thu hộ và chi hộ - Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho KH - Dịch vụ thanh toán quốc tế.
  • 129. 129 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 4.4. Các hoạt động khác - Góp vốn và mua cổ phần - Tham gia thị trường tiền tệ - Kinh doanh ngoại hối - Ủy thác và nhận ủy thác - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm - Tư vấn tài chính - Bảo quản vật quý giá.
  • 130. 130 V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM 5.1. Dựa vào bảng cân đối tài sản - Nghiệp vụ nội bảng: + Nghiệp vụ tài sản nợ hay nghiệp vụ huy động vốn: nhận tiền gửi và vay + Nghiệp vụ tài sản có hay nghiệp vụ sử dụng vốn: cho vay và đầu tư - Nghiệp vụ ngoại bảng: không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản, chủ yếu là hoạt động dịch vụ và bảo lãnh.
  • 131. 131 V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM 5.2. Dựa vào đối tượng khách hàng - Các nghiệp vụ đối với khách hàng DN + Tiền gửi thanh toán + Thanh toán không dùng tiền mặt + Thanh toán quốc tế + Mua bán ngoại tệ với DN + Cho vay + Bảo lãnh
  • 132. 132 V. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM 5.2. Dựa vào đối tượng khách hàng - Nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân + Tiền gửi cá nhân + Tiền gửi tiết kiệm + Thẻ thanh toán + Thanh toán qua ngân hàng + Cho vay tiêu dùng + Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà + Cho vay trả góp, cho vay kinh tế hộ gia đình
  • 133. 133 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.1. Các quy định về vốn NHTM khi được cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảp đủ mức vốn pháp định do Chính phủ quy định: - NH NN&PTNT Việt Nam: 2.200 tỷ đồng - Các NHTM quốc doanh khác: 1.100 tỷ đồng - NHTM cổ phần đô thị ở TP.HCM và Hà Nội: 70 tỷ đồng, các tỉnh khác: 50 tỷ đồng - NHTM cổ phần nông thôn: 5 tỷ đồng.
  • 134. 134 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn * Dự trữ bắt buộc: - Là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NH Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - NH Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.
  • 135. 135 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn * Để đảm bảo an toàn, NHTM phải duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định, gồm: Giá trị tài sản Có Khả năng có thể thanh toán ngay = Thanh toán Giá trị tài sản Nợ phải thanh toán tại một thời điểm
  • 136. 136 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn Tỷ lệ an toàn Giá trị vốn tự có = Vốn tối thiểu Giá trị tài sản Có
  • 137. 137 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn Tn = Dư nợ cho vay trung và dài hạn Tn: tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
  • 138. 138 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn Dư nợ cho vay Td = Số dư tiền gửi Td: tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi
  • 139. 139 VI. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.3. Các quy định về cho vay Nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM, Luật còn quy định một số hạn chế đối với hoạt động tín dụng của NHTM. (Tham khảo tài liệu)
  • 140. 140 CHƯƠNG 6 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
  • 141. 141 I.HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khác - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá.
  • 142. 142 I. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại VN và các tổ chức tín dụng nước ngoài - Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của Luật NHNN VN.
  • 143. 143 II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 2.1. Đối với NHTM - Góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh - Thông qua hoạt động huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng với NH.
  • 144. 144 II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 2.2. Đối với khách hàng - Cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư sinh lợi - Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn nhàn rỗi - Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của NH: DV thanh toán qua NH, DV tín dụng.
  • 145. 145 III. CÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 3.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi - Là hình thức huy động cổ điển và riêng có của NHTM - Là điểm để phân biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng phi NH.
  • 146. 146 3.1.1. Tiền gửi thanh toán a. Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng TGTT là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản TGTT Tài khoản này mở cho các đối tượng cá nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán qua NH Thanh toán qua NH là một loại dịch vụ thanh toán.
  • 147. 147 Ngân hàng thực hiện: - Trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi nợ vào TK - Chuyển sang TK của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi có vào TK Số dư có trên TK TGTT của khách hàng được hình thành từ: - Do khách hàng nộp tiền mặt vào - Do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác.
  • 148. 148 Số dư TK TGTT của khách hàng đôi khi nhàn rỗi tạm thời → NH có thể sử dụng cho hoạt động của mình Toàn bộ số dư trên TK TGTT giúp hình thành nên nguồn vốn ngắn hạn của NH NH có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng ngắn hạn hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
  • 149. 149 b. Thủ tục mở tài khoản - Đối với khách hàng cá nhân: + Điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK TG + Đăng ký chữ ký mẫu + Xuất trình và nộp bản sao giấy CMND - Đối với khách hàng tổ chức: + Điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK TGTT + Đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu + Xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và tư cách đại diện chủ TK.
  • 150. 150 - Đối với khách hàng là đồng chủ TK + Điền và nộp giấy đề nghị mở TK đồng sở hữu + Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia TK đồng sở hữu + Văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng TK chung của các đồng chủ TK.
  • 151. 151 c. Tính lãi tiền gửi thanh toán - Ở các nước phát triển, NH không trả lãi cho khách hàng mở TK TGTT - Ở VN, để thu hút khách hàng gửi tiền vào NH nên NH vẫn trả lãi đối với TK TGTT - Lãi suất của TGTT thường rất thấp, tính theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư * LS Tiền lãi = 30
  • 152. 152 Ngày tháng Số dư Số ngày Tích số 1/4 50 2 100 3/4 70 6 420 9/4 25 6 150 15/4 60 7 420 22/4 150 4 600 26/4 250 2 500 28/4 100 3 300 30/4 Cộng 2.490
  • 153. 153 Giả sử, đó là tình hình số dư trên TK TGTT của công ty A, với lãi suất TGTT là 0,2%/tháng. Tiền lãi tháng 4 của TK TGTT của công ty A được tính như sau: Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư * LS Tiền lãi = 30 2.490 x 0,2% = = 0,166 tr. đ 30
  • 154. 154 3.1.2. Tiền gửi tiết kiệm a. Tiết kiệm không kỳ hạn - Đối tượng khách hàng: cá nhân, tổ chức, không thiết lập kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai - Mục tiêu: an toàn và tiện lợi - Khách hàng có thể gửi và rút tiền bất kỳ lúc nào nên lãi suất thấp - Thủ tục mở sổ: đơn giản + Điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn kèm giấy CMNN và chữ ký mẫu + Được cấp sổ tiền gửi.
  • 155. 155 - Khi giao dịch, khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi - Chỉ thực hiện được giao dịch ngân quỹ như gửi tiền và rút tiền - Không thực hiện được giao dịch thanh toán như TGTT - Không được kèm theo dịch vụ thẻ giao dịch qua máy ATM.
  • 156. 156 b. Tiết kiệm định kỳ - Đối tượng khách hàng: cá nhân, tổ chức, thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai - Mục tiêu: an toàn, sinh lợi - Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, thay đổi tùy theo hạn gửi; tùy theo đồng tiền; tùy theo uy tín và rủi ro của NH - Thủ tục: tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
  • 157. 157 - Khách hàng chỉ được rút tiền đúng kỳ hạn cam kết, nếu rút trước hạn sẽ bị mất tiền lãi hoặc hưởng lãi rất thấp - Căn cứ vào thời hạn phân thành tiền gửi kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng - Căn cứ vào phương thức trả lãi: + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ.
  • 158. 158 c. Các loại tiết kiệm khác Ngoài 2 loại tiết kiệm chủ yếu trên, các NHTM còn thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: - Tiết kiệm tiện ích - Tiết kiệm có thưởng - Tiết kiệm an khang… →Làm đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo rào cản dị biệt với đối thủ cạnh tranh.
  • 159. 159 3.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau: mệnh giá, thời hạn giấy tờ có giá, lãi suất được hưởng.
  • 160. 160 * Phân loại giấy tờ có giá: - Căn cứ vào quyền sở hữu: + Giấy tờ có giá ghi danh: có ghi tên người sở hữu + Giấy tờ có giá vô danh: không ghi tên người sở hữu, thuộc sở hữu của người nắm giữ nó - Căn cứ vào thời hạn: + Giấy tờ có giá ngắn hạn + Giấy tờ có giá dài hạn.
  • 161. 161 3.2.1. Huy động vốn ngắn hạn - Các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng - Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành - Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ ra thông báo phát hành.
  • 162. 162 3.2.2. Huy động vốn trung và dài hạn - Muốn huy động vốn trung và dài hạn, các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu - Trái phiếu do NH phát hành được xem như trái phiếu công ty - So với trái phiếu chính phủ, trái phiếu NH rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu Kho bạc.
  • 163. 163 3.3. Huy động vốn từ các tổ chức TD khác - Thông qua tài khoản của các tổ chức TD khác mở tại NHTM trong hệ thống thanh toán - Vay vốn từ NHNN.
  • 164. 164 IV. GIẢI PHÁP TĂNG VỐN CỦA NHTM - Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu - Sáp nhập các NH có quy mô nhỏ thành NH có quy mô lớn - Bán cổ phần cho NH nước ngoài.
  • 165. 165 CHƯƠNG 7 HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
  • 166. 166 I. KHÁI QUÁT VỀ HĐ CẤP TÍN DỤNG II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ CÓ GIÁ IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM
  • 167. 167 I. KHÁI QUÁT VỀ HĐ CẤP TÍN DỤNG NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức: - Cho vay - Bảo lãnh - Chiết khấu - Cho thuê tài chính
  • 168. 168 II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay 2. Các sản phẩm cho vay của NHTM
  • 169. 169 II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay 1.1. Nguyên tắc vay vốn 1.2. Điều kiện vay 1.3. Hồ sơ vay vốn 1.4. Thẩm định và quyết định cho vay 1.5. Hợp đồng tín dụng 1.6. Giới hạn cho vay 1.7. Hạn chế cho vay 1.8. Những trường hợp không cho vay
  • 170. 170 1. Các vấn đề chung về HĐ cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
  • 171. 171 1.1. Nguyên tắc vay vốn - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
  • 172. 172 1.2. Điều kiện vay - Có năng lực PL dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của PL - Có mục đích vay vốn hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có phương án SXKD, DV khả thi - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của CP và hướng dẫn của NHNN VN.
  • 173. 173 1.3. Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân - Phương án SXKD và kế hoạch trả nợ, dự án đầu tư - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất - Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay - Các giấy tờ khác nếu cần.
  • 174. 174 1.4. Thẩm định và quyết định cho vay - Các TCTD đều xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay - Quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với KH.
  • 175. 175 1.5. Hợp đồng tín dụng Việc cho vay của TCTD và KH vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng - HĐTD gồm: điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ… - HĐTD nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: KH và NH.
  • 176. 176 II. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 2. Các sản phẩm cho vay của NHTM 2.1. Cho vay ngắn hạn đối với DN a/ Cho vay từng lần b/ Cho vay theo hạn mức tín dụng 2.2. Cho vay trung và dài hạn đối với DN 2.3. Cho vay đối với KH cá nhân
  • 177. 177 2. Các sản phẩm cho vay của NHTM 2.1. Cho vay ngắn hạn đối với DN Để đầu tư vào tài sản lưu động, DN thường sử dụng vốn ngắn hạn, gồm: - Các khoản nợ phải trả người bán - Các khoản ứng trước của người mua - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Các khoản phải trả CNV - Vay ngắn hạn ngân hàng Khi nào thiếu hụt sẽ vay ngắn hạn từ NH.
  • 178. 178 * Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của DN chia thành: - Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên: xuất phát từ sự không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô tiền vào và tiền ra của DN - Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ: xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động SXKD khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến → Là cơ sở để ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho DN.
  • 179. 179 * Lợi ích của việc vay vốn và cho vay: - Đối với DN: Giúp DN bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo DN có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh - Đối với NH: Giúp NH tiêu thụ được sản phẩm của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho NH.
  • 180. 180 * Phương thức cho vay a/ Cho vay từng lần * Đặc điểm: KH xin vay món nào phải làm hồ sơ xin vay món đó. * Cách thức phát tiền vay: dựa vào hợp đồng tín dụng phát tiền vay theo yêu cầu của KH * Thu nợ và lãi: thực hiện theo mức tiền và kỳ hạn quy định trong hợp đồng. Lãi tiền vay = số tiền vay x TH vay x LS vay
  • 181. 181 * Phạm vi áp dụng: - KH vay không thường xuyên - KH vay thường xuyên nhưng chưa được NH tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng - Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án - Thường yêu cầu KH phải có bảo đảm.
  • 182. 182 * Ưu và nhược điểm: - Ưu điểm: NH chủ động sử dụng vốn và thu lãi cao - Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, KH không chủ động được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao.
  • 183. 183 b/ Cho vay theo hạn mức tín dụng - Đặc điểm cơ bản là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay - NH sẽ tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng ý hai bên sẽ ký kết HĐ tín dụng và xác định hạn mức tín dụng cho KH - Một HĐ tín dụng sử dụng cho cả quý, năm * Hạn mức tín dụng: Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà NH và KH đã thoả thuận trong HĐ tín dụng.
  • 184. 184 * Phát tiền vay: Căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của khách để giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp * Thu nợ: việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển * Thu lãi: cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi theo phương pháp tích số * Phạm vi áp dụng: KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên, được NH tín nhiệm.
  • 185. 185 2.2. Cho vay trung và dài hạn đối với DN 2.2.1. Mục đích của cho vay trung và dài hạn Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên - Đ/v DN: nhằm đầu tư vào TSCĐ của DN và một phần vào TSLĐ thường xuyên - Đ/v NH: góp phần đem lại lợi nhuận cho NH.
  • 186. 186 2.2.2. Thủ tục vay vốn trung và dài hạn Khách hàng phải lập và nộp hồ sơ vay vốn cho NH Hồ sơ vay vốn cũng tương tự như hồ sơ vay vốn ngắn hạn, khác ở chỗ: - KH phải lập và nộp cho NH dự án đầu tư vay vốn dài hạn - Thay cho phương án SXKD hoặc kế hoạch vay vốn ngắn hạn - Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để NH xét cho vay - Dự án đầu tư do DN tự lập hoặc thuê chuyên gia.
  • 187. 187 Một dự án đầu tư bao gồm các nội dung: - Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án - Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án - Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án - Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án Trong đó, phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án là quan trọng nhất.
  • 188. 188 * Lập dự án đầu tư là cần thiết vì: - Đây là căn cứ để NH đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án - Nhằm bảo vệ lợi ích của KH - Đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng 2.2.3. Các phương thức cho vay - Cho vay mua sắm máy móc thiết bị - Cho vay đầu tư dự án.
  • 189. 189 2.3. Cho vay đối với KH cá nhân Các sản phẩm tín dụng dành cho KH cá nhân ở nông thôn tiêu biểu như: - Cho vay SX hộ gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt - Cho vay SX hộ gia đình trong lĩnh vực lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản - Cho vay mua sắm công cụ lao động hoặc máy móc phục vụ nông nghiệp…
  • 190. 190 Các sản phẩm tín dụng dành cho KH cá nhân ở thành thị tiêu biểu như: - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà - Cho vay mua nhà - Cho vay SXKD - Cho vay mua xe - Cho vay hỗ trợ du học…
  • 191. 191 Hồ sơ vay vốn gồm:  Giấy đề nghị vay vốn  Giấy CMND ,hộ khẩu  Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn  Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc cầm cố  Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập.
  • 192. 192 III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ CÓ GIÁ 1. Khái niệm chiết khấu 2. Chiết khấu thương phiếu 3. Chiết khấu chứng từ có giá khác
  • 193. 193 III. HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ CÓ GIÁ 1. Khái niệm chiết khấu Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho KH một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà NH được hưởng Các NHTM nhận chiết khấu các loại chứng từ như: thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu….
  • 194. 194 * Điểm khác biệt so với vay: - Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng - NH thu lãi trước khi phát hành tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá - Quy trình xem xét tín dụng đơn giản và nhanh chóng.
  • 195. 195 2. Chiết khấu thương phiếu * Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh tóan không điều kiện một số tiền xác định trong thời gian nhất định Thương phiếu gồm có hai loại: - Hối phiếu - Lệnh phiếu
  • 196. 196 * Hối phiếu Là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền.
  • 197. 197 * Lệnh phiếu Là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng ngắn hạn của NHTM được thực hiện dưới hình thức KH sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho NH để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu.
  • 198. 198 Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu so với tiền KH nhận đươc gọi là lãi chiết khấu và phí hoa hồng Nếu NH không đòi được nợ thì sẽ có quyền đòi nợ ở người xin chiết khấu Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, NH xác định số tiền phát ra cho KH như sau: Số tiền chuyển Mệnh Lãi Hoa cho người = giá – chiết – hồng Xin CK TP khấu phí
  • 199. 199 Trong đó, Hoa hồng phí = Mệnh giá TP * Tỷ lệ hoa hồng(%) Mệnh Lãi suất Số ngày Lãi giá x CK x nhận chiết TP (%) năm CK = khấu 360 - Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin chiết khấu tới ngày đáo hạn (không tính ngày xin CK và ngày đáo hạn) - Cách thức thu lãi thực hiện ngay khi chiết khấu bằng cách khấu trừ vào mệnh giá.
  • 200. 200 3. Chiết khấu chứng từ có giá khác - Trái phiếu - Tín phiếu kho bạc Nhà nước - Kỳ phiếu - Sổ tiền gửi tiết kiệm Trái phiếu và tín phiếu kho bạc Nhà nước người hưởng lợi là người mua, người thanh toán là Kho bạc Nhà nước. Có hai loại trái phiếu: trái phiếu không hưởng lãi định kỳ và trái phiếu hưởng lãi định kỳ.
  • 201. 201 - Trái phiếu không hưởng lãi định kỳ: phương pháp tính CK giống như CK thương phiếu - Trái phiếu được hưởng lãi định kỳ: Số tiền chuyển cho người xin CK Trị giá CK Lãi CK Hoa hồng phí = -- Trị giá CK = Mệnh giá + Lãi hưởng định kỳ Hoa hồng phí = Trị giá CK Tỷ lệ hoa hồng (%) x Lãi CK = Trị giá CK x Lãi suất CK năm số ngày nhận CKx 360
  • 202. 202 IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM 1. Khái niệm bảo lãnh 2. Chức năng của bảo lãnh 3. Các loại bảo lãnh
  • 203. 203 IV. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM 1. Khái niệm bảo lãnh Bảo lãnh NH là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH (bên được bảo lãnh) khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  • 204. 204 Quan hệ bảo lãnh bao gồm: 1.1. Bên bảo lãnh: là các tổ chức tín dụng bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài tại VN, các tổ chức tín dụng khác… 1.2. Bên được bảo lãnh: là các KH gồm: - Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại VN: DN Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…… - Các tổ chức tín dụng - Hợp tác xã và các tổ chức khác
  • 205. 205 1.3. Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng 1.4. Cam kết bảo lãnh Là cam kết đơn phương bằng văn bản hoặc văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh v/v TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  • 206. 206 2. Chức năng của bảo lãnh * Góc độ NH: + Là nghiệp vụ có thu tiền + không ảnh hưởng đến nguồn vốn và sử dụng vốn của NH * Góc độ khách hàng: là công cụ quan trọng hỗ trợ khách hàng 2.1. Bảo lãnh là công cụ bảo đảm: - Là chức năng quan trọng của bảo lãnh -Tạo sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng ký kết dễ dàng, thuận lợi 2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ: Người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ, thu hồi vốn nhanh…
  • 207. 207 3. Các loại bảo lãnh - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh hoàn thanh toán - Các loại bảo lãnh khác…
  • 208. 208 CHƯƠNG 8 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
  • 209. 209 I. TỔNG QUAN VỀ HĐ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG II. THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH HÀNG III. THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
  • 210. 210 I. TỔNG QUAN VỀ HĐ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 1. Tiện ích của thanh toán qua NH TTQNH là hình thức thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng thông qua trung gian NH.
  • 211. 211 Tiện ích của HĐ TTQNH: a/ Góc độ ngân hàng: - Đáp ứng nhu cầu thanh toán, NH cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tín dụng, thẻ thanh toán, mua bán ngoại tệ… - Huy động tiền gửi thanh toán của KH - Theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn vay của KH.
  • 212. 212 b/ Góc độ khách hàng: - Giúp cho thực hiện việc thanh toán tiện lợi, an toàn và tiết kiệm - Giúp lưu giữ tiền chờ thanh toán trên tài khoản của NH vừa an toàn vừa sinh lợi - Có thể tìm hiểu và tiếp cận với các dịch vụ khác do NH cung cấp.
  • 213. 213 2. Điều kiện thực hiện thanh toán qua NH - KH phải có tài khoản ở NH - KH phải am hiểu quy chế TTQNH - Nếu là người chi trả thì tài khoản của KH phải có đủ số dư ở thời điểm NH thực hiện việc chi trả TTQNH có thể là thanh toán: - Giữa các KH qua trung gian NHTM - Giữa các NHTM với nhau.
  • 214. 214 II. THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH HÀNG TT giữa các KH qua NH là việc TT bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng thông qua nghiệp vụ kế toán thanh toán của NH Yêu cầu đối với KH: - Phải có tài khoản ở NH - TK phải có đủ số dư để thực hiện việc chi trả TTQNH phải được thực hiện theo quy chế do NHNN ban hành.
  • 215. 215 Các hình thức TTQNH giữa các KH: - Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - Thanh toán bằng ủy nhiệm thu - Thanh toán bằng thẻ ngân hàng - Thanh toán bằng thư tín dụng - Thanh toán bằng séc
  • 216. 216 2.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) 2.1.1. Nội dung và quy trình thực hiện UNC là lệnh chi tiền do chủ TK lập theo mẫu của NH để yêu cầu NH trích tiền từ TK của người lập chuyển vào TK của người thụ hưởng - UNC có thể được chuyển đến NH thông qua người lập hoặc người thụ hưởng.
  • 217. 217 - Nhận được UNC, NH kiểm tra TK người lập (người chi trả): + Nếu đủ, NH ghi nợ vào TK người chi trả, ghi có vào TK người thụ hưởng + Nếu không đủ, thì xem KH có được phép thấu chi hay không: . Nếu được, tiếp tục xử lý thanh toán . Nếu không, NH từ chối thực hiện TT UNC.
  • 218. 218 Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi (1): Bên thụ hưởng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên chi trả (2): Bên chi trả lập UNC nộp vào NH Bên chi trả Bên thụ hưởng NH bên thụ hưởng (1 ) (2 ) NH bên chi trả
  • 219. 219 Bên chi trả Bên thụ hưởng NH bên thụ hưởngNH bên chi trả (1 ) (3 ) (2 ) (5 ) (4 ) Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi (3): NH bên chi trả thực hiện chi tiền thông qua NH bên thụ hưởng (4): NH bên thụ hưởng báo có cho bên thụ hưởng (5): NH bên chi trả báo nợ cho bên chi trả.
  • 220. 220 2.1.2. Xử lý nghiệp vụ a/ Thủ tục lập lệnh chi - Lệnh chi dưới dạng chứng từ giấy, NH phục vụ người trả tiền hướng dẫn KH lập, xử lý lệnh chi phù hợp quy định của NHNN - Lệnh chi dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do NH quy định b/ Thủ tục thanh toán lệnh chi Thực hiện ở cả hai NH, NH phục vụ người trả tiền, NH phục vụ người thụ hưởng
  • 221. 221 * Đối với NH phục vụ người trả tiền: - Kiểm soát chứng từ + Chứng từ giấy: phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và đối chiếu kiểm tra số dư trên TK của người trả tiền + Chứng từ điện tử: kiểm soát kỹ thuật thông tin và nội dung nghiệp vụ - Nếu hợp lệ, đảm bảo khả năng thanh toán, NH ghi ngày hạch toán, số hiệu TK, ký tên trên lệnh chi theo đúng quy định - Nếu không hợp lệ hoặc không đủ khả năng TT thì NH trả ngay cho người nộp.
  • 222. 222 - Xử lý chứng từ và hạch toán + Người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở TK tại một NH + Người thụ hưởng mở TK tại NH khác + Chứng từ giấy + Chứng từ điện tử
  • 223. 223 2.1.3. Sử dụng thể thức thanh toán UNC Thể thức thanh toán bằng UNC có thể sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ cung ứng hoặc chuyển tiền Lưu ý: NH chỉ có thể thực hiện chi trả UNC khi số dư trên TK của bên lập UNC có đủ để thực hiện lệnh chi → Nên kiểm tra uy tín và tình hình tài chính của bên lập UNC kỹ trước khi thực hiện giao dịch hàng hóa hay dịch vụ.
  • 224. 224 2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 2.2.1. Nội dung và quy trình thanh toán UNT là giấy ủy nhiệm do KH lập theo mẫu của NH để ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ bên chi trả sau khi đã cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ Sau khi lập, UNT sẽ được gửi cho NH phục vụ bên thụ hưởng để NH thực hiện thu hộ tiền từ bên nhận chi trả.
  • 225. 225 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu Bên chi trả Bên thụ hưởng NH bên thụ hưởngNH bên chi trả (1 ) (2 ) (1): Bên thụ hưởng giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho bên chi trả (2): Bên thụ hưởng lập UNT nộp vào NH phục vụ mình để ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ bên chi trả
  • 226. 226 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu Bên chi trả Bên thụ hưởng NH bên thụ hưởngNH bên chi trả (1 ) (4 ) (2 ) (3 ) (3): NH phục vụ bên thụ hưởng chuyển UNT sang NH phục vụ bên chi trả để đòi tiền bên chi trả (4): NH phục vụ bên chi trả chuyển UNT đòi tiền bên chi trả
  • 227. 227 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu Bên chi trả Bên thụ hưởng NH bên thụ hưởngNH bên chi trả (1 ) (6 ) (4 ) (2 ) (3 ) (7 ) (5 ) (5): Bên chi trả thông báo đồng ý trả tiền (6): NH bên chi trả chuyển tiền cho NH bên thụ hưởng để ghi có vào TK của bên thụ hưởng (7): NH bên thụ hưởng sau khi có sẽ báo có cho bên thụ hưởng.
  • 228. 228 2.2.2. Xử lý nghiệp vụ * Thủ tục lập UNT Người thụ hưởng lập UNT kèm hóa đơn chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào NH phục vụ mình hoặc NH phục vụ người trả tiền Mẫu UNT, thủ tục lập, phương thức giao nhận UNT do NH quy định nhưng đảm bảo đúng pháp luật.
  • 229. 229 * Thủ tục thanh toán UNT - Người thụ hưởng và người trả tiền mở TK tại một NH - Người trả tiền và người thụ hưởng mở TK tại hai NH khác nhau + Người trả tiền đủ khả năng thanh toán + Người trả tiền không đủ khả năng thanh toán
  • 230. 230 2.2.3. Sử dụng thể thức thanh toán UNT UNT có thể thực hiện trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có sự tín nhiệm nhau, hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo đếm chính xác như điện, nước, điện thoại. Bên cung ứng chỉ nên áp dụng thể thức thanh toán này khi biết rõ uy tín thanh toán của bên nhận cung ứng.
  • 231. 231 2.3. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
  • 232. 232 2.3. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ NH là phương tiện thanh toán do NH phát hành và cung cấp cho KH sử dụng trong TT và rút tiền mặt ở NH hoặc ở các máy rút tiền tự động Có hai loại thẻ: - Thẻ tín dụng (credit card) - Thẻ ghi nợ (debit card)
  • 233. 233 2.3.1. Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ NH * Đối với khách hàng - Phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của NH - Sau khi được NH chấp thuận, KH phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với NH - Nếu phải lưu ký tiền thì KH phải lập lệnh chi trích TK TG của mình hoặc nộp tiền mặt.
  • 234. 234 * Đối với ngân hàng phát hành thẻ - Xem xét, kiểm tra thẩm định nếu KH đủ điều kiện sử dụng thẻ thì làm thủ tục cấp thẻ cho KH - Lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành, giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu ký nhận.
  • 235. 235 2.3.2. Thủ tục thanh toán thẻ a/ Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa NH phát hành thẻ hoặc NH thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ * Tại các đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt để kiểm tra:
  • 236. 236 - Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ - Đối chiếu số thẻ của KH với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của NH - Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức TT do NHTT quy định - Kiểm tra giấy CMND hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ xem có phải là chủ thẻ hay không (nếu có nghi ngờ) Nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán HH, DV, yêu cầu chủ thẻ ký tên trên hóa đơn, đối chiếu chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có).
  • 237. 237 Hóa đơn thanh toán được lập thành 3 liên: - 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ - 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ - 1 liên kèm bảng kê các hóa đơn thanh toán (đơn vị chấp nhận thẻ lập cuối ngày hoặc định kỳ theo thỏa thuận với NH) gửi cho NH thanh toán thẻ để thanh toán * Tại ngân hàng thanh toán thẻ - Nhận được bảng kê kèm hóa đơn TT của đơn vị chấp nhận thẻ - Kiểm tra đủ điều kiện TT thì TT ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ.
  • 238. 238 2.3.3. Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán của thẻ, gia hạn sử dụng thẻ * Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán thẻ Chủ thẻ có thể yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức thanh toán thẻ hoặc giảm hạn mức thanh toán thẻ với điều kiện phải lập giấy đề nghị (theo mẫu của NH) và kèm theo thẻ nộp vào NH phát hành thẻ * Thủ tục gia hạn sử dụng thẻ: Chủ thẻ có thể đề nghị NH gia hạn sử dụng thẻ với yêu cầu phải lập giấy đề nghị gia hạn sử dụng thẻ và kèm theo thẻ nộp vào NH phát hành thẻ.
  • 239. 239 2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD) TTD là thể thức thanh toán theo đó một NH theo yêu cầu của KH phát hành một TTD để cam kết TT tiền cho bên bán nếu bên bán xuất trình được bộ chứng từ chứng minh đã cung cấp hàng hóa theo đúng quy định ghi trong TTD.
  • 240. 240 2.4.1. Thủ tục mở thư tín dụng - Người trả tiền lập giấy mở TTD nộp vào NH phục vụ mình (theo mẫu của NH) - Người trả tiền lập bản đăng ký chữ ký mẫu của người được ủy quyền nhận hàng - Nếu người thụ hưởng mở TK ở NH cùng hệ thống với người trả tiền thì NH đồng ý mở TTD - Nếu người thụ hưởng mở TK ở NH khác hệ thống thì NH phục vụ người trả tiền chỉ đồng ý mở TTD khi các NH có tham gia thanh toán bù trừ với nhau.
  • 241. 241 III. THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG - Thanh toán qua NH Nhà nước - Thanh toán bù trừ giữa các NH - Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các NH
  • 242. 242 3.1. Thanh toán qua NH Nhà nước Thanh toán qua NHNN là việc thực hiện thanh toán giữa các NHTM thông qua tài khoản của các NHTM mở tại NHNN Khi đó, - NHTM đóng vai trò là khách hàng đối với NHNN - NHNN đóng vai trò trung gian thanh toán giữa các NHTM tương tự như NHTM đóng vai trò trung gian thanh toán giữa các khách hàng.
  • 243. 243 3.2. Thanh toán bù trừ giữa các NH Việc thanh toán bù trừ giữa các NH do NHNN làm chủ trì được thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của NHNN Thanh toán bù trừ trực tiếp giữa hai hay nhiều NH trên địa bàn huyện, thị xã không có chi nhánh NHNN thì chọn một NH làm chủ trì và các NH khác phải mở TK tại NH chủ trì để thực hiện việc thanh toán bù trừ.
  • 244. 244 3.3. Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các NH Có thể thực hiện bằng một trong hai cách: - Mở tài khoản tiền gửi ở một NH khác để giao dịch thanh toán (tương tự như trường hợp các NH mở TKTG tại NHNN) - Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NH có quan hệ thanh toán với nhau theo hợp đồng ủy thác.
  • 245. 245 CHƯƠNG 9 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG
  • 246. 246 I.TỔNG QUAN VỀ NV KINH DOANH NGOẠI TỆ (KDNT) 1. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mua và bán ngoại tệ của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho DN Nghiệp vụ KDNT mang lại thu nhập “phi tín dụng” cho NH, góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập của NH.
  • 247. 247 Nghiệp vụ KDNT được thực hiện bởi phòng KDNT, gồm 2 bộ phận: - Bộ phận KDNT trên thị trường quốc tế - Bộ phận KDNT với khách hàng nội địa Nhân viên phòng KDNT có thể đóng vai trò: - Nhà kinh doanh - dealers - Nhà môi giới - brokers - Nhà đầu cơ - speculartors - Nhà kinh doanh chênh lệch giá - arbitrageurs.
  • 248. 248 2. Các loại giao dịch ngoại tệ - Giao dịch giao ngay ngoại tệ - Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ - Giao dịch hoán đổi ngoại tệ - Giao dịch giao sau ngoại tệ - Giao dịch quyền chọn ngoại tệ - Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá
  • 249. 249 3. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro biến động tỷ giá - NH mua vào nhiều hơn bán ra một loại ngoại tệ khi đó NH đang ở trạng thái dương ngoại tệ đó → Rủi ro xảy ra khi NT giảm giá trong tương lai - NH bán ra nhiều hơn mua vào một loại ngoại tệ khi đó NH đang ở trạng thái âm ngoại tệ đó → Rủi ro xảy ra khi NT lên giá trong tương lai.
  • 250. 250  Khi trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó chưa cân bằng  NH phải tìm cách trở về trạng thái cân bằng bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ - Nếu đang ở trạng thái dương thì bán ra - Nếu đang ở trạng thái âm thì mua vào.
  • 251. 251 II. KINH DOANH NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1. Cơ chế kinh doanh ngoại tệ với thị trường quốc tế - NHTM phải được sự cho phép của NHNN - Phải tuân theo quy định về mở TK và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài - Phòng KDNT tuyển dụng, huấn luyện các nhân viên KDNT - NHTM đặt ra một hạn mức nhất định cho phép nhân viên thực hiện giao dịch.
  • 252. 252 2. Thông tin về tỷ giá - Thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, internet - Thông tin về tình hình kinh tế, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, lãi suất, chính sách tiền tệ, giá dầu, giá vàng - Cần phải được thu thập và phân tích hàng ngày, hàng giờ để làm cơ sở cho việc dự báo tỷ giá trước khi ra lệnh mua hay bán.
  • 253. 253 3. Dự báo tỷ giá - Giúp hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá của ngoại tệ → quyết định mua hay bán Những thông tin có ảnh hưởng đến tỷ giá Các công cụ dự báo tỷ giá Kỳ vọng hợp lý về tỷ giá ngoại tệ Quyết định mua hay bán NT Đặt lệnh mua hay lệnh bán
  • 254. 254 3.1. Thông tin ảnh hưởng đến tỷ giá Có nhiều thông tin ảnh hưởng tỷ giá trong đó lạm phát và lãi suất được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá Khi phân tích ảnh hưởng của một yếu tố nào đó đến tỷ giá cần hiểu rõ chiều hướng tác động của nó Đòi hỏi người phân tích phải am hiểu thông tin, nắm rõ tình hình thị trường và có kỹ năng phân tích.
  • 255. 255 3.2. Các công cụ dự báo tỷ giá * Lý thuyết cân bằng sức mua - PPP - Giả định không có chi phí giao dịch và các yếu tố khác không đổi - Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn được kỳ vọng sẽ giảm giá so với đồng tiền kia Mô hình dự báo tổng quát: t EUR USD t i i ee       + + = 1 1 0 et: tỷ giá EUR/USD ở thời điểm t e0: tỷ giá EUR/USD ở hiện tại iUSD: tỷ lệ lạm phát của USD iEUR: tỷ lệ lạm phát của EUR Thông thường t = 1
  • 256. 256 * Nhược điểm của mô hình dự báo này: - Cho rằng chỉ có lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ giá - Các yếu tố khác thông qua lạm phát tác động gián tiếp đến tỷ giá → Không đúng trên thực tế nên hạn chế mức độ chính xác của mô hình Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát thường công bố theo năm mà nhà kinh doanh cần dự báo tỷ giá với thời hạn ngắn hạn.
  • 257. 257 * Lý thuyết cân bằng lãi suất - IRP Số hiệu lãi suất có thể thu thập theo thời hạn năm, tháng, ngày nên dự báo tỷ giá cho thời hạn tương đối ngắn Công thức tổng quát: t EUR USD t r r ee       + + = 1 1 0 et: tỷ giá EUR/USD ở thời điểm t e0: tỷ giá EUR/USD ở hiện tại rUSD: lãi suất của USD rEUR: lãi suất của EUR Thông thường t = 1
  • 258. 258 *Nhận xét: - Dự báo tỷ giá theo lý thuyết cân bằng lãi suất có những sai số nhất định do ảnh hưởng của các yếu tố khác không được phản ánh trong mô hình - Tuy nhiên, mô hình dự báo vẫn có ý nghĩa ở chỗ cho phép dựa vào lãi suất để kỳ vọng tỷ giá trong tương lai giữa hai đồng tiền.
  • 259. 259 4. Quyết định mua hay bán ngoại tệ - Đầu giờ giao dịch cần điểm qua thông tin tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước - Kế tiếp lướt qua và thu thập những thông tin và sự kiện mới nhất có ảnh hưởng đến tỷ giá - Sau đó, xử lý và phân tích thông tin để dự báo tỷ giá và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá - Với tư cách nhà kinh doanh phải quyết định và đặt lệnh mua hay bán ngoại tệ.
  • 260. 260 5. Các loại lệnh giao dịch 5.1. Lệnh thị trường – Market orders Là loại lệnh mua hay bán ở mức giá thị trường 5.2. Lệnh giới hạn – Limit orders - Là lệnh để đặt mua hoặc bán ở một mức giá nào đó do nhà kinh doanh chỉ ra - Chứa hai yếu tố: giá cả và thời hiệu
  • 261. 261 + Giá cả là mức giá mà nhà kinh doanh muốn mua hoặc bán ngoại tệ + Thời hiệu của lệnh có hai kiểu: - GTC (good till cancelled): lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến khi nào nhà kinh doanh quyết định hủy lệnh - GFD (good for the day): lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến hết ngày giao dịch.
  • 262. 262 5.3. Lệnh dừng – Stop orders - Là loại lệnh đặt mua hoặc bán, giống lệnh giới hạn - Thường được sử dụng để hạn chế lỗ VD: tỷ giá USD/VND: 16.840 – 16.850 - Dự đoán giá USD lên - Mua 100.000 USD: 16.850 đ cho 1 USD - Hạn chế lỗ nếu USD xuống giá ở mức 16.810 → đặt lệnh dừng ở mức giá này - Nếu USD xuống đến mức 16.810 thì lệnh mua dừng chuyển thành lệnh bán.
  • 263. 263 5.4. Lệnh OCO – order cancels other - Kết hợp hai lệnh: lệnh giới hạn và lệnh dừng - Hai lệnh có giá cả và thời hiệu được đặt chận trên và dưới mức giá hiện tại - Khi nào một trong hai lệnh được thực hiện thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ.
  • 264. 264 VD: Tỷ giá USD/VNĐ: 16.840 – 16.850 Nhà kinh doanh muốn có giao dịch 100.000 USD - Muốn mua nếu giá lên đến 16.890 - Muốn bán nếu giá xuống đến 16.810 Với lệnh OCO, nhà KD yêu cầu nhân viên giao dịch rằng: - Nếu giá lên đến 16.890 thì sẽ mua 100.000 USD, lệnh bán bị hủy - Nếu giá xuống đến 16.810, lệnh bán có hiệu lực, lệnh mua bị hủy.
  • 265. 265 6. Phương tiện giao dịch - Giao dịch qua điện thoại: đặt lệnh mua, bán bằng lời qua điện thoại - Giao dịch qua mạng: đặt lệnh mua, bán bằng cách click vào các ô lệnh có sẵn trên màn hình.
  • 266. 266 III. KINH DOANH NGOẠI TỆ VỚI KHÁCH HÀNG NỘI ĐỊA * Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng 1. Tổ chức giao dịch - Thực hiện thông qua phòng KDNT của NHTM - Thông qua điện thoại hoặc trực tiếp giao dịch tại phòng KDNT.
  • 267. 267 2. Lựa chọn khách hàng tiềm năng NHTM giao dịch ngoại tệ với khách hàng: - DN có hoạt động xuất nhập khẩu - Khách hàng cá nhân: chỉ bán ngoại tệ cho KH cá nhân khi có giấy phép mua ngoại tệ do NHNN cấp Khách hàng tiềm năng trong giao dịch ngoại tệ là các DN có hoạt động xuất nhập khẩu.