SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 82
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ TRUNG TẤN
QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH UỶ
ĐỒNG THÁP THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ TRUNG TẤN
QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH UỶ
ĐỒNG THÁP THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp cho
hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra” là công trình
nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Bùi Thị Mai Hoài. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 19 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Lê Trung Tấn
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................xiv
TÓM TẮT................................................................................................................xv
ABSTRACT............................................................................................................xvi
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi giải pháp cần trả lời .................................2
1.3. Khung phân t ch, d liệu và cách ti p c n................................................ 3
1 3 1 Khung ph n t ch và c ch tiếp cận.......................................................................3
1 3 2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1 3 3 Phạm vi thu thập dữ liệu ...................................................................................4
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đ n lu n văn .......................4
1.. t c u lu n văn .......................................................................................... 6
Chƣơng 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ............... 7
2.1. Các khái niệm .....................................................................................................7
2.1.1. NSNN................................................................................................................7
2 1 2 Quản lý NSNN ..................................................................................................8
2 1 3 Văn phòng Tỉnh ủy............................................................................................9
2.2. Lý thuyết về quản lý NSNN...............................................................................9
2 2 1 Quản lý ng n s ch theo hạng mục ......................................................................9
2 2 2 Quản lý ng n s ch theo chương trình ...............................................................10
2 2 3 Quản lý ng n s ch thực hiện.............................................................................11
2 2 4 Quản lý ng n s ch theo kết quả đầu ra .............................................................12
2.3. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động
củ tổ chức Đảng ......................................................................................................17
2 3 1 Khung ph p lý chung về quản lý tài ch nh tổ chức Đảng ................................17
2 3 2 Khung ph p lý của Việt Nam về quản lý KPNSNN cho hoạt động của tổ chức
Đảng ..........................................................................................................................19
2.4. Khung phân tích...............................................................................................20
2.5. Dữ liệu và cách tiếp cận...................................................................................21
Tóm tắt Chƣơng 2...................................................................................................22
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH
ỦY ĐỒNG THÁP................................................................................................... 23
3.1. Tổng qu n về tỉnh Đồng Tháp .........................................................................23
3 1 1 Điều kiện tự nhiên và nguồn lực ph t triển kinh tế - xã hội ............................23
3 1 2 Tình hình ph t triển kinh tế tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018................24
3.2. Tổng qu n hoạt động củ VPTU Đồng Tháp ..................................................25
3 2 1 Nghiên cứu, x y dựng chương trình làm việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy....................................................................................25
3 2 2 Hướng dẫn, kiểm tra, gi m s t công t c Đảng...................................................26
3 2 3 Thẩm định, thẩm tra đề n, văn bản.................................................................27
3 2 4 Phối hợp với tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước ..............................................27
3 2 5 Thực hiện c c nhiệm vụ kh c ...........................................................................28
3.3. Thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động củ VPTU Đồng Tháp
giai đoạn 2016 - 2018...............................................................................................29
3 3 1 Công t c lập dự to n kinh ph............................................................................29
3 3 2 Qu trình duyệt dự to n ....................................................................................31
3 3 3 Qu trình chấp hành KPNSNN theo kế hoạch được phê duyệt .......................31
3 3 4 Qu trình quyết to n KPNSNN ........................................................................34
3.3.5. Đ nh gi ưu, nhược điểm của quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của
VPTU Đồng Th p từ 2016 đến 2018.........................................................................36
Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................40
Chƣơng 4. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP
CHO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÕNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP DỰA TRÊN
KẾT QUẢ ĐẦU RA ............................................................................................... 41
4.1. Các điều kiện cho việc áp dụng phƣơng thức quản lý nguồn KPNSNN cấp
cho hoạt động củ VPTU Đồng Tháp dự trên KQĐR .........................................41
4.2. Một số khuyến nghị..........................................................................................43
4 2 1 Hoàn thiện cơ chế ch nh s ch...........................................................................43
4 2 2 Sự ủng hộ và quyết t m của lãnh đạo trong việc chuyển đổi sang phương thức
quản lý dựa trên KQĐR.............................................................................................45
4 2 3 N ng cao năng lực của đội ngũ c n bộ liên quan đến quản lý NSNN theo
KQĐR........................................................................................................................47
4 2 4 X c định ch nh x c đầu ra của hoạt động VPTU..............................................48
4 2 5 Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu...................................................................49
4 2 6 Tăng cường sự phối hợp giữa c c đơn vị có liên quan ....................................51
4.3. Hạn chế củ đề tài .............................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ liii
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN .................................. lvi
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU VỀ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM VÀ
NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ KPNSNN CẤP CHO VĂN
PHÒNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP.......................................................................... lvii
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ QUẢN LÝ KPNSNN
CẤP CHO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP DỰA
TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA......................................................................................66
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross regional domestic product)
HĐND Hội đồng nhân dân
KPNSNN Kinh ph Ng n s ch nhà nước
KQĐR Kết quả đầu ra
NSNN Ng n s ch nhà nước
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VPTU Văn phòng tỉnh ủy
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1: So s nh ph n bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR ............................15
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 .................24
Bảng 3.2: Tr ch lập dự to n kinh ph của VPTU Đồng Th p .....................................30
Bảng 3.3: C c khoản chi thường xuyên của VPTU Đồng Th p.................................32
Bảng 3.4: Khả năng tự chủ kinh ph của VPTU Đồng Th p .....................................33
Bảng 3.5: Ph n phối kinh ph tiết kiệm được giai đoạn 2016 - 2018 ........................33
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả ph n t ch thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt
động của VPTU Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................35
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2 1: Quy trình ph n bổ ng n s ch theo KQĐR...................................................13
Hình 2.2: Khung ph n t ch của đề tài.........................................................................21
Hình 3 1: Bản đồ hành ch nh tỉnh Đồng Th p ...........................................................23
Hình 3 2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 ........25
Hình 4 1: C c yếu tố điều kiện cho việc p dụng phương thức quản lý nguồn
KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU dựa trên KQĐR ........................................41
Hình 4 2: Thời gian th ch hợp để p dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp
cho hoạt động của VPTU dựa trên KQĐR................................................................43
xv
TÓM TẮT
Tên đề tài: Quản lý kinh ph ng n s ch Nhà nước cấp cho hoạt động Văn
phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra.
Lý do chọn đề tài: Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Để
quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn kinh ph ng n s ch Nhà nước tại c c cơ quan
Đảng là rất cần thiết.
Vấn đề: Công tác phân bổ kinh ph ng n s ch nhà nước cho hoạt động tại Văn
phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập. Kế hoạch kinh ph chưa gắn chặt
với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức. Dẫn đến hiệu quả
phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa cao; nguồn lực bị phân bổ dàn trải, phân bổ
kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan t m đến kết quả đầu ra.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương ph p thống kê mô tả và kỹ thuật
phỏng vấn sâu của phương ph p nghiên cứu định t nh để thực hiện đề tài.
Kết quả nghiên cứu: Công tác quản lý kinh phí tại Văn phòng Tỉnh ủy Đồng
Th p đã đảm bảo công khai, minh bạch; Có tập trung d n chủ, có ph n cấp. Tuy
nhiên, Chưa đạt mục tiêu đã định, chưa đảm bảo tự chủ, chưa gắn với kết quả đầu
ra; Không có dự phòng trường hợp đột xuất.
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất c c khuyến nghị gồm: Hoàn thiện
cơ chế ch nh s ch; Sự ủng hộ và quyết t m của lãnh đạo trong việc chuyển đổi sang
phương thức quản lý dựa trên kết quả đầu ra; N ng cao năng lực của đội ngũ c n bộ
liên quan đến quản lý ngân sach theo kết quả đầu ra; X c định ch nh x c đầu ra của
hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu; Tăng cường sự
phối hợp giữa c c đơn vị trong hệ thống Ngân sách.
Từ khóa: Kinh phí, kết quả đầu ra, Văn phòng Tỉnh ủy, Đồng Tháp.
xvi
ABSTRACT
Title: Management of State budget allocations for activities of the Office of
Dong Thap Provincial Party Committee according to the output results.
Reason for writing: The Provincial Party Committee office implements the
autonomy and self - responsibility regime for financial management. Managing and
using the state budget resources at Party agencies in the best way are necessary.
Problem: The allocation of funds from the state budget to serve the needs of
regular spending such as asset procurement and repair at the Office of Dong Thap
Provincial Party Committee is still inadequate. The budget plan is not closely linked
with the implementation of the organization's key tasks. Resulting in an
effectiveness of allocation and use of funding from the state budget is not high;
resources are spread out, allocating funds based on inputs only, not paying attention
to output.
Methods: Using descriptive statistical methods and in-depth interview
techniques of qualitative research methods to implement the topic.
Results: The management of funds at the Office of Dong Thap Provincial
Party Committee has made public and transparent; There is a democratic,
decentralized focus. However, not reaching the target, not ensuring autonomy, not
attached to the output; There is no contingency for unexpected cases.
Conclusions and implications: The thesis proposes recommendations
including: Completing policy mechanisms; The support and determination of
leaders in the transition to output-based management; Improve the capacity of staff
related to state budget management according to output results; Determine exactly
the output of the Office of the Provincial Party Committee; Complete database
system; Enhance coordination among units in the Budget system.
Keywords: budget, output result, Provincial Party Committee office, Dong
Thap
1
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng
Tháp theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Tỉnh Đồng Th p là “Tiếp tục
đổi mới nhận thức, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ; phát huy động lực con
người và mọi nguồn lực; tăng cường liên kết, hợp tác; bảo đảm tăng trưởng kinh tế
nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng sống của nhân dân” (Tỉnh ủy Đồng Tháp,
2015), đòi hỏi hoạt động của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nói chung, của Văn phòng
Tỉnh ủy (VPTU) Đồng Tháp nói riêng phải có nhiều đổi mới.
VPTU Đồng Th p là cơ quan tham mưu, đề xuất chủ trương, chính s ch thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, đối ngoại, quản lý tài chính của Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp. Về quản lý KPNSNN cấp, VPTU thực hiện theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với c c cơ quan
nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Thông tư
liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
Giai đoạn 2016 - 2018, bình quân mỗi năm ng n s ch nhà nước (NSNN) cấp kinh
phí cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp là 15,0 tỷ đồng (VPTU Đồng Tháp, 2019).
Tuy nhiên, công tác phân bổ kinh phí ng n s ch nhà nước (KPNSNN) cấp cho
hoạt động của VPTU Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập. Kinh phí được lập theo từng
năm và thường được lập theo phương ph p tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định
so với số ước thực hiện năm hiện hành, chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện
các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức (VPTU Đồng Tháp, 2009). Dẫn đến hiệu quả
phân bổ và sử dụng nguồn KPNSNN còn thấp; phân bổ nguồn lực dàn trải, phân bổ
kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan t m đến kết quả đầu ra (KQĐR)
2
Cải c ch tài chính công theo hướng sử dụng NSNN hiệu quả được x c định là
trọng tâm của Chương trình cải c ch hành chính nhà nước tỉnh Đồng Th p giai đoạn
2010 - 2020. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng tốt nhất
nguồn KPNSNN tại c c cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước tại tỉnh Đồng
Th p nói chung và VPTU Đồng Tháp nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, và là c n
bộ công chức đang làm công t c chuyên môn về quản lý, sử dụng nguồn NSNN tại
VPTU Đồng Tháp, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý kinh phí ngân sách
Nhà nƣớc cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu
ra” để làm luận văn thạc sĩ
1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi giải pháp cần trả lời
Đề tài được thực hiện nhằm đ nh gi ưu, nhược điểm của công tác quản lý
KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Th p trong giai đoạn 2016 - 2018;
tìm hiểu nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó Trên cơ sở đó, kết hợp với lý
thuyết quản lý NSNN theo KQĐR, x c định những điều kiện cần thiết cho việc áp
dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU dựa trên
KQĐR để đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Để giải quyết các mục tiêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
Công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai
đoạn 2016 - 2018 có những ưu, nhược điểm nào? Nguyên nhân của những ưu,
nhược điểm đó là gì?
Những điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt
động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp
hiệu quả hơn trong thời gian tới là gì?
Sự vận dụng phương thức quản lý ngân s ch theo KQĐR là cả một quá trình
mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tham gia của các cấp ng n s ch để đảm bảo phù hợp,
đơn giản và khoa học Do đó, luận văn này không nghiên cứu việc thiết lập các hệ
thống đo lường những việc cần thực hiện và các tiêu chí phân bổ mà chỉ đề xuất các
điều kiện cho việc quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU theo KQĐR
3
1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
1.3.1. Khung phân tích và cách tiếp cận
Tác giả sử dụng lý thuyết quản lý ng n s ch theo KQĐR, khung ph p lý hiện
hành của Việt Nam về quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp làm
khung phân tích.
Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý nguồn KPNSNN cấp
cho hoạt động của VPTU Đồng Th p để có nhận định sơ bộ về ưu, nhược điểm của
hoạt động này thởi gian qua.
Kế đến, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức và chuyên
viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng
Th p để tìm hiểu nguyên nhân của c c ưu nhược điểm trong công tác quản lý
KPNSNN.
Đối chiếu kết quả phỏng vấn và khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về
quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU với lý thuyết quản lý ngân sách theo
KQĐR để đề xuất điều kiện cần thiết nhằm thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp
cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng
KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới
Trong qu trình đ nh gi , số liệu thống kê, số liệu trong các báo cáo quyết
toán thu, chi NSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Th p được sử dụng để minh
chứng cho các nhận định được đưa ra trong đề tài.
1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý
KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp.
Đối tượng phỏng vấn: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các cán bộ công chức
và chuyên viên Phòng Tài chính Đảng, Phòng Quản trị tài vụ, Phòng Quản lý ngân
sách, Phòng Quản lý đầu tư và Kế toán có liên quan trực tiếp đến quản lý và sử
dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp.
4
1.3.3. Phạm vi thu thập dữ liệu
Về không gian: Các chủ thể liên quan đến quản lý KPNSNN cấp cho VPTU
Đồng Tháp.
Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong 3
năm (năm 2016 đến hết năm 2018) từ báo cáo tổng kết, quyết toán, thu chi NSNN
hàng năm của UBND tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu phỏng vấn được thu thập trong thời
gian từ th ng 03/2019 đến tháng 4/2019.
1.4. Tổng qu n tình hình nghiên cứu có liên qu n đến luận văn
Trên thế giới và ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về phân bổ NSNN cho
hoạt động của c c cơ quan hành chính Nhà nước cũng như ph n bổ NSNN cho chi
tiêu công. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì ở Việt Nam hầu như chưa có
nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU
cũng như những yếu tố điều kiện cho việc áp dụng phương thức quản lý nguồn
KPNSNN cấp cho hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy dựa trên KQĐR Do vậy, để
làm cơ sở hình thành khung phân tích của đề tài tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu
về phân bổ NSNN cho chi tiêu công.
Nghiên cứu củ Bùi Đại Dũng (2007) về thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75
nước trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam. “Tác giả đã vận dụng khung
chi tiêu ngân sách trung hạn (MTEF) để đề xuất một số giải pháp phân bổ NSNN
tại Việt Nam như: (1) Đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ công; (2) Cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu
quả; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng
hóa, dịch vụ công; (3) Tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công
quỹ, nhất là của các quỹ ngoài ngân sách”.
Nghiên cứu của Sử Đình Thành và Trần Thị Th nh Hƣơng (2007) về luận
cứ khoa học phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. “Mục đích nghiên cứu
của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc soạn lập ngân sách và quản lý chi tiêu
công tại Việt Nam, từ đó nêu ra những tồn tại, bất cập chủ yếu do phương thức lập
5
ngân sách và quản lý chi tiêu công dẫn đến. Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ để vận
dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra vào Việt Nam nhằm phục vụ
tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế của phương ph p ph n bổ NSNN
theo đầu vào hiện đang p dụng ở Việt Nam là hệ thống phân bổ chỉ tập trung ở việc
phân bổ tài chính mà chưa yêu cầu phải cung cấp lượng hàng hóa dịch vụ hành
chính công “là bao nhiêu” để đ p ứng nhu cầu thực tế.
Nghiên cứu cũng làm rõ những ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo
KQĐR gắn với khung chi tiêu ngân sách trung hạn (MTEF) đã được minh chứng có
nhiều điểm nổi trội trong thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia như Singapore, Nhật
Bản Đó là: Kỷ luật tài khóa tổng thể tích cực; Tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực
của các hoạt động do NSNN tài trợ; Ng n s ch được phân bổ và sử dụng cho các
chiến lược ưu tiên
Báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2010) về minh bạch tài khóa của
Việt Nam. Báo cáo căn cứ vào các thông tin tài khóa đã được công khai đến người
dân để đ nh gi tr ch nhiệm giải trình của Chính phủ.
Báo cáo cho thấy tính minh bạch tài khóa của Việt Nam ở mức thấp, thể hiện
ở c c điểm sau: (1) Mục lục ngân sách cũng như báo cáo ngân sách không hỗ trợ
trong phân tích chính sách; Dự toán (thu, chi) luôn thấp hơn so với khả năng thực
hiện thực tế, đã làm giảm mức độ tin cậy và tính minh bạch của ngân sách; Các báo
cáo ngân sách có nội dung khó diễn giải và truyền đạt đến địa phương; Tr ch nhiệm
giải trình của các cấp ngân sách chưa được quan tâm.
Báo cáo khuyến nghị cần tăng cường báo cáo và trách nhiệm giải trình chi tiêu
NSNN cũng như tăng cường khả năng dự b o để khắc phục dự toán thấp hơn thực
tế là những khuyến nghị quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế trong minh
bạch tài khóa của Việt Nam.
Nghiên cứu của Tô Hồng Thủy (2017) về quản lý KPNSNN cho hoạt động
đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang. “Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
6
một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN
cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang để tìm hiểu chi tiết về quy trình quản
lý, phương thức quản lý, quan điểm đánh giá về ưu nhược điểm và nguyên nhân dẫn
đến những ưu nhược điểm trong công tác quản lý KPNSNN cho hoạt động ngoại
giao của tỉnh Kiên Giang”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân sách chỉ được lập cho từng năm nên chưa
thể hiện được chiến lược chi tiêu. Do không có sự so sánh mang tính chất định
lượng giữa kết quả đạt được với kết quả chi ngân sách nên không chú trọng đến
hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả cung ứng hàng hóa công.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu nào liên quan
đến quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp theo kết quả đầu ra,
đ y chính là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này cần phải giải quyết.
1.5. Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, danh mục bảng số liệu, các từ viết tắt và các đồ thị, phần phụ
lục có liên quan, luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khung ph n tích, dữ liệu và cách tiếp cận
Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động
VPTU Đồng Tháp thời gian qua.
Chương 4: Quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng
Tháp theo kết quả đầu ra.
7
Chƣơng 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. NSNN
Thuật ngữ “ng n sách” xuất xứ từ các nước phương T y (T y Âu và Bắc Mỹ)
trong thời kỳ công nghiệp hóa vào thế kỷ XVII và XIX, có nghĩa là chiếc túi của
nhà vua chứa tiền để sử dụng cho những khoản chi tiêu công cộng. Thời bấy giờ,
các khoản chi tiêu cho công cộng và các khoản chi tiêu cho hoàng gia được sử dụng
chung nguồn ngân sách này mà không có sự phân biệt rõ ràng Khi Nhà nước tư sản
ra đời, nền kinh tế phát triển, giai cấp tư sản yêu cầu phải tách biệt rõ ràng các
khoản chi tiêu phục vụ hoạt động của nhà nước và các khoản chi tiêu của những cá
nhân làm việc trong bộ máy nhà nước từ nguồn ngân sách chung. Vì vậy, thuật ngữ
NSNN được hình thành và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm về NSNN do các cách tiếp cận khác nhau
của nhiều tác giả. Trong thực tiễn, khái niệm ng n sách thường để chỉ tổng số thu và
chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để
thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của
một chủ thể nào đó Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là NSNN.
Theo quan điểm của các nước hiện nay, NSNN hay ngân sách Chính phủ là tài
liệu Chính phủ trình bày “dự toán” các khoản thu và chi tiêu của Chính phủ cho một
năm tài chính, thường được thông qua bởi cơ quan lập pháp NSNN cũng được gọi
là báo cáo tài chính hàng năm của đất nước. Tài liệu này ước tính các khoản thu của
Chính phủ và chi tiêu Chính phủ trong năm tài chính tiếp theo.
Ở Việt Nam, Luật NSNN (2015) đã định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Như vậy, có thể hiểu NSNN là một kế hoạch thu -
chi của Nhà nước cho từng năm ng n sách và nội dung kinh tế của NSNN phản ánh
8
các quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế
thông qua quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các
chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
2.1.2. Quản lý NSNN
Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên
tắc thống nhất, tập trung dân chủ. NSNN Việt Nam được tổ chức theo hai cấp: ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm ngân
sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã (Luật NSNN năm 2015).
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm
vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới được trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chịu sự
chi phối của ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình.
Mỗi cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) được quyền chi phối ngân sách cấp mình.
Quản lý NSNN ở Việt Nam được phân cấp như sau: Chính phủ giao nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân
sách gồm thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách; phân cấp nguồn thu và phân
cấp nhiệm vụ chi; trách nhiệm của các cấp trong chu trình ngân sách. Để thực hiện
mục tiêu chung về chính sách phát triển, đảm bảo công bằng và phát triển cân đối
giữa các vùng, các địa phương. Trong trường hợp có sự mất cân đối vùng miền hay
thực hiện mục tiêu của trung ương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung cho ngân
sách địa phương. Khoản bổ sung này là nguồn thu của ngân sách cấp dưới. Trường
hợp cơ quan cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thì phải chuyển
kinh phí cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Để việc phân cấp quản
lý NSNN đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc: phù hợp với phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của quốc gia và năng lực quản lý của các
cấp; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính độc lập của ngân
sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất, đồng thời thực hiện nguyên tắc
công bằng trong phân cấp NSNN (Luật NSNN năm 2015).
9
2.1.3. Văn phòng Tỉnh ủy
Theo Tỉnh ủy Đồng Tháp (2015), VPTU là cơ quan tham mưu, giúp việc cho
Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ trong
việc điều hành, lãnh đạo; VPTU đề xuất chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội,
đối ngoại, quản lý tài chính; tổng hợp thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ.
VPTU là đại diện cho chủ sở hữu tài sản của Tỉnh uỷ; chịu trách nhiệm quản
lý tài chính, tài sản, ngân sách đảng. Hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng, tài chính, tài
sản của Đảng cho tổ chức đảng trực cấp dưới; thực hiện giám sát, kiểm tra về tài
chính ở các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh uỷ.
2.2. Lý thuyết về quản lý NSNN
Cùng với sự phát triển của nền tài chính công, lý thuyết quản lý NSNN có sự
phát triển, cụ thể:
2.2.1. Quản lý ngân sách theo hạng mục
Lập ngân sách theo hạng mục hay lập ngân sách theo đầu vào, là hướng về
việc xác định nguồn lực sử dụng bao nhiêu, nhân lực, hoạt động cho một chương
trình hay một bộ, môt cơ quan, một đơn vị. Tổng số tiền được chi tiêu cho một
chương trình hay vấn đề thường là đo lường công việc thực hiện chính khi quản lý
theo đầu vào. Thông tin quản lý nội bộ của hệ thống đầu vào không biểu hiện nguồn
lực gì đã mua trên thực tế mà thường tập trung vào đầu vào liên quan đến những
quy định, có nghĩa là liên quan đến tiêu chuẩn, nguyên tắc mà đầu vào sắp xếp như
thế nào, những vật được làm ra sao (Kristensen, 2002).
Lập ngân sách theo hạng mục, nói cách khác, là cách lập ngân sách căn cứ
việc phân loại các khoản chi theo từng hạng mục. Các đơn vị quản lý ngân sách và
sử dụng ngân sách sẽ tiến hành lập danh sách các loại đầu vào theo từng hạng mục
và tính toán số tiền của từng hạng mục sau đó đưa vào dự toán ngân sách cho đơn vị
mình với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hằng năm hơn là hướng đến tính
tiết kiệm, tính phù hợp trong quá trình quản lý ngân sách và không hướng đến sự
gắn kết giữa chính sách với ngân sách.
10
Lập ngân sách theo đầu vào phù hợp đối với trường hợp ngân sách có quy mô
nhỏ, định mức chi tiêu thấp, phân bổ ngân sách mang tính bình quân và các đơn vị
sử dụng ngân sách luôn có xu hướng gia tăng chi tiêu hoặc họ sẽ lãng phí hơn nếu
họ được phép chi tiêu linh hoạt hơn từ ngân sách.
Các quốc gia OECD đã chuyển dần từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang
quản lý ngân sách dựa trên KQĐR (OECD, 2002). Trước năm 2000, Việt Nam cũng
đã áp dụng lập ngân sách theo đầu vào. Với cách thức này, các đơn vị sử dụng ngân
sách sẽ lập dự toán ngân sách theo từng hạng mục mà đơn vị mình sẽ sử dụng và chỉ
được chi tiêu bằng hoặc thấp hơn mức đã dự toán theo từng hạng mục. Không được
chuyển ngân sách thừa của hạng mục này cho hạng mục khác trong cùng một đơn
vị. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng cố gắng sử dụng hết các khoản dự trù được
duyệt nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chi tiêu. Các lãnh đạo đơn vị sử
dụng ngân sách có khuynh hướng quan tâm đến việc làm sao để chi hết số tiền được
cấp hơn là làm sao để quản lý tốt các hạng mục chi tiêu hay làm sao để chi tiêu một
cách hiệu quả nhất với nguồn ngân sách hạn hẹp (OECD, 2002).
Tóm lại, quản lý và lập ngân sách tập trung vào đầu vào được định hướng
hướng tới việc có bao nhiêu nguồn lực, nhân viên, cơ sở vật chất cho một chương
trình. Số tiền chi tiêu cho một chương trình thường là thước đo hiệu suất chính khi
quản lý. Thông tin quản lý nội bộ của một hệ thống đầu vào không cho thấy nguồn
lực thực sự đã mua hoặc đã đạt được và thường là trọng tâm đầu vào đi kèm với quy
trình - tức là các tiêu chuẩn và quy tắc về cách thức đầu vào phải được sắp xếp, làm
thế nào nên được thực hiện.
2.2.2. Quản lý ngân sách theo chƣơng trình
Lập ngân sách theo chương trình được sử dụng đầu tiên ở Mỹ (UNCDF,
2001). Cách thức lập ngân sách này khắc phục được hạn chế của quản lý ngân sách
theo hạng mục trong việc gắn kết giữa ngân sách với chính sách. Ngân sách theo
chương trình là lập ngân sách dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động và các chương
trình đã được xác định theo các chính sách của chính phủ (Allen và Tommasi,
11
2001).
Đối với phương thức lập ngân sách theo chương trình, các khoản chi tiêu được
sắp xếp theo từng chương trình, mục đích hoạt động của mỗi chương trình được xác
định và những chỉ số đo lường hiệu quả được thiết lập cho mỗi chương trình. Cách
lập này đã đóng góp vào việc đề cập và phát triển cách thức phân tích kinh tế trong
quản lý của Chính phủ (dựa trên chỉ số hiệu quả hoạt động của mỗi chương trình
được thiết lập) và phát triển cách phân loại chi tiêu theo chức năng để đánh giá và
xác định những nội dung cần ưu tiên theo chính sách.
Tuy nhiên, lập ngân sách theo chương trình cũng có nhiều hạn chế. Widavsky
(1974) đã chỉ ra hai hạn chế lớn nhất thường gặp phải khi áp dụng cách lập ngân
sách này đó là (1) Ngân sách theo chương trình gây xáo trộn sự hợp lý về kinh tế
với sự hợp lý mang tính tổ chức, tức là với cách này, chúng ta đã hy sinh những
động cơ có tính tổ chức cho những động cơ có tính kinh tế và hiệu quả; (2) Ngân
sách theo chương trình tập trung tạo ra những chính sách lớn, tạo ra những lỗi lớn
có thể khó mà khắc phục. Ngân sách theo chương trình không phù hợp trong việc
phân bổ nguồn lực quan trọng vì chúng không đóng vai trò quan trọng khi thảo luận
ngân sách cũng như chúng không thể giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho
chương trình. Ngoài ra, ngân sách theo chương trình còn thiếu vắng các bước để
đánh giá và hoạch định chính sách, gắn kết chính sách với NSNN.
2.2.3. Quản lý ngân sách thực hiện
Ngân sách thực hiện là hiện thân của những mục tiêu mà các quỹ tài trợ đòi
hỏi, chi phí của chương trình được đề nghị để đạt những mục tiêu đó và dữ liệu số
lượng nhằm đo lường công việc thực hiện và mức độ hoàn thành ở mỗi chương
trình (Aiden Rose, 2003). Hay Ngân sách thực hiện là hiện thân của ngân sách theo
chương trình và có chú ý đến việc đo lường kết quả thực hiện đối với những mục
tiêu chương trình hoàn thành trong tài liệu (UNO, 1965). Ngân sách thực hiện là
một dạng lập ngân sách thể hiện mục đích, mục tiêu của việc tài trợ yêu cầu, chi phí
cho chương trình và hoạt động liên quan để đạt được mục tiêu đó, các yếu tố đầu ra
12
được sản xuất hay dịch vụ được cung ứng dưới mỗi chương trình (Allen và
Tommasi, 2001).
Trong quá trình lập ngân sách thực hiện, người lập phải định lượng được toàn
bộ kết quả từ đầu vào đến đầu ra và những tác động của kết quả đạt được trong dài
hạn. Ví dụ, Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch lập dự toán ngân
sách theo cách này, người lập dự toán cần định lượng được toàn bộ kết quả đầu vào
và đầu ra của các hoạt động cần sử dụng ngân sách, trong đó đầu ra là những doanh
nghiệp đã được kết nối thành công với đối tác nước ngoài và kết quả đạt được trong
dài hạn là những hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết từ hoạt động xúc tiến.
Về ưu điểm, chúng giúp sử dụng linh hoạt hơn các nguồn tài chính, giúp nâng
cao trách nhiệm giải trình của đơn vị sử dụng ngân sách. Nếu như lập ngân sách
theo đầu vào hay lập ngân sách theo chương trình quan tâm nhiều đến danh mục chi
tiết thì lập ngân sách theo thực hiện chú ý đến kết quả trong việc cung cấp dịch vụ
công, nhấn mạnh mục tiêu của chương trình và công tác đo lường (số liệu và kỹ
thuật lập ngân sách rất khắt khe), đánh giá, báo cáo kết quả công việc đã thực hiện
bằng nguồn NSNN. Đơn vị sử dụng ngân sách sẽ linh hoạt và chủ động trong quản
lý khoản ngân sách được cấp cho các hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị
mình.
Từ những năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng cách thức lập
ngân sách thực hiện này nhưng kết quả thì không như mong muốn, vì những lý do
liên quan đến nền tảng hỗ trợ như hệ thống kiểm toán, văn hóa quản lý theo kết quả,
độ tin cậy của số liệu (Alan Schick, 2001).
2.2.4. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu r
“Quản lý ngân sách theo KQĐR đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, kết
quả đầu ra và qua đó hướng tới tính toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và
phân bổ nguồn lực tài chính. Phân bổ NSNN theo KQĐR là phương thức phân bổ
ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân phối và đánh giá
sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược
13
phát triển” (Sử Đình Thành, 2005).
“Phân bổ NSNN theo KQĐR yêu cầu các cơ quan Nhà nước và Chính phủ
hoặc Chính quyền địa phương phải thiết lập hệ thống thông tin quản lý liên quan
đến phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính như các đầu ra, các đầu vào, chi phí
tài trợ và mối quan hệ giữa các đầu ra với các yếu tố đầu vào, những tác động của
các yếu tố này đến kết quả mong muốn của Chính phủ và phù hợp với mục tiêu
chính sách” (Sử Đình Thành, 2005). Đầu ra gồm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan
nhà nước tạo ra cung cấp cho xã hội. Đầu vào là những nguồn lực ngân sách được
cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện các hoạt động tạo nên đầu ra bao gồm vốn;
công nghệ; tài nguyên... Kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá
trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra (Sử Đình Thành, 2005).
Đầu vào (5)
Quy trình
(6)
Đầu ra
(7) Kết quả
(4)
Các yếu tố
đầu vào là gì?
(3) Tổ chức hoạt động
như thế nào?
(2) Đầu ra là
cái gì?
(1) Kết quả mong
muốn là gì?
Hình 2.1: Quy trình phân bổ ngân sách theo KQĐR
Nguồn: Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007)
“Kết quả dự kiến là mục tiêu của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương
hoặc cơ quan nhà nước cố gắng đạt được thông qua mua các đầu ra. Phân bổ
NSNN theo KQĐR đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, xác định đầu ra và qua
đó hướng tới tính toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và phân bổ nguồn lực tài
chính” (Sử Đình Thành, 2005).
Theo Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007), phân bổ NSNN theo
KQĐR có những ưu điểm sau:
Một là, nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu công bằng việc yêu cầu các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của
14
đơn vị mình cần cung cấp đầu ra là gì và tại sao? (Sử Đình Thành và Trần Thị
Thanh Hương, 2007). Nếu có, đó là những đơn vị nào và với mức chi phí là bao
nhiêu? Bằng cách nào để có thể tránh được những phần công việc kém hiệu quả?
Có cơ quan, đơn vị nào cung ứng đầu ra giống mình không? (Sử Đình Thành và
Trần Thị Thanh Hương, 2007).
Hai là, có sự gắn kết giữa đầu vào, đầu ra với chính sách của Chính phủ hoặc
chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước và các kết quả bằng việc tìm ra câu
trả lời cho các câu hỏi: Chất lượng các đầu ra có phù hợp với mục tiêu đề ra không?
Thời gian có đảm bảo không? Có đạt mục tiêu, kết quả và tác động như Chính phủ
hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước mong đợi không? Các đầu ra
có đáp ứng được những mong đợi về số lượng và chất lượng? (Sử Đình Thành và
Trần Thị Thanh Hương, 2007).
Ba là, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để tăng cường chất lượng và
hiệu quả hoạt động, nâng cao tính hiệu lực trong quá trình cung cấp sản phẩm đầu
ra của khu vực công, của các đơn vị sử dụng NSNN bằng việc trả lời các câu hỏi:
Có sự trùng lắp, mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị
không? Các đầu ra nên sử dụng bao nhiêu chi phí là hiệu quả nhất? Có những biện
pháp nào có thể thay thế để sản xuất ra đầu ra không? Từ đó có thể so sánh giữa
việc tự tạo ra sản phẩm đầu ra với những đầu ra được cung cấp thay thế xem
phương án nào có tính hiệu quả và hiệu lực hơn (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh
Hương, 2007).
Bốn là, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan đơn
vị. Tạo sự tin cậy cho các nhà tài trợ và mối quan hệ minh bạch giữa việc tài trợ của
ngân sách với các loại hàng hóa, dịch vụ công được cung cấp, chúng có đáp ứng
được những yêu cầu, mục tiêu chính sách đặt ra không? (Sử Đình Thành và Trần
Thị Thanh Hương, 2007).
Năm là, cung cấp đầy đủ thông tin nhằm thiết lập một thứ tự ưu tiên cho
những chương trình, dự án quốc gia phù hợp với những chính sách, chiến lược phát
15
triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự phân bổ nguồn lực tốt nhất (Sử Đình Thành và Trần
Thị Thanh Hương, 2007).
Sáu là, các đầu ra được xác định chi tiết, cụ thể đã góp phần cải thiện chất
lượng hàng hóa công và xác lập mục tiêu hướng tới khách hàng sử dụng đầu ra rõ
ràng hơn. Tính trách nhiệm được nâng cao và quy định cụ thể, rõ ràng. Miêu tả chi
tiết hơn những nỗ lực đo lường và xác định số lượng đầu ra (Sử Đình Thành và
Trần Thị Thanh Hương, 2007).
Bảy là, có mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác kế hoạch hóa lâu dài của từng
đơn vị với quy trình phân phối nguồn lực. Tập trung dữ liệu ngân sách vào các đầu
ra thực tế và các tác động ảnh hưởng thực tế và mong đợi. Cho phép các đầu ra
được yêu cầu, được cung cấp từ những người sản xuất của khu vực tư và khu vực
công với chi phí hiệu quả nhất trong môi trường cạnh tranh. Đánh giá chính xác chi
phí hoạt động nhờ vào việc xác định rõ ràng số lượng cái gì được sản xuất ra (Sử
Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007).
Theo Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007), “giữa phương thức
phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào với phương thức phân bổ NSNN theo KQĐR có
sự khác biệt ở 8 nội dung” (bảng 2.1).
Bảng 2.1: So sánh phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR
Phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào Phân bổ NSNN theo KQĐR
1. Ngân sách được đo lường trong
giới hạn đầu vào, được quyết định
bằng tổng các yếu tố đầu vào được
mua sắm
1. Ngân sách được đo lường trong giới
hạn các loại hàng hóa công được cung
cấp, được quyết định bởi giá cả được
thanh toán cho các đầu ra được cung ứng
2. Khi ngân sách được thiết lập thì
không thay đổi những nhân tố đầu
vào
2. Ngân sách đầu vào rất linh hoạt nhằm
tạo ra đầu ra với giá cả, chi phí hợp lý
3. Tập trung vấn đề vĩ mô ngắn hạn,
lập ngân sách ngắn hạn, tách rời giữa
chi thường xuyên và chi đầu tư
3. Tập trung vấn đề trung hạn. Ngân sách
có sự kết hợp chặt chẽ giữa chi thường
xuyên và chi đầu tư trong khuôn khổ chi
16
tiêu trung hạn
4. Mồi liên kết giữa chính sách, lập
kế hoạch và ngân sách rất yếu
4. Mối liên kết giữa chính sách, lập kế
hoạch và ngân sách rất chặt chẽ
5. Kiểm soát ngân sách qua đánh giá
yếu tố đầu vào được mua sắm trong
phạm vi ngân sách được duyệt
5. Kiểm soát ngân sách qua khối lượng
thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp với
kế hoạch ngân sách đã được thông qua
6. Cơ quan quản lý không có thông
tin về KQĐR trong giai đoạn lập kế
hoạch ngân sách
6. Các cơ quan quản lý được cung cấp
thông tin đầu ra và kết quả đạt được.
Chính phủ có được thông tin đầu ra của
các đơn vị, cơ quan và đánh giá kết quả
7. Đánh giá chủ yếu dựa trên so sánh
mức độ chi tiêu trong khoản mục đầu
vào thực hiện với kế hoạch hoặc giữa
các năm
7. Đánh giá căn cứ vào tính hiệu quả,
hiệu lực của hàng hóa, dịch vụ công
được cung cấp có so sánh với mục tiêu
của chính sách
8. Người quản lý có quyền tự chủ
quản lý chi tiêu ngân sách rất thấp
8. Người quản lý có quyền tự chủ cao
trong quản lý chi tiêu ngân sách
Nguồn: Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007)
Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) cho rằng việc chuyển đổi từ
phương thức phân bổ ngân sách dựa trên đầu vào sang phân bổ ngân sách dựa trên
KQĐR cần phải thận trọng, cần phải thực hiện thí điểm và chuẩn bị các điều kiện
cần thiết trước khi thực hiện chính thức. Trong giai đoạn đầu nên thiết lập hệ thống
đo lường công việc và các tiêu chí phân bổ đơn giản, dễ sử dụng. Vì nếu hệ thống
đo lường, tiêu chí phân bổ quá phức tạp sẽ dẫn đến tốn kém nhiều chi phí và thời
gian trong việc phân tích và báo cáo.
Tham khảo kinh nghiệm của Singapore và Malaysia về phân bổ NSNN theo
KQĐR, Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) đã khuyến nghị những
điều kiện quan trọng cho việc triển khai phân bổ NSNN theo KQĐR gồm:
Cần phải có sự cam kết và ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra
quyết định cải cách chi tiêu công theo KQĐR. Hệ thống pháp lý phải được điều
chỉnh và cho phép triển khai phân bổ NSNN theo KQĐR. Nếu không có sự ủng hộ
17
này thì hệ thống quản lý theo KQĐR không thể áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Trong giai đoạn đầu là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị, sau đó tiến
hành tổng kết, đánh giá trước khi triển khai chính thức. Cần sự nỗ lực của các cơ
quan công quyền trong đào tạo nguồn nhân lực tài chính công; sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đơn vị lập, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách.
Chiến lược phát triển, quy hoạch, các mục tiêu về kinh tế xã hội phải được xác
lập rõ ràng, cụ thể để có thể áp dụng phân bổ NSNN theo KQĐR. Và đặc biệt,
nguồn lực NSNN phải mạnh, nguồn tài chính đủ đảm bảo cho việc thực hiện được
phân bổ và đạt các kết quả đã dự kiến.
Hệ thống cơ sở dữ liệu phải có đủ thông tin giúp cho việc hoạch định, quản lý
của các cấp quản lý và đơn vị sử dụng NSNN được thuận lợi.
Mục tiêu cuối cùng trong phân bổ NSNN phải đảm bảo các yếu tố: Công khai,
minh bạch; Công bằng; Tính hợp lý; Phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội
(Dương Thị Bình Minh, 2004).
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng quản lý ngân sách theo KQĐR được xây
dựng đòi hỏi phải đơn giản nhưng là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi
sự tham gia của các cấp ngân sách để đảm bảo phù hợp, đơn giản và khoa học. Do
đó, luận văn này không nghiên cứu việc thiết lập hệ thống đo lường công việc thực
hiện và các tiêu chí phân bổ mà chỉ đề xuất các điều kiện cho việc quản lý
KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp theo KQĐR.
2.3. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý kinh phí NSNN cấp cho
hoạt động củ tổ chức Đảng
Tài chính trong tổ chức Đảng là những hoạt động thu, chi bằng tiền của tổ
chức Đảng cho hoạt động thường xuyên của tổ chức, đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ mà Đảng giao phó. Nguồn tài chính cho hoạt động của các tổ chức Đảng do
NSNN cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Điều 8 Luật ngân sách 2015 có quy định
“NSNN đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị”.
2.3.1. Khung pháp lý chung về quản lý tài chính tổ chức Đảng
18
Quản lý tài chính trong các tổ chức Đảng là quá trình áp dụng các công cụ và
phương pháp quản lý nhằm tạo lập, sử dụng các quỹ tài chính trong tổ chức Đảng
để đạt đƣợc mục tiêu đã định. Hoạt động tài chính là đối tượng quản lý trong tài
chính tổ chức Đảng. Đảng và Nhà nước đã sử dụng nhiều phương pháp cũng như
nhiều công cụ quản lý khác nhau trong quản lý tài chính tổ chức Đảng nhưng mục
đích cuối cùng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đƣợc
mục tiêu kế hoạch đề ra. Theo quy định về tài chính Đảng tại Thông tư liên tịch số
216/2004/TTLT-BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý
tài chính Đảng (Ban Tài chính quản trị - Bộ Tài chính, 2004) có quy định:
“1. Tài chính, tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đảng thống nhất quản
lý, điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý,
đảm bảo tính độc lập tự chủ trong công tác quản lý ngân sách nhằm phục vụ
tốt nhiệm vụ của từng cấp ủy và củ toàn Đảng.
2. Trung ương Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính,
tài sản của Đảng. Các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của
cấp mình và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban Tài chính
- Quản trị Trung ương, Văn phòng hoặc Ban Tài chính - Quản trị các tỉnh ủy, thành
ủy thực hiện chức năng cơ quan tài chính của cấp ủy các cấp thừa ủy quyền cấp ủy
làm chủ sở hữu tài sản của Đảng.
3. NSNN các cấp có trách nhiệm đảm bảo cân đối kinh phí cho hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam:
Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và các cơ quan Đảng ở trung ương;
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các cấp ủy và các
cơ quan của cấp ủy ở địa phương theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tài chính phối hợp với Văn phòng hoặc Ban Tài chính - Quản trị tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương giúp UBND và Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy xây
dựng phương án phân cấp ngân sách cho các huyện ủy, quận ủy, thành ủy trực
19
thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo một trong hai phương án
sau đây:
+ Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc
ngân sách đảng cấp tỉnh.
+ Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc
ngân sách cấp huyện.
Các cơ quan tài chính đảng và các đơn vị dự toán trực thuộc mở tài khoản tiền
gửi tại kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Cơ quan tài chính nhà nước các cấp thực
hiện việc cấp kinh phí đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên của Đảng bằng
hình thức lệnh chi tiền;
4. Các nguồn kinh phí khác (chi đầu tư xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học,
chương trình mục tiêu quốc gia, …) thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các
văn bản hướng dẫn.
5. Niên độ thực hiện ngân sách đảng theo niên độ NSNN.”
2.3.2. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý KPNSNN cho hoạt động
củ tổ chức Đảng
Việc quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho tổ chức Đảng kể từ năm ngân sách
2004 trở đi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT-
BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng.
Thông tư này quy định về nhiệm vụ thu, chi tài chính Đảng; Lập dự toán, chấp
hành, kế toán, quyết toán và kiểm tra tài chính tổ chức Đảng. Nguồn KPNSNN cấp
cho tổ chức Đảng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa tổng chi ngân sách đảng
được duyệt (bao gồm cả kinh phí dự phòng) ở mỗi cấp trừ các khoản thu nội bộ
được đưa vào cân đối chi thường xuyên. Các khoản chi từ nguồn kinh phí thường
xuyên gồm:
“Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính - sự
nghiệp của Đảng có tính chất tương đối ổn định, được tính trên cơ sở biên chế và
nhiệm vụ chính trị được giao và đảm bảo tính tương quan với các cơ quan nhà nước
20
cùng cấp”;
Chi đảm bảo hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp theo Quyết định số 99-
QĐ/TW ngày 30/5/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Các khoản chi đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù của các cấp ủy Đảng được tính
theo thực tế yêu cầu, nhiệm vụ hàng năm: Chi đảm bảo hoạt động đối ngoại (Đoàn
ra, đoàn vào, chi cho các cơ quan thường trú ở ngoài nước …); Trợ giá giấy, xuất
bản; chi cho nghiên cứu các chuyên đề, đề án; phổ biến và quán triệt Nghị quyết;
Đại hội Đảng các cấp, hội nghị cán bộ,… ;
Các khoản chi thực hiện chính sách cán bộ, các đối tượng có công với nước và
các khoản chi đặc biệt khác (lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
các khoản chi đặc biệt khác …); Chi đào tạo cho cán bộ công chức của Đảng; Mua
sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định.
Ngoài ra, để đảm bảo kịp thời kinh phí cho những nhiệm vụ đột xuất của các
cấp ủy, ở mỗi cấp ngân sách đảng, được tính khoản dự phòng từ 2% - 5% tổng chi
thường xuyên được duyệt.
2.4. Khung phân tích
Trên cơ sở lý thuyết quản lý ngân sách theo KQĐR và khung pháp lý của Việt
Nam về quản lý KPNSNN cho hoạt động của tổ chức Đảng, khung phân tích của đề
tài được đề xuất như hình 2.2.
21
Khuyến nghị các chính sách hoàn thiện công tác quản
lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp
Xác định các điều
kiện để quản lý
KPNSNN cấp cho
VPTU Đồng Tháp
theo KQĐR
Thực trạng quản
lý KPNSNN cho
hoạt động của
VPTU Đồng Tháp
Sự ủng hộ của lãnh đạo
Nỗ lực của các cơ quan, đơn vị
Sự phối hợp giữa các đơn vị
Chiến lược phát triển, quy hoạch
Nguồn lực NSNN
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Các yếu tố liên
quan đến quản
lý ngân sách
dựa trên
KQĐR
Hình 2.2: Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
2.5. Dữ liệu và cách tiếp cận
Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt
động của VPTU Đồng Tháp để có nhận định sơ bộ về ưu, nhược điểm của hoạt
động này thởi gian qua.
Kế đến, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức, chuyên viên
liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp
để tìm hiểu nguyên nhân của các ưu, nhược điểm trong công tác quản lý KPNSNN
cũng như các điều kiện để áp dụng quản lý KPNSNN theo KQĐR. Tiêu chuẩn
chung được yêu cầu đối với người được phỏng vấn: kinh nghiệm công tác trong
ngành tài chính công tối thiểu là 10 năm; làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy tối thiểu
Tính công khai, minh bạch
Đạt được mục tiêu đã định
Tập trung dân chủ, có phân cấp
để đảm bảo tự chủ
Dự phòng trường hợp đột xuất
Cơ chế quản lý
KPNSNN cho
hoạt động của
Văn phòng
Tỉnh uỷ Đồng
Tháp hiện nay
22
là 5 năm; có sự hiểu biết căn bản về quy trình quản lý, phương thức quản lý nguồn
vốn NSNN cấp cho tổ chức Đảng.
Phương pháp chuyên gia thông thường không xác định trước về cỡ mẫu do
chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực mình phụ trách (Aurélie Chamaret,
2007), do vậy tác giả sẽ dừng phỏng vấn khi thông tin thu được là bảo hòa. Trên cơ
sở đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 13 người, gồm: (1) 10 chuyên gia đang công
tác tại VPTU Đồng Tháp bao gồm: Phó Chánh VPTU phụ trách quản lý tài chính,
Trưởng Phòng Tài chính thuộc VPTU, Kế toán trưởng, một số cán bộ công chức và
chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cho hoạt động của VPTU
Đồng Tháp và (2) 3 chuyên gia đang làm việc tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp:
Trưởng Phòng Quản lý Ngân sách, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư và 1 cán bộ
chuyên trách về cấp phát NSNN cho hoạt động của tổ chức Đảng. Danh sách
chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 1.
Nội dung phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia gồm: Giới thiệu lý do, mục đích,
nội dung phỏng vấn; Tiến hành phỏng vấn; Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia.
Dàn bài phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 2 và Phụ lục 3.
Đối chiếu kết quả phỏng vấn và khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về
quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU với lý thuyết quản lý ngân sách theo
KQĐR để đề xuất điều kiện cần thiết nhằm thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp
cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng
KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới
Tóm tắt Chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày các vấn đề cơ bản về quản lý NSNN và khung pháp lý
quản lý tài chính của tổ chức Đảng, từ đó xây dựng khung phân tích. Dữ liệu và
cách tiếp cận cũng được làm rõ trong chương này.
23
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT
ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP
3.1. Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phía
Đông giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía
Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Bắc giáp với
tỉnh PreyVeng của Campuchia.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2015)
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới dài khoảng 50km, giáp với Campuchia.
Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 gắn kết Đồng Tháp với TPHCM và các tỉnh
trong vùng ĐBSCL.
24
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 có nhiều
điểm nổi bật, cụ thể GRDP bình quân đầu người của tỉnh (tính theo giá so sánh năm
2010) năm 2018 đạt đến 43,04 triệu đồng/người/năm, xếp vị trí thứ 4/13 trong khu
vực ĐBSCL.
GRDP của tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng rất tốt (Bảng 3.2), Cụ
thể: Năm 2016 đạt 45.810,4 tỷ đồng; Năm 2017 đạt 48.443,0 tỷ đồng (tăng 5,7% so
với năm 2016); Năm 2018 đạt 51.790,0 tỷ đồng (tăng 6,9% so với năm 2017).
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 16.074,8 16.481,2 17.481,6
Công nghiệp - xây dựng 9.989,2 10.775,3 11.650,3
Thương mại - dịch vụ 19.746,4 21.186,5 22.658,1
Tổng 45.810,4 48.443,0 51.790,0
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
GRDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 16.074,8 tỷ đồng;
Năm 2017 đạt 16.481, 2 tỷ đồng và năm 2018 là 17.481,6 tỷ đồng.
Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: năm 2016 đạt 9.989,2 tỷ đồng, năm 2017
là 10.775,3 tỷ đồng và năm 2018 là 11.650,3 tỷ đồng.
Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ: năm 2016 đạt 19.746,4 tỷ đồng, năm 2017
là 21.186,5 tỷ đồng và năm 2018 là 22.658,1 tỷ đồng.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp chuyển dịch theo hướng tích cực,
tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp. Năm 2016, thương mại dịch vụ chiếm 43,1% GRDP đến năm 2018
đạt 43,7%; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,8% năm 2016 lên 22,5% năm 2018.
Nông nghiệp giảm dần từ 35,1% ở năm 2016 xuống còn 33,8% năm 2018 (Hình
4.2).
25
Hình 3.2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
3.2. Tổng quan hoạt động của VPTU Đồng Tháp
Căn cứ theo Quy định số 04-QĐ/TW ngày 25/7/2018 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (2004) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ
quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy thì hoạt động của VPTU
Đồng Tháp tập trung vào các nội dung sau đây:
3.2.1. Nghiên cứu, xây dựng chƣơng trình làm việc cho Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy
“Nghiên cứu, đề xuất và giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh
ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế
làm việc, thực hiện công tác đối ngoại của tỉnh ủy; giúp việc tỉnh ủy sắp xếp chương
trình công tác của đồng chí bí thư, các phó bí thư và một số hoạt động của các đồng
chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công
tác; chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính
trong Đảng.
Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
26
quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng
đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ
đạo của ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, bí thư, phó bí thư và theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan
liên quan thực hiện thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin
phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các
tổ chức. Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất.
Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và
các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh
ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông
tin diện rộng của đảng bộ.
Quản lý giúp Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra
nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị
- xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban
Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách Đảng; hành chính, quản
trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh
ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách Đảng của các tổ chức đảng và
đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt
động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm
tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân phân
cấp.
Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ tỉnh, phục vụ hội nghị Tỉnh ủy,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hội nghị do thường trực Tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm
việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.”
3.2.2. Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác Đảng
“Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính,
quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp
27
ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng,
đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các
quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công
nghệ thông tin, nghiệp vụ cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan
đảng thuộc Tỉnh ủy.
Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính -
kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ
quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.”
3.2.3. Thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản
“Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy,
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền
ban hành và thể thức văn bản.
Thẩm định nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của thường trực
tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.”
3.2.4. Phối hợp với tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nƣớc
“Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành
động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm
định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.
Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định về phân cấp
quản lý cán bộ; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp.
28
Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự
đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy để tham mưu giúp tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của
tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối
ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của
Tỉnh ủy.
Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu
tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định pháp luật.”
3.2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
Ngoài những nhiệm vụ được phân công, thì VPTU Đồng Tháp còn là đầu mối
giúp Thường trực Tỉnh ủy xử lý những công việc như (Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015):
“Tham mưu tổ chức chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các phó Bí thư
và một số hoạt động của các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tiếp nhận và xử lý đơn, thư có nội dung quan trọng, đôn đốc việc giải quyết
các đơn thư và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân. Tổng
hợp tình hình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị,… thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức
chính trị - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các
cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách Đảng bảo đảm điều kiện vật
chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và của các cơ quan trực
thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.
Quản lý, khai thác mạng thông tin, hướng dẫn công nghệ thông tin, nghiệp vụ
công tác cho văn phòng cấp uỷ cấp dưới và các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh uỷ. Tổ
chức và phục vụ các kỳ Đại hội, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ.”
Tóm lại, VPTU chính là cơ quan tham mưu, trực tiếp trong tổ chức, điều hành
29
công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp
việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương,
chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên
tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp
phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; là đầu mối giúp thường trực tỉnh ủy xử lý
công việc hằng ngày. VPTU còn là đại diện chủ sở hữu tài sản của tỉnh ủy; trực tiếp
quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh
ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động
của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy.
3.3. Thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng
Tháp giai đoạn 2016 - 2018
3.3.1. Công tác lập dự toán kinh phí
Căn cứ vào chế độ chi theo quy định hiện hành, VPTU lập dự toán chi cho
công tác Đảng của cấp mình và chi hỗ trợ đại hội và hoạt động của tổ chức đảng cấp
dưới (nếu có) theo quy định, sau đó gửi đến Sở Tài chính tỉnh để tổng hợp chung
vào dự toán chi NSNN.
Trên cơ sở kế hoạch NSNN được phê duyệt, VPTU trích lập dự toán ngân
sách căn cứ vào các các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị gắn với mục tiêu,
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Việc trích lập dự toán phải tuân thủ theo
đúng những quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, trên tinh thần tiết
kiệm, chống lãng phí. Dự toán phải có căn cứ pháp lý, được thuyết minh rõ ràng,
chi tiết nguồn thu và nội dung chi.
Bảng 3.2 cho thấy chi tiết các khoản mục KPNSNN được trích lập dự toán của
VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016: KPNSNN chưa sử dụng kỳ
trước chuyển sang là 1.036 triệu đồng; KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 13.477
triệu đồng; Tổng KPNSNN được sử dụng kỳ này là 14.514 triệu đồng; KPNSNN đã
sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này 13.831 triệu đồng; Không có KPNSNN giảm
trong kỳ này và KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau 683 triệu đồng.
30
Bảng 3.2: Trích lập dự toán kinh phí của VPTU Đồng Tháp
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Khoản mục kinh phí 2016 2017 2018
1 Chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang 1.036 683 -
2 Đã rút, đã nhận trong kỳ 13.477 14.181 16.185
3 Được sử dụng kỳ này 14.514 14.864 16.185
4 Đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này 13.831 14.748 14.954
5 Giảm kỳ này 116 1.231
6 Chưa sử dụng chuyển kỳ sau 683 0 -
Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
Năm 2017: Tiếp nối năm trước thì KPNSNN chưa sử dụng kỳ trước chuyển
sang là 683 triệu đồng; KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 14.181 triệu đồng;
Tổng KPNSNN được sử dụng kỳ này là 14.864 triệu đồng; KPNSNN đã sử dụng đề
nghị quyết toán kỳ này là 14.748 triệu đồng; KPNSNN giảm trong kỳ này là 116
triệu đồng và Không có KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau.
Năm 2018: Không có nguồn KPNSNN chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang;
KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 16.185 triệu đồng; Tổng KPNSNN được sử
dụng kỳ này là 16.185 triệu đồng; KPNSNN đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này
là 14.954 triệu đồng; KPNSNN giảm trong kỳ này là 1.231 triệu đồng và không có
KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau.
Việc cân đối NSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp là một công tác khó
khăn. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có kế hoạch chi tiết dự chi đầy đủ cho các hoạt
động của VPTU nhưng vẫn có nhiều trường hợp phát sinh nằm ngoài dự kiến. Điều
này dẫn đến nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của VPTU thường không đủ đáp
ứng cho hoạt động thực tế, từ đó ảnh hưởng đến việc triển khai công tác của VPTU
Đồng Tháp (VPTU Đồng Tháp, 2017). Như vậy, công tác quản lý KPNSNN của
VPTU Đồng Tháp chƣa đạt đƣợc mục tiêu đã định.
Do nguồn chi không đủ cho hoạt động, không có tích lũy nên các khoản chi
đột xuất cũng không thể không thể thanh quyết toán được. Như vậy, công tác quản
31
lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp đã không đảm bảo đƣợc yếu tố
dự phòng trƣờng hợp đột xuất.
3.3.2. Quá trình duyệt dự toán
Định kỳ quý 3 hàng năm, VPTU Đồng Tháp căn cứ vào thực tế hoạt động của
đơn vị và các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội được giao để xây dựng kế hoạch và
dự toán NSNN năm kế hoạch. Việc lập dự toán NSNN phải tuân thủ các quy định
của pháp luật dựa trên hai căn cứ sau: Định mức chi áp dụng cho các cơ quan Đảng
từng cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định trong thời kỳ ổn định ngân sách
(3 - 5 năm); Định biên nhân sự được giao cho trong năm lập dự toán ngân sách.
Khi lập dự toán phải tính toán đầy đủ các khoản KPNSNN thay đổi do chính
sách mới như: quỹ lương, phụ cấp và các khoản tăng thêm do điều chỉnh mức lương
tối thiểu, phụ cấp thâm niên, bảo hiểm ….
Dự toán những khoản chi đặc thù cho công tác Đảng cần dựa trên một số cơ sở
như: Dự toán, quyết toán chi của cấp uỷ năm trước; Chương trình công tác của cấp
uỷ, các cơ quan tham mưu phục vụ cấp uỷ năm sau; Hướng dẫn về lập dự toán ngân
sách hàng năm; Quy định về chế độ chi bảo đảm hoạt động của các cấp uỷ Đảng.
VPTU Đồng Tháp sẽ gửi bảng dự toán về Sở Tài chính để tổng hợp cho toàn
tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh. Sau khi thẩm tra, đánh giá, tổng hợp kế hoạch và
dự toán của từng đơn vị, Sở Tài chính sẽ tham mưu phân bổ kinh phí sao cho hợp
lý, nhằm đảm bảo có đủ nguồn kinh phí hoạt động theo kế hoạch đề ra cho từng
hạng mục chi của từng đơn vị. Tiếp đến, UBND tỉnh sẽ phê duyệt và thông qua kỳ
họp HĐND tỉnh sẽ thông qua kế hoạch cấp kinh phí hoạt động cho từng đơn vị,
trong đó có VPTU Đồng Tháp. Do đó, đến cuối quý 4 hằng năm thì việc cấp
KPNSNN cho hoạt động của các đơn vị được hoàn thành và đưa vào thực hiện
trong đầu năm sau.
Như vậy, công tác quản lý KPNSNN của VPTU Đồng Tháp đã đảm bảo yếu
tố tập trung, dân chủ, có phân cấp.
3.3.3. Quá trình chấp hành KPNSNN theo kế hoạch đƣợc phê duyệt
32
Căn cứ được kế hoạch NSNN của tỉnh đã được phê duyệt, VPTU thực hiện chi
thường xuyên trong giai đoạn 2016 - 2018 theo Bảng 3.3.
Trong năm 2016, VPTU Đồng Tháp chi cho: vật tư văn phòng 165 triệu đồng;
thanh toán dịch vụ công 763 triệu đồng; thông tin, tuyên truyền 119 triệu đồng; hội
nghị 732 triệu đồng; công tác phí 391 triệu đồng; đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 8
triệu đồng; sửa chữa tài sản 401 triệu đồng; kinh phí nghiệp vụ 200 triệu đồng và
chi khác 1.845 triệu đồng.
Năm 2017, chi vật tư văn phòng 265 triệu đồng; thanh toán dịch vụ công 758
triệu đồng; chi thông tin, tuyên truyền 100 triệu đồng; chi hội nghị 541 triệu đồng;
chi công tác phí 344 triệu đồng; chi đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 26 triệu đồng; chi
sửa chữa tài sản 439 triệu đồng; chi kinh phí nghiệp vụ 304 triệu đồng và chi khác
2.453 triệu đồng.
Năm 2018, chi vật tư văn phòng 821 triệu đồng; thanh toán dịch vụ công 894
triệu đồng; chi thông tin, tuyên truyền 171 triệu đồng; chi hội nghị 511 triệu đồng;
chi công tác phí 483 triệu đồng; không có khoản chi đối ngoại; chi sửa chữa tài sản
465 triệu đồng; chi kinh phí nghiệp vụ 44 triệu đồng và chi khác 3.123 triệu đồng.
Bảng 3.3: Các khoản chi thƣờng xuyên của VPTU Đồng Tháp
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Khoản mục 2016 2017 2018
1 Vật tư văn phòng 165 265 821
2 Thanh toán dịch vụ công 763 758 894
3 Thông tin, tuyên truyền 119 100 171
4 Hội nghị 732 541 511
5 Công tác phí 391 344 483
6 Đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 8 26
7 Sửa chữa tài sản 401 439 465
8 Kinh phí nghiệp vụ 200 304 44
9 Chi khác 1.845 2.453 3.123
Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
33
Trong các khoản chi được giao thì gồm 2 khoản mục là kinh phí giao thực
hiện tự chủ và kinh phí giao nhưng không thực hiện tự chủ. Năm 2016, kinh phí
giao nhưng không thực hiện tự chủ là 7.311 triệu đồng, chiếm 50,4% và kinh phí
thực hiện tự chủ là 7.204 triệu đồng, chiếm 49,6%. Năm 2017, kinh phí không thực
hiện tự chủ là 6.931 triệu đồng, chiếm 46,6% và kinh phí thực hiện tự chủ là 7.935
triệu đồng chiếm 53,4%. Năm 2018, kinh phí không thực hiện tự chủ là 20.316 triệu
đồng, chiếm 70,9% và kinh phí thực hiện tự chủ là 8.323 triệu đồng, chiếm 29,1%
(Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Khả năng tự chủ kinh phí của VPTU Đồng Tháp
Khoản mục
2016 2017 2018
Số tiền
(tr.đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tr.đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tr.đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Kinh phí thực hiện tự chủ 7.204 49,6 7.935 53,4 8.323 29,1
Kinh phí không thực hiện
tự chủ
7.311 50,4 6.931 46,6 20.316 70,9
Tổng 14.515 100,0 14.866 100,0 28.639 100,0
Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
Nhìn chung, kinh phí tự chủ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kinh phí hoạt động
của VPTU Đồng Tháp và có xu hướng giảm dần từ mức 49,6% ở năm 2016 xuống
chỉ còn 29,1% ở năm 2018 (Bảng 3.4).
Điều này cho thấy nguồn kinh phí của VPTU Đồng Tháp chƣa đáp ứng
đƣợc khả năng tự chủ.
Nguồn kinh phí tiết kiệm được phân phối sử dụng cho quỹ lương và các nguồn
quỹ khác của đơn vị (Bảng 3.5). Thu nhập tăng thêm năm 2016 là 0,73 triệu
đồng/người/tháng, năm 2017 là 0,56 triệu đồng/người/tháng và năm 2018 là 0,33
triệu đồng/người/tháng.
Bảng 3.5: Phân phối kinh phí tiết kiệm đƣợc giai đoạn 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018
34
1 Thu nhập tăng thêm bình quân triệu đồng/tháng 0,73 0,56 0,33
2
Người có thu nhập tăng thêm
cao nhất
triệu đồng/tháng 0,80 0,60 0,33
3
Người có thu nhập tăng thêm
thấp nhất
triệu đồng/tháng 0,53 0,14 0,26
4 Hệ số tăng thu nhập bình quân lần/tháng 0,09 0,06 0,001
5 Trích lập các quỹ và chi khác triệu đồng 210 165 93
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập triệu đồng 70 55 31
Quỹ khen thưởng triệu đồng 70 55 31
Quỹ phúc lợi triệu đồng 70 55 31
Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2019)
Người có thu nhập tăng thêm cao nhất trong năm 2016 là 0,80 triệu
đồng/tháng, năm 2017 là 0,60 triệu đồng/tháng và năm 2018 là 0,33 triệu
đồng/tháng. Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất trong năm 2016 là 0,53 triệu
đồng/tháng, năm 2017 là 0,14 triệu đồng/tháng và năm 2018 là 0,26 triệu
đồng/tháng. Hệ số tăng thu nhập bình quân trong năm 2016 là 0,09 lần/tháng, năm
2017 là 0,06 lần/tháng và năm 2019 là 0,01 lần/tháng.
Trích lập các quỹ trong năm 2016 là 210 triệu đồng và được chia đều cho các
quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (mỗi nguồn quỹ là
70 triệu đồng). Tương tự, năm 2017 nguồn trích lập là 165 triệu đồng và chia đều
cho ba nguồn quỹ, mỗi quỹ là 55 triệu đồng. Năm 2018, nguồn trích lập là 93 triệu
đồng và chia đều cho ba nguồn quỹ, mỗi quỹ là 31 triệu đồng.
Hàng năm, báo cáo thu chi của VPTU Đồng Tháp đều được công khai đến
toàn thể CBNV tại VPTU trong các hội nghị viên chức người lao động (VPTU
Đồng Tháp, 2016, 2017, 2018).
Như vậy, Việc sử dụng KPNSNN, trích lập các quỹ và công khai đến CBNV
như trên cho thấy, công tác quản lý kinh phí tại VPTU Đồng Tháp đã đáp ứng
đƣợc yếu tố công khai.
3.3.4. Quá trình quyết toán KPNSNN
Trong quá trình thực hiện thu chi NSNN, VPTU Đồng Tháp phải luôn tuân thủ
35
vào dự toán NSNN được giao, phải phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ban
ngành có liên quan để đảm bảo kinh phí hoạt động thực hiện theo đúng nguyên tắc,
chế độ tài chính và kế toán hiện hành.
Để kiểm tra thu chi NSNN thì phải kiểm soát các chứng từ kế toán phát sinh
theo từng tháng, năm, căn cứ vào sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính
của đơn vị. Các chứng từ kế toán hợp lệ phải là các hóa đơn, phiếu chi, uỷ nhiệm
chi, phiếu thu, … bản gốc phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin và nội dung phát
sinh phải trung thực, phù hợp với nhiệm vụ tại đơn vị. Chứng từ kế toán phải đính
kèm theo toàn bộ các tài liệu chứng minh khi có chủ trương của các cấp giao phó
như các giấy đề nghị, giấy mời họp, giấy báo tiếp khách …
Hệ thống các chứng từ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
quản lý tài chính, tài sản tại đơn vị, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của các khoản
thu chi NSNN theo nhiệm vụ được giao.
Hàng quý, VPTU Đồng Tháp phải lập báo cáo tài chính có liên đến tình hình
phân bổ các khoản chi đầu ra để gửi đến Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước để các
cơ quan này nắm rõ. Đến cuối năm, sau khi đảm bảo chặt chẽ các kế hoạch tài chính
và cân đối kế toán thì VPTU lập báo cáo tổng kết công khai tài chính. Trong báo
cáo này cần làm rõ các nội dung phân tích, đánh giá, thuyết minh chi tiết tình hình
thực hiện thu chi NSNN trong năm bao gồm những nội dung đã thực hiện, chưa
thực hiện và kể cả những nội dung phát sinh ngoài dự toán. Sở Tài chính sẽ là đơn
vị chịu trách nhiệm về công tác quản lý chuyên môn cũng như quản lý KPNSNN tại
địa phương.
Kết thúc năm ngân sách, VPTU thực hiện việc khoá sổ kế toán, xử lý ngân
sách cuối năm và đối chiếu chứng từ chi thực tế với Kho bạc Nhà nước tỉnh để xác
nhận số liệu. Sau đó, tiến hành lập báo cáo quyết toán NSNN gửi Sở Tài chính tỉnh
để thực hiện công tác thẩm định quyết toán NSNN theo quy định. Như vậy, công tác
quản lý KPNSNN của VPTU Đồng Tháp đã đảm bảo yếu tố minh bạch.
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho
36
hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
STT Yếu tố Hiện trạng
1 Công khai, minh bạch Đã đảm bảo công khai, minh bạch
2 Đạt mục tiêu đã định Chưa đạt mục tiêu đã định
3
Tập trung dân chủ, có phân cấp
để đảm bảo tự chủ
Có tập trung dân chủ, có phân cấp những
chưa đảm bảo tự chủ
4 Dự phòng trường hợp đột xuất Không có dự phòng trường hợp đột xuất
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích của tác giả (2019)
Bảng 3.6 cho thấy công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU
Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 đã đảm bảo được yếu tố công khai, minh bạch;
Có tập trung, dân chủ, phân cấp nhưng chưa đảm bảo tự chủ; chưa đạt được mục
tiêu đã định và không có dự phòng trường hợp đột xuất.
3.3.5. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động
của VPTU Đồng Tháp từ 2016 đến 2018
Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp xem xét các báo cáo tổng kết hoạt
động năm của VPTU Đồng Tháp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ
công chức liên quan, (dàn ý phỏng vấn xem phụ lục 2) để tìm hiểu những ưu điểm,
nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó. Kết quả thu được như sau:
3.3.5.1. Ưu điểm
Thứ nhất, về quy trình, cấp và chi NSNN được thực hiện đúng quy định về
mục đích chi, đối tượng chi, chế độ và định mức. Đảm bảo cân đối các nguồn lực để
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu do cấp trên giao phó, bám sát theo chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước (VPTU Đồng Tháp, 2018).
Thứ hai, mặc dù nguồn KPNSNN có giới hạn và không được cấp phát đủ để
thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhưng VPTU Đồng Tháp đã nỗ lực cân đối thu chi
chặt chẽ, tiết kiệm, hạn chế lãng phí. Điều này phản ánh lên tính hiệu quả và tinh
thần tận tâm của đội ngũ cán bộ (Ý kiến của Lãnh đạo VPTU Đồng Tháp, phỏng
vấn ngày 05/6/2019).
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ

Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápBảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Semelhante a Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ (16)

Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
 
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápBảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
 

Mais de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Mais de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Último

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG TẤN QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG TẤN QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Bùi Thị Mai Hoài. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 19 tháng 8 năm 2019 Tác giả Lê Trung Tấn
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................xiv TÓM TẮT................................................................................................................xv ABSTRACT............................................................................................................xvi Chƣơng 1. GIỚI THIỆU......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi giải pháp cần trả lời .................................2 1.3. Khung phân t ch, d liệu và cách ti p c n................................................ 3 1 3 1 Khung ph n t ch và c ch tiếp cận.......................................................................3 1 3 2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1 3 3 Phạm vi thu thập dữ liệu ...................................................................................4 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đ n lu n văn .......................4 1.. t c u lu n văn .......................................................................................... 6 Chƣơng 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ............... 7 2.1. Các khái niệm .....................................................................................................7 2.1.1. NSNN................................................................................................................7 2 1 2 Quản lý NSNN ..................................................................................................8 2 1 3 Văn phòng Tỉnh ủy............................................................................................9 2.2. Lý thuyết về quản lý NSNN...............................................................................9 2 2 1 Quản lý ng n s ch theo hạng mục ......................................................................9 2 2 2 Quản lý ng n s ch theo chương trình ...............................................................10 2 2 3 Quản lý ng n s ch thực hiện.............................................................................11 2 2 4 Quản lý ng n s ch theo kết quả đầu ra .............................................................12
  • 5. 2.3. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động củ tổ chức Đảng ......................................................................................................17 2 3 1 Khung ph p lý chung về quản lý tài ch nh tổ chức Đảng ................................17 2 3 2 Khung ph p lý của Việt Nam về quản lý KPNSNN cho hoạt động của tổ chức Đảng ..........................................................................................................................19 2.4. Khung phân tích...............................................................................................20 2.5. Dữ liệu và cách tiếp cận...................................................................................21 Tóm tắt Chƣơng 2...................................................................................................22 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP................................................................................................... 23 3.1. Tổng qu n về tỉnh Đồng Tháp .........................................................................23 3 1 1 Điều kiện tự nhiên và nguồn lực ph t triển kinh tế - xã hội ............................23 3 1 2 Tình hình ph t triển kinh tế tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018................24 3.2. Tổng qu n hoạt động củ VPTU Đồng Tháp ..................................................25 3 2 1 Nghiên cứu, x y dựng chương trình làm việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy....................................................................................25 3 2 2 Hướng dẫn, kiểm tra, gi m s t công t c Đảng...................................................26 3 2 3 Thẩm định, thẩm tra đề n, văn bản.................................................................27 3 2 4 Phối hợp với tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước ..............................................27 3 2 5 Thực hiện c c nhiệm vụ kh c ...........................................................................28 3.3. Thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động củ VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018...............................................................................................29 3 3 1 Công t c lập dự to n kinh ph............................................................................29 3 3 2 Qu trình duyệt dự to n ....................................................................................31 3 3 3 Qu trình chấp hành KPNSNN theo kế hoạch được phê duyệt .......................31 3 3 4 Qu trình quyết to n KPNSNN ........................................................................34 3.3.5. Đ nh gi ưu, nhược điểm của quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của
  • 6. VPTU Đồng Th p từ 2016 đến 2018.........................................................................36 Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................40 Chƣơng 4. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÕNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA ............................................................................................... 41 4.1. Các điều kiện cho việc áp dụng phƣơng thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động củ VPTU Đồng Tháp dự trên KQĐR .........................................41 4.2. Một số khuyến nghị..........................................................................................43 4 2 1 Hoàn thiện cơ chế ch nh s ch...........................................................................43 4 2 2 Sự ủng hộ và quyết t m của lãnh đạo trong việc chuyển đổi sang phương thức quản lý dựa trên KQĐR.............................................................................................45 4 2 3 N ng cao năng lực của đội ngũ c n bộ liên quan đến quản lý NSNN theo KQĐR........................................................................................................................47 4 2 4 X c định ch nh x c đầu ra của hoạt động VPTU..............................................48 4 2 5 Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu...................................................................49 4 2 6 Tăng cường sự phối hợp giữa c c đơn vị có liên quan ....................................51 4.3. Hạn chế củ đề tài .............................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ liii PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN .................................. lvi PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU VỀ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ KPNSNN CẤP CHO VĂN PHÒNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP.......................................................................... lvii PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ QUẢN LÝ KPNSNN CẤP CHO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA......................................................................................66
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross regional domestic product) HĐND Hội đồng nhân dân KPNSNN Kinh ph Ng n s ch nhà nước KQĐR Kết quả đầu ra NSNN Ng n s ch nhà nước TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VPTU Văn phòng tỉnh ủy
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2 1: So s nh ph n bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR ............................15 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 .................24 Bảng 3.2: Tr ch lập dự to n kinh ph của VPTU Đồng Th p .....................................30 Bảng 3.3: C c khoản chi thường xuyên của VPTU Đồng Th p.................................32 Bảng 3.4: Khả năng tự chủ kinh ph của VPTU Đồng Th p .....................................33 Bảng 3.5: Ph n phối kinh ph tiết kiệm được giai đoạn 2016 - 2018 ........................33 Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả ph n t ch thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................35
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2 1: Quy trình ph n bổ ng n s ch theo KQĐR...................................................13 Hình 2.2: Khung ph n t ch của đề tài.........................................................................21 Hình 3 1: Bản đồ hành ch nh tỉnh Đồng Th p ...........................................................23 Hình 3 2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2016 - 2018 ........25 Hình 4 1: C c yếu tố điều kiện cho việc p dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU dựa trên KQĐR ........................................41 Hình 4 2: Thời gian th ch hợp để p dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU dựa trên KQĐR................................................................43
  • 10. xv TÓM TẮT Tên đề tài: Quản lý kinh ph ng n s ch Nhà nước cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra. Lý do chọn đề tài: Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Để quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn kinh ph ng n s ch Nhà nước tại c c cơ quan Đảng là rất cần thiết. Vấn đề: Công tác phân bổ kinh ph ng n s ch nhà nước cho hoạt động tại Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập. Kế hoạch kinh ph chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức. Dẫn đến hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa cao; nguồn lực bị phân bổ dàn trải, phân bổ kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan t m đến kết quả đầu ra. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương ph p thống kê mô tả và kỹ thuật phỏng vấn sâu của phương ph p nghiên cứu định t nh để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu: Công tác quản lý kinh phí tại Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Th p đã đảm bảo công khai, minh bạch; Có tập trung d n chủ, có ph n cấp. Tuy nhiên, Chưa đạt mục tiêu đã định, chưa đảm bảo tự chủ, chưa gắn với kết quả đầu ra; Không có dự phòng trường hợp đột xuất. Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất c c khuyến nghị gồm: Hoàn thiện cơ chế ch nh s ch; Sự ủng hộ và quyết t m của lãnh đạo trong việc chuyển đổi sang phương thức quản lý dựa trên kết quả đầu ra; N ng cao năng lực của đội ngũ c n bộ liên quan đến quản lý ngân sach theo kết quả đầu ra; X c định ch nh x c đầu ra của hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu; Tăng cường sự phối hợp giữa c c đơn vị trong hệ thống Ngân sách. Từ khóa: Kinh phí, kết quả đầu ra, Văn phòng Tỉnh ủy, Đồng Tháp.
  • 11. xvi ABSTRACT Title: Management of State budget allocations for activities of the Office of Dong Thap Provincial Party Committee according to the output results. Reason for writing: The Provincial Party Committee office implements the autonomy and self - responsibility regime for financial management. Managing and using the state budget resources at Party agencies in the best way are necessary. Problem: The allocation of funds from the state budget to serve the needs of regular spending such as asset procurement and repair at the Office of Dong Thap Provincial Party Committee is still inadequate. The budget plan is not closely linked with the implementation of the organization's key tasks. Resulting in an effectiveness of allocation and use of funding from the state budget is not high; resources are spread out, allocating funds based on inputs only, not paying attention to output. Methods: Using descriptive statistical methods and in-depth interview techniques of qualitative research methods to implement the topic. Results: The management of funds at the Office of Dong Thap Provincial Party Committee has made public and transparent; There is a democratic, decentralized focus. However, not reaching the target, not ensuring autonomy, not attached to the output; There is no contingency for unexpected cases. Conclusions and implications: The thesis proposes recommendations including: Completing policy mechanisms; The support and determination of leaders in the transition to output-based management; Improve the capacity of staff related to state budget management according to output results; Determine exactly the output of the Office of the Provincial Party Committee; Complete database system; Enhance coordination among units in the Budget system. Keywords: budget, output result, Provincial Party Committee office, Dong Thap
  • 12. 1 Chƣơng 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Tỉnh Đồng Th p là “Tiếp tục đổi mới nhận thức, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ; phát huy động lực con người và mọi nguồn lực; tăng cường liên kết, hợp tác; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng sống của nhân dân” (Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015), đòi hỏi hoạt động của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nói chung, của Văn phòng Tỉnh ủy (VPTU) Đồng Tháp nói riêng phải có nhiều đổi mới. VPTU Đồng Th p là cơ quan tham mưu, đề xuất chủ trương, chính s ch thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, đối ngoại, quản lý tài chính của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Về quản lý KPNSNN cấp, VPTU thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với c c cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước. Giai đoạn 2016 - 2018, bình quân mỗi năm ng n s ch nhà nước (NSNN) cấp kinh phí cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp là 15,0 tỷ đồng (VPTU Đồng Tháp, 2019). Tuy nhiên, công tác phân bổ kinh phí ng n s ch nhà nước (KPNSNN) cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập. Kinh phí được lập theo từng năm và thường được lập theo phương ph p tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành, chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức (VPTU Đồng Tháp, 2009). Dẫn đến hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn KPNSNN còn thấp; phân bổ nguồn lực dàn trải, phân bổ kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan t m đến kết quả đầu ra (KQĐR)
  • 13. 2 Cải c ch tài chính công theo hướng sử dụng NSNN hiệu quả được x c định là trọng tâm của Chương trình cải c ch hành chính nhà nước tỉnh Đồng Th p giai đoạn 2010 - 2020. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn KPNSNN tại c c cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước tại tỉnh Đồng Th p nói chung và VPTU Đồng Tháp nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, và là c n bộ công chức đang làm công t c chuyên môn về quản lý, sử dụng nguồn NSNN tại VPTU Đồng Tháp, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra” để làm luận văn thạc sĩ 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi giải pháp cần trả lời Đề tài được thực hiện nhằm đ nh gi ưu, nhược điểm của công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Th p trong giai đoạn 2016 - 2018; tìm hiểu nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó Trên cơ sở đó, kết hợp với lý thuyết quản lý NSNN theo KQĐR, x c định những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU dựa trên KQĐR để đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới. Để giải quyết các mục tiêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: Công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 có những ưu, nhược điểm nào? Nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó là gì? Những điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới là gì? Sự vận dụng phương thức quản lý ngân s ch theo KQĐR là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tham gia của các cấp ng n s ch để đảm bảo phù hợp, đơn giản và khoa học Do đó, luận văn này không nghiên cứu việc thiết lập các hệ thống đo lường những việc cần thực hiện và các tiêu chí phân bổ mà chỉ đề xuất các điều kiện cho việc quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU theo KQĐR
  • 14. 3 1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận 1.3.1. Khung phân tích và cách tiếp cận Tác giả sử dụng lý thuyết quản lý ng n s ch theo KQĐR, khung ph p lý hiện hành của Việt Nam về quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp làm khung phân tích. Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Th p để có nhận định sơ bộ về ưu, nhược điểm của hoạt động này thởi gian qua. Kế đến, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Th p để tìm hiểu nguyên nhân của c c ưu nhược điểm trong công tác quản lý KPNSNN. Đối chiếu kết quả phỏng vấn và khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU với lý thuyết quản lý ngân sách theo KQĐR để đề xuất điều kiện cần thiết nhằm thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới Trong qu trình đ nh gi , số liệu thống kê, số liệu trong các báo cáo quyết toán thu, chi NSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Th p được sử dụng để minh chứng cho các nhận định được đưa ra trong đề tài. 1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp. Đối tượng phỏng vấn: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các cán bộ công chức và chuyên viên Phòng Tài chính Đảng, Phòng Quản trị tài vụ, Phòng Quản lý ngân sách, Phòng Quản lý đầu tư và Kế toán có liên quan trực tiếp đến quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp.
  • 15. 4 1.3.3. Phạm vi thu thập dữ liệu Về không gian: Các chủ thể liên quan đến quản lý KPNSNN cấp cho VPTU Đồng Tháp. Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong 3 năm (năm 2016 đến hết năm 2018) từ báo cáo tổng kết, quyết toán, thu chi NSNN hàng năm của UBND tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu phỏng vấn được thu thập trong thời gian từ th ng 03/2019 đến tháng 4/2019. 1.4. Tổng qu n tình hình nghiên cứu có liên qu n đến luận văn Trên thế giới và ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về phân bổ NSNN cho hoạt động của c c cơ quan hành chính Nhà nước cũng như ph n bổ NSNN cho chi tiêu công. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU cũng như những yếu tố điều kiện cho việc áp dụng phương thức quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy dựa trên KQĐR Do vậy, để làm cơ sở hình thành khung phân tích của đề tài tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu về phân bổ NSNN cho chi tiêu công. Nghiên cứu củ Bùi Đại Dũng (2007) về thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam. “Tác giả đã vận dụng khung chi tiêu ngân sách trung hạn (MTEF) để đề xuất một số giải pháp phân bổ NSNN tại Việt Nam như: (1) Đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công; (2) Cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công; (3) Tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngoài ngân sách”. Nghiên cứu của Sử Đình Thành và Trần Thị Th nh Hƣơng (2007) về luận cứ khoa học phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. “Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc soạn lập ngân sách và quản lý chi tiêu công tại Việt Nam, từ đó nêu ra những tồn tại, bất cập chủ yếu do phương thức lập
  • 16. 5 ngân sách và quản lý chi tiêu công dẫn đến. Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ để vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra vào Việt Nam nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế của phương ph p ph n bổ NSNN theo đầu vào hiện đang p dụng ở Việt Nam là hệ thống phân bổ chỉ tập trung ở việc phân bổ tài chính mà chưa yêu cầu phải cung cấp lượng hàng hóa dịch vụ hành chính công “là bao nhiêu” để đ p ứng nhu cầu thực tế. Nghiên cứu cũng làm rõ những ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo KQĐR gắn với khung chi tiêu ngân sách trung hạn (MTEF) đã được minh chứng có nhiều điểm nổi trội trong thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia như Singapore, Nhật Bản Đó là: Kỷ luật tài khóa tổng thể tích cực; Tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động do NSNN tài trợ; Ng n s ch được phân bổ và sử dụng cho các chiến lược ưu tiên Báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2010) về minh bạch tài khóa của Việt Nam. Báo cáo căn cứ vào các thông tin tài khóa đã được công khai đến người dân để đ nh gi tr ch nhiệm giải trình của Chính phủ. Báo cáo cho thấy tính minh bạch tài khóa của Việt Nam ở mức thấp, thể hiện ở c c điểm sau: (1) Mục lục ngân sách cũng như báo cáo ngân sách không hỗ trợ trong phân tích chính sách; Dự toán (thu, chi) luôn thấp hơn so với khả năng thực hiện thực tế, đã làm giảm mức độ tin cậy và tính minh bạch của ngân sách; Các báo cáo ngân sách có nội dung khó diễn giải và truyền đạt đến địa phương; Tr ch nhiệm giải trình của các cấp ngân sách chưa được quan tâm. Báo cáo khuyến nghị cần tăng cường báo cáo và trách nhiệm giải trình chi tiêu NSNN cũng như tăng cường khả năng dự b o để khắc phục dự toán thấp hơn thực tế là những khuyến nghị quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế trong minh bạch tài khóa của Việt Nam. Nghiên cứu của Tô Hồng Thủy (2017) về quản lý KPNSNN cho hoạt động đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang. “Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
  • 17. 6 một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang để tìm hiểu chi tiết về quy trình quản lý, phương thức quản lý, quan điểm đánh giá về ưu nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những ưu nhược điểm trong công tác quản lý KPNSNN cho hoạt động ngoại giao của tỉnh Kiên Giang”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân sách chỉ được lập cho từng năm nên chưa thể hiện được chiến lược chi tiêu. Do không có sự so sánh mang tính chất định lượng giữa kết quả đạt được với kết quả chi ngân sách nên không chú trọng đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả cung ứng hàng hóa công. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu nào liên quan đến quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp theo kết quả đầu ra, đ y chính là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này cần phải giải quyết. 1.5. Kết cấu luận văn Ngoài mục lục, danh mục bảng số liệu, các từ viết tắt và các đồ thị, phần phụ lục có liên quan, luận văn được chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Khung ph n tích, dữ liệu và cách tiếp cận Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp thời gian qua. Chương 4: Quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp theo kết quả đầu ra.
  • 18. 7 Chƣơng 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. NSNN Thuật ngữ “ng n sách” xuất xứ từ các nước phương T y (T y Âu và Bắc Mỹ) trong thời kỳ công nghiệp hóa vào thế kỷ XVII và XIX, có nghĩa là chiếc túi của nhà vua chứa tiền để sử dụng cho những khoản chi tiêu công cộng. Thời bấy giờ, các khoản chi tiêu cho công cộng và các khoản chi tiêu cho hoàng gia được sử dụng chung nguồn ngân sách này mà không có sự phân biệt rõ ràng Khi Nhà nước tư sản ra đời, nền kinh tế phát triển, giai cấp tư sản yêu cầu phải tách biệt rõ ràng các khoản chi tiêu phục vụ hoạt động của nhà nước và các khoản chi tiêu của những cá nhân làm việc trong bộ máy nhà nước từ nguồn ngân sách chung. Vì vậy, thuật ngữ NSNN được hình thành và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm về NSNN do các cách tiếp cận khác nhau của nhiều tác giả. Trong thực tiễn, khái niệm ng n sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là NSNN. Theo quan điểm của các nước hiện nay, NSNN hay ngân sách Chính phủ là tài liệu Chính phủ trình bày “dự toán” các khoản thu và chi tiêu của Chính phủ cho một năm tài chính, thường được thông qua bởi cơ quan lập pháp NSNN cũng được gọi là báo cáo tài chính hàng năm của đất nước. Tài liệu này ước tính các khoản thu của Chính phủ và chi tiêu Chính phủ trong năm tài chính tiếp theo. Ở Việt Nam, Luật NSNN (2015) đã định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Như vậy, có thể hiểu NSNN là một kế hoạch thu - chi của Nhà nước cho từng năm ng n sách và nội dung kinh tế của NSNN phản ánh
  • 19. 8 các quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. 2.1.2. Quản lý NSNN Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. NSNN Việt Nam được tổ chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã (Luật NSNN năm 2015). Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới được trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình. Mỗi cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) được quyền chi phối ngân sách cấp mình. Quản lý NSNN ở Việt Nam được phân cấp như sau: Chính phủ giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách gồm thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách; phân cấp nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi; trách nhiệm của các cấp trong chu trình ngân sách. Để thực hiện mục tiêu chung về chính sách phát triển, đảm bảo công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Trong trường hợp có sự mất cân đối vùng miền hay thực hiện mục tiêu của trung ương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung cho ngân sách địa phương. Khoản bổ sung này là nguồn thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thì phải chuyển kinh phí cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Để việc phân cấp quản lý NSNN đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của quốc gia và năng lực quản lý của các cấp; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất, đồng thời thực hiện nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN (Luật NSNN năm 2015).
  • 20. 9 2.1.3. Văn phòng Tỉnh ủy Theo Tỉnh ủy Đồng Tháp (2015), VPTU là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ trong việc điều hành, lãnh đạo; VPTU đề xuất chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, đối ngoại, quản lý tài chính; tổng hợp thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ. VPTU là đại diện cho chủ sở hữu tài sản của Tỉnh uỷ; chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản, ngân sách đảng. Hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng, tài chính, tài sản của Đảng cho tổ chức đảng trực cấp dưới; thực hiện giám sát, kiểm tra về tài chính ở các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh uỷ. 2.2. Lý thuyết về quản lý NSNN Cùng với sự phát triển của nền tài chính công, lý thuyết quản lý NSNN có sự phát triển, cụ thể: 2.2.1. Quản lý ngân sách theo hạng mục Lập ngân sách theo hạng mục hay lập ngân sách theo đầu vào, là hướng về việc xác định nguồn lực sử dụng bao nhiêu, nhân lực, hoạt động cho một chương trình hay một bộ, môt cơ quan, một đơn vị. Tổng số tiền được chi tiêu cho một chương trình hay vấn đề thường là đo lường công việc thực hiện chính khi quản lý theo đầu vào. Thông tin quản lý nội bộ của hệ thống đầu vào không biểu hiện nguồn lực gì đã mua trên thực tế mà thường tập trung vào đầu vào liên quan đến những quy định, có nghĩa là liên quan đến tiêu chuẩn, nguyên tắc mà đầu vào sắp xếp như thế nào, những vật được làm ra sao (Kristensen, 2002). Lập ngân sách theo hạng mục, nói cách khác, là cách lập ngân sách căn cứ việc phân loại các khoản chi theo từng hạng mục. Các đơn vị quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách sẽ tiến hành lập danh sách các loại đầu vào theo từng hạng mục và tính toán số tiền của từng hạng mục sau đó đưa vào dự toán ngân sách cho đơn vị mình với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hằng năm hơn là hướng đến tính tiết kiệm, tính phù hợp trong quá trình quản lý ngân sách và không hướng đến sự gắn kết giữa chính sách với ngân sách.
  • 21. 10 Lập ngân sách theo đầu vào phù hợp đối với trường hợp ngân sách có quy mô nhỏ, định mức chi tiêu thấp, phân bổ ngân sách mang tính bình quân và các đơn vị sử dụng ngân sách luôn có xu hướng gia tăng chi tiêu hoặc họ sẽ lãng phí hơn nếu họ được phép chi tiêu linh hoạt hơn từ ngân sách. Các quốc gia OECD đã chuyển dần từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách dựa trên KQĐR (OECD, 2002). Trước năm 2000, Việt Nam cũng đã áp dụng lập ngân sách theo đầu vào. Với cách thức này, các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ lập dự toán ngân sách theo từng hạng mục mà đơn vị mình sẽ sử dụng và chỉ được chi tiêu bằng hoặc thấp hơn mức đã dự toán theo từng hạng mục. Không được chuyển ngân sách thừa của hạng mục này cho hạng mục khác trong cùng một đơn vị. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng cố gắng sử dụng hết các khoản dự trù được duyệt nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chi tiêu. Các lãnh đạo đơn vị sử dụng ngân sách có khuynh hướng quan tâm đến việc làm sao để chi hết số tiền được cấp hơn là làm sao để quản lý tốt các hạng mục chi tiêu hay làm sao để chi tiêu một cách hiệu quả nhất với nguồn ngân sách hạn hẹp (OECD, 2002). Tóm lại, quản lý và lập ngân sách tập trung vào đầu vào được định hướng hướng tới việc có bao nhiêu nguồn lực, nhân viên, cơ sở vật chất cho một chương trình. Số tiền chi tiêu cho một chương trình thường là thước đo hiệu suất chính khi quản lý. Thông tin quản lý nội bộ của một hệ thống đầu vào không cho thấy nguồn lực thực sự đã mua hoặc đã đạt được và thường là trọng tâm đầu vào đi kèm với quy trình - tức là các tiêu chuẩn và quy tắc về cách thức đầu vào phải được sắp xếp, làm thế nào nên được thực hiện. 2.2.2. Quản lý ngân sách theo chƣơng trình Lập ngân sách theo chương trình được sử dụng đầu tiên ở Mỹ (UNCDF, 2001). Cách thức lập ngân sách này khắc phục được hạn chế của quản lý ngân sách theo hạng mục trong việc gắn kết giữa ngân sách với chính sách. Ngân sách theo chương trình là lập ngân sách dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động và các chương trình đã được xác định theo các chính sách của chính phủ (Allen và Tommasi,
  • 22. 11 2001). Đối với phương thức lập ngân sách theo chương trình, các khoản chi tiêu được sắp xếp theo từng chương trình, mục đích hoạt động của mỗi chương trình được xác định và những chỉ số đo lường hiệu quả được thiết lập cho mỗi chương trình. Cách lập này đã đóng góp vào việc đề cập và phát triển cách thức phân tích kinh tế trong quản lý của Chính phủ (dựa trên chỉ số hiệu quả hoạt động của mỗi chương trình được thiết lập) và phát triển cách phân loại chi tiêu theo chức năng để đánh giá và xác định những nội dung cần ưu tiên theo chính sách. Tuy nhiên, lập ngân sách theo chương trình cũng có nhiều hạn chế. Widavsky (1974) đã chỉ ra hai hạn chế lớn nhất thường gặp phải khi áp dụng cách lập ngân sách này đó là (1) Ngân sách theo chương trình gây xáo trộn sự hợp lý về kinh tế với sự hợp lý mang tính tổ chức, tức là với cách này, chúng ta đã hy sinh những động cơ có tính tổ chức cho những động cơ có tính kinh tế và hiệu quả; (2) Ngân sách theo chương trình tập trung tạo ra những chính sách lớn, tạo ra những lỗi lớn có thể khó mà khắc phục. Ngân sách theo chương trình không phù hợp trong việc phân bổ nguồn lực quan trọng vì chúng không đóng vai trò quan trọng khi thảo luận ngân sách cũng như chúng không thể giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho chương trình. Ngoài ra, ngân sách theo chương trình còn thiếu vắng các bước để đánh giá và hoạch định chính sách, gắn kết chính sách với NSNN. 2.2.3. Quản lý ngân sách thực hiện Ngân sách thực hiện là hiện thân của những mục tiêu mà các quỹ tài trợ đòi hỏi, chi phí của chương trình được đề nghị để đạt những mục tiêu đó và dữ liệu số lượng nhằm đo lường công việc thực hiện và mức độ hoàn thành ở mỗi chương trình (Aiden Rose, 2003). Hay Ngân sách thực hiện là hiện thân của ngân sách theo chương trình và có chú ý đến việc đo lường kết quả thực hiện đối với những mục tiêu chương trình hoàn thành trong tài liệu (UNO, 1965). Ngân sách thực hiện là một dạng lập ngân sách thể hiện mục đích, mục tiêu của việc tài trợ yêu cầu, chi phí cho chương trình và hoạt động liên quan để đạt được mục tiêu đó, các yếu tố đầu ra
  • 23. 12 được sản xuất hay dịch vụ được cung ứng dưới mỗi chương trình (Allen và Tommasi, 2001). Trong quá trình lập ngân sách thực hiện, người lập phải định lượng được toàn bộ kết quả từ đầu vào đến đầu ra và những tác động của kết quả đạt được trong dài hạn. Ví dụ, Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch lập dự toán ngân sách theo cách này, người lập dự toán cần định lượng được toàn bộ kết quả đầu vào và đầu ra của các hoạt động cần sử dụng ngân sách, trong đó đầu ra là những doanh nghiệp đã được kết nối thành công với đối tác nước ngoài và kết quả đạt được trong dài hạn là những hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết từ hoạt động xúc tiến. Về ưu điểm, chúng giúp sử dụng linh hoạt hơn các nguồn tài chính, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị sử dụng ngân sách. Nếu như lập ngân sách theo đầu vào hay lập ngân sách theo chương trình quan tâm nhiều đến danh mục chi tiết thì lập ngân sách theo thực hiện chú ý đến kết quả trong việc cung cấp dịch vụ công, nhấn mạnh mục tiêu của chương trình và công tác đo lường (số liệu và kỹ thuật lập ngân sách rất khắt khe), đánh giá, báo cáo kết quả công việc đã thực hiện bằng nguồn NSNN. Đơn vị sử dụng ngân sách sẽ linh hoạt và chủ động trong quản lý khoản ngân sách được cấp cho các hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị mình. Từ những năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng cách thức lập ngân sách thực hiện này nhưng kết quả thì không như mong muốn, vì những lý do liên quan đến nền tảng hỗ trợ như hệ thống kiểm toán, văn hóa quản lý theo kết quả, độ tin cậy của số liệu (Alan Schick, 2001). 2.2.4. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu r “Quản lý ngân sách theo KQĐR đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, kết quả đầu ra và qua đó hướng tới tính toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và phân bổ nguồn lực tài chính. Phân bổ NSNN theo KQĐR là phương thức phân bổ ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân phối và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược
  • 24. 13 phát triển” (Sử Đình Thành, 2005). “Phân bổ NSNN theo KQĐR yêu cầu các cơ quan Nhà nước và Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phải thiết lập hệ thống thông tin quản lý liên quan đến phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính như các đầu ra, các đầu vào, chi phí tài trợ và mối quan hệ giữa các đầu ra với các yếu tố đầu vào, những tác động của các yếu tố này đến kết quả mong muốn của Chính phủ và phù hợp với mục tiêu chính sách” (Sử Đình Thành, 2005). Đầu ra gồm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước tạo ra cung cấp cho xã hội. Đầu vào là những nguồn lực ngân sách được cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện các hoạt động tạo nên đầu ra bao gồm vốn; công nghệ; tài nguyên... Kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra (Sử Đình Thành, 2005). Đầu vào (5) Quy trình (6) Đầu ra (7) Kết quả (4) Các yếu tố đầu vào là gì? (3) Tổ chức hoạt động như thế nào? (2) Đầu ra là cái gì? (1) Kết quả mong muốn là gì? Hình 2.1: Quy trình phân bổ ngân sách theo KQĐR Nguồn: Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) “Kết quả dự kiến là mục tiêu của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cố gắng đạt được thông qua mua các đầu ra. Phân bổ NSNN theo KQĐR đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, xác định đầu ra và qua đó hướng tới tính toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và phân bổ nguồn lực tài chính” (Sử Đình Thành, 2005). Theo Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007), phân bổ NSNN theo KQĐR có những ưu điểm sau: Một là, nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu công bằng việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của
  • 25. 14 đơn vị mình cần cung cấp đầu ra là gì và tại sao? (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Nếu có, đó là những đơn vị nào và với mức chi phí là bao nhiêu? Bằng cách nào để có thể tránh được những phần công việc kém hiệu quả? Có cơ quan, đơn vị nào cung ứng đầu ra giống mình không? (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Hai là, có sự gắn kết giữa đầu vào, đầu ra với chính sách của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước và các kết quả bằng việc tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Chất lượng các đầu ra có phù hợp với mục tiêu đề ra không? Thời gian có đảm bảo không? Có đạt mục tiêu, kết quả và tác động như Chính phủ hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước mong đợi không? Các đầu ra có đáp ứng được những mong đợi về số lượng và chất lượng? (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Ba là, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động, nâng cao tính hiệu lực trong quá trình cung cấp sản phẩm đầu ra của khu vực công, của các đơn vị sử dụng NSNN bằng việc trả lời các câu hỏi: Có sự trùng lắp, mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị không? Các đầu ra nên sử dụng bao nhiêu chi phí là hiệu quả nhất? Có những biện pháp nào có thể thay thế để sản xuất ra đầu ra không? Từ đó có thể so sánh giữa việc tự tạo ra sản phẩm đầu ra với những đầu ra được cung cấp thay thế xem phương án nào có tính hiệu quả và hiệu lực hơn (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Bốn là, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan đơn vị. Tạo sự tin cậy cho các nhà tài trợ và mối quan hệ minh bạch giữa việc tài trợ của ngân sách với các loại hàng hóa, dịch vụ công được cung cấp, chúng có đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu chính sách đặt ra không? (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Năm là, cung cấp đầy đủ thông tin nhằm thiết lập một thứ tự ưu tiên cho những chương trình, dự án quốc gia phù hợp với những chính sách, chiến lược phát
  • 26. 15 triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự phân bổ nguồn lực tốt nhất (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Sáu là, các đầu ra được xác định chi tiết, cụ thể đã góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa công và xác lập mục tiêu hướng tới khách hàng sử dụng đầu ra rõ ràng hơn. Tính trách nhiệm được nâng cao và quy định cụ thể, rõ ràng. Miêu tả chi tiết hơn những nỗ lực đo lường và xác định số lượng đầu ra (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Bảy là, có mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác kế hoạch hóa lâu dài của từng đơn vị với quy trình phân phối nguồn lực. Tập trung dữ liệu ngân sách vào các đầu ra thực tế và các tác động ảnh hưởng thực tế và mong đợi. Cho phép các đầu ra được yêu cầu, được cung cấp từ những người sản xuất của khu vực tư và khu vực công với chi phí hiệu quả nhất trong môi trường cạnh tranh. Đánh giá chính xác chi phí hoạt động nhờ vào việc xác định rõ ràng số lượng cái gì được sản xuất ra (Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương, 2007). Theo Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007), “giữa phương thức phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào với phương thức phân bổ NSNN theo KQĐR có sự khác biệt ở 8 nội dung” (bảng 2.1). Bảng 2.1: So sánh phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR Phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào Phân bổ NSNN theo KQĐR 1. Ngân sách được đo lường trong giới hạn đầu vào, được quyết định bằng tổng các yếu tố đầu vào được mua sắm 1. Ngân sách được đo lường trong giới hạn các loại hàng hóa công được cung cấp, được quyết định bởi giá cả được thanh toán cho các đầu ra được cung ứng 2. Khi ngân sách được thiết lập thì không thay đổi những nhân tố đầu vào 2. Ngân sách đầu vào rất linh hoạt nhằm tạo ra đầu ra với giá cả, chi phí hợp lý 3. Tập trung vấn đề vĩ mô ngắn hạn, lập ngân sách ngắn hạn, tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư 3. Tập trung vấn đề trung hạn. Ngân sách có sự kết hợp chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong khuôn khổ chi
  • 27. 16 tiêu trung hạn 4. Mồi liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch và ngân sách rất yếu 4. Mối liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch và ngân sách rất chặt chẽ 5. Kiểm soát ngân sách qua đánh giá yếu tố đầu vào được mua sắm trong phạm vi ngân sách được duyệt 5. Kiểm soát ngân sách qua khối lượng thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp với kế hoạch ngân sách đã được thông qua 6. Cơ quan quản lý không có thông tin về KQĐR trong giai đoạn lập kế hoạch ngân sách 6. Các cơ quan quản lý được cung cấp thông tin đầu ra và kết quả đạt được. Chính phủ có được thông tin đầu ra của các đơn vị, cơ quan và đánh giá kết quả 7. Đánh giá chủ yếu dựa trên so sánh mức độ chi tiêu trong khoản mục đầu vào thực hiện với kế hoạch hoặc giữa các năm 7. Đánh giá căn cứ vào tính hiệu quả, hiệu lực của hàng hóa, dịch vụ công được cung cấp có so sánh với mục tiêu của chính sách 8. Người quản lý có quyền tự chủ quản lý chi tiêu ngân sách rất thấp 8. Người quản lý có quyền tự chủ cao trong quản lý chi tiêu ngân sách Nguồn: Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) cho rằng việc chuyển đổi từ phương thức phân bổ ngân sách dựa trên đầu vào sang phân bổ ngân sách dựa trên KQĐR cần phải thận trọng, cần phải thực hiện thí điểm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi thực hiện chính thức. Trong giai đoạn đầu nên thiết lập hệ thống đo lường công việc và các tiêu chí phân bổ đơn giản, dễ sử dụng. Vì nếu hệ thống đo lường, tiêu chí phân bổ quá phức tạp sẽ dẫn đến tốn kém nhiều chi phí và thời gian trong việc phân tích và báo cáo. Tham khảo kinh nghiệm của Singapore và Malaysia về phân bổ NSNN theo KQĐR, Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) đã khuyến nghị những điều kiện quan trọng cho việc triển khai phân bổ NSNN theo KQĐR gồm: Cần phải có sự cam kết và ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định cải cách chi tiêu công theo KQĐR. Hệ thống pháp lý phải được điều chỉnh và cho phép triển khai phân bổ NSNN theo KQĐR. Nếu không có sự ủng hộ
  • 28. 17 này thì hệ thống quản lý theo KQĐR không thể áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. Trong giai đoạn đầu là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị, sau đó tiến hành tổng kết, đánh giá trước khi triển khai chính thức. Cần sự nỗ lực của các cơ quan công quyền trong đào tạo nguồn nhân lực tài chính công; sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị lập, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách. Chiến lược phát triển, quy hoạch, các mục tiêu về kinh tế xã hội phải được xác lập rõ ràng, cụ thể để có thể áp dụng phân bổ NSNN theo KQĐR. Và đặc biệt, nguồn lực NSNN phải mạnh, nguồn tài chính đủ đảm bảo cho việc thực hiện được phân bổ và đạt các kết quả đã dự kiến. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải có đủ thông tin giúp cho việc hoạch định, quản lý của các cấp quản lý và đơn vị sử dụng NSNN được thuận lợi. Mục tiêu cuối cùng trong phân bổ NSNN phải đảm bảo các yếu tố: Công khai, minh bạch; Công bằng; Tính hợp lý; Phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội (Dương Thị Bình Minh, 2004). Như vậy, có thể thấy việc áp dụng quản lý ngân sách theo KQĐR được xây dựng đòi hỏi phải đơn giản nhưng là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tham gia của các cấp ngân sách để đảm bảo phù hợp, đơn giản và khoa học. Do đó, luận văn này không nghiên cứu việc thiết lập hệ thống đo lường công việc thực hiện và các tiêu chí phân bổ mà chỉ đề xuất các điều kiện cho việc quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp theo KQĐR. 2.3. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động củ tổ chức Đảng Tài chính trong tổ chức Đảng là những hoạt động thu, chi bằng tiền của tổ chức Đảng cho hoạt động thường xuyên của tổ chức, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng giao phó. Nguồn tài chính cho hoạt động của các tổ chức Đảng do NSNN cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Điều 8 Luật ngân sách 2015 có quy định “NSNN đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị”. 2.3.1. Khung pháp lý chung về quản lý tài chính tổ chức Đảng
  • 29. 18 Quản lý tài chính trong các tổ chức Đảng là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập, sử dụng các quỹ tài chính trong tổ chức Đảng để đạt đƣợc mục tiêu đã định. Hoạt động tài chính là đối tượng quản lý trong tài chính tổ chức Đảng. Đảng và Nhà nước đã sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau trong quản lý tài chính tổ chức Đảng nhưng mục đích cuối cùng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra. Theo quy định về tài chính Đảng tại Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng (Ban Tài chính quản trị - Bộ Tài chính, 2004) có quy định: “1. Tài chính, tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đảng thống nhất quản lý, điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý, đảm bảo tính độc lập tự chủ trong công tác quản lý ngân sách nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của từng cấp ủy và củ toàn Đảng. 2. Trung ương Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cấp mình và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Văn phòng hoặc Ban Tài chính - Quản trị các tỉnh ủy, thành ủy thực hiện chức năng cơ quan tài chính của cấp ủy các cấp thừa ủy quyền cấp ủy làm chủ sở hữu tài sản của Đảng. 3. NSNN các cấp có trách nhiệm đảm bảo cân đối kinh phí cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam: Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các cơ quan Đảng ở trung ương; Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các cấp ủy và các cơ quan của cấp ủy ở địa phương theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Sở Tài chính phối hợp với Văn phòng hoặc Ban Tài chính - Quản trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp UBND và Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy xây dựng phương án phân cấp ngân sách cho các huyện ủy, quận ủy, thành ủy trực
  • 30. 19 thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo một trong hai phương án sau đây: + Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc ngân sách đảng cấp tỉnh. + Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp huyện. Các cơ quan tài chính đảng và các đơn vị dự toán trực thuộc mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Cơ quan tài chính nhà nước các cấp thực hiện việc cấp kinh phí đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên của Đảng bằng hình thức lệnh chi tiền; 4. Các nguồn kinh phí khác (chi đầu tư xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia, …) thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. 5. Niên độ thực hiện ngân sách đảng theo niên độ NSNN.” 2.3.2. Khung pháp lý củ Việt N m về quản lý KPNSNN cho hoạt động củ tổ chức Đảng Việc quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho tổ chức Đảng kể từ năm ngân sách 2004 trở đi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT- BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng. Thông tư này quy định về nhiệm vụ thu, chi tài chính Đảng; Lập dự toán, chấp hành, kế toán, quyết toán và kiểm tra tài chính tổ chức Đảng. Nguồn KPNSNN cấp cho tổ chức Đảng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa tổng chi ngân sách đảng được duyệt (bao gồm cả kinh phí dự phòng) ở mỗi cấp trừ các khoản thu nội bộ được đưa vào cân đối chi thường xuyên. Các khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên gồm: “Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính - sự nghiệp của Đảng có tính chất tương đối ổn định, được tính trên cơ sở biên chế và nhiệm vụ chính trị được giao và đảm bảo tính tương quan với các cơ quan nhà nước
  • 31. 20 cùng cấp”; Chi đảm bảo hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp theo Quyết định số 99- QĐ/TW ngày 30/5/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Các khoản chi đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù của các cấp ủy Đảng được tính theo thực tế yêu cầu, nhiệm vụ hàng năm: Chi đảm bảo hoạt động đối ngoại (Đoàn ra, đoàn vào, chi cho các cơ quan thường trú ở ngoài nước …); Trợ giá giấy, xuất bản; chi cho nghiên cứu các chuyên đề, đề án; phổ biến và quán triệt Nghị quyết; Đại hội Đảng các cấp, hội nghị cán bộ,… ; Các khoản chi thực hiện chính sách cán bộ, các đối tượng có công với nước và các khoản chi đặc biệt khác (lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; các khoản chi đặc biệt khác …); Chi đào tạo cho cán bộ công chức của Đảng; Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Ngoài ra, để đảm bảo kịp thời kinh phí cho những nhiệm vụ đột xuất của các cấp ủy, ở mỗi cấp ngân sách đảng, được tính khoản dự phòng từ 2% - 5% tổng chi thường xuyên được duyệt. 2.4. Khung phân tích Trên cơ sở lý thuyết quản lý ngân sách theo KQĐR và khung pháp lý của Việt Nam về quản lý KPNSNN cho hoạt động của tổ chức Đảng, khung phân tích của đề tài được đề xuất như hình 2.2.
  • 32. 21 Khuyến nghị các chính sách hoàn thiện công tác quản lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp Xác định các điều kiện để quản lý KPNSNN cấp cho VPTU Đồng Tháp theo KQĐR Thực trạng quản lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp Sự ủng hộ của lãnh đạo Nỗ lực của các cơ quan, đơn vị Sự phối hợp giữa các đơn vị Chiến lược phát triển, quy hoạch Nguồn lực NSNN Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu Các yếu tố liên quan đến quản lý ngân sách dựa trên KQĐR Hình 2.2: Khung phân tích của đề tài Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019) 2.5. Dữ liệu và cách tiếp cận Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp để có nhận định sơ bộ về ưu, nhược điểm của hoạt động này thởi gian qua. Kế đến, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức, chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU Đồng Tháp để tìm hiểu nguyên nhân của các ưu, nhược điểm trong công tác quản lý KPNSNN cũng như các điều kiện để áp dụng quản lý KPNSNN theo KQĐR. Tiêu chuẩn chung được yêu cầu đối với người được phỏng vấn: kinh nghiệm công tác trong ngành tài chính công tối thiểu là 10 năm; làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy tối thiểu Tính công khai, minh bạch Đạt được mục tiêu đã định Tập trung dân chủ, có phân cấp để đảm bảo tự chủ Dự phòng trường hợp đột xuất Cơ chế quản lý KPNSNN cho hoạt động của Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Tháp hiện nay
  • 33. 22 là 5 năm; có sự hiểu biết căn bản về quy trình quản lý, phương thức quản lý nguồn vốn NSNN cấp cho tổ chức Đảng. Phương pháp chuyên gia thông thường không xác định trước về cỡ mẫu do chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực mình phụ trách (Aurélie Chamaret, 2007), do vậy tác giả sẽ dừng phỏng vấn khi thông tin thu được là bảo hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 13 người, gồm: (1) 10 chuyên gia đang công tác tại VPTU Đồng Tháp bao gồm: Phó Chánh VPTU phụ trách quản lý tài chính, Trưởng Phòng Tài chính thuộc VPTU, Kế toán trưởng, một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp và (2) 3 chuyên gia đang làm việc tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp: Trưởng Phòng Quản lý Ngân sách, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư và 1 cán bộ chuyên trách về cấp phát NSNN cho hoạt động của tổ chức Đảng. Danh sách chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 1. Nội dung phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia gồm: Giới thiệu lý do, mục đích, nội dung phỏng vấn; Tiến hành phỏng vấn; Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia. Dàn bài phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 2 và Phụ lục 3. Đối chiếu kết quả phỏng vấn và khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động VPTU với lý thuyết quản lý ngân sách theo KQĐR để đề xuất điều kiện cần thiết nhằm thực hiện quản lý nguồn KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp dựa trên KQĐR nhằm đảm bảo sử dụng KPNSNN cấp hiệu quả hơn trong thời gian tới Tóm tắt Chƣơng 2 Chương 2 đã trình bày các vấn đề cơ bản về quản lý NSNN và khung pháp lý quản lý tài chính của tổ chức Đảng, từ đó xây dựng khung phân tích. Dữ liệu và cách tiếp cận cũng được làm rõ trong chương này.
  • 34. 23 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG VĂN PHÕNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP 3.1. Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phía Đông giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Bắc giáp với tỉnh PreyVeng của Campuchia. Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2015) Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới dài khoảng 50km, giáp với Campuchia. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 gắn kết Đồng Tháp với TPHCM và các tỉnh trong vùng ĐBSCL.
  • 35. 24 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 có nhiều điểm nổi bật, cụ thể GRDP bình quân đầu người của tỉnh (tính theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 đạt đến 43,04 triệu đồng/người/năm, xếp vị trí thứ 4/13 trong khu vực ĐBSCL. GRDP của tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng rất tốt (Bảng 3.2), Cụ thể: Năm 2016 đạt 45.810,4 tỷ đồng; Năm 2017 đạt 48.443,0 tỷ đồng (tăng 5,7% so với năm 2016); Năm 2018 đạt 51.790,0 tỷ đồng (tăng 6,9% so với năm 2017). Bảng 3.1: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 16.074,8 16.481,2 17.481,6 Công nghiệp - xây dựng 9.989,2 10.775,3 11.650,3 Thương mại - dịch vụ 19.746,4 21.186,5 22.658,1 Tổng 45.810,4 48.443,0 51.790,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2017, 2018, 2019) GRDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt 16.074,8 tỷ đồng; Năm 2017 đạt 16.481, 2 tỷ đồng và năm 2018 là 17.481,6 tỷ đồng. Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: năm 2016 đạt 9.989,2 tỷ đồng, năm 2017 là 10.775,3 tỷ đồng và năm 2018 là 11.650,3 tỷ đồng. Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ: năm 2016 đạt 19.746,4 tỷ đồng, năm 2017 là 21.186,5 tỷ đồng và năm 2018 là 22.658,1 tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2016, thương mại dịch vụ chiếm 43,1% GRDP đến năm 2018 đạt 43,7%; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,8% năm 2016 lên 22,5% năm 2018. Nông nghiệp giảm dần từ 35,1% ở năm 2016 xuống còn 33,8% năm 2018 (Hình 4.2).
  • 36. 25 Hình 3.2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2017, 2018, 2019) 3.2. Tổng quan hoạt động của VPTU Đồng Tháp Căn cứ theo Quy định số 04-QĐ/TW ngày 25/7/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (2004) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy thì hoạt động của VPTU Đồng Tháp tập trung vào các nội dung sau đây: 3.2.1. Nghiên cứu, xây dựng chƣơng trình làm việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy “Nghiên cứu, đề xuất và giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, thực hiện công tác đối ngoại của tỉnh ủy; giúp việc tỉnh ủy sắp xếp chương trình công tác của đồng chí bí thư, các phó bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công tác; chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng. Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
  • 37. 26 quy chế, kết luận của Trung ương, của tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, bí thư, phó bí thư và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất. Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ. Quản lý giúp Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách Đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách Đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân phân cấp. Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ tỉnh, phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hội nghị do thường trực Tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.” 3.2.2. Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác Đảng “Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp
  • 38. 27 ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc Tỉnh ủy. Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.” 3.2.3. Thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản “Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản. Thẩm định nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của thường trực tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.” 3.2.4. Phối hợp với tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nƣớc “Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành. Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp.
  • 39. 28 Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy để tham mưu giúp tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy. Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định pháp luật.” 3.2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác Ngoài những nhiệm vụ được phân công, thì VPTU Đồng Tháp còn là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh ủy xử lý những công việc như (Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015): “Tham mưu tổ chức chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các phó Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư có nội dung quan trọng, đôn đốc việc giải quyết các đơn thư và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân. Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị,… thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách Đảng bảo đảm điều kiện vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và của các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp. Quản lý, khai thác mạng thông tin, hướng dẫn công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cho văn phòng cấp uỷ cấp dưới và các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh uỷ. Tổ chức và phục vụ các kỳ Đại hội, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ.” Tóm lại, VPTU chính là cơ quan tham mưu, trực tiếp trong tổ chức, điều hành
  • 40. 29 công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; là đầu mối giúp thường trực tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày. VPTU còn là đại diện chủ sở hữu tài sản của tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy. 3.3. Thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 3.3.1. Công tác lập dự toán kinh phí Căn cứ vào chế độ chi theo quy định hiện hành, VPTU lập dự toán chi cho công tác Đảng của cấp mình và chi hỗ trợ đại hội và hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới (nếu có) theo quy định, sau đó gửi đến Sở Tài chính tỉnh để tổng hợp chung vào dự toán chi NSNN. Trên cơ sở kế hoạch NSNN được phê duyệt, VPTU trích lập dự toán ngân sách căn cứ vào các các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị gắn với mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Việc trích lập dự toán phải tuân thủ theo đúng những quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Dự toán phải có căn cứ pháp lý, được thuyết minh rõ ràng, chi tiết nguồn thu và nội dung chi. Bảng 3.2 cho thấy chi tiết các khoản mục KPNSNN được trích lập dự toán của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016: KPNSNN chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang là 1.036 triệu đồng; KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 13.477 triệu đồng; Tổng KPNSNN được sử dụng kỳ này là 14.514 triệu đồng; KPNSNN đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này 13.831 triệu đồng; Không có KPNSNN giảm trong kỳ này và KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau 683 triệu đồng.
  • 41. 30 Bảng 3.2: Trích lập dự toán kinh phí của VPTU Đồng Tháp Đơn vị tính: triệu đồng Stt Khoản mục kinh phí 2016 2017 2018 1 Chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang 1.036 683 - 2 Đã rút, đã nhận trong kỳ 13.477 14.181 16.185 3 Được sử dụng kỳ này 14.514 14.864 16.185 4 Đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này 13.831 14.748 14.954 5 Giảm kỳ này 116 1.231 6 Chưa sử dụng chuyển kỳ sau 683 0 - Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019) Năm 2017: Tiếp nối năm trước thì KPNSNN chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang là 683 triệu đồng; KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 14.181 triệu đồng; Tổng KPNSNN được sử dụng kỳ này là 14.864 triệu đồng; KPNSNN đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này là 14.748 triệu đồng; KPNSNN giảm trong kỳ này là 116 triệu đồng và Không có KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau. Năm 2018: Không có nguồn KPNSNN chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang; KPNSNN đã rút, đã nhận trong kỳ là 16.185 triệu đồng; Tổng KPNSNN được sử dụng kỳ này là 16.185 triệu đồng; KPNSNN đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này là 14.954 triệu đồng; KPNSNN giảm trong kỳ này là 1.231 triệu đồng và không có KPNSNN chưa sử dụng chuyển kỳ sau. Việc cân đối NSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp là một công tác khó khăn. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có kế hoạch chi tiết dự chi đầy đủ cho các hoạt động của VPTU nhưng vẫn có nhiều trường hợp phát sinh nằm ngoài dự kiến. Điều này dẫn đến nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của VPTU thường không đủ đáp ứng cho hoạt động thực tế, từ đó ảnh hưởng đến việc triển khai công tác của VPTU Đồng Tháp (VPTU Đồng Tháp, 2017). Như vậy, công tác quản lý KPNSNN của VPTU Đồng Tháp chƣa đạt đƣợc mục tiêu đã định. Do nguồn chi không đủ cho hoạt động, không có tích lũy nên các khoản chi đột xuất cũng không thể không thể thanh quyết toán được. Như vậy, công tác quản
  • 42. 31 lý KPNSNN cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp đã không đảm bảo đƣợc yếu tố dự phòng trƣờng hợp đột xuất. 3.3.2. Quá trình duyệt dự toán Định kỳ quý 3 hàng năm, VPTU Đồng Tháp căn cứ vào thực tế hoạt động của đơn vị và các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội được giao để xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm kế hoạch. Việc lập dự toán NSNN phải tuân thủ các quy định của pháp luật dựa trên hai căn cứ sau: Định mức chi áp dụng cho các cơ quan Đảng từng cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định trong thời kỳ ổn định ngân sách (3 - 5 năm); Định biên nhân sự được giao cho trong năm lập dự toán ngân sách. Khi lập dự toán phải tính toán đầy đủ các khoản KPNSNN thay đổi do chính sách mới như: quỹ lương, phụ cấp và các khoản tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu, phụ cấp thâm niên, bảo hiểm …. Dự toán những khoản chi đặc thù cho công tác Đảng cần dựa trên một số cơ sở như: Dự toán, quyết toán chi của cấp uỷ năm trước; Chương trình công tác của cấp uỷ, các cơ quan tham mưu phục vụ cấp uỷ năm sau; Hướng dẫn về lập dự toán ngân sách hàng năm; Quy định về chế độ chi bảo đảm hoạt động của các cấp uỷ Đảng. VPTU Đồng Tháp sẽ gửi bảng dự toán về Sở Tài chính để tổng hợp cho toàn tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh. Sau khi thẩm tra, đánh giá, tổng hợp kế hoạch và dự toán của từng đơn vị, Sở Tài chính sẽ tham mưu phân bổ kinh phí sao cho hợp lý, nhằm đảm bảo có đủ nguồn kinh phí hoạt động theo kế hoạch đề ra cho từng hạng mục chi của từng đơn vị. Tiếp đến, UBND tỉnh sẽ phê duyệt và thông qua kỳ họp HĐND tỉnh sẽ thông qua kế hoạch cấp kinh phí hoạt động cho từng đơn vị, trong đó có VPTU Đồng Tháp. Do đó, đến cuối quý 4 hằng năm thì việc cấp KPNSNN cho hoạt động của các đơn vị được hoàn thành và đưa vào thực hiện trong đầu năm sau. Như vậy, công tác quản lý KPNSNN của VPTU Đồng Tháp đã đảm bảo yếu tố tập trung, dân chủ, có phân cấp. 3.3.3. Quá trình chấp hành KPNSNN theo kế hoạch đƣợc phê duyệt
  • 43. 32 Căn cứ được kế hoạch NSNN của tỉnh đã được phê duyệt, VPTU thực hiện chi thường xuyên trong giai đoạn 2016 - 2018 theo Bảng 3.3. Trong năm 2016, VPTU Đồng Tháp chi cho: vật tư văn phòng 165 triệu đồng; thanh toán dịch vụ công 763 triệu đồng; thông tin, tuyên truyền 119 triệu đồng; hội nghị 732 triệu đồng; công tác phí 391 triệu đồng; đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 8 triệu đồng; sửa chữa tài sản 401 triệu đồng; kinh phí nghiệp vụ 200 triệu đồng và chi khác 1.845 triệu đồng. Năm 2017, chi vật tư văn phòng 265 triệu đồng; thanh toán dịch vụ công 758 triệu đồng; chi thông tin, tuyên truyền 100 triệu đồng; chi hội nghị 541 triệu đồng; chi công tác phí 344 triệu đồng; chi đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 26 triệu đồng; chi sửa chữa tài sản 439 triệu đồng; chi kinh phí nghiệp vụ 304 triệu đồng và chi khác 2.453 triệu đồng. Năm 2018, chi vật tư văn phòng 821 triệu đồng; thanh toán dịch vụ công 894 triệu đồng; chi thông tin, tuyên truyền 171 triệu đồng; chi hội nghị 511 triệu đồng; chi công tác phí 483 triệu đồng; không có khoản chi đối ngoại; chi sửa chữa tài sản 465 triệu đồng; chi kinh phí nghiệp vụ 44 triệu đồng và chi khác 3.123 triệu đồng. Bảng 3.3: Các khoản chi thƣờng xuyên của VPTU Đồng Tháp Đơn vị tính: triệu đồng Stt Khoản mục 2016 2017 2018 1 Vật tư văn phòng 165 265 821 2 Thanh toán dịch vụ công 763 758 894 3 Thông tin, tuyên truyền 119 100 171 4 Hội nghị 732 541 511 5 Công tác phí 391 344 483 6 Đối ngoại (đoàn vào, đoàn ra) 8 26 7 Sửa chữa tài sản 401 439 465 8 Kinh phí nghiệp vụ 200 304 44 9 Chi khác 1.845 2.453 3.123 Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019)
  • 44. 33 Trong các khoản chi được giao thì gồm 2 khoản mục là kinh phí giao thực hiện tự chủ và kinh phí giao nhưng không thực hiện tự chủ. Năm 2016, kinh phí giao nhưng không thực hiện tự chủ là 7.311 triệu đồng, chiếm 50,4% và kinh phí thực hiện tự chủ là 7.204 triệu đồng, chiếm 49,6%. Năm 2017, kinh phí không thực hiện tự chủ là 6.931 triệu đồng, chiếm 46,6% và kinh phí thực hiện tự chủ là 7.935 triệu đồng chiếm 53,4%. Năm 2018, kinh phí không thực hiện tự chủ là 20.316 triệu đồng, chiếm 70,9% và kinh phí thực hiện tự chủ là 8.323 triệu đồng, chiếm 29,1% (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Khả năng tự chủ kinh phí của VPTU Đồng Tháp Khoản mục 2016 2017 2018 Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Kinh phí thực hiện tự chủ 7.204 49,6 7.935 53,4 8.323 29,1 Kinh phí không thực hiện tự chủ 7.311 50,4 6.931 46,6 20.316 70,9 Tổng 14.515 100,0 14.866 100,0 28.639 100,0 Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2017, 2018, 2019) Nhìn chung, kinh phí tự chủ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kinh phí hoạt động của VPTU Đồng Tháp và có xu hướng giảm dần từ mức 49,6% ở năm 2016 xuống chỉ còn 29,1% ở năm 2018 (Bảng 3.4). Điều này cho thấy nguồn kinh phí của VPTU Đồng Tháp chƣa đáp ứng đƣợc khả năng tự chủ. Nguồn kinh phí tiết kiệm được phân phối sử dụng cho quỹ lương và các nguồn quỹ khác của đơn vị (Bảng 3.5). Thu nhập tăng thêm năm 2016 là 0,73 triệu đồng/người/tháng, năm 2017 là 0,56 triệu đồng/người/tháng và năm 2018 là 0,33 triệu đồng/người/tháng. Bảng 3.5: Phân phối kinh phí tiết kiệm đƣợc giai đoạn 2016 - 2018 STT Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018
  • 45. 34 1 Thu nhập tăng thêm bình quân triệu đồng/tháng 0,73 0,56 0,33 2 Người có thu nhập tăng thêm cao nhất triệu đồng/tháng 0,80 0,60 0,33 3 Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất triệu đồng/tháng 0,53 0,14 0,26 4 Hệ số tăng thu nhập bình quân lần/tháng 0,09 0,06 0,001 5 Trích lập các quỹ và chi khác triệu đồng 210 165 93 Quỹ dự phòng ổn định thu nhập triệu đồng 70 55 31 Quỹ khen thưởng triệu đồng 70 55 31 Quỹ phúc lợi triệu đồng 70 55 31 Nguồn: VPTU Đồng Tháp (2019) Người có thu nhập tăng thêm cao nhất trong năm 2016 là 0,80 triệu đồng/tháng, năm 2017 là 0,60 triệu đồng/tháng và năm 2018 là 0,33 triệu đồng/tháng. Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất trong năm 2016 là 0,53 triệu đồng/tháng, năm 2017 là 0,14 triệu đồng/tháng và năm 2018 là 0,26 triệu đồng/tháng. Hệ số tăng thu nhập bình quân trong năm 2016 là 0,09 lần/tháng, năm 2017 là 0,06 lần/tháng và năm 2019 là 0,01 lần/tháng. Trích lập các quỹ trong năm 2016 là 210 triệu đồng và được chia đều cho các quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (mỗi nguồn quỹ là 70 triệu đồng). Tương tự, năm 2017 nguồn trích lập là 165 triệu đồng và chia đều cho ba nguồn quỹ, mỗi quỹ là 55 triệu đồng. Năm 2018, nguồn trích lập là 93 triệu đồng và chia đều cho ba nguồn quỹ, mỗi quỹ là 31 triệu đồng. Hàng năm, báo cáo thu chi của VPTU Đồng Tháp đều được công khai đến toàn thể CBNV tại VPTU trong các hội nghị viên chức người lao động (VPTU Đồng Tháp, 2016, 2017, 2018). Như vậy, Việc sử dụng KPNSNN, trích lập các quỹ và công khai đến CBNV như trên cho thấy, công tác quản lý kinh phí tại VPTU Đồng Tháp đã đáp ứng đƣợc yếu tố công khai. 3.3.4. Quá trình quyết toán KPNSNN Trong quá trình thực hiện thu chi NSNN, VPTU Đồng Tháp phải luôn tuân thủ
  • 46. 35 vào dự toán NSNN được giao, phải phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ban ngành có liên quan để đảm bảo kinh phí hoạt động thực hiện theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính và kế toán hiện hành. Để kiểm tra thu chi NSNN thì phải kiểm soát các chứng từ kế toán phát sinh theo từng tháng, năm, căn cứ vào sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị. Các chứng từ kế toán hợp lệ phải là các hóa đơn, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, phiếu thu, … bản gốc phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin và nội dung phát sinh phải trung thực, phù hợp với nhiệm vụ tại đơn vị. Chứng từ kế toán phải đính kèm theo toàn bộ các tài liệu chứng minh khi có chủ trương của các cấp giao phó như các giấy đề nghị, giấy mời họp, giấy báo tiếp khách … Hệ thống các chứng từ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính, tài sản tại đơn vị, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của các khoản thu chi NSNN theo nhiệm vụ được giao. Hàng quý, VPTU Đồng Tháp phải lập báo cáo tài chính có liên đến tình hình phân bổ các khoản chi đầu ra để gửi đến Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước để các cơ quan này nắm rõ. Đến cuối năm, sau khi đảm bảo chặt chẽ các kế hoạch tài chính và cân đối kế toán thì VPTU lập báo cáo tổng kết công khai tài chính. Trong báo cáo này cần làm rõ các nội dung phân tích, đánh giá, thuyết minh chi tiết tình hình thực hiện thu chi NSNN trong năm bao gồm những nội dung đã thực hiện, chưa thực hiện và kể cả những nội dung phát sinh ngoài dự toán. Sở Tài chính sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm về công tác quản lý chuyên môn cũng như quản lý KPNSNN tại địa phương. Kết thúc năm ngân sách, VPTU thực hiện việc khoá sổ kế toán, xử lý ngân sách cuối năm và đối chiếu chứng từ chi thực tế với Kho bạc Nhà nước tỉnh để xác nhận số liệu. Sau đó, tiến hành lập báo cáo quyết toán NSNN gửi Sở Tài chính tỉnh để thực hiện công tác thẩm định quyết toán NSNN theo quy định. Như vậy, công tác quản lý KPNSNN của VPTU Đồng Tháp đã đảm bảo yếu tố minh bạch. Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng quản lý KPNSNN cấp cho
  • 47. 36 hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 STT Yếu tố Hiện trạng 1 Công khai, minh bạch Đã đảm bảo công khai, minh bạch 2 Đạt mục tiêu đã định Chưa đạt mục tiêu đã định 3 Tập trung dân chủ, có phân cấp để đảm bảo tự chủ Có tập trung dân chủ, có phân cấp những chưa đảm bảo tự chủ 4 Dự phòng trường hợp đột xuất Không có dự phòng trường hợp đột xuất Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích của tác giả (2019) Bảng 3.6 cho thấy công tác quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 đã đảm bảo được yếu tố công khai, minh bạch; Có tập trung, dân chủ, phân cấp nhưng chưa đảm bảo tự chủ; chưa đạt được mục tiêu đã định và không có dự phòng trường hợp đột xuất. 3.3.5. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của quản lý KPNSNN cấp cho hoạt động của VPTU Đồng Tháp từ 2016 đến 2018 Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp xem xét các báo cáo tổng kết hoạt động năm của VPTU Đồng Tháp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức liên quan, (dàn ý phỏng vấn xem phụ lục 2) để tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó. Kết quả thu được như sau: 3.3.5.1. Ưu điểm Thứ nhất, về quy trình, cấp và chi NSNN được thực hiện đúng quy định về mục đích chi, đối tượng chi, chế độ và định mức. Đảm bảo cân đối các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu do cấp trên giao phó, bám sát theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước (VPTU Đồng Tháp, 2018). Thứ hai, mặc dù nguồn KPNSNN có giới hạn và không được cấp phát đủ để thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhưng VPTU Đồng Tháp đã nỗ lực cân đối thu chi chặt chẽ, tiết kiệm, hạn chế lãng phí. Điều này phản ánh lên tính hiệu quả và tinh thần tận tâm của đội ngũ cán bộ (Ý kiến của Lãnh đạo VPTU Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 05/6/2019).