SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 48
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
  
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I
SINH VIÊN KHÓA 37
CHỦ ĐỀ:
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY
TẠI XÃ NHƠN NGHĨA-HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
  
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I
SINH VIÊN KHÓA 37
CHỦ ĐỀ:
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY
TẠI XÃ NHƠN NGHĨA-HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
Thời gian thực hiện: 10/3/2014 – 22/3/2014
Nhóm 4C- BSĐK – LỚP YDK37
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Minh Học 1153010388
2. Lê Trần Thanh Duy 1153010521
3. Trầm Thanh Hiển 1153010423
4. Nguyễn Trung Nguyên 1153010524
5. Lê Phát Tài 1153010491
6. Trần Quốc Qui 1153010461
7. Nguyễn Minh Thành 1153010409
8. Trịnh Xuân Quyên 1153010405
9. Phạm Quang Sơn 1153010404
10. Thái Đào Tú Anh 1153010376
11. Đỗ Thị Kim Diệu 1153010380
12. Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382
13. Nguyễn Thị Anh Huyền 1153010530
14. Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422
15. Đặng Duy Khoa 1153010451
Giảng viên hƣớng dẫn thực hành cộng đồng:
BS. Lâm Thị Thu Phƣơng
MỤC LỤC
 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm về yếu tố nguy cơ bệnh không lây, tăng huyết áp......................3
1.2 Tình hình phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh không lây ................................4
1.3 Tình hình phân bố bệnh tăng huyết áp..........................................................6
1.4 Đặc điểm nơi khảo sát...................................................................................7
Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................8
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................8
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu...................................................................8
2.2.3. Các biến số nghiên cứu.......................................................................8
2.2.4. Cách xử lý và phân tích số liệu...........................................................8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số đặc điểm của quần thể nghiên cứu....................................................9
3.2 Phân bố yếu tố nguy cơ bệnh không lây ở ngƣời cao tuổi............................11
3.3 Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ..........................................14
3.4 Xử trí và chi phí điều trị tăng huyết áp.........................................................21
Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................................24
 KẾT LUẬN......................................................................................................27
 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................28
 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................29
 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Công cụ thu thập số liệu ................................................................. 31
Phụ lục 2: Bảng phân công viết báo cáo.......................................................... 42
Phụ lục 3: Danh sách các hộ gia đình .............................................................. 43
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Cũng từ đó, vấn đề
chăm sóc sức khỏe đƣợc chú trọng với ý thức cao hơn ở mỗi ngƣời. Qua nhiều cuộc Hội
nghị, Hội thảo, Tổ chức Y tế Thế giới đã đƣa ra cảnh báo rằng các bệnh không lây: ung
thƣ, bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đƣờng, và đặc biệt là bệnh tăng huyết áp (THA) sẽ
là thách thức lớn đối với ngành y tế của mỗi quốc gia trong những thập kỷ tới.
THA đƣợc coi là chứng bệnh “giết ngƣời thầm lặng” khi gây rất nhiều biến
chứng lên tim, mạch, mắt, thận, thậm chí có thể làm đột tử. Tăng huyết áp (hay còn gọi
là lên tăng-xông do gốc tiếng Pháp: tension) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực
máu hệ thống động mạch tăng cao. Ngƣợc với tình trạng hạ huyết áp, tăng huyết áp
đƣợc phân loại thành nguyên phát hay thứ phát. Có khoảng 90–95% số ca đƣợc phân
loại "tăng huyết áp nguyên phát", dùng để chỉ các trƣờng hợp không tìm thấy nguyên
nhân gây tăng huyết áp (vô căn). Chỉ có khoảng 5–10% số ca là tăng huyết áp thứ
phát gây ra bởi các bệnh tại các cơ quan khác nhƣ thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình THA đang là
vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một nghiên cứu đa trung tâm do WHO (World Health
Organization) tiến hành tại Bangladesh và Ấn Độ cho thấy tỷ lệ THA là 65%(5). Trong
một số nghiên cứu khác, tỷ lệ này ở Mexico là 43%, ở Hoa Kỳ là trên 65%(11). Tình
trạng THA theo kết quả của một số nghiên cứu trong nƣớc đang có xu hƣớng gia
tăng: miền Bắc (Phạm Thắng-2003) là 45,6%; Kon Tum (Đào Duy An-2005) là
49,3%; Long An (Nguyễn Văn Hoàng-2007) là 52,5%; Khánh Hòa (Trƣơng Tấn
Minh-2008) là 48,1%(11.14)...
Thành phố Cần Thơ là trung tâm về kinh tế, chính trị và văn hóa của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Cùng với quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều yếu tố
thuận lợi cho vấn đề sức khỏe, song song với đó là số lƣợng ngƣời bị THA tại thành
phố cũng đang có xu hƣớng gia tăng. Qua nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy có
nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến vấn đề tăng huyết áp nhƣ giới tình, nghề nghiệp,
hút thuốc lá, uống rƣợu, tiền sử gia đình có tăng huyết áp, tuổi, chế độ ăn, stress, hoạt
động thể lực... Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế đƣợc những yếu tố nguy
cơ này có thể làm giảm đƣợc 80% bệnh THA. Vì vậy, để góp phần quản lý, chăm sóc
sức khoẻ , phòng chống bệnh tăng huyết áp cho cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật và
tử vong cho xã hội. Nhóm chúng em tiến hành đề tài: “ Khảo sát tình hình tăng huyết áp
và các yếu tố nguy cơ bệnh không lây tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ” nhằm các mục đích :
- Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nói chung tại xã Nhơn Nghĩa,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của ngƣời dân từ 25 tuổi trở lên tại xã Nhơn Nghĩa,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại xã Nhơn Nghĩa, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm về yếu tố nguy cơ bệnh không lây, tăng huyết áp:
1.1.1 Bệnh không lây
Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là những bệnh không có nguyên nhân xác định,
do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, liên quan tới lối sống, tiến triển trong một thời gian dài,
có thể gây tàn tật và hầu nhƣ không thể chữa khỏi hoàn toàn (CDC Hoa Kỳ). Theo Tổ
chức Y tế Thế giới, SEARO: “Bệnh không lây nhiễm bao gồm một nhóm nhiều loại
bệnh có thời gian dài và diễn tiến nói chung là chậm chạp, do vậy nên các bệnh này còn
đƣợc gọi là các bệnh mãn tính”
Hiện nay thế giới đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và BKLN.
Có 4 loại bệnh không lây nhiễm chính: bệnh tim mạch, tiểu đƣờng, ung thƣ và bệnh hô
hấp mãn tính. Bốn loại bệnh này chiếm gần 80% nguyên nhân gây tử vong do các bệnh
không lây nhiễm
BKLN đang gia tăng là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa,
tuổi thọ ngày càng tăng. Mặc dù có các triệu chứng khác nhau nhƣng các BKLN đều có
điểm chung là có các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống (hoặc hành vi) nhƣ hút
thuốc lá, uống rƣợu bia, chế độ dinh dƣỡng không hợp lý và ít hoạt động…
1.1.2. Bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp đang là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của mọi ngƣời
và là nguyên nhân gây tàn phế, tử vong hàng đầu đối với những ngƣời lớn tuổi ở các
nƣớc phát triển trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở nƣớc ta nói riêng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một ngƣời lớn đƣợc gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm
thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trƣơng (HATTr) ≥ 90
mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần đƣợc bác sỹ chẩn
đoán là THA (Bộ Y tế-2006). Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối
loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác
nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác nhƣ: tai biến mạch
máu não, bệnh mạch vành...
Nguyên nhân của bệnh khá phức tạp và đang còn tiếp tục đƣợc nghiên cứu song
có thể xác định đƣợc một số nguy cơ liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến bệnh này.
Hiện nay Y học mới chứng minh có khoảng 5% bệnh nhân bị tăng huyết áp là có
nguyên nhân để điều trị triệt để, còn khoảng 95% bệnh nhân bị tăng huyết áp còn lại là
không có nguyên nhân nên đƣợc gọi là bệnh tăng huyết áp (hay tăng huyết áp tiên phát)
nhƣng đồng thời y học cũng chứng minh có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng
huyết áp. Vì vậy để phòng bệnh tăng huyết áp, mỗi ngƣời nên cố gắng hạn chế tối đa
các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp sẽ đƣợc đề cập dƣới đây:
Hút thuốc lá, thuốc lào:
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích
thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều nghiên cứu cho
thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11mmHg và huyết
áp tâm trƣơng lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu không hút thuốc lá
cũng là biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Tiểu đƣờng:
Ở ngƣời bị tiểu đƣờng, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với ngƣời
không bị tiểu đƣờng. Khi có cả tăng huyết áp và tiểu đƣờng sẽ làm tăng gấp đôi biến
chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng
huyết áp đơn thuần. Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đƣờng cần điều trị tốt bệnh này sẽ góp
phần khống chế đƣợc bệnh tăng huyết áp kèm theo.
Rối loạn lipid máu:
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng
thƣờng đƣợc gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng
độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần
dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ
thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây tăng huyết áp.
Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó đƣợc nghiên cứu nhiều
nhất là cholesterol trọng lƣợng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lƣợng phân tử
thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Ngƣợc lại, HDL-C đƣợc xem là có vai trò bảo vệ. Hàm lƣợng HDL-C trong máu cao thì
nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl). Vì vậy cần
ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết
áp nói riêng. Chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên ăn: mỡ, mực và phủ tạng
động vật. Nên ăn nhiều rau và hoa quả tƣơi. Chú ý ăn cá tƣơi (ít nhất 2 lần/tuần) vì có
nhiều tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch.
Tiền sử gia đình có ngƣời bị tăng huyết áp:
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di
truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh tăng huyết áp thì con cái có nguy
cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những ngƣời mà tiền sử gia đình có ngƣời thân bị
tăng huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi đã trình
bày trong bài này. Nhƣ vậy mới có thể phòng tránh đƣợc bệnh tăng huyết áp.
Tuổi cao:
Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa
và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu
tăng cao hơn còn gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Để phòng bệnh tăng huyết áp
thì mỗi ngƣời cần có một lối sống lành mạnh: Làm việc khoa học; nghỉ ngơi hợp lý; ăn
uống điều độ, hạn chế dùng nhiều chất béo, hạn chế dùng nhiều chất kích thích nhƣ
rƣợu – bia – cà phê- thuốc lá; tập thể dục thƣờng xuyên… có nhƣ vậy mới làm chậm
quá trình lão hóa và gián tiếp phòng bệnh tăng huyết áp
Thừa cân, béo phì:
Cân nặng có quan hệ khá tƣơng đồng với bệnh tăng huyết áp, ngƣời béo phì hay
ngƣời tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn uống
hợp lý và luyện tập thể dục thể tăng huyết ápo thƣờng xuyên sẽ tránh dƣ thừa trọng
lƣợng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng
huyết áp, nhất là ở những ngƣời cao tuổi.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Ăn mặn:
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì
tần suất mắc bệnh tăng huyết áp tăng cao rõ rệt. Ngƣời dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc
bệnh tăng huyết áp cao hơn nhiều so với những ngƣời ở đồng bằng và miền núi. Nhiều
bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị
đƣợc bệnh. Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng nhƣ
phòng bệnh tăng huyết áp.
Uống nhiều bia, rƣợu:
Uống rƣợu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung
và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những ngƣời phải dùng thuốc để điều trị tăng
huyết áp thì uống rƣợu, bia quá mức hoặc nghiện rƣợu sẽ làm mất tác dụng của thuốc
hạ áp nhƣ vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, uống rƣợu, bia quá mức còn gây
bệnh xơ gan và các tổn thƣơng thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây tăng huyết
áp.Vì vậy, không nên uống quá nhiều rƣợu, bia để phòng bệnh tăng huyết áp. Hàng
ngày, mỗi ngƣời có thể uống khoảng 30ml rƣợu mạnh hoặc 50ml rƣợu vang hoặc 300ml
bia. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh tăng
huyết áp nói riêng.
Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại):
Lối sống tĩnh tại cũng đƣợc coi là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận
động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ
bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức):
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng
nhịp tim.Dƣới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm
động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, mỗi ngƣời cần rèn luyện cho mình
tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trƣớc mọi vấn đề xảy ra trong cuộc
sống. Có nhƣ vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phòng
bệnh tăng huyết áp.
1.2. Tình hình phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh không lây:
Bệnh mãn tính là nguyên nhân chính của tử vong ở hầu hết các quốc gia và có
đến 36 triệu ngƣời tử vong mỗi năm. Chúng chiếm tới 61% tử vong của toàn thế giới và
48% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu, 20% tử vong do các bệnh mãn tính xảy ra ở các
quốc gia thu nhập trung bình nơi mà hầu hết dân số thế giới sống ở đó.
Các bệnh không truyền nhiễm hàng đầu là:
• Các bệnh tim mạch (CVD), đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ (17,5 triệu
tử vong)
• Ung thƣ (7,5 triệu tử vong)
• Bệnh đƣờng hô hấp mãn tính (4 triệu tử vong); và
• Đái tháo đƣờng (1,1 triệu tử vong)
Các ƣớc lƣợng vùng chỉ ra rằng với hầu hết các nƣớc trên thế giới trừ Châu Phi,
các bệnh mãn tính là các nguyên nhân thƣờng xuyên của tử vong hơn các bệnh truyền
nhiễm. Các chấn thƣơng là nguyên nhân của gần một phần mƣời các trƣờng hợp tử
vong - chiếm ƣu thế trong tất cả các vùng, nguyên nhân chủ yếu là chấn thƣơng giao
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
thông, chấn thƣơng nghề nghiệp và bạo lực. Gánh nặng chấn thƣơng đang gia tăng ở
hầy hết các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Các vấn đề sức khoẻ tâm thần là
những đóng góp hàng đầu cho gánh nặng bệnh tật của nhiều quốc gia và đóng góp đáng
kể vào số mới mắc và mức trầm trọng của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả các bệnh
tim mạch và ung thƣ. Suy giảm thị lực và mù loà, suy giảm thính lực và điếc, các bệnh
ở miệng và các rối loạn về gen là những tình trạng bệnh mãn tính khác mà đóng góp
một tỷ lệ đáng kể trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Nếu không có sự quan tâm lớn hơn cho công tác phòng ngừa, ƣớc tính đến năm
2030 bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đái tháo đƣờng sẽ chiếm tới bốn trong mƣời
ngƣời tử vong ở ngƣời lớn (25-64 tuổi) ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Dự đoán trong 10 năm tới tử vong do bệnh mãn tính sẽ tăng 17%. Điều này có
nghĩa trong khoảng 64 triệu ngƣời sẽ tử vong vào năm 2015, có 41 triệu ngƣời tử vong
do một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc phòng ngừa qui mô lớn là khả thi, do các nguyên
nhân của các bệnh mãn tính đã đƣợc biết và tƣơng tự nhau ở tất cả các vùng và các
nhóm nhỏ quần thể 5-7. Một số lƣợng nhỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đƣợc giải
thích cho hầu hết những ca bệnh mới, và các can thiệp dựa trên bằng chứng đã sẵn có,
chi phí-hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi.
1.3. Tình hình phân bố bệnh tăng huyết áp
1.3.1 Tình hình trên thế giới
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh
toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác nhƣ sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng
đƣờng máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các
nƣớc phát triển và 32% ở các nƣớc đang phát triển.
1.3.2 Tình hình tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở ngƣời lớn ngày càng gia tăng. Trong
những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là
16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim
mạch Việt Nam tiến hành ở ngƣời lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nƣớc ta thì
thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 ngƣời lớn ở nƣớc ta thì có 1
ngƣời bị Tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì
ƣớc tính sẽ có khoảng 11 triệu ngƣời bị tăng huyết áp
Trong số những ngƣời bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu ngƣời)
là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu ngƣời) của những ngƣời
đã biết bị tăng huyết áp nhƣng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những
ngƣời đó (khoảng 2,4 triệu ngƣời) tăng huyết áp đã đƣợc điều trị nhƣng vẫn chƣa đƣa
đƣợc huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Nhƣ vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu
ngƣời dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhƣng không đƣợc
điều trị hoặc có điều trị nhƣng chƣa đƣa đƣợc số huyết áp về mức bình thƣờng
Tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên
nhân (còn gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (<10%) bị THA có
tìm đƣợc nguyên nhân (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những dấu
hiệu thể hiện bệnh THA thƣờng không đặc hiệu và ngƣời bệnh thƣờng không thấy có gì
khác biệt với ngƣời bình thƣờng
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
1.3.3 Tình hình tại Thành phố Cần Thơ
Tỷ lệ hiện mắc THA là 51,9%
+ Phân chia theo độ thì tỷ lệ THA độ 3 là loại nặng nhất chiếm gần 10%, THA
độ 2 chiếm gần 15%, và THA độ 1 là nhiều nhất chiếm gần một phần ba số ngƣời cao
tuổi.
+ Ở đây, độ tuổi và nơi ở có liên quan chặt chẽ đến tình trạng THA. Nhóm tuổi
70 - 79 có nguy cơ THA cao gấp 1,5 lần so với nhóm 60 - 69 tuổi (p < 0,05), và ở nhóm
trên 80 tuổi thì nguy cơ này tăng lên đến gần hai lần (p < 0,05). Trong khi đó, những
ngƣời cao tuổi sống ở nông thôn có nguy cơ THA nhiều hơn ở thành thị hơn 2 lần (p <
0,001)
Kết luận: Tỷ lệ THA ở ngƣời cao tuổi là khá cao, chiếm hơn một nửa số ngƣời đƣợc
nghiên cứu. Độ tuổi và nơi ở là hai yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng THA của ngƣời cao
tuổi
1.4 Đặc điểm nơi khảo sát
Huyện Phong Điền là một huyện của thành phố Cần Thơ
Huyện Phong Điền nằm ở tây nam của thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp quận Môn
và quận Bình Thủy, nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, tây giáp huyện
Thới Lai, đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
** Diện tích: 119,5 km2
** Dân số: 102.699 ngƣời (2007).
Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Phong Điền
Xã Nhơn Ái
Xã Nhơn Nghĩa
Xã Tân Thới
Xã Giai Xuân
Xã Mỹ Khánh
Xã Trƣờng Long.
Xã Nhơn Nghĩa là một xã thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Xã Nhơn Nghĩa có diện tích 40,99 km², dân số năm 1999 là 28704 ngƣời,[1] mật độ dân
số đạt 700 ngƣời/km²
Khu dân cƣ đƣợc nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố, thuộc Ấp Nhơn Thành, xã Nhơn
Nghĩa, huyện Phong Điển, TP Cần Thơ.
Ngƣời dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, vì hoàn cảnh khăn nên đa số các đối tƣợng
cần khảo sát đều không có điều kiện đến trƣờng và thói quen ăn uống hàng ngày chƣa
đƣợc hợp lý
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các đối tƣợng có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên bao gồm 120 đối tƣợng tại xã
Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ theo sự chỉ dẫn của Cộng tác viên
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu :
+ Cỡ mẫu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 120 hộ dân sinh sống tại xã
Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
+ Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên từng hộ dân đang sinh sống tại khu
vực Ngã Ba Bào, Ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ
2.2.3. Các biến số nghiên cứu
Gồm có các biến số định tính và định lƣợng
 Các biến số định tính:
 Giới tính
 Tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp
 Thói quen sử dụng thuốc lá, lƣợng rƣợu, bia tiêu thụ
 Chế độ ăn: trái cây, rau củ quả, ăn dầu mỡ, ăn mặn
 Hoạt động thể lực
 Tiền sử cao huyết áp và cách xử trí
 Các biến số định lƣợng:
 Chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp
 Huyết áp
 Nhịp tim
2.2.4. Cách xử lý và phân tích số liệu
 Các biến số nghiên cứu sau khi thu thập trực tiếp từng hộ gia đình sẽ
đƣợc mã hóa thành những ký hiệu đơn giản, sau đó thống kê những ký
hiệu lại trên excel và trên văn bản word
 Phân các biến số nghiên cứu thành 2 loại : định tính và định lƣợng
 Dùng các phép tính để tính ra tần số và tỉ lệ của các biến số
 Thể hiện tần số và tỉ lệ đã tính bằng chữ, trên bảng hay đồ thị
 Nhận xét về kết quả thu đƣợc, sau đó bàn luận, so sánh với các nghiên
cứu trƣớc.
 Nêu kết luận và kiến nghị
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
96%
2% 2%
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số đặc điểm quần thể nghiên cứu:
Khu dân cƣ đƣợc nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố, thuộc Ấp Nhơn
Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điển, TP Cần Thơ. Tất cả các hộ dân đƣợc
phỏng vấn đều đúng quy định và đƣợc nghiên cứu về các đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
3.1.1 Giới tính:
Bảng 3.1.1 Thành phần giới tính của đối tƣợng nghiên cứu
GIỚI TÍNH SỐ LƢỢNG TỈ LỆ PHẦN TRĂM (%)
NAM 47 39.2
NỮ 73 60.8
Nhận xét: Nhìn chung đa số đối tƣợng nghiên cứu là nữ giới chiếm 73%, còn lại
nam giới chiếm tỉ lệ 47%.
3.1.2 Nhóm tuổi:
Bảng 3.1.2 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu
TUỔI SỐ LƢỢNG TỈ LỆ PHẦN TRĂM
Từ 25đến dƣới 65 tuổi 94 78.3
Từ 65 tuổi trở lên 26 21.7
Nhận xét: Nhìn chung có sự chênh lệch giữa 2 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi từ 25 đến 65 tuổi chiếm 78.3%
+ Nhóm tuổi trên 65 chiếm 21.7%
3.1.3 Dân tộc:
Biểu đồ 3.1.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Nhận xét: Nhìn chung đa số đối tƣợng nghiên cứu đều thuộc dân tộc kinh ( chiếm
96%), còn lại là dân tộc Hoa ( chiếm 3%) và dân tộc chiếm tỉ lệ thấp nhất là Khơ-me
( chiếm 2%).
Chú thích:
Kinh
Hoa
Khơ-me
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
15%
37%
33%
9%
4%
1% 1%
Không theo trường lớp
Thấp hơn tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp PTCS
Tốt nghiệp PTTH
Tốt nghiệp ĐH/CĐ
Bằng sau đại học
5%
2%
63%
0%
0%
17%
13%
0%
Công chức nhà nước
Nhân viên phi chính phủ
Tự làm chủ
Làm không công
Sinh viên
Nội trợ
Nghỉ hưu
Thất nghiệp
3.1.4 Về trình độ học vấn:
Biểu đồ 3.1.2. Phân bố trình độ của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Phân bố trình độ học vấn của các đối tƣợng nghiên cứu, ta thấy hầu hết
đều thấp hơn tiểu học (37%) và tốt nghiệp tiểu học (33%). Có tới 15 % trong tổng số
các đối tƣợng nghiên cứu không theo trƣờng lớp. Chỉ có 1 đối tƣợng tốt nghiệp
ĐH/CĐ (1%) và 1 đối tƣợng thuộc trình độ sau đại học (1%)
3.1.5 Về nghề nghiệp :
Biểu đồ 3.1.3. Phân bố nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Nhìn chung từ biểu đồ ta thấy nghề nghiệp của các đối tƣợng phân bố rất
đa dạng, cụ thể:
- Chiếm tỉ lệ cao nhất là các đối tƣợng tự làm chủ (63%), chiếm hơn ½ trong tổng số
các đối tƣợng đối
- Nội trợ cũng chiếm số đông (17%) và số đối tƣợng nghỉ hƣu cũng chiếm đáng kể
(13%)
-Số đối tƣợng làm công chức nhà nƣớc chiếm tỷ lệ thấp (5%) và nhân viên phi chính
phủ chiếm phần nhỏ (2%)
- Không có đối tƣợng nào là sinh viên, thất nghiệp hay làm không công
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
29%
71%
Có sử dụng thuốc lá
không sử dụng thuốc lá
3.2 Phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi
3.2.1.Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá ở đối tƣợng điều tra
Bảng 3.2.1: Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá
Biểu đồ 3.2.1: Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá
Nhận xét: vấn đề hút thuốc lá hiện nay khá cao,chiếm gần 1/3 trong tổng số ngƣời đƣợc
khảo sát(29%) so với những ngƣời không hút thuốc lá (71%).
3.2.2 Phân bố thói quen uống rƣợu, bia ở các đối tƣợng điều tra
Bảng 3.2.2: Phân bố thói quen uống rƣợu, bia
Biểu đồ 3.2.2: Phân bố thói quen uống rượu bia
Nhận xét: Nhìn chung số đối tƣợng uống rƣợu bia (45%) và không uống rƣợu bia
(55%) trong xã Nhơn Khánh xấp xỉ gần bằng nhau
Sử dụng thuốc lá Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Có 35 29.2
Không 85 70.8
Uống rƣợu, bia Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Có 54 45.0
Không 66 55.0
Uống rượu,
bia
45%Không uống
rượu, bia
55%
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Trái cây Rau củ quả Sử dụng dầu mỡ Ăn mặn
29.2
58.3
34.2
26.7
70.8
41.7
65.8
73.3
Hàng ngày Hạn chế
3.2.3 Phân bố chế độ ăn hàng ngày ở các đối tƣợng điều tra
Bảng 3.2.3: Phân bố chế độ ăn hàng ngày
Chế độ ăn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Trái cây
Hàng ngày 35 29.2
Hạn chế 85 70.8
Rau củ quả
Hàng ngày 70 58.3
Hạn chế 50 41.7
Sử dụng
dầu mỡ
Hàng ngày 41 34.2
Hạn chế 79 65.8
Ăn mặn
Có 32 26.7
Không 88 73.3
Biểu đồ 3.2.3: Thể hiện chế độ ăn hang ngày ở các đối tượng
Nhận xét: Nhìn chung qua biểu đồ về chế độ ăn hàng ngày của các đối tƣợng tại xã
Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, ta thấy:
- Các đối tƣợng ở đây rất ít ăn trái cây (chiếm tới 70.8%) so với việc ăn trái cây
thƣờng xuyên (29.2%)
- Việc ăn rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày tƣơng đối cao (chiếm 58.3%),
tuy nhiên số đối tƣợng ít ăn rau củ quả vẫn chiếm số đông (41.7%)
- Việc sử dụng dầu mỡ nấu ăn hàng ngày vẫn còn ở mức cao (34,2%)
- Số đối tƣơng ăn mặn giảm so với việc sử dụng dầu mỡ, tuy nhiên vẫn còn hơi
cao (26.7%), so với số đối tƣợng hạn chế (73.3%)
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
14%
19%
27%
22%
18% Công việc thường xuyên đi
lại
Hoạt động nặng nhọc
Hoạt động ở mức trung bình
Đi bộ hay đi xe đạp liên tục
Không hoạt động thể lực
3.2.4 Phân bố yếu tố hoạt động thể lực ở các đối tƣợng
Bảng 3.2.4: Phân bố yếu tố hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực Số lƣợng Tỷ lệ
Công việc thƣờng xuyên đi lại 17 14.2
Hoạt động nặng nhọc 23 19.2
Hoạt động ở mức trung bình 33 27.5
Đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên 26 21.7
Không hoạt động thể lực 21 17.5
Biểu đồ 3.2.4: Phân bố yếu tố hoạt động thể lực
Nhận xét: Các yếu tố hoạt động thể lực của các đối tƣợng nghiên cứu phân bố tƣơng
đối đồng đều, cao nhất hoạt động ở mức trung bình (27%), thấp nhất là các công việc
đòi hỏi thƣờng xuyên đi lại (14%). Tuy nhiên số đối tƣợng không hoạt động thể lực
chiếm tới 18%, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm ở công tác nghiên cứu này.
3.2.5 Tiền sử cao huyết áp ở các đối tƣợng điều tra
Bảng 3.2.5: Phân bố tiền sử cao huyết áp ở các đối tƣợng điều tra
Tiền sử cao huyết áp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Có cao huyết áp 28 23.3
Không cao huyết áp 92 76.7
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
23%
77%
có
không
Biểu đồ3.2.5: Phân bố yếu tố tiền sử cao huyết áp ở các đối tượng
Nhận xét: Trong số 120 ngƣời tham gia phỏng vấn thì đã có khoảng 1/4 số ngƣời có
tiền sữ cao huyết áp(23%),chiếm số lƣợng khá cao. Còn những ngƣời không có tiền sữ
cao huyết áp chiếm khoảng 77%.
3.3 Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan với tăng huyết áp
3.3.1 Tình hình tăng huyết áp
Bảng 3.3.1a: Tình hình tăng huyết áp chung
Tình trạng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp 75 62.5
Không tăng huyết áp 45 37.5
Tổng 120 100
Nhận xét: Tỷ lệ có tăng huyết áp trong nhóm đối tƣợng nghiên cƣu chiếm 62.5 (%)
Theo phân độ huyết áp của JNC 7 (Joint National Committee 7) năm 2003:
Phân loại
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm
trƣơng
(mmHg)
Bình thƣờng <120 Và <80
Tiền THA 120-139 Hoặc 80-89
Tăng huyết áp độ
1
140-159 Hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ
2
>160 Hoặc >100
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Ta có các phân độ huyết áp đối với các đối tƣợng nghiên cứu:
Bảng 3.3.1b: Phân độ tăng huyết áp
Phân độ huyết áp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Bình thƣờng 45 37.5
Tiền tăng huyết áp 70 58.3
Tăng huyết áp độ 1 4 3.3
Tăng huyết áp độ 2 1 0.8
Biểu đồ 3.3.1b Thể hiện các phân độ tăng huyết áp
Nhận xét: Các đối tƣợng ở phân độ tiền tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (58.3%). Có
số ít đối tƣợng ở phân độ tăng huyết áp độ 1 (3.3%). Tuy nhiên vẫn có 1 đối tƣợng đang
ở phân độ tăng huyết áp độ 2 (0.8%)
3.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tăng huyết áp
Bảng 3.3.2-1: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và giới tính
Tình
Trạng
Giới
Tính
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam 33 70.2 14 29.8 47
Nữ 42 57.5 31 42.5 73
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
0
10
20
30
40
50
60
HA bình thường Tiền THA THA độ 1 THA độ 2
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Biểu đồ 3.3.2-1: Thể hiện mối liên quan giữa tăng huyết áp và giới tính
Nhận xét: Nhóm nam có tỷ lệ tăng huyết áp chiếm (70.2%) cao hơn nhóm nữ tăng
huyết áp (57.5%). Qua đó, ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến giới tính.
Bảng 3.3.2-2: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhóm tuổi
Tình
Trạng
Nhóm
Tuổi
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Từ 25-64 tuổi 52 55.3 42 44.7 94
Từ 65 trở lên 23 88.5 3 11.5 26
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Biểu đồ 3.3.2-2: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhóm tuổi
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Nam Nữ
Không tăng HA
Tăng HA
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Từ 25-64
tuổi
Từ 65 tuổi
trở lên
Không THA
Tăng HA
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 25-64 có tỷ lệ tăng huyết áp (55.3%) thấp hơn nhóm tuổi từ 65
trở lên (88.5%). Qua đó, ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến nhóm tuổi
Bảng 3.3.2-3: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và sử dụng thuốc lá
Tình
Trạng
Sử dụng
Thuốc lá
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Có 24 68.6 11 31.4 35
Không 51 60 34 40 85
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Biểu đồ 3.3.2-3: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và sử dụng thuốc lá
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy số đối tƣợng có sử dụng thuốc lá chiếm tỷ lệ tăng
huyết áp (68.6%) cao hơn các đối tƣợng không sử dụng thuốc lá (60%). Vì thế, việc
tăng huyết áp có liên quan đến vấn đề xử dụng thuốc lá.
Bảng 3.3.2-4: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và uống rƣợu, bia:
Tình
Trạng
Uống
Rƣợu, bia
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Có 34 63 20 37 54
Không 41 60 25 40 66
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Có hút thuốc
lá
Không hút
thuốc lá
Không tăng
Tăng HA
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Biểu đồ 3.3.2-4: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và uống rượu bia
Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng uống rƣợu, bia có tỷ lệ tăng huyết áp (63%) cao hơn các
đối tƣợng không uống rƣợu, bia (60%). Qua đó ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến
thói quen uống rƣợu bia
Bảng 3.3.2-5: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và chế độ ăn
Tình
Trạng
Chế độ ăn
Tăng HA Không tăng HA
TổngSố
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Trái cây
Hàng ngày 20 57.1 15 42.9 35
Hạn chế 55 64.7 30 35.3 85
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Rau củ quả
Hàng ngày 43 61.4 27 38.6 70
Hạn chế 32 64 18 36 50
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
- Nhóm các đối tƣợng ăn trái cây hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (57.1%)
thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn trái cây (64.7%)
- Nhóm các đối tƣợng ăn rau củ quả hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (61.4%)
thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn rau củ quả (64%) trong bữa ăn hàng ngày
Cho nên việc tăng huyết áp có liên quan đến việc ăn trái cây và rau củ quả.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Có uống
rượu bia
Không
uống rượu,
bia
Không THA
THA
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Bảng 3.3.2-6: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và chế độ ăn dầu mỡ
Tình
Trạng
Chế độ ăn
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Dầu mỡ
Hàng ngày 28 68.3 13 31.7 41
Hạn chế 47 59.5 32 40.5 79
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Biểu đồ 3.3.2-6: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn dầu mỡ
Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng ăn dầu mỡ hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết (68.3%) cao
hơn nhóm các đối tƣợng ít ăn dầu mỡ (59.5%) trong các bữa ăn. Qua đó cho ta thấy vấn
đề tăng huyết áp có liên quan đến chế độ ăn dầu mỡ của các đối tƣợng
Bảng 3.3.2-7: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn mặn
Tình
Trạng
Chế độ ăn
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Ăn mặn
Có 22 68.8 10 31.2 32
Không 53 60.3 35 39.7 88
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp (68.8%) cao hơn nhóm
các đối tƣợng không ăn mặn (60.3%). Ta nhận thấy tăng huyết áp có liên quan đến việc
ăn mặn
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Ăn dầu mỡ
hàng ngày
Hạn chế ăn
dầu mỡ
Không THA
THA
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Biểu đồ 3.3.2-7: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn mặn
Bảng 3.3.2-8: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực N
Tăng
HA
Không
THA
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Công việc thƣờng xuyên đi lại 17 47.1 52.9
Hoạt động nặng nhọc 23 57.7 42.3
Hoạt động ở mức trung bình 33 45.4 54.6
Đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên 26 34.6 65.4
Không hoạt động thể lực 21 90.4 9.6
Tổng 120 62.5 37.5
Biểu đồ 3.3.2-8: Thể hiện mối liên quan giữa tăng huyết áp và hoạt động thể lực
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Ăn mặn Không ăn mặn
Không THA
THA
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Công việc
thường
xuyên đi lại
Hoạt động
nặng nhọc
Hoạt động ở
mức trung
bình
Đi bộ hay đi
xe đạp liên
tục từ 10
phút trở lên
Không hoạt
động thể lực
Không THA
Tăng HA
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
16
15
2
4
11
15
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Uống thuốc
đều đặn theo
toa của bác sĩ
Chế độ ăn
đặc biệt (ít
muối, ít mỡ,
nhiều rau)
Giảm cân Ngưng hút
thuốc
Tăng cường
tập thể dục
Lao động,
sinh hoạt nghỉ
ngơi hợp lý
Nhận xét: Nhìn chung tăng huyết áp do không hoạt động thể lực (90.4%) chiếm tỷ lệ
khá cao so với việc tăng huyết áp có hoạt động thể lực. Qua đó ta thấy tăng huyết áp có
liên quan đến hoạt động thể lực
Bảng 3.3.2-9: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và tiền sử cao huyết áp:
Tình
Trạng
Tiền sử
Cao HA
Tăng HA Không tăng HA
Tổng
N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%)
Có 26 92.9 2 7.1 28
Không 49 53.3 43 46.7 92
Tổng 75 62.5 45 37.5 120
Nhận xét: Nhóm tiền sử cao huyết áp có tỷ lệ tăng huyết áp (92.9%) cao hơn nhiều so
với nhóm không có tiền sử cao huyết áp (53.3%). Qua đó ta thấy vấn đề tăng huyết áp
có liên quan đến tiền sử cao huyết áp
3.4 Xử trí và chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp
3.4.1 Xử trí khi bị tăng huyết áp
Bảng 3.4.1: Phân bố các đối tƣợng biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp
Phƣơng pháp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ 16 21.3
Chế độ ăn đặc biệt (ít muối, ít mỡ, nhiều rau) 15 20
Giảm cân 2 2.7
Ngƣng hút thuốc 4 5.3
Tăng cƣờng tập thể dục 11 14.7
Lao động, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý 15 20
Biểu đồ 3.4.1: Phân bố các đối tượng biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
Chi phí điều trị
trong 1 lần
Chi phí đi lại
trong 1 lần
Nhận xét: Nhìn chung qua biểu đồ ta thấy số lƣợng các đối tƣợng biết cách xử lý khi bị
tăng huyết áp còn rất hạn chế. Trên tổng số 120 đối tƣợng nghiên cứu thì có:
- 16 đối tƣợng làm theo lời khuyên uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ
- 15 đối tƣợng áp dụng chế độ ăn đặc biệt (ít muối, ít dầu mỡ,nhiều rau)
- Việc giảm cân còn rất hạn chế (2 đối tƣợng) để xử trí khi bị tăng huyết áp
- Đặc biệt là việc ngƣng hút thuốc, chỉ 4 đối tƣợng áp dụng trong khi số đối
tƣợng hút thuốc lá trong khu vực nghiên cứu là 35 ngƣời.
- Về phƣơng pháp tăng cƣờng tập thể dục (11 đối tƣợng) và lao động, sinh hoạt,
nghỉ ngơi hợp lý (15 đối tƣợng) tƣơng đối còn thấp so với kích thƣớc mẫu
nghiên cứu, tuy nhiên cũng đáng khích lệ.
3.4.2 Chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp
Bảng 3.4.2: Chi phí điều trị của một số đối tƣợng điển hình trong khu vực nghiên cứu
STT Đối tƣợng điều tra
Chi phí điều
trị
trong 1 lần
(VNĐ)
Chi phí đi lại
trong 1 lần điều
trị
(VNĐ)
Thu nhập gia
đình
trong 1 năm
(VNĐ)
1 NGUYEN THI SAU BHYT 0 30000000
2 TRUONG THI NGUYET 500000 150000 40000000
3 VO THI MUNG BHYT 120000 40000000
4 NGUYEN THI BUL 32000 0 12000000
5 NGUYEN THI KIM HAI 600000 600000 30000000
6 BUI THI THEM 30000 10000 30000000
7 LE THI LY 50000 10000 20000000
8 NGUYEN THI LANH 100000 240000 22000000
9 NGUYEN VAN LE 100000 40000 20000000
10 HUYNH VAN BE 2000000 10000 20000000
TỔNG 3412000 1180000 264000000
Biểu đồ 3.4.2: Chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp của các đối tượng
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy:
- Do hầu hết các đối tƣợng thƣờng đi đến các địa điểm gần nhà để điều trị tăng
huyết áp nên chi phí đi lại trong 1 lần không đáng kể. Cao nhất là 600.000
(VNĐ), thấp nhất là không phải tốn chi phí đi lại cho việc điều trị
- Chi phí điều trị cho 1 lần khi bị tăng huyết áp có sự chênh lệch tùy theo mực
độ bệnh của từng đối tƣợng:
+ Cao nhất là 2 000 000 (VNĐ) trong 1 lần điều trị tăng huyêt áp
+ Thấp nhất là những đối tƣợng đƣợc thanh bởi Bảo hiểm y tế, không
phải tốn tiền cho chi phí điều trị
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1 Về tỉ lệ tăng huyết áp
Qua nghiên cứu tình hình bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của ngƣời
dân trong độ tuổi trên 25 tuổi ( năm sinh từ 1989 trở về trƣơc ) ở xã Nhơn Nghĩa, huyện
Phong Điền, TP Cần Thơ trong thời gian từ ngày 10 tháng 3 năm 2014 đến ngày 22
tháng 3 năm 2014, kết quả thu đƣợc nhƣ sau :
Ghi nhận tỉ lệ tăng huyết áp tại xã Nhơn Nghĩa là 62.5%.
So với thế giới tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp đƣợc nghiên cứu nhiều ở các nƣớc
với các vùng địa lý và dân tộc khác nhau thì tình trạng tăng huyế áp ở xã Nhơn Nghĩa
cao hơn rất nhiều, cụ thể :
Quốc Gia Tỉ lệ tăng huyết áp (%)
Mĩ
Canada
Italia
Thụy Điển
Anh
Tây Ban Nha
Phần Lan
Đức
27.8
27.4
37.7
38.4
41.7
46.8
48.7
55.3
(cung cấp bởi wolf-maler et al [21])
So với các quốc gia khu vực Châu Á: tỉ lệ tăng huyết áp ở xã Nhơn Nghĩa vẫn
rất cao, cụ thể : Đài Loan 28%, Philipin (2000) 23%, Ấn Độ (2000) 31%, Trung Quốc
(2002) 27,2 %, Malaysia (2004) 32.9% . Nhìn chung tỉ lệ tăng huyết áp đang gia tăng
theo thời gian tại các quốc gia tại Châu Á.
Tại Việt Nam: tỉ lệ THA tại xã Nhơn Nghĩa vẫn cao hơn mặt bằng chung của cả
nƣớc , theo 1 điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim Mạch Việt Nam tiến hành ở
ngƣời lớn (trên 25 tuổi) tại 8 Tỉnh và TP ở nƣớc ta thì thấy tỉ lệ THA đã tăng lên đến
25.1%, nghĩa là cứ 4 ngƣời lớn ở nƣớc ta thì có 1 ngƣời THA. với dân số hiện nay của
VN là trên 90 triệu dân thì ƣớc tính có khoảng trên 11 triệu ngƣời bị THA.
Theo nghiên cứu (2004) của sinh viên tại thị xã Vị Thanh và huyện Long Mỹ
tỉnh Hậu Giang, tỉ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 30-75 tuổi là 40,8%.
Tại TP Cần Thơ (2005): tỉ lệ tăng hyết áp ở độ tuổi 25-64 tuổi là : 30.3%. đây
là tỉ lệ cao và cần đáng lƣu tâm tại 1 TP có quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày
càng phát triển, sẽ kéo theo hệ quả làm thay đổi mô hình bệnh lý tim mạch và chuyển
hóa trong thời gian tới. Với tỉ lệ này cho thấy xu hƣớng tăng dần bệnh tăng huyết áp
trong đồng nghiên cứu. Nếu tính cho quần thể ngƣời dân trên 25 tuổi của xã Nhơn
Nghĩa ,huyện Phong Điền , TP Cần Thơ thì đây là một tỉ lệ rất cao và là những ngƣời
trong độ tuổi lao động nên sẽ là một gánh nặng cho ngành Y Tế củng nhƣ của cả xã hội.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Lý giải về sự chênh lệch này:
Theo kết quả khảo sát trên , ta thấy tình trạng THA chịu sự chi phối của các yếu tố
khác nhau nhƣ:
- Giới tính: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam, nữ tại xã Nhơn Nghĩa, huyện
Phong Điền, tp Cần thơ thì nam chiếm 39.2%, nữ chiếm 60.8%. Tỉ lệ này khá
chênh lệch so với các nghiên cứu trƣớc đây , nhƣ nghiên cứu của Phạm Gia Khải
tại các quận huyện nội và ngoại thành Hà Nội có tỉ lệ nam giới là 45.42% và nữ
giới là 45.58%. Trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại xã
Xuân Canh huyện Đông Anh, TP Hà Nội, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan tại
nội thành Hà Nội...Thì tỉ lệ nam giới và nữ giới dƣợc chọn xấp xỉ đều nhau đảm
bảo độ tin cậy về giới trong nghiên cứu của cộng đồng. Vì thế cuộc khảo sát này
chƣa đảm bảo tính khách quan.
- Độ tuổi khảo sát: Cuộc khảo sát lấy độ tuổi nghiên cứu từ trên 25 tuổi và chia
làm 2 nhóm: nhóm 1 từ 25-64 tuổi, nhóm 2 từ 65 trở lên. Từ năm 2000 trở lại
đây, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo trong điều tra bệnh THA tại cộng đồng chỉ
nên lấy từ 25-60 tuổi. Vì thế, các số liệu điều tra bệnh THA những năm gần đây
đều dựa trên tiêu chuẩn của WHO để dễ so sánh từng vùng từng miền và từng
quốc gia. Nhóm tuổi 1 (25-64 tuổi) có tình trạng THA là 55.3%, nhóm 2 (trên
65) có tình trạng THA chiếm đến 88.5%. Tỷ lệ tuổi nhóm 2 cao hơn. Đây cũng
là một yếu tố để so sánh sự khác biệt hay không về đặc điểm dịch tễ học bệnh
THA và các yếu tố liên quan giữa các nhóm tuổi
Mỗi cuộc khảo sát sử dụng một khung độ tuổi khác nhau dẫn đến các kết quả
khác nhau. Cụ thể trong cuộc khảo sát này tỹ lệ người khảo sát ở độ tuổi trên
65 tuổi khá nhiều trong cộng đồng (21.7%).
- Trình độ học vấn: Địa bàn nghiên cứu của cuộc khảo sát thuộc vùng nông thôn,
nằm ở ngoại ô thành phố nên trình độ học vấn của ngƣời dân tƣơng đối thấp
(thấp hơn tiểu học 37%, tốt nghiệp tiểu học 33%, tốt nghiệp phổ thông trung học
chỉ khoảng 4%) nên sự hiểu biết của ngƣời dân về bệnh tật nói chung và THA
nói riêng còn hạn chế.
- Nghề nghiệp: Đa phần đối tƣợng nghiên cứu tại khu vực khảo sát là lao động
chân tay. Do vậy không phản ánh rõ ảnh hƣởng của nghề nghiệp đến tình trạng
THA.
- Thói quen:
+ Thói quen hút thuốc lá: nhiều tác giả cũng đồng tình là hút tuốc là làm tăng
nguy cơ nhồi máu cơ tim len 4 lần, đột tử lên 5 lần, tai biến mạch máu não lên
1.5 lần, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp 1,45 lần so với ngƣờ không hút
thuốc. nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt
Nam (1989-1992) cho thấy: ở nhớm ngƣời tăng huyết áp ở nhớm ngƣời tăng
huyết áp trên 8 điếu /ngày cao hơn ở ngƣời không tăng huyết áp .Tuy nhiên ,đa
phần đối tƣợng nghiên cứu trong khu vực là giới nữ nên tạo ra sự khác biệt đáng
kể với các cuộc khảo sát đã so sánh. Cụ thể: thành phần nghiên cứu không có sử
dụng thuốc lá tại xã Nhơn Nghĩa trong cuộc khảo sát là 70.8%. Vì vậy yếu tố hút
thuốc lá không tác động mạnh đến kết quả của cuộc đều tra của nhớm
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
+ Thói quen dùng rượu bia: các cuộc khảo sát tiến hành trên các vùng địa bàn
khác nhau nên nét văn hóa khác nhau cùng với thành phần giới tính đƣợc khảo
sát khác nhau giữa các cuộc khảo sát. Cộng đồng đƣợc khảo sát không có tính
khách quan về yêu cầu cần thiết.
+ Thói quen ăn uống: có sự liên quan mật thiết giữa thói quen ăn mặn và nguy
cơ bệnh Tăng Huyết Áp, tuy nhiên thói quen ăn mặn cũng khác nhau giữa các
cộng đồng. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ ảnh hƣởng không nhỏ đến bệnh Tăng Huyết
Áp, cụ thể trong cuộc khảo sát tỉ lệ ngƣời bị THA có chế độ ăn nhiều dầu mỡ là
68.3%, tƣơng đƣơng với các báo cáo cùng đề tài đã đƣợc khảo sát.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
KẾT LUẬN
Qua điều tra những ngƣời trên 25 tuổi tại xã Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền TP Cần
Thơ, chúng em rút ra một vài kết luận sau :
- Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ của bệnh THA :
 Giới tính : Nhóm nam có tỷ lệ tăng huyết áp chiếm (70.2%) cao hơn nhóm
nữ tăng huyết áp (57.5%)
 Nhớm tuổi: Nhóm tuổi từ 25-64 có tỷ lệ tăng huyết áp (55.3%) thấp hơn
nhóm tuổi từ 65 trở lên (88.5%).
 Sử dụng thuốc lá : số đối tƣợng có sử dụng thuốc lá chiếm tỷ lệ tăng huyết
áp (68.6%) cao hơn các đối tƣợng không sử dụng thuốc lá (60%).
 Uống rƣợu, bia: các đối tƣợng uống rƣợu, bia có tỷ lệ tăng huyết áp (63%)
cao hơn các đối tƣợng không uống rƣợu, bia (60%).
 Chế độ ăn:
o Nhóm các đối tƣợng ăn trái cây hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp
(57.1%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn trái cây (64.7%)
o Nhóm các đối tƣợng ăn rau củ quả hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp
(61.4%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn rau củ quả (64%) trong
bữa ăn hàng ngày
o Chế độ ăn dầu mỡ: Nhóm các đối tƣợng ăn dầu mỡ hàng ngày có tỷ
lệ tăng huyết (68.3%) cao hơn nhóm các đối tƣợng ít ăn dầu mỡ
(59.5%) trong các bữa ăn
o Chế độ ăn mặn: Nhóm các đối tƣợng ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp
(68.8%) cao hơn nhóm các đối tƣợng không ăn mặn (60.3%).
 Tiền sử cao huyết áp: Nhóm tiền sử cao huyết áp có tỷ lệ tăng huyết áp
(92.9%) cao hơn nhiều so với nhóm không có tiền sử cao huyết áp (53.3%)
 Về hoạt động thể lực: hoạt động thể lực là yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến nguy
cơ tăng huyết áp (90.2%) tại địa phƣơng này.
- Tỉ lệ tăng huyết áp : Tỷ lệ có tăng huyết áp trong nhóm đối tƣợng nghiên cứu chiếm
62.5 (%)
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
KIẾN NGHỊ
Để góp phần làm giảm tỉ lệ tăng huyết áp ở cộng đồng, nhớm chúng em có một số
khuyến nghị như sau :
1. Cần xây dựng các mô hình can thiệp ,quản lý, điều trị và dự phòng THA tại
cộng đồng nhƣ : quản lý, điều trị thƣờng xuyên những ngƣời bị THA tại trạm Y
tế, tiến hành khám và xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh THA.
2. Chính quyền địa phƣơng nên đƣa ra những quy định nhằm hạn chế các yếu tố
nguy cơ nhƣ : rƣợu , bia, hút thuốc lá, chế độ ăn mặn, nhiều dầu mỡ..... xây dựng
khu vực văn hóa và sức khỏe
3. Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bệnh THA nên tăng cƣờng truyền
thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh THA qua các phƣơng tiện thông tin
đại chúng nhƣ báo đài, tờ rơi, áp phích, tƣ vấn tại các cơ sở Y tế và hộ gia đình.
4. Ƣu tiên tăng cƣờng giáo dục sức khỏe, làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc các nguyên
nhân gây THA cũng nhƣ các hoạt động nhầm phòng tránh bệnh THA để thực
hiện công tác dự phòng là điều quan trọng.
5. Đẩy mạnh xây dựng các câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng , câu lạc bộ những
ngƣời tăng huyết áp để chia sẽ kinh nghiệm, thông tin giúp mọi ngƣời giúp đỡ
nhau.
6. Triển khai các chƣơng trình khám sức khỏe định kì cho những ngƣời từ 25 tuổi
trở lên để gớp phần chăm sóc sức khỏe, trong đó có phát hiện sớm ngƣời bị
THA.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết
áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - Giáo dục sức khoẻ”, Tạp chí Y học Việt
Nam, số đặc biệt tháng 12, tr 36–47.
2. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hƣớng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về
phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, NxbY học, tr 6.
3. Bộ Y tế, “Báo cáo Y tế Việt Nam 2006”, tr 48–49.
4 Nguyễn Thị Chính (1999), “Vài con số cần biết về tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt
Nam, số 12, tr 44–46.
5. Nguyễn Thị Dung (2000), “Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú
tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3 , tập 245, 246, tr
24–29.
6. Phạm Tử Dƣơng, Nguyễn Văn Quýnh (1998), "Tình hình quản lý và điều trị
bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994-1998", Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học, (16), tr 129–136. Số hóa bởi
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn76
7. Phạm Tử Dƣơng (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nxb Y học, tr 17 – 47.
8. Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ (2006), “Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa
cân béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 5, tr 12–14.
9. Bùi Thị Hà (1999), “Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở những bệnh nhân điều trị tại
Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp năm 1998”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 19–21.
10. Vũ Đình Hải (2002), “Cập nhật về tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 3,
tr 11–14.
11. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bƣớc đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tang huyết áp
tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ
đa khoa, tr 23–34.
12. Hội tim mạch học TPHCM (1999), “Các hƣớng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế
– Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999”, Chuyên đề tăng huyết áp – Tạp chí Y học Việt
Nam, số 12, tr 2–8.
13. Phạm Gia Khải (2003), “Sự phát triển của bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ
ở nƣớc ta”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 1, tr 19–20.
14. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và
cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học, số 33, tr 9–34.
15. Bùi Quang Kinh (1995), “Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng của bệnh
tăng huyết áp tại Bệnh viện 4 từ 1985-1994”, Tạp chí Y học Quân sự, phụ san 2, tr 1–2.
16. Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê thị Thu, Nguyễn Hoài An và cộng sự (2004),
“Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa”, Nxb Y học, tr 25–27.
17. Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của ngƣời tăng huyết
áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, tr 26 – 48.
18. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), “Các yếu tố liên quan đến tang huyết áp ở
tuổi 15 - 75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Y học dự phòng,
số 2, tr 24–28.
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
19. Nguyễn Văn Nhƣơng (2008), “ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp”, Nxb Thanh
niên, tr 17–19.
20. Đặng Duy Quý, Nguyễn Phú Kháng (2003), “Một số yếu tố nguy cơ tăng
huyết áp kháng trị”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 34, tr 56– 58.
21. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), “Thực trạng và
các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở ngƣời từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh ĐăkLăk, năm
2005”, Tạp chí Dinh dƣỡng và thực phẩm, số 2, tr 92–98.
22. Nguyễn Quý Thắng (2005), “Một số nhận xét bƣớc đầu về bệnh cao huyết áp
và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh quản lý năm 2004”, Chuyên
đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, tr 14–23.
23. Phạm Thắng (2003), “Tỷ lệ tăng huyết áp ở ngƣời già tại một số vùng thành thị và
nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 2, tr 27–29.
24. Trần Đức Thành, Nguyễn Phú Kháng, Hoàng Mai Trang (2002), “Một số yếu tố
nguy cơ của tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí Y dƣợc học Quân sự, số 1, tr 54–57.
25. Lại Phú Thƣởng, Mông Thị Hoa, Phạm Thị Nhuận(1998), “Thử tìm hiểu yếu tố liên
quan tới tăng huyết áp động mạch ở 200 ngƣời tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa
Trung ƣơng Thái Nguyên ”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr 10–13.
26. Nguyễn Đăng Phải. Điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và xây dựng mô hình
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngƣời cao tuổi tại cộng đồng. Đề tài NCKH cấp tỉnh tỉnh Hải
Dƣơng, on the web http://www.haiduongdost.gov.vn 30/11/2009
27. Đàm Viết Cƣơng và cs. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ở Việt
Nam – báo cáo tóm tắt năm 2006. on the web at http://www.hspi.org.vn/ 30/11/2009.
28. WHO - Hypertension Study Group. Prevalence, Awareness, treatment and Control
of Hypertension among the Elderly in Bangladesh and India: A multicentre study.
Bulletin of the WHO, Vol 79 No 6, 2001
29. WHO/ISH writing group. 2003 World Health organization (WHO)/International
Society of Hypertension (ISH) statement on management of hypertension “Journal of
Hypertension” Vol 21, No 11- 2003
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn và máy đo huyết áp
BỘ CÂU HỎI (1)
GIÁM SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY
(Dành hỏi những ngƣời từ 25 tuổi trở lên – sinh từ năm 1989 trở
về trƣớc)
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
GIỚI THIỆU
Xin chào Bác (Anh/Chị), tên tôi là ________________________ Tôi đang học
tập và nghiên cứu tại trƣờng đại học y dƣợc Cần Thơ. Chúng tôi đang tiến hành nghiên
cứu các yếu tố liên quan bệnh tăng huyết áp của những ngƣời từ 25 tuổi trở lên (ngƣời
sinh từ năm 1989 trở về trƣớc) đang sống tại địa phƣơng này. Những thông tin mà
Bác/ông/bà cung cấp sẽ đƣợc sử dụng để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ sức khoẻ.
Xin mời Bác/ ng/Bà tham gia phỏng vấn trong khoảng thời gian là 30 phút. Xin
Bác/ ng/Bà vui lòng đồng ý đóng góp với nghiên cứu của chúng tôi.
Họ tên chủ hộ:_________________________________
Ấp: ______________Khu vực / Tổ:___________Số nhà/đƣờng:______
Thông tin liên lạc
I 1 Tên xã
I 2 Mã số xã
I 3 Họ tên ngƣời điều tra (SV)
I 4 Mã số của ngƣời phỏng vấn (MSSV)
I 5 Ngày hoàn tất bộ câu hỏi
/ /
Ngày Tháng Năm
I 6 Họ và tên của đối tƣợng nghiên cứu
I 7 Thời gian phỏng vấn (đồng hồ 24 giờ)
Bắt đầu lúc :
I 8 Số điện thoại liên lạc khi có thể
I 9 Chỉ rõ điện thoại của ai Cơ quan 1
Nhà riêng 2
Hàng xóm 3
Khác (ghi rõ) 4
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
Bƣớc 1: Thông tin nhân khẩu học cơ bản
Cột mã số
C1 Giới tính (Ghi nhận nam/ nữ qua quan sát
bề ngoài)
Nam 1
Nữ 2
C2 Ngày sinh của Bác? Nếu không biết, xem
ghi chú bên dƣới và chuyển C4
(Nếu sinh từ năm 1909 trở về sau thì dừng
phỏng vấn)
Ngày Tháng Năm
C3 Bác bao nhiêu tuổi?
(Nếu từ 24 tuổi trở xuống thì dừng phỏng
vấn)
Năm
C4 Tổng cộng Bác đã trãi qua bao nhiêu năm
ở trƣờng hoặc học toàn thời gian (không
tính những năm mẫu giáo)
Năm
Mở rộng: thông tin nhân khẩu học
C5 Bác thuộc dân tộc nào? Kinh 1
Hoa 2
Khơme 3
Khác (ghi rõ)………….. 4
C6 Trình độ học vấn của Bác? Không theo trƣờng lớp 1
Thấp hơn tiểu học 2
Tốt nghiệp tiểu học 3
Tốt nghiệp PTCS 4
Tốt nghiệp PTTH 5
Tốt nghiệp ĐH/Cđẳng 6
Bằng sau đại học 7
C7 Trong các câu sau đây, câu nào mô tả
chính xác nhất nghề nghiêp trƣớc đây của
Bác?
Công chức nhà nƣớc 1
Nhân viên phi chính phủ 2
Tự làm chủ 3
Làm không công 4
Sinh viên 5
Nội trợ 6
Nghỉ hƣu 7
Thất nghiệp (có khả năng làm
việc) 8
Thất nghiệp (không có khả
năng làm việc) 9
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
Bƣớc 1: các đo lƣờng hành vi cơ bản
Phần cơ bản Sử dụng thuốc lá (phần S)
Bây giờ tôi sẽ hỏi Bác một số câu hỏi về những hành vi sức khỏe khác nhau. Nó
bao gồm các việc nhƣ hút thuốc lá, uống rƣợu, ăn trái cây, rau quả và họat động
thể lực. Hãy bắt đầu với hút thuốc lá.
Trả lời Cột mã hóa
S1a Bác có đang hút bất kỳ loại
thuốc lá nào không, chẳng hạn
nhƣ thuốc đầu lọc, thuốc điếu hay
tẩu?
Có 1
Không 2
Nếukhông,
chuyển sang S4
S1b Nếu có, Hiện Bác có đang hút
thuốc lá mỗi ngày ?
Có 1
Không 2
Nếukhông,
chuyển sang S4
S2a Khi Bác lần đầu hút thuốc, bạn
bao nhiêu tuổi?
Tuổi (năm)
Không nhớ 77
Nếu nhớ, chuyển
câu S3
S2b Bác đã hút thuốc lá bao lâu rồi?
(mã 77 nếu không nhớ)
 Tính bằng năm
 Hoặc bằng tháng
 Hoặc bằng tuần
Năm
Tháng
Tuần
S3 Trung bình, Bác hút bao nhiêu
các loại thuốc sau đây trong một
ngày?
(Ghi nhận cho mỗi loại)
(mã 88 nếu không áp dụng đƣợc)
 -Thuốcđiếu
 Thuốcvấn tay
 Tẩu thuốc
 Thuốc lào
 Khác (ghi rõ) …………….
S3a Khi hút thuốc, Bác thƣờng hít sâu
khói thuốc không?
Có 1
Không 2
Phần mở rộng: sử dụng thuốc lá
S4 Trƣớc đây, Bác có bao giờ hút
thuốc mỗi ngày không?
Có 1
Không 2
Nếukhông,
chuyển câu S6
S5a Nếu có,
Bác bao nhiêu tuổi khi Bác
ngƣng hút thuốc mỗi ngày ?
Tuổi (năm)
Không nhớ 77
Nếu nhớ, chuyển
câu S6
Nếu 77, chuyển
Câu S5b
S5b Đã bao lâu rồi từ khi bạn
ngƣng hút thuốc mỗi ngày?
Tính bằng năm
Hoặc bằng tháng
Hoặc bằng tuần
Năm
Tháng
Tuần
S6 Hiện nay, Bác có xỉa thuốc
không?
Có 1
Không 2
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
PHẦN CƠ BẢN Lƣợng rƣợu tiêu thụ (Phần A)
Các câu hỏi tiếp theo sẽ hỏi về lƣợng rƣợu tiêu thụ
Trả lời Mã hóa
A 1 a Bác có bao giờ uống rƣợu/bia
không? ( kể cà rƣợu trái cây)
Có 1
Không 2
Nếu không,
chuyển đến
phần D
A 1 b Trong 12 tháng qua Bác có uống
rƣợu/bia không?
Có
Không
1
2
Nếu không,
chuyển đến
phần D
A 2 Trong 12 tháng qua, mức độ
thƣờng xuyên mà Bác uống ít
nhất 1 ly rƣợu/1 lon bia?
(ĐỌC CÁC CÂU TRẢ LỜI)
>=5 ngày trong tuần
1-4 ngày trong tuần
1-3 ngày trong tháng
< 1 lần trong tháng
1
2
3
4
A 3 Trong ngày uống rƣợu, trung bình
Bác uống bao nhiêu ly?
Số ly
Không biết 7 7
A 4 Trong vòng 7 ngày qua, mỗi ngày
Bác uống bao nhiêu ly (chuẩn)
rƣợu/bia?
(GHI NHẬN CHO MỖI NGÀY)
Thứ hai 
Thứ ba 
Thứ tƣ 
Thứ năm 
Thứ sáu 
Thứ bảy 
Chủ nhật 
PHẦN MỞ RỘNG : RƢỢU (Phần A)
A 5 Trong 12 tháng qua, lần mà Bác
uống rƣợu/bia nhiều nhất là bao
nhiêu ly (chuẩn)/lon?
Số lƣợng lớn nhất
A 6 a Dành riêng cho nam:
Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu
ngày mà ngày đó Bác uống > 5 ly
(chuẩn) trở lên?
Số ngày
A 6 b Dành riêng cho nữ:
Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu
ngày mà ngày đó Bác uống > 4 ly
chuẩn trở lên?
Số ngày
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
PHẦN CƠ BẢN Chế đô ăn (Phần D)
Các câu hỏi tiếp theo sẽ hỏi về trái cây và rau quả mà bạn thƣờng ăn.
D 1 a Trung bình trong một tuần, có bao nhiêu
ngày Bác ăn trái cây?
Ngày
Nếu0ngày,
chuyển
sang
D2a
D 1 b Trong những ngày đó, Bác ăn bao nhiêu
(suất) trái cây trong một ngày?
1 suất = 1 tri (l, bom) = 3 tri chuối = ½
chén nước trái cây ép hoặc trái cây xay
nguyên chất
Suất 
D 2 a Trung bình trong một tuần, có bao nhiêu
ngày Bác có ăn rau củ? Ngày
Nếu0ngày,
chuyểnsang
phần P
D 2 b Trong những ngày đó, Bác ăn bao nhiêu
(suất) rau quả trong một ngày?
1 suất = 1 chén rau lá xanh = ½ chén
củ (carốt, đậu tươi, củ hành, bí đỏ, bắp,
cà,… )
Suất
PHẦN MỞ RỘNG: Chế độ ăn
D 3 Loại dầu mỡ nào thƣờng đƣợc sử
dụng nhất trong gia đình Bác?
Dầu thực vật 0 1
Mỡ heo 0 2
Bơ, sữa trâu lỏng 0 3
Bơ thực vật 0 4
Khác (ghi rỏ) 0 5
Không một loại đặc
biệt nào
0 6
Không sử dụng 0 7
Không biết 7 7
D 4 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày
Bác ăn DẦU MỠ?
Ngày
D 5 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày
Bác ăn ĐỒ CHIÊN XÀO?
Ngày
D 6 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày
Bác ăn đồ KHO/RAM MẶN?
Ngày
D 7 Bác có bị mọi ngƣời cho là ăn
mặn hơn những ngƣời khác
trong gia đình không?
Có
Không
1
2

KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Mã số của đối tƣợng nghiên cứu
PHẦN CƠ BẢN họat động thể lực (Phần P)
Tiếp theo tôi sẽ hỏi Bác về thời gian sử dụng cho các loại họat động thể lực khác nhau.
Trƣớc hết nghĩ về thời gian Bác sử dụng trong khi làm việc (là những việc có đƣợc trả
lƣơng hoặc không đƣợc trả lƣơng, công việc lặt vặt trong nhà, thu vén thức ăn, câu cá
hoặc đi kiếm thức ăn, đi tìm việc làm)
P 1 Công việc của Bc có thƣờng đòi hỏi
ngồi hoặc đứng một chổ với thời
gian < 10 phút đi lại một lần không?
Có
Không
1
2  Nếucó,
chuyển
sang
câu P6
P 2 Công việc của Bác có các họat động
nặng nhọc (nhƣ Nâng vật nặng, đào
bới, công việc xây dựng…) từ 10
phút trở lên không?
Có
Không
1
2

Nếukhôn
chuyển
sang
câu P4
P 3a Trong công việc của Bác, một tuần có
bao nhiêu ngày Bác thực hiện các họat
động nặng nhọc?
Ngày 
P 3b Trong một ngày, thời gian mà Bác
làm công việc nặng nhọc là bao nhiêu? Giờ phút
P 4 Công việc của Bác có liện quan họat
động sử dụng sức mạnh ở mức trung
bình (đi nhanh, cầm theo vật nhẹ) ít
nhất 10 phut một lần?
Có
Không
1
2  Nếukhôn
chuyển
sang
câu P6
P 5a Trong một tuần, có bao nhiêu ngaỳ
Bác làm việc sử dụng sức mạnh ở mức
trung bình?
Ngày
P 5b Trong một ngày, thời gian mà Bác làm
việc sử dụng sức mạnh ở mức trung
bình là bao nhiêu?
Giờ  phút 
P 6 Một ngày làm việc điển hình của
Bác kéo dài bao lâu ? Giờ
Ngoài các họat động mà Bác đã đề cập, tôi xin đƣợc hỏi Bác về cách thức đi lại của
Bác từ chỗ này tới chỗ khác. Thí dụ nhƣ đi làm việc, đi mua sắm, đi chợ, đi nhà thờ,
…
P 7 Bác có đi bộ hay đi xe đạp liên
tục từ 10 phút trở lên không?
Có
Không
1
2  Nếukhôn
chuyển
P9
P 8a Trong một tuần, có bao nhiêu
ngày Bác đi bộ hoặc đạp xe từ 10
phút trở lên?
Ngày 
P 8b Trong một ngày, Bác đi bộ hoặc
đạp xe bao lâu ? Giờ phút 
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Các câu hỏi tiếp theo hỏi về hoạt động của Bác trong thời gian rãnh rỗi. Hãy nghĩ tới
các họat động giải trí, thể dục thẫm mỹ, thể thao (lồng thêm các mục phù phợp). Đừng
kể tới các họat động thể lực khi Bác làm việc hoặc đi lại đã đƣợc đề câp.
P 9 Có phải các họat động giải trí
trong thời gian rãnh rỗi của Bác
chủ yếu là ngồi, nằm dựa, hoặc
đứng mà không có họat động
thể lực kéo dài hơn 10 phút một
lần không?
Có
Không
1
2  Nếucó,
chuyển
sang
TIỀN
SỬ
CHA
P 10 Bác có bất kỳ họat động thể lực
nặng giải trí (chạy bộ hoặc cá
môn thể thao vất vả, cử tạ) từ 10
phút một lần trở lên không?
Có
Không
1
2  Nếu
không,
chuyển
sangP12
P
11a
Nếu có,, Trong một tuần, có bao
nhiêu ngày Bác họat động thể lực
nặng giải trí?
Ngày 
P
11b
Trong một ngày, thời gian hoạt
động thể lực nặng giảo trí bao lâu? Giờ  phút 
P 12 Trong [thời gian rãnh rỗi], bạn
có họat động nào với cƣờng độ
thể lực giải trí vừa phải (đi
nhanh, đạp xe hoặc bơi lội) từ 10
phút trở lên không?
Có
Không
1
2  Nếu khôn
chuyển
TIỀN
SỬ
CHA
P 13 a Nếu có, Trong một tuần , có bao
nhiêu ngày Bác họat động thể
lực giải trí vừa phải của bạn ?
Ngày 
P 13 b Trong một ngày điển hình, Bác
sử dụng bao nhiêu thời gian để
làm công việc nhƣ vậy?
Giờ  phút 
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
PHẦN MỞ RỘNG: Tiền sử cao huyết áp
H 1 Lần gần đây nhất Bác đƣợc đo huyết áp
bởi một nhân viên y tế là khi nào ?
Trong vòng 12tháng
1-5 năm trƣớc
trên 5 năm
Chƣa đo
1
2
3
4

H 2 Trong 12 tháng qua, có khi nào Bác đƣợc
một bác sĩ hoặc một ngƣời làm công tác y
tế nói rằng bạn có huyết áp tăng hoặc cao
huyết áp ?
Có
Không
1
2

Nếu không,
chuyển
PHẦN ĐO
HUYẾT ÁP
H2 a Bác cao huyết p trong thời gian bao lu rồi
số năm…….số thng…….
H 3 Bác có đang áp dụng bất kỳ một trị liệu
cao huyết áp nào đƣợc kê toa bởi một bác
sĩ hoặc một ngƣời làm công tác y tế ?
Có
Không
1
2 
Nếu không,
chuyển H4
H 3 a Thực hiện uống thuốc mà Bác đang sử
dụng trong 2 tuần nay ?
Có
Không
1
2 
H 3 b Thực hiện chế đô ăn đặc biệt (ăn ít muối,
ít mỡ) đƣợc chỉ định
Có
Không
1
2 
H 3 c Thực hiện lời khuyên hoặc điều trị để giảm
cân
Có
Không
1
2 
H 3 d Thực hiện lời khuyên hoặc điều trị để
ngƣng hút thuốc
Có
Không
1
2 
H 3 e Thực hiện lời khuyên tăng cƣờng tập thể
dục
Có
Không
1
2 
H 3 f Thực hiện lời khuyên sinh hoạt, lao động
nghỉ ngơi hợp lý
Có
Không
1
2 
H 4 Trong vòng 12 tháng qua Bác có tới một
thầy thuốc đông y để điều trị huyết áp tăng
hoặc cao huyết áp ?
Có
Không
1
2 
H 5 Bác có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nam
hoặc cách điều trị cổ truyền nào cho huyết
áp cao của Bác ?
Có
Không
1
2 
H6 Bác có thực hiện tái khám định kỳ theo
hƣớng dẫn ngƣời Thầy thuốc không?
Có
Không
1
2  Nếucó,
chuyển H6b
H6 a
Lý do Bác khơng ti khm định kỳ
Khơng cần thiết
Bận cơng việc
Không thuận tiện
Lịch khám không
phù hợp
Khác………………
1
2
3
4
5
 Chuyển H7
H6 b Thời gian tái khám định kỳ của Bác là bao
nhiêu ngày ………………ngày
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
H6 c
Bác thƣờng đi đâu để tái khám định kỳ?
Trạm y tế
Bệnh viện huyện
Bệnh viện tỉnh/
thành phố
Thầy thuốc tƣ
Bệnh viện tƣ
BV/phòng khám Y
học cổ truyền
Khác……………
1
2
3
4
5
6
7

H7 Bác có uống thuốc đều đặn theo hƣớng dẫn
của BS không?
Có
Khơng
1
2  Nếucó
Chuyển H8
H7 a
Lý do không uống thuốc đều đặn
Bận cơng việc
Khơng quan trọng
Huyết áp bình
thƣờng thì không cần
uống thuốc
Bị tc dụng phụ của
thuốc
Khc….…………….
1
2
3
4
5

H8 Bác có thực hiện đo huyết áp định kỳ theo
hƣớng dẫn của BS không?
Có
Không
1
2  Nếu không
Chuyển H9
H8a Thời gian đo huyết áp định kỳ của Bác là
bao nhiêu ngày?
…………ngày 1
2 
H8b Chỉ số huyết áp trong lần đo lần cuối là
bao nhiu
HATT………mmHg
HATTr……...mmHg
H8c
Theo Bác, Huyết áp đo lần cuối l Cao,
Bình thƣờng hay thấp?
Cao
Bình thƣờng
Thấp
1
2
3
H9
Gia đình Bác có máy đo huyết áp không
Có
Không
1
2 
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
E1
Trong 4 tuần qua, Bác cĩ mua thuốc, khám
điều trị bệnh cao huyết áp khơng?
Có
Không
1
2 
Nếu không,
chuyển ĐO
HUYẾT ÁP
E2
Bác đã đến đâu để khám, chữa bệnh cao
huyết áp trong 4 tuần qua?
Trạm y tế
Bệnh viện huyện
Bệnh viện tỉnh/
thành phố
Thầy thuốc tƣ
Bệnh viện tƣ
BV/phòng khám Y
học cổ truyền
Khác………………
1
2
3
4
5
6
7

E3
Khoảng cách từ nhà đến nơi khám chữa
bệnh cao huyết áp trong 4 tuần qua?
……..………km
E4
Bác sử dụng phƣơng tiện gì để đi từ nhà
đến nơi khám chữa bệnh cao huyết áp?
Xe đạp
Xe gắn máy
Xe ô ttô
Xuồng, ghe
Khác…….………
1
2
3
4
5

E5
Mất thời gian bao lâu từ để Bác đi từ nhà
đến nơi khám chữa bệnh cao huyết áp? Giờ  phút 
E6
Bác muốn cơ sở nào cung cấp dịch vụ điều
trị bệnh cao huyết áp cho bác?
Tổ y tế ấp/khu vực
Trạm y tế
Bệnh viện huyện
Bệnh viện tỉnh/ thnh
phố
Thầy thuốc tƣ
Bệnh viện tƣ
BV/phịng khm Y
học cổ truyền
Khác………………
1
2
3
4
5
6
7
8

E6 Số lần điều trị cao huyết p trong 4 tuần qua
……..………lần
E7 Bác có thẻ Bảo hiểm Y tế hay không?
Có
Không
1
2  Nếu không,
chuyển E8
E7a
Số lần Bác sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đế
khám chữa bệnh cao huyết áp trong 4 tuần
qua?
.…..………lần
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
E8
Số tiền cho các lần điều trị cao huyết áp
trong 4 tuần quan (Bao gồm thuốc, xt
nghiệm, dịch truyền….)
Lần 1…………………….đồng
Lần 2…………………….đồng
Lần 3…………………….đồng
Lần 4…………………….đồng
TỒNG……………………….
E9
Số tiền đi lại của ngƣời bệnh trong các lần
điều trị cao huyết áp trong 4 tuần qua
Lần 1…………………….đồng
Lần 2…………………….đồng
Lần 3…………………….đồng
Lần 4…………………….đồng
TỒNG………………………đồng
E10
Bác cho biết tổng thu nhập gia đình trong
năm qua:
Nông nghiệp:.................................đ
Buôn bán :...............................,đ
Lƣơng ::................................đ
Các khoản khc:.............................đ
TỒNG………………………đồng
E11
Số ngƣời hiện đang sinh sống trong gia
đình
……………………ngƣời
PHẦN ĐO HUYẾT ÁP
Chú ý: khi đo huyết áp, sinh viên phải chú ý:
1. Đối tƣợng phải nghỉ 15 phút trƣớc đo
2. Đối tƣợng không đƣợc cử động ngƣời, nói chuyện trong khi
đo
3. Đối tƣợng hít thở sau 5 – 6 lần trƣớc khi đo
4. Sinh viên phải đợi 2 – 3 pht mới đo huyết áp lần 2
Huyết p Cột m hố
M 1a Đo lần 1 HA tm thu Tm thu mmHg ………………..
M 1b HA tâm trƣơng Tâm trƣơng mmHg
….………….…
M 1c Nhịp tim Nhịp tim lần/p
….………….…
M 2a Đolần 2 HA tm thu Tm thu mmHg .……………….
M 2b HA tâm trƣơng Tâm trƣơng mmHg ..………………
M 2c Nhịp tim Nhịp tim lần/p
….………….…
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Phụ lục 2: Bảng phân công viết báo cáo
STT Họ và Tên sinh viên MSSV Nội dung phụ trách
1 Nguyễn Minh Học 1153010388 Nhập liệu + Bìa + Phụ bìa +
Tổng hợp + Sữa chữa
2 Lê Trần Thanh Duy 1153010521 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị
3 Trầm Thanh Hiển 1153010423 Nhập liệu+Phụ lục
4 Nguyễn Trung Nguyên 1153010524 Nhập liệu+Tài liệu tham khảo
5 Lê Phát Tài 1153010491 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị
6 Trần Quốc Qui 1153010461 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị
7 Nguyễn Minh Thành 1153010409 Đặt Vấn đề + Chỉnh sữa
8 Trịnh Xuân Quyên 1153010405 Chƣơng I –Tổng Quan
9 Phạm Quang Sơn 1153010404 Chƣơng I –Tổng Quan
10 Thái Đào Tú Anh 1153010376 Nhập liệu + Chƣơng II
11 Đỗ Thị Kim Diệu 1153010380 3.4 Xử trí và chi phí điều trị khi
bị tăng huyết áp
12 Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382 3.1 Một số đặc điểm của quần
thể nghiên cứu
13 Nguyễn Thị Anh Huyền 1153010530 3.3 Tình hình tăng huyết áp, các
yếu tố liên quan
14 Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422 3.2 Phân bố yếu tố nguy cơ bệnh
không lây của ngƣời cao tuổi
15 Đặng Duy Khoa 1153010451 Nhập liệu+Chƣơng II
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Phụ lục 3: Danh sách các đối tƣợng điều tra
XÃ/TT :.....Nhơn Nghĩa..............ẤP/KV :.............Nhơn Thành.................
STT Họ tên ngƣời
đƣợc phỏng vấn
Tuổi Họ và Tên chủ hộ Địa chỉ/tổ
Nam Nữ
1. Hồ Văn Nhiều 42 Hồ Văn Nhiều 018
2. Hồ Văn Thảo 44 Hồ Văn Thảo 019
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh 43 Hồ Văn Hiếu 020
4. Trần Thị Mai 64 Hồ Văn Bạch 021
5. Hồ Văn Bạch 65 Hồ Văn Bạch 021
6. Nguyễn Văn Thắm 55 Nguyễn Văn Thắm 022
7. Nguyễn Thị Duyên 54 Nguyễn Văn Thắm 022
8. Nguyễn Thị Lệ 43 Nguyễn Đức Thành 023
9. Nguyễn Văn Năm 77 Nguyễn Văn Năm 024
10. Nguyễn Thị Năm 64 Nguyễn Văn Năm 024
11. Nguyễn Ngọc Diệu 30 Nguyễn Ngọc Diệu Ngã ba bào
12. Nguyễn Thị Điệp 36 Nguyễn Văn Hoàng Ngã ba bào
13. Bùi Thị Thém 77 Nguyễn Văn Nhung Ngã ba bào
14. Hồ Văn Hiếu 46 Hồ Văn Hiếu Ngã ba bào
15. Châu Thanh Thúy 34 Nguyễn Văn Thắm 022
16. Trần Hòa Tỷ 64 Trần Hòa Tỷ 035
17. Nguyễn Thị Mỹ Tú 27 Nguyễn Văn Hai 036
18. Nguyễn Thị Tuyết Linh 29 Nguyễn Văn Phƣớc 038
19. Nguyễn Thị Kim Hai 51 Nguyễn Văn Phƣớc 038
20. Nguyễn Văn Phƣớc 52 Nguyễn Văn Phƣớc 038
21. Nguyễn Văn Chanh 54 Nguyễn Văn Chanh 039
22. Nguyễn Thị Dồi 56 Nguyễn Văn Chanh 039
23. Nguyễn Thị Khoa 72 Nguyễn Văn Chanh 039
24. Nguyễn Việt Thủy 43 Nguyễn Việt Thủy Ngã ba bào
25. Lê Thị Lý 79 Lê Thị Lý 054
26. Trần Thị Hạnh 37 Trần Văn Khởi Ngã ba bào
27. Trần Văn Sắt 77 Trần Văn Sắt 147
28. Nguyễn Ngọc Núi 35 Nguyễn Ngọc Núi Ngã ba bào
29. Trần Văn Bé Em 52 Trần Văn Bé Em Ngã ba bào
30. Nguyễn Thị Lành 64 Nguyễn Thị Lành Ngã ba bào
31. Nguyễn Văn Lẻ 66 Nguyễn Văn Lẻ 052
32. Lê Quang Lƣơng 54 Lê Quang Lƣơng 070
33. Lê Văn Ba 57 Lê Văn Ba Ngã ba bào
34. Nguyễn Thị Tuyết Mai 37 Lê Văn Lập Ngã ba bào
35. Nguyễn Thị Minh 86 Nguyễn Thị Minh Ngã ba bào
36. Nguyễn Thị Lớn 66 Nguyễn Thị Lệ Ngã ba bào
37. Lƣơng Văn Kẻo 62 Lƣơng Văn Kẻo Ngã Ba bào
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
38. Võ Văn Lệ 60 Võ Văn Lẻ 043
39. Trần Thị Hà 64 Trần Thị Hà 035
40. Lê Quang Trí 76 Lê Quang Trí 076
41. Trần Văn Phát 80 Trần Văn Phát 232
42. Mai Văn Mua 73 Mai Văn Mua Ngã ba bào
43. Nguyễn Thị Lành 68 Nguyễn Thị Lành 241
44. Nguyễn Văn Thoi 80 Nguyễn Văn Thoi 058
45. Nguyễn Thị Phƣơng 61 Nguyễn Thị Phƣơng 232
46. Nguyễn Thị Hồng 39 Nguyễn Minh Tuấn Ngã ba bào
47. Mai Văn Hùng 35 Mai Văn Hùng Ngã ba bào
48. Nguyễn Thị Hồng Sinh 46 Nguyễn Thị Hồng Sinh Ngã ba bào
49. Nguyễn Văn Sủi 63 Nguyễn Văn Sủi 006
50. Huỳnh Bức Nghĩa 75 Phan Minh Quản 096
51. Phan Minh Quản 77 Phan Minh Quản 063
52. Ngô Thị Tuyết 53 Nguyễn Văn Kết 061
53. Nguyễn Văn Kết 52 Nguyễn Văn Kết 061
54. Châu Kim Thanh 39 Tô Hồng Phúc 016
55. Nguyễn Thị Út 51 Hồ văn Tám 016
56. Lê Thị Quen 35 Trần Văn Út 016
57. Tô Hồng Bé 32 Tô Hồng Bé 017
58. Nguyễn Thị Út 51 Nguyễn Thị Út 046
59. Nguyễn Thị Pul 65 Nguyễn Thị Pul 014
60. Trần Thị Hiền 49 Trần Thị Hiền 010
61. Nguyễn Minh Trung 27 Phan Thị Hai 012
62. Nguyễn Thị Bảy 63 Nguyễn Thị Du 013
63. Bùi Thị Le 68 Trần Hoàng Khởi 011
64. Nguyễn Thị Mỹ Lệ 48 Trần Văn Út 008
65. Trần Thị Xê 58 Trần Thị Xê 007
66. Phạm Văn Bé 62 Phạm Văn Bé 004
67. Võ Ngọc Cúc 57 Lê Văn Khuê 002
68. Bạch Văn Thảnh 83 Bạch Văn Thảnh Ngã ba bào
69. Trần Ngọc Bích 37 Nguyễn Văn Bình Ngã ba bào
70. Huỳnh Văn Bé 70 Huỳnh Văn Bé 042
71. Trƣơng Thị Nguyệt 62 Trƣơng Thị Nguyệt Ngã ba bào
72. Nguyễn Thị Xem 80 Nguyễn Thị Xem 120
73. Nguyễn Việt Triều 32 Nguyễn Văn Giải Phóng 122
74. Lê Thị Ánh Tuyết 28 Nguyễn Văn Ngơi Ngã ba bào
75. Nguyễn Thị Tuyết 70 Nguyễn Thị Tuyết 128
76. Huỳnh Thị Mới 66 Huỳnh Thị Mới 127
77. Võ Thành Tùng 34 Nguyễn Thị Kim Hai 05
78. Nguyễn Văn Hải 40 Nguyễn Văn Hải 05
79. Trần Thị Lời 52 Trần Thị Lời 129
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
80. Nguyễn Bích Thủy 27 Trần Thị Lời 129
81. Phạm Văn Du 35 Huỳnh Thị Mới 127
82. Mai Thị Thanh 35 Mai Thị Thanh Ngã ba bào
83. Thều Thị Thắng 35 Nguyễn Văn Hƣng 124
84. Mai Thị Hồng 34 Nguyễn Ngọc Qúy 134
85. Phan Hoàng Nam 37 Phan Ngọc Ánh 177
86. Mai Văn Phƣớc 54 Mai Văn Phƣớc 134
87. Nguyễn Hồng Hạnh 36 Trƣơng Quốc Phòng Ngã ba bào
88. Nguyễn Thị Thắm 26 Nguyễn Thị Đời Ngã ba bào
89. Trƣơng Út Ngột 25 Trƣơng Văn Hải Ngã ba bào
90. Nguyễn Văn Út Em 49 Nguyễn Văn Út Em Ngã ba bào
91. Nguyễn TẤn Miền 49 Nguyễn TẤn Miền Ngã ba bào
92. Phạm Thị Nhung 47 Nguyễn Văn Út Em Ngã ba bào
93. Nguyễn Hồng Sơn 29 Nguyễn Hồng HẢi Ngã ba bào
94. Phạm Thị Hồng Yến 34 Huỳnh Thị Mới Ngã ba bào
95. Nguyễn Văn Hoài 25 Nguyễn Văn Ngữ 382
96. Nguyễn Văn Còn 60 Nguyễn Văn Còn Ngã ba bào
97. Nguyễn Văn Mạnh 56 Nguyễn Văn Mạnh Ngã ba bào
98. Trần Thị Bế 54 Nguyễn Văn Mạnh Ngã ba bào
99. Phan Văn Hậu 44 Phan Văn Hậu Ngã ba bào
100. Trần Thị Cò 79 Võ Văn Bé 101
101. Võ Hoàng Nam 51 Võ Hoàng Nam Ngã ba bào
102. Mai Thị Nghĩa 43 Mai Thị Nghĩa Ngã ba bào
103. Huỳnh Văn Mạnh 67 Huỳnh Văn Mạnh Ngã ba bào
104. NNguyễn Thị Út 44 Nguyễn Văn Bình Ngã ba bào
105. PPhạm Thị Luyến 55 Đặng Văn Mân 235
106. Võ Thị Mừng 44 Võ Thị Mừng Ngã ba bào
107. Nguyễn Thị Lễnh 74 Nguyễn Thị Lễnh Ngã ba bào
108. Trần Thị Kim Em 50 Trƣơng Thị Nguyệt Ngã ba bào
109. Đặng Văn Chiến 52 Đặng Văn Chiến Ngã ba bào
110. Lê Thị Ngoel 47 Lê Thị Ngoel Ngã ba bào
111. Bùi Thị Hai 78 Trƣơng Văn Út 106
112. Dƣơng Thị Tuyết Hạnh 36 Trƣơng Văn Út 106
113. Trƣơng Văn Lanh 56 Trƣơng Văn Lanh 108
114. Đặng Hồng Của 64 Đặng Hồng Của Ngã ba bào
115. Phan Văn Thống 52 Phan Văn Thống 114
116. Trần Thị Lan 53 Phan Văn Thống 114
117. Phạm Thị Dân 48 Võ Văn Giàu 116
118. Phan Văn Tèo 64 Phan Văn Tèo 118
119. Nguyễn Thị Thắm 48 Phạm Văn Chiếu 091
120. Nguyễn Thị Sáu 74 Nguyễn Thị Sáu 135
KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37
Ngƣời lập bảng Xác nhận của CTV
(Nhóm trưởng) (Đã xác nhận)

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
SoM
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
SoM
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
SoM
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
SoM
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
SoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
SoM
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
Thanh Liem Vo
 
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thôngBệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
SoM
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
SoM
 

Mais procurados (20)

Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
 
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa
 
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuNhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu
 
Bệnh án yhct : ĐAU THẦN KINH TOẠ
Bệnh án yhct : ĐAU THẦN KINH TOẠBệnh án yhct : ĐAU THẦN KINH TOẠ
Bệnh án yhct : ĐAU THẦN KINH TOẠ
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
 
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
KHÁM HỆ NIỆU
KHÁM HỆ NIỆUKHÁM HỆ NIỆU
KHÁM HỆ NIỆU
 
ECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢNECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢN
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
 
KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
 
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thôngBệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
Bệnh án đau ngực sinh viên y liên thông
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
 
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinhCac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 

Destaque

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Nguyen Khue
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Ma Hoa
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
Gia Hue Dinh
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Phap Tran
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
Nguyen Khue
 
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
thuythuyi
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Nguyen Khue
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
Nguyễn Công Huy
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Trương Đức Thừa
 

Destaque (20)

Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y te
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
 
Phân tích và phát biểu vấn đề trong
Phân tích và phát biểu vấn đề trongPhân tích và phát biểu vấn đề trong
Phân tích và phát biểu vấn đề trong
 
Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2
 
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân ở Bệnh Viện Lao...
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 

Semelhante a Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014

Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Man_Ebook
 
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mìnhHãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
hoa339
 
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồngTăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
keneth849
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
jarvis660
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
dewayne660
 
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Semelhante a Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014 (20)

PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
 
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
 
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mìnhHãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình
 
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồngTăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
Tăng huyết áp bệnh lý phổ biến trong cộng đồng
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”
 
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
Tăng huyết áp “kẻ giết người số một”
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
 
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơnTăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
Tăng huyết áp vấn đề cần được quan tâm hơn
 
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiNghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
 
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giá...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giá...Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giá...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giá...
 
Luận án: Yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp
Luận án: Yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giápLuận án: Yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp
Luận án: Yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp
 
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
 
Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 202 Hội Tim mạch học Việt Nam
Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 202 Hội Tim mạch học Việt NamKhuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 202 Hội Tim mạch học Việt Nam
Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 202 Hội Tim mạch học Việt Nam
 
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
 
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
Nghien cuu lam sang, can lam sang va bien doi huyet ap 24 gio o benh nhan tan...
 
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noiNghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
 

Último

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Último (20)

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 

Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG    THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I SINH VIÊN KHÓA 37 CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY TẠI XÃ NHƠN NGHĨA-HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
  • 2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG    THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I SINH VIÊN KHÓA 37 CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY TẠI XÃ NHƠN NGHĨA-HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 Thời gian thực hiện: 10/3/2014 – 22/3/2014 Nhóm 4C- BSĐK – LỚP YDK37 Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Minh Học 1153010388 2. Lê Trần Thanh Duy 1153010521 3. Trầm Thanh Hiển 1153010423 4. Nguyễn Trung Nguyên 1153010524 5. Lê Phát Tài 1153010491 6. Trần Quốc Qui 1153010461 7. Nguyễn Minh Thành 1153010409 8. Trịnh Xuân Quyên 1153010405 9. Phạm Quang Sơn 1153010404 10. Thái Đào Tú Anh 1153010376 11. Đỗ Thị Kim Diệu 1153010380 12. Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382 13. Nguyễn Thị Anh Huyền 1153010530 14. Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422 15. Đặng Duy Khoa 1153010451 Giảng viên hƣớng dẫn thực hành cộng đồng: BS. Lâm Thị Thu Phƣơng
  • 3. MỤC LỤC  ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về yếu tố nguy cơ bệnh không lây, tăng huyết áp......................3 1.2 Tình hình phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh không lây ................................4 1.3 Tình hình phân bố bệnh tăng huyết áp..........................................................6 1.4 Đặc điểm nơi khảo sát...................................................................................7 Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................8 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................8 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu...................................................................8 2.2.3. Các biến số nghiên cứu.......................................................................8 2.2.4. Cách xử lý và phân tích số liệu...........................................................8 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số đặc điểm của quần thể nghiên cứu....................................................9 3.2 Phân bố yếu tố nguy cơ bệnh không lây ở ngƣời cao tuổi............................11 3.3 Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ..........................................14 3.4 Xử trí và chi phí điều trị tăng huyết áp.........................................................21 Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................................24  KẾT LUẬN......................................................................................................27  KIẾN NGHỊ.....................................................................................................28  TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................29  PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công cụ thu thập số liệu ................................................................. 31 Phụ lục 2: Bảng phân công viết báo cáo.......................................................... 42 Phụ lục 3: Danh sách các hộ gia đình .............................................................. 43
  • 4. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Cũng từ đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe đƣợc chú trọng với ý thức cao hơn ở mỗi ngƣời. Qua nhiều cuộc Hội nghị, Hội thảo, Tổ chức Y tế Thế giới đã đƣa ra cảnh báo rằng các bệnh không lây: ung thƣ, bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đƣờng, và đặc biệt là bệnh tăng huyết áp (THA) sẽ là thách thức lớn đối với ngành y tế của mỗi quốc gia trong những thập kỷ tới. THA đƣợc coi là chứng bệnh “giết ngƣời thầm lặng” khi gây rất nhiều biến chứng lên tim, mạch, mắt, thận, thậm chí có thể làm đột tử. Tăng huyết áp (hay còn gọi là lên tăng-xông do gốc tiếng Pháp: tension) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Ngƣợc với tình trạng hạ huyết áp, tăng huyết áp đƣợc phân loại thành nguyên phát hay thứ phát. Có khoảng 90–95% số ca đƣợc phân loại "tăng huyết áp nguyên phát", dùng để chỉ các trƣờng hợp không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp (vô căn). Chỉ có khoảng 5–10% số ca là tăng huyết áp thứ phát gây ra bởi các bệnh tại các cơ quan khác nhƣ thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình THA đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một nghiên cứu đa trung tâm do WHO (World Health Organization) tiến hành tại Bangladesh và Ấn Độ cho thấy tỷ lệ THA là 65%(5). Trong một số nghiên cứu khác, tỷ lệ này ở Mexico là 43%, ở Hoa Kỳ là trên 65%(11). Tình trạng THA theo kết quả của một số nghiên cứu trong nƣớc đang có xu hƣớng gia tăng: miền Bắc (Phạm Thắng-2003) là 45,6%; Kon Tum (Đào Duy An-2005) là 49,3%; Long An (Nguyễn Văn Hoàng-2007) là 52,5%; Khánh Hòa (Trƣơng Tấn Minh-2008) là 48,1%(11.14)... Thành phố Cần Thơ là trung tâm về kinh tế, chính trị và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều yếu tố thuận lợi cho vấn đề sức khỏe, song song với đó là số lƣợng ngƣời bị THA tại thành phố cũng đang có xu hƣớng gia tăng. Qua nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến vấn đề tăng huyết áp nhƣ giới tình, nghề nghiệp, hút thuốc lá, uống rƣợu, tiền sử gia đình có tăng huyết áp, tuổi, chế độ ăn, stress, hoạt động thể lực... Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế đƣợc những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm đƣợc 80% bệnh THA. Vì vậy, để góp phần quản lý, chăm sóc sức khoẻ , phòng chống bệnh tăng huyết áp cho cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho xã hội. Nhóm chúng em tiến hành đề tài: “ Khảo sát tình hình tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh không lây tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” nhằm các mục đích : - Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nói chung tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của ngƣời dân từ 25 tuổi trở lên tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
  • 5. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm về yếu tố nguy cơ bệnh không lây, tăng huyết áp: 1.1.1 Bệnh không lây Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là những bệnh không có nguyên nhân xác định, do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, liên quan tới lối sống, tiến triển trong một thời gian dài, có thể gây tàn tật và hầu nhƣ không thể chữa khỏi hoàn toàn (CDC Hoa Kỳ). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, SEARO: “Bệnh không lây nhiễm bao gồm một nhóm nhiều loại bệnh có thời gian dài và diễn tiến nói chung là chậm chạp, do vậy nên các bệnh này còn đƣợc gọi là các bệnh mãn tính” Hiện nay thế giới đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và BKLN. Có 4 loại bệnh không lây nhiễm chính: bệnh tim mạch, tiểu đƣờng, ung thƣ và bệnh hô hấp mãn tính. Bốn loại bệnh này chiếm gần 80% nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm BKLN đang gia tăng là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, tuổi thọ ngày càng tăng. Mặc dù có các triệu chứng khác nhau nhƣng các BKLN đều có điểm chung là có các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống (hoặc hành vi) nhƣ hút thuốc lá, uống rƣợu bia, chế độ dinh dƣỡng không hợp lý và ít hoạt động… 1.1.2. Bệnh tăng huyết áp Bệnh tăng huyết áp đang là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của mọi ngƣời và là nguyên nhân gây tàn phế, tử vong hàng đầu đối với những ngƣời lớn tuổi ở các nƣớc phát triển trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở nƣớc ta nói riêng. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một ngƣời lớn đƣợc gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trƣơng (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần đƣợc bác sỹ chẩn đoán là THA (Bộ Y tế-2006). Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác nhƣ: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành... Nguyên nhân của bệnh khá phức tạp và đang còn tiếp tục đƣợc nghiên cứu song có thể xác định đƣợc một số nguy cơ liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến bệnh này. Hiện nay Y học mới chứng minh có khoảng 5% bệnh nhân bị tăng huyết áp là có nguyên nhân để điều trị triệt để, còn khoảng 95% bệnh nhân bị tăng huyết áp còn lại là không có nguyên nhân nên đƣợc gọi là bệnh tăng huyết áp (hay tăng huyết áp tiên phát) nhƣng đồng thời y học cũng chứng minh có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp. Vì vậy để phòng bệnh tăng huyết áp, mỗi ngƣời nên cố gắng hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp sẽ đƣợc đề cập dƣới đây: Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11mmHg và huyết áp tâm trƣơng lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp.
  • 6. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Tiểu đƣờng: Ở ngƣời bị tiểu đƣờng, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với ngƣời không bị tiểu đƣờng. Khi có cả tăng huyết áp và tiểu đƣờng sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần. Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đƣờng cần điều trị tốt bệnh này sẽ góp phần khống chế đƣợc bệnh tăng huyết áp kèm theo. Rối loạn lipid máu: Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thƣờng đƣợc gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây tăng huyết áp. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó đƣợc nghiên cứu nhiều nhất là cholesterol trọng lƣợng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lƣợng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngƣợc lại, HDL-C đƣợc xem là có vai trò bảo vệ. Hàm lƣợng HDL-C trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl). Vì vậy cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên ăn: mỡ, mực và phủ tạng động vật. Nên ăn nhiều rau và hoa quả tƣơi. Chú ý ăn cá tƣơi (ít nhất 2 lần/tuần) vì có nhiều tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch. Tiền sử gia đình có ngƣời bị tăng huyết áp: Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh tăng huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những ngƣời mà tiền sử gia đình có ngƣời thân bị tăng huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi đã trình bày trong bài này. Nhƣ vậy mới có thể phòng tránh đƣợc bệnh tăng huyết áp. Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Để phòng bệnh tăng huyết áp thì mỗi ngƣời cần có một lối sống lành mạnh: Làm việc khoa học; nghỉ ngơi hợp lý; ăn uống điều độ, hạn chế dùng nhiều chất béo, hạn chế dùng nhiều chất kích thích nhƣ rƣợu – bia – cà phê- thuốc lá; tập thể dục thƣờng xuyên… có nhƣ vậy mới làm chậm quá trình lão hóa và gián tiếp phòng bệnh tăng huyết áp Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tƣơng đồng với bệnh tăng huyết áp, ngƣời béo phì hay ngƣời tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể tăng huyết ápo thƣờng xuyên sẽ tránh dƣ thừa trọng lƣợng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là ở những ngƣời cao tuổi.
  • 7. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì tần suất mắc bệnh tăng huyết áp tăng cao rõ rệt. Ngƣời dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nhiều so với những ngƣời ở đồng bằng và miền núi. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị đƣợc bệnh. Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng nhƣ phòng bệnh tăng huyết áp. Uống nhiều bia, rƣợu: Uống rƣợu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những ngƣời phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì uống rƣợu, bia quá mức hoặc nghiện rƣợu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp nhƣ vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, uống rƣợu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thƣơng thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.Vì vậy, không nên uống quá nhiều rƣợu, bia để phòng bệnh tăng huyết áp. Hàng ngày, mỗi ngƣời có thể uống khoảng 30ml rƣợu mạnh hoặc 50ml rƣợu vang hoặc 300ml bia. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại): Lối sống tĩnh tại cũng đƣợc coi là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim.Dƣới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, mỗi ngƣời cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trƣớc mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Có nhƣ vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phòng bệnh tăng huyết áp. 1.2. Tình hình phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh không lây: Bệnh mãn tính là nguyên nhân chính của tử vong ở hầu hết các quốc gia và có đến 36 triệu ngƣời tử vong mỗi năm. Chúng chiếm tới 61% tử vong của toàn thế giới và 48% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu, 20% tử vong do các bệnh mãn tính xảy ra ở các quốc gia thu nhập trung bình nơi mà hầu hết dân số thế giới sống ở đó. Các bệnh không truyền nhiễm hàng đầu là: • Các bệnh tim mạch (CVD), đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ (17,5 triệu tử vong) • Ung thƣ (7,5 triệu tử vong) • Bệnh đƣờng hô hấp mãn tính (4 triệu tử vong); và • Đái tháo đƣờng (1,1 triệu tử vong) Các ƣớc lƣợng vùng chỉ ra rằng với hầu hết các nƣớc trên thế giới trừ Châu Phi, các bệnh mãn tính là các nguyên nhân thƣờng xuyên của tử vong hơn các bệnh truyền nhiễm. Các chấn thƣơng là nguyên nhân của gần một phần mƣời các trƣờng hợp tử vong - chiếm ƣu thế trong tất cả các vùng, nguyên nhân chủ yếu là chấn thƣơng giao
  • 8. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 thông, chấn thƣơng nghề nghiệp và bạo lực. Gánh nặng chấn thƣơng đang gia tăng ở hầy hết các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Các vấn đề sức khoẻ tâm thần là những đóng góp hàng đầu cho gánh nặng bệnh tật của nhiều quốc gia và đóng góp đáng kể vào số mới mắc và mức trầm trọng của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả các bệnh tim mạch và ung thƣ. Suy giảm thị lực và mù loà, suy giảm thính lực và điếc, các bệnh ở miệng và các rối loạn về gen là những tình trạng bệnh mãn tính khác mà đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Nếu không có sự quan tâm lớn hơn cho công tác phòng ngừa, ƣớc tính đến năm 2030 bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đái tháo đƣờng sẽ chiếm tới bốn trong mƣời ngƣời tử vong ở ngƣời lớn (25-64 tuổi) ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Dự đoán trong 10 năm tới tử vong do bệnh mãn tính sẽ tăng 17%. Điều này có nghĩa trong khoảng 64 triệu ngƣời sẽ tử vong vào năm 2015, có 41 triệu ngƣời tử vong do một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc phòng ngừa qui mô lớn là khả thi, do các nguyên nhân của các bệnh mãn tính đã đƣợc biết và tƣơng tự nhau ở tất cả các vùng và các nhóm nhỏ quần thể 5-7. Một số lƣợng nhỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đƣợc giải thích cho hầu hết những ca bệnh mới, và các can thiệp dựa trên bằng chứng đã sẵn có, chi phí-hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi. 1.3. Tình hình phân bố bệnh tăng huyết áp 1.3.1 Tình hình trên thế giới Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác nhƣ sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đƣờng máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nƣớc phát triển và 32% ở các nƣớc đang phát triển. 1.3.2 Tình hình tại Việt Nam Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở ngƣời lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở ngƣời lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nƣớc ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 ngƣời lớn ở nƣớc ta thì có 1 ngƣời bị Tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ƣớc tính sẽ có khoảng 11 triệu ngƣời bị tăng huyết áp Trong số những ngƣời bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu ngƣời) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu ngƣời) của những ngƣời đã biết bị tăng huyết áp nhƣng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những ngƣời đó (khoảng 2,4 triệu ngƣời) tăng huyết áp đã đƣợc điều trị nhƣng vẫn chƣa đƣa đƣợc huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Nhƣ vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu ngƣời dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhƣng không đƣợc điều trị hoặc có điều trị nhƣng chƣa đƣa đƣợc số huyết áp về mức bình thƣờng Tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên nhân (còn gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (<10%) bị THA có tìm đƣợc nguyên nhân (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA thƣờng không đặc hiệu và ngƣời bệnh thƣờng không thấy có gì khác biệt với ngƣời bình thƣờng
  • 9. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 1.3.3 Tình hình tại Thành phố Cần Thơ Tỷ lệ hiện mắc THA là 51,9% + Phân chia theo độ thì tỷ lệ THA độ 3 là loại nặng nhất chiếm gần 10%, THA độ 2 chiếm gần 15%, và THA độ 1 là nhiều nhất chiếm gần một phần ba số ngƣời cao tuổi. + Ở đây, độ tuổi và nơi ở có liên quan chặt chẽ đến tình trạng THA. Nhóm tuổi 70 - 79 có nguy cơ THA cao gấp 1,5 lần so với nhóm 60 - 69 tuổi (p < 0,05), và ở nhóm trên 80 tuổi thì nguy cơ này tăng lên đến gần hai lần (p < 0,05). Trong khi đó, những ngƣời cao tuổi sống ở nông thôn có nguy cơ THA nhiều hơn ở thành thị hơn 2 lần (p < 0,001) Kết luận: Tỷ lệ THA ở ngƣời cao tuổi là khá cao, chiếm hơn một nửa số ngƣời đƣợc nghiên cứu. Độ tuổi và nơi ở là hai yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng THA của ngƣời cao tuổi 1.4 Đặc điểm nơi khảo sát Huyện Phong Điền là một huyện của thành phố Cần Thơ Huyện Phong Điền nằm ở tây nam của thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp quận Môn và quận Bình Thủy, nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, tây giáp huyện Thới Lai, đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng. ** Diện tích: 119,5 km2 ** Dân số: 102.699 ngƣời (2007). Các đơn vị hành chính : Thị trấn Phong Điền Xã Nhơn Ái Xã Nhơn Nghĩa Xã Tân Thới Xã Giai Xuân Xã Mỹ Khánh Xã Trƣờng Long. Xã Nhơn Nghĩa là một xã thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam Xã Nhơn Nghĩa có diện tích 40,99 km², dân số năm 1999 là 28704 ngƣời,[1] mật độ dân số đạt 700 ngƣời/km² Khu dân cƣ đƣợc nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố, thuộc Ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điển, TP Cần Thơ. Ngƣời dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, vì hoàn cảnh khăn nên đa số các đối tƣợng cần khảo sát đều không có điều kiện đến trƣờng và thói quen ăn uống hàng ngày chƣa đƣợc hợp lý
  • 10. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Tất cả các đối tƣợng có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên bao gồm 120 đối tƣợng tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ theo sự chỉ dẫn của Cộng tác viên 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu : + Cỡ mẫu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 120 hộ dân sinh sống tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ + Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên từng hộ dân đang sinh sống tại khu vực Ngã Ba Bào, Ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 2.2.3. Các biến số nghiên cứu Gồm có các biến số định tính và định lƣợng  Các biến số định tính:  Giới tính  Tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp  Thói quen sử dụng thuốc lá, lƣợng rƣợu, bia tiêu thụ  Chế độ ăn: trái cây, rau củ quả, ăn dầu mỡ, ăn mặn  Hoạt động thể lực  Tiền sử cao huyết áp và cách xử trí  Các biến số định lƣợng:  Chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp  Huyết áp  Nhịp tim 2.2.4. Cách xử lý và phân tích số liệu  Các biến số nghiên cứu sau khi thu thập trực tiếp từng hộ gia đình sẽ đƣợc mã hóa thành những ký hiệu đơn giản, sau đó thống kê những ký hiệu lại trên excel và trên văn bản word  Phân các biến số nghiên cứu thành 2 loại : định tính và định lƣợng  Dùng các phép tính để tính ra tần số và tỉ lệ của các biến số  Thể hiện tần số và tỉ lệ đã tính bằng chữ, trên bảng hay đồ thị  Nhận xét về kết quả thu đƣợc, sau đó bàn luận, so sánh với các nghiên cứu trƣớc.  Nêu kết luận và kiến nghị
  • 11. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 96% 2% 2% CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số đặc điểm quần thể nghiên cứu: Khu dân cƣ đƣợc nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố, thuộc Ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điển, TP Cần Thơ. Tất cả các hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đúng quy định và đƣợc nghiên cứu về các đặc điểm cơ bản nhƣ sau: 3.1.1 Giới tính: Bảng 3.1.1 Thành phần giới tính của đối tƣợng nghiên cứu GIỚI TÍNH SỐ LƢỢNG TỈ LỆ PHẦN TRĂM (%) NAM 47 39.2 NỮ 73 60.8 Nhận xét: Nhìn chung đa số đối tƣợng nghiên cứu là nữ giới chiếm 73%, còn lại nam giới chiếm tỉ lệ 47%. 3.1.2 Nhóm tuổi: Bảng 3.1.2 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu TUỔI SỐ LƢỢNG TỈ LỆ PHẦN TRĂM Từ 25đến dƣới 65 tuổi 94 78.3 Từ 65 tuổi trở lên 26 21.7 Nhận xét: Nhìn chung có sự chênh lệch giữa 2 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi từ 25 đến 65 tuổi chiếm 78.3% + Nhóm tuổi trên 65 chiếm 21.7% 3.1.3 Dân tộc: Biểu đồ 3.1.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc Nhận xét: Nhìn chung đa số đối tƣợng nghiên cứu đều thuộc dân tộc kinh ( chiếm 96%), còn lại là dân tộc Hoa ( chiếm 3%) và dân tộc chiếm tỉ lệ thấp nhất là Khơ-me ( chiếm 2%). Chú thích: Kinh Hoa Khơ-me
  • 12. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 15% 37% 33% 9% 4% 1% 1% Không theo trường lớp Thấp hơn tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp PTTH Tốt nghiệp ĐH/CĐ Bằng sau đại học 5% 2% 63% 0% 0% 17% 13% 0% Công chức nhà nước Nhân viên phi chính phủ Tự làm chủ Làm không công Sinh viên Nội trợ Nghỉ hưu Thất nghiệp 3.1.4 Về trình độ học vấn: Biểu đồ 3.1.2. Phân bố trình độ của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Phân bố trình độ học vấn của các đối tƣợng nghiên cứu, ta thấy hầu hết đều thấp hơn tiểu học (37%) và tốt nghiệp tiểu học (33%). Có tới 15 % trong tổng số các đối tƣợng nghiên cứu không theo trƣờng lớp. Chỉ có 1 đối tƣợng tốt nghiệp ĐH/CĐ (1%) và 1 đối tƣợng thuộc trình độ sau đại học (1%) 3.1.5 Về nghề nghiệp : Biểu đồ 3.1.3. Phân bố nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Nhìn chung từ biểu đồ ta thấy nghề nghiệp của các đối tƣợng phân bố rất đa dạng, cụ thể: - Chiếm tỉ lệ cao nhất là các đối tƣợng tự làm chủ (63%), chiếm hơn ½ trong tổng số các đối tƣợng đối - Nội trợ cũng chiếm số đông (17%) và số đối tƣợng nghỉ hƣu cũng chiếm đáng kể (13%) -Số đối tƣợng làm công chức nhà nƣớc chiếm tỷ lệ thấp (5%) và nhân viên phi chính phủ chiếm phần nhỏ (2%) - Không có đối tƣợng nào là sinh viên, thất nghiệp hay làm không công
  • 13. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 29% 71% Có sử dụng thuốc lá không sử dụng thuốc lá 3.2 Phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi 3.2.1.Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá ở đối tƣợng điều tra Bảng 3.2.1: Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá Biểu đồ 3.2.1: Phân bố thói quen sử dụng thuốc lá Nhận xét: vấn đề hút thuốc lá hiện nay khá cao,chiếm gần 1/3 trong tổng số ngƣời đƣợc khảo sát(29%) so với những ngƣời không hút thuốc lá (71%). 3.2.2 Phân bố thói quen uống rƣợu, bia ở các đối tƣợng điều tra Bảng 3.2.2: Phân bố thói quen uống rƣợu, bia Biểu đồ 3.2.2: Phân bố thói quen uống rượu bia Nhận xét: Nhìn chung số đối tƣợng uống rƣợu bia (45%) và không uống rƣợu bia (55%) trong xã Nhơn Khánh xấp xỉ gần bằng nhau Sử dụng thuốc lá Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có 35 29.2 Không 85 70.8 Uống rƣợu, bia Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có 54 45.0 Không 66 55.0 Uống rượu, bia 45%Không uống rượu, bia 55%
  • 14. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Trái cây Rau củ quả Sử dụng dầu mỡ Ăn mặn 29.2 58.3 34.2 26.7 70.8 41.7 65.8 73.3 Hàng ngày Hạn chế 3.2.3 Phân bố chế độ ăn hàng ngày ở các đối tƣợng điều tra Bảng 3.2.3: Phân bố chế độ ăn hàng ngày Chế độ ăn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Trái cây Hàng ngày 35 29.2 Hạn chế 85 70.8 Rau củ quả Hàng ngày 70 58.3 Hạn chế 50 41.7 Sử dụng dầu mỡ Hàng ngày 41 34.2 Hạn chế 79 65.8 Ăn mặn Có 32 26.7 Không 88 73.3 Biểu đồ 3.2.3: Thể hiện chế độ ăn hang ngày ở các đối tượng Nhận xét: Nhìn chung qua biểu đồ về chế độ ăn hàng ngày của các đối tƣợng tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, ta thấy: - Các đối tƣợng ở đây rất ít ăn trái cây (chiếm tới 70.8%) so với việc ăn trái cây thƣờng xuyên (29.2%) - Việc ăn rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày tƣơng đối cao (chiếm 58.3%), tuy nhiên số đối tƣợng ít ăn rau củ quả vẫn chiếm số đông (41.7%) - Việc sử dụng dầu mỡ nấu ăn hàng ngày vẫn còn ở mức cao (34,2%) - Số đối tƣơng ăn mặn giảm so với việc sử dụng dầu mỡ, tuy nhiên vẫn còn hơi cao (26.7%), so với số đối tƣợng hạn chế (73.3%)
  • 15. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 14% 19% 27% 22% 18% Công việc thường xuyên đi lại Hoạt động nặng nhọc Hoạt động ở mức trung bình Đi bộ hay đi xe đạp liên tục Không hoạt động thể lực 3.2.4 Phân bố yếu tố hoạt động thể lực ở các đối tƣợng Bảng 3.2.4: Phân bố yếu tố hoạt động thể lực Hoạt động thể lực Số lƣợng Tỷ lệ Công việc thƣờng xuyên đi lại 17 14.2 Hoạt động nặng nhọc 23 19.2 Hoạt động ở mức trung bình 33 27.5 Đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên 26 21.7 Không hoạt động thể lực 21 17.5 Biểu đồ 3.2.4: Phân bố yếu tố hoạt động thể lực Nhận xét: Các yếu tố hoạt động thể lực của các đối tƣợng nghiên cứu phân bố tƣơng đối đồng đều, cao nhất hoạt động ở mức trung bình (27%), thấp nhất là các công việc đòi hỏi thƣờng xuyên đi lại (14%). Tuy nhiên số đối tƣợng không hoạt động thể lực chiếm tới 18%, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm ở công tác nghiên cứu này. 3.2.5 Tiền sử cao huyết áp ở các đối tƣợng điều tra Bảng 3.2.5: Phân bố tiền sử cao huyết áp ở các đối tƣợng điều tra Tiền sử cao huyết áp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có cao huyết áp 28 23.3 Không cao huyết áp 92 76.7
  • 16. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 23% 77% có không Biểu đồ3.2.5: Phân bố yếu tố tiền sử cao huyết áp ở các đối tượng Nhận xét: Trong số 120 ngƣời tham gia phỏng vấn thì đã có khoảng 1/4 số ngƣời có tiền sữ cao huyết áp(23%),chiếm số lƣợng khá cao. Còn những ngƣời không có tiền sữ cao huyết áp chiếm khoảng 77%. 3.3 Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan với tăng huyết áp 3.3.1 Tình hình tăng huyết áp Bảng 3.3.1a: Tình hình tăng huyết áp chung Tình trạng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 75 62.5 Không tăng huyết áp 45 37.5 Tổng 120 100 Nhận xét: Tỷ lệ có tăng huyết áp trong nhóm đối tƣợng nghiên cƣu chiếm 62.5 (%) Theo phân độ huyết áp của JNC 7 (Joint National Committee 7) năm 2003: Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) Bình thƣờng <120 Và <80 Tiền THA 120-139 Hoặc 80-89 Tăng huyết áp độ 1 140-159 Hoặc 90-99 Tăng huyết áp độ 2 >160 Hoặc >100
  • 17. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Ta có các phân độ huyết áp đối với các đối tƣợng nghiên cứu: Bảng 3.3.1b: Phân độ tăng huyết áp Phân độ huyết áp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bình thƣờng 45 37.5 Tiền tăng huyết áp 70 58.3 Tăng huyết áp độ 1 4 3.3 Tăng huyết áp độ 2 1 0.8 Biểu đồ 3.3.1b Thể hiện các phân độ tăng huyết áp Nhận xét: Các đối tƣợng ở phân độ tiền tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (58.3%). Có số ít đối tƣợng ở phân độ tăng huyết áp độ 1 (3.3%). Tuy nhiên vẫn có 1 đối tƣợng đang ở phân độ tăng huyết áp độ 2 (0.8%) 3.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tăng huyết áp Bảng 3.3.2-1: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và giới tính Tình Trạng Giới Tính Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam 33 70.2 14 29.8 47 Nữ 42 57.5 31 42.5 73 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 0 10 20 30 40 50 60 HA bình thường Tiền THA THA độ 1 THA độ 2
  • 18. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Biểu đồ 3.3.2-1: Thể hiện mối liên quan giữa tăng huyết áp và giới tính Nhận xét: Nhóm nam có tỷ lệ tăng huyết áp chiếm (70.2%) cao hơn nhóm nữ tăng huyết áp (57.5%). Qua đó, ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến giới tính. Bảng 3.3.2-2: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhóm tuổi Tình Trạng Nhóm Tuổi Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Từ 25-64 tuổi 52 55.3 42 44.7 94 Từ 65 trở lên 23 88.5 3 11.5 26 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Biểu đồ 3.3.2-2: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhóm tuổi 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nam Nữ Không tăng HA Tăng HA 0% 20% 40% 60% 80% 100% Từ 25-64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên Không THA Tăng HA
  • 19. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Nhận xét: Nhóm tuổi từ 25-64 có tỷ lệ tăng huyết áp (55.3%) thấp hơn nhóm tuổi từ 65 trở lên (88.5%). Qua đó, ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến nhóm tuổi Bảng 3.3.2-3: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và sử dụng thuốc lá Tình Trạng Sử dụng Thuốc lá Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có 24 68.6 11 31.4 35 Không 51 60 34 40 85 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Biểu đồ 3.3.2-3: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và sử dụng thuốc lá Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy số đối tƣợng có sử dụng thuốc lá chiếm tỷ lệ tăng huyết áp (68.6%) cao hơn các đối tƣợng không sử dụng thuốc lá (60%). Vì thế, việc tăng huyết áp có liên quan đến vấn đề xử dụng thuốc lá. Bảng 3.3.2-4: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và uống rƣợu, bia: Tình Trạng Uống Rƣợu, bia Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có 34 63 20 37 54 Không 41 60 25 40 66 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Có hút thuốc lá Không hút thuốc lá Không tăng Tăng HA
  • 20. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Biểu đồ 3.3.2-4: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và uống rượu bia Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng uống rƣợu, bia có tỷ lệ tăng huyết áp (63%) cao hơn các đối tƣợng không uống rƣợu, bia (60%). Qua đó ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến thói quen uống rƣợu bia Bảng 3.3.2-5: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và chế độ ăn Tình Trạng Chế độ ăn Tăng HA Không tăng HA TổngSố lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Trái cây Hàng ngày 20 57.1 15 42.9 35 Hạn chế 55 64.7 30 35.3 85 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Rau củ quả Hàng ngày 43 61.4 27 38.6 70 Hạn chế 32 64 18 36 50 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: - Nhóm các đối tƣợng ăn trái cây hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (57.1%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn trái cây (64.7%) - Nhóm các đối tƣợng ăn rau củ quả hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (61.4%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn rau củ quả (64%) trong bữa ăn hàng ngày Cho nên việc tăng huyết áp có liên quan đến việc ăn trái cây và rau củ quả. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Có uống rượu bia Không uống rượu, bia Không THA THA
  • 21. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Bảng 3.3.2-6: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và chế độ ăn dầu mỡ Tình Trạng Chế độ ăn Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dầu mỡ Hàng ngày 28 68.3 13 31.7 41 Hạn chế 47 59.5 32 40.5 79 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Biểu đồ 3.3.2-6: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn dầu mỡ Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng ăn dầu mỡ hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết (68.3%) cao hơn nhóm các đối tƣợng ít ăn dầu mỡ (59.5%) trong các bữa ăn. Qua đó cho ta thấy vấn đề tăng huyết áp có liên quan đến chế độ ăn dầu mỡ của các đối tƣợng Bảng 3.3.2-7: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn mặn Tình Trạng Chế độ ăn Tăng HA Không tăng HA Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ăn mặn Có 22 68.8 10 31.2 32 Không 53 60.3 35 39.7 88 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Nhận xét: Nhóm các đối tƣợng ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp (68.8%) cao hơn nhóm các đối tƣợng không ăn mặn (60.3%). Ta nhận thấy tăng huyết áp có liên quan đến việc ăn mặn 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ăn dầu mỡ hàng ngày Hạn chế ăn dầu mỡ Không THA THA
  • 22. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Biểu đồ 3.3.2-7: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và ăn mặn Bảng 3.3.2-8: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và hoạt động thể lực Hoạt động thể lực N Tăng HA Không THA Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Công việc thƣờng xuyên đi lại 17 47.1 52.9 Hoạt động nặng nhọc 23 57.7 42.3 Hoạt động ở mức trung bình 33 45.4 54.6 Đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên 26 34.6 65.4 Không hoạt động thể lực 21 90.4 9.6 Tổng 120 62.5 37.5 Biểu đồ 3.3.2-8: Thể hiện mối liên quan giữa tăng huyết áp và hoạt động thể lực 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ăn mặn Không ăn mặn Không THA THA 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Công việc thường xuyên đi lại Hoạt động nặng nhọc Hoạt động ở mức trung bình Đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên Không hoạt động thể lực Không THA Tăng HA
  • 23. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 16 15 2 4 11 15 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ Chế độ ăn đặc biệt (ít muối, ít mỡ, nhiều rau) Giảm cân Ngưng hút thuốc Tăng cường tập thể dục Lao động, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý Nhận xét: Nhìn chung tăng huyết áp do không hoạt động thể lực (90.4%) chiếm tỷ lệ khá cao so với việc tăng huyết áp có hoạt động thể lực. Qua đó ta thấy tăng huyết áp có liên quan đến hoạt động thể lực Bảng 3.3.2-9: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và tiền sử cao huyết áp: Tình Trạng Tiền sử Cao HA Tăng HA Không tăng HA Tổng N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Có 26 92.9 2 7.1 28 Không 49 53.3 43 46.7 92 Tổng 75 62.5 45 37.5 120 Nhận xét: Nhóm tiền sử cao huyết áp có tỷ lệ tăng huyết áp (92.9%) cao hơn nhiều so với nhóm không có tiền sử cao huyết áp (53.3%). Qua đó ta thấy vấn đề tăng huyết áp có liên quan đến tiền sử cao huyết áp 3.4 Xử trí và chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp 3.4.1 Xử trí khi bị tăng huyết áp Bảng 3.4.1: Phân bố các đối tƣợng biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp Phƣơng pháp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ 16 21.3 Chế độ ăn đặc biệt (ít muối, ít mỡ, nhiều rau) 15 20 Giảm cân 2 2.7 Ngƣng hút thuốc 4 5.3 Tăng cƣờng tập thể dục 11 14.7 Lao động, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý 15 20 Biểu đồ 3.4.1: Phân bố các đối tượng biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp
  • 24. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 Chi phí điều trị trong 1 lần Chi phí đi lại trong 1 lần Nhận xét: Nhìn chung qua biểu đồ ta thấy số lƣợng các đối tƣợng biết cách xử lý khi bị tăng huyết áp còn rất hạn chế. Trên tổng số 120 đối tƣợng nghiên cứu thì có: - 16 đối tƣợng làm theo lời khuyên uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ - 15 đối tƣợng áp dụng chế độ ăn đặc biệt (ít muối, ít dầu mỡ,nhiều rau) - Việc giảm cân còn rất hạn chế (2 đối tƣợng) để xử trí khi bị tăng huyết áp - Đặc biệt là việc ngƣng hút thuốc, chỉ 4 đối tƣợng áp dụng trong khi số đối tƣợng hút thuốc lá trong khu vực nghiên cứu là 35 ngƣời. - Về phƣơng pháp tăng cƣờng tập thể dục (11 đối tƣợng) và lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý (15 đối tƣợng) tƣơng đối còn thấp so với kích thƣớc mẫu nghiên cứu, tuy nhiên cũng đáng khích lệ. 3.4.2 Chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp Bảng 3.4.2: Chi phí điều trị của một số đối tƣợng điển hình trong khu vực nghiên cứu STT Đối tƣợng điều tra Chi phí điều trị trong 1 lần (VNĐ) Chi phí đi lại trong 1 lần điều trị (VNĐ) Thu nhập gia đình trong 1 năm (VNĐ) 1 NGUYEN THI SAU BHYT 0 30000000 2 TRUONG THI NGUYET 500000 150000 40000000 3 VO THI MUNG BHYT 120000 40000000 4 NGUYEN THI BUL 32000 0 12000000 5 NGUYEN THI KIM HAI 600000 600000 30000000 6 BUI THI THEM 30000 10000 30000000 7 LE THI LY 50000 10000 20000000 8 NGUYEN THI LANH 100000 240000 22000000 9 NGUYEN VAN LE 100000 40000 20000000 10 HUYNH VAN BE 2000000 10000 20000000 TỔNG 3412000 1180000 264000000 Biểu đồ 3.4.2: Chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp của các đối tượng
  • 25. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy: - Do hầu hết các đối tƣợng thƣờng đi đến các địa điểm gần nhà để điều trị tăng huyết áp nên chi phí đi lại trong 1 lần không đáng kể. Cao nhất là 600.000 (VNĐ), thấp nhất là không phải tốn chi phí đi lại cho việc điều trị - Chi phí điều trị cho 1 lần khi bị tăng huyết áp có sự chênh lệch tùy theo mực độ bệnh của từng đối tƣợng: + Cao nhất là 2 000 000 (VNĐ) trong 1 lần điều trị tăng huyêt áp + Thấp nhất là những đối tƣợng đƣợc thanh bởi Bảo hiểm y tế, không phải tốn tiền cho chi phí điều trị
  • 26. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1 Về tỉ lệ tăng huyết áp Qua nghiên cứu tình hình bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của ngƣời dân trong độ tuổi trên 25 tuổi ( năm sinh từ 1989 trở về trƣơc ) ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ trong thời gian từ ngày 10 tháng 3 năm 2014 đến ngày 22 tháng 3 năm 2014, kết quả thu đƣợc nhƣ sau : Ghi nhận tỉ lệ tăng huyết áp tại xã Nhơn Nghĩa là 62.5%. So với thế giới tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp đƣợc nghiên cứu nhiều ở các nƣớc với các vùng địa lý và dân tộc khác nhau thì tình trạng tăng huyế áp ở xã Nhơn Nghĩa cao hơn rất nhiều, cụ thể : Quốc Gia Tỉ lệ tăng huyết áp (%) Mĩ Canada Italia Thụy Điển Anh Tây Ban Nha Phần Lan Đức 27.8 27.4 37.7 38.4 41.7 46.8 48.7 55.3 (cung cấp bởi wolf-maler et al [21]) So với các quốc gia khu vực Châu Á: tỉ lệ tăng huyết áp ở xã Nhơn Nghĩa vẫn rất cao, cụ thể : Đài Loan 28%, Philipin (2000) 23%, Ấn Độ (2000) 31%, Trung Quốc (2002) 27,2 %, Malaysia (2004) 32.9% . Nhìn chung tỉ lệ tăng huyết áp đang gia tăng theo thời gian tại các quốc gia tại Châu Á. Tại Việt Nam: tỉ lệ THA tại xã Nhơn Nghĩa vẫn cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc , theo 1 điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim Mạch Việt Nam tiến hành ở ngƣời lớn (trên 25 tuổi) tại 8 Tỉnh và TP ở nƣớc ta thì thấy tỉ lệ THA đã tăng lên đến 25.1%, nghĩa là cứ 4 ngƣời lớn ở nƣớc ta thì có 1 ngƣời THA. với dân số hiện nay của VN là trên 90 triệu dân thì ƣớc tính có khoảng trên 11 triệu ngƣời bị THA. Theo nghiên cứu (2004) của sinh viên tại thị xã Vị Thanh và huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, tỉ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 30-75 tuổi là 40,8%. Tại TP Cần Thơ (2005): tỉ lệ tăng hyết áp ở độ tuổi 25-64 tuổi là : 30.3%. đây là tỉ lệ cao và cần đáng lƣu tâm tại 1 TP có quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng phát triển, sẽ kéo theo hệ quả làm thay đổi mô hình bệnh lý tim mạch và chuyển hóa trong thời gian tới. Với tỉ lệ này cho thấy xu hƣớng tăng dần bệnh tăng huyết áp trong đồng nghiên cứu. Nếu tính cho quần thể ngƣời dân trên 25 tuổi của xã Nhơn Nghĩa ,huyện Phong Điền , TP Cần Thơ thì đây là một tỉ lệ rất cao và là những ngƣời trong độ tuổi lao động nên sẽ là một gánh nặng cho ngành Y Tế củng nhƣ của cả xã hội.
  • 27. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Lý giải về sự chênh lệch này: Theo kết quả khảo sát trên , ta thấy tình trạng THA chịu sự chi phối của các yếu tố khác nhau nhƣ: - Giới tính: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam, nữ tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, tp Cần thơ thì nam chiếm 39.2%, nữ chiếm 60.8%. Tỉ lệ này khá chênh lệch so với các nghiên cứu trƣớc đây , nhƣ nghiên cứu của Phạm Gia Khải tại các quận huyện nội và ngoại thành Hà Nội có tỉ lệ nam giới là 45.42% và nữ giới là 45.58%. Trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại xã Xuân Canh huyện Đông Anh, TP Hà Nội, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan tại nội thành Hà Nội...Thì tỉ lệ nam giới và nữ giới dƣợc chọn xấp xỉ đều nhau đảm bảo độ tin cậy về giới trong nghiên cứu của cộng đồng. Vì thế cuộc khảo sát này chƣa đảm bảo tính khách quan. - Độ tuổi khảo sát: Cuộc khảo sát lấy độ tuổi nghiên cứu từ trên 25 tuổi và chia làm 2 nhóm: nhóm 1 từ 25-64 tuổi, nhóm 2 từ 65 trở lên. Từ năm 2000 trở lại đây, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo trong điều tra bệnh THA tại cộng đồng chỉ nên lấy từ 25-60 tuổi. Vì thế, các số liệu điều tra bệnh THA những năm gần đây đều dựa trên tiêu chuẩn của WHO để dễ so sánh từng vùng từng miền và từng quốc gia. Nhóm tuổi 1 (25-64 tuổi) có tình trạng THA là 55.3%, nhóm 2 (trên 65) có tình trạng THA chiếm đến 88.5%. Tỷ lệ tuổi nhóm 2 cao hơn. Đây cũng là một yếu tố để so sánh sự khác biệt hay không về đặc điểm dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố liên quan giữa các nhóm tuổi Mỗi cuộc khảo sát sử dụng một khung độ tuổi khác nhau dẫn đến các kết quả khác nhau. Cụ thể trong cuộc khảo sát này tỹ lệ người khảo sát ở độ tuổi trên 65 tuổi khá nhiều trong cộng đồng (21.7%). - Trình độ học vấn: Địa bàn nghiên cứu của cuộc khảo sát thuộc vùng nông thôn, nằm ở ngoại ô thành phố nên trình độ học vấn của ngƣời dân tƣơng đối thấp (thấp hơn tiểu học 37%, tốt nghiệp tiểu học 33%, tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ khoảng 4%) nên sự hiểu biết của ngƣời dân về bệnh tật nói chung và THA nói riêng còn hạn chế. - Nghề nghiệp: Đa phần đối tƣợng nghiên cứu tại khu vực khảo sát là lao động chân tay. Do vậy không phản ánh rõ ảnh hƣởng của nghề nghiệp đến tình trạng THA. - Thói quen: + Thói quen hút thuốc lá: nhiều tác giả cũng đồng tình là hút tuốc là làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim len 4 lần, đột tử lên 5 lần, tai biến mạch máu não lên 1.5 lần, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp 1,45 lần so với ngƣờ không hút thuốc. nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam (1989-1992) cho thấy: ở nhớm ngƣời tăng huyết áp ở nhớm ngƣời tăng huyết áp trên 8 điếu /ngày cao hơn ở ngƣời không tăng huyết áp .Tuy nhiên ,đa phần đối tƣợng nghiên cứu trong khu vực là giới nữ nên tạo ra sự khác biệt đáng kể với các cuộc khảo sát đã so sánh. Cụ thể: thành phần nghiên cứu không có sử dụng thuốc lá tại xã Nhơn Nghĩa trong cuộc khảo sát là 70.8%. Vì vậy yếu tố hút thuốc lá không tác động mạnh đến kết quả của cuộc đều tra của nhớm
  • 28. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 + Thói quen dùng rượu bia: các cuộc khảo sát tiến hành trên các vùng địa bàn khác nhau nên nét văn hóa khác nhau cùng với thành phần giới tính đƣợc khảo sát khác nhau giữa các cuộc khảo sát. Cộng đồng đƣợc khảo sát không có tính khách quan về yêu cầu cần thiết. + Thói quen ăn uống: có sự liên quan mật thiết giữa thói quen ăn mặn và nguy cơ bệnh Tăng Huyết Áp, tuy nhiên thói quen ăn mặn cũng khác nhau giữa các cộng đồng. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ ảnh hƣởng không nhỏ đến bệnh Tăng Huyết Áp, cụ thể trong cuộc khảo sát tỉ lệ ngƣời bị THA có chế độ ăn nhiều dầu mỡ là 68.3%, tƣơng đƣơng với các báo cáo cùng đề tài đã đƣợc khảo sát.
  • 29. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 KẾT LUẬN Qua điều tra những ngƣời trên 25 tuổi tại xã Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền TP Cần Thơ, chúng em rút ra một vài kết luận sau : - Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ của bệnh THA :  Giới tính : Nhóm nam có tỷ lệ tăng huyết áp chiếm (70.2%) cao hơn nhóm nữ tăng huyết áp (57.5%)  Nhớm tuổi: Nhóm tuổi từ 25-64 có tỷ lệ tăng huyết áp (55.3%) thấp hơn nhóm tuổi từ 65 trở lên (88.5%).  Sử dụng thuốc lá : số đối tƣợng có sử dụng thuốc lá chiếm tỷ lệ tăng huyết áp (68.6%) cao hơn các đối tƣợng không sử dụng thuốc lá (60%).  Uống rƣợu, bia: các đối tƣợng uống rƣợu, bia có tỷ lệ tăng huyết áp (63%) cao hơn các đối tƣợng không uống rƣợu, bia (60%).  Chế độ ăn: o Nhóm các đối tƣợng ăn trái cây hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (57.1%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn trái cây (64.7%) o Nhóm các đối tƣợng ăn rau củ quả hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết áp (61.4%) thấp hơn các đối tƣợng hạn chế ăn rau củ quả (64%) trong bữa ăn hàng ngày o Chế độ ăn dầu mỡ: Nhóm các đối tƣợng ăn dầu mỡ hàng ngày có tỷ lệ tăng huyết (68.3%) cao hơn nhóm các đối tƣợng ít ăn dầu mỡ (59.5%) trong các bữa ăn o Chế độ ăn mặn: Nhóm các đối tƣợng ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp (68.8%) cao hơn nhóm các đối tƣợng không ăn mặn (60.3%).  Tiền sử cao huyết áp: Nhóm tiền sử cao huyết áp có tỷ lệ tăng huyết áp (92.9%) cao hơn nhiều so với nhóm không có tiền sử cao huyết áp (53.3%)  Về hoạt động thể lực: hoạt động thể lực là yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến nguy cơ tăng huyết áp (90.2%) tại địa phƣơng này. - Tỉ lệ tăng huyết áp : Tỷ lệ có tăng huyết áp trong nhóm đối tƣợng nghiên cứu chiếm 62.5 (%)
  • 30. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 KIẾN NGHỊ Để góp phần làm giảm tỉ lệ tăng huyết áp ở cộng đồng, nhớm chúng em có một số khuyến nghị như sau : 1. Cần xây dựng các mô hình can thiệp ,quản lý, điều trị và dự phòng THA tại cộng đồng nhƣ : quản lý, điều trị thƣờng xuyên những ngƣời bị THA tại trạm Y tế, tiến hành khám và xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh THA. 2. Chính quyền địa phƣơng nên đƣa ra những quy định nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ nhƣ : rƣợu , bia, hút thuốc lá, chế độ ăn mặn, nhiều dầu mỡ..... xây dựng khu vực văn hóa và sức khỏe 3. Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bệnh THA nên tăng cƣờng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh THA qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo đài, tờ rơi, áp phích, tƣ vấn tại các cơ sở Y tế và hộ gia đình. 4. Ƣu tiên tăng cƣờng giáo dục sức khỏe, làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc các nguyên nhân gây THA cũng nhƣ các hoạt động nhầm phòng tránh bệnh THA để thực hiện công tác dự phòng là điều quan trọng. 5. Đẩy mạnh xây dựng các câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng , câu lạc bộ những ngƣời tăng huyết áp để chia sẽ kinh nghiệm, thông tin giúp mọi ngƣời giúp đỡ nhau. 6. Triển khai các chƣơng trình khám sức khỏe định kì cho những ngƣời từ 25 tuổi trở lên để gớp phần chăm sóc sức khỏe, trong đó có phát hiện sớm ngƣời bị THA.
  • 31. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - Giáo dục sức khoẻ”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 12, tr 36–47. 2. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hƣớng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, NxbY học, tr 6. 3. Bộ Y tế, “Báo cáo Y tế Việt Nam 2006”, tr 48–49. 4 Nguyễn Thị Chính (1999), “Vài con số cần biết về tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 44–46. 5. Nguyễn Thị Dung (2000), “Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3 , tập 245, 246, tr 24–29. 6. Phạm Tử Dƣơng, Nguyễn Văn Quýnh (1998), "Tình hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994-1998", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học, (16), tr 129–136. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn76 7. Phạm Tử Dƣơng (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nxb Y học, tr 17 – 47. 8. Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ (2006), “Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa cân béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 5, tr 12–14. 9. Bùi Thị Hà (1999), “Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở những bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp năm 1998”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 19–21. 10. Vũ Đình Hải (2002), “Cập nhật về tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 3, tr 11–14. 11. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bƣớc đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tang huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, tr 23–34. 12. Hội tim mạch học TPHCM (1999), “Các hƣớng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999”, Chuyên đề tăng huyết áp – Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 2–8. 13. Phạm Gia Khải (2003), “Sự phát triển của bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở nƣớc ta”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 1, tr 19–20. 14. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học, số 33, tr 9–34. 15. Bùi Quang Kinh (1995), “Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng của bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện 4 từ 1985-1994”, Tạp chí Y học Quân sự, phụ san 2, tr 1–2. 16. Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê thị Thu, Nguyễn Hoài An và cộng sự (2004), “Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa”, Nxb Y học, tr 25–27. 17. Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của ngƣời tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, tr 26 – 48. 18. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), “Các yếu tố liên quan đến tang huyết áp ở tuổi 15 - 75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Y học dự phòng, số 2, tr 24–28.
  • 32. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 19. Nguyễn Văn Nhƣơng (2008), “ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp”, Nxb Thanh niên, tr 17–19. 20. Đặng Duy Quý, Nguyễn Phú Kháng (2003), “Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp kháng trị”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 34, tr 56– 58. 21. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở ngƣời từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh ĐăkLăk, năm 2005”, Tạp chí Dinh dƣỡng và thực phẩm, số 2, tr 92–98. 22. Nguyễn Quý Thắng (2005), “Một số nhận xét bƣớc đầu về bệnh cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh quản lý năm 2004”, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, tr 14–23. 23. Phạm Thắng (2003), “Tỷ lệ tăng huyết áp ở ngƣời già tại một số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Y dƣợc, số 2, tr 27–29. 24. Trần Đức Thành, Nguyễn Phú Kháng, Hoàng Mai Trang (2002), “Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí Y dƣợc học Quân sự, số 1, tr 54–57. 25. Lại Phú Thƣởng, Mông Thị Hoa, Phạm Thị Nhuận(1998), “Thử tìm hiểu yếu tố liên quan tới tăng huyết áp động mạch ở 200 ngƣời tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên ”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr 10–13. 26. Nguyễn Đăng Phải. Điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và xây dựng mô hình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngƣời cao tuổi tại cộng đồng. Đề tài NCKH cấp tỉnh tỉnh Hải Dƣơng, on the web http://www.haiduongdost.gov.vn 30/11/2009 27. Đàm Viết Cƣơng và cs. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ở Việt Nam – báo cáo tóm tắt năm 2006. on the web at http://www.hspi.org.vn/ 30/11/2009. 28. WHO - Hypertension Study Group. Prevalence, Awareness, treatment and Control of Hypertension among the Elderly in Bangladesh and India: A multicentre study. Bulletin of the WHO, Vol 79 No 6, 2001 29. WHO/ISH writing group. 2003 World Health organization (WHO)/International Society of Hypertension (ISH) statement on management of hypertension “Journal of Hypertension” Vol 21, No 11- 2003
  • 33. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn và máy đo huyết áp BỘ CÂU HỎI (1) GIÁM SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY (Dành hỏi những ngƣời từ 25 tuổi trở lên – sinh từ năm 1989 trở về trƣớc) Mã số của đối tƣợng nghiên cứu GIỚI THIỆU Xin chào Bác (Anh/Chị), tên tôi là ________________________ Tôi đang học tập và nghiên cứu tại trƣờng đại học y dƣợc Cần Thơ. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu các yếu tố liên quan bệnh tăng huyết áp của những ngƣời từ 25 tuổi trở lên (ngƣời sinh từ năm 1989 trở về trƣớc) đang sống tại địa phƣơng này. Những thông tin mà Bác/ông/bà cung cấp sẽ đƣợc sử dụng để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ sức khoẻ. Xin mời Bác/ ng/Bà tham gia phỏng vấn trong khoảng thời gian là 30 phút. Xin Bác/ ng/Bà vui lòng đồng ý đóng góp với nghiên cứu của chúng tôi. Họ tên chủ hộ:_________________________________ Ấp: ______________Khu vực / Tổ:___________Số nhà/đƣờng:______ Thông tin liên lạc I 1 Tên xã I 2 Mã số xã I 3 Họ tên ngƣời điều tra (SV) I 4 Mã số của ngƣời phỏng vấn (MSSV) I 5 Ngày hoàn tất bộ câu hỏi / / Ngày Tháng Năm I 6 Họ và tên của đối tƣợng nghiên cứu I 7 Thời gian phỏng vấn (đồng hồ 24 giờ) Bắt đầu lúc : I 8 Số điện thoại liên lạc khi có thể I 9 Chỉ rõ điện thoại của ai Cơ quan 1 Nhà riêng 2 Hàng xóm 3 Khác (ghi rõ) 4
  • 34. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Mã số của đối tƣợng nghiên cứu Bƣớc 1: Thông tin nhân khẩu học cơ bản Cột mã số C1 Giới tính (Ghi nhận nam/ nữ qua quan sát bề ngoài) Nam 1 Nữ 2 C2 Ngày sinh của Bác? Nếu không biết, xem ghi chú bên dƣới và chuyển C4 (Nếu sinh từ năm 1909 trở về sau thì dừng phỏng vấn) Ngày Tháng Năm C3 Bác bao nhiêu tuổi? (Nếu từ 24 tuổi trở xuống thì dừng phỏng vấn) Năm C4 Tổng cộng Bác đã trãi qua bao nhiêu năm ở trƣờng hoặc học toàn thời gian (không tính những năm mẫu giáo) Năm Mở rộng: thông tin nhân khẩu học C5 Bác thuộc dân tộc nào? Kinh 1 Hoa 2 Khơme 3 Khác (ghi rõ)………….. 4 C6 Trình độ học vấn của Bác? Không theo trƣờng lớp 1 Thấp hơn tiểu học 2 Tốt nghiệp tiểu học 3 Tốt nghiệp PTCS 4 Tốt nghiệp PTTH 5 Tốt nghiệp ĐH/Cđẳng 6 Bằng sau đại học 7 C7 Trong các câu sau đây, câu nào mô tả chính xác nhất nghề nghiêp trƣớc đây của Bác? Công chức nhà nƣớc 1 Nhân viên phi chính phủ 2 Tự làm chủ 3 Làm không công 4 Sinh viên 5 Nội trợ 6 Nghỉ hƣu 7 Thất nghiệp (có khả năng làm việc) 8 Thất nghiệp (không có khả năng làm việc) 9
  • 35. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Mã số của đối tƣợng nghiên cứu Bƣớc 1: các đo lƣờng hành vi cơ bản Phần cơ bản Sử dụng thuốc lá (phần S) Bây giờ tôi sẽ hỏi Bác một số câu hỏi về những hành vi sức khỏe khác nhau. Nó bao gồm các việc nhƣ hút thuốc lá, uống rƣợu, ăn trái cây, rau quả và họat động thể lực. Hãy bắt đầu với hút thuốc lá. Trả lời Cột mã hóa S1a Bác có đang hút bất kỳ loại thuốc lá nào không, chẳng hạn nhƣ thuốc đầu lọc, thuốc điếu hay tẩu? Có 1 Không 2 Nếukhông, chuyển sang S4 S1b Nếu có, Hiện Bác có đang hút thuốc lá mỗi ngày ? Có 1 Không 2 Nếukhông, chuyển sang S4 S2a Khi Bác lần đầu hút thuốc, bạn bao nhiêu tuổi? Tuổi (năm) Không nhớ 77 Nếu nhớ, chuyển câu S3 S2b Bác đã hút thuốc lá bao lâu rồi? (mã 77 nếu không nhớ)  Tính bằng năm  Hoặc bằng tháng  Hoặc bằng tuần Năm Tháng Tuần S3 Trung bình, Bác hút bao nhiêu các loại thuốc sau đây trong một ngày? (Ghi nhận cho mỗi loại) (mã 88 nếu không áp dụng đƣợc)  -Thuốcđiếu  Thuốcvấn tay  Tẩu thuốc  Thuốc lào  Khác (ghi rõ) ……………. S3a Khi hút thuốc, Bác thƣờng hít sâu khói thuốc không? Có 1 Không 2 Phần mở rộng: sử dụng thuốc lá S4 Trƣớc đây, Bác có bao giờ hút thuốc mỗi ngày không? Có 1 Không 2 Nếukhông, chuyển câu S6 S5a Nếu có, Bác bao nhiêu tuổi khi Bác ngƣng hút thuốc mỗi ngày ? Tuổi (năm) Không nhớ 77 Nếu nhớ, chuyển câu S6 Nếu 77, chuyển Câu S5b S5b Đã bao lâu rồi từ khi bạn ngƣng hút thuốc mỗi ngày? Tính bằng năm Hoặc bằng tháng Hoặc bằng tuần Năm Tháng Tuần S6 Hiện nay, Bác có xỉa thuốc không? Có 1 Không 2
  • 36. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Mã số của đối tƣợng nghiên cứu PHẦN CƠ BẢN Lƣợng rƣợu tiêu thụ (Phần A) Các câu hỏi tiếp theo sẽ hỏi về lƣợng rƣợu tiêu thụ Trả lời Mã hóa A 1 a Bác có bao giờ uống rƣợu/bia không? ( kể cà rƣợu trái cây) Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển đến phần D A 1 b Trong 12 tháng qua Bác có uống rƣợu/bia không? Có Không 1 2 Nếu không, chuyển đến phần D A 2 Trong 12 tháng qua, mức độ thƣờng xuyên mà Bác uống ít nhất 1 ly rƣợu/1 lon bia? (ĐỌC CÁC CÂU TRẢ LỜI) >=5 ngày trong tuần 1-4 ngày trong tuần 1-3 ngày trong tháng < 1 lần trong tháng 1 2 3 4 A 3 Trong ngày uống rƣợu, trung bình Bác uống bao nhiêu ly? Số ly Không biết 7 7 A 4 Trong vòng 7 ngày qua, mỗi ngày Bác uống bao nhiêu ly (chuẩn) rƣợu/bia? (GHI NHẬN CHO MỖI NGÀY) Thứ hai  Thứ ba  Thứ tƣ  Thứ năm  Thứ sáu  Thứ bảy  Chủ nhật  PHẦN MỞ RỘNG : RƢỢU (Phần A) A 5 Trong 12 tháng qua, lần mà Bác uống rƣợu/bia nhiều nhất là bao nhiêu ly (chuẩn)/lon? Số lƣợng lớn nhất A 6 a Dành riêng cho nam: Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu ngày mà ngày đó Bác uống > 5 ly (chuẩn) trở lên? Số ngày A 6 b Dành riêng cho nữ: Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu ngày mà ngày đó Bác uống > 4 ly chuẩn trở lên? Số ngày
  • 37. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Mã số của đối tƣợng nghiên cứu PHẦN CƠ BẢN Chế đô ăn (Phần D) Các câu hỏi tiếp theo sẽ hỏi về trái cây và rau quả mà bạn thƣờng ăn. D 1 a Trung bình trong một tuần, có bao nhiêu ngày Bác ăn trái cây? Ngày Nếu0ngày, chuyển sang D2a D 1 b Trong những ngày đó, Bác ăn bao nhiêu (suất) trái cây trong một ngày? 1 suất = 1 tri (l, bom) = 3 tri chuối = ½ chén nước trái cây ép hoặc trái cây xay nguyên chất Suất  D 2 a Trung bình trong một tuần, có bao nhiêu ngày Bác có ăn rau củ? Ngày Nếu0ngày, chuyểnsang phần P D 2 b Trong những ngày đó, Bác ăn bao nhiêu (suất) rau quả trong một ngày? 1 suất = 1 chén rau lá xanh = ½ chén củ (carốt, đậu tươi, củ hành, bí đỏ, bắp, cà,… ) Suất PHẦN MỞ RỘNG: Chế độ ăn D 3 Loại dầu mỡ nào thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong gia đình Bác? Dầu thực vật 0 1 Mỡ heo 0 2 Bơ, sữa trâu lỏng 0 3 Bơ thực vật 0 4 Khác (ghi rỏ) 0 5 Không một loại đặc biệt nào 0 6 Không sử dụng 0 7 Không biết 7 7 D 4 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày Bác ăn DẦU MỠ? Ngày D 5 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày Bác ăn ĐỒ CHIÊN XÀO? Ngày D 6 Trong 1 tuần, có bao nhiêu ngày Bác ăn đồ KHO/RAM MẶN? Ngày D 7 Bác có bị mọi ngƣời cho là ăn mặn hơn những ngƣời khác trong gia đình không? Có Không 1 2 
  • 38. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Mã số của đối tƣợng nghiên cứu PHẦN CƠ BẢN họat động thể lực (Phần P) Tiếp theo tôi sẽ hỏi Bác về thời gian sử dụng cho các loại họat động thể lực khác nhau. Trƣớc hết nghĩ về thời gian Bác sử dụng trong khi làm việc (là những việc có đƣợc trả lƣơng hoặc không đƣợc trả lƣơng, công việc lặt vặt trong nhà, thu vén thức ăn, câu cá hoặc đi kiếm thức ăn, đi tìm việc làm) P 1 Công việc của Bc có thƣờng đòi hỏi ngồi hoặc đứng một chổ với thời gian < 10 phút đi lại một lần không? Có Không 1 2  Nếucó, chuyển sang câu P6 P 2 Công việc của Bác có các họat động nặng nhọc (nhƣ Nâng vật nặng, đào bới, công việc xây dựng…) từ 10 phút trở lên không? Có Không 1 2  Nếukhôn chuyển sang câu P4 P 3a Trong công việc của Bác, một tuần có bao nhiêu ngày Bác thực hiện các họat động nặng nhọc? Ngày  P 3b Trong một ngày, thời gian mà Bác làm công việc nặng nhọc là bao nhiêu? Giờ phút P 4 Công việc của Bác có liện quan họat động sử dụng sức mạnh ở mức trung bình (đi nhanh, cầm theo vật nhẹ) ít nhất 10 phut một lần? Có Không 1 2  Nếukhôn chuyển sang câu P6 P 5a Trong một tuần, có bao nhiêu ngaỳ Bác làm việc sử dụng sức mạnh ở mức trung bình? Ngày P 5b Trong một ngày, thời gian mà Bác làm việc sử dụng sức mạnh ở mức trung bình là bao nhiêu? Giờ  phút  P 6 Một ngày làm việc điển hình của Bác kéo dài bao lâu ? Giờ Ngoài các họat động mà Bác đã đề cập, tôi xin đƣợc hỏi Bác về cách thức đi lại của Bác từ chỗ này tới chỗ khác. Thí dụ nhƣ đi làm việc, đi mua sắm, đi chợ, đi nhà thờ, … P 7 Bác có đi bộ hay đi xe đạp liên tục từ 10 phút trở lên không? Có Không 1 2  Nếukhôn chuyển P9 P 8a Trong một tuần, có bao nhiêu ngày Bác đi bộ hoặc đạp xe từ 10 phút trở lên? Ngày  P 8b Trong một ngày, Bác đi bộ hoặc đạp xe bao lâu ? Giờ phút 
  • 39. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Các câu hỏi tiếp theo hỏi về hoạt động của Bác trong thời gian rãnh rỗi. Hãy nghĩ tới các họat động giải trí, thể dục thẫm mỹ, thể thao (lồng thêm các mục phù phợp). Đừng kể tới các họat động thể lực khi Bác làm việc hoặc đi lại đã đƣợc đề câp. P 9 Có phải các họat động giải trí trong thời gian rãnh rỗi của Bác chủ yếu là ngồi, nằm dựa, hoặc đứng mà không có họat động thể lực kéo dài hơn 10 phút một lần không? Có Không 1 2  Nếucó, chuyển sang TIỀN SỬ CHA P 10 Bác có bất kỳ họat động thể lực nặng giải trí (chạy bộ hoặc cá môn thể thao vất vả, cử tạ) từ 10 phút một lần trở lên không? Có Không 1 2  Nếu không, chuyển sangP12 P 11a Nếu có,, Trong một tuần, có bao nhiêu ngày Bác họat động thể lực nặng giải trí? Ngày  P 11b Trong một ngày, thời gian hoạt động thể lực nặng giảo trí bao lâu? Giờ  phút  P 12 Trong [thời gian rãnh rỗi], bạn có họat động nào với cƣờng độ thể lực giải trí vừa phải (đi nhanh, đạp xe hoặc bơi lội) từ 10 phút trở lên không? Có Không 1 2  Nếu khôn chuyển TIỀN SỬ CHA P 13 a Nếu có, Trong một tuần , có bao nhiêu ngày Bác họat động thể lực giải trí vừa phải của bạn ? Ngày  P 13 b Trong một ngày điển hình, Bác sử dụng bao nhiêu thời gian để làm công việc nhƣ vậy? Giờ  phút 
  • 40. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 PHẦN MỞ RỘNG: Tiền sử cao huyết áp H 1 Lần gần đây nhất Bác đƣợc đo huyết áp bởi một nhân viên y tế là khi nào ? Trong vòng 12tháng 1-5 năm trƣớc trên 5 năm Chƣa đo 1 2 3 4  H 2 Trong 12 tháng qua, có khi nào Bác đƣợc một bác sĩ hoặc một ngƣời làm công tác y tế nói rằng bạn có huyết áp tăng hoặc cao huyết áp ? Có Không 1 2  Nếu không, chuyển PHẦN ĐO HUYẾT ÁP H2 a Bác cao huyết p trong thời gian bao lu rồi số năm…….số thng……. H 3 Bác có đang áp dụng bất kỳ một trị liệu cao huyết áp nào đƣợc kê toa bởi một bác sĩ hoặc một ngƣời làm công tác y tế ? Có Không 1 2  Nếu không, chuyển H4 H 3 a Thực hiện uống thuốc mà Bác đang sử dụng trong 2 tuần nay ? Có Không 1 2  H 3 b Thực hiện chế đô ăn đặc biệt (ăn ít muối, ít mỡ) đƣợc chỉ định Có Không 1 2  H 3 c Thực hiện lời khuyên hoặc điều trị để giảm cân Có Không 1 2  H 3 d Thực hiện lời khuyên hoặc điều trị để ngƣng hút thuốc Có Không 1 2  H 3 e Thực hiện lời khuyên tăng cƣờng tập thể dục Có Không 1 2  H 3 f Thực hiện lời khuyên sinh hoạt, lao động nghỉ ngơi hợp lý Có Không 1 2  H 4 Trong vòng 12 tháng qua Bác có tới một thầy thuốc đông y để điều trị huyết áp tăng hoặc cao huyết áp ? Có Không 1 2  H 5 Bác có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nam hoặc cách điều trị cổ truyền nào cho huyết áp cao của Bác ? Có Không 1 2  H6 Bác có thực hiện tái khám định kỳ theo hƣớng dẫn ngƣời Thầy thuốc không? Có Không 1 2  Nếucó, chuyển H6b H6 a Lý do Bác khơng ti khm định kỳ Khơng cần thiết Bận cơng việc Không thuận tiện Lịch khám không phù hợp Khác……………… 1 2 3 4 5  Chuyển H7 H6 b Thời gian tái khám định kỳ của Bác là bao nhiêu ngày ………………ngày
  • 41. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 H6 c Bác thƣờng đi đâu để tái khám định kỳ? Trạm y tế Bệnh viện huyện Bệnh viện tỉnh/ thành phố Thầy thuốc tƣ Bệnh viện tƣ BV/phòng khám Y học cổ truyền Khác…………… 1 2 3 4 5 6 7  H7 Bác có uống thuốc đều đặn theo hƣớng dẫn của BS không? Có Khơng 1 2  Nếucó Chuyển H8 H7 a Lý do không uống thuốc đều đặn Bận cơng việc Khơng quan trọng Huyết áp bình thƣờng thì không cần uống thuốc Bị tc dụng phụ của thuốc Khc….……………. 1 2 3 4 5  H8 Bác có thực hiện đo huyết áp định kỳ theo hƣớng dẫn của BS không? Có Không 1 2  Nếu không Chuyển H9 H8a Thời gian đo huyết áp định kỳ của Bác là bao nhiêu ngày? …………ngày 1 2  H8b Chỉ số huyết áp trong lần đo lần cuối là bao nhiu HATT………mmHg HATTr……...mmHg H8c Theo Bác, Huyết áp đo lần cuối l Cao, Bình thƣờng hay thấp? Cao Bình thƣờng Thấp 1 2 3 H9 Gia đình Bác có máy đo huyết áp không Có Không 1 2 
  • 42. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP E1 Trong 4 tuần qua, Bác cĩ mua thuốc, khám điều trị bệnh cao huyết áp khơng? Có Không 1 2  Nếu không, chuyển ĐO HUYẾT ÁP E2 Bác đã đến đâu để khám, chữa bệnh cao huyết áp trong 4 tuần qua? Trạm y tế Bệnh viện huyện Bệnh viện tỉnh/ thành phố Thầy thuốc tƣ Bệnh viện tƣ BV/phòng khám Y học cổ truyền Khác……………… 1 2 3 4 5 6 7  E3 Khoảng cách từ nhà đến nơi khám chữa bệnh cao huyết áp trong 4 tuần qua? ……..………km E4 Bác sử dụng phƣơng tiện gì để đi từ nhà đến nơi khám chữa bệnh cao huyết áp? Xe đạp Xe gắn máy Xe ô ttô Xuồng, ghe Khác…….……… 1 2 3 4 5  E5 Mất thời gian bao lâu từ để Bác đi từ nhà đến nơi khám chữa bệnh cao huyết áp? Giờ  phút  E6 Bác muốn cơ sở nào cung cấp dịch vụ điều trị bệnh cao huyết áp cho bác? Tổ y tế ấp/khu vực Trạm y tế Bệnh viện huyện Bệnh viện tỉnh/ thnh phố Thầy thuốc tƣ Bệnh viện tƣ BV/phịng khm Y học cổ truyền Khác……………… 1 2 3 4 5 6 7 8  E6 Số lần điều trị cao huyết p trong 4 tuần qua ……..………lần E7 Bác có thẻ Bảo hiểm Y tế hay không? Có Không 1 2  Nếu không, chuyển E8 E7a Số lần Bác sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đế khám chữa bệnh cao huyết áp trong 4 tuần qua? .…..………lần
  • 43. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 E8 Số tiền cho các lần điều trị cao huyết áp trong 4 tuần quan (Bao gồm thuốc, xt nghiệm, dịch truyền….) Lần 1…………………….đồng Lần 2…………………….đồng Lần 3…………………….đồng Lần 4…………………….đồng TỒNG………………………. E9 Số tiền đi lại của ngƣời bệnh trong các lần điều trị cao huyết áp trong 4 tuần qua Lần 1…………………….đồng Lần 2…………………….đồng Lần 3…………………….đồng Lần 4…………………….đồng TỒNG………………………đồng E10 Bác cho biết tổng thu nhập gia đình trong năm qua: Nông nghiệp:.................................đ Buôn bán :...............................,đ Lƣơng ::................................đ Các khoản khc:.............................đ TỒNG………………………đồng E11 Số ngƣời hiện đang sinh sống trong gia đình ……………………ngƣời PHẦN ĐO HUYẾT ÁP Chú ý: khi đo huyết áp, sinh viên phải chú ý: 1. Đối tƣợng phải nghỉ 15 phút trƣớc đo 2. Đối tƣợng không đƣợc cử động ngƣời, nói chuyện trong khi đo 3. Đối tƣợng hít thở sau 5 – 6 lần trƣớc khi đo 4. Sinh viên phải đợi 2 – 3 pht mới đo huyết áp lần 2 Huyết p Cột m hố M 1a Đo lần 1 HA tm thu Tm thu mmHg ……………….. M 1b HA tâm trƣơng Tâm trƣơng mmHg ….………….… M 1c Nhịp tim Nhịp tim lần/p ….………….… M 2a Đolần 2 HA tm thu Tm thu mmHg .………………. M 2b HA tâm trƣơng Tâm trƣơng mmHg ..……………… M 2c Nhịp tim Nhịp tim lần/p ….………….…
  • 44. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Phụ lục 2: Bảng phân công viết báo cáo STT Họ và Tên sinh viên MSSV Nội dung phụ trách 1 Nguyễn Minh Học 1153010388 Nhập liệu + Bìa + Phụ bìa + Tổng hợp + Sữa chữa 2 Lê Trần Thanh Duy 1153010521 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị 3 Trầm Thanh Hiển 1153010423 Nhập liệu+Phụ lục 4 Nguyễn Trung Nguyên 1153010524 Nhập liệu+Tài liệu tham khảo 5 Lê Phát Tài 1153010491 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị 6 Trần Quốc Qui 1153010461 Bàn luận + Kết luận + Kiến nghị 7 Nguyễn Minh Thành 1153010409 Đặt Vấn đề + Chỉnh sữa 8 Trịnh Xuân Quyên 1153010405 Chƣơng I –Tổng Quan 9 Phạm Quang Sơn 1153010404 Chƣơng I –Tổng Quan 10 Thái Đào Tú Anh 1153010376 Nhập liệu + Chƣơng II 11 Đỗ Thị Kim Diệu 1153010380 3.4 Xử trí và chi phí điều trị khi bị tăng huyết áp 12 Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382 3.1 Một số đặc điểm của quần thể nghiên cứu 13 Nguyễn Thị Anh Huyền 1153010530 3.3 Tình hình tăng huyết áp, các yếu tố liên quan 14 Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422 3.2 Phân bố yếu tố nguy cơ bệnh không lây của ngƣời cao tuổi 15 Đặng Duy Khoa 1153010451 Nhập liệu+Chƣơng II
  • 45. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Phụ lục 3: Danh sách các đối tƣợng điều tra XÃ/TT :.....Nhơn Nghĩa..............ẤP/KV :.............Nhơn Thành................. STT Họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn Tuổi Họ và Tên chủ hộ Địa chỉ/tổ Nam Nữ 1. Hồ Văn Nhiều 42 Hồ Văn Nhiều 018 2. Hồ Văn Thảo 44 Hồ Văn Thảo 019 3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh 43 Hồ Văn Hiếu 020 4. Trần Thị Mai 64 Hồ Văn Bạch 021 5. Hồ Văn Bạch 65 Hồ Văn Bạch 021 6. Nguyễn Văn Thắm 55 Nguyễn Văn Thắm 022 7. Nguyễn Thị Duyên 54 Nguyễn Văn Thắm 022 8. Nguyễn Thị Lệ 43 Nguyễn Đức Thành 023 9. Nguyễn Văn Năm 77 Nguyễn Văn Năm 024 10. Nguyễn Thị Năm 64 Nguyễn Văn Năm 024 11. Nguyễn Ngọc Diệu 30 Nguyễn Ngọc Diệu Ngã ba bào 12. Nguyễn Thị Điệp 36 Nguyễn Văn Hoàng Ngã ba bào 13. Bùi Thị Thém 77 Nguyễn Văn Nhung Ngã ba bào 14. Hồ Văn Hiếu 46 Hồ Văn Hiếu Ngã ba bào 15. Châu Thanh Thúy 34 Nguyễn Văn Thắm 022 16. Trần Hòa Tỷ 64 Trần Hòa Tỷ 035 17. Nguyễn Thị Mỹ Tú 27 Nguyễn Văn Hai 036 18. Nguyễn Thị Tuyết Linh 29 Nguyễn Văn Phƣớc 038 19. Nguyễn Thị Kim Hai 51 Nguyễn Văn Phƣớc 038 20. Nguyễn Văn Phƣớc 52 Nguyễn Văn Phƣớc 038 21. Nguyễn Văn Chanh 54 Nguyễn Văn Chanh 039 22. Nguyễn Thị Dồi 56 Nguyễn Văn Chanh 039 23. Nguyễn Thị Khoa 72 Nguyễn Văn Chanh 039 24. Nguyễn Việt Thủy 43 Nguyễn Việt Thủy Ngã ba bào 25. Lê Thị Lý 79 Lê Thị Lý 054 26. Trần Thị Hạnh 37 Trần Văn Khởi Ngã ba bào 27. Trần Văn Sắt 77 Trần Văn Sắt 147 28. Nguyễn Ngọc Núi 35 Nguyễn Ngọc Núi Ngã ba bào 29. Trần Văn Bé Em 52 Trần Văn Bé Em Ngã ba bào 30. Nguyễn Thị Lành 64 Nguyễn Thị Lành Ngã ba bào 31. Nguyễn Văn Lẻ 66 Nguyễn Văn Lẻ 052 32. Lê Quang Lƣơng 54 Lê Quang Lƣơng 070 33. Lê Văn Ba 57 Lê Văn Ba Ngã ba bào 34. Nguyễn Thị Tuyết Mai 37 Lê Văn Lập Ngã ba bào 35. Nguyễn Thị Minh 86 Nguyễn Thị Minh Ngã ba bào 36. Nguyễn Thị Lớn 66 Nguyễn Thị Lệ Ngã ba bào 37. Lƣơng Văn Kẻo 62 Lƣơng Văn Kẻo Ngã Ba bào
  • 46. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 38. Võ Văn Lệ 60 Võ Văn Lẻ 043 39. Trần Thị Hà 64 Trần Thị Hà 035 40. Lê Quang Trí 76 Lê Quang Trí 076 41. Trần Văn Phát 80 Trần Văn Phát 232 42. Mai Văn Mua 73 Mai Văn Mua Ngã ba bào 43. Nguyễn Thị Lành 68 Nguyễn Thị Lành 241 44. Nguyễn Văn Thoi 80 Nguyễn Văn Thoi 058 45. Nguyễn Thị Phƣơng 61 Nguyễn Thị Phƣơng 232 46. Nguyễn Thị Hồng 39 Nguyễn Minh Tuấn Ngã ba bào 47. Mai Văn Hùng 35 Mai Văn Hùng Ngã ba bào 48. Nguyễn Thị Hồng Sinh 46 Nguyễn Thị Hồng Sinh Ngã ba bào 49. Nguyễn Văn Sủi 63 Nguyễn Văn Sủi 006 50. Huỳnh Bức Nghĩa 75 Phan Minh Quản 096 51. Phan Minh Quản 77 Phan Minh Quản 063 52. Ngô Thị Tuyết 53 Nguyễn Văn Kết 061 53. Nguyễn Văn Kết 52 Nguyễn Văn Kết 061 54. Châu Kim Thanh 39 Tô Hồng Phúc 016 55. Nguyễn Thị Út 51 Hồ văn Tám 016 56. Lê Thị Quen 35 Trần Văn Út 016 57. Tô Hồng Bé 32 Tô Hồng Bé 017 58. Nguyễn Thị Út 51 Nguyễn Thị Út 046 59. Nguyễn Thị Pul 65 Nguyễn Thị Pul 014 60. Trần Thị Hiền 49 Trần Thị Hiền 010 61. Nguyễn Minh Trung 27 Phan Thị Hai 012 62. Nguyễn Thị Bảy 63 Nguyễn Thị Du 013 63. Bùi Thị Le 68 Trần Hoàng Khởi 011 64. Nguyễn Thị Mỹ Lệ 48 Trần Văn Út 008 65. Trần Thị Xê 58 Trần Thị Xê 007 66. Phạm Văn Bé 62 Phạm Văn Bé 004 67. Võ Ngọc Cúc 57 Lê Văn Khuê 002 68. Bạch Văn Thảnh 83 Bạch Văn Thảnh Ngã ba bào 69. Trần Ngọc Bích 37 Nguyễn Văn Bình Ngã ba bào 70. Huỳnh Văn Bé 70 Huỳnh Văn Bé 042 71. Trƣơng Thị Nguyệt 62 Trƣơng Thị Nguyệt Ngã ba bào 72. Nguyễn Thị Xem 80 Nguyễn Thị Xem 120 73. Nguyễn Việt Triều 32 Nguyễn Văn Giải Phóng 122 74. Lê Thị Ánh Tuyết 28 Nguyễn Văn Ngơi Ngã ba bào 75. Nguyễn Thị Tuyết 70 Nguyễn Thị Tuyết 128 76. Huỳnh Thị Mới 66 Huỳnh Thị Mới 127 77. Võ Thành Tùng 34 Nguyễn Thị Kim Hai 05 78. Nguyễn Văn Hải 40 Nguyễn Văn Hải 05 79. Trần Thị Lời 52 Trần Thị Lời 129
  • 47. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 80. Nguyễn Bích Thủy 27 Trần Thị Lời 129 81. Phạm Văn Du 35 Huỳnh Thị Mới 127 82. Mai Thị Thanh 35 Mai Thị Thanh Ngã ba bào 83. Thều Thị Thắng 35 Nguyễn Văn Hƣng 124 84. Mai Thị Hồng 34 Nguyễn Ngọc Qúy 134 85. Phan Hoàng Nam 37 Phan Ngọc Ánh 177 86. Mai Văn Phƣớc 54 Mai Văn Phƣớc 134 87. Nguyễn Hồng Hạnh 36 Trƣơng Quốc Phòng Ngã ba bào 88. Nguyễn Thị Thắm 26 Nguyễn Thị Đời Ngã ba bào 89. Trƣơng Út Ngột 25 Trƣơng Văn Hải Ngã ba bào 90. Nguyễn Văn Út Em 49 Nguyễn Văn Út Em Ngã ba bào 91. Nguyễn TẤn Miền 49 Nguyễn TẤn Miền Ngã ba bào 92. Phạm Thị Nhung 47 Nguyễn Văn Út Em Ngã ba bào 93. Nguyễn Hồng Sơn 29 Nguyễn Hồng HẢi Ngã ba bào 94. Phạm Thị Hồng Yến 34 Huỳnh Thị Mới Ngã ba bào 95. Nguyễn Văn Hoài 25 Nguyễn Văn Ngữ 382 96. Nguyễn Văn Còn 60 Nguyễn Văn Còn Ngã ba bào 97. Nguyễn Văn Mạnh 56 Nguyễn Văn Mạnh Ngã ba bào 98. Trần Thị Bế 54 Nguyễn Văn Mạnh Ngã ba bào 99. Phan Văn Hậu 44 Phan Văn Hậu Ngã ba bào 100. Trần Thị Cò 79 Võ Văn Bé 101 101. Võ Hoàng Nam 51 Võ Hoàng Nam Ngã ba bào 102. Mai Thị Nghĩa 43 Mai Thị Nghĩa Ngã ba bào 103. Huỳnh Văn Mạnh 67 Huỳnh Văn Mạnh Ngã ba bào 104. NNguyễn Thị Út 44 Nguyễn Văn Bình Ngã ba bào 105. PPhạm Thị Luyến 55 Đặng Văn Mân 235 106. Võ Thị Mừng 44 Võ Thị Mừng Ngã ba bào 107. Nguyễn Thị Lễnh 74 Nguyễn Thị Lễnh Ngã ba bào 108. Trần Thị Kim Em 50 Trƣơng Thị Nguyệt Ngã ba bào 109. Đặng Văn Chiến 52 Đặng Văn Chiến Ngã ba bào 110. Lê Thị Ngoel 47 Lê Thị Ngoel Ngã ba bào 111. Bùi Thị Hai 78 Trƣơng Văn Út 106 112. Dƣơng Thị Tuyết Hạnh 36 Trƣơng Văn Út 106 113. Trƣơng Văn Lanh 56 Trƣơng Văn Lanh 108 114. Đặng Hồng Của 64 Đặng Hồng Của Ngã ba bào 115. Phan Văn Thống 52 Phan Văn Thống 114 116. Trần Thị Lan 53 Phan Văn Thống 114 117. Phạm Thị Dân 48 Võ Văn Giàu 116 118. Phan Văn Tèo 64 Phan Văn Tèo 118 119. Nguyễn Thị Thắm 48 Phạm Văn Chiếu 091 120. Nguyễn Thị Sáu 74 Nguyễn Thị Sáu 135
  • 48. KHOA YTCC THCĐ 1-SV_YDK37 Ngƣời lập bảng Xác nhận của CTV (Nhóm trưởng) (Đã xác nhận)